ban chỈ ĐẠo tÂy nam bỘ -...

2
THÔNG CÁO BÁO CHÍ CHIU PHIM - TA ĐÀM BÁO CHÍ Đồng bng sông Cu Long - Nhng thách thc vnước” Cn Thơ, Vit Nam: Chương trình chiếu phim – Ta đàm báo chí “Đồng bng sông Cu Long – Nhng thách thc vnước” sđược tchc t7:30-12:00 ngày 8 tháng 8 năm 2014 ti Nhà khách Ban chđạo Tây Nam B. Bt ngun tcao nguyên Tây Tng, sông Mê Kông chy dài 4.000 km qua sáu quc gia và cui cùng chy vào vùng đồng bng sông Cu Long (ĐBSCL) rng ln ca Vit Nam. Lưu vc sông Mê Kông là mt hsinh thái ln và là huyết mch, nn tng văn hóa và ngun sng cho hơn 60 triu người dân các nước Trung Quc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Vit Nam. Chtính riêng vthy sn, sông Mê Kông mang li tng giá trđánh bt ước tính lên đến 2 tUSD mi năm và là dòng sông cung cp thy sn ni địa ln nht thế gii. Tuy nhiên, lưu vc sông Mê Kông hin đang đứng trước nhng thách thc rt to ln. Tính toàn vn ca htnhiên rt quan trng này đang bđe da bi các nh hưởng ca biến đổi khí hu và cdo các hot động phát trin ca con người. Dân stăng, quá trình đô thhóa nhanh chóng dc theo dòng sông, nhu cu năng lượng bùng phát, cuc chy đua thâm canh nông nghip các quc gia trong lưu vc đã dn đến bùng nnhu cu sdng nước cho sinh hot, sn xut và phát trin năng lượng. phn thượng Mê Kông, Trung Quc đã và đang xây nhiu đập thy đin rt ln, đe da thay đổi chế độ dòng chy,cn trslưu thông ca phù sa và dinh dưỡng xung hngun. Ngay ti hlưu vc, trong cùng mt thi đim, hơn 140 đập thy đin đang được lên kế hoch hoc đã được xây dng, trong đó có 11 đập dòng chính và còn li là trên các chi lưu ln ca Mê Kông. Hot động phát trin này slàm thay đổi chế độ thy văn, làm biến đổi hsinh thái và đe da đời sng ca hàng triu người dân đang phthuc vào dòng sông. Nm hngun, ĐBSCL ca Vit Nam slà nơi chu nh hưởng nng nnht. Nhn thc rõ vai trò ca báo chí và các phương tin truyn thông trong vic htrnâng cao nhn thc và vn động chính sách liên quan đến qun trnước, thích ng vi biến đổi khí hu, IUCN, trong khuôn khdán “Đối thoi nước sông Mê-kông”(MWD) do chính phPhn Lan tài tr, đã hp tác vi Chương trình Thách thc vNước và Lương thc ca CGIAR và Cơ quan Phát trin Quc tế Thy Đin (Sida), tài trnhà làm phim độc lp Douglas Varchol thc hin bphim Mê Kông. Bphim gm hai phn là nhng đon ký skho cu các vn đề liên quan đến phát trin và sdng tài nguyên nước dc theo dòng sông Mê Kông tLào đến Vit Nam và nh hưởng ca các phát trin này lên đời sng ca cư dân ven sông. Phn mt ca bphim (khong 60’) được bm máy ti Lào, Campuchia và Thái Lan, tp trung vào câu chuyn ca các ngư dân kiếm sng dc theo sông Tole Sap, quanh các tranh lun ca các nhà hot động môi trường và xã hi vđập Pak Mun (Thái Lan), và các lý lca Lào vvic xây dng BAN CHĐẠO TÂY NAM B

Upload: dangthuy

Post on 06-Feb-2018

214 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BAN CHỈ ĐẠO TÂY NAM BỘ - cmsdata.iucn.orgcmsdata.iucn.org/downloads/press_release_film_screening_08082014... · trong khuôn khổ dự án “Đối thoại nước ... sông

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

CHIẾU PHIM - TỌA ĐÀM BÁO CHÍ

“Đồng bằng sông Cửu Long - Những thách thức về nước” Cần Thơ, Việt Nam: Chương trình chiếu phim – Tọa đàm báo chí “Đồng bằng sông Cửu Long – Những thách thức về nước” sẽ được tổ chức từ 7:30-12:00 ngày 8 tháng 8 năm 2014 tại Nhà khách Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ. Bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, sông Mê Kông chảy dài 4.000 km qua sáu quốc gia và cuối cùng chảy vào vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) rộng lớn của Việt Nam. Lưu vực sông Mê Kông là một hệ sinh thái lớn và là huyết mạch, nền tảng văn hóa và nguồn sống cho hơn 60 triệu người dân các nước Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Chỉ tính riêng về thủy sản, sông Mê Kông mang lại tổng giá trị đánh bắt ước tính lên đến 2 tỉ USD mỗi năm và là dòng sông cung cấp thủy sản nội địa lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, lưu vực sông Mê Kông hiện đang đứng trước những thách thức rất to lớn. Tính toàn vẹn của hệ tự nhiên rất quan trọng này đang bị đe dọa bởi các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và cả do các hoạt động phát triển của con người. Dân số tăng, quá trình đô thị hóa nhanh chóng dọc theo dòng sông, nhu cầu năng lượng bùng phát, cuộc chạy đua thâm canh nông nghiệp ở các quốc gia trong lưu vực đã dẫn đến bùng nổ nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt, sản xuất và phát triển năng lượng. Ở phần thượng Mê Kông, Trung Quốc đã và đang xây nhiều đập thủy điện rất lớn, đe dọa thay đổi chế độ dòng chảy,cản trở sự lưu thông của phù sa và dinh dưỡng xuống hạ nguồn. Ngay tại hạ lưu vực, trong cùng một thời điểm, hơn 140 đập thủy điện đang được lên kế hoạch hoặc đã được xây dựng, trong đó có 11 đập dòng chính và còn lại là trên các chi lưu lớn của Mê Kông. Hoạt động phát triển này sẽ làm thay đổi chế độ thủy văn, làm biến đổi hệ sinh thái và đe dọa đời sống của hàng triệu người dân đang phụ thuộc vào dòng sông. Nằm ở hạ nguồn, ĐBSCL của Việt Nam sẽ là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Nhận thức rõ vai trò của báo chí và các phương tiện truyền thông trong việc hỗ trợ nâng cao nhận thức và vận động chính sách liên quan đến quản trị nước, thích ứng với biến đổi khí hậu, IUCN, trong khuôn khổ dự án “Đối thoại nước sông Mê-kông”(MWD) do chính phủ Phần Lan tài trợ, đã hợp tác với Chương trình Thách thức về Nước và Lương thực của CGIAR và Cơ quan Phát triển Quốc tế Thụy Điển (Sida), tài trợ nhà làm phim độc lập Douglas Varchol thực hiện bộ phim Mê Kông. Bộ phim gồm hai phần là những đoạn ký sự khảo cứu các vấn đề liên quan đến phát triển và sử dụng tài nguyên nước dọc theo dòng sông Mê Kông từ Lào đến Việt Nam và ảnh hưởng của các phát triển này lên đời sống của cư dân ven sông. Phần một của bộ phim (khoảng 60’) được bấm máy tại Lào, Campuchia và Thái Lan, tập trung vào câu chuyện của các ngư dân kiếm sống dọc theo sông Tole Sap, quanh các tranh luận của các nhà hoạt động môi trường và xã hội về đập Pak Mun (Thái Lan), và các lý lẽ của Lào về việc xây dựng

 

BAN CHỈ ĐẠO TÂY NAM BỘ

Page 2: BAN CHỈ ĐẠO TÂY NAM BỘ - cmsdata.iucn.orgcmsdata.iucn.org/downloads/press_release_film_screening_08082014... · trong khuôn khổ dự án “Đối thoại nước ... sông

đập Xayaburi như một con đập “trong suốt”… Xuyên suốt tập phim là quan ngại về số phận của những người dân sống ven dòng sông trước những biến đổi đang và sẽ sảy ra. Phần hai của bộ phim (khoảng 40’) chủ yếu tập trung vào ĐBSCL tại Việt Nam. Phần này theo bước chân của các cán bộ giảng dạy và sinh viên Đại học Cần Thơ trong nỗ lực tìm hiểu nguyên nhân và cách thức đối phó với các tác động của biến đổi khí hậu và các phát triển cả từ thượng nguồn và ngay tại đồng bằng. Đâu là câu trả lời cho một tương lai không chắc chắn của ĐBSCL! Thời gian thực hiện bộ phim không dài, các nỗ lực để đạt đến mọi khía cạnh của vấn đề nước – an ninh lương thực – an ninh năng lượng trong tổng thời lượng bộ phim là không thể. Nhưng qua bộ phim này, nhà làm phim Douglas Varchol, cũng như IUCN và CGIAR, mong muốn đưa ra một cách nhìn khác về các vấn đề phát triển của dòng sông Mê Kông trước các thách thức phát triển và biến đổi khí hậu. Phát biểu cảm tưởng sau khi xem bộ phim, Ông Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ nhấn mạnh: “ĐBSCL trước những thách thức về nước đang đặt ra yêu cầu nâng cao nhận thức và nỗ lực hành động của các bên liên quan, của cộng đồng dân cư về bảo vệ tài nguyên nước, hợp tác, chia sẻ lợi ích từ các dòng sông, trong đó có sông mẹ Mê Kông, đảm bảo cho một khu vực đồng bằng an toàn, trù phú và phát triển bền vững”. Và đó chính là mục tiêu mà Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ và IUCN đặt ra khi thực hiện chương trình chiếu phim và tọa đàm này. Để biết thêm thông tin, xin vui lòng liên hệ: Nguyễn Thùy Anh, Cán bộ Truyền thông IUCN, Việt Nam: [email protected]; hoặc Lê Thị Thanh Thủy, Trợ lý Chương trình IUCN, Việt Nam: [email protected]. IUCN Việt Nam (IUCN VN) IUCN VN là một trong những tổ chức quốc tế bảo tồn đầu tiên có mặt tại Việt Nam từ giữa những năm 1980. Năm 1993, Chính phủ CHXHCN Việt Nam trở thành quốc gia thành viên của IUCN và văn phòng đại diện IUCN tại Hà Nội được thành lập vào cùng năm. Từ đó đến nay, IUCN đã có những đóng góp quan trọng trong bảo bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường, chủ yếu thông qua hỗ trợ xây dựng luật và chính sách như Kế hoạch Hành động Đa dạng Sinh học Quốc gia (1995), 2000), Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng (2004), Luật Bảo vệ và Môi trường (2005), và Luật Đa dạng Sinh học (2009)…Bên cạnh đó, IUCN hợp tác với các bên liên quan để hỗ trợ và nâng cao năng lực thực hiện chính sách, tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cơ quan chính phủ. Đối tác của IUCN VN bao gồm Văn phòng Quốc hội, Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ các bộ ngành, khu vực tư nhân và một thế hệ mới các tổ chức phi Chính phủ trong nước.Hiện tại, Chương trìnhIUCN Việt Nam tập trung chủ yếu vào hai lĩnh vực là: nước/đất ngập nước và biển/vùng bờ. Một số dự án chính của IUCN hiện đang thực hiện trong lĩnh vực nước và biến đổi khí hậu tại ĐBSCL và sông Mê Kông: Dự án “Đối thoại Nước Mê Kông”: http://www.iucn.org/about/union/secretariat/offices/asia/regional_activities/mekong_water_dialogues__mwd_/ Dự án “Tiếp cận Lập kế hoạch Tổng hợp để thực hiện Kế hoạch Chiến lược của Công ước Đa dạng Sinh học (CBD) và Tăng cường Sức chống chịu của Hệ sinh thái trước Biến đổi Khí hậu”: http://www.iucn.org/vi/vietnam/?17142/Sn-xut-lua-bng-mi-gia Dự án “Tăng cường Sức Chống chịu Vùng ven biển Đông Nam Á”: http://www.iucn.org/about/union/secretariat/offices/asia/regional_activities/building_coastal_resilience/ Dự án: “Xây dựng đối thoại và quản trị các dòng sông ở Tiểu vùng Mê Kông”: http://www.iucn.org/about/union/secretariat/offices/asia/regional_activities/bridge_3s/ Website: http://www.iucn.org/vietnam