vượt lên mọi rào cảnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/so 81.pdfhàng ngày,...

32

Upload: others

Post on 11-Jan-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Vượt lên mọi rào cảnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/So 81.pdfHàng ngày, chị gặp gỡ những tiếp viên nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, quán
Page 2: Vượt lên mọi rào cảnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/So 81.pdfHàng ngày, chị gặp gỡ những tiếp viên nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, quán

Bản tin của Ngành Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Trụ sở tòa soạn:TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHỎE

Số 31 Lê Lợi, phường 4, TP. Vũng Tàu Điện thoại: (064) 3540740 - Fax: (064) 3540740

Email: [email protected]

  Chịu TráCh nhiệm xuấT bản:BS: nguyễn Thị Thu hồng, Phó Giám đốc Sở Y tế - Trưởng ban Biên tập.

  ban biên Tập:1. BS. nguyễn Văn Lên, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm TT-GDSK - Phó Trưởng ban.2. Cv. Lê Thị Khánh - Trung tâm TT-GDSK - Thư ký.3. BS. Trương Đình Chính - TP. NVY Sở Y tế - Biên tập viên.4. BS. Trương Đình Trúc - TP. KHTH Sở Y tế - Biên tập viên.5. BS. nguyễn phạm hà - TP. QLHNYTTN - Sở Y tế - Biên tập viên.6. BS. phạm minh an, Giám đốc Bệnh viện Bà Rịa - Biên tập viên.7. BS. Trần Văn bảy, Giám đốc Bệnh viện Lê Lợi - Biên tập viên.8. BS. hà Văn Thanh, Giám đốc TTYTDP - Biên tập viên.9. Cv. Trần Thị nga - Trung tâm TT-GDSK - Biên tập viên.

  TrÌnh bÀY: Nghĩa Quý   ảnh bìa 1: LINH NGAGiấy phép xuất bản số: 01/2009/GP-XBBT do Sở TT&TT cấp ngày 6-1-2009. Công ty Mỹ Thuật tổ chức thực hiện, thiết kế, chế bản. Web: mythuatvungtau.com In 1.500 cuốn tại Công ty VHĐD. (ĐT: 0913 957 486).

• Vượt lên mọi rào cản ................................................................... 3

• TÂM SỰ CỦA NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS: “Hãy tự bảo vệ mình” ...... 5

• Gian nan công tác phòng chống HIV/AIDS ở huyện Tân Thành .. 6

• Hiểu đúng stress để phòng chống ............................................. 8

• Hơn một nửa người dân nông thôn huyện tân thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu chưa được tiếp cận với nguồn nước sạch .......... 9

• “Một số vấn đề về sức khỏe ở người cao tuổi và vài bí quyết để sống vui, sống khỏe” ................................................................. 11

• Nước, vệ sinh nước và các bệnh liên quan ................................ 13

• TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU: Tình hình lây nhiễm HIV/AIDS giảm . 14

• Dự đoán tuổi thọ qua khả năng đứng, ngồi ............................. 15

• 4 loại xét nghiệm phụ nữ ngoài 30 tuổi nên làm ..................... 16

• 6 thói quen xấu “tàn phá” não của bạn ..................................... 17

• Cách chăm sóc và đảm bảo dinh dưỡng khi trẻ bị tiêu chảy ..... 18

• Hội thảo truyền thông phòng chống bệnh tay-chân-miệng và các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa .................................. 19

• DỰ ÁN QUY TOÀN CÂU PHONG CHÔNG HIV/AIDS TỈNH BR-VT: Tổ chức Hội nghị sơ kết chương trình Methadone ........................ 20

• HÔI LIÊN HIÊP PHỤ NƯ TỈNH: Giành nhiều giải trong Hội thi cộng tác viên truyền thông phòng chống Lao giỏi tỉnh BR - VT năm 2012 ......................................................................................... 21

• Hội thảo lập kế hoạch phòng chống mù lòa tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu giai đoạn 2013-2015 ......................................................... 21

• Tập huấn truyền thông về y tế học đường ................................ 22

• Tai nạn giao thông - Những bất cẩn đáng tiếc đến từ cha mẹ .. 22

• Chuyện về tình nguyện viên với bệnh nhân lao ....................... 23

• Người phụ nữ 38 lân hiến máu ................................................. 24

• Điều trị u phì đại lành tính tuyến tiền liệt bằng YHCT .............. 25

• Phòng chống bệnh phong ........................................................ 26

• Luật phòng chống nhiễm HIV/AIDS ở người ............................ 27

• Người giàu - người nghèo với công tác y tế .............................. 29

• Lời cảm ơn! ............................................................................... 30

Hội Thi cộng tác viên truyền thông phòng chống Lao giỏi tình BR –VT năm 2012.Ảnh: HỮU THANH

Bs. Nguyễn Thi Thu Hồng - PGĐ SYT phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo Truyền thông phòng chống bệnh TCM và nhóm bệnh lây qua đường tiêu hóa. Ảnh: K.C

Page 3: Vượt lên mọi rào cảnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/So 81.pdfHàng ngày, chị gặp gỡ những tiếp viên nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, quán

Chương trình can thiệp giảm tác hại và phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS được triển khai tại Bà Rịa

Vũng Tàu với sự tài trợ từ một số dự án nước ngoài như Dự án LIFE – GAP (Hoa Kỳ), Dự án DIFID (Nauy) hay dự án của World Bank (Ngân hàng thế giới)... Từ những dự án này, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã xây dựng một lực lượng đồng đẳng viên khá “hùng hậu” và chuyên nghiệp, tập trung nhiều nhất ở thành phố Vũng Tàu và huyện Long Điền.

Họ là những người từng qua một thời lầm lỡ, người nghiện hút ma túy, người buôn phấn bán hương, có người không may “dính AIDS” nhưng chính lời nói, câu chuyện, bài học thực tế của họ lại có sức thuyết phục. Bên cạnh những đồng đẳng viên là người cùng cảnh ngộ thì vẫn có nhiều đồng đẳng viên là những người bình thường, thấy được trách nhiệm của mình trước cộng đồng nên mạnh dạn dấn thấn vào công việc đầy vất vả và khó khăn này. Trước khi đến với công việc, họ được đào tạo, cập nhật kiến thức và cung cấp một số

phương tiện, tài liệu hỗ trợ nhằm phục vụ công tác tư vấn, can thiệp giảm nguy cơ lây nhiễm HIV.

Chị Đặng Thị Trinh là đồng đẳng viên của thành phố Vũng Tàu. Với tâm niệm: đó là trách nhiệm của bản thân đối với cộng đồng, chị đã gắn bó hơn 7 năm với công việc này. Hoàn cảnh của chị Đặng Thị Trinh thật éo le. Cách đây hơn chục năm, chị có một gia đình khá đầy đủ và hạnh phúc với hai con gái xinh xắn. Do một phút nông nổi, chồng chị sa chân vào con đường nghiện hút. Chị đưa chồng đi cai nghiện nhiều lần mà không được, buồn và nản, phần vì lo cho tương lai của con, chị đành chia tay chồng. Một năm sau, chị lại chứng kiến cảnh em trai của chồng chết vì AIDS, chị bàng hoàng và muốn biết nguyên nhân vì sao HIV lại đáng sợ như vậy. Khi Chương trình can thiệp giảm tác hại và phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS do Dự án World Bank tài trợ được triển khai tại BRVT, chị Trinh đã tích cực tham gia với tư cách của một đồng đẳng viên tuyên truyền.

Vượt lên mọi rào cảnChương trình can thiệp giảm tác hại và phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS của tỉnh được duy trì từ nhiều năm nay và đã đạt được những kết quả đáng kể. Để có được những kết quả ấy, không thể không nhắc tới đội ngũ tuyên truyền viên đồng đẳng. Với công việc của mình, họ đã góp phần giúp cho một số người ý thức hơn trong việc tự bảo vệ mình, bảo vệ cộng đồng trước căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS.

HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS

Đồng đẳng viên tham gia lớp tìm hiểu kiến thức về phòng chống HIV/AIDS tại TP. Vũng Tàu. Ảnh: LINH NGA

3

Page 4: Vượt lên mọi rào cảnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/So 81.pdfHàng ngày, chị gặp gỡ những tiếp viên nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, quán

Hàng ngày, chị gặp gỡ những tiếp viên nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, quán bar để phát bao cao su và vận động, tuyên truyền cho họ về các biện pháp phòng tránh HIV/AIDS. Chị Trinh chia sẻ: Theo tôi, công việc phòng chống HIV là của cộng đồng, nhưng là đồng đẳng viên thì trách nhiệm nặng nề hơn một chút vì mình đã được tập huấn, được hiểu rõ những kiến thức cơ bản về phòng và chống HIV, mình phải đem những kiến thức, những hiểu biết đó để tuyên truyền cho mọi người, nhất là những đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao trong cộng đồng

Khác với chị Trinh, chị Nguyễn Minh Hải (thành phố Vũng Tàu) lại đến với công việc của một đồng đẳng viên qua lời giới thiệu của một người bạn. Bản thân chị không phải là người “trong cuộc” (tức là những người từng nghiện ma túy, làm gái mại dâm, thậm chí có người đã nhiễm HIV/AIDS… để nhằm mục đích “lời nói của những người trong cuộc sẽ có sức thuyết phục hơn khi đi vận động”), nhưng chị Hải lại rất kiên trì, nhiệt tình và hết mình với công việc. Đối tượng tiếp cận của chị là gái mại dâm, tiếp viên nhà hàng - những người không dễ làm quen, bắt chuyện. Vậy mà đến bây giờ, chị Hải đã trở thành một đồng đẳng viên “kỳ cựu” có tiếng của thành phố Vũng Tàu. Chị chia sẻ: Làm công việc này nếu không có sự kiên trì và tâm huyết thì không thể nào làm được. Tuy nhiên đó mới chỉ là điều kiện ban đầu, ngoài ra người đồng đẳng viên còn phải có sự thấu hiểu và chia sẻ với từng số phận, từng câu chuyện đời éo le, bất hạnh. Có như vậy mới tạo được niềm tin và trở thành “bến neo đậu” cho những mảnh đời lầm lỗi tìm về”.

Tuy nhiên, để có thể “trụ” lại với công việc, các đồng đẳng viên đã phải trải qua rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Như trường hợp của chị Trinh và chị Hải, khi mới “thổ lộ” ý định đi làm đồng đẳng viên đã vấp phải những ánh mắt e dè, phản đối của bạn bè và gia đình. Khi thuyết phục được gia đình, các chị lại vấp phải khó khăn khi tiếp cận với những đối tượng mà mình cần phải tiếp cận. Là những gái mại dâm, chủ nhà hàng, khách sạn, nhiều người không muốn

nhắc đến quá khứ của mình, có người lại nghi ngờ nên nhất định không chịu hợp tác. Mỗi người một thái độ, người xa lánh, người e dè, có người lại bất cần, chửi thẳng mặt, thậm chí…xuỵt chó ra đuổi. Vất vả là vậy nhưng các chị vẫn gắn bó với công việc này. Thậm chí chị Trinh còn vận động con gái cùng tham gia công việc của mình. Chị tâm sự: “Khi biết tôi tham gia làm đồng đẳng viên, nhiều người thân, bạn bè của tôi nghi ngờ tôi bị nhiễm HIV, vì theo quan niệm của mọi người, nếu không nhiễm HIV chẳng ai dại gì dấn thân vào công việc nguy hiểm này. Lúc đầu bị mọi người xa lánh tôi cũng tủi thân lắm, định bỏ nghề, nhưng rồi lại nghĩ: ngay cả bản thân mình cũng không vượt qua nổi định kiến thì làm sao chia sẻ, giúp đỡ cho những người khác. Vậy nên tôi kiên định theo đuổi công việc đã chọn. Đến giờ này, nhiều người thân, bạn bè của tôi đã hiểu ra và không còn định kiến với tôi nữa”.

Từ những kết quả hoạt động của mình, các đồng đẳng viên đã chứng tỏ được tầm quan trọng trong các hoạt động can thiệp, giảm tác hại và phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS. Đánh giá về vai trò của đội ngũ đồng đẳng viên, bác sỹ Bùi Minh Kha - Giám đốc Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh khằng định: “Chúng tôi đánh giá rất cao vai trò của các đồng đẳng viên trong hoạt động của chương trình can

thiệp giảm tác hại và phòng chống HIV/AIDS vì nhóm đối tượng đích của chúng ta là những nhóm đặc biệt và nhạy cảm, thế nên đồng đẳng viên chính là cầu nối giữa những người làm công tác phòng chống HIV với họ. Bình thường chúng ta sẽ rất khó để đưa những thông tin tuyên truyền và thông điệp đến nhóm đối tượng này, song với sự tham gia của các đồng đẳng viên chúng ta đã đạt được nhiều mục tiêu đặt ra, đồng thời từng bước đưa các đối tượng này vào để quản lý, giúp cho chương trình can thiệp giảm tác hại và phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS của tỉnh hoạt động bền vững và hiệu quả”.

Bằng sự cảm thông, chia sẻ và bằng cả những bài học đắt giá từ chính cuộc đời của mình, họ- những đồng đẳng viên vẫn từng ngày miệt mài tìm đến những cuộc đời tối tăm nhất và gieo vào đó những niềm tin, những tia sáng, không chỉ giúp cho những người lầm lạc thoát khỏi những hiểm họa chết người mà còn giúp cho họ có cơ hội nhận ra “quay đầu lại là bờ”. “Vượt qua mọi rào cản” mà trước tiên là “vượt qua chính mình” nếu không có sự quyết tâm, lòng nhiệt tình, các đồng đẳng viên sẽ khó bám trụ lâu dài với công tác xã hội này, nhất là khi chế độ hỗ trợ hiện còn quá thấp, công việc lại không dễ nói, dễ nhận được sự cảm thông từ phía cộng đồng.

Yên Châu

HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS

4

Page 5: Vượt lên mọi rào cảnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/So 81.pdfHàng ngày, chị gặp gỡ những tiếp viên nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, quán

Tôi gặp T.M, một đồng tính nam với vẻ ngoài rất phụ nữ. T.M là người bị nhiễm HIV cách

đây gần 1 năm. Tâm sự với tôi, T.M không giấu được cảm xúc của mình. Anh cho biết: Do hoàn cảnh gia đình khó khăn đến năm lớp 10 thì nghỉ học. Nhà không có nhiều đất sản xuất, cha mẹ nghèo nên không thể chăm lo vẹn toàn cho 5 đứa con đang tuổi ăn tuổi lớn. Sau đó, T.M đi học may ở Mỹ Xuân và thuê nhà trọ và sống như vợ chồng với anh V – con của một gia đình khá giả và cũng nổi tiếng ăn chơi. Người mà mãi đến sau này, T.M mới biết đã lây nhiễm HIV cho mình. Sau khi học được nghề, T.M về nhà mở tiệm may nhưng kinh doanh ế ẩm, nên đành phải xin

vào làm ở công ty may Tân Mỹ (Hắc Dịch). Hơn 2 năm làm việc ở đây, T.M quyết định nghỉ việc, vì thu nhập thấp, chỉ hơn 2 triệu đồng/1 tháng, không đủ tiền trang trải chi phí sinh hoạt hàng ngày và không thể giúp đỡ cha mẹ. Sau đó, anh xin vào làm phục vụ cho một quán ăn gia đình ở Cổng Vòm, Mỹ Xuân.

Cú sốc lớn nhất trong đời T.M là vào đầu năm 2012 khi biết mình dương tính với HIV. Thời gian đầu, T.M hoảng loạn, suy sụp hoàn toàn. Sau khi được các bác sĩ khuyên bảo, hơn 1 tháng sau anh mới lấy hết can đảm nói cho gia đình biết. Thế là, hàng xóm xung quanh ai cũng biết anh bị nhiễm HIV.

Đến bây giờ T.M vẫn không quên

cảm giác đau khổ khi cầm trong tay gói thuốc điều trị HIV. Ngày đầu tiên uống thuốc, anh đau đớn tự hỏi: Tại sao anh phải uống thứ thuốc này? Nếu không bị nhiễm thứ quái ác này, anh còn rất nhiều việc để làm, còn biết bao ước mơ, còn cha mẹ già… còn có ích cho xã hội. Mọi người sống để làm giàu, để ước mơ, hy vọng; còn anh sống chỉ là để tồn tại. Thời gian đối với anh như thời gian của chiếc đồng hồ cát…vơi dần…cho đến khi…trở về cõi vĩnh hằng.

Những ngày tiếp theo, T.M âm thầm chịu đựng trong sợ hãi, những người thân thương nhất cũng chỉ biết bất lực nhìn anh bằng ánh mắt thương hại. Giờ đây, một cái bắt tay giữa anh với mọi người cũng là một điều quá khủng khiếp. Anh cũng tự hiểu rằng, sau lớp da mỏng manh của mình là hàng trăm ngàn con vi rút đang chực chờ tiếp cận họ khi có điều kiện. Anh đau khổ nhưng không trách mọi người chỉ thầm trách bản thân sao không biết tự bảo vệ mình. Chỉ trong một phút bất cẩn, cả cuộc đời anh đã thay đổi.

Nếu như căn bệnh thế kỷ này làm T.M đau một, thì sự kỳ thị, mặc cảm, mất dần những thứ đang có khiến anh đau trăm lần. Nó buộc anh phải nới tay buông rơi hạnh phúc, rồi lẩn quẩn trong vòng đau khổ. Anh luôn khát khao một cái ôm thật chặt. Một cái ôm không có con vi rút HIV kia ở giữa. Và hơn hết, anh mong muốn mọi người đừng nhìn mình như một thứ nọc độc chết người. Ngày ngày nước mắt anh chảy ngược vào tim và đêm đêm nước mắt anh rơi thầm trên gối. Anh khát khao sống, anh cần một phép màu…

Tôi lặng theo những cảm xúc của T.M, khi anh đang cố gắng kìm chặt dòng nước mắt đang chực chờ tuôn chảy... Thay cho lời tạm biệt, T.M chân thành nói: “Tôi chỉ mong mọi người hãy bảo vệ lấy mình; một quyết định, một phút sơ xuất, mất cảnh giác bất kì ai cũng có thể nhiễm HIV như tôi”.

nGuYỄn ThỊ LỆ QuYên(Ghi theo lời kể của một đồng đẳng viên

nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới ở huyện Tân Thành)

TÂM SỰ CỦA NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS:

“Hãy tựbảo vệ mình”

HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS

5

Page 6: Vượt lên mọi rào cảnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/So 81.pdfHàng ngày, chị gặp gỡ những tiếp viên nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, quán

Với 9 khu công nghiệp tập trung, 26 cảng biển đang hoạt động, Tân Thành là địa bàn phát

triển dân số nhanh, trong đó có một lượng lớn dân cư từ các địa phương khác đến đây sinh sống và lập nghiệp.

Bên cạnh những ưu việt của một huyện công nghiệp đang trong quá trình đô thị hóa, thì huyện Tân Thành cũng được xem là một trong những điểm nóng về HIV/AIDS của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu khi có số người nhiễm HIV đứng thứ 2 toàn tỉnh. Từ ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện ở xã Phước Hòa (năm 1993), đến nay, HIV/AIDS đã lan rộng khắp 10/10 xã, trị trấn của huyện với 446 người nhiễm HIV, trong đó có 281 người chuyển sang giai đoạn AIDS và 206 người đã chết vì căn bệnh này. Đây chỉ là con số bề nổi, tảng băng chìm HIV/AIDS trên thực tế còn lớn hơn rất nhiều. Phần lớn người nhiễm HIV là các đối tượng tiêm chích ma túy và gái bán dâm. Trong đó tỉ lệ người nhiễm HIV lây truyền qua đường máu vẫn đứng đầu với 71,65% và nam giới nhiễm HIV vẫn chiếm tỉ lệ cao với 80,27%.

Một trong những điều đáng quan tâm hiện nay là đối tượng nhiễm HIV/AIDS ở huyện Tân Thành đang có xu hướng trẻ hóa nhóm tuổi. Trong đó, người nhiễm HIV từ 20-29 tuổi chiếm 53,71%, từ 30-39 tuổi chiếm 30,56% và từ 14-19 tuổi chiếm 3,6%. Điều này cho thấy HIV/AIDS đang thật sự ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tân Thành, vì phần lớn người bị nhiễm HIV đều nằm trong độ tuổi lao động, là lực lượng chính làm ra của cải vật chất cho xã hội.

Ông Nguyễn Doãn Bính – Phó Giám đốc trung tâm y tế huyện Tân Thành cho biết: “Phần lớn trường hợp nhiễm HIV được phát hiện chủ yếu ở các xã nằm dọc theo trục lộ 51, do nơi đây có nhiều khu công nghiệp, địa bàn phức tạp, dân cư đa thành phần nên rất khó kiểm soát”. Và theo thống kê của trung tâm y tế huyện, hiện nay số người nhiễm HIV tập trung nhiều nhất ở xã Mỹ Xuân (95 người), thị trấn Phú Mỹ và xã Tân Hòa (72 người), Tân Phước (60 người) và Phước Hòa (55 người).

Trước tình hình đó, huyện Tân Thành đã nhanh chóng triển khai các chương trình can thiệp giảm tác hại, dự phòng lây truyền HIV đạt được một số kết quả khả quan, góp phần giảm thiểu số người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn huyện. Cụ thể năm 2012, thông qua xét nghiệm tự nguyện, huyện Tân Thành phát hiện mới 38 trường hợp nhiễm HIV, giảm 12 trường hợp so với năm 2011; 100% người nhiễm HIV/AIDS có tên tuổi và địa chỉ rõ ràng sinh sống tại địa phương được tiếp cận với các dịch vụ y tế; 95% người dân ở khu vực thành

thị và 85% người dân ở khu vực nông thôn hiểu đúng và biết cách dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS cho bản thân và cộng đồng; 100% các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đưa hoạt động phòng chống HIV/AIDS trở thành một trong các mục tiêu ưu tiên trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Được biết, hiện nay có 4 dự án, chương trình phòng chống HIV/AIDS đang được triển khai trên địa bàn huyện gồm: Dự án phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam; Dự án Quỹ toàn cầu phòng chống HIV/AIDS; Chương

Gian nancông tác phòng chống HIV/AIDS ở huyện Tân Thành

HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS

6

Page 7: Vượt lên mọi rào cảnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/So 81.pdfHàng ngày, chị gặp gỡ những tiếp viên nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, quán

trình mục tiêu quốc gia phòng chống HIV/AIDS và Chương trình chăm sóc giảm nhẹ lao – HIV. Hầu hết các chương trình, dự án này được thực hiện thông qua các dịch vụ phân phát bao cao su, bơm kim tiêm sạch, tạo điều kiện cho người nhiễm HIV/AIDS được chăm sóc và điều trị.

Năm 2012 chương trình trao đổi bơm kim tiêm sạch của huyện Tân Thành đã phân phát được 33.100 chiếc cho 4.811 lượt người nghiện chích ma túy và thu gom được 15.721 chiếc bơm kim tiêm bẩn thông qua tuyên truyền đồng đẳng, cộng tác viên và phòng xét nghiệm tự nguyện. Cung cấp 88.416 bao cao su cho tuyên truyền viên đồng đẳng, cộng tác viên, phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện và các cơ sở y tế. Duy trì, nâng cao chất lượng hoạt động của 6 tuyên truyền viên cho nhóm nghiện chích ma túy, 8 tuyên truyền viên cho nhóm người bán dâm; 3 tuyên truyền viên cho nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới và mạng lưới 20 cộng tác viên tại 10 xã, thị trấn của huyện. Đặc biệt, hiện nay huyện Tân Thành đã có cơ sở điều trị ARV cho 55 bệnh nhân AIDS, 100% các xã, thị trấn trên toàn huyện có hoạt động tư vấn cung cấp dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con với 1.318 lượt phụ nữ mang thai được tư vấn xét nghiệm trước và sau khi sinh.

Tuy nhiên, những kết quả này chưa thật sự bền vững khi tệ nạn ma túy, mại dâm và dịch HIV/AIDS trên địa bàn huyện vẫn còn diễn biến phức tạp. Cùng với đó là tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV vẫn còn phổ biến; người nhiễm HIV còn mặc cảm và giấu bệnh; đội ngũ làm công tác phòng chống HIV/AIDS từ huyện đến cơ sở còn mỏng; kinh phí hỗ trợ cho phòng chống HIV/AIDS của địa phương còn hạn chế… Vì vậy, tiềm ẩn nguy cơ và mức độ phát sinh người nhiễm HIV mới trên địa bàn huyện vẫn rất cao. Khi được hỏi, đa số các đồng đẳng viên đều cho biết: “Các khách hàng của chúng tôi thường khó tiếp cận, họ mặc cảm, giấu bệnh, chúng tôi kiên trì đi vận động 2-3 lần họ mới dần thay đổi suy nghĩ. Cũng có một số trường hợp đi vận động lại bị vận động ngược lại, nếu không giữ vững lập trường, chúng tôi rất dễ

dính đến ma túy lần nữa”.Anh T – một đối tượng nhiễm HIV

(ở xã Mỹ Xuân, huyện Tân Thành) tâm sự với chúng tôi: “Khi biết tôi bị nhiễm HIV, ngay cả phơi quần áo chung với tôi mọi người cũng không dám. Nhưng khi tôi vào làm đồng đẳng viên, cấp phát tài liệu, sách báo về phòng chống HIV cho mọi người đọc, dần dần mọi người cũng hiểu đúng về việc lây lan HIV và ít xa lánh tôi”.

Chia sẻ về những khó khăn trong công tác phòng chống HIV/AIDS, ông Nguyễn Doãn Bính, Phó Giám đốc trung tâm y tế huyện Tân Thành cho biết: “Thực tế, hiện nay, công tác phòng chống ma túy ở huyện Tân Thành vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Sự kỳ thị của cộng đồng với những người nghiện ma túy và nhiễm HIV là rào cản lớn nhất khiến nhiều người nhiễm HIV ngần ngại không dám tiếp cận với cộng đồng, cũng như các dịch vụ chăm sóc và điều trị HIV/AIDS. Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện có nhiều khu công nghiệp tập trung, dân số đông, cấu trúc dân số nhiều thành phần, địa bàn phức tạp nên rất khó kiểm soát tình trạng di dân của các đối tượng nhiễm HIV. Nhiều người nhiễm bỏ đi nơi khác sinh sống, gây khó khăn cho công tác quản lý và điều trị. Thêm vào đó, dịch HIV đang có dấu hiệu lan rộng về các nhóm đối tượng, ngoài các đối tượng tiêm chích ma túy, phụ nữ bán dâm và tình dục đồng giới nam, hiện nay HIV còn bắt

đầu xuất hiện ở nhóm cán bộ, công nhân viên chức”.

Anh Đặng Văn Ngọc – cán bộ chuyên trách phòng chống HIV/AIDS Trung tâm y tế huyện Tân Thành cho biết: “Khó khăn lớn nhất trong công tác phòng chống HIV/AIDS của huyện Tân Thành là thiếu lực lượng làm công tác tuyên truyền, vận động. Hiện đội y tế dự phòng của trung tâm chỉ có 12 thành viên, trong đó chỉ có 1 cán bộ chuyên trách. Thêm vào đó, nguồn kinh phí hỗ trợ cho công tác phòng chống HIV/AIDS của huyện còn chậm, các dự án thường tập trung nhiều vào cuối năm nên hoạt động của chúng tôi khá khó khăn”.

Bạn T.M., một đồng đẳng viên của nhóm MSM (nam, quan hệ tình dục đồng giới) cũng cho biết thêm: “Mỗi đồng đẳng viên được hỗ trợ kinh phí gần 1 triệu 200 ngàn đồng/1 tháng. Khi tư vấn, tuyên truyền cho khách hàng ở xa chi phí đi lại khá tốn kém, nên đối với các khách hàng ở các xã vùng trong như Châu Pha, Hắc Dịch…mỗi tháng tôi chỉ gặp 1 lần. Còn khách hàng ở Phú Mỹ hay Mỹ Xuân, có khi mỗi tháng gặp đến 4-5 lần”.

Từ thực tế trên cho thấy, để hướng tới một xã hội không còn người nhiễm HIV/AIDS ở huyện Tân Thành là chặn đường hết sức gian nan, không chỉ riêng ngành y tế phải đối mặt mà còn là thách thức của cả cộng đồng.

nGuYỄn ThỊ LỆ QuYên

HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS

7

Page 8: Vượt lên mọi rào cảnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/So 81.pdfHàng ngày, chị gặp gỡ những tiếp viên nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, quán

TRANG Y TẾ DỰ PHÒNG

Chúng ta đều biết thể chất, tinh thần và xã hội là ba yếu tố chính ảnh hưởng đến sức

khoẻ con người. Ba yếu tố này có mối quan hệ mật thiết và chịu sự tác động qua lại với nhau. Trong đó, sức khoẻ tâm thần giữ vai trò chủ đạo, do chức năng tâm thần của hệ thần kinh điều khiển mọi hành vi của con người.

Vậy, Stress là gì và tại sao bị Stress? Các nhà vật lý dùng chữ Stress để chỉ sức đề kháng của cơ thể khi bị 1 lực tác động lên nó. Từ ngữ này được đưa vào y học hơn một thế kỷ nay với khái niệm: phản ứng thần kinh của một cơ thể với một tác nhân xâm phạm, mà quan trọng nhất là cảm xúc tâm lý. Nó là phản ứng sinh học không đặc thù của cơ thể. Nói khác đi là những biến đổi lý, hoá sinh của con người đối với các thay đổi liên tục trong môi trường sống. Trong đó môi trường tâm lý có vai trò quang trọng! Theo giáo sư Hens Selys - Người sáng lập ra viện Chống Stress ở Montreal (Canada) đã nói một câu chí lý: “Stress là một chất muối thi vị cho đời, thiếu nó không có cuộc sống, nhưng cái gây tai hại chết người của chất muối đó là những tình huống nó buộc người ta phải xài quá mặn”. Còn theo TS. Philippe Loron nhà thần kinh học người Pháp giải thích: “Stress là một phần cuộc sống. Đó là sự phản ứng thích nghi của cơ thể chúng ta với những ràng buộc bên ngoài. Nó cho phép tạo lập sự cân bằng nội tại hoặc đảm bảo sự sinh tồn. Trong suốt một ngày chúng ta thường chịu những thay đổi đột ngột và bất ngờ mà chúng ta có khả năng tự nhiên để phản ứng lại thông qua cơ thể và cảm xúc”. Định nghĩa trên cho thấy Stress không phải chỉ

là có hại. Sự thật Stress đã có từ xưa khi con người hiện hữu và không xa lạ với con người tiền sử trước nanh vuốt của loài thú dữ cũng như sự dồn ép, áp bức, bất công của các chế độ nô lệ, phong kiến .v.v.. nhưng lại khá phổ biến trong đời sống hiện nay, đời sống xã hội công nghiệp và thời hội nhập, chúng ta phải chịu một áp lực dồn nén thường xuyên bên ngoài, đã làm cạn nguồn dự kháng trong cơ thể và cuối cùng chúng ta bị stress.

Những áp lực dồn nén, thường người ta hay nhấn mạnh đến sự căng thẳng của yếu tố công việc. Đúng vậy, nhưng không chỉ có thế, mà thực tế cuộc sống hàng ngày còn có nhiều tình huống gây Stress, như tang gia, gia đình có người ốm đau dai dẳng, thất nghiệp, tiếng ồn, v.v.. đã làm căng thẳng và mất thăng bằng thần kinh một cách trầm trọng ở mỗi con người cụ thể. Theo M.A.Môxốp – người được giải thưởng Lênin về y học đã mô tả hệ thống căng thẳng gồm: Vỏ não, vùng dưới vỏ não, vùng

dưới đồi thị, tuyến yên, tuyến thượng thận, máu và hệ tế bào, v.v.. Khi cơ thể nhận được tin tâm lý xã hội, nó sẽ đáp ứng bằng cảm xúc: Vui buồn, sợ hãi, đau khổ, tức giận,v.v.. và gây stress. Nhưng stress không phải là một bệnh mà nguồn gốc phát sinh ra một loạt bệnh thật nguy hiểm. Nó làm cho tế bào già đi nhanh chóng, giảm sút hệ miễn dịch, sớm phát sinh ra bệnh tật, tai biến mạch máu não, v.v.. trầm trọng hơn gây ra chết người. Còn theo nhà y học Anh quốc đã chú ý nguồn gây ra cảm giác đau như: Đau đầu, mất ngủ thường xuyên, tinh thần suy sụp, tim đập nhanh, loạn nhịp, đau nhức một bộ phận cơ thể, mệt mỏi, sức khoẻ giảm sút... không rõ nguyên nhân đều có liên quan đến Stress.

Cơ chế tác động của Stress là gây rối loạn các chất dẫn truyền thần kinh trong não mà ba chất dẫn truyền thần kinh mang lại cảm giác thoải mái như: Serotonin, Noradrénalin và Dopamin. Khi bị Stress những chất

Hiểu đúng stress để phòng chống

Tạo nếp sinh hoạt lành mạnh, tập thể dục, đi bộ, tập Yoga, dưỡng sinh để giảm stress.

8

Page 9: Vượt lên mọi rào cảnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/So 81.pdfHàng ngày, chị gặp gỡ những tiếp viên nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, quán

TRANG Y TẾ DỰ PHÒNG

dẫn truyền thần kinh trên bị giảm sút, dẫn đến nhiều rối loạn trong cơ thể, đến mức nặng hơn sẽ bị đau ngực, đau nhức cơ thể... cuộc sống rất khó chịu... rồi sẽ rơi vào trầm cảm.

Khi bị Stress, thường người ta hay dùng các chất kích thích như Café, rượu, thuốc lá hoặc thuốc ngủ... các chất này sẽ huỷ hoại thêm các chất dẫn truyền thần kinh làm nặng thên tình trạng Stress và khi ngưng thuốc sẽ bị lệ thuộc vào thuốc. Do đó khi bị Stress nên tránh các chất trên.

Về cách phòng chống Stress:

Stress và cuộc sống cứ đan xen nhau, không thể tách rời, cách tốt nhất là phải biết sống thích nghi với nó. Thích nghi vốn là bản năng sinh tồn đã truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Khi bị Stress phải tìm nguyên nhân và áp dụng những biện pháp hữu hiệu để giải toả Stress. Nhưng cần hiểu rằng, Stress là trạng thái tinh thần cần phải được giải quyết chủ yếu thông qua những tác động tinh thần như: Tạo nếp sinh hoạt lành mạnh, tập thể dục, đi bộ, tập Yoga, dưỡng sinh, đi du lịch (nếu có điều kiện), xem phim ảnh vui. Dùng mùi hương các loài hoa sẽ làm cho tinh thần phấn chấn, khoẻ mạnh; ngủ đúng giờ, cố gắng ngủ đủ 6-7 giờ/ ngày. Nếu sức khoẻ là vàng thì giấc ngủ còn quí hơn vàng, ăn uống phù hợp với tình trạng sức khỏe mỗi người, tăng cường quan hệ tốt với bạn bè. Theo Karl Marx: “ Tình bạn theo cái nghĩa chân chính, cổ điển của từ này là viên ngọc đẹp nhất cho đời”. Hay như ngạn ngữ Pháp: “ Đời không bạn như cuộc sống không có mặt trời”. Sống có bạn là niềm vui bất tận, vì khi tiếp xúc sẽ tạo niềm vui để sống khoẻ, sống lâu…

Giải toả Stress có cả trăm ngàn cách nhau, nhưng nếu ai làm chủ được bản thân, có cuộc sống lành mạnh, khoa học thì Stress không dễ gì xâm nhập được.

DS CKII Trần Trấp

Thời gian qua, huyện Tân Thành cũng như các địa phương khác trong tỉnh đã triển khai nhiều

hoạt động nhằm cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân được coi trọng. Môi trường ở nhiều khu vực nông thôn được cải thiện, tỷ lệ người dân được dùng nước sạch tăng lên. Tuy nhiên, kết quả đó còn chưa đạt được những mục tiêu mong muốn. Môi trường ô nhiễm do nước thải chưa qua xử lý, do nạn vứt rác thải tùy tiện, do thói quen trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày. Đó là lý do vì sao những năm gần đây nhiều loại dịch bệnh như sốt xuất huyết, tiêu chảy cấp… xuất hiện và lan thành dịch, gây thiệt hại lớn về sức khỏe con người và kinh tế.

Một thực trạng đáng lo ngại về vệ sinh nông thôn hiện nay ở huyện Tân Thành là phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn huyện đều chưa có hệ thống xử thải đạt tiêu chuẩn về bảo vệ

môi trường. Cụ thể, làng chế biến hải sản xã Tân Hải chỉ có 6/22 cơ sở có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn. Thời gian qua, nguồn nước xả thải của một số nhà máy, cơ sở sản xuất như cơ sở sản xuất bột mì Hải Triều (ấp 6, xã Tóc Tiên), mùi hôi thối nồng nặc bốc lên từ bãi rác Tóc Tiên và một số lò giết mổ gia súc trên địa bàn huyện đã ảnh hưởng đến nguồn nước sạch của người dân nông thôn khu vực này. Đáng chú ý là nhà máy chế biến hải sản DNTN Tuấn Thanh (xã Tân Hải, huyện Tân Thành) mặc dù nhiều lần bị cơ quan chức năng xử phạt nhưng vẫn xả trộm nước thải ra sông Chà Và.

Hiện nay huyện Tân Thành chỉ có 40,2% hộ dân vùng nông thôn được dùng nước sạch. Con số này cho thấy chưa đến một nửa người dân nông thôn ở huyện Tân Thành được tiếp cận với nguồn nước sạch. Người dân ở nông thôn hầu như phải tự túc về nước sinh hoạt. Việc ăn uống thì có nước mưa còn

HƠN MỘT NỬA NGƯỜI DÂN NÔNG THÔN HUYỆN TÂN THÀNH, TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

chưa được tiếp cận với nguồn nước sạch

Trẻ em bây giờ không còn được vô tư tắm sông vì một số nhà máy ở các khu công nghiệp thải chất thải chưa qua xử lý ra sông gây ô nhiễm nguồn nước. Ảnh: Q.N

9

Page 10: Vượt lên mọi rào cảnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/So 81.pdfHàng ngày, chị gặp gỡ những tiếp viên nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, quán

các nhu cầu khác thì dùng nước giếng khoan hoặc lấy từ nguồn nước ao hồ và sông suối.

Trước thực trạng trên, Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường huyện Tân Thành đã triển khai thực hiện dự án mở rộng mạng cấp nước cho 1.725 hộ gia đình ở 4 xã vùng trong: Châu Pha, Tóc Tiên, Hắc Dịch và Sông Xoài. Theo đó, tỷ lệ hộ dân có cơ hội sử dụng nước máy tại các xã trên sẽ được nâng lên đáng kể (xã Châu Pha 80%, Tóc Tiên 38%, Hắc Dịch 82% và Sông Xoài 41%). Ngoài ra, huyện Tân Thành đang khảo sát lập dự án mở rộng tuyến ống cấp nước cho 3 xã vùng trong là: Sông Xoài, Tóc Tiên và Hắc Dịch.

Hiện nay ở huyện Tân Thành, một trong những rào cản để nước sạch đến với các vùng nông thôn là địa hình các thôn, ấp thuộc các xã vùng trong của huyện còn phức tạp nên việc lắp tuyến nước sạch khá khó khăn và cần nguồn kinh phí lớn. Người dân ở các xã vùng trong của huyện sống không tập trung nên các nhà đầu tư cung cấp nước sạch ngại đầu tư, vì chi phí cao lại rất khó thu hồi vốn.

Với thực tế trên, bài toán nước sạch cho khu vực nông thôn huyện Tân Thành thật sự đang là một vấn đề khó khăn, đòi hỏi sự chung tay của cả cộng đồng mà trước hết là ý thức bảo vệ môi trường của người dân. Tuy nhiên, với những dự án đang triển khai thực hiện, huyện Tân Thành hoàn toàn có thể đặt hy vọng đến năm 2013, tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nước sạch của huyện sẽ đạt 45%.

Để hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới và để từng bước giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường ở huyện Tân Thành nói riêng và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói chung, trước hết, các cấp, chính quyền, các đoàn thể cần tích cực tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân. Cần quy hoạch xây dựng các khu chăn nuôi tập trung và khép kín, các vùng sản xuất tập trung, dần đưa chăn nuôi ra khỏi khu dân cư; hướng dẫn thành lập và hỗ trợ hoạt động dịch vụ vệ sinh môi trường trong nông thôn và hạn chế thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp.

LỆ QuYên

Dân số người cao tuổi trên thế giới và nước ta ngày càng tăng. Đây có thể nói là do

thành quả của nỗ lực tăng tuổi thọ con người và giảm tỷ lệ tử vong nói chung trong thời gian qua. Một trong những vấn đề quan trọng nhất đáng quan tâm khi số người cao tuổi đang ngày càng tăng, đó là vấn đề chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi. Làm thế nào để kéo dài tuổi thọ và có một tuổi già lành mạnh, là mối quan tâm hàng đầu của mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng và toàn xã hội.

Hiểu biết về sức khỏe người cao tuổi, những biến đổi của cơ thể theo tuổi tác giúp chúng ta chủ động hơn để giữ gìn sức khỏe, chào đón tuổi già và sống một đời sống viên mãn khi về già.

Nhìn chung, về mặt sinh học, cùng với tuổi tác, cơ thể con người bình thường cũng có những biến đổi về cấu trúc, hoạt động của bộ phận trong cơ thể trong suốt quá trình già

hóa. Người cao tuổi cũng là đối tượng dễ mắc bệnh, thường là nhiều bệnh cùng lúc, nhất là các bệnh mạn tính. Tình hình sức khỏe giảm sút và đau ốm kinh niên dẫn đến hạn chế các chức năng, mất tự chủ trong sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, sự tổn thương về tinh thần do tuổi già sức khỏe yếu còn nghiêm trọng hơn hao tổn vật chất.

Quá trình biến đổi cơ thể trong quá trình lão hóa và thay đổi sức khỏe người cao tuổi thường xảy ra như sau:

1. Hệ tim mạch: Biểu hiện: Theo quá trình lão

hóa, cơ tim chúng ta sẽ làm việc kém hiệu quả đi, sẽ gặp khó khăn khi cố gắng bơm máu đi khắp cơ thể. Bên cạnh đó, các mạch máu cũng kém đàn hồi, cộng với sự lắng đọng lipid trong thành mạch tạo thành mảng xơ vữa. Điều này dẫn đến thành mạch cứng hơn, tim càng khó khăn khi bơm máu qua các mạch máu này. Do đó, người

“Một số vấn đề về sức khỏe ở người cao tuổi và vài bí quyết để sống vui, sống khỏe”

Người cao tuổi cần được theo dõi sức khỏe định kỳ. Ảnh: TRƯỜNG SƠN

TRANG Y TẾ DỰ PHÒNG

10

Page 11: Vượt lên mọi rào cảnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/So 81.pdfHàng ngày, chị gặp gỡ những tiếp viên nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, quán

cao tuổi dễ bị mắc bệnh tăng huyết áp và các bệnh tim mạch khác.

Biện pháp dự phòng, chăm sóc: Để phòng chống các bệnh tim mạch và có một trái tim khỏe mạnh, người cao tuổi cần duy trì hoạt động thể chất hàng ngày, như đi bộ, bơi lội và các hoạt động khác. Nên ăn chế độ ăn lành mạnh như nhiều trái cây, rau, và ngũ cốc nguyên hạt. Nếu là người hút thuốc lá thì nên bỏ thuốc lá, nếu cần nên tư vấn ý kiến của bác sỹ thêm về vấn đề bỏ thuốc lá. Nếu thực hiện được những điều này, nguy cơ mắc bệnh tim mạch sẽ giảm nhanh chóng.

2. Hệ cơ-xương-khớp:Biểu hiện: Theo tuổi tác, xương

sẽ giảm về kích thước và trọng lượng, làm cho chúng bị yếu và dễ bị gãy. Chiều cao người cao tuổi sẽ giảm một ít so với tuổi trưởng thành. Các cơ cũng trở nên yếu và kém đàn hồi, làm cho toàn cơ thể cũng sẽ yếu đi và mất đi sự cân bằng trong tư thế. Các khớp thoái hóa do tuổi già cũng giảm khả

năng chịu tải cơ thể.Biện pháp dự phòng, chăm sóc: Để

duy trì hệ cơ-xương-khớp khỏe mạnh, cần bổ sung Calci và Vitamin D trong chế độ ăn hàng ngày. Duy trì hoạt động thể lực cũng làm cho xương cứng chắc hơn, giảm nguy cơ loãng xương, đồng thời làm cho các cơ cũng giữ được sức mạnh, dẻo dai, bảo vệ được các khớp khỏi tổn thương thêm, duy trì sự linh hoạt và cân bằng của tư thế.

3. Hệ tiêu hóa:Biểu hiện: Táo bón là triệu chứng

phổ biến ở người cao tuổi. Các yếu tố dễ gây táo bón là chế độ ăn thiếu chất rau, xơ, uống không đủ nước và thiếu hoạt động thể lực. Một số thuốc mà người cao tuổi đang dùng cũng gây bón như thuốc lợi tiểu hoặc thuốc sắt bổ sung. Một số bệnh mạn tính như đái tháo đường, ruột dễ bị kích thích cũng là nguyên nhân gây táo bón.

Biện pháp dự phòng, chăm sóc: Để phòng táo bón, cần uống nhiều nước, ăn nhiều chất rau, trái cây, ngũ cốc

nguyên hạt. Duy trì hoạt động thể lực. Cần nhớ là không được nín đi tiêu. Nếu nghi ngờ do thuốc cần hỏi bác sỹ để điều chỉnh thuốc đang uống.

4. Bàng quang và đường tiểu:Biểu hiện: Tiểu không tự chủ là

vấn đề thường gặp ở người cao tuổi. Thường có liên quan đến tình hình sức khỏe khác như tình trạng béo phì, táo bón, ho mạn tính, mạn kinh ở nữ và phì đại tiền liệt tuyến ở nam.

Biện pháp dự phòng, chăm sóc: Để phòng chống tiểu không tự chủ, có thể tập đi tiểu nhiều lần trong ngày, giảm cân nếu béo phì, cai thuốc lá ở người hút thuốc lá. Một số động tác tập cơ đáy chậu cũng giúp giảm vấn đề tiểu không tự chủ. Cần đi khám bác sỹ để có điều trị thích hợp.

5. Trí nhớ:Biểu hiện: Trí nhớ có khuynh

hướng giảm dần ở người cao tuổi, do số lượng tế bào thần kinh giảm theo quá trình lão hóa, làm cho khả năng học hỏi ở người cao tuổi chậm đi, khả năng nhớ các từ ngữ và tên gọi giảm rõ rệt.

Biện pháp dự phòng, chăm sóc: Duy trì hoạt động thể lực hàng ngày và chế độ ăn hợp lý cũng giúp có một trí nhớ tốt khi về già, nó cũng giúp người cao tuổi hòa nhập cộng đồng xã hội và có trạng thái tinh thần tốt nhất.

6. Cơ quan thính giác và thị giác:

Biểu hiện: Do lão hóa, mắt người cao tuổi cũng có những thay đổi rõ như có sự giảm tiết nước mắt, teo võng mạc, đục thủy tinh thể, gặp khó khăn khi nhìn những vật ở gần, giảm thích nghi với sự thay đổi ánh sáng, sợ ánh sáng chói…Khả năng nghe giảm sút, nhất là với những âm sắc cao hay ở nơi ồn ào đông người.

Biện pháp dự phòng, chăm sóc: khám tai và mắt định kỳ. Tuân theo các hướng dẫn của bác sỹ như mang kính lão, máy trợ thính hay các dụng cụ hỗ trợ khác. Mang kính râm khi ra ngoài, bảo vệ tai khi ở nơi có tiếng động lớn hay những nơi ồn ào.

7. Răng, miệng:Biểu hiện:Người

cao tuổi bắt đầu thấy khô miệng, lợi (nướu) kém

“Một số vấn đề về sức khỏe ở người cao tuổi và vài bí quyết để sống vui, sống khỏe”

Nâng cao sức khỏe bằng cách tập thể dục thường xuyên. Ảnh: LINH NGA

TRANG Y TẾ DỰ PHÒNG

11

Page 12: Vượt lên mọi rào cảnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/So 81.pdfHàng ngày, chị gặp gỡ những tiếp viên nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, quán

chất lượng, để lộ chân răng. Do lượng nước bọt có giảm sút, răng và lợi dễ bị mảng bám răng và nhiễm khuẩn. Răng trở nên sẫm màu, yếu hơn và dễ gãy.

Biện pháp dự phòng, chăm sóc: Đánh răng ngày hai lần, vệ sinh kẽ răng cẩn thận ít nhất ngày một lần, định kỳ kiểm tra răng miệng ở cơ sở nha khoa.

8. Da:Biểu hiện: Cùng với tuổi tác, da người cao tuổi trở

nên mỏng, kém đàn hồi, dễ bị tổn thương, trầy xướt. Do giảm sản xuất chất nhờn, da khô hơn, xuất hiện nếp nhăn ngày càng nhiều. Người cao tuổi thường dễ xuất hiện bầm tím trên da hơn. Các đốm đen xuất hiện ngày càng nhiều, đôi lúc trông như đồi mồi trên da.

Biện pháp dự phòng, chăm sóc: nên tắm nước ấm, không quá nóng. Khi ra ngoài, cần dùng kem chống nắng và mang quần áo chống nắng. Nếu là người hút thuốc lá thì cần cai thuốc, vì thuốc lá làm cho da bị tổn thương, dễ xuất hiện vết nhăn da.

9. Cân nặng:Biểu hiện: Duy trì cân nặng lý tưởng hoặc giảm cân

nếu bị quá cân, béo phì, là điều khó thực hiện ở người cao tuổi. Ở người cao tuổi, mô cơ teo nhỏ đi, thay vào đó, mô mỡ được tích tụ ngày càng nhiều. Vì mô mỡ tiêu hao năng lượng ít hơn mô cơ, người cao tuổi cần giảm năng lượng ăn vào, tăng hoạt động thể lực để duy trì cân nặng lý tưởng.

Biện pháp dự phòng, chăm sóc: Duy trì thói quen hoạt động thể lực hàng ngày kết hợp chế độ ăn lành mạnh. Không nên ăn quá nhiều theo ý thích.

10. Tinh thầnNhững biến đổi về tâm lý, tình cảm ở người cao tuổi

cũng có nhiều chiều hướng và đa dạng. Riêng những người có sức khỏe thể chất không tốt, thiếu rèn luyện tu dưỡng, có thể có những biến đổi về tính tình so với lúc còn trẻ. Một số người trở nên thờ ơ với mọi người xung quanh, ngại cái mới, ngại mọi sự thay đổi, sống nội tâm. Cảm xúc, tình cảm có những đáp ứng khác với lúc trẻ. Nhưng phần lớn, những người có sức khỏe tốt, không bệnh tật, có luyện tập giữ gìn sức khỏe, mọi hoạt động tâm lý, tư duy được gần như người trẻ. Các cụ vẫn duy trì phong thái vui vẻ lạc quan, yêu đời, rộng rãi, hài hòa, vui sống cùng con cháu, bà con, xóm làng.

Ngoài ra, người cao tuổi cũng nên đề phòng, tránh tai nạn, té ngã xảy ra, thường xuyên kiểm tra sức khỏe, phòng và chữa bệnh kịp thời, luôn cố gắng duy trì trạng thái tinh thần thoải mái nhất có thể.

Tiến trình lão hóa xảy ra không giống nhau ở tất cả mọi người và trong cùng một người cũng không giống nhau ở các bộ phận khác nhau. Có bộ phận già trước, có bộ phận già sau, có bộ phận già nhanh, có bộ phận già chậm, có người trẻ lâu, có người già sớm. Trong đó, hai yếu tố gây già trước tuổi là thiếu vận động thể lực và chế độ ăn uống không hợp lý. Do đó, để tối ưu hóa quá trình lão hóa, để trẻ lâu, để sống thọ và sống vui, sống khỏe, bí kíp thật đơn giản nếu ta biết áp dụng các biện pháp dự phòng, chăm sóc sức khỏe như trên.

THS, BS: Trần ThỊ LỆ Tiên Trường Trung cấp Y tế

Thực tế cho thấy số lượng và đặc biệt là chất lượng nước có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), gần 80% bệnh tật

có liên quan tới chất lượng nước và tình trạng vệ sinh môi trường; một nửa số giường bệnh trên thế giới là các bệnh có liên quan tới nước. Trên thế giới hàng năm có khoảng 1,1 tỷ người không được sử dụng nước sạch, 4 tỷ trường hợp bị tiêu chảy làm 2,2 triệu người chết, chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi. Nếu tăng cường chất lượng nước sinh hoạt và công trình vệ sinh sẽ giảm 1/4 đến 1/3 số ca tiêu chảy hàng năm. Cùng với tiêu chảy, còn có rất nhiều bệnh lây lan

Nước, vệ sinh nước và các bệnh liên quanMọi người chúng ta ai cũng dễ dàng nhận thấy được vai trò đặc biệt quan trọng của nước đối với đời sống con người! Nhưng nếu không thật sự quan tâm tới vấn đề nước thì chắc không ít người biết được rằng, các nguồn nước được sử dụng cho mục đích ăn uống và sinh hoạt của con người là vô cùng ít và luôn trong tình trạng báo động thiếu nước ngọt trầm trọng!

TRANG Y TẾ DỰ PHÒNG

12

Page 13: Vượt lên mọi rào cảnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/So 81.pdfHàng ngày, chị gặp gỡ những tiếp viên nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, quán

qua nước ăn uống do nguồn nước bị nhiễm sinh vật gây bệnh như: tả, lỵ, thương hàn, viêm gan siêu vi A, bại liệt, giun sán v.v... Để phòng ngừa, cần tránh làm nhiễm bẩn nguồn nước đặc biệt là với phân người và động vật, xử lý tốt nước sinh hoạt trước khi sử dụng, thực hiện ăn chín, uống chín.

Với những bệnh do tiếp xúc với nước, lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với các sinh vật gây bệnh trong nước như bệnh giun Guinea và bệnh sán máng (Schistosomiases), thường gặp ở những người bơi lội dưới vùng nước có loài ốc bị nhiễm sinh vật gây bệnh sinh sống, các ấu trùng rời khỏi cơ thể ốc vào nước và xuyên qua da con người. Để phòng ngừa cần thu gom, xử lý phân hợp vệ sinh, không tiếp xúc nước nhiễm bẩn. Ở những lưu vực các nhà máy

thủy điện thường hay có những loài ốc bị nhiễm sán máng, mọi người nên tránh bơi lội, tiếp xúc với nước khu vực này đề phòng ấu trùng sán xâm nhập.

Với những bệnh do côn trùng sống trong nước truyền, như: Sốt rét, sốt Dengue, sốt xuất huyết Dengue, giun chỉ, các bệnh viêm não... Côn trùng trung gian truyền bệnh là các loại muỗi. Bệnh thường gặp ở trẻ em. Để phòng tránh, cần vệ sinh môi

phẩm thiếu iốt, thường ở vùng núi cao, xa biển; Bệnh về răng do thiếu hoặc thừa flo: Flo < 0,5 mg/l sẽ bị bệnh sâu răng, >1,5 mg/l sẽ làm hoen ố men răng và các bệnh về khớp; Bệnh do nhiễm độc bởi các chất độc hoá học: ăn, uống nước nhiễm Asen, thuốc trừ sâu v.v làm tăng nguy cơ bị ung thư...

Tóm lại, nước mặt ngọt vốn có tỷ lệ đã quá ít, trong khi đó hàng ngày luôn bị đe dọa ô nhiễm từ nhiều nguồn khác nhau trong đời sống sinh hoạt và sản xuất của con người như: rác thải, phân gia súc, phân người, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ, nước thải chưa qua xử lý từ các nhà máy, khu công nghiệp...Và nước bị nhiễm bẩn lại gây bệnh cho chính con người. Vì vậy, để có đủ nước sạch phục vụ đời sống, hơn lúc nào hết, mọi người cần nêu cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, và điều đó có nghĩa là chúng ta đang bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của chính mình!

BS. nGuYỄn Văn Lên

Trong tổng lượng nước trên toàn cầu thì nước mặn (đại dương) đã chiếm tới 97%, nước ngọt chỉ có 3%. Trong 3% nước ngọt thì nước ở các đỉnh núi băng, sông băng lại chiếm tới 68,7%, nước ngầm chiếm 30,1%, nước mặt ngọt chỉ có 0,3% và nguồn nước khác chiếm 0,9%. Trong nước mặt ngọt thì phần lớn là nước ở các hồ (87%), đầm lầy 11% và nước các sông chỉ chiếm 2%. Như vậy, nước mặt ngọt trực tiếp phục vụ cho vấn đề ăn uống, sinh hoạt của con người trên toàn thế giới chỉ chiếm 0,009% tổng lượng nước có trên hành tinh mà thôi! Nếu chúng ta tiếp tục làm ô nhiễm nguồn nước, khai thác không hợp lý, bên cạnh việc gia tăng dân số và sản xuất không ngừng phát triển...thì việc thiếu nước ngọt phục vụ đời sống con người trầm trọng trong tương lai gần là điều dễ hiểu!

Nước, vệ sinh nước và các bệnh liên quantrường sạch sẽ, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, dẹp bỏ các vật phế thải chứa nước quanh nhà, đậy kín lu khạp chứa nước, thả cá 7 màu ăn bọ gậy, phun thuốc diệt muỗi, tẩm mùng, ngủ mùng kể cả ban ngày...

Với những bệnh do thiếu nước trong tắm giặt gây nên như: các bệnh ngoài da, bệnh mắt hột và bệnh viêm màng kết...Tỷ lệ mắc bệnh liên quan với việc cung cấp và sử dụng nước sạch. Vì vậy, cung cấp đủ nước sạch, thực hiện vệ sinh cá nhân sạch sẽ chính là biện pháp phòng bệnh tốt nhất.

Đặc biệt, có một số bệnh liên quan đến các yếu tố vi lượng và các chất khác trong nước, ví như bệnh bướu cổ: do đất, nước, cây cối, thực

TRANG Y TẾ DỰ PHÒNG

13

Page 14: Vượt lên mọi rào cảnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/So 81.pdfHàng ngày, chị gặp gỡ những tiếp viên nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, quán

HIV/AIDS đã và đang là một thách thức, là nguy cơ lớn đối với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội, và nhất là với giới trẻ. Để kịp thời ngăn chặn, làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV trong cộng đồng, hoạt động tuyên truyền, vận động, tư vấn, xét nghiệm tự nguyện được xác định là một kênh thông tin đem lại hiệu quả cao, chính vì vậy hoạt động này đã không ngừng được đẩy mạnh trong suốt những năm qua và kết quả cho thấy trong vòng 3 năm trở lại đây, tình hình lây nhiễm HIV/AIDS của BRVT nói riêng và cả nước nói chung đã giảm đáng kể về nhóm đối tượng lây nhiễm từ nghiện chích ma túy, bán dâm; số người tử vong có xu hướng giảm.

BRVT là một trong những địa phương có người nhiễm HIV cao và xếp thứ 8 trong tổng số 64 tỉnh, thành phố trong cả nước. Theo báo cáo mới

nhất, tính đến tháng 11 năm 2012 số phát hiện nhiễm HIV mới của BRVT là 235, số tử vong là 42. Con số này so với những năm trước đây đã giảm nhiều. (Năm 2008 phát hiện được 378 trường hợp nhiễm HIV mới, số tử vong là 911; năm 2010 phát hiện 281 trường hợp nhiễm HIV mới, số tử vong là 73).

Bác sĩ Nguyễn Thế Hùng – Phó Giám đốc Trung tâm phòng chống HIV tỉnh BRVT cho biết: Với mục tiêu hướng tới một cộng đồng không còn người nhiễm HIV mới, thời gian qua chúng tôi đã triển khai rất nhiều các hoạt động nhằm tuyên truyền, phổ biến những kiến thức cơ bản về HIV/ AIDS đến với người dân. Hoạt động này đã và đang góp phần mang lại hiệu quả cao trong công tác phòng chống HIV/AIDS, cụ thể nó góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi

của cộng đồng trong công tác phòng, chống HIV/AIDS; kêu gọi các cấp, ngành và người dân tăng cường hỗ trợ người nhiễm HIVAIDS, chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS; tăng cường các hoạt động chăm sóc, điều trị và hỗ trợ cho người nhiễm HIV/AIDS… góp phần giảm số người nhiễm mới HIV, tiến tới xoá bỏ sự phân biệt, kỳ thị đối với người nhiễm HIV/AIDS. Các hoạt động này sẽ còn được chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh trong thời gian tới mà đặc biệt là trong tháng hành động phòng chống HIV/AIDS và ngày thế giới phòng chống HIV/ AIDS (1/12) như: tổ chức mittinh diễu hành, giao lưu chia sẻ kinh nghiệm với các đồng đẳng viên, chia sẻ về hoạt động PC HIV/AIDS với các phóng viên báo chí, nói chuyện cho các ban ngành đoàn thể trong tỉnh, kết hợp phát tờ rơi tuyên truyền về HIV/AIDS…

TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU:

Tình hình lây nhiễm HIV/AIDS giảm

TRANG Y TẾ DỰ PHÒNG

14

Page 15: Vượt lên mọi rào cảnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/So 81.pdfHàng ngày, chị gặp gỡ những tiếp viên nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, quán

Cùng với công tác tuyên truyền, không thể không nói đến hiệu quả của các nhóm đồng đẳng viên. Chính những việc làm thầm lặng của họ đã góp phần không nhỏ cho công tác này. Tại TP. Vũng Tàu hiện có hai nhóm đồng đẳng viên của dự án Life Gap, một nhóm làm công tác tiếp cận gái mại dân, các tiếp viên nhà hàng, một nhóm tiếp cận những đối tượng nghiện ma túy. Công việc của các đồng đẳng viên là sử dụng chính những câu chuyện về cuộc đời họ để chia sẻ và lắng nghe, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của những “người trong cuộc”. Từ đó, bằng những buổi trao đổi thân tình, các đồng đẳng viên sẽ tư vấn, phát tờ rơi, bao cao su, kim tiêm sạch, giúp đỡ những đối tượng nghiện hút, gái mại dâm có thêm kiến thức về HIV/AIDS, từ đó tránh lây nhiễm cho mình và cho những người xung quanh.

Đánh giá về hoạt động PC HIV/AIDS của tỉnh BRVT, ông Chu Quốc Ân Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế cho biết: “Nhờ đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, vận động, tư vấn, xét nghiệm tự nguyện mà bước đầu chúng ta đã đạt được mục tiêu 3 giảm (giảm số người nhiễm mới HIV, giảm số người tử vong do AIDS và giảm bớt sự kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS) đó là một thành tựu đáng kể trong công tác phòng chống HIV/AIDS. Trong thời gian tới BRVT cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, đưa thông tin đến nhân dân để người dân hiểu đúng, hiểu đủ về căn bệnh HIV/AIDS”.

Có thể nói, tình hình HIV/AIDS liên tục giảm trong những năm gần đây là một tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, điều đáng mừng hơn nữa là đến một lúc nào đó, BRVT có thể thoát ra khỏi top 10 tỉnh, thành phố có số người bị nhiễm HIV cao nhất cả nước. Và để có được sự “giải thoát” ngoạn mục đó, rất cần sự chung tay của toàn xã hội.

Bài, ảnh: Yên Châu

Một cuộc nghiên cứu ở Brazil đã chứng minh rằng chỉ một bài kiểm tra đơn giản

về khả năng đứng và ngồi cũng có thể xác định được tuổi thọ của bạn.

Cuộc nghiên cứu này do Tiến sĩ Claudio Gil Araujo và nhóm của ông tại Bệnh viện Y học Clinimex - Exercise ở thành phố Rio de Janeiro thực hiện. Họ đã khảo sát hơn 2.000 đàn ông và phụ nữ ở tuổi 50 - 80 từ năm 2002 cho đến 6 năm sau, hoặc cho đến khi họ qua đời.

Trước bài kiểm tra, Tiến sĩ Araujo hướng dẫn mọi người hãy ngồi xuống đất rồi sau đó đứng dậy, cố gắng đừng dùng đến bất kì sự chống đỡ nào từ tay hoặc các bộ phận cơ thể khác.

Các nhà nghiên cứu khám phá ra rằng những người dễ dàng đứng lên sẽ có khả năng thực hiện thành công các hoạt động hằng ngày,

chẳng hạn như cúi xuống lấy báo hoặc lấy kính ở dưới gầm bàn. Điều này đồng nghĩa với việc tuổi thọ của họ sẽ cao hơn những người khác. Xuyên suốt cuộc nghiên cứu, 159 người đã qua đời, chiếm 7,9% tổng số các thành viên của cuộc khảo sát. Hầu hết trong số 159 người này đều có điểm rất thấp trong bài kiểm tra đứng - ngồi. Các nhà nghiên cứu còn đưa ra kết luận rằng những người có số điểm trong bài kiểm tra thấp hơn 3 sẽ có nguy cơ chết sớm cao gấp 6 lần so với những người đạt điểm trên 8. Tiến sĩ Araujo giải thích: “Ai cũng biết rằng thể dục Aerobic có ý nghĩa sống còn với cơ thể. Cuộc nghiên cứu của chúng tôi còn chứng minh rằng việc giữ cơ thể dẻo dai và tỉ lệ trọng lượng cân bằng không chỉ giúp ích chúng ta trong các hoạt động hằng ngày mà còn ảnh hưởng đến cả tuổi thọ”.

T.An (Theo giaoduc.net)

Dự đoán tuổi thọ qua khả năng đứng, ngồi

Những người tự ngồi - đứng dễ dàng sống lâu hơn.

15

Page 16: Vượt lên mọi rào cảnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/So 81.pdfHàng ngày, chị gặp gỡ những tiếp viên nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, quán

1. Kiểm tra mật độ xươngPhụ nữ dễ bị mất xương, loãng

xương hơn nam giới, đặc biệt sau tuổi 30. Đây là lý do tại sao bạn cần kiểm tra mật độ xương ngay sau tuổi 30. Lặp lại kiểm tra 5 năm/lần là điều cần thiết bởi người phụ nữ bị mất 30% khối lượng xương của mình trong vòng 5 năm từ thời kỳ mãn kinh.

Phụ nữ nhẹ cân có khối lượng xương thấp thì càng có nguy cơ cao. Nếu mật độ xương của bạn có vẻ thấp, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên làm thêm các xét nghiệm để đo tốc độ mất đi khối lượng xương.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên bổ sung canxi cùng với Vitamin D hoặc tập thể dục để củng cố xương của bạn. Nếu bạn được chẩn đoán loãng xương, bác sĩ sẽ kê toa thuốc cùng với các khuyến nghị chế độ ăn uống.

2. Chụp quang tuyến vúCả chụp nhũ ảnh và khám ngực

đều có thể giúp phát hiện các dấu hiệu của bệnh ung thư vú. Theo hội chống ung thư Mỹ, gần 97% phụ nữ được chẩn đoán và phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm có tỷ lệ sống 100% và không có dấu hiệu bệnh ung thư tái phát trong vòng ít nhất 5 năm. Trong thực tế, hầu hết các bác sĩ đề nghị bạn nên bắt đầu khám vú lâm sàng ở độ tuổi 20. Kể từ khi quá trình này là không xâm lấn, nó có thể là một phần của kiểm tra sức khỏe hàng năm của bạn.

Sau 30 tuổi, chụp nhũ ảnh được tiến hành hàng năm là điều nên làm. Chụp quang tuyến vú thực hiện bởi một tia X không xâm lấn. Nếu chụp

quang tuyến vú phát hiện có dấu hiệu bất thường như cục u, bác sĩ có thể đề nghị phương pháp MRI, siêu âm vú hoặc thậm chí sinh thiết để biết khối u có phải là ác tính không.

3. Xét nghiệm Pap và khám phụ khoa

Pap là xét nghiệm trong đó các tế bào cổ tử cung sẽ được thu thập bằng cách sử dụng một tăm bông để xác định bạn có nguy cơ ung thư cổ tử cung không. Trong đa số trường hợp, ung thư cổ tử cung có thể được điều trị chỉ khi chúng được phát hiện ở giai đoạn sớm.

Những người trong độ tuổi từ 20-30 nên kiểm tra hàng năm. Ngoài ung thư, xét nghiệm Pap cũng phát hiện các thay đổi khác trong cổ tử cung như nhiễm trùng, viêm và các tế bào cổ tử cung không khỏe mạnh.

Phụ nữ ngoài 30 tuổi càng không nên trì hoãn xét nghiệm Pap vì ung thư cổ tử cung là rất nguy hiểm và

4 loại xét nghiệmphụ nữ ngoài 30 tuổi nên làm

cũng là khó chữa trong giai đoạn cuối.

4. Kiểm tra tuyến giáp và phân tích nước tiểu

Sau khi bạn 30, các bác sĩ khuyên rằng bạn nên thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ hormone kích thích tuyến giáp. Tuyến giáp bị suy yếu có thể là lý do bạn thấy tăng cân, da khô và móng tay giòn. Điều này được đặc trưng bởi mức độ hormone TSH (hormone do một tuyến trong não (tuyến yên) tiết ra) cao.

Tuy nhiên, mức độ TSH thấp có nghĩa là bạn có một tuyến giáp hoạt động quá mức mà có thể là lý do của việc mất ngủ, giảm cân và nhịp tim nhanh. Thử nghiệm khác cũng quan trọng không kém là phân tích nước tiểu, một mẫu nước tiểu của bạn sẽ được kiểm tra để xem xét liệu bạn có bị bất kỳ bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu nào hay các bất thường ở thận như sỏi thận hoặc rối loạn thận và thậm chí có thể phát hiện bệnh tiểu đường loại 2.

T.An (Theo Phununet.com)

DÙ CÓ DẤU HIỆU BỆNH HAY KHÔNG THÌ NHỮNG XÉT NGHIỆM SAU ĐÂY CŨNG RẤT QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI CHỊ EM SAU 30 TUỔI.

Phụ nữ lớn tuổi cần thường xuyên đi kiểm tra mật độ xương.16

Page 17: Vượt lên mọi rào cảnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/So 81.pdfHàng ngày, chị gặp gỡ những tiếp viên nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, quán

1. Ăn bữa tối quá nhiềuTheo nghiên cứu y học, sau khi

chúng ta ăn quá nhiều trong bữa ăn tối, một loại chất đặc biệt trong não có thể được tăng lên, có thể gây ra sự hình thành của xơ vữa động mạch. Nếu chúng ta luôn luôn ăn quá nhiều cho bữa ăn tối, sẽ xảy ra tình trạng xơ vữa động mạch và lão hóa não sớm. 2. Không ăn bữa sáng

Nếu chúng ta bỏ qua bữa sáng, điều này có thể làm giảm mức độ bình thường của lượng đường trong máu bên trong cơ thể con người, và việc cung cấp chất dinh dưỡng cho não bộ có thể được ngừng lại.

Ngoài ra, chất lượng của bữa ăn sáng có một mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển của não. Ví dụ, nếu trẻ em ăn sáng có chứa hàm lượng protein cao, tư duy minh mẫn, sáng

suốt trong mọi thời gian. Tuy nhiên, nếu trẻ em chỉ ăn bữa sáng với rau, năng lượng sẽ kém và tư duy có thể bị giảm nhanh chóng.

3. Hút thuốc láHút thuốc lâu dài có thể thu nhỏ

các mô não gây mất trí nhớ do tuổi già. Nó cũng có thể gây ra xơ cứng động mạch não ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho não. Các tế bào thần kinh thậm chí có thể gây thoái hóa não bộ.

Các nhà khoa học đã thực hiện cuộc nghiên cứu trên 465 người bằng cách cho họ làm bài kiểm tra năng lực thần kinh đầu tiên khi 11 tuổi. Và 53 năm sau họ tiếp tục làm thêm một bài kiểm tra nữa. Kết quả: những người hút thuốc làm bài kiểm tra kém hơn những người không hút thuốc. Nguyên nhân theo các chuyên gia

có thể là do lượng hóa chất có trong thuốc lá gây hại đến tim và phổi, từ đó tác hại đến não bộ của người hút thuốc lá.

4. Không đảm bảo giấc ngủTheo nghiên cứu của các nhà

khoa học, giấc ngủ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn có những tác động to lớn đối với sức khỏe tinh thần của con người. Theo đó, ngủ quá ít hay ngủ quá nhiều cũng không tốt. Theo kết luận của các nhà khoa học, thời lượng của giấc ngủ đóng một vai trò rất quan trọng. Một người ngủ quá ít hoặc ngủ quá nhiều sẽ khiến cho não bộ không những bị “lão hóa” một cách nhanh chóng mà còn hoạt động kém hơn mức bình thường.

Các chuyên gia khuyến cáo mỗi người chúng ta nên ngủ từ 6-8 tiếng đồng hồ mỗi đêm. Các nhà nghiên cứu cũng đã cảnh báo rằng, một khi chức năng hoạt động của bộ não suy giảm, sức khỏe thể chất cũng giảm sút và con người đứng trước nguy cơ chết sớm. Ngủ 7 tiếng mỗi đêm giúp não bộ hoạt động tốt.

5. Ăn nhiều đồ ngọtSự phát triển của bộ não con

người cần được hỗ trợ đầy đủ protein và vitamin. Nếu chúng ta hay ăn các thực phẩm ngọt, sự thèm ăn có thể bị ảnh hưởng để làm giảm hấp thu protein và vitamin. Như vậy, có thể gây ra suy dinh dưỡng và sự phát triển của não có thể bị ảnh hưởng.

6. Im lặngNgôn ngữ được quản lý bởi

một phần nhất định trong não. Vì vậy, nói chuyện có thể đẩy nhanh sự phát triển của não và tăng cường các chức năng của não. Nếu mọi người luôn luôn giữ im lặng, não không thể được kích thích. Ô nhiễm không khí

Bộ não con người luôn luôn cần một lượng lớn oxy. Sự hấp thu oxy đầy đủ có thể cải thiện hiệu quả làm việc của bộ não. Do đó, để đảm bảo sự phát triển ổn định của não chúng ta cần giữ cho môi trường làm việc sạch sẽ. Sự hấp thu một lượng lớn các chất bẩn như formaldehyde có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của não.

T. An (theo giaoduc.net )

6 thói quen xấu “tàn phá” não của bạn Chúng ta thường nghĩ rằng, bộ não của con người có thể minh mẫn, sáng suốt trước khi tuổi già đến. Tuy nhiên, thực tế bộ não có thể bị phá hủy bởi những thói quen xấu trong cuộc sống hàng ngày. Dưới đây là 6 thói quen xấu có thể phá hủy bộ não của chúng ta:

17

Page 18: Vượt lên mọi rào cảnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/So 81.pdfHàng ngày, chị gặp gỡ những tiếp viên nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, quán

Về nguyên tắc điều trị, nếu tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn hay do nấm thì sẽ có thuốc điều trị

đặc hiệu; nhưng nếu nguyên nhân do vi rút, do rối loạn tiêu hóa…thì không có thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy vậy, dù trẻ bị tiêu chảy do nguyên nhân gì thì trong điều trị và chăm sóc trẻ, điều đặc biệt quan trọng là bù nước-điện giải và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, năng lượng, nhất là đối với trẻ nhỏ.

Dung dịch bù nước thông dụng là dung dịch ORS (Oresol). Pha 1 gói ORS với 1 lít nước sôi để nguội (không nên pha ½ gói với ½ lít nước). Nếu không có ORS, có thể tạo dung dịch muối đường thay thế bằng cách pha 1 lít nước sôi để nguội với 8 thìa cà phê đường và 1 thìa cà phê muối và cho uống theo nhu cầu. Dung dịch bù nước pha quá 12 giờ thì phải bỏ đi và pha dung dịch mới.

Đối với trẻ nhỏ, tiêu chảy rất dễ làm cho bé bị suy dinh dưỡng. Vì vậy cần duy trì chế độ ăn thích hợp cho bé. Bé bị tiêu chảy thường biếng ăn, do đó các bậc cha mẹ cần hết sức kiên nhẫn. Thức ăn của trẻ trong những ngày này cần lỏng hơn, dễ tiêu nhưng vẫn phải đảm bảo đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng (bột, béo, đạm, rau quả). Các thực phẩm nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy là bột gạo, khoai tây, thịt gà nạc, thịt heo nạc, cá nạc, sữa đậu nành, sữa chua, sữa có ít hoặc không có đường Lactoza, dầu thực vật, cà rốt, hồng xiêm, chuối, táo.Thực phẩm chế biến dưới dạng cháo, súp, cho ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh, giảm nguy cơ bội nhiễm.

Nếu trẻ còn bú mẹ, phải tiếp tục cho trẻ bú vì sữa mẹ là nguồn thực phẩm vô cùng quý giá cho trẻ lúc này. Nếu trẻ bú sữa ngoài, vẫn tiếp tục cho bú bình thường. Một số

trường hợp trẻ tiêu chảy kéo dài trở nên dung nạp kém với đường Lactose có trong sữa, nên thay loại sữa khác không có đường Lactose theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Những thói quen thường gặp cần tránh trong chăm sóc trẻ bị tiêu chảy là: Hạn chế uống nước (vì sợ uống nước vào lại đi tiêu chảy nhiều) dẫn đến cơ thể mất nước nhiều, có thể đe dọa tính mạng; Uống thuốc “cầm” tiêu chảy, thuốc sẽ làm liệt ruột, các chất thải ứ đọng lại dễ dẫn đến nhiễm độc, bụng chướng, khó thở, trẻ bỏ ăn; Cho bé ăn cháo trắng với muối, không cho bú mẹ vì nghĩ làm như vậy sẽ mau lành bệnh… Hậu quả là sẽ làm cho trẻ mau chóng kiệt sức, suy dinh dưỡng, khó hồi phục sau bệnh, thực ra trẻ vẫn có thể tiêu hóa và hấp thu những thức ăn thông thường được; Một số trường hợp cho trẻ uống thuốc không theo toa của

Cách chăm sóc và đảm bảo dinh dưỡng khi trẻ bị tiêu chảy

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tiêu chảy. Một số nguyên nhân thường gặp là do nhiễm vi rút, nhiễm vi khuẩn (tả, lỵ, thương hàn, E.Coli…); nhiễm ký sinh trùng, nấm; do thuốc men; do rối loạn đường ruột và do các bệnh nhiễm trùng khác như: viêm tai, viêm phổi, sởi…

Chăm sóc bệnh nhân bị tiêu chảy tại bệnh viên Lê Lợi. Ảnh: LINH NGA

TRANG ĐIỀU TRỊ

18

Page 19: Vượt lên mọi rào cảnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/So 81.pdfHàng ngày, chị gặp gỡ những tiếp viên nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, quán

TRANG TIN HOẠT ĐỘNG

bác sỹ, dẫn đến bệnh không khỏi mà thậm chí còn bị ngộ độc thuốc và kéo dài bệnh hơn.

Ngoài ra, trong thời gian trẻ bị tiêu chảy, các bà mẹ tuyệt đối không cho trẻ uống các loại nước giải khát công nghiệp, không cho ăn các loại thức ăn có chứa nhiều đường vì những thức ăn này có thể làm tăng tiêu chảy. Tránh dùng các loại thực phẩm có nhiều xơ hoặc ít chất dinh dưỡng (măng, rau cần, tinh bột nguyên hạt khó tiêu hóa)... Sau khi khỏi tiêu chảy, để giúp cho trẻ hồi phục nhanh và tránh suy dinh dưỡng, cần cho trẻ ăn thêm mỗi ngày 1 bữa trong 2 tuần liền.

Trong quá trình chăm sóc trẻ bị tiêu chảy tại nhà, nếu thấy trẻ có các biểu hiện sau thì cần đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời: sốt cao; cảm thấy đau bụng, đau khi sờ nắn bụng hay đau bụng dữ dội; phân có nhầy, máu hay phân màu như bã cà phê; phân toàn nước lờ lờ như nước vo gạo; nôn ói nhiều, trẻ không thể cho ăn được; có dấu hiệu mất nước (mắt trũng, môi se, da nhăn, trẻ nhỏ thóp lõm, khóc không nước mắt, tiểu ít)…vì đó là những biểu hiện bệnh nặng.

Tiêu chảy là bệnh lây nhiễm qua đường tiêu hóa nên giữ gìn vệ sinh ăn uống có ý nghĩa quan trọng trong việc phòng bệnh. Cần thực hiện ăn chín, uống chín; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; sử dụng nguồn nước sạch; xử lý phân-nước-rác hợp vệ sinh; cảnh giác với thức ăn đường phố; thường xuyên rửa tay bằng xà bông với nước sạch, nhất là trước khi ăn; trước khi chăm sóc bé, cho bé ăn; sau khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh. Việc sử dụng kháng sinh không theo chỉ định của bác sỹ cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh tiêu chảy, do vậy mọi người cần chú ý không nên sử dụng thuốc kháng sinh tùy tiện khi trẻ bị tiêu chảy.

BS. hoànG nAm

Nhằm nâng cao các biện pháp thực hành đúng trong PC bệnh TCM và nhóm bệnh lây truyền

qua đường nước, ngày 08/12/12, được sự tài trợ của nhãn hàng Vim (công ty Unilever), viện Pasteur Tp.HCM (đơn vị chủ trì) đã phối hợp với Sở Y tế và Sở Giáo dục đào tạo tỉnh BRVT tổ chức buổi Hội thảo truyền thông phòng chống bệnh TCM và các bệnh lây qua đường tiêu hóa tại hội trường trường Tiểu học Hải Nam Tp. Vũng Tàu.

Tham dự buổi Hội thảo có Bs. Nguyễn Thị Thu Hồng - PGĐ SYT, Bs. Hồ Thị Thiên Ngân, viện Pasteur Tp. HCM; cô Nguyễn Thị Thu, đại diện Sở giáo dục đào tạo tỉnh, ông Nguyễn Văn Lên - Phó giám đốc Trung tâm TT-GDSK tỉnh, đại diện phòng Y tế, phòng Giáo dục, đại diện hệ truyền thông của ngành Y tế từ tỉnh đến xã và đại diện các trường mầm non đóng chân trên địa bàn Tp. Vũng Tàu.

Xác định trẻ dưới 5 tuổi, trẻ trong độ tuổi mầm non là đối tượng dễ mắc nhất là các bệnh đường tiêu hóa nên các hoạt động truyền thông PC dịch bệnh thời gian qua luôn tập trung vào đối tượng này. Mặc dù vậy hiệu quả của công tác truyền thông vẫn chưa cao. Theo báo cáo của trung tâm TT- GDSK tỉnh, BRVT là địa phương có số mắc TCM cao so với khu vực Đông Nam Bộ và cả nước. Trong 11 tháng của năm 2012 đã ghi nhận 6.919 ca mắc trong đó có 03 ca tử vong, Tp. Vũng Tàu là địa phương có tỷ lệ mắc cao nhất tỉnh với 3.585 ca, chiếm gần 52% số ca mắc TCM toàn tỉnh.

Trong vai trò chủ tọa của buổi hội thảo, Bs. Nguyễn Thị Thu Hồng đã khuyến khích những cán bộ y tế, những người trực tiếp chăm sóc trẻ tại trường mầm non chia sẻ những kinh nghiệm, những khó khăn trong công tác thực hiện vệ sinh, chăm sóc cho trẻ, đồng

Hôi thảo truyên thông phòng chống bệnh tay-chân-miệng và các bệnh lây truyền qua đường tiêu hoa

19

Page 20: Vượt lên mọi rào cảnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/So 81.pdfHàng ngày, chị gặp gỡ những tiếp viên nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, quán

thời đề xuất những biện pháp hỗ trợ từ phía ngành Y tế về mặt kiến thức, chuyên môn để giúp công tác phòng chống bệnh tại các trường hiệu quả hơn trong thời gian tới

Rất nhiều ý kiến của các đại biểu đã được đưa ra thảo luận sôi nổi, trong đó đặc biệt tập trung vào những khó khăn trong công tác thực hiện vệ sinh ATTP, vệ sinh rửa tay bằng xà phòng và nước sạch như: chưa được trang bị đủ các labo và xà phòng rửa tay cho trẻ ở bậc mầm non dẫn đến thời gian rửa tay trước các bữa ăn bị kéo dài ảnh hưởng đến hoạt động chuyên môn, nhiều cơ sở (chủ yếu là mầm non tư thục) chưa thực hiện tốt vấn đề ATTP do hệ thống bếp ăn không đạt quy chuẩn...

Để công tác phòng chống TCM cũng như các bệnh lây qua đường tiêu hóa trong thời gian tới ngày càng hiệu quả, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng, hội thảo đã đưa ra một số khuyến cáo thiết thực như sau:

- Một là, công tác truyền thông nói

riêng và hoạt động p/c dịch nói chung cần nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát xao, sự đầu tư kinh phí phù hợp, đáp ứng yêu cầu từ Các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương

- Hai là, phải có sự phối hợp liên ngành tốt, trong đó y tế là cơ quan thường trực chịu trách nhiệm về chuyên môn, có sự hỗ trợ, vào cuộc của chính quyền, sự phối hợp tích cực của ngành GD, hội PN, đoàn TN, CTĐ…

- Ba là, phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị trong ngành y tế; nhất là TTYTDP tỉnh, TTYT các huyện/thị/thành phố; giữa dự phòng và điều trị;

- Bốn là, đa dạng các hình thức truyền thông, phù hợp với từng đối tượng, địa phương, nguồn kinh phí.

- Năm là, cập nhật thông tin đầy đủ, chính xác về tình hình dịch bệnh cũng như các khuyến cáo của BYT để tuyên truyền tới cộng đồng, tránh yếu tố nhiễu

- Sáu là, trong giai đoạn tới, ngoài tiếp tục truyền thông nâng cao nhận

thức, cần tăng cường truyền thông thay đổi hành vi của các đối tượng đích; tăng cường truyên thông trực tiếp tại cộng đồng thông qua các CTV, TNV là các trưởng KP, Trưởng ấp, tổ trưởng tổ dân cư, cán bộ PN, ND, CTĐ…

- Bảy là, tăng cường truyền thông tại trường MN, tập trung vào thay đổi hành vi: vệ sinh môi trường, sàn nhà, đồ chơi, ATVSTP….

- Tám là, sau tác động thông qua các hoạt động truyền thông, viện Pasteur điều tra đánh giá kết quả thực hiện tại các trường mầm non trên địa bàn TPVT, qua đó sẽ rút ra các kết luận và định hướng cho các hoạt động trong thời gian tiếp theo.

Cũng tại buổi hội thảo, công ty Unilever đã trao tặng cho Phòng GD & ĐT Tp. Vũng Tàu 7.200 chai Vim, 90 cái Băng rôn về TCM, TCC, 130 tờ áp phích về TCM,TCC và 15.000 tờ rơi TCM,TCC.

Tin, ảnh: Khanh Chi

Sáng 21/12, dự án Quỹ toàn cầu phòng chống HIV/AIDS tỉnh BRVT đã tổ chức Hội nghị sơ kết chương trình Methadone tại khách sạn Cao su TP. Vũng Tàu.

Tham dự có: Bs. Trương Đình Chính- Tp NVY SYT, Bs. Bùi Minh Kha- Giám đốc Trung tâm PC HIV/AIDS, phó giám đốc dự án Quỹ toàn cầu phòng chống HIV/AIDS tỉnh BRVT; đại diện UBND hai địa bàn triển khai chương trình Methadone là Tp Vũng Tàu và huyện Long Điền, đại diện công an tỉnh, chi cục phòng chống tệ nạn xã hội tỉnh, chuyên trách chương trình Lao các huyện và cán bộ phụ trách 2 cơ sở Methadone.

Báo cáo tại hội nghị cho biết tuy mới được UBND tỉnh ra quyết định thành lập và BYT thẩm định đạt từ tháng 10/2012 nhưng ngay trong tháng 11/2012 đã có 39 người nghiện được sử dụng Methadone; trong đợt khởi liều thứ nhất cơ sở methadone Long Điền có 8 người,

cơ sở Methadone Vũng Tàu có 14 người; trong đợt khởi liều thứ hai cơ sở methadone Long Điền có 2 người, cơ sở Methadone Vũng Tàu có 15 người; Dự kiến BYT, SYT và trung tâm PC HIV/AIDS sẽ tiếp tục hỗ trợ để triển khai khởi liều đợt 3 trong 2 ngày 24-25/12/2012.

Tại Hội nghị các đại biểu cũng thảo luận về những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai chương trình về thủ tục hành chính, công tác quản lý người nghiện, công tác tuyên truyền trong cộng đồng, công tác thống kê, báo cáo, công tác phối hợp giữa các ban, ngành.

Cũng tại hội nghị, Bs. Bùi Minh Kha nêu hướng giải quyết các khó khăn, vướng mắc qua việc thường xuyên tham mưu SYT trình BYT, UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết; định kỳ họp liên ngành và chính quyền các địa phương để kịp thời tháo gỡ các vướng mắc; phối hợp với các cơ quan truyền thông trong tỉnh đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục. Hội nghị cũng thống nhất sắp tới sẽ cải tiến quy trình và thủ tục để có thể thu dung tất cả những người nghiện có nhu cầu sử dụng Methadone đến với 2 cơ sở đang triển khai chương trình nói trên.

Tin, ảnh: Khanh Chi

DỰ AN QUY TOÀN CÂU PHONG CHÔNG HIV/AIDS TỈNH BR-VT:

Tổ chức Hội nghị sơ kết chương trình Methadone

TRANG TIN HOẠT ĐỘNG

20

Page 21: Vượt lên mọi rào cảnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/So 81.pdfHàng ngày, chị gặp gỡ những tiếp viên nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, quán

Nhằm đẩy mạnh các hoạt động thông tin, giáo dục và truyền thông phòng chống bệnh Lao cho nhân dân, huy động sự quan tâm vào cuộc của các cấp, ngành trong công tác phòng chống

Lao, đồng thời từng bước nâng cao kiến thức, kỹ năng truyền thông cho các tuyên truyền viên PC Lao trong tỉnh, chiều 17-12 Trung tâm TT-GDSK đã phối hợp với Trung tâm PCBXH tỉnh tổ chức hội thi cộng tác viên truyền thông phòng chống Lao giỏi tỉnh BR-VT năm

2012 tại Hội trường Trường TCYT.Tham dự Hội thi có: Bà Nguyễn Thị Thu

Hồng-PGĐ SYT, bà Vương Thị Kim Dung-PCT Hội LHPN tỉnh, lãnh đạo các đơn vị Y tế trong ngành và đông đảo các cổ động viên là các hội viên, CTV và thanh niên trực thuộc Hội LHPN tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và đoàn TNCS HCM tỉnh.

Trải qua 3 phần thi: Chào hỏi, kiến thức và tiểu phẩm, các truyền thông viên đã thể hiện được kiến thức cũng như kỹ năng của mình trong công tác tuyên truyền về bệnh Lao tại cộng đồng.

Kết thúc hội thi, Hội LHPN tỉnh đoạt giải nhất, giải nhì thuộc về Hội CTĐ tỉnh và giải ba thuộc về Đoàn TNCS HCM tỉnh. Hầu hết các giải phụ của cuộc thi như: cá nhân xuất sắc nhất, đội có màn chào hỏi ấn tượng nhất đội có tiểu phẩm hay nhất đều thuộc về Hội LHPN tỉnh.

Tin, ảnh: Khanh Chi

Sáng 22/11/2012, Trung tâm Mắt phối hợp Viện thị giác Brien Holden – một tổ chức phi chính phủ quốc tế có trụ sở chính tại Australia, đơn vị tài trợ chương

trình chăm sóc mắt tại BRVT tổ chức hội thảo lập kế hoạch phòng chống mù lòa tỉnh BRVT giai đoạn 2013-2015.

Hội thảo đã nghe báo cáo tình hình mù lòa trên Thế giới, tại Việt Nam và BRVT. Theo đó, tại BRVT kết quả điều tra của bệnh viện Mắt trung ương tại 30 xã phường, thị trấn vào thời điểm năm 2007, số người mù tồn đọng (cả 1 và 2 mắt) là 3,01% những người trên 50 tuổi, tương ứng với 13.200 người, mỗi năm số mù mới phát sinh do đục thủy tinh thể khoảng 1.500 người. Đó là chưa kể đến tỷ lệ tật khúc xạ chiếm 23-25% trong tổng số học sinh toàn tỉnh, ước khoảng gần 50.000 học sinh mắc tật khúc xạ. Đến đầu năm 2012, số bệnh nhân mù trong tỉnh còn khoảng trên dưới 6.000 người, nguyên nhân gây mù vẫn là do đục thủy tinh thể (chiếm 70%), bệnh lý bán phần sau và Glaucoma.

Năm 2011, được sự hỗ trợ của Tổ chức chăm sóc giáo dục mắt quốc tế - ICEE (nay là Viện thị giác Brien Holden), Trung tâm Mắt đã triển khai dự án chăm sóc mắt tại 3 địa bàn chính là huyện Xuyên Mộc, Đất Đỏ và thành

phố Bà Rịa. Đặc biệt, dự án đã thành lập 3 đơn vị khúc xạ tại huyện Xuyên Mộc, Đất Đỏ, Trung tâm mắt và phòng khám mắt tại huyện Côn Đảo. Trong năm thứ 2 của dự án, Viện thị giác Brien Holden sẽ tiếp tục hỗ trợ BRVT xây dựng kế hoạch chăm sóc mắt một cách dài hạn cho tỉnh; Hỗ trợ sàng lọc tật khúc xạ cho hơn 40 ngàn học sinh trong vùng dự án và chăm sóc các đối tượng yếu thế khác như trẻ em, phụ nữ, người khuyết tật, trẻ mồ côi…

Hội thảo cũng đã nghe báo cáo dự thảo kế hoạch phòng chống mù lòa tỉnh giai đoạn 2013-2015. Theo đó, mục tiêu của kế hoạch sẽ bao gồm các chiến lược: Phát triển Trung tâm Mắt tỉnh thành bệnh viện chuyên khoa mắt vào năm 2013; tăng thêm 200 ca phẫu thuật thủy tinh thể trên toàn tỉnh mỗi năm; Đến năm 2013 tất cả các Trung tâm y tế huyện, thành phố có phòng khám mắt; Năm 2014 có thể chuẩn đoán, theo dõi, điều trị nội khoa bệnh glaucoma; Sàng lọc thị lực cho 60% học sinh cấp II vào năm 2013, 80% học sinh vào năm 2014 và 100% học sinh vào năm 2015… Ngoài ra, mục tiêu của chương trình cũng hướng đến 100% trung tâm Y tế huyện, thành phố có dịch vụ khúc xạ đầy đủ và có năng lực chẩn đoán trong năm 2015.

ThY oAnh

Hội thảo lập kế hoạch phòng chống mù lòa tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu giai đoạn 2013-2015

HÔI LIÊN HIÊP PHU NƯ TỈNH:

Giành nhiều giải trong Hội thi Cộng tác viên truyền thông phòng chống Lao giỏi tỉnh BR - VT năm 2012

TRANG TIN HOẠT ĐỘNG

21

Page 22: Vượt lên mọi rào cảnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/So 81.pdfHàng ngày, chị gặp gỡ những tiếp viên nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, quán

Sáng 22/11/2012, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh tổ chức khai mạc lớp tập huấn truyền thông về y tế học đường cho cán bộ y tế trường học trên địa bàn

tỉnh. Lớp tập huấn diễn ra trong 2 ngày với các nội dung:

Phổ biến các văn bản pháp quy liên quan đến y tế học đường, vị trí quan trọng của công tác y tế học đường; Khám phân loại sức khỏe học sinh; Kỹ năng truyền thông giáo dục sức khỏe trong trường học; Phòng chống một số bệnh học đường và các bệnh truyền nhiễm trong trường học; Vệ sinh phòng học và bàn ghế học sinh; Kỹ thuật đo đạc đánh giá các yếu tố vệ sinh học đường…

Đây là hoạt động nằm trong dự án nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát, đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về y tế năm 2012.

ThY oAnh

Sau khi đưa con gái 6 tuổi từ bệnh viện Bà Rịa trở về với cẳng chân trái bó bột, anh Nguyễn H

ở xã Quảng Thành mới cảm thấy hối hận về sự bất cẩn của mình.

Lúc 17 giờ 10 ngày 26.11. 2012 khi trên đường đi làm về, anh H tiện thể ghé qua trường đón cháu N.K.T sau giờ tan học. Khi đi ngang quán cháo gà ven đường anh dừng xe, định bụng vào mua cháo về cho 2 con. Thay vì phải dẫn cháu vào cùng cho an toàn thì anh H lại để cháu T ngồi trên yên

xe cách quán cháo gà khoảng 10m. Trong lúc anh H đang ở trong

quán cháo thì bất ngờ chiếc xe honda của anh bỗng ngã ngang do dựng xe nơi chỗ đất mềm nên chân chống xe bị lún. Nghe tiếng khóc thất thanh của con, anh H vội vàng chạy ra thì thấy chiếc xe ngã đè hẳn lên cẳng chân trái của cháu T. Ngoài việc bị xây xát khá nghiêm trọng, cẳng chân trái của cháu xem ra đã bị gãy vì biến dạng.

Lập tức mọi người giúp anh chuyển cháu đi cấp cứu, tiếp đó anh H

vội vã đưa cháu xuống bệnh viện Bà Rịa. Sau khi chụp X quang được biết cháu T đã bị gãy kín ½ xương cẳng chân trái.

Tương tự như anh H, trước đó một tuần chị Hà Thị C ở xã Kim Long đã quá bất cẩn khiến con trai của mình bị tai nạn.

Trên đường chở con trai Phan M (5 tuổi) đi nhà trẻ, chị C đã tranh thủ vào tiệm tạp hóa mua vài món đồ. Đáng trách là lúc vào trong tiệm, chị C đã để con trai ngồi trên yên xe trong tình trạng xe vẫn còn nổ máy và không trả về số 0. Chỉ vài phút sau chị C nghe tiếng xe rú lớn và hất tung cháu M văng vào trong lề đường. Nguyên do cháu bé còn quá nhỏ chưa ý thức được khi để tay mình chạm vào tay ga. Cũng may vì té vào đống bao tải mềm nên cháu M chỉ xây xước nhẹ, nếu chẳng may cháu bị xe hất văng ra giữa đường thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra. Tuy không xảy ra tai nạn nghiêm trọng nhưng cũng đủ để chị C và mọi người chứng kiến bị một phen khiếp vía.

Hai vụ việc nói trên xem chỉ là một vài trường hợp điển hình khi hằng ngày chúng ta cũng từng chứng kiến nhiều trường hợp tương tự. Đây là những bất cẩn của người lớn đáng để chúng ta rút kinh nghiệm.

Tin, ảnh: Lê Anh VŨTrạm y tế xã Bàu Chinh, Châu Đức

Tập huấn truyền thông về y tế học đường

Tai nạn giao thông - Những bất cẩn đáng tiếc đến từ cha mẹ

Trung tâm mắt tuyên truyền về chăm sóc mắt ban đầu, kiểm tra thị lực cho học sinh. Ảnh: S.T

Hướng dẫn các em học sinh về an toàn giao thông qua các trò chơi.

TRANG TIN HOẠT ĐỘNG

22

Page 23: Vượt lên mọi rào cảnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/So 81.pdfHàng ngày, chị gặp gỡ những tiếp viên nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, quán

TRANG Y TẾ CƠ SỞ

“Mỗi một dấu xẹt là một lần rẽ vô một con hẻm… trên tấm biển ghi số nhà

176/10/5/10/9 thì con số 9 cuối cùng cho biết đây là ngôi nhà thứ 9- Đó là lời giải thích của chị Lê Nhật Hường, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ phường 3, thành phố Vũng Tàu; Ngoài công tác hội CTĐ, chị còn tham gia công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, là nhân viên sức khỏe cộng đồng và là thành viên trong ban chấp hành Hội phụ nữ của phường.

Được sự hướng dẫn của chị Hường, tôi có dịp đến thăm nhà anh Màn Ênh, người bệnh nhân đang điều trị với chứng bệnh lao tái phát của mình. Biển số nhà trên là nơi anh sinh sống. Đường vào nhà anh tới 5 lần thay đổi khoảng cách, nếu xếp theo người đi hàng ngang thì đoạn đường bắt đầu vào độ chừng 5 người đi, khoảng cách ấy giảm dần nếu một người đi thì một người phải đứng lại mới có thể bước được vào cửa nhà. Căn nhà chỉ độ chừng hơn 30 m2

nhưng lại có đến 5 nhân khẩu cùng chung sống…

Theo chị Hường đây là một trong nhiều trường hợp điển hình mà chị đã thực hiện thành công trong cuộc vận động bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh lao, và giới thiệu họ đến tổ phòng chống bệnh lao tại trung tâm y tế thành phố Vũng Tàu để được khám và điều trị.

Riêng anh Màn Ênh, với tâm trạng vui tươi phấn khởi bày tỏ lòng biết ơn đến cán bộ y tế, các chị phụ nữ phường đã tích cực vận động, thường xuyên đến nhà ân cần thăm hỏi sức khỏe, nhắc nhở anh uống thuốc đầy đủ, đúng liều điều trị.

Hơn hai năm mắc bệnh lao phổi, thời gian đầu do anh không tuân thủ điều trị, tự rút ngắn thời gian điều trị trước 2 tháng, vì nghĩ rằng bệnh tình của mình đã được chữa khỏi. Kết quả là bệnh lao phổi của anh tái phát. Lần điều trị này anh đã bước qua giai đoạn tiêm thuốc, hiện anh đang được bác sĩ cho sử dụng thuốc dạng uống. – “ Tôi phải hết sức cố gắng để vượt lên chính mình, tuân thủ uống thuốc đều đặn mong sớm khỏi bệnh”:- Anh nói .

Gia đình vào thành phố Vũng Tàu làm ăn sinh sống đã nhiều năm, công việc mưu sinh hằng ngày là nghề phụ hồ, ngày có ngày không; đồng tiền kiếm được ít ỏi không đủ trang trải trong gia đình; người vợ của anh đã chia tay trước khi anh mắc bệnh lao. Anh và con phải về chung sống bên cạnh mẹ và 2 người em gái. Được Mẹ và em gái của anh luôn quan tâm chăm sóc, đã giúp anh có thêm nghị lực vượt qua bệnh tật và duyên phận của mình.

Đối với chị Hường, qua nụ cười tươi tắn, chúng tôi hiểu được chị rất vui với công tác truyền thông giáo dục sức khỏe của mình, bằng cả tình

Chuyện vê tinh nguyện viênVƠI BÊNH NHÂN LAO

Chị Lê Thị Hường (giữa) thăm gia đình anh Màn Ênh.

23

Page 24: Vượt lên mọi rào cảnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/So 81.pdfHàng ngày, chị gặp gỡ những tiếp viên nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, quán

thương và trách nhiệm chị đã gắn bó với trạm y tế của phường trong suốt 25 năm qua.

Chị Hường chia sẻ: “Động viên người bệnh lao chủ yếu là động viên về tinh thần, còn muốn biết cán bộ y tế có chăm sóc tốt cho người bệnh lao hay không thì phải hỏi ý kiến người bệnh; nếu có điều gì người bệnh còn thắc mắc thì chị ghi nhận báo cáo lên tổ phòng chống lao trong cuộc giao ban hàng tháng tại Trạm y tế, để cùng nhau tháo gỡ những khó khăn thắc mắc, giúp người bệnh yên tâm điều trị…”.

“Ai cũng muốn mình được, sống lâu, sống khỏe, không ai muốn mình mắc bệnh nhất là bệnh lao, vì mọi người dễ xa lánh sợ hãi. Rất cảm ơn các ban ngành đoàn thể của phường mà đặc biệt là các chị trong Hội phụ nữ phường, thời gian qua giúp tôi có thêm niềm tin và hy vọng; cảm ơn chương trình phòng chống lao của tỉnh giúp tôi điều trị bệnh miễn phí. Tôi muốn thông qua chương trình có lời chia sẻ với mọi người hãy chú ý đến sức khỏe của mình; nếu có triệu chứng ho, khạc đờm kéo dài trên hai tuần kèm theo đau tức ngực, khó thở , ho ra máu; mệt mỏi sụt cân; sốt về chiều; hãy đến Tổ chống lao trung tâm y tế khám bệnh và điều trị vì có thể mình mắc bệnh lao” – Đó là tất cả những tâm tình của anh Màn Ênh nói với tôi trước khi tạm biệt.

Vâng, cuộc đời của mỗi chúng ta giống như giàn dây leo. Chúng ta có thể chọn: hoặc là phàn nàn rằng giàn dây leo của mình quá nhỏ, lại cũ kỹ và đã phai màu, không đẹp bằng giàn hoa của người khác; hoặc là chúng ta bắt tay vào vun trồng để nó mãi xanh tươi. Người mắc bệnh lao cũng thế, mọi quyết định và kiên nhẫn tham gia điều trị bệnh cũng như mọi thứ khác là tùy ở bạn, nhưng bạn nên nhớ rằng nhận thức đúng về phòng và điều trị bệnh lao là việc cần làm ngay...

Tin, ảnh: huỳnh phượnG

Lần theo con đường đất đỏ, tôi đến thăm chị - người phụ nữ mà tôi hằng khâm phục, đã có

hàng chục lần “hiến máu cứu người”.Chị tên Lê Thị Kim Liên, sinh

năm 1960, thường trú tại tổ 36 thôn Tân Hiệp, xã Bàu Chinh, huyện Châu Đức. Tiếp tôi trong căn nhà lụp xụp, tài sản chẳng có gì ngoài chiếc ti vi cũ kỹ và một chiếc giường nhỏ. Là một hộ nghèo thuộc diện “chuẩn quốc gia”, nên hoàn cảnh chị hết sức khó khăn. Chồng mất năm 1999, con còn nhỏ dại, đất đai không có, nên trách nhiệm dồn lên vai chị càng nặng nề hơn.

Với hoàn cảnh hết sức khó khăn, quanh năm hết làm thuê đến ở mướn vẫn không đủ sống. Mặc dù hội Chữ Thập Đỏ và UBND xã Bàu Chinh cùng các tổ chức thiện nguyện luôn quan tâm và có kế hoạch hỗ trợ gia đình chị, nhưng vẫn chưa hết đói nghèo. Tuy hoàn cảnh như vậy, nhưng ít ai ngờ người phụ nữ này đã biết hy sinh những giọt máu của mình vì mục đích cao cả.

Khi hỏi vì đâu lại có những nghĩa cử cao đẹp ấy? Với vẻ lạc quan, chị bộc bạch chân tình:

Ngươi phu nư 38 LÂN HIÊN MAU

Chị Lê Thị Kim Liên.

“Trong một lần đến bệnh viện Bà Rịa thăm con của người bạn bị tai nạn giao thông rất cần máu để cấp cứu phẫu thuật. Trong tình thế ngặt nghèo và vì lương tâm con người biết cảm thông trước nỗi đau đồng loại, nên tôi không ngần ngại hiến máu cứu người”.

Một câu nói thực tâm của chị chứa đựng biết bao ân tình. Và cũng chính từ đây đã khởi nguồn cho những nghĩa cử cao đẹp góp phần giành giật lại sự sống cho biết bao người.

Thú thật tôi rất cảm phục khi được tiếp xúc với chị, bởi không thể ngờ người phụ nữ lam lũ ấy lại có đến 38 lần hiến máu nhân đạo. Không những thế, chị còn vận động nhiều người trong xã hưởng ứng việc làm ý nghĩa này. Đáng khâm phục hơn là các con chị cùng suy nghĩ như mẹ. Con dâu chị đã 1 lần hiến màu, con gái chị cũng đã 13 lần hiến máu. Sau hơn 17 năm chắt lọc những “giọt ngọc” cho đời, tổng cộng gia đình chị đã cung cấp cho Ngân hàng máu hơn 50 đơn vị máu.

Có lẽ “tài sản” quý giá nhất trong gia đình chị mà tôi chứng kiến đó là những giấy khen, bằng khen, kỷ niệm

TRANG Y TẾ CƠ SỞ

24

Page 25: Vượt lên mọi rào cảnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/So 81.pdfHàng ngày, chị gặp gỡ những tiếp viên nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, quán

chương và huy chương các loại từ việc hiến máu. Những huy hiệu “Giọt máu đồng”, “Giọt máu bạc”, “Giọt máu vàng”… từ các cấp Xã-Huyện-Tỉnh-Trung ương… trao tặng, được chị gìn giữ một cách trân trọng. Đó được xem là thành quả mà chị đã có được qua gần 2 thập kỷ làm việc nghĩa. Cầm những kỷ vật ấy từ tay chị, tôi cảm thấy xúc động, cảm nhận được một sức mạnh phi thường và một tấm lòng nhân văn cao cả ở người phụ nữ ấy.

Anh Lâm Văn Hòa, chủ tịch hội Chữ Thập Đỏ xã xúc động nói:

“Trong 6 năm liền từ 2006 - 2012 hội Chữ Thập Đỏ xã Bàu Chinh luôn là lá cờ đầu của huyện Châu Đức trong phong trào “Hiến máu nhân đạo”. Sỡ dĩ đạt được điều đó cũng nhờ những người có tấm lòng biết “tương thân tương ái”, biết hy sinh vì sự sống đồng loại, trong đó phải đặc biệt nhắc đến gia đình chị Lê Thị Kim Liên”.

Không chỉ tham gia hiến máu tình nguyện, chị còn rất tích cực tham gia phong trào của các ban ngành đoàn thể khác. Nhận xét về chị, anh Trần Văn Lâu – Chủ tịch UBMTTQ xã Bàu Chinh cho biết: “Chị Liên là người luôn sôi nổi nhiệt tình trong các phong trào ở xã. Cụ thể như hội Phụ Nữ, hội Nông dân, hội Cựu chiến binh… Ở đâu có hoạt động phong trào là ở đó có chị tham gia tích cực”.

Ây vậy mà khi tôi nhắc đến thành tích, chị chỉ khiêm tốn cười: “Có gì đâu anh, mình có sức khỏe thì đóng góp cho xã hội đó là điều đáng làm mà”.

Chia tay chị ra về, tôi thầm mong chị được nhiều sức khỏe. Hãy tiếp tục cống hiến như tâm nguyện và lạc quan hơn nữa chị nhé. Những gì chị “cho đi” hôm nay, tôi tin chị sẽ “nhận lại” vào ngày mai. Trong cuộc sống còn lắm bon chen, thì những việc làm mang nặng giá trị nhân văn như chị chính là một nghĩa cử đẹp dâng đời.

Bài, ảnh: hoài Anh

I. ĐẠI CƯƠNG:Là bệnh thường gặp ở nam giới,

tuổi cao. triệu chứng lâm sàng chủ yếu là tiểu tiện không thông lợi, đi tiểu rát, không đi hết bãi, đi tiểu nhiều lần hoặc có thể bí tiểu. Theo YHCT bệnh thuộc chứng “ Long bế” hoặc có nơi gọi là chứng “ Lung bế”.

Theo YHHĐ nguyên nhân gây bệnh có nhiều giả thuyết, đa số cho rằng do rối loạn nội tiết tố sinh dục nam và hiện tượng xơ hóa tăng lên có thể do viêm nhiễm hoặc do các yếu tố miễn dịch ở những người nam giới lứa tuổi cao. Tuyến tiền liệt phình to chèn ép vào niệu đạo làm giảm lưu lượng dòng chảy làm cho vách bàng quang dày lên, giãn niệu quản, ứ nước tiểu ở thận và niệu quản. Có 2 giai đoạn: Giai đoạn kích thích là đái nhiều lần cả ban ngày và ban đêm, buồn đi tiểu nhưng không nhịn được quá vài phút. Giai đoạn chèn ép là đái khó, tia nước tiểu yếu, đái rớt nước tiểu. Nặng nhất là BN bị bí đái hoàn toàn

hoặc không hoàn toàn, đái rỉ, nhiễm trùng tiết niệu.

Theo YHCT ở người bình thường tiểu tiện thông lợi do sự khí hóa của Tam tiêu và có liên quan tới các tạng tỳ, phế, thận. Thủy dịch vào vị nhờ sự vận hóa của Tỳ, sự tuyên phát và túc giáng của Phế đưa xuống Thận thông qua khí hóa của Thận mà có sự phân thanh giáng trọc, chất thanh được đưa lên để đi nuôi cơ thể, chất trọc đưa xuống bàng quang để tống ra ngoài. Nếu Phế mất túc giáng thì không thể thông điều thủy đạo, Tỳ mất vận hóa không thể thăng thanh giáng trọc, khí hóa của Thận thất thường sẽ ảnh hưởng tới sự khai, hạp và gây ra chứng bệnh “Long bế”.

II. CÁC THỂ BỆNH LÂM SÀNG:

1. Thể thấp nhiệt: BN thường có tiểu tiện không thông lợi, nước tiểu vàng, bụng dưới trướng đau, đại tiện táo, miệng đắng và dính,

Ngươi phu nư 38 LÂN HIÊN MAU

Đông y điều trị hiệu quả U phì đại lành tính tiền liệt tuyến. Ảnh: LINH NGA

Điều trị u phì đại lành tính tuyến tiền liệt bằng YHCT

TRANG Y HỌC CỔ TRUYỀN

25

Page 26: Vượt lên mọi rào cảnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/So 81.pdfHàng ngày, chị gặp gỡ những tiếp viên nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, quán

chất lưỡi đỏ, rêu vàng nhớt, mạch hoạt sác. Pháp điều trị: Thanh nhiệt lợi thấp.

Bài thuốc: Bát chính tán (theo sách Thái bình huệ dân hòa tễ cục phương) gia giảm: Biển súc 09g, cù mạch 09g, sơn chi 12g, đại hoàng 03g (Cho sau), mộc thong 09g, xa tiền tử 15g (bọc sắc), cam thảo 06g, phục linh 09g, tỳ giả 12g, thương truật 09g

2. Thể ứ trệ: BN có tiểu tiện nhỏ giọt, đái rắt hoặc bí tiểu, tia nước tiểu nhỏ giọt không mạnh, bụng dưới trướng đầy, chất lưỡi tím tối hoặc có ban, điểm ứ huyết, mạch tế sáp. Pháp điều trị: Hóa đàm tán kết.

Bài thuốc: Đại để dương hoàn (Theo Chứng trị chuẩn thằng) gia giảm gồm: Đại hoàng 03g(cho sau), quy vỹ 12g, sinh địa tươi 12g, xuyên sơn giáp 09g, đào nhân 09g, biển súc 09g, cù mạch 09g, ngưu tất 09g, hoàng kỳ 15g.

3. Thể trung khí hạ hãm: BN có lượng nước tiểu ít mà không thông, người mệt mỏi, ăn không ngon, đoản hơi, đoản khí, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch tế vô lực. Pháp điều trị: Kiện tỳ ích khí

Bài thuốc Bổ trung ích khí thang ( Theo Tỳ vị luận ) gia giảm gồm: Đẳng sâm 15g, chích hoàng kỳ 15g, bạch truật sao 10g, chích cam thảo 06g, trần bì 06g, thăng ma 09g, sài hồ 09g, tỳ giải 09g, biển súc 09g, mộc thông 09g.

4. Thể thận âm bất túc: BN đi tiểu nhỏ giọt không thông lợi, đau lưng ù tai, lòng bàn tay bàn chân nóng, gò má đỏ, miệng khát, chất lưỡi đỏ, rêu ít, mạch tế nhược hoặc xích hư yếu. Pháp điều trị: Tư âm giáng hỏa.

Bài thuốc Lục vị địa hoàng thang gia giảm bao gồm: Thục địa hoàng 15g, hoài sơn 09g, phục linh 09g, đơn bì 09g, trạch tả 09g, sơn thù nhục 06g, ngưu tất 09g, xa tiền tử 15g (bọc xắc), hạ khô thảo 30g, Sơn tư cô 09g.

5. Thể tỳ thận đều hư: BN đi tiểu rắt, đi không hết bãi, tia nước tiểu không mạnh, lưng gối mỏi yếu, sắc mặt trắng bệch, tinh thần mỏi mệt chân tay lạnh, chất lưỡi bệu nhạt có vết ấn răng, mạch trầm tế. Pháp điều trị: Bổ thận lợi niệu thông lâm.

Bài thuốc: Bổ thận lợi niệu thang gồm: Đẳng sâm 15g, chích hoàng kỳ 30g, trạch tả 15g, nhục quế 3g(cho sau), phục linh 12g, xa tiền tủ 15g(bọc sắc), xuyên sơn giáp 15g, đào nhân 12g, hồng hoa 12g, vương bất lưu hành 09g.

6. Các phương pháp điều trị khác: Muối ăn rang nóng bọc vào túi vải chườm bụng dưới, châm cứu các huyệt quan nguyên, trung cực, âm lăng tuyền, tam âm giao, khí hải.

III. PHÒNG BỆNH: Khi khí hậu chuyển mùa chú ý giữ ấm cơ thể không để bị nhiễm lạnh. Sinh hoạt tình dục điều độ, nên kiêng rượu. Hằng ngày kiên trì tắm nước nóng.

BS. nGuYỄn TrưỜnG SƠnTrưởng khoa Đông Y, BV Lê Lợi

Hỏi: Bệnh phong hiện nay tuy ít người mắc nhưng nghe vẫn thấy sợ. Xin bác sĩ giải thích rõ hơn về bệnh này? Bệnh này có phải di truyền không? Người mắc bệnh có thể lập gia đình được hay không? Nếu như muốn xét nghiệm và khám bệnh này thì sẽ đến bệnh viện nào ?

Nguyễn Đoàn ( Xuyên Mộc)Trả lời: Bệnh phong (trước đây còn gọi là cùi, hủi) là

bệnh do trực khuẩn phong gây nên (Mycobacterium Leprae), được tìm ra bởi Ar Hansen năm 1873 (cùng với trực khuẩn lao). Bệnh phong là bệnh lây nhiễm chứ không phải là bệnh di truyền.

Trực khuẩn phong sinh sản chậm (13 ngày) và thời gian ủ bệnh cũng thường rất dài, trung bình 3-5 năm, có khi tới 10 năm hoặc lâu hơn.

Bệnh lây trực tiếp qua da (bị tổn thương) và niêm mạc từ người đã mắc bệnh phong, nhất là trong giai đoạn đang phát triển bệnh. Tuy nhiên, bệnh phong là bệnh lây ít, lây chậm và khó lây chứ không đáng sợ dẫn đến kỳ thị, xa lánh như một số người hiểu chưa đúng về bệnh này. Việc điều trị bệnh phong hiện nay rất hiệu quả, khi bệnh ổn định, không còn trực trùng Hansen trên các tổn thương và trong nước mũi, có thể điều trị ngoại trú, về sống chung với gia đình được. Vì vậy, người mắc bệnh phong khi đã điều trị tốt sẽ khỏi bệnh hoàn toàn và có thể lập gia đình.

Những biểu hiện sớm của bệnh phong:Có một hoặc nhiều đám da thay đổi màu sắc: Đỏ, trắng,

HỎI ĐÁP SỨC KHỎE

Phòng chốngbệnh phOnG

TRANG Y HỌC CỔ TRUYỀN

26

Page 27: Vượt lên mọi rào cảnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/So 81.pdfHàng ngày, chị gặp gỡ những tiếp viên nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, quán

thâm đen…, có thể bằng phẳng hoàn toàn với mặt da hoặc có bờ cao hơn; đa số xuất hiện tại vùng da hở, cá biệt có trường hợp ở vùng kín. Các đám da này mất cảm giác, không ngứa, không đau, không rát, nổi lên chậm từ từ; châm kim, cấu véo không đau; gần lửa không biết nóng; không tiết mồ hôi, rụng lông.

Nếu bệnh nhân được phát hiện muộn, thường có những biểu hiện sau:

Các đám da thay đổi màu sắc nổi rất nhiều ở toàn thân, gần như đối xứng 2 bên; mặt có thể sần sùi biến dạng như mặt sư tử khi bệnh đã tiến triển nặng; có thể gây tàn phế như loét giác mạc, mù mắt; teo cơ, cò rụt các ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân, có khi phải cắt cụt chi…

Bệnh phong nếu không được phát hiện sớm, không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tàn phế, mất khả năng lao động, sau mất dần khả năng tự phục vụ trong sinh hoạt. Trong khi đó, hiện nay bệnh phong có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và tuân thủ phác đồ điều trị của chương trình phòng chống phong. Thuốc chữa bệnh phong được chương trình cấp miễn phí. Khi nghi ngờ mắc bệnh, có thể đến các TTYT huyện/thị/TP, phòng khám da liễu của các BV tỉnh hoặc đến Trung tâm phòng chống bệnh xã hội tỉnh để được khám, xét nghiệm và tư vấn chu đáo.

Hiện nay tỉnh BR-VT đã đạt các tiêu chí thanh toán bệnh phong (2008). Để duy trì kết quả này, đồng thời phấn đấu tiến tới loại trừ bệnh phong, điều quan trọng là cần thay đổi căn bản nhận thực, quan niệm sai lầm về bệnh phong, chống kỳ thị, xa lánh đối với người bệnh, coi bệnh phong như bệnh truyền nhiễm khác, thậm chí còn là bệnh truyền nhiễm rất khó lây, là bệnh chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

BS. hoànG nAm

Hỏi: Công tác phòng chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư

được quy định như thế nào?Đáp: Công tác phòng chống

HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư được quy định như sau:

1. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có các trách nhiệm sau đây:

a) Tổ chức các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư, giáo dục sự thương yêu, đùm bọc đối với người nhiễm HIV, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, họ tộc, quê hương, bản sắc văn hoá dân tộc của người Việt Nam;

b) Tổ chức chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV và gia đình họ, tạo điều kiện cho người nhiễm HIV sống hòa nhập với cộng đồng và xã hội;

c) Phát huy vai trò của các tổ trưởng dân phố, trưởng cụm dân cư, trưởng thôn, già làng, trưởng bản, trưởng làng, trưởng ấp, trưởng phum, trưởng sóc, trưởng ban công tác mặt trận, trưởng các dòng họ, trưởng tộc, các chức sắc tôn giáo, người cao tuổi, người có uy tín trong cộng đồng trong việc vận động nhân dân tham gia phòng, chống HIV/

AIDS;d) Xây dựng và phát triển mô

hình gia đình văn hóa, tổ dân phố, cụm dân cư, thôn, làng, ấp, bản, phum, sóc gắn với việc phòng, chống HIV/AIDS;

đ) Tuyên truyền chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ.

2. Tổ dân phố, cụm dân cư, thôn, làng, ấp, bản, phum, sóc có các trách nhiệm sau đây:

a) Tuyên truyền, vận động và giáo dục các gia đình trên địa bàn tham gia và thực hiện các quy định về phòng, chống HIV/AIDS;

b) Lồng ghép hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào phong trào quần chúng, hoạt động thể thao, văn hoá, văn nghệ tại cộng đồng và các hoạt động xã hội khác;

c) Đấu tranh chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ.

3. Nhà nước khuyến khích dòng họ, hàng xóm, bạn của người nhiễm HIV động viên về tinh thần, chăm sóc, giúp đỡ và tạo điều kiện cho người nhiễm HIV sống hòa nhập với cộng đồng và xã hội.

Hỏi: Có những quy định nào cần lưu ý trước và sau khi tiến hành

xét nghiệm HIV?Đáp: Một số quy định trong

Luật phòng chống nhiễm HIV/AIDS cần lưu ý: Công tác tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV; Cơ sở xét nghiệm HIV đủ điều kiện khẳng định các trường hợp HIV dương tính; Quy định về thông báo kết quả xét nghiệm.

Tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV:

1. Các trường hợp xét nghiệm HIV đều phải được tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV.

2. Cơ sở xét nghiệm HIV có trách

TRANG TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

Luật phòng chống nhiễm HIV/AIDS ở người

(Tiếp theo kỳ trước)

27

Page 28: Vượt lên mọi rào cảnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/So 81.pdfHàng ngày, chị gặp gỡ những tiếp viên nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, quán

nhiệm tổ chức việc tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV.

3. Chỉ những người đã được tập huấn về tư vấn phòng, chống HIV/AIDS mới được thực hiện việc tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV.

Cơ sở xét nghiệm HIV đủ điều kiện khẳng định các trường hợp HIV dương tính:

1. Chỉ cơ sở xét nghiệm HIV đã được Bộ Y tế công nhận đủ điều kiện khẳng định các trường hợp HIV dương tính mới được quyền khẳng định các trường hợp HIV dương tính và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đó.

2. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể điều kiện, thủ tục và trình tự công nhận cơ sở xét nghiệm HIV được phép khẳng định các trường hợp HIV dương tính.

Thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính:

1. Kết quả xét nghiệm HIV dương tính chỉ được thông báo cho các đối tượng sau đây:

a) Người được xét nghiệm; b) Vợ hoặc chồng của người được xét nghiệm, cha,

mẹ hoặc người giám hộ của người được xét nghiệm là người chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự;

c) Nhân viên được giao nhiệm vụ trực tiếp tư vấn, thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính cho người được xét nghiệm;

d) Người có trách nhiệm chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV tại các cơ sở y tế, bao gồm trưởng khoa, trưởng phòng, điều dưỡng viên trưởng nơi người nhiễm HIV điều trị, nhân viên y tế được giao trách nhiệm trực tiếp điều trị, chăm sóc cho người nhiễm HIV tại cơ sở y tế;

đ) Người đứng đầu, cán bộ phụ trách y tế, nhân viên y tế được giao nhiệm vụ trực tiếp chăm sóc sức khỏe cho người nhiễm HIV tại cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam;

e) Người đứng đầu và cán bộ, công chức được giao trách nhiệm của các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.

2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm giữ bí mật kết quả xét nghiệm HIV dương tính, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này (người được xét nghiệm).

3. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể trách nhiệm, trình tự thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính.

Hỏi: Việc điều trị người nhiễm HIV/AIDS được quy định như thế nào?

Đáp: Quy định về trách nhiệm điều trị người

nhiễm HIV: 1. Cơ sở y tế có trách nhiệm khám bệnh, chữa bệnh

cho người nhiễm HIV; trường hợp điều trị bằng thuốc kháng HIV thì cơ sở y tế phải có đủ các điều kiện theo quy định của Bộ Y tế.

2. Thầy thuốc và nhân viên y tế có trách nhiệm điều

trị người nhiễm HIV và giải thích cho họ hiểu về HIV/AIDS để tự giữ gìn sức khỏe và phòng lây nhiễm HIV cho người khác.

3. Người nhiễm HIV mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội hoặc các bệnh khác liên quan đến HIV/AIDS thuộc chuyên khoa nào được cứu chữa tại chuyên khoa đó hoặc tại chuyên khoa riêng và được đối xử bình đẳng như những người bệnh khác.

4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định phác đồ điều trị bằng thuốc kháng HIV.

Việc sử dụng thuốc kháng HIV:1. Người nhiễm HIV được Nhà nước tạo điều kiện

tiếp cận thuốc kháng HIV thông qua các chương trình, dự án phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội.

2. Người bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp, người bị nhiễm HIV do rủi ro của kỹ thuật y tế, phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai, trẻ em dưới 6 tuổi nhiễm HIV được Nhà nước cấp miễn phí thuốc kháng HIV.

3. Thuốc kháng HIV do ngân sách nhà nước chi trả, thuốc do tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tài trợ được cấp miễn phí cho người nhiễm HIV tại các cơ sở điều trị HIV/AIDS theo thứ tự ưu tiên sau đây:

a) Trẻ em từ đủ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi nhiễm HIV;b) Người nhiễm HIV tích cực tham gia phòng, chống

HIV/AIDS;c) Người nhiễm HIV có hoàn cảnh đặc biệt khó

khăn;d) Những người khác nhiễm HIV.4. Chính phủ quy định cụ thể việc quản lý, phân

phối và sử dụng thuốc kháng HIV.5. Thủ tướng Chính phủ quy định việc áp dụng các

biện pháp cần thiết để đáp ứng yêu cầu về thuốc kháng HIV trong trường hợp khẩn cấp.

Bảo hiểm y tế đối với người nhiễm HIV:1. Người đang tham gia bảo hiểm y tế bị nhiễm HIV

được Quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

2. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định danh mục thuốc kháng HIV do bảo hiểm y tế chi trả.

BS. TrưƠnG Đình ChínhTP Nghiệp vụ Y, Sở Y tế tỉnh BRVT

TRANG TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

Phá bỏ cây cần sa.

28

Page 29: Vượt lên mọi rào cảnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/So 81.pdfHàng ngày, chị gặp gỡ những tiếp viên nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, quán

TRANG TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU

Theo Wikipedia, nghèo diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng với

các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định. Thước đo các tiêu chuẩn này và các nguyên nhân dẫn đến nghèo nàn thay đổi tùy theo địa phương và theo thời gian. Tổ chức y tế thế giới định nghĩa nghèo theo thu nhập; theo đó một người là nghèo khi thu nhập hàng năm ít hơn một nửa mức thu nhập bình quân trên đầu người hàng năm (PCI - Per Capita Incomme) của quốc gia. Ngân hàng Thế giới xem thu nhập 1 USD/ngày theo sức mua tương đương của địa phương để thỏa mãn nhu cầu sống như là chuẩn tổng quát cho nạn nghèo tuyệt đối.

Hiện nay, những hộ ở khu vực nông thôn có mức thu nhập bình

quân từ 400.000 đồng/người/tháng trở xuống hoặc những hộ ở khu vực thành thị có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng trở xuống được gọi là hộ nghèo theo chuẩn quốc gia; những hộ ở khu vực nông thôn có mức thu nhập bình quân từ 700.000 đồng/người/tháng trở xuống hoặc những hộ ở khu vực thành thị có mức thu nhập bình quân từ 900.000 đồng/người/tháng trở xuống được gọi là hộ nghèo theo chuẩn tỉnh

Trong bài viết này, Lưu Linh tui không dám lạm bàn về hộ nghèo, biện pháp giảm nghèo, và tại sao có nhiều hộ phấn đấu mãi vẫn không thoát nghèo (vì có cả một ngành LĐTBXH lo việc đó), Lưu Linh tui chỉ hầu chuyện về cơ hội và thách thức của người giàu và người nghèo đối

với công tác y tế, người giàu và người nghèo trong vai trò là một bệnh nhân và trong vai trò một nhân viên y tế.

Trong nhiều lý do của nghèo như chiến tranh, thiên tai, thất nghiệp, thiếu giáo dục và bệnh tật…, thì bệnh tật vừa gây ra nghèo nhanh (đột ngột do tai nạn) vừa gây ra nghèo triền miên (bệnh mãn tính, bệnh tim… không lao động được). Trong nhiều hệ lụy của nghèo như trộm cướp, ăn xin, thất học và bệnh tật …thì bệnh tật lại là hậu quả tất yếu của việc thiếu chi phí ăn uống, sinh hoạt, nghĩ dưỡng… chỉ vì nghèo mà ra. Vì vậy, khi Lưu Linh tui vào trong bệnh viện chỉ thấy đa số là bệnh nhân nghèo, và ngược lại, khi Lưu Linh tui muốn tìm thằng bạn nghèo thì thỉnh thoảng lại phải vào bệnh viện mới gặp.

Nhưng nghĩ một cách xót xa, trong nhiều lý do của giàu cũng có lý do bệnh tật, nhiều người bệnh tật thì phòng mạch Bác sỹ mới đông, phòng mạch Bác sỹ đông thì Bác sỹ mới mau giàu. Lại xót xa hơn, khi có một bộ phận bệnh nhân lại muốn giàu nhờ bệnh tật, họ tìm cách này cách khác để được khám bệnh nhiều lần, để được có nhiều thuốc (mà quỹ BHYT đã chi trả dùm) để dùng vào việc …không phải để chữa bệnh cho mình.

Người nghèo thì không muốn bệnh để còn dành thời gian và sức lực để làm việc kiếm tiền, đôi khi có nhức đầu sổ mũi chút đỉnh cũng gắng gượng đi làm, chỉ đến khi bệnh trở nên nặng mới phải vào bệnh viện, và có những người nghèo vào bệnh viện khi bệnh cảnh đã quá nặng, quá trễ để phẫu thuật hoặc cứu chữa. Người giàu thì hơi khó chịu trong người là cảm thấy bệnh nặng đến nơi (bà chúa đứt tay hơn ăn mày đổ ruột), cảm cúm đi khám bệnh, sổ mũi đi khám bệnh, rối loạn tiêu hóa đi khám bệnh…(và có chuyện vui là khi hay tin đại gia ấy bệnh, mọi người bảo nhau phải nhanh nhanh đi thăm, kẻo … đại gia ấy hết bệnh mà không kịp thăm).

Người nghèo khi được bác sỹ kê đơn thuốc, câu đầu tiên hỏi Bác sỹ là “thưa Bác sỹ, thuốc này có mắc không?”, khi được Bác sỹ đề nghị

Người giàu - người nghèoVỚI CÔNG TAC Y TẾ

29

Page 30: Vượt lên mọi rào cảnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/So 81.pdfHàng ngày, chị gặp gỡ những tiếp viên nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, quán

Lời cảm ơn!Trong tháng 12 vừa qua, BBT Bản tin Sức khỏe

BRVT đã nhận được bài cộng tác của các CTV: Lê Anh Vũ-TYT xã Bàu Chinh; Thu Trang- TTDS KHHGĐ huyện Đất Đỏ; Bs. Đặng Phước Đồng- TTDS KHHGĐ huyện Tân Thành; TTDS KHHGĐ huyện Châu Đức; TTDS KHHGĐ huyện Long Điền; Lê Thị Thu Hoài- cán bộ chuyên trách DS F. Kim Dinh TP. Bà Rịa; Hồ Thị Hữu- cán bộ chuyên trách DS F. Long Hương, TP. Bà Rịa; Trần Thị Huyền- TTDS KHHGĐ TP. Vũng Tàu; Giang Hồng-

CCDS KHHGĐ tỉnh; Nguyễn Thị Lệ Quyên- Đài PTTH huyện Tân Thành; Huỳnh Phượng- Trung tâm TT-GDSK tỉnh Bến Tre; Thy Oanh- Báo BRVT; Ds. CKII Trần Trấp; Bs. Trương Đinh Chính- TP NVY SYT; Bs. Nguyễn Thị Thu Hồng-PGĐ SYT.

BBT sẽ xem xét, sắp xếp đăng tải các bài viết theo chủ đề của từng bản tin. Xin chân thành cảm ơn và mong tiếp tục nhận được sự cộng tác tích cực của các CTV trong thời gian tới.

Trân trọng! BBT Bản Tin SứC Khỏe BrVT

nhập viện lại băn khoăn “nằm viện có lâu không, có tốn nhiều tiền không?”, khi được Bác sỹ đề nghị chuyển viện lại lần lữa “Bác sỹ coi ráng cho em nằm lại đây được không ?”. Người giàu trước khi Bác sỹ kê đơn thuốc đã mau mắn bỏ nhỏ “Bác sỹ cho em thuốc gì tốt tốt nghe”, khi Bác sỹ chỉ định cận lâm sàng thì hết sức tự tin “Bác sỹ cứ việc cho em CT, MRI hay gì gì cũng được, miễn là tìm ra bệnh cho em”, khi thấy Bác sỹ mời hội chẩn thì đề nghị thẳng thắn “ Bác sỹ coi chữa được thì chữa, còn không thì cho em đi thành phố”.

Lại thêm một chuyện liên quan giữa người nghèo và người giàu mà mỗi khi nghĩ tới, Lưu Linh tui không khỏi ngậm ngùi mà …nuốt lệ vào trong. Số là ở tỉnh có chương trình mổ tim cho bệnh nhân nghèo. Ngoài khoản đã được quỹ BHYT chi trả đối với một phần chi phí phẫu thuật và viện phí, phần chi phí phẫu thuật và viện phí còn lại, tỉnh sẽ hỗ trợ một phần hay toàn bộ tùy theo đối tượng (hộ nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi… được hỗ trợ toàn bộ). Tất nhiên chương trình là dành cho người nghèo, những người có điều kiện hơn được khuyến khích tự lo chi phí. Và Lưu Linh tui đã không biết nói sao khi nhân viên phòng Bảo trợ xã hội bệnh viện tuyến trên gọi điện thoại than phiền: “Bác sỹ ơi, sao mà thân nhân bệnh nhân … đòi nằm phòng dịch vụ, giải quyết sao đây?”. Lưu Linh tui nghẹn ngào và bó tay.

Bộ Y tế điều chỉnh giá thu viện

phí, bệnh nhân nghèo thì lo lắng, nhân viên y tế nghèo mừng thì ít nhưng lo cho bệnh nhân nghèo cũng như lo một ngày nào đó mình sẽ bệnh thì nhiều; bệnh nhân giàu chẳng quan tâm 04 hay 28 gì cả (TTLT 04 của Liên bộ Y tế-Tài chính, Quyết định 28 của UBND tỉnh liên quan giá thu viện phí), chỉ biết tui vào bệnh viện mà các anh phục vụ không tốt sẽ biết tay tôi, và cũng không loại trừ một số ít nhân viên y tế không nghèo chút nào vẫn mừng vì sẽ được tăng thêm thu nhập.

Còn một chi tiết nhỏ, Lưu Linh tui đã từng chứng kiến một điều dưỡng (cũng chưa hẳn là nghèo nhưng chắc thu nhập cũng chỉ 3-4 triệu/

tháng) đã cương quyết không nhận phong bì của thân nhân bệnh nhân, và Lưu Linh tui cũng đã thấy trong một cuộc nhậu mừng thành công cho ca mổ, một Bác sỹ (cũng chưa hẳn là giàu nhưng chắc thu nhập cũng hơn 7-8 triệu/tháng) đã không ngần ngại nhận phong bì đút vào túi.

Xem ra, tiêu chuẩn giàu nghèo của một nhân viên y tế mà tính trên sức mua tương đương 1USD gì gì đó, hay tính trên thu nhập đầu người/tháng cũng chưa hoàn toàn chính xác, mà đôi khi còn phải tính trên những phẩm chất quý giá, đó là lòng trắc ẩn và sự tự trọng.

Lưu Linh

TRANG TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU

30

Page 31: Vượt lên mọi rào cảnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/So 81.pdfHàng ngày, chị gặp gỡ những tiếp viên nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, quán

Lung Cu biên cương môt ngay tôi đênNgâng cao đâu nhin tô quôc hiên ngang

Ôi! Viêt Nam la cờ đo sao vangĐang phât phơi tung trời mây lông gio

Đưng trên cao ta tư hao nhin roĐât Tiên Rông noi giông bôn nghin năm

Du xa xăm cung đinh hương tim vêĐê nghe thây nhưng điêu ta chưa biêt

Vê quê hương đa gian kho môt thờiNhiêu thach thưc ma ta con vươn tơiPhải chung tay giư côt môc yên binhTrời tinh lăng xây lâu đai vưng chăc

Cung kê vai vơi be ban lang giêngMôi đât nươc khoảng trời riêng rông mơ

Đưng xô nhau lam chảy mau ruôt đauSông giân dôi con chi la y nghiaĐời rât non ban ơi chơ phi hoaiQuy thời gian không cho ai dưng laiTưng dân tôc đêu co quyên binh đăngHay chon đường chung chi hương dai lâuLây nhân dân lam muc đich hang đâuHanh phuc, âm no, tư do phat triênÂy mơi goi quôc gia tiên tiênXưng anh hung cua thời đai hôm nay.

Ngay 20/11/2012BS. nGuYỄn ThỊ Thu hônGPGĐ SYT Ba Ria-Vung Tau

Đinh biên cương

Page 32: Vượt lên mọi rào cảnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/So 81.pdfHàng ngày, chị gặp gỡ những tiếp viên nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, quán

Ông Lê Xuân Tú - Bí Thư Thành Đoàn TP. V

ũng T

àu p

hát b

iểu

tại b

uổi g

iao lư

u của

ĐĐV.

Các ĐĐV chia sẻ kinh nghiệm tiếp cận cộng

đồng

tron

g ph

òng

chốn

g HI

V.

Cán bộ Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tập huấn kiến th

ức và

kỹ nă

ng p

hòng

chố

ng H

IV ch

o cá

c ĐĐV

.

HƯỞNG ỨNG THANG TRUYỀN THÔNG PHONG CHÔNG HIV /AIDS:

Nhom tự lực TP. VT tổ chức tổng kết và giao lưu với các đồng đẳng viên

Ảnh: LINH NGA