ubnd thÀnh phỐ cẦn thƠvukehoach.mard.gov.vn/datastore/chienluoc/1329kh 2011 can... · web...

24
UBND THNH PH CN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM S NÔNG NGHIỆP V PHT TRIN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 693/KH.SNN&PTNT Cần Thơ, ngày 12 tháng 7 năm 2010 KẾ HOẠCH Phát triển Nông nghiệp, Nông thôn thành phố Cần Thơ năm 2011. Căn cứ Công văn 1910/BNN-KH ngày 21 tháng 6 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, v/v hướng dẫn xây dựng kế hoạch và dự toán NSNN năm 2011; Theo Công văn 717KHĐT-TH ngày 18 tháng 6 năm 2010 của Sở Kế hoạch và Đầu tư, thực hiện Công văn số 2863/UBND-TH ngày 18 tháng 6 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ, v/v xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2011, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ xây dựng kế hoạch phát triển năm 2011 của Ngành như sau: Phần I ĐNH GI KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2010 I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SẢN XUẤT 6 THNG ĐU NĂM, ƯỚC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2010: * Cơ cấu sản xuất nông nghiệp từng bước chuyển dịch theo hướng tập trung chuyên canh, luân canh phù hợp với từng địa bàn, với các mô hình sản xuất có hiệu quả như: lúa – cá, lúa – màu, kinh tế vườn kết hợp du lịch, nuôi thủy sản chuyên canh, rau màu luân canh, rau chuyên canh…, từng bước nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả gắn với nhu cầu thị trường. * Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản (giá cố định 94) ước 6 tháng 2010 đạt 2.290,53 triệu đồng, bằng 99,08% so với cùng kỳ, trong đó giá trị sản xuất nông nghiệp so cùng kỳ tăng 6,98%, giá trị sản xuất thủy

Upload: others

Post on 01-Feb-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1329Kh 2011 can... · Web viewPhát triển Nông nghiệp, Nông thôn thành phố Cần Thơ năm 2011. Căn

UBND THANH PHÔ CÂN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMSƠ NÔNG NGHIỆP VA

PHAT TRIÊN NÔNG THÔNĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 693/KH.SNN&PTNT Cần Thơ, ngày 12 tháng 7 năm 2010

KẾ HOẠCH Phát triển Nông nghiệp, Nông thôn thành phố Cần Thơ năm 2011.

Căn cứ Công văn 1910/BNN-KH ngày 21 tháng 6 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, v/v hướng dẫn xây dựng kế hoạch và dự toán NSNN năm 2011;

Theo Công văn 717KHĐT-TH ngày 18 tháng 6 năm 2010 của Sở Kế hoạch và Đầu tư, thực hiện Công văn số 2863/UBND-TH ngày 18 tháng 6 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ, v/v xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2011,

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ xây dựng kế hoạch phát triển năm 2011 của Ngành như sau:

Phần IĐANH GIA KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2010

I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SẢN XUẤT 6 THANG ĐÂU NĂM, ƯỚC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2010:

* Cơ cấu sản xuất nông nghiệp từng bước chuyển dịch theo hướng tập trung chuyên canh, luân canh phù hợp với từng địa bàn, với các mô hình sản xuất có hiệu quả như: lúa – cá, lúa – màu, kinh tế vườn kết hợp du lịch, nuôi thủy sản chuyên canh, rau màu luân canh, rau chuyên canh…, từng bước nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả gắn với nhu cầu thị trường.

* Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản (giá cố định 94) ước 6 tháng 2010 đạt 2.290,53 triệu đồng, bằng 99,08% so với cùng kỳ, trong đó giá trị sản xuất nông nghiệp so cùng kỳ tăng 6,98%, giá trị sản xuất thủy sản giảm 16,09%. Ước đến cuối năm giá trị sản xuất đạt 100%KH Thành phố giao.

* Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông, thủy sản 6 tháng đầu năm ước đạt 240,2 triệu USD, chiếm 81,4% (240,2/339 triệu USD) tổng kim ngạch xuất khẩu của Thành phố, đạt xấp xỉ cùng kỳ 2009. Trong đó các mặt hàng thủy sản đạt 162,1 triệu USD tăng 22,29% so cùng kỳ; xuất khẩu gạo 182,6 ngàn tấn, giảm 30,95% so với cùng kỳ.

1. Tình hình sản xuất: 1.1. Cây lúa: - Diện tích: Sáu tháng đầu năm 2010 toàn thành phố Cần Thơ đã xuống giống

được 184.400 ha lúa, 101% kế hoạch vụ và 89% kế hoạch năm, tương đương cùng kỳ năm 2009, trong đó diện tích xuống giống vụ Đông Xuân 09-10 là 89.778 ha, vụ Hè Thu 84.767,8 ha, vụ Thu Đông 10.000ha.

Page 2: UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1329Kh 2011 can... · Web viewPhát triển Nông nghiệp, Nông thôn thành phố Cần Thơ năm 2011. Căn

- Năng suất vụ Đông Xuân: bình quân ước đạt 70,63 tạ/ha tăng 3,33 tạ/ha so với vụ Đông Xuân 2008-2009; Sản lượng ước đạt: 634.100 tấn, tăng 4,57% so với vụ ĐX 2008-2009.

Nguyên nhân năng suất tăng, do: Thời tiết thuận lợi, ngành Nông nghiệp các cấp hướng dẫn nông dân áp dụng triệt để lịch gieo sạ đồng loạt né rầy, dịch bệnh xuất hiện thấp hơn 50% so cùng kỳ năm 2009 nên ít ảnh hưởng đến năng suất lúa. Gieo sạ đồng loạt né rầy tránh thiệt hại do sâu bệnh nhưng lại làm gia tăng thêm tình trạng thiếu nhân công cắt lúa vào vụ thu hoạch rộ. Vụ Đông Xuân 2009-2010, Quân khu IX kết hợp với Bộ Chỉ huy quân sự Thành phố huy động lực lượng bộ đội giúp dân thu hoạch lúa, nhằm tăng cường tình đoàn kết, gắn bó quân dân, kịp thu hoạch lúa, giảm tổn thất.

- Lúa Hè Thu 2010: đã thu hoạch 54.391,44/84.767,80 ha gieo sạ, năng suất ước đạt 52,84 tạ/ha, tăng 5,92 tạ/ha so cùng kỳ năm 2009.

- Lúa Thu Đông 2010 ước: gieo trồng 34.000ha, năng suất 38,0 tạ/ha; sản lượng 129.300 tấn.

Sản lượng lúa cả năm ước đạt 1.165.770 tấn, đạt 102,44% kế hoạch, tăng 27.710 tấn so với năm 2009.

* Cơ cấu giống lúa: Vụ Đông Xuân 09-10: Các giống được gieo trồng phổ biến: Jasmine 85

chiếm 23,64% (21.174 ha), IR 50404: chiếm 22,46% (20.113,49 ha), OM 2517: chiếm 12,67% (11.346 ha), OM 4218: chiếm 8,5% (7.615 ha), còn lại những giống khác chiếm khoảng 2 - 3%.

Vụ Hè Thu: Các giống được gieo trồng phổ biến: OM 4218: chiếm 23,82% (19.706,2 ha); OM 2517:chiếm 16,79% (13.886,9 ha); IR50404: chiếm 17,93% (14.828,1 ha); OM1490: chiếm 12,84% (10.623,3 ha); Jasmine 85: chiếm 6,98% (5.773,2 ha).

* Tình hình sâu bệnh, dịch hại trên cây lúa: tổng diện tích nhiễm các loài dịch hại 6 tháng là 33.000 lượt ha, giảm 100.682 lượt ha so cùng kỳ năm 2009, trong đó các huyện có diện tích nhiễm dịch hại cao quận Thốt Nốt (14.305 ha), huyện Vĩnh Thạnh (6.668 ha), Cờ Đỏ (7.023 ha), Thới Lai (3.862 ha)... Các đối tượng sinh vật gây hại xuất hiện chủ yếu là rầy nâu, sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn lá+cổ bông, bệnh cháy bìa lá...

Ngoài ra Ốc bươu vàng, bù lạch, chuột, bệnh đốm vằn, bệnh vàng lá chín sớm, xuất hiện và gây hại tại huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Phong Điền, quận Thốt Nốt, Cái Răng với mức độ từ thấp đến trung bình.

* Tình hình tiêu thụ lúa: - Ngay từ khi bắt đầu thu hoạch lúa, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ,

Ủy ban nhân dân Thành phố đã giao cho các sở, ngành liên quan, chỉ đạo cho các doanh nghiệp kinh doanh chế biến lương thực tổ chức thu mua hết lúa hâng hóa cho nông dân theo giá được cấp thẩm quyền công bố, cũng như xác định giá thành, giá sàn mua lúa nhằm đảm bảo cho người trồng lúa có lãi ít nhất 30% trên giá thành sản xuất.

- Theo báo cáo của Sở Tài chính: giá thành sản xuất vụ Đông Xuân 2009 -2010 là: 2.705 đồng/kg; nguyên nhân giá thành lúa Đông Xuân 2009 – 2010 tăng là do chi phí lao động, chi phí vật chất (giá lúa giống, phân bón, thuốc trừ sâu, cỏ,

2

Page 3: UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1329Kh 2011 can... · Web viewPhát triển Nông nghiệp, Nông thôn thành phố Cần Thơ năm 2011. Căn

dưỡng lúa) đều tăng, giá mua lúa tại ruộng (lúa ướt) từ 3.500 – 3.600 đồng/kg, giá lúa khô từ 4.100 – 4.200 đồng/kg.

- Giá lúa Đông xuân 2009-2010 biến động như sau: lúa thường từ 3.800- 4.200 đồng/kg, lúa chất lượng cao từ 4.000 - 4.300 đồng/kg, lúa Jasmine 85 từ 4.900- 5.000 đồng/kg. Lúa Hè Thu: chất lượng cao giá từ 3.800 - 3.900 đồng/kg, lúa ướt mua tại ruộng từ 3.300-3.400 đồng/kg, tuy giá thấp nhưng thương lái thu mua lúa rất hạn chế.

- Tình hình xuất khẩu gạo những tháng đầu năm khá trầm lắng, do nhu cầu nhập khẩu của các nước chưa cao trong khi nguồn cung gạo của Việt Nam và Thái Lan tăng đã ảnh hưởng đến việc tiêu thụ lúa.

1.2. Cây hàng năm khác: Sáu tháng đạt 10.000 ha các loại, tăng 2.000ha so với cùng kỳ; cả năm ước đạt 12.000ha. Riêng cây mè đạt 106,8% kế hoạch (4.068,4/3.800ha), tăng 11,92% so với cùng kỳ, do giá mè hiện tăng cao, kích thích nông dân xuống giống cây mè và cuối vụ Đông Xuân 2009-2010, giá lúa liên tục giảm, đồng thời tại những vùng trồng lúa không chủ động được nước, ngành Nông nghiệp đã vận động nông dân tích cực chuyển đổi cơ cấu từ lúa sang cây mè, nhằm đối phó hiệu quả với tình hình khô hạn, đảm bảo thu nhập cho người nông dân. Đến nay, đã thu hoạch được 7.500 ha cây hàng năm các loại.

1.3. Cây ăn trái: Ước tổng diện tích cây ăn trái của thành phố Cần Thơ đến cuối năm có 16.000 ha; Diện tích cây ăn trái có xu hướng giảm nhiều do quá trình đô thị hoá và quá trình chia tách quận, huyện. Ngành Nông nghiệp tiếp tục vận động nông dân khôi phục vườn cây ăn trái tập trung, chuyên canh chủ yếu các loại cây như: cam mật, bưởi 5 roi, Dâu Hạ Châu…

1.4. Lâm nghiệp: Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-UBND về việc tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động trồng cây phân tán trên địa bàn thành phố Cần Thơ: tổ chức lễ phát động Tết trồng cây vào ngày 19/5/2010 tại Huyện Cờ Đỏ; hỗ trợ cây trồng: 201.983 cây lâm nghiệp các loại, trồng trên các tuyến giao thông nông thôn, tuyến kênh, trụ sở UBND xã, trường học...kinh phí thực hiện: 30.000.000 đồng. Ước cả năm trồng được 1 triệu cây phân tán các loại.

1.5. Chăn nuôi: * Theo số liệu của Cục thống kê, tổng đàn gia súc gia cầm (GSGC) của thành

phố Cần Thơ có ở thời điểm 01/4/2010:Đàn trâu: 505 con; Đàn bò: 3.813 con; Đàn heo: 119.045 con; Đàn gia cầm:

1.792.680 con.So với thời điểm 01/4/2009, đàn trâu tăng 10%; Đàn heo tăng 4,37%; Đàn gia

cầm tăng 2,39%. Riêng đàn bò đạt 80%.Ước đến 01/10/2010 đàn gia súc gia cầm tương đương ở thời điểm 01/4/2010.* Theo tiêu chí trang trại, Thành phố hiện có 37 trang trại nuôi heo, 05 trang

trại nuôi bò, 01 trang trại nuôi trâu, 50 trang trại nuôi gia cầm.* Dịch bệnh trên GSGC và công tác phòng, chống: để phòng chống dịch bệnh

trên gia súc gia cầm, ngành Nông nghiệp đã tiến hành đồng bộ các biện pháp như: giám sát chặt chẽ thường xuyên trên đàn GSGC, tăng cường công tác tiêm phòng, kiểm dịch, kiểm tra xử lý số GSGC giết mổ, mua bán, vận chuyển không có kiểm dịch thú y, quản lý các cơ sở ấp trứng, công tác tuyên truyền được chú trọng...nên

3

Page 4: UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1329Kh 2011 can... · Web viewPhát triển Nông nghiệp, Nông thôn thành phố Cần Thơ năm 2011. Căn

bệnh dịch được kiểm soát, công tác phòng chống chủ động, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm soát việc tái đàn được đẩy mạnh và chặt chẽ hơn.

Đồng thời, tiến hành tiêu độc các phương tiện vận chuyển các loại, lò mổ gia súc, chợ bán GSGC, hộ chăn nuôi. Tuyên truyền, triển khai rộng rãi, thực hiện tháng hành động vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Bệnh cúm gia cầm, Bệnh LMLM heo, Bệnh Tai xanh: Ổn định, từ đầu năm đến nay không xảy ra dịch bệnh.

- Các bệnh khác: Xảy ra lẻ tẻ, có tính địa phương, không gây thành dịch. - Công tác tiêm phòng: triển khai thực hiện công tác tiêm phòng định kỳ cúm

gia cầm đợt 1/2010 và bổ sung cho đàn gia cầm phát sinh; tổ chức tiêm phòng thường xuyên cho đàn GSGC theo yêu cầu của người dân.

* Tiêu thụ: - Những tháng đầu năm, thông tin dịch bệnh heo tai xanh xuất hiện ở các tỉnh

phía Bắc làm cho nhiều người tiêu dùng tại Thành phố hạn chế sử dụng thịt heo. Giá heo hơi có xu hướng giảm, nhiều người nuôi tranh thủ bán, làm cho nguồn cung heo hơi trên thị trường tăng. Tại nhiều tỉnh, thành vùng ĐBSCL, giá heo hơi dao động 30.000-34.000đồng/kg.

1.6. Thủy sản: Diện tích và sản lượng nuôi thủy sản của Tp. Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2010 như sau:

TT Loại hìnhDiện tích (ha) Sản lượng (tấn)

6 tháng So với kế hoạch (%)

6 tháng So KH (%)

1 Cá ao 1.756,2 8.532,8

2 Cá tra 450,75 68.369,5

3 Cá ruộng 105,1 9,5

4 Tôm càng xanh 40,7 18,7

5 Lồng bè (cái) 307 530

Tổng 2.383,4 15,88 77.460,05 40 * Diện tích thủy sản nuôi 6 tháng đầu năm 2010: 2.383,4 ha đạt 15,9 %KH

bằng 68,2% so với cùng kỳ; Sản lượng nuôi là 77.460 tấn đạt 40% KH, bằng 102% so với cùng kỳ. Nguyên nhân do nắng hạn kéo dài, mùa mưa đến chậm nên chưa xuống giống cá ruộng, diện tích nuôi cá ruộng được 105,10 ha chỉ bằng 5,45% so với cùng kỳ 2009 (1926,3 ha).

Dự kiến đến cuối năm diện tích nuôi thủy sản thực hiện 14.600 ha bằng 97,33% KH, sản lượng 195.000 tấn, đạt 100% kế hoạch.

* Đánh giá chung tình hình nuôi thả cá tra: Trong những tháng đầu năm 2010 giá cá tra thương phẩm có tăng nhưng không đáng kể, trong khi giá con giống, thức ăn, vật tư, dịch vụ phục vụ cho nuôi trồng thủy sản tăng cao nên hộ nuôi không có lời. Những hộ nuôi quy mô nhỏ: Một số hộ nuôi quy mô nhỏ không còn khả năng tái đầu tư đã treo ao, một số hộ đã chuyển sang ương cá tra giống, hoặc chuyển sang nuôi các đối tượng khác. Những hộ nuôi quy mô lớn: do giá cả đầu ra bấp bênh lợi

4

Page 5: UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1329Kh 2011 can... · Web viewPhát triển Nông nghiệp, Nông thôn thành phố Cần Thơ năm 2011. Căn

nhuận thấp nên không mạnh dạn đầu tư, chỉ nuôi cầm chừng chờ thị trường ổn định mới tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất. Vốn đầu tư lớn, tỷ suất lợi nhuận rất thấp (đạt 1-2%), rủi ro cao. Hộ nuôi chưa liên kết sản xuất được với nhà máy chế biến. Nhà máy chế biến thanh toán nợ cho người nuôi rất chậm so với hợp đồng mua bán đã ký kết. Định mức vay ngân hàng thấp, một số trường hợp ngân hàng không cho vay lại khi đáo hạn.

2. Công tác khuyến nông, khuyến ngư, chuyển giao khoa học kỹ thuật: luôn được quan tâm, ngành Nông nghiệp phối hợp với các quận, huyện tổ chức được 1.465 lớp tập huấn, với 67.383 lượt người dự, nội dung tập huấn: Triển khai Thông tư liên tịch 74/2008/TTLT/BTC-BNN và Hướng dẫn xây dựng Dự án cho HTX nông nghiệp, hướng dẫn lịch thời vụ, cơ cấu giống, biện pháp né rầy, 3 giảm 3 tăng, kỹ thuật 4 đúng, chăm sóc lúa Đông Xuân, quản lý rầy nâu và phòng trừ bệnh đạo ôn trên lúa, kỹ thuật trồng bắp lai, kỹ thuật làm lúa chất lượng cao, kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ các loại sâu bệnh trên lúa, sản xuất rau an toàn,…; 1.111 cuộc hội thảo về nông dược, với 56.130 lượt nông dân dự và 02 cuộc tham quan (cho 77 nông dân tham dự) về mô hình sản xuất rau an toàn, dụng cụ tỉa đậu.

- Bố trí địa bàn và phân bổ các dự án khuyến nông – khuyến ngư (kinh phí 857.500.000 đồng từ Chương trình Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quốc gia) phối hợp thực hiện các mô hình:

+ Mô hình 3 giảm 3 tăng: Trong vụ Đông Xuân 2009-2010 đã có 69.761 ha ứng dụng, phân bố tại các quận, huyện.

+ Mô hình hướng dẫn nông dân gieo sạ đồng loạt, né rầy ôm nước : đã tuyên truyền, vận động nông dân gieo sạ tập trung đồng loạt trên diện rộng với diện tích là 80.609 ha (vụ Đông Xuân) và 75.500 ha (vụ Hè Thu 2010). Thời vụ đồng loạt giúp nông dân chủ động giảm áp lực sâu bệnh, chi phí bơm nước, chi phí thuốc bảo vệ thực vật…, giúp giảm giá thành trong sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế cho nông dân.

+ Mô hình VIETGAP trên lúa: củng cố, duy trì hoạt động 04 nhóm nông dân tại huyện Cờ Đỏ, Thới Lai và quận Thốt Nốt, trung bình 25-30 người/nhóm. Thông qua hoạt động nhóm, nông dân được sinh hoạt theo định kỳ và được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn cách thức ghi chép sổ theo doi chi phí đầu tư sản xuất lúa, các biện pháp kỹ thuật để quản lý dịch hại, tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận, giảm ô nhiễm môi trường.

Ngoài ra, Công ty Gentraco thỏa thuận với nông dân bao tiêu 164,92 ha (94 hộ) sản xuất lúa hàng hóa theo hướng VietGAP ở ấp Thầy Ký, thị trấn Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh. Cu thể giá bao tiêu giống OM 4347 là 4.600-4.650 đồng/kg, trong khi giá thị trường là 4.500 kg/ha

+ “Mô hình công đồng quản ly dich hại lúa trên cánh đồng môt loại giông”: với mục đích xây dựng mô hình sản xuất khép kín, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới đồng bộ ngay từ khâu làm đất đến thu hoạch, vừa giảm giá thành vừa nâng cao chất lượng hạt lúa theo hướng an toàn, tăng thu nhập cho nông dân. Trong vụ Đông Xuân 09-10, Hè Thu 2010 đã triển khai 10 nhóm tại huyện Vĩnh Thạnh. Qui mô mỗi nhóm từ 25-30 nông dân, với diện tích 30-50 ha/nhóm.

+ Mô hình lúa – tôm càng xanh: Thực hiện được 5,3 ha ở huyện Vĩnh Thạnh, huyện Cờ Đỏ, huyện Thới Lai. Năm nay, mô hình đạt hiệu quả do tôm được giá (90.000đ/kg), trong quá trình nuôi ít dịch bệnh, nông dân có kinh nghiệm trong quá trình quản lý đầu con đạt yêu cầu, ít hao hụt.

5

Page 6: UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1329Kh 2011 can... · Web viewPhát triển Nông nghiệp, Nông thôn thành phố Cần Thơ năm 2011. Căn

+ Mô hình trên rau màu: triển khai tại huyện Phong Điền và Quận Bình Thủy; xây dựng các điểm trình diễn sản xuất rau an toàn theo phương pháp VIETGAP và tập huấn cho các nông hộ trong vùng dự án để đủ điều kiện cấp “Giấy chứng nhận đủ trình độ sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VIETGAP”; Áp dụng mô hình bước đầu giúp nông dân thay đổi tập quán cũ trong sản xuất rau an toàn, chú ý đến thời gian cách ly, hạn chế phun thuốc trừ sâu cực độc,... tạo sản phẩm an toàn phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho nhân dân Thành phố.

- Mô hình nuôi đảm bảo chất lượng, ATVSTP và bảo vệ môi trường theo quy định: Chọn 5 hộ nuôi thủy sản ở các quận Ô Môn, huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ và Phong Điền để thực hiện; Xây dựng vùng nuôi cá tra theo các tiêu chuẩn Global GAP cho HTX nuôi cá Thới An (Ô Môn).

Ngành tiếp tục hỗ trợ thực hiện các mô hình: Sản xuất nấm rơm, Trồng thâm canh ca cao xen dừa, Chăn nuôi lợn sinh sản hướng nạc, Chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học, Nuôi thâm canh tôm càng xanh trong ao, Trồng thâm canh cam quýt xen ổi năm thứ 2,3; Trồng thâm canh Bạch đàn URO

II. CÔNG TAC QUẢN LÝ CHUYÊN NGANH:

1. Xây dựng cơ sở hạ tầng:Kế hoạch vốn đầu tư XDCB giao 51.563 triệu đồng, bao gồm: Trả nợ công

trình hoàn thành 126 triệu đồng; Công trình chuyển tiếp từ năm trước qua: 38.714 triệu đồng; Công trình khởi công mới năm 2010: 12.723 triệu đồng.

Giá trị khối lượng thực hiện 6 tháng đầu năm 2010: 36.262,84 triệu đồng, đạt 70,33% so với kế hoạch, giá trị cấp phát: 27.032,49 triệu đồng, đạt 52,95% so với kế hoạch.

Ước cả năm 2010: giá trị khối lượng thực hiện 54.560,5 triệu đồng, đạt 105,81% so với kế hoạch. Giá trị cấp phát: 50.560,5 triệu đồng, đạt 98,06% so với kế hoạch. (chi tiết theo biểu sô 2 đính kèm)

* Vốn chuẩn bị đầu tư: Kế hoạch vốn chuẩn bị đầu tư giao 4.388 triệu đồng, bao gồm: Thanh toán dự án được duyệt (719 triệu đồng), Dự án đang trình duyệt hoặc đang lập (964 triệu đồng), Dự án dự kiến lập mới (2.705 triệu đồng).

- Giá trị khối lượng thực hiện 6 tháng: 1.410,25 triệu đồng, đạt 32,13% so với kế hoạch, Giá trị cấp phát 1.260,25 triệu đồng, đạt 28,72% so với kế hoạch.

- Ước cả năm: giá trị khối lượng thực hiện và cấp phát vốn Chuẩn bị đầu tư 4.335,25 triệu đồng, đạt 98,80% so với kế hoạch (chi tiết theo biểu sô 3 đính kèm)

2. Phát triển nông thôn: * Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và VSMTNT: vốn sự

nghiệp kế hoạch 2010 được phân bổ 1.650 triệu đồng; Các hạng mục: Thực hiện chuyên đề Nước sạch và VSMT trên báo Cần Thơ được 05 kỳ; Truyền thông trên Đài phát thanh - truyền hình được 01 kỳ; Tổ chức hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2010 vào ngày 28/4/2010; Xây dựng Hệ thống giám sát đánh giá Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tai 07 quận, huyện; Hỗ trợ kinh phí, đầu tư xây dựng mô hình hố xí hợp vệ sinh và truyền thông vệ sinh môi trường.

* Chương trình giảm nghèo: thực hiện Dự án khuyến nông, lâm, ngư và hỗ trợ sản xuất phát triển nông nghiệp, giao cho Trung tâm Khuyến nông, khuyến ngư

6

Page 7: UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1329Kh 2011 can... · Web viewPhát triển Nông nghiệp, Nông thôn thành phố Cần Thơ năm 2011. Căn

(700 triệu đồng), Chi cục Phát triển nông thôn (800 triệu đồng) tổ chức thực hiện; các dự án đã được phê duyệt để triển khai thực hiện.

* Giá trị khối lượng (Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và VSMTNT và Chương trình giảm nghèo):

- Thực hiện 6 tháng: 711 triệu đồng, đạt 22,57% so với kế hoạch. Giá trị cấp phát: 825 triệu đồng, đạt 26,19% so với kế hoạch.

- Ước thực hiện và cấp phát cả năm: 3.150 triệu đồng, đạt 100% so với kế hoạch (chi tiết theo biểu sô 4 đính kèm).

* Hợp tác hóa, xây dựng nông thôn mới:- Thành phố có 3.237 tổ hợp tác; 72 hợp tác xã nông nghiệp (HTX); 116 CLB,

trong đó có: 6 CLB sản xuất lúa giống và 60 CLB Khuyến nông.Trong 72 hợp tác xã nông nghiệp (HTX): 54 HTX được đánh giá phân loại

năm 2009 có: 06 HTX đạt loại tốt; 14 HTX đạt loại khá; 10 HTX đạt loại trung bình; 24 HTX đạt loại yếu.; 11 HTX xin và chờ giải thể; 07 HTX không xếp loại. 72 HTXNN có tổng số 2.237 xã viên, tổng diện tích 2.967,21 ha; thu nhập bình quân một lao động trong kinh tế tập thể: 1.969.370 đồng/người/tháng; thu nhập bình quân của một hộ xã viên HTX: 15.550.000 đồng/người/năm.

- Toàn thành phố có 1.330 hộ đạt tiêu chí trang trại (trong đó trồng trọt 314 trang trại, chăn nuôi 81 trang trại, thủy sản 478 trang trại, tổng hợp 457 trang trại), với tổng diện tích 2.937,09ha, sử dụng 8.240 lao động.

- Hoàn thành kế hoạch đào tạo, tập huấn năm 2010 trên lĩnh vực tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp và trang trại.

Xây dựng Nông thôn mới:- Phối hợp với Viện nghiên cứu phát triển ĐBSCL, Trường Đại học Cần Thơ

xây dựng đề án, đánh giá hiện trạng nhu cầu và giải pháp xây dựng nông thôn mới cho 4 huyện trên địa bàn Thành phố cần Thơ.

- Triển khai, kế hoạch xây dựng nông thôn mới, Quyết định 491/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ v/v ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới và Quyết định 193/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ v/v phê duyệt chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới; Thông tư 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; Thông tư 07/2010/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; Công văn số 2543/BNN-KTHT ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn đánh giá và lập báo cáo xây dựng nông thôn mới cấp xã giai đoạn 2010 – 2020, định hướng đến năm 2030; Công văn số 4326/UBND-KT ngày 27 tháng 8 năm 2009 của UBND Thành phố Cần Thơ về việc hướng dẫn đánh giá và lập báo cáo xây dựng nông thôn mới cấp xã giai đoạn 2010 – 2020, định hướng đến năm 2030 cho 4 huyện trên địa bàn Thành phố Cần Thơ; hướng dẫn đánh giá và lập đề cương báo cáo thực trạng xã nông thôn phục vụ cho công tác xây dựng nông thôn mới, đã gởi cho các xã báo cáo theo đề cương.

7

Page 8: UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1329Kh 2011 can... · Web viewPhát triển Nông nghiệp, Nông thôn thành phố Cần Thơ năm 2011. Căn

- Phối hợp với các sở, ngành tham mưu cho UBND Thành phố thành lập Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

- Phối hợp với trường Quản lý Cán bộ Nông nghiệp và PTNT II TP. Hồ Chí Minh tập huấn cho cán bộ phòng Nông nghiệp, các đoàn thể, lãnh đạo các xã về xây dựng nông thôn mới tổ chức ngày 28/6 – 2/7/2010

- Phối hợp với Sở Xây dựng tham mưu cho UBND thành phố Cân Thơ ban hành kế hoạch số 26 về Triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

3. Công tác thanh tra, kiểm dịch:- Sáu tháng đầu năm, Thanh tra đã thực hiện 05 cuộc thanh tra diện rộng về

lĩnh vực phân bón, thuốc BVTV, giống cây trồng, thú y và thủy sản: kiểm tra 216 cơ sở, có 71 cơ sở vi phạm, xử phạt 64 trường hợp vi phạm, tổng số tiền phạt là 213.250.000 đồng; thực hiện kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm chuyên ngành nông nghiệp phục vụ tết Nguyên đán.

- Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo: tiếp dân 01 lượt người; tổng số đơn nhận qua bưu điện 01 đơn, nội dung khiếu nại về quyết định xử phạt vi phạm hành chính và đã được xem xét giải quyết xong.

- Thường xuyên thực hiện công tác thanh tra, kiểm dịch động, thực vật, kiểm soát giết mổ, quản lý dịch bệnh và quản lý nghề cá; Tuyên truyền, triển khai rộng rãi, thực hiện tháng hành động vệ sinh an toàn thực phẩm.

4. Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất cho nông dân mua máy thiết bị phục vụ nông nghiệp:

4.1. Thực hiện Nghị quyết 16/2007/NQ-HĐND ngày 07/12/2007 của Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ về chính sách hỗ trợ lãi suất cho nông dân mua máy, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2008-2010: Tổng hợp số liệu từ các quận huyện, từ khi thực hiện đến ngày 18/5/2010 các hộ nông dân đầu tư mua máy thu hoạch lúa đề nghị được vay có hỗ trợ lãi suất theo Nghị quyết số 16/2007/NQ-HĐND được 90 máy (riêng huyện Vĩnh Thạnh mua 78 máy).

Theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố, đến cuối năm 2010, tổ chức tổng kết việc hỗ trợ lãi suất cho nông dân mua máy, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2008-2010 theo Nghị quyết số 16/2007/NQ-HĐND; trên cơ sở tổng kết, rút kinh nghiệm, nghiên cứu lập Đề án hỗ trợ nông dân mua máy, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2010-2015.

4.2. Thực hiện Quyết định số 2213/QĐ-TTg:Tính đến cuối tháng 5/2010, ngân hàng đã giải ngân cho nông dân vay có hỗ trợ

lãi suất theo Quyết định số 2213/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 497/QĐ-TTg để mua vật tư phục vụ SXNN số tiền: 2.113 triệu đồng. Đối tượng mua hàng hầu hết là hộ cá thể sản xuất lúa và hoa màu. Loại hàng hóa tiêu thụ: tập trung vào các loại phân bón hóa chất phục vụ sản xuất nông nghiệp, các loại hàng hóa khác trong danh mục được hỗ trợ lãi suất tiêu thụ không đáng kể.

Những tháng đầu năm, tuy vào thời điểm thu hoạch vụ Đông Xuân, nhưng các loại máy phục vụ khâu làm đất và thu hoạch lúa (sản xuất trong nước) được bà con nông dân tiếp nhận rất hạn chế, đặc biệt là máy gặt đập liên hợp, máy làm đất…

8

Page 9: UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1329Kh 2011 can... · Web viewPhát triển Nông nghiệp, Nông thôn thành phố Cần Thơ năm 2011. Căn

5. Thực hiện Quyết định 80/2002/QĐ-TTg:- Lúa: Các doanh nghiệp (Công ty MêKong, Công ty Gentraco, Công ty Nông

nghiệp Cờ Đỏ) thực hiện ký hợp đồng sản xuất lúa trên diện tích 8.487,6 ha của hơn 3.000 hộ ở các huyện Vĩnh Thạnh, Thới Lai và Cờ Đỏ, ước sản lượng 56.000 tấn. Các giống lúa được hợp đồng tiêu thụ chủ yếu là Jasmine, OM 7347 (Cần Thơ 1).

- Cá tra: Công ty Hùng Vương ký hợp đồng nuôi cá tra với sản lượng 50 tấn của 20 hộ chủ yếu ở HTX Thới An, quận Ô Môn; Công ty Cafatex ký hợp đồng bao tiêu 1.000 tấn cá tra với hợp tác xã thủy sản Cồn Sơn.

- HTX Bò sữa Xã Long Hòa - Quận Bình Thủy đã ký kết với Công ty Sữa Vinamilk về tiêu thụ sản phẩm, tính đến nay đã bán cho Công ty 62.100 lít sữa. (bình quân thu được 1 ngày 900 lít sữa).

Ngoài ra, Công ty CP Chăn nuôi CP ký hợp đồng sản xuất bắp lai được 2,5ha ở xã Thới Thạnh và đang có kế hoạch nhân rộng mô hình.

6. An toàn vệ sinh thực phẩm: Trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, với mục tiêu sản xuất ra

sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng, ngành Nông nghiệp thường xuyên thực hiện các công tác chuyên môn để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm như: tổ chức truyền thông, giáo dục về đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm; tập huấn, xây dựng các mô hinh sản xuất; thanh tra kiểm tra về phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y…thanh tra, kiểm tra, kiểm dịch động vật, thực vật, kiểm soát giết mổ. Thực hiện tháng hành động an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ngoài ra, Ngành đã tham gia: Đoàn kiểm tra liên ngành, tiến hành kiểm tra 44 lượt tại các nhà hàng, khách sạn, quán ăn, siêu thị,…. trong Thành phố. Kết quả: số vi phạm: 43 cơ sở, cảnh cáo: 07 trường hợp, xử lý huỷ: 36 trường hợp.

7. Công tác khác: - Phối hợp tham mưu thực hiện hoàn thành chuyển đổi Công ty Nông nghiệp

Cờ Đỏ thành Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Nông nghiệp Cờ Đỏ. Riêng Nông trường Sông Hậu, chưa thực hiện chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên, chờ ý kiến chỉ đạo của Chính phủ.

III. ĐANH GIA TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2010

1. Thuận lợi:- Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của UBND Thành phố, Bộ Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn, Cục Trồng trọt, Cục Bảo vệ thực vật, sự phối hợp của các Ban ngành chức năng có liên quan và các địa phương trong chỉ đạo thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, phòng chống dịch bệnh, triển khai hướng dẫn nông dân ứng dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật trong sản xuất lúa theo hướng an toàn, bền vững; công tác thi công, giải ngân các công trình XDCB được đẩy mạnh.

- Công tác điều tra và dự báo tình hình sâu bệnh được thực hiện thường xuyên, bảo đảm tính kịp thời và tương đối chính xác. Chương trình cảnh báo tình hình sâu bệnh trên lúa được phát hình 7ngày/lần trên đài truyền hình TP. Cần Thơ đã phát huy hiệu quả, qua đó nông dân có thể kịp thời phát hiện sâu bệnh trên đồng

9

Page 10: UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1329Kh 2011 can... · Web viewPhát triển Nông nghiệp, Nông thôn thành phố Cần Thơ năm 2011. Căn

ruộng và chủ động có biện pháp xử lý đồng ruộng thích hợp, kịp thời, cộng với thời tiết thuận lợi giúp năng suất lúa vụ Đông Xuân 2009-2010 đạt khá cao.

- Thực hiện tốt các chương trình khuyến nông khuyến ngư như trợ giá giống cây con, chuyển giao các biện pháp kỹ thuật giúp nông dân xây dựng lịch thời vụ, xuống giống né rầy, sử dụng giống xác nhận, giống kháng rầy, các giải pháp kỹ thuật chăm sóc lúa, màu...

- Sự chỉ đạo sâu sát của ngành Nông nghiệp các cấp, năng lực của đội ngũ quản lý, cán bộ KH-KT từng bước được nâng lên, góp phần vào việc nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất.

- Được Thành phố quan tâm hỗ trợ kinh phí đầu tư cho sản xuất lúa giống, đã tạo được mạng lưới nhân giống, từng bước nâng cao năng lực sản xuất giống ổn định trong dân, trang bị kiến thức nhất định về sản xuất giống; ý thức được việc sử dụng giống xác nhận trong sản xuất; Triển khai thực hiện Nghị quyết 16/2007/NQ-HĐND và Quyết định 14/2008/QĐ-UBND kịp thời hỗ trợ lãi suất cho nông dân mua máy gặt đập liên hợp, góp phần khắc phục tình trạng thiếu nhân công trong khâu thu hoạch lúa vào cao điểm mùa vụ.

- Công tác đầu tư các công trình thủy lợi, nước sạch nông thôn vừa qua đã tạo điều kiện cho nông dân thâm canh, tăng vụ, cải thiện đời sống.

2. Khó khăn: - Một vài địa phương chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành đoàn

thể, chưa huy động toàn bộ hệ thống chính trị tham gia vào công tác phòng chống dịch rầy nâu; lực lượng cán bộ kỹ thuật, cộng tác viên còn chủ quan, lơ là ở một vài địa phương khi tham gia công tác điều tra đồng ruộng, phát hiện không kịp thời sự phát sinh của rầy nâu, gây hiện tượng cháy rầy cục bộ.

- Hiện tượng cây lúa bị đổ ngã trong vụ Đông Xuân 09-10 xảy ra phổ biến, nông dân có khuynh hướng rút khô nước trong ruộng sớm nhằm hạn chế đổ ngã, đã tạo điều kiện cho rầy nâu phát triển, khả năng chống chịu cây lúa kém, gây hiện tượng cháy rầy cục bộ ở giai đoạn cuối của cây lúa.

- Thời tiết nắng nóng, khô hạn, ít mưa vừa qua đã gây bất lợi cho sinh trưởng phát triển cây trồng.

- Việc áp dụng không triệt để nguyên tắc 04 đúng trong phun thuốc trừ rầy (phun thuốc không đúng lúc, phun không đúng cách….) nên hiệu quả phòng trị không cao, phải phun lại nhiều lần; Không tuân thủ nồng độ và liều lượng: Một số nông dân phối trộn nhiều loại thuốc trừ sâu rầy, không đảm bảo đủ lượng nước thuốc phun/ha. (do mua nợ nên đại lý quyết định loại thuốc, lượng thuốc phun…).

- Đổi mới và phát triển kinh tế tập thể còn chậm, còn nhiều HTX, tổ hợp tác, câu lạc bộ yếu kém, chưa tự chủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Việc sản xuất tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng theo Quyết định số 80/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về bao tiêu sản phẩm thực hiện chưa nhiều;

- Do các dự án, đề án thuộc Chương trình Nông nghiệp công nghệ cao là lĩnh vực khá mới đối với một số đơn vị tư vấn nên việc triển khai lập dự án còn chậm.

10

Page 11: UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1329Kh 2011 can... · Web viewPhát triển Nông nghiệp, Nông thôn thành phố Cần Thơ năm 2011. Căn

- Địa bàn điều tra sâu bệnh rất rộng, điều kiện đi lại khó khăn, khối lượng công việc nhiều so với số lượng cán bộ, phương tiện và trang thiết bị chưa đầy đủ ở cơ sở, nên hạn chế một số mặt công tác của đơn vị về trao đổi thông tin và nắm bắt tình hình kịp thời nhằm nâng cao chất lượng hoạt động.

- Tình hình cúm gia cầm, LMLM, lợn tai xanh luôn có nguy cơ bùng phát, trở thành áp lực lớn cho công tác chỉ đạo sản xuất.

- Nông dân thiếu thông tin về thị trường, giá cả đầu vào, đầu ra chưa hợp lý nên chưa mạnh dạn đầu tư và phát triển nuôi thủy sản.

Phần IIKẾ HOẠCH PHAT TRIÊN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN NĂM 2011

I. DỰ BAO TÌNH HÌNH, NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN:

1. Thuận lợi: - Có sự đồng tâm hiệp lực của cả hệ thống chính trị, kinh nghiệm chỉ đạo

nhiều năm của các địa phương và sự nỗ lực của bà con nông dân;- Sau khi có Nghị quyết Trung ương VII về Nông nghiệp, nông dân và nông

thôn đầu tư cho ngành Nông nghiệp được quan tâm nhiều hơn.2. Khó khăn:- Những biến đổi khí hậu toàn cầu, ảnh hưởng ngày càng nhiều và gây bất lợi

cho sản xuất nông nghiệp.- Dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi trở thành thách thức lớn trong công tác chỉ

đạo sản xuất.- Giá cả vật tư nông nghiệp luôn biến động, giá nông sản hàng hóa bấp bênh.- Ngành nuôi trồng thủy sản vốn là thế mạnh của Thành phố chưa hồi phục, do

ảnh hưởng nặng nề của việc thua lỗ trong vụ nuôi 02 năm qua, chưa được khắc phục. II. NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP:Mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn năm 2011 là nỗ lực phấn đấu,

thúc đẩy sản xuất, đạt mức tăng trưởng từ 2- 2,5%, góp phần lấy lại đà tăng tưởng chung cho kinh tế Thành phố, tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về năng suất, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa, ngành Nông nghiệp tập trung chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu sau:

1. Về sản xuất: (Các chỉ tiêu xem phụ biểu 1)Thúc đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế

nông thôn, tiếp tục triển khai thực hiện các quy hoạch đã được phê duyệt; nhanh chóng hoàn chỉnh quy hoạch vành đai thực phẩm, Quy hoạch phát triển chăn nuôi ...để thực hiện có hiệu quả công tác chuyển dịch cơ cấu, nâng cao hiệu quả sản xuất.

1.1. Trồng trọt: tiếp tục đẩy mạnh thâm canh ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao, đặc biệt chú trọng đổi mới giống cây trồng vật nuôi, nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm và hiệu quả sản xuất; Tập trung đầu tư chiều sâu thâm canh tăng năng suất và chất lượng lúa, rau màu và cây ăn trái, để góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, bảo đảm tiêu dùng cho người dân và tăng thêm khối lượng

11

Page 12: UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1329Kh 2011 can... · Web viewPhát triển Nông nghiệp, Nông thôn thành phố Cần Thơ năm 2011. Căn

hàng hóa xuất khẩu; Nghiên cứu và khuyến cáo những mô hình sản xuất có hiệu quả để người dân áp dụng. Gắn công nghiệp hoá, hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp với việc tổ chức lại sản xuất, phát triển kinh tế tập thể để xây dựng vùng sản xuất tập trung, ứng dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh cơ giới hóa, tạo cơ sở vững chắc cho việc thực hiện sản xuất có kế hoạch và tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng.

* Cây lúa: Giữ vững sản lượng lúa ở mức trên 1 triệu tấn, trong đó sản lượng lúa chất lượng cao, đặc sản trên 90% sản lượng lúa cả năm, mở rộng diện tích sản xuất lúa giống 3 cấp; tiếp tục xây dựng vùng lúa chất lượng cao tại Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh, Thới Lai và Cờ Đỏ; chỉ đạo chặt chẽ lịch thời vụ, cơ cấu giống lúa, kỹ thuật canh tác, thực hiện tốt công tác điều tra, phát hiện, có biện pháp phòng trừ kịp thời …để phòng tránh rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá nhằm nâng cao năng suất, sản lượng.

* Rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày: Chuyển dịch cơ cấu cây màu theo hướng gia tăng diện tích, năng suất, sản lượng cây bắp lai, mè và cây đậu nành. Bố trí cây bắp lai, đậu nành, mè luân canh trên ruộng lúa cần ưu tiên cho vụ Xuân Hè để không làm mất diện tích trồng lúa và sắp xếp lại mùa vụ. Nhanh chóng xây dựng vùng sản xuất rau an toàn có nhãn hiệu, theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân Thành phố.

* Cây ăn trái: cây ăn quả tập trung phát triển những loại cây có giá trị kinh tế cao và mang tính đặc trưng của vùng như cam mật, bưởi Năm roi, dâu Hạ châu, xoài Sông Hậu (cát Hòa Lộc)… đồng thời xây dựng mô hình kết hợp vườn cây ăn trái với du lịch sinh thái.

1.2. Chăn nuôi: Tiếp tục xây dựng mạng lưới thú y cơ sở vững mạnh, đủ khả năng triển khai các công tác chuyên ngành thú y nhất là công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Phát triển chăn nuôi theo hướng hiệu quả, an toàn dịch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm; Thực hiện các biện pháp bảo đảm về giống, kỹ thuật, nguồn thức ăn và các điều kiện cần thiết để khôi phục và phát triển nhanh đàn gia súc gia cầm, tạo điều kiện phát triển các cơ sở chăn nuôi trang trại, gia trại và các cơ sở giết mổ tập trung công nghiệp; Thực hiện tốt công tác tiêm phòng để chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm, bệnh tai xanh ở lợn, LMLM gia súc…Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và ý thức nghiêm túc thực hiện các quy định về phòng chống dịch; Công tác kiểm tra, kiểm soát vệ sinh thú y, chẩn đoán và phát hiện sớm dịch bệnh, khoanh vùng dập dịch không để lây lan diện rộng.

1.3. Thủy sản: Xây dựng các chương trình dự án cụ thể hóa quy hoạch thủy sản; xây dựng mô hình nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn SQF 1000CM, theo hướng GAP, theo tiêu chuẩn an tòan vệ sinh thực phẩm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Đối với cá tra: chỉ đạo phát triển nuôi cá tra, cá basa theo quy hoạch, theo tiêu chuẩn quy định đảm bảo vệ sinh môi trường; Tổ chức lại sản xuất theo hướng hình thành các tổ chức liên kết sản xuất (bao gồm người nuôi, doanh nghiệp chế biến, ngân hàng, các dịch vụ thủy sản) để bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các khâu nuôi, thu mua, chế biến và xuất khẩu; quản lý tài nguyên nước, môi trường theo các quy định của pháp luật, những cơ sở nuôi phải dành diện tích để xử lý nước thải trước khi xả ra môi trường. Tăng cường quản lý, kiểm soát chất lượng con giống, thức ăn, chế phẩm, hóa phẩm và các vật tư khác.

12

Page 13: UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1329Kh 2011 can... · Web viewPhát triển Nông nghiệp, Nông thôn thành phố Cần Thơ năm 2011. Căn

1.4. Trồng cây phân tán: Tiếp tục phát động nhân dân trồng cây phân tán trên các trục lộ giao thông, tuyến đê bao, kênh mương, cụm, tuyến dân cư, công sở, trường học, nông trường, trạm, trại, các điểm tham quan du lịch,… nhằm tạo cảnh quan môi trường, bóng mát, chắn gió, cản lũ, bảo vệ công trình xây dựng và đê bao.

2. Về công tác thủy lợi:Phát triển thủy lợi theo hướng phục vụ đa mục tiêu: phục vụ sản xuất nông

nghiệp, nuôi thủy sản, góp phần đổi mới kinh tế - xã hội nông thôn. Tiếp tục hòan thành các công trình dở dang; đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình từ nguồn Trái phiếu Chính phủ. Theo doi chặt chẽ diễn biến thời tiết, điều kiện khí hậu, khí tượng thủy văn…để triển khai các biện pháp phòng chống thiên tai kịp thời.

Tu sửa cống bọng, bờ bao để có thể chủ động được nước tưới khi vào vụ, đặc biệt là chủ động trong việc thực hiện biện pháp dùng nước che chắn cho cây lúa non, có phương án đối phó với mọi tình huống bất trắc do bão lũ gây ra, nhằm giảm thiểu thiệt hại.

3. Về phát triển nông thôn* Kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng: đề nghị ghi kế hoạch năm 2011: vốn đầu tư

XDCB (chi tiết theo biểu sô 5 đính kèm), vốn Chuẩn bị đầu tư (chi tiết theo biểu sô 6 đính kèm), Vốn Chương trình mục tiêu quốc gia (chi tiết theo biểu sô 7 đính kèm).

* Phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mới: - Tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ các thành phần kinh tế, đặc biệt là các

doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn, tạo nhiều việc làm tăng thu nhập cho nông dân; triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 06/KH-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2009 của UBND Thành phố, triển khai thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng - khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Phối hợp với các sở, ngành và địa phương tổ chức thực hiện Kế hoạch 26/KH-UBND ngày 07 tháng 6 năm 2010 của UBND Thành phố (Kế hoạch triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Cần Thơ) và tham mưu cho UBND Thành phố triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2020, theo nội dung Quyết định số 800/QĐ-TTg, chỉ đạo 1-3 xã điểm xây dựng mô hình xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.

- Tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền, vận động, củng cố và nâng chất hoạt động của các HTX.NN, tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật và nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ HTX, tổ hợp tác, trang trại.

- Thực hiện đầu tư xây dựng mới, nâng cấp cải tạo và mở rộng các hệ thống cấp nước tập trung theo kế hoạch được giao, chú trọng các xã có nguồn nước mặt bị ô nhiễm nặng; tiếp tục thực hiện chương trình hỗ trợ kinh phí lắp đặt đồng hồ nước cho các hộ nghèo và gia đình chính sách. Tiếp tục đẩy nhanh thực hiện các dự án, chương trình hỗ trợ nông nghiệp nông thôn phát triển: chương trình Heifer, dự án Khí sinh học, các Dự án khuyến nông, khuyến ngư thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia; đào tạo nghề cho lao động nông thôn; tham gia thí điểm xã nông thôn mới và triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010.

13

Page 14: UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1329Kh 2011 can... · Web viewPhát triển Nông nghiệp, Nông thôn thành phố Cần Thơ năm 2011. Căn

4. Về khoa học, công nghệ và đào tạo- Thực hiện công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật theo hướng tập trung an

toàn thực phẩm, trong chiến lược mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp kỹ thuật cao, theo các mô hình sản xuất định hướng của thành phố; áp dụng đồng bộ quy trình hòan chỉnh, từng bước nâng cao trình độ sản xuất của nông dân và tính kế hoạch của sản xuất hướng tới mục tiêu sản xuất, tiêu thụ theo hợp đồng, theo tiêu chuẩn (GAP) và có sức cạnh tranh cao.

- Đẩy mạnh các hoạt động chuyển giao ứng dụng công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ sinh học và công nghệ cao; Xây dựng, mở rộng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về kỹ thuật thâm canh cây trồng, chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi trồng thủy sản, phòng trừ dịch hại, đảm bảo chất lượng vệ sinh, an tòan thực phẩm, mở rộng việc áp dụng các biện pháp giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá, nhất là những hàng hóa xuất khẩu; nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp; Xây dựng mô hình mẫu ở từng địa phương; chủ động phòng tránh dịch hại, đảm bảo hiệu quả kinh tế cao, sản phẩm cạnh tranh cả về kinh tế và kỹ thuật.

- Đẩy mạnh xây dựng hệ thống giống 3 cấp theo hướng xã hội hóa và giám sát kiểm định chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước. Mỗi quận huyện phải hình thành hệ thống nhân giống xác nhận chất lượng, cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất của địa phương; Trung tâm Giống nông nghiệp đảm nhận vai trò cung cấp giống siêu nguyên chủng, nguyên chủng đầu vào cho hệ thống. Phối hợp với các cơ quan kiểm định chuyên ngành để thực hiện kiểm định chất lượng, từng bước nâng quy mô, trình độ kỹ thuật sản xuất giống cho vùng.

- Tiếp tục tăng cường công tác thú y, bảo vệ thực vật; hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm nông sản và vật tư nông nghiệp; kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản, thuốc thú y, phân bón và thức ăn chăn nuôi.

- Tiếp tục thực hiện tốt công tác dự báo tình hình dịch bệnh, sâu hại; thường xuyên kiểm tra, theo doi và phát hiện dịch bệnh và có giải pháp xử lý kịp thời, hiệu quả. Có kế hoạch cụ thể về tiêm phòng cúm gia cầm, LMLM và bệnh dịch nguy hiểm khác. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các hộ chăn nuôi, giết mổ và buôn bán gia súc, gia cầm nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành nghiêm túc các quy định về phòng, chống dịch bệnh.

- Triển khai công tác môi trường trong các lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi, chế biến nông sản và nông thôn.

- Tổ chức triển khai chương trình đào tạo nghề cho lao đông nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg; đào tạo cán bộ cho các HTX; nâng cao trình độ cán bộ thuộc các chuyên ngành kỹ thuật và quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển ngành và hội nhập.

5. Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và vật tư nông nghiệp:- Xây dựng kế hoạch thực hiện công tác kiểm soát ATVSTP, giám sát dư

lượng các chất độc hại trong nông thủy sản; đẩy mạnh áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến theo GMP, Vietgap hoặc Globalgap,…

14

Page 15: UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1329Kh 2011 can... · Web viewPhát triển Nông nghiệp, Nông thôn thành phố Cần Thơ năm 2011. Căn

- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền hướng dẫn các doanh nghiệp, nông dân quy định mới, yêu cầu về chất lượng, các rào cản kỹ thuật đối với hàng nông thủy sản của các nước nhập khẩu.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV, thuốc thú y, phân bón, thức ăn chăn nuôi.

6. Về công tác thị trườngTăng cường công tác thông tin thị trường và dự báo thị trường để đáp ứng yêu

cầu định hướng đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và nông dân. Hình thành hệ thống thông tin thị trường ở vùng chuyên canh sản xuất lúa, trồng màu, nuôi trồng thủy sản, nâng cao chất lượng cập nhật thông tin trên trang web của Ngành… để phục vụ yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ; Kiên trì, đẩy mạnh thực hiện Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ về khuyến khích sản xuất và tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng.

7. Hội nhập kinh tế quốc tếTăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, hiểu biết của nông dân

về các yêu cầu cơ bản của sản xuất nông nghiệp trong tình hình mới; nắm các bước cơ bản của tiến trình hội nhập nhằm chủ động phát huy nội lực tiêu chuẩn hóa, luật hóa tiến trình tổ chức phát triển sản xuất; hiểu ro vấn đề cạnh tranh kỹ thuật của người sản xuất khi tham gia thị trường chung.

8. Đổi mới tổ chức quản lý sản xuất:- Đổi mới, sắp xếp nông trường: Theo doi thực hiện phương án khoán của

Công ty Nông nghiệp Cờ Đỏ, phương án khoán của Nông trường Sông Hậu; Hỗ trợ xây dựng và tham mưu để tiếp tục chuyển đổi, sắp xếp Nông trường Sông Hậu.

- Khu vực kinh tế tập thể: Tiếp tục thực hiện các chính sách đã ban hành để phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, chú trọng đào tạo cán bộ HTX

- Tạo điều kiện cho kinh tế hô phát triển; hỗ trợ các hộ gia đình, cá nhân có khả năng về vốn, có kinh nghiệm làm giàu từ nghề nông đầu tư mở rộng quy mô sản xuất hình thành gia trại, trang trại, vùng, nhóm liên kết sản xuất hàng hóa.

- Khu vực cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư nhân: Tiếp tục chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, chú trọng hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực nông thôn. Tạo điều kiện thuận lợi cho các hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp thành viên và tham gia vào quá trình xây dựng các chính sách liên quan đến doanh nghiệp.

Trên đây là Kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn năm 2011, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ kính gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư./.

Nơi nhận: - Như trên; - Lưu VT, KHTC.

GIAM ĐÔC

15