tÓm tẮt luẬn Án tiẾn sĨ ĐỊa lÝ -...

32
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ------------------------------- TRỊNH PHI HOÀNH NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN LÒNG DẪN SÔNG TIỀN (ĐOẠN CHẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤ PHÒNG TRÁNH THIÊN TAI Chuyên ngành: Địa lý Tài nguyên và Môi trường Mã số: 62 44 02 19 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ TP. Hồ Chí Minh - 2017

Upload: others

Post on 07-Sep-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC

VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

-------------------------------

TRỊNH PHI HOÀNH

NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN LÒNG DẪN SÔNG TIỀN

(ĐOẠN CHẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP) PHỤC VỤ

PHÒNG TRÁNH THIÊN TAI

Chuyên ngành: Địa lý Tài nguyên và Môi trường

Mã số: 62 44 02 19

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ

TP. Hồ Chí Minh - 2017

Công trình được hoàn thành tại Học viện Khoa học và Công nghệ -

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS. Nguyễn Thám

Người hướng dẫn khoa học 2: TS. Vũ Thị Thu Lan

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Phản biện 3:

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ, họp tại

Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công

nghệ Việt Nam vào hồi … giờ ..’, ngày … tháng … năm 2018

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Viện Địa lý Tài nguyên TP. Hồ Chí Minh;

- Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ;

- Thư viện Quốc gia Việt Nam.

i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU

Ký hiệu, chữ viết tắt

Được hiểu là:

cs (hoặc et al)

: Cộng sự

CSLL : Cơ sở lý luận CSTT : Cơ sở thực tiễn DBLD : Diễn biến lòng dẫn ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long GIS : Geographic Information System - Hệ thống thông tin Địa lý IMHEN : Institute of Meteorology Hydrology and Environment -

Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu IPCC : Intergovernmental Panel on Climate Change - Uỷ ban Liên

chính phủ về Biến đổi khí hậu KH&CN : Khoa học và công nghệ KT-XH : Kinh tế - xã hội MRC : Mekong River Commission - Ủy hội sông Mekong quốc tế NCS : Nghiên cứu sinh NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nxb : Nhà xuất bản PL : Phụ lục PPNC : Phương pháp nghiên cứu RCP4.5 : Representation Concentration Pathways - kịch bản nồng độ

khí nhà kính đặc trưng (RCP4.5 - kịch bản nồng độ khí nhà kính TB thấp)

Sông Tiền tỉnh

Đồng Tháp : Sông Tiền đoạn chảy qua tỉnh Đồng Tháp

TN&MT : Tài nguyên và Môi trường TB : Trung bình TP : Thành phố tr (hoặc pp) : trang (page) trang (-3-) : sau trang (3) UBND : Ủy ban nhân dân UNDP : United Nations Development Programme - Chương trình

phát triển Liên Hợp Quốc VNMC : Vietnam National Mekong Committee - Ủy hội sông

Mekong Việt Nam [1, tr. 41] : tham khảo ở trang 41 của tài liệu số thứ tự 1 trong danh mục

tài liệu tham khảo của luận án. [2] : tham khảo theo tài liệu số thứ tự 133 trong danh mục tài liệu

tham khảo của luận án.

1

MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN ÁN

Sông Mekong là một con sông lớn trên thế giới và lớn nhất ở khu

vực Đông Nam Á. Sông có vai trò quan trọng đối với tự nhiên và

phát triển KT-XH các quốc gia trong lưu vực.

Nằm ở vùng hạ lưu sông Mekong thuộc vùng thượng châu thổ,

sông Tiền tỉnh Đồng Tháp có vai trò rất quan trọng đối với tự nhiên

và KT-XH của tỉnh. Tuy nhiên, những năm gần đây tình trạng diễn

biến lòng dẫn (DBLD) với hai hiện tượng xói lở, bồi tụ xảy ra phổ

biến, gia tăng cả về cường độ và phạm vi.

Trước bối cảnh đó, đã có những nghiên cứu và công trình được

triển khai nhằm hạn chế biến động, nhất là xói lở; một số biện pháp

cũng đã thực thi và bước đầu mang lại hiệu quả nhất định. Tuy nhiên,

những nghiên cứu trước đây được thực hiện chủ yếu bằng các

phương pháp riêng lẻ; các phương pháp mô hình thủy văn đòi hỏi số

liệu đầu vào lớn.. nên DBLD sông Tiền vẫn diễn biến phức tạp.

Do đó, nghiên cứu được hiện trạng, đánh giá được quá trình diễn

biến; xác định được cơ chế, quy luật, nguyên nhân diễn biến một

cách đồng bộ, hệ thống trên cơ sở địa lý tổng hợp làm cơ sở khoa học

cho việc cảnh báo và đề xuất giải pháp ứng phó với DBLD sông Tiền

tỉnh Đồng Tháp không những là vấn đề đang đặt ra rất cấp thiết, có ý

nghĩa khoa học và thực tiễn cao mà còn là nhiệm vụ hết sức khó

khăn. Mặt khác, việc xác định được nguyên nhân, quá trình DBLD

sông Tiền tỉnh Đông Tháp là cơ sở để mở rộng địa bàn nghiên cứu

cho các đoạn sông khác trên hệ thống sông Cửu Long cũng như các

khu vực sông có điều kiện địa lý tương đồng.

Vì thế, vấn đề “Nghiên cứu diễn biến lòng dẫn sông Tiền (đoạn

chảy qua tỉnh Đồng Tháp) phục vụ phòng tránh thiên tai” được

NCS lựa chọn nghiên cứu làm đề tài luận án tiến sỹ Địa lý.

2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu

(i) Đánh giá được hiện trạng, xác định nguyên nhân và cảnh báo

nguy cơ DBLD Tiền tỉnh Đồng Tháp.

2

(ii) Đề xuất được giải pháp thích ứng phù hợp với DBLD sông

Tiền tỉnh Đồng Tháp.

2.2. Nhiệm vụ:

Để đạt được mục tiêu đề ra, NCS cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Thu thập, xử lý và tổng hợp tài liệu về DBLD sông.

- Nghiên cứu cơ sở lí luận về DBLD trên quan điểm Địa lý tổng hợp.

- Đánh giá thực trạng, quá trình diễn biến; các nhân tố ảnh hưởng

và nguyên nhân chính gây DBLD sông Tiền tỉnh Đồng Tháp.

- Nghiên cứu xác định cơ chế diễn biến; đánh giá xu thế diễn biến

và cảnh báo nguy cơ DBLD sông Tiền tỉnh Đồng Tháp trong tương lai.

- Lựa chọn quan điểm và cơ sở đề xuất giải pháp phù hợp.

- Đề xuất các giải pháp ứng phó với nguy cơ DBLD sông Tiền

tỉnh Đồng Tháp. Các giải pháp bao gồm: nhóm giải pháp phòng

ngừa, giải pháp né tránh và giải pháp kháng vệ.

3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1. Về không gian: tập trung sông Tiền đoạn chảy qua tỉnh Đồng

Tháp theo ranh giới hành chính (có xét đến bờ đối diện thuộc tỉnh An

Giang có chung đoạn sông).

3.2. Về thời gian: đánh giá quá trình DBLD sông Tiền trong khoảng

1 thế kỷ qua. Trong đó, tập trung giai đoạn 1966 - 2016 và cảnh báo xu

thế biến động trong tương lai.

3.3. Về nội dung: luận án đánh giá DBLD trên cả mặt bằng, mặt cắt

dọc và mặt cắt ngang. Trong đó, tập trung đánh giá DBLD sông trên

mặt bằng - biến động bờ sông bởi những thay đổi ở bờ thể hiện sự

thay đổi ở đáy và thường ảnh hưởng lớn.

4. CƠ SỞ TÀI LIỆU CỦA LUẬN ÁN

Luận án được hoàn thành trên cơ sở nhiều nguồn tư liệu tin cậy.

Số liệu khí tượng, thủy văn, cát bùn do MRC [10-16] và Đài Khí

tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ cung cấp [17].

Các số liệu về diễn biến lòng dẫn sông thu thập từ kết quả báo cáo

hàng năm của Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp, kết quả nghiên cứu

của các đề tài, dự án khoa học.

Nội dung chính của luận án được kế thừa, phát triển trên cơ sở

luận văn, các đề tài do NCS làm chủ nhiệm [18-20].

3

5. LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ

Luận điểm 1. Lòng dẫn sông Tiền tỉnh Đồng Tháp phát triển theo

cơ chế của sông phân nhánh; dịch dòng, xói lở, bồi tụ thường xuyên

theo các mặt cắt ngang, dọc sông.

Luận điểm 2. Các hoạt động nhân sinh làm gia tăng DBLD sông

Tiền tỉnh Đồng Tháp.

Luận điểm 3. Dự báo DBLD sông Tiền trên cơ sở phân tích hình

thái động lực có độ tin cậy cần thiết theo cách tiếp cận địa lý tổng hợp.

6. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Làm rõ được đặc điểm và nguyên nhân DBLD sông Tiền tỉnh

Đồng Tháp trên cơ sở tiếp cận lịch sử và tiếp cận ngẫu nhiên.

2. Phân tích được ở mức độ nhất định những tác động nhân sinh

đến DBLD sông Tiền tỉnh Đồng Tháp.

3. Trên cơ sở tổng hợp địa lý, cảnh báo và đề xuất các giải pháp

phù hợp nhằm giảm thiểu tác động bất lợi của DBLD sông Tiền đến

phát triển KT-XH của khu vực nghiên cứu, làm cơ sở khoa học cho các

định hướng phòng chống thiên tai.

7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN

7.1. Ý nghĩa khoa học

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung, hoàn thiện

phương pháp luận về nghiên cứu DBLD vùng thượng châu thổ và

loại hình sông phân nhánh. Tài liệu có thể dùng tham khảo cho các

nghiên cứu cùng hướng và phục vụ cho công tác giảng dạy.

7.2. Ý nghĩa thực tiễn

Làm cơ sở cho các nhà quản lý ở tỉnh Đồng Tháp trong công tác

quy hoạch và phòng chống thiên tai (loại hình DBLD) nhằm đảm bảo

sự phát triển bền vững và ổn định an ninh.

8. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI

Luận án được trình bày trong 146 trang A4 với 43 bảng, 88 hình

và 145 tài liệu tham khảo. Ngoài phần ở đầu, kết luận và kiến nghị thì

nội dung cơ bản luận án được trình bày trong 3 chương:

Chương 1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu của luận án gồm 47

trang, 7 bảng và 15 hình; Chương 2. Đánh giá diễn biến lòng dẫn

sông Tiền tỉnh Đồng Tháp gồm 67 trang, 20 bảng và 65 hình;

Chương 3. Cảnh báo và đề xuất giải pháp thích ứng với diễn biến

lòng dẫn sông Tiền tỉnh Đồng Tháp 27 trang, 16 bảng và 7 hình.

4

Chương 1.

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

1.1. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN

1.1.1. Lòng dẫn sông (river channel)

Trong thung lũng sông, ta có thể phân biệt những bộ phận cơ bản

sau (hình 1.1) [3]: Đường tụ thủy hay còn gọi là đường tanvec (talweg

river) đường nối các điểm có độ sâu lớn nhất, nước chảy mạnh nhất

trong lòng dẫn sông. Đáy sông (đáy thung lũng) được giới hạn trong

phạm vi giữa hai chân sườn. Lòng dẫn sông (river channel) là bộ phận

sâu nhất của thung lũng sông thường xuyên có nước chảy. Hay có thể

quan niệm rõ hơn: lòng dẫn sông là phần sông có nước chảy quanh

năm (có nước trong mùa kiệt ngay cả năm ít nước). Bờ sông

(riverbank) là giới hạn của lòng dẫn sông. Trong nghiên cứu này, quan

niệm bờ sông theo nghĩa rộng, bao gồm cả bờ sông và bờ bãi bồi (cồn,

bãi, cù lao sông). Bãi bồi (river bar) là bộ phận của đáy thung lũng

nhô lên khỏi mặt nước, có địa hình khá bằng phẳng, được cấu tạo bởi

aluvi, được phủ bởi một lớp thực vật [21, tr. 77].

Hình thái sông (morphology river) bao gồm các đặc trưng: loại

hình sông, mặt cắt ngang, mặt cắt dọc, hình dạng tuyến sông trên mặt

bằng và mối quan hệ giữa chúng cũng như các yếu tố thủy văn, thủy

lực [22]. Các mối quan hệ này được gọi là mối quan hệ hình thái sông.

Mối liên quan giữa hình thái lòng dẫn sông với động lực dòng chảy;

xói lở, bồi tụ được gọi là hình thái động lực.

DBLD sông là quá trình thay đổi theo thời gian của lòng sông và

các cấu tạo lòng sông dưới tác động của dòng nước, của các yếu tố

khí hậu, các yếu tố kiến tạo và các hoạt động kinh tế của con người.

Theo Brice I.C. quan niệm: sông phân nhánh là sông có bãi giữa,

các bãi giữa có tỉ lệ kích thước nhất định so với kích thước của chiều

rộng lòng dẫn sông [26, tr. 47]. Sông phân nhánh có nhiều cách phân

loại khác nhau. Khu vực phân nhánh thường có những đặc trưng

riêng so với loại sông khác về đặc trưng thủy văn, hình thái lòng dẫn.

Có 2 điều kiện cơ bản hình thành sông phân nhánh là sông tương đối

rộng để bãi bên phát triển đầy đủ; sự khác nhau về vị trí của trục

động lực giữa hai mùa lũ, kiệt. Đặc trưng cơ bản của sông phân

5

nhánh là dòng chảy mạnh, DBLD sông diễn ra thường xuyên (các

nhánh thường không ổn định) nên trầm tích dồi dào, vật liệu thô;

sông phân nhánh thường phát triển về một phía.

1.1.2. Thiên tai

Theo Điểm 1, Điều 3, Luật phòng, chống Thiên tai [2] thì Thiên tai

được hiểu là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về

người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động KT - XH,

bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quyét, ngập lụt,

sạt lở đất do mưa lũ hay dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hay dòng

chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá,

sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.

DBLD sông, nhất là hiện tượng sạt lở bờ sông được xem là một loại

hình thiên tai cần nghiên cứu để có những giải pháp ứng phó.

1.2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU DBLD SÔNG TRÊN

THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

1.2.1. Các nghiên cứu lòng dẫn sông trên thế giới

1.2.1.1. Các hướng tiếp cận nghiên cứu DBLD sông

Trên cơ sở phân tích các kết quả nghiên cứu về DBLD, NCS nhận

thấy rất đa dạng về phương pháp và hướng tiếp cận. Trong đó, có ba

hướng tiếp cận cơ bản: hướng tiếp cận về điều kiện hình thái lòng dẫn

sông, hướng tiếp cận động lực dòng chảy và hướng tiếp cận tổng hợp.

1.2.1.2. Những nghiên cứu về sông phân nhánh

Nghiên cứu về sông phân nhánh được khởi xướng đầu tiên bởi

Peale A. C., Cục Địa chất Hoa Kỳ (1879) với những nghiên cứu tại

Western Wyoming - phụ lưu của sông Green. Những công trình

nghiên cứu về DBLD phân nhánh chuyên sâu chủ yếu tập trung ở

một số nước có lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về động lực sông

phát triển (Tây Âu, Bắc Mỹ) hoặc những khu vực các nước có nhiều

sông phân nhánh phát sinh nhiều vấn đề thực tiễn (Trung Quốc, Ấn

Độ…). Hiện có 3 hướng nghiên cứu về sông phân nhánh: (i) hướng

dựa vào thủy động lực dòng chảy của đoạn sông để nghiên cứu, dự

báo biến động sông phân nhánh; (ii) dựa vào yếu tố hình thái để đánh

giá, dự báo diễn biến hình thái sông phân nhánh và hướng chỉnh trị

sông phân nhánh, kết hợp cả hướng nghiên cứu (i) và (ii).

6

1.2.2. Nghiên cứu lòng dẫn sông ở Việt Nam

1.2.2.1. Các hướng tiếp cận nghiên cứu DBLD sông

Những nghiên cứu về DBLD sông của các nhà khoa học ở Việt

Nam cũng tập trung vào ba hướng cơ bản. Trong đó, hướng nghiên

cứu về hình thái lòng dẫn được quan tâm chủ yếu bởi nhà khoa học

thuộc Viện Địa chất, Viện Địa lý thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt

Nam và các nhà khoa học thuộc Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa

học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội. Hướng nghiên cứu về điều

kiện dòng chảy được nghiên cứu bởi các nhà khoa học thuộc lĩnh vực

Thủy văn như Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, Trường Đại học

Thủy lợi Hà Nội, Trường Đại học Xây dựng… Hướng nghiên cứu

tổng hợp được tiếp cận bởi các nhà khoa học thuộc Viện Địa lý, Viện

Hàn lâm KH&CN Việt Nam.

1.2.2.2. Nghiên cứu về sông phân nhánh

Những nghiên cứu về sông phân nhánh bước đầu được quan tâm

nghiên cứu trên các hệ thống sông lớn ở đồng bằng Bắc Bộ và ĐBSCL.

1.2.3. Nghiên cứu lòng dẫn sông dẫn ở ĐBSCL và địa bàn nghiên cứu

1.2.3.1. Các hướng tiếp cận nghiên cứu DBLD sông

Trong những năm gần đây, DBLD sông, nhất là xói lở bờ sông xảy

ra khá phổ biến ở khu vực ĐBSCL nên đã nhận được sự quan tâm của

các nhà khoa học thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau. Các công trình

đã đánh giá thực trạng xói lở hệ thống sông Cửu Long, trong đó có

sông Tiền cũng như ứng dụng tư liệu viễn thám vào đánh giá thực

trạng xói lở bờ sông; bước đầu đưa ra một số phương pháp dự báo xói

lở bờ cho một số khu vực trọng điểm như bờ sông Tiền khu vực TP Sa

Đéc, bờ sông Tiền thị xã Hồng Ngự... Các tác giả tiêu biểu như Lê

Mạnh Hùng, Đinh Công Sản [62-65], Hoàng Văn Huân [39], Trương

Thị Nhàn, Nguyễn Anh Tiến [78], Tô Quang Toản [91-97]...

1.2.3.2. Những nghiên cứu về sông phân nhánh

Phân nhánh là loại hình sông tồn tại khá phổ biến ở vùng ĐBSCL.

Tuy nhiên những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này chưa nhiều.

Lê Ngọc Bích - một nhà khoa học thuộc Viện Khoa học Thủy lợi

miền Nam với những công trình nghiên cứu về biến động hình thái

sông [26]. Trong đó, có phân tích tình hình sạt lở bờ sông nói chung

7

và sông phân nhánh nói riêng. Các nhà khoa học đi sau như Lương

Phương Hậu, Lê Mạnh Hùng, Đinh Công Sản, Hoàng Văn Huân...

với những đề tài, dự án khoa học đã tập trung phân tích thực trạng,

nguyên nhân và cảnh báo sạt lở bờ sông cho các khu vực trọng điểm

dựa mô hình toán, mô hình vật lý và công thức kinh nghiệm dựa trên

động lực dòng chảy và hình thái lòng dẫn.

Trong những năm gần đây, theo hướng nghiên cứu này đáng chú

ý là luận án tiến sĩ kĩ thuật của Trần Bá Hoằng [27] và Hồ Việt

Cường [16] và Nguyễn Nghĩa Hùng [112]. Trần Bá Hoằng đã khái

quát đặc trưng sông phân nhánh ở vùng ĐBSCL, xây dựng một số

quan hệ hình thái với tỷ lệ phân lưu của sông phân nhánh làm cơ sở

khoa học ứng dụng công trình chỉnh trị dòng chảy, điều chỉnh hợp lý

tỷ lệ phân lưu cho đoạn sông phân nhánh Tân Châu - Hồng Ngự trên

sông Tiền. Tác giả Hồ Việt Cường [30] xây dựng mối quan hệ giữa

phân lưu dòng chảy, tỷ lệ phân chia bùn cát với yếu tố thủy lực, yếu

tố hình thái sông phân nhánh; sự biến động của chế độ thủy lực do

hoạt động nạo vét khai thác cát bằng mô hình toán và vật lý; ứng

dụng kết quả nghiên cứu vào khu vực phân nhánh trên sông Hậu

đoạn chảy qua TP. Long Xuyên (An Giang).

1.2.4. Nhận xét chung về thành tựu và vấn đề còn tồn tại trong

nghiên cứu DBLD sông

Những kết quả nghiên cứu về DBLD sông nói chung và biến động

bờ sông thể hiện ở một số thành tựu cơ bản sau:

- Về phương pháp nghiên cứu: phương pháp phân tích tài liệu

thực đo; phương pháp mô hình vật lý; phương pháp mô hình toán;

phương pháp viễn thám và GIS.

- Về hướng nghiên cứu DBLD tập trung theo ba hướng tiếp cận:

theo điều kiện hình thành dòng sông; theo điều kiện hình thành dòng

chảy và hướng tổng hợp.

- Kết quả nghiên cứu đã tập trung đánh giá quá trình diễn biến, hiện

trạng DBLD (chủ yếu là xói lở), phân tích nguyên nhân (chủ yếu là

nguyên nhân tự nhiên) và các nhân tố ảnh hưởng tới biến động, bước

đầu dự báo xu hướng sạt lở bằng các phương pháp khác nhau. Trong

đó, chủ yếu là phương pháp mô hình toán, mô hình vật lý.

8

- Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế biến động, giảm thiểu thiệt

hại do biến động bờ sông gây ra ở lãnh thổ nghiên cứu. Trong đó, tập

trung vào các giải pháp công trình (bờ kè, mỏ hàn...).

Cho đến nay, ngoài các phương pháp đo đạc thực tế nhằm xác

định DBLD, các nghiên cứu vẫn tập trung đánh giá diễn biến bằng

các phương pháp riêng biệt, mang tính chất đơn ngành. Vì vậy, kết

quả nghiên cứu còn mang nặng tính cục bộ, địa phương, phòng chống

xói lở - bồi tụ ở khu vực này lại xảy ra tai biến ở các vùng lân cận...

Mặt khác, do DBLD rất phức tạp, nhất là các sông quốc tế nên cho

đến nay vấn đề đánh giá DBLD vẫn được xem là vấn đề của thế giới,

chưa giải quyết được một cách thấu đáo.

Ngoài ra, những tác động của hoạt động khai thác lưu vực và tại

địa phương (như phá rừng đầu nguồn, xây dựng các công trình thủy

điện, thủy lợi; hoạt động khai thác cát...) chưa được quan tâm nghiên

cứu nhiều và đồng bộ ở địa bàn nghiên cứu.

Qua phân tích tổng quan các nghiên cứu về DBLD sông nói

chung, nội dung chính của luận án sẽ coi lòng dẫn sông Tiền là đối

tượng nghiên cứu chính. Do đó, luận án tập trung phân tích và làm rõ

các vấn đề cụ thể như sau:

- Trên cơ sở tiếp cận lịch sử và ngẫu nhiên, đánh giá DBLD (dọc,

ngang) sông Tiền tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn 1966 - 2015. Trong

đó, chú trọng các khu vực có quá trình diễn biến phức tạp.

- Phân tích nguyên nhân, các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình

DBLD và mối liên hệ giữa chúng trên cơ sở tiếp cận tổng hợp và

ngẫu nhiên. Trong đó, tập trung đến ảnh hưởng của các hoạt động

nhân sinh trên lưu vực và tại địa phương theo các thời kỳ khác nhau.

- Cảnh báo xu thế DBLD sông dựa trên cơ sở phân tích hình thái

động lực lòng dẫn sông Tiền theo cách tiếp cận địa lý tổng hợp.

- Ứng dụng kết quả đánh giá diễn biến, xác định nguyên nhân và

cảnh báo xu thế vào đề xuất các giải pháp ứng phó với DBLD sông

Tiền. Trong đó, chú trọng đến các giải pháp phi công trình (phòng

ngừa, né tránh).

9

1.3. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.3.1. Cách tiếp cận: luận án dựa trên 3 cách tiếp cận chính là tiếp

cận địa lý tổng hợp, tiếp cận lịch sử và tiếp cận ngẫu nhiên.

1.3.2. Quan điểm nghiên cứu: luận án sử dụng các quan điểm

nghiên cứu là quan điểm tổng hợp, quan điểm hệ thống, quan điểm

liên kết lưu vực với cảnh quan và phát triển bền vững.

1.3.3. Phương pháp nghiên cứu: Các pháp pháp chính được sử

dụng trong luận án là phương pháp kế thừa, phương pháp điều tra,

khảo sát thực địa, phương pháp viễn thám và GIS, phương pháp

chuyên gia, phương pháp phân tích tổng hợp.

1.3.4. Các bước nghiên cứu: luận án tiến hành theo 04 bước (hình 1.10)

1.4. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU

1.4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội lưu vực sông Mekong

Sông Mekong là một trong những con sông lớn trên thế giới, có

sự đa dạng về đặc địa chất, địa mạo và địa lý tự nhiên.

Lưu vực sông có khoảng 65 triệu người sinh sống (2015). Trong

đó, có khoảng 29,6 triệu người sông ven sông (cách bờ sông khoảng

15 km). Tốc độ tăng trưởng kinh tế các nước trong lưu vực TB 4,3 -

7,0%/năm. Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông lâm ngư nghiệp, trong

đó rừng đóng vai trò quan trọng trong quản lý nguồn nước và phát

triển bền vững.

Trong những thập niên gần đây, hoạt động khai thác lưu vực diễn

ra mạnh mẽ, nhất là hoạt động sản xuất nông nghiệp, thủy điện, thủy

lợi. Các hoạt động khai thác lưu vực theo Báo cáo Đánh giá môi

trường chiến lược thủy điện dòng chính Mê Kông do Trung tâm

Quản lý Môi trường Quốc tế (ICEM) thực hiện cho Ủy hội sông Mê

Kông năm 2010 đánh giá Việt Nam “có khả năng tổn thất lớn nhất về

kinh tế” do tác động tiềm tàng nếu hệ thống đập dòng chính được xây

dựng. Những tổn thất mà Việt Nam có thể gánh chịu chưa thể tính

toán hết, nhưng có thể dự đoán một số tác động bao gồm [90, tr. 82]:

(i) Giảm dòng chảy trong mùa khô, kết hợp với ảnh hưởng của

biến đổi khí hậu và nước biển dâng sẽ làm gia tăng nhập mặn, ảnh

hưởng đến nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL;

10

(ii) Suy giảm lượng phù sa bồi đắp cho đồng bằng từ 26 triệu

tấn/năm hiện nay xuống 7 triệu tấn/năm;

(iii) Thủy sản biển, nước ngọt và nuôi trồng đều sẽ bị ảnh hưởng

với ước tính tổn thất ít nhất từ 500 triệu đến 1 tỉ USD mỗi năm.

1.4.2. Đặc điểm sông Tiền tỉnh Đồng Tháp

Sông Tiền tỉnh Đồng Tháp nằm ở vùng thượng châu thổ, nằm ở

đoạn cuối trong vùng ngập lũ (floodplain) của sông Mekong. Do đó,

đây là khu vực có những đặc điểm đặc trưng về cấu tạo địa chất, đặc

điểm địa mạo cũng như các quá trình thủy văn.

Dòng chảy sông Tiền tỉnh Đồng Tháp chịu sự chi phối của dòng

chảy thượng nguồn, thủy triều và mưa tại địa phương.

Sông Tiền có vai trò quan trọng đối với tỉnh Đồng Tháp, là ranh

giới tự nhiên giữa khu vực phía Bắc (thuộc vùng Đồng Tháp Mười)

và khu vực phía Nam (thuộc vùng giữa sông Tiền và sông Hậu) của

tỉnh. Hiện nay, các đô thị lớn (3/3 thành phố, thị xã đều nằm dọc theo

sông Tiền), khu dân cư đều tập trung ven dòng sông.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

1. Các nghiên cứu DBLD sông tập trung theo ba hướng chính:

hướng hình thái lòng dẫn sông, hướng nghiên cứu điều kiện hình thành

dòng chảy và hướng tổng hợp. Trong đó, nghiên cứu DBLD sông

nhằm đề xuất các giải pháp giảm thiểu thiệt hại là vấn đề nghiên cứu

cơ bản của các ngành thuộc khoa học Địa lý theo hướng tổng hợp.

Riêng những nghiên cứu về sông phân nhánh bước đầu được quan tâm

nghiên cứu ở Việt Nam cũng như ở địa bàn thực hiện luận án.

2. Sông Mekong là một con sông lớn trên thế giới, đóng vai trò

quan trọng đối với các quốc gia trong lưu vực, nhất là quốc gia nằm ở

vùng hạ lưu. Ngày nay, với sự gia tăng các hoạt động KT - XH của

con người (xây dựng các công trình thủy điện, thủy lợi, phá rừng đầu

nguồn; khai thác vật liệu lòng dẫn sông…) đã tác động đến sự thay

đổi chế độ thủy văn nói riêng và sự biến động của dòng sông nói

chung. Sông Tiền tỉnh Đồng Tháp nằm ở vùng thượng châu thổ của

hệ thống sông Mekong; vừa chịu sự tác động của dòng chảy thượng

nguồn (chủ yếu) và dòng triều Biển Đông. Hình thái sông Tiền mang

đặc trưng của sông phân nhánh là chính.

11

3. Để giải quyết được vấn đề nghiên cứu đặt ra, luận án sử dụng

ba cách tiếp cận cơ bản là tiếp cận tổng hợp địa lý - cách tiếp cận chủ

đạo để nhận thức toàn diện về vấn đề nghiên cứu; tiếp cận lịch sử để

hiểu rõ quá trình thành và phát triển của sông Tiền và tiếp cận ngẫu

nhiên để xem xét các yếu tố bất thường tác động đến DBLD sông.

Đồng thời, NCS sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu là

phương pháp kế thừa, phương pháp viễn thám và GIS, phương pháp

khảo sát thực địa, phương pháp chuyên gia và phương pháp phân

tích, tổng hợp để hoàn thành các mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra. Các

hướng tiếp cận, phương pháp nghiên cứu được tiến hành theo các

bước ở hình 1.10 và thể hiện trong nội dung ở các chương 2, 3.

Chương 2. ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN LÒNG DẪN

SÔNG TIỀN TỈNH ĐỒNG THÁP

2.1. DIỄN BIẾN LÒNG SÔNG TIỀN THỜI KỲ 1966 - 2015

2.1.1. Diễn biến lòng dẫn theo dọc sông

2.1.1.1. Diễn biến đường bờ

Trong giai đoạn 1966 - 2013, đường bờ sông Tiền khu vực huyện

Hồng Ngự liên tục biến động, nhất là khu vực tồn tại các cù lao giữa

và ven sông. Trên mặt bằng có thể nhận thấy sự “di chuyển” của các

cồn về phía hạ lưu. Ngoài ra, trước năm 2003, quá trình biến động bờ

khu vực nhánh Bắc cù lao Long Khánh thuộc thị trấn Hồng Ngự (nay

là thị xã) diễn ra mạnh. Từ năm 2003 đến nay, nhánh Nam cù lao

Long Khánh biến động mạnh hơn. Bờ sông thuộc các xã Long Khánh

A, Long Thuận, Phú Thuận B đang bị xói lở mạnh mẽ.

Diễn biến bờ sông Tiền đoạn chảy qua huyện Thanh Bình xảy ra

chủ yếu đầu cù lao Tây và bờ lõm (xã Bình Thành). Các khu vực còn

lại xói lở, bồi tụ đan xen với tốc độ nhỏ.

Khu vực huyện Cao Lãnh - TP. Cao Lãnh: bờ sông ở khu vực này

biến động mạnh xảy ra ở khu vực phân nhánh (cồn Tre, cồn Đông Định,

TP. Cao Lãnh) và bờ lõm của các khúc sông cong (xã Mỹ An Hưng,

huyện Lấp Vò; xã Bình Hàng Trung, Bình Hàng Tây, huyện Cao Lãnh).

12

Đường bờ sông Tiền khu vực Sa Đéc - Châu Thành diễn biến khá

phức tạp. Bờ trái thuộc Phường 3, 4 liên tục bị xói lở, bờ phải thuộc cồn

Linh liên tục được bồi Kết quả nghiên cứu của Hoàng Văn Huân,

2008 cũng cho kết quả tương tự. Trong giai đoạn 1969 - 2002, khu

vực An Hiệp của huyện Châu Thành sạt lở 1.200 m với tốc độ TB 33

m/năm. Ở phía bờ đối diện tại Cồn Linh (xã Bình Thạnh, huyện Cao

Lãnh), chiều rộng bồi tụ là 1.400 m, tốc độ bồi tụ TB 39 m/năm.

2.1.1.2. Diễn biến lòng dẫn theo đáy sông (tuyến lạch sâu)

Quá trình diễn biến bờ sông Tiền đoạn chảy qua huyện Hồng Ngự

- thị xã Hồng Ngự gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của

các cù lao, cồn bãi giữa và ven bờ cũng như quá trình "dịch chuyển”

dòng - thay đổi nhánh chính, phụ đoạn cù lao Long Khánh. Đây là

một trong những khu vực có quá trình DBLD sông khá phức tạp

trong khoảng 1 thế kỷ qua và hiện nay vẫn tiếp tục diễn biến:

- Đoạn biên giới Campuchia - Thường Phước 1, 2: DBLD phù

hợp với cơ chế diễn biến của sông phân nhánh. Xói lở chủ yếu tập

trung ở đầu cồn bãi, đẩy dòng chủ lưu xâm thực bờ sông ở hai phía

đối diện đoạn giữa cù lao, bội tụ xảy ra ở đuôi các cù lao.

- Đoạn cù lao Long Khánh: DBLD gắn với sự dịch dòng giữa

nhánh Bắc và Nam cù lao. Trước năm 2003, quá trình xói lở xảy ra

mạnh ở bờ sông thuộc Thường Thới Tiền, thị trấn (nay là thị xã)

Hồng Ngự; bồi tụ là xu thế chủ yếu ở nhánh phía Nam. Sau năm

2003, xu thế diễn biến ngược lại. Điều này hoàn toàn phù hợp với sự

thay đổi lạch chính - phụ giữa 2 lạch.

Biến động đường bờ sông và tuyến lạch sâu sông Tiền khu vực

huyện Thanh Bình có mối tương quan với nhau. Những khu vực

thường xuyên bị xói lở thì thường tuyến lạch sâu lệch sát về phía bờ

(xã Bình Thành, xã Tân Bình....) và ngược lại.

Tuyến lạch sâu khu vực TP. Cao Lãnh - huyện Châu Thành:

- Giai đoạn 1895 - 2004: diễn biến đường lạch sâu sông Tiền

đoạn An Hiệp - Mỹ Thuận từ năm 1895 đến 2004 nhận thấy các hố

xói đều phát triển ngày một sâu thêm. Hố xói tại khúc sông cong thị

xã Sa Đéc đã được dòng chảy đào sâu thêm 15 m trong khỏang thời

gian từ 1895 đến 2000, hố xói sâu tại Sa Đéc có xu thế dịch chuyển

13

về hạ lưu khu vực xã An Hiệp, hố xói tại Mỹ Thuận sâu thêm 28,45

m (từ 1895 đến 2003) [78]. Hầu như tuyến lạch sâu toàn đoạn sông

đều được hạ thấp xuống nhiều.

- Giai đoạn 2007 - 2015: biến động tuyến lạch sâu khu vực Sa

Đéc - Châu Thành tiếp tục diễn biến mạnh mẽ. Lạch sâu tiếp tục lệch

phải từ 6 - 10 m và dịch chuyển về phía hạ lưu.

Qua phân tích quá trình diễn biến dọc (đường bờ và đáy sông)

sông Tiền tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn 1966 - 2015 nhận thấy:

- Khu vực có mức độ biến động mạnh nhất xảy ra ở khu vực chảy

qua huyện Hồng Ngự - thị xã Hồng Ngự; đoạn Sa Đéc - Châu Thành;

TP. Cao Lãnh. Trong giai đoạn 1969 - 2002 khu vực xã An Hiệp từ

1969 - 2015, xói lở ăn sâu vào bờ 78 m, trong khi bờ đối diện bồi tụ

thêm 164 m; các hố xói và tuyến lạch sâu lệch, hạ thấp (từ 6 - 10 m

trong giai đoạn 2007 - 2015) về phía bờ phải khu vực Phường 3, 4

(TP. Sa Đéc) và xã An Hiệp, huyện Châu Thành.

- Những đoạn thường xảy ra biến động nằm ở những khúc sông có

hình thái đặc trưng như sông phân nhánh (xã Thường Phước 1, 2;

Thường Thới Tiền; cù lao Long Khánh...) và bờ lõm khúc sông cong

(thị xã Tân Châu, An Giang; xã Mỹ An Hưng B, huyện Lấp Vò;

Phường 3, 4, TP. Sa Đéc; xã An Hiệp, huyện Châu Thành...). Các

khu vực này, bờ sông đầu cù lao, bờ lõm khúc sông liên tục bị xói lở.

Ngược lại, đuôi cù lao, bờ lồi đối diện thường được bồi lắng, mở

rộng đuôi cồn và bờ.

- Diễn biến trên đường bờ phù hợp sự thay đổi của tuyến lạch sâu

và các hố xói cục bộ. Những khu vực xói lở lớn thường có tuyến lạch

sâu lệch sát bờ đi kèm với các hố xói cục bộ. Điều này được chứng

minh tại các điểm sạt lở lớn như khu vực xã An Hiệp, huyện Châu

Thành; thị xã Tân Châu, An Giang; xã Bình Thành, huyện Thanh

Bình; Phường 11, TP. Cao Lãnh...

2.1.2. Diễn biến lòng dẫn theo chiều ngang sông

Trên các mặt cắt ngang nhận thấy xu thế chung của quá trình diễn

biến phù hợp với sự thay đổi theo đường bờ và tuyến lạch sâu. Những

khu vực biến động mạnh theo đường bờ thường có tuyến lạch sâu

(đường thagweg) ép sát về phía bờ; hình thái mặt cắt ngang có hình chữ

14

V đáy lệch sát bờ. Ngoài ra, trên những khu vực mặt cắt ngang có bãi

giữa (cù lao) quá trình DBLD sông cũng diễn ra mạnh.

2.1.3. Mối liên hệ giữa diễn biến lòng dẫn sông Tiền theo hướng

dọc và theo hướng ngang sông

DBLD sông theo hướng dọc phù hợp với DBLD sông theo hướng

ngang. Cụ thể:

Những khu vực xói lở trên mặt bằng mạnh thì mặt cắt ngang

thường có hình chữ V, đáy lệch về phía bờ lở hoặc dạng có hình bãi

giữa (tồn tại cù lao, cồn bãi giữa dòng sông). Xói lở mạnh ở đầu bãi

giữa thì bồi tụ ở cuối bãi. Tiêu biểu các khu vực DBLD sông mạnh

trong những năm qua như khu vực xã Thường Phước 1, 2 huyện

Hồng Ngự; khu vực cù lao Long Khánh; khu vực đầu cù lao Tây;

Bình Thành của huyện Thanh Bình; khu vực cù lao Tân Thuận Đông;

khu vực Sa Đéc - Châu Thành… đều thể hiện mối liên hệ này.

DBLD sông trên mặt bằng phù hợp với diễn biến tuyến lạch sâu

(trục động lực dòng chảy, đường thalweg lệch sát bờ xói lở hoặc tồn tại

các hố sâu ngay sát bờ). Kết quả khảo sát của MRC [14], cho thấy đoạn

sông Tiền tỉnh Đồng Tháp có 13 hố sâu (V001 - V013), đây đều là

những khu vực (Tân Châu, Bình Thành, Mỹ An Hưng B, An Hiệp…) mà

quá trình xói lở lòng dẫn sông xảy ra mạnh trong suốt thời gian qua.

2.1.4. Đặc điểm chung (cơ chế) diễn biến lòng dẫn sông Tiền tỉnh

Đồng Tháp

Sông Tiền diễn biến khá phức tạp nhưng vẫn tuân theo “quy luật”

với những đặc điểm chung như sau: (i) DBLD sông Tiền theo quy

luật xói lở, bồi tụ của sông phân nhánh; (ii) xói lở và bồi tụ lòng dẫn

sông là hai hiện tượng luôn tồn tại đan xen và có mối liên hệ mật

thiết với nhau; (iii) DBLD vùng chịu ảnh hưởng của dòng chảy

thượng nguồn lớn hơn vùng chịu ảnh hưởng của triều; (iv) xói lở

lòng sông theo xu thế lùi dần về phía hạ lưu; (v) phạm vi DBLD nằm

trong vùng lòng sông cổ.

Qua phân tích đặc điểm chung của DBLD sông Tiền tỉnh Đồng

Tháp có thể khái quát các “mô hình diễn biến” cho đoạn sông nghiên

cứu (bảng 2.7).

- 14 -

Bảng 2.7. Mô hình diễn biến tiêu biểu đoạn sông nghiên cứu

T

T

Đặc trưng

hình thái

Đặc điểm,

nguyên nhân diễn biến

Khu vực

diễn biến tiêu biểu

1 Sông phân

nhánh

1.1. Xói lở mạnh ở đầu các cù

lao, cồn bãi và hai phía bờ đối

diện giữa cù lao. Bồi tụ ở đuôi

cù lao. Nguyên nhân do động

lực dòng chảy tác động trực

tiếp vào đầu cồn

- Cồn Liệt sĩ (cồn Tào), Cồn

Béo (Cỏ Găng) đoạn Thường

Phước 1, 2 của huyện Hồng

Ngự xói lở tập trung ở phía đầu

cồn và bờ trái thuộc xã Thường

Phước 1; bồi tụ ở đuôi cồn Béo

dẫn đến hiện tượng “đảo trôi”.

1.2. Thay đổi ngôi thứ các

nhánh sông: nhánh sông chính

xói lở chủ yếu, nhánh phụ

được bồi là chủ yếu

Nhánh phía Bắc và phía Nam cù

lao Long Khánh.

- Những năm 40 (XX) đến năm

2000: xói lở chủ yếu tập trung ở

nhánh chính - chảy qua Hồng

Ngự, bồi tụ ở nhánh Long Khánh.

- Sau năm 2000, dòng chính

chuyển sang nhánh Long

Khánh, xói lở lòng dẫn tập trung

ở các xã Long Khánh A, Long

Thuận, còn nhánh Bắc chủ yếu

được bồi tụ.

1.3. Khu vực sau phân nhánh

thường xuất hiện các hố sâu

Ấp Bình Hòa, xã Bình Thành,

huyện Thanh Bình, khu vực xã

Mỹ An Hưng B, huyện Lấp Vò…

2 Đoạn sông

cong

- Xói lở bờ lõm do động lực

dòng chảy xô thẳng vào bờ

lõm kết hợp với dòng chảy rối,

lòng sông thường tồn tại các

hố sâu lệch về phía bờ lõm.

- Bờ lồi đối diện được bồi.

- Đoạn Sa Đéc - Châu Thành

nằm ở bờ lõm của khúc sông

cong; xói lở tập trung ở bờ phải

(thuộc Phường 3, 4, TP. Sa Đéc,

xã An Hiệp, huyện Châu

Thành); bờ lồi thuộc cồn Bình

Tân, cồn Lĩnh (xã Bình Thạnh)

được bồi.

- Khu vực Tân Châu, An Giang

xói lở, bờ lồi thuộc xã Thường

Phước 2, Thường Thới Tiền,

huyện Hồng Ngự được bồi.

3 Đoạn sông

tương đối

thẳng

Xói lở, bồi tụ đan xen nhưng

vẫn giữ được hình thái đặc

trưng. Nguyên nhân cơ bản do

đoạn sông nằm ở khu vực

đường đứt gãy kiến tạo.

Nhánh trái cù lao Tây, huyện

Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.

15

2.2. NGUYÊN NHÂN DIỄN BIẾN LÒNG DẪN SÔNG TIỀN

2.2.1. Tác động của các yếu tố tự nhiên

2.2.1.1. Địa chất

Nhìn chung, lòng dẫn sông Tiền được cấu tạo bởi các lớp trầm

tích phù sa mới do chưa được nén chặt, các hạt chưa gắn kết nên rất

xốp, các lớp phù sa mới là loại đất yếu có sức chịu nén TB 0,24 -

0,7 kg/cm2, lực kết dính 0,10 - 0,29 kg/cm2. Hơn nữa, loại phù sa

mới này thường có nguồn gốc hỗn hợp sông - biển nên thường có hạt

nhỏ mịn, chứa nhiều thành phần muối hòa tan. Mặt khác, lòng sông

Tiền chảy qua trầm tích bở rời với hai tập trầm tích. Tập trên là cát

bột hoặc sét bột pha cát dày 18 - 20 m, tập dưới là cát dày 13 - 25 m.

Tập cát là tầng chứa nước tương đối, có áp là có quan hệ thủy lực với

nước sông Tiền. Khi chế độ dòng chảy thay đổi, tầng nước ngầm

trong cát cũng thay đổi, các hạt cát bị xáo trộn, được sắp xếp lại. Biến

đổi này có thể phát sinh hiện tượng cát chảy dẫn đến xói lở bờ sông.

Khi bị tác động với lưu tốc tương đối lớn (0,5 - 3,0 m/s) trong khi

vận tốc cho phép không xói của bờ sông thấp nên các tập cát phía

dưới bị rửa xói nhanh hơn tập sét phía trên, tạo nên các hàm ếch

ngầm, tiềm ẩn nguy cơ xói lở bờ rất cao [63], [77], [78]. Ngoài ra, tập

sét bột, bột sét cũng có tính cơ học thấp: dễ bị mất liên kết trong môi

trường nước do tính tan rã cao và dễ nhạy cảm với các tác động bên

ngoài vì có tính xúc biến cao.

2.2.1.2. Hình thái lòng dẫn sông

Hình thái lòng dẫn sông Tiền tỉnh Đồng Tháp, nhất là hình thái trên

mặt cắt dọc, mặt cắt ngang cũng là nguyên nhân tạo điều kiện thuận lợi

cho quá trình DBLD xảy ra. Kết quả nghiên cứu của Vũ Văn Vĩnh và

cs [77], Nguyễn Quang Mỹ và cs [81], Nguyễn Sinh Huy và cs [90],

thì trắc diện của sông Tiền như sau:

- Trắc diện dọc sông Tiền:

+ Trên bình đồ lòng dẫn sông Tiền nhận thấy sự biến đổi đột ngột

về độ sâu của đáy do sự sắp xếp luôn phiên của các vực sâu (hố xói) và

bãi nông (ghềnh cạn). Sự sắp xếp này phù hợp với hình thái và quy luật

tự của sông có nhiều biến động. Mức độ biến động càng lớn thì mật độ

và kích thước của các vực, ghềnh càng dày. Các vực sâu thường thấy ở

các lòng sông chính đoạn uốn khúc, dòng nước ở đây mang tính chất

16

chảy rối và đặc biệt khi có lũ. Độ sâu của sông ở khu vực này nhiều

nơi đạt 30 - 40 m, đây là một trong những nguyên nhân trực tiếp tạo

nên hiện tượng xói lở bờ tại nhiều vị trí trên sông Tiền như ở Thường

Phước 1, 2, Thường Thới Tiền (huyện Hồng Ngự), thị xã Hồng Ngự,

Sa Đéc, Mỹ Thuận, Phương 11 (TP Cao Lãnh) [26]. Theo Lê Mạnh

Hùng và cs (2008) [64] thì đoạn sông Tiền từ Tân Châu tới Chợ Lách

có 12 vực sâu, kèm theo 12 ghềnh cạn, khoảng cách TB giữa các vực

sâu là 12,5 km.

- Trắc diện ngang có hai dạng: dạng có bãi giữa (liên quan đến cồn

cát ngầm, cồn, cù lao - đặc trưng cho loại lòng sông phân nhánh) và

dạng có bãi ven (gồm một bờ nông thoải ứng với thềm tích tụ, một bờ

vực sâu dốc, có hố xói cục bộ ứng với bờ xâm thực - xói lở).

Cả trắc diện ngang và trắc diện dọc sông đều tạo điều kiện thuận lợi

cho DBLD sông xảy ra.

2.2.1.3. Đặc điểm thủy văn

Tác dụng của dòng chảy gây xói lở lòng dẫn sông với tốc độ

nhanh hay chậm, mạnh hay yếu phụ thuộc vào 4 yếu tố [62], [36]: độ

lớn của dòng chảy, thời gian duy trì khả năng của dòng chảy, hướng

tác động của dòng chảy vào bờ, khả năng vận chuyển bùn cát của

dòng chảy. Qua phân tích nhận thấy, cả 4 yếu tố trên ở sông Tiền tỉnh

Đồng Tháp đều tạo điều kiện cho dòng chảy gây xói lở lòng dẫn.

Bên cạnh đó, dưới tác động của BĐKH đã làm gia tăng dòng chảy

ngược, làm thay đổi kết cấu dòng chảy… góp phần làm phức tạp quá

trình DBLD sông.

2.2.1.4. Mối liên hệ giữa hình thái lòng dẫn với động lực dòng

chảy, xói lở, bồi tụ

Diễn biến xói lở, bồi tụ lòng dẫn sông là kết quả của mối tương tác

thường xuyên giữa 2 yếu tố trực tiếp: dòng chảy và lòng dẫn sông.

Dòng chảy có vai trò quan trọng, có tính chất chủ động quy định cơ

chế, tốc độ xói lở, bồi tụ lòng sông; góp phần tạo ra những vị trí, khu

vực có nguy cơ xói lở, bồi tụ. Lòng dẫn thể hiện dưới dạng hình học

ghi lại kết quả tác động của nhiều yếu tố gây xói lở, bồi tụ, dịch dòng,

trong đó có yếu tố thủy văn; vừa phản ánh trục động lực dòng chảy,

vừa là yếu tố có thể làm thay đổi trục động lực, trực tiếp hoặc gián tiếp

17

gây xói lở, bồi tụ bờ. Do đó, khi nghiên cứu dự báo DBLD sông có thể

coi là đối tượng nghiên cứu chính là lòng dẫn sông [81]. Lòng dẫn

không chỉ chứa đựng nội dung phản ánh (hệ quả của tương tác giữa

dòng chảy và lòng dẫn) mà còn chứa đựng cả nội dung dự báo. Các

khu vực thường xảy ra sạt lở trên sông Tiền là (i) ở đoạn sông cong,

động lực dòng chảy tác động vào bờ lõm tạo nên hố sâu; (ii) nơi phân

- nhập lưu của hai dòng chảy; (iii) nơi dòng sông bị thu hẹp một bên

hoặc cả hai bên.

2.2.2. Tác động của các hoạt động nhân sinh

Trong những năm qua, hoạt động khai thác trên lưu vực và tại địa

phương gia tăng. Trong đó, có những hoạt động khai thác ảnh hưởng

bất lợi đến dòng chảy sông như phá rừng đầu nguồn (tỉ lệ che phủ

rừng, nhất là rừng nguyên sinh liên tục giảm, TB 0,53 %/năm); xây

dựng nhiều các đập thủy điện, thủy lợi (hiện nay có khoảng 11 đập

thủy điện trên dòng chính và 125 đập trên các phụ lưu đã, đang và sẽ

xây dựng); khai thác cát sạn quá mức và không theo quy hoạch cả

trên lưu vực và tại địa phương. Bên cạnh đó, các hoạt động khác tại

địa phương như gia tải quá mức lên mép bờ sông, nuôi trồng thủy

sản, chạy tàu với vận tốc và khối lượng lớn, xây dựng hệ thông cơ sở

hạ tầng và đê bao khép kín ven sông… làm thay đổi dòng chảy sông,

góp phần gia tăng quá trình xói lở lòng dẫn sông.

Các hoạt động khai thác trên lưu vực và tại địa phương liên tục

tăng về quy mô và mức độ từ sau năm 2000. Đáng lo ngại nhất là

việc xây dựng hệ thống các đập thủy điện trên dòng chính sông

Mekong làm thiếu hụt hàm lượng phù sa khi dòng nước về đồng bằng

tạo nên hiện tượng “hungry water” - “nước đói” và việc khai thác cát

sạn lòng sông quá mức, không theo quy hoạch làm cho tình trạng

DBLD sông diễn ra phức tạp.

Sự tác động của hoạt động KT - XH làm DBLD sông theo hai

hướng: (i) làm gia tăng tải trọng trên bờ (làm gia tăng lực gây trượt

lở bờ sông); (ii) làm thay đổi sự phân bố, phân phối và kết cấu của

dòng nước, làm thay đổi hình thái lòng dẫn sông (thế sông, độ dốc

mái bờ..), làm giảm lực chống trượt bờ sông.

18

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

1. Trong thời kỳ 1966 - 2015, DBLD sông Tiền diễn ra phức tạp

nhưng vẫn tuân theo quy luật, cơ chế diễn biến của sông phân nhánh

(xói lở, bồi tụ diễn ra thường xuyên theo các mặt cắt ngang, dọc

sông); những điểm diễn biến bất ổn định tập trung những đoạn sông

có hình thái đặc trưng (khu vực sông phân nhánh: cồn Liệt Sĩ, cồn

Béo, cù lao Long Khánh, cù lao Tây, cồn Tre, cồn Đông Định; bờ

lõm của khúc sông cong: Phường 3, 4 TP. Sa Đéc - xã An Hiệp,

huyện Châu Thành; thị xã Tân Châu - An Giang; xã Mỹ An Hưng -

Lấp Vò…). Ngoài ra, xói lở, bồi tụ là hai hiện tượng luôn tồn tại,

trong đó xói lở đang chiếm ưu thế; xói lở có xu thế lùi dần về phía hạ

lưu; DBLD sông phức tạp nhưng phạm vi DBLD sông diễn ra trong

khu vực lòng sông cổ, khu vực chịu ảnh hưởng của thượng nguồn có

mức độ DBLD sông lớn hơn khu vực chịu ảnh hưởng của triều.

2. DBLD sông Tiền tỉnh Đồng Tháp là kết quả tác động tổng hợp

của các yếu tố tự nhiên và các hoạt động nhân sinh trong mối quan hệ

giữa lòng dẫn và dòng chảy sông. Lòng dẫn vừa kết quả của dòng

chảy nhưng đồng thời khi lòng dẫn thay đổi (hình thái, cấu trúc…)

thì ảnh hưởng đến sự phân bố, động lực dòng chảy. Vì thế, khi

nghiên cứu DBLD trên cơ sở tiếp cận tổng hợp Địa lý, NCS xem lòng

dẫn sông là đối tượng nghiên cứu chính.

3. Các hoạt động nhân sinh trên lưu vực và tại địa phương là

nguyên nhân làm gia tăng và phức tạp quá trình DBLD sông trong

những năm gần đây. Đáng quan tâm và lo ngại về mức độ ảnh hưởng

của hoạt động nhân sinh đến DBLD là việc xây dựng các đập thủy

điện ở thượng nguồn và hoạt động khai thác quá mức vật liệu lòng

sông trên lưu vực cũng như tại địa phương làm thiếu hụt hàm lượng

phù sa, thay đổi trục động lực dòng chảy sông gây ra xói lở lòng dẫn

sông trên diện rộng.

4. Việc xác định được đặc điểm, cơ chế diễn biến; nguyên nhân

gây DBLD sông là CSTT quan trọng cho việc cảnh báo xu thế DBLD

sông Tiền trong tương lai.

19

CHƯƠNG 3.

CẢNH BÁO VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI

DIỄN BIẾN LÒNG DẪN SÔNG TIỀN TỈNH ĐỒNG THÁP

3.1. CẢNH BÁO DIỄN BIẾN LÒNG DẪN SÔNG TIỀN

3.1.1. Cơ sở cảnh báo

Việc cảnh báo xu thế DBLD sông có nhiều phương pháp khác

nhau. Mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm nhất định. Trên

đoạn sông nghiên cứu, NCS sử dụng 3 phương pháp cảnh báo là (i)

phương pháp cảnh báo theo xu thế diễn biến; (ii) phương pháp cảnh

báo theo động lực dòng chảy; (iii) phương pháp tổng hợp Địa lý.

Trên cơ sở thực tiễn về hiện trạng, quy luật, nguyên nhân, xu thế

DBLD sông và các yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự thay đổi dòng chảy

(kịch bản phát triển KT - XH của các quốc gia trong lưu vực, kịch bản

biến đổi khí hậu) để cảnh báo xu thế DBLD sông Tiền tỉnh Đồng Tháp

đến năm 2030.

3.1.2. Phương pháp và kết quả cảnh báo

Trên cơ sở sử dụng 3 phương pháp: phương pháp phân tích xu thế

diễn biến, phương pháp động lực dòng chảy, phương pháp tổng hợp

Địa lý đã cảnh báo được xu thế biến động bờ sông Tiền đến năm

2030 (bảng 3.4 và bản đồ hình 3.4).

3.2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG

3.2.1. Quan điểm: Giải pháp đề xuất phải có tính tổng hợp, hệ thống,

kế thừa và khai thác, sử dụng bền vững dòng sông.

3.2.2. Cơ sở đề xuất: Các giải pháp được đề xuất trên cơ sở đánh giá

thực trạng, phân tích nguyên nhân và các nhân tố ảnh hưởng; cơ chế

và xu thế diễn biến (chương 2, 3 của luận án); đặc điểm tự nhiên, KT

- XH và quy hoạch phát triển của địa phương.

Hình 3.4. Bản đồ cảnh báo diễn biến lòng dẫn sông Tiền đoạn chảy

qua tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030 (thu nhỏ từ bản đồ tỉ lệ

1:450.000)

20

3.2.3. Giải pháp thích ứng với diễn biến lòng dẫn sông Tiền

3.2.3.1. Giải pháp phòng ngừa

Giải pháp phòng ngừa DBLD sông thực chất là những giải pháp

mang tính phi công trình nhằm hạn chế các tác động bất lợi, làm gia

tăng các tác động ảnh hưởng đến DBLD sông.

Giải pháp phòng ngừa bao gồm các biện pháp như tăng cường

hợp tác với các quốc gia trong lưu vực; tăng cường công tác tuyên

truyền nâng cao nhận thức của người dân, nhất là người dân sống ven

và trên sông; nâng cao hiệu quả quản lý khai thác dòng sông; bảo vệ

và trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc trên lưu vực.

3.2.3.2. Giải pháp né tránh

Đây là những giải pháp nhằm giảm đến mức thấp nhất các thiệt

hại do DBLD sông gây ra bằng cách tránh bố trí, xây dựng, quy

hoạch phát triển ở các khu vực đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra

diễn biến lòng dẫn, nhất là xói lở cao.

Giải pháp này bao gồm các biện pháp cơ bản sau: dự báo hành

lang và cảnh bảo nguy cơ DBLD; di dời người dân ra khỏi khu vực

có nguy cơ xói lở cao; quy hoạch phát triển phù hợp.

3.2.3.3. Giải pháp kháng vệ

Giải pháp kháng vệ thực chất là hệ thống các biện pháp công

trình thực thi tại các vùng có nguy cơ biến động cao nhằm hạn chế

tác động của dòng nước đến bờ sông. Tùy theo mức độ kháng vệ của

công trình, chúng tôi chia ra hai nhóm giải pháp: nhóm giải pháp

kháng vệ mang tính bị động và nhóm giải pháp kháng vệ có tính chủ

động đối với việc phòng chống DBLD sông.

Giải pháp kháng vệ bao gồm giải pháp bị động (gia cố bằng bờ

kè, cỏ…) và giải pháp chủ động (mỏ hàn, đập thuận dòng, phao

hướng dòng).

21

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

1. Dựa trên quan điểm địa lý tổng hợp, luận án đã xây dựng các tiêu

chí, cảnh báo các khu vực có nguy cơ DBLD sông theo các cấp độ

(cao, TB, thấp) làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp ứng phó, giảm

nhẹ thiệt hại. Luận án đã sử dụng 3 phương pháp cảnh báo theo xu thế

diễn biến, theo động lực dòng chảy và theo tổng hợp địa lý trên cơ sở

tiếp cận hình thái động lực. Kết quả đánh giá tổng hợp cho thấy: các

khu vực biến động lớn được xác định là đoạn sông Tiền chảy qua

huyện Hồng Ngự, thị xã Hồng Ngự và Bắc cù lao Tây thuộc huyện

Thanh Bình, khu vực TP. Cao Lãnh và khu vực TP. Sa Đéc - xã An

Hiệp, huyện Châu Thành.

2. Cảnh báo DBLD sông nói chung và sạt lở bờ trên cơ sở phân

tích hình thái động lực lòng dẫn sông có độ tin cậy cần thiết theo

cách tiếp cận địa lý tổng hợp.

3. Để ứng phó với DBLD sông Tiền gây ra ở địa phương, tỉnh

Đồng Tháp cần thực thi các giải pháp một cách có hệ thống: vừa có

những giải pháp mang tính phòng ngừa, vừa có những giải pháp né

tránh và vừa có những giải pháp mang tính kháng vệ; vừa có những

biện pháp mang tính công trình và những giải pháp phi công trình.

4. Để kịp thời khắc phục và hạn chế hiện tượng DBLD sông Tiền

xảy ra phức tạp, mạnh hơn và ảnh hưởng xấu đến hoạt động KT-XH

của địa phương, tỉnh Đồng Tháp cần ưu tiên đầu tư tại các vị trí sạt lở

lớn. Tuy nhiên, do nguồn kinh phí hạn chế và DBLD là quy luật tự

nhiên vì thế cần ưu tiên xây dựng theo các mức độ, chỉ sử dụng giải

pháp công trình khi thật sự cần thiết và được tính toán, cân nhắc kỹ

trước khi thi công.

22

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Qua thực hiện luận án “Nghiên cứu DBLD sông Tiền (đoạn chảy

qua tỉnh Đồng Tháp) phục vụ phòng tránh thiên tai”, NCS rút ra

một số kết luận cơ bản sau:

1. Luận án đã tổng hợp và phân tích tổng quan các kết quả nghiên

cứu về DBLD sông trên thế giới và ở Việt Nam:

1.1. Nghiên cứu về DBLD sông nói chung và sông phân nhánh

nói riêng rất đa dạng về phương diện, phương pháp nghiên cứu.

Trong đó, tập trung theo ba hướng chính: điều kiện hình thái lòng dẫn

sông thường được quan tâm bởi các nhà khoa học thuộc lĩnh vực địa

chất - địa mạo; hướng tiếp cận động lực dòng chảy được nghiên cứu

bởi các nhà khoa học thuộc lĩnh vực thủy văn, thủy lợi và các nhà

khoa học địa lý nghiên cứu DBLD sông theo hướng tổng hợp.

1.2. Luận án sử dụng cách tiếp cận địa lý tổng hợp để tiến hành

phân tích, đánh giá đặc điểm, quá trình, nguyên nhân cũng như cảnh

báo xu thế DBLD sông Tiền tỉnh Đồng Tháp. Trong đó, lấy lòng dẫn

sông làm đối tượng nghiên cứu chính.

2. Luận án đã làm rõ được đặc điểm và nguyên nhân DBLD sông

Tiền trên cơ sở tiếp cận lịch sử và tiếp cận ngẫu nhiên:

2.1. DBLD sông Tiền tỉnh Đồng Tháp diễn ra theo cơ chế sông

phân nhánh trên phương diện mặt bằng, mặt cắt dọc và mặt cắt ngang.

Trong đó, biểu hiện mạnh và diễn biến phức tạp nhất là sự thay đổi

đường bờ. Biến động bờ sông Tiền là một loại thiên tai xảy ra trên quy

mô lớn, diễn biến phức tạp; gây ra nhiều thiệt hại ở tỉnh Đồng Tháp.

Hiện nay, DBLD sông Tiền (với xói lở bờ sông là hiện tượng chiếm ưu

thế) xảy ra 9/9 huyện/thị xã/TP có sông Tiền chảy ngang qua. Trong

đó, các khu vực như Hồng Ngự, TP. Cao Lãnh, Sa Đéc có mức độ

DBLD sông xảy ra mạnh mẽ nhất trong giai đoạn 1966 - 2015.

2.2. DBLD sông Tiền tỉnh Đồng Tháp diễn biến phức tạp nhưng

vẫn có tính “quy luật”: (i) DBLD sông theo sự phát triển của sông

phân nhánh, dịch dòng, xói lở, bồi tụ thường xuyên trên mặt cắt

ngang, dọc sông; (ii) các đoạn bờ sông chịu tác động của dòng chảy

23

thượng nguồn là chính thường xảy ra biến động lớn hơn so với đoạn

sông chịu ảnh hưởng của triều; (iii) bồi tụ bờ sông thường xảy ra ở

cuối cù lao, các bờ lồi, đối diện với đoạn bờ sông bị xói lở; (iv) biến

động có xu hướng dịch chuyển về hạ lưu; (v) DBLD sông chỉ diễn ra

trong phạm vi lòng sông cổ.

2.3. DBLD sông Tiền tỉnh Đồng Tháp có mối liên hệ mật thiết với

nhiều nhân tố. Trong đó:

- Dòng nước là nguyên nhân chính mang tính chủ động kết hợp

với cấu tạo địa chất mềm yếu với 2 kiểu mặt cắt đặc trưng (bãi bồi -

cù lao hình thành do hoạt động của sông và đồng bằng châu thổ

nguyên thủy hình thành trước sông) dễ bị thay dưới tác động của

ngoại lực, hình thái lòng dẫn sông đặc trưng loại sông phân nhánh

và sông cong tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình biến động (xói lở,

bồi tụ) lòng dẫn sông xảy ra.

- Các hoạt động nhân sinh trên lưu vực và tại địa phương (như

phá rừng đầu nguồn, xây dựng các công trình trên và ven sông, khai

thác cát sạn trái phép, giao thông thủy, nuôi trồng thủy sản…) góp

phần làm cho quá trình DBLD sông Tiền tỉnh Đồng Tháp diễn ra

phức tạp hơn. Như vậy, những hoạt động nhân sinh trên lưu vực và

tại địa phương, nhất là xây dựng các đập thủy điện, khai thác cát

trái phép làm thay đổi động lực dòng chảy, làm thiếu hụt hàm lượng

phù sa… Do đó, làm gia tăng và phức tạp quá trình DBLD sông.

3. Trên cơ sở tổng hợp địa lý, luận án đã cảnh báo và đề xuất giải

pháp phù hợp nhằm ứng phó với DBLD sông Tiền tỉnh Đồng Tháp:

3.1. Để dự báo DBLD sông trong tương lai có thể sử dụng nhiều

phương pháp khác nhau. Trong đó, phương pháp tổng hợp địa lý có

nhiều ưu điểm vì là sự kết hợp của nhiều phương pháp khác nhau. Vì

thế, việc cảnh báo xu thế DBLD sông dựa trên cơ sở phân tích hình

thái động lực lòng dẫn sông có độ tin cậy cần thiết theo cách tiếp cận

địa lý tổng hợp. Trên cơ sở tổng hợp ba phương pháp (xu thế diễn

biến; động lực dòng chảy và tổng hợp địa lý), luận án đã cảnh báo xu

thế DBLD sông Tiền đến năm 2030 (bản đồ hình 3.4). Trong đó, các

khu vực diễn biến mạnh là đoạn chảy qua huyện Hồng Ngự; đoạn

Bắc cù lao Tây và TP. Cao Lãnh, Sa Đéc - Châu Thành. Một số khu

vực tồn tại hố sâu (deep pools) có nguy cơ xói lở cao.

24

3.2. Để chủ động ứng phó giảm nhẹ thiệt hại do DBLD sông Tiền,

tỉnh Đồng Tháp cần thực thi một cách hệ thống các giải pháp: có giải

pháp công trình và giải pháp phi công trình; có nhóm giải pháp nhằm

mục đích phòng ngừa, nhóm giải pháp né tránh và có nhóm giải pháp

mang tính kháng vệ. Trong đó, ưu tiên các giải pháp phi công trình

bởi xói lở - bồi tụ là quy luật của các dòng sông. Các giải pháp công

trình chỉ thực thi ở khu vực có DBLD mạnh bảo vệ khu vực có ý

nghĩa quan trọng về KT-XH, an ninh quốc phòng và cần được tính

toán, cân nhắc kỹ trên cơ sở khoa học trước khi thi công.

2. KIẾN NGHỊ

1. Tăng cường công tác quản lý khai thác và sử dụng dòng sông,

nhất là trong lĩnh vực khai thác vật liệu lòng dẫn sông (cát sông), xây

dựng các công trình trên và ven sông, công trình thủy lợi… nhằm

đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất các tác động làm gia tăng mức

độ DBLD sông Tiền nói riêng và dòng sông Mekong nói chung.

Ngoài ra, cần tăng cường hợp tác với các quốc gia, địa phương có

chung lưu vực trong công tác quản lý khai thác, sử dụng lưu vực.

2. Tỉnh Đồng Tháp cần tổ chức tiến hành khảo sát, đánh giá đồng

bộ, cụ thể các điểm DBLD sông Tiền để từ đó lựa chọn các giải pháp

hợp lý, hiệu quả nhất (giải pháp phải phù hợp với đặc trưng tự nhiên

lãnh thổ và điều kiện KT - XH của địa phương). Đồng thời, trong quy

hoạch phát triển các đô thị, các khu dân cư cần chú trọng xác định

được hành lang xói lở (biến động) để tránh bố trí dân cư, cơ sở KT -

XH, cơ sở hạ tầng ở những khu vực có nguy cơ xói lở cao. Hay nói

cách khác, tỉnh Đồng Tháp cần có quy hoạch tổng thể việc khai thác,

chỉnh trị sông Tiền đảm bảo cho sự phát triển ổn định, bền vững đoạn

sông chảy qua tỉnh nói riêng, cho vùng ĐBSCL nói chung.

3. Nghiên cứu DBLD sông cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa chính

quyền địa phương, nhân dân trong khu vực và các nhà khoa học. Mặt

khác, trong đội ngũ các nhà khoa học cũng cần sự phối hợp giữa

nhiều lĩnh vực khác nhau như Cơ học, khoa học Thủy lợi, Địa chất -

Địa mạo, Địa lý, Tài nguyên môi trường, GIS và viễn thám...

i

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Luận điểm bảo vệ:

1. Lòng dẫn sông Tiền tỉnh Đồng Tháp phát triển theo cơ chế của

sông phân nhánh; dịch dòng, xói lở, bồi tụ thường xuyên theo các mặt

cắt ngang, dọc sông.

2. Các hoạt động dân sinh làm gia tăng diễn biến lòng dẫn sông

Tiền tỉnh Đồng Tháp.

3. Dự báo diễn biến lòng dẫn sông Tiền trên cơ sở phân tích hình

thái động lực có độ tin cậy cần thiết theo cách tiếp cận địa lý tổng hợp.

Những kết quả mới của luận án:

1. Làm rõ được đặc điểm và nguyên nhân diễn biến lòng dẫn sông

Tiền tỉnh Đồng Tháp trên cơ sở tiếp cận lịch sử và tiếp cận ngẫu nhiên.

2. Phân tích được ở mức độ nhất định những tác động nhân sinh

đến diễn biến lòng dẫn sông Tiền tỉnh Đồng Tháp.

3. Trên cơ sở tổng hợp địa lý, cảnh báo và đề xuất các giải pháp

phù hợp nhằm giảm thiểu tác động bất lợi của diễn biến lòng dẫn sông

Tiền đến phát triển KT-XH của khu vực nghiên cứu, làm cơ sở khoa

học cho các định hướng phòng chống thiên tai.

ii

CÁC SẢN PHẨM KHOA HỌC LIÊN QUAN LUẬN ÁN

1. Bài báo đăng tạp chí khoa học

1. Trịnh Phi Hoành, Lã Thúy Hường, Nghiên cứu xói lở bờ sông

Tiền đoạn chảy qua tỉnh Đồng Tháp trên quan điểm địa lý tự nhiên,

Tạp chí Đại học Sài Gòn, 2013, (18), tr. 77-85.

2. Trịnh Phi Hoành, Hiện trạng xói lở bờ sông Tiền đoạn chảy

qua tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2009 - 2013, Tạp chí Khoa học ĐHSP

TP HCM (lĩnh vực KHTN&CN), 2014, 58(92), tr. 161-171.

3. Trịnh Phi Hoành, Nghiên cứu các loại tai biến môi trường tự

nhiên ở tỉnh Đồng Tháp và đề xuất giải pháp phòng tránh, giảm nhẹ

thiệt hại, Tạp chí Khoa học ĐHSP TP HCM (lĩnh vực KHTN&CN),

2014, 61(95), tr. 185-198.

4. Trịnh Phi Hoành, Tác động của các hoạt động kinh tế - xã hội

đến biến động lòng dẫn sông Tiền đoạn chảy qua tỉnh Đồng Tháp,

Tạp chí Khoa học ĐHSP TP HCM (lĩnh vực KHTN&CN), 2014,

(64)98, tr. 127-138.

5. Trịnh Phi Hoành, Đánh giá thực trạng và nguyên nhân xói lở

bờ sông Tiền đoạn chảy qua tỉnh Đồng Tháp, Tạp chí Khoa học

Trường Đại học Trà Vinh, 2015, (20), tr. 61-67.

6. Trịnh Phi Hoành, Phạm Thế Hùng, Mối quan hệ giữa khai

thác cát với biến động bờ sông Tiền tại tỉnh Đồng Tháp, Tạp chí

Khoa học Đại học An Giang, 2016, 12(4), tr. 92-103.

2. Bài báo đăng ở Kỷ yếu hội nghị, hội thảo, thông tin khoa học

2.1. Nước ngoài

1. Trịnh Phi Hoành, Lê Văn Luyện, Phùng Thái Dương, Nguyên

nhân gia tăng xói lở bờ sông Tiền (một nhánh của sông Mekong chảy

qua địa bàn tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam), Kỷ yếu Hội thảo khoa học

thực tiễn các nhà khoa học trẻ nghiên cứu về Trái Đất lần thứ 7,

Trường Đại học quốc gia Novosibirsk, 2014, tr. 236 - 237. Chỉ số xuất

bản: ISBN: 978-5-4437-0313-8. Ngày 17-21 tháng 11 năm 2014.

iii

2.2. Trong nước

1. Trịnh Phi Hoành, Nguyễn Thám, Vũ Thị Thu Lan, Quy luật

xói lở bờ sông Tiền đoạn chảy qua tỉnh Đồng Tháp, Kỷ yếu Hội nghị

khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ VIII (Quyển 1), 2014, Nxb ĐHSP

TP HCM, 11/2014, tr. 424 - 432.

2. Trịnh Phi Hoành, Nguyễn Thám, Vũ Thị Thu Lan, Phạm Thế

Hùng, La Văn Hùng Minh, Giải pháp tổng thể phòng tránh, giảm

nhẹ thiệt hại do biến động bờ sông Tiền đoạn chảy qua tỉnh Đồng

Tháp, Kỷ yếu Hội nghị khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ VIII

(Quyển 2), 2014, Nxb ĐHSP TP HCM, tr. 244 - 250.

3. Trịnh Phi Hoành, Tác động của khai thác cát đến biến động lòng

dẫn sông Tiền đoạn chảy qua tỉnh Đồng Tháp, Kỷ yếu Hội thảo Sử dụng

hợp lý và bảo vệ TNMT khu vực Nam Bộ, Trường ĐHKH Xã hội &

Nhân văn, Đại học Quốc gia TP HCM, 2014, tr. 30-42.

4. Trịnh Phi Hoành, Nguyên nhân gia tăng biến động lòng dẫn

sông Tiền đoạn chảy qua tỉnh Đồng Tháp, Thông tin Khoa học &

Công nghệ tỉnh Đồng Tháp, 2014, (05), tr.14-19.

5. Trịnh Phi Hoành, Phạm Thế Hùng, La Văn Hùng Minh, Ứng

dụng công nghệ viễn thám và GIS đánh giá biến động bờ sông Tiền

đoạn chảy qua tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 1966 - 2013, Kỷ yếu Hội

nghị Khoa học Kỷ niệm 40 năm Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam

(Tiểu ban Các Khoa học về Trái Đất), 10/2015, tr. 214-216, Hà Nội.

6. Trịnh Phi Hoành, Biến động mang tính quy luật của bờ sông

Tiền đoạn chảy qua tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 1966 - 2013, Kỷ yếu

Hội nghị Khoa học Kỷ niệm 40 năm Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam

(Tiểu ban Các Khoa học về Trái Đất), 10/2015, tr. 217-219, Hà Nội.

7. Trịnh Phi Hoành, Tổng quan về nghiên cứu diễn biến lòng

dẫn sông, Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ IX (Quyển 1),

2016, Nxb Khoa học KH&CN, tr. 691-700.

8. Trịnh Phi Hoành, Xác định vấn đề nghiên cứu dự báo diễn biến

lòng dẫn sông Tiền (đoạn chảy qua tỉnh Đồng Tháp) trên quan điểm

Địa lý tổng hợp trong sách Những thách thức cho sự phát triển bền

vững ĐBSCL, Nxb. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2017, tr. 84-

103, ISBN: 978-604-73-5237-1.