thỊ trƯỜng chỨng khoÁn viỆt nam trong b i c nh rỦi … · thị trường tiền tệ...

15
THTRƯỜNG CHNG KHOÁN VIT NAM TRONG BI CNH RI RO TOÀN CẦU GIA TĂNG VÀ CHỨNG KHOÁN MI NI LAO DC Ngày cp nht: 16/10/2018 Nguyn Hoàng Bo Châu (+82-13) 5413 5472 [email protected] Năm 2018 chứng kiến đà lao dốc nghiêm trng của đồng tiền các nước mi nổi như đồng Lira ca ThNhĩ Kỳ (-43%), Peso ca Argentina (-49%), Peso ca Brazil (-23%)Ti Châu Á, đồng tiền các nước mi ni chchốt như Trung Quốc, Ấn Độ,…cũng giảm ~10%. Theo đó, khối ngoi rút vn mnh mvi mức độ cao nht ktsau thời điểm khng hong ncông Châu Âu 2010 và khng hoảng tài chính 2008 đặc bit quốc gia tăng trưởng kinh tế yếu, cán cân thâm ht, và lm phát cao, kéo theo thtrường chứng khoán các nước mi ni lao dốc. Trong vòng 9 tháng đầu năm 2018, chỉ sMSCI Emerging Markets Index đã giảm hơn 20% so với mức đỉnh tháng 1/2018. Dòng vn tháo chy khi thtrường mi ni tu chung bt ngun tviệc đồng USD tăng giá và cuc chiến thương mại mà tng thng MDonald Trump phát động, trong đó Trung Quốc là đối tượng chính mà Mnhắm đến. Đà tăng giá của USD đi cùng ltrình tăng lãi suất ca FED t2015 đến nay do kinh tế Mphát đi tín hiệu hi phc. Nn kinh tế Mtht snhng chuyn biến mnh mktskiện Donald Trump đắc ctng thng Mvào cui năm 2016 với chính sách ct gim thuế thu nhp htrdoanh nghiệp. Nhưng ông là nguồn cơn gây ra bất n cho thtrường mi ni vi việc phát động chiến tranh thương mại. Chiến tranh thương mại MTrung to thêm áp lc cho nn kinh tế Trung Quc vốn đang cht vt trong vic gii quyết nnn trong bi cnh kinh tế gim tốc. Trong khi đó, đồng USD tăng giá ảnh hưởng tiêu cực đến ThNhĩ Kỳ và Argentina vốn đang vật vã đối phó vi vấn đề lạm phát tăng mạnh cũng như Ấn Độ và Philippines, các quc gia đang chịu tn thương bởi thâm hụt thương mại gia tăng. So sánh với các nước mi ni, tình hình kinh tế Vit Nam khá ổn định. Dù ntín dụng tăng mnh trong nhiều năm gần đây nhưng Việt Nam chưa lâm vào nguy vỡ bong bóng tín dng như Trung Quốc. Tính đến năm 2017, dư nợ tín dụng trên GDP là 130% nhưng vẫn thp hơn tỷ lđáng báo động đến 255% Trung Quốc trong năm 2017. Điểm sáng ca kinh tế Việt Nam là tăng trưởng GDP khquan trong khi lm phát trong tm kim soát. Theo sliu thng kê, 9 tháng đầu năm 2018 GDP tiếp tục duy trì đà tăng tích cc vi GDP quý 1, 2, 3 lần lượt tăng 7.38% và 6.79%, 6.88% trong khi CPI bình quân 9 tháng đầu năm 2018 ở mức 3.57%. Cán cân thương mại trong tình trng thặng dư và dự trngoi hi có ci thin tích cực. Tính đến tháng 4/2018 dtrngoi hối đạt hơn 63 tỷ USD, đảm bảo được 3.5 tháng nhp khẩu, đây là con số ci thiện đáng kể so với giai đoạn 2013-2017 dtrngoi hi chđảm bo 2-2.6 tháng nhp khẩu. Do đó, tiền đồng không gp nhiu ri ro mt giá mnh. So với các đồng tin các nước mi ni thì VND chmt giá khiêm tn 1.2% tđầu năm đến nay. Trong lúc nhà đầu tư nước ngoài thoái vn t khi thtrường mi ni thì dòng vn ngoi li có du hiu chy sang thtrường Vit Nam vi vốn đầu tư trực tiếp FDI gia tăng nhờ Chính Phđẩy mnh cải cách để ci thiện môi trường kinh doanh. Dòng vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán cũng cho thấy du hiu tích cc. Tính tđầu năm đến nay khi ngoi mua ròng gn 30 nghìn t đồng trên c2 sàn HOSE và HNX. Sau hai tháng bán ròng liên tiếp (tháng 7, 8) gây lo ngi, khi ngoại cũng đã mua ròng trở trong tháng 9/2018. Thtrường chng khoán Việt Nam đứng trước cơ hội thách thc 1,050 điểm trong quý cui năm 2018 (+18%). P/E trailing đang ở mức 18x, tương đương thị trường Trung Quc (17x), Philippines (18x) và thấp hơn hẳn thtrường Ấn Độ (23x) nên thtrường được xem đang được định giá hp lý. Thêm na, thtrường kvng stiếp tục đi lên nhờ yếu tvĩ mô thuận li và thu hút dòng vn ngoi khi Việt Nam được nâng hng tthtrường cn biên lên thtrường mi ni.

Upload: truongnhu

Post on 29-Aug-2019

217 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH

RỦI RO TOÀN CẦU GIA TĂNG VÀ CHỨNG KHOÁN MỚI NỔI LAO DỐC

Ngày cập nhật: 16/10/2018

Nguyễn Hoàng Bảo Châu (+82-13) 5413 5472 [email protected]

Năm 2018 chứng kiến đà lao dốc nghiêm trọng của đồng tiền các nước mới nổi như đồng

Lira của Thổ Nhĩ Kỳ (-43%), Peso của Argentina (-49%), Peso của Brazil (-23%)…Tại Châu

Á, đồng tiền các nước mới nổi chủ chốt như Trung Quốc, Ấn Độ,…cũng giảm ~10%. Theo

đó, khối ngoại rút vốn mạnh mẽ với mức độ cao nhất kể từ sau thời điểm khủng hoảng nợ

công Châu Âu 2010 và khủng hoảng tài chính 2008 đặc biệt ở quốc gia tăng trưởng kinh tế

yếu, cán cân thâm hụt, và lạm phát cao, kéo theo thị trường chứng khoán các nước mới nổi

lao dốc. Trong vòng 9 tháng đầu năm 2018, chỉ số MSCI Emerging Markets Index đã giảm

hơn 20% so với mức đỉnh tháng 1/2018.

Dòng vốn tháo chạy khỏi thị trường mới nổi tựu chung bắt nguồn từ việc đồng USD tăng giá

và cuộc chiến thương mại mà tổng thống Mỹ Donald Trump phát động, trong đó Trung Quốc

là đối tượng chính mà Mỹ nhắm đến. Đà tăng giá của USD đi cùng lộ trình tăng lãi suất của

FED từ 2015 đến nay do kinh tế Mỹ phát đi tín hiệu hồi phục. Nền kinh tế Mỹ thật sự có

những chuyển biến mạnh mẽ kể từ sự kiện Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ vào cuối

năm 2016 với chính sách cắt giảm thuế thu nhập hỗ trợ doanh nghiệp. Nhưng ông là nguồn

cơn gây ra bất ổn cho thị trường mới nổi với việc phát động chiến tranh thương mại.

Chiến tranh thương mại Mỹ Trung tạo thêm áp lực cho nền kinh tế Trung Quốc vốn đang

chật vật trong việc giải quyết nợ nần trong bối cảnh kinh tế giảm tốc. Trong khi đó, đồng

USD tăng giá ảnh hưởng tiêu cực đến Thổ Nhĩ Kỳ và Argentina vốn đang vật vã đối phó với

vấn đề lạm phát tăng mạnh cũng như Ấn Độ và Philippines, các quốc gia đang chịu tổn

thương bởi thâm hụt thương mại gia tăng.

So sánh với các nước mới nổi, tình hình kinh tế Việt Nam khá ổn định. Dù nợ tín dụng tăng

mạnh trong nhiều năm gần đây nhưng Việt Nam chưa lâm vào nguy vỡ bong bóng tín dụng

như Trung Quốc. Tính đến năm 2017, dư nợ tín dụng trên GDP là 130% nhưng vẫn thấp

hơn tỷ lệ đáng báo động đến 255% ở Trung Quốc trong năm 2017.

Điểm sáng của kinh tế Việt Nam là tăng trưởng GDP khả quan trong khi lạm phát trong tầm

kiểm soát. Theo số liệu thống kê, 9 tháng đầu năm 2018 GDP tiếp tục duy trì đà tăng tích

cực với GDP quý 1, 2, 3 lần lượt tăng 7.38% và 6.79%, 6.88% trong khi CPI bình quân 9

tháng đầu năm 2018 ở mức 3.57%. Cán cân thương mại trong tình trạng thặng dư và dự

trữ ngoại hối có cải thiện tích cực. Tính đến tháng 4/2018 dự trữ ngoại hối đạt hơn 63 tỷ

USD, đảm bảo được 3.5 tháng nhập khẩu, đây là con số cải thiện đáng kể so với giai đoạn

2013-2017 dự trữ ngoại hối chỉ đảm bảo 2-2.6 tháng nhập khẩu. Do đó, tiền đồng không

gặp nhiều rủi ro mất giá mạnh. So với các đồng tiền ở các nước mới nổi thì VND chỉ mất giá

khiêm tốn 1.2% từ đầu năm đến nay.

Trong lúc nhà đầu tư nước ngoài thoái vốn ồ ạt khỏi thị trường mới nổi thì dòng vốn ngoại

lại có dấu hiệu chảy sang thị trường Việt Nam với vốn đầu tư trực tiếp FDI gia tăng nhờ

Chính Phủ đẩy mạnh cải cách để cải thiện môi trường kinh doanh. Dòng vốn đầu tư vào thị

trường chứng khoán cũng cho thấy dấu hiệu tích cực. Tính từ đầu năm đến nay khối ngoại

mua ròng gần 30 nghìn tỷ đồng trên cả 2 sàn HOSE và HNX. Sau hai tháng bán ròng liên

tiếp (tháng 7, 8) gây lo ngại, khối ngoại cũng đã mua ròng trở trong tháng 9/2018.

Thị trường chứng khoán Việt Nam đứng trước cơ hội thách thức 1,050 điểm trong quý cuối

năm 2018 (+18%). P/E trailing đang ở mức 18x, tương đương thị trường Trung Quốc (17x),

Philippines (18x) và thấp hơn hẳn thị trường Ấn Độ (23x) nên thị trường được xem đang

được định giá hợp lý. Thêm nữa, thị trường kỳ vọng sẽ tiếp tục đi lên nhờ yếu tố vĩ mô thuận

lợi và thu hút dòng vốn ngoại khi Việt Nam được nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị

trường mới nổi.

Công ty cổ phần chứng khoán Phú Hưng

Trang 2 Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Khách hàng phải chịu trách nhiệm với quyết định đầu tư của mình

1. Thị trường tiền tệ các nước mới nổi lao dốc và sự rút vốn ồ ạt của khối ngoại

Năm 2018 chứng kiến đà lao dốc nghiêm trọng của đồng tiền các nước mới nổi. Chỉ số MSCI Emerging Markets

Currency Index, một thước đo tỷ giá của đồng tiền các thị trường mới nổi đã mất 8.1% tính từ đầu năm đến tháng

9/2018. Đáng chú ý là đà lao dốc không phanh của đồng Lira của Thổ Nhĩ Kỳ và đồng Peso của Argentina, với mức

giảm lần lượt là 43% và 49%. Đồng tiền của 2 nền kinh tế lớn khác ở thị trường mới nổi là đồng Peso của Brazil và

đồng Ruble của Nga cũng giảm đáng kể, lần lượt là 23% và 17%. Tại Châu Á, đồng tiền các nước mới nổi chủ chốt

như Trung Quốc, Ấn Độ,…cũng giảm nhưng mức độ khiêm tốn hơn ~10%.

Nguồn Investing.com

Nguồn: PHS tổng hợp

Cùng với đà lao dốc của thị trường tiền tệ, khối ngoại rút vốn mạnh mẽ khỏi thị trường mới nổi gây tâm lý lo ngại

cho nhà đầu tư toàn cầu. Mức độ rút vốn lớn nhất kể từ sau thời điểm khủng hoảng nợ công Châu Âu 2010 và khủng

hoảng tài chính 2008. Qua đó, cũng khiến thị trường chứng khoán các nước mới nổi sụt giảm mạnh.

+8%-9%

-10%

-11%

-12%

-17%

-23%

-43%

-49%

-60% -50% -40% -30% -20% -10% 0% 10% 20%

USD Index

Chinese Yuan

Indonesian Rupiah

Philippine Peso

Indian Rupee

Russian Ruble

Brazilian Peso

Turkey Lira

Argentine Peso

TIỀN TỆ CÁC NƯỚC MỚI NỔI 9 THÁNG ĐẦU 2018

Công ty cổ phần chứng khoán Phú Hưng

Trang 3 Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Khách hàng phải chịu trách nhiệm với quyết định đầu tư của mình

DÒNG VỐN THÁO CHẠY KHỎI THỊ TRƯỜNG MỚI NỔI

Nguồn: Bloomberg

Thống kê chỉ số MSCI Emerging Markets Index đã giảm hơn 20% so với mức đỉnh tháng 1/2018, đáng chú ý là thị

trường chứng khoán Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Argentina và Philippines đều lao dốc trên 20% so với mức đỉnh

rơi vào thị trường con gấu. Trong khi đó, chỉ số MSCI All-Country World Index toàn cầu chỉ giảm 5% trong cùng

thời điểm, tương phản với sự tích cực của thị trường Mỹ với Dow Jones và S&P500 vẫn tăng 7% kể từ đầu năm

2018 và đang ở mức cao kỷ lục. Tuy vậy, ở Châu Á vẫn có những điểm sáng hiếm hoi là thị trường chứng khoán

Ấn Độ vẫn tăng 7% bất chấp đồng tiền cũng có sự lao dốc tương tự đồng tiền của các nước mới nổi khác.

Nguồn: Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS)

Nguyên nhân dẫn đến sự lao dốc của thị trường tiền tệ, đà bán tháo của khối ngoại và sự sụt giảm mạnh

của thị trường chứng khoán ở các nước mới nổi trong năm 2018 tựu chung bắt nguồn từ việc đồng USD

tăng giá. Tại Mỹ, nền kinh tế hàng đầu thế giới phát đi tín hiệu hồi phục từ năm 2014 do đó FED bắt đầu lộ trình

tăng lãi suất từ 2015 đến nay là một trong những nguyên nhân khiến USD tăng giá với USD Index tăng từ 80 lên

95. Nhưng nền kinh tế Mỹ có những chuyển biến mạnh mẽ kể từ sự kiện Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ vào

cuối năm 2016. Chính sách cắt giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 35% xuống còn 21% của ông đã giúp lợi

nhuận của các tập đoàn Mỹ tăng cao, qua đó hỗ trợ nền kinh tế Mỹ ghi nhận nhiều kết quả lạc quan và thị trường

chứng khoán lập đỉnh cao kỷ lục.

-28%-25% -25%

-22% -20% -19%

-12%

5% 7%

-40%

-30%

-20%

-10%

0%

10%

20%Argentina China Turkey Philippines MSCI EM Brazil Indonesia Russia India

BIẾN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN MỚI NỔI

Công ty cổ phần chứng khoán Phú Hưng

Trang 4 Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Khách hàng phải chịu trách nhiệm với quyết định đầu tư của mình

Nguồn: Trading Economics

Nguồn: Trading Economics

Trái với sự tích cực của Mỹ, ông là nguồn cơn gây ra bất ổn cho thị trường mới nổi bồi thêm tiêu cực trong

bối cảnh đồng USD tăng giá. Kể từ khi lên cầm quyền, ông Trump đưa ra nhiều chính sách thực hiện cam kết

lúc tranh cử đặt “Nước Mỹ trên hết” mà chính xác là các biện pháp gia tăng bảo hộ mậu dịch. Để giảm thâm hụt

thương mại trường kỳ của Mỹ, ông Trump đã đàm phán lại, thậm chí hủy bỏ các hiệp định tự do thương mại mà

Mỹ đã ký kết như TPP & NAFTA mà ông cho rằng sẽ đem đến thiệt thòi cho các doanh nghiệp và người lao động

Mỹ. Kể từ đầu năm 2018, ông phát động chiến tranh thương mại bằng cách áp thuế quan vào Trung Quốc, nước

có thặng dư lớn nhất với Mỹ. Cho đến nay hành động cứng rắn của ông và việc trả đũa của Trung Quốc đã đã

gây ra nhiều bất ổn ở thị trường toàn cầu. Dòng vốn bỏ thoái lui khỏi thị trường mới nổi với mức độ thoái vốn cao

đặc biệt ở quốc gia tăng trưởng kinh tế yếu, cán cân thâm hụt, và lạm phát cao.

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ phân tích vấn đề bong bóng nợ Trung Quốc, khủng hoảng tiền tệ Thổ Nhĩ

Kỳ và thâm hụt thương mại Ấn Độ đại diện cho những vấn đề nổi cộm ở thị trường mới nổi là nguyên nhân khiến

dòng vốn tháo chạy.

2. Hiện trạng ở các nước mới nổi

Bong bóng tín dụng doanh nghiệp ở Trung Quốc

Hai vấn đề khiến giới đầu tư lo ngại nhất ở thị trường Trung Quốc thời điểm này là căng thẳng thương mại leo

thang và chiến dịch giảm nợ nhằm thanh lọc hệ thống tài chính có thể khiến tăng trưởng giảm tốc và dẫn tới hàng

loạt vụ vỡ nợ ở nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Quy mô nợ quá lớn là hệ quả của gói kích thích kinh tế và cơ chế cho vay ngang hàng ở nước này. Sau

khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, để đối phó với tình trạng tăng trưởng kinh tế giảm sút, Trung Quốc đã tung

ra gói kích thích kinh tế thông qua chính sách tiền tệ mở rộng, bơm tiền thẳng vào hệ thống ngân hàng, cho vay

đầu tư cơ sở hạ tầng. Vì vậy, không chỉ quy mô tín dụng mà cả quy mô đầu tư tài sản cố định tăng trưởng nóng,

đi kèm đó là các khoản nợ xấu các khoản vay không hiệu quả.

Trong giai đoạn 2007-2017, quy mô nợ khu vực phi tài chính tăng 4 lần từ 6,006 tỷ USD lên 32,448 tỷ USD, tổng

nợ/GDP tăng từ 141% lên 256%, cao hơn tỷ lệ 251% của các doanh nghiệp Mỹ và vượt xa tỷ lệ nợ khối thị trường

mới nổi (193.6%). Theo NHTW Trung Quốc, nợ xấu giai đoạn 2012-2017 tăng từ dưới 1% lên 1.74% thấp hơn tỷ

lệ nợ xấu bình quân của thế giới mà World Bank tính toán 3.93% tại thời điểm 31/12/2015. Tuy nhiên, cách tính

toán chỉ tiêu nợ xấu của Trung Quốc có nhiều điểm khác biệt so với chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) và thông lệ

phân loại nợ xấu ở hầu hết các quốc gia. Theo ước tính Fitch Ratings và Bloomberg thì nợ xấu của Trung Quốc

có thể lên đến 21%. Chiến dịch giảm nợ của chính phủ Trung Quốc gây áp lực lớn lên tình hình kinh doanh cũng

như khả năng trả nợ của các doanh nghiệp. Theo Nikkei, tính chung 6 tháng đầu năm 2018, các công ty Trung

-4.0%

-2.0%

0.0%

2.0%

4.0%

6.0%2

Q 2

01

13

Q 2

01

14

Q 2

01

11

Q 2

01

22

Q 2

01

23

Q 2

01

24

Q 2

01

21

Q 2

01

32

Q 2

01

33

Q 2

01

34

Q 2

01

31

Q 2

01

42

Q 2

01

43

Q 2

01

44

Q 2

01

41

Q 2

01

52

Q 2

01

53

Q 2

01

54

Q 2

01

51

Q 2

01

62

Q 2

01

63

Q 2

01

64

Q 2

01

61

Q 2

01

72

Q 2

01

73

Q 2

01

74

Q 2

01

71

Q 2

01

82

Q 2

01

8

TĂNG TRƯỞNG GDP MỸ Đơn vị: %

Công ty cổ phần chứng khoán Phú Hưng

Trang 5 Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Khách hàng phải chịu trách nhiệm với quyết định đầu tư của mình

Quốc mất khả năng thanh toán gốc và lãi của lượng trái phiếu trị giá ít nhất 3.2 tỷ USD bằng đồng Nhân dân tệ và

350 triệu USD bằng đồng USD, tăng đến 40% yoy.

Nguồn: BIS & PHS tổng hợp

Nguồn: BIS & PHS tổng hợp

Không những vậy, nợ hộ gia đình tăng lên nhanh chóng thông qua hoạt động vay qua hệ thống tài chính

Internet hay còn gọi là cơ chế vay ngang hàng. Nổi tiếng nhất là Ezubao thu hút khoảng 900,000 nhà đầu tư.

Tỷ lệ nợ hộ gia đình trên GDP tăng nhanh chóng trong giai đoạn 2008-2017 từ 18% lên 48%.

Nỗ lực xử lý quy mô nợ tăng tốc mạnh mẽ trong thời gian qua của Trung Quốc đang làm trì hoãn tăng trưởng kinh

tế nước này. Đầu tư vào tài sản cố định trong 7 tháng đầu năm tăng 5.5% so với năm 2017, thấp kỷ lục kể từ năm

1999. Sản lượng công nghiệp tháng 6 chỉ tăng 6%, mức tăng thấp nhất 2 năm và thấp hơn nhiều so với mức dự

báo tăng 6.5%. Theo đó, tăng trưởng GPD những quý gần đây có dấu hiệu chững lại với GDP quý 2/2018 ở mức

6.7%, mức thấp nhất trong 9 năm qua.

Nguồn: Tổng cục thống kê Trung Quốc

Nguồn: Tổng cục thống kê Trung Quốc

Chiến tranh thương mại Mỹ Trung tạo thêm áp lực cho nền kinh tế Trung Quốc vốn đang chật vật trong

việc giải quyết nợ nần trong bối cảnh kinh tế giảm tốc.

Với vị thế là nước có thặng dư thương mại lớn nhất với Mỹ (năm 2017 là 375 tỷ USD) và liên tục bị tổng thống Mỹ

Donald Trump cáo buộc cạnh tranh không lành mạnh và đánh cắp sở hữu trí tuệ của Mỹ, Trung Quốc là mục tiêu

trừng phạt thương mại chính của tổng thống Trump. Cuộc chiến thương mại được khởi động từ đầu năm nay khi

Mỹ đánh thuế lên thép và nhôm của Trung Quốc, diễn biến ngày càng leo thang khi giá trị hàng hóa Trung Quốc bị

Mỹ áp thuế ngày càng tăng từ mức 34 tỷ USD hồi tháng 4 lên 200 tỷ USD vào tháng 7, đến nay Mỹ dọa đánh thuế

lên 267 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc, bằng 50% giá trị hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ.

6,606 9,064 11,323 14,014

16,846 20,702

23,384 25,818 27,289 32,448

141%

178% 182% 181%195%

211%226%

243%255% 256%

-

20,000

40,000

60,000

80,000

100,000

0

50

100

150

200

250

300

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

DƯ NỢ TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TRUNG QUỐC VS MỸ

United States China Emerging markets

Nợ

/GD

P(%

) Nợ

(Tỷ U

SD

)

1,266 1,760 2,099 2,593 2,976 3,648 4,162 4,427 4,759 5,963

18%

24%

27% 28%30%

33%36%

39%

44%

48%

-

5,000

10,000

15,000

20,000

25,000

30,000

35,000

10

15

20

25

30

35

40

45

50

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

DƯ NỢ KHU VỰC HỘ GIA ĐÌNH

Non-finance Sector Gorverment Household

Nợ

/GD

P(%

) Nợ

(Tỷ U

SD

)

6.9%6.8%

6.7%

0%

2%

4%

6%

8%

10%

12%

14%

1Q2010

4Q2010

3Q2011

2Q2012

1Q2013

4Q2013

3Q2014

2Q2015

1Q2016

4Q2016

3Q2017

2Q2018

TĂNG TRƯỞNG GDP TRUNG QUỐC

0%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

Jul-10 Jul-11 Jul-12 Jul-13 Jul-14 Jul-15 Jul-16 Jul-17 Jul-18

TĂNG TRƯỞNG ĐẦU TƯ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Công ty cổ phần chứng khoán Phú Hưng

Trang 6 Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Khách hàng phải chịu trách nhiệm với quyết định đầu tư của mình

Chiến tranh thương mại có thể làm thương mại suy giảm, kinh tế giảm tốc và tổn thương trực tiếp đến các doanh

nghiệp trong nền kinh tế. Và nó còn khiến các doanh nghiệp Trung Quốc khó trả nợ hơn ở thời điểm mà quốc gia

này đang phải đối mặt với tình trạng ngày càng có nhiều vụ vỡ nợ trái phiếu, qua đó đe dọa đến hệ thống tài chính

của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Để đối phó với tình trạng trên, Trung Quốc có khả năng phá giá tiền tệ để tạo lợi

thế cạnh tranh cho hàng xuất khẩu.

Như một hệ quả, khi đồng tiền mất giá dòng vốn sẽ rút khỏi thị trường và tác động tiêu cực đến thị trường chứng

khoán. Trong 9 tháng đầu năm, chỉ số Shanghai Composite lao dốc 25% tính từ mức đỉnh và chính thức đi vào thị

trường con gấu. So với hai lần sụp đổ trước đây thì mức giảm này vẫn còn khiêm tốn. Ở thời điểm khủng hoảng

tài chính 2008, chỉ số Shanghai Composite lao dốc 66% trong vòng 12 tháng từ tháng 9/2007 đến tháng 9/2008

còn trong lần sụp đổ gần nhất vào năm 2015, Shanghai Composite lao dốc 43% trong vòng 9 tháng kể từ tháng

5/2015 đến tháng 2/2016.

Xét thấy 2 lần sụp đổ này điều có đặc điểm chung là thị trường leo dốc thẳng đứng do tạo ra bong bóng trước đó.

Trong giai đoạn trước khủng hoảng tài chính 2008 chứng khoán Trung Quốc tăng nóng với P/E tăng từ 20x vào

tháng 11/2006 lên 70x trong tháng 9/2007 (trong 10 tháng). Trong giai đoạn 2014-2015, P/E cũng tăng từ 12x vào

tháng 11/2014 lên 25x vào tháng 6/2015 (trong 7 tháng). Sau khi lao dốc kể từ đầu năm, tính đến tháng 4/2018,

P/E thị trường Trung Quốc đang ở mức 17x.

CHỈ SỐ SHANGHAI COMPOSITE

Nguồn: Trading Economics

P/E CỦA SHANGHAI COMPOSITE

Nguồn: CEIC

Khủng hoảng tiền tệ Thổ Nhĩ Kỳ và Argentina

Thổ Nhĩ Kỳ

Khủng hoảng tiền tệ ở Thổ Nhĩ Kỳ là một chủ đề thu hút sự quan tâm của giới đầu tư toàn cầu kể từ sau lệnh trừng

phạt thương mại của Mỹ khiến đồng Lira lao dốc nhưng nguyên chính dẫn đến khủng hoảng tiền tệ của Thổ Nhĩ

Kỳ thực sự bắt nguồn từ tình hình thâm hụt tài khoản vãng lai, lạm phát cao, bất ổn chính trị.

Xuất phát điểm của chiến tranh thương mại Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ không giống với Trung Quốc. Không bắt nguồn

từ thâm hụt thương mại của Mỹ với nước này mà từ việc Thổ Nhĩ Kỳ từ chối thả mục sư người Mỹ bị bắt tại Thổ

Nhĩ Kỳ vì tội tham gia đảo chính, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định áp lệnh trừng phạt bằng việc tăng

gấp đôi thuế thép, nhôm đối với Thổ Nhĩ Kỳ bồi thêm tiêu cực vào cuộc khủng hoảng vốn đang tồi tệ từ chính nội

tại của đất nước.

Trước đây, Thổ Nhĩ Kỳ theo đuổi mô hình tăng trưởng bằng mọi giá với những siêu dự án được hình thành bằng

hàng chục tỷ USD tiền vay nợ nước ngoài chôn vùi vào các công trình xây dựng và những trung tâm thương mại

– những thứ đã giúp nền kinh tế bùng nổ trong ngắn hạn mà không giúp ích nhiều cho việc nâng cao năng suất.

Theo Wall Street Journal, tỷ lệ nợ nước ngoài so với GDP của Thổ Nhĩ Kỳ lên tới khoảng 70% so với con số này

của Trung Quốc chỉ vào khoảng 15%, của Nga chưa đầy 25%. Việc đồng USD tăng giá khiến gánh nặng nợ nần

của Thổ Nhĩ Kỳ gia tăng.

Công ty cổ phần chứng khoán Phú Hưng

Trang 7 Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Khách hàng phải chịu trách nhiệm với quyết định đầu tư của mình

Nguồn: World Bank & PHS tổng hợp

Nguồn: World Bank & PHS tổng hợp

Thổ Nhĩ Kỳ có thâm hụt thương mại nhiều năm liền và ở mức cao hơn nhiều so với các quốc gia mới nổi khác

như Nam Phi hay Argentina. Vào thời điểm cuối tháng 3/2018, thâm hụt cán cân vãng lai của Thổ Nhĩ Kỳ là hơn

7.1% GDP, so với mức 6.1% của Nam Phi hay 5.3% của Argentina.

Lạm phát ở gia tăng mạnh lên 11% trong năm 2017 và tiếp tục tăng lên 16% trong 7 tháng đầu năm 2018 khiến giá

trị đồng tiền bị xói mòn. Nhưng mối lo ngại lớn hơn của nhà đầu tư là việc chống lạm phát bằng việc điều hành chính

sách tiền tệ của nhà độc tài Erdogan, người từng là thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 2003 cho đến khi ông được bầu

làm tổng thống vào năm 2014. Với hiến pháp mới, tổng thống mới sẽ có quyền lực rất lớn, trong khi đó quyền hạn

của quốc hội giảm xuống. Ông là người phản đối việc tăng lãi suất để chống lạm phát cao, thay vào đó là duy trì lãi

suất thấp để tài trợ cho nhiều dự án thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cho đến này, chính quyền ông Erdogan đã có

động thái nâng lãi suất nhưng theo đánh giá, hành động quá ít và quá muộn với tình hình lạm phát gia tăng mạnh.

Dự đoán lãi suất sẽ tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới.

Lãi suất gia tăng khiến lợi tức trái phiếu tăng mạnh. Lợi tức một lô 3.5 tỷ USD trái phiếu chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ phát

hành năm 2017 bằng ngoại tệ đã tăng lên mức gần 8%. Lợi tức trái phiếu chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ phát hành bằng nội

tệ kỳ hạn 10 năm tăng 0.6 điểm phần trăm, lên mức cao kỷ lục 18.8%. Việc lợi tức trái phiếu gia tăng cũng mang

đến rủi ro thâm hụt tài khóa cho Thỗ Nhĩ Kỳ đồng thời làm giảm giá tài sản tài chính ở Thổ Nhĩ Kỳ, qua đó, thị trường

chứng khoán cũng gặp nhiều rủi ro. Thị trường chứng khoán Thổ Nhĩ Kỳ đã giảm 25% kể từ đầu năm đến nay.

LỢI TỨC TRÁI PHIẾU 10 NĂM THỔ NHĨ KỲ

Nguồn: Trading Economics

CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN THỔ NHĨ KỲ

Nguồn: Trading Economics

9%

6%

9%7%

9%8% 8%

11%

16%

0%

2%

4%

6%

8%

10%

12%

14%

16%

18%

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018Q2

TĂNG TRƯỞNG GDP VÀ LẠM PHÁT THỔ NHĨ KỲ

Tăng trưởng GDP Lạm phát

(39.6)

(68.9)

(42.8)

(56.3)

(36.9)

(23.9) (25.6)

(39.0)

(46.7)

(80.0)

(70.0)

(60.0)

(50.0)

(40.0)

(30.0)

(20.0)

(10.0)

-2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 7M2018

THÂM HỤT THƯƠNG MẠI THỔ NHĨ KỲ

Đvt: Tỷ USD

Đvt: %

Công ty cổ phần chứng khoán Phú Hưng

Trang 8 Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Khách hàng phải chịu trách nhiệm với quyết định đầu tư của mình

Argentina

Tương tự Thổ Nhĩ Kỳ, đất nước Nam Mỹ bên kia bờ Đại Tây Dương là Argentina cũng đang đối mặt với

nhiều khó khăn từ thâm hụt thương mại, lạm phát cao và vấn đề liên quan đến nợ.

Khi lên nắm quyền năm 2015, Tổng thống Mauricio Macri từng cam kết sẽ đem về cho đất nước những “cơn mưa

đầu tư”, song dường như nguồn vốn này không đến được với những lĩnh vực sản xuất mà chỉ là những khoản đầu

cơ tài chính.

Nguồn: World Bank & PHS tổng hợp

Nguồn: World Bank & PHS tổng hợp

Tháng 4/2018 là thời điểm đầu tiên của những biến động kinh tế Argentina khi tăng trưởng giảm 0.9% sau

13 tháng tăng liên tiếp. Tiếp đó, GDP trong tháng 5 và tháng 6 đã bước vào giai đoạn suy giảm mạnh so với cùng

kỳ năm trước ở mức tương ứng là -5.8% và -6.7%.

Lạm phát tăng mạnh mẽ lên mức 27% trong năm 2017 và gia tăng đến 34.4% trong 7 tháng của năm 2018

so với mục tiêu kiềm chế tỷ lệ lạm phát ở mức 15% cho cả năm 2018 của Chính Phủ. NHTW nước này buộc

phải nâng lãi suất lên 60% để giải quyết vấn đề lạm phát 2 con số. Theo đó, lợi tức trái phiếu tăng mạnh kéo theo

khó khăn trả nợ càng thêm căng thẳng. Argentina đã phải xin Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) giải ngân nhanh một khoản

vay khẩn cấp, và động thái này đã khiến thị trường toàn cầu bị sốc. Chứng khoán Argentina sụt giảm đến 28% từ

đầu năm 2018 đến nay.

Khủng hoảng Thổ Nhĩ Kỳ và Argentina khiến nhà đầu tư toàn cầu hoảng loạn nhưng theo đánh giá của các tổ chức

tài chính thì tác động của cuộc khủng hoảng này lây lan sang phạm vi toàn cầu là không đáng kể, chỉ có thể ảnh

hưởng trong phạm vi khu vực Châu Âu đặc biệt là ảnh hưởng đến các ngân hàng và công ty bảo hiểm Châu Âu.

Các thị trường mới nổi khác: Ấn Độ, Philippines

Ấn Độ

Cũng như đồng tiền ở các quốc gia mới nổi khác, đồng Rupee Ấn Độ cũng lao dốc mạnh do thâm hụt

thương mại gia tăng mà nguồn cơ là từ đà hồi phục của giá dầu.

Ấn độ chi tiêu nhiều tiền vào nhập khẩu dầu hơn bất cứ thứ gì. Theo thống kê, dầu nhập khẩu chiếm 20% trong

tổng nhập khẩu của Ấn Độ trong giai đoạn tháng 4-10/2017 do đến 80% nhu cầu năng lượng của quốc gia tiêu thụ

dầu lớn thứ ba thế giới này đều được nhập khẩu.

GIÁ DẦU BRENT

-10%

0%

10%

20%

30%

40%

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018Q2

TĂNG TRƯỞNG GDP VÀ LẠM PHÁT ARGENTINA

Tăng trưởng GDP Lạm phát (20.0)

(15.0)

(10.0)

(5.0)

-

5.0

10.0

15.0

THÂM HỤT THƯƠNG MẠI ARGENTINA

Đvt: Tỷ USD

Công ty cổ phần chứng khoán Phú Hưng

Trang 9 Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Khách hàng phải chịu trách nhiệm với quyết định đầu tư của mình

Nguồn: Trading Economics

Nguồn: World Bank & PHS tổng hợp

Từ đầu năm 2016, giá dầu bắt đầu hồi phục từ mức đáy 30 USD/thùng lên hơn 50USD/thùng (+67%), đặc biệt từ

giữa 2017 giá dầu leo thang lên gần 80 USD/thùng trên năm 2018. Đà tăng của giá dầu khiến thâm hụt thương mại

của Ấn Độ gia tăng cùng với lạm phát tăng. Trong nhiều năm qua, Ấn Độ liên tục thâm hụt thương mại, đặc biệt

trong 8 tháng đầu năm mức thâm hụt thương mại tăng mạnh bằng 167% của cả năm 2017. Tuy nhiên, mức thâm

hụt chỉ chiếm 3% GDP nên vấn đề thâm hụt thương mại ở Ấn Độ không thật sự nghiêm trọng như các nước

mới nổi khác.

Nhìn chung nền kinh tế Ấn Độ cho thấy nhiều yếu tố tích cực hơn hẳn các nước mới nổi khác khi tăng trưởng GDP

giai đoạn 2014-2016 vượt qua Trung Quốc, đặc biệt trong 6 tháng đầu năm có mức tăng trưởng mạnh mẽ 8.2%.

Trong khi đó, lạm phát tuy có tăng do ảnh hưởng giá dầu nhưng vẫn trong xu hướng được kiểm soát tốt (~4%). Do

vậy, thị trường chứng khoán Ấn Độ vẫn tăng tích cực bất chấp đồng tiền mất giá. Ấn Độ cũng được xem là vịnh

tránh bão của giới đầu tư trong bối cảnh thị trường chứng khoán của các nước mới nổi khác lao dốc.

CHỈ SỐ SENSEX - ẤN ĐỘ

Nguồn: Trading Economics

Chỉ số Sensex tăng rất mạnh kể từ đầu 2017. Tuy thị

trường có nhịp điều chỉnh vào đầu năm 2018 nhưng chỉ

số tiếp tục tăng điểm bất chấp xu hướng đi xuống của

chứng khoán các nước mới nổi khác. Tính chung, thị

trường chứng khoán Ấn Độ vẫn tăng 7% trong khi MSCI

Emerging Markets Index cũng như chứng khoán Trung

Quốc đã giảm hơn 20% và rơi vào thị trường con gấu.

Philippines

CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN PHILIPPINES

Nguồn: Trading Economics

Cũng như các thị trường mới nổi khác, thị trường chứng

khoán Philippines lao dốc kể từ đầu năm với mức giảm

lên đến 22%. Nhà đầu tư tháo chạy dưới thời Tổng thống

Duterte do những chính sách chính trị bất ổn của ông và

thâm hụt thương mại trong bối cảnh tổng thống theo đuổi

chính sách “Build, Build, Build” nhằm gia tăng đầu tư vào

hạ tầng mang lại tăng trưởng kinh tế.

(91)(107)

(136)

(92)

(68) (63)

(42)

(73)

(122) (160)

(140)

(120)

(100)

(80)

(60)

(40)

(20)

-2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 8M2018

THÂM HỤT THƯƠNG MẠI ẤN ĐỘ

Công ty cổ phần chứng khoán Phú Hưng

Trang 10 Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Khách hàng phải chịu trách nhiệm với quyết định đầu tư của mình

Trong số những chính sách bất ổn, nổi bật nhất là chiến dịch chống ma túy mà tổng thống phát động tiêu

diệt hơn 3,000 nghi phạm mà không qua xét xử. Chiến dịch trên gây ra bất ổn xã hội tại đất nước này do tồn tại một

nhóm người có thể sát hại người khác mà không bị ra tòa. Thêm nữa, việc ông Duterte cho công bố một danh sách

các quan chức bị khép vào tội buôn bán ma túy cũng khiến giới kinh doanh tại Philippines lo ngại một ngày nào đó,

Tổng thống sẽ thông báo công ty của họ làm ăn bất hợp pháp mà không cần đưa ra bằng chứng. Qua đó, làm gia

tăng rủi ro chính trị khiến giới đầu tư quan ngại khi đổ tiền vào nước này.

Không những vậy, dưới thời Tổng thống Duterte, Philippines đang chứng kiến sự bung nổ cơ sở hạ tầng chưa

từng thấy khi thực hiện dự án mang tên “Build! Build! Build!”, bao gồm hơn 70 dự án quy hoạch hạ tầng trên

toàn quốc với kinh phí ước tính lên đến 180 tỷ USD. Một số dự án nổi bật bao gồm xây dựng nhà ga mới tại sân

bay quốc tế Manila, hệ thống tàu điện ngầm đầu tiên của quốc gia, và tuyến đường sắt dài 102km trên đảo Mindanao,

hứa hen sẽ mang lại sự phát triển đột phá về cơ sở hạ tầng trong nước, tạo công ăn việc làm cho người dân và

đảm bảo phát triển kinh tế vững mạnh. Tuy nhiên, Philippines hiện đang đối mặt với một số hệ lụy trong quá trình

triển khai siêu dự án được tài trợ từ nợ này. Bộ Tài chính Philippines (DOF) cho biết tổng nợ quốc gia còn tồn đọng

của chính phủ nước này đã chạm mức cao kỷ lục 130 tỷ USD tính đến cuối tháng 12/2017, tăng 9.2% yoy. Do đó,

việc đồng USD tăng giá từ đầu năm đến nay gia tăng căng thẳng trả nợ cho chính phủ Philippines.

Mặt khác, thâm hụt thương mại là một vấn đề khiến nhà đầu tư lo ngại khi mức thâm hụt thương mại ngày

càng gia tăng và nó ngày càng chiếm tỷ trọng đáng kể trong GDP. Nếu như trong năm 2013, tỷ lệ này chỉ ở

mức 4% thì đến năm 2017 tỷ lệ thâm hụt/GDP đã lên trên 10%. Theo đó, dự trữ ngoại hối mỏng dần từ mức 10

tháng nhập khẩu, đến tháng 5/2018 dự trữ ngoại hối giảm xuống 7.7 tháng nhập khẩu.

Không những vậy, nền kinh tế Philippines cũng đang đối mặt với vấn đề lạm phát và tăng trưởng giảm tốc khiến

nhà đầu tư lo ngại.

Nguồn: World Bank & PHS tổng hợp

Nguồn: World Bank & PHS tổng hợp

3. Nền kinh tế Việt Nam không gặp áp lực lớn như các nước mới nổi

Nhìn chung, các nước mới nổi đang đối phó với khủng hoảng tiền tệ, dòng vốn tháo lui và thị trường chứng khoán

lao dốc do các nền kinh tế mới nổi đang bộc lộ nhiều rủi ro trong bối cảnh đồng USD tăng giá, giá dầu hồi phục

mạnh mẽ và cuộc chiến thương mại mà Mỹ phát động. Câu hỏi đặt ra, liệu nền kinh tế và thị trường chứng khoán

Việt Nam có rơi vào tình trạng tương tự không. Chúng tôi đánh giá tình hình kinh tế Việt Nam khá ổn định nên

những rủi ro về khủng hoảng tiền tệ, dòng vốn tháo chạy là không lớn. Qua đó, thị trường chứng khoán không gặp

nhiều áp lực. Chúng tôi đưa ra đánh giá trên dựa vào so sánh với các nước đã phân tích ở phần trên gồm Trung

Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Argentina, Ấn Độ và Philippines.

Việt Nam chưa lâm vào nguy vỡ bong bóng tín dụng như Trung Quốc.

0.0%

2.0%

4.0%

6.0%

8.0%

2013 2014 2015 2016 2017 2018H1

TĂNG TRƯỞNG GDP VÀ LẠM PHÁT PHILIPPINES

GDP Growth Inflation Rate

3.9% 4.5%

6.1%

9.3%10.1%

0.0%

2.0%

4.0%

6.0%

8.0%

10.0%

12.0%

(45.0)

(25.0)

(5.0)

15.0

35.0

2013 2014 2015 2016 2017

THÂM HỤT THƯƠNG MẠI PHILIPPINES

Thâm hụt thương mại %GDP

Công ty cổ phần chứng khoán Phú Hưng

Trang 11 Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Khách hàng phải chịu trách nhiệm với quyết định đầu tư của mình

Tiền đồng không gặp nhiều rủi ro mất giá mạnh nhờ vào yếu tố vĩ mô ổn định như tăng trưởng GDP khả

quan trong khi lạm phát trong tầm kiểm soát (tích cực hơn so với Thổ Nhĩ Kỳ và Argentina)

Cán cân thương mại trong tình trạng thặng dư (tích cực hơn Ấn Độ) và dự trữ ngoại hối có cải thiện tích

cực (tích cực hơn Philippines).

Cũng như Trung Quốc, nhiều lo ngại tăng trưởng kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào tăng trưởng tín dụng, qua

đó gia tăng rủi ro vỡ nợ tín dụng.

Nguồn: Fiinpro & PHS tổng hợp

Thực tế cho thấy tỷ lệ dư nợ tín dụng trên GDP liên

tục gia tăng những năm gần đây, so với giai đoạn

2005-2007 tốc độ tăng trưởng tín dụng gia tăng đáng

kể với mức tăng trung bình 35%, tuy nhiên tỷ lệ dư nợ

tín dụng/GDP trung bình chỉ 75% nhưng từ năm 2014

đến nay tăng trưởng tín dụng dưới 20% nhưng tỷ lệ

dư nợ tín dụng/GDP liên tục gia tăng lên trên 100%.

Năm 2017, dư nợ tín dụng trên GDP là 130%, cao

hơn hẳn con số 80% mà IMF khuyến nghị nhưng nhìn

chung vẫn thấp hơn tỷ lệ đáng báo động đến 255% ở

Trung Quốc trong năm 2017. Chính phủ đã chủ động

hạ tăng trưởng tín dụng và hạn chế dòng vốn tín dụng

đổ vào các tài sản rủi ro. Vì vậy, nguy cơ vỡ bong

bóng tín dụng như nền kinh tế Trung Quốc không thật

sự lớn.

So với đồng tiền các nước mới nổi đã phân tích, VND không mất giá mạnh nhờ tình hình kinh tế Việt Nam

có phần ổn định hơn. Năm 2017 chứng kiến những thành công vượt bâc của kinh tế Việt Nam khi tăng trưởng

GDP ở mức 6.8%, cao hơn mức trung bình 5.96% của giai đoạn 2011-2016 và vượt xa con số dự báo của các tổ

chức kinh tế thế giới cho rằng tăng trưởng GDP mức 6.3-6.4%. Điểm tích cực là dù kinh tế tăng trưởng mạnh

nhưng lạm phát ổn định trong tầm kiểm soát nhờ chủ trương ưu tiên kiềm chế lạm phát của Chính Phủ. CPI bình

quân năm 2017 chỉ tăng 3.53% so với năm 2016. Đây cũng là điểm khác biệt đáng kể so với thời điểm trước khủng

hoảng 2008 diễn ra, khi GDP tăng mạnh 8.48% nhưng CPI cũng tăng đến 8.3%.

Nguồn: PHS tổng hợp

9 tháng đầu năm 2018 GDP tiếp tục duy trì đà tăng tích

cực với GDP quý 1, 2, 3 lần lượt tăng 7.38% và 6.79%,

6.88% CPI bình quân năm 9 tháng đầu năm 2018 tăng

3.57%. Tăng trưởng GDP kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng

ổn định trong bối cảnh FDI tiếp tục gia tăng, mở rộng

cơ sở sản xuất. Các yếu tố đóng góp cho triển vọng dài

hạn tích cực của Việt Nam gồm quy mô nhân khẩu học

thuận lợi, lực lượng lao động có trình độ, các cải cách

kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ và lợi ích từ những hiệp

định thương mại tự do như CPTPP, EVFTA.

Điểm tích cực thứ 2 là kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục tăng trưởng, thặng dư thương mại ở mức cao. Lũy kế 9

tháng đầu năm 2018 ước đạt 5.39 tỷ USD, cải thiện tích cực so với mức thặng dư 0.32 tỷ USD cùng kỳ năm trước.

Không những vậy, FDI tiếp tục tăng trong 9 tháng đầu năm 2018 với FDI giải ngân 9 tháng đạt 13.25 tỷ USD, tăng

6% yoy. Dự trữ ngoại hối tăng mạnh lên kỷ lục gần 63 tỷ USD, tăng gấp đôi trong vòng 2 năm qua góp phần quan

0%

20%

40%

60%

80%

100%

120%

140%

-

1,000

2,000

3,000

4,000

5,000

6,000

7,000

DƯ NỢ TÍN DỤNG VIỆT NAM

Dư nợ (tỷVND) Dư nợ tín dụng/GDP

Tăng trưởng dư nợ tín dụng

Đvt: Nghìn tỷ VND

0%

2%

4%

6%

8%

20

13

Q1

20

13

Q2

20

13

Q3

20

13

Q4

20

14

Q1

20

14

Q2

20

14

Q3

20

14

Q4

20

15

Q1

20

15

Q2

20

15

Q3

20

15

Q4

20

16

Q1

20

16

Q2

20

16

Q3

20

16

Q4

20

17

Q1

20

17

Q2

20

17

Q3

20

17

Q4

20

18

Q1

20

18

Q2

20

18

Q3

TĂNG TRƯỞNG GDP & CPI

Tăng trưởng GDP CPI

Công ty cổ phần chứng khoán Phú Hưng

Trang 12 Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Khách hàng phải chịu trách nhiệm với quyết định đầu tư của mình

trọng giúp Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ, giữ ổn định tỷ giá tạo niềm tin cho nhà đầu tư nước

ngoài. So với các đồng tiền ở các nước mới nổi thì VND chỉ mất giá khiêm tốn 1.2% từ đầu năm đến nay.

Nhưng một điều đáng xem xét là mặc dù dự trữ ngoại hối tuy có dấu hiệu tăng mạnh thời gian gần đây nhưng so

với các nước khác thì đây là con số khá khiêm tốn. Tính đến tháng 4/2018 dự trữ ngoại hối đạt hơn 63 tỷ USD,

đảm bảo được 3.5 tháng nhập khẩu, đây là con số cải thiện đáng kể so với giai đoạn 2013-2017 dự trữ ngoại hối

chỉ đảm bảo 2-2.6 tháng nhập khẩu. Tuy nhiên, so với các nước Philippines, Thái Lan hay thậm chí những nước

đang gặp khủng hoảng tiền tệ như Thổ Nhĩ Kỳ và Argentina thì dự trữ ngoại hối của Việt Nam vẫn còn khá mỏng.

Nguồn: World Bank & PHS tổng hợp

Nguồn: World Bank & PHS tổng hợp

Tuy nhiên, nếu xét về nhiều khía cạnh như tăng trưởng, lạm phát, thặng dư thương mại và giá trị đồng tiền thì Việt

Nam thật sự tích cực hơn hẳn các nền kinh tế mới nổi, đặc biệt khi so sánh với nền kinh tế có quy mô tương đồng

là Philippines cho thấy, GDP tăng trưởng cao hơn nhưng lạm phát thấp hơn, theo đó lợi tức trái phiếu thấp hơn

nên giá trị tài sản tài chính hấp dẫn hơn.

Nguồn: PHS tổng hợp

2.1

2.5

1.9

2.3 2.6

3.5

0

10

20

30

40

50

60

70

-

0.5

1.0

1.5

2.0

2.5

3.0

3.5

4.0

2013 2014 2015 2016 2017 Arp2018

DỰ TRỮ NGOẠI HỐI VIỆT NAM

Dự trữ ngoại hối Tháng nhập khẩu

Tháng nhập khẩu Đvt: Tỷ USD

0

5

10

15

20

25

30

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

DỰ TRỮ NGOẠI HỐI CỦA VIỆT NAM SO VỚI CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC

Vietnam Philippines India Turkey China

Tháng nhập khẩu

6.0%4.6%

7.5%

-11%

6.8%

3.3%5.1%

-1%

-15%

-10%

-5%

0%

5%

10%

Tăng trưởng GDP CPI Lợi tức trái phiếu %Mất giá đồng tiền

China India Philipines Vietnam

SO SÁNH VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC KHÁC TRONG KHU VỰC

Công ty cổ phần chứng khoán Phú Hưng

Trang 13 Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Khách hàng phải chịu trách nhiệm với quyết định đầu tư của mình

Diễn biến trên thị trường chứng khoán

Nguồn: PHS tổng hợp

Nguồn Fiinpro

Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng chịu tác động tiêu cực từ đà lao dốc của chứng khoán khu vực và điều

chỉnh từ mức đỉnh 1,204 điểm vào tháng 4/2018. Thị trường ghi nhận đà tăng nóng giai đoạn tháng 11/2017 đến

đầu tháng 4/2018, trong vòng 5 tháng P/E tăng từ 16x lên trên 22x lên vùng định giá cao nên thị trường gặp áp lực

chốt lời sau đó. Nhưng nhờ sự hỗ trợ từ dòng vốn ngoại trong giai đoạn điều chỉnh, thị trường đã có sự hồi phục

trở lại từ mức đáy gần nhất 878 điểm kể từ tháng 8/2018 và duy trì đà tăng tích cực cho đến nay, với P/E trailing

đang ở mức 18x, tương đương thị trường Trung Quốc (17x), Philippines (18x) và thấp hơn hẳn Ấn Độ (23x) nên

thị trường được xem đang được định giá hợp lý. Thêm nữa, thị trường kỳ vọng sẽ tiếp tục đi lên nhờ yếu tố vĩ mô

thuận lợi và thu hút dòng vốn ngoại khi Việt Nam được nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi.

Thực trạng dòng vốn đầu tư nước ngoài

Trong bối cảnh nhà đầu tư nước ngoài thoái vốn ồ ạt khỏi thị trường mới nổi thì dòng vốn ngoại lại có dấu

hiệu chảy sang thị trường Việt Nam. Dòng vốn ngoại được biết bao gồm (1) vốn đầu tư trực tiếp (FDI – Foreign

Direct Investment) hỗ trợ sự phát triển của nền kinh tế trong dài hạn và (2) vốn đầu tư gián tiếp vào cổ phiếu, trái

phiếu (FPI – Foreign Portfolio Investment) mang tính chất đầu cơ cao hơn.

Về vốn đầu tư trực tiếp FDI, tổng vốn đăng ký và giải ngân đều tăng tích cực trong những năm qua, đáng chú ý là

vốn đăng ký năm 2017 lên đến 36 tỷ USD, +71% yoy. Năm 2018 tiếp tục duy trì sự tích cực, tính chung 9 tháng

đầu năm 2018, vốn FDI đăng ký và giải ngân lần lượt đạt 25.37 tỷ USD (tương đương năm trước) và 13.25 tỷ USD

(+6% yoy).

Nguồn: Fiinpro

Đầu tư trực tiếp được kỳ vọng sẽ tiếp tục gia tăng

do Chính Phủ đang không ngừng nỗ lực để cải thiện

môi trường kinh doanh giúp Việt Nam trở thành một

trong những môi trường cạnh tranh và thuận lợi nhất

trong các nước ASEAN.

Nhờ đẩy mạnh cải cách, cắt giảm thủ tục hành chính,

môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam đã có

những thay đổi tích cực. Theo đánh giá của Ngân Hàng

Thế Giới, môi trường kinh doanh của Việt Nam đã tăng

14 bậc so với đánh giá cho năm 2017, xếp 68/190 nền

kinh tế. Điểm nổi bật nhất là việc Chính phủ có ý định

cắt giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống còn từ 20-

22% xuống còn 15 - 17% sẽ tạo thuận lợi thu hút đầu

tư nước ngoài.

1,204

893800

900

1000

1100

1200

1300

VN-Index

10%0%

-5%

10% 7%17%

9% 11%6%

-40%

-20%

0%

20%

40%

60%

80%

0

10

20

30

40

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 9M2018

Vốn FDI

Giải ngân Đăng ký

Tăng trưởng vốn giải ngân Tăng trưởng vốn đăng ký

Đvt: Tỷ USD

Công ty cổ phần chứng khoán Phú Hưng

Trang 14 Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Khách hàng phải chịu trách nhiệm với quyết định đầu tư của mình

Không những vậy, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tạo ra mộ số cơ hội cho Việt Nam. Việc Mỹ áp thuế

đối với hàng hóa Trung Quốc có khả năng hỗ trợ gia tăng FDI khi hoạt động sản xuất có thể dịch chuyển từ Trung

Quốc sang Việt Nam để né áp thuế cao ngoài ra còn tận dụng được chi phí nhân công rẻ ở Việt Nam.

Không chỉ dòng vốn đầu tư trực tiếp liên tục tăng, mà dòng vốn đầu tư gián tiếp cũng cho thấy dấu hiệu tích cực.

Trong bối cảnh khối ngoại bán ròng ở nhiều thị trường mới nổi, thì khối này mua ròng tích cực trên thị trường

chứng khoán Việt Nam. Tính từ đầu năm đến nay khối ngoại mua ròng gần 30 nghìn tỷ đồng (~1.3 tỷ USD) trên

cả 2 sàn HOSE và HNX. Tuy vậy, điểm chưa thật sự tích cực là lực mua chỉ tập trung ở cổ phiếu VHM với giá trị

mua ròng lên đến 26,347 tỷ đồng (chiếm 90% tổng giá trị mua ròng). Nhưng nếu loại trừ giá trị mua ròng ở VHM

thì khối ngoại vẫn mua ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

BẢNG GIÁ TRỊ GIAO DỊCH KHỐI NGOẠI (Đvt: Tỷ VNĐ)

HOSE HNX Mua ròng

Mua Bán Mua Bán

T01/18 25,550 18,415 856 1,285 6,705

T02/18 21,108 18,574 508 639 2,403

T03/18 24,599 24,611 1,404 1,498 -106

T04/18 25,499 23,889 1,009 825 1,795

T05/18 50,625 28,069 1,092 1,337 22,311

T06/18 17,391 16,929 382 727 116

T07/18 12,388 15,214 483 320 -2,663

T08/18 14,959 16,737 512 404 -1,671

T09/18 14,511 14,093 259 269 408

Tổng 206,630 176,531 6,505 7,304 29,300

Nguồn: HOSE&HNX

Kỳ vọng dòng vốn ngoại sẽ tiếp tục đổ vào thị trường nhờ nền tảng vĩ mô vững chắc, tiền đồng ổn định và

những cải cách của Chính Phủ với định hướng nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường

cận biên lên thị trường mới nổi. Những cải cách bao gồm hoàn thiện Luật Chứng khoán "thế hệ 2" giải quyết

những mâu thuẫn giữa Luật chứng khoán và Luật đầu tư như vấn đề room cho các nhà đầu tư nước ngoài. Gần

đây nhất, vào ngày 27/9/2018, nhà cung cấp chỉ số FTSE Russell vừa công bố kết quả phân hạng thị trường định

kỳ hàng năm, đáng chú ý nhất là thị trường chứng khoán Việt Nam đã được thêm vào danh sách theo dõi nâng

hạng lên thị trường mới nổi loại hai (Secondary Emerging) vào năm 2019. Đây là thông tin tích cực cho Thị trường

chứng khoán trong thời gian tới khi dòng vốn có thể sẽ tiếp tục tìm đến Việt Nam.

-5,000

0

5,000

10,000

15,000

20,000

25,000

GIAO DỊCH RÒNG NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Đvt: Tỷ VNĐ

Trang 15 Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Khách hàng phải chịu trách nhiệm với quyết định đầu tư của mình

Đảm bảo phân tích

Mỗi nhân viên phụ trách về phân tích, chiến lược hay nghiên cứu chịu trách nhiệm cho sự chuẩn bị và nội dung của tất cả các

phần có trong bản báo cáo nghiên cứu này đảm bảo rằng, tất cả các ý kiến của những người phân tích, chiến lược hay nghiên

cứu đều phản ánh trung thực và chính xác ý kiến cá nhân của họ về những vấn đề trong bản báo cáo. Mỗi nhân viên phân tích,

chiến lược hay nghiên cứu đảm bảo rằng họ không được hưởng bất cứ khoản chi trả nào trong quá khứ, hiện tại cũng như

tương lai liên quan đến các khuyến cáo hay ý kiến thể hiện trong bản báo cáo này.

Định nghĩa xếp loại

Mua = cao hơn thị trường nội địa trên 10%

Giữ = bằng thị trường nội địa với tỉ lệ từ +10%~ -10%

Bán = thấp hơn thị trường nội địa dưới 10%.

Không đánh giá = cổ phiếu không được xếp loại trong Phú Hưng hoặc chưa niêm yết.

Biểu hiện được xác định bằng tổng thu hồi trong 12 tháng (gồm cả cổ tức).

Miễn trách

Thông tin này được tổng hợp từ các nguồn mà chúng tôi cho rằng đáng tin cậy, nhưng chúng tôi không chịu trách nhiệm về sự

hoàn chỉnh hay tính chính xác của nó. Đây không phải là bản chào hàng hay sự nài khẩn mua của bất cứ cổ phiếu nào. Chứng

khoán Phú Hưng và các chi nhánh và văn phòng và nhân viên của mình có thể có hoặc không có vị trí liên quan đến các cổ

phiếu được nhắc tới ở đây. Chứng khoán Phú Hưng (hoặc chi nhánh) đôi khi có thể có đầu tư hoặc các dịch vụ khác hay thu

hút đầu tư hoặc các hoạt động kinh doanh khác cho bất kỳ công ty nào được nhắc đến trong báo cáo này. Tất cả các ý kiến và

dự đoán có trong báo cáo này được tạo thành từ các đánh giá của chúng tôi vào ngày này và có thể thay đổi không cần báo

trước.

© Công ty Cổ phần Chứng khoán Phú Hưng (PHS).

Tòa nhà CR3-03A, Tầng 3, 109 Tôn Dật Tiên, Phường Tân Phú, Quận 7, Tp. HCM Điện thoại: (+84-28) 5 413 5479 Fax: (+84-28) 5 413 5472 Customer Service: (+84-28) 5 411 8855 Call Center: (+84-28) 5 413 5488 E-mail: [email protected] / [email protected] Web: www.phs.vn PGD Phú Mỹ Hưng

Tòa nhà CR2-08, 107 Tôn Dật Tiên, P. Tân Phú, Quận 7, Tp. HCM Điện thoại: (+84-28) 5 413 5478 Fax: (+84-28) 5 413 5473

Chi nhánh Quận 3

Tầng 2, Tòa nhà Phương Nam, 157 Võ Thị Sáu, Quận 3, Tp. HCM Điện thoại: (+84-28) 3 820 8068 Fax: (+84-28) 3 820 8206

Chi Nhánh Thanh Xuân

Tầng 1, Tòa nhà 18T2, Lê Văn Lương, Trung Hòa Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà Nội. Phone: (+84-24) 6 250 9999 Fax: (+84-24) 6 250 6666

Chi nhánh Tân Bình

Tầng trệt, P. G.4A, Tòa nhà E-Town 2, 364 Cộng Hòa, Phường 13, Quận Tân Bình, Tp.HCM. Điện thoại: (+84-28) 3 813 2405 Fax: (+84-28) 3 813 2415

Chi Nhánh Hà Nội

Tầng 3, Tòa nhà Naforimex, 19 Bà Triệu, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội Phone: (+84-24) 3 933 4560 Fax: (+84-24) 3 933 4820

Chi nhánh Hải Phòng

Tầng 2, Tòa nhà Eliteco, 18 Trần Hưng Đạo, Quận Hồng Bàng, Hải Phòng Phone: (+84-225) 384 1810 Fax: (+84-225) 384 1801