Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp...

77
8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 1/77  i  TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ  KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN BỘ MÔN HÓA LUẬN VĂN  TỐT NGHIỆP ĐỊNH LƯỢNG As, Pb TRONG MỘT SỐ LOẠI PHÂN HỮU CƠ BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ AAS Cán bộ hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: ThS. NGUYỄN THỊ DIỆP CHI  TRẦN THỊ THANH THÚY_2064868  Ngành:  C nhân hóa   –  Khóa 32 Tháng 05/2010 WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Upload: day-kem-quy-nhon-official

Post on 07-Aug-2018

223 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 1/77

 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ  KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN

BỘ MÔN HÓA 

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 

ĐỊNH LƯỢNG As, Pb TRONGMỘT SỐ LOẠI PHÂN HỮU CƠ BẰNG

PHƯƠNG PHÁP PHỔ HẤP THỤNGUYÊN TỬ AAS 

Cán bộ hướng dẫn:  Sinh viên thực hiện: 

ThS. NGUYỄN THỊ DIỆP CHI   TRẦN THỊ THANH THÚY_2064868 

 Ngành: Cử nhân hóa  –  Khóa 32 

Tháng 05/2010

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 2: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 2/77

 Lời cám ơn GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi  

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy i 

LỜI CÁM ƠN

Suốt bốn năm học tại trường Đại học, tôi đã tích lũy được nhiều kiến thức trong

cuộc sống cũng như trong học tập, rút ra rất nhiều kinh nghiệm cho bản thân. Nhất là

trong thời gian làm luận văn, tôi đã có điều kiện tiếp xúc với thực tế, có cơ hội nâng

cao sự hiểu biết và trình độ về chuyên môn để giờ đây tôi mới có thể tự tin bước vào

cuộc sống và có đủ năng lực hoàn thành tốt công việc sau này. Những thành quả mà

tôi đã đạt được hôm nay là do một phần nổ lực của bản thân nhưng sự quan tâm, dạy

dỗ của Thầy Cô cùng với sự động viên, giúp đỡ của bạn bè có ý nghĩa rất lớn và vô

cùng quan trọng đối với bản thân tôi. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân

thành đến tất cả Thầy Cô và bạn bè của tôi.

Lời nói đầu tiên em xin gởi lời cám ơn chân thành đến cô Nguyễn Thị Diệp

Chi, cô đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian qua để em có thể

hoàn thành tốt luận văn này.

Em xin gởi lời cám ơn chân thành đến chị Phạm Thị Trúc Loan cùng các Anh

(Chị) tại Trung tâm “Kỹ Thuật và Ứng Dụng Công Nghệ” thành phố Cần Thơ đã tận

tình chỉ dẫn và tạo mọi điều kiện tốt giúp em hoàn thành tốt luận văn. Bên cạnh đó

cũng tạo cơ hội cho em được tiếp xúc với công việc thực tế, nâng cao kiến thức về

chuyên ngành hóa.

Em cũng xin được gửi lời cám ơn sâu sắc nhất đến cô Ngô Kim Liên cùng quý

Thầy Cô Bộ môn Hóa, khoa Khoa Học Tự Nhiên, trường Đại học Cần Thơ đã cung

cấp đầy đủ kiến thức về chuyên ngành hóa và tạo mọi điều kiện giúp em hoàn thành

tốt luận văn tốt nghiệp này.

Cuối cùng tôi xin gởi lời cám ơn đến tất cả các bạn lớp Hóa 32 đã động viên,

giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thời gian làm luận văn, các bạn là

nguồn động viên tinh thần quý báo, giúp tôi vượt qua mọi khó khăn.Chân thành cám ơn!

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 3: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 3/77

 Nhận xét và đánh giá của cán bộ hướng dẫn GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi  

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy ii 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMKHOA KHOA HỌC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BỘ MÔN HOÁ ----------

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

1. 

Cán bộ hướng dẫn: ThS. NGUYỄN THỊ DIỆP CHI 2.  Đề tài: Định lượng As, Pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp

 phổ hấp thụ nguyên tử AAS. 

3.  Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ THANH THUÝ

- MSSV: 2064868 - Lớp: Cử nhân hóa học - Khóa 32

4.   Nội dung nhận xét:

a.   Nhận xét về hình thức LVTN:

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

 b.   Nhận xét về nội dung của LVTN (đề nghị ghi chi tiết và đầy đủ):

  Đánh giá nội dung thực hiện của đề tài:

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

   Những vấn đề còn hạn chế:

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

c. 

 Nhận xét đối với từng sinh viên tham gia thực hiện đề tài (ghi rõ từng nội

dung chính do sinh viên nào chịu trách nhiệm thực hiện nếu có):

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

d. 

Kết luận, đề nghị và điểm:

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................Cần Thơ, ngày tháng năm

Cán bộ hướng dẫn

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 4: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 4/77

 Mục lục GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi  

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy iii 

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ......................... ......................... ......................... .......................... ....1I. Đặt vấn đề ....................................... ......................... ......................... .......................2II. Mục tiêu đề tài ......................... ........................ ......................... ......................... .....2PHẦN 1: TỔNG QUAN..............................................................................................3

I. Đại cương về asen và chì..........................................................................................4I.1. Sơ lược về asen..................................................................................................4I.1.1. Tính chất của asen...........................................................................................4I.1.2. Ứng dụng một số hợp chất của asen ......................................... .......................4I.1.3. Độc tính của asen............................................................................................5I.1.4. Ảnh hưởng của asen đến sức khỏe của con người............................................5I.1.5. Phương pháp xác định asen.............................................................................6I.1.5.1. Phương pháp Dietyldithiocarbamat Bạc ......................... ......................... .....6I.1.5.2. Phương pháp phổ Plasma (ICP-AES, ICP-MS) ..................... .......................6I.1.5.3. Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử với lò nhiệt điện..................................7I.2. Sơ lược về chì....................................................................................................7

I.2.1. Tính chất của chì.............................................................................................7I.2.2. Ứng dụng một số hợp chất của chì ........................................... .......................8I.2.3. Độc tính của chì..............................................................................................8I.2.4. Ảnh hưởng của chì đến sức khỏe con người....................................................9I.2.5. Phương pháp xác định chì ......................... ........................ ......................... ...10I.2.5.1. Phương pháp khối lượng ....................... ......................... ......................... ...10I.2.5.2. Phương pháp phân tích thể tích .................... ......................... ..................... 10I.2.5.3. Phương pháp cực phổ.................................................................................11I.2.5.4. Phương pháp trắc quang.............................................................................13

II. Ảnh hưởng của kim loại nặng đối với cây trồng....................................................13II.1. Các con đường làm cho kim loại xâm nhập vào đất nông nghiệp và cây trồng 13

II.1.1. Đất...............................................................................................................14II.1.2. Nước............................................................................................................15II.1.3. Không khí....................................................................................................15II.1.4. Phân bón......................................................................................................15II.2. Quá trình hấp thu kim loại của cây trồng.........................................................15II.3. Tác hại của dư lượng kim loại trong đất nông nghiệp và cây trồng..................16

III. Đại cương về phân bón hữu cơ và rau mầm ....................... ..................................17III.1. Đại cương về phân hữu cơ.............................................................................17III.1.1. Khái niệm về phân hữu cơ khoáng..............................................................17III.1.2. Khái niệm về phân compost........................................................................17III.1.3. Vai trò của phân hữu cơ đối với độ phì nhiêu của đất .................................17

III.1.4. So sánh phân hữu cơ và phân hóa học.........................................................17III.1.5. So sánh tiêu chuẩn kim loại trong phân compost ở Việt Nam và tiêu chuẩnquốc tế ............................................ ......................... ......................... ..................... 18III.2. Đại cương về rau mầm (cây cải mầm) ......................... ..................................20III.2.1. Khái niệm rau mầm ......................... ......................... ..................................20III.2.2. Sơ lược về cải mầm ......................... ......................... ..................................21III.2.3. Quy trình sản xuất rau mầm an toàn............................................................21III.2.4. Lợi ích của rau mầm...................................................................................22

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 5: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 5/77

 Mục lục GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi  

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy iv 

IV. Giới thiệu về phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử...............................................22 IV.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phép đo.............................................................24IV.1.2.1. Các yếu tố về phổ....................................................................................24IV.1.2.2. Các yếu tố hóa học ...................... ......................... ......................... .........24IV.1.3. Khái niệm về độ nhạy.................................................................................24IV.1.3.1. Độ nhạy tuyêt đối....................................................................................24IV.1.3.2. Độ nhạy tương đối (độ nhạy nồng độ) ......................... ......................... ...25IV.1.4. Giới hạn phát hiện......................................................................................25IV.1.4.1. Giới hạn phát hiện tuyệt đối.....................................................................25IV.1.4.2. Giới hạn phát hiện tương đối...................................................................25IV.1.5. Những ưu và nhược điểm của phép đo AAS...............................................25IV.2. Xác định kim loại bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa AAS .26IV.2.1. Nguyên tắc chung.......................................................................................26IV.2.2. Hydrua hóa kim loại...................................................................................26

PHẦN 2: THỰC NGHIỆM........................................................................................30I. Phương pháp tiến hành...........................................................................................30 II. Phương tiện nghiên cứu.........................................................................................31 

II.1. Hóa chất ..................... ......................... ......................... ......................... .........31II.2. Thiết bị- Dụng cụ............................................................................................31III. Địa điểm tiến hành...............................................................................................31 IV. Hoạch định thí nghiệm.........................................................................................31 V. Thực nghiệm và kết quả........................................................................................32 

V.1. Hiệu chuẩn máy AAS.....................................................................................32V.1.1. Thông số vận hành thiết bị...........................................................................32V.1.2. Kiểm tra độ chính xác bước sóng.................................................................32V.2. Xây dựng đường chuẩn...................................................................................39V.3. Thí nghiệm trên mẫu ......................................................................................42V.3.1. Nguyên tắc ....................................... ......................... ......................... .........42

V.3.2. Chuẩn bị mẫu theo phương pháp vô cơ hóa khô...........................................42V.3.3. Thí nghiệm TN1-1: Khảo sát hiệu suất thu hồi của phương pháp (phân hữucơ)..........................................................................................................................43V.3.4. Thí nghiệm TN1-2: Khảo sát hàm lượng As, Pb trong một số mẫu phân hữucơ...........................................................................................................................47V.3.5. Thí nghiệm TN2: Khảo sát hiệu suất thu hồi của phương pháp (rau mầm)...49V.3.6.Thí nghiệm TN3: Khảo sát khả năng hấp thụ As, Pb của rau mầm (phân+ raumầm)......................................................................................................................51

PHẦN 3: KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ.......................................................................56 I. Kết luận .................... ......................... ......................... ......................... ...............56II. Kiến nghị...........................................................................................................57

TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................59 PHỤ LỤC..................................................................................................................62 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 6: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 6/77

 Danh mục hình GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi  

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy v 

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Vị trí kim loại asen trong..............................................................................4Hình 2.2: Vị trí kim loại chì trong................................................................................7Hình 2.3: Sơ đồ về tương tác giữa ô nhiễm kim loại nặng..........................................14Hình 2.4: Nguồn và khả năng hút kim loại của cây trồng...........................................16Hình 2.5: Hình cải mầm.............................................................................................21Hình 2.6: Sơ đồ biểu diễn quy trình sản xuất rau mầm...............................................21Hình 2.7: Hình máy phổ hấp thụ nguyên tử-AAS.......................................................23Hình 2.8: Sơ đồ nguyên lí máy quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa......................26Hình 2.9: Sơ đồ nguyên lí hệ thống tạo hydrua kim loại.............................................27Hình 2.10: Máy tạo hợp chất hydrua GBC HG3000...................................................27Hình 2.11: Sơ đồ hệ thống Hy/FAAS.........................................................................28Hình 3.1: Sơ đồ chuẩn bị các dung dịch As trung gian...............................................39Hình 3.2: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa độ hấp thụ và nồng độ As. .................... 40Hình 3.3: Sơ đồ chuẩn bị các dung dịch Pb trung gian. ......................... ..................... 41Hình 3.4: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa độ hấp thụ và nồng độ Pb. .................... 42Hình 3.5: Quy trình phân tích mẫu.............................................................................44Hình 3.6: Than hóa mẫu trên bếp điện. ........................ ......................... ..................... 44Hình 3.7: Tro hóa mẫu trong lò nung.........................................................................44 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 7: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 7/77

 Danh mục bảng GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy vi 

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Tiêu chuẩn về hàm lượng của asen...............................................................5Bảng 2.2: Tiêu chuẩn về hàm lượng của chì.................................................................9Bảng 2.3: Bảng so sánh một số tính chất của phân hữu cơ với phân hóa học..............18Bảng 2.4: Tiêu chuẩn kim loại trong phân compost tại các nước Châu Âu (2004)......19Bảng 2.5: Tiêu chuẩn kim loại trong phân compost tại Mỹ so với Việt Nam..............20Bảng 2.6: Giới hạn phát hiện của phương pháp FAAS; GFAAS; CV/HyAAS. ..........28Bảng 3.1: Kết quả kiểm tra độ chính xác bước sóng của máy đối với Cu. ................. 32Bảng 3.2: Kết quả kiểm tra giới hạn định lượng của máy với dung dịch Cu..............33Bảng 3.3: Kết quả kiểm tra độ lặp lại của máy đối với As.........................................34Bảng 3.4: Kết quả kiểm tra độ lặp lại của máy đối với Pb. ........................................ 35Bảng 3.5: Kết quả kiểm tra độ lặp lại của máy đối với Cu......................................... 36Bảng 3.6: Kết quả kiểm tra giới hạn phát hiện của máy đối với As. ....................... ...37Bảng 3.7: Kết quả kiểm tra giới hạn phát hiện của máy đối với Pb............................ 38Bảng 3.8: Dãy dung dịch chuẩn làm việc của As. .................... ..................................39Bảng 3.9: Độ hấp thụ của dãy chuẩn As được đo trên máy.........................................40Bảng 3.10: Dãy dung dịch chuẩn làm việc của Pb......................................................41Bảng 3.11: Độ hấp thụ của dãy chuẩn Pb được đo trên máy.......................................41Bảng 3.12: Ký hiệu tên các mẫu phân hữu cơ. ...........................................................43Bảng 3.13: Độ hấp thu của As, Pb trong phân và phân+chuẩn đo được trên máy. ......45Bảng 3.14: Hiệu suất thu hồi của phương pháp đối với As trong phân. ................... ...46Bảng 3.15: Hiệu suất thu hồi của phương pháp đối với Pb trong phân........................46Bảng 3.16: Nồng độ As, Pb trong một số mẫu phân đo được trên máy.......................47  Bảng 3.17: Hàm lượng As, Pb trong các mẫu phân....................................................45Bảng 3.18: Độ hấp thu của As, Pb trong rau và rau+chuẩn đo được trên máy. ...........50Bảng 3.19: Hiệu suất thu hồi của phương pháp đối với As trong rau mầm. ................ 50

Bảng 3.20: Hiệu suất thu hồi của phương pháp đối với Pb trong rau mầm. ................ 51Bảng 3.21: Nồng độ As, Pb trong rau mầm+phân được đo trên máy..........................51 Bảng 3.22: Hàm lượng As, Pb trong các mẫu rau.......................................................51

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 8: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 8/77

 Bảng liệt kê từ viết tắt GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi  

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy vii 

BẢNG LIỆT KÊ TỪ VIẾT TẮT

AAS Atomic Absorption Spectrometry: phổ hấp thụ nguyên tử.

HG Hydride Generation: sự tạo hydrua.

FAAS Flame Atomic Absorption Spectrometry: quang phổ hấp thu nguyên tử

ngọn lửa.

CV-AAS Cold Vapor- Atomic Absorpion Spectrometry: phương pháp quang phổ

hấp thụ nguyên tử hơi lạnh.

GFAAS Graphite Furnace Atomic Absorpion Spectrometry: quang phổ hấp thu

nguyên tử với lò quang điện.

LOD Limit of Detection: giới hạn phát hiện.

LOQ Characteristic concentration: độ nhạy

s Standard Deviation: độ lệch chuẩn.

RSD Relative Standard Deviation: độ lệch chuẩn tương đối.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 9: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 9/77

 Phần mở đầu GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy 1 

PHẦN MỞ ĐẦU

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 10: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 10/77

 Phần mở đầu GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi  

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy 2 

I. Đặt vấn đề

Đất nước càng phát triển thì nhu cầu đời sống của con người càng được nâng

cao. Do đó trong sản xuất, con người không chỉ chú ý đến số lượng mà còn quan tâm

nhiều đến chất lượng nên nhu cầu sử dụng phân bón trong ngành nông nghiệp ngày

càng gia tăng. Điều này đã làm cho giá các loại phân tăng cao, kéo theo đó có nhiềuloại phân bón giả kém chất lượng cũng thường xuyên xuất hiện trên thị trường gây

thiệt hại lớn cho người nông dân. Mặt khác nếu sử dụng phân vô cơ thường xuyên sẽ

làm chai hoá đất, làm đất bị suy kiệt dinh dưỡng và về lâu dài sẽ gây hiện tượng thoái

hoá đất. Để khắc phục tình trạng này, các nhà sản xuất nông nghiệp có xu hướng sử

dụng phân bón hữu cơ thay thế cho phân vô cơ nhằm giảm chi phí sản xuất, góp phần

cải tạo đất, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên trong phân hữu cơ vẫn luôn chứa hàm lượng

lớn kim loại nặng, gây ảnh hưởng xấu đến cây trồng và sức khỏe con người. Trong đó,Pb và As là hai kim loại nặng có độ độc rất cao và hiện đang được cảnh báo rất nhiều.

Từ thực tiễn trên, tôi đã chọn đề tài “ Định lượng As, Pb trong một số loại

 phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử AAS”. 

II. Mục tiêu đề tài

Trong khuôn khổ của một luận văn tốt nghiệp đại học đề tài hướng tới mục tiêu:  

-  Khảo sát hàm lượng Pb, As trong một số loại phân hữu cơ.

Khảo sát khả năng hấp thụ Pb, As của rau mầm (cải mầm) khi đã bón phâncompost có nhiễm kim loại nặng.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 11: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 11/77

 Phần 1: Tổng quan GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi  

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy 3 

Phần 1: TỔNG QUAN

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 12: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 12/77

 Phần 1: Tổng quan GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi  

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy 4 

I. Đại cương về asen và chì

I.1. Sơ lược về asen

I.1.1. Tính chất của asen [12], [14], [20], [21] 

Hình 2.1: Vị trí kim loại asen trongbảng hệ thống tuần hoàn.

Asen (hay còn gọi là thạch tín) có kí hiệu hóa học là As, là nguyên tố nhóm V,

thuộc chu kì 4, xếp vị trí thứ 33 trong bảng hệ thống tuần hoàn.

Asen tồn tại ở bốn trạng thái oxi hóa khác nhau: (-3), (0), (+3), (+5), trong đó As+3 

và As+5 phổ biến nhất trong tự nhiên.

Asen là một á kim tồn tại ở nhiều dạng thù hình: màu vàng, màu đen, màu xám, có

nhiệt độ nóng chảy ở 817oC.

I.1.2. Ứng dụng một số hợp chất của asen [12], [21] 

-  As2O3: dạng bột kết tinh hoặc vô định hình, là chất hút ẩm, được sử dụng trong

kỹ nghệ thủy tinh, kỹ nghệ da, làm hoá chất diệt côn trùng.

-  As2O5  (pentoxit asen hay anhirit asen): dạng bột màu trắng, là chất hút ẩm,

được sử dụng trong kỹ nghệ thủy tinh, làm hoá chất trừ dịch hại.

-  AsCl3: là dung dịch dầu, màu vàng nhạt, được sử dụng trong một số kỹ nghệ

gốm.

-  Asen sunfua (sunfua đỏ As2S2, sunfua vàng As2S3): dùng trong kỹ nghệ sơn.

-  Muối đồng asenat được dùng làm tác nhân tạo màu trong các loại bánh kẹo.

-  Muối đồng asenit và acetoarsenit: có màu xanh lục dùng trong kỹ nghệ nhuộm

giấy.

-  Cromat đồng asenat (CCA): dùng trong việc xử lí gỗ do nó có tác dụng chống

lại nấm mốc, vi khuẩn, côn trùng phá hoại.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 13: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 13/77

 Phần 1: Tổng quan GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi  

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy 5 

I.1.3. Độc tính của asen

Liều lượng gây chết 50% động vật:

-  Chuột: 10-12 mg natri asenat /kg.

-  Gia cầm: 0,01-0,1 g natri asenat /con.

Lợn: 0,05-0,1 g natri asenat /con, 0,5-1 g As2O3/con-  Chó: 0,1-0,2 g As2O3/con.

-  Dê: 0,2-0,5 g natri asenat /con.

-  Trâu, bò, ngựa: 1-4 g natri asenat /con, 15-20 g As2O3/con

Liều gây hại đến con người:

-  Gây độc: 0,06 g/người.

-  Gây tử vong: 0,15 g/người.

Bảng 2.1: Tiêu chuẩn về hàm lượng của asen.

Tên Nồng độ As tối đa cho phép

 Nước dùng trong ăn uống 0,01 mg/L (Bộ Y Tế Việt Nam_năm 2002)

Sản phẩm rau tươi 0,2 mg/kg (FAO/WHO_1993)

Thực phẩm, thủy sản 0,5 mg/kg (Tiêu chuẩn Châu Âu)

Thức ăn hỗn hợp 2 mg/kg (TCCA_1999/29/E.C_29/4/1999)

Hóa chất dùng chế biến thực phẩm 3 mg/kg (TCVN)

I.1.4. Ảnh hưởng của asen đến sức khỏe của con người [2], [3], [6], [9], [15], [17]

As là một nguyên tố cần thiết cho con người.

-  As có khả năng kích thích tổng hợp AND trong tế bào Lymphocyte của

người, kích hoạt một số enzym, tăng methyl hoá P53 hoặc AND trong tế bào phôi

người.

 Nếu thiếu As thì sẽ biểu hiện các triệu chứng như: chậm phát triển, nồng độtaurin trong huyết thanh thấp, nồng độ polyamin trong gan giảm, hoạt tính riêng của s-

andenosyl methyonine decarbonsilase cũng giảm.

As là một độc chất nguy hiểm.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 14: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 14/77

 Phần 1: Tổng quan GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi  

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy 6 

-   Nếu sử dụng nguồn thức ăn, nước uống nhiễm asen ở hàm lượng vượt tiêu

chuẩn cho phép trong thời gian dài (10 năm) có thể gây ngộ độc và nhiều bệnh nguy

hiểm và có thể tử vong.

-  Các triệu chứng khi nhiễm độc asen như: da bị sậm màu, tăng sừng hóa và

ung thư da, to chướng gan, gây ra các tác động đến hệ thần kinh trung ương, bệnh đáyđường, cao huyết áp, bệnh tim, bệnh xơ gan, bệnh viêm cuống phổi và các bệnh hô

hấp khác. Đặc biệt, asen còn gây ra các bệnh ung thư như: ung thư phổi, ung thư bàng

quang, ung thư thận, ung thư mũi, ung thư ruột kết.

I.1.5. Phương pháp xác định asen [5], [7], [8], [11], [16], [18] 

I.1.5.1. Phương pháp Dietyldithiocarbamat Bạc

a. Nguyên tắc

As được khử thành Asin (AsH3) bằng Zn trong dung dịch axit HCl hay H2SO4 

và trong bình Gutzeit. Khí AsH3 được đưa qua ống rửa khí nhồi bông thủy tinh thấm

dung dịch axetat chì vào bình hấp phụ chứa Dietyldithiocarbamat Bạc hòa tan trong

Piridin hoặc Cloroform. As phản ứng với muối Ag tạo ra dung dịch màu đỏ để so màu.

b. Định tính

Dựa vào màu của dung dịch được tạo thành do As phản ứng với muối Ag.

c. Định lượng

Lập một dãy dung dịch chuẩn với các nồng độ As tăng dần như sau: 0, 1, 2, 5,

10 mg/L với lượng thuốc thử, độ axit và các điều kiện như nhau. Đo mật độ quang A

và vẽ đồ thị mật độ quang theo nồng độ As chuẩn. Tiếp theo đo mật độ quang của

dung dịch As cần phân tích (trong cùng điều kiện như dung dịch chuẩn). Dựa vào

đường chuẩn ta tính được nồng độ As.

I.1.5.2. Phương pháp phổ Plasma (ICP-AES, ICP-MS)

a. Nguyên tắc

Dung dịch mẫu được phun dưới dạng sương (sol khí) vào dòng Plasma có

nhiệt độ từ 6000oK đến 8000oK tạo thành dạng hơi As nguyên tử. Đo cường độ phát

xạ của As ở bước sóng 193,7 nm.

b. Ưu điểm

-  Giới hạn phát hiện thấp (nanogam đến picogam).

-  Khoảng tuyến tính rộng.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 15: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 15/77

 Phần 1: Tổng quan GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi  

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy 7 

-  Độ chính xác cao.

c. Khuyết điểm

Chỉ phân tích được những mẫu có nồng độ As cao (> 50 µg/L).

I.1.5.3. Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử với lò nhiệt điện

a. Nguyên tắc

Tiêm một lượng mẫu chính xác vào lò. Tại đây mẫu sẽ được sấy khô, rồi tro

hóa, cuối cùng muối As bị phân ly và chuyển sang trạng thái As nguyên tử ở 2500oC.

Đo độ hấp thụ của As ở bước sóng 193,7 nm. 

b. Ưu điểm

-  Đơn giản

-  Độ chính xác khá cao.

c. Khuyết điểm

Dễ bị nhiễu.

I.2. Sơ lược về chì

I.2.1. Tính chất của chì [14], [20], [21] 

Hình 2.2: Vị trí kim loại chì trongbảng hệ thống tuần hoàn.

Chì ký hiệu là Pb, xuất phát từ tiếng Latinh là Plumbum là nguyên tố nhóm IV,

thuộc chu kỳ 6, xếp thứ 82 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.

Chì có hai trạng thái oxi hóa bền chính là Pb(II) và Pb(IV). Trong môi trường, chìtồn tại chủ yếu dưới dạng ion Pb trong hợp chất vô cơ và hữu cơ.

Chì là kim loại yếu, khá mềm, màu xám, dẫn điện, dễ cán mỏng, dễ cắt và dễ định

hình, có nhiệt độ nóng chảy là 327oC, nhiệt độ sôi là 1744oC.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 16: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 16/77

 Phần 1: Tổng quan GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi  

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy 8 

I.2.2. Ứng dụng một số hợp chất của chì [14], [21] 

-  PbO: có 2 dạng α-PbO có màu đỏ và β-PbO có màu vàng, dạng tinh thể, ít tan

trong nước dùng làm nguyên liệu sản xuất ắcquy chì, dụng cụ quang học, chế tạo thủy

tinh, phối liệu để nấu pha lê.

PbO2: dạng tinh thể màu nâu-đen, là chất oxi hóa mạnh, có trong thuốc sáttrùng.

-  Pb(OH)2: là bột trắng, ít tan trong nước, tan trong NaOH thành Na2PbO2.

-  Pb3O4 ( minium chì): là chất bột màu đỏ, không tan trong nước, rất độc, dùng

để sản xuất thủy tinh, giấy bọc, men đồ sứ, làm chất màu pha sơn.

-  2PbCO3.Pb(OH)2: là dạng muối chì màu trắng được dùng để trộn với sơn dầu

nhằm chống ẩm, mốc.

-  Pb(N3)2: một trong những thuốc mồi nổ quan trọng.

-  Pb[C2H5]4, Pb[CH3]4: rất độc, là chất chống kích nổ thông dụng cho nhiên liệu

động cơ, dùng làm phụ gia nhằm nâng cao chỉ số octan của xăng.

-  PbS: dùng chế tạo kim loại, sơn, vecni.

-  PbCl2: bột màu trắng thêm oxi thành màu vàng làm bột màu.

-  PbSO4: bột màu trắng, tan trong nước, dùng để pha sơn.

-  PbCO3: bột màu trắng, dùng để pha sơn.

-  Chì stearat: dùng trong công nghiệp chế biến chất dẻo.

I.2.3. Độc tính của chì

Liều gây hại cho cây trồng:

-  5-10 mg/kg: rễ rau muống bị đen, thối dần, rụng lá và chết.

-  0,31 mg/kg: lúa chết 50%, 0,44 mg/kg: lúa chết 100%.

Liều gây độc của axetat chì đối với các loài động vật:

-  Gà: 320 mg/kg.

-  Lợn: 10-25 g/con.

-  Cừu, dê: 20-25 g/con.

-  Bò: 50-100 g/con.

-   Ngựa: 500-700 g/con.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 17: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 17/77

 Phần 1: Tổng quan GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi  

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy 9 

Liều gây hại đến con người:

-   Nhiễm độc nặng khi hấp thụ chỉ một lần: 10 mg.

-   Nhiễm độc mãn tính khi hấp thụ mỗi ngày: 1 mg.

-  Tử vong khi hấp thụ chỉ một lần: 1000 mg.

Bảng 2.2: Tiêu chuẩn về hàm lượng của chì.

Tên Nồng độ Pb tối đa cho phép

Không khí 1 µg/m3 

Đất 1 mg/kg.

 Nước sinh hoạt 0,005 mg/L.

Sản phẩm rau tươi 0,5-1 mg/kg (FAO/WHO_1993)

Thức ăn hỗn hợp 5 mg/kg (TCVN 7602:2007_AOAC 972.25)

I.2.4. Ảnh hưởng của chì đến sức khỏe con người [2], [3], [6], [9], [15], [17] 

-  Chì phá huỷ myelin của các dây thần kinh ngoại biên làm giảm sự dẫn truyền

thần kinh vận động và tác động mạnh lên hệ thống thần kinh trung ương, gây xáo trộn

sự trao đổi ion ở não, phá hủy não, làm teo vỏ não, tràn dịch não, gây tai biến não, ngu

đần.

-  Gây ức chế mọi hoạt động của hệ thống enzym, nhất là enzym vận chuyển

hydro, gây trở ngại cho quá trình tổng hợp enzym.

-   Ngăn cản quá trình cung cấp oxi để oxi hóa glucozơ tạo năng lượng cho sự

sống, làm cơ thể mệt mỏi, nếu lớn hơn sẽ gây thiếu máu do thiếu hemoglobin.

-  Gây rối loạn tổng hợp HEM (hồng cầu máu), là tác nhân phá hủy hồng cầu, ảnh

hưởng đến tế bào, làm giảm tuổi thọ hồng cầu.

-  Làm rối loạn tiêu hóa, tạo ra những cơn đau bụng chì do táo bón, tăng

copropophinin niệu.

-  Kìm hãm chuyển hóa canxi bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua sự kìm

hãm chuyển hóa vitamin D gây bệnh đau khớp, bệnh liệt, tương tác với photphat trong

xương, truyền vào các mô mềm của cơ thể và gây độc.

-  Ảnh hưởng đến trực khuẩn của võng mạc, giảm thị.

-  Gây rối loạn chức năng thận, tổn thương ống thận dẫn đến bệnh thận mãn tính.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 18: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 18/77

 Phần 1: Tổng quan GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi  

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy 10 

-   Ngoài ra, chì còn là nguyên nhân gây ra các bệnh về: sinh sản, nội tiết, nhiễm

sắc thể và nặng có thể gây tử vong.

I.2.5. Phương pháp xác định chì [5], [7], [8], [11], [16], [18] 

I.2.5.1. Phương pháp khối lượng

a. Nguyên tắc

Để xác định khối lượng của nguyên tố trong phân tử đã biết trước khối lượng ta

tách hoàn toàn nguyên tố đó ra khỏi các cấu tử khác dưới dạng một chất ít tan và có

thành phần xác định. Dựa vào khối lượng phân tử ban đầu và khối lượng của hợp chất

mới tạo thành để tính khối lượng hoặc hàm lượng % của nguyên tố cần xác định.

b. Định tính

Dựa vào màu của kết tủa Pb và thuốc thử.

c. Định lượng

Thực hiện phản ứng tạo kết tủa Pb2+ với các gốc SO42-, CrO4

2-, MoO42-, OH- 

hoặc I-. Đem lọc, rửa sạch và sấy kết tủa đến khối lượng không đổi, sau đó đem cân.

Từ lượng cân và căn cứ vào công thức hóa học của kết tủa ta sẽ tính được hàm lượng

của nguyên tố Pb cần xác định.

d. Ưu điểm

Đơn giản, rẻ tiền , dễ thực hiện.

e. Khuyết điểm

-  Thời gian phân tích quá dài, phải qua nhiều giai đoạn, động tác phân tích phức

tạp.

-  Chỉ áp dụng cho các đối tượng đơn giản, có phân tử lượng lớn và trung bình.

-  Độ chọn lọc thấp, độ chính xác không cao.

I.2.5.2. Phương pháp phân tích thể tích

a. Nguyên tắc

Xác định lượng chất cần phân tích trong mẫu phân tích dựa trên thể tích của

dung dịch chuẩn đã biết trước nồng độ cần phải tác dụng vừa đủ với chất cần phân tích

trong dung dịch mẫu cần xác định. Hàm lượng chất cần phân tích trong dung dịch mẫu

được xác định dựa vào thể tích và nồng độ của dung dịch chuẩn và theo định luật

đương lượng.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 19: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 19/77

 Phần 1: Tổng quan GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi  

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy 11 

b. Định tính

Dựa vào màu dung dịch hay màu kết tủa của Pb phản ứng với thuốc thử.

c. Định lượng

Kết tủa cromat chì trong dung dịch axetat amoni đã được axit hóa bằng

CH3COOH rồi hòa tan nó bằng hỗn hợp clorua (NaCl + HCl) sau đó thêm một lượng

vừa đủ KI vào dung dịch và chuẩn độ lượng I2 thoát ra bằng Na2S2O3. Dung dịch từ

màu tím chuyển sang không màu. Từ lượng thể tích của Na2S2O3 đã dùng ta sẽ tính

được lượng Pb cần xác định theo công thức:

 pt 

chch pt  V 

V C C 

   

d. Ưu điểm

Đơn giản, rẻ tiền , dễ thực hiện.

e. Khuyết điểm

-  Giới hạn phát hiện lớn.

-  Chỉ phân tích được đa lượng.

I.2.5.3. Phương pháp cực phổ

a. Nguyên tắc

Sự biến thiên chiều cao của sóng cực phổ hay cường độ dòng theo sự thay đổi

thể áp vào hai điện cực trong quá trình điện phân trên điện cực chỉ thị giọt thủy ngân.

Trong đó thế của Pb là 0,41V. 

b. Định tính

Dựa vào giá trị thế bán sóng (E1/2) để định tính. Trong điều kiện thực nghiệm

xác định, ta ghi giá trị thế bán sóng cực phổ của cấu tử khảo sát và xác định giá trị thế

 bán sóng, so sánh với trị số thế bán sóng chuẩn được xác định trong cùng điều kiện.

Từ đó có thể biết được nguyên tố cần xác định.

c. Định lượng

Ta có thể dùng phương pháp đường chuẩn, phương pháp mẫu chuẩn, hoặc

 phương pháp thêm. Khi sử dụng phương trình nếu có ảnh hưởng của dòng dư, ta phải

loại bỏ dòng dư bằng cách lấy chiều cao đo được trừ cho chiều cao của dòng dư thì ta

được giá trị chiều cao thật.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 20: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 20/77

 Phần 1: Tổng quan GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi  

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy 12 

 

Phương pháp đường chuẩn

Ghi các cực phổ đồ của các dung dịch chuẩn. Dựa vào chiều cao h và nồng độ

C để vẽ đường chuẩn. Dựa vào chiều cao sóng cực phổ của mẫu phân tích (ghi trong

cùng điều kiện với điều kiện ghi cực phổ mẫu chuẩn). Từ đó xác định nồng độ của

chất cần phân tích theo mẫu chuẩn.

  Phương pháp mẫu chuẩn

Ghi cực phổ đồ của một dung dịch chuẩn (Cch) rồi xác định chiều cao của sóng

cực phổ mẫu chuẩn (hch), sau đó ghi cực phổ mẫu phân tích (trong cùng điều kiện) có

nồng độ Cx và xác định chiều cao hx của sóng cực phổ đó. Tính nồng độ của dung dịch

 bằng công thức:

ch

 xch x

ch

 x

ch

 x

h

hC C 

h

h

C   

  Phương pháp thêm

Rót vào bình điện phân một thể tích xác định dung dịch chất cần phân tích (C)

và ghi sóng cực phổ của chất cần xác định trong điều kiện thích hợp, xác định dược

chiều cao sóng cực phổ hx. Sau đó thêm vào dung dịch 1-3 mL dung dịch chuẩn chất

cần phân tích và ghi phổ đồ lần nữa, ta nhận được sóng tổng số có chiều cao h ts. Nồng

độ chất cần phân tích tính theo công thức:

th

 x

th

 x

h

h

C  với hth = hts - hx 

d. Ưu điểm

-  Có độ nhạy cao, có thể xác định được những lượng rất nhỏ tạp chất có lẫn trong

hợp chất mà ta không thể phân tích được bằng các phương pháp hóa học thông thường

khác.

-  Phân tích được nhiều nguyên tố khác nhau trong cùng một dung dịch mà không

cần tách chúng ra.

-  Có thể tiến hành lặp lại hàng loạt các phép đo trong cùng một dung dịch.

-  Phân tích vi lượng.

-  Loại bỏ được sai số chủ quan, phân tích nhanh.

e. Khuyết điểm

Sử dụng thủy ngân rất độc.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 21: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 21/77

 Phần 1: Tổng quan GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi  

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy 13 

I.2.5.4. Phương pháp trắc quang

a. Nguyên tắc

Dựa trên khả năng tạo phức màu của chất cần phân tích với một thuốc thử nào

đó. Đo độ hấp thụ quang của phức màu ta sẽ biết được nồng độ của chất phân tích.

b. Định tính

Qua việc so sánh màu của dung dịch chất cần phân tích với màu của dãy dung

dịch chuẩn. Ngoài ra còn có thể so sánh các bước sóng cực đại hấp thụ của chất cần

 phân tích với dung dịch chuẩn.

c. Định lượng bằng Dithizon

Mẫu được phân hủy trong môi trường axit, thêm citrat-cyanua amon và

Dithizon vào, sau đó lắc chiết bằng Chloroform. Dithizonat chì tạo thành có màu đỏ

tía. Đo cường độ màu tại bước sóng 510 nm. Từ cường độ màu đo được kết hợp với

đường chuẩn ta suy ra nồng độ chì cần xác định.

d. Ưu điểm

-  Có thể loại trừ được ảnh hưởng của các ion lạ có trong dung dịch phân tích.

-  Đơn giản, độ nhạy khá cao, có thể phát hiện với nồng độ 0,2 µg/L.

-  Không cần tách các chất cần phân tích ra khỏi hỗn hợp trước khi phân tích.

e. Khuyết điểm

Dung dịch thuốc thử có thể tạo màu với các tạp chất lẫn trong dung dịch phân

tích vì thế cần chọn thuốc thử đặc trưng cho chất cần phân tích hoặc phải dùng các

dung dịch che các tạp chất.

II. Ảnh hưởng của kim loại nặng

II.1. Các con đường làm cho kim loại xâm nhập vào đất nông nghiệp

và cây trồng [19] 

Kim loại tìm thấy trong đất nông nghiệp và cây trồng có nguồn gốc khác nhau,

hoặc do bản chất tự nhiên, hoặc do các hoạt động của con người. Các nguồn gốc của

kim loại xâm nhập vào đất nông nghiệp và cây trồng được thảo luận dưới đây: 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 22: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 22/77

 Phần 1: Tổng quan GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi  

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy 14 

Hình 2.3: Sơ đồ về tương tác giữa ô nhiễm kim loại nặng

trong môi trường đất và thực vật.

II.1.1. ĐấtCác kim loại vẫn luôn có sẵn tự nhiên trong đất. Hàm lượng kim loại tự nhiên

(nền) trong đất phụ thuộc vào yếu tố đá mẹ tạo thành đất và rất thay đổi. Ngoài ra, các

hoạt động sản xuất của con người cũng thải ra một lượng lớn chất thải kim loại, đặc

 biệt là kim loại nặng vào môi trường đất.

Dung dịchđất

Ô nhiễm kim loại nặng

Môi trường đất Th c vật

Phát tán ra n oài ít

Mất do bayhơi

Cành lá

Thâncây

H t

VSV

Sinh khối

Phức hợpvới mùn

RễHấp thụ

Rửa trôi

Tích lũy trong rễMôi trườngvùng rễ cây

Bó mạchtrong thân

Phân bón, thuốc trừ sâu bệnh, chất thải rắnChất thải do nhiễm không khí

Bùn cống rãnh Nước thải

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 23: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 23/77

 Phần 1: Tổng quan GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi  

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy 15 

 Nguồn gốc chính của kim loại nặng trong chất thải:

-  Các loại bình điện (pin, ac quy) có mức chất thải kim loại nặng cao nhất:

93% tổng số lượng Hg, khoảng 45% số lượng Cd.

-  Sắt phế liệu chứa khoảng 40% số lượng Pb, 30% Cu, 10% Cr.

Các chất thải mịn (< 20 mm) chứa 43% Cu thải, 20% Pb và 12% Ni.-  38% Cd thải và 25% Ni là từ chất dẻo.

-   Ni có trong các loại thành phần rác, trong đó có 6 loại rác chứa trên 10% Ni.

II.1.2. Nước

Mưa và nước tưới có chứa hàm lượng kim loại rất nhỏ. Tuy nhiên cần cẩn thận

khi sử dụng nước nếu chúng có nguồn gốc từ các khu khai thác mỏ, khu công nghiệp,

nước thải từ các nhà máy hoặc ở các khu vực nông nghiệp thâm canh hoặc nước sông

ở cuối dòng của các khu vực nói trên để tưới cho cây trồng bởi vì đây là những nguồn

nước có thể bị nhiễm bẩn kim loại.

II.1.3. Không khí

 Nồng độ kim loại trong không khí ở những nơi gần các khu công nghiệp (các

khu vực luyện kim, đúc và đường cao tốc) thì có thể cao hơn. Hầu hết các khu vực sản

xuất nông nghiệp có hàm lượng kim loại xâm nhập vào đất từ không khí là rất nhỏ.

II.1.4. Phân bón

Kim loại thường có trong phân bón nhằm gia tăng sự phát triển và năng suất

cây trồng. Tuy nhiên, một số kim loại không mong muốn và là chất gây ô nhiễm chính

trong phân bón được quan tâm. Cd được tìm thấy trong trầm tích chứa Zn và P, bởi

vậy nó thường có trong các loại phân lân. Phân rác ở Việt Nam thường là sự tổng hợp

của rác thải nông hộ, thương mại, công nghiệp và những vật liệu kim loại phế thải ví

dụ từ quá trình mạ sắt, mạ crom có chứa As, Pb, Hg, Cr,...ở nồng độ khá cao.

II.2. Quá trình hấp thụ kim loại của cây trồng

Kim loại là những nguyên tố thường không bị phân huỷ, về cơ bản chúng tồn

tại trong môi trường mãi mãi. Vì thế dù chỉ một lượng nhỏ kim loại bón vào đất thì

chúng cũng sẽ tích tụ dần dần trong đất theo thời gian. Chỉ có một con đường tự nhiên

duy nhất làm giảm sự tích tụ của kim loại theo thời gian thông qua các quy luật tự

nhiên đó là quá trình xói mòn và rửa trôi.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 24: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 24/77

 Phần 1: Tổng quan GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi  

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy 16 

Cây trồng tích tụ nhiều kim loại và dinh dưỡng từ đất, nhìn chung khi hàm

lượng kim loại trong đất tăng thì hàm lượng kim loại cây hút lên cũng tăng theo.

Hình 2.4: Nguồn và khả năng hút kim loại của cây trồng.

II.3. Tác hại của dư lượng kim loại trong đất nông nghiệp và cây trồng 

Các kim loại có mặt ở một nồng độ rất cao trong đất nông nghiệp có thể gây rahai vấn đề chính:

-  Giảm khả năng nảy mầm, sinh trưởng và năng suất cây trồng, giảm các hoạt

động có lợi của vi sinh vật đất (ví dụ vi khuẩn) giảm sự sống và tái sinh của động vật

đất (ví dụ giun).

-  Giảm chất lượng nông sản, thực phẩm phục vụ vật nuôi và con người. Những

rắc rối đầu tiên thường gây ra bởi các kim loại như Co, Cr, Cu, Hg, Ni, Pb và Zn. Sau

đó là những vấn đề gây ra bởi Cd và As. Cd và As có điểm bất thường là nồng độtrong cây gây độc cho con người thấp hơn nhiều nồng độ mà cây bị độc. Trong khi đó

đối với các kim loại khác, nồng độ độc ở cây trồng thấp hơn nồng độ đối với con

người. Điều này đã tạo nên khả năng là Cd và As nguy hiểm hơn đối với sức khoẻ con

người so với các loại kim loại khác đã nói ở trên.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 25: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 25/77

 Phần 1: Tổng quan GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi  

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy 17 

III. Đại cương về phân bón hữu cơ và rau mầm

III.1. Đại cương về phân hữu cơ [24], [25], [26], [27] 

III.1.1. Khái niệm về phân hữu cơ khoáng

Phân hữu cơ khoáng là loại phân sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ, được trộn

thêm một hay nhiều yếu tố dinh dưỡng, trong đó có ít nhất một yếu tố dinh dưỡng đalượng.

III.1.2. Khái niệm về phân compost

Phân hữu cơ vi sinh là sản phẩm được sản xuất từ rác thải sinh hoạt (trừ các

chất rắn khó phân hủy như nilon, vữa, xỉ than...), chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh

vật sống được tuyển chọn đạt tiêu chuẩn đã ban hành, nhằm cung cấp chất dinh dưỡng

cho cây trồng, cải tạo đất, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng nông sản. Phân

hữu cơ vi sinh từ rác thải sinh hoạt không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người,động vật, thực vật, môi trường sống và chất lượng nông sản.

III.1.3. Vai trò của phân hữu cơ đối với độ phì nhiêu của đất

Trong điều kiện nhiệt đới ẩm của nước ta thì tốc độ khoáng hoá hữu cơ trong

đất rất cao, nếu không có biện pháp bổ sung phân hữu cơ cho đất thì độ phì nhiêu của

đất sẽ giảm sút rất nhanh. Thêm vào đó, việc sử dụng phân hoá học không cân đối,

thâm canh với cường độ cao mà không chú ý bón bổ sung chất hữu cơ cho đất, về lâu

dài có khả năng làm cho đất hoá chua và sẽ sinh ra hiện tượng thiếu hụt, mất cân đối

nhất là đối với các nguyên tố vi lượng. Khi độ phì tự nhiên của đất giảm sút thì dù bón

nhiều phân hoá học, năng suất cây trồng cũng như hiệu quả kinh tế của việc sử dụng

 phân vẫn giảm thấp.

Bón phân hữu cơ sẽ giúp cải thiện và ổn định kết cấu của đất, làm cho đất tơi

xốp, cung cấp nguồn dinh dưỡng tổng hợp cho đất như: đạm, lân, kali, các nguyên tố

vi lượng... cho cây trồng, giúp tăng cường hoạt động vi sinh vật trong đất.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 26: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 26/77

 Phần 1: Tổng quan GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi  

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy 18 

III.1.4. So sánh phân hữu cơ và phân hóa học

Bảng 2.3: Bảng so sánh một số tính chất của phân hữu cơ với phân hóa

học. 

III.1.5. So sánh tiêu chuẩn kim loại trong phân compost ở Việt Nam và tiêu chuẩn

quốc tế

Ở Châu Âu và Mỹ, tiêu chuẩn kỹ thuật compost mới chỉ thực sự được quan tâm

từ năm 1985 do trước đó quan niệm compost như chất dưỡng đất và chưa có các yêu

Phân hữu cơ Phân hóa học

1

Chứa nhiều nguyên tố đa lượng cũng như

vi lượng như: N, P, K, Mg, Ca, Co, Si, B,

Fe, Mo, Zn, Mn, S, C, H, CI, O.

Chỉ có N-P-K và một lượng nhỏ Mg,

Ca.

2Có nhiều vi sinh vật và enzyme giúp sản

sinh nhiều dưỡng chất có ích cho cây.Không có các vi sinh vật trong phân

3 Nguồn nguyên liệu sản xuất từ hữu cơ Nguồn nguyên liệu chính là kaolin,làm cho đất bị mất oxi sau thời gian

dài sử dụng.

4 Khả năng lưu giữ trong đất cao Khả năng lưu giữ thấp khi trời mưa

5 Không làm thay đổi pH của đất (pH=6-7) Đất có tính axit

6Phân có hiệu lực chậm, khoảng 70-100

ngày.

Phân có hiệu lực nhanh, khoảng 30-50

ngày.

7Làm tăng khả năng lưu giữ phân hóa học

cho đất, giúp đất tơi xốp, chống xói mòn.

Làm tăng hàm lượng nitrat, nitrite

trong cây trồng, giảm chất lượng nông

sản.

8 Giúp cây trồng phất triển tốtGiảm chất lượng cây trồng khi lạm

dụng quá mức

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 27: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 27/77

 Phần 1: Tổng quan GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi  

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy 19 

cầu cụ thể. Khi công nghiệp compost gắn liền với các hoạt động tái chế chất thải thì

điều tra nghiên cứu chất lượng phân compost được tiến hành đều đặn, chú trọng đến

chất lượng phân compost từ rác có kiểm soát hoặc từ rác trộn lẫn lộn và trộn với bùn

thải, đưa ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về kim loại nặng. Các nghiên cứu đưa ra Quy

định về tiêu chuẩn sử dụng phân compost được tiến hành khi đánh giá cách thức lây

nhiễm độc và phân tích rủi ro cho môi trường đất, cho sức khỏe cộng đồng để đề xuất

chất lượng phân compost và đất khi có ảnh hưởng không lợi. Dữ liệu khoa học hiện có

về nồng độ kim loại trong đất, phân bón và các chất hữu cơ nguy hại được lấy làm cơ

sở xây dựng các tiêu chuẩn phân compost theo hướng phù hợp với thực tiễn sản xuất

và bảo vệ môi trường đất, có hướng dẫn xây dựng tiêu chuẩn phân compost từ rác

quản lí tại nguồn hoặc compost từ chất thải nông nghiệp. Nồng độ giới hạn của kim

loại trong phân compost xác định trên cơ sở tải lượng giới hạn cho phép của kim loại

trong đất và tích lũy kim loại trong đất từ đó đề ra các tiêu chuẩn kim loại trong phân

compost của Châu Âu và Mỹ so sánh với tiêu chuẩn của Việt Nam.

Bảng 2.4: Tiêu chuẩn kim loại trong phân compost tại các nước Châu Âu

(2004).

Hàm lượng kim loại trong phân

(mg/kg chất khô)

Tên nước

As Pb Hg CdÁo - 120 0,7 1

Bỉ (Bộ NN chứng nhận) - 120 1 1,5

Anh (Chứng chỉ) - 150 1 1,5

Đức - 150 1 1,5

Hà Lan 15 100 0,3 1

Đề nghị chung của EU 2004 13 130 0,45 1,3

Một số nước đã kiến nghị mức tiêu chuẩn kim loại khắt khe hơn trên cơ sở lấy

hàm lượng kim loại nặng điển hình trong đất trồng rau để áp dụng cho phân compost

từ rác phân loại tại nguồn khi nhận thấy có xu hướng lạm dụng, sử dụng compost liều

cao bón cho rau quả.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 28: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 28/77

 Phần 1: Tổng quan GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi  

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy 20 

Ở Việt Nam, có tiêu chuẩn ngành 10TCN526 năm 2000 quy định tiêu chuẩn

 phân hữu cơ từ rác sinh hoạt và TCVN 7185-2002 cho phân hữu cơ vi sinh. Gần đây,

Bộ NN & PTNT đã có quy định chặt chẽ đối với việc kinh doanh sản xuất phân hữu cơ

từ rác sinh hoạt (QD100/2008) chú trọng đến nồng độ giới hạn của bốn kim loại (As <

2 mg/kg, Cd < 2,5 mg/kg, Pb < 250 mg/kg, Hg < 2 mg/kg).

Bảng 2.5: Tiêu chuẩn kim loại trong phân compost tại Mỹ so với Việt Nam.

Hàm lượng kim loại

trong phân compost

loại A tại Mỹ (ppm)

Hàm lượng kim loại trong phân compost

tại Việt Nam (ppm)

Kim loại

QĐ100/2008 10TCN526BNN-PTNT

TCVN 7185

As 13 2 - -Cd 3 2,5 - 2,5

Hg 0,8 2 2 2

Pb 50 250 200 200

Bảng 2.4 và 2.5 cho thấy, quy định về hàm lương Hg, Pb của các nước Châu Âu

và Mỹ cao hơn so với Việt Nam. Cadimi tại các nước Châu Âu yêu cầu khắt khe hơn

với hàm lương nhỏ hơn 1,3 mg/kg so với của Việt nam là 2,5 mg/kg và Mỹ là 3 mg/kg.

Châu Âu không có nhiều vấn đề về hàm lượng As (trừ Ý có tiêu chuẩn As < 10 mg/kg,

Đan Mạch, Hà Lan < 15 mg/kg, tiêu chuẩn chung là 13 mg/kg). Tiêu chuẩn cho phép

về As của Mỹ là 13 mg/kg cao hơn của Việt Nam là 2 mg/kg.

III.2. Đại cương về rau mầm (cây cải mầm) [1] 

III.2.1. Khái niệm rau mầm

Rau mầm là những loại hạt giống rau thông thường được trồng cực ngắn ngày

(5-7 ngày), thu hoạch khi hạt nảy mầm hình thành một cây rau, rất an toàn và bổ

dưỡng.

Do rau mầm được trồng trên bột xơ dừa xay nhuyễn trộn với tro trấu và được

hấp ở nhiệt độ 100oC để tiệt trùng nên không sợ bị nhiễm kim loại nặng như trồng trên

đất. Rau mầm có nhiều loại do được gieo trồng bằng các loại hạt giống khác nhau như:

cải củ, cải xanh, cải ngọt, rau muống, rau dền và các loại rau ăn lá khác.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 29: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 29/77

 Phần 1: Tổng quan GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi  

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy 21 

III.2.2. Sơ lược về cải mầm

Tên tiếng Anh: Radish 

Tên khoa học: Raphanus sativus (L.)

Họ bầu bí: Cruciferae

Hình 2.5: Hình cải mầm. 

Cải mầm có thân trắng và lớn hơn so với mầm bình thường. Sự khác biệt nàycủa cải mầm có thể gây khó khăn khi chuyển tiếp sang giai đoạn phát triển khác.

 Nhưng cũng nhờ vào chính đặc điểm đó (thân mầm dài hơn) đã cho ta sản phẩm mầm

rau chứa nhiều giá trị dinh dưỡng nhất. Việc thu hoạch và sử dụng cải mầm được tiến

hành khi chúng bắt đầu giai đoạn phát triển (kết thúc giai đoạn mầm).

III.2.3. Quy trình sản xuất rau mầm an toàn

Hình 2.6: Sơ đồ biểu diễn quy trình sản xuất rau mầm.

Nảy mầm &tăng trưởng

Thu hoạch

Làm lạnh

Rửa rau

Đóng góiTrữ lạnh

Phân phối

Ngâm hạt Gieo hạt

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 30: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 30/77

 Phần 1: Tổng quan GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi  

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy 22 

1- Ngâm hạt cải trong nước sạch khoảng 2 giờ (nước ấm 2 sôi: 3 lạnh)

2- Giá thể xơ dừa (tro trấu) đã được ngâm trong nước 30 phút; vớt ráo đựng

trong hộp nhựa vuông 20x20x10cm với độ dầy 1cm; đậy hai lớp giấy thấm bên trên

mặt tro trấu.

3- Rải hột cải đã ngâm lên giấy thấm đó, cào hột ra cho đều, để trong ánh

sáng nhẹ, tưới nước mỗi ngày.

Sau 5-7 ngày cải mầm cao khoảng 11-13 cm là có thể thu hoạch được

Điều kiện trồng: nhiệt độ 25-30oC, ẩm độ 60-65%, tối hoặc ánh sáng nhẹ

trong nhà và thoáng khí.

III.2.4. Lợi ích của rau mầm

Rau mầm được sản xuất theo quy trình kỹ thuật đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn,

được trồng trên nhiều loại giá thể như xơ dừa, tro trấu, giá ăn...không trồng trên đất

nên không bị ảnh hưởng bởi chất thải công nghiệp và hoàn toàn không chứa dư lương

kim loại nặng. Những giá thể này lại không làm ô nhiễm môi trường, sau khi trồng rau

mầm có thể dùng làm phân bón, rất tốt cho cây trồng.

Quy trình trồng rau mầm đơn giản với chi phí thấp. Hạt giống rất đa dạng và

 phong phú, được bán rộng khắp trên thị trường với giá thành rẻ. Thời gian sinh trưởng

rau mầm nhanh chỉ sau 6-7 ngày gieo hạt ta có thể thu hoạch và việc thu hoạch cũng

khá dễ dàng với dụng cụ đơn giản. Những đặc điểm này rất phù hợp cho mô hình sản

xuất tại gia đình.

Rau mầm không những giúp tăng thêm thu nhập cho gia đình mà còn mang lại

giá trị dinh dưỡng cao cho người sử dụng vì có chứa nhiều vitamin E, chống độc đặc

 biệt rất dễ tiêu hóa và hấp thụ vào cơ thể. Hơn nữa việc trồng rau mầm còn giúp ta có

thể thư giãn, giảm bớt stress.

Bên cạnh nhiều lợi ích thì rau mầm vẫn còn một số nhược điểm, nguồn hạt

giống chưa được đảm an toàn sẽ làm giảm chất lượng rau, lượng nước khó điều chỉnh

sẽ làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của rau. Mặt khác rau mầm dễ bịnhiễm bệnh và khó bảo quản, mau héo vì thân rau quá non, năng suất lại không cao.

IV. Giới thiệu về phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử

IV.1. Phương pháp AAS [4],[18] 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 31: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 31/77

 Phần 1: Tổng quan GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi  

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy 23 

IV.1.1. Nguyên tắc phép đo AAS

Phương pháp phân tích dựa trên cơ sở đo phổ hấp thụ nguyên tử của một

nguyên tố được gọi là phép đo phổ hấp thụ nguyên tử. Cơ sở lí thuyết của phép đo này

là sự hấp thụ năng lượng của nguyên tử tự do ở trong trạng thái hơi (khí) khi chiếu

chùm tia bức xạ qua đám hơi của nguyên tố đó trong môi trường hấp thụ. Vì thế cần

 phải thực hiện các quá trình sau:

a. Chuyển mẫu phân tích từ trạng thái ban đầu (rắn hay dung dịch) thành trạng

thái hơi của nguyên tử tự do. Đó là quá trình hóa hơi và nguyên tử hóa mẫu. Nhờ đó ta

có được đám hơi của các nguyên tử tự do của các nguyên tố trong mẫu phân tích. Đám

hơi này chính là môi trường hấp thụ bức xạ và sinh ra phổ hấp thụ nguyên tử.

 b. Chiếu chùm tia sáng bức xạ đặc trưng của nguyên tố cần phân tích qua đám

hơi nguyên tử vừa điều chế được ở trên. Các nguyên tử của nguyên tố cần xác định

trong đám hơi đó sẽ hấp thụ những tia bức xạ những tia bức xạ nhất định và tạo ra phổ

hấp thụ của nó. Phần cường độ của chùm tia sáng đã bị một loại nguyên tử hấp thụ là

 phụ thuộc vào nồng độ của nó trong môi trường hấp thụ. Nguồn cung cấp chùm tia

sáng phát xạ của nguyên tố cần nghiên cứu được gọi là nguồn phát bức xạ đơn sắc hay

 bức xạ cộng hưởng.

c. Sau đó, nhờ một hệ thống máy quang phổ người ta thu toàn bộ chùm sáng,

 phân li và chọn một vạch phổ hấp thụ của một nguyên tố cần nghiên cứu để đo cường

độ của nó. Cường độ đó chính là tín hiệu hấp thụ của vạch phổ hấp thụ nguyên tử.

Trong một giới hạn nhất định của nồng độ, giá trị cường độ này là phụ thuộc tuyến

tính vào nồng độ của nguyên tố ở trong mẫu phân tích.

Hình 2.7: Hình máy phổ hấp thụ nguyên tử-AAS.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 32: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 32/77

 Phần 1: Tổng quan GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi  

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy 24 

IV.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phép đo

IV.1.2.1. Các yếu tố về phổ

-  Sự hấp thụ nền: Yếu tố này có trường hợp xuất hiện rõ ràng nhưng cũng có

nhiều trường hợp không gây ảnh hưởng đến kết quả. Điều này phụ thuộc vào vạch phổ

được chọ để đo nằm trong vùng phổ nào. Nói chung trong vùng khả kiến thì yếu này

thể hiện rõ ràng. Còn trong vùng tử ngoại thì yếu tố này ít xuất hiện. Mặt khác, sự hấp

thụ nền còn phụ thuộc rất nhiều vào thành phần nền của mẫu phân tích. 

-  Sự trùng lặp của vạch phổ: Yếu tố này xuất hiện khi trong mẫu phân tích có

các nguyên tố khác có nồng độ lớn, nên các vạch này xuất hiện với độ rộng lớn, nếu nó

lại nằm cạnh các vạch phân tích, thì các vạch phổ này sẽ chen lấn các vạch phân tích

làm cho việc đo cường độ vạch phổ phân tích rất khó khăn và thiếu chính xác, nhất là

đối với các máy có độ phân giải không cao. Vì thế trong mỗi mục đích phân tích cụ thể

cần phải nghiên cứu và chọn những vạch phân tích phù hợp để loại trừ sự chen lấn của

các vạch phổ của các nguyên tố khác. 

-  Sự hấp thu của các hạt rắn: Trong môi trường hấp thụ, đặc biệt là trong ngọn

lửa đèn khí, nhiều khi còn có chứa cả các hạt rắn nhỏ li ti của vật chất mẫu chưa bị hóa

hơi và nguyên tử hóa, hay các hạy mụi cacbon của nhiên liệu chưa được đốt cháy hoàn

toàn. Các hạt này hoặc hấp thụ hoặc chắn đường đi của chùm sáng từ đèn HCL chiếu

vào môi trường hấp thụ. Yếu tố này được gọi là sự hấp thụ giả. Do đó cũng gây ra

những sai số cho kết quả đo cường độ vạch phổ thực. 

IV.1.2.2. Các yếu tố hóa học

-  Làm giảm cường độ vạch phổ của nguyên tố phân tích, do sự tạo thành các hợp

chất bền nhiệt, khó hóa hơi và khó nguyên tử hóa

-  Làm tăng cường độ vạch phổ, do sự tạo thành các hợp chất dễ bay hơi, dễ

nguyên tử hoá, hay do hạn chế được ảnh hưởng của sự ion hóa và sự kích thích phổ

 phát xạ của nguyên tố phân tích, chủ yếu là do muối halogen của kim loại kiềm và

kiềm thổ gây nên.IV.1.3. Khái niệm về độ nhạy

IV.1.3.1. Độ nhạy tuyêt đối

Trong phép đo AAS, độ nhạy tuyệt đối là lượng gam (khối lượng) nhỏ nhất của

nguyên tố cần phân tích phải có trong môi trường hấp thụ để có thể thu được cường độ

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 33: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 33/77

 Phần 1: Tổng quan GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi  

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy 25 

của vạch phổ hấp thụ đã chọn chiếm 1% toàn băng hấp thụ, hay bằng ba lần tín hiệu

nền.

IV.1.3.2. Độ nhạy tương đối (độ nhạy nồng độ)

Là nồng độ nhỏ nhất của nguyên tố phân tích có trong mẫu để còn có thể phát

hiện được tín hiệu hấp thụ của nó theo một vạch phổ nhất định đã chọn và tín hiệu này

 phải bằng 1% của băng hấp toàn phần, hay bằng ba lần dao động của giá trị nền.

IV.1.4. Giới hạn phát hiện

IV.1.4.1. Giới hạn phát hiện tuyệt đối

Giới hạn phát hiện tuyệt đối  của một nguyên tố là khối lương tối thiểu của

nguyên tố đó cần có trong môi trường hấp thụ để còn có thể phát hiện được tín hiệu

hấp thụ của nó cũng trong điều kiện nhất định đã chọn.

IV.1.4.2. Giới hạn phát hiện tương đối

Giới hạn phát hiện tương đối của một nguyên tố theo một vạch phổ nhất định có

thể xem là nồng độ nhỏ nhất của nguyên tố đó ở trong mẫu phân tích để còn có thể

 phát hiện được tín hiệu hấp thụ của nó theo vạch phổ đó ở trong một điều kiện nhất

định đã chọn.

IV.1.5. Những ưu và nhược điểm của phép đo AAS

a. Ưu điểm

-  Xác định được lượng vết các kim loại.

-  Giới hạn phát hiện cao từ 0,002-0,1 µg/L.

-  Độ nhạy và độ chọn lọc tương đối cao.

-  Không cần phải làm giàu nguyên tố xác định trước khi phân tích. Do đó, tốn ít

nguyên liệu mẫu, ít thời gian, không cần nhiều hóa chất tinh khiết khi làm giàu mẫu,

tránh được sự nhiễm bẩn mẫu khi xử lí qua các giai đoạn phức tạp.

-  Động tác thực hiện nhẹ nhàng.

-  Kết quả phân tích ghi lại trên giấy rất ổn định và sai số nhỏ.

b. Nhược điểm

-  Hệ thống máy AAS tương đối đắt tiền.

-  Độ nhạy cao nên sự nhiễm bẩn có ý nghĩa rất lớn đối với kết quả phân tích hàm

lượng vết. Vì thế môi trường không khí phòng thí nghiệm phải không có bụi, các dụng

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 34: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 34/77

 Phần 1: Tổng quan GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi  

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy 26 

cụ hóa chất dùng trong phép đo phải có độ tinh khiết cao, thiết bị máy móc phải tinh vi

và phức tạp.

-  Cần có kỹ sư có trình độ cao để bảo dưỡng và chăm sóc máy.

-  Chỉ biết được thành phần nguyên tố của chất trong mẫu phân tích mà không chỉ

ra được các liên kết của nguyên tố.IV.2. Xác định kim loại bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử

ngọn lửa AAS

IV.2.1. Nguyên tắc chung

Phép đo phổ hấp thụ nguyên tử được thực hiện bằng cách phun mẫu vào ngọn

lửa để nguyên tử hóa. Nguồn sáng đơn sắc được phát ra từ đèn cathod rỗng qua vùng

nguyên tử hóa đên bộ cảm biến (detector) để đo cường độ sáng bị hấp thụ.

Hình 2.8: Sơ đồ nguyên lí máy quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa(F- AAS).

IV.2.2. Hydrua hóa kim loại

Phương pháp dùng để đo kim loại dưới dạng hydrua, có thể chia thành hai loại:

liên tục và gián đoạn. Phương pháp liên tục cho dòng khí hydro đi qua liên tục nhờ bộ

 phận sinh khí tự động và do dòng hydro liên tục nên khử được nhiễu nền.

Sự tạo thành khí hydrua:-  Để tạo hydrua người ta thường sử dụng chất khử là kim loại (thường là Zn)

trong môi trường axit để sinh ra các nguyên tử hydro H, các nguyên tử hydro H mới

tạo thành có hoạt tính hóa học cao và nhanh chóng phản ứng với kim loại chuyển

chúng thành hợp chất hydrua dễ bay hơi.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 35: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 35/77

 Phần 1: Tổng quan GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi  

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy 27 

Zn + 2H+  Zn2+  + 2H

Am+ + (m+n)H AHn  + mH+ 

-   Ngoài ra người ta còn tạo khí hydrua nhờ vào thiết bị tạo khí hydrua dòng

liên tục. Các nguyên tố kim loại cần phân tích sẽ được chuyển thành hợp chất hydrua

nhờ NaBH4 trong môi trường axit. Hợp chất hydrua được mang vào buồng nguyên tửhóa bằng dòng khí trơ (N2 hoặc Ar) liên tục.

BH4-  + 3H2O + H+  H3BO3  + 8H

Am+ + (m+n)H AHn  + mH+ 

Hình 2.9: Sơ đồ nguyên lí hệ thống tạo hydrua kim loại.

Hình 2.10: Máy tạo hợp chất hydrua GBC HG3000.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 36: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 36/77

 Phần 1: Tổng quan GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi  

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy 28 

Hình 1.11: Sơ đồ hệ thống Hy/FAAS.

Bảng 2.6: Giới hạn phát hiện của phương pháp FAAS; GFAAS;

CV/HyAAS.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 37: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 37/77

 Phần 1: Tổng quan GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi  

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy 29 

Phương pháp CV + HyAAS có LOD rất cao 0,01-5 µg/L. Tuy nhiên chỉ có thể

sử dụng phương pháp này với một số kim loại dễ bay hơi.

Phương pháp GFAAS có LOD khá cao 0,1-10 µg/L, tiết kiệm mẫu, không cần phải

làm giàu mẫu, thích hợp phân tích kim loại dạng vết.

Phương pháp FAAS có LOD cao 10-100 µg/L, là một phương pháp hiện đại

trong phân tích định lượng kim loại, có thể phân tích nhiều kim loại cùng lúc.

Do đó, tùy theo từng loại mẫu và hàm lượng kim loại trong mẫu mà ta lựa chọn

 phương pháp thích hợp. 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 38: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 38/77

 Phần 2: Thực nghiệm GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy 30 

Phần 2: THỰC NGHIỆM

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 39: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 39/77

 Phần 2: Thực nghiệm GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy 31 

I. Phương pháp tiến hành

Quy trình xác định hàm lượng As, Pb trong phân bón và rau mầm được thực

hiện lần lượt theo các tiêu chuẩn AOAC 965.09, AOAC 975.03.

II. Phương tiện nghiên cứu

II.1. Hóa chất

-   Nước cất 2 lần.

-  Axit HNO3 đậm đặc (Merck).

-  Axti HCl đậm đặc (Merck).

-  Dung dịch HNO3 3%.

-  Dung dịch NaBH4/NaOH: hòa tan 3 g NaBH4 và 3 g NaOH trong 500 mL nước

cất hai lần.

-  Dung dịch HCl 3%: hút 41,5 mL axit HCl đậm đặc định mức thành 500 mL

 bằng nước cất hai lần.

-  Dung dịch chuẩn gốc As 1000 ppm (Merck), dung dịch gốc Pb 1000 ppm

(Merk).

II.2. Thiết bị- Dụng cụ

-  Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử GBC Avanta, với hiệu chỉnh nền bằng đèn

Deuterium (D2).-  Hệ thống tạo khí hydrua kim loại H G3000.

-  Đèn Hollow cathode As, Pb.

-  Lò nung, bếp điện, chén sứ.

-  Cân phân tích độ chính xác 0,0001 g.

-  Dụng cụ thủy tinh các loại.

III. Địa điểm tiến hành

Đề tài được thực hiện tại phòng Hóa lý thuộc Trung tâm “Kỹ thuật và Ứngdụng Công nghệ” Thành Phố Cần Thơ, từ tháng 12/2009 đến 04/2010.

IV. Hoạch định thí nghiệm

1.  Hiệu chuẩn máy quang phổ hấp thụ nguyên tử-AAS.

2.  Dựng đường chuẩn cho As và Pb. 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 40: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 40/77

 Phần 2: Thực nghiệm GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy 32 

3.  Khảo sát hiệu suất thu hồi của phương pháp trên nền mẫu phân compost và cải

mầm.

4.  Xác định hàm lượng As, Pb trong một số mẫu phân bón trên thị trường.

5.  Khảo sát khả năng hấp thụ As, Pb của cải mầm khi đã bón phân compost có

nhiễm kim loại nặng.

V. Thực nghiệm và kết quả

V.1. Hiệu chuẩn máy AAS

V.1.1. Thông số vận hành thiết bị

Sau khi khảo sát máy, ta đã chọn được các điều kiện tối ưu như sau:

-  Cường độ đèn Pb: 3 mA, As: 8 mA.

-  Bước sóng λAs = 193,7 nm, λPb = 228,8 nm.

-  Độ rộng khe: 0,5 mm.

-  Tốc độ không khí: 10 L/phút.

-  Tốc độ khí axetilen: 1,6 L/phút.

-  Tốc độ khí argon: 30 mL/phút.

-  Tốc độ dòng chất khử NaBH4: 6-8 mL/phút.

-  Tốc độ dòng axit HCl: 6-8 mL/phút.

-  Vận tốc hút mẫu: 6-8 mL/phút. 

V.1.2. Kiểm tra độ chính xác bước sóng

Kiểm tra độ chính xác bước sóng của nguyên tố Cu.

Bảng 3.1: Kết quả kiểm tra độ chính xác bước sóng của máy đối với Cu.

Thứ tự Bước sóng (nm) Kết quả đo trên

máy AAS (nm)

Sai lệch (nm) Sai số cho

phép

1 324,69

2 324,69 

3 324,69 

4 324,69 

5 324,69 

6

324,7

324,69 

≤ 0.50.01

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 41: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 41/77

 Phần 2: Thực nghiệm GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy 33 

Nhận xét: Qua 6 lần tiến hành kiểm tra độ chính xác bước sóng Cu có độ sai

lệch là 0,01 nm nhỏ hơn rất nhiều so với sai số cho phép là 0,5 nm. Máy có độ chính

xác về bước sóng cao, đạt yêu cầu sử dụng trong việc phân tích.

V.1.3. Kiểm tra giới hạn định lượng

Kiểm tra trên dung dịch Cu 2 mg/L trong HNO3

 0,1N.

Bảng 3.2: Kết quả kiểm tra giới hạn định lượng với dung dịch Cu.

Nhận xét: Qua 10 lần kiểm tra trên dung dịch Cu 2 mg/L trong HNO3 0,1N có

LOQ là 0,035 ppm. Máy có giới hạn định lượng thấp cho thấy độ nhạy cao, cho phép

sử dụng để xác định hàm lượng Pb, As trong phân và rau. 

Lần ABlank   ACu 

1 0,002 0,25

2 0,001 0,25

3 0,003 0,249

4 0,001 0,251

5 0,002 0,248

6 0,001 0,248

7 0,002 0,248

8 0,003 0,250

9 0,001 0,251

10 0,001 0,249

ATrung bình  0,0017 0,249

 A

C  LOQ

0044.0*   - 0,035

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 42: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 42/77

 Phần 2: Thực nghiệm GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy 34 

V.1.4. Kiểm tra độ lặp lại

a. Nguyên tố As - Nồng độ 15 ppb

Bảng 3.3: Kết quả kiểm tra độ lặp lại của máy đối với As.

Lần ABlank   AAs  Giới hạn cho phép

1 -0,004 0,119

2 0,006 0,120 -

3 0,006 0,120 -

4 -0,003 0,118 -

5 0,004 0,116 -

6 0,005 0,118 -

7 -0,005 0,119 -

8 -0,004 0,117 -

9 0,006 0,119 -

10 -0,006 0,115 -

ATrung bình  0,0005 0,118 -

1

)(1

2

n

 x x s

n

itbi

 - 0,00525 -

ttungbin A s

 RSD100*

  - 1,41 ≤3,5%

Nhận xét: Qua 10 lần kiểm tra độ lặp lại của máy trên nguyên tố As với nồng

độ là 15 ppm có độ lệch chuẩn tương đối RSD là 1,41 nhỏ hơn giới hạn cho phép là

3,5%. Vậy máy có độ lặp lại cao đối với nguyên tố As nên có thể sử dụng để phân tích

As trong các thí nghiệm.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 43: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 43/77

 Phần 2: Thực nghiệm GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy 35 

b. Nguyên tố Pb - Nồng độ 1 ppm

Bảng 1: Kết quả kiểm tra độ lặp lại của máy đối với Pb.

Lần ABlank   APb  Giới hạn cho phép

1 0,001 0,082

2 0,000 0,082 -

3 -0,001 0,079 -

4 -0,002 0,080 -

5 -0,001 0,079 -

6 -0,001 0,081 -

7 -0,001 0,081 -

8 0,000 0,082 -

9 0,000 0,080 -

10 0,000 0,081 -

ATrung bình  -0,001 0,0807 -

1

)(1

2

n

 x x s

n

itbi

 - 0,00116 -

ttungbin A s

 RSD100*

  - 1,44 ≤3,5%

Nhận xét: Qua 10 lần kiểm tra độ lặp lại của máy trên nguyên tố Pb với nồng

độ là 1 ppm có độ lệch chuẩn tương đối RSD là 1,44 nhỏ hơn giới hạn cho phép là

3,5%. Độ lặp lại của máy cao đối với nguyên tố Pb nên có thể sử dụng để phân tích Pb

trong các thí nghiệm.

c. Nguyên tố Cu - Nồng độ 2 ppm 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 44: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 44/77

 Phần 2: Thực nghiệm GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy 36 

Bảng 3.5: Kết quả kiểm tra độ lặp lại của máy đối với Cu.

Nhận xét: Qua 10 lần kiểm tra độ lặp lại của máy trên nguyên tố Cu với nồng

độ là 2 ppm có độ lệch chuẩn tương đối RSD là 0,47 nhỏ hơn giới hạn cho phép là

3,5%. Độ lặp lại của máy cao đối với nguyên tố Cu, do đó máy đạt yêu cầu để sử

dụng.

Lần ABlank   ACu  Giới hạn cho phép

1 0,002 0,25

2 0,001 0,25 -

3 0,003 0,249 -

4 0,001 0,251 -

5 0,002 0,248 -

6 0,001 0,248 -

7 0,002 0,248 -

8 0,003 0,250 -

9 0,001 0,251 -

10 0,001 0,249 -

ATrung bình  0,0017 0,249 -

1

)(1

2

n

 x x s

n

itbi

 

- 0,001 -

ttungbinh A

 s RSD

100*   - 0,47 ≤3,5%

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 45: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 45/77

 Phần 2: Thực nghiệm GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy 37 

V.1.5. Kiểm tra giới hạn phát hiện

a. Kiểm tra giới hạn phát hiện của máy đối với As- Nồng độ 15 ppb

Bảng 3.6: Kết quả kiểm tra giới hạn phát hiện của máy đối với As.

Lần ABlank   AAs 

1 -0,004 0,119

2 0,006 0,120

3 0,006 0,120

4 -0,003 0,118

5 0,004 0,116

6 0,005 0,118

7 -0,005 0,119

8 -0,004 0,117

9 0,006 0,119

10 -0,006 0,115

ATrung bình  0,0005 0,118

1

)(1

2

n

 x x s

n

itbi

 - 0,002

trungbinh A

Conc s LOD

**2   - 0,508

Nhận xét: Qua 10 lần kiểm tra giới hạn phát hiện của máy trên nguyên tố As

với nồng độ là 1 ppb có LOD là 0,508 ppb. Máy có giới hạn phát hiện thấp phù hợp để

xác định As với hàm lượng nhỏ. Máy đạt yêu cầu sử dụng.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 46: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 46/77

 Phần 2: Thực nghiệm GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy 38 

b. Kiểm tra giới hạn phát hiện của máy đói với Pb - Nồng độ 1 ppm 

Bảng 3.7: Kết quả kiểm tra giới hạn phát hiện của máy đối với Pb.

Lần ABlank   APb 

1 0,001 0,082

2 0,000 0,082

3 -0,001 0,079

4 -0,002 0,080

5 -0,001 0,079

6 -0,001 0,081

7 -0,001 0,081

8 0,000 0,082

9 0,000 0,080

10 0,000 0,081

ATrung bình  -0,001 0,0807

1

)(1

2

n

 x x s

n

itbi

 - 0,00116

trungbinh A

Conc s LOD

**2   - 0,029

Nhận xét: Qua 10 lần kiểm tra giới hạn phát hiện của máy trên nguyên tố Pb

với nồng độ là 1 ppm có LOD là 0,02 ppm. Máy có giới hạn phát hiện thấp phù hợp

với việc xác định Pb ở hàm lượng nhỏ. Máy đạt yêu cầu sử dụng.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 47: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 47/77

 Phần 2: Thực nghiệm GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy 39 

V.2. Xây dựng đường chuẩn

V.2.1. Đường chuẩn As

-  Dung dịch chuẩn gốc As 1000 ppm (Merck).

Hình 3.1: Sơ đồ pha các dung dịch As trung gian 100 ppm, 10 pm, 1 ppm.

-  Dung dịch As chuẩn làm việc.

Bảng 3.8: Dãy dung dịch chuẩn làm việc của As.

Kí hiệu 1 2 3 4 5 6

Thể tích bình định mức 50 mL

Chuẩn As 100 ppb (mL) 0 10 20 30 40 50

HNO3 3% Cho tới vạch

Nồng độ tương ứng (ppb) 0 20 40 60 80 100

Định mức bằng HNO33%

Hút

20 mL

5 mL

Hút

5 mL

Hút

Định mức bằng HNO33%

5 mL

Hút50 mL dung dịchchuẩn As 100 ppm

Định mức bằng HNO33%

Định mức bằng HNO33%

50 mL dung dịchchuẩn As 1 ppm

200 mL dung dịchchuẩn As 100 ppb

Dung dịch chuẩngốc As 1000 ppm

50 mL dung dịchchuẩn As 10 ppm

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 48: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 48/77

 Phần 2: Thực nghiệm GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy 40 

Đo độ hấp thụ của dãy chuẩn trên máy ta được kết quả sau:

Bảng 3.9: Độ hấp thụ của dãy chuẩn As được đo trên máy.

STT Nồng độ (ppb) hoặc µg/kg Độ hấp thu A

1 0 0,000

2 20 0,165

3 40 0,325

4 60 0,479

5 80 0,611

6 100 0,758

Hình 3.2: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa độ hấp thu và nồng độ As. 

Ta có: R 2 = 0,9980

R = 0,9990

Kết luận: Với khoảng nồng độ từ 0-100 ppb, đường chuẩn có hệ số tương quancao với R = 0,9990, cho nên có thể sử dụng đường chuẩn để tính toán kết quả của As

trong các thí nghiệm tiếp theo.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 49: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 49/77

 Phần 2: Thực nghiệm GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy 41 

V.2.2. Đường chuẩn Pb

-  Dung dịch chuẩn gốc Pb 1000 ppm (Merck).

Hình 2: Sơ đồ pha dung dịch Pb trung gian 100 ppm.

-  Dung dịch Pb chuẩn làm việc.

Bảng 3.10: Dãy dung dịch chuẩn làm việc của Pb.

Kí hiệu 1 2 3 4 5 6

Thể tích bình định mức 100 mL

Chuẩn Pb 100 ppm (mL) 0 2 4 6 8 10

HNO3 3% Cho tới vạch

Nồng độ tương ứng (ppm) 0 2 4 6 8 10

Bảng 3.11: Độ hấp thụ của dãy chuẩn Pb được đo trên máy.

STT Nồng độ (ppm) hoặc mg/kg Độ hấp thu A

1 0 0,000

2 2 0,078

3 4 0,1524 6 0,218

5 8 0,274

6 10 0,333

Định mức bằng HNO33%

10 mL

Hút

100 mL dung dịchchuẩn Pb 100 ppm

Dung dịch chuẩngốc Pb 1000 ppm

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 50: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 50/77

 Phần 2: Thực nghiệm GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy 42 

Hình 3.4: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa độ hấp thu và nồng độ Pb.

Ta có: R 2 = 0,9997

R = 0,9998

Kết luận: Với khoảng nồng độ từ 0-10 ppm, đường chuẩn có hệ số tương quan

cao với R = 0,9998, cho nên có thể sử dụng đường chuẩn để tính toán kết quả của Pb

trong các thí nghiệm tiếp theo.

V.3. Thí nghiệm trên mẫu

V.3.1. Nguyên tắc

Mẫu (phân hoặc rau) được than hóa trên bếp điện ở 100oC-120oC và tro hóa ở

550oC đến khi tro trắng hoàn toàn. Tro được hòa tan bằng axit nitric, dung dịch này

được hút qua ngọn lửa axetilen-không khí để xác định Pb hoặc qua hệ thống Hydrua

hóa kim loại để xác định As.

V.3.2. Chuẩn bị mẫu theo phương pháp vô cơ hóa khô

-  Chọn mẫu (rau hoặc phân) sao cho đảm bảo tính đại diện của mẫu theo quy

trình lấy mẫu phù hợp. (ví dụ: theo ngày, giờ, địa điểm,...). Mẫu được kí hiệu theo thứ

tự aphabet giúp đơn giản trong quá trình thực nghiệm.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 51: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 51/77

 Phần 2: Thực nghiệm GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy 43 

Bảng 3.12: Ký hiệu tên các mẫu phân hữu cơ.

STT Kí hiệu Tên mẫu1 A Phân compost2 B Phân hữu cơ Bình Điền-hạt to3 C Phân hữu cơ Bình Điền-hạt nhỏ

4 D Giá thể trồng rau mầm5 E Rau mầm

-  Mẫu đem về  trộn đều (cắt nhuyễn đối với mẫu rau), cho mẫu thật đồng nhất.

Sấy khô (ở 105oC đối với mẫu rau, và 70oC đối với mẫu phân) đến khối lượng không

đổi, tính độ ẩm.

-  Cân khoảng 5 g mẫu cho vào chén sứ, trải đều mẫu trong lòng chén.

-  Tiến hành than hóa trên bếp điện đến khi mẫu không còn bốc khói để chuyển tất

cả các chất hữu cơ trong mẫu thành Cacbon.

-  Để nguội [dùng đũa thủy tinh nghiền và trộn đều (nếu cần)], cho vào 1mL

HNO3 1:1 để thấm ướt.(nếu mẫu còn bám trên đũa thủy tinh thì có thể dùng bình tia

để rửa sạch).

-  Tiếp tục than hóa trên bếp điện đến khi mẫu thật khô

-  Để nguội, chuyển vào lò nung: đặt ở 200oC, cứ 15 phút tăng thêm 50oC đến

550oC rồi tiếp tục nung đến khi tro hoàn toàn trắng (thường thì nung khoảng 8-12 giờ).

-  Hòa tan tro bằng 2 mL HNO3 3% rồi định mức lên tới vạch.

Lưu ý:

-  Khi than hóa trên bếp điện phải tăng nhiệt từ từ tránh làm bay mất mẫu.

-  Thể tích HNO3 3% dùng để hòa tan tro có thể thay đổi nhưng khi pha chuẩn ta

 phải dựa trên thể tích này để tính toán sao cho hàm lượng HNO3 trong chuẩn và trong

mẫu là như nhau.

V.3.3. Thí nghiệm TN1-1: Khảo sát hiệu suất thu hồi của phương pháp (phân hữu

cơ)

a. Chuẩn bị mẫu 

Mẫu phân A (phân compost) được tiến hành xử lí theo phương pháp vô cơ hóa

khô nhưng trong giai đoạn vô cơ hóa khô ta thêm 20 mL dung dịch chuẩn As 100 ppb

hoặc 5 mL dung dịch chuẩn Pb 100 ppm.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 52: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 52/77

 Phần 2: Thực nghiệm GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy 44 

Hình 3.5: Quy trình phân tích mẫu.

Hình 3.6: Than hóa mẫu trên bếp điện.Hình 3.7: Tro hóa mẫu trong lò nung.

Xử lí trong chénVô cơ hóa khô

Sấy mẫu đến khốilượng không đổi

Nghiền trộn đềuLấy mẫu

Thêm 5mL Mg(NO3)2 5%và XmL dung dịch chuẩn

Hòa tan bã trotrong 2ml HNO3 

Định mức

Phân tích

Cân 5g mẫu

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 53: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 53/77

 Phần 2: Thực nghiệm GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy 45 

b. Kết quả 

Công thức tính hiệu suất thu hồi:

Trong đó:

C đo:Nồng độ As hoặc Pb đo được của mẫu + chuẩn.

C mẫu: Nồng độ As hoặc Pb đo được của nền mẫu.

Cchuẩn: Nồng độ dung dịch chuẩn As hoặc Pb thêm vào.

Bảng 3.13: Độ hấp thụ của As, Pb trong phân và phân+chuẩn đo được trênmáy.

Kí hiệu A

STT 1 2 3 4

Khối lượng (g) 2,2323 2,2312 2,0216 2,0145

Độ ẩm 22,30Chuẩn As 100 µg/L (mL) 0 20

Chuẩn Pb 100 mg/L (mL) 0 5

Vbđm (mL) 100

HNO3 3% Cho tới vạch

Hệ số pha loãng 1

CđoAs (µg/L) 75,23 75,19 92,79 92,75

CđoPb (mg/L) 2,79 2,75 7,01 6,98

%100*chuanmau

đo

C C 

C  H 

chuanmau

 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 54: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 54/77

 Phần 2: Thực nghiệm GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy 46 

Kết quả khảo sát hiệu suất thu hồi:

Bảng 3.14: Hiệu suất thu hồi của phương pháp đối với As trong phân.

Bảng 3.15: Hiệu suất thu hồi của phương pháp đối với Pb trong phân.

Kí hiệu A

STT 1 2 3 4

Chuẩn Pb mg/L 0 5

CđoPb (mg/L)  2,79 2,75 7,01 6,98

Hiệu suất thu hồi --- --- 90,02%

Nhận xét: Xử lí mẫu phân bón theo phương pháp vô cơ hóa khô cùng với phép

đo AAS cho hiệu suất thu hồi đối với As là 97,44% và Pb là 90,02%. Phương pháp có

hiệu suất thu hồi lớn hơn 90% do đó sẽ được sử dụng cho các thí nghiệm tiếp theo.

Kí hiệu A

STT 1 2 3 4

Chuẩn As µg/L 0 20

CđoAs (µg/L)  75,23 75,19 92,79 92,75

Hiệu suất thu hồi --- --- 97,44%

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 55: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 55/77

 Phần 2: Thực nghiệm GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy 47 

V.3.4. Thí nghiệm TN1-2: Khảo sát hàm lượng As, Pb trong một số mẫu phân

Bảng 3.16: Nồng độ As, Pb trong một số mẫu phân đo được trên máy.

Công thức tính hàm lượng As, Pb trong mẫu khô:

Trong đó:

Cđo: nồng độ đo As ppb (µg/L)

V bđm: thể tích bình định mức (mL)

F: hệ số pha loãng (nếu có)

a: khối lượng mẫu (g)

Trong đó:

Cđo: nồng độ đo Pb ppm (mg/L)

V bđm: thể tích bình định mức (mL)

F: hệ số pha loãng (nếu có)

a: khối lượng mẫu (g)

STT 1 2 3 4 5 6 7 8

Kí hiệu A1 A2 B1 B2 C1 C2 D1 D2Khối lượng (g) 2,0202 2,0212 2,1212 2,1263 2,0656 2,0456 2,2231 2,2312

Độ ẩm 22,30 12,98 22,12 21,23

Vbđm (mL) 100

Hệ số pha loãng 1

CđoAs (µg/Kg) 66,92 66,98 36,92 36,98 26,92 26,78 0,0 0,0

CđoPb(mg/Kg) 2,5210 2,5560 2,1212 2,1240 1,3802 1,3691 0,0 0,0

a

 F V C kg  g  As bdmđo **

)/(    

a

 F V C kg mg  Pb bdmđo **

)/(  

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 56: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 56/77

 Phần 2: Thực nghiệm GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy 48 

P  b 

 (  m g /  K g )  

A s 

 (   µ g /  K g )  

Đ ộ  ẩ  m

Kh  ố  i  

l   ư ợn g

Kí  h i   ệ   u

 S TT

1 2 

4  , 7  9  

 3  3 1 

2  , 5 4  

2  , 0 

2  0 2  

A1  1 

1 2  6  ,4  6  

 3  3 1  3  , 8  7  

2 2  , 3  0  

2  , 0 2 1 2  

A2  2 

1  0  0  

1  7 4  0  , 5 2  

2  ,1 2 1 2  

B1   3 

 9  9  , 8  9  

 7  3  9  ,1  7  

1 2  , 9  8 

 

 ,1 2  6  3  

B2  4 

 6  6  , 8 2  

1  3  0  3  ,2  5  

2  , 0  6  5  6  

 C1   5 

 6  6  , 9  3  

1  3  0  9  ,1  5  

2 2  ,1 2  

2  , 0 4  5  6  

 C2   6 

 0  , 0  0  

 0  , 0  0  

2  ,2 2  3 1  

D1   7 

 0  , 0  0  

 0  , 0  0  

2 1  ,2  3  

2  ,2  3 1 2  

D2   8 

 ≤ 2  5  0 

1  0  0  /  2  0 

 0  8 

 QĐ-B N N

 ≤ 2  0  0 

 0 

1  0  0  /  2  0 

 0  8 

 QĐ-B N N

< 3  5  %

 

 (  T C N 5 

2  6  )  

 

Ti   ê   u

 c h  u ẩ  n

A OA C

 9  6  5  . 0  9 

A OA C

 9  6  5  . 0  9 

1  0 T C N

 3  0 2 - 9  7 

 

P h  ư ơn g

 ph  á  p

 t  h  ử 

Á  p

 d  ụn g c  ô n g t  h  ứ  c  t  r  ê  n , t   a c  ó  : 

B ả n g 3  .1  7  : H à ml   ư ợn gA s  ,P  b  t  r 

 on g c  á  c m ẫ   u ph  â n .

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 57: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 57/77

 Phần 2: Thực nghiệm GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy 49 

Nhận xét: Theo kết quả phân tích thì chỉ có mẫu phân A là vượt tiêu chuẩn cho

 phép về hàm lượng As, các mẫu phân còn lại đều đạt tiêu chuẩn (theo quyết định số

100/2008 QĐ-BNN quy định hàm lượng As là 2000 ppb (µg/kg chất khô)). So với các

tiêu chuẩn quốc tế thì các mẫu phân đều đạt chuẩn cho phép về hàm lượng As (đề nghị

chung ở các nước EU và tiêu chuẩn của Mỹ về hàm lượng As là 13000 ppb (µg/kg

chất khô)).

Hàm lượng Pb trong các mẫu phân đều đạt tiêu chuẩn cho phép (theo quyết

định số 100/2008 QĐ-BNN quy định hàm lượng Pb là 250 ppm (mg/kg chất khô)).

Khi so với tiêu chuẩn chung của quốc tế thì tất cả mẫu phân đều đạt tiêu chuẩn cho

 phép về hàm lượng Pb (đề nghị chung về hàm lượng Pb ở các nước EU là 130 ppm

(mg/kg chất khô)) nhưng khi so với tiêu chuẩn của Mỹ thì mẫu phân A, B và C đều

vượt chuẩn cho phép về hàm lượng Pb (quy định của Mỹ về hàm lượng Pb là 50 ppm

(mg/kg chất khô)).

V.3.5. Thí nghiệm TN2: Khảo sát hiệu suất thu hồi của phương pháp (rau mầm)

a. Chuẩn bị mẫu 

Mẫu rau E (rau mầm) được tiến hành xử lí theo phương pháp vô cơ hóa khô

nhưng trong giai đoạn vô cơ hóa khô ta thêm 20 mL dung dịch chuẩn As 100 ppb

(µg/L) hoặc 5 mL dung dịch chuẩn Pb 100 ppm (mg/L).

b. Kết quả

Công thức tính hiệu suất thu hồi:

Trong đó:

C đo:Nồng độ As hoặc Pb đo được của mẫu + chuẩn.

C mẫu: Nồng độ As hoặc Pb đo được của nền mẫu.

Cchuẩn: Nồng độ dung dịch chuẩn As hoặc Pb thêm vào.

%100*chuanmau

đo

C C 

C  H  chuanmau

 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 58: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 58/77

 Phần 2: Thực nghiệm GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy 50 

Bảng 3.18: Độ hấp thụ của As, Pb trong rau và rau+chuẩn đo được trên

máy.

Kí hiệu A

STT 1 2 3 4

Khối lượng (g) 10,1212 10,1245 10,1526 10,1123

Độ ẩm 95,02

Chuẩn As 100 µg/L (mL) 0 20

Chuẩn Pb 100 mg/L (mL) 0 5

Vbđm (mL) 100

HNO3 3% Cho tới vạch

Hệ số pha loãng 1 1 1 1

Cđo As (µg/L) 0,0 0,0 19,55 19,37

Cđo Pb

(mg/L) 0,0 0,0 4,52 4,47

Kết quả khảo sát hiệu suất thu hồi:

Bảng 3.19: Hiệu suất thu hồi của phương pháp đối với As trong rau mầm.

Kí hiệu A

STT 1 2 3 4

Chuẩn As µg/L 0 20

CđoAs (µg/L)  0,0 0,0 19,55 19,37

Hiệu suất thu hồi --- --- 97,3%

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 59: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 59/77

 Phần 2: Thực nghiệm GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy 51 

Bảng 3.20: Hiệu suất thu hồi của phương pháp đối với Pb trong rau mầm.

Nhận xét: Xử lí mẫu rau theo phương pháp vô cơ hóa khô cùng với phép đo

AAS cho hiệu suất thu hồi đối với As là 97,3% và Pb là 89,90%. Phương pháp có hiệu

suất thu hồi cao do đó sẽ được sử dụng cho các thí nghiệm tiếp theo.

V.3.6.Thí nghiệm TN3: Khảo sát khả năng hấp thụ As, Pb của rau mầm (phân+

rau mầm)

a. Chuẩn bị mẫu

Cân 60 g mẫu phân A hòa tan vào 100 mL nước cất hai lần, dùng dung dịch

này tưới lên bề mặt xơ dừa cho thấm ướt. Tiến hành trồng cải mầm như quy trình trên.

Sau 6 ngày bắt đầu tiến hành thu hoạch và khảo sát.

b. Kết quả 

Kí hiệu A

STT 1 2 3 4

Chuẩn Pb mg/L 0 5

CđoPb (mg/L)  0,0 0,0 4,52 4,47

Hiệu suất thu hồi --- --- 89,90%

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 60: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 60/77

 Phần 2: Thực nghiệm GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy 52 

Bảng 3.21: Nồng độ As, Pb trong rau mầm+phân được đo trên máy.

Công thức tính hàm lượng As, Pb trong mẫu nguyên: 

Trong đó:

Cđo: nồng độ đo As ppb (µg/L)

V bđm: thể tích bình định mức (mL)

F: hệ số pha loãng (nếu có)

a: khối lượng mẫu (g)

H: độ ẩm của phân(%)

STT 1 2 3 4 5 6

Kí hiệu E9 E10 E11 E12 E13 E14

Khối lượng (g) 10,1512 10,1539 10,0256 10,1289 10,4646 10,4652

Độ ẩm 95,02

Phân A (mL) 100 mL

Chuẩn As100 µg/L (mL) 0 20

Chuẩn Pb100 mg/L (mL) 0 5

V bđm (mL) 100

HNO3 3% Cho tới vạch

Hệ số pha loãng 1

C đoAs (µg/Kg) 9,320 9,332 9,200 9,305 28,905 29,107

C đoPb (mg/Kg) 0,3587 0,3596 0,3509 0,3516 4,8502 4,8510

100*

)100(***)/(

a

 H  F V C kg  g  As bdmđo  

 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 61: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 61/77

 Phần 2: Thực nghiệm GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy 53 

Trong đó:

Cđo

: nồng độ đo Pb ppm (mg/L)

V bđm: thể tích bình định mức (mL)

F: hệ số pha loãng (nếu có)

a: khối lượng mẫu (g)

H: độ ẩm của phân(%)

100*

)100(***)/(

a

 H  F V C kg mg  Pb bdmđo  

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 62: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 62/77

 Phần 2: Thực nghiệm GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy 54 

P  b 

 (  m g /  K g )  

A s 

 (   µ g

 /  K g )  

Đ ộ  ẩ  m

K

h  ố  i  

l   ư

 ợn g

Kí  

h i   ệ   u

 S 

TT

 0  ,1  7  6  0  

4  , 5  7 2  

1  0  ,1  5 1 2  

E 9  1 

 0  ,1  7  6 4  

4  , 5  7  7  

1  0  ,1  5  3  9  

E1  0 

 0 

 ,1  7 4  3  

 , 5  6  9  

1  0 

 , 0 2  5  6  

E1 1 

 3 

 0  ,1  7 2  9  

4  , 5  7  5  

1  0  , 0 2  8  9  

E1 2 

2  , 3  0  8 2  

1  3  , 7  5  6  

1  0  ,4  6 4  6  

E1  3 

 5 

2  , 3  0  8 4  

1  3  , 8  5 1  

 9  5  , 0 2 

1  0  ,4  6  5 2  

E1 4 

 6 

 ≤ 1 

1  0  6  /  2  0  0  7 

 QĐ-B N N

 ≤ 1  0  0  0 

1  0  6  /  2  0  0  7 

 QĐ-B N N

 

Ti   ê   u

 c h  u ẩ  n

A OA

 C

 9  7  5  .

 0  3 

A OA

 C

 9  7  5  .

 0  3 

 

P h  ư ơ

n g

 ph  á 

 p

 t  h  ử 

Á  p d  ụn g c  ô n g t  h  ứ  c  t  r  ê  n , t   a

 c  ó  : 

B ả n g 3  .2 2  : H à ml   ư ợn gA s  ,P  b  t  r  on gm ẫ   ur  a u .

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 63: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 63/77

 Phần 2: Thực nghiệm GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy 55 

Nhận xét: Theo kết quả phân tích thì hàm lượng As và Pb trong các mẫu rau E

(rau mầm) đều đạt tiêu chuẩn cho phép (theo quyết định số 106/2007 QĐ-BNN quy

định As là 1000 ppb (µg/kg rau tươi) và Pb là 1 ppm (mg/kg rau tươi)).

 Như vậy, khả năng hấp thụ As, Pb trong phân qua rau thấp, do đó khi dùng

 phân compost A để bón cho rau mầm sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng của rau về

hàm lượng As, Pb.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 64: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 64/77

 Phần 3: Kết luận & kiến nghị GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy 56 

Phần 3: KẾT LUẬN

&KIẾN NGHỊ

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 65: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 65/77

 Phần 3: Kết luận & kiến nghị GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy 57 

I. Kết luận

-  Mẫu (phân hoặc rau) được tiến hành xử lí theo phương pháp khô cùng với phép

đo AAS cho hiệu suất thu hồi cao (đối với mẫu phân: As là 97,44% và Pb là 90,02%,

đối với mẫu rau: As là 97,3% và Pb là 89,90%). Phương pháp có hiệu suất thu hồi cao

nên được sử dụng để xử lí mẫu trong các thí nghiệm và kết quả phân tích có độ tin cậycao.

-  Kết quả khảo sát hàm lượng As, Pb trong các mẫu phân nhìn chung đều đạt

chuẩn cho phép. Tuy nhiên cũng có một số mẫu phân có hàm lượng As, Pb vượt quá

tiêu chuẩn cho phép theo quyết định số 100/2008 QĐ-BNN quy định As là 2000 ppb

(µg/kg chất khô) và Pb là 250 ppm (mg/kg chất khô). Qua khảo sát hàm lượng As, Pb

trong mẫu phân compost ta thấy hàm lượng As là 3313,21 ppb (µg/kg chất khô) đã

vượt tiêu chuẩn cho phép. Vì vậy khi sử dụng phân compost, cần quan tâm, kiểm trachất lượng của phân và nhất là các chỉ tiêu về kim loại nặng, đặc biệt kiểm tra hàm

lượng As.

-  Kết quả khảo sát hàm lượng As, Pb trong các mẫu rau mầm E đã được bón

 phân A thì tất cả đều đạt tiêu chuẩn cho phép với hàm lượng As là 4,57 ppb (µg/kg rau

tươi) và Pb là 0,17 ppm (mg/kg rau tươi) (theo quyết định số 106/2007 QĐ-BNN quy

định As là 1000 µg/kg rau tươi và Pb là 1 mg/kg rau tươi). Qua khảo sát hàm lượng

As, Pb trong rau mầm khi đã bón phân compost A cho thấy khả năng hấp thụ As, Pb

của rau mầm không cao. Do đó khi bón phân compost mặc dù đã nhiễm kim loại nặng

cho rau mầm trồng trong thời gian ngắn vẫn không làm ảnh hưởng đến chất lượng rau..

II. Kiến nghị

Khi tiến hành xử lí mẫu bằng phương pháp vô cơ hoá khô cần lưu ý:  

-  Phải tăng nhiệt từ từ trong giai đoạn tro hoá trong lò nung nhằm tránh làm mất

mẫu.

-  Thể tích axit dùng để hòa tan tro có thể thay đổi nhưng khi pha chuẩn ta phải

dựa trên thể tích này để tính toán sao cho hàm lượng HNO3 trong chuẩn và trong mẫu

là như nhau. 

-   Nếu có điều kiện, đối với kim loại Pb có thể dùng phương pháp chiết làm giàu

mẫu trước khi tiến hành đo trên máy AAS.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 66: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 66/77

 Phần 3: Kết luận & kiến nghị GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy 58 

Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay thì phân hữu cơ nên được sử dụng nhiều

hơn vì chúng có thể khắc phục được những mặt tiêu cực của phân hóa học, góp phần

 bảo vệ môi trường và giảm được giá thành cho người sử dụng. Tuy nhiên, các cơ quan

 ban ngành Nhà nước nên tích cực kiểm tra chất lượng phân bón tại các cơ sở sản xuất

nhằm giảm thiệt hại cho người sản xuất. Các chuyên gia ngành cần tăng cường nghiên

cứu nhiều phương pháp phân tích hiện đại khác để tìm ra phương pháp phù hợp với

từng chỉ tiêu của phân nhằm đảm bảo cho kết quả phân tích được chính xác hơn. Mặt

khác, các cơ sở sản xuất cần quan tâm đến nhiều chỉ tiêu khác về phân, chẳng hạn như

hàm lượng axit humic, giá trị dinh dưỡng và các nguyên tố hóa học khác, nhằm giúp

cho người tiêu dùng có thể hiểu rõ hơn về chất lượng của phân,từ đó có những lựa

chọn phù hợp với điều kiện sản xuất. Bên cạnh đó, những người tiêu dùng cũng nên

quan tâm, tìm hiểu nguồn gốc, chất lượng của phân hữu cơ trước khi sử dụng nhằm

hạn chế tối đa những ảnh hưởng xấu đến cây trồng.

Tình trạng gia tăng dân số trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã làm cho nhu

cầu về lương thực, thực phẩm cung cấp cho các bữa ăn hàng ngày của con người cũng

tăng cao. Trong đó, rau cải là nguồn không thể thiếu, như ông bà ta thường nói ”Đói

ăn rau, đau uống thuốc” bởi vì rau rất quan trọng trong cuộc sống. Rau vừa là nguồn

thức ăn bổ dưỡng để nuôi sống và cũng là nguồn dược liệu quý góp phần bảo vệ sức

khỏe cho con người. Chính vì thế mà chúng ta cần quan tâm nhiều đến chất lượng của

rau. Do đề tài có giới hạn nên chỉ thực hiện trên loại rau mầm ngắn ngày. Nếu có điều

kiện cần khảo sát trên các loại rau dài ngày hơn. Mặt khác, cần khảo sát một cách toàn

diện theo thời gian, không gian, nồng độ, nhiệt độ và các yếu tố khác có liên quan đến

sự phát triển của rau.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 67: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 67/77

Tài liệu tham khảo GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy 59 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 68: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 68/77

Tài liệu tham khảo GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy 60 

Tiếng Việt

1. 

Ts.Trần Thị Thu Ba, ThS.Võ Thị Bích Thủy, giáo trình “Kỹ thuật sản xuất rau

 sạch”.

2.  Lê Huy Bá, giáo trình “Độc học môi trường ”, NXB Đại học quốc gia tp.HCM,

năm 2000. 

3. 

Hoàng Văn Bính, giáo trình “ Độc chất học công nghiệp”, NXB Khoa học và kỹ

thuật.

4.   Nguyễn Thị Diệp Chi, giáo trình “Các phương pháp phân tích hiện đại”, Cần

Thơ, năm 2008.

5.   Nguyễn Thị Diệp Chi, giáo trình “ Phân tích kỹ thuật ”, Đại học Cần Thơ, năm

2008.

6.  Đặng Kim Chi, giáo trình “ Hóa học môi trường ”, NXB Khoa học và kỹ thuật

Hà Nội.

7. 

 Nguyễn Tinh Dung, “ Hóa học phân tích phần III ”, NXB Giáo dục, năm 2000.

8. 

Trần Tứ Hiếu, “ Hóa học phân tích”, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2004.

9.  PTS. Hoàng Hưng, giáo trình “Con người và Môi trường ”, NXB trẻ, năm 2000.

10. Trần Đăng Kế, Sinh lý học thực vật T1, NXB Giáo Dục, năm 2000.

11. 

Trịnh Xuân Lai_Nguyễn Trọng Dương, “ Xử lý nước thải công nghiệp”, NXB

Xây dựng.

12. 

 Nguyễn Thị Lanh, luận văn tốt nghiệp “Xác định Asen trong nước mắm bằng

kỹ thuật HG-AAS”, khoa Khoa Học Tự Nhiên_ĐH Cần Thơ, năm 2009.

13. 

Phạm Luận, Các phương pháp xử lý mẫu, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

14. Hoàng Nhâm, Hóa học các nguyên tố T1, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

15. Mai Trọng Nhuận, giáo trình “ Địa hóa môi trường ”, Đại học quốc gia Hà Nội.

16. Hồ Viết Quý, “ Phân tích hóa lý”, NXB Giáo dục, năm 2006.

17. Trịnh Thị Thanh, giáo trình “ Độc học môi trường và sức khỏe con người”,

 NXB Đại học quốc gia Hà Nội.18. GS.Ts.Lâm Minh Triết, Ts Diệp Ngọc Sương, Các phương pháp phân tích kim

loại trong nước và nước thải, NXB Khoa học và kỹ thuật.

19. 

ThS.Phan Tuấn Triều, giáo trình “Tài nguyên đất và Môi trường ”, trường đại

học Bình Dương, năm 2007.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 69: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 69/77

Tài liệu tham khảo GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy 61 

20. Phạm Hải Tùng_Phạm Gia Huệ, “ Hóa học phân tích tập II ”, NXB Y học Hà

 Nội, năm 1978.

21. PGs.Nguyễn Đức Vận, giáo trình “ Hóa học vô cơ_tập 2_các kim loại điển

hình”, NXB Khoa học và kỹ thuật.

22. 10TCN526 , Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn.

23. 

TCVN 7185 

Tiếng Anh

24. Official Methods of Analysis of AOAC International  (2002).

25. 

 Atomic absorption and emission spectroscopy, John Wiley & Sons.

26. 

William Lahey (2006), Composting facility guidelines. 

27.  National standard of Canada (CAN/BNQ 0413-200). 

Địa chỉ Web

28. 

http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A2n_h%E1%BB%AFu_c%C6%A1.

29. http://www.mtx.vn/diendan/showthread.php?t=3233 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 70: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 70/77

 Phụ lục GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy 62 

PHỤ LỤC

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 71: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 71/77

 Phụ lục GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy 63 

Phụ lục số 1

Bộ Nông nghiệp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa viêt namvà Phát triển Nông thôn Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------- -------***-------

Phân hữu cơ vi sinh vật từ rác thải sinh hoạtYêu cầu kỹ thuật, phương pháp kiểm tra

10TCN 526-2002

Organic-Biofertilizer from housewast - Technical parameters and testingmethods

Ban hành kèm theo Quyết định số 38/2002/QĐ-BNN-KHCNngày 16 tháng 5 năm 2002

1. Phạm vi áp dụngTiêu chuẩn này áp dụng cho phân hữu cơ vi sinh vật sản xuất từ rác thải sinh

hoạt.2. Thuật ngữ định nghĩa

Phân hữu cơ vi sinh từ rác thải sinh hoạt là sản phẩm được sản xuất từ rác thảisinh hoạt (trừ các chất rắn khó phân hủy như nilon, vữa, xỉ than...), chứa một hoặcnhiều chủng vi sinh vật sống được tuyển chọn đạt tiêu chuẩn đã ban hành, nhằm cungcấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, cải tạo đất, góp phần nâng cao năng suất và chấtlượng nông sản. Phân hữu cơ vi sinh từ rác thải sinh hoạt không gây ảnh hưởng xấuđến sức khỏe của người, động vật, thực vật, môi trường sống và chất lượng nông sản.3. Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 4829-89: Vi sinh vật học - Hướng dẫn chung về các phương pháp pháthiện Salmonella;

TCVN 5979-1995 (ISO 10390:1993(E)) : Chất lượng đất - Xác định pH;-  TCVN 5989-1995 (ISO 5666/1 : 1983): Chất lượng nước - Xác định thuỷ ngân

tổng số bằng quang phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa - Phương pháp sau khi vôcơ hoá với pemanganat-pesunfat;

10TCN 216-95: Qui phạm khảo nghiệm trên đồng ruộng. Hiệu lực các loại phân bón đối với năng suất cây trồng, chất lượng nông sản;

TCVN 6166-96: Phân bón vi sinh vật cố định Nitơ;-  TCVN 6167-96 : Phân bón vi sinh vật phân giải hợp chất Photpho khó tan;-  10 TCN 301-97 : Phân tích phân bón - Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu;-  10 TCN 302-97 : Phân tích phân bón - Phương pháp xác định độ ẩm; 10 tcn

526-2002 - 

10TCN 366-99 : Phân tích phân bón-Phương pháp xác định các bon tổng số;-  10 TCN 304-97 : Phân tích phân bón - Phương pháp xác định nitơ tổng số;-  10 TCN 307-97 : Phân tích phân bón - Phương pháp xác định photpho hữu

hiệu;-  10 TCN 360-99: Phân tích phân bón - Phương pháp xác định kali hữu hiệu; 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 72: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 72/77

 Phụ lục GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy 64 

-  TCVN 6496-1999 : Chất lượng đất - Xác định cadimi, crom, coban, đồng, chì,mangan, niken và kẽm trong dịch chiết đất bằng cường thuỷ - các phương pháp phổhấp thụ nguyên tử ngọn lửa và không ngọn lửa;

-  Thông tư số 75/2000/TT-BNN-KHCN ngày 17/7/2000 của Bộ NN và PTNT:Hướng dẫn thi hành quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướngChính phủ về Qui chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và và hàng hóa xuấtkhẩu, nhập khẩu.

4. Yêu cầu kỹ thuật 

Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Mức

1. Hiệu quả đối với cây trồng Tốt2. Độ chín (hoai) cần thiết Tốt3. Đường kính hạt (không lớn hơn) mm 4-54. Độ ẩm (không lớn hơn) % 355. pH 6,0-8,06. Mật độ vi sinh vật hữu hiệu (đã được tuyển chọn) (khôngnhỏ hơn)

CFU/ gmẫu

106 

7. Hàm lượng cacbon tổng số không nhỏ hơn % 138. Hàm lượng nitơ tổng số không nhỏ hơn % 2,59. Hàm lượng lân hữu hiệu không nhỏ hơn % 2,510. Hàm lượng kali hữu hiệu không nhỏ hơn % 1,511. Mật độ Salmonella trong 25 gram mẫu CFU 012. Hàm lượng chì (khối lượng khô) không lớn hơn mg/kg 25013. Hàm lượng cadimi (khối lượng khô) không lớn hơn mg/kg 2,514. Hàm lượng crom (khối lượng khô) không lớn hơn mg/kg 20015. Hàm lượng đồng (khối lượng khô) không lớn hơn mg/kg 20016. Hàm lượng niken (khối lượng khô) không lớn hơn mg/kg 100

17. Hàm lượng kẽm (khối lượng khô) không lớn hơn mg/kg 75018. Hàm lượng thuỷ ngân (khối lượng khô) không lớn hơn mg/kg 219. Thời hạn bảo quản không ít hơn tháng 6

5. Phương pháp kiểm tra

5.1. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu được tiến hành theo 10 TCN 301-97.

5.2. Hiệu quả phân bón được xác định theo 10TCN 216-95.

5.3. Độ chín (hoai) của phân hữu cơ vi sinh từ rác thải sinh hoạt được xác định bằng phương pháp đo nhiệt độ của túi (bao) phân bón. Cách tiến hành như sau: Sử dụngnhiệt kế có mức đo nhiệt độ từ 0oC đến 1000C, cắm sâu khoảng 50 đến 60 cm vàotrong túi (bao) phân bón có trọng lượng không nhỏ hơn 10 kg. Sau 15 phút, đọc nhiệtđộ. Tiến hành ghi chép và theo dõi sự thay đổi nhiệt độ trong 3 ngày liên tiếp, mỗingày đo nhiệt độ 1 lần (vào 9-10 giờ). Phân bón bảo đảm độ chín (hoai) khi nhiệt độcủa túi (bao) phân bón không thay đổi trong suốt thời gian theo dõi.

5.4. Kích thước hạt phân bón được xác định bằng phương pháp rây: Cân 100 g phân bón. Rây qua rây cỡ 4-5 mm. Cân lượng phân bón lọt qua rây. Độ đồng đều và độ mịncủa phân bón được coi là bảo đảm khi 95% lượng phân bón lọt qua rây.

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 73: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 73/77

 Phụ lục GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy 65 

5.5. Độ ẩm của phân bón được xác định theo 10TCN 302-97.

5.6. pH được xác định theo TCVN 5979-1995 (ISO 10390:1993(E)).

5.7. Mật độ vi sinh vật hữu ích được xác định theo TCVN 6166-96, TCVN 6167-96.

5.8. Hàm lượng cacbon tổng số được xác định theo 10TCN 366-99.

5.9. Hàm lượng nitơ tổng số được xác định theo 10TCN304-97.

5.10. Hàm lượng lân hữu hiệu được xác định theo 10TCN 307-97.

5.11. Hàm lượng kali hữu hiệu được xác định theo 10TCN 360-99.

5.12. Mật độ Salmonella được xác định theo TCVN 4829-89.

5.13. Hàm lượng cadimi, crom, đồng, chì, niken và kẽm được xác định theo TCVN6496 - 99 (ISO 11047:1995).

5.14. Hàm lượng thuỷ ngân được xác định theo TCVN 5989-1995 (ISO 5666/1 :1983).

6. Bao bì, ghi nhãnPhân hữu cơ vi sinh vật từ rác thải sinh hoạt phải được bảo quản trong các bao

gói tốt, chống được các ảnh hưởng bất lợi bên ngoài. Nhãn ghi trên bao bì phân bón phải thực hiện theo quy định tại Thông tư số 75/TT-BNN-KHCN của Bộ NNvà PTNT ngày 17/7/2000 về việc hướng dẫn thi hành quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ về Qui chế ghi nhãn hàng hoá lưuthông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

KT. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thứ trưởng Bùi Bá Bổng : Đã ký 

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 74: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 74/77

 Phụ lục GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy 66 

Phụ lục số 2

MỨC SAI SỐ ĐỊNH LƯỢNG CHO PHÉP VÀ ĐỊNH LƯỢNG BẮT BUỘCĐỐI VỚI CÁC YẾU TỐ TRONG PHÂN BÓN 

(Ban hành kèm theo Quyết định số 100 /2008/QĐ-BNNngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 

 _____________________________________________________________________  _________________

A. MỨC SAI SỐ ĐỊNH LƯỢNG CHO PHÉP KHI PHÂN TÍCH KIỂM TRA(so với mức đăng ký trong Công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc mức ghi trong Danh mục phân

 bón)

STT CHỈ TIÊU SAI SỐ ĐỊNH LƯỢNGCHO PHÉP

1 Phân Urê, DAP, MAP, KNO3, SA

- Hàm lượng Nts  Trong khoảng ≤ 2%2 Phân DAP, MAP, Supe phốt phát, Lân nung chảy- Hàm lượng P2O5hh  Trong khoảng ≤ 2%

3 Phân KCl, K 2SO4, KNO3,- Hàm lượng K 2Oht Trong khoảng ≤ 2%

4 Phân SA, K 2SO4 - Hàm lượng S hữu hiệu Trong khoảng ≤ 2%

5 Phân trộn (NPK, NP, NK, PK)- Một yếu tố Nts hoặc P2O5hh hoặc K 2Oht  Trong khoảng ≤ 3%- Tổng hai hoặc cả ba yếu tố Nts, P2O5hh và K 2Oht Trong khoảng ≤ 5%

6Phân trung lượng (Ca, Mg, S, SiO2 hữu hiệu) hoặc

 phân bón bổ sung yếu tố trung lượng- Một yếu tố Trong khoảng ≤ 5%- Tổng hai hoặc cả bốn yếu tố trung lượng Trong khoảng ≤ 10%

7Phân vi lượng (Fe, Zn, Cu, B, Mo, Mn ) hoặc phân

 bổ sung yếu tố vi lượng - Một yếu tố Trong khoảng ≤ 5%

- Tổng các yếu tố vi lượngKhông được lớn hơn hoặc nhỏhơn 15%

8 Phân bón có chứa chất hữu cơ

- Hàm lượng hữu cơ Trong khoảng ≤ 15%

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 75: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 75/77

 Phụ lục GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy 67 

B. CHỈ TIÊU ĐỊNH LƯỢNG BẮT BUỘC

STT CHỈ TIÊU ĐỊNH LƯỢNG BẮT BUỘC1 Phân hữu cơ khoáng

- Hàm lượng hữu cơ tổng số ≥ 15%- Ẩm độ đối với phân dạng bột ≤ 20%

Tổng hàm lượng Nts+P2O5hh + K 2Oht; Nts+P2O5hh; Nts +K 2Oht; P2O5hh + K 2Oht 

≥ 8%

2 Phân hữu cơ- Ẩm độ đối với phân dạng bột ≤ 20%- Hàm lượng hữu cơ tổng số ≥ 22%- Hàm lượng Nts ≥ 2,5%- pHH2O đối với phân hữu cơ bón qua lá   5-7

3 Phân hữu cơ sinh học- Ẩm độ đối với phân dạng bột ≤ 20%- Hàm lượng hữu cơ tổng số ≥ 22%- Hàm lượng Nts ≥ 2,5%- Hàm lượng axit Humic, các chất sinh học (đối

với phân HCSH chế biến từ than bùn)≥ 2,5%

- Độ hoai (đo diễn biến nhiệt độ trong khối phân theo quy định)

Không tăng quá 0,50C

- pHH2O đối với phân hữu cơ sinh học bón qualá 

5-7

4 Phân hữu cơ vi sinh,- Ẩm độ đối với phân dạng bột ≤ 30%- Hàm lượng hữu cơ tổng số ≥ 15%- Mật độ mỗi chủng vi sinh vật có ích ≥ 1x 106 CFU/g (ml)

5 Phân vi sinh vậtMật độ mỗi chủng vi sinh vật có ích ≥ 1x 108 CFU/g (ml)

6Tổng hàm lượng các chất điều hoà sinh trưởng sovới khối lượng sản phẩm đối với phân có bổ sungchất điều hoà sinh trưởng

≤ 0,5%

7 Hàm lượng bioret đối với phân urê ≤ 1,5%8 Hàm lượng a xít tự do đối với phân supe lân ≤ 4,0%

9

Đối với phân bón hữu cơ; hữu cơ khoáng; hữu cơ vi sinh; hữu cơ sinh học sản xuất

từ nguồn nguyên liệu là rác thải đô thị, từ phế thải công nghiệp chế biến nông sản,thực phẩm, phế thải chăn nuôi; phân bón lá có nguồn gốc hữu cơ.- Hàm lượng Asen (As) ≤ 2,0 mg/kg (lít) hoặc ppm- Hàm lượng Cadimi (Cd), bao gồm cả phân lânnhập khẩu

≤ 2,5 mg/kg hoặc ppm

- Hàm lượng Chì (Pb) ≤ 250,0 mg/kg (lít) hoặc ppm- Hàm lượng Thuỷ ngân (Hg) ≤ 2,0 mg/kg (lít) hoặc ppm

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 76: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 76/77

 Phụ lục GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi

SVTH: Trần Thị Thanh Thúy 68 

Phụ lục số 3

Mức giới hạn tối đa cho phép của một số kim loại nặng trong đất(Ban hành kèm theo Quyết định số 99 /2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TT Nguyên tốMức giới hạntối đa cho phép(mg/kg đất khô)

Phương pháp thử *

1 Arsen (As) 12 TCVN 6649:2000 (ISO11466:1995)

2 Cadimi (Cd) 2 TCVN 6496:1999 (ISO11047:1995)

3 Chì (Pb) 70

4 Đồng (Cu) 50

5 Kẽm (Zn) 200

* Có thể sử dụng phương pháp thử khác có độ chính xác tương đương.Mức giới hạn tối đa cho phép

của một số vi sinh vật và hoá chất gây hại trong sản phẩm rau, quả, chè(Ban hành kèm theo Quyết định số 99 /2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

STT Chỉ tiêuMức giới hạn tối

đa cho phép

Phương pháp thử*

IHàm lượng nitrat NO3 (quy định cho rau)

mg/kg TCVN 5247:1990

1 Xà lách 1.500

2 Rau gia vị 600

3Bắp cải, Su hào, Suplơ, Củ cải,tỏi

500

4 Hành lá, Bầu bí, Ớt cây, Cà tím 400

5 Ngô rau 300

6 Khoai tây, Cà rốt 250

7 Đậu ăn quả, Măng tây, Ớt ngọt 200

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM

WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUYNHON

Page 77: Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

8/20/2019 Định lượng as, pb trong một số loại phân hữu cơ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử aas

http://slidepdf.com/reader/full/dinh-luong-as-pb-trong-mot-so-loai-phan-huu-co-bang-phuong 77/77

 Phụ lục GVHD: ThS.Nguyễn Thị Diệp Chi

8 Cà chua, Dưa chuột 150

9 Dưa bở 90

10 Hành tây 80

11 Dưa hấu 60

IIVi sinh vật gây hại(quy định cho rau, quả) 

CFU/g **

1 Salmonella 0 TCVN 4829:2005

2 Coliforms 200TCVN 4883:1993;TCVN 6848:2007 

3  Escherichia coli 10 TCVN 6846:2007

III Hàm lượng kim loại nặng(quy định cho rau, quả, chè) 

mg/kg

1 Arsen (As) 1,0TCVN 7601:2007;TCVN 5367:1991

2 Chì (Pb) TCVN 7602:2007- Cải bắp, rau ăn lá 0,3- Quả, rau khác 0,1- Chè 2,0

3 Thủy Ngân (Hg) 0,05 TCVN 7604:20074 Cadimi (Cd) TCVN 7603:2007

- Rau ăn lá, rau thơm, nấm 0,1- Rau ăn thân, rau ăn củ, khoaitây

0,2

- Rau khác và quả 0,05- Chè 1,0

IVDư lượng thuốc bảo vệ thực vật(quy định cho rau, quả, chè) 

1

 Những hóa chất có trong Quyếtđịnh 46/2007/QĐ-BYT ngày19/12/2007 của Bộ Y tế

Theo Quyết định46/2007/QĐ-BYTngày 19/12/2007của Bộ Y tế

Theo TCVN hoặcISO, CODEX tươngứng

WWW.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM