tư vấn âm thanh

16
Tư vấn âm thanh » Ampli đèn Lược sử Ampli Đèn 2009-10-07 14:09:36 Năm 1904, bóng đèn 2 cực chân không (diode) đầu tiên ra đời, bắt đầu thời kỳ điện tử học. Hai năm sau, bóng đèn 3 cực (triode) xuất hiện, khởi nguồn cho thời hoàng kim của ampli đèn và các thiết bị sử dụng đèn điện tử khác. đèn 2 cực được nhà khoa học Anh John Ambrose Fleming phát minh đúng 100 năm trước. Năm 1906, Lee de Forest sáng chế ra đèn 3 cực, bóng chân không cho phép nhận và khuyếch đại tín hiệu điện tử. Nhưng phải chờ đến những năm 20 của thế kỷ trước, những chiếc ampli đèn đầu tiên mới được bán trên thị trường. Chúng có thiết kế đơn giản song đảm nhiệm chức năng khuếch đại tín hiệu rất thành công. Tất cả các sơ đồ thiết kế chỉ sử dụng một loại đèn duy nhất được sản xuất thời bấy giờ là đèn 3 cực đốt trực tiếp (direct heating triode) và chỉ chạy duy nhất ở class A. Khi ấy, người chơi phải dùng ampli đèn một cách rất cẩn thận vì đèn còn hiếm và giá rất cao. Sơ đồ bóng đèn 2 cực Các ampli cổ đa phần sử dụng biến áp nối tầng (interstage transfomer) để hiệu suất hoạt động của đèn đạt được mức cao nhất. Thời đó tầng công suất không phải lúc nào cũng đòi hỏi phải có biến áp bởi vì một số loa cổ có trở kháng rất cao (hơn 2.000 ohm, trong khi ngày nay, đa số đều từ 4-8 ohm) và các loa đời cổ có thể nối trực tiếp với anode của đèn qua một tụ đầu to khổng lồ. Những bóng đèn đời đầu có độ khuếch đại và công suất khá hạn chế. Sơ đồ bóng 3 cực

Upload: quangsua

Post on 05-Jul-2015

352 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Tư vấn âm thanh

Tư vấn âm thanh » Ampli đènLược sử Ampli Đèn2009-10-07 14:09:36Năm 1904, bóng đèn 2 cực chân không (diode) đầu tiên ra đời, bắt đầu thời kỳ điện tử học. Hai năm sau, bóng đèn 3 cực (triode) xuất hiện, khởi nguồn cho thời hoàng kim của ampli đèn và các thiết bị sử dụng đèn điện tử khác.

đèn 2 cực được nhà khoa học Anh John Ambrose Fleming phát minh đúng 100 năm trước. Năm 1906, Lee de Forest sáng chế ra đèn 3 cực, bóng chân không cho phép nhận và khuyếch đại tín hiệu điện tử. Nhưng phải chờ đến những năm 20 của thế kỷ trước, những chiếc ampli đèn đầu tiên mới được bán trên thị trường. Chúng có thiết kế đơn giản song đảm nhiệm chức năng khuếch đại tín hiệu rất thành công. Tất cả các sơ đồ thiết kế chỉ sử dụng một loại đèn duy nhất được sản xuất thời bấy giờ là đèn 3 cực đốt trực tiếp (direct heating triode) và chỉ chạy duy nhất ở class A. Khi ấy, người chơi phải dùng ampli đèn một cách rất cẩn thận vì đèn còn hiếm và giá rất cao. 

Sơ đồ bóng đèn 2 cực

Các ampli cổ đa phần sử dụng biến áp nối tầng (interstage transfomer) để hiệu suất hoạt động của đèn đạt được mức cao nhất. Thời đó tầng công suất không phải lúc nào cũng đòi hỏi phải có biến áp bởi vì một số loa  cổ có trở kháng rất cao (hơn 2.000 ohm, trong khi ngày nay, đa số đều từ 4-8 ohm) và các loa đời cổ có thể nối trực tiếp với anode của đèn qua một tụ đầu to khổng lồ. Những bóng đèn đời đầu có độ khuếch đại và công suất khá hạn chế.

 

Sơ đồ bóng 3 cực

Tuy nhiên, sự phát triển của công nghệ chế tạo đèn đã nhanh chóng biến ampli trio trở thành những thiết bị thân thiện và ngày càng mạnh hơn, dễ sử dụng hơn. Tính chất phức tạp của các mạch điện cũng bắt đầu tăng dần. Việc phát minh ra kỹ thuật hồi tiếp âm (negative feedback) của Harold Black vào năm 1927 đã hình thành nên các mạch điện tinh vi với khả năng giảm độ méo trong ampli xuống đáng kể. Một phát minh khác có ảnh hưởng quan trọng đến thiết kế ampli đèn là mạch đẩy kéo (push - pull) ở tầng công suất, tức là mô hình có hai đèn công suất thay nhau mở và tắt giúp tăng cường hiệu suất của tầng ra, cho phép chế tạo ampli công suất cao hơn một cách dễ dàng. Điều ngạc nhiên là mạch đẩy kéo ra đời vào năm 1916 nhưng mãi gần hai thập kỷ sau nó mới thực sự đi vào cuộc sống.

Page 2: Tư vấn âm thanh

Đầu những năm 30, khi các ampli điện tử, máy hát, tuner đèn … ngày càng được cải tiến và nâng cao độ trung thực thì thú chơi ampli đèn bắt đầu nở rộ. Những thùng loa chất lượng cao đầu tiên ra đời, trong đó sử dụng các loa của nhiều hãng danh tiếng như: Altec Lansing, Jensen, Lowther… Thiết bị âm thanh thời đó đều cực đắt nếu so sánh với các tiêu chuẩn ngày nay nên những sản phẩm tốt chỉ thuộc về những người giàu có và thực sự đam mê âm thanh. Bán chạy nhất khi ấy là các bộ ampli và loa cùng với các cuốn sách trình bày chi tiết về các thiết kế này. Chúng đã góp phần tạo nên nhiều đêm trình diễn thú vị tại gia cho người yêu nhạc trước khi truyền hình đến với mọi nhà.

Những năm 30-50 là thời gian diễn ra hai cuộc chiến tranh thế giới nên các bước tiến của kỹ thuật âm thanh gia đình đã bị cản trở. Song phần lớn những hãng sản xuất đồ âm thanh nổi tiếng đều đánh dấu sự ra đời của mình trong chính thời kỳ này. Tiêu biểu là hãng Leak, Quad (Anh) và Dynaco, Mcintosh (Mỹ). Giữa thập kỷ 30, Leak đã chế tạo loại ampli với mục tiêu theo đuổi là có độ méo cực nhỏ (khoảng 0,1% theo quan niệm thời đó).

Ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, những ampli như vậy ra đời nhờ sử dụng công nghệ phát triển cho các ứng dụng quân sự trong thời chiến. Thực ra, độ méo tiếng của ampli chỉ có thể đạt khoảng 0,1% ở phần trung âm với công suất trung bình và một bộ đèn thật tốt. Nhưng cuộc chạy đua để đạt được con số gần không vẫn chẳng hề chấm dứt. Và ampli của Leak luôn tiêu biểu cho sự trình diễn trung thực, cho đến nay, nó vẫn được nhiều người ưa chuộng.

Giống như Leak, hãng Quad cũng khởi đầu sự nghiệp với các ampli phát thanh đại chúng, nhưng hãng bắt đầu nổi tiếng với ampli Quad II vào năm 1952. Ampli công suất mono 15 W này được thiết kế trong một khung gọn nhỏ, và hãng đã bán được gần 100.000 chiếc trong vòng hai mươi năm sau đó. Cũng trong thập kỷ 50, Dynaco và Mcintosh bắt tay sản xuất ampli công suất lớn. Cả bốn hãng trên đều luôn dẫn đầu trong các cuộc thử nghiệm kiểm tra sản phẩm ampli đẩy kéo thời bấy giờ.

Ampli Macintosh MC275, sản xuất năm 1973

Có lẽ mạch điện để lại nhiều ấn tượng nhất cho dân chơi ampli đèn thời kỳ 1950 là mạch “Unity Coupled” của Mcintosh. Mạch này sử dụng bộ biến áp xuất âm khá phức tạp với các cuộn dây tách biệt cho cathode và anode của các đèn xuất âm. Kết quả là ampli Mcintosh sử dụng mạch này trình diễn rất trung thực và chúng trở thành những “nhân vật chủ lực” trong các phòng kiểm tra thiết bị điện tử và trong các hệ thống âm thanh hi-fi. Đến cuối những năm 50, đầu 60, các ampli dùng transitor gọn nhẹ xuất hiện và những chiếc đèn vừa to, vừa nóng, lại hoạt động kém hiệu quả đã dần bị lãng quên trên thị trường đại chúng.

Page 3: Tư vấn âm thanh

Nhưng vẫn có nhiều nhà sản xuất khẳng định khả năng của đèn khi nó còn có một số thế mạnh và transistor chưa thể cạnh tranh được. Nhiều hãng sản xuất đồ hi-end lớn nhỏ đã tiếp tục sản xuất ampli đèn nhiều năm sau khi transitor ra đời. Vào thập kỷ 70, Jean Hiraga, người tiên phong trong phong trào hi-fi của nước Pháp, là người đầu tiên tuyên bố hoàn toàn tin tưởng chất lượng âm thanh của ampli đèn cao hơn hẳn ampli bán dẫn.

Trong số các hãng kỳ cựu còn tồn tại từ nhứng năm 1970, 1980 cho đến nay có các tên tuổi như Audio Research, EAR, Jadis, Conrad Johnson, Audio Note và VTL. Hiện các hãng này đều đang hoạt động cùng với vô số các nhà sản xuất ampli đèn khác với nhiều hướng thiết kế rất đa dạng. Đáng chú ý là loại ampli single-end nổi tiếng hiện được chế tạo khá nhiều. Nó thể hiện sự trở lại của các thiết kế ra đời những năm 20, 30 với kiểu đèn sợi đốt trực tiếp, không có mạch hồi tiếp, có nhiều biến áp các loại, công suất thấp, độ méo cao. Nhưng âm thanh của dòng ampli này thực sự gây ấn tượng.

Bên cạnh các mạch ampli đèn truyền thống với lịch sử non thế kỷ vẫn được dùng trong các ampli đời mới, trong thời gian qua, thế giới âm thanh còn được chứng kiến một số mạch điện rất mới lạ. Mạch “Enhanced Triode Mode” của Tim de Paravicini là một ví dụ. Lấy cảm hứng từ sản phẩm của Mcintosh, ông đã sáng tạo ra một số mô hình mạch điện rất thú vị. Kỹ sự William Z Johnson ở hãng Audio Rearch là một trong những người đi đầu trong lĩnh vực ampli phối hợp giữa mạch đèn và bán dẫn phức tạp. Hướng thiết kế của ông là duy trì điều kiện hoạt động lý tưởng cho đèn để nó phát huy hết thế mạnh của mình.

Đa số các nhà sản xuất khác cũng đi sâu vào cách kết hợp giữa đèn và bán dẫn. Một số hãng như Futterman và gần đây là Graaf và Atmashere thì rất dũng cảm khi chế tạo dòng ampli không cần biến áp xuất âm (OTL). Chắc chắn ampli đèn sẽ đồng hành với chúng ta trong một thời gian khá dài nữa. Nguồn đèn đang trở thành một vấn đề đáng quan tâm nhưng vẫn có khá nhiều hãng tiếp tục sản xuất đèn, và người này phát minh ra loại đèn nào thì người khác sẽ copy. Ai đó có thể cho rằng đèn đã chết nhưng âm thanh, diện mạo của ampli đèn cùng niềm vui sướng của chủ nhân những chiếc ampli đó sẽ mãi lấp lánh cùng thời gian.

Tư vấn âm thanh » Ampli đènBí quyết chọn loa cho Ampli đèn2009-10-07 11:35:15ấm áp, dịu dàng, giàu nhạc tính… Tuy nhiên, một cặp loa tốt là điều kiện rất cần thiết để ampli đèn phát huy được tối đa ưu thế của mình. Vậy bí quyết để chọn và ghép loa với ampli đèn như thế nào?

 

 

Page 4: Tư vấn âm thanh

Cách chọn loa cho ampli đènSo với ampli bán dẫn, ampli đèn thường có công suất nhỏ hơn. Công suất điển hình của ampli đẩy kéo thường là từ 10 – 100W, của ampli single-end thường là từ 2 – 20W. Đối với ampli đẩy kéo, tùy công suất ra, bạn có thể chọn những cặp loa có độ nhạy tương xứng. Kinh nghiệm thực tế cho thấy như sau: Loại đèn đẩy kéo             Công suất ra             Độ nhạy loa 6V6, EL-84                          10-15W                     90 dB 6L6, 6P3C-E                        20-25W                     89 dB EL-34, 807                          30-40W                    88 dB KT-88, 6550                        40-60W                     87 dB Đối với ampli single-end, cần loa có độ nhạy cao hơn do công suất ra nhỏ hơn ampli đẩy kéo. Kinh nghiệm thực tế như sau: Loại đèn single-end         Công suất ra             Độ nhạy loa 2A3, 6B4G, VT-62               2 – 3W                       95 dB 6V6, EL-84, 6L6                  3 – 5W                       93 dB 300B, KT-88, 6550             7 – 12W                     91 dB Độ nhạy theo kinh nghiệm thực tế trong các bảng trên phần lớn được thử trong phòng nghe kích thước từ 14 - 21 mét vuông và mức nghe vừa phải. Nếu bạn nghe trong những căn phòng lớn hơn, với âm lượng cao hơn thì độ nhạy thực tế của loa cần chọn cao hơn. Theo kinh nghiệm thực tế của chúng tôi, nếu bạn là người ưa dòng nhạc cổ điển, jazz, hòa tấu, vocal… thì trong một phòng nghe cỡ 20 mét vuông, chỉ cần cặp loa độ nhạy 91 dB với 1 ampli đèn 10W/ một kênh là đủ. Sam Tellig, Ron Welborne (Mỹ) và nhiều dân chơi khác trên thế giới cũng cho biết họ đã thử ampli 2A3 single-end (3W) với loa có độ nhạy 90 dB, mà kết quả vẫn chấp nhận được. Tất cả phụ thuộc vào cách nghe. Người nghe to không chắc là người nghe tinh, ampli mạnh không chắc là ampli hay! 

Page 5: Tư vấn âm thanh

Avantgarde Acoustic Những dòng loa cho ampli đènVới “anh bạn” ampli đèn khó tính, việc chọn loa là cả một nghệ thuật và là cả một sự công phu, đòi hỏi khá nhiều thì giờ, công sức và tài chính của bạn thì mới có được kết quả mỹ mãn. Chúng tôi xin giới thiệu một số hãng làm loa và thùng loa đặc sắc trên thế giới mà sản phẩm của họ là những “đối tác truyền thống” của ampli đèn. Avantgarde Acoustic: hãng loa kèn nổi tiếng về chất lượng âm thanh của Đức, sản phẩm đắt tiền, độ nhạy cực cao (97-107dB) chuyên dùng với ampli SEBD-Design: hãng loa kèn của Hà-Lan với sản phẩm Oris horn, dùng driver của hãng Lowther, chuyên dùng với ampli SEEdgahorn: hãng loa của Mỹ, chế tạo loa dạng kèn, độ nhạy cao chuyên dùng với ampli SE.JBL: hãng loa Mỹ, sản phẩm rất đa dạng, nổi tiếng với dòng loa studio monitor, có thể dùng với ampli PP và SE.Klipshorn: hãng loa Mỹ, sản phẩm dùng với ampli PP và SE. Lowther: hãng loa Anh quốc với các sản phẩm loa toàn dải rất nổi tiếng về độ nhạy cao (96 - 99 dB), chuyên dùng với ampli SE.TAD (Technical Audio Devices): hãng loa Nhật, nổi tiếng độ nhạy cao, hay dùng trong studio. Sản phẩm dùng với ampli PP và SE. Tannoy: dòng loa đồng trục Anh Quốc nổi tiếng về độ trung thực và độ nhạy cao, giá cao. Sản phẩm dùng với ampli PP và SE.Westlake Audio: hãng loa của Mỹ, nổi tiếng với các loa độ nhạy cao và đắt tiền. Zingali: hãng loa của Italia. Độ nhạy cao (95 – 100dB), loa treble dạng kèn gỗ. Dùng cho ampli SE. 

Page 6: Tư vấn âm thanh

 

Từ cấu tạo của tầng công suấtAmpli đèn có tầng công suất được thiết kế theo 2 mạch điện cơ bản như sau: Mạch đẩy kéo (push - pull): là loại mạch điện thường gặp nhất trong các ampli hàng hiệu của các hãng. Nguyên lý làm việc của mạch yêu cầu tầng công suất phải có tối thiểu 2 đèn. Mỗi đèn phụ trách khuếch đại một nửa chu kỳ tín hiệu âm thanh, trong khi đèn này làm việc thì đèn kia “tạm nghỉ” và ngược lại, hiệu suất mạch điện đẩy kéo khá cao, công suất ra vì thế mà cũng lớn hơn single-end. Tùy theo yêu cầu, mạch đẩy kéo có thể chạy class A hoặc AB. Mạch đẩy kéo có thể dùng biến thế xuất âm hoặc không dùng biến thế xuất âm (OTL-Output Transfomer Less).Các thương hiệu ampli đèn thường gặp trên thị trường Việt Nam như Audio Research, VTL, Luxman, Luxkit, Sansui v.v. đều ráp theo mạch đẩy kéo. Mạch ra đơn (single-end): là loại mạch điện ít gặp hơn đẩy kéo, nhất là trên thị trường Việt Nam. Công suất ra của mạch single-end nhỏ hơn so với đẩy kéo. Mạch single-end chỉ cần tối thiểu 1 đèn công suất, đèn này khuếch đại cả 2 nửa chu kỳ của tín hiệu. Ưu điểm vượt trội của mạch single-end là âm thanh rất tự nhiên, giàu nhạc tính. Mạch single-end chỉ có thể chạy theo class A mà thôi.Trên thị trường Việt Nam các ampli single-end rất hiếm, chỉ gặp một số sản phẩm của Audio Note, Cary Audio… và một số ampli do dân chơi tự ráp. Đến độ nhạy và trở kháng của cặp loaChọn loa cho ampli đèn, quan trọng nhất là độ nhạy và trở kháng của loa. Về độ nhạyTheo lý thuyết, yêu cầu tối thiểu về độ nhạy của loa so với công suất của ampli như sau:  Công suất ra của ampli                           Độ nhạy cần thiết của loa              3W                                                             94dB              8W                                                             90dB             15W                                                            88dB             25W                                                            86dB Đó là những hướng dẫn chung, trên thực tế có thể cho phép thay đổi trên dưới 2 dB phụ thuộc vào trở kháng loa, loại nhạc mà bạn nghe, kích thước phòng nghe và mức âm lượng bạn thường nghe. Độ nhạy của loa và công suất của ampli có mối quan hệ rất chặt chẽ, ampli có công suất ra càng nhỏ càng cần loa có độ nhạy cao. Trên một số thùng loa hoặc tài liệu hướng dẫn có ghi rõ độ nhạy của loa. Tuy nhiên độ nhạy đó là được đo trong điều kiện tiêu chuẩn, tức là đo trong phòng câm (anechoic), với công suất đưa vào loa là 1W/8 Ohm, một micro đo thử đặt cách loa đúng 1m. Trong thực tế phòng nghe của bạn, do cấu trúc khác phòng câm và vị trí ngồi nghe thường xa hơn 1m nên độ nhạy thực tế có thể khác biệt so với lý thuyết.

Page 7: Tư vấn âm thanh

Theo kinh nghiệm, loa cho ampli đèn cần phải có độ nhạy tương đối cao thì mới phát huy hiệu quả. Một điểm cần lưu ý, trên cùng một đôi loa, để cảm giác nghe thấy âm thanh từ loa phát ra to gấp đôi, công suất ampli phải lớn gấp 4 lần trước đó chứ không phải là chỉ cần lớn gấp đôi. Đây cũng là điểm bạn cần chý ý khi chọn mua loa và ampli. Về trở khángĐèn điện tử có trở kháng ra rất lớn, lại đánh vào loa có trở kháng nhỏ nên cần phải có biến áp xuất âm để phối hợp 2 mức trở kháng chênh lệch này cho phù hợp. Trong phần lớn các ampli đèn, đầu ra loa thiết kế có 3 mức trở kháng ra là 4/ 8/ 16 Ohm để có thể phù hợp với mọi loại loa trên thị trường. Tuy nhiên kinh nghiệm của những người chơi đồ đèn lâu năm cho biết, không nên chơi loa 4 Ohm vào ampli đèn, âm thanh sẽ khó hay. Trở kháng loa thích hợp nhất cho ampli đèn là 8 Ohm trở lên (thậm chí trong một số loa đời cổ, trở kháng còn là 15 hoặc 16 Ohm). Đối với ampli đèn chạy theo mạch không biến áp xuất – OTL, trở kháng loa lại càng quan trọng hơn. Loại OTL chỉ chạy tốt với các loa 8 Ohm trở lên. Nếu loa 4 Ohm, khi vặn to, âm thanh thường bị méo rất rõ rệt.Tư vấn âm thanh » Ampli đènAmpli đèn nghe nhạc2009-10-07 11:26:28Khi các thiết bị âm thanh gần như đã đạt tới đỉnh cao công nghệ, người ta vẫn thấy các ampli chạy đèn công nghệ cổ xưa song hành với những chiếc ampli bán dẫn mạch in công nghệ hiện đại. Và những thiết bị âm thanh hybrid - lai phối khai thác tinh hoa của đèn điện tử và bán dẫn đồng loạt xuất hiện. Sau đây là thử nghiệm ampli đèn panthos với loa tranh Cello.

Classic One MK3 của PaThos

Không bỏ lỡ cơ hội, hãng Pathos đã nhanh chân chiếm lĩnh thị trường đầy tiềm năng với

Page 8: Tư vấn âm thanh

hàng loạt sản phẩm audio công nghệ hybrid. Trong lúc các chỉ số INPOL được Pathos giữ riêng cho dòng sản phẩm cao cấp thì mẫu tăng âm Classic One MK3 giới thiệu ở đây vẫn duy trì dạng ampli tích hợp chạy đèn công suất MOSFETs và tầng khuếch đại đầu ra chạy đèn điện hai cực. Rõ ràng sân chơi cho dạng sản phẩm này vẫn còn nhiều khoảng trống chưa khai thác hết dành cho nhà sản xuất.

Thiết kế phong cách 

Phong cách cổ điển hấp dẫn

Hình thức của tăng âm Classic One MK 3 thể hiện rõ nét phong cách tăng âm đèn classic, nhưng nếu ngắm tổng thể thì lại thấy có phần hơi rối rắm. Phía trước hai tụ điện đỏ là cặp đèn khuếch đại hai cực như một tấm bình phong để che bộ tản nhiệt và phía sau là một cặp đèn MOSFETs.

Toàn bộ phần đó cũng như các mạch điện còn lại được định vị trên một mạch in chiếm phần lớn diện tích nội thất của tăng âm, còn một bảng mạch nhỏ dành cho phần cổng kết nối đầu vào, đầu ra và chọn chế độ hoạt động.

Khác với kết cấu thông thường của tăng âm đèn, Classic One sử dụng chiết áp điện tử cho việc điều chỉnh âm lượng và nhờ vậy, các nấc âm lượng được chuyển đổi chính xác tới từng 1/2 dB. Tốc độ điều chỉnh có thể hơi chậm nhưng màn hiển thị kỹ thuật số cho phép người sử dụng nhận biết chế độ cần thiết một cách dễ dàng hơn.

Mặc dù các linh kiện trong mạch điện không thuộc diện phô trương nhưng vẫn có thể nhận thấy những nét tinh tế như phần khung sử dụng thép không rỉ và không nhiễm từ tính hay một cặp đèn khuyếch đại thuộc đẳng cấp cao. Công suất đầu ra của tăng âm này rất mạnh so với nhiều tăng âm đèn, dẫu vẫn khiếm tốn nếu xét theo tiêu chuẩn mạch in,

Page 9: Tư vấn âm thanh

đạt khoảng 70W/ kênh.

Thử nghiệm với cello: 

Cho chất âm mượt mà

 

Dựa theo các thông số kỹ thuật của Panthos, chúng tôi đã thử phối ghép với loa tranh Cello kích thước 50 x1m2. Bãn thân Cello là 1 cặp loa toàn dải ( fullrange), công nghệ này được các hảng audio nối tiếng thế giới như Lowther, Fostex sử dụng. Điểm mạnh của công nghệ này là cho phép tái hiện dải MID trong, ngọt, nhẹ nhàng với nhạc thính cao.

Khi nghe 1 số đã như MovingOn, Hear with Me, Nhạc trịnh âm nhạc mang đến cảm giác nhẹ nhàng, sâu lắng, Tiếng Bass dày, có lực , giọng hát trong trẻo như tiếng ngân của gió, cảu cảm xúc,

 

Page 10: Tư vấn âm thanh

Quãng âm khá rộng

Tiếng bass xuống khá sâu, rộng và du dương góp phần đắc lực cho nhiệm vụ thể hiện các bản ghi âm dàn nhạc giao hưởng cổ điển. Quãng cao của âm bass là công cụ chứa đựng tần số thấp quan trọng, thực sự cần thiết cho việc lan tỏa âm thanh tối đa.

Như đã đề cập, việc kiểm soát dải trầm chủ yếu tập trung ở quãng cao, khiến cho đôi lúc giai điệu có chút bị nhòe, nhất là khi các phần âm vực còn lại đều đang hoạt động. Trên thực tế, cũng có chút nhấn khác biệt ở một số bản ghi âm, cố tình tôn giọng của nhạc cụ nào đó hoặc đưa giọng các nhạc cụ khác vào phần nền. Trong đó, trung trầm đóng vai trò rất quan trọng.

Nét âm thanh chủ đạo của Classic One là thanh tao, chính xác và cần cù chuyển tải đầy đủ mọi cung bậc của từng nhạc cụ từ bản ghi âm gốc. Âm hình rất rộng nhưng không thật chi tiết. Hội tụ mọi nét đẹp của tăng âm đèn truyền thống và tăng âm mạch in hiện đại có thể là công việc đòi hỏi hơi quá sức nhưng Classic One tỏ ra rất quyến rũ với khả năng tái tạo âm thanh chuẩn mực và tinh tường. 

Với chi phí đầu tư trọn bộ khoảng 3950 USD, hệ thống này rất dễ hút hồn những người sành nhạc bởi sự kết hợp tình tế giữa Nghe Hay & nhìn đẹp.

Page 11: Tư vấn âm thanh
Page 12: Tư vấn âm thanh

TQ - Bài viết có sự trợ giúp TTtừ DTTD.