the tin dung tai viecombank

103
Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam từ 2000 đến nay LỜI NÓI ĐẦU Hơn một năm trước, trong lúc đang làm thủ tục check-out khỏi khách sạn để về nước sau một chuyến công tác nước ngoài, tôi được cô nhân viên tiếp tân lễ phép hỏi mượn ‘credit card’ (thẻ tín dụng) để thanh toán. Ngạc nhiên về phương thức này, tôi mang theo câu hỏi ngỏ về loại hình thanh toán không dùng tiền mặt về nước. Đồng nghiệp trong cùng cơ quan và những người thuộc thế hệ liền trước đều khẳng định với tôi tính ưu việt của loại hình thanh toán thẻ và khuyến nghị ‘cậu nên gia nhập vào thế giới thẻ đi ’. Họ bày ra trước mắt tôi những điều hấp dẫn của việc dùng thẻ tín dụng để thanh toán các chi tiêu thông thường của mình thay cho tiền mặt. Những cái tên như VISA, MASTER, Diners’ Club, American Express, JBC... đã dần khiến tôi quan tâm hơn. Từ nhận thức sơ bộ ban đầu rằng thẻ thanh toán là một trong những thành tựu của ngành công nghiệp ngân hàng, với tham vọng muốn tìm hiểu rõ hơn về thẻ thanh toán, đặc biệt là thẻ tín dụng quốc tế, để nhìn nhận được bản chất và thực trạng của việc sử dụng thẻ tín dụng trong thanh toán thay cho tiền mặt. Đồng thời với mong muốn đi sâu tìm hiểu thực tế ứng dụng và phát triển dịch vụ thẻ tại hệ thống ngân hàng Việt nam, đặc biệt là tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam; được sự khuyến khích của thầy giáo Phan Anh Tuấn, giảng viên khoa Kinh tế Ngoại thương, trường Đại học Ngoại thương, tôi mạnh dạn chọn đề tài cho luận văn này là: Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam từ 2000 đến nay’ Bố cục của luận văn ngoài Lời giới thiệu và Kết luận ra được chia làm ba chương lớn: Nguyễn Thị Thu Phương – A2CN9 Đại học Ngoại thương Hà nội 1

Upload: aminosa

Post on 30-Jun-2015

10.380 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: The tin dung tai Viecombank

Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam từ 2000 đến nay

LỜI NÓI ĐẦU

Hơn một năm trước, trong lúc đang làm thủ tục check-out khỏi khách sạn để về nước sau một chuyến công tác nước ngoài, tôi được cô nhân viên tiếp tân lễ phép hỏi mượn ‘credit card’ (thẻ tín dụng) để thanh toán. Ngạc nhiên về phương thức này, tôi mang theo câu hỏi ngỏ về loại hình thanh toán không dùng tiền mặt về nước. Đồng nghiệp trong cùng cơ quan và những người thuộc thế hệ liền trước đều khẳng định với tôi tính ưu việt của loại hình thanh toán thẻ và khuyến nghị ‘cậu nên gia nhập vào thế giới thẻ đi’. Họ bày ra trước mắt tôi những điều hấp dẫn của việc dùng thẻ tín dụng để thanh toán các chi tiêu thông thường của mình thay cho tiền mặt. Những cái tên như VISA, MASTER, Diners’ Club, American Express, JBC... đã dần khiến tôi quan tâm hơn.

Từ nhận thức sơ bộ ban đầu rằng thẻ thanh toán là một trong những thành tựu của ngành công nghiệp ngân hàng, với tham vọng muốn tìm hiểu rõ hơn về thẻ thanh toán, đặc biệt là thẻ tín dụng quốc tế, để nhìn nhận được bản chất và thực trạng của việc sử dụng thẻ tín dụng trong thanh toán thay cho tiền mặt. Đồng thời với mong muốn đi sâu tìm hiểu thực tế ứng dụng và phát triển dịch vụ thẻ tại hệ thống ngân hàng Việt nam, đặc biệt là tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam; được sự khuyến khích của thầy giáo Phan Anh Tuấn, giảng viên khoa Kinh tế Ngoại thương, trường Đại học Ngoại thương, tôi mạnh dạn chọn đề tài cho luận văn này là:

‘ Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tín dụng tạiNgân hàng Ngoại thương Việt nam từ 2000 đến nay’

Bố cục của luận văn ngoài Lời giới thiệu và Kết luận ra được chia làm ba chương lớn:

Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về thẻ thanh toán.

Chương 2: Thực trạng hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam.

Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại ngân hàng Ngoại thương Việt nam.

Quá trình viết luận văn này chủ yếu dựa trên phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng lịch sử để nghiên cứu nội dung lý luận về thẻ qua đó làm sáng tỏ bản chất và lợi ích của thẻ tín dụng, thẻ thanh toán. Bên cạnh đó luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp và thống kê để tìm hiểu thực trạng phát

Nguyễn Thị Thu Phương – A2CN9 Đại học Ngoại thương Hà nội

1

Page 2: The tin dung tai Viecombank

Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam từ 2000 đến nay

hành và thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam trong ba năm vừa qua để rút ra những điểm mạnh, yếu của dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ tại ngân hàng này và phần nào đưa ra những gợi ý và kiến nghị cho việc nâng cao chất lượng và mở rộng loại hình dịch vụ đa tiện ích này.

Để hoàn thành được luận văn này, tôi chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình và khoa học của thầy giáo Phan Anh Tuấn, của các thầy cô trong khoa Kinh tế Ngoại thương – Trường Đại học Ngoại thương – và của các cô, chú, các bác cán bộ Phòng Thanh toán thẻ Ngân hàng Ngoại thương Việt nam. Chân thành cám ơn sự giúp đỡ của Thư viện Ngân hàng Nhà nước Việt nam, Thư viện Viện kinh tế Thế giới, Thư viện điện tử của Ngân hàng Thế giới và của tập thể các anh chị cán bộ Vụ Chiến lược phát triển Ngân hàng và Vụ Tín dụng – Ngân hàng Nhà nước Việt nam.

Nguyễn Thị Thu Phương – A2CN9 Đại học Ngoại thương Hà nội

2

Page 3: The tin dung tai Viecombank

Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam từ 2000 đến nay

CHƯƠNG I

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THẺ THANH TOÁN

A. TỔNG QUAN VỀ THẺ THANH TOÁN

I. Khái niệm về thẻ thanh toán:

1. Định nghĩa:

Ngày nay, thẻ thanh toán – hay vẫn được hiểu một cách nôm na là tiền điện tử - là phương tiện thanh toán hiện đại và tiên tiến trên thế giới. Thẻ thanh toán ra đời và phát triển gắn liền với sự phát triển và ứng dụng công nghệ tin học trong ngân hàng.

Thẻ thanh toán là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, do ngân hàng phát hành thẻ cấp cho khách hàng sử dụng để thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ hoặc để rút tiền mặt ở các máy rút tiền tự động hay tại các ngân hàng đại lý trong phạm vi số dư của tài khoản tiền gửi hoặc hạn mức tín dụng được ký kết giữa ngân hàng phát hành thẻ và chủ thẻ. Hoá đơn thanh toán thẻ chính là giấy nhận nợ của chủ thẻ đối với cơ sở chấp nhận thẻ. Cơ sở chấp nhận thẻ và đơn vị cung ứng dịch vụ rút tiền mặt đòi tiền chủ thẻ thông qua ngân hàng phát hành thẻ và ngân hàng thanh toán thẻ.

Như vậy, sẽ có 3 hoặc 4 thành viên tham gia vào một giao dịch thẻ: Chủ thẻ (Khách hàng), cơ sở chấp nhận thẻ (nơi cung ứng hàng hoá dịch vụ), ngân hàng phát hành, ngân hàng thanh toán.

2. Đặc điểm và cấu tạo thẻ:

2.1. Đặc điểm của thẻ:

Tính linh hoạt : Thẻ thanh toán có nhiều loại, đa dạng, phong phú về hạn mức tín dụng của thẻ nên thích hợp với hầu hết mọi đối tượng khách hàng, từ những khách hàng có thu nhập thấp (thẻ thường) cho tới những khách hàng có thu nhập cao (thẻ vàng), khách hàng có nhu cầu rút tiền mặt (thẻ rút tiền mặt), cho tới nhu cầu du lịch giải trí…, thẻ cung cấp cho khách hàng độ thoả dụng tối đa, thoả mãn nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng.

Tính tiện lợi: Là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, thẻ cung cấp cho khách hàng sự tiện lợi mà không một phương tiện thanh toán nào có thể mang lại được. Đặc biệt đối với những người phải đi ra nước ngoài đi công tác hay là đi du lịch, thẻ có thể giúp họ thanh toán ở gần như bất cứ nơi nào mà không cần phải mang theo tiền mặt hay séc du lịch, không phụ thuộc vào khối lượng tiền họ cần thanh toán. Thẻ được

Nguyễn Thị Thu Phương – A2CN9 Đại học Ngoại thương Hà nội

3

Page 4: The tin dung tai Viecombank

Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam từ 2000 đến nay

coi là phương tiện thanh toán tốt nhất trong số các phương tiện thanh toán phục vụ tiêu dùng trong xã hội hiện đại và văn minh.

Tính an toàn và nhanh chóng:

Không tính đến những vấn nạn ăn cắp và làm giả thẻ thanh toán trên toàn cầu hiện nay, có thể nói người sử dụng thẻ thanh toán rất yên tâm về số tiền của mình trước nguy cơ bị mất cắp do móc túi hay trộm cắp. Ngay cả trong trường hợp thẻ bị lấy cắp, ngân hàng cũng bảo vệ tiền cho chủ thẻ bằng số PIN, ảnh và chữ ký trên thẻ… nhằm tránh khả năng rút tiền của kẻ ăn trộm.

Hơn thế nữa, hầu hết các giao dịch thẻ đều được thực hiện qua mạng kết nối trực tuyến từ cơ sở chấp nhận thẻ hay điểm rút tiền mặt tới ngân hàng thanh toán, ngân hàng phát hành và các Tổ chức thẻ Quốc tế. Do đó việc ghi nợ, ghi có cho các chủ thể tham gia quy trình thanh toán được thực hiện một các tự động, dẫn đến việc quá trình thanh toán diễn ra rất dễ dàng, tiện lợi và nhanh chóng.

2.2. Cấu tạo của thẻ:

Các loại thẻ thường có đặc điểm chung là: được làm bằng Plastic, có kích thước theo tiêu chuẩn quốc tế là 5,5 cm 8,5 cm. Thẻ thường dày từ 2-2,5 mm. Trên thẻ có in các thông số nhận dạng như: nhãn hiệu thương mại của thẻ, tên và logo của nhà phát hành thẻ, số thẻ, tên chủ thẻ và ngày hiệu lực (ngày cuối cùng có hiệu lực)… và một số đặc tính khác tuỳ theo quy định của các Tổ chức thẻ quốc tế hoặc Hiệp hội phát hành thẻ…

Mặt trước của thẻ:

Biểu tượng: Mỗi loại thẻ có một biểu tượng riêng, mang tính đặc trưng của tổ chức phát hành thẻ. Đây được xem như một đặc tính mang tính an ninh nhằm chống giả mạo. Ví dụ:

- VISA: Hình chữ nhật 3 mầu: xanh, trắng, vàng có chữ Visa chạy ngang giữa màu trắng, trên hình chữ nhật 3 mầu là hình chim bồ câu đang bay in chìm.

- MASTERCARD: Có hình 2 hình tròn lồng nhau nằm ở góc dưới bên phải (một hình mầu da cam, một hình mầu đỏ) và dòng chữ Mastercard mầu trắng chạy ở giữa; trên hai hình tròn lồng nhau là hai nửa quả cầu lồng nhau in chìm.

- JCB: Biểu tượng 3 mầu xanh công nhân, đỏ, xanh lá cây, có chữ JCB chạy ngang giữa.

- AMEX: Biểu tượng hình đầu người chiến binh.

Nguyễn Thị Thu Phương – A2CN9 Đại học Ngoại thương Hà nội

4

Page 5: The tin dung tai Viecombank

Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam từ 2000 đến nay

Số thẻ: Số này dành riêng cho mỗi chủ thẻ, được dập nổi trên thẻ và được in lại trên hoá đơn khi chủ thẻ thanh toán bằng thẻ. Tuỳ theo từng loại thẻ mà chữ số khác nhau và cách cấu trúc theo nhóm cũng khác nhau.

Thời gian có hiệu lực của thẻ: Là thời hạn mà thẻ được phép lưu hành. Tùy theo từng loại thẻ mà có thể ghi ngày hiệu lực cuối cùng của thẻ hoặc ngày đầu tiên đến ngày cuối cùng được sử dụng thẻ.

Họ và tên chủ thẻ: In chữ nổi, là tên của cá nhân nếu là thẻ cá nhân, tên của người được uỷ quyền sử dụng nếu là thẻ công ty. Ngoài ra, có thẻ còn có cả ảnh của chủ thẻ.

Ký tự an ninh trên thẻ, số mật mã của đợt phát hành: Mỗi loại thẻ luôn có ký hiệu an ninh kèm theo in phía sau của ngày hiệu lực. Ví dụ: Thẻ Visa có chữ V ( hoặc CV, PV, RV, GV ), thẻ MasterCard có chữ M và chữ C lồng vào nhau.

Thẻ Amex còn in thêm số mật mã cho từng đợt phát hành.

Mặt sau của thẻ:

Dải băng từ có khả năng lưu trữ các thông tin như: số thẻ, ngày hiệu lực, tên chủ thẻ, ngân hàng phát hành...

Dải băng chữ ký: trên dải băng này phải có chữ ký của chủ thẻ để cơ sở chấp nhận thẻ có thể đối chiếu chữ ký khi thực hiện thanh toán thẻ.

3. Phân loại:

Đứng trên nhiều giác độ khác nhau để phân loại thì có thể chia thẻ thành nhiều loại khác nhau.

3.1 Phân loại theo công nghệ sản xuất: Có 3 loại

Thẻ khắc chữ nổi: Là loại thẻ mà trên bề mặt thẻ được khắc nổi các thông tin cần thiết. Ngày nay, người ta không còn sử dụng loại thẻ này nữa vì kỹ thuật của nó quá thô sơ, dễ bị lợi dụng, làm giả, mà kết hợp với những kỹ thuật mới như băng từ hoặc chip thông minh.

Thẻ băng từ: Là loại thẻ được sản xuất dựa trên kỹ thuật những thông tin của thẻ và chủ thẻ được mã hóa trên băng từ ở mặt sau của thẻ. Thẻ này được sử dụng phổ biến trong vòng 20 năm trở lại đây nhưng có thể bị lợi dụng để lấy cắp tiền do có một số nhược điểm như: thông tin ghi trong thẻ hẹp và mang tính cố định nên không thể áp dụng kỹ thuật mã hoá an toàn, có thể đọc được dễ dàng bằng thiết bị gắn với máy vi tính.

Thẻ thông minh: Đây là thế hệ mới nhất của thẻ, dựa trên kỹ thuật vi xử lý tin học, một “chip” điện tử có cấu trúc hoạt động như một máy tính được gắn vào thẻ khiến cho thẻ có tính an toàn và bảo mật rất cao. Tuy vậy, do là một công nghệ mới và có nhiều ưu điểm nên giá thành cao, hệ thống máy móc chấp nhận loại thẻ này cũng đắt nên sử dụng còn chưa

Nguyễn Thị Thu Phương – A2CN9 Đại học Ngoại thương Hà nội

5

Page 6: The tin dung tai Viecombank

Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam từ 2000 đến nay

phổ biến như thẻ từ. Việc phát hành và chấp nhận thanh toán loại thẻ này mới chỉ phổ biến ở các nước phát triển dù các tổ chức thẻ quốc tế vẫn đang khuyến khích các ngân hàng thành viên đầu tư để phát hành và chấp nhận loại thẻ này nhằm làm giảm tỷ lệ rủi ro do giả mạo thẻ.

3.2 Theo chủ thể phát hành:

Thẻ do ngân hàng phát hành: Là loại thẻ do ngân hàng phát hành giúp cho khách hàng sử dụng linh động tài khoản của mình tại ngân hàng hoặc sử dụng số tiền do ngân hàng cấp tín dụng. Đây là loại thẻ được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay, không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà còn trên phạm vi toàn cầu. Ví dụ như: VISA, MASTERCARD, JCB …

Thẻ do các tổ chức phi ngân hàng phát hành: Đó là các loại thẻ du lịch giải trí của các tập đoàn kinh doanh lớn, hoặc cũng có thể là thẻ do các công ty xăng dầu, các cửa hiệu lớn phát hành…Ví dụ: Thẻ Dinners Club, Amex…

3.3 Theo tính chất thanh toán của thẻ:

Thẻ tín dụng: Là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất, theo đó người chủ thẻ được sử dụng một hạn mức tín dụng tuần hoàn để mua sắm hàng hoá, dịch vụ tại những cơ sở chấp nhận loại thẻ này. Thẻ tín dụng thường do ngân hàng phát hành và thường được quy định một hạn mức tín dụng nhất định trên cơ sở khả năng tài chính, tài sản thế chấp của chủ thẻ. Chủ thẻ chỉ được phép chi tiêu trong phạm vi hạn mức đã cho. Chủ thẻ phải thanh toán cho Ngân hàng phát hành thẻ theo kỳ hàng tháng. Lãi suất tín dụng tùy thuộc vào quy định của mỗi Ngân hàng phát hành. Tính chất tín dụng của thẻ còn thẻ hiện ở việc chủ thẻ được ứng trước một hạn mức tiêu dùng mà không phải trả tiền ngay, chỉ thanh toán sau một kỳ hạn nhất định. Thẻ tín dụng được coi là một công cụ tín dụng trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng.

Thẻ ghi nợ: Với loại thẻ này, chủ thẻ có thể chi trả tiền hàng hoá, dịch vụ dựa trên số dư tài khoản tiền gửi hoặc tài khoản vãng lai của mình tại ngân hàng phát hành thẻ. Thẻ thanh toán không có hạn mức tín dụng vì nó phụ thuộc vào số dư hiện hữu trên tài khoản của chủ thẻ. Số tiền chủ thẻ chi tiêu sẽ được khấu trừ ngay vào tài khoản của chủ thẻ thông qua những thiết bị điện tử đặt tại cơ sở chấp nhận thẻ. Chủ thẻ cũng có thể được ngân hàng cấp cho một mức thấu chi, tuỳ theo sự thoả thuận giữa chủ thẻ và ngân hàng . Đó là một khoản tín dụng ngắn hạn mà ngân hàng cấp cho chủ thẻ.

Có 2 loại thẻ ghi nợ cơ bản:

Thẻ Online: Những thông tin về giao dịch được kết nối trực tiếp từ thiết bị điện tử đặt tại cơ sở chấp nhận thẻ hoặc điểm

Nguyễn Thị Thu Phương – A2CN9 Đại học Ngoại thương Hà nội

6

Page 7: The tin dung tai Viecombank

Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam từ 2000 đến nay

rút tiền mặt tới Ngân hàng phát hành. Giá trị những giao dịch được khấu trừ trực tiếp và lập tức vào tài khoản của chủ thẻ.

Thẻ Offline: Thông tin giao dịch được lưu tại máy điện tử của cơ sở chấp nhận thẻ và được chuyển đến Ngân hàng phát hành muộn hơn (không có kết nối trực tiếp vào thời điểm thanh toán). Giá trị những giao dịch sẽ được khấu trừ vào tài khoản của chủ thẻ sau đó vài ngày.

Ngoài 2 loại thẻ phổ biến nhất là thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ, còn một số loại thẻ cũng được sử dụng rộng rãi cho một số mục đích nhất định như:

Thẻ rút tiền mặt: dùng để rút tiền mặt từ tài khoản của chủ thẻ tại các máy rút tiền tự động (ATM) hoặc tại ngân hàng và sử dụng các dịch vụ khác do máy ATM cung cấp (Ví dụ: kiểm tra số dư, chuyển khoản, chi trả các khoản vay…). Với chức năng chuyên dùng để rút tiền, yêu cầu đặt ra với chủ thẻ là phải ký quỹ tiền vào tài khoản hoặc được ngân hàng cấp tín dụng thấu chi.

Thẻ lưu trữ giá trị: được phát hành bằng cách nộp một số tiền nhất định để mua một thẻ, mỗi lần sử dụng thì số tiền trên thẻ bị trừ dần. Thẻ này thường được sử dụng để mua bán hàng hóa có giá trị tương đối nhỏ như xăng dầu ở các trạm bán xăng tự động, gọi điện thoại, thanh toán phí cầu đường... (thẻ điện thoại ở VN là một ví dụ điển hình).

3.4 Theo phạm vi lãnh thổ

Thẻ nội địa: Là thẻ được giới hạn sử dụng trong phạm vi một quốc gia do vậy đồng tiền giao dịch phải là đồng bản tệ của nước đó. Hoạt động của loại thẻ này rất đơn giản, chỉ do một ngân hàng hoặc một tổ chức điều hành từ việc phát hành, xử lý trung gian cho đến thanh toán. Thẻ có nhược điểm là việc sử dụng chỉ giới hạn trong phạm vi một quốc gia vì vậy việc kinh doanh sẽ không có hiệu quả nếu số cơ sở chấp nhận thẻ ít.

Thẻ quốc tế: Thẻ sử dụng các loại ngoại tệ mạnh để thanh toán, được chấp nhận trên phạm vi toàn cầu. Thẻ được hỗ trợ quản lý trên toàn thế giới bởi các tổ chức tài chính lớn như MASTERCARD, VISA… hoạt động thống nhất, đồng bộ. Thẻ quốc tế rất được ưa chuộng vì tính an toàn tiện lợi của nó.

3.5. Theo mục đích và đối tượng sử dụng

Thẻ kinh doanh: Là loại thẻ phát hành cho nhân viên của một công ty sử dụng, nhằm giúp công ty quản lý chặt chẽ việc chi tiêu của các nhân viên vì mục đích chung của công ty trong kinh doanh.

Nguyễn Thị Thu Phương – A2CN9 Đại học Ngoại thương Hà nội

7

Page 8: The tin dung tai Viecombank

Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam từ 2000 đến nay

Thẻ du lịch và giải trí: Là loại thẻ được phát hành để phục vụ cho ngành du lịch, giải trí.

3.6. Theo hạn mức của thẻ

Thẻ thường: Là một loại thẻ tín dụng nhưng mang tính phổ thông, phổ biến, được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

Thẻ vàng: Là loại thẻ ưu hạng phù hợp với mức sống và nhu cầu tài chính của khách hàng có thu nhập cao. Thẻ được phát hành cho các đối tượng có uy tín, có khả năng tài chính lành mạnh, nhu cầu chi tiêu lớn. Điểm khác biệt của thẻ vàng so với thẻ thường là hạn mức tín dụng lớn.

Tóm lại: Mặc dù được phân chia thành nhiều loại khác nhau nhưng các loại thẻ nói trên đều có một đặc điểm chung nhất là dùng để thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ nên được gọi chung là thẻ thanh toán. Trên thực tế, loại thẻ tín dụng được sử dụng phổ biến và có quy trình phức tạp hơn cả. Đề tài này sẽ đi sâu nghiên cứu và làm rõ các vấn đề về thẻ tín dụng và nghiệp vụ phát hành, thanh toán thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam.

II. Vai trò của thẻ thanh toán

Mặc dù ra đời sau các phương tiện thanh toán khác, nhưng thẻ thanh toán ngày càng khẳng định vai trò của nó trong thanh toán nhờ vào những vai trò và tính năng ưu việt của nó so với các phương tiện thanh toán khác.

1. Đối với người sử dụng thẻ:

1.1 Sự linh hoạt và tiện lợi trong thanh toán ở trong và ngoài nước:

Tiện ích nổi bật cho người sử dụng thẻ là sự tiện lợi và tính linh hoạt hơn hẳn các phương tiện thanh toán khác. Chủ thẻ có thể thực sự cảm nhận được điều này khi đi du lịch hay công tác ở nước ngoài. Thẻ thanh toán như Visa, MasterCard và trong phạm vi nhỏ hơn là Amex và Diners được chấp nhận trên toàn thế giới. Điều này có nghĩa là, khi dự định ra nước ngoài, thay vì phải chuẩn bị trước một lượng ngoại tệ hay séc du lịch, chủ thẻ có thể mang theo thẻ thanh toán để thanh toán cho mọi nhu cầu chi tiêu của mình.

1.2 Tiết kiệm thời gian mua, giá trị thanh toán cao hơn:

Thẻ thanh toán có nhiều tiện ích hơn tiền mặt hay séc du lịch cả trước, trong và sau chuyến đi.

Với séc du lịch, chủ thẻ phải dự định trước xem sẽ tiêu bao nhiêu và phải đến ngân hàng làm thủ tục để mua séc trước chuyến đi, đồng thời thanh toán tiền trước cho ngân hàng cùng với một khoản phí dù trên thực tế họ chưa hề sử dụng séc này. Khi trở về, nếu chưa sử dụng hết số tiền trên séc, hoặc người có séc lại phải mất thời gian và chi phí để đến ngân hàng làm thủ tục

Nguyễn Thị Thu Phương – A2CN9 Đại học Ngoại thương Hà nội

8

Page 9: The tin dung tai Viecombank

Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam từ 2000 đến nay

đổi lại từ séc thành tiền hoặc sẽ chấp nhận rủi ro về tỷ giá khi giữ séc đó lại cho lần sử dụng sau.

Sử dụng thẻ thanh toán đơn giản hơn rất nhiều. Chủ thẻ không cần lên kế hoạch chi tiêu trước, cũng không cần phải trả tiền truớc cho ngân hàng. Sử dụng thẻ, chủ thẻ được phép chi tiêu trước, trả tiền sau. Tài khoản của thẻ chỉ bị ghi nợ khi nào chủ thẻ thực sự chi tiêu và thanh toán bằng thẻ. Thêm nữa, tỷ giá khi bạn thanh toán bằng thẻ cũng thường có lợi hơn so với sử dụng tiền mặt hay séc du lịch. Như vậy, không những giúp người sử dụng thẻ tiết kiệm tiền, thẻ còn giúp họ tiết tiệm thời gian mua hàng cũng như thời gian chờ làm các thủ tục với séc du lịch hay tiền mặt, hạn chế được rủi ro.

1.3 Khoản tín dụng tự động, tức thời:

Khả năng mua hàng không bị gò bó là một tiện ích của thẻ thanh toán. Dù việc mua bán có được dự tính trước hay không thì thẻ thanh toán cũng là một nguồn tín dụng tự động giúp cho các chủ thẻ khỏi phải đến ngân hàng xin vay. Thường thì người ta có tâm lý ngại đến ngân hàng làm thủ tục xin vay, và họ sẽ đánh giá cao thẻ như là một khoản tín dụng ngắn hạn, thủ tục phát hành đơn giản (thậm chí có thẻ phát hành qua đường bưu điện). Hơn thế nữa, chủ thẻ chỉ phải thanh toán một phần nhỏ (hiện quy định là 20%) khi đến hạn thanh toán (thường là một tháng), số còn lại chủ thẻ có thể trả sau.

1.4 Bảo vệ người tiêu dùng:

Ở các nước phát triển có luật tín dụng tiêu dùng (chẳng hạn như Luật tín dụng tiêu dùng ở Anh ban hành năm 1974), quy định khách hàng được bảo vệ đối với những món hàng có giá trị từ 100-15.000 bảng Anh thanh toán bằng thẻ tín dụng. Nếu món hàng đó không đủ tiêu chuẩn chất lượng thì chủ thẻ có thẻ yêu cầu được ngân hàng phát hành thẻ bảo vệ, thậm chí có thể được bồi thường. Một số ngân hàng phát hành còn có chế độ bảo hiểm kèm theo: có hàng hoá thay thế hàng bị mất cắp, hư hỏng hay thất lạc, trả tiền bảo hiểm tai nạn hoặc tử vong đối với hàng hoá hay dịch vụ thanh toán bằng thẻ thanh toán. Hơn thế nữa, ngân hàng cũng có chế độ ưu đãi cho chủ thẻ khi sử dụng một số dịch vụ về sức khoẻ (ví dụ như PPP, BUPA ở Anh), câu lạc bộ hoặc có chế độ thưởng điểm sau mỗi lần sử dụng thẻ và số điểm này có thể cộng dồn lại để đổi lấy một số hàng hoá khác.

1.5 Rút tiền mặt:

Chủ thẻ có thể rút tiền mặt một cách nhanh chóng ở bất cứ nơi nào, vào bất cứ lúc nào tại ngân hàng hoặc qua các máy rút tiền tự động (ATM) và sử dụng một số dịch vụ khác do máy ATM cung cấp như: trả nợ vay, chuyển khoản, xem số dư tài khoản…

1.6 Kiểm soát được chi tiêu:

Nguyễn Thị Thu Phương – A2CN9 Đại học Ngoại thương Hà nội

9

Page 10: The tin dung tai Viecombank

Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam từ 2000 đến nay

Với sao kê hàng tháng do ngân hàng gửi đến chủ thẻ hoàn toàn có thể kiểm soát được chi tiêu của mình trong tháng, đồng thời tính toán được phí và lãi nếu trả cho mỗi khoản giao dịch.

Giá cho tất cả những lợi ích mà thẻ mang lại là khoản phí thường niên mà chủ thẻ phải chịu và tỷ lệ lãi nếu khoản chi tiêu không được trả ngân hàng đúng hạn, lãi suất này có thể cao ngang với lãi suất của một khoản vay thấu chi. Tuy nhiên, với tất cả những lợi ích mà thẻ mang lại cho chủ thẻ thì khoản phí này không đáng kể, có thể chấp nhận được.

2 Đối với cơ sở chấp nhận thẻ: (CSCNT)

2.1 Đảm bảo chi trả:

Đối với người bán lẻ, thẻ thanh toán thuận lợi hơn so với séc. Trường hợp khách hàng muốn thanh toán bằng séc cho một món hàng có giá trị lớn hơn mức đảm bảo của tờ séc thì cửa hàng đứng trước sự lựa chọn khó khăn: hoặc là chấp nhận thanh toán séc với số tiền lớn hơn hạn mức được đảm bảo và chịu rủi ro nếu ngân hàng phát hành từ chối thanh toán hoặc sẽ không bán được hàng, doanh số bán sẽ giảm. Với thẻ thanh toán, CSCNT có thể yên tâm là đã được ghi có vào tài khoản ngay khi thông tin được truyền qua hệ thống máy móc điện tử đến ngân hàng thanh toán. Trường hợp phải xin cấp phép thì việc xin cấp phép từ ngân hàng phát hành cũng rất nhanh chóng và đảm bảo qua các máy cấp phép tự động.

2.2 Tăng doanh số bán hàng hoá, dịch vụ và thu hút thêm khách hàng

Chấp nhận thanh toán thẻ là cung cấp cho khách hàng một phương tiện thanh toán nhanh chóng, tiện lợi do vậy khả năng thu hút khách hàng sẽ tăng lên, doanh số cung ứng hàng hoá dịch vụ của CSCNT cũng tăng lên. Thẻ thanh toán tạo cho CSCNT một khả năng cạnh tranh lớn hơn so với các đối thủ khác. Môi trường văn minh, hiện đại trong giao dịch, mua bán khi thanh toá thẻ là yếu tố quan trong để thu hút khách hàng., đặc biệt là khách du lịch nước ngoài, các nhà đầu tư.

2.3 Nhanh chóng thu hồi vốn:

Khi dữ liệu về giao dịch thẻ được truyền đến ngân hàng hoặc CSCNT nộp hoá đơn thanh toán thẻ cho ngân hàng thì tài khoản của CSCNT được ghi có ngay. Số tiền này họ có thể sử dụng ngay vào mục đích quay vòng vốn hoặc các mục đích khác. Nhanh chóng luân chuyển vốn là điểm thuận lợi hơn so với séc, séc thường phải mất một thời gian nhất định mới được thanh toán.

2.4 An toàn, bảo đảm:

Giao dịch thẻ được trả tiền ngay vào tài khoản của CSCNT , nhưng dù chưa được thanh toán ngay thì thanh toán thẻ cũng ít có nguy cơ bị mất cắp hơn là séc hay tiền mặt. Một ngăn kéo đầy séc hay tiền mặt có giá trị lớn sẽ là mục tiêu của những nhân viên thiếu trung thực và kẻ trộm, nhưng cũng với một

Nguyễn Thị Thu Phương – A2CN9 Đại học Ngoại thương Hà nội

10

Page 11: The tin dung tai Viecombank

Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam từ 2000 đến nay

số tiền như vậy được thể hiện trên hoá đơn thẻ thì sẽ chảng có ai quan tâm đến vì nó chẳng có ý nghĩa với ai khác ngoài CSCNT.

2.5 Nhanh chóng giao dịch với khách hàng:

Khi giao dịch tiền mặt, việc đếm tiền, ghi chép sổ sách là rất phức tạp. Còn giao dịch thẻ, với các thiết bị chuyển ngân điện tử tại điểm bán hàng EFTPOS (Electronic funds transfer at point of sale) được sử dụng ngày càng nhiều thì đơn giản, người ta chỉ việc đưa băng từ của thẻ qua thiết bị này, mọi thông tin trên thẻ được nhận dạng, giao dịch được thực hiện. Hệ thống EFTPOS giúp đẩy nhanh quá trình xử lý khi bán hàng, giúp CSCNT cung cấp cho nhà phát hành thẻ những thông tin về việc bán hàng mà không phải xử lý thủ công trên giấy tờ.

2.6 Giảm chi phí bán hàng

Thanh toán thẻ giúp CSCNT giảm đáng kể các chi phí cho việc đếm, bảo quản tiền, quản lý tài chính nhờ vậy cũng giảm được chi phí bán hàng.

Điểm bất đồng giữa CSCNT và ngân hàng là về khoản phí mà CSCNT phải trả cho ngân hàng. Dù các máy móc thiết bị thanh toán thẻ được các ngân hàng cung cấp và bảo quản miễn phí, nhưng tuỳ theo quy định của ngân hàng phát hành, CSCNT vẫn phải chịu một khoản phí tính trên giá trị giao dịch: Khoảng 1,6% giá trị giao dịch đối với thẻ phát hành ở Anh, 3-4% đối với thẻ Amex (ở bất cứ nước nào)1. Điều này có hợp lý không khi mà các CSCNT cũng mang lại không ít lợi nhuận cho ngân hàng? (Ở Việt Nam thì tỷ lệ phí này dao động từ 2,5- 3,6%2)

3. Đối với ngân hàng

Hơn ai hết, ngân hàng chính là người được hưởng lợi từ hoạt động phát hành và thanh toán thẻ. Điều này thể hiện trên các mặt sau:

3.1 Lợi nhuận ngân hàng:

Lợi ích lớn nhất mà thẻ đem lại cho ngân hàng phát hành và thanh toán thẻ là lợi nhuận. Thu nhập từ thẻ mà ngân hàng có được là: phí CSCNT, phí sử dụng thẻ (phí thường niên) và lãi suất cho khoản tín dụng mà chủ thẻ chậm thanh toán. Đó là chưa kể các khoản thu từ các dịch vụ ngân hàng và đầu tư kèm theo.

Một yếu tố nữa có thể mang lại lợi nhuận cho ngân hàng từ thẻ đó là lòng trung thành của khách hàng. Một khi khách hàng đã có tài khoản hoặc thẻ tại ngân hàng thì hiếm khi họ lại muốn chuyển sang một tổ chức đối thủ khác. Lợi dụng tâm lý này của khách hàng, ngân hàng có thể tăng lãi suất tương đối cho khoản tín dụng thanh toán thẻ để tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng mà không sợ mất khách hàng đồng loạt.

1 Nguồn: ‘Thẻ và Thanh toán thẻ trên thế giới’, Tạp chí Ngân hàng, tr 17-19, 5/20022 Nguồn: như trên..

Nguyễn Thị Thu Phương – A2CN9 Đại học Ngoại thương Hà nội

11

Page 12: The tin dung tai Viecombank

Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam từ 2000 đến nay

Ngoài ra, kinh doanh thẻ còn tạo ra sự “hỗ trợ chéo” rất có hiệu quả cho ngân hàng. Tỷ lệ lợi nhuận tương đối cao từ kinh doanh thẻ có thể bù đắp cho những hoạt động kém sinh lời hơn của ngân hàng như kinh doanh trên tài khoản vãng lai (thường lãi suất thấp).

3.2 Dịch vụ toàn cầu:

Là thành viên của một tổ chức thẻ quốc tế như Visa hay MasterCard, một ngân hàng dù là nhỏ nhất trên thế giới cũng có thể cho khách hàng một phương tiện thanh toán quốc tế có chất lượng như bất cứ đối thủ cạnh tranh lớn nào. Ví dụ, mỗi ngày Fleming/Save&Prosper (một ngân hàng ở Anh) phải thanh toán các giao dịch bằng thẻ tín dụng với rất nhiều ngân hàng trên toàn thế giới. Nhờ mối quan hệ với các tổ chức thẻ quốc tế, ngân hàng này chỉ phải thực hiện duy nhất một giao dịch thông qua tổ chức thẻ quốc tế Visa để trả tiền cho tất cả các khoản này, việc phân bổ tới các ngân hàng khác có liên quan sẽ do Visa thực hiện. Sau lợi nhuận, khả năng cung cấp dịch vụ toàn cầu là lợi ích lớn nhất cho ngân hàng, tạo điều kiện cho ngân hàng tham gia vào quá trình toàn cầu hoá, hội nhập với cộng đồng quốc tế.

3.3 Hiệu quả cao trong thanh toán:

Bằng việc khuyến khích khách hàng sử dụng thẻ, ngân hàng sẽ thực hiện số giao dịch séc, tiền mặt ít hơn. Điều này mang lại cho ngân hàng nhiều lợi ích: thực hiện số giao dịch ít hơn, những thông tin thường nhật được cung cấp bởi các tổ chức thẻ quốc tế Visa, MasterCard dưới hình thức điện tử làm cho việc ghi nợ tương ứng vào các tài khoản của khách hàng được nhanh hơn, đơn giản hơn… hoạt động của ngân hàng nhờ vậy cũng hiệu quả hơn.

3.4 Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ ngân hàng:

Thẻ thanh toán ra đời, làm phong phú thêm các dịch vụ ngân hàng, mang đến cho ngân hàng một phương tiện thanh toán đa tiện ích, thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Không chỉ có vậy, ở các nước phát triển, phát triển dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ ngân hàng có thêm cơ hội để phát triển các dịch vụ khác song song như: đầu tư hoặc bảo hiểm cho các sản phẩm. Thông tin về các loại hình dịch vụ này sẽ được gửi đến cho khách hàng sử dụng thẻ cùng với sao kê hàng tháng của ngân hàng. Theo thống kê, tại Fleming/Save & Prosper có tới 30% chủ thẻ đã mua các dịch vụ này3.

3.5 Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng:

Đưa thêm một loại hình thanh toán mới phục vụ khách hàng buộc ngân hàng phải không ngừng hoàn thiện: nâng cao trình độ, trang bị thêm trang thiết bị kỹ thuật công nghệ để cung cấp cho khách hàng những điều kiện tốt nhất trong thanh toán, đảm bảo uy tín, sự an toàn, hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng.

3 ‘Issueing card – A big slump ?’ – Financial Times, 11/2001.Nguyễn Thị Thu Phương – A2CN9

Đại học Ngoại thương Hà nội12

Page 13: The tin dung tai Viecombank

Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam từ 2000 đến nay

3.6 Tăng nguồn vốn cho ngân hàng:

Nhờ thẻ thanh toán số lượng tiền gửi của khách hàng để thanh toán thẻ và số lượng tài khoản của các CSCNT cũng tăng lên. Với lượng giao dịch thẻ tương đối lớn, các tài khoản này sẽ tạo cho ngân hàng một lượng vốn bằng tiền đáng kể, cũng có thể coi là một nguồn sinh lợi cho ngân hàng.

Là một phương tiện thanh toán hiện đại, thuận tiện, lợi ích về mọi mặt đối với nhiều lĩnh vực và nhiều đối tượng trong nền kinh tế, đặc biệt trong công cuộc toàn cầu hoá. Ngày nay, trên thế giới thanh toán bằng thẻ đã trở thành xu thế tất yếu. Ở các nước phát triển, trên 80% lưu chuyển hàng hoá, dịch vụ bán lẻ được thực hiện bằng thẻ4. Với phạm vi thanh toán rộng như vậy, vai trò của thẻ chắc chắn sẽ ngày càng được khẳng định và mở rộng.

4 Đối với nền kinh tế - xã hội:

Nhờ những thành tựu rực rỡ trong lĩnh vực công nghệ thông tin những năm gần đây, công dụng của thẻ thanh toán ngày càng được phát triển và mở rộng. Thẻ ngày càng thể hiện vai trò lớn của mình trong sự phát triển kinh tế – xã hội. Điều này được thể hiện trên các mặt sau:

4.1 Giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông

Là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, vai trò đầu tiên của thẻ là làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông. Ở những nước phát triển, thanh toán tiêu dùng bằng thẻ chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng số các phương tiện thanh toán. Nhờ vậy mà khối lượng cũng như áp lực tiền mặt trong lưu thông giảm đáng kể.

4.2 Tăng nhanh khối lượng chu chuyển, thanh toán trong nền kinh tế

Hầu hết mọi giao dich thẻ trong phạm vi quốc gia hay toàn cầu đều được thực hiện và thanh toán trực tuyến (ONLINE) vì vậy tốc độ chu chuyển, thanh toán nhanh hơn nhiều so với những giao dịch qua các phương tiện thanh toán khác như: séc, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi… Thay vì thực hiện các giao dịch trên giấy tờ, với giao dịch thẻ, mọi thông tin đều được xử lý qua hệ thống máy móc điện tử thuận tiện, nhanh chóng.

4.3 Thực hiện chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước

Trong thanh toán thẻ, các giao dịch đều nằm dưới sự kiểm soát của ngân hàng. Nhờ đó các ngân hàng có thể dễ dàng kiểm soát được mọi giao dịch, tạo nền tảng cho công tác quản lý thuế của nhà nước, thực hiện chính sách ngoại hối quốc gia. Thực tế hiện nay, mọi chế độ, chính sách liên quan đến thẻ đều dựa trên chính sách quản lý ngoại hối của nhà nước.

4.4 Thực hiện biện pháp " kích cầu" của nhà nước

4 Như trên.Nguyễn Thị Thu Phương – A2CN9

Đại học Ngoại thương Hà nội13

Page 14: The tin dung tai Viecombank

Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam từ 2000 đến nay

Sự tiện lợi mà thẻ mang lại cho người sự dụng, cơ sở chấp nhận thẻ, ngân hàng… khiến cho ngày càng có nhiều người ưa chuộng sử dụng thẻ, tăng cường chi tiêu bằng thẻ. Điều này làm cho thẻ trở thành một công cụ hữu hiệu góp phần thực hiện biện pháp “kích cầu” của nhà nước. Khuyến khích phát hành, thanh toán thẻ cũng là khuyến khích tăng cầu tiêu dùng. Điều này cũng tạo nên một kênh cung ứng vốn hiệu quả của các ngân hàng thương mại.

4.5 Cải thiện môi trường văn minh thương mại, thu hút khách du lịch và đầu tư nước ngoài

Thanh toán bằng thẻ là giảm bớt các giao dịch thủ công, tiếp cận với một phương tiện văn minh của thế giới do đó sẽ tạo ra một môi trường thương mại văn minh, hiện đại hơn. Đây cũng là một yếu tố thu hút khách du lịch, các nhà đầu tư nước ngoài.

Bên cạnh việc đem lại lợi ích to lớn cho xã hội, thẻ được sử dụng ngày càng rộng rãi cũng là nhờ những tiện ích thiết thực mà nó đem lại cho những đối tượng liên quan trực tiếp: chủ thẻ, CSCNT, ngân hàng.

III. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thẻ thanh toán:

1. Thói quen tiêu dùng của người dân

Thói quen tiêu dùng của người dân có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thẻ. Thói quen tiêu dùng của người dân sẽ tạo ra một môi trường cho thanh toán thẻ. Một thị trường mà người dân vẫn chỉ có thói quen tiêu bằng tiền mặt sẽ không thể là một môi trường tốt để phát triển thị trường thẻ. Chỉ khi việc thanh toán được thực hiện chủ yếu qua hệ thống ngân hàng thì thẻ thanh toán mới thực sự phát huy hiệu quả sử dụng của nó.

2. Trình độ dân trí

Trình độ dân trí thể hiện thông qua nhận thức của người dân về thẻ, một phương tiện thanh toán đa tiện ích từ đó có tiếp cận và có thói quen sử dụng thẻ. Trình độ dân trí cao cũng đồng nghĩa với một nền kinh tế phát triển về mọi mặt, tiếp cận với nền văn minh thế giới, ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật phục vụ con ngưòi.

3. Thu nhập của người dùng thẻ

Thu nhập cao đồng nghĩa với mức sống cao hơn. Khi đó, nhu cầu của con người không chỉ đơn thuần là mua được hàng hoá mà phải mua bán với độ thoả dụng tối đa. Thẻ thanh toán sẽ đáp ứng nhu cầu này của họ. Khi mức sống được nâng cao, nhu cầu du lịch, giải trí của con người cũng cao hơn.

Nguyễn Thị Thu Phương – A2CN9 Đại học Ngoại thương Hà nội

14

Page 15: The tin dung tai Viecombank

Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam từ 2000 đến nay

Thẻ thanh toán là phương tiện hữu hiệu nhất đáp ứng nhu cầu này của họ. Mặt khác, chỉ có một mức thu nhập khá cao và ổn định mới có thể đáp ứng được những điều kiện của ngân hàng khi phát hành thẻ. Khi thu nhập thấp, dù khách hàng có nhu cầu sử dụng thẻ, ngân hàng cũng khó có thể đáp ứng được.

4. Trình độ kỹ thuật công nghệ của ngân hàng

Thanh toán thẻ gắn liền với các máy móc thiết bị hiện đại. Nếu hệ thống máy móc này có trục trặc thì sẽ gây ách tắc trong toàn hệ thống. Vì vậy, đã đưa ra dịch vụ thẻ, ngân hàng phải đảm bảo một công nghệ thanh toán hiện đại theo kịp yêu cầu của thế giới.

Hơn nữa, chỉ khi có trình độ kỹ thuật cao thì việc vận hành, bảo dưỡng, duy trì hệ thống máy móc phục vụ phát hành, thanh toán thẻ mới có hiệu quả, giảm giá thành dịch vụ, từ đó thu hút thêm người sử dụng nó.

5. Môi trường pháp lý:

Môi trường được xem là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của thẻ. Một môi trường pháp lý hoàn thiện, chặt chẽ, đầy đủ hiệu lực mới có thể đảm bảo cho quyền lợi của tất cả các bên tham gia phát hành, thanh toán, sử dụng thẻ.

B. NGHIỆP VỤ PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN THẺ

I. Các chủ thể tham gia

Hoạt động kinh doanh thẻ diễn ra theo một chu trình khép kín, bao gồm nhiều chủ thể tham gia. Có thể khái quát chung lại như sau:

Ngân hàng phát hành - NHPHNgân hàng thanh toán - NHTTChủ thẻCơ sở chấp nhận thẻ, điểm ứng tiền mặt - CSCNTNgân hàng đại lý - NHĐLTổ chức thẻ Quốc tế - TCTQT

* Một ngân hàng thanh toán có thể đồng thời là ngân hàng phát hành. Khi chủ thẻ chi tiêu tại một cơ sở chấp nhận thẻ của một NHTT đồng thời là NHPH, các chủ thể tham gia quy trình thanh toán chỉ gồm chủ thẻ, CSCNT và NH

Ngân hàng phát hành

Trong việc phát hành thẻ thanh toán quốc tế thì Ngân hàng phát hành phải là thành viên chính thức của các Tổ chức thẻ quốc tế. Để việc sử dụng thẻ mang

Nguyễn Thị Thu Phương – A2CN9 Đại học Ngoại thương Hà nội

15

Page 16: The tin dung tai Viecombank

Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam từ 2000 đến nay

lại hiệu quả kinh tế cao, ngân hàng phát hành phải là ngân hàng có uy tín trong nước cũng như quốc tế.

Ngân hàng phát hành cũng có thể là ngân hàng thanh toán.

Ngân hàng thanh toán

Ngân hàng thanh toán là thành viên chính thức hoặc liên kết của tổ chức thẻ quốc tế, hoặc những ngân hàng được ngân hàng phát hành uỷ quyền làm trung gian thanh toán giữa chủ thẻ và ngân hàng phát hành. Ngân hàng thanh toán có trách nhiệm trả tiền cho các CSCNT đã cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho chủ thẻ, hoặc điểm ứng tiền mặt trước khi chủ thẻ thanh toán lại cho ngân hàng phát hành.

Ngân hàng thanh toán cũng cung cấp và có trách nhiệm đối với những máy móc, thiết bị chuyên dùng và hoá đơn thanh toán cho các CSCNT.

Cơ sở chấp nhận thẻ

CSCNT là các đơn vị cung ứng hàng hoá, dịch vụ chấp nhận thanh toán bằng thẻ. CSCNT phải ký hợp đồng chấp nhận thanh toán thẻ với ngân hàng thanh toán và phải có tài khoản tại đó. Nếu đủ điều kiện, CSCNT sẽ được cung cấp các máy móc, thiết bị, hoá đơn phục vụ thanh toán thẻ.

Một số điều kiện để có thể trở thành CSCNT: Là các tổ chức, công ty, cá nhân có kinh doanh hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ hợp pháp, có địa điểm kinh doanh và hoạt động kinh doanh thuận lợi, cam kết tuân thủ mọi quy định, luật lệ của Tổ chức thẻ quốc tế và ngân hàng, không nằm trong danh sách các CSCNT có độ rủi ro cao hoặc “có vấn đề” về năng lực tài chính, khả năng trả nợ, trách nhiệm thanh toán…

Ngân hàng đại lý

Là tổ chức trung gian được ủy quyền của Ngân hàng thanh toán để chấp nhận thanh toán thẻ hoặc xây dựng mạng lưới CSCNT. Ngân hàng đại lý đóng vai trò như một CSCNT

Chủ thẻ

Là người được ngân hàng phát hành cho phép sử dụng thẻ, có hợp đồng ký kết đầy đủ. Chủ thẻ là người duy nhất được quyền sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ tại CSCNT hoặc rút tiền mặt tại ngân hàng đại lý hoặc máy ATM.

Tổ chức thẻ Quốc tế

Là hiệp hội các tổ chức tài chính, tín dụng tham gia phát hành và thanh toán thẻ quốc tế, hiện bao gồm: Tổ chức thẻ Visa, tổ chức thẻ Mastercard, công ty thẻ American Express, công ty thẻ JCB.

Nguyễn Thị Thu Phương – A2CN9 Đại học Ngoại thương Hà nội

16

Page 17: The tin dung tai Viecombank

Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam từ 2000 đến nay

Mối liên hệ giữa các chủ thể của thẻ được thể hiện qua mô hình và chu trình của một giao dịch thanh toán hàng hoá dịch vụ hay rút tiền mặt. Bắt đầu từ chủ thẻ đến cơ sở chấp nhận thẻ hay ngân hàng đại lý, qua ngân hàng và tổ chức thẻ Quốc tế cho đến khi chủ thẻ thanh toán cho NHPH về những khoản chi tiêu của mình. Chu trình này có tính khép kín và thống nhất, các chủ thể có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, qua đó hình thành lên một mạng lưới thanh toán thẻ rộng khắp trên toàn thế giới và khách hàng có thể được phục vụ bất cứ đâu họ cần. Điều này cũng được thể hiện bởi quy mô mang tính toàn cầu của hệ thống thanh toán thẻ Visa, MasterCard...

Trình tự thanh toán có thể được trình bày qua sơ đồ sau

SƠ ĐỒ 01: QUY TRÌNH THANH TOÁN THẺ

(1) Chủ thẻ yêu cầu thanh toán hàng hoá, dịch vụ hoặc rút tiền mặt bằng thẻ.

(2) CSCNT cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng.

(3) Gửi hoá đơn thanh toán thẻ cho ngân hàng thanh toán.

(4) Ghi có vào tài khoản của CSCNT hoặc ngân hàng đại lý.

(5) Gửi dữ liệu thanh toán tới Tổ chức thẻ quốc tế.

(6) Ghi có cho ngân hàng thanh toán.

(7) Báo nợ cho ngân hàng phát hành.

(8) Thanh toán nợ cho tổ chức thẻ quốc tế

(9) Gửi sao kê cho chủ thẻ

(10) Thanh toán nợ cho ngân hàng phát hành.

Nguyễn Thị Thu Phương – A2CN9 Đại học Ngoại thương Hà nội

17

CHỦ THẺ

NGÂN HÀNG THANH TOÁN

CSCNT hoặc NH ĐẠI LÝ

NGÂN HÀNG PHÁT HÀNH

TỔ CHỨC THẺ QUỐC

TẾ

1 2

3

4

56

7

8

9

10

Page 18: The tin dung tai Viecombank

Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam từ 2000 đến nay

Qua sơ đồ trên, ngân hàng thanh toán và ngân hàng phát hành thực hiện những nghiệp vụ khác nhau. Ngân hàng thanh toán xây dựng và quản lý mạng lưới cơ sở chấp nhận thẻ, tổng hợp những dữ liệu giao dịch do cơ sở chấp nhận thẻ thực hiện để chuyển đòi ngân hàng phát hành thông qua trung gian là Tổ chức thẻ Quốc tế. Ngân hàng phát hành quản lý các chủ thẻ và chịu trách nhiệm thanh toán với ngân hàng thanh toán đối với những giao dịch do chủ thẻ của mình thực hiện.

II. Nghiệp vụ phát hành thẻ

1. Cơ sở pháp lý:

Việc phát hành thẻ phải dựa trên cơ sở luật quốc gia nơi thẻ được phát hành, cụ thể là các quy chế về phát hành thẻ do Ngân hàng trung ương hoặc cơ quan quản lý tiền tệ của quốc gia đó ban hành. Ngoài ra, việc phát hành thẻ thanh toán quốc tế còn phải được sự đồng ý của tổ chức thẻ quốc tế thông qua hợp đồng ký kết giữa ngân hàng phát hành với các tổ chức thẻ quốc tế, đồng thời tuân thủ các luật lệ và quy định hiện hành của các tổ chức thẻ quốc tế.

Dựa trên các cơ sở này, mỗi ngân hàng phát hành sẽ có những quy chế riêng về phát hành thẻ do Ban Lãnh đạo ngân hàng phát hành quy định.

2. Nguyên tắc phát hành

Thẻ tín dụng được phát hành dựa trên nguyên tắc cho vay ngắn hạn. Có nghĩa là, khi chấp nhận phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng, ngân hàng cung cấp cho họ một khoản tín dụng ngắn hạn với hạn mức nhất định mà chủ thẻ được phép sử dụng trong chu kỳ tín dụng. Hạn mức tín dụng thẻ của khách hàng nằm trong tổng mức cho vay chung đối với khách hàng, tổng mức cho vay chung này không được vượt quá giới hạn cho vay tối đa của ngân hàng đối với một khách hàng theo quy định của pháp luật.

Khi phát hành thẻ, một nguyên tắc quan trọng mà khách hàng phải tuân thủ là: khách hàng phải có đảm bảo với ngân hàng bằng thế chấp hoặc tín chấp. Nếu dựa vào tín chấp, ngân hàng sẽ xem xét khả năng trả nợ của khách hàng. Còn thế chấp phải bằng tài sản có giá trị tương đương hoặc cao hơn hạn mức tín dụng mà thẻ được cấp. Tài sản thế chấp của khách hàng thường là tài khoản cá nhân ở ngân hàng hoặc các khoản tiết kiệm có kỳ hạn.

3. Quy trình phát hành

3.1 Hoạt động phát hành

Khi phát hành thẻ, ngân hàng phát hành phải tiến hành nhiều hoạt động khác nhau có liên quan như:

Tổ chức các hoạt động tiếp thị, tuyên truyền cho người sử dụng thẻ.

Nguyễn Thị Thu Phương – A2CN9 Đại học Ngoại thương Hà nội

18

Page 19: The tin dung tai Viecombank

Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam từ 2000 đến nay

Thẩm định và xét duyệt đơn xin phát hành thẻ.

Quyết định cấp hạn mức tín dụng cho chủ thẻ.

Thiết kế mẫu và đặt in thẻ trắng theo mẫu quy định.

Phát hành thẻ mới và phát hành lại thẻ hết hạn.

Mã hoá thẻ, cấp mã số cá nhân cho chủ thẻ.

Xử lý, cấp phép thanh toán thẻ theo đúng quy định của tổ chức thẻ quốc tế.

Cung cấp các dịch vụ trợ giúp khách hàng.

Thanh toán các giao dịch sử dụng thẻ của chủ thẻ với các ngân hàng thanh toán thông qua tổ chức thẻ quốc tế.

Xử lý các tra soát, khiếu kiện của khách hàng.

Tổ chức thu nợ và theo dõi việc trả nợ của khách hàng.

Theo dõi và xây dựng hệ thống quản lý rủi ro.

III.2 Đối tượng phát hành và phạm vi sử dụng thẻ

Đối tượng phát hành:

Thông thường, thẻ tín dụng được phát hành cho các đối tượng cá nhân là người bản xứ hoặc người nước ngoài có đầy đủ tư cách, quyền và nghĩa vụ công dân (thường là từ 18 tuổi trở lên), sống và làm việc hợp pháp tại quốc gia phát hành thẻ, được các tổ chức nơi cá nhân công tác đứng ra yêu cầu NHTM cho cá nhân sử dụng thẻ với trách nhiệm thanh toán của chính tổ chức đó (đối với thẻ công ty); nếu là thẻ cá nhân thì cá nhân đó phải có thu nhập ổn định hoặc phải có tiền ký quỹ, chứng từ có giá dùng để thế chấp, cầm cố tại ngân hàng theo chế độ tín dụng thẻ.

Cá nhân, tổ chức có yêu cầu sử dụng thẻ phải hoàn tất bộ hồ sơ gồm: Giấy yêu cầu sử dụng thẻ cho cá nhân hoặc công ty, hợp đồng sử dụng thẻ, bản sao chứng minh thư hoặc hộ chiếu, xác nhận của cơ quan về thu nhập và thời gian công tác, các giấy tờ về thế chấp và bảo lãnh khác.

Phạm vi sử dụng:

Chủ thẻ có thể sử dụng thẻ cho các mục đích sau:

Thanh toán hàng hoá, dịch vụ tại các CSCNT trong và ngoài nước.

Rút tiền mặt tại các quầy, phòng giao dịch, các điểm ứng tiền mặt của ngân hàng phát hành, ngân hàng thanh toán, ngân hàng đại lý thanh toán , máy rút tiền tự động ATM…

Nguyễn Thị Thu Phương – A2CN9 Đại học Ngoại thương Hà nội

19

Page 20: The tin dung tai Viecombank

Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam từ 2000 đến nay

Ngoài ra, chủ thẻ còn có thể thực hiện một số dich vụ khác như: Kiểm tra hạn mức tín dụng còn lại của thẻ và các thông tin khác có liên quan đến tài khoản, thanh toán chuyển khoản…

III.3 Các bước phát hành thẻ:

Quy trình phát hành thẻ gồm các bước như sau:

Bước 1: Khách hàng nộp hồ sơ yêu cầu phát hành thẻ.

Bước 2: Ngân hàng phát hành kiểm tra hồ sơ theo quy định.

Trong một khoảng thời gian nhất định (thường không quá 5 ngày làm việc) kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ đầy đủ, ngân hàng phát hành có trách nhiệm thẩm định bộ hồ sơ và ra quyết định chấp nhận hoặc từ chối phát hành thẻ.

Đối với những hồ sơ được chấp thuận, ngân hàng phát hành xác dịnh các yếu tố sau:

+ Hạng thẻ phát hành: thẻ vàng hay thẻ chuẩn

+ Hạn mức tín dụng

+ Thời hạn thẻ

+ Phân loại chủ thẻ để xác định hạn mức tiêu dùng của mỗi chủ thẻ.

Bước 3: Cấp thẻ cho khách hàng

Sau khi xác định các yếu tố, bộ phận quản lý thẻ lập hồ sơ khách hàng để quản lý. Hồ sơ gồm:

Tên chủ thẻ

Địa chỉ nơi ở và làm việc

Số CMND, số hộ chiếu

Số thẻ, loại thẻ

Ngày hiệu lực

Số tài khoản chỉ định để thanh toán sao kê, người thanh toán sao kê

Tài sản thế chấp (nếu có)

Sau đó, ngân hàng tiến hành mã hoá thẻ và in thẻ, xác định mã số cá nhân (PIN) của chủ thẻ và gửi cho chủ thẻ.

Chủ thẻ nhận thẻ và ký vào hợp đồng sử dụng thẻ và băng chữ ký ở mặt sau của thẻ.

III.4 Nghĩa vụ và quyền hạn của các bên

Khi hợp đồng cung cấp thẻ tín dụng giữa ngân hàng và chủ thẻ - trong đó quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của mỗi bên - được ký kết thì một thẻ tín dụng được phát hành và sử dụng. Việc phát hành và sử dụng thẻ thoả mãn nhu

Nguyễn Thị Thu Phương – A2CN9 Đại học Ngoại thương Hà nội

20

Page 21: The tin dung tai Viecombank

Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam từ 2000 đến nay

cầu, lợi ích của cả chủ thẻ và ngân hàng phát hành. Vì vậy, mỗi bên đều phải thực hiện tốt nghĩa vụ và trách nhiệm của mình.

Ngân hàng phát hành:

Khi giao thẻ, ngân hàng phải hướng dẫn rõ ràng về cách sử dụng thẻ tốt nhất, các thông số, các thông tin cần thiết về thẻ.

Ngân hàng phải lập và quản lý hồ sơ của khách hàng. Đến ngày sao kê hàng tháng, ngân hàng đối chiếu giữa số liệu các giao dịch phát sinh trong kỳ với các tài khoản thẻ của chủ thẻ. Sau đó, ngân hàng sẽ gửi sao kê chi tiết cho chủ thẻ, yêu cầu chủ thẻ thanh toán nợ.

Trong trường hợp ngân hàng phát hành phát hiện tài khoản của chủ thẻ bị lợi dụng hay số thẻ của khách hàng có liên quan đến the giả mạo, ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng trả lại thẻ và lập hồ sơ phát hành thẻ khác cho khách hàng. Ngân hàng cũng có thể yêu cầu khách hàng ngừng sử dụng thẻ khi phát hiện hiện ra sự vi phạm của chủ thẻ về chế độ tín dụng thẻ, gian lận trong sử dụng thẻ có thể gây tổn thất cho tài sản vốn của ngân hàng.

Chủ thẻ:

Trong quá trình sử dụng thẻ, thẻ có thẻ bị mất cắp hay thất lạc. Khi đó, chủ thẻ phải kịp thời thông báo ngay cho ngân hàng phát hành thẻ bằng văn bản để kịp thời khoá thẻ và đưa lên danh sách thẻ cấm lưu hành (Danh sách Bulletin).

Chủ thẻ cũng có thể yêu cầu phát hành lại thẻ vì một lý do nào đó như nghi ngờ bị làm giả, lộ số PIN… để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng thẻ.

Thời hạn hiệu lực của thẻ chỉ trong một số năm nhất định tuỳ từng loại thẻ, quy định của ngân hàng phát hành và yêu cầu của chủ thẻ. Khi hết hạn thanh toán thẻ, trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận được thông báo của ngân hàng, chủ thẻ có trách nhiệm trả lời cho ngân hàng có tiếp tục sử dụng thẻ hay không, nếu không, ngân hàng sẽ mặc nhiên coi là không sử dụng nữa.

Chủ thẻ có trách nhiệm thanh toán số dư nợ cuối kỳ vào ngày đáo hạn, ít nhất cũng phải thanh toán số tiền tối thiểu theo quy định, thường là 20% số dư nợ (bao gồm dư kỳ trước và tổng số phát sinh trong kỳ).

Chủ thẻ cũng cần tuân thủ tuyệt đối các quy đinh, hướng dẫn và khuyến cáo của ngân hàng để việc sử dụng thẻ đạt hiệu quả cao nhất, an toàn, bí mật, tránh rủi ro.

III. Nghiệp vụ thanh toán thẻ:

a. Cơ sở pháp lý:

Nguyễn Thị Thu Phương – A2CN9 Đại học Ngoại thương Hà nội

21

Page 22: The tin dung tai Viecombank

Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam từ 2000 đến nay

Cũng giống như phát hành thẻ, việc thanh toán thẻ cũng phải dựa trên pháp luật, quy chế về thẻ của nước sở tại, của ngân hàng phát hành và tổ chức thẻ quốc tế.

b. Quy trình cơ bản khi thực hiện thanh toán thẻ tín dụng:

Quy trình này có thể được cụ thể hóa thành các bước sau:

Bước 1: Chủ thẻ dùng thẻ để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ hoặc rút tiền mặt.

Khi nhận được thẻ từ khách hàng, ngân hàng đại lý hoặc CSCNT phải kiểm tra tính hợp lệ của thẻ: Logo, biểu tượng của thẻ tín dụng quốc tế, băng chữ ký, ký hiệu đặc biệt, thời hạn hiệu lực, các yếu tố in nổi trên thẻ…

Sau khi kiểm tra tính hợp lệ của thẻ, CSCNT hoặc điểm ứng tiền mặt phải hoàn thành hoá đơn, đề ngày giao dịch, số tiền giao dịch, số cấp phép (nếu có), tên và số hiệu CSCNT, loại hàng hoá, dịch vụ cung ứng.

Tiếp đó, CSCNT sẽ phải yêu cầu khách hàng ký vào hoá đơn (chữ ký trên hoá đơn phải khớp đúng với chữ ký ở băng sau của thẻ).

Hoá đơn thanh toán thẻ gồm 3 liên: 1 liên giao cho khách hàng giữ, 2 liên còn lại CSCNT giữ lại.

Trong trường hợp CSCNT và chủ thẻ thoả thuận huỷ bỏ một phần hay toàn bộ giao dịch đã thực hiện, CSCNT không được hoàn lại cho chủ thẻ bằng tiền mặt mà phải thực hiện giao dịch hoàn trả. Đối với CSCNT có trang bị máy EDC (Electronic Draft Capture – Máy thanh toán tự động) thì có thể điều chỉnh hay huỷ bỏ toàn bộ giao dịch trước khi truyền dữ liệu.

CSCNT phải liên hệ ngay với ngân hàng để xin cấp phép khi:

- Số tiền giao dịch bằng hoặc lớn hơn hạn mức thanh toán.

- Có nghi ngờ thẻ giả hay chủ thẻ có vấn đề.

Chỉ sau khi được ngân hàng phát hành hoặc Tổ chức thẻ Quốc tế chuẩn chi giao dịch bằng cách cung cấp số cấp phép thì CSCNT mới được thực hiện giao dịch.

Bước 2: CSCNT giao dịch với ngân hàng.

Ở đây có sự phân biệt giữa CSCNT có sử dụng máy EDC (Electronic Draft Capture ) và CSCNT không sử dụng máy này.

Đối với CSCNT có trang bị EDC : Việc đọc các dữ liệu trên thẻ và in ra hoá đơn thanh toán thẻ sẽ do máy thực hiện kể cả việc xin cấp phép. Dữ liệu về giao dịch sẽ được lưu giữ trên bộ nhớ của máy. Hàng ngày, CSCNT truyền dữ liệu thanh toán về ngân hàng thanh toán. Còn hoá đơn thanh toán EDC sẽ được tập hợp và chuyển cho ngân hàng thanh toán mỗi tuần.

Nguyễn Thị Thu Phương – A2CN9 Đại học Ngoại thương Hà nội

22

Page 23: The tin dung tai Viecombank

Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam từ 2000 đến nay

Đối với CSCNT không trang bị máy EDC : Việc đối chiếu danh sách thẻ cấm lưu hành, xin cấp phép đều do CSCNT thực hiện sau đó sẽ dùng máy cà tay để in ra hoá đơn thanh toán. Hàng ngày, CSCNT sẽ tổng hợp toàn bộ hoá đơn phát sinh, lập bảng kê hoá đơn, giữ lại một liên lưu còn một liên gửi đến ngân hàng thanh toán cùng bảng kê sau không quá 05 ngày kể từ ngày giao dịch.

Bước 3: Ngân hàng thanh toán cho CSCNT.

Căn cứ vào dữ liệu EDC hoặc hoá đơn thẻ nhận được, ngân hàng thanh toán tiến hành tạm ứng tiền cho CSCNT trên cơ sở tổng giá trị giao dịch sau khi đã trừ đi một khoản phí mà CSCNT phải thanh toán theo tỷ lệ đã quy định trên hợp đồng đại lý ký giữa ngân hàng và CSCNT.

Bước 4: Thanh toán với tổ chức thẻ Quốc tế và các thành viên khác.

Cuối mỗi ngày, ngân hàng tổng hợp toàn bộ các giao dịch phát sinh từ thẻ do ngân hàng khác phát hành và truyền dữ liệu cho Tổ chức thẻ quốc tế và nhận dữ liệu thanh toán từ Tổ chức thẻ Quốc tế truyền về. Dữ liệu này bao gồm tất cả những khoản mà Ngân hàng thanh toán được trả, những khoản phí phải trả cho Tổ chức Thẻ Quốc tế, những giao dịch bị tra soát...

Ngân hàng tiến hành thanh toán và cập nhật dữ liệu thanh toán vào hệ thống quản lý thẻ. Ngoài ra, các ngân hàng phải thanh toán các chi phí theo luật định của các Tổ chức thẻ quốc tế phát sinh trong quá trình hoạt động.

Các bước trên được thể hiện từ (1) đến (6) trong sơ đồ 01 - Qui trình thanh toán thẻ.

c. Thanh toán với chủ thẻ.

Ngân hàng phát hành cập nhật thông tin về các giao dịch chi tiêu của chủ thẻ phát sinh hàng ngày. Những thông tin này có thể được gửi từ Tổ chức Thẻ Quốc tế trong trường hợp Ngân hàng phát hành không phải là ngân hàng thanh toán, hoặc trực tiếp từ CSCNT hay ngân hàng đại lý (khi NHPH đồng thời là NHTT). Thông tin này bao gồm: Số thẻ, số tiền giao dịch, ngày giao dịch, số cấp phép (nếu có), ký hiệu ngoại tệ, tên CSCNT...

Đến ngày sao kê hàng tháng, ngân hàng phát hành tiến hành đối chiếu số liệu các giao dịch phát sinh trong kỳ với các tài khoản thẻ của chủ thẻ. Sau đó, ngân hàng gửi sao kê chi tiết cho chủ thẻ, yêu cầu thanh toán nợ. Sao kê chi tiết gồm:

Số dư nợ kỳ trước.

Các giao dịch mới phát sinh.

Phí ứng tiền mặt.

Lãi phải trả tính trên trị giá phát sinh kỳ trước.

Nguyễn Thị Thu Phương – A2CN9 Đại học Ngoại thương Hà nội

23

Page 24: The tin dung tai Viecombank

Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam từ 2000 đến nay

Số tiền chủ thẻ nợ trong kỳ.

Số tiền thanh toán tối thiểu (hiện là 20% số dư nợ)

Các khoản phí (phí thường niên, phí chậm trả, phí sử dụng quá hạn mức, phí tra soát…)

Số dư nợ còn lại.

Ngày đến hạn.

Các thông tin khác…

Các bước thanh toán của NHPH với chủ thẻ được thể hiện trong sơ đồ 01- quy trình thanh toán thẻ, từ (7) đến (10)

d. Tra soát và bồi hoàn

Bước này chỉ phát sinh trong quá trình thanh toán khi mà nhà phát hành hoặc chủ thẻ không chấp nhận thanh toán giao dịch và thực hiện khiếu nại hoặc đòi bồi hoàn. Việc nhà phát hành thực hiện khiếu kiện giao dịch theo yêu cầu của chủ thẻ (giao dịch chưa được cung ứng, số tiền giao dịch không đúng…) hoặc vì một lý do nào đó (CSCNT không xin cấp phép, thẻ nằm trong danh sách thẻ cấm lưu hành, thẻ hết hạn…) thì gọi là quá trình tra soát và đòi bồi hoàn.

Khi đó, ngân hàng phát hành yêu cầu tổ chức thẻ quốc tế ghi nợ cho ngân hàng thanh toán và gửi các thông tin liên quan cho ngân hàng thanh toán. Ngân hàng thanh toán dựa vào các thông tin này để tiến hành tra soát đối với CSCNT.

Trong khi tra soát, nếu lỗi thuộc về CSCNT thì ngân hàng thanh toán sẽ đòi tiền từ CSCNT hoặc sẽ chấp nhận trả tiền nếu lỗi do ngân hàng thanh toán, hoặc sẽ tái xuất trình lại giao dịch cho NHPH khi có chứng cớ chứng minh giao dịch đòi bòi hoàn của NHPH là không có căn cứ.

Nhận được tái xuất trình từ ngân hàng thanh toán, NHPH có thể chấp nhận hoặc tiếp tục đòi bồi hoàn lần hai. Nếu vẫn tiếp tục không giải quyết được thì có thể đưa ra trọng tài để xử lý.

IV. Rủi ro trong kinh doanh thẻ

Trong kinh doanh, dù ở bất cứ lĩnh vực nào cũng có thể gặp phải rủi ro. Kinh doanh thẻ cũng không nằm ngoài quy luật đó. Vấn đề quan trọng là các ngân hàng phải nghiên cứu, phân tích, từ đó hạn chế tối đa rủi ro có thể gặp phải.

1. Các loại rủi ro thường gặp:

1.1 Đơn xin phát hành thẻ với thông tin giả mạo:

Do không thẩm định kỹ hồ sơ, ngân hàng phát hành thẻ cho khách hàng mà không biết rằng thông tin trên dơn xin phát hành là giả mạo. Trường hợp

Nguyễn Thị Thu Phương – A2CN9 Đại học Ngoại thương Hà nội

24

Page 25: The tin dung tai Viecombank

Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam từ 2000 đến nay

này sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng cho NHPH khi đến hạn thanh toán chủ thẻ không hoặc không có khả năng thanh toán.

1.2 Thẻ giả

Thẻ do các tổ chức tội phạm làm giả căn cứ vào các thông tin có được từ các giao dịch thẻ hoặc thông tin của thẻ bị mất cắp. Thẻ giả được sử dụng tạo ra các giao dịch giả mạo, gây tổn thất cho các ngân hàng mà chủ yếu là NHPH vì theo quy định của Tổ chức thẻ quốc tế, NHPH chịu hoàn toàn trách nhiệm với mọi giao dịch thẻ giả mạo có mã số của NHPH. Đây là loại rủi ro nguy hiểm và khó quản lý vì có liên quan đến nhiều nguồn thông tin và nằm ngoài khả năng kiểm soát của NHPH.

1.3 Thẻ mất cắp, thất lạc

Chủ thẻ bị mất cắp, thất lạc thẻ và bị người khác sử dụng trước khi chủ thẻ kịp thông báo cho NHPH để có các biện pháp hạn chế sử dụng hoặc thu hồi thẻ. Thẻ này có thể bị các tổ chức tội phạm lợi dụng để in nổi và mã hoá lại thẻ để thực hiện các giao dịch giả mạo.

Rủi ro này có thể dẫn đến tổn thất cho cả chủ thẻ và NHPH, thường chiếm tỷ lệ lớn nhất.

1.4 Chủ thẻ không nhận được thẻ do NHPH gửi

NHPH gửi thẻ cho chủ thẻ bằng đường bưu điện nhưng thẻ bị thất lạc hoặc bị đánh cắp trên đường gửi. Thẻ bị sử dụng trong khi chủ thẻ chính thức lại không hay biết gì về việc thẻ đã được gửi cho mình. Trường hợp này, rủi ro sẽ do NHPH chịu.

1.5 Tài khoản của chủ thẻ bị lợi dụng

Đến kỳ phát hành lại thẻ, NHPH nhận được thông báo thay đổi địa chỉ của chủ thẻ. Do không kiểm tra tính xác thực của thông báo đó, thẻ được gửi về địa chỉ mới không phải là địa chỉ của chủ thẻ đích thực, dẫn đến tài khoản của chủ thẻ bị lợi dụng. Việc này sẽ chỉ được phát hiện khi chủ thẻ hỏi NHPH về thẻ mới của mình hoặc khi nhận được sao kê thanh toán nợ cho những khoản mà mình không hề chi tiêu. Rủi ro này chủ thẻ và NHPH cùng phải chịu.

1.6 Thẻ bị giả mạo để thanh toán qua thư, điện thoại

CSCNT cung cấp dịch vụ, hàng hoá theo yêu cầu của chủ thẻ qua thư hoặc điện thoại dựa vào các thông tin về chủ thẻ: loại thẻ, số thẻ, ngày hiệu lực, tên chủ thẻ… mà không biết rằng khách hàng đó có thể không phải là chủ thẻ chính thức. Khi giao dịch đó bị NHPH từ chối thanh toán thì CSCNT phải chịu rủi ro.

1.7 Nhân viên CSCNT giả mạo hoá đơn thanh toán thẻ

Khi thực hiện giao dịch, nhân viên CSCNT cố tình in ra nhiều bộ hoá đơn thanh toán cho một giao dịch nhưng chỉ đưa cho chủ thẻ ký vào một bộ hoá

Nguyễn Thị Thu Phương – A2CN9 Đại học Ngoại thương Hà nội

25

Page 26: The tin dung tai Viecombank

Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam từ 2000 đến nay

đơn. Các hoá đơn còn lại sẽ bị giả mạo chữ ký của chủ thẻ để thu đòi tiền từ ngân hàng thanh toán.

1.8 Tạo băng từ giả

Rủi ro xẩy ra là do các tổ chức tội phạm dùng các thiết bị chuyên dụng thu thập thông tin thẻ trên băng từ của thẻ thật. Sau đó, chúng sử dụng các thiết bị riêng để mã hoá và in tạo các băng từ trên thẻ giả và thực hiện các giao dịch giả mạo. Loại giả mạo dựa vào kỹ thuật cao này rất đang phát triển tại các nước tiến tiến gây ra thiệt hại cho chủ thẻ, NHPH, NHTT.

1.9 Rủi ro khác

Rủi ro do khách hàng thiếu trung thực: Khách hàng gian dối, họ cố tình sử dụng thẻ ở các điểm tiếp nhận thẻ khác nhau với mức thanh toán thấp hơn hạn mức thanh toán nhưng tổng hạn mức lại cao hơn hạn mức thanh toán cho phép. Điều này chỉ được phát hiện khi ngân hàng thanh toán kiểm tra các hoá đơn do CSCNT gửi đến và ngân hàng có thể chịu rủi ro khi chủ thẻ mất khả năng thanh toán.

Chủ thẻ cũng có thể lợi dụng tính chất thanh toán toàn cầu của thẻ để thông đồng với người khác, giao thẻ cho người đó sử dụng ở các nước khác nhau bằng chữ ký giả mạo của chủ thẻ và từ chối thanh toán khi bị ngân hàng phát hành đòi tiền.

Rủi ro mà ngân hàng thanh toán phải chịu do không kịp thời cung cấp danh sách thẻ bị cấm lưu hành cho các CSCNT khi các giao dịch đã được CSCNT thực hiện.

2. Quản lý rủi ro trong thanh toán thẻ

Để phòng ngừa và hạn chế rủi ro mỗi ngân hàng phát hành và thanh toán thẻ phải thực hiện đầy đủ và đúng như quy trình, chế độ phát hành và thanh toán thẻ. Các quy định này được các ngân hàng ban hành dựa trên quy tắc tiêu chuẩn của các Tổ chức thẻ quốc tế, quy định của mỗi quốc gia và tình hình thực tế ở từng ngân hàng. Ngoài ra, khi đã là thành viên chính thức của một tổ chức thẻ quốc tế, các ngân hàng có điều kiện tham gia vào hệ thống xử lý, trao đổi thông tin và quản lý rủi ro trên phạm vi toàn cầu thông qua một hệ thống mạng trực tuyến hoạt động có hiệu quả. Đó là chưa kể đến các chương trình tập huấn, dịch vụ hỗ trợ, đào tạo nghiệp vụ mà Tổ chức thẻ quốc tế thực hiện đối với các thành viên của mình. Nhưng vấn đề cốt yếu vẫn là ở quan điểm, nhận thức của từng ngân hàng trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro.

Về phía ngân hàng:

- Tuân thủ các quy đinh và tham gia chương trình quản lý rủi ro của các Tổ chức thẻ quốc tế.

Nguyễn Thị Thu Phương – A2CN9 Đại học Ngoại thương Hà nội

26

Page 27: The tin dung tai Viecombank

Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam từ 2000 đến nay

- Sử dụng các biện pháp kỹ thuật và nghiệp vụ phù hợp để phòng ngừa rủi ro cho tất cả các chủ thể tham gia vào quá trình phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ.

- Tuân thủ các quy định về cho vay phát hành thẻ: thế chấp, bảo lãnh, cầm cố.

- Thực hiện việc thẩm định khách hàng và CSCNT chính xác.

- Thành lập trung tâm cấp phép cho chủ thẻ và CSCNT.

- Phối hợp giữa các ngân hàng trong trao đổi, xử lý thông tin về thẻ.

- Phối hợp với các cơ quan pháp luật trong nước và quốc tế trong phòng chống tội phạm giả mạo thẻ.

Về phía khách hàng chủ thẻ:

- Tuân thủ các quy định trong hợp đồng sử dụng thẻ.

- Nắm vững cách sử dụng thẻ, lưu hoá đơn, thanh toán sao kê, thủ tục khiếu nại, tranh chấp.

- Thực hiện tốt việc bảo mật thẻ, liên hệ ngay với NHPH khi có mất mát, thất lạc thẻ hay thay đổi về địa chỉ liên lạc.

Về phía khách hàng CSCNT:

- Tuân thủ các quy định về chấp nhận, thanh toán thẻ của ngân hàng.

- Nắm vững: cách phân biệt thẻ thật, giả; cách sử dụng danh sách thẻ cấm lưu hành; thủ tục thanh toán với ngân hàng.

- Thực hiên quy định về tra soát, khiếu nại, tranh chấp.

- Quản lý, giáo dục đội ngũ nhân viên.

C. SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI VIỆT NAM

Bối cảnh kinh tế, xã hội

Theo nhận định của Ngân hàng nhà nước Việt nam, dịch vụ ngân hàng bán lẻ ở Việt Nam hiện vẫn chưa phát triển. Ngoài dịch vụ nhận tiền gửi tiết kiệm dưới hình thức thủ công, hầu hết các dịch vụ khác từ rút tiền, thanh toán đến quản lý tài khoản, ủy thác đầu tư... đều chưa phát triển hoặc chưa hình thành. Trong khi đó, dịch vụ ngân hàng bán lẻ lại có ý nghĩa rất lớn đối với Việt Nam trên nhiều phương diện.

Xét trên giác độ kinh tế xã hội, dịch vụ ngân hàng bán lẻ sẽ là công cụ quan trọng để thu hút vốn nhàn rỗi trong dân cư. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong điều kiện hiện nay của nước ta, khi mà lượng tiền mặt nhàn rỗi trong dân cư còn quá lớn và nền kinh tế lại đang cần vốn để đầu tư phát triển.

Nguyễn Thị Thu Phương – A2CN9 Đại học Ngoại thương Hà nội

27

Page 28: The tin dung tai Viecombank

Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam từ 2000 đến nay

Dịch vụ ngân hàng bán lẻ nếu phát triển sẽ là nhân tố góp phần giảm chi phí giao dịch xã hội thông qua việc tiết kiệm chi phí và tiết kiệm thời gian cho cả ngân hàng và người sư dụng. Ngoài ra, thông qua việc mở rộng thêm nhiều dịch vụ với nhiều tiện ích mới, dịch vụ ngân hàng bán lẻ sẽ thêm nhiều công ăn việc làm, giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp. Đó là chưa kể đến việc dịch vụ ngân hàng bán lẻ với những tiện ích thanh toán không dùng tiền mặt sẽ cải thiện được môi trường tiêu dùng, xây dựng một nền văn minh thanh toán, từ đó góp phần tạo cơ sở để Việt Nam hòa nhập với cộng đồng phát triển quốc tế.

Xét trên giác độ tài chính và quản trị ngân hàng, các ngân hàng triển khai dịch vụ ngân hàng bán lẻ sẽ có điều kiện hạn chế phần nào rủi ro do các nhân tố bên ngoài vì dịch vụ ngân hàng bán lẻ là lĩnh vực ít chịu ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế so với các lĩnh vực khác.

Với những lý do trên, việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ ở Việt Nam đã trở thành vấn đề tất yếu. Nhưng đối với các ngân hàng thương mại, bắt đầu dịch vụ ngân hàng bán lẻ từ đâu, sử dụng công cụ thanh toán và phát triển những tiện ích gì là điều hết sức quan trọng, cần phải được xem xét để triển khai thực hiện.

Từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới và thực tiễn ở Việt Nam, thời gian qua, có thể khẳng định thẻ là một công cụ thanh toán quan trọng trong phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Thẻ có thể được sử dụng vào việc rút tiền, gửi tiền, vay tiền, thanh toán hàng hóa dịch vụ hay chuyển khoản. Thẻ cũng được sử dụng cho nhiều dịch vụ phi thanh toán khác như xem số dư tài khoản, các thông tin về khách hàng, ngân hàng… và hiện nay, các nhà khoa học đang nghiên cứu, triển khai ứng dụng thẻ thanh toán ra ngoài lĩnh vực tiền tệ và thanh toán như sử dụng thẻ thay giấy tờ tùy thân...

Cùng với yêu cầu của phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, sự phát triển của thẻ còn là đòi hỏi tất yếu của xu hướng đa dạng hóa dịch vụ trong chiến lược kinh doanh của các NHTM ở Việt Nam. Tình hình phát triển tín dụng trong thời gian gần đây gặp rất nhiều trở ngại ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận và sự tăng trưởng của các ngân hàng. Để khắc phục khó khăn này, các ngân hàng thương mại có xu hướng phát triển hoạt động kinh doanh dựa trên cơ sở đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ với việc cung cấp cho khách hàng nhiều chủng loại dịch vụ nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu, mong muốn của khách hàng trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và ngân hàng với mục tiêu giữ vững khách hàng truyền thống đồng thời phát triển khách hàng mới. Một trong những dịch vụ mà các NHTM Việt Nam đã và đang dần hoàn thiện là hoạt động phát hành và kinh doanh thẻ - loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại.

Mở rộng dịch vụ ngân hàng trong khu vực dân cư là một chủ trương lớn của Ngân hàng Nhà nước nhằm cải thiện tình hình thanh toán trong khu vực này, tạo thói quen sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, từng bước đổi mới tập quán sùng bái tiền mặt, phát triển thanh toán qua ngân

Nguyễn Thị Thu Phương – A2CN9 Đại học Ngoại thương Hà nội

28

Page 29: The tin dung tai Viecombank

Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam từ 2000 đến nay

hàng, góp phần thực thi tốt chính sách tiền tệ. Mặt khác, về phía ngân hàng, chủ trương này cũng tạo ra một hình thức huy động vốn mới, tập trung lượng vốn tiềm tàng trong khu vực dân cư để đầu tư và phát triển. Hơn nữa, với sự phát triển của của công nghệ thông tin và sự hội nhập kinh tế Việt nam vào nền kinh tế khu vực và thế giới, trong thời gian gần đây càng thúc đẩy chúng ta phát triển phương thức kinh doanh thẻ, một hoạt động thanh toán hiện đại, văn minh và nhiều triển vọng với khả năng phổ cập rộng rãi trong cộng đồng dân cư.

Sự ra đời và phát triển thị trường thẻ ở Việt Nam

Việc chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã thúc đẩy mạnh mẽ các loại hình dịch vụ mới trong hoạt động ngân hàng, đáp ứng yêu cầu về tài chính ngân hàng cho mọi thành phần xã hội. Kinh nghiệm cho thấy, kinh tế xã hội càng phát triển, tỷ lệ thanh toán dùng tiền mặt sẽ giảm và tỷ lệ sử dụng các công cụ thanh toán phi tiền mặt, trong đó có thẻ thanh toán ngày càng tăng lên. ở Việt Nam, ngay từ những năm đầu đổi mới hoạt động ngân hàng và thực hiện 2 pháp lệnh ngân hàng, các ngân hàng trong nước đã tiếp cận với các nghiệp vụ về thẻ thanh toán. Năm 1990, Ngân hàng Ngoại thương Việt nam là ngân hàng đầu tiên của nước ta triển khai nghiệp vụ thanh toán thẻ. Tuy vậy vào thời điểm đó, NHNT Việt Nam chưa phải là thành viên chính thức của một Tổ chức thẻ Quốc tế mà mới chỉ làm đại lý thanh toán thẻ cho các đối tác nước ngoài.

Năm 1993, thẻ thanh toán Vietcombank Card được Ngân hàng Nhà nước cho phép triển khai tại NHNT Việt Nam. Được phát hành dựa trên công nghệ "Chip" (thẻ thông minh), nhưng loại thẻ này vẫn không phát triển do mức đầu tư quá lớn cả về thẻ trắng và chi phí triển khai hệ thống máy đọc thẻ tại các CSCNT. Hơn nữa máy đọc thẻ do một hãng của Pháp (Bull) sản xuất không theo tiêu chuẩn quốc tế nên chỉ có thể phát triển ở thị trường nội địa với tính chất riêng lẻ. Trong khi đó, thị trường thẻ lúc này ở Việt Nam còn quá mới mẻ, một mình NHNT không đủ sức đầu tư để phát triển cả một mạng lưới rộng lớn bao gồm phát hành và thanh toán thẻ.

Đến năm 1995, theo sự chỉ đạo của NHNN, NHNT Việt Nam triển khai dự án thẻ rút tiền tự động ATM. Dự án này cũng không phát triển được do công nghệ và hạ tầng cơ sở ngân hàng hiện tại chưa phát triển theo kịp, mặc dù tiềm năng thị trường tương đối lớn.

Cũng vào thời kỳ này, các Tổ chức thẻ Quốc tế bắt đầu chú ý đến thị trường Việt Nam đầy tiềm năng với hơn 70 triệu dân.

Từ 1990- 1996, mức tăng trưởng doanh số thanh toán thẻ ở Việt Nam rất lớn, trung bình khoảng 200%/ năm. Đến 1995, sau khi Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận thì nhiều ngân hàng trong nước và nước ngoài có chi nhánh tại Việt nam đã bắt đầu quan tâm đến loại hình dịch vụ mới mẻ này. Thị trường thanh toán thẻ ở

Nguyễn Thị Thu Phương – A2CN9 Đại học Ngoại thương Hà nội

29

Page 30: The tin dung tai Viecombank

Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam từ 2000 đến nay

Việt Nam sôi động hẳn lên, NHNT không còn giữ vai trò độc tôn nữa mà có thêm gần chục ngân hàng thương mại cũng tham gia vào hoạt động kinh doanh thẻ.

Tháng 4/1995 có 4 ngân hàng thương mại Việt Nam được kết nạp là thành viên chính thức của Tổ chức thẻ Quốc tế MasterCard là: NHNT Việt Nam (Vietcombank), NHTMCP Á Châu (ACB), NHTMCP Xuất nhập khẩu (EXIMBANK) và ngân hàng FirstVina Bank.

Năm 1996 có 2 ngân hàng trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thẻ Quốc tế Visa là Vietcombank và ACB. Tiếp đó 2 ngân hàng này với tư cách là thành viên chính thức của cả MasterCard và Visa đã bắt đầu triển khai nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng quốc tế và thực hiện thanh toán trực tiếp (On-line) với các Tổ chức thẻ Quốc tế này. Từ đó ngày càng có nhiều ngân hàng tham gia vào thị trường này. Ngoài các NHTM Việt Nam còn có các chi nhánh NH nước ngoài như UOB, Hong Kong Bank, ANZ Bank... Vì là một thị trường có sức hấp dẫn cao nên sự cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra rất sôi động.

Trong những năm qua, doanh số thanh toán thẻ tại Việt Nam đã đạt gần 240 triệu USD/năm. Doanh số sử dụng thẻ tín dụng quốc tế do các NHTM Việt Nam phát hành khoảng 230 tỷ VND/năm5. Con số này còn rất khiêm tốn so với các nước trong khu vực và cũng chỉ chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt. Số lượng thẻ phát hành và đối tượng sử dụng thẻ của các NHTMVN thời gian qua có gia tăng (200- 300%/năm) nhưng so với tiềm năng còn hạn chế.

Năm 2002, doanh số sử dụng thẻ do các NHTM Việt Nam phát hành xấp xỉ 230 tỷ VND nhưng các giao dịch chi tiêu chủ yếu là ở nước ngoài, còn doanh số sử dụng trong nước chỉ chiếm khoảng 30% trên tổng doanh số6. Tuy vậy đây cũng là một tỷ lệ tương đối khả quan so với những năm đầu với con số chỉ vỏn vẹn 10%. Việc sử dụng thẻ để thanh toán hàng hóa dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn từ 80- 90% còn rút tiền mặt chỉ chiếm trên 10%.

Tính đến 3/2003, số lượng thẻ do 2 NHTM Việt Nam (NHNT Việt nam và NHTM Cổ phần ACB) phát hành khoảng gần 16,500 cái, cả Visa và MasterCard7. Còn về số lượng CSCNT, thời gian đầu ở nước ta chỉ có khoảng 30 đơn vị cung ứng hàng hóa dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ gồm một số khách sạn nhà hàng lớn chuyên phục vụ khách nước ngoài. Với sự cố gắng của các NHTM, đến nay mạng lưới chấp nhận thanh toán thẻ đã lên tới khoảng 5000 điểm nhưng vẫn chủ yếu là loại hình khách sạn, nhà hàng và các cửa hàng có khả năng tiếp cận với đối tượng là khách du lịch, doanh nhân nước ngoài vào Việt Nam.

5 Nguồn: Phòng quản lý thẻ NHNTVN, 6/20026 Như trên.7Nguồn: Phòng Phân tích và tổng hợp – NHNTVN, 6/2002

Nguyễn Thị Thu Phương – A2CN9 Đại học Ngoại thương Hà nội

30

Page 31: The tin dung tai Viecombank

Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam từ 2000 đến nay

Gần đây, mạng lưới CSCNT được NHTM mở rộng cả về số lượng và các loại hình chấp nhận thẻ. Ngoài các loại hình cơ sở chấp nhận và thanh toán thẻ truyền thống như khách sạn, nhà hàng… các đại lý bán vé máy bay, công ty du lịch, các cửa hàng bán lẻ, siêu thị… cũng tham gia vào mạng lưới chấp nhận thẻ. Tuy vậy, mạng lưới chấp nhận thẻ tại Việt Nam hiện nay chưa đa dạng và phát triển để phục vụ cho chủ thẻ là người Việt Nam do đó cũng có ảnh hưởng đến việc mở rộng sử dụng thanh toán thẻ tại Việt Nam. Thời kỳ đầu hoạt động thẻ, để chiếm thị phần, các ngân hàng nước ngoài với lợi thế về chi phí tiếp thị quảng cáo lớn, công nghệ phát triển, đầu tư lớn hiểu biết nhiều về nghiệp vụ thẻ…đã thi nhau hạ phí thanh toán thẻ thu từ CSCNT. Điều này làm giảm đáng kể lợi nhuận của các NH thậm chí có thể gây thua lỗ nếu không có sự ra đời của Hiệp hội các NH thanh toán thẻ Việt Nam vào tháng 8/1996 với 6 thành viên: VCB, ACB, Eximbank, FirstVina Bank, NH Sài Gòn công thương và ANZ. Sau khi ra đời, hiệp hội đã ấn định mức phí tối thiểu cho các NHTM cùng áp dụng đối với các CSCNT tại Việt Nam, làm cho thị trường thẻ Việt Nam đi vào cuộc cạnh tranh lành mạnh. Đây là một hành động được các tổ chức thẻ quốc tế đánh giá cao.

Điểm nổi bật trong thanh toán thẻ những năm gần đây là việc đầu tư công nghệ, thực hiện tự động hoá quy trình chấp nhận và thanh toán thẻ của các THTM nhẳm giảm thiểu rủi ro và giảm bớt thời gian thực hiện giao dịch. Trước 1996, các CSCNT hầu hết sử dụng máy thanh toán thẻ thủ công (máy cà tay- imprinter) thì hiện nay đã có hơn 55% số CSCNT được trang bị máy thanh toán thẻ tự động (CAT, EDC), số lượng giao dịch thẻ xử lý tự động đã chiếm gần 70%8.

Như vậy, qua hơn 10 năm đưa vào sử dụng thẻ tại Việt Nam, hoạt động kinh doanh thẻ tại các NHTM Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Thị trường thẻ Việt Nam là một thị trường đầy triển vọng, chắc chắn có những bước tiến lớn trong quá trình hội nhập vào cộng đồng thanh toán quốc tế.

TÓM LẠI

Ở các nước phát triển và tiên tiến trên thế giới, hầu như mọi công dân ở độ tuổi lao động ăn lương đều có và sử dụng thẻ tín dụng. Vì vậy, hầu hết mọi giao dịch hàng ngày đều thực hiện bằng thẻ. Ví dụ như đặt mua báo, chi trả tiền điện nước, mua vé,…

Do nhu cầu cao về thẻ tín dụng nên hầu hết các ngân hàng thương mại ở các nước này đều phát hành thẻ. Hạn mức tín dụng cấp cho khách hàng căn cứ hoàn toàn vào mức thu nhập của họ và ngân hàng có thể dễ dàng quản lý nguồn thu nhập của chủ thẻ do lương được thanh toán qua hệ thống ngân hàng, ngân hàng lại có một hệ thống thông tin đầy đủ về chủ thẻ, với sự bảo vệ của một môi trường pháp luật hoàn thiện.

8 Như trên.Nguyễn Thị Thu Phương – A2CN9

Đại học Ngoại thương Hà nội31

Page 32: The tin dung tai Viecombank

Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam từ 2000 đến nay

Ngày nay, hệ thống thẻ tín dụng trải rộng khắp nơi trên thế giới. Việc thanh toán bằng thẻ tín dụng có thể được thực hiện tại bất cứ nước nào trên thế giới là nhờ vào mạng toàn cầu của các Tổ chức thẻ quốc tế như Visa, MasterCard hay chi nhánh của các công ty thẻ JCB, AMEX… Thẻ tín dụng đặc biệt tiện dụng khi đi công tác du lịch nước ngoài và là một hình thức thanh toán không thể thiếu được khi mạng Internet và hình thức thương mại điện tử phát triển.

Tuy nhiên, nạn ăn cắp tiền từ thẻ tín dụng ngày càng tinh vi và phổ biến hơn cũng đang là một vấn đề đau đầu của các nhà kinh doanh thẻ. Chỉ riêng năm 1999, Mastercard thống kê có trên 200 tỷ USD giao dịch bất hợp lệ qua thẻ tín dụng. Do đó, cùng với quá trình phát triển thẻ tín dụng, vấn đề an toàn cho sử dụng thẻ tín dụng cũng là vấn đề được quan tâm trên toàn thế giới.

Là một thành viên của Tổ chức thẻ Thế giới, Việt nam cũng rất tích cực phát huy những mặt mạnh của loại hình thanh toán này và góp phần ngăn chặn những mặt tiêu cực của việc phát hành và thanh toán thẻ trên thế giới. Ngân hàng Ngoại thương Việt nam là ngân hàng đi tiên phong trong lĩnh vực này và đã gặt hái được những thành công nhất định.

Nguyễn Thị Thu Phương – A2CN9 Đại học Ngoại thương Hà nội

32

Page 33: The tin dung tai Viecombank

Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam từ 2000 đến nay

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN THẺ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

I. VÀI NÉT VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Thành lập ngày 01/04/1963 mà tiền thân là Cục ngoại hối Ngân hàng nhà nước Việt nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt nam (NHNT-Vietcombank) là một ngân hàng thương mại quốc doanh đầu tiên của hệ thống ngân hàng Việt nam. Trong những năm 1963-1990, Vietcombank là NHTM kinh doanh các nghiệp vụ đối ngoại. Nhưng ngày nay, NHNT làm cả nghiệp vụ đối nội và đối ngoại, cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng theo Luật các tổ chức tín dụng và các luật khác của Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế quy định về thanh toán, bảo lãnh, tín dụng thương mại và tín dụng quốc tế.

Khi mới thành lập, Vietcombank chỉ có một cơ sở tại Hà Nội. Hiện nay, Vietcombank đã phát triển thành một hệ thống hoàn chỉnh gồm Ngân hàng Ngoại thương trung ương và 25 chi nhánh tại các thành phố trong cả nước, 3 văn phòng đại diện ở nước ngoài và 1 công ty tài chính với tổng số hơn 3.000 cán bộ công nhân viên. Vietcombank đầu tư vốn cổ phần vào 14 doanh nghiệp: 3 liên doanh với nước ngoài, 6 ngân hàng cổ phần, 2 công ty bảo hiểm, 3 công ty kinh doanh bất động sản. Vietcombank có quan hệ đại lý với hơn 1.300 ngân hàng thuộc 85 nước trên thế giới9.

Trong suốt thời kỳ kế hoạch hoá tập trung, Vietcombank là ngân hàng duy nhất được nhà nước giao cho nhiệm vụ phục vụ thanh toán xuất nhập khẩu, tiếp nhận viện trợ, vay nợ nước ngoài. Vào cuối thập kỉ 80 và những năm đầu thập kỉ 90, khi Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường cùng với việc Nhà nước ban hành Luật Ngân hàng, Vietcombank không còn giữ vị trí độc tôn trong quan hệ quốc tế, tín dụng và thanh toán xuất nhập khẩu nữa. Hàng loạt các ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh với nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính ra đời đã đặt Vietcombank trước sự cạnh tranh quyết liệt. Dù vậy, với uy tín lâu năm, với bề dày kinh nghiệm trong công tác thanh toán xuất nhập khẩu, với quan hệ rộng rãi và kịp thời mở rộng quan hệ đại lý với ngân hàng tại các nước có quan hệ thương mại với Việt Nam, Vietcombank vẫn luôn có tốc độ phát triển nhất định và là ngân hàng luôn giới thiệu các sản phẩm ngân hàng mới và tiên tiến. Vietcombank đã áp dụng các phương thức thanh toán mới như ứng dụng thẻ thông minh, trở thành thành viên của MasterCard, VisaCard, là đại lý thanh toán thẻ của American Express và JBC, là ngân hàng thành viên của hệ thống thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT.

9 Báo cáo Thường niên NHNTVN 2001

Nguyễn Thị Thu Phương – A2CN9 Đại học Ngoại thương Hà nội

33

Page 34: The tin dung tai Viecombank

Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam từ 2000 đến nay

Hiện nay, Vietcombank được coi là một ngân hàng thương mại của Việt nam có uy tín, được nhà nước xếp vào một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt, được tạp chí ASIAN MONEY - tạp chí tiền tệ uy tín ở Châu Á - bình chọn là ngân hàng hạng nhất Việt nam năm 1995, được tạp chí The Bankers (thuộc tập đoàn Financial Times) của Anh bình chọn là Ngân hàng có chất lượng phục vụ tốt nhất Việt nam trong 3 năm liền 2000, 2001 và 2002, và được JP Morgan Chase trao tặng danh hiệu Ngân hàng có chất lượng thanh toán tốt nhất trong 6 năm liên tục vừa qua.

Tính đến 31/12/2001, tổng tích sản của NHTN đạt 76.681 tỷ VND, lớn nhất trong số các ngân hàng thương mại tại Việt nam. Nguồn vốn tín dụng cung ứng cho nền kinh tế đạt 41.400 tỷ đồng, chiếm trên 8% tổng dư nợ của toàn nền kinh tế, tập trung chủ yếu cho các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, xuất nhập khẩu, công nghiệp và công nghiệp chế biến, nông lâm nghiệp thủy sản10.

Qua nhiều năm đổi mới và tự hoàn thiện, Vietcombank đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm của các nước phát triển, ứng dụng thành tựu khoa học kĩ thuật để hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ ngân hàng, khuyếch trương quan hệ buôn bán trên các thị trường lớn, đầy tiềm năng. Vietcombank đã thực sự vững chắc, đủ sức cạnh tranh trên thị trường, đồng thời ngày càng khẳng định mình là một ngân hàng đứng đầu trong cả nước, cố gắng vươn lên với phương châm " uy tín hiệu quả - luôn mang đến cho khách hàng sự thành đạt" và đóng góp nhiều kinh nghiệm cho xây dựng và hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH, THANH TOÁN THẺ TÍN DỤNG TẠI NHNT VIỆT NAM.

1. Vietcombank - Ngân hàng đi đầu trong kinh doanh thẻ tại Việt Nam

Ngay từ những năm đầu đổi mới hoạt động ngân hàng, các ngân hàng trong nước đã tiếp cận với các nghiệp vụ về thẻ tín dụng quốc tế. Việc tiếp nhận công nghệ mới và hiện đại này phù hợp với chủ trương đổi mới hoạt động của ngành và phù hợp với xu hướng của thế giới.

Là ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ đối ngoại ngay từ những ngày đầu thành lập, NHNT Việt Nam luôn đi đầu trong việc áp dụng công nghệ mới và rất chú trọng phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong đó có các nghiệp vụ về thẻ tín dụng. NHNT Việt Nam là ngân hàng đầu tiên tiến hành nghiệp vụ thanh toán thẻ tín dụng quốc tế - đưa hình thức thanh toán thẻ vào thị trường nước ta.

Năm 1990, lần đầu tiên tại Việt Nam, NHNT Việt Nam đã tham gia làm đại lý thanh toán thẻ tín dụng quốc tế và thu được những kết quả to lớn. Năm

10 Báo cáo Thường niên NHNT 2001

Nguyễn Thị Thu Phương – A2CN9 Đại học Ngoại thương Hà nội

34

Page 35: The tin dung tai Viecombank

Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam từ 2000 đến nay

1993, NHNT Việt Nam phát hành thẻ ngân hàng đầu tiên (chip card) và đến năm 1995 phát hành thẻ ATM - thẻ ghi nợ.

Với những thành quả đạt được và uy tín ngày càng tăng, từ năm 1996, NHNT Việt Nam đã được các tổ chức thẻ quốc tế là VISA và MASTER CARD kết nạp là thành viên chính thức, trực tiếp tham gia phát hành thẻ tín dụng quốc tế. NHNT Việt Nam cũng được tổ chức thẻ AMEX và JCB cho phép độc quyền thanh toán các loại thẻ cho 2 tổ chức này ở Việt Nam. Đến nay, NHNT Việt Nam vừa là ngân hàng phát hành, vừa là ngân hàng thanh toán. Các loại thẻ do NHNT phát hành là MasterCard và Visa, các loại thẻ NHNT trực tiếp thanh toán là MasterCard, Visa, JCB, AMEX. Tháng 3/2003, NHNT vừa chính thức khai trương thêm dịch vụ mới của mình – phát hành thẻ AMERICAN EXPRESS VCB và trở thành nhà phát hành thẻ và thanh toán thẻ chính thức của American Express tại Việt nam.

Với những thành tích, uy tín hoạt động kinh doanh thẻ trên thị trường quốc tế và nội địa cùng với sự năng động của một NH tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh thẻ, NHNT Việt Nam có nhiều thuận lợi nhưng cũng đứng trước không ít khó khăn.

1.1. Thuận lợi

Thứ nhất, thuận lợi lớn nhất mà NHNT có được đó là nhờ uy tín trong kinh doanh và trong cạnh tranh mà NHNT đã tạo được sau gần 40 năm hoạt động. Với những thành tích, kinh nghiệm cùng với tiềm lực dồi dào về công nghệ, vốn và mạng lưới thanh toán rộng khắp trong và ngoài nước là một lợi thế lớn cho hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tín dụng của NHNT. Uy tín và kinh nghiệm của NHNT sẽ là một chỗ dựa đáng tin cậy cho các khách hàng cũng như các tổ chức thẻ quốc tế trong việc trao đổi, thiết lập mối quan hệ.

Hiện nay, NHNT Việt Nam luôn chú trọng đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại mà trang bị cho phát hành và thanh toán thẻ được ưu tiên hàng đầu. NHNT Việt Nam cũng là NHTM đầu tiên ở Việt Nam đưa vào hệ thống ngân hàng bán lẻ phục vụ thanh toán giao dịch nói chung và thanh toán thẻ nói riêng.

Ngoài ra bằng mối quan hệ của mình, NHNT Việt Nam có thể rút ra được những kinh nghiệm quý báu từ kinh doanh thẻ trên thế giới - nơi thẻ đã có một quá trình phát triển lâu dài.

Thứ hai: Thuận lợi về yếu tố con người: hơn 3000 cán bộ nhân viên với xấp xỉ 20% có học vị tiến sĩ và 70% đại học và trên đại học, năng động, nhiệt tình, vững về nghiệp vụ và đúng đắn về đạo đức, phẩm chất trong công việc là một lợi thế, một tài sản quý của NHNT. Sự sáng tạo, khiêm tốn học hỏi tham gia mọi lĩnh vực kinh doanh dù là mới mẻ cùng với sự tận tình, chu đáo với khách hàng, tận tuỵ với công việc sẽ đem đến sự thành công cho bất cứ công việc nào.

Nguyễn Thị Thu Phương – A2CN9 Đại học Ngoại thương Hà nội

35

Page 36: The tin dung tai Viecombank

Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam từ 2000 đến nay

Thêm vào đó, NHNT thường xuyên đầu tư, tổ chức các khóa học đào tạo, các buổi tọa đàm hướng dẫn cho cán bộ cũng như khách hàng nhằm nâng cao nghiệp vụ cũng như kỹ năng trong giao dịch thẻ.

Thứ ba, về môi trường kinh doanh và cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh thẻ. Đây là lĩnh vực hoạt động mà NHNT là một trong những ngân hàng đầu tiên tham gia. Với một số lượng tương đối ít các NH tham gia kinh doanh thẻ trong một thị trường 80 triệu dân, kinh doanh thẻ tín dụng hứa hẹn nhiều kết quả khả quan. Hơn nữa, kinh nghiệm của một ngân hàng tiên phong và việc NHNT được hai tổ chức thẻ AMEX và JCB trao độc quyền làm đại lý thanh toán hai loại thẻ này tại Việt Nam sẽ tạo cơ hội cho NHNT thu hút thêm nhiều khách hàng và tăng doanh số thẻ.

Mặt khác, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi, quan tâm ủng hộ và từng bước hoàn thiện một hành lang pháp lý cho hoạt động phát hành và thanh toán thẻ thể hiện qua quyết định số 371/1999/QĐ - NHNN1. Điều này giúp cho NHNT Việt Nam có sự đảm bảo pháp lý cho hoạt động kinh doanh của minh.

* Nói chung, NHNT Việt Nam tham gia vào hoạt động kinh doanh thẻ ngay từ đầu đã gặp nhiều điều kiện thuận lợi cả về con người, trang bị kỹ thuật cũng như môi trường kinh doanh. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình đổi mới, thẻ tín dụng mới chỉ là một ý niệm trong dân chúng và chưa phổ biến thì NHNT cũng gặp không ít khó khăn.

1.2. Khó khăn.

Thứ nhất, phải kể đến khó khăn trong cạnh tranh của NHNT. Dù là một ngân hàng lớn ở Việt Nam nhưng so với trên thị trường quốc tế thì NHNT vẫn chưa đủ sức cạnh tranh về mọi mặt. Về kinh nghiệm chuyên môn, NHNT đang từng bước hoàn thiện quy trình nghiệp vụ vể thẻ. Trong khi đó, các ngân hàng nước ngoài đã có vài chục năm kinh doanh trên lĩnh vực này. Hơn nữa, các ngân hàng nước ngoài có ưu thế về tài chính, công nghệ, máy móc thiết bị về thẻ lại sẵn sàng đầu tư mạnh để chiếm lĩnh thị trường. Còn NHNT, việc đầu tư quá lớn cho việc mua sắm trang thiết bị phục vụ cho ngành công nghiệp thẻ sẽ có thể ảnh hưởng đến các hoạt động khác của ngân hàng. Vì lý do này nên nhiều khách hàng có khuynh hướng tin cậy các ngân hàng nước ngoài hơn, và do đó đã gây không ít khó khăn cho NHNT trong ngành dịch vụ này.

Thứ hai, đó là sự nhận thức và hiểu biết của đông đảo người Việt Nam về thẻ và các tiện ích của thẻ chưa cao. Trong dân cư vẫn tồn tại phổ biến thói quen sử dụng tiền mặt, hệ thống tài khoản cá nhân kém phát triển. Người dân còn xa lạ với việc giao dịch với ngân hàng và dịch vụ mà NH cung cấp.

Thêm nữa, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới (>500USD/người/năm). Đa phần người dân quan niệm thẻ là sản phẩm công nghệ cao, dành cho khách hàng có thu

Nguyễn Thị Thu Phương – A2CN9 Đại học Ngoại thương Hà nội

36

Page 37: The tin dung tai Viecombank

Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam từ 2000 đến nay

nhập cao. Điều này gây ra không ít khó khăn cho các NHTM Việt Nam nói chung và NHNT Việt Nam nói riêng khi phát triển dịch vụ thẻ.

Thứ ba, phát triển dịch vụ thẻ, NHNT phải chấp nhận những khó khăn và rủi ro do hành lang pháp lý cho hoạt động phát hành và thanh toán thẻ chưa hoàn thiện. Mặc dầu thẻ đã có mặt trên thị trường Việt Nam từ những năm 90 nhưng tới mãi đến tận 19/10/1999 Thống đốc NHNN Việt Nam mới ban hành quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng thẻ tín dụng và chỉ là tạm thời, còn các quy định liên quan đến hạn mức tín dụng, lãi suất tín dụng, các mức phí áp dụng cho thẻ tín dụng chưa đầy đủ, thống nhất. Trong bộ luật hình sự chưa có quy định tội danh và khung hình phạt cho những vi phạm trong lĩnh vực thanh toán thẻ tín dụng quốc tế. Đây là thiệt thòi và khó khăn cho NHNT trong hoạt động kinh doanh đặc biệt khi có tranh chấp, khởi kiện hay phòng chống tội phạm lừa đảo về thẻ.

Đứng trước những thuận lợi và khó khăn trên đây, NHNT Việt Nam đã hoạt động trong lĩnh vực phát hành thẻ ra sao và đạt được những kết quả như thế nào. Điều này sẽ được làm rõ trong phần tiếp sau đây.

2. Thực trạng hoạt động phát hành thẻ tín dụng tại NHNT

Mọi hoạt động liên quan đến phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ tại NHNT đều phải tuân thủ theo quyết định số 72 QĐ/NHNT/QLT của Tổng Giám đốc NHNT VN ban hành ngày 21/08/2001. Kèm theo quyết định này là “Hướng dẫn quy trình nghiệp vụ phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ”

2.1. Các loại thẻ tín dụng do NHNT phát hành:

Thẻ tín dụng do NHNT Việt Nam phát hành gồm có 2 loại

* Thẻ cá nhân: Được phát hành cho các cá nhân có nhu cầu và đáp ứng đầy đủ điều kiện phát hành thẻ. Chủ thẻ chịu trách nhiệm thanh toán các chi tiêu về thẻ bằng nguồn tiền của bản thân minh. Thẻ cá nhân có hai loại là thẻ chính và thẻ phụ. Trong đó,

- Thẻ chính: Do cá nhân đứng tên xin phát hành cho chính mình sử dụng và cá nhân đó là chủ thẻ chính.

- Thẻ phụ: Chủ thẻ chính có thể đứng tên xin phát hành thẻ phụ cho người khác (chủ thẻ phụ) sử dụng và chịu trách nhiệm đối với các chi tiêu của chủ thẻ phụ.

* Thẻ công ty: Được phát hành cho các cá nhân thuộc một tổ chức, công ty đứng tên xin phát hành thẻ và uỷ quyền cho cá nhân đó sử dụng thẻ. Tổ chức, công ty xin phát hành chịu trách nhiệm thanh toán cho các khoản chi tiêu thẻ bằng nguồn tiền của tổ chức, công ty đó đồng thời phải nêu rõ việc uỷ quyền sử dụng trong đơn xin phát hành thẻ.

Nguyễn Thị Thu Phương – A2CN9 Đại học Ngoại thương Hà nội

37

Page 38: The tin dung tai Viecombank

Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam từ 2000 đến nay

Trong 2 loại thẻ trên, tùy theo hạn mức tín dụng bằng VND mà NHNT cấp cho chủ thẻ sử dụng trong một chu kỳ tín dụng có thể chia thành 2 hạng thẻ khác nhau .

- Thẻ vàng: Có hạn mức tín dụng cao, tối đa 120.000.000VND và tối thiểu 60.000.000VND.

- Thẻ chuẩn: Có hạn mức tín dụng thấp hơn mức tối thiểu của thẻ vàng, từ 30.000.000 - 45.000.000 VND11.

Hạn mức tín dụng có thể thay đổi theo quy định của Tổng Giám đốc NHNT Việt Nam.

2.2. Các quy định liên quan đến phát hành thẻ của NHNT:

- Đối tượng và điều kiện phát hành thẻ tín dụng:

+ Cá nhân được tổ chức, công ty uỷ quyền

+ Cá nhân có uy tín

+ Cá nhân có thế chấp, cầm cố, ký quỹ

+ Cá nhân là cán bộ NHNT

+ Các đối tượng được bảo lãnh

Trong số này, NHNT cũng chia ra làm các loại khách hàng

+ Khách hàng loại đặc biệt (VIP): quan chức Chính phủ, khách hàng nằm trong danh sách khách hàng đặc biệt của NHNT Việt Nam.

+ Loại khách hàng công ty có quan hệ lâu dài với NHNT Việt Nam hoặc có ký quỹ, thế chấp hoặc cầm cố.

+ Loại khác

- Hạn mức:

+ Hạn mức tín dụng chung: Tương ứng với từng loại hạng thẻ nêu trên. Đây là mức dư nợ tín dụng tối đa trong một chu kỳ tín dụng.

+ Hạn mức ứng tiền mặt: Mỗi chủ thể được phép sử dụng thẻ để rút tiền mặt trong phạm vi hạn mức tiền mặt nhất định. Đó là tổng số tiền mặt tối đa chủ thể được phép sử dụng thẻ để rút tiền mặt trong một kỳ tín dụng. Hạn mức tiền mặt được quy định tối đa là 1/2 hạn mức tín dụng chung.

+ Hạn mức chi tiêu hàng hoá, dịch vụ: Là phần còn lại của hạn mức tín dụng được cấp sau khi trừ đi tổng trị giá giao dịch ứng tiền mặt sử dụng trong kỳ. Hạn mức tiền mặt không sử dụng sẽ tự động chuyển sang hạn mức chi tiêu hàng hoá, dịch vụ.

11 Nguồn: Phòng Phân tích và Tổng hợp – NHNTVN, 6/2002

Nguyễn Thị Thu Phương – A2CN9 Đại học Ngoại thương Hà nội

38

Page 39: The tin dung tai Viecombank

Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam từ 2000 đến nay

+ Hạn mức quản lý sử dụng thẻ: Căn cứ vào từng khách hàng hoặc hạng thẻ NHNT Việt Nam, sẽ ấn định loại hạn mức chi tiêu hàng hoá, dịch vụ và ứng tiền mặt mà mỗi chủ thể được sử dụng trong một ngày hoặc một số ngày nhất định . Cụ thể:

Đối với khách hàng loại I

Loại

Thẻ

Giao dịch tiền mặt Giao dịch hàng hóa dịch vụ

Lần/ngày Tổng số tiền Lần/ngày Tổng số tiền

Thẻ vàng

Thẻ chuẩn

5

5

10.000.000

5.000.000

10

10

30.000.000

20.000.000

Khách hàng khác

Loại Giao dịch tiền mặt Giao dịch hàng hóa dịch vụ

Thẻ Lần/ngày Tổng số tiền Lần/ngày Tổng số tiền

Thẻ vàng

Thẻ chuẩn

5

5

7.000.000

5.000.000

10

10

20.000.000

12.000.000

Nguồn:Phòng Quản lý thẻ NHNTVN

- Nguyên tắc cho vay đối với chủ thẻ tín dụng: Khoản tín dụng thẻ đã sử dụng cùng với lãi và phí phát sinh phải được hoàn trả theo nguyên tắc:

+ Tín dụng thẻ, là loại tín dụng tuần hoàn. Số tiền vay thực tế được xác định bằng số dư nợ cuối kỳ. Sau khi đã trả toàn bộ dư nợ cuối kỳ, hạn mức tín dụng sẽ tự động lặp lại như cũ.

+ Dư nợ cuối mỗi kỳ sao kê phải được trả ít nhất bằng mức dư nợ tối thiểu, chậm nhất vào ngày đến hạn thanh toán kỳ sao kê đó.

+ Mức trả nợ tối thiểu = 20% số dư nợ cuối kỳ sao kê + mức trả nợ tối thiểu của kỳ sao kê trước chưa trả + số tiền sử dụng vượt hạn mức tín dụng trong kỳ ( nếu có)..

- Lãi cho vay: Tín dụng thẻ áp dụng mức lãi suất cho vay NHNT thông báo theo từng thời kỳ. Để khuyến khích việc sử dụng, thanh toán thẻ và hoàn trả nợ, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ưu tiên miễn lãi đối với những khách hàng thanh toán toàn bộ dư nợ cuối kỳ chậm nhất vào ngày đến hạn thanh toán.

Quy định này cụ thể với các loại giao dịch như sau:

Nguyễn Thị Thu Phương – A2CN9 Đại học Ngoại thương Hà nội

39

Page 40: The tin dung tai Viecombank

Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam từ 2000 đến nay

+ Giao dịch thanh toán hàng hoá, dịch vụ: Khi đến hạn thanh toán, nếu như thẻ trả toàn bộ số dư nợ cuối kỳ thì Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam sẽ ưu đãi miễn lãi trong kỳ cho chủ thẻ.

Nếu chủ thẻ chỉ trả một phần số dư nợ cuối kỳ, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam sẽ không tiếp tục tính lãi đối với số dư nợ đã thanh toán và tính lãi đối với số dư còn lại kể từ ngày trả nợ. Lãi được tính trên cơ sở số dư cuối kỳ ngày cập nhật vào hệ thống quản lý thẻ và được thể hiện trên sao kê ngay kỳ tiếp theo.

+ Giao dịch ứng tiền mặt: Khi thực hiện giao dịch rút tiền mặt, chủ thẻ phải chịu phí rút tiền mặt và lãi ngay từ ngày giao dịch được cập nhật vào hệ thống quản lý thẻ tính đến ngày sao kê. Khoản lãi này dược thể hiện ngay trong kỳ sao kê đó. Nếu chủ thẻ trả toàn bộ số dư nợ cuối kỳ đúng hạn, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam sẽ miễn lãi từ ngày sao kê đến ngày chủ thẻ trả nợ. Nếu chủ thẻ không trả hoặc chỉ trả một phần dư nợ, Ngân hàng Ngoại thương sẽ tiếp tục tính lãi đối với các giao dịch rút tiền mặt chưa được thanh toán kể từ ngày sao kê và khoản lãi này sẽ được thể hiện trên sao kê kỳ tiếp theo.

+ Giao dịch tra soát: Lãi và phí phạt đối với các giao dịch tra soát của chủ thẻ chưa thanh toán cũng được tính theo nguyên tắc trên. Ngân hàng Ngoại thương sẽ hoàn lại lãi và phí phạt đối với những giao dịch có khiếu nại, tra soát đúng.

Thứ tự ưu tiên thanh toán nợ: Phí thường niên - lãi - phí rút tiền mặt - phí khác - giao dịch rút tiền mặt - giao dịch thanh toán hàng hoá, dịch vụ theo thứ tự ngày giao dịch cập nhật vào hệ thống.

- Các loại phí do Ngân hàng Ngoại thương quy định như sau:

* Phí thường niên:

Hạng thẻ Thẻ chính Thẻ phụ

Thẻ vàng

Thẻ chuẩn

200.000 VND

100.000 VND

100.000 VND

50.000 VND

Đối với thẻ AMEX VCB, phí thường niên của Thẻ chuẩn là 600.000 VND và của Thẻ đen (thẻ vàng) là 1.200.000 VND.

* Phí vượt hạn mức

Thời gian vượt quá hạn mức %/năm/số tiền vượt quá hạn mức

01- 05 ngày 8%

Nguyễn Thị Thu Phương – A2CN9 Đại học Ngoại thương Hà nội

40

Page 41: The tin dung tai Viecombank

Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam từ 2000 đến nay

06- 15 ngày

>15 ngày

10%

15%

* Phí chậm thanh toán : 3% số tiền chậm thanh toán

Tối thiểu 50.000VND

* Phí rút tiền mặt: 4% số tiền giao dịch

Tối thiểu 50.000VND

* Tỷ giá quy đổi: Tỷ giá trung bình mua, bán của NHNT trong

ngày thanh toán.

* Phí tăng hạn mức tạm thời : 30.000VND/lần

* Phí tra soát : 20.000 VND/lần

* Phí cấp lại thẻ và đổi thẻ : 50.000 VND/lần

* Phí đưa thẻ mất cắp, thất lạc lên danh sách thẻ cấm lưu hành 30.000 VND/lần

Nguồn: Phòng Quản lý thẻ NHNTVN

2.3 Kết quả hoạt động phát hành thẻ tín dụng 2000-2002

Tuy mới chỉ phát hành thẻ từ năm 1996, nhưng NHNT Việt Nam đã có được những kết quả đáng khích lệ trong công tác phát hành. Hai loại thẻ tín dụng mà NHNT phát hành từ đầu là VCB Visa và VCB MasterCard có số lượng phát hành ngày càng tăng. Thẻ AMEX VCB tuy chỉ mới chính thức được phát hành từ tháng 3/2003 nhưng số thẻ mới phát hành cũng đã lên đến gần 50 thẻ.

Bảng 05: Số lượng thẻ phát hành của NHNT 2000-2002

Đơn vị:chiếc

Loại thẻ

2000 2001 2002

Số thẻ Tổng số Số thẻ Tổng số Số thẻ Tổng số

Visa 1305 1305 720 2025 1143 3168

MasterCard 340 1450 650 2100 184 2284

Tổng số 1645 2755 1370 4125 1327 5452

Nguồn: Phòng quản lý thẻ – NHNT V

Nguyễn Thị Thu Phương – A2CN9 Đại học Ngoại thương Hà nội

41

Page 42: The tin dung tai Viecombank

Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam từ 2000 đến nay

Nếu như năm 1997, số lượng thẻ phát hành là 419 thẻ thì đến năm 2000 con số này là 1645 thẻ, tăng gần gấp 3 lần, nâng tổng số thẻ do NHNT phát hành lên 2755 chiếc. Năm 1998 là năm đầu tiên NHNT phát hành thẻ VISA. Cũng từ năm 1998, NHNT tập trung phát hành 2 loại thẻ tín dụng quốc tế trên. Thẻ Visa mới được đưa vào phát hành tại NHNT đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, số lượng phát hành gấp 3,8 lần so với thẻ MasterCard. Trong khi đó, số lượng thẻ MasterCard năm 1998 giảm đáng kể so với năm 1997 do những tiện tích trong sử dụng của Visa (về chi phí sử dụng, cơ sở chấp nhận thẻ), nên Visa có phần được ưa chuộng hơn. Các năm 2000, 2001, 2002 số lượng thẻ Visa phát hành vẫn tiếp tục cao hơn so với MasterCard.

Năm 2001, số lượng thẻ Visa do NHNT phát hành giảm đáng kể chỉ còn 53% so với 2000, trong khi số lượng thẻ MasterCard lại có xu hướng tăng (tăng 91% so với 2000). Nguyên nhân của sự tăng, giảm này là do thẻ Visa sau khi thu hút được người sử dụng muốn thử một loại thẻ mới thì phải nhường phần cho MasterCard. Người ta tiếp tục sử dụng MasterCard là do thói quen tiêu dùng và cũng do những nỗ lực của MasterCard trong việc mở rộng số cơ sở chấp nhận thẻ tại khu vực Châu Á.

Năm 2002, tình hình phát hành thẻ của NHNT không thay đổi nhiều. Tổng số thẻ vẫn dừng lại ở 1327 chiếc ( giảm 3% so với 2001) , không có sự đột biến về số lượng thẻ. Mọi thay đổi chỉ diễn ra giữa hai loại thẻ. Visa lại tăng lên về số lượng, gấp 6 lần so với MasterCard nâng tổng số thẻ Visa do NHNT phát hành lên tới 3168 chiếc trong vòng 3 năm trong khi 5 năm thẻ MasterCard chỉ phát hành với số lượng là 2284 chiếc.

Những con số này phần nào đã chứng tỏ ưu thế của Visa trong phát hành và thanh toán tại NHNT Việt Nam. Có được 86% thị phần thẻ phát hành tại NHNT đó là nhờ tình cạnh tranh, những tiện dụng cho khách hàng của Visa so với MasterCard. Điều này cũng không nằm ngoài xu thế của thị trường thế giới: thẻ Visa chiếm ưu thế.

Tuy vậy, để thấy rõ được thực trạng phát hành thẻ tín dụng, cũng cần xem xét doanh số sử dụng các loại thẻ qua các năm.

Bảng 06: Doanh số sử dụng thẻ do NHNTphát hành

Đơn vị: triệu VND

Loại thẻ 2000 2001 2002

Visa 17000 41.46% 36000 55.40% 39683 57.23%

MasterCard 31000 58.54% 29000 44.60% 29658 42.77%

Tổng số 48000 65000 69341 5667

Nguồn: Phòng Quản lý thẻ NHNTVN

Nguyễn Thị Thu Phương – A2CN9 Đại học Ngoại thương Hà nội

42

Page 43: The tin dung tai Viecombank

Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam từ 2000 đến nay

Nhìn vào các con số trên, có thể thấy doanh số sử dụng thẻ do NHNT phát hành tăng dần qua các năm. Năm 2000 doanh số sử dụng thẻ mới chỉ là 48.000 triệu VND thì năm 2001 là 65.000 triệu VND ( tăng 35%) và năm 2002 tiếp tục tăng lên gần 70.000 triệu ( tăng 7% so với năm 2001). Điều này chứng tỏ, thẻ tín dụng được sử dụng ngày càng rộng rãi.

Nếu xét riêng cho từng loại thẻ, có thể thấy được doanh số sử dụng thẻ MasterCard phát hành thấp hơn Visa nhưng doanh số sử dụng 2 loại này lại tương đương nhau. Tới năm 2000 tổng số thẻ Visa và MasterCard là tương đương nhau (1305 và 1450 chiếc) nhưng doanh số sử dụng thẻ Visa chỉ bằng 41,46% tổng doanh số sử dụng thẻ. Sau 5 năm phát hành, thẻ Visa đã chứng tỏ ưu thế của mình bằng doanh số tăng lên không ngừng qua các năm: 2001 là 36 tỷ VND (tăng 112% so với 1998) và 2002 là xấp xỉ 40 tỷ VND (tăng 11% so với 2001) và chiếm phần lớn doanh số sử dụng thẻ: 57% so với 43% của MasterCard vào năm 2002).

Tính đến ngày 31/12/2002, tổng hạn mức tín dụng thẻ mà NHNT cung cấp cho khách hàng lên tới 182.9c52 triệu VND, trong đó Visa chiếm 59%, MasterCard chiếm 41%. Điều này phản ánh đúng thực tế là tuy số lượng thẻ Visa nhiều hơn hẳn MasterCard (Visa chiếm 62,28% còn MasterCard chỉ chiếm 37,72%) nhưng xét về tương quan giữa các hạng thẻ thì MasterCard có phần trội hơn. Trong tổng số thẻ MasterCard (2100 chiếc) thì thẻ vàng chiếm 55%, trong khi đó với Visa, thẻ vàng chỉ chiếm 45% trên tổng số gần 3500 thẻ Visa.

Là loại thẻ được phát hành sau tại NHNT, Visa có được số lượng thẻ phát hành nhiều hơn so với MasterCard. Đó là nhờ kinh nghiệm tích luỹ được từ các loại thẻ phát hành trước và những đầu tư khuyếch trương cùng những ưu đãi trong thời gian đầu đã thu hút được một số lượng lớn hơn số lượng người sử dụng thẻ. Còn MasterCard, với 5 năm phát hành tại NHNT, nó có được một số lượng ổn định những khách hàng trung thành mà trong số đó phần lớn là những người có thu nhập cao, sử dụng thẻ vàng.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, theo xu hướng kinh tế của Việt Nam, tâm lý tiêu dùng của người Việt Nam và mạng lưới rộng rãi các cơ sở nhận thẻ Visa, số lượng phát hành Visa card chắc chắn sẽ tiếp tục tăng lên.

Kết quả hoạt động phát hành thẻ tín dụng tại Vietcombank phần nào đã được phản ánh qua số lượng thẻ tăng đều đặn mỗi năm và doanh số sử dụng thẻ của các chủ thẻ, nhưng lợi nhuận mà hoạt động phát hành thẻ mang lại cho ngân hàng lại được phản ánh trong thu nhập từ hoạt động phát hành thẻ. Do vậy, chúng ta cần xem xét những khoản thu của Vietcombank từ hoạt động phát hành bao gồm: Phí thường niên mà chủ thẻ phải trả, lãi suất cho khoản tín dụng thẻ, phí chậm trả, phí interchange phí thu rút tiền mặt và một số khoản phí khác… thể hiện trong báo cáo thu nhập của phòng quả lý thẻ Ngân hàng ngoại thương Việt Nam.

Nguyễn Thị Thu Phương – A2CN9 Đại học Ngoại thương Hà nội

43

Page 44: The tin dung tai Viecombank

Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam từ 2000 đến nay

Bảng 07: Thu nhập từ hoạt động phát hành năm 2002.

Đơn vị: 1000 VND

TT Chỉ tiêu VISAMASTERCARD

Tổng cộng

1 Phí thường niên 316.800 228.400 545.2000

2 Lãi suất 179.000 140.000 319.000

3 Phí chậm trả 135.000 110.000 245.000

4 Interchange 471.000 311.000 782.000

5Thu phí rút tiền mặt

217.000 173.000 390.000

6 Phí khác 14.000 5.400 19.400

Tổng 1.332.800 967.800 2.300.600

Nguồn: Phòng Quản lý thẻ NHNTVN

Như vậy, năm 2002, thu nhập từ hoạt động phát hành của Vietcombank là 2.300.600.000 VND trong đó thu từ Visa chiếm 57%.

Cũng trong năm 2002, trong thu từ phát hành thẻ, khoản thu từ phí interchange chiếm tỉ trọng cao nhất cả đối với Visa và MasterCard, với con số tương ứng là 36% và 35,5%. Đó là do, đối với thẻ do Vietcombank phát hành, có đến79% được sử dụng để chi tiêu ở nước ngoài, chỉ có 21% là chi tiêu trong nước và trong cùng hệ thống nên khoản thu là tương đối lớn. Tiếp đó, phải kể đến phí thường niên mà các chủ thẻ phải nộp cho NHPH. Khoản thu 200.000 VND/ thẻ đối với thẻ vàng và 100.000 VND/thẻ đối với thẻ thường mà các chủ thẻ phải nộp mỗi năm cũng tạo ra một khoản thu lớn, đặc biệt là hiện nay, có đến 43% số thẻ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam phát hành là thẻ vàng.

Thu nhập từ phát hành thẻ hầu như không thay đổi so với năm 2001, chỉ có sự tăng lên đáng kể của thu nhập do Visa đem lại (tăng 11%), hoàn toàn phù hợp với sự tăng cả về số lượng thẻ lẫn doanh số sử dụng thẻ của năm 2002 so với năm 2001. Xu hướng này tiếp tục được khẳng định trong quý I/2003

Bảng 08: Báo cáo hoạt động phát hành thẻ NHNT quý I/2003

Đơn vị: triệu VND

TT Chỉ tiêu VISAMASTERCAR

DTổng

Nguyễn Thị Thu Phương – A2CN9 Đại học Ngoại thương Hà nội

44

Page 45: The tin dung tai Viecombank

Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam từ 2000 đến nay

1 Số thẻ 362 83,8% 70 16,2% 432

2 Doanh số sử dụng thẻ

19.000 74,5% 6.500 25,5% 25.500

Nguồn: Phòng Quản lý thẻ NHNTVN

So với cùng kỳ năm 2002, cả số thẻ và doanh số chi tiêu của chủ thẻ đều tăng tương ứng là: 38% và 64%. Như vậy, chỉ riêng trong 3 tháng đầu năm 2003, doanh số sử dụng thẻ đã bằng 64% so với cả năm 2002. Kết quả này dự báo một năm đầy hứa hẹn tốt đẹp.

2.4 Rủi ro trong phát hành thẻ:

Trong những năm qua, đối với thẻ do Vietcombank phát hành, rủi ro hầu như không có kể cả rủi ro do thẻ giả hay do không thu được nợ từ chủ thẻ - vốn là những rủi ro mà các NHPH thẻ khác thường gặp phải. Theo ước tính, tỷ lệ rủi ro đối với hoạt động phát hành là không đáng kể. Có được kết quả này là nhờ sự nỗ lực không ngừng từ phía Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ngay từ khâu thẩm định để chọn ra những khách hàng có đủ uy tín, khả năng trả nợ cho tới việc cung cấp cho khách hàng những thông tin kịp thời, cần thiết nhằm tránh rủi ro khi bị mất thẻ hay lộ số PIN. Đồng thời, Vietcombank cũng thường xuyên tổ chức tốt công tác tập huấn, bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên môn và giữ mối quan hệ mật thiết với các Tổ chức thẻ quốc tế, cập nhật thông tin nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong hoạt động của mình.

Tuy vậy, cũng có một số rủi ro khách quan ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả của hoạt động phát hành. Đó là các trục trặc về máy móc kỹ thuật ví dụ như việc hỏng máy in thẻ Visa vào quý 3/1999 làm số lượng thẻ Visa giảm đáng kể, khách hàng phải chuyển sang sử dụng MasterCard hoặc dùng thẻ của đối thủ cạnh tranh hay như việc một số khách hàng không nhận được thẻ gửi qua đường bưu điện… Những rủi ro này ít khi xẩy ra và chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với những kết quả khả quan mà Vietcombank đạt được từ hoạt động phát hành. Tin rằng, với sự đầu tư công nghệ thích đáng, những rủi ro này sẽ không còn xảy ra nữa.

3. Thực trạng hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Trong kinh doanh thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, hoạt động thanh toán bao giờ cũng là hoạt động mang lại lợi nhuận chính.

Từ năm 1991, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã bắt đầu tham gia thanh toán thẻ tín dụng quốc tế với vai trò là đại lý thanh toán 3 loại thẻ là Visa, MasterCard, JCB và ngay từ năm đầu đã có doanh số thanh toán thẻ tương đối khả quan là 7,85 triệu USD. Đến năm 1994, Vietcombank tham gia thanh toán thêm thẻ AMEX và kể từ đó, chính thức thức thực hiện thanh toán cả 4 loại thẻ tín dụng quốc tế nói trên.

Nguyễn Thị Thu Phương – A2CN9 Đại học Ngoại thương Hà nội

45

Page 46: The tin dung tai Viecombank

Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam từ 2000 đến nay

Nếu như thời kỳ đầu mới đưa hình thức thanh toán thẻ vào Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam độc chiếm 100% thị phần thanh toán thẻ tín dụng thì sau 12 năm hoạt động trên lĩnh vực này, Vietcombank đang đứng trước những sự cạnh tranh rất gay gắt. Đến năm 1997, Vietcombank chỉ còn 35% thị phần thanh toán thẻ MasterCard và 55% thị phần thanh toán đối với Visa. Một thực tế là, doanh số thanh toán thẻ vẫn chủ yếu phụ thuộc vào lượng thương nhân, khách du lịch vào Việt Nam và những người nước ngoài sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam, sử dụng thẻ do các ngân hàng nước ngoài phát hành. Chính vì vậy, mạng lưới CSCNT ở Việt Nam cũng chủ yếu phục vụ đối tượng khách hàng này. Theo thống kê thì cả đối với các loại thẻ tín dụng do Vietcombank phát hành cũng chỉ có 21% sử dụng để thanh toán cho chi tiêu trong nước còn 79% chủ thẻ dùng thẻ để chi tiêu ở nước ngoài. Ở Việt Nam, việc tiếp thị để sản phẩm thẻ được chấp nhận thanh toán trên thị trường thời kỳ đầu gặp rất nhiều khó khăn. Các đơn vị chấp nhận thẻ chỉ hạn chế ở một số nhà hàng, khách sạn, cửa hàng lớn bán hàng hoá, dịch vụ cho người nước ngoài còn thì phần đông các điểm cung ứng hàng hoá dịch vụ vẫn muốn thu tiền mặt để tránh sự quản lý của nhà nước trong việc thu ngoại tệ, theo chế độ quản lý ngoại hối của nhà nước. Tuy nhiên cho tới nay, sau một thời gian dài, mạng lưới các CSCNT của Vietcombank không ngừng mở rộng về số lượng và đa dạng về loại hình các CSCNT.

Ngoài các loại hình cơ sở chấp nhận thanh toán thẻ truyền thống như khách sạn, nhà hàng, công ty du lịch… thì có thêm các đại lý bán vé máy bay, các cửa hàng bán lẻ, siêu thị tham gia vào mạng lưới chấp nhận thẻ.

Những năm 1991-1995, số CSCNT chỉ là con số hàng trăm thì cho đến hết quý I/2003 đã lên tới gần 10.000 CSCNT. Trong đó, số CSCNT chấp nhận Visa, MasterCard tương đương nhau và chiếm khoảng 28% trong tổng số CSCNT, tiếp đó đến JCB (25%) rồi đến AMEX12. Không những tăng lên về số lượng, chất lượng các CSCNT cũng tăng lên rõ rệt. Không vì khuyến khích mở rộng việc chấp nhận thanh toán thẻ mà Vietcombank coi nhẹ việc xem xét các điều kiện để có thể ký hợp đồng chấp nhận thanh toán thẻ. Yêu cầu đối với các CSCNT khi thanh toán mà Ngân hàng Ngoại thương đặt ra nhất thiết phải được tuân thủ đầy đủ. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các CSCNT trong thanh toán thẻ, những năm gần đây, Vietcombank không ngừng đầu tư công nghệ, tự động hoá quy trình chấp nhận và thanh toán thẻ bằng việc trang bị cho các CSCNT các loại máy móc tự động mà không phải trả chi phí cho việc sử dụng máy móc này.Trước năm 1996, hầu hết các CSCNT đều sử dụng máy thanh toán thẻ thủ công – máy cà tay (Imprinter) thì hiện nay 70% số giao dịch thẻ được thực hiện qua các máy thanh toán thẻ tự động EDC, CAT do Vietcombank trang bị (chiếm khoảng 55% số CSCNT).

Đồng thời, khi ký hợp đồng làm CSCNT của Vietcombank, các đơn vị cung ứng hàng hoá, dịch vụ cũng phải tuân thủ một hạn mức thanh toán do

12 Nguồn: Phòng Thanh toán thẻ NHNTVN

Nguyễn Thị Thu Phương – A2CN9 Đại học Ngoại thương Hà nội

46

Page 47: The tin dung tai Viecombank

Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam từ 2000 đến nay

Vietcombank quy định cho từng loại hình dịch vụ trên cơ sở quy định chung của hiệp hội các ngân hàng thanh toán thẻ.

Bảng 09: Hạn mức thanh toán thẻ

Đơn vị: USD

TT Loại dịch vụLoại thẻ

VISA MC JCB AMEX

1 Khách sạn 500 1000 1500 1000

2 Cửa hàng 150 200 300 200

3 Hàng không 500 1000 2000 1000

4 Nhà hàng 150 300 300 300

5 Du lịch 500 1000 1500 1000

6 Thuê xe 250 500 300 500

7 Loại hình khác 150 200 300 200

8 Mua hàng qua thư - - - 0

Nguồn: Phòng thanh toán thẻ – NHNTVN

Đối với các giao dịch dưới hạn mức trên, các CSCNT chỉ cần kiểm tra danh sách thẻ cấm lưu hành (Bulletin) rồi thanh toán ngay nhưng nếu trị giá thanh toán lớn hơn hạn mức thanh toán thì CSCNT phải liên hệ với NHNT Việt Nam để xin cấp phép. Tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, bộ phận cấp phép đặt tại phòng quản lý thẻ, làm việc 24/24 giờ. Đây là một cố gắng không nhỏ của NHNT nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn, đáp ứng yêu cầu của khách hàng cả về sử dụng và thanh toán thẻ tại Việt Nam và trên toàn cầu. Không những vậy, đây còn là bộ phận quan trọng để kiểm tra, phát hiện những chi tiêu bất thường của chủ thẻ, những thẻ và những giao dịch thẻ giả mạo nhằm hạn chế rủi ro cho cả ngân hàng phát hành và thanh toán thẻ, khách hàng và CSCNT. Cũng nhờ có bộ phận cấp phép mà những chủ thẻ khi có nhu cầu thanh toán, chi trả phát sinh bất thường, quá hạn mức tín dụng và hạn mức thanh toán được phục vụ một cách chu đáo.

Hiệu quả của hoạt động thanh toán thẻ thường được đánh giá trước hết qua doanh số thanh toán thẻ. Doanh số thanh toán càng cao thì lợi nhuận từ hoạt động thanh toán càng lớn. Vì vậy, trước hết, ta sẽ xem xét doanh số thanh toán thẻ tại NHNT Việt Nam từ 2000-2002.

Nguyễn Thị Thu Phương – A2CN9 Đại học Ngoại thương Hà nội

47

Page 48: The tin dung tai Viecombank

Thùc tr¹ng ph¸t hµnh vµ thanh to¸n thÎ tÝn dông t¹i Ng©n hµng Ngo¹i th-¬ng ViÖt nam tõ 2000 ®Õn nay

Bảng 10: Doanh số thanh toán thẻ tại NHNT 2000-2002.

Đơn vị: Triệu USD

Loại thẻ 2000 2001 2002

VISA 33,5 34 37,2

MASTERCARD 16,2 15 15,7

AMEX 29,5 24,5 17

JCB 1,7 1,1 1,5

Tổng 80,9 74,6 71,4

Nguồn: Phòng Quản lý thẻ NHNTVN

Sau một thời gian đưa hình thức thanh toán thẻ vào áp dụng ở Việt Nam, việc sử dụng thẻ thanh toán trên thị trường Việt Nam trở nên phổ biến hơn, các cơ sở cung ứng hàng hoá, dịch vụ đã thấy được sự tiện lợi khi thanh toán bằng thẻ và chấp nhận thẻ rộng rãi hơn. Mạng lưới CSCNT mở rộng cùng với hoạt động marketing thẻ có hiệu quả của Vietcombank đã làm cho việc thanh toán thẻ tại các CSCNT của Vietcombank trở nên thuận lợi hơn rất nhiều.

Doanh số thanh toán Visa tiếp tục tăng lên qua 3 năm 2000-2002 trong đó năm 2001 tăng 1,5% so với năm 2000 còn năm 2002 tăng 9,4%. Trong bối cảnh chung, ngành du lịch, dịch vụ ở Việt nam gặp khó khăn, Visa vẫn giữ được sự tăng trưởng đều đặn. Điều đó cho thấy khả năng phát triển, mở rộng hơn nữa của Visa trong tương lai.

MasterCard, sau khi sụt giảm 7,4% doanh số thanh toán vào năm 2001, lại đang trên đà tăng trưởng, năm 2002 tăng 4,7%. Với sự tăng lên của số cơ sở chấp nhận thanh toán MasterCard, chắc chắn doanh số thanh toán MasterCard sẽ tăng lên vào năm tới.

Trước năm 1998, Vietcombank là đại lý độc quyền thanh toán AMEX và JCB tại Việt Nam vì vậy doanh số thanh toán hai loại thẻ này tương đối cao, nhất là AMEX, có doanh số thanh toán cao tương đương với Visa. Nhưng gần đây, thị phần thanh toán hai loại thẻ này của Vietcombank đã bị chia sẻ do Amex và JCB ký hợp đồng thanh toán thẻ với một số ngân hàng khác ở Việt Nam, vì vậy doanh số thanh toán hai loại thẻ này bị giảm dần, đặc biệt là AMEX, giảm 30,6% vào năm 2002 so với năm 2001.

Thực trạng trên có ảnh hưởng không nhỏ đến doanh số thanh toán thẻ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Năm 2000, doanh số thanh toán thẻ là 80,9 triệu USD, chiếm gần 50% doanh số thanh toán thẻ của cả nước nhưng đến năm 2001, Doanh số thanh toán của Vietcombank chỉ còn chiếm 37,7% thị phần

NguyÔn ThÞ Thu Ph¬ng – A2CN9 §¹i häc Ngo¹i th¬ng Hµ néi

48

Page 49: The tin dung tai Viecombank

Thùc tr¹ng ph¸t hµnh vµ thanh to¸n thÎ tÝn dông t¹i Ng©n hµng Ngo¹i th-¬ng ViÖt nam tõ 2000 ®Õn nay

thanh toán thẻ. Như vậy, so với năm 2000, năm 2001 có sự sụt giảm 7,8% doanh số thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Năm 2002 dù hầu hết doanh số thanh toán đối với các loại thẻ trên đều tăng do chất lượng phục vụ được cải thiện, lượng khách du lịch vào Việt Nam tăng nhưng tổng doanh số thanh toán thẻ lại không tăng. Đó là do sự giảm doanh số thanh toán thẻ AMEX, khi AMEX ký thêm hợp đồng thanh toán thẻ với UOB, làm giảm thị phần thanh toán của Vietcombank. Đến năm 2002, Vietcombank chỉ còn chiếm 30% thị phần thanh toán cho dù ở Việt Nam hiện nay, Vietcombank vẫn là ngân hàng mạnh nhất trong thanh toán thẻ. Doanh số thanh toán thẻ của Vietcombank, có đến 70% là thanh toán cho hàng hoá, dịch vụ, chỉ có 30% là thanh toán rút tiền mặt. Do đó, trong tương lai, hướng phát triển vẫn là nhằm tăng số CSCNT, tăng số lượng và trị giá giao dịch thẻ.

Năm 2003, doanh số thanh toán thẻ có nhiều dấu hiệu tăng lên. Ta có thể thấy điều đó qua bảng sau:

Bảng 11: Doanh số thanh toán thẻ qua NHNT quý I/2003

Đơn vị: Triệu USD

Loại thẻ 2002 Quý I/2003

VISA 37,20 11,40

MASTERCARD 15,40 3,65

AMEX 17,10 1,70

JCB 1,70 3,90

Tổng 71,40 20,65

Nguồn: Phòng Quản lý thẻ NHNTVN

Chỉ trong quý I/2003, doanh số thanh toán thẻ đã đạt bằng 30% doanh số của cả năm 2002, trong đó thanh toán thẻ JCB tăng lên rõ rệt, còn doanh số thanh toán AMEX tiếp tục giảm.

Nguồn thu chủ yếu của Vietcombank từ hoạt động thanh toán là khoản phí mà các CSCNT hoặc các điểm ứng tiền mặt trả cho ngân hàng thanh toán tính trên tỷ lệ % giá trị giao dịch. Khoản phí này NHTT sẽ nhận được từ NHPH sau khi trừ đi giá trị giao dịch mà NHTT ứng trước cho CSCNT, điểm ứng tiền mặt. Là một NHTT, ngân hàng Ngoại thương Việt Nam có nguồn thu rất lớn từ khoản phí này. Tỷ lệ phí quy định cho từng loại thẻ khác nhau, tuỳ thuộc vào NHTT. Trước khi Hiệp hội các ngân hàng thanh toán thẻ ra đời, một số ngân hàng nước ngoài thường cố tình hạ thấp phí nhằm tăng tính cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường, gây ra nhiều khó khăn cho các ngân hàng trong nước. Sau khi ra đời, để giải quyết vấn đề trên, Hiệp hội các ngân hàng thanh toán thẻ quy định

NguyÔn ThÞ Thu Ph¬ng – A2CN9 §¹i häc Ngo¹i th¬ng Hµ néi

49

Page 50: The tin dung tai Viecombank

Thùc tr¹ng ph¸t hµnh vµ thanh to¸n thÎ tÝn dông t¹i Ng©n hµng Ngo¹i th-¬ng ViÖt nam tõ 2000 ®Õn nay

giới hạn cho tỷ lệ phí này, buộc các ngân hàng tham gia thanh toán thẻ phải tuân theo. Theo quy định của Vietcombank, tỷ lệ phí dao động trong khoảng 2,5-3%/1 giao dịch, riêng AMEX quy định mức phí cao nhất là 3,6%/1 giao dịch. Nhưng để được làm đại lý thanh toán (Aquiring), Vietcombank cũng phải nộp một số khoản phí nhất định cho các Tổ chức thẻ quốc tế hoặc tổ chức phát hành thẻ: Phí thành viên, phí Interchange… Nguồn thu phí của Vietcombank biến động thường xuyên, tuỳ thuộc vào doanh số thanh toán thẻ và vào chính sách phát triển của ngân hàng trong từng thời kỳ.

Bảng 12: Thu nhập từ hoạt động thanh toán

Đơn vị: USD

TT Loại phí VISA MASTERCARD AMEX JCB

1 Thu phí từ CSCNT 727.000 295.000 110.750 11.000

2Thu phí ứng tiền mặt

317.000 156.000 - -

3Phí Interchange phải trả (-)

266.000 165.600 - -

4 Phí thành viên (-) 15.000 4.000 - -

5 Phí khác (-) 58.000 94.000 - -

6 Tổng cộng 705.000 187.400 110.750 11.000

*Nguồn: Phòng Quản lý thẻ NHNTVN

Năm 2002, tổng thu nhập từ hoạt động thanh toán thẻ của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam là 1.014.150 USD. Đây là một kết quả rất khả quan mà NHNT đã đạt được.

Rủi ro trong thanh toán thẻ:

Tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, cũng như hoạt động phát hành thẻ, rủi ro trong thanh toán thẻ hầu như không xẩy ra. Tỷ lệ rủi ro chỉ vào khoảng 0,05%. Một số rủi ro không thể tránh khỏi đã xẩy ra, gây thiệt hại cho Vietcombank. Ví dụ, một cơ sở bán tranh mỹ nghệ thực hiện không đúng quy trình dẫn đến thiệt hại hay một CSCNT vi phạm hợp đồng gây ra thiệt hại 1000USD, phải đưa ra tranh chấp trước pháp luật. Nhưng nhìn chung, những rủi ro này không đáng kể. Hầu hết các thiệt hại đều được Vietcombank kịp thời khắc phục, đòi lại cho ngân hàng.

Ngoài ra, bộ phận quản lý rủi ro của Vietcombank cũng thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các Tổ chức thẻ quốc tế, với các ngân hàng thành viên trong và ngoài nước, với Tổ chức Interpol Việt Nam và một số cơ quan chức

NguyÔn ThÞ Thu Ph¬ng – A2CN9 §¹i häc Ngo¹i th¬ng Hµ néi

50

Page 51: The tin dung tai Viecombank

Thùc tr¹ng ph¸t hµnh vµ thanh to¸n thÎ tÝn dông t¹i Ng©n hµng Ngo¹i th-¬ng ViÖt nam tõ 2000 ®Õn nay

năng trong điều tra và giải quyết một số vụ việc liên quan đến thẻ giả và giao dịch thẻ giả mạo, bảo vệ quyền lợi cho ngân hàng và khách hàng, ngăn chặn các hành vi vi phạm hợp đồng sử dụng và chấp nhận thanh toán thẻ của khách hàng…

Hoạt động tra soát và giải quyết tranh chấp:

Hoạt động này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong dịch vụ khách hàng của các ngân hàng thương mại. Nếu không thực hiện đúng, giải quyết thoả đáng thì sẽ ảnh hưởng đến quan hệ của ngân hàng và khách hàng đồng thời nếu không cẩn thận, nắm chắc luật thì có thể gây tổn thất về thời gian và chi phí cho ngân hàng. Dù hoạt động tra soát và bồi hoàn chỉ chiếm 1% giao dịch thanh toán thẻ nhưng lại gây tốn kém thời gian, công sức cho các bên liên quan. Hoạt động này thường phát sinh từ phía khách hàng hoặc CSCNT nhưng ngân hàng Ngoại thương Việt Nam phải đứng ra làm trung gian giải quyết với ngân hàng phát hành hoặc Tổ chức thẻ quốc tế.

Có khiếu nại phát sinh do chủ thẻ chưa quen với việc lưu giữ hoá đơn giao dịch, chưa quen với việc sử dụng và bảo quản thẻ. Vì vậy, khi có khiếu nại, tranh chấp, cần xuất trình hoá đơn thì lại không có. Có khiếu nại liên quan đến việc CSCNT không có kiến thức về tập quán thương mại quốc tế, vận chuyển và giao nhận hàng hóa, quản lý nhân viên chưa chặt chẽ để họ lợi dụng. Thêm vào đó, hệ thống xử lý giao dịch thẻ hoạt động không ổn định, nhiều giao diện phụ trong hệ thống làm phát sinh các trường hợp xuất trình chậm, giao dịch tra soát và đòi bồi hoàn không được xử lý kịp thời… gây khó khăn cho ngân hàng.

Ở Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam bộ phận tra soát và đòi bồi hoàn đã được thành lập và hoạt động có hiệu quả, do các nhân viên có trình độ chuyên môn vững vàng, giỏi ngoại ngữ đảm nhận. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cũng thường xuyên tổ chức đào tạo, tập huấn, trang bị kiến thức tổng hợp và kinh nghiệm cho nhân viên trong việc giải quyết các tra soát và tranh chấp thẻ. Chính vì vậy, bộ phận này hoạt động ngày càng có hiệu quả, góp phần vào việc bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và củng cố mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng.

4. Đánh giá kết quả hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Vietcombank

Trên đây, chúng ta thấy được thực trạng hoạt động phát hành và thanh toán thẻ cũng như một số vấn đề có liên quan tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Nhưng những mặt hoạt động này có ảnh hưởng như thế nào tới kết quả kinh doanh chung của Vietcombank?

4.1 Những kết quả đạt được:

NguyÔn ThÞ Thu Ph¬ng – A2CN9 §¹i häc Ngo¹i th¬ng Hµ néi

51

Page 52: The tin dung tai Viecombank

Thùc tr¹ng ph¸t hµnh vµ thanh to¸n thÎ tÝn dông t¹i Ng©n hµng Ngo¹i th-¬ng ViÖt nam tõ 2000 ®Õn nay

* Lợi nhuận từ kinh doanh thẻ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam:

Là một đơn vị kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu mà Vietcombank quan tâm đầu tiên đó là lợi nhuận mà hoạt động phát hành, thanh toán thẻ đem lại góp phần vào lợi nhuận ròng của ngân hàng.

Bảng 13: Lợi nhuận kinh doanh thẻ của NHNT 2000-2002

Chỉ tiêu 2000 2001 2002

Lợi nhuận (USD) 1.100.000 974.000 910.000

Lợi nhuận (tỷ VND)

15,8 14,03 13,1

%so với tổng lợi nhuận

8,5% 7,5% 6,2%

. *Nguồn: Phòng Quản lý thẻ NHNTVN

Năm 1999, lợi nhuận kinh doanh thẻ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chỉ đạt 884.000 USD. Năm 2000, do phát hành thẻ Visa tại Vietcombank làm cho lợi nhuận kinh doanh thẻ của Vietcombank tăng lên rõ rệt. So với năm 1999, năm 2000 lợi nhuận từ kinh doanh thẻ tăng thêm 25%, chiếm 8,5% lợi nhuận ngân hàng. Năm 2001, do một số trục trặc về kỹ thuật (máy in thẻ) cộng với áp lực cạnh tranh gay gắt làm cho lợi nhuận giảm đáng kể (giảm 11,5%). Năm 2002, lợi nhuận giảm 6,5% so với năm 2001, chỉ còn 910.000 USD, chiếm 6,2% tổng lợi nhuận kinh doanh của toàn Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Nguyên do là trong năm 2002 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam có chủ trương giảm mức phí đối với các CSCNT nhằm thu hút thêm khách hàng và mở rộng mạng lưới CSCNT của Vietcombank nên đã chấp nhận một sự giảm sút nhất định về lợi nhuận để đạt được mục tiêu chiến lược của mình. Thực tế đã chứng tỏ sự đúng đắn của chính sách này: năm 2003, số CSCNT của Vietcombank tiếp tục tăng lên – Vietcombank vẫn giữ vững vị trí một ngân hàng đi đầu trong hoạt động kinh doanh thẻ, đặc biệt trong thanh toán thẻ tại Việt Nam.

* Nguyên nhân của những kết quả đạt được:

Kinh doanh thẻ, ngân hàng Ngoại thương Việt Nam không chỉ nhằm vào lợi nhuận mà còn nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng, đa dạng hoá dịch vụ

NguyÔn ThÞ Thu Ph¬ng – A2CN9 §¹i häc Ngo¹i th¬ng Hµ néi

52

Page 53: The tin dung tai Viecombank

Thùc tr¹ng ph¸t hµnh vµ thanh to¸n thÎ tÝn dông t¹i Ng©n hµng Ngo¹i th-¬ng ViÖt nam tõ 2000 ®Õn nay

ngân hàng bằng việc cung cấp cho khách hàng những tiện ích tốt nhất. Không ngừng mở rộng và nâng cao chất lượng phát hành và thanh toán thẻ chính là một trong những hoạt động trong chiến lược phát triển của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

Đối với kinh doanh thẻ, dù hoạt động trong một môi trường cạnh tranh gay gắt nhưng Vietcombank vẫn giữ được mức lợi nhuận ổn định, hoạt động có hiệu quả, chất lượng, có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế.

Rủi ro trong kinh doanh vốn là vấn đề không thể tránh khỏi, nhưng Vietcombank luôn có những biện pháp phòng tránh rủi ro hiệu quả, giảm thiểu rủi ro. Đối với những rủi ro đã xẩy ra, Vietcombank luôn nỗ lực tìm mọi cách khắc phục thiệt hại, thu hồi lại số tiền bị mất, khắc phục những sơ hở trong quản lý thẻ, phối hợp tốt với các cơ quan chức năng trong phòng, tránh và xử lý đối với các trường hợp phạm tội có liên quan đến thẻ (thẻ giả, trộm cắp thẻ…).

Dù chưa có một văn bản hướng dẫn cụ thể từ phía Ngân hàng nhà nước, nhưng trên cơ sở nghiên cứu tình hình thực tiễn và tích luỹ kinh nghiệm, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã đưa ra những quy trình, quy chế cụ thể riêng cho hoạt động kinh doanh thẻ của mình và không ngừng hoàn thiện cho nó ngày càng tốt hơn.

Việc đầu tư, đổi mới công nghệ rất được Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chú trọng. Ngân hàng tích cực đầu tư trang bị mới các máy đọc thẻ, thanh toán thẻ, in thẻ nhằm hạn chế tối đa các thiệt hại do máy móc kỹ thuật gây ra và đạt hiệu quả cao nhất dù cho chi phí để đầu tư trang thiết bị cũng không nhỏ.

Bên cạnh đó, công tác marketing và chiến lược khách hàng cũng rất được Vietcombank chú ý. Khách hàng thường xuyên được cung cấp những thông tin, hướng dẫn cụ thể, chi tiết cho những vấn đề có liên quan đến phát hành và thanh toán thẻ. Ngân hàng cũng có những chính sách ưu đãi đối với những khách hàng hàng lớn, đáng tin cậy, ví dụ như chính sách về lãi suất, về hạn mức tín dụng, về tài sản thế chấp… Đội ngũ cán bộ ngân hàng có trình độ chuyên môn vững vàng lại thường xuyên được bồi dưỡng, thái độ niềm nở, nhiệt tình với khách hàng là đặc điểm nổi bật có thể thấy ở Vietcombank. Đây cũng chính là một hình thức marketing hiệu quả nhất.

Trên đây là một số nhận xét về tình hình hoạt động kinh doanh thẻ của Vietcombank. Với tình hình như hiện nay, chắc chắn Vietcombank sẽ còn tiến xa hơn nữa trong lĩnh vực hoạt động này.

4.2 Những hạn chế và nguyên nhân:

Bên cạnh những kết quả mà Vietcombank đã đạt được trong kinh doanh thẻ, vẫn còn một số vấn đề tồn tại đòi hỏi ngân hàng phải nỗ lực khác phục bằng những biện pháp linh hoạt để hoạt động kinh doanh của mình ngày càng phát triển hơn.

NguyÔn ThÞ Thu Ph¬ng – A2CN9 §¹i häc Ngo¹i th¬ng Hµ néi

53

Page 54: The tin dung tai Viecombank

Thùc tr¹ng ph¸t hµnh vµ thanh to¸n thÎ tÝn dông t¹i Ng©n hµng Ngo¹i th-¬ng ViÖt nam tõ 2000 ®Õn nay

Thứ nhất, hiện nay, ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đang phải hoạt động kinh doanh thẻ trong một môi trường đầy khó khăn. Thẻ mới chỉ chủ yếu phục vụ cho đối tượng khách hàng là những người đi công tác học tập ở nước ngoài còn phần đông dân cư mới chỉ có ý niệm về thẻ, chưa coi đó là phương tiện thanh toán đa tiện ích cho mình, cũng chưa có điều kiện sử dụng nó. Điều này xuất phát từ thói quen sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế ở Việt Nam và cũng xuất phát từ một thực tế là việc sử dụng thẻ còn rất hạn chế ở Việt Nam do số cơ sở chấp nhận thẻ tính trên đầu người quá thấp. Hiện tại các CSCNT chỉ mới tập trung ở các thành phố lớn, với các loại hình kinh doanh chủ yếu là nhà hàng, khách sạn, cửa hàng lớn… nên chỉ phục vụ cho đối tượng khách hàng chính là các thương nhân, khách du lịch người nước ngoài… còn rất xa lạ với phần đông người Việt Nam. Các cơ sở cung ứng hàng hoá, dịch vụ cũng có ý muốn thu tiền mặt vừa nhanh gọn lại tránh được sự kiểm soát của nhà nước. Chính vì vậy, trong thanh toán tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt vẫn chiêm đến 30% trong bán buôn và 95% trong bán lẻ.

Trong hoàn cảnh đó công tác marketing, tuyên truyền, quảng cáo cho thẻ lại chưa thực sự tới được người dân. Chưa có một sản phẩm thẻ nào đáp ứng được nhu cầu của đa số dân chúng: hạn mức vừa phải, phạm vi sử dụng rông rãi, đặc biệt là ở trong nước… Thẻ là một sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới nên rất cần phải có những hoạt động hỗ trợ, tuyên truyền, quảng cáo. trong khi đó hoạt động này của Vietcombank cũng như các NHTM Việt Nam khác còn hạn chế, chưa mạnh dạn bỏ chi phí ra để tiếp thị sản phẩm thẻ, nghiên cứu tìm ra những loại thẻ phù hợp với thị trường Việt nam hơn.

Thứ hai, dù có nhiều nỗ lực trong đầu tư công nghệ nhưng so với các ngân hàng nước ngoài, sự đầu tư này còn là nhỏ. Do đó, vẫn còn một số trục trặc trong hệ thông máy móc phát hành và thanh toán thẻ gây tổn hại cả về thời gian và tiền bạc cho cả ngân hàng, khách hàng và CSCNT. Điều đó không chỉ dẫn đến tổn thất mà còn dẫn đến suy giảm uy tín của ngân hàng, giảm lòng tin của khách hàng vào ngân hàng.

Thứ ba, kinh nghiệm của 12 năm hoạt động là chưa đủ đối với một lĩnh vực kinh doanh phức tạp như kinh doanh thẻ. Nhiều trục trặc, rắc rối xẩy ra cũng do thiếu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, không xử lý được triệt để, làm khách hàng phải kêu ca, phàn nàn. Trong khi đó các ngân hàng nước ngoài vốn rất có kinh nghiệm trong lĩnh vực này lại có thêm sự hỗ trợ về tài chính mạnh, máy móc chuẩn lại sẵn sàng đầu tư mạnh để dành thị trường nên có thể đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng.

Thứ tư, một điều đáng nói nữa là hiện nay môi trường pháp lý chưa hoàn thiện là một khó khăn lớn cho hoạt động kinh doanh thẻ. Quy chế chính thức về phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ (do NHNN ban hành kèm theo quyết định số 317/1999/QĐ-NHNN1 vào tháng 11/1999) quy định việc phát hành thẻ phải có bảo đảm tín dụng như đối với tín dụng trung và dài hạn trong khi đó tín dụng

NguyÔn ThÞ Thu Ph¬ng – A2CN9 §¹i häc Ngo¹i th¬ng Hµ néi

54

Page 55: The tin dung tai Viecombank

Thùc tr¹ng ph¸t hµnh vµ thanh to¸n thÎ tÝn dông t¹i Ng©n hµng Ngo¹i th-¬ng ViÖt nam tõ 2000 ®Õn nay

thẻ có tính chất khác với hai loại tín dụng trên. Thêm vào đó, điều kiện cho vay đối với khách hàng sử dụng thẻ như vậy là khá ngặt nghèo, các cá nhân muốn sử dụng thẻ buộc phải thế chấp, ký quỹ với tỷ lệ khá cao. Điểm này làm hạn chế việc mở rộng phát hành và thanh toán thẻ ở Vietcombank nói riêng cũng như ở các NHTM Việt Nam nói riêng.

Ngoài ra, trong tình hình chung là số tội phạm có liên quan đến thẻ (làm, lưu hành thẻ giả mạo, ăn cắp thẻ…) ngày càng tăng thì ở Bộ luật hình sự lại chưa có một quy định nào về khung hình phạt cho những vi phạm trong lĩnh vực này.

Cuối cùng, ở Việt nam, hiện chưa có một hoạt động đào tạo chuyên về thẻ nào dù là của NHNN. Do đó, để hoạt động tốt trong lĩnh vực này buộc Vietcombank phải tự cho nhân viên tham gia các khoá học do các Tổ chức thẻ Quốc tế tổ chức mà chi phí của mỗi khoá học này không phải là nhỏ. Do vậy, việc cập nhật thông tin, kiến thức thường xuyên cũng có phần hạn chế.

NguyÔn ThÞ Thu Ph¬ng – A2CN9 §¹i häc Ngo¹i th¬ng Hµ néi

55

Page 56: The tin dung tai Viecombank

Thùc tr¹ng ph¸t hµnh vµ thanh to¸n thÎ tÝn dông t¹i Ng©n hµng Ngo¹i th-¬ng ViÖt nam tõ 2000 ®Õn nay

CHƯƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN

HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN THẺ TẠI

NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

I TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG THẺ TẠI VIỆT NAM

Nền kinh tế Việt Nam hiện nay được đánh giá là khá ổn định và đang trên đà phát triển13. Hệ thống NHTM Việt Nam cũng có những thay đổi đáng kể đặc biệt trong công nghệ thanh toán ngân hàng, đưa những phương thức thanh toán hiện đại của thế giới tiếp cận với thị trường Việt Nam, đồng thời đưa các hoạt động của ngân hàng Việt Nam vào thương trường quốc tế. Bối cảnh kinh tế thuận lợi này chắc chắn sẽ tạo ra nhiều nhân tố tích cực, thúc đẩy quá trình phát triển dịch vụ thẻ tín dụng - một phương tiện thanh toán thuận lợi, được chấp nhận rộng rãi - dần mở rộng phạm vi sử dụng và thanh toán thẻ.

Trước hết, công nghệ tin học đang có điều kiện phát triển và ứng dụng rộng rãi ở Việt Nam. Đây là một cơ sở tốt để tạo ra sự phát triển của dịch vụ thẻ thanh toán. Nhận thức cũng như kiến thức của xã hội về công nghệ cũng sẽ thay đổi theo hướng tích cực hơn.

Theo các chuyên gia kinh tế, với đà phát triển như hiện nay, trong vòng 05 năm tới, thu nhập của dân cư sẽ tăng từ 380USD/người/năm lên 600USD/người/năm14. Điều này cũng phù hợp với nghị quyết của Đại hội Đảng IX là trong vòng 10 năm tới thu nhập bình đầu người sẽ đạt 700USD/người/năm. Tuy vẫn là nước có mức thu nhập bình quân thấp, khoảng cách về thu nhập giữa các nhóm dân cư vẫn còn lớn nhưng chắc chắn bộ phận dân cư có mức thu nhập cao sẽ ngày càng tăng lên. Thêm vào đó, ngoài việc kiến thức xã hội về công nghệ được phát triển một cách tự nhiên cùng với quá trình hội nhập và bước tiến của khoa học cũng có nhiều thay đổi tiến bộ theo hướng thuận lợi cho ứng dụng sản phẩm mang tính công nghệ như dịch vụ thẻ thanh toán. Hiện nay, dân cư các đô thị Việt Nam chiếm khoảng 25 - 30% dân số trong cả nước, trong đó có một tỷ lệ cao những người đang học tập và công tác ở độ tuổi dưới 45 có những kiến thức cơ bản về tin học và khả năng tiếp nhận dịch vụ mới dựa trên nền tảng công nghệ. Như vậy, sau 5 - 7 năm nữa, đối tượng có khả năng tiếp nhận sản phẩm mới sẽ được mở rộng ra lứa tuổi dưới 50 - 52 tuổi và chiếm tỷ trọng lớn trong những người trong độ tuổi lao động ở thành thị. Cùng với thu nhập tăng, quỹ chi tiêu thường ngày của người dân cũng

13 Báo cáo Phát triển Việt nam – World Bank 200114 Như trên

NguyÔn ThÞ Thu Ph¬ng – A2CN9 §¹i häc Ngo¹i th¬ng Hµ néi

56

Page 57: The tin dung tai Viecombank

Thùc tr¹ng ph¸t hµnh vµ thanh to¸n thÎ tÝn dông t¹i Ng©n hµng Ngo¹i th-¬ng ViÖt nam tõ 2000 ®Õn nay

tăng tạo điều kiện cho họ dễ dàng chấp nhận sử dụng những dịch vụ ngân hàng và phương tiện thanh toán mới.

Môi trường thương mại cũng sẽ thay đổi tích cực hơn với sự ra đời của các trung tâm thương mại, dịch vụ, siêu thị, các cửa hàng tự chọn sẽ làm thay đổi tập quán người tiêu dùng, tạo điều kiện để ứng dụng các cộng cụ thanh toán không dùng tiền mặt.

Một nhân tố không thể thiếu là môi trường pháp lý ngày càng hoàn thiện hơn tạo nên nền tảng cho việc ứng dụng các dịch vụ ngân hàng mới. Nhà nước ta có chủ trương thực hiện nhà nước pháp quyền, xây dựng hệ thống pháp luật; Chính phủ chắc chắn sẽ có những biện pháp nghiêm minh hơn về pháp luật để xây dựng hệ thống văn bản dưới luật; công khai hoá thu nhập của mọi người dân; có giải pháp huy động, không lãng phí tiền nhàn rỗi trong dân cư. Ngân hàng Nhà nước sẽ có những chủ trương mang tính nguyên tắc mở đường cho các NHTM mạnh dạn đầu tư, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới nhằm tăng tính cạnh tranh và khả năng cạnh tranh và hội nhập của các NHTM. Trong điều kiện ấy, các quy chế liên quan đến tín dụng, thanh toán, quản lý ngoại hối, kế toán còn nhiều vấn đề trở ngại cho việc phát hành và thanh toán thẻ chắc chắn sẽ được bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện.

Với những điều kiện thuận lợi về mọi mặt, trong những năm tới đây, dịch vụ thẻ thanh toán sẽ có những bước chuyển biến tích cực. Đó là chưa kể đến tốc độ tăng trưởng ổn định của hoạt động kinh doanh thẻ những năm gần đây, có thể dự báo một thị trường đầy tiềm năng cho thẻ tín dụng tại Việt nam của Vietcombank nói riêng và các NHTM Việt Nam nói chung. Thành công bước đầu trong công tác thanh toán thẻ là đã vượt qua được tình trạng trì trệ làm giảm lòng tin của khách hàng, cải thiện chất lượng dịch vụ thanh toán kịp thời, an toàn, chính xác có thể sánh với nhiều nước trong khu vực.

Trong tương lai không xa, thẻ do các NHTM Việt Nam phát hành sẽ phù hợp hơn với nhu cầu của nhiều tầng lớp dân cư. Hạn mức tín dụng và thanh toán thẻ sẽ hạ thấp hơn hiện nay để mở rộng cho chi tiêu nội địa. Thẻ thanh toán sẽ không chỉ được sử dụng để rút tiền mặt, thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ, tiếp nhận các dịch vụ ngân hàng khác mà còn có thể sử dụng để gọi điện thoại, sử dụng như chứng minh thư nhân dân… và tiến tới cũng sẽ phát hành loại thẻ liên kết giữa các ngân hàng và các doanh nghiệp như bưu điện, xăng dầu, hàng không.

Với nhu cầu sử dụng thẻ phát triển, mạng lưới cơ sở chấp nhận thẻ cũng sẽ mở rộng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Thẻ sẽ được chấp nhận để trả tiền dịch vụ điện nước, xăng dầu, thanh toán cước phí điện thoại, thanh toán học phí,… Dịch vụ thương mại điện tử cũng sẽ phát triển ở Việt Nam và thẻ sẽ là phương tiện thanh toán thuận lợi nhất trong loại hình giao dịch này. Số lượng cơ sở chấp nhận thẻ sẽ không chỉ dừng lại ở con số hàng nghìn mà sẽ đạt tới

NguyÔn ThÞ Thu Ph¬ng – A2CN9 §¹i häc Ngo¹i th¬ng Hµ néi

57

Page 58: The tin dung tai Viecombank

Thùc tr¹ng ph¸t hµnh vµ thanh to¸n thÎ tÝn dông t¹i Ng©n hµng Ngo¹i th-¬ng ViÖt nam tõ 2000 ®Õn nay

hàng trăm nghìn. Lượng giao dịch thanh toán thẻ được xử lý tự động đảm bảo an toàn và phòng ngừa rủi ro cho hoạt động thẻ dự báo sẽ đạt tới khoảng 90%15.

II. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH THẺ CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

“Với phương châm luôn mang đến cho khách hàng sự thành đạt, mục tiêu của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là duy trì vai trò NHTM hàng đầu ở Việt Nam và trở thành một ngân hàng quốc tế ở khu vực trong thập kỷ tới. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cam kết xây dựng mô hình tổ chức tiên tiến theo các chuẩn mực quốc tế; đa dạng hóa hoạt động; đi đầu về ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại nhằm cung cấp những dịch vụ tài chính ngân hàng chất lượng cao cho mọi thành phần kinh tế. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam sẽ giữ vững niềm tin với đông đảo bạn hàng trong và ngoài nước16.”

Đó chính là tầm nhìn chiến lược mà ban lãnh đạo ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đề ra cho cho giai đoạn 2000-2005. Trên cơ sở đường lối chung này, mỗi phòng nghiệp vụ sẽ có hướng hoạt động kinh doanh riêng của mình.

Dịch vụ thẻ của NHNT- một trong những dịch vụ ngân hàng hiện đại nhất - còn gắn với hệ thống chương trình ngân hàng bán lẻ Silverlake Vietcombank Vision 2010. Vì vậy, thời gian tới chiến lược kinh doanh thẻ rất được chú trọng.

Theo đó, chiến lược phát triển thẻ của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam như sau:

1. Thành lập Trung tâm Thẻ hoạt động độc lập. Hiện nay, phòng Quản lý thẻ trực thuộc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, có cơ cấu tổ chức hoạt động giống như mọi phòng kinh doanh khác. Tới đây, ngân hàng Ngoại thương Việt Nam sẽ tách phòng Quản lý thẻ ra, thành lập Trung tâm thẻ có cơ cấu hạch toán thu nhập, chi phí, lợi nhuận kinh doanh độc lập để nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động quản lý thẻ, mở rộng và chuyên môn hoá cho từng bộ phận: phát hành, thanh toán, cấp phép, tra soát, quản lý rủi ro.

2. Củng cố các các sản phẩm hiện có, đưa ra các sản phẩm mới. Hiện nay, ngân hàng Ngoại thương Việt Nam mới chỉ phát hành thẻ tín dụng VCB –Visa, VCB-Mastercard và VCB Amex, cùng các loại thẻ thanh toán, thẻ rút tiền mặt VCB Connect 24. Với mục đích đa dạng hoá các loại hình thẻ, đáp ứng yêu cầu của khách hàng, trong giai đoạn tới đây, ngoài việc củng cố các loại thẻ hiện có, Vietcombank dự định sẽ đưa ra một số loại thẻ mới:

Củng cố việc phát hành thẻ ATM, đặc biệt là triển khai hệ thống ATM quốc tế – cho phép rút tiền mặt bằng bất cứ loại thẻ nào

15 Báo cáo của Phòng quản lý thẻ, 12/200216 Báo cáo Thường niên NHNT 2001

NguyÔn ThÞ Thu Ph¬ng – A2CN9 §¹i häc Ngo¹i th¬ng Hµ néi

58

Page 59: The tin dung tai Viecombank

Thùc tr¹ng ph¸t hµnh vµ thanh to¸n thÎ tÝn dông t¹i Ng©n hµng Ngo¹i th-¬ng ViÖt nam tõ 2000 ®Õn nay

như thẻ Quốc tế (thẻ tín dụng quốc tế Visa, MasterCard, thẻ Maestro, Visa Plus…) hay thẻ nội địa do các ngân hàng trong nước phát hành. Việc này đã được triển khai tốt trong năm 2002 và sẽ được nâng cấp chất lượng dịch vụ trong hai năm 2003 và 2004.

Phát hành thẻ ghi nợ, cho phép khách hàng chi tiêu trên số dư tài khoản của mình mà không phải chịu lãi suất tín dụng nhưng cũng có thể tiêu quá số dư nếu được sự cho phép của ngân hàng.

Phát hành thẻ liên kết (Co- brand) với các tổ chức, công ty trong nước như hàng không, bưu điện, du lịch… với mục đích khai thác hiệu quả nhất đối tượng khách hàng chung của các đơn vị có mối quan hệ làm ăn thường xuyên, lâu dài…

Phát hành thẻ công ty (Corporate/Business Card). Thẻ này phát hành theo yêu cầu của các công ty, cho nhân viên của các công ty. Chi tiêu của thẻ sẽ do công ty thanh toán.

3. Mở rộng mạng lưới CSCNT. Đây tiếp tục là một chính sách trọng tâm của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam: giảm phí đối với các CSCNT có doanh số thanh toán lớn, ổn định, trang bị thêm một số máy EDC, CAT cho các CSCNT của NHNT. Đồng thời tiếp tục tăng thêm số CSCNT mới.

4. Triển khai chấp nhận thanh toán trên Internet, E-commerce: dần đưa thẻ do Vietcombank phát hành vào thanh toán trên mạng Internet với các giao dịch điện tử.

5. Đầu tư vào các chiến lược marketing để mở rộng thị trường sử dụng và thanh toán thẻ: tăng chi phí cho marketing để nghiên cứu phát triển các loại thẻ mới, quảng cáo, khuyến mại cho khách hàng sử dụng và thanh toán thẻ17.

III. CÁC GIẢI PHÁP MỞ RỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Thẻ là phương tiện thanh toán, sử dụng chủ yếu cho chi tiêu và mua sắm cá nhân thay thế cho tiền mặt. Nếu như các NHTM Việt Nam có thể phổ biến việc sử dụng thẻ cho khoảng 5-10% dân số cả nước nhằm vào các đối tượng đang sinh sống ở các thành phố, thị xã và tạo điều kiện cho việc sử dụng thẻ ở hầu hết các điểm cung ứng hàng hoá, dịch vụ cho chi tiêu cá nhân thì số lượng thẻ ở trong nước có thể lên tới con số hàng nghìn thẻ mỗi năm, lớn gấp hàng trăm lần so với số lượng thẻ do các ngân hàng trong nước phát hành hiện nay. Vấn đề đặt ra là các ngành chức năng sẽ trợ giúp như thế nào và Vietcombank

17 Báo cáo của Phòng quản lý thẻ NHNT, 2001NguyÔn ThÞ Thu Ph¬ng – A2CN9

§¹i häc Ngo¹i th¬ng Hµ néi59

Page 60: The tin dung tai Viecombank

Thùc tr¹ng ph¸t hµnh vµ thanh to¸n thÎ tÝn dông t¹i Ng©n hµng Ngo¹i th-¬ng ViÖt nam tõ 2000 ®Õn nay

nói riêng cũng như các NHTM nói chung sẽ triển khai những biện pháp gì để khai thác được tiềm năng đó trong những năm tới.

Hệ thống ngân hàng tại một số nước châu Á như Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Malayxia… đã đạt được những thành công trong lĩnh vực thẻ chỉ trong một thời gian ngắn nhờ sự phối hợp giữa các ngành, các cấp có liên quan và sự hỗ trợ đặc biệt của chính phủ.

Từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài này cố gắng đưa ra một số giải pháp cũng như kiến nghị để thúc đẩy mở rộng phát hành và thanh toán thẻ tín dụng tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

1. Vietcombank – Ngân hàng phát hành

1.1 Hoàn thiện và đơn giản hoá quy trình phát hành:

Hiện nay, Vietcombank phát hành thẻ chủ yếu dựa trên thế chấp và ký quỹ với mức ký quỹ là 125% hạn mức thẻ đồng thời quy trình thẩm định phát hành thẻ của Vietcombank cũng rất chặt chẽ. Với cách thức ngân hàng sẽ không lo rủi ro không thu được nợ nhưng lại gây ra nhiều khó khăn cho khách hàng muốn sử dụng thẻ dẫn đến số lượng thẻ hạn chế.

Chính vì vậy, để tiến tới tăng số lượng thẻ phát hành trước hết Vietcombank cần hoàn thiện và đơn giản hơn nữa quy trình phát hành thẻ. Khách hàng sử dụng thẻ không chỉ đơn thuần làm phương tiện thanh toán mà còn như một phương thức tăng khả năng tài chính ngắn hạn. Vì vậy, thẩm định để phát hành thẻ nên xét đến tính ổn định của thu nhập, uy tín của khách hàng và coi đó là hình thức đảm bảo (tín chấp) một cách linh hoạt hơn là cứ cứng nhắc với các điều kiện về thế chấp, ký quỹ. Để làm tốt điều này, Vietcombank cần phát triển hơn nữa mạng lưới tài khoản cá nhân và phối hợp với một số công ty, doanh nghiệp để khuyến khích họ trả lương cho nhân viên vào tài khoản tại Vietcombank rồi căn cứ vào đó có thể xác định tình hình hoạt động tài chính của từng cá nhân để khuyến khích sử dụng thẻ.

Ngoài ra, những bất cập trong phát hành thẻ cũng cần được nhìn nhận và phải khắc phục những thủ tục phiền hà trong phát hành thẻ tại chi nhánh phát hành như thủ tục tiếp nhận hồ sơ, trong đó có cả đơn xin phát hành có sự phê duyệt của giám đốc chi nhánh, thủ tục lưu giữ hồ sơ… Quá trình này cần sửa đổi, đơn giản hoá để dễ dàng thuận lợi cho khách hàng nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn, hiệu quả của quá trình thẩm định.

1.2 Thực hiện chiến lược Marketing rộng rãi:

Hiện nay thẻ còn là một phương tiện thanh toán tương đối mới ở Việt Nam. Vì vậy, rất cần quảng cáo, tiếp thị cho sản phẩm thẻ đến mọi đối tượng khách hàng hàng khác nhau. Trong khi đó, khâu marketing thẻ của các ngân hàng thương mại Việt Nam và của Vietcombank còn chưa hiệu quả. Đại đa số người tiêu dùng và phần lớn người cung cấp dịch vụ, tiện ích trong nước đều

NguyÔn ThÞ Thu Ph¬ng – A2CN9 §¹i häc Ngo¹i th¬ng Hµ néi

60

Page 61: The tin dung tai Viecombank

Thùc tr¹ng ph¸t hµnh vµ thanh to¸n thÎ tÝn dông t¹i Ng©n hµng Ngo¹i th-¬ng ViÖt nam tõ 2000 ®Õn nay

chưa quen loại hình thanh toán bằng thẻ thay cho tiền mặt. Thẻ mới chỉ phổ biến trong một số ít dân cư, chủ yếu là cán bộ ngân hàng, quan chức chính phủ, những người có người thân sinh sống, học tập và làm việcở nước ngoài, và một số ít trí thức. Vì vậy, muốn cho thẻ được sử dụng rộng rãi thì rất cần có một chiến lược marketing thẻ với các chính sách tiếp thị, quảng cáo, khuyến mại mạnh mẽ… đến mọi tầng lớp dân cư.

Đầu tư cho quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, đài phát thanh, truyền hình…) hay các panô quảng cáo trên đường phố. Làm các chương trình tìm hiểu cũng như giải đáp thắc mắc về thẻ trên truyền hình, phổ biến kiến thức về thẻ cho mọi đối tượng dân cư. Đồng thời, Vietcombank cũng nên thực hiện các hoạt động tài trợ cho các cuộc thi kiến thức, trò chơi kinh tế…để nhân đó truyền bá về thẻ cũng như các dịch vụ khác của ngân hàng.

Ngoài ra, công nghệ thông tin phát triển, Internet cũng là một phương tiện hữu hiệu để quảng cáo cho sản phẩm thẻ cũng như cho Vietcombank-NHPH.

Dựa vào tâm lý khách hàng thích mua hàng hoá với giá rẻ, Vietcombank có thể ký hợp đồng đại lý với một số siêu thị, cửa hàng để họ chấp nhận giảm giá khi khách hàng thanh toán bằng thẻ của Vietcombank phát hành. Đổi lại, Vietcombank sẽ có chế độ thưởng cho CSCNT tính trên % số tiền trên hoá đơn thanh toán bằng thẻ Vietcombank. Các CSCNT sẽ được Vietcombank giới thiệu với khách hàng khi phát hành thẻ cho họ. Thực hiện theo cách này, không những tạo ra đòn bẩy khuyến khích khách hàng sử dụng thẻ mà còn giúp các CSCNT tăng doanh số bán hàng, chủ thẻ được giảm giá. Tất nhiên, giải pháp này chỉ thực hiện trong một giai đoạn ngắn cho đến khi thẻ do Vietcombank phát hành trở nên quen thuộc với khách hàng.

Tăng cường việc tiếp cận, khuyến mại để quảng cáo về sử dụng thẻ cho những đối tượng khách hàng tiềm năng như các công ty lớn, công ty liên doanh, các văn phòng đại diện nước ngoài ở Việt Nam…, phối hợp với họ để phát hành một số lượng thẻ lớn cho nhân viên của họ với các điều kiện ưu đãi hơn.

Đầu tư cho việc nghiên cứu, đưa ra những sản phẩm thẻ mới: thẻ công ty, thẻ liên kết, thẻ ATM kiêm thanh toán, thẻ có hạn mức tín dụng thấp (hạn mức nhỏ hơn 10 triệu) để chi tiêu trong nước… nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng, phong phú của khách hàng đồng thời thoả mãn cả đối với những đối tượng khách hàng có thu nhập trung bình…

Trong điều kiện hiện nay, marketing thẻ nên nhằm vào đối tượng khách hàng mục tiêu là dân cư ở thành thị gồm những người làm việc trong cơ quan nước ngoài, cơ sở liên doanh, văn phòng đại diện quốc tế đặt trụ sở tại Việt Nam hay những người làm việc trong những ngành có thu nhập cao như dầu

NguyÔn ThÞ Thu Ph¬ng – A2CN9 §¹i häc Ngo¹i th¬ng Hµ néi

61

Page 62: The tin dung tai Viecombank

Thùc tr¹ng ph¸t hµnh vµ thanh to¸n thÎ tÝn dông t¹i Ng©n hµng Ngo¹i th-¬ng ViÖt nam tõ 2000 ®Õn nay

khí, bưu điện, hàng không, chủ doanh nghiệp… Đây là những đối tượng có thu nhập cao, ổn định lại hay có điều kiện đi du lịch nước ngoài, công tác trong và ngoài nước, ăn uống ở nhà hàng, nghỉ ở khách sạn… Ngoài ra còn có một bộ phận lớn người nước ngoài là các nhà đầu tư, chuyên gia nước ngoài… có nhu cầu chi tiêu thường ngày lớn. Một bộ phận nữa có xu hướng tăng lên là học sinh, sinh viên đi học tập ở nước ngoài được gia đình bảo lãnh sử dụng thẻ ở nước ngoài. Trên đây là những đối tượng khách hàng chính mà Vietcombank cần chú ý khi marketing, phát triển việc phát hành thẻ.

1.3 Hợp lý hoá chi phí sử dụng thẻ:

Hiện nay, chi phí sử dụng thẻ còn nhiều bất hợp lý. Ngoài phí thường niên, chủ thẻ còn phải trả thêm lãi suất cho khoản tín dụng chi tiêu, phí chậm trả, phí rút tiền mặt, phí cấp thẻ lần đầu tiên… Các khoản phí này làm cho việc sử dụng thẻ trở nên đắt hơn nhiều so với chi tiêu bằng tiền mặt. Thêm nữa, lãi suất đối với tín dụng thẻ cao hơn so với lãi suất tín dụng thông thường là một điều bất hợp lý. Vì vậy, hợp lý hoá các loại phí cho sử dụng thẻ là một điều cần chú ý điều chỉnh để mở rộng hơn nữa việc phát hành thẻ.

1.4 Tăng cường mối quan hệ với các tổ chức thẻ quốc tế để mở rộng phạm vi sử dụng thẻ:

Trên cơ sở mối quan hệ sẵn có, Vietcombank phải thường xuyên củng cố hơn nữa và mở rộng mối quan hệ với các Tổ chức thẻ quốc tế, trọng tài quốc tế, các ngân hàng trong và ngoài nước. Mối quan hệ này sẽ giúp cho Vietcombank có được uy tín trên thương trường, các sản phẩm thẻ của Vietcombank có điều kiện thanh toán dễ dàng, thuận lợi cho người sử dụng thẻ. Đồng thời, thông qua các mối quan hệ chặt chẽ này, Vietcombank có thể có được các thông tin thường xuyên, cập nhật liên quan đến phát hành và thanh toán thẻ để ngày càng hoàn thiện hoạt động phát hành của mình, theo kịp sự tiến bộ của thế giới.

2. Vietcombank – Ngân hàng thanh toán

Thanh toán thẻ vốn là một thế mạnh của Vietcombank trên thị trường Việt nam. Nhưng trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, Vietcombank cũng cần có những biện pháp để hoạt động thanh toán ngày càng đem lại lợi nhuận lớn hơn.

2.1 Mở rộng mạng lưới CSCNT:

Thực chất hoạt động thanh toán thẻ là cấp tín dụng tiêu dùng cá nhân vì thế phải đặc biệt chú ý đến sở thích, nhu cầu của chủ thẻ. Muốn tăng số lượng phát hành và sử dụng thẻ, Vietcombank cần chú trọng mở rộng các điểm cung ứng hàng hoá, dịch vụ chấp nhận thanh toán bằng thẻ, sao cho người dân có thể thoả mãn mọi nhu cầu sinh hoạt tại các CSCNT của Vietcombank. Thực tế cũng phản ánh là, thẻ trong nước nhưng doanh số thanh toán chủ yếu là ở ngoài nước,

NguyÔn ThÞ Thu Ph¬ng – A2CN9 §¹i häc Ngo¹i th¬ng Hµ néi

62

Page 63: The tin dung tai Viecombank

Thùc tr¹ng ph¸t hµnh vµ thanh to¸n thÎ tÝn dông t¹i Ng©n hµng Ngo¹i th-¬ng ViÖt nam tõ 2000 ®Õn nay

nên vấn đề đặt ra là phát triển CSCNT và tổ chức thanh toán trong nước, đáp ứng yêu cầu của các tầng lớp dân cư.

Hiện nay, mạng lưới CSCNT của Vietcombank chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Vũng Tàu… các lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, quầy bán vé máy bay, siêu thị và một số ngân hàng làm đại lý thanh toán thẻ cho Vietcombank. Loại hình nhà hàng, khách sạn chủ yếu phục vụ cho đối tượng khách nước ngoài, doanh số thanh toán thẻ ở đây chiếm 60 – 70% doanh số. Như vậy, còn một lĩnh vực rất rộng lớn mà thẻ chưa thực sự phát huy tác dụng đó là các điểm bán hàng hoá, quà lưu niệm, khu vui chơi giải trí, nhà trọ… có nhiều khách nước ngoài lui tới.

Do vậy, chiến lược chung của Vietcombank là phải chỉ đạo các chi nhánh, đại lý thanh toán thẻ trong nước để mở rộng mạng lưới CSCNT. Có như vậy mới phát huy được hiệu quả của việc mở rộng phát hành thẻ. Để làm được điều này, Vietcombank cần thực hiện một số điều sau:

Tăng cường việc tiếp thị, giảm chi phí và cung cấp máy móc thanh toán thẻ cho các điểm cung ứng hàng hoá, dịch vụ nhằm khuyến khích họ chấp nhận thanh toán thẻ. Có chính sách đãi ngộ đặc biệt để giữ những khách hàng là CSCNT có uy tín, doanh số thanh toán thẻ cao, ổn định. Chú ý phát triển mạng lưới CSCNT tại các nhà hàng, khách sạn, các khu vui chơi, giải trí mọc lên ngày càng nhiều; các cửa hàng thủ công mỹ nghệ, các nhà hàng đặc sản… vốn cũng là nơi thường xuyên có khách nước ngoài lui tới; đồng thời cũng không quên chú ý phát triển hơn nữa việc thanh toán thẻ tại các siêu thị, shop thời trang… phục vụ cho đối tượng khách hàng trong nước.

Tập trung nguồn vốn (vốn phát triển công nghệ, lợi nhuận, vốn vay…) để đầu tư vào công nghệ thanh toán thẻ: máy in thẻ, máy EDC, CAT… trang bị cho các CSCNT để đảm bảo quá trình thanh toán tại các CSCNT được nhanh chóng, an toàn, tiện lợi nhất.

Nguồn vốn này cũng có thể được dùng để đầu tư trang bị thêm các máy ATM đặt tại các chi nhánh Vietcombank, các trung tâm thương mại, trung tâm giải trí lớn, các khu chợ… sẵn sàng phục vụ nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt bất cứ khi nào khách hàng cần.

2.2 Thực hiện chiến lược Marketing

Hoạt động phát hành thẻ phải gắn liền với việc mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ, vậy nên marketing trong thanh toán thẻ cũng gắn chặt với marketing trong phát hành thẻ. Tiến hành marketing thẻ là tiến hành quảng cáo, xúc tiến sử dụng cho cả việc phát hành và thanh toán thẻ. Các biện pháp có thể áp dụng là: quảng cáo các loại thẻ do Vietcombank thanh toán và các CSCNT của Vietcombank trên báo chí, truyền hình; khuyến khích người dân mở tài khoản thanh toán qua ngân hàng….

NguyÔn ThÞ Thu Ph¬ng – A2CN9 §¹i häc Ngo¹i th¬ng Hµ néi

63

Page 64: The tin dung tai Viecombank

Thùc tr¹ng ph¸t hµnh vµ thanh to¸n thÎ tÝn dông t¹i Ng©n hµng Ngo¹i th-¬ng ViÖt nam tõ 2000 ®Õn nay

2.3 Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các ngân hàng tham gia thanh toán thẻ

Thường xuyên giữ mối quan hệ với các ngân hàng thanh toán thẻ để cùng nhau trao đổi, học hỏi kinh nghiệm trong việc thanh toán thẻ. Đặc biệt, khi đã có Hiệp hội các ngân hàng thanh toán thẻ Việt Nam thì việc giữ mối quan hệ này là rất thuận lợi. Nhờ có hiệp hội, các ngân hàng thanh toán thẻ trong nước có thể liên kết với nhau, đề ra đường lối, chính sách chung về phí, quy trình thanh toán… nhằm chống lại sự cạnh tranh không lành mạnh từ các ngân hàng nước ngoài đồng thời tạo ra sự thống nhất trong hoạt động kinh doanh thẻ ở Việt Nam.

Mối quan hệ chặt chẽ giữa các ngân hàng thanh toán thẻ Việt Nam đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán thẻ của từng ngân hàng thành viên và của Việt Nam nói chung. Điều này làm cho uy tín của các NHTM Việt Nam tăng lên trên thương trường quốc tế, tăng sự tin tưởng của các Tổ chức thẻ quốc tế cũng như của khách hàng.

Hiệp hội các ngân hàng thanh toán thẻ bằng mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành viên đã đề ra được nhiều quyết sách chung cho hoạt động của mình và trình lên ngân hàng Nhà Nước và chính phủ, góp phần làm cho hoạt động thanh toán thẻ ở Việt Nam ngày càng hiệu quả hơn.

2.4 Tăng cường đầu tư cho hệ thống trang bị kỹ thuật phục vụ thanh toán thẻ

Trang bị kỹ thuật phục vụ thanh toán đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trình độ kỹ thuật công nghệ là yếu tố quyết định chất lượng dịch vụ thanh toán thẻ và thành bại trong cạnh tranh. Do vậy, một trong những định hướng lớn trong hoạt động của Vietcombank nói chung và phòng quản lý thẻ Vietcombank nói riêng là tăng cường đầu tư vào công nghệ cho nghiệp vụ thanh toán thẻ về phần cứng, phần mềm cũng như nguồn nhân lực.

Trong đầu tư công nghệ, đầu tư trang thiết bị thanh toán cho hệ thống CSCNT là không thể thiếu. Nhưng với một mạng lưới CSCNT ngày càng rộng thì điều quan trọng là phải đảm bảo một hệ thống quản lý và xử lý thông tin có hiệu quả, đảm bảo cho luồng thông tin và luồng chu chuyển tiền liên quan đến việc sử dụng tiền của chủ thẻ được thông suốt.

Hệ thống quản lý và xử lý thông tin bao gồm cả phần cứng và phần mềm. Phần cứng là hệ thống máy móc, trang thiết bị, công cụ để thực hiện. Nhưng phần mềm là các chương trình quản lý và bộ máy nhân sự cũng vô cùng quan trọng.

Việc đầu tư cho công nghệ không đơn giản. Nó đòi hỏi một lượng vốn lớn, thu hồi vốn lâu dài. Do vậy, ngân hàng cần có kế hoạch trích từ quỹ đầu tư phát triển hoặc huy động từ một số nguồn dài hạn khác để phục vụ cho công tác này. Có như vậy, hệ thống quản lý mới phát huy được vai trò đảm bảo cung cấp

NguyÔn ThÞ Thu Ph¬ng – A2CN9 §¹i häc Ngo¹i th¬ng Hµ néi

64

Page 65: The tin dung tai Viecombank

Thùc tr¹ng ph¸t hµnh vµ thanh to¸n thÎ tÝn dông t¹i Ng©n hµng Ngo¹i th-¬ng ViÖt nam tõ 2000 ®Õn nay

dịch vụ đạt chất lượng cao cho khách hàng - chủ thẻ, CSCNT và phòng ngừa hữu hiệu các rủi ro, thiệt hại do nạn lừa đảo, giả mạo gây ra.

2.5 Nâng cao hơn nữa các tiện ích của thẻ

Thẻ thanh toán là một sản phẩm đa tiện ích, nhưng ở Việt nam, các tiện ích của thẻ mới được sử dụng rất hạn chế. Đa số sử dụng thẻ để thanh toán ở các nhà hàng, khách sạn, siêu thị.., Do vậy, nâng cao hơn nữa các tiện ích của thẻ đồng nghĩa với việc mở rộng loại hình CSCNT: các tiệm ăn, nhà nghỉ, cửa hàng sách, trạm xăng… để chủ thẻ có thể sử dụng thẻ ở mọi nơi.

Ngoài ra, Vietcombank cũng cần triển khai mạnh dịch vụ rút tiền tự động bằng thẻ, phục vụ 24/24 giờ và triển khai việc thanh toán thẻ đối với các giao dịch điện tử (E-commerce). Hiện toàn quốc chỉ có hơn 100 máy ATM của Vietcombank phục vụ 24/2418. Con số này cần được nhân rộng để người dùng thẻ có thể dễ dàng sử dụng được thẻ thanh toán và thẻ ATM của mình.

Đối với chủ thẻ, Vietcombank cũng có thể áp dụng chế độ giảm lãi suất đối những khách hàng có doanh số sử dụng thẻ cao, thưởng điểm cho mỗi lần có số tiền chi tiêu đạt một mức nhất định và dựa vào số điểm đó để có chế độ đãi ngộ đặc biệt…

2.6 Phát huy vai trò ngân hàng thanh toán:

Vietcombank thu được lợi nhuận không nhỏ từ việc thanh toán thẻ Visa, Mastercard, JCB, AMEX do vậy, trong lĩnh vực này Vietcombank cần phát huy để làm tốt hơn nữa. Cụ thể là:

Chấp hành tốt các quy định nghiêm ngặt trong quy trình thanh toán thẻ đối với mỗi loại thẻ theo đúng quy định quốc tế để không xẩy ra tranh chấp làm mất thời gian, công sức, tiền bạc và giảm uy tín của Vietcombank.

Khuyến khích các CSCNT của Vietcombank làm tốt việc cung ứng hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng và tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng thanh toán bằng thẻ bằng thái độ ân cần, niềm nở.

Tiếp tục phối hợp với các CSCNT, cơ quan công an… kịp thời phát hiện các trường hợp giả mạo về thẻ hay các thẻ có vấn đề mà không làm ảnh hưởng đến khách hàng, làm cho những khách hàng trung thực thấy bị xúc phạm.

Vai trò thanh toán thẻ của ngân hàng tăng lên cũng đồng nghĩa với việc uy tín của Vietcombank tăng lên và có điều kiện thuận lợi để tăng lợi nhuận bằng cách tăng số loại thẻ thanh toán và phạm vi thanh toán.

2.7 Các giải pháp khác

Thực chất, mở rộng phát hành và thanh toán thẻ tuy là hai quá trình khác nhau nhưng lại có mối liên hệ mật thiết. Mối quá trình đều có sự gắn bó chặt

18 Nguồn: Phòng quản lý NHNT, 12/2002NguyÔn ThÞ Thu Ph¬ng – A2CN9

§¹i häc Ngo¹i th¬ng Hµ néi65

Page 66: The tin dung tai Viecombank

Thùc tr¹ng ph¸t hµnh vµ thanh to¸n thÎ tÝn dông t¹i Ng©n hµng Ngo¹i th-¬ng ViÖt nam tõ 2000 ®Õn nay

chẽ với nhau, Do vậy, đề ra các giải pháp để đẩy mạnh phát hành thẻ tại Vietcombank cũng đồng nghĩa với việc thúc đẩy thanh toán tại Vietcombank. Vì vậy, cần có một số giải pháp chung, tạo ra môi trường cho hoạt động phát hành và thanh toán thẻ của Vietcombank.

2.7.1 Thành lập trung tâm thanh toán thẻ hoạt động độc lập:

Vấn đề tách phòng quản lý thẻ của Vietcombank hiện nay ra, lập thành một trung tâm thẻ hoạt động độc lập đã được đưa ra từ lâu và đến nay đã thành một kế hoạch cụ thể và sẽ được triển khai trong giai đoạn 2001-2005. Các cán bộ phòng thẻ đang xúc tiến việc nghiên cứu để xây dựng một mô hình hoạt động cho trung tâm thẻ của Vietcombank. Khi ra đời, trung tâm này sẽ hoạt động độc lập: doanh thu, chi phí được hạch toán độc lập kể cả những chi phi về nhân sự, chi phí quản lý, khấu hao… Mọi hoạt động của trung tâm sẽ dựa trên cơ sở lợi nhuận từ kinh doanh thẻ, hoàn toàn không phụ thuộc vào ngân sách do Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trung ương cấp.

Việc ra đời trung tâm thẻ hoạt động độc lập như vậy chắc chắn sẽ làm cho hoạt động kinh doanh thẻ của Vietcombank đạt hiệu quả cao hơn.

2.7.2 Tăng cường đầu tư cho chiến lược nguồn nhân lực

Con người luôn là chủ thể của quá trình phát triển, đóng vai trò không thể thay thế được và quyết định thành bại của hoạt động kinh doanh. Với kinh doanh thẻ, một lĩnh vực kinh doanh tương đối mới thì nhân tố này đóng vai trò càng quan trọng hơn.

Hiện nay, sau 12 năm hoạt đông trên lĩnh vực thẻ, Vietcombank đã có một đội ngũ cán bộ thẻ năng động, vững chuyên môn, đảm trách tốt công việc của mình. Tuy vậy, nếu xét về tiềm năng phát triển của hoạt động kinh doanh thẻ thì như vậy là chưa đủ. Chúng ta chưa có các chuyên gia hàng đầu trong hoạt động thẻ, các cán bộ quản lý điều hành và cán bộ nghiệp vụ ngoài trình độ ngoại ngữ tương đối phải có một trình độ tổng hợp kiến thức nhất định.

Do vậy, để có một chuyển biến mạnh mẽ trong lĩnh vực thẻ, Vietcombank cần mạnh dạn đầu tư cho nguồn nhân lực cả về lượng lẫn về chất. Các cán bộ quản lý điều hành ngoài những nỗ lực của bản thân phải được tham gia các khoá học dài hạn, bài bản, có thời gian thực tập để co kiến thức chuyên sâu và trình độ nghiệp vụ vững vàng trong kinh doanh thẻ. Cũng cần thương xuyên tổ chức chức các lớp đào tạo, tập huấn nghiệp vụ hoặc cử đi học tại các tổ chức thẻ quốc tế để thường xuyên bổ xung, nâng cao trình độ. Ngoài ra, không thể thiếu các kế hoạch tuyển chọn, bồi dưỡng một đội ngũ cán bộ mới đáp ứng yêu cầu công việc và vận hành tốt những máy móc thiết bị ngày càng hiện đại.

2.7.3 Phòng chống rủi ro:

NguyÔn ThÞ Thu Ph¬ng – A2CN9 §¹i häc Ngo¹i th¬ng Hµ néi

66

Page 67: The tin dung tai Viecombank

Thùc tr¹ng ph¸t hµnh vµ thanh to¸n thÎ tÝn dông t¹i Ng©n hµng Ngo¹i th-¬ng ViÖt nam tõ 2000 ®Õn nay

Rủi ro là vấn đề không thể tránh khỏi trong kinh doanh. Do vậy, phòng ngừa và hạn chế rủi ro luôn là một vấn đề mà bất cứ ngân hàng nào cũng cần phải quan tâm để đạt hiệu quả trong kinh doanh.

Vietcombank cần thường xuyên giữ mối liên hệ với khách hàng để tránh trường hợp ngân hàng nhận được những thông báo không thật về chủ thẻ, dẫn đến tài khoản của chủ thẻ bị lợi dụng, số thẻ bị lộ. Đặc biệt trong trường hợp giao thẻ cho khách hàng qua đường bưu điện cần có sự xác nhận chính xác của chính chủ thẻ và chỉ thông báo số PIN trực tiếp cho khách hàng khi ngân hàng và khách hàng gặp nhau.

Cũng cần thường xuyên cập nhật các thông tin về thẻ giả, thẻ cấm lưu hành, thẻ bị mất cắp, thất lạc… để đưa lên danh sách Bulletin. Đồng thời, kịp thời phát hiện những hành vi lợi dụng nhiều thương vụ có giá trị thanh toán nhỏ hơn hạn mức thanh toán để đạt tổng trị giá thanh toán lớn hơn hạn mức thẻ của chủ thẻ.

IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN THẺ

Các giải pháp đề ra có thành hiện thực hay không còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố. Trước hết là sự nỗ lực và khả năng của Vietcombank, và tiếp đó là phụ thuộc vào sự quan tâm giúp đỡ từ phía Ngân hàng Nhà nước. Do vậy rất cần có một số kiến nghị với Ngân hàng nhà nước và các cơ quan chức năng để tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động thẻ.

1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

1.1 Hoàn thiện các văn bản pháp quy về thẻ

Hoàn chỉnh môi trường pháp lý là vấn đề cần thiết để thẻ trở thành phương tiện thanh toán phổ biến trong xã hội. Thẻ do Vietcombank phát hành hiện nay chịu sự quy định chặt chẽ của Hiệp hội thẻ quốc tế. Nhưng chỉ như vậy là chưa đủ. Cần có một hệ thống văn bản pháp quy hoàn thiện, đầy đủ cho việc phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ. Ở Việt Nam hiện nay mới chỉ có duy nhất một Quy chế của Ngân hàng nhà nước về phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ (ban hành ngày 19/10/1999). Đó chỉ là một văn bản có tính hướng dẫn chung còn về quy trình cụ thể thì lại do từng ngân hàng tự đề ra, chứ không có sự thống nhất chung. Một khi thẻ đã được sử dụng phổ biến và trở thành phương tiện thanh toán hữu hiệu thì rất cần có một pháp lệnh về thẻ thanh toán với những điều khoản chặt chẽ, thống nhất với các văn bản có liên quan đến quản lý ngoại hối, tín dụng chung.

Chính sách quản lý ngoại hối hiện nay có quy định về đồng tiền thanh toán thẻ tại các CSCNT nhưng chưa có phần đề cập đến hạn mức thanh toán và tín dụng của thẻ do các ngân hàng trong nước phát hành. Chính sách quản lý ngoại hối cần phải có quy định riêng cho thẻ thanh toán, nhất là thẻ tín dụng

NguyÔn ThÞ Thu Ph¬ng – A2CN9 §¹i häc Ngo¹i th¬ng Hµ néi

67

Page 68: The tin dung tai Viecombank

Thùc tr¹ng ph¸t hµnh vµ thanh to¸n thÎ tÝn dông t¹i Ng©n hµng Ngo¹i th-¬ng ViÖt nam tõ 2000 ®Õn nay

quốc tế nhằm mục đích vừa quản lý tốt việc sử dụng thẻ của khách hàng, tránh việc lợi dụng thẻ để chuyển ngoại tệ nhưng vừa phải tạo điều kiện cho phát hành thẻ của ngân hàng và sử dụng thẻ của khách hàng không bị hạn chế ở mức độ nào đó.

Chính sách tín dụng phải có quy định riêng cho tín dụng thẻ – một loại hình tín dụng mới nhằm tạo điều kiện cho ngân hàng tự chịu trách nhiệm thẩm định, đảm bảo tín dụng cho khách hàng của mình, giảm khó khăn phiền hà cho khách hàng để tăng lượng khách hàng sử dụng thẻ. Không thể quy định điều kiện đảm bảo tín dụng cho khách hàng chủ thẻ như điều kiện đảm bảo tín dụng đối với các khoản vay thông thường mà có thể nới rộng hơn và lưu tâm hơn đến khả năng thanh toán của khách hàng căn cứ vào tính ổn định thường xuyên của thu nhập.

Ngoài ra, cũng cần quy định rõ vấn đề liên quan đến dự phòng rủi ro, quản lý rủi ro cho chủ thẻ và ngân hàng.

1.2 Hoạch định các chiến lược chung về thẻ cho toàn hệ thống NHTM tránh sự cạnh tranh vô ích.

Ngân hàng nhà nước đóng vai trò to lớn trong việc định hướng chiến lược chung cho các NHTM thực hiện dịch vụ thẻ để tạo ra sự thống nhất về quản lý và bình đẳng trong cạnh tranh giữa các ngân hàng phát hành và thanh toán thẻ trong cả nước. Cùng với Ngân hàng nhà nước, Hiệp hội các ngân hàng thanh toán thẻ Việt nam ra đời đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển dịch vụ thẻ tại Việt nam.

Hiệp hội các Ngân hàng thanh toán thẻ thường xuyên làm việc với Ngân hàng nhà nước và duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các Tổ chức thẻ quốc tế nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển nghiệp vụ thẻ ở Việt Nam. Hội cũng đã thu hút hầu hết các ngân hàng thực hiện dịch vụ thẻ tại Việt Nam tham gia, thống nhất mức phí, áp dụng các chính sách chung nhằm mục đích đảm bảo lợi nhuận cho tất cả các ngân hàng và thị trường thẻ cạnh tranh lành mạnh. Hội cũng nắm bắt những khó khăn, thuận lợi của các ngân hàng trong hiệp hội về phát hành và thanh toán thẻ để cùng nhau đề ra các giải pháp khắc phục, bước đầu thực hiện tiêu chí “diễn đàn hợp tác, trao đổi kinh nghiệm của các ngân hàng thanh toán thẻ tại Việt Nam”. Tuy vậy, hoạt động của hội cũng cần mạnh mẽ, có hiệu quả hơn, có những quy định nghiêm khắc về chế tài, đóng góp tích cực hơn cho sự phát triển dịch vụ thẻ tại Việt Nam. Hội cần tiếp tục là nòng cốt, đi đầu trong việc cải tiến hình thức, phương thức hoạt động kinh doanh thẻ.

Thông qua Hiệp hội thẻ, Ngân hàng nhà nước có thể áp dụng những chính sách chung của mình cho hoạt động thẻ như hoạch định chiến lược khai thác thị trường, thúc đẩy việc phát hành, thanh toán thẻ, ứng dụng công nghệ thẻ đã, đang và sẽ phát triển trên thị trường thế giới và khu vực.

1.3 Thành lập trung tâm thanh toán liên hàng về thẻ:

NguyÔn ThÞ Thu Ph¬ng – A2CN9 §¹i häc Ngo¹i th¬ng Hµ néi

68

Page 69: The tin dung tai Viecombank

Thùc tr¹ng ph¸t hµnh vµ thanh to¸n thÎ tÝn dông t¹i Ng©n hµng Ngo¹i th-¬ng ViÖt nam tõ 2000 ®Õn nay

Thực tế hiện nay, các ngân hàng quản lý việc phát hành và thanh toán thẻ theo mạng riêng của mình, điều này có lợi là phù hợp với chức năng hoạt động kinh doanh, kinh phí đầu tư thiết bị công nghệ của từng ngân hàng. Nhưng qua kinh nghiệm của nước ngoài, chúng ta cũng nên thành lập một trung tâm chuyển mạch, thanh toán liên hàng về thẻ. Trung tâm sẽ xử lý các giao dịch thanh toán thẻ do các ngân hàng trong nước phát hành nhằm khuyến khích các ngân hàng phát hành thẻ nội địa trên cơ sở đầu tư mạng thanh toán trực tuyến trong nội bộ từng ngân hàng và tạo điều kiện giảm chi phí thanh toán thẻ do các ngân hàng trong nước phát hành. Trung tâm này là đầu mối xử lý các giao dịch cấp phép, thanh toán, tra soát giao dịch thẻ của các ngân hàng thương mại Việt Nam, đảm bảo các loại thẻ do các NHTM khác nhau phát hành có thể thanh toán tại bất cứ CSCNT nào trong toàn hệ thống. Các giao dịch thẻ do các ngân hàng trong nước phát hành thực hiện tại các CSCNT trong nước sẽ được trung tâm này xử lý, không cần thông qua trung tâm xử lý cấp phép và trao đổi của các Tổ chức thẻ quốc tế.

Điều này sẽ làm giảm tính phức tạp về hình thức thanh toán các giao dịch nội bộ trong nước, tăng tốc độ thanh toán, giải quyết được vấn đề chênh lệch về tỷ giá, tiết kiệm khoản chi phí phải thanh toán cho các tổ chức thẻ Quốc tế và thống nhất chủ trương giao dịch thẻ ở Việt Nam chỉ dùng VND… đông thời qua trung tâm đó, các thành viên sẽ có mối quan hệ chặt chẽ hơn trong mọi lĩnh vực: Cập nhật nhanh nhất các thông tin về thẻ giả mạo, tránh thất thoát cho các thành viên; kết hợp in ấn danh sách thẻ cấm lưu hành; thống nhất về đồng tiền thanh toán, phí, tỷ giá…

1.4 Có chính sách khuyến khích mở rộng kinh doanh thẻ

Ngân hàng nhà nước cần khuyến khích các ngân hàng không ngại đầu tư mở rộng dịch vụ thẻ bằng việc trợ giúp các ngân hàng trong nước trong việc phát triển nghiệp vụ thẻ để tạo điều kiện cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài đồng thời có biện pháp xử phạt nghiêm khắc đối với những vi phạm quy chế hoạt động thẻ.

Ngân hàng nhà nước cần cho phép các các ngân hàng thương mại thành lập quỹ phòng ngừa rủi ro cho nghiệp vụ thẻ, thành lập bộ phận quản lý phòng ngừa rủi ro chung cho các NHPH, NHTT thẻ nằm trong trung tâm phòng ngừa rủi ro của Ngân hàng nhà nước.

Ngân hàng nhà nước nên thường xuyên phối hợp với các NHTM tổ chức những khoá học, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm về thẻ cho các NHTM cùng tham gia; giới thiệu để các NHTM thu thập thông tin, tài liệu chuyên đề về thẻ; cùng các NHTM trao đổi kinh nghiệm, giải quyết những khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện.

Cho phép các NHTM Việt Nam được áp dụng linh hoạt một số ưu đãi nhất định để đảm bảo tính cạnh tranh của các loại thẻ do ngân hàng Việt Nam phát

NguyÔn ThÞ Thu Ph¬ng – A2CN9 §¹i häc Ngo¹i th¬ng Hµ néi

69

Page 70: The tin dung tai Viecombank

Thùc tr¹ng ph¸t hµnh vµ thanh to¸n thÎ tÝn dông t¹i Ng©n hµng Ngo¹i th-¬ng ViÖt nam tõ 2000 ®Õn nay

hành so với các loại thẻ của các ngân hàng nước ngoài hay chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành.

Ngân hàng nhà nước cần giữ vai trò chủ đạo trong việc xây dựng các đề án, tính toán hiệu quả kinh tế và vốn đầu tư để trên cơ sở đó huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước đầu tư cho lĩnh vực thẻ.

2. Kiến nghị với Chính phủ

2.1 Đẩy mạnh công tác đấu tranh chống tội phạm về thẻ

Hiện nay, số tội phạm có liên quan đến thẻ ngày càng gia tăng. Ở Việt Nam, pháp luật thiếu và còn nhiều sơ hở, trang bị kỹ thuật còn thiếu sẽ là mảnh đất lý tưởng cho bọn tội phạm hoạt động. Vì vậy, cần tiếp tục đẩy mạnh xây dựng pháp luật, các văn bản dưới luật về kinh tế, bổ sung các luật hiện hành; bộ luật hình sự nước ta cần sớm đưa ra khung hình phạt cho các tội phạm liên quan đến thẻ như: sản xuất, tiêu thụ thẻ giả, ăn cắp mã số… nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng.

Ngoài ra, các cơ quan chức năng có liên quan như Bộ công an, cảnh sát kinh tế, cảnh sát quốc tế… cũng cần có những biện pháp phối hợp với ngân hàng trong việc phát hiện và xử lý tội phạm trong lĩnh vực này.

2.2 Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

Việc đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, trang bị kỹ thuật để hiện đại hoá công nghệ ngân hàng không là vấn đề của riêng ngành ngân hàng mà của cả nước ta, nằm trong chiến lược phát triển kinh tế của cả nước. Do vậy, nhà nước cần chú ý đầu tư cho lĩnh vực này, nhanh chóng đưa nước ta theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới về công nghệ ngân hàng.

Riêng đối với lĩnh vực thẻ, nhà nước cần có chính sách khuyến khích các ngân hàng đầu tư phát triển và trang bị các máy móc thiết bị phục vụ thanh toán, phát hành thẻ mà nếu chỉ có ngành ngân hàng thì không thể đáp ứng nổi.

2.3 Tạo môi trường kinh tế xã hội ổn định

Một môi trường kinh tế xã hội ổn định luôn là nền tảng vững chắc cho mọi sự phát triển. Phát triển thẻ cũng không nằm ngoài quy luật đó. Kinh tế xã hội có ổn định và phát triển bền vững thì đời sống của người dân mới được cải thiện, quan hệ quốc tế mới được mở rộng, mới có điều kiện tiếp xúc với các công nghệ thanh toán hiện đại của ngân hàng. Kinh tế xã hội có phát triển thì ngân hàng mới có thể mở rộng được đối tượng phục vụ của mình.

2.4 Đầu tư cho hệ thống giáo dục

Đầu tư cho hệ thống giáo dục là đầu tư phát triển nhân tố con người. Vấn đề này phải nằm trong chiến lược phát triển chung của một quốc gia. Do vậy, muốn có một đội ngũ lao động có trình độ, đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển, đặc biệt trong một ngành áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến vào bậc

NguyÔn ThÞ Thu Ph¬ng – A2CN9 §¹i häc Ngo¹i th¬ng Hµ néi

70

Page 71: The tin dung tai Viecombank

Thùc tr¹ng ph¸t hµnh vµ thanh to¸n thÎ tÝn dông t¹i Ng©n hµng Ngo¹i th-¬ng ViÖt nam tõ 2000 ®Õn nay

nhất trên thế giới như ngân hàng thì cần có một đường lối chiến lược chỉ đạo của nhà nước. Nhà nước cần khuyến khích các trường đại học mở ra những ngành học chuyên môn về thẻ ngân hàng, công nghệ thẻ nằm trong khối ngành kinh tế chung.

Tóm lại, sự trợ giúp của nhà nước là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với mọi ngành, mọi cấp. Nếu có những biện pháp hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ về chính sách thuế, quy định về luật pháp… để các ngân hàng thương mại có định hướng triển khai dịch vụ thẻ thanh toán góp phần phát triển kinh tế xã hội lâu dài thì nhất định dịch vụ này sẽ thu được kết quả khả quan.

KẾT LUẬN

Theo nghĩa rộng, thẻ thanh toán nói chung bao gồm tất cả các loại: thẻ séc, thẻ rút tiền mặt, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng… Thẻ thanh toán là một trong những thành tựu của ngành công nghiệp ngân hàng. Đó là cuộc cách mạng trong lĩnh vực tài chính cá nhân và sẽ không có sự bùng nổ trong ngành công nghiệp bán lẻ vào những năm 1970 và 1980 nếu không có sự ra đời của thẻ. Sự phát triển của thẻ là thành quả của sự đổi mới và khả năng marketing của các chuyên gia ngân hàng thế giới.

Trong hệ thống ngân hàng, hình thức sơ khai của thẻ là charge-it, một hệ thống mua bán chịu trong ngành ngân hàng. Hệ thống này mở đường cho sự ra đời của thẻ vào năm 1951. Với những lợi ích của hệ thống thanh toán này, càng ngày càng có nhiều tổ chức tín dụng tham gia thanh toán. Tuy nhiên, để hình thức thanh toán thẻ có thể thu hút được khách hàng cần phải có một mạng lưới thanh toán lớn, không chỉ trong phạm vi một địa phương, một quốc gia mà trên phạm vi toàn cầu. Ngày nay, có 4 tổ chức thẻ quốc tế lớn nhất là VISA, MASTERCARD, AMEX, JCB. Các thẻ chủ yếu đều do 4 tổ chức thẻ nói trên phát hành.

NguyÔn ThÞ Thu Ph¬ng – A2CN9 §¹i häc Ngo¹i th¬ng Hµ néi

71

Page 72: The tin dung tai Viecombank

Thùc tr¹ng ph¸t hµnh vµ thanh to¸n thÎ tÝn dông t¹i Ng©n hµng Ngo¹i th-¬ng ViÖt nam tõ 2000 ®Õn nay

Do thẻ ngày càng được sử dụng rộng rãi, các công ty và các ngân hàng liên kết với nhau để khai thác lĩnh vực thu hút nhiều lợi nhuận này. Thẻ dần dần được xem như một công cụ văn minh, thuận lợi trong các cuộc giao dịch mua bán. Các loại thẻ MasterCard, Visa, Amex, JCB được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu và cùng phân chia những thị trường rộng lớn.

Tại Việt nam, Ngân hàng Ngoại thương là ngân hàng đầu tiên tiến hành nghiệp vụ thanh toán thẻ tín dụng quốc tế - đưa hình thức thanh toán thẻ vào thị trường nước ta.

Năm 1990, lần đầu tiên tại Việt Nam, NHNT Việt Nam đã tham gia làm đại lý thanh toán thẻ tín dụng quốc tế và thu được những kết quả to lớn. Năm 1993, NHNT Việt Nam phát hành thẻ ngân hàng đầu tiên (chip card) và đến năm 1995 phát hành thẻ ATM - thẻ ghi nợ.

Với những thành quả đạt được và uy tín ngày càng tăng, từ năm 1996, NHNT Việt Nam đã được các tổ chức thẻ quốc tế là VISA và MASTER CARD kết nạp là thành viên chính thức, trực tiếp tham gia phát hành thẻ tín dụng quốc tế. NHNT Việt Nam cũng được tổ chức thẻ AMEX và JCB cho phép độc quyền thanh toán các loại thẻ cho 2 tổ chức này ở Việt Nam. Đến nay, NHNT Việt Nam vừa là ngân hàng phát hành, vừa là ngân hàng thanh toán. Các loại thẻ do NHNT phát hành là MasterCard và Visa, các loại thẻ NHNT trực tiếp thanh toán là MasterCard, Visa, JCB, AMEX. Tháng 3/2003, NHNT vừa chính thức khai trương thêm dịch vụ mới của mình – phát hành thẻ AMERICAN EXPRESS VCB và trở thành nhà phát hành và thanh toán thẻ chính thức của American Express tại Việt nam.

Dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ không phải là dịch vụ mới đối với ngành ngân hàng thế giới. Nhưng đối với qui mô và mức độ phát triển của ngành ngân hàng Việt nam, dịch vụ này vẫn còn chưa thực sự được triệt để khai thác. NHNT Việt nam là một ngân hàng lớn với khá nhiều dịch vụ tiên tiến nhưng dịch vụ thẻ vẫn chưa chiếm tỷ trọng đáng kể trong nguồn thu của ngân hàng. Vướng mắc này có dấu ấn của cả bản thân ngân hàng lẫn cơ chế và môi trường kinh tế xã hội nước ta trong giai đoạn hiện nay. Để có thể thúc đẩy và khuyến khích người dân dùng thẻ thanh toán thay cho tiền mặt, NHNT Việt nam còn rất nhiều việc phải làm. Đồng thời, Nhà nước cũng cần có nhiều biện pháp hỗ trợ để các ngân hàng thương mại có cơ sở pháp lý ổn định và nền tảng kinh tế xã hội vững chắc cho việc mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tín dụng, thẻ thanh toán trong và ngoài nước, góp phần vào mục tiêu xóa bỏ dần thói quen dùng tiền mặt trong chi tiêu của người dân, tạo nếp sống và tư duy chi tiêu, thanh toán tiên tiến như những quốc gia văn minh, phát triển trên toàn cầu ./.

Hà nội, tháng 5 năm 2003NguyÔn ThÞ Thu Ph¬ng – A2CN9

§¹i häc Ngo¹i th¬ng Hµ néi72

Page 73: The tin dung tai Viecombank

Thùc tr¹ng ph¸t hµnh vµ thanh to¸n thÎ tÝn dông t¹i Ng©n hµng Ngo¹i th-¬ng ViÖt nam tõ 2000 ®Õn nay

NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG

NguyÔn ThÞ Thu Ph¬ng – A2CN9 §¹i häc Ngo¹i th¬ng Hµ néi

73