tribeco completed

99
I. TNG QUAN NGNH NƯC GII KHÁT V CÔNG TY C PHN TRIBECO ....................................... 2 1. Tổng quan về CTCP nước giải khát Sài Gòn-TRIBECO......3 2. Các công ty thành viên,liên kết.......................3 3. Lịch sử hình thành và phát triển......................5 6. Lĩnh vực kinh doanh...................................9 7. Vị thế công ty........................................9 8. Chiến lược phát triển và đầu tư......................10 9. Các chính sách kế toán áp dụng.......................11 10. Chiến lược phát triển...............................17 II. PHÂN TCH TI CHNH .........................22 1. Phân tích Dupont:............................22 2. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh......23 2.1 Bảng cân đối kế toán........................................................................................ 23 2.2 Báo cáo kết quả kinh doanh............................................................................. 25 2.3 Phân tích khả năng hoạt động......................................................................... 36 2.4 Phân tích khả năng thanh toán:...................................................................... 38 2.5 Phân tích khả năng sinh lời:....................................38 3. Phân tích hoạt động tài chính:...............38 3.1 Phân tích cơ cấu vốn và khả năng cân đối vốn, khả năng trả nợ lãi vay: ......38 3.2. Chính sách tài trợ tài sản:............................................................................... 38 3.3 Đòn bẩy tài chính và đòn bẩy hoạt động:..........................38 4. Phân tích hoạt động đầu tư:..................38 4.1. Phân tích dòng tiền......................................................................................... 38 1

Upload: pigpig-angel-trang

Post on 07-Aug-2015

107 views

Category:

Documents


13 download

TRANSCRIPT

Page 1: TRIBECO Completed

I. TÔNG QUAN NGANH NƯƠC GIAI KHÁT VA CÔNG TY CÔ

PHÂN TRIBECO.............................................................................................2

1. Tổng quan về CTCP nước giải khát Sài Gòn-TRIBECO.....................................3

2. Các công ty thành viên,liên kết...............................................................................3

3. Lịch sử hình thành và phát triển............................................................................5

6. Lĩnh vực kinh doanh................................................................................................9

7. Vị thế công ty............................................................................................................9

8. Chiến lược phát triển và đầu tư............................................................................10

9. Các chính sách kế toán áp dụng...........................................................................11

10. Chiến lược phát triển...........................................................................................17

II. PHÂN TICH TAI CHINH..................................................................22

1. Phân tích Dupont:.................................................................................22

2. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh..........................................232.1 Bảng cân đối kế toán...................................................................................................23

2.2 Báo cáo kết quả kinh doanh........................................................................................25

2.3 Phân tích khả năng hoạt động....................................................................................36

2.4 Phân tích khả năng thanh toán:..................................................................................38

2.5 Phân tích khả năng sinh lời:...........................................................................................38

3. Phân tích hoạt động tài chính:.............................................................383.1 Phân tích cơ cấu vốn và khả năng cân đối vốn, khả năng trả nợ lãi vay:.....................38

3.2. Chính sách tài trợ tài sản:..........................................................................................38

3.3 Đòn bẩy tài chính và đòn bẩy hoạt động:........................................................................38

4. Phân tích hoạt động đầu tư:................................................................384.1. Phân tích dòng tiền....................................................................................................38

4.2. Tài sản lưu động........................................................................................................38

4.3. Tài sản cố đinh...........................................................................................................38

1

Page 2: TRIBECO Completed

5. Giải pháp và dự báo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ

phần TRIBECO..............................................................................................385.1 Dự báo hoạt động sản xuất kinh doanh.......................................................................38

5.2 Giải pháp chung cho công ty trong năm tới:................................................................38

III. PHỤ LỤC............................................................................................38

1. Giải trình cách tính trung bình ngành: Bia rượu, nước giải khát. . .381.1. Bảng trung bình ngành.............................................................................................38

1.2 Các công ty.................................................................................................................38

1.3 Các công thức áp dụng trong tính TBN.....................................................................38

2. Các chỉ tiêu và ý nghĩa của các chỉ tiêu trong phân tích tài chính được

sử dụng trong bài..............................................................................................38

2

Page 3: TRIBECO Completed

Các phương pháp phân tích tài chính chủ yếu trong bài làm

+ phương pháp so sánh

+ phương pháp phân tổ

+ phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố

đến kết quả kinh tế

+ phương pháp phân tích số tỷ lệ

+ phương pháp phân tích Dupont

I. TÔNG QUAN NGANH NƯƠC GIAI KHÁT VA CÔNG TY

CÔ PHÂN TRIBECO

Nước giải khát là một mặt hàng ngày càng được ưa chuộng trên thị trường

đồ uống Việt Nam. Ngành đồ uống nước giải khát là ngành đang trên đà phát

triển mạnh mẽ. Xu hướng tiêu dùng đối với mặt hàng nước giải khát đang có sự

chuyển dịch rõ ràng sang các sản phẩm được chiết xuất từ thiên nhiên như trái 3

Page 4: TRIBECO Completed

cây, trà xanh. Chiếm lĩnh thị trường vẫn là Coca và pepsi. Tuy nhiên, gần đây,

những thương hiệu nước không gas mới xuất hiện như Tân Hiệp Phát, Tribeco,

Bidrico Wonderfarm... đã làm thay đổi tình hình, có khả năng làm giảm tỷ trọng

đáng kể nước giải khát có gas. Vài năm trở lại đây, các hãng sản xuất nước giải

khát tại VN đã nhanh chóng tung ra hàng loạt sản phẩm mới, với các thành phần

được chiết xuất từ thiên nhiên. Đến nay, có hơn 100 loại nước giải khát không

gas (không kể nước uống đóng chai, nước khoáng), được khai thác từ nhiên liệu

thiên nhiên như củ, quả, các loại trà thảo mộc. Thế nhưng, nếu mới đầu, doanh

thu của các sản phẩm nước trái cây nguyên chất nhanh chóng tăng trưởng do

đánh trúng tâm lý của mọi người, thì gần đây, những "công nghệ" không an toàn

vệ sinh thực phẩm bị phát hiện khiến người dân chẳng còn mặn nồng, nếu không

muốn nói là nghi ngại những loại thức uống này. Nắm bắt thời cơ, các nhà sản

xuất cho ra đời các loại trà nhanh chóng thu hút người tiêu dùng. Tuy nhiên với

quy mô dân số trên 86 triệu dân, trong đó có khoảng 60%dân số có độ tuổi dưới

30 thì Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng cho lĩnh vực bán lẻ nói chung và

ngành thực phẩm, nước uống giải khát nói riêng. Ngoài ra với mức sống và thu

nhập ngày càng cải thiện thì người tiêu dùng nói chung đang có xu hướng tìm

đến những loại thực phẩm(trong đó có nước uống) giàu dinh dưỡng. Vì vậy có

thể nói tiềm năng tăng trưởng của ngành bia rượu nước giải khát là rất lớn.

1. Tổng quan về CTCP nước giải khát Sài Gòn-TRIBECO

Tên pháp định Công ty cổ phần Nước giải khát Sài Gòn-

TRIBECO

Tên quốc tế Sai Gon Beverages Joint Stock Company

4

Page 5: TRIBECO Completed

Viết tắt TRIBECO

Trụ sở chính 12 Kỳ Đồng, P.9, Q.3, TP Hồ Chí Minh

Điện thoại +84-(0)8-824.96.54

Fax +84-(0)8-824.96.59

Website www.tribeco.com

Bảng 1.1: Tổng quan về công ty cổ phần TRIBECO

2 Các công ty thành viên,liên kết

2.1. Công ty Cổ phần Kinh Đô

6/134 Quốc lộ 13, Phường Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức, thành phố

Hồ Chí Minh

Tel.: + 84 - 8 - 37269474. Fax: + 84 - 8 – 37269472

Email: [email protected]

Website: www.kinhdo.vn

2.2 Công ty TNHH Uni - President Việt Nam

Địa chỉ: 16 - 18 đường DT 743 KCN Sóng Thần 2, Dĩ An, Bình Dương.

Điện thoại: 0650. 3790811. Fax: 0650. 3790810

Email: [email protected]

2.3 Công ty Cổ phần Tribeco Bình Dương

26A VSIP Đường số 8, KCN Việt Nam - Singapore, H. Thuận An, T.

Bình Dương

ĐT: 84 - 650 - 3767618. Fax: 84 - 650 – 3767617

Website: www.tribeco.com.vn

2.4 Công ty Cổ phần Tribeco Miền Bắc

Km 22 QL5 – Thị trấn Bần Yên Nhân, Huyện Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên

ĐT: 84 - 321 - 3942128 (6 lines). Fax: 84 - 321 - 3943146

Website: www.tribeco.com.vn

5

Page 6: TRIBECO Completed

3. Lịch sử hình thành và phát triển

- Năm 1992, khi Luật Công ty ra đời, Công ty trách nhiệm hữu hạn

Tribeco được thành lập với số vốn điều lệ là 8,5 tỷ đồng, giấy phép thành lập số

571/GP-UB do Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh cấp ngày 06 tháng

10 năm 1992, số đăng ký kinh doanh 054399 do Trọng tài Kinh tế cấp ngày 07

tháng 10 năm 1992. trong đó phần vốn của Nhà nước (Foodexco) góp vào Công

ty TNHHTribeco chiếm 51% vốn điều lệ, phần còn lại 49% là vốn của các cổ

đông bên ngoài.

- Cuối năm 1999, Nhà nước chấp nhận chuyển 51% vốn của Nhà nước

tương ứng với số tiền 11.425.530.000 đồng cho tư nhân (Vốn điều lệ của Công

ty tại thời điểm chuyển nhượng là 22.403.000.000 đồng).

- Ngày 16 tháng 02 năm 2001 Công ty TNHH Tribeco chuyển thành Công

ty Cổ phần Nước Giải Khát Sài Gòn TRIBECO theo Giấy Chứng Nhận Đăng

Ký Kinh Doanh số 4103000297 do Sở Kế Hoạch & Đầu Tư Thành Phố Hồ Chí

Minh cấp.

- Tháng 04 năm 2001, sáp nhập Công ty cổ phần Viết Tân vào Công ty Cổ

phần Nước Giải Khát Sài Gòn TRIBECO, nâng vốn điều lệ của Công ty mới lên

37.403.000.000 đồng.

- Ngày 07 tháng 11 năm 2001, Công ty Cổ phần Nước Giải Khát Sài Gòn

TRIBECO tăng vốn điều lệ từ 37.403.000.000 đồng lên 37.903.000.000 đồng

bằng cách trích từ lợi nhuận để lại chưa phân phối.

- Tháng 12 năm 2001, Công ty được Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước cấp

Giấy Phép Niêm Yết trên Thị Trường Chứng Khoán và đến ngày 28 tháng 12

năm 2001 Công ty chính thức tiến hành phiên giao dịch đầu tiên tại Trung Tâm

Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh.

- Công ty đã tăng vốn điều lệ từ 37.903.000.000 đồng lên 45.483.600.000

đồng theo giấy phép tăng vốn của Sở Kế Hoạch & Đầu Tư Thành Phố Hồ Chí

Minh cấp ngày 12 tháng 11 năm 2003 bằng nguồn lợi nhuận để lại.

- Quyết định số 01/GCNPH ngày 12 tháng 04 năm 2004 của Ủy Ban Chứng

Khoán Nhà Nước chấp thuận Công ty phát hành cổ phiếu thưởng cho các cổ

đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ lên 45.483.600.000 đồng, trích từ nguồn lợi

nhuận để lại của Công ty, tổng cổ phiếu đã phát hành và lưu ký tại Trung Tâm

Giao Dịch Chứng Khoán TPHCM : 4.548.360 cổ phiếu.

6

Page 7: TRIBECO Completed

- Tháng 10 năm 2005, Công ty TNHH Xây dựng và Chế biến Thực phẩm

Kinh Đô mua cổ phiếu Tribeco và nắm quyền kiểm soát với tỷ lệ cổ phần chi

phối là 35,4%.

Kinh Đô là một Tập đoàn hoạt động đa ngành từ lãnh vực chế biến thực

phẩm đến xây dựng, kinh doanh địa ốc và đầu tư tài chính. Công ty Cổ phần

Kinh Đô là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm hàng đầu Việt Nam,

Công ty có hệ thống phân phối lớn nhất nước, có hơn 200 đại lý, phân phối và

trên 65.000 điểm bán lẻ trên toàn quốc, bên cạnh hệ thống siêu thị và hệ thống

Bakery Kinh Đô.

- Tháng 7 năm 2006, thành lập Công ty Cổ phần TRIBECO Bình Dương,

vốn điều lệ ban đầu là 50.000.000.000 đồng và hiện nay tăng lên là

200.000.000.000 đồng.

Tổng chi phí đầu tư ban đầu gần 400 tỷ đồng. Công ty Cổ phần Nước giải

khát Sài Gòn – TRIBECO hiện nay góp vốn với tỷ lệ là 36%.

- Tháng 4 năm 2007, thành lập Công ty Cổ phần TRIBECO Miền Bắc,

vốn điều lệ 50.000.000.000 đồng. Công ty Cổ phần Nước giải khát Sài Gòn –

TRIBECO góp vốn với tỷ lệ là 80%, tổng chi phí đầu tư ban đầu gần

80.000.000.000 đồng.

- Tháng 8 năm 2007, Công ty bổ sung vốn từ việc phát hành thêm cổ

phiếu , nâng vốn điều lệ lên 75.483.600.000 đồng. Đến thời điểm này, Công ty

TNHH Xây dựng và Chế biến thực phẩm Kinh Đô nắm tỷ lệ cổ phần là 23,42%

và Công ty TNHH Uni President Việt Nam nắm tỷ lệ cổ phần là 29,14%.

Tập đoàn Uni President được thành lập vào ngày 01/07/1967 ở Yeongkang,Đài

Nam. Công ty khởi nghiệp từ ngành sản xuất bột mì, trong 33 năm nay, Tập

đoàn Uni President đã mở rộng quy mô , bao gồm các ngành nghề sản xuất và

kinh doanh thức ăn gia súc, dầu ăn, thực phẩm, nước giải khát và các sản phẩm

có liên quan đến nhu cầu tiêu dùng hàng ngày. Để đáp ứng các nhu cầu kinh

doanh, Uni President đã mở rộng việc kinh doanh vào ngành phân phối, hệ

thống mạng, tài chính, bảo hiểm và giải trí. Ngày nay, Uni President đã có quy

mô từ Đài Loan, Trung Quốc, An Độ, Thái Lan … và các quốc gia khác tại

Châu Á đến toàn cầu, ở mọi nơi Uni President luôn đóng một vai trò dẫn đầu.

Vào ngày 06/02/1999, Uni President Việt Nam được thành lập, tổng vốn đầu tư

ban đầu là 151 triệu đo la Mỹ, Uni President Việt Nam không ngừng mở rộng

quy mô đầu tư, hiện nay tổng vốn đầu tư của Công ty là 225 triệu đo la Mỹ, bao

7

Page 8: TRIBECO Completed

gồm các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh thức ăn thủy sản, thức ăn gia súc, mì

ăn liền, bột mì, nước giải khát … Nhằm mở rộng quy mô ngành nghề nước giải

khát tại thị trường Việt Nam, Uni President vinh dự trở thành cổ đông chiến

lược của TRIBECO, sẽ hỗ trợ hợp tác đầu tư toàn diện cho TRIBECO, đồng thời

cử chuyên gia có kinh nghiệm trợ giúp và cùng thực hiện các dự án tương lai

của TRIBECO. Uni President đã xây dựng cho những chiến lược đầu tư, sản

xuất kinhdoanh dài hạn tại đây.

4. Cơ cấu cổ đông

Sở hữu nhà nước 0%

Sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài 45.81%

Sở hữu khác 54.19%  

8

Page 9: TRIBECO Completed

9

Page 10: TRIBECO Completed

Bảng 1.2: Cơ cấu cổ đông

Họ và tên Chức

vụ

Số cổ

phần

Tỷ lệ sở

hữu

Ngày cập

nhật

Uni President 2.200.000 29,14% 2007/08/29 

Citigroup Global Market LTD &

Citigroup Global Market Financial

Products LTD. 

646.880 8,57% 2008/10/14 

Citigroup Global Market LTD  221.830 2,94% 2008/11/18 

Bảng 1.3: Các cổ đông lớn của công ty

5. Sản phẩm tiêu biểu

Hình 1.4: Cơ cấu sản phẩm của công ty Tribeco

6.Lĩnh vực kinh doanh

- Chế biến thực phẩm, sản xuất sữa đậu nành, nước ép trái cây và nước

giải khát các loại.

- Mua bán hàng tư liệu sản xuất ( vỏ chai, hương liệu….) và các loại nước

khát.

- Sản xuất, kinh doanh, chế biến lượng thực.

- Đại lý mua bán hàng hoá.

- Sản xuất rượu nhẹ có ga (Soda hương ).

- Cho thuê nhà và kho bãi.

- Kinh doanh nhà hàng ăn uống.

10

Page 11: TRIBECO Completed

7. Vị thế công ty

Thi phần:

Thị phần của công ty ngày càng được củng cố và phát triển. Xét về thị

phần nước ngọt có ga thì công ty chiếm khoảng 15 đến 20%, còn đối với nước

không có ga như : sữa đậu nành, trà… thì hiện nay chiếm khoảng 25% .

Đối thủ cạnh tranh:

Đối với đơn vị sản xuất nước ngọt không ga thì đối thủ cạnh tranh chính

đối với Tribeco là công ty nước giải khát Chương Dương. Từ năm 1994 đến

năm 1999, khi các công ty nước giải khát quốc tế mang nhãn Pepsi và Coca

Cola có nhà máy tại Việt Nam càng làm tăng thêm áp lực cạnh tranh .Với chiến

lược Tribeco là đa dạng hoá nhiều chủng loại sản phẩm nước giải khát cho nên

thương hiệu của Tribeco ngày càng được củng cố và vững vàng phát triển hơn.

Sản phẩm của Tribeco ngày càng được người tiêu dùng sử dụng rộng rãi và tín

nhiệm do có chất lượng cao và được sản xuất bằng một dây chuyền công nghệ

hiện đại. Năm 2000 là năm đánh dấu sự trỗi dậy của các loại nước giải khát có

ga do tribeco sản xuất như : Cola, Cam, xá xị, Sođa …. Sản lượng tăng gấp 8/9

lần so với năm 1999 nhờ cải tiến hàng loạt bao bì, mẫu mã, đa dạng hoá chủng

loại và giá bán cạnh tranh.

Đối với đơn vị sản xuất nước giải khát không ga thì đối thủ cạnh tranh đối

với Tribeco là công ty sữa Vinamilk Việt Nam. Tuy vậy sữa đậu nành của

Tribeco đang chiếm lĩnh thị trường, có mặt khắp các điểm bán trên cả nước, các

siêu thị, các điểm vui chơi giải trí lớn ( Đầm Sen, Suối Tiên, Sài Gòn Water

Part……), với một dây chuyền sản xuất hiện đại đầu tiên trong nước có công

suất 18.000 chai/giờ (chiếm 50 sản lượng công ty), sản phẩm sữa đậu nành chai

của Tribeco vẫn không đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng vào giai đoạn nước

giải khát có ga mang nhãn hiệu Pepsi và Coca cola lấn chiếm thị trường. Hiện

nay Tribeco đang cho ra đời các sản phẩm mới là nước tăng lực Stong và sắp tới

là nước tinh khiết.

8. Chiến lược phát triển và đầu tư

- Nghiên cứu dự án xây dựng khu công nghiệp thực phẩm Tribeco để di

dời hai nhà máy hiện tại về khu công nghiệp, dự kiến tại 15 đến 20 héc ta tại

Quận 09 Thành Phố Hồ Chí Minh. Diện tích xây dựng hai nhà máy khoảng 6

héc ta – xây dựng khu nhà ở cho cán bộ công nhân viên khoảng 02 héc ta và

phần còn lại sẽ xây dựng cơ sở hạ tầng để cho thuê.

11

Page 12: TRIBECO Completed

- Đang tiến hành đàm phán và hoàn thiện dự án liên doanh với tập đoàn

UNI- PRESIDENT (Đài Loan) để sản xuất nước giải khát không gas.

- Nghiên cứu thực hiện dự án mua lại hai mỏ nước khoáng - mỏ số 1 có công

suất 380.000m3 tương đương 138 triệu lít / năm - mỏ số 2 khoảng 300.000

m3/ngày tương đương 110 triệu lít/ năm và nhà xưởng với diện tích khuôn viên

20.000m2 (gồm có sẵn văn phòng, nhà xưởng và khu ở tập thể) . Dự án này

mang lại cho công ty lợi nhuận bình quân 05 năm, mỗi năm khoảng 2 tỷ đồng, tỷ

suất lợi nhuận bình quân 20%/năm.

- Đang tiến hành đàm phán với nhà cung cấp Tetra Pak thực hiện dự án

thay đổi hai dây chuyền hiện đang sản xuất tại công ty là dây chuyền chiết 250

ml bằng hai dây chuyền : dây chuyền máy chiết Tetra Fino trị giá khoảng trên 10

triệu đô la và hộp 200 ml trị giá trên 8 triệu đô la.

- Nghiên cứu cải tiến qui trình công nghệ sản xuất đã có, mẫu mã hàng

hoá, đầu tư đổi mới các trang thiết bị, nâng cấp cải tạo nhà xưởng, máy móc

thiết bị nhằm đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn chất lượng sản phẩm.

9. Các chính sách kế toán áp dụng

9.1 Nguyên tắc xác đinh các khoảng tiền: tiền mặt,tiền gửi ngân hàng,tiền

đang chuyển

Nguyên tắc xác định các khoảng tương đương tiền

Nguyên tắc các khoảng tương đương tiền là các khoảng đầu tư ngắn hạn

không quá 3 tháng có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành tiền và không có nhiều

rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoảng đầu tư đó tại thời

điểm báo cáo

Nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác

Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt

Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.Tại thời

điểm cuối năm các khoảng mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá

bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam công bố vào ngày

kết thúc niên độ kế toán.

Chênh lệch tỷ giá thực tế phát sinh trong kỳ được kết chuyển vào doanh

thu hoặc chi phí tài chính trong năm tài chính

Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư các khoảng mục tiền tệ tại thời

điểm cuối năm được xử lý như sau:

12

Page 13: TRIBECO Completed

+ Đối với chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do việc đánh giá lại số dư

cuối năm là: tiền mặt,tiền gửi,tiền đang chuyển,các khoản nợ ngắn hạn(1 năm

trở xuống) có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập báo cáo tài chính thì không hoạch

toán vào chi phí hoặc thu nhập mà để số dư trên báo cáo tài chính,đầu năm sau

ghi bút toán ngược lại để xóa số dư

+ Đối với chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do việc đánh giá lại số dư

cuối năm của các khoảng nợ dài hạn (trên 1 năm) có gốc ngoại tệ tại thời điểm

lập báo cáo tài chính thì được ghi nhận vào kết quả kinh doanh.

9.2 Chính sách kế toán đối với hàng tồn kho

Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Hàng tồn kho được tính theo giá

gốc.Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải

tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Gía gốc hàng tồn kho bao gồm chi

phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có

được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại

Phương pháp xác định hàng tồn kho cuối kỳ

- Gía trị hàng tồn kho được xác định theo phương pháp bình quân gia

quyền

Phương pháp hoạch toán hàng tồn kho: Hàng tồn kho được hạch toán theo

phương pháp kê khai thường xuyên

Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: dự phòng giảm giá hàng tồn kho

được lập vào thời điểm cuối năm là số chênh lệch giữa giá gốc hàng tồn kho lớn

hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng.

9.3 Nguyên tắc ghi nhận các khoản phải thu

Nguyên tắc ghi nhận:Các khoản phải thu khách hàng, khoảng trả trước

cho người bán,phải thu nội bộ,phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây

dựng(nếu có),và các khoản phải thu khác tại thời điểm báo cáo,nếu:

- Có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán dưới 1 năm được phân loại là Tài

Sản ngắn hạn

Lập dự phòng phải thu khó đòi: Dự phòng nợ phải thu khó đòi thể hiện

phần giá trị dự kiến bị tổn thất của các khoảng nợ phải thu có khả năng không

được khách hàng thanh toán đối với các khoảng phải thu tại thời điểm lập Báo

cáo tài chính.

9.4 Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao tài sản cố đinh

13

Page 14: TRIBECO Completed

Tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình được ghi nhận theo giá

gốc. Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình

được ghi nhận theo nguyên giá,hao mòn lũy kế và giá trị còn lại

Tài sản cố định thuê tài chính được ghi nhận theo giá thấp hơn giá trị hợp

lý của tài sản thuê và giá trị còn lại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu,và

các chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến tài sản cố định thuê tài

chính.trong quá trình sử dụng,tài sản cố định thuê tài chính được ghi nhận theo

nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại.

Khấu hao được trích theo phương pháp đường thẳng. Thời gian khấu hao

được ước tính như sau:

- Nhà cửa,vật kiến trúc 05 - 08 năm

- Máy móc,thiết bị 03 - 12 năm

- Phương tiện vận tải 06 - 08 năm

- Thiết bị văn phòng 03 - 05 năm

- Tài sản cố định khác 03 - 05 năm

TSCĐ thuê tài chính được khấu hao như TSCĐ của công ty. Đối với

TSCĐ thuê tài chính không chắc chắn sẽ được mua lại thì sẽ được trích khấu

hao theo thời hạn thuê khi thời hạn thuê ngắn hơn thời hạn sử dụng hữu ích của

9.5 Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư tài chính

Đầu tư của Tập đoàn vào Công ty liên kết dược phản ánh theo phương

pháp vốn chủ sở hữu. Công ty liên kết là mội đơn vị mà Tập đoàn có ảnh hưởng

đáng kể và đơn vị đó không phải là một công ty con hay một liên doanh.

Theo phương pháp vốn chủ sở hữu, đầu tư vào công ty liên kết được phản

ánh trong bảng cân đối kế toán hợp nhất theo giá gốc cộng với giá trị thay đổi

trong tài sản thuần của công ty liên kết tương ứng với tỷ lệ vốn góp mà Tập

đoàn nắm giữ. Lợi thế thương mại phát sinh từ việc đầu tư vào công ty liên kết

được bao gồm trong giá trị sổ sách của khoản đầu tư và được phân bổ trong thời

gian 10 năm. Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất phản ánh phần kết quả hoạt

động của Công ty liên kết tương ứng với tỷ lệ vốn mà Tập đoàn nắm giữ.Tập

đoàn ghi nhận phần tỷ lệ của mình khi thích hợp,vào các tài khoản thuộc nguồn

vốn chủ sở hữu tương ứng của Tập đoàn. Lãi hoặc lỗ chưa thực hiện từ các giao

dịch giữa Tập đoàn với các công ty liên kết sẽ được loại trừ tương ứng với phần

lợi ích trong công ty liên kết.

14

Page 15: TRIBECO Completed

Các báo cáo tài chính của các Công ty liên kết được lập cùng kỳ kế toán

với Công ty.Khi cần thiết,các điều chỉnh sẽ được thữ hiện để đảm bảo các chính

sách kế toán được áp dụng nhất quán với các chính sách kế toán của Công ty.

Nhà đầu tư phải ngừng phương pháp vốn chủ sở hữu khi “không còn ảnh

hưởng đáng kế trong công ty liên kết nhưng vẫn còn nắm giữ một phần hoặc

toàn bộ khoản đầu tư” theo chuẩn mực kế toán số 07 “kế toán các khoản đầu tư

vào công ty liên kết”

Các khoản dầu tư chứng khoán tại thời điểm báo cáo, nếu:

- Có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua

khoản đầu tư đó được coi là “tương đương tiền”

- Có thời hạn thu hồi vốn dưới 1 năm được phân loại là tài sản ngắn hạn;

- Có thời hạn thu hồi vốn trên 1 năm được phân loại là tài sản dài hạn

Dự phòng giảm giá đầu tư được lập theo thông tư 228/2009/TT-BTC

ngày 07/12/2009 là số chênh lệch giữa giá gốc của các khoản đầu tư được hạch

toán trên sổ sách kế toán lớn hơn giá trị thị trường của chúng tại thời điểm lập

dự phòng.

9.6 Nguyên tắc ghi nhận và vốn hóa chi phí đi vay

Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất

tài sản dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó( được vốn hóa),bao gồm các

khoản lãi tiền vay,phân bổ các khoản chiếu khấu hoặc phụ trội khi phát hành trái

phiếu,các khoản chi phí phụ phát sinh liên quan tới quá trình làm thủ tục vay.

Việc vốn hóa chi phí đi vay sẽ dược tạm ngừng lại trong các giai đoạn mà

quá trình đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang bị gián đoạn,trừ khi sự

gián đoạn đó là cần thiết.

Việc vốn hóa chi phí đi vay sẽ chấm dứt khi các hoạt động chủ yếu cần

thiết cho việc chuẩn bị đưa tài sản dở dang vào sử dụng hoặc bán đã hoàn

thành.Chi phí đi vay phát sinh sau đó được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh

doanh trong kỳ khi phát sinh.

Các khoản thu nhập phát sinh do đầu tư tạm thời các khoản vay riêng biệt

trong khi chờ sử dụng vào mục đính đó được tài sản dở dang thì phải ghi giảm

trừ (-) vào chi phí đi vay phát sinh khi vốn hóa.

Chi phí đi vay được vốn hóa trong kỳ không được vượt quá tổng số chi

phí đi vay phát sinh trong kỳ. Các khoản lãi tiền vay và khoản phân bổ chiết

15

Page 16: TRIBECO Completed

khấu hoặc phụ trội được vốn hóa trong từng kỳ không được vượt quá số lãi vay

thực tế phát sinh và số phân bổ chiếu khấu hoặc phụ trội trong kỳ đó

9.7 Nguyên tắc ghi nhận và phân bổ chi phí trả trước

Các chi phí trả trước chỉ liên quan đến chi phí sản xuất kinh doanh năm

tài chính hiện tại được ghi nhận là chi phí trả trước ngắn hạn và được tính vào

chi phí sản xuất kinh doanh trong năm tài chính.

Các chi phí sau đây đã phát sinh trong năm tài chính nhưng được hạch

toán vào chi phí trả trước dài hạn để phân bổ dần vào kết quả hoạt động kinh

doanh trong nhiều năm:

+ Công cụ dụng cụ xuất dùng có giá trị lớn;

+ Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh một lần quá lớn.

Việc tính và phân bổ chi phí trả trước dài hạn vào chi phí sản xuất kinh

doanh từng kỳ hạch toán được căn cứ vào tính chất, mức độ từng loại chi phí để

chọn phương pháp và tiêu thức phân bổ hợp lý. Chi phí trả trước được phân bổ

dần vào chi phí sản xuất kinh doanh theo phương pháp đường thẳng.

9.8 Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả

Các khoản chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được trích trước vào chi

phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ để đảm bảo khi chi phí phát sinh thực tế

không gây đột biến cho chi phí sản xuất kinh doanh trên cơ sở đảm bảo nguyên

tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí. Khi các chi phí đó phát sinh,nếu có chênh

lệch với số đã trích, kế toán tiến hành ghi bổ sung hoặc ghi giảm chi phí tương

ứng với phần chênh lệch.

9.9 Nguồn vốn chủ sở hữu

Ghi nhận và trình bày cổ phiếu mua lại: Cổ phiếu do Công ty phát hành

và sau đó mua lại là cổ phiếu ngân quỹ của Công ty. Cổ phiếu ngân quỹ được

ghi nhận theo giá trị thực tế và trình bày trên Bảng Cân đối kế toán là một khoản

ghi giảm vốn chủ sở hữu.

Ghi nhận cổ tức: Cổ tức phải trả cho các cổ đông được ghi nhận là khoản

phải trả trong Bảng Cân đối kế toán của Công ty sau khi có thông báo chia cổ

tức của Hội đồng Quản trị Công ty.

Nguyên tắc trích lập các khoản dự trữ các quỹ từ lợi nhuận sau thuế: Lợi

nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp được chia cho các cổ đông theo Nghị

quyết Đại hội cổ đông thường niên và sau khi trích lập các quỹ(quỹ dự phòng tài

16

Page 17: TRIBECO Completed

chính, quỹ khen thưởng,phúc lợi,…) theo điều lệ Công ty và các quy định pháp

lý hiện hành.

9.10 Nguyên tắc ghi nhận doanh thu

Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn các điều kiện

sau:

- Phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hành

hóa đã được chuyển giao cho người mua;

- Công tu không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu

hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

- Công ty đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán

hàng;

- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

Doanh thu cung cấp dịch vụ

Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó

được xác định một cách đáng tin cậy. Trường hợp việc cung cấp dịch vụ liên

quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết quả phần công

việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối kế toán của kỳ đó. Kết quả của

giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thỏa mãn các điều kiện sau:

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

- Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;

- Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối

kế toán;

- Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoành thành

giao dịch cung cấp dịch vụ đó.

Doanh thu hoạt động tài chính: Doanh thu phát sinh từ tiền lãi,tiền bản

quyền,cổ tức,lợi nhuận được chia và các khoản doanh thu hoạt động tài chính

khác được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời hai (2) điều kiện sau :

- Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó;

- Doanh thu được xác đinh tương đối chắc chắn.

Cổ tức, lợi nhuận được chia được ghi nhận khi Công ty được quyền nhận

cổ tức hoặc được quyền nhận lợi nhuận từ việc góp vốn.

9.11 Nguyên tắc ghi nhận chi phí tài chính

Các khoản chi phí được ghi nhận vào chi phí tài chính gồm có:

17

Page 18: TRIBECO Completed

- Chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính;

- Chi phí cho vay và đi vay vốn;

- Các khoản lỗ do thay đổi tỷ giá hối đoái của các ngiệp vụ phát sinh liên

quan đến ngoại tệ;

- Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán;

Các khoản trên được ghi nhận theo tổng số phát sinh trong kỳ,không bù

trừ với doanh thu hoạt động tài chính.

Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

hiện hành, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành được xác định trên cơ sở

thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế TNDN trong năm hiện hành.

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại được xác đinh trên cơ sở số

chênh lệch tạm thời được khấu trừ, số chênh lệch tạm thời chịu thuế và thuế suất

thuế TNDN.

10. Chiến lược phát triển

10.1 Chiến lược về Sản phẩm

Xây dựng 4 dòng sản phẩm chủ lực:

- Sữa Đậu Nành.

- Trà bí đao.

- Nước có gas.

- Trà xanh.

Quy hoạch thật tinh gọn, cắt bỏ các sản phẩm sản phẩm có sản lượng thấp

và không có tiềm năng, tập trung xây dựng phát triển các sản phẩm có sức cạnh

tranh, xác định cụ thể thị trường, định vị sản phẩm để tập trung tổng lực đầu tư

và mở rộng cả về chiều rộng và chiều sâu.

Tiếp tục cải tiến chất lượng, hương vị và bao bì thiết kế của 4 dòng sản

phẩm chủ lực này. Phát triển bao bì PET mới tăng cơ hội bán hàng, dự kiến

tháng 6/2011 sẽ tung ra X2 chai PET 330ml hai hương vị, nhằm tăng doanh thu

và GP của dòng sản phẩm này.

Nghiên cứu chuẩn bị sẵn có các sản phẩm mới có tiềm năng, chờ thời cơ

thích hợp sẽ tung ra thị trường.

Bán thử các sản phẩm nhãn hiệu khác trên kênh của Tribeco để thử tiềm

năng của các sản phẩm.

18

Page 19: TRIBECO Completed

10.2 Chiến lược Giá bán – Giá thành

Căn cứ vào mức độ cạnh tranh điều chỉnh giá bán phù hợp. Điều chỉnh giá

bán linh hoạt chia thành nhiều giai đoạn để không làm ảnh hưởng tâm lý người

tiêu dùng.

Quản lý giá bán thống nhất trên các kênh phân phối cũng như giữa các

nhà phân phối để giảm thiểu sự xung đột giá.

Tập trung xây dựng sản phẩm trở thành nhãn hiệu hàng đầu để chủ động

trong việc đưa giá bán.

Điều chỉnh địa bàn Nhà phân phối nhằm tối ưu hóa công tác logistic, giảm

chi phí vận chuyển.

Trong điều kiện không ảnh hưởng đến hương vị sản phẩm, tiến hành sử

dụng các nguyên liệu khác để thay thế trong công thức pha chế, góp phần nâng

cao lãi gộp. Thay đổi bao bì sản phẩm để giảm giá thành.

Phối hợp với Công ty Uni President và Kinh Đô trong lĩnh vực thu mua

chung để tận dụng giá số lượng lớn, đồng thời nâng cao khả năng lập kế hoạch,

đàm phán của BP.Cung Ứng để giảm giá thành nguyên vật liệu, bao bì .

Phải hợp lý hóa quy trình Supply Chain của sản phẩm/ dây chuyền sản

xuất, cải thiện năng suất/ hiệu quả tổng thể nhằm giảm giá thành, gia tăng tính

cạnh tranh cho sản phẩm.

10.3 Chiến lược Kênh Phân Phối Bán hàng

Đầu tư toàn diện thay đổi bộ mặt hệ thống phân phối trên phạm vi toàn

quốc.

Xây dựng đội ngũ nhân sự bán hàng chuyên nghiệp hàng đầu để tạo sự

bứt phá, nhanh chóng xác lập được vị thế riêng trong ngành nước giải khát.

Thiết kế kênh phân phối mới cho từng dòng sản phẩm theo từng thị

trường cụ thể.

Triển khai mô hình bán hàng mới trên phạm vi toàn quốc, chủ động trực

tiếp quản lý hoạt động bán lẻ trên kênh.

Xây dựng và áp dụng quản lý hệ thống bán hàng theo hệ thống KPI mới

theo hướng ưu tiên phát triển hệ thống.

10.4 Chiến lược Marketing và Support

Tập trung nguồn lực hỗ trợ hoạt động bán hàng theo hướng hỗ trợ thâm

nhập điểm bán, giữ điểm bán, duy trì độ phủ trên kênh.

19

Page 20: TRIBECO Completed

Chỉ quảng bá hình ảnh thông qua phương tiện thông tin đại chúng cho

những SKU đã duy trì tốt độ phủ để gia tăng volume tiêu dùng, tăng vòng quay

sản phẩm.

Tập trung quảng bá hình ảnh sản phẩm với người tiêu dùng tại chính các

điểm bán thông qua sự duy trì trưng bày đẹp, qua các POSM, qua các công cụ

TOT tại các của hàng.

Có chính sách cụ thể hỗ trợ bán hàng thâm nhập các kênh bán hàng nhà

máy, xí nghiệp, bệnh viện, trường học, khu vui chơi giải trí.

Có bộ phận chuyên trách kiểm tra và hỗ trợ giải quyết vướng mắc, chăm

sóc khách hàng

10.5 Chiến lược Đầu tư & Công nghệ

Dự án xây dựng lại kênh phân phối tại TP.HCM, tích cực đầu tư người và

xe tải nhằm gia tăng độ phủ và sản lượng.

Đầu tư thêm quỹ bao bì chai thủy tinh để đảm bảo nhu cầu tăng sản lượng

lớn cho sản phẩm chủ lực Sữa đậu nành.

Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm ở miền Bắc, tận dụng dây chuyền

lon của nhà máy Hưng Yên để sản xuất các sản phẩm phù hợp, gia tăng tỷ trọng

bán hàng của miền Bắc để giảm bớt chi phí vận chuyển.

Tập trung gia tăng sản lượng, đồng thời tìm kiếm các Hợp đồng gia công

cho các công ty khác để nâng cao hiệu suất cho các nhà máy.

10.6 Chiến lược Tài chính

Chủ động công bố minh bạch thông tin để cung cấp thông tin kịp thời cho

cổ đông giúp thấy được những chuyển biến của công ty, đặc biệt là các thông tin

liên quan đến việc khắc phục các nguyên nhân gây ra việc hoạt động không hiệu

quả trước đây.

Tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro nhằm giảm

thiểu các tổn thất có thể xảy ra cho Công ty và cổ đông. Kiểm soát chặt chẽ việc

cân đối nguồn vốn, đảm bảo tình hình tài chính ổn định, lành mạnh và tái cơ cấu

vốn, đồng thời vốn hóa tài sản hợp lý.

Tổ chức phân tích, đánh giá, kiểm soát các khoản chi phí, các hoạt động

đầu tư trước khi thực hiện nhằm tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả sử dụng

vốn.

20

Page 21: TRIBECO Completed

Tăng cường công tác dự báo và thường xuyên kiểm soát nội bộ theo đúng

tiến độ thực hiện và tiến độ sử dụng ngân sách nhằm đảm bảo việc sử dụng vốn

đúng mục tiêu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Làm tốt công tác dự báo về biến động giá cả, thị trường, nguồn vốn, để có

những hoạt động dự trữ nguyên vật liệu thích hợp.

Xây dựng quan hệ tốt và ổn định với các nhà cung cấp chiến lược thông

qua sự hỗ trợ của Tập Đoàn Kinh Đô để nhận được sự cung cấp tín dụng cho nợ

giúp giảm áp lực vốn và lãi vay. Tiếp tục mở rộng mối quan hệ với các tổ chức

Tín dụng, Ngân hàng; nghiên cứu khai thác các kênh tạo nguồn vốn nhằm gia

tăng tiềm lực về tài chính doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn cho các dự

án đầu tư.

10.7 Chiến lược Nhân sự

Tiếp tục sử dụng sự hỗ trợ từ hai tập đoàn lớn Uni President và Kinh Đô

để chia sẻ nguồn nhân lực có chất lượng cao để đảm trách các vị trí quan trọng

trong công ty. Tiếp tục thực hiện việc tái cơ cấu bộ máy tổ chức và quản lý của

Công ty bằng lực lượng cán bộ trẻ có trình độ, có năng lực và năng động hơn,

thích ứng được với mô hình mới của Công ty, với yêu cầu phát triển, chiến lược

kinh doanh đã được hoạch định, đáp ứng được yêu cầu của định hướng phát

triển cũng như sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của cơ chế thị trường và xu thế

hiện nay.

Sử dụng dịch vụ chia sẻ nguồn lực của Tập Đoàn Kinh Đô trong một số

lĩnh vực như S&OP, Market Research.

Thu hút những nhân sự giỏi nhất trên thị trường đặc biệt là lĩnh vực bán

hàng, marketing để tạo sự bứt phá, nhanh chóng xác lập được vị thế riêng của

Tribecoo.

Sử dụng dịch vụ training của Tập Đoàn Kinh Đô để liên tục đào tạo nâng

cấp cho đội ngũ nhân sự quản lý cấp trung và cấp cao của Tribeco. Chú trọng

đào tạo nhân tài trong nội bộ để đáp ứng được nhu cầu quản lý của công ty .

Xây dựng đội ngũ nhân viên có sức cạnh tranh bằng cách đưa ra chế độ

lương và quyền lợi phù hợp, tiến hành đào tạo và đánh giá nhân viên, tăng

cường chất lượng chuyên môn nghiệp vụ và hiệu quả công việc.

21

Page 22: TRIBECO Completed

10.8 Chiến lược Quản lý vận hành

Triển khai hệ thống quản lý vận hành phối hợp S&OP, xây dựng quy trình

tác nghiệp theo tiêu chuẩn … để quản lý vận hành nội bộ 3 công ty nhằm đảm

bảo làm tốt công tác kế hoạch, phối hợp, tăng hiệu quả hoạt động.

Thiết lập hội đồng điều hành chung giữa 3 công ty (EMC) để đảm bảo

mọi hoạt động được quyết định nhanh chóng và gắn kết trách nhiệm tham gia

của tất cả các bộ phận liên quan.

Thiết lập hệ thống quản trị giá thành và quản trị ngân sách chi phí thống

nhất và xuyên suốt 3 công ty để đảm bảo có giá thành tốt nhất đảm bảo cạnh

tranh. Tăng cường hệ thống phân tích số liệu trong nội bộ Công ty, thiết lập chế

độ báo động các nguyên vật liệu, bao bì, thành phẩm tồn kho để tránh những

lãng phí không cần thiết.

Đưa ra các phương án cải thiện, xây dựng văn hoá doanh để tăng tinh thần

đoàn kết gắn bó; có tính kỷ luật và lực chấp hành, thay đổi quan điểm và tạo

phong cách làm việc chuyên nghiệp hơn.

22

Page 23: TRIBECO Completed

II. PHÂN TICH TAI CHINH

1. Phân tích Dupont:

Phương pháp phân tích Dupont bóc tách kết quả sinh lời của doanh nghiệp

theo 2 chỉ tiêu ROA và ROE như sau:

2010 2009 2008

ROE = Doanh lợi doanh thu * hiệu suất TS * hệ số nhân vốn

Doanh lợi DT = LNST/ DT 0.0028 -0.1504 -0.2497

Hiệu suất TS = DT/ Tổng

TSbq 2.3422 1.6229 1.1648

Hệ số nhân vốn = TTS bq/

VCSHbq 4.4794 12.2757 6.7703

ROE 0.0294 -2.9963 -1.9692

ROA = Doanh lợi doanh thu * Hiệu suất TS

ROA = 0.0066 -0.2442 -0.2908

Nhận thấy TRIBECO chủ yếu dùng vốn vay để tài trợ cho hoạt động sản

xuất kinh doanh của mình so với việc sử dụng vốn chủ. Trong cơ cấu tổng

nguồn vốn, nợ phải trả luôn chiếm tỉ trọng cao hơn so với vốn chủ sở hữu tuy

năm 2010 có giảm từ chiếm 98.94% trong năm 2008 xuống còn 66.57% trong

năm 2010. %. Hiệu quả sử dụng tài sản trong năm 2010 tạo ra doanh thu là khá

23

Page 24: TRIBECO Completed

tốt và có mức tăng đáng kể so với 2008 và 2009vì tốc độ tạo ra doanh thu nhanh

hơn việc đưa tài sản vào khai thác đã giúp vòng quay sử dụng tài sản tăng. Như

đã phân tích ở trên việc quản trị chi phí hoạt động tốt lên cùng với viêc doanh

thu tăng nên chỉ tiêu ROS ( doanh lợi doanh thu ) đã thoát khỏi mức âm của 2

năm liên tiếp. Cộng hưởng 3 yếu tố trên phân tích theo phương trình Dupont có

thể nhận thấy mặc dù sử dụng đòn bảy tài chính cao để tài trợ vốn cho hoạt động

kinh doanh nhưng Công ty đã sử dụng nguồn vốn vay cùng với nguồn chủ sở

hữu để tạo ra doanh thu tăng trưởng đã giúp doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng

kinh doanh thua lỗ và ROE đã ở mức dương cho dù còn thấp. Tạm thời đòn bẩy

tài chính có tác dụng tích cực tuy nhiên, cũng cân nhắc khi TRIBECO phụ thuộc

quá nhiều vào đòn cân nợ sẽ có tác động hai mặt nếu kết quả kinh doanh không

bù đắp được những chi phí bỏ ra sẽ dẫn đến hậu quả không tốt trong việc sử

dụng vốn. Điều này có thể thấy trong 2 năm 2009 và 2008 mức sử dụng nguồn

tài trợ bên ngoài cho tổng tài sản là rất lớn ở mức 98% và 82 % và 2 năm này

thua lỗ cũng có một phần bởi chi phí tài chính (lãi vay ) khá lớn.

Doanh lợi trên tổng tài sản( ROA) được phân tích theo 2 yếu tố ROS và

hiệu suất sử dụng tài sản cho thấy vòng quay sử dụng tài sản đã tăng lên rõ rệt

cùng với lợi nhuận ròng dương đã làm cho hệ số ROA vào năm 2010 không âm

như 2 năm trước đó. Tuy vậy cần nhận thấy rằng hiệu suất sử dụng tài sản tăng

chủ yếu là do tổng tài sản giảm đi nhiều ( 2010 bằng 61% so với 2008 tuy rằng

năm 2009 có sự tăng tài sản do nguồn vốn được tăng nhưng sang năm 2010 do

tái cấu trúc tài chính nên cả tài sản ngắn hạn và dài hạn đều giảm.) đồng thời

doanh thu tăng thêm 17% ít hơn mức tăng của tài sản. Muốn tăng ROA cao lên

doanh nghiệp cần chú ý xem xét các biện pháp làm tăng lợi nhuận ròng , có thể

bằng cách tăng trưởng doanh thu ở mức cao hơn nhưng phải cân đối phù hợp với

chi phí và mức độ sử dụng tài sản tạo ra doanh thu được tốt nhất.

Để hiểu rõ các tác động nói trên đến suất sinh lời ROA và ROE ta sẽ tìm hiểu

tình hình tài chính của công ty qua 3 hoạt động : kinh doanh, tài chính, đầu tư.

2. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh

2.1 Bảng cân đối kế toán

2010 2009 2008 2007b/quân

2010

b/quân

2009

b/quân

2008

Tổng cộng tài sản 198.881 379.987 325.819 671.111 289.434 352.903 498.465

24

Page 25: TRIBECO Completed

Tài sản ngắn hạn 76.356 201.037 177.831 338.348 138.697 189.434 258.090

Tiền và các khoản

tương đương tiền15.497 12.841 11.503 66.094 14.169 12.172 38.799

Các khoản phải thu

ngắn hạn46.337 114.320 118.188 202.421 80.329 116.254 160.305

Hàng tồn kho 13.313 71.810 45.497 52.664 42.562 58.654 49.081

Thuế và các khoản

khác phải thu NN650 630 636 14 640 633 325

Tài sản dài hạn 122.525 178.950 147.988 332.763 150.738 163.469 240.376

Các khoản phải thu dài

hạn0 0 0 0 0 0 0

Tài sản cố định 14.359 65.179 71.361 276.560 39.769 68.270 173.961

Tài sản dài hạn khác 93475 26116 33696 56202 59.796 29.906 44.949

Tổng cộng nguồn vốn 198.881 379.987 325.819 671.111 289.434 352.903 498.465

Nợ phải trả 132.401 312.418 322.366 498.540 222.410 317.392 410.453

Nợ ngắn hạn 132.122 268.114 241.994 301.452 200.118 255.054 271.723

Vay và nợ ngắn hạn 82.117 106.805 92.300 200.427 94.461 99.553 146.364

Phải trả người bán 18.998 120.955 124.225 69.160 69.977 122.590 96.693

Nợ dài hạn 279 44.303 80.372 197.089 22.291 62.338 138.731

Vốn chủ sở hữu 66.480 62.749 -5.253 152.504 64.615 28.748 73.626

Vốn chủ sở hữu 66.480 62.749 -5.321 151.253 64.615 28.714 72.966

Nguồn kinh phí và quỹ

khác0 0 69 1.251 0 35 660

Vốn cổ đông thiểu số 4820 8705 20066 2.410 6.763 14.386

* Trong năm 2008

+ Tổng tài sản của TRIBECO giảm 345,29 (giảm 51,45%), cả 2 nhóm tài

sản là tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều giảm.

+ Tổng tài sản của TRIBECO giảm 345,29 (giảm 51,45%), cả 2 nhóm tài

sản là tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều giảm.

+ Tỷ lệ tài sản lưu động trên tổng tài sản đầu năm là 50,42% và cuối năm

ở mức 54,58%,.

=> Nguyên nhân:

Trong 6 tháng đầu năm 2008, báo cáo tài chính của công ty là báo cáo

hợp nhất của 3 công ty:

- Công ty mẹ: công ty cổ phần nước giải khát Sài Gòn – TRIBECO

- Công ty con: + Công ty cổ phần TRIBECO Bình Dương

+ công ty cổ phần TRIBECO Miền Bắc.

25

Page 26: TRIBECO Completed

Trong 6 tháng cuối năm 2008, báo cáo tài chính của công ty là báo cáo

hợp nhất của công ty mẹ là công ty cổ phần nước giải khát Sài Gòn – TRIBECO

với công ty con là công ty cổ phần TRIBECO Miền Bắc và công ty liên kết là

công ty cổ phần TRIBECO Bình Dương.

* Trong năm 2009

- Tổng tài sản tăng 54,17 tỷ đồng so với năm 2008 tăng 16,62% cả nhóm

tài sản là tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều tăng do trong tăm công ty có

tăng vốn (năm 2009 tăng vốn điều lệ thêm 200.000.000.000 tỷ đồng

- Lỗ trong năm 2009 giảm so với 2008 cùng với việc tăng vốn trong năm

2009 nên các tỷ số lợi nhuận, tỷ số sinh lời đều tăng so với năm 2008

* Trong năm 2010

Năm 2010, Tổng tài sản của TRIBECO giảm 181 tỉ so với năm 2009

(giảm 47,7%). Cả 2 nhóm tài sản: tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều giảm

do trong năm Công ty thực hiện Chiến lược tái cấu trúc tài chính và hoạt động

sản xuất kinh doanh như: chuyển nhượng một phần tồn kho nguyên vật liệu, bao

bì, và thanh lý các khoản đầu tư tài chính dài hạn vào các Công ty con, Công ty

liên doanh, liên kết.

Lợi nhuận lãi và cùng với việc tái cấu trúc tài chính trong năm 2010 nên

các chỉ số tỉ suất lợi nhuận, tỉ suất sinh lời đều tăng so với năm 2009 .

2.2 Báo cáo kết quả kinh doanh

Biều đồ doanh thu thuần, chi phí, giá vốn

BÁO CÁO KẾT QUA KINH DOANH

  2010 2009 2008 2010 2009 2008

 Doanh thu

thuần677.928 572.752 580.595 117% 99% 100%

 Giá vốn hàng

bán584.381 457.890 455.185 128% 101% 100%

 Lợi nhuận gộp 93.548 114.862 125.410 75% 92% 100%

EBIT 23.421 -71.037 -83.221 -28% 85% 100%

Lợi nhuận

trước thuế1.903 -86.181

-

144.988-1% 59% 100%

 Lợi nhuận sau

thuế thu nhập

1.903 -86.181 -

144.988

-1% 59% 100%

26

Page 27: TRIBECO Completed

doanh nghiệp

Biểu đồ doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, lợi nhuận qua 3 năm 2008, 2009,

2010

Qua biểu đồ này ta thấy được rằng về doanh thu thuần và giá vốn hàng bán

của 3 năm đều có tốc độ tăng trưởng ngang nhau, duy chỉ có lợi nhuận gộp năm

2010 giảm hơn so với năm 2009 và 2008 → xu hướng giảm dần của lợi nhuận

gộp qua 3 năm.

Biểu đồ tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận gộp và giá vốn hàng bán trên doanh

thu thuần qua 3 năm 2008, 2009, 2010

27

Page 28: TRIBECO Completed

Theo biểu đồ này thì có thể thấy rằng tỷ lệ phần trăm của giá vốn hàng

bán trên doanh thu thuần của 3 năm đang có xu hướng tăng dần→ nguyên nhân

trên có thể là do giá nguyên vật liệu tăng cao. Điều này dẫn đến tỷ lệ % lãi gộp

trên doanh thu qua các năm giảm dần.

* Năm 2008

- Tổng doanh thu đạt 601,14 tỷ đồng, đạt 91,07% kế hoạch và 151,13% so với năm 2007,

doanh thu thuần đạt 580,59 tỷ đồng, đạt 89,7% kế hoạch và 150,95% so với năm 2007. Trong đó,

doanh thu sản xuất kinh doanh chính đạt 471,49 tỷ đồng, đạt 71,43% so với kế họach và 118,54% so

với năm 2007.

Lợi nhuận trước thuế -144,98 tỷ đồng

Lợi nhuận từ họat động sản

xuất kinh doanh chính

- 58.9 tỷ đồng

Lợi nhuận từ họat động tài

chính

- 48.7 tỷ đồng

Lợi nhuận từ họat động khác - 1.4 tỷ đồng

Lợi nhuận từ Công ty liên kết - 35.9 tỷ đồng

* Năm 2009

Tổng doanh thu đạt 588, 35 tỷ đồng, đạt 75,6% kế hoạch và 97,9% so với

năm 2008, doanh thu thuần đạt 572,75% tỷ đồng, đạt 74,9% và 98,6% so với

năm 2008. Trong đó doanh thu sản xuất kinh doanh chính đạt 477,97 tỷ đồng,

đạt 61,4 % so với kế hoạch và 101,4% so với năm 2008

Lợi nhuận trước thuế – 86,18 tỷ đồng

Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh

doanh chính

-67,72 tỷ đồng

Lợi nhuận từ hoạt động tài chính – 8,80 tỷ dồng

Lợi nhuận từ hoạt động khác – 0,67 tỷ đồng

lợi nhuận từ công ty liên kết – 8,99 tỷ đồng

Năm 2009, công ty vẫn tiếp tục bị lỗ do những nguyên nhân chính là : sau

khi tăng vốn để cân bằng lại tài chính, thì công ty đã tập trung mạnh vào việc

khôi phục lại kênh phân phối, xây dựng lại đội ngũ bán hàng từ trên xuống dưới,

quy hoạch lại hệ thống phân phối và hỗ trợ hoạt động của họ, đầu tư mạnh vào

Marketing trong việc nghiên cứu quy hoạch lại sản phẩm, quy hoạch các dòng 28

Page 29: TRIBECO Completed

sản phẩm chủ lực có tiềm năng cao như sữa đậu nành, trà xanh… đầu tư nghiên

cứu định vị sản phẩm, đầu tư làm lại các phim quảng cáo cũng như đầu tư phát

sóng quảng bá hình ảnh sản phẩm, đầu tư cho công cụ Marketing hỗ trợ nhằm

hỗ trợ tốt nhất cho hoạt động bán hàng. Năm 2009 công ty đầu tư rất nhiều cho

việc xây dựng lại hệ thống Sales và Markeetting cũng như giải quyết các tồn

đọng của những năm trước.

So với năm 2008, 2009 từ lỗ 144 tỷ đồng năm 2008 xuống còn lỗ 86 tỷ

đồng.

* Năm 2010

Năm 2010, doanh thu thuần đạt 677,9 tỷ đồng, vượt 9,2% kế hoạch và

tăng 18,4% so với năm 2009. Trong đó, doanh thu sản xuất kinh doanh chính đạt

479,93 tỷ đồng, giảm 16% so với kế họach và tăng 0,9% so với năm 2009.

Lãi gộp đạt 93,5 tỷ - giảm 17% so với Kế hoạch, và giảm 18,6% so với

2009.

Về lợi nhuận trước thuế:

Lợi nhuân trước thuế 1,9 tỷ đồng

Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất

kinh doanh

- 50,33 tỷ đồng

Lợi nhuận từ hoạt động tài

chính

+61,02 tỷ đông

Lợi nhuận từ hoạt dộng khác 0,15 tỷ đồng

Lợi nhuận từ công ty liên kết - 8,64 tỷ đồng

* Tổng quan về 3 năm nói chung

- Về doanh thu từ năm 2009 với năm 2008 không có biến động nhiều,

năm 2010 có tăng nhưng mà tăng không nhiều (tăng 117 % so với năm 2008)

- về giá vốn hàng bán 2 năm 2008, đến 2009 không có biến động trong giá

vốn hàng bán đến năm 2010 tăng 128% so với năm 2008. Tỷ lệ phần trăm của

giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần của 3 năm đang có xu hướng tăng dần→

nguyên nhân trên có thể là do giá nguyên vật liệu tăng cao. Điều này dẫn đến tỷ

lệ % lãi gộp trên doanh thu qua các năm giảm dần.

Tuy nhiên thì lợi nhuận gộp của năm 2010 lại ít hơn so với lợi nhuận gộp

của năm 2008, 2009 (tỷ lệ lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần của 3 năm có xu

hướng giảm dần.

29

Page 30: TRIBECO Completed

Điều đáng chú ý là tuy lợi nhuận gộp của năm 2008 và năm 2009 cao hơn

năm 2010 nhưng lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp năm 2008 và năm 2009

lại âm.

* Cơ cấu doanh thu

  2010 2009 2008

Tổng doanh thu 764207 574788 590721

Doanh thu từ bán

hàng và dịch vụ677928 572752 580595

Doanh thu từ hoạt

động tài chính85322 1208 2775

Doanh thu khác 957 828 7351

Biểu đồ về doanh thu qua các năm

Từ biểu đồ cho thấy tổng doanh thu và doanh thu từ bán hàng dịch vụ năm

2010 tăng mạnh so với 2 năm, đặc biệt doanh thu từ hoạt động tài chính tăng đột

biến vào năm 2010.Báo cáo chuẩn tỷ trọng về doanh thu

2010 2009 2008

Tổng doanh thu 100,0% 100,0% 100,0%

Doanh thu từ bán hàng và dịch

vụ 88,7% 99,6% 98,3%

Doanh thu từ hoạt động tài chính 11,2% 0,2% 0,5%

30

Page 31: TRIBECO Completed

Doanh thu khác 0,1% 0,1% 1,2%

Báo cáo chuẩn năm gốc về doanh thu

  2010 2009 2008

Tổng doanh thu 129% 97% 100%

Doanh thu từ bán hàng và dịch vụ 117% 99% 100%

Doanh thu từ hoạt động tài chính 3075% 44% 100%

Doanh thu khác 13% 11% 100%

- Năm 2010 doanh thu tăng 129% so với năm 2008, năm 2009 doanh thu

tuy có giảm nhưng giảm không đáng kể so với năm 2008(97 % so với năm

2008).

- Tỷ doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Tribeco năm 2010

có xu hướng giảm so với năm 2008, 2009 (do năm 2010 doanh thu từ hoạt động

tài chính chiếm tỷ lệ 11,2%)

- Doanh thu từ hoạt động tài chính

Doanh thu hoạt động tài chính gồm:

- Tiền lãi: Lãi cho vay, lãi tiền gửi Ngân hàng, lãi bán hàng trả chậm, trả

góp, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng do mua

hàng hoá, dịch vụ;. . .

- Cổ tức lợi nhuận được chia;

- Thu nhập về hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn;

- Thu nhập về thu hồi hoặc thanh lý các khoản vốn góp liên doanh, đầu tư

vào công ty liên kết, đầu tư vào công ty con, đầu tư vốn khác;

- Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác;

- Lãi tỷ giá hối đoái;

- Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ;

- Chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn;

- Các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác.

Doanh thu từ hoạt động tài chính

+ Doanh thu từ hoạt động tăng mạnh trong năm 2010 với con số tuyệt đối

là 85.322 triệu trong khi năm 2009 là 1.208 triệu và năm 2008 là 2.775 triệu

31

Page 32: TRIBECO Completed

đồng (tăng 3075% so với năm 2008, trong khi đó năm 2009 giảm còn 44% so

với năm 2008)

→ Nguyên nhân tăng mạnh là do có nguồn doanh thu từ hoạt động tài

chính do thanh lý công ty con và doanh thu hoạt động tài chính do thanh lý công

ty liên kết.

2010 2009

Lãi tiền gửi 2.296.617.201 VND 282.961.388 tỷ đồng

Cổ tức lợi nhuận được chia 175.578.000 VND 887.060.000 VND

Lãi chênh lệch tỷ giá đã thực

hiện

254.510.493 VND 38.458.393 VND

Doanh thu từ hoạt động tài

chính do thanh lý công ty con

27.658.563.597 VND

Doanh thu từ hoạt động tìa

chính do thanh lý công ty liên

kết

53.590.894.463 VND

Doanh thu từ hoạt động tài

chính

85.322.083.088 VND 1.208.479.781 VND

* Cơ cấu chi phí

2010 2009 2008

Tổng chi phí 754114 651981 698289

Giá vốn 584381 457890 455185

Chi phí tài chính, bán

hàng, quản lý doanh

nghiệp

168629 192588 235753

Chi phí khác 1104 1503 7351

32

Page 33: TRIBECO Completed

Biểu đồ về giá vốn hàng bán, tổng chi phí, chi phí tài chính bán hàng

và quản lý doanh nghiệp qua 3 năm

Báo cáo chuẩn tỷ trọng chi phí

2010 2009 2008

Tổng chi phí 100% 100% 100%

Giá vốn 77% 70% 65%

Chi phí tài chính, bán hàng, quản

lý doanh nghiệp 22% 30% 34%

Chi phí khác 0% 0% 1%

33

Page 34: TRIBECO Completed

Biểu đồ về cơ cấu chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý

doanh nghiệp, giá vốn hàng bán trong tổng chi phí Báo cáo chuẩn năm gốc về chi phí

2010 2009 2008

Tổng chi phí 108% 93% 100%

Giá vốn 128% 101% 100%

Chi phí tài chính, bán hàng, quản lý doanh

nghiệp72% 82% 100%

Chi phí khác 15% 20% 100%

Chi phí so với doanh thu thuần(bảng so sánh)

Tuy doanh thu tăng nhiều nhưng tổng chi phí cả 3 năm liền gần như thay

đổi không rõ rệt

Giá vốn hàng bán: giá vốn hàng bán tăng qua các năm trong khi sản

lượng tiêu thụ của Tribeco thì giảm xuống.Sản lượng bán hàng của Tribeco qua 3 năm

2008 2009 2010

Sản lượng 6,42 triệu

két/thùng

5.924.250 két/

thùng

5.904.989 két/

thùng

+ Năm 2008 chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu đều tăng giá như đường,

hương liệu, bao bì, xăng dầu, dầu FO… đây là những khoản chi phí chiếm tỷ

trọng lớn trong giá thành sản xuất và chi phí sản xuất nhưng giá bán đầu ra trong

34

Page 35: TRIBECO Completed

không tăng được tương ứng do nhu cầu giảm mạnh, tâm lý người tiêu dùng thắt

chặt chi tiêu.( năm 2008 khủng hoảng tài chính toàn cầu).Cũng trong năm 2008,

tỷ giá USD biến động tăng rất lớn làm ảnh hưởng đến giá nguyên liệu nhập

khẩu.

+ Năm 2009 giá thành nguyên vật liệu tăng cao, đặc biệt là đường,

nguyên liệu chủ yếu của công ty tăng đến mức trên 17.000đ/ kg – mức giá cao

nhất trong các năm. Kết quả là giá vốn của công ty tăng so với năm 2008. Tỷ

trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu năm 2009 là 75,2% tăng 6,7% so với năm

2009.

+ Năm 2010 giá nguyên vật liệu vẫn tiếp tục tăng do lạm phát cao đến

9,58%, những bất ổn về tỷ giá ngoại tệ, giá cả các nguyên vật liệu chính tăng đột

biến từ 10% - 50% (đường, lon nhôm, vỏ chai PET…). trong khi áp lực cạnh

tranh của các đối thủ mạnh cùng ngành không cho phép Công ty điều chỉnh giá

bán nhiều – dẫn đến lãi gộp năm 2010 giảm 18,6% so với 2009. Nhưng HĐQT

vẫn quyết định không thay thế một số nguyên liệu như đường cát bằng các loại

đường rẻ hơn như một số đối thủ cạnh tranh đã làm, vì công ty muốn bảo vệ uy

tín chất lượng sản phẩm để xây dựng thương hiệu nhắm tới mục tiêu lâu dài (vì

nếu để mất hình ảnh và uy tín thì chi phí lấy lại sẽ cao hơn rất nhiều so với lợi

ích trước mắt). Điều này dẫn đến tỷ trọng giá vốn hàng bán so với tổng chi phí

năm 2010 cao nhất trong 3 năm.

=> Nguyên nhân là từ năm 2009 đến năm 2010, công ty đã giảm được chi

phí từ chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp (còn 72% so với tổng chi phí

(năm 2010) còn 82% tổng chi phí(năm 2009) so với năm 2008). Ngoài ra chi phí

khác cũng giảm khá mạnh so với năm 2008.

Chi phí tài chính, bán hàng và quản lý doanh nghiệp

- Năm 2008 Lãi vay ngân hàng cũng tăng do chính sách thắt chặt tiền tệ

để đối phó với lạm phát, thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng nghiêm trọng,

công ty không thể phát hành thêm cô phiếu để tăng vốn như kế hoạch nên phải

vay vốn ngân hàng với lãi suất cao khiến chi phí tài chính tăng cao .

- Năm 2009 công ty đã tập trung mạnh vào khôi phục lại kênh phân phối,

xây dựng lại đội ngũ bán hàng từ trên xuống dưới, quy hoạch lại hệ thống và

tăng hỗ trợ cho hoạt động của các nhà phân phối, đầu tư mạnh cho R&D và

Marketing trong việc nghiên cứu quy hoạch lại sản phẩm, quy hoạch lại các

dòng sản phẩm chủ lực có tiềm năng cao như sữa đậu nành, trà xanh… đầu tư

35

Page 36: TRIBECO Completed

nghiên cứu định vị lại sản phẩm, đầu tư làm lại quảng cáo cũng như đầu tư phát

sóng quảng bá hình ảnh sản phẩm, đầu tư cho công cụ Marketing hỗ trợ nhằm

hỗ trợ tốt nhất cho hoạt động bán hàng. Năm 2009 công ty đã đầu tư rất nhiều

cho việc xây dựng lại hệ thống Sales và Marketing cũng như giải quyết các tồn

đọng của năm trước. Điều này làm cho chi phí bán hàng và tiếp thị gia tăng

(32% so với doanh thu thuần), ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của

công ty.

- Do đặc thù của ngành là phải chi rất nhiều cho hoạt động quảng cáo và

marketing nên chi phí bán hàng, tài chính, và quản lý doanh nghiệp bao giờ cũng

cao. Năm 2010 chi phí tài chính, bán hàng và quản lý doanh nghiệp đã được cải

thiện đáng kể (còn 22% so với tổng chi phí). Đây chứng tỏ sự nỗ lực của công ty

trong việc quản lý chi phí.

- Năm 2010 công ty đã tập trung quản lý chặt về nguyên liệu, bao bì -

trong đó đặc biệt chú trọng những nguyên liệu bao bì có tỷ trọng lớn như đường,

lon, chai, carton, vv… để có được giá thành tốt nhất trong bối cảnh giá cả liên

tục gia tăng trong năm qua.

- Năm 2010 công ty vẫn tập trung vào đẩy mạnh vào việc đầu tư cho

chiến lược dài hạn như: Khôi phục và quy hoạch lại hệ thong nhà phân phối, hỗ

trợ hoạt động cho họ. Thiết kế mô hình phân phối mới mang tính chủ động cao

đảm bảo việc gia tăng và duy trì độ phủ bằng hoạt động bán lẻ chuyên sâu, công

ty đã tiến hành chạy thử mô hình tại TP.HCM và đạt kết quả tốt, mô hình này sẽ

tiếp tục được mở rộng ra các khu vực khác trên toàn quốc trong 2011. Mặt

khác,Tribeco cũng chú trọng đầu tư mạnh cho Marketing trong việc nghiên cứu

quy hoạch và định vị lại sản phẩm, quy hoạch các dòng sản phẩm chủ lực có

tiềm năng cao như sữa đậu nành, trà bí đao, nước yến… cũng như đầu tư cho

công cụ Marketing nhằm hỗ trợ tốt nhất cho hoạt động bán hàng.

- Cũng trong năm 2010 công ty đã kiểm soát tốt chi phí bán hàng bằng

cách giao chỉ tiêu, đồng thời thẩm định, theo dõi các chương trình khuyến mãi

nhằm nâng cao hiệu quả và giảm lãnh phí.

* Phân tích cơ cấu lợi nhuận

2008 2009 2010

Lợi nhuận trước thuế -144,98 tỷ -86,18 tỷ 1,9 tỷ

Lợi nhuận từ hoạt động kinh

doanh chính-59,9 tỷ -67,72 tỷ -50,33 tỷ

36

Page 37: TRIBECO Completed

Lợi nhuận từ hoạt động tài chính -48,7 tỷ -8,8 tỷ 61,02 tỷ

Lợi nhuận từ hoạt động khác - 1,4 tỷ -0,67 tỷ 0,15 tỷ

Lợi nhuận từ công ty liên kết - 35,9 tỷ -8,99 tỷ -8,64 tỷ

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính từ năm 2008, đến 2009, 2010

đều âm:

+ năm 2008 -59,9 tỷ đồng

+ năm 2009 -67,72 tỷ đồng

+ năm 2010 -50,33 tỷ đồng

Chứng tó hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm 2008, 2009,

2010 không được cải thiện nhiều và chủ yếu là lỗ từ hoạt động kinh doanh rất

lớn. Tuy công ty đã có những biện pháp khắc phục tình trạng thua lỗ nhưng tình

trạng này chưa được cải thiện nhiều.

Lỗ từ hoạt động tài chính năm 2008 khá nhiều, đến năm 2009 tuy vẫn lỗ

nhưng đã giảm lỗ đáng kể, đến năm 2010 thì lợi nhuận từ hoạt động tài chính là

khoản mục chính để bù bắt khoản lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính của

doanh nghiệp. Điều đó có được là nhờ nguồn doanh thu từ hoạt động tài chính

do thanh lý công ty con và doanh thu hoạt động tài chính do thanh lý công ty

liên kết

2.3 Phân tích khả năng hoạt động

KHA NĂNG HOẠT ĐỘNG

Phân tích hoạt động sxkd2010 2009 2008 TBN

So với

SCD

Vòng quay HTK=

giá vốn/HTK bq13,7 7,8 9,3 9,2406 11,83

Số ngày tồn kho bình quân =

365/vòng quay HTK26,6 46,75 39,35 39,4995 30,853

Vòng quay khoản phải thu=

DT thuần/ phải thu bq8,44 4,9 3,6 21,23 16,55

Kỳ thu tiền bq=

Phải thu/ (DT/365) 43,25 74,1 100,8 35,6 22,06

Vòng quay khoản phải trả=

Giá vốn/ phải trả người bán bq8,35 3,73 4,7 30,487 13,78

37

Page 38: TRIBECO Completed

Kỷ trả tiền bq=

Khoản phải trả/(Giá vốn/365)43,7 97,7 77,53 21,54 26,48

Vòng quay TSCĐ=

DT thuần/ TSCĐ ròng bq17,04 8,4 3,34 7,7106 11,19

Vòng quay Tong TS=

DT thuần/ Tổng TS bq2,34 1,6 1,16 1,6634 1,83

Chi phí/ Doanh thu thuần      

Chu kỳ hoạt động của DN =

tồn kho bq + phải thu bq122.89 174.908 209.385

→ Nói chung là khả năng hoạt động của năm 2010 được cải thiện dáng kể

so với năm 2008 và 2009 => chứng tỏ sự nỗ lực của công ty.

- Vòng quay hàng tồn kho:

Biểu đồ về vòng quay hàng tồn kho qua 3 năm so với TBN và so với

SCD.

+ Vòng quay hàng tồn kho năm 2010 lớn hơn hẳn so với TBN(TBN=

9,24), và so với công ty cổ phần nước giải khát Chương Dương cao hơn gần 2

vòng.

+ Năm 2010 là 13,7 đã được cải thiện rất nhiều so với năm 2008 (9,3) ,

2009 (7,8) → chính sách quản lý hàng tồn kho đã dược cải thiện đáng kể

- Số ngày tồn kho bình quân

+ Số ngày tồn kho bình quân của năm 2008 xấp xỉ bằng TBN, năm 2009

cao hơn TBN, tuy nhiên đến năm 2010 do sự nỗ lực trong việc quản lý hàng tồn

kho của công ty mà số ngày tồn kho bình quân của công ty giảm xuống còn 26,6

38

Page 39: TRIBECO Completed

(trong khi đó TBN là 39,4995, và công ty nước giải khát Chương Dương là

30,853).

- Kì thu tiền bình quân của Tribeco trong 3 năm đều lớn hơn TBN (35,6) ,

tuy nhiên thì kì thu tiền bình quân qua các năm cũng đã có cải thiện (giảm từ

100,8 xuống 74,1 và đến năm 2010 còn là 43,25) và vẫn cao hơn so với trung

bình ngành của công ty cổ phần nước giải khát Chương Dương.

→ Tribeco bị khách hàng chiếm dụng vốn, tuy nhiên kì thu tiền bình

quân cũng giảm đáng kể từ năm 2008 đến năm 2009 và 2010, chứng tỏ sự nỗ lực

của công ty trong việc thu tiền khách hàng

- Kì trả tiền bình quân : + Số ngày trả tiền bình quân của công ty cao gấp

2-3 lần so với kì trả tiền bình quân trung bình ngành.

+ Năm 2008 kì trả tiền bình quân là 77,53 (gấp

3,6 lần), năm 2009 là 97,7(gấp 4,5 lần), năm 2010 giảm còn 43,7.

+ kì trả tiền bình quân của công ty quá cao so với

TBN không phải là do công ty cố tình chiếm dụng vốn của khách hàng mà là do

công ty không đủ khả năng trả nợ cho khách hàng.

- vòng quay tổng tài sản và vòng quay tài sản cố định đều lớn hơn trung bình

ngành → hiệu quả sử dụng tài sản của công ty khá tốt

- Kì trả tiền bình quân lớn hơn trung bình ngành có thể nguyên nhân do công ty

không có khả năng trả luôn cho khách hàng.

Với kết quả kinh doanh của công ty cũng với khả năng hoạt động của TRIBECO

đã cho thấy trước một dự báo xấu về khả năng thanh toán của doanh

nghiệp.Công ty không trả nợ không phải do chiếm dụng vốn mà do làm ăn thua

lỗ không có nguồn tiền trả.

2.4 Phân tích khả năng thanh toán:

Năm

Chỉ số 2008 2009 2010 TBN

Khả năng thanh toán chung 0.735 0.75 0.578 1.823

Khả năng thanh toán nhanh 0.547 0.482 0.477 1.274

Khả năng thanh toán tức thời 0.0475 0.0479 0.117 0.824

39

Page 40: TRIBECO Completed

Biểu đồ về khả năng thanh toán chung, khả năng thanh toán nhanh,

khả năng thanh toán tức thời qua 3 năm 2008, 2009, 2010

Năm 2010 khả năng thanh toán chung của công ty có xu hướng giảm so

với 2009 và 2008 bằng 79% so với năm 2008.Khả năng chi trả của doanh nghiệp

nói chung chưa được tốt không đủ để chi trả cho nợ ngắn hạn ( hệ số < 1 ),so với

ngành cũng thấp hơn rất nhiều chỉ số chưa bằng 1/3. Do tốc độ giảm của nợ

ngắn hạn của công ty nhỏ hơn tốc độ giảm của tài sản ngắn hạn lần lượt là 45.4

% và 57.1 % ( mức giảm năm 2010 so với 2008)

Xét đến khả năng thanh toán nhanh cũng không mấy khả quan có xu

hướng giảm nhưng không khác nhiều so với khả năng thanh toán nhanh cho thấy hàng tồn

kho của công ty ở mức thấp trong cơ cấu tài sản và có xu hướng giảm mạnh so với 2008 và 2009.

( Xem bảng báo cáo chuẩn tỉ trọng dưới đây)

Báo cáo

Năm

Tài sản

Báo cáo chuẩn tỉ trọng Báo cáo chuẩn năm

gốc

2010 2009 2008 2010

%

2009

%

2008

%

Tổng tài sản 61 116.6 100

Tài sản ngắn hạn 100.0% 100.0% 100.0% 42.9 113 100

Tiền và các khoản TĐT 20.3% 6.4% 6.5% 134.7 111.6 100

Các khoản phải thu NH 60.7% 56.9% 66.5% 39.2 96.7 100

Hàng tồn kho 17.4% 35.7% 25.6% 29.3 157.8 100

Thuế,khoản PTNH

khác

0.9% 0.3% 0.4% 102.2 99.1 100

Tài sản dài hạn 100.0% 100.0% 100.0% 82.2 120.9 100

40

Page 41: TRIBECO Completed

Các khoản phải thu DH 0.0% 0.0% 0.0% 0.0 0.0 100

Tài sản cố định 11.7% 36.4% 48.2% 20.1 91.3 100

Tài sản dài hạn khác 76.3% 14.6% 22.8% 277.4 77.5 100

Tuy nhiên 2010 khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp lại được

cải thiện rõ rệt năm 2010 có mức tăng đột biến bằng 247% so với năm 2008

(năm 2009 coi như không đổi), điều này có thể thấy do tiền và các khoản tương

đương tiền chiếm tỉ trọng tăng đột biến trong cơ cấu tài sản ngắn hạn tăng từ 6.5

% của năm 2008 so lên tới 20.3 % trong năm 2010 còn tính tương đối thì tiền

tăng thêm 34.7%. Mặc dù vậy, khả năng thanh toán tức thời của Tribeco còn

thấp so với TBN rất nhiều và có mức chênh lệch lớn so với hệ số thanh toán

nhanh. Điều này dễ nhận thấy rằng các khoản phải thu của công ty chiếm tỉ

trọng lớn nhất trong cơ cấu TSNH cho dù nó có mức giảm 60.8 % tính tương đối

so với năm 2008. Trong khi phải thu giảm, phải trả NH của doanh nghiệp cũng

giảm 45.4% thì doanh thu lại tăng lên ở mức 129% so với 2008 cho thấy sự

chuyển biến chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp đã tạo ra hiệu

ứng tích cực trong việc tăng trưởng doanh thu. Có thể doanh nghiệp đang hi sinh

khả năng thanh toán để đổi lại kì vọng về thu nhập sinh lời trong tương lai sau

khi nền kinh tế đang từ từ phục hồi sau khủng hoảng cũng là để cải thiên sự thua

lỗ 2 năm liên tiếp 2008 và 2009. Nhưng nỗ lực này vẫn chưa đưa lại được hiệu

quả cao mà chỉ đủ để công ty không bị thua lỗ giống như 2 năm trước đó, xem

xét khả năng sinh lời dưới đây cho thấy nó còn quá thấp không đủ bù đắp lỗ kết

chuyển của 2 năm trước đó. Nhìn chung các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của

công ty không tốt và đang gặp phải rủi ro thanh toán, tuy rằng việc giảm các

khoản phải thu, hàng tồn kho đã ít nhiều tạo nên hiệu quả kinh doanh của Công

ty nhưng nợ ngắn hạn có mức giảm thấp hơn nên khả năng chi trả của doanh

nghiệp không được tốt và nguy cơ mất khả năng thanh toán.

Để cải thiện tình trạng này TRIBECO cần tiếp tục quản lí chính sách tín

dụng thương mại thắt chặt hơn, tích cực thu hồi những khoản nợ đến hạn xem

xét việc bán hàng trả chậm nhưng cần chú ý hơn đó là việc cơ cấu lại tài sản

ngắn hạn của công ty và tăng qui mô tài sản ngắn hạn thêm để khả năng thanh

toán của công ty được tốt lên.

Xem xét tới khả năng thanh toán của công ty rất yếu, rủi ro cao nhưng

cùng với đó là mức sinh lợi thấp có thể nói là yếu kém được xem xét dưới đây :

41

Page 42: TRIBECO Completed

2.5 Phân tích khả năng sinh lời:

KHA NĂNG SINH LỜI      

  2010 2009 2008 TBN

Tỷ suất LN ròng (ROS) =LNST/DT

thuần

0.0028 -0.1505 -0.2497 0.062

Tỷ suất LN gộp = lãi gộp/DT thuần 0.138 0.2005 0.216

ROA = LNST/ tổng TS bq 0.0066 -0.2442 -0.2908 0.01

ROE = LN sau thuế / vốn CSH bq (*) 0.0295 -2.9978 -1.9693 0.16

BEP = EBIT/Tổng TS 0.1178 -0.1869 -0.2554 0.163

Năm 2010 các hệ số sinh lời của TRIBECO đã có thay đổi rõ rệt so với

nhóm chỉ số âm của các năm 2008 và 2009. Tuy vậy các chỉ tiêu này còn quá

khiêm tốn so với khả năng sinh lời nói chung của các công ty cung ngành.Trong

khi ngành kinh doanh làm ăn có thể nói là hiệu quả thì TRI kết quả kinh doanh

chỉ như hoà vốn thoát khỏi thua lỗ trong 2 năm liên tiếp cho thấy sự yếu kém

của doanh nghiệp. ROA & ROE trong năm có lãi của công ty lần lượt là 0.0066

và 0.0295 trong khi trung bình ngành là 10.123% và 15.928% cho thấy TRI còn

quá yếu kém, ROS là 0.0028 thì TBN là 0.062. BEP ở mức 11.78% so với trung

bình ngành là 16.3% cho thấy mức sinh lời của công ty đã cải thiện, hiệu quả

hoạt động có tiến bộ nhưng vẫn còn thấp.

Tuy vậy nhìn lại sự thay đổi từ làm ăn thua lỗ của công ty sang có lãi ta

thấy:

Xem xét tỷ suất LN gộp trong năm 2010 giảm nhưng đã tránh được thua lỗ cho

doanh nghiệp cho thấy công ty đã có những chính sách quản lí chi phí hoạt động

tốt hơn với việc giảm chi phí hoạt động xuống 72% cùng với việc doanh thu

thuần tăng lên 117% dẫn tới lợi nhuận ròng tăng lên cho dù giá vốn hàng bán

tăng lên 128% so với 2008. Năm 2009 tuy chi phí giảm xuống bằng 82 % so với

2008giá vốn hàng bán có thay đổi không đáng kể nhưng mức tăng trưởng doanh

thu là chưa đủ nên công ty vẫn rơi vào tình trạng thua lỗ. Vì vâỵ có thể nói

doanh nghiệp tuy đã nâng cao quản trị chi phí nhằm giảm thiểu chi phí nhưng để

việc sản xuất kinh doanh thực sự có lãi cao và hiệu quả tốt công ty cần có nhiều

giải pháp kế hoạch để tăng doanh thu lên mức cao hơn nữa trong tương lai :

marketing, chính sách bán hàng, nâng cao năng lực sản suất, …..và tiếp tục có

chính sách quản lí chi phí hoạt động tốt hơn nữa.Có như vậy mức sinh lời của

42

Page 43: TRIBECO Completed

doanh nghiệp mới được cải thiện bù đắp thua lỗ trước đó , bắt kịp với mặt bằng

kinh doanh chung trong ngành và tránh nguy cơ có thể kinh doanh thua lỗ trở

lại.

Rủi ro cao, mức lợi nhuận rất thấp không chỉ do kết quả hoạt động kinh doanh

mà còn phải xem xét cơ cấu vốn, chính sách tài trợ tài sản của doanh nghiệp

trong phần hoạt động tài chính.

3. Phân tích hoạt động tài chính:

3.1 Phân tích cơ cấu vốn và khả năng cân đối vốn, khả năng trả nợ lãi vay:

Cơ cấu tài chính của TRIBECO có những thay đổi rõ nét trong 3 năm gần

đây.

Chuẩn năm gốc 2010 2009 2008

Tổng cộng nguồn vốn 61.0% 116.6% 100.0%

Nợ phải trả 41.1% 96.9% 100.0%

Nợ ngắn hạn 54.6% 110.8% 100.0%

Vay và nợ ngắn hạn 89.0% 115.7% 100.0%

Phải trả người bán 15.3% 97.4% 100.0%

Nợ dài hạn 0.3% 55.1% 100.0%

Vốn chủ sở hữu 1265.6% 1194.5% 100%(-)

Vốn chủ sở hữu 1249.4% 1179.3% 100%(-)

Nguồn kinh phí và quỹ khác 0.0% 0.0% 100.0%

Vốn cổ đông thiểu số 0.0% 55.4% 100.0%

Nguồn vốn CSH năm 2010 âm do kết quả lợi nhuận lỗ gần 145 tỉ, năm

2009 do có sự tăng vốn điều lệ vào tháng 7thêm 200 tỉ đến năm 2010 không có

sự tăng thêm nào nên vốn chủ sở hữu tăng lên gần 66,5 tỉ trong đó có 275,5 là

vốn đầu tư của chủ sở hữu. Năm 2010 việc tái cấu trúc tài chính :

Nợ phải trả giảm mạnh chỉ bằng 41.1% so với năm 2008, sự giảm này

chủ yếu là sự thay đổi mạnh mẽ trong việc trả nợ dài hạn và khoản phải trả

người bán. Khoản vay nợ dài hạn gần 79 tỉ được trả dần trong 2 năm đến năm

2010 dư nợ của món vay chỉ còn 0.3 %, trong khi đó bên nợ ngắn hạn phải trả

người bán của công ty giảm đi rất nhiều chỉ còn lại ở mức 15.3 %.

43

Page 44: TRIBECO Completed

Thanh lý các khoản đầu tư tài chính dài hạn vào công ty con là công ty

cổ phần TRIBECO miền Bắc và công ty liên kết là công ty CP TRIBECO Bình

Dương.

Điều này đã giảm tổng tài sản của công ty, chuyển nhượng một phần tồn

kho nguyên vật liệu.

Với sự thay đổi như vậy cho thấy doanh nghiệp đã cải thiện tình hình tài

chính sử dụng vốn của chủ để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh đồng

thời nợ phải trả giảm mạnh cho thấy TRI trong năm 2010 đã cải thiện tình trạng

chiếm dụng vốn của khách hàng quan tâm hơn tới việc giữ mối quan hệ với

khách hàng, trong điều kiện lãi suất tín dụng là cao hơn rất nhiều so với lãi suất

kinh doanh thì việc giảm thiểu các khoản vay nợ ngắn hạn, dài hạn sẽ giúp

doanh nghiệp giảm thiểu chi phí tài chính.Tuy vậy cũng cần phải thấy rằng nợ

phải trả tuy có giảm về mặt tuyệt đối so với 2 năm nhưng trong cơ cấu tổng

nguồn vốn nó vẫn chiếm tỉ trọng cao gần 67% trong khi hệ số nợ của ngành nói

chung chỉ ở mức 43.6% chứng tỏ hệ số tự chủ tài chính của doanh nghiệp còn

yếu. Nếu việc vay nợ là quá nhiều hoạt động kinh doanh không đủ bù đắp các

chi phí thì doanh nghiệp sẽ dẫn tới công ty mất khả năng trả nợ. Theo dõi bảng

dưới đây về cơ cấu vốn và khả năng thanh toán lãi vay, khả năng cân đối vốn:

Năm

Chỉ tiêu 2010 2009 2008

TBN

2010

Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn

Nợ phải trả / Tổng tài sản

0.6657 0.8221 0.9894 0.436

VCSH/ TNV = VCSH/ TTS 0.3343 0.1651 - 0.0161 0.564

Nợ dài hạn/ VCSH 0.0042 0.7060 - 15.30

Nợ/ VCSH ( D/E) 1.9916 4.9788 - 61.368

TIE= EBIT/ Lãi vay 1.088 -4.6908 - 3.225

Khả năng thanh toán lãi vay của công ty trong 2 năm 2008 và 2009 bị âm

do EBIT âm từ việc kết quả kinh doanh thua lỗ nên doanh nghiệp không có khả

năng trả nợ. Sang năm 2010 tuy EBIT dương hoạt động kinh doanh có lãi nên

TRIBECO có khả năng trả nợ nhưng chỉ dừng ở mức thấp 1.088 lần thể hiện

mức thu nhập của doanh nghiệp trước lãi vay và thuế gần như bằng mức chi phí

lãi vay cần trả .Điều này cho thấy công ty vẫn đang trong tình trạng rủi ro thanh

44

Page 45: TRIBECO Completed

toán tuy vậy EBIT không phải là nguồn thanh toán lãi duy nhất mà các doanh

nghiệp cũng có thể tạo ra nguồn tiền mặt từ khấu hao và có thể sử dụng nguồn

vốn đó để trả nợ lãi. Do vậy công ty cần xác đinh một độ an toàn hợp lý, bảo

đảm khả năng thanh toán cho các chủ nợ của mình.

Cơ cấu vốn của công ty có sự thay đổi khác biệt rõ nét trong 3 năm. Năm

2008, kết quả kinh doanh lỗ nên doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong

thanh toán chi trả các khoản nợ, sang tới năm 2009 tuy vốn của chủ tăng thêm

200 tỉ cũng với việc giảm nợ dài hạn xuống còn 55.1 % so với 2008 đã làm cho

tỉ số Nợ dài hạn/ Vốn chủ sở hữu chuyển từ âm sang dương, sang đến năm 2010

với mức vốn chủ không đổi khi nợ dài hạn giảm xuống mạnh mẻ chỉ bằng 0.3%

so với năm 2008 đã làm bộ mặt của cơ cấu vốn lại có biến động rõ nét thêm. Sự

thay đổi này cho thấy nhân tố rủi ro kinh doanh, cơ cấu tài sản cũng như quan

điểm của nhà quản lí tới cơ cấu vốn.

Năm 2008 cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã tác động mạnh

mẽ tới các chủ thể trong nền kinh tế đặc biệt là các doanh nghiệp, TRIBECO

cũng chịu tác động này dẫn tới làm ăn thua lỗ.Trong năm 2008, tỷ giá USD biến

động tăng rất lớn làm ảnh hưởng đến giá nguyên liệu nhập khẩu làm tăng giá

vốn hàng bán tiếp đến do chính sách thắt chặt tiền tệ để đối phó lạm phát, thị

trườngchứng khóan bị ảnh hưởng nghiêm trọng, Công ty không thể phát hành cổ

phiếu để huy động vốn như kế họach, phải vay vốn ngân hàng với lãi suất cao.

Năm 2009 với việc tăng vốn điều lệ nhằm cân đối lại vốn công ty

cũng đã thay đổi lại cơ cấu tài sản trong đó tài sản ngắn hạn và dài hạn đều tăng

tuy nhiên các tỉ số về khả năng sinh lời vẫn ở con số âm, khả năng thanh toán cải

thiện không đáng kể.

Năm 2010, khi mà nợ dài hạn giảm đi rất sâu cùng với việc tái cấu

trúc tài chính xuất phát từ việc không đầu tư vào công ty con và công ty liên kết

như đã nói ở trên thì cơ cấu vốn lại có sự biến động: nguồn dài hạn dùng để đầu

tư cho các chiến lược phát triển của công ty chủ yếu được lấy từ vốn của chủ đã

được tăng thêm từ năm 2009 và giữ nguyên trong năm này.

Trong điều kiện lãi suất cao thêm việc các công ty nhỏ và vừa rất khó tiếp

cận với nguồn tín dụng sản xuất của ngân hàng nếu như doanh nghiệp có nguồn

vốn chủ lớn thì sẽ giảm thiểu chi phí lãi vay dẫn tới chi phí vốn giảm xuống

cùng với ưu điểm không phải trả chi phí khi kinh doanh thua lỗ thì việc lựa

chọn nguồn tài trợ dài hạn là vốn chủ sở hữu có thể xem là khả thi.Tuy nhiên,

45

Page 46: TRIBECO Completed

việc huy động vốn chủ sở hữu không phải lúc nào cũng thuận lợi bởi nếu như

kinh doanh thua lỗ các suất sinh lời âm chi phí vốn chủ sở hữu ở mức cao do các

nhà đấu tư yêu cầu tỉ suất sinh lời khá cao dẫn tới khó khăn cho việc phát hành

cổ phiếu mới nhằm tăng vốn CSH. Mức tăng vốn điều lệ gần như chỉ đỉ bù đắp

lỗ kết chuyển của 2 năm 2008 và 2009. Do đó trong chính sách tài trợ tài sản của

TRIBECO được nói tiếp theo đây có những bất cập và mất cân đối về kì hạn

giữa nguồn và tài sản.

3.2. Chính sách tài trợ tài sản:

  2010 2009 2008

VLĐ ròng = TSNH - Nguồn NH -55,766 -67,077 -64,163

Nhu cầu VLĐ = HTK + phải thu - nợ NH -72,472 -81,984 -78,309

Trong 3 năm công ty đều có chính sách tài trợ mạnh dạn lấy nguồn ngắn

hạn tài trợ cho tài sản dài hạn cùng với việc chấp nhận hi sinh khả năng thanh

toán để mong muốn một tỉ suất sinh lời cao hơn. Nguyên nhân là do tài sản ngắn

hạn giảm trong khi đó nợ ngắn hạn có giảm nhưng giảm với tốc độ chậm

hơn.Tuy nhiên như đã phân tích trước đó khả năng sinh lời của công ty tuy có

tăng lên nhưng còn quá khiêm tốn ,lợi nhuận năm 2010 không đủ bù đắp lỗ kết

chuyển từ 2 năm trước đó trong khi cán cân thanh toán của công ty mất thăng

bằng và rủi ro thanh toán cao. Nó cho thấy chính sách tài trợ mạnh dạn của công

ty không thực sự hiệu quả nếu duy trì tình trạng này quá lâu công ty sẽ mất khả

năng thanh toán vỡ nợ việc đánh đổi nhằm hi vọng mức sinh lợi gia tăng sẽ có

kết quả ngược hẳn lại. Việc mất cân đối giữa kì hạn của nguồn và sử dụng này

cần được cải thiện trong cơ cấu vốn cơ cấu tài chính của công ty cũng như hiệu

quả huy động vốn sử dụng vốn cùng với cơ cấu tài sản và hiệu suất sử dụng tài

sản.

Tiếp theo xét tới nhu cầu vốn lưu động âm suốt 3 năm cho thấy nguồn

ngắn hạn của doanh nghiệp luôn lớn hơn nhu cầu sử dụng dài hạn công ty không

cần vốn ngắn hạn để tài trợ cho nhu cầu kinh doanh. Giải pháp trước mắt của

công ty chính là việc tận dụng nguồn ngắn hạn dư thừa đầu tư dài hạn một cách

hiệu quả hơn nữa sau đấy có thể xem xét lại chính sách quản lí hàng tồn kho và

chính sách tín dụng bán hàng để có sự thay đổi một cách hợp lí. Trong điều kiện

cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp cùng ngành nếu công ty có chính sách

bán hàng ưu đãi trả chậm hợp lí sẽ tạo một lợi thế nhất định. Cùng với đó là xem

46

Page 47: TRIBECO Completed

xét giảm việc vay nợ ngắn hạn tăng việc huy động nguồn dài hạn cho công ty

bởi lẽ với những hoạt động sản xuất kinh doanh chiến lược cần có một nguồn tài

trợ ổn định và thường xuyên. Nguồn dài hạn có thể là tín dụng dài hạn hoặc tài

trợ bằng vốn chủ sở hữu

3.3 Đòn bẩy tài chính và đòn bẩy hoạt động:

2010 2009 2008

DFL 1,301 0,4836 -

DOL -7,286 18,985 -

Đòn bẩy tài chính xuất hiện khi có chi phí lãi vay và được coi là tồn tại

khi nó có độ lớn hơn 1. Đòn bẩy hoạt động xuất hiện khi có chi phí hoạt động cố

định và cũng được xem là tồn tại khi có độ lớn hơn 1. Do vậy năm 2008 không

có sự xuất hiện của đòn bẩy nào trong khi năm 2009 chỉ tồn tại đòn bẩy hoạt

động và năm 2010 chỉ tồn tại đòn bẩy tài chính.

Năm 2009 đòn bẩy hoạt động cho biết cứ 1% thay đổi của doanh

thu ( bao gồm giá bán và lượng bán) thì sẽ làm thay đổi 18.985 % EBIT. Đòn

bẩy hoạt động là mức độ sử dụng chi phí hoạt động cố định của công ty.Ở đây ta

chỉ xét trong ngắn hạn vì trong dài hạn chi phí đều thay đổi. Trong kinh doanh

chúng ta đầu tư chi phí cố định với hi vọng số lượng tiêu thụ sẽ tạo ra doanh thu

đủ lớn để trang trải chi phí cố định và chi phí biến đổi. Giống như chiếc đòn bẩy

trong cơ học, sự hiện diện của chi phí cố định gây ra sự biến đổi trong số lượng

tiêu thụ để khuếch đại sự thay đổi lợi nhuận (hoặc lỗ). Năm 2009 doanh thu của

công ty giảm nên EBIT giảm dẫn tới lỗ của TRI từ năm 2008 là 145 tỉ xuống

còn 86 tỉ. Mức giảm của doanh thu là rất nhỏ 2.13% so với năm trước nhưng

điều này đã làm EBIT thay đổi ở mức 40,4% cùng với đó là mức lỗ giảm đi

40,7% cho thấy tác dụng của đòn bẩy hoạt động trong việc giảm lỗ của công ty.

Năm 2010 có sự tồn tại của đòn bẩy tài chính với ý nghĩ EBIT tăng

lên 1% thì EPS tăng 1.301, điều này cho thấy đòn bẩy tài chính tuy đã xuất hiện

nhưng hiệu ứng tích cực còn quá nhỏ để nói tới. Vay nợ tuy đã giảm xuống cả

nợ dài hạn và ngắn hạn nhưng cùng với đó là việc rút đi các khoản đầu tư vào

công ty con và công ty liên kết nên trong cơ cấu tài chính của công ty nợ phải trả

vẫn chiếm tỉ trọng cao hơn vốn chủ sở hữu . Tuy việc sử dụng nợ đã làm cho

47

Page 48: TRIBECO Completed

EPS từ mức âm sang dương nhưng không có hiệu quả cao năm 2010 mức EPS

chỉ là 69 đồng!.

4. Phân tích hoạt động đầu tư:

4.1. Phân tích dòng tiền

Điều đầu tiên dễ nhận ra ở dòng tiền của doanh nghiệp này là trong 3 năm gần

nhất doanh nghiệp đều có dòng tiền dương, tuy nhiên con số dương ở mức rất

thấp và cơ cấu biến động rất khác biệt qua từng năm.

Năm 2008, dòng tiền thu được từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tuy

dương nhưng rất nhỏ, dòng tiền âm nặng ở mảng đầu tư và dòng tiền từ hoạt

động tài chính dương, kết quả là dòng tiền lưu chuyển trong kì của DN âm khá

lớn, gây sụt giảm đáng kể tiền ở kì sau.

-Về hoạt động sx kd, dễ dàng nhận thấy luồng tiền thu của DN tuy lớn (879

137 triệu đồng) nhưng các luồng tiền chi đi kem cũng rất lớn, dẫn đến luồng

tiền thuần là rất nhỏ (1735 triệu đồng), không có khả năng bù đắp. Điều này có

thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân:

+ Hàng tồn kho chiếm số tỷ trọng không quá lớn, không gây ảnh hưởng

nhiều.

+ chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp, DN quản lý việc bán

hàng trả chậm không tốt, để khách hàng chiếm dụng vốn quá nhiều, phải

thu trong năm 2008 chiếm đến 66,5% TSNH.

+ Các phải trả ngắn hạn tồn lại từ 2007 rất nhiều, lớn hơn nhiều so với khoản

phải thu của 2007, điều này thể hiện chính sách quản lý dòng tiền yếu kém

của DN.

-Về hoạt động đầu tư, dòng tiền thu vào từ hoạt động đầu tư âm khá lớn trong

năm. Tuy nhiên khoản âm này xuất phát từ việc DN đầu tư vào TSCD và góp

vốn vào cty khác. Điều này cho thấy mục tiêu mở rộng sản xuất cũng như mở

rộng tầm ảnh hưởng của DN, thể hiện xu hướng phát triển của DN.

-Về hoạt động tài chính, đây là hoạt động đem lại dòng tiền vào chủ yếu trong

năm. Tuy nhiên nhận thấy rất rõ luồng tiền vào là từ phát hành cổ phiếu và 1

khoản rất lớn từ vay nợ, cũng trong năm DN đã trả một khoản vay ngắn hạn lớn

từ năm 2007. Điều này thể hiện DN đang lệ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn bên

ngoài, đặc biệt VCSH cuối năm 2008 còn âm. Việc DN thực hiện một khoản

48

Page 49: TRIBECO Completed

vay lớn đồng thời chi trả một khoản vay khác ngoài việc thể hiện DN lệ thuộc

vào nguồn vốn vay (chiếm đến 98,9% tổng nguồn vốn) còn có thể hiểu là chính

sách đảo nợ của doanh nghiệp.

Cần lưu ý là trong năm 2008, đối mặt với khủng hoảng lan rộng, DN đã tận

dụng chính sách vay ưu đãi từ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên,

dòng tiền từ hoạt động tài chính dương lớn chứng tỏ DN không trả được nợ vay

đồng thời phải tăng cường các khoản vay cho thấy việc sử dụng vốn vay kém

hiệu quả cũng như chính sách quản lý vốn vay còn yếu kém của DN.

Năm 2009, dòng tiền thuần lưu chuyển trong năm dương sau khi dòng tiền âm

khoản lớn ở năm trước, góp phần tăng lượng tiền của DN vào cuối kì, góp phần

tăng khả năng thanh toán của DN.

-Về hoạt động sx kd, lượng tiền thuần từ hoạt động sx kd của DN giảm rất

mạnh so với năm trước, âm 84699 triệu đồng trong năm 2009. Nguyên nhân:

+ Xét về doanh thu, DT của DN trong năm 2009 không hề sụt giảm so với

năm 2008, chứng tỏ quy mô sản xuất của DN vẫn được giữ vững. Luồng

tiền âm từ hd sxkd tiếp tục là do các khoản chi trả lớn hơn nhiều so với

luồng tiền thu được từ bán hàng.

+ Hàng tồn kho tăng nhanh, bằng 158% lượng HTK của năm ngoái và

chiếm 36% TSNH, dẫn đến việc DN không thu được tiền từ bán hàng

đồng thời tốn thêm chi phí quản lý.

+ Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TSNH, 57%, kem theo

với đó là các khoản phải trả ngắn hạn từ năm 2008 (trên 124 tỷ)

Điều đó cho thấy DN tiếp tục thể hiện sự yếu kém trong chính sách bán hàng

cũng như trong chính sách tín dụng thương mại khi để khách hàng chiếm dụng

vốn quá nhiều. Luồng tiền thu về của DN không đủ để bù đắp chi phí cũng như

trả nợ người bán trong kì, thể hiện sự quản lý còn non kém của DN.

_Về hoạt động đầu tư, dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư của doanh nghiệp

vẫn âm dù trong năm DN đã thu hẹp đáng kể đầu tư mua sắm TSCĐ (từ

treen100 tỷ năm 2008 xuống 700 triệu năm 2009) đồng thời thanh lý một số TS

không cần thiết. Tuy nhiên dòng tiền vẫn âm do DN tiếp tục chi đầu tư vào các

đơn vị khác mà chưa thu hồi được về. Kết quả là dòng tiền từ hoạt động đầu tư

trong năm 2009 âm trên 58 tỷ đồng.

49

Page 50: TRIBECO Completed

_Về hoạt động tài chính, đây tiếp tục là hoạt động đem lại dòng tiền và là dòng

tiền dương duy nhất trong năm nay của DN.

Tuy nhiên, nhìn vào cơ cấu dòng tiền của hoạt động tài chính, dòng tiền chảy

vào là từ việc tăng vốn điều lệ và vay bên ngoài. DN tiếp tục sử dụng số lượng

lớn nguồn vốn vay nhưng số tiền chi trả cho nợ vay và thuê tài chính còn lớn

hơn số tiền vay. Điều đó cho thấy việc sử dụng vốn vay thiếu hiệu quả và phần

nào là chính sách đảo nợ của DN. Việc DN lệ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn

bên ngoài và đây cũng là dòng tiền duy nhất để DN đảm bảo dòng tiền thuần

trong kì là việc rất nguy hiểm đối với một DN sản xuất. Lượng tiền trong kì quá

ít cùng với việc lệ thuộc vào tài trợ bên ngoài sẽ khiến DN rất khó khăn trong

việc duy trì sản xuất.

Năm 2010, dòng tiền thuần trong năm dương và tăng không đáng kể so với năm

trước, từ 1,3 tỷ lên 4 tỷ trong năm 2010.

_ Về hoạt động sản xuất kinh doanh, đây là năm thứ 2 liên tiếp dòng tiền từ hoạt

động sản xuất kinh doanh âm và âm rất mạnh so với năm trước, từ -84699 triệu

lên -122305 triệu, giảm gần 50%. Nguyên nhân là do tiền thu về từ kinh doanh

không tăng so với năm trước nhưng các khoản phải chi trả lại tăng lên rất nhiều.

Đây là hệ quả của các khoản phải trả ngắn hạn rất lớn từ năm 2009 do việc vay

nợ để phục hồi sản xuất cũng như mua trả chậm người bán.

Tuy nhiên xét tổng thể hoạt động sản xuất kinh doanh của DN trong năm 2010,

có thể thấy rõ tình hình kinh doanh của DN đã có nhiều dấu hiệu khả quan hơn.

Lợi nhuận sau thuế của DN dương sau 2 năm lỗ liên tiếp. Các khoản phải thu và

hàng tồn kho giảm đáng kể so với năm 2009 (đặc biệt hàn tồn kho giảm hơn 5

lần). Các khoản phải trả ngắn hạn và phải trả người bán cũng giảm rõ rệt. Đây là kết quả của chính sách cắt giảm chi phí nguyên vật liệu và tập trung hoá

sản xuất các sản phẩm mũi nhọn.

Tuy dòng tiền từ hoạt động sản xuất tiếp tục âm lớn hơn trong năm 2010 nhưng

đã có những tín hiệu tốt để có thể tin tưởng hoạt động sản xuất của DN sẽ phục

hồi trong năm 2011. DN cần tiếp tục thực hiện chính sách đã đề ra trong năm để

thu được lợi nhuận cao hơn.

_ Về hoạt động đầu tư, đây là hoạt động duy nhất đem lại dòng tiền dương cho

DN trong năm, khác biệt so với 2 năm trước khi mà dòng tiền từ hoạt động đầu

tư luôn âm lớn thì năm 2010 DN thu về trên 155 tỷ đồng từ hoạt động đầu tư.

50

Page 51: TRIBECO Completed

Tuy nhiên, dòng tiền thu về là do thu hồi đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác,

dù mang lại dòng tiền nhưng đây là dấu hiệu cho thấy DN thu hẹp sản xuất và

tầm ảnh hưởng, trong tương lai sẽ hạn chế thu nhập của DN.

_ Về hoạt động tài chính, dòng tiền từ hoạt động tài chính âm nhẹ sau 2 năm là

dòng tiền chính của DN. Nhìn vào cơ cấu dòng tiền, DN vẫn phụ thuộc nhiều

vào vốn vay như 2 năm trước đó, vay một khoản tiền lớn và chi trả một khoản

lớn hơn cho nợ gốc vay. Dòng tiền tài chính âm ở năm 2010 sau 2 năm dương

liên tiếp là do năm nay DN không phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn

CSH.

Qua đó có thể nhận thấy rõ chính sách tài trợ của DN vẫn phụ thuộc nhiều vào

vốn vay bên ngoài. Điều này sẽ không đảm bảo một sự phát triển chắc chắc cho

DN trong tương lai.

Phân tích dòng tiền tự do FCF

FCF = dòng tiền từ hoat động kinh doanh- chi tiêu vốn ròng - chi trả cổ tức

2008 2009 2010

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh

(lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh)

1.735.241.390 -84.698.849.661- 122.305.794.462

Chi tiêu vốn ròng

(lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư)

-121.478.779.195 -58.368.812.112 155.560.572.701

Chi trả cổ tức -11.310.088.500

FCF -131.053.626.300 -143.067.661.800 33.254.778.240

-Chi trả cổ tức: trong 2 năm 2009, 2010 công ty không có lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên không chi trả cổ tức cho cổ đông, ngoài ra toàn bộ cổ phiếu của công ty đều là cổ phiếu phổ thông, không có cổ phiếu ưu đãi.

51

Page 52: TRIBECO Completed

-Dòng tiền tự do trong năm 2008, 2009 đều âm, đến năm 2010 đã có dòng tiền tự do dương.

dòng tiền tự do năm 2008, 2009 âm là do công ty đã góp vốn đầu tư vào các dự án, mua sắm, xây dựng một lượng lớn tài sản cố định, đặc biệt là 2008.

Năm 2010, việc công ty rút vốn góp đã đem lại dòng tiền đáng kế, khiến dòng tiề tự do trong năm dương.

Bên cạnh các chỉ số về thu nhập và sinh lời thì các con số về dòng tiền của một DN có ý nghĩa rất quan trọng. Thu nhập có thể bị "bóp méo" bởi các chính sách kế toán nhưng dòng tiền thì khó bị bóp méo hơn, chính vì thế nhiều nhà đầu tư tin tưởng rằng dòng tiền tự do có thể cho thấy một viễn cảnh rõ ràng hơn về khả năng tạo ra tiền mặt và dĩ nhiên là từ đó tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp.

4.2. Tài sản lưu động

BÁO CÁO CHUÂN TY

TRONG

BÁO CÁO CHUÂN NĂM

GÔC

2010 2009 2008 2010 2009 2008

Tài sản ngắn hạn 100.0% 100.0% 100.0% 42.9% 113.0% 100.0%

Tiền và các khoản tương

đương tiền20.3% 6.4% 6.5% 134.7% 111.6% 100.0%

Các khoản phải thu ngắn

hạn60.7% 56.9% 66.5% 39.2% 96.7% 100.0%

Hàng tồn kho 17.4% 35.7% 25.6% 29.3% 157.8% 100.0%

Thuế và các khoản khác

phải thu NN0.9% 0.3% 0.4% 102.2% 99.1% 100.0%

a) Tiền và tương đương tiền

Lượng tiền và tương đương tiền của DN có sự gia tăng trong 3 năm 2008

– 2010, tuy nhiên tốc độ tăng vẫn còn khá chậm. Lượng tiền mặt chiếm một tỉ lệ

quá nhỏ trong TSNH, đặc biệt khi xét đến giá trị tuyệt đối của lượng tiền mà DN

nắm giữ (11-15 triệu vnd). Điều này làm khả năng thanh toán của DN, các chỉ số

thanh toán của DN thấp hơn rất nhiều so với mức an toàn cũng như so với Trung

bình ngành.

52

Page 53: TRIBECO Completed

Đối chiếu cùng với báo cáo lưu chuyển tiền tệ, lượng tiền mặt mà DN

nắm giữ không đến từ hoạt động sản xuất kinh doanh mà chủ yếu là từ vay ngắn

hạn ngân hàng (2008, 2009) hoặc thu hồi vốn đầu từ các DN khác. Điều này

trong dài hạn sẽ không đảm bảo sự ổn định của dòng tiền cũng như khả năng tồn

tại của DN, đồng thời thể hiện việc giảm tầm ảnh hưởng cũng như hoạt động

đầu tư của DN trên thị trường.

b) Các khoản phải thu

Dựa vào báo cáo chuẩn năm gốc, dễ nhận thấy các khoản phải thu của DN

đã giảm đáng kể ở năm 2010 so với hai năm 2008 và 2009, tuy nhiên nhìn vào

báo cáo chuẩn tỷ trọng, các khoản phải thu vẫn chiếm một tỷ trọng rất lớn trong

TSNH ở cả ba năm (đều ở mức 56% - 66%). Điều này chứng tỏ việc giảm các

khoản phải thu ở năm chỉ là do DN thu hẹp sản xuất chứ việc quản lý bán hàng

chưa hề được cải thiện, DN cần phải cải thiện chiến lược tín dụng thương mại

khi đã để cho khách hàng chiếm dụng vốn quá nhiều, dẫn đến ảnh hưởng đến

luồng tiền vào của DN.

c) Hàng tồn kho

Biểu đồ hàng tồn kho qua 3 năm

Hàng tồn kho của DN đã sụt giảm đáng kể ở năm 2010 cả về tỷ trọng

trong TSNH lẫn giá trị tuyệt đối so với năm gốc 2008. Việc giảm HTK, đặc biệt

với DN kinh doanh mặt hàng nước uống sẽ giúp giảm thiểu rất nhiều chi phí,

góp phần tăng lợi nhuận. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy sự hồi phục của DN

trong hoạt động kinh doanh sau khủng hoảng và sự phù hợp của các chiến lược

kinh doanh mới.

53

Page 54: TRIBECO Completed

4.3. Tài sản cố định

BÁO CÁO CHUÂN TY TRONG BÁO CÁO CHUÂN NĂM GÔC

  2010 2009 2008 2010 2009 2008

Tài sản dài hạn 100.0% 100.0% 100.0% 82.8% 120.9% 100.0%

Tài sản cố định 11.7% 36.4% 48.2% 20.1% 91.3% 100.0%

Tài sản dài hạn khác 76.3% 14.6% 22.8% 277.4% 77.5% 100.0%

Với mục đích cắt giảm các chi phí sản xuất cũng như tập trung vào các

sản phẩm chiến lược nhằm chiếm lại thị phần trên thị trường, TSCĐ của DN có

sự cắt giảm đáng kể theo 3 năm 2008 – 2010 cũng như trong cấu trúc TSDH.

Việc giảm TSCD cũng như TSDH nhưng vẫn đảm bảo được doanh thu tăng (đặc

biệt 2010) thể hiện chính sách quản lý cũng như hướng đi hợp lý hơn của DN

trong hoạt động sản xuất cũng như đầu tư.

54

Page 55: TRIBECO Completed

5. Giải pháp và dự báo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần

TRIBECO

5.1 Dự báo hoạt động sản xuất kinh doanhNăm 2011 nền kinh tế Việt Nam có những bước tiến triển mới, các nhà kinh tế

dự đoán rằng tỷ lệ tăng trưởng GDP 7%/1 năm.

Dự báo các chỉ tiêu trên báo cáo KQKD của công ty cổ phần TRIBECO

2008 2009 2010

Tốc độ tăng

trưởng doanh

thu

51,13% -1,35% 18,36%

Tỷ lệ so với

doanh thu thuần

Giá vốn hàng

bán

78,4% 79,9% 86,2%

Lợi nhuận gộp 21,6% 20,05% 13,8%

CP tài chính,

bán hàng và

quản lý DN

40,6% 33,6% 24,87%

Dự báo về doanh thu thuần:

+ trong năm 2010 công ty tập trung lại quy hoạch sản phẩm xây dựng 4

dòng sản phẩm chủ lực là trà xanh, sữa đậu nành, trà bí đao, nước tăng lực,thông

qua việc nâng cấp chất lượng sản phẩm, xây dựng hình ảnh …

+ dự báo tỷ lệ tăng trưởng GDP trong năm 2011 sẽ là 7%

- > tỷ lệ tăng trưởng doanh thu năm 2011 : 15% là phù hợp, nghĩa là doanh

thu dự báo năm 2011 là 78.000 triệu.đồng

Dự báo về giá vốn hàng bán:

+ Chi phí nguyên vật liệu tăng cao dẫn đến tình trạng giá vốn hàng bán

cũng tăng,

Page 56: TRIBECO Completed

+ Tỷ trọng giá vốn hàng bán so với doanh thu thuần có tăng ( tăng từ

78,4% năm 2008 lên 79,9% năm 2009 và lên 86,2% năm 2010)

+ Năm 2010 công ty đã hoàn tất lắp đặt một dây chuyền lon nhà máy

Hưng Yên để sản xuất trà bí đao và các sản phẩm lon khác nhằm giảm bớt chi

phí vận chuyển.

→ tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu năm 2011 khoảng 78% tức giá vốn

hàng bán = 610.000 triệu đồng → do đó lợi nhuận gộp của doanh nghiệp sẽ

khoảng là 170.000 triệu đồng

Dự báo chi phí tài chính chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp

+ Chi phí tài chính chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp trong những

năm gần đây đang có xu hướng giảm dần.

+ Doanh nghiệp quản lý tốt chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh

nghiệp bên cạnh đó công ty đẩy mạnh vào đầu tư cho chiến lược dài hạn

→ tỷ trọng chi phí bán hàng và chi phí quản lý chung trong doanh nghiệp chiếm

19% doanh thu tương đương với khoảng 153.000 triệu đồng

Dự báo về doanh thu hoạt động tài chính

Trong năm 2010 doanh thu hoạt động tài chính tăng vọt với nguyên nhân tăng

mạnh là do có nguồn doanh thu từ hoạt động tài chính do thanh lý công ty con

và doanh thu hoạt động tài chính do thanh lý công ty liên kết.

Đến năm 2011 sẽ các nguồn thu từ hoạt động tài chính ít đi, chiếm 1 tỷ lệ không

đáng kể trong tổng doanh thu nên có thể cho xấp xỉ bằng 0

Bảng dự báo kết quả kinh doanh năm 2011 ( đơn vị: triệu đồng)

STT Nội dung Dự báo năm 2011Thực tế năm

2010

1 Doanh thu thuần 780000 677928

2 Giá vốn hàng bán 610000 584380

3 Lãi gộp 170000 93547

Page 57: TRIBECO Completed

4Chi phí bán hàng

và quản lý chung153000 143876

5Doanh thu hoạt

động tài chính0

85322

6Chi phí hoạt

động tài chính12000 24301.13

7 Lãi(lỗ) hoạt động 5000 10690.87

8 Thu nhập khác 0 956.56

9 Chi phí khác 0 1104.22

10Lợi nhuận trước

thuế5000 10543.21

11Phần lợi nhuận

từ công ty LK0 (8640.58)

5.2 Giải pháp chung cho công ty trong năm tới: Qua việc phân tích tài chính công ty cùng với việc dự báo hoạt động sản xuất

kinh doanh của công ty cổ phần nước giải khát Sài Gòn( Tribeco) cho năm 2011

ta có một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty có thể đưa ra

như sau:

Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh: Tuy trong 3 năm gần đây về

doanh thu có sự tăng trưởng nhưng hiệu quả chưa cao do sự giảm chi phí là chưa

đủ để tạo nên hiệu ứng tích cực từ việc tăng trưởng doanh thu, do vậy cùng với

việc đầu tư nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới TRI cần nỗ lực hơn nữa

trong công tác quản lí chi phí. Cùng với việc mở rộng sản xuất kinh doanh thì

các khoản mục chi phí như thuê tài chính, chi phí sản xuất bao gồm tiền vật tư,

tiền nguyên vật liệu..v..v…có thể tăng so với các năm trước do lạm phát, giá cả

leo thang công ty với tiềm lực còn yếu sẽ khó tránh khỏi bị ảnh hưởng thì công

tác quản lí chi phí hoạt động như chi phí quản lí doanh nghiệp, chi phí bán hàng,

chi phí khác cần được quản lí chặt chẽ đảm bảo vẫn hiệu quả. Tuy vậy công tác

Page 58: TRIBECO Completed

nghiên cứu thị trường, marketing, tung ra sản phẩm mới, tìm nguồn nguyên liệu

mới giá rẻ nhưng đảm bảo chất lượng vẫn phải tiếp tục chú trọng đầu tư cẩn thận

nhằm nâng cao doanh số bán hàng ứng phó với sự cạnh tranh gay gắt của các

công ty cùng ngành. Hiện tượng sản lượng tiêu thụ sụt giảm của công ty trong 3

năm gần đây cho thấy thị phần của công ty đang dần bị mất đi nên một sản phẩm

sáng tạo về cả chất lượng cũng như mẫu mã bắt kịp với thị hiếu người tiêu dùng,

nhu cầu thay đổi từng ngày của con người là rất cần thiết.

Trong dự báo của công ty có sự giảm đi của chi phí tài chính và hạn chế chi phí

khác ở mức tối thiểu cho thấy công ty tạm thời sẽ cắt giảm đầu tư vào các công

ty liên kết liên doanh để tránh mức thua lỗ từ các công ty này như các năm trước

làm giảm lợi nhuận của công ty. Trong khoản chi phí tài chính thì chi phí lãi vay

sẽ cần được giảm mạnh do hiện tại mức lãi suất tín dụng là rất cao đồi với một

doanh nghiệp tầm vừa và nhỏ như TRI sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên nếu

có sự hỗ trợ của nhà nước bằng việc can thiệp vào công tác cho vay của tổ chức

tín dụng thì công ty nên tận dụng cơ hội lấy thêm nguồn tài trợ cho hoạt động

của mình.

Theo kế hoạch dự báo của công ty doanh thu thuần sẽ tăng lên mức 780 tỉ

với mức tăng tuyệt đối gần 102 tỉ so với năm 2010 trong khi giá vốn hàng bán

tăng lên 610 tỉ mức tăng tuyệt đối chỉ ở mức 26 tỉ nỗ lực này muốn đạt được

cần phải có sự quản lí chặt chẽ và hiệu quả trong hoạt động của công ty: công

tác quản lí hàng tồn kho chú trọng tới quản lí nguyên vật liệu,công cụ dụng

cụ ;chính sách bán hàng tín dụng cần kiểm soát tốt hơn nữa mặc dù khoản phải

thu giảm cùng với đó là kì thu tiền bình quân giảm mạnh nhưng cần phải chú ý

rằng tỉ trọng phải thu trong tổng tài sản lại không giảm vì vậy để tránh bị chiếm

dụng vốn công ty cần có nhiều biện pháp thu hồi nợ thắt chặt tín dụng thương

mại tuy nhiên chỉ ở mức vừa phải nếu không sẽ ảnh hưởng tới doanh thu của

công ty giảm tính cạnh tranh so với công ty cùng ngành.

Đối với việc quản lí tài sản và nguồn vốn :

Cơ cấu có sự thay đổi rõ nét trong 3 năm nhưng nói chung công ty vẫn sử dụng

vay nợ là chủ yếu trong nguồn tài trợ của mình, cùng với đó là chính sách tài trợ

mạnh dạn lấy nguồn ngắn hạn tài trợ cho tài sản dài hạn cùng với việc chấp nhận

hi sinh khả năng thanh toán để mong muốn một tỉ suất sinh lời cao hơn. Chính

sách tài trợ này đã tỏ ra kém hiệu quả khi mà tỉ suất sinh lời quá bé trong khi vì

sự mất cân đối trong cơ cấu vốn và tài sản cũng như cân đối kì hạn giữa nguồn

Page 59: TRIBECO Completed

và tài sản mà khả năng thanh toán của công ty ở mức báo động nghiêm trọng

nguy cơ mất thanh khoản. Do vậy trước mắt công ty nên tận dụng nguồn ngắn

hạn đầu tư vào tài sản dài hạn ( tài sản cố định) cùng với đó là tăng qui mô tài

sản ngắn hạn thay đổi cơ cấu tài sản nói chung cũng như tài sản ngắn hạn nói

riêng để cải thiện khả năng chi trả của công ty.

Tóm lại với qui mô vốn hiện tại của công ty việc theo đuổi chính sách tài trợ

mạnh dạn của TRI không hiệu quả và rủi ro cao, đánh đổi mức rủi ro cao để

nhằm thu được lợi nhuận mong muốn chưa đạt được do vậy thay đổi lại trong

chính sách tài trợ tài sản của mình cùng với việc quản lí chi phí hoạt động giảm

thiểu một cách tối đa kết hợp với các chính sách quản lí hàng tồn kho, chính

sách tín dụng thương mại hợp lí mới có thể cải thiện tình hình tài chính của công

ty.

Page 60: TRIBECO Completed

III. PHỤ LỤC

1. Giải trình cách tính trung bình ngành: Bia rượu, nước giải khát

1.1. Bảng trung bình ngành

CHỈ TIÊU Đơn vị SCD HAD TRI VTL THB TBN

Vòng quay hàng tồn kho vòng 11,83 9,35 13,7 1,885 9,438 9,2406

Vòng quay tài sản cố định vòng 11,19 4,15 17,04 4,583 1,59 7,7106

Vòng quay tổng tài sản vòng 1,83 2,05 2,34 0,917 1,18 1,6634

Vòng quay phải thu vòng 16,55 58,86 8,44 4,23 18,07 21,23

Vòng quay phải trả người bán vòng 13,78 69,1 8,35 14,995 46,21 30,487

Kì thu tiền khách hàng bình

quân ngày 22,06 6,2 43,25 86,3 20,197 35,6

Kì trả tiền người bán bình

quân ngày 26,48 5,28 43,7 24,34 7,9 21,54

Khả năng thanh toán chung 2,94 3,63 0,578 1,253 0,714 1,823

Khả năng thanh toán nhanh

2,43 2,54 0,477 0,503 0,4178

1,2735

6

Khả năng thanh toán tức thời

1,706 1,97 0,1173 0,106 0,222

0,8242

6

Hệ số nợ % 24,89% 17,74% 66% 68% 41,20% 43,57%

ROA % 13,08% 23,65% 0,657% 3,027% 10,2% 10,122

Page 61: TRIBECO Completed

8%

ROE

% 17,60% 30,70% 2,94% 9,5% 18,9%

15,928

%

PM % 7,14% 11,51% 0,28% 3,30% 8,63% 6,172%

BEP

% 15,30% 31,48% 11,77% 8,80% 14,39%

16,348

%

1.2 Các công ty

Trung bình ngành được tính dựa trên 5 công ty trong ngành bia rượu nước giải

khát

(số liệu tính đến ngày 31/12/2010)

STT Tên công ty Mã chứng

khoán

Tổng Tài

sản

(triệu đồng)

Vốn chủ sở

hữu (triệu

đồng)

1 Công ty Cổ phần Nước

giải khát Chương Dương

SCD 203.382 152.747

2 Công ty Cổ phần Bia Hà

Nội - Hải Dương

HAD 122.337 100.639

3 Công ty Cổ phần Nước

giải khát Sài Gòn

TRI 198.881 66.479

4 Công ty Cổ phần Vang

Thăng Long

VTL 105.409 33.670

5 Công ty Cổ phần Bia

Thanh Hóa

THB 325.421 191.271

Page 62: TRIBECO Completed

1.3 Các công thức áp dụng trong tính TBN

Vòng quay hàng tồn kho =

Vòng quay tài sản cố định =

Vòng quay tổng tài sản=

Vòng quay phải thu =

Vòng quay phải trả người bán =

Kì thu tiền khách hàng bình quân =

Kì trả tiền người bán bình quân =

Khả năng thanh toán chung =

Page 63: TRIBECO Completed

Khả năng thanh toán nhanh =

Khả năng thanh toán tức thời =

Hệ số nợ =

ROA =

ROE =

PM =

BEP =

2. Các chỉ tiêu và ý nghĩa của các chỉ tiêu trong phân tích tài chính được sử dụng trong bài

2.1 Chỉ tiêu năng lực hoạt động của tài sản

- Vòng quay khoản phải thu và kì thu tiền bình quân

Page 64: TRIBECO Completed

Vong quay khoản phải thu =

Ki thu tiền binh quân =

Vòng quay khoản phải thu cho biết trong kỳ phân tích các khoản phải thu quay dược bao nhiêu vòng, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp thu hồi tiền hàng kịp thời, ít bị chiếm dụng vốn.Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý các khoản phải thu đối với từng mặt hàng cụ thể của doanh nghiệp trên thị trường

- Vòng quay HKT, số ngày tồn kho bình quân

Vong quay HTK =

chỉ tiêu này cho biết,trong kỳ phân tích vốn đầu tư cho hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng,chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hàng tồn kho vận động không ngừng đó là nhân tố để tăng doanh thu,góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

- Số ngày tồn kho bình quân

Số ngày tồn kho binh quân =

chỉ tiêu này cho biết một vòng quay của hàng tồn kho mất bao nhiêu ngày,chỉ tiêu này càng thấp,chứng tỏ hàng tồn kho vận động nhanh đó là nhân tố góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp

-Vòng quay khoản phải trả:

Vong quay khoản phải trả =

Page 65: TRIBECO Completed

chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích các khoản phải trả người bán quay được bao nhiêu vòng,chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp thanh toán tiền hàng kịp thời,ít đi chiếm dụng vốn của các đối tượng.Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý các khoản phải trả đối với từng mặt hàng cụ thể của doanh nghiệp mua trên thị trường

-Vòng quay tài sản cố định:

Vong quay TSCĐ =

chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích,các tài sản cố định quay được bao nhiêu vòng,chỉ tiêu này càng cao sẽ góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

-Vòng quay tổng tài sản:

Vong quay tổng TS =

chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích các tài sản quay được bao nhiêu vòng,chỉ tiêu này càng cao,chứng tỏ các tài sản vận động nhanh,góp phần tăng doanh thu và là điều kiện nâng cao lợi nhuận cho doanh ngiệp

-Chi phí/ doanh thu thuần:

Chi phí/ DT thuần =

( hiệu quả kinh doanh=yếu tố đầu vào/kết quả đầu ra) phản ánh cứ 1 đồng kết quả đầu ra như doanh thu, lợi nhuận,giá trị sản lượng hàng hóa …. thì cần bao nhiêu đồng chi phí đầu vào(vốn,tài nguyên,nhân công.. ) chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả kinh doanh càng cao

2.2 Chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn

Khả năng thanh toán ngắn hạn

Page 66: TRIBECO Completed

Khả năng thanh toán ngăn hạn =

Hệ số này hàm ý cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn sẽ có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển hóa thành tiền để trả các khoản nợ đến hạn

Khả năng thanh toán nhanh

Khả năng thanh toán nhanh =

Hệ số khả năng thanh toán nhanh đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bang việc chuyển đổi tài sản ngắn hạn ( không kể hàng tồn kho) thành tiền.

Khả năng thanh toán tức thời

Khả năng thanh toán nhanh =

Thông thường nếu các hệ số trên quá cao có thể đem lại sự an toàn về khả năng bù đắp cho sự giảm giá trị của tài sản ngắn hạn. Điều đó thể hiện tiềm năng thanh toán cao so với nghĩa vụ phải thanh toán. Tuy nhiên một số doanh nghiệp có hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn quá cao cũng có thể do doanh nghiệp đầu tư quá nhiều vào tài sản ngắn hạn – một sự đầu tư không mang lại hiệu quả.

2.3 Chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán dài hạn

- hệ số nợ =

Tỷ số này nói lên trong tổng tài sản của doanh nghiệp thì bao nhiêu phần trăm được tài trợ bởi nợ.

Page 67: TRIBECO Completed

- tỷ suất tự tài trợ =

Một doanh nghiệp có tỷ suất tự tài trợ cao được đánh giá là ít bị phụ thuộc vào bên ngoài.

- Khả năng thanh toán lãi vay :

Số lần trả lãi vay (TIE) =

2.4 Chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lời

-Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS) =

ROS =

chỉ tiêu này cho biết, trong một kỳ phân tích,doanh nghiệp thu được 100 đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần,thì thu được bao nhiêu đòng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp,chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí càng tốt

-ROA :

ROA =

chỉ tiêu này cho biết trong 1 kỳ phân tích doanh nghiệp bỏ ra 100 đồng tài sản đầu tư thì thu được bao nhiêu dồng lợi nhuận sau thuế,chỉ tiêu này càng cao,chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản tốt

- ROE:

ROE =

Page 68: TRIBECO Completed

chỉ tiêu này cho biết,trong một kỳ phân tích,doanh nghiệp đầu tư 100 đồng vốn chủ sở hữu,thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp,chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là tốt,góp phần nâng cao khả năng đầu tư của chủ doanh nghiệp.

2.5 Phân tích tài chính đòn bẩy

- Đòn bẩy hoạt động DOL

- Đòn bẩy hoạt động DOL =% thay đổi của EBIT

% thay đổi doanh thu

Đòn bẩy hoạt động dùng để đo lường mức độ biết động cảu EBIT khi doanh thu thay đổi

- Đon bẩy tài chính DFL

- Đòn bẩy tài chính DFL =% thay đổi của EPS

% thay đổi EBIT

Đòn bẩy tài chính dùng để đo lường mức độ biến động của EPS khi EBIT thay đổi

- Đòn bẩy tổng hợp = DOL * DFL