tẠp chÍ khoa hỌc, Đại học huế, tập 71, số 2, năm...

14
253 TP CHÍ KHOA HỌC, Đại hc Huế, tp 71, số 2, năm 2012 MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU AN TOÀN Ở TỈNH THỪA THIÊN HULê ThHoa Sen, HThHng Trường Đại học Nông Lâm, Đại hc Huế Tóm tt. Nghiên cu này nhm mục tiêu xác định mt sy ếu tảnh hưởng đến sn xut và tiêu thrau an toàn tnh Tha Thiên Huế và đề xut gii pháp phát trin. Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 8 năm 2010 đến tháng 5 năm 2011 ở tnh Tha Thiên Huế. Thông tin phân tích trong nghiên cứu này được thu thp thông qua tho luận nhóm người sn xut rau hai hp tác xã Kim Thành và Qung Thtnh Tha Thiên Huế; phng vn 161 htiêu dùng ở hai Phường Tây Lc và Thun Hòa thành phHuế và các tiểu thương ở chvà cán bộ hai phường nói trên. Kết qucho thy rng sn xut và tiêu thụ rau an toàn đang gặp rt nhiều khó khăn. Sản xut rau an toàn có tính rủi ro cao hơn, năng suất thấp hơn rau thường từ 15 đến 30% và mt nhiều công lao động hơn rau thường. Trong khi đó người tiêu dùng còn thiếu nhn thc và thiếu thông tin vrau an toàn. Bên cạnh đó chưa xác định rõ cơ quan ban ngành qun lý và đảm bo chất lượng rau an toàn nên khó to lòng tin cho người tiêu dùng. Do vy, chkhong 20% sản lượng rau an toàn được bán vào thị trường cn có xác nhn rau an toàn. 80% sản lượng rau an toàn còn li phi bán ln ln vi rau không sn xut theo qui trình an toàn. Đây là những yếu tchính cn trsn xut rau an toàn ở địa bàn nghiên cứu. Để đẩy mnh sn xut và tiêu thrau an toàn ti thành phHuế cn tiến hành đồng thi nhiu giải pháp, trong đó chú trọng vào (i) nâng cao nhn thức cho người tiêu dùng;(ii) cung cấp thông tin đầy đủ vrau an toàn; (iii) xác định cơ quan quản lý rau an toàn và (iv) tchc bán ở địa điểm thun lợi cho người tiêu dùng. Tkhóa: Rau an toàn, tiêu th, sn xut, thành phHuế. 1. Đặt vấn đề Rau xanh là thc phm không ththiếu được trong b ữa ăn hằng ngày ca mọi gia đ ình. Chất lượ ng cuc sng ngày càng cao thì yêu cu vsố lượng và cht lượ ng rau lại càng gia tăng. Rau xanh có ý nghĩa như một nhân ttích c c trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tui thcủa con người. Giá tr ị cây rau được thhin nhiu mt trong cuc sng [1]. Tuy nhiên, trong xu thế ca mt nn nông nghip sn xu t thâm canh, bên cạnh gia tăng về năng suất, sản lượng và chng lo i, ngành

Upload: others

Post on 01-Nov-2019

6 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 71, số 2, năm 2012hueuni.edu.vn/portal/data/doc/tapchi/235.pdf · xuất và tiêu thụ rau an toàn ở tỉnh Thừa Thiên

253

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 71, số 2, năm 2012

MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU AN TOÀN Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Lê Thị Hoa Sen, Hồ Thị Hồng

Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế

Tóm tắt. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ở tỉnh Thừa Thiên Huế và đề xuất giải pháp phát triển. Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 8 năm 2010 đến tháng 5 năm 2011 ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Thông tin phân tích trong nghiên cứu này được thu thập thông qua thảo luận nhóm người sản xuất rau ở hai hợp tác xã Kim Thành và Quảng Thọ tỉnh Thừa Thiên Huế; phỏng vấn 161 hộ tiêu dùng ở hai Phường Tây Lộc và Thuận Hòa thành phố Huế và các tiểu thương ở chợ và cán bộ hai phường nói trên. Kết quả cho thấy rằng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn đang gặp rất nhiều khó khăn. Sản xuất rau an toàn có tính rủi ro cao hơn, năng suất thấp hơn rau thường từ 15 đến 30% và mất nhiều công lao động hơn rau thường. Trong khi đó người tiêu dùng còn thiếu nhận thức và thiếu thông tin về rau an toàn. Bên cạnh đó chưa xác định rõ cơ quan ban ngành quản lý và đảm bảo chất lượng rau an toàn nên khó tạo lòng tin cho người tiêu dùng. Do vậy, chỉ khoảng 20% sản lượng rau an toàn được bán vào thị trường cần có xác nhận rau an toàn. 80% sản lượng rau an toàn còn lại phải bán lẫn lộn với rau không sản xuất theo qui trình an toàn. Đây là những yếu tố chính cản trở sản xuất rau an toàn ở địa bàn nghiên cứu. Để đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại thành phố Huế cần tiến hành đồng thời nhiều giải pháp, trong đó chú trọng vào (i) nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng;(ii) cung cấp thông tin đầy đủ về rau an toàn; (iii) xác định cơ quan quản lý rau an toàn và (iv) tổ chức bán ở địa điểm thuận lợi cho người tiêu dùng.

Từ khóa: Rau an toàn, tiêu thụ, sản xuất, thành phố Huế.

1. Đặt vấn đề

Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu được trong bữa ăn hằng ngày của mọi gia đình. Chất lượng cuộc sống ngày càng cao thì yêu cầu về số lượng và chất lượng rau lại càng gia tăng. Rau xanh có ý nghĩa như một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ của con người. Giá trị cây rau được thể hiện nhiều mặt trong cuộc sống [1]. Tuy nhiên, trong xu thế của một nền nông nghiệp sản xuất thâm canh, bên cạnh gia tăng về năng suất, sản lượng và chủng loại, ngành

Page 2: TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 71, số 2, năm 2012hueuni.edu.vn/portal/data/doc/tapchi/235.pdf · xuất và tiêu thụ rau an toàn ở tỉnh Thừa Thiên

254

trồng rau đang bộc lộ mặt trái của nó do người sản xuất đã áp dụng các biện pháp hóa học để phòng trừ sâu bệnh không đúng quy định; dùng phân hóa học quá liều lượng; sử dụng phân tươi… đã làm cho rau xanh ngày càng bị ô nhiễm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người cũng như môi trường sinh thái.

Để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người tiêu dùng tỉnh Thừa Thiên Huế đã quy hoạch nhiều vùng trồng rau chuyên canh mới và áp dụng qui trình sản xuất rau an toàn (VietGAP)1. Tuy nhiên, những năm gần đây diện tích rau an toàn của Thừa Thiên Huế đã bị thu hẹp dần, nhiều nơi đã chuyển sang sản xuất rau thường2 (Lê Văn Tiến, 2009 và Đỗ Văn Đặng, 2010). Trong qui trình sản xuất rau thường, do người dân ngày càng lạm dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) nên các độc tố đặc biệt là dư lượng thuốc BVTV và đạm dư thừa ở sản phẩm rau rất cao gây ngộ độc cấp tính và mãn tính cho người tiêu dùng (Ngô Thị Thuận, 2010). Nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ rau an toàn (RAT) ở tỉnh Thừa Thiên Huế (TTH), chúng tôi tiến hành nghiên cứu xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ RAT ở tỉnh TTH với các mục tiêu cụ thể sau:

(i) Tìm hiểu thực trạng sản xuất rau an toàn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;

(ii) Tìm hiểu thực trạng tiêu thụ rau an toàn ở thành phố Huế;

(iii) Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ rau an toàn từ đó đề xuất giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

2.1. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Hợp tác xã (HTX) Kim Thành và HTX Quảng Thọ là hai trong 5 HTX của tỉnh Thừa Thiên Huế được qui hoạch sản xuất RAT cung ứng cho thành phố Huế. Đây là hai HTX tiên phong trong phát triển RAT theo qui trình VietGAP. Các vùng qui hoạch sản xuất RAT chủ yếu để phục vụ nhu cầu RAT của người tiêu dùng thành phố Huế, trong đó Tây Lộc và Thuận Hòa là 2 phường tập trung đông dân cư, hoạt động thương mại phát triển có chợ loại 1 của thành phố và nhiều chợ lớn nhỏ hoạt động. Do vậy, nghiên cứu chọn 2 HTX Kim Thành, Quảng Thọ và 2 phường Tây Lộc và Thuận Hòa làm địa điểm nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu chính là người sản xuất rau và ban chủ nhiệm của hai HTX nêu trên, cán bộ sở Nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế, người tiêu dùng, tiểu 1 VietGAP là nh ng quy đ nh v th c hành s n xu t nông nghi p t t do B Nông Nghi p & phát tri n nông thôn cùng v i các c quan liên quan xây d ng năm 2008. 2 Rau th ng là rau đ c tr ng không theo qui trình VietGAP.

Page 3: TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 71, số 2, năm 2012hueuni.edu.vn/portal/data/doc/tapchi/235.pdf · xuất và tiêu thụ rau an toàn ở tỉnh Thừa Thiên

255

thương mua bán rau và cán bộ ở hai phường Tây Lộc và Thuận Hòa của thành phố Huế.

2.2. Nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu này được tiến hành với các nội dung sau đây:

Tình hình sản xuất rau an toàn ở tỉnh Thừa Thiên Huế bao gồm các vấn đề về chủng loại, diện tích, thị trường, chi phí lợi nhuận, và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển RAT ở địa bàn nghiên cứu.

Tình hình tiêu thụ RAT ở thành phố Huế bao gồm các vấn đề về nhận thức của người dân về RAT, nhu cầu của người dân đối với RAT, và các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng RAT của người tiêu dùng.

2.3. Phương pháp thu thập thông tin

Thông tin thứ cấp và sơ cấp là những nguồn chúng tôi sử dụng để phân tích trong nghiên cứu này. Trong đó thông tin thứ cấp về chủng loại, khối lượng rau sản xuất và tiêu dùng cũng như các kênh cung ứng được thu thập từ sở Nông nghiệp và phòng kinh tế tỉnh, thành phố, các báo cáo liên quan đến tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên địa bàn thành phố Huế trong năm 2010.

Thông tin về chủng loại và lượng rau sản xuất, chi phí, lợi nhuận và các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất RAT được thu thập từ phỏng vấn ban chủ nhiệm và thảo luận nhóm hộ dân sản xuất RAT và sản xuất rau thường ở 2 HTX. Các thông tin nhận thức về RAT, các vấn đề về tiếp cận thị trường RAT được thu thập bằng phỏng vấn ngẫu nhiên 161 người tiêu dùng ở hai Phường Thuận Hòa và Tây Lộc bằng bảng hỏi bán cấu trúc. Các thông tin về chủng loại rau, nguồn gốc rau và quản lí sản xuất và tiêu thụ RAT được thu thập qua phỏng vấn sâu 06 người bán lẻ, cán bộ chợ Tây Lộc, cán bộ phường Tây Lộc, phường Thuận Hòa và cán bộ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tỉnh Thừa Thiên Huế.

3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

3.1. Thực trạng sản xuất rau an toàn ở tỉnh Thừa Thiên Huế

3.1.1. Diện tích và chủng loại RAT được trồng ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Cũng như nhiều địa phương khác trên cả nước, từ những năm 2005-2007 tỉnh TTH đã qui hoạch phát triển các vùng RAT để cung ứng cho người tiêu dùng thành phố Huế. Dựa vào các tiêu chí về nguồn đất và nước, một số địa phương được qui hoạch gồm HTX Kim Thành và HTX Quảng Thọ, huyện Quảng Điền; HTX Hương An và HTX Hương Chữ, huyện Hương Trà; và HTX Hương Long, thành phố Huế. Diện tích và chủng loại rau sản xuất ở các vùng quy hoạch được thể hiện qua bảng 1.

Page 4: TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 71, số 2, năm 2012hueuni.edu.vn/portal/data/doc/tapchi/235.pdf · xuất và tiêu thụ rau an toàn ở tỉnh Thừa Thiên

256

Bảng 1. Diện tích và chủng loại rau an toàn của tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2010

Stt Đơn vị Diện tích

(ha) Chủng loại rau an toàn

1 HTX Kim Thành, xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền

5,6 Cải bẹ xanh (Brassica juncea), Cải cúc (Chrysanthemum coronarium L), Xà lách (Lactuca sativa Var.Capitta L.), Rau thơm (Coriandrum sativum), Ngò rí (Coriandrum sativum), Ớt xanh cao sản (Capsicum annum L.), Rau dền (Amaranthus mangostanus)…

2 HTX Quảng Thọ 2, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền

1,8 Rau má (Centella asiatica), Mướp đắng (Momordica charantia)

3 HTX Hương An, xã Hương An, huyện Hương Trà

0,98 Cải bẹ xanh, hành lá (Allium fistulosum), xà lách, kiệu(Allium chinense), rau thơm

4 HTX Hương Chữ, xã Hương Chữ, huyện Hương Trà

1,1 Xà lách, hành hoa, kiệu, dền đỏ, rau thơm

5 HTX Hương Long, TP Huế

1,43 Cải xanh, xà lách, đậu cove (Phaseolus vulgaris), ớt

(Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế (2010)).

Bảng 1 cho thấy diện tích được quy hoạch cho sản xuất RAT ở tỉnh TTH còn nhỏ lẻ, phân tán. Kim Thành là HTX có diện tích quy hoạch trồng RAT lớn nhất với 5,6 ha và HTX có diện tích ít nhất là Hương An với 0,98 ha. Kết quả khảo sát cũng cho thấy rằng chủng loại RAT không đa dạng, chủ yếu là các loại rau Cải bẹ xanh (Brassica juncea), Cải cúc (Chrysanthemum coronarium L), Xà lách (Lactuca sativa Var.Capitta L.), Rau thơm (Coriandrum sativum), Ngò rí (Coriandrum sativum), Ớt xanh cao sản (Capsicum annum L.), Rau dền (Amaranthus mangostanus), Rau má (Centella asiatica), Mướp đắng (Momordica charantia). Trong năm 2011 diện tích trồng RAT đã bị thu hẹp đáng kể. Ở HTX Kim Thành và HTX Quảng Thọ là 2 điểm sản xuất RAT được duy trì với diện tích 2,5 ha và 1,8ha.

3.1.2. Hiệu quả sản xuất RAT ở địa bàn nghiên cứu

Hiệu quả sản xuất RAT được đánh giá thông qua việc tìm hiểu chênh lệch năng suất, chi phí, lợi nhuận của các chủng loại RAT với rau thường. Kết quả tìm hiểu năng

Page 5: TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 71, số 2, năm 2012hueuni.edu.vn/portal/data/doc/tapchi/235.pdf · xuất và tiêu thụ rau an toàn ở tỉnh Thừa Thiên

257

suất các chủng loại RAT ở 2 HTX Quảng Thành và Quảng Thọ trong năm 2010 được trình bày ở bảng 2. Do sản xuất theo qui trình VietGAP nên năng suất của hầu hết các loại RAT ở 2 xã nghiên cứu thấp hơn từ 15 đến 30% so với rau thường. Điều này do rau là loại cây mẫn cảm với thời tiết, khí hậu và có nhiều sâu, bệnh phá hoại nên áp dụng qui trình VietGAP sâu bệnh hại rất nhiều. Bên cạnh đó hạt giống rau thường được người dân mua qua trung gian nên không đảm bảo chất lượng. Đó là hai yếu tố chính làm cho năng suất của RAT ở địa bàn nghiên cứu không cao.

Bảng 2. Năng suất (tạ/ha/vụ) các loại rau an toàn và rau thường ở địa bàn nghiên cứu

Sản xuất rau an toàn

Sản xuất rau thường

Loại rau Quảng Thành

Quảng Thọ

Quảng Thành

Quảng Thọ

Xà lách (Lactuca sativa Var.Capitta L.) 92 - 114 -

Cải bẹ xanh (Brassica juncea) 76 - 110 -

Rau dền (Amaranthus mangostanus) 60 - 70 -

Cải cúc (Chrysanthemum coronarium L) 80 - 90 -

Bông ngót 40 - 50 -

Rau thơm (Coriandrum sativum) 80 - 94 -

Ngò rí (Coriandrum sativum) 64 - 80 -

Mướp đắng (Momordica charantia) - 90 - 110

Rau má (Centella asiatica) - 40 - 60

Đậu Côve (Phaseolus vulgaris) 110 - 130 -

Ớt xanh cao sản (Capsicum annum L.) 100 - 100 -

(Nguồn: Thảo luận nhóm nông dân của 2 xã Quảng Thành và Quảng Thọ (2010)).

Ở hầu hết các vùng qui hoạch RAT của THH rau cải và xà lách là 2 loại có diện tích lớn, được người dân trồng phổ biến và được trồng nhiều vụ trong năm (Đồng Sỹ Đoàn, 2005 và Đỗ Văn Đặng, 2010). Do vậy, nghiên cứu chỉ tập trung so sánh một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hai loại rau đại diện này so với rau thường cùng loại trên 1 đơn vị diện tích (1ha).

Chi phí trung gian cho sản xuất rau gồm giống, đạm, lân, kali, phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh và thuốc BVTV. Chi phí lao động được tính bằng số ngày công lao động được tính từ lúc gieo trồng đến khi sơ chế theo giá công trên thị trường năm 2010.

Page 6: TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 71, số 2, năm 2012hueuni.edu.vn/portal/data/doc/tapchi/235.pdf · xuất và tiêu thụ rau an toàn ở tỉnh Thừa Thiên

258

Giá bán rau được tính tại thời điểm điều tra và giá trị sản xuất được tính bằng sản lượng*giá bán. Thu nhập (bao gồm cả công lao động) chính là hiệu của giá trị sản xuất với chi phí trung gian và lãi ròng là hiệu của thu nhập (bao gồm cả công lao động) với chi phí lao động. Kết quả điều tra được thể hiện ở bảng 3.

Kết quả ở bảng 3 cho thấy sản xuất RAT có chi phí trung gian thấp hơn sản xuất rau thường nhưng chi phí lao động lại cao hơn trên 20% so với rau thường. Công lao động tăng lên trong sản xuất RAT chủ yếu ở khâu làm đất và chăm sóc và phòng trừ dịch hại. Mặc dù giá rau cải và xà lách an toàn cao hơn giá rau thường từ 1000- 1500/kg (18-23%) nhưng giá trị sản xuất RAT vẫn thấp hơn rau thường 10.700.000 đồng/ha đối với rau cải và 2.900.000đồng/ha đối với xà lách. Đây là một trong những yếu tố cản trở đến sản xuất RAT ở địa bàn nghiên cứu.

Bảng 3. Hiệu quả kinh tế rau cải, xà lách an toàn so với rau cải, xà lách thường ở địa bàn nghiên cứu

Rau an toàn (A) Rau thường (B) Chênh lệch

(A) - (B)

Loại rau

Chỉ tiêu

Đơn vị

tính Cải Xà lách Cải Xà lách Cải Xà lách

1. Tổng chi phí 1000đ/ha 43.900 43.040 41.540 40.640 2.360 2.400

Chi phí trung gian 1000đ/ha 9.900 9.040 13.540 12.400 -3640 -3.360

Chi phí lao động 1000đ/ha 34.000 34.000 28.000 28.000 6000 6.000

2. Năng suất tạ/ha 76 92 110 114 -34 -22

3. Giá bán 1000đ/tạ 800 650 650 550 150 100

4. Giá trị sản xuất 1000đ/ha 60.800 59.800 71.500 62.700 -10.700 -2.900

5. Thu nhập 1000đ/ha 50.900 50.760 57.960 50.300 -7.060 460

6. Lãi ròng 1000đ/ha 16.900 16.760 29.960 22.300 -13.060 -5.540

(Nguồn: Thảo luận nhóm người sản xuất, 2010).

3.1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất RAT ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Kết quả khảo sát cho thấy rằng có không ít các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sản xuất RAT cũng như cản trở sản xuất RAT của người dân ở địa bàn nghiên cứu (bảng 4). Sản xuất RAT theo qui trình VietGAP ở địa bàn nghiên cứu có rất nhiều thuận lợi. Người sản xuất RAT được các dự án hỗ trợ giống; phân bón; thuốc BTVT; được cấp đất trồng rau và chi phí lao động. Bên cạnh đó, các khóa tập huấn sản xuất RAT đã nâng cao được nhận thức của người sản xuất về bảo vệ môi trường, sức khỏe cho cộng đồng và cho người tiêu dùng. Đây là những yếu tố chính quyết định sản xuất rau theo qui trình VietGAP của người sản xuất ở địa bàn nghiên cứu.

Page 7: TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 71, số 2, năm 2012hueuni.edu.vn/portal/data/doc/tapchi/235.pdf · xuất và tiêu thụ rau an toàn ở tỉnh Thừa Thiên

259

Tuy vậy, 100% hộ trồng RAT tham gia thảo luận nhóm cho rằng chỉ áp dụng qui trình VietGAP khi còn dự án hỗ trợ, nếu dự án hết hỗ trợ thì người dân cũng sẽ không áp dụng qui trình VietGAP trong sản xuất rau.

Bảng 4. Một số yếu tố chính ảnh hưởng đến sản xuất RAT ở địa bàn nghiên cứu

Tứ tự ưu tiên Yếu tố ảnh hưởng tích cực Yếu tố ảnh hưởng tiêu cực

1. Sự hỗ trợ của dự án về giống, phân bón, thuốc BVTV và chi phí lao động.

Am hiểu và lòng tin của người tiêu dùng về RAT còn hạn chế.

2. Đảm bảo sức khỏe cho người sản xuất và người tiêu dùng.

Thị trường tiêu thụ hạn hẹp- chỉ cung ứng cho một số siêu thị và nhà hàng của thành phố Huế.

3 Hình thành tập quán sản xuất RAT và nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi người.

Chi phí lao động cao hơn, năng suất thấp hơn và rủi ro cũng nhiều hơn rau thường.

4 Tạo việc làm: chăm sóc, sơ chế…

Chưa có chính sách hỗ trợ thích đáng

(Nguồn: Thảo luận nhóm người dân HTX Kim Thành và HTX Quảng Thọ, 2010).

Sơ đồ 1. Các kênh tiêu thụ rau an toàn ở địa bàn nghiên cứu

(Nguồn: Thảo luận nhóm người dân, 2010).

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, thị trường cho đầu ra là một trong những cản trở chính của sản xuất RAT theo qui trình VietGAP. Mặc dầu là RAT được sản xuất

Th tr ng RAT

20% 40% 15% 20% 5%

Ng��i s�n xu�t RAT

Siêu th , nhà hàng, khách s n

Ng i tiêu th

Th ng lái mua t i ru ng

Ch ngoài đ a ph ng

Bán l t i ch đ a ph ng

Bán s cho t th ng

t i ch đ a

ph ng

Page 8: TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 71, số 2, năm 2012hueuni.edu.vn/portal/data/doc/tapchi/235.pdf · xuất và tiêu thụ rau an toàn ở tỉnh Thừa Thiên

260

theo quy trình VietGAP cho năng suất thấp và chi phí cao hơn rau thường nhưng trên 80% sản lượng RAT phải bán vào thị trường tự do không cần nhãn mác và không cần chứng nhận an toàn. Giá rau an toàn bán ra ở các kênh này cũng ngang bằng với rau thường. Siêu thị, nhà hàng và khách sạn là các kênh tiêu thụ cần có chứng nhận RAT và trả giá cả cao hơn rau thường ít nhất 15%. Tuy vậy, lượng rau tiêu thụ ở các kênh này cũng không đáng kể, chỉ đạt khoảng 20% lượng RAT sản xuất tại 2 xã (sơ đồ 1).

Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất và cung ứng RAT ở tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn còn thiếu cơ chế và chính sách quản lý phù hợp. Chưa xác định rõ cơ quan ban ngành liên quan đảm bảo chất lượng RAT và tạo lòng tin cho người tiêu dùng. Đây chính là yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường RAT cũng như việc áp dụng qui trình VietGAP của người sản xuất rau.

3.2. Thực trạng tiêu thụ rau an toàn ở địa bàn thành phố Huế

3.2.1. Nhận thức của người tiêu dùng về rau an toàn

Hiểu biết của người tiêu dùng đóng vai trò quan trọng đối với thị trường rau an toàn. Người tiêu dùng hiểu rõ về bản chất và vai trò của rau an toàn thường tìm kiếm mặt hàng này và mua với giá cao hơn so với những người ít hiểu biết. Kết quả điều tra cho thấy trên 80% người tiêu dùng, thậm chí cả thương lái mua bán rau đều không hiểu đúng và đầy đủ về rau an toàn. Không ít trong số người phỏng vấn cho rằng rau an toàn là “rau được rửa sạch” hoặc” chỉ cần ngâm nước muối” là an toàn.

Đánh giá về chất lượng rau hiện tại trên thị trường thành phố, trên 53% số người được hỏi cho rằng rau không an toàn vì không biết nguồn gốc và có biết một số thông tin trên báo chí về lạm dụng thuốc trừ sâu. Tuy vậy, vẫn có đến 45% hộ không biết rau có an toàn không hoặc không quan tâm đến chất lượng rau. Đây là một trong những yếu tố cản trở lớn đến sự phát triển thị trường RAT cũng như vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm.

Bảng 5. Đánh giá của người tiêu dùng về chất lượng rau trên địa bàn thành phố Huế

Chỉ tiêu đánh giá Người trả lời (n=161) Tỉ lệ (%)

Không biết, không quan tâm 73 45,34

Không an toàn 81 53,41

An toàn 7 4,35

(Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2010).

3.2.2. Thực trạng tiêu thụ rau an toàn và nhu cầu rau an toàn của người tiêu dùng thành phố Huế

Sự lựa chọn kênh cung ứng rau cũng phản ánh nhu cầu về chất lượng rau

Page 9: TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 71, số 2, năm 2012hueuni.edu.vn/portal/data/doc/tapchi/235.pdf · xuất và tiêu thụ rau an toàn ở tỉnh Thừa Thiên

261

của người tiêu dùng. Ở địa bàn nghiên cứu người tiêu dùng tiếp cận các kênh cung ứng rau khác nhau gồm chợ trung tâm, chợ lẻ, siêu thị, tại vườn và người bán dạo. Bảng 6 trình bày các địa điểm thường mua rau của các hộ điều tra.

Bảng 6. Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn kênh cung ứng rau của người tiêu dùng

Kênh cung ứng Số người trả lời (n=161)

Tỷ lệ % Lý do chọn điểm mua rau

Chợ Tây Lộc 145 90,06 Đa dạng và thuận tiện

Người bán dạo 54 33,54 Thuận tiện

Chợ Tây Linh 29 18,01 Đa dạng, giá rẻ và thuận tiện

Tại vườn 15 9,32 Tin tưởng chất lượng

Chợ Thuận Hòa 5 3,11 Thuận tiện và giá rẻ

Siêu thị 11 6,83 An toàn

Chợ lẻ 6 3,73 Thuận tiện và giá rẻ

(Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2010).

Số liệu bảng 6 cho thấy, người tiêu dùng chủ yếu mua rau tại các chợ lớn đóng trên địa bàn như chợ Tây Lộc và chợ Tây Linh. Trên 90% số hộ được hỏi thường xuyên mua rau ở các chợ này với lý do là chủng loại phong phú, đa dạng và giá rẻ. Một số hộ lựa chọn các chợ Thuận Hòa, chợ lẻ hoặc bán dạo với lý do thuận tiện và giá cả phải chăng. Các siêu thị ở Huế cung ứng các loại rau an toàn có xuất xứ rõ ràng, tuy vậy tỷ lệ hộ chọn mua rau ở siêu thị vẫn còn hạn chế, chiếm dưới 7% số hộ điều tra.

Đánh giá về kênh cung ứng qua siêu thị, trên 80% số hộ cho rằng tuy rau có nguồn gốc rõ ràng, an toàn hơn nhưng vẫn ít người dân lựa chọn. Lý do bao gồm: thứ nhất, người dân đã có thói quen mua rau tại chợ và cách thức mua bán này thuận tiện hơn so với mua ở siêu thị; thứ hai, chủng loại rau ở siêu thị không đa dạng; thứ ba, giá cả rau ở chợ rẽ hơn, phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng hơn. Ngoài ra, nhiều hộ dân còn cho rằng, tuy đã có nhãn mác, có nguồn gốc nhưng vẫn chưa tin tưởng hoàn toàn vào chất lượng của rau bán ở siêu thị.

3.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận và sử dụng rau an toàn của người tiêu dùng thành phố Huế

Tiếp cận thị trường RAT là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thị trường RAT cũng như phát triển sản xuất RAT. Tuy nhiên, trên 90% số người được hỏi chưa tiếp cận đến thị trường rau an toàn. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu xác định một yếu tố cản trở sự tiếp cận và sử dụng RAT của người tiêu dùng ở thành phố Huế (bảng 7).

Page 10: TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 71, số 2, năm 2012hueuni.edu.vn/portal/data/doc/tapchi/235.pdf · xuất và tiêu thụ rau an toàn ở tỉnh Thừa Thiên

262

Bảng 7. Một số cản trở trong tiếp cận và sử dụng rau an toàn ở thành phố Huế

Chỉ tiêu đánh giá Số hộ trả lời (n=161) Tỉ lệ (%)

Không biết nơi bán RAT 108 67,08

Không tin tưởng 42 26,09

Giá cao 38 23,60

Không đa dạng 35 21,74

Không thuận tiện 29 18,01

(Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2010).

Kết quả ở bảng 7 cho thấy rằng không biết nơi bán rau an toàn là yếu tố chính. Gần 70% số người được hỏi cho rằng không tiếp cận thị trường rau an toàn vì không biết nơi bán. Đối với những người tiêu dùng đã biết về nơi bán rau an toàn lý do không tiếp cận thị trường RAT là giá rau cao hơn nhiều so với rau thường và chưa tin tưởng do chưa có các thông tin rõ ràng về các cơ quan liên quan có trách nhiệm giám sát đánh giá và đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng. Ngoài ra, chủng loại rau không đa dạng và địa điểm bán rau không thuận tiện cũng là những cản trở cho người tiêu dùng tiếp cận thị trường RAT.

3.3. Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ở Thừa Thiên Huế

Để người tiêu dùng tiếp cận đến thị trường rau an toàn nhiều hơn, thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ rau an toàn đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng thành phố Huế, một số kiến nghị được người dùng và cán bộ các cấp đưa ra ở bảng 8.

Bảng 8. Các giải pháp đề xuất để phát triển thị trường rau an toàn ở thành phố Huế

Giải pháp đề xuất Người trả lời (n=161)

Tỷ lệ (%)

Thông tin cho người tiêu dùng về RAT: chủng loại, giá, chất lượng.

62 38,51

Tổ chức địa điểm bán thuận lợi 58 36,02

Quy hoạch vùng sản xuất RAT 54 33,54

Cam kết chất lượng của người sản xuất 48 29,81

Đa dạng chủng loại RAT 35 21,74

Cần mở đại lý cung cấp RAT 30 18,63

Có chính sách hỗ trợ giám sát, quản lý (chặt chẽ) 10 6,21

(Nguồn: Phỏng vấn hộ tiêu dùng, 2010).

Page 11: TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 71, số 2, năm 2012hueuni.edu.vn/portal/data/doc/tapchi/235.pdf · xuất và tiêu thụ rau an toàn ở tỉnh Thừa Thiên

263

Kết quả ở bảng 8 cho thấy rằng cung cấp đầy đủ thông tin cho người tiêu dùng về chủng loại rau, giá cả, chất lượng và có địa điểm bán thuận lợi cho người mua là hai trong những giải pháp được người tiêu dùng để xuất nhiều nhất. Ngoài ra, để đảm bảo thị trường rau an toàn phát triển, các vùng qui hoạch sản xuất rau cần đa dạng chủng loại hơn, có vùng qui hoạch rõ ràng và có cơ quan đứng ra cam kết chất lượng. Khoảng 48% số hộ được hỏi cho rằng nếu có cam kết về chất lượng và địa điểm bán thuận lợi thì giá cả không phải là yếu tố quan trọng ảnh hưởng quyết định sử dụng RAT của người tiêu dùng. Số hộ còn lại cho rằng nếu đảm bảo chất lượng và các kiến nghị trên thì giá rau an toàn cao hơn 20-30% so với rau thường vẫn chấp nhận được. Về phía người sản xuất, đề xuất chủ yếu vẫn tập trung vào các chính sách kích thích mở rộng thị trường tiêu thụ RAT và chính sách qui hoạch tổng thể để giảm ảnh hưởng của các hộ sản xuất rau thường ở trong vùng.

4. Kết luận và đề xuất

4.1. Kết luận

- Tỉnh Thừa Thiên Huế đã quy hoạch vùng rau an toàn và hỗ trợ sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGAP để cung cấp cho người tiêu dùng thành phố Huế. Diện tích rau an toàn ở tỉnh Thừa Thiên Huế còn nhỏ lẽ chỉ gần 11 ha và phân tán ở 5 HTX.

- Chủng loại RAT không đa dạng chỉ tập trung 1 số loại rau như Cải bẹ xanh, Cải cúc, Xà lách, Rau thơm, Ngò rí, Ớt xanh cao sản, Rau dền, Rau má và Mướp đắng.

- Năng suất rau an toàn trồng theo quy trình VietGAP ở tỉnh Thừa Thiên Huế thường thấp hơn so với rau thường từ 15-30% và tốn nhiều công lao động hơn sản xuất rau thường khoảng 20%.

- Dưới 20% sản lượng rau an toàn của tỉnh được tiêu thụ ở thị trường rau an toàn như Siêu thị, nhà hàng với giá cao hơn. Khoảng 80% sản lượng rau an toàn phải tiêu thụ ở thị trường tự do không cần xác định chất lượng với giá như rau thường.

- Thị trường đầu ra khó khăn; nhận thức của người tiêu dùng về rau an toàn còn hạn chế; thiếu cơ chế quản lý sản xuất rau an toàn để tạo lòng tin cho người tiêu dùng là những khó khăn chính của người sản xuất rau an toàn ở Thừa Thiên Huế. Sự hỗ trợ của các chương trình, dự án về giống, vật tư đầu vào và chi phí lao động là yếu tố chính quyết định sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGAP của người sản xuất ở địa bàn nghiên cứu.

- Người tiêu dùng thành phố Huế ít có thông tin về rau an toàn và thiếu lòng tin đối với rau an toàn. Địa điểm bán không thuận lợi cũng là một yếu tố cản trở người tiêu dùng thành phố Huế sử dụng rau an toàn.

Page 12: TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 71, số 2, năm 2012hueuni.edu.vn/portal/data/doc/tapchi/235.pdf · xuất và tiêu thụ rau an toàn ở tỉnh Thừa Thiên

264

Page 13: TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 71, số 2, năm 2012hueuni.edu.vn/portal/data/doc/tapchi/235.pdf · xuất và tiêu thụ rau an toàn ở tỉnh Thừa Thiên

265

4.2. Đề xuất

Để thúc đẩy tiêu thụ rau an toàn và phát triển sản xuất rau an toàn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, một số giải pháp sau được đề xuất:

- Người sản xuất phải cam kết đảm bảo chất lượng rau an toàn

- Cần xác định rõ cơ quan, ban ngành có liên quan đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng

- Cần tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng về an toàn thực phẩm và khuyến khích người tiêu dùng sử dụng RAT.

- Tổ chức địa điểm bán thuận lợi cho người tiêu dùng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đồng Sỹ Đoàn, Luận văn thạc sỹ nghiên cứu: Điều tra thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại Thừa Thiên Huế, 2005.

2. Đỗ Văn Đặng, Luận văn tốt nghiệp đại học: đánh giá hiệu quả sản xuất RAT ở tỉnh Thừa Thiên Huế, 2010.

3. Lê Văn Tiến, Luận văn tốt nghiệp đại học: Tìm hiểu thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau sạch tại xã Quảng Thành, Thừa Thiên Huế, 2009.

4. Ngô Thị Thuận, VietGAP trong sản xuất rau ở Hà Nội, Tạp chí khoa học Nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, số 6, (2010), 1029-1036,

5. Sở NN & PTNT Thừa Thiên Huế, Báo cáo tình hình sản xuất và tiêu thụ rau xanh 2010.

FACTORS AFFECTING SAFE VEGETABLE PRODUCTION AND

CONSUMPTION IN THUA THIEN HUE PROVINCE

Le Thi Hoa Sen, Ho Thi Hong

College of Agriculture and Forestry, Hue University

Abstract. The study aims at identifying factors affecting the safe vegetable production and consumption in Thua Thien Hue province from which to propose solutions to development. The study was conducted during August 2010 to May 2011 in Thua Thien Hue province. Information analyzed in this study were collected from related departments at commune and provincial levels in Kim Thanh and Quang Tho cooperatives; 161 households in Tay Loc and

Page 14: TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 71, số 2, năm 2012hueuni.edu.vn/portal/data/doc/tapchi/235.pdf · xuất và tiêu thụ rau an toàn ở tỉnh Thừa Thiên

266

Thuan Hoa Wards, small traders at markets and staff of these two wards were interviewed. Research results show that safe vegetables have been planned and cultivated in several neighboring communes for Hue city’ consumers through suppermarkets, restaurants and hotels. However, areas of safe vegetables remain declining over years. Safe vegetable productivity is about 15-30% lower than that of traditional vegetables, riskier and more labor- intensive. However, about 80% of safe vegetable productivity have to be sold at local markets with the normal price. This is the main factor hindering the development of safe vegetables in the two surveyed communes. In addition, limited awareness of consumers toward safe vegetables, lack of information on safe vegetables, lack of evidences creating consumers’ trust and inconvinience of sale locations are factors obstructing the households and individuals who access and use safe vegetables. To promote safe vegetable production and consumption, farmers and other stakeholders have proposed several solutions focusing on quality management ensuring the quality of vegetables and creating consumers’trust.

Keywords: Safe vegetables, consumption, Hue city, production.