(xem trang 4) sơ kết 3 năm thực hiện chương trình xây …

8
NHÔÙ LÔØI BAÙC DAÏY 3 4 7 ° Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh chỉ đạo hội nghị. Tư tưởng và tình cảm của Bác Hồ đối với thế hệ trẻ KỶ NIỆM NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN TNCSHCM (26/3) (XEM TRANG 4) Sơ kếT 3 năm THực Hiện cHương TrìnH xây dựng nTm kHu vực Đông nam Bộ, nam Trung Bộ và Tây nguyên (XEM TRANG 2) XâY DựNG NôNG THôN MớI ở Đạ TẻH Huy động nguồn lực để phát triển hạ tầng thiết yếu ° Trẻ thơ như búp trên cành - Ảnh: PVE Hạn hán ở Đạ Huoai Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển Đảng trong đoàn viên Ngành Y tế Lâm Đồng vừa tổ chức tổng kết công tác khám chữa bệnh và y tế dự phòng năm 2013, bàn phương hướng nhiệm vụ năm 2014. Nhân dịp này, Nhà nước đã phong tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân cho dược sĩ Nguyễn Thọ Biên (Nguyên Phó Giám đốc Sở Y tế) và 10 Thầy thuốc Ưu tú. TS Phạm Thị Bạch Yến - Giám đốc Sở Y tế chỉ đạo hội nghị phát biểu: “Năm 2014, hệ thống khám chữa bệnh đứng trước những cơ hội và thách thức mới đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động để đạt mục tiêu: Công bằng, chất lượng, hiệu quả và phát triển. Lấy bệnh nhân làm trung tâm trong các hoạt động bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân”. Trong năm 2013, các cơ sở y tế trong tỉnh đã khám bệnh cho hơn 3,1 triệu lượt người, trong đó có hơn 1,5 triệu lần khám bảo hiểm y tế, bình quân mỗi người dân có 2,47 lần khám bệnh. Công suất sử dụng giường bệnh đạt 109,82%, trung bình mỗi bệnh nhân nằm điều trị 5,76 ngày. Thực hiện Đề án 1816, các bệnh viện tuyến huyện trong tỉnh đã tiếp nhận chuyển giao áp dụng 14 dịch vụ kỹ thuật mới. DIỆU HIỀN ngành y tế hướng đến mục tiêu công bằng, chất lượng, hiệu quả và phát triển ° Phong tặng danh hiệu 1 Thầy thuốc Nhân dân và 10 Thầy thuốc Ưu tú 5 LẠC DƯƠNG: Đi đầu ứng dụng công nghệ thông tin Bưu điện Văn hóa xã Loay hoay tìm hướng đi 3 BAÙO LAÂM ÑOÀNG PHAÙT HAØNH THÖÙ HAI, THÖÙ TÖ, THÖÙ SAÙU VAØ CUOÁI TUAÀN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, Ñöôøng daây noùng: 3811383 - 01645477577 4039 THÖÙ TÖ 26-3-2014 Toøa soaïn: 8 QUANG TRUNG - ÑAØ LAÏT Ñieän thoaïi: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] Dân chủ, sáng kiến, hăng hái, ba điều đó rất quan hệ với nhau. Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến. Những sáng kiến đó được khen ngợi, thì những người đó càng thêm hăng hái, và người khác cũng học theo. Và trong khi tăng thêm sáng kiến và hăng hái làm việc, thì những khuyết điểm lặt vặt, cũng tự sửa chữa được nhiều.

Upload: others

Post on 30-Nov-2021

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

NHÔÙ LÔØI BAÙC DAÏY

3

4

7° Phó Thủ tướng

Chính phủ Vũ Văn Ninh

chỉ đạo hội nghị.

Tư tưởng và tình cảm của Bác Hồ đối với thế hệ trẻKỶ NIỆM NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN TNCSHCM (26/3)

(XEM TRANG 4)

Sơ kếT 3 năm THực Hiện cHương TrìnH xây dựng nTm kHu vực Đông nam Bộ, nam Trung Bộ và Tây nguyên

(XEM TRANG 2)

Xây dựng nông thôn mới ở Đạ tẻh

Huy động nguồn lực để phát triển hạ tầng thiết yếu

° Trẻ thơ như búp trên cành - Ảnh: PVE

Hạn hán ở Đạ Huoai

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển Đảng trong đoàn viên

Ngành Y tế Lâm Đồng vừa tổ chức tổng kết công tác khám chữa bệnh và y tế dự phòng năm 2013, bàn phương hướng nhiệm vụ năm 2014. Nhân dịp này, Nhà nước đã phong tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân cho dược sĩ Nguyễn Thọ Biên (Nguyên Phó Giám đốc Sở Y tế) và 10 Thầy thuốc Ưu tú.

TS Phạm Thị Bạch Yến - Giám đốc Sở Y tế chỉ đạo hội nghị phát biểu: “Năm 2014, hệ thống khám chữa bệnh đứng trước những cơ hội và thách thức mới đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động để đạt mục tiêu: Công bằng, chất

lượng, hiệu quả và phát triển. Lấy bệnh nhân làm trung tâm trong các hoạt động bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân”. Trong năm 2013, các cơ sở y tế trong tỉnh đã khám bệnh cho hơn 3,1 triệu lượt người, trong đó có hơn 1,5 triệu lần khám bảo hiểm y tế, bình quân mỗi người dân có 2,47 lần khám bệnh. Công suất sử dụng giường bệnh đạt 109,82%, trung bình mỗi bệnh nhân nằm điều trị 5,76 ngày.

Thực hiện Đề án 1816, các bệnh viện tuyến huyện trong tỉnh đã tiếp nhận chuyển giao áp dụng 14 dịch vụ kỹ thuật mới.

DIỆU HIỀN

ngành y tế hướng đến mục tiêu công bằng, chất lượng, hiệu quả và phát triển° Phong tặng danh hiệu 1 Thầy thuốc Nhân dân và 10 Thầy thuốc Ưu tú

5 LẠC DƯƠNG:

Đi đầu ứng dụng công nghệ thông tin

Bưu điện Văn hóa xãLoay hoay tìm hướng đi

3

BAÙO LAÂM ÑOÀNG PHAÙT HAØNH THÖÙ HAI, THÖÙ TÖ, THÖÙ SAÙU VAØ CUOÁI TUAÀNwww.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, Ñöôøng daây noùng: 3811383 - 01645477577

4039 THÖÙ TÖ 26-3-2014

Toøa soaïn: 8 QUANG TRUNG - ÑAØ LAÏTÑieän thoaïi: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

Dân chủ, sáng kiến, hăng hái, ba điều đó rất quan hệ với nhau. Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến. Những sáng kiến đó được khen ngợi, thì những người đó càng thêm hăng hái, và người khác cũng học theo. Và trong khi tăng thêm sáng kiến và hăng hái làm việc, thì những khuyết điểm lặt vặt, cũng tự sửa chữa được nhiều.

thÖÙ tÖ 26 - 3 - 20142

Hiến pháp nước cHxHcn việt nam thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân việt nam thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước

(TIẾP THEO)6.2. Về Chủ tịch Nước

(Chương VI): Hiến pháp tiếp tục giữ các quy

định của Hiến pháp năm 1992 về vị trí, vai trò của Chủ tịch Nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Cách thể hiện như vậy phù hợp với bản chất và mô hình tổng thể của bộ máy nhà nước và hệ thống chính trị của nước ta do Đảng lãnh đạo. Hiến pháp sắp xếp, bổ sung để làm rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Nước trong mối quan hệ với cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp; cụ thể như sau:

- Trong mối quan hệ với Quốc hội: Giữ quy định về thẩm quyền công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh và đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh như quy định của Hiến pháp năm 1992 (khoản 2 Điều 88).

- Trong mối quan hệ với Chính phủ: Giữ quy định về thẩm quyền đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm,

bãi nhiệm Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ (khoản 2 Điều 88); làm rõ hơn thẩm quyền tham dự các phiên họp của Chính phủ, yêu cầu Chính phủ bàn về vấn đề mà Chủ tịch Nước xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Nước (Điều 90)...

- Trong mối quan hệ với Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân: Giữ quy định về thẩm quyền đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (khoản 3 Điều 88); làm rõ hơn thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao căn cứ vào nghị quyết phê chuẩn của Quốc hội; bổ sung nhiệm vụ thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán các tòa án khác để phù hợp với yêu cầu cải cách tư pháp (khoản 3 Điều 88)...

Đồng thời, Hiến pháp bổ sung và làm rõ hơn thẩm quyền của Chủ tịch Nước trong việc quyết định đàm phán, ký kết điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước; trình Quốc hội phê chuẩn điều ước quốc tế hoặc quyết định phê chuẩn, gia nhập điều ước quốc tế theo thẩm quyền do Quốc hội quy định (khoản 6 thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh; quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam (khoản 5 Điều 88). Hiến pháp cũng bổ sung quy định mới về Hội đồng quốc phòng và an ninh do Chủ tịch Nước làm Chủ tịch có quyền quyết định việc lực lượng vũ trang nhân dân tham gia hoạt động góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới (Điều 89).

(Còn nữa)

Ngày 24/3/2014, tại Khu Du lịch nghỉ dưỡng Minh Tâm (Đà Lạt), Bộ Công an phối hợp cùng Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức khai mạc Trại sáng tác văn học về đề tài “Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống”. Tham gia trại viết lần này có 27 nhà văn ở mọi lứa tuổi, đa số đến từ các tỉnh thành phía Nam; trong đó Lâm Đồng có 3 nhà văn đã từng có nhiều tác phẩm viết về lực lượng công an nhân dân: Nguyễn Mậu Siệc, Nguyễn Thanh Hương và Nguyễn Thái Huyền.

Cuộc thi sáng tác tiểu thuyết, truyện, ký về đề tài “Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống” được Bộ Công an phối hợp cùng Hội Nhà văn Việt Nam phát động từ năm 2012 và kết thúc vào năm 2015, đã thu hút nhiều nhà văn chuyên nghiệp và không chuyên, trong và ngoài lực lượng CAND tham gia nhiệt tình. Kể từ sau phát động cuộc thi, đây là trại sáng tác

thứ 2 được tổ chức nhằm tạo điều kiện cho các nhà văn được giao lưu, đi thực tế sáng tác, tạo nguồn cảm hứng, để sáng tạo ra nhiều tác phẩm hay, đạt giải cao trong cuộc thi này. Được biết, trại sáng tác đầu tiên được tổ chức tại Hạ Long (Quảng Ninh) vào tháng 4/2013, Ban tổ chức đã nhận được 22 tác phẩm, qua sơ khảo Nhà Xuất bản CAND đã chọn ấn hành 6 tác phẩm đưa đến công chúng.

Trong những ngày diễn ra trại viết, các nhà văn dự trại sẽ tham gia nhiều hoạt động: tọa đàm về nghề văn với các cây bút ở Hội VHNT Lâm Đồng, nói chuyện nghề và giao lưu với sinh viên Trường Đại học Đà Lạt, đi thực tế sáng tác tại trại giam trên địa bàn Lâm Đồng.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Thiếu tướng Bùi Bá Định - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân

dân nhấn mạnh: “Những năm qua, bằng những tác phẩm văn học và sự tâm huyết của mình, các nhà văn đã luôn đồng hành cùng lực lượng CAND trong công cuộc bảo vệ ANTQ và giữ gìn bình yên cuộc sống của nhân dân. Nhiều nhà văn đã lặn lội, đồng hành cùng lực lượng CAND trong cuộc sống, chiến đấu, lao động sáng tạo cho ra đời những trang viết sống động đề cập đến nhiều lĩnh vực chiến đấu, công tác của CAND. Nhiều tác phẩm đã được in phát hành rộng rãi cho thấy các nhà văn và bạn đọc đã ngày càng hiểu và cảm thông với nhiệm vụ của lực lượng CAND. Chỉ có sự hiểu biết và đồng cảm mới có niềm tin và từ đó hợp tác cùng lực lượng CAND làm tốt công tác bảo vệ ANTQ của mình”.

Trại sáng tác sẽ kéo dài 25 ngày, từ nay đến hết ngày 18/4/2014. QUỲNH UYỂN

khai mạc Trại sáng tác văn học về đề tài “vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống”

N gày 24/3, tại thành phố Đà Lạt, Ban Chỉ đạo Trung ương Chương

trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) đã phối hợp với tỉnh Lâm Đồng tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình xây dựng NTM khu vực Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Đồng chí Vũ Văn Ninh - UVTW Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM Trung ương; đồng chí Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM Trung ương; đồng chí Huỳnh Đức Hòa - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM tỉnh Lâm Đồng cùng chủ trì hội nghị.

Tham gia hội nghị có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM của 19 tỉnh Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Về phía tỉnh Lâm Đồng, đồng chí Nguyễn Xuân Tiến - UVTW Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Hoàng Sỹ Sơn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy cùng đại diện một số sở, ngành và địa phương trong tỉnh cùng tham gia hội nghị.

Theo báo cáo tại hội nghị, khu vực Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên bao gồm 19 tỉnh, thành phố với 1.896 xã thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, chiếm 1/5 số xã trong cả nước. Đến cuối năm 2013, bình quân khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ có trên 84%, Đông Nam Bộ có 86,6% và khu vực Tây Nguyên có trên 92% số xã hoàn thành quy hoạch chung về xây dựng NTM. Tính chung cả 3 khu vực hiện có 81% số xã đã phê duyệt xong đề án xây dựng NTM. Trong 3 năm qua, 19 tỉnh khu vực Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đã huy động trên 141 ngàn ty đồng cho Chương trình xây dựng NTM. Trong đó, nguồn vốn ngân sách trực tiếp gần 12 ngàn ty đồng, vốn

lồng ghép 26 ngàn ty đồng, vốn tín dụng khoảng 85 ngàn ty đồng, vốn do doanh nghiệp và nhân dân đóng góp trên 18 ngàn ty đồng. Đến cuối năm 2013, bình quân các xã khu vực Đông Nam Bộ đạt trên 9 tiêu chí, khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên đạt trên 7 tiêu chí về xây dựng NTM. Trong đó, Đông Nam Bộ có 27 xã, Duyên hải Nam Trung Bộ có 2 xã và Tây Nguyên có 13 xã đạt 19/19 tiêu chí. Tại hội nghị lần này đại biểu của các tỉnh trong khu vực cũng đã đóng góp ý kiến, nêu kiến nghị và đưa ra các kinh nghiệm, bài học hay, cách làm mới để các địa phương cùng học tập làm theo.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng đã thay mặt Chính phủ, Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM Trung ương biểu dương, ghi nhận và đánh giá cao những kết quả mà 19 tỉnh, thành trong khu vực đã đạt được trong xây dựng NTM thời gian qua, xây dựng NTM đã trở thành phong trào sâu rộng và có sức lan tỏa mạnh mẽ trong quần chúng nhân dân. Đời sống người dân ngày được nâng cao, cơ sở hạ tầng nông thôn ngày một cải thiện. Xã NTM đã trở thành hiện thực ở nhiều vùng nông thôn. Trong thời gian tới, đồng chí đề nghị các địa phương trong khu vực quan tâm thực hiện một số nhiệm vụ như: Phải tiếp tục xác định rõ mục tiêu của xây dựng NTM; xây dựng NTM phải gắn với phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và phải nâng cao được đời sống mọi mặt cho người dân; Chương trình xây dựng NTM phải được thực hiện thường xuyên liên tục, kiên trì, bền bỉ, không được nóng vội, không chạy theo thành tích; sử dụng nguồn lực để xây dựng NTM phải hợp lý, ưu tiên các dự án phục vụ sản xuất, phục vụ dân sinh; trong triển khai thực hiện, làm đến đâu phải chắc đến đó, chọn những tiêu chí quan trọng để tập trung chỉ đạo làm trước… Các kiến nghị của đại biểu tại hội nghị, đồng chí Vũ Văn Ninh đã đề nghị các thành viên trong Ban Chỉ đạo xây dựng NTM Trung ương và các bộ, ngành liên quan ghi nhận, xem xét để giải quyết trong thời gian sớm nhất… DUY DANH

Sơ kết 3 năm thực hiện chương trình xây dựng nTm khu vực Đông nam Bộ, nam Trung Bộ và Tây nguyên

Phát động sưu tầm hiện vật, kỷ vật về chiến dịch Điện Biên Phủ

Ngày 21/3, tin từ Bộ CHQS tỉnh Lâm Đồng cho biết, vừa có công văn gửi các cơ quan, đơn vị trong LLVT tỉnh đề nghị phối hợp với Hội CCB và Đoàn Thanh niên cùng cấp tiến hành cuộc vận động cán bộ chiến sỹ, đoàn viên thanh niên, những người từng tham gia chiến đấu, phục vụ chiến dịch, hoặc những mặt trận phối hợp chiến dịch Điện Biên Phủ, trao tặng hiện vật, ky vật cho Bảo tàng Đông Nam Bộ.

Những hiện vật, tư liệu gồm phim, ảnh về các tướng lĩnh, Anh hùng LLVTND, Mẹ Việt Nam Anh hùng, sự kiện lịch sử các trận đánh, hoạt động của bộ đội, du kích và nhân dân trong chiến dịch. Các văn bản chỉ thị, nghị quyết, sổ tay ghi chép, sổ công tác, văn bản bút tích viết tay của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội, các tướng lĩnh, các đồng chí chỉ huy đơn vị… Các loại vũ khí, đồ dùng quân trang, quân dụng của cán bộ, chiến sĩ tham gia chiến dịch. Đợt vận động cũng thu nhận cả các chiến lợi phẩm thu được của địch liên quan đến chiến dịch.

Địa chỉ liên hệ: Ban Tuyên huấn/Phòng Chính trị Bộ CHQS tỉnh Lâm Đồng (Số 30 Thông Thiên Học, P2, TP Đà Lạt); điện thoại 0633.822.100 và 688147 hoặc gặp Đ/c Hường: 0975.036.281.

THụY TrANg

LĐLĐ tỉnh triển khai chương trình trọng tâm nhiệm kỳ 2013-2018

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh vừa tổ chức hội nghị hướng dẫn triển khai 4 chương trình trọng tâm của LĐLĐ tỉnh nhiệm kỳ 2013 -2018 và các nhiệm vụ trọng tâm năm 2014. Hơn 100 cán bộ công đoàn tham dự hội nghị là Ủy viên BCH, UBKT (LĐLĐ tỉnh khóa VIII), Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch CĐCS trực thuộc LĐLĐ tỉnh, cán bộ chuyên trách Công đoàn toàn tỉnh. 4 chương trình trọng tâm của LĐLĐ tỉnh giai đoạn 2013-2018 bao gồm: Chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công đoàn; chương trình phát triển đoàn viên; chương trình “Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền giáo dục trong CNVCLĐ tỉnh giai đoạn 2013-2018” và chương trình “Đổi mới, nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể” ở các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Ngoài ra, tại hội nghị, các cán bộ công đoàn còn được hướng dẫn về công tác lưu trữ trong hệ thống công đoàn. THY Vũ

Bảo Lộc: giải bóng bàn tranh cúp Ladophar lần thứ 3

Trong 2 ngày (22 và 23/3/2014), Trung tâm Văn hóa - Thể thao phối hợp với Hội Bóng bàn thành phố Bảo Lộc tổ chức Giải bóng bàn đồng đội tranh Cúp Ladophar lần thứ 3. Đây là giải bóng bàn được tổ chức hàng năm, do Công ty Dược phẩm Lâm Đồng tài trợ.

Giải đã thu hút 12 đội (mỗi đội có 4 vận động viên) đến từ các CLB bóng bàn thành phố Bảo Lộc, phường 9 (Đà Lạt), huyện Đức Trọng, huyện Lâm Hà và huyện Định Quán (tỉnh Đồng Nai). Nội dung tranh giải đồng đội nam, với hình thức thi đấu gồm 4 trận đấu đơn và 1 trận đấu đôi. Các trận đấu vòng loại diễn ra theo thể thức thi đấu vòng tròn tính điểm. Giải đã diễn ra sôi nổi, với nhiều trận đấu hay, hấp dẫn người xem. Kết thúc Giải, Ban Tổ chức đã trao Cúp vô địch cho Đội CLB bóng bàn phường 9 (Đà Lạt), giải nhì: CLB bóng bàn huyện Lâm Hà và đồng hạng ba: Đội bóng bàn Ladophar Lâm Đồng và Đội bóng bàn Công an TP Bảo Lộc. BÙI TrƯỞNg

thôøi söï - chính trò

THÖÙ TÖ 26 - 3 - 2014 3 KINH TEÁ

Theo ông Trịnh Quang Ứng- Nguyên Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh và nay là

Giám đốc Trung tâm Quản lý đầu tư và Khai thác thủy lợi Lâm Đồng (Sở NN-PTNT) thì Đạ Huoai đã và đang là địa bàn bị hạn hán đe dọa trầm trọng cho dù đây là địa phương có cây trồng chính là cây dài ngày nên nhu cầu nước tưới không quá cao như đối với các địa phương chuyên canh cây ngắn ngày và cây lương thực.

Sở dĩ Đạ Huoai bị hạn hán nặng đe dọa là ngoài việc do nắng nóng kéo dài còn vì địa phương này quá thiếu các công trình thủy lợi nên phần lớn diện tích cây trồng của huyện được sản xuất hoàn toàn phụ thuộc vào các nguồn nước tự nhiên (sông suối) và “nước trời”. Thống kê của UBND huyện thì hiện tại diện tích gieo trồng của Đạ Huoai

Hạn hán ở Đạ Huoai° Toàn huyện Đạ Huoai chỉ có 158ha cây trồng được tưới nước chủ động từ 5 công trình thủy lợi nhỏ

ª XUÂN ĐỨClà 12.436,2ha ( quy tròn), trong đó riêng diện tích vụ đông xuân cần được tưới nước chủ động vào mùa khô năm nay là 4.509ha (gồm 353 ha lúa nước, 91 ha rau, 360 ha ngô (bắp), 48,5 ha đậu, còn lại là cây dài ngày nhưng đòi hỏi được tưới nước nhiều như cà phê(407ha), chè (273,6ha), ca cao (442ha), 3.175ha cây ăn trái giống mới) và gần 55 ha ao cá. Thế nhưng, trên địa bàn Đạ Huoai, tới nay chỉ có 5 công trình thủy lợi đã được đầu tư xây dựng với năng lực tưới vọn vẹn có 158ha. Thực tế trong 1.072ha cây trồng đã được tưới nước từ đầu mùa khô này tới trung tuần tháng 3 chỉ có 312ha được tưới nước chủ động từ các công trình thủy lợi như Trạm bơm Đạ Gùi (105ha), Cống dâng Madaguôi (75ha), Hồ Khu phố 4 - Madaguoi (1,4ha), Hồ ĐaLiong (65,4ha) và Công trình

Thủy lợi KonBoss (55,3 ha). Qua khảo sát của Sở NN-PTNT và Phòng NN-PTNT huyện Đạ Huoai thì do nắng nóng kéo dài, tới nay duy nhất chỉ còn công trình Cống dâng Madaguoi chưa giảm so với cao trình thiết kế tưới, 4 công trình còn lại của huyện mực nước đều đã giảm nhiều so với mực nước thiết kế. Cụ thể, Hồ chứa nước ĐaLiong (thị trấn Madaguoi) mực nước thấp hơn trên 5 mét, Hồ Khu phố 4 (thị trấn Madaguoi) thấp hơn 3 mét và mực nước tại Hệ thống thủy lợi Đạ KonBoss (xã Đạ Ploa) thấp hơn 2,5 mét… Như vậy, nguy cơ hạn hán trầm trọng đã hiện hữu tại Đạ Huoai.

Theo phương châm “còn nước, còn tát”, bà con nông dân đã phải tiến hành các biện pháp tích trữ nước bằng cách đào các ao hồ nhỏ trong vườn, chặn các dòng sông suối đã gần cạn kiệt nước bằng các đập bội,

đập tạm… và dùng bơm kéo dài ống hút nước tưới cho cây trồng. Nhiều hộ không còn chủ động được nước tưới đã phải nghĩ tới việc mua nước tưới từ các hộ xung quanh như nhiều năm trước đã phải làm nếu trong vài ngày tới trời vẫn tiếp tục nắng nóng.

Từ nhiều năm trước bà con nông dân Đạ Huoai đã chọn cây điều - một loại cây có khả năng chịu hạn cao và có thể sống được trên nền đất dốc và bạc màu để canh tác với diện tích lớn. Trở thành cây trồng quan trọng trong cơ cấu cây trồng của địa phương, cây điều đã giúp hàng ngàn hộ nông dân kinh tế mới vượt qua khó khăn ban đầu khi mới tới vùng đất này lập nghiệp. Nhưng hiện nay, để giảm nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng, nhiều hộ nông dân được sự hỗ trợ của Nhà nước đã chuyển sang trồng các loại cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn nhưng

cũng đòi hỏi chăm sóc (trong đó có tưới nước) hơn cây điều như ca cao, cây cà phê, cây ăn quả chất lượng cao giống ngoại… Khắc phục tình trạng thiếu nước tưới, UBND và ngành nông nghiệp huyện cũng đã vận động và hỗ trợ bà con nông dân triển khai một số mô hình tưới nước phun mưa hoặc tưới nước nhỏ giọt cho vườn cây, đào ao trữ nước và mua sắm máy bơm nước; chỉ đạo các xã (thị trấn) trong huyện phối hợp với các đơn vị quản lý - khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tiến hành tưới nước luân phiên cho cây trồng, đồng thời vận động nhân dân chuyển sang trồng các giống cây ngắn ngày có khả năng chịu hạn cao ngay từ lúc bắt đầu mùa khô hạn hàng năm… nhưng với tình trạng nắng nóng kéo dài như năm nay và những năm vừa qua thì những việc làm trên của địa phương là chưa đủ. Để chủ động phòng chống hạn hán cho cây trồng và cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân, đầu tư thi công thêm các công trình thủy lợi cho huyện Đạ Huoai là việc mà UBND tỉnh và Sở NN-PTNT tỉnh cần quan tâm hơn trong năm nay và các năm sau.ª

Ông Vũ Trọng Đức, chủ vựa rau Đức Thành (Đà Lạt) cho biết, giống xà lách Mỹ đã trồng 8 năm qua tại vườn rau của ông (1.000m2) và của 6 hộ nông dân liên kết tại Đà Lạt (1ha) luôn đạt lãi tương đối cao. Trung bình 1 năm trồng 2 lứa, mỗi lứa chăm sóc từ 45 - 50 ngày, đạt năng suất thu hoạch từ 2 tấn (mùa mưa) đến 3 tấn (mùa khô)/1.000m2. Giá bán bình quân trong thời gian qua đạt từ 15

ĐÀ LẠT: Xà lách Mỹ thường xuyên được giá

- 20.000 đồng/kg, ước tính trong đó thu lãi khoảng 70%. Riêng trong dịp rau xuân Giáp Ngọ vừa qua, trong lúc nhiều loại rau khác thua lỗ vì mất giá thì xà lách Mỹ vẫn đứng được ở giá 10.000 đồng/kg - lãi khoảng 7.000 đồng/kg. Đây là giống xà lách Mỹ trồng ngoài trời với những kỹ thuật bón phân, tưới nước, phòng trừ dịch hại… khá dễ dàng đối với nông dân Đà Lạt. VŨ VĂN

°Vườn xà lách Mỹ xanh tốt tại Đà Lạt.

Trung tâm Nông nghiệp huyện Đạ Huoai cho biết, để phát triển nghề trồng dâu - nuôi tằm - một nghề có thế mạnh của địa phương, 30 hộ nông dân tại thôn 3, xã Đạ Oai (huyện Đạ Huoai) đã tự nguyện thành lập Tổ Hợp tác kinh tế trồng dâu, nuôi tằm. Ngoài việc giúp nhau vốn và kinh nghiệm để phát triển ngành nghề, THT còn liên hệ với các cơ sở sản xuất giống dâu -

Tự nguyện thành lập tổ hợp tác trồng dâu, nuôi tằm

giống tằm và thu mua kén tằm ở thành phố Bảo Lộc để cung ứng các giống dâu và giống tằm chất lượng cao và tiêu thụ kén tằm cho các hộ thành viên. Hiện tại, một số thành viên của THT như hộ ông Nguyễn Ngọc Chung, hộ ông Huỳnh Quả… đã có thu nhập từ 100 - 150 triệu đồng/năm từ trồng dâu nuôi tăm năng suất - chất lượng cao. XUÂN ĐỨC

ĐỐI VỚI HUYỆN VÙNG SÂU CÒN NHIỀU KHÓ KHĂN NHƯ ĐẠ TẺH, TRONG THỰC

HIỆN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI (NTM), VIỆC HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN

LỰC ĐỂ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG THIẾT YẾU LÀ HẾT SỨC CẦN THIẾT VÀ ĐÃ ĐƯỢC

HUYỆN ĐẶC BIỆT CHÚ TRỌNG. TRONG 4 NĂM THỰC HIỆN XÂY DỰNG NTM VỪA

QUA, VỚI VIỆC ĐẶC BIỆT CHÚ TRỌNG HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC ĐỂ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG, BỘ MẶT NÔNG THÔN ĐẠ TẺH

ĐÃ CÓ NHỮNG KHỞI SẮC ĐÁNG KỂ, GÓP PHẦN KHÔNG NHỎ VÀO VIỆC THỰC

HIỆN KẾ HOẠCH XÂY DỰNG NTM CỦA HUYỆN ĐỀ RA.

Ban Chỉ đạo Chương trình Xây dựng NTM Đạ Tẻh cho biết: Trong 4 năm từ 2010 đến 2013, tổng nguồn vốn đã huy động để xây dựng

NTM trên địa bàn huyện lên đến 685 tỷ 753 triệu đồng. Trong đó, nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ ngân sách cho chương trình xây dựng NTM là 17 tỷ 568 triệu đồng (chiếm tỷ lệ 2,56% trong tổng vốn huy động của chương trình); vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án là 143 tỷ 760 triệu đồng (20,96%); vốn tín dụng 494 tỷ 573 triệu đồng (72,12%); vốn doanh nghiệp 11 tỷ 100 triệu đồng (1,62%); và vốn huy động từ cộng đồng dân cư là 18 tỷ 752 triệu đồng (2,74%). Riêng trong năm 2013 vừa qua, các khoản huy động tương tự chiếm tỷ lệ đáng kể: Trong tổng vốn 189 tỷ 957 triệu đồng, nguồn ngân sách đầu tư cho chương trình NTM chiếm 5,3% (tương đương 9 tỷ 995 triệu đồng),vốn lồng ghép chiếm 28,5% (54 tỷ 049 triệu đồng), vốn tín dụng 61,68% (115 tỷ 697 triệu đồng), vốn doanh nghiệp 0,1% (1 tỷ 830 triệu đồng) và vốn huy động trong cộng đồng dân cư chiếm tỷ lệ 4,42% (tương đương 8 tỷ 386 triệu đồng).

Với nguồn vốn trên, trong những năm xây dựng NTM vừa qua (2010 - 2013), các cơ sở hạ tầng thiết yếu của huyện Đạ Tẻh đã được đầu tư xây dựng trên nhiều lĩnh vực như giao thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ nông thôn, bưu điện, nhà ở dân cư, giáo dục, y tế... Với lĩnh vực giao thông, theo phương thức nhân dân làm công trình dưới sự hỗ trợ vật tư của Nhà nước, từ 2010 đến nay, Đạ Tẻh đã thực hiện kiên cố hóa được 57 tuyến đường nông thôn dài hơn 17km với tổng vốn đầu tư gần 19 tỷ đồng; trong đó, nguồn vốn của Nhà nước hỗ trợ vật tư quy thành tiền là 10 tỷ 771 triệu đồng (số còn lại do dân đóng góp). Cùng đó, từ nguồn vốn của các chương trình và dự án lồng ghép,

Đạ Tẻh trong 4 năm qua cũng đã xây dựng mới và nâng cấp, sửa chữa được hơn 72km đường giao thông nông thôn với tổng kinh phí gần 170 tỷ đồng. Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Chương trình Xây dựng NTM Đạ Tẻh thì đến nay, các tuyến đường thôn xóm và đường giao thông nội đồng khu vực nông thôn của huyện đã được cứng hóa đạt tỷ lệ hơn 62,2% và hiện đã có 30% số xã đạt chuẩn về chỉ tiêu giao thông trong xây dựng NTM. Về thủy lợi ở Đạ Tẻh, từ các nguồn lực huy động được, huyện đã xây dựng và đưa vào sử dụng hồ thôn 10 xã Đạ Kho, hồ thôn 5 ở xã Quốc Oai; nâng cấp hồ Thạch Thất và đập dâng Ứng Hòa ở xã Đạ Kho và hồ Đạ Hàm của xã An Nhơn; kiên cố hóa hơn 57km kênh mương cấp 1, 2 của công trình thủy lợi hồ Đạ Tẻh. Nhờ đó, tỷ lệ diện tích cây trồng trên địa bàn huyện được tưới nước hiện nay đạt khoảng 42,1% tổng diện tích gieo trồng - tăng 1,18% so với năm 2010; và Đạ Tẻh hiện đã có 70% số xã đạt chuẩn về thủy lợi trong xây dựng NTM. Cùng đó là cơ sở hạ tầng trên các lĩnh vực điện, văn hóa, chợ nông thôn, y tế, giáo dục... trong xây dựng NTM cũng được huyện Đạ Tẻh đặc biệt chú trọng nên nhờ vậy mà các tiêu chí trên các lĩnh vực này cũng đạt khá: 100% số xã đạt tiêu chí về điện, 100% xã đạt tiêu chí về bưu điện, 90% xã đạt chuẩn về giáo dục, 80% xã đạt tiêu chí nhà ở dân cư, 30% số xã đạt chuẩn về môi trường...

Tính đến nay, Đạ Tẻh đã có xã điểm xây dựng NTM của tỉnh là An Nhơn đạt 15/18 tiêu chí (không quy hoạch tiêu chí chợ nông thôn); 3 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí (Đạ Kho, Hà Đông và Quảng Trị) và 6 xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí (Đạ Pal, Hương Lâm, Đạ Lây, Triệu Hải, Quốc Oai và Mỹ Đức).

Đạ Tẻh đặt ra mục tiêu đến cuối năm 2014 này có 3 xã đạt 17/18 tiêu chí là An Nhơn, Đạ Kho và Hà Đông; xã Quảng Trị đạt 14/18 tiêu chí, xã Hương Lâm đạt 13/18 tiêu chí, Triệu Hải đạt 13/19 tiêu chí, Đạ Pal 12/18 tiêu chí, Quốc Oai 11/18 tiêu chí, Đạ Lây đạt 11/19 tiêu chí và xã Mỹ Đức đạt 10/19 tiêu chí. Về nguồn lực, Đạ Tẻh đặt ra mục tiêu: “Thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn nhằm huy động tối đa các nguồn lực trên địa bàn theo quan điểm phát huy nội lực của người dân là chính. Tập trung huy động vốn đóng góp tự nguyện của người dân (nhân lực, vật lực) để đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội xây dựng nông thôn mới, xã văn hóa theo phương châm “nhân dân làm công trình, Nhà nước hỗ trợ vật tư”. Các cơ quan, ban ngành trên địa bàn huyện thông qua các chương trình, dự án được giao làm chủ đầu tư cần phải ưu tiên đầu tư cho các xã điểm, xã ưu tiên để giúp các xã sớm đạt chuẩn theo đúng mục tiêu đề ra. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn...”.ª

XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở ĐẠ TẺH

Huy động nguồn lực để phát triển hạ tầng thiết yếu

ª KHẮC DŨNG

3 tháng đầu năm nay trên địa bàn tỉnh lực lượng kiểm lâm và các chủ rừng đã phát hiện, lập biên bản 507 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, tăng 34 vụ so với quý 1/ 2013 - với diện tích rừng bị xâm hại gần 34,5ha, tăng 2,3ha so với cùng kỳ. Qua xử lý 455/ 507 vụ (xử lý hành chính 453 vụ, chuyển

QUÝ 1/2014: Xảy ra 507 vụ vi phạm lâm luật và 19 vụ cháy rừng

xử lý hình sự 2 vụ) các cơ quan chức năng đã tịch thu 490m3 gỗ, 163 phương tiện, nộp ngân sách trên 3 tỷ đồng.

Cũng thời gian qua, đã xảy ra 19 vụ cháy rừng, giảm tới 58 vụ so với cùng kỳ - với diện tích rừng bị cháy 36,12 ha, giảm 130,25ha so với cùng kỳ năm 2013. X.Đ

4 THÖÙ TÖ 26 - 3 - 2014

T rong thư gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc nhân dịp tết Nguyên đán 1946, Bác Hồ viết: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ

tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”(2). Người xem xét thanh niên một cách toàn diện, luôn tin tưởng và nhìn nhận thanh niên theo quan điểm phát triển: “Thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai”(3). Thanh niên là lực lượng quan trọng xây dựng và phát triển đất nước: “Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên”(4).

B uổi tọa đàm có các đồng chí Vũ Công Tiến - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH khóa XIII đơn vị tỉnh; Phạm Kim Khang - UVBTV Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQ Việt

Nam tỉnh; Hà Phước Toản - UVBTV, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy; Đoàn Văn Việt - UVBTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các huyện ủy, thành ủy; Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy, và đại diện các đơn vị, tổ chức Đoàn trên địa

bao gồm: giáo dục chính trị; giáo dục đạo đức; giáo dục văn hóa, khoa học kỹ thuật và quân sự; giáo dục lao động-nghề nghiệp; giáo dục sức khỏe và thể chất; giáo dục nhân cách, thẩm mỹ, pháp luật,vv… Theo Bác Hồ, giáo dục toàn diện phải coi trọng cả “đức” và “tài” và mối quan hệ giữa hai mặt đó trong sự hoàn thiện nhân cách của con người mới. Người thanh niên có thể phát huy tiềm năng của mình và làm tròn sứ mệnh của mình đối với Tổ quốc. Đó là những con người “vừa hồng vừa chuyên”. Trong thư gửi cán bộ giáo dục, học sinh, sinh viên các trường và các lớp bổ túc văn hóa, ngày 31-8-1960, Bác Hồ đã nêu rõ: “Trong việc giáo dục và học tập phải

tính riêng trong năm 2013, toàn tỉnh đã phát triển được trên 2.000 đảng viên mới, trong đó có tới 1.104 đảng viên là đoàn viên. Tuy nhiên con số này vẫn chưa đạt yêu cầu so với mục tiêu Chương trình hành động 67 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa” của Tỉnh ủy đề ra là 65% đoàn viên ưu tú được kết nạp Đảng hàng năm. Đặc biệt, từ năm 2008 đến nay, các cấp bộ Đoàn đã giới thiệu cho Đảng 25.410 đoàn viên ưu tú, nhưng chỉ kết nạp được có 6.117 đảng viên (đạt gần 55% so với tổng số đảng viên được kết nạp của tỉnh), điều này cho thấy tỉ lệ kết nạp

Tăng cường sự lãnh đạocủa Đảng đối với công tác

phát triển Đảng trong đoàn viênª THỤY TRANG

Đây là chủ đề của buổi tọa đàm do Tỉnh ủy Lâm Đồng tổ chức vào sáng 24/3, tại TP Đà Lạt…

° Ban Chủ tọa buổi tọa đàm.

° Đại biểu góp ý

tại buổitọa đàm.

DỊP NÀY, GHI NHẬN SỰ ĐÓNG GÓP CỦA CÁC CÁ NHÂN TRONG CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ PHONG TRÀO THANH THIẾU NHI TỈNH NHÀ TRONG THỜI GIAN QUA, BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH ĐÃ TRAO TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG VÌ THẾ HỆ TRẺ CHO 6 ĐỒNG CHÍ LÃNH ĐẠO CẤP ỦY, CHÍNH QUYỀN, CÁN BỘ ĐOÀN, HỘI CÁC CẤP TRONG TỈNH.

bàn tỉnh tham dự. Theo báo cáo, công

tác phát triển đảng viên từ đoàn viên thanh niên luôn giữ vai trò hết sức quan trọng, là chiếc cầu nối đảm bảo cho sự phát triển của Đảng cũng như sự bền vững của tổ chức Đoàn. Chính vì vậy, trong những năm qua, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Lâm Đồng đã thực hiện đồng bộ các giải pháp triển khai Cuộc vận động “Đoàn viên thanh niên phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam”. Điều này bước đầu đã tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của các cấp bộ Đoàn trong công tác bồi dưỡng, giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng. Chỉ

từ nguồn đoàn viên là không cao…

Xung quanh về những vấn đề này, trên tinh thần cởi mở, thẳng thắn, nhưng hết sức nghiêm túc, trách nhiệm, các đại biểu tham dự buổi tọa đàm đã mạnh dạn đóng góp nhiều ý kiến, tham

luận nhằm làm rõ một số nội dung còn vướng mắc cần sớm được khắc phục. Chẳng hạn như việc phát triển đảng viên từ đoàn viên ở một số loại hình, lĩnh vực, thành phần xã hội còn chưa thật sự được chú trọng, như ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, một số trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp...

Trong suốt cuộc đời và sự nghiệp của mình, Bác Hồ luôn chăm lo xây dựng lực lượng cách mạng. Trước lúc đi xa, trong Di chúc, Người nhắc nhở toàn Đảng, toàn dân phải luôn ghi nhớ: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết” (1). Luận điểm đó phản ánh tầm nhìn xa trông rộng của một lãnh tụ cách mạng, một nhà văn hóa lớn, nó chứa đựng một thế giới quan khoa học, trở thành một chân lý của cách mạng. Đây là một nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa chiến lược để đảm bảo thắng lợi cách mạng nước ta.

Với điều kiện cụ thể của nước ta, Bác Hồ luôn gắn thanh niên với dân tộc, đồng thời gắn với giai cấp công nhân, nhân dân lao động và Đảng tiên phong. Ngay từ những năm đầu của thế kỷ XX, Người đã nêu tư tưởng: Muốn thức tỉnh dân tộc, trước hết phải thức tỉnh thanh niên. Người kêu gọi: “Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất nếu đám thanh niên già cỗi của Người không sớm hồi sinh”(5). Người chỉ ra việc tập hợp rộng rãi thanh niên trong Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và xây dựng tổ chức Đoàn thành lực lượng nòng cốt. Theo Người, Đoàn “là cánh tay đắc lực để thực hiện những chủ trương và chính sách cách mạng”(6). Đến năm 1966, tại Lễ kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Đoàn, Bác Hồ chỉ rõ: “Đoàn Thanh niên là cánh tay và đội hậu bị của Đảng, là người phụ trách dìu dắt các cháu nhi đồng”(7). Người luôn nhắc nhở cán bộ làm công tác Đoàn và thanh niên “phải củng cố tổ chức Đoàn, phải đoàn kết nội bộ thật chặt chẽ” và tìm ra phương thức hoạt động phù hợp với tuổi trẻ.

Từ thực tiễn đấu tranh của dân tộc, Bác Hồ đã nêu lên một luận điểm có tính quy luật: “thanh niên là một bộ phận quan trọng của dân tộc. Dân tộc bị nô lệ thì thanh niên cũng bị nô lệ. Dân tộc được giải phóng, thanh niên cũng được tự do. Vì vậy, thanh niên phải hăng hái tham gia cuộc đấu tranh của dân tộc”(8).

Trong mọi thời kỳ cách mạng, nhất là trước những bước ngoặt, trước những tình huống quyết liệt, khó khăn của dân tộc, Bác Hồ vẫn luôn tin tưởng vững chắc rằng: Với một thế hệ thanh niên hăng hái kiên cường, chúng ta nhất định thành công trong sự nghiệp bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Người luôn đặt thanh niên trong tư cách là một chủ thể đang phát triển, đang được tiếp tục hoàn thiện. Theo Người, trong thanh niên nói chung và mỗi cá thể nói riêng đều có cả mặt mạnh và mặt yếu, đều tiềm ẩn những khả năng lớn cũng như hạn chế. Bác Hồ đòi hỏi “đoàn viên phải gương mẫu”, “thanh niên phải làm đầu tàu, xung phong gương mẫu”. Năm 1950, Người khuyên thanh niên: “Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên”(9).

Trong di sản tư tưởng của Bác Hồ về giáo dục thanh niên, vấn đề cốt lõi nhất là quan điểm giáo dục toàn diện, mà nội dung

chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa kỹ thuật, lao động và sản xuất”(10).

Bác Hồ có rất nhiều bài nói, bài viết đề cập đến vấn đề giáo dục đạo đức cách mạng. Người coi đạo đức cách mạng là tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng và hiếu với dân, là hòa mình với quần chúng thành một khối, tin quần chúng, hiểu quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng. Đạo đức cách mạng là ra sức thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư và khiêm tốn, giản dị. Đạo đức cách mạng cũng đồng thời là tin tưởng vào sự nghiệp của Đảng, trí tuệ của tập thể, của nhân dân và kiên quyết đấu tranh với chủ nghĩa cá nhân. Trong 5 điều dạy thanh niên, Bác Hồ nhắc nhở thanh niên kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tự do vì nó là kẻ thù hung ác nhất của chủ nghĩa xã hội. Người nói: “Chủ nghĩa cá nhân trái ngược với đạo đức cách mạng, nếu nó còn lại trong mình, dù là ít thôi, thì nó sẽ chờ dịp để phát triển, để che lấp đạo đức cách mạng”(11). Tại Đại hội lần thức III Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, Người nêu rõ: “Chủ nghĩa cá nhân là việc gì cũng chỉ lo cho lợi ích riêng của mình, không quan tâm đến lợi ích chung của tập thể. “Miễn là mình béo, mặc thiên hạ gầy”. Nó là mẹ đẻ ra tất cả mọi tính hư, nết xấu như: lười biếng, suy bì, kiêu căng, kèn cựa, nhút nhát, lãng phí, tham ô, v.v… Nó là kẻ thù hung ác của đạo đức cách mạng, chủ nghĩa xã hội”(12).

Khi nói đến vấn đề đạo đức của thanh niên, Người nhấn mạnh: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”(13). Trong cuộc sống, Người căn dặn mỗi người thanh niên cần phải tự ý thức tu dưỡng rèn luyện đạo đức từ việc lớn cho đến việc nhỏ, biết thương yêu gia đình, kính trọng ông bà, cha mẹ, người cao tuổi, nâng đỡ dìu dắt thiếu nhi, quý trọng và hiếu thảo với nhân dân. Bởi vì “cũng như sông có nguồn thì có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” (14).

Cùng với việc tăng cường giáo dục lý tưởng đạo đức cách mạng, Bác Hồ...

Tư tưởng và tình cảm củaBác Hồ đối với thế hệ trẻ

ª KIỀU MINH

VAÊN HOÙA - XAÕ HOÄI

(XEM TIẾP TRANG 6)

(XEM TIẾP TRANG 6)

KỶ NIỆM NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH (26/3)

5 THÖÙ TÖ 26 - 3 - 2014

THỂ THAO

Việc ứng dụng công nghệ thông tin tại các phòng, ban chuyên môn và các xã, thị trấn trực thuộc huyện không những góp phần vào cải cách thủ tục hành chính mà còn đưa huyện Lạc Dương trở thành địa phương duy nhất trong số các huyện, thành phố được Tỉnh ủy khen ngợi.

LẠC DƯƠNG:

Đi đầu ứng dụng công nghệ thông tinª KHẢI NHIÊN

thông tin, Lạc Dương đã triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý và cải cách hành chính tại địa bàn từ năm 2010 tới nay. Do đó, tất cả các cơ quan đơn vị đều có hộp thư công vụ và tổng số cán bộ, công chức đều được trang bị hộp thư công vụ, qua đó sử dụng thư công vụ điện tử trong công tác tiếp nhận và gửi các văn bản hành chính qua mạng internet. Đến cuối năm 2011, từ sự đầu tư của tỉnh, huyện Lạc Dương đã đầu tư hệ thống máy chủ để vận hành phần mềm quản lý văn bản Eoffice. Chánh Văn phòng Sử Thanh Hoài nhớ lại, khi mới áp dụng văn phòng điện tử, do sợ bị trục trặc ảnh hưởng đến công việc chỉ đạo, điều hành nên phải thực hiện hai hệ thống văn bản cùng lúc, vừa qua đường công văn (văn bản bằng giấy) và trực tuyến. Đến khi hệ thống vận hành trơn tru mới chuyển toàn bộ văn bản của tỉnh, huyện qua số hóa và chuyển tới các phòng ban, đơn vị qua hộp thư điện tử. Vì vậy mà 100% văn bản đi, đến đều được xử lý, chuyển qua hệ thống

T heo thống kê, tổng số cán bộ, công chức và nhân viên công tác tại 13 phòng chức năng thuộc UBND huyện Lạc Dương là 121 người.

Trong đó, trình độ đại học, cao đẳng 97 người và trung cấp, sơ cấp 14 người. Cơ sở để Lạc Dương triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào thực thi các nhiệm vụ công vụ đó là hầu hết cán bộ, công chức đều đã được phổ cập tin học và đạt trình độ từ Chứng chỉ tin học A trở lên. “Trước khi áp dụng hộp thư công vụ và hệ thống văn phòng điện tử, UBND huyện đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn tập trung từ nhiều nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin nên 100% các đơn vị đều có mạng LAN (mạng nội bộ) và kết nối internet. Đồng thời xây dựng phòng họp trực tuyến từ nguồn vốn Khoa học - công nghệ để triển khai các cuộc họp trực tuyến giữa tỉnh và các phòng, ban của huyện” - Chánh Văn phòng UBND và HĐND Sử Thanh Hoài cho hay.

Với sự đầu tư hạ tầng công nghệ

Eoffice và thư công vụ. Không dừng lại ở các phòng, ban chuyên môn, Lạc Dương còn triển khai mở rộng hệ thống này đến tất cả các xã, thị trấn để các địa phương tiếp cận tốt hơn các loại văn bản của huyện, tỉnh, trung ương. “Từ hệ thống văn phòng điện tử đã có tác dụng tích cực. Bên cạnh giảm chi phí, thời gian còn giúp cán bộ xã, thị trấn chuyển từ thụ động trong tiếp nhận các văn bản sang chủ động nắm được nội dung các quy định mới hay chỉ đạo của cấp tỉnh, Trung ương mà chưa cần hướng dẫn của huyện để kịp thời tham mưu cho cấp ủy, ủy ban các nội dung, công việc sắp tới liên quan đến địa bàn. Vì trước nay, các văn bản của tỉnh gửi về huyện, sau khi huyện có công văn, văn bản về xã, xã mới họp tiến hành tham mưu xử lý” - ông Sử Thanh Hoài cho biết thêm.

Đến nay, hơn 109 sản phẩm thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa được theo dõi bởi hệ thống đánh giá chất lượng ISO và đã được công nhận. Do đó, trong quá trình xử lý thủ tục hành chính, nếu

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

Giàng Seo Pao với“con đường bình yên”

ª NGUYỆT THU

Từ một thôn nghèo với 100% hộ đói vào năm 2002 - ngày đầu lập nghiệp nơi vùng đất mới Đam Rông. Sau 12 năm, thôn 5, xã Rô Men đã trở thành thôn dẫn đầu về mọi mặt kinh tế - văn

hóa - xã hội, trong đó vai trò nòng cốt là Trưởng ban Mặt trận thôn 5 - Giàng Seo Pao với ý tưởng xây dựng khu dân cư “sáng - xanh - sạch - đẹp”, mà bà con H’Mông nơi đây vẫn quen gọi là “con đường bình yên”.

Kiệm lời, nói không lưu loát, nhưng tấm lòng yêu thương của Trưởng ban Mặt trận thôn 5 - Giàng Seo Pao dành cho dân bản chính là ý tưởng và việc làm cụ thể. Ấy là vào khoảng cuối năm 2009 - đầu năm 2010, khi mạng lưới điện quốc gia chính thức được kéo về thôn, nhờ sự quan tâm của Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng đường, trường, trạm; thôn 5 từ chỗ thiếu thốn, nghèo đói, nay đã có điện, đường…

Ngay khi có điện, ý thức tiết kiệm điện được vị Trưởng Ban công tác Mặt trận Giàng Seo Pao triển khai họp dân và vận động nhân dân mắc bóng đèn đường compact tiết kiệm 80% điện tiêu thụ. Lúc đầu, chỉ lác đác vài hộ lắp, về sau bà con thấy chỗ có, chỗ không, chỗ sáng, chỗ tối, nhiều người tự nguyện đến gặp bác Pao và xin đăng ký lắp thêm đèn. Con đường nội thôn dài 1.000m chính thức được thắp sáng vào ban đêm với hệ thống đèn chiếu sáng tiết kiệm điện gồm 30 bóng phân bố hợp lý, với số tiền ủng hộ từ nhân dân lên đến 20 triệu đồng. Số tiền không lớn, nhưng điều làm ông vui, chính là nhận thức của bà con đã thay đổi. Có điện, đường sáng, nhưng không dừng lại ở đó, ông Pao lại tiếp tục vận động nhân dân tham gia vào việc trồng cây xanh hai bên đường, thực hiện nếp sống văn hóa mới, ông bàn với già làng, bí thư chi bộ về những quy định nên đưa vào Quy ước như: không thả rong gia súc, gia cầm trên đường, không phơi nông sản trên đường, không cho trẻ em chơi đùa ngoài đường gây nguy hiểm… Đặc biệt, vận động nhân dân chấp hành tốt pháp luật về an toàn giao thông, đội nón bảo hiểm, không phóng nhanh vượt ẩu, không chở quá số người quy định, nhất là khi lưu thông trên tuyến đường nội thôn. Các quy định trên đều được họp dân, các cuộc họp đều đạt 90% tỷ lệ người dân tham gia, sau đó nhân dân thống nhất và Ban Công tác Mặt trận kiến nghị đưa vào quy ước. Định kỳ 1 tuần/lần nhân dân tập trung dọn vệ sinh công cộng. Nhà nhà đều chấp hành giữ gìn vệ sinh chung, không vứt rác bừa bãi, thực hiện nghiêm “3 sạch” (sạch bếp, sạch nhà, sạch ngõ xóm). Hàng tuần/lần, từ 19h - 23h tổ tuần tra an ninh do ông Pao và các anh em công an viên phối hợp đi tuần tra kiểm soát từ đầu thôn đến cuối thôn, vận động nhân dân nêu cao tinh thần cảnh giác tố giác tội phạm, nếu ai phát hiện thấy người lạ khả nghi, thì phải khẩn trương thông báo cho tổ an ninh kịp thời giải quyết.

Ông K’Siêng - Chủ tịch MTTQ huyện Đam Rông kể về nếp sống văn hóa nơi đây: “… Thôn có 767 người, 100% đồng bào dân tộc H’Mông, nhưng cả thôn thực hiện không uống rượu, không hút thuốc lá, tại các quầy bán tạp hóa trong thôn đều ký cam kết không bán rượu, thuốc lá. Nếu ai vi phạm sẽ bị phạt, ảnh hưởng đến việc bình xét gia đình văn hóa. Đám cưới chỉ uống nước ngọt…!”. Từ chỗ đói nghèo, vượt qua thử thách, nhân dân thôn 5 đã tìm được một hướng đi chung, đó là phải đoàn kết. Đoàn kết trong suy nghĩ, trong hành động, lời nói và trong từng việc làm cụ thể để thôn 5 trở thành thôn kiểu mẫu toàn diện.ª

chậm trễ ở khâu nào, liên quan tới ai đều có thể truy ra. Bên cạnh đó, huyện Lạc Dương còn tiến hành chỉnh lý toàn bộ tài liệu từ năm 1979 đến nay, đồng thời số hóa các dữ liệu này. Đây là cơ sở dữ liệu liên quan đến dân cư trên địa bàn huyện. Theo UBND huyện Lạc Dương, trong thời gian tới, huyện tiếp tục xây dựng, hoàn thiện văn phòng một cửa điện tử và hướng đến xây dựng kho dữ liệu dân cư. Với kho dữ liệu này, người dân chỉ cần đi tay không đến văn phòng nhưng vẫn thực hiện được các giao dịch: nhận sổ đỏ, giấy khai sinh hay sổ hộ nghèo… với dấu vân tay của mình. Và để làm tốt điều này không đơn giản cần bỏ công sức, lẫn quyết tâm để thực hiện.ª

Giảm giá vé vào cổng xemDavis Cup tại Đà Lạt

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lâm Đồng cho biết, giá vào cổng để xem các trận đấu giữa đội tuyển Quần vợt Việt Nam và đội tuyển quần vợt Sri Lanka trong khuôn khổ vòng play-off tranh suất trụ hạng nhóm II khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Đà Lạt từ ngày 4 - 6/4/2014 sắp đến sẽ được giảm giá. Cụ thể, vé vào cổng cho các trận đánh đơn trong 2 ngày 4 và 6/4/2014 sẽ có giá là 150 nghìn đồng, còn vé cho trận đánh đôi trong ngày 5/4 chỉ là 100 nghìn đồng, thấp hơn một nửa so với giá vé vào cổng xem các trận đấu Davis Cup trước đó khi đội tuyển Việt Nam gặp đội tuyển Pakistan đầu tháng 3/2014 cũng tại Đà Lạt. Giá vé được giảm để khuyến khích người địa phương đến thưởng thức các trận đấu đỉnh cao của Quần vợt Việt Nam. Vé được bán tại Sở VHTT&DL Lâm Đồng và tại địa điểm thi đấu.

Sri Lanka là một đội mạnh của khu vực châu Á, hiện xếp trên quần vợt Việt Nam 10 bậc (Việt Nam hạng 62) nhưng có số điểm nhiều hơn gần gấp 3 lần (113 điểm so với 42 điểm). Trong cả 3 lần gặp nhau gần đây khi cả hai đội còn ở nhóm III, tuyển Quần vợt Việt Nam đều không vượt qua được đội này. VT

Chi Đoàn Báo Lâm Đồng trao 40 suất học bổng học sinh nghèo vượt khó

Chiều 23/3/2014, Chi Đoàn Báo Lâm Đồng phối hợp với Thành Đoàn Bảo Lộc và UBND xã Đại Lào tổ chức trao tặng 40 suất học bổng với tổng trị giá 12 triệu đồng giúp học sinh nghèo vượt khó tại xã Đại Lào (TP Bảo Lộc). Ngoài kinh phí của Chi Đoàn Báo Lâm Đồng, đợt trao học bổng này còn có sự đóng góp của các doanh nghiệp: Nhà hàng Hồng Phát, Công ty Thiết bị - Kỹ thuật số Dương Nguyên, Trà Thiên Hương, Trà Thiên Thành và Cơ sở Tranh thêu tay Dương Quốc Tùng. Đây là một trong những hoạt động nhân dịp kỷ niệm Ngày thành lập Đoàn TNCS HCM (26/3) của Chi Đoàn Báo Lâm Đồng. KHÁNH PHÚC

Thành lập Liên đoàn Cờ Lâm ĐồngGần 50 đại biểu của các hội, các CLB cờ trong

tỉnh đã tham dự Đại hội Liên đoàn cờ tỉnh Lâm Đồng lần thứ I vừa được tổ chức ngày 21/3/2014 tại Đà Lạt. Đại hội đã thảo luận bổ sung bản dự thảo điều lệ của liên đoàn, thảo luận các phương hướng hoạt động của Liên đoàn cờ trong thời gian đến.

Cờ trong đó có cờ tướng và cờ vua lâu nay phát triển rất mạnh tại Lâm Đồng với hàng nghìn người chơi trong rất nhiều CLB cờ trong tỉnh. Trong khi cờ tướng phát triển mạnh trong nhóm người cao tuổi thì cờ vua lại phổ biến trong các trường học trong tỉnh với đối tượng chơi chủ yếu là học sinh, sinh viên. Hệ thống giải cho bộ môn cờ lâu nay được các cấp tổ chức định kỳ trong năm. Hằng năm đội tuyển cờ vua của Lâm Đồng cũng mang không ít huy chương từ các giải quốc gia và quốc tế. Việc thành lập Liên đoàn là một bước tiến mới của Lâm Đồng để đưa bộ môn này ngày càng phát triển rộng rãi hơn.

Đại hội đã bầu ra 13 ủy viên của Liên đoàn cờ, trong đó ông Trần Phú Lộc giữ chức Chủ tịch Liên đoàn cờ; ông Bùi Văn Hùng, HLV cờ vua của đội tuyển Cờ vua Lâm Đồng là Tổng thư ký.

° Đại diệnChi Đoàn BáoLâm Đồng traohọc bổng học sinh nghèo vượt khó xãĐại Lào.

° Ứng dụng công nghệ thông tin tại Văn phòng UBND huyện.

VAÊN HOÙA - XAÕ HOÄI

THÖÙ TÖ 26 - 3 - 20146 ÑÔØI SOÁNG - PHAÙP LUAÄT

... Một số địa phương, đơn vị, công tác tạo nguồn, phát hiện, bồi dưỡng đoàn viên ưu tú để giới thiệu cho Đảng chưa được quan tâm; chất lượng đoàn viên ưu tú còn thấp, nên tỉ lệ kết nạp đảng viên từ đoàn viên thấp, không đảm bảo yêu cầu đề ra. Riêng công tác tuyên truyền ở một số cơ sở Đoàn cũng chưa thật được chú trọng; hình thức tuyên truyền chưa linh hoạt, còn xơ cứng. Bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận đoàn viên thanh niên chưa xác định rõ lý tưởng, động cơ phấn đấu vào Đảng một cách rõ ràng; việc rèn luyện, phấn đấu của đoàn viên chưa thực hiện thường xuyên. Công tác tham mưu cho cấp ủy Đảng trong việc kết nạp đảng viên trẻ ở một số cơ sở Đoàn còn chưa chủ động, lúng túng về quy trình…

Để giải quyết những tồn tại này, đại diện Huyện Đoàn Đơn Dương đã nêu một số kinh nghiệm từ thực tiễn ở địa phương, như việc các tổ chức đoàn cần phải thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục; xây dựng tiêu chí phù hợp cho từng đối tượng thanh niên và tiến hành bình xét đoàn viên ưu tú một cách thật nghiêm túc trước khi giới thiệu cho Đảng. Đại diện Đảng ủy khối doanh nghiệp cho rằng, điều cần thiết là phải nâng cao công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tiếp tục triển khai sâu rộng, có hiệu quả “Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; tăng cường công tác tạo nguồn, phát triển đảng viên mới, chú ý phát triển đảng viên

là những đoàn viên ưu tú trong lực lượng công nhân trí thức, lao động thuộc các thành phần kinh tế…

Phát biểu tại buổi tọa đàm, đồng chí Vũ Công Tiến đề nghị các cấp ủy Đảng, các sở, ngành của tỉnh; các tổ chức Đoàn từ tỉnh đến cơ sở cần tiếp tục nâng cao nhận thức tư tưởng, bản lĩnh chính trị cho đoàn viên, thanh niên. Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh công tác giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ để từng bước hình thành lớp thanh niên giàu lòng yêu nước, có lý tưởng, có nếp sống văn minh công nghiệp, có kiến thức và kỹ năng xã hội phù hợp với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước và sự hội nhập quốc tế. Thông qua đó nâng cao nhận thức và giác ngộ về Đảng Cộng sản Việt Nam cho đoàn viên thanh niên, để đoàn viên thanh niên có động cơ đúng đắn phấn đấu vào Đảng.

Đối với Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn, đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy lưu ý phải bám sát các nội dung chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy để triển khai các hoạt động trong “Năm Thanh niên tình nguyện - 2014”. Theo đó, chú trọng đẩy mạnh phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”; nâng cao chất lượng phong trào “Tuổi trẻ tham gia xây dựng văn minh đô thị”; tạo bước đột phá trong phong trào thanh niên tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, vì an sinh xã hội; góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH của tỉnh nhà trong năm 2014.ª

Tăng cường sự lãnh đạo... (TIẾP TRANG 4)

... quan tâm đến giáo dục nâng cao trình độ văn hóa, khoa học - kỹ thuật và nghề nghiệp cho thanh niên. Qua thư gửi học sinh nhân ngày khai trường, tháng 9/1945, Người gửi gắm vào thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn công học tập của các em”(15).

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Việt Nam đứng trước cơ hội và thách thức. Vận mệnh quốc gia, dân tộc đang được khẳng định bởi ý chí, nghị lực, bản lĩnh và hành động cụ thể của thế hệ trẻ hôm nay. Đại hội toàn quốc lần thứ XI (2011) của Đảng nhấn mạnh: “Khuyến khích, cổ vũ thanh niên nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão lớn, xung kích sáng tạo, làm chủ khoa học, công nghệ hiện đại. Hình thành lớp thanh niên ưu tú trên mọi lĩnh vực, kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”(16).

Để thực hiện một trong những chức năng quan trọng chính của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là “Trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên”, Đoàn đã tập trung triển khai nhiều giải pháp mới có tính định hướng, dẫn dắt thanh, thiếu niên theo những giá trị cốt lõi của tư tưởng, tấm gương đạo đức,

phong cách Bác Hồ. Được biết, sắp đến Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh sẽ tập trung thực hiện Đề án và Nghị quyết về “Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh, thiếu niên giai đoạn 2013-2017”, Cuộc vận động “Xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên Việt Nam thời kỳ mới”, Chỉ thị về “Tăng cường rèn luyện tác phong, thực hiện lề lối công tác của cán bộ Đoàn”. Trong đó, đặc biệt coi trọng tính nêu gương của thanh niên đối với thiếu niên, nhi đồng, của đoàn viên đối với thanh niên, của cán bộ đoàn đối với đoàn viên, của cán bộ cấp trên đối với cán bộ cấp dưới… Đồng thời, tiếp tục phối hợp, lồng ghép các hoạt động của Đoàn, Hội, Đội với các đoàn thể quần chúng nhân dân nhằm giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên, góp phần nâng cao hiệu quả cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ.ª

(1) (7) Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H.2002, T.12, tr.498, 65.

(2) (15) Sđd, T.4, tr.167, 33(3) (10) (12) Sđd, T.10, tr.488,

190, 306(4) (14) Sđd, T.5, tr.185, 252-253(5) Sđd, T.2, tr.133(6) Sđd, T.8, tr.263(8) Sđd, T.7, tr.398(9) Sđd, T.6, tr.95(11) (13) Sđd, T.9, tr.283, 293(16) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn

quốc lần thứ XI, NXB CTQG, H.2011, tr.243

Tư tưởng và tình cảm... (TIẾP TRANG 4)Trả lời kiến nghị của cử tri

Hướng dẫn thủ tục, hồ sơ quyết toán thuế năm 2013 và kê khai, nộp một số loại thuế năm 2014

(TIẾP THEO)

Truy cập website Cục Thuế Lâm Đồng: lamdong.gdt.gov.vn để tìm hiểu thêm thông tin.CỤC THUẾ LÂM ĐỒNG

g. Đối với cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán:

- Tờ khai quyết toán thuế theo mẫu số 13/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 28/2011/TT-BTC.

- Bảng kê chi tiết chứng khoán đã chuyển nhượng trong năm theo mẫu số 13/BK-TNCN kèm theo Thông tư 28/2011/TT-BTC.

- Bản chụp các hóa đơn, chứng từ chứng minh chi phí khác liên quan đến việc chuyển nhượng chứng khoán và cá nhân ký cam kết chịu trách nhiệm vào bản chụp đó;

- Bản chụp các chứng từ chứng minh số thuế đã khấu trừ trong năm và cá nhân ký cam kết chịu trách nhiệm vào bản chụp đó;

- Nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế là cơ quan thuế quản lý Công ty chứng khoản mà cá nhân đăng ký giao dịch tại thời điểm quyết toán.

Một số lưu ý khi kê khai quyết toán thuế TNCN:- Tất cả các mẫu tờ khai quyết toán thuế TNCN

năm 2013 theo mẫu ban hành kèm Thông tư 28/2011/

TT-BTC được Tổng cục Thuế xây dựng trên ứng dụng để phục vụ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập quyết toán thuế;

- Đối với mẫu 05/KK-TNCN: số liệu các chỉ tiêu trên mẫu 05/KK-TNCN do ứng dụng tự cập nhật từ các Phụ lục bảng kê 05A/BK-TNCN, 05B/BK-TNCN. Riêng chỉ tiêu số 40 (tổng số thuế TNCN đã nộp NSNN), tổ chức, cá nhân trả thu nhập phải nhập chỉ tiêu này bằng tổng số thuế đã thực nộp NSNN.

- Đối với phụ lục bảng kê 05A/BK-TNCN: Chỉ tiêu [12] TNCT làm căn cứ tính giảm thuế: Chỉ nhập khoản thu nhập chịu thuế (TNCT) mà cá nhân nhận được do làm việc trực tiếp tại khu kinh tế (ở Lâm Đồng không có khu kinh tế nên cột này bỏ trống).

- Chỉ tiêu [24] Mẫu tờ khai 09/KK-TNCN và chỉ tiêu [07] Mẫu tờ khai 09A/BK-TNCN chỉ áp dụng cho Khu kinh tế, Khu chế xuất theo quyết định của Chính Phủ. Tỉnh Lâm Đồng không có các Khu kinh tế, Khu chế xuất theo quy định nên chỉ tiêu này không ghi.

(CÒN NỮA)

Sổ tay phóng viên

Bài học rút ra từ vụ cháy ở Công ty Rừng hoa Đà LạtVụ cháy lớn ở Công ty CP Công

nghệ sinh học (CNSH) Rừng hoa Đà Lạt xảy ra lúc 18 giờ ngày 24/3 là một điều rất đáng tiếc. Càng đáng tiếc vì đúng sau 10 ngày Đoàn kiểm tra liên ngành về ATVSLĐ-PCCN của tỉnh làm việc với đơn vị này. Nguyên nhân xảy ra cháy còn được điều tra kết luận, nhưng trong bài báo trước trên báo Lâm Đồng, chúng tôi đã cảnh báo những rủi ro tiềm ẩn đối với các doanh nghiệp, trong đó có công ty này.

Tại Công ty CP CNSH Rừng hoa Đà Lạt, Đoàn kiểm tra đã kết luận về PCCN gồm 4 nội dung: Đưa nhà công trình vào hoạt động, sử dụng khi chưa tổ chức nghiệm thu về PCCC; không kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện PCCC định kỳ; bố trí phương

tiện PCCC không đúng nơi quy định và thực hiện chế độ tự kiểm tra an toàn PCCC. Vì vậy, Đoàn kiểm tra đã kiến nghị với công ty 4 nội dung là: Liên hệ với Phòng Cảnh sát PCCC để tổ chức nghiệm thu về PCCC trước ngày 15/3; tổ chức kiểm tra toàn bộ các bình chữa cháy xách tay và nạp sửa các bình chữa cháy đã hết tác dụng và bố trí phân tán nơi dễ nhìn, dễ lấy xong trước ngày 15/3; tổ chức thi công các hạng mục về PCCC theo yêu cầu tại giấy chứng nhận thẩm duyệt về PCCC; nghiêm túc thực hiện trách nhiệm PCCC của người đứng đầu cơ sở theo quy định.

Tại buổi làm việc, ông Đặng Văn Ngọc - thành viên đoàn kiểm tra, cán bộ Phòng Cảnh sát PCCC-CHCN, Công an tỉnh Lâm Đồng đã phân tích

kỹ về tính an toàn của công tác PCCC cho công ty. Lãnh đạo Công ty CP CNSH Rừng hoa Đà Lạt - Tổng Giám đốc Nguyễn Đình Sơn đã tiếp thu những góp ý, kiến nghị của Đoàn và hứa sẽ khắc phục. Nhưng, chưa hoàn tất thì lửa đã phát cháy tại xưởng sản xuất hoa khô - nơi có nhiều vật liệu dễ cháy và ngọn lửa nhanh chóng lan sang kho hàng, kho lạnh rộng khoảng 1.000m2. Đây chính là khu vực đã được khuyến cáo cụ thể.

Vụ cháy tại Công ty CP CNSH Rừng hoa Đà Lạt diễn ra trong lúc Đoàn liên ngành về ATVSLĐ-PCCN tiếp tục kiểm tra đợt 2 trong toàn tỉnh. Một lần nữa, rất mong các doanh nghiệp xem đây là một bài học hết sức sâu sắc rút ra cho chính đơn vị của mình. MINH ĐẠO

BẢO LÂM: Thu thuế cao so cùng kỳ năm trước, nhưng nguy cơ khó hoàn thành dự toán giao năm 2014

Từ đầu năm đến ngày 20/3/2014, Chi cục Thuế huyện Bảo Lâm thu thuế được 21,5 tỷ đồng, đạt 15% KH và đạt 91% so với 3 tháng đầu năm 2013, trong đó: Thuế và phí 19,1 tỷ đồng; thu từ đất, nhà 3,9 tỷ đồng; thu bằng biện pháp tài chính 1,5 tỷ đồng.

Theo ông, Nguyễn Văn Tiến - Chi cục trưởng Chi cục Thuế huyện Bảo Lâm, công tác thu thuế quý I năm 2014 so với năm 2013 nhìn chung thuận lợi hơn, do cuối năm 2013, công tác quản lý nguồn thu các mặt

hàng nông sản, nhất là cà phê đã được siết chặt, nên bước vào tháng 1/2014 công tác thu thuế kinh doanh cà phê có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, do thực hiện Nghị định 209 của Chính phủ và Thông tư 219 của Bộ Tài chính quy định giảm thu thuế từ các mặt hàng nông sản, nên so với dự toán thu từ đầu năm (143,3 tỷ đồng), nguồn thu từ thuế của huyện Bảo Lâm bị hụt giảm 52 tỷ đồng. Trước thực tế đó, thực hiện chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện và Cục Thuế tỉnh, Chi

cục Thuế Bảo Lâm đang tăng cường công tác quản lý thu thuế bằng các biện pháp: tập trung xử lý thu nợ, kiểm tra, rà soát các nguồn thu, để thu đúng, thu đủ các loại thuế. Tuy nhiên, cũng theo ông Tiến, dù nỗ lực, phấn đấu đến đâu, Chi cục cũng khó hoàn thành dự toán giao năm 2014, vì không còn khoản thu nào bù đắp vào khoản hụt giảm 52 tỷ đồng từ nguồn thu các mặt hàng nông sản theo quy định của Nghị định 209 Chính phủ.

HOÀNG KIẾN GIANG

Cử tri kiến nghị: Cử tri mong được quan tâm tạo điều kiện cho những hộ gia đình mới thoát nghèo được vay vốn ưu đãi để đầu tư phát triển kinh tế.

Ngân hàng Nhà nước xin trả lời: Giảm nghèo và giảm nghèo bền vững là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư.

Thực hiện Nghị quyết 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2020, ngày 23/2/2013, Ngân hàng Nhà nước đã trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định 15/2013/QĐ-TTg về tín dụng đối với hộ cận nghèo. Theo đó, hộ cận nghèo được vay vốn tín chấp tại Ngân hàng Chính sách xã hội để phục vụ sản xuất, kinh doanh với mức vay không vượt quá mức cho vay tối đa đối với hộ nghèo (hiện nay

là 30 triệu đồng/hộ). Ngoài ra, hộ cận nghèo còn được tiếp cận một số các chương trình tín dụng chính sách khác như: cho vay nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn, cho vay học sinh, sinh viên, cho vay giải quyết việc làm... với mức lãi suất ưu đãi. Tính đến 31/12/2013, dư nợ chương trình cho vay hộ cận nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội là 7.110 tỷ đồng, chiếm 5,84% tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách với gần 388 nghìn khách hàng còn dư nợ. Để tiếp tục hỗ trợ và tạo điều kiện cho các hộ dân vừa thoát nghèo được tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi, duy trì cuộc sống ổn định, vươn lên và không tái nghèo, hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đang tích cực phối hợp các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ chính sách cho vay vốn ưu đãi trong thời hạn nhất định đối với hộ mới thoát nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Võ Văn Ninh.

THÖÙ TÖ 26 - 3 - 2014 7 TOØA SOAÏN & BAÏN ÑOÏC

Tên chủ phương tiện Địa chỉ Nhãn hiệu Số máy Số khung

K’ Tạo Thôn 3 - Tân Thượng - Di Linh - Lâm Đồng Kubota L2002DT D1302-08665 L2002DT-00005K’ Brêm Thôn 3 - Tân Thượng - Di Linh - Lâm Đồng Kubota L1802DT D1102-07630 L1802DT-12642Nguyễn Xuân Tiến K’long Trao 2 - Gung Ré - Di Linh - Lâm Đồng Kubota ZL2201DT DH1101-2770 L2001DT-10319K’ Bros Thôn 3 - Tân Thượng - Di Linh - Lâm Đồng Kubota L2002DT D1302-27869 L2002DT-51917K’ Văn Vũ Thôn 3 - Tân Thượng - Di Linh - Lâm Đồng Kubota L1802DT D1102-03789 L1802-11854K’ Tài Thôn 3 - Tân Thượng - Di Linh - Lâm Đồng Kubota L1802DT D1102-02135 L1802DT-10057K‘ Bỏi Thôn 2 - Tân Thượng - Di Linh - Lâm Đồng Kubota L2201DT DH1101-29852 L2201DT-56307K’ Brẹt Thôn 3 - Tân Thượng - Di Linh - Lâm Đồng Kubota L1802DT D1102-17757 L1802DT-17800K’ Pun Thôn 3 - Tân Thượng - Di Linh - Lâm Đồng Kubota L205 D1402-DI-N-14262 L1BD-76945K’ Bròi Thôn 3 - Tân Thượng - Di Linh - Lâm Đồng Kubota L1-22 D1402-DI-L-118965 L1CD-55681K’ Nết Thôn 3 - Tân Thượng - Di Linh - Lâm Đồng Kubota L2001GDT DH1101-20822 L2201DT-53867K’ Brổis Thôn 2 - Tân Thượng - Di Linh - Lâm Đồng Kubota L2002DT D1302-26515 L:2002DT-50957K’ Jêm Thôn 2 - Tân Thượng - Di Linh - Lâm Đồng Shibaura SD2243 14195 SD2243-11297K’ Đổih Thôn 3 - Tân Thượng - Di Linh - Lâm Đồng Shibaura SD2043 11872 SD2043-10257K’ Jem Thôn 3 - Tân Thượng - Di Linh - Lâm Đồng Kubota L2402DT D1402-12013 L2402DT-14994K’ Tài Thôn 2 - Tân Thượng - Di Linh - Lâm Đồng Kubota L2002DT D1302-28829 L2002DT-52585K’ Brôi Thôn 6 - Tân Châu - Di Linh - Lâm Đồng Kubota ZL2002DT D1302-23000 L2002DT-20753Ka Nhel Thôn 2 - Tân Thượng - Di Linh - Lâm Đồng Kubota L2002DT D1402-L-25730 L2202DT-10190K’ Bôi Thôn 6 - Tân Châu - Di Linh - Lâm Đồng Hinomoto E2604 3S139-01950 E2SD-01107K’ Jổi Thôn 2 - Tân Thượng - Di Linh - Lâm Đồng Shibaura SD2243 10407 SD2243-10277K’ Ngói Thôn 3 - Tân Thượng - Di Linh - Lâm Đồng Shibaura D21F 05336 P1F-14848K’ Minh Thôn 3 - Tân Thượng - Di Linh - Lâm Đồng Kubota L2002DT D1302-01649 L2002DT-10227K’ Như Thôn 3 - Tân Thượng - Di Linh - Lâm Đồng Kubota L2001DT DH1101-35216 L2201DT-57720K’ Nguyên Thôn 1 - Tân Thượng - Di Linh - Lâm Đồng Kubota L2402DT-M D1402-19199 L2402DT-50345K’ Tam Thôn 1 - Tân Thượng - Di Linh - Lâm Đồng Kubota L1802DT D1102-04685 L1802DT-11176K’ Mêu Thôn 2 - Tân Thượng - Di Linh - Lâm Đồng Shibaura SD2243 11084 SD2243-10454K’ Brim Thôn 3 - Tân Thượng - Di Linh - Lâm Đồng Kubota L2002DT D1402-L-14536 L2002-20437K’ Úc Thôn 3 - Tân Thượng - Di Linh - Lâm Đồng Kubota L2002DT D1302-01363 L202DT-10139K’ Jái Thôn 2 - Tân Thượng - Di Linh - Lâm Đồng Kubota L1802DT D1102-11006 L1802DT-14217K’ Brểu Thôn 2 - Gia HIệp - Di Linh - Lâm Đồng Kubota L2402DT D1402-19628 L2402DT-50611K’ Tài Thôn 3 - Tân Thượng - Di Linh - Lâm Đồng Kubota L2201GDT DH1101-54822 L2201GDT-51342K’ Bròn Thôn 1 - Tân Thượng - Di Linh - Lâm Đồng Kubota L2201DT DH1101-12127 L2201DT-51604K’ Ngói Thôn 2 - Tân Thượng - Di Linh - Lâm Đồng Iseki TA14F 180735 TA14F-01518K’ Nhung Thôn 4 - Tân Thượng - Di Linh - Lâm Đồng Mitshubishi

MT2201D 5847 T22B-50965K’ Sẹo Thôn 3 - Tân Thượng - Di Linh - Lâm Đồng Kubota L2201DT DH1101-6427 L2201-120731K’ Dũng Thôn 3 - Tân Thượng - Di Linh - Lâm Đồng Kubota L1802DT D1102-24620 L1802DT-21780K’ Sol Thôn 1 - Tân Thượng - Di Linh - Lâm Đồng Shibaura D23F 02585 12375Vòng Vễnh Sầu Thôn 6 - Tân Châu - Di Linh - Lâm Đồng Mitshubitshi

MTE2000D 2136 T20E-50894K’Đôih Thôn 6 - Tân Châu - Di Linh - Lâm Đồng Kubota L2002DT-M D1302-31507 L2002DT-54812

THÔNG BÁOSở Giao thông vận tải Lâm Đồng có nhận hồ sơ đề nghị đăng ký, cấp biển số máy kéo nông nghiệp nhưng do chủ phương tiện không có đầy đủ hồ sơ gốc của các phương tiện theo danh sách dưới đây:

Vaäy, Sôû Giao thoâng vaän taûi Laâm Ñoàng thoâng baùo sau 7 ngaøy keå töø ngaøy ñaêng thoâng baùo naøy neáu caùc xe maùy chuyeân duøng treân khoâng coù tranh chaáp, Sôû Giao thoâng vaän taûi seõ tieán haønh ñaêng kyù caáp bieån soá cho caùc xe maùy chuyeân duøng treân.

Đìu hiu cảnh chợ chiều!Theo thống kê sơ bộ của ngành

Bưu điện, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng hiện có 111 điểm BĐ VHX; trong đó, có 15 điểm tạm ngưng hoạt động, 40 điểm không phát sinh doanh thu từ dịch vụ bưu chính - viễn thông và 30 điểm có doanh thu dưới 100.000 đồng/ tháng. Số BĐ VHX được lắp đặt internet công cộng là 74 điểm, nhưng chỉ 11 điểm có phát sinh doanh thu từ dịch vụ này (400.000 đồng/ điểm/ tháng), 63 điểm còn lại chưa phát sinh doanh thu. Mỗi năm, doanh thu từ dịch vụ bưu chính - viễn thông của các điểm BĐ VHX chỉ được vài trăm triệu đồng. Trong khi đó, số tiền mà Bưu điện Lâm Đồng bỏ ra để chi trả cho nhân viên tại các điểm BĐ VHX từ 1,2 đến 1,4 tỷ đồng. “Nhiều điểm thu không đủ chi, ngành phải cấp kinh phí bù lỗ” - Bà Phạm Thị Ngọc, Phó Giám đốc Bưu điện tỉnh Lâm Đồng, cho biết.

Ghi nhận tại nhiều điểm BĐ VHX, dù đang trong thời gian mở cửa, nhưng vẫn không hề có bất kỳ ai ra vào giao dịch. Khảo sát các điểm BĐ VHX Lộc Bắc, Lộc Bảo, Lộc Ngãi, Lộc Tân (huyện Bảo Lâm), Đạ Lây, Triệu Hải (huyện Đạ Tẻh) và Mađaguôi, Hà Lâm (huyện Đạ Huoai)…, chúng tôi nhận thấy, hầu hết những điểm bưu điện này đang rơi vào tình trạng “thoi thóp”, hiệu quả với đời sống xã hội ngày càng mờ nhạt.

Tại điểm BĐ VHX Lộc Tân, phải đợi đến hơn 3 tiếng đồng hồ, chúng tôi mới gặp được chị Ka Brối, giao dịch viên. Ka Brối đã phải cùng chồng con vào sinh sống ngay bên trong BĐ VHX để tiết kiệm chi phí đi lại. Chị tâm sự: “Trước tôi, tại đây đã có 4 người làm việc, nhưng vì không chịu được cảnh ế ẩm và đồng lương quá thấp nên đành bỏ cuộc!”. Công việc hằng ngày của chị Ka Brối là mở cửa, làm vài việc lặt vặt, chuyển công văn, giấy tờ (nếu có) rồi nghỉ. Mỗi ngày, chị Ka Brối mở cửa bưu điện đúng 4 giờ vào thời gian cố định. Ngoài ra, chị còn mở thêm các dịch vụ khác như bán sim, card điện thoại…, nhưng rồi cũng không cạnh tranh lại với nhiều điểm bán lẻ khác. “Chiếc máy tính kết nối internet duy nhất ở đây cũng phải chuyển đi nơi khác, vì chẳng có ai thèm đến truy cập. Sách báo cũng không có người đọc. Còn chiếc điện thoại cố định giờ chỉ dành cho việc liên lạc với Bưu điện huyện Bảo Lâm mà thôi!” - Chị Ka Brối ngán ngẩm.

Trên thực tế, không riêng gì BĐ VHX Lộc Tân “vắng như Chùa Bà Đanh”, mà BĐ VHX Đinh Trang Hòa (huyện Di Linh) và BĐ VHX Lộc Ngãi (huyện Bảo Lâm)… cũng lâm vào cảnh đìu hiu chợ chiều. Mặc dù vẫn đảm bảo chức năng là điểm bưu điện văn hóa, nhưng mặt bằng của 2 điểm bưu điện này còn được dùng để làm quán… bán cà phê! Chị Phạm Thị Phương Tuyền, giao dịch viên của BĐ VHX Lộc Ngãi, phân trần: “Mấy năm trước, thỉnh thoảng còn có người đến giao dịch thư từ, gửi bưu phẩm hay gọi điện thoại… Nhưng giờ đây, cả năm chẳng có được một cuộc gọi!”.

May mắn hơn, do được đầu tư hệ

BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ

Loay hoay tìm hướng điªPhóng sự: TRỊNH CHU

ĐƯỢC KỲ VỌNG LÀ NHỮNG “CÁNH TAY NỐI DÀI”, CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ TRONG LĨNH VỰC BƯU CHÍNH - VIỄN THÔNG, SÁCH BÁO… ĐẾN VỚI NGƯỜI DÂN VÙNG NÔNG THÔN, THẾ NHƯNG, SAU MỘT THỜI GIAN NGẮN HOẠT ĐỘNG, BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ (BĐ VHX) ĐANG LÂM VÀO TÌNH CẢNH… CỬA ĐÓNG, THEN CÀI!

thống máy vi tính từ Dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập internet công cộng tại Việt Nam” (gọi tắt là Dự án BMGF-VN) của Quỹ Bill và Melinda Gates, nên điểm BĐ VHX Lộc Phú (Bảo Lâm) tình hình có vẻ bớt “ảm đạm” hơn. Chị Nguyễn Thị Thành, giao dịch viên có thâm niên

thừa nhận, những điểm được hưởng lợi từ Dự án BMGF-VN cũng chỉ hoạt động cầm chừng.

Hoạt động cầm chừng, có cũng như không! Đó là chưa kể hệ thống những điểm BĐ VHX được đầu tư xây dựng từ năm 1998, đến nay hầu hết cơ sở vật chất, trang thiết bị (tủ, giá sách, bàn ghế) đã bị xuống cấp, nhưng chưa có kinh phí để sửa chữa.

Nguyên nhân kém hiệu quả của BĐ VHX là do sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin. Điện thoại bàn, điện thoại di động, internet… trở nên phổ biến, đáp ứng kịp thời các kênh thông tin của người dân ở vùng nông thôn, đã ngày càng làm mờ nhạt vai trò của BĐ VHX. Mặt khác, bản thân các điểm BĐ VHX không bắt kịp xu hướng phát triển của xã hội cũng như những kênh thông tin tiện ích khác. Sách báo phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân ở khu vực nông thôn tại BĐ VHX nghèo nàn cả về số lượng lẫn chất lượng. Đa số các điểm BĐ VHX mà chúng tôi có dịp khảo sát đều không còn tủ sách, hoặc còn cũng chỉ lèo tèo vài ba cuốn nằm chỏng trơ trên giá, chẳng ai ngó ngàng tới. Nhiều giao dịch viên tại các điểm BĐ VHX cho biết, hằng năm Thư viện tỉnh Lâm Đồng có cung cấp sách báo cho bưu điện, nhưng số người dân đến đọc hầu như không có. “Giờ Bưu điện mở cửa, chúng tôi còn bận đi làm. Đến lúc xong việc, thì Bưu điện lại đóng cửa. Nói thật, cho tới giờ này, chúng tôi cũng chẳng biết ở BĐ VHX có bao nhiêu đầu sách và gồm những loại sách gì!” - Nhiều người dân nêu lên nghịch lý.

BĐ VHX hoạt động kinh doanh thua lỗ, dẫn đến thu nhập của nhân viên quá thấp, chỉ với mức lương hơn 1 triệu đồng/ tháng, không đủ để trang trải cuộc sống gia đình. Nhân viên BĐ VHX đành tự thân xoay xở, bằng cách vừa là giao dịch viên, vừa làm bưu tá, lại kiêm thêm việc bán bảo hiểm ô tô - xe máy, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tự nguyện; thu tiền điện, nước; quản lý và chi trả tiền lương hưu... để tạo

thêm thu nhập.

Loay hoay tìm hướng điTrong quá khứ, vai trò của BĐ

VHX là không thể phủ nhận. Nhưng ngày nay, vai trò đó đang đứng trước thách thức lớn và có nguy cơ mất chỗ đứng trên thị trường bưu chính - viễn

thông. “Phải chăng BĐ VHX đã hoàn thành xong “sứ mạng lịch sử” và đã đến lúc bị… “khai tử”?”. Trước câu hỏi trên, bà Phó Giám đốc Bưu điện tỉnh Lâm Đồng Phạm Thị Ngọc khẳng định: “BĐ VHX vẫn là thiết chế quan trọng trong việc thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới. Bởi vậy, sự tồn tại của BĐ VHX là cần thiết. Do đó, cần phải có những phương án, giải pháp hữu hiệu để có thể duy trì và phát triển loại hình văn hóa này”. Song, cũng theo bà Ngọc,

để nâng cao hiệu quả hoạt động tại các điểm BĐ VHX, rất cần sự chung tay, hỗ trợ của cả hệ thống chính trị, chứ không đơn thuần là nhiệm vụ của riêng ngành Bưu điện.

Mới đây, ngày 14/2/2014, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam đã có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố hỗ trợ kinh phí cho các điểm BĐ VHX. Vì theo Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, Chương trình phối hợp công tác giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông về việc tăng cường tổ chức phục vụ sách báo tại điểm BĐ VHX giai đoạn 2013 - 2020, hoàn toàn là hoạt động công ích, vì mục tiêu phục vụ cộng đồng, nên cần có sự chung tay, góp sức từ nhiều phía; đặc biệt, là từ nguồn ngân sách địa phương, nhằm tạo thêm cơ hội cho người dân được tiếp cận nguồn tri thức, để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, góp phần xóa đói, giảm nghèo.

Bưu điện tỉnh Lâm Đồng cũng đang cố gắng tìm mọi giải pháp để vực dậy các điểm BĐ VHX, như phối hợp với ngành văn hóa, thể thao và du lịch làm công tác “xã hội hóa” đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị; đồng thời, kiến nghị chính quyền địa phương xem xét, hỗ trợ kinh phí sửa chữa, nâng cấp các điểm BĐ VHX và tăng thu nhập cho nhân viên phục vụ. Thế nhưng, nhiều ý kiến cho rằng, với sự phát triển rầm rộ của công nghệ thông tin như hiện nay, thì BĐ VHX hoạt động không hiệu quả là tất yếu. Vậy, có cần thiết tồn tại BĐ VHX?ª

làm việc hơn 10 năm, cho hay: “Nhờ có Dự án BMGF-VN hỗ trợ cho mấy bộ máy vi tính, nên doanh thu của BĐ-VHX Lộc Phú từ tiền truy cập internet cũng được 1 - 2 triệu đồng mỗi tháng. Tuy nhiên, sau khi hạch toán, khoản thu này vẫn không đủ chi. Vì vậy, sau thời gian mở cửa, từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ 30 phút, tôi phải đi làm thêm những việc khác để kiếm sống”. Ngoài điểm BĐ VHX Lộc Phú được cung cấp Dự án BMGF-VN, toàn tỉnh Lâm Đồng còn có thêm 27 điểm được lắp đặt hệ thống internet công cộng từ chương trình này. Tuy nhiên, trao đổi với chúng tôi, bà Phó Giám đốc Bưu điện tỉnh Lâm Đồng

° BĐ VHX Hà Lâm cũng chẳng khá hơn.

8 thÖÙ TÖ 26 - 3 - 2014

Thoát khỏi bệnh thoái hóa khớpnhờ Boni-Star

Chúng tôi tìm tới câu lạc bộ cầu lôngquận Ba Đình để gặp chú Nguyễn QuốcQuân, 60 tuổi – số 40, ngõ 94, Ngọc Hà,Ba Đình, Hà Nội - thiếu tá quân đội đã vềhưu đồng thời là vận động viên cầu lôngkỳ cựu của quận. Nhìn chú trong bộ quầnáo thi đấu trông thật khỏe khoắn, hoạt bátnhưng chẳng ai có thể ngờ chú đã từngsống chung với căn bệnh thoái hóa khớp 10năm nay.

Với khăn lau mồ hôi trên trán, chú ngồixuống bắt đầu cuộc chuyện trò: “Hơn chụcnăm trước chú bắt đầu thấy chân tay cóhiện tượng mỏi, đi đâu về là phải xoa bópliên tục. Sáng ra thì chân cứng đơ, phải vậnđộng một lúc mới bình thường trở lại. Chúcũng coi thường nên chỉ dùng rượu gừngđể xoa bóp thôi. Sau dần chú thấy các khớpngón tay, chân rồi tới khớp gối bị đau vàngày càng đau nặng hơn. Nhất là đang ngồimà đứng lên là cả một vấn đề, có người đỡhay có chỗ vịn tay thì cũng phải khổ sở lắmmới đứng được. Thay đổi thời tiết là biếtngay, các khớp đều sưng tấy lên, đau lắm.”

“Đi khám bác sĩ kết luận chú bị thoái hóakhớp và gai đốt sống lưng. Trên phim chụpX - quang bác sĩ còn chỉ rõ cho chú thấy lớpsụn khớp đã bị mòn, nhất là hình ảnh cácgai xương, sụn rải rác trong khớp trông nhưmấy cây kim,thảo nào làm chú đau như thế.

Chú tiêm và uống thuốc theo đơn của bácsĩ, rồi còn kết hợp cả châm cứu nữa nhưngcũng không khả quan lắm, đỡ vài ngày rồilại đau lại. Có đợt bệnh nặng, nằm ngồi đềumột tư thế thẳng đuột, cứng đơ, xoay ngườilà đau nhói, sinh hoạt phải có người phụcvụ. Là bộ đội nên tác phong lúc nào cũngphải nhanh nhẹn, kể cả trong cuộc sốnghay trong công việc ấy thế mà vì căn bệnhnày mà đến lo cho mình chú còn làm khôngnổi huống chi là làm việc và chơi thể thao.”Tôi ngạc nhiên: “ Nhưng vừa rồi nhìn chúchơi cầu lông cháu thấy vẫn còn linh hoạtlắm mà?”

Chú cười lớn: “Nhờ mấy bác trong câulạc bộ giới thiệu cho tpcn Boni-Star củaCanada, chú thấy công thức có collagentyp II không biến tính giúp nuôi dưỡngsụn, tạo chất nhờn, tăng độ bền và dẻodai cho khớp, ngoài ra có sự phối hợphoàn hảo của glucosamine và chondroitin,thêm vào đó là MSM, boswellia serrata,hyaluronat cực tốt cho người bị thoái hóakhớp, viêm khớp mãn tính, đau và khôkhớp, khớp kêu lục cục, đồng thời cònphòng ngừa, làm chậm quá trình thoái hóaxương khớp.

Chú dùng liên tục 4 viên / ngày, sau 1tháng chú thấy các khớp êm và dịu hơnnhiều, đứng lên ngồi xuống cũng dễ dànghơn. Yên tâm nên chú dùng Boni-Startiếp 4 tháng, thật kì diệu các khớp đã hếtsưng đau, người khỏe khoắn, trời nónghay lạnh thì chú vẫn không thấy bị đau lạinhư trước nữa. Tuyệt vời nhất là chú đãquay lại được với câu lạc bộ cầu lông,điều mà chú chưa bao giờ nghĩ tới. Maymà gặp thầy gặp thuốc thì chú mới đượcnhư ngày hôm nay. Đúng là hết bệnhkhớp, cuộc đời như tươi vui trở lại.”ĐT tư vấn: 0984.464.844 – 04.3766.2222-043.734 2904- 04 3760 6666Vp tư vấn: 204H- Đội Cấn- Ba đình- Hànội. Website: botania.com.vn1.Nt Nhân Hòa: 10 Nguyễn Thị MinhKhai, Đà Lạt2.Nt Đức Nghĩa: 52 Hải Thượng LãnÔng, Đức Trọng

THÔNG BÁO CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QSDĐ, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở

Xét hồ sơ đề nghị cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của các ông (bà): 1/ Bùi Hữu Đức, địa chỉ liên lạc: Khu 5 - thị trấn Lộc Thắng - huyện Bảo Lâm; 2/ Nguyễn Tịnh Bình, hộ khẩu thường trú: 69R Ba Tháng Hai - phường 1 - thành phố Đà Lạt; 3/ Hoàng Thị Hà, hộ khẩu thường trú: 02 Ánh Sáng - phường 1 - thành phố Đà Lạt.

Về việc mất các giấy tờ gốc trong hồ sơ đề nghị cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại địa chỉ thửa đất thuộc phường 6, thành phố Đà Lạt gồm các loại giấy tờ sau:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AN 732397 do UBND thành phố Đà Lạt cấp ngày 29/12/2008 tại địa chỉ thửa đất: Lô A40 Khu quy hoạch Ngô Quyền - Bạch Đằng, thuộc thửa đất số 825, tờ bản đồ số 01 (C69-I), phường 6, thành phố Đà Lạt, đứng tên người sử dụng đất: ông (bà) Nguyễn Năm - Nguyễn Thị Hoài Thương, đã cập nhật thay đổi chủ quyền lần 3 ngày 26/10/2009 đứng tên người sử dụng đất: ông Bùi Hữu Đức đồng sở hữu và sử dụng với ông (bà) Nguyễn Tịnh Bình - Hoàng Thị Hà. Tổng diện tích thửa đất: 306,60 m2.

Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất thành phố Đà Lạt thông báo: Trong vòng 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo này, các trường hợp có thắc mắc, khiếu nại hay tranh chấp đổi với thửa đất hoặc giấy chứng nhận nêu trên, đề nghị liên hệ Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất Đà Lạt tại địa chỉ số: 10 đường Ba Tháng Tư - phường 3 - thành phố Đà Lạt để được hướng dẫn giải quyết.

Quá thời hạn trên, Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất Đà Lạt sẽ tiến hành giải quyết trình hủy giấy chứng nhận trên và cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mới tại địa chỉ thửa đất: Lô A40 Khu quy hoạch Ngô Quyền - Bạch Đằng, thuộc thửa đất số 825, tờ bản đồ số 01 (C69-I), phường 6, thành phố Đà Lạt cho các ông (bà): Bùi Hữu Đức - Nguyễn Tịnh Bình - Hoàng Thị Hà theo quy định.

Mọi thắc mắc, khiếu nại sau thời gian trên Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất sẽ không chịu trách nhiệm xem xét, giải quyết.

ª Xét hồ sơ xin cấp GCN QSD đất sau khi chuyển nhượng QSD đất của hộ bà Vòng Ửng Múi, thường trú thôn 11 - Đambri - thành phố Bảo Lộc.

Xét đề nghị của hộ bà Vòng Ửng Múi về việc người sang nhượng đã đi khỏi địa phương mà chưa làm thủ tục sang nhượng đúng quy định của pháp luật.

Ngày 19/8/2002 bà Vòng Sồng Hếnh đã sang nhượng cho hộ bà Vòng Ửng Múi 1 GCNQSD đất số: O 658478, thửa đất: 71, tờ bản đồ số 9 với diện tích: 23.505m2, trong đó 400m2 đất ở và 23.105m2 đất nông nghiệp, địa chỉ thửa đất: thôn 11 - Đambri - Bảo Lộc và đi khỏi địa phương.

Nay UBND xã Đambri - Bảo Lộc ra thông báo và đề nghị hộ bà Vòng Ửng Múi gửi thông báo này về cho hộ Vòng Sồng Hếnh về địa phương lập thủ tục sang nhượng theo quy định hiện hành. Nếu có khiếu nại hoặc bất kỳ thông tin nào liên quan đến nội dung trên, đề nghị thông báo về UBND xã Đambri - thành phố Bảo Lộc.

Sau 30 ngày kể từ ngày được gửi thông báo đến các địa chỉ nêu trên nếu không có tranh chấp, khiếu nại UBND Đambri sẽ hướng dẫn cho hộ bà Vòng Ửng Múi làm thủ tục đề nghị cấp có thẩm quyền thu hồi GCNQSD đất nói trên của chủ cũ và cấp lại GCNQSD cho chủ mới theo quy định của pháp luật, mọi khiếu nại sau thời gian này UBND Đambri không giải quyết.

ª Văn phòng Đăng ký QSDĐ huyện Di Linh thông báoÔng (bà) Mai Văn Quyển được UBND huyện Di Linh cấp Giấy chứng nhận QSDĐ

số L 165529 theo Quyết định số 664/QĐ-UB ngày 26/6/1998 vào sổ theo dõi cấp giấy số 2519/QSDĐ.

- Thửa đất số 71, 72, 74 tờ bản đồ địa chính số 8C, xã Đinh Lạc, diện tích 5.316m2 đất CLN

- Thời hạn sử dụng: đến 2043 đối với đất CLN.Năm 2007 ông (bà) Mai Văn Quyển chuyển nhượng QSDĐ thửa đất trên cho ông (bà)

Quan Văn Đại, thường trú tại thôn Tân Phú 1, xã Đinh Lạc, huyện Di Linh, trong quá trình sang nhượng các bên chưa thực hiện việc chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật và ông (bà) Mai Văn Quyển đã giao giấy chứng nhận QSDĐ cho ông (bà) Quan Văn Đại.

Hiện nay ông Mai Văn Quyển ở đâu liên hệ với UBND xã Đinh Lạc hoặc Văn phòng Đăng ký QSD đất lập hồ sơ chuyển nhượng QSD đất theo quy định.

Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo này được đăng số báo đầu tiên nếu không có tranh chấp khiếu nại, Văn phòng ĐKQSD đất sẽ chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính, tham mưu cho Phòng Tài nguyên & Môi trường trình UBND huyện Di Linh quyết định thu hồi giấy CNQSD đất nói trên và cấp lại giấy CNQSD đất cho ông (bà) Quan Văn Đại theo quy định của pháp luật, mọi thắc mắc sau này Văn phòng ĐKQSD đất sẽ không chịu trách nhiệm giải quyết.

Thông báo xin cấp GCN QSD đất

GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP- Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH May Tinh Long- Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế: 5801140872Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp như sau:- Quyết định giải thể số: 01/QĐGT/TL ngày 1/1/2013- Lý do giải thể: Hoạt động sản xuất không hiệu quả.Doanh nghiệp cam kết đã hoàn thành các khoản nợ, nghĩa vụ thuế, tài sản và chịu trách

nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung thông báo này.

Ngày 21-23/3/2014, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Tin học Việt Nam và UBND Tỉnh Thái Nguyên tổ chức Ngày hội Máy tính cho cuộc sống lần thứ nhất.

Chương trình “Máy tính cho cuộc sống” là sáng kiến do Bộ Thông tin và Truyền thông phát động trong khuôn khổ Diễn đàn Công nghệ thông tin Thế giới, nhằm vận động và quyên góp máy tính để trao tặng cho người dân tại các vùng khó khăn, giúp người dân có cơ hội sử dụng máy tính, truy cập internet tìm kiếm thông tin hữu ích nâng cao chất lượng cuộc sống.

Từng đạt giải nhất quốc tế trong hơn 150 dự án trên thế giới về CNTT cho người dân được tổ chức tại Ấn Độ, Dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập internet công cộng tại Việt Nam” đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm với chương trình “Máy tính cho cuộc sống”. Hiện nay, Dự án BMGF-VN đã triển khai tại 28 tỉnh trong cả nước. Lâm Đồng là 1 trong 16 tỉnh tham gia dự án trong bước 2, giai đoạn II, được trang bị 335 bộ máy tính có kết nối internet cho 50 điểm Thư viện công cộng và Bưu điện Văn hóa xã. Theo ông Phan Hữu Phong, Giám đốc Ban Quản lý Dự án BMGF-VN, với kinh nghiệm triển khai trong thời gian qua, Dự án BMGF-VN đã chia sẻ với Chương trình “Máy tính cho cuộc sống” tài liệu và kinh nghiệm trong các lĩnh vực đào tạo, truyền thông cũng như đánh giá hiệu quả hoạt động… Đặc biệt, Dự án BMGF-VN đã đưa ra ý tưởng cùng các bên sử dụng hệ thống sẵn có của dự án cho việc triển khai chương trình Máy tính cho cuộc sống, xây dựng nông thôn mới.

Tính đến thời điểm hiện tại, dự án BMGF-VN là dự án lớn nhất do chương trình Thư viện toàn cầu - BMGF tài trợ không hoàn lại và từng đạt giải nhất quốc tế trong hơn 150 dự án trên thế giới về CNTT cho người dân được tổ chức tại Ấn Độ.

Cùng đồng hành đưa internet về nông thônThông báo mời thầu

Công an huyện Đơn Dương - tỉnh Lâm Đồng thông báo mời thầu- Tên gói thầu: Mua máy đo tốc độ ULTRALYTE- Nguồn vốn: Ngân sách Nhà nước- Hình thức chọn nhà thầu: Chào hành cạnh tranh trong nước, trọn gói- Phương thức đấu thầu: 1 túi hồ sơ- Địa chỉ nhận, đóng và mở hồ sơ dự thầu: Công an huyện Đơn Dương (12 Trần Phú,

Thạnh Mỹ, Đơn Dương, Lâm Đồng).- Thời gian nhận hồ sơ: Từ 25/3/2014 đến 28/3/2014- Thời gian mở công khai hồ sơ dự thầu: 9h00 ngày 28/3/2014Công an huyện Đơn Dương trân trọng kính mời đại diện các nhà thầu có quan tâm

đến gói thầu nộp hồ sơ dự thầu, dự lễ mở thầu theo thời gian và địa điểm như trên.

GIAÙ1.500đ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN THANH ÑAÏM ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT