mỤc lỤc lÝ do vÀ sỰ cẦn thiẾt phẢi ĐẦu tƯ 5

84
Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 1 MC LC DO SCN THIT PHI ĐẦU ........................................................ 5 I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ ....................................................................................................... 5 II. MỤC TIÊU ĐẦU TƯ............................................................................................................................... 6 III. CƠ SỞ PHÁP LÝ ..................................................................................................................................... 6 IV. TỔNG QUAN DỰ ÁN.......................................................................................................................... 7 1. Tên dự án ............................................................................................................... 7 2. Cơ quan chủ dự án ................................................................................................. 7 V. HÌNH THỨC ĐẦU TƯ .......................................................................................................................... 7 1. Phương án đầu tư................................................................................................... 7 2. Vốn và sử dụng nguồn vốn ................................................................................... 8 3. Quản lý và điều hành dự án ................................................................................... 8 Chủ đầu tư: ............................................................................................................................................................ 8 4. Tiến độ thực hiện dự án ......................................................................................... 8 CHƯƠNG 1. ĐIỀU KIN TNHIÊN, KINH T- HI CA DÁN ....... 9 I. VỊ TRÍ VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN .................................................................. 9 1. Vị trí dự án............................................................................................................. 9 2. Điều kiện tự nhiên ................................................................................................. 9 II. HIỆN TRẠNG .................................................................................................... 10 1. Hiện trạng sử dụng đất đai .................................................................................. 10 2. Hiện trạng công trình kiến trúc ........................................................................... 10 3. Hiện trạng mạng lưới hạ tầng kỹ thuật ................................................................ 10 III. CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA DỰ ÁN .................................................. 11 1. Dân số .................................................................................................................. 11 2. Sử dụng đất ở....................................................................................................... 11 3. Các chỉ tiêu khác ................................................................................................. 17 CHƯƠNG 2. GII PHÁP THIT KHTNG KTHUT ........................ 18 I. HỆ THỐNG GIAO THÔNG ............................................................................................................... 18 1. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng....................................................... 18 2. Nguyên tắc thiết kế .............................................................................................. 18 3. Giải pháp thiết kế ................................................................................................ 18 4. Khối lượng giao thông......................................................................................... 20

Upload: others

Post on 11-Nov-2021

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 1

MỤC LỤC

LÝ DO VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ ........................................................ 5

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ ....................................................................................................... 5

II. MỤC TIÊU ĐẦU TƯ ............................................................................................................................... 6

III. CƠ SỞ PHÁP LÝ ..................................................................................................................................... 6

IV. TỔNG QUAN DỰ ÁN .......................................................................................................................... 7

1. Tên dự án ............................................................................................................... 7

2. Cơ quan chủ dự án ................................................................................................. 7

V. HÌNH THỨC ĐẦU TƯ .......................................................................................................................... 7

1. Phương án đầu tư ................................................................................................... 7

2. Vốn và sử dụng nguồn vốn ................................................................................... 8

3. Quản lý và điều hành dự án ................................................................................... 8

Chủ đầu tư: ............................................................................................................................................................ 8

4. Tiến độ thực hiện dự án ......................................................................................... 8

CHƯƠNG 1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN ....... 9

I. VỊ TRÍ VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN .................................................................. 9

1. Vị trí dự án............................................................................................................. 9

2. Điều kiện tự nhiên ................................................................................................. 9

II. HIỆN TRẠNG .................................................................................................... 10

1. Hiện trạng sử dụng đất đai .................................................................................. 10

2. Hiện trạng công trình kiến trúc ........................................................................... 10

3. Hiện trạng mạng lưới hạ tầng kỹ thuật ................................................................ 10

III. CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA DỰ ÁN .................................................. 11

1. Dân số .................................................................................................................. 11

2. Sử dụng đất ở ....................................................................................................... 11

3. Các chỉ tiêu khác ................................................................................................. 17

CHƯƠNG 2. GIẢI PHÁP THIẾT KẾ HẠ TẦNG KỸ THUẬT ........................ 18

I. HỆ THỐNG GIAO THÔNG ............................................................................................................... 18

1. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng ....................................................... 18

2. Nguyên tắc thiết kế .............................................................................................. 18

3. Giải pháp thiết kế ................................................................................................ 18

4. Khối lượng giao thông......................................................................................... 20

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 2

II. SAN NỀN ...................................................................................................................................................... 21

1. Nguyên tắc thiết kế .............................................................................................. 21

2. Thiết kế san nền ................................................................................................... 21

3. Khối lượng san nền ............................................................................................. 22

III. THOÁT NƯỚC MƯA ......................................................................................................................... 22

1. Cơ sở thiết kế - quy trình, quy phạm áp dụng ..................................................... 22

2. Hiện trạng thoát nước mưa .................................................................................. 23

3. Giải pháp thiết kế thoát nước mưa ...................................................................... 23

4. Khối lượng thoát nước mưa ................................................................................ 26

IV. THOÁT NƯỚC THẢI SINH HOẠT .......................................................................................... 26

1. Cơ sở tính toán .................................................................................................... 26

2. Nguyên tắc thiết kế hệ thống thoát nước bẩn ...................................................... 26

3. Xác định lưu lượng nước thải .............................................................................. 27

4. Tính toán thủy lực tuyến cống thoát nước thải ................................................... 28

5. Tính toán trạm xử lý nước bẩn ............................................................................ 28

6. Các hạng mục trạm xử lý .................................................................................... 33

7. Hạng mục thiết bị, công nghệ: ............................................................................ 34

8. Khối lượng và kinh phí thoát nước thải .............................................................. 39

V. CẤP NƯỚC ................................................................................................................................................. 39

1. Tiêu chuẩn thiết kế .............................................................................................. 39

2. Nguồn nước ......................................................................................................... 39

3. Nguyên tắc thiết kế .............................................................................................. 39

4. Tính toán nhu cầu dùng nước .............................................................................. 39

5. Tính toán thuỷ lực mạng lưới cấp nước .............................................................. 42

6. Khối lượng đường ống ........................................................................................ 43

7. Các giải pháp kỹ thuật ......................................................................................... 43

8. Giải pháp kết cấu xây dựng ................................................................................. 44

9. Quy trình vận hành và bảo dưỡng đường ống ..................................................... 45

10. Giải pháp cấp nước phòng cháy- chữa cháy ..................................................... 45

11. Khối lượng cấp nước ......................................................................................... 45

VI. CẤP ĐIỆN .................................................................................................................................................. 45

1. Cơ sở thiết kế ....................................................................................................... 45

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 3

2. Tính toán nhu cầu phụ tải .................................................................................... 46

3. Đặc điểm chính của công trình ............................................................................ 47

4. Các giải pháp kỹ thuật chính công trình.............................................................. 47

5. Khối lượng ........................................................................................................... 49

VII. THÔNG TIN LIÊN LẠC ................................................................................................................. 49

1. Cơ sở thiết kế ....................................................................................................... 49

2. Yêu cầu kỹ thuật và công nghệ ........................................................................... 49

3. Biện pháp thi công ............................................................................................... 59

4. An toàn lao động ................................................................................................. 59

5. Khối lượng hệ thống thông tin liên lạc ............................................................... 60

VIII. Hạng mục cây xanh ............................................................................................................................ 60

1. Cây đường phố .................................................................................................... 61

2. Công viên cây xanh ............................................................................................. 61

3. Chủng loại cây ..................................................................................................... 61

4. Khối lượng hạng mục cây xanh .......................................................................... 64

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG .................................... 65

I. Tác động tích cực của dự án ................................................................................................................. 65

II. Tác động xấu của dự án ......................................................................................................................... 65

1. Giai đoạn tiền thi công ........................................................................................ 65

2. Giai đoạn thi công xây dựng ............................................................................... 65

3. Giai đoạn hoạt động ............................................................................................ 66

III. Dự báo những rủi ro, sự cố môi trường ...................................................................................... 67

IV. Các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường ................................................. 67

1. Giai đoạn chuẩn bị mặt bằng ............................................................................... 67

2. Trong giai đoạn thi công xây dựng ..................................................................... 68

3. Trong giai đoạn dự án đưa vào hoạt động ........................................................... 70

4. Giảm thiểu sự cố môi trường .............................................................................. 71

CHƯƠNG 4. PHƯƠNG ÁN VÀ KINH PHÍ ĐỀN BÙ-TÁI ĐỊNH CƯ ............. 73

I. KINH PHÍ DI CHUYỂN ĐỀN BÙ ............................................................................................... 73

1. Cơ sở tính toán .................................................................................................... 73

2. Kinh phí đền bù ................................................................................................... 74

II. PHƯƠNG ÁN TÁI ĐỊNH CƯ ......................................................................................................... 77

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 4

CHƯƠNG 5. KINH PHI ĐÂU TƯ – CÂN ĐÔI NGUÔN VÔ N ......................... 79

I. KINH PHÍ ĐẦU TƯ ................................................................................................................................. 79

1. Cơ sở lập kinh phí ............................................................................................... 79

2. Chi phí đầu tư hạ tầng ......................................................................................... 79

3. Tổng mức dự toán ............................................................................................... 80

4. Tổng mức đầu tư ................................................................................................. 81

5. Suất đầu tư ........................................................................................................... 81

CHƯƠNG 6. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN ........................................ 82

I. NGUÔN VỐN ............................................................................................................................................ 82

II. DOANH THU TỪ KHAI THÁC QUỸ ĐẤT DỰ KIẾN ................................................. 82

III. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN ....................................................................................... 82

1. Thời gian chuẩn bị đầu tư .................................................................................... 82

2. Thời gian hoàn thành đưa công trình vào sử dụng .............................................. 82

3. Hình thức quản lý dự án ...................................................................................... 82

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 83

KẾT LUẬN ......................................................................................................................................................... 83

KIẾN NGHỊ ........................................................................................................................................................ 83

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 5

MỞ ĐẦU

LÝ DO VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ

Quy hoạch chung đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc đến năm 2020 đã được

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 124/1999/QĐ-TTG ngày 18

tháng 5 năm 1999. Quy hoạch tổng mặt bằng chi tiết sử dụng đất 1/2000 Đô thị

mới Điện Nam - Điện Ngọc (Giai đoạn II) đã được UBND tỉnh Quảng Nam phê

duyệt tại Quyết định số 3695/QĐ-UBND ngày 24 tháng 8 năm 2003, xác định Khu

Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc, Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam là khu đô

thị sinh thái phía Bắc của tỉnh, liền kề với thành phố Đà Nẵng, cách trung tâm

thành phố Đà Nẵng 15km, cách Hội An 10km, có sông Cổ Cò là trục không gian

cảnh quan trung tâm, có một bờ biển đẹp và trải dài từ Đà Nẵng đến Hội An. Đây

cũng là địa điểm nằm trong chuỗi đô thị động lực miền Trung bao gồm Chân Mây

- Đà Nẵng - Điện Nam- Điện Ngọc - Hội An- Chu Lai và Dung Quất. Đô thị Điện

Nam - Điện Ngọc còn đóng vai trò là không gian kết nối các hoạt động kinh tế-văn

hoá và xã hội giữa thành phố Đà Nẵng, thành phố Hội An, giữa khu vực ven biển

với các huyện phía Tây của Tỉnh, là trung tâm du lịch biển mang tầm vóc Quốc

gia, quốc tế, trung tâm công nghiệp, đào tạo, thương mại- dịch vụ- tài chính của

tỉnh Quảng Nam và khu vực miền Trung.

Từ năm 2003 đến nay, với những lợi thế và tiềm năng sẵn có, khu đô thị mới

Điện Nam - Điện Ngọc đã thu hút rất nhiều các dự án đầu tư với hàng chục các dự

án đã hoàn thiện như Khu đô thị số 1A, Khu đô thị số 1B; Khu đô thị số 11; Khu

dân cư phố chợ Điện Ngọc; Khu đô thị Green City…, rất nhiều các dự án đang

triển khai thi công xây dựng như Khu đô thị số 3; Khu đô thị số 4; Khu đô thị số 6;

Khu đô thị số 9; Khu đô thị số 7B; Khu phố chợ Điện Nam Trung; Khu đô thị An

Phú Quý; Khu đô thị Sentosa Riverside; Trường Cao đẳng Công kỹ nghệ Đông Á

cơ sở 2; Khu dân cư mới Thái Dương 2; Dự án phát triển và kinh doanh dịch vụ du

lịch, khách sạn và biệt thự ven sông… Bên cạnh đó,khu đô thị mới Điện Nam -

Điện Ngọc còn có các dự án BT như: Đường nối tuyến ĐT607 với tuyến ĐT603A;

đường trục chính đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc…và rất nhiều các dự án khác

đang thực hiện thủ tục chuẩn bị đầu tư.

Ngày 22/06/2015 UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Quyết định số 2194/QĐ-

UBND với nội dung đã đồng ý Giao chủ đầu tư Công ty cổ phần đầu tư QNK

Quảng Nam lập quy hoạch chi tiết Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam -

Điện Ngọc, đây là khu vực có vị thế đẹp, tiếp giáp sông Cổ Cò, có khả năng kết

nối thuận tiện với hệ thống giao thông và hạ tầng kĩ thuật trong và ngoài đô thị, có

quỹ đất thuận lợi để xây dựng hoàn chỉnh và phát triển một không gian đô thị sinh

thái, du lịch đồng bộ, hiện đại về kiến trúc và hạ tầng đô thị, có đặc trưng về cảnh

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 6

quan, môi trường ven sông Cổ Cò, góp phần cho sự phát triển của đô thị mới Điện

Nam - Điện Ngọc theo định hướng quy hoạch chung.

Căn cứ Hồ sơ Quy hoạch chi tiết 1/500 Khu đô thị QNK I đã được UBND

tỉnh Quảng Nam phê duyệt, việc tiếp tục triển khai thực hiện lập dự án đầu tư xây

dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị để làm cơ sở để pháp lý cho việc thực hiện các bước

thiết kế nhằm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị là rất cần thiết.

II. MỤC TIÊU DỰ ÁN

- Cụ thể hóa Quy hoạch chung đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc đến năm

2020 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt.

- Tạo dựng khu đô thị du lịch hiện đại, bản sắc, năng động, có kiến trúc cảnh

quan đẹp, có không gian xanh hài hòa với dải đô thị ven sông sông Cổ Cò với các

dấu ấn đặc trưng của văn hóa ven biển miền Trung.

- Hình thành khu đô thị sinh thái, du lịch đồng bộ về kiến trúc, hạ tầng kỹ

thuật và hạ tầng xã hội theo hướng phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, phù

hợp khả năng kinh tế địa phương, có chất lượng hạ tầng và dịch vụ đô thị tốt, tăng

sức cạnh tranh đô thị góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đô thị mới

Điên Nam- Điện Ngọc.

- Đảm bảo điều kiện sống thiết yếu cho người dân bao gồm các nhu cầu: Cư

trú, sinh hoạt, đi lại, học hành khám chữa bệnh, thông qua việc bố trí các khu ở,

các hệ thống hạ tầng kỹ thuật, có tính toán đến nhu cầu phúc lợi xã hội, các không

gian tiện ích cộng đồng thích ứng.

- Đầu tư đồng bộ hạ tầng, tăng cường khả năng khai thác quỹ đất tại khu vực,

đáp ứng nhu cầu phát triển đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, giải quyết nhu cầu về đất ở

cho khu vực.

- Làm cơ sở pháp lý cho việc triển khai bước thiết kế, đầu tư xây dựng công

trình.

III. CƠ SỞ PHÁP LÝ

- Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014;

- Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013;

- Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về đầu tư

theo hình thức đối tác công tư;

- Căn cứ Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 của Chính phủ về

Quy định về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

- Căn cứ Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 của Chính phủ Quy

định chi tiết về hợp đồng xây dựng;

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 7

- Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ Quy

định về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

- Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ Quy

định về Quản lý dự án đầu tư xây dựng;

- Quyết định số 124/1999/QĐ-TTgNgày 18 tháng 05 năm 1999 của Thủ

tướng Chính Phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch chung đô thị mới Điện Nam-Điện

Ngọc tỉnh Quảng Nam

- Quyết định số 2194/QĐ-UBND ngày 22/06/2015 của UBND tỉnh Quảng

Nam về việc giao Công ty cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam làm chủ đầu tư dự án

xây dựng Khu đô thị QNK I tại Đô thị mới Điện Nam-Điện Ngọc

- Quyết định số 48/QĐ-UBND ngày 21/06/2017 của Công ty cổ phần đầu tư

QNK Quảng Nam về việc phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ

1/500 Khu đô thị QNK I tại Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn,

tỉnh Quảng Nam;

- Hồ sơ Quy hoạch chi tiết 1/500 Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam -

Điện Ngọc đã được phê duyệt theo quyết định số 2393/QĐ-UBND ngày 30 tháng 6

năm 2017 của UBND

IV. TỔNG QUAN DỰ ÁN

Dự án Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam – Điện Ngọc, Công ty Cổ

phần Đầu tư QNK Quảng Nam lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, đã được UBND

tỉnh Quảng Nam phê duyệt tại Quyết định số 2393/QĐ-UBND ngày 30 tháng 06

năm 2017 và đã giao cho Công ty Cổ phần Đầu tư QNK Quảng Nam làm Chủ đầu

tư tại Quyết định số 2194/QĐ-UBND, ngày 22/06/2015 của UBND tỉnh Quảng

Nam.

1. Tên dự án

- Dự án: Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc.

- Địa điểm: Phường Điện Ngọc, thị Xã Điện Bàn, Tỉnh Quảng Nam.

2. Cơ quan chủ dự án

- Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Đầu tư QNK Quảng Nam

- Điều hành dự án: Công ty Cổ phần Đầu tư QNK Quảng Nam

- Địa chỉ liên hệ : Tổ 8, phường Hòa Hương, thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam

- Địa điểm thực hiện dự án: Phường Điện Ngọc, thị Xã Điện Bàn, Tỉnh Quảng

Nam.

V. HÌNH THỨC ĐẦU TƯ

Hình thức đầu tư dự án: Đầu tư xây dựng mới.

1. Phương án đầu tư

Đầu tư xây dựng mới một cách đồng bộ và hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật:

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 8

- Xây dựng mới đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo yêu cầu phù hợp

quy chuẩn và tiêu chuẩn cũng như khai thác hiệu quả tối đa về tổ chức không gian

cảnh quan môi trường.

- Có các giải pháp tổ chức các tuyến đường đảm bảo khoảng cách đi bộ và

yêu cầu phòng hoả, cứu thương.

- Hệ thống thoát nước, cấp nước, cấp điện xây dựng mới đấu nối thành hệ

thống hoàn chỉnh đạt yêu cầu phù hợp của khu vực và đô thị.

2. Vốn và sử dụng nguồn vốn

- Vốn: từ khai thác quỹ đất trong dự án.

- Sử dụng nguồn vốn:

+ Chi phí cho việc đền bù giải tỏa và hỗ trợ tái định cư.

+ Chi phí cho việc đầu tư xây dựng hoàn thiện hệ thống các công trình hạ

tầng kỹ thuật chính.

+ Chi phí cho việc lập thủ tục hồ sơ xây dựng cơ bản.

3. Quản lý và điều hành dự án

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Đầu tư QNK Quảng Nam

4. Tiến độ thực hiện dự án

- Thủ tục chuẩn bị đầu tư: Tháng 5 năm 2019 đến hết Quý III-2019

- Triển khai đền bù giải phóng mặt bằng: Quý IV/2018

- Khởi công xây dựng dự án dự kiến: Quý I/2020

- Hoàn thành dự án đưa vào hoạt động dự kiến: Quý II/2021

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 9

CHƯƠNG 1.

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN

I. VỊ TRÍ VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1. Vị trí

Khu đô thị QNK I nằm tại khu vực phía Đông khu đô thị mới Điện Nam -

Điện Ngọc, phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, phạm vi khu

đất được giới hạn như sau:

- Phía Bắc giáp: khu đô thị Peace full Land mở rộng.

- Phía Nam giáp: khu đô thị MB Land.

- Phía Tây giáp: khu dân cư và mộ khối phố Viêm Minh.

- Phía Đông giáp: sông Cổ Cò.

2. Điều kiện tự nhiên

a. Địa hình

Địa hình khu đô thị QNK I gồm hai phần: phần đất thổ cư, phần đất trũng ven

sông.

- Phần đất thổ cư có cao độ từ +0,7 ÷ +6,8m, cao dần từ Bắc xuống Nam.

- Phần trũng ven sông nằm tại phía đông có cao độ từ -0,30 ÷ +0,70m

Đánh giá chung về địa hình, địa mạo khu đất: là khu vực thuận lợi cho việc xây

dựng, có địa tương đối bằng phẳng, thấp trũng vì vậy giải pháp san nền cần phải

nghiên cứu để giảm thiểu khối lượng san lấp mà vẫn thuận lợi cho việc thoát nước

mặt, nước thải và đảm bảo khu vực không bị ngập úng trong mùa mưa.

b. Khí hậu

Khu vực quy hoạch nằm trong vùng khí hậu Trung Trung bộ, nóng ẩm và

mưa nhiều. Chịu ảnh hưởng nhiều bởi các trận bão và lụt lội vào các tháng 9 -11

hàng năm. Nhiệt độ trung bình năm 20 – 210C, không có sự cách biệt lớn giữa các

tháng trong năm.

Lượng mưa trung bình năm: 2000-2500mm

Mùa mưa tập trung vào tháng 10, 11, 12.

Độ ẩm tương đối thấp nhất trung bình năm: 84%.

Nhiệt độ không khí trung bình năm: 25,60C.

c. Thuỷ văn và địa chất thuỷ văn

Tỉnh Quảng Nam có lượng mưa trung bình 2.000 – 2.500 mm nhưng phân bố

không đều theo thời gian và không gian, mưa ở miền núi nhiều hơn đồng bằng,

mưa tập trung vào các tháng 9 – 12, chiếm 80% lượng mưa cả năm; mùa mưa

trùng với mùa bão, nên các cơn bão nên các cơn bão đổ vào miền Trung thường

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 10

gây ra lở đất, lũ quét ở các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Tây Giang, Đông

Giang, Nam Giang và ngập lụt ở các huyện đồng bằng..

II. HIỆN TRẠNG

1. Hiện trạng sử dụng đất đai

Khu đô thị QNK I có diện tích 197221,8 m², thuộc địa giới hành chính thị xã

Điện Bàn, Tỉnh Quảng Nam phần lớn là đất Nông nghiệp chiếm đến 94,4% còn lại

là đất ở, đất kênh mương, ao, đất giao thông.

Bảng 1.1: Hiện trạng sử dụng đất

TT Loại đất Diện tích (m2) Tỷ lệ (%)

1 Đất ở 7.705,5 3,9

2 Đất nông nghiệp 18.612,2 94,4

3 Đất kênh mương, ao 13.53,8 0,7

4 Đất giao thông 20.40,5 1,0

Tổng 197.221,8 100

2. Hiện trạng công trình kiến trúc

Trong khu vực chủ yếu là các công trình không kiên cố: nhà gạch 1 tầng và

một số nhà 2 tầng.

3. Hiện trạng mạng lưới hạ tầng kỹ thuật

a. Giao thông

Hiện trạng khu vực lập dự án chủ yếu là đất nông nghiệp, có rất ít dân cư sinh

sống trong ranh giới dự án.Trong khu vực lập dự án hiện chỉ có 1 tuyến đường dân

sinh nằm tại phía Tây của dự án có lộ giới 4m, cấu tạo mặt đường bằng bê tông

Nhìn chung khu vực lập dự án chưa được đầu tư phát triển đồng bộ, chưa đảm

bảo nhu cầu cũng như chất lượng phục vụ cho người dân trong tương lai.

b. San nền, thoát nước

- Động đất, sạt lở: Không có hiện tượng động đất sạt lở.

- Hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật:

b1. Nền hiện trạng:

Khu vực quy hoạch gồm hai phần: phần đất thổ cư, phần đất trũng ven sông.

- Phần đất thổ cư có cao độ từ + 1,5 ÷ +6,8m, thấp dần từ Tây sang Đông.

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 11

- Phần đất nông nghiệp có cao độ từ -0,2 ÷ +1,5, khu vực cao nhất là khu vực

lân cận khu dân cư phía Tây dự án, khu vực thấp nhất nằm ở vùng Bắc của trung

tâm dự án có cao độ thấp nhất là -0,2m.

- Khu vực lập dự án địa hình bằng phẳng, khá thấp trũng, vì vậy cần phải tôn

nền để đảm bảo không bị ngập úng vào mùa mưa, ngoài ra để giảm thiểu chi phí

đầu tư cần giảm thiểu tối đa độ dốc thiết kế để giảm khối lượng đắp.

b2. Thoát nước mưa: Khu vực chưa có hệ thống thoát nước mưa. Hiện trạng nước

mưa tự chảy theo địa hình vào ruộng trũng sau đó thoát ra sông Cổ Cò.

c. Cấp nước

Hiện tại, khu vực quy hoạch chưa có hệ thống cấp nước sạch phục vụ cho nhu

cầu sinh hoạt, phòng cháy chữa cháy và sản xuất của nhân dân. Nguồn nước chính

hiện nay phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất chủ yếu là nguồn nước ngầm

(giếng khoan, giếng đào) có độ sâu từ 5 - 10m so với mặt đất tự nhiên. Chất lượng

nước và trữ lượng nước hiện chưa được đánh giá cụ thể và chi tiết. Tuy nhiên, qua

khảo sát giếng nước tại các hộ dân thì nguồn nước tương đối tốt phù hợp với tình

hình trước mắt nhưng xét về lâu dài thì chất lượng nước và trữ lượng nước không

đảm bảo cung cấp do quá trình phát triển của xã hội. Vì vậy, việc đầu tư xây dựng

hệ thống cấp nước để phục vụ cho nhân dân là rất cần thiết.

d. Cấp điện

Nguồn điện sử dụng cho sinh hoạt, sản xuất của nhân dân trong toàn khu vực

nghiên cứu được lấy từ lưới điện trung thế trạm trung gian Điện Bàn kết hợp tuyến

trung thế 471 trạm trung gian khu công nghiệp Điện Nam Điện Ngọc.

e. Thoát nước thải

Hiện chưa có hệ thống thoát nước bẩn trong khu vực. Nước thải sinh hoạt của

các hộ dân tự chảy tràn ra các chỗ thấp trũng và tự thấm.

f. Thông tin liên lạc

Trong phạm vi khu vực đã có phủ sóng các mạng viễn thông, phía Tây dự án

đã có 1 số tuyến cáp viễn thông tuy nhiên không đủ đáp ứng nhu cầu khi dự án đi

vào hoạt động.

III. CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ - KỸ THUẬT CỦA DỰ ÁN

1. Dân số

Quy mô dân số: 3.472 người.

2. Sử dụng đất ở

a. Chỉ tiêu sử dụng đất ở

- Mật độ xây dựng gộp của dự án đạt khoảng 38,0%;

- Tỷ lệ đất cây xanh cảnh quan đạt khoảng 10,0%

- Tỷ lệ đất giao thông, sân bãi, hạ tầng kỹ thuật đạt khoảng 41,36%.

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 12

- Tầng cao xây dựng:

+ Khối công cộng - dịch vụ tối đa 03 tầng, chiều cao tối đa 12m.

+ Công trình biệt thự tối đa 03 tầng, chiều cao tối đa 12m.

+ Công trình liền kề, shophouse 05 tầng, chiều cao tối đa 18m.

b. Tổ chức loại hình đất ở

- Đất ở: Đất nhà ở Shophouse, Đất nhà ở liên kế, Đất nhà ở biệt thự, Đất nhà

ở tái định cư:

- Đất công cộng;

- Đất cây xanh;

- Đất hạ tầng kỹ thuật.

Bảng 3.1: Bảng thống kế sử dụng đất của dự án

TT Loại đất Diện tích

(m2)

1 Đất ở 92.471,1

1.1 Đất nhà ở Shophouse 24.487,4

1.2 Đất nhà ở liên kế 57.000,0

1.3 Đất nhà ở Biệt thự 9.126,2

1.4 Đất nhà ở tái định cư 1.857,5

2 Đất công cộng 3.460,1

3 Đất cây xanh 19.716,3

4 Đất hạ tầng kỹ thuật 81.574,3

Tổng 197.221,8

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 13

Bảng 3.2: Bảng tổng hợp quỹ đất

TT Ký

hiệu Loại đất

Diện tích

(m2)

Diện tích xây

dựng max

(m2)

Tổng diện tích

sàn max

(m2)

Tỷ lệ

(%)

1 ĐẤT Ở 92.471,1 72.151,6 349.807,0 46,89

1.1 Đất nhà ở Shophouse 24.487,4 19.589,9 97.949,6

S1

Phân lô shophouse

(điển hình: 6m x 16,5m)

1.915,3 1.532,2 7.661,2

S2 903,5 722,8 3614,0

S3 1.034,1 827,3 4.136,4

S4 878,5 702,8 3.514,0

S5 878,5 702,8 3.514,0

S6 1.122,3 897,8 4.489,2

S7 878,5 702,8 3.514,0

S8 878,5 702,8 3.514,0

S9 486,5 389,2 1.946,0

S10 532 425,6 2.128,0

S11 532 425,6 2.128,0

S12 Phân lô shophouse

(điển hình: 6m x 20m) 3784 3.027,2 15.136,0

S13

Phân lô shophouse

(điển hình: 6m x 16,5m)

3.933,6 3.146,9 15.734,4

S14 486,5 389,2 1.946,0

S15 532 425,6 2.128,0

S16 532 425,6 2.128,0

S17 2.858,5 2.286,8 11.434,0

S18 2.321,1 1.856,9 9.284,4

1.2 Đất nhà ở liên kế 57.000,0 45.600,0 228.000,0

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 14

TT Ký

hiệu Loại đất

Diện tích

(m2)

Diện tích xây

dựng max

(m2)

Tổng diện tích

sàn max

(m2)

Tỷ lệ

(%)

A01

Phân lô liền kề

(điển hình: 6m x 15m)

1.738,8 1.391,0 6.955,2

A02 1.853,0 1.482,4 7.412,0

A03 1.837,7 1.470,2 7.350,8

A04 922,4 737,9 3.689,6

A05 1.595,0 1.276,0 6.380,0

A06 1.595,0 1.276,0 6.380,0

A07 1.595,0 1.276,0 6.380,0

A08 1.595,0 1.276,0 6.380,0

A09 797,5 638,0 3.190,0

A10 797,5 638,0 3.190,0

A11 902,2 721,8 3.608,8

A12 1.067,9 854,3 4.271,6

A13 797,5 638,0 3.190,0

A14 797,5 638,0 3.190,0

A15 1.525,3 1.220,2 6.101,2

A16 1.595,0 1.276,0 6.380,0

A17 907,8 726,2 3.631,2

A18 1.795,0 1.436,0 7.180,0

A19 1.080,0 864,0 4.320,0

A20 540,0 432,0 2.160,0

A21 540,0 432,0 2.160,0

A22 1.080,0 864,0 4.320,0

A23 1.036,4 829,1 4.145,6

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 15

TT Ký

hiệu Loại đất

Diện tích

(m2)

Diện tích xây

dựng max

(m2)

Tổng diện tích

sàn max

(m2)

Tỷ lệ

(%)

A24 2.773,9 2.219,1 11.095,6

A25 1.502,9 1.202,3 6.011,6

A26 1.080,0 864,0 4.320,0

A27 990,0 792,0 3.960,0

A28 990,0 792,0 3.960,0

A29 1.647,4 1.317,9 6.589,6

A30 1.247,5 998,0 4.990,0

A31 610,0 488,0 2.440,0

A32 2.135,0 1.708,0 8.540,0

A33 1.955,0 1.564,0 7.820,0

A34 1.955,0 1.564,0 7.820,0

A35 2.593,4 2.074,7 10.373,6

A36 2.018,2 1.614,6 8.072,8

A37 2.070,5 1.656,4 8.282,0

A38 2.500,0 2.000,0 10.000,0

A39 2.939,7 2.351,8 11.758,8

1.3 Đất nhà ở Biệt thự 9.126,2 5.475,72 16.427,2

B01 Đất nhà ở Biệt thự

(Điển hình: 15m x 20m) 5.025,9 3.015,5 9.046,6

B02 Đất nhà ở Biệt thự

(Điển hình: 15m x 20m) 4.100,3 2.460,2 7.380,5

1.4 Đất nhà ở tái định cư 1.857,5 1.486,0 7430,0

T01 Đất nhà ở tái định cư 1.247,5 998,0 4.990,0

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 16

TT Ký

hiệu Loại đất

Diện tích

(m2)

Diện tích xây

dựng max

(m2)

Tổng diện tích

sàn max

(m2)

Tỷ lệ

(%)

(Điển hình: 8m x15m)

T02 Đất nhà ở tái định cư

(Điển hình: 8m x15m) 610,0 488,0 2.440,0

2 ĐẤT CÔNG CỘNG 3.460,1 1.730,1 5190,2 1,75

CC1 Đất công trình công cộng 3.460,1 1.730,1 5190,2

3 ĐẤT CÂY XANH 19.716,3 985,82 985,82 10,00

3,1 Đất cây xanh ven sông 9.110,0 455,5 455,5

CV Công viên 9.110,0 455,5 455,5

3,2 Đất cây xanh khu ở 8.033,3 401,67 401,67

CX1 Đất cây xanh khu ở 648,5 32,4 32,4

CX2 Đất cây xanh khu ở 863,2 43,2 43,2

CX3 Đất cây xanh khu ở 4.010,0 200,5 200,5

CX4 Đất cây xanh khu ở 544,8 27,2 27,2

CX5 Đất cây xanh khu ở 572,8 28,6 28,6

CX6 Đất cây xanh khu ở 546,5 27,3 27,3

CX7 Đất cây xanh khu ở 847,5 42,4 42,4

3,3 Đất các vệt cây xanh cảnh quan 2.573,0 128,7 128,7

4 ĐẤT HẠ TẦNG KỸ THUẬT 81.574,3 41,36

HT Đất hạ tầng kỹ thuật 632,7

Đất giao thông 80.941,6

TỔNG 197.221,8 74.867,505 355.983 100

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 17

c. Mật độ xây dựng:

- Đất nhà ở Shophouse: 80%

- Đất nhà ở liên kế: 80%

- Đất nhà ở tái định cư: 80%

- Đất nhà ở biệt thự: 60%

- Đất công cộng và dịch vụ: 50%

3. Các chỉ tiêu khác

- Giao thông: Mặt đường bê tông nhựa, vỉa hè lát gạch bê tông tự chèn.

- Thoát nước : Mương BTCT, ống BTLT, Hố ga, hố thu BTCT, nắp đậy bằng

gang.

- Thông tin liên lạc: 1 – 1,5máy/hộ

- Vệ sinh môi trường: Thu gom rác, phế thải vào các thùng rác đặt tại các nơi

quy định.

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 18

CHƯƠNG 2. GIẢI PHÁP THIẾT KẾ HẠ TẦNG KỸ THUẬT

I. HỆ THỐNG GIAO THÔNG

1. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng

- Căn cứ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500 khu vực lập quy hoạch;

- Quy trình khảo sát đường ô tô 22TCN 263-2000;

- Khoan thăm dò địa chất công trình 22TCN259-2000;

- TCVN 7801:2008 Quy hoạch phát triển khu du lịch – Tiêu chuẩn thiết kế ;

- QCVN 01/2008/BXD: “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch Xây

dựng” ;

- TCVN 4054-2005: “Đường ô tô - Yêu cầu thiết kế ”;

- TCVN 104-2007: “Đường đô thị – Yêu cầu thiết kế ”;

- 22TCN211-06: “Áo đường mềm - Các yêu cầu thiết kế”;

- Các tài liệu tham khảo khác có liên quan.

2. Nguyên tắc thiết kế

- Tuân thủ các quy hoạch liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Cấu trúc mạng lưới đường và tổ chức giao thông phù hợp với tổ chức không

gian kiến trúc cảnh quan của Khu Đô thị mới Điện Nam – Điện Ngọc.

- Phù hợp theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.

3. Giải pháp thiết kế

a. Bình đồ thiết kế

Số liệu khảo sát địa hình và địa chất do chủ đầu tư cung cấp.

Thiết kế theo đúng bình đồ, cao trình thiết kế tim tuyến quy hoạch đã được

phê duyệt.

b. Trắc dọc

Hệ tọa độ theo bản vẽ quy hoạch đã được duyệt.

Cao độ thiết kế trên cơ sở cao độ khớp nối vào các khu vực xung theo quy

hoạch phân khu và tuân thủ theo Quy hoạch được duyệt.

Trắc dọc tuyến được thiết kế tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật tuyến.

c. Trắc ngang

- Đầu tư xây dựng đường phố theo tiêu chuẩn đường phố chính và đường phố

gom. Cụ thể như sau:

- Đường đối ngoại:

+ Đường chính khu vực mặt cắt ngang 1-1, đây là tuyến đường mang tính

chất trục giao thông chính của khu lập quy hoạch, kết nối dự án với các khu vực

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 19

phía Tây, phía Nam và phía Bắc, đóng vai trò tuyến giao thông đối ngoại. Tuyến

đường này có lộ giới 33,0m, gồm lòng đường chính xe chạy rộng

2x10,50=21,00m; Vỉa hè 2 bên rộng 2x5,0=10,0m, dải phân cách giữa rộng 2,00m.

- Đường khu vực:

+ Đường khu vực mặt cắt ngang 2-2, các tuyến đường chạy giữa khu đô thị

theo hướng Tây Đông, kết nối với tuyến đường mặt cắt 1-1, có lộ giới 25,00m gồm

lòng đường chính xe chạy là 2x5,50m; Vỉa hè 2 bên rộng 2x5,0=10,0m, dải phân

cách giữa rộng 4,00m.

+ Đường khu vực mặt cắt ngang 3-3, tuyến đường này có lộ giới 20,50m,

gồm lòng đường chính xe chạy rộng 2x5,25m; Vỉa hè 2 bên rộng 2x5,0=10,0m

không có dải phân cách.

- Đường nội bộ:

+ Trên cơ sở các tuyến đường cấp khu vực, thiết kế các tuyến đường nội bộ

tạo nên mạng lưới giao thông hợp lý thuận tiện cho việc đi lại trong khu vực quy

hoạch và các khu vực lân cận. Hệ thống giao thông nội bộ trong khu vực quy

hoạch được phân cấp như sau:

+ Đường nội bộ mặt cắt ngang 4-4: tuyến đường quy hoạch có lộ giới 17,0m

gồm lòng đường xe chạy rộng 2x3,75m=7,50m; Vỉa hè hai bên rộng 2x5,0=10,0m.

+ Đường nội bộ mặt cắt ngang 5-5: các tuyến đường quy hoạch còn lại có lộ

giới 12,00m gồm lòng đường xe chạy rộng 2x2,75m=5,50m; Vỉa hè hai bên rộng

2x3,00=6,00m.

d. Nền đường

Hệ thống giao thông được thi công trên mặt bằng tự nhiên, giới hạn với

phạm vi san nền là mép ngoài vỉa hè. Thi công nền đường đồng thời với thi công

san nền.

Nền đường: Đất đắp nền đường bằng đất từng lớp đạt độ chặt K= 0,95. Đối

với 50cm trên cùng của nền đường tiếp giáp với kết cấu áo đường đắp đất đồi đầm

chặt K98. Trước khi đắp đất phải vét hữu cơ, bùn, cỏ rác, chiều dày trung bình

30cm và đánh cấp nếu cần.

e. Kết cấu mặt đường (Bảng tính toán kết cấu kèm theo-Phụ lục 9)

- Đối với mặt đường giao thông đối ngoại: Sử dụng mặt đường cấp cao A1,

Eyc=155Mpa, đề xuất kết cấu như sau:

+ Bê tông nhựa chặt 12.5 dày 6cm

+ Bê tông nhựa chặt 19 dày 7cm

+ CPĐD loại 1 Dmax25 dày 20cm

+ CPĐD loại 1 Dmax37,5 dày 25cm

+ Cấp phối đồi K98 dày 50cm

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 20

- Đối với mặt đường cấp khu vực và đường nội bộ: Sử dụng mặt đường cấp

cao A1, Eyc=120Mpa, đề xuất kết cấu như sau:

+ Bê tông nhựa chặt 12.5 dày 4cm

+ Bê tông nhựa chặt 19 dày 6cm

+ CPĐD loại 1 Dmax25 dày 15cm

+ CPĐD loại 1 Dmax37,5 dày 20cm

+ Cấp phối đồi K98 dày 50cm.

- Đối với đường dạo và đường trong công viên: Lát gạch đỏ Hạ Long trên

lớp vữa 3cm, lót nền bằng BTXM M100, dày 10cm.

f. Nút giao

Thiết kế nút giao bằng dạng đơn giản, tự điều khiển với bán kính bó vỉa nhỏ

nhất Rbóvỉa = 8m. Tổng cộng toàn dự án có 49 nút giao được thiết kế.

Mặt đường tại vị trí nút giao thông thiết kế như mặt đường của đường tiếp

giáp.

g. Vỉa hè

- Vỉa hè, bó vỉa vỉa hè, bó bồn trồng cây được thiết kế đồng bộ cho toàn bộ

các tuyến đường trong dự án: gạch lát vỉa hè sử dụng gạch bê tông tự chèn, bó bồn

trồng cây, bó vỉa sử dụng cấu kiện bê tông đúc sẵn.

Vỉa hè sử dụng gạch bê tông tự chèn và cấu kiện bê tông đúc sẵn

4. Khối lượng giao thông

(Chi tiết khối lượng hạng mục giao thông xem phụ lục 1)

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 21

II. SAN NỀN

1. Nguyên tắc thiết kế

Do địa hình hiện trạng thấp trũng, khu vực nghiên cứu giáp sông Cổ Cò tại

cực Đông nên giải pháp san nền Khu Đô thị QNK 1 là tôn nền đến cao độ cần

thiết, tạo hướng dốc từ Tây sang Đông hướng về phía sông Cổ Cò, tạo thuận lợi

cho việc thoát nước.

- Tính toán khối lượng san nền theo từng lô đất với giới hạn lô là chỉ giới

đường đỏ các đường giao thông.

- Thiết kế san nền được thể hiện bởi cao độ tim đường, chiều dài, độ dốc các

tuyến đường. Cao độ các ô đất san nền được xác định tại mép vỉa hè (nội suy từ

cao độ tim đường tại từng vị trí tương ứng), với độ dốc ngang lòng đường là 2,0%,

độ dốc vỉa hè 1,5%.

2. Thiết kế san nền

Cao độ san nền được khống chế theo cao độ quy hoạch chi tiết đã được phê

duyệt, cụ thể như sau:

+ Cao độ san nền min là +2,90m (Phía Đông giáp sông Cổ Cò)

+ Cao độ san nền max là +3,40m (Phía Tây)

+ Cao độ san nền trung bình là +3,15m

Khống chế cao độ nền tại các điểm giao nhau của các tuyến đường, dựa theo

cao độ các dự án xung quanh và cao độ theo quy hoạch chi tiết 1/500 được duyệt.

Đối với các lô đất được giới hạn xung quanh bởi các tuyến đường giao thông

thì giải pháp san nền là cao ở giữa lô đất, nước chảy về phía các tuyến đường bao

quanh.

Đối với khu vực liền kề dự án khác, san nền theo cao độ quy hoạch được

duyệt, đắp ta luy thẳng đứng, sử dụng tường chắn bao tải cát để đắp. Tại vị trí tiếp

giáp sông Cổ cò sử dụng tường chắn bằng bê tông theo định hình 06-86X. Gia cố

nền đất bằng cừ tràm, mật độ 16 cọc/m2, đảm bảo cường độ tính toán của nền đất

đạt 2kg/cm2. Trên mũi cọc rải 1 lớp vải địa kỹ thuật và đệm cát tối thiểu 50cm.

Thiết kế san nền theo phương pháp đường đồng mức thiết kế với chênh cao 2

đường đồng mức ∆h=0,05m. San nền theo dạng mai rùa, dốc từ trung tâm các lô

đất hướng về phía các đường giao thông xung quanh.

Độ dốc san nền tối thiểu là ≥ 0,2%.

Vật liệu san nền bằng đất, đầm nén đến độ chặt yêu cầu K=0,90.

Tính toán khối lượng san lấp bằng cách phân chia thành từng lô nhỏ, có ranh

giới là mép ngoài vỉa hè đường giao thông và mép lô đất theo quy hoạch.

Cao độ thiết kế xác định đúng theo Quy hoạch chi tiết được phê duyệt.

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 22

Phân chia các ô lưới san nền để tính toán chiều cao đào đắp trung bình và

khối lượng đào đắp trong các ô lưới.

Khối lượng san nền được tính là tổng khối lượng của các ô lưới.

+ Giải pháp xây dựng như sau:

- Phần đắp: Trước khi san lấp tiến hành bóc hữu cơ dày trung bình 30cm, dọn

dẹp mặt bằng khu vực dự án, đắp đất đầm chặt K90. Một phần đất hữu cơ sẽ vận

chuyển ra bãi thải tại Hòa Nhơn, Hòa Vang, Đà Nẵng, một phần sẽ giữ lại tại vị trí

tập kết để đắp cho 50cm trên cùng của các lô đất cây xanh và giải phân cách.

- Giải pháp sử dụng vật liệu: Để tiết kiệm kinh phí xây dựng, TVTK đề xuất

giải pháp sử dụng vật liệu san lấp từ đất được khai thác từ mỏ Duy Sơn, Duy

Xuyên, Quảng Nam.

- Biện pháp thi công nền đắp: Thi công đắp từng lớp đồng thời với đắp nền

đường, trong đó phạm vi nền đường được đánh dấu để tăng cường lu lèn đảm bảo

độ chặt nền đường, phần san nền thì đắp đạt độ chặt K90. Thi công đắp gồm 2 giai

đoạn: giai đoạn 1 thi công đến cao độ +0,5m so với đáy hố móng của hệ thống

mương, rãnh, hố ga... Sau khi thi công xong hệ thống cống rãnh thì san nền đến

cao độ hoàn thiện.

- Đối với các lô đất cây xanh, công viên, thi công đắp nền đến cao độ thấp

hơn 50cm so với cao độ hoàn thiện sau đó phần 50cm trên cùng tận dụng đất từ

công tác vét hữu cơ để đắp.

Toàn bộ khối lượng san nền là san lấp tạo mặt bằng, cụ thể xem bảng tổng

hợp khối lượng kèm theo.

3. Khối lượng san nền

(Chi tiết khối lượng hạng mục san nền xem phụ lục 2)

III. THOÁT NƯỚC MƯA

1. Cơ sở thiết kế - quy trinh, quy phạm áp dụng

Các tiêu chuẩn, quy phạm Việt Nam và tài liệu căn cứ được áp dụng để tính

toán hệ thống thoát nước mưa:

- Tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01: 2008

- Tiêu chuẩn thoát nước bên ngoài TCXDVN 51:2006

- Tiêu chuẩn thoát nước bên ngoài TCXDVN 7957:2008

- Cấp thoát nước Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật 1988.

- Tiêu chuẩn cấp nước TCXDVN 33:2006

- Qui trình đo vẽ bản đồ địa hình 96 TCN 43-90.

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 23

- Văn bản hướng dẫn 317/CNMT ngày 27/2/1993 của Bộ Khoa học công

nghệ và môi trường về hoạt động bảo vệ môi trường

- Quy trình thiết kế cầu cống theo trạng thái giới hạn 22TCN 18-79.

- Quy trình thi công và nghiệm thu kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn

khối TCVN4453-95.

- Quy phạm thi công và nghiệm thu công tác đất TCVN4447-1998.

- TCVN 356-2005 Kết cấu bê tông cốt thép. Tiêu chuẩn thiết kế.

- Cấp thoát nước Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật 1988.

- Thoát nước đô thị, một số vấn đề về lý thuyết và thực tiến ở Việt Nam, Nhà

xuất bản Xây Dựng 2002.

- Thoát nước, mạng lưới thoát nước, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.

- Hướng dẫn thoát nước đường ô tô.

- Tính toán các đặc trưng dòng chảy lũ, 22TCN220-95.

- Tiêu chuẩn thiết kế cấp nước ngoài công trình 20 TCN-33-85.

- Tiêu chuẩn thiết kế thoát nước ngoài công trình 20 TCN51:84 TCVN 5945 -

1995.

2. Hiện trạng thoát nước mưa

Hiện trạng khu vực chưa có hệ thống thoát nước mưa, nước mặt tự chảy theo

địa hình ra vùng trũng thấp rồi chảy về phía sông Cổ Cò.

3. Giải pháp thiết kế thoát nước mưa

a. Giải pháp

- Hệ thống thoát nước khu đất trong quy hoạch là hệ thống thoát nước riêng

hoàn toàn;

- Hướng thoát nước chính: từ Tây sang Đông, nước mưa từ các lô đất được

thu gom tập trung vào hệ thống cống thoát nước mưa trên các tuyến đường. Trên

cơ sở quy hoạch chiều cao, hệ thống thoát nước mưa được thiết kế chia làm nhiều

lưu vực thoát nước chính thông qua các cửa xả. Bao gồm các lưu vực:

+ Khu vực phía Tây Bắc và Đông Bắc nước mưa được thu gom vào các tuyến

cống D600-D1200mm dự kiến xây dựng dọc các tuyến đường quy hoạch, thoát ra

hệ thống sông Cổ Cò thông qua các cửa xả CX02, CX03, CX04.

+ Khu vực phía Đông Nam và Tây Nam khu đất nước mưa được thu gom vào

các tuyến cống D600-D1000mm dự kiến xây dựng dọc các tuyến đường quy hoạch

rồi chảy ra hệ thống sông Cổ Cò thông qua cửa xả CX01.

- Mạng lưới thoát nước:

+ Dọc các tuyến cống, các điểm chuyển hướng, bố trí các giếng kiểm tra,

giếng thu nước mưa, khoảng cách giữa các giếng theo quy định.

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 24

- Diện tích lưu vực thoát nước lựa chọn đảm bảo kích thước đường kính cống

không quá lớn và độ sâu chôn cống phù hợp.

- Đối với tuyến đường có lộ giới 11,50m và 17,50m hệ thống cống thu nước

mưa được bố trí đường cống thu nước lệch 1 bên đường, phía bên kia chỉ bố trí ga

thu nước trực tiếp. Đối với các tuyến đường nội bộ có lộ giới từ 20,50m và 25,0m

cống thoát nước mưa được bố trí dọc 2 bên đường của dự án.

- Hệ thống cống thoát nước mưa thiết kế được xây dựng bằng cống tròn bê

tông ly tâm D600 đến D1200. Trên cơ sở tính toán cụ thể (không để xảy ra ngập

úng)… Trên hệ thống thoát nước có bố trí các công trình kỹ thuật như: giếng thu

nước mưa, giếng thăm v.v... theo quy định hiện hành. Cống được nối theo phương

pháp nối đỉnh.

b. Đặc điểm hệ thống thoát nước mưa

Đặc điểm hệ thống thoát nước mưa là dòng chảy không điều hoà. Hệ thống

thoát mưa riêng hoàn toàn thì cống thoát nước mưa có đường kính lớn nhất, nhưng

thời gian làm việc không nhiều. Trong mùa khô hoặc ít mưa, trong hệ thống thoát

nước mưa hầu như không có dòng chảy, tuy nhiên trong mùa mưa, đặc biệt là các

trận mưa lớn, cống thoát nước mưa lại phải đảm nhiệm vai trò thoát nước chủ yếu.

Trong mỗi trận mưa, lưu lượng thoát nước mưa chảy trong mạng lưới thoát

nước tăng dần lên tới lưu lượng cực đại và sẽ duy trì lưu lượng này tới khi mưa

ngớt, sau đó lưu lượng này sẽ giảm dần cho đến khi mưa tạnh hẳn và dòng chảy

vẫn còn duy trì một thời gian sau đó. Nhiệm vụ của việc tính toán lưu lượng nước

mưa là xác định lưu lượng nước mưa cực đại tại mặt cắt xác định của hệ thống

thoát nước mưa với các tần suất yêu cầu. Các khu vực không đủ lưu lượng thì áp

dụng theo tiêu chuẩn là dùng ống có đường kính tối thiểu để thiết kế.

c. Giải pháp kết cấu

- Hố thu nước:

+ Hố thu nước trực tiếp trên mặt đường bằng BTCT M200 đá 1x2 đặt trên lớp

lót BTXM M100 dày 10cm.

+ Trên miệng hố thu bố trí tấm chắn rác bằng gang hoặc composite.

- Hố ga:

+ Hố ga bằng BTCT M200 đá 1x2 đặt trên lớp lót BTXM M100 dày 10cm.

+ Các loại hố ga có kích thước khác nhau phù hợp với khẩu độ cống. Miệng

hố ga được đổ liền khối với thân, chừa lại phần tấm đan hố ga cùng kích thước để

thuận tiện trong công tác duy tu bảo dưỡng.

+ Tấm đan hố ga sử dụng loại khung vuông nắp tròn, có thể sử dụng vật liệu

bằng gang hoặc composite.

- Cống dọc:

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 25

+ Cống dọc sử dụng ống cống bê tông đường kính D = (600–1200) mm với

tải trọng thiết kế H30 đi dưới lòng đường.

+ Cống dọc được đặt trên gối cống bằng bê tông cốt thép M250 đá 1x2 đúc

sẵn.

- Mỗi ống cống đặt trên 2 gối cống.

+ Móng cống dọc bằng cấp phối đá dăm loại 1 đầm chặt, phía trên cống dọc

và 2 bên mang cống đắp đất và đầm chặt bằng các thiết bị đầm nén hạng nhẹ.

d. Tính toán thoát nước mưa

- Cường độ mưa tính toán của các tuyến cống thoát nước và các kết cấu liên

quan được thiết kế phù hợp với một lượng nước mưa có chu kỳ 5 năm dựa trên tiêu

chuẩn Việt Nam. Tính toán lưu lượng thoát nước mưa (l/s) xác định theo phương

pháp Cường độ giới hạn và được tính toán theo công thức sau:

Q = q.C.F

Trong đó:

q – Cường độ mưa tính toán (l/s.ha)

C – Hệ số dòng chảy, phụ thuộc vào loại mặt phủ, đối với Mặt đường Asfal

C= 0.75

F – Diện tích lưu vực mà tuyến cống phục vụ (ha)

Công thức tính cường độ mưa q:

q = A (1+ClgP)/(t+b)n

Trong đó:

q – Cương độ mưa tính toán (l/s.ha)

t - thời gian dòng chảy mưa (phút)

P - Chu kỳ trận mưa tính toán (năm), chọn P=2 năm

A, C, b, n – Tham số xác định theo điều kiện mưa của từng địa phương, tham khảo

Dự thảo tiêu chuẩn thoát nước ngoài nhà và công trình TCVN 7957:2008

- Thời gian dòng chảy mưa đến điểm tính toán t (phút) được xác định theo công

thức:

t = to + t1 + t2

Trong đó:

to – Thời gian nước mưa chảy trên bề mặt đến rãnh đường, có thể chọn to =

5÷ 10 phút

t1 – Thời gian nước mưa chảy theo rãnh đường đến giếng thu

t2 – Thời gian nước chảy trong cống đến tiết diện tính toán

(Kết quả tính toán ở phụ lục số 10 )

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 26

4. Khối lượng thoát nước mưa

(Chi tiết khối lượng hạng mục thoát nước mưa xem phụ lục 3)

IV. THOÁT NƯỚC THẢI SINH HOẠT

1. Cơ sở tính toán

- QCVN 14-2008/BTNMT - Quy chuẩn quốc gia về nước thải sinh hoạt

- TCVN 7221: 2002: Yêu cầu chung về môi trường đối với các trạm xử lý

nước thải tập trung;

- TCVN 7957:2008: Thoát nước - Mạng lưới và công trình bên ngoài - Tiêu

chuẩn thiết kế;

- QCVN 07:2016/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng

kỹ thuật.

- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn và tài liệu liên quan khác.

2. Nguyên tắc thiết kế hệ thống thoát nước bẩn

- Nước bẩn được thiết kế thoát theo hệ thống cống riêng.

- Ống dẫn dùng ống HDPE

- Nước bẩn tự chảy theo các tuyến ống về trạm xử lý.

- Các tuyến cống thu nước bẩn từ các hộ dân chạy sau nhà ra tuyến cống

chung sử dụng mương đậy nắp đan.

- Trạm làm sạch nước thải chủ yếu xây bằng BTCT

- Làm sạch nước thải thực hiện qua 2 bước:

+ Nước thải sinh họat các hộ dân phải được xử lý bằng bể phốt tại từng hộ gia

đình, đạt tiêu chuẩn mới thải vào hệ thống cống thoát nước bẩn.

+ Làm sạch nước thải lần 2 tại trạm làm sạch nước thải tập trung của khu đô

thị QNK1 theo quy chuẩn QCVN 14-2008/BTNMT.

+ Một số chỉ tiêu về xử lý sơ bộ nước thải trước khi xả ra hệ thống cống có

thể tham khảo trong bảng dưới đây.

Bảng 1: Tải trọng chất bẩn theo đầu người

TT Các chỉ tiêu ô nhiễm Đơn vị

Hệ số phát thải

Các quốc gia

gần gũi với

Việt Nam

Theo tiêu chuẩn

Việt Nam (TCXD

7957-2008)

1 Chất rắn lơ lửng (SS) mg/l 70-145 50-55

2 BOD5 đã lắng mg/l 45-54 25-30

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 27

TT Các chỉ tiêu ô nhiễm Đơn vị

Hệ số phát thải

Các quốc gia

gần gũi với

Việt Nam

Theo tiêu chuẩn

Việt Nam (TCXD

7957-2008)

3 BOD20 đã lắng mg/l - 30-35

4 COD mg/l 72-102 -

5 N-NH4+ mg/l 2.4-4.8 7

6 Phospho tổng mg/l 0.8-4.0 1.7

7 Dầu mỡ mg/l 10-30 -

(Nguồn: Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp - Tính toán thiết kế công trình, Lâm

Minh Triết, 2004.)

3. Xác định lưu lượng nước thải

- Tiêu chuẩn thải nước:

+ Đối với nước thải sinh hoạt khu dân cư: 180 l/người/ngày

+ Đối với nước thải sinh hoạt công trình công cộng lấy bằng 10% nước sinh

hoạt khu dân cư.

+ Nước thải sinh hoạt cần làm sạch của các hộ dân lấy bằng 100% lượng nước

cấp.

- Công thức tính toán lưu lượng nước thải sinh hoạt:

Qngđ = qcxN, (m3/ngđ)

Trong đó:

Qngđ: lưu lượng tính toán ngày đêm, m3/ngđ;

qc : tiêu chuẩn thải nước sinh hoạt, l/người/ngđ;

N : Số người, (người).

- Bảng tổng lưu lượng nước thải:

Bảng 2: Tổng lưu lượng nước thải toàn KĐT

TT Loại hinh CN Quy mô

(người)

Tiêu chuẩn

(l/người/ngđ)

Lưu lượng

tính toánQ(m3/ngđ)

1 Dân cư 3472 180 624,96

2 Công trình công cộng 10%(1) 62,50

Cộng 687,46

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 28

4. Tính toán thủy lực tuyến cống thoát nước thải

Công thức tính thủy lực cống thoát nước thải:

Qc = .V = .C

V = C Rxi

Trong đó: Qc: lưu lượng đoạn cống tính toán, (m3/ngày đêm);

: diện tích ướt, (m2);

V: vận tốc nước chảy trong cống, (m/s);

R: bán kính thuỷ lực, (m);

R = / (với :chu vi ướt);

i : độ dốc thuỷ lực, lấy bằng độ dốc đặt cống;

C: hệ số sêzi, tính đến ảnh hưởng của mặt trong của cống, hình thức tiết diện

cống và thành phần tính chất của nước thải.

Hệ số sêzi được xác định theo công thức:

C = n

1 R6

n: hệ số nhám, kể đến loại vật liệu làm cống.

5. Tính toán trạm xử lý nước bẩn

a. Các thông số thiết kế

Hệ thống xử lý nước thải của khu KĐT được thiết kế với các thông số cơ bản

sau:

- Công suất xử lý: 460m3/ngđ.

- Chất lượng nước thải sau xử lý: đảm bảo đạt QCVN 14:2008/BTNMT (cột

B) – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt, cột B áp dụng khi thải

vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

Giới hạn cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sau xử lý như sau:

TT Thông số Đơn vị QCVN 14:2008/BTNMT, cột B

1 pH - 5 – 9 (*)

2 BOD5 (200C) mg/l 50

3 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 100

4 Tổng chất rắn hoà tan mg/l 1000

5 Sunfua (tính theo H2S) mg/l 4,0

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 29

TT Thông số Đơn vị QCVN 14:2008/BTNMT, cột B

6 Amoni (tính theo N) mg/l 10

7 Nitrat (NO3-) mg/l 50

8 Dầu mỡ động, thực vật mg/l 20

9 Tổng các chất hoạt động bề

mặt mg/l 10

10 Phosphat (PO43-) mg/l 10

11 Tổng coliform MNP/100

ml 5.000(*)

b. Công nghệ xử lý

* Lựa chọn công nghệ xử lý:

Sơ đồ và các công trình xử lý trong hệ thống xử lý nước thải phụ thuộc vào

các yếu tố sau:

+ Công suất cần xử lý;

+ Thành phần và đặc tính của nước thải;

+ Mức độ cần thiết xử lý nước thải;

+ Tiêu chuẩn xả nước thải vào các nguồn tiếp nhận tương ứng;

+ Phương pháp xử dụng cặn;

+ Điều kiện mặt bằng và đặc điểm địa chất thủy văn khu vực xây dựng trạm

xử lý nước thải;

+ Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật khác.

Công nghệ hệ thống xử lý nước thải: sử dụng tổng hợp các biện pháp cơ, lý,

hóa, sinh với dây chuyền như sau:

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 30

6. Mô tả công nghệ xử lý nước thải:

a. Bể điều hòa:

Nước thải phát sinh từ các khu vực của khu TĐC, sau khi được xử lý qua các

công trình xử lý sơ bộ sẽ tự chảy vào bể điều hòa.

Bể điều hòa là công trình rất quan trọng trong các hệ thống xử lý nước thải

nhà hàng, khách sạn. Nguyên nhân là do có sự thay đổi lưu lượng và nồng độ nước

thải giữa các giờ khác nhau trong ngày. Chức năng của bể điều hòa là điều hòa lưu

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 31

lượng và nồng độ nước thải đầu vào, giúp hệ thống hoạt động ổn định, tránh hiện

tượng quá tải.

b. Bể sinh học cấp 1

Bể sinh học cấp 1 là quá trình xử lý sinh học thiếu khí (anoxic). Tại bể này

xảy ra các phản ứng sinh hóa trong điều kiện thiếu khí, nhằm loại bỏ một phần chất

hữu cơ (BOD, COD) nhờ các vi sinh vật hiếu khí và xử lý 50 – 80% chất dinh

dưỡng (Nitơ, Phốt pho) nhờ các vi khuẩn khử nitơ và phốt pho. Quá trình tiếp xúc

giữa nước thải và các vi sinh vật được tăng cường nhờ lớp vật liệu dính bám, qua

đó giúp tăng hiệu suất quá trình xử lý.

c. Bể sinh học cấp 2

Bể sinh học cấp 2 là quá trình xử lý sinh học hiếu khí có vật liệu dính bám.

Không khí được cung cấp để tạo điều kiện xáo trộn hoàn toàn bùn hoạt tính (vi

sinh vật) và các chất ô nhiễm (chất hữu cơ) trong nước thải. Trong khi đó, các vi

khuẩn sẽ phát triển trên lớp vật liệu dính bám và phân hủy các chất ô nhiễm hữu cơ

thành các chất đơn giản và có thể loại bỏ. Các chất ô nhiễm được xem là thức ăn

cho sự phát triển của vi khuẩn, đó là điều cần thiết để xử lý nước thải được cấp liên

tục vào bể.

Để tạo môi trường hiếu khí, máy thổi khí được sử dụng để cung cấp đủ khí

cho hệ thống.

Các quá trình diễn ra trong bể sinh học hiếu khí bao gồm:

- Quá trình xử lý các chất ô nhiễm hữu cơ BOD, COD

+ Quá trình oxi hóa (hay dị hóa):

(COHNS) + O2 + VK hiếu khí CO2 + NH4+ + sản phẩm khác + năng

lượng + chất hữu cơ.

+ Quá trình tổng hợp (hay đồng hóa):

(COHNS) + O2 + VK hiếu khí C5H7O2N + năng lượng.

Khi hàm lượng chất hữu cơ thấp hơn nhu cầu của vi khuẩn, vi khuẩn sẽ trảo

qua quá trình hô hấp nội bào hay là tự oxi hóa để sử dụng nguyên sinh chất của bản

thân chúng làm cơ chất.

Để thực hiện được quá trình chuyển hóa này, một lượng vi sinh vật ban đầu –

bùn hoạt tính – sẽ được cấy vào trong bể để tạo một nồng độ vi sinh tương ứng với

lượng cơ chất đầu vào. Sự phù hợp giữa hai yếu tố này được đánh giá qua hai chỉ

tiêu MLSS (hàm lượng sinh khối lơ lửng – mg/l) và tỉ lệ F/M (lượng cơ chất/lượng

vi sinh vật).

- Quá trình chuyển hóa nitrat:

+ Quá trình nitrat hóa: diễn ra trong bể với sự góp mặt của hai chủng loại vi

sinh vật tự dưỡng Nitrosomonat và Nitrobacter theo cơ chế sau:

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 32

Bước 1: Ammonia được chuyển hóa thành nitrit bởi loài Nitrosomonas (diễn

ra tại lớp hiếu khí của lớp màng sinh vật).

NH4+ + 1,5O2 NO2- + 2 H+ + H2O

Bước 2: Nitrite được chuyển thành nitrat bởi loài Nitrobacter

NO2- + 0,5O2 NO3-

Tổng hợp hai phản ứng trên được viết lại như sau:

NH4+ + 2O2 NO3- + 2 H+ + H2O

- Quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng N, P vào trong bùn

Một phần Nitơ, Photpho sẽ được giảm thiểu nhờ việc hấp thu vào bùn thải

trong quá trình xử lý sinh học.

Tỉ lệ nitơ trong bùn thải: 5,6%

Tỉ lệ Photpho trong bùn thải: 1,5%.

Sau khi tiến hành quá trình xử lý sinh học, phần lớn các chất hữu cơ có trong

nước thải được loại bỏ. Nước thải sau khi qua quá trình xử lý sinh học tiếp tục

chảy vào bể lắng.

d. Bể lắng

Hỗn hợp bùn/nước trong bể sinh học sẽ được dẫn sang bể lắng sinh học. Tại

bể lắng, bùn và nước được tách ra, bùn (tế bào sinh vật) lắng xuống đáy bể. Bùn

lắng được thu về hố thu bùn ở giữa bể lắng, được tuần hoàn về bể sinh học cấp 1,

cấp 2 nhằm ổn định lượng bùn hoạt tính trong các bể này. Một phần bùn dư được

bơm sang bể chứa bùn.

Nước sau khi tách bùn sẽ được thu trên bề mặt bởi các máng răng cưa thu

nước và tự chảy về bể khử trùng.

e. Bể khử trùng.

Chất khử trùng được cung cấp bởi hệ thống châm hóa chất clorine. Ống dẫn

nước thải từ bể lắng sang bể khử trùng cũng đồng thời là thiết bị phản ứng tĩnh.

Nước thải được hòa trộn đều với hóa chất khử trùng để tiêu diệt coliform và các vi

khuẩn gây bệnh khác. Nước thải sau khi khử trùng sẽ được bơm cạn hút qua thiết

bị hấp phụ hóa sinh để tiếp tục xử lý.

f. Thiết bị hấp phụ hóa sinh

Thiết bị hấp phụ hóa sinh là bồn lọc áp lực dạng đứng bên trong có chứa các

lớp vật liệu lọc gồm: cát thạch anh, sỏi thạch anh, than hoạt tính. Nước thải từ bể

khử trùng sẽ được bơm qua bồn lọc áp lực để xử lý tinh triệt để. Các chất rắn

không tan và tan đều được giữ lại khi nước đi qua các lớp vật liệu lọc. Sau mỗi chu

kỳ lọc, cặn dính bám trên bề mặt lớp vật liệu lọc ở những lớp trên cùng và chúng

được lấy ra bằng phương pháp rửa ngược, cặn bẩn sẽ được xới tung lên và các hạt

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 33

vật liệu lọc va chạm, ma sát vào nhau sẽ tự làm sạch bề mặt của chúng, nước rửa

lọc được đưa về bể sinh học cấp 1 để tiếp tục xử lý.

Nước thải sau khi đi qua bồn lọc áp lực sẽ được đưa vào bể chứa nước thải

sau xử lý.

g. Bể chứa nước thải sau xử lý

Nước thải sau xử lý sẽ được đưa vào bể chứa. Từ đây, nước thải sẽ được xả ra

nguồn tiếp nhận.

Khi rửa lọc, bơm cạn sẽ hút nước từ bể chứa để rửa thiết bị hấp phụ hóa sinh.

7. Các hạng mục trạm xử lý

TT Hạng mục Vật liệu Số lượng

1 Bể gom và tách rác Bê tông cốt thép 01

2 Bể tách dầu Bê tông cốt thép 01

3 Bể điều hòa Bê tông cốt thép 01

4 Bể sinh học cấp 1 Bê tông cốt thép 01

5 Bể sinh học cấp 2 Bê tông cốt thép 01

6 Bể lắng trung tâm Bê tông cốt thép 01

7 Bể chứa bùn Bê tông cốt thép 01

8 Bể khử trùng nước thải Bê tông cốt thép 01

9 Bể chứa nước thải sau xử lý Bê tông cốt thép 01

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 34

8. Hạng mục thiết bị, công nghệ:

TT Hạng mục/thiết bị Ký

hiệu

Công

suất

(m3/ngđ)

Thông số kỹ thuật Đơn vị Chức năng

1 Bể điều hòa T01 300

2 Bể sinh học cấp 1 T02 300

Bơm chìm nước thải - -

- Loại: Bơm chìm

- Lưu lượng: 20m3/h, cột áp:

6m H2O

- Công suất: 1,1Kw

- Điện áp: 380V/3pha/50Hz

Cái

(2lp)

Bơm nước thải từ bể sinh học cấp 1 sang

bể sinh học cấp 2.

Hoạt động luân phiên, tự động theo tín

hiệu điều khiển của phao báo mực nước.

3 Bể sinh học cấp 2 T03 300

3.1 Máy thổi khí AB -

- Loại: Máy thổi khí đặt cạn

- Lưu lượng: 120m3/h, cột

áp: 5mH2O

- Công suất: 4Kw

- Điện áp: 380V/3pha/50Hz

Cái

(2lp)

Cung cấp không khí cho hoạt động của

vinh sinh vật xử lý nước thải trong bể

sinh học cấp 2.

3.2 Đĩa phân phối khí - -

- Loại: bọt mịn

- Lưu lượng: 0,0 – 9,5m3/h

Cái

(64hđ)

Phân phối không khí được cung cấp từ

máy thổi khí trên toàn bộ diện tích bể

sinh học cấp 2.

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 35

TT Hạng mục/thiết bị Ký

hiệu

Công

suất

(m3/ngđ)

Thông số kỹ thuật Đơn vị Chức năng

- Đường kính: 9inch

- Vật liệu màng: EPDM

4 Bể lắng trung tâm T04 300

4.1

Thiết bị lắng đứng

có ống điều hòa lưu

lượng trung tâm.

- -

- Vật liệu: Inox SUS304

- Kích thước:

D400xH1350mm, miệng loe

D1200xH200.

Cái

(01hđ)

- Phân phối nước đều trên toàn bộ diện

tích bề mặt bể lắng.

- Tạo chiều chuyển động từ dưới hướng

lên trên của dòng nước.

4.2 Bơm bùn - -

- Loại: Bơm chìm

- Lưu lượng: 10m3/h; cột áp:

4,5mH2O

- Công suất: 0,5Kw

- Điện áp: 380V/3pha/50Hz

Cái

(02lp)

- Tuần hoàn bùn hoạt tính về bể sinh học

cấp 1 và bể sinh học cấp 2.

- Bơm bùn dư về bể chứa bùn.

4.3 Máng răng cưa - - Vật liệu SUS 304 Cái

(01hđ)

Thu nước sau lắng đều trên toàn bộ bề

mặt bể lắng.

5 Bể khử trùng T05 300 - - -

5.1 Thiết bị phản ứng

tĩnh - -

- Vật liệu: Inox SUS 304

- Kích thước: D250mm, Cái

Trộn đều dung dịch hóa chất khử trùng

với nước thải.

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 36

TT Hạng mục/thiết bị Ký

hiệu

Công

suất

(m3/ngđ)

Thông số kỹ thuật Đơn vị Chức năng

L3300mm (01hđ)

5.2 Bồn chứa dung dịch

clorine khử trùng - -

- Vật liệu: Nhựa PE

- Thể tích: 1.500 lít

Cái

(01hđ)

Chứa dung dịch clorine để khử trùng

nước thải.

5.3 Máy khuấy hóa chất - -

- Vật liệu trục và cánh

khuấy: AISI316

- Đường kính cánh khuấy:

600mm

- Tốc độ vòng quay: 30

vòng/phút

- Công suất: 250W

- Điện áp: 400V/3pha/50Hz

Cái

(01hđ)

Khuấy trộn đều hóa chất clorine với nước

để tạo thành dung dịch clorine đồng nhất.

5.4 Bơm định lượng - -

- Loại: Bơm màng

- Lưu lượng: 20 – 54l/h, cột

áp: 5 – 1 bar

- Công suất: 0,5Kw/1pha

Cái

(02lp)

Bơm dung dịch clorine khử trùng nước

thải

6 Thiết bị hấp phụ hóa

sinh - 300

- Vật liệu: Inox SUS 304

- Kích thước:

Cái

(02lp)

Lọc các chất rắn không tan và tan còn lại

trong nước thải nhằm tăng cường hiệu

quả làm sạch nước thải

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 37

TT Hạng mục/thiết bị Ký

hiệu

Công

suất

(m3/ngđ)

Thông số kỹ thuật Đơn vị Chức năng

D1000xH2500mm.

- Vật liệu lọc: cát, sỏi, than

hoạt tính

6.1 Bơm cạn nước thải - -

- Kiểu: ly tâm, trục ngang

- Lưu lượng: 30m3/h, cột áp:

15m H2O

- Công suất: 1,1Kw

- Điện áp: 380V/3pha/50Hz

Cái

(2hđ,

2dp)

- Bơm nước thải từ bể khử trùng qua thiết

bị hấp phụ hóa sinh để xử lý.

- Hút nước thải từ bể chứa nước sạch để

rửa ngược vật liệu lọc trong thiết bị hấp

phụ hóa sinh.

6.2 Đồng hồ đo áp - - - Pmax: 3kg/cm2 Cái

(2hđ)

Đo áp suất bên trong thiết bị hấp phụ hóa

sinh. Khi lớp vật liệu lọc bị bám bẩn quá

nhiều, áp lực tăng đến 1,2kg/cm2, cần tiến

hành rửa lọc.

7

Hệ thống điều khiển

và đường ống công

nghệ

200 300

7.1 Tủ điện điều khiển

và dây dẫn nội trạm - -

- Vỏ tủ: Thép sơn tĩnh điện

- Thiết bị tủ điện: ABB

- Dây LS Vina/Việt Nam

Hệ

- Điều khiển hoạt động của các thiết bị

trong hệ thống.

- Chế độ tự động/bằng tay

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 38

TT Hạng mục/thiết bị Ký

hiệu

Công

suất

(m3/ngđ)

Thông số kỹ thuật Đơn vị Chức năng

7.2 Ống dẫn khí (phần

không ngập nước) - -

- Vật liệu: sắt tráng kẽm

- Đường kính: 60mm, dày

2,5mm

Hệ

Dẫn khí chuyển tiếp từ máy thổi khí đến

bể sinh học cấp 2.

7.3 Ống dẫn khí (phần

ngập dưới nước) - -

- Vật liệu: uPVC

- Đường kính: ống chính

60mm, ống nhánh 27mm

Hệ

Dẫn khí đến các đĩa phân phối đặt bên

trong bể sinh học cấp 2

7.4 Ống dẫn nước - - Vật liệu: uPVC Hệ Dẫn nước luân chuyển giữa các bể xử lý.

7.5 Ống dẫn hóa chất

khử trùng - - Vật liệu: uPVC Hệ

Dẫn hóa chất khử trùng từ bồn chứa dung

dịch khử trùng đến thiết bị phản ứng tĩnh

để khử trùng nước thải

Ghi chú:

- Hoạt động: hđ; Dự phòng: dp; Luân phiên: lp

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 39

9. Khối lượng và kinh phí thoát nước thải

(Chi tiết khối lượng hạng mục thoát nước thải xem phụ lục 4)

V. CẤP NƯỚC

1. Tiêu chuẩn thiết kế

- QCXDVN 07:2016/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Các công trình hạ

tầng kỹ thuật.

- TCXD 33- 2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình.

- TCVN 2622-1996 Phòng cháy chống cháy cho nhà và công trình.

- TCVN 6379-1998 Thiết bị chữa cháy-Trụ nước chữa cháy-yêu cầu kỹ thuật.

- Quy hoạch chi tiết khu đô thị QNK tỷ lệ 1/500 được UBND tỉnh Quảng

Nam phê duyệt.

2. Nguồn nước

Lấy nước từ nguồn cấp nước dẫn đến khu vực trên đường quy hoạch 33m

chạy dọc ranh giới phía Tây Bắc khu vực.

3. Nguyên tắc thiết kế

- Mạng lưới cấp nước phải bao trùm tới tất cả các điểm dùng nước.

- Các tuyến ống chính phải kéo dài theo hướng vận chuyển chính của mạng

lưới, bố trí sao cho nước chảy từ cao xuống thấp.

- Các tuyến ống chính được liên hệ với nhau bằng các ống nối tạo thành các

vòng khép kín liên tục.

- Thiết kế hệ thống cấp nước cho dự án bao gồm mạng vòng kết hợp với các

tuyến nhánh cụt để cung cấp cho khu vực.

- Mạng lưới đường ống cấp nước của khu ở được thiết kế hoàn chỉnh cho việc

tiếp nhận nguồn nước máy trong khu vực.

- Hệ thống ống cấp nước được xây dựng trên lề đường cách mặt đất 0,5m-

1,0m và cách mép ngoài vỉa hè từ 0,2 đến 0,5m.

4. Tính toán nhu cầu dùng nước

a. Nhu cầu dùng nước ngày lớn nhất

* Nhu cầu dùng nước sinh hoạt:

QSH = kmax Nqfi

Trong đó:

- kmax : là hệ số dùng nước không điều hòa ngày lớn nhất; phụ thuộc vào

đời sống xã hội, chế độ tiêu thụ nước, mức độ tiện nghi, điều kiện khí hậu và qui

mô của dự án, kmax = 1,2-1,4. Đối với dự án khu dân cư, chọn kmax = 1,35

- N: là số dân trong khu vực, N = 3.472 (người)

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 40

- q: là tiêu chuẩn dùng nước cho một người dân. (m3/người.ngày), q =

120 l/người.ng-đ.

- f : là tỷ lệ số dân dùng nước, f = 100(%)

Bảng 1: Nhu cầu dùng nước lớn nhất của sinh hoạt

Hệ số

KMAX

Số dân

(N)

T.chuẩn

(q) Tỷ lệ dùng

Lưu lượng

Qsh

ĐVT - (Người) (m3/ng.ngày) (%) (m3/ngày)

1,35 3.472 0,18 100 624,96

* Nhu cầu dùng nước công cộng, dịch vụ:

Theo tiêu chuẩn TCXDVN 33-2006 thì lượng nước cho dịch vụ được lấy bằng

10% lượng nước dùng cho sinh hoạt. Như vậy:

QDV = 10% QSH = 62,50 (m3/ngày)

* Nhu cầu dùng nước chữa cháy:

Việc tính toán và lựa chọn số đám cháy xảy ra đồng thời và lưu lượng cho

mỗi đám cháy ở khu vực đước tính theo TCVN 2622-1995.

Đối với khu dân cư của dự án là 3.472 người. Tầng nhà dưới 3 tầng, do

đó tính cho một đám cháy, với lưu lượng nước chữa cháy là qCCh = 10 l/s. Số đám

cháy trong cùng một thời gian là 1 đám cháy.

* Tổng hợp ta chọn số đám cháy xảy ra đồng thời là 1 đám cháy với lưu

lượng chữa cháy là 10 l/s. Thời gian để dập tắt một đám cháy là 3 giờ.

Lượng nước chữa cháy tính ở thời điểm dùng nước nhiều nhất và tại điểm bất lợi

nhất.

QCC = n t qCCh (m3/ngày)

Trong đó:

- n: là số đám cháy xảy ra đồng thời, n = 1.

- t: là thời gian xảy ra một đám cháy, t = 3 giờ.

- qCCh : là lưu lượng nước chữa cháy, qCCh = 10 l/s = 36 m3/h.

QCCh = 1 3 36 = 108 (m3/ngày).

* Tổng lưu lượng tính toán: QTT (m3/ng-đ)

QCC = QSH + QDV + QCC = 624,96 + 62,50 + 108 = 795,46 (m3/ng-đ)

b. Nhu cầu dùng nước theo giờ

- Trên thực tế thì lượng nước tiêu thụ trong từng giờ cũng thay đổi. Để dễ

dàng tính toán, người ta quy ước lưu lượng tiêu thụ trong 1 giờ là không thay đổi,

còn lưu lượng trong các giờ khác nhau thì thay đổi.

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 41

- Theo TCVN 33:2006, hệ số dùng nước không điều hòa giờ lớn nhất được

xác định theo công thức sau:

Kgiờ max = αmax. βmax.

Trong đó:

- αmax là hệ số kể đến mức độ tiện nghi của công trình, chế độ làm việc

của các cơ sở sản xuất và điều kiện địa phương khác nhau. αmax = 1,2 – 1,5. Lấy

αmax = 1,4

- βmax là hệ số kể đến số dân trong khu vực lấy theo bảng 3.2.TCVN

33:2006. Với dân số khu vực là N = 2080 dân thì βmax = 1.8

kgiờ max = 1,4 x 1,8 = 2,52

- Từ hệ số không điều hoà kgiờ max ta có bảng phân phối lưu lượng dùng

nước các giờ trong ngày của khu dân cư ứng với hệ số dùng nước không điều hoà

giờ, xác định được giờ dùng nước lớn nhất trong ngày là từ 11 ÷ 12 h. Vào thời

gian này khu dân cư tiêu thụ một lượng nước 8,5%Qngđ.

Bảng 2: Bảng phân phối lưu lượng dùng nước các giờ trong ngày

Qsh (Kgiờ = 2,5) Qsh (Kgiờ = 2,5)

Giờ %Qngđ Q (m3/h)

Giờ %Qngđ Q (m3/h)

0-1 0,75 5,97 12-13 8,50 67,61

1-2 0,75 5,97 13-14 6,00 47,73

2-3 1,00 7,95 14-15 5,00 39,77

3-4 1,00 7,95 15-16 5,00 39,77

4-5 3,00 23,86 16-17 3,50 27,84

5-6 5,50 43,75 17-18 3,50 27,84

6-7 5,50 43,75 18-19 6,00 47,73

7-8 5,50 43,75 19-20 6,00 47,73

8-9 3,50 27,84 20-21 6,00 47,73

9-10 3,50 27,84 21-22 3,00 23,86

10-11 6,00 47,73 22-23 2,00 15,91

11-12 8,50 67,61 23-24 1,00 7,95

Tổng 100% 795,46

Qhmax = 8,5 %Qngđ = 48,14 (m3/h) = 22,54 (l/s)

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 42

5. Tính toán thuỷ lực mạng lưới cấp nước

a. Yêu cầu vạch tuyến mạng lưới cấp nước:

- Đảm bảo cung cấp đủ lưu lượng nước yêu cầu, tới những nơi dùng nước

dưới áp lực yêu cầu và chất lượng nước tốt.

- Cung cấp nước liên tục và chắc chắn tới mọi đối tượng dùng nước trong

phạm vi thiết kế.

- Chi phí xây dựng và quản lý mạng lưới cũng như các công trình liên quan

đến nó là rẻ nhất.

b. Xác định chiều dài tính toán cho các đoạn ống:

Chiều dài tính toán của các đoạn ống được xác định theo công thức:

Ltt = Lth m

Trong đó:

Lth : là chiều dài thực tế của đoạn ống.

m : là hệ số kể đến mức độ phục vụ của các đoạn ống.

+ Khi đoạn ống phục vụ 2 phía thì m = 1.

+ Khi đoạn ống phục vụ 1 phía thì m = 0.5.

+ Khi đoạn ống qua sông thì m = 0.

Từ sơ đồ tính toán của mạng lưới ta xác định chiều dài tính toán của các đoạn

ống và tổng chiều dài mạng lưới.

c. Xác định lưu lượng đơn vị dọc đường:

Lưu lượng đơn vị dọc đường: qdv =

Ltt

QQ ttrh

max

Trong đó:

qdv : Lưu lượng đơn vị dọc đường (l/m.s).

Qhmax : Lưu lượng nước trong giờ dùng nước lớn nhất, Qh

max = 22,54 l/s

∑Qttr : Tổng lưu lượng tập trung trong giờ dùng nước lớn nhất bao gồm lưu

lượng nước cấp cho dịch vụ, công cộng; ∑Qttr = 10% Qhmax = 2,25 (l/s)

∑Ltt : Tổng chiều dài tính toán của toàn mạng lưới (m); ∑Ltt =1427.75(m)

qdv = 75.1427

25,254,22 = 0,0142 (l/s.m)

* Lưu lượng dọc đường của mỗi đoạn ống tính theo công thức : qdđ = qdv. Ltt

(l/s).

d. Tính toán lưu lượng nút cho các nút của mạng lưới:

Lưu lượng nút tính theo công thức sau:

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 43

qn = 0.5 qdđ +qttr

Trong đó:

-qdđ: lưu lượng dọc đường của các đoạn ống đấu vào nút đó; (l/s)

-qttr: lưu lượng tập trung lấy ra tại nút tính toán; (l/s)

e. Tính toán thủy lực:

- Nhập các số liệu:

+ Chiều dài các đoạn ống

+ Lưu lượng tại mỗi nút

- Điều chỉnh dữ liệu, xuất kết quả.

6. Khối lượng đường ống

Khối lượng đường ống

Đường kính (mm) Chiều dài (m) Ghi chú

D160 235.2 HDPE

D110 2349 HDPE

D63 6339.5 HDPE

Ống lồng qua đường 260 Thép

Vật liệu ống:

- Ống cấp nước trên vỉa hè sử dụng ống HDPE.

- Ống cấp nước qua đường sử dụng ống lồng bằng thép.

Cấp nước chữa cháy:

- Các trụ chữa cháy nằm trên các đường ống D110.

7. Các giải pháp kỹ thuật

a. Độ dốc đặt ống

- Độ dốc đặt ống nhằm thu gom cặn lắng ở đáy ống và bọt khí lẫn trong nước,

độ dốc có ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ và công việc bảo đưỡng tuyến ống. Tuy

nhiên, tùy theo địa hình thực tế mà lựa chọn độ dốc đặt ống phù hợp cả việc bố trí

các thiết bị trên tuyến ống như van xả khí, xả cặn.

- Độ dốc đi lên tối thiểu 0,001- 0,002 và độ dốc đi xuống tối thiểu 0,002 -

0,004.

- Khu vực có độ dốc thuận lợi nên chủ yếu chọn độ dốc tuyến ống bằng với

độ dốc đường để khối lượng thi công nhỏ, trừ những vị trí đặc biệt lấy khác độ dốc

đường.

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 44

b. Các hệ thống kỹ thuật đi kèm trên tuyến

Van chặn :

- Trên tuyến được bố trí các van chặn để phục vụ cho công tác bảo trì và vận

hành hệ thống.

- Van thường được dùng là van cổng ty chìm chôn dưới đất kết hợp với họng

ổ khoá.

Van xả khí:

- Van xả khí và thu khí được lắp tại các đỉnh cao cần thiết theo tính toán. Sự

kết hợp van xả khí và thu khí mở ra để một lượng không khí cần thiết nạp vào khi

áp xuất trong tuyến ống hạ dưới mức khí quyển, đóng lại phục hồi áp suất dương

và xả 1 lượng nhỏ không khí tích tụ trong khi bị nén. Van xả khí được cấu tạo vận

hành tự động.

- Kích cỡ van được tính toán để đảm bảo thông khí thích hợp liên quan đến

lưu lượng làm việc của hệ thống và khả năng nạp nước thỏa đáng liên quan đến áp

suất chân không chấp nhận được.

8. Giải pháp kết cấu xây dựng

a. Mương đặt ống và độ sâu chôn ống

- Thiết kế mương đặt ống dựa trên các điều kiện: điều kiện nước ngầm, tải

trọng tác động lên đỉnh ống, loại đất, kích cỡ đường ống, tính kinh tế, lớp phủ trên

bề mặt.

- Toàn bộ các tuyến ống hầu hết nằm trên nền đất tốt không cần phải gia cố ,

tuynhiên trong quá trình thi công nếu thấy có sự sai khác phải báo cáo cho thiết kế

để có biện pháp xử lý.

- Chiều rộng đáy mương đặt ống được thiết kế đảm bảo đủ khoảng cách để

lắp đặt ống, bề rộng đáy mương phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu mỗi bên 0,2 m

tính từ mép ống đến thành hố.

- Chiều sâu lớp đất phủ được tính toán dựa trên tải trọng tĩnh và tải trọng

động cho phép. Chiều sâu lớp đất phủ đối với ống đi trên vỉa hè 0,5m, ống đi qua

đường 0,7m.

b. Giải pháp đặt ống qua các vị trí đặc biệt

Tuyến ống qua đường:

- Đối với các đoạn ống băng đường cần thiết đặt ống ở độ sâu >=0.7m (tính từ

mặt đường đến đỉnh ống).

Tuyến ống đi qua cống, mương thoát nước :

- Tùy từng vị trí có biện pháp xử lý thích hợp, đảm bảo nguyên tắc an toàn

cho ống cấp nước, có thể boc bảo vệ ống cấp nước khi băng qua hoặc đi gần ống

thóat nước.

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 45

c. Hố van, gối đỡ tê - cút

- Hố van xả khí, xả cặn được cấu tạo bằng BTCT đá1x2 mác 200

- Hố van được thiết kế dạng kín để đảm bảo tuổi thọ các thiết bị bên trong hố.

- Các gối đỡ tê, cút được cấu tạo bằng bê tông đá 1x2 mác 200.

9. Quy trình vận hành và bảo dưỡng đường ống

- Mạng lưới đường ống sau khi đưa vào sử dụng một bộ phận cơ bản của

mạng tuyến ống liên quan hữu quan với các phụ tùng nối ống, các thiết bị van,

họng cứu hoả, và các công trình khác phục vụ cho việc quản lý và sử dụng.

Nhiệm vụ quản lý kỹ thuật tuyến ống:

- Theo dõi sự làm việc của tuyến ống và các thiết bị trên tuyến.

- Sửa chữa các chỗ hư hỏng trên tuyến các mối nối và phụ tùng.

- Tẩy rửa đường ống theo chu kỳ hoặc đột xuất

- Quản lý việc nối thêm các đoạn ống mới và các ống nhánh, ống dịch vụ theo

quy hoạch

- Kiểm tra việc đục phá, đấu nối không phép vào ống nếu chưa xin phép.

- Quản lý việc đấu nối theo kế hoạch mạng ống dịch vụ và đấu nối vào các hộ

tiêu thụ nước.

- Vận hành tuyến ống bao gồm các công việc liên quan như điều tiết phân

phối nước cho các khu vực thông qua hệ thống van, đồng hồ đo nước.

10. Giải pháp cấp nước phòng cháy- chữa cháy

- Giải pháp phòng cháy tuân theo tiêu chuẩn phòng cháy, chữa cháy TCVN

2622-1995 và các tiêu chuẩn hiện hành.

- Khu dân cư được bố trí 19 họng cứu hỏa trên các ngã ba, ngã tư đường.

- Các trụ chữa cháy đặt trên các đường ống D110 để đảm bảo lưu lượng và áp

lực nước chữa cháy.

- Trụ chữa cháy đặt trên vỉa hè, cách mép ngoài của lòng đường 2.0m.

Khoảng cách giữa các trụ chữa cháy trong khu vực nhỏ hơn 150m theo tiêu chuẩn.

- Ngoài ra còn có thể tận dụng nguồn nước mặt từ kênh, hồ khu vực xung

quanh để phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy.

11. Khối lượng cấp nước

(Chi tiết khối lượng hạng mục cấp nước xem phụ lục 5)

VI. CẤP ĐIỆN

1. Cơ sở thiết kế

- Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP, ngày 18/06/2015 của Chính phủ về

quản lý dự án đầu tư xây dựng;

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 46

- Căn cứ Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 của Chính phủ về

quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

- Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ về

quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

- Quyết định số: 3079/QĐ-EVN CPC ngày 01/7/2013 của Tổng Công ty Điện

lực miền Trung.

- Các Quy chuẩn, tiêu chuẩn và quy phạm sử dụng:

+ TCXD 2737 – 1995 - Tiêu chuẩn tải trọng và tác động

+ TCXDVN 259:2001- Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo đường, đường

phố, quảng trường đô thị.

+ TCVN 5828: 1994 - Đèn chiếu sáng đường phố - yêu cầu kỹ thuật.

+ TCXDVN 333: 2005 - chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các công trình công

cộng và kỹ thuật hạ tầng đô thị - tiêu chuẩn thiết kế.

+ Qui phạm trang bị điện 11TCN-18 (19, 20, 21) – 2006 ban hành kèm theo

Quyết định số 19/2006/QĐ-BCN, ngày 11/7/2006 của Bộ Công nghiệp.

+ Qui chuẩn kỹ thuật Quốc gia về kỹ thuật điện QCVN QTĐ-7:2009/BCT-

Tập 7: Thi công các công trình điện ban hành kèm theo Thông tư số 40/2009/TT-

BCT, ngày 31/12/2009 của Bộ Công Thương.

+ Qui chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn điện QCVN 01:2008/BCT ban

hành kèm theo Quyết định số 12/2008/QĐ-BCT, ngày 17/6/2008 của Bộ Công

Thương.

+ Các tiêu chuẩn Việt Nam có liên quan trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

sinh thái và cảnh quan.

- Các số liệu thực tế của Đơn vị thu thập.

2. Tính toán nhu cầu phụ tải

Hạng mục ĐVT Chỉ tiêu Số lượng Kết quả

Đất ở shophouse KW 3KW/hộ 230,00 690,00

Đất nhà ở liền kề KW 3KW/hộ 596,00 1.788,00

Đất nhà ở biệt thự KW 5KW/hộ 28,00 140,00

Đất nhà ở tái định cư KW 3KW/hộ 14,00 42,00

Thương mại - Dịch vụ KW 30W/m2 sàn 5.190,20 155,71

Chiếu sáng (129 bóng 250W) KW 32,25

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 47

Tổng KW 2.847,96

Hệ số không đồng thời 0,70

Hệ số sử dụng 1,00

Công suất tính toán KW 1.993,57

Đổi ra KVA KVA 2.345,38

3. Đặc điểm chính của công trình

- Lắp mới 06 máy biến áp Kios 400KVA-22/0,4kV.

- Xây mới đường 22kV đi ngầm đến các trạm biến áp.

- Xây mới đường dây hạ thế 0,4kV đi ngầm cấp điện phụ tải dự án.

- Xây mới đường dây chiếu sáng đi ngầm chiếu sáng các trục đường giao

thông.

4. Các giải pháp kỹ thuật chính công trình

a. Phần trạm biến áp

* Các giải pháp kỹ thuật phần điện

- Cấp điện áp phía sơ cấp: 22 2x2,5% kV, phía thứ cấp: 0,4kV

- Tổ đấy dây: D/Y0-11

- Sơ đồ nối điện chính: Sơ đồ khối: Đường dây-Máy biến áp - Đường dây.

- Các biện pháp bảo vệ:

Phía trung thế:

+ Bảo vệ quá tải và ngắn mạch máy biến áp bằng cầu chì tự rơi 22kV (FCO-

22)

+ Bảo vệ quá điện áp khí quyển bằng chống sét van 18kV (LA-18).

Phía hạ thế:

+ Bảo vệ ngắn mạch cho lộ tổng và lộ xuất tuyến bằng áptômát 3 pha.

+ Đo lường: Đặt các công tơ đo đếm 3 pha Wh-5A/600V

- Nối đất: Sử dụng tiếp địa cọc tia hổn hợp, cọc thép L63x63x6 dài 2,5 mét,

liên kết với nhau bằng dây thép -40x4, trị số tiếp địa Rtr ≤ 4 tại bất kỳ thời điểm

nào trong năm, tất cả các chi tiết thép đều được mạ kẽm nhúng nóng.

* Các giải pháp kỹ thuật phần xây dựng

- Kết cấu: Kiểu trạm Kios.

- Trạm có treo biển cấm vào để báo hiệu nguy hiểm cho dân cư đi lại xung

quanh.

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 48

b. Đường dây 22kV

* Các giải pháp kỹ thuật phần điện

- Kết cấu: Đường dây trung áp sử dụng kết cấu lưới 3 pha 3 dây không có dây

trung tính.

- Cấp điện áp: Xây dựng đường dây theo cấp điện áp 22kV.

- Dây dẫn: Sử dụng cáp ngầm CU/XLPE/PVC/DSTA/PVC(3x95)mm2/24kV.

- Cáp ngầm đi trong mương cáp ngầm, luồn trong ống nhựa HDPE (đoạn đi

trên vỉa hè), luồn trong ống thép mạ kẽm (đoạn vượt đường).

* Các giải pháp kỹ thuật phần xây dựng

- Mương cáp ngầm: Tuyến đường dây đi theo mương cáp ngầm.

- Hố ga cáp ngầm: Dọc theo mương cáp ngầm, bố trí các hố ga ở các vị trí

thuận lợi để đảm bảo công tác vận hành, sữa chữa.

- Mốc báo cáp ngầm: Để nhận biết mương cáp ngầm, đặt các mốc báo cáp

ngầm dọc theo mương cáp ngầm.

c. Đường dây 0,4kV

* Các giải pháp kỹ thuật phần điện

- Kết cấu: đường dây 3 pha 4 dây (3 dây pha và 1 dây trung tính)

- Dây dẫn: Sử dụng cáp ngầm CU/XLPE/PVC/DSTA/PVC

(3x95+1x70)/1kV.

- Cáp ngầm đi trong mương cáp ngầm, luồn trong ống nhựa HDPE (đoạn đi

trên vỉa hè), luồn trong ống thép mạ kẽm (đoạn vượt đường).

- Tiếp địa: Cọc thép L63x63x6 dài 2,5 mét, liên kết với nhau bằng thép lập là

40x4, tất cả các chi tiết thép đều được mạ kẽm, bề dày lớp mạ ≥80m, trị số tiếp

địa tại các vị trí phải đảm bảo theo qui phạm Rc≤30.

* Các giải pháp kỹ thuật phần xây dựng

- Tuyến đường dây đi theo mương cáp ngầm. Đấu nối giữa đường dây với hộ

tiêu thụ bằng tủ điện cáp ngầm, ngoài ra còn có mương cáp phụ để dẫn từ tủ điện

tổng về từng hộ gia đình.

- Hố ga cáp ngầm: Dọc theo mương cáp ngầm, bố trí các hố ga ở các vị trí

thuận lợi để đảm bảo công tác vận hành, sữa chữa.

- Mốc báo cáp ngầm: Để nhận biết mương cáp ngầm, đặt các mốc báo dọc

theo mương cáp ngầm.

d. Đường dây chiếu sáng

* Các giải pháp kỹ thuật phần điện

- Kết cấu: đường dây 3 pha 4 dây (3 dây pha và 1 dây trung tính)

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 49

- Dây dẫn: Sử dụng cáp ngầm CU/XLPE/PVC/DSTA/PVC

(3x25+1x16)/1kV.

- Cáp ngầm đi trong mương cáp ngầm, luồn trong ống nhựa HDPE (đoạn đi

trên vỉa hè), luồn trong ống thép mạ kẽm (đoạn vượt đường).

- Tiếp địa: Cọc thép L63x63x6 dài 2,5 mét, liên kết với nhau bằng thép lập là

40x4, tất cả các chi tiết thép đều được mạ kẽm, bề dày lớp mạ ≥80m, trị số tiếp

địa tại các vị trí phải đảm bảo theo qui phạm Rc≤30.

- Hệ thống chiếu sáng được điều khiển tự động bằng các tủ điều khiển chiếu

sáng 3 chế độ

* Các giải pháp kỹ thuật phần xây dựng

- Mương cáp ngầm: Tuyến đường dây đi theo mương cáp ngầm.

- Hố ga cáp ngầm: Dọc theo mương cáp ngầm, bố trí các hố ga ở các vị trí

thuận lợi để đảm bảo công tác vận hành, sữa chữa.

- Mốc báo cáp ngầm: Để nhận biết mương cáp ngầm, đặt các mốc báo cáp

ngầm dọc theo mương cáp ngầm.

- Trụ chiếu sáng: Sử dụng trụ thép liền cần 9 mét.

5. Khối lượng

(Chi tiết khối lượng hạng mục cấp điện & chiếu sáng xem phụ lục 6)

VII. THÔNG TIN LIÊN LẠC

1. Cơ sở thiết kế

- Căn cứ vào quy hoạch xây dựng dự án khu đô thị QNK1, thị xã Điện Bàn, tỉnh

Quảng Nam.

- Căn cứ vào các Quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam về viễn thông:

+ QCVN 33:2011/BTTTT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lắp đặt mạng cáp ngoại

vi viễn thông

+ TCVN 8665:2011 Sợi quang dùng cho mạng viễn thông.

+ TCVN 8699:2011 Mạng viễn thông. ống nhựa dùng cho tuyến cáp ngầm.

+ TCVN 8700:2011 Cống, bể, hầm, hố, rãnh kỹ thuật và tủ đấu cáp viễn thông

2. Yêu cầu kỹ thuật và công nghệ

a. Công nghệ

Thiết kế mạng cáp quang trong dự án theo công nghệ GPON (Gigabit-

capable Passive Optical Networks), đây là công nghệ đang được các nhà mạng lớn

tại Việt Nam (Viettel, VNPT, FPT, CMC…) áp dụng để cung cấp dịch vụ tới

khách hàng.

GPON được biết dưới tên tiếng Việt: Mạng quang thụ động. Đây là mô hình

kết nối mạng theo kiểu kết nối: Điểm – Đa điểm, trong đó các thiết bị kết nối giữa

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 50

nhà mạng và khách hàng sử dụng các bộ chia tín hiệu quang (Spliter) thụ động

(không dùng điện). Với tốc độ Download 2.5 Gbps, Upload 1.25 Gbps khi so sánh

với công nghệ AON chỉ có 100 Mbps cả chiều Upload, Download thì đây là sự

chênh lệch đáng kể. Gấp 10 đến 20 lần.

Sử dụng các thiết bị chia quang Splitter không cần cấp nguồn điện, nên có giá

thành rẻ và có thể đặt ở bất kỳ đâu, không phụ thuộc vào các điều kiện môi trường,

không cần phải cung cấp năng lượng cho các thiết bị giữa phòng máy trung tâm và

phía người dùng.

Không bị suy giảm tốc độ như công nghệ quang chủ động do phụ thuộc vào

các thiết bị chuyển mạch Quang-Điện khi truyền đi trong hệ thống

Giúp giảm được chi phí bảo dưỡng, vận hành.

Cung cấp dịch vụ cho mọi yêu cầu khách hàng với tốc độ download lên đến

2,5 Gb/s và hỗ trợ dịch vụ Triple&Play như data, thoại, hình ảnh.

Đảm bảo dịch vụ cáp quang băng rộng FTTx có đường truyền Internet đạt

chất lượng cao, không bị suy hao hay suy giảm chất lượng kết nối theo khoảng

cách – tối đa có thể lên tới 20km.

b. Chỉ tiêu kỹ thuật của phụ kiện

b1. Yêu cầu kỹ thuật ống nhựa

- Ống nhựa dùng trong công trình theo tiêu chuẩn TCVN 8699:2011 Mạng

viễn thông. “ống nhựa dùng cho tuyến cáp ngầm” có một số chỉ tiêu chính như sau:

- Ống nhựa dùng trong công trình là loại ống nhựa có nong một đầu để nối

ống bằng keo gián, F ngoài 110mm, độ dầy cơ bản 5 ± 0,6mm, độ dài hiệu quả của

ống (L) là 6000 ± 10mm. Độ dài phần nong có F ngoài 110,5 ± 0,7mm, đầu nong

có đường kính trong phía đầu ống lớn 120,3 ± 0,2mm, đường kính trong phía sát

với ống nhỏ 110,4 ± 0,2mm.

- Đặc tính của vật liệu làm ống:

TT Đặc tính Yêu cầu

1 Modul đàn hồi 2800 3400 kgf/ cm2

2 Tỷ trọng trung bình ≤ 1,4 g/cm3

3 Hệ số giản nở nhiệt trung bình ≤ 0,8 x 10-4 x k-1

4 Hệ số dẫn nhiệt ≤ 0,16 wk-1m-1

5 Điện trở xuất bề mặt > 1012

6 Độ hấp thu nước Max 0,06%

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 51

TT Đặc tính Yêu cầu

7 Độ bền kéo Min 450 kgf/cm

8 Lực nén Min 600 kgf/ cm3

9 Độ Cứng Min 90 kgf/cm2

10 Lực va đập Min 3 kgf/cm2

11 Độ cán phẳng Min 240 kgf/cm2

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 52

- Lực chịu nén của ống khi biến dạng đường kính < 5% (đơn vị tính: n).

Đường kính ngoài (mm) F40 F61 F110 ống chịu lực (Hi-3P)

F110

Lực tối thiểu(N) 141 215 387 581

- Áp lực tiêu chuẩn 10bar.

- Ống phải kín nước, đường kính trong ống phải tròn đều không méo.

- Dùng giá đỡ ống nhựa đơn các loại 2, 4 ống.

- Khoảng cách tối đa giữa các tấm giá đỡ: 1,5m.

- Bộ giá đỡ có độ dầy 30mm, đảm bảo cự ly giữa các ống hàng dọc, hàng

ngang 300mm.

- Độ cao bộ giá đỡ đơn là: 100mm.

- Đa số các tuyến ống sử dụng trong công trình là ống nhựa PVC F110 dầy

5,5mm dài 6m,/ống.

- Một số đoạn tuyến ống cắt ngang qua đường yêu cầu có độ chịu lực cao sử

dụng ống chịu lực F110 dầy 6,8 dài 6m/ống.

- Các loại ống phải được các cơ quan quản lý chất lượng cho phép.

b2. Yêu cầu kỹ thuật đối với ống sắt

- Ống thép được sử dụng tại các vị trí tuyến ống qua cầu. ống thép được cố

định vào thành cầu bằng Colie.

- Ống thép trong công trình là ống thép được mạ kẽm (cả bên trong lẫn bên

ngoài) có đường kính trong F110,3mm, đường kính ngoài F113,5mm, độ dầy

2,9mm, chiều dài 6m/ống phải đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy

định của các các cơ quan chức năng và nhà sản xuất. Ngoài ra còn sử dụng ống

thép F80 mm cho các vị trí tuyến cáp chôn trực tiếp qua cầu và khoan ngầm qua

đường sắt và đường bộ.

b3. Độ chôn sâu

- Các tuyến cống bể xây dựng mới phải tuân thủ tiêu chuẩn Việt nam TCVN

8700:2011.

- Độ chôn sâu của cống dưới hè tính từ đỉnh cống trên cùng mặt hè không nhỏ

hơn 0,5 m.

- Độ chôn sâu của cống dưới đường tính từ đỉnh cống trên cùng đến mặt

đường không nhỏ hơn 0,7m.

b4. Cáp quang

Chỉ tiêu kỹ thuật: Cáp sợi quang phải thoã mãn các yêu cầu kỹ thuật trong

tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8665:2011 “Sợi quang dùng cho mạng viễn thông”

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 53

Cáp viễn thông chôn trực tiếp là loại cáp vỏ bọc bằng kim loại hoặc chất deo đặt

trực tiếp trong đất. Cáp đồng và cáp quang chôn trực tiếp phải đảm bảo các yêu cầu

về cơ, lý, hóa, điện có khả năng chống ẩm, chống ăn mòn, chống côn trùng và

động vật gặm nhấm theo tiêu chuẩn của doanh nghiệp và quy chuẩn kỹ thuật.

Chiều dài chế tạo cuộn cáp trung bình 3km/ cuộn, tuỳ theo độ dài tuyến.

Thông số kỹ thuật của cáp quang đơn mode

- Đường kính trường mode ( 1310 nm ) 9,3 0,6 m

- Đường kính vỏ 125 1 m

- Độ lệch tâm trường mode 0,6 m

- Độ không tròn đều lớp vỏ 1%

- Chiết suất nhảy bậc

- Bước sóng cắt của sợi 1.260nm

- Suy hao tại bước sóng 1310nm tới 1625nm 0,4 dB/Km

- Suy hao tại bước sóng 1550nm 0,3 dB/Km

- Tán xạ ở 1285 1330 nm 3,5 PS/(nm.Km)

- Tán xạ ở 1550nm 18 PS/(nm.Km)

- Sức kéo căng trong lắp đặt 3.500 N

- Sức căng thường xuyên 2.500 N

- Nhiệt độ - 5 500C

Cáp sợi quang loại chôn trực tiếp phi kim loại có cấu trúc được thiết kế nhằm

đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn ITUT G.652.D, các chỉ tiêu của IEC,

EIA và tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8665:2011.

Cấu trúc của cáp:

- Mặt cắt ngang của cáp :

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 54

- Cấu trúc của cáp :

+ Số sợi: 04~144 sợi quang đơn mode.

+ Bước sóng hoạt động của sợi quang: 1310nm và 1550nm.

+ Phần tử chịu lực phi kim loại trung tâm.

+ ống đệm chứa và bảo vệ sợi quang được làm theo công nghệ ống đệm lỏng.

+ ống đệm có chứa sợi quang được bện theo phương pháp SZ chung quanh

phần tử chịu lực trung tâm.

+ Các khoảng trống giữa sợi và bề mặt trong của lòng ống đệm được điền đầy

bằng một hợp chất đặc biệt chống sự thâm nhập của nước.

+ Lớp băng chống thấm nước.

+ Lớp nhựa HDPE bảo vệtrong.

+ Lớp sợi tổng hợp chịu lực phi kim loại bao quanh lõi.

+ Lớp vỏ cứng ngoài bằng nhựa HDPE màu đen.

+ Thích hợp cho chôn trực tiếp phi kim loại (DBNM)

Đặc tính kỹ thuật của công nghệ ống đệm lỏng:

Sợi quang sau khi được bảo vệ bằng lớp bảo vệ sơ cấp và nhuộm màu để dễ

phân biệt sẽ được đặt trong một lớp bảo vệ thứ cấp, gọi là ống đệm lỏng(Buffer

tube). Ống đệm lỏng này có thể chứa được từ 02 đến 12 sợi quang bên trong tùy

theo kích thước của ống lỏng; sợi quang được nằm lỏng trong ống, ở trạng thái

tĩnh, các sợi quang nằm tại vị trí trung tâm của ống lỏng. Do phải bện xoắn xung

quanh phần tử chịu lực trung tâm để tạo thành lõi cáp nên các ống đệm lỏng phải

có chiều dài lớn hơn (chiều dài tăng thêm này phụ thuộc vào đường kính của phần

tử chịu lực trung tâm, đường kính ống lỏng và bước bện). Chiều dài tăng thêm này

sẽ ảnh hưởng khả năng chịu lực và độ dãn dài của cáp. Cấu trúc này cho phép nếu

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 55

một lực kéo được tác dụng lên cáp, thì sự giãn dài của cáp sẽ không tạo ra sức căng

trên sợi quang và do đó không làm tăng thêm suy hao. Công nghệ ống đệm lỏng

cũng đáp ứng một cách tốt nhất đối với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường mà nó

có thể gây ra sự co hoặc giãn của cáp. Cấu trúc này cũng là một cách bảo vệ tốt

nhất cho sợi quang khi nó bị nén theo hướng ngang.

Tóm lại, với cấu trúc này sợi quang sẽ được bảo vệ một cách tốt nhất, không

bị ảnh hưởng bởi bất kỳ một tác động nào từ bên ngoài.

Bện chiều thay đổi (SZ)

Các phần tử (gồm các ống đệm lỏng và những phần tử độn nếu cần) được bện

chung quanh phần tử chịu lực trung tâm theo phương pháp bện đảo chiều, tức là

chiều bện sẽ thay đổi sau một số vòng quay đã được định trước. Tại những vị trí

đổi chiều, ống đệm sẽ nằm song song với trục của cáp. Vị trí của ống sau khi

bện sẽ được cố định nhờ hai dây bao quanh, quấn theo hai chiều ngược nhau.

Bảng 1 - Đường kính, trọng lượng và bán kính uốn cong nhỏ nhất của cáp:

Số sợi

quang

Đường kính trung

bình của cáp

(mm)

Trọng lượng

(kg/km)

Bán kính uốn cong nhỏ nhất

(mm)

Có tải Không tải

04 ~ 24 ~12 ~102 240 120

32 ~ 36 ~12.7 ~118 254 127

48 ~ 60 ~13.1 ~ 120 262 131

72 ~13.5 ~132 270 135

96 ~15.5 ~170 310 155

120 ~17.1 ~207 342 171

144 ~18.7 ~248 374 187

Đặc tính vật lý và môi trường:

Các đặc tính vật lý, cơ học và môi trường của cáp chôn trực tiếp phi kim loại

được kiểm tra theo bảng 2 tại bước sóng 1550nm.

Bảng 2 - Đặc tính vật lý, cơ học và môi trường của cáp chôn trực tiếp phi kim loại

Đặc tính Phương pháp thử và tiêu chuẩn

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 56

Đặc tính Phương pháp thử và tiêu chuẩn

Khả năng chịu

căng

- Phương pháp thử: IEC60794-1-2-E1

+ Đường kính trục cuốn: 30D (D = đườngkính cáp)

+ Tải thử lớn nhất: 480kg

+ Tải thử liên tục : 172kg

- Chỉ tiêu:

+ Độ căng của sợi: ≥ 0.6% tải lớn nhất

+ Tăng suy hao: ≥ 0.1 dB tải liên tục

Khả năng chịu

ép

- Phương pháp thử: IEC60794-1-2-E3

+ Lực thử: 1100 N/50mm trong 10 phút

- Chỉ tiêu

+ Tăng suy hao: ≥ 0.10 dB

+ Cáp không bị vỡ vỏ, không đứt sợi

Khả năng chịu

va đập

- Phương pháp thử: IEC60794-1-2-E4

+ Độ cao của búa: 100cm

+ Trọng lượng búa: 1kg (10N)

+ Đầu búa có đường kính: 25 mm

+ Số điểm thử: 10 điểm (cách nhau 10 cm dọc theo chiều dài cáp)

- Chỉ tiêu

+ Độ tăng suy hao : ≤ 0.10 dB

+ Sợi quang không gẫy, vỏ cáp không bị hư hại

Khả năng chịu

uốn cong

- Phương pháp thử: IEC60794-1-2-E6

+ Đường kính trục uốn: 20D(D =đường kính cáp)

+ Góc uốn : ± 90°

+ Số chu kỳ : 25chu kỳ

- Chỉ tiêu

+ Độ tăng suy hao : ≤ 0.10 dB

+ Sợi quang không gẫy, vỏ cáp không bị hư hại

Khả năng chịu

xoắn - Phương pháp thử:IEC60794-1-2-E7

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 57

Đặc tính Phương pháp thử và tiêu chuẩn

+ Chiều dài thử xoắn:2m

+ Số chu kỳ: 10 chu kỳ

+ Góc xoắn: ± 180°

- Chỉ tiêu sau khi hoàn thành phép thử

+ Độ tăng suy hao: ≤ 0.10 dB

+ Sợi quang không gẫy, vỏ cáp không bị hư hại

Khả năng chịu

nhiệt

- Phương pháp thử: IEC60794-1-2-F1

+ Thời gian tại mỗinhiệtđộ : 24 giờ

- Chỉ tiêu

+ Độ tăng suy hao: ≤ 0.1 dB/km

Thử độ chẩy

của hợp chất

điền đầy

- Phương pháp thử: IEC60794-1-E14

+ Chiều dài mẫu thử: 0.3 m một đầu đã tuốt vỏ cáp xấp xỉ 80mm và

treo ngược trong buồng thử.

+ Thờigian thử : 24giờ

+ Nhiệt độ thử : 60°C

- Tiêu chuẩn

+ Chất độn đầy ở mẫu thử không bị chẩy rơi xuống

+ Các sợi quang ở ống lỏng vẫn giữ nguyên vị trí không bị rơi

Khả năng

chống thấm

- Phương pháp thử:IEC60794-1-F5

+ Chiều dài mẫu: 3m

+ Chiều cao cột nước:1m

+ Thời gian thử: 24 giờ

- Tiêu chuẩn

+ Nước không bị thấm qua mẫuthử

Đặc tính cơ điện của cáp

Bảng 3 - Đặc tính cơ điện của cáp

Thông số kỹ thuật Chỉ tiêu

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 58

Thông số kỹ thuật Chỉ tiêu

Loại vỏ

Nhựa HDPE màu đen chịu lực,

chống gặm nhấm, ăn mòn và phóng

điện

Tải trọng cho phép lớn nhất khi lắp đặt 3.5kN

Tải trọng cho phép lớn nhất khi làm việc 2.5kN

Khả năng chịu nén 2000N/10cm

Hệ số dãn nở nhiệt <8.2x10-6/oC

Độ võng tối đa đối với áp suất gió 95daN/m2 1.5%

Dải nhiệt độ khi lắp đặt -5oC ~ 70 oC

Dải nhiệt độ làm việc -10oC ~ 70oC

Độ ẩm tương đối 1~100%không đọng sương

Bán kính uốn cong nhỏ nhất khi lắp đặt 20 lần đường kính cáp

Bán kính uốn cong nhỏ nhất sau khi lắp đặt 10 lần đường kính cáp

b5. Dây đấu nhảy

- Cấu trúc dạng ống đệm chặt

- Có 02 đầu conector để nối vào ODF là FC/PC hoặc SC

- Suy hao phản xạ ≥ 50dB

- Suy hao tiếp xúc 0.5dB

- Độ bền kéo lúc lắp đặt 200N và lúc sử dụng 100N

- Độ bền nén tức thời 500N và thường xuyên 100N

- Nhiệt độ khi lắp đặt từ 00C đến 500C và khi sử dụng từ 00C đến 700C

- Độ dài của dây lớn hơn hoặc bằng 5m

- Cùng một màu cho các dây

- Đường kính vỏ 3mm

b6. Giá ODF

- Dạng hộp kín, kết cấu đóng mở dạng trượt, đấu nối FC/PC hoặc SC và phù

hợp với tủ 19” chuẩn

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 59

- Suy hao phản xạ ≥ 50dB

- Suy hao tiếp xúc 0.5dB

- Bảo vệ được các mối hàn sợi quang theo cơ chế ống co nhiệt

- Bộ phận giảm lực căng của cáp phải đảm bảo cố định chắc chắn đầu cáp tại

ngõ vào ODF

- Đủ đấu cho 12 hoặc 24 sợi quang

- Hộp bảo vệ và các phụ kiện được chế tạo đồng bộ

b7. Dự phòng cáp

Sử dụng bể cáp dự phòng treo trên cột, cáp quang sẽ được quấn tròn đường

kính từ 700 đến 800mm.

Các điểm cần phải được dự phòng cụ thể như sau:

+ Các điểm vượt đường lớn để dự phòng là 15m.

+ Các điểm qua cầu lớn để dự phòng mỗi đầu cầu là 20m.

+ Các điểm măng sông để dự phòng mỗi đầu cáp là 10m.

+ Các điểm qua trạm biến áp để dự phòng là 5m (luồn cáp qua phía dưới máy

BA).

+ Tại mỗi đầu trạm, cáp dự trữ khoảng 50m.

3. Biện pháp thi công

- Đơn vị thi công phải nghiên cứu thiết kế, hiện trường để có biện pháp thi công

tối ưu nhất.

- Thi công phải có giấy phép đào hè, đường của Giao thông và các cơ quan có

liên quan.

- Thi công phải tuân theo đúng quy trình, quy phạm của ngành đề ra.

- Thi công phải có giám sát của các nghành liên quan (điện, nước...)

- Thi công phải có nhật ký công trình.

- Phải báo cho đơn vị quản lý mạng để cùng phối hợp khi thi công.

- Mọi vấn đề phát sinh tại hiện trường phải báo cho ngay cho các bên liên quan

cùng phối hợp giải quyết.

- Thi công không được làm gián đoạn thông tin và ảnh hưởng đến các công

trình khác.

4. An toàn lao động

- Phải bố trí người, dụng cụ cảnh giới an toàn giao thông khi thi công đặc biệt

là những thi công kéo cáp qua đường, qua ngõ, trong hệ thống cống bể dọc đường.

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 60

- Sử dụng điện và những công việc liên quan đến điện phải có dụng cụ bảo hộ

điện.

- Phải có biện pháp bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người, phương tiện, dụng

cụ và vật tư thi công.

- Khi thi công cống bể, dựng cột phải cử người cảnh giới an toàn lao động,

khi đào hố dựng cột, đào rãnh đặt ống PVC dẫn cáp chú ý có các công trình ngầm.

- Các điểm tập kết vật liệu vật tư phải có biển báo và tập trung nơi xa các trạm

xăng dầu.

- Khi thi công phải chấp hành đúng quy định của quy trình an toàn lao động

của nghành và nhà nước ban hành, phải có đủ dụng cụ bảo hộ cho công nhân khi

thi công.

- Có giải pháp an toàn lao động khi thi công.

- Khi thi công phải tuân theo thiết kế được phê duyệt, giấy phép quy định.

- Có biển báo “Công trường” và canh gác bảo vệ khi thi công qua đường.

Một số vấn đề lưu ý:

- Trước khi thi công tuyến cống bể, cần kiểm tra hệ thống công trình ngầm

trong khu vực (điện, nước...). Xin phép các cơ quan chủ quản liên quan để được

phép thi công, khi được sự cho phép của các cơ quan chủ quản mới được thi công.

- Trong quá trình thi công có điều gì bất bình thường phải báo với chủ đầu tư,

bên cung cấp thiết bị và thiết kế để cùng bàn bạc giải quyết.

5. Khối lượng hệ thống thông tin liên lạc

(Chi tiết khối lượng hạng mục thông tin liên lạc xem phụ lục 7)

VIII. HẠNG MỤC CÂY XANH

- Nguyên tắc chung lựa chọn cây xanh cảnh quan và vật liệu hoàn thiện cho

khu vực:

- Cây xanh vỉa hè được phân chia theo các trục đường giao thông

+ Cây xanh trục đường chính khu vực có vỉa hè rộng 5m

+ Cây xanh trục đường nội bộ có vỉa hè rộng 3m

+ Cây xanh trục đường nội bộ có vỉa hè nhỏ hơn 3m

+ Cây đưa vào trồng trên vỉa hè có bán kính đo ở cao độ 1,2 m không nhỏ

hơn 20 cm

+ Cây đưa vào trồng trong công viên có bán kính đo ở độ cao 1,2 m không

nhỏ hơn 30 cm

- Cây xanh công viên

+ Trồng cây cổ thụ và kết hợp các cây bụi có hoa trồng thành mảng lớn

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 61

+ Phân bố đều theo hình dạng của thảm cỏ xanh, đường chạy bộ tạo sự liên

hoàn, thống nhất và dẫn dắt người sử dụng

- Các loại cây bụi trồng xen kẽ

+ Trên các vỉa hè lớn 5m xen kẽ trồng các mảng cỏ và cây bụi để tạo thêm

mảng xanh cho đô thị

1. Cây đường phố

- Vị trí trồng cây dựa theo cách bố trí hố trồng cây.

- Chọn cây bóng mát có độ phủ tán rộng hay phân tầng, có hoa hoặc không, ít

rụng lá, rễ cọc, không có gai nhọn, không sử dụng loại cây có cành giòn dễ gãy, và

không có quả mọng…: muồng tím, lim xẹt, bằng lăng, bàng đài loan…

- Kích thước cây bóng mát yêu cầu đường kính gốc 20-30cm, chiều cao 5-7m;

thân thẳng, không sâu bệnh, chiều cao dưới tán >= 2m.

- Sắp xếp bố cục các loại cây theo đặc điểm của từng loại.

- Cây bụi và thảm cỏ ưu tiên chọn các chủng loại có khả năng sinh trưởng tốt

trong điều kiện không thuận lợi, chi phí bảo dưỡng thấp: Bông giấy, huỳnh anh,

trang, phi lao, cúc xuyến chi…

- Một số tuyến đường liên khu có dải phân cách, phần cây xanh, cây bụi và

thảm cỏ được bố trí hài hòa.

2. Công viên cây xanh

- Góp phần tạo dựng không gian kiến trúc cảnh quan đặc trưng của đô thị

cũng như cải thiện môi trường sống.

- Các khu vườn lân cận trong tổng thể khu đô thị tạo ra các hành lang trang trí

màu xanh trên địa hình khác nhau và thậm chí làm mềm các hình khối thô cứng

của các khối nhà xung quanh.

- Chọn cây bóng mát có độ phủ tán rộng hay phân tầng, bố trí cây ra hoa xen

kẽ theo mùa, tạo nét đặc trưng riêng cho khu đô thị.

- Kích thước cây bóng mát yêu cầu đường kính gốc 30-50cm, chiều cao trung

bình 7m; cây phát triển tốt, ít sâu bệnh.

- Cây bụi và thảm cỏ ưu tiên chọn các chủng loại có khả năng sinh trưởng tốt

trong điều kiện không thuận lợi, chi phí bảo dưỡng thấp.

- Phần hạ tầng ưu tiên chọn vật liệu có chi phí đầu tư không cao, thuận tiện thi

công mà vẫn đảm bảo các yếu tố về kiến trúc.

3. Chủng loại cây

* Cây xanh bóng mát:

- Cây muồng tím: Cây gỗ cực lớn, cao từ (15-25)m, trong điều kiện thích hợp

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 62

có thể cao đến 50m, gốc có bạnh vè lớn. Đường kính thân và tán cây rất lớn, có khi

tán cây rộng đến 30m, hơn cả chiều cao của cây, tán lá rất rậm rạp, luôn luôn xanh

có hình mâm xôi hay hình dù.

- Cây giáng hương: Thuộc loại cây gỗ thân thẳng, tròn to có tán rộng, có

chiều cao khoảng từ 25 đến 40 mét, thay lá vào mùa khô, gốc có bạnh vè, vỏ màu

nâu sẫm, nứt dọc.

- Cây Osaka vàng (Muồng Hoàng Yến): Là loài cây trung tính, thiên về ưa

sáng, mọc nhanh, chịu hạn tốt. Cây con ưa bóng nhẹ. Cây gỗ nhỡ bán thường xanh

hay sớm rụng, cao tới 10-20 m, lớn nhanh. Đường kính thân cây khoảng 40 cm.

Cành nhẵn, lá kép lông chim một lần chẵn, mọc cách, dài 15-60 cm với 3-8 cặp lá

chét sớm rụng. Lá chét mọc đối, hình bầu dục rộng đến bầu dục dài, dài 7-21 cm

rộng 4-9 cm, đầu nhọn, gốc hình nêm, rộng, nhẵn. Cụm hoa lớn, nhiều hoa nhưng

thưa, dạng cành hoa rủ xuống dài 20-40 cm. Mỗi hoa đường kính 4-7 cm với 5

cánh hoa màu vàng tươi có hình bầu dục rộng, gần bằng nhau có móng ngắn, bao

phấn phủ lông tơ ngắn. Quả dạng quả đậu hình trụ, hơi có đốt, dài 20-60 cm hoặc

hơn, đường kính quả (15-25)mm, mang nhiều hạt trái xoan rộng.

- Bàng Đài Loan: Là loại cây dễ trồng, sau khi trồng nhớ tưới nước cho đất và

cắm cây chống cho cây dễ bén rễ ,không ngã .Cây thân gỗ lớn, cành nhiều mọc

vòng, nằm ngang cho tán nhiều tầng nên được trồng rộng rãi làm cây bóng mát

trên đường phố và trường học.

- Cây Tra: Cây thân gỗ, cao từ 3 đến 5 mét, có cây cao đến 10m, phân cành

nhiều. Vỏ thân màu xám trắng. Lá hình tim, mép có răng không rõ, mặt trên nhẵn,

mặt dưới mềm, màu nhạt hơn mặt trên. Cuống lá dài. Hoa lúc mới nở (buổi sáng)

có màu vàng chanh. Buổi trưa, hoa chuyển màu hơi cam và về chiều hoa chuyển

dần sang màu đỏ. Hoa tập hợp thành chùm từ 2 đến 5 hoa. Đài có lông màu trắng

nhạt, các thùy hình tam giác. Nhị nhiều. Quả hình cầu có mũi nhọn ở đỉnh, có 5

mảnh. Hạt nhẵn, phát tán nhờ gió hoặc chim. Cây ra hoa nhiều nhất vào mùa hạ.

Lúc đó hoa nở rất đẹp.

- Cây Lim xẹt: Trung mộc cao 20-25m, thân màu xám trắng, phân cành thấp.

Lá kép lông chim hai lần, cành non và lá non có lông màu rỉ sét, lá có cuống chung

dài: 25–30 cm mang 4-10 đôi lá cấp 1, mỗi lá cấp 1 mang 10-22 đôi lá chét, lá nhỏ

thuôn đầu tròn. Hoa chùm tụ tán ở đầu cành có lông màu hoe đỏ như nhung dài

20–40 cm, hoa nhỏ 2 cm có năm cánh màu vàng, đáy có lông. Quả đậu, dẹt dài 10–

12 cm có cánh.

- Cây Bằng Lăng: Cây gỗ lớn, cao đến 20m, phân cành cao, thẳng, tán dày. Lá

hình bầu dục hay hình giáo dài, tù ở đỉnh, mọc gần đối. Cụm hoa hình tháp ở ngọn

các cành, mọc thẳng. Nụ hoa hình cầu. Hoa lớn 6 cánh, có móng ngắn, răn reo màu

tím hồng (Màu chuyển sang tím vào buổi chiều). Quả nang, ngoài có cánh đài bao

bọc. Hạt có cánh mềm.

- Cây Đào đậu còn gọi là Đỗ mai: Cây gỗ nhỏ cao 4–8 m, tán mở rộng. Phân

cành nhiều, dài mọc thẳng. Lá kép lông chi với 15-17 lá nhỏ mọc đối dạng thuôn,

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 63

tù, màu xanh pha trắng, mép răn reo. Cụm hoa lớn, nhiều hoa, dài 0,5-1m hoặc có

thể hơn. Mùa hoa tháng 1-2 tùy theo vùng, trước khi ra hoa cây rụng trụi lá và nở

hoa trước khi ra lá non. Hoa tuy mau tàn nhưng sai hoa nên rất đẹp, nở rộ vào mùa

xuân thường đúng dịp Tết nên có thể cắt cành cắm bình lớn chơi tết thay cho mai,

đào. Ở Bà Rịa - Vũng Tàu, cụ thể là Long Hải và Thành phố Vũng Tàu, đào đậu

mọc thành từng vùng rộng, mỗi khi xuân về đào đậu nở rực rỡ trên triền đồi, sườn

núi.

- Móng Bò Tím: Là cây thân gỗ nhỏ, có chiều cao từ 2-6m, thân cây sần sùi,

màu xám với cành nhánh nhiều và dài, tán lá rộng, thưa. Lá cây Móng Bò Tím to,

dài khoảng 6-15cm, có màu xanh đậm, nhẵn ở mặt trên, có từ 9-11 gân bên nổi rõ

ở mặt dưới của lá. Lá có hìn tim ở gốc, xẻ 2 thùy thuôn tròn ở đầu, cuống lá dài từ

2-4cm. Hoa Móng Bò Tím dạng chùm thưa, dạng hoa lưỡng tính với những bông

to, 5 cánh mềm màu đỏ tím nhìn rất đẹp. Hoa của Móng Bò Tím không có sọc, đây

là một trong những đặc điểm nhận dạng giữa hai loại hoa. Những chùm - hoa

Móng Bò Tím mọc ở nách lá hoặc đầu cành có hương thơm dịu nhẹ lan tỏa trong

không khí. Qủa của cây Móng Bò Tím dẹt, thuôn dài chứa nhiều hạt bên trong.

- Cây Cọ Mỹ: Thân cột cao đến 30m đường kính 20-30cm, thân nhẵn ở gốc

có sẹo do lá rụng ở giữa và lá khô còn dính lại ở phần trên. Lá mọc tập trung ở

đỉnh, xếp thành vòng hình quạt xòe rộng, phiến lá tròn đường kính 1-1,5m xẻ thùy

sâu đến nửa phiến có phần đỉnh kéo dài thành sợi mềm màu bạc thòng xuống,

cuống lá mập mép có gai ở gốc có bẹ và đầu có mũi nhọn lộ ra trên phiến.

- Cây Cau trắng: Thân, Tán, Lá: Cây cao đến 10 m, thân tròn đều, đốt sát

nhau (dấu vết lá rụng). Lá kép lông ở đỉnh thân, màu xanh bóng, dài đến 1,5 m, lá

phụ hẹp nhọn, cuống lá màu xanh trắng. Cụm hoa mọc ra từ các đốt nơi lá rụng,

mang hoa đơn tính cùng gốc. Hoa màu trắng. Quả hình trái xoan cứng, mập khi

chín màu đỏ.

- Cây Phi lao: Cây gỗ thường xanh, cao 15- 25m. Vỏ nâu nhạt, bong thành

mảng, thịt nâu hồng. Cành nhỏ, có đốt, màu xanh lá cây, quang hợp thay cho lá. Lá

tiêu giảm thành vảy nhỏ, bao quanh các đốt của cành, dài 1-2mm. Tốc độ sinh

trưởng nhanh. Phù hợp với: thích ứng với điều kiện khí hậu tương đối rộng, các

loại đất cát pha nhẹ mới bồi tụ ven biển và đồng bằng, tốt, sâu, ẩm, thoát nước, độ

pH 6,5 -7,0.

- Cây Dầu rái: Là cây gỗ lớn, thân tròn, thẳng, cao 40 – 50 m, có thể đạt đến

70 m. Gỗ màu nâu đỏ nhạt, thớ thô, bền. Dầu rái là cây nguyên liệu chế biến sơn,

vecni.

- Cây Bàng biển: Cây gỗ lớn, cao từ 10-20 mét thân cong queo, phân cành

thấp. Tán lá rộng, lá đơn mọc cách, bóng, phiến tròn, gốc hình tim kích thước 12-

15 cm. Cụm hoa chùm mang nhiều hoa nhỏ màu xanh lục vàng. Quả mập, thịt màu

đỏ nhạt.

- Cây Phong ba: Đây là loài thực vật nhỏ, chỉ cao trung bình 3–6 m, dù có thể

đạt chiều cao tới 10–15 m, thường xanh, hay mọc ở những nơi đất cát. Thân gỗ

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 64

mềm, cong queo, phân cành thấp. Cụm hoa xim bò cạp xếp hai dãy nhỏ màu trắng,

nhỏ chỉ 5 mm. Quả hạch tròn đường kính khoảng 5–8 mm, mọc thành chùm. Quả

tươi màu xanh lục, nhưng do tác động của nhiệt độ và ánh nắng có thể ngả màu

vàng hoặc nâu.

2. Khối lượng hạng mục cây xanh

(Chi tiết khối lượng hạng mục cây xanh xem phụ lục 8)

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 65

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

I. Tác động tích cực của dự án

- Đầu tư Khu đô thị QNK1 sẽ tạo cơ sở cho việc đồng bộ hạ tầng kỹ thuật,

xây dựng Khu đô thị mới Điện Nam – Điện Ngọc theo quy hoạch;

- Đảm bảo điều kiện sống thiết yếu cho người dân bao gồm các nhu cầu: cư

trú, sinh hoạt, đi lại, học hành khám chữa bệnh….Thông qua việc bố trí các khu ở,

các hệ thống hạ tầng kỹ thuật, có tính toán đến nhu cầu phúc lợi xã hội, các không

gian tiện ích cộng đồng thích ứng;

- Khai thác cảnh quan, sinh thái ven sông Cổ Cò;

- Tăng cường khai thác du lịch đường sông Đà Nẵng, Điện Bàn và Hội An;

- Tăng cường khả năng khai thác quỹ đất tại khu vực;

- Góp phần làm thay đổi diện mạo của khu vực theo chiều hướng đẹp hơn, với

lối kiến trúc hài hoà, phù hợp với quy hoạch chung;

- Dự án là động lực thúc đẩy phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng vui chơi giải trí

của khu vực: Hệ thống đường đi bộ, các khuôn viên công cộng, khu vui chơi giải

trí và các tiện ích xã hội khác. Đảm bảo được nhu cầu sử dụng và vui chơi giải trí

của người dân;

- Góp phần phát triển đô thị hoá và nâng cao đời sống nhân dân trong phạm vi

địa phương, cải thiện điều kiện cảnh quan và môi trường của khu vực;

- Tăng cường thêm hệ thống hạ tầng cơ sở cho khu vực như: đường giao

thông nội bộ, trạm biến áp, thông tin liên lạc…

II. Tác động xấu của dự án

Bên cạnh những mặt tích cực nêu trên, dự án cũng gây ra một số tác động xấu đến

môi trường như sau:

1. Giai đoạn tiền thi công

Do diện tích đất để thực hiện dự án có một phần đất thổ cư, đất nông nghiệp,

nhà và công trình kiến trúc việc giải tỏa mặt bằng như di dân tái định cư hoặc đền

bù đất đai, hoa màu khi thực hiện dự án này sẽ tác động trực tiếp đến đời sống kinh

tế - xã hội những hộ dân trong khu vực dự án. Những mâu thuẫn xã hội sẽ nảy sinh

do công tác đền bù giải tỏa nếu không đạt được sự thỏa thuận đồng ý của người

dân bị tác động và chính quyền địa phương.

2. Giai đoạn thi công xây dựng

* Môi trường không khí:

Môi trường không khí trong khu vực sẽ bị ảnh hưởng bởi sự hoạt động của

các phương tiện cơ giới, máy móc thi công xây dựng san ủi mặt bằng. Các ảnh

hưởng chủ yếu là tiếng ồn, bụi trong các ngày nắng gió, sình lầy vào các ngày

mưa.

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 66

* Môi trường nước:

Môi trường nước trong khu vực sẽ bị ảnh hưởng bởi các nguồn:

- Nước mưa chảy tràn qua khu vực sẽ cuốn theo chất thải xây dựng (đất,

cát…); chất thải sinh hoạt của công nhân xây dựng;

- Nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng, nước thải sinh hoạt chứa một

lượng khá lớn các chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường nước, làm giảm chất lượng

nước trong khu vực nhất là nguồn nước suối;

* Môi trường đất:

- Nguy cơ trượt lở đất do quá trình san ủi mặt bằng, xây dựng các công trình.

- Thay đổi cấu trúc nền rắn, địa mạo khu vực do hoạt động đào đắp.

- Ô nhiễm đất do các chất thải phát sinh từ quá trình thi công xây dựng như

các loại dầu mỡ của động cơ, máy móc thiết bị; chất thải rắn và nước thải của công

nhân tham gia xây dựng.

* Chất thải rắn:

- Chất thải rắn phát sinh do hoạt động giải tỏa cơ sở hạ tầng hiện có như nhà

của người dân, các loại cây trồng.

- Rác thải xây dựng: được phát sinh bởi các hoạt động xây dựng như xà bần,

gạch, đất, đá, vụn nguyên liệu.

- Chất thải rắn phát sinh do hoạt động của công nhân tham gia xây dựng. Việc

tập trung công nhân xây dựng làm phát sinh rác thải sinh hoạt tại công trường.

Theo ước tính ban đầu số lượng công nhân tham gia thi công xây dựng tại dự án

khoảng 100 người. Trong đó, một lượng lớn là lao động địa phương.

Thải lượng được tính tối đa như sau:

Với hệ số phát thải trung bình 0,5kg/người/ngày ta tính được lượng rác thải sinh

hoạt là: 100 người x 0,5 = 50kg/ngày.

* Rủi ro và sự cố môi trường:

- Sự cố cháy nổ do chập điện, do hút tàn thuốc không đúng nơi quy định. Khả

năng xảy ra cháy cao đối với kho chứa nguyên, nhiên liệu.

- Tai nạn lao động trong quá trình thi công, xây dựng.

- Tai nạn giao thông do phương tiện vận chuyển vật liệu.

3. Giai đoạn hoạt động

- Tác động do khí thải

Giai đọan này các ảnh hưởng đến môi trường không khí chủ yếu từ các chất

thải sinh hoạt và các phương tiện giao thông.

- Tác động do nước thải

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 67

Trong giai đoạn này phát sinh một lượng nước thải sinh hoạt từ khu vực dân

cư, từ các nhà vệ sinh công cộng… Nước thải sinh họat chứa một lượng khá lớn

các chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường nước, làm giảm chất lượng nước nguồn

tiếp nhận nếu không xử lý. Theo tính toán thì tổng lượng nước thải là

460m3/ngàyđêm. Tuy nhiên, lượng nước thải sẽ được xử lý qua trạm xử lý đạt chất

lượng trước khi thải ra môi trường.

- Tác động của chất thải rắn

Nguồn phát sinh: Chất thải rắn khi dự án đi vào hoạt động phát sinh từ chất

thải rắn sinh hoạt: chủ yếu là các loại rác thải từ khu vực dân cư. Lượng rác thải

này sẽ được thu gom và xử lý tại bãi rác chung của khu vực để giảm thiểu tác động

xấu đến môi trường.

III. Dự báo những rủi ro, sự cố môi trường

- Khi dự án đi vào hoạt động, những rủi ro, sự cố môi trường chủ yếu là sự cố

về cháy nổ do chập điện, sét đánh, do bất cẩn trong hoạt động đun nấu, khi xảy ra

nguy cơ thiệt hại về người và tài sản.

- Ống thoát nước thải có khả năng bị vỡ do quá tải; tắc ống do rác cuốn theo.

IV. Các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường

1. Giai đoạn chuẩn bị mặt bằng

Chủ đầu tư phối hợp với UBND các cấp và các đơn vị chức năng của UBND

Thị xã Điện Bàn - tiến hành công tác đền bù cho nhân dân trong khu vực dự án

theo pháp luật hiện hành. Cụ thể như sau:

- Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy

định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai năm 2013;

- Căn cứ Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy

định về giá đất;

- Căn cứ Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy

định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

- Căn cứ Thông tư số 07/2014/TT-BXD ngày 20/5/2014 của Bộ Xây dựng về

hướng dẫn thi hành Nghị định số 84/2013/NĐ-CP ngày 25/7/2013 của Chính phủ;

- Căn cứ Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài

nguyên và Môi trường về quy định chi tiết phương pháp định giá đất, xây dựng,

điều chỉnh bảng giá đất, định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất;

- Căn cứ Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài

nguyên và Môi trường về quy định chi tiết bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà

nước thu hồi đất;

- Quyết định 48/2014/QĐ-UBND ngày 25/12/2014 của UBND tỉnh Quảng

Nam về Ban hành quy định về giá đất, bảng giá đất thời kỳ 2015-2019;

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 68

- Quyết định số 13/2015/QĐ-UBND ngày 04/6/2015 Ban hành Quy định hệ

số điều chỉnh giá đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;

- Quyết định số 43/2014/QĐ-UBND ngày 22/12/2014 ban hành Quy định về

bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng

Nam.

2. Trong giai đoạn thi công xây dựng

a. Khống chế ô nhiễm không khí

- Xây dựng các hạng mục công trình theo địa hình tự nhiên.

- Phun nước chống bụi đường giao thông, các khu vực phát sinh bụi cao.

- Các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng cát, đá cần dùng bạt che để

tránh vật liệu rơi vãi, phát sinh bụi. Sử dụng các phương tiện được đăng kiểm theo

quy định.

- Áp dụng các biện pháp thi công tiên tiến trong quá trình thi công xây dựng

nhằm rút ngắn thời gian thi công để hạn chế thời gian phát sinh các khí thải, bụi..

- Bố trí bãi tập kết vật liệu hợp lý, không cản trở hoặc gây ảnh hưởng tới các

hoạt động khác trong khu vực. Lập rào chắn xung quanh khu vực thi công xây

dựng.

- Quy định tốc độ cho các xe vận chuyển nguyên vật liệu khi gần vào khu vực

công trường và trong khu vực công trường.

b. Khống chế tiếng ồn

Khu vực thi công gần khu dân cư nên tiếng ồn phát sinh sẽ tác động đến

người dân lân cận. Chủ đầu tư yêu cầu Nhà thầu xây dựng thực hiện các biện pháp

giảm ồn như:

- Tiếng ồn từ máy móc xây dựng: được hạn chế bằng cách thường xuyên bảo

trì máy, lắp đặt bộ phận giảm thanh khi cần thiết.

- Tiếng ồn từ phương tiện vận tải: ấn định thời gian hoạt động hợp lý (không

vận hành vào giờ nghỉ ngơi của mọi người), không vận chuyển quá tải.

- Chỉ tổ chức thi công vào thời điểm ban đêm nếu thực sự cần thiết.

- Giảm tốc độ các phương tiện vận chuyển trong quá trình xây dựng.

- Điều hành, phân bổ hợp lý, giảm thiểu việc tập trung quá nhiều lượng xe

máy trong cùng một thời điểm phục vụ thi công và chuyên chở vật liệu xây dựng.

c. Giảm thiểu ô nhiễm nước

- Đối với nước thải sinh hoạt của công nhân với lượng ước tính khoảng

10m3/ngày đêm được xử lý bằng cách xây dựng các công trình xử lý nước thải sinh

hoạt tạm thời trong khu vực thi công công trình (theo kiểu bể tự hoại).

- Xây dựng lán trại tập trung để dễ quản lý và xử lý các chất thải gây ô nhiễm

do công nhân thải ra trong giai đoạn xây dựng.

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 69

- Khai thông và đảm bảo hướng chảy tự nhiên của nước mưa, không để hiện

tượng ngập xảy ra.

- Thu dọn vệ sinh sạch sẽ khu vực thi công sau mỗi ngày làm việc; Cung ứng

vật liệu xây dựng theo đúng tiến độ thi công và hợp lý, không tập trung quá nhiều

lượng cát, đá tại khu vực dự án điều này vừa giảm bớt việc gây ô nhiễm môi

trường vừa tiết kiệm được nguyên vật liệu nhất là đối với cát.

- Trong giai đoạn xây dựng, nước mưa cuốn theo đất, cát, xi măng rơi vãi từ

bề mặt được dẫn vào hố lắng trước khi thải vào môi trường. Bùn lắng được nạo vét

sau khi giai đoạn xây dựng kết thúc.

d. Phương án quản lý chất thải rắn

- Chất thải rắn từ việc giải tỏa các công trình kiến trúc như gạch, tôn…còn tốt

được để nơi riêng, có thể tận dụng lại hoặc bán cho người có nhu cầu.

- Gạch, xà bần, vật liệu xây dựng thải bỏ,... sẽ được dùng để san lấp mặt bằng.

Các phế liệu có thể tái chế hoặc tái sử dụng như: bao bì xi măng, mẩu sắt thép …

cần thu gom, phân loại và tập trung tại nơi quy định và bán cho người thu mua.

- Đối với chất thải rắn sinh hoạt do công nhân thải ra với lượng khoảng

50kg/ngày.đêm được thu gom vào các thùng rác, được xe chuyên chở rác của

thành phố thu gom hàng ngày ra bãi rác xử lý.

- Trang bị các thùng rác, xác định nơi tập kết rác, tránh phóng uế và vứt rác

bừa bãi gây ô nhiễm môi trường.

- Ưu tiên tuyển chọn công nhân xây dựng ở địa phương để giảm số lượng

công nhân ở trong lán trại, giảm phát sinh chất thải và ô nhiễm…

e. An toàn lao động và đảm bảo sức khoẻ cho công nhân tại công trường

- Trang bị đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động như găng tay, nón bảo hộ,

kính bảo vệ mắt, khẩu trang…cho công nhân làm việc tại công trường;

- Tăng cường kiểm tra, nhắc nhở công nhân sử dụng trang bị bảo hộ lao động

khi làm việc. Đình chỉ công việc đối với các công nhân không tuân thủ nội quy về

an toàn lao động.

- Xây dựng và ban hành nội quy về an toàn lao động đối với tất cả các hoạt

động ở công trường.

- Tổ chức bếp ăn tập trung cho số công nhân ở tại công trường, đảm bảo các

yêu cầu về vệ sinh và an toàn thực phẩm.

- Xây dựng nội quy cấm phóng uế, vứt rác sinh hoạt, đổ nước thải bừa bãi gây

ô nhiễm môi trường.

- Quản lý công nhân, tránh tình trạng gây rối mất trật tự tại công trường và địa

phương.

f. Giảm thiểu các sự cố cháy nổ, xói mòn đất, tai nạn giao thông

* Sự cố cháy nổ

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 70

- Sử dụng an toàn điện trong khu vực.

- Các nguyên vật liệu được tập kết đúng nơi quy định. Các kho nguyên liệu dễ

cháy như xăng, dầu… được tập kết ở khu vực riêng và được che chắn theo quy

định về an toàn PCCC.

* Sự cố xói mòn và thoái hóa đất đai

- Tổ chức phương án mặt bằng thi công hợp lý. Sử dụng biện pháp tổ chức kỹ

thuật thi công tối ưu theo phương châm thi công đến đâu gọn đến đó.

- Việc xói mòn trong giai đoạn xây dựng các công trình là không thể tránh

khỏi và cũng rất khó giảm thiểu nếu thực hiện việc san ủi đất vào mùa mưa. Đơn vị

cố gắng san ủi vào những tháng mùa khô và những tháng có lượng mưa ít tránh xói

mòn.

- Đối với những khu vực đất không xây dựng có thể trồng cỏ và cây xanh

nhằm cải cảnh quan và hạn chế xói mòn.

- Hệ thống thoát nước được thiết kế trong toàn bộ khu vực, hạn chế nước mưa

chảy tràn trên bề mặt gây xói lở.

* Sự cố, tai nạn giao thông:

- Có biển báo hiệu tại những nơi dễ xảy ra tai nạn;

- Phải có quy hoạch bến bãi dừng đỗ các phương tiện vận chuyển cũng như

máy móc thi công trên công trường. Đặt biển báo hiệu công trường thi công và tốc

độ quy định cho các phương tiện lưu thông tại các khoảng cách quy định của

ngành giao thông trên giao lộ. Có bảng hướng dẫn, nhân viên hướng dẫn và nội

quy quy định cho các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu đậu đỗ đúng nơi quy

định đảm bảo không làm cản trở, ách tắc giao thông trong giai đoạn xây dựng.

- Giáo dục công nhân tuân thủ nội quy, quy trình xây dựng;

- Thường xuyên kiểm tra sự an toàn của công trình xây dựng.

g. Giải pháp quản lý công nhân lao động ở địa phương

Vấn đề an ninh, trật tự xã hội của công nhân khi tham gia xây dựng phải tuyệt

đối tuân thủ theo quy định về đăng kí tạm trú. Quản lý và giám sát các tệ nạn xã

hội tránh ảnh hưởng đên nhân dân trong khu vực.

3. Trong giai đoạn dự án đưa vào hoạt động

a. Kiểm soát và khống chế ô nhiễm môi trường không khí

+ Khống chế ô nhiễm mùi hôi

- Mùi phát sinh từ hệ thống thoát nước thải bao gồm khí NH3, H2S, axit amin,

mercaptan. Để hạn chế mùi hôi mương thoát nước thải sẽ được đậy bằng các tấm

đan ximăng. Sử dụng các chế phẩm EM để khử mùi.

- Bố trí bãi trung chuyển rác thải ở cuối hướng gió, cách xa các công trình

chính, khu phố chợ.

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 71

+ Các biện pháp khống chế ô nhiễm khí thải, tiếng ồn

- Đường giao thông nôi bộ được tráng nhựa nhằm giảm thiểu bụi phát tán vào

không khí đặc biệt là những ngày nắng gió.

- Trồng cây xanh : Cây xanh có tác động giảm tiếng ồn từ 10 -15 dBA. Một

hecta cây xanh có thể hấp thụ 8 kg CO2 trong một giờ tức là hấp thụ toàn bộ lượng

khí CO2 do 200 người thải ra trong cùng thời gian. Cây xanh có thể hấp thu tốt bức

xạ mặt trời, điều hòa các yếu tố vi khí hậu. Cây có khả hấp thu khói, bụi và nhiều

hỗn hợp khí như SO2, Cl2, hợp chất chứa nitơ, phốtpho, các yếu tố vi lượng độc hại

khác như Pb, Cu, Fe,… Cây xanh có khả năng hấp thu ồn một cách đáng kể. Có

khả năng chống xói mòn, làm sạch nguồn nước, lọc các chất độc hại.

- Cây xanh vừa có ý nghĩa lớn trong vấn đề bảo vệ môi trường vừa làm đẹp

cảnh quan, đồng thời là một biện pháp rất tiết kiệm.

- Thường xuyên thu gom chất thải rắn, chất phế thải xung quanh khu vực chợ

về nơi trung chuyển và cố gắng vận chuyển ra khỏi chợ vào cuối ngày.

- Hệ thống cống rãnh được đậy nắp kín và thường xuyên nạo vét hố ga.

b. Kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn

Chất thải rắn từ các khu vực sẽ được thu gom và tập kết về bãi tập kết rác.

- Rác thải theo tính toán là 5,28 tấn/ngày đêm, có thành phần chủ yếu là rác

thực phẩm, chất hữu cơ nên sẽ thu gom vào thùng chứa đặt dọc theo đường phố

khu dân cư, Toàn bộ rác thải sinh hoạt của khu vực cuối ngày sẽ được tập kết về

bãi tập kết rác theo quy định.

- Các chất thải có thể tái chế: như bao nilon, vỏ chai, lon, nhựa…có thể thu

gom riêng bán phế liệu.

c. Giảm thiểu ô nhiễm do nước thải

Nước thải sinh hoạt của khu dự án phải được xử lý sơ bộ tại từng hộ dân bằng

bể tự hoại sau đó mới được dẫn vào hệ thống riêng thu gom toàn bộ nước thải sinh

hoạt để bảo nguồn nước thải bẩn không gây ô nhiễm cho môi trường nước trong

khu vực. Hệ thống gồm cống thu gom nước bẩn (hệ thống cống kín) dẫn về trạm

xử lý nước thải sinh hoạt chung của khu vực.

4. Giảm thiểu sự cố môi trường

a. Phòng chống cháy nổ

Công tác phòng cháy chữa cháy trong dự án được đề xuất với các biện pháp

cụ thể như sau:

- Thiết kế hệ thống PCCC theo quy định của ngành Công an PCCC. Thiết kế

và giấy phép PCCC cho dự án sẽ do Công an Tỉnh Quảng Nam chấp thuận.

- Thiết kế hệ thống thoát hiểm hợp lý trong khu dân cư để có thể thoát ra

ngoài trong thời gian ngắn nhất.

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 72

- Kiểm tra định kỳ các thiết bị an toàn, chế độ vận hành của các thiết bị, đảm

bảo hoạt động tốt.

- Xây dựng phương án, chuẩn bị phương tiện và các điều kiện cần thiết để

ứng phó với các sự cố môi trường có thể xảy ra; tích cực phối hợp với các cơ quan

hữu quan và tuân thủ sự điều hành của các cơ quan có thẩm quyền để khắc phục

hậu quả do sự cố môi trường gây ra.

b. An toàn điện

- Khi lắp đặt các thiết bị điện và hệ thống điện cần theo đúng quy định và đúng kỹ

thuật. Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện, các phụ tải và các thiết bị điện của

khu trung tâm.

- Trang bị các thiết bị điện có chất lượng tốt nhất, đúng tiêu chuẩn, công suất.

- Mỗi khu vực được lắp hộp điện tử tự ngắt để phòng khi sửa chữa và xảy ra sự cố.

- Kiểm tra định kỳ hệ thống dây dẫn, bao che an toàn thiết bị điện.

- Tổ chức quản lý, phân công trách nhiệm rõ ràng. Xây dựng nội quy về an toàn sử

dụng điện, phổ biến một số hiểu biết cơ bản về an toàn điện cho cán bộ công nhân

viên.

c. Phòng chống sét

Lắp đặt hệ thống chống sét đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ xây dựng nhằm

bảo đảm an toàn tính mạng cho con người và tài sản. Hệ thống chống sét được

thiết kế theo yêu cầu chống sét đánh thẳng, bố trí các kim thu sét tại các vị trí cao

nhất của công trình.

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 73

CHƯƠNG 4. PHƯƠNG ÁN VÀ KINH PHÍ ĐỀN BÙ-TÁI ĐỊNH CƯ

I. KINH PHÍ DI CHUYỂN ĐỀN BÙ

1. Cơ sở tính toán

- Căn cứ Luật Đất đai ngày 29/11/2013;

- Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy

định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Căn cứ Nghị định số 84/2013/NĐ-CP ngày 25/7/2013 của Chính phủ quy

định về phát triển và quản lý nhà ở tái định cư;

- Căn cứ Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ quy

định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện;

- Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy

định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai năm 2013;

- Căn cứ Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy

định về giá đất;

- Căn cứ Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy

định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

- Căn cứ Thông tư số 07/2014/TT-BXD ngày 20/5/2014 của Bộ Xây dựng về

hướng dẫn thi hành Nghị định số 84/2013/NĐ-CP ngày 25/7/2013 của Chính phủ;

- Căn cứ Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài

nguyên và Môi trường về quy định chi tiết phương pháp định giá đất, xây dựng,

điều chỉnh bảng giá đất, định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất;

- Căn cứ Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài

nguyên và Môi trường về quy định chi tiết bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà

nước thu hồi đất;

- Quyết định 48/2014/QĐ-UBND ngày 25/12/2014 của UBND tỉnh Quảng

Nam về Ban hành quy định về giá đất, bảng giá đất thời kỳ 2015-2019;

- Quyết định số 13/2015/QĐ-UBND ngày 04/6/2015 Ban hành Quy định hệ

số điều chỉnh giá đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;

- Quyết định số 43/2014/QĐ-UBND ngày 22/12/2014 ban hành Quy định về

bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng

Nam.

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 74

2. Kinh phí đền bù

Bảng: Khối lượng dự toán bồi thường, hỗ trợ đất đai, cây cối hoa màu, nhà cửa

TT Diễn giải nội dung Đvt Khối lượng Đơn giá tổng hợp

(đ) Thành tiền (đ) Ghi chú

I Chi phí đền bù đất 8.698.705.200

1 Diện tích đường bê tông >3 m m2 2.040,50 1.000.000 323.215.200

2 Diện tích đất màu m2 186.122,00 48.000 8.375.490.000

II Chi phí đền bù nhà cửa V.K.T 5.922.850.937

1

Nhà 2 tầng, móng đá, khung dầm giằng,

trụ BTCT, tường xây 220, sàn đúc, mái

đúc, nền men

m2 112,00 4.671.000 523.152.000

2 Nhà tường xây 220,mái đúc, nền men,

khung dầm giằng, trụ BTCT, ô tơ 3,7m m2 92,38 3.371.000 311.412.980

3

Nhà trệt, tường xây 110-220, mái ngói,

nền men, hiên sê nô, trụ BTCT, la phông

thạch cao, ô tơ 4,1m

m2 1.790,65

2.472.000

4.426.486.800

4 Nhà WC mái đúc nền men m2 50,32 1.478.000 74.372.960

5 Sân BTXM m2 531,00 115.000 61.065.000

6 Tường rào xây 110, cao 1,2m md 193,29 389.000 75.189.810

7 Hệ thống điện nổi HT 0,01 5.471.679.550 54.716.796

8 Hệ thống điện âm tường HT 0,02 5.471.679.550 109.433.591

9 Hầm WC tự hoại Hầm 25,00 3.500.000 87.500.000

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 75

TT Diễn giải nội dung Đvt Khối lượng Đơn giá tổng hợp

(đ) Thành tiền (đ) Ghi chú

10 Trụ cổng xây gạch m3 8,75 1.478.400 12.936.000

11 Ao đào đất m3 100,00 500.000 50.000.000

12 Giếng đào đất (3*4*4)*3 m3 144,00 50.000 7.200.000

13 Giếng đóng D34mm cái 10,00 1.266.000 12.660.000

14 Mộ đất không bia cái 25,00 1.328.000 33.200.000

15 Mộ đất có bia cái 5,00 1.505.000 7.525.000

16 Mộ xây có bia (0,9*1*2,5) cái 5,00 3.500.000 17.500.000

17

Mộ xây lắp ghép đá Granit + đế mộ + nhà

bia (2,8mx0,75mx0,8m) + (2,8mx1m) +

(0,9mx0,9mx1,6m)

cái 3,00 19.500.000 58.500.000

III Chi phí đền bù cây cối, hoa màu 1.250.440.150

1 Xoài D>30cm Cây 7,00 334.530 2.341.710

2 Ổi có quả Cây 50,00 198.240 9.912.000

3 Mãng cầu có quả Cây 81,00 198.240 16.057.440

4 Đào D>30cm Cây 14,00 283.500 3.969.000

5 Dương liễu D15-30cm Cây 235,00 28.000 6.580.000

6 Rau lang m2 186.122,00 6.500 1.209.793.000

7 Khế có quả Cây 8,00 79.000 632.000

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 76

TT Diễn giải nội dung Đvt Khối lượng Đơn giá tổng hợp

(đ) Thành tiền (đ) Ghi chú

8 Mít có quả Cây 5,00 346.500 1.732.500

9 Bạch đàn D15-30 cm Cây 80,00 35.000 2.800.000

10 Sầu đông D15-30 cm Cây 50,00 35.000 1.750.000

11 Tre D5-10 cm Cây 850,00 11.500 9.775.000

IV Chi phí chính sách hỗ trợ 17.251.180.000

1 Hỗ trợ di chuyển chỗ ở mới trong phạm vi

huyện hộ 2,00 5.000.000 10.000.000

2 Hỗ trợ tiền thuê nhà ở (800.000đ x 12

tháng)/1 hộ hộ 22,00 9.600.000 211.200.000

3 Hỗ trợ ổn định đời sống (500.000đ x 6

tháng) Khẩu 60,00 2.400.000 144.000.000

4 Hỗ trợ di chuyển chỗ ở đối với hộ tái định

cư trên phần đất còn lại hộ 4,00 2.000.000 8.000.000

5 Hỗ trợ di dời mồ mả cái 20,00 350.000 7.000.000

6 Hỗ trợ ổn định đời sống đất nông nghiệp (

đất màu) đồng 186.122,00 90.000 16.750.980.000

7 Dự kiến thưởng 120.000.000

- Bị thu hồi hoàn toàn đất ở và nhà cửa

VKT hộ 22 5.000.000 110.000.000

- Bị thu hồi một phần đất ở và nhà cửa

VKT hộ 4 2.500.000 10.000.000

V Chi phí khác 2,433,822,340

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 77

TT Diễn giải nội dung Đvt Khối lượng Đơn giá tổng hợp

(đ) Thành tiền (đ) Ghi chú

1 - Chi phí thẩm định phương án: 0,15% Đồng

33.123.176.287

0,15% 49,684,764

2 - Chi phí Ban chỉ đạo bồi thường: 0,05% Đồng 0,05% 16,561,588

3 - Chi phí GPMB: 1,8% Đồng 1,8% 596,217,173

4 - Chi phí dự phòng 5% Đồng 5,00% 1,656,158,814

5 - Chi phí đo đạc giải thửa ha 19,2 6.000.000 115,200,000

Tổng cộng và làm tròn (I+II+III+IV+V) 35,557,000,000

II. PHƯƠNG ÁN TÁI ĐỊNH CƯ

Khi triển khai giải phóng mặt bằng cho dự án, những hộ dân bị ảnh hưởng về nhà ở, phần diện tích đất ở còn lại không đảm

bảo cho việc xây dựng nhà mới sẽ bố trí tái định cư ngay trong dự án với giá đất ưu đãi. Trong dự án có bố trí lô đất tái định cư

với tổng diện tích 1.857,5 m2.

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 78

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 79

CHƯƠNG 5. KINH PHÍ ĐẦU TƯ – CÂN ĐỐI NGUÔN VỐN

I. KINH PHÍ ĐẦU TƯ

1. Cơ sở lập kinh phí

Luật Xây dựng mới số 50/QH13/2014 ngày 18/6/2014;

Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013;

Căn cứ Nghị Định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 của Chính phủ về

Quy định về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

Căn cứ Nghị Định số 37/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 của Chính phủ Quy

định chi tiết về hợp đồng xây dựng;

Căn cứ Nghị Định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ Quy

định về quản lý chất ượng và bảo trì công trình xây dựng;

Căn cứ Nghị Định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ Quy

định về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần khảo sát xây dựng được ban

hành theo định mức số 1779/BXD-VP ngày 16 tháng 8 năm 2007 của Bộ Xây

Dựng;

Thông tư 05/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ xây dựng về hướng dẫn

xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

Thông tư 06/2016/NĐ-CP ngày 10/03/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác

định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

Căn cứ Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 về công bố định mức chi

phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;

Căn cứ Thông tư 209/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 về quy định mức thu,

chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng, phí thẩm

định thiết kế cơ sở;

Căn cứ Thông tư 210/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 về quy định mức thu,

chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định thiết kế kỹ thuật, phí thẩm định

dự toán xây dựng;

Căn cứ Thông tư 22/2010/TT-BKH ngày 2/2/2010 của Bộ Kế hoạch quy định

chi phí giám sát, đánh giá đầu tư;

Căn cứ quyết định 3076 /QĐ-UBND ngày 24/8/2017 về việc thực hiện đơn

giá nhân công xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

2. Chi phí đầu tư hạ tầng

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 80

Bảng 5.1. Tổng hợp chi phí đầu tư hạ tầng

TT NỘI DUNG CHI PHÍ GIÁ TRỊ

I CHI PHÍ SAU THUẾ 204.984.891.147

A Chi phí thiết bị 2.337.314.822

1 Trạm xử lý nước thải 1.019.855.408

2 Cấp điện 1.317.459.414

3 Thông tin liên lạc 787.103.371

B Chi phí xây dựng 202.647.576.325

1 San nền 85.595.207.786

2 Giao thông 37.843.676.604

3 Cây xanh cảnh quan 5.653.298.318

4 Thoát nước mưa 18.525.279.757

5 Cấp nước 2.921.963.720

6 Thoát nước thải 11.548.887.334

7 Trạm xử lý nước thải 3.220.044.963

8 Bể xử lý nước thải 1.418.441.994

9 Bể gom và tách rác 328.286.781

7 Cấp điện 28.092.215.218

8 Thông tin liên lạc 7.500.273.850

3. Tổng mức dự toán

Bảng 5.2. Tổng mức dự toán

TT KHOẢN MỤC CHI PHÍ GIÁ TRỊ (Đ) KÝ

HIỆU

1 Giá trị xây lắp sau thuế 202.647.576.325 Gxl

2 Chi phí mua sắm / lắp đặt thiết bị sau thuế 2.337.314.822 Gtb

3 Chi phí quản lý dự án 2.776.613.526 Gqlda

4 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 7.759.451.019 Gtv

4.1 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi 553.459.206 Gtv1

4.2 Chi phí thiết kế kỹ thuật, lập dự toán 3.000.233.407 Gtv2

4.3 Chi phí thẩm tra bản vẽ thiết kế, dự toán công trình 290.705.846 Gtv3

4.4 Chi phí lập hs mời thầu, phân tích đánh giá h/s mời thầu 139.762.426 Gtv4

4.5 Chi phí thẩm định hs mời thầu 50.000.000 Gtv5

4.6 Chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu 50.000.000 Gtv6

4.7 Chi phí giám sát thi công xây dựng 2.195.962.827 Gtv7

4.8 Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị 1.479.327.307 Gtv8

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 81

TT KHOẢN MỤC CHI PHÍ GIÁ TRỊ (Đ) KÝ

HIỆU

5 Chi phí khác 14.335.056.412 Gk

5.1 Chi phí giám sát, đánh giá dự án đầu tư (TT

22/2010/TT-BKH) 555.322.705 Gk1

5.2 Chi phí hạng mục chung 6.079.427.289 Gk2

5.2.1 Chi phí XD nhà tạm để ở và điều hành thi công 2.026.475.763 Gk2.1

5.2.2 Chi phí một số công tác không xác định được khối

lượng từ thiết kế 4.052.951.526 Gk2.2

5.3 Chi phí nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng 1.000.000 Gk3

5.4 Chi phí rà phá bom mìn 492.500.000 Gk4

5.5 Chi phí bảo hiểm (TT 329/2016/TT-BTC) 1.639.879.129 Gk5

6 Chi phí dự phòng 18.692.896.795 Gdp

6.1 Chi phí dự phòng cho khối lượng c/việc phát sinh 11.518.425.605 Gdp1

6.2 Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá 7.174.471.190 Gdp2

TỔNG DỰ TOÁN 246.724.094.000 Tdt

4. Tổng mức đầu tư

Bảng 5.2. Bảng tổng hợp tổng mức đầu tư

TT Hạng mục Chi phí

1 Chi phí đền bù GPMB 35.557.000.000

2 Tổng mức dự toán 246.724.094.000

Cộng 282.281.094.000

5. Suất đầu tư

- Tổng khu đất quy hoạch: 197.221,8 m2

- Tổng quỹ đất khai thác: 92.461,3 m2

- Suất đầu tư trên toàn khu đất: 1.431.287 đ/m2

- Suất đầu tư trên đất khai thác: 3.052.965 đ/m2

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 82

CHƯƠNG 6.

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN

I. NGUÔN VỐN

Vốn đầu tư từ nguồn vốn tự có của doanh nghiệp và vốn huy động từ khác

nguồn khác.

II. DOANH THU TỪ KHAI THÁC QUỸ ĐẤT DỰ KIẾN

Doanh thu dự kiến từ khai thác quỹ đất: 304.302.569.000 (đồng)

(Chi tiết xem phụ lục 11)

III. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thời gian chuẩn bị đầu tư

a. Thủ tục chuẩn bị đầu tư: Từ tháng 5 năm 2019 đến Quý III-2019

b. Triển khai đền bù giải phóng mặt bằng: Quý IV/2019

2. Thời gian hoàn thành đưa công trinh vào sử dụng;

b. Hoàn thành đưa công trình vào sử dụng: dự kiến Quý II/2021

3. Hình thức quản lý dự án

Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án.

- Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Đầu tư QNK Quảng Nam

- Các cơ quan liên quan:

a. Đơn vị lập dự án đầu tư, thiết kế, lập dự toán: Công ty Cổ phần phát triển

Đô thị và Nông thôn Đông Sơn;

b. Đơn vị thẩm định: Sở Xây dựng tỉnh Quảng Nam;

c. Đơn vị tư vấn giám sát thi công và đơn vị thi công: Đơn vị có năng lực.

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 86

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

Dự án Khu đô thị QNK1 đầu tư hoàn thành sẽ là khu đô thị sinh thái, du lịch

đồng bộ về kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội theo hướng phát triển bền

vững và bảo vệ môi trường, có chất lượng hạ tầng và dịch vụ đô thị tốt, tăng sức

cạnh tranh đô thị góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đô thị mới Điện

Nam- Điện Ngọc

KIẾN NGHỊ

Trên đây là toàn bộ nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi khu đô thị QNK I tại

đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc.

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam kính trình UBND tỉnh Quảng

Nam, các Sở, Ban, Ngành có liên quan của tỉnh Quảng Nam sớm xem xét, chấp

thuận dự án khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc, tạo điều kiện

cho Chủ đầu tư tiến hành các bước thủ tục XDCB tiếp theo theo đúng quy định của

Nhà nước, để sớm khởi công xây dựng và đưa công trình vào sử dụng theo đúng

tiến độ./.

-----------------------------------

Thuyết minh Báo cáo NCKT Khu đô thị QNK I tại đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Công ty Cổ phần đầu tư QNK Quảng Nam 86

PHỤ LỤC