hoa Ðàm số 16

36
1 Chủ Nhật, 02 tháng 3, 2014 WWW.HOADAMNEWS.COM Bộ mới 2014. Số 16 TÂM BÚT tiếp theo trang 3 tiếp theo trang 14 TUỆ SỸ TUỔI TRẺ LÊN ĐƯỜNG Xuân đã qua mà cành mai vẫn còn nở rộ. Gió lay núi lớn mà gió vẫn lặng. Nước dồn sóng cả mà nước không trôi. Bản chất đến và đi, đi và đứng, mất và còn của vạn vật là thế. L.T.S VẠNH HẠNH: Ðây là bài đầu của nhà văn Hồ Hữu Tường viết cho tạp chí Vạn Hạnh, đặt viên đá đầu cho việc xây dựng một ý thức hệ cho thời đại. Theo dự định của tác giả thì nối tiếp sẽ còn có những bài khác, từ những chân trời khác, mà tiến bước vào cõi rừng hoang vu mà ai cũng mong mỏi có một cuộc khám phá đầy đủ hầu cung cấp cho loài người một “miếng đất dung thân” cốt để tránh sự tận diệt lẫn nhau bởi một cuộc chiến tranh toàn diện bằng nguyên tử, hóa học và vi trùng... (Vạnh Hạnh số 1 - 1965) Với sự tiến triển của Khoa học, tôn giáo nào, ở phương Ðông hay phương Tây, mà muốn tồn tại, tất phải sửa lại giáo điều của mình. Ðối với Phật pháp, sự sửa lại này gọi là chỉnh lại cái pháp. Và đạo Phật rất tiếp theo trang 8 tiếp theo trang 6 HỒ HỮU TƯỜNG xem trang 2 NGHĨ VỀ PHẬT GIÁO VIỆT NAM VĨNH HẢO TIẾNG VIỆT THỜI THƯỢNG TRỊNH THANH THỦY TỪ DUYÊN KIỀU ĐẾN DUYÊN PHẬT HUỲNH KIM QUANG QUỐC TỔ HÙNG VƯƠNG VÀ NỀN QUỐC HỌC VĂN SIÊU Dù có người nệ theo lề lối học Tây Phương, vịn vào cớ truyện Nguồn gốc Rồng tiên hoang đường không có thực, để coi cả đời Hùng Vương của ta cũng là không có thực nữa, chúng ta đã có và đã trình bày đủ bằng chứng cho thấy suốt mấy ngàn năm nay toàn dân ta không phải đã làm việc thiếu ý thức là “mồ cha không khóc, khóc đống mối”. Nguyễn Du không những là một thi hào lớn của Việt Nam mà còn là nhà Phật học uyên bác. Ông từng viết trong bài thơ “Chiêu Minh Thái Tử Phân Kinh Thạch Đài” lúc đi sứ sang Tàu vào triều Nguyễn, đầu thế kỷ 19 rằng, “Ngã độc Kim Nói đến tiếng Việt thời thượng, chúng ta có thể hình dung hay nhớ đến nhiều cụm từ lạ tai bao gồm cả những tiếng lóng hay ngôn ngữ mạng được ưa thích và sử dụng rộng rãi trong những tầng lớp xã hội khác nhau. Tỷ như khi vào ăn trong một quán mì gõ chúng ta nghe tiếng gọi: - Cho 2 cái hầm, 2 bộ hài cốt nghen… - Thêm “2 xị vô sinh” nữa… TỪ CHỐN LƯU ĐÀY NHÌN VỀ CHỐN TÙ ĐÀY Hơn mười năm trước, ông Hoàng Nguyên Nhuận có xuất bản một tác phẩm thuộc loại tùy bút, nhan đề “Từ Chốn Lưu Đày” ít ai biết đến, không phải vì tác phẩm không hay mà vì nó bị chìm lỉm trong cả núi những tác phẩm mang tính chất hoài niệm, hoài hương, nhớ nước thương nhà... cùng với những hồi ký chính trị, hồi ký cải tạo, hồi ký vượt biển, v.v... Dù sao KHI BÀI HÁT TRỞ VỀ TRẦN TRUNG ÐẠO Nếu phải xếp hạng những bài hát được sinh ra và lớn lên cùng với thăng trầm của đất nước, với thao thức của thanh niên, sinh viên, học sinh, với tâm trạng của những người lính trẻ trong cuộc chiến tranh tự vệ đầy gian khổ ở miền Nam trước đây, tôi tin, Việt Nam quê hương ngạo nghễ của nhạc sĩ du ca Nguyễn Đức Quang sẽ là một trong tiếp theo trang 34 tiếp theo trang 3 hoađàm GIẤC MƠ SEN - Ảnh: DZUNGART NGUYEN - https://www.facebook.com/dzungart.quoc QUÊ HƯƠNG Nỗi gì, nhắc mãi tiếng Cảm nhận về 101 TRUYỆN CỰC NGẮN 100 CHỮ của tác giả NGUYỄN THỊ HẬU UYÊN NGUYÊN trang.24 TÌM MỘT Ý THỨC HỆ CHO THỜI ĐẠI

Upload: hoa-dam

Post on 14-Mar-2016

222 views

Category:

Documents


6 download

DESCRIPTION

Từ mấy năm nay, nhiều nhà cách mạnh cũ rời bỏ hàng ngũ chủ nghĩa Marx vì các chính trị của đảng này thiếu một cơ sở của luân lý. Khrouchtchev, khi chỉ trích cái chính trị của Staline, cũng đưa những lý lẽ thuộc nhân luân. Kinh nghiệm của gần năm mươi năm cách mạng Nga chứng tỏ cho ta thấy rằng chính trị mà buông lung thì chẳng khác nào ngựa mạnh mà không cương thêm bịt mắt, nó có thể đưa vào hố thẳm. Mà nếu không có một văn minh tu sĩ đặt những lực tuyến (lignes de force) cho kẻ làm chính trị hướng theo, thì họ biết nghe vào đâu khác hơn là tiếng gọi của bản năng? Kẻ chiến sĩ, người lãnh đạo đã cần có luân lý thì đám quần chính lại cần đến tôn giáo để biết đâu là nên, đâu là không hầu xử sự. Những tôn giáo có giáo điều phản khoa học là những cái lầm lẫn bị khoa học gạt bỏ. Nhưng những thị kiến của đạo Phật không trái với khoa học, thì đạo Phật có nội lực để trường tồn. Những học thuyết đụng chạm hẳn với thuyết duy vật vô thần, thì một bên thắng một bên tiêu đã đành. Mà thuyết, Vô thườ

TRANSCRIPT

Page 1: Hoa Ðàm số 16

1

Chủ Nhật, 02 tháng 3, 2014 WWW.HOADAMNEWS.COM Bộ mới 2014. Số 16

TÂM BÚT

tiếp theo trang 3

tiếp theo trang 14

TUỆ SỸ

TUỔI TRẺ LÊN ĐƯỜNG

Xuân đã qua mà cành mai vẫn còn nở rộ. Gió lay núi lớn mà gió vẫn lặng. Nước dồn sóng cả mà nước không trôi. Bản chất đến và đi, đi và đứng, mất và còn của vạn vật là thế.

L.T.S VẠNH HẠNH: Ðây là bài đầu của nhà văn Hồ Hữu Tường viết cho tạp chí Vạn Hạnh, đặt viên đá đầu cho việc xây dựng một ý thức hệ cho thời đại. Theo dự định của tác giả thì nối tiếp sẽ còn có những bài khác, từ những chân trời khác, mà tiến bước vào cõi rừng hoang vu mà ai cũng mong mỏi có một cuộc khám phá đầy đủ hầu cung cấp cho loài người một “miếng đất dung thân” cốt để tránh sự tận diệt lẫn nhau bởi một cuộc chiến tranh

toàn diện bằng nguyên tử, hóa học và vi trùng... (Vạnh Hạnh số 1 - 1965)

Với sự tiến triển của Khoa học, tôn giáo nào, ở phương Ðông hay phương Tây, mà muốn tồn tại, tất phải sửa lại giáo điều của mình. Ðối với Phật pháp, sự sửa lại này gọi là chỉnh lại cái pháp. Và đạo Phật rất

tiếp theo trang 8tiếp theo trang 6

HỒ HỮU TƯỜNG

xem trang 2

NGHĨ VỀ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

VĨNH HẢO

TIẾNG VIỆT THỜI THƯỢNG

TRỊNH THANH THỦY

TỪ DUYÊN KIỀU

ĐẾN DUYÊN PHẬT

HUỲNH KIM QUANG

QUỐC TỔ HÙNG VƯƠNG

VÀ NỀN QUỐC HỌC

LÊ VĂN SIÊU

Dù có người nệ theo lề lối học Tây Phương, vịn vào cớ truyện Nguồn gốc Rồng tiên là hoang đường không có thực, để coi cả đời Hùng Vương của ta cũng là không có thực nữa, chúng ta đã có và đã trình bày đủ bằng chứng cho thấy suốt mấy ngàn năm nay toàn dân ta không phải đã làm việc thiếu ý thức là “mồ cha không khóc, khóc đống mối”.

Nguyễn Du không những là một thi hào lớn của Việt Nam mà còn là nhà Phật học uyên bác. Ông từng viết trong bài thơ “Chiêu Minh Thái Tử Phân Kinh Thạch Đài” lúc đi sứ sang Tàu vào triều Nguyễn, đầu thế kỷ 19 rằng, “Ngã độc Kim

Nói đến tiếng Việt thời thượng, chúng ta có thể hình dung hay nhớ đến nhiều cụm từ lạ tai bao gồm cả những tiếng lóng hay ngôn ngữ mạng được ưa thích và sử dụng rộng rãi trong những tầng lớp xã hội khác nhau. Tỷ như khi vào ăn trong một quán mì gõ chúng ta nghe tiếng gọi:- Cho 2 cái hầm, 2 bộ hài cốt nghen…- Thêm “2 xị vô sinh” nữa…

TỪ CHỐN LƯU ĐÀY NHÌN VỀ

CHỐN TÙ ĐÀY

Hơn mười năm trước, ông Hoàng Nguyên Nhuận có xuất bản một tác phẩm thuộc loại tùy bút, nhan đề “Từ Chốn Lưu Đày” ít ai biết đến, không phải vì tác phẩm không hay mà vì nó bị chìm lỉm trong cả núi những tác phẩm mang tính chất hoài niệm, hoài hương, nhớ nước thương nhà... cùng với những hồi ký chính trị, hồi ký cải tạo, hồi ký vượt biển, v.v... Dù sao

KHI BÀI HÁT TRỞ VỀ

TRẦN TRUNG ÐẠO

Nếu phải xếp hạng những bài hát được sinh ra và lớn lên cùng với thăng trầm của đất nước, với thao thức của thanh niên, sinh viên, học sinh, với tâm trạng của những người lính trẻ trong cuộc chiến tranh tự vệ đầy gian khổ ở miền Nam trước đây, tôi tin, Việt Nam quê hương ngạo nghễ của nhạc sĩ du ca Nguyễn Đức Quang sẽ là một trong

tiếp theo trang 34

tiếp theo trang 3

hoađàm

GIẤC MƠ SEN - Ảnh: DZUNGART NGUYEN - https://www.facebook.com/dzungart.quoc

QUÊ HƯƠNGNỗi gì, nhắc mãi tiếng

Cảm nhận về 101 TRUYỆN CỰC NGẮN 100 CHỮ của tác giả NGUYỄN THỊ HẬUUYÊN NGUYÊN trang.24

TÌM MỘT Ý THỨC HỆ CHO THỜI ĐẠI

Page 2: Hoa Ðàm số 16

2

TRONG SỐ NÀY

Số 16CHỦ NHẬT, 2 THÁNG 3, 2014

TUỔI TRẺ LÊN ĐƯỜNG

TUỔI TRẺ LÊN ÐƯỜNG - TUỆ SỸ, tr 1 l TÌM MỘT Ý THỨC HỆ CHO THỜI ÐẠI - HỒ HỮU TƯỜNG, tr.1 l NGHĨ VỀ PHẬT GIÁO VIỆT NAM - VĨNH HẢO, tr.1 l QUỐC TỔ HÙNG VƯƠNG VÀ NỀN QUỐC HỌC - LÊ VĂN SIÊU, tr.1 l KHI BÀI HÁT TRỞ VỀ - TRẦN TRUNG ÐẠO, tr.1 l TIẾNG VIỆT THỜI THƯỢNG - TRỊNH THANH THỦY, tr.1 l TỪ DUYÊN KIỀU ÐẾN DUYÊN PHẬT - HUỲNH KIM QUANG, tr.1 l PHẬT GIÁO VIỆT NAM, BIẾN CỐ VÀ TƯ LIỆU (Tiếp theo) - VPII, VIỆN HÓA ÐẠO, tr.3 l CHÙM THƠ NGUYỄN LÃM THẮNG, tr.5 l TỔNG LUẬN VỀ VĂN HỌC PHẬT GIÁO VIỆT NAM HẢI NGOẠI - HUỲNH KIM QUANG, tr.6 l CÂU HÒ KÝ VÃNG - NGUYỄN MAN NHIÊN, tr.10 l CHÙM THƠ PHỔ ÐỒNG, tr.11 l NGHỀ ‘XÀ ÍCH’ NGÀY XƯA - K’SIM, tr.12 l MẸ XẢ TÓC, TRỌN ÐỜI THƯƠNG MẸ - thơ TÂM THƯỜNG ÐỊNH, tr.17 l THÁNG GIÊNG NHỚ BÁC NĂM TƯỜNG - ÐINH QUANG ANH THÁI, tr.18 l CHÙM THƠ HAIKU HOÀNG LONG, tr.22 l NỖI GÌ, NHẮC MÃI TIẾNG ‘QUÊ HƯƠNG’ - UYÊN NGUYÊN, tr.24 l 10 TRUYỆN CỰC NGẮN 100 CHỮ CỦA NGUYỄN THỊ HẬU, tr.24 l ÐÁO LỆ HÁT HỘI LÀNG - VÕ KHOA CHÂU, tr.26THƯ GỞI NGƯỜI THI SĨ TRẺ TUỔI - RAINER MARIA RILKE, HOÀNG THU UYÊN dịch, tr.30THE EMPEROR NHÂN TÔNG’S MONASTIC LIFE - LÊ MẠNH THÁT, tr.31 l GIỚI THIỆU SÁCH MỚI - NGƯỜI VIỆT, tr.34TÙNG ÐỊA DŨNG XUẤT - TUỆ SỸ, tr.36

Nhóm Kết Tập HOA ÐÀMChịu trách nhiệm:

NGUYÊN VIỆT

9741 Bolsa Ave Suite: 216. Westminster, California 92683.

714.765.9844Mọi kiến xây dựng,

đóng góp bài vở, tranh, ảnh,xin gởi về địa chỉ:

[email protected]

TUỆ SỸ

I. CHUẨN BỊ HÀNH TRANG

MỘT VẬN HỘI MỚI CỦA ĐẠO PHẬT

Tịnh xá Kỳ Viên là nơi thường lai vãng của các tỳ kheo từ các phương xa đến thăm viếng đức Đạo sư để nghe Ngài nói về những sự thật của đời người, đến bản chất tồn tại của vạn hữu. Một số đông các tục gia đệ tử cũng thường đến để nghe pháp, để giúp đỡ các tỳ kheo những phương tiện cần thiết cho đời sống tu tập của họ. Không ngày nào vắng khách; và số khách đến, với xe ngựa, với những đoàn tùy tùng tấp nập, thật không phải là ít. Nhưng tất cả mọi người dù là tăng hay tục, đều đến trong im lặng và đi trong im lặng. Tinh xá lúc nào cũng giữ vẻ cô tịch của một cõi đời, ở ngoài tất cả mọi cõi đời, của những sự sống đang cố vươn mình lên trên những định luật khắt khe chi phối sự sống.

Và một hôm, không biết từ đâu đến vô số khách lạ chưa bao giờ thấy. Họ đến từ phương Đông, từ phương Tây, từ mọi phương, từ những thế giới thật xa xăm diệu vợi. Họ khoác những chiếc áo sặc sỡ đủ mọi màu sắc, ngự trên những cỗ xe lộng lẫy, với những tàn lọng làm bằng các thứ tơ lụa của thiên thần. Con số những người khách lạ này không chỉ hàng trăm hay hàng nghìn. Thật là vô số kể. Hàng trăm triệu, hàng trăm tỷ. Hơn thế nữa, nhiều không thể đếm. Nhiều đến mức không thể tưởng tượng nổi một con số gần với cụ thể.Dù vậy, dù với số vô tận ấy, dù với những hiện tượng kỳ diệu chưa từng thấy ấy, tất cả đều không gây sự ngạc nhiên đáng chú ý nào đối với các tỳ kheo đang ngụ ở Kỳ viên. Họ vẫn im lặng như mọi ngày. Vẫn thực hiện những bổn phận như mọi ngày. Thậm chí, họ như không biết có sự hiện diện của vô số khách lạ này; không biết đến những gì đang xảy ra và đang làm thay đổi khung cảnh u tịch của tinh xá này. Nhưng, những người khách lạ kia đến đây để làm gì nhỉ? Vâng, họ đến theo dấu hiệu triệu

của Phật. Dấu hiệu ấy là tâm đại bi tràn đầy khắp cả hư không vô tận. Đức Phật đã rải tâm đại bi ấy bằng thiền định, được mệnh danh là thiền định của con sư tử vươn mình. Họ nhận được dấu hiệu triệu ấy từ hư không, qua những làn ánh sáng chói ngời đức tính đại bi và đại trí. Họ đến để tham dự một cuộc hội nghị thảo luận về chương trình hóa đạo và hành đạo do hai vị Bồ tát Thượng thủ chủ trì: Bồ tát Phổ Hiền, Viện trưởng viện Hành đạo, và Bồ tát Văn Thù, Viện trưởng Viện Hóa đạo.

Trườc hết, Ngài Viện Trưởng Viện Hành Đạo, Bồ tát Phổ Hiền, giới thiệu một chương trình hành đạo thật vô cùng vĩ đại. Phạm vi hành đạo bao gồm từ một thế giới nhỏ xíu bằng hạt cát, thậm chí nhỏ hơn nữa: bằng một nguyên tử, cho đến những thế giới bao la trải rộng từ vô cực này đến vô cực khác. Thời gian hành đạo có thể chỉ trong vòng khoảnh khắc một sát na, và có thể lâu dài đến vô lượng vô số đại kiếp. Người hành đạo có thể hành đạo dưới mọi hình thức; hoặc bằng những đoàn thể mà con số đoàn viên nhiều như những đám mây lớn che kín cả vũ trụ, hoặc độc nhất chỉ một mình; có thể là một thầy tu, có thể là thương gia, có thể là một ẩn sĩ khổ hạnh, hay một y sĩ, một nghệ sĩ, một chính khách, v.v

Sau cương lĩnh thống nhất của cả hai Viện được thông qua, Bồ tát Văn Thù rời khỏi Thiên Trụ lâu các, nơi diễn ra đại hội nghị, cùng với vô số Bồ tát đồng hành, đi về phương nam để thực hiện chương trình tuyên giáo của Viện Hóa Đạo.

Dù sao, kết quả của đại hội cũng đã gây được sự chú ý của một vị tỳ kheo lão thành của tinh xá Kỳ viên; tôn giả Xá Lợi Phất nhận thấy nghi biểu trác việt siêu quần của Bồ tát Văn Thù, Tôn giả Xá lợi Phất xin phép Phật được theo dõi cuộc vận động tôn giáo của Viện Hóa Đạo. Tôn giả dẫn theo sáu ngàn tỳ kheo. Họ dừng lại giữa đường. Tôn giả Xá Lợi Phất ca ngợi với sáu ngàn vị tỳ kheo trẻ tuổi này về cốt

tiếp theo trang 1

tiếp theo trang 4

Ảnh: MỘC NHIÊN - www.facebook.com/camap.bienxanh

Page 3: Hoa Ðàm số 16

3

Bài đăng nhiều kỳ tư liệu Văn Phòng II Viện Hóa Ðạo, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Hoa Kỳ, 1996

PHẬT GIÁO VIỆT NAMBIẾN CỐ và TƯ LIỆU (1975-1995)

11-10-1981: Hoà Thượng Huyền Quang và Quảng Độ bị bắt lần thứ hai

Kết quả của việc chống lại âm mưu áp đặt Phật giáo dưới quyền lãnh đạo của Nhà nước, nhị vị Hòa Thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ bị công an thành phố Hồ Chí Minh mời xuống Ty Công an

“làm việc” vào ngày 11-10-1981. Tại đây, nhị vị bị bắt giữ để bên ngoài, việc vận động thống nhất Phật giáo do Nhà nước chủ trương được tiến hành xuôi thuận.

04-11-1981: Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ra đờiSau khi bắt giữ Hòa Thượng Huyền Quang và Hòa Thượng Quảng Độ như là đầu tàu của thành phần trung kiên với GHPGVNTN, Nhà nước CSVN lập tức thúc đẩy và hỗ trợ toàn bộ cho việc tổ chức Đại Hội Thống Nhất Phật Giáo Việt Nam tại chùa Quán Sứ Hà Nội vào ngày 04-11-1981. Từ đại hội này, một Giáo hội Phật giáo của Đảng và Nhà nước được khai sinh mang tên là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (GHPGVN). Giáo hội này nằm dưới quyền chỉ đạo trực tiếp của Ban Tôn Giáo và Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam.

(Xem tiếp kỳ tới)

xem tiếp trang 16

NGHĨ VỀ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

xem tiếp trang 8

thì nhan đề của tác phẩm ít nhất cũng cho chúng ta khái niệm về tâm trạng và hoàn cảnh của người Việt tị nạn trong hoàn cảnh chơi vơi lạc lõng nơi xứ người: chắc chắn rằng trong thời gian đầu mới định cư, họ đã từng cảm nhận sâu sắc về một đời sống “lưu đày”. Chính mình chọn lựa con đường vượt biển, vượt biên, trốn khỏi đất nước, nhưng sự chọn lựa ấy là một chọn lựa đau khổ, bị thúc đẩy bởi phản ứng tự vệ trước một đảng phái, một chế độ hà khắc. Nếu không

có đảng phái ấy, chế độ ấy, mình đã không đời nào tự chọn lựa con đường rời khỏi quê hương, tự “lưu đày” mình.

Tâm trạng bị “lưu đày” là tâm trạng chung của người Việt hải ngoại thời ấy, mà có lẽ tác giả Hoàng Nguyên Nhuận cũng không ngoại lệ. Nhưng bây giờ còn rất hiếm người Việt sống đời lưu vong ở hải ngoại cảm thấy mình đang bị lưu đày-và có lẽ tác giả Hoàng

CHÙA THẦY - Ảnh: VŨ NGỌC TUẤN - https://www.facebook.com/vu.ngoctuan.31

Chúng ta không cần nói lại những điều ấy nữa. Mà ở đây, nhân dịp giỗ Tổ, có lẽ chúng ta nên đề cập đến vấn đề thiết yếu với chúng ta thì hơn. Ðó là vấn đề chúng ta đã có căn bản một nền quốc học từ đời Hùng hay chưa?

Chúng tôi nhận rằng đã có. Nhưng để đáp ứng đòi hỏi của lề lối học mới, phải đủ luận cứ và phải chứng minh rành rọt, không phải để độc giả sờ nắm được cả những gì trừu tượng, mà ít ra cũng để độc giả thức cảm được với thiên lương của mình, thì không thể chỉ nói gọn lỏn là đã có mà đủ. Vậy, chúng tôi xin nói rõ dưới đây từng khoản một.

I. ÐỜI SỐNG BỘ LẠC VÀ TÙ TRƯỞNG HÙNG VƯƠNG

Chúng ta nhận một cách phải chăng hơn, với Lê Tắc trong An Nam chí lược của ông, rằng hồi đầu chỉ mới có một nhóm bộ lạc tụ lại ở Phong châu và tôn Hùng Vương làm tù trưởng. (Ngay danh xưng Hùng Vương cũng là đời sau suy tôn, còn danh xưng cũ chưa tìm ra). Và từ đấy chúng ta hãy dò tìm trở lại những đặc tính nòng cốt tạo truyền thống cho đời sau.

II. TƯƠNG QUAN LAO TÁC

Ðặc tính nảy ra từ hoàn cảnh thiên nhiên, từ điều kiện sinh sống, điều kiện lao tác, để từ đó tạo thành tương quan lao tác và tương quan xã hội.

QUỐC TỔ HÙNG VƯƠNG

VÀ NỀN QUỐC HỌC

tiếp theo trang 1

tiếp theo trang 1

Quảng Ngãi 1990, HT Thích Long Trí và HT Huyền Quang trong những năm tháng đầy khó khăn và can đảm. (Ảnh tư liệu của Trần Trung Ðạo)

Page 4: Hoa Ðàm số 16

4

cách của một con người siêu việt với một tâm hồn siêu việt như Bồ Tát Văn Thù. Các tỳ kheo trẻ tuổi yêu cầu được hướng dẫn đến diện kiến con người siêu việt đó. Theo lời yêu cầu này, tôn giả Xá lợi Phất giới thiệu họ với Bồ tát Văn Thù. Như tư thái của một con voi chúa khi quay mình nhìn lui, Bồ tát quay nhìn các vị tỳ kheo trẻ ấy, khuyến khích họ, giới thiệu với họ mười điều tâm niệm cao cả để có thể trở thành một nhân cách tuyệt vời. Đó là mười tâm nguyện không bao giờ biết mệt mỏi:1.- Tâm nguyện mong cầu

được tham kiến, được gần gủi và phục vụ hết thảy cả chư Phật mà không bao giờ biết mệt mỏi.

2.- Tâm nguyện tích tập hết thảy tất cả những thiện căn mà không bao giờ biết mệt mỏi.

3.- Tâm nguyện mong cầu học hết tất cả Phật pháp mà không bao giờ biết mệt mỏi.

4.- Tâm nguyện thực hành tất cả các ba la mật mà không bao giờ biết mệt mỏi.

5.- Tâm nguyện thành tựu tất cả tam muội của Bồ

tát mà không bao giờ biết mệt mỏi.

6.- Tâm nguyện lần lượt thâm nhập hết tất cả tam thế mà không bao giờ biết mệt mỏi.

7.- Tâm nguyện làm trang nghiêm thanh tịnh thế giới Phật trong cả mười phương mà không bao giờ biết mệt mỏi.

8.- Tâm nguyện giáo hóa và điều phục hết thảy chúng sinh mà không bao giờ biết mệt mỏi.

9.- Tâm nguyện thành tựu Bồ tát hạnh trong hết tất cả cõi Phật qua suốt vô số chu kỳ thời gian vô tận mà không bao giờ biết mệt mỏi.

10.-Tâm nguyện thực hiện tất cả vô số ba la mật nhiều bằng vô số hạt bụi trong vô số thế giới Phật, thành tựu tất cả mười uy lực của Như Lai với mục đích là để thành thục tất cả chúng sanh, mà không bao giờ biết mệt mỏi.

Sau khi khích lệ sáu ngàn tỳ kheo trẻ này nêu cao chí nguyện Phật đà, Bồ tát Văn Thù tiếp tục đi về phương nam.

MỘT NHÂN CÁCH LÝ TƯỞNG

CỦA THANH NIÊN PHẬT TỬ

Bồ tát Văn Thù và đoàn tuyên giáo của ngài dừng lại phía đông Phước thành, ngụ trong rừng cây Sa la có tên là Trang nghiêm tràng. Ở đó có một ngôi tháp cổ to lớn, là nơi mà trước kia đức Thế Tôn đã từng ở đó tu Bồ tát hạnh, cho nên được nổi tiếng khắp cả mọi thế giới Phât.

Tại đây, Bồ tát Văn Thù cũng thuyết giáo cho vô số cư sĩ nam, cư sĩ nữ, vô số thanh niên và thiếu nữ. Trong số những thanh niên đến nghe thuyết giáo này, Ngài chú ý đến một thanh niên có một tư cách đặc biệt, đó là Thiện Tài đồng tử.Thiện Tài, nghĩa là một nhân cách có một đức tính nội tại phong phú, được ghi nhận ngay từ khi mới thụ thai qua những dấu hiệu mà người ta có thể biết được. Đó là những giá trị có thể hình dung một cách cụ thể bằng bảy loại mỏ quý: mỏ vàng, mỏ bạc, mỏ lưu ly, mỏ pha lê, mỏ trân châu, mỏ mã não, mỏ xa cừ, và những cá tính nội tại của vị đồng tử vừa thọ thai này đã chói sáng chung quanh như sự ngời sáng của bảy loại mỏ ấy.

Nhận thấy nơi người thanh niên này những cá tính ngời sáng, Bồ tát Văn Thù giới thiệu tính cách bao la hoằng vĩ của Phật pháp, sự thành tựu cao cả

của Phật thừa, chí nguyện bao la không cùng tận của Bồ tát đạo, gợi lên nơi mọi người tâm nguyện tự giác vô thượng, chí nguyện vị tha vĩ đại. Sau đó Bồ tát bỏ đi.

Thiện Tài nhìn theo, và do sự thúc đẩy mãnh liệt của lý tưởng Phật thừa và chí hướng Bồ tát đạo vừa được khơi dậy, vội vã theo gót Văn Thù, mong mỏi được chỉ dạy con đường học hỏi và thực hành Bồ tát hạnh. Như tư thái một con voi chúa nhìn lui, Bồ tát Văn Thù quay lại nhìn Thiện Tài, ca ngợi lý tưởng cao cả và chí nguyện vĩ đại của người thanh niên này, rồi Bồ tát chỉ giáo vắn tắt: “Gần gũi và phụng sự các thiện trí thức, đó là nhân duyên tối sơ để thành tựu trọn vẹn nhất thiết trí. Do đó, đừng bao giờ mệt mỏi với điều này.”

Như vậy, một nền tảng sinh hoạt của thanh niên đã được nêu lên một cách cụ thể: một tình bạn chân thành với một trái tim rực cháy. Học đạo và hành đạo bằng trái tim nhiệt thành, bằng tình bạn thiêng liêng cao quý. Đi khắp mọi nơi, đến với mọi người, hướng tới sự nghiệp cao cả của Phật thừa, từ đây về sau, trong cuộc lữ hành đơn độc, một mình một bóng như cánh nhạn giữa bầu trời bao la vô tận, Thiện Tài không bao giờ cảm thấy cô độc, không bao giờ biết mệt mỏi, trong bất cứ nghịch cảnh nào với muôn vàn gian khổ nào

vẫn tìm thấy hương vị mặn nồng của tình bạn chân thành để có thể giữ vững ý chí ngoan cường tiến thẳng tới.Bồ tát Văn Thù còn dạy thêm: “muốn thành tựu Nhất thiết trí, cần phải quyết định tìm đến với chân thiện tri thức, với những người bạn hiền. Không bao giờ biết mệt mỏi trong việc tìm bạn, không bao giờ cảm thấy đủ trong việc tìm bạn, không bao giờ xao lãng những điều khuyên bảo tốt đẹp của bạn hiền, và không bao giờ cố ý tìm tòi những khuyết điểm của bạn hiền.” Và rồi Ngài chỉ đường cho Thiện Tài đi về phương Nam để học hỏi những điều cần học hỏi với các chân thiện tri thức ở đó.

Vâng lời chỉ dạy, Thiện Tài từ giã ân sư lên đường, với tình cảm quyến luyến như không muốn rời khỏi vị thầy khả kính của mình, với nước mắt lưng tròng, và với ước ao gặp gỡ kỳ ngộ với người bạn đáng yêu chưa hề quen biết đang chờ đợi mình một nơi nào đó trong một thế giới xa lạ nào đó.

PHẦN THI TỤNG

Và rồi, cuối cùng Thiện Tài đã cất bước xuống núi, đi về phương Nam. Và bấy giờ, chúng ta sẽ theo dõi cuộc hành trình này qua những bài thơ Đường luật của Phật Quốc Duy Bạch thiền sư người đời Tống. Về tiểu sử, về lai lịch các bức minh họa và các bài thơ kèm theo, chúng ta sẽ chờ một dịp

TUỔI TRẺ LÊN ĐƯỜNG

tiếp theo trang 2

Page 5: Hoa Ðàm số 16

5

khác, nếu thuận tiện. Vì đấy là công việc khảo cứu; nó không hấp dẫn chúng ta cho lắm.Về các bài thơ này, chúng ta cũng chỉ mới cố gắng dịch theo văn xuôi mà thôi. Để chờ một dịp thuận tiện nào đó, khi mà nguồn thi hứng bất thần hiện đến. Nhưng chúng ta hy vọng rằng nguyên văn chữ Hán cũng phải là khó thưởng thức đối với đa số độc giả. Tuy nhiên, một số điểm cần được chú thích để có thể lãnh hội rõ ràng nội dung của mỗi bài thơ, và do đó, để có thể thưởng thức trọn vẹn ý vị của nó.

BÀI THƠ THỨ NHẤT

Xuất lâm hoàn hựu nhập lâm trung,Tiện thị sa-la Phật miếu đông;Sư tử hống thời phương thảo lục,Tượng vương hồi xứ lạc hoa hồng.Lục thiên khất sĩ thập tâm mãn,Ngũ chúng cao nhân nhất tín thông;Trân trọng ngô sư hướng nam khứ,Bách thành yên thủy diệu vô cùng.

Dịch nghĩa:Ra khỏi rừng, rồi quay vào rừng trở lại,Đấy là phía đông của miếu Phật, rừng sa laKhi sư tử cất tiếng rống, cỏ non đâm chồi xanh biếc;Trên lối về của voi chúa, những cánh hoa rụng trổ lại màu hồng,Sáu nghìn khất sĩ đầy đủ cả mười tâm niệm;Năm nhóm cao nhân đã

thông suốt một niềm tin.Ân cần từ giã Thầy, đi về phương Nam, (trước mắt) hằng trăm thành thị trong bóng mờ khói nước diệu vợi vô cùng.

BÌNH GIẢI

Nội dung mô tả sự việc mà chúng ta đã thuật ở trên.Theo quan điểm chú giải của các nhà Hoa nghiêm tông Trung Hoa, cuộc hành trình của Thiện Tài đễn qua 53 bối cảnh. Mỗi bối cảnh là một giai đoạn trong quá trình tu chứng của Bồ tát gồm: Thập tín, thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng, thập địa, đẳng giác và diệu giác.Giai đoạn sơ khởi, Thiện Tài gặp Văn Thù, được nghe thuyết pháp và vượt qua địa vị thập tín. Trong bài thơ nói: nhất tín thông, là để ghi nhận điểm này. Tín ở đây có nghĩa là tin tưởng khả năng nhất định sẽ thành Phật của mình.Hai câu 3 và 4, nói đến tác dụng của đại trí và đại bi trong quá trình học đạo, hành đạo và hóa đạo. Chủ ý là ca ngợi sự thuyết giáo của Văn Thù.Do sự thuyết giáo này, sáu nghìn tỳ kheo phát khởi tâm nguyện bồ đề. Trước đó, họ hướng đến sự giải thoát của bản thân với sự diệt trừ các ô nhiễm tâm. Tâm hồn họ bấy giờ như đống tro tàn nguội lạnh, nhìn đời bằng con mắt dửng dưng, không hàm chứa một tâm nguyện thiết tha nào đối với Phật thừa cao cả. Lý tưởng cuối cùng của họ là sau cuộc đời này không còn tái sanh vào một cuộc

Hình: LÀNG MAI

đời nào nữa, tự hưởng thọ riêng mình pháp lạc tối thượng của Niết bàn. Tâm hồn họ như những cánh hoa đã rụng, đã héo uá. Nhưng, trên lối về của con voi chúa, nghĩa là qua lối nhìn “tượng vương hồi thị”, như cái nhìn lui của voi chúa, của Bồ tát Văn Thù, họ được khơi dậy niềm tin đối với Phật thừa. Tâm hồn như cánh hoa rụng của họ bỗng chốc trổ lại màu hồng rực rỡ.Và thêm nữa, khi tiếng nói của đại trí cất cao như tiếng rống của sư tử, thì hạt giống giác ngộ có sẵn trong mỗi người bấy giờ bị chấn động và nứt chồi, như tiếng sấm đầu xuân cho cây cỏ trổi màu xanh biếc. Hai câu cuối, mô tả tình sư đệ quyến luyến của Thiện Tài trước khi từ giã Bồ tát văn Thù, và Thiện Tài nhìn vào bước đường phiêu lưu trước mắt thấy như là một thế giới bao la với vô số thị thành thấp thoáng sau màn khói nước mông lung, xa xôi và vô tận.Sau khi ân cần bái biệt sư phụ, Thiện Tài lên đường du học; một mình một bóng như cánh nhạn đơn độc giữa bầu trời vô tận. Nhìn ra xa, chỉ thấy một màu khói mây và sóng nước bao la, mà những bước đường học hỏi cũng bao la như vậy. Chí nguyện càng cao, tâm nguyện càng lớn, thì sở học cũng cao và lớn như vậy.

TUỆ SỸTrích trọn Phần I, bài viết cùng tên

“TUỔI TRẺ LÊN ÐƯỜNG”

NGUYỄN LÃM THẮNG

HOA VÔNGNhững chiều hoa rộ ven sông đỏ như mắt mẹ chờ mong con về tháng Tư mùa đã sang hè hoa vông rụng xuống sông quê đỏ ngầu...

MÙA HOA GẠOThời gian qua rồi hàng cây mắt đỏ hơn một con đường rũ nắng mồ côi em buông tóc cho mùa đi trải gió tuổi xuân buồn thơ không dệt lời vui

Em bây chừ lặng yên như sông vắng bãi chiều hoang lau lách tủi thân buồn hòn sỏi nhỏ còn nằm mơ năm tháng dòng tình trôi đã thấm mệt cội nguồn

Tình dạo ấy hơn trăm lần giông bão khép mắt nghe mưa ướt lạnh tình đầu em lặng lẽ nhặt từng bông hoa gạo so máu tim, ray rứt chuyện ngàn sau

Thời gian trôi chỉ cho người thêm tuổi hoa gạo nghẹn ngào rụng xuống sông đau thương tuổi em buồn như sông như suối trăm bến chờ... không neo nổi thuyền đâu!

VỀ HUẾ ĐI ANH!

Ta dìu nhau qua lối Kinh Thành Chiều sen thơm ửng vàng giọt nắng Tay cầm tay Ngọ Môn nghiêng bóng Đường Nội thành biêng biếc lá xanh

Về Huế đi anh! Tay cầm tay ta dắt qua cầu Dòng sông Hương dạt dào con sóng Câu tình yêu trao nhau đầm ấm Nghe chiều mềm trong tóc em bay

Về đây anh nhé! Khúc Nam Bình chờ ai luyến thương Bóng con thuyền dệt tơ khói sương Có anh về hạ ơi! vấn vương

Về đây anh nhé! Đã bao chiều lòng em nhớ mong Trái tim buồn này anh biết không? Rối tơ lòng, thơ chưa viết xong

Chừ Huế riêng em! Nón bài thơ thương nhớ cong vành Chiều bơ vơ đôi tà áo trắng Cổng trường xưa chừ răng im vắng Em gửi lòng phía ánh trăng xanh.

Ảnh: TRẦN BẠCH MAI - www.facebook.com/tbmai

Page 6: Hoa Ðàm số 16

6

TỔNG LUẬNVỀ VĂN HỌC PHẬT GIÁO VIỆT NAM HẢI NGOẠI

HUỲNH KIM QUANG

Tiếp theo kỳ trước

1. SÁNG TÁC: Trong bình diện sáng tác, chúng ta sẽ bàn qua 3 điểm chính: thể loại, phân loại thời kỳ và nhân lực. Về thể loại sáng tác, văn học Phật giáo Việt Nam hải ngoại cũng có đầy đủ các thể loại như thơ, truyện dài, truyện ngắn, kịch, ký, nghị luận, nghiên cứu. Về thơ, chúng ta có những nhà thơ đã thành danh từ trong nước trước năm 1975 khi sang hải ngoại vẫn tiếp tục sáng tác như Nhất Hạnh, Huyền Không, Phạm Công Thiện, Viên Linh, Đỗ Quý Toàn, Thái Tú Hạp, v.v… và những nhà thơ làm thơ và phổ biến thơ tại hải ngoại như Hòa Thượng Thích Tâm Châu, Thích Giác Nhiên, Thích Thắng Hoan, Tuệ Đàm Tử, Thanh Trí Cao, Thích Nữ Chân Thiền, Lưu Văn Vịnh, Trần Quốc Bình, v.v… Về truyện dài, truyện ngắn, ký thì phải kể tới Nhã Ca, Viên Linh, Trần Kiêm Đoàn,

Trần Trung Đạo, Vĩnh Hảo, Huỳnh Trung Chánh, Linh Linh Ngọc, Diệu Trân, v.v… Về biên khảo, nghị luận, nghiên cứu thì có Thích Mãn Giác, Thiền Sư Nhất Hạnh, Thích Thắng Hoan, Thích Đức Niệm, Thích Bảo Lạc, Thích Như Điển, Thích Tín Nghĩa, Thích Nguyên Siêu, Thích Hạnh Tuấn, Thích Minh Dung, Thích Hằng Đạt, Thích Từ Lực, Thích Nguyên Tâm, Thích Tâm Thiện, Khải Thiên, Thích Phụng Sơn, Nghiêm Xuân Hồng, Trần Ngọc Ninh, Trần Quang Thuận, Lý Khôi Việt, Nguyễn Hữu Liêm, Vũ Thể Ngọc, Hạnh Cơ, Hồng Dương Nguyễn Văn Hai, Bùi Ngọc Đường, Nguyên Giác Phan Tấn Hải, Trần Tiễn Huyến, Trần Đức Phi Bằng, Hồng Quang, Bùi Kha, Đỗ Hữu Tài, Trần Chung Ngọc, Tâm Diệu, Huỳnh Kim Quang, Vô Huệ Nguyên, Tâm Minh Ngô Tằng Giao, v.v… Đặc biệt về ký có Hòa Thượng Thích Đức Niệm. Đây là trường hợp khá đặc thù vì ít khi chúng ta bắt gặp được một bài

nhật ký của vị tăng Sĩ Phật giáo Việt Nam trên báo chí hay được in thành sách. Sở dĩ chúng ta biết được Cố Hòa Thượng Thích Đức Niệm có viết nhật ký vì trong kỷ yếu sau tang lễ của Cố Hòa Thượng môn đồ pháp quyến đã trích đăng một số bài mà lúc Cố Hòa Thượng còn sinh tiền đã từng viết mỗi ngày.

Sở dĩ đề cập đến thời kỳ sáng tác vì qua đó có thể nhìn thấy được sinh khí của sinh hoạt văn học Phật giáo Việt Nam hải ngoại. Dựa vào thành quả của tác phẩm được phổ biến qua sách, báo, và mạng lưới toàn cầu, chúng ta thấy có hai thời kỳ sáng tác chính: thời kỳ từ cuối thập niên 1970 tới cuối thập niên 1990 và thời kỳ từ năm 2000 đến nay. Thời kỳ đầu từ cuối thập niên 1970 đến cuối thập niên 1990 là thời kỳ vừa bắt đầu mà cũng là hưng phát mạnh nhất của văn học Phật giáo Việt Nam hải ngoại vì số lượng sách, báo và những

biên khảo về Phật giáo rất phong phú so với thời kỳ sau những năm 2000. Thời kỳ sau năm 2000 sinh hoạt văn học Phật giáo Việt Nam hải ngoại bắt đầu yếu dần từ phẩm đến lượng. Đây cũng là phản ánh chung của tình hình sinh hoạt văn học Việt Nam tại hải ngoại.

Nói đến nhân lực trong văn học tức nói đến tác giả, những người làm công việc sáng tác văn thơ. Hầu hết các tác giả đã và đang đóng góp cho nền văn học Phật giáo Việt Nam hải ngoại đều là thế hệ thứ nhất định cư tại các quốc gia trên thế giới, nghĩa là những tác giả này đều thụ hưởng nền văn hóa và giáo dục tại Việt Nam trước khi ra nước ngoài. Số lượng tác giả sinh ra và lớn lên ở hải ngoại rất ít, hay có thể nói cho đúng là rất hiếm. Hiện tượng này là điều rất đáng quan ngại cho tương lai của nền văn học Phật giáo Việt Nam tại hải ngoại.

Ngoại trừ chư tăng, ni là những vị hiến dâng cuộc đời cho công cuộc hành trì và truyền bá Phật pháp cho nên việc làm văn học là một trong những việc chính và quý ngài đã bỏ trọn thời gian cho công tác này, các tác giả văn học Phật giáo Việt Nam hải ngoại là những cư sĩ phật tử đều chỉ có thể xem đây là “nghề” phụ, vì còn phải có công việc chính để mưu sinh. Việc sáng tác vì vậy, chỉ chiếm một số thời gian giới hạn trong sinh hoạt thường ngày của nhiều nhà văn học Phật giáo Việt Nam hải ngoại. Đặc biệt, hầu hết các nhà văn học Phật giáo Việt Nam hải ngoại đều không thể sống nhờ vào sinh hoạt sáng tác, vì tác phẩm in ra và bán không đủ để bù lại tiền in thì có đâu mà đủ sống. Tình hình như vậy tất nhiên khó hấp dẫn và cũng khó tạo ra những thế hệ sáng tác kế thừa.

2. DỊCH THUẬT: Có thể nói dịch thuật là

khoan dung đối với những sự chỉnh pháp như vậy. Năm trăm năm sau khi phát sinh, đạo Phật thay lốt một lần, do sự đụng chạm với các học phái Bà La Môn, mà phát xiển phần hình nhi thượng, mà sáng tạo lắm tượng trưng đến đỗi hóa ra hữu thần: ấy là buổi đầu của Phật giáo đại thặng. Cuối thế kỷ mười ba, dưới sự đô hộ của dân Mông Cổ, khắp nước Tàu tràn lan một chi phái mới, dưới tên là Bạch Liên Giáo, truyền rằng Ðức Di Lạc giáng trần,

để tổ chức tín đồ vào một giáo phái nửa tôn giáo, nửa chính trị; Bạch Liên Giáo này đã chủ động bao nhiêu cuộc khởi nghĩa làm rung động nước Tàu suốt mấy trăm năm, đến cuối thế kỷ mười tám mới dứt, mà dư ba hãy còn kéo dài đến cuộc chiến tranh Quyền phỉ. Nay năm trăm triệu tín đồ của Phật ở Trung Hoa lại lọt dưới sự chi phối của chủ nghĩa cộng sản; nếu không có sự vươn mình thay lốt nào để tồn tại, thì chỉ còn thời gian một vài thế hệ thôi,

đạo Phật sẽ rời bỏ xứ này. Còn lại gần trăm triệu ở Nhật, gần trăm triệu người ở Ðông Nam Á và các nơi, thì ở đây, ngoài sự không an ninh về chánh trị, đạo Phật lại bị các tôn giáo khác và khoa học tấn công. Trong viễn đồ này mấy năm trót của thế kỷ hai mươi hình như là những năm trót của đạo Phật trong thế giới. Muốn tồn tại, ở Tàu cũng như ở ngoài nước Tàu, đạo Phật cần phải chỉnh lại pháp mình.

Mà đạo Phật, cũng như các tôn giáo khác, cần phải tồn tại chăng? Nói một cách khác, sự tiến bộ của loài người, về triết học, về khoa học và về chính trị, đã đủ chưa để xây dựng một cái xã hội không cần tôn giáo và luân lý? Trả lời rằng đã đủ, ấy là một sự quá vội vã. Chính trị chưa tổ chức được một xã hội trong ấy chỉ cần luật pháp và quân đội để cai trị, mà chẳng nhờ luân lý và tôn giáo để đức hóa đa số nhân dân. Khoa học chỉ khảo cứu được một phần các hiện tượng của vạn vật còn lưu lại vô số vấn đề đương đòi hỏi câu trả lời mà Triết học và Khoa học chưa tìm được. Và lý lẽ quyết định hơn là con người của thế kỷ hai mươi này vẫn còn những bản tính thô sơ, còn bị bản năng kích thích mạnh, còn bị nhiệt tình đốt nóng, thì còn cần có một cái văn minh ít lắm là năm ba trăm năm. Tôi muốn nói đến cái văn minh tu sĩ. Thì đạo Phật, cũng như các tôn giáo khác, cần phải hòa mình vào cái văn minh tu sĩ ấy, cho loài người dùng, chẳng khác nào những cái phao cho người tập lội ôm trong buổi đầu vậy.

Tuy các tôn giáo thảy đều tồn tại để hòa mình vào cái văn minh tu sĩ ấy, song không phải cái nào cũng dễ trường tồn. Xét về bản chất của nó, đạo Phật có nhiều nội lực giúp cho nó vượt thời gian dài hơn hết, thế mà nó bị những yếu tố ngoại quan của lịch sử làm cho nó bị đe dọa nhiều hơn cả. Bị nguy cơ kế đó là Ấn giáo, bởi

đạo này không chịu đựng nổi một cuộc cách mạng chính trị mà động cơ chính là thuyết bình đẳng. Kế đến là Hồi giáo ở Trung đông và Bắc Phi. Trong viễn đồ Đông Tây cộng tồn, thì Kitô giáo được sự an ninh chính trị, bảo đảm cho vững vàng hơn hết. Song sự cộng tồn này kéo dài được bao lâu? Hay là rồi đây nhân loại phải dấn vào một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba? Mỗi lần chiến tranh thế giới là có những đổi thay vĩ đại. Trong gương chiến tranh thế giới thứ nhất: nó sinh đẻ ra cách mệnh Nga làm cho gần một trăm năm mươi triệu tín đồ của Kitô giáo chính thống lọt vào lưới của Cộng sản. Trông gương chiến tranh thế giới thứ hai: nó làm cho cả Trung Âu bị Hồng quân chiếm và nó sinh đẻ ra cách mệnh Tàu làm cho năm trăm triệu tín đồ của Phật giáo lọt vào lưới của chủ nghĩa Marx. Rồi ta thử nhìn cái cứu cánh của một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba với khí giới nguyên tử và khinh khí, với khí giới khoa học và vi trùng và nhất là khí giới lợi hại hơn tất cả là lý tưởng. Chiến tranh thế giới thứ ba, hơn cả thứ nhất và thứ hai, sẽ làm trút đổ bao nhiêu đế quốc khổng lồ, làm tan nát lắm kiến trúc chính trị cũng như tôn giáo, làm cho nhân loại trở lui trên con đường lịch sử, năm ba trăm năm là ít. Nó sẽ là cái mạt pháp cho tất cả, chớ không phải riêng cho đạo Phật. Ở xứ thắng cũng như ở xứ bại, nối tiếp cho sự tàn phá và sợ hãi, là luồng gió bi quan; sau đó mới đến sự mong mỏi

TÌM MỘT Ý THỨC HỆ CHO THỜI ĐẠI

Hình: LÀNG MAI

tiếp theo trang 1

Page 7: Hoa Ðàm số 16

7

thuận lợi cho một tôn giáo bao trùm cả loài người.

Qua những đợt hãi hùng ấy, trong bốn cái tôn giáo lớn cũ, cái nào có thể thay lốt mấy lần, như con tằm từ trứng sang sâu, hóa nhộng để thành bướm bay đi được? Tôi không biết trong Ấn giáo, trong Hồi giáo, trong Kitô giáo, có những lo âu như thế chăng? Riêng Phật giáo, với sự bá chiếm Cộng sản của nước Tàu và sự không an ninh ở Đông Nam Á, thì vấn đề đặt ra hơn mười mấy năm nay rồi và đòi hỏi những giải quyết cấp bách. Thế mà tôi chưa nghe được một tiếng vang nào cả về một cái ướm thử chỉnh lại Phật pháp. Năm 1959, tạp chí France - Asie, trong số đặc biệt về sự hiện diện của đạo Phật, mặc dầu có rất nhiều bài của các vị bác học và cao tăng, không có nói phớt qua đến vấn đề trọng đại này.

Tôi không phải là một nhà bác học hay một bậc cao tăng. Nhưng, đứng trước sự bức bách này mà chẳng ai thốt lời nào và bị cái nghiệp nó thúc đẩy, âu là tôi lên tiếng vậy.

Điều mà cần chỉnh lại hơn hết trong đạo Phật, là xu hướng xuất thế. Trong Phật giáo tiểu thặng cũng như trong Phật giáo đại thặng, cái xu hướng này là của chung và Đức Thích Ca Mâu Ni dạy người giải thoát cá nhân vào Niết Bàn, khi còn sống cũng như sau khi tịch diệt. Có lẽ hồi thời của Phật, kinh tế còn là tự nhiên, con người ít bị đớn đau mỗi ngày vì

bị bóc lột, chính trị còn là đơn sơ, thần dân ít bị khổ sở vì thiếu sự tổ chức xã hội; nên chỉ nhìn nhận cái khổ, Người thấy rõ chỉ có sinh, lão, bệnh, tử, không ưa mà hợp, ưa mà phải xa lìa, muốn mà không được, mất cái vinh lạc. Cái khổ này là cái khổ cá nhân, thì sự tìm giải thoát bằng phương pháp cá nhân là một việc giải thích được. Nhưng loài người càng tiến triển, liên hệ xã hội càng phức hóa, thì một cái khổ khác tràn lên, cái khổ tập thể bởi sự tổ chức xã hội không thay đổi kịp để mãi thích ứng cho sự tiến triển này. Cái khổ tập thể này xảy ra thường xuyên mà thỉnh thoảng dồn thành cơn ngặt nghèo là chiến tranh lý tưởng và chiến tranh thế giới. Đối với cái khổ mới và lớn này, nếu không có một lối diệt khổ thích đáng, thì quần chúng quên hẳn lối xuất thế của đạo Phật, hay bất cứ tôn giáo nào khác, mà nghe theo những khẩu hiệu tuyên truyền của các đảng phái chánh trị. Mà những người tu sĩ, cũng không thể yên lòng được để nhập định.

Đối với một tối thiểu số, có thể duy trì xu hướng xuất thể để an lòng họ trong khi họ bị vi trùng của bệnh hình nhi thượng đục khóet. Nhưng đối với tối đại đa số, cái pháp mới phải có một xu hướng xử thế. Làm thế nào mà tránh những sự bóc lột, áp bức, dập tắt cái ngòi lửa chiến tranh và cách mệnh? Nói một cách khác, Tôn giáo phải đồng nhất với chính trị. Sự đồng nhất này không thể quan niệm

lãnh vực hoạt động mạnh nhất trong các sinh hoạt văn học Phật giáo Việt Nam ở hải ngoại. Số tác giả và dịch phẩm có mặt trong nền văn học Phật giáo Việt Nam hải ngoại chiếm rất nhiều. Có lẽ một trong những yếu tố chính là vì tại hải ngoại tăng, ni cũng như cư sĩ Phật giáo đều có khả năng về ngoại ngữ cho nên việc dịch thuật trở nên thuận lợi hơn so với lúc còn ở trong nước. Đa phần các dịch phẩm đều dựa vào những

tác phẩm Phật giáo viết bằng tiếng Anh. Các dịch phẩm tập trung vào những kiến thức tổng quát về Phật giáo, Phật giáo Tây Tạng, Thiền, Phật giáo và Khoa học. Có rất ít những dịch phẩm đi sâu vào lãnh vực nghiên cứu chuyên môn về giáo nghĩa như Duy Thức, Bát Nhã Tánh Không, Hoa Nghiêm, v.v… Cũng có một số chư tôn đức dịch kinh luận từ chữ Hán như Hòa Thượng Thích Tâm Châu, Hòa Thượng Thích

Huyền Vi, Hòa Thượng Thích Trung Quán, Hòa Thượng Thích Thanh Cát, Hòa Thượng Thích Huyền Tôn, Hòa Thượng Thích Bảo Lạc, v.v... Trong khi đó những nhà dịch thuật Phật giáo từ tiếng Anh sang tiếng Việt có nhiều tác phẩm phổ biến gồm Hòa Thượng Thích Trí Chơn, Đại Đức Thích Tâm Quang, Đại Đức Thích Nguyên Tạng, Hồng Như, Chân Huyền, Linh Thụy, Trần Uyên Thi, Không Quán, v.v…

bằng cách lập những đảng chính trị để bênh vực cho những giáo điều sẵn có - cái mà ta thường thấy sau trận chiến tranh thế giới một sự giải thoát đích thực, miễn cho loài người làm chính trị cái trạng thái con tầm nhả tơ tự dệt cái tổ để nhốt mình vào. Chính cái xu hướng xuất thế xưa kia làm cho người ta lầm tưởng rằng tôn giáo là thuốc phiện của dân. MAITREYA của thời này phải đánh tan cái lầm ấy và đáp lại được lời đòi hỏi của quần chúng, thời đại, là: lập thiên đường trên cõi thế.

Đồng nhất với chính trị để xử thế, không phải là tôn giáo chạy theo chính trị để a dua theo kẻ có quyền thế và để ban phép lành cho họ. Kẻ làm chính trị, hơn hẳn người thường, là những kẻ bản năng mạnh, nhiệt tình nồng, hay thiên về cực đoan, hay ngã về bạo lực. Để tránh những việc như đày hàng mấy chục triệu người vào trại giam, như giết chóc tất cả ai đối lập, như đốt ngòi chiến tranh thế giới để củng cố địa vị cá nhân của mình, thì không nên để cho sự ngẫu nhiên của tranh đấu đưa kẻ lãnh đạo lên dẫn đầu, mà phải tuyển trạch kẻ ấy trong hàng những người sáng suốt, bác ái và hiền lành hơn cả. Nếu không có cả một cái văn minh mới để rèn luyện, uốn nắn, hung đúc con người theo cái mẫu này, để rồi tuyển trạch những phần tử ưu tú hơn trong đó đặng đưa lên làm lãnh đạo, thì cái văn minh đanh thịnh hành ngày nay, cái văn

minh chính ủy, chỉ cung cấp cho ta những người cầm đầu bạo ngược và man trá.

Đồng nhất với chính trị, cái tôn giáo đội lốt mới này mở màn cho cái văn minh mới ấy, gọi là văn minh tu sĩ. Từ ngàn xưa, hễ bắt đầu có tôn giáo thì đã có người tu hành. Có lắm lúc, kẻ tu hành này lại nắm luôn quyền chính trị. Nhưng, những hình thức đó chưa lập nên được cái văn minh tu sĩ. Nay là lúc phải nâng sự tu hành này lên bực văn minh để nó dìu dắt loài người từ trạng thái ly tán từng dân tộc, từng giai cấp, đến cái thế giới đại đồng, điều mà chính trị chỉ thấy thực hiện được bằng máu lửa của chiến tranh và cánh mạng. Nếu mà cái văn minh tu sĩ này sớm xuất hiện được, họa may sẽ miễn cho nhân loại cuộc đại chiến thế giới thứ ba. Rủi mà chiến tranh thứ ba nổ trước rồi, thì quả địa cầu sẽ đầy dãy tàn phá, tang tóc và căm hờn. Dầu ai là chủ tể của mai sau, kẻ thống nhất địa cầu bằng máu lửa sẽ chẳng hơn gì các Sésars xưa lập đến quốc La Mã. Một văn minh tu sĩ sẽ rất cần để hàn vá những vết thương và dập tắt các căm hờn, để xây đắp sự thốntg nhất loài người trên nền tảng vững chắc và vĩnh cửu hơn là quân đội và cảnh sát.

Từ mấy năm nay, nhiều nhà cách mạnh cũ rời bỏ hàng ngũ chủ nghĩa Marx vì các chính trị của đảng này thiếu một cơ sở của luân lý. Khrouchtchev, khi chỉ trích cái chính trị của

Staline, cũng đưa những lý lẽ thuộc nhân luân. Kinh nghiệm của gần năm mươi năm cách mạng Nga chứng tỏ cho ta thấy rằng chính trị mà buông lung thì chẳng khác nào ngựa mạnh mà không cương thêm bịt mắt, nó có thể đưa vào hố thẳm. Mà nếu không có một văn minh tu sĩ đặt những lực tuyến (lignes de force) cho kẻ làm chính trị hướng theo, thì họ biết nghe vào đâu khác hơn là tiếng gọi của bản năng?

Kẻ chiến sĩ, người lãnh đạo đã cần có luân lý thì đám quần chính lại cần đến tôn giáo để biết đâu là nên, đâu là không hầu xử sự. Những tôn giáo có giáo điều phản khoa học là những cái lầm lẫn bị khoa học gạt bỏ. Nhưng những thị kiến của đạo Phật không trái với khoa học, thì đạo Phật có nội lực để trường tồn. Những học thuyết đụng chạm hẳn với thuyết duy vật vô thần, thì một bên thắng một bên tiêu đã đành. Mà thuyết, Vô thường Vô ngã của đạo Phật có thể dung hòa với biện chứng pháp được.

Đồng nhất với chính trị, vươn mình lên thành một cái văn minh mới, mà mỗi năm thêm lại bị một phát minh của khoa học kích bác, thì là một việc không thể dung thứ được. Đạo Phật xuất hiện trước khi khoa học phát sinh, nên vì một sự hiểu biết chính xác bằng vào thực nghiệm, chỉ có những thị kiến về vũ trụ về vật lý, về sinh vật, về

Một sự kiện đáng ghi nhận là ngoài việc dịch từ các tiếng Hán và Anh sang Việt, văn học Phật giáo Việt Nam hải ngoại còn có một số chư tăng, ni và cư sĩ dịch từ Việt sang Anh như Thiền Sư Nhất Hạnh, thi sĩ Huyền Không, Khải Thiên, cư sĩ Nguyên Giác Phan Tấn Hải, v.v…

3. ẤN LOÁT KINH SÁCH:

Có thể nói rằng lãnh vực

ấn loát kinh sách thịnh hành và được phổ biến sâu rộng nhất tại hải ngoại chính là “ấn tống,” tức là in kinh sách để biếu tặng miễn phí cho mọi người có duyên cùng đọc. Thực hiện được công tác ấn tống cần phải có nguồn tài chánh không lệ thuộc vào sự phát hành kinh sách để thu lợi, đó là nguồn tài chánh do sự phát tâm hỗ trợ của nhiều người mà nguồn chủ lực

Ảnh: NHA TRANG QUÊ TÔI

tiếp theo trang 15

tiếp theo trang 16

Page 8: Hoa Ðàm số 16

8

Cương thiên biến linh,” (Tôi đọc Kinh Kim Cương cả ngàn lần). Tất nhiên, không phải vì một câu thơ đó mà vội cho rằng Nguyễn Du là người thâm hiểu Phật Pháp. Trong hàng ngàn áng thơ văn bằng chữ Nôm và chữ Hán của ông bàng bạc tinh hoa Phật Pháp, đặc biệt nhất là trong Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh và Truyện Kiều. Riêng trong Truyện Kiều chuyên chở nhiều giáo nghiã thâm sâu của Phật Pháp mà

nổi bật nhất là tư tưởng “duyên ,” hay “duyên sinh,” “duyên khởi.” Thật vậy, Truyện Kiều với 3254 câu thơ lục bát, đã có tới 47 chữ “duyên,” được mô tả trong nhiều trạng huống đa dạng, từ mối tương quan, tương duyên trong tình cảm cá nhân, đến gia đình, bằng hữu, con người, xã hội, nhiên tính, thời tính, lý tính và đạo lý.

Mở đầu là cơ duyên Kiều thăm mộ Đạm Tiên trong

Tiết Thanh Minh, để rồi nàng cảm thương thân phận bẽ bàng của người xưa và mường tượng biết đâu chẳng là thân phận mai sau của chính nàng.“Khóc than khôn xiết sự tình,Khéo vô duyên ấy là mình với ta.Đã không duyên trước chăng mà,Thì chi chút ước gọi là duyên sau.”Rổi đến duyên Kiều gặp Kim Trọng trong ngày đi tảo mộ Thanh Minh, khiến

TỪ DUYÊN KIỀU

ĐẾN DUYÊN PHẬT

Ảnh: DZUNGART NGUYEN - https://www.facebook.com/dzungart.quoc

Nguyên tắc này đúng. Nhưng cái khuôn “lịch sử tiến hóa của nhân loại là lịch sử của cuộc tranh đấu giai cấp” để ép cho đời Hùng đã có giai cấp tranh đấu là sai.

Tại Phong châu, còn nhiều ngọn đồi đất để làm chứng về điều kiện lao tác thời xưa. Ðó là những ngọn đồi có ruộng xếp từng lên như những bậc thang từ chân đến đỉnh đồi.

Sao lại phải làm ruộng trên đồi như thế? - Ấy là tại hồi bộ lạc Gia chỉ của Hùng Vương đến định cư, tại Phong châu, dưới chân các ngọn đồi còn lầy lụa nước mặn và đồng bằng còn đương được sông Hồng bồi đắp chưa thành hình.

Sao chẳng tìm nơi khác định cư lại bám lấy đấy? - Ấy là tại hồi bộ lạc Gia chỉ bị các bộ lạc khác khỏe hơn dồn đuổi đến một vùng mà điều kiện sinh sống thực tồi tệ, ra biển không được vì đường sóng chưa tạo thành, lên rừng núi phía bắc, tây và nam thì nhiều thú dữ, giặc cướp. Ðành cha con ông cháu coi như bị đọa tới đó, để chịu đựng gian khổ mà cày cấy trồng trọt nuôi nhau.

Làm ruộng trên đồi, đã chính là một điều vạn bất đắc dĩ. Nhà nông nào lại chẳng biết nên làm ruộng ở ven sông trên những đất phù sa? Nhưng họ Hùng Vương cha con ông cháu phải hì hục cuốc từng nhát cuốc xuống đất

đồi rắn để vạc ra và san bằng đi cho thành ruộng mà cấy lúa để lấy lương thực nuôi nhau. Ðó là cách phá hoang theo lối gia đình tiểu qui mô, mà cụ tổ Hùng Vương cũng cuốc, cũng nhỏ mồ hôi và nước mắt trên đất rắn như các con cháu khác. Ðã không có việc ngồi không ăn sẵn, bắt người ta làm vất cả rồi nộp một phần huê lợi cho lãnh chúa, khi chỉ có tù trưởng và các con cháu trong nhà cả với nhau. Ðất phá ra thành ruộng, mạnh ai nấy làm. Làm rồi thì giữ lấy đấy sang năm lại làm. Cũng không cần biết đất thuộc quyền tư hữu của ai.

Chúng ta thấy tương quan lao tác ở nguyên thủy là gia đình tự túc, tự cung, tự quản. Ðất đầy rẫy ra nhưng phải làm rất mệt mới thành ruộng, không phải là thục điền cứ cắm cây lúa xuống là mọc, nên cái ý tranh chiếm trước để được thêm đất cũng đã không có. Chờ khi gia đình tăng gia nhân số thì đi vạc thêm đất làm thêm ruộng ở những ngọn đồi khác mà tù trưởng (cụ tổ Hùng Vương) có thể cũng không biết hay không cần biết. Vậy: không có giai cấp, không có sự bóc lột giai cấp cùng tranh đấu giai cấp nào cả.

III. TƯƠNG QUAN XÃ HỘI

Ngoài những dịp lễ lạt mà tù trưởng đại diện các con cháu xin thần linh phù hộ cho mưa thuận gió hòa, cùng kêu gọi nhau cứu khi có thú dữ giặc cướp (như

giặc Ân) người ta đến với nhau còn mỗi chi họ đã sống tụ riêng ở một khu đồi khác thành làng, để tiện làm việc ngoài đồng liền ngay đấy. Những kinh nghiệm làm mùa được tuyền lẫn cho nhau, từ tù trưởng khôn khéo hơn mà ra. Nhưng kỷ luật khắt khe hoặc thuế má thâu góp, hình phạt nặng nề cùng tổ chức trật tự xã hội, thì thật ra là không có. Bởi đất lầy dưới đồng bằng ngăn cách các khu đồi đã không cho phép sự tổ chức như vậy.

Người ta đến với nhau, quý trọng nhau, thân mến nhau vì tình gia đình họ hàng, trong chế độ nguyên thủy ấy. Chẳng hề vì tương quan giai cấp xã hội nào cả. Bởi chính tù tưởng và gia đình mình cũng làm ruộng như thế, và nếu có ý nghĩ nào rằng mình ở trên hết, thì chỉ là trên vì tuổi tác, vì mình sinh ra các con cháu ấy, chớ không phải vì trời định ngôi vị ấy cho mình.

III. ÐẶC TÍNH DÂN TỘC

Do những điều kiện thiên nhiên, lao tác và xã hội như trên, dân Giao chỉ định cư tại Phong châu đã có những đặc tính riêng. Mà bất cứ giống dân nào nếu cũng định cư trong những điều kiện ấy đều tất nhiên cũng có những đặc tính ấy.

Ðó là:Sự chịu khó vượt hết đức tính chịu khó của tất cả các giống dân khác định cư ở các nơi khác. Cho

QUỐC TỔ HÙNG VƯƠNG

VÀ NỀN QUỐC HỌC

Tran

h: H

ọa s

ĩ NG

UY

ỄN N

HẬ

T TÂ

N

tiếp theo trang 1

tiếp theo trang 3

Page 9: Hoa Ðàm số 16

9

nàng khi hồi tưởng lại gây phút sơ ngộ ấy cũng phải xao xuyến cõi lòng và băn khoăn tự vấn.

“Người đâu gặp gỡ làm chi,Trăm năm biết có duyên gì hay không?”

Sau đó là nhiều duyên nghiệp bất hạnh chập chùng xảy ra, với chuyện gia đình gặp nạn đưa đẩy Kiều vào thế cùng phải bán mình để trả hiếu cho cha. Từ đó mở ra quãng đời mười lăm năm đoạn trường trong chốn lầu xanh hay nơi trường đời gian nguy hiểm ác.

“Làm cho sống đọa thác đầy, Đoạn trường cho hết kiếp này mới thôi!”

Sự bi thống khốc liệt đến nỗi cuối cùng nàng phải liều mình dưới sông Tiền Đường để mong rửa sạch oan khiên. May nhờ duyên được vãi Giác Duyên cứu và giải nghiệp cho nàng.

“Sư rằng: Song chẳng hề chi,Nghiệp duyên cân lại nhắc đi còn nhiều.Xét trong tội nghiệp Thúy Kiều,Mắc điều tình ái khỏi điều tà dâm,Lấy tình thâm trả nghĩa thâm,Bán mình đã động hiếu tâm đến trời!Hại một người cứu muôn người,Biết đường khinh trọng biết lời phải chăng.Thửa công đức ấy ai bằng?Túc khiên đã rửa lâng lâng sạch rồi!Khi nên trời cũng chiều người,

Nhẹ nhàng nợ trước đền bồi duyên sau.”

Nhờ đạo lý “duyên” hay “duyên khởi” của nhà Phật mà thi hào Nguyễn Du đã xây dựng một kết cục có hậu cho Truyện Kiều với phần xuất hiện của nhân vật bà vãi Giác Duyên để giải nghiệp cho Kiều.

Nhưng duyên hay duyên khởi là gì?

Duyên là chữ Hán Việt, dùng để dịch nghĩa chữ Phạn (Sanskrit) pratitya hay chữ Pali paticca, có nghĩa là gặp nhau, tùy thuộc vào nhau, nương nhau, gắn bó nhau.

Duyên khởi cũng là chữ Hán Việt, dùng để dịch nghĩa chữ Phạn pratityas-amutpada, hay chữ Pali paticcasamuppada. Trong chữ pratityasamut-pada có hai chữ: pratiya (duyên), có nghĩa là gặp nhau, tuỳ thuộc vào nhau, dựa vào nhau; và chữ samutpada (khởi), có nghĩa là đứng dậy, đứng lên, khởi lên, sinh ra, có mặt. Gồm chung hai chữ duyên khởi thì có nghiã là nương nhau, tuỳ thuộc vào nhau, dựa vào nhau mà đứng dậy, mà sinh ra, mà có mặt, hiện hữu. Duyên cũng được hiểu như là điều kiện ắt có để hình thành một sự vật, một sự kiện gì đó cho nên, khi dịch chữ duyên, hay duyên khởi sang tiếng Anh, người ta dùng chữ dependent origination, dependent arising, hay conditioned arising.

Nguyên tắc để hiểu rõ về duyên khởi đã được đức Phật dạy trong Kinh A

Hàm rằng, “Cái này có cho nên, cái kia có. Cái này không, cho nên, cái kia không. Cái này sinh cho nên, cái kia sinh. Cái này diệt cho nên, cái kia diệt.”

Theo duyên khởi, trên thế gian này, không có một vật, một sự kiện gì, từ vật chất đến tinh thần, sinh ra, tồn tại và diệt đi mà không có mối tương quan, tương duyên, hay gặp nhau, tùy thuộc vào nhau của nhiều điều kiện, nhiều yếu tố, nhiều duyên. Điều đó cũng có nghĩa là không một vật gì, một sự kiện gì sinh ra và tồn tại độc lập duy nhất một mình nó.

Chẳng hạn, lấy chuyện Kiều gặp Kim Trọng lần đầu làm thí dụ để minh giải về chữ duyên nhà Phật. Trước hết, điều kiện tối thiểu là phải có hai người, Kiều và Kim Trọng, thì cuộc gặp gỡ mới xảy ra được. Hai người, Kiều và Kim Trọng, chính là hai yếu tố, hai cái duyên, hai điều kiện để hình thành nên cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa Kiều và Kim Trọng. Còn nữa, trong trường hợp này, còn mấy duyên khác nữa, như nhờ Kiều đi tảo mộ vào dịp Thanh Minh, và nhờ Kiều nấn ná ở lại nơi mộ Đạm Tiên nên mới kịp lúc Kim Trong đi qua đó. Không có những duyên, yếu tố, điều kiện này thì không có cuộc gặp gỡ giữa Kiều và Kim Trọng. Đó là chỉ mới nêu ra một vài duyên để làm thí dụ điển hình cho dễ hiểu.

Trong những duyên, điều kiện để có sự gặp gỡ giữa Kiều và Kim Trọng, không

một duyên nào quan trọng hơn duyên nào cả. Tất cả đều đóng vai trò ngang nhau. Tất cả đều tuỳ thuộc, đều dựa vào nhau mà có sự kiện gặp gỡ đó. Sẽ không có cuộc gặp gỡ này nếu Kiều không đi tảo mộ, và nếu Kim Trọng không đến đó, hoặc là nếu Kiều bỏ đi ngay sau khi thăm mộ Đạm Tiên thì cho dù Kim Trọng có đến cũng chẳng gặp. Từ thực tế này cho thấy rằng mọi duyên hình thành một pháp đều quan trọng như nhau, không có duyên nào chính và duyên nào phụ, cho nên, trong duyên khởi không có nhân chính, không có chủ thể tối cao, không có chủ thể sáng tạo tuyệt đối.

Nhưng, chữ duyên có phải chỉ giới hạn tới đó? Hay một cách trực tiếp hơn, có phải trong cuộc gặp gỡ giữa Kiều và Kim Trọng chỉ có chừng ấy duyên?Câu hỏi trên dẫn chúng ta bước sâu hơn vào thế giới thậm thâm vi diệu của duyên khởi, đó là pháp giới trùng trùng duyên khởi.

Trong cuộc gặp lần đầu giữa Kiều và Kim Trọng thì cả hai đều là duyên, điều kiện hình thành sự gặp mặt. Nhưng, sự có mặt của Kiều và Kim Trọng trên thế gian này tất nhiên cũng phải cần có nhiều duyên khác nữa, như duyên ông, bà, cha, mẹ, duyên gia đình, xã hội, duyên quốc gia dân tộc, v.v… Rồi trong mỗi duyên hình thành sự có mặt của Kiều và Kim Trọng cũng hàm ngụ nhiều duyên cho sự có mặt của chính chúng nữa. Ngay cả sự hiện hữu của một cái bàn,

cái ghế, một cây kim, ngọn cỏ, hay một hạt bụi nhỏ như vi trần cũng đều do nhiều duyên, nhiều điều kiện hợp lại mà thành. Cứ thế, từ duyên này tương quan, tương duyên với duyên kia, từ duyên cá nhân, duyên gia đình, đến duyên quốc gia, xã hội, và rộng ra nữa là pháp giới vũ trụ. Nếu có thể nối kết tất cả duyên đó lại với nhau chúng ta có một màng lưới chằng chịt bao la vô tận, bao trùm khắp ba đời quá khứ, hiện tại và vị lai, cũng như phổ biến khắp cõi không gian vô biên. Đó chính là ý nghĩa của pháp giới trùng trùng duyên khởi.

Như thế, xét cho cùng, tự thân của tất cả mọi sự vật, mọi sự kiện đều chỉ là sự tụ hợp nhất thời của các duyên, các yếu tố mà chính nó thì chẳng là gì cả. Nó chỉ là cái tên gọi để phân biệt giữa sự tập hợp này với sự tập hợp khác. Nó là giả danh, không thật. Do đó, nó hoàn toàn không có chủ thể tự tồn, không có thực thể, không có tự tính. Các pháp là không (nhất thiết pháp không). Ngược lại, chính các pháp không có tự tính cố định cho nên, chúng mới đến với nhau, gặp nhau, hòa hợp vào nhau để thành một pháp khác. Nếu duyên hay pháp là định tánh, không thể thay đổi thì chúng không thể kết hợp lại nhau để hình thành pháp khác, duyên khác. Chính điều này, mà Bồ Tác Long Thọ viết trong Trung Luận (ūlamadhyamakakārikā) rằng, “Do không có tự

đến ngày nay người Việt vẫn còn đức tính ấy mà không ai có thể chối cãi được. Nó là tinh thần kiên nhẫn chịu đựng gian khổ, coi thường gian khổ, từ trời, đất, nước, khí tiết, từ số kiếp chẳng may, hay từ người cố ý giam hãm mình vào.

Sự yêu quê hương đất nước vì suốt năm tháng, suốt đời quanh quẩn với hòn đất (lúc chết cũng thích được gửi xác vào giữa ruộng đất ấy) và vì cảnh sống trong làng êm ấm tình họ hàng bà con

(ngay từ nguyên thủy) không ai bóc lột ức hiếp ai, mà chỉ lá lành đùm lá rách, tất cả đã vui với nhau và cùng để lại cho nhau rất nhiều kỷ niệm. Nên trải những kỳ đau thương về sau cả ngàn năm dưới quyền đô hộ của Tàu, dân Việt dù bị hành hạ cơ cực đến tột cùng, cũng vẫn bám lấy đất mà chịu đựng, chớ rời bỏ quê hương như người Do Thái, thì quả thực là không có.

Sự thích sống thảnh thơi, hòa mình với thiên nhiên

đó là điều mà đời nay gọi là tự do, do chế độ chính trị ban phát, hay do ý thức tranh đấu mà có. Nhưng ở nguyên thủy, như tương quan xã hội nói trên, người Giao chỉ quả đã dư tự do, khi sống thảnh thơi với mảnh ruộng vườn của mình. Không phải là tự do cấu xé lẫn nhau, và tự do buông thả thú tính, đây là tự do có ý thức, tự do trong lễ nghĩa, để đời sống chung trong làng có nền nếp, dù phép vua ở chính quyền trung ương cũng không thắng được lệ của làng.

Sự sống tự tại tùy thời thế đẩy đưa, mà lúc thất thế thì rồng (vật tổ) như giun thu mình trong ao tù, và lúc đắc thế thì vươn mình bay tung khắp vũ trụ.

Ðó là quan nniệm nhân sinh, quan niệm triết lý, gói tròn trong một đời sống thái hòa, mà dựa vào đặc tính dân tộc ta đã gợi ra được thêm với bao nhiêu truyện cổ khác ở đời hùng Vương (về bánh giày bánh chưng, trầu cau, Sơn tinh Thủy tinh, Chữ đồng tử, đức thánh Giống...) là bấy nhiêu

quan niệm khác về luân lý của nguời xưa.

Quyển Thiên Thư:Xưa có người từng nhìn một tầu lá mà đọc lên được lời kinh Phật, từng thấy một cử chỉ mà khế hội một công án. Huống hồ nay dễ hơn nhiều lại sẵn có bằng chứng. Lựa là phải có viết thành sách trên giấy trắng mực đen, (hay phải có người ngoại quốc nhận định dùm ra trước) thì chúng ta mới thấy ra nổi những tư tưởng

Ảnh: SÓNG NHA TRANG - www.facebook.com/song.nhatrang

tiếp theo trang 17

tiếp theo trang 14

Page 10: Hoa Ðàm số 16

10

NGUYỄN MAN NHIÊN

CÂU HÒ KÝ VÃNG

HÒ GIÃ GẠO, còn gọi là hò đối đáp, là một thể loại dân ca ra đời trong môi trường giao lưu sinh hoạt ở nông thôn. Trải qua hàng trăm năm hình thành và phát triển, hò giã gạo đã trở thành làn điệu phổ biến và món ăn tinh thần không thể thiếu của người nông dân miền nam Trung Việt. Trong những đêm trăng thanh gió mát quây quần bên cối gạo (đây chính là bối cảnh để cho hò giã gạo phát sinh và tồn tại), nam thanh nữ tú vừa giã gạo vừa hò hát đối đáp theo nhịp chày khua.

Tác giả của điệu hò giã gạo chính là người dân thuộc nhiều thế hệ ở địa phương. Đa số những nghệ nhân sáng tác là

những người mê ca xang, hò hát, có năng khiếu về ca từ, thông hiểu chữ nghĩa kinh truyện của thánh hiền. Tất cả bài bản hò giã gạo đều làm theo thể lục bát hoặc biến thể lục bát. Nội dung khá phong phú đa dạng, phần lớn là các câu hò giao duyên tình cảm, một số bài ca ngợi luân thường đạo lý, nặng tính giáo dục, nhiều bài còn có nội dung chê bai đả kích kẻ bất trung, gian nịnh, bội nghĩa vong tình, nhắc nhở mọi người phải lấy đó làm gương.

Về tiết tấu, giai điệu, hò giã gạo được cấu tạo bằng ba loại nhịp chính là hò nhịp hai, hò nhịp bốn và hò nhịp trùng. Về đề tài, có hò truyện, hò mép, lại có lối hò ứng tác. Ngoài ra, lại có lối hò suông (không đệm nhịp chày) trong lúc hai bên đối đáp tạm nghỉ xả hơi. Vào cuộc hát thường phải có một nam một nữ cầm chày. Nếu vai chủ là nữ thì vai khách nam hay ngược lại. Hai người giã thì gọi là giã chày đôi, ba người thì gọi là giã chày ba, lại có khi giã

chày chéo, tức là hai người giã trái trả một lần hai cối gạo.Những cuộc hò giã gạo thường được tổ chức riêng ở từng làng hoặc hò hẹn, giao lưu với những làng lân cận. Vào những đêm trăng trời quang mây tạnh, mùa gặt hái đã xong, dân làng lại chọn một bãi đất trống hoặc một đám ruộng khô nào đó để làm nơi hò hát. Nếu có mời làng khác, vai chủ phải chuẩn bị chu đáo tất cả đồ nhu dụng và tiếp tân. Ngoài đôi ba thúng gạo lức, người ta còn phòng sẵn vài thúng trấu để khi gạo lức hết thì đổ trấu vào cối để giã hầu giữ nhịp cho câu hò. Nhạc cụ thì ngoài chày và cối còn có vài ba cây đàn cò, đàn bầu để hòa tấu cùng đàn của vai khách.

Những đêm hò giã gạo là cơ hội để các đôi trai gái gặp gỡ công khai, dùng điệu hò câu hát để ngỏ ý giao duyên hay tâm sự việc nghĩa nhơn chung thủy đồng thời cũng để thi thố tài năng ứng đối thấp cao. Thuở ấy hai làng cách nhau trên dưới chục cây

số đã là xa lắm, phương tiện đi lại chủ yếu là đôi chân, thế mà thanh niên nam nữ vẫn náo nức đi hò hoặc đi nghe hò, xem hò. Nhiều đôi trai gái từ những cuộc hò mà phải lòng nhau rồi nên duyên chồng vợ.

Đến với đêm hò giã gạo còn là để “học ăn, học nói, học gói, học mở”, bởi vậy trong những dịp giao lưu hò hát, trai gái xưng hô đối đáp với nhau rất nhã nhặn, lịch sự. Khi vào cầm chày giã gạo, chàng trai luôn xưng bằng tiếng “qua”, gọi cô gái bằng “bậu”. Phần cô gái gọi người trai bằng “chàng” và xưng bằng “thiếp”, chỉ trong trường hợp hò mỉa mai, chê trách, cô gái không xưng bằng “thiếp” mà xưng bằng “tui”.

Một cuộc hò giã gạo thường trải qua ba chặng. Chặng đầu là hò thăm hỏi, hò chào mời trầu. Đây là giai đoạn làm quen, tìm hiểu đối phương, rào đón và dò dẫm tình ý, tài nghệ. Lời hò phải thể hiện sự khiêm nhường, từ tốn,

Page 11: Hoa Ðàm số 16

11

lịch sự. Ví như bài hò giã nhịp chày ba, hai nàng và một chàng.

- Cô gái 1:Hò ơ hò…Tôi xin chào lớn trước nhỏ sau,Chào người bạn mới may đâu tương phùng.Đường xa cách trở mấy sông,Mến tình nặng nghĩa dốc lòng đến đây.Dễ đâu gặp được dịp này,Tôi xin mời miếng trầu cay gọi là.Rằng nghe chàng giỏi hò ca,Đêm nay mong đặng nghe qua giọng hò.

- Cô gái 2:Xin chào anh bạn tổng bên,Nhịp chày mình sẽ làm quen trong câu hò.Trước tiên thăm hỏi nơi nhà, Hai thân tóc hạc da gà có khỏe không?Băng sương chẳng quản đường trường,Mới hay tri kỷ tìm đường tri âm.

- Chàng trai:Vừa nghe thục nữ ướm lời,

Lòng mừng gặp gỡ đặng người ước mong.Trước xin chào các bà các ông,Cùng cô chú bác, sau chào chung bạn mình.Dẫu rằng đường sá gập ghềnh,Bởi chưng nặng nghĩa trọng tình mà đi.Nhịp chày qua đáp bạn nữ nhi,Mẹ già đã yếu cha thì tuổi cao.Khi đi cha mẹ dạy mấy điều,Gặp người hiền đức ghi vào giữa tâm.Nay biết ai là bạn tri âm,Nhờ nàng chỉ giúp mối tình thâm sau này.

- Cô gái 1:Biết chàng lòng vốn đa mang,Thiếp xin làm mối hai nàng ở bên sông.Sanh đôi cô chị tên Tam tòng,Cô em tên Tứ đức má hồng còn xuân.Qua sông chàng hỏi nhà ông Ngũ luân,Mai này chàng đến một lần thử sao.

Ảnh: TYGIA NGUYENLONG - https://www.facebook.com/tygia.nguyenlong

PHỔ ĐỒNG Bụi hồngBụi hồng mang hạt vô biênTừ cha yêu mẹ nỗi niềm gởi traoNắng vàng nâng cánh phượng chaoHai mươi năm ấy biết bao đổi dờiCha từ cửa khép trang đờiMang đi bụi đỏ nửa đời mẹ đauHạt buồn héo sắc duyên mauSầu lên phong kín sắc màu thu sangCha còn thử chuyện đá vàngBâng khuâng đời mẹ ngỡ ngàng con đau!

Không thờiGió mơn ru giấc ngủMây trời vương nắng maiMộng nào không mộng thậtMây nào không mưa bay?Hiện tại làm sao bắtQuá khứ vô thường khôngTương lai huyễn tưởng mộngBây giờ mới từng giâyAi vượt qua thói quenAi thoát nhanh tập quánNgười nắm giữ hiện tiềnTừng sát-na hợp biếnTừng hơi thở nhiệm màuAn lành đang hiện hữuTủng tiểm miệng cười tươiXuân đến trong khóe mắtXuân đi trong nụ cườiMặc cho việc lui tới

Chưa lìa bước chân Mưa giăng rợp bóng chân thườngChiều nghiêng nắng sớmvô thường cánh chimMình về nghe máu về timCưu mang huyễn tượng đắm chìm hồng hoangRa đi tái hẹn bồi hoànPhía sau mất dấu bàn hoàn bước chânNgười về cho gởi bước chânBước lui bước tới bước chân chưa rời.

Ảnh: DZUNGART NGUYEN - https://www.facebook.com/dzungart.quoc

tiếp theo trang 12

Page 12: Hoa Ðàm số 16

12

Tranh của PHAN AN HẢI

K’SIM (DĂK NÔNG)NGHỀ ‘XÀ ÍCH’ NGÀY XƯA

- Cô gái 2:Hai cô rất kén bạn đời,Kén nhân kén ngãi kén người thủy chung.Không kén ruộng đất vàng ròng,Nếu chàng thấy đủ đạo luân thường ghé chơi.Hai cô chàng chọn một người,Chị em thiếp thật dạ tỏ lời mối manh.

- Chàng trai:Giọng hò làm mối trắng trong,Chắc cô Tứ đức, Tam tòng cũng gần đây.Luân thường nhà qua có đầy,Nhắn hai cô qua sẽ chọn ngày rào thưa.

- Cô gái 1:Sao chàng lòng quá đa đoan,Chị em rào hết thì nghĩa nhơn ở chỗ nào.Hãy nên tính lại xem sao,Nếu không chàng sẽ khó rào đặng ai!

- Chàng trai:Qua đâu bẻ ách lộn nài,Chị ra phần chị em thời phận em.Chỉ e giống quá dễ lầm,Luân thường có sẵn đâu dám vượt tầm lễ nghi…

Chặng hai là hò giao

duyên, hò đối đáp. Đây là giai đoạn chính của cuộc hò, hễ bên trai đố thì bên gái giải, bên gái gài thì bên trai gỡ. Lúc này cuộc hò trở nên sôi nổi, hồi hộp, gay cấn và hào hứng. Chẳng hạn:

- Cô gái:Hò hơ hò…Nghe chàng đố giỏi nhất làngHỏi rằng con cá trê vàng có mấy cái râuCon gì cái bụng rất sâuCon gì nối được nhịp cầu ở sông NgânTại sao có mười ba đợt trăng trònĐố chàng ai đứng đầu non đợi chồngVua gì hóa cuốc ven sôngĐêm đêm nhớ nước não nùng “quốc gia”Vợ chồng ai cách trở Ngân hàAi người giúp bạn đăng khoa tiếng đờiVua nào mê muội tiếng cườiĐể cho cơ nghiệp chôn vùi còn chiVua nào nếm mật nằm gaiVua nào nếm phẩn chờ mai phục thùAi một bước nhảy khắp bốn châuAi ăn một bữa trả ơn sâu nghìn vàng

Nếu chàng đáp được tỏ tườngTrầu này thuốc đó thiếp lẹ làng bưng dâng.

- Chàng trai bình tĩnh hò đáp lại:Dưới trăng nghe bậu hát lần đầuLòng này muốn được ăn trầu nàng dângQua đáp bậu nghe cho rõ ràngXưa nay con cá trê vàng có bốn cái râuCon người bụng dạ rất sâuQuạ đen bắt được nhịp cầu ở sông NgânNăm nhuận có mười ba đợt trăng trònBà Vọng phu vò võ đầu non đợi chồngVua Thục hóa cuốc ở ven sôngĐêm đêm nhớ nước chạnh lòng “quốc gia”Chàng Ngưu ả Chức ly biệt bến Ngân hàTô Tần giúp bạn vinh hoa một đờiU Vương mê muội tiếng cườiĐông Châu cơ nghiệp tơi bời một khiVua Ngô nếm mật nằm gaiVua Việt nếm phẩn chờ mai phục thùNgộ Không một bước nhảy khắp bốn châuHoài Âm ăn một bữa trả ơn sâu nghìn vàngQua đã đáp được tỏ tườngTháng sau qua muốn cưới nàng được chăng?

- Trước lời lẽ giải đáp trôi chảy của chàng trai, cô gái tìm cách tránh trớ thêm lần nữa. Điều hóm hỉnh trong câu hò của cô gái là các chữ Mẹo, Miêu, Mão đều có nghĩa là mèo, quẻ Chấn thuộc về tháng Hai:

Cưới thiếp đâu có dễ dàng Lần này đáp được rõ ràng thiếp sẽ theoHôm qua giờ MẹoThiếp đi chợ Gò MiêuRao bán một con mèoMèo chưa bán được thiếp đói meo cả lòngXách mèo về gặp Bốn Mão ở Quang ĐôngBác hứa mua cho anh ChấnChỉ trong vòng tháng HaiHết tháng Hai sao chẳng thấy aiChàng mà đáp được thiếp theo ngay chân chàng.

- Chàng trai cũng không kém, đối ngay bằng các chữ Tuất, Cầy, Cẩu, Khuyển đều có nghĩa là chó, quẻ Càn thuộc về tháng Chín:Ở đời phải giữ Ngũ thườngLòng qua không thích trớ tràng đổi thayXin bậu hãy nghe đáp đâyHôm kia giờ TuấtQua đến quán Cây CầyĐem tiền mua con cẩu choai choaiMười Dư không bán chó chỉ đổi vài cái trứng nonThấy người lạ lũ khuyển sủa cànHẹn tháng Chín gió bấc qua sang bắt vềLời đáp cũng đã xuôi bềThôi thôi ta hãy chung ghe thuận dòng Bậu ơi ! Đừng có trớ lòng vòngSắt cầm ta kết thủy chung hảo cầuVề nhà thưa cha mẹ đuôi đầuKiềng đồng qua sắm lễ bỏ trầu nàng đeoBậu đừng vội nói đi theoĐể qua bưng kỉnh tiền cheo cho làng.Chặng cuối là hò giã từ,

hò tiễn bạn, đôi bên giã từ nhau qua những câu hò nặng tình lưu luyến, cảm phục, thương nhớ, vấn vương.

- Cô gái:Gặp nhau chưa thỏa tấc lòng,Trăng đã xế bóng buồn không hỡi chàng!Cuốc kêu quốc quốc đoạn trường,Nặng thương nặng nhớ hai hàng châu rơi.Bỏ chày buông cối chàng ơi!Ngưu Lang Chức Nữ ven trời chân mây.Duyên may ta gặp dịp này,Tình chàng ý thiếp tràn đầy nghĩa nhơn.Xa chàng thiếp thệ sắt son,Biển sông dù cạn cũng không sờn tình ta.Sang canh giục giã tiếng gà,Sương khuya nhuộm thắm trăng tà non tây.Thương nhau chàng nhớ lời này,Tránh xa Ngô Khởi học nơi Bá Lý Hề.Chắp tay giữa trời đất thiếp thề,Thủy chung thiếp quyết không hề sang ngang.

- Chàng trai:Ngãi nhân mới kết chữ đồng,Sông Tương kẻ cuối bến người đầu dòng bậu ơi!Nhìn bậu nước mắt qua tuôn rơi,Lòng đầy trĩu nặng một trời nhớ thương.Biết nhau vừa tạc đá vàng,Vì đâu qua bậu hai đàng chia tay.Bậu thì lẻ bóng nơi đây,Phần qua về lại làng tây ven rừng.

CÂU HÒ KÝ VÃNG

... nhìn về nơi bến xe ngựa ngày xưa tôi vẫn hình dung như có ông với râu tóc bạc phơ đội chiếc nón lá không còn lành lặn như ngày nào ngồi trên càng xe cầm roi điều khiển con ngựa chuẩn bị xuất bến...

tiếp theo trang 11

Page 13: Hoa Ðàm số 16

13

Cho đến giờ, tôi vẫn còn nhớ như in người đánh xe

ngựa ở Mỹ Tho là ông Bảy Tốt, người ta thường gọi ông ‘Xà Tốt’, bởi ‘tài’ xe ngựa bấy giờ còn có tên là ‘xà ích’.

Vào những năm 1970, do chiến tranh loạn lạc mà mẹ dắt tôi xuống tận Ngã ba Trung Lương (thuộc TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang bây giờ) để thuê quán bán hàng nước giải khát. Lúc ấy mặc dù mới 12-13 tuổi nhưng tôi thường đi xe ngựa vào chợ Mỹ Tho mua hàng cho mẹ.

Do quen nên ông Bảy thường cho tôi đi nhờ và tôi được ngồi ngay trên chiếc càng phía trước đối diện với ông Bảy, lúc về có hàng hóa thì bỏ hết vào cái cần xé được ông treo ở hông xe; thêm nữa ông Bảy lại là người vui tính nên con đường dài tới 5-6 km ngựa phải chạy tới 20-30 phút ông và tôi hay nói đủ mọi thứ chuyện trên đời.

Ông Bảy bảo ông biết đánh xe từ hồi còn thanh niên, xe ngựa thời bấy giờ được người ta gọi là xe ‘thổ mộ’. Khi tôi nói ông giải thích rõ hai từ này, ông Bảy cười :”Ông cũng chẳng hiểu chính xác, người thì bảo rằng người Hoa kiều ở Việt nam đọc là ‘Thụ Mã’, nhưng giọng họ không rõ như vậy nên phát âm gần như hai từ ‘Thổ Mộ’. Lại có người nói mui xe ngựa được đóng khum khum y như cái gò mộ đất, bèn gọi là ‘’Thổ Mộ’’. Nhưng kệ, mình cứ kêu ‘xe ngựa’ là chính xác

nhất’’. Những lúc như vậy hai ông cháu cùng phá lên cười vui.

Rồi ông Bảy còn kể tôi nghe chuyện ra đời của chiếc xe ngựa, ông bảo xe ngựa có xuất xứ bên phương Tây, sau đó đến Trung Quốc nhưng mỗi xe có hai con ngựa cùng kéo gọi là ‘song mã’.

Trước đó những nhà giàu mua ngựa về làm phương tiện đi lại vì ngày ấy người ta chưa có bất kì một loại xe nào. Thế nhưng chỉ một người cỡi được thôi, cùng lắm là hai người chứ làm sao chở được cả nhà khi đi đám tiệc hoặc đi chơi, nên họ nghiên cứu ra cái xe để dùng ngựa kéo. Ông cho rằng đó cũng là một sáng kiến tuyệt vời và phải khẳng định nó là tiền thân của những loại xe nhỏ, xe to sau này.

Khi người Pháp đưa sang Việt Nam thì vẫn có hai ngựa kéo, nhưng chỉ ít lâu sau người Việt tự chế xe ngựa chỉ cần một ngựa mà thôi làm người Pháp phục lấy phục để. Bánh xe ngựa thời trước năm 1945 được làm bằng gỗ, những đoạn gỗ được xẻ cong cong chỉ dài khoảng 40-50 cm thôi, nhưng phải là gỗ Hương hoặc gỗ Cam se mới chắc và bền, sau đó được bào gọt cho thật nhẵn rồi ghép lại bằng những đinh vít chắc chắn. Tăm xe được làm bằng những thanh sắt tròn và đặc chịu được sức nặng cả tấn, rồi để tránh ma sát và tránh bị bào mòn bánh gỗ người ta làm chiếc ‘vỏ’ bằng loại cao su đặc dày đến 3-4 phân. Có một điều

đặc biệt nữa là khi gắn bánh xe vào trục người ta không cần đến bạc đạn (ổ bi) như các loại xe bây giờ mà trục ngang của xe cũng bằng gỗ hương.

Tôi chợt hỏi:”Thế thì nó nhanh mòn phải thay liên tục sao ông Bảy?”. Ông lắc đầu:”Gỗ hương hay cam se chắc lắm, phải mấy năm mới phải thay chứ không phải thay hoài đâu”.

Khi xe đạp, xe máy, xe hơi có nhiều thì xe ngựa ở các thành phố lớn cũng giảm đi đáng kể, song ở nông thôn vẫn dung, vì đường xá ở các làng quê bấy giờ chưa được rải nhựa hay bê tông như bây giờ nên về mùa mưa sình lầy lắm, chỉ xe ngựa mới đi được.

Ông Bảy đánh xe ngựa mãi từ năm 1950, nhưng rồi do chiến tranh và sự biến đổi của đất nước cộng với hoàn cảnh gia đình nghèo toàn phải đi đánh mướn hay gọi là làm phu xe mà ông phải gián đoạn; cho tận đến năm 1976 ông phải bán đi 8 sào đất ruộng cộng với số tiền tích trữ bao nhiêu năm trời mới mua được con ngựa và cỗ xe, nên mới chính thức làm nghề liên tục.

Lúc này thì rất ít xe ngựa chạy bằng bánh gỗ nữa mà thay bằng bánh hơi cho nhẹ nên kiểu dáng xe bị thấp hơn, người ngồi trên xe không còn oai phong như trước nữa. Ông Bảy giải thích rõ ràng rằng, thường thùng xe ngày xưa cao ngang với bụng ngựa và được gắn

4 cái ghế đành hoàng. Nhà giàu thời đó cầm ba toong, đội mũ nỉ, mặc bộ quần áo Tây… ngồi trên ghế cao trông lẫm liệt lắm. Nhưng từ khi thay bằng bánh hơi buộc lòng thùng xe phải đóng thấp xuống, xe ngựa chở khách mà chỉ kéo có một ngựa cần phải đóng thùng cho cân xứng với bánh xe để không bị tròng trành. Vách thùng đóng cao ngập đầu người ngồi, nắng thì kéo bạt ra, mưa phải trùm kín bít bùng.

Xe chở khách chuyên nghiệp hầu như không có ghế mà chủ xe chỉ trải chiếc chiếu sạch dưới thùng xe, khách lên xe thì treo dép, guốc lên các móc phía trên đầu, quanh gánh, thúng mủng. Hàng hóa thì để ngoài gờ hai hông hoặc trên nóc thùng chứ bên trong không thể bỏ thêm cái gì nữa, vì xe chở 6 người, mỗi bên 3 người ngồi ngang chân người nọ phải đặt sát vào mông người đối diện.

Ông Bảy mỗi lần ra bến đợi khách hay đưa khách về bến thường hay ghé quán nhà tôi nên tôi biết ‘xà ích’ ngày xưa bỏ một số tiền sắm cái ngựa không phải dễ, bởi nghe ông Bảy bảo tới 4-5 cây vàng. Thế nhưng dù có chạy 4 hay 6 chuyến đi về từ ngã ba Trung Lương vào đến chợ Mỹ Tho đi nữa thì cả ngày cũng chỉ mua được 10 ký gạo. Thậm trí sáng ra ông chỉ dám uống ly cà phê, trưa ăn ổ bánh mỳ không để tối đến về nhà ăn cơm chứ bản thân tôi chưa bắt gặp ông Bảy ngồi ăn hủ tiếu

hay bún trong tiệm, quán bao giờ. Nhưng khi ngựa bị đau bệnh ông lại phải mướn ngựa kéo xe để giữ khách, những ngày hôm ấy nếu đủ khách chạy hàng chuyến mới còn dư chút đỉnh, thiếu khách coi như huề hoặc lỗ.

Gia đình tôi trở lại Tây nguyên năm1981. Đến mãi năm 1997 tôi mới về thăm lại thì nghe nói ông Bảy đã bỏ nghề ngay sau khi tôi đi vài năm, phần do tuổi cao, sức yếu, phần vì xe hơi phát triển nhiều người ta chê xe ngựa chạy chậm không đi. Tôi định đi tìm ông, nhưng người làng bảo họ ‘cũng lâu lắm rồi chẳng gặp lại ông ấy nữa, có khi ông Bảy đã mất’. Đành thôi. Thế nhưng nhìn về nơi bến xe ngựa ngày xưa tôi vẫn hình dung như có ông với râu tóc bạc phơ đội chiếc nón lá không còn lành lặn như ngày nào ngồi trên càng xe cầm roi điều khiển con ngựa chuẩn bị xuất bến.

K’SIM (DĂK NÔNG)

‘Trích từ mục “LÀM BÁO

VỚI NGƯỜI VIỆT”www.nguoi-viet.com/abso-lutenm2/templates/view-

articlesNVO.aspx?articleid=183398&zoneid=434

Bậu còn nặng nghĩa thủy chung,Thì mong bậu nhớ cái gương vợ Mãi Thần.Kìa như mặt ả Kim Liên,Chuyện xưa kẻ ấy ai còn khen chi.Lòng qua mãi mãi khắc ghi,Mong sao dạ bậu đừng thay đổi nào.Dời chân biết gởi gì nhau,Qua xin trao bậu túi trầu làm tin…

Cùng với nhiều thể loại dân ca khác, hò giã gạo là một vốn quý trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc. Trải qua thời gian, cùng với bao biến động thăng trầm của lịch sử và sự thay đổi nhanh chóng của đời sống xã hội, điệu hò giã gạo cũng bị lãng quên dần, thậm chí đã bị mai một mất hẳn dấu vết. Trong giới cao niên hiện còn sống ở làng quê cũng ít ai nhớ rõ hoặc nhớ đầy đủ bài bản, giai điệu hò giã gạo, còn giới trẻ thì tỏ ra bàng quan, xa lạ! Vì vậy, thiết nghĩ công việc sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn và phổ biến dân ca hò giã gạo là điều cấp thiết hiện nay, lại càng cấp thiết hơn khi các vị nghệ nhân, các cụ lão thành ở địa phương lần lượt qua đời và mang theo cả những hiểu biết quý báu mà ta chưa kịp ghi chép lại.

NGUYỄN MAN NHIÊN

Ảnh

: TY

GIA

NG

UY

ENLO

NG

- ht

tps:

//ww

w.fa

cebo

ok.c

om/ty

gia.

nguy

enlo

ng

Page 14: Hoa Ðàm số 16

14

những bài ca được xếp hàng đầu.

Không giống như một số hành khúc quen thuộc trong giới trẻ trước 1975 như Dậy mà đi của Nguyễn Xuân Tân (Tôn Thất Lập), Tổ quốc ơi ta đã nghe của La Hữu Vang thiết tha, mạnh mẽ nhưng chỉ giới hạn trong các phong trào sinh viên tranh đấu và ngay khi ra đời đã bị Đảng sử dụng cho mục đích tuyên truyền trong các trường đại học, các đô thị miền Nam, hay Việt Nam Việt Nam của Phạm Duy chan chứa tình dân tộc, kêu gọi người người thương mến nhau nhưng thiếu đi cái hùng khí, sôi nổi của tuổi trẻ, Việt Nam quê hương ngạo nghễ của Nguyễn Đức Quang không dừng lại ở nỗi đau của đất nước mà còn nói lên cả những bi thương, công phẫn, thách đố của tuổi trẻ Việt Nam trước những tàn phá của chiến tranh và tham vọng của con người.

Trong vườn hoa âm nhạc Việt Nam, Việt Nam quê hương ngạo nghễ nổi bật lên như một biểu tượng cho khát vọng của một

dân tộc đã vượt qua bao nhiêu gian nan khốn khó để tồn tại và vươn lên cùng các dân tộc khác trên mặt đất nầy.

Ta như nước dâng dâng tràn có bao giờ tàn

Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang

Lê sau bàn chân gông xiềng của thời xa xăm

Đôi mắt ta rực sáng theo nhịp xích kêu loảng xoảng.

Lời nhạc của Việt Nam quê hương ngạo nghễ tương đối khó nhớ nhưng nhờ cách sử dụng ngôn ngữ trẻ trung, mạnh mẽ, tượng thanh, tượng hình như “tiếng cười ngạo nghễ”, “xích kêu loảng xoảng”, “trên bàn chông hát cười đùa vang vang” hay “Da chân mồ hôi nhễ nhại cuộn vòng gân tươi” đã làm cho Việt Nam quê hương ngạo nghễ trở thành độc đáo, không giống như những bài ca yêu nước khác với những ý tưởng quen thuộc và lời ca phần lớn là lập lại nhau.

Việt Nam quê hương ngạo

nghễ đẹp tự nhiên như một đoá lan rừng, không mang màu sắc chính trị, không nhằm cổ võ hay biện minh cho một chủ nghĩa nào, không cơ quan nhà nước nào chỉ đạo thanh niên sinh viên học sinh phải hát và bài hát cũng chẳng nhằm phục vụ lợi ích riêng của chính quyền, tôn giáo hay đảng phái chính trị nào. Trước 1975, từ thành phố đến thôn quê, từ các trường trung học tỉnh lẻ đến đại học lớn như Huế, Sài Gòn, từ các phong trào Hướng đạo, Du ca đến các tổ chức trẻ của các tôn giáo như Thanh niên Công giáo, Gia đình Phật tử, từ các quân trường Đà Lạt, Thủ Đức, Quang Trung, Nha Trang đến các tổ chức, đoàn thể xã hội từ thiện đều hát Việt Nam quê hương ngạo nghễ.

Sau 1975, bài hát theo chân hàng trăm ngàn sĩ quan và viên chức miền Nam đi vào tù. Nhiều hồi ký, bút ký kể lại Việt Nam quê hương ngạo nghễ đã được hát lên, kín đáo hoặc cả công khai, ở nhiều trại tù khắp ba miền đất nước. Trong tận cùng của đói khát, khổ nhục, đớn đau, Việt Nam quê hương ngạo nghễ đã hoá thành những hạt cơm trắng, hạt nếp thơm nuôi sống tinh thần những người lính miền Nam sa cơ thất thế.

Những năm sau đó, bài hát, như tác giả của nó và hàng triệu người Việt khác lên đường ra biển tìm tự

do. Việt Nam quê hương ngạo nghễ lại được hát lên giữa Thái bình dương giông bão, hát lên ở các trại tỵ nạn Palawan, Paula Bidong, Panat Nikhom trong nỗi nhớ nhà, hát lên ở Sungai Besi, White Head trong những ngày chống cưỡng bách hồi hương, hát lên ở San Jose, Santa Ana, Boston, Paris, Oslo, Sydney trong những cuộc biểu tình cho tự do dân chủ Việt Nam, hát lên ở các trại hè, trại họp bạn Hướng đạo, các tổng hội sinh viên Việt Nam tại hải ngoại.

Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, trong buổi phỏng vấn dành cho chương trình Tiếng Nói Trẻ đã kể lại câu chuyện ra đời của Việt Nam quê hương ngạo nghễ trong âm nhạc Việt Nam: “…Thế bài Việt Nam quê hương ngạo nghễ cũng vậy, nó không phải là một bài ca tôi nghĩ là quá lớn, nhưng lúc bấy giờ khi tôi kết thúc tập Trường Ca vào năm 1965, cuối 1965 hay đầu 1966 gì đó, khoảng thời gian đó, 10 bài trường ca, những bài như Nỗi buồn nhược tiểu, Tiếng rống đàn bò, Lìa nhau, Thảm kịch khó nói v.v. những bài nói về đất nước của mình rất là khổ sở, tôi nghĩ nên kết nó bằng một bài hát có tiếng gọi hùng tráng và tha thiết hơn. Thành ra tôi viết bài Việt Nam quê hương ngạo nghễ một cách rất là dễ dàng. Tất cả những ý đó tôi đem vào hết trong bài hát đó để nó vượt qua

cái khốn khó, vượt qua cái quê hương nhỏ bé, nhược tiểu mà trở thành một nước to lớn, và lòng người cực kỳ dũng mãnh. Viết xong bài đó tôi nghĩ chỉ kết thúc tập Trường Ca mà thôi, không ngờ về sau càng ngày đi các nơi càng thấy nhiều người ưa thích bài đó, có lẽ đáp được ước vọng của nhiều người, tôi nghĩ tiếng gọi đáp ứng đúng được tiếng của nhiều người, không riêng gì giới trẻ đâu, cả người lớn tuổi ở các hội đoàn về sau này, rồi đi vào trong quân đội, đi rất nhiều nơi. Thành ra, tôi cho đó là một bài hát tự nó trưởng thành nhưng khi viết tôi chỉ đúc kết cho tập Trường Ca lúc đó mà thôi.”

Thật đơn giản và tự nhiên như thế. Không một ông Bộ trưởng Bộ Chiêu hồi nào đặt hàng hay một ông Tổng ủy trưởng Dân vận nào chỉ thị anh phải viết. Anh viết không phải để thi đua sáng tác hay mong mang về giải thưởng, huân chương. Trong tâm hồn của một nghệ sĩ chân chính, tình yêu nước bao giờ cũng là sự thôi thúc tự nguyện. Anh viết Việt Nam quê hương ngạo nghễ để kết thúc tập trường ca của riêng anh nhưng cũng nối tiếp tập trường ca lớn hơn của đất nước. Sau ba mươi năm, nhiều nhạc sĩ, ca sĩ đã trở về qua nhiều ngả, trong nhiều tư cách khác nhau, một số tình ca sáng tác trước 1975 đã được nghe lại trong nước, nhưng đây là lần đầu tiên

KHI BÀI HÁT TRỞ VỀ

triết lý vốn có trong một quyển Thiên Thư, mà điều kiện để đọc là lắng lòng nhìn xuống cho tâm hồn tìm về nguồn, thì tự nhiên từng lời từng chữ trong thông điệp của người xưa sẽ hiện dẫn ra hết.

Lấy gì làm chắc đúng?

Hẳn có người có ý muốn hỏi như vậy. Thì nhìn kết quả thấy nguyên nhân, nhìn nguyên nhân thấy kết quả, chắc không ai hoài nghi nguyên tắc ấy. Vậy, cảnh sống cơ cực trên một khu đất tổ như đã kể, kéo dài với năm tháng, kéo dài cho tới những ngày con sông Hồng tạo thành đồng bằng cho sự sống yên vui phú túc hơn, nếu chẳng có một tư tưởng chỉ đạo (về chịu đựng gian khổ và bám lấy đất mà sống) thì hẳn nhiên trên bán đảo này bây giờ làm gì có nước Việt nam và làm gì có chúng ta nữa.

Tư tưởng chỉ đạo ấy chính

là văn hóa, chính là căn bản nền quốc học của ta.

Ý NGHI NGỜ VỀ SỰ THỰC HỮU CỦA NỀN QUỐC HỌC: Trước đây, Ông Phan Khôi, môn đệ trung thành của cô Logique từng đã viết:“Ðừng nói cái học của ta chỉ ở trong phạm vi cái học của Tầu, thiếu vẻ đặc biệt, không đủ kêu là quốc học cho đến chịu giống với Tầu đi là ở nước ta cũng không có một cái học phái nào thành lập hẳn, vậy thì chữ học đã chẳng có, chữ quốc ngữ còn nương dựa vào đâu? Vài mươi năm nay, từ khi tôi biết cái học là gì rồi, tôi cố đi tìm cho được cái học của nước ta. Tìm trong Chu An, tôi chỉ thấy một nhà thuật số như mấy ông bà tiên tri đời nay. Khi tôi xét đến ông Võ Trường Toản thấy nói cái học của ông ở chữ thánh. Khi tôi xét đến ông Chu Doãn Trí thấy nói cái học của ông chủ ở bất căng. Nay ngoài mấy chữ thành và bất

căng đó, tôi không kiếm được cái gì khác nữa. Chỉ trơ trọi như vậy mà thôi, đâu có thể gọi là học được. Rồi tôi phải đi bòn như bòn vàng trong các văn tập thì như trong tập Vĩ đã thấy có vài bài ngăn ngắn nói ra giọng Tống Nho, tôi lấy làm mừng đôi chút, xong đâu phải đã là cái mục đích sự tìm kiếm của tôi. Tìm mãi không ra cho tới ngày này tôi mới trịnh trọng và quả quyết mà nói rằng không có”.

Cả ông Phạm Quỳnh cũng cùng một luận điệu ấy:“Nước Nam ta có mấy mươi thế kỷ theo học nước Tầu chỉ mới là người học trò khá, chưa hề thấy giám thoát của Thầy mà mà lập nên môn hộ riêng; không những thế, lại cũng không ra khỏi vòng giáo khoa mà bước lên tới cõi học thuật nữa. Như vậy thì làm sao có quốc học được?

Anh hùng ta có, liệt nữ ta có, danh sĩ cao tăng cũng có, nhưng trong cõi học nước ta cổ kim chưa có người nào có tài sáng khởi phát minh ra những tư tưởng mới, thiết lập ra những học thuyết mới, đủ có cái vẻ độc lập một nhà đối với các nhà khác, như Bách Gia Chư Tử bên Tầu đời xưa. Hay thảng hoặc cũng có mà mai một đi mất, sử sách không truyền chăng, nhưng phàm đã gọi là một cái học phái thì phải có cảm hóa người ta sâu xa, phải có ảnh hưởng trong xã hội, phải gây ra một phong trào tư tưởng, không thể tịch mịch ngay đi mà không còn tăm hơi gì nữa. Cho nên nay dầu kê cứu trong các sách cổ, cố tìm ra được năm ba cái ý kiến lạ hay cái tư tưởng gì của một vài bậc tiền bối lỗi lạc, như

vậy cũng chưa đủ chứng rằng nước ta có quốc học đặc biệt khác với cái học ở bên Tầu truyền sang”

Cả hai vị đều cùng chết đuối trong cái bể luận lý hình thức, và chỉ dám tin một tư tưởng là khi viết ra sách, in trên giấy trắng mực đen.

Chao ôi! đã có biết muôn vàn nào là tư tưởng chứa đựng ngay trong mớ tiếng nói không kể ca dao, tục ngữ, cách ngôn, kể ngay từng lời từng tiếng một, mà hàng ngày chúng ta vẫn dùng, nhưng chúng ta lầm, không chịu hiểu đó là tư tưởng, đó là thông điệp của người xưa truyền đến chúng ta. Ðó là lỗi ở người nệ sách, chỉ nhìn thấy chữ là thực có mà không nhận ra tiếng còn thực có hơn, lại đi đỗ lỗi cho tiền nhân “không để lại cho chúng tôi cái gì cả!”

Các ông chỉ “bòn như bòn vàng trong các văn tập” và “kê cứu trong các sách cổ” viết bằng chữ nho, đã vội nản chí rồi, thì đó là tại kho tàng văn hóa ở ngay miệng mình chẳng tìm, lại đi hì hục đào xới đất ở tận đây đâu.

Trong sách Người ta tư tưởng bằng từ ngữ (On pense avecles mots) tác giả, giáo sư S.I. Hay-akawa có dẫn lời Aldous Huxley rằng: “Lời nói có một huyền năng, không phải theo lối huyền năng của các thầy phù thủy và những gì họ muốn thi thố. Lời nói huyền diệu ở chỗ có tác động vào tinh thần của những người sử dụng nó (1).

Nơi trang 35, tác giả còn thêm: “Ngôn ngữ là cơ năng không thể thiếu được trong đời sống của

loài người, - một đời sống như của chúng ta được uốn nắn, lái hướng phong phú hóa và khiến có thể sống được nhờ tích lũy kinh nghiệm quá khứ của những thành phần trong chính nòi giống chúng ta!”

Và nơi trang 36 ông còn thêm nữa: Tất cả những khám phá về nghệ thuật và khoa học đều đã được di lưu hậu thế bằng từ ngữ, mà không chịu về thừa hưởng gia tài!.(2)Chính bộ tiếng nói của chúng ta là cái kho tích lũy bao nhiêu kinh nghiệm, từ hồi chưa có người Tầu với những chữ nho của họ, và là chất keo sơn gắn liền mọi người Giao chỉ lại trong cuộc sống xã hội, cũng như một quyển sách vô giá chứa đựng những điều căn bản của nền quốc học đã nói trên. Mà tất nhiên món gì chưa dám biết, chớ món tiếng nói này hẳn là một đặc phẩm đặc chế của nòi giống Việt khác hẳn cái học của bên Tầu truyền sang vậy.

LÊ VĂN SIÊU

(1) Les mots ont bien un effet magique - mais pas de la facon que sup-posaient les magiciens et pas sur ce qu’ils es-sayaient de soumettre à leur influence. Les mots sont magiques par la facon dont ils agissent sur l’esprit de ceux qui les utilisent. [Aldous Huxley ]

(2) Toutes les découvertes des arts et des sciences nous sont léguées sans frais de succession par les mots. [ S.I. Hayakawa ]

QUỐC TỔ HÙNG VƯƠNG

VÀ NỀN QUỐC HỌC

tiếp theo trang 1

tiếp theo trang 9

Page 15: Hoa Ðàm số 16

15

một bài hát đã về lại quê hương qua ngả của trái tim, trở về trong vòng tay nồng ấm của tuổi trẻ Việt Nam.

Bất ngờ và cảm động, một buổi sáng tuần trước, khi đi dạo một vòng qua các blog Việt ngữ, tôi bắt gặp không chỉ những mẩu tin nóng viết vội vàng trên đường phố, những đoạn

phim biểu tình vừa mới đưa lên YouTube, những tấm hình ghi lại cảnh xô xát giữa đồng bào, sinh viên với công an, nhưng còn được nghe lại bài hát quen thuộc Việt Nam quê hương ngạo nghễ. Tôi cảm nhận qua lần gặp gỡ đó một niềm vui chung khi có một bản nhạc mà các em sinh viên Việt Nam ở California, Washington

DC, Oslo, Paris, Hà Nội, Sài Gòn cùng hăng say hát trong những cuộc biểu tình chống Trung Quốc bành trướng bá quyền mà không cảm thấy ngần ngại, nghi ngờ, xa cách.

Ta khua xích kêu vang dậy trước mặt mọi người

Nụ cười muôn đời là một nụ cười không tươi

Nụ cười xa vời nụ cười của lòng hờn sôiBước tiến ta tràn tới tung xiềng vào mặt nhân gian.

Trong số một trăm em đang hát trong nước hôm nay có thể hơn chín mươi em chưa hề nghe đến tên Nguyễn Đức Quang lần nào, và nếu có nghe, có đọc qua bộ máy tuyên

truyền của Đảng, cũng chỉ là một “nhạc sĩ ngụy đã theo chân đế quốc”. Biết hay không biết, nghe hay không nghe không phải là điều quan trọng. Điều quan trọng là bài hát đã đáp ứng được ước vọng về tương lai và tình yêu tổ quốc của tuổi trẻ. Tổ quốc, vâng, không có

Ảnh: TRẦN BẠCH MAI - www.facebook.com/tbmai

là các chùa, các trung tâm Phật giáo và những cá nhân có tấm lòng đối với việc truyền bá chánh pháp.

Việc ấn loát kinh sách đã sút giảm theo với sự sút giảm của lượng sáng tác và xuất bản sách văn học Phật giáo Việt Nam hải ngoại trong những năm gần đây. Trước năm 2000, các tác giả với ý định in để bán, có khả năng in 1,000 cuốn sách. Nhưng sau này số lượng đó đã giảm xuống từ 500 cuốn đôi khi còn lại vài ba trăm cuốn, vì không thể bán hết. Đây là tình hình chung của văn học Việt Nam tại hải ngoại, không riêng của Phật giáo. Lượng người đọc và lượng sách in ra đã giảm đi rất nhiều so với những năm của thập niên 1990 về trước.

Tại hải ngoại, dường như có rất ít nhà xuất bản chuyên về văn học Phật giáo Việt Nam. Đa phần các kinh sách thuộc văn học Phật giáo Việt Nam xuất bản ở hải ngoại đều dựa vào sinh hoạt của các chùa, trung tâm văn hóa Phật giáo Việt Nam.

Trong số rất hiếm những nhà xuất bản Phật giáo Việt Nam hải ngoại chúng ta có thể kể đến Nhà xuất bản Chân Nguyên ở California của Trung Tâm Chân Nguyên, Nhà xuất bản của Viện Triết Lý Việt Nam Và Triết Học Thế Giới cũng ở California, Nhà xuất bản Sinh Thức của Nhóm Thiền Sinh Thức tại tiểu bang Vir-ginia. Còn lại phần nhiều là các nhà phát hành kinh sách do các chùa phụ trách trong đó chúng ta có thể nói đến Nhà Phát Hành Kinh Sách Thích Ca Thiền Viện tại thành phố Riverside, California; Chùa Pháp Vân thành phố Pomona, California; Thiền Viện Như Lai thành phố San Jose, California; Nhà Sách Lá Bối, San Jose, California; Nhà Sách Pháp Quang thành phố Westminter, Califor-nia; Phật Học Viện Quốc Tế thành phố North Hills, California; Từ Ân Thiền Đường, California; Tịnh Xá Minh Đăng Quang, California; Trung Tâm Quảng Đức ở Úc Châu; Chùa Khánh Anh ở Pháp Quốc; v.v… (còn tiếp)

HUỲNH KIM QUANG

TỔNG LUẬNVỀ VĂN HỌC PHẬT GIÁO VIỆT NAM HẢI NGOẠI

Ảnh: TYGIA NGUYENLONG - https://www.facebook.com/tygia.nguyenlong

tiếp theo trang 7

tiếp theo trang 20

Page 16: Hoa Ðàm số 16

1616

tâm lý. Đã đành rằng lắm thị kiến này thật là thiên tài và đến thế kỷ mười chín và hai mươi. Nhưng không nên lấy đó mà bảo rằng giáo điều của Phật là hơn tất cả. Cái tương quan giữa Phật giáo và khoa học, cả hai đều căn cứ vào lý trí, không nên xây dựng trên sự dùng khoa học mà chứng minh tôn giáo hoặc sự dùng tôn giáo mà thay thế cho khoa học.

Đạo Phật, và chỗ này nó khác hơn các tôn giáo, là một sự tu luyện, theo nghĩa tầm nguyên của danh từ này: tu là làm cho càng tốt đẹp thêm mãi, luyện là làm cho tinh ròng thêm mãi. Phật tử tu luyện để làm cho lý trí

càng thêm thuần thục hơn hầu đến cái giác. Nếu sự tu luyện ấy dùng để dự bị vấn đề, chuẩn bị các điều kiện, vạch lối trước bằng trực giác hay thị kiến cho các sự giải đáp các vấn đề này, thì tôn giáo sẽ là hướng đạo cho đại đội quân của Khoa học. Chừng ấy Niết bàn sẽ không còn là một cái chứa không có gì đựng ở trong và chỗ nhầm của các vị Bồ Tát “tự giác nhi giác tha”, mới đạt được. Trong hai mươi lăm thế kỷ đã qua, những thị kiến của đạo Phật đã làm khởi hứng cho văn chương và nghệ thuật của nhiều dân tộc ở Á Châu. Nay, nếu làm khởi hứng được cho khoa học, những thị kiến của cái văn minh tu sĩ mới

này sẽ làm cho văn minh này tràn lan khắp địa cầu, trở nên một cái chung của nhân loại.Phần nào của những thị kiến này chứng minh bằng khoa học được thì tài bồi cho miếng đất khoa học rộng lớn và phì nhiêu thêm, phần nào chưa thực nghiệm được thì dùng trực giác để thẩm xét và phê phán. Như vậy, cái thị kiến mới này sẽ làm chất phân nuôi sống các loại cây triết học cho cành lá sum sê, hoa quả vinh mậu. Chừng ấy cái gạch nối liền TÔN GIÁO - TRIẾT HỌC - KHOA HỌC - CHÍNH TRỊ sẽ thành được.

Nhưng chừng ấy, tôn giáo đó không còn là đạo Phật cũ xưa nữa. Sau mấy

lần thay lốt đổi hình, nó không còn giữ những nét dáng mà người ta thường thấy. Vậy, dưới cái sắc mới, ta hãy cho một cái danh mới và gọi là Minh đạo. Nhìn trong Minh đạo, ta thấy có từ bi, và bác ái, có công bình và thương người, có bình đẳng và tự do... tóm một lời là tất cả các cao vọng của các tôn giáo, kể cả xã hội chủ nghĩa hiện kim. Thế thì tuy bắt nguồn nơi đạo Phật, Minh đạo phải tổng hợp tất cả các nền tảng luân lý của tất cả các tôn giáo, để xây đắp cái cơ sở chung cho việc xử thế: ĐẠO ĐỨC.

Có nền tảng đạo đức vững chãi rồi, thì chính trị mới hoàn về cái nghĩa tầm nguyên của nó là dẹp cái loạn để đến cái sửa trị, sửa đường bậy để đi theo đường chính, một con đường rộng thênh thang lại được trí tuệ soi sáng tỏ, chớ không phải lối mê ly eo hẹp và trong mờ tối như từ xưa đến nay. Có cái chính trị như thế mới tránh được họa dân tộc và giai cấp tương tranh,

lập được cảnh thanh bình cho loài người. Như vậy, sẽ không còn là cái chính trị cũ xưa, theo lối của Thương Ưởng ở phương Đông và Machiavel ở phương Tây, bởi vì, một khi đã được cảnh thanh bình, thì cầm quyền xử thế không còn là những người đầy dục vọng mà là những bậc hiền triết, vậy đâu còn cần những thuật man trá và bạo ngược như bây giờ.

Khoa học và triết học sẽ hun đúc một tinh thần mới. Minh đạo cũng sẽ khởi hứng cho nghệ thuật và văn chương. Các thứ này sẽ nhờ nó mà có một gia tốc lớn và tiến tới với một vận tốc chưa từng thấy. Đó là cuộc cáh mệnh văn hóa, cuộc cách mệnh đích thực và bền vững hơn hết. Nó đã đến không nhờ những trút đổ ầm ĩ và phá hoại khổng lồ. Nó đã đến trong đôi giầy nhung, không ai nghe mà ngờ, chỉ có kẻ sáng suốt mới trong thấy được.

HỒ HỮU TƯỜNG

TÌM MỘT Ý THỨC HỆ CHO THỜI ĐẠI

Nguyên Nhuận cũng không ngoại lệ trong trường hợp này. Họ có thể về thăm quê hương nếu có tiền và không có tì vết gì “xấu” đối với chế độ hiện tại. Thực tế này tạm thời cáo chung cái tâm thức lưu đày của đa số người Việt tị nạn, nhưng không có nghĩa rằng mọi thứ đã hoàn toàn đổi khác.

Sau hơn một phần tư thế kỷ, đất nước đã thay đổi khá nhiều về bề mặt. Điều này ai cũng có thể thấy rõ. (Dù là một đảng phái hay một chế độ khác cầm quyền sau hơn một phần tư thế kỷ thì đất nước cũng phải thay đổi thôi. Cầm quyền 5 năm mà chẳng thay đổi được gì thì cũng nên rút lui để nhường quyền cho người khác, huống hồ là gần 30 năm!) Đất nước thay đổi, nhưng đảng phái ấy, chế độ ấy, vẫn còn. Nói vậy không có nghĩa là đòi hỏi đảng

phái ấy, chế độ ấy phải biến mất đi-một đảng phái tốt, một chế độ tốt thì nên tiếp tục cầm quyền để đưa đất nước tiến lên-nhưng chính là mong đợi sự thay đổi ở nền tảng của nó. Có nghĩa rằng, tôi vẫn tin nơi đâu còn có sự độc tài, toàn trị, nơi ấy không có dân chủ và tự do thực sự.

Những thay đổi ở bề mặt thì bất cứ chế độ cầm quyền nào cũng có thể thực hiện được; còn thực chất bên trong thì lại là vấn đề khác. Nó liên quan đến chủ trương, đường hướng dài lâu của đảng cầm quyền mà ở đây, thiết tưởng không cần phải bàn nhiều; chỉ xin nói về một số điểm liên quan trực tiếp đến Phật giáo, đặc biệt là Phật giáo trong chốn “tù đày.”

Nói “tù đày” để chỉ cho hiện tình của Phật giáo

trong nước e rằng nhiều người-nhất là những người đang hết lòng bênh vực đảng cầm quyền như ông Hoàng Nguyên Nhuận và phe nhóm của ông-sẽ không đồng ý, vì cụm từ này diễn tả sự đày đọa hay hành hạ trong chốn lao tù. Nhưng định nghĩa về ngục tù và sự đày đọa bây giờ không còn là định nghĩa cứng ngắt trong từ điển nữa, mà được suy diễn theo thực tế của đời sống người dân dưới sự cai trị khắc nghiệt của một chế độ độc đảng, qua đó, bất cứ sự giam hãm, trói buộc, quản chế, quản thúc, kềm kẹp, kiểm soát, ngăn chặn, bao vây, không cho đi-lại, cắt hộ khẩu, cắt đứt thông tin và liên lạc (bởi nhà cầm quyền)... đều là những hình thức của “tù”; cũng như bất cứ sự đàn áp, tra tấn (thể xác hay tinh thần), đe dọa, khủng bố, bắt bớ, bắt cóc, mời “làm việc” liên tục (bởi nhà cầm quyền)... đều là những hình thức của “đày.”

Với ý nghĩa mở rộng như thế, xin nói ngay là Phật giáo Việt Nam có hai giáo hội đang bị tù đày:Giáo hội Thống nhất, gọi cho đủ là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN), là giáo hội độc lập được hình thành trước năm

1975, bị cấm hoạt động công khai, chỉ có thể âm thầm hành đạo; các vị lãnh đạo giáo hội này từng bị lưu đày, từng bị ở tù, và hiện đang bị quản chế, quản thúc tại gia;

Giáo hội Nhà nước, gọi cho đủ là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (GHP-GVN), là giáo hội được thành lập năm 1981 dưới sự hướng dẫn, lèo lái, kiểm soát... của Nhà nước, và từ khi thành lập cho đến nay cũng sinh hoạt theo sự chỉ đạo của Nhà nước.

Từ thực trạng tù đày nói trên, có thể nói là hai giáo hội đều là nạn nhân. Điều khác là có biết được mình là nạn nhân hay không; và nếu biết thì phản ứng thế nào?

HAI CON ĐƯỜNG Chẳng ai sinh hoạt thầm lặng hoặc công khai trong hai giáo hội trên mà không biết rằng giáo hội của mình bị cấm chỉ những điều đáng làm, và bị thúc đẩy phải làm những điều không đáng làm; những điều bị cấm chỉ thì giới hạn sứ mệnh của mình đối với dân tộc và đạo pháp, những điều bị thúc đẩy phải làm thì khiến mình rời xa truyền thống Tăng-già. Ngay từ khởi điểm của cuộc

ma-xát giữa Phật giáo và chính quyền Mác-xít, một số biết rõ, thẳng thắn phản ứng, không chấp nhận sự kiểm soát và lèo lái của nhà nước, muốn được tiếp tục hành đạo theo truyền thống nhất quán từ ngàn xưa của mình; số còn lại cũng biết, nhưng giả lờ như không biết, hoặc biết mà ngậm đắng nuốt cay mà chấp nhận nó để được yên thân mà hành đạo trong những giới hạn được cho phép. Từ đó mở ra hai con đường cho hai anh em một nhà chia tay nhau: hai giáo hội. Điều này không có gì đáng tiếc nếu hai anh em vẫn tương kính và thương yêu nhau, âm thầm hỗ trợ nhau trong sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh. Chia tay theo cách ấy âu cũng là điều cần thiết trong một giai đoạn nào đó. Nhưng nếu điều này có thể thực hiện thì lại chẳng phải là điều mà nhà cầm quyền mong đợi. Vậy rồi, suốt 23 năm tạm thời chia tay, càng lúc mờ xa không thấy đâu là cơ hội để đoàn tụ.

Sự can thiệp của chính quyền vào nội tình Phật giáo qua giáo hội “hợp pháp” trong một thời gian dài khiến cho những người trong giáo hội này quen thuộc dần, mất cả tinh thần độc lập và tự

NGHĨ VỀ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Hình: LÀNG MAI

tiếp theo trang 3

tiếp theo trang 7

Page 17: Hoa Ðàm số 16

17

tánh mà các pháp được hình thành,” (Dĩ hữu không nghĩa cố nhất thiết pháp đắc thành).

Mỗi chữ duyên mà thi hào Nguyễn Du dùng trong Truyện Kiều có thể mang ý nghĩa khác nhau tùy theo ngữ cảnh của chúng. Chúng có thể là chữ duyên trong tương quan, tương duyên gắn bó của tình yêu, hay mối tương quan, tương duyên giữa con người với con người, giữa con người với xã hội và thế giới, v.v… Nhưng tất cả đều nằm trong ý nghĩa tổng thể của chữ duyên nhà Phật. Từ đó, cho thấy rằng 47 chữ duyên, đứng một mình hay đi chung với chữ khác, mà thi hào

Nguyễn Du dùng trong Truyện Kiều đều nằm trong ý nghĩa chữ duyên, hay duyên khởi của nhà Phật; trong đó có thể nêu ra một số trường hợp, nào là, “duyên trời”, “duyên kỳ ngộ”, “trần duyên”, “nhân duyên”, “khuôn duyên”, “dây duyên”, “duyên đôi lứa”, “duyên bạn bầy,” “duyên nợ”, “tơ duyên”, “vô duyên”, “cơ duyên”, “duyên xưa”, v.v…

Do duyên hợp mà các sự vật và sự kiện trên thế gian này được hiện hữu. Do duyên ly tán mà các pháp hoại diệt. Tất cả mọi sự vật trên đời này vốn không thật. Giác ngộ được lý duyên sinh này thì vào được Phật Pháp, chuyển hóa được nghiệp lực, và giải thoát khổ đau. Giống như trường hợp ngài Xá Lợi Phất (Sariputra), vị đệ tử trí tuệ bậc nhất của đức Phật, nhờ nghe bài kệ nhân duyên của Tỳ Kheo Mã Thắng mà được giác ngộ được chân lý cứu cánh. Bài kệ rằng, “Chư pháp tùng duyên sinh, diệc phục tùng duyên diệt, ngã Phật đại sa môn, thường tác như thị thuyết,” (Các pháp sinh từ duyên, cũng từ duyên mà diệt, thầy tôi là Phật, thường

dạy như thế). Đó chính là lý do tại sao người cứu và giải nghiệp cho Kiều là một vị ni cô có pháp hiệu Giác Duyên. Giác Duyên tức là duyên giác ngộ, hay giác ngộ lý duyên sinh. Điều này có nghĩa là chỉ khi nào giác ngộ được lý duyên sinh của vạn sự vạn vật trên thế gian này thì mới có thể giải thoát được sự trói buộc của nghiệp lực từ muôn kiếp.

“Sư rằng: Nhân quả với nàng, Lâm Truy buổi trước Tiền Đường buổi sau. Khi nàng gieo ngọc trầm châu, Đón nhau tôi đã gặp nhau rước về, Cùng nhau nương cửa bồ đề, Thảo am đó cũng gần kề chẳng xa.”

Nương cửa bồ đề là nương tựa vào sự giác ngộ, là bước vào cửa giải thoát. Cần nói thêm rằng, kiếp đoạn trường của Kiều là kiếp nạn của ái nghiệp, ái duyên, là một trong mười hai vòng mắc xích trói buộc chúng sinh trong cõi luân hồi sinh tử mà nhà Phật gọi là Mười Hai Nhân Duyên. Ái nghiệp

là duyên thứ 8 trong 12 nhân duyên này. Khi liễu ngộ được ái duyên cũng có nghĩa là mở được cánh cửa bước vào đường giải thoát.

Chữ duyên trong Truyện Kiều cũng đưa chúng ta đến một nhận thức quan trọng khác mà thi hào Nguyễn Du dùng để chuyển hóa thuyết định mệnh của nhà Nho và mở ra con đường sáng cho vận mệnh của Kiều. Định mệnh của nhà Nho là quy luật siêu nhiên ngoại tại áp đặt lên thân phận con người như một thứ mệnh lệnh tối cao không thể chối bỏ, hay chuyển hóa. Với định mệnh, thân phận con người là trò chơi của con tạo, của mệnh trời. “Ngẫm hay muôn sự tại trời, Trời kia đã bắt làm người có thân. Bắt phong trần phải phong trần, Cho thanh cao mới được phần thanh cao.”Nhưng với duyên của nhà Phật thì tất cả mọi thứ trên đời này, từ vật chất đến tinh thần, đều không tồn tại vĩnh viễn, không thường còn, mà vô thường biến dịch không ngừng,

vì do duyên hợp mà sinh rồi cũng do duyên ly tán mà hoại diệt. Chính do duyên sinh mà nghiệp lực có thể được thay đổi, được chuyển hóa.

“Túc khiên đã rửa lâng lâng sạch rồi!”Nhờ duyên khởi mà nguyên lý nghiệp lực mang sắc thái uyển chuyển và chủ động từ con người. Chính con người tạo nghiệp lành hay dữ để thọ quả báo vui hay khổ. Không một ai ngoài con người có thẩm quyền đối với vận mệnh của chính mình. Khi dụng tâm tốt thì hành nghiệp sẽ tốt lành, và ngược lại, chứ không do bất cứ ai khác làm thay cho con người. Cho nên Nguyễn Du kết luận Truyện Kiều bằng mấy câu đạo vị cao thâm: “Đã mang lấy nghiệp vào thân,Cũng đừng trách lẩn trời gần trời xa.Thiện căn ở tại lòng ta,Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.”

HUỲNH KIM QUANG

TỪ DUYÊN KIỀU

ĐẾN DUYÊN PHẬT

quyết hồi nào không hay, đến nỗi những quyết định quan trọng đều phải chờ đợi sự dẫn đạo của nhà nước (thông qua Ban Tôn Giáo). Và thay vì nhìn những thành viên của một đảng phái chính trị đang bao vây, lợi dụng, kiểm soát mình, như là những ngoại nhân, thì giờ đây, lại nhìn những anh em tạm thời chia tay của mình như là người ngoài, nếu không muốn nói là kẻ thù. Những đòn miếng của ngoại nhân thế tục đánh vào mình là chuyện thường thôi, chỉ là những cái đau ngoài da, ẩn nhẫn chịu đựng lâu ngày sẽ lành; nhưng anh em trong nhà mà sử dụng những đòn miếng, thủ thuật của đảng phái chính trị bên ngoài để đánh mạnh vào đồng đạo của mình thì đau ở tận tâm can.

Ngả rẽ của hai con đường nếu không bình tâm nhìn lại, sẽ không có cơ may nào nối kết. Vì vậy cần phải nhìn lại để thấy mấu chốt của cuộc phân ly; nhìn lại để tìm con đường trở về ngồi lại bên nhau. Bệnh khổ của thế gian, Pháp Phật có trăm ngàn phương thuốc chữa trị, không lẽ nỗi đau của Tăng-già lại không thuốc chữa?

Phương thức chữa trị, quý ngài đã nắm trong tay, nơi đây không dám lạm bàn. Chỉ xin ghi lại một số điều đáng suy gẫm lâu nay về những gì đã xảy ra, đang xảy ra trên hai ngả đường phân ly ấy. Đâu là điểm giống, đâu là điểm khác?

THẾ NÀO LÀ PHẬT GIÁO

TRUYỀN THỐNG?

Đây là điều mà bất cứ người con Phật nào, xuất gia hay tại gia, đều có thể tự hiểu. Tựu trung có hai khía cạnh cần quan tâm mà nếu thiếu thì Phật giáo Việt Nam sẽ không còn là Phật giáo Việt Nam

nữa: Lý tưởng và sinh hoạt thường nhật.

Lý tưởng của người xuất gia là “thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh” (trên thì thực hiện con đường giác ngộ của Phật, dưới thì mở lòng cứu độ chúng sanh). Thực hiện lý tưởng ấy chính là thể hiện truyền thống muôn đời của Phật giáo.

Sinh hoạt thường nhật của Tăng-già đặt nền tảng trên giới luật và phương thức lục hòa. Theo Phật giáo phát triển (Đại thừa), Tăng-già tự nguyện dấn thân “thiệp thế hành đạo” (gần gũi, tiếp xúc với cuộc đời mà hành đạo), từ đây lại mở ra thêm nhiều qui chế và điều lệ mới tùy theo quốc gia và thời đại.

Đó là truyền thống của Phật giáo nói chung, áp dụng cho Tăng-già (tập thể xuất gia), hoặc cho từng cá nhân tăng sĩ. Nhưng những tập thể Tăng-già rời rạc, những cá nhân tăng sĩ hay cư sĩ rời rạc, chỉ chăm lo phần tu tập cá nhân hoặc phát triển cục bộ trong môn phái, địa phương, thì ở một giai đoạn hoặc hoàn cảnh nào đó, có thể gặp những chướng duyên ngoại tại và từ những chướng duyên không thể đơn độc ứng phó, đòi hỏi phải có một sự kết hợp sâu rộng và chặt chẽ để tự tồn và phát triển. Nhu cầu kết hợp ấy thôi thúc và đưa dẫn đến việc thống nhất các hệ phái, sơn môn Phật giáo. Do đó, Phật giáo như một tổ chức, một tập thể thống nhất về mặt lý tưởng và hỗ trợ sinh hoạt trên bình diện qui mô hơn là điều cố nhiên phải định hình.

Trên sách vở, hay trong từ điển, người ta có thể định nghĩa Phật giáo một cách đơn giản như là “những lời Phật dạy” (giáo: lời dạy; Phật giáo: lời Phật dạy). Nhưng đó chỉ là nghĩa phụ, còn trên mặt thực tế, người ít học đến cỡ nào cũng phải hiểu rằng ngoài nghĩa

phụ nói trên, nghĩa chính của danh từ Phật giáo còn chỉ cho một tổ chức Phật giáo, nói theo tiếng Việt là “đạo Phật”, có nghĩa là có một hoặc nhiều tổ chức Phật giáo (trong mỗi quốc gia) có đường hướng, lý tưởng, lãnh đạo và quần chúng. Nếu Phật giáo chỉ là những lời dạy của Phật thì đã không có Tam Bảo (gồm Phật, Pháp và Tăng), và nếu Phật giáo chỉ là những lời dạy trên kinh điển thì cũng đã không từng có tập thể Tăng-già (qui định là một chúng tỳ-kheo từ 4 người trở lên) ngay từ thời đức Phật còn tại thế. Đã có người cố tình tảng lờ về sự hiện hữu của tổ chức Phật giáo như là một tôn giáo (dù rằng trên bình diện học thuyết, Phật giáo không nằm trong định nghĩa của một tôn giáo thần quyền như các tôn giáo khác), hẳn là muốn kêu gọi Phật giáo đồ chấp nhận một Phật giáo tín ngưỡng vô tổ chức, không cần danh tướng, không cần hình thức, mặc chính quyền muốn làm gì thì làm đối với Phật giáo cũng như đối với dân tộc? Nói vậy thì chẳng hiểu gì về Phật giáo, mà cũng chẳng hiểu gì về lập trường của Phật giáo đối với dân tộc.

Nhìn lại con đường truyền bá của đạo Phật vào Việt Nam, chúng ta thấy lý tưởng và sinh hoạt của Phật giáo đã tùy thuận nhân tình và quốc độ nơi đây, thích ứng và hòa quyện với tính hiếu hòa và tinh thần tự chủ của dân tộc. Suốt dòng lịch sử gần hai nghìn năm của Phật giáo tại Việt Nam, Phật giáo luôn gắn liền với dòng sinh mệnh của đất nước, đặt sự tồn vong của mình trong sự tồn vong của dân tộc; mà muốn thực hiện điều ấy, trước nhất Phật giáo phải kết hợp thành một khối thống nhất, có đường hướng, có lãnh đạo, có quần chúng, từ thượng tầng đến hạ tầng. Chính từ đây mà

MẸ XẢ TÓCTRỌN ĐỜI THƯƠNG MẸ!Mẹ mãi sống cuộc đời như thịBao yêu thương tận tụy với khoan dungMẹ đẹp tựa tranh, thơ, ruộng, biển, muôn trùngCuộc đời Mẹ từ bi, tâm hoàn hảo

Nay xả tóc Mẹ xả luôn phiền nãoHạt Bồ Đề tỉnh giác niệm Nam môNguyện Mẹ sống đời chúng con bớt khổLiễu vô thường, bến Mẹ lắm yêu thương

Ôi nhân gian mộng mị khôn lườngCon còn Mẹ dù xác thân gầy guộcCon còn Mẹ, cõi ba ngàn thông thuộcXả tóc này, như xả cõi xa xăm!

TÂMTHƯỜNGĐỊNH

Ảnh: TÂM THƯỜNG ÐỊNH

tiếp theo trang 9

tiếp theo trang 20

Page 18: Hoa Ðàm số 16

18

THÁNG GIÊNG NHỚ BÁC NĂM

TƯỜNG!

ÐINH QUANG ANH THÁI

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?

VŨ ĐÌNH LIÊN

1

Tháng Giêng năm 1979, trại giam T20 Phan Đăng Lưu ồn lên những lời đồn đãi là cộng sản Tàu đang động binh ở vùng biên giới mạn Bắc để đánh cộng sản đàn em Việt Nam. Tù nhân trong trại xì xầm bàn tán. Người thì hy vọng là tình hình sớm thay đổi và thoát cảnh “cá chậu – chim lồng;” người thì quan ngại là Tàu mà thắng thì đất nước sẽ còn bi đát hơn; người thì dửng dưng phản ảnh tâm trạng chẳng còn trong mong gì nữa. Dù sao, thì những tin tức chẳng có gì là chính xác lọt từ bên ngoài vào do những người mới bị bắt cũng giúp đời tù bớt nhàm chán, phần nào quên đi những đói khát, ghẻ lở, nóng bức của phòng giam nêm người như cá mòi sắp lớp trong hộp.

Trong bối cảnh đó, một số tù ở các phòng nhận lệnh chuyển trại.

Một buổi sáng, kẻng vừa điểm, báo hiệu giờ làm việc của trại, các quản giáo trại giam tay cầm danh sách đến từng phòng đọc tên những tù nhân phải chuyển trại. Không khí ồn lên như một cái chợ. Tiếng “cục tác” vang từ phòng này sang phòng khác. Hầu như mọi người ai cũng ngoác miệng kêu lên thành tiếng như gà sắp bị đem đi làm thịt. Tiếng kêu truyền khắp nơi nghe như âm thanh của một lò sát sinh. Chả là tù nhân gọi những lần chuyển trại là “bắt gà.” Hình ảnh người ta thò tay vào chuồng lùa bắt từng con gà đem đi giết lấy thịt gây ra sự hoảng loạn cho loài gia cầm này ra sao, thì cảnh của các phòng giam mỗi khi có lệnh chuyển phòng, hay chuyển trại y như thế. Người đi ưu tư lo lắng, không biết rồi về đâu; còn người ở lại thì buồn bã, vì

không biết ở là nặng tội, hay đi là nhẹ tội.

Từ phòng 5 khu C2, tôi và một số người nữa bị chuyển sang phòng 2 khu A, nhập cùng với tù nhân từ các phòng giam khác. Chuyến chuyển phòng lần này giúp tôi rút ngắn được hình phạt bị còng tay 90 ngày tội đánh “ăng ten.”

Vừa bước chân vào phòng giam mới, tôi vui mừng vì gặp lại hai người bạn tù đã cùng ở với nhau những tháng trước đó tại phòng 5 khu C1, là anh Hồ Chánh và anh Nguyễn Văn Lịch. Chưa kịp bỏ những vật dụng nhếch nhác của đời tù xuống đất, anh Lịch đã nắm tay tôi kéo về phía góc phòng và giới thiệu với một ông già, mà mới nhìn, tôi biết ngay đó là nhân vật tiếng tăm lừng lẫy: Hồ Hữu Tường. Anh Lịch nói, bác Năm, thằng Thái nè, nó tức là thằng Giao mà anh Linh tính đưa đến gặp bác Năm lúc chưa bị bắt đó.

Lời giới thiệu của anh Lịch lôi tôi về cái đêm mưa gió tầm tã ở chân cầu Thị Nghè vào những ngày gần cuối năm 75. Đêm đó, tôi đạp xe đến một điểm hẹn để cùng anh Linh đi gặp bác Hồ Hữu Tường. Anh Linh, tôi đã có dịp quen khi đi sinh hoạt với Đoàn Văn Công Chí Linh do nhạc sĩ Viết Chung cầm đầu tại Trung tâm Huấn luyện Cán bộ Quốc gia Vũng Tàu. Cái hẹn đêm đó là để tôi tham gia hoạt động trong tổ chức của bác Hồ Hữu Tường. Gặp anh Linh, anh bảo, đêm tối gió mưa thế này mà lò mò đến nhà bác Năm thì không an tâm lắm, vì căn nhà trong ngõ hẻm gần rạp xi nê Đa Kao của bác Năm thường xuyên bị công an theo dõi. Thế là chúng tôi chia tay, anh Linh hẹn tôi một dịp khác.

Trước đêm đó, tôi nhờ Hồng Anh, một người bạn là học trò tiếng Tây Ban Nha của bác Năm để ý giùm tôi mọi động tĩnh chung quanh nhà bác, mỗi khi anh đến nhà bác để học. Sau này, cnh nói với tôi chắc anh cũng phải thôi học, vì mỗi khi ra vào, công an nơi phường bác Năm ở để ý anh kỹ lắm.

Hồng Anh bây giờ là chủ báo của một tờ tuần báo rất thành công ở Mel-bourn bên Úc. Năm 1994, khi tôi sang Úc chơi, gặp lại nhau Hồng Anh bảo: “Hú hồn, may mà vượt biên sớm, chứ không thì đã oan mạng vì vụ bác Năm bị bắt.”

2

Bác Năm vóc người hơi thấp, da xanh tái, hàm răng to, chắc và cáu vàng. Hai tai của Bác Năm dài, dầy, trông như tai Phật. Bác Năm nhìn tôi soi mói. Bác bảo: “Thằng Thái, mày ăn cơm chung với tao và hai anh Chánh và Lịch nghe. Ðể bác Năm mày nói chuyện cho mày nghe.”

“Bác Năm mày,” cách nói thân mật, xuề xòa đặc thù của người miền Nam.

Bữa ăn chung đầu tiên, nhìn bác Năm đưa tô canh chung của cả bốn người lên húp, tôi thương bác quá đi thôi. Cái tô nứt nẻ, được vá chằng vá chịt bằng mủ ny lông, chứa một thứ nước lỏng bỏng với vài lát bí đỏ nhạt thếch. Tôi nói đùa với bác mà muốn ứa nước mắt: “Ðời bác Năm te tua y như cái tô phải không bác”. Ông già cười bảo tôi: “Người ta gọi bác Năm mày là Hồ Hữu Tù mà, thời nào bác Năm mày cũng đi tù, tù Tây, tù Quốc gia, tù Cộng sản.”

Ba ngày ở phòng 2 khu A trước khi chuyển sang trại giam T30 Chí Hòa, bác Năm đem bàn cờ thế ra luận cho tôi nghe về thời cuộc và kể diễn tiến việc bác và các đồng chí của bác bị bắt. Bàn cờ thế là hai bên tướng đỏ đen đã lộ mặt. Bên đen, một con tốt đã qua sông chắn mặt tướng, hai xe đen kè ngang hông tướng đỏ, trong khi chân chiếu của mã đen ngay cung tướng đỏ, nên tướng đỏ hết đường lui. Bên đỏ, chỉ cần

một nước chiếu xe nữa là tướng đen đi đời. Tới phiên bên đen tấn công, hai xe đen vỗ vào mặt tướng đỏ, tướng đỏ lần lượt ăn lên, nhưng lại bị chốt đen dí xuống. Tướng đỏ thua, không ăn lên chốt đen được vì lộ mặt tướng đen. Bác Năm giải thích, hai xe đen, một là Việt Nam Cộng Hòa, một là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Tướng đỏ là cộng sản miền Bắc, còn con tốt đen chính là bác Năm và tổ chức của bác Năm. Bác bảo tôi, Việt Nam Cộng Hòa đã thua ngày 30 tháng Tư, Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đã bị xóa sổ sau khi cộng sản miền Bắc vào Nam; trong những ngày sắp tới, cộng sản miền Bắc phải nhượng quyền lại cho tổ chức tên là Việt Nam Độc Lập -Thống Nhất -Trung Lập Đồng Minh Hội do bác lãnh đạo.

Câu chuyện của bác ly kỳ, hồi hộp như chuyện võ hiệp Kim Dung vậy, nhưng tôi vẫn nghe.

Về việc bác và tổ chức của bác Năm bị bắt, bác cho biết, ngay khi cộng sản chiếm miền Nam, bác đã in một tập tài liệu của Việt Nam Độc Lập -Thống Nhất-Trung Lập Đồng Minh Hội, rồi gởi trực tiếp bằng đường bưu điện cho tất cả giới lãnh đạo Đảng cộng sản, từ Bộ chính trị cho đến các Trung ương ủy viên và Tỉnh ủy các tỉnh. Trong tài liệu, bác nói rõ về nhu cầu bắt buộc Việt Nam phải Trung Lập trong bối cảnh tình hình của khu vực Á Châu. Ông già quả quyết rằng, Trung Lập là giải pháp duy nhất cho Việt Nam, và bác là người đầu tiên của Việt Nam kiên trì đeo đuổi lập trường này. Nên, một mai khi tình thế bị o ép, cộng sản Hà Nội phải nhượng bộ để chấp nhận Trung Lập thì họ sẽ bắt buộc phải cậy nhờ đến bác. Bác còn lôi trong chiếc túi tù

bộ quần áo veste cùng đôi giầy đen và nói rằng, vì sợ tình thế biến chuyển mau quá, không kịp về nhà lấy quần áo mặc trong lễ tiếp nhận chính quyền từ tay cộng sản, nên bác đã nhờ công an chấp pháp về tận nhà bác mang quần áo giầy vớ cho bác. Chính vì câu chuyện này mà nhiều bạn tù của chúng tôi đã sống với mơ ước có ngày theo chân bác thoát đời tù và giành lấy chính quyền trong vinh quang.

Ba ngày cuối cùng ở trại giam T20, chúng tôi không được phát chiếu, muỗng, chén ăn cơm. Bác Năm bảo, nó hành mình trước khi thả đó. Rạng sáng ngày thứ tư, từng hai người một, chúng tôi bị còng tay đưa ra xe để chuyển trại. Căn cứ vào số lượng thực phẩm là một ổ bánh mì mà công an phát cho mỗi người, tôi đoán là chúng tôi sẽ bị chuyển qua một trại giam nào đó rất gần, chứ nếu chuyển xa thì khẩu phần sẽ từ 3 đến 5 ổ bánh, và được phát cả nước uống nữa. Kinh nghiệm tù giúp tôi đoán như thế.

Quả thật, chúng tôi đến trại giam T30 Chí Hòa vào khoảng 9 giờ. Tôi lại may mắn được ở chung với bác Năm cùng hai anh Chánh và Lịch. Tổ cơm chung của bác cháu chúng tôi vẫn thế, vẫn những lần húp canh chung trong một thau nhựa, thức ăn gia đình nuôi thì phải dè xẻn từng tí một, vì không biết lần nuôi kế tiếp sẽ là bao giờ.

Một tuần liền, trại giam không phát chiếu, tô, muỗng. Không cho đi tắm. Cái nóng hầm hập làm mồ hôi tù nhễ nhại, phát điên lên vì thèm một gáo nước xối lên người. Bác Năm bảo: “Tụi nó thử mình trước khi thả đó, ráng chịu đựng, đừng chống đối.” Bước sang tuần thứ nhì, đúng chu kỳ một năm vài lần trại giam cho tù ăn thịt heo, mỗi người chỉ được một miếng mỡ thịt bầy nhầy bằng đầu ngón tay cái với vài muỗng nước mỡ mặn chát muối, nhưng cũng đủ làm vui đời tù. Hạnh phúc hơn nữa là còn được phát chiếu, tô, muỗng nhựa và sướng cực kỳ là được đi tắm. Đời sống trại giam bắt đầu vào nhịp bình thường, nghĩa là ngày cơm hai bữa, tuần tắm hai lần, và hầu như không ai còn bị gọi lên văn phòng thẩm vấn nữa, vì chuyển qua Chí Hòa là xem như hồ sơ đã xếp lại, án tù bao nhiêu thì chỉ có… Lê Đức Thọ biết.

Vậy mà bác Năm vẫn lạc quan như thường. Ông già Cái Răng – Cần Thơ này bảo tôi, tụi nó để mình dưỡng sức trước khi thả đó. Đúng là khẩu khí nghịch ngợm, vui tếu, coi trời bằng vung của nhân vật mõ làng Cổ Nhuế (tựa của một trong những tác phẩm của Hồ Hữu Tường).

Những người tù ở phòng 9 khu BC Chí Hòa vào những tháng đầu của năm 1979 chắc hẳn không quên được hình ảnh của bác Năm. Ông già có thói quen, mỗi lần đi tắm lúc nào bác cũng lượm lặt đem lên phòng những sợi chỉ tìm thấy chung quanh bể tắm. Bác tỉ mỉ nối các sợi này với nhau và đan

Page 19: Hoa Ðàm số 16

19

thành một cái găng tay với năm ngón lòi ra ngoài. Cái găng xù xì đó bác đeo vào tay phải và dùng để kì cọ thân thể mỗi khi đi tắm. Tối đến, bác giăng mùng rồi vắt hai bên lên như một cái lều. Đó là giờ bắt đầu bác đem cờ thế ra chơi, rồi bảo hai đệ tử là anh Chánh và anh Lịch đi gọi từng người mà bác đã nhắm trước đến “lều vải” để bác luận thời cuộc cho nghe. Khi bác say sưa nói, hai anh Chánh và Lịch kính cẩn lắng nghe, cho dù câu chuyện đêm nào gần như cũng cùng một nội dung: “bác Năm mày sắp được thả để ra tiếp quản chính quyền.”

Những người trẻ trong phòng thì có người vì tin bác tuyệt đối nên chìm đắm trong hy vọng vào ngày sẽ “có danh gì với núi sông;” có người thì phân vân lắm, không biết thực hư ra sao. Những người tù thuộc thế hệ ít nhiều đã biết bác Năm thì dửng dưng, thậm chí có người còn xa gần mỉa mai cho rằng bác Năm hoang tưởng, tếu, ngây thơ.

3

Một kỷ niệm tôi cứ nhớ hoài về bác.

Một buổi trưa, như mọi ngày, sau khi cho những tù nhân đã có án làm lao động trong trại lên các phòng lấy thùng đựng cơm để chuẩn bị cho bữa ăn chiều. Công an coi trại giam khóa các cửa sắt nơi ngăn chia các khu. Hôm đó, không biết vì lý do gì, hơn một giờ trưa rồi mà kẻng báo dứt giờ nghỉ vẫn không điểm. Trại giam thì không khí vắng lặng như tờ. Bác Năm là người phá tan cái im ắng đó. Bác phán tỉnh bơ rằng, tụi nó rút chạy rồi, anh em chuẩn bị phá cửa để về. Thế rồi bác Năm bèn “triệu tập một buổi họp khẩn” với đám trẻ, và bắt đầu phân công thằng này làm việc này, thằng kia làm việc kia, để chuẩn bị tiếp quản chính quyền. Bác Năm giao cho tôi

nhiệm vụ khi ra tới ngoài phải huy động xe đò chở anh em tù nhân của trại giam đến tập trung ở sân vận động Cộng Hòa, chờ nghe lệnh bác. Tôi còn nhớ, tôi đùa với bác rằng, trong khi chưa phá được cửa phòng giam, anh em cần phải bảo vệ bác vì sợ còn công an nào nó căm thù, xả súng vào phòng thì chết. Tôi cùng vài anh em khác đến ngay chỗ chứa các thùng nước của toàn phòng, nơi có bức tường si măng cao tới đầu gối, rồi cả đám chuyển các thùng nước để có chỗ làm “nơi ẩn trú” cho bác Năm. Tôi vừa làm vừa cười vì biết là mình đùa, còn những anh em khác, tâm trạng họ ra sao quả tình tôi không rõ. Ba giờ, sinh hoạt toàn trại trở lại bình thường, công an lên mở cửa từng phòng để cho lãnh cơm. Không biết lúc đó ông già Năm của tôi nghĩ gì?Ra khỏi tù vào cuối năm 1983, hơn hai tháng sau tôi vượt biên vì bị công an đến nhà bắt lần nữa, Nhưng may quá, bắt hụt. Ðến Mỹ, tôi có dịp gặp nhiều người cùng thế hệ bác Năm và có người là bạn bác Năm. Nghe tôi kể những kỷ niệm trong tù với bác Năm, những chú bác này cười và bảo, “Hồ Hữu Tường ‘giả mù sa mưa’ để cho cộng sản nghĩ rằng ông không còn minh mẫn nữa và đánh giá thấp ông; chứ phải nói cho đúng, Hồ Hữu Tường là một trong những trí tuệ lẫy lừng của Việt Nam và từng ngang dọc trong suốt chiều dài lịch sử tranh đấu cận đại của đất nước mình.”

Tìm đọc những tác phẩm của Hồ Hữu Tường và những cuốn sách của các tác giả khác nói về bác Năm, tôi thấy rằng, quả thật, bác Tường đã để lại rất nhiều di sản cho Việt Nam trong lãnh vực văn hóa cũng như trong công cuộc đấu tranh cho tự do-hạnh phúc của dân tộc mình. Chứ không như hình ảnh bác Năm mà tôi từng hiểu không đúng trong thời gian ở với bác nơi các

trại tù cộng sản.

Ðêm cuối cùng trước khi bác Năm và hai anh Chánh và Lịch bị chuyển trại, bác cầu cơ xem mọi việc sẽ ra sao. Từ bé, đây là lần đầu tiên tôi dự một buổi cầu cơ. Bác Năm dùng một mảnh gỗ nhỏ lượm được lúc đi tắm vào buổi sáng để làm vật cầu cơ. Tôi thề là không thấy gì lạ hết, nhưng bác bảo cơ linh lắm, cơ đang chạy và cơ nói là sắp có biến chuyển đến nơi rồi. Không khí ban đêm ở trại giam như rờn rợn khi bác nói cơ là vong người chết ngay chỗ bồn chứa nước ở trung tâm trại giam.Cơ linh thật!

Sáng hôm sau, một buổi sáng tháng Sáu năm 1979, bác Năm và hai đệ tử cật ruột bị bắt cùng vụ là Hồ Chánh và Nguyễn Văn Lịch bị gọi tên chuyển trại cùng với một số tù nhân của các phòng giam khác. Giờ phút chia tay, bác Năm nói với tôi: “Chắc chắn là được thả để tiếp quản chính quyền, kỳ nuôi sắp tới, mày sẽ nhận được quà của bác Năm gái mày, mày nhớ coi kỹ hũ mắm ruốc, sẽ có tin tao gởi vào.”

Ðó là lần cuối tôi nhìn thấy bác Năm Tường. Bác bị chuyển đi lao động ở trại giam Hàm Tân. Sau này, khi được thả ra khỏi trại giam Chí Hòa vào năm 1983, tôi được tin bác đã mất hai năm trước. Anh em bạn ở trại giam Hàm Tân được thả về nói với tôi là bác Năm bị đau nặng, công an đưa bác về nhà, xe bị lật trên đường, bác được đưa vào nhà thương chữa trị, rồi đưa về nhà. Bác Năm vĩnh viễn ra đi với sự chứng kiến của bác Năm gái. Còn anh Chánh và anh Lịch thì đã hơn 20 năm rồi, tôi không biết tin gì về hai anh.

4

Bác Năm không còn nữa. Nhiều người cùng tù với bác cũng không còn nữa. Bác Nguyễn Tiến Hỷ, chú

Vũ Hữu Bính chết sau khi được thả. Bác Thái Lăng Nghiêm qua Thụy Sĩ mới chết. Anh Nguyễn Ðan Quế thì bị tù nhiều lần nữa vì cương quyết chống lại cường quyền, hiện đang sống ở Sài Gòn nhưng bị quản chế tại gia gay gắt. Anh Ðoàn Viết Hoạt thì đang tỵ nạn trên đất Mỹ và vẫn nhiệt huyết như ngày nào. Những người nói trên và nhiều người nữa cũng như bác Năm Tường, cả một đời tận tụy mà vẫn chưa nhìn thấy một Việt Nam tươi sáng.

Lại thêm một cái Tết xa quê nhà. Mấy hôm nay, thời tiết ở Quận Cam gió hắt hiu lạnh khiến tôi nhớ quá đỗi, những cái Tết trong tù. Viết những giòng này, con nhớ thương bác vô cùng bác Năm ơi! Thương bác những ngày nghiệt ngã trong trại giam, bưng chén canh chung lên môi nuốt cùng bao nỗi cay đắng khổ cực của một phận người suốt đời mưu cầu cái chung cho dân tộc.

ÐINH QUANG ANH THÁI

Khi bị giam ở phòng giam tập thể, một người tù hỏi Hồ Hữu

Tường:Bác Tường ơi! Thời Tây, thời Ngô Đình Diệm và cả thời này nữa, thời nào bác cũng đi tù. Bác có hiểu tại sao bác cứ ở tù hoài vậy không?

Hồ Hữu Tường nhìn anh ta, vừa cười, vừa hỏi:Mày trả lời giùm tao đi, tại sao?

Anh ta nhanh nhẩu trả lời:Dễ quá mà! Tên bác là “ Hữu Tường” nên bác phải “hưởng tù” dài dài!

Hồ Hữu Tường cười buồn:Có thể thằng nầy nói đúng!

TÁC PHẨM CỦA HỒ HỮU TƯỜNGCHÍNH TRỊ, KINH TẾ, TRIẾT HỌC:n Xã hội học nhập môn (Minh Đức, 1945)n Kinh tế học và kinh tế chánh trị nhập môn (Tân Việt, 1945)n Tương lai kinh tế Việt-nam (Hàn Thuyên, 1945)n Phong kiến là gì? (Minh Đức,1946)n Vấn đề dân tộc (Minh Đức,1946)n Muốn tìm hiểu chánh trị (Minh Đức,1946)n Tương lai văn hóa Việt-nam (Minh Đức,1946, Huệ Minh,

1965).

VĂN HỌC SỬ:n Lịch sử văn chương Việt-nam (quyển 1) (Lê Lợi, 1950).

VĂN PHẠM:n Phép nói và viết hỏi ngã (1950)n Em học tiếng mẹ (1950)n Em tập đọc (1951).

DỊCH:Tam quốc chí (quyển 1, 1951)

TRUYỆN:n Bộ Một thuở ngàn năm (truyện trào phúng chính trị) gồm

có: Phi Lạc sang Tàu (Sống Chung, 1949), Phi Lạc náo Hoa Kỳ (Vannay, Paris, 1955), Tiểu Phi Lạc náo Sàigòn (Nam Cường, 1966), Diễm Hồng xuất giá (Nam Cường, 1966).

n Bộ Hồn bướm mơ hoa (tiểu thuyết lịch sử xã hội, miền

Hậu Giang) gồm 4 tập: Mai Thoại Dung, Tam nhơn đồng hành, Ông thầy Quảng, Bủa lưới người (Nam Cường, 1966).

n Bộ Gái nước Nam làm gì? (tiểu thuyết tranh đấu chống Pháp) gồm Thu Hương và Chị Tập (Sống Chung, 1949).

n Nỗi lòng thằng Hiệp (Lê Lợi, 1949).n Kế thế (tiểu thuyết dã sử) (Huệ Minh, 1964).n Bộ Thuốc trường sanh gồm 3 tập: Xây mộng, Phúc đức và

Vẹn nguyền (Huệ Minh, 1964). Hoa dinh cẩm trận (tiếp theo Thuốc trường sanh).

n Người Mỹ ưu tư (tác giả xuất bản, Paris, 1968)...

TIỂU LUẬN: “Những kỹ thuật căn bản của nghề làm báo (in tại Paris, 1951, Hòa Đồng, 1965), “Trầm tư của một tên tội tử hình” (Lá Bối, 1965), “Luận lâm I” (Huệ Minh, 1965), “Nói tại Phú Xuân” (những bài tham luận đọc tại Đại Học Huế) (Huệ Minh, 1965).

TRUYỆN NGẮN, TẠP VĂN: “Quả trứng thần” (1952), Kể chuyện (Huệ Minh, 1965), Nợ tinh thần (Huệ Minh, 1965).

TỰ TRUYỆN VÀ HỒI KÝ: Thằng Thuộc con nhà nông (An Tiêm, 1966), 41 năm làm báo (Trí Đăng, Đông Nam Á tái bản tại Paris, 1984), “Un fétu de paille dans la tourmente” (Paris, 1969, chưa in).

Page 20: Hoa Ðàm số 16

20

gì lớn hơn tổ quốc. Văn hoá không phải chỉ là đời sống của một dân tộc mà còn là những gì giữ lại được sau những tàn phá, lãng quên. Việt Nam quê hương ngạo nghễ sau 30 tháng Tư 1975 hẳn đã nằm trong danh sách các tác phẩm “văn hoá đồi trụy” mà Đảng tìm mọi

cách để xóa bỏ, tận diệt. Thế nhưng, như giọt nước rỉ ra từ kẽ đá và như bông hoa mọc giữa rừng gai, bài hát đã sống sót, đã ra đi và đã trở về. Để tồn tại, một bài thơ, một bản nhạc cũng phải trải qua những gạn lọc, những cuộc bỏ phiếu công bằng không chỉ của người nghe, người

đọc dưới một chế độ chính trị nào đó mà còn của cả lịch sử lâu dài. Bài hát phát xuất từ tình yêu nước trong sáng như Việt Nam quê hương ngạo nghễ sẽ ở lại rất lâu trong lòng tuổi trẻ Việt Nam hôm nay và nhiều thế hệ mai sau.

Là một người thích tham gia các sinh hoạt văn nghệ cộng đồng, bài hát mang tôi về thời trẻ tuổi của mình.

Tôi còn nhớ, mùa hè 1973, khi còn là sinh viên năm thứ nhất, Việt Nam quê

hương ngạo nghễ cũng là nhạc sinh hoạt chính của trại hè sinh viên toàn quốc quy tụ đại diện sinh viên các trường đại học và cả sinh viên du học về nghỉ hè, do Bộ Giáo dục và Thanh niên tổ chức lần đầu và có lẽ cũng là lần cuối tại trường Thiếu Sinh Quân, Vũng Tàu. Đêm trước ngày chia tay, chúng tôi không ai ngủ được. Ngày mai sẽ mỗi người mỗi ngả, chị về Huế, anh về Đà Lạt, em về Cần Thơ và đa số chúng tôi sẽ trở lại Sài Gòn. Cùng một thế hệ chiến tranh như nhau,

khi chia tay biết bao giờ còn gặp lại. Những ngày tháng đó, cuộc chiến vẫn còn trong cao điểm. Mỹ đã rút quân nên máu chảy trên ruộng đồng Việt Nam chỉ còn là máu Việt Nam. Thảm cảnh của “mùa hè đỏ lửa” chưa qua hết. Trên khắp miền Nam, đâu đâu cũng có đánh nhau, đâu đâu cũng có người chạy giặc. Mơ ước của tuổi trẻ chúng tôi là được thấy một ngày đất nước hoà bình, một ngày quê hương không còn nghe tiếng súng. Đêm cuối trại hè, chúng tôi ngồi quây quần thành một vòng tròn rộng quanh cột cờ trường Thiếu Sinh Quân và hát nhạc cộng đồng như để vơi đi những vương vấn, lo âu đang trĩu nặng trong lòng. Bài hát được hát nhiều nhất trong đêm đó là Việt Nam quê hương ngạo nghễ, và khi điệp khúc cất lên cũng là khi chúng tôi hát trong nước mắt:

Máu ta từ thành Văn Lang dồn lại

Xương da thịt này cha ông miệt mài

Từng ngày qua

Cười ngạo nghễ đi trong đau nhức không nguôi.

Chúng ta thành một đoàn người hiên ngang

Trên bàn chông hát cười đùa vang vang

Còn Việt Nam

KHI BÀI HÁT TRỞ VỀ

Ảnh: TRẦN BẠCH MAI - www.facebook.com/tbmai

Phật giáo Việt Nam tạo nên bản sắc riêng, mở ra truyền thống đặc thù của mình trong sứ mệnh hoằng pháp lợi sanh song hành với sự nghiệp cứu quốc, kiến quốc, trong thì vun bồi đạo lực, ngoài thì có thể giúp nước an dân. Truyền thống cao đẹp ấy được trao truyền và kế thừa qua nhiều triều đại, nhiều thế hệ, cho đến thời đương đại qua Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam năm 1951, cũng như Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất năm 1964.

TRUYỀN THỪA, KẾ THỪA CÁI GÌ?

Như thế, một giáo hội gọi là truyền thống, kế thừa sự nghiệp của gần 2000 năm Phật giáo trên quê hương là giáo hội nào? Kế thừa, truyền thừa cái gì? Và thế nào là chính thống?

Không phải rằng một giáo hội kế thừa được truyền thống phục vụ Đạo Pháp và Dân Tộc thì mặc nhiên mang tính chính thống sao? Vậy mà khi Tăng Ni và Phật tử kêu gọi sự phục hoạt của một giáo hội chính thống, một giáo hội dân lập không phải tay sai, không phải công cụ của bất cứ chính quyền nào, thì một số Phật tử

khác lên tiếng phản đối, mỉa mai; trong khi đó, lại có vẻ tán đồng ủng hộ một giáo hội do nhà nước chỉ thị thành lập với sự công nhiên tuyên bố tính cách chính thống một cách độc đoán, độc tôn, thiếu dân chủ và công bằng, qua Hiến chương (của giáo hội này): “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam là tổ chức Phật Giáo duy nhất đại diện cho Phật Giáo Việt Nam về mọi mặt quan hệ ở trong nước và nước ngoài.”

Xin nhìn lại lịch sử để tìm câu trả lời.

Ngày 04 tháng 01 năm 1964, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ra đời. Giáo hội này là hậu thân của Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam thành lập từ năm 1951 như đã nêu ở trước.

Không phải đến ngày đó mới có sự thống nhất Phật giáo. Cũng không phải đến thời điểm đó mới nêu đặt vấn đề Phật giáo với dân tộc. Mà chính là, trong mốc điểm tựu thành sự thống nhất hòa hợp lịch sử ấy, trùng tuyên truyền thống cao đẹp của gần hai nghìn năm Phật giáo trên quê hương, khẳng định tính cách truyền thừa của mình đối

với sự nghiệp hành đạo cứu đời của tiền nhân, đưa vai ra sẵn sàng đảm nhận trọng trách của Phật giáo đồ đối với nhân loại và dân tộc. Kế thừa là kế thừa chỗ đó.

Đây, hãy nghe đoạn mở đầu của Hiến Chương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất:

“Công bố Lý tưởng Hòa bình của giáo lý Đức Phật, các tông phái Phật giáo, Bắc tông và Nam tông tại Việt Nam, thực hiện nguyện vọng thống nhất thực sự đã hoài bão từ lâu để phục vụ nhân loại và dân tộc: đó là lập trường thuần nhất của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.”

“Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất không đặt sự tồn tại nơi nguyên vị cá biệt mà đặt sự tồn tại ấy trong sự tồn tại của nhân loại và dân tộc.” (1)

Chính vì đặt sự tồn tại của mình trong sự tồn tại của nhân loại và dân tộc mà giáo hội ấy không thể tiêu vong, sụp đổ theo các chế độ chính trị giai đoạn. Khi nào dân tộc còn, giáo hội ấy còn. Lúc dân tộc khổ đau, giáo hội ấy phải lên tiếng, phải phản ứng, không thể ngồi im mà nhìn hoặc a tòng theo các thế lực ác đày đọa dân sinh.

“Không đặt sự tồn tại nơi nguyên vị cá biệt”, về mặt triết lý, thể hiện tinh thần vô ngã; về mặt hành động, xác minh con đường dấn thân, nhập thế, hòa nhập cuộc đời của Phật giáo.

“Thế giới giác ngộ cũng như hành động của Phật giáo không nằm bên

ngoài cuộc đời, và con người không cần đi tìm bất cứ một thế giới nào khác. Điều này giải thích cho ta tại sao (Quốc sư) Khuông Việt đã ung dung tích cực tham gia vào việc nước việc dân và có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp bảo vệ độc lập của tổ quốc...” (2) Vô ngã và dấn thân. Dấn thân một cách vô ngã. Phật giáo có mặt trong cuộc đời như thế. Và sự truyền thừa, kế thừa cũng ở chỗ đó. Kế thừa truyền thống vừa hành đạo, vừa cứu đời mà không dính mắc vào cuộc đời, chứ không phải chỉ tập họp lại với nhau như “làm một bài toán cộng” (3), dưới sự chỉ đạo chăn dắt của một đảng phái chính trị cầm quyền.

Trên thực tế, cũng như theo lý thuyết mà ông Đỗ Trung Hiếu, một cán bộ Cộng sản đứng ra sắp đặt việc thống nhất Phật giáo ghi lại, thì GHPGVN được tổ chức theo mô hình kim tự tháp lộn ngược (4) (có nghĩa là chỉ có thượng tầng và trung tầng là thực sự có mặt), còn hạ tầng thì bỏ trống. Hạ tầng đây là quần chúng Phật tử. Đây không phải là điều sơ xuất của đảng CSVN khi chỉ đạo thành lập GHPGVN mà là sự cố tình ngay từ ban đầu để Phật giáo không bám rễ được vào quần chúng, sẽ bị kiểm soát và bị bứng đi bất cứ lúc nào Đảng muốn. Chính quyền lo sợ có thể trong tương lai, GHP-GVN sẽ nắm được quần chúng rồi tạo nên một thế lực đối lập mạnh mẽ đối kháng lại họ, nên họ cắt rễ trước. Đó là điều không may, nhưng cũng là điều may. May ở chỗ giáo hội do nhà nước chỉ đạo đã không nắm được quần

chúng để lôi kéo về phía Đảng, phục vụ cho Đảng. Từ điểm này, có thể đặt nghi vấn rằng, vậy thực sự ai, tổ chức nào, đang nắm được đa số quần chúng tại Việt Nam? Không lẽ Đảng CSVN? Không lẽ GHPGVN? - Không phải. Mà chính là Phật giáo Việt Nam nói chung. Một nền Phật giáo truyền thống, độc lập, đứng trong lòng dân tộc. Nhưng nói vậy thì hãy còn mông lung mơ hồ lắm. Vì khi nghĩ đến môät nền Phật giáo như thế, quần chúng Phật tử vẫn tìm kiếm một biểu tượng cụ thể để nương vào. Biểu tượng ấy phải hội đủ tính cách truyền thống đối với Đạo Pháp và đối với Dân tộc. Trong trường hợp đó, sẽ không tổ chức Phật giáo nào đủ tầm vóc và uy tín làm biểu tượng ngoài Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Do kiên trì với truyền thống Đạo Pháp và Dân Tộc (không kèm theo Chủ Nghĩa Xã Hội) mà GHPGVNTN dù bị nhà nước cố tình xóa tên, tiêu diệt, vẫn còn sống và tiếp tục làm biểu tượng cho Phật giáo Việt Nam.

Như vậy, một giáo hội gọi là truyền thống là giáo hội dân lập, được thành lập do ý nguyện thống nhất của Tăng Ni và Phật tử, trong tinh thần hòa hợp và dưới sự soi sáng của giáo lý Phật; và được tổ chức một cách độc lập, không có sự can dự của bất cứ thế lực chính quyền hay đảng phái chính trị nào. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã ra đời, đã có mặt và sinh hoạt trong truyền thống và trong tính cách truyền thừa nói trên.

Khi đất nước hết chiến tranh, nhu cầu thống nhất Phật giáo toàn quốc là

NGHĨ VỀ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

tiếp theo trang 17

tiếp theo trang 15

Page 21: Hoa Ðàm số 16

21

Triệu con tim này còn triệu khối kiêu hùng.

Những giọt nước mắt của tuổi sinh viên nhỏ xuống xót thương cho dân tộc mình. Tại sao có chiến tranh và tại sao chiến tranh đã xảy ra trên đất nước chúng tôi mà không phải tại một quốc gia nào khác? Mấy tháng sau, tháng Giêng năm 1974, bài hát Việt Nam quê hương ngạo nghễ đã được hát vang trên đường phố Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn, Cần Thơ sau khi Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc. Những bản tin đánh đi từ Đà Nẵng, danh sách những người hy sinh được đọc trên các đài phát thanh làm rơi nước mắt.

Và hôm nay, ba mươi ba năm sau, trong cái lạnh mùa đông trên xứ người, những lời nhạc Việt Nam quê hương ngạo nghễ từ YouTube phát ra như xoáy vào tim. Tôi lại nghĩ đến các anh, những người đã hy sinh ở Hoàng Sa tháng Giêng năm 1974, ở Trường Sa tháng Ba năm 1988. Các anh khác nhau ở chiếc áo nhưng cùng một mái tóc đen, một màu máu đỏ, một giống da vàng, cùng ăn hạt gạo thơm, hạt muối mặn, cùng lớn lên bằng giòng sữa mẹ Việt Nam, và cùng chết dưới bàn tay hải quân Trung Quốc xâm lăng. Việt Nam, sau ba mươi ba năm “độc lập, tự do” vẫn chưa thoát ra khỏi số phận nhược tiểu bị xâm

lược, vẫn chưa tháo được cái vòng kim cô Trung Quốc trên đầu. Việt Nam có một lãnh hải dài trên ba ngàn cây số nhưng thực tế không còn có biển. Cả hành lang Đông hải rộng bao la từ Hải Nam đến Hoàng Sa và xuống tận Trường Sa đã bị Trung Quốc chiếm. Nếu vẽ một đường cung dọc theo lãnh hải đó, ngư dân Việt Nam chỉ còn có thể đi câu cá ven bờ chứ không thể đánh cá như ngư dân Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan hay các quốc gia khác trong vùng biển Đông. Phía sau tấm bảng in đậm “mười sáu chữ vàng” hữu nghị thắm thiết giữa hai Đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc là thân xác của ngư dân Việt Nam trôi bềnh bồng dọc các hải đảo của tổ tiên mình để lại.

Trong suốt dòng lịch sử, hoạ xâm lăng từ phương Bắc vẫn là mối đe doạ thường xuyên. Khác với các thời đại trước đây, cái bất hạnh của Việt Nam ngày nay không phải chỉ là mất đất nhưng mất đất mà không đòi lại được ngay. Cuộc kháng Nguyên lần thứ nhất trong hàng vương tước nhà Trần chỉ có mỗi Trần Nhật Hiệu chủ trương “Nhập Tống” và lần thứ hai chỉ có Trần Ích Tắc và đám hầu tước Trần Kiện, Trần Văn Lộng, Trần Tú Viên chủ trương “Hàng Nguyên” nhưng ngày nay, về mặt lập trường quan điểm, Việt Nam có đến 14

Trần Ích Tắc và 160 Trần Kiện. Trận đụng độ giữa Việt Nam và Trung Quốc diễn ra tại Trường Sa năm 1988 theo tác giả Daniel J. Dzurek trong biên khảo Xung Đột Trường Sa: Ai có mặt trước? (The Spratly Islands Dispute: Who’s on First?) chỉ kéo dài vỏn vẹn 28 phút và Việt Nam chịu đựng hầu hết thương vong. Với một giới lãnh đạo tham quyền cố vị và sự chênh lệch quá xa về kỹ thuật chiến tranh như thế, cuộc đấu tranh giành lại hai quần đảo sẽ vô cùng khó khăn.

Dù sao, tuổi trẻ Việt Nam, khác với các thế hệ Tân Trào, Pác Bó trước đây, thế hệ Hoàng Sa, Trường Sa ngày nay có nhiều cơ hội tiếp xúc, học hỏi và so sánh giữa chế độ các em đang sống với các tư tưởng tự do dân chủ, khoa học kỹ thuật tiên tiến, nhờ đó, hy vọng các em sẽ có những chọn lựa đúng cho mình và cho đất nước phù hợp với dòng chảy của văn minh nhân loại.

Trong cuộc chiến Việt Nam dài mấy mươi năm Đảng đã sản xuất ra không biết bao nhiêu bài hát, bài thơ kích động lòng yêu nước nhưng tại sao các em không đọc, không hát nữa? Như một độc giả trong nước đã trả lời, đơn giản chỉ vì chúng nhạt nhẽo. Ý thức sâu sắc đó đã được thể hiện không chỉ trong khẩu hiệu các em hô mà ngay cả trong những bài hát các

em hát. Sau những Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng, Dậy mà đi, Nối vòng tay lớn của những ngày đầu phong trào, các bạn trẻ trong nước đã đi tìm những nhạc phẩm nói lên lòng yêu nước trong sáng, tích cực, không bị ô nhiễm, chưa từng bị lợi dụng và họ đã tìm được Việt Nam quê hương ngạo nghễ.

Ta như giống dân đi tràn trên lò lửa hồng

Mặt lạnh như đồng cùng nhìn về một xa xăm

Da chân mồ hôi nhễ nhại cuộn vòng gân tươiÔm vết thương rỉ máu ta cười dưới ánh mặt trời.

Mỗi khi nhắc đến những khó khăn đất nước, chúng ta thường nghe đến những “bất hạnh”, “nỗi đau”, “tính tự ti mặc cảm”, vâng đó là một thực tế hôm nay, thế nhưng dân tộc Việt Nam “vốn xưng nền văn hiến đã lâu, nước non bờ cõi đã chia, phong tục Bắc Nam cũng khác” như Nguyễn Trãi khẳng định, không phải chỉ biết đau, biết tự ti mặc cảm mà thôi nhưng từ những nỗi đau đã biết lớn lên bằng tự hào và kiêu hãnh làm người Việt Nam. Chỗ dựa tinh thần của tuổi trẻ Việt Nam hôm nay không có gì khác hơn là lịch sử. Không thể làm nên lịch sử mà không cần học lịch sử. Lịch sử sẽ là vũ khí, là hành trang trong hành trình tranh đấu cho một

nước Việt Nam mới, cũng như để xây dựng một Việt Nam tươi đẹp sau nầy.

Ta khuyên cháu con ta còn tiếp tục làm người

Làm người huy hoàng phải chọn làm người dân Nam

Làm người ngang tàng điểm mặt mày của trần gian

Hỡi những ai gục xuống ngoi dậy hùng cường đi lên.

Việt Nam quê hương ngạo nghễ như giọt nước mắt bi tráng của tuổi trẻ Việt Nam ngày nào nhỏ xuống trên quê hương chiến tranh khốn khổ, đã bốc thành hơi, tụ thành mây và sau bao năm vần vũ khắp góc bể chân trời đã trở về quê hương qua ánh mắt của em, qua nụ cười của chị, qua tiếng hát của anh, hồn nhiên và trong sáng.

Từ “vết thương rỉ máu” của một dân tộc đã từng bị nhiều đế quốc thay phiên bóc lột, lợi dụng và hôm nay còn đang chịu đựng trong áp bức của độc tài đảng trị, Việt Nam quê hương ngạo nghễ cất lên như một lời khuyên, hãy sống và hãy vững tin vào lịch sử, sẽ có một ngày, sẽ có một ngày.

TRẦN TRUNG ÐẠO

điều mà tất cả Tăng Ni và Phật tử cả nước mong đợi, nhưng chắc chắn là không thể “làm bài toán cộng”, nhất là bài toán cộng được chỉ đạo, được đặt ra và được giải đáp sẵn bởi một đảng phái thế trị vốn chẳng thực lòng gì đối với việc xây dựng và phát triển Phật giáo.

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất không chấp nê cái tên và tổ chức của mình. Tổ chức Phật giáo Việt Nam từ Tổng Hội có thể buông bỏ để trở thành Giáo Hội Thống Nhất thì làm sao không thể từ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất chuyển thành một giáo hội mới! Nhưng phải có tính cách kế thừa, và phải chuyển vận được truyền thống cao đẹp của ng-hìn xưa. Không lẽ từ đại dương đi vào ao cạn? Không lẽ gần hai nghìn năm hành đạo cứu đời, dựng nước giữ nước, bây giờ đi kế thừa sự nghiệp của Mác-Lê hay Hồ chủ tịch? Không lẽ gần hai nghìn năm phục vụ đạo pháp, phụng sự dân tộc, bây giờ tập họp lại để tôn vinh, phụng sự, hay làm công cụ hỗ trợ một đảng phái, một chính quyền?

PHẬT GIÁO THỐNG NHẤT VÀ PHẬT GIÁO

VIỆT NAM KHÁC VÀ GIỐNG

CHỖ NÀO?Một nhóm người xưng là “Phật tử trí thức” thường tung ra những loạt bài đả kích Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, đả kích từ cá nhân các vị lãnh đạo, cho đến lập

trường, đường hướng, sinh hoạt... của các vị này; đặt câu hỏi rằng Giáo Hội Thống Nhất (GHPGVNTN) loay hoay gần 30 năm đã làm được gì (từ trong nước đến hải ngoại), đồng thời đề cao những thành tựu của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (GHPGVN) dưới sự chỉ đạo của nhà nước Cộng sản.

Trước khi đi vào chi tiết là GHPGVNTN đã làm được gì, giống và khác thế nào với GHPGVN, xin thưa rằng, đối với tôi, Phật tử là Phật tử, không có Phật tử trí thức hay Phật tử thất học. Vào cổng chùa, hãy lột bỏ hết những tước hàm, học vị, bằng cấp, giai tầng... để đem thân và tâm thanh tịnh, thiết tha cầu học đạo lý giác ngộ, giải thoát. Phật giáo chỉ có “thiện tri thức” là những người bạn đạo đồng hành, hướng dẫn, hỗ trợ nhau trên bước đường tu học; chứ không có cái gọi là “trí thức Phật tử” hay “Phật tử trí thức” là những người khoa bảng ngoài thế tục vào chùa (hoặc không bao giờ vào chùa) mà cứ khoe khoang, khoác lác, viết hàng chục bài viết về Phật giáo một cách bác học thông minh, nhưng chẳng biết tôn kính quy y Tam Bảo, chẳng thọ giới, chẳng hề thực hành giáo lý, xuất hiện ở đâu cũng phô trương bản ngã to tướng, chuyên dòm ngó lỗi người đề cao tự thân và phe nhóm, thấy lợi thì nhúng vào, thấy danh thì chạy theo, chỉ biết Phật giáo trên sách vở, hay qua những thông tin từ báo chí, giấy tờ, lời đồn, lời kể... Vâng, thì cứ tạm cho là có một thành phần gọi là “Phật tử trí thức” đi, nhưng thực chất chỉ là “Phật tử giấy”.

Bây giờ xin trình bày lược qua về những gì Giáo Hội cũ và mới làm được, không làm được:

- Lý tưởng: mục tiêu tối hậu của người con Phật là đạt đến giải thoát, giác ngộ; lấy trí tuệ làm sự nghiệp; song song với nỗ lực thành tựu đạo quả bồ đề là hạnh nguyện cứu độ nhân sinh, không có lý tưởng hay sự nghiệp nào cao hơn thế. Lý tưởng này phản ảnh truyền thống muôn đời của Phật giáo là “thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh” (như đã nêu ở trước), được cô đọng lại trên bình diện quốc gia là “Đạo Pháp và Dân Tộc”, như là phương châm hành hoạt. Với lý tưởng này, thành viên (cá nhân) của cả hai giáo hội, tất nhiên là phải theo đuổi, dù là ở trong giáo hội nào, hoặc không ở trong giáo hội nào. Bởi vì tăng sĩ Phật giáo mà không theo đuổi lý tưởng này thì chẳng có thể gọi là tăng sĩ hay Sứ giả Như Lai đươc nữa. Đây là điểm giống. Nhưng nếu GHPGVN được hình thành với phương châm “Đạo Pháp - Dân Tộc - Chủ Nghĩa Xã Hội” thì đã khác với GHPGVNTN rất nhiều, rất xa.

- Vị trí, vai trò của Phật giáo trong lòng Dân tộc: Hai giáo hội đều được hình thành từ một đất nước, nhưng trong hai hoàn cảnh và thời đại khác nhau. Vấn đề không phải là thành lập trước hay sau, mà ở chỗ là mỗi giáo hội đã tự đặt mình vào vị trí, vai trò nào trong dòng sinh mệnh dân tộc. Đây là lập trường của GHPGVNTN, đã được nêu ra bằng biểu ngữ trong Đại Hội Kỳ VII vào năm 1977, tại trụ sở trung ương Chùa Ấn Quang,

và được lặp lại sau này qua “Yêu Sách 9 điểm” ngày 25/6/1992: “Pháp lý của Giáo Hội là 2000 năm truyền đạo trên giải đất Việt Nam này; Cơ sở của Giáo Hội là nông thôn, thành thị, cao nguyên và hải đảo; Địa vị của Giáo Hội là 80% dân chúng già, trẻ, lớn, bé...” Và hãy nhìn vào lời mở đầu của hai bản hiến chương của hai giáo hội, chúng ta thấy GHPGVNTN đã “không đặt sự tồn tại nơi nguyên vị cá biệt mà đặt sự tồn tại ấy trong sự tồn tại của nhân loại và dân tộc”, còn GHPGVN thì ghi rõ như vầy trong Lời Nói Đầu của Hiến Chương: “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và luật pháp của Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.” (5) Một bên thì đặt mình vào dòng sinh mệnh của Dân tộc; một bên thì đặt mình vào sinh mệnh của một chế độ, một nhà nước, mà đàng sau, là một đảng phái chính trị thế tục.

- Về sinh hoạt: Đức Phật dạy là sau khi ngài nhập diệt, đệ tử ngài phải lấy giới luật làm thầy, phải nương vào giới luật mà sinh hoạt, vì giới luật chính là thọ mạng của chư Phật. Điểm này thì cá nhân những thành viên của hai giáo hội đều theo đuổi, vì đã là truyền thống lâu đời; nhưng về mặt tổ chức sinh hoạt thì chính vì GHPGVN đặt mình trong khuôn khổ Hiến pháp và luật pháp của Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa, thông qua Ban Tôn Giáo và Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, nên các sinh hoạt truyền thống của Tăng-già bị xâm phạm và can thiệp một cách phi lý. Điển hình là

các giới đàn truyền giới cho tăng sĩ, đều có sự “chứng minh” của những cán bộ nhà nước; các giới phẩm (Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức...) đều có sự chuẩn nhận của nhà nước mới được thành tựu. Đây là điều mà GHPGVN làm được mà GHPGVNTN không thể nào chịu được.

- Các chương trình Phật sự cụ thể: Nhóm “Phật tử giấy” đặt vấn đề là GHP-GVNTN (kể cả trong nước lẫn hải ngoại) đã làm được gì, có đưa ra được chương trình Phật sự cụ thể nào chăng? Nếu câu hỏi này do một vị thiền sư chân chính nêu đặt thì câu trả lời của GHP-GVNTN sẽ là “không có gì cả” (vì những gì chúng tôi làm được đều không ghi sổ sách, cũng chẳng nộp báo cáo cho ai, cũng chẳng kể lể công ơn, công đức gì với ai). Nhưng đây là câu hỏi của những người chấp nê hình thức, đặt nặng danh tướng, cho nên vì phương tiện mà phải trả lời theo pháp thế gian như sau: ngoài Phật sự thời đại (có tính giai đoạn) là đấu tranh đòi hỏi sự phục hoạt của một giáo hội độc lập, sinh hoạt theo đúng truyền thống của Tăng-già (mà GHPGVN không làm), chúng tôi vẫn hoàn thành tất cả nhiệm vụ của Tăng-già (mà GHPGVN có làm - không kể là làm tốt hay không). Nhiệm vụ ấy của Tăng-già là gì? - Ngoài việc tu tập cá nhân, chúng tôi còn chăm lo việc hoằng pháp lợi sanh qua các Phật sự cụ thể như: sáng tác, dịch thuật, mở các lớp giảng dạy Phật Pháp cho Tăng Ni lẫn cư sĩ, hướng

tiếp theo trang 26

Page 22: Hoa Ðàm số 16

1.Đồi cỏ lau

Viết lên trong gióNhững lời thâm sâu

22

CHÙM THƠ

HAIKUHOÀNG LONG

Page 23: Hoa Ðàm số 16

2.Cành mai khôBên rìa cửa sổ

Trầm mặc chiều đông mưa

3.Bóng chiều rơi xuống

Khu vườn cát đáLoang tiếng sóng vô thanh

(Viết tại Ryoanji, Kyoto)

4.Xa khơi

Những chấm thuyền nhỏNối đất và trời

5.Ngọn cao ốc lẻ loi

Như ống khóiNhả những áng mây hồng

2322

6.Cột thu lôi nhọn hoắtNở ra một đóa trăng

Giữa chiều tàn mùa hạ

7.Cánh chim vút bay

Trên tàn câyMột cõi nắng đầy

8.Phố xá trập trùng

Hiện diện khiêm hạMột vầng trăng cong

9.Bông cỏ khô

Lăn trên đường rayTàu đi trong nắng phai

10.Chờ em trước nhàCây khế trĩu quảMãi mới nhận ra

Ảnh: UYÊN NGUYÊN

Page 24: Hoa Ðàm số 16

24

QUÊ HƯƠNG

NỖI GÌ, NHẮC MÃI TIẾNG

Cảm nhận về 101 TRUYỆN CỰC NGẮN 100 CHỮ của tác giả NGUYỄN THỊ HẬU

1.Tôi bắt đầu làm quen với những mẩu truyện 100 chữ, rất ngắn, cực ngắn hoặc chuyện chớp trên những trang web Tiền Vệ, Da Màu hoặc Văn Chương Việt…, rồi bắt đầu quen thêm những tên tuổi của nhiều tác giả khắp nơi. Cảm nhận bao giờ cũng giống nhau, mỗi câu chuyện làm mình khan khát, tựa uống nước mà chưa đã cơn.

1. Vết đauHồi yêu nhau. Có lần gọt trái cây cho nàng, anh bị đứt tay. Nàng mặt mày tái mét, ôm cả cánh tay anh hốt hoảng đòi đưa đi … bác sĩ!

Lấy nhau rồi. Một lần thấy tấm hình cưới sắp bị rớt, anh mang búa đinh ra sửa. Loay hoay sợ đụng bể kiếng, búa đập vào tay. Máu tóe ra. Anh xúyt xoa nhờ nàng lấy giùm bông băng, nàng bực bội: Sao anh vụng thế! Chồng với chả con!

Vết đứt tay ngày xưa giờ bỗng thấm đau, đau thấy 36 ông trời!

2. Nghề nghiệpBạn học địa chất và đi làm cai thầu cho các bãi đào vàng “chui”. Anh nhanh chóng trở thành “đại gia”. Một ngày anh bị tai nạn. Gia đình tan nát. Tiền của cũng không cứu vãn được.

Những mẩu truyện cực ngắn 100 chữ thường không nhất thiết phải có kết cục rõ ràng, buồn/vui dành cho người đọc, bởi có lúc thoắt giật mình, tuồng đời diễn quanh, đã biến ta thành những nhân vật chính trong truyện. Khóc/cười đổ nhào, xoay cuộc trước/sau, lập lại cho hết thẩy mọi nhân vật. Ðó là điểm đặc thù của trường phái truyện cực ngắn mà tôi tin, về sau nó

đóng góp vào kho tàng văn học dân gian thời đại cho hậu thế, những giá trị Sống Nhân Bản.

2.Nhưng trước hết và ngay bây giờ, những mẩu chuyện cực ngắn 100 chữ của nhà văn Nguyễn Thị Hậu đã góp phần làm tươi nhuận xã hội đang chìm ngập trong cơn đại hán ‘vô cảm!’ Và tôi vẫn thích nhất câu truyện cực ngắn

của chị đã nói với mình qua facebook, nó ngắn hơn 100 chữ rất nhiều, nhưng lại làm thành một tác phẩm lớn, vì sâu đậm tình người: “Chị mong một ngày nào đó, chị em mình có dịp được gặp nhau, trên quê hương mình!”

Nỗi gì, người Việt chúng ta ngóng trông nhau, mơ ước được gặp gỡ mà phải nhắc nhớ hai tiếng ‘quê hương,’ nghe xa vời vợi!?

Nỗi gì, người Việt mình yêu thương nhau, mà hò hẹn, tìm nhau ở một ngày nơi xứ lạ!?

101 truyện cực ngắn 100 chữ của Chị, là những ‘nút thắt’ quặn ruột của đất nước-con người còn đắm chìm trong cơn đại hán ‘vô cảm,’ giữa tầng hố chênh lệch giàu nghèo sâu hoắm, chôn chân những mảnh đời riêng không đến được gần với nhau.

Nó cũng làm nghề đào đất nhưng chỉ gặp di cốt cổ xưa với gốm vỡ. Cần mẫn gắn chắp những mảnh gốm để hiểu về quá khứ và viết để hàn gắn tình người ngày hôm nay. Bạn nói: - Bây giờ anh mới nhận ra ai là người giàu có!

3. Vua và hoàng hậuNhận điện thọai: “Hậu đấy à, trẫm đây! ”. Nó ngơ ngác: “Trẫm nào ạ? ”

- Trời ơi, đến trẫm mà cũng không nhớ ra ai à?

- Vì nhiều người tự xưng là trẫm lắm.

Bạn cười xòa: - Mỗi lần gọi tên bà tui thấy phê phê, cứ như mình là vua!

Nó “đay nghiến”: -Các ông ai cũng thích làm vua, nhưng chả bao giờ coi vợ mình là Hoàng hậu!

4. Cầu Ô thướcTrước khi anh đi công tác xa họ tổ chức đám cưới đúng vào tháng bảy âm lịch. Cha mẹ hai bên lo lắng vợ chồng họ sẽ như “Ngưu lang Chức nữ”. Họ cười, bây giờ có internet, email, chát chit, điện thọai, web-cam… có xa xôi gì đâu khi hàng ngày gặp nhau trên mạng?

Vài năm qua. Anh trở về. Sống chung dưới một mái nhà mà bỗng nghe xa ngái…

Chẳng ai muốn bắc Cầu Ô thước dù đã nhiều tháng bảy mưa ngâu…

5. Học trò cũHồi đó học trò là cán bộ đi học nên lớn hơn cô giáo vài tuổi. Trong lớp ngoài đường gặp nhau vẫn xưng hô “cô - em” thân tình mà trân trọng. Nhiều năm sau, tình cờ gặp lại trong một cuộc họp, học trò nói với mọi người : “Đây là cô giáo cũ của tôi”. Quay sang cô giáo : “Em có mang danh thiếp không, cho

10 TRUYỆN CỰC NGẮN 100 CHỮ...

Page 25: Hoa Ðàm số 16

25

anh…”. Cô giáo nhã nhặn : “Xin lỗi, tôi không có danh thiếp”.

Học trò giờ là “người sang” nên cô giáo không muốn “bắt quàng” là quen.

6. Khóa tình yêuCầu cũ chi chít những chiếc khóa nhiều lọai nhiều màu. Chàng và nàng trịnh trọng bấm ổ khóa có khắc tên hai người vào thanh sắt, chìa khóa - theo phong tục - được vứt xuống sông. Họ thề thốt: Không ai có thể chia lìa hai ta. Nhưng,1. Chỉ vài tháng thì đường ai nấy đi. Cả hai đều không biết người kia còn dấu một chiếc chìa của “khóa tình yêu”.2. Vừa qua khỏi cầu họ đã cãi nhau vì vứt nhầm chìa khóa xe hơi xuống sông. Thế là chia tay.

7. Vu lanTừ sáng sơm anh chị đã rối rít chuẩn bị nhang đèn hoa trái lên cúng chúa cùng món tiền công đức khá lớn. Mẹ anh hỏi: Chiều mấy giờ về để mẹ nấu cơm?

- Mẹ đừng chờ. Chiều tụi con ăn cơm chay nhà chùa đãi.

Xe chạy. Mẹ đứng đó tần ngần.

101 truyện cực ngắn qua ngòi bút của Nguyễn Thị Hậu, như người phụ nữ chong đèn giữa đêm thâu, ngồi khâu từng mũi kim mong vá lành những nỗi lòng rách bươm giữa một đất nước mà con người còn ôm giữ những giấc mơ sống thanh bình, nhưng khó thành hiện thực hơn bao giờ hết!

Bấy giờ, ngòi bút trong khi viết, như những mũi kim

có lúc tự châm vào ngón tay mình, tướm máu. Chị đã sống và viết, bằng nỗi niềm của một đất nước-con người Việt Nam, vẫn mong khôi phục một nền nhân văn sau những ngày tưởng đã cạn.

30 tháng 11, 2012UYÊN NGUYÊN

Lễ Vu lan mà mẹ vẫn một mình cơm nước như mọi ngày.

8. Nàng BânBiết dịp Giáng sinh anh sẽ đi đến miền tuyết trắng, từ mùa thu cô đã cần mẫn đan chiếc khăn len, đôi bao tay để khi dùng anh sẽ thấy ấm áp như có cô bên cạnh.

Anh đi rồi cô vẫn cần mẫn ngồi đan những chiếc khăn những đôi bao tay, cuộn len mềm mại mang lại cho cô cảm giác được chạm vào hơi ấm của anh giữa Sài Gòn đầy nắng.

Cô không biết suốt mùa đông giá lạnh ở nơi ấy khăn và bao tay chỉ nằm im trong valy của anh…

9. Mèo và chóMâm cơm đậy lồng bàn vậy mà mèo vẫn cạy và tha mất khúc cá. Nó bèn lấy lồng bàn úp… mèo.

Con mèo lê la khắp nhà mà không sao chui ra được. Nó yên tâm làm việc không lo mèo ăn vụng.

Chó mon men đến mâm cơm, xốc mõm vào ăn hết. Mèo nhìn thấy meo meo ầm ĩ. Nó mắng mèo: cho chừa cái tội ăn vụng, kêu gì mà kêu!

Người ta thường chỉ thấy mất khúc cá mà không thấy mất cả mâm cơm, là thế.

10. HalloweenMới bước đến cửa mọi người đã nhao ra trầm trồ: Ồ! hóa trang ấn tượng quá! Nó giật mình bước vào phòng vệ sinh, một gương mặt lạ hoắc trong gương đang nhìn nó đầy nghi hoặc. Chợt nhớ: hôm nay vội đi nên nó không trang điểm gì cả, định bụng khi đến đây sẽ tìm mua một cái mặt nạ.

Mà có khi chẳng cần mặt nạ nữa vì có ai nhận ra cái mặt thật của nó đâu.

của tác giả NGUYỄN THỊ HẬU

Ảnh: UYÊN NGUYÊN

Page 26: Hoa Ðàm số 16

2626

dẫn quần chúng tu tập, làm báo chí hay đặc san Phật giáo, mở nhiều trang lưới (websites) Phật giáo, làm việc từ thiện xã hội (cho trong nước lẫn ngoài nước), in kinh, xây chùa, đúc tượng... Trong hoàn cảnh bị nhà nước cấm chỉ sinh hoạt, cố tình triệt tiêu, nhân sự giáo hội chúng tôi đâu có công khai tự xưng mình là người của Giáo Hội Thống Nhất! Một số không hợp tác với Giáo hội nhà nước, và số còn lại thì vì muốn được yên thân hành đạo, đã chịu ghi tên chùa mình vào danh sách đơn vị của GHPGVN. Cho nên, đừng có nhìn nơi những bảng tên chùa mà xét đoán sự việc. Hãy nghe Quán Như, một Phật tử có tu tập, có nhiệt tâm đối với Phật giáo, và cũng có liên hệ khá gần gũi với các “Phật tử giấy”, nhận xét như sau về Tăng Ni trong nước:

“Tuy nhiên, dưới chế độ cộng sản-dù đã biến chất và suy yếu như chế độ CSVN hiện tại-mọi hoạt động, dù trong phạm vi

thuần túy tôn giáo, cũng phải đặt trong vòng kiểm soát của chế độ, do đó một số chư Tăng Ni-kể cả những Tăng Ni đã tích cực hoạt động, bị tù đày trong các giai đoạn vận động của giáo hội trước đây-phải chấp nhận tòng quyền, đặt mình dưới bảng hiệu GHPGVN để còn hoạt động đáp ứng nhu cầu Phật sự, gìn giữ truyền thống gắn bó giữa đạo pháp và dân tộc và cố tạo dựng một tư thế càng độc lập càng tốt đối với chính quyền...” (6)

Ở một đoạn khác, Quán Như viết thêm:

“Những hoạt động bảo vệ Phật Pháp và tự do tín ngưỡng của GH truyền thống từ 1975 dù bị đàn áp và lùi vào vị thế thầm lặng, nhưng ảnh hưởng của nó đã lan rộng trong tâm khảm của đại đa số Phật tử. Do đó chư tăng dù phải sinh hoạt trong những ngôi chùa dưới bảng hiệu GHPGVN, phải tự chứng tỏ rằng nếu mình không đối lập thì cũng

độc lập với chính quyền, và nhất là không phản bội hay chống đối với GH truyền thống, mới tạo được sự kính trọng của Phật tử. Đối với một số vị trong quá khứ đã minh định hợp tác với nhà nước để chèn ép GH truyền thống thì hầu hết các chùa chiền, cơ sở của các vị ấy đã bị Phật tử tẩy chay...” (7)

Với sinh hoạt vô danh, vô tướng như thế, GHP-GVNTN làm sao có được “bản thu hoạch” hay “bản báo cáo” như GHPGVN để đệ trình cho Ban Tôn Giáo, Mặt Trận Tổ Quốc, hoặc để biện minh phân trần với những người chỉ sống và tin sự việc trên sách vở, giấy tờ và những bảng thống kê?

Cho nên, thật là ấu trĩ cạn cợt khi các “Phật tử giấy” nói rằng GHPGVNTN bây giờ chỉ còn có HT Huyền Quang, HT Quảng Độ và TT Tuệ Sỹ, và mặc nhiên xem tất cả chùa chiền, tất cả Tăng Ni Phật tử hiện sinh hoạt trong nước đều thuộc về GHPGVN! Đúng là những đầu óc chỉ vụ hình thức, mà cũng do vụ hình thức, họ luôn đánh giá hiện tình Phật giáo trong nước qua số lượng chùa chiền, Tăng Ni, Tăng Ni được du học, trường Phật học, số Phật tử đi chùa... Qua những số lượng, họ nói hùa theo phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Cộng sản rằng trong nước “hoàn toàn không có đàn áp tôn giáo,” hoặc

Tiết Xuân còn vương ngọn nắng ấm áp trên nhánh cây sộp

già của thị trấn Vạn Giã, thời tiết thuận tiện cho ban tổ chức lễ hội đáo lệ 3 năm hát cúng đình làng Tân Mỹ. Hội đồng làng đã chọn ngày ngày 24 tháng 3 âm lịch làm ngày hội đáo lệ cúng đình.

Để chuẩn bị cho kỳ khai hội năm nay được thêm phần trọng thể trong việc hát dâng lễ thần linh, khoảnh đất rộng trước cổng đình đã được tráng xi măng sạch sẽ, tạo không gian thoáng mát, đồng thời làm nơi dựng sân khấu, sân bãi để dân làng hội về thưởng ngoạn tuồng cổ, tích xưa.

Trước 3 ngày diễn ra lễ hội, ban tổ chức triển khai qua cuộc họp mở rộng tại đình làng, gồm có các vị bô lão, các bậc trưởng thượng, với sự tham dự của chính quyền địa phương. Nội dung nhắc câu đạo lý uống nước

“tự do tín ngưỡng được tôn trọng triệt để.” Ở đây không thể giải thích dài dòng cho các “Phật tử giấy” được, chỉ xin mời quý vị ấy vì lòng thương đất nước quê hương, hãy về sống và tìm hiểu sinh hoạt của các chùa, các trường Phật học một thời gian tối thiểu một năm để thấy thực chất của vấn đề tự do tôn giáo như thế nào. Tuy nhiên, cũng xin cố gắng chia xẻ đôi điều với quý vị như sau:

Tín đồ đi chùa, đi nhà thờ rất đông vào những ngày lễ hội có nói lên được chính sách tự do tôn giáo của nhà nước cộng sản không? Những ngày lễ hội là những ngày truyền thống có từ lâu trên đất nước ta. Cứ vào dịp lễ Phật Đản, đồng bào lũ lượt kéo nhau tập trung quanh lễ đài chính, hoặc trên những con đường được thông báo trước là có xe hoa rước Phật. Những người đi lễ hội này không nhất thiết là Phật tử mà bao gồm tất cả những người khác tôn giáo, và đa phần của đám đông lễ hội là những người ham vui, đi xem cảnh, xem người, trai gái gặp gỡ, hẹn hò, tán tỉnh nhau. Y hệt như vậy, ngày Giáng sinh cũng là ngày mà đồng bào bất kể tôn giáo, kéo nhau tập trung quanh nhà thờ chính (ở Sài gòn là nhà thờ Đức Bà, ở Nha Trang là nhà thờ Đá). Những ngày lễ hội đó, người ta chỉ ùn ùn kéo đến địa điểm tổ chức, rồi đi

lòng vòng, ăn uống, nói cười... chẳng mấy người có ý vào hoặc có thể vào được bên trong chùa (hay nhà thờ) để thực hành các nghi thức tôn giáo. Vì là lễ hội, người ta tập trung một cách tự phát, không có tổ chức, không có sự xách động hay kêu gọi gì của giáo hội, cho nên nhà nước không qui trách lỗi cho nhà chùa hay nhà thờ, mà nhà nước cũng không có bất cứ biện pháp nào để ngăn chận sự tự động tập trung của đồng bào. Nhà nước chỉ tăng cường lực lượng công an bảo vệ trật tự mà thôi. Vậy có thể nào lấy sự kiện lễ hội để biện minh cho tự do tôn giáo, biện minh cho sự phát triển đổi mới của nhà nước hay không? Trong khi đó, việc hành đạo của giáo hội (các tôn giáo) đều bị nhà nước giới hạn, và điểm tối kỵ nhất là nhà nước đã can thiệp vào những sinh hoạt có tính cách thiêng liêng và nội bộ của tôn giáo như giới đàn truyền giới, bổ nhiệm và suy tôn giới / giáo phẩm, soạn thảo chương trình học nội điển cho các trường Phật học, v.v...

Số lượng trường Phật học (Phật học viện) hiện nay có tăng thêm so với những trường Phật học trước năm 1975 không? Hay là những trường Phật học trước kia được phép hoạt động trở lại qua sự chấp thuận của Ban Tôn Giáo và qua một cái bảng hiệu khác? Có một số Phật học

NGHĨ VỀ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

ĐÁO LỆ HÁT HỘI LÀNG

VÕ KHOA CHÂU

nhớ nguồn, bầu ra các ban: văn lễ, nhạc lễ, lập vị cúng tiền hiền, lập vị đình, lập vị miểu, nhà âm linh, tống khách, tiếp tân, thư ký, mua mãi, tri cổ, ẩm thực, bảo vệ, ánh sáng. Cùng nhau thống nhất chương trình.

Các ban lập vị cúng tế đình làng, trước một ngày, ai nấy đều ý nguyện tâm thành, dọn mình sạch sẽ, để tỏ lòng thanh trai. Họ có mặt đầy đủ trước 7 giờ tối của đêm tế thần - tế miếu, đến tập trung ngủ tại đình làng, để chuẩn bị cho lễ thiêng linh đáo lệ. Đêm này gọi là đêm tu lý. Lễ hội diễn khai liên tục 4 ngày theo trình tự: Đi nghinh. Ban tế lễ mặc áo thụng màu đỏ, xanh. Đầu đội mão, lưng thắt đai vàng hoặc áo dài, khăn đóng. Đoàn khiêng kiệu, che lọng vàng. Thanh niên trai tráng tay cầm siêu đao. Đoàn theo lộ trình đi nghinh qua miễu Bà Chúa Nguộc, Chiêu ứng từ (Trung Hoa hội

quán), diễn qua các đường lớn qunh thị trấn rồi về lại đình làng. Bà con hai bên đường kéo nhau ra xem thật là dông vui. Tiếp theo là lễ Cúng tiền hiền. Nêu sáng ơn đức tiền hiền khai khẩn, hậu hiền khai cơ, công lao danh trạng các anh hùng liệt sĩ vì tổ quốc quên mình. Thỉnh sanh - mổ heo dâng tế thần, tế bà Thiên Y A Na được các vua triều Nguyễn tôn vinh là Thượng Đẳng Thần. Với các vua Chăm là Bà Đại Phúc. Nêu sáng danh ơn công lao Bà vỗ về con dân. Tiếp theo là tế miếu, cúng nhà âm linh, tống khách, đãi hành biêu, tế âm và hát thứ lễ khai tiên. Hội vui hát các tuồng cổ hai ngày. Sân khấu để thoáng cả ba mặt. Cất dựng rạp giành cho đại biểu và khán giả.Theo truyền thống xưa, việc hát thứ lễ rất quan trọng. Nhất thứ lễ, nhì tôn vương. Mừng vua lên ngôi báu “Lấy đức vỗ bốn phương, Ra ân nhuần

trăm họ”. Chọn tuồng Phục Huê Dung, Tam anh chiến Lữ Bố. Sự an thịnh trong xóm làng, ơn phước lộc làm ăn, tình đoàn kết giữa bà con. Những điều tốt đẹp ấy, mọi người đều vọng niệm vào giờ thiêng của hát thứ lễ.

Ba hồi chín tiếng trống chầu trang nghiêm rung lên sau lớp vải điều bọc phủ mặt trống được dở lên. Người đại diện trịnh trong đọc lời chúc mừng đại biểu, quan khách, và dân làng, xin phép hát thứ lễ dâng tạ thần linh.

Những ngày hát tuồng cổ rộn ràng nhịp trống thúc giục. Thẻ tre thướng tung chùm hoa đỏ lên sân khấu, tạo hưng phấn diễn viên. Từng hồi trống chầu giòn giã. Dòng người xem hát rủ nhau từ 6 ngả đường kéo về, châu tuần râm ran. Dân các xã kéo ra, trẩy xuống, lũ lượt chen nhau qua cầu huyện tìm đến dự xem. Hàng quán dựng nối nhau dưới

bóng cây sộp già, trước cổng đình làng. Ban đêm đèn soi rạng tỏ. Đó đây người huyên náo. Ban ngày tấp nập dòng xe. Dưới mái vòm xanh che mát rạp hát, những cụ bà bỏm bẻm miếng trầu thắm môi đỏ. Em bé cùng mẹ say sưa nhìn xem diễn viên mang râu đội mão.

Hát hội gìn giữ và phát huy nghệ thuật truyền thống lâu đời, mang đậm bản sắc dân tộc, không thể thiếu vắng trong các nghi thức tế lễ. Đây cũng là dịp để các nghệ sĩ diễn tuồng thể hiện tài năng và biểu cảm sáng tạo. Bốn ngày năm đêm hát hội đã mở ra một không khí vui hòa và khép lại với những ấn tượng khó quên. Rồi bác nông dân về với chuyện bộn bề nương rẫy. Người bán buôn lo ngăn nắp đồng tiền… Họ lại chờ đến đáo lệ để được vui chơi. Những ngày lễ hội đã thể hiện tinh thần đoàn kết yêu thương nhau, thắt chặt nghĩa tình thôn xóm. Họ quên đi những mắc mứu, xóa bỏ ích kỷ tị hiềm. Bởi chính lễ hội biểu trưng nét văn hóa hòa giải. Đối với trẻ em là nguồn vui thắp sáng tuổi thơ. Và cổng đình làng là con mắt của quê hương, nguồn cội.

tiếp theo trang 21

Page 27: Hoa Ðàm số 16

27

viện bị đóng cửa vĩnh viễn từ năm 1975, quý vị có biết điều này không? Tăng ni sinh thuộc các trường Phật học này có được nhà nước cấp gạo, đài thọ tiền mua sách vở và đủ thứ chi tiêu khác trong đời sống hàng ngày không? Hay là cuối cùng cũng do sự hỗ trợ của Tăng Ni và Phật tử hải ngoại là chính yếu? Tất cả các trường Bồ Đề (trung và tiểu học) của Giáo hội bị nhà nước chiếm dụng hoàn toàn để làm nhà ở tư nhân cán bộ, hoặc các cơ sở buôn bán của nhà nước... thì nên kể là tăng hay giảm về bất động sản cũng như công tác văn hóa giáo dục của Phật giáo?

Tất cả các chùa chiền trong nước hiện nay có tăng thêm không? Có thêm nhiều chùa mới hay vẫn chỉ là những chùa cũ từ trước 1975, bây giờ đã hư dột, đổ nát cần sửa chữa? Và quý vị có biết là có một số ngôi chùa bị biến mất hoàn toàn để trở thành những công sở của nhà nước không? Thế rồi, những chùa cũ được tân trang, trùng tu từ nam ra bắc (mà quý vị cho là công lao của nhà nước cộng sản, hoặc của Giáo hội theo nhà nước), vậy quý vị có biết tiền bạc ở đâu mà các chùa này có để lo việc trùng tu hay không? Của nhà nước chu cấp hay là của Giáo hội nhà nước đài thọ? Hay chẳng qua đều do các đồng bào Phật tử hải ngoại (là chủ lực góp

của) cùng Phật tử trong nước (góp sức) phối hợp mà hoàn thành? Mà để sự vận động tài chính thành công, nếu không do sự hỗ trợ của Tăng Ni hải ngoại thì làm sao mà có? Trên thực tế, nhà nước và Giáo hội nhà nước chẳng có góp công lao gì trong việc trùng tu các ngôi chùa tại Việt Nam, ngoài việc ký giấy phép với điều kiện chịu đút lót tiền bạc của đương sự đứng đơn. Còn những “danh lam thắng cảnh” mà nhà nước hết lòng hỗ trợ để tạo nên những điểm du lịch, tham quan, hành hương (10 cảnh hành hương nổi tiếng như nhóm “Phật tử giấy” ca tụng!) thì chẳng qua là việc đầu tư kiếm lợi của nhà nước mà thôi, sao lại có thể nông cạn đến mức không nhìn ra sự thực này? Đó có phải là nhà nước “ủng hộ Phật Pháp” đâu, mà chỉ là ủng hộ túi tiền của họ thôi! Và việc trùng tu có thể được xem như là sự tiến bộ chăng?

Về Tăng Ni sinh du học ở nước ngoài, cũng na ná như việc trùng tu chùa chiền cũ nát ở trong nước. Có bao giờ quý vị hỏi chuyện, tìm hiểu về đời sống của các Tăng Ni du học chưa? Từ khi làm thủ tục xin đi du học cho đến khi được cấp giấy phép ra đi, tốn kém bao nhiêu tiền túi của gia đình mình, hay của Phật tử hải ngoại, để chuyển vào túi của chính các thành viên cao cấp có thẩm quyền thuộc Giáo hội nhà nước và các

cán bộ nhà nước liên hệ? Được ra hải ngoại để học rồi, mỗi tháng nhận tiền từ đâu mà sinh sống, đóng học phí, mua sách vở? - Xin thưa, nhà nước và Giáo hội nhà nước không đóng góp giúp đỡ gì cho các Tăng Ni sinh du học cả: hoàn toàn là do Tăng Ni và Phật tử hải ngoại đài thọ!

Cho đến việc cứu đói, giảm nghèo (do nhà nước kêu gọi), cứu trợ thiên tai... quý vị có biết đâu là nguồn tài chính trọng yếu để thực hiện các công tác này không? Vẫn là từ nguồn tài trợ từ hải ngoại mà các thành viên của Giáo hội truyền thống lúc nào cũng sẵn sàng đưa vai ra gánh vác, vận động.

Mà Tăng Ni và Phật tử hải ngoại là ai? Phần nhiều là người của Giáo hội truyền thống đó thưa quý vị; còn những người không thuộc về (hoặc không công bố thuộc về) Giáo hội truyền thống thì đa số cũng không phải là người của Giáo hội nhà nước, cũng chẳng phải là cán bộ nhà nước. Vậy thì nhà nước và Giáo hội nhà nước kể công kể ơn gì đây trong việc “phát triển” và “xây dựng” Phật giáo trong nước?

Tóm lại, gần 30 năm nay, giáo hội chúng tôi chẳng làm được gì nhiều, ngoài những việc hoằng pháp lợi sinh đã từng làm từ trước năm 1975; chỉ có

điều khác là vì hoàn cảnh, chúng tôi phải làm việc trong sự thầm lặng, không nêu danh, không hiển tướng mà thôi. Vấn đề hoằng pháp phải xem như là việc nhà (hoằng pháp thị gia vụ), giáo hội nào cũng phải làm và làm được theo khả năng và giới hạn của mình, không dám so bì hơn thua, nhiều ít (vì đi xa hơn nữa thì rơi vào danh tướng); nhưng điều chúng tôi tin chắc rằng đối với dân tộc và đạo pháp, chúng tôi đã làm đúng chức năng và sứ mệnh của mình, giữ được truyền thống cao đẹp của Phật giáo từ nghìn xưa, không bao giờ chịu khuất lụy trước cường quyền, đặt sinh mệnh của mình trong dòng sinh mệnh của dân tộc và đạo pháp nên luôn sẵn sàng hy sinh cho sự trường tồn và hưng thịnh của dân tộc và đạo pháp.

LÀM CHÍNH TRỊ?Nhưng những việc Giáo hội chúng tôi làm thì lại bị quy chụp là “làm chính trị.” Điều này thực tế ra sao?

Truyền thống của Tăng-già từ nghìn xưa là không tham dự thế quyền. Phật giáo trong những triều đại hưng thịnh nhất vẫn luôn nằm ngoài những tranh chấp quyền bính thế gian. Vị trí của Phật giáo là vị trí cố vấn cho các chính quyền, khích lệ các quân vương và chính quyền mang tinh thần Phật Pháp đem vào thế gian hầu

mang lại phúc lạc, an bình cho dân sinh. Không bao giờ có sự việc tăng sĩ đấu tranh, biểu tình... để đòi lật đổ chính quyền rồi chính mình lên thay. Trong lịch sử Việt Nam cũng như lịch sử Phật giáo Việt Nam chưa từng xảy ra việc đó. Nhà cầm quyền cứ lo sợ và chụp mũ Phật giáo làm chính trị. Những người ủng hộ chính quyền cũng nói hùa theo, cho rằng Giáo hội Thống nhất làm chính trị. Thậm chí một vài bậc lãnh đạo trong Giáo hội thuộc nhà nước cũng công khai tuyên bố là các thành viên Giáo hội Thống nhất làm chính trị. Ở đây không dài dòng bàn cãi về các định nghĩa “chính trị” theo cách từ chương sách vở. Chỉ xin nêu những hình ảnh cụ thể, nhưng trước hết, xin trích dẫn một vài đoạn của Hòa Thượng Thích Đức Nhuận để thấy phần nào sinh hoạt truyền thống của thiền môn, đặc biệt là đối với vấn đề chính quyền hay chính trị:

“Nên nhớ rằng: không phải chỉ bắt đầu từ đời nhà Lý, Phật giáo mới cố vấn chỉ đạo cho guồng máy chính quyền. Phật giáo đã làm việc này từ nhà Đinh. Phật giáo không ngửa tay xin việc hoặc quị lụy, luồn cúi quyền môn để xin ân huệ, nhằm thỏa mãn ý định ty tiện riêng tư, để lấn trên ép dưới đối với các đạo khác. Phật giáo bao giờ

Trai gái vui cười, nhộn nhịp. Cả một không gian rộn rịp hội làng.

Trong suốt thời gian diễn ra lễ hội. Cột trụ cao giữa sân đình làng tung bay cờ Thần vuông vức. Đối diện cờ Thần, lá quốc kỳ thắm tươi phất phới trước tiền đình. Chạy song song

giữa sân đình làng, hai hàng tinh kỳ dựng cao, 8 lá cờ tam giác, màu ngũ sắc lung linh ngọn nắng vàng. Nhịp chiêng trống quyện âm đối thanh xướng họa, trộn lẫn vào tiếng kèn từ nhà Tây vọng ra, làm rộn rã cả một vùng.

Hát hội gìn giữ và phát huy nghệ thuật truyền thống lâu đời, mang đậm bản sắc dân tộc, không thể thiếu vắng trong các nghi thức tế lễ. Đây cũng là dịp để các nghệ sĩ diễn tuồng thể hiện tài năng và biểu cảm sáng tạo. Bốn ngày năm đêm hát hội đã mở ra một không khí vui

hòa, và khép lại với những ấn tượng khó quên. Bác nông dân về với chuyện bộn bề nương rẫy. Người bán buôn lo ngăn nắp đồng tiền… Họ lại chờ đến đáo lệ để được vui chơi. Tự bản thân những ngày lễ hội đã thể hiện tinh thần đoàn kết yêu thương nhau, thắt chặt

nghĩa tình thôn xóm. Họ quên đi những mắc mứu, xóa bỏ ích kỷ tị hiềm. Bởi chính lễ hội biểu trưng nét văn hóa hòa giải. Đối với trẻ em là nguồn vui thắp sáng tuổi thơ. Và cổng đình làng là con mắt của quê hương, nguồn cội.

Ảnh: THIÊN SẦU - www.facebook.com/tao.lao.5

tiếp theo trang 28

Page 28: Hoa Ðàm số 16

28

cũng đứng ngoài chính quyền. Các thiền sư có đời sống riêng, tại các tự viện, để tu đạo, hành đạo. Lịch sử Việt Nam chưa từng ghi một vị thiền sư nào đang tinh tiến tu hành mà cởi bỏ pháp phục để nhận phẩm phục của triều đình, và nhập cung điện an cư bao giờ.” (8)

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất giữ đúng truyền thống ấy: không tham dự thế quyền; và vì không có mục đích tham dự thế quyền nên không làm chính trị. Còn việc tranh đấu đòi hỏi sự phục hoạt của Giáo hội truyền thống trong vòng 30 năm nay, là nguyện vọng và là phản ứng chính đáng để minh định lập trường nhất quán của mình, đồng thời giữ gìn không để Phật giáo rơi vào vòng kiểm soát chỉ đạo của một đảng phái chính trị thế tục đang làm hại nước hại dân, tránh cho Phật giáo không lưu lại vết nhơ trong lịch sử gần hai nghìn năm gắn bó với dân tộc. Giáo hội Phật Giáo Việt Nam

Thống Nhất chỉ đòi hỏi sự sinh hoạt bình thường như trước 1975, một sinh hoạt độc lập không có sự can dự, kiểm soát, chỉ đạo của bất kỳ chính quyền nào (dù là chính quyền tốt, huống gì là chính quyền xấu).

Nhìn lại những thành viên lãnh đạo của GHPGVN thì sao? Giáo hội này trực thuộc Ban Tôn Giáo, Ban Tôn Giáo trực thuộc Mặt Trận Tổ Quốc, Mặt Trận Tổ Quốc và Nhà nước nằm dưới sự chỉ đạo lèo lái của Đảng CSVN. Như vậy, về mặt tổ chức, giáo hội này đã là một tập thể hoàn toàn nằm trong guồng máy chính quyền, không giữ được truyền thống lâu đời của Phật giáo, và coi như đã làm chính trị (nhưng lại làm chính trị trong vị thế của những bù nhìn, vì không có quyền hạn gì cả). Đó là chưa kể đến một vài thành viên khác trong giáo hội này là dân biểu Quốc hội. Đây lại là điểm rõ rệt hơn, chứng minh sự tham chính của thành viên và của giáo hội này.

Những “Phật tử giấy” bênh vực cho các nhà sư làm dân biểu Quốc hội nhà nước CSVN, lôi sử sách xưa, kể tên các vị quốc sư thời Đinh, Lê, Lý, Trần để so sánh với sự “dấn thân nhập thế”, cố vấn chỉ đạo... cho chính quyền. Ôi, thật là buồn cười! Giữa vị thế quốc sư thời xưa và dân biểu thời nay khác nhau một trời một vực không lẽ người tự xưng trí thức như quý vị lại không thấy? Các dân biểu Quốc hội này đâu có giống dân biểu Quốc hội của các nước tự do dân chủ! Họ đâu có được mời làm cố vấn chỉ đạo, cũng đâu có bất cứ quyền hạn nào để góp phần, góp ý xây dựng đất nước, phục vụ dân tộc! Còn như bảo rằng chỉ có cái danh dân biểu thôi chứ không làm chính trị gì cả thì lại càng không thể chấp nhận được, vì nói vậy tức là tự công nhận mình chỉ ngồi đó cho có vị, tức là làm bù nhìn thôi sao? Biết mình chỉ bị lợi dụng để làm bông hoa trang điểm cho chế độ cầm quyền mà cũng chịu bị lợi dụng để mang tiếng cho bản thân, cho Thầy Tổ, cho lịch sử Phật giáo? Xin lắng nghe Hòa Thượng Thích Trí Quang nói về vấn đề thiệp thế của người xuất gia cách đây 31 năm: “Đối với công việc thì công việc thiệp thế cố nhiên không phải là công việc chánh của người xuất gia. Công việc chánh của người xuất

gia là hoằng pháp. Cho nên dầu cho người xuất gia phải làm một cán bộ trung kiên của Phật giáo, nhưng cán bộ ấy phải lo công việc hoằng pháp đã. Công việc thiệp thế nếu cần lắm, người xuất gia cũng chỉ làm mà không giữ địa vị. Địa vị thiệp thế bất cứ dưới hình thức nào, trong địa hạt gì, cũng mâu thuẫn không nhiều thì ít, đối với địa vị người xuất gia, địa vị Tăng bảo: Địa vị đạo-sư của tín đồ.” (9)

Thế mà quý vị “Phật tử giấy” cứ hết mình bênh vực cho sự “dấn thân nhập thế” theo kiểu ủng hộ nhà nước tối đa của các nhà sư dân biểu, mà lại khích bác, chống lại sự “dấn thân nhập thế” của các thành viên Giáo hội Thống nhất trong công cuộc đấu tranh bảo vệ truyền thống Phật giáo, đòi hỏi tự do nhân quyền và mưu cầu phúc lạc cho toàn dân? Tôi không hiểu quý vị đứng trên lập trường nào để chống báng bên này, ủng hộ bên kia, một cách thiếu suy nghĩ, một cách không trí thức như vậy! Không lẽ trí thức Việt Nam thời nay, hay là trí thức Phật tử thời nay, chẳng có lập trường gì cả? Theo phe chánh thấy không được danh lợi gì bèn theo phe tà? Hãy trung thực nhìn lại bản thân quý vị xem. Có phải là trong quá khứ chính quý vị là những người

từng ủng hộ hết mình cho Giáo hội Thống nhất, nhưng vì lý do này hoặc lý do khác, vì tự ái cá nhân, vì hiềm khích riêng tư, vì không được trọng dụng và cất nhắc lên những địa vị cao mà mình mong đợi... nên cuối cùng chạy theo phía tà mà chống báng bên chánh tới cùng? Cho dù quý vị có khăng khăng chối cãi, trong thâm tâm, tôi vẫn thấy nhục thay cho quý vị rồi.

TỒI TÀ PHỤ CHÁNHCON ĐƯỜNG TRỞ VỀ Tôi không có ý bất kính đối với các thành viên của Giáo hội nhà nước, vì ngoài một số “tăng giả” do công an và cán bộ nhà nước trá hình trà trộn vào các chùa chiền, nhiều vị trong số ấy là thầy, là sư bá, sư thúc, sư huynh, sư đệ, hoặc là bạn của tôi. Các vị lại là hàng Tăng bảo, chúng trung tôn, nên tôi luôn kính thờ. Sở dĩ tôi phải dài dòng phân tích trình bày bao nhiêu chuyện chỉ là hy vọng quý ngài nhìn lại con đường 30 năm vừa qua. Chúng ta, Tăng Ni và Phật tử của hai giáo hội, đã thành tựu được gì, mất mát những gì?

Thành tựu trong 30 năm qua cũng chẳng hơn gì 10 năm của Phật giáo từ 1964 - 1975: 10 năm trong khói lửa chiến tranh, 10 năm trong thời đại nghèo

NGHĨ VỀ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

tiếp theo trang 27

Page 29: Hoa Ðàm số 16

29

kém và văn minh kỹ thuật chưa được tân tiến như 30 năm sau này; nhưng 30 năm sau này, không phải chỉ có quý ngài đơn độc hành đạo mà còn có sự đóng góp thầm lặng của chúng tôi.

Còn về mất mát thì nhiều lắm. Chuyện mất mát về tài sản, động sản và bất động sản, của giáo hội, chẳng là điều to tát đáng kể. Thế gian vô thường, có gì bền chặt mà tiếc nuối với những vật ngoại thân ấy. Nhưng niềm đau khó gột rữa là thâm tình thầy-trò, sư-môn phải ly tán, bằng hữu không nhìn mặt nhau; chưa kể đến nhiều Tăng Ni Phật tử đã phải hy sinh vì bảo vệ đạo pháp; và còn nữa, còn nhiều mất mát đau thương giữa thầy-trò, huynh-đệ chúng ta. Những mất mát đó, nhìn thật kỹ, sẽ thấy rằng không phải do chính chúng ta tạo nên mà do tác động của ngoại nhân, của một thế lực chính trị đầy thủ đoạn và vô cùng xảo quyệt. Trong khi thế lực ấy đã đạt tới quyền lực vô song của ma vương với bao gian trá và hiểm độc mà chúng ta thì chưa đạt tới mức thần thông quảng đại như Phật. Chúng ta đành bị động, tạm thời phân chia nhau mỗi người mỗi ngả để tiếp tục hành đạo. Trong một giai đoạn, một hoàn cảnh đặc biệt cần có phản ứng tức thời, chúng ta đã phải chọn lựa một trong hai con đường.

Con đường của quý ngài không sai, con đường của chúng tôi cũng không sai. Chỉ có thể nói là thích hợp hay không thích hợp theo từng bối cảnh xã hội. Nhưng hẳn nhiên là quý vị cũng đồng ý là có con đường dài lâu và có con đường nhất thời của Phật giáo chúng ta để đối phó với một tình thế. Khi tình thế ấy xảy đến, chúng tôi chọn lựa con đường dài lâu, quyết bảo vệ truyền thống của tiền nhân, còn quý vị chọn lựa con đường nhất thời, tạm thời xuôi theo thế lực hiểm ác đang đe dọa hủy diệt mình, với ước vọng nương theo xu hướng mới mà hoằng trì Phật đạo. Hai chọn lựa đều mang lại những mất mát đau thương: chúng tôi thì bị đặt trước hiểm nguy, cái chết, tù đày; quý ngài thì đặt trước nỗi nhục của sự xuôi dòng, mang những tai tiếng không đẹp từ phía quần chúng. Điều an ủi và giữ chúng ta còn nghĩ tưởng đến nhau là trong suốt giai đoạn 30 năm qua, vấn đề hoằng pháp vẫn được tiến hành, bằng cách này hoặc bằng cách khác, công khai hoặc âm thầm. Là những đứa con được sinh ra từ miệng Phật, chúng ta hãy còn diễm phúc tắm gội trong ánh sáng của Trí tuệ, Từ bi và Hùng lực của ngài, cho nên, chỉ cần một sát-na quay về thôi, là chúng ta đã hòa nhập trong nhau, không còn biên giới. Không có

bất cứ thế lực nào (dù là ngoại nhân hay nội nhân) có thể chia rẽ phân tán chúng ta được. Chỉ cần quay về. Bình tĩnh nhìn lại nhau. Trung thực trao đổi mọi vấn đề. Chúng ta có khả năng để làm việc đó. Chỉ vài bước thật ngắn, chúng ta đã có thể cùng một nhà rồi. Nhưng để cất được những bước chân, cũng đòi hỏi nhiều trí tuệ và dũng lực để vượt qua những thành kiến, những ngộ nhận, những ngờ vực còn tồn đọng sau hơn 20 năm. Mà để có thể xích lại gần nhau hơn, trước nhất chúng ta phải thực hiện vài bước. Vài bước ấy, chỉ dựa trên một tiêu đề ngắn gọn mà Tăng Ni Phật tử mọi thời đại đều thực hành: “Tồi tà phụ chánh” (phá bỏ điều tà-ác, ủng hộ điều chánh-thiện). Xin đề nghị những bước cụ thể như sau, đi từ tích cực đến tiêu cực:

Chống ác, hành thiện: Nếu biết rằng thế lực đó tà ác, chỉ làm hại cho đạo pháp và dân tộc, hãy tích cực chống lại dù phải hy sinh cả thân mạng, đồng thời thực hiện tất cả những điều lành, ủng hộ người hiền lương để phục vụ nhân loại, chúng sanh;

Không chống ác, hành thiện: Nếu biết thế lực kia là ác nhưng mình không đủ sức chống chọi, không đủ sức tách ra khỏi vòng kềm chế của họ, thì cứ giữ mình, không chống đối,

nhưng đối với cái thiện, tập thể thiện, bằng hữu thiện... (đều là anh em một nhà của mình) phải hết sức ủng hộ;

Không hợp tác với ác, không chống thiện: Biết rằng thế lực kia tà ác, không thể chống lại họ được thì cũng giữ thái độ bất hợp tác (vì tiếp tay với họ, đứng vào hàng ngũ của họ có nghĩa là mình cố tình làm ác, gián tiếp làm ác); đã không hợp tác với ác mà vẫn sợ không dám ủng hộ cho điều thiện thì cũng đừng chống báng điều thiện (vì chống báng điều thiện lại chính là làm ác);

Đó là 3 thái độ mà chúng ta có thể chọn lựa để tách mình ra khỏi sự trì níu của ác nghiệp. Giữ được một trong 3 thái độ trên, trong một thời gian, chắc chắn biên giới ngăn cách giữa chúng ta sẽ mờ nhạt dần. Hãy tin tưởng nhau. Chúng ta đều là những người con Phật, những kẻ thực hiện con đường bỏ ác làm lành, không lẽ lại là những người ác, làm việc ác, chủ trương ác? Không giúp nhau được thì cũng không thể nào hại nhau. Hãy trở về bên nhau băèng những bước chân của những long-tượng. Được như vậy thì không còn thứ tù đày nào có thể giam nhốt, xiềng xích chúng ta được nữa.

Con đường trở về luôn rộng mở chờ đón chúng ta. Vì sự hưng thịnh của Phật Pháp, vì sự phúc lạc cho sinh dân, xin hãy cất bước lên đường.California, ngày 12 tháng 01 năm 2004.

VĨNH HẢO

CHÚ THÍCH:(1) Đức Nhuận, Đạo Phật và Dòng Sử Việt, Viện Triết Lý Việt Nam và Triết Học Thế Giới xuất bản năm 1996, trang 595 - 612.(2) Lê Mạnh Thát, Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam, Tập II, xb 2001, trang 461 - 462.(3) Lời của Hòa Thượng Thích Trí Quang, nguyên văn như sau: “Nói chung, thống nhất Phật giáo Việt Nam là tăng cường sự thanh khiết và sức mạnh của Phật giáo Việt Nam chứ không phải là làm bài toán cộng...”, trích từ tài liệu Thống Nhất Phật Giáo Việt Nam của Đỗ Trung Hiếu, bản đánh máy phổ biến trong nước năm 1994, trang 44.(4) Đỗ Trung Hiếu, Thống Nhất Phật Giáo Việt Nam, phần Phụ lục, Hiến chương GHPGVN, trang 50.(5) Đỗ Trung Hiếu, tài liệu đã dẫn, trang 40.(6) Quán Như, Âm mưu tiêu diệt Phật giáo của CSVN, Phú Lâu Na xuất bản 1996, trang 76.(7) Quán Như, sđd. trang 78 - 79.(8) Đức Nhuận, sđd. trang 96.(9) Thích Trí Quang, Người Xuất Gia, Phú Lâu Na tái bản tại Hoa Kỳ, 2003, trang 96-97.

Ảnh: TYGIA NGUYENLONG - https://www.facebook.com/tygia.nguyenlong

Page 30: Hoa Ðàm số 16

30

THƯ GỞI NGƯỜI THI SĨ TRẺ TUỔI

RAINER MARIA RILKE

Không có người nào có thể đem đến cho ông lời khuyên giải hay sự giúp đỡ, không có ai cả. Chỉ có một con đường duy nhất là ông hãy đi vào sâu bên trong tâm

hồn của ông, tìm hiểu, tìm kiếm nhu cầu duyên do bức bách đã khiến ông sáng tác, đã xui ông viết lách: hãy tìm hiểu xem việc ấy có ăn rễ sâu thẳm trong lòng ông hay không. Ông hãy thử tự nhận với ông rằng nếu người ta cấm ông viết thì ông có phải chết mất đi không? Nhất là: ông hãy tự hỏi vào giây phút thầm lặng nhất trong đêm tối: “Tôi có thực sự phải cần viết không?” Hãy đào xới trong tâm hồn ông để tìm cho ra một câu trả lời thâm thúy nhất. Nếu câu trả lời kia xác nhận sự đòi hỏi trong tâm tư ông, nếu ông có thể đối mặt với câu hỏi nghiêm trọng này như thế bằng một câu trả lới dứt khoát giản dị “Tôi phải viết,” nếu có thể trả lời như thế thì ông hãy xây dựng đời ông theo mối nhu cầu tâm tư ấy. Ngay trong những giây phút lãnh đạm nhất, hoang trống nhất, đời sống của ông phải trở thành dấu hiệu và chứng tích cho lòng khao khát thôi thúc ấy.

Rồi ông hãy đến sống gần gũi với thiên nhiên. Hãy cố gắng nói lên những gì mình thấy, những gì mình sống, mình yêu, mình mất, nói lên những thứ đó như mình là con người đầu tiên được tạo ra trên đời này. Đừng viết những bài thơ tình ái. Trước hết phải tránh những đề tài quá dễ dãi thông thường ấy. Đó là những đề tài khó khăn nhất. Những truyền thống kinh lịch vững chắc, đôi khi chói lọi huy hoàng, đã cống hiến nhiều loại thơ ấy, thành ra thi sĩ chỉ có thể diễn bày những gì riêng biệt của mình khi nào mình đã có được nội lực mãnh liệt trưởng thành toàn triệt. Vì thế hãy tránh những chủ đề to lớn và chỉ nên chọn những chủ đề mà đời sống tầm thường hàng ngày cống hiến cho ông; hãy nói lên những nỗi buồn, những khát vọng, những tư tưởng thoáng hiện trong hồn ông và niềm tin của ông vào một vẻ đẹp mênh mang nào đó. Hãy nói lên những cái ấy với lòng chân thành thắm thiết, lặng lẽ và khiêm tốn.

Hãy tìm cách dùng những sự vật vây quanh mình để tự diễn đạt mình, những hình ảnh của mộng mị, những sự vật của kỷ niệm xa xôi. Nếu đời sống thường nhật trở nên nhạt nhẽo ng-hèo nàn đối với ông thì ông đừng bao giờ qui trách nó. Ông hãy tự trách chính ông rằng ông không đủ tâm hồn thi nhân để mà có thể gợi dậy trong lòng mình tất cả sự phong phú miên man của đời sống thường nhất, vì đối với một con người sáng tạo thì chẳng có gì nhạt nhẽo nghèo nàn, chẳng có một nơi chốn nào là khô khan lãnh đạm. Dù ngay lúc ông đang ở trong nhà tù đi nữa, giữa những vách tường bưng bít không để lọt vào những tiếng động của thế gian, phải chăng ngay lúc đó trong lòng ông vẫn luôn luôn còn lại tuổi thơ bé bỏng của ông, kho tàng vương giả quí báu, sự giàu sang tuyệt vời, chứa chất bao nhiêu là kỷ niệm? Hãy hướng tất cả tâm tư ông vào đó. Hãy cố gắng làm tuôn chảy lại ào ạt những cản giác ẩn chìm phát nguồn từ dĩ vãng bao la đó; cung cách riêng biệt của con người ông sẽ trở nên cứng rắn, nỗi cô đơn của ông sẽ được trải rộng tràn ngập và ông trở thành như một nơi trú ẩn cho những giây phút vô định của ban ngày

đóng kín lại những tiếng động bên ngoài. Và mỗi khi trở lại tâm hồn mình, đi sâu vào thế giới của chính mình mà lúc ấy nếu những vần thơ hiện đến thì ông sẽ không bao giờ băn khoăn rằng những vần thơ ấy là hay hoặc dở.

Ông sẽ không tìm cách đăng lên báo bởi vì ông coi đó như là một vật sở hữu thân ái tự nhiên, cái gì gần gũi thân thiết đối với ông như là một mảnh đời, một lối sống, một tiếng nói của đời ông.

Một tác phẩm nghệ thuật chỉ tuyệt vời, có hồn, là khi nào nó xuất phát từ một sự đòi hỏi nhu cầu tâm tư. Chính bản chất của nguồn gốc nó sẽ phán định nó, chứ không có gì khác nữa.

Ông thân mến, tôi không có chi để khuyên ông ngòai ra điều này: ông hãy đi vào trong tâm hồn ông, dò dẫm tận những đáy lòng sâu thẳm mà từ đó đời sống ông đã phát nguồn luân lưu. Chính nơi suối nguồn ấy, ông mới tìm được câu trả lời cho câu hỏi: tôi có cần phải sáng tác hay không? Hãy nhận lấy âm hưởng của câu trả lời ấy mà đừng cưỡng bách tra tìm ý nghĩa. Có thể ông được gọi trở thành con người nghệ sĩ, thế thì hãy nhận tài mệnh của mình, gánh lấy thiên tài của mình với sức nặng và sự oanh liệt của sinh mệnh mà không bao giờ đòi hỏi phần thưởng đến từ bên ngoài. Bởi vì con người sáng tạo phải là cả một vũ trụ cho chính mình, phải tìm tất cả mọi sự trong tâm hồn mình, trong thiên nhiên mà mình đã lưu luyến kết hợp.

Có thể là sau khi đi sâu xuống hố thẳm trong tân hồn mình, trong những gì cô liêu nhất trong tâm tư mình thì ông có thể sẽ bỏ việc làm thi sĩ; (đối với tôi, mình phải cảm thấy rằng mình có thể sống không cần viết thì mình cũng không nên cố sức viết làm gì). Lúc ấy thì dù sao sự đi xuống sâu thẳm trong tâm tư ông cũng không hoàn toàn phù phiếm. Đời sống của ông, dù trong trường hợp nào, cũng lấy hướng đi từ đó. Những hướng đi ấy có thể đối với ông tốt đẹp, giàu sang hạnh phúc và rộng rãi, tôi mong chúc ông được thế, dù khó lòng nói những gì hơn nữa.

Tôi phải nói thêm gì nữa đây? Những gì đáng nói thì tôi đã nhấn mạnh rồi. Nói cho cùng, tôi chỉ muốn khuyên ông tiếp tục nẩy nở phát triển theo lề luật của tâm hồn ông, trưởng thành một cách nghiêm trọng, một cách bình thản thư thái trầm lặng. Ông chỉ làm phương hại sự trưởng thành tâm tư ông một cách phũ phàng, khi ông soi hướng nhìn ra bên ngoài và mong đợi bên ngoài mang đến cho ông những câu trả lời mà chỉ có tình cảm thầm kín nhất trong tâm tư ông, vào giây phút thầm lặng nhất, mới có thể mang đến câu trả lời thực sự cho ông…

RAINER MARIA RILKEDịch Giả: HOÀNG THU UYÊN (Phạm Công Thiện)An Tiêm 1969

Hìn

h: In

tern

et

Page 31: Hoa Ðàm số 16

31

THE EMPEROR NHÂN TÔNG’SMONASTIC LIFE by LÊ MẠNH THÁT

As various attempts to keep peace and improve the peo-

ple’s living in the postwar period were proceeding, the Emperor Nhân Tông decided to hand over the imperial throne to his son Trần Anh Tông in the 3rd month of Quý Tỵ (1293). In the year that followed, i.e., the 7th month of Giáp Ngọ (1294), on an excur-sion in the Vũ Lâm Valley he made up his mind to be ordained a Buddhist monk. The Complete History of Đại Việt says, “The Emperor-Father then was going on a cruise in a cave in Vũ Lâm. The mouth of the cave was narrow and he was seated in a small boat. The Queen-Mother Tuyên Từ, who was sitting at the rear of the boat, told Văn Túc Vương to move to the bow and had only an oarsman employed. Later, when the Emperor-Father was about to leave [the citadel] for his ordination, he summoned Văn Túc to the Dưỡng Đức House in the Thánh Từ Palace to take part in a feast of seafood…”[1]

Thus, the Emperor’s ordination was formally held in the year Giáp Ngọ (1294). In the Impe-rial Condensed History of Đại Việt, however, it is dated the 6th month of Ất Mùi (1295), that is, after his fighting expedition to Laos: “After his return from Laos, the Emperor-Father was ordained at

the Vũ Lâm Palace but then went back to the Capital.”[2] In so record-ing, the work definitely connotes that the Emperor would not have taken any more military actions after his ordination. As it will be seen below, however, even when he already be-came a monk, Nhân Tông went on to have activities for the sake of the country. And he was, too, often consulted by imperial officials for crucial deci-sions of the court. Before his arrival in Champa as a messenger, for instance, Đoàn Nhữ Hài is said to have waited nearly a day to meet with Nhân Tông at the Sùng Nghiêm Temple on Mount Chí Linh. Ac-cordingly, the fact that the Emperor was ordained on Mount Vũ Lâm certainly took place in 1294, as in the words of the Complete History of Đại Việt.

Vũ Lâm is a beautiful valley in what is now Ninh Bình Province.[3] On the east is the Ngô Đồng Riv-er, and on the other sides are limestone mountains. There remains today a shrine named Thái Vi built by the Emperor Nhân Tông’s order for worship-ing his grandfather the Emperor Thái Tông, his father the Emperor Thánh Tông, and his mother the Queen Hiếu Từ, which may be precisely recog-nized in terms of inscrip-tions on the three stone tablets preserved inside the shrine.

The first tablet titled Tu Tạo Thái Vi Cung Thần Từ Thạch Bi (Stone Tablet [Recording] the Restora-tion of the Thái Vi Sacred Shrine) and engraved on the 10th of the 3rd month of Vĩnh Thịnh the Tenth (1715) was erected by the villagers, their chiefs, and local functionar-ies of the two villages Trung and Cật of Ô Lâm when the shrine was in time of repair. The tablet runs, “In the autumn, the 8th month, of Giáp Ngọ (1715), having seen the magnificently precious shrine handed down by the preceding reign to be in such badly ruined con-dition, [the local inhabit-ants] made a decision to restore it (…)

The Thái Vi Precious Shrine,

An ancient relic from the days

Of sacred ancestors in the Trần dynasty,

Who were, for gen-erations, interested in Dhyāna,

Keeping the nation’s security,

Protecting the people…”

The second tablet of the same title records the merits of those who con-tributed to the restora-tion of the shrine. It was erected six months later of the same year and by the

same people. These two tablets are engraved on the front and back only. But the third is engraved on its four sides, the three sides of which record merits and the other titled Tu Lý Thái Vi Điện Bi Ký (Stone Inscription of the Restoration of the Thái Vi Shrine) records the date of construction of the shrine, that is, the years between 1273 and 1278 of Era name Bảo Phù of the Trần house, and those of its restorations in the years of Quang Hưng, Kỷ Sửu (1598), and of Bảo Đại, Bính Dần (1926). This tablet was engraved in the latter restoration.

From the inscription dated Bảo Đại, Bính Dần it is known that the shrine was built in the year Bảo Phù. That is to say, be-fore mounting the throne in the 10th month of Bảo Phù, Mậu Dần (1278) the Emperor Nhân Tông had learned of Vũ Lâm. Then, in the war of 1278 when he was commanding the South Army to halt T’o-huan’s troops from the north and So-tu’s troops from the south, he might have chosen that valley to be his headquarters where he could hold swift and urgent conferences with prominent generals Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, and so on. Being situated in the midst of Hoa Lư, Vũ Lâm was naturally a remarkably strategic position. Further, the landscape there has

a fantastically attractive beauty as is described in one of his poems:

The splendid bridge is horizontally reflected on the stream,

Beyond which comes the ray from the sun in the evening sky.

Quietly in the endless mountains red leaves are falling;

Like in a dream are the wet clouds and the bell from afar.

Tuệ Trung and the Em-peror Nhân Tông

Thus, Vũ Lâm was definitely chosen by the Emperor to be the place where his ordination would take place. Yet we do not know how the ordination was held and by whom it was ritu-ally conducted. From the Recorded Sayings as the Lamps of the Saints, however, it is known that Nhân Tông was “capable of penetrating into the essentials of Dhyāna doctrine under Tuệ Trung Thượng Sỹ. Therefore, he treated the latter as his master.” Accordingly, he who transmitted the mind-seal to him was none other than Tuệ Trung Thượng Sỹ, who had formerly liberated the capital Thăng Long from the Yuan occupation in the war of 1285 and had ostensibly negotiated with

Tháp Đoan Nghiêm và tháp Phật Hoàng (nơi cất giữ xá lị của Phật hoàng Trần Nhân Tông) được xây lại vào năm 1707

Ảnh: TRẦN QUAN ÐỨC

Page 32: Hoa Ðàm số 16

32

the enemy at the base of Vạn Kiếp in our army’s plan of counteroffensives in the war of 1288.

As has been said before, the Emperor Nhân Tông received an education of various branches of his time and, according to his family’s tradition, came in contact with the Bud-dhist teaching very early in his life. In spite of this, he professed in a poem that he did not so early experience Buddhism profoundly:

Form-Emptiness was in-comprehensible for me at such an early age.

Spring came and my mind was among a variety of flowers.

Now that I have realized the ‘face’ of Spring,

From the meditation seat I can contemplate falling flowers.

On Tuệ Trung Thượng Sỹ’s death, the Emperor Nhân Tông himself com-posed a biography of his master and, simultane-ously, his uncle, in which he accounted for his expe-rience of enlightenment:

Formerly, when I was go-ing into mourning at my Queen-Mother Nguyên Thánh’s death, I once visited Tuệ Trung Thượng Sỹ and was given two records of Hsüeh-tou and Yeh-hsüan. Rather doubt-ful of his secular way of living, I pretended to ask him, “How is it possible for those who have had the habit of eating meat and drinking wine not to be ex-erted by the effect of such unwholesome actions?” “Suppose somebody who does not know the king to be passing by his back has thrown something at him, would he be fright-ened in that case? Should the king get angry at him? [Certainly it does not matter anything at all] because the two facts have nothing to do with each other,” he explained. Then, he read two stanzas to express it:All saṃskāras[4] are im-permanent.Faults proceed from doubt alone.Nothing has arisen so far;Neither seeds nor sprouts are.And again,In our everyday percep-

tion of all things,They arise just from our mind.Both things and mind have not truly existed.Nowhere is no-pāramitā.[5]Whereby I could compre-hend his implications, so asking, “Though it is so, how should we act as faults and merits have been definitely distin-guished [in the sūtras]?” He went on with his instruction in another stanza:Eating grass and eating meat,That depends on beings’ consciousness.All kinds of grass grow when spring comes.What may be called faults and merits?“If so, what is the use of observing Brah-macarya[6] strictly?” I asked. He smiled without saying. At my repeated question, he read two more stanzas:Observing precepts and cultivating patience,That is to gain no merits but faults.To realize merits and faults are all of śūnyatā,[7]Do not observe precepts nor cultivate patience.And again,Like a man who is climb-ing a tree,Thus seeking for danger from safety;If not climbing the tree,Why must he be con-cerned with moon and wind?Then he instructed me secretly, “Do not tell those who are not worthy.”Such was the Emperor Nhân Tông’s process of studying and realizing the Buddhist teaching under Tuệ Trung Trần Quốc Tung. From his account we know that the two records he was given are named Hsüeh-tou yü-lu and Yeh-hsüan yü-lu respectively. The Record of Yeh-hsüan is lost now; even his name is not found in any Ch’an books of China except for a poem of his collected in the Ch’an-tsung sung-ku lien-chou-tung.[8] In this connection, he could probably live in the years 900-1050. As far as the other record is concerned, its author, Ch’an Master Hsüeh-tou, is Ming-chiao Ch’ung-hsien (980-1052), who lived on Mount Yehtou in Ningchou. He was a disciple of Chih-men Kuang-tsu of the Yün-

men lineage of Ch’an in China. His record, name-ly, Hsüeh-tou Ming-chiao yü-lu, has been popularly in vogue. According to the Recorded Sayings as the Lamps of the Saints, it was ever taught many times in the meditation halls of Vietnam after the Emperor Nhân Tông’s time.

Still from the account cited above we can now deter-mine the date the Em-peror Nhân Tông attained enlightenment, that is, the spring of Đinh Hợi (1287) when our country was pre-paring for the third inva-sion of the Yuan court and when the Emperor-Queen Nguyên Thánh Thiên Cảm departed. At his mother’s death, the Emperor him-self invited his mother’s brother Tuệ Trung Thượng Sỹ Trần Quốc Tung to attend her funeral. And it was on this occasion that he got awakened under Tuệ Trung Thượng Sỹ as in the words of the dia-logue above. Also from this dialogue we may acquire some knowledge of the doctrinal basis on which his thought was formed, which was later formulated by himself in a long verse titled “A Worldly Life with Joy in the Way,” and further devel-oped to be a guiding prin-ciple of the development of Buddhism in Vietnam for nearly four hundred years at least, i.e., from 1300 to 1695. This is the period when Buddhism was introduced and practiced just in the midst of worldly life; otherwise stated, there were then no distinctions between mo-nastic and lay devotees. They lived together at peace, and at times both ways of living could mani-

fest themselves within one and the same practitioner, which is typified by Hương Chân Pháp Tính (1470-1550?), Thọ Tiên Diễn Khánh (1550-1610?) and Minh Châu Hương Hải (1628-1715). They had all passed national examina-tions, worked as imperial officials, and undertaken various national affairs before they became Bud-dhist monks, as what is expressed by Pháp Tính in the following lines:

In the prime of youth I ever passed national examina-tions;

Now in my old age I de-cide to tread on the Bud-dha’s path.

It should be borne in mind that the doctrinal basis mentioned above must not be neglected in any research in the teaching of the Trúc Lâm school founded by the Emperor Nhân Tông. For, though he had been ordained Buddhist monk in the 7th month, the Emperor actu-ally commanded an army to attack Laos in the 8th month of the same year as in the words of the Com-plete History of Đại Việt: “In the 8th month [of Giáp Ngọ, 1294] the Emperor-Father himself marched an army into Laos, captur-ing alive numerous people and animals. In this cam-paign the spearhead Gen-eral Trung Thành Vương (name unknown) was once besieged by Laotian troops. Shortly thereafter, Phạm Ngũ Lão launched a sudden thrust to break the ring and then attack them. Being defeated, they dedicated a golden tally to Ngũ Lão.”[9]

Receiving the mission

of Li-hsin and Chiao T’ai-tengBy the 1st of the 5th month of the year that followed, the Emperor Nhân Tông received a Chinese mission headed by Li-hsin and Chiao T’ai-teng. They had left China in the 6th month of Chih Yuan the Thirteenth (1294), i.e., a month after Yüan Ch’eng-tsu’s enthronement, and reached our coun-try in the 2nd month of the following year. At their departure, Chang Po-shun is said to have warned them of some difficulties in this mission: “Why is it said to be difficult? Formerly it was widely known that a decree once delivered to that country (Đại Việt) al-ways represented our sovereignty, implying some favor or misfor-tune brought about for them. If they showed anxiety in receiving it, it meant they would obey it easily. Other-wise, our task was sim-ply to return and report everything to the court for their own solution. Now, it may be some-what difficult for you to have to cover thou-sands of miles to per-suade them to reform their country only with the help of an ordinary letter. Remember that you are not assigned to go and return with-out anything achieved. It is natural that when one is aware of one’s innocence after so

THE EMPERORNHÂN TÔNG’SMONASTIC LIFE

Hồ Thiên - Ảnh: TRẦN QUAN ÐỨC

Page 33: Hoa Ðàm số 16

33

much anxiety, one will be extremely satisfied. But satisfaction is nor-mally the very cause of pride and contempt. So, take advantage of their pride to persuade them to follow the new way [of reform].”

Obviously, the Chinese mission’s difficulty was in that behind the Yuan kings’ requests remained no compel-ling forces, which might be conducive to some contempt from the Đại Việt’s side. Nevertheless, Nhân Tông treated them in an unexpectedly po-lite manner, offering them a very formal reception, which was probably the most pleasant of his after he had been successful in smashing their plot of invasion as expressed in his poem at their departure:

By the deep pool is a farewell feast warmly held.

The wind of Spring cannot hinder their departure.

No one knows for how long the two ‘stars’[10] of fortune

Would be able to shine in the sky of Đại Việt.

Simultaneously with the Chinese mission’s departure, Trần Khắc Dụng and Phạm Thảo, by the Emperor’s or-der, went to the Yuan court with his letter of applying for the Chi-nese Buddhist Canon. The letter, which was signed by Nhân Tông himself, is extant in the An-nan Chih-lüeh[11] where it is further men-tioned that his appli-cation was approved of by the Yuan court. Thus, this may be the edition of the Bud-dhist Canon that Nhân Tông’s work Thạch Thất Mỵ Ngữ (Words in Sleep in the Stone Chamber) was later added to by Trần Anh Tông’s order as in the words of the Recorded Sayings as the Lamps of the Saints.

By the 6th month of the same year (1295), “the Emperor-Father returned to the Capi-tal from the Vũ Lâm Palace where he had been ordained Bud-dhist monk,” as is recorded in the Com-plete History of Đại Việt.[12] The fact that the Emperor was or-dained in Vũ Lâm, therefore, might take place in approximately the 7th month of Giáp Ngọ (1294), that is, more than a year after his transferring the throne to his son. In the Section “The Emperor-Father’s Return from Laos in the Summer, the 6th Month, of Ất

Mùi (1295)” of the Imperial Condensed History of Đại Việt, it is said that “after his return from Laos, the Emperor-Father was ordained Buddhist monk at the Vũ Lâm Palace; but soon he went back to the Capi-tal.”[13] Thus, accord-ing to the Office of Historiographers of the Nguyễn dynasty it was not until the summer of Ất Mùi that Nhân Tông’s ordination was held.

Concerning his ordi-nation, however, the Complete History of Đại Việt, in an account of the Emperor’s excur-sion in Vũ Lâm in the autumn[14] of Giáp Ngọ (1294) and his de-termination to become a monk there, men-tions his affectionate attitude toward Thái Sư[15] Trần Quang Khải’s son, Trần Đạo Tải:[16]

The Emperor-Father then was going on a cruise in a cave in Vũ Lâm. The mouth of the cave was nar-row, so he was seated in a small boat. The Queen-Mother Tuyên Từ, who was sitting at the rear, told Văn Túc Vương to move to the bow and had only one oarsman employed…When the Emperor-Father was about to leave [the Citadel] for ordination, he sum-moned Đạo Tải to the Dưỡng Đức House in the Thánh Từ Palace for a feast of seafood. There he wrote the poem:The deliciously red skinned “qui cước,”[17]And the sweet-smelling yellow “mã yên”[18] when toasted.The mountain-monk with precepts purely observedSat at the same table but ate not the same food.The similar fact was, too, written down in Hồ Nguyên Trừng’s Record of Nam Ông’s Dreams. According to the style of these two accounts, it is evident that the poem cited above is doubtlessly composed by Nhân Tông. On the other hand, the third line “The mountain-monk with precepts purely observed” points out explicitly that the poem might not be written by Trần Đạo Tải. For, from his great respect for the Emperor Nhân Tông and his deter-mination to give up traveling in a chariot upon learning that the Emperor always went on foot ever since his ordination, it is obvi-ous that Trần Đạo Tải hardly dared to men-tion the Emperor Nhân Tông in terms of moun-tain-monk. Thus, no one other than Nhân

Tông could call him-self mountain-monk, particularly when his peculiar interest in mountain and forest was frequently ex-pressed in many of his verses.

Though his ordination in Vũ Lâm has been so definitely recorded, the Recorded Say-ings as the Lamps of the Saints says that Nhân Tông could have been ordained “in the 10th month of Kỷ Hợi, i.e., Hưng Long the Seventh, when [the Emperor-Father] moved to Mount Yên Tử, diligently cultivat-ing the Twelve Ascetic Practices,[19] calling himself Great Ascetic Hương Vân, having the Chi Đề Temple built where so many students as ‘clouds’ gathered to study the Buddhist teaching expounded by him.” It seems most likely that from the 6th month of Ất Mùi (1295) to the 8th month of Kỷ Hợi (1299) the Emperor might settle in Vũ Lâm since nothing in relation to his activities, monastic and secular, in this period is mentioned in the extant histori-cal documents. This, too, may be the period when the Emperor is said in the Recorded Sayings as the Lamps of the Saints to have been training himself through the Twelve Ascetic Practices. In the poem “The Vân Yên Temple” by Lý Tải Đạo, who then was Dhyāna Master Huyền

Quang and living with the Emperor on Mount Yên Tử, described the daily living of the Great Ascetic Hương Vân as follows,

Wearing kṣāya,[20] sit-ting behind the paper-curtain,

Not concerned with stores full of pearls and cases full of jades;

Forgetting delicious food, giving up sweet wine,

Only a pot of egg-fruit and a jar of soy left.

This is truly an un-imaginably simple lifestyle of a hero, a talented emperor who just gained a glorious victory over the invad-ers. According to the Complete History of Đại Việt,[21] not until the 5th month of Kỷ Hợi did Nhân Tông return from Thiên Trường to Thăng Long where, seeing the Emperor Anh Tông to be drunk, he gave orders for all the Court to move to Thiên Trường. After getting sober again, the Emperor Anh Tông told Đoàn Nhữ Hài to write a memorial of apology, with which the former person-ally came and saw the Emperor-Father Nhân Tông in Thiên Trường to ask his pardon. Still in the words of the Complete History of Đại Việt, by his order a temple named Ngự Dược was built on Mount Yên Tử; and “in the 8th month, the

Emperor-Father left Thiên Trường Prefec-ture again for Mount Yên Tử where he went on with his ascetic practice.”[22] Thus, it was by the 8th but not the 10th month as re-corded in the Recorded Sayings as the Lamps of the Saints that Nhân Tông returned to his monastic life.

What then were Nhân Tông’s activities after his ordination? The Re-corded Sayings as the Lamps of the Saints says: “At the Phổ Minh Temple in Thiên Trường Prefecture the Emperor-Father had eminent monks invited and large halls built for preaching Bud-dhist teachings for many years. Thereaf-ter, having wandered everywhere, he arrived at Camp Bố Chính, staying at the Tri Kiến Temple.” In reality, according to the Com-plete History of Đại Việt,[23] it was in the period of Nhân Tông’s practice of asceticism on Mount Yên Tử that the Emperor Anh Tông together with Trần Quốc Tuấn once paid a visit to him. Later, in the 3rd month of Tân Sửu (1301) Nhân Tông went preaching as far as Champa and did not come back until the 11th month of the same year. Then, still in the words of the Complete History of Đại Việt, on the 15th of the 1st month of Quý Mão (1303), “while staying

Hồ Thiên - Ảnh: TRẦN QUAN ÐỨC

Page 34: Hoa Ðàm số 16

34

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI NGƯỜI VIỆT SHOP

www.nguoivietshop.com

Sống trên cái gạch nối giữa Việt và Úc, tôi không phải là kẻ rời bỏ quê hương: Tôi chỉ rời bỏ một

mảnh đất và mang cả quê hương theo với mình: Cái quê hương ấy, với tôi, như vậy, là một quê hương bị giải lãnh thổ hoá (deterritorialised): Nó không có tính địa lý. Nó chỉ còn là một ký ức, nhưng, nghịch lý thay, đó lại là một thứ ký ức có tính địa lý, có thể được gọi là địa dư ký ức (geography of memory). Khi được hình dung như một thứ địa dư, ký ức bỗng có kích thước thật và mênh mông hơn hẳn: Nó trở thành một thứ quê hương khác của tôi.[20] Hệ quả là: Không phải tôi sống với ký ức. Mà là sống trong ký ức. Ký ức không ở trong tôi. Ký ức bao trùm lấy tôi. Ký ức rộng hơn bản thân tôi. Ký ức, với người khác, có tính trừu tượng, với tôi, có tính vật thể; với người khác, là quá khứ, với tôi, vẫn là hiện tại: Tôi sống trong tình trạng xuyên thời gian (transtemporarity) và xuyên lịch sử (transhistory) liên tục. Với Việt Nam, trong địa dư ký ức và trong tình trạng xuyên thời gian và xuyên lịch sử như thế, tôi vẫn giữ được cái hồn. Nhưng lại không có đất...

Ðây là cuốn sách đầy đủ nhất về phương pháp dạy tiếng Việt cho người ngoại quốc cũng như cho

trẻ em Việt Nam ở hải ngoại. Nội dung bao gồm các vấn đề chính:Các lý thuyết, phương pháp và nguyên tắc giảng dạy ngôn ngữ.

Cách thức dạy tiếng Việt, từ việc dạy nói đến việc dạy đọc, dạy viết và dạy từ vựng.

Cách thức dạy học một cách sinh động để học sinh thấy hứng thú khi học tiếng Việt.

Ở bất cứ lãnh vực nào, tác giả cũng đi từ lý thuyết đến thực hành. Về lý thuyết, bao gồm những quan điểm mới nhất; về thực hành, bao gồm những bài làm và bài tập rất cụ thể cho từng nội dung giảng dạy.

Cuốn sách hữu ích không những cho các thầy cô giáo dạy tiếng Việt mà còn cho cả phụ huynh - những người tự dạy tiếng Việt cho con cái ở nhà – cũng như cho những người yêu thích tiếng Việt nói chung.

Hãy tìm đến với Lê Văn Tài, nhà thơ kiêm hoạ sĩ Úc gốc Việt. Cũng như tất cả những tác

phẩm nghệ thuật sáng giá, tranh và thơ của ông sẽ làm thay đổi cách nhìn và cách đọc của bạn. Lê Văn Tài là một con người vùng vẫy giữa hai bờ, đứng chênh vênh giữa hình tượng và văn bản, giữa bầu trời và mặt đất, để mang màu đen và màu trắng vào nhau. Ông viết và vẽ những hình ảnh đẹp rợn người.

Trong thơ của ông, ông phát ngôn như một sinh vật lạ lùng hiện ra trùng điệp trên những tấm bố vẽ của ông, đó là “con chim di cư”. Ông gieo những hạt mầm từ Việt Nam lên lãnh thổ của chúng ta. Ngôn ngữ của ông tạo nên một sự giao thoa giữa hai quê hương khi ông mở một lộ trình giữa tiếng Anh và tiếng Việt.

Đây là lối hành văn chín muồi và đầy trực cảm của một nghệ sĩ đã bám chặt vào nghiệp viết. Ngôn từ và hình ảnh, ngôn từ và động thái, không lúc nào ngừng di chuyển. Những bài thơ cụ thể vượt ra khỏi thể loại của chúng bởi vì những hình thái mà chúng tạo ra không chỉ đứng yên một chỗ mà lại khiến cho ngôn ngữ chuyển động, xoay mòng.

- Chài, trời nóng mà mần vô sinh chi? cho 2 cái “bật nắp là thấy” đi…

Hoặc ngôn ngữ trên một lá thư của 2 học trò teen đang chuyền tay nhau trong giờ học.

“H. à, nhớ su súp ghia mà nghè mơi có ktra, hem đi đc, star life mình “khổ hơn cún” á. Ừ, bi h cóa ai bỉu mình not learn hén, chắc mình sướng die granma lun hén mày. Eh, hn mày nhận đc tn của B. k? Hwa nó vừa bị broke ktra đó. Thấy tía rồi, thôi stop 8, tao xách đik dzìa nhà học thoai, chớ hông là bài nì “dzục cho cún ăn” đóa, tao chưa có chữ nào trong não hết, b h cóa nhét iốt

dzô não cũng cóc dzô”.

Nhắc đến những tiếng lóng lạ lùng như trên là nhắc đến một thế giới ngôn ngữ đầy bí ẩn cần phải có giải mã nên tôi định chỉ thu hẹp bài viết này trong phạm vi những tiếng Việt thời thượng có xuất xứ hay liên quan tới những ngôn ngữ khác như Pháp hay Anh chẳng hạn.

Như chúng ta đã thấy, Anh ngữ ngày nay được xem như một sinh ngữ quốc tế được nhiều người sử dụng và giảng dạy như một ngôn ngữ thứ hai trong nhiều quốc gia trên thế giới. Việc sử dụng Anh ngữ như một ngôn ngữ chung cho toàn cầu ngày

càng tăng trưởng và đã trở thành một tiện ích. Nó mang lại sự cảm thông trong sinh hoạt toàn cầu không những trong các lãnh vực thông tin, truyền thông, liên mạng mà cả ở những lãnh vực giáo dục, kinh tế, thương mại, nghiên cứu, âm nhạc, du lịch, cũng như các hoạt động tôn giáo, chính trị hay văn hóa khác.

Trong nền kinh tế thị trường, Việt Nam là một nước mới phát triển. Các nước tiên tiến mang tài chánh và nhân lực vào Việt Nam để đầu tư nên nhu cầu học và hiểu tiếng Anh như một nhịp cầu thông cảm cần thiết hơn bao giờ. Thêm nữa, vì phải mở cửa ngành du lịch, Việt Nam cần phải nói và viết Anh ngữ thông thạo, ngõ hầu phục vụ tinh thần giao tiếp cho thật hữu hiệu. Để chạy cho kịp bánh xe tiến hoá toàn cầu, Việt Nam đã du nhập tiếng Anh vào nước như một nhu cầu thiết yếu. Sự ưa chuộng và sử dụng

tiếng Anh cho nhuần nhuyễn của người Việt như một hấp lực mạnh mẽ đưa đến một việc lạm dụng không thể tránh. Hậu quả là nhiều thứ tiếng Anh-Việt thời thượng lai tạp ra đời.Người Việt trong thói quen ứng xử rất thích dùng phương pháp tiện và lợi. Tiếng Việt là tiếng đơn âm tiết không như tiếng Anh là tiếng đa âm tiết, nên muốn tạo từ mới phương pháp ghép chữ là một phương pháp khả thi. Do đó chúng ta hay ghép tắt các từ vào với nhau, như “điều nghiên” là từ ghép của “điều tra và nghiên cứu”. Để tân tiến hơn, tiếng Anh được mang vào ngôn ngữ hàng ngày và bỗng nhiên những từ lắp ghép Anh Việt trở thành thông dụng. Nhất là giới trẻ, việc học và dùng tiếng Anh đã biến thành phong trào. Khắp nước đi tới đâu ta cũng thấy thứ tiếng Việt pha tạp mà Việt kiều hay dùng, gọi là tiếng ba rọi. Trong công sở, ngoài xã hội, trên truyền hình, các

trang mạng, face book hay blog, đâu đâu cũng có.

Những từ như: show hàng, áo chip hai màu xì-tin, quần xì cực cute, quần sock ngắn, chip ukie, điện thoại Bikini, hot teen múa cột, hot boy nói gì, tiệm bánh snack, slogan thể hiện, đang hot, top tuần v.v… đầy rẫy trên báo chí và các trang mạng.

Sự phát triển tiếng Anh quá nhanh mang đến việc nhiều người sử dụng ngoại ngữ một cách cẩu thả mà không nghiên cứu cũng như học hỏi đến nơi đến chốn. Nhưng thái độ dễ dãi và xuề xoà đi tới chấp nhận của người Việt trước những sai lầm đôi khi biến những thứ tiếng Việt thời thượng kỳ dị ấy dùng lâu thành tiếng Việt thực thụ.

Tỷ như chữ Mô-đen mà chúng ta dùng đã lâu nhưng dùng sai ngữ pháp nguyên thủy mà không biết.

TIẾNG VIỆT THỜI THƯỢNG

tiếp theo trang 1

Page 35: Hoa Ðàm số 16

35

Chữ Mô-đen nguyên thủy từ chữ Modèle phát âm trại đi theo tiếng Pháp là Mô-đen. Modèle có nghĩa là: mẫu mã, mẫu mực, gương mẫu hay mô hình, vật mẫu. Trong tiếng Anh, người ta dùng chữ Model cho nghĩa này. Nhưng khi nói tới nghĩa mới và thời trang thì người Pháp dùng chữ Mode, tiếng Anh là Fashion, trong khi tiếng Việt ta lại dùng chữ Mô-đen cho hai nghĩa này. Những chữ Modèle, Mod-erne và chữ Mode có âm giọng giông giống nhau. Người Việt chúng ta chắc khó phân biệt, dùng lâu thành nếp nên phân biệt chi cho mệt, tiện thì dùng luôn, thế là mô-đen được sử dụng với nghĩa thời thượng hay hiện đại trong khi tiếng Pháp phải dùng chữ Moderne hay Modern trong tiếng Anh.

Rốt cuộc, Mô-đen bị Việt hoá với đủ các nghĩa như mẫu mã, mẫu mực, gương mẫu, mô hình, vật mẫu, mới, thời trang, thời thượng hay hiện đại. Ngạc nhiên hơn, một từ mới sau này phát sinh từ chữ Mô-đen và có một nghĩa khác biệt chẳng dính dấp gì tới cái nghĩa xưa cũ từ lúc nó sơ sinh là từ “Kết Mô-đen” lạ hoắc.

Đây là những ví dụ điển hình trong sự lạm dụng từ Mô-đen:Nó có nghĩa rất mới, rất tân tiến, đúng thời trang, thời thượng như: “Cực kỳ mô-đen”. Hoặc ngược lại “Lạc quẻ với mô-đen bùng nhùng”. Từ này còn ám chỉ một mẫu hàng “Mô-đen 3100”. Nó còn là tiếng gọi một người mẫu, “Thin nít sờ Mô đen(teenist model)”. Hay là “mô đen sống mình ên”, không gì “vắt vai” đang là môđen của nhiều người trẻ thành đạt, Môđen bây giờ là đi “tàu nhanh”, mô đen Hàn Quốc, mô đen wằn wại. Ghế ngồi chờ xe buýt quá “mô-đen”, Các bạn ơi con gái thời nay mô đen lắm đó, thời trang ý ẹ: Mô-đen dây và rây, Tóc “mô đen” – Nhìn và thấy Mô đen bây giờ là tóc càng dựng càng đẹp.

Và nó còn được dùng cả trong lãnh vực tình cảm như “Tin tức, Trần Kiều Ân kết mô-đen Lam Chính Long”.

Người Việt đã tỏ ra ứng xử ngôn ngữ rất nhanh nhạy trước giai đoạn đổi mới khi đối đầu với lượng ngoại ngữ quá lớn từ bên

ngoài ồ ạt đổ vào. Chưa bao giờ tiếng Việt phát triển cực độ như bây giờ. Kho tàng từ vựng của ngôn ngữ Việt Nam ngày một dồi dào thêm và du nhập về những “tiếng lạ” do nhu cầu giao tiếp cùng người ngoại quốc. Hàng ngày chúng ta thấy nhan nhản việc dịch sai, nói sai, dùng sai ngữ pháp khiến sự việc trở thành một trò cười được lưu hành khắp nơi trên mạng thông tin. Chính thói quen thích sử dụng tùy tiện, lại thích tỏ ra chúng ta có óc sáng tạo nên nhiều từ vựng được sinh ra nghe rất ngô nghê và không đúng ngữ pháp nguyên thủy của những từ được vay mượn.Có lần tôi đọc được thực đơn những thức giải khát của một nhà hàng ở Hà Nội. Họ bán một thứ nước uống gọi là Milk Sex. Tôi ngạc nhiên, ngồi ngẫm nghĩ mãi mới đoán ra là có lẽ họ bán thứ nước uống giống sinh tố bên Mỹ gọi là Milk Shake làm bằng sữa. Vì khi người Mỹ phát âm Shake, họ nghe không rõ nên tưởng lầm là Sex, rồi tỏ ra sáng tạo hơn sao không gọi là Milk Sex. Thế là thứ nước uống rất Việt Nam gọi là Milk Sex ra đời!!!

Học tiếng nước người không những chúng ta học từ vựng, ngữ pháp, cách đặt câu, cách viết bài mà chúng ta còn học cả văn hoá của ngôn ngữ đó nữa.

Trong việc chuyển ngữ, dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt đã khó, dịch từ tiếng Việt sang Anh còn khó hơn. Nó đòi hỏi người thông dịch phải thật giỏi cả hai ngôn ngữ mà còn cần có kinh nghiệm sống dồi dào trên đất nước của hai ngôn ngữ được sử dụng để hiểu cách dùng cho nhuần nhuyễn.

Do đó vì kém ngoại ngữ mà trong một thực đơn của nhà hàng ở Vịnh Hạ Long món Mực nướng được dịch ra tiếng Anh là ink baked thay vì baked squid mới đúng. Tuy con squid có ink (mực) nhưng con squid (con mực) không được gọi là con ink. Và chữ động từ nướng bake phải có thêm (e)d để thay đổi thành tiếng tính từ và đứng trước danh từ squid để thành baked squid.

Một nơi khác không ngần ngại dịch phăng món Ốc thành Screw!!! tức là

cái đinh ốc thay vì dùng chữ Snail. Và nước đá là Water stone, hi light viết thành Hair light, Fast food viết thành fat food hay fast foot, welcome viết thành wellcome, cua dịch sai thành crap thay vì crab. Sai một ly đi một dặm chữ crap trong tiếng lóng có nghĩa là “cứt”.

Việc dịch sai một vài thực đơn trong nhà hàng có thể đem lại vài trận cười tiếu lâm cho người đọc. Nhưng nó biến thành hỏng trầm trọng khi một nhóm chuyển ngữ gồm các bác sĩ, sinh viên, nghệ sĩ có tên là BSP Entertainment (TPHCM) tung ra một CD gồm 10 bài hát với tên gọi Tình ca 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội nhân đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Tặng phẩm này dành cho chương trình Những tấm lòng với Thăng Long – Hà Nội là công trình dịch thuật những bài hát viết về Hà Nội nổi tiếng được dịch ra tiếng Anh.

Dịch ca từ không phải là việc dễ, dịch từ tiếng Việt sang Anh còn khó hơn. Nó đòi hỏi một kiến thức Việt và ngoại ngữ lưu loát mà còn phải biết rành âm nhạc cũng như am hiểu đặc tính thơ ca trong ca từ. Không biết vì kém tiếng Anh, thời gian thực hiện lại gấp gáp hay sao mà nhóm BSP đã tung ra một sản phẩm dịch thuật thiếu chuyên nghiệp, kém chất lượng, tồi tệ đến nỗi một bài viết trên báo Lao Động phải kêu lên “ca từ trong CD này đã bị chuyển ngữ một cách vô cùng cẩu thả, thô thiển” (xin xem các link về những bài báo này dưới mục Tài liệu tham khảo).Bài báo còn dẫn ra những câu dịch sai: “Hanoi’s this season… absent the rains. The first cold of winter make your towel’s gently in the wind. Flower stop falling, you inside me after class on Co Ngu street in our step slowly return…” – đây chính là phần chuyển ngữ của ca khúc “Hà Nội mùa vắng những cơn mưa” (Hà Nội mùa này vắng những cơn mưa/ Cái rét đầu đông khăn em bay hiu hiu gió lạnh/ Hoa sữa thôi rơi, em bên tôi một chiều tan lớp/ Đường Cổ Ngư xưa chầm chậm bước ta về).” Xin trích ý kiến của một số bạn đọc trên mạng sau khi đọc bài báo. Bạn đọc lang doan viết: “Sau khi đọc được lời dịch qua

tiếng Anh (Mỹ), tôi phải bật cười vì cách dịch cứ như người mới học sinh ngữ được 2-3 lớp sơ đẳng, hoặc chưa hề tập viết văn chương bằng tiếng Anh. Từ cú pháp, ẩn dụ thật tối nghĩa cho tới văn phạm đều sai. Cho nên, nếu dịch cẩu thả là không thể chấp nhận, vì như vậy là coi thường thính giả trong và ngoài nước, đồng thời thiếu tôn trọng văn hoá Việt. Không những thế, người ta sẽ đánh giá trình độ văn hoá của cả nước khi những tác phẩm này được quảng bá đại diện cho văn hoá VN. Lấy thí dụ nhỏ, cái “khăn” để đội đầu hay cuốn quanh cổ mà dịch thành “Towel” (khăn tắm, khăn rửa mặt, khăn lau xe) thì hết ý kiến!”. Trớ trêu hơn, bạn Nhựt Hồng phát hiện: “You inside me after class” theo nghĩa Mỹ có nghĩa là… “anh và em quan hệ tình dục sau lớp học” chứ chẳng phải “em bên tôi một chiều tan lớp”. Không chỉ dừng ở việc “tàn sát” các ca từ trong ca khúc “Hà Nội mùa vắng những cơn mưa”, kiểu dịch “từ đối từ” sai về cú pháp, ngữ pháp tiếp tục được lặp đi lặp lại trong các ca khúc nổi tiếng về Hà Nội khác như: “Có phải em mùa thu Hà Nội?” (Are you the au-tumn in Hanoi?): “August autumn, did leaf fall come yellow. Since you’ve been gone, I miss you silent” – (phải hiểu là: Tháng tám mùa thu, lá rơi vàng chưa nhỉ. Từ độ người đi, thương nhớ âm thầm) hay “One day return, I visit sad Thanglong” (cần hiểu là: Một ngày về xuôi, chân ghé Thăng Long buồn). Còn trong bài “Hà Nội niềm tin và hy vọng” có đoạn “Đường lộng gió thênh thang năm cửa ô, nghe tiếng cười không quên niềm thương đau” được chuyển ngữ thành “The windy road immense the doorway, hear the laugh but don’t forget the pain”.

Bây giờ nếu đem phân tích những lỗi lầm dịch thuật đã phạm trong những ca khúc này, chúng ta cần phải học bao nhiêu bài học, viết bao nhiêu bài phân tích về Anh ngữ cho đủ. Nên tôi xin miễn bàn thêm. Chỉ có điều đáng tiếc và đáng buồn không phải ở chỗ khả năng người dịch kém, ca sĩ phát âm không đúng mà ở chỗ sản phẩm kém vẫn được quảng cáo và

truyền thông đến người tiêu dùng. Bài quảng cáo “Chắp cánh cho ca khúc Việt bay xa” được đăng trên trang web chính thống của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trang web của Ủy ban Người Việt Nam ở nước ngoài TPHCM, và những trang thông tin kết nối với bạn bè quốc tế, người Việt xa xứ. Điều này cho thấy cơ quan chức năng cũng tệ không thua gì sản phẩm!!!Việc toàn cầu hoá ngôn ngữ trong việc dùng tiếng Anh đã mang lại nhiều tiện ích cho Việt Nam. Nó giải quyết được nhiều lúng túng trong việc thiếu từ vựng trong nhu cầu tạo từ mới trong các lãnh vực, kỹ thuật, tin học, kinh tế, y khoa, chính trị, khoa học cũng như văn hoá. Do đó sự ưa thích được gọi là sính dùng tiếng Anh đã lan nhanh như cơn sóng lớn có ảnh hưởng chiều ngang đến ngôn ngữ mẹ đẻ của người Việt và dần dà ăn sâu đến văn hoá theo chiều dọc của bản chất dân tộc Việt. Tuy nhiên cái gì cũng có hai mặt tích cực và tiêu cực. Việc sử dụng sai phạm, kém hiểu biết, thiếu chuyên nghiệp, cẩu thả sẽ biến thành trò cười cho người ngoài và những người thông hiểu tiếng Anh. Mà trên đà toàn cầu hoá, trên thế giới đã có khoảng trên dưới 500 triệu người đang sử dụng tiếng Anh như là một quốc ngữ, và khoảng phân nửa dân số thế giới dùng Anh ngữ như là một ngôn ngữ thứ hai.

Còn một nguy cơ nữa chúng ta cần lưu ý là đừng để mất bản sắc dân tộc khi đắm chìm trong việc chạy theo lực cuốn hút của tiếng Anh. Đã đến lúc chúng ta phải nhìn lại và dừng lại sự say mê lạm dụng tiếng Anh trong đời sống hàng ngày. Đừng để một ngày nào đó nhìn lại một trang viết hay trong một câu nói của một học sinh chỉ còn lõm bõm hai ba chữ quốc ngữ, phần còn lại chỉ toàn là tiếng Anh. Lúc đó chúng ta sẽ đánh mất luôn cái hồn nước cuối cùng của dân tộc.

TRỊNH THANH THỦY

Tài liệu tham khảo- “Thảm hoạ ca từ nhạc Việt”- “Chắp cánh cho ca khúc Việt bay xa”- “Ha Noi’s this season absent the rain- video clip”- “Đặc sản tiếng Việt”

in Thiên Trường Pre-fecture, the Emperor-Father had a dharma-assembly held at the Phổ Minh Temple, preaching Buddhist teachings, transmit-ting precepts, donat-ing gold, silver, money and silk to the poor in the country.”[24]All these accounts in-dicate that after his re-turn to Mount Yên Tử, Nhân Tông could have settled there for some time. By the 3rd month of Tân Sửu (1301), he went to the south and stayed at the Tri Kiến

Temple in Camp Bố Chính. According to the Latest Record of Ô District, Tri Kiến is the administrative office of Camp Bố Chính: “Tri Kiến is the site of the old district.”[25] Therefore, the Tri Kiến Temple is probably the temple of the Tri Kiến District of Camp Bố Chính. It may be said that this is the first temple to have been known so far in the areas named Địa Lý, Ma Linh and Bố Chính, which were annexed to Đại Việt by the Em-

peror Lý Thánh Tông in 1069. Today they pertain to Quảng Bình Province and the two districts Vĩnh Linh and Gio Linh of Quảng Trị Province, where many other temples unknown today must have been built.

by LÊ MẠNH THÁT

THE EMPERORNHÂN TÔNG’SMONASTIC LIFE

Page 36: Hoa Ðàm số 16

36

Lúc bấy giờ vô số Bồ tát, nhiều gấp tám lần cát sông Hằng, từ các thế giới khác đến tham dự Đại hội. Họ chấp tay cung kính đứng trước mặt Thế

Tôn Thích ca, bạch rằng:

“Cúi mong Thế Tôn chấp thuận cho, sau khi Thế Tôn nhập Niết-bàn, ở trong thế giới Sahà này, chúng con sẽ khai thị, diễn thuyết, quảng bá, cúng dường pháp môn này. Chúng con sẽ thực hành pháp môn này tại nơi này. Lành thay, nếu Thế Tôn hứa khả cho chúng con pháp môn này.” Khi ấy đức Thế Tôn nói với các vị Bồ tát ấy rằng:

“Thôi, đủ rồi, này các Thiện gia nam tử. Các Ông đâu cần phải nhọc lòng như vậy? Ở ngay trong thế giới Sahà của Ta này, đã có số Bồ tát nhiều gấp sáu lần cát sông Hằng. Mỗi Bồ tát ấy có các tùy tùng với số lượng nhiều gấp sáu lần cát sông Hằng. Sau khi Ta diệt độ, các Bồ tát này sẽ thọ trì, đọc tụng, diễn thuyết pháp môn này.”

Khi đức Thế Tôn vừa nói lên lời này, tức thì, thế giới Sahà này, từ khắp mọi phía, bị chấn động và bùng vỡ. Từ trong lòng những vết nứt do sự chấn động ấy vọt lên vô số trăm nghìn ức triệu Bồ tát, với thân hình chói sáng như vàng ròng, đầy đủ ba mươi hai dấu hiệu của bậc Đại trượng phu. Họ từ lâu sống trong khoảng không gian trong lòng đất; y chỉ thế giới Sahà này, và khi nghe âm thanh ấy của Thế Tôn, họ từ lòng đất vọt lên. Mỗi Bồ tát trong số họ là bậc Thượng thủ của những chúng hội các Bồ tát nhiều gấp sáu lên số cát sông Hằng. Có hằng trăm ức triệu Bồ tát, nhiều gấp sáu lần số cát sông Hằng, là bậc Thầy của các nhóm, các chúng hội Bồ tát như vậy; họ từ những chỗ nứt của quả đất mà trào vọt lên. (TUỆ SỸ, KINH PHÁP HOA, PHẨM TÙNG ĐỊA DŨNG XUẤT)

TÙNG ĐỊA DŨNG XUẤT