tro choi xep hinh bang pp tuong tac

9
VẬN DỤNG TRÒ CHƠI XẾP HÌNH BẰNG POWERPOINT TƯƠNG TÁC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG ThS Nguyễn Thanh Xuân Khoa Địa lí, ĐHSP Hà Nội 1.MỞ ĐẦU Rèn luyện sự nhanh tay, nhanh mắt, tính kiên trì, tỉ mỉ, trí tưởng tưởng phong phú, phát triển tư duy lô gic, kĩ năng tự khám phá, … - những ích lợi của trò chơi xếp hình có thể sẽ được phát huy tích cực hơn nếu được vận dụng trong dạy học. Kênh hình là một nội dung quan trọng không thể thiếu trong dạy học địa lí và suy cho cùng, mỗi một hình ảnh mang nội dung địa lí đều là một mảnh ghép kiến thức hình thành lên bức tranh tri thức cho học sinh. Vận dụng trò chơi xếp hình bằng powerpoint trong dạy học bộ môn ở trường phổ thông là một hướng khai thác có hiệu quả kênh hình, đồng thời cũng góp phần làm tăng số lượng kênh hình, thúc đẩy sự hứng thú, tích cực của học sinh (HS). 2.NỘI DUNG 2.1.Vai trò của kênh hình trong dạy học địa lí Kênh hình tác động trực tiếp vào thị giác, đây là giác quan chiếm tỉ lệ cao nhất về khả năng tiếp thu tri thức (qua nhìn: 83%) đồng thời, việc khám phá kiến thức bằng hình ảnh cho khả năng lưu trữ thông tin lớn (qua nghe và nhìn: 50%), nếu vận dụng tốt trong trò chơi xếp hình bằng cách cho HS được tương tác sáng tạo với hình thì các em sẽ nhớ lâu hơn (qua tự trình bày và làm: 90%). [3] Kênh hình không chỉ là phương tiện trực quan mà việc sử dụng kênh hình trong dạy học còn là một trong những phương pháp dạy học mang lại hiệu quả cao và đặc trưng của môn Địa lí. Vai trò của kênh hình được thể hiện ở những điểm quan trọng sau: 1

Upload: thanh-xuan

Post on 07-Aug-2015

211 views

Category:

Documents


16 download

TRANSCRIPT

Page 1: Tro Choi Xep Hinh Bang PP Tuong Tac

VẬN DỤNG TRÒ CHƠI XẾP HÌNH BẰNG POWERPOINT TƯƠNG TÁC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

ThS Nguyễn Thanh XuânKhoa Địa lí, ĐHSP Hà Nội

1.MỞ ĐẦURèn luyện sự nhanh tay, nhanh mắt, tính kiên trì, tỉ mỉ, trí tưởng tưởng phong

phú, phát triển tư duy lô gic, kĩ năng tự khám phá, … - những ích lợi của trò chơi xếp hình có thể sẽ được phát huy tích cực hơn nếu được vận dụng trong dạy học. Kênh hình là một nội dung quan trọng không thể thiếu trong dạy học địa lí và suy cho cùng, mỗi một hình ảnh mang nội dung địa lí đều là một mảnh ghép kiến thức hình thành lên bức tranh tri thức cho học sinh. Vận dụng trò chơi xếp hình bằng powerpoint trong dạy học bộ môn ở trường phổ thông là một hướng khai thác có hiệu quả kênh hình, đồng thời cũng góp phần làm tăng số lượng kênh hình, thúc đẩy sự hứng thú, tích cực của học sinh (HS).2.NỘI DUNG2.1.Vai trò của kênh hình trong dạy học địa lí

Kênh hình tác động trực tiếp vào thị giác, đây là giác quan chiếm tỉ lệ cao nhất về khả năng tiếp thu tri thức (qua nhìn: 83%) đồng thời, việc khám phá kiến thức bằng hình ảnh cho khả năng lưu trữ thông tin lớn (qua nghe và nhìn: 50%), nếu vận dụng tốt trong trò chơi xếp hình bằng cách cho HS được tương tác sáng tạo với hình thì các em sẽ nhớ lâu hơn (qua tự trình bày và làm: 90%). [3]

Kênh hình không chỉ là phương tiện trực quan mà việc sử dụng kênh hình trong dạy học còn là một trong những phương pháp dạy học mang lại hiệu quả cao và đặc trưng của môn Địa lí. Vai trò của kênh hình được thể hiện ở những điểm quan trọng sau:

- Tạo hình ảnh trực quan về đối tượng nhận thức, xây dựng tính chân thật của cuộc sống, rút ngắn cự li quan sát giữa chủ thể nhận thức và các sự vật hiện tượng địa lí ở rất xa về không gian và thời gian.

- Tạo hứng thú và niềm tin cho HS trong quá trình lĩnh hội tri thức mới.- Phát triển năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề...

cho HS thông qua các thao tác tư duy (phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát, trình bày vấn đề...).

- Làm tăng năng suất lao động của giáo viên (GV) và HS.- Bồi dưỡng tình cảm và tư tưởng cho HS.- Đặc biệt, việc sử dụng kênh hình trong dạy học sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho

việc thực hiện và đạt được các mục tiêu dạy học địa lí đặt ra. Thông qua kênh hình, HS dễ dàng đạt được mức độ nhận thức từ thấp đến cao (nhận biết đối tượng địa lí, chứng minh, giải thích các mối quan hệ địa lí, vận dụng kiến thức mới vào thực tiễn...), hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng địa lí, kĩ năng tư duy (phân tích, tổng hợp, so

1

Page 2: Tro Choi Xep Hinh Bang PP Tuong Tac

sánh, đánh giá,...), góp phần bồi dưỡng cho HS tình yêu quê hương đất nước, có các hành vi ứng xử hợp lí trước các vấn đề đang đặt ra của đất nước và của nhân loại. [5]2.2.Cách tạo trò chơi xếp hình bằng Powerpoint tương tác

Trò chơi được xây dựng bằng powerpoint – một phần mềm trình chiếu rất thông dụng, sử dụng các nguyên liệu cơ bản là tranh ảnh, graphic, các đối tượng (image, button, …) của VBA và ngôn ngữ Visual Basic (xem thêm [4]).

Hình 1 là một ví dụ về trò chơi xếp hình: bên trái là các ô hình hiển thị một phần của đối tượng, được sắp xếp lộn xộn, bên phải là khu vực người chơi sắp xếp các ô hình theo thứ tự để được một hình lớn hoàn chỉnh, nếu người chơi xếp sai, click vào nút Làm lại để bắt đầu lại. Ý tưởng ở đây là: khi HS click vào một ô hình nguồn thì sẽ gán vào image trung gian, khi HS click vào ô hình đích thì sẽ lấy giá trị của image trung gian. Image này có thuộc tính visible = false để HS không thấy khi trình chiếu.

Hướng dẫn cụ thể: theo hình 1, ta cần sử dụng 9 image làm nguồn, 9 image làm đích, 1 image trung gian, 1 button [2].

Bước 1: Tạo 9 Image lần lượt đặt tên là ImgN1, ImgN2, ImgN3, ImgN4, ImgN5, ImgN6, ImgN7, ImgN8, ImgN9 (dùng chứa 9 hình nguồn); ImgD1, ImgD2, ImgD3, ImgD4, ImgD5, ImgD6, ImgD7, ImgD8, ImgD9 (làm khung để người dùng xếp hình), ImgTemp (dùng làm trung gian chuyển hình từ nguồn sang đích - thuộc tính visible=false). Các Image này đều có thuộc tính PictureSizeMode=fmPictureSizeModeStretch.Bước 2: Dùng thuộc tính Picture ở hộp thoại Properties để hiển thị các hình mong muốn (click vào dòng picture để load picture, tìm đường dẫn tới nơi để ảnh)Bước 3: Khi người dùng click vào các hình nguồn sẽ đưa hình vào imageTem

Private Sub ImgN1_Click()ImgTem.Picture = ImgN1.Picture

2

Hình 1: Trò chơi xếp hình bằng Powerpoint

Page 3: Tro Choi Xep Hinh Bang PP Tuong Tac

End Sub(viết code tương tự cho các ImgN từ 2 đến 9)Bước 4: Khi người dùng click vào các ô trống sẽ chuyển hình từ ImageTemp vào ô trống.

Private Sub ImgD1_Click()ImgD1.Picture = ImgTem.Picture//refresh imgImgD1.Visible = FalseImgD1.Visible = TrueEnd Sub

(viết code tương tự cho các ImgD từ 2 đến 9)Bước 5: Khi người dùng click vào nút “Làm lại” sẽ làm rỗng các ô trống

Private Sub cmdbLamlai_Click()ImgD1.Picture = LoadPicture("")ImgD2.Picture = LoadPicture("")……//tương tự đến hết số ImgDImgD1.Visible = FalseImgD1.Visible = True

ImgD2.Visible = FalseImgD2.Visible = True……..//refresh tất cả các ImgD

2.3.Các mức độ vận dụng trò chơi trong dạy học Địa lí ở trường phổ thôngKhi người GV đã thành thạo trong thiết kế trò chơi xếp hình sẽ xuất hiện

nhiều ý tưởng và các biến thể của trò chơi (ví dụ: ngoài tranh ảnh có thể đưa vào biểu đồ, bản đồ, các hình tự vẽ, các chữ dưới dạng ảnh, …), đồng thời với nó là các mức độ vận dụng khác nhau trong tổ chức hoạt động dạy học và khai thác tri thức. Tác giả tổng hợp được 4 mức độ vận dụng như sau:- Mức độ 1: xếp được hình đúng, tái hiện được hình ảnh nguyên thủy (hình 1). Đây là mức độ thấp nhất của kĩ thuật sử dụng trò chơi trong dạy học. Thông qua việc tái hiện được hình ảnh gốc, giúp HS hình thành khái niệm, biểu tượng địa lí. Áp dụng mức độ 1 cho hoạt động khởi động bài hoặc đố vui, thư giãn.- Mức độ 2: tìm hình thích hợp điền vào chỗ trống hoặc hoàn thành sơ đồ (hình 2). Bên hình đích đã có một số hình mang tính chất gợi ý, định hướng kiến thức. Kiểu trò chơi này giúp HS được gợi nhớ, củng cố và khắc sâu kiến thức đã học. Thích hợp cho hoạt động củng cố bài hoặc kiểm tra bài cũ.- Mức độ 3: phân loại, xếp loại đối tượng (hình 3). GV đưa ra nhiều ảnh nguồn thuộc các nhóm khác nhau, xếp lộn xộn, thậm chí có nhiều ảnh gần giống nhau mục đích gây nhiễu cho HS. Tùy vào từng bài khác nhau mà HS được yêu cầu phân loại đối tượng theo những chủ đề thảo luận (ví dụ: sản phẩm nông nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ, của Bắc Trung Bộ, của Tây Nguyên, …). Kiểu này có thể

3

Page 4: Tro Choi Xep Hinh Bang PP Tuong Tac

được vận dụng trong nhiều khâu: củng cố, kiểm tra bài cũ hoặc các tình huống học tập trên lớp nhằm giúp HS bước đầu có ý niệm về phân tích, tổng hợp.

- Mức độ 4: sơ đồ hóa, thiết lập các mối quan hệ (hình 4). Những nội dung kiến thức khó hoặc hay được GV sơ đồ hóa, GV tung ra rất nhiều các hình ảnh gây nhiễu, yêu cầu HS đưa ra một chu trình hoặc một sơ đồ mối quan hệ logic, phân tích và chứng minh. Đây là mức độ vận dụng cao của trò chơi xếp hình, qua đó phát triển tư duy logic, kĩ năng phân tích, tổng hợp; áp dụng trong các tình huống thảo luận nhóm nhỏ hoặc củng cố bài.

4

Lµm l¹ i

MỨC ĐỘ 2 CỦA TRÒ CHƠI XẾP HÌNH

Hình 2: Mức độ 2 của trò chơi xếp hình

Lµm l¹ i

MỨC ĐỘ 3 CỦA TRÒ CHƠI XẾP HÌNH

Cây công nghiệp lâu năm:

Cây thực phẩm:

Cây rau màu:

Hình 3: Mức độ 3 của trò chơi xếp hình

Page 5: Tro Choi Xep Hinh Bang PP Tuong Tac

2.4.Những lưu ý khi vận dụngKết hợp sử dụng hình ảnh với trò chơi xếp hình trong dạy học cần lưu ý một

số vấn đề chính sau:- Hình ảnh được lựa chọn phải điển hình, phải “đắt”, phải chứa nội dung địa lí- Các yêu cầu và chỉ dẫn cho HS khi tiến hành xếp hình phải cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu- Chỉ tiến hành trong điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng (máy chiếu, máy tính, chuột không dây có thể mang xuống chỗ HS ngồi, …) đồng thời cả GV và HS phải khá thành thạo tin học căn bản.- Sử dụng kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau trong quá trình khai thác trò chơi- GV chú ý quản lí lớp học và phân chia thời gian cho hợp lí3.KẾT LUẬN

Sử dụng trò chơi xếp hình là một hướng đi mới trong dạy và học địa lí, góp phần đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức dạy học trong giai đoạn hiện nay. Việc vận dụng một cách linh hoạt các kiểu trò chơi xếp hình khác nhau giúp người GV có thêm những “vũ khí” mới trong dạy, có thêm những phương tiện truyền tin và khai thác tri thức; giúp HS được tương tác sâu hơn với bài học, với GV, với bạn bè, tạo nhiều hứng thú và hiệu quả bất ngờ trong dạy học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO[1]. Powerful PowerPoint for Educators: Using Visual Basic for Applications to

make PowerPoint interactive (2005). David M.Marcovitz

[2]. Võ Tấn Dũng. Tương tác bằng VBA (ebook)

[3]. Đặng Văn Đức (2006), Lý luận dạy học địa lí, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[4]. Nguyễn Thanh Xuân (2011), Trắc nghiệm có phản hồi bằng powerpoint tương tác, Tạp chí Thiết bị Giáo dục, số 67, ISSN 1859-0810.[5]. Ngô Thị Hải Yến (2010), Sử dụng kênh hình để tổ chức các hoạt động nhận thức cho Học sinh trong dạy học Địa lí 9 theo hướng tích cực, Luận án Tiến sĩ.

5

Lµm l¹ i

MỨC ĐỘ 4 CỦA TRÒ CHƠI XẾP HÌNH

Hình 4: Mức độ 4 của trò chơi xếp hình

Page 6: Tro Choi Xep Hinh Bang PP Tuong Tac

TÓM TẮTKênh hình có vai trò vô cùng quan trọng trong dạy học Địa lí. Sử dụng trò

chơi xếp hình bằng powerpoint tương tác vào trong dạy học là một trong những phương pháp khai thác có hiệu quả kênh hình. Với nhiều mức độ vận dụng khác nhau từ đơn giản đến phức tạp, người giáo viên có thể linh hoạt, chủ động phát huy sức sáng tạo trong dạy, giúp học sinh tăng cường tính tích cực trong học.

SUMMARY

Applied Puzzle game by interactive powerpoint for learning Geography in high school

Nguyen Thanh XuanThe photograph categories are important in teaching and learning

Geography. Using interactive powerpoint for Puzzle game  is one of the effective  methods to develope it. Has many different levels of applied from simple to complex, the teacher can be flexible, to raise the sense of initiative and creativity in teaching,  to help students enhance active learning.

6