dienban.quangnam.gov.vndienban.quangnam.gov.vn/qtiupload/nvd_detai/2016/8/kem... · web viewxác...

30
ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ ĐIỆN BÀN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /ĐA- UBND Điện Bàn, ngày tháng 02 năm 2016 ĐỀ ÁN THỰC HIỆN “TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG” THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 2577/QĐ-UBND, NGÀY 20/8/2013 CỦA UBND TỈNH QUẢNG NAM (Ban hành kèm theo Quyết định số 909 /QĐ-UBND ngày 4 tháng 02 năm 2016 của UBND thị xã Điện Bàn) PHẦN I SỰ CẦN THIẾT, CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA ĐỀ ÁN I. SỰ CẦN THIẾT TÁI CƠ CẤU Điện Bàn là thị xã đồng bằng ven biển, có vị trí địa lý - kinh tế quan trọng, là vùng kinh tế trọng điểm phía bắc của tỉnh Quảng Nam. Diện tích tự nhiên 21.471 ha, diện tích đất sản xuất nông nghiệp 9.478,71 ha, trong đó diện tích đất trồng lúa 5.610,37 ha, đất trồng cây hàng năm khác 3.239,22 ha, diện tích đất nuôi trồng thủy sản 209,51 ha. Dân số 205.701 người, tổng số hộ 52.329 hộ. Tổng số lao động 118.780 người, lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ 24 % (Nguồn: NGTK 2014). Những năm qua, phát huy tiềm năng, lợi thế về điều kiện vị trí địa lý, tự nhiên, kinh tế-xã hội và tranh thủ nhiều nguồn lực đầu tư nên sản xuất nông nghiệp thị xã Điện Bàn đạt được những kết quả tích cực, từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của thị xã. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan, chủ quan nên sản xuất nông nghiệp còn bộc lộ nhiều hạn chế: sản xuất manh mún, suy giảm thâm canh, mô hình sản xuất có hiệu 1

Upload: others

Post on 10-Feb-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: dienban.quangnam.gov.vndienban.quangnam.gov.vn/QTIUpload/NVD_DeTai/2016/8/Kem... · Web viewXác định thứ tự ưu tiên thực hiện quy hoạch để khai thác tối đa

ỦY BAN NHÂN DÂNTHỊ XÃ ĐIỆN BÀN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /ĐA-UBND Điện Bàn, ngày tháng 02 năm 2016

ĐỀ ÁN THỰC HIỆN “TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG

NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG” THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 2577/QĐ-UBND,

NGÀY 20/8/2013 CỦA UBND TỈNH QUẢNG NAM(Ban hành kèm theo Quyết định số 909 /QĐ-UBND ngày 4 tháng 02 năm

2016 của UBND thị xã Điện Bàn)

PHẦN I SỰ CẦN THIẾT, CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA ĐỀ ÁN

I. SỰ CẦN THIẾT TÁI CƠ CẤUĐiện Bàn là thị xã đồng bằng ven biển, có vị trí địa lý - kinh tế quan trọng,

là vùng kinh tế trọng điểm phía bắc của tỉnh Quảng Nam. Diện tích tự nhiên 21.471 ha, diện tích đất sản xuất nông nghiệp 9.478,71 ha, trong đó diện tích đất trồng lúa 5.610,37 ha, đất trồng cây hàng năm khác 3.239,22 ha, diện tích đất nuôi trồng thủy sản 209,51 ha. Dân số 205.701 người, tổng số hộ 52.329 hộ. Tổng số lao động 118.780 người, lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ 24 % (Nguồn: NGTK 2014).

Những năm qua, phát huy tiềm năng, lợi thế về điều kiện vị trí địa lý, tự nhiên, kinh tế-xã hội và tranh thủ nhiều nguồn lực đầu tư nên sản xuất nông nghiệp thị xã Điện Bàn đạt được những kết quả tích cực, từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của thị xã.

Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan, chủ quan nên sản xuất nông nghiệp còn bộc lộ nhiều hạn chế: sản xuất manh mún, suy giảm thâm canh, mô hình sản xuất có hiệu quả chưa được nhân rộng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm chưa cao, thu nhập từ nông nghiệp thấp so với các ngành khác, đa phần nông dân giữ ruộng để sản xuất quảng canh.

Từ thực tế trên, việc xây dựng Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tìm ra những sản phẩm cây trồng, con vật nuôi có giá trị hàng hoá mang tính đặc trưng, lợi thế và có khả năng cạnh tranh là yêu cầu thực tế khách quan và cần thiết, phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước và xu thế phát triển trong tình hình mới nhằm nâng cao thu nhập, ổn định sản xuất, đời sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của thị xã.

II. CƠ SỞ PHÁP LÝNghị quyết 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ về việc ban

hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của BCH TW Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

1

Page 2: dienban.quangnam.gov.vndienban.quangnam.gov.vn/QTIUpload/NVD_DeTai/2016/8/Kem... · Web viewXác định thứ tự ưu tiên thực hiện quy hoạch để khai thác tối đa

Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ về Quản lý sử dụng đất trồng lúa;

Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về Một số chính sách phát triển thủy sản;

Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg ngày 06/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia nông thôn mới;

Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020;

Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp;

Quyết định số 50/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 - 2020;

Nghị quyết số 889/NQ-UBTVQH13 ngày 11/3/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập thị xã Điện Bàn và 07 phường thuộc thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam;

Quyết định số 23/QĐ-UBND ngày 05/8/2011 của UBND tỉnh Quảng Nam về Quy định cơ chế hỗ trợ khuyến khích thực hiện chủ trương “dồn điền, đổi thửa” đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;

Quyết định số 33/QĐ-UBND ngày 17/11/2011 của UBND tỉnh Quảng Nam về Quy định cơ chế hỗ trợ đẩy mạnh cơ giới hóa một số khâu trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;

Quyết định số 19/QĐ-UBND ngày 02/7/2012 của UBND tỉnh Quảng Nam về Quy định nội dung chi và mức hỗ trợ cho hoạt động khuyến nông từ nguồn kinh phí địa phương;

Quyết định số 35/QĐ-UBND ngày 31/12/2012 của UBND tỉnh Quảng Nam về Quy định cơ chế hỗ trợ khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, an toàn dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;

Quyết định số 518/QĐ-UBND ngày 07/02/2013 của UBND tỉnh Quảng Nam về Phê duyệt quy hoạch chung đô thị Điện Bàn;

Quyết định số 2577/QĐ-UBND ngày 20/8/2013 của UBND tỉnh Quảng Nam Ban hành Chương trình hành động triển khai thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”;

Quyết định số 41/2014/QĐ-UBND ngày 04/12/2014 của UBND tỉnh Quảng Nam về Quy định nội dung ưu đãi, hỗ trợ nhằm khuyến khích phát triển hợp tác xã,

2

Page 3: dienban.quangnam.gov.vndienban.quangnam.gov.vn/QTIUpload/NVD_DeTai/2016/8/Kem... · Web viewXác định thứ tự ưu tiên thực hiện quy hoạch để khai thác tối đa

liên kết sản xuất gắn tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn giai đoạn 2014 - 2020 theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ;

Quyết định số 46/2014/QĐ-UBND ngày 24/12/2014 của UBND tỉnh Quảng Nam về Ban hành một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết số 124/NQ-HĐND ngày 11/7/2014 của HĐND tỉnh;

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã Điện Bàn lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2015-2020 đã chỉ rõ “thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp, tạo ra một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa chất lượng, hiệu quả và phát triển bền vững”.

Quyết định 2569/QĐ-UBND, ngày 29/5/2012 của UBND huyện Điện Bàn (nay là thị xã Điện Bàn) phê duyệt phương án sắp xếp lại các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm và triển khai thực hiện kiểm soát giết mổ trên địa bàn thị xã Điện Bàn giai đoạn 2012-2015;

Quyết định số 5367/QĐ-UBND ngày 30/7/2013 của UBND thị xã Điện Bàn (nay là thị xã Điện Bàn) về phê duyệt Đề án phát triển chương trình giao thông nội đồng kiên cố hoá kênh mương loại III, thuỷ lợi hoá đất màu thị xã Điện Bàn giai đoạn 2014 - 2020;

PHẦN IITHỰC TRẠNG NGÀNH NÔNG NGHIỆP THỜI GIAN QUA (2011-2015)

I. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐUỢC1. Nông nghiệpTốc độ tăng trưởng ngành nông - lâm - thủy sản 5 năm là 3,01% (giá cố định

1994), 8,84% (giá hiện hành). Trong đó, giá trị sản xuất trồng trọt tăng 3,36%; chăn nuôi tăng 4,49%; lâm nghiệp tăng 0,28%; thuỷ sản giảm 2,95%. Giá trị sản phẩm trồng trọt và thủy sản năm 2015 ước đạt: 95 triệu đồng/ha canh tác. Mặc dù, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất toàn ngành tăng thấp so với Nghị quyết Đại hội, nhưng được đánh giá là mức tăng trưởng ổn định và hợp lý trong bối cảnh khó khăn diễn ra trong nước.

1.1. Trồng trọtNgành trồng trọt là ngành chịu ảnh hưởng rất lớn tình hình thiên tai, dịch

bệnh, biến động thị trường, chuyển dịch cơ cấu lao động. Tuy nhiên, 5 năm qua đã đạt được một số kết quả nhất định:

Chỉ tiêu chủ yếuGiai đoạn 2011 – 2015 Bình

quân 5 năm2011 2012 2013 2014 2015

- Tổng DT gieo trồng (ha): 21.226 21.185 21.271 21.373 21.019 21.214,8

+ Cây lương thực có hạt (ha) 13.715 13.969 13.544 13.734 13.696 13.731,6

+ Cây thực phẩm (ha) 4.846 4.750 4.984 4.318 4.541 4.687,8

+ Cây CN ngắn ngày (ha) 1.535 1.391 1.798 1.642 1.618 1.596,8

3

Page 4: dienban.quangnam.gov.vndienban.quangnam.gov.vn/QTIUpload/NVD_DeTai/2016/8/Kem... · Web viewXác định thứ tự ưu tiên thực hiện quy hoạch để khai thác tối đa

Chỉ tiêu chủ yếuGiai đoạn 2011 – 2015 Bình

quân 5 năm2011 2012 2013 2014 2015

- Sản lượng LT cây có hạt (tấn ) 76.037 78.285 74.771 81.824 78.796 77.942,6

Giá trị SPT.trọt, T.sản/ha (tr/đồng) 97,53 92,92 93,89 94,55 95,00 94,8

Các mô hình sản xuất có hiệu quả như: Sản xuất lúa giống và ngô giống, mô hình IPM (3 giảm, 3 tăng), mô hình thâm canh tổng hợp kết hợp công cụ sạ hàng, hình thành các cánh đồng lớn tại các xã trọng điểm; mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ như: Chuyển đổi lúa dài ngày sang lúa trung ngắn ngày chất lượng, chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang ngô và cỏ chăn nuôi. Mô hình cây rau các loại, hoa, cây cảnh. Các mô hình xen canh, gối vụ rau các loại, cây hoa trên đất màu v/v...

1.2. Chăn nuôiTổng đàn gia súc vân giữ mức ổn định, đàn gia cầm tăng. Tỷ lệ tiêm phòng

vác xin đạt trên 75% so với tổng đàn, nhờ vậy tình hình dịch bệnh được kiểm soát.

TT Danh mục ĐVT Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Bình quân5 năm

1 Đàn trâu Con 1.021 997 947 963 948 975,2

2 Đàn bò Con 16.810 16.230 15.160 16.580 18.455 16.647

3 Tỷ lệ lai % 72,6 71,8 71,0 71,9 77,99 73,1

4 Đàn lợn Con 79.310,0 71.910,0 69.910,0 72.860,0 74.965 73.791

5 Đàn gia cầm Con 882.382 899.005 865.000 1.054.000 1.006.640 941.405,4

6 Sản lượng thịt hơi tấn 6.636 6.452 9.179 9.250 9.350 8.173,4

Đến nay trên địa bàn thị xã có 63 trang trại chăn nuôi (theo Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT), trong đó có 26 trang trại chăn nuôi lợn, 31 trang trại gà, 03 trang trại cút, 3 trang trại chăn nuôi tổng hợp. Có 18 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm (16 điểm giết mổ nhỏ lẻ và 02 cơ sở giết mổ tập trung) được phép hoạt động.

Các mô hình có hiệu quả như: Mô hình cải tạo, nâng cao chất lượng đàn bò, mô hình chăn nuôi bò bán công nghiệp, mô hình chế biến phụ phẩm làm thức ăn cho bò, mô hình xử lý chất thải chăn nuôi giảm ô nhiễm môi trường bằng hầm biogas, mô hình đệm lót sinh học trong chăn nuôi v/v...

1.3. Tình hình khai thác và nuôi trồng thủy hải sảnTổng số phương tiện tham gia khai thác 218 chiếc/6.691CV, trong đó số tàu

cá có công suất từ 115 đến 420 CV là 9 chiếc. Tổng số lao động khai thác hải sản là 650 người. Hiện nay, có 1 tàu đăng ký đóng mới với công suất máy là 415 CV

4

Page 5: dienban.quangnam.gov.vndienban.quangnam.gov.vn/QTIUpload/NVD_DeTai/2016/8/Kem... · Web viewXác định thứ tự ưu tiên thực hiện quy hoạch để khai thác tối đa

và 03 tàu đăng ký nâng cấp công suất máy lên trên 400CV theo cơ chế hỗ trợ Nghị định 67/NĐ-CP của Chính phủ.

Chế biến hải sản trên địa bàn thị xã tập trung tại phường Điện Dương; quy mô chế biến nhỏ lẻ tại hộ gia đình, với công suất từ 400 - 500 lít/năm/hộ, trong đó có 2 trại sản xuất với quy mô lớn với công suất từ 40 - 50 ngàn lít nước mắm/năm.

TT Danh mục ĐVT Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Bình quân5 năm

1 Diện tích NTTS Ha 165,41 165,11 130,31 126,28 137,14 142,8

2 Năng lực khai thác hải sản CV 4.073 4.350 4.683 5.796 6.691 5.118,6

3Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy hải sản

Tấn 4.090 4.075 4.137 3.317,7 3.271 3.778,0

2. Kinh tế hợp tác, trang trạiToàn thị xã có 7 tổ hợp tác và 29 HTX nông nghiệp đang hoạt động trong các

lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và dịch vụ, kinh doanh tổng hợp (12 HTX xếp loại khá, 10 HTX xếp loại trung bình và 7 HTX xếp loại yếu).

Kinh tế vườn, kinh tế trang trại: Qua 5 năm toàn thị xã đã cải tạo 266 vườn, với diện tích 109,59 ha, nâng tổng số diện tích đất vườn đã cải tạo đến nay là 1.287,78 ha, đạt tỷ lệ 64,38%. Hiện nay, có 63 trang trại đạt tiêu chí, doanh thu bình quân mỗi trang trại 2,9 tỷ đồng/trang trại/năm, lợi nhuận 187,5 triệu đồng/trang trại/năm.

3. Về thực hiện các chương trình3.1. Chương trình MTQG xây dựng NTM Qua 5 năm (2011-2015) triển khai thực hiện chương trình MTQG xây dựng

nông thôn mới, đến nay đã có 10/13 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới, 3/13 xã đạt trên 14 tiêu chí (trong đó có 2 tiêu chí thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo), phấn đấu đạt chuẩn xã NTM năm 2016.

UBND tỉnh đã thẩm tra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang thẩm định trình Chính phủ xét công nhận thị xã Điện Bàn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2015.

3.2. Chương trình KCHKM, TLHĐM, GTNĐVề thủy lợi hóa đất màu, ước thực hiện trong 5 năm, xây dựng được 12,37 km

đường dây trung, hạ thế đảm bảo tưới cho 310 ha đất màu với kinh phí đầu tư 6.271,67 triệu đồng, nâng tổng diện tích tưới 1.853 ha. Kiên cố hóa 119,98 km kênh mương loại III tưới cho 2.558 ha đất sản xuất, kinh phí đầu tư 100.267,84 triệu đồng. Đầu tư nâng cấp 05 trạm bơm, tưới cho 665 ha, tổng nguồn kinh phí đầu tư 22.667 triệu đồng. Xây dựng 127,5 km giao thông nội đồng, tổng kinh phí 89.250 triệu đồng.

5

Page 6: dienban.quangnam.gov.vndienban.quangnam.gov.vn/QTIUpload/NVD_DeTai/2016/8/Kem... · Web viewXác định thứ tự ưu tiên thực hiện quy hoạch để khai thác tối đa

3.3. Chương trình cơ giới hóa nông nghiệpThực hiện Quyết định số 33/QĐ-UBND của UBND tỉnh, qua 4 năm trên địa

bàn thị xã đã hỗ trợ 168 máy nông nghiệp các loại gồm: Máy gặt đập 83 chiếc, máy cày 4 bánh 79 chiếc, máy sấy 6 chiếc, nâng tổng số máy phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thị xã là 476 chiếc, gồm: Máy gặt đập liên hợp: 192 chiếc, máy cày 4 bánh: 259 chiếc, máy sấy: 25 chiếc.

3.4. Chương trình dồn điền, cải tạo đất sản xuất nông nghiệp- Dồn điền, đổi thửa: Đến nay trên địa bàn thị xã Điện Bàn đã triển khai thực

hiện dồn điền đổi thửa được 689,23 ha với nguồn kinh phí đã hỗ trợ là 1.725,06 triệu đồng.

- Về cải tạo đất sản xuất nông nghiệp: Từ năm 2008 đến nay trên địa bàn thị xã đã triển khai thực hiện 24 phương án cải tạo đồng ruộng tại 10 xã với diện tích đưa vào cải tạo là 131,6 ha. Hầu hết các phương án cải tạo kinh phí thực hiện trên cơ sở tận thu nguồn đất dôi dư để bù cho chi phí cải tạo.

4. Thu hút đầu tư - liên kết liên doanhTrong những năm qua, trên lĩnh vực trồng trọt, đã có trên 15 doanh nghiệp

hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp đã tham gia đầu tư, liên doanh liên kết với các HTX sản xuất, kinh doanh giống lúa, ngô, ớt, dưa,... Trên lĩnh vực chăn nuôi, nhiều địa phương trên địa bàn thị xã đã liên doanh, liên kết phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm như Công ty Greenfeed, Công ty CP.

II. TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN1. Tồn tại, hạn chế1.1. Nông nghiệp tuy tăng trưởng ổn định, nhưng thiếu bền vững, khả năng

cạnh tranh thấp, cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn chuyển dịch chậm:- Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp bình quân 5 năm 2010 - 2015 còn

thấp chỉ đạt 3,01%; trong đó trồng trọt tăng 3,36%, chăn nuôi tăng 4,49%. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn chưa thật sự đi vào chiều sâu và bền vững. Chịu sự tác động xấu của biến động thị trường, thiên tai, dịch bệnh.

- Cơ cấu kinh tế đã có chuyển biến nhưng còn chậm, trồng trọt chiếm 58,5%, chăn nuôi chiếm 28,7%; thủy sản chiếm tỷ lệ 6,9%, lâm nghiệp chiếm 1,8%.

- Qui mô sản xuất hộ gia đình chiếm tỷ lệ lớn, chủ yếu sản xuất quảng canh, tận dụng, chi phí sản xuất cao, giá bán nông sản thấp, thiếu bền vững.

- Vùng khai thác ven bờ chiếm tỷ lệ lớn, kinh phí đầu tư nâng cấp tàu cá thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu. Nuôi thủy sản mặn lợ hiệu quả chưa cao, đối tượng nuôi nước ngọt tuy đa dạng song chất lượng cao còn hạn chế.

1.2. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng được chú trọng nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn (nhất là hệ thống kênh tiêu).

Địa bàn thị xã có diện tích gieo trồng lúa, màu lớn, thời gian qua thị xã và địa phương đã đầu tư xây dựng, nâng cấp các cơ sở hạ tầng, đặc biệt đang triển khai Đề án GTNĐ, BTKM, thủy lợi nhỏ nhưng nguồn lực đầu tư chưa tương ứng.

6

Page 7: dienban.quangnam.gov.vndienban.quangnam.gov.vn/QTIUpload/NVD_DeTai/2016/8/Kem... · Web viewXác định thứ tự ưu tiên thực hiện quy hoạch để khai thác tối đa

1.3. Quan hệ sản xuất chậm đổi mới, các hình thức tổ chức sản xuất hiệu quả chưa cao, thiếu bền vững.

Các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp chưa mang lại hiệu quả cao, các HTXNN và hệ thống dịch vụ còn gặp nhiều khó khăn trong việc hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất.

Hiệu quả hoạt động của các HTX chưa cao, nhiều HTX lúng túng trong khâu tổ chức, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh, không ít HTX, Tổ hợp tác hoạt động hình thức, chưa đảm bảo các nguyên tắc của Luật HTX. Vốn góp của các xã viên rất ít, việc huy động vốn cho hoạt động dịch vụ, kinh doanh gặp nhiều khó khăn.

1.4. Bộ mặt nông thôn có khởi sắc, nhưng đời sống một bộ phận nông dân còn khó khăn, phát triển chậm, thu nhập của người nông dân từ nguồn sản xuất nông nghiệp vân còn thấp so với các ngành nghề khác.

1.5. Tình trạng sản xuất thâm canh, sử dụng phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích sinh trưởng ngày càng nhiều, tạo ra dư lượng các chất độc hại trong nông sản thực phẩm, ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi chưa được giải quyết triệt để.

2. Một số nguyên nhân chủ yếu2.1. Khách quan: - Do khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế thế giới và trong nước; biến

động giá cả thị trường, khó khăn về nguồn vốn.- Do biến đổi khí hậu nên thời tiết ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường,

khô hạn, nhiễm mặn, rét lạnh, mưa gió thất thường, bão lũ v/v...- Dịch bệnh luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát và lây lan trên cây trồng, đàn gia

súc, gia cầm, thủy sản.2.2. Chủ quan:- Công tác chỉ đạo, điều hành sản xuất nông nghiệp đôi lúc, đôi nơi chưa

quyết liệt, thiếu đồng bộ, chưa có sự phối hợp tốt giữa các ban, ngành, hội, đoàn thể và địa phương.

- Cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp, nông thôn còn thiếu; các dịch vụ nông nghiệp còn nhỏ lẻ; công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu v/v… chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Vấn đề VSATTP, chất lượng nông sản chưa cao.

PHẦN IIIMỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HUỚNG, NỘI DUNG

VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU

I. QUAN ĐIỂM TÁI CƠ CẤUThực hiện nghiêm túc Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ

tướng Chính phủ và Quyết định số 2577/QĐ-UBND ngày 20/8/2013 của UBND tỉnh Quảng Nam về Ban hành Chương trình hành động triển khai thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”. Trong đó tập trung một số nội dung:

7

Page 8: dienban.quangnam.gov.vndienban.quangnam.gov.vn/QTIUpload/NVD_DeTai/2016/8/Kem... · Web viewXác định thứ tự ưu tiên thực hiện quy hoạch để khai thác tối đa

1. Việc tái cơ cấu phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; gắn phát triển nông nghiệp bền vững, với xây dựng nông thôn mới và bảo vệ môi trường.

2. Trọng tâm đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tập trung thâm canh các loại cây trồng chủ lực; nâng cao chất lượng vật nuôi chủ lực; tạo sức cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp hàng hóa có lợi thế; áp dụng khoa học công nghệ là khâu đột phá nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành, gắn sản xuất với nhu cầu của thị trường nhằm phát triển nhanh và bền vững, nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân.

3. Thực hiện đồng bộ các nội dung: Cơ cấu lại quy mô, sản xuất giống, kỹ thuật công nghệ, hình thức tổ chức sản xuất, thị trường và đề nghị điều chỉnh, bổ sung một số chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn.

4. Tăng cường sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế, phát huy vai trò của các tổ chức theo hướng nông dân và doanh nghiệp trực tiếp đầu tư, đổi mới phương thức sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên.

II. MỤC TIÊU1. Mục tiêu chungTập trung mọi nguồn lực thực hiện một số giải pháp cơ bản trong lĩnh vực sản

xuất, nhằm: chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phát triển theo hướng tăng trưởng bền vững, đảm bảo lợi ích hài hoà về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái; gắn kết với mục tiêu xây dựng nông thôn mới, góp phần tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống của cư dân nông thôn.

2. Mục tiêu cụ thể- Duy trì tốc độ tăng trưởng, nâng cao hiệu quả sản xuất thông qua tăng năng

suất, chất lượng và giá trị gia tăng gắn với đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, từng bước đáp ứng tốt hơn nhu cầu, thị hiếu của người tiêu đùng. Phấn đấu giai đoạn 2016 - 2020 tốc độ tăng trưởng bình quân 3 - 3,5%/năm (giá so sánh 2010). Đến 2020, cơ cấu nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 2 % tổng giá trị sản xuất toàn ngành. Phấn đấu năm 2020, cơ cấu ngành: Trồng trọt chiếm 55 %, chăn nuôi 35 %, thuỷ sản 10 %.

- Thu nhập hộ gia đình nông thôn đến năm 2020, tăng 1,6 lần so với năm 2015. Giá trị thu nhập/ha canh tác trồng trọt và thủy sản 100 triệu đồng.

- Tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên và các tác động tiêu cực khác đối với môi trường, chủ động phòng tránh thiên tai.

III. ĐỊNH HUỚNG, NỘI DUNG TÁI CƠ CẤU1. Định hướng1.1. Vùng nông nghiệp ngoại thị: Bao gồm các xã Điện Quang, Điện Trung,

Điện Phong, Điện Phước, Điện Thọ, Điện Hồng, Điện Hòa, Điện Tiến, Điện Minh, Điện Phương, Điện Thắng Bắc, Điện Thắng Trung và Điện Thắng Nam, với tổng diện tích tự nhiên là 14.130,54 ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 6.828,81 ha.

8

Page 9: dienban.quangnam.gov.vndienban.quangnam.gov.vn/QTIUpload/NVD_DeTai/2016/8/Kem... · Web viewXác định thứ tự ưu tiên thực hiện quy hoạch để khai thác tối đa

Là vùng thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, trong đó các xã cánh Tây và 3 xã Gò Nổi là vùng trọng điểm nông nghiệp của thị xã, gắn với thực hiện Chương trình MTQG xây dựng xã nông thôn mới. Vì vậy cần tiếp tục đầu tư chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng hàng hóa gắn với bao tiêu sản phẩm. Đối với 3 xã Điện Thắng, Điện Minh, Điện Phương phát triển sản xuất nhưng hạn chế chăn nuôi.

Giữ ổn định diện tích đất sản xuất lúa 2 vụ/năm; một số diện tích đất lúa sản xuất kém hiệu quả chuyển đổi sang sản xuất cây màu và trồng cỏ phục vụ chăn nuôi. Tập trung xây dựng cánh đồng lớn, cánh đồng chuyên canh, đẩy mạnh liên kết, liên doanh trong sản xuất.

Chú trọng phát triển đàn bò, gia cầm và chăn nuôi heo hướng nạc. Quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung, ưu tiên những vùng có diện tích trên 10 ha. Khuyến khích phát triển quy mô gia trại theo hình thức "an toàn dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh môi trường".

Giữ ổn định diện tích ao nuôi và tận dụng mặt nước tự nhiên để đầu tư nuôi trồng có hiệu quả. Đầu tư thâm canh, chú trọng phát triển mô hình nuôi ghép các đối tượng cá truyền thống như: trắm cỏ, mè, trôi, chép, rô phi..., trong đó cá trắm cỏ là đối tượng nuôi chính. Tiếp tục nghiên cứu các đối tượng nuôi mới phù hợp với hình thức nuôi công nghiệp và bán công nghiệp, nuôi cá lồng bè trên ao...

1.2. Vùng nông nghiệp nội thị: Bao gồm các phường Điện Ngọc, Điện Dương, Điện Nam Bắc, Điện Nam Trung, Điện Nam Đông, Điện An và Vĩnh Điện với tổng diện tích tự nhiên 7.340,46 ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 2.649,91 ha.

Trong đó vùng lõi đô thị tái cơ cấu theo hướng giá trị gia tăng, tập trung sản xuất rau, củ quả, hoa cây cảnh, đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ, sản xuất thử nghiệm mô hình công nghệ cao như rau an toàn, rau hữu cơ, hoa trong nhà lưới v/v... Đồng thời, đây là vùng đô thị mới hình thành nên cần tiếp tục duy trì các mô hình truyền thống để phù hợp với đất đai và điều kiện sản xuất.

Giảm dần đàn gia súc, gia cầm, không khuyến khích chăn nuôi quy mô lớn theo hình thức gia trại ở vùng nội thị. Phát triển mới các mô hình chăn nuôi có giá trị kinh tế cao nhưng ít ảnh hưởng đến môi trường: chim cảnh, bồ câu, thỏ, dế...

Các phường ven biển tăng cường các hoạt động đánh bắt và khai thác các nguồn lợi thuỷ sản trên biển; vận dụng tốt cơ chế hỗ trợ theo NĐ 67 của Chính phủ, trang bị ngư cụ, đổi mới phương pháp đánh bắt cho phù hợp với ngư trường...

2. Nội dung2.1. Về sản xuất nông nghiệp2.1.1. Trồng trọt- Đến năm 2020 ổn định diện tích sản xuất canh tác chuyên trồng lúa nước

5.200 ha (theo Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của Điện Bàn). Mở rộng diện tích gieo trồng lúa giống 1.200 ha, lúa chất lượng 3.000 ha, ngô 2.500 ha, cây công nghiệp ngắn ngày 1.800 ha, cây thực phẩm 4.500 ha.

- Tập trung sản xuất:

9

Page 10: dienban.quangnam.gov.vndienban.quangnam.gov.vn/QTIUpload/NVD_DeTai/2016/8/Kem... · Web viewXác định thứ tự ưu tiên thực hiện quy hoạch để khai thác tối đa

+ Lúa giống, lúa chất lượng tại các xã Điện Phước, Điện Thọ, Điện Hồng, Điện An, Điện Minh, Điện Hòa, Điện Ngọc.

+ Ngô giống tại các xã Điện Minh, Điện Phước, Điện An, Điện Quang. + Ngô lai thương phẩm và ngô nếp thực phẩm: các xã Gò Nổi, Điện Hồng,

Điện Thọ, Điện Hòa, Điện Phước, Điện Minh, Điện An.+ Cây lạc: các xã Gò Nổi, Điện Hồng, Điện Thọ, Điện Phước, Điện An, Điện

Minh và các phường Điện Ngọc, Điện Dương, Điện Nam+ Rau thực phẩm, hoa, cây cảnh: Điện Minh, Điện Phong, phường Vĩnh Điện,

Điện Nam Trung, Điện Nam Bắc, Điện Ngọc, Điện Dương và Điện Hòa.- Tái cơ cấu trồng trọt theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa, tập trung gắn

với bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông sản trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế từng vùng.

- Đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ, khuyến khích áp dụng công nghệ cao nhằm tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành và thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Áp dụng các biện pháp thâm canh tổng hợp, thực hiện tốt các qui định về môi trường trong sử dụng phân bón, hóa chất và xử lý phụ phế phẩm trồng trọt, tưới nước tiết kiệm.

- Hỗ trợ tập huấn, khuyến nông và các dịch vụ tư vấn nhằm nâng cao kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ nông sản cho nông dân. Quản lý tốt công tác kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tuyên truyền cho nông dân sản xuất nông sản an toàn vừa tăng thu nhập, đồng thời hướng tới mục tiêu bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng.

- Thông qua mô hình khuyến nông chọn lọc những giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu thị trường đưa vào sản xuất. Đồng thời tận dụng phụ phế phẩm trồng trọt chế biến phân hữu cơ và làm thức ăn cho chăn nuôi bò.

2.1.2. Chăn nuôi- Đến năm 2020, đàn trâu 950 con; đàn bò 20.000 con, tỷ lệ bò lai trên 80%;

đàn lợn 80.000 con, tỷ lệ lợn siêu nạc trên 50 %; đàn gia cầm 1.000.000 con.- Phát triển chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, đảm bảo môi

trường, đáp ứng nhu cầu thực phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng. Từng bước chuyển chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi tập trung, trang trại, gia trại. Tập trung áp dụng công nghệ, tổ chức sản xuất khép kín, liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị từ sản xuất, giống, thức ăn, chế biến để nâng cao chất lượng, giảm chi phí giá thành, tăng hiệu quả trong chăn nuôi.

- Giám sát và kiểm soát dịch bệnh hiệu quả; tăng cường dịch vụ thú y; qui định chặt chẽ việc quản lý và sử dụng thuốc thú y, chất cấm trong tăng trọng vật nuôi.

- Đối với chăn nuôi bò: Tiếp tục thực hiện chương tình cải tạo giống bò nhằm tạo ra con lai F1 có tầm vóc lớn sử dụng để làm nái nền cho việc lai tạo các giống bò thịt cao sản, bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, tạo ra con lai có chất lượng

10

Page 11: dienban.quangnam.gov.vndienban.quangnam.gov.vn/QTIUpload/NVD_DeTai/2016/8/Kem... · Web viewXác định thứ tự ưu tiên thực hiện quy hoạch để khai thác tối đa

thịt cao. Tập trung phát triển đàn bò tại những vùng có điều kiện thuận lợi về nguồn thức ăn và đất đai, những vùng có diện tích bãi bồi. Trọng tâm giống bò chuyên thịt năng suất cao, trên cơ sở hình thành các vùng chăn nuôi tập trung, trồng cỏ chăn nuôi bò.

Đối với chăn nuôi lợn: Tiếp tục thực hiện chương trình cải tạo đàn lợn theo hướng nạc hóa, tăng tỷ lệ máu ngoại, sử dụng con lai có trên 75% máu ngoại để nuôi thịt nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Áp dụng các phương thức nuôi tiên tiến và vùng chăn nuôi tập trung, trang trại, gia trại.

Đối với gia cầm: Khuyến khích tăng số luợng và sản luợng, đối với đàn gà tập trung theo 2 huớng: Phát triển đàn gà kiêm dụng (trứng - thịt) theo phương thức công nghiệp, trang trại và phát triển giống gà địa phương theo phương thức thả vườn với phương thức nuôi an toàn sinh học.

Ngoài ra, phát triển một số giống vật nuôi mới đặc sản, có giá trị cao phù hợp thị hiếu tiêu dùng, nay gắn với mô hình chăn nuôi trang trại, gia trại theo lợi thế của từng địa phương nhằm đa dạng hoá cơ cấu giống vật nuôi, tạo thêm việc làm và thu nhập, nâng cao giá trị chăn nuôi.

Xây dựng cơ sở giết mổ tập trung, chế biến thức ăn chăn nuôi, sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm. Khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng các lò giết mổ tập trung, phấn đấu đến năm 2020 đưa số điểm giết mổ nhỏ lẻ gia súc, gia cầm vào cơ sở giết mổ tập trung, nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

2.1.3. Thủy sản- Về nuôi trồng.

+ Giữ ổn định diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thị xã từ 180 - 190 ha. Tập trung phát triển diện tích nuôi tại các vùng đất ít ngập lũ ở xã Điện Hồng, Điện Thọ, Điện Hòa và diện tích nuôi thuận lợi gần các kênh thủy lợi.

+ Đến năm 2020 tổng sản lượng nuôi thủy sản nước ngọt đạt trên 1.800 tấn/năm, tăng 150% so với năm 2015.

- Về khai thác:+ Giảm số lượng tàu cá có công suất dưới 20CV, nâng số lượng tàu cá có

công suất từ 90 CV trở lên để tham gia khai thác hải sản xa bờ nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ. Đến năm 2020 sản lượng khai thác hải sản ước đạt trên 2.500 tấn.

+ Đẩy mạnh việc khai thác đồng thời làm tốt công tác bảo vệ nguồn lợi, cấm đánh bắt cá bằng các chất nổ, xung điện, các loại lưới, tủ, rập có mắt nhỏ để tránh hủy diệt. Hằng năm đề nghị trung ương, tỉnh mua giống cá thả tái tạo nguồn lợi trên các sông, hồ.

2.2. Về nông nghiệp, nông thôn2.2.1. Khuyến nông- Nhân rộng mô hình đã đạt hiệu quả. + Nhân rộng mô hình thâm canh lúa tổng hợp theo qui mô cánh đồng lớn. Mô

hình ứng dụng phân hữu cơ vi sinh đẩy mạnh thâm canh trên đồng ruộng.

11

Page 12: dienban.quangnam.gov.vndienban.quangnam.gov.vn/QTIUpload/NVD_DeTai/2016/8/Kem... · Web viewXác định thứ tự ưu tiên thực hiện quy hoạch để khai thác tối đa

+ Mô hình xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm bề Biogas composite. Mô hình cải tạo đàn bò theo hướng chuyên thịt. Mô hình nạc hóa đàn heo, nâng cao chất lượng tinh heo giống.

+ Mô hình nuôi ghép cá nước ngọt. Mô hình sử dụng chế phẩm sinh học quản lý môi trường ao nuôi.

- Ứng dụng mô hình mới: + Mô hình cánh đồng lớn trên cây màu. Mô hình cơ giới hóa trong khâu gieo

trồng, thu hoạch trên cây trồng cạn.+ Mô hình trồng cỏ cao sản phục vụ chế biến, bảo quản thức ăn cho bò. Mô

hình chăn nuôi an toàn dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh môi trường.- Mô hình thực nghiệm: + Thực nghiệm các giải pháp bảo quản chế biến sau thu hoạch. Thực nghiệm

các mô hình phát triển nông nghiệp đô thị.+ Thực nghiệm các giải pháp hạ giá thành sản phẩm nông nghiệp tăng sức

cạnh tranh.+ Thực nghiệm các đối tượng nuôi cá nước ngọt mới.2.2.2. Công nghệ chế biếnTập trung ưu tiên phát triển chế biến, đổi mới công nghệ, thiết bị, kết hợp tổ

chức sản xuất, bảo quản, tiêu thụ nâng cao giá trị gia tăng.2.2.3. Xây dựng nông thôn mớiPhấn đấu trong năm 2016 có 13xã/13 xã hoàn thành xây dựng xã đạt chuẩn

nông thôn mới. Năm 2020 phúc tra lại vân giữ vững xã nông thôn mới.IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyềnTăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt đầy đủ, sâu rộng nội dung Đề

án, tạo đồng thuận cao của cả hệ thống chính trị từ thị xã đến xã, phường và cộng đồng dân cư nhằm thay đổi nhận thức, tư duy, tập quán sản xuất theo hướng hàng hóa; liên kết hóa trong sản xuất và xã hội hóa đầu tư, đảm bảo tính bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới.

2. Nâng cao chất lượng quy hoạch, rà soát, điều chỉnh và tăng cường công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch

Chỉ đạo thực hiện tốt các quy hoạch đã được phê duyệt; đồng thời rà soát, điều chỉnh một số quy hoạch phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và tái cơ cấu ngành gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới, làng nghề và các cơ sở chế biến; chỉ đạo thực hiện có hiệu quả quy hoạch xây dựng nông thôn mới, đặc biệt quy hoạch phát triển sản xuất.

Xác định thứ tự ưu tiên thực hiện quy hoạch để khai thác tối đa tiềm năng lợi thế của vùng; chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, ưu tiên vùng phát triển chăn nuôi tập trung, vùng trồng cỏ chăn nuôi bò, vùng chuyên canh lúa, ngô, lạc, ớt, ...

12

Page 13: dienban.quangnam.gov.vndienban.quangnam.gov.vn/QTIUpload/NVD_DeTai/2016/8/Kem... · Web viewXác định thứ tự ưu tiên thực hiện quy hoạch để khai thác tối đa

3. Chuyển đổi, tích tụ ruộng đất phục vụ sản xuấtTiếp tục chỉ đạo dồn điền đổi thửa, phấn đấu bình quân 2-3 thửa/hộ; khuyến

khích nông dân có đất nhưng không có khả năng sản xuất thì cho thuê, góp cổ phần bằng quyền sử dụng đất, tạo điều kiện áp dụng cơ giới hóa, tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng đất hình thành các vùng sản xuất hàng hóa, gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng có giá trị gia tăng cao.

Khuyến khích, tạo điều kiện về cơ chế, chính sách cho doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất hàng hóa trong nông thôn, gắn với đào tạo nghề, chuyển đổi và giải quyết việc làm, chuyển mạnh lao động nồng nghiệp sang hoạt động dịch vụ, thương mại, công nghiệp và xây dựng.

4. Đẩy mạnh cơ giới hóa, ứng dụng chuyển giao khoa học công nghệ, khuyến nông

Tập trung hỗ trợ nâng cao tỷ lệ cơ giới vào sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao thu nhập. Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ cơ giới hóa các khâu làm đất đối với cây hàng năm đạt 95 - 100 %, khâu gieo tỉa đạt 20 - 30%, khâu phòng trừ sâu bệnh đạt 70 - 80%, thu hoạch, bảo quản, chế biến nông sản đạt trên 30% ...

Tiếp tục triển khai các đề tài ứng dụng khoa học, mô hình khuyến nông có hiệu quả nhân rộng vào sản xuất, chú trọng áp dụng tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao phù hợp với nhu cầu thị trường; áp dụng các kỹ thuật mới vào sản xuât như trồng lạc, ớt, dưa hấu che phủ nilon, trồng ngô mật độ thưa hợp lý ...

5. Tổ chức lại sản xuất theo hướng hàng hóaTừng bước hoàn chỉnh hạ tầng nông nghiệp, thúc đẩy mối liên kết chặt chẽ

giữa “4 nhà ”, khuyến khích doanh nghiệp, HTX, tư nhân đầu tư xây dựng cơ sở chế biến, xử lý rác thải, cơ sở giết mổ, chế biến xay xác, lúa gạo, ngô, lạc, ...

Liên kết các xã có điều kiện tương đồng với nhau đẩy mạnh phát triển sản xuất các sản phẩm có cùng lợi thế, tạo khối lượng hàng hóa lớn, đồng nhất về chất lượng, xây dựng thương hiệu, tăng khả năng cạnh tranh, cùng mang lại hiệu quả cao hơn.

Khuyến khích, hỗ trợ nông hộ phát triển gia trại, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp gắn với hình thành thương hiệu các sản phẩm hàng hóa của trang trại, HTX, doanh nghiệp; hỗ trợ các cơ sở thu mua, bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông sản; thành lập doanh nghiệp, gắn kết với các hộ nông dân. Củng cố, thành lập mới các HTX, nhất là các loại hình HTX sản xuất, dịch vụ cho sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, đáp ứng vai trò thực sự là “đầu tàu’, “bà đỡ” cho các hộ nông dân, là cầu nối liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân

6. Tăng cường công tác đào tạo, bố trí nguồn nhân lựcTổ chức thực hiện tốt quy chế quản lý, tuyển dụng, đào tạo và đào tạo lại

nhằm nâng cao năng lực cán bộ kỹ thuật và hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước cho các cơ quan chuyên môn từ thị xã đến xã, phường; đồng thời tăng cường cán bộ kỹ thuật và nâng cao năng lực hoạt động cho hệ thống bảo vệ thực vật, khuyến

13

Page 14: dienban.quangnam.gov.vndienban.quangnam.gov.vn/QTIUpload/NVD_DeTai/2016/8/Kem... · Web viewXác định thứ tự ưu tiên thực hiện quy hoạch để khai thác tối đa

nông, thú y, quản lý chất lượng nông lâm thủy sản,... chú trọng xây dựng mạng lưới cộng tác viên cơ sở.

Tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn; nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và dạy nghề; tiếp tục mở rộng đào tạo, đào tạo lại nhằm nâng cao tay nghề cho lao động ở các địa phương.

Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, nâng cao kiến thức kỹ thuật về nông, lâm, ngư nghiệp cho nông dân gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới, nhất là các nghề thị trường lao động cần.

7. Xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường bao tiêu sản phẩmHỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp có lợi thế như gạo Phong

thử, dầu lạc đất Quảng, bê thui, bánh tráng.Tạo môi trường thuận lợi, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất

gắn với chế biến, kết nối thị trường tiêụ thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Xây dụng cơ chế chính sách khuyến khích mạng lưới thương lái phát triển làm đầu mối thu mua, tiêu thụ nông sản cho nông dân.

Thông tin dự báo kịp thời những biến động của thị trường để điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp từng giai đoạn.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách của Trung ương, tỉnh, thị xã đã ban hành; đồng thời góp ý đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách theo mức độ ảnh hưởng của các loại sản phẩm theo hướng tập trung; hỗ trợ lãi suất tín dụng cho vay vốn phát triển chăn nuôi, thành lập mới trang trại, mở rộng quy mô sản xuất; hỗ trợ áp dụng khoa học kỹ thuật mới, phòng chống dịch bệnh, xử lý môi trường, chế biến, xây dựng thương hiệu, khuyến khích liên kết phát triển sản xuất,... tạo bước đột phá về tiêu thụ sản phẩm cho các nông hộ, gia trại, trang trại, hợp tác xã.

8. Đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung đảm bảo tính khả thi và chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án xây dựng nông thôn mới đã được phê duyệt.

Tổ chức thực hiện các phương án phát triển sản xuất phù hợp với thực tiễn, trong đó nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn là tiêu chí then chốt giúp giữ vững chuẩn nông thôn mới.

Thực hiện tốt cơ chế lồng ghép, khuyến khích huy động các nguồn lực đầu tư xã hội trong xây dựng nông thôn mới, coi trọng các nguồn lực tại chỗ, với quan điểm: Nguồn lực từ cộng đồng, trách nhiệm người dân là quyết định, sự tham gia của doanh nghiệp, tổ chức và xã hội là quan trọng, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước là cần thiết tạo điều kiện thúc đẩy, huy động các nguồn lực trong dân.

V. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ CÔNG VIỆC ƯU TIÊN TẬP TRUNG- Xây dựng cánh đồng lớn: 1.500 ha;- Dồn điền, đổi thửa: 3.560 ha;- Cải tạo đồng ruộng: 1.000 ha;- Xây dựng 02 cụm chăn nuôi tập trung với qui mô trên 10 ha/cụm;- Xây dựng 07 cơ sở giết mổ tập trung;

14

Page 15: dienban.quangnam.gov.vndienban.quangnam.gov.vn/QTIUpload/NVD_DeTai/2016/8/Kem... · Web viewXác định thứ tự ưu tiên thực hiện quy hoạch để khai thác tối đa

- Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh;- Nhân rộng các mô hình khuyến nông có hiệu quả: 1.500 ha.

VI. PHƯƠNG ÁN HUY ĐỘNG VỐN1. Nhu cầu vốn: 94,22 tỷ đồng, trong đó:- Tổng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng nông nghiệp: 75,18 tỷ đồng.+ Cho cánh đồng lớn: 73,83 tỷ đồng (bê tông kênh mương: 40,68 tỷ đồng, giao

thông nội đồng: 27,75 tỷ đồng, thủy lợi hóa đất màu: 5,4 tỷ đồng).+ Giao thông cho cụm chăn nuôi: 1,35 tỷ đồng.

(Kèm theo Biểu số 01).- Tổng vốn sự nghiệp hỗ trợ: 19,04 tỷ đồng. + Dồn điền đổi thửa: 11,6408 tỷ đồng.+ Khảo sát qui hoạch cụm chăn nuôi tập trung: 0,08 tỷ đồng.+ Cơ sở giết mổ tập trung: 0,7 tỷ đồng.+ Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh: 2,1254 tỷ đồng.+ Nhân rộng, ứng dụng, thực nghiệm mô hình khuyến nông: 4,5 tỷ đồng.

(Kèm theo Biểu số 02)2. Nguồn vốn2.1. Tổng nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng nông nghiệp: 75,18 tỷ đồng,

trong đó: - Nguồn vốn tỉnh và thị xã: 51,3021 tỷ đồng;- Nguồn vốn xã và nhân dân đóng góp: 23,8779 tỷ đồng; Đã được bố trí trong Đề án GTNT, GTNĐ, BTKM, thủy lợi nhỏ giai đoạn

2014-2020.(Kèm theo Biểu số 03)

2.2. Tổng nguồn vốn sự nghiệp hỗ trợ: 19,0462 tỷ đồng, trong đó:- Nguồn vốn tỉnh: 3,8545 tỷ đồng;- Nguồn vốn thị xã: 15,1917 tỷ đồng Được lồng ghép từ nguồn sự nghiệp khuyến nông, sự nghiệp nông nghiệp, sự

nghiệp địa chính và sự nghiệp dự phòng nông nghiệp.(Kèm theo Biểu số 04)

3. Phương án phân kỳ đầu tư3.1. Vốn đầu tư kết cấu hạ tầng

TT Thời gian Tổng (Tỷ

Năm2016

Năm2017 Năm

Năm2019

Năm2020

15

Page 16: dienban.quangnam.gov.vndienban.quangnam.gov.vn/QTIUpload/NVD_DeTai/2016/8/Kem... · Web viewXác định thứ tự ưu tiên thực hiện quy hoạch để khai thác tối đa

Danh mục và hỗ trợ đồng)2018

Tổng 75,18 0 21,6 22,68 21,6 9,3

I Cánh đồng lớn 73,83 0 20,25 22,68 21,6 9,3

1 Bê tông kênh mương 40,68 0 10,8 11,88 11,7 6,3

2 Giao thông nội đồng 27,75 0 8,25 9 7,5 3

3 Thủy lợi đất màu 5,4 0 1,2 1,8 2,4 0

II Cụm chăn nuôi tập trung 1,35 0 1,35 0 0 0

Giao thông 1,35 0 1,35 0 0 0

3.2. Vốn sự nghiệp hỗ trợ

TT

Thời gian

Danh mục và hỗ trợ

Tổng (Tỷ

đồng)

Năm2016

Năm 2017

Năm2018

Năm 2019

Năm2020

Tổng 19,0462 2,8963 5,437 4,3505 3,7771 2,5853

01 Đồn điền đổi thửa 11,6408 1,5012 3,8119 2,6454 2,302 1,3803

+ Chỉnh trang đồng ruộng 7,7745 0,6585 2,424 1,923 1,731 1,038

+ Đo đạc cấp giấy CNQSDĐ 3,0616 0,5263 0,89956 0,7224 0,5710

4 0,3423

02

Khảo sát, qui hoạch cụm chăn nuôi tập trung 0,08 0,08 0 0 0 0

03 Cơ sở giết mổ tập trung 0,7 0,1 0,3 0,2 0,1 0

04

Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh 2,1254 0,4251 0,4251 0,4251 0,4251 0,4250

05 Mô hình khuyến nông 4,5 0,79 0,9 1,08 0,95 0,78

PHẦN IVTỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thành lập Ban Chỉ đạo Thành phần, gồm: Phó Chủ tịch UBND thị xã làm Truởng ban; Truởng Phòng

Kinh tế làm Phó Truởng ban trực; Đại diện lãnh đạo Phòng Tài chính & KH làm Phó Truởng ban, thủ trưởng các phòng, ban, ngành liên quan, Chủ tịch UBND các xã, phường, làm thành viên và Thành lập Tổ giúp việc cho Ban Chỉ đạo gồm các phòng, ban liên quan.

16

Page 17: dienban.quangnam.gov.vndienban.quangnam.gov.vn/QTIUpload/NVD_DeTai/2016/8/Kem... · Web viewXác định thứ tự ưu tiên thực hiện quy hoạch để khai thác tối đa

2. Phòng Kinh tế Là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo, có trách nhiệm:Tham mưu UBND thị xã ban hành kế hoạch thực hiện hàng năm; chủ trì, phối

hợp với các phòng, ban, đơn vị liên quan và UBND các xã, phường tổ chức chỉ đạo thực hiện Đề án.

Chủ trì, tham mưu cho UBND thị xã: điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch phù hợp với định hướng phát triển các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực; rà soát hệ thống cơ chế, chính sách về phát triển nông nghiệp, phát triển nông thôn; phối hợp với Phòng Tài chính & KH và các phòng, ban liên quan tham mưu UBND thị xã ưu tiên nguồn lực triển khai thực hiện.

Chủ trì, tham mưu thực hiện tốt công tác dự tính, dự báo giá cả, thị trường; tham mưu cho UBND thị xã xúc tiến thương mại, xây dựng và quản lý thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm; Phối hợp các ngành liên quan kiêm soát chặt chẽ, xử lý nghiêm hoạt động buôn lậu và gian lận trong thương mại hàng hóa nông, lâm, thủy sản.

Tham mưu bố trí kinh phí sự nghiệp khoa học để thực hiện các đề tài, mô hình và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ có hiệu quả vào sản xuất; hướng dân xây dựng thương hiệu sản phẩm. Tham mưu UBND thị xã thực hiện tốt công tác quản lý nhà nuớc và thực hiện các hoạt động thuộc ngành quản lý, nhất là về giống, vật tư, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm sản phẩm nông nghiệp.

Tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện hàng năm và từng giai đoạn, báo cáo UBND thị xã; đề xuất sửa đổi, bổ sung Đề án khi cần thiết. Tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp theo hướng ưu tiên nâng cao chất lượng nghề.

3. Phòng Tài chính - Kế hoạch- Chủ trì, phối hợp với Phòng Kinh tế tham mưu UBND thị xã cân đối, phân

bổ nguồn vốn hỗ trợ của ngân sách trung ương, tỉnh, thị xã và nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác để triển khai thực hiện Đề án.

- Theo dõi, kiểm tra, hướng dân công tác quản lý tài chính của UBND cấp xã, thẩm tra quyết toán các nguồn vốn đầu tư theo các qui định hiện hành của Nhà nước.

4. Phòng Quản lý đô thị: Chủ trì, phối hợp với Phòng Kinh tế và các xã, phường rà soát, kiểm soát chặt chẽ quy hoạch và thực hiện quy hoạch.

5. Phòng Tài nguyên - Môi trườngChủ trì, phối hợp với Phòng Kinh tế và các xã, phường rà soát, kiểm soát và

quản lý thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp. Đề xuất các cơ chế, chính sách liên quan về đồn điền đồi thửa, tích tụ, tập trung ruộng đất, giao dịch đất đai, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; cơ chế khuyến khích nông dân góp đất cùng doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác liên kết phát triển sản xuất. Chỉ đạo hoàn thành việc đo vẽ bản đồ địa chính và điều chỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diện tích đã dồn điền.

6. Phòng Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với Phòng Kinh tế, UBND các xã, phường tham mưu kiện toàn, sắp xếp lại tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước ngành

17

Page 18: dienban.quangnam.gov.vndienban.quangnam.gov.vn/QTIUpload/NVD_DeTai/2016/8/Kem... · Web viewXác định thứ tự ưu tiên thực hiện quy hoạch để khai thác tối đa

nông nghiệp từ thị xã đến xã, phường đảm bảo tinh gọn, đồng bộ, thông suốt, nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

7. Phòng Văn hóa - Thông tin, Đài Truyền thanh -Truyền hìnhChủ trì, phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, Phòng Kinh tế, UBND

các xã, phường xây dựng chương trình truyền thông, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền chủ trương, chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm nâng cao nhận thức các cấp, các ngành, góp phần triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án.

8. Các Trạm Khuyến nông - Khuyến lâm, Bảo vệ thực vật, Thú y, Chi cục Thống kê

Chủ trì và phối hợp với Phòng Kinh tế triển khai, hướng dân, theo dõi, kiểm tra và đánh giá kết quả các nội dung liên quan của Đề án.

9. Đề nghị Uỷ ban Mặt trận tổ quốc, các tổ chức đoàn thể Phối hợp với Phòng Kinh tế, các phòng, ban, ngành liên quan và các địa

phương tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, nhân dân thực hiện tốt Đề án.10. Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Thương mạiƯu tiên tập trung vốn, triển khai các chương trình tín dụng phục vụ lĩnh vực

nông nghiệp, nông thôn, theo các nội dung tại Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;

11. Ủy ban nhân dân các xã, phườngThành lập ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phù hợp

với mỗi địa phương. Tập trung rà soát, điều chỉnh quy hoạch, cơ cấu sản xuất theo hướng mỗi địa phương lựa chọn một hay một số sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực, có lợi thế và ưu tiên chỉ đạo, phát triển. Điều chỉnh Đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân trong xây dựng nông thôn mới phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương.

Tập trung tuyên truyền, vận động, đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng. Chỉ đạo phát triển mạnh các loại hình sản xuất quy mô vừa và nhỏ liên kết giữa các hộ nông dân với các doanh nghiệp thông qua Tổ hợp tác, Hợp tác xã.

Phối hợp với các Phòng, ban, ngành, đơn vị liên quan chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nội dung liên quan về tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trên địa bàn.

Trên đây là nội dung Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, các phòng, ban và các địa phương liên quan tổ chức thực hiện tốt Đề án./. Nơi nhận: - BTV Thị ủy, HĐND thị xã (b/c);- Chủ tịch UBND thị xã (b/c);- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂNKT.CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Phan Minh Dũng

18

Page 19: dienban.quangnam.gov.vndienban.quangnam.gov.vn/QTIUpload/NVD_DeTai/2016/8/Kem... · Web viewXác định thứ tự ưu tiên thực hiện quy hoạch để khai thác tối đa

19