fanuc 21tb

26
A. MÔ TẢ GIAO DIỆN ĐIỀU KHIỂN MÁY CNC I. TỔNG QUAN: Giao diện điều khiển một máy Tiện CNC thông thường bao gồm: Màn hình đồ họa, Các phím nhập dữ liệu và các phím điều khiển ( một số máy còn có thêm bàn phím và chuột giống như một máy vi tính thông thường). II. CÁC PHÍM NHẬP DỮ LIỆU: Nhóm các phím nhập dữ liệu bao gồm các phím chữ, các phím số và các phím ký tự đặc biệt như hình sau:

Upload: quochuy24

Post on 02-Jan-2016

250 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: fanuc 21tb

A. MÔ TẢ GIAO DIỆN ĐIỀU KHIỂN MÁY CNC

I. TỔNG QUAN:

Giao diện điều khiển một máy Tiện CNC thông thường bao gồm: Màn hình đồ họa, Các phím nhập dữ liệu và các phím điều khiển ( một số máy còn có thêm bàn phím và chuột giống như một máy vi tính thông thường).

II. CÁC PHÍM NHẬP DỮ LIỆU:Nhóm các phím nhập dữ liệu bao gồm các phím chữ, các phím số và các

phím ký tự đặc biệt như hình sau:

Page 2: fanuc 21tb

Sử dụng phím SHIFT để sử dụng ký tự thứ 2 của mỗi phímIII. NHÓM CÁC PHÍM CHỨC NĂNG:

Các phím này được sử dụng để gọi các chức năng như hiển thị vị trí hiện hành của dao gắn trên trục chính máy theo hệ tọa độ máy, hệ tọa độ gốc chi tiết và hệ tọa độ tương đối, thiết lập thông số dao, hay thiết lập các thông số hệ thống…Nhóm này bao gồm các phím như hình sau:

Position ( hiển thị vị trí của dao)

Program ( Hiển thị các chương trình lập trình)Offset setting ( Hiển thị các bảng nhập dữ liệu tool

Offset, work offset)

System ( Hiển thị và thiết lập các thông số hệ thống)

Message ( Hiển thị các thông báo và cảnh báo)

Page 3: fanuc 21tb

Graphic ( Hiển thị chế độ đồ họa)

IV. NHÓM CÁC PHÍM ĐIỀU KHIỂN:Nhóm các phím điều khiển là nhóm các phím nằm bên dưới của bàn phím máy, thường như các hình sau:

Machine control keyboard

Machine control keyboard of the EMCO PC-Turn SeriesChức năng của từng phím như sau:

Skip ( Bỏ qua các dòng lệnh có đánh dấu “/” trước dòng lệnh )

DRY RUN ( Bật chế độ chạy thử)OPTION STOP ( Dừng chương trình tại M01)

RESET ( tắt cảnh báo, tắt chương trình và trở về đầu chương trình)

SBL ( Bật chế độ chạy từng dòng lệnh)

PROGRAM STOP/ START ( Dừng hoặc khởi động chương trình)

MANUAL AXIS MOVEMENT ( Di chuyển các trục trong chế độ JOG)

REFERENT ALL AXIS ( Đưa máy về điểm chuẩn).

Page 4: fanuc 21tb

FEED STOP/ FEED START.

Điều khiển tốc độ trục chính chậm, bằng hoặc nhanh hơn.

Tắt/ Bật trục chính ở chế độ JOG và các chế độINC1..NC1000. Ấn thả để quay thuận chiều kim đồng hồ, ấn giữ 1s để quay ngược chiều kim đồng hồ.

Mở/ Đóng cửa máy

Đóng/Mở mâm cặp

Lui/ Tới đầu chống tâm

Quay đầu mang dao

Bật/ Tắt dung dịch trơn nguội

Bật/ Tắt chức năng phụ trợ của máy

Núm xoay điều chỉnh tốc độ tiến dao

Núm xoay để chọn chế độ làm việc

Có các chế độ làm việc sau:

Chế độ đưa máy về điểm chuẩn.

Chế độ chạy máy tự độngEDIT Chế độ soạn thảo chương trình.

Page 5: fanuc 21tb

Chế độ dùng trong chạy thử máy

Chế độ điều khiển máy bằng tay

Chế độ dạy học

Giống chế độ JOG nhưng các trục di chuyển theo 1 gia số tương ứng cho mỗi lần nhấn (1…1000µm)

Chế độ quay trở lại các chế độ di chuyển theo gia số trước đó

Nút dừng khẩn cấp

Khóa chuyển giữa chế độ đóng cửa và mở cửa

Nút nhấn khởi động chương trình

Nhấn nút này để kẹp phôi trên máy có trục quay

Nút nhấn cho phép mở cửa và điều khiển máy khi mở cửa

Không có chức năng gì.

Ngoài ra trên rất nhiều máy CNC còn tích hợp thêm bàn phím máy vi tính và chuột. Hình dưới đây mô tả chức năng của các phím trên bàn phím máy vi tính:

Page 6: fanuc 21tb
Page 7: fanuc 21tb

B. HƯỚNG DẪN THAO TÁC VỚI PHẦN MỀM WINNC

I. KHỞI ĐỘNG:Có thể khởi động phần mềm WinNC bằng nhiều cách nhưng đơn giản

nhất là kích đôi chuột vào biểu tượng của WinNC trên nền màn hình Desktop. Sau khi khởi động phần mềm giao diện sau hiện lên cho phép ta lựa chọn nhiều hệ điều khiển khác nhau. Ở đây ta kích chuột vào dòng GE Fanuc Series 21T rồi click OK.

Màn hình chính sẽ hiện ra cùng với nhắc nhở ta phải đưa máy về điểm chuẩn ( REFERENCE MACHINE ) như sau:

Page 8: fanuc 21tb

Nhấn từng phím trong nhóm để đưa máy về điểm chuẩn theo từng

trục hoặc nhấn vào phím để đưa tất cả các trục về điểm chuẩn cùng một lúc.

II. HƯỚNG DẪN CÁCH THỨC THAO TÁC TRÊN PHẦN MỀM:1. Thiết lập ngôn ngữ và thư mục làm việc:

Nhấn vào phím sau đó nhấn vào phím để di chuyển tới trang như hình dưới.Để thiết lập thư mục làm việc hãy gõ đường dẫn vào dòng PROGRAM PATH.Nếu để trống thì các chương trình CNC sẽ được lưu vào thư mục cài đặt của phần mềm.Để thiết lập ngôn ngữ làm việc hãy nhập ký hiệu của ngôn ngữ đó vào dòng LANGUAGE. Ví dụ

- DT cho tiếng Đức

Page 9: fanuc 21tb

- EN cho tiếng Anh- FR cho tiếng Pháp-SP cho tiếng Tây Ban Nha

2. Nhập thông số dời gốc tọa độ (Zero Offset)

- Nhấn vào nút liên tục cho đến khi xuất hiện màn hình dưới.- Sử dụng các phím mũi tên để di chuyển tới trục muốn thực hiện offset- Tại mỗi dòng X, Z hãy nhập khoảng cách từ điểm gốc máy ( Machine

zero point) tới điểm gốc của phôi ( Workpiece zero point) theo phương tương ứng.

Page 10: fanuc 21tb

- Nhấn vào phím để nhập dữ liệu vào.

3. Nhập thông số dao (Tool Offset):

- Nhấn vào phím liên tục đến khi xuất hiện bảng thông số dao như hình dưới.

- Sử dụng các phím mũi tên để di chuyển tới ô dữ liệu muốn nhập- Nhập dữ liệu dao tại dòng nhắc

- Nhấn phím để nhập dữ liệu vào ô nhớ

Page 11: fanuc 21tb

Hai thông số X, Z được xác định như hình sau:

Thông số R tra theo catologe của dao

Thông số T xác định như hình dưới

Page 12: fanuc 21tb

Giá trị ngoài ngoặc đơn sử dụng cho máy TURN 250Giá trị trong ngoặc đơn sử dụng cho máy TURN 55

4. Tạo một chương trình CNC:Để có thể tạo được 1 chương trình chính hoặc chương trình con ta bắt buộc

phải vặn núm về chế độ EDIT. a. Tạo mới 1 chương trình:

Chuyển về chế độ EDIT

Nhấn vào phím Nhấn chọn Softkey DIR để mở thư mục làm việc ( Các chương trình đã viết trước đó sẽ xuất hiện)

Page 13: fanuc 21tb

Nhập vào tên chương trình O…. vào dòng nhắc

Nhấn vào nút để tạo thêm 1 chương trình mới. Màn hình lập trình sẽ xuất hiện cho phép ta viết các dòng lệnh vào.

b. Nhập dòng lệnh vào chương trình:Sử dụng các phím trong nhóm phím nhập dữ liệu hoặc bàn phím máy tính để nhập các ký tự vào chương trình.Ví dụ: Một dòng lệnh có cấu trúc như sau

N5 G1 X30Thì thao tác nhập nhập vào sẽ là

Page 14: fanuc 21tb

- Để chèn 1 từ vào dòng lệnh ta sử dụng phím

- Để đè 1 từ này lên từ có sẵn ta sử dụng phím

- Để xóa 1 từ khỏi dòng lệnh ta sử dụng phím - Để chèn một dòng lệnh vào chương trình ta di chuyển con trỏ tới ký hiệu

kết thúc dòng lệnh “;” rồi nhập dòng lệnh mới vào- Để xóa 1 dòng lệnh đã có sẵn ta di chuyển con trỏ tới dòng lệnh đó,

nhập vào thứ tự dòng lệnh rồi nhấn phím ( nếu dòng lệnh không có số thứ tự thì ta nhập vào N0)

- Để tìm 1 từ trong chương trình có sẵn ta nhập từ đó vào dòng nhắc rồi nhấn vào softkey SHR

c. Mở một chương trình có sẵn: Nhập tên chương trình vào dòng nhắc.

Nhấn vào phím d. Di chuyển tới chương trình kế tiếp:

Từ chương trình đang mở ta nhấn vào softkey O SHR.5. Xóa một chương trình đã viết:

- Chuyển về chế độ EDIT

- Nhập tên chương trình vào dòng nhắc O….rồi nhấn phím

6. Xóa toàn bộ các chương trình đã tạo: Chuyển về chế độ EDIT

Nhập O0-9499 vào dòng nhắc rồi nhấn vào phím 7. Chạy chương trình:

- Chuyển về chế độ EDIT

- Nhấn vào phím - Mở chương trình muốn chạy- Di chuyển con trỏ tới vị trí dòng lệnh muốn bắt đầu chạy

- Chuyển sang chế độ MEM

Page 15: fanuc 21tb

- Xoay núm điều khiển tốc độ tiến dao về 0%.

- Nhấn vào nút khởi động

- Vừa quan sát vừa xoay từ từ núm để tăng tốc độ tiến dao.

Lưu ý: Khi chạy thử máy học viên phải luôn để tay trên núm xoay điều khiển tốc độ tiến dao để kịp thời xử lý khi sắp có tình huống nguy hiểm xảy ra với máy.

8. Hiển thị khi chương trình đang chạy:Trong khi máy đang chạy 1 chương trình ta có thể xem được nhiều giá trị khác nhau:

Nhấn vào softkey PRGRM để xem dòng lệnh hiện hành Nhấn vào softkey CHECK để xem dòng lệnh hiện hành, vị trí dao

hiện hành, các mã G và M có trong chương trình, số hiệu dao, tốc độ quay của trục chính…

Nhấn vào softkey CURRNT để xem các mã G có trong chương trình.

Nhấn vào phím để xem vị trí dao hiện lớn trên màn hình.9. Mô phỏng chạy dao:Có 2 cách để mô phỏng đường chạy dao của 1 chương trình NC trên màn hình đồ họa

Trước khi tiến hành mô phỏng ta phải mở chương trình NC cần mô phỏng ở chế độ EDIT

Nhấn vào phím để mở chế độ mô phỏng đồ họa. Màn hình sẽ hiện lên như sau:

Page 16: fanuc 21tb

a. Mô phỏng 2D:Để mô phỏng 2D ta nhấn chọn softkey GRAPH hay F5 trên bàn phím máy tính. Màn hình mô phỏng xuất hiện như hình sau:

Page 17: fanuc 21tb

Để thoát khỏi màn hình mô phỏng ta nhấm vào softkey G.PRMb. Mô phỏng 3D:

Để tiến hành mô phỏng 3D ta nhấn vào phím rồi nhấn chọn softkey 3DVIEW, màn hình mô phỏng 3D sẽ xuất hiện như hình dưới.Để có thể mô phỏng 3D được, ta phải chọn dao, thiết lập phôi và thiết lập hướng nhìn khi mô phỏng

Page 18: fanuc 21tb

Chọn dao:Nhấn chọn softkey TOOLS (F3) để tiến hành chọn dao mô phỏng. Màn hình chọn dao như sau:

Page 19: fanuc 21tb

Sử dụng nhóm phím mũi tên để chọn dao. Phím và để chọn loại dao.

Phím và để chuyển sang dao khác. Khi đã chọn được loại dao thích hợp cho dao nào đó, ta nhấn chọn vào softkey TAKE (F7) để chọn loại dao đó. Sau khi đã được chọn, số hiệu dao đó sẽ được điền vào phía sau dao. Có các loại dao sau:

ROUGHING TOOL……….DAO TIỆN THÔ NGOÀIFINISHING TOOL………..DAO TIỆN TINHROUGHING BORE……….DAO TIỆN THÔ TRONGEXTERNAL THREAD…...DAO TIỆN REN NGOÀIINTERN. THREAD……….DAO TIỆN REN TRONGINTERNAL GROOVING…DAO TIỆN RÃNHPARTING-OFF……………DAO TIỆN CẮT ĐỨTTWIST DRILL…………….DAO KHOANSTART DRILL……………DAO KHOAN MỒITAP………………………..DAO TAROEND MILL………………...DAO PHAY 3 MẶT CẮTCHAMFER MILL…………DAO VÁT CẠNHFACE MILL……………….DAO PHAY MẶT ĐẦU

Page 20: fanuc 21tb

SPHERICAL CUTTER…...DAO PHAY CẦUDISK MILLING CUTTER..DAO PHAY ĐĨATHREAD MILLING………DAO PHAY TẠO REN

Để thoát khỏi màn hình chọn dao ta nhấn vào phím Thiết lập phôi:Để thiết lập phôi ta nhấn chọn vào softkey WORKP.(F4), màn hình thiết lập phôi hiện ra như sau:

Sử dụng nhóm phím mũi tên để di chuyển giữa các kích thước, nhập giá trị cần thiết lập vào dòng nhắc rồi nhấn phím INPUT

Để thoát khỏi màn hình thiết lập phôi ta nhấn vào phím Mô phỏng:

Để tiến hành mô phỏng ta nhấn vào softkey SIMUL.(F5) để mở màn hình mô phỏng.Nhấn chọn softkey START (F4) để bắt đầu mô phỏng chạy daoNhấn chọn softkey STOP (F5) để ngừng mô phỏng.Nhấn chọn softkey RESET (F6) để mô phỏng lại.

Để thoát khỏi màn hình mô phỏng, nhấn chọn vào phím

Page 21: fanuc 21tb

III. HƯỚNG DẪN THAO TÁC SO CHIỀU DÀI DAO BẰNG PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG THẤU KÍNH QUANG HỌC TRÊN MÁY PHAY Concept Turn 55:

Xoay núm vặn về chế độ JOG

Nhấn giữ phím để di chuyển trục Z về phía bên phải của máy. Lắp dao chuẩn (Reference Tool) lên đầu mang dao.

Di chuyển các trục máy và quan sát dưới thấu kính quang học để đưa mũi dao chuẩn về giao điểm của 2 đường cắt ngang trên mặt kính thấu kính.

Page 22: fanuc 21tb

Nhấn vào phím rồi nhấn chọn vào softkey REL.

Nhấn vào phím và giá trị 0 rồi nhấn chọn vào softkey PRESET (giá trị của X sẽ bị xóa).

Nhấn vào phím và giá trị 30 rồi nhấn chọn vào softkey PRESET ( giá trị của Z sẽ được đặt là 30).

Nhấn vào phím để chọn dao cần đo. ( Trước đi quay dao nên lùi đầu mang dao về phía phải để tránh va dao vào thấu kính).

Di chuyển các trục máy và quan sát dưới thấu kính quang học để đưa đỉnh dao về vị trí giao điểm của 2 đường thẳng trên mặt kính thấu kính

( Xoay núm vặn về mức 1% khi mũi dao đã gần tiệm cận giao điểm này).

Nhấn vào nút liên tục đến khi xuất hiện bảng thông số dao. Di chuyển tới ô nhớ muốn thiết lập cho dao (tốt nhất là trùng với tên

dao). Nhập các giá trị X,Z trong ô Relative vào ô nhớ này. Quay tới dao tiếp theo và tiến hành đo lại như trên.IV. HƯỚNG DẪN THAO TÁC DỜI GỐC TỌA ĐỘ (ZERO OFFSET)

ĐẾN TÂM CỦA MẶT ĐẦU PHÔI TRÊN MÁY TIỆN Concept Turn 55: