mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề...

146
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG TRANG BỊ THÔNG TIN LIÊN LẠC MÃ SỐ: MĐ 04 NGHỀ: VẬN HÀNH TÀU VỎ THÉP, TÀU VỎ VẬT LIỆU MỚI Trình độ: Sơ cấp nghề

Upload: duongcong

Post on 24-Mar-2018

223 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUNSỬ DỤNG TRANG BỊ THÔNG TIN

LIÊN LẠCMÃ SỐ: MĐ 04

NGHỀ: VẬN HÀNH TÀU VỎ THÉP, TÀU VỎ VẬT LIỆU MỚITrình độ: Sơ cấp nghề

Năm 2015

Page 2: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN:Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.MÃ TÀI LIỆU:MĐ 04

Page 3: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

1

LỜI GIỚI THIỆUChủ trương hiện đại hóa đội tàu đánh bắt xa bờ của Chính Phủ được xem là

bước đột phá quan trọng để phát triển kinh tế, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của quốc gia. Trong đó, trọng tâm là phải thực hiện việc thay đổi vật liệu đóng tàu từ gỗ sang các loại vật liệu khác.

Thực tế, nhiều nước trên thế giới cũng đã thực hiện cuộc cách mạng thay thế vật liệu vỏ tàu và đã thu được hiệu quả cao trong hoạt động đánh bắt hải sản xa bờ.

Do vậy, kiến thức về vận hành tàu cá vỏ thép hoặc vỏ vật liệu mới phải được hệ thống và phổ cập rộng rãi cho ngư dân đang có nhu cầu. Đó cũng chính là quan điểm mang tính thiết thực nhất, phù hợp với chủ trương đào tạo nghề cho lao động nông thôn của Chính phủ.

Được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT mà trực tiếp là Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn; sau quá trình điều tra, khảo sát, phân tích nghề, phân tích công việc, thiết kế chương trình, biên soạn chương trình, hội thảo, bổ sung và sửa đổi; các giáo trình của nghề “Vận hành tàu vỏ thép, tàu vỏ vật liệu mới” đã được tiến hành biên soạn và hoàn chỉnh.

Giáo trình mô đun Sử dụng trang bị thông tin liên lạc là 1 trong 7 giáo trình của chương trình dạy nghề “Vận hành tàu vỏ thép, tàu vỏ vật liệu mới” trình độ sơ cấp.Giáo trình mô đun Sử dụng trang bị thông tin liên lạc gồm 2 phần chính:- Phần 1 là phần mô đun Sử dụng trang bị thông tin liên lạc gồm 6 bài, mỗi bài có 3 phần: Nội dung; câu hỏi, bài tập thực hành và ghi nhớ.- Phần 2 là phần Hướng dẫn giảng dạy mô đun.Thời lượng của 6 bài trong giáo trình được phân bố như sau:

Số TT Tên các bài trong mô đun

Thời gianTổng

sốLý

thuyếtThực hành

Kiểm tra*

1 Bài 1: Sử dụng máy thông tin vô tuyến 16 4 12

2 Bài 2: Sử dụng đèn hiệu hàng hải 9 2 6 1

3 Bài 3: Sử dụng dấu hiệu hàng hải 4 1 3

4 Bài 4: Sử dụng âm hiệu hàng hải 4 1 2 1

5 Bài 5: Sử dụng bộ cờ tín hiệu quốc tế 16 4 12

Page 4: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

2

6 Bài 6: Sử dụng bộ cờ tay 16 4 11 1

7 Kiểm tra hết mô đun 3 3

Cộng 68 16 46 6

Ghi chú: *Tổng số giờ kiểm tra (6 giờ) bao gồm kiểm tra hết mô đun (3 giờ) và kiểm tra định kì tích hợp giữa lý thuyết với thực hành, được tính vào giờ thực hành (3giờ).

Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn – Bộ Nông nghiệp và PTNT, các Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Chân thành cám ơn các ý kiến đóng góp của các chủ tàu, thuyền trưởng.

Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia và các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!Tham gia biên soạn:1. Trần Ngọc Sơn (Chủ biên) 2. Huỳnh Hữu Lịnh3. Nguyễn Duy Bân

MỤC LỤCĐỀ MỤCLời giới thiệu 1Mục lục 3Các thuật ngữ chuyên môn, chữ viết tắt 7MÔ ĐUN SỬ DỤNG TRANG BỊ THÔNG TIN LIÊN LẠC 8BÀI 1: SỬ DỤNG MÁY THÔNG TIN VÔ TUYẾN 9Mục tiêu: 9A. Nội dung 91. Chuẩn bị máy thông tin vô tuyến 92. Mở/ tắt máy 153. Chọn kênh, tần số liên lạc 154. Vận hành máy ở chế độ thu 17

Page 5: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

3

5. Vận hành máy ở chế độ phát 196. Bảo quản máy thông tin vô tuyến 20B. Câu hỏi và bài tập thực hành 21C. Ghi nhớ 21BÀI 2: SỬ DỤNG ĐÈN HIỆU HÀNG HẢI: 23Mục tiêu: 23A. Nội dung 231. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền máy đang hành trình 232. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền đang đánh cá tầng đáy 253. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền đang đánh cá khác tầng đáy 275. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền mất khả năng điều động 285. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động 296. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền bị hạn chế mớn nước 307. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền neo 318. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền bị mắc cạn 32B. Câu hỏi và bài tập thực hành 32C. Ghi nhớ 33BÀI 3: SỬ DỤNG DẤU HIỆU HÀNG HẢI: 34Mục tiêu: 34A. Nội dung 341. Sử dụng dấu hiệu khi tàu thuyền đang đánh cá 342. Sử dụng dấu hiệu khi tàu thuyền mất khả năng điều động 363. Sử dụng dấu hiệu khi tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động 364. Sử dụng dấu hiệu khi tàu thuyền bị hạn chế mớn nước 375. Sử dụng dấu hiệu khi tàu thuyền neo 386. Sử dụng dấu hiệu khi tàu thuyền bị mắc cạn 38B. Câu hỏi và bài tập thực hành 39C. Ghi nhớ 39BÀI 4: SỬ DỤNG ÂM HIỆU HÀNG HẢI: 40Mục tiêu: 40A. Nội dung 40

Page 6: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

4

1. Sử dụng âm hiệu khi chuyển hướng 402. Sử dụng âm hiệu khi vượt 413. Sử dụng âm hiệu cảnh báo 424. Sử dụng âm hiệu khi tầm nhìn xa bị hạn chế 435. Sử dụng âm hiệu xin cấp cứu 44B. Câu hỏi và bài tập thực hành 46C. Ghi nhớ 46BÀI 5: SỬ DỤNG BỘ CỜ TÍN HIỆU QUỐC TẾ 47Mục tiêu: 47A. Nội dung 471. Chuẩn bị bộ cờ tín hiệu quốc tế 472. Báo hiệu bắt đầu truyền tin bằng bộ cờ tín hiệu quốc tế 493. Truyền nội dung bản tin bằng bộ cờ tín hiệu quốc tế 494. Báo hiệu kết thúc truyền tin bằng bộ cờ tín hiệu quốc tế 535. Bảo quản bộ cờ tín hiệu quốc tế 54B. Câu hỏi và bài tập thực hành 54C. Ghi nhớ 55BÀI 6: SỬ DỤNG BỘ CỜ TAY (SEMAPHORE) 56Mục tiêu: 56A. Nội dung 561. Báo hiệu bắt đầu truyền tin bằng bộ cờ tay (Semaphore) 562. Truyền nội dung bản tin bằng bộ cờ tay 573. Báo hiệu kết thúc truyền tin bằng bộ cờ tay 61B. Câu hỏi và bài tập thực hành 62C. Ghi nhớ 63HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 64I. Vị trí, tính chất của mô đun 64II. Mục tiêu 64III. Nội dung chính của mô đun 65IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành 664.1. Bài thực hành số 4.1.1 66

Page 7: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

5

4.2. Bài thực hành số 4.1.2 674.3. Bài thực hành số 4.2.1 694.4. Bài thực hành số 4.3.1 704.5. Bài thực hành số 4.4.1 704.6. Bài thực hành số 4.5.1 714.7. Bài thực hành số 4.5.2 724.8. Bài thực hành số 4.5.3 734.9. Bài thực hành số 4.6.1 744.10 Bài thực hành số 4.6.2 754.11 Bài thực hành số 4.6.3 765.1. Đánh giá bài thực hành 4.1.1 785.2. Đánh giá bài thực hành 4.1.2 795.3. Đánh giá bài thực hành 4.2.1 825.4. Đánh giá bài thực hành 4.3.1 835.5. Đánh giá bài thực hành 4.4.1 845.6. Đánh giá bài thực hành 4.5.1 855.7. Đánh giá bài thực hành 4.5.2 865.8. Đánh giá bài thực hành 4.5.3 875.9. Đánh giá bài thực hành 4.6.1 885.10. Đánh giá bài thực hành 4.6.2 895.11. Đánh giá bài thực hành 4.6.3 90

CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIÊT TĂT

1 Semaphore : Tín hiệu cờ tay

2 Mi-crô : (micro) ống nói

3 Công-tắc : nút có chức năng tắt, mở.

4 Ắc-qui : nguồn điện thứ cấp hay pin sạc, pin thứ cấp là loại pin có thể tái sử dụng nhiều lần bằng cách cắm điện và đặt vào bộ sạc để sạc lại.

Page 8: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

6

5 Ăng-ten : là một linh kiện điện tử có thể bức xạ hoặc thu nhận sóng điện từ.

6 Mớn nước của tàu

: Là khoảng cách thẳng đứng đo từ mép dưới sống đáy tàu đến mặt nước.

7 Boong tàu : Sàn tàu.

8 EPIRB : thiết bị phát tín hiệu vô tuyến điện để máy vô tuyến tầm phương có thể xác định vị trí tàu bị nạn.

9 Ra-đa : thiết bị phát hiện mục tiêu bằng cách phát ra xung điện và thu hồi sóng phản xạ từ mục tiêu.

Page 9: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

7

MÔ ĐUN SỬ DỤNG TRANG BỊ THÔNG TIN LIÊN LẠCMã mô đun: MĐ 04

Giới thiệu mô đun:Mô đun Sử dụng trang bị thông tin liên lạc là 1 trong 7 mô đun của chương

trình dạy nghề Vận hành tàu vỏ thép, tàu vỏ vật liệu mới trình độ sơ cấp với tổng số giờ là 68 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 49 giờ thực hành và 3 giờ kiểm tra kết thúc mô đun.

Mô đun này trình bày kiến thức và quy trình sử dụng trang bị thông tin liên lạc trên tàu cá vỏ thép và vật liệu mới.

Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc - sử dụng máy thông tin vô tuyến, sử dụng đèn hiệu hàng hải, sử dụng dấu hiệu hàng hải, sử dụng âm hiệu hàng hải, sử dụng bộ cờ hiệu hàng hải, sử dụng bộ cờ tay (Semaphore) - đạt chất lượng và hiệu quả cao.

Page 10: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

8

Bài 1: SỬ DỤNG MÁY THÔNG TIN VÔ TUYÊNMã bài: MĐ 04-01

Mục tiêu:

- Trình bày được qui trình sử dụng máy thông tin vô tuyến.- Trình bày được ý nghĩa và yêu cầu kỹ thuật của từng công đoạn.- Thực hiện qui trình sử dụng máy thông tin vô tuyến đúng yêu cầu kỹ thuật. A. Nội dung1. Chuẩn bị máy thông tin vô tuyến 1.1. Mục đích, ý nghĩa

- Chuẩn bị máy thông tin vô tuyến là thực hiện các bước công việc trước khi cho máy thu hoặc phát, đó là:

• Đưa máy đến vị trí làm việc;• Lắp máy vào giá đỡ; • Liên kết máy với ăng-ten, bộ điều hưởng và nguồn điện;• Kiểm tra lần cuối trước khi cho máy hoạt động .

- Chuẩn bị máy tốt sẽ thuận lợi cho việc sử dụng và bảo quản. - Máy thông tin vô tuyến phổ biến hiện nay có IC-M700Pro và Standard

Horizon-GX1100E đều có xuất xứ Japan.• IC-M700Pro là máy vô tuyến điện thoại tầm xa, sử dụng sóng đơn biên SSB (single sideband) với dải tần MF/HF (Medium, High frequencies), công suất 150W, tầm hoạt động lên đếnt 200 hải lí.• Standard Horizon-GX1100E là máy vô tuyến điện thoại tầm trung, sử dụng dải tần VHF (Very high frequencies), công suất 25W, tầm hoạt động dưới 50 hải lí.

Hình 4-1-1. IC-M700Pro Hình 4-1-2. Standard Horizon-GX1100E

Page 11: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

9

Hình 4-1-3.Kết nối của máy IC-M700pro1/ Kết nối ăng-ten. 2/ Nối đất3/ Kết nối loa 4/ Kết nối bộ tự động điều hưởng5/ Kết nối nguồn 6/ Cầu chì

Hình 4-1-4.Kết nối của máy Standard Horizon-GX1100E1.2. Dụng cụ, thiết bị cần có

Gồm: Máy thông tin vô tuyến, bộ tự động điều hưởng , ăng-ten và nguồn điện.

Các nút điều chỉnh và màn hình hoạt động của 2 kiểu máy thông tin vô tuyến được thể hiện trong các hình sau:

Page 12: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

10

Hình 4-1-5.Các nút điều chỉnh của IC-M700Pro

1 Ổ cắm đầu dây mi-crô. 10 Nút [CLARITY] điều chỉnh độ trong

2 Nút [ POWER] bật, tắt nguồn 11 Nút [CH/ FREQ] dùng để thay đổi kiểu chỉ báo kênh hay tần số

3 Nút [ SPEAKER] bật, tắt loa 12 Nút [SQL] giảm và tắt tiếng ồn khi không ở chế độ thu

4 Nút [ DIMER] điều chỉnh độ sáng màn hình

13 Nút [ NB] khử nhiễu của các động cơ

5 Nút [VOLUME] điều chỉnh âm lượng

14 Nút [AGC] vô hiệu hóa chức năng loại bỏ tín hiệu yếu.

6 Nút [GROUP] chọn nhóm kênh liên lạc

15 Nút [ MODE] chọn chế độ phát

7 Nút [TUNE] nhấn khởi động bộ phối hợp ăng-ten AT-120 hay AT-130.

16 Nút [TX FREQ] chuyển kênh hay tần số

8 Nút [CHANEL] là nút chọn kênh hoặc chọn tần số.

17 Nút [2182 KHz] chọn tần số cấp cứu 2182 KHz hoặc [RESET] đặt lại tần số cấp cứu

9 Nút [SCAN] bật, tắt chế độ quét các kênh (dò đài phát)

18 Nút [ALARM] phát tần số cấp cứu khi ấn cùng phím [TX FREQ]

Page 13: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

11

Hình 4-1-6.Màn hình của máy IC-M700Pro

1 “ALM”: Xuất hiện khi có chức năng báo động

8 “SCAN” chỉ báo chức năng quét kênh đang hoạt động

2 “RX”: Cho biết máy đang ở chế độ thu

9 “NB” biểu thị chức năng khử nhiễu đang mở

3 “TUNE”: Chữ TUNE chớp nháy cho biết đang điều hưởng.

10 “AGC” biểu thị nút [AGC] vô hiệu hóa chức năng loại bỏ tín hiệu yếu.đang mở

4 “TX” cho biết máy đang ở chế độ phát

11 Chỉ báo băng tần đang hoạt động, USB là băng tần thấp

5 Biểu thị độ mạnh yếu của tín hiệu thu hay phát

12 Xuất hiện khi tắt loa ở mặt trước máy

6 Biểu thị tên của kênh đang liên lạc 13 Chỉ báo tần số

7 “SQL” Xuất hiện khi nút giảm tiếng ồn [SQL] đang mở

14 “DUP” hoặc “SIMP” chế độ thu và phát dùng cùng hoặc khác tần số

Page 14: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

12

Hình 4-1-7. Kết nối và các nút điều chỉnh trên máy Standard Horizon-GX1100E

1 Nút [VOL] xoay mở, tắt nguồn, chỉnh âm lượng

10 Cáp kết nối bộ định vị GPS

2 Nút [SQL]chỉnh khử nhiễu 11 Nối đất

3 Nút [CLR] để đóng Menu 12 ổ cắm dây ăng-ten

4 Nút [ENT] 13 Cò lẩy [PTT] dùng khi phát

5 Nút [Call/Menu] để cài đặt và thực hiện các chức năng có trong menu

14 Nút [▲/▼] chỉnh lên/xuống, chuyển kênh.

6 Nút [Scan/Mem] quét và lưu kênh vô bộ nhớ

15 Micro dùng để thu tín hiệu âm thanh

7 Nút [Distress/Pull open] để gọi DSC 16 Nút [16/9] để gọi nhanh kênh 16/9

8 Cáp nguồn 17 Nút [H/L] để chỉnh công suất phát

9 Cáp ra loa ngoài

Page 15: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

13

1.3. Những yêu cầu khi thực hiện- Sử dụng nguồn điện 1 chiều phù hợp.- Các dây ăng-ten và dây nguồn kết nối đúng ổ cắm sau máy.- Dây nguồn kết nối với nguồn đúng cực dương (+) và âm(-).- Kiểm tra lần cuối trước khi cho máy hoạt động đúng qui trình.

1.4. Qui trình thực hiện1- Đặt máy vào vị trí.2- Lắp máy vào giá đỡ.3- Kiểm tra để đảm bảo nút [POWER] (IC-M700Pro) hoặc [VOL]

(GX1100E) của máy ở vị trí tắt.4- Kết nối máy với ăng-ten và bộ tự động điều hưởng (IC-M700Pro). 5- Kết nối dây nguồn với máy.6- Nếu dùng bộ chuyển đổi nguồn từ xoay chiều sang 1 chiều thì kiểm tra

để chắc chắn công-tắc đang ở vị trí tắt.7- Kết nối dây nguồn dương với cực dương của nguồn điện 1 chiều (bình

ắc-qui hoặc bộ chuyển đổi). 8- Kết nối dây nguồn âm với cực âm của nguồn điện 1 chiều. 9- Nếu dùng bộ chuyển đổi nguồn từ xoay chiều sang 1 chiều thì kết nối bộ

chuyển đổi với nguồn xoay chiều rồi mở công-tắc bộ chuyển đổi nguồn.10- Kiểm tra lần cuối trước khi cho máy hoạt động:

• Kiểm tra kết nối với mi-crô;• Kiểm tra để đảm bảo nút [VOLUME] hoặc [VOL] ở vị trí tắt;• Kiểm tra để đảm bảo nút [SPEAKER] ở vị trí tắt; • Kiểm tra để đảm bảo nút [SQL] ở vị trí tắt;• Kiểm tra để đảm bảo nút [CLARITY] được đặt ở vị trí trung bình.

* Những lưu ý khi thực hiện- Các chấu cắm của dây ăng-ten và dây nguồn luôn có cấu tạo tương thích

với ổ cắm sau lưng máy.- Khi nối nguồn vào máy phải kiểm tra và biết chắc chắn nguồn được dùng

là nguồn một chiều, có điện áp phù hợp với máy: 13,6VDC ± 15% (IC-M700Pro), 10.8~15.6 VDC (GX1100E) thì mới sử dụng.

Page 16: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

14

- Phải xác định chính xác dây nguồn nào nối với cực dương (+), dây nguồn nào nối với cực âm (-).Thông thường dây dương của dây nguồn có màu đỏ hoặc trắng, dây âm màu đen.

- Phải kiểm tra cầu chì của máy, nếu bị đứt phải tìm nguyên nhân trước khi thay cầu chì mới, cầu chì thay thế phải có trị số ampe bằng với trị số của cầu chì đứt. Tuyệt đối không được dùng cầu chì có trị số ampe lớn hơn

- Phải kiểm tra và đảm bảo các đầu nối điện được tiếp xúc tốt, nếu chưa đảm bảo thì phải làm sạch các chỗ tiếp xúc.2. Mở/ tắt máy 2.1. Mục đích, ý nghĩa

Mở/ tắt nguồn điện để máy bắt đầu/ kết thúc phiên làm việc.2.2. Dụng cụ, thiết bị cần có

Máy thông tin vô tuyến, bộ tự động điều hưởng , ăng-ten và nguồn điện.2.3. Những yêu cầu khi thực hiện

Màn hình đang tối chuyển sang sáng đèn (hoặc ngược lại).2.4. Qui trình thực hiện

IC-M700Pro GX1100E

Ấn nút [POWER]. Xoay núm [VOL] theo chiều kim đồng hồ để mở nguồn, xoay hết ngược chiều kim đồng hồ để tắt nguồn.

* Những lưu ý khi thực hiệnPhải kiểm tra lần cuối trước khi Mở/ tắt máy:

• Kiểm tra kết nối với mi-crô;• Kiểm tra để đảm bảo nút [VOLUME] hoặc [VOL] ở vị trí tắt;• Kiểm tra để đảm bảo nút [SPEAKER] ở vị trí tắt; • Kiểm tra để đảm bảo nút [SQL] ở vị trí tắt;• Kiểm tra để đảm bảo nút [CLARITY] được đặt ở vị trí trung bình.

3. Chọn kênh, tần số liên lạc3.1. Mục đích, ý nghĩa

- Chọn kênh, tần số liên lạc thực chất cùng là chọn tần số liên lạc.- Kênh là những tần số được cài sẳn trong bộ nhớ của máy. 3.1.1. Máy IC-M700Pro

Page 17: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

15

- Máy IC-M700-Pro có 150 kênh nhớ, chia làm 3 nhóm A, B và C; mỗi nhóm tối đa 50 kênh.

- Khi chọn tần số liên lạc có thể dùng 2 cách:• Cách 1: dùng chế độ “Chọn kênh” (Memory mode), đó là chế độ dùng hệ thống kênh nhớ của máy. Trên màn hình thể hiện chỉ báo nhóm kênh (A hoặc B hoặc C) và kênh (từ 1 đến 50)• Cách 2: dùng chế độ “Chọn tần số” (VFO mode) là chế độ chọn tần số tùy ý dựa vào hệ thống kênh nhớ của máy. Trên màn hình thể hiện chỉ báo ”FREQ”.

- Nút [CH/FREQ] dùng để chuyển đổi giữa 2 chế độ “Chọn kênh” và “Chọn tần số”

3.1.1. Máy GX1100E Có 62 kênh tiêu chuẩn và 40 kênh mở rộng thu phát chung tần số.

3.2. Dụng cụ, thiết bị cần có Máy thông tin vô tuyến, bộ tự động điều hưởng, ăng-ten và nguồn điện.

3.3. Những yêu cầu khi thực hiện- Thao tác nhanh, gọn.- Kênh, tần số liên lạc được chọn đúng theo yêu cầu.

3.4. Qui trình thực hiện

IC-M700Pro GX1100E

* Dùng chế độ “Chọn kênh” (Memory mode)

1- Kiểm tra để đảm bảo chế độ “Chọn kênh” đã được chọn (trên màn hình có chỉ báo nhóm kênh, kênh) , nếu chưa thì ấn nút [CH/FREQ] để cài.

2- Chọn nhóm kênh (A hoặc B hoặc C), vặn nút [GROUP] .

3- Chọn kênh (từ 1 đến 50), vặn nút [CHANNEL].* Dùng chế độ“Chọn tần số” (VFO mode)

1- Kiểm tra để đảm bảo chế độ “Chọn kênh” đã được chọn .

2- Chọn nhóm kênh, vặn nút

Sử dụng phím [▲/▼] trên máy hoặc trên mi-crô để lựa chọn kênh muốn sử dụng

Page 18: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

16

[GROUP] .3- Chọn kênh gần với tần số

mong muốn, vặn nút [CHANNEL].4- Chọn chế độ “Chọn tần số”, ấn

nút [CH/FREQ] .5- Tinh chỉnh về tần số mong muốn, vặn nút [CHANNEL].

* Những lưu ý khi thực hiện+ Máy IC-M700Pro- Trong chế độ “Chọn kênh”, có thể dùng chức năng tự động dò kênh bằng

nút [SCAN].• Chọn nhóm kênh cần dò , vặn nút [GROUP].• Tắt chức năng khử tiếng ồn “SQL”, ấn nút [SQL] để không còn chỉ báo “SQL” trên màn hình.• Mở chức năng tự động dò kênh, ấn nút [SCAN], trên màn hình, xuất hiện chỉ báo “SCAN”.• Sau khi dò được, muốn tắt, ấn nút [SCAN], chỉ báo “SCAN” biến mất.

- Trong chế độ “Chọn tần số”, mỗi nấc vặn của nút [CHANNEL] ứng với sự thay đổi 0,1KHz của tần số.

- Chất lượng liên lạc phụ thuộc nhiều vào khoảng cách liên lạc, thời tiết, thời gian trong ngày, tần số hoạt động. Có thể thay đổi tần số để cải thiện chất lượng liên lạc, theo nguyên tắc tần số thấp (3MHz đến 5MHz) tốt cho liên lạc cự ly gần mà không tốt cho cự ly xa và ngược lại.

+ Máy GX1100EẤn nút [Scan/Mem] máy sẽ rà các kênh được cài đặt sẵn, nếu kênh nào

đang sử dụng nó sẽ dừng lại ngay kênh đó, nếu chưa đúng kênh mong muốn thì lại tiếp tục ấn nút [Scan/Mem].4. Vận hành máy ở chế độ thu 4.1. Mục đích, ý nghĩa

Vận hành máy ở chế độ thu là điều chỉnh các nút liên quan để âm thanh thu được có chất lượng tốt nhất. 4.2. Dụng cụ, thiết bị cần có

Máy thông tin vô tuyến, bộ tự động điều hưởng, ăng-ten và nguồn điện.4.3. Những yêu cầu khi thực hiện

Page 19: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

17

- Thao tác nhanh, gọn.- Thực hiện đúng qui trình.

4.4. Qui trình thực hiện

IC-M700Pro GX1100E

1- Chọn mức âm thanh nghe thích hợp, vặn nút [VOLUME].

2- Chọn băng tần phù hợp với tín hiệu thu được, ấn nút [MODE]

3- Nếu tiếng nói thu được vẫn không nghe rõ, có thể điều chỉnh thêm nhờ các chức năng:

• Khử nhiễu của các động cơ, dùng nút tắt mở [NB].• Khử tạp âm, dùng nút tắt mở [SQL]• Vô hiệu hóa chức năng loại bỏ tín hiệu yếu, dùng nút tắt mở [AGC].• Tinh chỉnh tần số để làm rõ thêm tín hiệu thu, dùng nút vặn [CLARITY]

1- Chọn mức âm thanh nghe thích hợp, vặn nút [VOL].

2- Điều chỉnh khử nhiễu, xoay nút [SQL] ngược kim đồng hồ cho đến khi nghe thấy tiếng sôi, sau đó xoay nút theo chiều kim đồng hồ sao cho tiếng sôi vừa mất thì ngưng lại.

* Những lưu ý khi thực hiện+ Máy IC-M700Pro- Ở chế độ thu có chỉ báo “RX” trên màn hình.- Khi cần thu những tín hiệu yếu nên mở nút [AGC], tắt nút [SQL].- Khi âm thanh thu được đủ mạnh thì nên tắt nút [NB]+ Máy GX1100EKhi thu được tín hiệu màn hình sẽ xuất hiện chữ “BUSY”.

Page 20: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

18

5. Vận hành máy ở chế độ phát5.1. Mục đích, ý nghĩa

- Vận hành máy ở chế độ phát là điều chỉnh các nút liên quan và thao tác để âm thanh truyền đi có được chất lượng tốt nhất.

- Khi vận hành máy ở chế độ phát thì chế độ thu ngưng và ngược lại.5.2. Dụng cụ, thiết bị cần có

Máy thông tin vô tuyến, bộ tự động điều hưởng, ăng-ten và nguồn điện.5.3. Những yêu cầu khi thực hiện

- Thao tác nhanh, gọn.- Thực hiện đúng qui trình.

5.4. Qui trình thực hiện

IC-M700Pro GX1100E

1- Ấn nút [TUNE]2- Chờ chỉ báo “TUNE”

nhấp nháy khoảng 1 đến 2 giây và sẽ ngưng khi đã điều hưởng xong.

3- Đặt nút [VOLUME] ở nấc giữa.

4- Nhấn và giữ cò lẩy trên mi-crô, chữ “TX” sẽ xuất hiện trên màn hình.

5- Nói vào mi-crô để trao đổi thông tin.

6- Buông cò lẩy trên mi-crô, chuyển sang chế độ thu để nghe, khi đã nói xong, chữ “RX” sẽ xuất hiện thay cho chữ “TX” trên màn hình.

1- Chọn công suất phát ở 2 mức là 1W và 25W nhờ nút [H/L] trên mi-crô, mỗi lần bấm sẽ thay đổi công suất phát (1W màn hình hiển thị “LO”, 25W hiển thị “HI”).

2- Đặt nút [VOL] ở nấc giữa.3- Nhấn và giữ cò lẩy trên mi-crô,

chữ “TX” sẽ xuất hiện trên màn hình.4- Nói vào mi-crô để trao đổi

thông tin.5- Buông cò lẩy trên mi-crô,

chuyển sang chế độ thu để nghe, khi đã nói xong,

6- Nếu muốn sử dụng kênh 16/9: Nhấn nút [16/9] để quay nhanh về kênh 16 hoặc 9.

* Những lưu ý khi thực hiện+ Máy IC-M700Pro- Máy có thể bị hư hỏng nếu thực hiện chế độ phát trong những trường hợp

sau:

Page 21: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

19

• Chưa kết nối ăng-ten.• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình ( nếu máy có lắp bộ tự động điều hưởng AT-120 hay AT-130).

- Mỗi lần thay đổi tần số phải ấn phím [TUNE] lại - Khi đã cài đặt “automatic tuning” thì không cần ấn nút [TUNE] để điều

hưởng.- Khi nói, không để mi-crô quá gần miệng hay nói quá to làm ảnh hưởng

chất lượng tín hiệu.- Ở chế độ phát có chỉ báo “TX” trên màn hình.+ Máy GX1100E- Ở chế độ phát có chỉ báo “TX” trên màn hình.- Công suất phát là 1W màn hình hiển thị “LO”, 25W hiển thị “HI”.

6. Bảo quản máy thông tin vô tuyến6.1. Mục đích, ý nghĩa

- Bảo quản máy thông tin vô tuyến là qui trình giữ cho máy chính và các phụ kiện luôn trong tình trạng tốt nhất khi sử dụng hoặc không sử dụng.

- Thường xuyên bảo dưỡng là điều tối quan trọng giúp cho máy thông tin vô tuyến hoạt động chính xác, hiệu quả và có tuổi thọ cao.6.2. Dụng cụ, thiết bị cần có

Máy thông tin vô tuyến, bộ tự động điều hưởng, ăng-ten và nguồn điện.6.3. Những yêu cầu khi thực hiện

- Thực hiện đúng qui trình.- Máy thông tin vô tuyến luôn sạch sẽ, hoạt động tốt.

6.4. Qui trình thực hiện1) Phải đặt máy nơi thông thoáng, tốt cho sự tỏa nhiệt, tránh nơi nóng ẩm,

bụi bặm, rung động, nước tạt, mặt trời chiếu, dầu mỡ…2) Thường xuyên lau chùi máy sạch sẽ, 3) Người sử dụng không nên tự thay đổi vị trí lắp đặt máy, vị trí ăng-ten,

dây nối đất. 4) Nối dây nguồn chú ý nối đúng chiều, dây đỏ vào cọc dương (+), dây đen

vào cọc âm (-).5) Phải dùng nguồn 1 chiều có điện thế phù hợp, nếu không đủ có thể sẽ

không liên lạc được, không bao giờ sử dụng nguồn cấp điện xoay chiều trực tiếp cho máy.

Page 22: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

20

6) Nếu dùng ắc-qui phải thử hàng ngày, trong trường hợp nguồn năng lượng dự trữ không phải là ắc-qui (chẳng hạn máy phát điện) thì nguồn năng lượng dự trữ phải được thử hàng tuần.

7) Tuyệt đối không vừa sạc ác-qui vừa sử dụng máy.8) Thay cầu chì cho máy, phải dùng cầu chì đúng giá trị cường độ dòng

điện.9) Liên lạc nhà cung cấp để thay pin bộ nhớ nếu thấy bộ nhớ các kênh có

vấn đề sau 5 năm sử dụng.10) Không thực hiện chế độ phát mà không nối máy với ăng-ten vì điều

này sẽ làm hỏng máy.11) Không bao giờ để các vật kim loại, dây dẫn điện tiếp xúc các bộ phận

bên trong máy cũng như các ổ cắm trên máy vì có thể gây sốc điện. 12) Mỗi thiết bị VHF hai chiều của xuồng cứu sinh phải được thử mỗi

tháng ít nhất 1 lần trên tần số khác với tần số 156,8 MHz (VHF kênh 16).13) Kiểm tra mỗi tháng một lần tình trạng các ăng-ten và các bộ phận cách

điện.14) Trường hợp tàu đỗ bờ với thời gian dài phải lau chùi sạch sẽ máy và

che đậy cẩn thận.* Lưu ý khi thực hiện

- Không dùng chất tẩy rửa để lau chùi máy.- Hư hỏng của máy chính chủ yếu là do nguồn điện, môi trường bảo quản.- Hư hỏng của ăng-ten chủ yếu là do va chạm mạnh với vật sắc, nhọn, cứng

như kim loại...- Hư hỏng của dây nguồn, dây ăng-ten chủ yếu do môi trường, chuột bọ...

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Các câu hỏi.Câu 1: Trình bày mục đích, ý nghĩa của việc chuẩn bị máy thông tin vô tuyến?Câu 2: Trình bày về số kênh được cài đặt trên máy thông tin vô tuyến IC-M700Pro và Standard Horizon-GX1100E?Câu 3: Trình bày qui trình bảo quản máy thông tin vô tuyến?2. Các bài tập thực hành 2.1. Bài thực hành số 4.1.1: Sử dụng máy thông tin vô tuyến IC-M700Pro. 2.2. Bài thực hành số 4.1.2: Sử dụng máy thông tin vô tuyến Standard Horizon-GX1100E.C. Ghi nhớ

Page 23: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

21

Sử dụng máy thông tin vô tuyến gồm 6 bước1. Chuẩn bị máy thông tin vô tuyến2. Mở/ tắt máy3. Chọn kênh, tần số liên lạc4. Vận hành máy ở chế độ thu5. Vận hành máy ở chế độ phát 6. Bảo quản máy thông tin vô tuyến

-o0o-

Page 24: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

22

Bài 2: SỬ DỤNG ĐÈN HIỆU HÀNG HẢIMã bài: MĐ 04-02;

Mục tiêu:

- Trình bày được quy trình sử dụng đèn hiệu hàng hải.- Trình bày được ý nghĩa và yêu cầu kỹ thuật của từng công đoạn.- Thực hiện quy trình sử dụng đèn hiệu hàng hải đúng yêu cầu kỹ thuật. A. Nội dung- Các quy định về sử dụng đèn hiệu căn cứ vào thông tư 19/2013/TT-BGTVT, ngày 06 tháng 8 năm 2013, của Bộ Giao thông vận tải, quy định việc áp dụng Quy tắc quốc tế về phòng ngừa đâm va tàu thuyền trên biển (Colreg 72) do Tổ chức Hàng hải quốc tế công bố năm 1972 được sửa đổi, bổ sung vào các năm 1981, 1987, 1989, 1993, 2001 và 2007.- Các quy định về đèn hiệu được áp dụng vào ban đêm hoặc khi tầm nhìn xa bị hạn chế hoặc trong các trường hợp khác xét thấy cần thiết. 1. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền máy đang hành trình.1.1. Mục đích, ý nghĩa- Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền máy đang hành trình là trưng các đèn theo quy định để báo hiệu tình trạng của tàu thuyền là “tàu thuyền máy” và “đang hành trình”- “Tàu thuyền” là bất cứ phương tiện hay công trình nổi nào tự hành hay có thế di chuyển một cách tự lực hoặc với sự giúp đỡ của tàu khác- “Tàu thuyền máy” là tàu thuyền chạy bằng động cơ;- “Tàu thuyền đang hành trình” là tàu thuyền không thả neo hoặc không buộc vào bờ, hoặc không bị mắc cạn.1.2. Dụng cụ, thiết bị cần có5 đèn gồm 2 đèn cột, 2 đèn mạn, 1 đèn lái.- Đặc tính kỹ thuật:

1- "Đèn cột" là một đèn trắng đặt lên mặt phẳng trục dọc của tàu thuyền, chiếu sáng liên tục trong phạm vi một cung chân trời 225o và bố trí sao cho chiếu sáng thẳng từ hướng phía trước mũi tàu đến 22,5o sau đường trục ngang của mỗi mạn.2- "Đèn mạn" là một đèn xanh lục đặt ở mạn phải và một đèn đỏ đặt ở mạn trái, mỗi đèn chiếu sáng liên tục trong phạm vi một cung chân trời

Page 25: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

23

112,5o và bố trí sao cho chiếu sáng thẳng từ hướng phía trước mũi tàu đến 22,5o sau đường trục ngang của mỗi mạn tương ứng.Trên các tàu thuyền có chiều dài nhỏ hơn 20 mét, các đèn mạn có thể kết hợp thành một đèn kép hai màu đặt ở mặt phẳng trục dọc của tàu thuyền ấy.3- "Đèn lái" là một đèn màu trắng đặt càng gần phía lái tàu thuyền càng tốt, chiếu sáng liên tục trong phạm vi một cung chân trời là 135o và bố trí sao cho chiếu sáng sang mỗi mạn là 67,5o.4- “Đèn lai dắt” là một đèn màu vàng có đặc tính như "Đèn lái".5- "Đèn chiếu sáng khắp 4 phía" là một đèn chiếu sáng khắp vòng cung chân trời 360o.

Đèn cột 2 Đèn mạn Đèn lái Đèn chiếu sáng khắp 4 phía

Hình 4-2-1. Một số loại đèn hiệu

- Khoảng cách tối thiểu để các đèn đó có thể nhìn thấy được quy định như sau:1- Trên các tàu thuyền có chiều dài từ 50 mét trở lên phải có:

a) Đèn cột 6 hải lý;b) Đèn mạn 3 hải lý;c) Đèn lái 3 hải lý;d) Đèn lai dắt 3 hải lý;đ) Đèn trắng, đỏ, xanh hoặc đèn vàng chiếu sáng khắp 4 phía 3 hải lý.

2- Trên các tàu thuyền có chiều dài từ 12 mét trở lên nhưng nhỏ hơn 50 mét phải có:

a) Đèn cột 5 hải lý, nếu chiều dài của tàu thuyền nhỏ hơn 20 mét thì 3 hải lý;b) Đèn mạn 2 hải lý;c) Đèn lái 2 hải lý;

Page 26: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

24

d) Đèn lai dắt 2 hải lý;đ) Đèn trắng, đỏ, xanh lục hoặc đèn vàng chiếu sáng khắp 4 phía 2 hải lý.

1.3. Những yêu cầu khi thực hiệnĐúng về: số lượng đèn, quy cách đèn, vị trí đèn.1.4. Quy trình thực hiệnTàu thuyền máy đang hành trình phải trưng:- 1 đèn cột trước;- 1 đèn cột thứ hai ở phía sau cao hơn đèn cột phía trước. - 2 đèn mạn;- 1 đèn lái.

Hình 4-2-2. Tàu thuyền máy đang hành trình có chiều dài dưới 50 mét

* Những lưu ý khi thực hiệnTàu thuyền có chiều dài dưới 50 mét không nhất thiết phải mang đèn cột thứ hai.2. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền đang đánh cá tầng đáy2.1. Mục đích, ý nghĩa- Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền đang đánh cá tầng đáy là trưng các đèn theo quy định để báo hiệu tình trạng của tàu thuyền là “đang đánh cá tầng đáy”. - "Tàu thuyền đang đánh cá" là tàu thuyền đang đánh cá bằng lưới, dây câu, lưới vét hay các dụng cụ đánh cá khác làm hạn chế khả năng điều động của tàu thuyền đó, nhưng không bao gồm tàu thuyền đang đánh cá bằng dây câu thả dòng hoặc bằng các loại dụng cụ đánh bắt cá khác mà không làm hạn chế khả năng điều động của tàu thuyền đó.- “Tàu thuyền đang đánh cá tầng đáy” là tàu thuyền đang đánh cá bằng lưới vét hoặc một dụng cụ đánh cá khác kéo lê chìm dưới nước.2.2. Dụng cụ, thiết bị cần có

Page 27: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

25

- 4 đèn hành trình: 2 đèn mạn, 1 đèn lái, 1 đèn cột.- 2 đèn đặc trưng: chiếu sáng khắp 4 phía, 1 xanh, 1trắng, - 4 đèn chiếu sáng khắp 4 phía: 2 trắng, 2 đỏ, dùng khi có nhiều tàu thuyền đánh cá gần nhau.- 2 đèn pha2.3. Những yêu cầu khi thực hiệnĐúng về: số lượng đèn, quy cách đèn, vị trí đèn.2.4. Quy trình thực hiệnTàu thuyền đang đánh cá tầng đáy phải trưng:a) 2 đèn chiếu sáng khắp bốn phía đặt trên một đường thẳng đứng, đèn trên màu xanh lục, đèn dưới màu trắng.b) 1 đèn cột đặt cao hơn ở phía sau đèn có màu xanh lục chiếu sáng khắp bốn phía.c) Khi tàu thuyền còn trớn thì ngoài những đèn quy định tại khoản này còn phải trưng 2 đèn mạn và 1 đèn lái.* Những lưu ý khi thực hiện- Tàu thuyền có chiều dài dưới 50 mét có thể có hoặc không có đèn cột ở điểm [b].

Hình 4-2-3. Tàu thuyền đang đánh cá tầng đáy có chiều dài dưới 50 mét

- Khi có nhiều tàu thuyền đang đánh cá gần nhau thì: 1) Tàu thuyền đang đánh cá bằng lưới vét có chiều dài từ 20 mét trở lên, dù sử dụng hay không sử dụng dụng cụ đánh cá chìm dưới đáy hoặc dụng cụ đánh cá voi phải trưng:

• Khi thả lưới mang 2 đèn trắng đặt trên dưới theo chiều thẳng đứng;

Page 28: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

26

• Khi kéo lưới mang 1đèn trắng trên, 1 đèn đỏ dưới theo chiều thẳng đứng;• Khi lưới bị vướng mắc vào chướng ngại vật mang 2 đèn đỏ đặt trên dưới theo chiều thẳng đứng.

2) Mỗi tàu thuyền đang rà kéo lưới đôi có chiều dài từ 20 mét trở lên phải trưng:

• Ban đêm, dọi đèn pha về phía trước và hướng về tàu thuyền kia đang cùng rà kéo lưới đôi với mình;• Khi thả lưới, kéo lưới bị vướng chướng ngại vật, mang các đèn quy định cho tàu thuyền đang đánh cá bằng lưới vét có chiều dài từ 20 mét trở lên.

3) Tàu thuyền đang đánh cá bằng lưới vét có chiều dài nhỏ hơn 20 mét, dù sử dụng hay không sử dụng dụng cụ đánh cá chìm dưới đáy hoặc dụng cụ đánh cá voi hoặc đang rà kéo lưới đôi có thể trưng các đèn quy định cho tàu thuyền đang đánh cá bằng lưới vét có chiều dài từ 20 mét trở lên.

3. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền đang đánh cá khác tầng đáy.3.1. Mục đích, ý nghĩa- Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền đang đánh cá khác tầng đáy là trưng các đèn theo quy định để báo hiệu tình trạng của tàu thuyền là “đang đánh cá khác tầng đáy”. - “Tàu thuyền đang đánh cá khác tầng đáy” là tàu thuyền đang đánh cá mà dụng cụ đánh cá không phải là lưới vét hoặc một dụng cụ đánh cá khác kéo lê chìm dưới nước.3.2. Dụng cụ, thiết bị cần có Tổng cộng 8 đèn- 3 đèn hành trình: 2 đèn mạn, 1 đèn lái.- 5 đèn đặc trưng chiếu sáng khắp 4 phía: 1 đỏ, 2 trắng, 2 chớp vàng."Đèn chớp" là một đèn có chớp đều theo chu kỳ 120 chớp hoặc nhiều hơn trong một phút.3.3. Những yêu cầu khi thực hiệnĐúng về: số lượng đèn, quy cách đèn, vị trí đèn.3.4. Quy trình thực hiệnTàu thuyền đang đánh cá khác tầng đáy phải trưng:a) 2 đèn chiếu sáng khắp bốn phía đặt trên một đường thẳng đứng, đèn trên màu đỏ, đèn dưới màu trắng .

Page 29: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

27

b) Khi dụng cụ đánh cá trải trên biển cách xa tàu thuyền trên 150 mét theo mặt phẳng ngang thì phải trưng 1 đèn trắng chiếu sáng khắp bốn phía, đặt ở phía có dụng cụ đánh cá.c) Khi tàu thuyền còn trớn thì ngoài những đèn quy định tại khoản này còn phải trưng 2 đèn mạn và 1 đèn lái.

Hình 4-2-4. Tàu thuyền đang đánh cá khác tầng đáy* Những lưu ý khi thực hiệnKhi có nhiều tàu thuyền đang đánh cá gần nhau thì tàu thuyền đang đánh cá bằng lưới nổi có thể trưng 2 đèn vàng đặt trên dưới theo chiều thẳng đứng. - Những đèn này mỗi giây phải luân phiên nhau chớp, khoảng thời gian sáng, tối bằng nhau và có thể chỉ mang những đèn kể trên khi tàu thuyền di chuyển khó khăn do các dụng cụ đánh cá gây nên.- Hai đèn vàng này phải đặt thấp hơn các đèn quy định tại điểm [a] và cách các đèn ít nhất là 0,9 mét. Các đèn này phải được nhìn thấy từ khắp bốn phía và có tầm chiếu sáng ít nhất là 1 hải lý, nhưng phải nhỏ hơn tầm xa của các đèn quy định cho tàu thuyền đánh cá.4. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền mất khả năng điều động.4.1. Mục đích, ý nghĩa- Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền mất khả năng điều động là trưng các đèn theo quy định để báo hiệu tình trạng của tàu thuyền là “đang mất khả năng điều động”.- "Tàu thuyền mất khả năng điều động" là tàu thuyền vì hoàn cảnh đặc biệt nào đó không có khả năng điều động theo yêu cầu của quy tắc tránh va và vì thế không thể tránh đường cho tàu thuyền khác.- Những “hoàn cảnh đặc biệt” là hoàn cảnh mà tàu bị hỏng hay trục trặc thiết bị động lực đẩy, chân vịt, bộ điều khiển bánh lái hay các thiết bị khác tạo nên lực đẩy và điều khiển tàu, kể cả sự hư hại thân vỏ tàu không thế tuân thủ yêu cầu của các quy tắc về điều động. Như vậy hoàn cảnh đặc biệt gồm những nguyên nhân kỹ thuật bên trong con tàu, ngoài ra cũng cần phải xem xét đến sự ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh lên tàu , những yếu tố này có thể gây khó khăn

Page 30: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

28

hay làm cho tàu mất hoàn toàn khả năng thực hiện yêu cầu của quy tắc, chẳng hạn những tác động của điều kiện khí tượng thủy văn như gió, sóng, dòng chảy và băng.4.2. Dụng cụ, thiết bị cần có Tổng cộng 5 đèn- 3 đèn hành trình: 2 đèn mạn, 1 đèn lái.- 2 đèn đặc trưng: màu đỏ, chiếu sáng khắp 4 phía.4.3. Những yêu cầu khi thực hiệnĐúng về: số lượng đèn, quy cách đèn, vị trí đèn.4.4. Quy trình thực hiệnTàu thuyền mất khả năng điều động phải trưng:a) 2 đèn đỏ chiếu sáng khắp bốn phía, đặt theo chiều thẳng đứng ở nơi có thể nhìn thấy rõ nhất;b) Khi tàu thuyền còn trớn, ngoài các đèn quy định tại khoản này còn phải trưng các đèn mạn và đèn lái.

Hình 4-2-5. Tàu thuyền mất khả năng điều động* Những lưu ý khi thực hiệnTàu đã cởi dây buộc không dùng được máy đồng thời lại không thả neo cũng như tàu buồm khi lặng gió có thế được coi như những tàu mất khả năng điều động.5. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động5.1. Mục đích, ý nghĩa- Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động là trưng các đèn theo quy định để báo hiệu tình trạng của tàu thuyền là “đang bị hạn chế khả năng điều động”.- “Tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động” là tàu thuyền do tính chất công việc bị hạn chế khả năng điều động của mình theo yêu cầu của Quy tắc quốc tế

Page 31: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

29

về phòng ngừa đâm va tàu thuyền trên biển và vì thế không thế tránh đường cho tàu thuyền khác. “Tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động” bao gồm một số trường hợp cụ thế như sau:

1- Tàu thuyền đang đặt, trục vớt hoặc tiến hành bảo quản phao tiêu, cáp hay ống ngầm dưới nước;2- Tàu thuyền đang làm công tác nạo vét luồng lạch, khảo sát hải dương, thuỷ văn hoặc các công việc ngầm dưới nước;3- Tàu thuyền vừa hành trình vừa tiến hành nhiệm vụ tiếp tế, chuyển tải người, lương thực, thực phẩm hoặc hàng hoá;4- Tàu thuyền đang làm nhiệm vụ cho tàu bay cất cánh hoặc hạ cánh;5- Tàu thuyền đang làm nhiệm vụ rà phá bom mìn;6- Tàu thuyền đang tiến hành công việc lai dắt không thế điều chỉnh hướng đi của mình;

5.2. Dụng cụ, thiết bị cần có Tổng cộng 8 đèn- 5 đèn hành trình: 2 đèn mạn, 1 đèn lái, 2 đèn cột.- 3 đèn đặc trưng chiếu sáng khắp 4 phía: 2 đỏ, 1 trắng.5.3. Những yêu cầu khi thực hiệnĐúng về: số lượng đèn, quy cách đèn, vị trí đèn.5.4. Quy trình thực hiệnTàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động không kể đến tàu thuyền đang tiến hành công việc rà phá bom mìn phải trưng:a) 3 đèn chiếu sáng khắp bốn phía đặt theo chiều thẳng đứng ở nơi có thể nhìn thấy rõ nhất, đèn trên và đèn dưới màu đỏ, đèn giữa màu trắng;b) Khi tàu thuyền còn trớn, ngoài những đèn quy định tại khoản này còn phải trưng đèn cột hoặc các đèn cột, các đèn mạn và đèn lái;d) Khi tàu thuyền neo, ngoài những đèn được quy định như trên còn phải trưng các đèn của tàu neo.* Những lưu ý khi thực hiệnTàu thuyền có chiều dài dưới 50 mét không nhất thiết phải mang đèn cột thứ hai.6. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền bị hạn chế mớn nước6.1. Mục đích, ý nghĩa- Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền bị hạn chế mớn nước là trưng các đèn theo quy định để báo hiệu tình trạng của tàu thuyền là “đang bị bị hạn chế mớn nước”.

Page 32: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

30

- "Tàu thuyền bị hạn chế mớn nước" là tàu thuyền máy do sự tương quan giữa mớn nước của tàu với độ sâu và bề rộng có thể có được của vùng nước nên bị hạn chế một cách nghiêm ngặt khả năng đi chệch khỏi hướng đang đi của nó.6.2. Dụng cụ, thiết bị cần có Tổng cộng 8 đèn- 5 đèn hành trình: 2 đèn mạn, 1 đèn lái, 2 đèn cột.- 3 đèn đặc trưng màu đỏ, chiếu sáng khắp 4 phía.6.3. Những yêu cầu khi thực hiệnĐúng về: số lượng đèn, quy cách đèn, vị trí đèn.6.4. Quy trình thực hiệnTàu thuyền bị hạn chế mớn nước phải trưng:- Đèn hành trình của tàu thuyền máy gồm:

• 1 đèn cột trước;• 1 đèn cột thứ hai ở phía sau cao hơn đèn cột phía trước. • 2 đèn mạn;• 1 đèn lái.

- Trưng thêm ở nơi dễ nhìn thấy nhất 3 đèn đỏ chiếu sáng khắp bốn phía đặt theo hình thẳng đứng* Những lưu ý khi thực hiệnTàu thuyền có chiều dài dưới 50 mét không nhất thiết phải mang đèn cột thứ hai.7. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền neo 7.1. Mục đích, ý nghĩaSử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền neo là trưng các đèn theo quy định để báo hiệu tình trạng của tàu thuyền là “đang neo”.7.2. Dụng cụ, thiết bị cần có2 đèn trắng chiếu sáng khắp 4 phía.7.3. Những yêu cầu khi thực hiệnĐúng về: số lượng đèn, quy cách đèn, vị trí đèn.7.4. Quy trình thực hiệnTàu thuyền neo phải trưng ở nơi dễ nhìn thấy nhất:a) Ở phía mũi, 1 đèn trắng chiếu sáng khắp bốn phía.b) Ở phía lái hay gần lái tàu thuyền, 1 đèn trắng chiếu sáng khắp bốn phía, đặt thấp hơn đèn trắng nêu tại điểm [a].

Page 33: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

31

* Những lưu ý khi thực hiện- Tàu thuyền có chiều dài dưới 50 mét, có thể trưng 1 đèn trắng chiếu sáng khắp bốn phía, đặt ở nơi dễ nhìn thấy nhất để thay cho 2 đèn đã quy định như trên.

Hình 4-2-6. Tàu thuyền neo có chiều dài dưới 50 mét

- Tàu thuyền neo cũng có thể sử dụng những đèn làm việc sẵn có hoặc các đèn tương đương để chiếu sáng boong tàu. Đối với tàu thuyền có chiều dài bằng hoặc lớn hơn 100 mét thì quy định này là bắt buộc.8. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền bị mắc cạn.8.1. Mục đích, ý nghĩaSử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền bị mắc cạn là trưng các đèn theo quy định để báo hiệu tình trạng của tàu thuyền là “đang bị mắc cạn”.8.2. Dụng cụ, thiết bị cần có 4 đèn chiếu sáng khắp 4 phía: 2 đỏ, 2 trắng.8.3. Những yêu cầu khi thực hiệnĐúng về: số lượng đèn, quy cách đèn, vị trí đèn.8.4. Quy trình thực hiệnTàu thuyền bị mắc cạn phải trưng ở nơi dễ nhìn thấy nhất:a) Ở phía mũi, 1 đèn trắng chiếu sáng khắp bốn phía.b) Ở phía lái hay gần lái tàu thuyền, 1 đèn trắng chiếu sáng khắp bốn phía, đặt thấp hơn đèn trắng nêu tại điểm [a].c) 2 đèn đỏ chiếu sáng khắp bốn phía, đặt theo chiều thẳng đứng;* Những lưu ý khi thực hiện Tàu thuyền có chiều dài dưới 50 mét, có thể trưng 1 đèn trắng chiếu sáng khắp bốn phía, đặt ở nơi dễ nhìn thấy nhất để thay cho 2 đèn trắng đã quy định như trên.B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Các câu hỏi.Câu 1: Trình bày đặc điểm kỹ thuật của các loại đèn cột, đèn mạn và đèn lái?

Page 34: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

32

Câu 2: Thế nào là “Tàu thuyền mất khả năng điều động”?Câu 3: Thế nào là “Tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động”?2. Các bài tập thực hành 2.1. Bài thực hành số 4.2.1: Sử dụng đèn hiệu hàng hải.C. Ghi nhớSử dụng đèn hiệu hàng hải gồm 8 tình huống1. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền máy đang hành trình2. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền đang đánh cá tầng đáy3. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền đang đánh cá khác tầng đáy4. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền mất khả năng điều động.5. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động6. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền bị hạn chế mớn nước7. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền neo8. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền bị mắc cạn.

-o0o-

Page 35: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

33

Bài 3: SỬ DỤNG DẤU HIỆU HÀNG HẢIMã bài: MĐ 04-03;

Mục tiêu:

- Trình bày được quy trình sử dụng dấu hiệu hàng hải.- Trình bày được ý nghĩa và yêu cầu kỹ thuật của từng công đoạn.- Thực hiện quy trình sử dụng dấu hiệu hàng hải đúng yêu cầu kỹ thuật. A. Nội dung- Các quy định về sử dụng dấu hiệu căn cứ vào thông tư 19/2013/TT-BGTVT, ngày 06 tháng 8 năm 2013, của Bộ Giao thông vận tải, quy định việc áp dụng Quy tắc quốc tế về phòng ngừa đâm va tàu thuyền trên biển (Colreg 72) do Tổ chức Hàng hải quốc tế công bố năm 1972 được sửa đổi, bổ sung vào các năm 1981, 1987, 1989, 1993, 2001 và 2007.- Các quy định về dấu hiệu được áp dụng vào ban ngày hoặc trong các trường hợp khác xét thấy cần thiết. 1. Sử dụng dấu hiệu khi tàu thuyền đang đánh cá 1.1. Mục đích, ý nghĩa- Sử dụng dấu hiệu khi tàu thuyền đang đánh cá là treo các dấu hiệu theo quy định để báo hiệu tình trạng của tàu thuyền là “đang đánh cá ”. - "Tàu thuyền đang đánh cá" là tàu thuyền đang đánh cá bằng lưới, dây câu, lưới vét hay các dụng cụ đánh cá khác làm hạn chế khả năng điều động của tàu thuyền đó, nhưng không bao gồm tàu thuyền đang đánh cá bằng dây câu thả dòng hoặc bằng các loại dụng cụ đánh bắt cá khác mà không làm hạn chế khả năng điều động của tàu thuyền đó.- “Tàu thuyền đang đánh cá” bao gồm “Tàu thuyền đang đánh cá tầng đáy” và cả “Tàu thuyền đang đánh cá khác tầng đáy”.

Page 36: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

34

- Đặc tính kỹ thuật của các dấu hiệu:

* Dấu hiệu hình nón, màu đen,có đường kính đáy tối thiểu 0,6 m và có chiều cao bằng đường kính đáy.

* Dấu hiệu hình cầu, màu đen, có đường kính tối thiểu 0,6 m.

Hình 4-3-1. Dấu hiệu hình nón Hình 4-3-2. Dấu hiệu hình cầu

* Dấu hiệu hình thoi phải gồm 2 hình nón đã nêu trên và có chung một đáy.

* Dấu hiệu hình trụ, màu đen, có đường kính tối thiểu 0,6m, chiều cao gấp đôi đường kính

Hình 4-3-3. Dấu hiệu hình thoi Hình 4-3-4. Dấu hiệu hình trụ- Khoảng cách thẳng đứng giữa các dấu hiệu tối thiểu là 1,5 mét.- Tàu thuyền có chiều dài dưới 20 mét, kích thước của các dấu hiệu có thể nhỏ hơn, nhưng phải cân đối với kích thước của tàu thuyền và khoảng cách giữa các dấu hiệu cũng có thể giảm bớt cho thích hợp.1.2. Dụng cụ, thiết bị cần có 3 dấu hiệu hình nón.1.3. Những yêu cầu khi thực hiệnSử dụng dấu hiệu đúng về số lượng, quy cách và vị trí.1.4. Quy trình thực hiện1) Tàu thuyền đang đánh cá phải treo: 1 dấu hiệu gồm hai hình nón quay đỉnh chóp vào nhau, cái nọ đặt cách cái kia trên một đường thẳng đứng.

Page 37: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

35

Hình 4-3-5. Sử dụng dấu hiệu khi tàu thuyền đang đánh cá2) Khi dụng cụ đánh cá trải trên biển cách xa tàu thuyền trên 150 mét theo mặt phẳng ngang thì phải treo 1dấu hiệu hình nón đỉnh chóp lên trên đặt ở phía có dụng cụ đánh cá;* Những lưu ý khi thực hiệnVới tàu đánh cá có chiều dài L< 20m có thể treo 1 cái sọt thay cho dấu hiệu này.2. Sử dụng dấu hiệu khi tàu thuyền mất khả năng điều động.2.1. Mục đích, ý nghĩa- Sử dụng dấu hiệu khi tàu thuyền mất khả năng điều động là treo các dấu hiệu theo quy định để báo hiệu tình trạng của tàu thuyền là “đang mất khả năng điều động”.- "Tàu thuyền mất khả năng điều động" là tàu thuyền vì hoàn cảnh đặc biệt nào đó không có khả năng điều động theo yêu cầu của quy tắc tránh va và vì thế không thể tránh đường cho tàu thuyền khác.2.2. Dụng cụ, thiết bị cần có 2 dấu hiệu hình cầu.2.3. Những yêu cầu khi thực hiệnSử dụng dấu hiệu đúng về số lượng, quy cách và vị trí2.4. Quy trình thực hiệnTàu thuyền mất khả năng điều động phải treo: Hai hình cầu hoặc hai dấu hiệu tương tự đặt theo chiều thẳng đứng ở nơi có thể nhìn thấy rõ nhất.

Hình 4-3-6. Sử dụng dấu hiệu khi tàu thuyền mất khả năng điều động3. Sử dụng dấu hiệu khi tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động3.1. Mục đích, ý nghĩa

Page 38: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

36

- Sử dụng dấu hiệu khi tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động là treo các dấu hiệu theo quy định để báo hiệu tình trạng của tàu thuyền là “đang bị hạn chế khả năng điều động”.- “Tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động” là tàu thuyền do tính chất công việc bị hạn chế khả năng điều động của mình theo yêu cầu của Quy tắc quốc tế về phòng ngừa đâm va tàu thuyền trên biển và vì thế không thế tránh đường cho tàu thuyền khác. 3.2. Dụng cụ, thiết bị cần có 3 dấu hiệu : 2 dấu hiệu hình cầu và 1 dấu hiệu hình thoi.3.3. Những yêu cầu khi thực hiệnSử dụng dấu hiệu đúng về số lượng, quy cách và vị trí3.4. Quy trình thực hiện1) Tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động không kể đến tàu thuyền đang tiến hành công việc rà phá bom mìn phải treo: 3 dấu hiệu đặt theo chiều thẳng đứng ở nơi có thể nhìn thấy rõ nhất, ở trên và ở dưới là dấu hiệu hình cầu, ở giữa là dấu hiệu hình thoi

Hình 4-3-7. Sử dụng dấu hiệu khi tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động2) Khi tàu thuyền neo, ngoài những dấu hiệu được quy định như trên còn phải treo các dấu hiệu của tàu neo.4. Sử dụng dấu hiệu khi tàu thuyền bị hạn chế mớn nước4.1. Mục đích, ý nghĩa- Sử dụng dấu hiệu khi tàu thuyền bị hạn chế mớn nước là treo các dấu hiệu theo quy định để báo hiệu tình trạng của tàu thuyền là “đang bị bị hạn chế mớn nước”.- "Tàu thuyền bị hạn chế mớn nước" là tàu thuyền máy do sự tương quan giữa mớn nước của tàu với độ sâu và bề rộng có thể có được của vùng nước nên bị hạn chế một cách nghiêm ngặt khả năng đi chệch khỏi hướng đang đi của nó.4.2. Dụng cụ, thiết bị cần có 1 dấu hiệu hình trụ4.3. Những yêu cầu khi thực hiện

Page 39: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

37

Sử dụng dấu hiệu đúng về số lượng, quy cách và vị trí4.4. Quy trình thực hiệnTàu thuyền bị hạn chế mớn nước phải treo ở nơi dễ nhìn thấy nhất 1dấu hiệu hình trụ.

Hình 4-3-8. Sử dụng dấu hiệu khi tàu thuyền bị hạn chế mớn nước* Những lưu ý khi thực hiệnDấu hiệu hình trụ, màu đen, có đường kính từ 0,6m trở lên,chiều cao gấp đôi đường kính.5. Sử dụng dấu hiệu khi tàu thuyền neo 5.1. Mục đích, ý nghĩaSử dụng dấu hiệu khi tàu thuyền neo là treo các dấu hiệu theo quy định để báo hiệu tình trạng của tàu thuyền là “đang neo”.5.2. Dụng cụ, thiết bị cần có1 dấu hiệu hình cầu.5.3. Những yêu cầu khi thực hiệnSử dụng dấu hiệu đúng về số lượng, quy cách và vị trí5.4. Quy trình thực hiệnTàu thuyền neo phải treo ở nơi dễ nhìn thấy nhất, ở phía mũi, 1 dấu hiệu hình cầu.

Hình 4-3-9. Sử dụng dấu hiệu khi tàu thuyền neo6. Sử dụng dấu hiệu khi tàu thuyền bị mắc cạn.6.1. Mục đích, ý nghĩa

Page 40: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

38

Sử dụng dấu hiệu khi tàu thuyền bị mắc cạn là treo các dấu hiệu theo quy định để báo hiệu tình trạng của tàu thuyền là “đang bị mắc cạn”.6.2. Dụng cụ, thiết bị cần có 3 dấu hiệu hình cầu.6.3. Những yêu cầu khi thực hiệnSử dụng dấu hiệu đúng về số lượng, quy cách và vị trí6.4. Quy trình thực hiệnTàu thuyền bị mắc cạn phải treo, ở nơi dễ nhìn thấy nhất, 3 dấu hiệu hình cầu đặt theo chiều thẳng đứng.

Hình 4-3-10. Sử dụng dấu hiệu khi tàu thuyền bị mắc cạnB. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Các câu hỏi.Câu 1: Trình bày đặc điểm kỹ thuật của các loại dấu hiệu?Câu 2: Thế nào là “Tàu thuyền đang đánh cá”?Câu 3: Thế nào là “Tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động”?2. Các bài tập thực hành 2.1. Bài thực hành số 4.3.1: Sử dụng dấu hiệu hàng hải.C. Ghi nhớSử dụng dấu hiệu hàng hải gồm 6 tình huống1. Sử dụng dấu hiệu khi tàu thuyền đang đánh cá 2. Sử dụng dấu hiệu khi tàu thuyền mất khả năng điều động.3. Sử dụng dấu hiệu khi tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động4. Sử dụng dấu hiệu khi tàu thuyền bị hạn chế mớn nước5. Sử dụng dấu hiệu khi tàu thuyền neo6. Sử dụng dấu hiệu khi tàu thuyền bị mắc cạn.

-o0o-

Page 41: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

39

Bài 4: SỬ DỤNG ÂM HIỆU HÀNG HẢIMã bài: MĐ 04-04;

Mục tiêu:

- Trình bày được quy trình sử dụng âm hiệu hàng hải.- Trình bày được ý nghĩa và yêu cầu kỹ thuật của từng công đoạn.- Thực hiện quy trình sử dụng âm hiệu hàng hải đúng yêu cầu kỹ thuật. A. Nội dung- Các quy định về sử dụng âm hiệu căn cứ vào thông tư 19/2013/TT-BGTVT, ngày 06 tháng 8 năm 2013, của Bộ Giao thông vận tải, quy định việc áp dụng Quy tắc quốc tế về phòng ngừa đâm va tàu thuyền trên biển (Colreg 72) do Tổ chức Hàng hải quốc tế công bố năm 1972 được sửa đổi, bổ sung vào các năm 1981, 1987, 1989, 1993, 2001 và 2007.1. Sử dụng âm hiệu khi chuyển hướng 1.1. Mục đích, ý nghĩa- Sử dụng âm hiệu khi chuyển hướng là dùng còi, phát ra các tín hiệu theo quy định để thông báo tình trạng đang chuyển hướng của tàu thuyền mình: sang phải hoặc sang trái hoặc chạy lùi. - Tàu thuyền có chiều dài từ 12 mét trở lên phải trang bị một còi; tàu thuyền có chiều dài từ 20 mét trở lên, ngoài còi, phải trang bị thêm một chuông; tàu thuyền có chiều dài từ 100 mét trở lên ngoài còi và chuông phải trang bị thêm một cái cồng mà âm thanh của nó không thể nhầm lẫn với âm thanh của chuông. - Tàu thuyền có chiều dài dưới 12 mét không nhất thiết phải có những thiết bị phát tín hiệu âm thanh như quy định trên và nếu không trang bị những thiết bị đó thì tàu thuyền này phải trang bị các dụng cụ khác để phát tín hiệu, âm thanh có hiệu quả.- Chuông và cồng phải được chế tạo bằng vật liệu chống ăn mòn và phát ra một âm thanh trong trẻo. Đường kính miệng chuông không được nhỏ hơn 300 mi li mét đối với tàu thuyền có chiều dài từ 20 mét trở lên. Nếu thực tế cho phép có thể bố trí đánh chuông bằng máy để đảm bảo cường độ âm thanh không thay đổi, nhưng vẫn phải đảm bảo được cho trường hợp đánh chuông bằng tay. Khối lượng dùi đánh chuông không nhỏ hơn 3% khối lượng của chuông.- Tần số cơ bản của các tín hiệu còi phải ở trong giới hạn (250 – 700)Hz đối với tàu thuyền có chiều dài nhỏ hơn 75 mét.- Cự ly nghe rõ của còi là 0,5 hải lý đối với tàu có chiều dài nhỏ hơn 20 mét, 1 hải lý đối với tàu có chiều dài từ 20 mét đến dưới 75 mét.- Vị trí lắp đặt còi: khi trên tàu thuyền chỉ sử dụng duy nhất một còi định hướng, còi này phải được bố trí sao cho cường độ âm thanh tối đa hướng về phía trước

Page 42: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

40

mũi tàu. Còi trên tàu thuyền phải đặt càng cao càng tốt để hạn chế các chướng vật chắn âm thanh phát ra và để hạn chế tới mức thấp nhất nguy cơ làm giảm thính giác của thuyền viên.- "Tiếng còi ngắn" là tiếng còi kéo dài khoảng 1 giây.- "Tiếng còi dài" là tiếng còi kéo dài trong khoảng thời gian từ 4 đến 6 giây.- Khoảng cách giữa 2 tiếng còi trong cùng 1 nhóm tín hiệu là 1 giây. Khoảng cách giữa 2 nhóm tín hiệu là 10 giây.1.2. Dụng cụ, thiết bị cần có Còi, chuông, cồng.1.3. Những yêu cầu khi thực hiệnPhát đúng tín hiệu, đúng yêu cầu kỹ thuật.1.4. Quy trình thực hiệnKhi tàu thuyền nhìn thấy nhau bằng mắt thường, tàu thuyền máy đang chạy mà muốn chuyển hướng phải báo bằng còi những tín hiệu được quy định như sau:1) Một tiếng còi ngắn (.) có nghĩa là: "Tôi đổi hướng đi của tôi sang phải";2) Hai tiếng còi ngắn (..) có nghĩa là: "Tôi đổi hướng đi của tôi sang trái";3) Ba tiếng còi ngắn (…) có nghĩa là: "Máy của tôi đang chạy lùi".

Hình 4-4-1. Chuyển hướng sang trái Hình 4-4-2. Chuyển hướng sang phải* Những lưu ý khi thực hiện "Tiếng còi ngắn" là tiếng còi kéo dài khoảng một giây.2. Sử dụng âm hiệu khi vượt.2.1. Mục đích, ý nghĩaSử dụng âm hiệu khi vượt là dùng còi, phát ra các tín hiệu theo quy định để thông báo ý định vượt của tàu thuyền mình: vượt về bên mạn phải hoặc vượt về bên mạn trái của tàu bị vượt. 2.2. Dụng cụ, thiết bị cần có Còi, chuông, cồng.

Page 43: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

41

2.3. Những yêu cầu khi thực hiệnPhát đúng tín hiệu, đúng yêu cầu kỹ thuật2.4. Quy trình thực hiệnKhi tàu thuyền nhìn thấy nhau bằng mắt thường trong luồng hẹp hoặc kênh đào thì:1) Tàu thuyền có ý định vượt tàu thuyền khác phải báo ý định của mình bằng còi theo các tín hiệu sau:- Hai tiếng còi dài và tiếp theo là một tiếng còi ngắn ( _ _ . ) có nghĩa là: "Tôi có ý định vượt về bên mạn phải tàu thuyền của anh";- Hai tiếng còi dài và tiếp theo hai tiếng còi ngắn ( _ _ . . ) có nghĩa là: "Tôi có ý định vượt về bên mạn trái tàu thuyền của anh";2) Tàu thuyền sắp bị vượt phải báo động sự đồng ý cho tàu thuyền vượt bằng tín hiệu gồm 4 tiếng còi: 1 dài, 1 ngắn, 1 dài, 1 ngắn ( _ . _ . )

Hình 4-4-3. Sử dụng âm hiệu khi vượt* Những lưu ý khi thực hiện- Tàu thuyền có ý định vượt chỉ được phép vượt khi tàu thuyền bị vượt đã báo âm hiệu đồng ý cho vượt.- Nếu tàu thuyền bị vượt còn thấy nghi ngờ thì sử dụng âm hiệu cảnh báo. 3. Sử dụng âm hiệu cảnh báo3.1. Mục đích, ý nghĩaSử dụng âm hiệu cảnh báo là dùng còi, phát ra các tín hiệu theo quy định để biểu thị sự nghi ngờ về khả năng an toàn hoặc cảnh báo nguy hiểm khi đi đến chỗ khuất tầm nhìn. 3.2. Dụng cụ, thiết bị cần có Còi, chuông, cồng.3.3. Những yêu cầu khi thực hiện

Page 44: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

42

Phát đúng tín hiệu, đúng yêu cầu kỹ thuật3.4. Quy trình thực hiện1) Khi tàu thuyền nhìn thấy nhau bằng mắt thường và đang tiến lại gần nhau, vì một lý do nào đó mà tàu thuyền không hiểu ý định hoặc hành động của tàu thuyền kia, hoặc nghi ngờ tàu thuyền kia có biện pháp điều động đủ để tránh đâm va hay không, thì tàu thuyền đó phải tức khắc biểu thị sự nghi ngờ bằng cách phát ít nhất 5 tiếng còi ngắn nhanh, liên tiếp.2) Tàu thuyền đi đến gần chỗ ngoặt hoặc một khúc sông hoặc một đoạn luồng mà ở đó tàu thuyền khác có thể bị các vật chướng ngại che khuất, phải phát một tiếng còi dài. Tàu thuyền ở bên kia chỗ ngoặt hay ở phía sau chướng ngại đang che khuất nghe thấy âm hiệu phải đáp cùng một tiếng còi dài như thế. * Những lưu ý khi thực hiệnCùng với ít nhất 5 tiếng còi ngắn, biểu thị sự nghi ngờ, có thể phát kèm thêm tín hiệu đèn, ít nhất là 5 chớp ngắn, nhanh, liên tục.4. Sử dụng âm hiệu khi tầm nhìn xa bị hạn chế4.1. Mục đích, ý nghĩa- Sử dụng âm hiệu khi tầm nhìn xa bị hạn chế là dùng còi, phát ra các tín hiệu theo quy định để thông báo tình trạng của tàu thuyền mình khi tầm nhìn xa bị hạn chế.- "Tầm nhìn xa bị hạn chế" là trạng thái tầm nhìn xa bị giảm sút do sương mù, mưa phùn, mưa tuyết, mưa rào hay bão cát hoặc tất cả các nguyên nhân khác tương tự. 4.2. Dụng cụ, thiết bị cần có Còi, chuông, cồng.4.3. Những yêu cầu khi thực hiệnPhát đúng tín hiệu, đúng yêu cầu kỹ thuật4.4. Quy trình thực hiệnKhi ở trong hoặc gần khu vực tầm nhìn xa bị hạn chế, ban ngày cũng như ban đêm, các tín hiệu quy định phải được sử dụng như sau:1) Tàu thuyền máy đang còn trớn, cứ cách không quá 2 phút phải phát 1 tiếng còi dài.2) Tàu thuyền máy đang hành trình, nhưng đã dừng máy và hết trớn, cứ không quá 2 phút phải phát 2 tiếng còi dài liên tiếp, tiếng này cách tiếng kia chừng 2 giây.3) Tàu thuyền mất khả năng điều động, tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động, tàu thuyền bị hạn chế mớn nước, tàu thuyền buồm, tàu thuyền đang đánh

Page 45: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

43

cá và tàu thuyền đang lai kéo hoặc đẩy một tàu thuyền khác, kể cả tàu thuyền đánh cá khi neo và tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động đang làm nhiệm vụ của mình khi neo, cứ cách không quá 2 phút phải phát 3 tiếng còi liên tiếp gồm 1 tiếng còi dài tiếp theo là 2 tiếng còi ngắn ( _ . . )4) Tàu thuyền bị lai, nếu số lượng nhiều hơn 1 thì tàu thuyền bị lai cuối cùng của đoàn nếu có thuyền viên ở trên đó thì cứ cách không quá 2 phút phải phát 4 tiếng còi liên tiếp gồm 1 tiếng dài tiếp theo là 3 tiếng còi ngắn ( _ . . . ). Nếu có thể được, tín hiệu này phải được phát tiếp ngay sau tín hiệu của tàu thuyền lai.5) Tàu thuyền neo cứ cách không quá 1 phút phải khua nhanh 1 hồi chuông trong khoảng thời gian chừng 5 giây. Tàu thuyền có chiều dài từ 100m trở lên tín hiệu chuông nói trên phải được phát ra ở phía mũi tàu và tiếp ngay sau đó phải gõ nhanh 1 hồi cồng khoảng 5 giây ở phía lái. 6) Tàu thuyền bị mắc cạn, ngoài việc phát tín hiệu bằng chuông và nếu được yêu cầu, phải đánh cồng theo quy định tại khoản 5 Điều này, còn phải đánh thêm 3 tiếng chuông riêng biệt ngay trước và sau mỗi hồi chuông. 7) Tàu thuyền có chiều dài từ 12 mét đến dưới 20 mét không bắt buộc phải phát các tín hiệu chuông như quy định tại các khoản 5 và khoản 6 Điều này. Tuy nhiên, khi không phát tín hiệu chuông thì phải phát các tín hiệu âm thanh khác thích hợp trong khoảng thời gian không quá 2 giây.* Những lưu ý khi thực hiện- Tàu thuyền neo có thể phát thêm tín hiệu gồm 3 tiếng còi liên tiếp: 1 tiếng ngắn, 1 tiếng dài và 1 tiếng ngắn ( . _ . ) để báo vị trí của tàu thuyền mình và khả năng xảy ra nguy cơ đâm va cho những tàu thuyền khác đang đến gần biết.- Tàu thuyền bị mắc cạn còn có thể phát thêm tín hiệu thích hợp bằng còi.5. Sử dụng âm hiệu xin cấp cứu 5.1. Mục đích, ý nghĩaSử dụng âm hiệu xin cấp cứu là dùng còi, phát ra các tín hiệu theo quy định để thông báo tàu thuyền mình đang bị tai nạn và yêu cầu sự giúp đỡ. 5.2. Dụng cụ, thiết bị cần cóCòi, chuông, cồng.5.3. Những yêu cầu khi thực hiệnPhát đúng tín hiệu, đúng yêu cầu kỹ thuật5.4. Quy trình thực hiện1) Cứ cách khoảng 1 phút cho nổ một phát súng hoặc tạo tiếng nổ khác;2) Dùng một thiết bị bất kì phát tín hiệu sương mù để phát ra âm thanh liên tục;3) Dùng vô tuyến điện thoại phát ra tiếng MAYDAY;

Page 46: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

44

4) Cảnh báo bị nạn bằng cách gọi chọn số (DSC) trên kênh: VHF kênh 70, hoặc kênh MF/HF trên tần số 2187,5 kHz; 8414,5 kHz; 4207,5 kHz; 6312 KHz; 12577 kHz hoặc 16804,5 kHz;5) Cảnh báo bị nạn từ tàu đến bờ được truyền bởi hệ thống Inmarsat của tàu hoặc các trạm cung cấp dịch vụ điện thoại vệ tinh của tàu trên mặt đất.* Những lưu ý khi thực hiệnNgoài việc sử dụng âm hiệu xin cấp cứu còn có thể dùng các phương tiện khác để phát tín hiệu cấp cứu như:1) Từng thời gian ngắn bắn một pháo hoa hoặc bắn đạn có tín hiệu hình sao màu đỏ;2) Dùng các phương tiện thông tin khác phát ra tín hiệu moóc sơ SOS ( . . . _ _ . . . );3) Tín hiệu cấp cứu NC (treo cờ chữ N và chữ C) theo luật tín hiệu quốc tế;4) Treo tín hiệu gồm 1 cờ hình vuông ở bên trên hay bên dưới một quả cầu hoặc một vật có dạng hình cầu;5) Đốt lửa trên tàu thuyền (như đốt thùng nhựa, thùng dầu);6) Pháo sáng có dù hay pháo cầm tay phát ra ánh sáng màu đỏ;7) Phát tín hiệu có các đám khói màu da cam;8) Dang hai cánh tay ra và từ từ giơ lên hạ xuống nhiều lần;9) Phát tín hiệu bằng vô tuyến điện định vị chỉ báo vị trí tàu bị nạn (EPIRB);10) Phát tín hiệu đã được chấp thuận bằng hệ thống thông tin liên lạc vô tuyến điện, kể cả bằng thiết bị phát báo ra-đa của phương tiện cứu sinh.11) Giơ ra một mảnh vải màu da cam với hoặc một hình vuông và một hình tròn đen hoặc một dấu hiệu tượng trưng khác thích hợp (để dễ nhận biết được từ trên không).12) Tạo ra vệt màu trên mặt nước.

Dang hai tay và giơ lên, hạ xuống nhiều lần

Tạo ra vệt màu trên mặt nước

Dùng cờ tín hiệu NC

Đặt quả cầu bên trên hay dưới lá cờ vuông

Hình 4-4-4. Một số tín hiệu cấp cứu

Page 47: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

45

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Các câu hỏi.Câu 1: Trình bày yêu cầu kỹ thuật của còi, chuông và cồng?Câu 2: Vị trí đặt còi trên tàu và yêu cầu kỹ thuật của tín hiệu còi?2. Các bài tập thực hành 2.1. Bài thực hành số 4.4.1: Sử dụng âm hiệu hàng hải.C. Ghi nhớSử dụng âm hiệu hàng hải gồm 5 tình huống:1. Sử dụng âm hiệu khi chuyển hướng 2. Sử dụng âm hiệu khi vượt.3. Sử dụng âm hiệu cảnh báo4. Sử dụng âm hiệu khi tầm nhìn xa bị hạn chế5. Sử dụng âm hiệu xin cấp cứu

-o0o-

Page 48: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

46

Bài 5: SỬ DỤNG BỘ CỜ TÍN HIỆU QUỐC TÊMã bài: MĐ 04-05

Mục tiêu:

- Trình bày được qui trình sử dụng bộ cờ tín hiệu quốc tế.- Trình bày được ý nghĩa và yêu cầu kỹ thuật của từng công đoạn.- Thực hiện qui trình sử dụng bộ cờ tín hiệu quốc tế đúng yêu cầu kỹ thuật. A. Nội dung1. Chuẩn bị bộ cờ tín hiệu quốc tế.1.1. Mục đích, ý nghĩa- Chuẩn bị bộ cờ tín hiệu quốc tế là các bước công việc cần thực hiện để quá trình thông tin bằng bộ cờ tín hiệu quốc tế được thuận lợi, nhanh chóng, bao gồm việc kiểm tra về số lượng, chủng loại; sắp xếp bộ cờ thứ tự, ngay ngắn và cuối cùng là đưa bộ cờ đến vị trí phát tin. - Bộ cờ tín hiệu quốc tế là một trong những phương tiện thông tin quan trọng trong lãnh vực hàng hải. Với bộ cờ tín hiệu quốc tế các tàu có thể thông báo tình trạng của tàu mình hoặc trao đổi thông tin với nhau kể cả trong điều kiện bất đồng ngôn ngữ.- Bộ cờ tín hiệu quốc tế có 40 lá, gồm 26 cờ chữ (mỗi cờ thể hiện 1 chữ cái), 10 cờ số (từ 0 đến 9), 3 cờ thế và 1 cờ trả lời.

Page 49: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

47

Hình 4-5-1. Bộ cờ tín hiệu quốc tế

1.2. Dụng cụ, thiết bị cần cóBộ cờ 40 lá gồm: 26 cờ chữ, 10 cờ số, 3 cờ thế và 1 cờ trả lời.1.3. Những yêu cầu khi thực hiện- Bộ cờ đầy đủ về chủng loại và số lượng.- Được sắp xếp riêng từng chủng loại và theo thứ tự nhất định.- Được mang ra vị trí dây cờ.1.4. Qui trình thực hiện

Page 50: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

48

1) Kiểm tra số lượng của bộ cờ, phải đủ 40 lá cờ.2) Kiểm tra chủng loại của bộ cờ: 26 cờ chữ, 10 cờ số, 3 cờ thế và 1 cờ trả lời. 3) Sắp xếp bộ cờ riêng biệt theo chủng loại và theo thứ tự chữ cái và chữ số.4) Đưa bộ cờ đã sắp xếp đến vị trí phát tin.* Những lưu ý khi thực hiệnTrong khi kiểm tra, cần thay thế những lá cờ đã hư hỏng.2. Báo hiệu bắt đầu truyền tin bằng bộ cờ tín hiệu quốc tế 2.1. Mục đích, ý nghĩaBáo hiệu bắt đầu truyền tin bằng bộ cờ tín hiệu quốc tế là thủ tục mà người phát yêu cầu được trao đổi thông tin và báo cho người nhận cần chú ý, sẳn sàng theo dõi việc phát tin.2.2. Dụng cụ, thiết bị cần cóDây cờ, bộ cờ tín hiệu quốc tế 40 lá.2.3. Những yêu cầu khi thực hiện- Đúng qui trình bắt đầu truyền tin.- Đúng yêu cầu kỹ thuật.2.4. Qui trình thực hiện

Bên phát Bên nhận

1- Kéo nhóm cờ tín hiệu là tên của tàu nhận lên(nếu không thì có nghĩa là tất cả các tàu nhìn thấy là tàu nhận)

2- Kéo nhóm cờ tín hiệu tên gọi của mình lên

- Kéo cờ trả lời lên ½ cột cờ(Đã sẳn sàng nhận thông tin)

* Những lưu ý khi thực hiệnNếu tàu phát không biết tên tàu nhận thì kéo nhóm cờ “VF”, gồm cờ chữ “V” và cờ chữ “F” (Hãy báo hô hiệu tàu anh) hoặc “CS”, gồm cờ chữ “C” và cờ chữ “S” (Tàu anh tên gì?)3. Truyền nội dung bản tin bằng bộ cờ tín hiệu quốc tế3.1. Mục đích, ý nghĩa- Truyền nội dung bản tin bằng bộ cờ tín hiệu quốc tế là tuần tự kéo các nhóm cờ tín hiệu lên dây cờ để cho người nhận biết được nội dung bản tin.

Page 51: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

49

- Trường hợp tàu nhận không hiểu cờ hiệu bên phát tin: Tàu nhận tin nếu không hiểu cờ hiệu của tàu phát tin thì để cờ trả lời ở ½ cột cờ; đồng thời ở dây cờ khác treo cờ “ZQ”, gồm cờ chữ “Z” và cờ chữ “Q” (Tín hiệu của anh dường như không đúng, anh hãy kiểm tra lại) hoặc cờ “ZL”, gồm cờ chữ “Z” và cờ chữ “L” (Tín hiệu của anh tôi nhận được, nhưng không hiểu nghĩa).- Cách đánh vần cờ hiệu: Khi thông tin các tên như: tên tàu, tên vị trí địa lý, phải báo cho người nhận hiểu theo cách đánh vần, bằng cách kéo tín hiệu “YZ”, gồm cờ chữ “Y” và cờ chữ “Z” (Những từ sau đây là những từ rõ, không có mã hóa).- Ý nghĩa của các tín hiệu 1 chữ cái và 2 chữ cái thông dụng được quy định như dưới đây: ( tín hiệu 2 chữ cái : kéo đồng thời 2 lá cờ lên dây)

Cờ tín hiệu 1 chữ cái thông dụng

Chữ Cờ Ý nghĩa

APhương tiện đang chạy thử máy, thử tốc độ

BPhương tiện đang chở chất nổ, chất dễ cháy

O Phương tiện có người rơi xuống nước, xin cấp cứu

KTrạm kiểm soát gọi phương tiện đến kiểm tra (ban đêm: 2 đèn nhìn thấy 4 phía; xanh trên, trắng dưới)

Xanh ve

Phương tiện xin cảnh sát giao thông lên tàu ( ban đêm 3 đèn nhìn thấy 4 phía; xanh trên, đỏ giữa, trắng dưới)

Page 52: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

50

Cờ tín hiệu 2 chữ cái thông dụng

Q

Phương tiện có người hay súc vật mắc bệnh truyền nhiễm

L

N

Phương tiện bị nạn xin cấp cứu

C

- Cách sử dụng cờ thế: Cờ thay thế (cờ thế) được dùng để thay thế cờ chữ hay cờ số trong trường hợp chữ hay số lập lại một hay nhiều lần trong cùng một nhóm tín hiệu, khi tàu chỉ có một bộ cờ.

Cờ thế 1: thay thế cho lá cờ thứ 1, cùng loại, đứng

trước nó

Cờ thế 2: thay thế cho lá cờ thứ 2, cùng loại, đứng

trước nó

Cờ thế 3: thay thế cho lá cờ thứ 3, cùng loại, đứng

trước nó

Hình 4-5-2. Cờ thế

Page 53: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

51

• Ví dụ về sử dụng cờ thế:

3.2. Dụng cụ, thiết bị cần có Dây cờ, bộ cờ tín hiệu quốc tế 40 lá.3.3. Những yêu cầu khi thực hiện- Đúng qui trình truyền tin.- Đúng yêu cầu kỹ thuật.

“N”

“O”

“NO”

“NON”

“NOO”

“NOON”

“NONO”

“NONON”

Page 54: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

52

3.4. Qui trình thực hiện

Bên phát Bên nhận

1- Kéo nhóm cờ tín hiệu lên - Kéo cờ trả lời lên đỉnh cột cờ (sau khi hiểu rõ nghĩa tín hiệu của bên tàu phát)

2- Kéo nhóm cờ tín hiệu xuống - Kéo cờ trả lời xuống ½ cột cờ

3- Tuần tự phát đến hết nội dung bản tin

- Dùng cờ trả lời để xác nhận

* Những lưu ý khi thực hiện- Mỗi lá cờ hay nhóm lá cờ khi kéo lên, phải giữ trên cột cờ cho đến khi tàu bạn báo nhận;- Khi trên dây có nhiều nhóm cờ, thì giữa 2 nhóm cách nhau 1 đoạn dây cờ để phân biệt;- Phải treo cờ sao cho tàu bạn thấy được rõ nhất (không bị vật khác che khuất).

4. Báo hiệu kết thúc truyền tin bằng bộ cờ tín hiệu quốc tế.4.1. Mục đích, ý nghĩaBáo hiệu kết thúc truyền tin bằng bộ cờ tín hiệu quốc tế là thủ tục mà người phát thông báo cho người nhận biết nội dung bản tin phát đã kết thúc.4.2. Dụng cụ, thiết bị cần có Dây cờ, bộ cờ tín hiệu quốc tế 40 lá.4.3. Những yêu cầu khi thực hiện- Đúng qui trình kết thúc truyền tin.- Đúng yêu cầu kỹ thuật.4.4. Qui trình thực hiện

Bên phát Bên nhận

1) Kéo riêng cờ trả lời lên đỉnh cột để báo bản tin đã hết(Sau khi phát xong nhóm tín hiệu cuối)

- Tàu nhận cũng kéo cờ trả lời lên đỉnh cột cờ;

2) Hạ cờ trả lời xuống: Kết thúc việc trao đổi thông tin.

- Hạ cờ trả lời xuống

Page 55: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

53

* Những lưu ý khi thực hiệnNgười phát phải chờ sự hồi đáp của người nhận mới thực hiện động tác kế tiếp.5. Bảo quản bộ cờ tín hiệu quốc tế.5.1. Mục đích, ý nghĩaBộ cờ tín hiệu quốc tế là một trong những phương tiện thông tin quan trọng trong lãnh vực hàng hải. Với bộ cờ tín hiệu quốc tế các tàu có thể thông báo tình trạng của tàu mình hoặc trao đổi thông tin với nhau kể cả trong điều kiện bất đồng ngôn ngữ. Do đó, việc bảo quản bộ cờ tín hiệu quốc tế trở thành rất cần thiết đối với các tàu đánh cá vỏ thép và vật liệu mới hoạt động ở vùng biển xa bờ.5.2. Dụng cụ, thiết bị cần có Tủ đựng, túi đựng, 2 bộ cờ 40 lá gồm: 26 cờ chữ, 10 cờ số, 3 cờ thế và 1 cờ trả lời.5.3. Những yêu cầu khi thực hiện- Bộ cờ tín hiệu quốc tế sạch sẽ, không rách, không mục nát. - Bộ cờ tín hiệu quốc tế được sắp xếp ngăn nắp.5.4. Qui trình thực hiện+ Khi sử dụng:1) Giữ bộ cờ sạch sẽ, không dùng mực, màu hoặc vật nhọn vạch lên các lá cờ.2) Khi cột hoặc tháo lá cờ khỏi dây cờ phải thao tác nhẹ nhàng, tránh làm cho cờ bị rách hoặc nhàu nát.3) Luôn phải có 2 bộ cờ để luân phiên sử dụng.+ Khi không sử dụng:1) Sắp xếp bộ cờ thẳng thắn, ngay ngắn, theo thứ tự vào túi đựng sạch sẽ rồi cất vào ngăn tủ.2) Đặt bộ cờ nơi khô ráo, không được để bộ cờ ẩm ướt.3) Sau một thời gian sử dụng cần giặc sạch bộ cờ.* Những lưu ý khi thực hiệnPhải loại hẳn những lá cờ không còn sử dụng để đảm bảo sự ngăn nắp trong bảo quản.B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Các câu hỏi.

Page 56: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

54

Câu 1: Trình bày mục đích, ý nghĩa và yêu cầu của việc chuẩn bị bộ cờ tín hiệu quốc tế?Câu 2: Trình bày những hiểu biết về bộ cờ tín hiệu quốc tế?Câu 3: Trình bày những qui ước chung khi báo hiệu bắt đầu truyền tin bằng bộ cờ tín hiệu quốc tế?2. Các bài tập thực hành 2.1. Bài thực hành số 4.5.1: Truyền tin bằng bộ cờ tín hiệu quốc tế với nội dung bản tin là “ABCDEFGHIJ, KLMNOPQRST, UVWXYZ, 01234 56789”2.2. Bài thực hành số 4.5.2: Truyền tin bằng bộ cờ tín hiệu quốc tế với nội dung bản tin là: “ NOON, WELCOME, NONON, TO, YOU, L, 2330”2.3. Bài thực hành số 4.5.3: Truyền tin bằng bộ cờ tín hiệu quốc tế với nội dung bản tin là: Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh của bản thân.C. Ghi nhớSử dụng bộ cờ tín hiệu quốc tế gồm 5 bước:1. Chuẩn bị bộ cờ tín hiệu quốc tế2. Báo hiệu bắt đầu truyền tin bằng bộ cờ tín hiệu quốc tế3. Truyền nội dung bản tin bằng bộ cờ tín hiệu quốc tế4. Báo hiệu kết thúc truyền tin bằng bộ cờ tín hiệu quốc tế5. Bảo quản bộ cờ tín hiệu quốc tế.

-o0o-

Page 57: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

55

Bài 6: SỬ DỤNG BỘ CỜ TAY (SEMAPHORE)Mã bài: MĐ 04-06

Mục tiêu:

- Trình bày được qui trình sử dụng bộ cờ tay.- Trình bày được ý nghĩa và yêu cầu kỹ thuật của từng công đoạn.- Thực hiện qui trình sử dụng bộ cờ tay đúng yêu cầu kỹ thuật. A. Nội dung1. Báo hiệu bắt đầu truyền tin bằng bộ cờ tay.1.1. Mục đích, ý nghĩa

- Báo hiệu bắt đầu truyền tin bằng bộ cờ tay là động tác mà người phát tin thông báo cho người nhận tin cần chú ý, sẳn sàng theo dõi việc phát tin.

- Truyền tin bằng bộ cờ tay hay truyền tín hiệu Semaphore là loại hình truyền tin bằng cờ thường được sử dụng trong các nghành hàng hải, địa chất do một người Pháp tên là Claude Chappe phát minh năm 1794. Ngày nay, loài hình truyền tin này cũng được sử dụng trong sinh hoạt dã ngoại.

- Phương tiện để phát tín hiệu Semaphore là 2 cây cờ, lá cờ hình vuông, mỗi cạnh khoảng 40 cm. và được chia theo đường chéo thành 2 phần có màu khác nhau (trên biển dùng màu đỏ và vàng, trên bờ dùng màu đỏ và trắng) . Gậy dùng để buột cờ dài khoảng 60 cm. Khi buột cờ vào gậy rồi thì cán cờ còn khoảng 20 cm.

- Người phát tin mỗi tay cầm 1cây cờ, giữ chúng ở các vị trí khác nhau để truyền đi các mẫu tự và các con số.

Hình 4-6-1. Kích thước lá và cán cờ Hình 4-6-2. Bộ cờ tay dùng trên biển

Page 58: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

56

1.2. Dụng cụ, thiết bị cần cóBộ cờ tay gồm 2 lá cờ đã buộc vào gậy.

1.3. Những yêu cầu khi thực hiện- Đúng qui trình bắt đầu truyền tin.- Đúng yêu cầu kỹ thuật.

1.4. Qui trình thực hiện1) Thực hiện động tác chuẩn bị: 2 tay cầm cờ bắt chéo trước mặt.2) Đánh tín hiệu “chú ý” bằng cách: Đánh chéo 2 vòng số 8, trước mặt,

cùng 1 lúc, làm nhiều lần trong thời gian khoảng 2-3 giây: • 2 tay đưa lên bắt chéo vào nhau, lòng bàn tay úp.• Ngữa lòng bàn tay, 2 tay đưa ra 2 bên, mỗi tay vẽ thành hình số 8 nằm ngang. • 2 tay lại đưa lên bắt chéo vào nhau, lòng bàn tay úp, tay cờ lần trước nằm dưới thì lần này nằm trên.• Lại ngữa lòng bàn tay, 2 tay đưa ra 2 bên, mỗi tay vẽ thành hình số 8 nằm ngang. • Cứ tiếp tục như vậy, 2 tay cờ đưa vào rồi lại đưa ra vẽ thành hình số 8.

3) Về lại động tác chuẩn bị: 2 tay cầm cờ bắt chéo trước mặt.

Hình 4-6-3. Động tác chuẩn bị Hình 4-6-4.Tín hiệu “chú ý”* Những lưu ý khi thực hiện

Đợi bên nhận đáp lại bằng tín hiệu chữ “K” thì bên phát mới bắt đầu truyền nội dung bản tin bằng bộ cờ tay.2. Truyền nội dung bản tin bằng bộ cờ tay 2.1. Mục đích, ý nghĩa

- Truyền nội dung bản tin bằng bộ cờ tay là dùng kí hiệu cờ tay (Semaphore) để cho người nhận biết được nội dung bản tin.

Page 59: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

57

- Mỗi tư thế của 2 tay cờ là một chữ cái hoặc chữ số, có tất cả 26 chữ cái trong đó 10 chữ cái (từ A đến J) cũng chính là 10 chữ số (từ 1 đến 0).

- 1 từ gồm nhiều chữ cái sẽ được đánh liên tục.

- Giữa các từ được ngăn cách bởi kí hiệu nghỉ [ ] , kéo dài khoảng 2-3 giây.

- Nội dung bản tin chính là tập hợp của nhiều từ và các nhóm chữ số (nếu có).

- Kí hiệu cờ tay (Semaphore) có thể chia làm 7 vòng để học cho dễ nhớ1- Vòng 1 chỉ đánh một cánh tay (Từ A -> G )

Vòng thứ 1: A / B / C / D / E / F / G

2- Vòng 2 tay trụ đặt ở vị trí chữ A (H I K L M N )

Vòng thứ 2: H / I / K / L / M / N

Page 60: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

58

3- Vòng 3 tay trụ đặt ở vị trí chữ B (O P Q R S )

Vòng 3: O / P / Q / R / S

4- Vòng 4 tay trụ đặt ở vị trí chữ C (T U Y)

Vòng 4: T / U / Y / Xóa chữ

5- Vòng 5 tay trụ đặt ở vị trí chữ D (J V)

Vòng 5 : Báo số / J (Báo chữ) / V

6- Vòng 6 tay trụ đặt ở vị trí chữ E(W X)

Vòng 6 : W / X

Page 61: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

59

7- Vòng thứ 7

Vòng thứ 7 : Z

2.2. Dụng cụ, thiết bị cần cóBộ cờ tay gồm 2 lá cờ đã buộc vào gậy.

2.3. Những yêu cầu khi thực hiện- Đúng qui trình truyền tin.- Đúng yêu cầu kỹ thuật.

2.4. Qui trình thực hiện- Đánh liên tục không gián đoạn các chữ cái trong 1 từ.

- Đánh xong một từ thì chụm 2 cờ lại về phía trước [ ], thể hiện kí hiệu tạm nghỉ, kéo dài khoảng 2-3 giây

- Để thông báo vừa đánh sai bản tin, dùng kí hiệu có tư thế như con bướm

đập cánh [ ]

• Nếu sai 1 chữ cái thì đánh 3 chữ “E” liên tục [ ], [ ], [],sau đó đánh lại chữ cái vừa sai .• Nếu sai trầm trọng thì đánh kí hiệu có tư thế ngược với chữ “L” [

] để xóa toàn bộ nội dung bản tin vừa đánh.- Để thông báo sắp đánh chữ số trong bản tin dùng kí hiệu có tư thế ngược

với chữ “T” [ ], kéo dài 2 – 3 giây

Page 62: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

60

- Đánh nhóm chữ số cần phát với qui ước 10 chữ cái (từ A đến J) cũng chính là 10 chữ số (từ 1 đến 0).

- Đánh kí hiệu nghỉ [ ] , kéo dài khoảng 2-3 giây.- Tiếp tục nội dung bản tin cho đến hết.

* Những lưu ý khi thực hiện-Người phát tin: Khi đánh các chữ trong cùng một từ thì không cần hạ tay

xuống, nhưng khi đánh xong 1 từ phải chụm tay lại phía trước . Tùy trình độ của người nhận mà người phát điều chỉnh tốc độ của mình lại

- Người nhận: lúc nào cũng trong tư thế sẳn sàng và tập trung để nhận bản tin. Ngoài bảng Semaphore phải học nằm lòng, cần trang bị thêm một số “mẹo” như sau :

• Dùng các nét gạch để ghi lại ví trí tay của người phát, hết 1 từ thì gạch 1 khoảng để báo hiệu .• Chú ý thật kĩ các kí hiệu đặc biệt như : kí hiệu “bắt đầu đánh số” , kí hiệu “sai 1 chữ” , kí hiệu “xóa bản tin”. Đặt biệt là kí hiệu “bắt đầu đánh số” vì rất dễ nhầm với chữ “T” và “U” (nếu tay người đánh không chuẩn) .

3. Báo hiệu kết thúc truyền tin bằng bộ cờ tay3.1. Mục đích, ý nghĩa

- Báo hiệu kết thúc truyền tin bằng bộ cờ tay là động tác mà người phát tin thông báo cho người nhận tin biết nội dung bản tin phát đã kết thúc.3.2. Dụng cụ, thiết bị cần có

Bộ cờ tay gồm 2 lá cờ đã buộc vào gậy.3.3. Những yêu cầu khi thực hiện

- Đúng qui trình kết thúc truyền tin.- Đúng yêu cầu kỹ thuật.

3.4. Qui trình thực hiện

1- Đánh kí hiệu nghỉ [ ] , kéo dài khoảng 2-3 giây.2- Đánh chéo 2 vòng số 8 nằm ngang, trước mặt, cùng 1 lúc.3- Về lại động tác chuẩn bị: 2 tay cầm cờ bắt chéo trước mặt.

*. Những lưu ý khi thực hiện

Page 63: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

61

- Động tác đánh chéo 2 vòng số 8 nằm ngang, trước mặt, cùng 1 lúc cũng giống như động tác đánh tín hiệu “chú ý” khi báo hiệu bắt đầu truyền tin bằng bộ cờ tay.

- Các loại hình truyền tin như: Morse, Semaphore, mật thư …thì các chữ đều mã hóa riêng biệt thành tín hiệu không giống nhau. Nhưng tiếng Việt của chúng ta thì có dấu mũ, dấu thanh vì vậy cần phải biết các quy ước sau:

1) Quy ước “dấu mũ”:   AA      =   Â               OO      =   ÔEE      =   Ê                DD      =   ĐAW     =   Ă               OW      =   ƠUW    =   Ư                UOW  =   ƯƠ2) Quy ước “dấu thanh”:   Dấu sắc                      =          SDấu huyền                 =          FDấu hỏi                      =          RDấu ngã                      =          XDấu nặng                   =          J*Lưu ý:     các dấu thanh luôn luôn được viết vào liền cuối chữ.Thí dụ:    DDOOCJ – LAAPJ – TUWJ – DO.Dịch là:  ĐỘC LẬP TỰ DO.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Các câu hỏi.Câu 1: Trình bày mục đích, ý nghĩa của việc báo hiệu bắt đầu truyền tin bằng bộ cờ tay?Câu 2: Trình bày những hiểu biết về tín hiệu Semaphore?Câu 3: Trình bày những qui ước chung khi truyền nội dung bản tin bằng bộ cờ tay?2. Các bài tập thực hành 2.1. Bài thực hành số 4.6.1: Thực hành cờ tay 1Truyền tin bằng bộ cờ tay với nội dung bản tin là: “ABCDEFG, HIKLMN, OPQRS, TUY[xóa chữ], [báo số]JV, WX, Z”2.2. Bài thực hành số 4.6.2: Thực hành cờ tay 2

Page 64: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

62

Truyền tin bằng bộ cờ tay với nội dung bản tin là: “WELCOME, TO, YOU, 01234, 56789”2.3. Bài thực hành số 4.6.3: Thực hành cờ tay 3Truyền tin bằng bộ cờ tay với nội dung bản tin là: Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh của bản thân.C. Ghi nhớSử dụng bộ cờ tay gồm 3 bước1. Báo hiệu bắt đầu truyền tin bằng bộ cờ tay2. Truyền nội dung bản tin bằng bộ cờ tay3. Báo hiệu kết thúc truyền tin bằng bộ cờ tay

-o0o-

Page 65: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

63

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUNI. Vị trí, tính chất cua mô đun:- Vị trí: Mô đun 04: ”Sử dụng trang bị thông tin liên lạc” là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Vận hành tàu vỏ thép, tàu vỏ vật liệu mới, được giảng dạy sau mô đun Sử dụng trang bị hàng hải cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học.- Tính chất: Mô đun 04: ”Sử dụng trang bị thông tin liên lạc” là một trong những mô đun trọng tâm trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Vận hành tàu vỏ thép, tàu vỏ vật liệu mới. Phần lý thuyết được giảng dạy trên lớp, phần thực hành có thể tổ chức tại cơ sở đào tạo nhưng nếu thực hành ngay trên tàu khai thác thì hiệu quả là cao nhất.II. Mục tiêu:- Kiến thứcTrình bày được quy trình sử dụng máy thông tin vô tuyến, sử dụng đèn hiệu hàng hải, sử dụng dấu hiệu hàng hải, sử dụng âm hiệu hàng hải, sử dụng bộ cờ hiệu hàng hải, sử dụng bộ cờ tay và trình bày được yêu cầu kỹ thuật của từng công đoạn.- Kỹ năng: + Thực hiện quy trình sử dụng máy thông tin vô tuyến đúng yêu cầu kỹ thuật.+ Thực hiện quy trình sử dụng đèn hiệu hàng hải đúng yêu cầu kỹ thuật.+ Thực hiện quy trình sử dụng dấu hiệu hàng hải đúng yêu cầu kỹ thuật.+ Thực hiện quy trình sử dụng âm hiệu hàng hải đúng yêu cầu kỹ thuật.+ Thực hiện quy trình sử dụng bộ cờ hiệu hàng hải đúng yêu cầu kỹ thuật.+ Thực hiện quy trình sử dụng bộ cờ tay đúng yêu cầu kỹ thuật.- Thái độ: Tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật khi sử dụng trang bị thông tin liên lạc, các quy định về bảo hộ lao động, an toàn trên biển, có ý thức bảo quản tốt dụng cụ, trang thiết bị.

Page 66: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

64

III. Nội dung chính cua mô đun:

Mã bài Tên bài Loại bài dạy

Địa điểm

Thời gian

Tổng số

Lý thuyết

Thựchành

Kiểmtra*

MĐ 04-01

Bài 1: Sử dụng máy thông tin vô tuyến

Tích hợp Phòng học 16 4 12

MĐ 04-02

Bài 2: Sử dụng đèn hiệu hàng hải

Tích hợpPhòng thực hành

9 2 6 1

MĐ 04-03

Bài 3: Sử dụng dấu hiệu hàng hải

Tích hợpPhòng thực hành

4 1 3

MĐ 04-04

Bài 4: Sử dụng âm hiệu hàng hải

Tích hợpPhòng thực hành

4 1 2 1

MĐ 04-05

Bài 5: Sử dụng bộ cờ hiệu hàng hải

Tích hợpPhòng thực hành

16 4 12

MĐ 04-06

Bài 6: Sử dụng bộ cờ tay (Semaphore)

Tích hợpPhòng thực hành

16 4 11 1

Page 67: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

65

IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành4.1. Bài thực hành số 4.1.1: Sử dụng máy thông tin vô tuyến IC-M700Pro- Mục tiêu:

+ Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện công việc sử dụng máy thông tin vô tuyến IC-M700Pro.

+ Nâng cao ý thức hoạt động nhóm.- Nguồn lực:

+ Phòng thực hành 30 chỗ+ Trang thiết bị, dụng cụ: 6 bộ thiết bị, mỗi bộ gồm máy thông tin vô

tuyến IC-M700Pro, ăng-ten, bộ tự động điều hưởng AT-130 và bộ nguồn.+ Hệ thống điện.

- Cách thức tiến hành: + Giáo viên chia học viên làm 06 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên, cho thực

hiện bài tập theo nhóm.+ Mỗi nhóm đề cử trưởng nhóm.+ Phát cho mỗi nhóm 1 bộ thiết bị và 2 phiếu luyện tập.+ Giáo viên hướng dẫn ban đầu. + Phân vị trí thực hành cho các nhóm.

- Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: + Nhóm thực hiện bài thực hành “Sử dụng máy thông tin vô tuyến IC-

M700Pro” theo 2 phiếu luyện tập. Phiếu luyện tập cho biết nhiệm vụ của mỗi học viên trong nhóm ở các đợt luyện tập.

+ 2 phiếu luyện tập dùng cho 2 đợt thực hành, mỗi đợt có 5 lần luyện tập, mỗi lần là 1 học sinh thực hành các nội dung: 1. Chuẩn bị máy thông tin vô tuyến; 2. Mở máy; 3. Chọn kênh, tần số liên lạc; 4. Vận hành máy ở chế độ thu; 5. Vận hành máy ở chế độ phát; 6. Tắt máy; 7. Ngắt kết nối máy chính với ăng-ten và nguồn.- Thời gian hoàn thành: (chưa bao gồm 1giờ là thời gian hướng dẫn ban đầu và nhận xét, đánh giá) 5giờ/nhóm, chia thành 2 đợt 200 phút và 100 phút.- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành:

1- Chuẩn bị máy thông tin vô tuyến• Máy được lắp vững chắc vào giá đở.• Các dây ăng-ten và dây nguồn kết nối đúng ỗ cắm ở phần máy chính.

Page 68: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

66

• Sử dụng nguồn điện 1 chiều phù hợp.• Dây nguồn kết nối với nguồn đúng cực dương (+) và âm(-).• Kiểm tra lần cuối trước khi cho máy hoạt động đúng qui trình.

2. Mở máy• Màn hình đang tối chuyển sang sáng đèn.

3. Chọn kênh, tần số liên lạc• Thao tác nhanh, gọn.• Kênh, tần số liên lạc được chọn đúng theo yêu cầu.

4. Vận hành máy ở chế độ thu • Thao tác nhanh, gọn.• Thực hiện đúng qui trình.

5. Vận hành máy ở chế độ phát• Thao tác nhanh, gọn.• Thực hiện đúng qui trình.

6. Tắt máy• Màn hình đang sáng đèn chuyển sang tối.

7. Ngắt kết nối máy chính với ăng-ten và nguồn.• Máy và các phụ kiện được tháo rời đúng kỹ thuật.

4.2. Bài thực hành số 4.1.2: Sử dụng Sử dụng máy thông tin vô tuyến Standard Horizon-GX1100E- Mục tiêu:

+ Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện công việc sử dụng máy thông tin vô tuyến Standard Horizon-GX1100E.

+ Nâng cao ý thức hoạt động nhóm.- Nguồn lực:

+ Phòng thực hành 30 chỗ+ Trang thiết bị, dụng cụ: 06 Sử dụng máy thông tin vô tuyến Standard

Horizon-GX1100E, ăng-ten và bộ nguồn.+ Hệ thống điện.

- Cách thức tiến hành: + Giáo viên chia học viên làm 06 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên, cho thực

hiện bài tập theo nhóm.

Page 69: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

67

+ Mỗi nhóm đề cử trưởng nhóm.+ Phát cho mỗi nhóm 2 phiếu luyện tập.+ Giáo viên hướng dẫn ban đầu. + Phân vị trí thực hành cho các nhóm.

- Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: + Nhóm thực hiện bài thực hành “Sử dụng Sử dụng máy thông tin vô

tuyến Standard Horizon-GX1100E” theo 2 phiếu luyện tập. Phiếu luyện tập cho biết nhiệm vụ của mỗi học viên trong nhóm ở các đợt luyện tập.

+ 2 phiếu luyện tập dùng cho 2 đợt thực hành, mỗi đợt có 5 lần luyện tập, mỗi lần là 1 học sinh thực hành các nội dung: 1. Chuẩn bị máy thông tin vô tuyến; 2. Mở máy; 3. Chọn kênh, tần số liên lạc; 4. Vận hành máy ở chế độ thu; 5. Vận hành máy ở chế độ phát; 6. Tắt máy; 7. Ngắt kết nối máy chính với ăng-ten và nguồn.- Thời gian hoàn thành: (chưa bao gồm 1 giờ là thời gian hướng dẫn ban đầu và nhận xét, đánh giá) 5giờ/nhóm, chia thành 2 đợt 200 phút và 100 phút.- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành:

1- Chuẩn bị máy thông tin vô tuyến• Máy được lắp vững chắc vào giá đở.• Các dây ăng-ten và dây nguồn kết nối đúng ỗ cắm ở phần máy chính.• Sử dụng nguồn điện 1 chiều phù hợp.• Dây nguồn kết nối với nguồn đúng cực dương (+) và âm(-).• Kiểm tra lần cuối trước khi cho máy hoạt động đúng qui trình.

2. Mở máy• Màn hình đang tối chuyển sang sáng đèn.

3. Chọn kênh, tần số liên lạc• Thao tác nhanh, gọn.• Kênh, tần số liên lạc được chọn đúng theo yêu cầu.

4. Vận hành máy ở chế độ thu • Thao tác nhanh, gọn.• Thực hiện đúng qui trình.

5. Vận hành máy ở chế độ phát• Thao tác nhanh, gọn.• Thực hiện đúng qui trình.

Page 70: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

68

6. Tắt máy• Màn hình đang sáng đèn chuyển sang tối.

7. Ngắt kết nối máy chính với ăng-ten và nguồn.• Máy và các phụ kiện được tháo rời đúng kỹ thuật.

4.3. Bài thực hành số 4.2.1: Sử dụng đèn hiệu hàng hải.- Mục tiêu:

+ Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện công việc sử dụng đèn hiệu hàng hải.

+ Nâng cao ý thức hoạt động nhóm.- Nguồn lực:

+ Phòng thực hành 30 chỗ+ Trang thiết bị, dụng cụ: 06 bộ mô hình đèn hiệu hàng hải.

+ Hệ thống điện.- Cách thức tiến hành:

+ Giáo viên chia học viên làm 06 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên, cho thực hiện bài tập theo nhóm.

+ Mỗi nhóm đề cử trưởng nhóm.+ Phát cho mỗi nhóm 1 phiếu luyện tập và 1 bộ mô hình.+ Giáo viên hướng dẫn ban đầu. + Phân vị trí thực hành cho các nhóm.

- Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: + Nhóm thực hiện bài thực hành “Sử dụng đèn hiệu hàng hải” theo phiếu

luyện tập. Phiếu luyện tập cho biết nhiệm vụ của mỗi học viên trong nhóm ở các đợt luyện tập.

+ Phiếu luyện tập dùng cho 3 đợt thực hành, mỗi đợt có 5 lần luyện tập, mỗi lần là 1 học sinh thực hành các nội dung: 1. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền máy đang hành trình, 2. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền đang đánh cá tầng đáy, 3. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền đang đánh cá khác tầng đáy, 4. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền mất khả năng điều động, 5. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động, 6. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền bị hạn chế mớn nước, 7. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền neo, 8. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền bị mắc cạn.- Thời gian hoàn thành: (chưa bao gồm 1 giờ là thời gian hướng dẫn ban đầu và nhận xét, đánh giá) 5giờ/nhóm, chia thành 3 đợt, mỗi đợt 100 phút.

Page 71: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

69

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Đúng về: số lượng đèn, quy cách đèn và vị trí đèn.4.4. Bài thực hành số 4.3.1: Sử dụng dấu hiệu hàng hải.- Mục tiêu:

+ Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện công việc sử dụng dấu hiệu hàng hải.

+ Nâng cao ý thức hoạt động nhóm.- Nguồn lực:

+ Phòng thực hành 30 chỗ+ Trang thiết bị, dụng cụ: 6 bộ dấu hiệu hàng hải, mỗi bộ gồm 3 dấu hiệu

hình nón, 3 dấu hiệu hình cầu, 3 dấu hiệu hình trụ, 3 đoạn dây, mỗi đoạn 2m. - Cách thức tiến hành:

+ Giáo viên chia học viên làm 06 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên, cho thực hiện bài tập theo nhóm.

+ Mỗi nhóm đề cử trưởng nhóm.+ Phát cho mỗi nhóm 1 phiếu luyện tập và 1 bộ dấu hiệu hàng hải.+ Giáo viên hướng dẫn ban đầu. + Phân vị trí thực hành cho các nhóm.

- Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: + Nhóm thực hiện bài thực hành “Sử dụng dấu hiệu hàng hải” theo phiếu

luyện tập. Phiếu luyện tập cho biết nhiệm vụ của mỗi học viên trong nhóm ở các đợt luyện tập.

+ Phiếu luyện tập dùng cho 3 đợt thực hành, mỗi đợt có 5 lần luyện tập, mỗi lần là 1 học sinh thực hành các nội dung: 1. Sử dụng dấu hiệu khi tàu thuyền đang đánh cá, 2. Sử dụng dấu hiệu khi tàu thuyền mất khả năng điều động, 3. Sử dụng dấu hiệu khi tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động, 4. Sử dụng dấu hiệu khi tàu thuyền bị hạn chế mớn nước, 5. Sử dụng dấu hiệu khi tàu thuyền neo, 6. Sử dụng dấu hiệu khi tàu thuyền bị mắc cạn.- Thời gian hoàn thành: (chưa bao gồm 30 phút là thời gian hướng dẫn ban đầu và nhận xét, đánh giá) 2,5giờ/nhóm, chia thành 3 đợt, mỗi đợt 50 phút.- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Sử dụng dấu hiệu đúng về số lượng, quy cách và vị trí.4.5. Bài thực hành số 4.4.1: Sử dụng âm hiệu hàng hải.- Mục tiêu:

Page 72: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

70

+ Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện công việc sử dụng âm hiệu hàng hải.

+ Nâng cao ý thức hoạt động nhóm.- Nguồn lực:

+ Phòng thực hành 30 chỗ+ Trang thiết bị, dụng cụ: 06 bộ thiết bị phát âm hiệu hàng hải, mỗi bộ

gồm 1 còi, 1 chuông và 1 cồng. - Cách thức tiến hành:

+ Giáo viên chia học viên làm 06 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên, cho thực hiện bài tập theo nhóm.

+ Mỗi nhóm đề cử trưởng nhóm.+ Phát cho mỗi nhóm 1 bộ thiết bị và 1 phiếu luyện tập.+ Giáo viên hướng dẫn ban đầu. + Phân vị trí thực hành cho các nhóm.

- Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: + Nhóm thực hiện bài thực hành “Sử dụng âm hiệu hàng hải” theo phiếu

luyện tập. Phiếu luyện tập cho biết nhiệm vụ của mỗi học viên trong nhóm ở các đợt luyện tập.

+ Phiếu luyện tập dùng cho 3 đợt thực hành, mỗi đợt có 5 lần luyện tập, mỗi lần là 1 học sinh thực hành các nội dung: 1. Sử dụng âm hiệu khi chuyển hướng, 2. Sử dụng âm hiệu khi vượt, 3. Sử dụng âm hiệu cảnh báo, 4. Sử dụng âm hiệu khi tầm nhìn xa bị hạn chế, 5. Sử dụng âm hiệu xin cấp cứu.- Thời gian hoàn thành: (chưa bao gồm 30 phút là thời gian hướng dẫn ban đầu và nhận xét, đánh giá) 1,5giờ/nhóm, chia thành 3 đợt, mỗi đợt 30 phút.- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Phát đúng tín hiệu, đúng yêu cầu kỹ thuật4.6. Bài thực hành số 4.5.1: Thực hành cờ tín hiệu quốc tế 1.- Mục tiêu: + Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện công việc sử dụng bộ cờ tín hiệu quốc tế.+ Nâng cao ý thức hoạt động nhóm.- Nguồn lực: + Phòng thực hành 30 chỗ+ Trang thiết bị, dụng cụ: 06 bộ cờ tín hiệu quốc tế.

Page 73: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

71

- Cách thức tiến hành: + Giáo viên chia học viên làm 06 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên, cho thực hiện bài tập theo nhóm.+ Mỗi nhóm đề cử trưởng nhóm.+ Phát cho mỗi nhóm 1 phiếu luyện tập và 1 bộ cờ.+ Giáo viên hướng dẫn ban đầu. + Phân vị trí thực hành cho các nhóm.- Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: + Nhóm thực hiện bài thực hành “Thực hành cờ tín hiệu quốc tế 1” theo phiếu luyện tập. Phiếu luyện tập cho biết nhiệm vụ của mỗi học viên trong nhóm ở các đợt luyện tập.+ Phiếu luyện tập dùng cho 3 đợt thực hành, mỗi đợt có 5 lần luyện tập, mỗi lần là 1 học sinh thực hành các nội dung: Truyền tin bằng bộ cờ tín hiệu quốc tế với nội dung bản tin là “ABCDEFGHIJ, KLMNOPQRST, UVWXYZ, 01234 56789”- Thời gian hoàn thành: (chưa bao gồm 1 giờ là thời gian hướng dẫn ban đầu và nhận xét, đánh giá) 5giờ/nhóm, chia làm 3 đợt, mỗi đợt 100phút.- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Thực hiện đủ và đúng qui trình: 1. Chuẩn bị bộ cờ tín hiệu quốc tế2. Báo hiệu bắt đầu truyền tin bằng bộ cờ tín hiệu quốc tế3. Truyền nội dung bản tin bằng bộ cờ tín hiệu quốc tế4. Báo hiệu kết thúc truyền tin bằng bộ cờ tín hiệu quốc tế4.7. Bài thực hành số 4.5.2: Thực hành cờ tín hiệu quốc tế 2.- Mục tiêu: + Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện công việc sử dụng bộ cờ tín hiệu quốc tế.+ Nâng cao ý thức hoạt động nhóm.- Nguồn lực: + Phòng thực hành 30 chỗ+ Trang thiết bị, dụng cụ: 06 bộ cờ tín hiệu quốc tế.- Cách thức tiến hành: + Giáo viên chia học viên làm 06 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên, cho thực hiện bài tập theo nhóm.

Page 74: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

72

+ Mỗi nhóm đề cử trưởng nhóm.+ Phát cho mỗi nhóm 1 phiếu luyện tập.+ Giáo viên hướng dẫn ban đầu. + Phân vị trí thực hành cho các nhóm.- Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: + Nhóm thực hiện bài thực hành “Thực hành cờ tín hiệu quốc tế 2” theo phiếu luyện tập. Phiếu luyện tập cho biết nhiệm vụ của mỗi học viên trong nhóm ở các đợt luyện tập.+ Phiếu luyện tập dùng cho 2 đợt thực hành, mỗi đợt có 5 lần luyện tập, mỗi lần là 1 học sinh thực hành các nội dung: Truyền tin bằng bộ cờ tín hiệu quốc tế với nội dung bản tin là: “ NOON, WELCOME, NONON, TO, YOU, L, 2330”- Thời gian hoàn thành: (chưa bao gồm 30 phút là thời gian hướng dẫn ban đầu và nhận xét, đánh giá) 3giờ/nhóm, chia làm 2 đợt, mỗi đợt 90 phút.- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Thực hiện đủ và đúng qui trình: 1. Chuẩn bị bộ cờ tín hiệu quốc tế2. Báo hiệu bắt đầu truyền tin bằng bộ cờ tín hiệu quốc tế3. Truyền nội dung bản tin bằng bộ cờ tín hiệu quốc tế4. Báo hiệu kết thúc truyền tin bằng bộ cờ tín hiệu quốc tế4.8. Bài thực hành số 4.5.3: Thực hành cờ tín hiệu quốc tế 3.- Mục tiêu: - Mục tiêu: + Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện công việc sử dụng bộ cờ tín hiệu quốc tế.+ Nâng cao ý thức hoạt động nhóm.- Nguồn lực: + Phòng thực hành 30 chỗ+ Trang thiết bị, dụng cụ: 06 bộ cờ tín hiệu quốc tế.- Cách thức tiến hành: + Giáo viên chia học viên làm 06 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên, cho thực hiện bài tập theo nhóm.+ Mỗi nhóm đề cử trưởng nhóm.+ Phát cho mỗi nhóm 1 phiếu luyện tập.

Page 75: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

73

+ Giáo viên hướng dẫn ban đầu. + Phân vị trí thực hành cho các nhóm.- Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: + Nhóm thực hiện bài thực hành “Thực hành cờ tín hiệu quốc tế 3” theo phiếu luyện tập. Phiếu luyện tập cho biết nhiệm vụ của mỗi học viên trong nhóm ở các đợt luyện tập.+ Phiếu luyện tập dùng cho 2 đợt thực hành, mỗi đợt có 5 lần luyện tập, mỗi lần là 1 học sinh thực hành các nội dung: Truyền tin bằng bộ cờ tín hiệu quốc tế với nội dung bản tin là: Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh của bản thân.- Thời gian hoàn thành: (chưa bao gồm 30 phút là thời gian hướng dẫn ban đầu và nhận xét, đánh giá) 2giờ/nhóm, chia làm 2 đợt, mỗi đợt 60 phút.- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Thực hiện đủ và đúng qui trình: 1. Chuẩn bị bộ cờ tín hiệu quốc tế2. Báo hiệu bắt đầu truyền tin bằng bộ cờ tín hiệu quốc tế3. Truyền nội dung bản tin bằng bộ cờ tín hiệu quốc tế4. Báo hiệu kết thúc truyền tin bằng bộ cờ tín hiệu quốc tế4.9. Bài thực hành số 4.6.1: Thực hành cờ tay 1.- Mục tiêu: + Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện công việc sử dụng bộ cờ tay.+ Nâng cao ý thức hoạt động nhóm.- Nguồn lực: + Phòng thực hành 30 chỗ+ Trang thiết bị, dụng cụ: 06 bộ cờ tay.- Cách thức tiến hành: + Giáo viên chia học viên làm 06 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên, cho thực hiện bài tập theo nhóm.+ Mỗi nhóm đề cử trưởng nhóm.+ Phát cho mỗi nhóm 1 phiếu luyện tập và 1 bộ cờ.+ Giáo viên hướng dẫn ban đầu. + Phân vị trí thực hành cho các nhóm.- Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập:

Page 76: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

74

+ Nhóm thực hiện bài thực hành “Thực hành cờ tay 1” theo phiếu luyện tập. Phiếu luyện tập cho biết nhiệm vụ của mỗi học viên trong nhóm ở các đợt luyện tập.+ Phiếu luyện tập dùng cho 4 đợt thực hành, mỗi đợt có 5 lần luyện tập, mỗi lần là 1 học sinh thực hành các nội dung: Truyền tin bằng bộ cờ tay với nội dung bản tin là “ABCDEFG, HIKLMN, OPQRS, TUY[xóa chữ], [báo số]JV, WX, Z”- Thời gian hoàn thành: (chưa bao gồm 20 phút là thời gian hướng dẫn ban đầu và nhận xét, đánh giá) 4giờ/nhóm, chia làm 4 đợt, mỗi đợt 60phút.- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Thực hiện đủ và đúng qui trình: 1. Báo hiệu bắt đầu truyền tin bằng bộ cờ tay2. Truyền nội dung bản tin bằng bộ cờ tay3. Báo hiệu kết thúc truyền tin bằng bộ cờ tay4.10. Bài thực hành số 4.6.2: Thực hành cờ tay 2.- Mục tiêu: + Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện công việc sử dụng bộ cờ tay.+ Nâng cao ý thức hoạt động nhóm.- Nguồn lực: + Phòng thực hành 30 chỗ+ Trang thiết bị, dụng cụ: 06 bộ cờ tay.- Cách thức tiến hành: + Giáo viên chia học viên làm 06 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên, cho thực hiện bài tập theo nhóm.+ Mỗi nhóm đề cử trưởng nhóm.+ Phát cho mỗi nhóm 1 phiếu luyện tập và 1 bộ cờ.+ Giáo viên hướng dẫn ban đầu. + Phân vị trí thực hành cho các nhóm.- Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: + Nhóm thực hiện bài thực hành “Thực hành cờ tay 2” theo phiếu luyện tập. Phiếu luyện tập cho biết nhiệm vụ của mỗi học viên trong nhóm ở các đợt luyện tập.

Page 77: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

75

+ Phiếu luyện tập dùng cho 4 đợt thực hành, mỗi đợt có 5 lần luyện tập, mỗi lần là 1 học sinh thực hành các nội dung: Truyền tin bằng bộ cờ tay với nội dung bản tin là: “WELCOME, TO, YOU, 01234, 56789”- Thời gian hoàn thành: (chưa bao gồm 20 phút là thời gian hướng dẫn ban đầu và nhận xét, đánh giá) 4giờ/nhóm, chia làm 4 đợt, mỗi đợt 60phút.- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Thực hiện đủ và đúng qui trình: 1. Báo hiệu bắt đầu truyền tin bằng bộ cờ tay2. Truyền nội dung bản tin bằng bộ cờ tay3. Báo hiệu kết thúc truyền tin bằng bộ cờ tay4.11. Bài thực hành số 4.6.3: Thực hành cờ tay 3.- Mục tiêu: + Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện công việc sử dụng bộ cờ tay.+ Nâng cao ý thức hoạt động nhóm.- Nguồn lực: + Phòng thực hành 30 chỗ+ Trang thiết bị, dụng cụ: 06 bộ cờ tay.- Cách thức tiến hành: + Giáo viên chia học viên làm 06 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên, cho thực hiện bài tập theo nhóm.+ Mỗi nhóm đề cử trưởng nhóm.+ Phát cho mỗi nhóm 1 phiếu luyện tập và 1 bộ cờ.+ Giáo viên hướng dẫn ban đầu. + Phân vị trí thực hành cho các nhóm.- Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: + Nhóm thực hiện bài thực hành “Thực hành cờ tay 3” theo phiếu luyện tập. Phiếu luyện tập cho biết nhiệm vụ của mỗi học viên trong nhóm ở các đợt luyện tập.+ Phiếu luyện tập dùng cho 2 đợt thực hành, mỗi đợt có 5 lần luyện tập, mỗi lần là 1 học sinh thực hành các nội dung: Truyền tin bằng bộ cờ tay với nội dung bản tin là: Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh của bản thân.- Thời gian hoàn thành: (chưa bao gồm 20 phút là thời gian hướng dẫn ban đầu và nhận xét, đánh giá) 2giờ/nhóm, chia làm 2 đợt, mỗi đợt 60phút.

Page 78: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

76

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Thực hiện đủ và đúng qui trình: 1. Báo hiệu bắt đầu truyền tin bằng bộ cờ tay2. Truyền nội dung bản tin bằng bộ cờ tay3. Báo hiệu kết thúc truyền tin bằng bộ cờ tay

Page 79: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

77

5.1. Đánh giá bài thực hành 4.1.1: Sử dụng máy thông tin vô tuyến IC-M700Pro.

- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành ( 1 -2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên).

- Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn.- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp

học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo báng sau:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1: Chuẩn bị máy thông tin vô tuyến• Máy được lắp vững chắc vào giá đở.• Các dây ăng-ten và dây nguồn kết nối đúng ỗ cắm ở phần máy chính.• Sử dụng nguồn điện 1 chiều phù hợp.• Dây nguồn kết nối với nguồn đúng cực dương (+) và âm(-).• Kiểm tra lần cuối trước khi cho máy hoạt động đúng qui trình.

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 2: Mở máy• Màn hình đang tối chuyển sang sáng đèn.

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 3: Chọn kênh, tần số liên lạc.• Thao tác nhanh, gọn.• Kênh, tần số liên lạc được chọn đúng theo yêu cầu.

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 4: Vận hành máy ở chế độ thu• Thao tác nhanh, gọn.• Thực hiện đúng qui trình.

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Page 80: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

78

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 5: Vận hành máy ở chế độ phát• Thao tác nhanh, gọn.• Thực hiện đúng qui trình.

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 6: Tắt máy• Màn hình đang sáng đèn chuyển sang tối.

Đạt hoặc không đạt

Tiêu chí 7: Ngắt kết nối máy chính với ăng-ten và nguồn.• Máy và các phụ kiện được tháo rời đúng kỹ thuật.

Đạt hoặc không đạt

Tiêu chí 8: thời gian thực hiệnTối đa 20 phút

Đạt hoặc không đạt

Tiêu chí đánh giá chung Cả bài thực hành được đánh giá là đạt nếu cả 8 tiêu chí là đạt.

5.2. Đánh giá bài thực hành 4.1.2: Sử dụng máy thông tin vô tuyến Standard Horizon-GX1100E

- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành ( 1 -2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên).

- Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn.- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp

học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo báng sau:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1: Chuẩn bị máy thông tin vô tuyến• Máy được lắp vững chắc vào giá đở.• Các dây ăng-ten và dây nguồn kết nối đúng ỗ cắm ở phần máy chính.

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Page 81: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

79

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

• Sử dụng nguồn điện 1 chiều phù hợp.• Dây nguồn kết nối với nguồn đúng cực dương (+) và âm(-).• Kiểm tra lần cuối trước khi cho máy hoạt động đúng qui trình.

Tiêu chí 2: Mở máy• Màn hình đang tối chuyển sang sáng đèn.

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 3: Chọn kênh, tần số liên lạc.• Thao tác nhanh, gọn.• Kênh, tần số liên lạc được chọn đúng theo yêu cầu.

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 4: Vận hành máy ở chế độ thu• Thao tác nhanh, gọn.• Thực hiện đúng qui trình.

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 5: Vận hành máy ở chế độ phát• Thao tác nhanh, gọn.• Thực hiện đúng qui trình.

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 6: Tắt máy• Màn hình đang sáng đèn chuyển sang tối.

Đạt hoặc không đạt

Tiêu chí 7: Ngắt kết nối máy chính với ăng-ten và nguồn.• Máy và các phụ kiện được tháo rời đúng kỹ thuật.

Đạt hoặc không đạt

Tiêu chí 8: thời gian thực hiệnTối đa 20 phút

Đạt hoặc không đạt

Tiêu chí đánh giá chung Cả bài thực hành được đánh giá là đạt nếu cả 8 tiêu chí là đạt.

Page 82: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

80

Page 83: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

81

5.3. Đánh giá bài thực hành 4.2.1: Sử dụng đèn hiệu hàng hải.- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành ( 1 -2

nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên).- Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn.- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp

học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo báng sau:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1: Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền máy đang hành trình.Đúng về: số lượng đèn, quy cách đèn và vị trí đèn.

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 2: Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền đang đánh cá tầng đáyĐúng về: số lượng đèn, quy cách đèn và vị trí đèn.

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 3: Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền đang đánh cá khác tầng đáy.Đúng về: số lượng đèn, quy cách đèn và vị trí đèn.

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 4: Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền mất khả năng điều độngĐúng về: số lượng đèn, quy cách đèn và vị trí đèn.

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 5: Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều độngĐúng về: số lượng đèn, quy cách đèn và vị trí đèn.

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 6: Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền bị hạn chế mớn nướcĐúng về: số lượng đèn, quy cách

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Page 84: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

82

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

đèn và vị trí đèn.

Tiêu chí 7: Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền neo.Đúng về: số lượng đèn, quy cách đèn và vị trí đèn.

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 8: Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền bị mắc cạn.Đúng về: số lượng đèn, quy cách đèn và vị trí đèn.

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 9: thời gian thực hiệnTối đa 20 phút

Đạt hoặc không đạt

Tiêu chí đánh giá chung Cả bài thực hành được đánh giá là đạt nếu cả 9 tiêu chí là đạt.

5.4. Đánh giá bài thực hành 4.3.1: Sử dụng dấu hiệu hàng hải.- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành ( 1 -2

nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên).- Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn.- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp

học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo báng sau:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1: Sử dụng dấu hiệu khi tàu thuyền đang đánh cá.Sử dụng dấu hiệu đúng về số lượng, quy cách và vị trí.

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 2: Sử dụng dấu hiệu khi tàu thuyền mất khả năng điều độngSử dụng dấu hiệu đúng về số lượng, quy cách và vị trí.

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Page 85: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

83

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 3: Sử dụng dấu hiệu khi tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều độngSử dụng dấu hiệu đúng về số lượng, quy cách và vị trí.

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 4: Sử dụng dấu hiệu khi tàu thuyền bị hạn chế mớn nướcSử dụng dấu hiệu đúng về số lượng, quy cách và vị trí.

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 5: Sử dụng dấu hiệu khi tàu thuyền neo.Sử dụng dấu hiệu đúng về số lượng, quy cách và vị trí.

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 6: Sử dụng dấu hiệu khi tàu thuyền bị mắc cạn.Sử dụng dấu hiệu đúng về số lượng, quy cách và vị trí.

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 7: thời gian thực hiệnTối đa 10 phút

Đạt hoặc không đạt

Tiêu chí đánh giá chung Cả bài thực hành được đánh giá là đạt nếu cả 7 tiêu chí là đạt.

5.5. Đánh giá bài thực hành 4.4.1: Sử dụng âm hiệu hàng hải.- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành ( 1 -2

nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên).- Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn.- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp

học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo báng sau:

Page 86: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

84

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1: Sử dụng âm hiệu khi chuyển hướngPhát đúng tín hiệu, đúng yêu cầu kỹ thuật.

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 2: Sử dụng âm hiệu khi vượtPhát đúng tín hiệu, đúng yêu cầu kỹ thuật.

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 3: Sử dụng âm hiệu cảnh báoPhát đúng tín hiệu, đúng yêu cầu kỹ thuật.

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 4: Sử dụng âm hiệu khi tầm nhìn xa bị hạn chếPhát đúng tín hiệu, đúng yêu cầu kỹ thuật.

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 5: Sử dụng âm hiệu xin cấp cứu.Phát đúng tín hiệu, đúng yêu cầu kỹ thuật.

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 6: thời gian thực hiệnTối đa 6 phút

Đạt hoặc không đạt

Tiêu chí đánh giá chung Cả bài thực hành được đánh giá là đạt nếu cả 6 tiêu chí là đạt.

5.6. Đánh giá bài thực hành 4.5.1: Thực hành cờ tín hiệu quốc tế 1.- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành ( 1 -2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên).- Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn.- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo báng sau:

Page 87: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

85

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1:Thực hiện đủ và đúng qui trình báo hiệu bắt đầu truyền tin bằng bộ cờ tín hiệu quốc tế

Đạt hoặc không đạt.

Tiêu chí 2:Thực hiện đủ và đúng qui trình truyền nội dung bản tin bằng bộ cờ tín hiệu quốc tế

Đạt hoặc không đạt.

Tiêu chí 3:Thực hiện đủ và đúng qui trình báo hiệu kết thúc truyền tin bằng bộ cờ tín hiệu quốc tế

Đạt hoặc không đạt.

Tiêu chí 4:Thời gian thực hành tối đa 20 phút

Đạt hoặc không đạt.

Tiêu chí đánh giá chung Cả bài thực hành được đánh giá là đạt nếu cả 4 tiêu chí là đạt.

5.7. Đánh giá bài thực hành 4.5.2: Thực hành cờ tín hiệu quốc tế 2- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành ( 1 -2

nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên).- Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn.- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo báng sau:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1:Thực hiện đủ và đúng qui trình báo hiệu bắt đầu truyền tin bằng bộ cờ tín hiệu quốc tế

Đạt hoặc không đạt.

Tiêu chí 2:Thực hiện đủ và đúng qui trình truyền nội dung bản tin bằng bộ cờ

Đạt hoặc không đạt.

Page 88: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

86

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

tín hiệu quốc tế

Tiêu chí 3:Thực hiện đủ và đúng qui trình báo hiệu kết thúc truyền tin bằng bộ cờ tín hiệu quốc tế

Đạt hoặc không đạt.

Tiêu chí 4:Thời gian thực hành tối đa 18 phút

Đạt hoặc không đạt.

Tiêu chí đánh giá chung Cả bài thực hành được đánh giá là đạt nếu cả 4 tiêu chí là đạt.

5.8. Đánh giá bài thực hành 4.5.3: Thực hành cờ tín hiệu quốc tế 3- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành ( 1 -2

nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên).- Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn.- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo báng sau:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1:Thực hiện đủ và đúng qui trình báo hiệu bắt đầu truyền tin bằng bộ cờ tín hiệu quốc tế

Đạt hoặc không đạt.

Tiêu chí 2:Thực hiện đủ và đúng qui trình truyền nội dung bản tin bằng bộ cờ tín hiệu quốc tế

Đạt hoặc không đạt.

Tiêu chí 3:Thực hiện đủ và đúng qui trình báo hiệu kết thúc truyền tin bằng bộ cờ tín hiệu quốc tế

Đạt hoặc không đạt.

Tiêu chí 4: Đạt hoặc không đạt.

Page 89: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

87

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Thời gian thực hành tối đa 12 phútTiêu chí đánh giá chung Cả bài thực hành được đánh giá là đạt

nếu cả 4 tiêu chí là đạt.

5.9. Đánh giá bài thực hành 4.6.1: Thực hành cờ tay 1.- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành ( 1 -2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên).- Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn.- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo báng sau:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1:Thực hiện đủ và đúng qui trình Báo hiệu bắt đầu truyền tin bằng bộ cờ tay

Đạt hoặc không đạt.

Tiêu chí 2:Thực hiện đủ và đúng qui trình Truyền nội dung bản tin bằng bộ cờ tay

Đạt hoặc không đạt.

Tiêu chí 3:Thực hiện đủ và đúng qui trình Báo hiệu kết thúc truyền tin bằng bộ cờ tay

Đạt hoặc không đạt.

Tiêu chí 4:Thời gian thực hành tối đa 12 phút

Đạt hoặc không đạt.

Tiêu chí đánh giá chung Cả bài thực hành được đánh giá là đạt nếu cả 4 tiêu chí là đạt.

Page 90: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

88

5.10. Đánh giá bài thực hành 4.6.2: Thực hành cờ tay 2- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành ( 1 -2

nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên).- Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn.- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo báng sau:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1:Thực hiện đủ và đúng qui trình Báo hiệu bắt đầu truyền tin bằng bộ cờ tay

Đạt hoặc không đạt.

Tiêu chí 2:Thực hiện đủ và đúng qui trình Truyền nội dung bản tin bằng bộ cờ tay

Đạt hoặc không đạt.

Tiêu chí 3:Thực hiện đủ và đúng qui trình Báo hiệu kết thúc truyền tin bằng bộ cờ tay

Đạt hoặc không đạt.

Tiêu chí 4:Thời gian thực hành tối đa 12 phút

Đạt hoặc không đạt.

Tiêu chí đánh giá chung Cả bài thực hành được đánh giá là đạt nếu cả 4 tiêu chí là đạt.

Page 91: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

89

5.11. Đánh giá bài thực hành 4.6.3: Thực hành cờ tay 3- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành ( 1 -2

nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên).- Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn.- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo báng sau:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1:Thực hiện đủ và đúng qui trình Báo hiệu bắt đầu truyền tin bằng bộ cờ tay

Đạt hoặc không đạt.

Tiêu chí 2:Thực hiện đủ và đúng qui trình Truyền nội dung bản tin bằng bộ cờ tay

Đạt hoặc không đạt.

Tiêu chí 3:Thực hiện đủ và đúng qui trình Báo hiệu kết thúc truyền tin bằng bộ cờ tay

Đạt hoặc không đạt.

Tiêu chí 4:Thời gian thực hành tối đa 12 phút

Đạt hoặc không đạt.

Tiêu chí đánh giá chung Cả bài thực hành được đánh giá là đạt nếu cả 4 tiêu chí là đạt.

Page 92: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

90

PHỤ LỤC

PHIÊU LUYỆN TẬP 01

kèm bài thực hành 4.1.1 &4.1.2

ĐỢT 01 (200 Phút)

Nhóm:………..

Lần

LT

Thời gian

định mứcYêu cầu luyện tập

Nhiệm vụ cua từng Học viên Đánh

giá cua

GVHV01 HV02 HV03 HV04 HV05

Lần

1

40phút1. Chuẩn bị máy thông tin vô tuyến;2. Mở máy;3. Chọn kênh, tần số liên lạc;4. Vận hành máy ở chế độ thu;5. Vận hành máy ở chế độ phát;6. Tắt máy;7. Ngắt kết nối máy chính với ăng-ten và nguồn.

Luyện

tập

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Lần 2

40 phút1. Chuẩn bị máy thông tin vô tuyến;2. Mở máy;3. Chọn kênh, tần số liên lạc;4. Vận hành máy ở chế độ thu;5. Vận hành máy ở chế độ phát;6. Tắt máy;7. Ngắt kết nối máy chính với ăng-ten và nguồn.

Theo dõi,

nhận xét

Luyện

tập

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Lần 3

40 phút1. Chuẩn bị máy thông tin vô tuyến;2. Mở máy;3. Chọn kênh, tần số liên lạc;4. Vận hành máy ở chế độ thu;5. Vận hành máy ở chế độ phát;6. Tắt máy;7. Ngắt kết nối máy chính với ăng-ten và nguồn.

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Luyện

tập

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Lần 4

40 phút1. Chuẩn bị máy thông tin vô tuyến;2. Mở máy;3. Chọn kênh, tần số liên lạc;4. Vận hành máy ở chế độ thu;5. Vận hành máy ở chế độ phát;6. Tắt máy;7. Ngắt kết nối máy chính với ăng-ten và nguồn.

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Luyện

tập

Theo dõi,

nhận xét

Lần 5

40 phút1. Chuẩn bị máy thông tin vô tuyến;2. Mở máy;3. Chọn kênh, tần số liên lạc;4. Vận hành máy ở chế độ thu;5. Vận hành máy ở chế độ phát;6. Tắt máy;7. Ngắt kết nối máy chính với ăng-ten và nguồn.

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Luyện

tập

Page 93: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

91

PHIÊU LUYỆN TẬP 02

kèm bài thực hành 4.1.1 &4.1.2

ĐỢT 02 (100 Phút)

Nhóm:………….

Lần

LT

Thời gian

định mứcYêu cầu luyện tập

Nhiệm vụ cua từng Học viên Đánh

giá cua

GVHV01 HV02 HV03 HV04 HV05

Lần 1

20phút1. Chuẩn bị máy thông tin vô tuyến;2. Mở máy;3. Chọn kênh, tần số liên lạc;4. Vận hành máy ở chế độ thu;5. Vận hành máy ở chế độ phát;6. Tắt máy;7. Ngắt kết nối máy chính với ăng-ten và nguồn.

Luyện

tập

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Lần 2

20phút1. Chuẩn bị máy thông tin vô tuyến;2. Mở máy;3. Chọn kênh, tần số liên lạc;4. Vận hành máy ở chế độ thu;5. Vận hành máy ở chế độ phát;6. Tắt máy;7. Ngắt kết nối máy chính với ăng-ten và nguồn.

Theo dõi,

nhận xét

Luyện

tập

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Lần 3

20 phút1. Chuẩn bị máy thông tin vô tuyến;2. Mở máy;3. Chọn kênh, tần số liên lạc;4. Vận hành máy ở chế độ thu;5. Vận hành máy ở chế độ phát;6. Tắt máy;7. Ngắt kết nối máy chính với ăng-ten và nguồn.

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Luyện

tập

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Lần 4

20 phút1. Chuẩn bị máy thông tin vô tuyến;2. Mở máy;3. Chọn kênh, tần số liên lạc;4. Vận hành máy ở chế độ thu;5. Vận hành máy ở chế độ phát;6. Tắt máy;7. Ngắt kết nối máy chính với ăng-ten và nguồn.

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Luyện

tập

Theo dõi,

nhận xét

Lần 5

20 phút1. Chuẩn bị máy thông tin vô tuyến;2. Mở máy;3. Chọn kênh, tần số liên lạc;4. Vận hành máy ở chế độ thu;5. Vận hành máy ở chế độ phát;6. Tắt máy;7. Ngắt kết nối máy chính với ăng-ten và nguồn.

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Luyện

tập

Page 94: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

92

PHIÊU LUYỆN TẬP

kèm bài thực hành 4.2.1 Sử dụng đèn hiệu hàng hải.

Mỗi đợt 120phút, thực hiện 3 đợt 360phút.

Nhóm:………..

Lần

LT

Thời gian

định mứcYêu cầu luyện tập

Nhiệm vụ cua từng Học viên Đánh

giá cua

GVHV01 HV02 HV03 HV04 HV05

Lần

1

24 phút1. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền máy đang hành trình, 2. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền đang đánh cá tầng đáy, 3. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền đang đánh cá khác tầng đáy, 4. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền mất khả năng điều động, 5. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động, 6. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền bị hạn chế mớn nước, 7. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền neo, 8. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền bị mắc cạn.

Luyện

tập

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Lần 2

24 phút1. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền máy đang hành trình, 2. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền đang đánh cá tầng đáy, 3. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền đang đánh cá khác tầng đáy, 4. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền mất khả năng điều động, 5. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động, 6. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền bị hạn chế mớn nước, 7. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền neo, 8. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền bị mắc cạn.

Theo dõi,

nhận xét

Luyện

tập

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Lần 3

24 phút1. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền máy đang hành trình, 2. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền đang đánh cá tầng đáy, 3. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền đang đánh cá khác tầng đáy, 4. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền mất khả năng điều động, 5. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động, 6. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền bị hạn chế mớn nước, 7. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền neo, 8. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền bị mắc cạn.

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Luyện

tập

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Lần 4

24 phút1. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền máy đang hành trình, 2. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền đang đánh cá tầng đáy, 3. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền đang đánh cá khác tầng đáy, 4. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền mất khả năng điều động, 5. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động, 6. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền bị hạn chế mớn nước, 7. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền neo, 8. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền bị mắc cạn.

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Luyện

tập

Theo dõi,

nhận xét

Lần 5

24 phút1. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền máy đang hành trình, 2. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền đang đánh cá tầng đáy, 3. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền đang đánh cá khác tầng đáy, 4. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền mất khả năng điều động, 5. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền bị

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Luyện

tập

Page 95: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

93

hạn chế khả năng điều động, 6. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền bị hạn chế mớn nước, 7. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền neo, 8. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền bị mắc cạn.

PHIÊU LUYỆN TẬP

Kèm bài thực hành 4.3.1 Sử dụng dấu hiệu hàng hải.

Mỗi đợt 50phút, thực hiện 3 đợt 150phút.

Nhóm:………..

Lần

LT

Thời gian

định mứcYêu cầu luyện tập

Nhiệm vụ cua từng Học viên Đánh

giá cua

GVHV01 HV02 HV03 HV04 HV05

Lần

1

10phút1. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền đang đánh cá, 2. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền mất khả năng điều động, 3. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động, 4. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền bị hạn chế mớn nước, 5. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền neo, 6. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền bị mắc cạn.

Luyện

tập

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Lần 2

12 phút1. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền đang đánh cá, 2. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền mất khả năng điều động, 3. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động, 4. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền bị hạn chế mớn nước, 5. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền neo, 6. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền bị mắc cạn.

Theo dõi,

nhận xét

Luyện

tập

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Lần 3

10 phút1. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền đang đánh cá, 2. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền mất khả năng điều động, 3. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động, 4. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền bị hạn chế mớn nước, 5. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền neo, 6. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền bị mắc cạn.

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Luyện

tập

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Lần 4

10 phút1. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền đang đánh cá, 2. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền mất khả năng điều động, 3. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động, 4. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền bị hạn chế mớn nước, 5. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền neo, 6. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền bị mắc cạn.

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Luyện

tập

Theo dõi,

nhận xét

Lần 5

10 phút1. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền đang đánh cá, 2. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền mất khả năng điều động, 3. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động, 4. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền bị hạn chế mớn nước, 5. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền neo, 6. Sử dụng đèn hiệu khi tàu thuyền bị mắc cạn.

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Luyện

tập

Page 96: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

94

PHIÊU LUYỆN TẬP

Kèm bài thực hành 4.4.1 Sử dụng âm hiệu hàng hải.

Mỗi đợt 30 phút, thực hiện 3 đợt 90 phút.

Nhóm:………..

Lần

LT

Thời gian

định mứcYêu cầu luyện tập

Nhiệm vụ cua từng Học viên Đánh

giá cua

GVHV01 HV02 HV03 HV04 HV05

Lần

1

6 phút1. Sử dụng âm hiệu khi chuyển hướng, 2. Sử dụng âm hiệu khi vượt, 3. Sử dụng âm hiệu cảnh báo, 4. Sử dụng âm hiệu khi tầm nhìn xa bị hạn chế, 5. Sử dụng âm hiệu xin cấp cứu.

Luyện

tập

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Lần 2

6 phút1. Sử dụng âm hiệu khi chuyển hướng, 2. Sử dụng âm hiệu khi vượt, 3. Sử dụng âm hiệu cảnh báo, 4. Sử dụng âm hiệu khi tầm nhìn xa bị hạn chế, 5. Sử dụng âm hiệu xin cấp cứu.

Theo dõi,

nhận xét

Luyện

tập

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Lần 3

6 phút1. Sử dụng âm hiệu khi chuyển hướng, 2. Sử dụng âm hiệu khi vượt, 3. Sử dụng âm hiệu cảnh báo, 4. Sử dụng âm hiệu khi tầm nhìn xa bị hạn chế, 5. Sử dụng âm hiệu xin cấp cứu.

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Luyện

tập

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Lần 4

6 phút1. Sử dụng âm hiệu khi chuyển hướng, 2. Sử dụng âm hiệu khi vượt, 3. Sử dụng âm hiệu cảnh báo, 4. Sử dụng âm hiệu khi tầm nhìn xa bị hạn chế, 5. Sử dụng âm hiệu xin cấp cứu.

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Luyện

tập

Theo dõi,

nhận xét

Lần 5

6 phút1. Sử dụng âm hiệu khi chuyển hướng, 2. Sử dụng âm hiệu khi vượt, 3. Sử dụng âm hiệu cảnh báo, 4. Sử dụng âm hiệu khi tầm nhìn xa bị hạn chế, 5. Sử dụng âm hiệu xin cấp cứu.

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Luyện

tập

PHIÊU LUYỆN TẬP 01

kèm bài thực hành 4.5.1 Thực hành cờ tín hiệu quốc tế 1.

Mỗi đợt 100phút, thực hiện 3 đợt 300phút.

Nhóm:………..

Lần

LT

Thời gian

định mứcYêu cầu luyện tập

Nhiệm vụ cua từng Học viên Đánh

giá cua

GVHV01 HV02 HV03 HV04 HV05

Lần

1

20 phútTruyền tin bằng bộ cờ tín hiệu quốc tế với nội dung bản tin là “ABCDEFGHIJ, KLMNOPQRST, UVWXYZ, 01234 56789”

Luyện

tập

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Lần 2

20 phútTruyền tin bằng bộ cờ tín hiệu quốc tế với nội dung bản tin là “ABCDEFGHIJ, KLMNOPQRST, UVWXYZ, 01234 56789”

Theo dõi,

nhận xét

Luyện

tập

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Page 97: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

95

Lần 3

20 phútTruyền tin bằng bộ cờ tín hiệu quốc tế với nội dung bản tin là “ABCDEFGHIJ, KLMNOPQRST, UVWXYZ, 01234 56789”

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Luyện

tập

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Lần 4

20 phútTruyền tin bằng bộ cờ tín hiệu quốc tế với nội dung bản tin là “ABCDEFGHIJ, KLMNOPQRST, UVWXYZ, 01234 56789”

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Luyện

tập

Theo dõi,

nhận xét

Lần 5

20 phútTruyền tin bằng bộ cờ tín hiệu quốc tế với nội dung bản tin là “ABCDEFGHIJ, KLMNOPQRST, UVWXYZ, 01234 56789”

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Luyện

tập

PHIÊU LUYỆN TẬP 02

kèm bài thực hành 4.5.2 Thực hành cờ tín hiệu quốc tế 2.

Mỗi đợt 90phút, thực hiện 2 đợt 180phút.

Nhóm:………..

Lần

LT

Thời gian

định mứcYêu cầu luyện tập

Nhiệm vụ cua từng Học viên Đánh

giá cua

GVHV01 HV02 HV03 HV04 HV05

Lần

1

18 phútTruyền tin bằng bộ cờ tín hiệu quốc tế với nội dung bản tin là: “ NOON, WELCOME, NONON, TO, YOU, L, 2330”

Luyện

tập

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Lần 2

18 phútTruyền tin bằng bộ cờ tín hiệu quốc tế với nội dung bản tin là: “ NOON, WELCOME, NONON, TO, YOU, L, 2330”

Theo dõi,

nhận xét

Luyện

tập

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Lần 3

18 phút Truyền tin bằng bộ cờ tín hiệu quốc tế với nội dung bản tin là: “ NOON, WELCOME, NONON, TO, YOU, L, 2330”

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Luyện

tập

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Lần 4

18 phút Truyền tin bằng bộ cờ tín hiệu quốc tế với nội dung bản tin là: “ NOON, WELCOME, NONON, TO, YOU, L, 2330”

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Luyện

tập

Theo dõi,

nhận xét

Lần 5

18 phút Truyền tin bằng bộ cờ tín hiệu quốc tế với nội dung bản tin là: “ NOON, WELCOME, NONON, TO, YOU, L, 2330”

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Luyện

tập

Page 98: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

96

PHIÊU LUYỆN TẬP 03

kèm bài thực hành 4.5.3 Thực hành cờ tín hiệu quốc tế 3.

Mỗi đợt 60phút, thực hiện 2 đợt 120phút.

Nhóm:………..

Lần

LT

Thời gian

định mứcYêu cầu luyện tập

Nhiệm vụ cua từng Học viên Đánh

giá cua

GVHV01 HV02 HV03 HV04 HV05

Lần

1

12 phútTruyền tin bằng bộ cờ tín hiệu quốc tế với nội dung bản tin là: Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh của bản thân.

Luyện

tập

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Lần 2

12 phútTruyền tin bằng bộ cờ tín hiệu quốc tế với nội dung bản tin là: Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh của bản thân.

Theo dõi,

nhận xét

Luyện

tập

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Lần 3

12 phútTruyền tin bằng bộ cờ tín hiệu quốc tế với nội dung bản tin là: Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh của bản thân.

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Luyện

tập

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Lần 4

12 phútTruyền tin bằng bộ cờ tín hiệu quốc tế với nội dung bản tin là: Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh của bản thân.

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Luyện

tập

Theo dõi,

nhận xét

Lần 5

12 phútTruyền tin bằng bộ cờ tín hiệu quốc tế với nội dung bản tin là: Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh của bản thân.

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Luyện

tập

PHIÊU LUYỆN TẬP 01

kèm bài thực hành 4.6.1 Thực hành cờ tay 1.

Mỗi đợt 60phút, thực hiện 4 đợt 240phút.

Nhóm:………..

Lần

LT

Thời gian

định mứcYêu cầu luyện tập

Nhiệm vụ cua từng Học viên Đánh

giá cua

GVHV01 HV02 HV03 HV04 HV05

Lần

1

12 phútTruyền tin bằng bộ cờ tay với nội dung bản tin là “ABCDEFG, HIKLMN, OPQRS, TUY[xóa chữ], [báo số]JV, WX, Z”

Luyện

tập

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Lần 2

12 phútTruyền tin bằng bộ cờ tay với nội dung bản tin là “ABCDEFG, HIKLMN, OPQRS, TUY[xóa chữ], [báo số]JV, WX, Z”

Theo dõi,

nhận xét

Luyện

tập

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Lần 3

12 phútTruyền tin bằng bộ cờ tay với nội dung bản tin là “ABCDEFG, HIKLMN, OPQRS, TUY[xóa

Theo dõi, Theo dõi, Luyện Theo dõi, Theo dõi,

Page 99: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

97

chữ], [báo số]JV, WX, Z”nhận xét nhận xét tập nhận xét nhận xét

Lần 4

12 phútTruyền tin bằng bộ cờ tay với nội dung bản tin là “ABCDEFG, HIKLMN, OPQRS, TUY[xóa chữ], [báo số]JV, WX, Z”

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Luyện

tập

Theo dõi,

nhận xét

Lần 5

12 phútTruyền tin bằng bộ cờ tay với nội dung bản tin là “ABCDEFG, HIKLMN, OPQRS, TUY[xóa chữ], [báo số]JV, WX, Z”

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Luyện

tập

PHIÊU LUYỆN TẬP 02

kèm bài thực hành 4.6.2 Thực hành cờ tay 2.

Mỗi đợt 60phút, thực hiện 4 đợt 240phút.

Nhóm:………..

Lần

LT

Thời gian

định mứcYêu cầu luyện tập

Nhiệm vụ cua từng Học viên Đánh

giá cua

GVHV01 HV02 HV03 HV04 HV05

Lần

1

12 phútTruyền tin bằng bộ cờ tay với nội dung bản tin là: “WELCOME, TO, YOU, 01234, 56789”

Luyện

tập

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Lần 2

12 phútTruyền tin bằng bộ cờ tay với nội dung bản tin là: “WELCOME, TO, YOU, 01234, 56789”

Theo dõi,

nhận xét

Luyện

tập

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Lần 3

12 phútTruyền tin bằng bộ cờ tay với nội dung bản tin là: “WELCOME, TO, YOU, 01234, 56789”

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Luyện

tập

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Lần 4

12 phútTruyền tin bằng bộ cờ tay với nội dung bản tin là: “WELCOME, TO, YOU, 01234, 56789”

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Luyện

tập

Theo dõi,

nhận xét

Lần 5

12 phútTruyền tin bằng bộ cờ tay với nội dung bản tin là: “WELCOME, TO, YOU, 01234, 56789”

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Luyện

tập

Page 100: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

98

PHIÊU LUYỆN TẬP 03

kèm bài thực hành 4.6.3 Thực hành cờ tay 3.

Mỗi đợt 60phút, thực hiện 2 đợt 120phút.

Nhóm:………..

Lần

LT

Thời gian

định mứcYêu cầu luyện tập

Nhiệm vụ cua từng Học viên Đánh

giá cua

GVHV01 HV02 HV03 HV04 HV05

Lần

1

12 phútTruyền tin bằng bộ cờ tay với nội dung bản tin là: Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh của bản thân.

Luyện

tập

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Lần 2

12 phútTruyền tin bằng bộ cờ tay với nội dung bản tin là: Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh của bản thân.

Theo dõi,

nhận xét

Luyện

tập

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Lần 3

12 phútTruyền tin bằng bộ cờ tay với nội dung bản tin là: Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh của bản thân.

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Luyện

tập

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Lần 4

12 phútTruyền tin bằng bộ cờ tay với nội dung bản tin là: Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh của bản thân.

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Luyện

tập

Theo dõi,

nhận xét

Lần 5

12 phútTruyền tin bằng bộ cờ tay với nội dung bản tin là: Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh của bản thân.

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Luyện

tập

Page 101: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

99

DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

( Theo Quyết định số 2786/QĐ-BNN-KTHT ngày 15 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.)

1. Bà Nguyễn Trọng Ánh Tuyết, Phó hiệu trưởng Trường Trung học Thủy sản

Chủ nhiệm

2. Bà Trần Thị Loan, Phó trưởng phòng Giảm nghèo và An sinh xã hội nông thôn- Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn.

Phó chủ nhiệm

3. Ông Trần Ngọc Sơn, giáo viên Trường Trung học Thủy sản

Thư ký

4. Ông Nguyễn Duy Bân, Trưởng khoa Trường Trung học Thủy sản

Ủy viên

5. Ông Nguyễn Văn Tâm, giáo viên Trường Trung học Thủy sản.

Ủy viên

6. Ông Huỳnh Hữu Lịnh, Kỹ sư Khai thác thủy sản, Trường Trung học Thủy sản.

Ủy viên

Page 102: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view• Chưa nhấn nút [TUNE] hoặc chỉ báo “TUNE” còn nhấp nháy trên màn hình

100

DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THUCHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP ( Theo Quyết định số /QĐ-BNN-KTHT ngày tháng năm 2015

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.)

1. Ông Hồ Đình Hải, Hiệu trưởng Cao đẳng nghề Công nghệ, Kinh tế và Thủy sản.

Chủ tịch

2. Ông Tạ Hữu nghĩa, Trưởng phòng, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn.

Thư ký

3. Ông Nguyễn Văn Lân, Trưởng phòng, Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ NN và PTNT

Ủy viên

4. Ông Nguyễn Viết Lý, Phó Giám đốc, Công ty TNHH MTV Khai thác và Dịch vụ Biển Đông

Ủy viên

5. Ông Trần Năng Cường, Trưởng phòng, Trường Trung học Thủy sản.

Ủy viên