bộ môn phƯƠng phÁp luẬn nghiÊn cỨu ( research methodology)

Post on 04-Feb-2016

46 Views

Category:

Documents

0 Downloads

Preview:

Click to see full reader

DESCRIPTION

Bộ môn PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU ( RESEARCH METHODOLOGY). Giảng viên: ĐĐ.TS. THÍCH QUANG THẠ N H. Bài 1 TỔNG LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU. I. KHÁI NIỆM. 1 . Khái niệm n ghiên cứu: a. Về ph ươ ng diện nghĩa đ en: - PowerPoint PPT Presentation

TRANSCRIPT

Bộ mônPHƯƠNG PHÁP LUẬN

NGHIÊN CỨU(RESEARCH METHODOLOGY)

Giảng viên:

ĐĐ.TS. THÍCH QUANG THẠNH

Bài 1

TỔNG LUẬN

VỀ NGHIÊN CỨU

I. KHÁI NIỆM

1. Khái niệm nghiên cứu:

a. Về phương diện nghĩa đen:

Nghiên cứu là sự tìm tòi, suy xét

và nghiền ngẫm một vấn đề cho

thấu đáo.

Tên tiếng Anh là “research” .

“re” là sự lập đi lập lại nhiều lần.

“search” là sự nghiên cứu, phát

hiện hay khám phá.

b. Về phương diện khoa học:

Nghiên cứu là công trình khảo

sát, nỗ lực tìm kiếm hoặc khám

phá những sự kiện/kiến thức mới

bằng phương pháp có hệ thống

khoa học về một đề tài/công

trình nghiên cứu nào đó một

cách sâu rộng hơn.

2. Khái niệm phương pháp luận nghiên cứu:

Tên tiếng Anh là “Research

Methodology”; “Method of research”;

hay viết gọn “Methodology.”

Là phương pháp lập luận có hệ thống

và khoa học khi nghiên cứu về một đề tài

hay một công trình khoa học nào đó

II. PHÂN LOẠI

NGHIÊN CỨU

a. Nghiên cứu thuần túy

(Pure research)

Là công trình nghiên cứu, khám

phá kiến thức mới về một lãnh

vực nào đó một cách không vụ

lợi, chỉ nhằm làm cho vấn đề

sáng tỏ hơn và hoàn thiện hơn.

b. Nghiên cứu ứng dụng (Practical/applied research)

Là công trình nghiên cứu của một cá

nhân hay tập thể, hoặc của các ban

ngành/viện/công ty/... để tìm kiếm

và khám phá những sản phẩm mới

hoặc cải thiện những sản phẩm đã

có, nhằm mục đích phục vụ lợi ích

cho các nhu cầu xã hội và phát

triển kinh tế.

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

1. Phương pháp số lượng

2. Phương pháp chất lượng

3. Phương pháp nghiên cứu hiện trường

4. Phương pháp thực nghiệm/thí nghiệm

5. Phương pháp khảo sát

6. Phương pháp so sánh

7. Phương pháp phỏng vấn

8. Phương pháp bảng câu hỏi

9. Phương pháp nghiên cứu tiêu biểu

10. Phương pháp phân tích

11. Phương pháp liên ngành

IV. NGUỒN TÀI LiỆU

NGHIÊN CỨU

1. Nguồn tài liệu gốc (Primary Sources)

Nguồn tài liệu gốc là bao gồm tất cả các sáng tác thuộc nguyên thủy của một tác giả nào đó. Bao gồm: Kinh/Sách nguyên thủy. Luận văn; Luận án; Chuyên khảo. Bài nghiên cứu trong Tạp chí. Thư từ; Nhật ký; Hồi ký; Bút ký nhân chứng Kịch; Thơ ca; Tiểu thuyết; Tự truyện.Tài liệu phỏng vấn; các báo cáo và thuyết trình; ...

2. Nguồn tài liệu phụ/thứ 2 (Secondary Sources)

Nguồn tài liệu thứ 2 bao gồm các sáng tác viết về/dựa trên tài liệu gốc; hoặc các bản dịch khác nhau về tài liệu gốc: Các bản dịch; sớ giải; chú thích. Bản tóm tắt; Từ điển Bách khoa; các mục/tạp chí điểm sách.Các sách hướng dẫn; các ấn bản chứa các thông tin về sự kiện; ...

V. PHẦN TRÌNH BÀY

LUẬN VĂN- LUẬN ÁN

1. PHẦN ĐẦU Các trang bìa; trang để trống và trang

tựa đề.

Trang xác nhận giáo sư hướng dẫn và giáo sư Trưởng bộ môn.

Trang Tuyên bố của nghiên cứu sinh

Lời giới thiệu/ lời đầu sách /lời Tựa.

Lời cảm ơn

Mục lục; Bảng liệt kê các bảng biểu hoặc hình ảnh minh họa (nếu có)

Bảng viết tắt.

2. PHẦN GIỮA

Chương Dẫn nhập.

Các chương Nội dung

Chương Kết luận/Tóm tắt

3. PHẦN CUỐI

Trang Phụ chú

Trang Chú giải Thuật ngữ/

và Thuật ngữ đối chiếu

Thư mục tham khảo

Bảng chú dẫn mục từ.

VI. CÁC THÀNH PHẨM

NGHIÊN CỨU

1. BIÊN KHẢO (Writings) Là một bài nghiên cứu nhằm

công bố, cung cấp hay phổ biến kiến thức về một vấn đề nào đó; không mang tính chất học đường/thi cử/đệ trình để được cấp văn bằng/chứng chỉ.

Không giới hạn về số trang và phạm vi nghiên cứu.

▬► Ví dụ: Bài viết trên báo, tạp chí, mạng, …

2. BÀI LUẬN VĂN (Esays)

Là bài viết ngắn của sinh viên trong một học phần ở cấp Cử nhân và Cao học.

Là thành phẩm nghiên cứu nhỏ nhất trong tính chất học đường được giới hạn trong vòng 20 trang.

▬► Ví dụ: Một tiểu luận cho một học phần/ bộ môn.

3. BÀI KHẢO LUẬN (Writen Assignments)

Là bài nghiên cứu mang tính chất học đường được thực hiện vào giữa kỳ hay cuối kỳ của khoá học trong phạm vi 50 trang.

▬► Ví dụ: Tiểu luận giữa/cuối học

kỳ.

4. BÀI CHUYÊN KHẢO (Monograph) Là bài nghiên cứu chuyên

ngành về một chủ đề/lãnh vực nào đó, không giới hạn số trang.

Là bài khảo cứu chuyên ngành dành cho mục đích học đường hoặc các mục đích nghiên cứu thuần túy.

▬► Ví dụ: Khảo sát về sự kiện đản sanh của đức Phật.

5. BÀI LUẬN VĂN CỬ NHÂN (Graduation Tratise)

Là luận văn nghiên cứu đề

tài tốt nghiệp của sinh viên

ở cấp Cử nhân được giới

hạn trong vòng 100 trang.

▬► Ví dụ: Đề tài luận văn tốt

nghiệp.

6. LUẬN ÁN (Dissertation/Thesis)

Là luận án nghiên cứu cao cấp của các bậc học từ Cao học trở lên với số trang tối thiểu từ 150 trang trở lên (khổ giấy A4).

Luận án có 3 cấp: Cao học; Phó Tiến sĩ và Tiến sĩ.

▬► Ví dụ: Đề tài luận án tốt nghiệp.

Bài 2

TIẾN TRÌNH SOẠN THẢO

KHẢO LUẬN, LUẬN VĂN

& LUẬN ÁN

I. TIÊU CHÍ CHỌN ĐỀ TÀI Có thích hợp với trình độ, khả năng,

sở trường của mình không? Có giá trị, ý nghĩa, hoặc đóng góp mới

gì cho lãnh vực đang nghiên cứu không?

Có đủ nguồn tài liệu cung cấp cho việc nghiên cứu đề tài không?

Có Giáo sư hướng dẫn thích hợp không?

Có thật sự thích thú nghiên cứu đề tài không?

Có thể hoàn tất trong thời gian ấn định không?

II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Đề tài không qúa rộng.Suy nghĩ và giới hạn

phạm vi nghiên cứu của mình

Ví dụ:

1. Nghiên cứu GIỚI - ĐỊNH -TUỆ trong

Đạo Đế.

2. Tìm hiểu GIỚI - ĐỊNH - TUỆ trong

các kinh điển Đại thừa Phật giáo.

3. Nghiên cứu và so sánh GIỚI – ĐỊNH-

TUỆ qua các kinh điển thuộc hệ

Nikàya (Nam truyền) và A Hàm (Bắc

truyền).

Ví dụ:

1. Nghiên cứu GIỚI trong TAM VÔ LẬU

HỌC.

2. Tìm hiểu NGŨ GIỚI trong GIỚI HỌC.

3. Nghiên cứu và so sánh về CHỮ HIẾU

qua tư tưởng Phật giáo và Khổng giáo.

4. Nghiên cứu và phân tích CON SỐ 7 qua

hình tượng Phật Đản sanh.

III. LẬP CHƯƠNG TRÌNH LÀM ViỆC

Tham khảo, tìm kiếm và góp nhặt nguồn tài liệu (bao nhiêu ngày?)

Đọc và ghi chú các ý chính và phần trích dẫn trong tài liệu (có thể theo từng chương hoặc nhiều chương). (bao nhiêu ngày?)

Viết bản thảo lần thứ nhất (bao nhiêu ngày?)

Hiệu đính và ghi chú thích từng chương. (bao nhiêu ngày?)

Viết bản thảo lần cuối cùng. (bao nhiêu ngày?)

IV. THAM KHẢO TÀI LIỆU

Sách tham khảo được tìm thấy tại các

tiệm sách hoặc thư viện nhà trường.

Sách tham khảo gồm có: sách thuộc

tư liệu gốc và phụ; các từ điển; bách

khoa; tạp chí; báo chí; sổ tay; các bài

Luận án khác; .v..v cũng là nguồn cung

cấp thông tin cho các bạn.

V. PHÁC THẢO DÀN BÀI SƠ BỘ

A. PHẦN DẪN NHẬP

B. PHẦN NỘI DUNG Các chương: I, II, III, …. Các mục: 1, 2, 3,… Các tiết: a, b, c,… Các đoạn và tiểu đoạn

C. PHẦN KẾT LUẬN Tóm ý chính các chương Các đề nghị cho nghiên cứu mới

VI. ĐỌC & GHI CHÚ TÀI LIỆU

1. ĐỌC TƯ LIỆU (có 2 cách)

a. Đọc từng chương, từng đoạn

b. Đọc một lượt tất cả các chương

▬► Chỉ nên đọc các phần có liên quan đến nội dung đề tài.

2. THÁI ĐỘ ĐỌC Có niềm tin dựa trên uy tín của tác giả. Có thành kiến, mặc cảm với tác giả.

▬►Đọc với một tâm hồn và khối óc rộng mở, vô tư, không thiên vị và có khoa học.

3. GHI CHÚ TƯ LIỆU Những kiến thức, thông tin phổ quát và

cần thiết nhất cho đề tài (để hệ thống kiến thức cho mình).

Những thông tin sáng tạo, khám phá hay đóng góp riêng của tác giả nổi tiếng (để học hỏi và trích dẫn).

Những nhận định, đánh giá mới mẻ, sáng tạo và đặc biệt của tác giả khác (để học hỏi và trích dẫn).

Những nhận định, đánh giá, phê bình hay mang tính định kiến về bất kỳ góc độ nào trong lãnh vực nghiên cứu (để góp ý hay phê bình về sau).

VII. NHỮNG ĐIỀU CẦN GHI NHỚ Không dùng lời lẽ cao ngạo, thiếu tế nhị,

thô tục và khinh thường các nhà nghiên cứu khác.

Khi xưng hô, nên dùng từ: “chúng tôi, tác giả, người viết” và “của chúng tôi” thay vì dùng: “tôi” và “của tôi”.

Nên nhất quán khi sử dụng các thuật ngữ dịch có nguồn gốc nước ngoài.

Khi trích ngôn ngữ gốc Phật học, nên chỉ dùng nhất quán1 trong 2 cổ ngữ chính (Pali hoặc Sanskrit) để tránh đọc giả bị nhầm lẫn.

Bài 3

CẤU TRÚC CỦA

LUẬN VĂN-LUẬN ÁN

Cấu trúc của luận văn- luận án

được phân chia thành 3 phần:

A. PHẦN ĐẦU

B. PHẦN GIỮA (PHẦN VĂN BẢN)

C. PHẦN CUỐI (PHẦN THAM KHẢO)

A. PHẦN ĐẦU 1. Trang bìa (tựa đề, cấp, khoa, tên NCS/GS/bộ

môn/trường/địa điểm/năm trình luận văn

2. Trang để trống/trang đệm/trang nửa tựa đề

3. Trang tựa đề

4. Trang tưởng niệm (nếu có)

5. Trang xác nhận của Giáo sư hướng dẫn/Trưởng bộ môn

6. Lời cam đoan của nghiên cứu sinh

7. Trang mục lục (bắt đầu số La Mã: i, ii, iii, iv…,)

8. Lời nói đầu/Lời cám ơn

9. Bảng liệt kê các hình ảnh minh họa (nếu có)

10. Bảng viết tắt

1. Trang bìa: tựa đề, cấp, khoa, tên nghiên cứu sinh/Giáo sư hướng dẫn, tên môn học, tên trường,địa điểm và năm trình luận văn (Cover- page)

NGHIÊN CỨU VỀ GIỚI ĐỊNH TUỆ

TRONG KINH TRUNG BỘ

LUẬN ÁN Trình tại bộ môn Triết học thuộc khoa Phật học

của Trường Đại học Phật giáo Việt Nam

để hoàn tất các yêu cầu được cấp văn bằng

Tiến sĩ Triết học Phật học

Nghiên cứu sinh: NGUYỄN VĂN TÂM

Giáo sư hướng dẫn: TRẦN THỊ HOA

(Trưởng khoa Phật học)

Bộ môn: Triết học Phật học

Trường Đại học Phật giáo Việt Nam

TP. Hồ Chí Minh

2012

TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHẬT HỌC

TP.HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN

TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN PHẬT HỌC

Đề tài:

NGHIÊN CỨU VỀ GIỚI ĐỊNH TUỆ

TRONG KINH TRUNG BỘ

Nghiên cứu sinh: NGUYỄN VĂN TÂM

Giáo sư hướng dẫn: TRẦN THỊ HOA

(Trưởng khoa Phật học)

Bộ môn: Triết học Phật học

2012

2. Trang để trống/trang đệm/trang nửa

tựa đề (Half -tilte page)

NGHIÊN CỨU VỀ GIỚI ĐỊNH TUỆ

TRONG KINH TRUNG BỘ

3. Trang tựa đề (Title)

NGHIÊN CỨU VỀ GIỚI ĐỊNH TUỆ

TRONG KINH TRUNG BỘ

LUẬN ÁN

Trình tại bộ môn Triết học thuộc khoa Phật học

của Trường Đại học Phật giáo Việt Nam

để hoàn tất các yêu cầu được cấp văn bằng

Tiến sĩ Triết học Phật học

Nghiên cứu sinh: NGUYỄN VĂN TÂM

Giáo sư hướng dẫn: TRẦN THỊ HOA

(Trưởng khoa Phật học)

Bộ môn: Triết học Phật học

Trường Đại học Phật giáo Việt Nam

TP. Hồ Chí Minh

2012

TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHẬT HỌC

TP.HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN

TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN PHẬT HỌC

Đề tài:

NGHIÊN CỨU VỀ GIỚI ĐỊNH TUỆ

TRONG KINH TRUNG BỘ

Nghiên cứu sinh: NGUYỄN VĂN TÂM

Giáo sư hướng dẫn: TRẦN THỊ HOA

(Trưởng khoa Phật học)

Bộ môn: Triết học Phật học

2012

5. Trang xác nhận của Giáo sư hướng

dẫn/Trưởng bộ môn (Certificate)

XÁC NHẬN CỦA GIÁO SƯ

Chúng tôi xin xác nhận rằng đây là luận án do chính

nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Tâm thực hiện dưới sự

hướng dẫn của chúng tôi.

Luận án này là công trình mới, có nhiều sáng tạo và

đáng được cứu xét để được cấp văn bằng Tiến sĩ.

Ngày... tháng….

năm…

Giáo sư hướng dẫn Giáo sư Trưởng bộ môn

Ký tên Ký tên

(ghi rõ họ, tên & chức vụ) (ghi rõ họ, tên & chức vụ)

Địa chỉ liên hệ Địa chỉ liên hệ

6. Lời cam đoan của nghiên cứu sinh

(Declaration of researcher)

LỜI CAM ĐOAN CỦA SINH VIÊN/ NGHIÊN CỨU SINH

Chúng tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu

của riêng chúng tôi, không có sự hợp tác của ai, không

sao chép hay dựa vào bất kỳ tác phẩm nào từ trước đến

giờ.

Luận án này chưa từng nộp và trình cho bất kỳ trường Đại

học nào để được cấp phát bất kỳ chứng chỉ hay văn

bằng nào.

Ngày... tháng…. năm…

Chữ ký của

nghiên cứu sinh

• (ghi đủ họ & tên)

7. Trang mục lục (Table of Contents)

Chương I

GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT

Trang

I.1. Tình Hình Xã Hội Hiện Nay 1

1.1. Giáo Dục 5

1.2. Khủng Bố và Bạo Động 10

1.3. Môi Trường Sinh Thái 15

I.2. Sự Đóng Góp của Đức Phật 23

2.1. Quyền Bình Đẳng 272.2. Bất Bạo Động 32

Chương II

VAI TRÒ CỦA TU SĨ TẠI ẤN ĐỘ

II.1. Sơ Lược về Phật Giáo Ấn Độ 40

1.1. Sự Du Nhập 42

1.2. Sự Suy Thoái 47

1.3. Sự Phục Hưng 55

II.2. Phật Giáo Ấn Độ thời Hiện Đại 62

2.1. Vai Trò của Tu Sĩ Ấn Độ 70

2.2. Sự Đóng Góp của Tu Sĩ 82

II.3……. 90

3.1….. 92

3.2……. 97

8. Lời nói đầu/ Lời cám ơn

9. Bảng liệt kê các bảng biểu/hình

ảnh minh họa (nếu có)

Hình 1: Đức Phật Chuyển Pháp Luân 20

Hình 2: Tháp Bồ Đề Đạo Tràng 32

Hình 3: Tháp Sanchi 43

Hình 4; Chùa Thiếu Lâm- Trung Quốc 57

10. Bảng viết tắt (Abbreviation)

LSPGVN = Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam

TB = Kinh Trung Bộ

Tr.B = Kinh Trường Bộ

TCB = Kinh Tăng Chi Bộ

TAH = Kinh Tạp A Hàm

ĐPPP = Đức Phật và Phật Pháp

CĐĐP = Cuộc Đời Đức Phật

B. PHẦN GIỮA (PHẦN VĂN BẢN)

Chương một (chương dẫn nhập)

Chương hai

Chương ba

Chương v..v.

Chương kết luận

C. PHẦN CUỐI (PHẦN THAM KHẢO)

1. Phụ chú (Appendices)

2. Bảng chú giải thuật ngữ/thuật ngữ đối chiếu (Glossaries)

3. Thư mục tham khảo (Biblipgraphy)

4. Bảng chú dẫn mục từ (Indexes)

Bài 4

CÁCH TRÌNH BÀY

CHƯƠNG DẪN NHẬP &

CHƯƠNG KẾT LUẬN

I. CHƯƠNG DẪN NHẬP (7 ý)

1. Giới thiệu tình huống & lý do chọn đề tài;

2. Giải thích ý nghĩa & tầm quan trọng đề tài;

4. Lịch sử đề tài;

5. Phạm vi nghiên cứu đề tài;

6. Phương pháp nghiên cứu đề tài;

7. Nội dung toàn bộ đề tài & những đóng góp mới.

II. CHƯƠNG KẾT LUẬN (5 ý)

1. Ý nghĩa nghiên cứu về đề tài;

2. Tóm tắt nội dung các chương và sự đóng góp mới của tác giả

3. Các phương diện ứng dụng của đề tài;

4. Sự nhận định, đánh giá hoặc phê bình của tác giả;

5. Lời đề nghị cho các nghiên cứu về sau;

Bài 5

CÁCH TRÌNH BÀY

CƯỚC CHÚ & HẬU CHÚ

I. ĐỊNH NGHĨA

1. CƯỚC CHÚ:

Là phần giải thích, phụ chú, dẫn chứng, đánh giá hay lời nhận định được trình bày ở cuối mỗi trang giấy của một tác phẩm.

2. HẬU CHÚ:

Là phần giải thích, phụ chú, dẫn chứng, đánh giá hay lời nhận định nhưng được trình bày ở cuối mỗi chương hoặc cuối của một tác phẩm.

II. CHỨC NĂNG

Cung cấp cho độc giả những thông tin cần thiết về nguồn tài liệu trích dẫn để giúp độc giả dễ dàng kiểm chứng hay tham khảo thông tin nội dung của chú thích đó.

III. ƯU KHUYẾT ĐIỂM CỦA HẬU CHÚ & CƯỚC CHÚ

1. CƯỚC CHÚ

- Ưu điểm: Giúp các nhà nghiên cứu không mất thời gian để lật tới lật lui nhiều trang khác nhau để tham khảo nguồn trích dẫn đó.

- Khuyết điểm: Làm giảm đi tính thẩm mỹ và mất sự cân đối giữa các phong chữ, các trang trong văn bản khi trình bày.

2. HẬU CHÚ

- Ưu điểm: Làm cho phần trình bày của tác phẩm trở nên thẩm mỹ hơn và giúp các độc giả dễ dàng tập trung khi đọc.

- Khuyết điểm: Làm phiền các nhà nghiên cứu phải lật ra cuối mỗi chương hay cuối tác phẩm nhiều lần để nghiên cứu hay tham khảo.

IV. CÁCH ĐÁNH SỐ CƯỚC CHÚ & HẬU CHÚ

- Các ký hiệu cước chú & hậu chú thường được đánh theo thứ tự bằng các con số Ả Rập (từ 1 đến số hàng trăm).

- Vị trí các con số cước chú hay hậu chú phải được đánh ngay sau những thuật ngữ, nhân danh, địa danh hay tên tác phẩm, .v..v. cần được chú thích.

- Nếu phía sau các thuật ngữ này cần được chú thích là các dấu phẩy, chấm phẩy, dấu chấm; 2 chấm , ngoặc đơn, ngoặc kép, .v..v. thì các con số được đánh theo sau các dấu đó.

VÍ DỤ:

- Đạo Phật¹ là tôn giáo luôn đề cao tinh thần bất bạo động (ahimsa)² và mang lại niềm an lạc cho mọi người.³

- Ngài P.A. Payutto nhấn mạnh rằng: “Đạo Phật,¹ tôn giáo của nền hòa bình và an lạc, đang được tiếp nhận nồng nhiệt ở các nước phương Tây.” ²

1. BA PHONG CÁCH CƯỚC CHÚ

a. Cước chú từng trang: Đánh số cước chú theo thứ tự 1, 2, 3, … cho từng trang. Sang trang mới, bắt đầu đánh lại số 1, 2, 3, …

b. Đầu con số cước chú toàn tác phẩm: Cước chú sẽ bắt đầu số 1, 2, 3, … và sẽ tăng dần cho đến cước chú cuối cùng của toàn bộ tác phẩm.

c. Cước chú từng chương: Cước chú sẽ được bắt đầu đánh số 1, 2, 3,… tăng dần cho đến hết chương I. Qua mỗi chương kế tiếp, cước chú lại bắt đầu con số 1, 2, 3,.. và tăng dần cho đến hết mỗi chương đó.

2. HAI PHONG CÁCH HẬU CHÚ

a. Hậu chú sau mỗi chương: Vào đầu mỗi chương, số thứ tự hậu chú luôn được bắt đầu bằng số 1, 2, 3,… và tăng dần cho đến cuối mỗi chương.

b. Hậu chú cuối tác phẩm: Hậu chú được trình bày ngay phía sau chương cuối cùng của tác phẩm.

- Số thứ tự hậu chú được bắt đầu số 1, 2, 3,… và tăng dần cho đến số cước chú cuối cùng trong toàn bộ tác phẩm.

- Số thứ tự của toàn bộ tác phẩm sẽ được đánh lại từ đầu (1, 2, 3,…) sau mỗi chương.

V. CÁC QUY ĐỊNH CƯỚC CHÚ & HẬU CHÚ1. Thông thường các cước chú & hậu chú được

trình bày đầy đủ với 6 chi tiết: (1) tên tác giả; (2) tên tác phẩm; (3) nơi xb; (4) tên nxb; (5) năm xb; (6) số trang.

VÍ DỤ:

a. Thích Minh Châu, Cuộc Đời Đức Phật, TPHCM: Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, 2000, trang 15.

b. K.T.S. Sarao, The World of Buddhism, Delhi: Motilal Banarsidass, 1998, p. 58.

c. P.A. Payutto, The Life of the Buddha, Vol.2, Oxford: Pali Text Society (PTS), 2010, pp.98.

2. Đối với các cước chú & hậu chú mang tính ghi chú, phụ chú hay giải thích thêm thì không cần ghi đầy đủ 6 yếu tố trên nhưng phải trình bày ngắn gọn, chính xác và đúng trọng tâm.

VÍ DỤ:

a. Bát Chánh Đạo là 8 con đường chơn chánh giúp hành giả thành tựu trí tuệ và an lạc tối thượng gồm: chánh kiến; chánh tư duy; chánh ngữ; chánh nghiệp; chánh mạnh; chánh tinh tấn; chánh niệm và chánh định.

b. Tứ Đế là 4 điều chân thật của cuộc đời gồm: khổ đế; tập đế; diệt đế và đạo đế.

3. Đối với các trích dẫn lần thứ 2, ta nên dùng ký hiệu viết tắt: “ibid.” (Sđd); và “op.cit.” (Sđd) để tỉnh lượt tên tác giả/tác phẩm, nơi/nhà /năm xb; và dùng “p” hay “pp” để thay thế cho trang hoặc các trang.

- Ibid (Ibidem): sách đã dẫn (sđd)

- Op.cit (Opere citato): sách đã dẫn (sđd).

- p (trang 23)

- pp (trang 23- 37)

VÍ DỤ:a. Thích Minh Châu, Cuộc đời của Đức

Phật, Hà Nội: Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, 2011, tr.12.

b. T.S. Kenedy, The Life of the Buddha, Oxford: Oxford University, 1998, p.23.

c. ibid.(sđd), pp.23 (23-32).

d. Thích Minh Châu, op.cit.(sđd), tr.15-20.

e. Thích Minh Châu, Sđd.(ibid.), tr.18.

f. T.S. Kenedy, op.cit.(sđd), p.45.

g. K.T.S. Sarao, The Buddha and His Teachings, Delhi: Motilal Banarsidass, 2010, p.45.

4. Trật tự tên tác giả:

a. Tên Việt Nam:

HỌ + CHỮ LÓT+ TÊNVÍ DỤ: Thích Minh Châu

Thích Trí Quảng

b. Tên nước ngoài:

TÊN + CHỮ LÓT + HỌVÍ DỤ: K. T. S. Sarao

P. A. Payutto

VI. PHONG CÁCH TRÌNH BÀY CHI TIẾT CƯỚC CHÚ & HẬU CHÚ

1. Sách có một tác giả/ một biên tập/ một người dịch:

Ví dụ:

a. G. Sopa (ed/biên tập), Lectures in Tibetan Buddhism, Vol.2, Delhi: Motil Banarsidass, 1987, p. 24

b. Thích Từ Thông, Lược Giải Kinh Kim Cương, Hà Nội: Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, 2012, tr.54

c. P.A. Payutto (trans./dịch), …………

2. Sách có 1 tác giả và 1 biên tập/người dịch

Ví dụ:

a. G. Sopa (Author/tg); A.D.Jayatillek (trans./dịch), Lectures in Tibetan Buddhism, Vol.2, Delhi: Motil Banarsidass, 1987, p. 49.

b. Thích Từ Thông (tg); Thích Quảng Minh (bt/biên tập), Lược Giải Kinh Kim Cương, Hà Nội: Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, 2012, tr.98.

3. Sách có 02 t/giả và 02 dịch giả/biên tậpVí dụ:

a. G. Sopa & L.A. Kentary (Author/tg); A. D. Jayatillek & B. T. Smith (trans./dịch), Buddhism in Tibet, Vol.3, Delhi: Motil Banarsidass, 1987, pp.47

b. Thích Từ Thông và Thích Minh Giác (tg); Thích Quảng Minh và Nhật Minh (bt/biên tập), Lược Giải Kinh Duy Ma, TPHCM: Nhà Xuất Bản Phương Đông, 2012, tr.55.

4. Sách có nhiều t/giả hoặc nhiều dịch giả/biên tập

Ví dụ:

a. L. A. Kentary, et al. (trans.), Buddhism in Tibet, Delhi: Motil Banarsidass, 1987, pp.56.

b. Thích Từ Thông và tgk, Lược Giải Kinh Duy Ma, TPHCM: Nhà Xuất Bản Phương Đông, 2012, tr.89.

c. P.A. Payutto, et al.(ed.), Buddhism in Thailand, Delhi: Motil Banarsidass, 1987, p.259.

5. Sách có nhiều bài viết của nhiều t/giả

Ví dụ:

a. Tom Rich, “Buddhism in Thailand”, in L. Kentary (Chief-in-editor/Tổng biên tập), The World of Buddhism, Delhi: Motil Banarsidass, 1987, p.75.

b.Thích Từ Thông, “Lược Giải Kinh Duy Ma” trong Thích Thiện Siêu (Tổng biên tập), Tạp A Hàm, quyển 3, TPHCM: Nhà Xuất Bản Phương Đông, 2012, tr. 309.

6. Tác giả viết nhiều sách

Ví dụ:

a. L. A. Kentary (a), Buddhism in Tibet, Delhi: Motil Banarsidass, 1987, pp.67.

b. L.A. Kentary, (b), Buddhism in Thailand, Delhi: Motil Banarsidass, 1987, p.908.

c. L. A. Kentary (c), Buddhism and Science, New York: Smith Publishing House, 2009, p. 506.

7. Trình bày cước chú & hậu chú vắn tắtVí dụ 1: (01 tác giả/biên tập/dịch) a. Thích Minh Châu, Cuộc Đời của Đức Phật,

Hà Nội: Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, 2011, tr.12.

▬► Thích Minh Châu, 2011:12.

b. T.S. Kenedy, The Life of the Buddha, Oxford: Oxford University, 1998, pp.23.

▬► T.S. Kenedy, 1998: 23ff.

c. K.T.S. Sarao, The Buddha and His Teachings, Delhi: Motilal Banarsidass, 2010, p.45.

▬► K.T.S. Sarao, 2010: 45.

Ví dụ 2: (01 t/giả và 01 biên tập/người dịch)

a. A. J. Sopa (Author/tg); A. D.Jayatillek (trans./dịch), Lectures in Tibetan Buddhism, 2 Vols, Delhi: Motil Banarsidass, 1987, p. 27f.

▬► A. J. Sopa (Au); A. D. Jayatillek (trans.),1987: 27f

b. Thích Từ Thông (tg); Thích Quảng Minh (bt/biên tập), Kinh Kim Cương, Hà Nội: Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, 2012, tr.98ff.

▬► Thích Từ Thông (tg); Thích Quảng Minh (bt), 2012: 98ff.

Ví dụ 3: (02 t/giả và 02 biên tập/người dịch)

a. G. Sopa & L.A. Kentary (Author/tg); A. D. Jayatillek & B. T. Smith (trans./dịch), Buddhism in Tibet, Delhi: Motil Banarsidass, 1987, pp.47

▬► G. Sopa & L.A. Kentary (Au); A. D. Jayatillek & B. T. Smith (trans.), 1987: 47ff

b. Thích Từ Thông & Thích Minh Giác (tg); Thích Quảng Minh & Nhật Minh (bt/biên tập), Lược Giải Kinh Duy Ma, TPHCM: Nhà Xuất Bản Phương Đông, 2012, tr.55.

▬► Thích Từ Thông & Thích Minh Giác (tg); Thích Quảng Minh & Nhật Minh (bt), 2012: 55.

Ví dụ 4: (nhiều tác giả hoặc nhiều biên tập/người dịch)

a. L. A. Kentary, et al. (trans.), Buddhism in Tibet, London: PTS, 1987, pp. 78.

▬► L. A. Kentary, et al. (trans.), 1987: 78ff.

b. Thích Từ Thông và tgk; Lược Giải Kinh Duy Ma, TPHCM: Nhà Xuất Bản Phương Đông, 2012, tr.29ff.

▬► Thích Từ Thông và tgk, 2012: 29ff.

c. P.A. Payutto, et al.(ed.), Buddhism in Thailand, Delhi: Motil Banarsidass, 1987, p.175f.

▬► P.A. Payutto, et al.(ed.), 1987:175f.

Ví dụ 5: (nhiều bài viết của nhiều t/giả)a. Tom Rich, “Buddhism in Thailand”, in L. A.

Kentary (Chief-in-editor), The World of Buddhism, Delhi: Motil Banarsidass, 1987, p.75f.

▬► Tom Rich, “Buddhism in Thailand”, in L. A. Kentary (Chief-in-editor), 1987: 75f.

b. Thích Từ Thông, “Lược Giải Kinh Duy Ma” trong Thích Thiện Siêu (Tổng biên tập), Tạp A Hàm, quyển 3, TPHCM: Nhà Xuất Bản Phương Đông, 2012, tr. 309.

▬► Thích Từ Thông, “Kinh Duy Ma” trong Thích Thiện Siêu (Tổng biên tập), 2012: 309.

Ví dụ 6: (tác giả viết nhiều sách)

a. L. A. Kentary (a), Buddhism in Tibet, Delhi: Motil Banarsidass, 1987, pp.67.

▬► L. A. Kentary (a), 1987: 67ff.

b. L.A. Kentary, (b), Buddhism in Thailand, Delhi: Motil Banarsidass, 1989, p.908.

▬► L.A. Kentary, (b), 1989, p.908.

c. L. A. Kentary (c), Buddhism and Science, New York: Smith Publishing House, 2009, p. 506f.

▬► L. A. Kentary (c), 2009: 506f.

Bài 6

PHƯƠNG PHÁP TRÍCH DẪN

THƯ MỤC THAM KHẢO

I. PHƯƠNG PHÁP TRÍCH DẪN

1. TRÍCH DẪN TRỰC TIẾP

Là trích dẫn một đoạn nguyên tác của tác giả vào trong văn bản nghiên cứu của mình, không được sửa chữa, thêm thắt hay tỉnh lượt bất kỳ từ nào trong đoạn trích dẫn.

a1. Trích dẫn trực tiếp ngắn:Là đoạn trích dẫn trực tiếp có

chiều dài từ 4 dòng trở xuống.

Ví dụ:

Trong kinh pháp Hoa, Đức Phật khẳng định: “Ta là Phật đã thành chúng sanh là Phật sẽ thành.”

a2. Trích dẫn trực tiếp dài:Có từ 5 dòng trở lên

Ví dụ:

Trong kinh Tiểu Bộ I, đức Phật đã khẳng định rõ ràng:

Đây là Giới, đây là Định, đây là Tuệ. Định cùng tu với Giới sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tuệ cùng tu với Định sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tâm cùng tu với Tuệ sẽ đưa đến giải thoát hoàn toàn các món lậu hoặc, tức là dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu.

Là trích dẫn ý tứ hay tư tưởng về một đoạn văn của tác giả nào đó bằng ngôn ngữ và văn phong của người cầm bút.

Ví dụ:

Trong kinh pháp Hoa, Đức Phật khẳng định Ngài là Phật đã thành, và tất cả chúng sanh là Phật sẽ thành.

2. TRÍCH DẪN GIÁN TIẾP

II. THƯ MỤC THAM KHẢO

1. ĐỊNH NGHĨA

- Là bản liệt kê danh sách các tài liệu tham khảo trong bài khảo cứu, tác phẩm, sách, luận văn hay luận án.

- Thư mục tham khảo bao gồm: sách vở; báo chí; tự điển các loại; và tất cả tác phẩm khác.

2. CHỨC NĂNG

a. Hỗ trợ đắc lực cho người nghiên cứu và đọc giả dễ truy nguyên, đối chiếu hoặc tham cứu về các chú thích trong cước chú hay hậu chú của tác phẩm có thư mục tham khảo.

b.Cung cấp cho đọc giả các chi tiết về: tên t/giả và t/phẩm, nơi và năm xuất bản của tác phẩm.

c. Cung cấp thông tin về lịch sử đề tài nghiên cứu từ trước đến giờ để giúp nhà nghiên cứu xác định hướng và giới hạn phạm vi nghiên cứu của mình.

3. SỰ KHÁC NHAU GIỮA THƯ MỤC THAM KHẢO & CƯỚC CHÚ

3.1. TRẬT TỰ TÁC GIẢ:

a. Thư mục: HỌ + TÊN + CHỮ LÓT

Ví dụ:

Wander, A. K., Indian Buddhism, Delhi: Motilal Banarsidass, 1991.

b. Cước chú: TÊN + CHỮ LÓT+ HỌ

Ví dụ:

A. K. Wander, Indian Buddhism, Delhi: Motilal Banarsidass, 1991.

3.2. CÁC CHI TIẾT CỦA TÁC PHẨM:

a. Thư mục: 5 yếu tố cần phải ghi đầy đủ, không được ghi tắt.

Ví dụ:

Wander, A. K., Indian Buddhism, Delhi: Motilal Banarsidass, 1991.

b. Cước chú: Tên tác phẩm có thể viết tắt; nơi/ nhà/năm xb có thể tỉnh lượt trong một số trường hợp.

Ví dụ:

A. K. Wander, IB, op.cit., p. 38.

3.3. MỤC ĐÍCH:

a. Thư mục: nhằm cung cấp cho đọc giả đầy đủ chi tiết về nguồn tài liệu để tham khảo, truy cứu khi cần thiết.

b. Cước chú: nhằm xác định xuất xứ của tài liệu trích dẫn.

4. CÁC QUY ĐỊNH CĂN BẢN VỀ THƯ MỤC THAM KHẢO

A. VỀ VỊ TRÍ:

Thư mục tham khảo thường được đặt trước phần phụ lục và ngay sau chương cuối cùng của một tác phẩm, sách, luận văn hay luận án.

B. CÁCH TRÌNH BÀY:

Tiêu đề “THƯ MỤC THAM KHẢO” phải được viết in hoa và đặt ở chính giữa của hàng đầu tiên, không cần gạch dưới hay chấm câu.

C. VỀ TRẬT TỰ:

Thư mục tham khảo phải được xếp theo thứ tự a,b,c của tên tác giả (đối với tài liệu phụ) và tựa đề tác phẩm (đối với Tài liệu gốc).

D. VỀ NỘI DUNG:

Thư mục tham khảo phải được trình bày đầy đủ 5 yếu tố (bao gồm dịch giả hay tên bản dịch nếu có) của 01 quyển sách/tác phẩm.

5. CÁCH VẾT HOA & IN NGHIÊNG

a. Viết hoa toàn bộ chữ cái đầu tên tác giả; nơi xb & nhà xb.

b. Viết hoa và in nghiêng: tên tác phẩm và 3 từ loại (liên từ, giới từ và mạo từ) nếu chúng đứng đầu câu trong tên tác phẩm. Bằng ngược lại, 3 từ loại này phải được viết thường.

Ví dụ:

H. H. Dalai Lama, The Way to Freedom, Dharmshala: The Library of Tibet, 2000.

Gallmo, G., A Few Facts about Buddhism, Delhi: D. K. Printworld (P) Ltd., 1998.

Gosling, D. L., Religion and Ecology in India and Southeast Asia, London & New York: Routledge, 2001.

H. H. Dalai Lama, The Way to Freedom, Dharmshala: The Library of Tibet, 2000.

6. TRÌNH BÀY TÊN TÁC GIẢ

A. Người Âu Mỹ:

HỌ + TÊN + CHỮ LÓT

Ví dụ: Sarao, K. T. S

B. Người Trung Quốc:

HỌ + CHỮ LÓT + TÊN

Ví dụ: Thái, Kim- Lan

C. Người Việt Nam:

HỌ + CHỮ LÓT + TÊN

Ví dụ: Thích- Minh- Châu

7. PHÂN LOẠI THƯ MỤC

A. TÀI LIỆU GỐC (Primary Sources)

Ví dụ:

1. The Dīgha Nikāya, Rhys Davids, T.W & Carpenter, J.E (ed.), Vol. I (1889, rep. 1995), Vol. II (1903, rep. 1995); Carpenter, J.E (ed.), Vol. III (1910, rep. 1992), London: PTS.

2. The Middle Length Sayings, Horner, I.B (trans.), Vol. I, (1954, rep. 2000), Vol. II (1959, rep. 1997), Vol. III (1957, rep. 1996), Oxford: PTS.

3. Kinh Trung Bộ, Thích- Minh- Châu (dịch), 3 quyển, THPHCM: Viện Nghiên Cứu

Phật học Việt Nam, 1999.

B. TÀI LIỆU PHỤ (Secondary Sources)

Ahir, D.C., Buddhism in Modern India, Delhi:

Sri Satguru Publication, 1991.

Bapat, P.V. (ed.), 2500 Years of Buddhism,

Delhi: Publication Division, 1997.

Lê - Cung, Phong Trào Phật Giáo Miền Nam

Việt Nam Năm 1963, Huế: Nhà Xuất Bản Thuận

Hoá, 2003.

H.H. Dalai Lama (au.);

Anderson, A. (tr.); &

Dresser, M. (ed.), Beyond Dogma: The Challenge of the Modern World, New Delhi: Rupa & Co., 2000.

H.H. Dalai Lama (au.) &

Ramanan, R. (compiler), The Heart of Compassion, Delhi: Full Circle Publishing, 2001.

Hackmann, H., Buddhism as a Religion, Delhi: Neeraj Publishing House, 1988.

Gould, Sir B. J. & et.al., Discovery, Recognition and Enthronement of the 14th Dalai Lama, Dharamsala: Library of Tibetan Works & Archives, 2000.

Gombrich, R. &

Obeyesekere, G.,Buddhism Transformed: Religious Change in Sri Lanka, Delhi: Motilala Banarsidass Publishers Pvt. Ltd, 1990.

THANK YOU

FOR YOUR LISTENING

&

BEST OF LUCK FOR YOUR FINAL XAMINATION

top related