ubnd tỈnh kiÊn giang cỘng hÒa xà hỘi chỦ...

22
UBND TỈNH KIÊN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT Độc lập - Tự do – Hạnh phúc Số: 158 /KH-SNN Kiên Giang, ngày 19 tháng 07 năm 2012 KẾ HOẠCH Thực hiện phát triển nông, lâm và thủy sản năm 2013 A. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KẾ HOẠCH NĂM 2012 Năm 2012, ngành Nông nghiệp và được giao chỉ tiêu kế hoạch: Sản xuất lúa đạt 3,95 triệu tấn, trong đó tỷ lệ lúa chất lượng cao chiếm 80%; Sản xuất thủy sản 543.000 tấn, trong đó khai thác thủy sản 420.000 tấn, nuôi trồng thủy sản 123.000 tấn, riêng nuôi tôm nước lợ 44.265 tấn. Khoán bảo vệ rừng 4.400 ha, trồng cây phân tán 300.000 cây, chăm sóc rừng 76 ha. Cấp nước nông thôn, nâng tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh lên 93%. I. Kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2012 1. Thuận lợi, khăn khăn Trong 6 tháng đầu năm 2012 tình hình thời tiết diễn biến bất lợi cho sản xuất như mưa sớm, trái mùa, nhiệt độ chênh lệnh giữa ngày và đêm tương đối lớn; dịch bệnh xảy ra trên cây trồng, vật nuôi và thủy sản; thị trường tiêu thụ hàng nông sản gặp nhiều khó khăn, giá cả đầu vào cho sản xuất nông lâm thủy sản tăng, lãi suất tiền vay ở mức cao; chính sách đầu tư công thắt chặt đã ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nông dân. Tuy nhiên, được sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung của Tỉnh ủy và UBND tỉnh trong việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ về những giải pháp chủ 1

Upload: others

Post on 19-Jan-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: UBND TỈNH KIÊN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2137Bao cao... · Web viewVẫn gặp khó khăn về bao tiêu sản phẩm, vì

UBND TỈNH KIÊN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMSỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT Độc lập - Tự do – Hạnh phúc

Số: 158 /KH-SNN Kiên Giang, ngày 19 tháng 07 năm 2012

KẾ HOẠCH Thực hiện phát triển nông, lâm và thủy sản năm 2013

A. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KẾ HOẠCH NĂM 2012Năm 2012, ngành Nông nghiệp và được giao chỉ tiêu kế hoạch:Sản xuất lúa đạt 3,95 triệu tấn, trong đó tỷ lệ lúa chất lượng cao chiếm 80%;Sản xuất thủy sản 543.000 tấn, trong đó khai thác thủy sản 420.000 tấn, nuôi

trồng thủy sản 123.000 tấn, riêng nuôi tôm nước lợ 44.265 tấn.Khoán bảo vệ rừng 4.400 ha, trồng cây phân tán 300.000 cây, chăm sóc rừng 76

ha. Cấp nước nông thôn, nâng tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh lên 93%.I. Kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 20121. Thuận lợi, khăn khănTrong 6 tháng đầu năm 2012 tình hình thời tiết diễn biến bất lợi cho sản xuất

như mưa sớm, trái mùa, nhiệt độ chênh lệnh giữa ngày và đêm tương đối lớn; dịch bệnh xảy ra trên cây trồng, vật nuôi và thủy sản; thị trường tiêu thụ hàng nông sản gặp nhiều khó khăn, giá cả đầu vào cho sản xuất nông lâm thủy sản tăng, lãi suất tiền vay ở mức cao; chính sách đầu tư công thắt chặt đã ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nông dân.

Tuy nhiên, được sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung của Tỉnh ủy và UBND tỉnh trong việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Sự phối hợp giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các sở, ngành, UBND huyện, thị, thành phố và sự nổ lực toàn ngành đã thu được một số kết quả quan trọng trong sản xuất nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2012.

2. Kết quả thực hiện nhiệm vụ 2.1. Trồng trọt và chăn nuôi2.1.1. Sản xuất lúaSản lượng vụ Mùa và vụ Đông Xuân năm 2011-2012 và Xuân Hè năm 2012

ước đạt là 2.385.085 tấn, bằng 60,28% kế hoạch năm 2012, tăng 89.155 tấn so với kế hoạch và 139.190 tấn so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó:

Vụ Mùa: Diện tích gieo sạ 64.430 ha, đạt 99,12% kế hoạch; diện tích thu hoạch 64.430 ha, năng suất bình quân đạt 4,27tấn/ha (cao hơn 0,56 tấn/ha so với vụ Mùa năm 2010-2011), sản lượng 274.943 tấn, đạt 109,3% kế hoạch và tăng 72.943 tấn so với năm trước.

1

Page 2: UBND TỈNH KIÊN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2137Bao cao... · Web viewVẫn gặp khó khăn về bao tiêu sản phẩm, vì

Vụ Đông Xuân: Diện tích gieo sạ 292.177 ha, đạt 102,52% kế hoạch, năng suất bình quân đạt 7,06 tấn/ha, sản lượng 2.061.712 tấn, đạt 103,3% so với kế hoạch và tăng 66.255 tấn về sản lượng và 0,11 tấn/ha về năng suất so với vụ Đông Xuân năm 2010-2011.

Vụ Xuân Hè, Ngành không chủ trương nhưng người dân tự phát gieo sạ khoảng 8.695 ha, ước năng suất đạt 5,57 tấn/ha, sản lượng 48.430 tấn.

Bên cạnh thuận lợi, sản xuất và tiêu thụ lúa vẫn còn hạn chế và khó khăn: cơ cấu giống lúa chất lượng thấp trong vụ Đông Xuân chiếm gần 32% diện tích, cao hơn nhiều so với khuyến cáo của Ngành là khống chế tỷ lệ dưới 15% diện tích. Thị trường xuất khẩu gạo phẩm cấp thấp đang gặp khó khăn do phải cạnh tranh với một số nước, do vậy sức mua lúa của các doanh nghiệp còn hạn chế và giá lúa thấp hơn so với cùng kỳ. Tình trạng thả nuôi tôm xen canh, gối vụ trên ruộng lúa vẫn còn phổ biến ảnh hưởng đến lịch thời vụ và diện tích sản xuất lúa Mùa.

Tính đến ngày 12/06/2012, lúa vụ Hè Thu đã được gieo sạ 275.031 ha/283.500 ha, đạt 97,01% kế hoạch, dự kiến gieo dứt điểm trong tháng 6, đạt 287.500 ha tăng 1,41 % kế hoạch, ước sản lượng đạt 1.445.000 tấn. Vụ Thu Đông năm 2012 dự kiến sẽ gieo sạ 61.300 ha, ước thu hoạch sản lượng đạt 291.500 tấn. Như vậy ước sản lượng vụ Hè Thu và Thu Đông năm 2012 là 1.736.500 tấn.

2.1.2. Diện tích các loại cây trồng và rau màu khác Diện tích trồng bắp 6 tháng đầu năm là 48 ha, năng suất 5,94 tấn/ha, sản

lượng 285 tấn, đạt 96% kế hoạch về diện tích và 114% về sản lượng. Diện tích trồng khoai lang, khoai mỳ 664 ha, sản lượng 12.311 tấn, bằng

25,06% kế hoạch về diện tích, 21,87 % kế hoạch về sản lượng. Diện tích trồng rau các loại là 3.668 ha, năng suất 15,89 tấn/ha, sản lượng

58.274 tấn, đạt 81,51% kế hoạch về diện tích, 53,96% kế hoạch về sản lượng. Diện tích trồng dưa hấu 450 ha, năng suất 23,33 tấn/ha, sản lượng 10.500 tấn, đạt 60% kế hoạch về diện tích và 58,33% kế hoạch về sản lượng.

Diện tích trồng cây công nghiệp, ăn quả đều tăng so với cùng kỳ, sẽ đạt và vượt kế hoạch đề ra trong năm 2012; đặc biệt cây mía phát triển nhanh với diện tích 4.309 ha, năng suất 70,94 tấn/ha, sản lượng 305.682 tấn, đạt 91,68% kế hoạch về diện tích và 79,22% kế hoạch về sản lượng.

Phần lớn diện tích, sản lượng cây lương thực, cây có củ các loại, rau, quả thực phẩm và cây công nghiệp, ăn quả đều tăng so với cùng kỳ, nhưng tốc độ tăng chậm, diện tích và sản lượng sẽ đạt kế hoạch đề ra trong năm 2012.

2.1.3. Chăn nuôiMặc dù giá thức ăn chăn nuôi tăng, chưa có chính sách phát triển chăn nuôi

nhưng chăn nuôi trong 6 tháng đầu năm 2012 của tỉnh có chiều hướng tăng. Cụ thể: đàn lợn có 316.771 con, đạt 90,51% kế hoạch, tăng 3,95% so với cùng kỳ; đàn trâu 8.159 con, đạt 81,59% kế hoạch; đàn bò 10.966 con, đạt 73% kế hoạch; đàn gia cầm 5.113 con, đạt 78,66% kế hoạch. Nếu dịch bệnh ít xảy ra thì chỉ tiêu nuôi đàn gia cầm sẽ đạt kế hoạch đề ra.

2

Page 3: UBND TỈNH KIÊN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2137Bao cao... · Web viewVẫn gặp khó khăn về bao tiêu sản phẩm, vì

2.2. Sản xuất thủy sảnSản lượng sản xuất thủy sản trong 6 tháng đầu năm 2012 ước đạt 258.445

tấn/543.000 tấn, bằng 47,6% kế hoạch, tăng 5,89% so với cùng kỳ. Trong đó:1.2.1. Nuôi trồng thủy sản:Sản lượng nuôi trồng thủy sản 58.666 tấn/157.265 tấn, bằng 47,7% kế hoạch

và tăng 18,13% so với cùng kỳ. Trong đó:Nuôi tôm nước lợ: tổng diện tích thả nuôi tôm toàn tỉnh là 85.859 ha/86.500

ha, đạt 99,26% kế hoạch, trong đó diện tích tôm-lúa 68.300 ha tăng 2,86 % kế hoạch, tôm công nghiệp 1.209 ha đạt 60,45 % kế hoạch và quảng canh cải tiến là 16.350ha đạt 93,43% KH; sản lượng tôm nuôi ước đạt khoảng 16.289 tấn, bằng 36,8% kế hoạch, 96,77% so với cùng kỳ.

Nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ với diện tích 3.594 ha, sản lượng 16.732 tấn, đạt 74,10% kế hoạch và tăng 135,1% so với cùng kỳ về sản lượng.

Nuôi cá trong lồng bè trên biển với sản lượng 715 tấn, đạt 57,2% kế hoạch và tăng 34,91% so với cùng kỳ về sản lượng.

Nuôi các đối tượng khác nuôi cua, nuôi tôm càng xanh, cá trong ao vườn cũng tăng về sản lượng so với cùng kỳ.

Trong 6 tháng đầu năm bệnh trên tôm nuôi vẫn còn xảy ra do một bộ phận ngư dân không tuân thủ lịch thời vụ, quy trình kỹ thuật nuôi, sử dụng giống chưa qua kiểm dịch và biến động nhiệt độ môi trường nước vùng nuôi do sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm tương đối lớn; ngoài ra, tôm bị bệnh do hội chứng bệnh ngoại tử gan tụy cấp tính. Do đó nuôi tôm – lúa bị thiệt hại trên 7.000 ha, nuôi tôm công nghiệp vùng Tứ giác Long Xuyên trên 200 ha. Tuy nhiên các cơ quan, đơn vị chuyên môn hướng dẫn bà con nông dân nuôi tôm trên nền đất tôm – lúa ở vùng U Minh Thượng đã xử lý và khắc phục, hiện tôm đang phát triển bình thường, năng suất trên 1 đơn vị diện tích tăng do phần lớn nông dân đã cải tiến kỹ thuật nuôi như thả tôm giống có kích cỡ lớn, giảm rủi ro, tăng hiệu quả kinh tế.

Do tôm bị bệnh nên các doanh nghiệp đã xử lý và đang chờ khi có điều kiện để thả giống và thu hoạch nuôi tôm công nghiệp vùng Tứ giác Long Xuyên sẽ muộn so với mọi năm. Qua thống kê, diện tích nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp vẫn tiếp tục tăng, dự kiến diện tích nuôi sẽ đạt 1.600 ha, bằng 80 % kế hoạch, trong đó tôm thẻ chân trắng cho năng suất cao chiếm 75% diện tích.

Nếu thời tiết từ đây đến cuối năm diễn ra bình thường và thuận lợi và người nuôi tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật thì sản lượng nuôi tôm nước lợ sẽ đạt chỉ tiêu đề ra.

2.2.2. Khai thác thủy sản:Lượng tàu đóng mới, mua mới tăng thêm 147 chiếc với tổng công suất

19.110cv. Nâng tổng số tàu cá của tỉnh hiện có 12.240 chiếc (trong đó có 255 tàu dịch dịch hậu cần nghề cá), với tổng công suất là 1.675.800cv, bình quân 132cv/chiếc. Sản lượng khai thác 199.779 tấn/420.000 tấn, đạt 47,57 % kế hoạch, tăng 2,76 % so với cùng kỳ.

Khai thác đang gặp một số khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, giá cả của một số loài hải sản chủ lực như mực các loại có xu hướng giảm vài tháng trở lại đây, chi phí sản xuất tăng do giá cả đầu vào tăng, năng suất khai thác không tăng. Việc đưa

3

Page 4: UBND TỈNH KIÊN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2137Bao cao... · Web viewVẫn gặp khó khăn về bao tiêu sản phẩm, vì

tàu đi khai thác thủy sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài vẫn còn xảy ra do nhận thức người dân hạn chế và ham lợi trước mắt, nguồn lợi thủy sản ngày càng giảm sút, công tác giám sát, đánh giá nguồn lợi thủy sản quan tâm đúng mức.

2.3. Phát triển lâm nghiệpHoàn thành quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Kiên Giang

giai đoạn 2011– 2020, dự kiến thông qua thành viên UBND tỉnh trong tháng 6 và thông qua Hội đồng nhân dân tỉnh trong tháng 7/2012.

Các chương trình sự nghiệp năm 2012 được Ban giám đốc phê duyệt đã tổ chức triển khai, Chương trình trồng cây phân tán, chương trình quản lý bảo vệ rừng, chương trình giống cây lâm nghiệp, chương trình khuyến lâm và chương trình đánh giá rừng sản xuất . . . đang triển khai thực hiện, dự kiến hoàn thành trong năm.

Tổ chức thực hiện Đề án chi trả dịch vụ môi trường rừng theo tinh thần Nghị định 99/2010/NĐ-CP của Chính Phủ, đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án, triển khai kế hoạch công tác ngoại nghiệp trên toàn tỉnh, dự kiến đến đầu năm 2013 tiến hành thí điểm thu và chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Phú Quốc.

Thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng, đến nay đã kết thúc mùa khô nên không xảy ra vụ cháy rừng nào. Tình trạng chặt phá rừng phòng hộ ven biển để nuôi trồng thủy sản, cất nhà ven tỉnh lộ 11 vẫn còn xảy ra nhưng mức độ có giảm hơn so với các năm trước;

Tập trung chỉ đạo xử lý dứt điểm tình trạng chặt phá rừng, bao chiếm đất rừng trái phép trên địa bàn thị trấn An Thới, huyện Phú Quốc; Việc tổ chức thu hồi đất nhận khoán tại Đông Hưng B theo Quyết định 795/QĐ-UBND của UBND tỉnh đến nay còn 11 hộ chưa chấp hành Quyết định, trong đó có một số hộ chưa thống nhất với giá bồi hoàn, một số hộ đề nghị được nhận khoán lại, đang chờ UBND tỉnh xem xét giải quyết.

Xem xét giải quyết các hồ sơ khai thác rừng, nạo vét kênh mương của các hộ nhận khoán kịp thời, đảm bảo quy trình; không để chậm trễ trường hợp nào.

Tham mưu UBND tỉnh tổ chức sơ kết Đề án cho thuê môi trường rừng.Phối hợp cùng tổ chức GIZ cử cán bộ tham gia học tập kinh nghiệm trong

nước, ngoài nước và hoàn thành các mô hình hàng rào chắn sóng, giữ bùn, cố định bãi bồi để phục vụ cho phát triển rừng phòng hộ ven biển.

Công tác triển khai thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng 6 tháng đầu năm bị chậm so với các năm trước, sáu tháng đầu năm chỉ hoàn thành chỉ tiêu khoán bảo vệ rừng 4.400 ha, đạt 100% kế hoạch. Nguyên nhân là do: năm 2012, là năm bắt đầu thực hiện chương trình bảo vệ và phát triển rừng thay cho chương trình 661 trước đây, về cơ chế chính sách cũng như phương pháp tổ chức thực hiện có nhiều thay đổi, các văn bản hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chưa được thống nhất.

2.4. Phát triển nông thôn 2.4.1. Hoạt động Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu Quốc gia xây

dựng nông thôn mới:Tổ chức hội nghị sơ kết năm 2011 thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia

xây dựng NTM và triển khai kế hoạch năm 2012;

4

Page 5: UBND TỈNH KIÊN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2137Bao cao... · Web viewVẫn gặp khó khăn về bao tiêu sản phẩm, vì

Tham mưu cho UBND chỉ đạo cấp huyện tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí NTM. Kết quả: chưa có xã nào đạt từ 13 tiêu chí trở lên; 17 xã (chiếm 14,41%) đạt từ 10 – 12 tiêu chí; 65 xã (chiếm 55,08%) đạt từ 5 – 9 tiêu chí; còn lại 36 xã (chiếm 30,51%) đạt dưới 5 tiêu chí. Tổ chức khảo sát và đánh giá lại thực trạng nông thôn theo Bộ tiêu chí của Tỉnh. Kết quả:

Đạt từ 17 – 19 tiêu chí: chưa có; Đạt từ 13 – 16 tiêu chí: 2 xã, chiếm 1,70%; Đạt từ 10 – 12 tiêu chí: 15 xã, chiếm 12,71%; Đạt từ 5 – 9 tiêu chí: 65 xã, chiếm 55,08%; Đạt dưới 5 tiêu chí: 36 xã, chiếm 30,51%. Hoàn thành công tác lập Quy hoạch chung cho 118 xã, trong đó hoàn thành

35 xã giai đoạn 2011 – 2015. Tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ kế hoạch kinh phí nông thôn mới năm

2012 cho 35 xã với số tiền 20,976 tỷ đồng. Tổ chức kiểm tra xây dựng NTM ở một số xã ở huyện Tân Hiệp, Thị xã Hà

Tiên, Kiên Hải. 2.4.2. Đề án xã NTM Định Hòa, huyện Gò Quao thực hiện nội dung sau: Triển khai mô hình sản xuất với kinh phí 1.850 triệu đồng, để tập huấn kỹ

thuật chăn nuôi heo, vịt, cá, lúa, thành lập tổ hợp tác, hội thảo đầu bờ và tổ chức hội nghị tổng kết các mô hình hỗ trợ sản xuất.

Chương chương xây dựng NTM yêu cầu nguồn vốn lớn và triển khai trong bối cảnh kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn; Chính phủ và địa phương đang tập trung thực hiện các giải pháp cấp bách để kiềm chế lạm phát.

Điểm xuất phát nhiều xã nông thôn thấp, kết cấu hạ tầng nông thôn chưa được đầu tư đồng bộ. Một số xã có đông đồng bào dân tộc khmer, trình độ dân trí thấp, nhận thức chưa cao, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa nhiều. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao... nên gặp khó khăn trong vận động nhân dân đóng góp xây dựng NTM.

Công tác lập đề án xây dựng xã NTM còn chậm, không đạt kế hoạch đề ra, do năng lực đội ngũ cán bộ xã còn hạn chế, chưa được tập huấn về kỹ năng xây dựng NTM và chưa có kinh phí hỗ trợ.

2.4.3. Đề án quy hoạch phát triển vùng lúa chuyên canh chất lượng cao: Đề án quy hoạch phát triển vùng lúa chuyên canh chất lượng cao tỉnh Kiên

Giang giai đoạn năm 2011-2015 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 917/QĐ-UBND ngày 26/04/2012.

Mục tiêu cụ thể của Đề án:Năm 2012: diện tích vùng lúa chuyên canh chất lượng cao tập trung: 40.000

ha (Hòn Đất: 7.500 ha, Tân Hiệp: 15.000 ha, Châu Thành:3.000 ha, Giồng Riềng: 6.000 ha, Gò Quao: 7.000 ha và thành phố Rạch Giá: 1.500 ha), đạt sản lượng 488.000 tấn;

Năm 2013: diện tích lúa chuyên canh chất lượng cao tập trung: 60.000 ha (Hòn Đất: 10.500 ha, Tân Hiệp: 20.000 ha, Châu Thành: 5.000 ha, Giồng Riềng:

5

Page 6: UBND TỈNH KIÊN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2137Bao cao... · Web viewVẫn gặp khó khăn về bao tiêu sản phẩm, vì

12.000 ha, Gò Quao: 10.000 ha và thành phố Rạch Giá: 2.500 ha, đạt sản lượng 732.000 tấn.

Năm 2014: diện tích lúa chuyên canh chất lượng cao tập trung :90.000 ha (Hòn Đất:14.000 ha, Tân Hiệp: 30.000 ha, Châu Thành:10.000 ha, Giồng Riềng:20.000 ha, Gò Quao: 13.000 ha và thành phố Rạch Giá: 3.000 ha, đạt sản lượng 1.098.000 tấn.

Đến năm 2015: nâng diện tích vùng lúa chuyên canh chất lượng cao 120.000 ha (Hòn Đất: 20.000 ha, Tân Hiệp:35.000 ha, Châu Thành:15.000 ha, Giồng Riềng: 30.000 ha, Gò Quao: 16.500 ha và thành phố Rạch Giá: 3.500 ha) tạo ra sản phẩm lúa hàng hóa chất lượng cao xuất khẩu 1.464.000 triệu tấn.

Tuy Đề án vừa được UBND tỉnh phê duyệt trong tháng 4 năm 2012 nhưng từ năm 2011, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với UBND huyện, thành phố chỉ đạo các đơn vị chuyên môn tuyên truyền và bằng các biện pháp khuyến nông và xã hội hóa công tác giống, đến nay tỷ lệ lúa đạt chất lượng cao chiếm gần 70% diện tích gieo sạ của tỉnh. Trong năm 2011 và năm 2012 thực hiện 9 cánh đồng mẫu lớn với tổng diện tích 1.320 ha/vụ, bình quân 100-150 ha/cánh đồng, chỉ trồng từ 1-2 loại giống chất lượng cao. Trong vùng quy hoạch sản xuất lúa chất lượng cao, bước đầu đã hình thành vùng nguyên liệu tập trung phục vụ cho xuất khẩu.

Vẫn gặp khó khăn về bao tiêu sản phẩm, vì các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của tỉnh bị thụ động trong việc thu mua lúa xuất khẩu do phụ thuộc vào việc giao hạn ngạch và chủng loại giống lúa xuất khẩu từ Hiệp hội lương thực và chưa có cơ chế hỗ trợ rủi ro cho doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân khi thu mua xuất khẩu lúa gặp khó khăn do nguyên nhân khách quan.

2.4.4. Cung cấp nước và vệ sinh môi trường:Tính đến nay Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường quản lý và vận hành

55 trạm cấp nước tập trung, cung cấp cho khoảng 21.368 hộ dân sử dụng. Sản lượng nước tiêu thụ trong 6 tháng đầu năm trên 1.200.000 m3, đạt 45% kế hoạch.

Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan ở huyện Giang Thành và Tân Hiệp tổ chức tuyên truyền về sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường.

Tuy nhiên, việc cung cấp nước sạch cho nông dân chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, nhất là ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, hải đảo. Đề nghị Trung ương và Tỉnh ưu tiên cấp kinh phí nhiều hơn trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

2.4.5. Công tác bố trí dân cư và hợp tác hóa – chính sách nông thôn:Phối hợp với huyện Giang Thành và Thị xã Hà Tiên triển khai kế hoạch hỗ trợ

các hộ dân trong dự án bố trí sắp xếp ổn định dân cư biên giới Việt Nam – Campuchia. Kết quả bình chọn và lập danh sách 340 hộ được thụ hưởng, một số xã đã tổ chức họp dân đăng ký sử dụng số tiền được hỗ trợ. Hoàn thành xong và được UBND tỉnh ra quyết định phê duyệt dự án rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch bố trí ổn định dân cư nông thôn giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến 2020 tỉnh Kiên Giang. Nạo vét 700 m/8680 m kênh Rạch Gỗ - Giang Thành, đạt 8,06% so giá trị xây dựng, 257 triệu đồng; thi công xây dựng cống Giang Thành 2 trên tuyến đường Giang Thành – Rạch Gỗ, 46,05% với giá trị 702 triệu đồng; hoàn

6

Page 7: UBND TỈNH KIÊN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2137Bao cao... · Web viewVẫn gặp khó khăn về bao tiêu sản phẩm, vì

thành xây dựng điểm trường học tại xã Tân Khánh Hòa đã nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng; hoàn thành công tác lập phương án bồi hoàn đoạn I (xã Tân Khánh Hòa) tuyến đường Giang Thành – Rạch Gỗ thuộc xã Tân Khánh Hòa; trình UBND tỉnh cấp vốn đền bù bổ sung 6 tháng cuối năm 2012 thuộc Dự án mô hình bố trí dân cư vành đai biên giới Việt nam – Campuchia.

Hướng dẫn 2 Hợp tác xã lập dự án để hỗ trợ thí điểm mô hình HTX điển hình tại huyện Giồng Riềng và huyện Tân Hiệp; hướng dẫn các huyện, thị thực hiện Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề. Tổng hợp các hộ được hỗ trợ vay vốn mua máy móc, thiết bị giảm tổn thất sau thu hoạch ở các huyện, thị theo Quyết định số: 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Khảo sát để lập kế hoạch triển khai dự án giảm nghèo tại xã Vĩnh Hòa, huyện U Minh Thượng năm 2012 với số vốn 262 triệu đồng. Tổ chức tập huấn lớp kỹ năng thành lập tổ hợp tác, HTX cho 20 lớp, với 800 lượt người, tại 35 xã nông thôn mới giai đọan 2011 – 2015. Triển khai các chính sách của Chính phủ: mua lúa giống hỗ trợ cho nông dân sản xuất, hỗ trợ dầu cho ngư dân theo Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 18/03/2008 của Thủ tướng Chính phủ.

2.4.6. Tiến độ xây dựng các đề án, chương trình được giao trong năm 2012:Năm 2012, Sở Nông nghiệp & PTNT đã đăng ký lập 9 chương trình, đề án

trọng điểm của Ngành (không tính Dự án mở rộng cảng cá Tắc Cậu giai đoạn 2)Đề án Quy hoạch phát triển vùng lúa chuyên canh chất lượng cao tỉnh Kiên

Giang giai đoạn 2011-2015 đã được UBND tỉnh phê duyệt. Các đề án, dự án, chương trình còn lại đang được xây dựng như: Rà soát, điều chỉnh quy hoạch vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung vùng tứ giác Long Xuyên giai đoạn 2012 -2015 và định hướng đến năm 2020, dự kiến cuối quí 3 sẽ trình UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện; Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản giai đoạn 2012 – 2015 và định hướng đến năm 2020; Đề án xây dựng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ cho nông nghiệp và nông thôn cho Ban nông nghiệp xã, phường, thị trấn giai đoạn 2012-2015; Chương trình phát triển chăn nuôi giai đoạn 2012-2015 và định hướng đến năm 2020, và xây dựng quyết định ban hành chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm; Kế hoạch thực hiện Quyết định 188/QĐ-TTg ngày 13/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2020; Hướng dẫn nội dung lập đề án xây dựng xã nông thôn mới cho 117 xã; Chương trình ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, thủy sản đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

Riêng Đề án hợp tác phát triển khai thác hải sản với các nước khu vực Đông Nam Á tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2012-2015 và định hướng đến năm 2020 do thiếu thông tin về các quy định quản lý khai thác của các nước trong Khu vực. Một số tài liệu có liên quan được viết bằng tiếng Anh hoặc tiếng của nước bản xứ, trình độ tiếng Anh của công chức, viên chức của Ngành còn hạn chế và kinh phí dành cho việc xây dựng Đề án không đủ thuê đơn vị tư vấn thực hiện.

7

Page 8: UBND TỈNH KIÊN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2137Bao cao... · Web viewVẫn gặp khó khăn về bao tiêu sản phẩm, vì

2.5. Xây dựng cơ bảnTổng vốn xây dựng cơ bản năm 2012 cấp cho toàn ngành Nông nghiệp là:

278.550 triệu đồng, trong đó Sở Nông nghiệp & PTNT làm chủ đầu tư: 183.00 triệu đồng , các đơn vị khác làm chủ đầu tư: 95.550 triệu đồng.

Tổng khối lượng thực hiện toàn Ngành được nghiệm thu đến 15/06/2012 là 79,257 tỷ đồng, đạt 28,45% KH và giải ngân 72,233 tỷ đồng đạt 25,93% KH. Trong đó, Sở Nông nghiệp & PTNT làm chủ đầu tư: khối lượng nghiệm thu 56,546 tỷ đồng, đạt 30,90 % KH, giải ngân 56,168 tỷ đồng, đạt 30,69%KH.

Nhìn chung, tiến độ thực hiện toàn ngành còn chậm so với yêu cầu. Các đơn vị được giao vốn chưa chủ động triển khai thực hiện các dự án. Chất lượng tư vấn điều hành dự án còn kém. Tư vấn giám sát không thường xuyên theo dõi công trình. Thủ tục hồ sơ thanh toán chậm. Các nhà thầu thi công chậm tiến độ. Một số dự án còn khó khăn về công tác GPMB. Công tác triển khai kế hoạch XDCB 5 tháng đầu năm gặp một số khó khăn như : thời gian giao vốn kết dư từ ngân sách Trung ương, vốn trái phiếu Chính phủ chậm, vốn chuẩn bị đầu tư năm 2012 bố trí thấp, công tác giải phóng mặt bằng còn gặp khó khăn (cảng cá Ba Hòn), dự án không có vốn giải phóng mặt (dự án vành đai biên giới VN-CPC).

II. Ước thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2012 và những giải pháp thực hiện 6 tháng cuối năm 2012.

1. Các chỉ tiêu sản xuất chủ yếu Sản xuất lương thực (lúa) ước đạt 4.121.585 tấn, vượt 4,17% KH và tăng

5,11% so với năm 2011 (tương đương ứng 200.436 tấn).Sản xuất thủy sản 572.030, đạt 105,35% KH, tăng 12,74% so với cùng kỳ năm

2011 (tương đương 64.632 tấn). Trong đó: khai thác 441.425 tấn, đạt 105,10% KH, tăng 11,22% so với cùng kỳ (tương đương 44.525 tấn); nuôi trồng 130.605 tấn, đạt 106,18% KH, tăng 18,2% so với năm 2011, trong đó sản lượng tôm nuôi 44.375 tấn, đạt 100,25% KH tăng 12,06% so với năm 2011 (tương ứng 4.774 tấn).

Khoán bảo vệ rừng 5.000 ha, trồng cây phân tán 350.000 cây, chăm sóc rừng 512 ha.

Tỷ lệ dân sử dụng nước hợp vệ sinh 79%.2. Các giải pháp chủ yếu2.1 Về sản xuất lúa: Chỉ đạo gieo sạ dứt điểm và tăng cường chăm sóc phòng chống sâu bệnh trên

cây lúa vụ Hè Thu; khẩn trương và chuẩn bị xây dựng, sửa chữa và nâng cấp bờ bao, triển khai kế hoạch sản xuất, lịch thời vụ và cơ cấu giống, công tác khuyến nông phục vụ cho vụ Thu Đông năm 2012 gắn với việc xây dựng cánh đồng mẫu lớn và xây dựng vùng lúa chất lượng cao. Tập trung triển khai công tác phòng chống lụt bão, quản lý điều tiết cống đập để giữ ngọt, ngăn mặn, thoát lũ bảo vệ tốt thu hoạch lúa Hè Thu, sản xuất vụ Thu Đông đạt diện tích, năng suất và sản lượng theo kế hoạch đề ra.

2.2. Về sản xuất thủy sản: Tập trung chăm sóc tôm nuôi. Tăng cường công tác kiểm soát tôm giống nhập

vào tỉnh và các cơ sở kinh doanh tôm giống. Kéo dài thời gian lịch thả tôm giống

8

Page 9: UBND TỈNH KIÊN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2137Bao cao... · Web viewVẫn gặp khó khăn về bao tiêu sản phẩm, vì

vùng nuôi tôm công nghiệp vùng Tứ giác Long Xuyên đến cuối tháng 6 năm 2012; tiếp tục giám sát các chỉ tiêu môi trường để khuyến cáo các doanh nghiệp thả tôm giống vào thời điểm thích hợp.

Tiếp tục chỉ đạo và tổ chức cho ngư dân đi khai thác theo tổ, đội để hỗ trợ nhau trong sản xuất. Đẩy mạnh công tác xúc tiến để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khai thác của tỉnh đưa tàu khai thác ở vùng biển Malaysia, Indonesia.

Hướng dẫn ngư dân áp dụng công nghệ bảo quản sau thu hoạch để nâng cao chất lượng và giá sản phẩm khai thác. Ứng dụng công nghệ thiết bị khai thác thủy sản để nâng cao năng suất khai thác thủy sản.

Tăng cường công tác tuyên truyền bảo vệ biển đảo, bảo vệ nguồn lợi thủy sản; tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn và xử lý các vi phạm quy định quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở vùng biển ven bờ, nhất là khai thác bằng các nghề mang tính hủy diệt nguồn lợi thủy sản.

2.3. Về phát triển lâm nghiệp:Tập trung chỉ đạo các Ban quản lý rừng triển khai thực hiện các chỉ tiêu kế

hoạch được giao, hoàn thành các chương trình sự nghiệp đã được phê duyệt;Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý đối với các trường hợp lấn chiếm đất

rừng, chặt phá rừng phòng hộ ven biển để nuôi tôm và xây dựng các công trình cơ bản trên đất rừng không đúng quy định;

Triển khai các hoạt động ngoại nghiệp, thu thập các số liệu, tài liệu có liên quan để thực hiện Đề án về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng có hiệu quả;

Triển khai đo đạc, thu thập số liệu để phục vụ công tác trồng rừng, đồng thời rà soát lại các hộ nhận khoán có kết hợp kinh doanh du lịch sinh thái.

2.4. Về các chương trình Mục tiêu Quốc gia và đề án trọng điểm:Huy động các nguồn lực thực hiện có hiệu quả các Chương trình Mục tiêu

Quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường, Đề án quy hoạch phát triển vùng lúa chuyên canh chất lượng cao.

2.5. Về xây dựng các đề án, dự án, chương trình và kế hoạch:Trong quý 3, hoàn thiện và trình UBD tỉnh phê Dự án rà soát, điều chỉnh quy

hoạch vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung vùng Tứ giác Long Xuyên giai đoạn 2012-2015 và định hướng đến năm 2020 để tăng diện tích và sản lượng tôm nuôi công nghiệp sau năm 2012. Hoàn thiện và trình UBND tỉnh phê duyệt 7 đề án, dự án, chương trình, kế hoạch còn lại.

B. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM, THỦY SẢN NĂM 2013Dự báo năm 2013, sản xuất nông nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh sẽ thuận

lợi hơn so với năm 2012. Việc triển khai thực hiện các giải pháp của Nghị quyết 13/NQ-CP sẽ tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Chính phủ sẽ ban hành chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi; hỗ trợ thu mua, tiêu thụ hàng nông sản và thủy sản; chính sách phát triển nông thôn…Lãi tiền vay sẽ giảm chi phí cho doanh nghiệp, giá cả đầu vào phục vụ cho sản xuất có xu hướng giảm, nhất là giá nhiên liệu phục vụ cho khai thác thủy sản. Công tác thủy lợi nội đồng phục vụ cho sản xuất vụ Thu Đông và công tác xúc tiến thương mại nông nghiệp và thủy sản luôn được Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các sở, ngành đặc

9

Page 10: UBND TỈNH KIÊN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2137Bao cao... · Web viewVẫn gặp khó khăn về bao tiêu sản phẩm, vì

biệt quan tâm. Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, tình hình thời tiết có thể diễn biến phức tạp, sâu bệnh trên cây trồng, vật nuôi và thủy sản có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của bà con nông ngư dân.

Ngành Nông nghiệp sẽ cố gắng hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất chủ yếu, góp phần đáng kể tăng trưởng GDP của tỉnh trong năm 2013.

I. Các chỉ tiêu chủ yếu - Tổng diện tích trồng lúa năm 2013 là 716.350 ha, năng suất bình quân 5,86

tấn/ha, sản lượng 4.194.460 tấn, sản lượng lúa chất lượng cao đạt trên 80%. Trong đó:

+Vụ Mùa năm 2012-2013: diện tích gieo cấy 65.850 ha, năng suất 4,28 tấn/ha, sản lượng 281.815 tấn.

+Vụ Đông Xuân năm 2012-2013: diện tịch gieo sạ 295.000 ha, năng suất 7,10 tấn/ha, sản lượng 2.093.445 tấn.

+Vụ Hè Thu năm 2013: diện tích gieo sạ 290.500 ha, năng suất 5,15 tấn/ha, sản lượng 1.496.075 tấn.

+Vụ Thu Đông năm 2013: diện tích gieo sạ 65.000 ha, năng suất 4,97 tấn/ha, sản lượng 323.125 tấn.

- Thủy sản khai thác và nuôi trồng: 563.950 tấn. Trong đó: +Khai thác thủy sản 428.000 tấn. +Nuôi trồng thủy sản 135.950 tấn, trong đó tôm nuôi 49.700 tấn.- Khoán bảo vệ rừng 15.000 ha, chăn sóc rừng 29 ha, khoanh nuôi rừng tái

sinh1.295 ha, trồng cây phân tán 700 nghìn cây.- Nâng tỷ lệ hộ dân toàn tỉnh sử dụng nước hợp vệ sinh lên 82%. II.Những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm1. Về trồng trọt và chăn nuôiTập trung phát triển và nhân rộng cánh đồng mẫu lớn sản xuất theo hướng

VietGAP, xây dựng vùng lúa chất lượng cao, hướng dẫn thâm canh để nâng cao năng suất từng vụ sản xuất, tăng diện tích gieo sạ và năng suất bình quân từ 714.102 ha lên 716.350 ha và từ 5,77 tấn/ha lên 5,86 tấn/ha. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác nhân giống và chất lượng giống lúa để góp phần nâng tỷ lệ cơ cấu sử dụng giống lúa chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, tăng chất lượng, giá trị và hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa.

Cải tạo vùng đất canh tác luân canh tôm – lúa để tăng diện tích gieo sạ, năng suất vụ Mùa năm 2013 từ 64.430 ha lên 65.850ha và từ 4,27 tấn/ha lên 4,28 tấn/ha. Tổ chức thực hiện Nghị định 42/2012/NĐ-CP ngày 11 tháng 05 năm 2012 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa để khuyến khích người dân khai hoang đất hoang hóa, đất khác nhằm tăng diện tích gieo sạ, năng suất vụ Đông Xuân từ 292.177 ha lên 295.000 ha (chủ yếu tăng ở các huyện Kiên Lương: 1.660 ha, Giồng Riềng: 693 ha, U Minh Thượng: 382 ha, An Biên: 259 ha, Gò Quao: 214 ha, Vĩnh Thuận: 52 ha,…) và từ 7,06 tấn/ha lên 7,10 tấn/ha. Tăng cường đầu tư hệ thống thủy lợi, đê bao chủ động cải tạo và canh tác lúa để mở rộng diện tích gieo sạ vụ Hè Thu trên nền đất lúa Đông Xuân ở các huyện Kiên Lương (1.800 ha), An Biên (510 ha), An Minh (387 ha), Gò Quao (213 ha), U Minh Thượng (200 ha), Giang Thành (141 ha),…nâng diện tích lúa gieo sạ cả vụ từ 287.500 ha

10

Page 11: UBND TỈNH KIÊN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2137Bao cao... · Web viewVẫn gặp khó khăn về bao tiêu sản phẩm, vì

lên 290.500 ha và năng suất từ 5,03 tấn/ha lên 5,15 tấn/ha; nâng diện tích gieo sạ, năng suất vụ Thu Đông từ 61.300 ha lên 65.000 ha và từ 4,76 tấn/ha lên 4,9 tấn/ha. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác nhân giống, khuyến khích và hướng dẫn người dân sử dụng giống lúa chất lượng các trong sản xuất, nâng tỷ lệ lúa chất lượng cao lên 80% sản lượng. Phối hợp với UBND các huyện chỉ đạo sát sao để nông dân chấp hành tốt lịch thời vụ sản xuất, chấm dứt tình trạng thả nuôi tôm xen canh, gối vụ trên ruộng lúa, từng bước cải thiện đất để sản xuất tôm - lúa bền vững. Tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các doanh nghiệp thu nua, chế biến, xuất khẩu ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân tham gia thực hiện cánh đồng mẫu sản xuất theo hướng VietGAP, vùng lúa chất lượng cao.

Phát triển các cây nguyên liệu chủ lực phục vụ chế biến, xuất khẩu, nâng diện tích trồng mía lên 5.000 ha, duy trì diện tích và sản lượng và lập quy hoạch phát triển hồ tiêu ở Phú Quốc; nâng dần diện tích trồng rau màu luân canh trên đất 2 vụ lúa đạt 4.675 ha, sản lượng 112.250 tấn, tham mưu UBND tỉnh lập đề án phát triển rau màu giai đoạn 2013 – 2017.

Cụ thể hóa các chính sách phát triển chăn nuôi của Chính phủ để phát triển đàn gia súc theo hình thức chăn nuôi gia trại, phát triển đàn gia cầm, nhất là đàn gà theo hình thức nuôi gia trại và trang trại tập trung. Tăng cường quản lý dịch bệnh để ổn định tổng đàn 350.000 con heo, 23.500 con trâu bò và 6,5 triệu con gia cầm.

2. Sản xuất thủy sản Tổ chức thực hiện dự án rà soát, điều chỉnh quy hoạch vùng nuôi tôm công

nghiệp tập trung vùng tứ giác Long Xuyên giai đoạn 2012 -2015 và định hướng đến năm 2020; đầu tư hệ thống thủy lợi vùng Vàm Răng – Ba Hòn phục vụ cho nuôi trồng thủy sản; cùng với các sở, chính quyền địa phượng và các doanh nghiệp giải quyết dứt điểm đền bù, giải tỏa phần đất đã có chủ trương giao cho các doanh nghiệp sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản; đồng thời áp dụng các quy trình thực hành nuôi tốt VietGap, GlobalGAP để nâng chất lượng, diện tích và sản lượng nuôi tôm công nghiệp từ 1.600 ha lên 2.000 ha và từ 18.500 tấn lên 23.200 tấn.. Ổn định diện tích nuôi tôm luân canh với trồng lúa vùng U Minh Thượng, cải thiện quy trình kỹ thuật nuôi, tăng cường quản lý giống, cơ cấu mùa vụ, lịch thời vụ thả nuôi và quản lý tốt môi trường nuôi để giảm rủi ro, nâng cao năng suất nuôi từ 322 kg/ha (năm 2012) lên 324 kg/ha (năm 2013); chuyển đổi một phần diện tích phương thức nuôi tôm quảng canh dựa vào tự nhiên là chính sang nuôi quảng canh có đầu tư bổ sung để nâng lên năng suất. Phấn đấu đạt diện tích thả nuôi 88.000 ha với sản lượng 49.700 tấn.

Tiếp tục chỉ đạo thực hiện cho thuê mặt nước nuôi trồng thủy sản ven biển, quanh các đảo, ưu tiên cho nuôi cá lồng bè và các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, tạo tiền để để phát triển mạnh những năm tiếp sau; trình diễn các mô hình nuôi nhuyễn thể 2 mảnh vỏ, nuôi cá mú, cá bớp trong lồng bè trên biển có hiệu quả để khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng mặt nước ven biển, ven đảo phát triển sản xuất. Đẩy mạnh nuôi thủy sản nước ngọt ở ao hồ đìa, nuôi xen canh trong ruộng lúa, mương vườn; nuôi cá nước lợ ở ao đìa vùng ven biển. Chuyển đổi phương thức nuôi quảng canh sang nuôi công nghiệp, bán công nghiệp các loài có giá trị kinh tế cao, có nhu cầu chế biến xuất khẩu: cá tra, tôm càng xanh, cá thác lát, cá chẽm…

Kiên quyết không cho phát triển tàu có công suất nhỏ, khuyến khích đóng tàu có công suất lớn có khả năng khai thác hải sản ở vùng biển xa bờ thông qua việc cụ

11

Page 12: UBND TỈNH KIÊN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2137Bao cao... · Web viewVẫn gặp khó khăn về bao tiêu sản phẩm, vì

thể hóa và tổ chức chính sách của Chính phủ về hỗ trợ ngư để phát triển phương tiện khai thác thủy sản ở vùng biển xa bờ để nâng dần bình quân công suất trên đơn vị khai thác; duy trì tổ chức khai thác theo nhóm, đội hỗ trợ nhau trong sản xuất nhằm giảm chi phí sản xuất, áp dụng rộng rãi công nghệ bảo quản sau thu hoạch trên tàu cá, thiết bị khai thác để nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế. Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến hợp tác giữa các doanh nghiệp của tỉnh với các doanh nghiệp các nước trong Khu vực trong lĩnh vực khai thác thủy sản.

Tăng cường công tác bảo vệ nguồn lợi để nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, quản lý nguồn lợi thủy sản có sự tham gia của cộng đồng; đẩy mạnh công tác thực thi pháp luật, giảm dần các vụ việc vi phạm trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; tổ chức thực hiện Quyết định số 188/QĐ-TTg ngày 13/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

3. Sản xuất lâm nghiệp Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng chống chặt phá rừng, lấn

chiếm đất rừng và chủ động phòng chữa cháy rừng mùa khô. Tập trung khoanh nuôi rừng tái sinh thái, đẩy mạnh công tác khoán bảo vệ sinh và chăm sóc rừng. Chỉ đạo phát triển lâm nghiệp xã hội, trọng tâm là trồng cây phân tán trong nhân dân để tăng tỷ lệ che phủ rừng, tạo nguồn nguyên vật liệu cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Tiếp tục thực hiện Đề án chi trả dịch vụ môi trường rừng theo tinh thần Nghị định 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ.

4. Xây dựng nông thôn mớiTập trung huy động mọi nguồn lực các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế,

đặc biệt huy động nguồn lực từ người dân tại chỗ để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015.

Tổ chức thực hiện có hiệu quả Dự án rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch bố trí ổn định dân cư nông thôn giai đoạn năm 2011-2015 và định hướng đến năm 2020; Đề án quy hoạch phát triển vùng lúa chuyên canh chất lượng cao tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011-2015; Đề án xây dựng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ cho nông nghiệp và nông thôn cho Ban nông nghiệp xã, phường, thị trấn; Chương trình ứng dụng khoa học và công nghệ ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp, thủy sản từ năm 2012-2015. Vận động và khuyến khích nông dân tham gia phát triển kinh tế tập thể để nâng cao hiệu quả trong sản xuất. Triển khai các chính sách của Chính phủ, Tỉnh hỗ trợ nông dân mua máy móc, thiết bị giảm tổn thất sau thu hoạch.

Tranh thủ sự hỗ trợ của Chính phủ, UBND tỉnh và các tổ chức trong và ngoài nước kể cả các tổ chức phi chính phủ để đầu tư xây dựng các trạm cấp nước vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo để đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt cho người dân nông thôn. Phấn đấu cuối năm 2013, nâng tỷ lệ dân sử dụng nước hợp vệ sinh lên 82%.

5. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn lĩnh vực ngành quản lý

12

Page 13: UBND TỈNH KIÊN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2137Bao cao... · Web viewVẫn gặp khó khăn về bao tiêu sản phẩm, vì

Tham mưu UBND tỉnh tái cơ cấu đầu tư xây dựng cơ bản trong phạm vi toàn tỉnh, ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, thủy sản và phát triển nông thôn.

Phân cấp cho các huyện quản lý thực hiện nguồn vốn thủy lợi phí, đầu tư nạo vét kinh mương kết hợp làm bờ bao khép kín cho từng khu vực, tập trung ưu tiên địa bàn quy hoạch sản xuất 3 vụ lúa, vùng sản xuất lúa chất lượng cao, vùng tôm-lúa.

Ưu tiên bố trí vốn chương trình mục tiêu, mục tiệu quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi ở các dự án chuyển đổi cơ cấu sản xuất, vùng khai hoang, tăng vụ, nuôi tôm công nghiệp, nuôi trồng tôm-lúa và địa bàn sản xuất lúa nhưng năng suất còn thấp (vùng U Minh Thượng, một số khu vực Tứ giác Hà Tiên); nâng cấp hệ thống đê biển (bao gồm cả cống kiểm soát mặn) nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống giảm nhẹ thiên tai; xây dựng cơ sở hạ tầng thủy sản, nhất là các cơ sở sản xuất giống, hệ thống cảng cá, bến cá.

Đầu tư xây dựng, mở rộng, nâng cấp các công trình cấp nước nông thôn, tập trung địa bàn các xã xây dựng nông thôn mới, vùng ven biển, vùng núi, các đảo.

6. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại và thực hiện hợp tác quốc tế

Hướng dẫn các thành phần kinh tế xây dựng thương hiệu nông thủy sản hàng hóa; phối hợp tổ chức các hội chợ, triển lãm xúc tiến đầu tư, thương mại.

Tăng cường công tác thông tin và dự báo thị trường. Thực hiện các chương trình, dự án hợp tác liên kết vùng. Thực hiện thỏa thuận

hợp tác với các tỉnh giáp biên Campuchia. Xúc tiến chương trình hợp tác với Hàn Quốc và một số nước khu vực về khai thác, tiêu thụ thủy sản. Tham gia thực hiện các hợp phần Dự án hợp tác quốc tế của tỉnh liên quan đến nông nghiệp, nông thôn.

7. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý, chỉ đạo điều hành.Kiện toàn tổ chức bộ máy và cán bộ toàn ngành đáp ứng yêu cầu thực hiện

nhiệm vụ được giao. Tổ chức hệ thống thông tin thống kê ngành từ tỉnh đến xã.Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế “một cửa” tại Sở

Nông nghiệp và PTNT và một số cơ quan quản lý chuyên ngành được phân công. Ứng dụng CNTT trong quản lý, chỉ đạo điều hành và áp dụng tiêu chuẩn ISO trong quản lý.

Nâng cao năng lực tham mưu trong việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Trung ương về hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản; chính sách thu mua hàng nông sản, thủy sản; chính sách phát triển nông thôn...

Tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu; chủ động, tích cực phòng chống thiên tai, dịch bệnh. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động của các cơ quan, đơn vị trực thuộc.

Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ chính trị cho cán bộ công chức trong ngành.

III. Tổ chức thực hiệnTranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp

&PTNT, sự hỗ trợ, giúp đở của các Bộ để thực hiện nhiêm vụ được giao.

13

Page 14: UBND TỈNH KIÊN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2137Bao cao... · Web viewVẫn gặp khó khăn về bao tiêu sản phẩm, vì

Các đơn vị thuộc Sở theo chức năng nhiệm vụ được giao, cụ thể hóa nhiệm vụ kế hoạch thành các chương trình, dự án và tổ chức triển khai thực hiện.

Tăng cường sự phối, kết hợp giữa Sở với các sở ngành hữu quan, chính quyền địa phương, các cơ quan chuyên môn, viện nghiên cứu ... trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê và thông tin kịp thời, đảm bảo cho công tác chỉ đạo của lãnh đạo các cấp.

Nắm chắc tình hình, kịp thời giải quyết hoặc tham mưu đề xuất với cấp trên tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong qúa trình thực hiện nhiệm vụ./.

Nơi nhận: GIÁM ĐỐC- Vụ Kế hoạch, Bộ NN&PTNT; ( Đã ký)- Sở KH-ĐT Mai Anh Nhịn- Các Đ/vị trực thuộc sở; - Phòng NN&PTNT, P KT huyện, thị;- BGĐ sở;- Lưu VT, KH-TC

14