luan van thac si kinh te (32).pdf

142
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH TRẦN THỊ THANH HÀ THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH VẬT TƢ NÔNG NGHIỆP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƢ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Mã số: 60 - 31 - 10 LUN VĂN THC SĨ KINH TNgười hướng dẫn khoa học: PGS. TS. ĐỖ THỊ BẮC THÁI NGUYÊN - 2008

Upload: nguyen-cong-huy

Post on 22-Jun-2015

301 views

Category:

Documents


8 download

TRANSCRIPT

Page 1: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRẦN THỊ THANH HÀ

THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP

NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH VẬT TƢ

NÔNG NGHIỆP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƢ

NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Mã số: 60 - 31 - 10

LLUUẬẬNN VVĂĂNN TTHHẠẠCC SSĨĨ KKIINNHH TTẾẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. ĐỖ THỊ BẮC

THÁI NGUYÊN - 2008

Page 2: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tác giả. Các

số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố

trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu trích dẫn trong quá trình nghiên

cứu đều đƣợc ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Trần Thị Thanh Hà

Page 3: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn tôi đã nhận đƣợc sự giúp

đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong nhà trƣờng cũng nhƣ các cán bộ của

Công ty Cổ phần Vật tƣ Nông nghiệp Thái Nguyên.

Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Đỗ Thị Bắc, giảng viên trƣờng Đại

học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn

tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trƣờng, phòng Đào tạo, Ban

Chủ nhiệm khoa Sau đại học của trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh

Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, viết

luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình và những ý kiến đóng

góp quý báu của các thầy cô giáo, các cán bộ Nhà trƣờng tạo điều kiện giúp

đỡ tôi, tôi xin chân thành cám ơn tất cả bạn bè, ngƣời thân giúp đỡ tôi thực

hiện nhiệm vụ này.

Xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2008

Tác giả luận văn

Trần Thị Thanh Hà

Page 4: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

iii

MỤC LỤC Trang phụ bìa

Lời cam đoan ............................................................................................................ i

Lời cảm ơn .............................................................................................................. ii

Mục lục ................................................................................................................. iii

Danh mục các chữ viết tắt ...................................................................................... vi

Danh mục các bảng ............................................................................................... vii

Danh mục các sơ đồ, biểu đồ .............................................................................. viii

PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... i

1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài .......................................................................... 3

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ...................................................... 3

3.1. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài .................................................................. 3

3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 3

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn ....................................................... 4

5. Bố cục của luận văn ............................................................................................ 4

Chƣơng I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH

DOANH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY

VẬT TƢ NÔNG NGHIỆP ........................................................................................ 5

1.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH ...................... 5

1.1.1. Các khái niệm cơ bản về hiệu quả ............................................................ 5

1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh doanh ............................................................ 8

1.2. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ

ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TÁC KINH DOANH VẬT TƢ NÔNG NGHIỆP ........ 9

1.2.1. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh ....................................... 9

1.2.2. Những đặc điểm của công tác kinh doanh vật tƣ nông nghiệp ............... 12

1.3. NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ

KINH DOANH .........................................................................................................................................13

1.3.1. Ảnh hƣởng của môi trƣờng vĩ mô tới hiệu quả kinh doanh .................... 13

Page 5: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

iv

1.3.2. Tác động của môi trƣờng vi mô tới hoạt động kinh doanh ..................... 16

1.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 20

1.4.1. Chọn điểm nghiên cứu ............................................................................ 20

1.4.2. Thu thập số liệu ....................................................................................... 21

1.4.3. Các chỉ tiêu phân tích .............................................................................. 22

1.5. KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH VẬT TƢ

NÔNG NGHIỆP CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM ...... 29

1.5.1. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh doanh vật tƣ nông nghiệp của

một số nƣớc trên thế giới ....................................................................... 29

1.5.2. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh doanh vật tƣ nông nghiệp của

một số Công ty tại Việt Nam ................................................................. 30

Chƣơng II. THỰC TRẠNG KINH DOANH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ

KINH DOANH VẬT TƢ NÔNG NGHIỆP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT

TƢ NÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN ........................................................... 35

2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƢ NÔNG

NGHIỆP THÁI NGUYÊN ............................................................................. 35

2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Vật tƣ Nông nghiệp Thái Nguyên ....... 35

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Vật tƣ

Nông nghiệp Thái Nguyên .................................................................... 35

2.1.3. Nguyên tắc tổ chức, quản lý và điều hành của Công ty Cổ phần Vật

tƣ Nông nghiệp Thái Nguyên ................................................................ 37

2.1.4. Mục tiêu hoạt động, chức năng nhiệm vụ của Công ty cổ phần vật

tƣ nông nghiệp Thái Nguyên ................................................................. 37

2.1.5. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Vật tƣ Nông nghiệp

Thái Nguyên .......................................................................................... 38

2.2. THỊ TRƢỜNG VẬT TƢ NÔNGNGHIỆP CỦA CÔNG TY CỔ

PHẦN VẬT TƢ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN ................................ 41

2.3. THỰC TRẠNG KINH DOANH VẬT TƢ NÔNG NGIỆP VÀ NÂNG

CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH VẬT TƢ NÔNG NGHIỆP CỦA

CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƢ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN........... 47

Page 6: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

v

2.3.1. Thực trạng kinh doanh và hiệu quả kinh doanh vật tƣ nông nghiệp

của Công ty Cổ phần Vật tƣ Nông nghiệp Thái Nguyên ......................... 47

2.3.2. Hiệu quả xã hội ....................................................................................... 56

2.3.3. Hiệu quả về môi trƣờng .......................................................................... 60

2.3.4. Đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Vật

tƣ Nông nghiệp Thái Nguyên .................................................................. 61

2.4. TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƢỜNG KINH DOANH TỚI HIỆU QUẢ

KINH DOANH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG

TY CỔ PHẦN VẬT TƢ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN .............................. 64

2.4.1. Tác động của môi trƣờng vi mô tới hoạt động kinh doanh và nâng

cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Vật tƣ Nông nghiệp

Thái Nguyên ............................................................................................... 64

2.3.2. Tác động của môi trƣờng vĩ mô tới hoạt động kinh doanh và nâng

cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Vật tƣ Nông nghiệp

Thái Nguyên ............................................................................................... 75

Chƣơng III. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH VẬT TƢ NÔNG NGHIỆP

CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƢ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN ..............92

3.1. QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH

VẬT TƢ NÔNG NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƢ NÔNG

NGHIỆP THÁI NGUYÊN ........................................................................... 92

3.2. NHỮNG CĂN CỨ VÀ ĐỊNH HƢỚNG CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU

QUẢ KINH DOANH VẬT TƢ NÔNG NGHIỆP CÔNG TY CỔ

PHẦN VẬT TƢ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN .................................. 93

3.2.1. Những căn cứ chủ yếu nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty

Cổ phần Vật tƣ Nông nghiệp Thái Nguyên ............................................ 93

3.2.2. Những định hƣớng, mục tiêu chủ yếu nâng cao hiệu quả kinh doanh

của Công ty Cổ phần Vật tƣ Nông nghiệp Thái Nguyên ........................ 94

Page 7: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vi

3.3. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH

DOANH VẬT TƢ NÔNG NGHIỆP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƢ

NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN........................................................................... 94

3.3.1. Giải pháp phát triển và tìm kiếm thị trƣờng tiêu thụ vật tƣ nông

nghiệp của Công ty .................................................................................. 94

3.3.2. Kinh doanh sản phẩm phải đảm bảo chất lƣợng, sản phẩm mới, đa

dạng hoá sản phẩm ................................................................................... 98

3.3.3. Chiến lƣợc giá cả hợp lý, phù hợp với ngƣời tiêu dùng ......................... 99

3.3.4. Lựa chọn kênh phân phối và các trung gian phân phối hợp lý, hiệu quả ....... 101

3.3.5. Tăng cƣờng các hoạt động xúc tiến hỗn hợp nhằm thúc đẩy tiêu thụ

vật tƣ nông nghiệp của Công ty ............................................................. 104

3.3.6. Tăng cƣờng huy động vốn, sử dụng vốn hợp lý để nâng cao hiệu quả

kinh doanh của Công ty Cổ phần Vật tƣ Nông nghiệp Thái Nguyên ......... 106

3.3.7. Nâng cao nhanh trình độ, năng lực cho ngƣời lao động, trình độ tổ

chức quản lý cho đội ngũ cán bộ trong hoạt động kinh doanh của

Công ty ................................................................................................... 109

3.3.8. Vận dụng tốt các chính sách của Đảng và Nhà nƣớc trong nâng cao

hiệu quả kinh doanh vật tƣ nông nghiệp của Công ty ........................... 113

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 115

I. KẾT LUẬN ...................................................................................................... 115

II. KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 117

1. Về phía Công ty .......................................................................................... 117

2. Về phía Nhà nƣớc ....................................................................................... 118

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 120

Phụ lục .................................................................................................................... 123

Page 8: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

BVTV: Bảo vệ thực vật

CNVC: Công nhân viên chức

CĐ: Cố định

CP: Cổ phần

ĐVT: Đơn vị tính

GO: Giá trị sản xuất

HQ: Hiệu quả

IC: Chi phí trung gian

MI: Thu nhập hỗn hợp

LN: Lợi nhuận

NN: Nông nghiệp

TN: Thái Nguyên

SP: Sản phẩm

SX: Sản xuất

PB: Phân bón

TSCĐ: Tài sản cố định

VLĐ: Vốn lƣu động

VLĐ: Vốn cố định

KT-XH: Kinh tế - xã hội

Page 9: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Dân số nông thôn trung bình tỉnh Thái Nguyên năm 2005-2007 phân

theo huyện, thành phố, thị xã ..................................................................... 44

Bảng 2.2. Tổng hợp các ý kiến của ngƣời dân ở các điểm nghiên cứu .................... 45

Bảng 2.3. Các loại vật tƣ nông nghiệp của Công ty Cổ phần Vật tƣ Nông

nghiệp Thái Nguyên năm 2005-2007 ........................................................ 47

Bảng 2.4. Tình hình về giá bình quân các loại vật tƣ của Công ty Cổ phần Vật

tƣ Nông nghiệp Thái Nguyên năm 2005-2008 .......................................... 48

Bảng 2.5. Các kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần Vật tƣ

Nông nghiệp Thái Nguyên năm 2005-2007 .............................................. 49

Bảng 2.6. Kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Vật

tƣ Nông nghiệp Thái Nguyên năm 2005-2007 .......................................... 54

Bảng 2.7. Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động của Công ty năm 2005-2007 ................. 56

Bảng 2.8. Tình hình đầu tƣ thâm canh cho 1 ha trồng vải của các nhóm hộ điều

tra năm 2006 .............................................................................................. 57

Bảng 2.9. Chi phí sản xuất trên một ha chè kinh doanh điều tra năm 2006 .................. 58

Bảng 2.10. Kết quả, hiệu quả kinh tế sản xuất cây chè tại tỉnh Thái Nguyên năm 2006 ..... 59

Bảng 2.11. Kết quả, hiệu quả kinh tế sản xuất cây vải tại tỉnh Thái

Nguyên năm 2006 ............................................................................60

Bảng 2.12. Tình hình lao động và sử dụng lao động của Công ty cổ phần vật tƣ

nông nghiệp Thái Nguyên trong những năm 2005-2007 ........................... 65

Bảng 2.13. Trình độ lao động của Công ty Công ty Cổ phần Vật tƣ Nông

Nghiệp Thái Nguyên năm 2005-2007 ....................................................... 66

Bảng 2.14. Tình hình trang bị và sử dụng vốn của Công ty Cổ phần Vật tƣ

Nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên năm 2005-2007 ....................................... 68

Bảng 2.15. Các nguồn cung ứng vật tƣ cho Công ty Cổ phần Vật tƣ Nông

nghiệp Thái Nguyên năm 2005-2007 ........................................................ 71

Bảng 2.16. Tình hình thanh toán trong công tác tạo nguồn hàng của Công ty Cổ

phần Vật tƣ Nông nghiệp Thái Nguyên năm 2005-2007 .......................... 73

Page 10: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ix

Bảng 2.17. Diện tích, dân số và mật độ dân số tỉnh Thái Nguyên năm 2007 .............. 77

Bảng 2.18. Giá trị sản xuất của tỉnh Thái Nguyên năm 2005-2007 .......................... 79

Bảng 2.19. Tổng sản phẩm của tỉnh Thái Nguyên năm 2005-2007 ......................... 80

Bảng 2.20. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên năm 2005-

2007 (theo giá so sánh năm 1994) ............................................................. 82

Bảng 2.21. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt tỉnh Thái Nguyên năm 2005-2007

(theo giá so sánh năm 1994) ...................................................................... 83

Biểu 2.22. Diện tích, sản lƣợng lúa mùa của tỉnh Thái Nguyên phân theo huyện

năm 2005-2007 .......................................................................................... 84

Biểu 2.23. Diện tích, sản lƣợng ngô của tỉnh Thái Nguyên phân theo huyện

năm 2005-2007 ................................................................................ 85

Bảng 2.24. Diện tích, sản lƣợng chè tỉnh Thái Nguyên phân theo huyện

năm 2005-2007 ................................................................................ 86

Bảng 2.25. Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai tỉnh Thái Nguyên năm 2007 ...... 87

Bảng 2.26. Diện tích gieo trồng các loại cây trồng của tỉnh Thái Nguyên năm

2005-2007 .................................................................................................. 88

Bảng 3.1. Dự báo sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến năm 2010 ................. 97

Bảng 3.2. Dự kiến lƣợng vật tƣ tiêu thụ của Công ty Cổ phần Vật tƣ Nông

nghiệp Thái Nguyên năm 2008-2010 ........................................................ 99

Bảng 3.3. Dự kiến kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần Vât

tƣ Nông nghiệp Thái Nguyên năm 2008-2010 ........................................ 104

Bảng 3.4. Dự kiến kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ

phần Vật tƣ Nông nghiệp Thái Nguyên năm 2008-2010 ........................ 114

Page 11: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam đã là thành viên của WTO, nền kinh tế nƣớc ta đang trong

thời kỳ hội nhập với khu vực và thế giới, đây là điều kiện thuận lợi của sự

phát triển, nhƣng cũng là thách thức rất lớn cho sản xuất kinh doanh trong

nƣớc trên tất cả các lĩnh vực từ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ… Trong

nền kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc các Công ty phải biết coi

trọng vấn đề chất lƣợng và hiệu quả. Các Công ty đƣợc quyền tự do kinh

doanh, tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh, theo quy định của pháp luật của

Nhà nƣớc và phải chịu sự quản lý của Nhà nƣớc. Để tồn tại, phát triển và

đứng vững trên thƣơng trƣờng đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng của mỗi Công

ty, phải tạo chỗ đứng với lợi thế riêng khẳng định đƣợc uy tín và thƣơng hiệu

của mình.

Ngành nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất quan trọng vì sản phẩm

của nó nuôi sống xã hội, cung cấp nguyên vật liệu cho nhiều ngành công

nghiệp và nông sản hàng hoá cho xuất khẩu. Điều đó nói lên vai trò to lớn của

sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Do đó phát triển sản xuất

nông sản hàng hoá và chất lƣợng sản phẩm nông nghiệp là cơ sở để phát triển

nhiều ngành kinh tế quốc dân và nâng cao đời sống của ngƣời dân.

Muốn sản xuất nông nghiệp không thể tách rời đƣợc một yếu tố quan

trọng đó là vật tƣ, kỹ thuật nông nghiệp nhƣ phân bón, giống, thuốc bảo vệ

thực vật và máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đó là những yếu tố vừa

có ý nghĩa chiến lƣợc đối với sự tăng trƣởng sản xuất vừa phản ánh trình độ

phát triển lực lƣợng sản xuất. Với ý nghĩa đó việc tăng thêm nguồn đầu tƣ có

vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất sản xuất nông nghiệp. Kinh

doanh cung ứng dịch vụ vật tƣ nông nghiệp là các yếu tố đầu vào hỗ trợ đắc

lực cho sản xuất nông nghiệp, nó thể hiện quá trình mua, bán vật tƣ gắn liền

với mối quan hệ thị trƣờng. Đối với ngành sản xuất nông nghiệp cả nƣớc nói

Page 12: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2

chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng, việc cung ứng vật tƣ đầy đủ kịp thời đảm

bảo chất lƣợng, đủ số lƣợng phù hợp với nhu cầu và thị hiếu từng vùng, với giá

cả hợp lý là mục đích hƣớng tới đối với ngành kinh doanh vật tƣ nông nghiệp.

Tỉnh Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc, có địa

hình đồi núi phức tạp, khí hậu thời tiết không thuận hoà, đó là hạn chế đối

với ngành sản xuất nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên. Việc cung ứng đầy đủ,

kịp thời phân bón đã phần nào thể hiện cố gắng của công ty vƣợt qua khó

khăn và cho kết quả đáng kể. Những năm gần đây, sản lƣợng lƣơng thực và

thực phẩm tăng khá, nông dân đã cơ bản giải quyết đủ lƣơng thực, có nhiều

nông dân đã biết lao động làm giàu bằng chính sức lao động của mình. Bộ

mặt nông thôn mới đã hình thành và phát triển. Trong kết quả đó có sự đóng

góp không nhỏ của Công ty Cổ phần Vật tƣ Nông nghiệp Thái Nguyên.

Công ty Cổ phần Vật tƣ Nông nghiệp Thái Nguyên là doanh nghiệp

Nhà nƣớc có địa bàn hoạt động rộng, có các trạm vật tƣ ở hầu hết các huyện

thuộc tỉnh Thái Nguyên và hoạt động ngày càng phát triển. Tuy nhiên kinh

doanh vật tƣ của Công ty còn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời tiêu

dùng, hiệu quả kinh tế chƣa thực sự cao và ổn định. Vậy thực trạng kinh

doanh vật tƣ của Công ty nhƣ thế nào? Vị tri, vai trò của nó? Việc kinh doanh

vật tƣ có bền vững và hiệu quả không? Đây là vấn đề bức thiết đặt ra cần phải

đƣợc nghiên cứu đánh giá một cách đúng đắn. Cần phải xem cái gì đã đạt

đƣợc và cái gì chƣa đạt đƣợc, cái gì mạnh cái gì yếu để từ đó có các giải pháp

hữu hiệu phát huy thế mạnh và hạn chế những mặt yếu nhằm nâng cao hiệu

quả kinh doanh của Công ty.

Xuất phát từ đó tôi đã chọn đề tài: “Thực trạng và những giải pháp

chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh vật tư nông nghiêp của Công

Ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Thái Nguyên” làm đề tài nghiên cứu luận

văn nhằm góp phần thiết thực triển khai chiến lƣợc phát triển nông nghiệp

nông thôn của Đảng và Nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Page 13: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài

- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh doanh

và nâng cao hiệu quả kinh doanh vật tƣ nông nghiệp của các doanh nghiệp

kinh doanh vật tƣ nông nghiệp.

- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh vật tƣ

nông nghiệp của Công ty Cổ phần Vật tƣ Nông nghiệp Thái Nguyên từ năm

2005 - 2007.

- Đề ra định hƣớng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh

của Công ty Cổ phần Vật tƣ Nông nghiệp Thái Nguyên trong thời gian tới.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là quá trình sản xuất kinh doanh của

Công ty Cổ phần Vật tƣ Nông nghiệp Thái Nguyên, sản xuất nông nghiệp của

các nông hộ, cộng đồng và các vùng nông thôn của tỉnh Thái Nguyên.

3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Phạm vi thời gian: Số liệu sử dụng lấy từ năm 2005 - 2007.

- Phạm vi không gian: Đề tài đƣợc nghiên cứu tại Công ty Cổ phần Vật

tƣ Nông nghiệp Thái Nguyên, địa bàn hoạt động kinh doanh của Công ty.

- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu tình hình sản xuất nông nghiệp trong

tỉnh Thái Nguyên, hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Vật tƣ Nông

nghiệp Thái Nguyên, vì vậy đề tài chỉ tập trung nghiên cứu:

Thực trạng tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Vật tƣ

Nông nghiệp Thái Nguyên trong năm 2005-2007, cùng với sự biến động của

môi trƣờng kinh doanh hiện nay để đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao

hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty (do thời gian có hạn, tôi chỉ tập

trung nghiên cứu một số mặt hàng chính về phân bón của Công ty).

Page 14: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

- Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, là tài

liệu giúp cho Công ty Cổ phần Vật tƣ Nông nghiệp Thái Nguyên xây dựng kế

hoạch phát triển sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Luận văn nghiên cứu khá toàn diện và hệ thống, có ý nghĩa thiết thực cho quá

trình kinh doanh của Công ty và đối với các công ty có điều kiện tƣơng tự.

5. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chƣơng

Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh doanh và nâng

cao hiệu quả kinh doanh của công ty vật tƣ nông nghiệp

Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh và nâng cao hiệu qủa kinh

doanh vật tƣ nông nghiệp của Công ty Cổ phần Vật tƣ Nông nghiệp Thái Nguyên

Chương III: Định hƣớng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao

hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Vật tƣ Nông nghiệp Thái Nguyên

Page 15: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

5

Chƣơng I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ

HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH

DOANH CỦA CÔNG TY VẬT TƢ NÔNG NGHIỆP

1.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH

1.1.1. Các khái niệm cơ bản về hiệu quả

Khi đề cập đến vấn đề hiệu quả thì ngƣời ta vẫn chƣa có đƣợc một khái

niệm thống nhất, bởi vì ở mỗi lĩnh vực khác nhau xem xét trên các góc độ

khác nhau thì ngƣời ta có cách nhìn nhận khác nhau về vấn đề hiệu quả. Nhƣ

vậy, ở mỗi lĩnh vực khác nhau thì ngƣời ta có những khái niệm khác nhau về

hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về vấn đề hiệu quả thì chúng ta xem xét các vấn đề

hiệu quả ở trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội. Tƣơng ứng với các

lĩnh vực này là phạm trù hiệu quả: hiệu quả kinh tế, hiệu quả chính trị, xã hội.

* Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt đƣợc

các mục tiêu kinh tế của một thời kỳ nào đó. Nếu đứng trên phạm vi từng yếu

tố riêng lẻ thì chúng ta có phạm trù hiệu quả kinh tế và nếu xem xét trên phạm

vi các công ty thì hiệu quả kinh tế chính là hiệu quả kinh doanh của một công

ty. Hiểu theo mục đích cuối cùng thì hiệu quả kinh tế là hệ số giữa kết quả thu

về và chi phí bỏ ra để đạt đƣợc kết quả đó. Trong khi đó kết quả thu về chỉ là

kết quả phản ánh những kết quả kinh tế tổng hợp nhƣ là: Doanh thu, lợi

nhuận, giá trị sản lƣợng… Nếu ta xét theo từng yếu tố riêng lẻ thì hiệu quả

kinh tế là thể hiện trình độ và sử dụng các yếu tố trong đó quá trình sản xuất

kinh doanh, nó phản ánh kết quả kinh tế thu đƣợc từ việc sử dụng các yếu tố

tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh.

Cũng giống nhƣ một số các chi tiết khác hiệu quả là một chỉ tiêu chất

lƣợng tổng hợp phản ánh trình độ lợi dụng các yếu tố trong quá trình sản xuất

Page 16: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

6

đồng thời là một phạm trù kinh tế gắn liền với sản xuất hàng hoá. Sản xuất

hàng hoá có phát triển hay không là nhờ đạt hiệu quả cao hay thấp. Nói một

cách khác, chỉ tiêu hiệu quả kinh tế phản ánh về mặt định lƣợng và định tính

trong sự phát triển kinh tế.

Nhìn ở tầm vĩ mô của từng công ty riêng lẻ thì hiệu quả kinh tế đƣợc

biểu hiện qua phạm trù hiệu quả kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh là một chỉ

tiêu phản ánh đầy đủ các mặt của một quá trình kinh doanh của một công ty

cụ thể là:

Hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế phản ánh những lợi ích đạt

đƣợc từ các hoạt động kinh doanh của công ty trên cơ sở so sánh lợi ích thu

đƣợc với chi phí bỏ ra trong suốt quá trình kinh doanh của công ty. Dƣới góc

độ này thì chúng ta có thể xác định hiệu quả kinh doanh một cách cụ thể bằng

các phƣơng pháp định lƣợng thành các chỉ tiêu hiệu quả cụ thể và từ đó có thể

tính toán so sánh đƣợc, lúc này phạm trù hiệu quả kinh doanh là một phạm trù

cụ thể nó đồng nhất và là biểu hiện trực tiếp của lợi nhuận, doanh thu…

Ngoài ra nó còn biểu hiện mức độ phát triển của công ty theo chiều sâu, phản

ánh trình độ khai thác các nguồn lực trong quá trình sản xuất nhằm thực hiện

mục tiêu kinh doanh. Lúc này thì phạm trù hiệu quả kinh doanh là một phạm

trù trừu tƣợng và nó phải đƣợc định tính thành mức độ quan trọng hoặc vai

trò của nó trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Nói một cách khác, ta có thể

hiểu hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh trình độ và khả năng quản lý

của công ty. Lúc này hiệu quả kinh doanh thống nhất với hiệu quả quản lý

công ty. Dƣới góc độ này thì hiệu quả kinh doanh phản ánh trình độ và khả

năng kết hợp các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Trong thực tế hiệu quả kinh doanh trong các do công ty đạt đƣợc trong

các trƣờng hợp sau:

- Kết quả tăng, chi phí giảm.

Page 17: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

7

- Kết quả tăng, chi phí tăng nhƣng tốc độ tăng của chi phí nhỏ hơn tốc độ

tăng của kết quả.

Nói tóm lại, ở tầm vĩ mô hiệu quả kinh doanh phản ánh đồng thời các

mặt của quá trình sản xuất kinh doanh nhƣ: kết quả kinh doanh, trình độ sản

xuất, tổ chức sản xuất và quản lý, trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào… Đồng

thời nó yêu cầu sự pháp triển của doanh nghiệp theo chiều sâu. Đó là thƣớc đo

ngày càng trở nên quan trọng của sự tăng trƣởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản

để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của công ty trong các thời kỳ. Sự

phát triển tất yếu đó đòi hỏi các công ty phải nâng cao hiệu quả kinh doanh,

đây là mục tiêu cơ bản nhất của công ty.

* Hiệu quả xã hội

Hiệu quả xã hội là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản

xuất xã hội nhằm đạt đƣợc các mục tiêu xã hội nhất định. Nếu đứng trên

phạm vi toàn xã hội và nền kinh tế quốc dân thì hiệu quả xã hội và hiệu quả

chính trị là chỉ tiêu phản ánh ảnh hƣởng của hoạt động kinh doanh đối với

việc giải quyết những yêu cầu và mục tiêu chung của toàn bộ nền kinh tế xã

hội. Bởi vậy hai loại hiệu quả này đều có vị trí quan trọng trong việc phát

triển đất nƣớc một cách toàn diện và bền vững. Đây là chỉ tiêu đánh giá trình

độ phát triển của nền kinh tế xã hội ở các mặt: Trình độ tổ chức sản xuất, trình

độ quản lý, mức sống bình quân,… Thực tế ở các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa đã

cho thấy các doanh nghiệp tƣ bản chỉ chạy theo hiệu quả kinh tế mà không đặt

vấn đề về hiệu quả chính trị xã hội đi kèm đã dẫn đến tình trạng: Thất nghiệp,

khủng hoảng có tính chu kỳ, ô nhiễm môi trƣờng, chênh lệch giầu nghèo quá

lớn… Chính vì vậy Đảng và Nhà nƣớc ta đã có những đƣờng lối chính sách

cụ thể để đồng thời tăng hiệu quả kinh tế kèm với tăng hiệu quả chính trị xã

hội. Tuy nhiên chúng ta không thể chú trọng một cách thái quá đến hiệu quả

Page 18: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

8

chính trị và hiệu quả xã hội, một bài học rất lớn từ thời kỳ bao cấp để lại đã

cho chúng ta thấy rõ đƣợc điều đó.

1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh doanh

Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh mặt chất lƣợng của các hoạt

động kinh doanh, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất (lao

động, máy móc thiết bị, nguyên liệu, vốn) trong quá trình tiến hành các hoạt

động sản xuất kinh doanh của công ty. Bản chất của hiệu quả kinh doanh là

nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai

mặt có mối quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh doanh. Chính việc

khan hiếm nguồn lực và việc sử dụng chúng có tính chất cạnh tranh nhằm

thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội đặt ra yêu cầu phải khai thác, tận

dụng triệt để và tiết kiệm các nguồn lực. Để đạt đƣợc mục tiêu kinh doanh các

công ty buộc phải chú trọng các điều kiện nội bộ, phát huy năng lực, hiệu lực

của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm chi phí.

Vì vậy yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là phải đạt kết

quả tối đa với chi phí tối thiểu, hay là pải đạt kết quả tối đa với chi phí nhất

định hoặc ngƣợc lại đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây

đƣợc hiểu theo nghĩa rộng là chi phí tạo ra nguồn lực và chi phí sử dụng

nguồn lực, đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội là chi phí

của sự lựa chọn tốt nhất đã bị bỏ qua, hay là chi phí của sự lựa chọn công việc

kinh doanh này mà không lựa chọn công việc kinh doanh khác. Chi phí cơ hội

phải đƣợc bổ sung vào chi phí kế toán và phải loại ra khỏi lợi nhuận kế toán

để thấy rõ lợi ích kinh tế thực. Cách tính nhƣ vậy sẽ khuyến khích các nhà

kinh doanh lựa chọn phƣơng án kinh doanh tốt nhất, các mặt hàng sản xuất có

hiệu quả hơn.

Page 19: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

9

1.2. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ ĐẶC

ĐIỂM CỦA CÔNG TÁC KINH DOANH VẬT TƢ NÔNG NGHIỆP

1.2.1. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh

Không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh là điều kiện cho sự tồn tại

và phát triển của công ty trong nền kinh tế thị trƣờng mở cửa hội nhập và tất

cả các tổ chức kinh tế đều bình đẳng cạnh tranh để chiếm lĩnh thị phần. Tăng

khả năng cạnh tranh, đứng vững trong cơ chế thị trƣờng đòi hỏi các công ty

phải hoạt động một cách có hiệu quả hơn.

Các nguồn lực sản xuất xã hội là một phạm trù có tính khan hiếm, càng

ngày các nhu cầu của con ngƣời càng cao và đa dạng trong khi đó các nguồn

lực sản xuất xã hội ngày càng giảm. Quy luật của sự khan hiếm đòi hỏi các

công ty phải trả lời một cách chính xác câu hỏi: Sản xuất cái gì? Sản xuất nhƣ

thế nào? Sản xuất cho ai? Để thấy đƣợc sự cần thiết của việc nâng cao hiệu

quả kinh doanh đối với các công ty trong nền kinh tế thị trƣờng trƣớc hết

chúng ta phải nghiên cứu cơ chế thị trƣờng và hoạt động của các công ty

trong cơ chế thị trƣờng. Sự vận động đa dạng và phức tạp của cơ chế thị

trƣờng dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty, góp phần thúc đẩy sự

tiến bộ của các công ty cả về chiều rộng và chiều sâu. Trong cơ chế thị trƣờng

việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là rất quan trọng nó thể hiện thông qua:

- Nâng cao hiệu quả kinh doanh là cơ sở cơ bản đảm bảo sự tồn tại và

phát triển của công ty. Sự tồn tại của công ty đƣợc xác định bởi sự có mặt của

công ty trên thị trƣờng mà hiệu quả kinh doanh là nhân tố trực tiếp đảm bảo

sự tồn tại này. Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là một đòi hỏi tất yếu

khách quan đối với tất cả các công ty hoạt động trong cơ chế thị trƣờng hiện

nay. Do yêu cầu của sự tồn tại và phát triển đòi hỏi thu nhập của mỗi công ty

ngày phải một tăng lên, nhƣng trong điều kiện nguồn vốn và các yếu tố kỹ

Page 20: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

10

thuật cũng nhƣ các yếu tố khác của quá trình sản xuất chỉ thay đổi trong một

phạm vi nhất định thì để tăng lợi nhuận đòi hỏi các công ty phải tăng hiệu quả

kinh doanh. Một cách nhìn khác là sự tồn tại của công ty đƣợc xác định bởi sự

tạo ra hàng hoá, của cải vật chất và các dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của xã

hội đồng thời tạo ra sự tích luỹ cho xã hội. Để thực hiện đƣợc nhƣ vậy thì mỗi

công ty đều phải vƣơn lên đảm bảo thu nhập đủ bù đắp chi phí bỏ ra và có lãi

trong quá trình sản xuất kinh doanh. Có nhƣ vậy mới đáp ứng đƣợc nhu cầu

tái sản xuất trong nền kinh tế. Nhƣ vậy công ty buộc phải nâng cao hiệu quả

kinh doanh một cách liên tục trong mọi khâu của quá trình hoạt động kinh

doanh nhƣ là một yêu cầu tất yếu. Tuy nhiên sự tồn tại chỉ là một yêu cầu

mang tính giản đơn còn sự phát triển và mở rộng của công ty mới là yêu cầu

quan trọng, bởi vì sự tồn tại của doanh nghiệp phải luôn đi kèm với sự phát

triển mở rộng của công ty, đòi hỏi phải có sự tích luỹ đảm bảo cho quá trình

tái sản xuất mở rộng của công ty theo đúng quy luật phát triển. Nhƣ vậy để

phát triển và mở rộng quy mô công ty cả về chiều rộng và chiều sâu phù hợp

với quy luật khách quan của sự phát triển lại một lần nữa nhấn mạnh vai trò

của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.

- Nâng cao hiệu quả kinh doanh là nhân tố thúc đẩy sự cạnh tranh và

tiến bộ trong hoạt động kinh doanh. Chính việc thúc đẩy cạnh tranh yêu cầu

các công ty phải tự tìm tòi, đầu tƣ tạo nên sự tiến bộ trong kinh doanh. Chấp

nhận những quy luật của cơ chế thị trƣờng là sự chấp nhận cạnh tranh. Trong

khi thị trƣờng ngày càng phát triển thì sự cạnh canh giữa các công ty ngày

càng gay gắt và khốc liệt hơn. Đó là sự cạnh tranh cả về chất lƣợng, giá cả và

các yếu tố khác liên quan đến sản xuất và tiêu thụ hàng hoá. Sự cạnh tranh có

thể làm công ty phát triển hơn nhƣng cũng có thể làm cho công ty không thể

tồn tại trên thị trƣờng, vì vậy mỗi công ty cần phải đặt mục tiêu chiến thắng

trong cạnh tranh, bảo vệ đƣợc thị phần của mình, đƣợc khách hàng đón nhận.

Page 21: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

11

- Mục tiêu bao trùm, lâu dài của công ty là tối đa hoá lợi nhuận. Để thực

hiện đƣợc mục tiêu này, công ty phải tiến hành thực hiện tiết kiệm nguồn lực.

Việc tiết kiệm chi phí và đạt hiệu quả kinh doanh có mối liên hệ mật thiết với

nhau. Việc tiết kiệm càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng cao và ngƣợc lại.

Nâng cao hiệu quả kinh doanh là con đƣờng đúng đắn để nâng cao sức

cạnh tranh và khả năng tồn tại phát triển của mỗi công ty. Việc nâng cao hiệu

quả kinh doanh có vai trò quan trọng:

* Đối với nền kinh tế quốc dân

Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế quan trọng, phản ánh yêu

cầu của quy luật tiết kiệm thời gian, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực,

trình độ sản xuất và mức độ hoàn thiện của quan hệ sản xuất trong cơ chế thị

trƣờng. Trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất ngày càng cao, quan hệ sản

xuất càng hoàn thiện càng nâng cao hiệu quả kinh doanh và ngƣợc lại. Hiệu

quả kinh doanh đƣợc nâng cao đem lại cho nền kinh tế quốc gia sự phân bố,

sử dụng các nguồn lực càng hợp lý và một khi việc sử dụng các nguồn lực

hợp lý thì càng đạt hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.

* Đối với bản thân công ty

Hiệu quả kinh doanh xét về mặt tuyệt đối chính là lợi nhuận, nó là cơ

sở để tái sản xuất mở rộng. Đối với mỗi công ty việc nâng cao hiệu quả kinh

doanh đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của đơn vị mình,

nó giúp công ty bảo toàn và phát triển vốn, qua đó doanh nghiệp tăng khả

năng cạnh tranh của mình lại vừa giải quyết vấn đề cải thiện đời sống cho

ngƣời lao động vừa đầu tƣ nâng cao mở rộng quy mô kinh doanh. Do vậy,

hiệu quả chính là căn cứ quan trọng và chính xác để công ty đánh giá lại các

hoạt động của mình.

* Đối với người lao động

Hiệu quả sản xuất kinh doanh là động lực thúc đẩy, kích thích ngƣời

lao động hăng say lao động, luôn quan tâm tới kết quả lao động của mình.

Page 22: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

12

Nâng cao hiệu quả kinh doanh đồng nghĩa với việc nâng cao đời sống của

ngƣời lao động trong công ty. Nâng cao đời sống sẽ tạo động lực trong sản

xuất, tăng năng suất lao động, điều này sẽ góp phần làm nâng cao hiệu quả

kinh doanh.

1.2.2. Những đặc điểm của công tác kinh doanh vật tƣ nông nghiệp

Vật tƣ nông nghiệp là những loại vật tƣ chuyên dùng cho ngành sản xuất

nông nghiệp. Bao gồm các loại vật tƣ phân bón, giống, thuốc BVTV…

* Mang tính thời vụ

Vật tƣ nông nghiệp phục vụ cho ngành trồng trọt trên địa bàn rất rộng.

Từ đồng bằng đến miền núi ở mỗi vùng, mỗi địa bàn, mỗi loại cây trồng lại có

nhu cầu về bón phân khác nhau, vì vậy việc kinh doanh vật tƣ nông nghiệp

gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp. Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, vì

vậy hoạt động kinh doanh vật tƣ nông nghiệp cũng mang tính thời vụ rõ rệt,

nó phụ thuộc vào quá trình sinh trƣởng và phát triển của các loại cây trồng.

* Khó bảo quản

Đặc điểm của các loại vật tƣ nông nghiệp là khó bảo quản, dễ mất mát

hƣ hỏng. Kinh doanh vật tƣ nông nghiệp mang tính thời vụ nên thƣờng có

lƣợng hàng dự trữ không nhỏ ở trong kho, vì vậy cần phải có biện pháp bảo

quản tốt. Tránh sự hao hụt, hƣ hỏng, giảm chất lƣợng sẽ ảnh hƣởng đến hiệu

quả phục vụ cho cây trồng.

* Đối tượng mua khả năng kinh tế đa dạng

Tiêu thụ vật tƣ nông nghiệp gắn trực tiếp với ngƣời sản xuất có khả năng

kinh tế khác nhau. Vì vậy, trong công tác kinh doanh vật tƣ nông nghiệp cần

phải biết nắm bắt tâm lý của ngƣời sản xuất ở từng địa bàn cần những loại

phân bón gì. Thời gian phục vụ cần phải đáp ứng đƣợc yêu cầu của sản xuất

mùa vụ của ngƣời sản xuất, địa điểm bán hàng cần phải chọn những nơi thuận

tiện cho ngƣời sản xuất.

Page 23: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

13

* Đòi hỏi sử dụng hợp lý, khoa học

Các loại vật tƣ nông nghiệp ảnh hƣởng rất lớn đến kết quả sản xuất của

ngƣời sản xuất. Do đó, cần phải biết sử dụng hợp lý và biết kết hợp bón

những loại phân bón nào ở vùng nào, những loại cây trồng nào thì sử dụng

loại phân gì và tỷ lệ phân bón các loại là bao nhiêu, thời gian sử dụng phân

bón cho các loại cây trồng. Các loại vật tƣ có tác dụng làm tăng năng xuất cây

trồng nhƣng nếu không biết kết hợp sử dụng thì lại làm hạn chế kết quả sản

xuất. Ngƣời sản xuất nông nghiệp chủ yếu là bà con nông dân, trình độ hiểu

biết của họ còn hạn chế. Vì vậy, việc kinh doanh dịch vụ vật tƣ cho sản xuất

nông nghiệp phải đi đôi với việc hƣớng dẫn kỹ thuật, cách sử dụng từng loại

vật tƣ cho bà con nhất là những loại vật tƣ mới lạ bà con chƣa quen sử dụng.

1.3. NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH

Hiệu quả kinh doanh trong các công ty là một tiêu chí chất lƣợng tổng

hợp, nó liên quan đến các mặt hoạt động trong sản xuất kinh doanh do đó nó

chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau. Trong đó chỉ tiêu về doanh số bán

hàng và tổng chi phí ảnh hƣởng mạnh và trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh.

Các nhân tố đó có thể tác động đến hai chỉ tiêu một cách tích cực hoặc tiêu

cực hoặc tác động có tính hai mặt tuỳ từng thời điểm. Vì vậy, các công ty cần

nghiên cứu nhân tố này để phát huy hay hạn chế sự tác động của nó đến hiệu

quả sản xuất kinh doanh, từ đó làm cơ sở đề ra các đƣờng lối, chính sách kinh

doanh thích hợp.

1.3.1. Ảnh hƣởng của môi trƣờng vĩ mô tới hiệu quả kinh doanh

* Nhân khẩu

Nhân khẩu là yếu tố đầu tiên quan trọng mà bất kỳ nhà kinh doanh nào

cũng phải quan tâm, vì nhân khẩu tạo ra khách hàng cho công ty. Tiếp cận

nhân khẩu - dân số theo từng góc độ khác nhau đều có thể trở thành các tham

số ảnh hƣởng tới quá trình kinh doanh của công ty. Bởi vì các tham số khác

Page 24: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

14

nhau của nhân khẩu đều có thể tạo ra sự khác biệt không chỉ quy mô mà cả

đặc tính nhu cầu. Nhân khẩu hay dân số tác động tới hoạt động kinh doanh

của các công ty chủ yếu trên các phƣơng diện sau:

- Quy mô và tốc độ tăng dân số là khía cạnh quan trọng tác động tới

quy mô nhu cầu. Thông thƣờng quy mô dân số của một quốc gia, một vùng,

một khu vực, một địa phƣơng càng lớn thì báo hiệu một quy mô thị trƣờng

càng lớn.

- Cơ cấu dân số có tác động lớn đến cơ cấu nhu cầu của các loại hàng

hoá, dịch vụ cụ thể là đặc tính nhu cầu.

- Tốc độ đô thị hoá và trào lƣu muốn trở thành cƣ dân đô thị đang trở

thành cơ hội kinh doanh cho nhiều ngành cũng là khó khăn cho nhiều ngành

điển hình là sản xuất kinh doanh nông nghiệp.

* Kinh tế

Nhu cầu của thị trƣờng - khách hàng phụ thuộc rất nhiều vào khả năng

mua sắm của họ. Trên thị trƣờng ngƣời tiêu dùng khả năng mua sắm phụ

thuộc rất nhiều vào thu nhập của dân cƣ, mức giá,…

Nhân tố thị trƣờng ở đây bao gồm cả thị trƣờng đầu vào và thị trƣờng

đầu ra của công ty. Nó là yếu tố quyết định quá trình tái sản xuất mở rộng của

doanh nghiệp. Đối với thị trƣờng đầu vào: cung cấp các yếu tố cho quá trình

sản xuất kinh doanh nhƣ nguyên vật liệu, máy móc thiết bị… Cho nên nó tác

động trực tiếp đến giá thành sản phẩm, tính liên tục và hiệu quả của quá trình

sản xuất. Còn đối với thị trƣờng đầu ra quyết định doanh thu của công ty trên

cơ sở chấp nhận hàng hoá, dịch vụ của công ty, thị trƣờng đầu ra sẽ quyết

định tốc độ tiêu thụ, tạo vòng quay vốn nhanh hay chậm từ đó tác động đến

hiệu quả kinh doanh của công ty.

* Tập quán dân cư và mức độ thu nhập bình quân dân cư

Đây là một nhân tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh

doanh. Nó quyết định mức độ chất lƣợng, số lƣợng, chủng loại, mặt hàng…

Page 25: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

15

Công ty cần phải nắm bắt và nghiên cứu làm sao cho phù hợp với sức mua,

thói quen tiêu dùng, mức thu nhập bình quân của tầng lớp dân cƣ. Những yếu

tố này tác động một cách gián tiếp lên quá trình sản xuất cũng nhƣ công tác

marketing và cuối cùng là hiệu quả kinh doanh của công ty.

* Mối quan hệ và uy tín của công ty trên thị trường

Đây chính là tiềm lực vô hình của công ty tạo nên sức mạnh của công

ty trong hoạt động kinh doanh của mình, nó tác động rất lớn tới sự thành bại

của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Sự tác động này là sự tác động phi

lƣợng hoá bởi vì chúng ta không thể tính toán, định lƣợng đƣợc. Một hình

ảnh, uy tín tốt của công ty liên quan đến hàng hoá, dịch vụ, chất lƣợng sản

phẩm, giá cả… là cơ sở tạo ra sự quan tâm của khách hàng đến sản phẩm của

công ty mặt khác tạo ra cho công ty một ƣu thế lớn trong việc tạo nguồn vốn

hay mối quan hệ với bạn hàng. Mối quan hệ rộng sẽ tạo cho công ty nhiều cơ

hội, nhiều đầu mối và từ đó công ty lựa chọn những cơ hội, phƣơng án kinh

doanh tốt nhất cho mình.

Nhƣ vậy, chất lƣợng hàng hóa tốt, giá cả thấp quyết định vai trò của

công ty, qua uy tín là chất để quyết định quan hệ của công ty có nhiều đối tác

và khách hàng hay không.

* Nhân tố kinh tế vĩ mô và chế độ chính sách của Nhà nước

Từ khi nhà nƣớc thay đổi cơ chế chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng

nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nƣớc, phát triển đất nƣớc theo hƣớng

Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá bộ mặt nền kinh tế có nhiều thay đổi. Các

Công ty trong nƣớc liên doanh, liên kết với nƣớc ngoài. Song, mở rộng quy

mô sản xuất kinh doanh phải xuất phát từ định hƣớng phát triển của đất nƣớc,

lợi ích của công ty gắn chặt với lợi ích kinh tế xã hội của đất nƣớc.

Một trong những công cụ chính của Nhà nƣớc để điều tiết vĩ mô nền

kinh tế là các chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng, thuế, luật pháp. Đó là hệ

thống các nhân tố tác động trực tiếp hay gián tiếp đến hiệu quả kinh doanh

Page 26: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

16

của công ty. Nếu chính sách lãi suất tín dụng quy định mức lãi suất quá cao sẽ

gây cản trở cho việc vay vốn của công ty, làm tăng chi phí kinh doanh dẫn

đến hiệu quả kinh doanh giảm.

* Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng - kỹ thuật

Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng nhƣ hệ thống đƣờng giao thông, hệ

thống thông tin liên lạc, điện, nƣớc… đều là những nhân tố tác động mạnh mẽ

đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Công ty kinh doanh ở khu vực có hệ

thống giao thông thuận lợi, điện, nƣớc đầy đủ, dân cƣ đông đúc và có trình độ

dân trí cao sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất kinh doanh tăng tốc

độ tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, giảm chi phí kinh doanh… và do đó

nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty mình. Ngƣợc lại, ở nhiều vùng

nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo có cơ sở hạ tầng yếu kém không thuận

lợi cho mọi hoạt động nhƣ vận chuyển, mua bán trao đổi hàng hoá… các công

ty hoạt động với hiệu quả không cao. Thậm chí có nhiều vùng sản xuất sản

phẩm làm ra rất có giá trị nhƣng giao thông không thuận lợi sẽ không thể tiêu

thụ tốt ảnh hƣởng tới hiệu quả kinh doanh.

* Trình độ văn hóa

Trình độ dân trí tác động rất lớn đến chất lƣợng của lực lƣợng lao động

xã hội nên tác động trực tiếp đến nguồn nhân lực của mỗi công ty. Chất lƣợng

của đội ngũ lao động lại là nhân tố bên trong ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh

doanh của công ty. Suy cho cùng hiệu quả kinh doanh là yếu tố con ngƣời, đó

là con ngƣời có tri thức cao; con ngƣời là lãnh đạo, con ngƣời trực tiếp sản

xuất có văn hóa tri thức cao là nguồn lực cơ bản cho hiệu quả kinh doanh.

1.3.2. Tác động của môi trƣờng vi mô tới hoạt động kinh doanh

1.3.2.1. Các lực lượng bên trong công ty

* Nhân tố quản trị trong công ty

Quản trị kinh doanh ở các công ty là việc tổ chức bộ máy quản lý và tổ

chức sản xuất sao cho hợp lý. Nhân tố quản trị liên quan trực tiếp đến việc lập

Page 27: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

17

kế hoạch kinh doanh, tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh hay nói cách

khác là liên quan đến toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Công

ty muốn có bộ máy quản trị tốt phải cần có một đội ngũ cán bộ có năng lực,

trình độ chuyên môn, không những nắm vững kiến thức về tổ chức quản lý và

kinh doanh mà còn phải nắm đƣợc xu thế biến động về nhu cầu tiêu dùng,

thích ứng với cơ chế thị trƣờng, phải có khả năng nhìn xa trông rộng, tiên

đoán phân tích thị trƣờng để hoạch định đƣợc hƣớng đi đúng đắn nhất trong

tƣơng lai.

Hơn nữa việc chọn lựa bộ máy quản trị phải phù hợp với từng công ty,

từng loại hình kinh doanh, đảm bảo nguyên tắc gọn nhẹ, thống nhất, linh hoạt,

hoạt động mang lại hiệu quả cao cho công ty.

* Lao động

Lao động là chủ thể trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Mọi nỗ

lực đƣa khoa học kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại vào sản xuất để nâng cao

hiệu quả sản xuất kinh doanh đều do con ngƣời tạo ra và thực hiện chúng.

Song để có đƣợc điều đó đội ngũ lao động cũng cần phải có một lƣợng kiến

thức chuyên môn cao, góp phần vào ứng dụng trong sản xuất tốt tạo ra những

sản phẩm có chất lƣợng cao, đƣợc đón nhận trên thị trƣờng mang lại lợi ích

kinh tế cho công ty.

* Vốn kinh doanh

Vốn kinh doanh cũng là một yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển

của mọi công ty. Nếu công ty có vốn kinh doanh lớn nó sẽ là cơ sở cho công

ty mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Vốn là nền tảng là cơ sở cho

công ty hoạt động, góp phần đa dạng hoá, đa phƣơng hoá phƣơng thức kinh

doanh, đa dạng hoá thị trƣờng, đa dạng hoá các mặt hàng, xác định đúng

chiến lƣợc thị trƣờng. Ngoài ra, vốn còn giúp cho công ty đảm bảo độ cạnh

tranh cao và giữ ƣu thế trên thị trƣờng.

Page 28: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

18

* Trang thiết bị kỹ thuật công nghệ

Trình độ kỹ thuật công nghệ tiến tiến cho phép công ty chủ động nâng

cao chất lƣợng hàng hoá, tăng năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm.

Các yếu tố này tác động đến các mặt về sản phẩm nhƣ: Đặc điểm sản phẩm,

giá cả sản phẩm, sức cạnh tranh của sản phẩm… nhờ vậy công ty có thể tăng

sức cạnh tranh của mình, tăng vòng quay của vốn lƣu động, tăng lợi nhuận

đảm bảo cho quá trình tái sản xuất mở rộng của công ty. Ngƣợc lại với trình

độ công nghệ thấp thì không những giảm khả năng cạnh tranh mà còn giảm

lợi nhuận, kìm hãm sự phát triển. Nói tóm lại nhân tố trình độ kỹ thuật công

nghệ cho phép công ty nâng cao năng suất, chất lƣợng và hạ giá thành sản

phẩm, nhờ đó tăng khả năng cạnh tranh, tăng vòng quay của vốn, tăng lợi

nhuận dẫn đến tăng hiệu quả kinh doanh.

1.3.2.2. Các lực lượng bên ngoài công ty

* Các tổ chức, cá nhân cung ứng các yếu tố sản xuất, đầu vào

Để tiến hành sản xuất ra hàng hoá hay dịch vụ cung cấp cho thị trƣờng,

bất kỳ công ty nào cũng cần đƣợc cung cấp các yếu tố đầu vào nhƣ: nguyên

liệu, vật liệu, phụ tùng, máy móc thiết bị, hàng hoá… Ngoài ra công ty đó còn

phải thuê lao động, thuê đất, vay tiền,…

Những biến động trên thị trƣờng các yếu tố đầu vào luôn luôn tác động

một cách trực tiếp với mức độ khác nhau tới quyết định kinh doanh của công

ty, những biến đổi về tất cả các phƣơng diện: số lƣợng, chất lƣợng, giá cả…

các yếu tố đầu vào đều tác động đến các quyết định kinh doanh của công ty.

Các tác động này có thể là thuận lợi hay bất lợi cho công ty, có thể làm thay

đổi các quyết định kinh doanh, từ đó thay đổi kết quả. Từ phía nhà cung cấp

luôn luôn tiềm ẩn những nguy cơ và sự đe doạ tới các hoạt động kinh doanh

của công ty do đó sẽ ảnh hƣởng tới hiệu quả kinh doanh của công ty.

Page 29: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

19

* Đối thủ cạnh tranh

Khi tham gia kinh doanh, đôi khi chỉ là một đoạn thị trƣờng duy nhất,

công ty cũng có thể gặp các đối thủ cạnh tranh, vì quy mô thị trƣờng có hạn,

từng đối thủ cạnh tranh luôn luôn tìm mọi cách đƣa ra những độc chiêu để

giành khách hàng. Vì tính hấp dẫn của đối thủ cạnh tranh khác nhau nên

khách hàng có cách thức khác nhau trong việc lựa chọn sản phẩm cạnh tranh.

Vì vậy trƣớc những áp lực khác nhau do sự thay đổi chiến lƣợc và chiến thuật

kinh doanh của mỗi đối thủ cạnh tranh có thể có nguy cơ hay đe doạ đến các

quyết định kinh doanh của công ty. Trong bối cảnh đó, các công ty một mặt

phải nhận diện chính xác từng đối thủ cạnh tranh, mặt khác phải theo dõi kịp

thời có đối sách với các diễn biến từ phía các đối thủ cạnh tranh.

Bao gồm các đối thủ cạnh tranh cùng tiêu thụ các sản phẩm đồng nhất

và các đối thủ cạnh tranh thứ cấp sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm có khả

năng thay thế. Nếu công ty có đối thủ cạnh tranh mạnh thì việc nâng cao hiệu

quả kinh doanh sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều, vì lúc này công ty chỉ có

thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao chất lƣợng, giảm giá

thành sản phẩm để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ, tăng doanh thu và vòng quay của

vốn, yêu cầu công ty phải tổ chức lại bộ máy hoạt động phù hợp và tối ƣu

hơn, hiệu quả hơn để tạo cho công ty có khả năng cạnh tranh về giá cả, chất

lƣợng sản phẩm, chủng loại, mẫu mã… Nhƣ vậy, đối thủ cạnh tranh có ảnh

hƣởng rất lớn đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các công ty đồng

thời tạo ra sự tiến bộ trong kinh doanh, tạo ra động lực phát triển cho doanh

nghiệp. Việc xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh thì việc nâng cao

hiệu quả kinh doanh của công ty sẽ càng quyết liệt. Thông qua cạnh tranh để

những công ty yếu kém đi tới phá sản.

* Khách hàng

Khách hàng là thị trƣờng của công ty, đồng thời khách hàng lại là một

trong những yếu tố, lực lƣợng quan trọng nhất chi phối mang tính quyết định

Page 30: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

20

tới các hoạt động kinh doanh của công ty. Mỗi biến động về nhu cầu, về quyết

định mua sắm của khách hàng đều buộc công ty phải xem xét lại quyết định

kinh doanh của mình.

Mỗi loại khách hàng - thị trƣờng đều có hành vi mua sắm khác nhau,

do đó sự tác động của các khách hàng - thị trƣờng mang tới các quyết định

kinh doanh của công ty không giống nhau. Công ty cần nghiên cứu kỹ từng

khách hàng - thị trƣờng để đƣa ra các quyết định phù hợp, qua đó đáp ứng họ

một cách tốt nhất.

1.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.4.1. Chọn điểm nghiên cứu

Chọn điểm nghiên cứu đại diện cho tỉnh Thái Nguyên về điều kiện tự

nhiên, kinh tế xã hội và các đặc điểm khác của tỉnh, chọn ba huyện làm điểm

nghiên cứu từ 3 vùng trong tỉnh đó là 3 huyện Định Hoá, Đồng Hỷ và Phổ

Yên. Mẫu chọn ra vừa phải đảm bảo tính đại diện cho toàn vùng vừa phải suy

rộng cho cả tỉnh.

Huyện Định Hoá có diện tích 524,04 km2, có dân số trung bình là

90.934 ngƣời, trong đó dân số nông thôn là 84.812 ngƣời. Mật độ dân số là

174 ngƣời/km2. Huyện Định Hoá có thể đại diện cho vùng cao của tỉnh Thái

Nguyên. Là huyện nông nghiệp, chủ yếu phát triển cây ăn quả, lâm nghiệp,

chăn nuôi đại gia súc. Thị trƣờng kém phát triển, đời sống ngƣời dân ở mức

trung bình và còn nhiều hộ nghèo.

Huyện Đồng Hỷ có diện tích 461,02 km2, có dân số trung bình là

125.829 ngƣời, trong đó dân số nông thôn là 108.585 ngƣời. Mật độ dân số là

273 ngƣời/km2. Là huyện nông nghiệp kiêm dịch vụ và ngành nghề, phát triển

sản xuất nông, lâm nghiệp, ngƣời dân có thu nhập khá ổn định.

Huyện Phổ Yên có diện tích 256,77 km2, có dân số trung bình là

141.203 ngƣời, trong đó dân số nông thôn là 127.578 ngƣời. Mật độ dân số là

Page 31: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

21

550 ngƣời/km2. Là huyện nông nghiệp chủ yếu trồng lúa, ngô, cây mầu, chăn

nuôi lợn và gia cầm. Thị trƣờng kém phát triển, đời sống ngƣời dân còn rất

nhiều khó khăn.

Mỗi huyện chọn 30 hộ đại diện.

1.4.2. Thu thập số liệu

* Thu thập số liệu đã công bố

Thu thập và tính toán từ những số liệu đã công bố của các cơ quan

Thống kê Trung ƣơng, các viện nghiên cứu, các trƣờng đại học, các tạp chí

chuyên ngành và các báo cáo khoa học đã đƣợc công bố, các nghiên cứu ở

trong và ngoài nƣớc, các tài liệu do các cơ quan thuộc tỉnh Thái Nguyên, các tổ

chức, dự án, các tài liệu xuất bản liên quan đến tỉnh. Những số liệu này đã đƣợc

thu thập chủ yếu ở Cục Thống kê Thái Nguyên, Phòng Thống kê thành phố

Thái Nguyên, phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Phòng Tổ chức Lao

động và Thƣơng binh Xã hội, Phòng Địa chính… Tỉnh Thái Nguyên.

Thu thập số liệu từ sổ sách kế toán của Công ty Cổ phần Vật tƣ Nông

nghiệp Thái Nguyên, văn phòng và các trạm thực thuộc để từ đó có thể đánh

giá chính xác thực trạng kinh doanh của Công ty, đánh giá đầy đủ mặt mạnh,

mặt yếu trong công tác kinh doanh, quản trị nhân lực…

* Thu thập số liệu mới

Thu thập số liệu mới đƣợc thực hiện qua các phƣơng pháp sau:

- Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA): đi thực tế quan sát

đánh giá thực trạng, thu thập những thông tin qua những ngƣời dân ở vùng

nghiên cứu và các cán bộ, thu thập những thông tin đã có tại nơi nghiên cứu.

- Phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia (PRA): Trực

tiếp tiếp xúc với ngƣời dân tại các nơi nghiên cứu, tạo điều kiện và thúc đẩy

sự tham gia của ngƣời dân vào những vấn đề cần nghiên cứu, đàm thoại với

họ để thu thập những thông tin nhằm nắm bắt đƣợc thực trạng sản xuất, đời

Page 32: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

22

sống, những tiềm năng, những khó khăn, nhu cầu của các hộ nông dân.

Phƣơng pháp đƣợc sử dụng nhằm đánh giá sử dụng vật tƣ nông nghiệp của

nông hộ trong hiện tại và tƣơng lai. Xác định đề ra các vấn đề yêu tiên để tiếp

tục nghiên cứu đánh giá khả năng thực hiện và đề ra những giải pháp nâng

cao hiệu quả kinh doanh vật tƣ nông nghiệp của Công ty. Để từ đó đƣa ra

những phƣơng án kinh doanh hợp lý nhất cho Công ty, làm sao để vừa đáp

ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời nông dân vừa mang lại hiệu quả kinh tế cho

Công ty.

- Phương pháp điều tra hộ

Chọn mẫu điều tra: Áp dụng chọn mẫu ngẫu nhiên (chọn điểm, chọn

hộ). Tiến hành lựa chọn ở các vùng, các đơn vị điều tra. Từ 3 vùng trong tỉnh

lấy 3 huyện đại diện. Mỗi huyện chọn lấy 30 hộ, theo tỷ lệ hộ chọn là dân tộc,

làm nông lâm nghiệp, ngành nghề và dịch vụ, hộ kiêm sản xuất và dịch vụ

(các tỷ lệ chọn trên tƣơng ứng với tỷ lệ chung của tỉnh). Chọn và phân ra làm

3 loại hộ giàu, trung bình, nghèo đói, tỷ lệ giữa các loại hộ bƣớc đầu đƣợc

chọn theo nhận định chủ quan từ tỷ lệ các loại hộ trung trong từng huyện, sau

đó dựa vào tài liệu tính toán thu đƣợc phân loại hộ theo tiêu thức mức thu

nhập bình quân trên khẩu.

Sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp linh hoạt với hộ nông dân,

ngƣời bán hàng và cung cấp dịch vụ, đàm thoại với họ thông qua hàng loạt

các câu hỏi mở phù hợp với thực tế, sử dụng thành thạo các câu hỏi: Ai? cái

gì? ở đâu? Khi nào? tại sao? nhƣ thế nào? bao nhiêu?... Kiểm tra tính thực

tiễn của thông tin thông qua quan sát trực tiếp.

1.4.3. Các chỉ tiêu phân tích

Khi xem xét hiệu quả kinh doanh của Công ty cần phải dựa vào một hệ

thống các tiêu chuẩn, Công ty cần phải coi các tiêu chuẩn là mục tiêu phấn

đấu. Có thể hiểu tiêu chuẩn hiệu quả là giới hạn, là mốc xác định ranh giới có

Page 33: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

23

hay không hiệu quả. Nếu theo phƣơng pháp so sánh Công ty có thể lấy giá trị

bình quân đạt đƣợc Công ty làm tiêu chuẩn hiệu quả. Nếu không có số liệu

của Công ty thì so sánh với các chỉ tiêu của năm trƣớc. Cũng có thể nói rằng,

các Công ty có đạt đƣợc các chỉ tiêu này mới có thể đạt đƣợc các chỉ tiêu kinh

tế. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty bao gồm:

* Nhóm các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả kinh tế

Chỉ tiêu trực tiếp và quan trong nhất để dánh giá hiệu quả (HQ) kinh tế

là thu nhập hoặc lợi nhuận trên một đơn vị tính. Hiện nay có rất nhiều hệ

thống chỉ tiêu dùng để đánh giá HQ kinh tế dựa vào mục đích nghiên cứu

trong lĩnh vực nông nghiệp chúng tôi chọn hệ thống chỉ tiêu theo hệ thống tài

sản quốc gia.

- Giá trị SX: GO (Gross output): là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ

đƣợc tạo ra trong một thời kỳ nhất định thƣờng là một năm (tổng thu)

GO =

n

i 1

Qi Pi

Trong đó: Pi là đơn giá sản phẩm thứ i

Qi là khối lƣợng sản phẩm thứ i

- Chí phí trung gian: IC là toàn bộ chi phí vật chất thƣờng xuyên và

dịch vụ đƣợc sử dụng trong quá trình SX nhƣ các khoản chi phí: giống,

phân bón...

IC =

n

i 1

Ci

Trong đó Ci Là khoản chi phí thứ i

- Giá trị gia tăng: VA là phần giá trị tăng thêm của ngƣời lao động khi

sản xuất một đơn vị diện tích trong một vụ sản xuất

VA = GO - IC

Page 34: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

24

- Thu nhập hỗn hợp: MI là phần thu nhập thuần tuý của ngƣời SX bao

gồm thu nhập của công lao độngvà lợi nhuận khi SX một đơn vị SP

MI = VA - (A + T)

VA: giá trị tăng thêm

T: Thuế

A: là phần giá trị khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) hoặc chí phí phân bổ

- Lợi nhuận: TPr = GO - TC

Trong đó: GO là giá trị sản xuất

TC là tổng chi phí

* Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động trong doanh nghiệp

- Chỉ tiêu năng suất lao động:

Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ

Năng suất lao động = –––––––––––––––––––––––––––––––

Tổng số lao động trong kỳ

- Chỉ tiêu lợi nhuận bình quân cho một lao động

Lợi nhuận bình Lợi nhuận trong kỳ

quân tính cho = ––––––––––––––––––––––––––––

một lao động Tổng số lao động bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này cho thấy với mỗi một lao động trong kỳ tạo ra đƣợc bao

nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ. Dựa vào chỉ tiêu này để so sánh mức tăng hiệu

quả của mỗi lao động trong kỳ.

* Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định (VCĐ)

- Hiệu suất sử dụng VCĐ

Lợi nhuận trong kỳ

Hiệu suất sử dụng VCĐ = –––––––––––––––––––––

VCĐ bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết với một đồng VCĐ tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng

lợi nhuận, thể hiện trình độ sử dụng TSCĐ, khả năng sinh lợi của TSCĐ trong

sản xuất kinh doanh.

Page 35: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

25

* Nhóm chỉ tiêu đánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động (VLĐ)

- Sức sản xuất của VLĐ

Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ

Sức sản xuất của VLĐ = ––––––––––––––––––––––––––––––––

VLĐ bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết với một đồng VLĐ tạo ra bao nhiêu đồng doanh

thu trong kỳ. Nếu chỉ tiêu này qua các kỳ tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng

đồng vốn lƣu động tăng.

- Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động:

Lợi nhuận trong kỳ

Hiệu quả sử dụng VLĐ = –––––––––––––––––––––

VLĐ bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này cho ta biết với một đồng VLĐ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi

nhuận trong kỳ. Chỉ số này càng cao càng tốt, điều đó chứng tỏ hiệu quả cao

trong việc sử dụng VLĐ.

- Tốc độ luân chuyển vốn:

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, VLĐ động thƣờng xuyên vận

động không ngừng, nó tồn tại ở các dạng khác nhau, có khi là tiền, có khi là

hàng hoá, vật tƣ, bán thành phẩm… Đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra

liên tục. Do đó việc đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của VLĐ sẽ góp phần giải

quyết ách tắc, đình trệ của vốn, giải quyết nhanh nhu cầu về vốn cho doanh

nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp đồng thời nâng cao

hiệu quả kinh doanh của toàn bộ công ty. Thông thƣờng ngƣời ta sử dụng các

chỉ tiêu sau để đánh giá tốc độ luân chuyển vốn trong doanh nghiệp:

+ Số vòng quay của VLĐ

Doanh thu trong kỳ

Số vòng quay của VLĐ = –––––––––––––––––––

VLĐ bình quân trong kỳ

Page 36: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

26

Chỉ tiêu này cho biết số vòng quay của VLĐ bình quân trong kỳ. Chỉ số

này càng lớn càng tốt, chứng tỏ vòng quay của vốn tăng nhanh, điều này thể

hiện việc sử dụng vốn có hiệu quả và ngƣợc lại.

+ Số ngày luân chuyển bình quân một vòng quay:

Số ngày luân 365 ngày

chuyển bình quân = ––––––––––––––––––––

một vòng quay Số vòng quay của VLĐ

Chỉ tiêu này cho chúng ta biết thời gian để vốn lƣu động quay đƣợc

một vòng, thời gian này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn lƣu động càng cao

và ngƣợc lại.

* Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng hợp

Nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả kinh doanh của toàn bộ hoạt động

sản xuất kinh doanh của công ty, đƣợc dùng để phản ánh chính xác hoạt động

kinh doanh của mỗi công ty và đƣợc dùng để so sánh giữa các công ty với

nhau và so sánh trong công ty qua các thời kỳ để xem xét các thời kỳ công ty

hoạt động có đạt hiệu quả cao hơn hay không.

- Doanh lợi của doanh thu bán hàng:

Lợi nhuận trong kỳ

Doanh lợi của doanh thu bán hàng = –––––––––––––––––––– 100%

Doanh thu trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả của công ty đã tạo ra đƣợc bao nhiêu

đồng lợi nhuận từ một đồng doanh thu bán hàng. Chỉ tiêu này có ý nghĩa

khuyến khích các Công ty tăng doanh thu, giảm chi phí, nhƣng để có hiệu quả

thì tốc độ tăng doanh thu phải nhỏ hơn tốc độ tăng của lợi nhuận.

- Doanh lợi của toàn bộ vốn kinh doanh :

Lợi nhuận trong kỳ

Doanh lợi của vốn kinh doanh = ––––––––––––––––––––––––––– 100%

Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ

Page 37: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

27

Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Một đồng vốn

kinh doanh tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận, nó phản ánh trình độ lợi

dụng vào các yếu tố vốn kinh doanh của Công ty. Chỉ tiêu này càng lớn càng

tốt, chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn vốn.

- Chỉ tiêu lợi nhuận theo chi phí:

Lợi nhuận trong kỳ

Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí = ––––––––––––––––––––––––––– 100%

Tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh trình độ lợi dụng các yếu tố chi phí trong sản

xuất, nó cho thấy với một đồng chi phí tạo ra bao nhiêu lợi nhuận, chỉ tiêu này

có hiệu quả nếu tốc độ tăng lợi nhuận tăng nhanh hơn tốc độ tăng chi phí.

- Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh theo chi phí:

Hiệu qủa Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ

kinh doanh theo = ––––––––––––––––––––––––––––––––––– 100%

chi phí Tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ

Chỉ tiêu này cho thấy với một đồng chi phí tạo ra bao nhiêu dồng

doanh thu.

- Chỉ tiêu doanh thu trên một đồng vốn sản xuất:

Doanh thu Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ

trên một đồng = ––––––––––––––––––––––––––––––––

vốn sản xuất Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này cho ta thấy với một đồng vốn kinh doanh tạo ra bao nhiêu

đồng doanh thu, chỉ tiêu này càng lớn càng thể hiện kinh doanh có hiệu quả.

- Chỉ tiêu lãi trên 1 đồng chi phí:

Lãi trên Lợi nhuận

1 đồng = –––––––––––––––

chi phí Tổng chi phí

Page 38: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

28

* Nhóm chỉ tiêu xét về mặt hiệu quả kinh tế - xã hội

Do yêu cầu của sự phát triển bền vững trong nền kinh tế quốc dân, các

doanh nghiệp ngoài việc hoạt động kinh doanh phải đạt hiệu quả nhằm tồn tại

và phát triển còn phải đạt hiệu quả về mặt KT-XH.

- Tăng thu ngân sách:

Mọi doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải

có nhiệm vụ nộp cho ngân sách Nhà nƣớc dƣới hình thức các loại thuế nhƣ:

thuế doanh thu, thuế lợi tức, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt… Nhà

nƣớc sẽ sử dụng những khoản thu này để cho sự phát triển của nền kinh tế quốc

dân và lĩnh vực phi sản xuất, góp phần phân phối lại thu nhập quốc dân.

- Tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động:

Nƣớc ta cũng giống nhƣ các nƣớc đang phát triển khác, để tạo công ăn

việc làm cho ngƣời lao động và nhanh chóng thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu

đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự tìm tòi đƣa ra các biện pháp nâng cao hiệu

quả kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao

động, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp, giảm gánh nặng lao động dôi dƣ cho

xã hội.

- Nâng cao đời sống cho ngƣời lao động:

Ngoài việc tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động đòi hỏi các công ty

phải làm ăn có hiệu quả để góp phần nâng mức sống của ngƣời lao động. Xét

trên phƣơng diện kinh tế, việc nâng cao mức sống của ngƣời dân đƣợc thể

hiện qua chỉ tiêu nhƣ gia tăng thu nhập bình quân trên đầu ngƣời, gia tăng đầu

tƣ xã hội, mức tăng trƣởng phúc lợi xã hội…

Sự phát triển không đồng đều về mặt KT-XH giữa các vùng trong một

nƣớc yêu cầu phải có sự phân phối lợi tức xã hội nhằm giảm sự chênh lệch.

Theo quan điểm của các nhà kinh tế hiện nay hiệu quả KT-XH hội còn thể

hiện qua các chỉ tiêu nhƣ: Bảo vệ môi trƣờng, hạn chế gây ô nhiễm môi

trƣờng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế…

Page 39: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

29

1.5. KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH VẬT TƢ

NÔNG NGHIỆP CỦA THÁI LAN VÀ Ở VIỆT NAM

1.5.1. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh doanh vật tƣ nông nghiệp của

Thái Lan

Do diện tích đất nông nghiệp có hạn nên Thái Lan không thể mãi tiếp tục

theo đuổi phát triển nông nghiệp theo hƣớng mở rộng đất canh tác, mà thay

vào đó, đƣa công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cải tạo đất trồng, lai

tạo các giống cây trồng mới siêu năng suất có khả năng thích ứng với những

vùng đất canh tác bạc màu, khô hạn. Hữu cơ hóa đất nông nghiệp thông qua

sử dụng các loại phân bón hữu cơ, phân vi sinh và thuốc trừ sâu sinh học cải

tạo đất thoái hóa, nâng cao độ màu mỡ đã triển khai trong nhiều năm qua.

Điều này vừa giúp sử dụng quỹ đất hiệu quả, giảm nhập khẩu phân bón lại

nâng cao xuất khẩu nông sản hữu cơ sạch. Bên cạnh đó, Thái Lan khuyến

khích các tổ chức tƣ nhân tham gia vào các chƣơng trình khuyến nông. Nếu

có dịp đến thăm những vùng nông thôn mới nhận thấy cơ giới hóa đã bao phủ

từng thửa ruộng. Ngay cả những khâu sau thu hoạch đã hầu nhƣ đƣợc cơ giới

hóa toàn bộ. Nhƣng bí quyết thành công của nông dân Thái Lan chính là sự

kết hợp khéo léo giữa kinh nghiệm canh tác truyền thống với việc áp dụng

tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới.

Bởi do điều kiện tự nhiên nhƣ địa lý, địa chất, tính chất đất trồng trọt nên

nhiều vùng cần phải có những công nghệ và kỹ thuật canh tác đặc thù.

Bên trong các viện nghiên cứu, trƣờng đại học trên khắp đất nƣớc Thái Lan,

nhà khoa học đang nghiên cứu những thế hệ cây trồng siêu năng suất, cải

thiện chất lƣợng giống thông qua kỹ thuật chuyển gene; kỹ thuật chọn tạo,

công nghệ di truyền và công nghệ nuôi cấy mô. Những “nút thắt cổ chai”

trong việc nâng cao chất lƣợng nông sản theo hƣớng phát triển bền vững đã

đƣợc các nhà khoa học tháo gỡ bằng công nghệ sinh học. Chẳng hạn, Trung

Page 40: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

30

tâm Công nghệ gene Quốc gia Thái Lan, từ Ngân hàng gene sẵn có, đã nghiên

cứu ra những giống lúa chịu mặn cao có thể gieo trồng ở vùng Đông Bắc, nơi

đang đối mặt với tình trạng ngƣời dân bỏ nghề nông vì đất nhiễm bị nhiễm

mặn. Và cũng tại miền Đông Bắc này với “đặc sản” gạo Horn Mali phát triển

đƣợc trong điều kiện nắng nóng, các nhà khoa học Thái đã tạo thêm 3 giống

lúa có khả năng kháng bệnh và cho năng suất cao là Khao Jao Hawm Suphan

Buri, Khao Dok Mali 105, Khao Jao Hawm Klong Luang 1. Trong tƣơng lai,

Thái Lan đƣợc xem là đi đầu sản xuất và xuất khẩu vi sinh vật cho nông

nghiệp. Với việc cơ giới hóa nông nghiệp, đẩy mạnh nghiên cứu áp dụng

công nghệ sinh học đã đáp ứng đƣợc tôn chỉ mà chính phủ Thái đặt ra là sản

xuất nông sản sạch, chất lƣợng bằng công nghệ sinh học thay vì chạy theo số

lƣợng. Và giờ đây ngƣời Thái đã trở nên khá giả nhờ xuất khẩu nông sản.

1.5.2. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh doanh vật tƣ nông nghiệp của

một số Công ty tại Việt Nam

* Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp tỉnh Nghệ An

Nhờ thực hiện tốt phong trào thi đua, Công ty CP Vật tƣ Nông nghiệp

Nghệ An đã phát huy sức mạnh của tập thể cán bộ công nhân, liên tục nhiều

năm kinh doanh đạt hiệu quả và là một trong những đơn vị đi đầu tham gia

hoạt động từ thiện xã hội.

Nhiều doanh nghiệp sau cổ phần hoá, do nhận thức chƣa đúng, hầu nhƣ

các phong trào, nhất là phong trào thi đua bị chìm xuống. Riêng Công ty CP

Vật tƣ Nông nghiệp Nghệ An lại khác, hầu hết các phong trào không những

đƣợc giữ vững mà còn phát huy cao độ. Dù ở loại hình doanh nghiệp nào

Công ty cũng hết sức coi trọng phong trào thi đua. Thông qua phong trào thi

đua đã khích lệ động viên cán bộ công nhân ra sức học tập, rèn luyện, phấn

đấu nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, tìm tòi

sáng tạo để đạt năng suất, chất lƣợng, hiệu quả trong sản xuất. Để đẩy mạnh

Page 41: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

31

phong trào thi đua, ngay từ đầu năm, thông qua hội nghị dân chủ Công ty tổ

chức ký giao ƣớc thi đua với các phòng chuyên môn và các đơn vị cơ sở. Nội

dung thi đua tập trung vào phát huy sáng kiến cải tiến lề lối làm việc phục vụ

tốt, kinh doanh giỏi và đƣợc toàn thể công ty từ đồng chí giám đốc tới cán bộ,

công nhân và ngƣời lao động quán triệt sâu sắc và phấn đấu thực hiện. Công

ty đã có nhiều sáng kiến đổi mới công tác quản lý điều hành mang lại hiệu

quả cao nhƣ: Sáng kiến thực hiện khoán vốn, thƣởng hoa hồng chiết khấu, đã

thực sự phát huy tính tự chủ, sáng tạo của từng ngƣời và từng cơ sở, khắc

phục tình trạng trông chờ ỷ lại, lời ăn lỗ Công ty chịu, nợ nần dây dƣa. Bƣớc

vào thời kỳ mở cửa, hội nhập, phân bón không còn là mặt hàng chiến lƣợc.

Nhà nƣớc xoá bỏ hạn ngạch nhập khẩu, hoạt động sản xuất kinh doanh phân

bón chịu sự cạnh tranh khốc liệt. Giá cả lên xuống thất thƣờng, làm cho

không ít công ty kinh doanh phân bón đứng bên bờ vực phá sản. Nhƣng Công

ty CP Vật tƣ nông nghiệp Nghệ An vẫn trụ vững và không ngừng phát triển.

Công ty còn thực hiện giảm một phần lãi để triển khai bán một giá thống nhất

thấp hơn giá thị trƣờng 5-10%, góp phần bình ổn thị trƣờng. Trong điều kiện

nhu cầu về giống lớn, các đơn vị cung ứng giống không đáp ứng yêu cầu thị

trƣờng. Công ty đã dành một phần lợi nhuận để tổ chức khảo nghiệm, tuyển

chọn các bộ giống tốt năng suất cao, chất lƣợng tốt, chống chịu sâu bệnh phục

vụ thâm canh trên đồng ruộng. Hiện nay, các giống lúa lai: Q.Ƣu1, Q.Ƣu 6 và

giống lúa thuần Vật tƣ NN do đơn vị cung ứng đƣợc bà con chấp nhận đƣa

vào sản xuất trong vụ xuân và vụ hè thu đạt năng xuất bình quân trên 7 tấn/ha.

Tại các xã Nghi Lâm (Nghi Lộc) bà con nông dân khẳng định: "Giống lúa

thuần Vật tƣ NN (HTH) vụ xuân 2008 không chỉ đƣợc mùa vƣợt trội so với

các giống khác mà bán đƣợc giá lắm (7.500 đ/kg), gấp rƣỡi so với các giống

lúa khang dân và Nhị ƣu 838". Phong trào thi đua đã đƣa hoạt động sản xuất

kinh doanh của Công ty ngày càng đạt hiệu quả. Riêng năm 2007, doanh thu

Page 42: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

32

đạt trên 1000 tỷ đồng, lợi nhuận 20 tỷ đồng, nộp ngân sách trên 17 tỷ, thu

nhập ngƣời lao động đạt 3,7 triệu đồng/ngƣời/tháng, so với năm 2006 doanh

thu tăng 30%, nộp ngân sách tăng gần 2 tỷ đồng, lợi nhuận vƣợt 21%, thu

nhập ngƣời lao động tăng 20%. Làm ăn có lãi, Công ty vừa có điều kiện tập

trung đầu tƣ mở rộng sản xuất, qui mô hoạt động và tích cực tham gia đóng

góp vào phong trào từ thiện nhân đạo. Năm 2007, Công ty đã đóng góp ủng

hộ vào các hoạt động từ thiện nhân đạo 749 triệu 620 ngàn đồng và 5 tháng

đầu năm 2008 ủng hộ đóng góp 510 triệu đồng. Từ đầu tháng 5/2008 đơn vị

đã đi vào hoạt động theo mô hình mới Tổng công ty CP Vật tƣ nông nghiệp

với 16 công ty trực thuộc... [39].

* Công ty Cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông - Lâm nghiệp Quảng Ngãi

Là một doanh nghiệp Nhà nƣớc chuyên cung ứng vật tƣ phân bón,

giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật chủ yếu cho nông dân. Mặc dù mới đi

vào cổ phần hoá từ tháng 2/2004, tuy còn nhiều khó khăn về tài chính, cơ chế

chính sách nhƣng Công ty Cổ phần Vật tƣ Kỹ thuật Nông - Lâm nghiệp tỉnh

Quảng Ngãi đã từng bƣớc vƣơn lên khẳng định mình trong cơ chế thị trƣờng.

Ngay từ khi cổ phần và qua các kỳ Đại hội, Công ty đã xác định đƣợc

chiến lƣợc phát triển kinh doanh trong triển vọng của ngành hàng, đó là, khi

khối lƣợng sản xuất phân bón trong nƣớc ngày càng tăng thì nhu cầu về phân

bón nhập khẩu ngày càng giảm; khi diện tích các khu công nghiệp, sự cạnh

tranh giữa các công ty cùng loại hàng hoá ngày càng tăng thì thị phần về cung

ứng phân bón của Công ty có nguy cơ bị cạnh tranh và thu hẹp. Trong bối

cảnh đó chiến lƣợc phát triển kinh doanh của Công ty đƣợc xác định là: Tiếp

tục tổ chức tốt hoạt động kinh doanh phân bón và xuất nhập khẩu khi điều

kiện còn cho phép, bên cạnh đó phải mở rộng lĩnh vực kinh doanh ở những

ngành, lĩnh vực mà Công ty có ƣu thế và thị trƣờng còn có nhu cầu lớn. Thực

hiện chiến lƣợc trên, Công ty đã từng bƣớc mở rộng ngành nghề, trƣớc mắt là

Page 43: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

33

mở rộng qui mô kinh doanh những ngành hàng có lợi cà mở thêm mặt hàng

thức ăn chăn nuôi, bƣớc đầu có hiệu quả; các ngành hàng kinh doanh, khối

lƣợng tiêu thụ đang tăng trƣởng và thị trƣờng đang dần dần đƣợc mở rộng.

Doanh thu của Công ty năm 2007 đạt hơn 150 tỷ đồng, so với năm

2006 tăng 12%. Lợi nhuận trƣớc thuế năm 2007 đạt hơn 2 tỷ đồng, so với

năm 2006 tăng 76%. Nộp ngân sách trên 1 tỷ đồng. Để có đƣợc kết quả trên,

Ban Giám đốc của Công ty đã có sự nỗ lực vƣợt bậc trong mọi quá trình tổ

chức kinh doanh, từ công tác dự tính dự báo đến việc tổ chức thực hiện, nhất

là nghiên cứu đề ra các nội qui, qui chế, chính sách bán hàng, để khuyến

khích mọi đối tƣợng, đem lại hiệu quả cao, đảm bảo quyền lợi cho khách

hàng, các nhà đầu tƣ và ngƣời lao động. Cơ sở vật chất phục vụ công tác kinh

doanh đƣợc tu sửa và xây dựng nhằm đủ sức chứa vật tƣ hàng hóa trong

những lúc thời vụ cao điểm. Bên cạnh đó, công tác nâng tầm nhận thức của

Hội Đồng quản trị, Ban kiểm soát, Cán bộ quản lý điều hành và toàn thể cán

bộ công nhân lao động của Công ty để điều chỉnh hoạt động của mình hàng

ngày nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu của Công ty hoạt động kinh doanh trong

nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa đƣợc Ban Giám đốc rất

lƣu tâm.

Bên cạnh những thành công trên, Công ty cũng luôn tham gia công tác

xã hội nhƣ: Đóng góp quỹ đền ơn đáp nghĩa, phụng dƣỡng suốt đời Bà mẹ Việt

Nam anh hùng, thể hiện đạo lý uống nƣớc nhớ nguồn, tích cực hƣởng ứng các

cuộc vận động ủng hộ đồng bào bị thiên tai, bão lụt, chất độc Dioxin... thể hiện

sự đồng hành và chia sẽ với những khó khăn chung của xã hội.

Để từng bƣớc vƣơn lên đáp ứng yêu cầu cơ chế thị trƣờng, tạo dựng

đƣợc uy tín, thƣơng hiệu với khách hàng, nhất là bà con nông dân trong tỉnh,

hƣớng đến sự phát triển bền vững, Công ty đã có kế hoạch đẩy nhanh xúc tiến

thƣơng mại, mở rộng liên doanh, liên kết, không ngừng nâng cao trình độ

Page 44: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

34

chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ CNVC, quan tâm hơn đến chất lƣợng dịch

vụ chăm sóc khách hàng, nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Tiếp tục duy trì và

củng cố 3 kênh tiêu thụ, nhất là kênh nhân viên thị trƣờng và kênh bán lẻ để

huy động sức mạnh từ nội lực, khai thác tối đa những thị trƣờng còn tiềm

năng nhƣ miền núi, hải đảo, đẩy mạnh tiêu thụ những mặt hàng có tỷ trọng

còn thấp nhƣ thuốc BVTV, giống cây trồng và thức ăn chăn nuôi; tạo mối

quan hệ thân thiện với các đối tác lớn nhƣ Công ty Cổ phần Đạm Phú Mỹ, các

công ty phân lân, NPK nội địa… để khai thác đủ chủng loại hàng hóa và giá

cả có sức cạnh tranh cao [40].

Page 45: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

35

Chƣơng II

THỰC TRẠNG KINH DOANH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ

KINH DOANH VẬT TƢ NÔNG NGHIỆP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

VẬT TƢ NÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN

2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƢ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN

2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Vật tƣ Nông nghiệp Thái Nguyên

- Tên Công ty: Công ty Cổ phần Vật tƣ Nông nghiệp Thái Nguyên.

- Tên giao dịch quốc tế: Thai Nguyen Joint-stock Company for

Argricultural Materials.

- Tên viêt tắt: TN.JSCAM.

- Trụ sở chính: Số 64A đƣờng Việt Bắc, phƣờng Đồng Quang, thành phố

Thái Nguyên.

- Số điện thoại: 0280 856 322

- Fax: 0280 750 345

Công ty Cổ phần Vật tƣ Nông nghiệp Thái Nguyên là một Công ty đa sở

hữu đƣợc chuyển đổi từ Công ty Nhà nƣớc Công ty Vật tƣ Nông nghiệp Lâm

nghiệp Thuỷ lợi Thái Nguyên, tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Vật tƣ

Nông nghiệp Thái Nguyên

Công ty Cổ phần Vật tƣ Nông nghiệp Thái Nguyên đã có bề dày lịch sử

46 năm thực hiện công tác cung ứng vật tƣ phục vụ cho sự phát triển và sản

xuất nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên.

Thành lập năm 1959, với tên gọi Công ty Tƣ liệu Sản xuất, trên cơ sở

tách bộ phận tiếp nhận và cung ứng phân bón, vôi, nông cụ,… của Hợp tác xã

mua bán trực thuộc Ty Thƣơng nghiệp Thái Nguyên.

Page 46: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

36

Giai đoạn năm 1959 - 1976, hoạt động với mô hình Công ty toàn tỉnh.

Năm 1961 chuyển về trực thuộc Uỷ ban Nông nghiệp tỉnh Bắc Thái, đổi tên

thành Công ty Vật tƣ Nông nghiệp. Năm 1965 thành lập Công ty Vật tƣ Nông

nghiệp Bắc Thái trên cơ sở sáp nhập 2 Công ty Vật tƣ Nông nghiệp Bắc Thái

và Bắc Cạn.

Giai đoạn 1977 - 1990, phân cấp quản lý cho huyện hình thành Công ty

Vật tƣ Nông nghiệp cấp II (tỉnh) và Công ty Vật tƣ Nông nghiệp cấp III

(huyện, thành, thị) đồng thời tách một số bộ phận, chuyển giao một số nhiệm

vụ thành lập các đơn vị thuộc ngành công nghiệp: Công ty Giống cây trồng;

Công ty Chăn nuôi, Công ty Thuỷ sản; Trạm Bảo vệ thực vật.

Giai đoạn 1991 - 1995, sát nhập các Công ty Vật tƣ Nông nghiệp cấp III,

thành lập lại các Trạm Vật tƣ Nông nghiệp huyện, thành phố, thị xã trực thuộc

Công ty. Công ty Vật tƣ Nông nghiệp tỉnh hoạt động với qui mô quản lý trên

toàn tỉnh.

Giai đoạn 1996 - 2003:

- Từ ngày 01/7/1996 sát nhập 6 đơn vị: Công ty Vật tƣ Nông nghiệp;

Công ty Giống cây trồng; Công ty Chăn nuôi; Công ty Thuỷ sản; Trạm Kinh

doanh thuốc BVTV (thuộc chi cục BVTV); Chi nhánh Thuỷ sản Núi Cốc thành

lập Công ty Vật tƣ Nông nghiệp Thuỷ lợi Bắc Thái (nay là Thái Nguyên).

- Từ ngày 01/01/1997 bàn giao Trạm vật tƣ Nông nghiệp Na Rì, Chợ

Đồn, Bạch Thông cho Tỉnh Bắc Cạn.

- Từ 01/01/1999 tiếp tục nhận các trại sản xuất giống lúa An Khánh, Tân

Kim, Trại cá giống Cù Vân thuộc Trung tâm Khuyến nông.

Theo chủ trƣơng chuyển đổi Công ty Nhà nƣớc sang Công ty cổ phần của

Đảng và Nhà nƣớc ta, Công ty Vật tƣ Nông nghiệp Lâm nghiệp Thuỷ lợi Thái

Nguyên đã thực hiện việc cổ phần hoá. Quyết định số 3511/QĐ-UB ngày

01/01/2004 của UBND tỉnh Thái Nguyên đã chuyển Công ty Vật tƣ Nông lâm

Nghiệp Thuỷ lợi Thái Nguyên thành Công ty Cổ phần Vật tƣ Nông nghiệp

Thái Nguyên trong đó Nhà nƣớc nắm cổ phần chi phối 51%.

Page 47: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

37

Ngày 04/01/2004 Đại hội cổ đông thành lập với số cổ đông là 190 ngƣời.

Hiện nay Công ty Cổ phần Vật tƣ nông nghiệp có 11 chi nhánh trực

thuộc gồm:

- 9 Chi nhánh nằm rải rác tại mỗi huyện và Thành Phố Thái Nguyên của

tỉnh Thái Nguyên.

- 2 Chi nhánh chuyên doanh cung ứng dịch vụ:

+ Chi nhánh kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật

+ Chi nhánh kinh doanh vật tƣ chăn nuôi thú y

2.1.3. Nguyên tắc tổ chức, quản lý và điều hành của Công ty Cổ phần Vật

tƣ Nông nghiệp Thái Nguyên

Công ty hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ đúng

pháp luật. Các cổ đông cùng góp vốn cùng tham gia quản lý dựa trên điều lệ

Công ty, cùng nhau phân chia lợi nhuận hay chịu chịu lỗ, chịu nợ tƣơng ứng

với phần vốn góp của mình.

Quyết định cao nhất của Công ty là do Đại hội đồng cổ đông. Đại hội

đồng cổ đông bầu hội đồng quản trị để quản trị Công ty giữa hai kỳ Đại hội;

bầu ban kiểm soát để kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, quản trị,

điều hành Công ty.

Quản lý và điều hành hoạt động của Công ty là Giám đốc do Hội đồng

quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm. Giám đốc điều hành các hoạt động của các

đơn vị thông qua các phòng chức năng trên cơ sở tuân thủ Điều lệ của Công

ty, Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông và Nghị quyết của Hội đồng quản

trị. Giám đốc là ngƣời chịu trách nhiệm trƣớc Nhà nƣớc, Hội đồng quản trị và

các cổ đông về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

2.1.4. Mục tiêu hoạt động, chức năng nhiệm vụ của Công ty cổ phần vật

tƣ nông nghiệp Thái Nguyên

* Mục tiêu hoạt động

Công ty đƣợc thành lập để huy động vốn và sử dụng có hiệu quả trong

kinh doanh. Mặt hàng chiến lƣợc là phân bón, các loại giống cây trồng, kinh

Page 48: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

38

doanh đa dạng các mặt hàng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đời sống

nhân dân, đảm bảo việc làm và thu nhập ngày một tăng lên cho ngƣời lao động,

tăng cổ tức cho các cổ đông và phát triển Công ty ngày càng lớn mạnh trong cơ

chế thị trƣờng, khẳng định vai trò chủ đạo của Công ty về mặt hàng phân bón

phục vụ tốt cho sản xuất Nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

* Chức năng, nhiệm vụ của Công ty

- Sản xuất, tiếp nhận và cung ứng các loại vật tƣ hàng hoá đáp ứng nhu

cầu sản xuất Nông Lâm nghiệp và thuỷ lợi trên địa bản tỉnh.

- Thực hiện các nhiệm vụ do Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển

Nông thôn giao phó.

2.1.5. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Vật tƣ Nông nghiệp

Thái Nguyên

* Đại hội đồng cổ đông

- Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết,

quyết định cao nhất của Công ty. Đại hội đồng cổ đông có các quyền và

nhiệm vụ theo quy định tại điều 96 Luật Doanh nghiệp và điều 26 Điều lệ

Công ty. Đại hội đồng cổ đông gồm Đại hội đồng cổ đông thành lập và Đại

hội đồng cổ đông thƣờng niên và Đại hội đồng cổ đông bất thƣờng.

- Đại hội đồng cổ đông thƣờng niên mỗi năm họp một lần do chủ tịch

Hội đồng quản trị triệu tập trong thời gian 45 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài

chính. Đại hội đồng cổ đông thƣờng niên có quyền thảo luận và thông qua các

vấn đề sau: Báo cáo tài chính, hàng năm; báo cáo của Ban kiểm soát về tình

hình hoạt động của Công ty; báo cáo của Hội đồng quản trị, kế hoạch phát

triển ngắn hạn và dài hạn của Công ty.

Page 49: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

39

Sơ đồ: Mô hình tổ chức của Công ty Cổ phần Vật tƣ Nông nghiệp Thái Nguyên

Chú thích: Quan hệ chỉ huy

Quan hệ giám sát, kiểm tra

- Đại hội đồng cổ đông bất thƣờng: Điều 25, Điều lệ Công ty quy định để

đảm bảo lợi ích của và các cổ đông Hội đồng quản trị sẽ triệu tập Đại hội

đồng cổ đông bất thƣờng.

165 hệ thống các cửa hàng, đại lý bán lẻ toàn tỉnh

Thái Nguyên

BAN

KIỂM

SOÁT

ĐẠI HỘI ĐỒNG

CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG

QUẢN TRỊ

BAN

GIÁM ĐỐC

9 Chi nhánh vật tƣ nông

nghiệp

2 Chi nhánh chuyên

doanh

Phòng

Kế toán

tài vụ

Phòng

Kế hoạch thị

trƣờng

Phòng

Xuất nhập

khẩu

Phòng

Tổ chức

hành chính

Page 50: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

40

* Hội đồng quản trị

- Hội đồng quản trị là cơ quản trị cao nhất của Công ty giữa hai kỳ Đại

hội đồng cổ đông, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định và thực

hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng

cổ đông.

- Hội đồng quản trị gồm 5 thành viên, do Đại hội đồng cổ đông bầu và

miễn nhiệm. Thành viên của Hội đồng quản trị đƣợc trúng cử với đa số phiếu

bằng thể thức trực tiếp bỏ phiếu kín và phải đảm bảo đạt tỷ lệ từ 60% trở lên

số cổ phần có quyền biểu quyết tại Đại hội.

* Ban kiểm soát

- Ban kiểm soát là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động

kinh doanh, quản trị và điều hành Công ty.

- Ban kiểm soát gồm có 3 thành viên do đại hội đồng cổ đông bầu và bãi

miễn và do các cổ đông đề cử theo tỷ lệ sở hữu cổ phần cả Công ty.

* Ban giám đốc

- Giám đốc:

+ Giám đốc là ngƣời quản lý điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh

doanh của Công ty và do Hội đồng quản trị bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm.

+ Giám đốc chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm

trƣớc Hội đồng quản trị và pháp luật về quyền và nghĩa vụ đƣợc giao.

- Các Phó giám đốc: Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm theo

đề nghị của Giám đốc. Phó giám đốc chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng quản

trị và Giám đốc về các lĩnh vực công tác do Giám đốc phân công phụ trách

hoặc uỷ quyền.

Page 51: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

41

* Các chi nhánh trực thuộc và các phòng chức năng

- Các chi nhánh trực thuộc:

Tại mỗi huyện, thành, thị có 1 Chi nhánh Vật tƣ Nông nghiệp. Ngoài ra

Công ty còn có các Chi nhánh chuyên doanh cung ứng dịch vụ vật tƣ chuyên

ngành bảo vệ thực vật, chăn nuôi-thú y,… phục vụ sản xuất Nông nghiệp và

phát triển nông thôn. Các Chi nhánh có trụ sở trên địa bàn tỉnh, có con dấu

riêng, đƣợc vay vốn thông qua Công ty. Mỗi chi nhánh là đơn vị hạch toán

định mức do Công ty ban hành. Giám đốc Chi nhánh là ngƣời quản lý điều

hành mọi hoạt động của Chi nhánh theo chức năng nhiệm vụ đƣợc giao, là

ngƣời quản lý chịu trách nhiệm thực hiện các quyết định của giám đốc Công

ty và tuân thủ pháp luật. Giám đốc chi nhánh do Giám đốc Công ty bổ nhiệm

trên cơ sở tín nhiệm của các cổ đông ở đơn vị.

- Các phòng chức năng:

Công ty có 5 phòng chức năng: Phòng Tổ chức-Hành chính, Phòng

Kinh doanh, Phòng Kế toán - Tài vụ, Phòng Kỹ thuật Kiểm nghiệm và

Phòng Xuất nhập khẩu.

2.2. THỊ TRƢỜNG VẬT TƢ NÔNG NGHIỆP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

VẬT TƢ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN

2.2.1. Đặc điểm địa bàn tỉnh Thái Nguyên

a. Vị trí địa lý

Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ, có diện tích tự nhiên

3.562,82 km2, dân số khoảng hơn 1.100.000 ngƣời. Thái Nguyên là một tỉnh

không lớn, chỉ chiếm 1,13% diện tích và 1,41% dân số so với cả nƣớc.

Tỉnh Thái Nguyên phía Bắc giáp tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các

tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Phía Đông giáp với Lạng Sơn, Bắc Giang và

phía Nam giáp với thủ đô Hà Nội. Với vị trí địa lý là một trung tâm chính trị,

Page 52: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

42

kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng và của vùng trung du Đông Bắc nói chung

Thái Nguyên là cửa ngõ giao lƣu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi

với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Việc giao lƣu đã đƣợc thực hiện thông qua hệ

thống đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng sông hình rẻ quạt mà thành phố Thái

Nguyên là đầu nút.

b. Khí hậu

Thái Nguyên nằm trong vùng khí hậu đặc trƣng của miền núi và trung

du, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23-24,50C, về độ ẩm không khí trung bình

thay đổi từ 81-82%. Khí hậu nóng và ẩm, thuận lợi cho phát triển ngành nông

nghiệp, lâm nghiệp. Với điều kiện nhiệt độ cao có thể làm nhiều vụ trong một

năm mà vòng sinh trƣởng của cây trồng vẫn có thể đảm bảo, điều kiện mƣa ẩm,

do đó có thể làm nhiều loại thực vật phát triển. Nếu làm thuỷ lợi tốt, biết cách

giữ điều hoà nƣớc có thể đảm bảo cung cấp nƣớc cho cây trồng.

Khí hậu Thái Nguyên chia thành hai mùa rõ rệt, mùa hè từ khoảng

tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình là 27-290C có lúc lên tới trên 30

0C,

mùa này thƣờng có mƣa, mƣa nhiều nhất là tháng 7, tháng 8, lƣợng mƣa trong

những tháng 5 đến tháng 10 chiếm khoảng trên 80% lƣợng mƣa cả năm, thuận

lợi cho việc sinh trƣởng và phát triển của cây trồng cũng nhƣ vật nuôi. Song,

hay có mƣa bão, gây thiên tai úng lụt ảnh hƣởng không nhỏ đến sản xuất nông

nghiệp, lâm nghiệp. Những trận mƣa to ở đầu nguồn thƣờng dẫn đến xói mòn

đất gây bạc mầu cho đất và lũ quét ảnh hƣởng đến tình hình sản xuất của ngƣời

dân. Mùa khô hanh từ tháng 11 đến tháng 3, nhiệt độ trung bình là 17-220C có

lúc xuống thấp dƣới 120C. Mùa này ít mƣa, thƣờng hay bị hạn hán và tháng 12,

tháng 1, đôi khi có sƣơng muối kéo dài, rét đậm. rét hại cũng gây ảnh hƣởng

không nhỏ đến sự phát triển của cây trồng [39].

Page 53: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

43

c. Thuỷ văn

Thái Nguyên là một tỉnh có mạng lƣới sông suối khá dầy đặc và phân

bố rộng khắp, mật độ sông suối trung bình khoảng 1,2km/km2. Sông Cầu là

sông lớn nhất có lƣu vực sông 3.480 km2 [39].

Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn nhiều sông, suối nhỏ khác cùng với

những hồ nƣớc lớn, nhỏ phân bổ đều và rộng khắp tạo ra nguồn nƣớc mặt khá

phong phú phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Trữ lƣợng nƣớc ngầm khá lớn

nhƣng hiện nay việc khai thác và sử dụng còn hạn chế.

2.2.2. Thị trƣờng của Công ty Cổ phần Vật tƣ Nông nghiệp Thái Nguyên

Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi có phần lớn dân số sống ở

nông thôn. Có nhiều cơ quan ban ngành của tỉnh đóng trên địa bàn, đặc biệt là

có các công ty nằm trong ngành nông nghiệp của tỉnh cũng đƣợc UBND tỉnh

cho phép mua vật tƣ nông nghiệp, để đầu tƣ vào sản xuất. Do việc quản lý

không chặt chẽ dẫn đến việc rò rỉ vật tƣ nông nghiệp ra thị trƣờng gây nên sự

mất ổn định về giá cả các loại vật tƣ nông nghiệp, đồng thời tạo điều kiện cho

tƣ thƣơng lợi dụng đƣa hàng giả vào lƣu thông trên thị trƣờng gây ảnh hƣởng

nghiêm trọng đển kết quả sản xuất của ngƣời nông dân. Điều đó làm cho tình

hình kinh doanh vật tƣ nông nghiệp của Công ty thêm phức tạp.

Nhu cầu của ngƣời tiêu dùng chính là thị trƣờng của Công ty, số ngƣời

lao động trong lĩnh vực Nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên 865.559 ngƣời

chiếm trên 60% dân số toàn tỉnh, cùng với diện tích đất Nông nghiệp của tỉnh

tạo thành thị trƣờng của Công ty. Công ty đã có kế hoạch cụ thể cho từng

vùng trên địa bàn bởi tính đa dạng của địa hình cũng nhƣ tập quán sản xuất

kinh doanh Nông nghiệp của ngƣời dân khác nhau, cây trồng khác nhau và

khí hậu khác nhau.

Page 54: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

44

Bảng 2.1. Dân số nông thôn trung bình tỉnh Thái Nguyên

năm 2005-2007 phân theo huyện, thành phố, thị xã

Đơn vị tính: người

Thành phố,

huyện, thị xã 2005 2006 2007

So sánh (%)

2006/

2005

2007/

2006

BQ200

5 - 2007

Tổng số 850.075 856.236 865.559 100,72 101,09 100,91

1. TP Thái Nguyên 64.200 61.565 62.186 95,90 101,01 98,45

2. Thị xã Sông Công 23.453 24.274 24.579 103,50 101,26 102,38

3. Huyện Định Hoá 83.450 83.899 84.812 100,54 101,09 100,81

4. Huyện Võ Nhai 59.725 60.336 60.991 101,02 101,09 101,05

5. Huyện Phú Lƣơng 97.364 98.367 99.437 101,03 101,09 101,06

6. Huyện Đồng Hỷ 106.313 107.399 108.585 101,02 101,10 101,06

7. Huyện Đại Từ 157.628 158.651 160.371 100,65 101,08 100,87

8. Huyện Phú Bình 134.012 135.548 137.020 101,15 101,09 101,12

9. Huyện Phổ Yên 124.081 126.197 127.578 101,71 101,09 101,40

Nguồn: Niên giám Thống kê 2007 - Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên

Giá bán vật tƣ của trạm có rẻ hơn tƣ thƣơng, nhƣng do Công ty chỉ

cung ứng vật tƣ qua các hệ thống cửa hàng và quầy hàng, lƣợng vật tƣ phục

vụ đƣợc tới tận tay ngƣời sản xuất nông nghiệp còn ít. Về nhu cầu phân bón

trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên khá lớn cung ứng của Công ty cho sản xuất

nông nghiệp chỉ đạt khoảng 76% nhu cầu phân bón của địa bàn toàn tỉnh.

Tình hình sản xuất nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên trong những năm

qua đã có những thành tựu đáng chú ý. Tuy nhiên diện tích đất gieo trồng, đặc

biệt là diện tích rừng đầu nguồn vẫn thƣờng xuyên bị xâm hại, diện tích đất

trống, đồi núi trọc, đất bị hoang hoá vẫn còn gia tăng.

Song song với việc sử dụng các loại cây trồng mới thì việc sử dụng dinh

dƣỡng đối với các diện tích gieo trồng là rất cần thiết đặc biệt là với vùng đất

Page 55: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

45

nhiều núi nhƣ tỉnh Thái Nguyên. Thái Nguyên đã là một thị trƣờng tiêu thụ

hàng vật tƣ nông nghiệp rộng và đa dạng.

* Tổng hợp ý kiến ngƣời tiêu dùng về hoạt động kinh doanh của Công ty

Bảng 2.2. Tổng hợp các ý kiến của ngƣời dân ở các điểm nghiên cứu

(% số hộ có nhu cầu/tổng số 30 hộ điều tra mỗi vùng)

Đơn vị tính: %

TT Chỉ tiêu Huyện

Định Hoá

Huyện

Đồng Hỷ

Huyện

Phổ Yên

1 Hỗ trợ vốn 71 55 64

2 Trợ giá phân bón 92 85 91

3 Vay vốn mua phân bón 56 53 62

4 Tổ chức hội nông dân 43 35 34

5 Trồng lúa 43 49 61

6 Trồng cây ăn quả 64 44 35

7 Vay vốn trồng chè 57 34 25

8 Hỗ trợ, tƣ vấn KT sử dụng PB 95 72 81

9 Vật tƣ - Phân bón 90 78 83

10 Trao đổi vật tƣ- sản phẩm HH 83 61 68

11 Mở rộng thị trƣờng tiêu thụ 77 65 81

12 Tiêu thụ sản phẩm 72 64 54

13 Thông tin 75 56 64

14 Chất lƣợng hàng hoá 89 92 87

15 Giá cả 93 82 79

16 Vận chuyển 65 57 38

17 Dịch vụ buôn bán 61 45 53

18 Phát triển định canh định cƣ 65 34 31

19 Nâng cao dân trí 86 68 72

20 Y tế bảo vệ sức khoẻ 76 63 68

21 Phát triển văn hoá, xã hội 72 51 65

22 Bảo vệ môi trƣờng 57 75 64

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

Qua điều tra thu thập ý kiến của các hộ trong 3 huyện Định Hoá, Đồng

Hỷ, Phổ Yên năm 2006. Từ việc phân tích đánh giá thực trạng tiêu dùng phân

Page 56: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

46

bón của nông hộ, đời sống và ý kiến của các hộ, chúng tôi nhận thấy tình hình

kinh doanh của Công ty đƣợc phản hồi nhƣ sau:

- Đội ngũ cán bộ hƣớng dẫn ngƣời dân trong quá trình sử dụng sản

phẩm hàng hoá của Công ty còn yếu và thiếu về mặt kiến thức, ngƣời nông

dân rất cần sự hƣớng dẫn cụ thể trong quá trình sử dụng vật tƣ nông nghiệp.

- Hỗ trợ ngƣời nông dân về vốn bằng đầu tƣ ứng trƣớc, cho vay vốn,

trao đổi vật tƣ - hàng hoá khi thu hoạch.

- Phải nâng cao trình độ lao động, tổ chức và quản lý sản xuất, các kiến

thức khoa học kỹ thuật, kiến thức về thị trƣờng của các hộ để sản xuất kinh

doanh của họ có hiệu quả hơn. Việc phát triển các cơ sở hạ tầng nhƣ thông tin

liên lạc, giao thông, phát triển thị trƣờng để tạo điều kiện cho các hộ phát

triển sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá.

Mở rộng và phát triển thị trƣờng là nhu cầu cần thiết của các hộ để phát

triển sản xuất và đời sống. Cần đáp ứng nhu cầu về vốn để phát triển sản xuất,

giải quyết việc làm cho ngƣời lao động. Phát triển nông, lâm nghiệp, công

nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ để thu hút lao động, tăng thu nhập.

Đào tạo nghề và hƣớng dẫn để họ tự tìm việc làm. Để kinh tế hộ phát triển

nhanh, tăng thu nhập và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của họ, cần có

những giải pháp để giải quyết tốt các nhu cầu bức thiết của họ.

Tóm lại, thị trƣờng tiêu thụ vật tƣ nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên

ngày càng tăng do sản xuất nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên từ năm 2005-

2007 đã có sự tăng trƣởng và phát triển. Tuy nhiên thị trƣờng tiêu thụ vật tƣ

nông nghiệp của Công ty cần phải có các giải pháp phát triển và mở rộng hơn

nữa. Thị trƣờng trong tỉnh còn chƣa đƣợc khai thác triệt để, vẫn còn hiện tƣợng

ngƣời dân chƣa nắm đƣợc các mặt hàng kinh doanh của Công ty, vẫn phải mua

của tƣ nhân, chất lƣợng không tốt hoặc bị ép giá.

Page 57: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

47

2.3. THỰC TRẠNG KINH DOANH VẬT TƢ NÔNG NGHIỆP VÀ NÂNG

CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH VẬT TƢ NÔNG NGHIỆP CỦA CÔNG TY

CỔ PHẦN VẬT TƢ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN

2.3.1. Thực trạng kinh doanh và hiệu quả kinh doanh vật tƣ nông nghiệp

của Công ty Cổ phần Vật tƣ Nông nghiệp Thái Nguyên

2.3.1.1. Các loại vật tư nông nghiệp của Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp

Thái Nguyên năm 2005-2007

Bảng 2.3. Các loại vật tƣ nông nghiệp của Công ty Cổ phần Vật tƣ

Nông nghiệp Thái Nguyên năm 2005-2007

Các chỉ tiêu

2005 2006 2007 So sánh (%)

Số lƣợng

(Tấn)

cấu

(%)

Số

lƣợng

(Tấn)

cấu

(%)

Số

lƣợng

(Tấn)

cấu

(%)

2006/

2005

2007/

2006

BQ

2005-

2007

1. Đạm các loại 8.941,18 27,57 10.399,58 26,95 13.622,11 28,92 116,31 130,99 123,65

2. Lân 9.225,67 28,44 9.956,84 25,80 11.675,98 24,79 107,93 117,27 112,60

3. Kali 2.578,43 7,95 3.686,88 9,55 4.823,87 10,24 142,99 130,84 136,91

4. NPK 11.689,79 36,04 14.545,88 37,69 16.979,75 36,05 124,43 116,73 120,58

Nguồn: Phòng kế toán tài vụ - Công ty CP Vật tư Nông nghiệp Thái Nguyên

Các loại vật tƣ nông nghiệp của Công ty năm 2007 nhƣ sau: Đạm bán ra

năm là 13.622,11 tấn, tăng bình quân 23,65%, Lân là 11.675,98 tấn, tăng bình

quân 12,60%, Kaly 4.823,87 tấn, tăng bình quân 36,91%, NPK là 16.979,75

tấn, tăng bình quân 20,58%. Nhìn chung hàng hoá vật tƣ của Công ty năm

2005-2007 có tăng nhƣng còn chƣa cao và chƣa ổn định.

2.3.1.2. Tình hình về giá cả các loại vật tư

- Giá cả là một yếu tố rất quan trọng trong kinh doanh, giá cả ảnh hƣởng

trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Nó thể hiện

mua vào và bán ra cũng nhƣ lợi nhuận mang lại cho Công ty. Để đánh giá

Page 58: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

48

thực trạng giá cả các loại vật tƣ phục vụ sản xuất nông nghiệp của Công ty

qua 3 năm 2005-2007 nhƣ sau:

Giá bán = Giá thành + Lợi nhuận mục tiêu

Ta thấy giá mua vào bình quân của các loại vật tƣ qua 3 năm có sự biến

động và giá vẫn còn cao.

Bảng 2.4. Tình hình về giá bình quân các loại vật tƣ của Công ty Cổ phần

Vật tƣ Nông nghiệp Thái Nguyên năm 2005-2007

Đơn vị tính: Đồng/kg

Chỉ tiêu

2005 2006 2007

Giá

mua

Giá

bán

Bán -

mua

Giá

mua

Giá

bán

Bán -

mua

Giá

mua

Giá

bán

Bán -

mua

1. Đạm các loại 4.420 4.530 110 5.512 5.550 38 7.860 7.950 90

2. Lân 3.594 3.691 97 4.235 4.530 295 6.530 6.672 142

3. Ka ly 7.252 7.332 80 7.652 7.781 129 9.852 10.123 271

4. NPK 5.983 6.124 141 5.865 6.271 406 7.586 7.725 139

Nguồn: Phòng Kế toánTài vụ - Công ty CP Vật tư Nông nghiệp Thái Nguyên

Giá mua vào bình quân của các loại vật tƣ năm 2005-2007 có sự biến

động và giá vẫn còn cao.

Các khoản chi phí qua các năm có sự biến động đáng kể, giá thành các

loại vật tƣ còn cao, trên cơ sở tính toán giá thực tế, để Công ty định ra giá bán

cho thích hợp, giá này phải đƣợc thị trƣờng chấp nhận. Điều này bắt buộc

Công ty phải tìm cách giảm giá thành. Trƣớc hết là Công ty phải giảm khoản

chi phí lƣu động, chi phí khác, quản lý chặt chẽ các điểm dịch vụ bán hàng,

tránh gây thất thoát vật tƣ hàng hoá.

Giá đạm mua vào năm 2007 bình quân là 7.806 đồng/kg, giá đạm bán ra

bình quân là: 7.950 đồng/kg, mức chênh lệch giữa giá bán và giá mua của phân

đạm là 90 đồng/kg. Giá lân mua vào năm 2007 bình quân là 6.530 đồng/kg, giá

lân bán ra bình quân là 6.672 đồng/kg, mức chênh lệch giữa giá bán và giá

Page 59: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

49

mua của phân lân là 142 đồng/kg. Mức chênh lệch giá giá bán và giá mua của

phân ka ly và phân NPK là cao hơn, do hai mặt hàng này bán ra với số lƣợng

tăng khá lớn, thời gian tiêu thụ ngắn.

2.3.1.3. Kênh phân phối và tiêu thụ vật tư của Công ty Cổ phần Vật tư

Nông nghiệp Thái Nguyên

Bảng 2.5. Các kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần

Vật tƣ Nông nghiệp Thái Nguyên năm 2005-2007

Năm

Kênh trực tiếp Kênh cấp 1 Kênh cấp 2 Kênh cấp 3 Tổng

doanh thu

(Tr.đ)

Số lƣợng

(Tr.đ)

cấu

(%)

Số lƣợng

(Tr.đ)

cấu

(%)

Số lƣợng

(Tr.đ)

cấu

(%)

Số lƣợng

(Tr.đ)

cấu

(%)

2005 69.257,86 56,7 18.932,92 15,5 21.498,03 17,6 12.459,09 10,20 122.147,90

2006 105.435,77 65,2 19.567,07 12,1 24.741,83 15,3 11.966,64 7,40 161.711,31

2007 125.952,40 66,5 32.766,56 17,3 15.909,78 8,4 14.773,36 7,80 189.402,10

Nguồn: Phòng kế toán tài vụ - Công ty CP Vật tư Nông nghiệp Thái Nguyên

Vật tƣ mua về có thể chuyển thẳng xuống các cửa hàng, các đại lý để bán

cho ngƣời tiêu dùng. Khi lƣợng vật tƣ nông nghiệp ở các cửa hàng và đại lý

đang còn đủ số lƣợng cho các quầy bán lẻ thì vật tƣ nông nghiệp của Công ty

đƣợc chuyển về dự trữ ở kho của Công ty. Nghiên cứu về các hình thức tiêu

thụ vật tƣ cho thấy phƣơng thức bán buôn, bán lẻ cho các tổ chức, tƣ nhân tuy

giá bán có khác nhau nhƣng hoạt động gần giống nhau. Công ty giao hàng và

đảm bảo đúng số lƣợng, chất lƣợng, giá cả hợp lý. Đối với bán buôn cho các

HTX thì có thể trao đổi nông sản.

Phƣơng thức bán trực tiếp cho ngƣời sản xuất: Có thể bán trực tiếp tại

các cửa hàng, đại lý của công ty. Hiện nay Công ty đã thực sự chú ý đến

phƣơng thức bán trực tiếp cho ngƣời tiêu dùng vì:

Page 60: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

50

- Với phƣơng thức bán trực tiếp cho ngƣời tiêu dùng mới đảm bảo nâng

cao doanh số bán ra của Công ty vì các tổ chức kinh doanh, tƣ nhân và các

HTX có thể lấy hàng ở những nơi khác nữa.

- Với phƣơng thức tiêu thụ này sẽ đảm bảo đƣợc nhiều việc làm cho cán

bộ công nhân viên của Công ty.

- Góp phần hạ giá tiêu thụ cuối cùng của các loại vật tƣ.

- Từ việc tiêu thụ vật tƣ qua hệ thống tiêu thụ trực tiếp, Công ty sẽ thu

thập đƣợc các thông tin về tâm lý khách hàng và nhu cầu của họ và sức cạnh

tranh của các tổ chức kinh doanh vật tƣ khác. Từ đó đảm bảo hoạt động của

Công ty trong công tác kinh doanh vật tƣ đạt đƣợc hiệu quả cao.

Trong quá trình thực tập tại Công ty cũng nhƣ quá trình tìm hiểu tình

hình tiêu thụ vật tƣ của Công ty, cho thấy:

- Về cơ bản, các điểm bán hàng của Công ty hoạt động theo cơ chế là

khách hàng có nhu cầu thì đến mua còn ngƣời bán hàng có nhiệm vụ bán

hàng và thu tiền, việc hƣớng dẫn và tƣ vấn cho ngƣời tiêu dùng còn hạn chế.

- Một số nhân viên bán hàng cũng đã có chút ít nghệ thuật bán hàng, đã

kết hợp việc tiêu thụ với việc phổ biến kiến thức, kỹ thuật sử dụng vật tƣ,

Chính điều này đã lôi cuốn đƣợc khách hàng đến với Công ty.

- Hoạt động thông tin quảng cáo trong công tác tiêu thụ vật tƣ chƣa

đƣợc trú trọng.

- Các điểm bán hàng của công ty gần nhƣ mới chỉ tiêu thụ hàng ngày

tại chỗ, chứ chƣa thăm dò thị trƣờng và áp dụng một số hình thức tiêu thụ mới

thích hợp hơn nhƣ đƣa hàng đến tay ngƣời tiêu dùng. Các điểm bán hàng

cũng mới chỉ hoạt động đơn thuần là nơi bán hàng chứ chƣa xác định đƣợc

nhiệm vụ thu nhận thông tin của khách hàng. Do vậy mà cũng có ảnh hƣởng

đến hoạt động kinh doanh của Công ty.

Page 61: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

51

2.3.1.4. Hoạt động xúc tiến hỗn hợp nhằm thúc đẩy tiêu thụ vật tư nông

nghiệp của Công ty

Công ty đã thực hiện chính sách xúc tiến hỗn hợp trong chiến lƣợc

chung marketing của Công ty gồm mọi hoạt động và giải pháp nhằm đề ra và

thực hiện các chiến lƣợc, chiến thuật xúc tiến hỗn hợp nhằm thúc đẩy tiêu thụ

hàng hoá và nâng cao uy tín của nhà kinh doanh trên thị trƣờng.

Trên thị trƣờng, sự vận động của nhu cầu hàng hoá và sản xuất hàng

hoá không phải bao giờ cũng thống nhất với nhau, bao giờ ngƣời mua cũng

đông hơn ngƣời sản xuất. Do vậy các hoạt động xúc tiến hỗn hợp sẽ làm cho

cung và cầu gặp nhau, Công ty sẽ làm thoả mãn hơn nhu cầu của ngƣời tiêu

dùng, phát triển đƣợc sản xuất và tránh đƣợc rủi ro trong kinh doanh. Nhờ có

các chính sách xúc tiến hỗn hợp mà ngƣời sản xuất nông nghiệp tiếp thu và áp

dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, tổ chức sản xuất những nông sản xuất

có năng suất chất lƣợng cao hơn. Cũng nhờ đó mà ngƣời tiêu dùng biết đến

sản phẩm kinh doanh của Công ty.

* Quảng cáo, tuyên truyền

Công ty đã rất chú trọng đến việc quảng bá hình ảnh của mình trên thị

trƣờng, giới thiệu các sản phẩm kinh doanh của Công ty đến với ngƣời tiêu

dùng. In ấn những panô, tờ rơi và trên biển hiệu luôn thể hiện loại hình kinh

doanh và các sản phẩm kinh doanh của Công ty. Ngoài ra trong các hội trợ

thƣơng mại, Công ty cũng tham gia với mục đích đƣa thƣơng hiệu và sản

phẩm của Công ty đến gần hơn nữa với ngƣời tiêu dùng. Cùng với quảng cáo

còn hình thức tuyên truyền nhƣ: tuyên truyền tới hộ nông dân về gieo trồng

giống mới cho năng suất cao, sử dụng phân bón hợp lý để nâng cao năng suất,

tuyên truyền để ngƣời dân hiểu rõ hơn về lợi ích của việc sử dụng phân bón,

thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng đúng cách để mang lại hiệu quả

cao hơn, thu đƣợc sản phẩm năng suất cao.

Page 62: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

52

Công ty đã đăng quảng cáo, các tin bài về mặt hàng kinh doanh của

mình thƣờng xuyên trên Báo Thái Nguyên và Báo Thái Nguyên Điện tử. Trên

trang Web của tỉnh Công ty cũng tham gia nhiều cuộc phỏng vấn về tình hình

kinh doanh của Công ty hay những biến động về thị trƣờng vật tƣ nông

nghiệp của tỉnh và trong cả nƣớc.

Hàng năm, Công ty đều tham gia hội chợ thƣơng mại tổ chức trong tỉnh

để hình ảnh của Công ty gần gũi hơn với ngƣời dân.

* Kích thích tiêu thụ, xúc tiến bán hàng

Công ty đã sử dụng nhóm công cụ hỗn hợp mang tích chất cổ động,

kích thích bán hàng nhằm tăng doanh thu cho Công ty hay làm tăng nhu cầu

về hàng hoá tức thì tại chỗ. Hình thức khuyến mại cũng đƣợc áp dụng. Ngoài

việc giảm giá một số mặt hàng khi mới đƣa vào thị trƣờng hay bán tăng doanh

thu Công ty còn khuyến mại bằng một số hàng hoá bổ sung phục vụ cho hoạt

động sản xuất kinh doanh của ngƣời tiêu dùng. Đƣa các cán bộ kỹ thuật của

Công ty hay kết hợp với cán bộ khuyến nông địa phƣơng xuống tận nơi sản

xuất của ngƣời nông dân hƣớng dẫn họ sử dụng các sản phẩm vật tƣ nông

nghiệp của Công ty, cung cấp trƣớc sản phẩm cho ngƣời tiêu dùng dùng thử

để đánh giá chất lƣợng, bán hàng ứng trƣớc là phƣơng thức phục vụ mang lại

rủi ro cao nhƣng cũng đƣa đến những hiệu quả rất tích cực, ngƣời dân tin

dùng sản phẩm của Công ty nhiều hơn mà giảm đƣợc khó khăn đầu vào.

* Bán hàng

Công ty đã rất chú trọng vào khâu bán hàng, tổ chức các điểm bán

hàng thuận tiện nhất đối với ngƣời dân. Trong 9 huyện, thành của tỉnh Thái

Nguyên Công ty đều đặt các trạm vật tƣ tại các điểm trung tâm và có hệ thống

các cửa hàng trong toàn huyện, thị.

- Lựa chọn những vị trí đặt cửa hàng thuận tiện, tất cả các trạm, cửa

hàng vật tƣ của Công ty đều nằm ở các trung tâm thị trấn thị tứ, nơi đông dân

cƣ trú.

Page 63: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

53

- Tuyển dụng nhân viên: sau cổ phần hoá, Công ty đã thực sự chú trọng

đến việc tuyển dụng nhân viên bán hàng. Công ty đã tổ chức thi tuyển và thực

sự coi trọng đến kiến thức. Nhân viên bán hàng của Công ty là đội ngũ cán bộ

không những có chuyên môn về marketing mà cón đáp ứng đƣợc nhu cầu về

giao tiếp, trình độ về kỹ thuật.

- Nhân viên bán hàng của Công ty khi tuyển dụng phải có trình độ tƣ

Trung cấp trở lên, chiều cao tối thiểu của Nữ là 1,55m của Nam là 1,60m. Có

kỹ năng giao tiếp tốt và phải nắm đƣợc nội quy hoạt động của Công ty.

* Dịch vụ sau bán hàng

Công ty rất chú trọng đến dịch vụ sau bán hàng, cán bộ của Công ty

hƣớng dẫn ngƣời tiêu dùng sao cho sử dụng sản phẩm đạt hiệu quả cao nhất.

Công ty có đội ngũ cán bộ vật tƣ tại từng huyện, thành phố, thị xã đóng

vai trò là ngƣời tiếp xúc với ngƣời tiêu dùng, quảng bá, hƣớng dẫn sử dụng đến

ngƣời tiêu dùng. Công ty đầu tƣ ứng trƣớc cho các hộ nông dân và cử cán bộ

theo dõi hoạt động sản xuất cùng dân, sao cho chịu trách nhiệm về kỹ thuật,

nhƣ vậy tạo điều kiện cho hộ nông dân sử dụng với sản phẩm mới. Công ty

không phải bán hàng cho khách hàng xong thu tiền là thôi, mà thực tế phải nắm

bắt đƣợc hiệu quả sử dụng sản phẩm của mình trong sản xuất nông nghiệp.

Công ty bán hàng và chịu trách nhiệm với hàng hoá mình bán ra, cùng

ngƣời nông dân tham gia sản xuất nông nghiệp. Sau đó có chính sách mua

chính sản phẩm của ngƣời nông dân khi họ có nhu cầu bán hoặc khó có khả

năng tiêu thụ tốt.

2.3.1.5. Kết quả và hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Vật tư Nông

nghiệp Thái Nguyên

a. Kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh vật tư của Công ty cổ phần vật

tư nông nghiệp Thái Nguyên

Công ty Cổ phần Vật tƣ Nông nghiệp Thái Nguyên qua 3 năm 2005-2007

hoạt động kinh doanh thu đƣợc kết quả khả quan. Năm 2007 doanh thu đạt

189.402,1 triệu đồng so với năm 2006 tăng 17,12%, bình quân năm 2005-2007

Page 64: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

54

doanh thu tăng 24,76%. Lợi nhuận của Công ty tăng đáng kể, năm 2006 tăng

sơ với năm 2005 là 32,65%. Năm 2007 tăng so với năm 2006 là 49,31%, điều

này mang lại thu nhập cao hơn cho ngƣời lao động. Năm 2007 lợi nhuận/ lao

động/ năm đạt 4,75 triệu đồng tăng 29,11% so với năm 2006.

Bảng 2.6. Kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ

phần Vật tƣ Nông nghiệp Thái Nguyên năm 2005-2007

Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007

So sánh (%)

2006/

2005

2007/

2006

BQ

2005

-2007

1.Tổng doanh thu tr.đ 122.149,90 161.711,31 189.402,10 132,39 117,12 124,76

2.Tổng chi phí tr.đ 121.742,30 161.170,61 188.594,80 132,39 117,02 124,70

- Chi phí cố định tr.đ 37,5 531,2 1.042,90 1416,53 196,33 806,43

- Chi phí biến đổi tr.đ 121.704,80 160.639,41 187.551,90 131,99 116,75 124,37

3. Lợi nhuận (LN) tr.đ 407,6 540,7 807,3 132,65 149,31 140,98

5. Lãi/1 đồng chi phí lần 0,0033 0,0034 0,0043

7. LN/Lao động/năm tr.đ 3,74 3,68 4,75 98,40 129,08 113,74

Nguồn: Phòng Kế toán Tài vụ-Công ty CP VTNN TN và số liệu tính toán

Tốc độ tăng của doanh thu chỉ nhỉnh hơn tốc độ tăng của chi phí rất nhỏ

nhƣng vẫn mang lại lợi nhuận cho Công ty. Trong thời gian xây dựng cơ bản

cùng với giai đoạn đầu tƣ mở rộng, đạt đƣợc kết quả nhƣ vậy là một nỗ lực và thành

quả lao động của toàn bộ các cán bộ công nhân viên trong Công ty.

Bình quân năm 2005-2007 lợi nhuận /lao động /năm tăng 13,74%. Đây là con

số rất đáng khích lệ và là nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty.

b. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ

phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên qua các năm 2005-2007

- Sức sản xuất của VLĐ

Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ (Trđ)

Sức sản xuất của VLĐ = –––––––––––––––––––––––––––––––––––––

VLĐ bình quân trong kỳ (Trđ)

Page 65: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

55

122.149,9

Năm 2005 = ––––––––––––– = 33,18 (Lần)

3.681,1

161.711,3

Năm 2006 = ––––––––––– = 16,52 (Lần)

9.790,15

189.402,2

Năm 2007 = ––––––––––– = 5,89 (Lần)

32.163,14

- Hiệu quả sử dụng VLĐ:

Lợi nhuận trong kỳ (trđ)

Hiệu quả sử dụng VLĐ = –––––––––––––––––––––––––––––

Vốn lƣu động bình quân trong kỳ (trđ)

407,6

Năm 2005 = –––––––––– = 0,11 (Lần)

3.681,1

540,7

Năm 2006 = ––––––––– = 0,06 (Lần)

9.790,15

807,3

Năm 2007= –––––––––– = 0,03 (Lần)

32.163,14

- Mức đảm nhiệm của VLĐ:

Vốn lƣu động bình quân trong kỳ (trđ)

Mức đảm nhiệm vủa VLĐ = –––––––––––––––––––––––––––––

Doanh thu (trđ)

3.681,1

Năm 2005 = ––––––––– = 0,03 (Lần)

122.147,9

Page 66: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

56

9.790,15

Năm 2006 = ––––––––––– = 0,06 (Lần)

161.711,3

32.163,14

Năm 2007 = –––––––––––– = 0,17 (Lần)

189.402,2

Bảng 2.7. Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động của Công ty năm 2005-2007

ĐVT: lần

STT Chỉ tiêu 2005 2006 2007

1 Sức sản xuất của VLĐ 33,18 16,52 5,89

2 Hiệu quả sử dụng VLĐ 0,11 0,06 0,03

3 Mức đảm nhiệm của VLĐ 0,03 0,06 0,17

Nguồn: Số liệu theo tính toán của tác giả

Mức đảm nhiện của VLĐ bình quân qua 3 năm 2005-2007 đều tăng

cho thấy việc sử dụng VLĐ của Công ty đạt hiệu quả khả quan, cho thấy

VLĐ tăng cao qua 3 năm nhƣng tốc độ tăng của doanh thu vẫn cao hơn nên

đạt hiệu quả kinh tế cao.

2.3.2. Hiệu quả xã hội

Việc kinh doanh vật tƣ nông nghiệp vủa Công ty đã phần nào góp phần

giải quyết những khó khăn về vật tƣ cho ngƣời nông dân. Với những họ còn

gặp nhiều khó khăn Công ty thực hiện đầu tƣ ứng trƣớc, hay bằng hình thức

cho vay không lấy lãi bằng vật tƣ. Vấn đề này đã đem lại thuận lợi cho ngƣời

sản xuất.

Góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp và thực hiện tốt các chính sách

nhƣ ổn định cho ngƣời dân vùng núi, giảm tình trạng du canh du cƣ, từ đó đƣa

đến sự ổn định về mặt chính trị - xã hội cho ngƣời dân trong tỉnh Thái Nguyên.

Page 67: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

57

Công ty đã góp phần tạo công ăn việc làm cho lao động trong địa bàn

toàn tỉnh, ngoài việc tuyển dụng cán bộ công nhân viên chính thức lao động

trong Công ty, Công ty còn sử dụng lao động hợp đồng theo thời vụ để tận

dụng lao động dôi dƣ tại địa bàn vừa tận dụng sự thông thuộc địa bàn của

ngƣời dân địa phƣơng trong quá trình kinh doanh của mình.

Bảng 2.8. Tình hình đầu tƣ thâm canh cho 1 ha trồng vải của các nhóm

hộ điều tra năm 2006

Chỉ tiêu ĐVT

Nhóm

hộ khá, giàu

Nhóm

hộ trung bình

Nhóm

hộ nghèo Bình quân

Số

lƣợng

Giá trị

(1000đ)

Số

lƣợng

Giá trị

(1000đ)

Số

lƣợng

Giá trị

(1000đ)

Số

lƣợng

Giá trị

(1000đ)

1. Tổng chi phí

trung gian 1000đ 8.752,00 6.766,00 4.822,00

- Phân hữu cơ Tấn 15 4.620,00 11 3.300,00 7 1.980,00 11 3.300,00

- Đạm ure Kg 264 1.465,20 220 1.221,00 176 976,80 220 1.221,00

- Phân lân Supe Kg 303 1.372,59 269,5 1.172,33 220 957,00 264,17 1.167,31

- Phân kali Kg 138 1.073,78 132 1.027,09 127 988,19 132,33 1.029,69

- Thuốc BVTV 1000đ 275,00 198,00 138,00 203,67

- Chi khác 1000đ 495,00 347,00 281,00 374,33

2. Công lao động Công 215 6.435,00 209 6.270,00 187 5.610,00 203,67 6.105,00

3. Khấu hao 1000đ 110,00 1.100,00 880,00 696,67

4. Tổng chi phí 1000đ 24.598,57 21.401,42 16.632,99 20.877,66

Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ phiếu điều tra

Ngƣời dân trong cả ban nhóm hộ đều sử dụng phân bón trong quá trình

sản xuất nông nghiệp, hiệu quả của việc sử dụng phân bón trong sản xuất

nông nghiệp đã đƣợc ngƣời nông dân nhìn nhận một cách đúng đắn hơn. Việc

cung cấp phân bón đầy đủ, kịp thời của Công ty, đặc biệt là sự hỗ trợ phân

bón băng cách đầu tƣ ứng trƣớc cho ngƣời nông dân đã đem lại kết quả tốt

cho sản xuất nông nghiệp trong tỉnh. Với những vùng còn nhiều khó khăn,

ngƣời dân còn nghèo, sự hỗ trợ của Công ty là yếu tố thúc đẩy sự phát triển

của ngành nông nghiệp nói riêng và kinh tế hộ nói chung.

Page 68: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

58

Bảng 2.9. Chi phí sản xuất trên một ha chè kinh doanh điều tra năm 2006

Danh mục ĐVT Khối

lƣợng

Đơn giá

(đ)

Thành tiền

(đ)

I. Vật tƣ

- Phân chuồng Tấn 45 50.000 2.250.000

- Phân NPK Kg 1.500 6.271 9.406.500

- Khô dầu hoặc nguyên liệu tủ gốc Kg 6.000 1.690 10.140.000

- Thuốc sâu Kg 15 5.630 84.450

- Thiết bị tƣới nƣớc chiếc 1 150.000 150.000

- Bình phun thuốc sâu chiếc 2 120.000 240.000

- Dụng cụ quốc, xẻng chiếc 6 14.500 87.000

- Điện năng bơm nƣớc tƣới Kw/h 150 650 97.500

II. Công lao động

- Công lao động phổ thông Công 300 25.000 7.500.000

- Công lao động kỹ thuật Công 30 40.000 1.200.000

Tổng cộng 31.155.450

Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ phiếu điều tra

Vật tƣ phân bón đóng vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp,

việc cung ứng vật tƣ nông nghiệp của Công ty Cổ phần Vật tƣ Nông nghiệp

Thái Nguyên đã đáp ứng đƣợc phần lớn nhu cầu của ngƣời dân trong tỉnh,

mang lại hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp. Góp phần vào công cuộc

xoá đói giảm nghèo cho ngƣời dân trong tỉnh.

Page 69: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

59

Bảng 2.10. Kết quả, hiệu quả kinh tế sản xuất cây chè tại

tỉnh Thái Nguyên năm 2006

Chỉ tiêu ĐVT Nhóm hộ

khá, giàu

Nhóm hộ

trung

bình

Nhóm hộ

nghèo

Năng suất chè tƣơi Kg/ha 12.279,30 12.122,99 11.965,69

- Giá đồng/kg 8.470,00 8.470,00 8.470,00

1. Tính cho 1 ha trồng trọt Ha

Giá trị sản xuất (GO) 1000đ 90.800,60 84.860,93 78.945,24

Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 64.367,60 63.812,98 60.289,46

Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000đ 64.410,50 63.131,75 59.657,84

Lợi nhuận (Pr) 1000đ 35.052,60 33.924,77 33.127,38

2. Tính cho 1 đồng chi phí

GO/1đ chi phí lần 2,981 2,79 2,59

VA/1 đ chi phí lần 2,113 2,10 1,98

MI/1 đ chi phí lần 2,115 2,07 1,96

3. Tính cho một công lao động

GO/1công lao động 1000đ 275,15 257,15 239,23

VA/1 công lao động 1000đ 195,05 193,37 182,70

MI/1 công lao động 1000đ 195,18 191,31 180,78

Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ phiếu diều tra

Đảm bảo cung cấp đầy đủ vật tƣ phân bón cho sản xuất trong tỉnh là

Công ty đã góp phần nâng cao hiệu quả lao động trong xâ hội. Ta thấy rất rõ

đƣợc sự đầu tƣ đầu vào khác nhau sẽ mang lại những kết quả khác nhau, trong

nhóm hộ khá, giàu với mức độ đầu tƣ cao hơn thì đạt đƣợc những kết quả cao

hơn, hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn. Tầm quan trọng của vật tƣ phân

bón là không thể phủ nhận.

Page 70: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

60

Bảng 2.11. Kết quả, hiệu quả kinh tế sản xuất cây vải tại

tỉnh Thái Nguyên năm 2006

Chỉ tiêu ĐVT Nhóm hộ

khá, giàu

Nhóm

hộ trung

bình

Nhóm

hộ

nghèo

1. Tính cho 1 ha trồng trọt Ha

Giá trị sản xuất (GO) 1000đ 63140 46200 30.140,0

Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 54.384,0 39.433,9 25.911,6

Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000đ 53.178,4 38.333,9 25.031,6

Lợi nhuận (Pr) 1000đ 49.218,4 35.033,9 22.391,6

2. Tính cho 1 đồng chi phí

GO/1đ chi phí lần 4,527 3,31 2,16

VA/1 đ chi phí lần 3,899 2,83 1,86

MI/1 đ chi phí lần 3,813 2,75 1,79

Pr/1 đ chi phí lần 3,529 2,51 1,61

3. Tính cho một công lao động

GO/1công lao động 1000đ 310,270 227,03 148,11

VA/1 công lao động 1000đ 267,243 193,78 127,33

MI/1 công lao động 1000đ 261,319 188,37 123,01

Pr/1 công lao đông 1000đ 241,859 172,16 110,03

Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ phiếu diều tra

2.3.3. Hiệu quả về môi trƣờng

Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty góp phần giải quyết

việc làm cho ngƣời lao động nông thôn trong tỉnh. Từ việc sử dụng vật tƣ

nông nghiệp của Công ty đã tạo ra đƣợc sản phẩm lƣu thông trên thị trƣờng

tạo điều kiện dịch vụ và sản xuất phát triển góp phần là thay đổi nông thôn

theo hƣớng CNH- HĐH. Cải tạo môi trƣờng sinh thái theo hƣớng phát triển

môi trƣờng sinh thái bền vững. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng độ che

phủ, giữ ẩm, cải tạo đất, chống sói mòn.

Thái Nguyên là tỉnh trung du miền núi do đó phát triển sản xuất nông

nghiệp, lâm nghiệp góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, đóng góp tích

cực trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trƣờng sinh thái của tỉnh.

Page 71: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

61

Góp phần làm môi trƣờng xã hội lành mạnh hơn, an ninh trật tự xã hội đƣợc

giữ vững, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nƣớc.

2.3.4. Đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Vật

tƣ Nông nghiệp Thái Nguyên

Sản xuất nông nghiệp gắn liền với nhu cầu sử dụng vật tƣ nông nghiệp.

vì thế, vật tƣ nông nghiệp những năm qua không ngừng tăng lên cả về số

lƣợng, chất lƣợng và chủng loại.

Trong 3 năm 2005-2007, Công ty cổ phần vật tƣ nông nghiệp Thái

Nguyên đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể trong công tác kinh doanh của

Công ty. Hoàn thành nghĩa vụ với nhà nƣớc, đảm bảo đƣợc việc làm cho cán

bộ công nghiệp viên trong Công ty, đảm bảo đời sống cán bộ công nghiệp viên.

Bảo toàn và phát triển vốn của Công ty đạt đƣợc thành tích nhƣ vậy là do:

- Năng lực của đội ngũ lãnh đạo của Công ty có kinh nghiệm trong thực

tế, khắc phục những khó khăn, hoà nhập với cơ chế thị trƣờng, có tinh thần

trách nhiệm cao, sáng tạo trong kinh doanh, đã đổi mới hình thức quản lý, tạo

điều kiện khuyến khích và đa dạng hoá các hình thức kinh doanh.

- Đoàn kết nội bộ, giữ vững truyền thống đoàn kết giữa lãnh đạo Công ty

với các phòng ban và các cửa hàng tạo thành sức mạnh tổng hợp để cùng

nhau hoàn thành nhiệm vụ mà cấp trên giao cho. Sự gắn bó mật thiết giữa các

tổ chức Đảng chính quyền và đoàn thể quần chúng trong một thể thống nhất

xây dựng Công ty vững mạnh và ngày càng phát triển đi lên.

Bên cạnh những kết quả mà Công ty đã đạt đƣợc vẫn còn một số tồn tại

cần phải khắc phục. Cơ sở vật chất của Công ty cũng cần phải đƣợc tăng

cƣờng đầu tƣ hơn nữa để đáp ứng đƣợc tình hình kinh doanh của Công ty.

Do nhu cầu sử dụng vật tƣ phân bón ngày càng cao mà điều kiện trang bị

vốn của Công ty còn hạn chế, vốn kinh doanh của Công ty còn chƣa đủ, phải

đi vay vốn với lƣợng lớn, nên Công ty vẫn chƣa đáp ứng đƣợc đầy đủ và kịp

Page 72: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

62

thời nhu cầu của ngƣời dân sản xuất nông nghiệp.

Do sự quản lý về buôn bán vật tƣ nông nghiệp của Nhà nƣớc còn chƣa

chặt chẽ, nên đã để tƣ thƣơng lộng hành trên thị trƣờng, tung ra thị trƣờng vật

tƣ giả, kém phẩm chấy nên đã gây ảnh hƣởng lớn đến tình hình kinh doanh

vật tƣ nông nghiệp của công ty.

Năm 2004-2005 khi chuyển đổi thành Công ty cổ phần nên tập trung

nhiều cho việc xác định lại tài sản, nguồn vốn và các công tác khác,… Do đặc

điểm sản xuất nông nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có

đặc điểm riêng với những thuận lợi và khó khăn sau:

* Thuận lợi:

- Trong điều kiện hiện nay nhu cầu về các nhóm hàng càng tăng. Nền

kinh tế phát triển thúc đẩy các ngành nghề kinh doanh phát triển theo, đặc biệt

trong đó có ngành nông nghiệp với một đặc thù riêng và các nhóm mặt hàng

nhƣ: phân bón, nhóm giống cây trồng, nhóm thuốc BVTV, nhóm chăn nuôi

thú y,…

- Cơ cấu tổ chức bộ máy và cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh đang tiếp

tục đƣợc kiện toàn, ổn định và nâng cao đảm bảo đƣợc các yêu cầu trong chế

độ mới. Kể từ khi cổ phần hoá, công tác chỉ đạo điều hành Công ty có nhiều

thuận lợi hơn. Đại đa số ngƣời lao động đƣợc nâng cao về nhận thức, làm việc

với tinh thần trách nhiệm cao hơn. Điều thành công hơn cả của công tác cổ

phần hoá Công ty là ở chỗ đã làm thay đổi nhận thức, nếp nghĩ, nếp làm, thổi

vào tƣ duy của ngƣời lao động những luồng gió mới, luồng gió tinh thần làm

chủ trong công việc.

- Công ty là một đơn vị có truyền thống nhiều năm liền hoàn thành kế hoạch

nhà nƣớc giao năm sau cao hơn năm trƣớc, sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Do

vậy, Công ty lấy đó làm đòn bẩy để tự phát huy năng lực tự chủ của mình.

- Bên cạnh đó, do là một Công ty cổ phần Nhà nƣớc nên Công ty còn có

Page 73: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

63

đƣợc sự chỉ đạo, quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện của Đảng, UBND Tỉnh,

Sở chủ quản và các ngành tổng hợp của Trung ƣơng, của Tỉnh Thái Nguyên.

* Khó khăn:

- Trƣớc hết, vật tƣ hàng hoá do Công ty cung cấp là những vật tƣ kỹ

thuật mang tính đặc thù: giống cây trồng là những cơ thể sống, có những đặc

điểm sinh trƣởng theo quy luật sinh học, việc bảo quản và tiêu thụ đòi hỏi

phải có quy trình kỹ thuật chặt chẽ nhất là các loại phân bón, thuốc bảo vệ

thực vật có những đặc tính hoá học.

- Là đơn vị kinh doanh dịch vụ tổng hợp các mặt hàng phục vụ sản xuất

nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn toàn Tỉnh với quy mô lớn.

Phạm vi hoạt động của Công ty rộng, chủ yếu là ở vùng nông thôn, vùng sâu,

vùng xa, kinh tế xã hội chậm phát triển, giao thông đi lại khó khăn, đối tƣợng

phục vụ chủ yếu là các hộ nông nghiệp trình độ sản xuất nhìn chung còn lạc

hậu, khả năng đầu tƣ thâm canh còn nhiều hạn chế. Trong khi đó, ngành nông

nghiệp là một ngành có những đặc thù riêng biệt, bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố

thời tiết, thời vụ, tập quán canh tác,… giá các sản phẩm nông sản còn thấp

(nhƣ: chè, hoa quả,…). Năm 2005, 2006 là những năm sản xuất nông nghiệp

gặp nhiều khó khăn, đầu năm hạn hán kéo dài, dịch cúm gia cầm xảy ra trên

diện rộng đã gây ảnh hƣởng không nhỏ tới ngƣời nông dân. Giá các mặt hàng

trong năm 2006 có nhiều biến động khó lƣờng. Do vậy, đã ảnh hƣởng đến

việc đầu tƣ cho sản xuất của nông dân, dẫn đến việc khó khăn trong khâu tiêu

thụ các mặt hàng của Công ty.

- Công ty ngày càng phải cạnh trạnh với nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh

những mặt hàng cùng loại và với việc nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh những

mặt hàng cùng loại ra đời dẫn đến thị trƣờng bị chia nhỏ và sản lƣợng tiêu thụ

thấp. Đặc biệt là những mặt hàng phân bón,…

- Tuy đã cổ phần hoá doanh nghiệp đƣợc 3 năm nhƣng những tồn tại của

Page 74: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

64

Công ty cũ chuyển sang nhƣ: Công tác thu hồi nợ chƣa đƣợc thực hiện

nhiều, thị trƣờng tiêu thụ vẫn chƣa đƣợc mở rộng nhiều, hệ thống các nhà

cung cấp vẫn còn ít nên vẫn phải phụ thuộc nhiều vào một số nhà cung

cấp,… đã gây ra khó khăn không ít trong hoạt động sản xuất kinh doanh của

Công ty.

Bên cạnh đó Công ty còn gặp một số khó khăn nhƣ: Cơ sở hạ tầng Công

ty còn mỏng, các cụm kho và cửa hàng sức chứa thấp hoặc không đảm bảo

tiêu chuẩn, địa điểm của cửa hàng do xây dựng từ thời bao cấp nay không còn

phù hợp với kinh tế thị trƣờng. Do sự phối kết hợp giữa các đơn vị, các chi

nhánh của Công ty còn chƣa nhịp nhàng, còn mâu thuẫn, dẫn đến hoạt động

không hiệu quả. Một số cán bộ đơn vị chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ

hiện nay. Trong những năm gần đây Công ty đã tích cực đầu tƣ để mở rộng

mạng lƣới cung ứng nhƣng do khó khăn về vốn nên vẫn chƣa thoả mãn đƣợc

yêu cầu kinh doanh.

2.4. TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƢỜNG KINH DOANH TỚI HIỆU QUẢ KINH

DOANH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ

PHẦN VẬT TƢ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN

2.4.1. Tác động của môi trƣờng vi mô tới hoạt động kinh doanh và nâng

cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Vật tƣ Nông nghiệp Thái Nguyên

2.4.1.1. Các lực lượng bên trong Công ty

a. Lực lượng lao động của Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Thái Nguyên

Đối với Công ty Cổ phần Vật tƣ Nông nghiệp Thái Nguyên nguồn nhân

lực luôn là một nguồn lực quan trọng trong các hoạt động sản xuất kinh

doanh. Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay cùng với sự phát triển khoa học

công nghệ nền kinh tế thế giới đang có những thay đổi ngày càng mạnh mẽ

tác động không nhỏ đến hoạt động của Công ty. Chính vì thế đối với tất cả

các nhà quản lý việc xác định rõ số lƣợng, chất lƣợng nguồn nhân lực là việc

Page 75: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

65

làm quan trọng cần thiết bởi thông qua đó nhà quản lý sẽ giúp sự sắp xếp, bố

trí công việc một cách hợp lý nhằm phát huy tối đa hiệu quả sử dụng nguồn

nhân lực. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, việc tuyển dụng lao động của

Công ty hoàn toàn do Ban lãnh đạo tổ chức thi tuyển, xét tuyển và tiến hành

thử việc theo đòi hỏi của vị trí tuyển chọn, không hoàn toàn dựa vào xét tuyển

qua hồ sơ xin việc.

Lao động của Công ty Cổ phần Vật tƣ Nông nghiệp Thái Nguyên trong

những năm gần đây có sự thay dổi tƣơng đối lớn, đó là do nhu cầu thay đổi

trong quản lý của ban lãnh đạo cơ quan. Để đáp ứng đƣợc khối lƣợng công

việc và nhịp độ của công việc Công ty đã chú trọng trong việc kiện toàn đội

ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty, trú trọng về chất lƣợng. Năm 2007

tổng số lao động trong toàn Công ty là 170 ngƣời, trong đó lao động trực tiếp

là 125 ngƣời, lao động gián tiếp là 45 ngƣời. So với năm 2006 lao động trực

tiếp của Công ty năm 2007 tăng 26,26%. Công ty tiến hành mở rộng quy mô

kinh doanh, đƣa cán bộ công nhân viên xuống tận cơ sở để nắm bắt đƣợc nhu

cầu và thị hiếu của ngƣời tiêu dùng.

Bảng 2.12. Tình hình lao động và sử dụng lao động của Công ty cổ phần

vật tƣ nông nghiệp Thái Nguyên trong những năm 2005-2007

Đơn vị tính: người

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

So sánh (%)

2006/

2005

2007/

2006

BQ2005 –

2007

Tổng số LĐ 190 147 170 77,37 115,65 96,52

LĐ nam 123 98 115 79,67 117,35 98,51

LĐ nữ 67 49 55 73,13 112,24 92,69

LĐ trực tiếp 120 99 125 82,50 126,26 104,38

LĐ gián tiếp 70 48 45 68,57 93,75 81,16

Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính-Công ty CP Vật tư Nông nghiệp Thái Nguyên

Page 76: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

66

Số lƣợng lao động của Công ty năm 2005-2007 có sự biến động lớn do

Công ty tiến hành sàng lọc công nhân viên chức, tinh giảm biên chế. Công ty

chú trọng việc đào tạo nâng cao trình độ của lao động, cán bộ của Công ty

đƣợc tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ. Năm 2005 lao động có trình độ

đại học của Công ty là 58 ngƣời, đến năm 2007 tăng lên là 71 ngƣời. Qua 3

năn 2005-2007 lao động có trình độ đại học tăng 11,96%. Lao động có trình

độ Cao đẳng, trung cấp giảm 7,34%, lao động có trình độ công nhân kỹ thuật

giảm mạnh hơn là 9,61%.

Bảng 2.13. Trình độ lao động của Công ty Công ty Cổ phần Vật tƣ

Nông Nghiệp Thái Nguyên năm 2005-2007

Đơn vị tính: người

Trình độ

chuyên môn 2005 2006 2007

So sánh (%)

2006/

2005

2007/

2006

BQ2005

- 2007

Tổng số LĐ 190 147 170 77,37 115,65 96,52

Trên đại học 2 2 2 100,00 100,00 100,00

Đại học 58 55 71 94,83 129,09 111,96

Cao đẳng+trung cấp 57 50 49 87,72 98,00 92,86

Công nhân kỹ thuật 73 47 36 64,38 76,60 70,49

Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính-Công ty CP Vật tư Nông nghiệp Thái Nguyên

Do cán bộ công nhân viên chức đã học tập nâng cao trình độ của bản

thân. Trong những năm tới Công ty còn chú trọng đào tạo về chuyên môn

nghiệp vụ cho toàn bộ cán bộ công nhân viên chức thông qua tập huấn kỹ

năng, đặc biệt là kỹ năng sử dụng thành thạo máy vi tính, trang bị máy móc

thiết bị hiện đại phục vụ hoạt động kinh doanh của Công ty tới tận các chi

Page 77: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

67

nhánh, trạm trực thuộc trên toàn tỉnh. Bởi trình độ lao động quyết định rất lớn

đến năng suất và hiệu quả kinh doanh của Công ty.

b. Tình hình trang bị vốn và sử dụng vốn của Công ty Cổ phần Vật tư Nông

nghiệp Thái Nguyên

Tổng số vốn của Công ty Cổ phần Vật tƣ Nông nghiệp Thái Nguyên

qua 3 năm với mức tăng bình quân là 3,3 lần tức là hơn 300%. Vốn tự có và

coi nhƣ tự có của công ty năm 2006 so với năm 2005 có bƣớc tăng nhảy vọt.

Năm 2004 Công ty đã chuyển đổi sang Công ty cổ phần, sự góp vốn của các

cổ đông của công ty khiến vốn tự có và coi nhƣ tự có của công ty tăng mạnh

từ hơn 300 triệu lên đến hơn 7 tỷ đồng. Điều này đã cơ bản đáp ứng đƣợc yêu

cầu về vốn của công ty. Năm 2007 so với năm 2006, tổng số vốn tăng mạnh,

đặc biệt là khoản vốn vay và các khoản nợ. Đây cũng là xu thế tất yếu của các

Công ty nói chung do nhu cầu về vốn trong hoạt động kinh doanh ngày càng

cao mà nguồn vốn chủ sở hữu thì có hạn. Nguồn vốn của Công ty đã phần nào

cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu về đầu tƣ xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết

bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Công ty.

Vốn lƣu động là loại vốn tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh

doanh của Công ty, nó ảnh hƣởng lớn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh

doanh của Công ty. Vốn lƣu động tăng bình quân qua 3 năm 2005-2007 với

tốc độ tăng bình quân là 297,24%. Công ty cũng luôn cố gắng đẩy tốc độ quay

vòng của vốn nhanh hơn, cũng nhƣ hạn chế đƣợc những chi phí lƣu kho.

Công ty có chủ trƣơng đẩy nhanh hàng bán, thu hồi vốn nhanh.

Do tình hình lao động của Công ty qua các năm không có biến động lớn

về số lƣợng. Trong khi đó vốn cố định lại tăng mạnh nên bình quân tổng số vốn

và chỉ tiêu vốn cố định trên một lao động của Công ty cũng tăng mạnh. Đa là

dấu hiệu tốt cho thấy nguồn lực tài chính của Công ty đang rất thuận lợi.

Từ khi chuyển sang cơ chế thị trƣờng Công ty điều hành hoạt động tài

Page 78: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

68

chính bằng quy chế thống nhất. Các khoản chi đều đƣợc cụ thể bằng văn bản,

dựa trên nguyên tắc và quy chế chung của Nhà nƣớc ban hành. Điều hành

quản lý bằng quy chế đƣợc thống nhất chung trong toàn ngành và còn thuận

tiện trong việc thanh quyết toán cũng nhƣ tránh đƣợc các hiện tƣợng tiêu cực

trong công tác tài chính.

Công ty đã thực sự đổi mới trong công tác tổ chức quản lý và sử dụng

vốn, đã hạn chế đƣợc những chi phí không cần thiết và những tiêu cực trong

công tác tài chính. Đẩy mạnh lƣợng hàng hoá bán ra, thu hồi vốn nhanh cũng

nhƣ đƣa số lần quay vòng vốn cao hơn.

Bảng 2.14. Tình hình trang bị và sử dụng vốn của Công ty Cổ phần

Vật tƣ Nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên năm 2005-2007

Đơn vị tính: 1000 đồng

Các chỉ tiêu 2005 2006 2007

So sánh (%)

2006/

2005

2007/

2006

BQ 2005-

2007

A. Tổng số vốn cả năm 4.006.808 15.209.855 43.582.807 379,60 286,54 333,07

I.Phân theo hai nguồn hình thành

1..Vốn tự có và coi nhƣ tự có 330.124 7.500.367 7.659.588 2.271,98 102,12 1.187,05

2.Vốn vay bình quân 3.676.684 7.709.488 35.923.219 209,69 465,96 337,82

II. Phân loại theo

1.Vốn cố định và đầu tƣ XDCB 325.796 5.418.699 11.419.669 1.663,53 210,71 937,12

2.Vốn lƣu động 3.681.012 9.790.156 32.163.138 265,96 328,53 297,24

III.Các chỉ tiêu bình quân

1.Bình quân vốn cố định/1 lao động 1.715 36.869 67.175 2.150,13 182,20 1.166,17

2.Bình quân vốn lƣu động/1 lao

động 19.374 66.600 189.195 343,76 284,08 313,92

3.Bình quân tổng số vốn/1 lao động 21.088 103.468 256.369 490,64 247,78 369,21

Nguồn: Phòng Kế toán Tổng hợp - Công ty CP Vật tư Nông nghiệp Thái Nguyên

Công ty đã và đang chú trọng đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn,

nguồn vốn của Công ty bao gồm cả nguồn vốn góp, vốn cổ phần, việc sử

Page 79: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

69

dụng hiệu quả đồng vốn sẽ mang lại lợi nhuận cao cho Công ty từ đó tạo ra

niềm tin cho các cán bộ công nhân viên và cổ đông góp vốn. Nếu hoạt động

kinh doanh không có hiệu quả sẽ gây ra tình trạng rút vốn đầu tƣ của cổ đông.

Tóm lại, Công ty Cổ phần Vật tƣ Nông nghiệp Thái Nguyên. trong điều

kiện hiện nay đã có những thuận lợi, đó là: sự ổn định về pháp luật, cụ thể

nhất là Luật Doanh nghiệp 2005, sự quan tâm của các cấp lãnh đạo của tỉnh

Thái Nguyên, đội ngũ cán bộ đã và đang thay đổi tƣ duy trong hoạt động kinh

doanh.... song cũng còn nhiều khó khăn, thách thức, đó là: Địa bàn hoạt động

kinh doanh phức tạp, đời sống của nhân dân trong tỉnh còn thấp, trình độ dân

trí cũng thấp, một số cán bộ của Công ty chƣa theo kịp sự chuyển đổi, mặt

hàng của Công ty thuộc loại đặc biệt; kinh doanh theo mùa, theo vụ.

2.3.1.2. Các lực lượng bên ngoài Công ty

a. Các tổ chức, cá nhân cung ứng các yếu tố sản xuất

* Mạng lưới kinh doanh vật tư nông nghiệp của Công ty Cổ phần Vật tư

Nông nghiệp Thái Nguyên

Phát huy những thế mạnh là một đơn vị chịu trách nhiệm chính về việc

cung ứng dịch vụ vật tƣ nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Công ty

Cổ phần Vật tƣ Nông nghiệp Thái Nguyên có mạng lƣới kinh doanh bao gồm

đầu vào và đầu ra:

- Đầu vào: Chủ yếu các loại phân bón hợp đồng liên doanh liên kết, nhập

thẳng phân bón từ các đơn vị sản xuất trong nƣớc nhƣ Công ty Cổ phần Vật

tƣ Nông sản Bắc Giang, Công ty Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao,

Công ty Vật tƣ Nông nghiệp 1 Hải Phòng, Công ty Cổ Phần Xuất nhập khẩu

Hà Anh. Nhập khẩu các loại phân bón nhƣ đạm Indonexia, đạm Liên Xô,

lƣợng đầu vào ổn định góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.

- Đầu ra: Công ty lấy vật tƣ về trƣớc hết cung ứng cho địa bàn tỉnh Thái

Nguyên, cung ứng qua các trạm, huyện qua các cửa hàng, quầy hàng và đại

lý, dự trù một lƣợng cần thiết ở tổng kho của công ty, ngoài ra, Công ty nhận

hàng xong lại bán thẳng cho các tổ chức, nông trƣờng, hộ nông dân có nhu

cầu lớn về vật tƣ phân bón. Việc bán thẳng đảm bảo cho việc thu hồi vốn

Page 80: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

70

nhanh có hiệu quả kinh doanh cao.

Hệ thống cửa hàng, trạm vật tƣ của Công ty bao gồm 165 quầy, cửa hàng

bán buôn và bán lẻ trên tất cả các huyện và thành phố.

Nói chung Công ty Cổ phần Vật tƣ Nông nghiệp Thái Nguyên có thị trƣờng

hoạt động rộng lớn. Mạng lƣới kinh doanh tƣơng đối lớn bao gồm đầu vào và đầu

ra trên phạm vi tỉnh và các tỉnh khác và với các nƣớc khu vực và thế giới.

* Công tác tạo nguồn vật tư và kết quả tạo nguồn vật tư

Thu mua và tạo nguồn vật tƣ của Công ty là khâu đầu tiên của quá trình

kinh doanh vật tƣ. Muốn thực hiện tốt hoạt động kinh doanh thì phải có các

nguồn vật tƣ khá ổn định. Các nguồn vật tƣ là cơ sở, điều kiện để ổn định và

thực hiện quá trình kinh doanh vật tƣ kỹ thuật. Nếu không tạo đƣợc nguồn vật

tƣ thì tổ chức kinh doanh vật tƣ không thể nào hoàn thành đƣợc nhiệm vụ là

ngƣời hậu cần cho sản xuất nông nghiệp.

Việc thu mua, tạo nguồn vật tƣ của Công ty ảnh hƣởng rất lớn đến số

lƣợng, chất lƣợng, giá cả của các loại vật tƣ. Mặt khác nó cũng ảnh hƣởng

trực tiếp đến khả năng đáp ứng nhu cầu các loại vật tƣ của Công ty, vì vậy

việc thu mua, tạo nguồn vật tƣ nâng cao chất lƣợng, cũng nhƣ chủng loại vật

tƣ là nhiệm vụ không thể thiếu đƣợc đối với các tổ chức kinh doanh vật tƣ

nông nghiệp.

Để công tác kinh doanh vật tƣ nông nghiệp đạt hiệu quả cao, Công ty đã

thực hiện tốt những yêu cầu trong công tác tạo nguồn hàng:

- Chủ động trong việc tìm kiếm nguồn hàng, thiết lập mối quan hệ rộng

rãi, biến các khả năng thành hiện thực.

Việc khai thác các nguồn hàng của Công ty có sự cân nhắc, so sánh để

nhận rõ những ƣu điểm trƣớc khi đƣa ra quyết định khai thác chính thức.

Tăng cƣờng quan hệ thƣờng xuyên với các nguồn hàng để nắm bắt đầy

đủ các thông tin về hàng hóa, giá cả để đảm bảo nguồn vật tƣ phục vụ sản

xuất đủ về số lƣợng, chủng loại, đảm bảo chất lƣợng cũng nhƣ giá cả hợp lý

nhất để tăng sức mạnh cạnh tranh với các đơn vị kinh doanh khác.

Page 81: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

71

- Các hình thức tạo nguồn và kết quả tạo nguồn vật tƣ nông nghiệp của

Công ty.

Tổng lƣợng vật tƣ cung ứng năm 2007 là 38.544 tấn phân bón, tăng

bình quân 2005-2007 là 22,60%, các hình thức tạo nguồn chủ yếu của công

ty, vật tƣ nhập khẩu năm 2007 là 12.200 tấn, tăng bình quân là 38,45%, trong

đó đạm Inđônêxia là 6.270 tấn, đạm Liên Xô là 5930 tấn. Tổng lƣợng hợp

đồng liên doanh, liên kết là 26.344 tấn, tăng bình quân 16,89%. Lƣợng phân

bón nhập từ Công ty Cổ phần Vật tƣ Nông sản Bắc Giang là nhiều nhất 8.534

tấn, tăng bình quân 20,71%, Công ty Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao

nhập 7.379 tấn, tăng bình quân 2,43%, Công ty Vật tƣ Nông nghiệp 1 Hải

Phòng 5.410 tấn tăng bình quân 30,89% Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hà

Anh là 3.938 tấn, tăng bình quân 23,84%.

Bảng 2.15. Các nguồn cung ứng vật tƣ cho Công ty Cổ phần Vật tƣ Nông

nghiệp Thái Nguyên năm 2005-2007

Đơn vị tính: Tấn

Các chỉ tiêu

Các năm So sánh (%)

2005 2006 2007 2006/

2005

2007/

2006

BQ

2005-

2007

Tổng lƣợng vật tƣ cung ứng 25.650 30.990 38.544 120,82 124,38 122,60

1, Tổng lƣợng đạm nhập khẩu 6.365 8.804 12.200 138,33 138,57 138,45

a. Đạm Inđônêxia 4.336 4.895 6.270 112,90 128,10 120,50

b. Đạm Liên Xô 2.029 3.910 5.930 192,67 151,69 172,18

2, Tổng lƣợng hợp đồng liên

doanh liên kết 19.285 22.186 26.344 115,04 118,74 116,89

a. Công ty CP VT nông sản Bắc Giang 5.857 7.019 8.534 119,83 121,59 120,71

b. Công ty Supe phốt phát và HC

Lâm Thảo 7.033 7.146 7.379 101,60 103,26 102,43

c. Công ty vật tƣ nông nghiệp I

Hải Phòng 3.790 4.903 6.492 129,39 132,40 130,89

d. Công ty cổ phần XNK Hà

Anh - Hà Nội 2.569 3.118 3.938 121,35 126,33 123,84

Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp-Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Thái Nguyên

Page 82: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

72

b. Các hình thức thanh toán trong công tác nguồn

Trong công tác tạo nguồn hàng nếu chỉ đơn thuần thanh toán bằng

tiền mặt ngay thì Công ty không đủ vốn để mua vật tƣ đáp ứng nhu cầu

của ngƣời sản xuất. Vì vậy, mà các hình thức thanh toán trong công tác

tạo nguồn rất đa dạng.

Tổng số tiền thanh toán trong năm 2007 là 179.657 triệu đồng

Hình thức thanh toán bằng trả tiền ngay chiếm 46,53%

Thanh toán bằng chuyển khoản chiếm 35,31%

Thanh toán bằng ngoại tệ 12,01%

Hình thức thanh toán bằng phƣơng thức chậm trả chiếm 4,95% do

mối quan hệ chặt chẽ giữa Công ty Vật tƣ Nông lâm nghiệp Phú Thọ, với

công ty liên doanh liên kết đã tạo đƣợc lòng tin giữa bạn hàng với nhau.

Phƣơng thức này còn có ƣu điểm là giải quyết khâu vốn cho Công ty,

giảm lƣợng vay ngân hàng.

Hình thức thanh toán bằng phƣơng thức trao đổi hàng chiếm 1,21% .

Lƣợng thanh toán bằng chuyển khoản năm 2007 là 63.436,89 triệu

đồng trong 3 năm 2005-2007 bình quân tăng 28,61%.

Hình thức thanh toán bằng tiền ngay có xu hƣớng tăng rõ rệt, bình quân

tăng 24,3%, hình thức này có ƣu điểm là nhanh, gọn, sòng phẳng và chủ động

trong việc tìm kiếm nguồn hàng. Còn phƣơng thức thanh toán bằng ngoại tệ

qua 3 năm cũng tăng với tốc độ tăng bình quân là 56,94%, có ƣu điểm là dùng

ngoại tệ nhập khẩu với những lô hàng lớn giá rẻ hơn, song nguồn ngoại tệ

khan hiếm, có lúc phải vay ngân hàng không có. Thanh toán bằng phƣơng

thức chậm trả tăng 12,4%, là hình thức thanh toán giữa các bạn hàng tin cậy

lẫn nhau, có ƣu điểm giải quyết đƣợc khâu vốn cho công ty, giảm vốn vay

ngân hàng, nhƣng cần phải tạo lòng tin lẫn nhau, phải đảm bảo hai bên cùng

có lợi. Riêng thanh toán bằng phƣơng thức trao đổi hàng có xu hƣớng giảm

Page 83: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

73

xuống qua 3 năm với tốc độ giảm là 6,75%.

Bảng 2.16. Tình hình thanh toán trong công tác tạo nguồn hàng của

Công ty Cổ phần Vật tƣ Nông nghiệp Thái Nguyên năm 2005-2007

Các chỉ tiêu

2005 2006 2007 So sánh (%)

Số lƣợng

(Trđ)

cấu

(%)

Số lƣợng

(Trđ)

cấu

(%)

Số lƣợng

(Trđ)

cấu

(%)

2006/

2005

2007/

2006

BQ

2005-

2007

Tổng lƣợng

thanh toán 121.218,90 100 158.811,00 100 179.657,00 100 131,01 113,13 122,07

1-Thanh toán

bằng tiền mặt 59.215,43 48,85 69.463,93 43,74 83.594,40 46,53 117,31 120,34 118,82

2-Thanh toán

bằng chuyển

khoản

41.978,11 34,63 49.596,68 31,23 63.436,89 35,31 118,15 127,91 123,03

3-Thanh toán

bằng ngoại tệ 9.576,29 7,9 16.373,41 10,31 21.576,81 12,01 170,98 131,78 151,38

4-Thanh toán

bằng phƣơng

thức trả chậm

7.709,52 6,36 21.121,86 13,3 8.893,02 4,95 273,97 42,10 158,04

5-Phƣơng thức

trao đổi hàng 2.739,55 2,26 2.255,12 1,42 2.155,88 1,20 82,32 95,60 88,96

Nguồn: Phòng Kế toán Tài vụ - Công ty CP Vật tư Nông nghiệp Thái Nguyên

c. Đối thủ cạnh tranh

Với đặc thù là Công ty duy nhất của Nhà nƣớc kinh doanh trong lĩnh

vực vật tƣ nông nghiệp trong địa bàn tỉnh. Công ty không phải cạnh tranh với

các đối thủ có tƣơng ứng nhƣ mình mà lại phải cạnh tranh với tƣ thƣơng kinh

doanh nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh.

Trên địa bàn toàn tỉnh Thái Nguyên có 3 Công ty, Doanh nghiệp tƣ

nhân là Công ty TNHH Sơn Luyến - Tại huyện Đồng Hỷ, Doanh nghiệp Hoà

Page 84: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

74

Thám - Tại huyện Đại Từ, Doanh nghiệp Sơn Nhung - Tại phƣờng Quang

Trung TP Thái Nguyên. Trƣớc đây còn có Công ty CP Phân bón Trung Thành

tại thị xã Sông Công, tuy nhiên Công ty này hiện nay đang thực hiện đóng gói

gia công cho Công ty CP Super phôt phát và Hoá chất Lâm Thao.

Đây là các doanh nghiệp tƣ nhân cạnh tranh với Công ty về mặt hàng

phân bón. Công ty gặp không ít khó khăn vì các đối thủ cạnh tranh này có giá

bán các mặt hàng phân bón luôn rẻ hơn giá bán mặt hàng cùng loại của Công

ty từ 5% đến 7%. Đây thực sự là thách thức đối với hoạt động kinh doanh của

Công ty vì giá cả luôn là yếu tố đánh vào tâm lý ngƣời tiêu dùng khá mạnh,

hấp dẫn ngƣời tiêu dùng. Lợi thế của các doanh nghiệp tƣ nhân này là kinh

doanh nhỏ, chấp nhận mức lợi nhuận thấp để thu hút khách hàng. Trong thời

gian qua, khi giá cả của mặt hàng phân bón có những biến động lớn, các tƣ

thƣơng luôn sử dụng phƣơng thức “đầu cơ” hàng hoá chờ thời điểm lên giá.

Điều này gây ảnh hƣởng lớn tới hoạt động kinh doanh của Công ty.

Ngoài ra còn có rất nhiều những cửa hàng bán buôn bán lẻ vật tƣ nông

nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, loại trừ các cửa hàng, trạm vật tƣ của

Công ty. Các cửa hàng này bán các sản phẩm vật tƣ nông nghiệp không đúng

quy cách, chất lƣợng không đƣợc đảm bảo, lẫn với hàng hoá thật, nhƣng giá

cả lại rẻ hơn gây ra rất nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh của Công ty.

Các loại vật tƣ nông nghiệp đƣợc bầy bán không rõ nguồn gốc nhƣng giá cả

lại rẻ khiến Công ty mất đi lƣợng khách hàng không nhỏ đặc biệt là khách

hàng ở những vùng giáp ranh giữa các tỉnh hay xã các trạm, cửa hàng của

Công ty. Các đơn vị kinh doanh không đăng ký hay hoạt động với loại hình

kinh doanh nhỏ lẻ, Nhà nƣớc không thể kiểm soát, hay khó kiểm soát dẫn đến

tình trạng trốn thuế, hàng giả, hàng lậu nhiều gây mất uy tín và thiệt hại cho

Công ty.

Page 85: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

75

d. Khách hàng

Khách hàng của Công ty chủ yếu là ngƣời nông dân và tƣ thƣơng bán

buôn bán lẻ sản phẩm vật tƣ nông nghiệp trong toàn tỉnh. Công ty chƣa thể

vƣơn ra ngoài tỉnh bởi giới hạn địa giới hoạt động kinh doanh. Trong mỗi tỉnh

trong cả nƣớc ta đều có các công ty vật tƣ nông nghiệp chuyên kinh doanh

mặt hàng này. Tuy nhiên sự giáp ranh giữa các tỉnh cũng là một lợi thế bởi sự

thuận tiện sẽ đƣa khách hàng của tỉnh bạn sang mua vật tƣ của Công ty.

Khách hàng là ngƣời nông dân mà phần lớn là có thu nhập không cao, Công

ty đã có những biện pháp thu hút khách hàng rất hữu hiệu nhƣ: đầu tƣ ứng

trƣớc vào đối tƣợng khách hàng mới và có thu nhập thấp. Đây là hoạt động có

tính rủi ra cao tuy nhiên lại mang lại hiệu quả tốt, đó là uy tín của Công ty

trên thị trƣờng ngày càng đƣợc củng cố. Ngƣời tiêu dùng đặt niềm tin vào

chất lƣợng sản phẩm hàng hoá của Công ty từ đó sẽ sử dụng lâu dài. Thị

trƣờng của Công ty ngày càng đƣợc mở rộng hơn.

2.3.2. Tác động của môi trƣờng vĩ mô tới hoạt động kinh doanh và nâng cao

hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Vật tƣ Nông nghiệp Thái Nguyên

2.3.2.1. Nhân khẩu

Tỉnh Thái Nguyên có tổng số dân cƣ là 1.137.671 ngƣời với mật độ dân

số bình quân trên toàn tỉnh là 321 ngƣời/km2. Dân cƣ sống tập trung ở khu

vực thành phố Thái Nguyên với mật độ dân cƣ đông đúc là 1.378 ngƣời/km2.

Huyện Võ Nhai là huyện có diện tích lớn nhất trong tỉnh là 846,82 km2 nhƣng

dân số chỉ có 64.495 ngƣời với mật độ dân số thấp nhất trong toàn tỉnh là 76

ngƣời/km2, chênh lệch rất lớn so với khu vực thành phố. Sự phân bố dân cƣ

không đồng đều là tỉnh trạng chung của các khu vực trong tỉnh, đây cũng là

vấn đề cần giải quyết cho các nhà chức trách trong tỉnh Thái Nguyên vì nó sẽ

Page 86: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

76

gây ra tình trạng mất cân đối trong chỗ ở và việc làm cho ngƣời lao động. Ở

khu vực nông thôn, dân cƣ thƣa thớt, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông

nghiệp, trong khi đó diện tích lại rộng, điều này đƣa đến tình trạng thiếu lao

động nơi nông thôn hoạt động nông nghiệp. Ngƣời dân đổ ra thành thị kiếm

sống tạo ra luồng chảy lao động từ khu vực nông thôn ra thành thị, gây ra áp

lực cho khu vực này.

Dân số trung bình tỉnh Thái Nguyên qua 3 năm 2005-2007 nhìn chung

không có biến động lớn, năm 2007 dân số toàn tỉnh là 1.137.671 ngƣời tăng

1,07% so với năm 2006, tăng qua 3 năm 2005-2007 bình quân là 1,24%. Dân

số tăng tƣơng đối đều qua các năm. Đây chính là lực lƣợng lao động dồi dào

đáp ứng cho nhu cầu lao động cho toàn tỉnh trong những năm tiếp theo.

Nhân khẩu có ảnh hƣởng trực tiếp tới thị trƣờng của Công ty, đặc biệt

là dân số nông thôn, là thị trƣờng cho việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của

Công ty. Nghiên cứu cơ cấu nhân khẩu, sẽ giúp Công ty định hƣớng đƣợc

quyết định kinh doanh của mình.

Dân số nông thôn tỉnh Thái Nguyên có tổng số là 850.075 ngƣời năm

2005, đến năm 2007 con số này là 865.559 ngƣời tăng bình quân qua 3 năm

2005-2007 là 0,91%. Riêng tại khu vực thành phố Thái Nguyên, dân số nông

thôn giảm năm 2005 là 64.200 ngƣời đến năm 2007 giảm còn 62.186 ngƣời

giảm 1,55%. Nhìn chung qua 3 năm 2005-2007 dân số nông thôn tỉnh Thái

Nguyên không có biến động lớn. Đây là lực lƣợng chủ chốt hoạt động trong

lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, góp phần đƣa ngành sản xuất nông nghiệp

nông thôn ngày một phát triển hơn. Tuy nhiên lao động thuộc khu vực nông

thôn lại có nhƣợc điểm là trình độ chƣa cao, chƣa đáp ứng đƣợc đòi hỏi về

khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn.

Page 87: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

77

Bảng 2.17. Diện tích, dân số và mật độ dân số tỉnh Thái Nguyên năm 2007

(phân theo Huyện, Thành phố, Thị xã)

Huyện, thành phố,

thị xã

Diện tích

(km2)

Dân số trung

bình (ngƣời)

Mật độ dân số

(ngƣời/ km2)

Tổng số 3.546,55 1.137.671 321

1. TP Thái Nguyên 177,15 244.160 1.378

2. Thị xã Sông Công 83,68 49.447 591

3. Huyện Định Hoá 524,04 90.934 174

4. Huyện Võ Nhai 846,82 64.495 76

5. Huyện Phú Lƣơng 369,16 107.200 290

6. Huyện Đồng Hỷ 461,02 125.829 273

7. Huyện Đại Từ 578,48 168.807 292

8. Huyện Phú Bình 249,45 145.596 584

9. Huyện Phổ Yên 256,77 141.203 550

Nguồn: Niên giám Thống kê 2007 - Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên

Tỉnh Thái Nguyên có tổng số dân cƣ là 1.137.671 ngƣời với mật độ dân số

bình quân trên toàn tỉnh là 321 ngƣời/km2. Dân cƣ sống tập trung ở khu vực thành

phố Thái Nguyên với mật độ dân cƣ đông đúc là 1.378 ngƣời/km2. Huyện Võ Nhai

là huyện có diện tích lớn nhất trong tỉnh là 846,82 km2 nhƣng dân số chỉ có 64.495

ngƣời với mật độ dân số thấp nhất trong toàn tỉnh là 76 ngƣời/km2, chênh lệch rất

lớn so với khu vực thành phố. Sự phân bố dân cƣ không đồng đều là tỉnh

trạng chung của các khu vực trên cả nƣớc, đây cũng là vấn đề gây bức xúc cho

các nhà chức trách trong tỉnh Thái Nguyên vì nó sẽ gây ra tình trạng mất cân

Page 88: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

78

đối trong chỗ ở và việc làm cho ngƣời lao động. Ở khu vực nông thôn, dân cƣ

thƣa thớt, hoạt độngchủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, trong khi đódiện tích

lại rộng, điều này đƣa đến tình trạng thiếu lao động nơi nông thôn hoạt động

nông nghiệp. Ngƣời dân đổ ra thành thị kiếm sống tạo ra luồng chảy lao động

từ khu vực nông thôn ra thành thị, gây ra áp lực cho khu vực này.

2.3.2.2. Kinh tế

Đƣợc thiên nhiên ƣu đãi về khí hậu và đất đai, Thái Nguyên có nhiều

khả năng phát triển nông lâm nghiệp. Chè Thái Nguyên, đặc biệt là chè Tân

Cƣơng là sản phẩm nổi tiếng trong cả nƣớc Việt Nam đã từ lâu. Toàn tỉnh

hiện có trên 15.000 ha chè, đứng thứ 2 trong cả nƣớc, với hơn 30 cơ sở chế

biến chè lớn nhỏ rải đều trên khắp địa bàn tỉnh. Sản phẩm chè Thái Nguyên

đang thực hiện dự án vốn vay ADB để tạo vùng chè đặc sản năng suất và

chất lƣợng cao. Thái Nguyên khuyến khích các dự án đầu tƣ chế biến sản

phẩm chè cao cấp tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

Hiện nay Thái Nguyên có 15.500 ha cây ăn quả các loại, trong đó có hơn

8.000 ha đã cho thu hoạch. Thái Nguyên khuyến khích các dự án đầu tƣ chế

biến sản phẩm từ hoa quả, giải quyết tiêu thụ sản phẩm của các hộ nông dân.

Diện tích đất đồi còn rất lớn, đó là tiềm năng để phát triển hàng hoá về

cây công nghiệp, cây ăn quả và phát triển đàn gia súc. Thái Nguyên đã có Nhà

máy chế biến sữa tại huyện Phổ Yên đang thúc đẩy thực hiện nhanh chƣơng

trình phát triển chăn nuôi bò sữa để cung cấp đủ nguyên liệu cho nhà máy

này. Thái Nguyên đặc biệt khuyến khích các dự án đầu tƣ lớn về chăn nuôi

bò, lợn...

* Giá trị sản xuất của tỉnh Thái Nguyên năm 2005-2007

Năm 2007 tỉnh Thái Nguyên có tổng sản phẩm đạt 12.382.944 triệu

đồng, bình quân năm 2005-2007 tăng 13,87%.

Page 89: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

79

Bảng 2.18. Giá trị sản xuất của tỉnh Thái Nguyên năm 2005-2007

(theo giá cố định năm 1994)

Chỉ tiêu

2005 2006 2007 So sánh (%)

Số

lƣợng

(tr.đ)

cấu

(%)

Số lƣợng

(tr.đ)

cấu

(%)

Số lƣợng

(tr.đ)

cấu

(%)

2006/

2005

2007/

2006

BQ

2005

2007

Tổng số 9.556.347 100 10.596.305 100 12.382.944 100 110,88 116,86 113,87

1. Nông,

lâm nghiệp

và thuỷ sản

1.796.279 18,80 1.913.226 18,06 2.046.290 16,53 106,51 106,95 106,73

2. Công

nghiệp và

xây dựng

5.863.350 61,36 6.582.035 62,12 7.962.669 64,30 112,26 120,98 116,62

3. Dịch vụ 1.896.748 19,85 2.101.044 19,83 2.373.985 19,17 110,77 112,99 111,88

Nguồn: Niên giám Thống kê 2007- Cục Thống kê Thái Nguyên

Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2007 đạt

2.046.290 triệu đồng so với năm 2006 tăng 6,95%, bình quân năm 2005-

2007 tăng 6,73%. Trong khi đó ngành công nghiệp và xây dựng tăng bình

quân 3 năm 2005-2007 là 16,62%, năm 2007 tăng 20,98% so với năm

2006. Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp chiếm 16,53% tổng giá trị sản

xuất của tỉnh, tuy cơ cấu ngành có xu hƣớng giảm ngành nông nghiệp, tăng

ngành Công nghiệp và dịch vụ nhƣng Nông nghiệp vẫn có vai trò quan trọng

trong giá trị sản xuất của tỉnh. Điều này ảnh hƣởng đến quá trình hoạt động

kinh doanh của Công ty.

Nhìn chung tổng giá trị sản xuất của tỉnh Thái Nguyên qua 3 năm

2005-2007 tăng đáng kể, cơ cấu có sự chuyển dịch từ khu vực nông nghiệp

sang khu vực công nghiệp và dịch vụ. Để phù hợp với xu thế phát triển

chung của cả nƣớc, Thái Nguyên dần trú trọng hơn tại lĩnh vực công nghiệp

Page 90: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

80

và dịch vụ, phát triển nông nghiệp kỹ thuật cao, nhận thấy ngành dịch vụ

tăng tƣơng đối cao, năm 2005-2007 tăng bình quân là 11,88%, giá trị sản

xuất ngành dịch vụ năm 2007 đạt 2.373.985 triệu đồng tăng 12,99% so với

năm 2006.

* Tổng sản phẩm của tỉnh Thái Nguyên năm 2005-2007

Bảng 2.19. Tổng sản phẩm của tỉnh Thái Nguyên năm 2005-2007

(theo giá cố định năm 1994)

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

2005 2006 2007 So sánh (%)

Số

lƣợng

(tr.đ)

cấu

(%)

Số

lƣợng

(tr.đ)

cấu

(%)

Số

lƣợng

(tr.đ)

cấu

(%)

2006/

2005

2007/

2006

BQ2005

- 2007

Tổng số 3.773.031 100 4.193.460 100 4.716.170 100 111,14 112,46 111,8

1. Nông, lâm nghiệp

và thuỷ sản 1.101.782 29,20 1.146.192 27,33 1.198.270 25,41 104,03 104,54 104,29

2. Công nghiệp và

xây dựng 1.428.496 37,86 1.632.166 38,92 1.930.262 40,93 114,26 118,26 116,26

3. Dịch vụ 1.242.753 32,94 1.415.102 33,75 1.587.638 33,66 113,87 112,19 113,03

Nguồn: Niên giámThống kê 2007- Cục Thống kê Thái Nguyên

Ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản luôn giữ mức tăng trƣởng bình

quân đạt 4,29%. Năm 2005-2007 không có sự biến động lớn. Sự tăng

trƣởng đều đặn này cho thấy sự phát triển của ngành trong quá trình phát

triển kinh tế của tỉnh Thái Nguyên. Tuy nhiên, tỉnh cũng cần phải quan tâm

đầu tƣ thích đáng vì nông nghiệp là một phần không thể thiếu trong sản

xuất của ngƣời dân, ảnh hƣởng thực tiếp đến đời sống của đại đa số dân cƣ

của tỉnh Thái Nguyên.

Page 91: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

81

Dịch vụ là khu vực kinh tế đang đƣợc phát huy của tỉnh, sự đóng góp

của ngành dịch vụ đối với nền kinh tế của tỉnh là không thể phủ nhận. Năm

2005-2007 tốc độ tăng trƣởng bình quân ngành dịch vụ đạt 13,03%. Điều này

cho thấy dịch vụ hoàn toàn có thể trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh

nếu đƣợc sự quan tâm đầu tƣ thích đáng của các cấp lãnh đạo.

* Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành nông nghiệp tỉnh

Thái Nguyên năm 2005-2007

Cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên là nông nghiệp, lâm nghiệp và

dịch vụ. Kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ yếu, đời sống ngƣời dân còn thấp đặc

biệt là khu vực huyện thị, nông thôn, vùng xa, vùng sâu. Ngoại trừ khu vực

chè Tân Cƣơng, còn lại các vùng hầu nhƣ chƣa sản xuất đƣợc sản phẩm hàng

hoá mũi nhọn và ổn định, vẫn còn mang tính tự cung, tự cấp. Nông nghiệp là

ngành sản xuất chủ yếu của tỉnh, trong các năm qua đƣợc sự chỉ đạo sâu sát

của các cấp chính quyền và sự nỗ lực củangƣời dân, hạ tầng nông thôn không

ngừng đƣợc cải thiện đặc biệt là điện, giao thông, thuỷ lợi đã tạo điều kiện

thuận lợi cho viêc hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất nông nghiệp. Cùng với sự

phát triển kinh tế chung của cả nƣớc, hoà vào công cuộc đổi mới chung đó,

tỉnh Thái Nguyên cũng đạt đƣợc những kết quả đáng kể trong phát triển kinh

tế thể hiện qua sự phát triển của ngành nông nghiệp tỉnh nhƣ sau:

Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên nhìn chung qua

các năm đều tăng. Tổng giá trị năm 2007 đạt 3.825.190 triệu đồng tăng

22,18% so với năm 2006. Bình quân qua 3 năm 2005-2007 giá trị sản xuất

ngành nông nghiệp tăng 19,71%. Ngành trồng trọt luôn là ngành chủ chốt của

tỉnh trong Nông nghiệp.

Page 92: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

82

Bảng 2.20. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên

năm 2005-2007

(theo giá so sánh năm 1994)

Chỉ tiêu

2005 2006 2007 So sánh (%)

Số lƣợng

(tr đ)

cấu

(%)

Số lƣợng

(tr đ)

cấu

(%)

Số lƣợng

(tr đ)

cấu

(%)

2006/

2005

2007/

2006

BQ

05-07

Tổng số 2.670.518 100 3.130.884 100 3.825.190 100 117,24 122,18 119,71

1. Trồng trọt 1.781.178 66,70 2.065.745 65,98 2.482.755 64,91 115,98 120,19 118,08

2. Chăn nuôi 789.817 29,58 951.019 30,38 1.185.703 31,00 120,41 124,68 122,54

3. Dịch vụ 99.523 3,73 140.078 4,47 156.690 4,10 140,75 111,86 126,30

Nguồn: Niên giám Thống kê 2007- Cục Thống kê Thái Nguyên

* Giá trị sản xuất ngành trồng trọt của tỉnh Thái Nguyên năm 2005-2007

Giá trị sản xuất ngành trồng trọt tỉnh Thái Nguyên nhìn chung qua các

năm đều tăng. Năm 2007 giá trị sản xuất đạt 1.259.636 triệu đồng tăng 8,14%

so với năm 2006. Bình quân qua 3 năm 2005-2007 tăng 7,13%. Trong đó giá

trị sản xuất của cây công nghiệp lâu năm có tốc độ tăng cao nhất. Năm 2007

tăng 30,1% so với năm 2006. Bình quân qua 3 năm 2005-2007 tăng 29,52%.

Cây ăn quả tăng 17,33%. Nhìn chung giá trị sản xuất tỉnh ngành trồng trọt

Thái Nguyên trong năm 2005-2007 có những bƣớc tiến đáng kể, sản phẩm

của ngành trồng trọt đã đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời dân trong tỉnh. Đặc

biệt cây công nghiệp lâu năm còn mang lại giá trị kinh tế cao nhƣ cây chè, là

cây công nghiệp xoá đói giảm nghèo, làm giầu cho ngƣời dân trong địa bàn.

Cây chè đã trở thành cây công nghiệp mang lại lợi ích kinh tế cao, trở thành

thƣơng hiệu của chè Thái Nguyên trong nƣớc và trên thế giới.

Page 93: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

83

Bảng 2.21. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt tỉnh Thái Nguyên

năm 2005-2007

(theo giá so sánh năm 1994)

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

So sánh (%)

2006/

2005

2007/

2006

BQ2005

- 2007

Tổng số 1.187.065 1.259.636 1.362.152 106,11 108,14 107,13

1. Lƣơng thực 601.883 607.183 636.596 100,88 104,84 102,86

2. Rau đậu 93.619 92.559 109.097 98,87 117,87 108,37

3. Cây CN hàng năm 45.543 43.291 41.649 95,06 96,21 95,63

4. Cây CN lâu năm 151.119 194.870 253.523 128,95 130,10 129,52

5. Cây ăn quả 192.816 203.793 262.816 105,69 128,96 117,33

Nguồn: Niên giám Thống kê 2007- Cục Thống kê Thái Nguyên

So sánh giữa các huyện và thành phố, thị xã ta thấy tỷ lệ giữa diện tích

và sản lƣợng của khu vực thành phố Thái Nguyên luôn chiếm ƣu thế cao do

đâylà khu vực đƣợc tiếp cận nhiều nhất về khoa học kỹ thuật, đƣợc đầu tƣ

thích đáng về vật tƣ nông nghiệp đặc biệt là phân bón, bởi với cùng dải thời

tiết khí hậu, cùng một vùng đất với sự khác biệt không lớn, cùng một loại

giống cây trồng nhƣng khu vực thành phố Thái Nguyên tỷ lệ năng suất trên

diện tích gieo trồng tƣơng đối cao.

Áp dụng theo định mức kỹ thuật của Sở Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn, coi đó là chuẩn mực để chăm sóc cây trồng, tuy nhiên, vẫn còn

nhiều địa phƣơng chƣa nắm đƣợc quy chuẩn dó mà có thể bón thừa hay thiếu,

chƣa theo tỷ lệ thích hợp nên chƣa phát huy đƣợc hết sự ƣu việt của phân hoá

học đối với cây trồng.

Page 94: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

84

Biểu 2.22. Diện tích, sản lƣợng lúa mùa của tỉnh Thái Nguyên phân theo

huyện năm 2005-2007

Stt Phân theo huyện,

thành thị

2005 2006 2007

Diện

tích

(ha)

Sản

lƣợng

(tấn)

Diện

tích

(ha)

Sản

lƣợng

(tấn)

Diện

tích

(ha)

Sản

lƣợng

(tấn)

1 TP Thái Nguyên 3.463 13.722 3.461 14.197 3.399 14.670

2 Thị xã Sông Công 2.054 8.400 2.048 8.653 2.006 8.425

3 Huyện Định Hoá 4.362 18.538 4.422 20.248 4.391 20.249

4 Huyện Võ Nhai 3.150 12.670 3.145 13.775 3.194 14.142

5 Huyện Phú Lƣơng 4.029 17.242 4.016 18.221 4.019 17.605

6 Huyện Đồng Hỷ 4.353 16.643 4.325 18.626 4.310 19.232

7 Huyện Đại Từ 6.401 30.558 6.388 31.236 6.431 33.672

8 Huyện Phú Bình 7.756 31.883 7.754 32.572 7.744 34.078

9 Huyện Phổ Yên 6.082 26.326 6.060 26.724 6.054 28.732

Nguồn: Niên giám Thống kê 2007 - Cục Thống kê Thái Nguyên

Diện tích trồng lúa của tỉnh Thái Nguyên tƣơng đối ổn định, không có

sự biến động lớn, vì vậy để thu đƣợc năng suất cao thì phải tập trung vào đầu

tƣ cho sản xuất. Vật tƣ nông nghiệp ngoài giống lúa, năng suất lúa phụ thuộc

rất nhiều vào phân bón và thuốc BVTV. Việc sử dụng vật tƣ phân bón có đầy

đủ và đúng quy cách hay không ảnh hƣởng lớn đến sản lƣợng lúa, từ đó ảnh

hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty vì Công ty là đơn vị trực tiếp

cung cấp vật tƣ nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Diện tích đất nông nghiệp và diện tích gieo trồng các loại cây lƣơng thực,

công nghiệp, rau màu... là con số gần nhƣ cố định, hàng năm đều có sự thay đổi

nhƣng không đáng kể hoặc luôn theo chiều hƣớng bị thu hẹp do sự phát triển của

đô thị hoá và khu công nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp đang dần bị chuyển

Page 95: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

85

đổi sang mục đích sử dụng khác. Để có đƣợc năng suất và sản lƣợng ngày càng

cao đòi hỏi ngƣời nông dân phải chú trọng vào các yếu tố kỹ thuật nhƣ giống,

phân bón, thuỷ lợi... để từ đó có đƣợc kết quả nhƣ mong muốn.

Biểu 2.23. Diện tích, sản lƣợng ngô của tỉnh Thái Nguyên phân theo

huyện năm 2005-2007

STT Phân theo huyện,

thành thị

2005 2006 2007

Diện

tích

(ha)

Sản

lƣợng

(Tấn)

Diện

tích

(ha)

Sản

lƣợng

(Tấn)

Diện

tích

(ha)

Sản

lƣợng

(Tấn)

1 TP Thái Nguyên 921 3.231 769 2.767 750 2.634

2 Thị xã Sông Công 801 2.635 840 2.802 752 2.588

3 Huyện Định Hoá 1.182 4.234 1.236 4.120 1035 3.634

4 Huyện Võ Nhai 3.186 9.243 3.285 10.350 3.188 11.125

5 Huyện Phú Lƣơng 1.768 6.030 1.604 4.253 1.518 4.935

6 Huyện Đồng Hỷ 2.306 7.151 2.317 7.498 2.290 7.514

7 Huyện Đại Từ 1.757 7.011 1.917 7.736 1.437 5.669

8 Huyện Phú Bình 2.681 9.838 2.526 9.298 2.868 10.505

9 Huyện Phổ Yên 1.277 5.194 1.440 6.232 1.453 6.350

Nguồn:Niên giám Thống kê 2007- Cục Thống kê Thái Nguyên

Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế của tỉnh,

sản lƣợng lƣơng thực hàng năm góp phần đảm bảo nhu cầu cho ngƣời tiêu

dùng và làm nguyên liệu cho công nghiệp và chế biến. Vật tƣ nông nghiệp

giữ vai trò quan trọng trong việc quyết định sản lƣợng, năng suất cây trồng.

Khi đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp thì yếu tố kỹ thuật lại càng đƣợc

coi trọng, vật tƣ nông nghiệp phục vụ sản xuất ngày càng đƣợc đánh giá

đúng đắn hơn. Công ty cần phải dựa vào đó để định ra kế hoạch cung ứng

cho những năm tiếp theo.

Qua nghiên cứu trên địa bàn của các hộ trồng chè có sự đầu tƣ về vật tƣ

nông nghiệp khác nhau cho thấy các hộ có đầu tƣ khác nhau sẽ thu đƣợc năng

Page 96: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

86

suất sản lƣợng khác nhau. Hộ có đầu tƣ cao hơn sẽ thu đƣợc sản lƣợng cao

hơn trên cùng 1 ha cây trồng. Đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời nông dân

Công ty đã một mặt mang lại hiệu quả kinh doanh cho Công ty một mặt mang

đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp trong tỉnh.

Bảng 2.24. Diện tích, sản lƣợng chè tỉnh Thái Nguyên phân theo

huyện năm 2005-2007

Stt Phân theo huyện,

thành thị

2005 2006 2007

Diện

tích

(ha)

Sản

lƣợng

(Tấn)

Diện

tích

(ha)

Sản

lƣợng

(Tấn)

Diện

tích

(ha)

Sản

lƣợng

(Tấn)

1 TP Thái Nguyên 820 6.120 846 8.477 901 9.632

2 Thị xã Sông Công 395 2.450 418 2.840 425 3.678

3 Huyện Định Hoá 2.010 11.500 2.098 13.640 2.205 18.379

4 Huyện Võ Nhai 180 810 190 855 190 1.092

5 Huyện Phú Lƣơng 3.325 18.530 3.379 19.760 3.507 30.823

6 Huyện Đồng Hỷ 1.855 12.267 2.058 14.763 2.173 19.554

7 Huyện Đại Từ 3.769 24.779 3.947 23.773 3.942 35.091

8 Huyện Phú Bình 38 135 40 138 67 565

9 Huyện Phổ Yên 1.047 6.800 1.157 9.500 1.253 11.099

Nguồn: Niên giám Thống kê 2007-CụcThống kê Thái Nguyên

2.3.2.3. Điều kiện tự nhiên

Thái Nguyên có tổng diện tích đất tự nhiên là 354.655,25 ha, trong đó

đất nông nghiệp có 265.386,65 ha chiếm 74,83% trong tổng diện tích đất tự

nhiên. Đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng diện tích

đất nông nghiệp là 26,41%. Với đức trƣng của vùng đất trung du, miền núi,

Page 97: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

87

Thái Nguyên có tiềm năng phát triển nông nghiệp đa dạng, phong phú. Diện

tích đất chƣa sử dụng của tỉnh Thái Nguyên còn rất lớn tới 49.487,59 ha

chiếm 13,95 % tổng diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh.

Thái Nguyên phát triển đa dạng cây trồng nhƣ cây ăn quả, cây công

nghiệp dài ngày, cây lâm nghiệp, những cánh đồng khu vực thung lũng giúp

phát triển cây lƣơng thực đáp ứng nhu cầu lƣơng thực tại cho cho các huyện

thị đồng thời phát triển phong phú các cây rau mầu, cây công nghiệp ngắn

ngày tạo điều kiện cho phát triển sản xuất hàng hoá.

Bảng 2.25. Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai

tỉnh Thái Nguyên năm 2007

Chỉ tiêu Tổng số

(ha)

Cơ cấu

(%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 354.665,25 100

I. Đất nông nghiệp 265.386,65 74,83

1. Đất sản xuất nông nghiệp 93.681,62 26,41

- Đất trồng cây hàng năm 58.745,60 16,56

- Đất trồng cây lâu năm 34.936,02 9,85

2. Đất lâm nghiệp có rừng 165.106,51 46,56

3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 3.606,77 1,02

4. Đất nông nghiệp khác 2.991,75 0,84

II. Đất phi nông nghiệp 39.781,01 11,22

III. Đất chƣa sử dụng 49.487,58 13,95

Nguồn: Niên giám Thống kê 2007- Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên

Đất đai của tỉnh Thái Nguyên đa dạng và phong phú có tiềm năng

phát triển nông nghiệp, đất trồng cây lâm nghiệp cũng chiếm tỷ trọng cao

Page 98: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

88

trong tổng diện tích nông nghiệp, có 165.106,51 ha chiếm tới 46,56% diện

tích đất nông nghiệp, trong đó bao gồm rừng sản xuất, rừng phòng hộ và

rừng đặc dụng. Đất nuôi trồng thuỷ sản là 3.606,77 ha chiếm 1,02% diện

tích đất nông nghiệp.

Diện tích gieo trồng các loại cây trồng của tỉnh Thái Nguyên năm 2007

không có biến động lớn. Tổng diện tích gieo trồng năm 2007 là 146.030 ha,

tăng bình quân từ năm 2007 đạt 0,46%. Diện tích cây công nghiệp lâu năm

tăng nhiều nhất là 2,47% còn diện tích gieo trồng câu ăn quả, cây công nghiệp

hàng năm giảm nhẹ không đáng kể.

Đây là căn cứ để Công ty đƣa ra quyết định kinh doanh cung ứng vật tƣ

của mình sao cho hợp lý, đảm bảo cung cấp đủ cho nhu cầu sản xuất nông

nghiệp trong tỉnh.

Bảng 2.26. Diện tích gieo trồng các loại cây trồng của

tỉnh Thái Nguyên năm 2005-2007

Đơn vị tính: ha

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

So sánh (%)

2006/

2005

2007/

2006

BQ2005

- 2007

Tổng số 144.686 144.594 146.030 99,94 100,99 100,46

1. Cây hàng năm 117.422 117.538 119.304 100,10 101,50 100,80

- Cây lƣơng thực 86.000 85.435 88.012 99,34 103,02 101,18

- Cây CN hàng năm 8.463 8.101 7.617 95,72 94,03 94,87

2. Cây lâu năm 27.264 27.056 26.726 99,24 98,78 99,01

- Cây CN lâu năm 15.931 16.366 16.726 102,73 102,20 102,47

- Cây ăn quả 11.053 10.411 9.740 94,19 93,55 93,87

Nguồn: Niên giám Thống kê 2007 - Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên

Page 99: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

89

Thái Nguyên có diện tích đất lâm nghiệp lớn trên 155,3 nghìn ha.

Trong đó có rừng tự nhiên 104,8 nghìn ha, diện tích rừng trồng là 50,5 nghìn

ha, rừng phòng hộ có diện tích 49,47 nghìn ha, rừng đặc dụng gần 28,2 nghìn

ha và rừng kinh tế trên 74,6 nghìn ha. Đất chƣa sử dụng vào sản xuất lâm

nghiệp là 50,5 nghìn ha chủ yếu là đất trống, đồi núi trọc, diện tích đất này có

thể coi nhƣ một tiềm năng cho phát triển ngành lâm nghiệp. Rừng cung cấp

gỗ, củi và những sản phẩm lâm nghiệp, hạn chế xói mòn và lũ lụt, tạo môi

sinh cho các loài thú. Rừng có vai trò trong bảo vệ môi trƣờng sinh thái và

phát triển bền vững. Quỹ đất rừng chƣa sử dụng còn rất lớn cần có giải pháp

để khai thác, sử dụng diện tích đất này, thực hiện phủ xanh đất trống, đồi núi

trọc, tăng độ che phủ của rừng.

2.3.2.4. Khoa học kỹ thuật

* Hệ thống cấp thoát nước, điện và viễn thông

- Hệ thống cấp thoát nƣớc: Thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông

Công đã có nhà máy nƣớc với công suất 30.000m3/ ngày đêm, đảm bảo nhu

cầu về khối lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng nƣớc cho toàn thành phố, thị xã.

Thành phố Thái Nguyên đang thực hiện dự án thoát nƣớc và xử lý nƣớc thải

bằng nguồn vốn vay của chính phủ Pháp, ngoài ra các thị trấn và thị tứ trong

tỉnh cũng đang dần đƣợc thực hiện đầu tƣ hệ thống cấp nƣớc sạch.

- Hệ thống điện: Thái Nguyên đƣợc cung cấp đủ nhu cầu điện từ mạng

lƣới quốc gia và nhà máy nhiệt điện của tỉnh.

- Hệ thống thông tin, viễn thông: đã đƣợc mở rộng phủ sóng trên toàn tỉnh,

thuận lợi cho việc tuyên truyền quảng cáo tới ngƣời dân sử dụng vật tƣ nông

nghiệp của Công ty.

* Giao thông nội bộ

Tổng chiều dài đƣờng bộ của tỉnh là 2.753 km, trong đó quốc lộ là

183km, tỉnh lộ là 105,5km, huyện lộ là 659km, đƣờng liên xã là 1.764km, hệ

Page 100: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

90

thống tỉnh lộ và huyện lộ đều đƣợc dải nhựa phân bố khá hợp lý trên địa bàn

tỉnh, phần lớn đều xuất phát từ dọc quốc lộ 3 đi trung tâm các huyện, thị xã…

và thông với các tỉnh lân cận. Quốc lộ 3 từ Hà Nội lên Bắc Kạn qua thành phố

Thái Nguyên nối Thái Nguyên với các tỉnh đồng bằng Sông Hồng.

Hệ thống đƣờng sắt từ Thái Nguyên đi các tỉnh khá thuận tiện, đảm bảo

cho việc vận chuyển hàng hoá vật tƣ nông nghiệp.

Thái Nguyên còn có 2 tuyến đƣờng sông chính là Đa Phúc - Hải Phòng

và Đa Phúc - Hòn Gai, trong tƣơng lai sẽ đƣợc nâng cấp để đảm bảo cho việc

vận chuyển và bốc xếp hàng hoá.

Hệi thống giao thông thuận lợi tạo điều kiện tốt cho Công ty trong quá

trình hoạt động kinh doanh, đƣa hàng hoá vật tƣ tới tay ngƣời tiêu dùng.

2.3.2.5. Chính trị

Môi trƣờng chính trị bao gồm: Sự điều hành của Chính phủ, hệ thống

luật pháp và các thông tƣ, chỉ thị, vai trò của nhóm xã hội. Những diễn biến

của yếu tố này ảnh hƣởng rất mạnh và trực tiếp đến các quyết định kinh doanh

của Công ty. Đặc biệt là mặt hàng vật tƣ nông nghiệp của Công ty, với đặc

thù khách hàng là những ngƣời nông dân có thu nhập thấp và không ổn định,

một môi trƣờng chính sách ƣu đãi là rất cần thiết. Công ty luôn nhận đƣợc sự

trợ cƣớc trợ giá của một số mặt hàng nhƣ phân bón, thuốc BVTV, giống…

Đây là chính sách ƣu đãi để phát triển nông nghiệp tạo điều kiện cho ngƣời

nông dân có thể sử dụng đúng và đủ vật tƣ nông nghiệp trong hoạt động sản

xuất của mình, qua đó mang đến hiệu quả kinh doanh cho Công ty. Năm 2010

Nhà nƣớc sẽ chính thức cắt giảm trợ cƣớc trợ giá cho mặt hàng thóc giống,

phân bón, và cũng là năm hết hạn của thuế sử dụng đất nông nghiệp. Đây

cũng là nhân tố tác động đến việc kinh doanh của Công ty bởi nó sẽ ảnh

hƣởng trực tiếp đến giá cả vật tƣ hàng hoá từ đó sẽ ảnh hƣởng đến sức mua

của ngƣời tiêu dùng.

Page 101: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

91

Các biện pháp bảo vệ ngƣời tiêu dùng và Công ty chƣa đƣợc Nhà nƣớc

thực sự chú trọng trong lĩnh vực vật tƣ nông nghiệp, hàng giả, hàng nhái và

hàng kém chất lƣợng vẫn ngang nhiên đƣợc bầy bán trên thị trƣờng đã làm

không ít Công ty làm ăn chân chính phải điêu đứng.

2.3.2.6. Văn hoá

Ngƣời dân sử dụng và kinh doanh vật tƣ nông nghiệp nào cũng mang

một nét văn hoá riêng đối với từng khu vực, bản sắc văn hoá khác nhau sẽ

hình thành nên các quan điểm khác nhau về giá trị và chuẩn mực. Văn hoá

ảnh hƣởng tới các quyết định kinh doanh rất đa dạng. Văn hoá còn là tập quán

của ngƣời dân trong hoạt động sản xuất kinh doanh, với mỗi địa phƣơng,

vùng, miền khác nhau sẽ có những tập tục sản xuất khác nhau, điều này đƣa

đến việc sử dụng vật tƣ cho hoạt động sản xuất cũng rất khác nhau. Điều này

hình thành nên cũng bởi sự khác nhau về địa lý của mỗi vùng tạo ra bản sắc

khác nhau của từng khu vực.

Tóm lại, tác động của môi trƣờng vĩ mô và vi mô tới hoạt động kinh

doanh và nâng cao hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Vật tƣ Nông

nghiệp Thái Nguyên. Có những tác động thuận lợi Công ty cần phát huy khai

thác, có những tác động bất lợi Công ty cần phải có giải pháp khắc phục.

Page 102: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

92

Chƣơng III

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH VẬT TƢ

NÔNG NGHIỆP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƢ

NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN

3.1. QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH VẬT TƢ

NÔNG NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƢ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN

Trong bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào của Công ty khi đánh

giá hiệu quả của hoạt động ấy không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả đạt

đƣợc mà còn đánh giá chất lƣợng của kết quả ấy. Có nhƣ vậy thì hiệu quả

hoạt động sản xuất kinh doanh mới đƣợc đánh giá một cách toàn diện hơn. Cụ

thể khi đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty cần phải quán triệt một

số quan điểm nhƣ sau:

Thứ nhất: Bảo đảm sự kết hợp hài hoà lợi ích xã hội, lợi ích tập thể, lợi

ích ngƣời lao động, lợi ích trƣớc mắt, lợi ích lâu dài…

Thứ hai: Bảo đảm tính toàn diện và hệ thống trong việc nâng cao hiệu

quả kinh doanh.

Thứ ba: Bảo đảm tính thực tiễn cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Quan điểm này đòi hỏi khi đánh giá và xác định biện pháp nâng cao hiệu quả

kinh doanh phải xuất phát từ đặc điểm, điều kiện kinh tế - xã hội của ngành,

của địa phƣơng và của Công ty trong từng thời kỳ.

Thứ tư: Đảm bảo thống nhất giữa nhiệm vụ chính trị, xã hội với nhiệm

vụ kinh tế trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty.

Thứ năm: Đánh giá hiệu quả kinh doanh phải căn cứ vào cả mặt hiện

vật lẫn giá trị của hàng hoá.

Page 103: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

93

3.2. NHỮNG CĂN CỨ VÀ ĐỊNH HƢỚNG CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU

QUẢ KINH DOANH VẬT TƢ NÔNG NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT

TƢ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN

3.2.1. Những căn cứ chủ yếu nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ

phần Vật tƣ Nông nghiệp Thái Nguyên

Những dự báo và tính toán các cân đối lớn trong nâng cao hiệu quả kinh

doanh của Công ty Cổ phần Vật tƣ Nông nghiệp Thái Nguyên dựa vào các căn

cứ chủ yếu sau:

- Căn cứ vào khả năng của Công ty về vốn, trang thiết bị khoa học kỹ

thuật, lao động…

- Khả năng khai thác tốt hơn các nguồn lực, đặc biệt là các nguồn lực

trong tỉnh để phát triển nhƣ khai thác nguồn vốn từ đất đai, lao động.

- Căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 và

nhiệm vụ mà Đảng ta đã xác định. Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển

kinh tế - xã hội đến năm 2010 của tỉnh Thái Nguyên và nhiệm vụ những năm

tiếp theo.

- Căn cứ vào khả năng vốn, đầu tƣ vốn của trung ƣơng, tỉnh, vốn tự có

của địa phƣơng và mức huy động vốn trong dân và các tổ chức khác.

- Căn cứ vào khả năng phát triển khoa học và công nghệ, khả năng đƣa

các tiến bộ công nghệ vào sản xuất kinh doanh và đời sống.

- Khả năng phát triển các ngành, lĩnh vực, khả năng phát triển các

ngành công nghiệp, công nghiệp chế biến, phát triển nông, lâm nghiệp và các

ngành dịch vụ khác.

- Ảnh hƣởng của các trung tâm công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ của

tỉnh Thái Nguyên.

- Dự báo thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nƣớc, trong vùng,

đặc biệt là thị trƣờng của thành phố Thái Nguyên trong những năm tới.

Page 104: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

94

3.2.2. Những định hƣớng, mục tiêu chủ yếu nâng cao hiệu quả kinh doanh

của Công ty Cổ phần Vật tƣ Nông nghiệp Thái Nguyên

3.2.2.1. Định hướng chung

Định hƣớng chung lâu dài cho nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công

ty Cổ phần Vật tƣ Nông nghiệp Thái Nguyên, bền vững, nâng cao đời sống,

văn hoá, xã hội theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, công bằng và dân chủ, môi

trƣờng đƣợc cải thiện và bảo vệ.

3.2.2.2. Mục tiêu chủ yếu nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ

phần Vật tư Nông nghiệp Thái Nguyên

Trên cơ sở khai thác mọi nguồn lực, mọi cơ hội và lợi thế, phấn đấu

nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Vật tƣ Nông nghiệp Thái

Nguyên với các mục tiêu đến năm 2010 là:

- Đạt mức tăng trƣởng doanh thu của Công ty bình quân 25%/năm.

- Thu nhập lao động bình quân đạt trên 3.000.000 đ/lao động/tháng

- Giảm tỷ lệ hộ đói nghèo, tăng tỷ lệ hộ giàu, nâng cao đời sống của

ngƣời dân nông thôn.

- Bảo vệ môi trƣờng sinh thái, tăng tỷ lệ che phủ rừng.

3.3. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH

DOANH VẬT TƢ NÔNG NGHIỆP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƢ NÔNG

NGHIỆP THÁI NGUYÊN

Trong điều kiện Việt Nam đã là thành viên của WTO. Đảng và Nhà

nƣớc ta chủ trƣơng xây dựng, hoàn thiện Nhà nƣớc pháp quyền XHCN Việt

Nam của dân, do dân và vì dân. Điều kiện hội nhập của Việt Nam đa dạng

hơn, sâu hơn. Để góp phần thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa

và làm tốt những phƣơng hƣớng mà luận văn đƣa ra những giải pháp sau:

3.3.1. Giải pháp phát triển và tìm kiếm thị trƣờng tiêu thụ vật tƣ nông

nghiệp của Công ty

Thị trƣờng và nhu cầu thị trƣờng là yếu tố tác động mạnh đến nâng

cao hiệu quả kinh doanh vật tƣ nông nghiệp của Công ty Cổ phần Vật tƣ

Nông nghiệp Thái Nguyên.

Page 105: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

95

Việc kinh doanh vật tƣ nông nghiệp của Công ty cần phải đáp ứng đƣợc

nhu cầu của thị trƣờng về vật tƣ nông nghiệp, chất lƣợng, giá cả… Giải quyết

những vấn đề liên quan đến thị trƣờng đƣợc coi là những giải pháp cơ bản và cấp

bách thúc đẩy nâng cao hiệu quả kinh doanh vật tƣ nông nghiệp của Công ty.

Để nâng cao hiệu quả kinh doanh vật tƣ nông nghiệp của Công ty theo cơ

chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc cần thực hiện các biện pháp sau:

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trƣờng là một việc làm cần thiết đầu

tiên và quan trọng đối với công ty khi tham gia hoạt động kinh doanh.

- Công ty cần thành lập bộ phận chuyên nghiên nghiên cứu thị trƣờng

mới và thị trƣờng hiện có của Công ty, đặc biệt là thị trƣờng Phổ Yên, Định

Hoá, Đại Từ, Võ Nhai, Phú Bình là những huyện có diện tích đất nông nghiệp

rộng, sản xuất nông nghiệp là chính. Cung ứng vật tƣ cho khu vực này cần

đƣợc Công ty chú trọng hơn.

Mục đích của nghiên cứu thị trƣờng nhằm giúp cho Công ty xác định

khách hàng lâu dài cho sản phẩm của mình, xác định nhu cầu các mặt hàng

hóa của Công ty.

- Công tác tìm kiếm thông tin và tiếp cận thị trƣờng là hoạt động quan

trọng và không thể thực hiện một cách nửa vời. Nó đòi hỏi Công ty phải nỗ

lực và đầu tƣ thích đáng thì mới mong đạt đƣợc kết quả tốt. Có nhƣ vậy Công

ty mới có thể xác định đúng đắn đâu là thị trƣờng cho mình và có biện pháp

để khai thác có hiệu quả.

Hiện nay các biện pháp hỗ trợ Marketing đã đƣợc áp dụng ở Công ty

nhƣng chƣa có những hình thức phù hợp nên mang lại hiệu quả chƣa cao. Qua

tìm hiểu thực tế công tác này cho thấy cần phải hoàn thiện một số vấn đề sau:

- Chú trọng hơn nữa công tác kiểm tra đánh giá chất lƣợng các loại vật tƣ

nhập về. Những loại vật tƣ giảm sút chất lƣợng phải bán với giá thấp và

những loại vật tƣ mất chất lƣợng, cần phải huỷ bỏ không nên bán cho ngƣời

Page 106: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

96

sản xuất, đồng thời phải thông báo cho ngƣời sản xuất biết để đảm bảo uy tín

cho Công ty. Cần phải có biện pháp quản lý tốt các loại vật tƣ nhập về đáp

ứng nhu cầu thị trƣờng.

- Địa điểm bán hàng là một trong những yếu tố quyết định đến doanh số

bán ra, địa điểm bán hàng phải đặt ở những nơi gần đƣờng giao thông, khu đông

dân sản xuất nông nghiệp thuận tiện cho việc mua bán của ngƣời tiêu dùng.

- Thời gian bán hàng cần phải đáp ứng đƣợc yêu cầu của sản xuất mùa vụ

không nhất thiết bán hàng theo giờ hành chính, mà cần phải thực hiện việc

bán hàng theo nhu cầu của ngƣời sản xuất. Ngoài ra, nhân viên bán hàng cần

có nghệ thuật bán hàng, có cách cƣ xử với khách hàng đúng mức, linh hoạt

trong khi bán hàng, hiểu biết và có trình độ chuyên môn để hƣớng dẫn cách

sử dụng các loại vật tƣ cho ngƣời sản xuất.

- Cần phải tổ chức các cửa hàng, quầy hàng và đại lý để thu nhập thông

tin và trao đổi thông tin qua lại giữa công ty và ngƣời sản xuất, biết lắng nghe

ý kiến của ngƣời sản xuất. Vì ở các điểm bán hàng mới thực sự tiếp xúc với

ngƣời sản xuất. Trên cơ sở đó để Công ty có các biện pháp thay đổ phù hợp

nhằm phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu thị trƣờng tiêu thụ của ngƣời sản xuất

nông nghiệp.

- Phát triển thị trƣờng tiêu thụ vật tƣ nông nhgiệp, khuyến khích phát

triển sản xuất nông nghiệp trong tỉnh Thái Nguyên. Tạo ra yêu cầu đa dạng,

phong phú về vật tƣ nông nghiệp của ngƣời dân, khuyến khích lƣu thông hàng

hoá và dịch vụ nhất là vùng sâu, vùng xa của tỉnh Thái Nguyên.

Thị trƣờng mục tiêu của Công ty là nhu cầu sử dụng vật tƣ nông nghiệp

của tỉnh Thái Nguyên. Vì vậy Công ty đã dự báo tình hình sử đất nông nghiệp

tỉnh Thái Nguyên đến năm 2010 so với thời điểm hiên tại không có sự biến

động lớn, diện tích sử dụng sản xuất nông nghiệp vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao

trong tổng quỹ đất nông nghiệp của tỉnh. Căn cứ vào đó Công ty cần phải đƣa

Page 107: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

97

ra chiến lƣợc cung cấp sản phẩm vật tƣ nông nghiệp đáp ứng nhu cầu của thị

trƣờng vật tƣ nông nghiệp, mà thị trƣờng mục tiêu của Công ty là sử dụng

phân bón của tỉnh Thái Nguyên. Tránh tình trạng cạnh tranh trên chính thị

trƣờng của mình. Nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên thực chất vẫn chƣa đƣợc đầu tƣ

thích đáng, ngƣời nông dân vẫn hoạt động sản xuất theo kinh nghiệm ngƣời đi

trƣớc để lại. Công ty muốn kinh doanh đạt hiệu quả cao phải tiếp cận đƣợc ngƣời

tiêu dùng, tuyên truyền hỗ trợ để ngƣời tiêu dùng hiểu tầm quan trọng của vật tƣ

nông nghiệp trong việc mang đến hiệu quả sản xuất cao cho ngƣời nông dân, từ

đó họ sẽ hiểu và sử dụng vật tƣ nông nghiệp của Công ty nhiều hơn.

Bảng 3.1. Dự báo sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến năm 2010

Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất NN 281.045,9 100

1. Diện tích đất SX NN 94.614,3 33,67

Đẩt trồng cây hàng năm 56.669,8 20,17

Đất trồng cây lâu năm 37.914,4 13,49

2. Diện tích đất lâm nghiệp 179.883,8 64,01

Đất rừng sản xuất 81.888,7 29,14

Đất rừng phòng hộ 64.753,9 23,04

Đất rừng đặc dụng 33.241,3 11,83

3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 3.566,8 1,27

4. Đất nông nghiệp khác 2.981,1 1,06

Định hƣớng chung sử dụng đất nông nghiệp là giảm dần trồng cây hàng

năm trong đất nông nghiệp, đảm bảo đến năm 2010 cây hàng năm còn khoảng

55% tăng dần đất trồng cây lâu năm trong đất nông nghiệp lên đến khoảng

25% năm 2010.

- Thị trƣờng trong tỉnh Thái Nguyên, đây là thị trƣờng mục tiêu. Dân số

tỉnh Thái Nguyên dự báo đến năm 2010 là 1.268.270 ngƣời trong đó dân số

nông thôn là 697.550 ngƣời vì vậy nhu cầu sử dụng vật tƣ nông nghiệp của

Page 108: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

98

Tỉnh là rất lớn. Thu nhập của ngƣời dân ngày càng cao, đời sống ngày càng

đƣợc cải thiện. Do đó nhu cầu tiêu thụ trong nƣớc các sản phẩm vật tƣ nông

nghiệp cũng tăng mạnh. Do đó Công ty cần nắm bắt thời cơ để đẩy mạnh sản

xuất, tăng số lƣợng, chú ý đến chất lƣợng nhằm đáp ứng và chiếm thị phần

tiêu thụ lớn các sản phẩm này trong tỉnh sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Để thực hiện tốt công tác này, Công ty cần phải đầu tƣ hơn nữa vào

viêc nắm bắt thông tin thị trƣờng thế giới. Công ty cần thành lập một bộ

phận chuyên môn chịu trách nhiệm về việc nghiên cứu, thu nhập và xử lý

thông tin về thị trƣờng. Bên cạnh đó Công ty cần tiến hành mở những lớp

bồi dƣỡng và nâng cao trình độ cho nhân viên đƣợc tiếp xúc thực tế với

môi trƣờng bên ngoài nhằm nâng cao khả năng tƣ duy lẫn kinh nghiệm

chuyên môn về thị trƣờng.

3.3.2. Kinh doanh sản phẩm phải đảm bảo chất lƣợng, sản phẩm mới, đa

dạng hoá sản phẩm

Công ty cần có chiến lƣợc về đa dạng chủng loại sản phẩm. Công ty

thực hiện việc chiếm lĩnh thị trƣờng bằng chính các sản phẩm đã có của Công

ty cùng với việc mở rộng đa dạng hoá các sản phẩm. Do Công ty ngoài việc

chú trọng vào chất lƣợng cao đã có uy tín trên thị trƣờng nhƣ các sản phẩm về

vật tƣ nông nghiệp. Các hàng hoá này đã có lợi thế cạnh tranh trên thị trƣờng

và chu kỳ sống của sản phẩm ít chịu ảnh hƣởng của các yếu tố bên ngoài.

Kết hợp với chiến lƣợc ổn định sản phẩm là chiến lƣợc đa dạng hoá sản

phẩm. Công ty cần đa dạng hoá sản phẩm để thoả mãn nhu cầu đa dạng của

khách hàng, việc mở rộng thị trƣờng, khai thác thị trƣờng tiềm năng. Với các

sản phẩm phân bón nhƣ Đạm. lân, kali, NPK, thuốc BVTV, giống cây trồng

bổ sung thêm nhiều loại khác để tăng thêm khả năng canh tranh về giá.

Công ty kinh doanh nhiều loại sản phẩm có chất lƣợng cao, tích chất

sản phẩm, đặc điểm sử dụng, kích thƣớc bao gói khác nhau… Công ty Cổ

Page 109: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

99

phần Vật tƣ Nông nghiệp Thái Nguyên đang dần đi vào lĩnh vực sản xuất

hàng hoá. Công ty đã thử nghiệm tung ra thị trƣờng những hàng hoá nhƣ: thóc

giống, giống cây trồng… cũng phần nào thu đƣợc kết quả khả quan. Tuy

nhiên trong những năm tiếp theo sẽ cần mở rộng hơn nữa cung ứng một cách

tổng thể và trọn gói cho hoạt động nông nghiệp. Điều này sẽ tạo ra đƣợc tiện

ích cho khách hàng, khiến uy tín và doanh thu của Công ty ngày càng cao.

Tuy nhiên Công ty cũng cần phải có chính sách thu hẹp chủng loại sản

phẩm trên cơ sở phân tích tình hình thị trƣờng và sự chấp nhận mua của khách

hàng. Với bất kỳ sản phẩm nào trên thị trƣờng cũng đều tuân theo quy luật

khách quan là có chu kỳ sống của sản phẩm chỉ khác là với mỗi sản phẩm chu

kỳ sống khác nhau. Việc loại bỏ một số sản phẩm có hiệu quả thấp, lạc hậu so

với nhu cầu, tập trung vào kinh doanh loại sản phẩn có hiệu quả cao nhằm

chiếm giữ thị trƣờng tránh rủi ro trong kinh doanh.

Bảng 3.2. Dự kiến lƣợng vật tƣ tiêu thụ của Công ty Cổ phần

Vật tƣ Nông nghiệp Thái Nguyên năm 2008-2010

Các chỉ

tiêu

2008 2009 2010 So sánh (%)

Số lƣợng

(tấn)

cấu

(%)

Số lƣợng

(tấn)

cấu

(%)

Số lƣợng

(tấn)

cấu

(%)

2009/

2008

2010/

2009

BQ

2008-

2010

1. Đạm

các loại 18.171,84 32,15 18.715,32 25,86 22.559,39 27,65 107,49 127,34 116,42

2. Lân 15.136,61 26,78 20.215,74 29,51 20.887,88 23,15 133,56 103,43 118,49

3. Kali 5.267,86 9,32 6.021,57 8,79 9.399,07 11,52 114,31 156,09 135,20

4. NPK 17.945,75 31,75 24.552,09 35,84 30.742,78 37,68 136,81 125,21 131,01

Các nguồn nhập hàng hoá của Công ty có độ tin cậy cao, đảm bảo chất

lƣợng, tuy nhiên để hàng hoá thực sự thu hút ngƣời tiêu dùng Công ty cũng

cần quan tâm đến sự đa dạng của nguồn hàng nhập về để thoả mãn đƣợc nhu

cầu của nhiều đối tƣợng tiêu dùng khác nhau.

Page 110: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

100

3.3.3. Chiến lƣợc giá cả hợp lý, phù hợp với ngƣời tiêu dùng

Trong sản xuất kinh doanh của Công ty giá cả là yếu tố quan trọng đóng

vai trò quyết định đến lƣợng sản phẩm bán ra, do đó nó ảnh hƣởng trực tiếp

đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Việc xác lập một

chính sách giá hợp lý là vấn đề quan trọng đối với các đơn vị sản xuất kinh

doanh nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh có lãi, có hiệu quả và chiếm lĩnh

trên thị trƣờng. Tuy nhiên, giá cả chịu tác động của rất nhiều nhân tố, sự hình

thành và vận động của nó rất phức tạp. Việc xác lập một chính sách giá đòi

hỏi phải xem xét giải quyết tổng hợp nhiều vấn đề.

Câu hỏi đặt ra là làm sao đẩy lƣợng bán gia tăng mà giá cả thay đổi

không đáng kể để đảm bảo hiệu quả kinh doanh tăng.

Công ty Cổ phần Vật tƣ Nông nghiệp Thái Nguyên, chúng ta thấy cũng

cần áp dụng biện pháp giảm giá, tăng lƣợng tiêu thụ. Do đó trong những năm

tới lãnh đạo Công ty cần tận dụng ƣu thế kinh doanh của Công ty vận chuyển

vật tƣ nông nghiệp đến từng vùng, tận dụng ƣu thế đƣợc Nhà nƣớc trợ giá vận

chuyển vật tƣ nông nghiệp đến từng vùng sản xuất nhƣ hợp tác xã, nông

trƣờng đóng trên địa bàn để giảm giá tăng lƣợng bán ra tạo ƣu thế cạnh tranh

trên thị trƣờng.

Xác định mục tiêu của chính sách giá là phải xuất phát từ mục tiêu của

Công ty, phải thống nhất, hợp lý trong các chiến lƣợc Marketing hỗn hợp và

thị trƣờng.

- Việc tăng khối lƣợng hàng hoá bán ra hay là đạt đƣợc khối lƣợng bán

cao nhất luôn là mục tiêu quan trọng của Công ty. Công ty cần đảm bảo tốc

độ tăng của khối lƣợng hàng hoá bán gia đạt bình quân từ 20-30%/năm.

- Mục dích của sự định giá là làm thế nào kích thích ngƣời mua, tăng

khối lƣợng hàng hoá bán ra. Bán hạ giá sẽ kích cầu nhƣng hạ giá đến mức nào

Page 111: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

101

để Công ty còn có lãi. Việc quy định giá sẽ phải thực hiện tuỳ theo những tác

động của giá cả lựa chọn khối lƣợng bán và thị trƣờng của Công ty.

Các phƣơng án giá của Công ty đều nhằm mục đích tăng lợi nhuận cho

Công ty. Tuy nhiên trong các giai đoạn chu kỳ sống của sản phẩm có thể tăng

hoặc giảm giá bán song phải đảm bảo lợi nhuận tối đa cho toàn bộ chu kỳ

kinh doanh của Công ty. Lợi nhuận của Công ty thu đƣợc do nhiều yếu tố

song quyết định đó là giá cả và khối lƣợng sản phẩm bán. Đảm bảo đến năm

2008-2010 lợi nhuận bình quân/ngƣời /năm tăng bình quân đạt trên 28%, lợi

nhuận bình quân tăng 38,52%, lợi nhuận của Công ty đạt trên 1,5 tỷ đồng.

Tuỳ theo điều kiện cụ thể trong từng giai đoạn chu kỳ sống của sản phẩm

mà Công ty có những mục tiêu định giá khác nhau:

- Giành đƣợc nhiều thị phần, nhiều khách hàng

- Giành đƣợc lợi thế cạnh tranh

- Thâm nhập thị trƣờng mới

3.3.4. Lựa chọn kênh phân phối và các trung gian phân phối hợp lý, hiệu quả

Ngành sản xuất nông nghiệp đang ngày càng phát triển. Vì vậy nhu cầu

về vật tƣ nông nghiệp phục vụ sản xuất cũng ngày càng tăng lên. Thực tế

trong những năm qua lƣợng vật tƣ nông nghiệp mà Công ty cung ứng vẫn

chƣa đủ đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng. Vì vậy, trong những năm tới

Công ty cần có kế hoạch đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trƣờng.

Mục tiêu phân phối gắn liền với mục tiêu chiến lƣợc chung của Công ty, tuy

nhiên còn có những yếu tố tác động đến quá trình phân phối nhƣ tình hình thị

trƣờng và khách hàng, hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính và tổ chức

của Công ty. Những mục tiêu cơ bản cần đạt đƣợc của chiến lƣợc phân phối:

- Công ty cần định hƣớng vào ngƣời tiêu dùng để thoả mãn nhu cầu của

họ vừa kích thích cầu về hàng hoá tăng trƣởng và phát triển.

Page 112: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

102

- Khối lƣợng hàng hoá sẽ tiêu thụ đƣợc nhiều, cung cấp đúng mặt hàng,

đúng số lƣợng và chất lƣợng vào đúng nơi, đúng lúc, đúng đối tƣợng tiêu

dùng cùng với chi phí thấp nhất.

- Thị phần và số lƣợng khách hàng mà Công ty có đƣợc.

- Tăng trƣởng khả năng sử dụng, khai thác, kiểm soát các kênh phân phối

đã có đƣợc và thâm nhập vào các kênh phân phối mới, thị trƣờng mới.

- Chi phí trong từng kênh phân phối thấp.

- Lợi nhuận cần đạt của các thành viên trong kênh phân phối.

- Khả năng của Công ty.

- Sự biến động của thị trƣờng.

- Nhu cầu sử dụng vật tƣ những năm tiếp theo.

Lập kế hoạch phân phối vật tƣ trong các năm 2008-2010, tập trung vào

kênh phân phối trực tiếp, chiếm gần 70% tổng lƣợng hàng hoá tiêu tụ trên các

kênh. Tổng lƣợng vật tƣ cung ứng phải đạt đƣợc theo tốc độ tăng trƣởng bình

quân qua các năm đã nghiên cứu.

Công ty cần sử dụng kênh phân phối khác nhau nhƣ: kênh phân phối trực

tiếp, kênh phân phối gián tiếp. Thông qua các phần tử trung gian nhƣ ngƣời

bán buôn, ngƣời bán lẻ và cả ngƣời môi giới.

Công ty cần phảp phân tích thị trƣờng để lựa chọn một kênh phân phối

có hiệu quả là vấn đề quyết định cho công tác tiếp cận thị trƣờng của Công ty.

Công ty cần chú trọng đến những vấn đề cơ bản sau:

- Công ty cần nắm đƣợc đặc điểm của thị trƣờng, đặc điểm của ngƣời

tiêu dùng hàng hoá ở các vùng khác nhau về số lƣợng, cơ cấu ngƣời tiêu dùng

ở các vùng thị trƣờng, sở thích, thị hiếu của họ, những yêu cầu, thái độ và

phản ứng của họ trong quá trình phân phối. Sản phẩm hàng hoá mà Công ty

cung cấp phải thỏa mãn nhu cầu của nhiều đối tƣợng tiêu dùng khác nhau chứ

không tập trung vào đối tƣợng cụ thể nào.

Page 113: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

103

- Công ty cần phải phân tích và dự đoán yêu cầu về chủng loại, khối

lƣợng, chất lƣợng, không gian và thời gian, sự co giãn của cầu hàng hoá vật

tƣ nông nghiệp trên từng vùng thị trƣờng.

- Công ty cần phân tích hệ thống phân phối hiện có và xu hƣớng phát

triển của các kênh phân phối, xem xét mối quan hệ giữa các thành phần trong

kênh và phân tích khả năng của từng thành phần: vị trí của các điểm bán hàng

và các hình thức bán hàng, chi phí phân phối cho mỗi loại kênh.

- Công ty cần nắm tình hình thông tin, khả năng kiểm soát kênh phân phối,

mức độ an toàn của hàng hoá vật tƣ nông nghiệp trong các kênh phân phối.

Thông qua đó Công ty tiến hành lựa chọn kênh phân phối và các trung

gian phân phối sao cho phù hợp với sản phẩm và Công ty mình, phải hợp lý

và đạt hiệu quả cao. Có nhiều loại kênh phân phối khác nhau, mỗi loại kênh

có thế mạnh và điểm yếu riêng. Công ty đã có những kênh phân phối trong

nhiều năm, tuy nhiên chỉ sử dụng kênh phân phối hiện tại chƣa chắc đã đạt

hiệu quả, trong nhiều trƣờng hợp cần phải lựa chọn thêm các kênh phân phối

mới sẽ cho hiệu quả cao hơn. Cần nghiên cứu đặc điểm của các kênh phân

phối và các trung gian, có những loại trung gian nào, mặt mạnh, mặt yếu của

các trung gian, sự linh hoạt, khả năng khai thác các trung gian đó trong kênh

phân phối.

Trong những năm tiếp theo Công ty cần nghiên cứu thị trƣờng và đề ra

những phƣơng án cụ thể trong cung ứng sản phẩn vật tƣ nông nghiệp. mở

rộng thị trƣờng qua các kênh phân phối, phát huy hết vai trò của các kênh

phân phối cấp 1, cấp 2, cấp 3 nhƣ vậy sẽ tránh đƣợc việc đầu tƣ trực tiếp

nhiều vào cơ sở hạ tầng của Công ty, tuy nhiên không quá lạm dụng vì đặc

thù các kênh này mang lại tiện dụng cho ngƣời tiêu dùng nhƣng có thể sẽ ảnh

hƣởng về giá.

Page 114: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

104

Bảng 3.3. Dự kiến kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ

phần Vât tƣ Nông nghiệp Thái Nguyên năm 2008-2010

Năm

Kênh trực tiếp Kênh cấp 1 Kênh cấp 2 Kênh cấp 3 Tổng

doanh

thu

(Trđ)

Số lƣợng

(Trđ)

cấu

(%)

Số lƣợng

(Trđ)

cấu

(%)

Số lƣợng

(Trđ)

cấu

(%)

Số lƣợng

(Trđ)

cấu

(%)

2008 127.948,13 54,26 40.652,89 17,24 36.620,61 15,53 30.583,99 12,97 235.805,61

2009 188.790,13 63,34 39.164,86 13,14 39.462,92 13,24 30.640,39 10,28 298.058,30

2010 254.484,41 68,25 60.964,40 16,35 27.667,02 7,42 29.755,10 7,98 372.870,93

Kênh phân phối tập trung phát triển kênh phân phối trực tiếp, khi không

thông qua tƣ thƣơng và ngƣời bán buôn sẽ đảm bảo giá bán hợp lý, ngƣời

nông dân sẽ không bị mua hàng giá cao do qua tay trung gian. Lƣợng vật tƣ

qua kênh trực tiếp sẽ chiếm trên 50% tổng hàng hoá tiêu thụ của Công ty.

3.3.5. Tăng cƣờng các hoạt động xúc tiến hỗn hợp nhằm thúc đẩy tiêu thụ

vật tƣ nông nghiệp của Công ty

Công ty cần phải có các hoạt động yểm trợ cho việc tiêu thụ hàng hoá để

thúc đẩy bán ra, tăng doanh số là công tác rất quan trọng trong việc nâng cao

hiệu quả kinh doanh vật tƣ nông nghiệp:

*Quảng cáo, tuyên truyền

- Quảng cáo hình ảnh của Công ty thông qua các trang Web nhƣ Báo

Thái Nguyên điện tử, Báo Ngƣời tiêu dùng, Báo Thái Nguyên, giới thiệu với

ngƣời tiêu dùng các mặt hàng của Công ty để tiện cho ngƣời tiêu dùng tham

khảo trƣớc khi có quyết định mua.

- Tuyên truyền sâu rộng kiến thức về sử dụng vật tƣ nông nghiệp đến

ngƣời sản xuất nông nghiệp và hộ kinh doanh.

Page 115: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

105

* Kích thích tiêu thụ

- Đầu tƣ ứng trƣớc cho ngƣời nông dân cần đƣợc đẩy mạnh hơn nữa để

tạo cho ngƣời nông dân nghèo vẫn có khả năng mua phân bón tốt nhất phục

vụ sản xuất nông nghiệp.

- Tích cực áp dụng các phƣơng thức hỗ trợ bán hàng và sau bán hàng nhƣ

khuyễn mãi, đầu tƣ ứng trƣớc cho hộ nông dân.

- Khai thác triệt để lợi thế về đại bàn hoạt động, cần mở rộng hơn nữa

các cửa hàng bán lẻ tới tận tay ngƣời tiêu dùng tránh tình trạng ngƣời nông

dân không có điều kiện đi lại xa bị bán ép giá.

- Cần chủ động tiếp cận thị trƣờng nắm bắt mọi nhu cầu về vật tƣ nông

nghiệp của địa bàn kinh doanh, tìm hiểu thói quen, phong tục tập quán cũng

nhƣ tâm lý của ngƣời sản xuất xem họ có thói quen dùng loại vật tƣ nào và

dùng bao nhiêu.

- Cần làm tốt công tác tiếp thị chào hàng, quảng cáo phải làm cho ngƣời

sản xuất thấy đƣợc tầm quan trọng của vật tƣ phân bón đối với năng suất chất

lƣợng sản phẩm cây trồng. Từ đó tạo cho ngƣời sản xuất mạnh dạn đầu tƣ

phân bón vào sản xuất làm tăng lƣợng vật tƣ tiêu thụ của Công ty.

* Xúc tiến bán hàng

- Công ty cần lựa chọn địa điểm bán hàng gần khu trung tâm, gần khu

vực sản xuất nông nghiệp cho tiện dụng với ngƣời tiêu dùng.

- Công ty cần tuyển chọn nhân viên bán hàng phù hợp với mặt hàng vật

tƣ nông nghiệp nhƣ phải là ngƣời hiểu biết về vật tƣ nông nghiệp, có tác

phong thái độ trong giao tiếp lịch thiệp, nhã nhặn, tận tình với khách hàng.

* Dịch vụ sau bán hàng

- Đƣa cán bộ kỹ thuật đến hƣớng dẫn tại nơi sản xuất để ngƣời nông dân

không thực hiện sai yêu cầu kỹ thuật nhằm đạt đƣợc hiệu quả cao hơn trong

Page 116: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

106

công tác sản xuất kinh doanh. Tại mốt số huyện nhƣ Định Hoá, Võ Nhai, Đại

từ Công ty cần tập trung tổ chức 02 đợi lớp học tập huấn cho ngƣời nông dân

nắm đƣợc quy trình sử dụng, kỹ thuật sử dụng vật tƣ hàng hoá trong sản xuất

nông nghiệp vào 02 đợt vụ mùa chính trong năm.

- Thu mua hàng nông sản của dân nhƣ thóc, ngô…trong điều kiện có thể

của đơn vị để trao đổi hàng khi ngƣời nông dân dƣợc đầu tƣ ứng trƣớc vật tƣ

nông nghiệp.

3.3.6. Tăng cƣờng huy động vốn, sử dụng vốn hợp lý để nâng cao hiệu

quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Vật tƣ Nông nghiệp Thái Nguyên

Công ty cần phải nâng cao số vốn kinh doanh của mình lên với tốc độ

tăng phải đạt khoảng 30%/năm thì mới đáp ứng đƣợc nhu cầu kinh doanh

trong thời gian tới. Công ty cần huy động vốn lên đến trên 50 tỷ năm 2008 và

cho đến năm 2010 đạt gần 100 tỷ đồng. Nâng số vốn tự có lên cao trên 10 tỷ

để tăng sự chủ động trong hoạt động kinh doanh của Công ty.

Công ty cần huy động vốn nhàn rỗi từ cán bộ CNVC trong đơn vị bằng

cách vay và trả theo nhƣ cổ tức.

Trong hoạt động kinh doanh của Công ty để đạt đƣợc hiệu quả phải có

vốn. Sử dụng vốn có hiệu quả là một yêu cầu rất quan trọng có ý nghĩa quyết

định đến nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Vốn của Công

ty bao gồm vốn cố định và vốn lƣu động đƣợc biểu hiện bằng tiền của Công

ty đƣợc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng trong sản xuất kinh doanh nhằm

mục đích thu lợi nhuận.

Trong kinh tế thị trƣờng, Công ty thƣờng không chỉ kinh doanh bằng

nguồn vốn tự có mà còn thu hút các nguồn vốn vay khác nhƣ vốn tín dụng,

tiền trả trƣớc, các khoản nợ chiếm dụng trong thanh toán...

Chính sách huy động vốn của Nhà nƣớc phù hợp với từng giai đoạn phát

triển nền kinh tế theo hƣớng thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc là một

Page 117: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

107

trong những nội dung cực kỳ quan trọng của chính sách tài chính Công ty.

Chính sách huy động vốn đúng đắn sẽ có tác dụng khai thông các nguồn vốn

đang ở dạng tiềm năng, nhàn rỗi trong xã hội vào kinh doanh để kích thích

việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn sản xuất kinh doanh hiện có. Bởi vậy

chính sách tạo lập, huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh cho mọi

loại hình công ty là vấn đề bức xúc hiện nay. Giải quyết tốt vấn đề này là một

trong những điều kiện quan trọng nhằm thực hiện kế hoạch tăng trƣởng kinh

tế của Công ty.

Ngoài các loại vốn trên, trong kinh tế thị trƣờng còn một loại vốn cực kỳ

quan trọng đối với Công ty đó là vốn vô hình bao gồm: Các sáng kiến, quan

hệ, uy tín, sự nhạy cảm tinh tế trong ứng xử, đàm phán... và trong một số

trƣờng hợp loại vốn này giữ vị trí then chốt.

Vốn là giải pháp quan trọng để thực hiện hoạt động kinh doanh của

Công ty, để thực hiện đƣợc kế hoạch cung ứng vật tƣ nông nghiệp cho

những năm tiếp theo. Vốn ảnh hƣởng trực tiếp đến việc mua vật tƣ hàng

hoá và dự trữ vật tƣ phân bón cho thời vụ sản xuất. Công ty cần phải có

biện pháp thu hồi các vốn nợ, để tập trung vốn cho kinh doanh. Phải triệt

để tiết kiệm trên các lĩnh vực, khai thác tốt các nguồn thu và tiết kiệm chi.

Công ty cần xây dựng cơ chế để huy động vốn với nhiều hình thức để

các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, hợp tác liên doanh liên kết, huy

động góp vốn của các cán bộ công nhân viên chức, vay vốn ngân hàng...

Hình thức huy động vốn từ cổ đông trong Công ty sẽ phần nào tạo ra

đƣợc số vốn ổn định, hạn chế vay nợ trong thời gian thị trƣờng vốn còn

nhiều biến động, lãi phải trả cao sẽ là giảm lợi nhuận của Công ty, giảm

hiệu quả sử dụng đồng vốn.

Sử dụng vốn nếu không hợp lý có thể gặp rủi ro, là những thiệt hại

khách quan xảy ra một cách bất ngờ ngoài tính toán, dự toán của Công ty

Page 118: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

108

trong từng thƣơng vụ, làm cho Công ty không thu đƣợc lợi nhuận nhiều khi

còn mất cả vốn, thậm chí rủi ro lớn có thể dẫn đến phá sản. Mức độ rủi ro

trong từng thƣơng vụ kinh doanh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhƣ:

- Mức độ ổn định kinh tế vĩ mô (sự ổn định giá trị đồng tiền, ổn định

trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội, chính sách thuế, tỷ giá...).

- Quy mô kết cấu không gian lƣu thông của thƣơng vụ, thƣờng thì quy

mô lớn, kết cấu càng phức tạp và không gian lƣu thông càng lớn thì khả năng

rủi ro càng cao và ngƣợc lại.

- Mức độ ổn định trong quan hệ cung cầu của mặt hàng: Những mặt

hàng có mức độ ổn định trong quan hệ cung cầu càng cao thì độ rủi ro càng

thấp, những mặt hàng độc đáo thu hút Công ty bằng lợi nhuận cao, mức độ ổn

định trong quan hệ cung cầu thất thƣờng thì chứa đựng rủi ro lớn.

- Yếu tố ổn định thị trƣờng ngoài nƣớc.

- Yếu tố tác động của môi trƣờng, thiên nhiên, con ngƣời, xảy ra một

cách bất ngờ: mƣa, bão, hỏa hoạn, trộm cƣớp...

Sau cùng, để hạn chế rủi ro Công ty cần phải hiểu và phân tích đƣợc chỉ

số nhạy cảm của độ rủi ro. Chỉ số nhạy cảm của độ rủi ro là một sự thay đổi

nhỏ nhất ở yếu tố đầu vào sẽ tạo ra sự thay đổi lớn nhất ở đầu ra. Chẳng hạn

trong một thƣơng vụ công ty mƣa 5-7 mặt hàng nhƣng trong đó có một mặt

hàng chiếm 60-70% doanh số của loại hàng đó, trong kinh doanh ngƣời ta gọi

mặt hàng đó là mặt hàng có chỉ số nhạy cảm rủi ro cao nhất và vì thế trong

thiết kế thực thi thƣơng vụ này Công ty dành một sự quan tâm đặc biệt đối với

mặt hàng đó, để lƣờng trƣớc những rủi ro bất trắc...

Hạn chế đƣợc rủi ro trong kinh doanh đó là nghệ thuật, sự nhạy cảm

trong kinh doanh của ngƣời lãnh đạo Công ty mà đứng đầu là giám đốc Công

ty . Ngƣời lãnh đạo càng có tài thì khả năng nhạy cảm để loại trừ rủi ro càng

cao. Đây là một điểm đặc thù trong kinh doanh thƣơng mại. Độ “nhạy cảm”

Page 119: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

109

trƣớc rủi ro đƣợc tích lũy và hình thành trong quá trình kinh doanh trên

thƣơng trƣờng của Công ty. Đề phòng trừ rủi ro Công ty phải điều tra thị

trƣờng, tìm hiểu đối tác một cách đầy đủ hơn về khả năng tài chính, độ tin cậy

của hợp đồng kinh tế, uy tín của họ trên thƣơng trƣờng trƣớc khi giao hàng và

trong điều khoản thanh toán nên chặt chẽ hơn.

Một yếu tố rủi ro khác trên địa bàn hiện nay là công nợ, đó là vấn đề lớn

cần giải quyết của Công ty. Hiện nay, quan hệ giữa các công ty với các ngân

hàng thƣơng mại không chỉ có tín dụng mà còn nhiều hành vi kinh tế phức tạp

nhƣ cho vạy, bảo lãnh, chiết khấu thƣơng phiếu, mua bán chịu hàng hóa ...

tính chất của những hành vi đó đều dựa vào sự tín nhiệm. Một thực trạng là

nhiều công ty bán hàng cho trả chậm nhƣng rất khó thu hồi vốn. Nếu không

cho trả chậm thì không bán đƣợc hàng, vả lại khách hàng của Công ty thƣờng

là ngƣời nông dân, có thu nhập thấp và đời sống còn nhiều khó khăn.

Muốn giảm thiểu rủi ro về phía Công ty cần lập quan hệ mật tiết với các

đối tác để thu thập thông tin để đánh giá, xếp hạng mức tín nhiệm. Trên cơ sở

phân tích xử lý thông tin, phân tích kinh tế tài chính, xem xét một cách toàn

diện cả về phẩm chất đạo đức ngƣời lãnh đạo.

3.3.7. Nâng cao nhanh trình độ, năng lực cho ngƣời lao động, trình độ tổ

chức quản lý cho đội ngũ cán bộ trong hoạt động kinh doanh của Công ty

Đội ngũ những ngƣời lao động đƣợc đào tạo huấn luyện chu đáo có

trình độ tay nghề, trình độ kinh doanh cao, có tính thần đoàn kết vì sự phát

triển của Công ty là yếu tố quan trọng nâng cao hiệu quả kinh doanh của

Công ty.

Kết quả kinh doanh tùy thuộc năng lực của Công ty, mà năng lực đó thể

hiện thông qua sự điều hành quản lý của lãnh đạo Công ty, sự tận tâm trong

công việc của tập thể cán bộ CNVC trong Công ty.

Page 120: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

110

Công ty cần coi trọng trình độ lãnh đạo và quản lý Công ty thể hiện

trong việc hoạch định chiến lƣợc, xây dựng các phƣơng án kinh doanh, thiết

kế loại hình và cơ cấu bộ máy của Công ty làm sao vừa gọn nhẹ, đầy đủ, linh

hoạt trong khi vận hành. Trình độ của ngƣời lãnh đạo thể hiện ở khả năng

lãnh đạo tập thể ngƣời lao động, thu phục nhân tâm, quy tụ thành sức mạnh

tập thể, và ở khả năng kiểm tra kiềm soát các kênh hoạt động. Nhà quản lý

của Công ty cần phải hiểu biết sâu sắc về ngƣời lao động, coi trọng lợi ích của

ngƣời lao động.

Đó là những ngƣời thuộc các phòng ban chuyên môn giúp việc nhƣ:

Phòng Kinh doanh, Marketing, Kế toàn Tài vụ, Tổ chức Hành chính... là những

ngƣời tổ chức thực hiện, đề ra các biện pháp cần thiết, tổng hợp tình hình và

tham mƣu cho lãnh đạo ban hành những chủ trƣơng kịp thời và hợp lý.

- Cần quan tâm đến lợi ích vật chất của ngƣời lao động, làm sao cho mỗi

một nhân viên trong Công ty phải thấy đƣợc lợi ích của của bản thân mình,

khiến họ trăn trở với kết quả kinh doanh mà không thờ ơ lãnh đạm khi Công ty

gặp khó khăn hoặc khi Công ty làm ăn phát đạt. Hàng năm Công ty cần tổ chức

một đến 2 đợt thăm quan nghỉ mát cho cán bộ CBVC trong Công ty để khích lệ

họ trong công việc. Mỗi năm tiến hành tổng kết hoạt động kinh doanh của

Công ty cần có các giải thƣởng nhƣ Cán bộ CNVC có sáng kiến hay trong bán

hàng, phân phối, kinh doan, đạt thành tích cao trong công việc…

- Nâng cao năng lực trình độ đội ngũ cán bộ quản lý và ngƣời lao động

trong công ty. Hiện nay, cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn ở các phòng ban

trong Công ty nhìn chung là bất cập so với yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh.

Thiếu hẳn những cán bộ có trình độ ngoại thƣơng và trình độ ngoại ngữ giỏi

trong khi tiến hành các cuộc đàm phán với các đối tác nƣớc ngoài. Hàng năm

Công ty cần tổ chức ít nhất một đợt kiểm tra trình độ, kỹ năng ngƣời lao động

trong Công ty để đánh giá đúng thực tế trình độ lao động của mình.

Page 121: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

111

Để khắc phục điểm yếu này công ty cần:

- Thay đổi dần cơ cấu cán bộ theo hƣớng thông qua tuyển chọn “chiêu

hiều đãi sĩ” thu nạp những sinh viên đã tốt nghiệp đại học với bằng loại khá

giỏi ở các ngành thƣơng mại, ngoại thƣơng, tài chính... nhằm đổi mới cán bộ

ở những khâu quản lý, nhân viên tiếp thị, nhà ngoại giao.

- Có kế hoạch đào tạo lại cán bộ nhằm xây dựng đƣợc đội ngũ cán bộ có

chất lƣợng cao ở những lĩnh vực chủ chốt, đồng thời có kế hoạch nâng cao

trình độ cho số lao động trẻ, tăng cƣờng khả năng hoạt động toàn diện cho

Công ty. Lực lƣợng lao động của Công ty là yếu tố quan trọng nhất, quyết

định đến nâng cao hiệu quả kinh doanh vật tƣ nông nghiệp của Công ty. Công

ty cần phải nhận thức rằng nếu có vốn, có trang thiết bị hiện đại mà nguồn

nhân lực không đảm bảo yêu cầu quản lý, kinh doanh, lao động sáng tạo thì

kinh doanh hiệu quả thấp. Do vậy công ty cần phải chăm lo đến nguồn nhân

lực. Nguồn nhân lực phải đƣợc đào tạo một cách thƣờng xuyên và liên tục.

- Đối tƣợng cần đào tạo và đào tạo là mọi thành phần trong Công ty, từ

cấp quản trị tới những công nhân trực tiếp sản xuất của Công ty. Việc đào tạo

và đào tạo lại nguồn nhân lực đòi hỏi phải có chƣơng trình, phƣơng pháp đào

tạo thích hợp, có hiệu quả, tránh đào tạo mang tính chất hình thức, vừa tốn

kém vừa ảnh hƣởng tới hoạt động kinh doanh của Công ty.

Đối với cấp lãnh đạo quản lý: Tăng cƣờng khả năng đào tạo về nghiệp

vụ, khả năng nắm bắt thông tin thị trƣờng. Đào tạo ngƣời cán bộ toàn diện về

mọi mặt để có khả năng phán đoán để quyết định công việc, biết nắm bắt thời

cơ. Nhƣng đồng thời lại phải đào tạo sâu chuyên môn nhằm hiểu rõ hơn để ra

quyết định cho cấp dƣới thực hiện công việc có hiệu quả. Bên cạnh đó có thể

kiểm tra, rà soát hoạt động của cấp dƣới một cách dễ dàng.

- Đối với cán bộ công nhân viên: công tác đào tạo cán bộ công nhân viên

thƣờng mất chi phí lớn, do đó phải có kế hoạch cụ thể.

Page 122: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

112

- Đối với cán bộ quản lý cần: Tổ chức hội thảo khoa học, tạo điều kiện

cho cán bộ công nhân viên đi học tập nghiên cứu, mở các lớp bồi dƣỡng và

nâng cao nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học cho cán bộ.

Nếu có thể đào tạo đƣợc cán bộ đáp ứng đƣợc nhu cầu hiện nay là một

đội ngũ cán bộ năng động sáng tạo, nhiệt tình vì công việc là “ngƣời của công

việc” thì tất yếu công ty sẽ rất phát triển trong nay mai và là nhân tố chính

giúp cho công ty đứng vững trên thị trƣờng.

- Nâng cao phẩm chất của các cán bộ quản lý. Trình độ giám đốc công ty

có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả kinh doanh của mỗi công ty. Các cuộc

thăm dò cho thấy có khoảng 90% nhà doanh nghiệp bắt đầu sự nghiệp kinh

doanh trong lĩnh vực quen thuộc. Một điểm đặc biệt nữa là kinh nghiệm

Marketing và các kiến thức quản lý, đây là điều mà các nhà đầu tƣ và ngân

hàng nhìn vào khi “rót vốn”. Ngƣời chủ công ty mới cần phải đánh giá đƣợc

khả năng thu hút vốn đầu tƣ để thiết lập mối quan hệ với các nhà tài chính và

các nhà đầu tƣ.

Tổ chức thí điểm việc kiểm tra, đánh giá lại năng lực và tín nhiệm đối

với giám đốc thông qua các hình thức nhƣ: Kiểm tra trình độ chuyên môn,

nghiệp vụ bằng thi tuyển, lấy phiếu tín nhiệm trong công ty làm cơ sở để sắp

xếp lại đội ngũ những nhà doanh nghiệp, chuyển đổi công tác của những ai

đang nắm giữ vai trò lãnh đạo nhƣng không còn đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm

vụ mới. Đồng thời tuyển chọn những cán bộ trẻ có triển vọng phát triển để

đào tạo, bồi dƣỡng trở thành giám đốc công ty, tiến tới thí điểm việc thuê

giám đốc điều hành. Coi “Giám đốc” là một nghề ngoài việc đào tạo có hệ

thống các kiến thức cơ bản còn một yếu tố không nhỏ đó là năng khiếu kinh

doanh. Vì vậy, cần có cái nhìn toàn diện và biện chứng khi quyết định đề bạt

cán bộ quản lý của công ty.

Page 123: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

113

3.3.8. Vận dụng tốt các chính sách của Đảng và Nhà nƣớc trong nâng cao

hiệu quả kinh doanh vật tƣ nông nghiệp của Công ty

Chính sách bảo hiểm xã hội để từng bƣớc mở rộng và nâng cao việc

bảo đảm vật chất, góp phần ổn định đời sống cho ngƣời lao động và gia đình

trong các trƣờng hợp ngƣời lao động ốm đau, thai sản, mất việc làm, rủi ro,

khó khăn khác... đối tƣợng của bảo hiểm xã hội phải đƣợc mở rộng cho tất cả

lao động ở mọi thành phần kinh tế. Nguồn quỹ bảo hiểm xã hội lấy từ thu

nhập ngƣời lao động, Nhà nƣớc hỗ trợ và các quỹ khác...

Công ty thực hiện tốt các chính sách của Nhà nƣớc bảo đảm cho các quá

trình kinh doanh thể hiện đúng tƣ tƣởng, quan điểm của Đảng và bảo đảm

thực hiện có hiệu quả chủ trƣơng đƣờng lối của Đảng trong hoạt động kinh

doanh về xuất nhập khẩu. Thực hiện chiến lƣợc cán bộ trong thời kỳ mới, để

nâng cao hiệu quả kinh doanh vật tƣ nông nghiệp của Công ty.

Công ty cần chú trọng việc phổ biến và tuân thủ pháp luật trong cán bộ

CNVC. Ngoài ra Công ty cần phải nắm chắc pháp luật trong hoạt động kinh

doanh nhƣ Luật doanh nghiệp, Luật thuế. Công phải có chế tài với tất cả các

cán bộ CNVC không tuân thủ pháp luật nhƣ: cắt thƣởng của cán bộ CNVC

trong năm đó…

Đảng và Nhà nƣớc ta chủ trƣơng xây dựng, hoàn thiện Nhà nƣớc pháp

quyền XHCN của dân, do dân, vì dân. Đây là một nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản

trong giai đoạn hiện nay. Muốn thực hiện đƣợc nhiệm vụ quan trọng này phải

có một hệ thống pháp luật tốt về cả nội dung lẫn hình thức. Đây không chỉ là

nhiệm vụ của cơ quan lập pháp, hành pháp, tƣ pháp mà là nhiệm vụ của tất cả

các lực lƣợng vũ trang, đơn vị kinh tế, tổ chức xã hội và mọi công dân.

Để góp phần vào thực hiện tốt nhiệm vụ này Công ty cổ phần vật tƣ nông

nghiệp Thái Nguyên cần làm những nội dung sau:

- Là một đơn vị kinh doanh, vì thế Công ty cần nắm rõ rất nhiều luật, ví

dụ: luật Hiến pháp, Luật Thuế, Luật Dân sự, Luật Lao động, Luật Doanh

nghiệp, Luật Khiếu nại tố cáo, Luật Công chức, Luật Giao thông...

Page 124: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

114

- Cần phải phổ biến tuyên truyền giáo dục pháp luật cho tất cả cán bộ

trong Công ty.

- Công ty cần thực hiện theo đúng pháp luật.

Hoạt động của Công ty Cổ phần Vật tƣ Nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên

có tƣ cách pháp nhân. Hoạt động đó đƣợc thông qua Điều lệ của Công ty. Vì

thế, yêu cầu điều lệ phải thể chế hóa đúng luật. Đúng luật nghĩa là không

đƣợc sai trái, không đƣợc thêm bớt nhƣng có sáng tạo.

Công ty Cổ phần Vật tƣ Nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên cần hoạt động

trong khuôn khổ pháp luật. Một công ty nhƣ vậy chứng tỏ sự vững bến, chứng

tỏ sự hội nhập và đi đúng hƣớng. Hệ thống pháp luật của Nhà nƣớc cũng thấy

phải thay đổi cho phù hợp với thực tiến, sự thay đổi đó là tất yếu. Vì thế việc

áp dụng pháp luật của Công ty cần chính xác và phù hợp.

Những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Vật

tƣ Nông nghiệp Thái Nguyên đƣa ra ở trên đƣợc thực hiện tốt sẽ mang đến

những kết quả khả quan:

Bảng 3.4. Dự kiến kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công

ty Cổ phần Vật tƣ Nông nghiệp Thái Nguyên năm 2008-2010

Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010

So sánh (%)

2009/

2008

2010/

2009

BQ

2008

-2010

1.Tổng doanh thu tr.đ 235.805,61 298.058,30 372.870,93 126,40 125,10 125,75

2.Tổng chi phí tr.đ 234.971,26 296.943,63 371.271,95 126,37 125,03 125,70

- Chi phí cố định tr.đ 1.585,21 1.940,29 2.599,99 122,40 134,00 128,20

- Chi phí biến đổi tr.đ 233.386,06 295.003,33 368.671,95 126,40 124,97 125,69

3. Lợi nhuận (LN) tr.đ 834,35 1.114,67 1.598,98 133,60 143,45 138,52

5. Lãi/1 đồng chi phí lần 0,0036 0,0038 0,0043

7. LN/Lao động/năm tr.đ 4,43 5,57 7,27 125,7 130,5 128,1

Page 125: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

115

Kết quả thể hiện ở lợi nhuận của Công ty và nâng cao thu nhập cho

ngƣời lao động, ngƣời lao động đƣợc trả lƣơng thích đáng sẽ lao động tốt

hơn, chuyên cần hơn và có trách nhiệm hơn trong công việc. Dự kiến với mức

lợi nhuận trên 1,5 tỷ đồng/năm sẽ cho thấy việc kinh doanh của Công ty thực

sự có hiệu quả. Thu nhập của ngƣời lao động đƣợc nâng cao sẽ là chỉ tiêu

phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh thiết thực đối với Công ty.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN

Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh là vấn đề quan trọng đối với

các công ty ở trong và ngoài nƣớc. Nhiều công ty đã có những kinh nghiệm

rất quý báu về nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Đối với Việt Nam hiện nay, vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh của các

công ty không những mang tính chiến lƣợc mà còn là vấn đề thời sự rất cần

thiết, đặc biệt là trong quá trình hội nhập WTO. Nhiều công ty trong những

năm vừa qua đã cô gắng để nâng cao hiệu quả kinh doanh và đã đạt đƣợc một

số kết quả đáng kể, song còn có nhiều bất cập tồn tại cần phải giải quyết.

Đối với Công ty Cổ phần Vật tƣ Nông nghiệp Thái Nguyên việc nâng

cao hiệu quả kinh doanh vật tƣ nông nghiệp là rất quan trọng và cấp thiết

Thực trạng nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty từ năm 2005-2007

đã đạt đƣợc nhiều kết quả đáng khích lệ: Doanh thu tăng bình quân 24,76%,

lợi nhuận tăng trên 40%, thu nhập với mức lãi đáng kể, đảm bảo đủ việc làm,

tăng thu nhập, bảo toàn và phát triển đƣợc vốn, hoàn thành nghĩa vụ giao nộp

cho ngân sách Nhà nƣớc, đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên của

Công ty. Đã từng bƣớc tinh giảm và sắp xếp lại bộ máy tổ chức sản xuất kinh

doanh tƣơng đối phù hợp để giảm chi phí gián tiếp trong giá thành sản phẩm.

Công ty đã tổ chức đƣợc mạng lƣới tiêu thụ vật tƣ, phục vụ trực tiếp đến

Page 126: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

116

ngƣời sản xuất nông nghiệp với hình thức bán hàng tƣơng đối thuận tiện, giá

cả hợp lý, đáp ứng tƣơng đối yêu cầu sản xuất nông nghiệp.

- Hoạt động kinh doanh của Công ty không những kinh doanh trên địa

bàn tỉnh Thái Nguyên mà còn mở rộng kinh doanh sang các tỉnh khác và đã

mang lại hiệu quả kinh tế tƣơng đối cao. Không ngừng đổi mới phƣơng

hƣớng sản xuất kinh doanh, chủ động trong công tác tạo nguồn hàng, có uy

tín với các bạn hàng.

Tuy đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ nhƣng trong những năm qua

Công ty gặp không ít những khó khăn. Địa bàn kinh doanh còn hẹp và phức

tạp còn gặp khó khăn, cũng nhƣ địa điểm kinh doanh của Công ty.

Song những kết quả mà Công ty đạt đƣợc chƣa cao so với khả năng có

thể làm đƣợc, do Công ty còn gặp khó khăn và tồn tại chƣa đƣợc giải quyết.

Đó là nằm trong địa bàn hoạt động phức tạp, thời tiết khí hậu thất thƣờng gây

ra không ít khó khăn trong công tác vận chuyển, bảo quản và tiêu thụ. Việc

giảm chi phí lƣu thông chƣa đáng kể. Tổ chức lao động tuy có cải tiến nhƣng

cần hợp lý hơn, cần đào tạo, nâng cao trình độ.

Tình trạng trang bị vốn đƣợc trang bị còn ít so với yêu cầu kinh doanh

của Công ty. Trong công tác quản lý và sử dụng vốn cần chặt chẽ hơn. Hệ

thống thông tin, phổ biến khoa học kỹ thuật đến ngƣời sản xuất còn chƣa

đƣợc chú trọng, chƣa kịp thời và cần phải tăng cƣờng hơn nữa.

Công tác quảng cáo chào hàng và các hoạt động yểm trợ mới chỉ là hình

thức, hệ thống cung ứng, tiêu thụ vật tƣ cần tăng cƣờng và quản lý chặt chẽ

hơn nữa.

- Vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2008-

2010 nhƣ sau:

Page 127: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

117

Dự kiến lợi nhuận của Công ty đạt khoảng trên 1,5 tỷ đồng, tốc độ gia tăng

lợi nhuận của Công ty khoảng trên 30% năm. Đảm bảo thu nhập bình quân của

ngƣời lao động trong Công ty đạt trên 3 triệu đồng /tháng.

- Để nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2008-2010

thành hiện thực thì Công ty cần thực hiện các giải pháp chủ yếu nhƣ:

Giải pháp phát triển và tìm kiếm thị trƣờng tiêu thụ vật tƣ nông nghiệp

của Công ty; Kinh doanh sản phẩm phải đảm bảo chất lƣợng, sản phẩm mới,

đa dạng hoá sản phẩm; chiến lƣợc giá cả hợp lý, phù hợp với ngƣời tiêu dùng;

lựa chọn kênh phân phối và các trung gian phân phối hợp lý, hiệu quả; tăng

cƣờng các hoạt động xúc tiến hỗn hợp nhằm thúc đẩy tiêu thụ vật tƣ nông

nghiệp của Công ty; tăng cƣờng huy động vốn và sử dụng vốn hợp lý để nâng

cao hiệu quả kinh doanh của Công ty; nâng cao nhanh trình độ, năng lực cho

ngƣời lao động, trình độ tổ chức quản lý cho đội ngũ cán bộ trong hoạt động

kinh doanh của Công ty; vận dụng tốt các chính sách, pháp luật của Đảng và

Nhà nƣớc trong nâng cao hiệu quả kinh doanh vật tƣ nông nghiệp của Công ty.

II. KIẾN NGHỊ

1. Về phía Công ty

- Công ty cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm thị trƣờng và mở

rộng thị trƣờng sang các tỉnh lân cận.

- Tăng cƣờng nguồn kinh phí cho việc nâng cao chất lƣợng và phát triển

nguồn nhân lực trong dài hạn. Tạo mối quan hệ chặt chẽ với các trƣờng đại

học trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên để mở lớp và liên kết đào tạo nâng cao

trình độ cho ngƣời lao động.

- Công ty cần tăng đầu tƣ cho việc hoàn thiện và thay thế các thiết bị,

phƣơng tiện đã cũ. Đầu tƣ thêm về cơ sở vật chất, kho chứa hàng để tiện cho

việc lƣu thông hàng hoá.

Page 128: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

118

- Đa dạng hoá thêm danh mục các loại sản phẩm hàng hoá mà Công ty

đang kinh doanh.

- Chủ động tìm kiếm ngƣời cung ứng trong và ngoài nƣớc để luôn chủ

động về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng nguồn hàng nhằm nâng cao chất lƣợng

sản phẩm hàng hoá - dịch vụ của Công ty.

- Công ty cần phát triển các hoạt động của các tổ chức chính trị Đoàn,

Đảng để thông qua đó tổ chức các cuộc họp, các buổi học tập chính trị, các

cuộc thi tìm hiều về Hội nhập kinh tế, các buổi giao lƣu văn hoá, văn nghệ, thể

dục thể thao để nâng cao hiểu biết và đời sống tinh thần cho ngƣời lao động.

- Cần duy trì và phát triển chính sách kinh doanh phù hợp để bảo toàn

vốn và nộp đủ ngân sách.

- Tiếp tục nghiên cứu bố trí sắp xếp lại bộ máy tổ chức cho gọn nhẹ, tạo

điều kiện cho ngƣời lao động phát huy hết năng lực của mình.

- Cần cân đối giữa lƣợng vật tƣ mua vào với bán ra, tránh ứ đọng làm

mất phẩm chất bị ứ đọng vốn.

- Cần xúc tiến việc nghiên cứu tiếp cận thị trƣờng tìm hiểu nghệ thuật kinh

doanh nhằm thoả mãn nhu cầu ngƣời sản xuất vững trong cơ chế thị trƣờng.

- Chú trọng hơn nữa trong công tác hỗ trợ tạo nguồn và tiêu thụ sản phẩm.

- Cần phải chú trọng năm bắt những chủ trƣơng của Nhà nƣớc, của tỉnh

và triển khai, kịp thời cho ngƣời sản xuất nông nghiệp.

2. Về phía Nhà nƣớc

- Cần tăng cƣờng công tác thanh kiểm tra, giám sát mọi hoạt động diễn ra

trong địa bàn về lĩnh vực kinh doanh vật tƣ nông nghiệp, thực hiện chính sách

thuế phải bình đẳng, xử lý kịp thời và đúng nguyên tắc các tập thể và tƣ nhân

kinh doanh vật tƣ nông nghiệp mà chƣa đƣợc phép trốn lậu thuế gây thất thoát

cho ngân sách Nhà nƣớc đồng thời ảnh hƣởng đến công tác kinh doanh của

Công ty.

Page 129: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

119

- Cần tăng cƣờng chính sách đầu tƣ hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản

xuất nông nghiệp. Trích ngân sách hỗ trợ ngƣời nông dân về phân bón, có

chính sách tín dụng đối với hộ nông dân nghèo, cho những hộ này vay vốn

không cần có thế chấp mà chỉ cần tín chấp là đƣợc. Từ đó họ mới có vốn đầu

tƣ cho sản xuất, đồng thời khuyến khích ngƣời sản xuất nông nghiệp đầu tƣ

phân bón đầu đủ, hợp lý, hiệu quả, để số lƣợng tiêu thụ vật tƣ phân bón ngày

càng cao hơn nữa.

- Nhà nƣớc cần có những chính sách tạo điều kiện về môi trƣờng kinh

doanh, về vốn, về thuê đất,… để Công ty có điều kiện để mở rộng hoạt động

sản xuất kinh doanh.

- Nhà nƣớc có thêm các chính sách hỗ trợ phát triển cho các công ty kinh

doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, cho các hộ nông dân, các HTX nông nghiệp,…

tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho họ vay vốn để đầu tƣ cho sản xuất.

- Nhà nƣớc cần có các biện pháp quyết liệt hơn nữa trong việc kiểm soát

hàng hoá, vật tƣ nhập lậu, hàng giả (hàng nhái mác kém chất lƣợng),... để

đảm bảo uy tín cho Công ty.

Page 130: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

120

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Th. S Nguyễn Hoàng Anh (2002), “Một số kiến nghị nhằm thúc đầy sự

phát triển doanh nghiệp sau Cổ phần hóa”, Kinh tế và Dự báo.

2. TS. Lê Xuân Bá (2002), “Hậu CPH doanh nghiệp nhà nước những

vướng mắc và hướng giải quyết”, Tạp chí Công nghiệp Việt Nam.

3. Trƣơng Văn Bân - Bàn về cải cách toàn diện doanh nghiệp Nhà nƣớc,

Nxb CTQG, Hà Nội 1996.

4. PGS.TS Phạm Ngọc Côn (2002), “Một số ý kiến nhằm hòa thiện việc

quản lý ở doanh nghiệp sau CPH”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển.

5. Tô Xuân Dân - Hồ Thiện: Phát huy nhân tố con ngƣời trong nền kinh tế

mở - Tạp chí Kinh tế và phát triển số 3/1995.

6. Trần Hà: Tìm hiểu Pháp luật - Luật DNNN, NXB Đồng Nai 1996.

7. TS. Đỗ Ngọc Hải, Pháp chế XHCN trong hoạt động ban hành văn bản

quy phạm pháp luật của HĐND và UBND các cấp ở nƣớc ta hiện nay,

Nxb CTQG, 2.2007.

8. Các Mác (1962), “Việc thành lập những CTCP”, quyền III, Nxb Sự Thật,

Hà Nội.

9. Hồ Chí Minh, Toàn tập, T.5, Nxb,CTQG.

10. Nguyễn Bách Khoa: Marketing kinh doanh căn bản, Học phần 1 giáo

trình đại học thƣơng mại, H.1994.

11. Nguyễn Minh Phong (2002), “Nghịch lý trong các doanh nghiệp CPH”,

Báo Hà Nội mới 405.

12. TS Nguyễn Trƣờng Sơn (2002), “Doanh nghiệp sau cổ phần hóa: Một

số vấn đề phát sinh và giải pháp khắc phục”, Kinh tế và Dự báo.

13. TS. Trần Trung Tín (2001), “Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước - Kết

quả và giải pháp” kinh tế và dự báo.

Page 131: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

121

14. Báo cáo kế toán của Công ty Cổ phần Vật tƣ Nông nghiệp Thái Nguyên

năm 2005-2007.

15. Báo cáo tổng kết năm 2005-2007 và phƣơng hƣớng nhiệm vụ trong những

năm tiếp theo của Công ty Cổ phần Vật tƣ Nông nghiệp Thái Nguyên.

16. Bộ luật Lao động, NXB CTQG, H, 2001

17. Chế độ mới về quản lý tài chính và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nƣớc

NXB, Tài chính Hà Nội, tháng 11/1996.

18. Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và con đƣờng xây dựng

chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Học viện CTQG Hồ Chí Minh.

19. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hƣớng mạnh vào xuất khẩu và vấn đề thị trƣờng

ngoài nƣớc (Báo cáo của Bộ thƣơng mại phục vụ Hội nghị TW 4 khóa 8).

20. Chuyên đề hậu cổ phần hóa, Tạp chí Quản lý Kinh tế, Số 5 năm 2005.

21. Công ty cổ phần thông tin kinh tế đối ngoại (2002), CPH giải pháp quan

trọng trong cải cách doanh nghiệp Nhà nƣớc, NXB CTQG, Hà Nội.

22. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện đại hội Đảng cộng sản Việt Nam

lần thứ VIII, Nhà xuất bản CTQG, Hà Nội.

23. Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi bổ sung 2001), Nxb CTQG, H, 2002.

24. Hội thảo “Hậu cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước” của Viện Quản lý

kinh tế Trung ƣơng và Ngân hàng thế giới, năm 2005.

25. Hội thảo khoa học “Đánh giá kết quả 15 năm cổ phần hóa doanh

nghiệp nhà nước thực trạng và định hướng”, Viện Khoa học Tài chính

năm 2006.

26. Luật Doanh nghiệp năm 2005, Nxb Thống kê, 2005.

27. Marketing - Nhà xuất bản thống kê Hà Nội.

28. Nghị quyết Hội nghị lần 3 BCH Trung ƣơng khóa IX, Nxb CTQG, Hà

Nội, 2001.

29. Nghị định 75/2008 ngày 9-6-2008 về việc sửa đổi một số điều của Nghị

định 170/2003/NĐ-CP, ngày 25-12-2003 của Chính phủ quy định chi tiết

Page 132: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

122

thi hành một số điều cùa pháp luật giá.

30. Niên giám Thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2005, 2006, 2007 NXB

Thống kê

31. Kinh nghiệm kinh doanh trên thế giới - Trung tâm Thông tin KHKT vật

tƣ, Hà Nội, 1992.

32. Tài chính doanh nghiệp - Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội

33. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TS. Đỗ Thị Bắc, Thực

trạng và những giải pháp phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Cạn đến năm

2010, 5/2005.

34. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trần Chí Thiện. Các nhân

tố ảnh hƣởng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao mức sống của ngƣời

dân nông thôn miền núi tỉnh Thái Nguyên 5/2007.

35. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, PGS.TS Nguyễn Đình Cúc.

Nông thôn Việt Nam sau 20 năm đổi mới và những vấn đề đặt ra 8/2007.

36. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, TS, Nguyễn Đình Luận.

Phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ trong sự nghiệp công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc 10/2005.

37. Quyết định số 2681/2007/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thái Nguyên.

38. V.I.Lênin, Toàn tập, 1981.

39. http:// www.nghean.gov.vn( ngày 09/06/2008)

40. http://www.baothainguyen.org.vn( Ngày 25/5/2008)

41. http:// www.quangngai.gov.vn(Ngày 15/7/2008)

Page 133: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

123

Phụ lục

Phiếu điều tra kinh tế và sử dụng phân bón của nông hộ

Năm 2006

Trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh- Đại học Thái Nguyên

Khoa Sau đại học

Phiếu điều tra kinh tế và sử dụng phân bón của nông hộ năm 2006

Của Trần Thị Thanh Hà

Huyện: ......

I. Thông tin hiện tại về chủ hộ

1. Họ và tên chủ hộ......................................................Tuổi...............................

Dân tộc........................... Nam (nữ)................. Trình độ văn hoá............

Thôn:...........................................Xã.........................................................

Huyện …………………………, tỉnh Thái Nguyên.

2. Phân loại hộ theo nghề nghiệp:

- Thuần nông

- Nông nghiệp kiêm ngành nghề

- Ngành nghề chuyên

- Kiêm dịch vụ và buôn bán

- Hộ khác

II. Tổng cộng cả năm

1. Tổng nguồn thu (1.000đ)..................................................

2. Tổng chi phí (1.000đ).......................................................

3. Tổng thu nhập (1.000đ)....................................................

III. Thu nhập/ngƣời/tháng (1.000đ)....................................

Page 134: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

124

Biểu 1. Giới tính, tuổi, trình độ văn hoá, chuyên môn

các thành viên trong gia đình

TT Họ và tên Nam

(nữ) Tuổi

Trình độ

văn hoá

Nghề

nghiệp

Tình trạng

việc làm

1 2 3 4 5 6 7

1

2

3

4

5

6

Ghi rõ: - Đang đi học ghi lớp vào khoanh tròn

- Có việc làm thƣờng xuyên

- Có việc làm thời vụ

- Không có việc làm

- Đang đi học

Biểu 2. Tình hình lao động của hộ

Các thành viên gia

đình quản lý

Dân

tộc Tuổi

Giới

tính

Trình độ

văn hoá

Nghề

nghiệp

Số tháng lao

động trong

năm

1 2 3 4 5 6 7

Lao động thuê

I. Thuê thƣờng xuyên

1.

2.

3.

II. Thuê thời vụ

1.

2.

3.

Page 135: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

125

Biểu 3.Tình hình đất đai của hộ Đơn vị tính: m

2

Loại đất

Diện

tích

Trong đó Đất do xã, HTX quản lý Đất ngoài xã q.lý

Đất

giao

Đất

đấu

thầu

Đất thuê ngắn hạn năm

Đất thuê

dài hạn năm

Đất thuê ngắn hạn năm

Đất thuê

dài hạn năm

Tổng diện tích

I. Đất ở và đất vƣờn

1. DT đã xây dựng

2. DT vƣờn

3. DT ao

II. Đất nông nghiệp

1. DT cây hàng năm

a. DT lúa

- 1 vụ

- 2 vụ

- 3 vụ

- Chuyên mạ

b. DT chuyên màu

2. DT cây lâu năm

a. Cây công nghiệp

- Chè

b. Cây ăn quả

3. Ao hồ đầm

III. Đất lâm nghiệp

1. Rừng tự nhiên

2. Rừng đã trồng

3. Đất trống đồi núi

trọc

Page 136: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

126

Biểu 4. Tài sản, vốn sản xuất của hộ

Chỉ tiêu Đơn vị tính số lƣợng

Chia ra Số lƣợng Giá trị (1.000đ)

I. Súc vật cày kéo, sinh sản - Trâu - Bò - Lợn nái - Ngựa - Dê II. Máy móc công cụ - ô tô, máy kéo - Máy kéo - Máy bơm nƣớc - Máy tuốt lúa - Máy sao chè, máy vò chè - Máy khác - Xe trâu, xe bò, xe ngựa -... III. Nhà xƣởng sản xuất IV. Vốn sản xuất (lƣu động) - Tiền mặt - Vật tƣ khác * Tổng số vốn Chia theo nguồn vốn 1. Vốn tự có 2. Vốn vay 3. Nguồn khác

con con con con con con cái cái cái cái cái cái cái cái

m

2

1.000đ 1.000đ 1.000đ 1.000đ

1.000đ 1.000đ 1.000đ

Biểu 5 Nhà cửa và các phƣơng tiện sinh hoạt của hộ

Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lƣợng Giá trị (1.000đ) 1. Nhà ở - Kiên cố - Bán kiên cố - Tạm 2. Phƣơng tiện sinh hoạt - Ti vi - Radio - Xe máy - Xe đạp - Quạt điện - Giƣờng - Tủ - Chăn màn - Khác Tổng cộng giá trị (1+2)

m2

m2

m2

m2

cái cái cái cái cái cái cái cái cái cái

Page 137: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

127

Biểu 6. Tình hình đầu tƣ thâm canh cho 1 ha cây trồng vải của các nhóm

hộ điều tra năm 2006

Chỉ tiêu ĐVT

Nhóm hộ khá,

giàu

Nhóm hộ trung

bình Nhóm hộ nghèo Bình quân

Số

lƣợng

Giá trị

(1000đ)

Số

lƣợng

Giá trị

(1000đ)

Số

lƣợng

Giá trị

(1000đ)

Số

lƣợng

Giá trị

(1000đ)

1. Tổng chi phí

trung gian 1000đ

- Phân hữu cơ Tấn

- Đạm ure Kg

- Phân lân Supe Kg

- Phân kali Kg

- Thuốc BVTV 1000đ

- Chi khác 1000đ

2. Công lao

động Công

3. Khấu hao 1000đ

4. Tổng chi phí 1000đ

Biểu 7. Chi phí sản xuất trên một ha chè kinh doanh điều tra năm 2006

Danh mục ĐVT Khối

lƣợng

Đơn

giá (đ)

Thành tiền

(đ)

I. Vật tƣ

- Phân chuồng Tấn

- Phân NPK Kg

- Khô dầu hoặc nguyên liệu tủ gốc Kg

- Thuốc sâu Kg

- Thiết bị tƣới nƣớc chiếc

- Bình phun thuốc sâu chiếc

- Dụng cụ quốc, xẻng chiếc

- Điện năng bơm nƣớc tƣới Kw/h

II. Công lao động

- Công lao động phổ thông Công

- Công lao động kỹ thuật Công

Tổng cộng

Page 138: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

128

Biểu 8 Kết quả sản xuất của hộ

Chỉ tiêu Đơn vị

tính

Số lƣợng Đơn giá Thành

tiền

I. Thu từ nông nghiệp

1. Trồng trọt

- Lúa

- Ngô

- Khoai

- Sắn

- Đậu, đỗ

- Rau

- Chè

- Cây ăn quả

- Cây khác

2. Chăn nuôi

- Trâu

- Bò

- Lợn

- Gia cầm

- Khác

II. Thu từ lâm nghiệp

- Gỗ

- Củi

- Lâm sản khác

III. Thu từ thuỷ sản

-

IV. Công nghiệp, TTCN

V. Xây dựng

VI. Dịch vụ

VII. Thu khác

-

-

Tổng thu

1.000đ

tấn

tấn

tấn

tấn

kg

kg

kg

tấn

1.000đ

kg

kg

kg

kg

1.000đ

1.000đ

1.000đ

1.000đ

1.000đ

1.000đ

1.000đ

1.000đ

1.000đ

1.000đ

Page 139: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

129

Biểu 9. Chi tiêu của hộ

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Chỉ tiêu Số lƣợng Ghi chú

I. Chi phí sản xuất

1. Trồng trọt

2. Chăn nuôi

3. Lâm nghiệp

4. Thuỷ sản

5. Công nghiệp, TTCN

6. Dịch vụ

7. Chi khác

II. Chi cho sinh hoạt gia đình

1. Ăn

2. ở

3. Mặc

4. Học tập

5. Chữa bệnh

6. Đi lại

7. Chi khác

8.

Thu nhập (tổng thu - tổng chi phí sản xuất ) (1.000đ)................................

Bình quân 1 khẩu 1 năm (1.000đ)...............................................................

Biểu 10. Tình hình trao đổi hàng hoá của hộ

Loại hàng hoá Đơn vị

tính SL

Số

lƣợng

Giá trị

(1.000đ)

Sản phẩm gia đình bán

1. Thóc

2. Ngô

3. Khoai

4. Sắn

5. Rau

6. Cây chè

7. Cây ăn quả

8. Sản phẩm chăn nuôi

9. Khác

kg

kg

kg

kg

kg

kg

kg

Page 140: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

130

Biểu 11. Tổng hợp các ý kiến của ngƣời dân ở các điểm nghiên cứu

(% số hộ có nhu cầu/tổng số 30 hộ điều tra mỗi vùng)

Đơn vị tính: %

TT Chỉ tiêu Huyện

Định Hoá

Huyện

Đồng Hỷ

Huyện Phổ

Yên

1 Hỗ trợ vốn

2 Trợ giá phân bón

3 Vay vốn mua phân bón

4 Tổ chức hội nông dân

5 Trồng lúa

6 Trồng cây ăn quả

7 Vay vốn trồng chè

8 Hỗ trợ, tƣ vấn KT sử dụng PB

9 Vật tƣ - Phân bón

10 Trao đổi vật tƣ- sản phẩm HH

11 Mở rộng thị trƣờng tiêu thụ

12 Tiêu thụ sản phẩm

13 Thông tin

14 Chất lƣợng hàng hoá

15 Giá cả

16 Vận chuyển

17 Dịch vụ buôn bán

18 Phát triển định canh định cƣ

19 Nâng cao dân trí

20 Y tế bảo vệ sức khoẻ

21 Phát triển văn hoá, xã hội

22 Bảo vệ môi trƣờng

Page 141: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

131

CÂU HỎI PHỎNG VẤN HỘ

I. Đất đai 1. Gia đình có muốn nhận thêm đất hay không? - Có - Không 2. Nếu có thì dùng để làm gì? - Nhà ở 1 cần diện tích là........... m

2

- Nhà hàng 2 cần diện tích là........... m2

- Nhà xƣởng 3 cần diện tích là........... m2

- Sản xuất nông nghiệp 4 cần diện tích là........... m2

- Sản xuất lâm nghiệp 5 cần diện tích là........... m2

Thứ tự ƣu tiên 3. Gia đình cần tổng diện tích là ................m

2

4. Để có diện tích đất nhƣ trên gia đình đồng ý theo các hình thức nào sau đây: - Thuê dài hạn - Chuyển nhƣợng - Đấu thầu

II. Vốn 1. Gia đình có cần vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh hay không? - Có - Không 2. Nếu có thì để mở rộng kinh doanh gì? - Thƣơng mại với số vốn là:................ triệu đồng, với lãi suất:........, trong thời gian.............., để đầu tƣ cho................. - Dịch vụ với số vốn là:................ triệu đồng, với lãi suất:........, trong thời gian............, để đầu tƣ cho................. - Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với số vốn là:................ triệu đồng, với lãi suất:........, trong thời gian..........., để đầu tƣ cho................. - Nông nghiệp với số vốn là:................ triệu đồng, với lãi suất:..............., trong thời gian............ , để đầu tƣ cho cây........................., con...................... - Lâm nghiệp với số vốn là:................ triệu đồng, với lãi suất:.............., trong thời gian............, để đầu tƣ cho................. 3. Gia đình cần vay tổng số vốn là:................ triệu đồng, với lãi suất:............., trong thời gian............ 4. Gia đình có khả năng cho vay không: - Có cho vay số tiền là:................ triệu đồng, với lãi suất:........, trong thời gian........... - Không

III. Trang thiết bị và công nghệ sản xuất 1. Gia đình có đủ trang thiết bị phục vụ sản xuất hay không? - Có

Page 142: luan van thac si kinh te (32).pdf

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

132

- Không cụ thể:.................. 2. Gia đình tự đánh giá mức độ của trang thiết bị và công nghệ sản xuất: - Phù hợp - Chƣa phù hợp cụ thể:.................. 3. Gia đình có nhu cầu đổi mới trang thiết bị và công nghệ hay không? - Có cụ thể:............... - Không

IV. Thị trƣờng 1. Trong tiêu thụ sản phẩm gia đình có gặp khó khăn không? - Có - Không 2. Nếu có thì gặp những khó khăn gì nhƣ liệt kê dƣới đây: - Nơi tiêu thụ - Giá cả - Chất lƣợng hàng hoá - Thông tin - Vận chuyển 3. Trong tiêu thụ sản phẩm gia đình trao đổi hàng hoá không? - Có - Không

V. Xã hội 1. Gia đình có nguyện vọng nâng cao kiến thức hay không? - Có - Không 2. Nếu có thì gia đình quan tâm đến lĩnh vực nào: - Quản trị kinh doanh - Khoa học kỹ thuật - Văn hoá - 3. Gia đình có nguyện vọng về y tế bảo vệ sức khoẻ hay không? - Có - Không 4. Gia đình có nguyện vọng định canh định cƣ hay không? - Có - Không 5. Gia đình có nguyện vọng vay vốn để giải quyết việc làm hay không? - Có - Không 6. Gia đình quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trƣờng hay không? - Có - Không VI: Ông (bà) có ý kiến về sử dụng phân bón và kinh doanh vật tƣ nông

nghiệp của Công ty?