3 ly thuyet tro choi

34
1 Định giá thuyết trò chơi & chiến lược cạnh tranh Pricing, Game theory & Competitive strategy Nội dung tìm hiểu Tổng quan về cấu trúc thị trường và cách thức ra quyết định của các doanh nghiệp trên các thị trường. Định giá thuyết trò chơi ứng dụng trong kinh tế. Các doanh nghiệp độc quyền nhóm ra quyết định chiến lược cạnh tranh như thế nào?

Upload: vo-khoi

Post on 30-Jul-2015

249 views

Category:

Documents


9 download

TRANSCRIPT

1

Định giá

Lý thuyết trò chơi & chiến lược cạnh tranh

Pricing, Game theory & Competitive strategy

Nội dung tìm hiểu

Tổng quan về cấu trúc thị trường và cách thức ra

quyết định của các doanh nghiệp trên các thị trường.

Định giá

Lý thuyết trò chơi và ứng dụng trong kinh tế.

Các doanh nghiệp độc quyền nhóm ra quyết định

chiến lược cạnh tranh như thế nào?

2

Các cấu trúc thị trường

Số lượng

doanh nghiệp

Loại sản phẩm

Độc quyền

---

• Nước máy

• Truyền hình cáp

Độc quyền nhóm

---

• Banh tennis

• Thuốc lá

Cạnh tranh

độc quyền

---

• Tiểu thuyết

• Phim

Cạnh tranh

hoàn hảo

---

• Lúa mỳ

• Sữa

Một

doanh

nghiệp

Vài

doanh

nghiệp

Nhiều

doanh nghiệp

Sản phẩm

khác biệt

Sản phẩm

đồng nhất

Thị trường cạnh tranh hoàn hảo

Doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo, giá

cả = doanh thu biên = doanh thu trung bình.

Nếu 𝑃 > 𝐴𝑉𝐶, doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận bằng

cách sản xuất tại mức sản lượng mà 𝑀𝑅 = 𝑀𝐶.

Nếu 𝑃 < 𝐴𝑉𝐶, doanh nghiệp sẽ đóng cửa trong ngắn

hạn, rời khỏi thị trường trong dài hạn.

Trong ngắn hạn, doanh nghiệp không thể gia nhập thị

trường ngay, cầu tăng sẽ làm tăng lợi nhuận của doanh

nghiệp

Khi có sự tự do gia nhập hay rời khỏi thị trường, lợi

nhuận bằng 0 trong ngắn hạn, và giá sẽ bằng với ATC

nhỏ nhất.

3

Thị trường độc quyền

Doanh nghiệp độc quyền là người bán duy nhất trên

thị trường. Độc quyền xuất hiện do các rào cản gia

nhập thị trường như kiểm soát nguồn tài nguyên

quan trọng, được chính phủ trao cho đặc quyền sản

xuất một loại hàng hóa nào đó, hoặc có lợi thế cung

cấp hàng hóa của toàn bộ thị trường ở một mức giá

thấp hơn các doanh nghiệp khác

Doanh nghiệp độc quyền đối mặt với đường cầu dốc

xuống. Kết quả là, họ phải giảm giá để bán được

nhiều sản phẩm hơn, làm cho doanh thu biên nhỏ

hơn giá bán.

Thị trường độc quyền

Doanh nghiệp độc quyền tối đa hóa lợi nhuận bằng

cách sản xuất ở mức sản lượng có doanh thu biên

bằng với chi phí biên. Nhưng do doanh thu biên nhỏ

hơn giá bán, giá độc quyền sẽ lớn hơn chi phí biên,

gây ra tổn thất vô ích.

Doanh nghiệp độc quyền (cũng như các doanh

nghiệp có quyền lực thị trường) tìm cách tăng lợi

nhuận bằng cách bán sản phẩm của mình tùy theo

mức sẵn lòng trả của khách hàng. Cách thức này

được gọi là phân biệt giá.

4

Phân biệt giá

Phân biệt: đối xử mọi người theo những cách khác

nhau dựa trên một số đặc điểm nào đó (ví dụ: sắc

tộc, giới tính)

Phân biệt giá: hành vi bán cùng một hàng hóa nào

đó theo những mức giá khác nhau cho những khách

hàng khác nhau.

Đặc tính được sử dụng trong chính sách phân biệt

giá là sự sẵn lòng trả (WTP): doanh nghiệp có thể

tăng lợi nhuận bằng cách bán với giá cao hơn cho

những người có giá sẵn lòng trả cao hơn.

Phân biệt giá hoàn hảo với chính sách độc

quyền 1 giá duy nhất

Thặng dư

tiêu dùng

Tổn thất

vô ích

Lợi nhuận

Độc quyền

Khi doanh nghiệp độc

quyền tính cùng 1 mức

giá như nhau (PM) với

tất cả người mua.

Kết quả là tạo ra tổn

thất vô ích MC

Q

P

D

MR

PM

QM

5

Phân biệt giá hoàn hảo với chính sách độc

quyền 1 giá duy nhất

Lợi nhuận

độc quyền

Hình bên minh họa khi doanh

nghiệp độc quyền sản xuất ở

mức sản lượng cạnh tranh

nhưng với mỗi người mua tính 1

mức giá khác nhau tùy theo

mức sẵn lòng chi trả của họ.

Đây được gọi là phân biệt giá

hoàn hảo.

Doanh nghiệp độc quyền thu

được lợi nhuận chính là toàn bộ

thặng dư tiêu dùng.

Nhưng không có tổn thất vô ích

MC

Q

P

D

MR

Q

Phân biệt giá trong thực tế

Trong thực tế, phân biệt giá hoàn hảo là không khả

thi, bởi vì:

Không doanh nghiệp nào có thể biết được mức sẵn lòng

trả của mỗi người mua

Người mua cũng chẳng nói cho người bán biết

Do đó, doanh nghiệp sẽ chia khách hàng ra thành

từng nhóm dựa trên một số đặc điểm có thể quan

sát được có liên quan đến mức sẵn lòng trả, ví dụ

như độ tuổi.

6

Các ví dụ về phân biệt giá

Vé xem phim:

Giảm giá cho người già, sinh viên và những người có

khả năng đi xem phim vào những buổi trưa trong tuần.

Đây là những người có nhiều khả năng có mức sẵn lòng

trả thấp hơn so với những người mua nguyên vé vào tối

thứ 6.

Giá vé hàng không:

Giảm giá cho những ai ở lại qua đêm tối thứ 7: đây là

cách giúp phân biệt giữa những khách doanh nhân có

mức sẵn lòng trả cao hơn so với khách du lịch nhạy cảm

với giá hơn.

Các ví dụ về phân biệt giá

Phiếu giảm giá:

Những ai có thời gian để ngồi cắt và sắp xếp các phiếu

giảm giá thường là những người có thu nhập thấp và

mức sẵn lòng trả thấp hơn so với những người khác.

Hỗ trợ tài chính:

Những gia đình có thu nhập thấp có mức sẵn lòng trả

thấp hơn cho chi phí giáo dục đại học cho con em của

họ. Các trường phân biệt giá bằng cách thu học phí cao

với những sinh viên giàu có và đưa ra sự trợ giúp tài

chính có chọn lọc

7

Các ví dụ về phân biệt giá

Giảm giá theo số lượng:

Mức sẵn lòng trả của người mua thường giảm xuống với

mỗi đơn vị sản lượng tăng thêm, do đó, doanh nghiệp sẽ

tính giá thấp hơn khi mua số lượng lớn hơn.

Ví dụ: rạp chiếu phim bán một phần bắp rang bơ nhỏ với

giá $4, và phần lớn gấp đôi chỉ với giá $5

Phân biệt giá cấp 2

Phân biệt giá cấp hai: định các mức giá khác nhau

với số lượng cho những sản phẩm và dịch vụ tiêu

dùng khác nhau.

Định giá theo khối:

Định các mức giá

cho những số lượng

hay các khối hàng

hóa khác nhau.

8

Phân biệt giá cấp 3

Phân biệt giá cấp ba: Chia khách hàng ra hai hay

nhiều nhóm với các đường cầu riêng biệt và định giá

khác nhau cho mỗi nhóm.

Tạo các nhóm người tiêu dùng

Nếu sự phân biệt giá cấp ba là khả thi, làm sao để định

giá bán cho mỗi nhóm người tiêu dùng?

Chúng ta biết rằng nhiều sản phẩm được tạo ra, tổng sản

lượng cần được phân chia giữa các nhóm khách hàng

sao cho doanh thu biên đối với mỗi nhóm là như nhau.

Chúng ta biết rằng tổng sản lượng cần ở mức sao cho

doanh thu biên đối với mỗi nhóm khách hàng bằng chi

phí sản xuất biên.

Phân biệt giá cấp 3

𝜋 = 𝑃1𝑄1 + 𝑃2𝑄2 − 𝑇𝐶(𝑄)

∆𝜋

∆𝑄1=

∆ 𝑃1𝑄1

∆𝑄1−

∆𝑇𝐶

∆𝑄1= 0 → 𝑀𝑅1 = 𝑀𝐶 = MR2

𝑀𝑅 = 𝑃 1 +1

𝐸𝑑→

𝑃1

𝑃2=

1+1/𝐸2

1+1/𝐸1

9

Phân biệt giá theo thời điểm

Phân biệt giá theo thời điểm: Các khách hàng được

chia thành các nhóm khác nhau với các hàm cầu

khác nhau được định giá khác nhau vào các thời

điểm khác nhau.

Đặt giá vào lúc cao điểm: Tính giá cao trong các giai

đoạn cao điểm khi hạn chế về năng suất khiến cho

chi phí biên tăng cao.

Phân biệt giá theo thời điểm

Các khách hàng được phân chia thành nhóm và

thay đổi giá theo thời gian.

Ban đầu, giá cao và hãng dành được thặng dư tiêu dùng

từ những khách hàng với cầu cao đối với sản phẩm và

không đồng ý chờ đợi.

Sau đó, giá giảm xuống cho thị trường đại trà.

10

Phân biệt giá theo thời điểm

Nhu cầu cho một số mặt

hàng và dịch vụ tăng

nhanh chóng trong một số

thời điểm nhất định.

Tính một mức giá 𝑃1 cao

hơn trong các thời kỳ cao

điểm có lợi nhuận nhiều

hơn là tính một mức giá

cho tất cả các thời điểm.

Điều này hiệu quả hơn vì

chi phí biên cao hơn trong

các thời kỳ cao điểm.

Định giá 2 phần

Hình thức định giá mà người tiêu dùng phải trả cả

phí đăng ký lẫn phí sử dụng.

Hãng tối đa hóa lợi nhuận bằng cách xác định

phí sử dụng P bằng chi phí biên và vé vào cửa

T* bằng toàn bộ thặng dư tiêu dùng của khách

hàng .

11

Định giá 2 phần

Đối với 2 người tiêu dùng:

Phí sử dụng tối đa hóa

lợi nhuận P* sẽ vượt quá

chi phí biên.

Phí vào cửa T* bằng với

thặng dư của người tiêu

dùng với cầu nhỏ hơn.

Kết quả: Lợi nhuận là

2𝑇∗ + (𝑃 − 𝑀𝐶)(𝑄1 + 𝑄2).

Lưu ý rằng lợi nhuận này

lớn hơn hai lần diện tích

tam giác ABC.

Với n người tiêu dùng: 𝜋 = 𝑛 𝑇 × 𝑇 + 𝑃 − 𝑀𝐶 × 𝑄(𝑛)

Bán trọn gói

Bán trọn gọi là kết hợp hai hay nhiều sản phẩm và

bán cùng với nhau.

Giả sử có 2 rạp chiếu phim và giá vé của 2 rạp tùy theo

từng phim như sau:

Nếu bán từng vé riêng lẻ, doanh thu?

Nếu bán gộp 2 vé với mức giá 350,000, doanh thu?

Wolf of the Wall Street Quả tim máu

Rạp A 240,000 120,000

Rạp B 200,000 160,000

12

So sánh giữa doanh nghiệp độc quyền và

doanh nghiệp cạnh tranh

Cạnh tranh Độc quyền

Giống nhau

Mục tiêu của doanh nghiệp Tối đa hóa lợi nhuận

Nguyên tắc để tối đa hóa lợi nhuận MR= MC

Lợi nhuận kinh tế trong ngắn hạn? Có

Khác biệt

Số lượng doanh nghiệp Nhiều Một

Doanh thu biên 𝑀𝑅 = 𝑃 𝑀𝑅 < 𝑃

Giá 𝑃 = 𝑀𝐶 𝑃 > 𝑀𝐶

Sản xuất ở mức sản lượng tối đa hóa phúc lợi? Có Không

Khả năng gia nhập trong dài hạn Có Không

Lợi nhuận kinh tế trong dài hạn Không Có

Khả năng phân biệt giá Không Có

Thị trường cạnh tranh độc quyền

Thị trường cạnh tranh độc quyền có rất nhiều doanh nghiệp, sản phẩm khác biệt với nhau và được tự do gia nhập thị trường.

Mỗi doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh độc quyền đều dư thừa năng lực sản xuất – họ sản xuất ít hơn mức sản lượng có tổng chi phí bình quân thấp nhất. Mỗi doanh nghiệp định giá sản phẩm của mình cao hơn mức chi phí biên.

Cạnh tranh độc quyền không có tất cả những đặc tính phúc lợi như mong đợi của cạnh tranh hoàn hảo. Việc định giá cao hơn chi phí biên tạo ra tổn thất vô ích.

13

Quảng cáo

Trên thị trường cạnh tranh độc quyền, sự khác biệt

về sản phẩm cũng như việc định giá cao hơn chi phí

biên vô tình tạo ra việc quảng cáo sản phẩm.

Một cách tổng quát, sản phẩm càng khác biệt thì

doanh nghiệp sẽ quảng cáo nhiều hơn.

Các nhà kinh tế tranh cãi rất nhiều về giá trị xã hội

của việc quảng cáo.

Các ý kiến phê phán

Xã hội đang lãng phí những nguồn lực dành cho

quảng cáo.

Doanh nghiệp quảng cáo nhằm lôi kéo, điều khiển

thị hiếu người tiêu dùng.

Quảng cáo làm cản trở sự cạnh tranh – Quảng cáo

tạo ra sự ngộ nhận rằng sản phẩm này thật sự khác

biệt hơn nhiều so với giá trị thực của nó, do đó, cho

phép các doanh nghiệp định giá chênh lệch cao

hơn.

14

Các ý kiến bảo vệ

Quảng cáo đem lại thông tin hữu ích cho người tiêu

dùng.

Người tiêu dùng tiếp cận được thông tin quảng cáo

có thể dễ dàng tìm thấy và khai thác sự khác biệt về

giá cả.

Do đó, quảng cáo thúc đẩy cạnh tranh và giảm

quyền lực thị trường.

Kết quả của một nghiên cứu nổi bật (Benham,

1972): mắt kính ở những tiểu bang cấm quảng cáo

thì đắt hơn ở những tiểu bang không hạn chế việc

quảng cáo.

Quảng cáo là một tín hiệu về chất lượng

Một doanh nghiệp sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền để quảng

cáo để phát tín hiệu cho người tiêu dùng thấy chất lượng

sản phẩm của họ,

Quảng cáo có thể thuyết phục người mua thử dùng sản

phẩm của họ một lần, nếu đó là sản phẩm chất lượng

cao thì họ sẽ tiếp tục sử dụng sản phẩm của mình.

Bỏ ra quá nhiều tiền cho quảng cáo thì thật không đáng

nếu như nó không lôi kéo được khách hàng tiếp tục sử

dụng sản phẩm của mình.

Khi người tiêu dùng xem những quảng cáo mắc tiền, họ

nghĩ rằng sản phẩm ắt hẳn phải tốt nếu như công ty sẵn

lòng chi nhiều tiền cho quảng cáo như vậy.

15

Quảng cáo, chi phí và định giá

Nếu doanh nghiệp

tiến hành quảng cáo,

các đường doanh thu

trung bình và doanh

thu biên dịch chuyển

sang phải.

Chi phí trung bình

tăng nhưng chi phí

biên không đổi.

Tổng lợi nhuận lớn

hơn trước 𝜋 = 𝑃 × 𝑄 𝑃, 𝐴 − 𝑇𝐶 𝑄 − 𝐴

Quảng cáo, chi phí và định giá

Quảng cáo làm tăng sản lượng

Quảng cáo làm tăng chi phí.

Định mức chi tiêu cho quảng cáo để tối đa hóa

𝜋 = 𝑃 × 𝑄 𝑃, 𝐴 − 𝑇𝐶 𝑄 − 𝐴

𝑀𝑅𝐴𝑑𝑠 = 𝑃 ×∆𝑄

∆𝐴= 1 + 𝑀𝐶 ×

∆𝑄

∆𝐴

𝑃 − 𝑀𝐶∆𝑄

∆𝐴= 1

𝐴

𝑇𝑅=

𝐴

𝑃×𝑄=

𝑃−𝑀𝐶

𝑃(

𝐴

𝑄

∆𝑄

∆𝐴)

𝐴

𝑇𝑅= −

𝐸𝐴

𝐸𝑃

16

Hàng hiệu

Trên nhiều thị trường, hàng hiệu xuất hiện đồng thời

cùng với hàng nhái.

Các doanh nghiệp có thương hiệu thường chi tiêu

nhiều hơn cho quảng cáo, và cũng áp mức giá cao

hơn đối với sản phẩm của họ.

Cùng với quảng cáo, cũng có những bất đồng ý kiến

về thương hiệu dưới góc nhìn kinh tế học…

Các ý kiến phê phán

Thương hiệu làm cho người tiêu dùng ngộ nhận

những sự khác biệt không tồn tại.

Mức sẵn lòng trả của người tiêu dùng cho hàng hiệu

thường là phi lý trí, bị dụ dỗ bởi quảng cáo.

Bỏ đi sự bảo hộ của chính phủ về thương hiệu sẽ

làm giảm ảnh hưởng của thương hiệu, do đó, làm

giảm giá bán.

17

Các ý kiến bảo vệ

Thương hiệu cung cấp thông tin về chất lượng sản

phẩm cho người tiêu dùng.

Các công ty có tên tuổi sẽ có động lực đảm bảo chất

lượng sản phẩm để bảo vệ uy tín thương hiệu của

họ.

So sánh giữa canh tranh hoàn hảo và

cạnh tranh độc quyền

Cạnh tranh

hoàn hảo

Cạnh tranh

độc quyền

Số người bán Nhiều Nhiều

Tự do gia nhập/rời khỏi thị trường Có Có

Lợi nhuận kinh tế dài hạn Zero Zero

Sản phẩm kinh doanh Giống nhau Khác nhau

Quyền lực thị trường Không có Có

Đường cầu của doanh nghiệp Nằm ngang Dốc xuống

18

So sánh giữa độc quyền & cạnh tranh

độc quyền

Độc quyền Cạnh tranh

độc quyền

Số người bán Một Nhiều

Tự do gia nhập/rời khỏi thị trường Không Có

Lợi nhuận kinh tế dài hạn Dương Zero

Quyền lực thị trường Có Có

Đường cầu của doanh nghiệp

Dốc xuống

(cầu thị

trường)

Dốc xuống

Hàng hóa thay thế gần giống Không có Nhiều

Độc quyền nhóm

Độc quyền nhóm: cấu trúc thị trường chỉ có 1 số ít

người bán những sản phẩm giống nhau hoặc tương

tự nhau.

Hành vi chiến lược trên thị trường độc quyền nhóm:

quyết định về mức giá và sản lượng của doanh

nghiệp này sẽ có tác động đến doanh nghiệp khác

và họ sẽ có phản ứng. Doanh nghiệp sẽ cân nhắc

những phản ứng này khi ra quyết định.

19

Lý thuyết trò chơi

Lý thuyết trò chơi giúp chúng ta hiểu về thị trường

độc quyền nhóm và những tình huống khác, khi mà

những người chơi tương tác và ứng xử với nhau

một cách có chiến lược.

Chiến lược thống trị: Là chiến lược tốt nhất cho

một người chơi, bất kể người chơi kia lựa chọn

chiến lược nào.

Cân bằng Nash: Một tình huống mà ở đó các tác

nhân kinh tế khi tương tác với những tác nhân khác,

mỗi bên sẽ lựa chọn chiến lược tốt nhất sau khi biết

đối phương đã chọn những chiến lược của họ.

Lý thuyết trò chơi

Cảnh sát bắt được Bonnie và Clyde, 2 nghị phạm

của 1 vụ cướp ngân hàng, nhưng chỉ đủ chứng cứ

bỏ tù mỗi người 1 năm. Cảnh sát thẩm vấn mỗi

người trong mỗi phòng riêng biệt, đưa ra cho mỗi

người một thỏa thuận:

Chúng tôi có thể bắt giam anh một năm.

Nếu anh thừa nhận đã thực hiện vụ cướp ngân hàng

và tố cáo đồng phạm của anh, anh sẽ được miễn tội và

thả tự do, còn đồng phạm của anh sẽ phải ở tù 20 năm

Nếu cả 2 cùng thú tội, mỗi người sẽ ở tù 8 năm.

20

Tình huống tiến thoái lưỡng nan của người tù

Thú tội Im lặng

Thú tội

Im lặng

Quyết định của Bonnie

Quyết định

của Clyde

Bonnie ở tù

8 năm

Clyde

ở tù 8 years

Bonnie ở tù

20 năm

Bonnie ở tù

1 năm

Bonnie tự do

Clyde

tự do

Clyde

ở tù 1 năm Clyde

ở tù 20 năm

Thú tội là chiến lược thống trị cho cả 2 người tù

Cân bằng Nash:

cả 2 cùng thú tội

Tình huống tiến thoái lưỡng nan của người tù

Kết quả: Bonnie và Clyde cùng thú tội, mỗi người bị

phạt 8 năm tù giam.

Cả 2 sẽ đạt được kết quả tốt hơn nếu cả 2 cùng giữ

im lặng.

Nhưng thậm chí nếu như trước khi bị bắt Bonnie và

Clyde đã thỏa thuận với nhau là sẽ giữ im lặng, logic

về lợi ích cá nhân sẽ thắng và làm cho chúng thú tội.

Tình huống tiến thoái lưỡng nan của người tù:

Là một trò chơi giữa hai người tù qua đó cho thấy tại

sao sự hợp tác lại trở nên khó khăn ngay cả khi nó

có lợi cho cả hai.

21

T-Mobile & Verizon

Q = 30 Q = 40

Q = 30

Q = 40

T-Mobile

Verizon

T-Mobile’s

= $900

Verizon’s

= $900

T-Mobile’s

= $1000

T-Mobile’s

= $800

T-Mobile’s

= $750

Verizon’s

= $750

Verizon’s

= $800

Verizon’s

= $1000

Chiến lược thống trị của mỗi doanh nghiệp: phá vỡ cam

kết, sản xuất ở mức 𝑄 = 40

Cấu kết và lợi ích cá nhân

Cả 2 doanh nghiệp sẽ đạt được kết quả tốt hơn nếu

như cùng thực hiện cam kết đã đặt ra.

Nhưng mỗi doanh nghiệp đều có động cơ để phá vỡ

cam kết.

Bài học rút ra: rất khó cho các doanh nghiệp độc

quyền nhóm hình thành các nhóm liên kết với nhau

và nghiêm túc thực hiện cam kết của mình.

22

Bài tập thực hành: cuộc chiến giá vé máy bay

Người chơi: Vietnam Airlines và Vietjet Air

Lựa chọn: giảm giá vé 50% hoặc không làm gì cả

Nếu cả 2 hãng hàng không cùng cắt giảm giá vé, lợi

nhuận của mỗi hãng là 40 triệu USD

Nếu không có hãng nào cắt giảm giá vé, lợi nhuận của

mỗi hãng là 60 USD

Nếu chỉ 1 hãng giảm giá vé, lợi nhuận của hãng đó là 80

triệu USD, lợi nhuận của hãng còn lại là 20 triệu USD.

Hãy vẽ ma trận kết quả, tìm cân bằng Nash.

Những ví dụ khác

Cuộc chiến quảng cáo: 2 doanh nghiệp bỏ ra hàng

triệu USD để quảng cáo trên TV nhằm đánh cắp thị

phần từ doanh nghiệp còn lại. Quảng cáo của doanh

nghiệp này sẽ loại bỏ ảnh hưởng của doanh nghiệp

khác, và lợi nhuận của cả 2 doanh nghiệp giảm

xuống do chi phí quảng cáo.

Thành viên của Tổ chức các quốc gia xuất khẩu dầu

mỏ (OPEC) cố gắng hoạt động như là một cartel,

thỏa thuận hạn chế khai thác dầu mỏ để đẩy giá lên

và kiếm thêm lợi nhuận. Nhưng những thỏa thuận

này đôi khi bị phá vỡ khi các quốc gia cá nhân

không giữ cam kết.

23

Những ví dụ khác

Chạy đua vũ trang giữa các siêu cường về quân sự:

mỗi quốc gia sẽ đạt được kết quả tốt hơn nếu như

giải trừ quân bị, nhưng thật ra chiến lược thống trị

của mỗi quốc gia lại là tăng cường vũ khí.

Các nguồn tài nguyên chung: tất cả sẽ đạt được kết

quả tốt hơn nếu mọi người cùng giữ gìn nguồn tài

nguyên chung, nhưng chiến lược thống trị của mỗi

cá nhân lại là sử dụng quá mức nguồn tài nguyên đó

Tại sao mọi người vẫn thỉnh thoảng hợp tác

với nhau?

Khi trò chơi được lặp lại nhiều lần, sự hợp tác có thể

diễn ra. Những chiến lược sau đây có thể tạo ra sự

hợp tác.

Nếu như người chơi kia không thực hiện đúng cam kết,

bạn sẽ không bao giờ hợp tác với người đó nữa.

“Ăn miếng trả miếng”: bất cứ điều gì mà người kia làm ở

vòng này (phá vỡ cam kết hay là hợp tác) thì bạn sẽ làm

điều tương tự ở lần tiếp theo.

24

Chính sách công đối với độc quyền nhóm

Một trong mười nguyên lý kinh tế học: chính phủ đôi

khi có thể cải thiện được kết cục thị trường.

Trên thị trường độc quyền nhóm, sản lượng quá

thấp và giá quá cao so với điểm tối ưu của xã hội.

Vai trò của nhà hoạch định chính sách: thúc đẩy

cạnh tranh, ngăn chặn các hành vi cấu kết để đưa

thị trường độc quyền nhóm ngày càng tiến sát đến

mức hiệu quả xã hội.

Hạn chế của những bộ luật thương mại và

luật chống động quyền

Bộ luật chống độc quyền Sherman (1890): nghiêm

cấm cấu kết giữa các doanh nghiệp cạnh tranh.

Bộ luật chống độc quyền Clayton (1914): tăng

cường quyền lợi bảo vệ cho các cá nhân bị thiệt hại

do các dàn xếp không mang tính cạnh tranh giữa

các doanh nghiệp.

25

Các tranh cãi về chính sách chống độc quyền

Hầu hết mọi người đồng ý rằng các dàn xếp để định

giá giữa các doanh nghiệp cạnh tranh là phạm pháp.

Một số nhà kinh tế cho rằng các nhà hoạch định

chính sách đi quá xa khi sử dụng luật chống độc

quyền để kiềm chế những hoạt động kinh doanh có

mục tiêu chính đáng và chẳng có hại gì.

Cố định giá bán lẻ

Xảy ra khi một nhà sản xuất áp đặt mức chặn dưới

đối với giá bán lẻ.

Chính sách này thường bị phản đối bởi vì nó giảm

tính cạnh tranh bán lẻ.

Nếu như nhà sản xuất có được chút quyền lực thị

trường nào đó, họ sẽ sử dụng thông qua giá bán sỉ,

thay vì cố định giá bán lẻ vì họ chẳng được lợi gì.

Chính sách kinh doanh này có mục tiêu chính đáng:

ngăn chặn những kẻ hưởng thụ miễn phí từ những

nhà bán lẻ đầy đủ dịch vụ.

26

Phá giá (định giá hủy diệt)

Xuất hiện khi một doanh nghiệp giảm giá bán để ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia vào thị trường, hoặc đẩy đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường để mình trở thành doanh nghiệp độc quyền.

Theo luật chống độc quyền thì đây là hành động phạm pháp, nhưng rất khó cho tòa xác định trường hợp giảm giá nào thì mang tính cạnh tranh và do đó mang lại lợi ích cho người tiêu dùng và trường hợp nào là phá giá để loại trừ đối thủ cạnh tranh?

Nhiều nhà kinh tế cũng hoài nghi rằng bán phá giá là một chiến lược kinh doanh hợp lý:

Bán lỗ, chi phí tổn thất rất lớn cho doanh nghiệp

Có thể bị phản tác dụng.

Bán kèm sản phẩm

Khi một nhà sản xuất định giá bán gộp 2 sản phẩm cùng với nhau (ví dụ như Microsoft kèm theo trình duyệt internet vào trong hệ điều hành của mình)

Các lập luận khó tính cho rằng bán kèm sản phẩm giúp cho doanh nghiệp tăng thêm quyền lực thị trường bằng cách kết nối những sản phẩm yếu với sản phẩm mạnh.

Những ý kiến khác cho rằng bán gộp không làm thay đổi quyền lực thị trường. Người mua không sẵn lòng trả nhiều hơn để mua 2 sản phẩm cùng 1 lúc so với mua từng món hàng riêng lẻ.

Doanh nghiệp có thể sử dụng chiến lược bán kèm sản phẩm để định giá mà không hề phạm luật, và đôi khi làm tăng hiệu quả kinh tế.

27

Không phải lúc nào cũng có chiến lược

thống trị

Một số trường hợp có chiến lược thống trị, khi đó,

cân bằng sẽ xảy ra khi mỗi doanh nghiệp sẽ đưa ra

chiến lược tốt nhất của mình, bất kể doanh nghiệp

đối thủ đưa ra chiến lược gì.

Tuy nhiên, không phải lúc nào người chơi cũng có

chiến lược thống trị.

Doanh nghiệp B

Quảng cáo Không quảng cáo

Doanh nghiệp A Quảng cáo 10, 5 15, 0

Không quảng cáo 6, 8 20, 2

Cân bằng Nash

Mỗi người chơi sẽ đưa ra chiến lược tốt nhất có thể

của mình, giả sử là đã biết rõ những hành động của

đối phương. Khi đó, người chơi không có động cơ

để dao động khỏi cân bằng Nash, các chiến lược tại

điểm cân bằng Nash là ổn định.

Doanh nghiệp B

Chiên giòn Ngọt

Doanh nghiệp A Chiên giòn -5, -5 10, 10

Ngọt 10, 10 -5, -5

28

Chiến lược Maximin

Cân bằng Nash: phụ thuộc vào sự lý trí của người chơi

Ví dụ: 2 doanh nghiệp cùng ngành, 1 lớn, 1 nhỏ

Chiến lược thống trị của B: đầu tư.

A kỳ vọng B sẽ đầu tư A cũng đầu tư.

Nếu B không đầu tư, điều gì sẽ xảy ra?

Nếu cả 2 cùng áp dụng maximin?

Doanh nghiệp B

Không đầu tư Đầu tư

Doanh nghiệp A Không đầu tư 0, 0 -10, 10

Đầu tư -100, 10 20, 10

Bài toán tìm vị trí trên bãi biển

Bạn (Y) và người cạnh tranh (C) lên kế hoạch bán nước

giải khát trên bãi biển.

Nếu những người tắm nắng trải dọc đều trên bờ biển và

sẽ đi bộ đến người bán nước gần nhất, xác định vị trí mà

bạn và người cạnh tranh sẽ chọn.

Nếu người cạnh tranh của bạn bán tại vị trí A, bạn sẽ

chọn vị trí nào?

29

Mô hình Cournot

Là mô hình độc quyền nhóm mà trong đó, các doanh

nghiệp cùng sản xuất 1 loại sản phẩm giống nhau,

am hiểu nhu cầu thị trường cũng như quy mô khả

năng sản xuất của nhau, cùng lúc đưa ra quyết định

về mức sản lượng dựa trên những thông tin đã có

đó.

Doanh nghiệp 1 dự đoán mức sản lượng của doanh

nghiệp 2, rồi từ đó đưa ra quyết định mức sản lượng

để tối đa hóa lợi nhuận của mình.

Mô hình Cournot: Ví dụ

MC1

50

MR1(75)

D1(75)

12.5

Nếu DN1 nghĩ rằng

DN2 sẽ sản xuất 75

đơn vị sản phẩm, DN1

sẽ sản xuất 12.5

P1

D1(0)

MR1(0)

Nếu DN2 không sản xuất, đường cầu của DN1

𝐷1 0 cũng chính là đường cầu thị trường. Đường

doanh thu biên tương ứng 𝑀𝑅1(0) cắt đường chi

phí biên 𝑀𝐶1 tại mức sản lượng là 50

D1(50) MR1(50)

25

Nếu DN1 nghĩ rằng DN2 sẽ sản

xuất 50, đường cầu của DN1 lúc

này là 𝐷1 50 , dịch chuyền sang

trái 1 đoạn tương ứng 50 đơn vị.

Mức sản lượng tối ưu lúc này là 25

Q1

30

Mô hình Cournot

Đường phản ứng thể hiện mối quan hệ giữa mức

sản lượng để tối đa hóa lợi nhuận của một doanh

nghiệp và mức sản lượng được dự đoán của đối thủ

cạnh tranh.

Đường phản ứng của doanh nghiệp 1 là một hàm số cho

biết họ sẽ sản xuất bao nhiêu sản phẩm dựa trên sản

lượng mà họ nghĩ doanh nghiệp 2 sẽ sản xuất.

Đường phản ứng của doanh nghiệp 2 là một hàm số cho

biết họ sẽ sản xuất bao nhiêu sản phẩm dựa trên sản

lượng mà họ nghĩ doanh nghiệp 1 sẽ sản xuất.

Mô hình Cournot

Đường phản ứng

của DN 2: 𝑄2∗(𝑄1)

Q2

Q1

25 50 75 100

25

50

75

100

Đường phản ứng

của DN 1: 𝑄1∗(𝑄2)

x

x

x

x

Cân bằng

Cournot

Cân bằng Cournot:

trạng thái cân bằng

mà tại đó mỗi doanh

nghiệp giả định một

cách chính xác số

lượng mà đối thủ sẽ

sản xuất và dựa vào

đó để xác định mức

sản lượng tối đa hóa

lợi nhuận của mình.

Khi đó, không có

doanh nghiệp nào

muốn thay đổi quyết

định của mình.

31

Mô hình Cournot: Ví dụ

Có 2 doanh nghiệp cùng tham gia trên thị trường có

đường cầu 𝑃 = 53 − 𝑄

2 doanh nghiệp có cùng 𝐴𝑇𝐶 = 𝑀𝐶 = 5

𝑅1 = 𝑃𝑄1 = 53 − 𝑄 𝑄1 = 53 − 𝑄1 − 𝑄2 𝑄1

𝑀𝑅1 =𝜕𝑅1

𝜕𝑄1= 53 − 𝑄2 − 2𝑄1

𝑀𝑎𝑥 𝜋1: 𝑀𝑅1 = 𝑀𝐶1 → 53 − 𝑄2 − 2𝑄1 = 5

Phương trình phản ứng của doanh nghiệp 1:

𝑄1 = 24 −1

2𝑄2

Tương tự: 𝑄2 = 24 −1

2𝑄1

Mô hình Cournot: Ví dụ

𝑄1 = 24 −1

2𝑄2 (1) 𝑄2 = 24 −

1

2𝑄1 (2)

Cân bằng Cournot: 𝑄1 = 𝑄2 = 16

𝑄 = 𝑄1 + 𝑄2 = 32 𝑃 = 53 − 𝑄 = 21

𝜋 = 𝜋1 + 𝜋2 = 2 𝑃 − 𝐴𝑇𝐶 𝑄1 = 2 × 256 = 512

Nếu 2 doanh nghiệp cấu kết với nhau:

𝑃 = 53 − 𝑄, 𝑀𝑅 = 53 − 2𝑄 = 𝑀𝐶 = 5, 𝑄 = 24

𝑄1 = 𝑄2 = 12, 𝜋 = 𝑃 − 𝐴𝑇𝐶 𝑄 = 576, 𝜋1 = 𝜋2 = 288

Đường hợp đồng: tập hợp các tổ hợp sản lượng

của 2 doanh nghiệp để tối đa hóa lợi nhuận chung,

𝑄1 + 𝑄2 = 24

32

Mô hình Stackelberg (lợi thế người hành

động trước)

Mô hình Stackelberg: mô hình thị trường độc quyền

nhóm, trong đó một doanh nghiệp công bố trước mức

sản lượng của mình trước các đối thủ.

Giả sử doanh nghiệp 1 ra quyết định trước. Phương trình

phản ứng của doanh nghiệp 2: 𝑄2 = 24 −1

2𝑄1

Hàm cầu đối với doanh nghiệp 1:

𝑃 = 53 − 𝑄1 − 𝑄2 = 29 −1

2𝑄1

𝑀𝑅1 = 29 − 𝑄1 = 𝑀𝐶1 = 5 → 𝑄1 = 24 → 𝑄2 = 12

𝑃 = 53 − 𝑄1 − 𝑄2 = 17

𝜋1 = 𝑃 − 𝐴𝑇𝐶 𝑄1 = 288 𝜋2 = 𝑃 − 𝐴𝑇𝐶 𝑄2 = 144

Mô hình cạnh tranh về giá với sản phẩm đồng

nhất (Mô hình Bertrand)

Mô hình Bertrand: mô hình độc quyền nhóm trong

đó các doanh nghiệp cùng sản xuất một sản phẩm

đồng nhất, cùng lúc đưa ra quyết định về giá dựa

trên giả định nắm bắt rõ thông tin về giá của nhau

Giả định có 2 doanh nghiệp

Chi phí biên: 𝑀𝐶1 = 𝑀𝐶2 = 3

Đường cầu thị trường: 𝑃 = 30 − 𝑄

Cân bằng Cournot: 𝑄1 = 𝑄2 = 9, 𝑃 = 12, 𝜋1 = 𝜋2 = 81

Nếu 2 doanh nghiệp cạnh tranh về giá thay vì sản lượng:

Khi sản phẩm đồng nhất, người tiêu dùng sẽ mua với giá

thấp nhất Cân bằng Nash: cả 2 cùng cắt giảm giá đến

khi 𝑃1 = 𝑃2 = 𝑀𝐶 = 3, 𝑄1 = 𝑄2 = 13.5, 𝜋1 = 𝜋2 = 0

33

Mô hình cạnh tranh về giá với sản phẩm khác biệt

Thị phần bây giờ được xác định không phải bằng

giá, mà bằng sự khác biệt như: kiểu thiêt kế, hoạt

động, độ bền của sản phẩm…

Trong thị trường này, thường cạnh tranh bằng giá

chứ không phải bằng cách đặt sản lượng.

Ví dụ: 2 doanh nghiệp với 2 đường cầu khác nhau

𝑄1 = 28 − 2𝑃1 + 𝑃2 𝑄2 = 28 + 𝑃1 − 2𝑃2

𝐴𝑇𝐶 = 𝑀𝐶 = 4

Mô hình cạnh tranh về giá với sản phẩm khác biệt

Lợi nhuận của doanh nghiệp 1:

𝜋1 = 𝑇𝑅1 − 𝑇𝐶1 = 𝑃1𝑄1 − 𝐴𝑇𝐶1𝑄1

𝜋1 = 36𝑃1 − 2𝑃12 + 𝑃1𝑃2 − 112 − 4𝑃2

𝑀𝑎𝑥 𝜋1:𝜕𝜋1

𝜕𝑃1= 0 → 𝑃1 = 9 +

1

4𝑃2

Tương tự: 𝑃2 = 9 +1

4𝑃1

Cân bằng: 𝑃1 = 12, 𝑃2 = 12, 𝜋1 = 𝜋2 = 128

Nếu 2 doanh nghiệp cấu kết: 𝑄 = 𝑄1 + 𝑄2, 𝑀𝑅 = 𝑀𝐶

𝑄 = 4, 𝜋 = 288

𝜋1 = 𝜋2 = 144

34

Mô hình cạnh tranh về giá với sản khác biệt

Đường phản ứng DN 1

P1

P2

Đường phản ứng DN 2

$9

$9

Cân bằng Nash

$12

$12

Cân bằng cấu kết