bÁo cÁo tỔng quan kinh tẾ vĨ mÔ - pgbank.com.vn · tiền tệ trong các tháng tới...

10
KHỐI ĐẦU TƯ -- Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex VP5 (18T1 - 18T2), Lê Văn Lương, Trung Hòa - Nhân Chính, Hà Nội Tháng 2/2014 GDP quý 4/2013 của Mỹ bất ngờ được điều chỉnh thấp đáng kể so với công bố trước đó. Tuy nhiên, nền kinh tế lớn nhất thế giới nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt trong thời gian tới do hoạt động sản xuất và dịch vụ vẫn đang mở rộng với tốc độ nhanh hơn, trong khi các tin tức không tích cực từ thị trường lao động và lĩnh vực nhà đất chủ yếu là bởi yếu tố thời tiết không thuận lợi. GDP quý 4/2013 của Khu vực Đồng tiền chung Châu Âu tăng vượt kỳ vọng, tuy nhiên tốc độ mở rộng của hoạt động sản xuất, dịch vụ tháng 2 có dấu hiệu chậm lại và tốc độ phục hồi không đồng đều giữa các nước thành viên có thể khiến tăng trưởng của khu vực giữ ở mức thấp trong thời gian tới. Ngoài ra, nhu cầu tiêu dùng chưa cải thiện khi chỉ số giá tiêu dùng giảm tốc, tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức cao cũng là yếu tố cản trở đà tăng trưởng khu vực. Nền kinh tế Nhật Bản đón nhận tin tức không mấy tích cực cho thấy đà phục hồi còn chậm. Nhiều khả năng trong thời gian tới Ngân hàng Trung Ương nước này (BOJ) sẽ phải xem xét và điều chỉnh chính sách điều hành khi thuế tiêu dùng tăng từ mức 5% hiện tại lên 8% trong tháng 4 được coi là mối đe dọa đối với tăng trưởng kinh tế. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc nhiều khả năng sẽ giữ nguyên chính sách tiền tệ trong các tháng tới để hỗ trợ kinh tế khi lĩnh vực dịch vụ và hoạt động xuất khẩu tiếp tục mở rộng trong khi hoạt động sản xuất đang có nhiều khó khăn và nhu cầu tiêu dùng còn thấp. Ngoài ra, nền kinh tế còn đối mặt tiềm ẩn rủi ro khi nợ quá hạn tăng cao. Hoạt động sản xuất của Việt Nam tiếp tục gia tăng nhưng tốc độ vẫn chậm do nhu cầu trong nước chưa thể hồi phục thể hiện qua tăng trưởng bán lẻ rất thấp mặc dù hai tháng đầu năm có dịp Tết Nguyên đán. Tăng trưởng sản xuất của các doanh nghiệp đã chậm lại, tuy nhiên đơn đặt hàng mới tiếp tục gia tăng và hàng tồn kho giảm. BÁO CÁO TỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ Tóm tắt nội dung Người thực hiện: Nguyễn Vũ Lan Phương Nhân viên Phân tích E: [email protected] T: +(84 4) 6 281 1298 Ext: 247 Với sự đóng góp ý kiến của: Nguyễn Đức Hải Phó trưởng Phòng Nghiên cứu và Phân tích E: [email protected] T: +(84 4) 6 281 1298 Ext: 896 Xin vui lòng tham khảo Khuyến cáo sử dụng ở trang cuối Đào Thanh Hằng Chuyên viên Phân tích E: [email protected] T: +(84 4) 6 281 1298 Ext: 360

Upload: others

Post on 21-Oct-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BÁO CÁO TỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ - pgbank.com.vn · tiền tệ trong các tháng tới để hỗ trợ kinh tế khi lĩnh vực dịch vụ và hoạt động xuất khẩu

KHỐI ĐẦU TƯ

--

Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex

VP5 (18T1 - 18T2), Lê Văn Lương,

Trung Hòa - Nhân Chính, Hà Nội

Tháng 2/2014

GDP quý 4/2013 của Mỹ bất ngờ được điều chỉnh thấp đáng kể so với công

bố trước đó. Tuy nhiên, nền kinh tế lớn nhất thế giới nhiều khả năng sẽ tiếp

tục tăng trưởng tốt trong thời gian tới do hoạt động sản xuất và dịch vụ vẫn

đang mở rộng với tốc độ nhanh hơn, trong khi các tin tức không tích cực từ

thị trường lao động và lĩnh vực nhà đất chủ yếu là bởi yếu tố thời tiết không

thuận lợi.

GDP quý 4/2013 của Khu vực Đồng tiền chung Châu Âu tăng vượt kỳ vọng,

tuy nhiên tốc độ mở rộng của hoạt động sản xuất, dịch vụ tháng 2 có dấu

hiệu chậm lại và tốc độ phục hồi không đồng đều giữa các nước thành viên

có thể khiến tăng trưởng của khu vực giữ ở mức thấp trong thời gian tới.

Ngoài ra, nhu cầu tiêu dùng chưa cải thiện khi chỉ số giá tiêu dùng giảm tốc,

tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức cao cũng là yếu tố cản trở đà tăng trưởng khu

vực.

Nền kinh tế Nhật Bản đón nhận tin tức không mấy tích cực cho thấy đà phục

hồi còn chậm. Nhiều khả năng trong thời gian tới Ngân hàng Trung Ương

nước này (BOJ) sẽ phải xem xét và điều chỉnh chính sách điều hành khi thuế

tiêu dùng tăng từ mức 5% hiện tại lên 8% trong tháng 4 được coi là mối đe

dọa đối với tăng trưởng kinh tế.

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc nhiều khả năng sẽ giữ nguyên chính sách

tiền tệ trong các tháng tới để hỗ trợ kinh tế khi lĩnh vực dịch vụ và hoạt động

xuất khẩu tiếp tục mở rộng trong khi hoạt động sản xuất đang có nhiều khó

khăn và nhu cầu tiêu dùng còn thấp. Ngoài ra, nền kinh tế còn đối mặt tiềm ẩn

rủi ro khi nợ quá hạn tăng cao.

Hoạt động sản xuất của Việt Nam tiếp tục gia tăng nhưng tốc độ vẫn chậm do

nhu cầu trong nước chưa thể hồi phục thể hiện qua tăng trưởng bán lẻ rất thấp

mặc dù hai tháng đầu năm có dịp Tết Nguyên đán. Tăng trưởng sản xuất của

các doanh nghiệp đã chậm lại, tuy nhiên đơn đặt hàng mới tiếp tục gia tăng và

hàng tồn kho giảm.

BÁO CÁO TỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ

Tóm tắt nội dung

Người thực hiện:

Nguyễn Vũ Lan Phương

Nhân viên Phân tích

E: [email protected]

T: +(84 4) 6 281 1298 Ext: 247

Với sự đóng góp ý kiến của:

Nguyễn Đức Hải

Phó trưởng Phòng Nghiên cứu

và Phân tích

E: [email protected]

T: +(84 4) 6 281 1298 Ext: 896

Xin vui lòng tham khảo Khuyến

cáo sử dụng ở trang cuối

Đào Thanh Hằng

Chuyên viên Phân tích

E: [email protected]

T: +(84 4) 6 281 1298 Ext: 360

Page 2: BÁO CÁO TỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ - pgbank.com.vn · tiền tệ trong các tháng tới để hỗ trợ kinh tế khi lĩnh vực dịch vụ và hoạt động xuất khẩu

MỸ

GDP quý 4/2013 bất ngờ được điều chỉnh thấp hơn 0,8% so với số liệu công bố trước đó:

Bộ Thương mại Mỹ cho biết tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chỉ tăng trưởng 2,4% trong quý

4/2013, thấp hơn đáng kể so với số liệu công bố trước đó là 3,2%. Sự suy giảm này có thể

được giải thích bởi chi tiêu dùng không mạnh như ước tính ban đầu. Tiêu dùng, động lực

chính của nền kinh tế Mỹ (chiếm khoảng 70% GDP) chỉ tăng trưởng 2,6% trong quý 4/2013,

giảm mạnh so với tỷ lệ 3,3% trong báo cáo ban đầu.

Hoạt động sản xuất và dịch vụ tiếp tục tăng tốc:

- Viện Quản lý Nguồn cung ISM cho biết chỉ số PMI phản ánh hoạt động sản xuất trong tháng

2 đã tăng mạnh từ mức 51,3 điểm trong tháng 1 lên mức 53,2 điểm. Chỉ số ở trên mốc 50 điểm

cho thấy hoạt động sản xuất của nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn đang mở rộng với tốc độ

nhanh hơn bất chấp yếu tố thời tiết không thuận lợi.

- Tương tự, chỉ số ISM dịch vụ cũng tăng từ 53 lên 54 điểm trong tháng 1/2014, tiếp tục ở trên

mốc 50 cho thấy sự mở rộng hoạt động với tốc độ nhanh hơn.

Trong khi đó, doanh số bán lẻ bất ngờ sụt giảm: Bộ Thương mại Mỹ cho biết doanh số bán

lẻ bán lẻ đã giảm 0,4% sau khi tăng 0,1% trong tháng 12. Trước đó, các chuyên gia kinh tế dự

đoán, doanh số sẽ tăng 0,2%. Sự sụt giảm bất ngờ phần lớn đến từ sự suy giảm 2,1% của

doanh số bán hàng xe cơ giới và các phụ tùng.

Niềm tin người tiêu dùng cũng bất ngờ giảm trong tháng 2: Theo khảo sát của Conference

Board, chỉ số niềm tin tiêu dùng của Mỹ đã giảm từ mức 79,4 điểm trong tháng 1 xuống mức

78,1 điểm trong tháng 2, trái với dự báo tăng lên mức 80,2 điểm của các chuyên gia.

Thị trường lao động bị ảnh hưởng tiêu cực bởi thời tiết khắc nghiệt: Theo Bộ Lao động

Mỹ, đã có 113.000 việc làm mới được tạo ra trong tháng 1, thấp hơn dự báo 180.000 việc làm

của các chuyên gia kinh tế. Báo cáo cho thấy các nhà bán lẻ và cơ quan Chính phủ cắt giảm

nhân công mạnh nhất trong vòng hơn 1 năm, trong khi các công ty xây dựng và sản xuất lại

thuê thêm lao động.

Thời tiết khắc nghiệt bất thường cũng đã ảnh hưởng không tốt đến lĩnh vực xây dựng và

thị trường nhà đất:

- Doanh số bán nhà cũ giảm 5,1% so với tháng trước xuống 4,62 triệu căn, mức thấp nhất kể

từ tháng 07/2012. Thời tiết khắc nghiệt đóng vai trò nhất định, nhưng nguyên nhân chủ yếu là

nguồn cung nhà cũ hạn chế, lãi suất thế chấp và giá nhà cao hơn, đồng thời các điều khoản vay

vốn trở nên chặt chẽ hơn làm giảm khả năng mua nhà qua đó hạ thấp nhu cầu của người dân.

- Số giấy phép xây dựng nhà - chỉ số dự báo thị trường nhà đất thời gian tới - giảm 5,4% so

với tháng trước đó xuống còn 937.000 giấy phép trong tháng 1. Bên cạnh đó, doanh số nhà

mới khởi công tại nước này tháng 01/2014 cũng có mức sụt giảm đáng kể trong vòng 3 năm

gần đây. Báo cáo cho thấy số nhà mới khởi công tháng 1 đã giảm 16% so với tháng trước đó

xuống mức 880.000 căn, sau khi đã giảm 9,8% vào tháng 12.

Biểu đồ 1: GDP qq

GDP quý 4/2013 bất ngờ được điều chỉnh thấp đáng kể so với công bố trước đó.

Tuy nhiên, nền kinh tế lớn nhất thế giới nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt

trong thời gian tới do hoạt động sản xuất và dịch vụ vẫn tiếp tục mở rộng với tốc độ

nhanh hơn, trong khi các tin tức không tích cực từ thị trường lao động và lĩnh vực nhà

đất chủ yếu là bởi yếu tố thời tiết không thuận lợi.

Biểu đồ 2: PMI sản xuất và dịch vụ

Biểu đồ 3: Niềm tin người tiêu dùng (CB)

78,1

60

65

70

75

80

85

2/13 5/13 8/13 11/13 2/14

4,9

3,7

1,2

2,8

0,1

1,1

2,5

4,1

2,4

0

1

2

3

4

5

6

12/11 3/12 6/12 9/12 12/12 3/13 6/13 9/13 12/13

%

53,2

54

49

51

53

55

57

59

02/12 08/12 02/13 08/13 02/14

PMI khu vực sản xuất PMI khu vực dịch vụ

Biểu đồ 4: Doanh số bán nhà cũ

4,62

4,2

4,4

4,6

4,8

5,0

5,2

5,4

Tri

ệu

Page 3: BÁO CÁO TỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ - pgbank.com.vn · tiền tệ trong các tháng tới để hỗ trợ kinh tế khi lĩnh vực dịch vụ và hoạt động xuất khẩu

CHÂU ÂU

GDP quý 4/2013 của khu vực tăng vượt kỳ vọng:

Theo số liệu của Cơ quan Thống kê Châu Âu (Eurostat), GDP quý 4/2013 của Khu vực Đồng

tiền chung Châu Âu (Eurozone) tăng trưởng 0,3% so với quý trước đó, vượt kỳ vọng tăng

0,2% của các chuyên gia kinh tế. Tuy nhiên, tính chung cả năm 2013, GDP của khu vực vẫn

giảm 0,4% so với năm trước. Trong số 18 quốc gia thành viên Eurozone, Hà Lan là nền kinh tế

đạt tăng trưởng mạnh nhất (0,7%), tiếp sau lần lượt là Bồ Đào Nha (0,5%), Đức và Bỉ (đều

tăng trưởng 0,4%). Trong khi đó, Cộng hòa Síp và Phần Lan có kết quả tăng trưởng thấp nhất

với tỷ lệ tăng trưởng âm (lần lượt là -1% và -0,8%).

Hoạt động sản xuất và dịch vụ của khu vực vẫn tiếp tục mở rộng trong tháng 2/2014

mặc dù tốc độ đã chậm lại:

Tổ chức Markit Economics cho biết chỉ số PMI tổng hợp phản ánh hoạt động kinh tế của Khu

vực Đồng tiền chung Châu Âu (Eurozone) đã giảm từ mức 52,9 điểm của tháng 1 xuống còn

52,7 điểm trong tháng 2. Cụ thể, chỉ số PMI sản xuất giảm từ mức 54 điểm xuống 53 điểm

trong tháng 2, trong khi chỉ số PMI dịch vụ lại tăng nhẹ từ mức 51,6 điểm lên mức 51,7 điểm.

Chỉ số PMI tổng hợp vẫn tiếp tục ở trên mốc 50 điểm – phân biệt thu hẹp và mở rộng – cho

thấy nền kinh tế khu vực vẫn tiếp tục mở rộng, dù tốc độ đã chậm lại. Đức và Pháp hai nền

kinh tế đứng đầu Châu Âu cho thấy sự hồi phục trái chiều. Chỉ số PMI tổng hợp của Đức tăng

lên mức cao nhất trong vòng 32 tháng với mức 56,1 điểm, trong khi đó chỉ số này của Pháp

giảm xuống 47,6 điểm, thấp hơn mức bình quân toàn khu vực (52,7 điểm).

Niềm tin nhà đầu tư cải thiện tháng thứ 2 liên tiếp:

Theo khảo sát của tổ chức Sentix, chỉ số niềm tin của giới đầu tư khu vực đã tăng 1,4 điểm lên

mức 13,3 điểm trong tháng 02/2014 - ghi nhận mức cao nhất kể từ tháng 4/2011. Chỉ số này

cũng cao hơn dự báo 11,1 điểm của giới phân tích. Trong đó, các chỉ số phụ về tình hình kinh

doanh hiện tại và kỳ vọng kinh doanh cùng tăng 2,6 điểm và 0,2 điểm so với tháng trước.

Tốc độ tăng giá tiêu dùng thấp hơn khá xa so với mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung

Ương Châu Âu:

Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) cho biết chỉ số giá tiêu dùng tháng 1/2014 của khu vực

giảm 1,1% so với tháng trước đó; tương đương tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2013. Chỉ số giá

tiêu dùng loại trừ ảnh hưởng của giá thực phẩm và năng lượng giảm 1,4% so với tháng 12,

song tăng 1% so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ lệ thất nghiệp vẫn duy trì ở mức cao:

Cũng theo Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực trong tháng

1/2014 vẫn duy trì ở mức cao với 12% dân số trong độ tuổi lao động không có việc làm, tương

đương 19,17 triệu người, tăng 17.000 người so với tháng trước đó. Nếu tính riêng trong lứa

tuổi thanh niên, tỷ lệ thất nghiệp hầu như không giảm so với trước khi vẫn duy trì quanh mốc

24%, tương đương với khoảng 3,53 triệu thanh niên từ 16-25 tuổi không có việc làm.

Biểu đồ 5: GDP qq

GDP quý 4/2013 tăng vượt kỳ vọng, tuy nhiên tốc độ mở rộng của hoạt động sản xuất,

dịch vụ tháng 2 có dấu hiệu chậm lại và tốc độ phục hồi không đồng đều giữa các

nước thành viên có thể khiến tăng trưởng của khu vực giữ ở mức thấp trong thời gian

tới. Ngoài ra, nhu cầu tiêu dùng chưa cải thiện khi chỉ số giá tiêu dùng giảm tốc, tỷ lệ

thất nghiệp duy trì ở mức cao cũng là yếu tố cản trở đà tăng trưởng khu vực.

Biểu đồ 6: PMI sản xuất và dịch vụ

Biểu đồ 8: Tỷ lệ thất nghiệp

Biểu đồ 7: Niềm tin nhà đầu tư (Sentix)

-0,2

-0,1

-0,3

-0,2

-0,5

-0,2

0,3

0,1

0,3

-0,6

-0,5

-0,4

-0,3

-0,2

-0,1

0,0

0,1

0,2

0,3

0,4

12/11 3/12 6/12 9/12 12/12 3/13 6/13 9/13 12/13

%

13,3

2/12 8/12 2/13 8/13 2/14

-30

-20

-10

0

10

20

12,0

7

8

9

10

11

12

13

02/06 02/07 02/08 02/09 02/10 02/11 02/12 02/13

%

53,0

51,7

43

45

47

49

51

53

55

01/12 07/12 01/13 07/13 01/14

PMI sản xuất PMI dịch vụ

Page 4: BÁO CÁO TỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ - pgbank.com.vn · tiền tệ trong các tháng tới để hỗ trợ kinh tế khi lĩnh vực dịch vụ và hoạt động xuất khẩu

NHẬT BẢN

GDP quý 4/2013 thấp hơn so với dự đoán:

Theo Văn phòng Nội các Nhật Bản, GDP quý 4/2013 của nước này chỉ tăng 0,3% so với quý

trước đó, không đổi so với tốc độ tăng trưởng của quý 3/2013. Kết quả trên thấp hơn so với dự

báo tăng 0,7% của các chuyên gia kinh tế và chậm hơn đáng kể so với tốc độ tăng trưởng 1,2%

và 1% từng đạt được lần lượt trong hai quý đầu tiên của năm 2013. Tính chung cả năm 2013,

GDP của Nhật Bản tăng 1%, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng tăng 2,8%.

Niềm tin người tiêu dùng giảm liên tiếp trong 2 tháng gần đây:

Theo Văn phòng Nội các Nhật Bản, niềm tin của người tiêu dùng nước này xấu đi tháng thứ 2

liên tiếp trong tháng 1. Chỉ số niềm tin tiêu dùng sau khi đã điều chỉnh các yếu tố mùa vụ giảm

từ 41,3 điểm của tháng 12/2013 xuống 40,5 điểm trong tháng đầu năm 2014. Trong đó, chỉ số

sinh kế tổng hợp giảm từ 37,8 xuống 37,5 điểm, chỉ số phản ánh tăng trưởng thu nhập cũng

giảm từ 39 xuống 38,6 điểm.

Thâm hụt thương mại tăng lên mức kỷ lục trong tháng 1 bất chấp đồng Yên giảm giá:

Thâm hụt thương mại của Nhật tăng lên mức kỷ lục trong tháng 1 với tăng trưởng xuất khẩu

thấp, nhập khẩu tăng mạnh. Theo Bộ Tài chính Nhật, thâm hụt thương mại trong tháng 1 tăng

lên mức 2,79 nghìn tỷ Yên (27,30 tỷ USD), trong đó nhập khẩu tăng mạnh 25% so với cùng kỳ

năm trước còn xuất khẩu tăng thấp hơn kỳ vọng với mức +9,5%. Thâm hụt vẫn ở mức cao mặc

dù đồng Yên được định giá thấp trong thời gian vừa qua là do việc tiêu thụ hàng nhập khẩu

trong nước tăng cao, nhu cầu tiêu dùng của các đối tác xuất khẩu vẫn còn ở mức yếu và các

công ty chuyển sản xuất ra nước ngoài.

Chính sách điều hành của Ngân hàng Trung Ương Nhật Bản (BOJ) gần như không đổi

trong cuộc họp ngày 18/2 bất chấp nhiều dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang tăng trưởng yếu

đi. Lãi suất cơ bản không thay đổi và BOJ tiếp tục mở rộng chương trình mua tài sản nhằm hỗ

trợ nền kinh tế. Ngoài ra, BOJ tiếp tục công bố triển vọng xuất khẩu tốt hơn mặc dù số liệu

xuất khẩu quý 4/2013 đứng ở mức thấp.

Nền kinh tế Nhật Bản đón nhận tin tức không mấy tích cực cho thấy đà phục hồi còn

chậm. Nhiều khả năng trong thời gian tới Ngân hàng Trung Ương Nhật Bản (BOJ) sẽ

phải xem xét và điều chỉnh chính sách điều hành khi thuế tiêu dùng tăng trở lại lên 8%

trong tháng 4 từ mức 5% hiện nay được coi là mối đe dọa đối với tăng trưởng kinh tế.

Biểu đồ 9: GDP yy

0,7

3,7

-1,7

-3,1

-0,2

4,8

3,9

1,1 1,0

-4

-3

-2

-1

0

1

2

3

4

5

6

12/11 3/12 6/12 9/12 12/12 3/13 6/13 9/13 12/13

%

Biểu đồ 10: Niềm tin người tiêu dùng

40,5

30

32

34

36

38

40

42

44

46

48

01/11 07/11 01/12 07/12 01/13 07/13 01/14

Biểu đồ 11: Cán cân thương mại (tỷ USD)

-2,79-3,00

-2,50

-2,00

-1,50

-1,00

-0,50

0,00

0,50

1,00

1/11 7/11 1/12 7/12 1/13 7/13 1/14

ng

hìn

tỷ Y

ên

Page 5: BÁO CÁO TỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ - pgbank.com.vn · tiền tệ trong các tháng tới để hỗ trợ kinh tế khi lĩnh vực dịch vụ và hoạt động xuất khẩu

TRUNG QUỐC

Hoạt động sản xuất đang thu hẹp và có nhiều khó khăn:

Theo khảo sát của HSBC và Markit Economics, chỉ số PMI sản xuất của Trung Quốc đã giảm

từ mức 49,5 điểm của tháng 1 xuống còn 48,3 điểm trong tháng 2, ghi nhận mức thấp nhất

trong vòng 7 tháng qua. Chỉ số PMI ở dưới mốc 50 điểm cho thấy hoạt động sản xuất của nền

kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang thu hẹp và có nhiều khó khăn khi số lượng đơn đặt hàng trong

và ngoài nước giảm mạnh. Trong các chỉ số phụ, chỉ số về tuyển dụng nhân công trong lĩnh

vực sản xuất giảm xuống 46,9 điểm, mức thấp nhất kể từ tháng 2/2009, gia tăng lo ngại về sự

bất ổn của thị trường việc làm nước này.

Trong khi đó, lĩnh vực dịch vụ tiếp tục mở rộng với tốc độ nhanh hơn:

Hiệp hội Thu mua và Hậu cần Trung Quốc cho biết chỉ số phản ánh tình hình hoạt động kinh

doanh dịch vụ của nước này tăng từ 53,4 điểm của tháng 1 lên 55 điểm trong tháng 2 cho thấy

lĩnh vực dịch vụ của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang mở rộng với tốc độ nhanh hơn.

Thặng dư thương mại tiếp tục tăng:

Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết, thặng dư cán cân thương mại của nước này trong

tháng 1/2014 tiếp tục tăng 14% so với tháng trước đó, lên mức 31,86 tỷ USD. Trong đó, kim

ngạch xuất khẩu tăng 10,6% lên 207,13 tỷ USD, vượt xa dự báo tăng 0,1% của các chuyên gia

kinh tế. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu cũng tăng 10%, lên mức 175,27 tỷ USD, ghi nhận

mức tăng trưởng cao nhất kể từ tháng 7/2013 tới nay.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 1 tăng thấp hơn mức mục tiêu:

Theo Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS), chỉ số giá tiêu dùng tháng 1/2014 ở nước

này tăng 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức mục tiêu 3,5% do Chính phủ nước này

đề ra. Nếu so với tháng 12/2013, CPI tháng 1/2014 đã tăng 1%.

Tăng trưởng tín dụng mới của Trung Quốc trong tháng 1 bất ngờ tăng mạnh:

Ngân hàng Trung Ương Trung Quốc (PBOC) công bố tổng giá trị khoản vay mới của nước

này trong tháng 1 đạt mức 1320 tỷ Nhân Dân Tệ (NDT), tương đương 217,6 tỷ USD, cao hơn

dự báo tăng 1100 nghìn tỷ NDT của giới phân tích và cao hơn gấp 3 lần mức 483 tỷ NDT của

tháng 12/2013. Theo đó, giá trị khoản vay mới tháng 1/2014 ghi nhận mức cao nhất trong

vòng 4 năm qua. Mặc dù mức tăng trưởng tín dụng trong tháng 1 đã phần nào giúp giảm nghi

ngại về việc nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang giảm tốc, tuy nhiên một số nhà phân tích quan

ngại rằng số liệu trên chưa thể cho thấy tín hiệu tăng trưởng trở lại khi tăng trưởng tín dụng

tháng 1 phần lớn được đẩy mạnh nhờ yếu tố Tết Nguyên đán.

Nợ quá hạn trong quý 4/2013 tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 9/2008:

Theo thông tin từ Ủy ban Pháp chế Ngân hàng Trung Quốc (CBRC), nợ quá hạn của nước này

đã tăng thêm 28,5 tỷ Nhân dân tệ (4,7 tỷ USD) trong quý cuối cùng của năm 2013 lên 592,1 tỷ

Nhân dân tệ, mức cao nhất kể từ tháng 9/2008. Nợ xấu hiện chiếm đã khoảng 1% tổng dư nợ,

tăng từ mức 0,97% của 3 tháng trước đó.

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc nhiều khả năng sẽ giữ nguyên chính sách tiền tệ

trong các tháng tới để hỗ trợ kinh tế khi lĩnh vực dịch vụ và hoạt động xuất khẩu tiếp

tục mở rộng trong khi hoạt động sản xuất đang có nhiều khó khăn và nhu cầu tiêu dùng

còn thấp. Ngoài ra, nền kinh tế còn đối mặt tiềm ẩn rủi ro khi nợ quá hạn tăng cao.

Biểu đồ 12: PMI sản xuất (HSBC)

48,3

47

48

49

50

51

52

53

Biểu đồ 13: PMI dịch vụ

55

53

54

55

56

57

58

59

Biểu đồ 14: Chỉ số giá tiêu dùng yy

2,5

1,50

2,0

2,50

3,0

3,50

4,0

4,50

01/12 07/12 01/13 07/13 01/14

%

Biểu đồ 15: Tăng trưởng tín dụng nội tệ

1.320

0

200

400

600

800

1.000

1.200

1.400

01/12 04/12 07/12 10/12 01/13 04/13 07/13 10/13 01/14

tỷ NDT

Page 6: BÁO CÁO TỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ - pgbank.com.vn · tiền tệ trong các tháng tới để hỗ trợ kinh tế khi lĩnh vực dịch vụ và hoạt động xuất khẩu

6 Tổng hợp tình hình kinh tế thế giới/ PG Bank Research

VIỆT NAM - SẢN XUẤT, TIÊU DÙNG

Hoạt động sản xuất công nghiệp hai tháng đầu năm chưa có nhiều dấu hiệu tích cực, chỉ

số tồn kho giảm

- Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 2 ước tăng 15,2% so với cùng kỳ năm

trước, do tháng 2/2013 có thời gian nghỉ Tết Nguyên Đán dài ngày (2/2013 giảm 10,1%,

2/2012 tăng 22,1%). Tính chung hai tháng đầu năm nay, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng

5,4%, cao hơn mức tăng 4,4% của cùng kỳ năm trước.

- Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 01 giảm 2,8% so với tháng

trước và tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước (1/2013 tăng 24,1%, 1/2012 giảm 17% so với

cùng kỳ).

- Tại thời điểm 01/02/2014, chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

tăng 12,7% so với cùng thời điểm năm 2013, thấp hơn mức tăng 19,9% của cùng kỳ năm trước

và 17,4% của năm 2012.

Chỉ số phản ánh tình hình hoạt động của ngành sản xuất Việt Nam do HSBC phối hợp

cùng Markit Economics thực hiện khảo sát tiếp tục cho thấy sự tăng trưởng tuy nhiên

tốc độ đã chậm lại so với tháng trước

Chỉ số PMI tháng 2 giảm từ 52,1 xuống 51 điểm, tiếp tục ở trên ngưỡng 50 điểm tháng thứ 6

liên tiếp, đây là tốc độ tăng trưởng thấp nhất kể từ tháng 10/2013. Sản lượng của các doanh

nghiệp sản xuất tiếp tục gia tăng nhưng với tốc độ chậm nhất kể từ tháng 10/2013. Số đơn

hàng mới cũng tăng nhẹ tháng thứ 5 nhưng số đơn hàng xuất khẩu mới lại giảm sau khi tăng

nhẹ trong tháng 1/2014. Các nhà sản xuất đã tăng cường tuyển dụng tháng thứ 7 liên tiếp thể

hiện khối lượng công việc ngày càng cao, tuy nhiên việc làm mới đã tăng chậm hơn. Lượng

công việc tồn đọng đã giảm mạnh nhất kể từ tháng 8/2013. Tốc độ giảm hàng tồn kho là nhanh

nhất kể từ tháng 4/2011. Trong tháng 2, chi phí đầu vào cũng đã tăng lên do thiếu hụt nguồn

cung, tuy nhiên, giá đầu ra vẫn được giữ ổn định.

Tăng trưởng bán lẻ cao hơn cùng kỳ năm trước nhưng vẫn ở mức thấp so với các năm

trước đấy

Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 2 ước đạt 234,3 nghìn tỷ

đồng, giảm 2,3% so với tháng trước và tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung hai

tháng đầu năm, ước đạt 474,1 nghìn tỷ đồng, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước (2/2013

tăng 8,11% và 2/1012 tăng 24,5%), loại trừ yếu tố giá tăng 6,2% (2/2013 tăng 3,6%, 2/2012

tăng 4,4%).

→ Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới vẫn tiềm ần nhiều rủi ro, sức cầu yếu, tăng

trưởng tín dụng 2 tháng đầu năm rất thấp cho thấy khả năng tiếp cận vốn của các doanh

nghiệp vẫn chưa cao, các doanh nghiệp sản xuất sẽ vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn

trong năm 2014. Mục tiêu tăng trưởng 5,8% của năm 2014 sẽ cần nhiều nỗ lực từ phía

chính phủ và các thành phần kinh tế.

Hoạt động sản xuất tiếp tục gia tăng nhưng tốc độ vẫn chậm do nhu cầu trong nước

chưa hồi phục rõ rệt thể hiện qua tăng trưởng bán lẻ vẫn còn thấp. Tăng trưởng sản

xuất của các doanh nghiệp đã chậm lại, tuy nhiên đơn đặt hàng mới tiếp tục gia tăng và

hàng tồn kho giảm.

Biểu đồ 16: Chỉ số sản xuất IIP

Biểu đồ 19: Tăng trưởng bán lẻ

Biểu đồ 18: PMI sản xuất (HSBC)

48.3

50.8 51

48.8

46.4

48.5 49.4

51.551.5

50.3

51.852.3

51

43

44

45

46

47

48

49

50

51

52

53

02/13 04/13 06/13 08/13 10/13 12/13 02/14

Chỉ số PMI sản xuất

Biểu đồ 17: Chỉ số tồn kho CN chế biến

-10.1%

5.6% 5.8% 6.7% 6.5% 7.0%4.4% 5.6% 5.9% 5.7% 7.0%

3.0%

15.2%

-21.3%

31.9%

1.6%4.6%

1.9%3.4% 2.1%

0.5%

6.7%

2.6%4.4%

-1.9%

-10.3%

-30%

-20%

-10%

0%

10%

20%

30%

40%

02/13 03/13 04/13 05/13 06/13 07/13 08/13 09/13 10/13 11/13 12/13 01/14 02/14

YoY

MoM

0%

2%

4%

6%

8%

10%

12%

14%

16%

03/13 04/13 05/13 06/13 07/13 08/13 09/13 10/13 11/13 12/13 01/14

YoY

MoM

24.53%

8.11%

11.57%

0%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

35%

40%

45%

Page 7: BÁO CÁO TỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ - pgbank.com.vn · tiền tệ trong các tháng tới để hỗ trợ kinh tế khi lĩnh vực dịch vụ và hoạt động xuất khẩu

7 Tổng hợp tình hình kinh tế thế giới/ PG Bank Research

VIỆT NAM - CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG

Chỉ số giá tiêu dùng tiếp tục tăng thấp

- Chỉ số giá tiêu dùng tháng 2 tăng 0,55% so với tháng trước, 1,24% so với tháng 12/2013 và

tăng 4,65% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng thấp nhất so với tốc độ tăng của cùng

kỳ một số năm trước (CPI tháng 2 Năm 2007: 2,17%; 2008: 3,56%; 2009: 1,17%; 2010:

1,96%; 2011: 2,09%; 2012: 1,37%; 2013: 1,32%).

- Chỉ số giá tiêu dùng tháng 2 tăng chủ yếu do tác động của giá nhóm hàng ăn, dịch vụ ăn

uống và giá dịch vụ giao thông công cộng tăng trong dịp Tết. Trong các nhóm hàng hóa và

dịch vụ, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống có chỉ số giá tăng cao nhất với mức 1,15%; giao

thông tăng 0,66% (Giá vé xe khách bình quân tăng 10%; giá vé tàu hỏa tăng trên 6%); văn

hóa, giải trí và du lịch tăng 0,61%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,6%; thiết bị và đồ dùng gia đình

tăng 0,22%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,21%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,05%; giáo

dục tăng 0,01%; nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,64%; bưu chính viễn thông giảm 0,02%.

- Chỉ số giá vàng tháng 02/2014 tăng 1,87% so với tháng trước; tăng 0,02% so với tháng

12/2013 và giảm 22,77% so với cùng kỳ năm 2013. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng

02/2014 giảm 0,03% so với tháng trước; giảm 0,09% so với tháng 12/2013 và tăng 1,05% so

với cùng kỳ năm 2013.

→ Hiện tại chúng tôi chưa thấy yếu tố gây ra rủi ro lạm phát tăng cao, giá cả hàng hóa thế

giới ổn định, tín dụng tăng trưởng âm, tốc độ tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ nếu loại trừ

yếu tố tăng giá tuy có tăng trưởng nhưng vẫn ở mức thấp, vốn đầu tư toàn xã hội cũng tăng

thấp, các doanh nghiệp chưa thể mở rộng sản xuất khi cả đầu ra và đầu vào đều chưa

thuận lợi. Yếu tố ảnh hưởng đáng kể nhất hiện nay là lộ trình tăng giá các mặt hàng thiết

yếu, nhưng sẽ được kiểm soát chặt chẽ bởi Chính phủ.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 2 tăng thấp nhất trong 10 năm qua, do nhu cầu thị trường

vẫn ở mức thấp. Yếu tố gây tăng giá chủ yếu đến từ các nhóm hàng hóa được tiêu dùng

nhiều trong dịp Tết Nguyên đán như dịch vụ ăn uống và giao thông công cộng, các

nhóm hàng còn lại đều có mức tăng dưới 0,7%.

Biểu đồ 20: Chỉ số giá tiêu dùng

Biểu đồ 22: CPI các nhóm hàng (yoy)

Biểu đồ 23: Đóng góp của 1 số mặt hàng

vào mức tăng CPI chung

-0.5%

0.0%

0.5%

1.0%

1.5%

2.0%

2.5%

3.0%

3.5%

4.0%

0%

5%

10%

15%

20%

25%

11/10 05/11 11/11 05/12 11/12 05/13 11/13

Ytd

YoY

MoM

-01%

-01%

00%

01%

01%

02%

02%

03%

03%

04%

04/12 06/12 08/12 10/12 12/12 02/13 04/13 06/13 08/13 10/13 12/13 02/14

Cả nước Hà Nội HCM

CPI - MoM

-5%

-3%

-1%

1%

3%

5%

7%

9%

11%

13%

10/10 02/11 06/11 10/11 02/12 06/12 10/12 02/13 06/13 10/13 02/14

Hàng ăn và dịch vụ ăn uống Nhà ở, VLXD Giáo dục

Biểu đồ 21: CPI Hà Nội- TP Hồ Chí Minh

-1.0%

-0.5%

0.0%

0.5%

1.0%

1.5%

2.0%

2.5%Giao thông Nhà ở, VLXDHàng ăn và dịch vụ ăn uống MoM

Page 8: BÁO CÁO TỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ - pgbank.com.vn · tiền tệ trong các tháng tới để hỗ trợ kinh tế khi lĩnh vực dịch vụ và hoạt động xuất khẩu

8 Tổng hợp tình hình kinh tế thế giới/ PG Bank Research

VIỆT NAM - XUẤT NHẬP KHẨU

Xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng, hai tháng đầu năm xuất siêu.

- Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 2 ước đạt 9,6 tỷ USD, giảm 16,2% so với tháng

trước và tăng 33,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung hai tháng đầu năm, kim ngạch xuất

khẩu đạt 21,1 tỷ USD, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, khu vực kinh tế trong

nước đạt 7,2 tỷ USD, tăng 13,2%, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô)

đạt 13,9 tỷ USD, tăng 11,8%.

- Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước đạt 10,8 tỷ USD, tăng 7,8% so với tháng trước và tăng

50,1% so với cùng kỳ năm 2013. Tính chung hai tháng đầu năm đạt 20,8 tỷ USD, tăng 17% so

với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 9,1 tỷ USD, tăng 16,8%, khu

vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 11,7 tỷ USD, tăng 17,1%.

- Hai tháng đầu năm xuất siêu ước đạt 244 triệu USD, bằng 1,2% tổng kim ngạch hàng hoá

xuất khẩu, trong đó xuất siêu của khu vực FDI (kể cả dầu thô) đạt 2,09 tỷ USD và khu vực

kinh tế trong nước tiếp tục nhập siêu với 1,85 tỷ USD.

→ Xuất khẩu tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì tăng trưởng khi nhu cầu

tiêu dùng trong nước vẫn chưa cải thiện nhiều. Nếu tham gia Hiệp ước Đối tác Kinh tế

Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), với nhiều cơ hội tiếp cận thị trường Mỹ và

hưởng các mức thuế suất thấp hơn, xuất khẩu sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên,

một số mặt hàng nông sản xuất khẩu của chúng ta đang giảm giá đã phần nào ảnh hưởng

tới giá trị xuất khẩu. Các doanh nghiệp trong nước chưa có nhiều bứt phá và vẫn đóng tỷ

trọng thấp trong cơ cấu xuất khẩu. Chênh lệch xuất nhập khẩu sẽ chưa thể đóng góp lớn

cho GDP khi nhập khẩu cũng gia tăng với tốc độ tương đương.

.

Xuất khẩu vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá, xuất siêu đã quay trở lại mặc dù xuất

khẩu sang thị trường Trung Quốc và Mỹ bị ảnh hưởng do thời tiết khắc nghiệt và chính

sách ưu tiên tiêu dùng hàng nội địa của Chính phủ các nước này. Tuy nhiên, khu vực có

vốn đầu tư nước ngoài vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam.

Biểu đồ 24: Xuất Nhập khẩu

Biểu đồ 25: XNK Khu vực FDI

Biểu đồ 26: Xuất dầu thô - Nhập xăng dầu

11.46

9.6010.02

10.80

-1.44

1.20

-4

-2

0

2

4

6

8

10

12

14

Xuất khẩu Nhập khẩu Nhập siêu

tỷ USD

0.0

0.5

1.0

1.5

2.0

2.5

3.0

3.5

4.0

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

05/10 10/10 03/11 08/11 01/12 06/12 11/12 04/13 09/13 02/14

Xuất siêu Xuất khẩu Nhập khẩu

tỷ USD

0.0

0.2

0.4

0.6

0.8

1.0

1.2

1.4

Xuất dầu thô Nhập xăng dầu

tỷ USD

Biểu đồ 27: Xuất khẩu theo khu vực Biểu đồ 28: Xuất nhập khẩu tích lũy

0

2

4

6

8

10

12

14KV trong nước FDI

tỷ USD

Biểu đồ 29: Cơ cấu xuất siêu

-2.0

-1.5

-1.0

-0.5

0.0

0.5

1.0

1.5

2.0

2.5tỷ USD

Xuất siêu của khu vực trong nước

Xuất siêu của khu vực FDI

15.41%

17.38%

0%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

35%

40%

04/1

1

06/1

1

08/1

1

10/1

1

12/1

1

02/1

2

04/1

2

06/1

2

08/1

2

10/1

2

12/1

2

02/1

3

04/1

3

06/1

3

08/1

3

10/1

3

12/1

3

02/1

4

XK yy tích lũy

NK yy tích lũy

Page 9: BÁO CÁO TỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ - pgbank.com.vn · tiền tệ trong các tháng tới để hỗ trợ kinh tế khi lĩnh vực dịch vụ và hoạt động xuất khẩu

9 Tổng hợp tình hình kinh tế thế giới/ PG Bank Research

VIỆT NAM - FDI, ODA, KIỀU HỐI

- Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) từ đầu năm đến 20/02/2014 bao gồm cả vốn đăng ký

của các dự án mới và vốn cấp bổ sung đạt 1539,7 triệu USD, giảm 62,5% so với cùng kỳ năm

2013.

Trong đó, 122 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 830,9 triệu USD, giảm 33%

về số dự án và giảm 19,3% về số vốn so với cùng kỳ năm 2013. 41 lượt dự án đã cấp phép

được cấp vốn bổ sung với 708,8 triệu USD.

- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện hai tháng đầu năm ước tính đạt 1120 triệu USD,

tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2013.

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài sụt giảm trong hai tháng đầu năm 2014 sau khi đã

đạt kết quả ấn tượng trong năm 2013. Tuy nhiên, giải ngân FDI vẫn duy trì tốc độ tăng

trưởng ổn định trong 2 tháng đầu năm.

Biểu đồ 30: Vốn FDI theo tháng

Biểu đồ 31: Vốn FDI cộng dồn

.00

.500

1.00

1.500

2.00

2.500

3.00

3.500

4.00

4.500

02/12 08/12 02/13 08/13 02/14

Vốn đăng ký và bổ sung Vốn thực hiệntỷUSD

1.23 4.11

1.541.00 1.05

1.12

0

5

10

15

20

25

Vốn đăng ký và bổ sung Vốn thực hiện cộng dồn

tỷUSD

7.00

4.50

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 13

Cam kết

Thực hiện

Tỷ USD

Biểu đồ 32: Vốn ODA Biểu đồ 33: Kiều hối

1.76 1.82 2.20

2.60 3.20

4.29

5.50

6.70

8.00

6.00

8.00

9.0

10.5

11

.0

2.0

4.0

6.0

8.0

10.0

12.0tỷ USD

Page 10: BÁO CÁO TỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ - pgbank.com.vn · tiền tệ trong các tháng tới để hỗ trợ kinh tế khi lĩnh vực dịch vụ và hoạt động xuất khẩu

10 Tổng hợp tình hình kinh tế thế giới/ PG Bank Research

Mọi chi tiết và câu hỏi liên quan đến bản tin này xin vui lòng liên hệ:

Phòng Nghiên cứu và Phân tích

Khối Dịch vụ Ngân hàng Đầu tư

Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex

Tầng 24, Tòa nhà Mipec, 229 phố Tây Sơn, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Tel : +(84 4) 6 281 1298 Ext:247, 360 Fax: +(84 4) 6 281 1299

Email: [email protected] Website: www.pgbank.com.vn

Blog: pgbankresearch.wordpress.com

Thông tin liên hệ

Khuyến cáo sử dụng

Những thông tin được cung cấp trên đây do Phòng Nghiên cứu và Phân tích - Khối Đầu tư - PG Bank

thu thập từ các nguồn được coi là đáng tin cậy. Việc cung cấp các thông tin này chỉ phục vụ mục đích

tham khảo. PG Bank không chịu bất kỳ trách nhiệm nào về những hậu quả có thể gây ra do việc sử

dụng thông tin của bài viết. Các thông tin trên có thể thay đổi theo diễn biến của thị trường và PG

Bank không có trách nhiệm phải thông báo về những thay đổi này.