thuviensonla.com.vnthuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/tt11giaothong.doc · web view- tiếp...

65
“An toàn mọi lúc, hạnh phúc mọi nơi”

Upload: others

Post on 08-Jan-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: thuviensonla.com.vnthuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/tt11giaothong.doc · Web view- Tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Hải quan áp dụng điều kiện về giấy

“An toàn mọi lúc, hạnh phúc mọi nơi”

PHÒNG THÔNG TIN – THƯ MỤCNĂM 2014

Page 2: thuviensonla.com.vnthuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/tt11giaothong.doc · Web view- Tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Hải quan áp dụng điều kiện về giấy

Trong số này

Page 3: thuviensonla.com.vnthuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/tt11giaothong.doc · Web view- Tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Hải quan áp dụng điều kiện về giấy

Văn hóa giao thông: Thông báo Kết luận của Phó

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc... (tr.1)

vanban.chinhphu.vn Văn hóa và Văn hóa giao

thông. (tr.7)TS. Khương Kim Tạo

Xây dựng “Văn hóa giao thông”, trách nhiệm không của riêng ai. (tr.10)

Trần Thông Văn hóa giao thông và giấc

mơ bình an. (tr.12)Thanh Thủy

Chấp hành “Văn hóa giao thông” không phải việc làm khó. (tr.14)

Ngô LượngTai nạn giao thông và những

giải pháp giảm thiểu tai nạn giao thông: Giải pháp giảm thiểu tai nạn

giao thông ở Việt Nam. (tr.16)Kim Hà

Phó Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt giảm số người chết do tai nạn giaothông. (tr.19)

vov.vn

Nhiều đột phá lớn trong công tác đảm bảo an toàn giao thông. (tr.21)

Khánh Hà (thực hiện) Giảm tai nạn giao thông: Nhìn

từ công tác tuyên truyền. (tr.24)Đỗ Hoàng Thạch

Kỹ năng tham gia giao thông: Nâng cao kỹ năng lái xe an

toàn. (tr.28)atgt.vn

Kỹ năng an toàn để sống sót khi ô tô bị tai nạn giao thông. (tr.29)

antoangiaothong.gov.vn Cách đi xe đạp điện an toàn.

(tr.31)antoangiaothong.gov.vn

Đi xe máy trời nắng nóng, lưu ý điều gì? (tr.32)

tapchigiaothongvantai.vn Đi xe máy, vào cua thế nào

cho an toàn? (tr.34)Thanh Hà

Cách xử lý 10 sự cố hay gặp khi lái xe. (tr.36

)Đức Huy

Page 4: thuviensonla.com.vnthuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/tt11giaothong.doc · Web view- Tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Hải quan áp dụng điều kiện về giấy

Lời giới thiệuGiao thông đi lại là nhu cầu cần thiết của con người và là một trong những

tiêu chí đánh giá sự tiến bộ của một xã hội. Cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại, con người ngày càng được hưởng lợi nhiều dịch vụ từ giao thông: Đi lại thuận tiện hơn, an toàn hơn, hiệu quả hơn và an toàn giao thông đã trở thành một vấn đề lớn luôn nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương và toàn xã hội.

Page 5: thuviensonla.com.vnthuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/tt11giaothong.doc · Web view- Tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Hải quan áp dụng điều kiện về giấy

Việc nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ khi tham gia giao thông của các doanh nghiệp vận tải, chủ hàng, chủ xe và của mọi người dân trong những năm gần đây đang có nhiều diễn biến phức tạp; tính chất của các vụ tai nạn giao thông ngày càng nghiêm trọng hơn, đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của mỗi con người và trở thành mối hiểm họa khôn lường. Theo thống kê từ đầu năm 2014 đến nay nước ta có trên 7.500 người tử vong vì tai nạn giao thông, hàng trăm người bị thương tật suốt đời, thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra khoảng 40 tỷ đồng.

Trong năm qua, với sự chỉ đạo mạnh mẽ và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, tình hình trật tự an toàn giao thông tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, tai nạn giao thông giảm ở cả 3 tiêu chí số vụ, số người chết, bị thương; các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến xe khách, xe tải nặng, xe chở công-ten-nơ được kiềm chế, việc kiểm soát tải trọng xe được thực hiện nghiêm túc; các đơn vị vận tải, chủ hàng, chủ xe, lái xe đã chấp hành tốt các quy định về an toàn giao thông; người tham gia giao thông đã thực hiện tốt Luật Giao thông đường bộ, có ý thức nâng cao các hành vi tham gia giao thông cũng như trách nhiệm và tâm lý tham gia giao thông... Tuy nhiên, tai nạn giao thông vẫn đang ở mức cao, điều này đòi hỏi sự tiếp tục chỉ đạo, điều hành quyết liệt của các cơ quan chức năng, mỗi người dân khi tham gia giao thông nhằm đảm bảo tính bền vững của công tác an toàn giao thông trong thời gian qua và giảm thiểu các tai nạn giao thông trong thời gian tới.

Tiếp tục tuyên truyền về công tác an toàn giao thông và hưởng ứng “Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông” năm 2014, Thư viện tỉnh Sơn La biên soạn và giới thiệu cùng bạn đọc Thông tin Khoa học chuyên đề “An toàn mọi lúc, hạnh phúc mọi nơi”.

Trân trọng giới thiệu!

BAN BIÊN SOẠN

Page 6: thuviensonla.com.vnthuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/tt11giaothong.doc · Web view- Tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Hải quan áp dụng điều kiện về giấy

“An toàn mọi lúc, hạnh phúc mọi nơi”

THÔNG BÁOKết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông

quốc gia tại Hội nghị sơ kết công tác bảo đảm trật

tự an toàn giao thông 9 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm

quý IV năm 2014...I. Đánh giá chungThay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng đánh giá cao những kết

quả đã đạt được về công tác trật tự an toàn giao thông 9 tháng đầu năm 2014; với sự chỉ đạo quyết liệt và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, tình hình trật tự an toàn giao thông tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí số vụ, số người chết, bị thương; các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến xe khách, xe tải nặng, xe chở công-ten-nơ được kiềm chế; tình hình ùn tắc giao thông tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực. Có 48 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giảm số người chết vì tai nạn giao thông, đặc biệt có 10 địa phương giảm trên 20%. Công tác chỉ đạo, điều hành về kiểm soát tải trọng xe được thực hiện nghiêm túc, triển khai đồng loạt trên toàn quốc, đã tác động mạnh đến các doanh nghiệp vận tải, chủ hàng, chủ xe, lái xe chấp hành quy định về vận tải đường bộ; tình trạng xe ô tô chở quá trọng tải đã giảm dần, nhất là tại các địa phương, các đoạn tuyến đường tổ chức kiểm tra tải trọng xe thường xuyên, liên tục 24/24 giờ và 7 ngày trong tuần.

II. Một số tồn tại, hạn chếTuy đã đạt được kết quả như trên, nhưng tình hình an toàn giao thông vẫn

còn một số tồn tại, hạn chế:- Tai nạn giao thông vẫn còn ở mức cao và gia tăng trên địa bàn nông

thôn, còn xảy ra một số vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến xe khách;

- Tình trạng ùn tắc giao thông vẫn xảy ra ở một số tuyến phố tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vào giờ cao điểm; đã xảy ra một số vụ ùn tắc kéo dài trên một số tuyến quốc lộ (Quốc lộ 1, Quốc lộ 5, Quốc lộ 70...);

- Tình trạng phương tiện vi phạm chở hàng hóa quá tải trọng cho phép trên đường bộ tuy đã giảm nhiều nhưng vẫn còn diễn biến phức tạp; hiện tượng “cò mồi” dẫn xe quá tải qua trạm kiểm tra tải trọng vẫn diễn ra;

- Năng lực, chất lượng, hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bảo đảm an toàn giao thông còn nhiều hạn chế; vẫn còn dư luận không tốt

6Created by Thanh An - 1 -Thanh An Page 15/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 11/2014 1

Page 7: thuviensonla.com.vnthuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/tt11giaothong.doc · Web view- Tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Hải quan áp dụng điều kiện về giấy

“An toàn mọi lúc, hạnh phúc mọi nơi”

về những tiêu cực, nhũng nhiễu của lực lượng thực thi công vụ trong công tác tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm, công tác đăng kiểm, sát hạch, cấp giấy phép lái xe.

Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên là do còn có hiện tượng lơ là, chủ quan trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, thậm chí ở một số cơ quan, đơn vị còn chưa nhận thức đầy đủ về sự cần thiết, cấp bách phải “Siết chặt quản lý kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện” trong triển khai thực hiện Chỉ thị 18-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; mức độ ứng dụng công nghệ thông tin còn thấp là rào cản kìm hãm chất lượng và hiệu quả của công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông; chất lượng kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông nông thôn, các công trình cầu treo, cầu dân sinh ở vùng sâu, vùng xa, miền núi còn bất cập, công tác duy tu, bảo trì công trình giao thông còn chưa được quan tâm đúng mức; năng lực kết cấu hạ tầng và dịch vụ vận tải công cộng tại các đô thị lớn còn hạn chế trong khi nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa rất lớn, đặc biệt là có xu hướng tăng nhanh theo đà phục hồi kinh tế.

III. Nhiệm vụ trong thời gian tớiĐể khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên nhằm tiếp tục thực hiện

quyết liệt, có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Chính phủ đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, Kế hoạch công tác năm 2014 của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia nhằm phấn đấu giảm số người chết do tai nạn giao thông năm 2014 xuống dưới 9.000 người, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện tốt các nội dung sau:

1. Bộ Giao thông vận tải- Tập trung rà soát, bổ sung, điều chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật,

các đề án quy hoạch và các đề án khác, bảo đảm đúng tiến độ đã đăng ký, đặc biệt là các quy định liên quan đến quản lý hoạt động vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện; điều kiện hoạt động đối với xe khách giường nằm 2 tầng; nghiên cứu bổ sung các quy định và chế tài xử lý vi phạm đối với hành vi sử dụng điện thoại di động khi điều khiển phương tiện; hành khách không thắt dây an toàn khi đi ô tô; nghiên cứu quy định về việc thu quỹ bảo trì đường bộ đối với xe mô tô để đạt hiệu quả cao.

- Tăng cường chỉ đạo siết chặt quản lý các điều kiện kinh doanh vận tải, tổ chức tập huấn, phổ biến Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và bảo đảm an ninh an toàn trong hoạt động vận tải.

- Khẩn trương hoàn thành quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định; đẩy mạnh khai thác dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô tăng cường giám sát xử lý vi phạm đối với chủ xe, lái xe, công khai tổ chức, cá

6Created by Thanh An - 2 -Thanh An Page 25/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 11/20142

Page 8: thuviensonla.com.vnthuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/tt11giaothong.doc · Web view- Tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Hải quan áp dụng điều kiện về giấy

“An toàn mọi lúc, hạnh phúc mọi nơi”

nhân vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng, cung cấp thông tin vi phạm cho lực lượng tuần tra kiểm soát để xử lý kịp thời.

- Đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu thị phần và tăng cường kết nối các phương thức vận tải, nâng cao năng lực và hiệu quả các phương thức vận tải khối lượng lớn, giảm áp lực cho vận tải đường bộ, kiểm soát hiệu quả giá cước vận tải.

- Nâng cao chất lượng quản lý an toàn kỹ thuật phương tiện; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ.

- Chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp kiểm soát tải trọng phương tiện; tiếp tục phối hợp hiệu quả hoạt động tại trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động, tập trung kiểm tra, xử lý vi phạm xếp hàng từ nguồn hàng hóa (nhà ga, bến cảng, kho hàng, mỏ khoáng sản, cơ sở sản xuất vật liệu, vựa nông - lâm sản,...); tăng cường kiểm tra và xử lý vi phạm tự ý thay đổi kích thước thùng chở hàng của xe ô tô tải; thí điểm triển khai đầu tư xây dựng các trạm kiểm soát tải trọng cố định vào dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1, quốc lộ 14 đoạn qua Tây Nguyên; nghiên cứu tích hợp phiếu thông báo kết quả cân xe với biên bản vi phạm và quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

- Tổ chức khai thác hiệu quả, bảo đảm điều kiện an toàn giao thông của kết cấu hạ tầng, khẩn trương triển khai thực hiện Quyết định số 944/QĐ-TTg ngày 19 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt; đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng, an toàn giao thông và an toàn lao động trên dự án quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên và các công trình đang thi công khác.

2. Bộ Công an- Chỉ đạo công an các địa phương tăng cường phối hợp với lực lượng

thanh tra giao thông và chính quyền địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả Công điện số 1966/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện kiểm soát tải trọng phương tiện trên đường bộ; tăng cường đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn lậu đối với các loại xe hai bánh chạy điện.

- Tiếp tục tăng cường tuần tra kiểm soát, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong công tác giám sát, phát hiện xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông; tổ chức các đợt cao điểm kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện theo kinh nghiệm quốc tế; tiếp tục đẩy mạnh kiểm tra xử lý vi phạm quy định về đội mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy.

- Xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông có dấu hiệu tội phạm, nhất là các vụ tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

- Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ qua tài khoản ngân hàng.

6Created by Thanh An - 3 -Thanh An Page 35/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 11/2014 3

Page 9: thuviensonla.com.vnthuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/tt11giaothong.doc · Web view- Tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Hải quan áp dụng điều kiện về giấy

“An toàn mọi lúc, hạnh phúc mọi nơi”

- Tổ chức lực lượng phối hợp thực hiện nhiệm vụ khảo sát, kiến nghị các bất hợp lý trong tổ chức giao thông; chú trọng tại các tuyến đường mới khai thác, sử dụng; kiến nghị việc giải quyết các “điểm đen” tai nạn giao thông; thực hiện các giải pháp khắc phục ùn tắc giao thông.

3. Bộ Tài chính- Tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Hải quan áp dụng điều kiện về giấy chứng

nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe hai bánh chạy điện nhập khẩu; tăng cường đấu tranh để ngăn chặn, giảm thiểu lượng xe hai bánh chạy điện, mũ bảo hiểm và phụ tùng, phụ kiện nhập lậu vào thị trường Việt Nam; không giải quyết thủ tục hải quan đối với trường hợp xe ô tô chở hàng hóa xuất, nhập khẩu vượt quá trọng tải quy định; chỉ đạo về tăng cường vai trò doanh nghiệp bảo hiểm, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam trong hoạt động bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công an xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án quản lý, điều tiết số thu từ tiền phạt vi phạm về trật tự an toàn giao thông nhằm đảm bảo điều kiện và phương tiện làm việc của các lực lượng thi hành nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại các địa phương.

4. Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục chỉ đạo, định hướng công tác tuyên truyền về an toàn giao thông trên báo chí tại các buổi giao ban hàng tuần, hàng tháng với các cơ quan báo chí; nghiên cứu, hướng dẫn công tác truyền thông về đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên các mạng xã hội.

5. Bộ Y tế khẩn trương ban hành Thông tư Tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe ô tô và Thông tư Quy định hoạt động y tế, sơ cấp cứu trên đường cao tốc và cơ cấu tổ chức bộ máy cho hoạt động cứu nạn; chỉ đạo các sở y tế tăng cường biện pháp nâng cao chất lượng công tác khám sức khỏe đối với lái xe, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong tổ chức thực hiện.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tiếp tục tổ chức cuộc thi “Giao thông thông minh” trên Internet cho học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông trong năm học 2014 - 2015; tổ chức kiểm tra, đôn đốc các cơ sở giáo dục triển khai thực hiện công tác giáo dục an toàn giao thông đầu năm học mới 2014 - 2015 và trước dịp nghỉ tết 2015.

7. Bộ Quốc phòng tăng cường chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông trong toàn quân; tích cực tham gia với địa phương trong việc thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông, khắc phục ùn tắc giao thông; bổ sung quy định về ghi thông tin liên quan đến trọng tải phương tiện trên giấy tờ xe và niêm yết trên cánh cửa xe ô tô, xe đầu kéo, rơ moóc, sơ mi rơ moóc do bộ quản lý.

6Created by Thanh An - 4 -Thanh An Page 45/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 11/20144

Page 10: thuviensonla.com.vnthuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/tt11giaothong.doc · Web view- Tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Hải quan áp dụng điều kiện về giấy

“An toàn mọi lúc, hạnh phúc mọi nơi”

8. Bộ Công Thương chỉ đạo cơ quan quản lý thị trường các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh các loại xe hai bánh chạy điện và mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy.

9. Các Bộ Xây dựng, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường chỉ đạo các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác tài nguyên, khoáng sản, phân bón, nông sản, xây lắp các công trình có sử dụng kết cấu siêu trường, siêu trọng, kinh doanh xăng, dầu... thực hiện nghiêm các quy định về xếp hàng hóa lên xe ô tô đồng thời xử lý các tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm.

10. Các bộ, ngành, đoàn thể, các cơ quan thành viên của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, các tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật trật tự an toàn giao thông để nâng cao ý thức tự giác của người tham gia giao thông, đặc biệt đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông đến tận cơ sở, phường, xã, thị trấn. Phát huy vai trò của Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong việc tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân trên địa bàn nông thôn trong chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn giao thông; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, vận động người lao động tại các khu công nghiệp tự giác chấp hành pháp luật an toàn giao thông.

11. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương- Tiếp tục chỉ đạo thực hiện quyết liệt các chỉ đạo của Thủ tướng Chính

phủ về kiểm soát tải trọng phương tiện trên đường bộ; kiện toàn mô hình tổ chức của trạm kiểm tra tải trọng xe; chú trọng kiểm soát, ngăn chặn vi phạm chở quá tải từ nơi xếp hàng; duy trì hoạt động của trạm kiểm tra trọng tải thường xuyên 24/24h và 7 ngày trong tuần; thực hiện nghiêm Thông báo số 305/TB-VPCP ngày 31 tháng 7 năm 2014 về kết luận của cuộc họp xử lý tình trạng tiêu cực tại các trạm cân và hiện tượng “xã hội đen” thao túng, bảo kê hoạt động xe quá tải, quá khổ trên một số tuyến đường bộ.

- Đẩy nhanh tiến độ các dự án xây dựng, nâng cấp, bảo trì đường bộ đồng thời triển khai phương án bảo đảm an toàn kết cấu hạ tầng trong mùa mưa lũ; bảo đảm giao thông, hướng dẫn phương tiện lưu thông an toàn, không gây ùn tắc giao thông do việc thi công các công trình.

- Đẩy mạnh việc thực hiện Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt theo Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 19 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ; cương quyết không để phát sinh thêm đường ngang trái phép, chủ động lập kế hoạch và lộ trình cụ thể để xóa bỏ các đường ngang trái phép.

- Tăng cường chỉ đạo việc kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm đối với: Tàu, thuyền kinh doanh vận tải khách du lịch không bảo đảm an toàn; các cảng, bến

6Created by Thanh An - 5 -Thanh An Page 55/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 11/2014 5

Page 11: thuviensonla.com.vnthuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/tt11giaothong.doc · Web view- Tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Hải quan áp dụng điều kiện về giấy

“An toàn mọi lúc, hạnh phúc mọi nơi”

thủy nội địa cho tàu thuyền chở khách du lịch ra, vào đón trả khách trái quy định; gắn trách nhiệm lãnh đạo xã nếu để xảy ra tai nạn đò ngang trên địa bàn quản lý do bến đò hoặc phương tiện không đủ các điều kiện an toàn, chở quá số người quy định, đò ngang không có đủ phao cứu sinh.

- Kiện toàn mô hình tổ chức lực lượng bảo đảm trật tự an toàn giao thông nông thôn tại cấp xã với nòng cốt là lực lượng công an, dân phòng đồng thời huy động lực lượng thanh niên tình nguyện, các đoàn thể chính trị, xã hội, các chức sắc tôn giáo, người có uy tín tại thôn, bản, cụm dân cư để làm công tác tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức bảo đảm trật tự an toàn giao thông của nhân dân.

- Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo tăng cường các lực lượng hướng dẫn giao thông, xây dựng phương án phân luồng và bố trí lực lượng điều tiết giao thông tại các tuyến trọng điểm, tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động giao thông. Thực hiện quyết liệt việc lập lại trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông, trông giữ xe, quản lý lòng đường, vỉa hè.

12. Ủy ban An toàn giao thông quốc gia- Chỉ đạo và phối hợp với các cơ quan truyền thông đổi mới nội dung, hình

thức tuyên truyền và đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền an toàn giao thông với trọng tâm là chủ đề “Siết chặt quản lý kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện”, các chuyên đề: An toàn giao thông trên đường cao tốc; Phòng, chống uống rượu bia đối với lái xe; hoạt động hưởng ứng “Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông”.

- Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thí điểm các lớp phổ biến, giáo dục pháp luật về Luật Giao thông đường bộ cho học sinh lớp 12 và cấp chứng chỉ an toàn giao thông cho học sinh khi hoàn thành khóa học.

- Tổ chức Lễ cầu siêu và Lễ tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông; Hội thảo Diễn đàn các nhà khoa học, chuyên gia về an toàn giao thông; Hội nghị “Doanh nghiệp kinh doanh vận tải với an toàn giao thông” và khởi động giải thưởng “Vô lăng Vàng” lần thứ 2; tổ chức trao giải “Giải thưởng báo chí tuyên truyền về An toàn giao thông năm 2014”. Phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức sơ kết 2 năm thực hiện Chỉ thị số 04/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về sản xuất, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm dành cho người đi mô tô, xe máy.

- Xây dựng kế hoạch bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2015 và kế hoạch tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông tết Nguyên đán 2015; tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2014 và triển khai công tác năm 2015 và tết Nguyên đán Ất Mùi.

- Thiết lập đường dây nóng quốc gia tiếp nhận phản ánh của người dân về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông; nghiên cứu Đề án ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

6Created by Thanh An - 6 -Thanh An Page 65/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 11/20146

Page 12: thuviensonla.com.vnthuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/tt11giaothong.doc · Web view- Tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Hải quan áp dụng điều kiện về giấy

“An toàn mọi lúc, hạnh phúc mọi nơi”

Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các bộ, ngành, cơ quan có liên quan, các địa phương, các ủy viên ủy ban, thành viên Ban Thường trực Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, ban an toàn giao thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương biết, chỉ đạo triển khai thực hiện. (vanban.chinhphu.vn)

Văn hóa và Văn hóa giao thông...Văn hóa giao thôngTheo nghiên cứu của Giáo sư Hoàng Chương: Trong ý nghĩa chung nhất,

văn hóa giao thông cần được coi là một tập hợp những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra theo lý tưởng chân thiện mỹ trên lĩnh vực giao thông. Nói đến văn hóa giao thông là nói đến cái phải, cái thiện, cái đẹp của con người trong quá trình xây dựng, sử dụng các công trình, phương tiện giao thông, trong xây dựng và thực thi pháp luật về giao thông và trong tham gia giao thông. Văn hóa giao thông vừa là động lực, vừa là mục tiêu tạo nên một hệ thống giao thông hiện đại, văn minh, hiệu quả, một môi trường giao thông an toàn, nhân ái và thân thiện.

Văn hóa giao thông là một phần quan trọng của sự nghiệp xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và là một trong những thước đo về trình độ văn hóa, văn hiến của dân tộc, là một lĩnh vực thể hiện rõ danh dự của Tổ quốc, nhân phẩm của con người Việt Nam như nhiều học giả lớn của đất nước khẳng định trong các hội thảo về văn hóa giao thông.

Văn hóa giao thông bao gồm cả hai mặt văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Văn hóa vật chất bao gồm các hạ tầng kỹ thuật giao thông, phương tiện giao thông, thiết bị điều hành giao thông. Văn hóa tinh thần bao gồm luật giao thông, cách thực thi luật giao thông, hành vi tham gia giao thông, trách nhiệm và tâm lý tham gia giao thông.

Như vậy, trong khái niệm văn hóa giao thông, văn hóa của người tham gia giao thông, việc chấp hành luật giao thông dù là một nội dung rất quan trọng chính yếu nhưng không thể coi là nội dung duy nhất và bao trùm như quan niệm phổ biến hiện nay.

Cần đề cập đầy đủ và sâu sắc đến văn hóa của người quy hoạch, xây dựng các chính sách pháp luật về giao thông, hạ tầng giao thông, người sản xuất các phương tiện giao thông, người xây dựng các công trình giao thông, người điều hành và thực thi pháp luật giao thông.

Trên thực tế hiện nay, ở nước ta, tình trạng rối loạn, ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn, tai nạn giao thông gia tăng gây thiệt hại lớn cho xã hội, làm ảnh

6Created by Thanh An - 7 -Thanh An Page 75/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 11/2014 7

Page 13: thuviensonla.com.vnthuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/tt11giaothong.doc · Web view- Tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Hải quan áp dụng điều kiện về giấy

“An toàn mọi lúc, hạnh phúc mọi nơi”

hưởng nặng nề tới sự nghiệp đổi mới phát triển giao lưu hội nhập của đất nước không chỉ do ý thức văn hóa, tinh thần thượng tôn pháp luật của người tham gia giao thông còn kém và bất cập, mà còn do sự yếu kém và bấp cập trong ý thức văn hóa của các cơ quan quy hoạch về giao thông, của người xây dựng hạ tầng giao thông, người xây dựng, điều hành và thực thi chính sách pháp luật giao thông.

Việc xây dựng văn hóa giao thông trước mắt sẽ có tác dụng góp phần hạn chế ùn tắc, tai nạn giao thông trong điều kiện hạ tầng giao thông của đất nước, nhất là ở các đô thị lớn và các tuyến quốc lộ chưa theo kịp sự phát triển kinh tế xã hội. Về lâu dài, việc xây dựng văn hóa giao thông sẽ tạo nên cơ sở vững chắc cho một nền giao thông hiện đại, văn minh, một môi trường giao thông an toàn, nhân ái, thân thiện, cho con người, vì con người.

Tiêu chí Văn hóa giao thông:+ Tiêu chí chung:1. Tự giác chấp hành pháp luật về giao thông;2. Thực hiện nghiêm nhiệm vụ, tác phong chuẩn mực, văn minh;3. Tôn trọng, nhường nhịn, giúp đỡ mọi người khi tham gia giao thông;4. Có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng khi tham gia giao thông;5. Đi đúng làn đường, phần đường quy định;6. Không tham gia đua xe và cổ vũ đua xe trái phép;7. Tuân thủ pháp luật khi xử lý và bị xử lý các hành vi vi phạm trật tự an

toàn giao thông;8. Tạo dựng kết cấu hạ tầng giao thông chuẩn mực, an toàn;9. Có ý thức văn hóa xây dựng môi trường giao thông thân thiện, an toàn.+ Tiêu chí cụ thể cho một số đối tượng:* Đối với cơ quan quản lý Nhà nước về giao thông- Thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ quản lý Nhà nước về trật tự, an toàn giao

thông.- Xây dựng các văn bản quản lý, hướng dẫn về giao thông phù hợp với

tình hình thực tiễn, có tính khả thi, tạo điều kiện cho người dân và cơ quan Nhà nước thực hiện.

- Tuân thủ các quy định của pháp luật trong quy hoạch và quản lý quy hoạch giao thông.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông hợp lý, khoa học phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn, đảm bảo mỹ quan và môi trường giao thông, tạo điều kiện thuận lợi và an toàn cho người tham gia giao thông.

- Giám định, cấp phép cho các phương tiện tham gia giao thông, vận tải phải đảm bảo các chỉ số kỹ thuật theo tiêu chuẩn Việt Nam.

6Created by Thanh An - 8 -Thanh An Page 85/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 11/20148

Page 14: thuviensonla.com.vnthuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/tt11giaothong.doc · Web view- Tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Hải quan áp dụng điều kiện về giấy

“An toàn mọi lúc, hạnh phúc mọi nơi”

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trật tự an toàn giao thông đến mọi người dân, phù hợp với từng đối tượng, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đơn vị, vùng miền.

- Xây dựng hệ thống cấp cứu y tế, cứu hộ, cứu nạn chuẩn mực để xử lý các vụ tai nạn, sự cố giao thông.

* Đối với lực lượng chức năng làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông

- Tổ chức giao thông khoa học, hợp lý, thuận lợi cho người tham gia giao thông.

- Thực thi, hướng dẫn, cưỡng chế, thi hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông nghiêm minh, chuẩn mực, lịch sự.

- Nhanh nhạy, linh hoạt trong giải quyết các tình huống ùn tắc và tai nạn giao thông.

- Ứng xử văn minh, không sách nhiễu, tiêu cực khi thi hành công vụ.- Hướng dẫn, giúp đỡ người tham gia giao thông, đặc biệt là người tàn tật,

người cao tuổi, trẻ em và phụ nữ.* Đối với người tham gia giao thông- Không vi phạm và tiếp tay cho các hành vi vi phạm pháp luật, trật tự an

toàn giao thông.-Chấp hành nghiêm túc hệ thống báo hiệu đường bộ, đi đúng phần đường,

làn đường quy định; không sử dụng rượu, bia trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, không điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định.

- Bảo đảm tình trạng sức khỏe về thể chất và tinh thần khi tham gia giao thông.

- Duy trì phương tiện tham gia giao thông an toàn, sạch đẹp.- Có thái độ hợp tác, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự khi xảy ra tai nạn

giao thông.- Có trách nhiệm phản ánh và lên án các hành vi tiêu cực; tích cực đề xuất

các sáng kiến trong lĩnh vực giao thông.- Tận tình giúp đỡ người bị nạn, người già, người khuyết tật, trẻ em, người

có hoàn cảnh khó khăn khi tham gia giao thông.- Tuyên truyền, vận động người tham gia giao thông tự giác chấp hành

pháp luật trật tự, an toàn giao thông.* Đối với cư dân sinh sống ven đường giao thông- Tự giác chấp hành và tích cực tuyên truyền, vận động người dân không

sử dụng đường, vỉa hè để kinh doanh, buôn bán, không lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường bộ.

6Created by Thanh An - 9 -Thanh An Page 95/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 11/2014 9

Page 15: thuviensonla.com.vnthuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/tt11giaothong.doc · Web view- Tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Hải quan áp dụng điều kiện về giấy

“An toàn mọi lúc, hạnh phúc mọi nơi”

- Thông tin kịp thời cho cơ quan chức năng về tình hình trật tự, an toàn giao thông; phối hợp với các lực lượng chức năng trong quá trình xử lý các sự cố về trật tự, an toàn giao thông.

- Hỗ trợ các lực lượng chức năng trong công tác sơ cứu, cấp cứu nạn nhân tai nạn giao thông.

- Phê phán, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

- Không tham gia các hoạt động cản trở, gây rối làm mất trật tự, an toàn giao thông. Không cổ vũ đua xe trái phép.

* Đối với chủ phương tiện tham gia giao thông- Đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh vận tải; chịu trách nhiệm thực

hiện nghĩa vụ của chủ phương tiện trong việc khắc phục, giải quyết tai nạn giao thông.

- Chủ động tổ chức, tích cực tham gia phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong công tác quản lý, nâng cao trình độ chuyên môn và phẩm chất của người lái xe.

- Tự giác thực hiện việc sang tên, đổi chủ khi chuyển nhượng, mua bán phương tiện theo quy định của pháp luật.

TS. Khương Kim Tạo (tapchigiaothongvantai.vn - Ngày 15/01/2014)

_____________________________

XÂY DỰNG “VĂN HÓA GIAO THÔNG”, TRÁCH NHIỆM KHÔNG CỦA RIÊNG AI

An toàn giao thông là vấn đề luôn nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Việc nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ khi tham gia giao thông để đem lại an toàn cho chính mình, gia đình và xã hội cần lắm ở ý thức tuân thủ của mỗi người... Có như vậy mới có thể dần dần xây dựng nên một “văn hóa giao thông” như mong muốn.

Đi khắp mọi nẻo đường, đâu đâu cũng thấy những khẩu hiệu, biểu ngữ như: “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà”, “An toàn giao thông là không tai nạn”… thay cho những lời nhắc nhở, lời cảnh báo đến mỗi người khi tham gia giao thông.

Ở Việt Nam, trung bình mỗi ngày có khoảng 30 người chết vì tai nạn giao thông, chưa kể đến số người bị thương. Một con số đáng báo động. Mặc dù đã có sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng nhưng số người chết và bị thương vì tai nạn giao thông vẫn không hề suy giảm.

Tai nạn giao thông xảy ra ở khắp mọi nơi, trên mọi nẻo đường, từ đường quốc lộ cho đến đường giao thông nông thôn ở những vùng quê. Nó có thể xảy ra với bất kỳ ai, không phân biệt tuổi tác, giới tính, tầng lớp, nghề nghiệp… trong xã hội.

6Created by Thanh An - 10 -Thanh An Page 105/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 11/201410

Page 16: thuviensonla.com.vnthuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/tt11giaothong.doc · Web view- Tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Hải quan áp dụng điều kiện về giấy

“An toàn mọi lúc, hạnh phúc mọi nơi”

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến xảy ra tai nạn giao thông, đó có thể là do mạng lưới giao thông còn kém phát triển, chất lượng những con đường còn nhiều hạn chế, số người tham gia giao thông khá nhiều, phương tiện tham gia giao thông không đảm bảo độ an toàn… Tuy nhiên, nguyên nhân hàng đầu vẫn do ý thức còn khá kém của người tham gia giao thông.

Khi tham gia giao thông trên đường, trong khi làn đường đã được phân chia rõ ràng bằng những vạch sơn kẻ đường cho từng nhóm phương tiện tham gia lưu thông khác nhau. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn thiếu ý thức, coi thường luật lệ khi cố tình lái xe lấn sang những làn đường khác, gây nguy hiểm cho những người cùng tham gia giao thông và có nhiều trường hợp xảy ra tai nạn.

Bên cạnh đó, việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông vẫn chưa được nhiều người chú trọng, nhất là ở vùng nông thôn, vùng núi xa xôi và những nơi không có sự xuất hiện của lực lượng chức năng. Đội mũ bảo hiểm thực chất là để bảo vệ tính mạng cho chính bản thân người tham gia giao thông nhưng nhiều người lại xem nhẹ việc này, coi việc đội mũ bảo hiểm chỉ để đối phó với cảnh sát giao thông.

Có thể kể những trường hợp như, khi tham gia giao thông nhiều người lại không muốn đội mũ bảo hiểm, cứ treo mũ ở phía dưới móc xe, đến khi có lực lượng chức năng xuất hiện thì mới vội vã đội mũ vào để đối phó. Thử hỏi tính mạng chính mình còn xem thường chứ đừng nói gì đến tính mạng của người khác.

Những hành vi khác như vượt đèn đỏ, bóp còi inh ỏi, đi ngược chiều, sử dụng bia rượu khi tham gia giao thông… không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro tai nạn cho những người xung quanh. Nhiều trường hợp gây ra tai nạn rồi phóng xe bỏ chạy mặc kệ người khác sống chết như thế nào?

Tàn nhẫn hơn, khi thấy nạn nhân còn sống nhưng vẫn cố ý lùi xe cán thêm vào nạn nhân, làm nạn nhân tử vong để “chịu hậu quả một lần là cùng”. Những hành động như thế thật sự quá tàn nhẫn, không có lương tâm.

Cùng với đó, một vấn đề đáng lo ngại hiện nay là một bộ phận giới trẻ, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên vẫn chưa thể hiện được mình là người có văn hóa khi tham gia giao thông. Những hành vi như điều khiển mô tô phóng nhanh, vượt ẩu, tổ chức đua xe trái phép, chở quá số người quy định, điều khiển xe máy khi chưa đủ độ tuổi quy định… xuất hiện khắp nơi. Nhiều trường hợp khi xảy ra va quẹt thì chối bỏ trách nhiệm, chửi mắng thậm chí là đánh nhau, gây mất trật tự công cộng.

Nhiều hệ lụy xấu đã xảy ra do sự bồng bột, nông nổi của tuổi trẻ. Chỉ vì những hành động muốn thể hiện cái “tôi” của mình như: Chạy xe lạng lách, đánh võng trên đường, đi ngược chiều, chạy với tốc độ cao… lại gây nên những hậu quả khôn lường cho những người vô tội. Bản thân thì lâm vào cảnh tù tội, trở thành gánh nặng cho gia đình, đến lúc đó hối hận cũng đã quá muộn.

6Created by Thanh An - 11 -Thanh An Page 115/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 11/2014 11

Page 17: thuviensonla.com.vnthuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/tt11giaothong.doc · Web view- Tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Hải quan áp dụng điều kiện về giấy

“An toàn mọi lúc, hạnh phúc mọi nơi”

Tất cả những điều đó làm dấy lên một câu hỏi, bao giờ “văn hóa giao thông” mới có thể xây dựng được khi bản thân nhiều người vẫn còn thiếu ý thức về những hành động, suy nghĩ và hành vi của mình.

Tai nạn giao thông đã và đang đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của mỗi con người. Nó thật sự trở thành mối hiểm họa khôn lường. “Con ma” giao thông không chừa bất cứ một ai và có thể đến trong bất kỳ tình huống nào. Vì vậy, muốn giảm thiểu tai nạn giao thông, bên cạnh sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng cũng phải cần đến ý thức tham gia giao thông của chính bản thân mỗi con người. Để từ ý thức đó, dần dần xây dựng nên một nề nếp “văn hóa giao thông”.

Văn hóa giao thông không có gì to tát cả, đó chỉ là chấp hành quy định khi tham gia giao thông, tôn trọng chính bản thân mình và những người xung quanh.

Trần Thông (nhipsongthoidai.com.vn - Ngày 02/8/2014)

VĂN HÓA GIAO THÔNG VÀ GIẤC MƠ BÌNH ANTrong lĩnh vực giao thông, một vấn đề nhức nhối là số tai nạn thường

xuyên xảy ra, trong đó có những vụ tai nạn nghiêm trọng cướp đi sinh mạng hàng chục người. Ngoài những nguyên nhân khách quan còn có một nguyên nhân sâu xa khác là người tham gia giao thông chưa thực hiện tốt văn hóa giao thông.

Ðể có văn hóa giao thông, trước hết người tham gia giao thông phải là người có văn hóa, nghiêm túc thực hiện Luật Giao thông. Những hành vi hằng ngày chúng ta thường bắt gặp trên đường phố như: Vượt đèn đỏ, say rượu bia trong khi điều khiển phương tiện giao thông, phóng nhanh, lạng lách, lấn chiếm vỉa hè lòng đường, chen lấn xô đẩy đều là những hành vi vô văn hóa thường gây ra tai nạn xe cộ không chỉ cho bản thân mà còn đem đến tai họa cho nhiều người khác. Không ít người lái xe con phóng nhanh ra khỏi làn đường quy định hoặc cố vượt đường xe lửa đã gây tai nạn thảm khốc.

...Và nỗi đau của người ở lạiNgười ta thường nói, cứ nhìn cung cách đi đường là thấy được tính cách,

phẩm chất của người tham gia giao thông. Văn hóa giao thông đối với những người sử dụng phương tiện giao thông thể hiện ở đạo đức nghề nghiệp và ý thức trách nhiệm với cộng đồng. Chúng ta rất cảm phục trước tinh thần dũng cảm của người lái xe lửa đã ghì phanh cho đến phút chót và bị thương nặng nhưng đã cứu được hàng trăm hành khách đi trên tàu. Trong khi đó, có những người chở đò hám lợi, coi thường sinh mạng của con người chất khách quá tải, mặc dù biết là nguy hiểm, đã làm thuyền chìm gây ra bao cái chết thương tâm. Cũng vì hám lợi, nhiều chiếc xe khách nêm chặt người rồi phóng bạt mạng, tranh cướp khách, bắt khách phải ăn “cơm tù”.

6Created by Thanh An - 12 -Thanh An Page 125/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 11/201412

Page 18: thuviensonla.com.vnthuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/tt11giaothong.doc · Web view- Tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Hải quan áp dụng điều kiện về giấy

“An toàn mọi lúc, hạnh phúc mọi nơi”

Đầu tháng 10/2014, ở tỉnh Đắk Lắk đã xảy ra vụ giao thông nghiêm trọng khiến 02 người chết, 11 người bị thương. Tài xế bị chấn thương sọ não và kết quả xét nghiệm cho thấy người này dương tính với ma túy. Không hiểu người tài xế kia có ý thức được rằng hàng chục sinh mạng đang phó thác vào tay lái của mình, có đặt mình vào hoàn cảnh của những gia đình đang ngày đêm mong ngóng đứa con xa nhà, những đứa con mong ngóng cha mẹ?...

Tai nạn giao thông xảy ra bất cứ nơi nào ở bất cứ thời điểm nào và với bất kỳ ai. Có những người ở nhà cũng bị chết vì tai nạn giao thông, ngồi ăn trong quán hay đang ngủ trưa cũng bị xe tải đâm, ngẩn ngơ không biết thế nào.

Một nhà toán học quốc tế nổi tiếng sang bên kia đường đi đúng luật giao thông của Mỹ và chết vì tai nạn. Thậm chí có một chuyên gia sang nước ta giúp đất nước cải tiến tình hình giao thông, chưa kịp giúp cũng chết vì tai nạn giao thông.

Trong một chương trình có nhiều thanh niên trong độ tuổi tham gia giao thông, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã gửi một lời chúc đáng suy ngẫm đến các bạn trẻ: “Tôi không chúc các bạn hạnh phúc mà chỉ chúc các bạn an toàn - đi an toàn vì đằng sau các bạn là người yêu, là vợ con, bố mẹ, anh em, các em. Chúng ta có an toàn thì chúng ta có ngày mai, chúng ta có tất cả. Tôi đưa ra lời chúc kỳ khôi như thế vì chẳng có nơi nào ở Việt Nam tai nạn giao thông khủng khiếp thế… những người chết vì tai nạn giao thông còn kinh hơn thời chiến tranh”.

Theo Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, trong 9 tháng đầu năm 2014, toàn quốc xảy ra 18.697 vụ tai nạn giao thông, giảm 14% so với cùng kỳ năm trước, làm chết 6.758 người (giảm 4%), bị thương 17.835 người (giảm 18%). Trong đó, tai nạn giao thông đường bộ làm chết 6.604 người; đường sắt - 111 người; đường thủy - 43 người. Còn 14 địa phương có số người chết vì tai nạn giao thông tăng. Con số tuy có giảm nhưng tỷ lệ người chết vì tai nạn giao thông vẫn rất cao. Nỗi lo lắng của người dân khi tham gia giao thông ngày một lớn dần, họ chỉ mong sao bình an trở về nhà. Phải làm sao để những người tham gia giao thông, những người điều khiển phương tiện giao thông chở khách phải nhận thức rằng, mình làm một công việc hệ trọng liên quan đến tính mạng của nhiều người. Tất cả hành khách như đang gửi tính mạng của mình trên đường đi cho họ. Từ đó mới có lòng quý trọng con người, ý thức trách nhiệm với cộng đồng. Làm sao để trên lĩnh vực giao thông có nhiều cử chỉ đẹp với những hành vi văn hóa của con người.

Văn hóa giao thông không những chỉ góp phần làm giảm tai nạn giao thông mà còn tôn thêm vẻ đẹp của đất nước, của các đô thị. Người ta thường nói, giao thông là bộ mặt văn hóa của một đất nước, một đô thị, đồng thời biểu hiện rõ nhất trình độ văn hóa của nhân dân, trình độ của các nhà quản lý. Tham gia giao thông chính là sinh hoạt cộng đồng thường xuyên hằng ngày với quy mô rộng lớn. Chính ở môi trường ấy, mỗi cá thể sẽ bộc lộ phẩm chất văn hóa, ý thức

6Created by Thanh An - 13 -Thanh An Page 135/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 11/2014 13

Page 19: thuviensonla.com.vnthuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/tt11giaothong.doc · Web view- Tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Hải quan áp dụng điều kiện về giấy

“An toàn mọi lúc, hạnh phúc mọi nơi”

cộng đồng của mình. Một đô thị văn minh không thể không có văn hóa giao thông. Nó tác động mạnh mẽ hình ảnh Việt Nam với bạn bè thế giới đặc biệt giúp cho du lịch phát triển. Việc đi lại an toàn cùng những con người lịch lãm có văn hóa về ý thức nhân văn trên đường đi là yếu tố hấp dẫn du khách quốc tế đến Việt Nam.

Chính vì nhận thấy tầm quan trọng của văn hóa giao thông, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc thực hiện dự án Văn hóa giao thông. Dự án được thực hiện lâu dài, giai đoạn đầu từ 2010 đến 2015. Dự án có hai nội dung cơ bản: Thứ nhất là tuyên truyền phổ biến, giáo dục các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, tạo điều kiện cho cộng đồng có hiểu biết đầy đủ, đúng đắn và tự nguyện tự giác chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông. Thứ hai là xây dựng ý thức cộng đồng, tinh thần trách nhiệm, lòng nhân ái, thái độ ứng xử văn hóa của con người khi tham gia giao thông, một trong những nơi bộc lộ rõ trình độ văn hóa, văn minh của một xã hội, một đất nước.

Tạo ra văn hóa giao thông không thể ngày một ngày hai mà cần cả một thời gian, thậm chí cả một thế hệ cùng với việc phát triển hạ tầng cơ sở giao thông cần phải tích cực xây dựng chiến lược giáo dục văn hóa giao thông cho cộng đồng một cách thiết thực và có hiệu quả ngay từ bây giờ.

Chú trọng đến chương trình giáo dục về an toàn giao thông cho các em nhỏ ngay từ cấp tiểu học. Bên cạnh các bài học lý thuyết, cần phải có tiết thực hành dành cho học sinh có điều kiện hiểu thêm về các quy định bảo đảm an toàn giao thông, tổ chức cho học sinh xem những hình ảnh về các lỗi vi phạm, về hậu quả của các vụ tai nạn giao thông sẽ có sức tác động mạnh mẽ hơn tới nhận thức của các em. Từ đó hình thành ý thức chấp hành tốt luật giao thông cho học sinh ngay từ khi cắp sách tới trường. Giáo dục ngay từ nhỏ cho các em sẽ giúp thế hệ trẻ trong tương lai biết sống và làm việc theo pháp luật, vì lợi ích chung cả cộng đồng.

Nhà văn Mác-xim Goóc-ky từng đề cập: “Mục đích của văn hóa là giúp cho con người hiểu rõ bản thân, nâng cao lòng tự tin và nuôi dưỡng trong họ khát vọng về chân lý. Nó thức tỉnh trong tâm hồn họ sự hổ thẹn, lòng căm phẫn, tính gan dạ và làm đủ cách để con người trở nên mạnh mẽ và cổ vũ cuộc đời mình bằng tinh thần thiêng liêng của cái đẹp”. Vậy nên, chúng ta cần làm cho mọi người hiểu, thực hiện được văn hóa giao thông chính là tôn trọng pháp luật, tôn trọng cộng đồng và hướng tới cái đẹp; không còn những ứng xử phi văn hóa trong môi trường giao thông hiện đại để cho mỗi cung đường không còn là nỗi ám ảnh của người dân, để giấc mơ mang tên bình an khi tham gia giao thông của mỗi người biến thành sự thật.

Thanh Thủy (www.quangngai.gov.vn - Ngày 20/10/2014)

6Created by Thanh An - 14 -Thanh An Page 145/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 11/201414

Page 20: thuviensonla.com.vnthuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/tt11giaothong.doc · Web view- Tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Hải quan áp dụng điều kiện về giấy

“An toàn mọi lúc, hạnh phúc mọi nơi”

CHẤP HÀNH “VĂN HÓA GIAO THÔNG”

KHÔNG PHẢI VIỆC LÀM KHÓVăn hóa là động lực, là tổng

hòa các mối quan hệ của xã hội, văn hóa có trong mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực giao thông. “Văn hóa giao thông” được biểu hiện bằng các hành vi xử sự đúng pháp luật, theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, cái đẹp, cái thiện của người tham gia giao thông, thể hiện qua các tiêu chí cơ bản đó là: Hiểu biết đầy đủ, đúng các quy định của pháp luật và tự giác chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Khi tham gia giao thông có trách nhiệm với bản thân và với cộng đồng; tôn trọng nhường nhịn và giúp đỡ người khác. Có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông, chấp hành quy định xử phạt khi vi phạm hành chính về an toàn giao thông.

Một số hành vi thể hiện “văn hóa giao thông” đối với người tham gia giao thông là: Đi đúng làn đường, phần đường; tuân thủ quy định về tốc độ; dừng, đỗ xe đúng quy định; đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe gắn máy; không vi phạm về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Tuân thủ hiệu lệnh và chỉ dẫn của người điều khiển giao thông, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường. Khi điều khiển phương tiện cơ giới khi tham gia giao thông phải có giấy phép, chứng chỉ chuyên môn

phù hợp; phương tiện giao thông bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Tự giác chấp hành quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông kể cả khi không có lực lượng kiểm tra, kiểm soát trên đường. Khi tham gia giao thông không có các hành vi gây nguy hiểm cho mình và cộng đồng cùng tham gia; thực hiện nghiêm túc các quy định, nội quy tại bến xe, bến đò và trên các phương tiện giao thông công cộng.

Đối với dân cư sinh sống ven đường: Không lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ, không sử dụng vỉa hè, lòng đường để buôn bán hàng hóa; cần phê phán, ngăn chặn và tố giác với cơ quan chức năng và chính quyền các cấp các hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông như: Rải đinh trên đường, xả rác, nước thải ra đường.

Đối với lực lượng chức năng khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông: Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ được giao với tinh thần trách nhiệm được giao; kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật. Không sách nhiễu hoặc tiêu cực khi thi hành nhiệm vụ; tận tình giúp đỡ người tham gia giao thông khi gặp hoạn nạn; giúp đỡ người tàn tật, trẻ em và người cao tuổi.

6Created by Thanh An - 15 -Thanh An Page 155/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 11/2014 15

Page 21: thuviensonla.com.vnthuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/tt11giaothong.doc · Web view- Tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Hải quan áp dụng điều kiện về giấy

“An toàn mọi lúc, hạnh phúc mọi nơi”

Nếp sống văn hóa trong giao thông là thực hiện 3 có, 4 không. Nội dung “3 có” gồm: Có hiểu biết đầy đủ pháp luật về giao thông; Có ý thức trách nhiệm cao nhất đối với bản thân và cộng đồng khi tham giao thông; Có hành vi ứng xử có văn hóa, hợp tác, giúp đỡ người bị nạn khi xảy ra tai nạn giao thông. Nội dung “4 không” gồm: Không uống rượu, bia, phóng nhanh vượt ẩu, vượt đèn đỏ, vận hành phương tiện chưa đầy đủ giấy tờ quy định; Không lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, hành lang bảo vệ an toàn giao thông; Không có thói hư, tật xấu trong ứng xử với người cùng tham gia giao thông cũng như khi xảy ra tai nạn giao thông; Không để xảy ra tai nạn giao thông khi tham gia giao thông. Mặt khác tạo thành thói quen đội mũ bảo hiểm cho bản thân và mọi người đi cùng khi tham gia giao thông bằng môtô, xe gắn máy để bảo hiểm khi xảy ra tai nạn giao thông.

Để mọi người chấp hành tốt văn hóa giao thông các cấp, các ngành cần tăng cường tuyên truyền, vận động đặc biệt là hệ thống đài truyền thanh huyện và cơ sở tăng thời lượng đưa tin về trật tự an toàn giao thông trong các buổi phát thanh; tuyên truyền và nêu cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan, đoàn thể trong công tác bảo đảm an toàn giao thông, góp phần xây dựng nếp sống văn hóa khi tham gia giao thông cho mọi tầng lớp nhân dân, hàng tuần, hàng tháng xây dựng bản tin tổng hợp kết quả đảm

bảo an toàn giao thông; thông báo các trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông do ban an toàn giao thông cung cấp. Trung tâm VHTT-TT huyện tổ chức các hình thức tuyên truyền trực quan gồm: Băng khẩu hiệu, panô, áp phích, tranh cổ động về trật tự an toàn giao thông tại trung tâm huyện. Tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ cổ động có chủ đề về “văn hóa giao thông”. Các cơ quan, đơn vị, trường học tổ chức phổ biến nội dung tuyên truyền các quy định về an toàn giao thông; xây dựng nội dung thực hiện “văn hóa giao thông” trong cơ quan đơn vị, đưa tiêu chí thực hiện “văn hóa giao thông” vào xét các danh hiệu thi đua hàng năm. Đồng thời tổ chức các hoạt động sinh hoạt như: Thi tìm hiểu, tọa đàm, hoạt động văn hóa, thể thao có nội dung về thực hiện “văn hóa giao thông”. Các xã, thị trấn chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền trực quan gồm khẩu hiệu tường, khẩu hiệu vải, panô, áp phích, tranh cổ động tại các trung tâm xã, thôn, khu phố. Xây dựng bản tin công cộng về an toàn giao thông thường xuyên đưa tin bài phản ánh về tình hình trật tự an toàn giao thông nói chung và chấp hành “văn hóa giao thông” của địa phương, nêu cụ thể những cá nhân tập thể chấp hành tốt và các đối tượng vi phạm trật tự an toàn giao thông trên hệ thống truyền thanh cơ sở… Điều đặc biệt là việc giáo dục chấp hành “văn hóa giao thông” trong mỗi gia đình và mỗi thành viên, tạo thành những thói quen ý thức khi

6Created by Thanh An - 16 -Thanh An Page 165/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 11/201416

Page 22: thuviensonla.com.vnthuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/tt11giaothong.doc · Web view- Tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Hải quan áp dụng điều kiện về giấy

“An toàn mọi lúc, hạnh phúc mọi nơi”

tham gia giao thông, góp phần tạo một xã hội tốt đẹp trong khi tham gia giao thông.

Ngô Lượng(tanyen.bacgiang.gov.vn)

GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TAI NẠN GIAO THÔNG Ở VIỆT NAMTrong những năm gần đây, có thể nhận thấy tình hình trật tự an toàn giao

thông (ATGT) ở nước ta có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là trên lĩnh vực giao thông đường bộ. Tính chất tai nạn giao thông ngày càng nghiêm trọng hơn. Vậy chúng ta là những người trực tiếp tham gia giao thông, chúng ta phải làm thế nào để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.

Tai nạn giao thông và những thiệt hại do tai nạn gây ra đang là nỗi lo và vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Đó là thiệt hại về sinh mạng, thiệt hại về nhân lực, trí tuệ, gây tổn thương về tinh thần xã hội, về vật chất, tiền của và cả nỗi đau thể xác, tinh thần dai dẳng. Điều ấy đã và đang đặt ra cho toàn xã hội, đặc biệt là thế hệ tuổi trẻ hơn bao giờ hết phải nêu cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm để chung sức kiềm chế, đẩy lùi những nguy cơ trên.

Một số các yếu tố có thể giải thích được tình trạng tai nạn giao thông lại tăng đột biến trong những năm gần đây: Do sự hiểu biết còn hạn chế về an toàn giao thông đường bộ và số người chết do tai nạn giao thông. Sự hiểu biết còn hạn chế về quy định giao thông. Sự hiểu biết còn hạn chế về các hành vi lái xe an toàn. Số đông dân chúng còn có quan niệm rằng tai nạn nói chung và tai nạn giao thông nói riêng là do số mệnh con người quyết định. Họ không thấy rằng phần lớn tai nạn giao thông là có thể phòng tránh được. Môi trường giao thông không an toàn và cơ sở hạ tầng giao thông nghèo nàn. Có rất ít các biển báo giao thông và các khu vực an toàn cho người đi bộ. Việc sử dụng mũ bảo hiểm giả kém chất lượng của nhiều người dân do giá thành rẻ mặc dù trong nước đã sản xuất nhiều mũ bảo hiểm với chất lượng tốt. Việc chấp hành luật lệ giao thông còn kém.

Để giảm thiểu tai nạn giao thông các ngành chức năng cần thông tin tuyên truyền, vận động để giúp cho người dân hiểu rõ hơn về luật giao thông và tăng cường nghiêm chỉnh chấp hành luật. Hướng dẫn sử dụng mũ bảo hiểm đặc biệt mũ bảo hiểm cho trẻ, và các hành vi lái xe an toàn trong thanh niên. Những hành động nguy hiểm thường gặp của thanh niên như lạng lách, đua xe máy là nguồn gốc của nhiều tai nạn giao thông. Tăng cường triển khai các hoạt động nhằm giảm thiểu tai nạn thương tích cho trẻ: Đặt biển báo giới hạn tốc độ, làm gờ giảm tốc độ, đèn hiệu giao thông, vạch dành cho người đi bộ ở khu vực có đông trẻ

6Created by Thanh An - 17 -Thanh An Page 175/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 11/2014 17

Tai nạn giao thôngvà những giải pháp giảm thiểu tai nạn giao thông

Page 23: thuviensonla.com.vnthuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/tt11giaothong.doc · Web view- Tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Hải quan áp dụng điều kiện về giấy

“An toàn mọi lúc, hạnh phúc mọi nơi”

em. Thực hiện chương trình giáo dục phòng chống thương tích trong trường học giúp học sinh có kỹ năng về giao thông để phòng tránh tai nạn khi đi bộ, đi xe đạp hay xe máy. Tổ chức các cuộc thi an toàn giao thông cho mọi người đặc biệt là thanh thiếu niên. Hỗ trợ người dân thực hiện các hoạt động thông tin truyền thông phù hợp với điều kiện địa phương. Huấn luyện cho các tuyên truyền viên đi đến từng hộ gia đình tuyên truyền về phòng chống tai nạn bao gồm cả các tai nạn giao thông. Hỗ trợ các xã xây dựng sân chơi an toàn cho trẻ để trẻ có thể chơi an toàn xa đường giao thông. Tổ chức các cuộc hội thảo cho các cấp lãnh đạo xã về việc thi hành pháp luật bao gồm Luật An toàn giao thông.

Nhưng hàng năm số vụ tai nạn giao thông vẫn không hề suy giảm, ngược lại nó còn tăng lên rất nhiều. Cứ mỗi năm, Việt Nam có tới gần một nghìn vụ tai nạn giao thông, nhiều nhất là xe máy. Nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn phần lớn là do ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người dân: Uống rượu bia vượt quá nồng độ cho phép khi lái xe, không đội mũ bảo hiểm ở phần đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm, chở trên ba người phóng nhanh vượt ẩu.

Một vấn đề cũng đang gây sự chú ý và bị lên án rất nhiều đó là tình trạng đua xe của giới trẻ, tầng lớp thanh niên - những người chủ tương lai đất nước. Đó là những thanh niên đua đòi với bản tính “con nhà giàu” cùng với sự rủ rê của bạn bè, họ sẵn sàng đánh cược với tính mạng của mình. Nhìn những chiếc xe máy phi như bay hay đang biểu diễn những trò mạo hiểm ghê rợn, rùng mình hoặc những pha lạng lách trên những con đường lớn ta không khỏi xót xa cho chính thế hệ trẻ của mình. Những bậc cha mẹ khi hay tin con mình xảy ra tai nạn, nhận ra thì đã quá muộn, tại sao họ sắm cho con những chiếc xe thật tốt, phân khối thật lớn để chúng đi đua. Họ làm ra nhiều tiền rồi cũng nhận ra khi mất đứa con thì tiền bạc cũng chẳng giải quyết được gì. Họ hối hận vì tại sao ngay từ đầu không bảo ban con cái mình. Tất cả những nguyên nhân gây ra tai nạn đều bắt nguồn từ ý thức của người dân. Nếu như họ biết quý bản thân mình, biết tuân thủ luật lệ giao thông thì sẽ chẳng có những điều thương tâm và đáng tiếc. Hồi chuông cảnh báo luôn rung lên, nhắc nhở mọi người hãy biết chấp hành giao thông, vì sự an toàn của bản thân và xã hội. Một mặt, đó là chất lượng đường sá kém và nguyên nhân là do sự tắc trách của các cơ quan xây dựng, ăn hối lộ, rút xén vật liệu. Mặt khác chúng ta phải lên án những kẻ chỉ vì các lợi ích cá nhân mà quên đi tính mạng, sự an toàn của người đi đường. Trên đường quốc lộ, đường lớn vẫn còn những kẻ rải đinh xuống lòng đường để thu lợi bởi những đồng tiền kiếm được từ vá xe, thay lốp. Họ không hiểu hết được sự nguy hiểm của việc làm đó, với tốc độ cao như vậy những người tham gia giao thông khi bị thủng săm đột ngột sẽ bị văng người ra khỏi xe và nguy cơ tử vong là rất lớn.

Để hạn chế tai nạn giao thông không phải là vấn đề đơn giản, mà đó đã và đang là vấn đề nóng cho toàn xã hội và đất nước. Vì vậy, với việc giảm thiểu tai nạn giao thông nói chung, Nhà nước cần phải có một số biện pháp mạnh với những kẻ không ý thức, những kẻ cố tình gây tai nạn cho người khác, và đó chính là những kẻ phóng nhanh vượt ẩu làm mối đe dọa cho người tham gia giao

6Created by Thanh An - 18 -Thanh An Page 185/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 11/201418

Page 24: thuviensonla.com.vnthuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/tt11giaothong.doc · Web view- Tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Hải quan áp dụng điều kiện về giấy

“An toàn mọi lúc, hạnh phúc mọi nơi”

thông. Còn đối với giao thông học đường nói riêng chấn chỉnh giao thông học đường, cần cả xã hội chung tay. Sự đồng thuận giữa gia đình, nhà trường và xã hội không chỉ được thể hiện bằng văn bản, giấy tờ, những lời hứa suông,... mà phải bằng hành động cụ thể. Trách nhiệm của gia đình và nhà trường cũng cần phải xem xét khi không hoàn thành nhiệm vụ giáo dục các em. Nhà trường cần đa dạng hóa các sinh hoạt ngoại khóa của học sinh, sinh viên, trong đó có các hoạt động về tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông. Hàng năm, nếu điều kiện cho phép, các trường chủ động phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức học luật và sát hạch cấp giấy phép lái xe tại trường đối với những học sinh đủ tuổi. Cần coi ý thức chấp hành pháp luật về giao thông như một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá ý thức rèn luyện đạo đức của học sinh, sinh viên: Xếp loại đạo đức trung bình đối với học sinh, sinh viên vi phạm giao thông lần một và xếp loại yếu nếu vi phạm lần hai trong cùng một năm học. Có thể nói ý thức chấp hành luật giao thông của tuổi trẻ học đường đã góp một phần nào trong việc giảm thiểu tai nạn giao thông, một vấn nạn mà xã hội và đất nước đang tìm cách khắc phục.

Kim Hà (www.tayninh.gov.vn)

PHÓ THỦ TƯỚNG CHỈ ĐẠO QUYẾT LIỆT GIẢM SỐ NGƯỜI CHẾT DO TAI NẠN GIAO THÔNG

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tại Hội nghị sơ kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông 9 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm quý IV năm 2014.

Theo Thông báo kết luận, nhằm phấn đấu giảm số người chết do tai nạn giao thông năm 2014 xuống dưới 9.000 người, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải tập trung rà soát, bổ sung, điều chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật, các đề án quy hoạch và các đề án khác, bảo đảm đúng tiến độ đã đăng ký, đặc biệt là các quy định liên quan đến quản lý hoạt động vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện; điều kiện hoạt động đối với xe khách giường nằm 2 tầng; nghiên cứu bổ sung các quy định và chế tài xử lý vi phạm đối với hành vi sử dụng điện thoại di động khi điều khiển phương tiện; hành khách không thắt dây an toàn khi đi ô tô; nghiên cứu quy định về việc thu quỹ bảo trì đường bộ đối với xe mô tô để đạt hiệu quả cao.

Ngoài ra, Bộ cần tăng cường chỉ đạo siết chặt quản lý các điều kiện kinh doanh vận tải, tổ chức tập huấn, phổ biến Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và bảo đảm an ninh, an toàn trong hoạt động vận tải. Bên cạnh đó, khẩn trương hoàn thành quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định; đẩy mạnh khai

6Created by Thanh An - 19 -Thanh An Page 195/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 11/2014 19

Page 25: thuviensonla.com.vnthuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/tt11giaothong.doc · Web view- Tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Hải quan áp dụng điều kiện về giấy

“An toàn mọi lúc, hạnh phúc mọi nơi”

thác dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô tăng cường giám sát xử lý vi phạm đối với chủ xe, lái xe, công khai tổ chức, cá nhân vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng, cung cấp thông tin vi phạm cho lực lượng tuần tra kiểm soát để xử lý kịp thời.

Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp kiểm soát tải trọng phương tiện; tiếp tục phối hợp hiệu quả hoạt động tại trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động, tập trung kiểm tra, xử lý vi phạm xếp hàng từ nguồn hàng hóa (nhà ga, bến cảng, kho hàng, mỏ khoáng sản, cơ sở sản xuất vật liệu, vựa nông - lâm sản...); tăng cường kiểm tra và xử lý vi phạm tự ý thay đổi kích thước thùng chở hàng của xe ô tô tải; thí điểm triển khai đầu tư xây dựng các trạm kiểm soát tải trọng cố định vào dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1, quốc lộ 14 đoạn qua Tây Nguyên; nghiên cứu tích hợp phiếu thông báo kết quả cân xe với biên bản vi phạm và quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an tiếp tục tăng cường tuần tra kiểm soát, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong công tác giám sát, phát hiện xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông; tổ chức các đợt cao điểm kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện theo kinh nghiệm quốc tế; tiếp tục đẩy mạnh kiểm tra xử lý vi phạm quy định về đội mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy. Bộ Công an tổ chức lực lượng phối hợp thực hiện nhiệm vụ khảo sát, kiến nghị các bất hợp lý trong tổ chức giao thông; chú trọng tại các tuyến đường mới khai thác, sử dụng; kiến nghị việc giải quyết các “điểm đen” tai nạn giao thông; thực hiện các giải pháp khắc phục ùn tắc giao thông. Xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông có dấu hiệu tội phạm, nhất là các vụ tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Bộ Y tế khẩn trương ban hành Thông tư Tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe ô tô và Thông tư Quy định hoạt động y tế, sơ cấp cứu trên đường cao tốc và cơ cấu tổ chức bộ máy cho hoạt động cứu nạn; chỉ đạo các sở y tế tăng cường biện pháp nâng cao chất lượng công tác khám sức khỏe đối với lái xe, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong tổ chức thực hiện.

Phó Thủ tướng yêu cầu ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đẩy nhanh tiến độ các dự án xây dựng, nâng cấp, bảo trì đường bộ; đồng thời triển khai phương án bảo đảm an toàn kết cấu hạ tầng trong mùa mưa lũ; bảo đảm giao thông, hướng dẫn phương tiện lưu thông an toàn, không gây ùn tắc giao thông do việc thi công các công trình. Đồng thời tăng cường chỉ đạo việc kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm đối với tàu, thuyền kinh doanh vận tải khách du lịch không bảo đảm an toàn; các cảng, bến thủy nội địa cho tàu thuyền chở khách du lịch ra, vào đón trả khách trái quy định; gắn trách nhiệm lãnh đạo xã nếu để xảy ra tai nạn đò ngang trên địa bàn quản lý do bến đò hoặc phương tiện

6Created by Thanh An - 20 -Thanh An Page 205/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 11/201420

Page 26: thuviensonla.com.vnthuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/tt11giaothong.doc · Web view- Tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Hải quan áp dụng điều kiện về giấy

“An toàn mọi lúc, hạnh phúc mọi nơi”

không đủ các điều kiện an toàn, chở quá số người quy định, đò ngang không có đủ phao cứu sinh. Bên cạnh đó kiện toàn mô hình tổ chức lực lượng bảo đảm trật tự an toàn giao thông nông thôn tại cấp xã với nòng cốt là lực lượng công an, dân phòng đồng thời huy động lực lượng thanh niên tình nguyện, các đoàn thể chính trị, xã hội, các chức sắc tôn giáo, người có uy tín tại thôn, bản, cụm dân cư để làm công tác tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức bảo đảm trật tự an toàn giao thông của nhân dân.

(vov.vn - Ngày 28/10/2014)

NHIỀU ĐỘT PHÁ LỚN

TRONG CÔNG TÁC ĐẢM BẢO AN TOÀN GIAO THÔNGTrả lời phỏng vấn báo Giao thông, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch

chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia cho biết, công tác đảm bảo ATGT 10 tháng đầu năm nay có nhiều đột phá, tai nạn giao thông (TNGT) tiếp tục giảm sâu, các giải pháp đều được người dân tin tưởng và đồng tình ủng hộ.

TNGT giảm sâu cả 3 tiêu chí? Ông đánh giá thế nào về công tác đảm bảo trật tự ATGT 10 tháng

đầu năm. Liệu năm 2014 công tác đảm bảo trật tự ATGT có đạt mục tiêu Quốc hội và Chính phủ đề ra, thưa ông?

- Sau 10 tháng với sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng Chính phủ - Chủ tịch Ủy ban ATGT quốc gia, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo trật tự ATGT với chủ đề Năm ATGT “Siết chặt kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện”. Sau 10 tháng, TNGT đã tiếp tục được kéo giảm cả ba tiêu chí. Cả nước xảy ra 20.801 vụ TNGT, làm chết 7.475 người, làm bị thương 19.973 người. So với cùng kỳ năm 2013 giảm 3.568 vụ (-14,64%), giảm 337 người chết (-4,31%) và giảm 4.414 người bị thương (-18,1%).

“Chúng tôi tin rằng, năm 2014 số vụ TNGT, số người chết chắc chắn giảm sâu và sẽ thực hiện bằng được mục tiêu kéo giảm số người chết dưới 9 nghìn

6Created by Thanh An - 21 -Thanh An Page 215/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 11/2014 21

Page 27: thuviensonla.com.vnthuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/tt11giaothong.doc · Web view- Tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Hải quan áp dụng điều kiện về giấy

“An toàn mọi lúc, hạnh phúc mọi nơi”

người. Tại sao tôi nói như vậy, bởi kết quả cho đến thời điểm này đã tạo cho chúng ta niềm tin”.

Tại buổi làm việc của Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội mới đây, nhiều đại biểu đánh giá cao kết quả đảm bảo ATGT của Chính phủ, Ủy ban ATGT quốc gia. Công tác đảm bảo ATGT đã tạo ra sự đột phá lớn, phần nào chấn chỉnh, nâng cao được chất lượng, an toàn trong kinh doanh vận tải, tinh thần trách nhiệm, đạo đức của lực lượng thực thi công vụ... đã tạo được lòng tin trong nhân dân. Khi người dân đã tin rồi đồng tình ủng hộ và thực hiện thì việc gì cũng có thể làm được.

Chưa bao giờ các đường dây nóng của Ủy ban ATGT quốc gia, Bộ Giao thông vận tải, công an, các địa phương lại tiếp nhận được nhiều phản ánh của người dân như thời gian vừa qua. Điều này có được do chúng ta tạo được niềm tin rất lớn trong nhân dân. Đây chính là tác động mang tính đột phá giúp cho công tác đảm bảo ATGT 10 tháng đầu năm 2014 có những chuyển biến rất tích cực và rõ rệt.

? Nhưng đâu là những giải pháp trọng tâm, trọng điểm thưa ông?- Việc chúng ta chọn trọng tâm chỉ đạo là rất đúng nhưng chọn trọng tâm

phải có nhóm giải pháp đồng bộ như: Chỉ đạo điều hành, rồi điều chỉnh, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật. Năm 2014 Bộ Giao thông vận tải đã cơ bản hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về điều kiện kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện. Chúng ta thay đổi, điều chỉnh, siết chặt và giải quyết từ gốc rễ các vấn đề liên quan đến vận tải như: Kích thước thùng hàng, quy định xếp dỡ hàng hóa theo đúng tiêu chuẩn, ứng dụng thông tin dữ liệu từ Trung tâm giám sát hành trình.

Đầu năm 2014, Bộ Giao thông vận tải cũng tiến hành tái cơ cấu các ngành vận tải, đặc biệt là mở các tuyến vận tải ven biển, chia sẻ gánh nặng cho vận tải đường bộ. Khi bắt đầu thực hiện kiểm soát tải trọng xe, không ít người lo ngại sẽ bùng nổ giá cước vận tải. Tuy nhiên, qua theo dõi, ngay trong tháng 4 và các tháng sau đó, giá cước vận tải không thay đổi. Khi vận tải đường bộ được chia sẻ, sẽ giảm áp lực về giao thông, giảm nguy cơ xảy ra TNGT đường bộ, bảo vệ kết cấu hạ tầng.

Bên cạnh đó, cũng phải kể đến những đóng góp của ngành công an, đặc biệt là cảnh sát giao thông đã đẩy mạnh công tác tuần lưu, tạo được hiệu lực rất lớn, đồng thời đã ứng dụng công nghệ thông tin, xử phạt qua camera, áp dụng hiệu quả mô hình phối hợp của Hà Nội (Tổ kiểm tra 141) vừa ngăn chặn nguy cơ xảy ra TNGT, bảo đảm an ninh trật tự, ATGT trên các tuyến giao thông.

Tiếp tục triển khai nhiều giải pháp mạnh? Dù công tác đảm bảo ATGT đã có nhiều chuyển biến tích cực

nhưng TNGT vẫn còn cao, đặc biệt là khu vực ngoài đô thị và nông thôn. Theo ông, đâu là những vấn đề chúng ta phải quan tâm để tiếp tục thực hiện mục tiêu kéo giảm TNGT?

6Created by Thanh An - 22 -Thanh An Page 225/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 11/201422

Page 28: thuviensonla.com.vnthuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/tt11giaothong.doc · Web view- Tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Hải quan áp dụng điều kiện về giấy

“An toàn mọi lúc, hạnh phúc mọi nơi”

- Trong báo cáo của Chính phủ cũng như sơ kết công tác đảm bảo ATGT 9 tháng có nhận định, mặc dù chúng ta đạt được kết quả khả quan, tuy nhiên phải nhìn nhận rằng, tình hình trật tự ATGT còn diễn biến phức tạp, TNGT vẫn ở mức cao. Số người chết, bị thương và thiệt hại còn lớn, vẫn xảy ra những vụ TNGT thảm khốc, đặc biệt nghiêm trọng. TNGT ở những khu vực ngoài đô thị, đặc biệt trên tuyến Quốc lộ 1 đang trong quá trình thi công vẫn có dấu hiệu tăng. TNGT khu vực nông thôn tiếp tục diễn biến phức tạp. Số nạn nhân bị thương và tử vong do TNGT khi điều khiển phương tiện có sử dụng rượu, bia còn ở mức cao. Còn một bộ phận người dân chưa đội và đội mũ không phải là mũ bảo hiểm...

Trước thực trạng trên, Ủy ban ATGT quốc gia sẽ tiếp tục triển khai quyết liệt công tác kiểm soát tải trọng xe và siết chặt điều kiện kinh doanh vận tải, sớm ban hành các thông tư hướng dẫn triển khai tại các địa phương về Nghị định 86. Hoàn thiện phần mềm từ Trung tâm Giám sát hành trình để tất cả các sở giao thông vận tải có thể sử dụng trong công tác quản lý.

Cùng với đó, việc kiện toàn ban ATGT các cấp, đặc biệt là cấp huyện, xã, lấy công an xã là trọng tâm và đưa những người có uy tín tại địa phương vào làm công tác tuyên truyền vận động, giáo dục nhắc nhở, bảo đảm ATGT sẽ được chú trọng. Công tác tuần lưu, sử dụng hiệu quả phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ trong công tác thanh tra kiểm soát, xử lý vi phạm nồng độ cồn theo kinh nghiệm quốc tế sẽ được quan tâm đặc biệt.

? Dịp cuối năm, tình hình trật tự ATGT, ùn tắc giao thông thường “nóng” và diễn biến phức tạp hơn. Năm nay, người dân về quê hoặc đi lại trong dịp này có bớt được nỗi lo tắc đường, ép giá, mất an toàn không, thưa ông?

- Rút kinh nghiệm về công tác vận tải, đảm bảo ATGT Tết 2014, ngay từ bây giờ các bộ, ngành, địa phương đã triển khai ngay kế hoạch bán vé, vận tải cho cao điểm vận tải Tết Ất Mùi 2015. Ngành đường sắt, hàng không đã bắt đầu bán vé qua mạng. Cùng với đó hạ tầng phục vụ vận tải đang gấp rút hoàn thành như nhà ga T2 Nội Bài, thêm máy bay. Đường bộ cùng các địa phương đã lên phương án vận tải hành khách, phương tiện dự phòng, phân luồng, vận tải khi có nhu cầu tăng đột biến và giải quyết ùn tắc khi Quốc lộ 1 và Quốc lộ 14 đang triển khai thi công.

Ngoài việc chuẩn bị tốt phương tiện, kế hoạch vận tải, trọng tâm cuối năm sẽ tăng cường kiểm tra an ninh vận tải từ kiểm soát hàng hóa, hành lý... không để xảy ra tình trạng chở hàng cấm, hàng cháy, nổ trên phương tiện chở khách, phương tiện chuyên dụng. Phương châm của chúng tôi là không để một người dân nào phải ở lại bến tàu, bến xe mà không có phương tiện về quê trong dịp Tết và đảm bảo cho hành khách đi lại trong dịp này an toàn và thuận tiện.

Giám sát của Quốc hội giúp công tác đảm bảo ATGT hiệu quả hơn? Ông có thể cho biết vì sao năm nay Ủy ban ATGT quốc gia tiếp tục

kiến nghị Quốc hội giám sát công tác đảm bảo trật tự ATGT?

6Created by Thanh An - 23 -Thanh An Page 235/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 11/2014 23

Page 29: thuviensonla.com.vnthuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/tt11giaothong.doc · Web view- Tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Hải quan áp dụng điều kiện về giấy

“An toàn mọi lúc, hạnh phúc mọi nơi”

- Kết quả đảm bảo ATGT 10 tháng là rất khả quan và có nhiều tiến bộ so với năm trước, với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị. Nhưng tại sao tiếp tục đề xuất, bởi nhiệm vụ đảm bảo ATGT là thường xuyên, liên tục. Tình hình trật tự ATGT còn diễn biến phức tạp, còn rất nhiều vấn đề mà chúng ta cần sự giám sát của Quốc hội, của hội đồng nhân dân các cấp, của nhân dân. Có sự giám sát này thì việc thực thi pháp luật sẽ tích cực, hiệu quả hơn. Có như vậy tinh thần, thái độ, trách nhiệm của lực lượng thực thi công vụ sẽ tốt hơn. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, đại biểu Quốc hội là đại diện cho nhân dân, người dân sẽ dùng quyền giám sát của đại biểu để kiểm tra, đánh giá hiệu quả của các hoạt động bảo đảm ATGT. Đồng thời đại biểu Quốc hội cung cấp thông tin, gửi gắm những tâm tư, nguyện vọng, vấn đề mà họ quan tâm trong đó có công tác đảm bảo ATGT.

Giám sát của Quốc hội giúp cho đại biểu Quốc hội hiểu đúng hơn, rõ hơn những khó khăn vướng mắc trong quá trình xây dựng, thực thi pháp luật của các cơ quan quản lý Nhà nước. Chính vì thế mà Chính phủ, Ủy ban ATGT quốc gia tiếp tục đề nghị Quốc hội, hội đồng nhân dân thực hiện giám sát chặt chẽ công tác này.

Xin cảm ơn ông! Khánh Hà (thực hiện) (antoangiaothong.gov.vn - Ngày 27/10/2014)

Giảm tai nạn giao thông: Nhìn từ công tác tuyên truyền

   Những năm qua, công tác tuyên truyền về an toàn giao thông (ATGT) là một trong những giải pháp cơ bản góp phần nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về vấn đề an toàn giao thông. Hoạt động tuyên truyền ngày càng được đẩy mạnh cả về hình thức và nội dung, từ đó đã đem lại hiệu quả nhất định trong công tác bảo đảm ATGT; góp phần làm giảm tai nạn giao thông. Song, công tác tuyên truyền thời gian qua vẫn còn những hạn chế, chưa tập trung vào từng đối tượng, còn hình thức, chỉ làm vào các đợt cao điểm…

1. Thực trạng công tác tuyên truyền về an toàn giao thôngMỗi ngày trung bình có hơn 30 người phải vĩnh viễn từ bỏ cuộc sống do tai

nạn giao thông (TNGT); bình quân mỗi năm Việt Nam mất đi khoảng trên 50 nghìn tỷ đồng để khắc phục TNGT. Có người so sánh tai nạn giao thông với những mất mát của chiến tranh; tất nhiên mọi sự so sánh đều khập khiễng. Chiến tranh tàn khốc, để lại hậu quả nặng nề, là nỗi đau của nhân loại tiến bộ. TNGT không đủ sức gây những cú sốc lớn nhưng hậu quả cũng không kém phần khủng khiếp. Bởi thẳm sâu sau những mất mát đau thương đó là những nỗi đau không gì có thể bù đắp, mẹ mất con, vợ mất chồng, con mất cha, những số phận thiệt thòi, những mảnh đời nghiệt ngã, không ít những hoàn cảnh gia đình

6Created by Thanh An - 24 -Thanh An Page 245/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 11/201424

Page 30: thuviensonla.com.vnthuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/tt11giaothong.doc · Web view- Tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Hải quan áp dụng điều kiện về giấy

“An toàn mọi lúc, hạnh phúc mọi nơi”

vì TNGT mà từ đây đổ vỡ… Không gì quý hơn sinh mạng con người, thiệt hại do TNGT gây ra là một thảm họa và có thể coi là quốc nạn.

Những năm qua, công tác thông tin tuyên truyền về an toàn giao thông đã được đẩy mạnh, cả ở Trung ương và địa phương; đa dạng hóa về loại hình và hình thức tuyên truyền. Có thể nói, chưa bao giờ các phương tiện truyền thông đại chúng lại dành nhiều thời lượng tuyên truyền về an toàn giao thông, với tần suất dày đặc như thời gian qua. Nhiều cơ quan báo đài đã dành nhiều thời lượng, mở chuyên mục, chương trình, kênh chuyên đề tuyên truyền về các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, các biện pháp chỉ đạo điều hành của Chính phủ… về an toàn giao thông. Như báo Nhân dân với chuyên mục “Giao thông”; Báo điện tử vietnamnet.vn với chuyên mục “An toàn giao thông”; vietnamplus.vn với chuyên mục “Giao thông”; Đài Tiếng nói Việt Nam có cả 1 kênh phát thanh “Vov giao thông”, báo điện tử vovgiaothong.vn; Đài Truyền hình Việt Nam với chuyên mục “An toàn giao thông”; báo Lao động với “An toàn giao thông”… Các đài phát thanh - truyền hình, báo ở địa phương đều mở các chuyên mục về an toàn giao thông.

  Tuy nhiên, mặc dù công tác tuyên truyền đã được đẩy mạnh, kinh phí chi cho tuyên truyền đã tăng lên đáng kể, song song với đó là số vụ tai nạn giao thông thời gian qua đã giảm, nhưng chưa bền vững. Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, 10 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm trên 10.000 người thiệt mạng do tai nạn giao thông (năm 2012 là 9.526 người và năm 2013 là 9.369 người). Nguyên nhân một phần do công tác tuyên truyền chưa “thấm” vào từng đối tượng, từng người dân. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự ATGT của một số ngành, địa phương còn bị động, khoán trắng cho một số đơn vị; có nơi chỉ làm cho có, qua loa chiếu lệ; chưa duy trì thường xuyên mà chủ yếu tập trung vào các đợt cao điểm. Qua tìm hiểu, nhiều nơi chưa thực sự quan tâm tuyên truyền về trật tự ATGT; ở các vùng nông thôn gần như không có sự phản hồi của chính quyền cơ sở về việc giáo dục người vi phạm sau khi nhận được thông báo của cơ quan chức năng. Nội dung tuyên truyền chưa bám sát thực tế mỗi địa bàn, hình thức tuyên truyền không thống nhất, mạnh ai nấy làm… Nhiều cơ quan báo đài chỉ tập trung đưa tin về các vụ tai nạn giao thông mang tính giật gân câu khách mà chưa có những bài phản ánh, phân tích chuyên sâu về nguyên nhân, phân tích đa chiều, hay ý thức người tham gia giao thông… để từ đó nêu lên cảnh tỉnh cho người tham gia giao thông.

Theo ông Nguyễn Hoàng Hiệp – nguyên Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, thời gian qua, công tác tuyên truyền đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tai nạn giao thông, hiệu quả từ công tác tuyên truyền đã được thể hiện rõ ở việc giảm 3 tiêu chí về ATGT. Song, để đảm bảo hiệu quả tuyên truyền, kéo giảm số người chết xuống thì công tác tuyên truyền cần được đổi mới hơn nữa. Đơn cử, từng địa phương, mỗi ngành cũng cần có nội dung và

6Created by Thanh An - 25 -Thanh An Page 255/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 11/2014 25

Page 31: thuviensonla.com.vnthuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/tt11giaothong.doc · Web view- Tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Hải quan áp dụng điều kiện về giấy

“An toàn mọi lúc, hạnh phúc mọi nơi”

phương pháp tuyên truyền khác nhau, không nên rập khuôn máy móc. Chẳng hạn, với người lái xe thường ít có thời gian đọc báo, xem ti vi thì phải có sổ tay, cẩm nang, tờ rơi để họ đem theo đọc khi có thời gian. Với người dân ở nông thôn hoặc công nhân lao động ở trong các khu nhà trọ thì tuyên truyền lưu động ngắn gọn, dễ nghe, dễ hiểu; với các khu dân cư thành thị thì tuyên truyền thông qua các tiểu phẩm, chuyện kể sâu sắc, ý nghĩa… Có như vậy, mới đạt hiệu quả trong việc nâng cao ý thức người tham gia giao thông, giúp họ tự bảo vệ mình và người khác.

Thực tế cho thấy, điều mà đại bộ phận người tham gia giao thông đều muốn biết là phải làm gì để hạn chế tai nạn giao thông. Vì thế công tác tuyên truyền phải cụ thể hóa hệ thống giải pháp của chính quyền địa phương và những quy định căn bản trong Luật Giao thông đường bộ, hướng dẫn xử lý của cảnh sát giao thông… Đưa công tác tuyên truyền trở nên gần gũi, sát thực với người dân, làm cho người dân dễ hiểu, dễ nhận thức, tránh đưa vào tình thế làm cho người dân hiểu sai, hiểu không đúng… gây tác dụng ngược của công tác tuyên truyền.

2. Giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyềnĐể công tác tuyên truyền về ATGT có hiệu quả thiết thực, góp phần quan

trọng vào giảm tai nạn giao thông, được người tham gia giao thông, người dân hưởng ứng một cách tích cực, từ đó tham gia giao thông có ý thức thì công tác tuyên truyền về ATGT cần được đổi mới hơn nữa.

Tuyên truyền về ATGT trước hết phải dễ hiểu, dễ nhớ, sát với người dân. Các hình thức, loại hình tuyên truyền cần cụ thể, sâu sắc về nội dung, sinh động hấp dẫn trong cách thể hiện và mang giá trị nghệ thuật nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật giao thông cho mọi đối tượng.

Công tác tuyên truyền cần thống nhất từ Trung ương đến địa phương, là cơ quan giúp việc cho Ủy ban An toàn giao thông quốc gia thì Văn phòng Ủy ban phải là đầu mối phối hợp với các đơn vị để đưa ra các nội dung thông điệp, kế hoạch truyền thông cho từng giai đoạn, chiến dịch, định hướng tuyên truyền cho các đơn vị, các loại hình truyền thông… Đối với các đơn vị hữu quan đoàn thể như Hội Nông dân, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo… cần có những cách làm sinh động, đa dạng để phù hợp với các đối tượng của mình. Bên cạnh đó, với từng loại hình truyền thông cần phát huy thế mạnh của mỗi loại hình đó để truyền tải các thông điệp về an toàn giao thông sao cho có hiệu quả nhất. Hoạt động tuyên truyền phải được làm thường xuyên, tránh tình trạng có nơi, có ngành chỉ làm vào những dịp cao điểm khuấy động phong trào rồi lại chìm đi.

 Đơn cử như tuyên truyền lưu động có thể đến được nhiều nơi, kể cả vùng sâu, vùng cao, các địa phương nên tập trung đầu tư thích đáng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho các đội tuyên truyền có trình độ chuyên nghiệp hơn, sắc bén hơn; thường xuyên sáng tạo, đổi mới nội

6Created by Thanh An - 26 -Thanh An Page 265/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 11/201426

Page 32: thuviensonla.com.vnthuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/tt11giaothong.doc · Web view- Tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Hải quan áp dụng điều kiện về giấy

“An toàn mọi lúc, hạnh phúc mọi nơi”

dung, hình thức tuyên truyền và tích cực bám sát cơ sở. Đặc biệt, trước thực trạng hiện nay, công tác tuyên truyền lưu động về an toàn giao thông cần gắn với tuyên truyền thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và tuyên truyền xây dựng nông thôn mới. Vì vậy, cách thức tuyên truyền lưu động nhất thiết phải phù hợp với từng đối tượng, từng địa bàn chứ không thể rập khuôn máy móc. Tuyên truyền ở thành thị khác nông thôn, miền núi khác vùng đồng bằng, đồng bào dân tộc thiểu số khác đồng bào Kinh.

Nguyên tắc tuyên truyền phải bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt từ trên xuống trong việc thực hiện tuyên truyền về an toàn giao thông, thường xuyên tổng hợp, cung cấp thông tin có định hướng. Xác định rõ về nội dung cho phù hợp với từng nhóm đối tượng và thời điểm để thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền trên cơ sở tiết kiệm, hiệu quả, tránh dàn trải, chồng chéo. Khi thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền pháp luật giao thông, ngoài việc tuyên truyền những quy định của pháp luật, cần tuyên truyền quy định về xử phạt, mức phạt đối với từng hành vi vi phạm. Các phương tiện thông tin đại chúng cần tăng thời lượng, mở các chuyên trang, chuyên mục về trật tự an toàn giao thông giúp người dân nhận thức được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đối với công tác bảo đảm ATGT.

Thực hiện các phóng sự, chương trình quảng cáo trên phát thanh, truyền hình theo các chủ đề khác nhau nhằm nâng cao nhận thức và ý thức tự giác chấp hành pháp luật ATGT của người dân.

Bên cạnh đó, các cơ quan báo đài cần tránh tình trạng chỉ đưa thông tin một chiều thì cần có tin, bài, phóng sự phản ánh gương “người tốt, việc tốt”, những kiến nghị, giải pháp đóng góp… và cả phản ánh những tiêu cực trong việc thực thi công vụ của lực lượng chức năng trong việc chấp hành pháp luật giao thông.

3. Cần bám sát định hướng tuyên truyền về an toàn giao thông của Chính phủ

Để công tác tuyên truyền về an toàn giao thông có hiệu quả hơn nữa, ngày 05/11/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2043/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tuyên truyền về an toàn giao thông giai đoạn 2013 - 2015. Đề án đã chỉ rõ, mục tiêu đến hết năm 2015, sẽ có 95% người tham gia giao thông được phổ biến kiến thức, pháp luật về an toàn giao thông, 85% học sinh, sinh viên các bậc học được giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, 100% đơn vị kinh doanh vận tải bằng ô tô được tuyên truyền kiến thức pháp luật về an toàn giao thông, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp cho các lái xe, 100% lãnh đạo các cấp chính quyền được tuyên truyền về an toàn giao thông, biện pháp đảm bảo an toàn giao thông.

Nội dung thông tin tuyên truyền về ATGT cần phải được thiết kế phù hợp với từng nhóm đối tượng, chẳng hạn như cho các đơn vị kinh doanh vận tải; cho

6Created by Thanh An - 27 -Thanh An Page 275/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 11/2014 27

Page 33: thuviensonla.com.vnthuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/tt11giaothong.doc · Web view- Tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Hải quan áp dụng điều kiện về giấy

“An toàn mọi lúc, hạnh phúc mọi nơi”

đối tượng là người điều khiển phương tiện giao thông, đặc biệt là đội ngũ lái xe khách, lái xe tải nặng, xe siêu trường, siêu trọng và người điều khiển mô tô, xe gắn máy… cũng như người dân ở các vùng miền khác nhau.

Để thực hiện tốt công tác tuyên truyền cần phải huy động mọi nguồn lực và phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội, các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp vào công tác tuyên truyền, không ngừng nâng cao ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông, nhằm kiềm chế, giảm thiểu tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, bảo đảm an toàn giao thông.

Đỗ Hoàng Thạch (tapchigiaothongvantai.vn - Ngày 14/5/2014)

NÂNG CAO KỸ NĂNG LÁI XE AN TOÀNLái xe là một công việc khá

phức tạp, và đòi hỏi sự tập trung cao độ cũng như khả năng ứng xử nhanh trên đường. Những lời khuyên được các chuyên gia quốc tế về an toàn giao thông đưa ra sau đây có thể giúp bạn “rà soát” lại mình mỗi khi ngồi sau tay lái, để biến công việc phức tạp trở nên... ít phức tạp hơn.

Tự ý thức chính là chìa khóa giúp lái xe an toàn hơn trên đường. Nên lưu ý đến những lúc cảm thấy quá căng thẳng vì cùng lúc phải tập trung vào những biển báo, tín hiệu giao thông, bảng chỉ đường, người

bộ hành và những xe tham gia giao thông tại các giao lộ.

Nên tránh những chi phối không cần thiết khi cầm lái như: Ăn uống, nói chuyện điện thoại, nghe radio hoặc nghe đọc truyện, tham gia quá hăng hái vào những cuộc nói chuyện, tranh cãi các đề tài lôi cuốn hoặc luôn la mắng con trẻ đi cùng trên xe. Trong những trường hợp này nên dừng xe ở một chốn an toàn và xem xét hoặc xử lý tất cả các sự việc có thể gây phiền phức trong xe trước khi tiếp tục hành trình.

Tự điều chỉnh việc lái xe bằng cách đi trên những tuyến đường

6Created by Thanh An - 28 -Thanh An Page 285/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 11/201428

Kỹ năng tham gia giao thông

Page 34: thuviensonla.com.vnthuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/tt11giaothong.doc · Web view- Tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Hải quan áp dụng điều kiện về giấy

“An toàn mọi lúc, hạnh phúc mọi nơi”

quen thuộc, tránh lái vào những giờ cao điểm và vào lúc chiều tối, luôn giữ khoảng cách an toàn với xe chạy trước. Cũng có thể nhờ người cùng đi để mắt trên đường giúp bạn ở những chỗ cần rẽ trái hoặc rẽ phải.

Nên sử dụng bản đồ giúp hoạch định trước tuyến đường cho rõ ràng khi lái xe vào những khu vực không quen đường, và đánh dấu đường đi trên bản đồ cho dễ nhìn nếu thấy cần. Tuy nhiên, không nên vừa chạy xe vừa xem bản đồ mà nên dừng xe vào một chốn an toàn cho đầu óc tỉnh táo hoặc nên quyết định thay đổi tuyến đường trước khi đi tiếp.

Nên cân nhắc khi quyết định chọn mua loại xe nào. Nếu có những hạn chế về thể lực, hãy chọn xe có số tự động, trợ lực lái và trợ lực phanh khẩn cấp. Tầm nhìn lái nên cao hơn tay lái vài phân và bạn không nên dùng đầu ngón chân thao tác bàn đạp vì nó rất dễ gây nguy hiểm khi xử lý phanh gấp trên đường.

Giảm hoặc hạn chế bớt những góc khuất tầm nhìn khi bạn cầm lái bằng cách điều chỉnh các gương chiếu hậu: Nghiêng đầu về hướng ngược phía cửa sổ, cạnh bên khoang lái và chỉnh kính chiếu hậu bên trái để tầm nhìn đủ bao quát bên hông xe. Làm như vậy với kính chiếu hậu bên phải.

Nên kiểm tra thị lực định kỳ hàng năm, kể cả việc kiểm tra độ tăng nhãn áp, đục nhãn cầu và sự tăng độ cận hoặc viễn thị. Không nên đeo những gọng kính che mất tầm

nhìn bao quát, đừng mang kính màu hoặc đổi màu vào những lúc tối trời và không nên sử dụng những mắt kính giảm tia chói nắng vàng vào lúc tối trời (vì tác dụng giống kính đổi màu). Luôn lau chùi sạch kính chắn gió, kính gương chiếu hậu và đèn pha. Chiều tối đừng nhìn tập trung vào tia đèn pha dễ gây chói lóa mắt phát ra từ các xe chạy ngược chiều, thay vào đó nên nhìn hướng vào bên phải của lề đường.

Nên thường xuyên dừng nghỉ ngơi, cứ khoảng sau 150km hoặc sau 2 giờ chạy liên tục trong trường hợp lái xe đường dài. Nên duỗi chân tay, đi lại cho thoải mái; có thể ăn nhẹ một chút gì đó lót dạ nhưng đừng ăn quá no trước khi lái xe trở lại. Đặc biệt, không nên lái xe khi buồn ngủ, hoặc vào những giờ của giấc ngủ trong ngày.

Không nên cầm lái khi có triệu chứng suy giảm trí nhớ hoặc đang có vấn đề về tim mạch. Đây là lời khuyên của các chuyên gia thuộc viện hàn lâm thần kinh học của Mỹ. Những người này vào giai đoạn đầu của sự suy giảm thần kinh có thể ý thức được tình trạng yếu kém của mình, sau đó tự điều chỉnh thói quen lái xe một cách phù hợp. Nhưng khi bệnh nhân mất trí nhớ trở nên nặng hơn có thể gây suy yếu, và đôi khi làm mất hẳn khả năng lái xe. Điều này có thể gây ra những tai nạn không may trên đường. Cuối cùng, chỉ nên sử dụng điện thoại di động vào những lúc khẩn cấp và lúc bạn không ngồi sau tay lái.

(atgt.vn – Ngày 05/12/2012)6Created by Thanh An - 29 -Thanh An Page 29

5/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 11/2014 29

Page 35: thuviensonla.com.vnthuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/tt11giaothong.doc · Web view- Tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Hải quan áp dụng điều kiện về giấy

“An toàn mọi lúc, hạnh phúc mọi nơi”

Kỹ năng an toàn để sống sót khi ôtô bị tai nạn giao thông

“Nằm co người, ôm tay vào gối”, câu nói và hành động trong tích tắc của anh Nguyễn Bảo Sơn đã cứu được bản thân và gia đình trong vụ tai nạn xe khách lao xuống vực ở Lào Cai tối 1/9.

Anh Sơn và gia đình là những người may mắn sống sót trong tai nạn làm 12 người chết. Anh cho biết, đây là lần đầu tiên hai vợ chồng cùng mẹ vợ và em vợ đến du lịch Sa Pa. Khi xe mất kiểm soát, vừa nghe phía đầu xe có tiếng hô mất thắng, với kinh nghiệm cầm lái, anh Sơn chỉ kịp hét lớn: “Nằm co người, ôm tay vào gối”. Câu nói và hành động theo bản năng sinh tồn ấy đã giúp vợ chồng anh giữ được tính mạng.

Theo anh Hữu Duy, một chuyên gia về an toàn đang làm việc tại TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam thường xuyên xảy ra các vụ tai nạn ôtô khách làm nhiều người tử vong. Nguyên nhân chủ yếu là do va chạm hoặc người điều khiển mất kiểm soát. Để sống sót trong những trường hợp này phụ thuộc vào nhiều yếu tố may mắn. Song anh Duy cho rằng, việc chuẩn bị tâm lý trước, không chủ quan, đồng thời trang bị những kỹ năng sinh tồn trong tình huống khẩn cấp cũng giúp hạn chế phần nào thương vong.

“Khi đi xe, cần lựa chọn loại phương tiện chất lượng và luôn thắt dây an toàn dù là xe ghế ngồi hay giường nằm. Không nên để vật dụng nặng hay thủy tinh, vật nhọn ở xung quanh bởi chúng có thể là nguyên nhân gây ra chấn thương nghiêm trọng khi phanh gấp hoặc va chạm”, anh nói.

Người ngồi trên ghế ô tô cần phải có tư thế phù hợp, không nên ngả ghế về phía sau quá nhiều. Trong trường hợp khẩn cấp nghe thông báo xe bị mất kiểm soát, hãy chọn vị trí tránh xa thanh chắn và các vật cứng có thể gây tổn thương nếu bị va đập. Như thế sẽ giúp tránh được những chấn thương không đáng có. “Đối với ghế tài xế, nên trang bị gối tựa đầu được đặt đúng vị trí giữa đỉnh tai và đỉnh đầu sẽ giúp hạn chế tổn thương ở vùng cổ, vai, gáy”, anh Duy cho biết thêm.

Thạc sỹ, bác sỹ Nguyễn Thành Nhân, Khoa chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, nhìn nhận những vụ tai nạn xe rơi xuống vực sâu như ở Sa Pa vừa qua đều để lại hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khiến nhiều người chết và bị thương. Một số nạn nhân may mắn thoát chết hoặc nhờ vào kỹ năng thoát hiểm mà bảo toàn được tính mạng của mình.

6Created by Thanh An - 30 -Thanh An Page 305/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 11/201430

Page 36: thuviensonla.com.vnthuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/tt11giaothong.doc · Web view- Tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Hải quan áp dụng điều kiện về giấy

“An toàn mọi lúc, hạnh phúc mọi nơi”

Theo bác sỹ Nhân, nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất để hạn chế thương vong cho hành khách ngồi trên ô tô khi xảy ra va chạm là gắn chặt mình vào ghế, ở tư thế cuộn tròn, cúi đầu càng thấp càng tốt, dùng tay ôm đầu để tạo thành “một khối chặt”.

Nếu có thể, hãy dùng những vật dụng mềm có sẵn trên xe như chăn, gối, quần áo để quấn quanh vùng cổ và đầu. Như thế, khi xảy ra va chạm, khả năng sống sót rất cao. Sau đó hãy tìm cách thoát khỏi hiện trường càng xa càng tốt để tránh trường hợp phương tiện bốc cháy hoặc nổ. Nếu bị thương, có thể gọi số điện thoại cấp cứu y tế 115 để nhờ hướng dẫn cách sơ cứu tại chỗ.

Theo đánh giá của bác sỹ Nhân qua những lần cấp cứu bệnh nhân bị tai nạn giao thông, những người ngồi trên xe thắt dây an toàn đúng cách thì tỷ lệ thương vong giảm đi rất nhiều. “Dây an toàn được thiết kế đặc biệt giúp tài xế cũng như hành khách đảm bảo nguyên tắc an toàn đầu tiên là “gắn chặt mình vào ghế” dễ dàng và đúng chuẩn nhất, ông Nhân nói.

Tuy nhiên, theo bác sỹ, hiện nay nhiều người đi ô tô thường có tâm lý chủ quan, ngay cả tài xế cũng quên thắt dây an toàn hoặc chỉ cài một cách qua loa chiếu lệ. Do đó khi xảy ra tai nạn, dây an toàn không phát huy hết tác dụng bảo vệ của nó.

(antoangiaothong.gov.vn - Ngày 09/9/2014)

CÁCH ĐI XE ĐẠP ĐIỆN AN TOÀNXe đạp điện ngày nay đã trở thành phương tiện phổ biến, nhất là với giới

học sinh bởi sự tiện lợi, chạy nhanh hơn xe đạp mà lại không cần đăng ký, thiết kế gọn nhẹ và bắt mắt… Nhưng xe đạp điện cũng đã gây không ít lo lắng cho người đi đường khi nhiều cô cậu học trò cưỡi xe đầu trần phóng vun vút 40 - 50km một giờ không hề thua kém xe máy, đua nhóm lạng lách gây nên không ít va quẹt và cả tai nạn.

Do vậy người sử dụng xe đạp điện cần nắm rõ những quy tắc kiểm tra, cách vận hành dưới đây để làm chủ một chiếc xe đạp điện cũng như giữ sự an toàn cho chính bản thân mỗi khi tham gia giao thông.

Luôn luôn đội mũ bảo hiểmMũ bảo hiểm hiện tại đã thành phụ kiện bắt buộc đối với những người đi xe

đạp điện, góp phần bảo vệ người tham gia giao thông bởi những hiểm họa thường trực xảy ra trên đường phố.

Đi xe với vận tốc tối đa 25km một giờTheo thiết kế, dòng xe này chỉ chạy vận tốc tối đa 25km một giờ nhưng

người dùng lại chạy với vận tốc có lúc lên tới 40km thậm chí 50km một giờ. Ông Vũ Tiến Dũng, chuyên gia kỹ thuật của hãng xe đạp điện HKbike cho biết xe đạp

6Created by Thanh An - 31 -Thanh An Page 315/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 11/2014 31

Page 37: thuviensonla.com.vnthuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/tt11giaothong.doc · Web view- Tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Hải quan áp dụng điều kiện về giấy

“An toàn mọi lúc, hạnh phúc mọi nơi”

điện là loại xe đạp có gắn thêm động cơ, vì thế các thông số về thiết kế khung xe, bánh xe không phù hợp để đi với tốc độ cao.

"Đơn cử như dòng xe Zinger Extra có vận tốc tối đa chỉ 25km một giờ. Chúng tôi cũng tư vấn cho khách hàng không nên can thiệp vào bộ điều tốc để kích vận tốc của xe lên. Làm như thế không những gây nguy hiểm khi sử dụng xe và còn phá vỡ những thông số chuẩn của nhà sản xuất", ông Dũng chia sẻ.

Kiểm tra kỹ thuật trước khi sử dụngĐây là việc làm đơn giản, người dùng chỉ cần bỏ ra khoảng 5 - 10 phút

trước khi mang chiếc xe đạp điện ra ngoài sử dụng. Đầu tiên là kiểm tra hai lốp trước và sau, không nên bơm quá căng cũng như để lốp non hơi. Tiếp theo là xem hệ thống phanh, tra dầu nếu cảm thấy bóp phanh bị cứng hoặc rít. Nếu xuất hiện tiếng kêu thì cần tra dầu ngay, tốt nhất là mỗi tháng một lần.

Ngoài ra cũng nên bôi mỡ phần trục trước, trục giữa 6 tháng 1 lần để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Dựng chân chống giữa và nhấn ga xem động cơ có hoạt động trơn tru hay có bị kẹt không. Sau đó xem xét dây nối giữa bình pin và động cơ, nếu bộ dây này có vấn đề (bị đứt hoặc nghẽn mạch), xe sẽ không thể kích hoạt được chức năng chạy điện.

Bảo quản pin và ắc quyNếu xe chạy ắc quy, cần chú ý kiểm tra bình ắc quy định kỳ hàng tuần để

tránh xảy ra những sự cố cháy nổ đáng tiếc. Khi mới mua một chiếc xe điện sử dụng ắc quy nên sạc 10 tiếng. Sau lần đầu sạc đầy, các lần sau sạc không quá 8 tiếng.

Còn nếu xe đạp điện sử dụng loại pin công nghệ cao như Lithium, người dùng chỉ cần quan tâm tới việc pin sạc đầy mỗi khi ra khỏi nhà bởi pin Lithium có khả năng tự ngắt điện khi đầy và công nghệ chế tác khá bền chắc, chống cháy nổ do phôi pin làm từ thép nguyên khối và được hàn chặt bằng tia laser.

Nên sạc điện cho ắc quy hoặc pin hằng ngày, hoặc ít nhất một lần trong tuần, kể cả khi không sử dụng trong thời gian dài. Sử dụng nguồn điện ổn định khi sạc, không dùng điện từ nguồn máy phát.

Sạc điện an toànCó hai cách sạc điện cho xe là tháo bình pin ra khỏi xe hoặc sạc điện trực

tiếp khi bình pin ở nguyên vị trí trên xe. Trong khi nạp điện, cần đặt các bộ phận nạp điện ở nơi an toàn, tránh xa tầm tay của trẻ em.

Chỉ sử dụng bộ phận nạp điện có cùng công suất với loại xe đang sử dụng, tương thích với công suất của bình ắc quy hay dễ hiểu hơn là bộ sạc đi kèm theo xe với sự chỉ định của nhà sản xuất. Tuyệt đối tránh không cho nước hay bất kỳ một dung dịch nào thấm vào trong bộ phận nạp điện.

(antoangiaothong.gov.vn)

6Created by Thanh An - 32 -Thanh An Page 325/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 11/201432

Page 38: thuviensonla.com.vnthuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/tt11giaothong.doc · Web view- Tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Hải quan áp dụng điều kiện về giấy

“An toàn mọi lúc, hạnh phúc mọi nơi”

ĐI XE MÁY TRỜI NẮNG NÓNG, LƯU Ý ĐIỀU GÌ?Trời nắng chói, gay gắt là một

trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt đối với người tham gia giao thông, nhất là đi xe máy. Theo nhận định của nhiều người, đi dưới trời nắng dễ gặp bất trắc, cũng không khác gì so với khi lái xe trong trời mưa bão hay sương mù, thậm chí có những tính chất nguy hiểm mới.

Một trong những khó khăn đầu tiên của người đi đường đó là bị choáng váng bởi cái nắng quá gay gắt. Và khi đó, người điều khiển xe rất dễ bị loạng choạng, lạc tay lái. Ánh sáng chói mạnh của nắng cũng làm người đi đường bị lóa mắt, khó quan sát đường.

Khi đi trong trời nắng, một nỗi lo sợ nữa của chủ phương tiện đó là xe bị nổ lốp bất ngờ. Nắng nóng, làm những chiếc lốp xe dễ bị nổ và gây phiền toái cho người điều khiển xe. Ngoài ra, với mong muốn tránh nắng cho chính mình và cho xe, nhiều người đã có những vi phạm luật giao thông như đi sai làn đường, dừng đèn đỏ ở giữa lòng đường, đỗ xe sai quy định… Những điều này ẩn chứa rất nhiều nguy hiểm cho người đi đường.

Để tham gia giao thông an toàn trong điều kiện trời nắng nóng, người đi đường cần chú ý những điều sau:

Trang phục tránh nắngĐể tránh nắng nóng, bạn cần

trang bị đầy đủ mũ bảo hiểm, áo chống nắng, khẩu trang, kính mát, chai nước nhỏ… Các vật dụng này

giúp bạn chống say nắng, giảm căng thẳng, mệt mỏi, lóa mắt, tránh bị mất nước, giúp bạn có sự tập trung và sức khỏe tốt để lái xe.

Có một điều lưu ý là để tránh nắng, bạn nên che kín vùng sau gáy. Bạn có thể dùng khăn hoặc mũ của áo chống nắng. Tuy nhiên, với mũ của áo chống nắng, bạn phải lựa chọn kiểu áo phù hợp sao cho không bị hạn chế tầm nhìn khi lái xe.

Tránh nắng an toànMột vi phạm hay gặp của

những người điều khiển xe máy đó là khi dừng chờ đèn đỏ thì không đứng đúng vị trí sát sau vạch đường mà cứ chỗ nào có bóng râm thì dừng xe ở đó. Hành vi này có thể gây ra các va chạm cho các phương tiện đang lưu thông bình thường ở phía sau.

Không phóng nhanhMột sai lầm dễ gặp nữa của

nhiều người đi đường đó là có bóng mát ở đâu thì sẽ đi xe ở đó, không quan tâm khi đi theo bóng mát đó thì có đúng làn đường của mình hay không. Để đảm bảo an toàn, bạn cần thay đổi thói quen này. Nếu như chỉ vì một đoạn đường ngắn tránh nắng mà xảy ra va chạm, tai nạn giao thông thì đó là một cái giá quá đắt.

Ngoài ra, dù rất muốn nhanh chóng thoát khỏi cảnh chạy xe trong trời nắng nóng, nhưng bạn không nên lái xe với vận tốc nhanh hay vượt đèn đỏ. Bởi vì khi đi nhanh, bạn rất khó kiểm soát được tay lái, chưa kể tinh thần và sức khỏe của bạn khi đi dưới trời nắng đều hạn chế để có

6Created by Thanh An - 33 -Thanh An Page 335/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 11/2014 33

Page 39: thuviensonla.com.vnthuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/tt11giaothong.doc · Web view- Tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Hải quan áp dụng điều kiện về giấy

“An toàn mọi lúc, hạnh phúc mọi nơi”

thể tập trung lái xe và xử lý kịp thời các tình huống bất ngờ xảy ra.

Không đi song song với xe tải

Trời nắng gắt, nhiều người điều khiển xe máy chạy song song với xe tải để “núp” bóng, tránh nắng. Điều này là vô cùng nguy hiểm vì xe tải vận hành trong điều kiện nhiệt độ cao rất dễ bị nổ lốp bởi các nguyên nhân kể trên. Nếu người điều khiển xe máy đi quá gần và song song với xe tải, khi xe tải bất ngờ bị nổ lốp, mất lái sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Chăm sóc lốp xeNguyên nhân xe đi trong trời

nắng dễ bị nổ lốp là do mặt đường nóng, cộng thêm quá trình biến dạng liên tục khi làm việc khiến nhiệt độ không khí trong lốp tăng cao. Khi áp

suất vượt quá mức cho phép thì lốp dễ bị phình hoặc nổ.

Nhằm hạn chế tối đa các sự cố liên quan đến lốp trong thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao, bạn nên dành thời gian kiểm tra lốp thường xuyên, đặc biệt trước những chuyến đi dài để kịp thời phát hiện những nguyên nhân không an toàn tiềm ẩn trên lốp xe (lốp mòn, lốp quá căng) để có biện pháp thay thế phù hợp.

Không nên bơm lốp quá căng khi điều khiển xe trong thời tiết nắng nóng. Nhiệt độ cao, lốp ma sát với mặt đường, áp suất trong lốp tăng dẫn đến xe bị nổ lốp. Nếu kiểm tra bằng mắt thường thấy lốp quá căng hãy tìm cách giảm áp suất lốp bằng cách xì bớt hơi cho lốp non đi.

(tapchigiaothongvantai.vn)***************************

ĐI XE MÁY, VÀO CUA THẾ NÀO CHO AN TOÀN?Việc lái vào khúc cua an toàn đòi hỏi cao ở sự thận trọng và kỹ thuật

điều chỉnh của người điều khiển. Bạn cần nắm rõ các quy tắc, bởi những khúc cua rất dễ là địa điểm “tử thần” gây tai nạn.

Ôm cua bao gồm những lúc các phương tiện rẽ trái, rẽ phải hoặc đi qua các khúc đường vòng như đi qua đèo, núi…

Khúc cua có nhiều điểm bất lợi cho người lái xe máy vì là đường có độ cong nên khó quan sát hay bắt buộc người và phương tiện xe phải có độ nghiêng. Cũng bởi những khó khăn này, nên nếu người lái xe mà thiếu quan sát, ôm cua gắt thì xe dễ bị ngã hoặc đâm vào các đối tượng khác trên đường.

Quan sát Quan sát là yếu tố hết sức quan trọng cho việc thực hiện ôm cua an toàn.

Trước khi quẹo cua, trước hết đầu và mắt hướng về phía góc cua để quan sát và định hướng cho người và xe.

Dù cho bạn đang chạy chậm hoặc nhanh, hết sức tránh việc thay đổi hướng đi đột ngột bởi khi bạn thay đổi hướng đi đột ngột bạn sẽ không tránh được các xe đi cùng chiều và ngược chiều. Thiếu quan sát sẽ không thể giúp bạn giữ thăng bằng đồng thời không tránh được chướng ngại vật.

6Created by Thanh An - 34 -Thanh An Page 345/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 11/201434

Page 40: thuviensonla.com.vnthuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/tt11giaothong.doc · Web view- Tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Hải quan áp dụng điều kiện về giấy

“An toàn mọi lúc, hạnh phúc mọi nơi”

Chú ý sự xuất hiện của xe đi ngược chiều. Tại các khúc cua, thường có nguy cơ xe đi ngược chiều lấn vạch phân cách trên đường. Do đó, khi điều khiển xe phải luôn chú ý hướng tầm nhìn đến mức tối đa sao cho có thể phát hiện được nhanh nhất tình trạng đường sá và các phương tiện giao thông đi ngược chiều.

Giảm tốc độLực ly tâm ảnh hưởng rất lớn tới khả năng ôm cua của xe máy. Tốc độ

càng cao thì bạn càng cần phải có quãng đường cua rộng hơn hoặc phải ôm cua sát hơn.

Để an toàn, bạn chỉ nên ôm cua ở tốc độ dưới 40km/h, bởi bạn không phải là chuyên gia và cũng không được tập luyện cho những pha ôm cua ở tốc độ cao. Sau khi ôm hết đoạn cua, hãy tăng tốc.

Hãy luôn nhớ, thời tiết và điều kiện mặt đường ảnh hưởng tới khả năng cua của bạn. Trời mưa hay đường trơn trượt, cát hay đất, hãy giảm tốc độ đến mức thấp nhất có thể để vào cua, để đảm bảo an toàn.

Sử dụng phanhCần tuyệt đối tránh việc vừa ôm cua vừa sử dụng phanh. Việc này sẽ

khiến bạn dễ dàng mất lái và trượt ngã bởi hiện tượng trượt bánh do bó cứng phanh bánh trước hoặc bánh sau.

Nếu phải sử dụng phanh, hãy phanh nhẹ nhàng, phanh đều cả bánh trước bánh sau, tuyệt đối không phanh bất ngờ. Có thể sử dụng phanh bóp nhả liên tục để giảm tốc, để bánh xe không bị bó cứng.

3 cách nghiêng người khi ôm cuaNghiêng cùng xeNghiêng đều là khi bạn vào cua, cả người và xe bạn đều nghiêng so với

mặt đường. Nói cách khác, người và xe bạn nằm trên một trục và cùng nghiêng một góc so với mặt đường.

Đây là cách cua tự nhiên, đơn giản, ai đi xe máy cũng đều thực hiện dù có ý thức hay vô thức.

Cách cua này hoàn toàn tự nhiên nên cũng dễ luyện tập, thông dụng nhất, tuy nhiên không có ưu điểm nào nổi trội. Đây là cách ôm cua cơ bản, sử dụng được trong bất cứ tình huống nào.

Nghiêng trong xeVới cách cua này, khi bạn ôm cua, người bạn sẽ nghiêng sang bên cần rẽ

nhiều hơn xe. Như vậy xe sẽ có độ bám đường cao hơn do ít nghiêng, qua đó an toàn hơn.

Cách ôm cua này thường sử dụng trong thời tiết mưa, đường trơn trượt, đường dốc. Đây là cách cua có độ an toàn cao nhất.

Bạn cũng có thể sử dụng cách ôm cua này khi muốn có góc quan sát lớn hơn để vượt ô tô trong một số trường hợp. Nghiêng người và cua nhẹ để quan

6Created by Thanh An - 35 -Thanh An Page 355/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 11/2014 35

Page 41: thuviensonla.com.vnthuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/tt11giaothong.doc · Web view- Tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Hải quan áp dụng điều kiện về giấy

“An toàn mọi lúc, hạnh phúc mọi nơi”

sát phía trước ô tô, chọn thời điểm thích hợp để tăng ga vượt xe. Nghiêng ngoài xe Đè mạnh xe sang bên cần ôm cua để xe nghiêng một góc lớn, đồng thời

giữ người nghiêng ít hơn xe để lấy cân bằng.Cách ôm cua này khiến bạn có thể ôm được những góc cua gấp, với tốc

độ cao hơn. Tất nhiên phương pháp này cũng nguy hiểm hơn, bạn sẽ phải thực hành rất nhiều nếu muốn thực hiện được cách ôm cua này ở tốc độ cao. Lốp xe tốt và hệ thống giảm xóc hoạt động trơn tru sẽ tăng độ an toàn đáng kể.

Thanh Hà  (atgt.vn - Ngày 20/5/2014)

Cách xử lý 10 sự cố hay gặp khi lái xeNổ lốp, kẹt ga, mất lái, trượt bánh là những sự cố hay gặp khi lái xe

mà mỗi tài xế cần bình tĩnh và tích lũy kỹ năng để xử lý.1. Nổ lốpNổ lốp là sự cố hay gặp cả ở xe hơi hay xe máy. Nổ lốp gây mất cân bằng

xe, kéo theo mất kiểm soát tay lái có thể dẫn tới những tai nạn đáng tiếc. Tiếng nổ lớn dẫn đến các phản ứng tự nhiên của tài xế là nhanh chóng giảm tốc sau đó đánh lái sát vào lề đường. Nhưng bất cứ một sự chuyển hướng nào khi lốp bị nổ đều không an toàn, rất dễ gây ra tai nạn.

Để tránh rủi ro khi nổ lốp tài xế nên tuân theo các bước sau. Đầu tiên đạp lút chân ga khoảng một vài giây, việc này giúp xe có thể chạy thẳng mà không bị chuyển hướng. Sau đó nhẹ nhàng từ từ thả chân ga để duy trì tốc độ cho xe. Quan trọng nhất phải giữ xe đi đúng làn đường, tránh xa chân phanh. Từ từ giảm tốc độ xuống mức an toàn và đánh lái vào sát lề đường để sửa chữa hoặc chờ cứu hộ.

2. Bong mặt lốpBong mặt lốp (tread separation) tức là mặt lốp chưa gai bị tách khỏi cốt lốp

chứa khung thép ở bên trong. Bong mặt lốp còn nguy hiểm hơn nổ lốp, quá trình 6Created by Thanh An - 36 -Thanh An Page 36

5/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 11/201436

Page 42: thuviensonla.com.vnthuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/tt11giaothong.doc · Web view- Tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Hải quan áp dụng điều kiện về giấy

“An toàn mọi lúc, hạnh phúc mọi nơi”

có thể kéo dài vài ngày nhưng cũng có thể chỉ vài giây. Khi bong mặt lốp thường đi kèm tiếng động mạnh, sau đó là âm thanh nện xuống nền đường của lớp kim loại. Nếu phát hiện được nên sửa chữa kịp thời.

Cũng giống như nổ lốp, khi bị bong mặt lốp bất ngờ lúc đang di chuyển, bình tĩnh đạp lút ga vài giây, từ từ nhả ga, đi thẳng làn đường rồi mới ghé vào lề.

3. Kẹt gaHiện tượng kẹt ga không thường xảy ra như hai sự cố ở trên, nhưng khi

gặp trường hợp này, điều cần thiết là phải dừng xe ngay lập tức, tất nhiên đảm bảo không bị xe phía sau đâm.

Với một số tài xế mới, chưa quen chân ga, chân phanh có thể bị nhầm lẫn luống cuống đạp nhầm chân ga và chân phanh, lúc này ngay lập tức giải phóng chân khỏi pedal để nhận định tình hình.

Khi mắc phải hiện tượng kẹt ga, ngay lập tức chuyển cần số về mo (N) hoặc đạp chân côn để tách liên kết, triệt tiêu ảnh hưởng của ga đến chuyển động của trục bánh xe.

Nếu không thể đưa cần số về N, phương án cuối cùng là phải tắt động cơ. Nhiều xe hiện nay không cho phép chìa khóa xoay về vị trí khóa khi chưa đỗ, lúc này cần dùng tới quyền năng của phanh để giúp xe dừng và xoay chìa khóa. Với những xe khởi động bằng nút bấm, không cần chìa khóa thì cách trả số về N là duy nhất.

4. Tăng tốc đột ngộtSự cố này có biểu hiện giống như kẹt ga, nhưng ở đây nguyên nhân không

phải do lỗi kỹ thuật từ động cơ mà do chủ quan từ người lái khi sử dụng chân ga. Nhiều người thường hoảng loạn khi gặp bất ngờ trên đường và đạp chân ga nhưng vẫn nghĩ đó là chân phanh, nhất là với những người sử dụng số tự động.

Để khắc phục hiện tượng này cần cố gắng làm quen xe, không đi nhanh với xe lạ và các bước cũng như với kẹt ga nếu vẫn nhầm lẫn.

5. Dừng xe bất ngờ, không có ABSĐể dừng xe bất ngờ khi đang ở tốc độ cao mà không được trang bị hệ

thống chống bó cứng phanh ABS, tài xế cần có kỹ năng lái xe thật thành thạo. Duy trì đạp mạnh chân phanh nhưng không đạp chết, sẽ gây hiện tượng khóa bánh. Lúc này tài xế phải trở thành một hệ thống ABS, sao cho bánh xe dừng mà không bị trượt.

Trong trường hợp này nhiều tài xế thường phanh và kết hợp với đánh lái sang một bên. Phanh nhả liên tiếp là cách tốt nhất để làm xe dừng mà không bị văng đuôi, đây cũng là cơ chế của hệ thống ABS.

6. Dừng xe bất ngờ, có ABSMọi chuyện dễ dàng hơn cho lái xe khi phải dừng xe bất ngờ với phanh

ABS. Việc cần làm là đạp lún sâu chân phanh và giữ vững cho tới khi xe dừng 6Created by Thanh An - 37 -Thanh An Page 37

5/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 11/2014 37

Page 43: thuviensonla.com.vnthuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/tt11giaothong.doc · Web view- Tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Hải quan áp dụng điều kiện về giấy

“An toàn mọi lúc, hạnh phúc mọi nơi”

hẳn. Nhưng để chuẩn bị tốt tinh thần khi lực quán tính giật mạnh gây ra khi đạp lún phanh, tài xế nên luyện tập ở những nơi vắng vẻ trước khi ra đường.

7. Luyện tập tránh tai nạn với phanh ABSCó một chữ S thứ ba liên quan đến ABS ngoài Stomp (đạp mạnh) và Stay

(giữ chân phanh) đó là Steer (đánh lái). ABS cho phép lái xe vẫn có thể đánh lái khi đang duy trì lực đạp mạnh trên chân phanh.

Nhưng đánh lái hoàn toàn về một hướng lại là một sai lầm, nên đánh lái thay đổi hướng liên tục. Bởi lẽ khi đánh lái chỉ về một hướng, xe sẽ có đà tiếp tục chạy khi tài xế giải phóng chân phanh, lúc đó có thể lao sang làn đường đối diện nơi có rất nhiều xe đang chạy ngược chiều hoặc lao vào lề đường, có thể là vách núi hay vực sâu.

Để thực hành kỹ năng này nên chọn khoảng đường vắng, xếp một hàng chai nước làm chướng ngại vật ngang lòng đường và bắt đầu tập phanh rồi đánh lái.

8. Chạy lệch khỏi đườngTrường hợp hay gặp khi vào cua hoặc tránh xe đối diện ở đường nhỏ có

thể khiến tài xế đánh lái hai bánh xe ra khỏi mặt đường. Sẽ có nhiều nguy hiểm nếu bên ngoài lề đường không phải là một mặt phẳng hợp lý. Để xử lý trường hợp này, nên từ từ giảm ga, không sử dụng phanh, đánh lái một góc rất nhỏ để từ từ đưa xe trở lại làn đường, không đánh lái góc rộng bởi bề mặt bên ngoài có thể không đáp ứng được độ xoay của bánh xe, dẫn tới tai nạn.

9. Trượt bánh trướcKhi bị trượt bánh trước, hầu hết các lái xe sẽ phản ứng tuần tự gồm bỏ

bàn đạp chân ga, không sử dụng phanh, không đánh lái, đợi cho tới khi bánh trước lấy lại lực bám.

10. Trượt bánh sauKhông dễ kiểm soát như bánh trước, việc bị trượt bánh sau dẫn tới những

sự cố nguy hiểm hơn. Để chủ động cần phải dự đoán được thời điểm bánh sau bị trượt. Sau đó nhanh chóng trả lại một góc vừa đủ, dự đoán thời điểm lực bám xuất hiện trở lại.

Đức Huy  (atgt.vn - Ngày 27/4/2014)

6Created by Thanh An - 38 -Thanh An Page 385/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 11/201438

Page 44: thuviensonla.com.vnthuviensonla.com.vn/uploads/news/2015_08/tt11giaothong.doc · Web view- Tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Hải quan áp dụng điều kiện về giấy

CHỈ ĐẠO XUẤT BẢNHỒ THỊ DUNG

(CỬ NHÂN VĂN HÓA, PHÓ GIÁM ĐỐC THƯ VIỆN TỈNH SƠN LA)

CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘI DUNGDƯƠNG THỊ THÚY HỒNG

(CỬ NHÂN VĂN HÓA, TRƯỞNG PHÒNG TT - TM)

SƯU TẦM, BIÊN SOẠN, TRÌNH BÀYNGUYỄN THANH NHÀN

(THƯ VIỆN VIÊN)

====================================================================================================IN 300 CUỐN TẠI THƯ VIỆN TỈNH SƠN LA. KHỔ 19 X 30CM

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN SỐ: 100/GP-STTTT; NGÀY 16/9/2014 CỦA SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TỈNH SƠN LAIN XONG NGÀY 24/11/2014 - NỘP LƯU CHIỂU NGÀY 25/11/2014

===================================================================================================