bÁo cÁovukehoach.mard.gov.vn/datastore/chienluoc/785263da... · web view+ về cơ giới hoá...

37
UBND TP. ĐÀ NẴNG SỞ THỦY SẢN NÔNG LÂM Số: 1439/ BC- STSNL CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Đà Nẵng, ngày28 tháng 12 năm 2007 BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM 2007, PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ KẾ HOẠCH NĂM 2008 NGÀNH THUỶ SẢN NÔNG LÂM ĐÀ NẴNG ------------------------- PHẦN I TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KẾ HOẠCH NĂM 2007 I- TÌNH HÌNH CHUNG 1- Thuận lợi - Có Nghị Quyết 33 của Bộ Chính trị về xây dựng phát triển Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá và được Thành uỷ, HĐND và UBND thành phố Đà Nẵng tập trung chỉ đạo thực hiện chương trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm kinh tế biển của khu vực miền Trung, đây là văn bản pháp lý quan trọng, có tầm chiến lược, tạo tiền đề và động lực thúc đẩy phát triển ngành thuỷ sản nông lâm Đà Nẵng. - Trong thời gian qua Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, UBND thành phố Đà Nẵng đã quan tâm, chỉ đạo giúp Ngành Thuỷ sản Nông lâm xây dựng được một số công trình hạ tầng kỹ thuật quan trọng có qui mô khu vực, tạo nền tảng thúc đẩy phát triển toàn diện lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn Đà Nẵng. - Trong sản xuất đã tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ tăng năng suất, chất lượng cây trồng, con vật nuôi, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ngày càng hợp lý, phục vụ kịp thời nhu cầu phát triển đô thị. - Năm 2007, thành phố Đà Nẵng thực hiện chủ trương miễn thủy lợi phí cho nông dân, đã tác động tích cực đến sản xuất. 1

Upload: others

Post on 15-Feb-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BÁO CÁOvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/785263Da... · Web view+ Về cơ giới hoá trong nông nghiêp: đến nay tổng số máy móc nông nghiệp có 350 chiếc

UBND TP. ĐÀ NẴNGSỞ THỦY SẢN NÔNG LÂM

Số: 1439/ BC- STSNL

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Đà Nẵng, ngày28 tháng 12 năm 2007

BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM 2007, PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ

KẾ HOẠCH NĂM 2008 NGÀNH THUỶ SẢN NÔNG LÂM ĐÀ NẴNG -------------------------

PHẦN I TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KẾ HOẠCH NĂM 2007

I- TÌNH HÌNH CHUNG 1- Thuận lợi

- Có Nghị Quyết 33 của Bộ Chính trị về xây dựng phát triển Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá và được Thành uỷ, HĐND và UBND thành phố Đà Nẵng tập trung chỉ đạo thực hiện chương trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm kinh tế biển của khu vực miền Trung, đây là văn bản pháp lý quan trọng, có tầm chiến lược, tạo tiền đề và động lực thúc đẩy phát triển ngành thuỷ sản nông lâm Đà Nẵng. - Trong thời gian qua Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, UBND thành phố Đà Nẵng đã quan tâm, chỉ đạo giúp Ngành Thuỷ sản Nông lâm xây dựng được một số công trình hạ tầng kỹ thuật quan trọng có qui mô khu vực, tạo nền tảng thúc đẩy phát triển toàn diện lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn Đà Nẵng. - Trong sản xuất đã tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ tăng năng suất, chất lượng cây trồng, con vật nuôi, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ngày càng hợp lý, phục vụ kịp thời nhu cầu phát triển đô thị.

- Năm 2007, thành phố Đà Nẵng thực hiện chủ trương miễn thủy lợi phí cho nông dân, đã tác động tích cực đến sản xuất.

2- Khó khăn: - Vừa mới khôi phục những thiệt hại nặng nề của các cơn bão số 1, số 6

năm 2006 thì lại bị ảnh hưởng của đợt lũ lịch sử trong tháng 11/2007. - Dịch bệnh cúm gia cầm tuy không xảy ra ở thành phố Đà Nẵng nhưng do diễn biến dịch cúm gia cầm diễn biến phức tạp nên đã tác động ảnh hưởng đến sản xuất và thu nhập của nông dân, bên cạnh đó bệnh LMLM trên gia súc, đặc biệt là “bệnh tai xanh” đã phát sinh và gây dịch ở 11 xã, phường thuộc huyện Hoà Vang, quận Cẩm Lệ đã làm cho tình hình sản xuất, giá cả và sức tiêu thụ thịt heo trên thị trường giảm mạnh, người chăn nuôi liên tục bị thiệt thòi.

1

Page 2: BÁO CÁOvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/785263Da... · Web view+ Về cơ giới hoá trong nông nghiêp: đến nay tổng số máy móc nông nghiệp có 350 chiếc

- Tình hình thời tiết diễn biến thất thường, đầu vụ Đông xuân mưa nhiều, rét đậm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển cây trồng, vụ hè thu nắng hạn gay gắt, một số diện tích không còn nguồn nước để sản xuất.

- Tình hình an ninh trên các vùng biển diễn biến phức tạp. Thị trường xuất khẩu thuỷ sản thế giới tiếp tục có nhiều biến động bất lợi, một số thị trường lớn tăng cường hàng rào kỹ thuật để hạn chế sản lượng sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu từ nước ta.

- Vốn đầu tư cho các công trình hạn chế làm ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư, chậm đưa vào sử dụng. Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hoá.

II- KẾT QUẢ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU - Giá trị sản xuất thuỷ sản nông lâm (giá cố định 1994) ước cả năm đạt

683 tỷ đồng, đạt 100,14 % kế hoạch, tăng 8,93% so với cùng kỳ năm 2006. Trong đó:

+ Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp đạt 225 tỷ đồng, tăng 2,9% so với năm 2006, trong đó nông nghiệp đạt 199 tỷ đồng, tăng 3%, lâm nghiệp đạt 26 tỷ đồng, tăng 2,1%.

+ Giá trị sản xuất thuỷ sản ước cả năm đạt 458 tỷ đồng tăng 11,2% so năm 2006.

- Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 77,6 triệu USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ, trong đó:

+ Thuỷ sản: đạt 70 triệu USD, tăng 12,9% so với năm 2006.+ Nông lâm nghiệp đạt 7,6 triệu USD.

- Tổng sản lượng lương thực: 50.300 tấn, bằng 98,4% so với năm 2006. Trong đó: + Thóc : 45.775 tấn

+ Ngô : 4.525 tấn- Sản lượng khai thác hải sản ước cả năm đạt 41.800 tấn tăng 10,1% so

năm 2006. - Diện tích nuôi trồng thuỷ sản: 739ha, sản lượng 1.190 tấn, trong đó tôm

sú 159 ha, sản lượng 490 tấn; cá nước ngọt 580 ha, sản lượng 700 tấn. - Lâm nghiệp: Đã thực hiện giao khoán QLBVR 14.200 ha, chăm sóc

rừng 730 ha, khoanh nuôi tái sinh 1.800 ha, trồng rừng 700 ha, trong đó trồng rừng dự án 661 khoảng 400 ha.III. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TRÊN CÁC LĨNH VỰC:

1. Thuỷ sản:1.1. Khai thác hải sản:

Sau bão số 1 và số 6 năm 2006 được sự quan tâm giúp đỡ kịp thời của các cấp, các ngành, ngư dân Đà Nẵng đã từng bước khắc phục hậu quả và ổn định sản xuất. Thời tiết từ đầu năm đến nay tương đối thuận lợi cho khai thác một số nghề như: lưới cản, vây và câu mực đạt sản lượng cao. Trong khai thác đã phát triển mạnh mô hình khai thác tổ, đội và Đà Nẵng được Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đánh giá là một trong những địa phương đi đầu trong việc xây dựng mô hình khai thác trên biển hiệu quả, đến nay thành phố đã

2

Page 3: BÁO CÁOvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/785263Da... · Web view+ Về cơ giới hoá trong nông nghiêp: đến nay tổng số máy móc nông nghiệp có 350 chiếc

thành lập được 91 tổ khai thác hải sản, gồm 572 tàu cá (chiếm 29,5% tổng tàu cá) tổng công suất 44.805cv (chiếm 60% công suất tàu cá của thành phố); trong đó 54 tổ đánh bắt xa bờ, gồm có 235 tàu; 37 tổ đánh tuyến lộng, tuyến bờ với 337 tàu. Mô hình khai thác theo tổ, đội tương hỗ đã cho thấy nhiều hiệu quả, một số tổ đã hỗ trợ nhau trong tìm kiếm ngư trường, cứu nạn cứu hộ, cung ứng hậu cần lẫn nhau để bám biển khai thác, nhờ đó mà thời gian hoạt động trên biển của tàu cá nhất là nghề câu mực tăng đáng kể, nếu như những năm trước thời gian bám biển của nghề này từ 35-45 ngày/chuyến biển, sản lượng đạt từ 7-10tấn/tàu, thì nay tăng lên là 60-65ngày/chuyến, sản lượng khai thác bình quân 17-20 tấn/tàu, có tàu đạt 27-30 tấn/tàu/chuyến biển; thông qua đó đã giảm đáng kể chi phí sản xuất, tăng sản lượng khai thác và thu nhập cho chủ tàu và người lao động.

1.2. Nuôi trồng chế biến thuỷ sản và dịch vụ hậu cần nghề cá: a. Nuôi thương phẩm:- Nuôi tôm sú: Do quá trình đô thị hoá của thành phố, diện tích nuôi tôm

sú ngày càng giảm, đến năm 2007 chỉ còn 140 ha (trong đó nuôi tôm sú 120 ha, tôm he chân trắng 20 ha), năng suất đạt bình quân 3,5 tấn/ha/năm (cá biệt có hộ đạt 6-7 tấn/ha). Sản lượng tôm sú nuôi đạt 490 tấn. Tuy nhiên, trong đợt lũ từ ngày 11-14/11/2007 hầu hết sản lượng tôm nuôi vụ 2 chưa thu hoạch bị trôi mất, thiệt hại trên 150 tấn.

- Nuôi thuỷ sản nước ngọt: tiếp tục phát triển ở các vùng trung và du miền núi. Diện tích nuôi thuỷ sản nước ngọt năm 2007 khoảng 580 ha, đối tượng nuôi chủ yếu là các loại có giá trị kinh tế cao: cá hồng, cá rô phi đơn tính, cá chẻm, ếch, baba,…năng suất bình quân đạt 1-1,3tấn/ha/năm; sản lượng ước đạt 700 tấn thuỷ sản các loại.

Ngoài diện tích nuôi nêu trên, nông dân còn tận dụng mặt nước trên sông, hồ chứa nước để nuôi lồng bè.

b- Chế biến thủy sản - Chế biến thuỷ sản xuất khẩu: Mặc dù gặp khó khăn về thị trường tiêu

thụ, nhất là thị trường Mỹ, EU và gần đây là thị trường Nhật, nhưng các doanh nghiệp thuỷ sản Đà Nẵng đã chủ động tìm kiếm mở rộng thị trường bằng cách đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, nên tình hình xuất khẩu thủy sản vẫn tăng ổn định đạt: ước cả năm đạt 70 triệu USD tăng 12,9% so năm 2006 (Trong đó DN địa phương 52 triệu USD, DN TW đạt 18 triệu USD).

- Chế biến thuỷ sản nội địa: Ước cả năm đạt như sau: sản xuất bột cá 600 tấn, nước mắm 1,27 triệu lít, mắm các loại 760 tấn; hải sản khô các loại 580 tấn. Nhìn chung chế biến thuỷ sản nội địa còn ở quy mô nhỏ, sản lượng chưa nhiều. Hiện nay các cơ sở sản xuất nằm rải rác trong các khu dân cư vùng nội thành nên việc kiểm soát chất lượng, xử lý môi trường, mở rộng sản xuất gặp nhiều khó khăn.

c- Dịch vụ hậu cần Các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá trên địa bàn có bước phát triển, đáp ứng kịp thời yêu cầu sản xuất của nghề cá trong và ngoài tỉnh. Trong năm 2007, Cảng cá Thuận Phước đã thu hút 11.159 lượt tàu, 28.100 lượt xe ra vào

3

Page 4: BÁO CÁOvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/785263Da... · Web view+ Về cơ giới hoá trong nông nghiêp: đến nay tổng số máy móc nông nghiệp có 350 chiếc

cảng, tổng sản lượng hải sản vào cảng 55.760 tấn, thu phí đạt 1.767 triệu đồng. Hiện nay, đang thực hiện di dời Cảng cá vào Âu thuyền Thọ Quang nhằm hình thành Khu công nghiệp liên hợp phục vụ nghề cá từ khai thác, chế biến đến dịch vụ hậu cần nghề cá. Công trình Chợ đầu mối thuỷ sản Thọ Quang đã được khởi công trong tháng 12/2007 và Dự án Di dời Cảng cá về Âu thuyền Thọ Quang đang trình UBND thành phố phê duyệt dự án.

2. Sản xuất nông nghiệp: 2.1. Trồng trọt:

Tổng diện tích gieo trồng cây hằng năm ước đạt 13.018 ha, bằng 96,35 năm 2006 (giảm 495 ha so với năm 2006), trong đó cây lương thực 8.773 ha giảm 145ha so với năm 2006

- Cây lúa: 7.965 ha, năng suất bình quân đạt 57,5 tạ/ha, sản lượng 45.775 tấn. Các loại giống chủ lực sản xuất là NX30, Xi23, MT1, BT7,… Cụ thể:

+ Vụ Đông xuân 2006 -2007: diện tích 4.160 ha, năng suất 57,9 tạ/ha, sản lượng 24.086 tấn, trong đó: Trong đó Hoà Vang diện tích 3.157 ha, năng suất 57,5 tạ/ha, sản lượng 18.114 tấn; Liên Chiểu diện tích 110 tạ/ha, năng suất 54,5 tạ/ha, sản lượng 600 tấn; Ngũ Hành Sơn diện tích 450 ha, năng suất 58 tạ/ha, sản lượng 2.610 tấn; Cẩm Lệ diện tích 457 ha, năng suất 59 tạ/ha, sản lượng 2.696 tấn.

+Vụ Hè thu: diện tích 3.805 ha, trong đó: Hòa Vang 2.854 ha, Cẩm Lệ 453 ha, Ngũ Hành Sơn 396 ha, Liên Chiểu 102 ha. Năng suất vụ hè thu ước đạt khoảng 56 - 57 tạ/ha, sản lượng 21.000 – 22.000 tấn. Là một trong những vụ lúa được mùa khắp các vùng trong thành phố. Tuy nhiên, thời điểm thu hoạch lại không thuận lợi, gặp mưa liên tục và kéo dài nhiều ngày nên việc phơi gặp khó khăn ảnh hưởng đến chất lượng lúa gạo, đặc biệt trong số đó có thóc làm giống không phơi được phải chuyển sang thóc thịt dẫn đến khả năng về chất lượng giống cho vụ sản xuất Đông xuân 2007 – 2008 sẽ giảm .

- Cây ngô: 808 ha, năng suất 56 tạ/ha, sản lượng 4.525 tấn, bằng 96,5% so với năm 2006

- Cây có bột: Diện tích 832 ha, sản lượng 5.567 tấn, trong đó:+ Khoai lang: diện tích 690 ha, năng suất 67,5 tạ/ha, bằng 98,2% so với

năm 2006. + Sắn: Diện tích 142 ha, năng suất 64 tạ/ha, sản lượng 909 tấn, bằng

48,4% so với năm 2006, chủ yếu là do giảm diện tích gieo trồng. - Cây thực phẩm+ Rau các loại: Diện tích gieo trồng cả năm là 1.780 ha, sản lượng

25.810 tấn, tăng 10,4% so với năm 2006. Trong năm 2007, đã xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn GAP, quy mô 1 ha, qua đó đã có đơn vị đặt hàng tiêu thụ sản phẩm, tuy nhiên nhìn chung việc tiêu thụ sản phẩm của nông dân còn nhiều khó khăn vì chưa có thương hiệu nên khó tiêu thụ vào siêu thị, Metro,… giá cả không ổn định, thấp nên một số vùng rau an toàn đã đầu tư nhưng chưa phát huy hết diện tích sản xuất.

+ Đậu các loại: diện tích gieo trồng 105 ha, năng suất 9 tạ/ha, sản lượng 95 tấn.

4

Page 5: BÁO CÁOvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/785263Da... · Web view+ Về cơ giới hoá trong nông nghiêp: đến nay tổng số máy móc nông nghiệp có 350 chiếc

- Đậu phụng: Diện tích 737 ha, năng suất 18,5 tạ/ha, sản lượng 1.363 tấn, giảm so với năm 2006 là 380 tấn, nguyên nhân là do diện tích gieo trồng giảm 200 ha.

- Mía: diện tích 257 ha, chủ yếu tập trung các xã miền núi của huyện Hòa Vang, năng suất 325 tạ/ha, sản lượng 8.353 tấn, bằng 79,5% so với năm 2006.

- Mè: diện tích 146 ha, năng suất 6,5 tạ/ha, sản lượng 95 tấn, tăng 36 tấn so với năm 2006.

- Thuốc lá: diện tích 50 ha, sản lượng 110 tấn, tăng 41,1% so với năm 2006.

- Cây hằng năm khác: diện tích 338 ha, bao gồm: hoa, cây cảnh 53 ha, dưa hấu hắc mỹ nhân 45 ha, cỏ chăn nuôi 90 ha, cây hằng năm khác 150 ha.

2.2. Chăn nuôi:a.Tình hình chung: do ảnh hưởng của dịch bệnh liên tục xảy ra trong

vùng nên người chăn nuôi rút vốn đầu tư, đàn gia súc, gia cầm so với trước giảm sút khá lớn và còn có khả năng tiếp tục sụt giảm nữa.

Dự kiến tổng số đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố đến 01/10/2007 là: đàn trâu 2.361 con (bằng 97% cùng kỳ); đàn bò 14.921 con (bằng 97,4% cùng kỳ), đàn heo 76.548 con (bằng 92,5% cùng kỳ), đàn gia cầm 341.470 con (bằng 159,4% cùng kỳ).

Bên cạnh từng bước tổ chức lại sản xuất chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, công tác giết mổ gia súc gia cầm cũng được sắp xếp một bước, hiện trên địa bàn thành phố có 4 cơ sở giết mổ gia súc gia cầm tập trung, gồm 1 cơ sở lớn tại Đà Sơn - Hoà Khánh với năng lực giết mổ 1.000 con/ngày đêm và 3 cơ sở có qui mô nhỏ của HTX nông nghiệp Hoà Tiến 2 & Hoà Phong 2, Hòa Thọ Tây có công suất 80 – 100 con/ngày đêm. Hiện đang xúc tiến các thủ tục để đầu tư, di dời cơ sở giết mổ bò tập trung vào tại Khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tại Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn.

Sở Thủy sản Nông lâm đã phối hợp với các địa phương thực hiện hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi thực hiện Chỉ thị 12/2006/CT-UBND của UBND thành phố về cấm nuôi gia súc, gia cầm trong nội thành, khu đông dân cư với tổng kinh phí hỗ trợ là 1,775 tỷ đồng, bao gồm: hỗ trợ hầm biôga 2.000.000 đồng/hầm; hộ nuôi trâu, bò 30.000 đồng/m2 chuồng trại; hộ nuôi heo 50.000 đồng/m2 chuồng trại, chỉ hỗ trợ đối với các hộ có diện tích chuồng trại từ 20m2

trở lên. Và đã phối hợp với Sở Tài chính tiếp tục trình bổ sung 1,012 tỷ đồng cho các địa phương.

b.Về tình hình phòng, chống dịch bệnh: Tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm năm 2007 tiếp tục diễn biến

phức tạp, ban chỉ đạo chống dịch của thành phố tập trung chỉ đạo liên tục ( giao ban hàng tuần). Dịch cúm gia cầm cơ bản được khống chế, không để bùng phát, tái phát trên địa bàn, nhưng dịch bệnh LMLM vẫn còn xảy ra cục bộ tại một số địa phương tuy đã được khống chế không để lây lan diện rộng.

Trong tháng 7/2007 và đầu tháng 8 trên địa bàn thành phố đã xuất hiện triệu chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (bệnh “tai xanh”), tuy số xã, phường có dịch bệnh xảy ra nhiều (8 xã, 4 phường) nhưng số lượng heo mắc bệnh không

5

Page 6: BÁO CÁOvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/785263Da... · Web view+ Về cơ giới hoá trong nông nghiêp: đến nay tổng số máy móc nông nghiệp có 350 chiếc

lớn, tổng số heo mắc bệnh là 1.066 con, số heo chết 7 con, tiêu hủy 412 con, khối lượng tiêu hủy là 16.537,5 kg. Dưới sự chỉ đạo của các Bộ, Ngành TW, UBND thành phố, Sở Thủy sản Nông lâm đã phối hợp với các địa phương triển khai khẩn trương, quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch. Đến nay không còn trường hợp nào nhiễm bệnh trên địa bàn thành phố, không phát sinh các ổ dịch. Hiện Sở đang phối hợp với các ngành, địa phương sớm ổn định tình hình chăn nuôi, tiêu thụ sản phẩm lợn thịt trên địa bàn thành phố.

3. Sản xuất lâm nghiệp:3.1. Rà soát quy hoạch 3 loại rừng và chương trình 5 triệu ha rừng:Đã hoàn thành kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng, được HĐND thành

phố thông qua tại kỳ họp HĐND thành phố khóa VII. Kết quả quy hoạch 3 loại rừng như sau:Tổng diện tích đất lâm nghiệp: 60.988,7 ha, bao gồm:- Đất có rừng: 57.309 ha

+ Rừng tự nhiên: 38.780,6 ha+ Rừng trồng: 18.528,4 ha

- Đất chưa có rừng: 3.679,7 haPhân theo 03 loại rừng:- Rừng đặc dụng: 36.658,4 ha - Rừng phòng hộ: 9.823,7 ha - Rừng sản xuất: 14.506,6haHiện đang trình UBND thành phố Đà Nẵng ra Quyết định phê duyệt.

3.2.Thực hiện dự án 661Đã triển khai thực hiện các hạng mục của chương trình 5 triệu ha rừng:

Quản lý BVR 15.000 ha, chăm sóc rừng: 717 ha, khoanh nuôi 362 ha, gieo ươm 550.000 cây con để phục vụ kế hoạch trồng rừng, dự kiến trồng 400 ha, ngoài ra hỗ trợ các thành phần kinh tế trồng khoảng 400 –500 ha rừng kinh tế.

3.3. Công tác quản lý, bảo vệ rừng và PCCCR:- Công tác quản lý, bảo vệ rừng được tập trung chú trọng, đã huy động

được nhân dân tham gia quản lý bảo vệ rừng, nhất là phòng cháy chữa cháy rừng, nhờ vậy mặc dù thời tiết nắng nóng nhưng trong năm chỉ xảy ra 4 vụ phát lửa rừng trên 7 ha rừng trồng của dân, giảm rất nhiều so với các năm trước (cùng kỳ năm 2006 đã xảy ra 19 vụ phát lửa rừng, gây thiệt hại trên 18 ha rừng trồng keo, sao đen của BQL rừng, 3,1 ha rừng trồng của hộ dân). Trong công tác PCCCR đã có sự tham gia tích cực của lực lượng kiểm lâm.

- Công tác truy quét, kiểm tra, kiểm soát lâm sản: Trong năm, tình hình chặt phá, lấn chiếm đất rừng để trồng rừng, khai thác lâm sản trái phép,... diễn biến khá phức tạp, trong năm Chi cục Kiểm lâm đã tổ chức 176 đợt kiểm tra truy quét chống chặt phá rừng, triệt phá 79 lán trại, lập biên bản vi phạm hành chính 219 vụ (tăng 80 vụ so với năm 2006), gồm: 14 vụ khai thác rừng trái phép, 87 vụ vận chuyển lâm sản trái phép, 100 vụ cất dấu lâm sản trái phép, 5 vụ vận chuyển động vật hoang dã trái phép, 4 vụ lấn chiếm đất rừng trái phép, 1 vụ vi phạm các quy định về chế biến gỗ và lâm sản, 4 vụ vi phạm về thủ tục

6

Page 7: BÁO CÁOvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/785263Da... · Web view+ Về cơ giới hoá trong nông nghiêp: đến nay tổng số máy móc nông nghiệp có 350 chiếc

vận chuyển lâm sản, 4 vụ gây cháy rừng, tạm giữ 57 ô tô, 6 xe máy, 311 m3 gỗ (quy tròn) các loại, 90 ste gỗ rừng trồng, 61cá thể động vật hoang dã các loại, phạt tiền 350 triệu đồng, thu nộp ngân sách 1.160 triệu đồng.

Nguồn lâm sản khai thác đưa vào chế biến trong năm gồm: 17.650 ste gỗ rừng trồng khai thác tại địa phương, 789m3 gỗ rừng trồng thông, keo của BQL rừng đặc dụng Nam Hải Vân, 2.912 m3 gỗ (quy tròn) khai thác trong nước; 40.030 m3 gỗ tròn nhập khẩu; 3.949 ste gỗ rừng trồng, 3.891m3 gỗ vườn và 178.112 tấn gỗ rừng trồng nguyên liệu giấy xuất khẩu.

Về tận thu gỗ rừng tự nhiên bị ngã đỗ do cơn bão số 6 theo chỉ đạo của UBND thành phố: Đã hoàn thành tận thu được 983m3/1.904m3, đạt 52% kế hoạch, tổng số tiền thu được qua bán đấu giá là 1,762 tỷ đồng.

4. Sản xuất công nghiệp, dịch vụ và chế biến xuất khẩu:- Các doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản trong năm xuất khẩu được

7.000.000 USD, tăng 7,1 % so với năm 2006. - Các doanh nghiệp trong nông thôn trong thời gian qua có bước phát

phát triển góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nhất là doanh nghiệp gắn với ngành nghề nông thôn như: Sản xuất Đá mỹ nghệ Non nước (12 doanh nghiệp); sản xuất nước mắm Nam Ô (1 doanh nghiệp); sản xuất đá chẻ Hòa Sơn (7 doanh nghiệp); dệt tơ tằm (10 doanh nghiệp); mây tre (5 doanh nghiệp); nghề mộc, mỹ nghệ xuất khẩu (12 doanh nghiệp) và nhiều doanh nghiệp xây dựng, may mặc được thành lập đã góp phần giải quyết lao động nông thôn.

IV. MỘT SỐ LĨNH VỰC CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN:1. Công tác kiểm tra, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm thuỷ sản:Công tác kiểm tra VSATTP thuỷ sản trong 11 tháng đầu năm đã tập

trung tuyên truyền, phối hợp với các ngành chức năng tổ chức 04 đợt kiểm tra (thời gian 10-15 ngày/đợt) tại các cơ sở chế biến, cơ sở thu gom, bảo quản, tàu cá tại khu vực cảng cá, chợ cá…lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính đối với 27 trường hợp vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời ngành đã tiến hành lập cam kết với các cơ sở sản xuất- kinh doanh hoạt động thuỷ sản thực hiện các quy định về bảo đảm VSAT thực phẩm thuỷ sản, vì vậy công tác vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản có sự chuyển biến tích cực, trong năm qua chưa phát hiện trường hợp nào sử dụng hoá chất cấm trong bảo quản sản phẩm.

2. Công tác đăng ký, đăng kiểm tàu cá và phân cấp quản lý tàu cá. - Công tác đăng ký, đăng kiểm tàu cá: đây là nhiệm vụ trọng tâm của

ngành, đến nay, công tác đăng ký, đăng kiểm tàu cá của thành phố đạt 92,3% (tương đương 1.783 chiếc.

- Công tác phân cấp tàu cá dưới 20cv cho các các quận huyện xã phường quản lý theo Nghị định số 123/2006/NĐ-CP ngày 27/10/2006 của Chính phủ: Quyết định số 2462/QĐ-UBND ngày 03/4/2007 của UBND thành phố, ngành đã tập trung thực hiện việc phân cấp tàu cá và thúng chai gắn máy khai thác hải sản về chính quyền địa phương quản lý. Đến nay đã hoàn thành bàn giao tàu cá dưới 20cv về các quận với tổng số là 660 chiếc, trong đó quận Sơn trà: 456 chiếc, quận Hải Châu: 136 chiếc, quận Thanh khê: 32 chiếc, quận Liên Chiểu: 36 chiếc.

7

Page 8: BÁO CÁOvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/785263Da... · Web view+ Về cơ giới hoá trong nông nghiêp: đến nay tổng số máy móc nông nghiệp có 350 chiếc

3. Công tác hỗ trợ phát triển sản xuất và khuyến ngư nông lâm:- Phối hợp với Trường Đại học Nha Trang đào tạo và cấp bằng cho 481

thuyền trưởng, máy trưởng các hạng 4, 5. Trong đó thuyền trưởng 374 học viên, máy trưởng 107 học viên. Đến nay, tổng số thuyền trưởng, máy trưởng đã được đào tạo là 1.166 học viên, gồm 712 thuyền trưởng, 454 máy trưởng. Trong tháng 12/2007 đã tiếp tục đào tạo 70 thuyền trưởng và 30 máy trưởng hạng 5.

- Đã phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Đà Nẵng thực hiện thẩm định, trình UBND thành phố, hỗ trợ lãi suất vay (đợt 1) 31 hộ nâng cấp, đóng mới sửa chữa tàu khai thác hải sản (trong đó đóng mói 04 tàu), tổng vốn vay 4,8 tỷ đồng, kinh phí hỗ trợ lãi suất vay 604,8 triệu đồng trong 2 năm.

- Trong năm đã tổ chức 20 lớp cho hơn 1.000 lượt người về kỹ thuật sản xuất: 8 lớp chăn nuôi, 4 lớp trồng nấm, hoa cây cảnh, 4 lớp khuyến lâm, 6 lớp khuyến ngư. Đồng thời đã tổ chức tập huấn cho trên 550 lượt chủ tàu, thuyền trưởng về kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm và các kiến thức nghiệp vụ Luật pháp về biển như: Luật biên giới hải đảo, Luật biển, Luật thuỷ sản, hiệp định phân định vịnh bắc bộ…

4. Thủy lợi và nước sinh hoạt nông thôn:- Về thủy lợi tưới: Tổng diện tích sản xuất được tưới từ các hồ, đập, trạm

bơm trên địa bàn thành phố năm 2007 là 7.080 ha/7.985ha gieo trồng lúa, đạt 88,7%.

Năm 2007 là năm đầu tiên thành phố thực hiện chủ trương miễn thủy lợi phí, được nông dân phấn khởi, ước tính số tiền ngân sách chi trả thuỷ lợi phí cho các tổ chức dịch vụ thuỷ lợi khoảng 4,5 tỷ đồng, trong đó chi cho Công ty Quản lý & Khai thác CTTL là 3 tỷ đồng, các HTX Nông nghiệp và Công ty Thuỷ lợi Điện Bàn là 1,5 tỷ đồng.

- Nước sinh hoạt nông thôn: Trong năm 2007 đã đầu tư mở rộng 02 công trình cấp nước (Khu vực Gò Cà – Hòa Khương và cấp nước 3 thôn Dương Sơn, Yến Nê 1, Yến Nê 2 – Hòa Tiến) và đầu tư mới 06 công trình: Cấp nước 2 thôn Lệ Sơn, La Bông – Hòa Tiến; Cấp nước La Châu – Hòa Khương; Cấp nước Duyên Sơn – Hòa Khương; Cấp nước Nguyễn Duy Trinh – Hòa Hải, 02 công trình cấp nước Hòa Bắc (Nguồn vốn WB). Đến nay, tất cả các công trình đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng, nâng tổng số công trình cấp nước tập trung nhà nước đã đầu tư đến nay là 20 công trình.

Số dân nông thôn sử dụng nước sạch lên đến cuối năm 2007 là 60.443 người, đưa tỷ lệ dân nông thôn dùng nước sạch đạt 44,87%, số người dân sử dụng nước tăng thêm trong năm 2007 là 9.327 người. Riêng đối với Trạm cấp nước Phú Sơn đến nay đã lắp đặt 1.079 đồng hồ, Trạm Bá Tùng 760 đồng hồ.

5. Kinh tế hợp tác và hợp tác xã nông nghiệp:- Kinh tế HTX nông nghiệp: Tiếp tục củng cố, nâng cao năng lực và hiệu

quả hoạt động của các HTX nông nghiệp trong năm đã tổ chức đào tạo, hướng dẫn sử dụng kế toán máy cho 40 cán bộ chủ chốt là chủ nhiệm, kế toán trưởng của 25 HTX dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn thành phố.

8

Page 9: BÁO CÁOvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/785263Da... · Web view+ Về cơ giới hoá trong nông nghiêp: đến nay tổng số máy móc nông nghiệp có 350 chiếc

Các HTX Nông nghiệp cũng đã từng bước mở rộng các loại hình hoạt động, đến nay có 9 HTX hoạt động theo mô hình dịch vụ nông nghiệp – kinh doanh tổng hợp, 16 HTX dịch vụ nông nghiệp. Về số lượng hoạt động dịch vụ của các HTX như sau: 9/25 HTX dịch vụ điện sinh hoạt; 16/25 HTX dịch vụ thủy lợi; 12/25 HTX dịch vụ làm đất; 10/25 HTX dịch vụ giống; 9/25 HTX dịch vụ vật tư phân bón; 1/25 HTX dịch vụ tín dụng nội bộ; 2/25 HTX sản xuất gạch ngói; 3/25 HTX dịch vụ giết mổ. Về kết quả hoạt động, có 21/25 HTX hoạt động có lãi, 1 HTX hòa vốn, 3 HTX lỗ.

- Kinh tế hộ trong nông nghiệp, nông thôn nhìn chung có bước phát triển, ngày càng có nhiều hộ sản xuất hàng hoá qui mô lớn hơn, phổ biến nhất là trong lĩnh vực chăn nuôi heo, bò và gia cầm, nhiều hộ nuôi heo từ 20 – 50 con, gia cầm từ 200 – 500con... từ qui mô này một số nông hộ chuyển sang hình thức tổ chức sản xuất theo trang trại. Đến nay toàn thành phố đã có 327 trang trại, trong đó chăn nuôi có 154 trang trại, sản xuất tổng hợp có 85 trang trại, lâm nghiệp có 52 trang trại, nuôi trồng thuỷ sản có 36 trang trại, tổng vốn đầu tư bình quân 1 trang trại 314 triệu đồng, so với năm 2001 tăng 135 triệu đồng/trang trại, giải quyết việc làm cho 1.400 lao động thường xuyên.

6. Công tác chuyển giao ứng dụng khoa học và cơ giới hoá nông nghiệp:

Công tác khuyến ngư nông lâm từng bước được đổi mới, thực sự là cầu nối giữa nông dân với khoa học công nghệ. Trong đó tập trung hỗ trợ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi theo hướng năng suất, chất lượng cao, chú trọng phát triển các đối tượng mới. Trong năm 2007 đã xây dựng thành công nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả như: Sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn GAP tại Hoà Tiến, Hoà Phong (16 hộ); sản xuất nấm rơm tại 10, xã phường tại huyện Hoà Vang, Cẩm Lệ, Liên Chiểu với 420 hộ tham gia; Chương trình “3 giảm, 3 tăng” với 250 hộ; mô hình trồng hoa ly, hoa đồng tiền cho 5 hộ; chăn nuôi lợn sinh sản hướng nạc, đảm bảo vệ sinh môi trường với 15 hộ tham gia; cải tạo đàn bò theo hướng chuyên thịt 210 hộ; hỗ trợ cá giống la hán 2 hộ; nuôi lươn, nuôi cá thác lác, nuôi cá trong ao cho 8 hộ; hỗ trợ khay thực hiện bảo quản sản phẩm khai thác cho 22 tàu; hỗ trợ trang thiết bị lưu giữ cá thương phẩm sống tại các điểm tiêu thụ Hoà Khương, Hoà Phong. Ngoài ra, đã cung cấp 2.500 tờ rơi kỹ thuật trồng cây gió bầu, kỹ thuật khai thác bảo quản sản phẩm thuỷ sản; 50 đĩa CD kỹ thuật khuyến nông lâm,…

Có thể nói công tác khuyến nông lâm ngư đã giúp nông ngư dân nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất và tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật mới nâng hiệu quả, tăng thu nhập cho nông dân. Tuy vậy, kinh phí dành cho lĩnh vực công tác này còn hạn chế, chưa tạo được động lực thúc đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây trồng, con vật nuôi.

-Về công tác giống phục vụ sản xuất: Sản xuất giống thuỷ sản: - Sản xuất tôm sú giống: đến tháng 11/2007 thành phố Đà Nẵng còn 137

trại sản xuất giống, nhưng chỉ có khoảng 50 trại hoạt động sản xuất giống, số

9

Page 10: BÁO CÁOvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/785263Da... · Web view+ Về cơ giới hoá trong nông nghiêp: đến nay tổng số máy móc nông nghiệp có 350 chiếc

còn lại đóng cửa chờ đền bù giải toả xây dựng đô thị. Sản lượng sản xuất cả năm đạt 350 triệu con P15.

- Sản xuất cá giống: Trại sản xuất thuỷ đặc sản nước ngọt Hoà Khương đã đưa vào sản xuất từ tháng 3/2007, bước đầu đã sản xuất thành công cá rô phí đơn tính, cá điêu hồng, cá thác lác, cá rô đồng … đã nuôi ương được hơn 300.000 con giống các loại cung cấp nhu cầu nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt trên địa bàn. Ngoài ra trên địa bàn thành phố có 07 cơ sở tư nhân, hộ gia đình sản xuất ươm các loại giống như: Ếch, Lươn,baba…, một số hộ cũng đã bắt đầu quan tâm đến việc sản xuất cá nước ngọt, cá cảnh phục vụ cho nhu cầu của thành phố.

Về hỗ trợ giống: Do ảnh hưởng của cơn bão số 6 năm 2006, nguồn giống trong nhân dân bị ướt, không đảm bảo chất lượng, để đảm bảo sản xuất đã hỗ trợ 60.227 kg giống lúa nguyên chủng, 2.000 kg giống bắp lai, 4.000 kg giống rau và 15.000 cá điêu hồng, cá rô phi đơn tính cho các hộ nông dân nghèo phát triển sản xuất. Trong vụ Đông xuân 2007 -2008 đã hỗ trợ cho các địa phương 81 tấn lúa giống nguyên chủng, 2,5 tấn ngô lai VN10 và 200kg giống rau để giúp các địa phương khôi phục sản xuất do thiệt hại của bão lụt.

-Sản xuất lúa giống: Các HTX nông nghiệp Hoà Tiến, Hoà Châu, Hoà Phước... nhiều chủ trang trại và doanh nghiệp tư nhân đã đầu tư xây dựng được một số cánh đồng chuyên sản xuất giống lúa và hằng năm đã sản xuất trến 1000tấn giống lúa phục vụ sản xuất của Đà Nẵng và cung cấp ra ngoài tỉnh từ 500 – 700 tấn giống, góp phần tăng thu nhập cho nông dân, góp phần đáp ứng nhu cầu giống cho sản xuất thành phố và các tỉnh lân cận.

- Về ứng dụng khoa học công nghệ, cơ giới hoá+ Về ứng dụng khoa học công nghệ, mặc dù diện tích đất nông nghiệp

giảm, song nhờ áp dụng khoa học công nghệ, một mặt đã làm gia tăng đáng kể về năng suất, sản lượng cây trồng, mặt khác tiết kiệm chí phí đầu vào do áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến. Điểm nổi bật trong việc ứng dụng khoa học là công nghệ sinh học giống cây trồng và vật nuôi, trong sản xuất lúa có đến 90% diện tích gieo trồng lúa sử dụng giống cấp 1 (thay thóc ăn trước đây), sản xuất rau, hoa và ngô sử dụng 100% giống lai F1, các trang trại chăn nuôi heo, gia cầm sử dụng các loại giống có năng suất cao, chất lượng tốt; chất lượng con giống bò cũng đã được cải tiến một bước nhờ công tác lai tạo giống trong nhiều năm qua. Đã áp dụng một số mô hình sản xuất: sản xuất rau, hoa trong nhà lưới, trải bạc plastic, công nghệ tưới phun mưa, nhỏ giọt tiết kiệm nước, công nghệ chuồng lồng, xử lý môi trường bằng công nghệ khí sinh học Biogas... nhưng chưa được phổ biến rộng rãi. Riêng một số đối tượng nuôi mới như Đà điểu, Baba, ếch thương phẩm,…được khuyến khích phát triển, tạo được sản phẩm hàng hóa phục vụ đa dạng nhu cầu của thành phố.

+ Về cơ giới hoá trong nông nghiêp: đến nay tổng số máy móc nông nghiệp có 350 chiếc (trong đó máy cày 232 chiếc, công suất bình quân 15CV/chiếc và máy thu hoạch lúa có 118 chiếc), đưa tỷ lệ khâu làm đất đạt khoảng 60%, khâu thu hoạch đạt khoảng 80%. Số lượng máy nông nghiệp tăng đáng kể nhờ UBND huyện Hoà Vang thực hiện chủ trương hỗ trợ lãi suất vay

10

Page 11: BÁO CÁOvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/785263Da... · Web view+ Về cơ giới hoá trong nông nghiêp: đến nay tổng số máy móc nông nghiệp có 350 chiếc

cho các HTX mua máy cày, máy gặt, trong 3 năm từ 2003 - 2005 tổng số tiền ngân sách của huyện Hoà Vang hỗ trợ lãi suất vay là 593 triệu đồng giúp cho HTX có điều kiện trang thiết bị máy nông nghiệp phục vụ sản xuất.

7. Về công tác XDCB và quy hoạch chuẩn bị đầu tư: - Về tình hình sửa chữa khắc phục Khu trú bão tàu thuyền Thọ Quang: sau bão số 6, nhiều hạng mục công trình Khu Âu thuyền Thọ Quang bị thiệt hại, trước tình hình đó để kịp thời sưa chữa thành phố đã phân bổ 2,4 tỷ đồng để xây mới và sửa chữa, khắc phục với tổng cộng 11 hạng mục. Đến nay đơn vị thi công đã triển khai thực hiện cơ bản hoàn thành, hiện đang chuẩn bị bàn giao đưa vào sử dụng.

- Công trình Chợ Đầu mối Thuỷ sản Thọ Quang: Tổng mức đầu tư được duyệt: 45.272 triệu đồng, trong đó vốn NSTW (Bộ Thuỷ sản quản lý) 26.720 triệu đồng; NSách địa phương và vốn huy động 18.555 triệu đồng. Đã thi công hạng mục Bến cầu tàu số 2, đang trình hồ sơ mời thầu gói thầu số 4: xây lắp hạ tầng kỹ thuật chợ và gói thầu số 3: Khối nhà chợ chính. .

- Về dự án nâng cấp Khu trú bão và neo đậu tàu thuyền Thọ Quang(Vốn đầu tư 6,9 tỷ): hiện đang trình phê duyệt kế hoạch đấu thầu, dự kiến khởi công năm 2008. - Hạ tầng di dời Cảng cá Thuận Phước: Đang trình UBND thành phố phê duyệt khả thi Báo cáo kinh tế kỹ thuật, dự kiến triển khai đấu thầu xây lắp trong tháng 1/2008.

- Đê kè biển: Kinh phí năm 2007 là 5 tỷ đồng, đã đấu thầu gói thầu số 2, số 3, hiện đang chuẩn bị thi công.

- Trong năm đã hoàn thành công tác quy hoạch, chuẩn bị đầu tư các công trình: Làng nghề sản xuất mắm ruốc và sơ chế hải sản Hoà Liên (12 ha); Khu giết mổ gia súc, gia cầm Hoà Quý (1ha); Khu giết mổ gia súc, gia cầm Hoà Phước (2 ha); Nhà làm việc Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà (0,2 ha); Bến cá tạm Mân Quang (1 ha), …Hiện đang tập trung thực hiện Quy hoạch phát triển Ngành đến năm 2020.

8. Về thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia:8. 1. Chương trình nước sạch nông thôn:Nguồn vốn đầu tư cho Chương trình là 4.500 triệu đồng, trong đó: TW

3.500 triệu đồng, thành phố:1.000 triệu đồnga) Các công trình chuyển tiếp:- Công trình Mở rộng cấp nước sạch Hòa Tiến cấp cho khu vực Gò Cà,

xã Hòa Khương: + Cung cấp nước sạch cho 2.357 người (589 hộ) gồm thôn Phú Sơn 1 và

thôn Phú Sơn Nam. Dân cư nằm dưới chân Nghĩa trang Gò Cà – Hòa Khương đã bàn giao đưa vào sử dụng.

+ Tổng mức đầu tư: 1.536.674.000 đồng. Bắt đầu thi công từ tháng 11 năm 2006. Đến nay công trình đã thi công xong và bàn giao đưa vào sử dụng

- Công trình cấp nước 3 thôn Hòa Tiến: (Dương sơn , Yến Nê 1 và Yến Nê 2):

+ Cung cấp nước cho 3.373 người (803hộ) bao gồm thôn Yến Nê 1, Yến Nê 2 và một phần thôn Dương Sơn.

11

Page 12: BÁO CÁOvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/785263Da... · Web view+ Về cơ giới hoá trong nông nghiêp: đến nay tổng số máy móc nông nghiệp có 350 chiếc

+ Tổng mức đầu tư: 1.399.137.000 đồng. Bắt đầu thi công từ tháng 12 năm 2006. Đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng trong tháng 8/2007.

b) Các công trình xây dựng mới:- Công trình cấp nước 2 thôn Lệ Sơn và La Bông, xã HòaTiến: + Công trình có nhiệm vụ cấp nước sạch cho 2 thôn Lệ Sơn và La Bông

với số dân 4.374 người (1051 hộ). + Tổng mức đầu tư: 1.730.000.000 đồng. Đã thi công từ tháng 6/2007,

dự kiến sẽ hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng vào cuối năm 2007. - Các công trình cấp nước sạch La Châu, Hòa Khương:+ Công trình có nhiệm vụ cung cấp nước cho 1.035 người (257 hộ). Dân

cư ở đây sống dọc theo hữu ngạn sông Yên. Nước giếng bị nhiễm phèn nặng và mùa khô thiếu nước nên có nhu cầu được cấp nước sạch.

+Tổng mức đầu tư: 750.000.000 đồng. Đang tổ chức đấu thàu, chuẩn bị thi công trong tháng 10/2007 và dự kiến hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng vào cuối năm 2007.

- Cấp nước Duyên Sơn, xã Hòa Khương: + Cung cấp nước sạch cho 1.000 người (406 hộ) gồm thôn Phú Sơn 2 và

khu vực Duyên Sơn thuộc thôn 5, xã Hòa Khương.+ Tổng mức đầu tư: 384.000.000 đồng. Đã thi công, đạt khoảng 70%

khối lượng, dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2007. - Cấp nước khu vực đường Nguyễn Duy Trinh, phường Hòa Hải (điều

chỉnh danh mục công trình theo Quyết định số 3219/QD-UBND ngày 03/5/2007):

+ Xây dựng mạng lưới cấp nước sạch cho dân cư nằm trong khu vực đường Nguyễn Duy Trinh thuộc phường Hòa Hải; số dân được cấp là 2.500 người. nguồn nước được lấy từ đường ống D300 (đường Lê Văn Hiến).

+ Tổng mức đầu tư: 500.000.000 đồng. Đã triển khai thi công, đạt khoảng 50% khối lượng, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2007.

8.2. Tình hình thực hiện chương tình 5 triệu ha rừng:a. Quản lý bảo vệ rừng: đã triển khai nghiệm thu và cấp phát tiền đến

các hộ dân Quý III năm 2007, công tác quản lý bảo vệ rừng đạt yêu cầu 15.000ha/15.000ha KH, mùa nắng nóng vừa qua không để xảy ra cháy lớn về rừng.

Hiện đang tiến hành công tác nghiệm thu quản lý bảo vệ rừng quý IV năm 2007 và tiến hành các thủ tục để chuẩn bị thanh quyết toán vốn với Sở Tài chính và Kho bạc Nhà nước.

b. Trồng rừng: Đã triển khai công tác xử lý thực bì và chuẩn bị cây giống để trồng rừng là 263ha/KH 300ha, đạt tỷ lệ 88%KH với các loài cây:

- Trồng thuần Sao đen, Chò với mật độ 625cây/ha: 181,4ha- Trồng thuần thông Caribe với mật đọ 416cây/ha: 40,0ha- Trồng hỗn giao SĐ+ Keo TT với mật độ 1500cây/ha: 41,6haHiện đã trồng được 110ha rừng đạt 42% diện tích đã xử lý, công tác

trồng rừng có chậm so với kế hoạch đề ra do tình hình thời tiết không thuận lợi, mưa lũ kéo dài. Sở Thuỷ sản Nông lâm đang chỉ đạo quyết liệt để hoàn thành nhiệm vụ trồng rừng được giao.

12

Page 13: BÁO CÁOvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/785263Da... · Web view+ Về cơ giới hoá trong nông nghiêp: đến nay tổng số máy móc nông nghiệp có 350 chiếc

Đang làm thủ tục cấp phát 97.100 cây Keo lai giâm hom cho người dân trên địa bàn Hoà Bắc, huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng để trồng rừng sản xuất.

c. Chăm sóc rừng: Đã hoàn thành công tác chăm sóc rừng lần 2 (có tra dặm cây con đối với rừng trồng năm 1) là 705,9ha/KH717ha, đạt tỷ lệ 98% KH

d. Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh: Do công tác này khó thực hiện vì suất đầu quá thấp, không thu hút được người dân nên hiện nay mới triển khai 112ha/KH362ha đạt tỷ lệ 31% KH.

e. Tổng vốn đã giải ngân đến nay: 1.679 triệu đồng /KH vốn là 3.770triệu đồng, đạt tỷ lệ 44,5% KH được giao. Kế hoạch giải ngân sẽ được tiếp tục khi hoàn thành kế hoạch trồng rừng.

Ngoài ra, Sở Thuỷ sản Nông lâm đã tiến hành củng cố các vườn ươm, thành lập Hội đồng và Tổ thẩm định nguồn giống lâm nghiệp …

8.3 Di dãn dân tránh vùng thiên tai sạt lỡ, lũ quét:Tổng vốn kế hoạch năm 2007: 650 triệu đồng, trong đó: TW 400 triệu

đồng, địa phương 250 triệu đồng, đã triển khai thực hiện di dãn dân, bố trí tái định cư cho 25 hộ dân xã Hoà Bắc trong vùng thiên tai sạt lỡ đất, lũ quét. Gồm các hạng mục sau:

- Lập quy hoạch chi tiết (21ha): 120 triệu đồng- San ủi khu dân cư và đường nội bộ: 130 triệu đồng- Lắp đặt đường ống nước: 100 triệu đồng- Hỗ trợ di dời (2 triệu đồng/hộ): 50 triệu đồng- Hỗ trợ dân xây dựng nhà ở (10 tr.đồng/hộ): 250 triệu đồng (Vốn

ngân sách thành phố).Đến nay, các công việc di dời dân đã cơ bản hoàn thành.9. Công tác cải cách hành chính và cổ phần hóa các doanh nghiệp

nhà nước: - Đến nay, địa phương đã hoàn thành cổ phần hoá 02 doanh nghiệp cuối

cùng đó là: Cty Thuỷ sản và Thương mại Thuận Phước và Cty KDCB hàng XNK Đà Nẵng. Nhìn chung các doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá đều hoạt động có lãi, lương cán bộ và công nhân không ngừng tăng. Hiện Ngành chỉ còn 01 doanh nghiệp công ích hoạt động trong lĩnh vực thuỷ lợi tưới và cấp nước sinh hoạt nông thôn đó là: Công ty Quản lý và Khai thác công trình thuỷ lợi Đà Nẵng.

- Trong năm tập trung đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm phòng chống tham những, lãng phí, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động về bộ máy quản lý của các đơn vị trực thuộc, năm 2007 có 08/12 đơn vị trực thuộc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định 130 đối với đơn vị hành chính và Nghị định 43 đối với đơn vị sự nghiệp, 02 đơn vị: Chi cục Thú y, Chi cục Kiểm lâm tự chủ một phần còn 02 đơn vị: Chi cục Thuỷ sản, Chi cục bảo vệ thực vật, chưa thực hiện cơ chế tự chủ do trong bộ máy biên chế vừa có biên chế hành chính, vừa có biên chế sự nghiệp.

13

Page 14: BÁO CÁOvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/785263Da... · Web view+ Về cơ giới hoá trong nông nghiêp: đến nay tổng số máy móc nông nghiệp có 350 chiếc

- Thực hiện tốt chế độ họp giao ban định kỳ hằng tháng giữa Giám đốc Sở với lãnh đạo các đơn vị trực thuộc vào ngày 15 hàng tháng để kịp chỉ đạo, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác chỉ đạo, điều hành. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, có 12/13 đơn vị trực thuộc nối mạng Internet và thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng tháng với UBND thành phố, các Bộ Ngành TW bằng thư điện tử và bằng văn bản,.

- Kịp thời tham mưu UBND thành phố ra, soát, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trên lĩnh vực Ngành: Quyết định số 10/2007/QĐ-UBND ngày 29/01/2007 ban hành quy định về quản lý khai thác, nuôi trồng thuỷ sản trên khu vực vùng nước thuỷ nội địa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; Quyết định 30/2007/QĐ-UB về Quy chế Quản lý thông tin liên lạc giữa các tổ đội khai thác hải sản xa bờ và các cơ quan trên đất liền; Quyết định 54/2007/QĐ-UBND ngày 13/9/2007 về Quản lý, bảo tồn rạn san hô và các hệ sinh thái liên quan vùng biển từ Hòn Chảo đến Nam Hải Vân và báo đảo Sơn Trà; Quyết định số 57/2007/QĐ-UB về Quy định hướng dẫn sử dụng ngân sách Nhà nước để thực hiện miễn thủy lợi phí cho nông dân thành phố Đà Nẵng; Quyết định 8329/QĐ-UBND ngày 19/10/2007 của UBND thành phố về việc Ban hành Chương trình Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thuỷ sản thành phố đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Kế hoạch UBND thành phố thực hiện Chương trình hành động số 13-CTr/TU của Thành Uỷ và Nghị quyết 09-NQ/TW về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.

10. Công tác an ninh quốc phòng và phòng chống lụt bão:- Đã củng cố, kiện toàn bộ máy BCH Phòng chống lụt bão ngành và ban

hành phương án triển khai công tác phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn ngành Thuỷ sản Nông lâm năm 2008.

- Hỗ trợ 47 máy thông tin liên lạc tầm xa ICom M710, trong đó 42 máy cho 40 tổ KTHS xa bờ và 05 máy cho địa phương, đơn vị để xây dựng mạng thông tin liên lạc giữa tàu cá hoạt động khai thác trên biển với cơ quan quản lý trên đất liền. Đồng thời, đã tham mưu trình UBND ban hành Quy chế Quản lý thông tin liên lạc giữa các tổ đội khai thác hải sản xa bờ và các cơ quan trên đất liền tại Quyết định số 30/2007/QĐ-UB ngày 05/6/2007.

- Phối hợp với Đài thông tin duyên hải tại Đà Nẵng, BCH Biên phòng thành phố tổ chức trao đổi kinh nghiệm kết nối thông tin liên lạc trên biển giữa tàu cá và bờ, cấp phát miễn phí 2000 tờ rơi bản đồ, các tầng số thông tin liên lạc cần thiết cho các tàu cá khi hoạt động trên biển để phòng chống lụt bão ATNĐ. Đến nay, cơ bản kết nối thông tin liên lạc giữa biển – bờ cho 42 tổ, đội khai thác xa bờ trên địa bàn thành phố, giúp việc nắm tình hình, chỉ đạo sản xuất trên biển chủ động hơn.

- Đã phối hợp với BCH Bộ đội Biên phòng thành phố thực hiện “ Mật danh toạ độ” cho tất cả tàu khai thác xa bờ để đảm bảo bí mật ngư trường cho tàu đang khai thác và đảm bảo kết nối thông tin liên lạc thông xuốt giữa tàu cá trên biển và đất liền. Qua đó, năm qua các đợt bão lũ đã nhanh chóng nắm bắt vị trí tàu thuyền ngư dân trên biển, giải quyết tốt công tác cứu hộ, cứu nạn,

14

Page 15: BÁO CÁOvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/785263Da... · Web view+ Về cơ giới hoá trong nông nghiêp: đến nay tổng số máy móc nông nghiệp có 350 chiếc

thông tin thời tiết, tàu lạ xâm phạm lãnh hải Việt Nam. Bên cạnh việc phát triển kinh tế, các tàu khai thác xa bờ đã tích cực trong công tác bảo vệ an ninh quốc phòng, trong tháng 7/2007, thành phố đã huy động và cử 10 tàu tham gia công tác bảo vệ vùng biển Việt Nam trong kế hoạch BM07 của Quân chủng Hải quân theo lệnh của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Quốc phòng.

- Đã xây dựng, củng cố nâng cao chất lượng của lập lực lượng dân quân tự vệ ngành và trong năm 2007 đã có 64 cán bộ, công chức được tham gia đào tào khóa huấn luyện dân quân tự vệ năm thứ nhất do Bộ Chỉ huy quân sự thành phố tổ chức, kết quả trên 90% đạt khá, giỏi.

Đánh giá chung: Năm 2007, sản xuất thuỷ sản nông lâm của thành phố có bước phát triển

khá theo chiều sâu số lĩnh vực khai thác, dịch vụ hậu cần nghề cá, các loại cây trồng, con vật nuôi đã có những bước chuyển biến tích cực, phong phú về chủng loại, năng suất, sản lượng tăng so với năm trước, song sản xuất chăn nuôi còn tiếp tục gặp khó khăn (do ảnh hưởng dịch bệnh). Công tác quản lý, bảo vệ rừng có nhiều chuyển biến tích cực. Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội ở nông thôn tiếp tục càng hoàn thiện, một số khu vực nông thôn bắt đầu có sắc thái đô thị, đời sống vật chất và tinh thần của nông dân được cải thiện dần, bộ mặt nông thôn đổi thay rõ rệt.

Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn, tồn tại sau: - Nhìn chung cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch chậm,

kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn tuy có được cải thiện, song chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, các lợi thế so sánh chưa được đầu tư triển khai có hiệu quả.

- Các vùng chuyên canh rau, hoa tuy đã được đầu tư phát triển sản xuất song chưa phát huy hiệu quả, chưa có thương hiệu sản phẩm nên khó khăn trong công tác tiêu thụ.

- Việc đầu tư các khu chăn nuôi, khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý dịch bệnh và kiểm soát an toàn thực phẩm. Khu giết mổ tập trung Hoà Quý, Hoà Phước đã được quy hoạch tổng mặt bằng nhưng chưa có doanh nghiệp đăng ký đầu tư.

- Chi phí xăng dầu tiếp liên tục tăng, trong khi giá nguyên liệu không tăng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngành. Nguồn lợi thuỷ sản vùng gần bờ đang cạn kiệt, sản lượng khai thác giảm, đời sống một bộ phận ngư dân làm nghề cá ven bờ, nhất là nghề giả gặp rất nhiều khó khăn.

- Nhiều doanh nghiệp chế biến thuỷ sản qui mô nhỏ và vừa đã có nhiều cố gắng đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cấp nhà xưởng… nhưng do thiếu đồng bộ nên khả năng cạnh tranh của sản phẩm còn thấp; vấn đề xử lý môi trường tại các doanh nghiệp chế biến còn nhiều hạn chế.

- Lực lượng lao động cho nghề cá ( khai thác, nuôi trồng, chế biến) ngày càng thiếu, do đặc thù của ngành là làm việc trong môi trường khắc nghiệt, đòi hỏi sức khoẻ, tay nghề cao, vì vậy trong thời gian đến nếu nhà nước và các doanh nghiệp ( người sử dụng lao động) không có những chính sách ưu đãi phù hợp đặc biệt như: đào tạo, tiền lương, bảo hiểm… thì nguy cơ các doanh nghiệp

15

Page 16: BÁO CÁOvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/785263Da... · Web view+ Về cơ giới hoá trong nông nghiêp: đến nay tổng số máy móc nông nghiệp có 350 chiếc

nói riêng, ngành thuỷ sản nói chung sẽ tiếp tục gặp khó khăn trên lĩnh vực lao động.

- Quá trình đô thị hóa đã làm quy mô diện tích sản xuất nông nghiệp, diện tích nuôi trồng thuỷ sản bị thu hẹp, một bộ phận nông ngư dân mất đất sản xuất gặp khó khăn.

- Ngành nghề nông thôn, công tác quy hoạch và chính sách thu hút đầu tư hình thành các cụm công nghiệp nhỏ ở nông thôn còn chậm. Nguồn kinh phí đầu tư cho nông nghiệp nông thôn ngày càng hạn chế, chưa tạo động lực để đẩy mạnh phát triển theo hướng CNH, HĐH.

PHẦN THỨ HAIPHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ KẾ HOẠCH NĂM 2008

I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH:- Quyết định số 133/2004/QĐ-UB ngày 04/8/2004 của UBND thành phố

Đà Nẵng V/v Xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng thành trung tâm kinh tế biển của Khu vực miền Trung;

- Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ngành thuỷ sản nông lâm thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2006-2010. - Căn cứ Quyết định số 8329/QĐ-UBND ngày 19/10/2007 của UBND thành phố V/v Ban hành Chương trình Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thuỷ sản thành phố Đà Nẵng đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.

- Căn cứ Quyết định số 9763/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2007 của UBND thành phố V/v Ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Thành Uỷ Đà Nẵng về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.

-Căn cứ Quyết định số 9956/QĐ-UBND ngày 17/12/2007 của UBND thành phố về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh và dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2008.

II- MỤC TIÊU NHIỆM VỤ KẾ HOẠCH NĂM 2008: - Tiếp tục phát triển nông nghiệp, nông thôn Đà Nẵng theo hướng xây dựng nền nông nghiệp đô thị , tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi, đẩy mạnh áp dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp tiên tiến ra diện rộng theo hướng phát triển mạnh kinh tế trang trại, phát huy lợi thế kinh tế biển.

- Thu hút mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế, các tầng lớp nhân dân để đầu tư phát triển ngành thuỷ sản nông lâm một cách ổn định và bền vững; giữ vững tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất tăng 5 -6%, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tăng 10-12%; - Chuyển dịch cơ cấu tàu thuyền theo hướng vương khơi khai thác xa bờ, lấy nhiệm vụ tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản làm định hướng phát triển tàu cá; thực hiện công tác qui hoạch và chuyển đổi nghề khai thác thuỷ sản hợp lý, từng bước giảm số lượng tàu thuyền nhỏ dưới 30cv và các nghề khai thác làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, đảm bảo an toàn người và phương tiện khi hoạt động trên biển.

- Đa dạng hoá sản phẩm sản xuất chế biến xuất khẩu và tiêu dùng nội địa; đảm bảo tiêu chuẩn VSATTP, duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ổn định

16

Page 17: BÁO CÁOvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/785263Da... · Web view+ Về cơ giới hoá trong nông nghiêp: đến nay tổng số máy móc nông nghiệp có 350 chiếc

và vững chắc... Không ngừng nâng cao thu nhập và đời sống nông ngư dân, nhất là những vùng bị đô thị hoá. Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, PCCCR và hỗ trợ, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư trồng rừng. Chú trọng đầu tư trồng rừng phòng hộ, trồng cây chắn sóng ven biển.

- Tập trung các hoạt động bảo vệ, phát triển nguồn lợi, bảo vệ môi trường sinh thái, kiểm tra giám sát chặt chẽ vệ sinh an toàn thực phẩm, dịch bệnh, sẵn sàng tham gia các hoạt động phối hợp bảo vệ an ninh vùng lãnh hải quốc gia. III. CÁC CHỈ TIÊU NHIỆM VỤ KẾ HOẠCH 2008:

- Giá trị sản xuất thuỷ sản nông lâm (giá CĐ 94) đạt 715 tỷ đồng, tăng 4,7% so với năm 2007, trong đó: Giá trị sản xuất thủy sản (giá CĐ 94) 481 tỷ đồng, tăng 5,24%, giá trị sản xuất nông nghiệp 207 tỷ, tăng 4%; lâm nghiệp đạt 27 tỷ đồng, tăng 3,8% so với năm 2007.

- Tổng sản lượng thuỷ sản: 42.820 tấn, trong đó khai thác hải sản 41.640 tấn tăng 6,7%; nuôi trồng thủy sản 1.180 tấn tăng 4,3%.Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 78.000.000-80.000.000 USD tăng 11-12%. Diện tích NTTS 760 ha, trong đó tôm sú nước lợ 160 ha, nuôi cá nước ngọt 600 ha.

- Sản lượng lương thực đạt 50.100 tấn, trong đó lúa 45.120 tấn, ngô 4.980 tấn. Sản lượng rau thực phẩm đạt 31.080 tấn, trong đó diện tích canh tác rau an toàn là 200 ha, sản lượng đạt 12.000 tấn. Lâm nghiệp: Trồng rừng 800 ha, trong đó trồng rừng tập trung 600 ha, quản lý bảo vệ rừng 15.000 ha, chăm sóc rừng trồng 840.

- Về 3 nhiệm vụ trọng tâm năm 2008: Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, không để xảy ra bùng phát dịch bệnh trên địa bàn thành phố;Hoàn thành việc di dời Cảng cá Thuận Phước sang Âu thuyền Thọ Quang; Tập trung thực hiện hoàn thành việc quy hoạch và cắm mốc quy hoạch 3 loại rừng trên địa bàn thành phố. IV. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU:ơ

Năm 2008 là năm có vị trí quan trọng trong việc thực hiện thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm 2006 -2010, Ngành Thuỷ sản Nông lâm tập trung triển khai thực hiện nhiều chủ trương, chính sách lớn của Thành Uỷ, HĐND, UBND thành phố: Thực hiện Chương trình hành động về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, Thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TU của Thành Uỷ về củng cố, phát triển kinh tế tập thể trong lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn,… Do đó, giải pháp trọng tâm của Ngành năm 2008 là: Tập trung công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý để nâng cao hiệu quả công tác, tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế hoạt động hiệu quả; Tổ chức lại sản xuất theo hướng chuyên canh, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, tăng năng suất, chất lượng cây trồng, con vật nuôi; Đầu tư cơ sở hạ tầng để phát huy lợi thế kinh tế biển, cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; trong công tác quản lý Nhà nước tập trung tổ chức lại bộ máy của ngành theo hướng tinh, gọn, hiệu quả, tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Trong các lĩnh vực chuyên môn tập trung các giải pháp chủ yếu sau:

17

Page 18: BÁO CÁOvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/785263Da... · Web view+ Về cơ giới hoá trong nông nghiêp: đến nay tổng số máy móc nông nghiệp có 350 chiếc

1. Thuỷ sản:1. 1 Khai thác hải sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản:

-Tập trung tuyên truyền và triển khai thực hiện Quyết định số 30/2007/QĐ-UBND ngày 05/6/2007 của UBND thành phố V/v ban hành quy chế quản lý thông tin liên lạc giữa tàu cá và đất liền, kết nối thông tin liên lạc thông suốt giữa các tổ KTHS xa bờ với Biên phòng thành phố, chính quyền địa phương và Sở Thuỷ sản Nông lâm nhằm phục vụ công tác quản lý khai thác hải sản, hỗ trợ thông tin cho thuyền trưởng về dự báo thời tiết, hướng dẫn ngư trường đánh bắt, thông tin giá cả sản phẩm, thị trường tiêu thụ; hướng dẫn phòng tránh bão, áp thấp nhiệt đới, tìm kiếm và cứu hộ- cứu nạn trên biển

- Tăng cường tuyên truyền để ngư dân thấy được lợi ích của việc tổ chức khai thác hải sản theo tổ. Phối hợp UBND và Hội Nông dân các phường nghề cá tập trung tổ chức tuyên truyền, vận động, thành lập và phát triển mạnh các tổ, đội tàu khai thác hải sản xa bờ của thành phố. - Từng bước nghiên cứu tổ chức hội nghị “ Liên kết 4 nhà” để các tổ KTHS xa bờ tiếp xúc trực tiếp với các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản, các đơn vị thu mua nguyên liệu trên địa bàn thành phố, từ đó các tổ KTHS và các doanh nghiệp, phối hợp bảo quản tiêu thụ sản phẩm đảm bảo hiệu quả, cùng có lợi.

- Vận động, hướng dẫn cho các tổ KTHS đầu tư tàu hậu cần nghề cá để thu gom sản phẩm hoặc thực hiện theo phương thức quay vòng, luân phiên, chia nhau mang sản phẩm vào bờ để bán và cung ứng nhiên liệu, các nhu yếu phẩm để các tàu khác trong tổ đội bám biển sản xuất, nhờ đó tiết kiệm được thời gian và nhiên liệu, sản phẩm đảm bảo chất lượng nên hiệu quả kinh tế cao hơn.

- Hướng dẫn các tổ KTHS thành lập tổ hợp tác theo Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác, phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc quản lý thuyền viên, tổ chức cho thuyền viên được tham gia góp vốn vào đầu tư ngư lưới cụ để tăng thu nhập và đồng thời thực hiện đầy đủ các quyền lợi chính đáng cho thuyền viên như mua bảo hiểm thuyền viên, bảo hiểm y tế tự nguyện nhằm làm cho lao động làm việc dưới tàu được ổn định vì trách nhiệm và quyền lợi thuyền viên.

- Tập huấn và hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật, công nghệ về khai thác, bảo quản sản phẩm sau khai thác cho các tổ để nâng cao hiệu quả kinh tế làm mô hình nhân rộng trong các năm tới.

- Tổ chức tập huấn cho thuyền trưởng các tổ KTHS xa bờ về kiến thức luật pháp của quốc tế và Việt Nam trên biển liên quan đến khai thác hải sản; về kiến thức phòng tránh bão, thông tin liên lạc, cứu hộ, cứu nạn, an toàn cho người và tàu cá trên biển, sơ cứu người bị tai nạn, ốm đau.

- Đăng ký với Bộ NN&PTNT để tiếp tục đưa từ 60-100 tàu công suất lớn tham gia đánh bắt tại vùng đánh cá chung vịnh Bắc bộ

- Thí điểm xây dựng mô hình quản lý cộng đồng vùng biển ven bờ tại Thọ Quang, Mân Thái - quận Sơn Trà nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản Sơn Trà.

18

Page 19: BÁO CÁOvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/785263Da... · Web view+ Về cơ giới hoá trong nông nghiêp: đến nay tổng số máy móc nông nghiệp có 350 chiếc

- Thực hiện tốt quy chế quản lý, bảo tồn rạn san hô và các hệ sinh thái liên quan đến vùng biển từ Hòn Chảo đến Nam Hải Vân và bán đảo Sơn Trà theo Quyết định của UBND thành phố.

-Nghiên cứu xây dựng mô hình và hỗ trợ chuyển đổi nghề cấm khai thác tại tuyến lộng và tuyến ven bờ.

-Thực hiện tốt công tác đăng ký, đăng kiểm tàu cá và kiểm tra quản lý tàu cá <=20 cv/chiếc đã phân cho địa phương; tập huấn hỗ trợ kỹ thuật quản lý tàu cá <=20 cv/chiếc cho cán bộ quản lý ở địa phương.

1. 2 Nuôi trồng thuỷ sản - Tăng cường quản lý chất lượng con giống; quản lý dư lượng kháng

sinh, hóa chất trong nuôi trồng thủy sản, chế biến thuỷ sản, thực hiện tốt quy định về quản lý vùng nuôi, đối tượng nuôi, áp dụng công nghệ nuôi sạch. Tăng cường cán bộ kỹ thuật đứng điểm các vùng nuôi nhằm hổ trợ kỹ thuật, đảm bảo cho các vụ nuôi thắng lợi - Trong nuôi thuỷ sản nước ngọt và sản xuất giống: + Mở rộng các vùng nuôi cá hiện nay tăng thêm diện tích nuôi 10-15ha. + Xúc tiến các bước để đầu tư xây dựng khu nuôi thuỷ sản nước ngọt Hoà Khương 125 ha và khu Hoà Phong 95ha. + Tiếp tục hỗ trợ cá giống cho các hộ dân nghèo các xã miền núi mở rộng diện tích nuôi theo mô hình kinh tế VAC nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho bà con nông dân. +Quản lý và sử dụng hiệu quả Trại sản xuất giống thuỷ đặc sản nước ngọt Hoà Khương nhằm sản xuất cung cấp giống có chất lượng cho người nuôi, các đối tượng sản xuất: cá lóc, rôphi đơn tính dòng GIFT, cá điêu hồng, cá thác lác... Đồng thời, du nhập, chuyển giao kỹ thuật sinh sản số loại giống mới, kinh tế.

- Chú trọng tăng cường công tác khuyến ngư, tập trung xây dựng các mô hình sản xuất thương phẩm hiệu quả, hướng đến xuất khẩu, tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi trồng, phòng bệnh thủy sản cho bà con nông dân.

1.3. Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản: - Đề xuất các chính sách thu hút các nhà đầu tư vào Khu Công nghiệp,

Dịch vụ thuỷ sản Thọ Quang, bố trí kịp thời các cơ sở chế biến thủy sản bị giải tỏa của ngành vào Khu công nghiệp nầy để tăng năng lực sản xuất chế biến thuỷ sản và tăng kim ngạch xuất khẩu, kiểm soát được môi trường. - Chỉ đạo các doanh nghiệp đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, đa dạng hóa thị trường bằng nhiều sản phẩm có chất lượng, tránh rủi ro khi phải lệ thuộc quá nhiều vào một số thị trường nhất định. Khai thác có hiệu quả thị trường nội địa, nhằm tăng sản lượng tiêu thụ và giá trị thủy sản.

- Hoàn thành dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật phát triển làng nghề chế biến nước mắm và các sản phẩm thuỷ sản truyền thống tại thôn Trường Định, xã Hoà Liên, huyện Hoà Vang Đà Nẵng

1. 4. Về dịch vụ hậu cần nghề cá:

19

Page 20: BÁO CÁOvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/785263Da... · Web view+ Về cơ giới hoá trong nông nghiêp: đến nay tổng số máy móc nông nghiệp có 350 chiếc

- Thu hút, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sản xuất nước đá, cung cấp xăng dầu, cung cấp máy thuỷ, ngư lưới cụ, đóng sữa tàu thuyền vào đầu tư tại các khu chức năng dịch vụ của Âu thuyền Thọ Quang.

-Thực hiện tốt công tác di dời Cảng cá Thuận Phước sang Âu thuyền Thọ Quang đảm bảo việc di dời không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất khai thác của ngư dân.

2. Nông nghiệp:2.1 Trồng trọt:

- Đối với cây trồng: Bên cạnh tập trung thâm canh trên diện tích sản xuất lương thực, đẩy mạnh phát triển sản xuất rau an toàn và hoa sinh vật cảnh, ngoài vùng chuyên canh hiện có, mở rộng thêm một số vùng sản xuất mới nhất là hoa, sinh vật cảnh. Xây dựng Chương trình, Dự án phát triển giống phục vụ nhu cầu đa dạng tại địa phương

+ Cây lúa:Tiếp tục đầu tư cho khảo nghiệm phát triển giống mới, nhằm duy trì 80% diện tích trồng lúa sử dụng giống lúa xác nhận, đẩy mạnh áp dụng rộng rãi chương trình “ba giảm, ba tăng”, phát triển mạnh vùng sản xuất giống lúa chất lượng cao tại các xã: Hoà Tiến, Hoà Châu, Hoà Xuân, Hoà Phước.

+ Cây ngô: Tăng diện tích trồng ngô trên diện tích trồng lúa kém hiệu quả, nguồn nước tưới không chủ động tại các xã, phường : Hoà Quí, Hoà Vang...

+ Cây thực phẩm: Tiếp tục tổ chức sản xuất các vùng chuyên canh rau đã đầu tư qua các năm, hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ rau an toàn, tỏ chức sản xuất rau khép kín sản xuất gắn với tiêu thụ theo tiêu chuẩn GAP.

+ Cây hoa, sinh vật cảnh: Phát triển các vùng trồng hoa tại Hoà Tiến, Hoà Phong, vùng sinh vật cảnh tại Hoà Cường, Thanh Bình, Hoà Phát, Khuê Trung, Bắc Mỹ An,...

-Tiếp tục tập huấn kỹ thuật chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hỗ trợ giống cho nông dân nghèo.

-Các đơn vị TT KNNL, BVTV cử cán bộ kỹ thuật trực tiếp xuống cơ sở chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn sản xuất, tạo điều kiện tăng thu nhập cho nông dân trên đơn vị diện tích gieo trồng.

2.2 Chăn nuôi:- Tập trung cho công tác phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm,

không để tái phát cúm gia cầm, lỡ mồm long móng và chống dịch bênh “ tai xanh “ ở heo”, xây dựng dự án nâng cao năng lực trong phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố. Hỗ trợ khuyến khích đầu tư, quản lý chặt chẽ khâu giết mổ gia súc, gia cầm. Từng bước xã hội hoá và đưa khu giết mổ gia súc, gia cầm Hoà Quý, Ngũ Hành Sơn vào hoạt động. Nghiên cứu thu hút các doanh nhân đầu tư vào khu giết mổ gia súc, gia cầm Hoà Phước, Hoà Mỹ.

- Qui hoạch các vùng chăn nuôi, từng bước xoá bỏ hình thức chăn nuôi trong các khu đông dân cư (trong thành phố đã cấm nuôi từ 2006 ). Xây dựng chương trình, dự án phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn dịch bênh và thực phẩm sạch.

Quản lý chất lượng các nguồn giống tại các cơ sở phục vụ chăn nuôi

20

Page 21: BÁO CÁOvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/785263Da... · Web view+ Về cơ giới hoá trong nông nghiêp: đến nay tổng số máy móc nông nghiệp có 350 chiếc

3. Lâm nghiệp:3.1 Công tác quản lý bảo vệ rừng: Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, tập trung chăm sóc, khoanh

nuôi, xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên, đẩy nhanh công tác trồng rừng, trọng tâm là rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn theo đúng quy trình kỹ thuật của chương trình 5 triệu ha rừng. Chú trọng trồng rừng phòng hộ, cảnh quan môi trường khu vực: Bà Nà, Sơn Trà, Hải Vân nhằm phục vụ phát triển du lịch sinh thái của thành phố. Trồng rừng phòng hộ phi lao ven biển bảo vệ các tuyến kè , chống cát bay.

- Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra việc khai thác, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ lâm sản trái phép và kiểm soát, quản lý động vật hoang dã. Đẩy mạnh hoạt động khuyến lâm theo hướng phát triển mô hình kinh tế vườn đồi, phát triển các mô hình nông lâm kết hợp, giải quyết tốt các vấn đề đất sản xuấtcho đồng bào dân tộc xã Hoà Bắc, Hoà Phú nhằm ổn định cuộc sống.

- Tham mưu UBND thành phố phê duyệt Quy hoạch 3 loại rừng và ban hành chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2008 -2010 .

-Tập trung triển khai thực hiện tốt dự án 661, dự kiến kế hoạch chương trình dự án 661 năm 2008, dự kiến 8.160 triệu đồng gồm các hạng mục chính sau:

-Hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng: Cắm mốc quy hoạch 3 loại rừng, sửa chữa Trạm Quản lý BVR Sông Bắc, hoàn thành xây dựng BQL RĐD Sơn Trà.

-Tiếp tục hỗ trợ giống đẩy mạnh trồng cây phân tán ……-Tấp huấn quy trình sản xuất giống lâm nghiệp cho nhân dân, kiểm tra

nghiệm thu chất lượng cây giống lâm nghiệp đưa vào trồng rừng đảm bảo hiệu quả.

4. Thuỷ lợi, đê điều và PCLB:-Đảm bảo sửa chữa khắc phục kịp thời các công trình hạ tầng kỹ thuật

thuỷ lợi phục vụ đủ nước tưới cho sản xuất của nông dân ( bị hư hỏng trong đợt lũ tháng 11/2007).

- Hoàn thành dự án đầu tư, nâng cấp đảm bảo an toàn hồ chứa nước Đồng Nghệ; hồ Trước Đông (Hoà Nhơn); hồ Đồng Tréo (Hoà Phú); kè chống sạt lỡ ven sông: Tuý Loan, Sông Cu đê – Nam Yên, Cẩm Lệ - Cầu Đỏ; Đê, kè biển Liên Chiểu, Thuận Phước; kiên cố hóa kênh mương nội đồng và phát triển các công trình thủy lợi phục vụ tưới cây màu.

- Chỉ đạo củng cố lại tổ chức Tổ đội thuỷ nông nội đồng ở các địa phương, đảm bảo cung cấp đủ nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, thực hiện tốt chính sách miễn thuỷ lợi phí cho nông dân của Hội đồng nhân dân thành phố.

- Tập trung chỉ đạo hoàn thành tốt công tác PCLB và tìm kiếm cứu nạn năm 2008, giảm thiểu đến mức thấp nhất những thiệt hại do mưa bão gây ra.

- Phát huy tối đa công suất các công trình nước sạch nông thôn đã đầu tư, đảm bảo chất lượng nguồn nước tốt cung cấp cho nhân dân. 5. Phát triển kinh tế nông thôn:

21

Page 22: BÁO CÁOvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/785263Da... · Web view+ Về cơ giới hoá trong nông nghiêp: đến nay tổng số máy móc nông nghiệp có 350 chiếc

- Hỗ trợ, khuyến khích phát triển ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn, chú trọng khôi phục các làng nghề truyền thống ở Hòa Vang, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Cẩm Lệ.

- Tiếp tục thực hiện các chương trình ĐCĐC và Kinh tế mới, hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông thôn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn.

- Củng cố khuyến khích thành lập các hợp tác xã nông nghiệp làm tốt công tác dịch vụ nông thôn.

6. Danh mục các công trình, hạng mục tập trung đầu tư năm 2008:-Hoàn thành Quy hoạch ngành TSNL đến năm 2020, Quy hoạch 3 loại

rừng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.- Đầu tư Chợ Thuỷ sản đầu mối khu vực miền Trung tại Đà Nẵng; đầu tư

nâng cấp Khu trú bão và neo đậu tàu thuyền Thọ Quang; đầu tư hạ tầng kỹ thuật di dời Cảng cá Thuận Phước.

- Hoàn thành lập Dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật làng nghề chế biến nước mắm và sơ chế hải sản tại Hoà Liên, Trung tâm HL Nghề cá, Dự án bảo tồn phục hồi rạn san hô Sơn Trà, Nam Hải Vân.

-Tiếp tục đầu tư hệ thống đê kè biển Liên Chiểu - Thuận Phước, Kè Giáng Nam, Kè Tây An.

-Hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng nâng cấp hồ chứa nước Đồng Nghệ, Dự án Hồ chứa nước Trung An,…

- Chuẩn bị đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung Hoà Quý, Hoà Phước.

- Đầu tư các công trình cấp nước sinh hoạt: cấp nước sinh hoạt thôn Duyên Sơn (Hoà Khương), 2 thôn La Bông, Lệ Sơn (Hoà Tiến), nâng cấp Trạm cấp nước Hoà Khương, cấp nước thôn Phong Nam (Hoà Châu), 3 thôn xã Hoà Phú,…

- Đầu tư hỗ trợ phát triển 2 -3 làng nghề nông thôn và củng cố, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố.

-Đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính, sắp xếp tổ chức, bộ máy các đơn vị phù hợp với quy định của Trung ương, đảm bảo hoạt động có hiệu quả.

-Tăng cường công tác thanh, kiểm tra xử lý kịp thời các vụ vi phạm các quy định về VSATTP, đăng ký đăng kiểm, an toàn tàu cá, chất lượng hàng hoá… chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện tiết kiệm chống lãng phí.

Năm 2007, Ngành Thuỷ sản Nông lâm cơ bản khắc phục được những khó khăn di thiên tai gây ra năm 2006, đã phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch được giao, các lĩnh vực sản xuất đã có bước phát triển theo chiều sâu, bền vững, góp phần vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn và phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Năm 2008 là năm bản lề thực hiện kế hoạch 5 năm 2006 – 2010, đòi hỏi sự phát triển nhanh, toàn diện, nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động nắm bắt những cơ hội hội nhập, tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh sản xuất theo hướng năng suất, chất lượng, hiệu quả cao. Trong thời gian đến, phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất

22

Page 23: BÁO CÁOvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/785263Da... · Web view+ Về cơ giới hoá trong nông nghiêp: đến nay tổng số máy móc nông nghiệp có 350 chiếc

trong toàn ngành, với sự nỗ lực vượt khó của bà con nông ngư dân, đặc biệt là sự chỉ đạo, lãnh đạo sâu sát, kịp thời của Thành Uỷ, HĐND, UBND thành phố, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, các Bộ, ngành TW và sự phối hợp tích cực của các Ban, Ngành, địa phương trên địa bàn thành phố, sản xuất thuỷ sản nông lâm sẽ tiếp tục phát huy sức mạnh tổng hợp, đảm bảo phát triển ổn định, bền vững trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần tạo chất lượng cuộc sống của bà con nông ngư dân không ngừng được cải thiện, nâng cao, đảm bảo an ninh chính trị, chủ quyền lãnh hải quốc gia ./.

Nơi nhận:- Bộ NN&PTNT (b/c)- TTHHDND- UBND TP (b/c);- Các Sở KHĐT, TC;- Lãnh đạo Sở;- Lưu VT, KHĐT(Khánh)

GIÁM ĐỐC

  

23