ĐÁnh giÁ kẾt quẢ phẪu thuẬt ĐiỀu trỊ chẤn thƯƠng cỘt sỐng lƯng-thẮt...

1
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG LƯNG-THẮT LƯNG TẠI KHOA NGOẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI Kiều Đình Hùng, Nguyễn Vũ, Trần Quang Trung <your name> <your organization> Email: Website: Phone: Liên hệ 1. Gaebler C., Maier C.,Lissberg F.K. (1999), ''Results of spinal cord decompression and thoracolumbar pedicle stabilisation in relation to the time of operation'', Spinal Cord, 37, pp.33-39 2. Keynan O., Fisher C.G. (2006), ''Radiographic measurement prameters in thoracolumbar fractures: A systematic review and consensus statement of the spine trauma study group'', Spine, volume 31, number 5, pp. E156.-E165. Tài liệu tham khảo Chấn thương cột sống (CTCS) bản lề lưng thắt lưng và thắt lưng là một thương tổn thường gặp. Hậu quả nặng nề nhất của chấn thương cột sống ở đoạn này là gây mất vững cột sống và thương tổn rễ - tủy, dẫn đến liệt 2 chi dưới hoặc các biểu hiện của tổn thương rễ thần kinh. Điều trị phẫu thuật chấn thương cột sống với nhiều phương pháp khác nhau nhưng thống nhất với hai mục tiêu chính là làm vững cột sống và giải ép thần kinh. Nhằm mục đích có một cái nhìn tổng thể về chấn thương cột sống đoạn bản lề lưng thắt lưng và thắt lưng, chúng tôi tiến hành đề tài với 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh của chấn thương cột sống bản lề lưng thắt lưng và thắt lưng. 2. Đánh giá kết quả của phẫu thuật. ĐẶT VẤN ĐỀ Tuổi và giới Tỉ lệ bệnh nhân nam cao gần gấp 2 lần nữ (19/11), độ tuổi trung bình: 43,2 (19-65), nhóm tuổi thường gặp nhất từ 40-59 tuổi chiếm 33,3% Nghề nghiệp chủ yếu là công nhân và nông dân. Tổn thương ép gặp nhiều nhất với 22 trường hợp chiếm 73,3%, nguyên nhân chủ yếu là do ngã cao. Sau đó là tổn thương gấp với 8 trường hợp, chiếm 26,7% Mức độ tổn thương thần kinh theo Frankel và rối loạn cơ tròn: 2 trường hợp Frankel A (6,7%) 2 trường hợp Frankel C (6,7%), 26 trường hợp Frankel E (86,6%) Trước mổ, có 2 BN (6,7%) có biểu hiện rối loạn cơ tròn, hầu hết là rối loạn cơ tròn ở mức độ bí tiểu tiện. Đặc điểm tổn thương trên Xquang quy ước và cắt lớp vi tính: Tổn thương thường gặp nhất là vỡ 1 đốt sống chiếm 73,3% bệnh nhân. 26,7% trường hợp tổn thương gãy trật đốt sống liên tiếp. Đối với loại tổn thương nhiều đốt sống chúng tôi không gặp trường hợp nào. Vị trí hay gặp nhất là ở L 1 chiếm 33,3%. T 12 chiếm 26,7% đặc biệt chúng tôi có gặp trật L 4 L 5 13,3%. Vị trí T12L1 thường gặp là do đốt sống T 12 , L 1 là vị trí bản lề, chịu lực ép từ trên xuống và lực dồn lại từ dưới lên nên hay bị tổn thương. Chủ yếu gãy đốt sống đoạn tủy (T 11 - L 2 ) gây liệt (4/4 bệnh nhân có liệt). Số liệu này cũng cho thấy sự khác biệt giữa cột sống lưng - thắt lưng (cột sống vùng bản lề) so với các vùng khác là tỷ lệ gặp nhiều hơn và tổn thương thần kinh cũng nhiều hơn. Hình ảnh X quang trong nghiên cứu có 73,3% bị vỡ thân đốt, trật thân đốt sống (26,7%) Chụp cắt lớp vi tính được coi là phương pháp đánh giá tổn thương xương tốt nhất hiện nay đối với cấp cứu CTCS. Trên cửa sổ xương giúp chúng ta xác định được các đường vỡ xương, tình trạng các khớp và sự hiện diện của mảnh xương gây hẹp ống sống. Trong chấn thương cột sống, mảnh xương vỡ ở thành sau thân đốt sống di lệch vào trong ống sống. Tổn thương này thấy rõ trên phim chụp CLVT. Khi thân đốt sống bị vỡ, mảnh xương vỡ bị đẩy lồi vào trong ống sống sẽ gây hẹp ống sống. Nghiên cứu hồi cứu 30 bệnh nhân chấn thương cột sống thắt lưng được phẫu thuật cố định cột sống qua cuống tại Khoa Ngoại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong thời gian 4/2009-9/2013. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Kết quả đánh giá chung: đại đa số bệnh nhân cho kết quả hồi phục rất tốt, không có tổn thương thứ phát, số vít không chuẩn chiếm tỷ lệ rất thấp và không gây ảnh hưởng đến chất lượng điều trị. Khả năng và mức độ hồi phục thần kinh ở những bệnh nhân bị vỡ đốt sống tốt hơn những bệnh nhân bị trật đốt sống. Ít biến chứng và di chứng. KẾT LUẬN KẾT QUẢ

Upload: myles-beck

Post on 02-Jan-2016

79 views

Category:

Documents


13 download

DESCRIPTION

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG LƯNG-THẮT LƯNG TẠI KHOA NGOẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI. Kiều Đình Hùng , Nguyễn Vũ , Trần Quang Trung. ĐẶT VẤN ĐỀ. KẾT QUẢ. KẾT LUẬN. - PowerPoint PPT Presentation

TRANSCRIPT

Page 1: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU  TRỊ CHẤN  THƯƠNG CỘT SỐNG LƯNG-THẮT LƯNG

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊCHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG LƯNG-THẮT LƯNG

TẠI KHOA NGOẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘIKiều Đình Hùng, Nguyễn Vũ, Trần Quang Trung

<your name><your organization>Email:Website:Phone:

Liên hệ1. Gaebler C., Maier C.,Lissberg F.K. (1999), ''Results of spinal cord decompression and thoracolumbar pedicle stabilisation in relation to

the time of operation'', Spinal Cord, 37, pp.33-39

2. Keynan O., Fisher C.G. (2006), ''Radiographic measurement prameters in thoracolumbar fractures: A systematic review and consensus statement of the spine trauma study group'', Spine, volume 31, number 5, pp. E156.-E165.

Tài liệu tham khảo

Chấn thương cột sống (CTCS) bản lề lưng thắt lưng và thắt lưng là một thương tổn thường gặp. Hậu quả nặng nề nhất của chấn thương cột sống ở đoạn này là gây mất vững cột sống và thương tổn rễ - tủy, dẫn đến liệt 2 chi dưới hoặc các biểu hiện của tổn thương rễ thần kinh. Điều trị phẫu thuật chấn thương cột sống với nhiều phương pháp khác nhau nhưng thống nhất với hai mục tiêu chính là làm vững cột sống và giải ép thần kinh. Nhằm mục đích có một cái nhìn tổng thể về chấn thương cột sống đoạn bản lề lưng thắt lưng và thắt lưng, chúng tôi tiến hành đề tài với 2 mục tiêu:

1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh của chấn thương cột sống bản lề lưng thắt lưng và thắt lưng.

2. Đánh giá kết quả của phẫu thuật.

ĐẶT VẤN ĐỀTuổi và giới

Tỉ lệ bệnh nhân nam cao gần gấp 2 lần nữ (19/11), độ tuổi trung bình: 43,2 (19-65), nhóm tuổi thường gặp nhất từ 40-59 tuổi chiếm 33,3%

Nghề nghiệp chủ yếu là công nhân và nông dân.

Tổn thương ép gặp nhiều nhất với 22 trường hợp chiếm 73,3%, nguyên nhân chủ yếu là do ngã cao. Sau đó là tổn thương gấp với 8 trường hợp, chiếm 26,7%

Mức độ tổn thương thần kinh theo Frankel và rối loạn cơ tròn: 2 trường hợp Frankel A (6,7%) 2 trường hợp Frankel C (6,7%), 26 trường hợp Frankel E (86,6%)

Trước mổ, có 2 BN (6,7%) có biểu hiện rối loạn cơ tròn, hầu hết là rối loạn cơ tròn ở mức độ bí tiểu tiện.

Đặc điểm tổn thương trên Xquang quy ước và cắt lớp vi tính:

Tổn thương thường gặp nhất là vỡ 1 đốt sống chiếm 73,3% bệnh nhân. 26,7% trường hợp tổn thương gãy trật đốt sống liên tiếp. Đối với loại tổn thương nhiều đốt sống chúng tôi không gặp trường hợp nào.

Vị trí hay gặp nhất là ở L1 chiếm 33,3%. T12 chiếm 26,7% đặc biệt chúng tôi có gặp trật L4L5 13,3%. Vị trí T12L1 thường gặp là do đốt sống T12, L1 là vị trí bản lề, chịu lực ép từ trên xuống và lực dồn lại từ dưới lên nên hay bị tổn thương. Chủ yếu gãy đốt sống đoạn tủy (T11 - L2) gây liệt (4/4 bệnh nhân có liệt). Số liệu này cũng cho thấy sự khác biệt giữa cột sống lưng - thắt lưng (cột sống vùng bản lề) so với các vùng khác là tỷ lệ gặp nhiều hơn và tổn thương thần kinh cũng nhiều hơn.

Hình ảnh X quang trong nghiên cứu có 73,3% bị vỡ thân đốt, trật thân đốt sống (26,7%)

Chụp cắt lớp vi tính được coi là phương pháp đánh giá tổn thương xương tốt nhất hiện nay đối với cấp cứu CTCS. Trên cửa sổ xương giúp chúng ta xác định được các đường vỡ xương, tình trạng các khớp và sự hiện diện của mảnh xương gây hẹp ống sống.

Trong chấn thương cột sống, mảnh xương vỡ ở thành sau thân đốt sống di lệch vào trong ống sống. Tổn thương này thấy rõ trên phim chụp CLVT. Khi thân đốt sống bị vỡ, mảnh xương vỡ bị đẩy lồi vào trong ống sống sẽ gây hẹp ống sống.

Nghiên cứu hồi cứu 30 bệnh nhân chấn thương cột sống thắt lưng được phẫu thuật cố định cột sống qua cuống tại Khoa Ngoại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong thời gian 4/2009-9/2013.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Kết quả đánh giá chung: đại đa số bệnh nhân cho kết quả hồi phục rất tốt, không có tổn thương thứ phát, số vít không chuẩn chiếm tỷ lệ rất thấp và không gây ảnh hưởng đến chất lượng điều trị. Khả năng và mức độ hồi phục thần kinh ở những bệnh nhân bị vỡ đốt sống tốt hơn những bệnh nhân bị trật đốt sống. Ít biến chứng và di chứng.

KẾT LUẬNKẾT QUẢ