báo cáo thị trường cà phê quý 2 2019 filephê, nông dân có thể điều chỉnh sản...

23
https://vietnambiz.vn/ Báo cáo thị trường cà phê QUÝ II/2019 Báo cáo cập nhật bức tranh toàn cảnh về tình hình sản xuất, biến động giá cả, tình hình tiêu thụ và các dự báo về thị trường cà phê trong nước và thế giới.

Upload: others

Post on 25-Sep-2019

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: báo cáo thị trường cà phê quý 2 2019 filephê, nông dân có thể điều chỉnh sản xuất nông lâm kết hợp để giảm thiểu tác động của biến đổi

https://vietnambiz.vn/

Báo cáothị trường cà phêQUÝ II/2019

Báo cáo cập nhật bức tranh toàn cảnh về tình hình sản xuất, biến động giá cả, tình hình tiêu thụ và các dự báo về thị trường cà phê trong nước và thế giới.

Page 2: báo cáo thị trường cà phê quý 2 2019 filephê, nông dân có thể điều chỉnh sản xuất nông lâm kết hợp để giảm thiểu tác động của biến đổi

phần 1:TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CHUNG CỦA THẾ GIỚI..............................................03

a. Tình hình sản xuất.......................................................04b. Tiêu thụ.........................................................................06c. Giá cả.............................................................................08d. Dự báo...........................................................................09

phần 2:THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ VIỆT NAM............................11

a. Tình hình sản xuất.......................................................12b. Tiêu thụ.........................................................................13c. Giá cả.............................................................................15d. Dự báo...........................................................................16 phần 3:CÁC QUỐC GIA TIÊU THỤ VÀ SẢN XUẤTCÀ PHÊ LỚN CỦA THẾ GIỚI.....................................17

PHỤ LỤC.............................................................................22

MỤC LỤC

VIETNAMBIZ.VN TRANG 2

MỤC LỤC QUÝ II/ 2019

Page 3: báo cáo thị trường cà phê quý 2 2019 filephê, nông dân có thể điều chỉnh sản xuất nông lâm kết hợp để giảm thiểu tác động của biến đổi

Phần 1tình hình sản xuấtvà tiêu thụ chungcủa thế giới

Page 4: báo cáo thị trường cà phê quý 2 2019 filephê, nông dân có thể điều chỉnh sản xuất nông lâm kết hợp để giảm thiểu tác động của biến đổi

Theo Global Coffee Report, một nghiên cứu mới gợi ý một nửa số đồn điền cà phê ở Trung Mỹ (icon là biểu đồ Trung Mỹ) bị ảnh hưởng bởi hiện tượng nóng lên toàn cầu, có thể được thay thế bằng việc trồng cacao trong tương lai.

“Điều này mở ra cơ hội để thích ứng với biến đổi khí hậu và sự nóng lên toàn cầu", ông Kaue de Sousa, chuyên gia nghiên cứu và tác giả hàng đầu của cuộc nghiên cứu, cho biết.

Nghiên cứu được thực hiện với sự hợp tác của Đại học Inland Na Uy, Bioversity International, Trung tâm nông lâm thế giới và Đại học Wageningen, theo Global Coffee Report.

Các chuyên gia cho biết sản lượng cà phê, đặc biệt là arabica, có thể giảm khi hiện tượng nóng lên toàn cầu gia tăng và thời tiết khắc nghiệt làm giảm điều kiện địa lí ở những khu vực cà phê phát triển tốt nhất.

Điều này cũng làm tăng dịch bệnh cho cây với bệnh rỉ sắt trên lá cà phê, ảnh hưởng đến 70% trang trại cà phê ở Trung Mỹ trong năm 2017. Trong khi tương lai của cây cacao có vẻ khả quan hơn.

Nghiên cứu xác định cây cacao ít bị ảnh hưởng hơn bởi sự nóng lên toàn cầu so với cà phê, nông dân có thể điều chỉnh sản xuất nông lâm kết hợp để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

a. Tình hình sản xuất

"Theo truyền thống, cà phê và cacao đều được trồng dưới bóng cây để giảm tác động của nhiệt và bảo vệ đất nhưng cây che bóng thường bị bỏ qua trong hầu hết nghiên cứu về biến đổi khí hậu", Roeland Kindt, nhà sinh thái học cao cấp tại Trung tâm nông lâm thế giới nhận định.

Cách tiếp cận mô hình nông lâm kết hợp cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái bổ sung, giúp hệ thống sản xuất ổn định hơn, như giữ nguồn nước, hay cung cấp môi trường sống cho chim và côn trùng săn mồi ngăn chặn dịch hại tự nhiên.

Ở phía tây Guatemala, theo tờ Washington Post, cây cà phê từng là một trong những loại cây giúp người dân thoát nghèo.

Tuy nhiên khi giá giảm, người trồng cà phê ở đây đang từ bỏ trang trại.

Rodrigo Carrillo, một người trồng cà phê tại Guatemala, cho biết các nhà máy sản xuất cà phê dường như là một khoản đầu tư giúp thay đổi cuộc sống. Ông Carrillo tham gia một hợp tác xã bán cà phê cho Starbucks và một số tổ chức thương mại công bằng.

Ở vùng cao nguyên màu mỡ của Guatemala, không có cách nào thoát nghèo nhanh hơn là cung cấp sản phẩm cho những người uống cà phê Mỹ.

VIETNAMBIZ.VN TRANG 4

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CHUNG CỦA THẾ GIỚI QUÝ II/ 2019

Page 5: báo cáo thị trường cà phê quý 2 2019 filephê, nông dân có thể điều chỉnh sản xuất nông lâm kết hợp để giảm thiểu tác động của biến đổi

Tuy nhiên, những năm gần đây, giá cà phê giảm khiến ông Carrillo rất lo ngại.

Guatemala hiện là nguồn di cư lớn nhất đến Mỹ, hơn 211.000 người đã bị bắt giữ tại biên giới Tây Nam trong 8 tháng từ tháng 10/2018 đến tháng 5/2019.

Ở phía Tây Guatemala, một trong những yếu tố lớn nhất tác động việc người dân di cư đó là giá cà phê sụt giảm, từ 2,2 USD/pound năm 2015 xuống mức thấp ở thời điểm hiện tại là 86 US cent, giảm khoảng 60%.

Kể từ năm 2017, hầu hết nông dân thua lỗ, thậm chí nhiều người đã bán cà phê cho một số thương hiệu cà phê đặc sản nổi tiếng thế giới.

Hơn một nửa trong số 100 thành viên của hợp tác xã cà phê Hoja Blanca đã di cư và nhiều trang trại cà phê đã bị bỏ hoang.

"Vấn đề di cư liên quan tới vấn đề cà phê", ông Genier Hernández, người đứng đầu hợp tác xã cà phê của Hoja Blanca nhận định.

Trong nỗ lực chống di cư, Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ đã hỗ trợ các nhà sản xuất cà phê, tuy nhiên Tổng thống Trump đã bác bỏ những nỗ lực đó.

Ông Kevin McAleenan, thư kí Bộ An ninh nội địa Mỹ, đã tới Guatemala vào tháng 5 và tổ chức buổi gặp mặt những người trồng cà phê, gồm cả ông Hernández. Những người tham gia đã trình bày về vấn đề "Cà phê và Di cư" và báo cáo số lượng người dân đã rời đi.

VIETNAMBIZ.VN TRANG 5

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CHUNG CỦA THẾ GIỚI QUÝ II/ 2019

Brazil và Colombia: Theo Global Coffee Report, đại diện các nhà sản xuất cà phê ở Brazil và Colombia có cuộc họp ngày 14/6 tại Bộ Nông nghiệp, Chăn nuôi và Cung ứng Brazil để cùng tìm giải pháp cho

cuộc khủng hoảng giá cà phê dai dẳng.

Các tổ chức tham gia vào cuộc đối thoại gồm Liên đoàn các nhà sản xuất cà phê Colombia (FNC), Hội đồng Cà phê Quốc gia Brazil (CNC), Liên đoàn Nông nghiệp và Chăn nuôi của Hiệp hội Công đoàn Brazil, Hiệp hội Nông thôn Brazil.

10 tháng sau khi các nhà lãnh đạo gặp nhau lần

cuối vào tháng 8/2018, giá cà phê tiếp tục giảm sâu, thậm chí thấp hơn chi phí sản xuất khiến lợi nhuận người trồng cà phê trên thế giới bị ảnh hưởng trầm trọng và nguồn cung trong tương lai không ổn định.

FNC cho biết phản ứng của phần còn lại trong chuỗi giá trị không như kì vọng, mặc dù có nhiều nỗ lực đối thoại của các quốc gia và Diễn đàn nhà sản xuất cà phê thế giới (WCPF).

Brazil và Colombia sẽ cùng thực hiện nhiều hành động trên mọi lĩnh vực gồm đưa các nhà sản xuất đến gần hơn với người tiêu dùng cuối cùng, tăng giá trị nguồn gốc với mục tiêu phân phối giá trị tốt hơn trong chuỗi cung ứng, đảm bảo sự bền vững kinh tế của các nhà sản xuất và đạt được mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc.

Hai nước cho biết họ cũng sẽ tập trung vào tầm quan trọng của tính minh bạch trên thị trường, hợp đồng cà phê giao sau để phản ánh thực tế của thị trường mà không có sự can thiệp của các yếu tố bên ngoài lên giá cả, làm tăng sự bất ổn.

Theo hai nền kinh tế, cần thiết phải thúc đẩy Sàn giao dịch liên lục địa (ICE), chính phủ Mỹ điều chỉnh sự tham gia của các chủ thể phi thương mại trong hợp đồng cà phê giao sau và những biện pháp khác để tăng minh bạch trong hình thành giá, hiệu quả trong các công cụ bảo hiểm rủi ro.

Họ cũng phân tích khả năng tồn tại, tác động của việc quản lí lượng cà phê tồn kho có nguồn gốc.

Khẳng định lại cam kết cân bằng cung cầu, Brazil và Colombia cùng với WCPF sẽ thúc đẩy thực hiện dự án toàn cầu nhằm tăng tiêu thụ ở các nước sản xuất, cũng như tham gia nghiên cứu khoa học để phát triển các hình thức sử dụng thay thế của cà phê.

Chi tiết về những hoạt động này được thảo luận tại WCPF từ ngày 10 - 11/7 tại Campinas, São Paulo, Brazil.

Page 6: báo cáo thị trường cà phê quý 2 2019 filephê, nông dân có thể điều chỉnh sản xuất nông lâm kết hợp để giảm thiểu tác động của biến đổi

b. Tiêu thụ

Theo báo cáo của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), trong tháng 5, xuất khẩu cà phê thế giới tăng 19,4% so với tháng 5/2018 lên 11,6 triệu bao; dẫn đầu là cà phê arabica của Brazil khi tăng tới 65,4% lên 3,5 triệu bao.

Tuy nhiên, lượng cà phê xuất khẩu của nước này chưa đạt như kì vọng do xảy ra biểu tình của một số doanh nghiệp vận tải cản trở việc chở cà phê ra cảng.

Xuất khẩu cà phê robusta của Brazil trong tháng 5 tăng 8,3% so với tháng 5/2018 lên hơn 4 triệu bao. Trong khi đó, xuất khẩu cà phê robusta ở Việt Nam giảm 5,1%.

VIETNAMBIZ.VN TRANG 6

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CHUNG CỦA THẾ GIỚI QUÝ II/ 2019

Xuất khẩu cà phê arabica của Brazil tăng gần 22% lên hơn 28 triệu bao. Cùng lúc, xuất khẩu cà phê arabica của Colombia tăng 6,8% lên trên 10 triệu bao.

Khối lượng cà phê nhập khẩu của các thành viên ICO và Mỹ trung bình chiếm 75% nhập khẩu toàn cầu, tăng 4,9% lên 66,56 triệu bao trong nửa đầu năm 2018 - 2019.

Từ tháng 10/2018 đến 3/2019, khối lượng cà phê EU nhập khẩu tăng 3,5% lên 42,71 triệu bao và của Mỹ tăng 8,1% lên 14,98 triệu bao.

XUẤT KHẨU CÀ PHÊ THÁNG 5/2019

11,6 triệu bao19,4%

65,4% 3,5 triệu baoKHỐI LƯỢNG CÀ PHÊ NHẬP KHẨU

Từ tháng 10/2018 đến 3/2019

3,5% 42,71 triệu bao

8,1% 14,98 triệu bao

13,5% 3,92 triệu bao

4,9% 2,77 triệu bao

7,4% 1,53 triệu bao

1,3% 364.958 bao

12,9% 282.259 bao

RobustaViệt Nam

5,1%RobustaBrazil

8,3%

Tính chung 8 tháng đầu niên vụ 2018 - 2019, xuất khẩu cà phê toàn cầu chạm mức 86,6 triệu bao, tăng 7,5% so với cùng kì năm ngoái.

Xuất khẩu cà phê robusta toàn thế giới tăng 3% lên gần 30,7 triệu bao; trong khi xuất khẩu cà phê arabica giảm 3% xuống còn 17,6 triệu bao.

17,6triệu bao

Arabica3%

30,7triệu bao

Robusta3%

Khối lượng cà phê nhập khẩu của Nhật Bản và Nga lần lượt tăng 13,5% và 4,9%, tương ứng với 3,92 triệu bao và 2,77 triệu bao.

Ngược lại, nhập khẩu từ Thụy Sĩ giảm 7,4% xuống 1,53 triệu bao trong 6 tháng đầu năm 2018 - 2019. Nhập khẩu của Na Uy và Tunisia tăng lần lượt 1,3% lên 364.958 bao và 12,9% lên 282.259 bao.

Bảng 1: Khối lượng nhập khẩu cà phê của một số thị trườngtừ tháng 10/2018 đến 3/2019 (Nguồn: IOC)

Page 7: báo cáo thị trường cà phê quý 2 2019 filephê, nông dân có thể điều chỉnh sản xuất nông lâm kết hợp để giảm thiểu tác động của biến đổi

Brazil là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn nhất sang Liên minh châu Âu (EU), chiếm 20,9% lượng nhập khẩu của EU trong 6 tháng đầu năm. Theo sau là Việt Nam với 15%, Colombia 3,8%, Peru 3,6% và Honduras 3%.

Nhập khẩu cà phê của EU từ Brazil và Việt Nam tăng lần lượt 12,5% lên 8,92 triệu bao và 5% lên 6,41 triệu bao trong nửa đầu năm 2018 - 2019.

Tuy nhiên, khối lượng cà phê xuất khẩu từ Colombia sang thị trường EU giảm 2,7% xuống còn 1,63 triệu bao và từ Honduras giảm 4,8% xuống còn 1,3 triệu bao. Xuất khẩu của Peru tăng 6,5% lên 1,54 triệu bao.

VIETNAMBIZ.VN TRANG 7

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CHUNG CỦA THẾ GIỚI QUÝ II/ 2019

Tương tự như như EU và Mỹ, Brazil, Việt Nam và Colombia vẫn là nguồn cung cà phê chính của Nhật Bản trong nửa đầu năm 2018 - 2019, lần lượt chiếm 38,6%, 20,4% và 12,3%.

Ngoài ra Indonesia và Ethiopia là hai nhà cung cấp lớn tiếp theo, chiếm 7,2% và 6% khối lượng nhập khẩu của Nhật Bản.

Cụ thể, khối lượng nhập khẩu cà phê của Nhật Bản từ Brazil tăng 36,4% lên 1,52 triệu bao, từ Ethiopia tăng 22,4% lên 235.787 bao và từ Indonesia tăng 15,3% lên 283.614 bao.

Tuy nhiên, nhập khẩu từ Colombia đã giảm 23,4% xuống còn 480.734 bao trong khi nhập khẩu từ Việt Nam gần như không thay đổi, tăng nhẹ 0,6% lên 800.568 bao.

Việt Nam và Brazil là quốc gia sản xuất cà phê chính cho Nga, chiếm lần lượt 30,8% và 20,9%. Ngoài ra Ấn Độ chiếm 7,5% tổng số nhập khẩu.

Tuy nhiên, Đức (dù chỉ chiếm 9,6%) và Italy (6,1%) những vấn là nguồn cung quan trọng đối nhập khẩu của Nga.

Gần 50% khối lượng nhập khẩu của Nga trong năm nay là sản phẩm cà phê rang (11,5%) và cà phê hòa tan (36,9%).

Điều này cho thấy tỉ lệ cà phê chế biến cao hơn nhiều so với các nhà nhập khẩu lớn khác, nơi nhập khẩu cà phê xanh có xu hướng chiếm khoảng 90% nhập khẩu, ngoại trừ EU với tỉ lệ cà phê rang chiếm 20,1% tổng lượng nhập khẩu.

triệu bao (60kg/bao)

2017 - 2018 2018 - 2019

Biểu đồ 1: Khối lượng cà phê nhập khẩu vào EU

Peru ColombiaViệt Nam Brazil Khác

(Nguồn: IOC)

triệu bao (60kg/bao)

2017 - 2018 2018 - 2019

Biểu đồ 2: Khối lượng cà phê nhập khẩu vào Mỹ (Nguồn: IOC)

Mexico Việt NamColombia Brazil Khác

Page 8: báo cáo thị trường cà phê quý 2 2019 filephê, nông dân có thể điều chỉnh sản xuất nông lâm kết hợp để giảm thiểu tác động của biến đổi

Báo cáo của ICO cho biết chỉ số giá tổng hợp ICO hàng tháng tăng 7,1% lên 99,97 US cent/pound trong tháng 6, đánh dấu mức tăng trung bình tháng đầu tiên kể từ tháng 1/2019.

Chỉ số giá tổng hợp hàng ngày dao động trong khoảng 95,17 US cent/pound hôm 18/6 và 105,25 US cent/pound trong ngày 28/6.

ICO cho biết chỉ số tăng trên 100 US cent/pound lần đầu tiên kể từ ngày 18/2 hôm

c. Giá cả

Giá cà phê robusta tăng 4,1% lên 74,02 US cent/pound. Ngoài ra, giá cà phê arabica Colombia tăng 7,3% lên 133,49 US cent/pound; còn giá cà phê arabica từ quốc gia khác tăng 7,6% lên 129,73 US cent/pound.

30/5 và duy trì trên mức này trong 9/20 ngày của tháng 6.

VIETNAMBIZ.VN TRANG 8

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CHUNG CỦA THẾ GIỚI QUÝ II/ 2019

Biểu đồ 3: Chỉ số giá cá phê ICO trong 6 tháng đầu năm (Nguồn: ICO)

UScent/pound

Th62017

Th92017

Th92017

Th122017

Th32018

Th62018

Th92018

Th122018

Th32019

Th62019

Th62017

Th122017

Th32018

Th62018

Th92018

Th122018

Th32019

Th62019

UScent/pound

Biểu đồ 4: Chỉ số giá cà phê các loại (Nguồn: ICO)

Page 9: báo cáo thị trường cà phê quý 2 2019 filephê, nông dân có thể điều chỉnh sản xuất nông lâm kết hợp để giảm thiểu tác động của biến đổi

d. Dự báo

Bộ Nông nghiệp Mỹ đưa ra dự báo về cung – cầu cà phê thế giới tác động tích cực lên sự phục hồi giá của mặt hàng này.

VIETNAMBIZ.VN TRANG 9

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CHUNG CỦA THẾ GIỚI QUÝ II/ 2019

Th62017

Th122017

Th62018

Th122018

Th62019

Th62017

Th122017

Th62018

Th122018

Th62019

Biểu đồ 5: Chênh lệch giá cà phê trên sàn giao dịch tương lai New York và London (Nguồn: ICO)

Biểu đồ 6: Biến động trong 30 ngày của chỉ số giá tổng hợp ICO (Nguồn: ICO)

Với biến động này, chênh lệch về giá giữa nhóm cà phê arabica Colombia và cà phê arabica từ quốc gia khác giảm 2,3% trong tháng 6 so với tháng 5 xuống 3,76 US cent/pound, ghi nhận đợt giảm đầu tiên sau 3 tháng tăng liên tiếp.

Trong tháng 6, chênh lệch về giá giữa cà phê arabica và cà phê robusta, được giao dịch lần lượt trên sàn New York và London, tăng 20,4% lên 39,03 US cent/pound.

Biến động trong ngày của chỉ số giá tổng hợp ICO cũng tăng 1,8 điểm % lên 8,9% vì biến động trong ngày của toàn bộ nhóm chỉ số tăng.

Trong nhóm cà phê arabica, biến động giá trong ngày của nhóm cà phê arabica từ quốc gia khác tăng 2,2 điểm % lên 9%, nhóm cà phê Brazil tăng 2 điểm % lên 11%; và nhóm cà phê Colombia tăng 1,9 điểm % lên 8,5%.

Biến động giá trong ngày của nhóm cà phê robusta tăng 1,3 điểm % lên 8,6%.

DỰ BÁO SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ 19/20

~169triệu bao5,4%

Theo dự báo của USDA

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượng cà phê thế giới niên vụ 2019/2020 đạt hơn 169 triệu bao (khối lượng 60 kg/bao), giảm 5,4 triệu bao so với niên vụ 2018/2019.

Tiêu thụ cà phê toàn cầu đạt mức kỉ lục gần 168 triệu USD, hàng tồn kho cuối kỳ sẽ giảm 2,8 triệu bao, xuống còn 33,5 triệu bao.

Cơ quan này cũng hạ dự báo lượng cà phê xuất khẩu trên thế giới giảm từ 800.000 bao xuống còn gần 117 triệu bao do xuất khẩu từ Brazil thấp hơn nhiều so với các lô hàng từ Indonesia và Việt Nam.

Sản lượng cà phê arabica của Brazil dự báo giảm hơn 7 triệu bao xuống còn 41 triệu bao; cà

Page 10: báo cáo thị trường cà phê quý 2 2019 filephê, nông dân có thể điều chỉnh sản xuất nông lâm kết hợp để giảm thiểu tác động của biến đổi

VIETNAMBIZ.VN TRANG 10

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CHUNG CỦA THẾ GIỚI QUÝ II/ 2019

phê robusta dự báo đạt kỉ lục hơn 18 triệu bao, tăng gần 2 triệu bao. Tuy nhiên, tổng vụ thu hoạch arabica và robusta dự kiến giảm 5,5 triệu bao xuống còn hơn 59 triệu bao.

Với nguồn cung giảm, xuất khẩu cà phê Brazil dự kiến giảm 2,5 triệu bao xuống còn 33,5 triệu bao và lượng dự trữ cuối năm giảm 1 triệu bao xuống còn gần 3 triệu bao. Lượng tiêu thụ dự kiến tiếp tục tăng lên kỉ lục 23,5 triệu bao.

Trong khi đó, tổng sản lượng cà phê của Trung Mỹ và Mexico gần như không thay đổi ở mức hơn 19 triệu bao.

Sản lượng tại El Salvador, Guatemala và Panama tương ứng với mức 650 nghìn bao, 3,6 triệu bao và 100 nghìn bao.

Nicaragua dự báo sản lượng cà phê nước này giảm 200 nghìn bao xuống còn hơn 2 triệu bao. Xuất khẩu cà phê ở khu vực Trung Mỹ và Mexico dự báo giảm 600 nghìn bao xuống còn 15,5 triệu bao chủ yếu do nguồn cung xuất khẩu thấp hơn ở Honduras.

Hơn 45% cà phê của khu vực này được xuất khẩu sang EU và khoảng 1/3 sang Mỹ.

Ấn Độ: Sản lượng cà phê của Ấn Độ trong niên vụ 2018 - 2019 đạt thấp hơn 300 nghìn tấn trong khi

ước tính của Hội đồng Cà phê Ấn Độ (Coffee Board) là 319 nghìn tấn, theo Hiệp hội các nhà sản xuất miền Nam Ấn Độ (UPASI) và Hiệp hội trồng trọt bang Karnataka (KPA).

Chủ tịch Hội đồng Cà phê Ấn Độ Boje Gowda, cũng là một người trồng cà phê, cho biết các số liệu sản xuất mà hội đồng đưa ra dường như hơi phóng đại và không thực tế, theo tờ The Hindu.

"Chúng ta sẽ rõ ràng hơn về tình hình sản lượng cà phê vào cuối tháng 9. Nếu cần thiết, chúng tôi sẽ thực hiện đánh giá"

- ông Boje Gowda -

Số liệu sản xuất của Hội đồng Cà phê đưa ra cho niên vụ 2018 - 2019 không chính xác và con số thực tế là dưới 300.000 tấn, theo ông Ramesh Rajah, Chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu cà phê Ấn Độ.

M.B Ganapathy, Chủ tịch Hiệp hội trồng trọt bang Karnataka (KPA), cho hay những người trồng cà phê không đồng ý với số lượng sản xuất do Hội đồng Cà phê Ấn Độ công bố.

Bang Karnataka đã xảy ra hạn hán nghiêm trọng trong 2 năm liên tiếp và sau đó, lũ lụt năm ngoái đã phá hủy hoặc cuốn trôi nhiều đồn điền ở Coorg, Wayanad và các khu vực khác.

Phó chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất miền Nam Ấn Độ (UPASI) A.L.R.M. Nagappan cho biết sản xuất đã giảm mạnh trong năm nay do rất nhiều nguyên nhân gồm cả lũ lụt, lượng mưa không đủ, tình hình lao động kém, chi phí sản xuất tăng và giá cà phê giảm trên thị trường quốc tế.

Xuất khẩu cà phê cũng đã giảm cả về khối lượng và giá trị, trong niên vụ 2018 - 2019. Theo Hội đồng Cà phê Ấn Độ, khối lượng các lô hàng trong quí II năm 2019 đạt 102.300 tấn, thấp hơn so với 108.400 tấn trong cùng kì năm ngoái.

"Xuất khẩu cà phê cho đến nay đã giảm 15% về cả khối lượng và giá trị. Trên thị trường quốc tế, tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) của tiêu thụ cà phê chỉ đạt 1,5%, nhu cầu về cà phê còn yếu. Triển vọng xuất khẩu cà phê của chúng tôi khá ảm đạm," ông Rajah nhận định.

Giá trị xuất khẩu của cà phê cũng giảm, cả về đồng rupee và USD, lần lượt là 12% và 16%

Page 11: báo cáo thị trường cà phê quý 2 2019 filephê, nông dân có thể điều chỉnh sản xuất nông lâm kết hợp để giảm thiểu tác động của biến đổi

Phần 2thị trường cà phêviệt nam

Page 12: báo cáo thị trường cà phê quý 2 2019 filephê, nông dân có thể điều chỉnh sản xuất nông lâm kết hợp để giảm thiểu tác động của biến đổi

Cục Xuất nhập khẩu cho biết hiện nguồn cung cà phê trong nước đã cạn kiệt và người dân không muốn bán với giá dưới 35.000 đồng/kg.

Giao dịch diễn ra khá trầm lắng, ngoại trừ các hợp đồng xuất khẩu đã được ký kết từ trước đó.

Theo Báo Đắk Nông, do giá cà phê liên tục lao dốc nên người trồng cà phê tại Lâm Đồng đang gặp không ít khó khăn. Mô hình xen canh và liên kết sản xuất là giải pháp hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng, sản lượng và giữ ổn định thu nhập cho người trồng cà phê.

Xen canh trong sản xuất cà phê là giải pháp được các chuyên gia nông nghiệp khuyến khích. Cà phê là loài cây thích hợp ánh sáng tán xạ. Khi trồng xen các loại cây khác như bơ, sầu riêng, hồng… với cà phê sẽ giảm cường độ ánh sáng, chắn gió, hạn chế tình trạng thoát hơi nước, giúp cà phê tăng năng suất, chất lượng.

Sản xuất, tiêu thụ cà phê tại Lâm Đồng hiện gặp nhiều khó khăn và thiếu tính bền vững. Nguyên nhân do kỹ thuật canh tác chưa hợp lý, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, quy trình sơ chế chưa bảo đảm, đầu ra không ổn định…

Để khắc phục tình trạng này, thời gian qua, nhiều mô hình liên kết sản xuất dưới hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã (HTX) đã ra đời, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm rủi ro cho người trồng cà phê.

Theo đại diện của VnSAT, thời gian qua, đơn vị này đã tư vấn, hỗ trợ xây dựng, củng cố 27 tổ hợp tác và HTX sản xuất cà phê. Bên cạnh đó, hàng chục tổ hợp tác, HTX sản xuất cà phê do người dân tự nguyện thành lập, tham gia đang hoạt động hiệu quả.

a. Tình hình sản xuất

Tỉnh Lâm Đồng, từ năm 2012, Sở NN&PTNT đã ban hành quyết định về quy trình canh tác một số loại cây trồng xen cây công nghiệp trên địa bàn. Toàn tỉnh hiện có diện tích cà phê trồng xen là 20.858 ha, chiếm gần 13% tổng diện tích. Trong đó, xen cây bơ là 3.822 ha; xen sầu riêng 6.655 ha; mắc ca 2.402 ha; xen cây hồng 1.924 ha và xen cây khác là 6.054 ha.

Biểu đồ 7: Tỉ trọng diện tích cây trồng xem với cây cà phêtại tỉnh Lâm Đồng

Biểu đồ 8: Doanh thu từ các mô hình trồng xen so với độccanh cà phê tại tỉnh Lâm Đồng (Theo VnSAT)

VIETNAMBIZ.VN TRANG 12

THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ VIỆT NAM QUÝ II/ 2019

BơSầu riêngMắc ca

Sầu riêng

Độc canhcà phê

Mắc ca

Hồ tiêu

HồngKhác

18,32

31,91

11,52

9,22

29,03

Theo khảo sát của Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững Việt Nam tại Lâm Đồng (VnSAT), doanh thu từ mô hình độc canh cà phê chỉ ở mức 120 - 130 triệu đồng/ha/năm. Còn doanh thu từ mô hình trồng xen hiệu quả cao hơn nhiều. Cụ thể, hiệu quả trồng xen cà phê với bơ đạt 329 triệu đồng, cà phê với mắc ca đạt 478 triệu đồng, cà phê với hồ tiêu 410 triệu đồng, cà phê với sầu riêng 251,6 triệu đồng

329

329

329

329

120 - 130

Page 13: báo cáo thị trường cà phê quý 2 2019 filephê, nông dân có thể điều chỉnh sản xuất nông lâm kết hợp để giảm thiểu tác động của biến đổi

Theo Báo Dân Sinh,vườn cà phê giảm năng suất, người dân tái canh cà phê được 2 - 3 năm thì nhiều diện tích cà phê trên địa bàn huyện Krông Búk bị sâu bệnh hại tấn công gây vàng lá, thối rễ, chết cây.

Trưởng trạm Khuyến nông huyện Krông Búk Bùi Đình Hiếu cho biết, trước đây Bộ Nông nghiệp quy định thời gian cho đất nghỉ từ 3 - 5 năm trước khi thực hiện tái canh cà phê.

Về sau, thời gian rút lại còn 1 năm nhưng với điều kiện đất tái canh ít bị nhiễm sâu bệnh. Việc này cần phải lấy mẫu đất đem đi kiểm tra, ở Đắk Lắk nơi có đủ điều kiện để làm là Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên.

Tuy nhiên, đa số dân trên địa bàn huyện nhổ đi trồng lại liền cũng không thực hiện việc kiểm tra mật độ sâu bệnh hại trong đất như quy định của Bộ Nông nghiệp.

Bệnh phổ biến trên cà phê tái canh là tuyến trùng và các loại nấm trong đất. Với những vườn cây bị nặng, người dân chỉ còn cách nhổ đi trồng lại, không nên lạm dụng quá mức thuốc bảo vệ thực vật…

Để phòng chống sâu bệnh hại trong quá trình tái canh cà phê, người dân cần tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp đưa ra như tthời gian cho đất nghỉ, kiểm tra mật độ tuyến trùng cũng như xử lý mầm bệnh trong đất, chọn các dòng giống chất lượng đã được công nhận, chăm sóc vườn cây đúng quy trình kỹ thuật…

Tổng diện tích tự nhiên trên địa bàn huyện hơn 35.000 ha, trong đó có khoảng 20.000 ha cà phê trồng từ trước năm 2000.

Hiện diện tích cà phê già cỗi cần tái canh chiếm 50% (khoảng 10.000 ha). Do điều kiện kinh tế khó khăn, giá cà phê liên tục giảm nên người dân không tái canh đồng loạt mà chia thành nhiều đợt đồng thời trồng xen thêm các loại cây ăn quả khác.

Đến thời điểm tháng 7, toàn huyện mới tái canh được khoảng 1.000 ha, nhưng có tới 20% diện tích tái canh không thành công do sâu bệnh.

VIETNAMBIZ.VN TRANG 13

THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ VIỆT NAM QUÝ II/ 2019

b. Tiêu thụ

Tình hình chung về tiêu thụ cà phê

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản, xuất khẩu cà phê tháng 6/2019 ước đạt 165.000 tấn với giá trị đạt 274 triệu USD.

Kết quả nửa đầu năm đạt 943.000 tấn và 1,6 tỉ USD, giảm 9,2% về khối lượng và giảm 19,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.

Đức và Mỹ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2019 với thị phần lần lượt là 13,2% và 9,8%.

Trong 5 tháng đầu năm, ngoại trừ thị trường Philippines có giá trị xuất khẩu cà phê tăng (tăng 26,6%), hầu hết thị trường chính đều giảm so với cùng kì năm 2018.

Về chủng loại: Tháng 5/2019, xuất khẩu tất cả chủng loại cà phê đều giảm so với tháng 5/2018.

Tính chung 5 tháng đầu năm, xuất khẩu cà phê robusta, arabica và cà phê chế biến giảm so với cùng kỳ năm 2018, trong khi xuất khẩu cà phê excelsa tăng.

Cụ thể, tháng 5/2019, xuất khẩu cà phê robusta đạt 127.966 tấn, trị giá 184,76 triệu USD; giảm 1,9% về lượng và giảm 21% về trị giá so với tháng 5/2018.

5 tháng xuất khẩu cà phê robusta đạt 661.891 tấn, trị giá 1,01 tỉ USD; giảm 10% về lượng và giảm 22,9% về trị giá so với 5 tháng đầu năm 2018.

Xuất khẩu cà phê excelsa 5 tháng đầu năm 2019 tăng 72,7% về lượng và 42,2% về trị giá so với 5 tháng đầu năm 2018, nhưng lượng xuất khẩu đạt mức thấp 3.762 tấn, trị giá 5,94 triệu USD.

Đức Mỹ Các thị trường khác

13,2% 9,8% 77%

Page 14: báo cáo thị trường cà phê quý 2 2019 filephê, nông dân có thể điều chỉnh sản xuất nông lâm kết hợp để giảm thiểu tác động của biến đổi

Cục Xuất nhập khẩu đánh giá ngành cà phê Việt Nam đang chịu sự cạnh tranh rất lớn với các đối thủ Brazil, Colombia, Ethiopia, Tanzania.

Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản các chủng loại cà phê robusta nhân xô, arabica và cà phê chế biến, song giá trị đạt mức thấp.

Tại Trung Quốc, giá nhập khẩu bình quân mặt hàng cà phê từ Italy đạt 12.400 USD/tấn, gấp gần 8 lần so với giá cà phê Việt Nam.

Cục Xuất nhập khẩu cho biết nguyên nhân giá nhập khẩu cà phê bình quân từ Italia cao là do Trung Quốc chủ yếu nhập khẩu cà phê chế biến từ nước này (mã HS090121), trong khi nhập khẩu từ Việt Nam cà phê dạng thô và chưa qua chế biến.

Do đó, để nâng cao sức cạnh tranh và gia tăng giá trị xuất khẩu, Cục Xuất cho rằng ngành cà phê Việt Nam cần nâng cao chất lượng sản phẩm, nhất là đối với cà phê thành phẩm, đồng thời tham gia đầu tư sản xuất và chế biến sâu các sản phẩm cà phê chất lượng cao theo chuỗi từ sản xuất, chế biến đến thương mại, đảm bảo được giá trị gia tăng cho ngành cà phê.

VIETNAMBIZ.VN TRANG 14

THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ VIỆT NAM QUÝ II/ 2019

Bảng 2: Chủng loại cà phê xuất khẩu tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2019 (Nguồn: Cục Xuất Nhập khẩu)

Cà phê chế biến Dung lượng cà phê Việt Nam tại Nhật Bản

12.400 USD/tấn

Cục Xuất nhập khẩu cho biết theo số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Nhật Bản, nhập khẩu cà phê của nước này tháng 5/2019 đạt 39,7 nghìn tấn, trị giá 12,32 tỉ Yên (tương đương 114,5 triệu USD); tăng 0,3% về lượng, nhưng giảm 5,3% về trị giá so với tháng 5/2018.

Tính chung 5 tháng đầu năm, nhập khẩu cà phê của Nhật Bản đạt 198,8 nghìn tấn, trị giá 61,78 tỉ Yên (tương đương 574,1 triệu USD); tăng 14,7% về lượng và tăng 6,8% về trị giá so cùng kỳ năm ngoái.

NHẬP KHẨU CÀ PHÊ CỦA NHẬT BẢNtính chung 5 tháng đầu năm

14,7% 198,8 nghìn tấn6,8% 61,78 tỉ yên

(~574,1 triệu USD)

Lũy kế 5 tháng, nhập khẩu cà phê robusta và arabica, không khử caffein của Nhật Bản đạt gần 194 nghìn tấn, trị giá 56,54 tỉ Yên (tương đương 525,4 triệu USD); tăng 14,4% về lượng và tăng 7,1% về trị giá so với 5 tháng đầu năm 2018.

Page 15: báo cáo thị trường cà phê quý 2 2019 filephê, nông dân có thể điều chỉnh sản xuất nông lâm kết hợp để giảm thiểu tác động của biến đổi

Hiện Brazil là nguồn cung cà phê lớn nhất cho Nhật Bản với trên 76 nghìn tấn, trị giá 22,81 triệu USD trong 5 tháng đầu năm; tăng 49,9% về lượng và tăng 35,6% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhờ đó, thị phần cà phê Brazil trong tổng lượng nhập khẩu Nhật Bản tăng từ 29,3% trong 5 tháng đầu năm 2018 lên 38,3%.

Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, tháng 6, giá cà phê nhân xô Robusta trong nước tăng do nguồn cung ở mức thấp. So với cuối tháng 5/2019, giá cà phê nhân xô Robusta tăng từ 0,3 - 3,3%.

Trong 6 tháng đầu năm, giá cà phê trong nước giảm 500 – 800 đồng/kg.

Giá xuất khẩu bình quân cà phê Robusta 5 tháng đầu năm đạt 1.526 USD/tấn, giảm 14,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, giá xuất khẩu bình quân cà phê chế biến đạt mức 4.906 USD/tấn, giảm 11%.

Việt Nam là nguồn cung cà phê lớn thứ haicho Nhật Bản, song nhập khẩu giảm 15,6% về lượng và 27,9% về trị giá. Theo đó, thị phần cà phê Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu Nhật Bản giảm từ 26,6% cùng kỳ xuống còn 19,5% thị phần trong 5 tháng đầu năm nay.

Colombia là nguồn cung cà phê lớn thứ ba cho Nhật Bản với tốc độ tăng trưởng 8,8% về lượng và tăng 1,3% về trị giá, đạt 26,6 nghìn tấn, trị giá 9,38 triệu USD.

VIETNAMBIZ.VN TRANG 15

THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ VIỆT NAM QUÝ II/ 2019

Bảng 3: 10 nguồn cung cà phê lớn nhất cho Nhật Bản 5 tháng đầu năm 2019 (Nguồn: Hải quan Nhật Bản)

c. Giá cả

Giá cà phê trong nước và giá cà phê xuất khẩu

Page 16: báo cáo thị trường cà phê quý 2 2019 filephê, nông dân có thể điều chỉnh sản xuất nông lâm kết hợp để giảm thiểu tác động của biến đổi

Hiện Brazil là nguồn cung cà phê lớn nhất cho Nhật Bản với trên 76 nghìn tấn, trị giá 22,81 triệu USD trong 5 tháng đầu năm; tăng 49,9% về lượng và tăng 35,6% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhờ đó, thị phần cà phê Brazil trong tổng lượng nhập khẩu Nhật Bản tăng từ 29,3% trong 5 tháng đầu năm 2018 lên 38,3%.

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượng cà phê của Việt Nam tăng thêm 100.000 bao so với năm ngoái với mức kỉ lục 30,5 triệu bao. Trong 4 tháng đầu năm nay, các vùng sản xuất cà phê chính ở Tây Nguyên phải trải qua thời tiết khô và nắng. Mùa mưa đến hơi chậm nhưng vẫn đủ để cây ra hoa và đậu quả tốt.

Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản dự báo giá cà phê thế giới và trong nước trong ngắn hạn sẽ giảm do dự báo thị trường cà phê toàn cầu tiếp tục dư thừa nguồn cung.

Theo ICO, xuất khẩu cà phê toàn cầu trong 6 tháng đầu niên vụ 2018-2019 đạt gần 3,8 triệu tấn, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong

Việt Nam là nguồn cung cà phê lớn thứ haicho Nhật Bản, song nhập khẩu giảm 15,6% về lượng và 27,9% về trị giá. Theo đó, thị phần cà phê Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu Nhật Bản giảm từ 26,6% cùng kỳ xuống còn 19,5% thị phần trong 5 tháng đầu năm nay.

Colombia là nguồn cung cà phê lớn thứ ba cho Nhật Bản với tốc độ tăng trưởng 8,8% về lượng và tăng 1,3% về trị giá, đạt 26,6 nghìn tấn, trị giá 9,38 triệu USD.

VIETNAMBIZ.VN TRANG 16

THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ VIỆT NAM QUÝ II/ 2019

Biểu đồ 9: Diễn biến giá cà phê trong nước 6 tháng đầu năm

d. Dự báo

Giá cả và sản lượng

1/1/2019 1/2/2019 1/3/2019 1/4/2019 1/5/2019 1/6/2019

đó, cà phê arabica chiếm 2,5 triệu tấn, tăng 7,1% và robusta đạt 1,3 triệu tấn, giảm 0,9%.

Theo Trung tâm Khí tượng và Thủy văn, khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ, gió mùa Tây Nam hoạt động ổn định, có khả năng mạnh hơn vào thời kỳ nửa cuối tháng 7 và đầu tháng 8, do vậy nhiều khả năng sẽ xuất hiện các đợt mưa vừa, mưa to trên khu vực.

Nhiệt độ trung bình tại khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ phổ biến cao hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ từ 0,5 - 1,5 độ C

Thời tiết và thủy văn

Page 17: báo cáo thị trường cà phê quý 2 2019 filephê, nông dân có thể điều chỉnh sản xuất nông lâm kết hợp để giảm thiểu tác động của biến đổi

Phần 3các quốc gia, công tysản xuất và tiêu thụcà phê lớn của thế giới

Page 18: báo cáo thị trường cà phê quý 2 2019 filephê, nông dân có thể điều chỉnh sản xuất nông lâm kết hợp để giảm thiểu tác động của biến đổi

Hôm 2/7, Colombia, nước trồng cà phê arabica hàng đầu thế giới, dự kiến nâng giá cà phê quốc tế lên 2 USD/pound để các nhà sản xuất có thể đảm bảo thu nhập cho nông dân, ngăn họ từ bỏ ngành này.

Các nhà sản xuất cà phê Colombia đã phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng trong những tháng gần đây do giá cà phê quốc tế xuống thấp, khiến chính phủ phải chi tới 79,5 triệu USD để trợ cấp, xóa nợ cho nông dân và đổi mới các đồn điền cà phê.

"Có công bằng không khi phải mua cà phê có giá thấp hơn chi phí sản xuất?", người đứng đầu Liên đoàn người trồng cà phê Colombia (FNCC), ông Roberto Vélez, phát biểu tại một hội nghị thương mại công bằng ở Bonn, Đức.

Tuy nhiên, ông Vélez không nêu chi tiết làm thế nào để đạt được mức giá sàn 2 USD/pound.

Colombia là nhà sản xuất cà phê lớn thứ ba thế giới sau Brazil và Việt Nam.

Trong một tuyên bố từ Liên đoàn người trồng cà phê Colombia, ông Vélez cho biết giá cà phê quốc tế đã giảm còn 88 US cent/pound thời gian gần đây, mức thấp nhất hơn một thập kỉ qua, gây rủi ro cho nhiều nơi trên thế giới.

Tháng 2, ông Vélez đưa ra khả năng tách sản xuất arabica chất lượng cao, chẳng hạn như của Colombia, từ giá tham chiếu ở New York với nỗ lực đảm bảo giá vẫn cao hơn chi phí sản xuất.

Tuy nhiên, các nhà xuất khẩu và thương nhân kinh doanh cà phê cho rằng động thái này có thể khiến người mua tìm kiếm các nhà cung cấp khác rẻ hơn.

Theo các nhà sản xuất, giá trong nước mà nông dân Colombia nhận được cho mỗi bao 125 kg là 815.000 peso (tương đương 254 USD), mức giá hầu như không bao gồm chi phí sản xuất ước tính là 780.000 peso (tương đương 243 USD).

18 tháng qua, Colombia đã mất 400.000 ha đất trồng cà phê, tương đương 1/3 diện tích đất canh tác do nông dân từ bỏ ngành này vì giá thấp, FNCC cho biết.

Colombia hiện có 880.000 ha đồn điền cà phê, trong đó có khoảng 540.000 ha thuộc các hộ gia đình.

Liên đoàn người trồng cà phê Colombia dự kiến sẽ thu hoạch được 14 triệu bao 60 kg trong năm nay, tăng nhẹ so với 13,6 triệu bao của năm ngoái do việc cải tạo rừng trồng và cung cấp phân bón đã làm tăng năng suất.

Colombia

VIETNAMBIZ.VN TRANG 18

CÁC QUỐC GIA, CÔNG TY SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÀ PHÊ LỚN QUÝ II/ 2019

Page 19: báo cáo thị trường cà phê quý 2 2019 filephê, nông dân có thể điều chỉnh sản xuất nông lâm kết hợp để giảm thiểu tác động của biến đổi

Jamaica Mario Lopez, một nông dân trồng cà phê ở miền Trung Honduras và cô con gái 12 tuổi đã phải di cư đến Mỹ để kiếm tiền trang trải cuộc sống vì giá cà phê quốc tế lao dốc, hủy đi công việc kinh doanh mà ông cống hiến cả đời mình.

Với giá bán ra không thể bù đắp chi phí sản xuất, nông dân ở nhiều nơi không có việc để làm, các đồn điền từng là sinh kế của nhiều hộ gia đình giờ bị bỏ hoang vì không thể duy trì.

Giá cà phê quốc tế trong tháng 5 đã chạm mức thấp nhất trong 13 năm, phần lớn do sản lượng tăng mạnh ở Brazil và Việt Nam, mặc dù giá đã có dấu hiệu phục hồi.

Câu chuyện của Lopez là ví dụ điển hình trong số hàng trăm người trồng cà phê arabica ở khắp Costa Rica, El Salvador, Guatemala, Honduras và Nicaragua. Người dân ở những khu vực này có xu hướng di cư đến Mỹ mặc cho lệnh cấm di cư bất hợp pháp của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Trong 8 tháng đầu năm tài chính của Mỹ bắt đầu vào tháng 10/2018, số người di cư bị giam giữ hoặc từ chối nhập cảnh tại biên giới Mỹ - Mexico đã vượt quá con số 570.000, nhiều hơn tổng số của cả năm trước, theo Reuters.

Phần lớn những người di cư đến từ Trung Mỹ.

Khu vực này chiếm 10% sản lượng arabica thế giới, một loại cà phê chất lượng cao được sử dụng để pha chế espresso và những sản phẩm đồ uống cao cấp. Việc kinh doanh cà phê chiếm khoảng 5% tổng sản phẩm quốc nội ở Honduras.

Các quan chức vẫn đang đánh giá tác động của tình trạng này, vốn làm tổn thương ngành công nghiệp cà phê đang cung cấp việc làm cho hàng trăm nhân công ở một số quốc gia nghèo nhất châu Mỹ.

Trung Mỹ

Cà phê ở Guatemala là một trong những nguồn cung cấp của thị trường cà phê thế giới.

Hai năm qua, giá cả sụt giảm do sự gia tăng sản xuất cà phê giá rẻ ở Brazil, Arab Saudi, sức mạnh của đồng USD và sự gia tăng sản lượng tại Việt Nam, Honduras và Colombia. Điều này đã "ăn mòn" giá trị của hạt cà phê ngay cả khi giá của cà phê latte và americano tại các cửa hàng ở Mỹ đều tăng lên.

Guatemala

Với giá cả cà phê bán ra không thể bù đắp chi phí sản xuất, nông dân ở nhiều nơi không có việc để làm, các đồn điền từng là sinh kế của nhiều hộ gia đình giờ bị bỏ hoang. Điều này khiến nông dân có xu hướng di cư đến Mỹ để tìm kiếm nguồn thu nhập mới.

VIETNAMBIZ.VN TRANG 19

CÁC QUỐC GIA, CÔNG TY SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÀ PHÊ LỚN QUÝ II/ 2019

Page 20: báo cáo thị trường cà phê quý 2 2019 filephê, nông dân có thể điều chỉnh sản xuất nông lâm kết hợp để giảm thiểu tác động của biến đổi

Trong khi đó, chi phí sản xuất của 120.000 hộ nông dân trồng cà phê qui mô nhỏ ở Guatemala cũng tăng lên khi họ buộc phải mua hóa chất để chống lại sự phát triển của bệnh rỉ sắt trên cây cà phê, một loại nấm bệnh gây ra bởi biến đổi khí hậu.

Những yếu tố trên đã cùng nhau làm dấy lên sự cạnh tranh giữa nhà điều hành các công ty sản xuất cà phê.

"Nguyên nhân chính của cuộc di cư mà Mỹ đang thấy ở biên giới phía nam nước này là giá cà phê giảm. Chúng tôi thực sự lo lắng bởi việc sản xuất cà phê đã trở thành một sinh kế bền vững cho phần lớn người dân ở Mesocerica", ông Ric Rhinehart, cựu giám đốc điều hành của Hiệp hội Cà phê Đặc sản của Mỹ, cho biết.

Người trồng cà phê Guatemala như ông Rodrigo Carrillo chỉ sản xuất một số loại cà phê nổi tiếng nhất trên thế giới.

Nhờ lợi thế về địa lý, khu vực của ông là một trong những vùng trồng cà phê ngon nhất thế giới. Độ cao, thổ nhưỡng và lượng mưa rất hoàn hảo cho sản xuất và là nguồn cung cấp cho Starbucks cùng các nhãn hiệu cà phê đặc sản khác.

Theo Báo Lâm Đồng, vài năm trở lại đây, nhiều hộ nông dân trồng cà phê ở xã Xuân Trường (TP Ðà Lạt) đã tập hợp nhau lại để trồng cà phê theo hướng bền vững, nhằm nâng cao giá trị, hướng tới đưa sản phẩm cà phê vào mạng lưới cà phê Fairtrade (cà phê thương mại công bằng) thế giới...

Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người dân đã không còn mặn mà với mô hình này bởi năng suất không cao, hiệu quả kinh tế thấp do đang thiếu đầu ra cho sản phẩm.

Anh Võ Khanh, Chủ tịch HTX Xuân Trường - Cầu Đất, chia sẻ khi được Đại sứ quán Ireland và Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI) vận động thành lập HTX để tổ chức sản xuất cà phê bền vững, nâng cao giá trị, anh sẵn sàng cùng 30 nông dân bắt tay thực hiện ngay.

Hiện HTX có tổng diện tích sản xuất 45 ha, mỗi năm cung cấp ra thị trường hơn 130 tấn cà phê nhân sạch, đáp ứng mọi tiêu chí về cà phê sạch của thị trường thế giới.

Nhưng có một thực tế là khi HTX sản xuất đến lúc làm ra sản phẩm thì chật vật tìm mối tiêu thụ cho xã viên. Lúc đầu có một số công ty tìm đến, thu mua với giá lên đến 100.000 đồng/kg cà phê sạch. Nhưng về sau các đơn vị thu mua thưa dần, đặt hàng với số lượng rất hạn chế.

Ông Nguyễn Trọng Bình, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Trường, cho biết mặc dù xã có đến 4 trong 5 HTX sản xuất và kinh doanh cà phê nhưng chỉ có 1 HTX Cầu Đất là có hiệu quả. HTX Trường Sơn có số xã viên được bao tiêu đầu ra đếm không quá bàn tay, số còn lại thì hầu như không hoạt động do không có đối tác.

Việt Nam

VIETNAMBIZ.VN TRANG 20

CÁC QUỐC GIA, CÔNG TY SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÀ PHÊ LỚN QUÝ II/ 2019

Page 21: báo cáo thị trường cà phê quý 2 2019 filephê, nông dân có thể điều chỉnh sản xuất nông lâm kết hợp để giảm thiểu tác động của biến đổi

Tính ra, các HTX hiện nay cũng tiêu thụ chưa đến 10% sản lượng cà phê nhân của xã viên. Còn nếu tính rộng ra trên toàn xã thì e rằng chắc không có tỷ lệ, lãnh đạo địa phương chia sẻ

VIETNAMBIZ.VN TRANG 21

CÁC QUỐC GIA, CÔNG TY SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÀ PHÊ LỚN QUÝ II/ 2019

Page 22: báo cáo thị trường cà phê quý 2 2019 filephê, nông dân có thể điều chỉnh sản xuất nông lâm kết hợp để giảm thiểu tác động của biến đổi

Biểu đồ 1: Khối lượng cà phê nhập khẩu vào EU (trang 7)Biểu đồ 2: Khối lượng cà phê nhập khẩu vào Mỹ (trang 7)Biểu đồ 3: Chỉ số giá cá phê ICO trong 6 tháng đầu năm (trang 8)Biểu đồ 4: Chỉ số giá cà phê các loại (trang 8)Biểu đồ 5: Chênh lệch giá cà phê trên sàn giao dịch tương lai New York và London (trang 9)Biểu đồ 6: Biến động trong 30 ngày của chỉ số giá tổng hợp ICO (trang 9)Biểu đồ 7: Tỉ trọng diện tích cây trồng xem với cây cà phê tại tỉnh Lâm Đồng (trang 12)Biểu đồ 8: Doanh thu từ các mô hình trồng xen so với độc canh cà phê tại tỉnh Lâm Đồng (trang 12)Biểu đồ 9: Diễn biến giá cà phê trong nước 6 tháng đầu năm (trang 16)

Bảng 1: Khối lượng nhập khẩu cà phê của một số thị trường từ tháng 10/2018 đến 3/2019 (trang 6)Bảng 2: Chủng loại cà phê xuất khẩu tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2019 (trang 14)Bảng 3: 10 nguồn cung cà phê lớn nhất cho Nhật Bản 5 tháng đầu năm 2019 (trang 15)

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thônBộ Nông nghiệp MỹCục Xuất Nhập khẩuHải quan Nhật BảnHiệp hội cà phê thế giới

ReutersGlobal Coffee ReportBáo Lâm ĐồngBáo Dân sinh

danh mục biểu đồ

nguồn tham khảo

Báo cáo “Thị trường cà phê quý II/ 2019” được phóng viên mục Hàng hóa của VietnamBiz tổng hợp và trình bày. Sử dụng thông tin và số liệu Các số liệu, thông tin và những phân tích được tổng hợp trong báo cáo “Thị trường cà phê quý II/ 2019” chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và không được sử dụng như lời khuyên cho việc tư vấn kinh doanh, tài chính và những lĩnh vực chuyên nghiệp khác.

bản quyền

Thông tin và tài liệu trong báo cáo được nỗ lực tổng hợp dưới dạng sẵn có một cách chính xác nhất có thể. Tuy nhiên, tác giả không đảm bảo tính chính xác, sự thích hợp hay đầy đủ của các thông tin và số liệu, đồng thời tuyên bố miễn trừ hoàn toàn trách nhiệm đối với các lỗi hoặc thiếu sót trong các thông tin và số liệu này.

tuyên bố miễn trừ trách nhiệm

VietnamBiz sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường đối với bất kỳ chi phí, tổn thất hoặc thiệt hại nào cho dù trực tiếp hay gián tiếp, có liên quan tới hoặc là hậu quả của việc sử dụng báo cáo, hoặc liên quan tới những thiếu sót, sai sót.

giới hạn trách nhiệm

VIETNAMBIZ.VN TRANG 22

PHỤ LỤC QUÝ II/ 2019

Page 23: báo cáo thị trường cà phê quý 2 2019 filephê, nông dân có thể điều chỉnh sản xuất nông lâm kết hợp để giảm thiểu tác động của biến đổi

Địa chỉ: Lầu 3 - Tòa nhà Compa Building - 293 Điện Biên Phủ -P. 15 - Q. Bình Thạnh - TP.HCM

Chi nhánh: Số 5 - Khu 38A Trần Phú - P. Điện Biên - Q.Ba Đình - Hà Nội

Hotline: 0938.189.222 Email: [email protected]

Vận hành bởi