một số lỗi thường gặp và phương pháp kiểm tra, sửa chữa

12
1 Mt slỗi thường gặp và phương pháp kiểm tra, sa cha sơn xe ô tôI. ĐẶT VẤN ĐỀ Mt chiếc xe ô tô sơn bóng đẹp sang trng quý phái, màu sc phù hp vi tính cách ca chnhân mãi luôn là mong mun ca nhiều người chơi xe ô tô. Trong quá trình sdng theo thi gian và quá trình sa cha sơn không tránh khỏi các li, nhiu khi thsơn bối ri không biết xlý như thế nào, cngười sdng na. Nguyên nhân và cách xlý hiện tượng y như thế nào? Trên thc tế trong quá trình sdng không thtránh được vic chiếc xe ô tô ca bn btrầy xước phần sơn xe trông rất mt thm m. Khi lớp sơn bề mt btổn thương nhiều và sâu skhiến cho lp kim loi bên trong nhanh boxy hóa, các vết xước snhanh chóng brvà lan rng ra. Chính vì vy, khi lớp sơn ngoài xe của bn btrầy xước nhiu, các vết xước sâu hoặc sơn bị bạc màu hay sơn loang lổ thì chúng ta nghĩ đến vic sa cha sơn lại xe. Mc dù knăng cũng như kinh nghiệm ca các chuyên gia kthut là vô cùng quan trọng, nhưng chúng ta nên lưu ý rằng khâu chun bmi là yếu tquyết định đến độ bóng đẹp và chun ca lớp sơn mới. Chính vì thế, dù các dch vva hè có thcó nhiều năm kinh nghiệm, nhưng nếu không đủ các trang btiêu chun cn thiết thì cũng không thể làm cho chiếc xe ca bạn đẹp trlại được. Để giúp ging viên và các em sinh viên trong khoa biết trao đổi mt slỗi sơn, nguyên nhân gây nên các lỗi sơn, gii pháp, cách khc phc sa cha tng hiện tượng, nhng chú ý khi sa chữa sơn. Phm vi nghiên cu, ng dng ca báo cáo là mt slỗi sơn do vật tư sơn và phương pháp sửa chữa sơn gây ra, vtài liu là của hãng sơn Toyota … Sau đây tôi xin báo cáo ni dung seminar: Mt slỗi thường gặp và phương pháp kiểm tra, sa chữa sơn xe ô tô”. Hy vng nhng chdn này sgiúp cho mọi người hiu biết hơn, quan tâm hơn nghiên cu vsa cha sơn, biết xlý khc phc mt sli sơn do vật tư sơn hoặc phương pháp sa chữa sơn gây ra, sơn sn phm thành công, có được sn phẩm đẹp, bn chất lượng tt. II. NI DUNG 1. Phân loi các lỗi sơn, phương pháp kiểm tra, sa chữa sơn. 1.1 Phân loi các lỗi sơn Lỗi sơn cơ bản được phân thành hai loi. - Loi li do vật tư sơn hoặc phương pháp sửa cha. - Loi li do các yếu tbên ngoài trong quá trình sdng xe gây nên. 1.2. Phương pháp kiểm tra (li gây ra do các yếu tbên ngoài). a. Xem xét trong quá trình sdng. Thu thập thông tin để đánh giá nguyên nhân ca lỗi sơn bằng cách kim tra cách sdụng và lưu kho. b. Kim tra bng cách quan sát. - Đánh giá khuyết tt của sơn dưới ánh đèn huỳnh quang. - Đánh giá bằng cách sdng kính lúp phóng to mt vùng.

Upload: others

Post on 11-Dec-2021

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Một số lỗi thường gặp và phương pháp kiểm tra, sửa chữa

1

“Một số lỗi thường gặp và phương pháp kiểm tra, sửa chữa sơn xe ô tô”

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Một chiếc xe ô tô sơn bóng đẹp sang trọng quý phái, màu sắc phù hợp với tính cách

của chủ nhân mãi luôn là mong muốn của nhiều người chơi xe ô tô. Trong quá trình sử dụng

theo thời gian và quá trình sửa chữa sơn không tránh khỏi các lỗi, nhiều khi thợ sơn bối rối

không biết xử lý như thế nào, cả người sử dụng nữa. Nguyên nhân và cách xử lý hiện tượng

này như thế nào?

Trên thực tế trong quá trình sử dụng không thể tránh được việc chiếc xe ô tô của bạn

bị trầy xước phần sơn xe trông rất mất thẩm mỹ. Khi lớp sơn bề mặt bị tổn thương nhiều và

sâu sẽ khiến cho lớp kim loại bên trong nhanh bị oxy hóa, các vết xước sẽ nhanh chóng bị

rỉ và lan rộng ra. Chính vì vậy, khi lớp sơn ngoài xe của bạn bị trầy xước nhiều, các vết xước

sâu hoặc sơn bị bạc màu hay sơn loang lổ thì chúng ta nghĩ đến việc sửa chữa sơn lại xe.

Mặc dù kỹ năng cũng như kinh nghiệm của các chuyên gia kỹ thuật là vô cùng quan

trọng, nhưng chúng ta nên lưu ý rằng khâu chuẩn bị mới là yếu tố quyết định đến độ bóng

đẹp và chuẩn của lớp sơn mới. Chính vì thế, dù các dịch vụ vỉa hè có thể có nhiều năm kinh

nghiệm, nhưng nếu không đủ các trang bị tiêu chuẩn cần thiết thì cũng không thể làm cho

chiếc xe của bạn đẹp trở lại được.

Để giúp giảng viên và các em sinh viên trong khoa biết trao đổi một số lỗi sơn, nguyên

nhân gây nên các lỗi sơn, giải pháp, cách khắc phục sửa chữa từng hiện tượng, những chú ý

khi sửa chữa sơn. Phạm vi nghiên cứu, ứng dụng của báo cáo là một số lỗi sơn do vật tư sơn

và phương pháp sửa chữa sơn gây ra, về tài liệu là của hãng sơn Toyota … Sau đây tôi xin

báo cáo nội dung seminar: “Một số lỗi thường gặp và phương pháp kiểm tra, sửa chữa sơn

xe ô tô”. Hy vọng những chỉ dẫn này sẽ giúp cho mọi người hiểu biết hơn, quan tâm hơn

nghiên cứu về sửa chữa sơn, biết xử lý khắc phục một số lỗi sơn do vật tư sơn hoặc phương

pháp sửa chữa sơn gây ra, sơn sản phẩm thành công, có được sản phẩm đẹp, bền chất lượng

tốt.

II. NỘI DUNG

1. Phân loại các lỗi sơn, phương pháp kiểm tra, sửa chữa sơn.

1.1 Phân loại các lỗi sơn

Lỗi sơn cơ bản được phân thành hai loại.

- Loại lỗi do vật tư sơn hoặc phương pháp sửa chữa.

- Loại lỗi do các yếu tố bên ngoài trong quá trình sử dụng xe gây nên.

1.2. Phương pháp kiểm tra (lỗi gây ra do các yếu tố bên ngoài).

a. Xem xét trong quá trình sử dụng.

Thu thập thông tin để đánh giá nguyên nhân của lỗi sơn bằng cách kiểm tra cách sử

dụng và lưu kho.

b. Kiểm tra bằng cách quan sát.

- Đánh giá khuyết tật của sơn dưới ánh đèn huỳnh quang.

- Đánh giá bằng cách sử dụng kính lúp phóng to một vùng.

Page 2: Một số lỗi thường gặp và phương pháp kiểm tra, sửa chữa

2

c. Kiểm tra bằng cách đánh bóng và mài.

Đánh giá lớp sơn đã bị hư hỏng bằng cách đánh bóng hoặc giấy ráp.

1.3. Phương pháp sửa chữa sơn.

Sửa chữa lỗi sơn bao gồm các phương pháp:

Gia nhiệt, loại bỏ vết bẩn, đánh bóng và sơn lại.

a. Phương pháp gia nhiệt.

* Máy sấy hồng ngoại.

Nếu gia nhiệt lên lớp sơn và sau đó khử ứng suất trên lớp sơn, thì lỗi sơn sẽ được phục hồi.

- Làm sạch các chất gây ra lỗi sơn bằng các rửa xe.

- Sấy nóng ở nhiệt độ từ 70 đến 800c trong vòng 10 phút lên chỗ có lỗi sơn bằng máy

sấy hồng hoại.

Chú ý:

Sẽ gây biến dạng nguy hiểm đối với các chi tiết bằng nhựa nếu sấy quá nhanh hoặc

nhiệt độ sấy quá cao.

* Nước nóng.

Nếu phun một lượng lớn nước nóng sau đó khử ứng suất ra khỏi lớp sơn thì lỗi sơn sẽ

phục hồi.

Các bước:

- Làm sạch các chất gây ra lỗi sơn bằng cách rửa xe.

- Dội nước nóng có nhiệt độ từ 80 đến 900c lên khu vực có lỗi sơn.

- Đợi 1 đến 2 phút và sau đó lau khô nước.

Ghi chú:

Sử dụng khoảng 20 lít nước nóng cho 1 nắp capo.

Chú ý:

Cẩn thận để tránh bị bỏng.

b. Làm sạch vết bẩn.

Loại bỏ các chất là nguyên nhân gây ra bẩn thấm vào lớp sơn.

Các bước:

- Sấy nhiệt độ 70 đến 800c lên vùng có lỗi.

- Loại bỏ các chất gây ra các vết bẩn bằng cách chấm nhẹ lên vết bẩn bằng một giẻ có

thấm chất tẩy dầu mỡ.

- Khi chất bẩn không thể tẩy được thì thay chất tẩy dầu mỡ bằng chất pha sơn một

thành phần (dung môi pha sơn) và thực hiện lại.

Chú ý:

Có thể có nguy cơ làm tan lớp sơn nếu lớp sơn nền trước đó là yếu.

c. Đánh bóng.

Khắc phục lỗi sơn bằng phương pháp đánh bóng.

Các bước:

- Đối với các lỗi sơn nhỏ: Phương pháp dùng xi đánh bóng.

- Đối với các lỗi sơn lớn: Loại bỏ lỗi sơn bằng giấy ráp có độ nhám 2000 đến 3000.

Page 3: Một số lỗi thường gặp và phương pháp kiểm tra, sửa chữa

3

- Tiến hành dùng xi đánh bóng và đánh bóng lại bề mặt.

d. Sơn lại.

Khi không thể phục hồi được bằng phương pháp gia nhiệt, loại bỏ vết bẩn hoặc đánh

bóng, thì hãy loại bỏ lỗi sơn bằng giấy ráp và sau đó sơn lại.

Các bước:

- Hãy gắn giấy ráp có độ nhám phù hợp vào máy mài tác động kép hoặc đế cán mài

tay.

- Mài lỗi sơn cho đến khi bề mặt thật nhẵn hoặc lỗi sơn hết hoàn toàn.

- Cần phải phun lớp sơn lót chống rỉ hoặc lớp sơn lót bề mặt tùy thuộc vào tình trạng

mài.

Chú giải:

Nếu lớp sơn cũ đã bị hư hỏng thì hãy phủ một lớp sơn lót urethan và sau đó tiến hành

sơn lại.

Chú ý:

Nếu lớp sơn cũ đã bị hư hỏng thì lỗi nhăn sơn có thể xảy ra do sự thẩm thấu của dung

môi. Nếu phun một lượng sơn quá dầy trong một lần phun thì lỗi nhăn sơn cũng có thể xảy

ra.

2. Một số lỗi sơn thường gặp (do sơn hoặc phương pháp sửa chữa)

2.1. Lỗi sạn (Hình 1)

Lỗi sạn sơn là chỗ nhô lên của sơn

do các tạp chất lẫn trong lớp sơn hoặc

do các hạt bụi dính lên bề mặt lớp sơn

trong khi hoặc sau khi phun sơn đã khô.

Nguyên nhân Giải pháp Sửa chữa

- Bề mặt trước

khi phun sơn

bị bẩn.

- Buồng sơn

hoặc quần áo

bị bẩn.

- Vệ sinh súng

phun sơn

không sạch.

- Không lọc

được các tạp

chất trong

sơn.

- Hãy vệ sinh

và tẩy dầu mỡ

trên bề mặt

trước khi bắt

đầu phun sơn.

- Đảm bảo cho

buồng sơn,

quần áo bảo hộ

khi sơn và súng

sơn được sạch.

- Lọc sơn bằng

lưới lọc trước

khi sơn.

- Trong khi phun sơn (khi phun lớp sơn màu).

- Hãy kiểm tra lớp sơn sau mỗi lần phun và loại bỏ các

tạp chất dính vào lớp sơn bằng nhíp, kim, băng dính che

chắn, …

- Nếu tạp chất sơn không thể loại bỏ ra được, hãy sấy

khô lớp sơn sau đó loại bỏ tạp chất bằng giấy ráp có độ

nhám phù hợp và phun lại lớp sơn màu. (khi phun lớp

dầu bóng)

- Loại bỏ các tạp chất dính vào lớp sơn bằng nhíp, kim

hoặc bằng băng dính che chắn,…

- Sau khi lớp sơn đã khô và được mài bằng giấy ráp có

độ nhám phù hợp, hãy tiến hành đánh bóng.

Hình 1 Lỗi sạn

Page 4: Một số lỗi thường gặp và phương pháp kiểm tra, sửa chữa

4

Nguyên nhân Giải pháp Sửa chữa

Nếu vẫn còn bất kỳ tạp chất nào sau khi mài, dùng giấy

ráp có độ nhám phù hợp để mài cho đên khi bề mặt nhẵn

mịn, tiến hành phun sơn lại

2.2. Lỗi mắt cá (Hình 2)

Lỗi mắt cá là một chỗ rỗng do dầu

mỡ, nước, vv… dính vào bề mặt phun

sơn và đẩy lớp sơn ra xung quanh.

Nguyên

nhân Giải pháp Sửa chữa

- Buồng

sơn bị bẩn.

- Các tạp

chất như

dầu dính

vào bề mặt

phun sơn.

- Khí từ

máy nén

khí có lẫn

dầu, nước,

vv…

- Hãy giữ cho buồng sơn

sạch sẽ.

- Hãy vệ sinh và tẩy sạch

dầu mỡ trên bề mặt trước

khi bắt đầu phun sơn.

- Không được sờ tay trần

vào bề mặt phun sơn khi

đã được tẩy dầu mỡ.

Làm sạch các tạp chất

trong khí nén bằng một

máy sấy khí, thiết bị

giảm áp, vv…

1. Cho lớp sơn màu:

Nhỏ. Điều chỉnh áp suất khí của súng sơn ở

mức cao và thổi khí.

Lớn. Sau khi lớp sơn đã khô, hãy mài nó bằng

giấy ráp có độ nhám phù hợp cho đến khi mịn và

tiến hành sơn lại.

2. Cho lớp dầu bóng:

Nhỏ. Sấy khô sau khi sơn, mài bằng giấy ráp

với độ nhám phù hợp sau đó tiến hành đánh

bóng.

Lớn. Sau khi lớp sơn khô, hãy mài vùng bị lỗi

sơn bằng giấy ráp có độ nhám phù hợp cho đến

khi mịn và tiến hành sơn lại.

2.3. Lỗi nhăn vỏ cam (Hình 3)

Nhăn vỏ cam là dạng kết cấu bề

mặt sơn mấp mô giống như vỏ quả

cam. Lỗi này do việc sấy lớp sơn khô

quá nhanh trước khi lớp sơn kịp dàn

đều trên bề mặt phun ở trạng thái lỏng.

Hình 2 Lỗi mắt cá

Hình 3 Lỗi nhăn vỏ cam

Page 5: Một số lỗi thường gặp và phương pháp kiểm tra, sửa chữa

5

Nguyên nhân Giải pháp Sửa chữa

- Sử dung chất pha

sơn loại nhanh

khô.

- Sử dụng sơn có

độ nhớt cao.

- Nhiệt độ buông

sơn và bề mặt

được sơn cao.

- Độ dầy mỗi lượt

sơn quá dầy.

- Hãy lựa chọn loại dung môi pha

loãng phù hợp với nhiệt độ buồng

sơn, pha sơn sao cho có độ nhớt

phù hợp với tiêu chuẩn của nhà sản

suất.

- Khi nhiệt độ buồng sơn và bề mặt

được sơn quá cao thì chưa tiến

hành phun lớp sơn ngoài cùng.

Hãy phun lớp sơn có độ dầy phù

hợp.

Nhỏ. Sau khi lớp sơn màu đã

khô, hãy điều chỉnh độ nhăn bề

mặt bằng giấy ráp có độ nhám

2000 đến 3000 và sau đó tiến

hành đánh bóng.

Lớn. Sau khi lớp sơn đã khô,

hãy mài nó bằng giấy ráp có độ

nhám phù hợp cho đến khi mịn

và tiến hành sơn lại.

2.4. Lỗi đốm màu sơn ánh kim (Hình 4)

Đốm màu sơn ánh kim là do khi ánh sáng

phản xạ từ các hạt màu nhôm gây ra giống như

một dải băng hoặc các đám mây bởi sự sắp xếp

của các hạt màu nhôm trong lớp sơn không

đồng đều.

Khi phun lớp sơn màu ánh kim, đốm màu

có thể xuất hiện khi phun lớp dầu bóng quá

sớm thì đốm màu củng có thể tái xuất hiện.

Nguyên nhân Giải pháp Sửa chữa

Đốm màu do phun sơn.

- Sử dụng chất pha sơn có tốt độ

bay hơi quá chậm hoặc quá

nhanh.

- Độ nhớt của sơn màu quả thấp.

- Phun lớp sơn có độ dầy không

đồng đều.

- Tái đốm màu.

Độ nhớt của dầu bóng quá thấp.

(dung môi trong dầu bóng hòa

tan lớp sơn màu bên trong và

gây ra lỗi tái đốm màu.

- Thời gian lắng sơn trước khi

phun dầu bóng quá ngắn.

- Hãy lựa chọn loại dung môi pha

loảng phù hợp với nhiệt độ trong

buồng sơn và phun sơn có độ nhớt

phù hợp.

- Hãy tuân thủ theo đúng các điều

kiện vận hành súng phun sơn

(khoảng cách, góc phun, tốc độ

hành trình, độ chồng đè) và phun

sao cho lớp sơn có độ dầy đồng

đều.

- Hãy phun sơn có độ nhớt phù

hợp.

- Chắc chắn rằng đã đủ thời gian

lắng sơn trước khi phun lớp dầu

bóng.

- Trong hoặc ngay

sau khi phun sơn

màu.

- Cho lớp màu nền,

hãy thực hiện từ

bước sơn màu hoặc

thực hiện loại bỏ

đốm màu trước nếu

cần thiết.

- Sau khi sấy khô:

Hãy mài các lỗi sơn

bằng giấy ráp có độ

nhám phù hợp cho

đến khi bề mặt nhẵn

mịn rồi sơn lại.

2.5. Lỗi chảy sơn (Hình 5)

Lỗi chảy sơn là do khi phun sơn bị chảy và đã cứng lại.

Hình 4 Lỗi đốm màu sơn ánh kim

Page 6: Một số lỗi thường gặp và phương pháp kiểm tra, sửa chữa

6

Nguyên nhân Giải pháp Sửa chữa Chú ý

- Sử dung chất

pha sơn loại

chậm khô.

- Độ nhớt của

sơn quá thấp

(sơn quá loãng).

- Phun sơn có độ

dầy không đồng

đều.

- Phun lượng sơn

quá dầy trong

một lượt phun.

- Thời gian lắng

sơn quá ngắn.

- Hãy lựa chọn loại dung môi

pha loãng phù hợp với nhiệt

độ buồng sơn, pha sơn sao

cho có độ nhớt phù hợp.

- Hãy tuân thủ theo đúng các

điều kiện vận hành súng phun

sơn (khoảng cách, góc phun,

tốc độ hành trình, độ chồng

đè) và phun sao cho lớp sơn

có độ dầy đồng đều.

- Không được phun quá dầy

trong một lượt phun.

- Chắc chắn rằng đã chờ đủ

thời gian lắng sơn sau mỗi

lượt phun.

Nhỏ. Sau khi

lớp sơn khô,

hãy mài bằng

giấy ráp và sau

đó tiến hành

đánh bóng.

Lớn. Sau khi

lớp sơn đã khô,

hãy mài nó

bằng giấy ráp

có độ nhám phù

hợp cho đến khi

mịn và tiến

hành sơn lại.

- Ngay cả khi không

còn nhìn thấy lỗi

chảy sơn trong khi

mài sửa, nhưng có

thể vẫn còn gợn vì

vậy hãy sử dụng chất

tẩy dầu mỡ, vv… để

tạo độ bóng tạm thời

rồi kiểm tra bằng

cách quan sát. Ngoài

ra, hãy kiểm tra trong

khi đang mài để phát

hiện các gợn bằng

cách cảm nhận của

tay.

2.6. Lỗi loang (Hình 6)

Vết loang có dạng bề mặt bị phủ một

lớp mỏng màu trắng sữa do chất pha sơn bay

hơi mất nhiệt ở xung quanh và nước trong

không khí ngưng tụ trên bề mặt lớp sơn.

Điều này cũng giống như sự ngưng tụ

nước trong không khí trên các bề mặt khi

nhiệt độ lớp sơn giảm xuống do nhiệt bay

hơi.

Nguyên nhân Giải pháp Sửa chữa

- Độ ẩm trong buồng

sơn cao.

- Sử dụng chất pha

sơn bay hơi nhanh.

- Tăng nhiệt độ của buồng sơn.

- Khi độ ẩm cao, hãy sử dụng chất pha

loãng sơn loại chậm khô, chất làm chậm

Nhỏ. Sau khi lớp sơn

khô, hãy tiến hành

đánh bóng.

Hình 5 Lỗi chảy sơn

Hình 6 Lỗi loang

Page 7: Một số lỗi thường gặp và phương pháp kiểm tra, sửa chữa

7

Nguyên nhân Giải pháp Sửa chữa

- Áp suất của súng

phun sơn quá cao.

hoặc chất pha sơn không gây hiện tượng

vết bóng mờ (bay hơi thật chậm).

- Không được để áp suất khí phun quá cao.

(nếu áp suất khí phun quá cao, tốc độ bay

hơi của chất pha sơn sẽ nhanh hơn).

Lớn. Sau khi lớp sơn

đã khô, hãy mài lơp

sơn bằng giấy ráp

đến khi mịn và tiến

hành sơn lại.

Ghi chú:

Bóng mờ xuất hiện đôi khi ở độ ẩm cao, trong mùa mưa hoặc khi trời mưa.

2.7. Lỗi nếp gợn (do lớp sơn rộp lên) (Hình 7)

Hiện tượng tạo nếp gợn sơn mô tả lớp sơn

đã sơn sửa lại bị nhăn vì có sự co ngót từ bên

trong gây ra gây ra bởi lớp sơn cũ bị phồng hoặc

co lại do thấm chất tẩy mới hoặc dung môi pha

sơn của lớp sơn màu.

Một vài kiểu nếp gợn do quá trình lớp sơn

cũ phồng lên khi làm mềm bằng nhiệt và sau đó

co rút lại

Nguyên nhân Giải pháp Sửa chữa

- Lớp sơn cũ đã bị biến

chất.

- Sơn lại trong khoảng thời

gian phản ứng của sơn loại

polyme hóa (hóa dầu) hai

thành phần.

- Lớp sơn cũ là loại sơn

một thành phần.

- Lớp sơn bị dung môi hòa

tan và lộ ra.

- Nếu lớp sơn cũ bị biến chất, hãy bóc

nó ra hoặc phun lớp sơn lót bề mặt

Urethan, …và sau đó phun lại sơn màu.

- Sơn lại sau khí đã sấy đủ khô sơn hai

thành phần.

- Khi sơn lại, nếu lớp sơn lộ ra bị hòa

tạo do dung môi, hãy phun sơn lót bề

mặt Urethan, … sau đó sơn lại sơn

màu.

- Sau khi lớp sơn

khô, hãy mài các lỗi

sơn bằng giấy ráp

có độ nhám phù

hợp cho đến khi

phẳng mịn hoặc

làm bong lớp sơn

cũ ra, sau đó tiến

hành sơn lại.

Ghi chú:

Khi phun sơn lót bề mặt hai thành phần loại Urethan và sơn lại, nếu chỉ sơn một vài vị

trí, thường xảy ra hiện tượng co sơn ở ranh giới với lớp sơn cũ (nó được sơn bằng loại sơn

một thành phần). Vì vậy khi sơn lại, hãy tiến hành sửa cả tấm.

2.8. Lỗi rỗ sơn (Hình 8)

Rỗ sơn là lỗ nhỏ gây ra khi cấp nhiệt

độ đột ngột lên lớp sơn và làm cho bề mặt

bên ngoài bị khô cứng (trước khi chất pha

sơn kịp bay hơi) và chất pha sơn bị giữ lại

này sẽ đẩy lên bề mặt sơn gây xuyên thủng

bề mặt để bay hơi ra ngoài.

Hình 7 Lỗi nếp gợn

Hình 8 Lỗi rỗ sơn

Page 8: Một số lỗi thường gặp và phương pháp kiểm tra, sửa chữa

8

Nguyên nhân Giải pháp Sửa chữa Chú ý

- Do phun lớp sơn quá

dầy trong một lượt phun.

- Do dùng chất pha sơn

loại bay hơi nhanh.

- Thời gian lăng sơn quá

ngắn.

- Do lớp sơn lót chưa đủ

khô.

- Thời gian ráo mặt ngắn.

(nhiệt độ tăng lên đột

ngột).

- Không được phun quá dầy

trong một hành trình phun.

- Hãy lựa chọn loại dung môi

pha loãng phù hợp với nhiệt độ

buồng sơn và phun sơn có độ

nhớt phù hơp.

- Chắc chắn rằng đã chờ đủ

thời gian lắng sơn sau mỗi lượt

phun.

- Lớp sơn lót để đủ khô.

- Đảm bảo đủ thời gian ráo mặt

trước khi sấy.

Nhỏ. Sau khi

lớp sơn khô, hãy

tiến hành đánh

bóng.

Lớn. Sau khi

lớp sơn đã khô,

hãy mài lỗi sơn

hoàn thành bằng

giấy ráp có độ

nhám thích hợp

và tiến hành sơn

lại.

Nếu thực

hiện sơn

lại khi

chưa mài

hết vết rỗ

sơn thì

chắc chắn

sẽ xuất

hiện lại

vết rỗ.

Ghi chú:

Rỗ sơn có xu hướng xảy ra ở những nơi dễ tích tụ sơn như các cạnh mép tấm và những

nơi có nhiệt độ của lớp sơn tăng nhanh do sấy cưỡng bức.

2.9. Vết matit (Hình 9)

Vết matit là một đường xuất hiện tại

ranh giới của khu vực mài matit và lớp sơn

cũ khi lớp matit thấp hơn hoặc cao hơn bề

mặt lớp sơn cũ, sau khi sấy khô cưỡng bức

lớp sơn ngoài cùng.

Nguyên nhân Giải pháp Sửa chữa

- Bề rộng của mép mài mí quá

hẹp.

- Độ phủ của lớp sơn lót bề mặt

là không đủ (sử dụng sơn lót bề

mặt loại dung môi một thành

phần

- Chắc chắn chiều

rộng của mí là phù

hợp.

- Hãy sử dụng sơn lót

bề mặt loại Urethan.

- Sau khi lớp sơn đã khô, hãy mài

lỗi sơn bằng giấy ráp có độ nhám

phù hợp cho đến khi đủ độ nhẵn,

sau đó phun sơn lót bề mặt và sơn

sửa lại cả tấm.

Ghi chú:

Co ngót sơn có thể xảy ra ở ranh giới của sơn lót bề mặt và lớp sơn cũ vì vậy hãy tiến

hành sơn sửa lại cả tấm.

2.10. Vết giấy ráp mài (Hình 10)

Hình 9 Lỗi vết matit

Page 9: Một số lỗi thường gặp và phương pháp kiểm tra, sửa chữa

9

Vết giất ráp xuất hiện khi mài bị xước

trên bề mặt lớp sơn cũ ngoài cùng hoặc khi

mài xước vùng mở rộng của lớp bên dưới và

lan ra vùng rộng hơn do dung môi của lớp

sơn ngoài cùng.

Nguyên nhân Giải pháp Sửa chữa

- Sử dụng giấy ráp

thô.

- Phun sơn có độ

nhớt thấp với một

lớp dầy trong một

hành trình phun.

- Sử dụng chất pha

sơn loại bay hơi

chậm.

- Hãy sử dụng giấy ráp có độ nhám phù

hợp.

- Không được phun sơn ngoài cùng hoặc

sơn lót bề mặt quá dầy trong một hành

trình phun.

- Hãy lựa chọn loại dung môi pha loãng

phù hợp với nhiệt độ buồng sơn và phun

sơn có độ nhớt phù hợp.

Nhỏ. Sau khi lớp sơn

khô, hãy tiến hành

đánh bóng.

Lớn. Sau khi lớp sơn

đã khô, hãy mài lơp

sơn bằng giấy ráp

đến khi nhắn và tiến

hành sơn lại.

2.11. Giảm độ bóng sơn (có vết xước & vết đánh bóng) (Hình 11)

Giảm độ bóng sơn là dạng bề mặt bị

mất độ bóng khi lớp sơn đã cũ và bị bão hòa.

Cũng xảy ra khi tiến hành đánh bóng lớp

sơn màu khi lớp sơn chưa khô hoàn toàn.

Nguyên nhân Giải pháp Sửa chữa

- Tỷ lệ pha trộn chất đóng rắn,

chất pha loãng, vv… bị sai.

- Phun lớp sơn màu khi lớp sơn

lót bề mặt chưa khô hoàn toàn.

- Thời gian lắng sơn không đủ khi

phun lớp sơn ngoài cùng (lớp nền

màu)

- Độ dầy của lớp sơn trên cùng

(lớp dầu bóng) quá mỏng.

- Thực hiện đánh bóng khi lớp

sơn chưa khô hoàn toàn.

- Tuân thủ hướng dẩn của nhà cung

cấp về tỷ lệ pha trộn cho sản phẩm.

- Sấy lớp sơn khô hoàn toàn.

- Khi phun lớp sơn màu, chắc chắn

rằng đã chờ đủ thời gian lắng sơn

cho mỗi lượt phun.

- Đảm bảo đủ độ dầy cho lớp sơn

trên cùng (lớp dầu bóng)

- Sau khi sấy khô hoàn toàn lớp sơn

màu mới tiến hành đánh bóng.

Nhỏ. Sau khi

lớp sơn khô, hãy

tiến hành đánh

bóng.

Lớn. Sau khi

lớp sơn đã khô,

hãy mài lơp sơn

bằng giấy ráp

đến khi mịn và

tiến hành sơn lại.

2.12. Lộ mí lớp sơn (Hình 12)

Hình 10 Vết giấy ráp mài

Hình 11 Giảm độ bóng sơn

Page 10: Một số lỗi thường gặp và phương pháp kiểm tra, sửa chữa

10

Lộ mí lớp sơn là sự khác nhau ở vùng

tạt mí, thường xảy ra sau khi sơn dặm vá và

đánh bóng.

Nguyên nhân Giải pháp Sửa chữa

- Tàn sơn không dính được vào vùng

tạt mí.

- Không được mài nhám.

- Sử dụng giấy ráp loại thô để mài

nhám.

- Vùng tạt mí không được mài xước

mỏng dần ra vùng sơn nguyên bản.

- Hướng di chuyển và hướng quay

của máy đánh bóng từ khu vực sơn

cũ đến vùng sơn lại.

- Làm cho tàn sơn bám dính vào

vùng tạt mí khi sơn dặm vá.

- Sử dụng giấy ráp có độ nhám phù

hợp để mài.

- Khi phun dặm vá, hãy phun sao

cho khu vực được dặm vá mỏng dần

ra.

- Di chuyển máy đánh bóng sao cho

chiều qua của nó và hướng di

chuyển của máy từ vùng sơn lại ra

vùng sơn cũ.

Sau khi lớp

sơn đã khô,

hãy mài lỗi

bằng giấy

ráp có độ

nhám phù

hợp và sau

đó sơn lại.

2.13. Lỗi rộp sơn (Hình 13)

Rộp sơn là phần bị phồng và nhô lên

của lớp sơn do bị giảm độ bám dính của các

bề mặt tiếp xúc các lớp sơn.

Xảy ra do sự phồng lên bởi hơi nước

hấp thụ vào lớp sơn trong khu vực có độ ẩm

cao.

Nguyên nhân Giải pháp Sửa chữa

- Các tạp chất như dầu mỡ, nước, mồ

hôi, bột matít hoặc bụi dính vào bề mặt

sơn (nước được tích tụ quanh tạp chất

làm phồng và đẩy lớp sơn nhô lên)

- Khí từ máy nén khí có lẫn dầu và

nước.

- Độ bám dính kém giữa các lớp (tấm

thép, matit, sơn lót bề mặt, lớp sơn

màu)

- Mài nhám vừa đủ, vệ sinh tẩy dầu

mõ và sấy khô trong mỗi quy trình

làm việc.

- Loại bỏ các tạp chất trong khí nén

bằng bộ sấy khô khí nén, thiết bị

giảm áp, vv…

- Sử dụng matit, sơn lót bề mặt và

sơn ngoài cùng có độ bám dính

cao.

Mài hoàn

toàn vùng

lỗi sơn

bằng giấy

ráp có độ

nhám phù

hợp sau đó

sơn lại.

Hình 12 Lộ mí lớp sơn

Hình 13 Lỗi rộp sơn

Page 11: Một số lỗi thường gặp và phương pháp kiểm tra, sửa chữa

11

Nguyên nhân Giải pháp Sửa chữa

- Đã sử dụng loại sơn lót bề mặt loại

chống thấm nước kém.

- Sử dụng vật tư sơn sửa có độ

chống nước và tính bám dính cao.

2.14. Lỗi bong sơn (Hình 14)

Lỗi bong sơn là lớp sơn cũ, lớp sơn lót,

tấm thép, vv… bị lộ ra do độ bám dính của

lớp sơn màu kém.

Nguyên nhân Giải pháp Sửa chữa

- Việc mài nhám giữa các lớp sơn

như sơn cũ và sơn mới chưa tốt.

- Các tạp chất như dầu, silicon, bụi

mài,… dính lên bề mặt sơn.

- Tỷ lệ pha trộn của chất đóng rắn

trong sơn 2 thành phần không đủ.

- Đã sử dụng vật tư sơn kém chất

lượng.

- Việc che chắn và bóc băng dính

che không đúng cách.

- Mài nhám tốt và vệ sinh dầu mỡ sau

mỗi quy trình.

- Tuân thủ tỷ lệ pha trộn sản phẩm do

nhà sản xuất quy định và mài các bề

mặt đủ độ nhám cần thiết.

- Sử dụng vật tư sơn sửa có độ bám

dính cao.

- Phun sơn lót chống rỉ cho các khu vực

bị lộ kim loại.

- Bóc băng dính che ra khỏi đường biên

ngay khi bề mặt sơn còn chưa khô.

Sau khi

lớp sơn đã

khô, hãy

mài lỗi

bằng giấy

ráp có độ

nhám phù

hợp và

sau đó

sơn lại.

2.15. Lỗi nứt chân chim (Hình 15)

Nứt sơn là hiện tượng lớp sơn bị nứt

do để xe ở vùng nhiệt độ cao và trời mưa,

làm cho keo nhựa trong lớp sơn bị biến chất

dưới tác dụng của tia cực tím (tia tử ngoại)

từ ánh sáng mặt trời.

Nguyên nhân Giải pháp Sửa chữa

- Đã sử dụng loại sơn

môt thành phần.

- Các lớp sơn trên xe

đã quá dầy.

- Sử dụng sơn có khả năng chịu thời tiết

khắc nghiệt cao (loại sơn hai thành phần,

loại sơn polyme hóa, vv…).

- Không nên sử dụng lớp sơn xe đã quá dầy.

Sau khi mài hoàn

toàn lỗi sơn bằng

giấy ráp có độ nhám

phù hợp, hãy phun

sơn lót bề mặt

Hình 14 Lỗi bong sơn

Hình 15 Lỗi nứt chân chim

Page 12: Một số lỗi thường gặp và phương pháp kiểm tra, sửa chữa

12

Nguyên nhân Giải pháp Sửa chữa

- Lượng pha trộn của

chất đóng rắn 2 thành

phần là không đủ.

-Hãy tuân thủ theo hướng dẩn của nhà cung

cấp về tỷ lệ pha trộn và đảm bảo các bề mặt

được mài đủ độ nhám.

Urethan rồi sau đó

sơn lại.

III. KẾT LUẬN

Kỹ thuật sơn xe ô tô là công việc là công việc rất khó, phức tạp nó đòi hỏi sự chuẩn

mực, tỷ mỉ kiên trì cẩn thận và khéo léo tinh tế của người thợ sơn. Quá trình sơn, sửa chữa

sơn luôn đòi hỏi sự cẩn trọng, khoa học tuân thủ quy định quy trình.

Nội dung báo cáo đã đưa ra phương pháp kiểm tra sửa chữa lỗi sơn đặc biệt nêu ra và

phân tích các nguyên nhân của một số lỗi sơn thường gặp do sơn hoặc khi sửa chữa sơn, các

giải pháp cụ thể để khắc phục sửa chữa và biện pháp sửa chữa khắc phục các lỗi sơn. Khi

sửa chữa sơn xe ô tô cần chú ý thực hiện đúng quy trình, tùy theo khu vực vị trí, tính chất

mức độ và những kinh nghiệm trước đó để có được chất lượng sản phẩm bóng đẹp, bền,

chất lượng tốt nhất. Ngoài lỗi sơn do sơn và phương pháp sửa chữa thì còn một số lỗi sơn

khác do yếu tố bên ngoài (không trình bày ở báo cáo này).

Tài liệu tham khảo: 1- Tài liệu sơn TOYOTA

2- Tài liệu tham khảo trên mạng Internet