ĐÁnh giÁ tÀi nguyÊn du lỊch vÀ ĐiỀu kiỆn sinh khÍ hẬu...

221
BGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIN HÀN LÂM KHOA HC VÀ CÔNG NGHVIT NAM HC VIN KHOA HC VÀ CÔNG NGH----------------------------- HOÀNG THKIU OANH ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIN SINH KHÍ HU PHC VPHÁT TRIN DU LCH VÙNG NAM BVIT NAM LUN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ Hà Ni Năm 2019

Upload: others

Post on 31-Jan-2020

11 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC

VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

-----------------------------

HOÀNG THỊ KIỀU OANH

ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU

KIỆN SINH KHÍ HẬU PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN

DU LỊCH VÙNG NAM BỘ VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ

Hà Nội – Năm 2019

Page 2: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC

VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

-----------------------------

HOÀNG THỊ KIỀU OANH

ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN

SINH KHÍ HẬU PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

VÙNG NAM BỘ VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ

Chuyên ngành: Địa lý tự nhiên

Mã số: 9 44 02 17

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. GS.TS. NGUYỄN KHANH VÂN

2. PGS.TS. ĐẶNG VĂN PHAN

Hà Nội – Năm 2019

Page 3: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

LỜI CAM ĐOAN

Nghiên cứu sinh xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của mình dƣới sự

hƣớng dẫn của Ngƣời hƣớng dẫn khoa học 1: GS. TS. Nguyễn Khanh Vân và

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học 2: PGS. TS. Đặng Văn Phan. Các số liệu, kết quả nêu

trong luận án là trung thực và của NCS thực hiện, chƣa từng đƣợc công bố trong bất

kỳ công trình nào trƣớc đây. Các nội dung tham khảo đƣợc NCS trích dẫn, dẫn

nguồn đầy đủ.

Tác giả luận án

NCS Hoàng Thị Kiều Oanh

Page 4: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này, NCS đã nhận

đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình từ các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và ngƣời

thân.

Trƣớc tiên, NCS xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất của

mình đối với GS. TS. Nguyễn Khanh Vân và PGS. TS. Đặng Văn Phan. Thầy cô đã

luôn động viên, hỗ trợ và hƣớng dẫn khoa học nghiêm túc, chu đáo, góp ý tận tình

để NCS hoàn thành đƣợc luận án này.

NCS chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Viện Địa lí, Ban Lãnh đạo Học viện

Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, trƣờng

Đại học Sài Gòn đã tạo điều kiện để NCS hoàn thành chƣơng trình học tập.

NCS cũng xin cảm ơn các Quý thầy/cô, các cán bộ phòng ban trong và ngoài

cơ sở đào tạo đã chỉ bảo, đóng góp ý kiến trong quá trình thực hiện luận án.

NCS bày tỏ lòng biết ơn đối với cán bộ lãnh đạo, phòng ban địa phƣơng đã tạo

điều kiện và tận tình giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện nghiên cứu, tìm kiếm

thông tin tại các tỉnh, thành Nam Bộ. Cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã

quan tâm giúp đỡ và chia sẻ với tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận án.

Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhƣng luận án không khỏi còn những thiếu sót, rất

mong nhận đƣợc sự góp ý chân thành của Quý thầy cô để NCS hoàn thiện luận án.

NCS xin chân thành cảm ơn.

Tác giả luận án

NCS Hoàng Thị Kiều Oanh

Page 5: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

MỤC LỤC

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt……………………………………………..i

Danh mục các bảng ……………………………………………………………….ii

Danh mục các bản đồ, hình vẽ……………………………………………………..iii

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1

1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................. 1

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 3

3. Phạm vi nghiên cứu của luận án .......................................................................... 3

4. Các luận điểm bảo vệ ........................................................................................... 4

5. Những điểm mới của luận án ............................................................................... 4

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án .......................................................... 4

7. Cơ sở tài liệu ........................................................................................................ 5

8. Cấu trúc luận án ................................................................................................... 5

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN, PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN

DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU

LỊCH ........................................................................................................................... 6

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến nội dung luận án ........ 6

1.1.1. Trên thế giới ................................................................................................... 6

1.1.1.1. Các nghiên cứu đánh giá tổng hợp tài nguyên cho phát triển du lịch ..... 6

1.1.1.2. Các nghiên cứu đánh giá ĐKSKH cho phát triển du lịch ........................ 7

1.1.2. Ở Việt Nam .................................................................................................... 9

1.1.2.1. Các nghiên cứu đánh giá tổng hợp tài nguyên cho phát triển du lịch ..... 9

1.1.2.2. Các nghiên cứu đánh điều kiện SKH cho phát triển du lịch .................. 10

1.1.2.3. Các công trình nghiên cứu trên lãnh thổ Nam Bộ ................................. 12

1.2. Tổng quan các vấn đề lý luận liên quan đến nội dung luận án .................... 14

1.2.1. Các khái niệm liên quan đến du lịch ............................................................ 14

1.2.1.1. Khái niệm du lịch.................................................................................... 14

1.2.1.2. Khái niệm về sản phẩm du lịch .............................................................. 14

1.2.1.3. Khái niệm Tài nguyên du lịch ................................................................. 15

1.2.1.4. Các hình thức của tổ chức lãnh thổ du lịch ........................................... 15

1.2.1.5. Các loại hình du lịch .............................................................................. 16

1.2.2. Tài nguyên du lịch – điều kiện để phát triển du lịch ................................... 19

1.2.2.1. Đặc điểm của tài nguyên du lịch ............................................................ 19

1.2.2.2. Vai trò của tài nguyên du lịch ................................................................ 19

1.2.2.3. Phân loại Tài nguyên du lịch ................................................................. 20

1.2.3. Điều kiện khí hậu và tài nguyên sinh khí hậu .............................................. 27

1.2.3.1. Điều kiện và tài nguyên khí hậu ............................................................. 27

1.2.3.2. Sinh khí hậu và tài nguyên sinh khí hậu để phát triển du lịch ............... 27

1.2.3.3. Ảnh hưởng của điều kiện SKH đến con người và hoạt động du lịch ..... 28

1.2.4. Tác động của kinh tế xã hội và BĐKH đến tài nguyên du lịch ................... 31

Page 6: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

1.3. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................ 32

1.3.1. Quan điểm nghiên cứu ................................................................................. 32

1.3.1.1. Quan điểm hệ thống ............................................................................... 32

1.3.1.2. Quan điểm tổng hợp ............................................................................... 32

1.3.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh ................................................................ 33

1.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................. 33

1.3.2.1. Hệ phương pháp nghiên cứu chung ....................................................... 33

1.3.2.2. Phương pháp luận phân vùng Địa lý tự nhiên ....................................... 37

1.3.2.3. Các phương pháp đánh giá tài nguyên và điều kiện sinh khí hậu ......... 43

1.3.2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu luận án ................................................ 48

CHƢƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU

NAM BỘ................................................................................................................... 51

2.1. Đặc điểm tự nhiên Nam Bộ ............................................................................. 51

2.1.1. Vị trí địa lý Nam Bộ .................................................................................... 51

2.1.2. Đặc điểm địa chất, địa hình Nam Bộ ........................................................... 53

2.1.3. Đặc điểm thủy – hải văn Nam Bộ ................................................................ 57

2.1.4. Đặc điểm sinh vật và đa dạng sinh học lãnh thổ ......................................... 58

2.1.5. Đặc điểm tài nguyên khí hậu Nam Bộ ......................................................... 60

2.1.5.1. Chế độ bức xạ ......................................................................................... 61

2.1.5.2. Chế độ nhiệt ............................................................................................ 61

2.1.5.3. Chế độ mưa, ẩm ...................................................................................... 62

2.1.5.4. Gió .......................................................................................................... 62

2.1.5.5. Các hiện tượng thời tiết đặc biệt ............................................................ 63

2.2. Đặc điểm tài nguyên du lịch văn hóa Nam Bộ ............................................... 65

2.2.1. Các di tích lịch sử văn hóa ........................................................................... 65

2.2.2. Lễ hội văn hóa dân gian ............................................................................... 66

2.2.3. Các làng nghề thủ công truyền thống .......................................................... 67

2.2.4. Các tài nguyên nhân văn khác ..................................................................... 67

2.3. Phân loại Sinh khí hậu và thành lập bản đồ Sinh khí hậu Nam Bộ ............ 70

2.3.1. Xác định các chỉ tiêu phân loại Sinh khí hậu Nam Bộ ................................ 70

2.3.2. Kết quả phân loại Sinh khí hậu Du lịch Nam Bộ ........................................ 74

2.3.3. Thành lập bản đồ phân loại SKH Nam Bộ .................................................. 74

2.3.4. Đánh giá các đặc trƣng SKH du lịch Nam Bộ bằng chỉ số TCI .................. 77

2.4. Phân vùng và thành lập bản đồ phân vùng địa lý tự nhiên Nam Bộ .......... 80

2.4.1. Thành lập bản đồ phân vùng Địa lý tự nhiên Nam Bộ ................................... 80

2.4.2. Kết quả phân vùng Địa lí tự nhiên Nam Bộ ................................................ 82

2.5. Phân hóa các vùng Địa lý tự nhiên, TNDL, ĐKSKH Nam Bộ ..................... 84

2.5.1. Vùng đồi đất cao Bình Dƣơng – Bình Phƣớc – Đồng Nai [I.1] .................. 84

2.5.2. Vùng thềm phù sa cổ Tây Ninh – TPHCM – Đồng Nai [I.2] ..................... 84

2.5.3. Vùng ven biển Đông Nam Bộ [I.3] ............................................................. 85

2.5.4. Vùng Đồng Tháp Mƣời [II.1] ...................................................................... 86

2.5.5. Vùng đồng bằng châu thổ sông Tiền sông Hậu [II.2] ................................. 87

2.5.6. Vùng ven biển sông Tiền sông Hậu [II.3] ................................................... 88

Page 7: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

2.5.7. Vùng tứ giác Long Xuyên [II.4] .................................................................. 89

2.5.8. Vùng trũng Tây sông Hậu [II.5] .................................................................. 90

2.5.9. Vùng bán đảo Cà Mau [II.6] ........................................................................ 90

2.5.10. Vùng biển đảo vịnh Thái Lan [II.7] ........................................................... 91

2.5.11. Vùng biển đảo bờ Đông TNB [II.8] .......................................................... 92

CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN DU LỊCH, ĐIỀU

KIỆN SINH KHÍ HẬU CHO CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH NAM BỘ ............ 94

3.1. Cơ sở lựa chọn đánh giá một số loại h nh du lịch ở Nam bộ ........................ 94

3.2. Đánh giá TNDL cho một số loại h nh du lịch Nam Bộ ................................. 94

3.2.1. Đánh giá tài nguyên du lịch cho phát triển du lịch tham quan .................... 95

3.2.1.1. Xây dựng thang đánh giá cho du lịch tham quan................................... 95

3.2.1.2. Tiến hành đánh giá cho du lịch tham quan ............................................ 98

3.2.1.3. Kết quả đánh giá tổng hợp cho phát triển du lịch tham quan ............. 105

3.2.2. Đánh giá tài nguyên du lịch cho phát triển du lịch nghỉ dƣỡng ................ 108

3.2.2.1. Xây dựng thang đánh giá cho du lịch nghỉ dưỡng ............................... 108

3.2.2.2. Tiến hành đánh giá cho du lịch nghỉ dưỡng......................................... 110

3.2.2.3. Kết quả đánh giá tổng hợp cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng ............ 117

3.2.3. Đánh giá tài nguyên du lịch cho phát triển du lịch sinh thái ..................... 120

3.2.3.1. Xây dựng thang đánh giá cho du lịch sinh thái .................................... 120

3.2.3.2. Kết quả đánh giá tổng hợp cho phát triển du lịch sinh thái ................. 121

3.2.4. Đánh giá tài nguyên du lịch cho phát triển du lịch văn hóa ...................... 124

3.2.4.1. Xây dựng thang đánh giá cho du lịch văn hóa ..................................... 124

3.2.4.2. Tiến hành đánh giá cho du lịch văn hóa .............................................. 126

3.2.4.3. Kết quả đánh giá tổng hợp cho phát triển du lịch văn hóa .................. 133

3. 3. Tổng hợp chung mức độ thuận lợi 4 LHDL theo từng vùng .................... 135

3.3.1. Tiến hành đánh giá tổng hợp ..................................................................... 135

3.3.2. Kết quả đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi các LHDL Nam Bộ ............ 135

3.4. Định hƣớng không gian phát triển các LHDL Nam Bộ Việt Nam ............ 137

3.4.1. Thực trạng phát triển du lịch Nam Bộ ....................................................... 137

3.4.1.1. Khách du lịch ........................................................................................ 137

3.4.1.2. Doanh thu du lịch ................................................................................. 137

3.4.1.3. Cơ sở lưu trú ......................................................................................... 137

3.4.1.4. Nguồn lao động .................................................................................... 138

3.4.1.5. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ............................................... 138

3.4.2. Hƣớng phát triển không gian lãnh thổ cho các LHDL DL Nam Bộ ......... 139

3.4.2.1. Các dự báo phát triển du lịch Nam Bộ ................................................. 139

3.4.2.2. Định hướng phân bố không gian và sản phẩm các LHDL Nam Bộ ..... 141

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 148

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ .................... 151

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 153

PHỤ LỤC ............................................................................................................... 169

Page 8: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

i

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1 CSVCKT :Cơ sở vật chất kỹ thuật 16 LHDL : Loại hình du lịch

2 DSVH :Di sản văn hóa 17 PTDL : Phát triển du lịch

3 DTLSVH :Di tích lịch sử văn hóa 18 SKH : Sinh khí hậu

4 DLTQ :Du lịch tham quan 19 RNM : Rừng ngập mặn

5 DLST :Du lịch sinh thái 20 TNTN : Tài nguyên tự nhiên

6 DLND :Du lịch nghỉ dƣỡng 21 TNDL : Tài nguyên du lịch

7 DLVH :Du lịch văn hóa 22 TNNV : Tài nguyên nhân văn

8 DK : Du khách 23 TPHCM :Thành phố Hồ Chí

Minh

9 DL : Du lịch 24 TNB : Tây Nam bộ

10 ĐKSKH : Điều kiện Sinh Khí hậu 25 ĐNB : Đông Nam Bộ

11 ĐKTN : Điều kiện tự nhiên 26 VQG : Vƣờn Quốc Gia

12 HST : Hệ Sinh thái 27 RTL :Rất thuận lợi

13 KBTTN : Khu bảo tồn thiên nhiên 28 TL :Thuận lợi

14 KDTSQ : Khu dự trữ sinh quyển 29 TĐTL :Tƣơng đối thuận lợi

15 KT-XH : Kinh tế - Xã hội 30 ITL :Ít thuận lợi

CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT TIẾNG ANH

1 CIA :Daily Comfort Index : Chỉ số tiện nghi nhiệt hàng ngày

2 CID :Daytime Comfort Index : Chỉ số tiện nghi nhiệt ban ngày

3 CIT :Climate Index for Tourism :Chỉ số khí hậu du lịch

4 DI :Discomfort Index :Chỉ số bất tiện nghi

5 EI :Enthalpy Index :Chỉ số bức xạ nhiệt

6 ET :Effective Temperature :Nhiệt độ hiệu dụng

7 GIS :Geography Information System : Hệ thống thông tin Địa lý

8 HIS :Heat Strain index :Chỉ số nhiệt căng thẳng

9 IUCN :International Union

for Conservation of Nature and

Natural Resources

: Liên Minh Bảo Tồn Quốc tế

10 MCIT :Modified Climate Index for

Tourism

:Chỉ số khí hậu bổ sung cho hoạt

động du lịch

11 PET :Physiological Equivalent

Temperature

:Nhiệt độ sinh lý học

12 RSI :Relative Strain Index :Chỉ số tƣơng đối căng thẳng

13 SET :Standard Effective Temperature :Nhiệt độ hiệu dụng chuẩn

14 TCI :Tourism Climate Index :Chỉ số khí hậu du lịch

15 THI :Temperature Humidity index :Chỉ tiêu nhiệt ẩm

16 TTCI :Tourism climate comfort index :Chỉ số thích nghi khí hậu du lịch

17 UNWTO :World Tourism Organization :Tổ chức du lịch thế giới

18 UTCI :Universal Thermal Climate

Index

:Chỉ số khí hậu nhiệt hiệu dụng

toàn cầu

Page 9: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Ma trận tam giác lựa chọn yếu tố đánh giá

Bảng 1.2. Phân loại đánh giá mức độ thuận lợi của khí hậu cho du lịch dựa

theo chỉ số khí hậu du lịch TCI

Bảng 2.1. Các chỉ tiêu phân loại SKH cho du lịch Nam Bộ Việt Nam

Bảng 2.2. Kết quả phân loại SKH khu vực Nam Bộ

Bảng 2.3. Chỉ số khí hậu du lịch TCI tại các trạm Nam Bộ

Bảng 2.4. Hệ thống đơn vị phân vùng ĐLTN Nam Bộ

Bảng 3.1. Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của tiêu chí thắng cảnh cho

DLTQ

Bảng 3.2. Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của tiêu chí địa hình cho DLTQ

Bảng 3.3. Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của tiêu chí sinh vật cho DLTQ

Bảng 3.4. Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của các loại SKH cho DLTQ

Bảng 3.5. Kết quả đánh giá tổng hợp cho DLTQ của các vùng Nam Bộ

Bảng 3.6. Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của các loại SKH cho DLND

Bảng 3.7. Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của tiêu chí bãi biển cho

DLND

Bảng 3.8. Kết quả đánh giá tổng hợp cho DLND của các vùng Nam Bộ

Bảng 3.9. Kết quả đánh giá tổng hợp cho DLST của các vùng Nam Bộ

Bảng 3.10. Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của tiêu chí DSVH vật thể cho

DLVH

Bảng 3.11. Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của tiêu chí DSVH phi vật thể

cho DLVH

Bảng 3.12. Kết quả đánh giá tổng hợp cho DLVH của các vùng Nam Bộ

Bảng 3.13. Phân cấp đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi của 4 LHDL

Bảng 3.14. Kết quả đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi của 4 LHDL

45

48

74

75

78

81

94

95

95

96

104

106

107

116

119

122

123

131

133

133

Page 10: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

iii

DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1. Đồ thị biểu diễn tƣơng quan CID và CIA (theo Mieczkowski)

Hình 1.2. Khung phân tích và các bƣớc thực hiện luận án theo hƣớng tiếp cận

hệ thống

47

49

DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ

Bản đồ 1. Các tuyến khảo sát thực địa Nam Bộ (giai đoạn 2011 -2018)

Bản đồ 2. Hành chính Nam Bộ

Bản đồ 3. Phân tầng địa hình Nam Bộ

Bản đồ 4. Lớp phủ thực vật Nam Bộ

Bản đồ 5. Bản đồ tài nguyên du lịch tự nhiên Nam Bộ

Bản đồ 6. Bản đồ tài nguyên du lịch nhân văn Nam Bộ

Bản đồ 7. Bản đồ nhiệt độ trung bình Nam Bộ Nam Bộ

Bản đồ 8. Bản đồ lƣợng mƣa trung bình

Bản đồ 9. Phân loại SKH du lịch Nam Bộ

Bản đồ 10. Phân vùng ĐLTN Nam Bộ

Bản đồ 11. Đánh giá TNDL và điều kiện SKH cho DLTQ

Bản đồ 12. Đánh giá TNDL và điều kiện SKH cho DLND

Bản đồ 13. Đánh giá TNDL và điều kiện SKH cho DLST

Bản đồ 14. Đánh giá TNDL và điều kiện SKH cho DLVH

Bản đồ 15. Định hƣớng không gian phát triển các LHDL và sản phẩm DL

Nam Bộ

36

52

56

60

64

69

71

73

76

82

105

117

121

132

145

Page 11: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Chiến lƣợc phát triển du lịch (DL) Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm

2030 [9], xác định phát triển DL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng

ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực để phát triển kinh tế - xã hội. Phát

triển DL theo hƣớng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng

phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lƣợng, hiệu quả, khẳng định thƣơng hiệu và

khả năng cạnh tranh. Ngoài các ý nghĩa về kinh tế, phát triển DL còn góp phần quan

trọng vào nỗ lực bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc,

nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho ngƣời dân.

DL là ngành kinh tế có tính định hƣớng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên tự nhiên

(TNTN) và tài nguyên nhân văn (TNNV) là các yếu tố quan trọng, là tiền đề cơ sở để

hoạch định các phƣơng hƣớng phát triển các LHDL cụ thể. Tiềm năng về TNTN và

TNNV của Nam Bộ rất lớn cho phát triển kinh tế nói chung và DL nói riêng. Cụ thể,

vị trí địa lý nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, vùng động lực phát triển

kinh tế của đất nƣớc, trên tuyến đƣờng quốc tế quan trọng, tuyến đƣờng xuyên Á nối

liền các nƣớc Đông Nam Á và lục địa với nhau, Nam Bộ còn có 3/10 đô thị du lịch

quốc gia – những hạt nhân để tổ chức lãnh thổ du lịch (Vũng Tàu, Hà Tiên), có

TPHCM là trung tâm du lịch quốc gia, có 338 di tích quốc gia, trong đó có 13 di tích

quốc gia đặc biệt, 1 di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể thế giới đƣợc UNESCO công

nhận. Đặc biệt, Nam Bộ có rất nhiều hệ sinh thái (HST) có đa dạng sinh học cao; 4

Khu dự trữ sinh quyển thế giới (KDTSQ) (Cần Giờ, Cát Tiên, Kiên Giang, Mũi Cà

Mau, và chuẩn bị là 5/10 với KDTSQ Cửa sông Cửu Long), 6/9 Khu Ramsa Thế

giới, 9 Vƣờn quốc gia (VQG), 7 Khu bảo vệ sinh cảnh; 5 khu bảo tồn thiên nhiên, 3

khu bảo tồn loài [100]. Ngoài ra còn có các bãi biển dài và đẹp, các hệ thống đảo hai

bên bờ Đông và Tây nhƣ Phú Quốc, Côn Đảo, Hải Tặc, v.v. tạo điều kiện rất thuận

lợi cho phát triển nhiều loại hình du lịch (LHDL). Chế độ khí hậu của Nam Bộ thuận

lợi cho phát triển du lịch quanh năm, biên độ nhiệt năm không quá chênh lệch, mƣa

rào không kéo dài, rất ít các hiện tƣợng thiên tai, bão lũ. Mạng lƣới sông, ngòi, kênh

rạch với hệ thống nhà bè, chợ nổi trên sông, các hồ nƣớc lớn (Trị An), thác nƣớc (Đá

Page 12: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

2

Hàn, Mơ), suối nƣớc nóng Bình Châu, các địa hình núi cao nhƣ núi Sam, Bảy Núi,

núi Bà Đen gắn với các lễ hội văn hóa, v.v. chính là điểm thu hút DL ở Nam Bộ.

Thực tế hiện nay hiệu quả của DL Nam Bộ chƣa xứng với tiềm năng của vùng,

chƣa phát triển đồng đều giữa Tây Nam Bộ (TNB) và Đông Nam Bộ (ĐNB). Trong

khi DL ĐNB đóng góp cho tổng thu DL chiếm 46% cả nƣớc (đứng đầu), thì tổng thu

DL của TNB còn chiếm tỷ trọng nhỏ, thấp nhất cả nƣớc, chỉ khoảng 4% – mặc dù

đƣợc một số tạp chí quốc tế xếp hạng có “những thắng cảnh du lịch hấp dẫn nhất thế

giới”. DL hầu hết tập trung phát triển ở một số trung tâm du lịch nhƣ TPHCM, Cần

Thơ, Vũng Tàu, thiếu tính liên kết vùng, chƣa phân bố đồng đều về số lƣợng và chất

lƣợng. Sản phẩm DL thiếu tính đặc trƣng, độc đáo, giữa các địa phƣơng trùng lắp,

đặc biệt ở TNB. Hệ thống CSVC còn chƣa đồng bộ, một số công trình xây dựng chƣa

phát huy đƣợc hiệu quả công suất hoặc bỏ hoang.

Hƣớng nghiên cứu đánh giá Tài nguyên du lịch (TNDL) gắn với điều kiệ sinh

khí hậu (ĐKSKH) hiện nay đang là xu hƣớng nghiên cứu của nhiều tác giả, vì DL

rất cần đánh giá ĐKSKH phải phù hợp, thích nghi với sức khỏe của khách du lịch.

Tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về ĐKSKH cho phát triển DL cho các vùng

lãnh thổ nhƣ Quảng Ninh, Tây Nguyên. Tuy nhiên, nghiên cứu TNDL và ĐKSKH

phục vụ một số LHDL ở Nam Bộ Việt Nam vẫn chƣa đƣợc thực hiện. Đặc biệt,

hiện tại chƣa có đề tài nào nghiên cứu chi tiết về vai trò của ĐKSKH đến phát triển

DL vùng. Để mang lại hiệu quả cao hơn cho phát triển DL trong thời gian tới, đáp

ứng đƣợc cho nhu cầu thực tế xã hội thì cần có những nghiên cứu tiếp tục, tập trung

định hƣớng, xác định các LHDL có thế mạnh và đem lại hiệu quả kinh tế cao của

Nam Bộ. 4 LHDL đƣợc lựa chọn đánh giá trong luận án là những LHDL nổi bật nhƣ

du lịch tham quan (DLTQ), du lịch nghỉ dƣỡng (DLND), du lịch sinh thái (DLST), du

lịch văn hóa (DLVH).

Với những lí do trên, nghiên cứu sinh đã quyết định lựa chọn đề tài “Đánh

giá tài nguyên du lịch và điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch

vùng Nam Bộ Việt Nam” cho luận án Tiến sĩ của mình, với hi vọng sẽ đƣa ra đƣợc

bức tranh định hƣớng tƣơng lai sẽ phát triển 4 LHDL Nam Bộ cho hiệu quả nhất,

ngoài ra nó còn nhƣ chỉ dẫn địa lý cho du khách (DK) tham gia các LHDL tham

quan, nghỉ dƣỡng, sinh thái, văn hóa ở Nam Bộ.

Page 13: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

3

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Làm sáng tỏ cơ sở lý luận về việc nghiên cứu, đánh giá tổng hợp TNDL,

ĐKSKH cho phát triển DL ở Nam Bộ từ đó đề xuất đƣợc định hƣớng tổ chức phát

triển các LHDL Nam Bộ trên cơ sở đánh giá các TNDL và ĐKSKH du lịch.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt đƣợc mục tiêu đề ra, NCS đề ra nhiệm vụ cần thực hiện:

- Thu thập, phân tích, hệ thống hóa các tài liệu, tƣ liệu về đặc điểm TNDL và

ĐKSKH của lãnh thổ nghiên cứu, phục vụ cho mục tiêu phát triển du lịch.

- Tổng quan những vấn đề nghiên cứu, đánh giá TNDL và ĐKSKH phục vụ

mục đích phát triển du lịch ở trên thế giới, ở Việt Nam và ở Nam Bộ.

- Xây dựng cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu, đánh giá TNDL, ĐKSKH,

cho phát triển du lịch (cho 4 LHDL theo các vùng của Nam Bộ).

- Phân vùng địa lý tự nhiên Nam Bộ và bản đồ phân vùng tỷ lệ 1:250.000.

Phân loại sinh khí hậu (SKH) du lịch Nam Bộ và bản đồ phân loại SKH tỷ lệ

1:250.000. Xây dựng các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của TNDL

và ĐKSKH cho phát triển các LHDL nổi trội/lợi thế của Nam Bộ

- Đánh giá tổng hợp TNDL và ĐKSKH cho PTDL theo các vùng. Từ đó đề

xuất định hƣớng không gian phát triển các LHDL ở Nam Bộ theo các vùng.

3. Phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Phạm vi không gian

- Phạm vi không gian: Khu vực nghiên cứu của luận án là Nam Bộ gồm đất

liền và biển đảo ven bờ (vùng biển đảo ven Vịnh Thái Lan và vùng biển đảo phía

Đông Tây Nam Bộ)

3.2. Phạm vi khoa học

- Luận án kết hợp giữa phân vùng ĐLTN và phân loại SKH DL phục vụ đánh

giá tổng hợp tài nguyên du lịch cho phát triển du lịch Nam Bộ Việt Nam

- Dựa trên cơ sở nghiên cứu đánh giá TNDL tự nhiên (tài nguyên địa hình, tài

nguyên sinh vật, thắng cảnh, v.v), TNDL nhân văn (các di tích lịch sử - văn hóa

đƣợc xếp hạng các cấp, các làng nghề truyền thống có định hƣớng phát triển phục

vụ du lịch hoặc đang thu hút du khách, các lễ hội và các đối tƣợng văn hóa, thể thao

Page 14: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

4

và hoạt động nhận thức khác có sức thu hút với du khách) và ĐKSKH Nam Bộ cho

4 LHDL chính là DLTQ, DLND, DLST, DLVH.

- Định hƣớng không gian lãnh thổ hợp lý cho một số LHDL Nam Bộ trên cơ

sở kết quả đánh giá TNTN và ĐKSKH và TNNV.

4. Các luận điểm bảo vệ

- Luận điểm 1: Nam Bộ có nguồn TNDL, ĐKSKH đa dạng, phong phú và

phân hóa, đây là những ƣu điểm giúp phát triển những lợi thế so sánh trong DL giữa

các vùng khác nhau của Nam Bộ.

- Luận điểm 2: Các kết quả đánh giá TNDL và ĐKSKH cho phát triển DL

theo vùng cùng với mức độ thuận lợi của mỗi vùng ĐLTN cụ thể là cơ sở khoa học

quan trọng phục vụ đề xuất định hƣớng không gian phát triển các LHDL và sản

phẩm DL ở Nam Bộ.

5. Những điểm mới của luận án

- Phân vùng ĐLTN Nam Bộ phục vụ phát triển DL (bản đồ phân vùng tỷ lệ

1:250.000); Phân loại SKH DL Nam Bộ (bản đồ phân loại SKH tỉ lệ 1: 250.0000) là

cơ sở dữ liệu quan trọng cho đánh giá tài nguyên phát triển các LHDL Nam Bộ.

- Sử dụng chỉ số TCI (chỉ số khí hậu du lịch) để đánh giá mức độ và xác định

thời gian thuận lợi cho phát triển du lịch tại Nam Bộ.

- Xác định mức độ thuận lợi của tài nguyên đối với từng LHDL dựa trên hệ

thống các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá TNDL, điều kiện SKH; Đánh giá tổng hợp tài

nguyên cho phát triển các LHDL và đề xuất định hƣớng cho phát triển DL Nam Bộ.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

6.1. Ý nghĩa khoa học của luận án

Bổ sung cơ sở lí luận và phƣơng pháp nghiên cứu vận dụng cho việc đánh giá

tài nguyên du lịch theo vùng. Làm sáng tỏ vai trò của các nguồn TNTN, ĐKSKH,

TNNV đối với việc phát triển từng LHDL cụ thể. Đồng thời, góp phần hoàn thiện

về phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu trong đánh giá TNTN, TNNV và

ĐKSKH phục vụ mục đích phát triển DL.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án

Là tài liệu tham khảo có giá trị khoa học cho định hƣớng tổ chức không gian

phát triển du lịch trong phát triển kinh tế xã hội (KTXH) Nam Bộ, đồng thời kết quả

Page 15: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

5

của luận án giúp cho các cấp chính quyền địa phƣơng đề xuất kế hoạch, tổ chức các

hoạt động DL phù hợp với tiềm năng của địa phƣơng một cách có hiệu quả kinh tế.

7. Cơ sở tài liệu

Luận án đƣợc thực hiện dựa trên nguồn tài liệu cơ sở sau:

- Tài liệu, số liệu thống kê của các ban ngành, Sở Văn hóa, Thể thao và Du

lịch các tỉnh, thành Nam Bộ, của Tỉnh ủy, Thành ủy các địa phƣơng.

- Tài liệu, số liệu thống kê, báo cáo, quy hoạch, đề án phát triển du lịch của

Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch [9, 11], các báo cáo du lịch của Tổng cục Du

lịch [106] các đề án phát triển du lịch ĐNB và TNB của Bộ Văn hóa, Thể Thao và

Du lịch [12], các công trình nghiên cứu, quy hoạch, phát triển du lịch của các cơ

quan chính quyền các tỉnh, thành phố.

- Dữ liệu số hóa các bản đồ Địa hình, Địa mạo, Sinh vật, Hành chính Nam Bộ

Việt Nam tỷ lệ 1:250.000 [104], Bản đồ tổ chức lãnh thổ không gian DL Đông Nam

Bộ tỷ lệ 1:500.000 và bản đồ tổ chức không gian và tuyến, điểm DL TNB tỉ lệ

1:250.000 [101]

- Các số liệu, bản đồ về điều kiện tự nhiên do Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa

học và Công nghệ thu thập, xây dựng, biên soạn, Bộ Xây dựng ban hành [76]. Các

yếu tố khí tƣợng bổ sung, cập nhật ở các trạm khí tƣợng Nam Bộ do Viện Khí

tƣợng Thủy văn miền Nam cung cấp.

- Tài liệu thực địa do tác giả luận án thu thập đƣợc từ 2012 – 2018

8. Cấu trúc luận án

Luận án gồm 148 trang, 15 bảng biểu, 2 hình và 15 bản đồ. Ngoài phần mở

đầu, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án có 3 chƣơng:

Chương 1. Cơ sở lí luận, phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch và điều

kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch

Chương 2. Đặc điểm tài nguyên và điều kiện sinh khí hậu Nam Bộ

Chương 3. Đánh giá tài nguyên du lịch, điều kiện sinh khí hậu cho các LHDL

Nam Bộ

Page 16: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

6

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN, PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ

TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU

PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến nội dung luận án

1.1.1. Trên thế giới

1.1.1.1. Các nghiên cứu đánh giá tổng hợp tài nguyên cho phát triển du lịch

Trong 9 thập kỉ vừa qua, kể từ khi thành lập Hiệp hội quốc tế các tổ chức DL

IUOTO năm 1925 tại Hà Lan, ngành DL đã phát triển mạnh mẽ. Nhiều hƣớng

nghiên cứu phát triển DL ra đời, trong đó đánh giá tài nguyên lãnh thổ phục vụ cho

phát triển DL đƣợc đề cập với nhiều hƣớng tiếp cận. Mở đầu là các công trình

nghiên cứu của Đocutsaev - đã tổng hợp nghiên cứu các điều kiện tự nhiên của địa

phƣơng cụ thể. Thập kỉ 60 và 70, I.A Vedenhin và N.N. Misônhitrencô (1969) [210]

đã đánh giá các tiêu chí tự nhiên làm tiền đề cho việc tổ chức các vùng DLND. Từ

thập niên 80, những nghiên cứu về đánh giá tài nguyên, lãnh thổ cho phát triển DL

càng chi tiết và chuyên sâu cho từng LHDL: I.I Pirôjnhic (1985), A.G Ixatsenko

(1985) đã đánh giá tổng hợp thành phần của hệ thống lãnh thổ DL. Hiện nay, ở

nhiều nƣớc, DL đƣợc coi là ngành kinh tế mũi nhọn nên có nhiều nghiên cứu, đánh

giá TNDL phục vụ cho khai thác, PTDL đạt hiệu quả cao hơn. Trong đó, Trung

Quốc - quốc gia đứng đầu thế giới số lƣợng khách và thu nhập từ DL năm 2010,

nên có nhiều công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn về TNDL, Hu và Rit Chie.J

(1993) đánh giá mức độ hấp dẫn của các điểm DL [176], Daniel Leung và nnk

(2013) [154], Jianwei Quian và nnk (2019) [180] nghiên cứu hiện trạng DL Trung

Quốc, C. Lim và J.C.H.Min (2008) [151] mô hình hóa các lợi ích của DL ngắn

ngày và dài ngày từ DK Nhật Bản,v.v. Các hoạt động DL đã đƣợc tiêu chuẩn hóa,

quản lý giám sát chặt chẽ gắn với bảo tồn, đặc biệt ở các nƣớc phát triển, có những

công trình nghiên cứu xây dựng các định mức, tiêu chuẩn lắp đặt thiết bị, xây dựng

CSVCKT phù hợp với sức chứa của môi trƣờng nhƣ R.Sharley và Telfer (2002)

[198], de Freitas (2003) [163]; Baruch Givoni (2002) [146] nghiên cứu độ thoải mái

khi hoạt động ngoài trời, Daniel Scott (2001) [156] đánh giá độ nhạy cảm của DL

trƣợt tuyết ở vùng núi Lakeland (Ontario).

Page 17: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

7

1.1.1.2. Các nghiên cứu đánh giá ĐKSKH cho phát triển du lịch

Lịch sử nghiên cứu SKH đã có từ lâu đời, rất nhiều tác giả nghiên cứu về khí

hậu làm nền tảng cơ sở cho phát triển phân ngành SKH nhƣ W. Koppen (Đức),

Buđƣcô, Alixốp, S.I. Cốtxtin, T.V. Pôcrôpxcaia, S.P. Khrônốp, Yêu Ẩm Sinh,v.v.

Nhiều nghiên cứu cho thấy SKH đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động DL,

đặc biệt là DL ngoài trời. Hu & Ritchie (1992) [176]; de Freitas et al. (2008) [162];

Asgary et al. (2011) [128] cho rằng khí hậu là chiếc chìa khóa để hình thành nhiều

LHDL khác nhau, qua đó có thể đánh giá đƣợc vai trò của khí hậu đối với từng

LHDL cụ thể. Becken (2013) [200] trong nghiên cứu của mình đã khẳng định SKH

có tác động nhiều mặt đến hoạt động DL. Scott & Lemieux (2009) [159] và Gomez

Martin (2005) [170] cho rằng điều kiện khí hậu tốt thì sẽ đem lại nhiều TL cho DL,

dễ dàng thực hiện các hoạt động giải trí, nghỉ ngơi ngoài trời nhƣ lƣớt ván, đánh

golf, leo núi, đi săn, câu cá. Ngƣợc lại, thời tiết và khí hậu có thể tạo ra các yếu tố

gây hại đến hoạt động DL nhƣ ô nhiễm không khí, nhiệt độ tăng cao, bão lũ. Các

nghiên cứu về ảnh hƣởng của khí hậu tới hoạt động DL ngày càng nhiều hƣớng tiếp

cận đánh giá khác nhau, theo đó, các yếu tố khí hậu ảnh hƣởng đến mùa vụ DL -

một trong các nhân tố chính của hoạt động DL, và quyết định thời gian DL, ảnh

hƣởng đến độ dài và chất lƣợng mùa DL cũng nhƣ môi trƣờng DL, tiêu biểu có

Hamilton và Lau (2005) [179] hay A. Bigano và nnk (2006) [129], gần đây có

C.Goh (2012) [150] nhấn mạnh vai trò của khí hậu tới lựa chọn điểm đến DL của

DK, tác giả D. Maddison (2001) nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH)

tới dòng khách du lịch [187]; Hadwen et al. (2011) nghiên cứu ảnh hƣởng của khí

hậu tới các mùa DL ở các khu bảo tồn khác nhau ở Đông Öc [175]; hay nhóm tác

giả Eugenio-Martin và Campos-Soria (2010) làm rõ đặc tính khác nhau giữa khí hậu

tại nơi bản xứ và khí hậu tại điểm DL, dẫn đến nảy sinh nhu cầu DL của DK nƣớc

ngoài tới điểm DL mới [166]

Hiện nay, bên cạnh việc sử dụng phổ biến các yếu tố khí hậu khác nhau để

đánh giá hiệu quả của SKH tác động đến DL, nhiều chỉ số khí hậu tổng hợp đƣợc

xây dựng trong SKH ứng dụng nhƣ chỉ số bất tiện nghi (DI), nhiệt độ hiệu dụng

(ET), chỉ số bức xạ nhiệt (EI), và chỉ số nhiệt căng thẳng (HIS), nhiệt độ hiệu dụng

chuẩn (SET), nhiệt độ sinh lý tƣơng đƣơng (PET), hoặc 2 chỉ số khí hậu du lịch

(CIT, TCI). Trong đó, Mieczkowski (1985) [208] đã dựa trên các kết quả nghiên

Page 18: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

8

cứu trƣớc về phân loại khí hậu cho DL, sự thoải mái của con ngƣời liên quan đến

khí hậu và đặc điểm hoạt động DL để đƣa ra chỉ số khí hậu du lịch TCI dựa trên 7

yếu tố khí hậu, xây dựng tổ hợp các kiểu thời tiết đặc trƣng trong ngày với các mức

độ ảnh hƣởng đến sức khỏe con ngƣời cũng nhƣ đến các hoạt động DL. Chỉ số TCI

này đƣợc phát triển và ứng dụng trên nhiều nghiên cứu ở các vùng lãnh thổ khác

nhau nhƣ thành phố Nir (Iran) [161], tỉnh Mazandaran (Iran) [134], bang

Herzegovina - neretva (Bosnia) [174], Tbilisi (Georgia) [133], vùng Địa Trung Hải

[153]. Không chỉ đƣợc áp dụng phổ biến ở các khu vực vĩ độ thấp, chỉ số này còn

đƣợc sử dụng rộng rãi ở các khu vực khác trên thế giới. Amelung và Moreno (2009)

[147] sử dụng chỉ số TCI này để đánh giá khí hậu hiện tại và dự đoán tƣơng lai cho

toàn Châu Âu. Ghislain Dubois (2016) [169] đã đƣa ra bức tranh hiện trạng ứng

dụng chỉ số khí hậu này. Hiện nay, nhiều nghiên cứu còn kết hợp các chỉ số khí hậu

khác với chỉ số TCI, trong đó có Elham Bubarak (2015) sử dụng đồng thời TCI với

chỉ số nhiệt ẩm THI [165], Daniel Scott, Michelle Rutty (2016) [158] kết hợp đánh

giá chỉ số khí hậu kỳ nghỉ (HCI) với TCI ở Châu Âu. Bên cạnh đó, từ chỉ số TCI đã

phát triển thành nhiều hƣớng mới, theo hƣớng chuyên sâu hơn hoặc áp dụng các kỹ

thuật thông tin hiện đại nhƣ chỉ số khí hậu nhiệt hiệu dụng toàn cầu (UTCI) của

Krzysztof Blazejczyk và nnk (2013) [184], K.Pantovou (2013) [185], chỉ số thích

nghi khí hậu du lịch (TTCI) [135], chỉ số khí hậu du lịch (CIT) – một chỉ số kết hợp

ma trận các kiểu thời tiết để đánh giá mức độ thuận lợi của khí hậu tới DL theo 7

cấp khác nhau [189] của McBoyle, C. R. de Freitas và nnk (2008), Gongmei Yu

[172] với chỉ số khí hậu bổ sung cho hoạt động DL (MCIT)– sử dụng các dữ liệu

thời tiết đối lập nhau giữa hai bang Florida và Alaska. [195]

Với vai trò của SKH với phát triển DL nhƣ vậy, ngày càng nhiều các cuộc hội

thảo, hội nghị chuyên đề quốc tế đề cập đến vấn đề này, ví dụ nhƣ Hội thảo quốc tế

lần thứ I về khí hậu, DL và giải trí đƣợc tổ chức tại Hy Lạp vào 10/2001 đã thu hút

nhiều nhà khoa học đƣa ra các đánh giá về thực trạng khí hậu DL [149, 162]. Hội

nghị Địa lý Quốc tế tại Kraków, Hà Lan (2014) đã có một số công trình nghiên cứu

đáng chú ý nhƣ “Đánh giá ngưỡng nhiệt và tiềm năng du lịch dựa vào ĐKSKH ở

một số thành phố của Hà Lan”[182]. Trong hội nghị toàn cầu lần II/2014 về thƣơng

mại, kinh tế, quản lý và DL tại Praha (Tiệp Khắc), chỉ số TCI cũng đƣợc sử dụng

để đánh giá cho phát triển DL của một vùng cụ thể (Amir Gandomkar [134]). Hội

Page 19: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

9

nghị quốc tế lần thứ IV/2015 về môi trƣờng, năng lƣợng và công nghệ sinh học tại

Madrid (Tây Ban Nha) [165] cũng có một số nghiên cứu đánh giá các chỉ số khí hậu

TCI và THI. 10 năm gần đây, càng có nhiều nghiên cứu cụ thể, chi tiết về SKH ứng

dụng, trong đó xu hƣớng chung là những đánh giá thích nghi của con ngƣời với

BĐKH, Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) kết hợp với các tổ chức quốc tế khác đã

nghiên cứu mối quan hệ giữa BĐKH và DL [205], các chính sách giảm thiểu và

biện pháp thích ứng với BĐKH trong hoạt động DL [206]. Tiêu biểu A.

Madhumathi và MC Sundarraja [132] sử dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) về

các dữ liệu khí tƣợng nhƣ bức xạ mặt trời, gió, độ che phủ mây ở khu vực

Talminadu (Ấn Độ) để đánh giá mức độ thích nghi của cơ thể con ngƣời sống trong

vùng nhiệt đới ẩm. Daniel Scott, G.Mc Boyle (2004) [157] đánh giá tác động của

BĐKH tới TNDL khu vực Bắc Mĩ, B, Jones, D.Scott thì nghiên cứu ở khu vực

Canada [148]. Các nghiên cứu về ảnh hƣởng của BĐKH tới hoạt động DL ngày

càng cụ thể và phổ biến, John Wash (2009)[180], Jacqueline M. Hamilton (2005)

[178] , Gongmei yu, John Wash (2009) [172], Francesco Musco (2016) [165],

Tervo-Kankare, Kaarina (2016) [202] với nhiều cách tiếp cận khác nhau về ảnh

hƣởng của BĐKH và thách thức tới ngành DL. Các nhà nghiên cứu cũng đánh giá

ảnh hƣởng của BĐKH trên nhiều mặt nhƣ dự đoán đến dòng khách DL đến Anh của

Maddison (2001) [187], dự đoán luồng khách du lịch của Andrea Bigano (2006)

[136], Agnew (2006) đánh giá ảnh hƣởng của yếu tố khí hậu trong thời gian ngắn ở

Anh đáp ứng nhu cầu của du khách [128], hoặc cung cấp thông tin SKH DL cần

thiết nhƣ A. Matzakits (2001)[138]; (2006) [142], đánh giá thích nghi khí hậu cho

DK theo ngày [143], Baruch Givoni (2002), Ch. Brandenburg (2001) [152] đánh giá

thích nghi DL ngoài trời [146]

1.1.2. Ở Việt Nam

1.1.2.1. Các nghiên cứu đánh giá tổng hợp tài nguyên cho phát triển du lịch

Đa số các công trình nghiên cứu đánh giá tổng hợp chủ yếu dựa trên nền tảng

lý luận cảnh quan học với các công trình về phân vùng ĐLTN, nghiên cứu đánh giá

cảnh quan và đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNTN. Đánh giá tổng hợp các ĐKTN và

TNTN phuc vụ phát triển KTXH nói chung đã có rất nhiều công trình nghiên cứu

vừa có ý nghĩa phƣơng pháp luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn cao. Việc nghiên cứu,

đánh giá tổng hợp tài nguyên phục vụ PTDL có những bƣớc tiến quan trọng cả về

Page 20: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

10

số lƣợng lẫn chất lƣợng các công trình. Một số công trình tiêu biểu nhƣ: Nguyễn

Đức Chính – Vũ Tự Lập [16]; Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thƣợng Hùng, Nguyễn

Ngọc Khánh [28]; Nguyễn Văn Nhƣng, Nguyễn Văn Vinh [64]; Lê Đức An và nnk

[1], Vũ Tuấn Cảnh (chủ biên) [13], Lê Thông [89], Phạm Trung Lƣơng, Đặng Duy

Lợi [49], Nguyễn Minh Tuệ và nnk (2003) [100] đã hệ thống hóa các khái niệm cơ

bản về DL, TNDL và định hƣớng khai thác tiềm năng DL ở các vùng DL của Việt

Nam. Tổng cục Du lịch Việt Nam (2012)[9] cũng đã đánh giá tổng hợp các tài

nguyên và định hƣớng chiến lƣợc trong khai thác các dạng tài nguyên này thông

qua “Chiến lược phát triển phát triển DL Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn

2030”[12] và “Quy hoạch tổng thể phát triển DL Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn

đến năm 2030”

Hƣớng đánh giá tài nguyên phát triển ngành kinh tế chủ yếu ở một số lãnh ٭

thổ, địa phƣơng cụ thể ở nƣớc ta đã đƣợc đầu tƣ nghiên cứu từ rất sớm, đã có nhiều

công trình, đơn cử nhƣ: Phạm Hoàng Hải và nnk [27]; Đỗ Trọng Dũng (2009) [21];

Nguyễn Hữu Xuân (2009) [123]. Các công trình này đã đƣa ra các khái niệm về DL,

TNDL, cơ sở lý luận và thực tiễn trong đánh giá TNDL và đã đánh giá tiềm năng

phục vụ quy hoạch PTDL trên quy mô toàn quốc hoặc từng lãnh thổ với những giá

trị lý luận và thực tiễn rất cao.

1.1.2.2. Các nghiên cứu đánh điều kiện SKH cho phát triển du lịch

Đầu tiêu phải điểm đến các công trình khí hậu cơ bản của các nhà nghiên cứu:

Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc (1975) [95]; Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng

Hiệu (2004) [60]; Mai Trọng Thông, Hoàng Xuân Cơ (2002) [91]; Trần Công Minh

(2007)[52]; Đi tiên phong là các nhà y học nhƣ Đào Ngọc Phong, Trịnh Bỉnh Di với

các công trình: “Thiên nhiên và sức khỏe” (1987) [70], phân tích mối quan hệ giữa

khí hậu và sức khỏe, sự rèn luyện cơ thể để thích ứng với điều kiện môi trƣờng.

Trong “Một số vấn đề về Sinh khí tượng” [71] tác giả ngoài phân tích sự tác động

của từng yếu tố thời tiết khí hậu lên cơ thể con ngƣời, tổng kết một số kết quả

nghiên cứu thực nghiệm, một số chỉ tiêu và mô hình sinh khí tƣợng. Trong [72],

[73], [69] tác giả cũng phân tích từng yếu tố khí hậu tác động và phƣơng pháp thích

ứng của cơ thể với điều kiện thời tiết, khí hậu. Các nghiên cứu của các nhà khí hậu

và địa lý nhƣ Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc trong các công trình: “Khí hậu với

sức khỏe”[94]; “Khí hậu với đời sống”[95] đã chỉ rõ sự tác động của từng yếu tố

Page 21: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

11

thời tiết, khí hậu lên cơ thể con ngƣời, với các kết quả thực nghiệm cụ thể. Hƣớng

khác về nghiên cứu SKH ngƣời đó là các công trình nghiên cứu SKH công trình và

đô thị nhƣ [43], [45] Trần Việt Liễn đã đƣa ra cơ sở khoa học lựa chọn và xây dựng

chỉ tiêu phân vùng khí hậu xây dựng phục vụ trong xây dựng. Công trình “Các giải

pháp kiến trúc khí hậu Việt Nam” (2006)[58]; “Kiến trúc sinh khí hậu - Thiết kế

sinh khí hậu trong kiến trúc Việt Nam” (2011)[59] - Phạm Đức Nguyên và nnk đã

phân tích, đánh giá khí hậu theo cách nhìn của các kiến trúc sƣ.

Nghiên cứu SKH ngƣời phục vụ PTDL, một số tác giả đi sâu vào nghiên cứu٭

nhƣ Vũ Bội Kiếm [37], Trần Việt Liễn [43]; xuất phát từ quan điểm cho rằng chỉ số

SKH không chỉ phản ánh tác động tổng hợp của môi trƣờng xung quanh lên cơ thể

mà còn xác định đƣợc mức độ năng lƣợng cần bù trừ cho cơ thể để đạt tới trạng thái

dễ chịu hoàn toàn. Đối với nghiên cứu SKH ngƣời phục vụ dân sinh, nghỉ ngơi đã

có rất nhiều công trình nghiên cứu. PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) và nnk

[100], cũng có đƣa ra các chỉ số SKH ngƣời nhƣng chƣa đƣa ra kết quả nghiên cứu

SKH ngƣời đối với hoạt động DL của từng vùng cụ thể. Nguyễn Thám và Nguyễn

Hoàng Sơn [83] đã đánh giá SKH phục vụ DL ở Thừa Thiên – Huế sử dụng chỉ số

DI. Với nhiều đóng góp cho hƣớng nghiên cứu SKH ứng dụng, Nguyễn Khanh Vân

[111] đã xuất bản tài liệu tham khảo rất quan trọng về SKH - “Giáo trình cơ sở

SKH”, trong đó trình bày khái quát nhất về SKH thảm thực vật tự nhiên, SKH vật

nuôi và SKH ngƣời, cũng nhƣ mối quan hệ giữa SKH với các khoa học khác.

Tƣơng tự, tác phẩm “Nghiên cứu ứng dụng thông tin khí hậu phục vụ y tế và du

lịch”(2011) [119] cũng đề cập đến các chỉ số: TCI; RSI. Nguyễn Khanh Vân còn

thực hiện các đề tài về SKH liên quan đến du lịch nhƣ “Đánh giá điều kiện SKH

phục vụ công tác điều dưỡng ở miền núi Việt Nam” (1995) [116] “Điều kiện SKH

hậu dải ven biển Việt Nam” (1998) ; “Sử dụng hợp lý tài nguyên SKH cho phát

triển sản xuất và cho dân sinh, du lịch vùng hồ Hòa Bình” (1993) [115]; “Nghiên

cứu sinh khí hậu người phục vụ du lịch, nghỉ dưỡng và dân sinh ở Việt Nam”

(2000) [114]. Nhiều luận án tiến sĩ cũng thực hiện theo hƣớng này nhƣ nghiên cứu

về TNDL và SKH Tây Nguyên (Nguyễn Thu Nhung, 2018)[63], Khu vực Quảng

Ninh – Hải Phòng (Nguyễn Đăng Tiến, 2016)[81], thành phố Đà Lạt (Nguyễn Hữu

Xuân, 2009) [123]. Qua những nghiên cứu này, nguồn tài nguyên khí hậu phục vụ

phát triển DL đƣợc phân tích theo nhiều hƣớng khác nhau. Nguyễn Đăng Tiến sử

Page 22: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

12

dụng tổ hợp thời tiết - đây là tổ hợp của các đặc trƣng thời tiết chính có ảnh hƣởng

quan trọng đến sức khỏe con ngƣời – để đƣợc xác định vào thời điểm 13 giờ hàng

ngày. Nguyễn Hữu Xuân thì sử dụng chỉ số khí hậu I của Due‟rout và Clauses dựa

vào ba yếu tố nhiệt độ trung bình, thời gian chiếu sáng trung bình tháng, thời gian

mƣa trong ngày để đánh giá cho du lịch tham quan và nhiệt độ hiệu dụng để đánh

giá cho đu lịch nghỉ dƣỡng. Nguyễn Thu Nhung sử dụng chỉ số TCI để đánh giá DL

ở Tây Nguyên. Trong đó, phần lớn các tác giả này sử dụng kết hợp bản đồ SKH du

lịch để giúp DK có thể chọn khoảng thời gian và vùng tốt nhất để DL.

Nhìn chung, các nghiên cứu này vừa xây dựng được cơ sở khoa học về vai trò

của các yếu tố SKH với từng ngành DL cụ thể, vừa có những đánh giá chi tiết kèm

theo các hệ thống bản đồ, bảng số liệu thống kê, góp phần đóng góp những luận cứ

về nghiên cứu SKH ứng dụng cho phát triển DL.

1.1.2.3. Các công trình nghiên cứu trên lãnh thổ Nam Bộ

Để đẩy mạnh PTDL, nhiều Đề án quy hoạch PTDL đã đƣợc xây dựng: “Đề án

PTDL TNB đến năm 2020”, [12], Báo cáo tổng hợp “Quy hoạch tổng thể PTDL

ĐNB đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” [9], là bƣớc cụ thể hóa các định

hƣớng phát triển KTXH nhằm liên kết PTDL các tỉnh Nam Bộ nhằm phát huy thế

mạnh, tăng cƣờng khả năng cạnh tranh của cả vùng, xây dựng sản phẩm du lịch đặc

thù. Báo cáo dự án “Quy hoạch tổng thể TNB” [108] đã tập trung nghiên cứu tài

nguyên đất, nƣớc và các ngành kinh tế cần thiết để vùng đạt mức tăng trƣởng cao.

Hiện nay, có rất nhiều các Hội thảo khoa học đã diễn ra thu hút sự quan tâm của

nhiều tác giả, trong đó phải đề cập đến Hội thảo quốc tế “Mê Kông – Dòng sông kết

nối văn hoá, du lịch và kinh tế”, hội thảo “Liên kết phát triển sản phẩm du lịch đặc

thù vùng ĐBSCL” tổ chức tại Cần Thơ năm 2014 do Tổng cục Du lịch chủ trì. Tạp

chí Cộng sản và Tỉnh ủy Bình Phƣớc phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học [103]

tháng 10/2016 tại Bình Phƣớc với nhiều tham luận của các tác giả về hiện trạng du

lịch và sản phẩm đặc sắc của các tỉnh phía Nam Việt Nam.

Mang ý nghĩa tổng hợp và định hƣớng cho phát triển DL vùng, một số tác giả

nhƣ Nguyễn Minh Tuệ [100]; Vũ Tuấn Cảnh và nnk [13]; Bùi Thị Hải Yến [124];

Trần Huy, Hùng Cƣờng [33], Bửu Ngôn (2004) [56] ... đã nêu bật đƣợc những tiềm

năng tài nguyên của vùng, có những so sánh lợi thế so với các vùng khác. Bên cạnh

đó, có nhiều nghiên cứu về DL của từng địa phƣơng ở Nam Bộ, mỗi tác phẩm là

Page 23: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

13

những trải nghiệm về văn hoá, dân tộc, đem lại những góc nhìn đa dạng về tiềm

năng DL của những địa phƣơng cụ thể. Một số tác phẩm tiêu biểu nhƣ: “Vũng Tàu

phố biển miền Đông[121] “Những đền thờ Bác ở Tây Nam Bộ”[55]; “Du lịch Việt

Nam qua 26 di sản thế giới” [85] “Sa Đéc – Tình đất Tình người” [93] “Đình miếu

và lễ hội dân gian miền Nam” [53]; “Cẩm Nang Du Lịch – Lễ hội du lịch Bà Chúa

Xứ núi Sam và du lịch vùng Châu Đốc An Giang” [79]. Các ấn phẩm hƣớng đến mô

tả chi tiết về tìm hiểu về khí hậu, thời tiết và các khu giải trí, phƣơng tiện, thắng

cảnh, quán ăn, các lễ hội dân gian, làng nghề truyền thống ở miền đất phƣơng Nam.

Đã có một số nghiên cứu về ĐKSKH cho DL Nam Bộ, tuy nhiên còn hạn chế

và các nghiên cứu mang tính địa phƣơng là chủ yếu, chƣa phân loại và thành lập

đƣợc bản đồ phân loại sinh khí hậu du lịch cho toàn Nam Bộ. Đặng Văn Phan, Tô

Hoàng Kia đã sử dụng chỉ số khí hậu RSI và DI để đánh giá ảnh hƣởng của TN

SKH tới PTDL một số tỉnh ở Nam Bộ nhƣ TPHCM, Tây Ninh, Côn Đảo, Phú

Quốc, Cần Thơ,v.v. [66]. Gần đây nhất, Nguyễn Khanh Vân và nnk [118] đã đánh

giá các tác động riêng rẽ của các yếu tố khí hậu đến sức khỏe con ngƣời, chỉ ra sự

khác biệt về một số điều kiện SKH giữa bờ đông (Vũng Tàu, Côn Đảo) và bờ tây

(Rạch Giá, Phú Quốc), sự khác biệt đó đã làm tính mùa vụ khác nhau của DL giữa

hai bờ đông – tây của Nam Bộ.

Như vậy, từ tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề cho thấy:

Trên thế giới và ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu đánh giá TN và SKH

cho PTDL đã có từ lâu và khá phong phú; được thể hiện qua các phương pháp

đánh giá, quy mô nghiên cứu và quan trọng hơn nữa là hướng tiếp cận nghiên cứu

đánh giá cũng không giống nhau. Trong đánh giá các chỉ số SKH tổng hợp cho

phát triển DL, ngoài các yếu tố khí hậu cụ thể như nhiệt độ, lượng mưa, số ngày

mưa, độ dài mùa khô, còn có nhiều chỉ số SKH tổng hợp được áp dụng với các mô

hình ngày càng được cải tiến, với phạm vi ứng dụng trên các vùng lãnh thổ lớn;

ngoài ra, đối với từng mục đích DL cụ thể mà có trọng số khác nhau với từng yếu tố

khí hậu.

Đối với khu vực nghiên cứu Nam Bộ, nhiều công trình và các hội thảo, đề án

đã được triển khai, theo quy mô toàn khu vực hoặc địa phương theo hướng nghiên

cứu đánh giá tổng hợp TNDL. Các tác giả đã khái quát những đặc điểm nguồn

TNDL, cơ sở để xây dựng những tuyến, điểm du lịch, vùng DL với các trung tâm DL

Page 24: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

14

cụ thể của Việt Nam trong đó có DL Nam Bộ. Nhiều tác phẩm mang tính định

hướng, giới thiệu và đem lại bức tranh đa dạng về tiềm năng DL Nam Bộ. Tuy

nhiên, các đánh giá này chủ yếu là khái quát, một số đánh giá còn là định tính, ở

một số địa phương cụ thể; chưa có công trình nào phân loại, đánh giá TNDL và

ĐKSKH một cách cụ thể, chi tiết cho Nam Bộ. Luận án đã sử dụng phương pháp

đánh giá bán định lượng cho từng vùng ĐLTN, đối với từng LHDL, hướng nghiên

cứu đánh giá này là mới, nó xác định được mức độ thuận lợi của TNDL và ĐKSKH

cho 4 LHDL cụ thể ở Nam Bộ.

Cùng với sự phát triển DL của cả nước, ở Nam Bộ hiện nay các LHDL tuy

khá đa dạng, nhưng sản phẩm du lịch vẫn còn khá tương tự nhau giữa các vùng,

phát triển DL kém bề vững. Với yêu cầu về phát triển DL Nam Bộ trên một tầm cao

mới (sản phẩm du lịch phải đặc trưng, khai thác đúng thế mạnh TNDL ở từng địa

phương, tổ chức lãnh thổ DL trên cơ sở phối kết hợp các LHDL trong vùng, giữa

các vùng với nhau một cách khoa học...), việc đánh giá TNDL và ĐKSKH cho từng

LHDL là rất cần thiết. Kết quả đánh giá tài nguyên và ĐKSKH sẽ cung cấp thêm

những luận cứ khoa học cần thiết cho các địa phương vùng Nam Bộ phát triển tổng

hợp DL một cách bền vững.

1.2. Tổng quan các vấn đề lý luận liên quan đến nội dung luận án

1.2.1. Các khái niệm liên quan đến du lịch

1.2.1.1. Khái niệm du lịch

Năm 1811, lần đầu tiên có định nghĩa về du lịch tại Anh. Theo luật Du lịch

Việt Nam 2017: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con

người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục

nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài

nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác” [109].

1.2.1.2. Khái niệm về sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách dựa trên

cơ sở khai thác các tiềm năng DL sẵn có, nhằm cung cấp cho du khách một khoảng

thời gian thú vị và một sự hài lòng trọn vẹn. Luật Du lịch Việt Nam 2017 quy định:

“Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du

lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch” [109]. Nhƣ vậy, điểm chung nhất mà

Page 25: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

15

sản phẩm DL mang lại cho DK chính là sự hài lòng. Các bộ phận tạo thành sản

phẩm du lịch bao gồm: dịch vụ du lịch và TNDL.

1.2.1.3. Khái niệm Tài nguyên du lịch

Du lịch là ngành có định hƣớng tài nguyên rõ rệt. TNDL chính là đối tƣợng tạo

nên sức hấp dẫn cho DK, là nguồn lực quan trọng nhất, mang tính quyết định sự

phát triển ngành DL, ảnh hƣởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ, đến việc hình thành

chuyên môn hóa và hiệu quả kinh tế của hoạt động DL. TNDL bao gồm cả TNTN

và TNNV. Theo Luật Du lịch Việt Nam 2017: "Tài nguyên du lịch là cảnh quan

thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản

phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên

du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa " [109].

Về cơ bản cần phân biệt TNDL với các khái niệm ĐKTN, văn hóa – lịch sử

cùng các thành phần của chúng. Các yếu tố này có sức hấp dẫn với du khách, làm

nảy sinh nhu cầu nghỉ ngơi du lịch. Khi chúng đƣợc phát hiện, và đƣợc khai thác,

cũng nhƣ bảo vệ nhằm đáp ứng nhu cầu của DL thì chúng trở thành TNDL.

1.2.1.4. Các hình thức của tổ chức lãnh thổ du lịch

Luật DL Việt Nam 2017 [109] quy định: “Điểm du lịch là nơi có tài nguyên

du lịch được đầu tư, khai thác phục vụ khách du lịch”. Điểm DL dựa trên một số

tiêu chuẩn quy định của mỗi quốc gia về mức hấp dẫn tài nguyên, CSVCKT, khả

năng phục vụ DK và những đóng góp tích cực cho KTXH, môi trƣờng. “ Khu du

lịch là khu vực có ưu thế về tài nguyên du lịch, được quy hoạch, đầu tư phát triển

nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Khu DL bao gồm khu DL cấp

tỉnh và khu DL quốc gia”. “Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm

du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ,

đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không” Có 04 yếu tố hình thành nên một tuyến

điểm DL: địa điểm DL, hệ thống giao thông, thời gian và chi phí DL.

Theo Bùi Thị Hải Yến [125] “Trung tâm DL là sự kết hợp lãnh thổ của các

điểm DL cùng loại hay khác loại. Trên lãnh thổ của Trung tâm DL tập trung nhiều

điểm DL. Mặc khác, trung tâm DL gồm các điểm chức năng đƣợc đặc trƣng bởi sự

gắn kết lãnh thổ về mặt kinh tế, kỹ thuật và tổ chức. Nó có khả năng và sức thu hút

DK (nội địa, quốc tế) rất lớn”

Page 26: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

16

1.2.1.5. Các loại hình du lịch

“LHDL được hiểu là một tập hợp các sản phẩm du lịch có những đặc điểm

giống nhau, hoặc chúng thỏa mãn những nhu cầu, động cơ du lịch tương tự, hoặc

được bán cho cùng một nhóm khách hàng, hoặc chúng có cùng một cách phân phối,

một cách tổ chức như nhau, hoặc được xếp chúng theo một mức giá bán nào đó”

[24]. Hoạt động DL có thể phân thành các nhóm khác nhau tùy thuộc vào tiêu chí

đƣợc đƣa ra. Thông thƣờng ngƣời ta phân loại theo những tiêu chí sau: Phân loại

theo nhu cầu; Phân loại theo phạm vi lãnh thổ hoạt động DL; Phân loại theo vị trí

địa lý của điểm DL; Phân loại theo hình thức tổ chức DL; Phân loại theo phƣơng

tiện vận chuyển; Phân loại theo loại hình lƣu trú; Phân loại theo lứa tuổi DK; Phân

loại theo môi trƣờng tài nguyên. Luận án lựa chọn đánh giá TNDL cho 4 LHDL:

Du lịch tham quan, Du lịch sinh thái, Du lịch nghỉ dưỡng, Du lịch văn hóa như sau:

a. Du lịch Tham quan

Theo Nguyễn Minh Tuệ [101, tr 44]: “DLTQ là một hoạt động của con ngƣời

để nâng cao nhận thức về mọi mặt”. Theo Bùi Thị Hải Yến [125, tr 203]: “DLTQ

đáp ứng nhu cầu muốn đƣợc tìm hiểu, thƣởng ngoạn, nâng cao nhận thức và tình

cảm của DK đối với thiên nhiên, văn hóa và con ngƣời tại mỗi khu vực nhất định.

Do vậy đối tƣợng tham quan càng phong phú và đặc sắc, càng có sự hấp dẫn đối với

DK”. DLTQ là LHDL thu hút nhiều DK. Để tổ chức và phát triển DLTQ cần đáp

ứng một số điều kiện sau: Có TNDL phong phú và hấp dẫn, nhiều điểm tham quan

hấp dẫn có thể đáp ứng đƣợc việc tổ chức các chuyến đi với thời gian nhất định cho

DK ít nhất là 1 ngày. Có TNTN phong phú, hấp dẫn và đặc sắc, nhiều phong cảnh

đẹp. Có TNNV đa dạng, đặc sắc đƣợc xếp hạng quốc gia, quốc tế, có các làng nghề,

lễ hội cổ truyền, phong tục, tập quán nổi tiếng. Có thời gian tham quan dài, có thời

gian hoạt động DL dài, thích hợp nhất của ĐKTN và kinh tế xã hội. Có khí hậu phù

hợp với điều kiện sức khỏe con ngƣời. Có sức chứa thích hợp: thỏa mãn cho DK

thƣờng xuyên trên 100 ngƣời, thoải mãn cho DK tham quan tập trung trên 500

ngƣời. Có cự ly thích hợp và giao thông thuận tiện, nằm trên một tuyến DL nhất

định, có đƣờng đi lại thuận tiện, kết hợp đƣợc nhiều loại phƣơng tiện, có hệ thống

đƣờng trong nội bộ khu vực tham quan. Có điều kiện dịch vụ và bảo đảm an toàn.

Có CSVCKT phục vụ lƣu trú, ăn uống, nghỉ ngơi cho DK phù hợp với quy mô số

lƣợng và chất lƣợng tài nguyên [125]

Page 27: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

17

b. Du lịch Sinh thái: Luật DL Việt Nam 2017 [109] định nghĩa „Du lịch sinh

thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phƣơng,

có sự tham gia của cộng đồng dân cƣ, kết hợp giáo dục về bảo vệ môi trƣờng‟. Cho

đến nay, khái niệm DLST vẫn còn đƣợc hiểu dƣới nhiều góc độ khác nhau và có

những tên gọi khác nhau. Theo định nghĩa nào nó vẫn phải hội tụ đủ yếu tố cần: (1)

sự quan tâm tới thiên nhiên và môi trƣờng ; (2) trách nhiệm với xã hội và cộng

đồng.

Tài nguyên DLST đƣợc phân thành TNTN và TNNV, có quan hệ mật thiết với

các nhân tố con ngƣời và xã hội. Nhìn chung, tài nguyên DLST rất đa dạng và

phong phú, một số loại tài nguyên DLST thƣờng đƣợc khai thác nhƣ [7]: Các HST

tự nhiên đặc thù, đặc biệt là nơi có tính đa dạng sinh học cao với nhiều loại sinh vật

đặc hữu, quý hiếm (VQG, KBTTN, KDTSQ). Các HST nông nghiệp (vƣờn cây ăn

trái, làng hoa, v.v). Các giá trị văn hóa bản địa có sự hình thành và phát triển gắn

liền với sự tồn tại và phát triển của HST tự nhiên nhƣ các phƣơng thức canh tác, các

lễ hội, sinh hoạt truyền thống dân tộc, v.v). Tài nguyên DLST rất phong phú và đa

dạng, nên có sức hấp dẫn đặc biệt với DK ; tài nguyên DLST thƣờng nhạy cảm với

các yếu tố tác động, đặc biệt là tác động của con ngƣời sẽ là nguyên nhân làm thay

đổi và biến mất HST ; thời gian khai thác Tài nguyên DLST không đồng nhất, có

loại có thể khai thác quanh năm, có loại Tài nguyên DLST có thể khái thác theo thời

vụ tùy vào yếu tố khí hậu, mùa di cƣ, sự sinh sản của mỗi loài sinh vật. Ví dụ VQG

Nam Cát Tiên là VQG lớn nhất Việt Nam và có cảnh quan thiên nhiên đa dạng, tuy

nhiên vào mùa mƣa thì khó tiếp cận những địa điểm cảnh đẹp trong rừng, ngƣợc lại

rừng tràm Trà Sƣ ở An Giang lại có thể khai thác DL quanh năm, đặc biệt mùa mƣa

là mùa nƣớc nổi lại là thời điểm thu hút DK, cảnh đẹp nhất lại vào tháng 9-11; tài

nguyên DLST thƣờng nằm xa các khu dân cƣ và thƣờng đƣợc khai thác tại chỗ để

tạo ra các sản phẩm DL, phần lớn các tài nguyên DLST nằm trong phạm vi các

KBTTN – nơi có sự quản lý chặt chẽ, thực tế cho thấy : những VQG, KNTTN, miệt

vƣờn, sân chim, v.v. nơi nào có vị trí địa lí thuận lợi, tiện đƣờng giao thông thì hoạt

động DL nói chung, DLST nói riêng sẽ phát triển hơn, ngƣợc lại những nơi có

nhiều tài nguyên DLST đặc sắc nhƣ : HST rừng Nam Cát Tiên, HST ngập nƣớc nội

địa Hà Tiên, rừng tràm U Minh, HST RNM Năm Căn, còn chƣa đƣợc khai thác

Page 28: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

18

xứng với tiềm năng và chƣa thu hút đƣợc DK là do điều kiện giao thông và cơ sở hạ

tầng còn nhiều khó khăn [7]

c. Du lịch nghỉ dưỡng: Theo Bùi Thị Hải Yến [125, tr 203]: „DLND là nhằm

nhanh chóng khôi phục sức khỏe, tăng cƣờng thể chất, tinh thần và khả năng làm

việc của khách DL sau một thời gian dài làm việc căng thẳng, vất vả hoặc sau khi

điều trị bệnh tật.‟Theo Nguyễn Minh Tuệ [101, tr 45]: „DLND là hoạt động DL

nhằm khôi phục sức khỏe của con ngƣời sau những ngày lao động vất vả. Địa điểm

yêu thích đối với các DK tham gia hoạt động nghĩ dƣỡng thƣờng là những nơi có

khí hậu mát mẻ, trong lành, phong cảnh đẹp nhƣ các bãi biển, các vùng núi, đồng

quê, v.v.‟Ở Việt Nam, DLND thƣờng đƣợc thực hiện dƣới các hình thức nghỉ hè,

nghỉ mát, an dƣỡng. Để phát triển DLND cần đáp ứng những yêu cầu sau: Có khí

hậu thích hợp với sức khỏe, có thời gian dài, khí hậu thích hợp tới sức khỏe con

ngƣời, ít nhất trên 3 tháng trong năm khí hậu trong lành, mát mẻ, xa nguồn ô nhiễm,

khí hậu thích hợp với từng loại nhu cầu điều trị bệnh, đặc biệt nhƣ ở miền biển, núi,

hồ. Có các điều kiện và TNDL hấp dẫn, thuận lợi, có nhiều phong cảnh đẹp, yên

tĩnh, gần nguồn nƣớc khoáng, suối nƣớc nóng, bùn chữa bệnh, có nguồn dƣợc liệu

phong phú để chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe. Có điều kiện khả năng tổ chức nhiều

LHDL khác kèm theo nhƣ: tổ chức vui chơi giải trí, câu cá, đi dạo, văn hóa, thể

thảo, tham quan DL. Có điều kiện về các dịch vụ phục vụ cho DK nhƣ gần nguồn

cung cấp thực phẩm tƣơi sống, phong phú, có điều kiện chăm sóc y tế và đời sống

tinh thần, bảo đảm về thông tin liên lạc an toàn xã hội, có cơ sở vật chất phục vụ lƣu

trú ăn uống, đáp ứng nhu cầu của DK. Có điều kiện đi lại thuận lợi, có cự ly đi lại

về đƣờng giao thông không quá lớn, thƣờng dƣới 200km, có hệ thống đƣờng sá tốt,

thuận tiện, có thể sử dụng nhiều loại phƣơng tiện khác nhau [126].

d. Du lịch văn hóa: Luật DL Việt Nam 2017 [109] định nghĩa DLVH là loại

hình du lịch đƣợc phát triển trên cơ sở khai thác giá trị văn hóa, góp phần bảo tồn và

phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tôn vinh giá trị văn hóa mới của nhân loại‟.

DLVH là một trong những LHDL bền vững, hấp dẫn DK, có nhiều điều kiện,

nguồn lực để phát triển, đƣợc quan tâm đầu tƣ. DLVH gồm nhiều loại nhƣ: du lịch

lễ hội, du lịch tôn giáo, DLTQ nghiên cứu và vui chơi giải trí,v.v. Vật hấp dẫn bao

gồm các công trình kiến trúc mỹ thuật, các di tích lịch sử, hoạt động tôn giáo, nghi

thức xã hội đặc thù, đồ ăn, thức uống, biểu diễn âm nhạc kịch, vũ điệu địa phƣơng,

Page 29: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

19

nghệ thuật sản xuất thủ công truyền thống và làng nghề, lễ hội, phong tục tập quán.

Việc tổ chức phát triển DLVH cần đáp ứng các yêu cầu sau : Phải đảm bảo có

những giá trị văn hóa phong phú, đặc sắc, hấp dẫn cả số lƣợng và chất lƣợng, có sự

kết hợp giữa các điểm di tích, các loại tài nguyên để có thể tổ chức phát triển thành

các điểm, tuyến DL, đảm bảo có sự hấp dẫn DK. Có các hoạt động giáo dục, diễn

giải nhằm nâng cao hiểu biết của cộng đồng và DK về các giá trị văn hóa, qua đó

tạo ý thức, nỗ lực tham gia vào công tác bảo tồn, tôn tạo các di sản văn hóa. Có các

hoạt động giáo dục, diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết của cộng đồng và DK qua đó

tạo ý thức bảo tồn, tôn tạo các DSVH. Đầu tƣ tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa

bản địa, tạo việc làm, kiểm soát và quản lý hoạt động DLVH do cộng đồng địa

phƣơng đảm trách. Đòi hỏi sự cộng tác giữa các nhà quyền lý và điều hành DL và

cộng đồng địa phƣơng đảm bảo quy mô, mức độ phát triển DL, không vƣợt quá

ngƣỡng làm thay đổi truyền thống văn hóa hay suy giảm các giá trị văn hóa. Hoạt

động DLVH cần tổ chức trên cơ sở tuân thủ quy định về sức chứa về vật lý, tâm lý

và xã hội học CSVCKT, kết cấu hạ tầng và các thiết bị ở điểm tham quan DLVH

phải phù hợp về độ cao, kích thƣớc, kiểu dáng, mật độ, vị trí với cảnh quan và văn

hóa bản địa.

1.2.2. Tài nguyên du lịch – điều kiện để phát triển du lịch

1.2.2.1. Đặc điểm của tài nguyên du lịch

TNDL mang cả những đặc điểm của tài nguyên nói chung và những đặc điểm

riêng liên quan tới tính chất của ngành DL [trích theo 126]: Một số loại TNDL là

đối tƣợng khai thác của nhiều ngành KTXH. TNDL có phạm trù lịch sử nên ngày

càng có nhiều loại TNDL đƣợc nghiên cứu, phát hiện, tạo mới và đƣa vào sử dụng.

TNDL mang tính biến đổi. Hiệu quả và mức độ khai thác TNDL phụ thuộc vào các

yếu tố. TNDL đa dạng, phong phú, có các giá trị thẩm mỹ, văn hóa lịch sử, tâm

linh, giải trí, có sức hấp dẫn với du khách. TNDL bao gồm các loại TNDL vật thể

và phi vật thể. TNDL là những loại tài nguyên có thể tái tạo đƣợc. TNDL có tính sở

hữu chung. Việc khai thác TNDL gắn chặt với vị trí địa lí. TNDL thƣờng có tính

mùa vụ và việc khai thác TNDL mang tính mùa vụ. TNDL mang tính diễn giải và

cảm nhận. Mỗi loại TNDL lại có đặc điểm riêng khác nhau (phụ lục 3.3)

1.2.2.2. Vai trò của tài nguyên du lịch

TNDL có các vai trò đối với hoạt động DL nhƣ sau:

Page 30: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

20

a. Là yếu tố cơ bản tạo thành các sản phẩm du lịch: Để hấp dẫn và đáp ứng

nhu cầu đa dạng của DK, các sản phẩm DL cũng cần phong phú, đặc sắc, mới mẻ.

TNDL chính là yếu tố tạo nên sự đa dạng của sản phẩm DL. Số lƣợng, chất lƣợng,

phân bố sự kết hợp giữa các loại TNDL là yếu tố quan trọng hấp dẫn DK và ảnh

hƣởng đến việc đầu tƣ CSVCKT DL, kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực DL. TNDL

là yếu tố quyết định tạo nên quy mô, số lƣợng, chất lƣợng sản phẩm DL và hiệu quả

của hoạt động DL.

b. Là mục đích chuyến đi của DK và đáp ứng nhu cầu của DK: Phần lớn

DK thực hiện chuyến DL để thƣởng thức, tìm hiểu, cảm nhận các giá trị của TNDL,

con ngƣời và KTXH tại điểm đến. Nhu cầu của DK tới điểm DL phụ thuộc vào giá

trị của của TNDL nơi đến, do đó mỗi để phát triển DL đạt hiệu quả cao, hấp dẫn

DK cần đầu tƣ bảo tồn, tôn tạo và phát triển TNDL và công tác xúc tiến phát triển

DL

c. Là cơ sở quan trọng để phát triển các LHDL: Do nhu cầu đa dạng và

ngày càng cao của DK, nhiều LHDL ra đời. CÁc LHDL này đều phải dựa trên cơ

sở của TNDL. Ví dụ hoạt động của du lịch nghĩ dƣỡng, tắm khoáng đƣợc tổ chức

trên cơ sở khí hậu thích hợp mát mẻ, những vùng có suối nƣớc khoáng, những khu

vực có miền núi cao, bãi tắm đẹp, nhiều ánh nắng và có CSVCKT và nguồn lao

động phù hợp.

d. Là bộ phận cấu thành quan trọng của tổ chức lãnh thổ DL: Các phân hệ

của hệ thống lãnh thổ DL bao gồm: Khách du lịch, TNDL, cơ sở hạ tầng, CSVCKT

DL, đội ngũ cán bộ và bộ máy tổ chức điều hành, quản lý DL. Các phân hệ này có

mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau và với môi trƣờng KTXH. Hệ thống này

đƣợc phân chia thành nhiều cấp khác nhau nhƣ: Khu DL, điểm DL, trung tâm DL,

tiểu vùng DL, vùng DL. Dù ở cấp độ nào thì TNDL luôn có vai trò mang tính quyết

định trong việc tổ chức phát triển DL và là yếu tố cơ bản của hệ thống lãnh thổ DL.

1.2.2.3. Phân loại Tài nguyên du lịch

a. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Luật Du lịch Việt Nam 2017 [109] quy định: “TNDL tự nhiên bao gồm các

yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, HST, cảnh quan thiên nhiên có

thể được sử dụng phục vụ mục đích DL”. Có 4 yếu tố chính trong tự nhiên tác động

mạnh nhất đến DL là: địa hình, khí hậu (mục 1.2.3), nƣớc và sinh vật.

Page 31: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

21

a.1. Tài nguyên địa hình: Địa hình có vai trò hết sức quan trọng đối với DL.

Địa hình cũng là tiền đề để hình thành nên các yếu tố khác trong TNDL vì ảnh

hƣởng đến khí hậu, tài nguyên động thực vật. Các đơn vị hình thái chính của địa

hình là đồng bằng, đồi và núi, cao nguyên có đặc điểm DL khác nhau.

Địa hình đồng bằng: Tƣơng đối đơn điệu, ít có các địa điểm du lịch thiên

nhiên mới lạ và địa hình. Tuy nhiên, sự kết hợp giữa đồng bằng và tài nguyên nƣớc

nhƣ sông, kênh rạch, ao hồ và tài nguyên sinh vật đã tạo nên những phong cảnh

thủy mặc, thanh bình hấp dẫn DK nhƣ đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng

Amadon, ngoài ra đây là nơi cƣ trú cho dân cƣ nông nghiệp, hình thành nhiều nền

văn minh của loài ngƣời, do vậy, địa hình đồng bằng ở nhiều quốc gia đã phát triển

nhiều LHDL nhƣ DLST, DLVH, DLND.

Địa hình đồi núi, cao nguyên: thường tạo nên những không gian kỳ vĩ, sinh

động. Do sự phân cắt của địa hình, đạng địa hình đồi có tác động mạnh đến tâm lý

dã ngoại, thích hợp với các loại hình DL dã ngoại, cắm trại, tham quan và nghỉ

dƣỡng. Vùng đồi là nơi tập trung dân cƣ khá động đúc, lại là nơi có những di tích

khảo cổ và tài nguyên văn hóa, lịch sử độc đáo, từ đó hình thành nên DLTQ theo

chuyên đề. Những nơi có độ cao trên 1300m đều có thể đƣa vào PTDL. Trong địa

hình vùng núi thƣờng có những địa điểm tham quan DL mới lạ, cảnh quan thiên

nhiên đẹp với sự kết hợp của nhiều dạng địa hình nhƣ thác nƣớc, sông suối. Địa

hình miền núi kết hợp với các yếu tố khí hậu cứ lên 1000m giảm từ 5-60C nên mát

mẻ, và các thảm thực vật thay đổi đa dạng theo độ cao đƣợc xem là dạng TNDL

tổng hợp thuận lợi cho DL tham quan, nghỉ dƣỡng, tổ chức các LHDL ngắn ngày

cũng nhƣ dài ngày. Vùng núi thƣờng có nhiều suối nƣớc nóng, nƣớc khoáng nên

phát triển DLND, tắm khoáng, chữa bệnh. Những vùng núi có độ cao trên 2500m có

thể phát triển DL thể thao mạo hiểm, leo núi, v.v.

Ngoài ra, trong hoạt động DL có 02 dạng địa hình đặc biệt rất thuận lợi cho

phát triển DL: -Địa hình Karst: hiện nay trên thế giới có khoảng 700 hang động

karst đƣợc sử dụng phát triển DL. Kiểu địa hình này thuận lợi cho DL thám hiểm

hang động, tham quan, nghiên cứu,v.v. Nếu chia theo nhu cầu phục vụ cho hoạt

động DL, ta có thể chia địa hình Karst thành 02 kiểu địa hình chính: Hang động

Karst, Địa hình Karst ngập nƣớc. - Địa hình ven bờ: Địa hình ven bờ là ven bờ biển,

ven đại dƣơng, ven hồ, ven sông suối có sức hấp dẫn khách DL. Thuận lợi phát

Page 32: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

22

triển DL lặn biển, tắm biển, thể thao biển, nghỉ dƣỡng, chữa bệnh. Tiêu chuẩn cho

một bãi tắm là phải sạch đẹp, bãi cát trắng mịn, chiều dài và chiều rộng lớn, độ dốc

từ 1-30 , nƣớc biển trong suốt cao từ 3-5m, độ mặn từ 2,5-4%, đảm bảo các tiêu

chuẩn hóa sinh không bị ô nhiễm, độ sâu của bãi tắm không quá 1.5m, độ sâu của

các vùng ven bờ phát triển DL lặn biển thƣờng từ 20-30m. Khí hậu ấm áp, nhiều

nắng.

a.2. Tài nguyên nước: Tài nguyên nƣớc bao gồm nƣớc mặt và nƣớc ngầm. Đối

với hoạt động du lịch, nguồn nƣớc mặt có ý nghĩa rất quan trọng vì đó là cơ sở để

hình thành nên các địa điểm DL. Nước mặt: Bao gồm lớp nƣớc trên mặt đại dƣơng,

mặt biển, sông, hồ tự nhiên, các thác nƣớc. Bề mặt nƣớc của sông, hồ, thác nƣớc,

các vùng ngập nƣớc ngọt, nƣớc không bị ô nhiễm nhiều phát triển DLTQ trên nƣớc,

trên sông, thác nƣớc có thể triển khai DL thể thao mạo hiểm. Các vùng nƣớc ven

biển đã kết hợp với các tài nguyên khác nhƣ núi non, rừng cây tự nhiên, HST nhân

văn tạo ra những phong cảnh hấp dẫn DK. Bề mặt nƣớc ven các bãi biển có môi

trƣờng trong sạch, độ dốc <30, độ sâu >1.5m, độ mặn phù hợp 3-4%, độ trong suốt

cao >0.5m, giới hạn nhiệt độ ở lớp nƣớc trên mặt tối thiểu có thể chấp nhận đƣợc là

180C, đối với trẻ em là trên 20

0C, tần suất và tính chất của sóng, độ sạch của nƣớc,

dòng chảy ven bờ có tốc độ nhỏ, thƣờng đƣợc khai thác để phát triển các LHDL

biển. Sóng vừa phải thì thích hợp với tắm biển, sóng lớn phù hợp thể thao, lƣớt

sóng, nƣớc trong và HST đẹp phù hợp với lặn biển.

Các điểm nƣớc khoáng, suối nƣớc nóng là TNTN quý. Những suối nƣớc nóng

có thành phần hóa học giàu muối, canxi cacbonat, lƣu huỳnh, natri, magie là nguồn

tài nguyên quý giá có giá trị DLND và chữa bệnh (phụ lục 2.1)

a.3. Tài nguyên sinh vật: Tài nguyên động – thực vật có ý nghĩ đặc biệt quan

trọng, thể hiện ở tính đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen quy hiếm và hình thành

nên các phong cảnh đặc hữu cho khu vực. Thực vật có ảnh hƣởng mạnh đến sự phát

triển DL nhất là các khu rừng tự nhiên, rừng văn hóa lịch sử, VQG, KBTTN, các

HST đặc biệt. Thực vật có nhiều chức năng nhƣ làm sạch môi trƣờng, không khí,

cản gió, tăng độ ẩm, thu hút tiếng ồn. Đối với những khu DL yêu thích thiên nhiên

thì các VQG và hệ thống thực vật có sức thu hút rất lớn. TN sinh vật là nguồn cung

cấp nhiều loại dƣợc liệu cho DLND, chữa bệnh nhƣ tắm thuốc của ngƣời Dao Đỏ ở

Sapa, cung cấp thực phẩm, nguyên liệu để sản xuất, chế tác các đồ lƣu niệm phục

Page 33: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

23

vụ cho DK. Với tình hình DL hiện nay, DK thƣờng có xu hƣớng đến các nơi có

phong cảnh đẹp để tham quan, vì thế cảnh quan thiên nhiên rất quan trọng trong

việc thu hút DK. Sự đa dạng về động – thực vật là tiền đề cơ bản, từ đó hình thành

các LHDL nhƣ du lịch tham quan, nghiên cứu, thám hiểm, săn bắt.

Tuy nhiên, không phải tài nguyên sinh vật nào cũng đƣợc coi là TNDL. Tùy

vào mục đích DL khác nhau, ngƣời ta đƣa ra các chỉ tiêu khác nhau của tài nguyên.

Đối với DLTQ, các tiêu chí gồm: Thảm thực vật phong phú, độc đáo và điển hình;

có loài đặc trƣng, đặc hữu cho khu vực hoặc là loài quý hiếm trên thế giới; có loài

động vật điển hình cho vùng; có một số loài phổ biến có thể quan sát đƣợc hoặc

nghe đƣợc tiếng hót và có thể chụp ảnh; đƣờng giao thông thuận tiện cho việc đi lại

của DK. Với tiêu chí cho DL săn bắt thể thao thì loài đƣợc săn bắt phải là loài phổ

biến, không ảnh hƣởng đến số lƣợng loài; loài động vật nhanh nhẹn, khu vực săn

bắt phải rộng và cách xa dân cƣ nhằm bảo đảm an toàn cho DK và ngƣời dân xung

quanh. Với chỉ tiêu DL là nghiên cứu khoa học thì động thực vật phải phong phú,

đa dạng; đây là nơi tồn tại các loài quý hiếm; có thể đi lại, quan sát và chụp ảnh.

b. Tài nguyên du lịch văn hóa: Theo Luật DL Việt Nam 2017 [109] “Tài

nguyên du lịch văn hóa bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, khảo

cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị

văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho

mục đích du lịch.”. Dựa vào đặc tính vật chất có hình thể, có thể nhìn vào hoặc sờ

thấy đƣợc, hoặc không có hình thể hay sự tồn tại hình thể không liên tục, các nhà

nghiên cứu phân TNDL văn hóa thành hai loại chính là tài nguyên DL văn hóa vật

thể và tài nguyên DL văn hóa phi vật thể (phụ lục 2.2).

b.1. Các di tích lịch sử văn hóa: Theo Luật Di sản văn hóa Việt Nam 2003:

„DTLSVH là những công trình xây dựng và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

thuộc công trình, địa điểm có giá trị lịch sử - văn hóa và khoa học‟ DTLSVH đƣợc

coi là một trong những nguồn TNDL quan trọng để mở rộng và phát triển DL, là

nơi ẩn chứa một bộ phận giá trị văn hóa khảo cổ, những địa điểm ghi dấu chiến

công chống xâm lƣợc, áp bức, những nơi ghi dấu ấn về nhân vật lịch sử, anh hùng

dân tộc, danh nhân văn hóa, khoa học, đồng thời những danh lam thắng cảnh do

thiên nhiên tạo dựng cùng với tác động của con ngƣời. Theo tiêu chuẩn xếp hạng

Page 34: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

24

của Bộ Văn hóa – Thể Thao – Du lịch, Di tích lịch sử văn hóa và danh lam, thắng

cảnh quốc gia và địa phƣơng bao gồm:

Di tích khảo cổ: là những công trình, địa điểm tồn tại trên mặt đất, trong lòng

đất hoặc dƣới nƣớc mà lƣu giữ những di vật, vết tích có liên quan tới quá trình tồn

tại và phát triển của một tộc ngƣời, một cộng đồng cƣ dân ở những thời điểm xa xƣa

của lịch sử. Di tích khảo cổ còn đƣợc gọi là các di chỉ khảo cổ, bao gồm: di chỉ cƣ

trú (hang động, cƣ trú ngoài trời), di chỉ mộ táng, những đô thị cổ, tàu thuyền đắm.

Di tích lịch sử: là những di tích hàm chứa các nội dung chủ yếu liên quan đến

các sự kiện, các nhân vật lịch sử tiêu biểu có ảnh hƣởng sâu sắc đến quá trình dựng

và giữ nƣớc của một dân tộc, quốc gia. Bao gồm có: các di tích ghi dấu sự kiện đặc

biệt quan trọng, các di tích ghi dấu chiến công của nhân dân, các di tích ghi dấu

chứng tích chiến tranh, các di tích lƣu niệm danh nhân, anh hùng,v .v.

Di tích kiến trúc nghệ thuật: là các công trình kiến trúc có giá trị về kỹ thuật

xây dựng cũng nhƣ mỹ thuật trang trí, các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc cùng

nhiều cổ vật, bảo vật quốc gia, vật kỉ niệm và những giá trị văn hóa phi vật thể chứa

đựng bên trong di tích. Bao foofm các nhóm: di tích tôn giáo, tín ngƣỡng, di tích

kiến trúc quân sự, di tích kiến trúc dân sự.

Danh lam thắng cảnh: Theo Luật Di sản Văn hóa 2003 [110]: „Danh lam

thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan

thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ và khoa học‟

Để đánh giá ý nghĩa của DTLSVH phục vụ mục đích phát triển DL, cần dựa

vào một số tiêu chí thể hiện số lƣợng và chất lƣợng di tích sau: (1) Mật độ di tích

phản ánh số lƣợng di tích các loại trên một đơn vị diện tích và đƣợc coi là tiêu chí

quan trọng nhất về mặt số lƣợng. Tiêu chí này chỉ mang ý nghĩa tƣơng đối, bởi vì

mật độ di tích trên một lãnh thổ có thể cao, nhƣng chất lƣợng di tích không đảm

bảo. Hơn nữa trên một lãnh thổ lớn, mật độ di tích chƣa phản ánh hết đƣợc sự phân

bố của các di tích. (2) Số lượng di tích là một tiêu chí thể hiện số lƣợng (tuyệt đối)

di tích có mặt trên một lãnh thổ. So với tiêu chí mật độ di tích, tiêu chí này thể hiện

nhiều hay ít một cách tƣơng đối. Trên một lãnh thổ, số di tích có thể nhiều nhƣng

phân bố rải rác thì ý nghĩa bị hạn chế. Ngƣợc lại, số di tích tuy tƣơng đối ít, song

phân bố tập trung hơn thì giá trị của chúng đối với DL lại lớn hơn. (3) Số di tích

được xếp hạng là tiêu chí quan trọng thể hiện chất lƣợng di tích. Nó có giá trị hơn

Page 35: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

25

so với các tiêu chí thể hiện số lƣợng. (4) Số di tích đặc biệt quan trọng phản ánh

chất lƣợng của di tích và trên thực thế di tích này không nhiều và không phải lãnh

thổ nào cũng có, di sản thế giới là di tích đặc biệt quan trọng.

b.2. Lễ hội: Lễ hội dân gian là một trong những loại hình sinh hoạt văn hoá

dân gian đặc trƣng, mang tính tổng hợp cao về phong tục tập quán, tôn giáo, tín

ngƣỡng, văn học nghệ thuật, tri thức khoa học kỹ thuật, thể hiện quan niệm về thế

giới, về con ngƣời, về đạo đức, lối sống. Các lễ hội là TNDL nhân văn có sức hấp

dẫn khách DL bao gồm các lễ hội truyền thống và lễ hội hiện đại có quy mô lớn,

bảo tồn các giá trị văn hóa lịch sử truyền thống phong phú, đa dạng. Lễ hội gồm hai

phần: phần nghi lễ và phần hội. Có thể phân biệt một số lễ hội chính sau: lễ ghi nhớ

những sự kiện của đời sống nhƣ sinh nở, khai tâm, cƣới xin, ma chay, nhiều DK rất

thích lễ hội này; lễ phục hồi nhằm làm sống lại kí ức hoặc nền văn hóa đã tiêu vong;

lễ hội có nghi lễ mô phỏng cuộc tế lễ mang màu sắc sân khấu và trang nghiêm; lễ

hội kỉ niệm để nhắc nhở một công ƣớc nào đó, hoặc sự kiện khai sinh nhà nƣớc,

thƣờng có tính giáo dục cao và tổ chức long trọng. Ngoài ra còn có nhóm lễ hội

truyền thống dân gian (hình thành trong lịch sử, gắn với phong tục tập quán, tín

ngƣỡng dân tộc) và lễ hội đƣơng đại. Lễ hội thƣờng xuất hiện vào mùa xuân, tập

trung trong thời gian ngắn, tuy nhiên có lễ hội kéo dài tới 2 tháng, có quy mô lễ hội

khác nhau, địa điểm tổ chức thƣờng tại những DTLSVH, cho phép khai thác tốt hơn

cả di tích và lễ hội vào mục đích DL. Có thể phát triển DLTQ, nghiên cứu chuyên

đề lễ hội, mua sắm, nghiên cứu, v.v.

b.3. Văn hóa ẩm thực: Văn hóa ẩm thực không chỉ nói đến nhu cầu ăn no, ăn

đủ chất mà là nói tới cái đẹp, nghệ thuật chế biến món ăn, không gian và thời gian

ăn uống, cách ăn uống của con ngƣời đƣợc nâng lên thành nghệ thuật. Nghệ thuật

ẩm thực là giá trị văn hóa đƣợc sáng tạo, bảo tồn qua nhiều thời đại.

b.4. Văn hóa nghệ thuật: Trong quá trình phát triển, các nghệ nhân dân gian

cùng với nhân dân sáng tạo, nuôi dƣỡng, bảo tồn đƣợc nhiều làn điệu dân ca, điệu

múa, bản nhạc, các loại nhạc cụ, các loại hình biểu diễn nghệ thuật, v.v. nếu phân

lại theo đối tƣợng phục vụ là công chúng, hay giai cấp vua, quan, theo những quy

định về màu âm, ca từ, diễn viên, nhạc cụ, các loại hình biểu diễn thì phân văn hóa

truyền thống thành hai loại hình: nhac nhạc và dân ca (tục nhạc). Nếu phân theo

thời gian và sự phát triển thì gồm văn hóa nghệ thuật truyền thống (làn điệu dân ca,

Page 36: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

26

bài ca, bản nhạc, các loại nhạc cụ, vũ khúc) và văn hóa nghệ thuật hiện đại. Những

kiệt tác DSVH phi vật thể không những góp phần tạo ra sự đa dạng về sản phẩm

DL, mà có sức hấp dẫn đặc biệt đối với DK, vừa mang lại cho DK thƣ giãn, vừa

nâng cao đời sống tinh thần, nhận thức, giúp DK tận dụng thời gian rảnh rỗi, nhất là

vào ban đêm.

b.5. Làng nghề truyền thống: Theo Bùi Văn Vƣợng: “Làng nghề thủ công là

trung tâm sản xuất hàng thủ công, nơi quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình

chuyên làm nghề mang tính truyền thống lâu đời”. [122]. Sản phẩm của làng nghề

thủ công truyền thống là sự kết tinh của văn hóa, văn minh lâu đời của ngƣời dân tại

một khu vực nên có sức hấp dẫn lớn, góp phần tạo ra sự đa dạng. Các làng nghề

truyền thống chính là một dạng TNDL nhân văn bởi các sản phẩm du lịch làng nghề

luôn bao gồm trong đó có cả nội dung giá trị vật thể (hàng lƣu niệm) và phi vật thể

(kĩ năng làm nghề, cảm nhận văn hóa nghệ thuật). PTDL qua các làng nghề không

chỉ tạo nên sự đa dạng cho các tour du lịch, quảng bá văn hóa ngƣời dân địa phƣơng

mà còn là cách thức giới thiệu, tạo lập thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm làng nghề.

b.6. Phong tục, tập quán sống ảnh hưởng đến phát triển du lịch: Mỗi dân tộc

có những điều kiện sinh sống, những đặc điểm văn hoá, phong tục tập quán, hoạt

động sản xuất mang những sắc thái riêng. DK khi đi DL chính là đi tìm những tập

quán sinh sống ăn, mặc, ở, cƣới hỏi, sản xuất của ngƣời dân địa phƣơng, kiến trúc

cổ, trang phục dân tộc. Cụ thể ở Việt Nam với 54 dân tộc, mỗi dân tộc có những nét

đặc trƣng riêng về phong tục tập quán của mình. Ví dụ DK tới Tây Nguyên, ngoài

việc thƣởng ngoạn thắng cảnh văn hoá của Ngƣời Tây Nguyên còn có thể tham

quan, tìm hiểu đời sống của các dân tộc nhƣ Eđê, Mơnông, tham gia lễ hội Đâm

Trâu, tham quan nhà Rông, uống rƣợu cần, múa Cồng Chiêng cùng bà con dân

tộc…Nhiều giá trị văn hóa truyền thống, phong tục tập quán đặc sắc đƣợc bảo tồn

tốt đã trở thành nguồn TNDL hấp dẫn DK đặc biệt là khách quốc tế.

b.7. Các sự kiện đặc biệt ảnh hưởng đến phát triển du lịch: Các sự kiện đặc

biệt cũng thu hút một số lƣợng DK với mục đích tham quan, nghiên cứu, mua bán,

tìm kiếm cơ hội đầu tƣ, kí kết các hợp đồng và quảng bá mở rộng thị trƣờng. Sự

kiện thƣơng mại DL gồm có những hội chợ chuyên đề, hội chợ kỉ niệm. Những hoạt

động mang tính sự kiện văn hóa thể thao: cuộc thi đấu thể thao quốc tế, Liên hoan

phim Quốc tế, chƣơng trình ca nhạc, biểu diễn balê, các cuộc thi hoa hậu thƣờng

Page 37: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

27

đƣợc tổ chức ở các trung tâm thành phố lớn. Vì vậy, các thành phố này là những

trung tâm DLVH của các quốc gia, khu vực và là hạt nhân tạo vùng DL.

1.2.3. Điều kiện khí hậu và tài nguyên sinh khí hậu

1.2.3.1. Điều kiện và tài nguyên khí hậu

Theo Alitxôp “Khí hậu của một nơi nào đó là chế độ thời tiết đặc trưng

nhiều năm, được tạo nên bởi bức xạ Mặt trời, đặc tính của mặt đệm và hoàn lưu khí

quyển” (Trích theo [91]). Nhƣ vậy, khí hậu là trạng thái trung bình của khí quyển ở

một nơi nào đó trên trái đất, vì vậy khí hậu có tính chất ổn định và ít thay đổi.

Điều kiện khí hậu là tổ hợp các dấu hiệu đặc trƣng của khí hậu ở một vùng

bao gồm đặc điểm của các yếu tố khí tƣợng (bức xạ, nhiệt độ, độ ẩm, mƣa, gió), các

quá trình, quy luật vật động và phát triển của nó.

Tài nguyên khí hậu là nguồn lợi về ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió… của một

vùng nào đó có thể khai thác nhằm thúc đẩy sự sinh trƣởng, phát triển, tăng năng

suất cây trồng, vật nuôi hoặc phục vụ những mục đích phát triển của các ngành kinh

tế - xã hội [91].

1.2.3.2. Sinh khí hậu và tài nguyên sinh khí hậu để phát triển du lịch

a. Sinh khí hậu: Khí hậu ứng dụng là lĩnh vực sử dụng số liệu khí hậu cho các

công việc mang tính nghiệp vụ của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, y học, kỹ

thuật, xây dựng, giao thông, hàng không [111]. Nhƣ vậy, khí hậu ứng dụng là sự

nghiên cứu điều kiện khí hậu trong mối quan hệ với một đối tƣợng cụ thể, từ đó tìm

ra những tác động tích cực và tiêu cực của thời tiết, khí hậu lên đối tƣợng nhằm đƣa

ra những giải pháp đúng đắn, hợp lý để tận dụng, nâng cao tính tích cực và hạn chế

tính tiêu cực của thời tiết, khí hậu.

SKH là lĩnh vực nghiên cứu của khí hậu ứng dụng (phụ lục 1.7). Theo Từ điển

bách khoa Nông nghiệp “Sinh khí hậu là bộ môn khoa học liên ngành giữa Khí hậu

học và Sinh thái học, nghiên cứu các ảnh hưởng của khí hậu đối với cơ thể sống”

[98]. Nghiên cứu SKH là cơ sở cho việc nghiên cứu tính thích nghi của sinh vật

trong đó có con ngƣời nhằm nâng cao sức sản xuất trong môi trƣờng nhất định.

Trong môi trƣờng nhất định, điều kiện SKH là một trong những điều kiện

sinh thái cảnh tác động lên tất cả giới sinh vật (động thực vật, vi sinh vật, con

ngƣời) bao gồm những dấu hiệu đặc trƣng của thời tiết, khí hậu và đƣợc biểu hiện

Page 38: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

28

bởi các yếu tố bức xạ, nhiệt độ, mƣa, độ ẩm v.v…Các ĐKSKH này khi đƣợc sử

dụng phục vụ các mục đích của con ngƣời đƣợc gọi là tài nguyên SKH.

b. Tài nguyên Sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch: “SKH ngƣời là một

bộ phận của SKH nói chung, nghiên cứu các quá trình tƣơng tác môi trƣờng khí hậu

- con ngƣời từ các góc độ, mục tiêu khác nhau. Nó là một mảng quan trọng của bộ

môn nghiên cứu khí hậu ứng dụng” [111].

Nghiên cứu SKH ngƣời cho mục đích DL chính là việc nghiên cứu điều kiện

khí hậu, thời tiết tác động đến sức khỏe con ngƣời, đến việc tổ chức, triển khai các

hoạt động du lịch; Nghiên cứu SKH DL cần chỉ ra những thời kỳ thuận lợi, bất lợi

của điều kiện SKH cho sức khỏe con ngƣời, đối với từng LHDL, trên những không

gian địa lý cụ thể. Kết quả nghiên cứu SKH để chỉ ra đƣợc những mặt thuận lợi và

không thuận lợi của điều kiện thời tiết, khí hậu cho PTDL nhằm nâng cao hiệu quả

khai thác TNDL và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho DL.

1.2.3.3. Ảnh hưởng của điều kiện SKH đến con người và hoạt động du lịch

Khí hậu là thành phần quan trọng nhất của môi trƣờng tự nhiên có tác động

đối với hoạt động DL. Điều kiện khí hậu của một địa phƣơng có ảnh hƣởng đến

việc thực hiện các chuyến DL hoặc hoạt động DL của nơi đó (phụ lục 1.1). Thích

hợp đối với hoạt động DL là khí hậu lục địa ôn đới, khí hậu nhiệt đới biển. Nhìn

chung những nơi có khí hậu điều hòa thƣờng đƣợc khách DL ƣa thích. Tuy nhiên,

mỗi LHDL thƣờng đòi hỏi những dạng khí hậu khác nhau để phục vụ cho hoạt động

DL của riêng loại hình đó. Tính mùa vụ của khí hậu ảnh hƣởng rõ rệt đến tính mùa

vụ của DL. Ta có thể thấy các vùng khác nhau trên thế giới thƣờng có mùa DL khác

nhau do ảnh hƣởng của các yếu tố khí hậu. Dựa vào khí hậu, hoạt động DL có thể

diễn ra quanh năm ở một địa phƣơng hoặc chỉ có thể diễn ra trong vài tháng. Điều

đó đƣợc thể hiện ở khả năng thu hút DK thông qua ĐKSKH. Khí hậu là một trong

những tài nguyên quan trọng để phát triển LHDL chữa bệnh, an dƣỡng. Trong các

tiêu chí của SKH đáng chú ý nhất là nhiệt độ không khí, áp suất khí quyển, ánh sáng

mặt trời và gió (phụ lục 1.3). Các điều kiện thuận lợi về áp suất không khí, nhiệt độ,

độ ẩm, ánh sáng, độ trong lành của không khí có tác dụng tốt cho việc chữa bệnh và

phục hồi sức khỏe của con ngƣời (phụ lục 1.2).

a. Ảnh hưởng của bức xạ Mặt Trời: Bức xạ cực tím có hiệu quả sinh học rõ

rệt nhƣ tạo Vitamin D, chống còi xƣơng, tƣơng tác với những chất chứa

Page 39: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

29

sunfuahidryl tham gia vào sự hô hấp trong mô thực hiện quá trình giải độc trong cơ

thể. Tuy nhiên, da thƣờng xuyên bị tác động của tia cực tím sớm bị lão hóa, xuất

hiện nhiều nếp nhăn, kém tính đàn hồi, thậm chí gây ung thƣ da. Ngoài ra, bức xạ

Mặt Trời còn có tác dụng tiêu diệt mầm của một số loài ký sinh trùng gây bệnh, tiêu

diệt trứng giun v.v. Nhƣ vậy, những khu vực có lƣợng bức xạ lớn, ánh nắng chan

hòa là điều kiện lý tƣởng cho việc tổ chức các hoạt động DL. Số giờ nắng trung

bình trong ngày cao sẽ có sức hút mạnh đối với DK.

b. Ảnh hưởng của nhiệt độ: Nhiệt độ là một trong những yếu tố của khí hậu

ảnh hƣởng trực tiếp đến cơ thể con ngƣời. Những thay đổi về nhiệt độ môi trƣờng

thƣờng dẫn tới sự mất cân bằng nhiệt. Khi những thay đổi này vƣợt quá giới hạn cơ

thể có sự điều chỉnh sinh lý, mất đi sự thoải mái. Khi có sự dao động về nhiệt tăng

hoặc giảm, biểu hiện sinh lý dễ thấy nhất là hoạt động tim mạch và hệ thần kinh

(Phụ lục 1.1,1.2, 1.5). Một số kết quả nghiên cứu giới hạn sinh lý ở con ngƣời với

điều kiện nhiệt độ cho thấy: con ngƣời cảm thấy bình thƣờng ở nhiệt độ 27 -

28,90C; còn chịu đựng đƣợc ở 33 - 34,9

0C và nguy hiểm ở 37 - 38,9

0C [111]. Nhƣ

vậy, với đặc điểm khí hậu nhiệt đới, nền nhiệt độ trung bình cao là điều kiện phù

hợp với sức khỏe con ngƣời và việc tổ chức các hoạt động du lịch, đặc biệt các

LHDL phụ thuộc nhiều vào yếu tố nhiệt độ nhƣ nghỉ dƣỡng, tắm biển ...

c. Ảnh hưởng của độ ẩm: Độ ẩm không khí có vai trò rất quan trọng trong

cân bằng nhiệt, nó chi phối các quá trình trao đổi nhiệt trong và ngoài cơ thể nhằm

duy trì cân bằng nhiệt. Trong cùng điều kiện nhiệt độ, con ngƣời cảm thấy dễ chịu

khi không khí khô (độ ẩm thấp) và ngƣợc lại. Trong trƣờng hợp độ ẩm bão hòa, con

ngƣời có cảm nhận lạnh hơn và tạo nên môi trƣờng thuận lợi cho sự tồn tại và

khuyếch tán các vi trùng, vi khuẩn làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Ở các vùng địa lí

khác nhau con ngƣời có mức độ thích nghi với môi trƣờng khác nhau. Đối với

ngƣời Việt Nam, độ ẩm không khí thích nghi đƣợc là 79,5 ± 5,2 % trong điều kiện

nhiệt độ và sự chuyển động không khí bình thƣờng. Cảm giác dễ chịu vào mùa hè

khi nhiệt độ là 25,50C; độ ẩm là 80% và vận tốc gió 0,3 - 0,5m/s; mùa đông khi

nhiệt độ không khí 24,50C, độ ẩm là 80% và vận tốc gió 0,3 - 0,5m/s [111].

d. Ảnh hưởng của mưa: Mưa đối với các hoạt động DL những ngày mƣa, kể

cả mƣa phùn đều không tạo điều kiện thuận lợi cho sức khỏe con ngƣời. Đặc biệt,

những ngày mƣa ảnh hƣởng rất lớn đến việc tổ chức các hoạt động DL, làm giảm

Page 40: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

30

quỹ thời gian DL. Số ngày mƣa tƣơng đối ít là tiêu chuẩn cần thiết đối với DL. Với

sức khỏe con ngƣời, trong nhiều trƣờng hợp một số chứng bệnh thời tiết chấm dứt

ngay khi bắt đầu mƣa và dông, cảm giác ngột ngạt, oi bức tiêu tan rất nhanh khi hạt

mƣa đầu tiên xuống. Mƣa cũng giữ vai trò tích cực trong việc làm sạch không khí,

mƣa làm giảm độ nhiễm bẩn của không khí. Tuy nhiên, khi kết hợp với gió mạnh,

mƣa phùn sẽ di chuyển các ổ dịch bệnh.

e. Ảnh hưởng của gió: Gió có tác động lƣu thông không khí, điều chỉnh tự

nhiên nhiệt độ môi trƣờng. Gió thiên nhiên còn góp phần làm sạch môi trƣờng, xua

tan khói bụi công nghiệp và những khí thải ô nhiễm. Tuy nhiên, gió cũng có thể gây

nên những bất lợi đối với sức khỏe con ngƣời, gió thổi mạnh làm không khí đối lƣu

mạnh và đột ngột gây nên sự mất nhiệt trong cơ thể (phụ lục 1.6). Về phƣơng diện

sinh lý học, có thể chia gió thành các cấp: Gió mát, tốc độ tới 3,5m/s; Gió lạnh, tốc

độ tới 3,6-6m/s; Gió kích thích, tốc độ trên 6m/s.

e. Ảnh hưởng của một số hiện tượng thời tiết đặc biệt: Bão: trƣớc khi bão

xuất hiện 1-2 ngày thì áp suất giảm mạnh, nhiệt độ và độ ẩm tăng cao, lặng gió, mây

phát triển và dông xuất hiện, cơ thể con ngƣời cảm giác oi bức nặng nề do rối loạn

chức năng điều tiết thân nhiệt, thiếu ôxi trong không khí và nƣớc, hệ thần kinh thực

vật bị tác động mạnh, v.v. Khi bão xuất hiện, mây dày đặc, bức xạ kém đặc biệt áp

suất giảm đột ngột, gió mạnh, mƣa lớn kéo dài, độ ẩm cao đã tác động mạnh đến

các yếu tố sinh lý của cơ thể con ngƣời, kích thích sự phát triển của sâu bệnh, vi

khuẩn gây hại sức khỏe ngƣời. Thời tiết bão thƣờng có gió mạnh, mƣa lớn kéo dài

cũng ảnh hƣởng xấu, thậm chí còn cản trở đến DL. Dông: trƣớc khi dông xuất hiện

gây cho con ngƣời cảm giác ngột ngạt, khó thở mệt mỏi, giảm sự linh hoạt, thậm

chí xuất hiện triệu chứng bệnh thấp khớp, đau dây thần kinh, trụy tim mạch, v.v.

Trong cơn dông thƣờng có gió to, gió giật và mƣa lớn làm cho điện trƣờng khí

quyển tăng đột ngột ảnh hƣởng đáng kể đến sức khỏe con ngƣời. Sương mù: sƣơng

mù ảnh hƣởng đến quá trình điều tiết nhiệt của cơ thể bằng bốc hơi. Các giọt nƣớc

trong sƣơng mù tiếp xúc với mô phổi có nhiệt độ cao hơn làm giảm thân nhiệt

nhanh chóng, khiến các chứng bệnh phổi, họng và cảm lạnh dễ bộc phát. Các quá

trình điều tiết nhiệt luôn kéo theo những ảnh hƣởng tƣơng ứng trong chức năng hệ

thần kinh, của tim và tuần hoàn máu.

Page 41: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

31

1.2.4. Tác động của kinh tế xã hội và BĐKH đến tài nguyên du lịch

Các hoạt động KT-XH nói chung và các hoạt động DL nói riêng đều có tác

động đến TN và môi trƣờng. Những tác động này có thể là tích cực, cũng có thể là

tiêu cực; đặc biệt là khi không có những định hƣớng, giải pháp hợp lý về tổ chức,

quản lý, sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trƣờng hợp lý, hữu hiệu. KT-XH là

những yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển DL. Khả năng đầu tƣ phát triển cơ

sở hạ tầng DL, đa dạng hóa sản phẩm DL, đầu tƣ phát triển nguồn nhân lực DL, bảo

tồn các dạng TNTN và TNVH phụ thuộc vào quy mô, tốc độ tăng trƣởng kinh tế

của quốc gia, vùng, địa phƣơng đó. Kinh tế phát triển tạo điều kiện đầu tƣ khai thác

các TNDL.

DL là ngành kinh tế nhạy cảm với điều kiện khí hậu, vì vậy sự biến động và

xu thế biến đổi của khí hậu, thời tiết (nhiệt độ tăng, thay đổi trong biến trình mƣa,

tần suất xuất hiện của các hiện tƣợng thời tiết đặc biệt, v.v…) và hậu quả của

BĐKH làm nƣớc biển dâng sẽ tác động mạnh mẽ đến DL. BĐKH có thể tác động

đến sự ổn định và bền vững của các thành phần tự nhiên khác cũng nhƣ các công

trình nhân tạo. Các tai biến thiên nhiên nhƣ mƣa lớn, lũ lụt, bão, lốc hoặc gió tây

khô nóng có thể phá hủy các thành phần thiên nhiên khác cũng nhƣ các cảnh quan

DL hoặc công trình nhân tạo, thậm chí trong thời gian rất ngắn. Ngoài ra, một số

yếu tố thời tiết còn ảnh hƣởng thƣờng xuyên và mạnh mẽ đến sự xuống cấp các

công trình, nhất là các công trình kiến trúc cổ. Quy luật chung là độ ẩm, nhiệt độ và

biên độ nhiệt càng cao thì tốc độ phá hủy càng lớn. Sự tác động của BĐKH đến DL

biểu hiện qua các khía cạnh: tác động trực tiếp đến điều kiện và tài nguyên khí hậu

(làm thay đổi độ dài và chất lƣợng mùa du lịch); tác động đến tài nguyên, môi

trƣờng DL (thay đổi nguồn nƣớc, suy giảm hoặc mất ĐDSH, giảm thẩm mỹ của

cảnh quan, phá hủy các di tích, các công trình văn hóa, xói mòn bờ biển, tăng cƣờng

dịch bệnh ...); tác động đến cơ sở hạ tầng, CSVCKT (phá hủy, ngập lụt...). Theo

đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam nằm trong số 5 nƣớc ảnh hƣởng nặng

nề nhất của BĐKH, đặc biệt là các tỉnh ven biển. Đồng bằng sông Cửu Long của

Nam Bộ là một trong những khu vực theo dự báo chịu ảnh hƣởng mạnh của BĐKH.

Vì vậy, du lịch của ĐBSCL đang đứng trƣớc những khó khăn, thách thức nhất định

cần có những giải pháp nhằm giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH. Chẳng hạn, theo

kịch bản BĐKH với mức phát thải cao (kịch bản RCP8.5) [9], vào giữa thế kỷ 21,

Page 42: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

32

số ngày nắng nóng tăng trên phạm vi cả nƣớc với mức tăng 30†40 ngày so với thời

kỳ cơ sở (1986-2005) và tăng nhanh nhất là ở Nam Bộ, nhiệt độ cuối thế kỷ 21 tăng

lên 3.70C, đồng thời lƣợng mƣa một ngày lớn nhất có xu thế tăng trên toàn lãnh thổ

Việt Nam với mức tăng phổ biến từ 10 đến 70%, mức tăng nhiều nhất cũng là ở

Nam Bộ.

1.3. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu

1.3.1. Quan điểm nghiên cứu

1.3.1.1. Quan điểm hệ thống

Quan điểm hệ thống coi tất cả các sự vật hiện tƣợng đều có mối quan hệ biện

chứng, tác động qua lại và phụ thuộc. Mỗi hệ thống đƣợc cấu tạo từ các hệ thống

nhỏ hơn nhƣng đồng thời lại là một cấp đơn vị nhỏ của một hệ thống lớn hơn. Do

vậy, mỗi hệ thống đều tồn tại hai mối quan hệ, mối quan hệ bên trong và mối quan

hệ bên ngoài. Không có bất cứ một sự vật hiện tƣợng nào tồn tại độc lập. Các sự vật

hiện tƣợng đều tƣơng tác, tác động qua lại lẫn nhau. Thậm chí, sự vật hiện tƣợng

này tác động lên sự vật hiện tƣợng khác, rồi chúng cứ tiếp tục tƣơng tác nhƣ vậy và

ngƣợc lại. Tƣơng tự, các thành phần trong một HST không chỉ tƣơng tác lẫn nhau

mà nó còn chịu sự tác động từ các yếu tố bên ngoài (môi trƣờng xung quanh, con

ngƣời). Quan điểm hệ thống đƣợc vận dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu,

từ bƣớc chuẩn bị đến phân tích, đánh giá và đƣa ra các định hƣớng, giải pháp phát

triển. Nam Bộ có mối quan hệ là vùng kinh tế năng động khu vực phía Nam liên kết

với cả nƣớc, có mối liên kết nội vùng. Hơn nữa, lãnh thổ rất rộng gồm có phần lãnh

thổ đất liền và biển đảo ven bờ. Các mối quan hệ này luôn gắn bó chặt chẽ với nhau

tạo thành một thể thống nhất và hoàn chỉnh.

1.3.1.2. Quan điểm tổng hợp

Quan điểm tổng hợp là quan điểm truyền thống khi nghiên cứu địa lý, thể hiện

cả trong nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu. Trong nghiên cứu ĐLTN cần nghiên

cứu các đối tƣợng trong tổng hoà các mối quan hệ giữa các đối tƣợng với nhau,

không thể tách rời các đối tƣợng nghiên cứu ra khỏi mối quan hệ với các đối tƣợng

khác. Vận dụng quan điểm tổng hợp trong luận án đƣợc quán triệt ở việc lựa chọn

phƣơng pháp (các phƣơng pháp đánh giá tổng hợp) và nội dung đánh giá (phân tích

tổng hợp các điều kiện cho phát triển DL; lựa chọn các tiêu chí, chỉ tiêu và trọng số

đánh giá trên cơ sở phân tích tổng hợp các yếu tố về tự nhiên, nhân văn; mối quan

Page 43: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

33

hệ trong việc khai thác tài nguyên với các ngành kinh tế khác nhằm khai thác hợp lý

hƣớng tới bảo vệ môi trƣờng).

1.3.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh

Quan điểm lịch sử cho rằng phải xem xét và đánh giá các sự vật, hiện tƣợng

trong quá trình biến đổi và phát triển. Mỗi lãnh thổ, các thành phần, thể tổng hợp

lãnh thổ tự nhiên đều có quá trình phát sinh, phát triển và biến đổi theo thời gian.

Trong luận án, quan điểm lịch sử đƣợc vận dụng trong: Việc thu thập các số liệu

thống kê, tài liệu nghiên cứu lãnh thổ. Phân tích các số liệu của từng đối tƣợng (DL,

khí hậu, KTXH, v.v) đều gắn với những giai đoạn phát triển nhất định để thấy sự

biến đổi theo thời gian; xác định các thể tổng hợp ĐLTN, tìm hiểu đặc điểm của các

dạng tài nguyên dựa trên nguồn gốc phát sinh, động lực và xu thế phát triển. Luận

án cũng tiến hành nghiên cứu nhiều vấn đề với các dữ liệu từ hiện tại, đánh giá cho

tƣơng lai đến 2020, tầm nhìn 2030, đòi hỏi NCS phải có các quan điểm lịch sử, viễn

cảnh. Trong luận án, quan điểm lịch sử còn áp dụng để lựa chọn các LHDL phù hợp

với xu hƣớng phát triển DL, đề xuất đƣợc định hƣớng sử dụng hợp lý nguồn TNTN

và ĐKSKH. Bên cạnh đó, với xu thế khí hậu chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ của BĐKH

toàn cầu, ở Nam Bộ, TNB chịu ảnh hƣởng trầm trọng nhất, cần sử dụng quan điểm

lịch sử để có những ứng phó phù hợp.

1.3.2. Phương pháp nghiên cứu

1.3.2.1. Hệ phương pháp nghiên cứu chung

a. Phương pháp thu thập, phân tích và xử lí số liệu

Đây là phƣơng pháp tƣơng đối quan trọng trong quá trình nghiên cứu đề tài,

những thông tin, báo cáo, số liệu, tài liệu có liên quan, v.v. đều đƣợc thu thập, cập

nhật từ các nguồn khác nhau và đƣợc phân loại theo từng mục tiêu sử dụng đối với

từng nội dung cụ thể của đề tài; sau đó tiến hành xử lí, phân tích để rút ra những kết

luận cần thiết và làm cơ sở cho những nhận định trong đề tài. Trong luận án, NCS

đã thu thập chuỗi số liệu khí hậu của 20 trạm trong khoảng thời gian 35 năm để làm

dữ liệu phân loại và thành lập bản đồ SKH cho DL, tính toán chỉ số TCI, ngoài ra

còn cập nhật bổ sung các số liệu về hiện trạng phát triển kinh tế, dân cƣ lao động và

cơ sở hạ tầng của khu vực đến 2030, các số liệu còn đƣợc đối chứng so sánh cập

nhật với dữ liệu của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Du lịch của địa phƣơng,

của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành trong vùng.

Page 44: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

34

b. Phương pháp chuyên gia

Phƣơng pháp khảo sát chuyên gia cũng đóng vai trò rất quan trọng trong quá

trình thực hiện luận án, dƣới sự hỗ trợ về chuyên môn của các chuyên gia Viện Địa

lý (Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam), Viện Kinh Tế TPHCM, Viện Khí tƣợng

TPHCM, đặc biệt là 02 thầy hƣớng dẫn (GS. TS. Nguyễn Khanh Vân, PGS. TS.

Đặng Văn Phan), NCS đã xác định đƣợc một cách khách quan, có cơ sở khoa học

các tiêu chí đánh giá TN cho DL, xác định đƣợc tầm quan trọng khác nhau của các

chỉ tiêu đánh giá tài nguyên cho phát triển DL, xác định các trọng số đánh giá; điều

này sẽ hạn chế đƣợc việc cho điểm, đánh giá theo ý kiến chủ quan, thiếu chính xác.

Phƣơng pháp chuyên gia còn đƣợc thực hiện khi NCS tiếp xúc, trao đổi với cán bộ

quản lí DL, ngƣời dân địa phƣơng làm DL để có đƣợc nhanh chóng, chính xác các

thông tin về tình hình sử dụng tài nguyên, hiện trạng PTDL, các thông tin đƣợc thu

thập, chọn lọc phù hợp với mục đích nghiên cứu, bổ sung, sang lọc chuẩn dữ liệu

cho luận án.

c. Phương pháp bản đồ và GIS

Trong nghiên cứu địa lý, phƣơng pháp bản đồ không thể thiếu trong quá trình

nghiên cứu và đƣợc sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu. Bản đồ cho phép xác

định rõ ràng, cụ thể phạm vi nghiên cứu, mối quan hệ giữa các đối tƣợng về không

gian và thời gian trong phạm vi nghiên cứu. NCS đã sử dụng các bản đồ thành phần

(bản đồ hành chính, địa chất, địa hình, thảm thực vật…) để khai thác thông tin, xác

định phạm vi, vạch tuyến khảo sát. Bên cạnh đó, phân tích, đánh giá và thành lập

các bản đồ kết quả. Phân tích, đánh giá bằng việc tích hợp, chồng xếp các bản đồ

thành phần trên phần mềm Mapinfo. Các phƣơng pháp bản đồ, GIS hỗ trợ hiệu quả

trong biên tập các bản đồ theo ý đồ cá nhân, cũng nhƣ giúp NCS xây dựng rõ bằng

kênh hình các kết quả nghiên cứu của mình, toàn bộ luận án có 16 bản đồ tỷ lệ

1:250.000 thể hiện các nội dung về Nam Bộ.

d. Phương pháp thực địa

Phƣơng pháp khảo sát thực địa nhằm thu thập, hoàn chỉnh tài liệu và kiểm

chứng kết quả nghiên cứu so với thực tiễn. Trong thời gian thực hiện luận án, với

lợi thế là ngƣời dân của Nam Bộ, lại đang công tác tại trƣờng đại học, NCS có

nhiều cơ hội thực địa tại vùng nghiên cứu: thực tế thiên nhiên, hội nghị, hội thảo

của khu vực, các đợt tiền trạm thu thập số liệu thống kê. Quá trình thực địa đƣợc

Page 45: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

35

thực hiện trong suốt thời gian từ năm 2012 – 2018 và đƣợc tiến hành thành nhiều

đợt, lựa chọn các điểm chìa khóa là những điểm DL tiềm năng cũng nhƣ đã đƣợc

khai thác: núi Bà Đen, tòa thánh Cao Đài (Tây Ninh), Núi Chứa Chan, thác Giang

Điền, hồ Trị An (Đồng Nai), Bù Đăng, Bù Đốp, Căn cứ trung ƣơng cục miền Nam

(Bình Phƣớc), Đảo Khỉ, chiến khu rừng Sác (Cần Giờ), Hồ Mây, Xuyên Mộc (Vũng

Tàu), núi Sam, chùa Bà, rừng tràm Trà Sƣ (An Giang), Hà Tiên, Thạch Động (Kiên

Giang), Côn Đảo, cửa khẩu Mộc Hóa (Long An), v.v (bản đồ 1). Quá trình khảo sát

thực địa đƣợc chia làm nhiều giai đoạn trong suốt quá trình thực hiện luận án:

Giai đoạn đầu: Tiến hành khảo sát thực địa và thu thập thông tin theo các tiêu

chí đánh giá. Đây là giai đoạn quan trọng vì nhiều dữ liệu đƣợc thu thập và kiểm

chứng trên thực địa

Giai đoạn giữa: Bổ sung, cập nhật các thông tin khảo sát ở giai đoạn đầu

Giai đoạn cuối: Sau khi có kết quả đánh giá, phƣơng pháp thực địa giúp xác

định lại thông tin cho kết quả nghiên cứu (đối với những trƣờng hợp có nghi vấn)

Page 46: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

36

Page 47: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

37

e. Phương pháp điều tra xã hội học

Điều tra xã hội học là phƣơng pháp khoa học thu thập thông tin sơ cấp bằng

lời dựa trên tác động qua lại mang tính trực tiếp (phỏng vấn) hoặc gián tiếp (bản

anket) giữa nhà nghiên cứu và ngƣời đƣợc phỏng vấn. So với một số phƣơng pháp

khác nhƣ quan sát, phƣơng pháp điều tra ƣu việt hơn vì không chỉ dừng lại ở mô tả

mà còn trả lời đƣợc câu hỏi tại sao và nhƣ thế nào. Trong đó bảng hỏi là một trong

những yếu tố quan trọng của phƣơng pháp điều tra. Kết quả đƣợc thể hiện bằng số

liệu thống kê, toán học tham gia vào phƣơng pháp này nhằm lƣợng hóa các nhân tố

xã hội. NCS thực hiện phỏng vấn bán cấu trúc với du khách ở một số điểm du lịch ở

Nam Bộ. Cấu trúc của bảng phỏng vấn với mức đo đƣợc ƣớc lƣợng bằng câu hỏi

lƣỡng cực (có – không) và các câu hỏi mở. Điểm khảo sát đƣợc lựa chọn là những

điểm thu hút DK nhƣ Núi Bà Đen, Bảo Tàng Di tích chiến tranh, Dinh Độc Lập,

chiến khu rừng Sác, núi Chứa Chan, thác Mơ, rừng tràm Trà Sƣ, Chùa Bà, Chiến

khu D, Căn cứ Minh Đạm, chợ nổi Cái Răng, v.v.

1.3.2.2. Phương pháp luận phân vùng Địa lý tự nhiên

a. Mối quan hệ giữa phân vùng địa lí tự nhiên với phát triển du lịch: Các

TNTN luôn luôn gắn liền với các ĐKTN và đƣợc khai thác đồng thời với TNNV.

Khi tìm hiểu, nghiên cứu về TNTN, ngƣời ta nghiên cứu từng thành phần của tự

nhiên, các thể tổng hợp tự nhiên và các hiện tƣợng đặc sắc của tự nhiên.

a.1. Phân vùng ĐLTN cho PT DL là cơ sở khoa học nền tảng trong nghiên cứu

PTDL: Kết quả phân vùng ĐLTN cho PTDL (bản đồ phân vùng, hệ thống chỉ tiêu

chú giải và thuyết minh) là những cơ sở khoa học, tri thức tổng hợp và đầy đủ nhất

về sự phân hóa không có tính lặp lại của ĐKTN, TNTN một lãnh thổ, đóng vai trò

cung cấp các thông tin nền tảng phục vụ khai thác lãnh thổ với các mục đích kinh tế

khác nhau, trong trƣờng hợp của luận án là cho mục đích PTDL.

a.2. Phân vùng ĐLTN nhằm phân chia ra các đơn vị địa lý tự nhiên – thể tổng

hợp ĐLTN với những đặc trưng riêng về ĐKTN, TNTN khác nhau: Những lãnh thổ

có quy mô lớn thƣờng không đồng nhất về ĐKTN, TNTN, điều đó đã tạo nên tính

đa dạng và phong phú của ĐKTN, TNTN. Các thể tổng hợp ĐLTN thƣờng có đặc

điểm tự nhiên cũng nhƣ mức độ tập trung tài nguyên khác nhau nên khả năng khai

thác và sử dụng chúng là khác nhau. Lãnh thổ có ĐKTN, TNTN phong phú sẽ đa

dạng hơn trong phát triển KT-XH cũng nhƣ phƣơng thức sử dụng tài nguyên và

Page 48: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

38

không gian cƣ trú... Từ đó tạo nên tính đa dạng trong văn hóa - tiền đề cho hình

thành và phát triển TNNV. Tƣơng đồng về tự nhiên trong các đơn vị thể tổng hợp

ĐLTN góp phần tạo nên tính đặc trƣng văn hóa, từ đó tạo nên văn hóa vùng, đặc

trƣng văn hóa địa phƣơng. Nhƣ vậy, sự phân hóa thành các thể tổng hợp lãnh thổ đã

tạo sự đa dạng và phong phú, sự độc đáo và những nét đặc thù của TNTN và

TNNV. Đặc biệt, sự độc đáo và tính đặc thù trong tài nguyên đã tạo nên tính đặc

trƣng và sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch. Phân vùng ĐLTN là vạch ra các thể

tổng hợp ĐLTN tƣơng đối đồng nhất về tự nhiên, nhƣng khác biệt với các thể tổng

hợp ĐLTN khác, từ đó tìm ra các giải pháp thích hợp trong khai thác, sử dụng hợp

lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng trong PTDL.

a.3. Phân vùng ĐLTN phân chia ra các địa tổng thể là các đơn vị cơ sở cho

đánh giá TNDL: Trong đánh giá TNDL, các thể tổng hợp ĐLTN đƣợc sử dụng làm

đơn vị cơ sở để đánh giá mức độ thuận lợi khác nhau cho PTDL.

a.4. Phân vùng ĐLTN là sơ sở cho xác lập những quy hoạch và những định

hướng mang tính chiến lược trong PTDL: Trong đánh giá dựa trên các thể tổng hợp

ĐLTN, hƣớng đánh giá dựa trên các đơn vị phân loại thể tổng hợp tự nhiên cho

PTDL là một hƣớng phù hợp, rất tốt. Nam Bộ là một lãnh thổ rộng lớn, việc đánh

giá ĐKTN, tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn cho PTDL trên cơ sở bán

định lƣợng sẽ cho ta những định hƣớng phát triển DL mang tính chiến lƣợc.

b. Nguyên tắc phân vùng: Trên thế giới, có nhiều tác giả đã đƣa ra những

nguyên tắc phân vùng ĐLTN khác nhau. Phêdina đƣa ra 4 các nguyên tắc: địa đới,

phi địa đới, địa đới - phi địa đới, phát sinh và tổng hợp [67]. A.G.Ixatsenko đƣa ra 2

nguyên tắc: tính chất khách quan, phát sinh hay lịch sử [36]. V.I.Prokaev xây dựng

6 nguyên tắc: khách quan, tính đồng nhất tƣơng đối, phát sinh, cùng chung lãnh thổ,

so sánh và ƣu tiên xét những qui luật phân vùng ĐLTN phổ biến) [74]. F.N Mincov

đề xuất 4 nguyên tắc: cùng chung lãnh thổ, phát sinh, tổng hợp và đồng nhất tƣơng

đối [51]. Trong các công trình phân vùng ĐLTN ở Việt Nam, có rất nhiều các

nguyên tắc phân vùng đƣợc đề cập. Một số nguyên tắc đƣợc nhiều tác giả sử dụng

nhƣ: nguyên tắc khách quan [Vũ Tự Lập, 42] [Tổ phân vùng ĐLTN, 102]; nguyên

tắc phát sinh; nguyên tắc tổng hợp; nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ; đồng nhất tƣơng

đối [Nguyễn Văn Nhƣng, Nguyễn Văn Vinh, 64], [Tổ phân vùng ĐLTN, 102]

Page 49: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

39

Kế thừa các kết quả nghiên cứu của các tác giả phân vùng trong nước và thế

giới, nghiên cứu đặc điểm tự nhiên lãnh thổ Nam Bộ, NCS lựa chọn 5 nguyên tắc

sau để tiến hành phân vùng ĐLTN Nam Bộ:

b.1. Nguyên tắc khách quan: Đây có thể xem là nguyên tắc quan trọng nhất,

đảm bảo tính chính xác, tính khoa học trong việc lựa chọn các chỉ tiêu phân vùng,

trong việc phát hiện và khoanh ranh giới các vùng, tránh đƣợc tính chủ quan và tuỳ

tiện. Sử dụng nguyên tắc này phải phát hiện ra các địa tổng thể tồn tại một cách

khách quan, không phụ thuộc vào nhận thức của con ngƣời. Do đó, hệ thống các

đơn vị phân vùng phải là sự phản ánh các quy luật phân hoá khách quan của tự

nhiên và cũng không phụ thuộc vào mục đích và nhiệm vụ của công tác phân vùng.

b.2. Nguyên tắc phát sinh: Đây là nguyên tắc cơ bản làm cơ sở khoa học của

việc phân vùng ở tất cả các cấp. Nó đòi hỏi phải chia ra những đơn vị lãnh thổ

không những giống nhau về các đặc điểm tự nhiên mà còn có chung một nguồn gốc

phát sinh và phát triển. Những ngƣời ủng hộ nguyên tắc phát sinh trong phân vùng

địa lí tự nhiên cho rằng: có nắm đƣợc quy luật phát sinh và phát triển của địa tổng

thể mới có thể điều khiển, khai thác chúng một cách hợp lý. Nguyên tắc phát sinh

tuy còn nhiều tranh cãi, nhƣng hiện nay nó đang đƣợc hầu hết các nhà địa lí sử dụng

trong phân vùng. Để tránh khó khăn và phức tạp khi sử dụng nguyên tắc này,

thƣờng dùng phƣơng pháp xét theo nhân tố trội (nhân tố chủ đạo- chi phối mạnh

nhất đặc điểm tự nhiên của vùng, thƣờng là nhân tố bền vững và thể hiện rõ ở ngoài

thiên nhiên).

b.3. Nguyên tắc tổng hợp: Nguyên tắc tổng hợp giúp cho nguyên tắc phát sinh

theo nhân tố trội khỏi đi chệch hƣớng khi phân vùng ĐLTN. Nguyên tắc này yêu

cầu không chỉ phân tích hạn chế ở một số hợp phần thiên nhiên nhƣ địa mạo - khí

hậu hoặc thổ nhƣỡng - địa mạo, mà phải xét đến mọi hợp phần thiên nhiên trong

mối quan hệ tƣơng hỗ thống nhất hoàn chỉnh của địa tổng thể.

Ƣu điểm của nguyên tắc này là tránh cho phân vùng địa lí tự nhiên dù có theo

một nhân tố chủ đạo nào đó cũng không trở thành phân vùng bộ phận. Tuy nhiên

cũng không nên áp dụng nguyên tắc tổng hợp một cách máy móc mà vấn đề quan

trọng là phải nêu lên đƣợc mối quan hệ tƣơng hỗ ràng buộc của tất cả các hợp phần

thiên nhiên với nhau thành một địa tổng thể.

b.4. Nguyên tắc đồng nhất tương đối: Tính đồng nhất tƣơng đối của tự nhiên

Page 50: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

40

là nét đặc thù của các đơn vị phân vùng, cho thấy các đơn vị phân vùng vừa thống

nhất lại vừa phức tạp, thống nhất ở một số chỉ tiêu nhất định phản ánh mối quan hệ

hữu cơ giữa các hợp phần, nhƣng đồng thời vẫn có sự phân hoá nội bộ, khiến cho

mỗi đơn vị lại có thể chia ra thành những đơn vị nhỏ hơn, cũng nhƣ có thể ghép một

số đơn vị nhỏ thành đơn vị lớn hơn. Nguyên tắc này còn thể hiện ở chỗ: khi cấp bậc

phân vùng càng cao, lãnh thổ càng rộng lớn thì mức độ đồng nhất thấp, dựa vào các

chỉ tiêu khái quát. Trái lại, khi cấp bậc phân vùng càng thấp, lãnh thổ càng hẹp thì

mức độ đồng nhất càng cao, dựa vào các chỉ tiêu cụ thể, chi tiết. Càng đi vào trung

tâm của địa tổng thể thì đặc điểm chung càng rõ rệt, càng điển hình, nhƣng khi ra

ngoại vi của địa tổng thể thì các đặc điểm chung càng mang tính chất trung gian.

b.5. Nguyên tắc cùng chung lãnh thổ: Nguyên tắc cùng chung lãnh thổ - còn

gọi là nguyên tắc tính toàn vẹn, không chia cắt lãnh thổ, dựa trên tính cá thể của các

địa tổng thể. Nguyên tắc này cho thấy không thể có hai địa tổng thể hoàn toàn giống

nhau. Do đó mỗi đơn vị phân vùng đều có ranh giới khép kín, phân biệt hẳn với các

đơn vị lãnh thổ lân cận, và mỗi đơn vị cũng không thể bao gồm những bộ phận rời

rạc phân cách nhau về mặt lãnh thổ.

→ Các nguyên tắc trên cần được vận dụng xuyên suốt trong việc xây dựng cơ

sở của phương pháp phân vùng ĐLTN.

c. Phương pháp phân vùng

Trước khi sử dụng phương pháp để tiến hành phân vùng Nam Bộ, cần xác

định hướng phân vùng chủ đạo. Phương pháp phân vùng phải phù hợp với những

nguyên tắc phân vùng cơ bản và phù hợp với tình hình thực tiễn. Phải dễ hiểu và dễ

sử dụng khi nghiên cứu trên thực địa và nghiên cứu trong phòng. Phải là những

phương pháp thông dụng, phổ biến, đã được sử dụng rộng rãi và đã khẳng định giá

trị đích thực về mặt khoa học và thực tiễn. Do đó, những phương pháp phân vùng

được lựa chọn sử dụng trong phân vùng ĐLTN Nam Bộ gồm có 3 phương pháp

sau:

c.1. Phương pháp phân vùng theo dấu hiệu (nhân tố) chủ đạo: Đây là một

trong những phƣơng pháp phổ biến và đã đƣợc nhiều tác giả sử dụng khi tiến hành

phân vùng. Ví nhƣ F.N. Minkov [51] phân chia các đới theo lớp phủ thực vật - thổ

nhƣỡng và khí hậu; V.I. Prokaev [74] đề nghị chọn nhân tố chủ đạo đối với những

đơn vị mang tính địa đới là tƣơng quan nhiệt - ẩm, còn đối với những đơn vị không

Page 51: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

41

mang tính đới là những đặc điểm thạch học và địa mạo,...

c.2. Phương pháp phân tích liên kết các thành phần cấu tạo: Đây là phƣơng

pháp cơ bản của việc thể hiện và xây dựng bản đồ t tổng hợp ĐLTN. Trong phân

vùng, phải tính đến tất cả các hợp phần tạo nên địa tổng thể, xem xét vai trò từng

nhân tố ảnh hƣởng tới sự hình thành, phát triển và phân hoá của địa tổng thể nhƣ:

địa chất, địa hình, khí hậu, nƣớc, thổ nhƣỡng, thực bì và thậm chí cũng cần tính đến

tác động của con ngƣời với vai trò làm biến đổi thiên nhiên và góp phần trong việc

tạo nên các thể tổng hợp mới. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng rộng rãi, trên thế giới

có các nhà nghiên cứu nhƣ Ixatsenko [36], Mincov [51], Phedina [67]; Việt Nam có

Nguyễn Văn Nhƣng, Nguyễn Văn Vinh [64], Tổ phân vùng ĐLTN [102]

c.3. Phương pháp địa lí so sánh: Bất cứ một nghiên cứu nào cũng cần phải sử

dụng phƣơng pháp so sánh. Trong phân vùng, phƣơng pháp so sánh cho phép chúng

ta làm sáng tỏ sự giống và khác nhau giữa các thể tổng hợp, giúp giải thích đƣợc

các quy luật hình thành, phát triển và phân dị của các thể tổng hợp. Phƣơng pháp

này áp dụng cho cả trong phòng và trong các cuộc nghiên cứu thực địa, mà còn giúp

ta tiến hành phân tích các thể tổng hợp, biểu thị trên bản đồ phân vùng ĐLTN. Việc

so sánh, đối chiếu các bản đồ bộ phận với nhau giúp rút ra đƣợc những đặc trƣng

giống và khác nhau về ĐKTN giữa các cấp phân vùng, từ đó đƣa ra đƣợc những chỉ

tiêu khoa học thích hợp cho mỗi cấp phân vùng theo mục đích nghiên cứu.

→ Bên cạnh những phương pháp nêu trên, trong phân vùng ĐLTN Nam Bộ còn

sử dụng nhiều phương pháp khác, kể cả truyền thống lẫn hiện đại như: phương

pháp bản đồ, phương pháp thực địa, phương pháp cổ địa lí. Mỗi phương pháp đều

có những ưu điểm và nhược điểm riêng và đều có những giá trị nhất định đối với

công tác phân vùng. Các phương pháp này luôn có mối liên quan chặt chẽ, bổ sung

cho nhau trong quá trình áp dụng để tiến hành nghiên cứu xây dựng hệ thống phân

vùng ĐLTN Nam Bộ nhằm đạt được hiệu quả phân vùng ĐLTN.

d. Hệ thống chỉ tiêu phân vùng địa lý tự nhiên

d.1. Hệ thống phân vùng trên thế giới: Nhiều nhà nghiên cứu địa lý đã coi

phân vùng nhƣ một phƣơng pháp toàn năng nhằm sắp xếp và hệ thống lại lãnh thổ

nghiên cứu. Các nhà địa lý học Liên Xô cũ đã tiến hành phân vùng lãnh thổ dựa vào

quy luật địa đới và phi địa đới. Tuy nhiên vai trò của từng quy luật có sự khác nhau

theo từng bậc, A.A. Grigoriep và nhiều ngƣời khác cho rằng quy luật địa đới và phi

Page 52: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

42

địa đới phải đƣợc sắp xếp xen kẽ nhau trong hệ thống phân vị. A.G. Ixatsenko

(1953) [36] lại coi tính địa đới là quy luật phân hóa cơ bản của lớp vỏ địa lý, đơn vị

cấp cao nhất đƣợc sắp xếp theo quy luật địa đới. Một số tác giả khác lại loại bỏ

hoàn toàn quy luật địa đới, cho rằng phi địa đới mới đóng vai trò chủ đạo trong

phân hóa các địa tổng thể. Tiêu biểu nhƣ I.A. Xontxev (1958) và G.D. Richter

(1964). Không đồng nhất với những quan điểm trên. V.I. Prokaep (1967) [74] và

một số tác giả khác lại tách các cấp phân vị trong hệ thống dành những dãy độc lập

nhau, theo đó mỗi dãy sẽ là đại diện cho các quy luật chủ đạo là địa đới, phi địa đới và

một dãy kết hợp.

d.2. Hệ thống các cấp phân vị trong phân vùng địa lý tự nhiên Việt Nam

d.2.1. Hệ thống phân vùng của tác giả nước ngoài: Ngƣời đƣa ra hệ thống

phân vùng đầu tiên cho nƣớc ta là T.N. Seglova (Liên Xô cũ) trong công trình “Việt

Nam” (1957) - tác phẩm địa lý Việt Nam ra đời đầu tiên. Ông sử dụng hệ thống

phân vị đơn giản có 2 cấp: vùng và á vùng. Trong “Thiên nhiên miền Bắc Việt Nam”

(1961) của Fridland, sử dụng hệ thống phân vị gồm 5 cấp. Mối quan hệ giữa các cấp

không rõ ràng. Miền Bắc Việt Nam đƣợc chia thành 3 lãnh thổ: đồng bằng, đồi, núi.

d.2.2. Hệ thống phân vùng của tác giả Việt Nam: Phân vùng địa lý tự nhiên

Việt Nam đƣợc tiến hành từ thập kỉ 60 của thế kỷ XX. Sơ đồ phân vùng đƣợc Tổ

Phân vùng thuộc UBKHKT nhà nƣớc [102] đƣa ra, trong đó hệ thống các đơn vị

phân vùng đƣợc phân chia 4 cấp nhƣ sau: Đới Miền Khu Vùng ĐLTN. Hệ

thống phân loại nhiều cấp của Vũ Tự Lập 1974 [42] áp dụng trong nghiên cứu cảnh

quan miền Bắc Việt Nam.Trong hệ thống này có những đơn vị bắt buộc với chỉ tiêu

chính xác để làm chỗ dựa cho phân vùng từ cấp lớn nhất (địa lí quyển) đến cấp nhỏ

nhất (điểm địa lý), khó áp dụng cho một lãnh thổ nhỏ. Đối với lãnh thổ nghiên cứu

nhỏ hơn thì có các công trình nghiên cứu của Phạm Quang Anh và nnk [3] xây dựng

hệ thống phân loại có 7 cấp, dựa trên hệ thống phân loại của Nicolaev: Khối CQ

hệ phụ hệ lớp phụ lớp nhóm kiểu CQ. Nguyễn Văn Nhƣng, Nguyễn

Văn Vinh [64] với 5 cấp: Ô Địa lí Á Địa lí Đới Địa lí Miền Địa lí

Vùng Địa lí. Dựa vào đặc điểm phân hóa ĐLTN Nam Bộ, NCS lựa chọn kế thừa kết

quả phân vùng ĐLTN của nhóm tác giả Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng,

Nguyễn Ngọc Khánh (1997) [28] với hệ thống 3 cấp: Đới Miền Vùng cho

phân vùng ĐLTN Nam Bộ.

Page 53: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

43

1.3.2.3. Các phương pháp đánh giá tài nguyên và điều kiện sinh khí hậu

a. Cơ sở lý luận đánh giá tổng hợp tài nguyên

Các dạng TNDL không tồn tại độc lập mà thƣờng tồn tại, phát triển trên cùng

một không gian có quan hệ tƣơng hỗ lẫn nhau. Trong việc đánh giá tổng hợp tài

nguyên, không có phƣơng pháp riêng nào đạt mức độ chính xác cao, vì vậy cần kết

hợp nhiều phƣơng pháp để việc đánh giá mang tính khách quan và xác thực. Hiện

nay đang tồn tại nhiều kiểu đánh giá TNDL và các phƣơng pháp đánh giá không

ngừng hoàn thiện, đổi mới, phổ biến hiện nay nhƣ [46]:- Đánh giá thẩm mĩ: xác

định mức độ cảm giác và phản ứng tâm lí của khách du lịch đối với TNDL. Cơ sở

đánh giá dựa trên những thống kê điều tra xã hội học. Đánh giá sinh học: Đánh giá

các tiêu chí khí hậu, thời gian thích hợp của khí hậu đối với sức khỏe con ngƣời

hoặc cho các hoạt động du lịch. Đánh giá kĩ thuật: Dựa trên một số chỉ tiêu kỹ thuật

của các tiêu chí tự nhiên, nhân văn để xác định giá trị tài nguyên đối với PTDL, làm

cơ sở cho đánh giá mức độ phân hóa lãnh thổ du lịch, xác định các điểm, tuyến DL,

khu DL. Đánh giá kinh tế: là kiểu đánh giá mà kết quả của nó sẽ là giá trị tiền tệ cụ

thể, nhằm xác định hiệu quả về kinh tế xã hội hiện tại và trong tƣơng lai.

Đánh giá TNDL và SKH là một kiểu đánh giá kỹ thuật, sinh học mà nhiệm vụ

là phân loại tài nguyên theo mức độ thuận lợi của chúng cho các hoạt động DL hoặc

từng LHDL. Vì vậy, sau khi điều tra, đánh giá từng loại tài nguyên cần đánh giá

tổng hợp các loại tài nguyên theo các cách: xây dựng thang – bậc điểm đánh giá,

dựa vào một số tiêu chí thông dụng, đánh giá bằng cảm quan, điều tra qua cảm nhận

đánh giá của DK dựa trên đặc điểm, giá trị thẩm mỹ và mức độ thuận lợi của tài

nguyên đối với sức khỏe, các hoạt động tham quan, nghỉ dƣỡng, v.v. của DK. Mục

tiêu đánh giá cho phát triển LHDL nào sẽ quy định cụ thể thang đánh giá cũng nhƣ

vận dụng các tiêu chí đánh giá. Thang đánh giá bao gồm: các yếu tố đƣợc đánh giá,

các bậc của thang đánh giá, chỉ tiêu của từng bậc, số điểm của từng bậc, hệ số của

các yếu tố và cách tính kết quả.

a.1. Khái niệm đánh giá ĐKTN và TNDL: Đánh giá có thể đƣợc hiểu là đánh

giá định lƣợng hay đánh giá định tính. Đánh giá định lƣợng là các kết quả quy về

đƣợc các đơn vị đo lƣờng cụ thể: số lƣợng, khối lƣợng, kích thƣớc. Đánh giá định

tính là đƣa ra đƣợc những nhận định về mặt tính chất của sự vật. Theo Phạm Trung

Lƣơng: “Đánh giá các ĐKTN và TNTN phục vụ DL nhằm xác định mức độ TL(tốt,

Page 54: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

44

trung bình, kém) của các ĐKTN và TNTN đối với toàn bộ hoạt động DL nói chung

hay đối với từng LHDL, từng lĩnh vực hoạt động cụ thể phục vụ DL nói riêng”. [49]

a.2. Các nguyên tắc đánh giá: Với mục tiêu đã đƣợc xác định, các phƣơng pháp

đánh giá TNDL phải tuân thủ theo các nguyên tắc cơ bản sau: (1) Phải đảm bảo tính

khoa học của việc đánh giá thông qua việc xác định giá trị và quy luật phân hoá

TNDL. (2) Coi các thông tin đúc kết đƣợc từ số liệu quan trắc là cơ sở chủ yếu của

việc đánh giá TNDL. (3) Đảm bảo mối liên hệ chặt chẽ và nhất quán giữa giá trị,

quy luật phân hoá TNDL và các yêu cầu của hoạt động sản xuất, đời sống con

ngƣời thông qua kết quả của việc đánh giá. (4) Để phát triển kinh tế sinh thái thì

hoạt động đánh giá, khai thác và bảo vệ TN phải thống nhất biện chứng với nhau.

a.3. Cách đánh giá: Đánh giá thích nghi sinh thái là phu o ng pháp đánh giá

truyền thống đạ c tru ng cho nghiên cứu địa lý ứng dụng - là dạng đánh giá nhằm

thể hiẹ n mức đọ thích hợp của các thể tổng hợp ĐLTN và các hợp phần của

chúng đối với một dạng hoạt đọ ng kinh tế nào đó. Mức đọ thuạ n lợi của các

địa tổng thể thu ờng đu ợc thể hiẹ n ở dạng điểm hoạ c cấp dựa vào nhu cầu

sinh thái của loại hình sử dụng và tiềm na ng tự nhiên của địa tổng thể. Đánh giá

TNDL trên mọ t lãnh thổ có thể thực hiẹ n đánh giá theo các đo n vị thể tổng

hợp ĐLTN. Phu o ng pháp đánh giá có thể tiến hành đánh giá theo từng thành

phần. Tuy nhiên, do tính chất tổng hợp của tài nguyên, của các thể tổng hợp ĐLTN

đòi hỏi phải tiến hành đánh giá tổng hợp nhằm xác định giá trị thực và khả na ng

khai thác thực tế của tài nguyên. Trong đề tài, sử dụng phu o ng pháp này nhằm

xác định mức đọ thuạ n lợi (tốt, trung bình, kém) của TNDL (TNTN, TNNV) và

ĐKSKH cho PTDL. Phu o ng pháp đánh giá thực hiẹ n theo 3 bu ớc:

Bước 1. Xây dựng thang đánh giá: Đây là bu ớc quan trọng và quyết định

nhất tới kết quả đánh giá bao gồm: lựa chọn các tiêu chí đánh giá, xác định các

bạ c, chỉ tiêu, điểm cho mỗi bạ c và trọng số của từng tiêu chí. Tiêu chí đu ợc

xác định dựa trên đạ c điểm, yêu cầu của chủ thể đánh giá. Các tiêu chí phải có sự

phân hóa trên lãnh thổ nghiên cứu và ảnh hu ởng r rẹ t đến chủ thể đánh giá.

Mỗi tiêu chí thu ờng đu ợc đánh giá theo các bạ c, gồm 3, 4 hoạ c 5 bạ c với

các mức đọ TL khác nhau. Để đảm bảo tính khách quan và mang tính định

lu ợng, mỗi bạ c đánh giá đu ợc xác định bằng mọ t điểm số. Để đánh giá

TNDL và điều kiện SKH Nam Bộ cho các LHDL, NCS xác lập các tiêu chí đánh

Page 55: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

45

giá dựa vào đặc điểm, yêu cầu của mỗi LHDL. Mỗi tiêu chí phân chia làm 4 bậc

đánh giá (RTL: Rất thuận lợi, TL: Thuận lợi, TĐTL: Tƣơng đối thuận lợi và ITL: Ít

thuận lợi) dựa trên chỉ tiêu riêng và điểm số tƣơng ứng từ cao xuống thấp.

Trên thực tế, các tiêu chí lựa chọn thu ờng có tính chất, mức đọ và giá trị

không đồng đều. Vì thế cần xác định thêm trọng số cho các tiêu chí. Trọng số đƣợc

xác định bằng: ý kiến chuyên gia, phân tích hẹ số hồi quy tuyến tính, phân tích chỉ

số kinh tế. Trong luận án, trọng số của các tiêu chí đu ợc xác định bằng phương

pháp ma trận tam giác - là phƣơng pháp so sánh các yếu tố theo tầm quan trọng hay

mức đọ ảnh hu ởng của chúng đối với yêu cầu của dạng sử dụng [32]. Quá trình

so sánh đu ợc tiến hành theo từng cạ p các yếu tố du ới hình thức đạ t câu hỏi:

“đối với dạng sử dụng X, yếu tố nào quan trọng hơn ”.

Bảng 1.1. Ma trận tam giác lựa chọn yếu tố đánh giá [32]

Yếu tố C1 C2 C3 ... Cm-1 Cm R k

C1 1 1 1 1 1 1 M m/R

C2 0 1 1 1 1 1 m-1 (m-1)/R

C3 0 0 1 1 1 1 m-2 (m-2)/R

... ... ... ... ... ... ... ... ...

Cm-1 0 0 0 0 1 1 m-(m+1) [m-(m+1)]/R

Cm 0 0 0 0 0 1 1 1/R

Tổng cộng m+ (m-1)+...+1= R 1

(Ghi chú: C1, C2, ... Cm là các yếu tố, chỉ tiêu đánh giá được thống kê, r là số điểm hay tần suất

lặp lại thể hiện sự quan trọng của yếu tố, k là trọng số của yếu tố được lựa chọn, m là số lượng yếu

tố, chỉ tiêu của cảnh quan.)

Bước 2. Tiến hành đánh giá: Tiến hành đánh giá nhằm xác định đu ợc điểm

đánh giá. Điểm đánh giá bao gồm số điểm đánh giá riêng của từng yếu tố và số

điểm đánh giá tổng hợp. Điểm đánh giá riêng của từng tiêu chí là số điểm của các

bạ c đánh giá nhân với trọng số của tiêu chí đó. Điểm đánh giá tổng hợp là trung

bình cọ ng hoạ c nhân của các điểm đánh giá riêng của từng tiêu chí. Trong đề

tài, NCS lấy điểm trung bình cọ ng để đánh giá kết quả. Công thức xác định điểm

trung bình cọ ng (CT1)

Bước 3: Đánh giá kết quả [32]

(CT1)

Trong đó: X: Điểm trung bình cọ ng đánh giá

ki: Trọng số của tiêu chí thứ i

Page 56: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

46

Xi: Điểm đánh giá của tiêu chí thứ i

i: Tiêu chí đánh giá, i = 1,2,3...n

Đây là giai đoạn cuối cùng của quy trình đánh giá. Ca n cứ vào điểm trung

bình cọ ng để phân cấp các mức đọ đánh giá từ RTL đến ITL. Các cấp đu ợc

xác định bởi công thức (CT2)

CT2: (CT2) [32]

m: số cấp đánh giá (m=4)

Trong đó: Cấp 1: Xmin ≤ X1 <Xmin +∆X Cấp 2: X1 ≤ X2< X1 + ∆X

Cấp 3: X2 ≤ X3 < X2 + ∆X Cấp 4: X3 ≤ X4 <Xmax

b. Đánh giá tài nguyên sinh khí hậu thông qua chỉ số Khí hậu du lịch TCI

Chỉ số khí hậu du lịch – TCI đƣợc đề xuất lần đầu tiên bởi Mieczkowski

(1985) [208]. Tác giả sử dụng chỉ số TCI để tính toán điều kiện thoải mái DL từ 453

trạm khí tƣợng, trong 12 tháng/năm ở khắp nơi trên thế giới. Từ đó đến nay, rất

nhiều nhà nghiên cứu ứng dụng và phát triển chỉ số này để phân tích cho điều kiện

khí hậu tới sức khỏe của DK ở nhiều khu vực khác nhau nhƣ Amiranashvili [133],

Matzarakis[143], Amelung [153], Scott & McBoyle [189], v.v. Chỉ số này kết hợp

từ 7 tham số trong đó có 2 tham số kết hợp là CID và CIA, 3 tham số độc lập R,

S,W (CT3)

CT3: TCI = (8*CID) + (2*CIA) + (4*R) + (4*S) + (2*W) [208]

Trong đó: CID: Chỉ số tiện nghi nhiệt ban ngày (Chỉ số tiện nghi nhiệt ban

ngày dựa vào hai chỉ số nhiệt độ tối cao trung bình và độ ẩm tƣơng đối thấp nhất

trung bình)

CIA: Chỉ số tiện nghi nhiệt hàng ngày (Chỉ số tiện nghi nhiệt hàng ngày dựa

trên hai chỉ số nhiệt độ không khí trung bình và độ ẩm trung bình)

Page 57: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

47

Hình 1.1. Đồ thị biểu diễn tƣơng quan CID và CIA (theo Mieczkowski) [208]

Hai tham số CID (chỉ số tiện nghi nhiệt ban ngày) và CIA (chỉ số tiện nghi

nhiệt hàng ngày) thể hiện mối quan hệ giữa hai yếu tố nhiệt độ và độ ẩm ảnh hƣởng

tới sức khỏe của DK. CID đƣợc xác định thông qua trung bình của nhiệt độ tối cao

và của độ ẩm tối thiểu, nó biểu thị sự thoải mái về nhiệt-ẩm lúc ban ngày khi diễn ra

hoạt động DL. CIA xác định thông qua trung bình ngày của nhiệt độ và độ ẩm, biểu

thị sự thoải mái về nhiệt ẩm suốt cả ngày (kể cả ban đêm). Nếu nhiệt độ cao, độ ẩm

thấp (thời tiết khô nóng - nhiệt độ không khí trên 35°C và độ ẩm thấp dƣới 65%) sẽ

làm cơ thể mất nƣớc nhanh thông qua con đƣờng thoát mồ hôi. Dƣới tác động của

thời tiết khô cơ thể có thể bị suy kiệt do mất nƣớc và thƣờng thấy những triệu chứng

nhƣ nhức đầu, hoa mắt, ù tai, các hoạt động giảm sút. Với thời tiết nóng ẩm: trong

điều kiện nhiệt độ cao, con đƣờng thải nhiệt ra ngoài cơ thể chủ yếu là sự bài tiết và

thoát mồ hôi. Khả năng bốc hơi của mồ hôi lại do độ ẩm của không khí quyết định.

Khí hậu nóng ẩm gây ra các điều kiện căng thẳng đối với sinh lý con ngƣời, nhất là

tác động lên cơ chế cân bằng nhiệt và hàng loạt các chức năng khác của cơ thể.

R: Lƣợng mƣa trung bình ngày trong tháng (cách tính dựa theo phụ lục 3.1)

S: Số giờ nắng trung bình ngày trong tháng (cách tính dựa theo phụ lục 3.2)

W: Vận tốc gió trung bình (cách tính dựa theo phụ lục 3.3)

Page 58: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

48

Bảng 1.2. Phân loại đánh giá mức độ thuận lợi của khí hậu cho du lịch dựa

theo chỉ số khí hậu du lịch TCI [208]

Chỉ số khí hậu du lịch Phân cấp Đánh giá mức độ thuận lợi

100 - 90 9 Lý tƣởng

90- 80 8 Tuyệt vời

80 - 70 7 Rất tốt

70 - 60 6 Tốt

60 - 50 5 Tƣơng đối tốt

50 - 40 4 Chấp nhận đƣợc

40 - 30 3 Không tốt

30 - 20 2 Rất không tốt

20 - 10 1 Cực kỳ không tốt

10 - 0 1 Không phù hợp

1.3.2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu luận án

a. Các giai đoạn thực hiện luận án: Để thực hiện luận án, NCS tiến hành theo

3 giai đoạn chính gồm: Chuẩn bị; nghiên cứu lãnh thổ, đánh giá TNDL, SKH; và

kết quả nghiên cứu (Hình 1.2). Trong giai đoạn chuẩn bị, xác định mục tiêu, đối

tƣợng nghiên cứu và lựa chọn các phƣơng pháp nghiên cứu cũng nhƣ thu thập các

số liệu. Giai đoạn nghiên cứu lãnh thổ và đánh giá TNDL, điều kiện SKH bao gồm

việc xác định đặc điểm TNTN, ĐKSKH và TNNV. Từ đó tiến hành phân vùng

ĐLTN và phân loại SKH. Kết quả phân vùng ĐLTN và phân loại SKH là cơ sở

đánh giá, xác định các mức độ thuận lợi của TNDL và ĐKSKH cho phát triển 4

LHDL. Giai đoạn kết quả đánh giá là đƣa ra các định hƣớng và giải pháp phát triển

dựa trên kết quả đánh giá.

b. Khung phân tích

Việc đánh giá TNDL phục vụ phát triển DL đƣợc tiến hành theo các bƣớc

trong hình 1.3

Page 59: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

49

Hình 1.2. Khung phân tích và quy trình các bước thực hiện luận án theo hướng tiếp cận hệ thống

Page 60: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

50

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Trên thế giới, nghiên cứu, đánh giá ĐKTN, tài nguyên nói chung và tài

nguyên khí hậu nói riêng phục vụ phát triển DL ở mỗi tác giả, ở mỗi lãnh thổ đƣợc

thực hiện bằng những phƣơng pháp không giống nhau, điều đó cho thấy sự phức tạp

và đa dạng trong quá trình đánh giá. Đƣợc sử dụng phổ biến là các phƣơng pháp

đánh giá tổng hợp, đánh giá thích nghi sinh thái, trên nền tảng của Phân vùng địa lý,

kết hợp với tính toán định lƣợng, bán định lƣợng và sự trợ giúp của hệ thống GIS.

Trong khoa học địa lý hiện đại, nghiên cứu SKH ứng dụng cho những mục

đích thực tiễn đã và đang ngày càng đƣợc áp dụng rộng rãi; bản chất của nó là đánh

giá mức độ thích hợp, thuận lợi của điều kiện, tài nguyên SKH đối với sức khỏe con

ngƣời trong hoạt động du lịch, đối với các loại hình du lịch. Vì khí hậu thời tiết tác

động lên cơ thể con ngƣời một cách tổng hợp do đó vận dụng các chỉ số SKH tổng

hợp, các đơn vị SKH để mô hình hóa, định lƣợng hóa tác động của khí hậu, kết hợp

với các phƣơng tiện kỹ thuật và mô hình số giúp đánh giá hiệu quả tài nguyên SKH

cho nhiều LHDL khác nhau. Tổng quan về nghiên cứu SKH ứng dụng cho thấy ở

Nam Bộ hiện nay chƣa có công trình, đề tài nào nghiên cứu chi tiết về vai trò của

ĐKSKH đến phát triển DL Nam Bộ. Tổng quan các vấn đề lý luận liên quan đến

nội dung của luận án nhƣ các khái niệm về du lịch, làm r đặc điểm và vai trò của

TNDL, phân loại TNDL và phân tích ảnh hƣởng của ĐKSKH với hoạt động DL là

nguồn dữ liệu cơ sở quan trọng để NCS kế thừa và áp dụng cho nghiên cứu PTDL

Nam Bộ.

Qua tổng quan về phƣơng pháp nghiên cứu, luận án đã xác định tiếp cận theo

hệ phƣơng pháp nghiên cứu chung của khoa học địa lý với điểm nhấn là phƣơng

pháp phân vùng ĐLTN kết hợp với phân loại SKH du lịch. Để đánh giá mức độ

thuận lợi của TNDL, ĐKSKH, luận án đã sử dụng phƣơng pháp đánh giá tổng hợp

ĐKTN, tài nguyên cho phát triển DL (đánh giá riêng đối với từng LHDL và đánh giá

tổng hợp cho 4 LHDL). Các loại tài nguyên nói chung hay một loại tài nguyên cụ thể nào

đó nói riêng, đóng vai trò khác nhau đến sự phát triển của các LHDL, do đó luận án đã

sử dụng phƣơng pháp ma trận trọng số để đánh giá mức độ ảnh hƣởng các chỉ tiêu một

cách khách quan hơn. Bằng cách đánh giá riêng và đánh giá tổng hợp các tiêu chí, chỉ

tiêu cho từng LHDL luận án sẽ xác định rõ mức độ thuận lợi của TNDL từng vùng cho

từng LHDL.

Page 61: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

51

CHƢƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN VÀ

ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU NAM BỘ

2.1. Đặc điểm tự nhiên Nam Bộ

2.1.1. Vị trí địa lý Nam Bộ

Nam Bộ nằm ở phía Nam bán đảo Đông Dƣơng, từ vĩ độ 8 đến vĩ độ 12 B.

Trong phân vùng lãnh thổ DL [100] thì Nam Bộ nằm trong vùng DL Nam Trung Bộ

và Nam Bộ. Về mặt tự nhiên và hành chính thì Nam Bộ bao gồm 2 vùng: Đông

Nam Bộ và Tây Nam Bộ (còn đƣợc gọi là Đồng bằng Sông Cửu Long). ĐNB nằm

trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, bao gồm 6 tỉnh thành phố với diện tích là

23.590,7 km2, chiếm 7.1% diện tích cả nƣớc [101]. Về mặt địa giới, ĐNB giáp với

DHNTB phía Bắc; phía Nam giáp với TNB; phía Tây giáp Campuchia; phía Đông

giáp với biển Đông với chiều dài bờ biển khoảng hơn 200km, nơi có nhiều bãi biển

đẹp và đƣờng biên giới dài 479 km qua các cửa khẩu Mộc Bài, Xa Mát, Hoa Lƣ

(Bình Phƣớc). TNB là đồng bằng lớn thứ 3 trong số 34 đồng bằng lớn của thế giới

với diện tích khoảng 40.576 km2 [101]. Vùng gồm 12 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc

trung ƣơng. Trên đất liền, từ TNB có thể nối liền với các nƣớc Lào, Campuchia ở

phía Tây và Tây Bắc rồi từ đó qua Thái Lan với đƣờng biên giới dài 340 km; về

phía Đông và Đông Bắc có thể nối liền với ĐNB, Tây Nguyên và duyên hải Nam

Trung. Phía Đông và Tây Nam của TNB đƣợc bao bọc bởi vùng biển Đông với các

tuyến đƣờng biển dài 700km, đƣờng không quan trọng nối liền với các khu vực

ASEAN, Úc và các quần đảo khác trong Thái Bình Dƣơng.

Vị trí của Nam Bộ là tiền đề tạo ra động lực hấp dẫn DK trong và ngoài

nước. Có TPHCM là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ và DL lớn

nhất phía Nam, là điều kiện thuận lợi để xúc tiến quảng bá giới thiệu DL của vùng

với quốc tế. Nam Bộ có sự giao thoa chuyển tiếp giữa các vùng, lãnh thổ rộng lớn

với tiềm năng tài nguyên DL TN phong phú và hoang sơ, đặc biệt rừng dày, bán

ẩm, đa dạng sinh học cao, nhiều cảnh quan đẹp, với bề dày lịch sử và đa dạng,

phong phú về hình thức, tính chất của các di tích, công trình, phong tục tập quán

của nhiều dân tộc, kết hợp với vị thế giao thông vận chuyển thuận lợi cả thủy, bộ và

hàng không có ý nghĩa rất quan trọng cho DL của vùng.

Page 62: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

52

Page 63: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

53

2.1.2. Đặc điểm địa chất, địa hình Nam Bộ

Nam Bộ gồm các bậc thềm địa hình đồi thấp dƣới 100 m tới đồng bằng châu

thổ, thuộc một bộ phận của vỏ lục địa Đông Nam Á, có bề dày thay đổi trên 30 km

và mỏng dần 25-30 km ở thềm lục địa. Địa hình hạ thấp dần theo hƣớng Đông Bắc

– Tây Nam, trên các cấu trúc địa chất lớn thuộc phạm vi “rãnh Nam Bộ” và rìa địa

khối Kontum. Theo Vũ Tự Lập [42] thì bề mặt 25 – 100 m có tuổi Pleistocen sớm;

thềm biển 4 – 5 m có tuổi Pleistocen muộn đến Holocen. Trên nền địa hình tƣơng

đối bằng phẳng này nhô lên các khối núi cao, nhƣ: Bà Rá (723 m), Bà Đen (986 m),

Chứa Chan (837 m), Bảy Núi (núi Cấm, 710m). Bao quanh vùng đất liền là vùng

biển nông và nhiều quần đảo nhƣ Côn Đảo, Hòn Khoai, Nam Du và Phú Quốc.

Khởi đầu kỷ Đệ Tứ thì các hình thái cấu tạo địa chất nền vỏ khu vực Đông

Nam Á đã trở nên tƣơng đối ổn định và tổ hợp các hình thái cấu trúc này đƣợc

Rangin và cộng sự (1993) khái quát (phụ lục 8.1). Các hoạt động tạo sơn từ Trung

sinh và các hoạt động Tân kiến tạo đã hình thành những cấu trúc cơ bản của khu

vực Nam Bộ và kề cận, gồm: 2 đới tách giãn - lún chìm chạy theo hƣớng trục châu

thổ Mê Kông và trục dọc vịnh Thái Lan. Thứ nhất là bồn trũng Cửu Long và bồn

trũng vịnh Thái Lan.Vận động tách dãn đã tạo ra hai bồn lắng đọng Kainozoi có bề

dày trầm tích hàng ngàn m. Trũng Cửu Long phát triển từ vùng thềm lục địa và kéo

dài hƣớng Tây Bắc vào sâu trong lãnh thổ Campuchia. Trên thềm lục địa biển

Đông, trũng Cửu Long phát triển lệch về hƣớng Đông bởi khối nâng Côn Sơn.

Trũng thứ hai cũng phát triển từ phía Nam vịnh Thái lan theo hƣớng Tây Bắc qua

đồng bằng Băng Cốc tới miền trung Thái Lan. Quá trình lấp đầy liên tục bằng các

trầm tích Kainozoi đã tạo nên hai vùng đồng bằng và thềm ngập nông rộng lớn ở

đây. Trên cấu trúc bồn Cửu Long, theo phƣơng Đông Bắc – Tây Nam, các đá móng

cổ xuất lộ trên các núi đá ở Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai Tây Ninh, Bình Phƣớc,

nhóm núi ở Bảy Núi, và trên các núi sót hay trên các đảo dọc bờ biển. Đối nghịch

với 2 cấu trúc tách giãn - lún chìm là cấu trúc nâng: uốn nếp - địa lũy nâng dần ở

cánh phía Bắc của đới Đà Lạt vốn có vai trò nhƣ là khâu nối với địa khối Kontum,

và phần phía Nam của dải núi Trƣờng Sơn; và ở cánh phía Nam là phần phía Nam

của gờ nâng Khorat – Natuna hình thành do sự nén ép bởi hai đới tách dãn lún chìm

kể trên. Dấu tích của gờ nâng Khorat – Natuna trong khu vực là các cụm Bảy Núi,

Page 64: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

54

Hòn Chông, Hòn Đất và các đảo ven biển, trong đó có các đảo lớn là Phú Quốc,

Hòn Sơn, Hòn Khoai. Hoạt động nâng tạo sơn, uốn nếp trên hai đới nâng này đã

diễn ra trong Mezozoi và các cấu trúc này bị xuyên cắt, phân dị bởi các hoạt động

của núi lửa – xâm nhập kéo dài từ Jura muộn đến cuối Creta – đầu Paleogen. Trong

đó, ở cánh Bắc có biên độ nâng mạnh hơn cánh phía Nam. Phun trào bazan á kiềm

diễn ra trong giai đoạn muộn hơn (N-Q) theo các đứt gãy sâu ở phần rìa chuyển bậc

từ nâng xuống sụt lún. Các trùm phủ bazan ở Di Linh – Đức Trọng, Xuân Lộc, Lộc

Ninh, Kompong Cham đã góp phần làm giảm sự phân dị địa hình, hình thành các

dải đồi núi thấp và tạo nên các bậc thang địa hình lớn có bề mặt khá thoải và rộng.

Ở cánh Nam, đá móng Paleozoi - Mezozoi bị nén ép, xuất lộ ở phạm vi hẹp là cụm

đảo trên vùng bờ biển Cà Mau - Hà Tiên. Các hoạt động tạo sơn này làm xuất lộ các

đá cổ: các đá thuộc các hệ tầng trong giới Paleozoi và Mezozoi là các đá kết tinh, đá

biến chất Mz xuất lộ ở nhiều nơi ở ĐNB. Không gian giữa các cấu trúc nâng này là

đới tách giãn - lún chìm tạo thành bồn trũng Cửu Long, càng ngày mở rộng về phía

Đông Nam. Rìa phía Tây Nam của bể trầm tích vịnh Thái Lan đƣợc giới hạn bởi

một cấu trúc nâng khác dọc theo bán đảo Mãlai. Hình thái phát triển của châu thổ

sông Mêkông đã trải qua nhiều giai đoạn, ban đầu có dạng châu thổ ảnh hƣởng chi

phối của thủy triều tới sang dạng châu thổ ảnh hƣởng sóng vào khoảng cuối

Holocen trung (Q22-3) đồng thời với sự gia tăng nguồn vật liệu phù sa từ khoảng 3

ngàn năm đã tạo điều kiện cho châu thổ Mêkông phát triển nhanh về phía biển, ở

khoảng giữa Cần Thơ và Tiền Giang, cho tới vùng bờ hiện nay. Từ giai đoạn

Holocene muộn thì châu thổ càng mở rộng nhanh hơn về phía Nam (bán đảo Cà

Mau). Khi châu thổ lớn dần thì khả năng tiêu nƣớc cũng giảm đi tƣơng ứng và một

số vùng sâu trong nội địa bị cô lập, ít đƣợc bồi đắp và trở thành đồng ngập lũ có địa

hình trũng thấp - đây là vùng Đồng Tháp Mƣời, Tứ Giác Long Xuyên, vùng trũng

sau đê sông nằm giữa sông Tiền và sông Hậu. Các vùng ngập lũ hàng năm này còn

kéo dài ngƣợc về thƣợng lƣu tới gần Kreta. Tuy nhiên, sự tồn tại của lớp đất cổ

(paleosoil) với dấu vết loang lổ nhẹ màu nâu vàng, đỏ. Tích tụ tinh thể thạch cao

(CaSO4. nH2O) dạng tấm lớn trong tầng đất ở một số nơi trên bán đảo Cà Mau cho

thấy có những thời kỳ khô hạn trƣớc kia. Ở đất liền thì các loại đá cổ (thuộc PZ và

MZ) phân bố ở thành hai cụm, một ở phía Đông, Đông Bắc và cụm còn lại ở phía

Tây Nam. Các thành tạo đá trầm tích bở rời hình thành vào thời gian muộn, trong

Page 65: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

55

thời kỳ Đệ tứ (Q_S), chiếm diện tích lớn và tập trung ở vùng giữa hai cụm đá gốc

nói trên, phân bố dọc theo trục sông Mêkông, ở trên trũng Biển Hồ và châu thổ sông

Mêkông. Các đá trầm tích bở rời tuổi Neogen-Đệ tứ thì phổ biến trên bề mặt các

bồn trũng giữa núi ở ĐNB và Đông Bắc Campuchia. Các trầm tích này thì chìm sâu

phía dƣới châu thổ sông Mêkông và bị lớp trầm tích Đệ Tứ phủ lên trên.

Trong việc khai thác du lịch, địa hình ĐNB rất đa dạng: địa hình núi phân bố

chủ yếu ở Bắc, Đông Bắc thuộc các tỉnh Tây Ninh, Bình Phƣớc, Đồng Nai nhƣ Bà

Đen 968m, Chứa Chan 838m, Bà Rá 736m, địa hình trung du, bán bình nguyên đất

đỏ bazan với độ cao 50 -200m, một số nơi có xuất hiện các đỉnh núi cao với độ cao

trung bình trên 500m tạo nét chấm phá trong cảnh quan địa hình bán bình nguyên;

vừa có địa hình đồng bằng thềm phù sa cổ cao 25 -50m, vừa có địa hình ven biển

cũng là điểm nhấn cho cảnh quan tự nhiên của vùng [101]. TNB cũng có nhiều dạng

địa hình đặc sắc, đồng bằng châu thổ này tƣơng đối bằng phẳng, bị chia cắt bởi hệ

thống sông ngòi chẳng chịt, những dải đất phù sa phì nhiêu tạo những cánh đồng lúa

rộng mênh mông, bên cạnh đó là những cù lao giữa, ven sông nhƣ cồn Ốc, cồn Quy,

cồn Thới Sơn, cồn Mỹ Phƣớc, cù lao Ông Hổ, địa hình tƣơng đối thấp, không nhiều

đê nhƣ đồng bằng sông Hồng làm cho nơi đây có mùa nƣớc nổi từ tháng 7 đến

tháng 9 âm lịch tạo nên vùng biển nƣớc mênh mông với những cánh rừng tràm

xanh ngát rất hấp dẫn DK ; TNB có địa hình đáng chú ý là hệ thống đảo và khu vực

lấn biển với nhiều đảo hoang sơ nhƣ Nam Du, Phú Quốc, Hòn Tre, rất quan trọng

trong khai thác DL biển, ngoài ra dọc biên giới với Campuchia xuất hiện một số

ngọn núi thấp tạo điểm nhấn về cảnh quan tự nhiên, với dạng địa hình quần thể núi

đá vôi phân bố riêng lẻ kéo dài từ 300 -1000 km tới Kiên Giang, hình thành những

dạng „ốc đảo‟ trong đó các hang động thạch nhũ kỳ thú, thuận lợi cho DL tham

quan nhƣ núi Cấm 7500m, núi Sam 241m [101]

Tóm lại, địa hình trên toàn Nam Bộ khá bằng phẳng, một số nơi còn có núi

sót. Địa hình ĐNB chủ yếu là địa hình đồng bằng cổ đồi lượn sóng, TNB chủ yếu là

đồng bằng thấp. ĐNB có các địa hình: vùng núi, đồng bằng nội địa và cả địa hình

biển; còn TNB thì địa hình tương đối đồng nhất (địa hình chủ yếu là đồng bằng, còn

tồn tại một số ngọn núi sót ở An Giang). Chính sự phân hóa địa hình của Nam Bộ

sẽ dẫn đến sự phân hóa về điều kiện khí hậu và tài nguyên SKH ở các vùng. Từ đó,

sẽ dẫn đến sự phân hóa về mặt không gian của hoạt động DL ở Nam Bộ.

Page 66: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

56

Page 67: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

57

2.1.3. Đặc điểm thủy – hải văn Nam Bộ

Nam Bộ có hai hệ thống sông lớn là sông Đồng Nai – Vàm Cỏ 586 km – lớn

thứ ba cả nƣớc và sông Mekong – tại Việt Nam có tên gọi là Cửu Long, với chiều

dài 225 km. ĐNB có mật độ phân bố sông ngòi tƣơng đối thấp trung bình 0,5

km/km2 với hơn 260 con sông có chiều dài trên 10km. Những con sông này tạo

nhiều phong cảnh đẹp, hài hòa, ven sông là những vƣờn cây trĩu quả, nhiều tuyến du

lịch tàu thủy trên sông đã đƣợc khai thác, các sông chảy trên địa hình núi còn tạo

nhiều thác ghềnh chủ yếu ở Đồng Nai, Bình Phƣớc nhƣ thác Mơ, thác Đứng, thác

Giang Điền, suối Trúc, suối Mơ. Nam Bộ cũng có tiềm năng DL biển khá lớn, là cơ

sở để khai thác các LHDL nhƣ giải trí, chữa bệnh, thám hiểm, nghiên cứu. ĐNB có

chiều dài bờ biển hơn 200km trong đó có khoảng 72km bãi biển có khả năng PTDL

biển. TNB có đƣờng bờ biển dài khoảng 700km. Các bãi biển tiêu biểu là Vũng

Tàu, Long Hải, Hồ Tràm, Nƣớc Ngọt, bãi Sau, bãi Dứa, và các bãi tắm ở Côn Đảo

với lợi thế gần TP.HCM, đã từ lâu đƣợc khai thác làm nơi nghỉ dƣỡng, tắm biển nổi

tiếng. Vùng biển ĐNB có nhiều loại các quý và các loại hải sản quý hiếm khác nhƣ

hải sâm, đồi mồi, rau câu. TNB thì kém lợi thế hơn so với ĐNB do các bãi biển

chứa nhiều bùn, tuy nhiên vẫn có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có giá trị về DL vì

có sức hấp dẫn với DK: Tân Thành (Tiền Giang), Mũi Nai (Hà Tiên), Ba Động (Trà

Vinh), Khai Long (Cà Mau), hoặc các bãi tắm rất thuận lợi cho tắm biển ở cụm đảo

ven vinh Thái Lan nhƣ Bãi Khem (Phú Quốc), Hòn Heo, Bãi Ớt, Nam Phố (Kiên

Giang), vùng biển có nhiều đặc sản nhƣ cà cúm, chù ụ, vọp, ốc hƣơng,v.v. TNB có

thế mạnh độc đáo riêng là giữa các sông thiên nhiên còn có một hệ thống sông đào,

kênh rạch thẳng góc với sông chính hợp thành mạng lƣới đƣờng thủy dày đặc mật

độ trung bình 0.12km/km2, không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có giá trị về

DL vì có sức hấp dẫn với DK.

Các hồ nƣớc tự nhiên (Bình An, Suối Lam, Cần Nôm, Sóc Xiêm [101]) và nhân

tạo cũng đƣợc khai thác phục vụ cho mục đích DL ở ĐNB nhƣ hồ Dầu Tiếng - một

trong những hồ nƣớc nhân tạo lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á, hồ Trị An với dung

tích khoảng 3,6 tỷ m3, ngoài ra còn có một số hồ nhỏ ở phía Đông với tổng lƣợng nƣớc

mặt dự trữ trong vùng khoảng 4 tỷ m3. Trên các hồ còn có những hòn đảo nhỏ để DK

trải nghiệm cuộc sống của ngƣ dân trên hồ, tham quan thƣởng thức các món ăn trên

Page 68: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

58

đảo nhƣ cá cơm, cá kìm, cá lăng ở đảo Ó, đảo Robinson, đảo Đồng Trƣờng. Nƣớc

khoáng của ĐNB có giá trị cao đối với DLND chữa bệnh. Các điểm nƣớc khoáng Bình

Châu (nhiệt độ trung bình khoảng 800C), 70 điểm phun nƣớc lộ thiên.

Nếu như ĐNB là vùng có tiềm năng DL biển rất lớn với các bãi tắm đẹp thì

TNB lại có điều kiện chủ yếu để hình thành chủ yếu các tuyến du lịch trên sông hấp

dẫn của vùng - Văn hóa, ẩm thực miền sông nước, chợ nổi trên sông là thế mạnh

riêng, độc đáo cho PTDL sinh thái, tham quan, đồng quê. Bên cạnh đó, các hồ, suối

nước nóng và nước khoáng là nguồn tài nguyên du lịch phong phú và hấp dẫn đã và

đang được khai thác cho mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, vui chơi giải

trí và thể thao. Các bãi tắm đẹp có thể tham quan, tắm biển, nghỉ dưỡng biển. Các

loại thủy hải sản phong phú không chỉ là nguồn thực phẩm dồi dào mà còn là

nguyên liệu tạo ra các hàng mỹ nghệ và đồ lưu niệm có giá trị cao.

2.1.4. Đặc điểm sinh vật và đa dạng sinh học lãnh thổ

Rừng là TNTN nổi bật nhất ở Nam Bộ. Diện tích che phủ rừng trƣớc đây vốn

rất rộng lớn, với nhiều kiểu thảm rừng nhiệt đới ẩm gió mùa của vùng đất ngập

nƣớc và không ngập. Đây cũng là đầu cầu giao thoa con đƣờng di cƣ các giống loài,

nguồn gen từ Tây sang Đông, từ miền Đông Á xuống các khu hệ sinh vật vùng Nam

đảo và Châu Úc. Tuy bị khai thác và đặc biệt sự tàn phá ác liệt bởi nhiều cuộc chiến

tranh, nhƣng mức độ đa dạng sinh học cũng còn khá cao. Một loạt KBT cấp Quốc

gia hay Quốc tế đã đƣợc thiết lập, đáng kể nhƣ: ĐNB có 6 khu rừng đặc dụng, trong

đó có 4 VQG là Cát Tiên (Đồng Nai), Bù Gia Mập (Bình Phƣớc), Lò Gò-Xa Mát

(Tây Ninh), Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu); 01 khu bảo tồn thiên nhiên là Bình Châu-

Phƣớc Bửu (Bà Rịa-Vũng Tàu) và 2 khu rừng văn hóa-lịch sử là Núi Bà Đen (Tây

Ninh) và Núi Bà Rá (Bình Phƣớc). RNM Cần Giờ và VQG Cát Tiên đƣợc công

nhận là KDTSQ thế giới. Các VQG còn bảo tồn đƣợc diện tích rừng nguyên sinh

khá lớn với nhiều loài động, thực vật nhiệt đới điển hình. TNB có 2 khu dự trữ sinh

quyển thế giới (KDTSQ Kiên Giang và KDTSQ Cà Mau); 5 vƣờn quốc gia (VQG

Mũi Cà Mau, VQG U Minh Thƣợng, VQG U Minh Hạ, VQG Tràm Chim và VQG

Phú Quốc); 4 khu bảo tồn thiên nhiên (Láng Sen (Long An), Thạch Phú (Bến Tre),

Canh Điền (Bạc Liêu), Hòn Chông (Kiên Giang)), 3 khu bảo tồn loài, 7 khu bảo vệ

sinh cảnh và 1 khu rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học: trung tâm nghiên cứu

ứng dụng rừng ngập mặn Minh Hải (Cà Mau) [101]. Các công trình nghiên cứu

Page 69: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

59

đƣợc các nhà nghiên cứu đã và đang tiến hành trong khu vực Nam Bộ đã mang lại

nhiều thông tin rất đặc sắc về đa dạng loài sinh vật, nhiều vấn đề mới liên tục đƣợc

phát hiện. Hệ động thực vật phong phú, ở rừng không ngập, cấu trúc rừng thƣờng

có nhiều tầng, tầng cao nhất có thể cao tới 40-45m. Cấu trúc nhiều tầng này tạo điều

kiện TL để tạo hình thành phần thể giới sinh vật có độ đa dạng sinh học cao. ĐNB

có 4.137 loài thực vật với nhiều họ khác nhau trong đó có hơn 30 loài phong lan,

103 loài dây leo, 500 loài thân gỗ, 202 loài thảo mộc, trên 1.197 loài thú và 1.451

loài sinh vật biển [101]. Nhiều loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam nhƣ chó sói, gấu

ngựa, sóc mun, báo hoa, vooc chà vá chân đen, trắc, mun, gỗ đỏ có thể PTDL bảo

tồn, nghiên cứu. TNB là vùng đặc biệt quan trọng đối với các loài chim di trú, là

khu vực sinh sản của loài diệc, cò vằn, cò trắng, vạc và sếu đầu đỏ phƣơng Đông.

Nhìn chung TNB có thể chia thành 4 vùng sinh thái tƣơng đối điển hình là khu vực

ngập nƣớc nội địa Đồng Tháp Mƣời, khu dọc hạ lƣu sông Tiền sông Hậu với hệ

thống cồn, cù lao, khu vực Tứ Giác Long Xuyên và khu vực bán đảo Cà Mau với

rừng ngập mặn ven biển [12]. RNM trƣởng thành có năng suất gỗ cỡ 100-300 m3/ha

(có nơi tới 450-600m3/ha), còn rừng tràm có năng suất gỗ khoảng 30-70m

3/ha.

Rừng bị ngập nƣớc có cấu trúc đơn giản hơn, nhƣng có thủy sinh vật rất đa dạng.

Chỉ trong một khu vực nhỏ ở cụm núi đá vôi tại Hòn Chông, với diện tích khoảng

3.6 km2 thì các nhà khoa học đã phát hiện có tới hàng trăm loài động thực vật đặc

hữu, và đa dạng sinh học nơi đây đƣợc đánh giá vào hàng cao nhất trên thế giới cho

các vùng núi đá vôi, với một số loài nằm trong sách đỏ của IUCN. Trong rừng

không chỉ có các loài cây gỗ lớn, gỗ quý nhƣ Cẩm lai, Sao dầu, Cá chắc, G đỏ,

Xoay, Sơn, Giáng hƣơng…còn có những cây đƣợc dùng làm nhiên liệu nhƣ Đƣớc,

Tràm dùng để hầm than.

Đây không chỉ là những điểm du lịch sinh thái lớn, về nguồn hấp dẫn mà còn

là nơi lưu giữ tốt nhất nguồn gen động, thực vật bảo tồn sinh thái và đa dạng sinh

học phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và giáo dục. Tạo những điều kiện để

phát triển đa dạng nhiều LHDL như DLST, du lịch khám phá và du lịch nghiên cứu,

v.v. vừa có thể hình thành nhiều sản phẩm DL chất lượng.

Page 70: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

60

Page 71: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

61

2.1.5. Đặc điểm tài nguyên khí hậu Nam Bộ

Khí hậu Nam Bộ mang đặc trƣng là kiểu khí hậu nhiệt đới - cận xích đạo gió

mùa ẩm, với bức xạ Mặt trời lớn, số giờ nắng nhiều, nhiệt độ trung bình năm cao,

biên độ nhiệt năm thấp và lƣợng mƣa khá dồi dào. Tuy nhiên, giữa các vùng cũng

nhƣ giữa các địa phƣơng trong vùng vẫn có sự khác nhau về các đặc trƣng thời tiết

khí hậu. Sự khác biệt đó đã ảnh hƣởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh cũng nhƣ

mùa vụ DL, khả năng phát triển các LHDL.

2.1.5.1. Chế độ bức xạ

Nam Bộ có khá nhiều nắng (dao động từ 1.892 giờ đến 2.646 giờ). Tƣơng

ứng với lƣợng mây trong mùa khô và mùa mƣa, ta thấy rằng mùa khô số giờ nắng

cao hơn mùa mƣa ở mỗi địa phƣơng (Phụ lục 9.6). Ven biển Nam Bộ có số giờ

nắng nhiều nên là một lợi thế phát triển DL, tham quan và nghỉ dƣỡng, phục hồi sức

khỏe biển rất lý tƣởng. Tuy nhiên, vùng ven biển giữa 2 vùng cũng có sự khác nhau:

Vũng Tàu có nhiều nắng nhất là từ tháng I-IX; còn Cà Mau có số giờ nắng ít nhất,

nắng nhiều nhất vào giai đoạn từ tháng II-V, Phú Quốc lại là nơi có số giờ nắng cao

nhất và phân bố đều khắp trong năm, giai đoạn nhiều nắng nhất là từ tháng XI-V.

Lƣợng mây trung bình và số giờ nắng ở Nam Bộ có sự khác nhau về mặt

không gian và thời gian (phụ lục 9.1). Cụ thể là: Về mặt thời gian, lƣợng mây chênh

lệch giữa mùa khô và mùa mƣa. Lƣợng mây trong mùa khô (từ tháng XI-IV) thấp

hơn so với trong mùa mƣa (V-X). Về mặt không gian, lƣợng mây cũng khác nhau ở

các khu vực. Ví dụ, ở TNB, lƣợng mây tổng quan nhiều hơn ĐNB, cụ thể mùa khô

mây chiếm 4 - 6/10 bầu trời, mùa mƣa chiếm 7 - 8/10 bầu trời; ở ĐNB, lƣợng mây

tổng quan mùa khô chiếm 3-4/10 bầu trời, mùa mƣa chiếm 6-7/10 bầu trời. Bên

cạnh đó, từng tỉnh lại có những đặc điểm bức xạ khác nhau, ví dụ nhƣ Tây Ninh,

Đồng Nai, Bình Dƣơng, Bình Phƣớc là nơi có lƣợng mây trung bình chiếm cao nhất

nhƣng số giờ nắng tƣơng đối cao do là khu vực đồi núi nên nhận đƣợc khá nhiều

bức xạ Mặt trời, thuận lợi cho phát triển DL quanh năm.

2.1.5.2. Chế độ nhiệt

Nhiệt độ Nam Bộ nóng quanh năm dao động từ 26,1 – 28,10C. Biên độ nhiệt

năm thấp từ < 60C (phụ lục 9.3). Các địa phƣơng cũng có chế độ nhiệt khác nhau.

Ven biển Nam Bộ nhiệt độ trung bình không chênh lệch nhau nhiều, nhiệt độ khá

cao từ 27,5 -27,80C, có đến 9 tháng nhiệt độ > 27

0C (III-XI); tuy nhiên về biên độ

Page 72: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

62

nhiệt ngày và đêm thì ven biển ĐNB lại thấp hơn so với ven biển TNB, nên ven

biển ĐNB thuận lợi cho DLND và chữa bệnh hơn so với ven biển TNB. Ở nội địa,

TP.HCM là nơi có nhiệt độ cao nhất ĐNB và biên độ nhiệt ngày và đêm cũng khá

cao, cần chú ý đến yếu tố chế độ nhiệt khi đi DL. Nội địa TNB chế độ nhiệt điều

hòa hơn, giai đoạn nóng nhất là III-VI, An Giang là địa phƣơng nóng nhất, các địa

phƣơng khác nhiệt độ khá ôn hòa, thuận lợi cho DL nghỉ dƣỡng, phục hồi sức khỏe.

2.1.5.3. Chế độ mưa, ẩm

Nam Bộ có lƣợng mƣa khá nhiều (dao động 1285-2446mm/năm), mùa mƣa

kéo dài từ tháng V-XI nhƣng lƣợng mƣa tập trung nhiều nhất là từ tháng V-X (phụ

lục 9.5) và số ngày mƣa trong tháng nhiều nhất là từ tháng V-IX (phụ lục 9.4).

Ngoài phân hóa theo mùa, thì lƣợng mƣa cũng có sự phân hóa theo vùng miền, giữa

các địa phƣơng. Vùng ven biển có lƣợng mƣa khá lớn (1713-2446mm/năm). Ven

biển TNB lƣợng mƣa cũng nhƣ số ngày mƣa nhiều hơn ven biển ĐNB. Do đó, thời

gian tốt cho hoạt động DL ở ven biển TNB ngắn hơn so với vùng ven biển ĐNB.

Vùng nội địa: TPHCM có lƣợng mƣa tƣơng đối thấp và mƣa theo mùa, số ngày

mƣa thấp nên khá TL cho các hoạt động DL. Bình Phƣớc và Tây Ninh có lƣợng

mƣa nhiều nhất nhƣng có số ngày mƣa khá thấp. Do địa hình là vùng núi nên cần

phải có các biện pháp đảm bảo an toàn cho DK trong mùa mƣa nhất là đất trƣợt đá

lở, lốc xoáy. TNB thì khu vực đồng bằng nội địa lƣợng mƣa cũng nhƣ số ngày mƣa

khá thấp nên RTL cho DL, tuy nhiên, mùa mƣa lại kéo dài từ tháng V-XI cho nên

mùa vụ DL các địa phƣơng TNB sẽ ngắn hơn. Độ ẩm trung bình Nam Bộ khá cao

dao động từ 71,5% -84,1% và không có tháng nào độ ẩm vƣợt quá 90% (phụ lục

9.10). Theo [23] thì độ ẩm của Nam Bộ rất thích hợp đối với sức khỏe của ngƣời

Việt Nam, tuy nhiên lại hơi ẩm so với DK đến từ ôn đới.

2.1.5.4. Gió

Theo sự phân loại gió và dựa vào tốc độ gió trung bình tháng và năm (m/s)

đối với sức khỏe thì tốc độ gió của các trạm khảo sát ở Nam Bộ thuộc loại tốt và rất

tốt (phụ lục 9.7). Tuy ¾ trạm ven biển có tốc độ gió trung bình thuộc loại rất tốt (2-

3m/s). Nơi có tốc độ gió cao nhất là Phú Quốc (6,1m/s), đối với địa điểm này cần

chú ý khi đi du lịch vào các tháng XI-IV, bởi giai đoạn này tốc độ gió rất lớn. Còn

vùng biển ĐNB có tốc độ gió ở mức rất phù hợp cho các LHDL.

Page 73: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

63

2.1.5.5. Các hiện tượng thời tiết đặc biệt

a. Hiện tượng bão, dông lốc, sương mù: Các hiện tƣợng thời tiết gây cản trở

hoạt động du lịch rất ít xảy ra ở Nam Bộ (phụ lục 9.8) nhƣng cần chú ý về yếu tố

dông nhất là các địa phƣơng vùng núi (Bình Phƣớc và Tây Ninh) và cả ven biển Cà

Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre. Tuy ít xảy ra bão lũ nhƣng cùng với

sự BĐKH đang diễn ra hiện nay - tần suất bão đổ về miền Nam, trong đó có Nam

Bộ trong thời gian gần đây ngày càng tăng, cho nên các địa phƣơng trong vùng cần

có các biện pháp để ứng phó với các diễn biến khí hậu một cách tốt nhất, nhằm

phục vụ cho hoạt động du lịch an toàn, hiệu quả (phụ lục 9.9). Các địa phƣơng có số

ngày có sƣơng mù rất thấp (phụ lục 9.11), tạo điều kiện thuận lại cho việc đi lại và

vui chơi giải trí của DK.

b. Hiện tượng hạn bà chằn: Hạn bà chằn – (hạn lệ, hạn bông tranh), Từ điển

từ ngữ Nam Bộ, [80] đã định nghĩa “Hạn bà chằn” là từ dân gian và đƣợc chính

thức dùng trong ngành khoa học khí tƣợng thủy văn, để chỉ sự hạn hán xảy ra trong

mùa mƣa, không có mƣa trong nhiều ngày và cái nắng lại gay gắt hơn, nên gọi là

“hạn bà chằn”. Thông thƣờng giữa mùa (tháng VII – VIII) có thời gian hạn lâu nhất

trong năm. Hạn thƣờng xảy ra trên toàn khu vực, đặc biệt ở các tỉnh TNB xác suất

xuất hiện hạn rất lớn. Gần nhƣ năm nào cũng có các đợt hạn, bình quân có từ 7-10

đợt không mƣa liên tục 5 ngày, 4-6 đợt không mƣa liên tục 7 ngày. Hạn bà chằn

diễn ra làm nhiệt độ tăng cao 34 -35ºC, thời tiết nóng bức nhƣng khô ráo, là điều

kiện thúc đẩy du lịch giải trí, đặc biệt là các công viên nƣớc, vƣờn trái cây. Hơn

nữa, thời gian diễn ra đợt hạn tập trung vào 3 tháng VI, VII, VIII, là thời gian nghỉ

hè, DK có thể tận dụng thời gian 5-6 ngày không mƣa để đi nghỉ dƣỡng tại các bãi

biển, hoặc DLTQ. Theo báo cáo của Trung tâm khí tƣợng thủy văn, những đợt hạn

bà chằn giúp TPHCM tăng lƣợng DK về các công viên nƣớc lên 10%. Vì vậy, cần

tận dụng hạn bà chằn để hạn chế tính bất lợi của mùa mƣa, phát triển. Tuy nhiên,

vào những ngày hạn bà chằn, cần lƣu ý hạn chế để DK về muộn vào chiều tối vì

thời điểm này hay có dông và gió mạnh, thậm chí gió lốc, xoáy, có thể kèm theo

mƣa. Đồng thời cần chuẩn bị vật dụng cần thiết nhƣ dù, áo mƣa, bạt che để đề

phòng có những cơn mƣa rào đột xuất.

Page 74: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

64

Page 75: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

65

2.2. Đặc điểm tài nguyên du lịch văn hóa Nam Bộ

2.2.1. Các di tích lịch sử văn hóa

Về tín ngƣỡng, Nam Bộ chính là vùng đất phong phú nhất về tín ngƣỡng tôn

giáo ở Việt Nam. Ở Thất Sơn, có chùa Phật Lớn lâu đời, có tƣợng Phật Di Lặc đƣợc

sách kỷ lục Việt Nam công nhận lớn nhất cả nƣớc. Ở núi Bà Đen, có chùa Bà Đen

nổi tiếng, v.v. Di tích LSVH ĐNB khá tập trung và có mật độ cao nhất so với khu

vực phía Nam. Trong số các di tích xếp hạng, có nhiều di tích đặc biệt quan trọng,

có giá trị cao đối với DL. ĐNB có 156 di tích LSVH đƣợc xếp hạng quốc gia, trong

đó có 1 DSVH phi vật thể của thế giới đƣợc UNESCO công nhận (đờn ca tài tử

Nam Bộ), 7 di tích quốc gia đặc biệt (Căn cứ trung ƣơng cục miền Nam, nhà tù Côn

Đảo, Dinh Độc Lập, Địa đạo Củ Chi, Khu di tích lịch sử đƣờng Trƣờng Sơn –

đƣờng Hồ Chí Minh, Bù Gia Mập). ĐNB từ lâu đã nổi tiếng với các nền văn minh

tiền sử và sơ sử. Đặc biệt nhất là các di tích của nền văn minh Óc Eo-nền văn hóa

vật chất Phù Nam, Bƣng Bạc, Bƣng Thơm. Mặt khác, cũng cho thấy những ảnh

hƣởng của văn hóa Ấn Độ, của đạo Bà La Môn đã xâm nhập khá sớm vào nƣớc ta.

Thể hiện rõ nhất ở các khu di tích Cát Tiên- thánh địa Bà La Môn giáo có quy mô

khá lớn của Vƣơng quốc cổ Phù Nam nằm trong địa phận 2 tỉnh Đồng Nai và Lâm

Đồng. Các chuyên gia Nhật Bản đã đánh giá khu di tích này có giá trị ngang tầm

với khu di tích Ăngkor Vát của Campuchia. Ở suối Gia Liêu, ở Hang Gòn (Đồng

Nai), ở Dầu Giây (Lộc Ninh, Bình Phƣớc), đã phát hiện những công cụ đá của

ngƣời vƣợn, niên đại khoảng 300.000 năm trƣớc. Trong các di tích lịch sử cách

mạng và kháng chiến, đặc biệt quan trọng có các di tích liên quan đến cuộc đời của

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhƣ khu bến cảng Nhà Rồng và nhiều di tích gắn liền với

cuộc chiến đấu chống Mỹ của quân dân Nam Bộ nhƣ khu căn cứ Trung ƣơng cục ở

Tây Ninh, địa đạo Củ Chi, nhiều DTLSVH nhƣ Văn miếu Trấn Biên, đền thờ

Nguyễn Hữu Cảnh ở Đồng Nai. Trên địa bàn ĐNB có một số bảo tàng quan trọng,

là những điểm thu hút sự chú ý của khách tham quan nhƣ Bảo tàng lịch sử, Bảo

tàng Di tích Chiến Tranh ở TPHCM. Ngoài ra, ở mỗi tỉnh, mỗi địa phƣơng đều có

bảo tàng riêng của mình. Một đặc điểm đặc biệt trên địa bàn vùng có một số khu di

tích, danh thắng có ý nghĩa nhƣ các bảo tàng ngoài trời- những di tích khảo cổ quan

trọng ở thánh địa Cát Tiên, các mộ cổ ngƣời Mạ

Page 76: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

66

TNB có 182 di tích lích LSVH đƣợc xếp hạng quốc gia, trong đó có 6 di tích

quốc gia đặc biệt (Rạch Gầm Xoài Mút; trại giam Phú Quốc, di tích lịch sử Chƣơng

Thiện, di tích lịch sử và khảo cổ Gò Tháp, di tích khảo cổ Óc Eo – Ba Thê, khu lƣu

niệm chủ tịch Tôn Đức Thắng). Bên cạnh những di tích lịch sử cách mạng, những di

tích văn hóa-tín ngƣỡng cũng là những điểm thu hút khách mạnh mẽ. Gần đây các

nhà khảo cổ còn tìm thấy ở An Sơn phía Đông Bắc tỉnh Long An các di chỉ hậu kỳ

đồ đá mới cách nay 3.000 năm, và ở Rạch Núi phía Đông Nam tỉnh di chỉ đồ

sắt cách nay 2.700 năm. Di tích kiến trúc nghệ thuật gồm nhiều loại hình nhƣ chùa,

đền, miếu, thánh đƣờng và nhà cổ gắn liền với đời sống tâm linh và văn hóa ngƣời

bản địa nhƣ Chùa Âng – Ao Bà Om, chùa Hang (Trà Vinh), chùa Dơi (Sóc Trăng),

Quan Âm Phật Đài (Bạc Liêu), đình thần Mĩ Phƣớc (An Giang), miếu Bà Chúa Xứ

núi Sam (An Giang), nhà Trăm Cột (Long An), nhà cổ Bình Thủy (Cần Thơ), biệt

thự công tử Bạc Liêu (Bạc Liêu), v.v. Hiện nay, vùng TNB có 18 bảo tàng, trong đó

có 1 bảo tàng cấp quốc gia (bảo tàng Tiền Giang) và 1 bảo tàng cấp địa phƣơng

(Hậu Giang), 16 bảo tàng còn lại thuộc về lĩnh vực xã hội, trƣng bày về hai cuộc

chiến tranh chống Pháp và Mỹ. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy mức độ khai

thác DLVH lịch sử vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng sẵn có của khu vực.

2.2.2. Lễ hội văn hóa dân gian

Ở Nam Bộ, những lễ hội dân gian của ngƣời Việt vẫn mang tính thống nhất

từ Bắc vào Nam. Tùy vào nội dung hoạt động có thể phân ra các loại hình lễ hội

lịch sử, lễ hội tín ngƣỡng, tôn giáo và lễ hội dân gian. Các lễ hội có quy mô lớn với

nội dung phong phú, có sức hấp dẫn, đồng thời diễn ra quanh năm. Vẫn những lễ

hội gắn với các nhân vật lịch sử nhƣ lễ hội Trƣơng Định, lễ hội gắn với sản xuất

nông nghiệp nhƣ lễ cầu mƣa, lễ hội rƣớc các Ông, lễ lên rẫy, lễ vào mùa, lễ hội đua

bò. Lễ hội với những tín ngƣỡng tôn giáo nhƣ lễ hội núi Bà Đen thờ Linh Sơn

Thánh mẫu, Lễ hội Bà Chúa Xứ, lễ hội Cao Đài tại tòa thánh Cao Đài. Ở vùng ven

biển, lễ hội Nghinh Ông là sự kiện quan trọng bậc nhất trong đời sống văn hoá và

tâm linh của cƣ dân. Ở Bà Rịa-Vũng Tàu, nơi có 10 đền thờ cá voi, nhiều nhất ở

miền Nam, bên cạnh lễ hội Nghinh Ông còn có lễ Lệ Cô Long thờ cúng Mẫu và kết

hợp cúng thần biển. Đáng chú ý là có những lễ hội trung tâm thu hút rất đông khách

hành hƣơng tới dự nhƣ lễ hội Núi Dinh, lễ hội Núi Bà Đen,v.v. Tổng số lễ hội ở

TNB là 1.237 lễ hội, trong đó có 854 lễ hội dân gian, 262 lễ hội tôn giáo, 11 lễ hội

Page 77: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

67

lịch sử và 110 lễ hội lịch sử cách mạng [64]. Các lễ hội đặc sắc nhất TNB tập trung

tại An Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, Bến Tre: lễ hội Oóc-om-bo, lễ hội

Chol Chnam Thmay, v.v Trong thời gian qua, nhiều lễ hội văn hóa du lịch, festival

đã đƣợc tổ chức nhƣ lễ hội Trái Cây Nam Bộ, Hội chợ du lịch quốc tế ITE 2015,

năm du lịch quốc gia Phú Quốc 2016, tuần lễ du lịch Xanh Đồng bằng sông Cửu

Long năm 2015, góp phần quảng bá hình ảnh cho DL Nam Bộ.

2.2.3. Các làng nghề thủ công truyền thống

Nghề thủ công ở vùng ĐNB tuy không nhiều nhƣng cũng khá độc đáo. ĐNB

có khoảng 90 làng nghề thủ công truyền thống với nhiều giá trị khai thác phục vụ

DK nhƣ: Sản phẩm của “xóm lò gốm Sài Gòn xƣa”, gốm Biên Hòa, gốm Lái Thiêu,

nghề khảm tranh sơn mài ở TPHCM cũng rất phát triển. Bình Dƣơng là nơi có

nhiều làng nghề truyền thống với các nghệ nhân điêu khắc gỗ, làm đồ gốm và tranh

sơn mài. Từ xa xƣa các sản phẩm gốm mỹ nghệ, sơn mài và điêu khắc của Bình

Dƣơng đã tham gia hội chợ quốc tế, đồng thời cũng đã xuất khẩu sang Pháp và

nhiều nƣớc trong khu vực. TNB hiện có 211 làng nghề tiểu thủ công, chiếm 10% số

làng nghề trong cả nƣớc và khoảng 50% số hộ nông nghiệp coi sản xuất thủ công là

nghề phụ để cải thiện thu nhập. Nhiều làng nghề đã tạo nên nét đặc trƣng riêng cho

từng địa phƣơng. An Giang có làng dệt thổ cẩm, đƣờng thốt nốt, Vĩnh Long có nghề

làm gốm, Sóc Trăng có bánh pía, lạp xƣởng, Bến Tre có kẹo dừa,v.v.Tuy nhiên,

việc phát triển làng nghề vẫn còn gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn, thiếu nguyên

liệu, không có sự gắn kết giữa làng nghề, nghệ nhân, thợ thủ công, và các doanh

nghiệp, còn ở mức tự phát.

2.2.4. Các tài nguyên nhân văn khác

Văn hóa ẩm thực: Ẩm thực dân dã mà độc đáo, đƣợc coi nhƣ có giá trị văn

hóa cao đối với phát triển DL: Ẩm thực ĐNB thể hiện tính độc đáo, đa dạng, giao

thoa của nhiều cộng đồng từ mọi miền đất nƣớc, cũng nhƣ các quốc gia trên thế

giới, mỗi địa phƣơng có những đặc sản nổi tiếng riêng: dế cơm chiên nƣớc mắm,

bƣởi Tân Triều ở Đồng Nai, bánh khọt Cô Ba (Vũng Tàu), xá xíu, há cảo

(TPHCM), gỏi măng cụt (Lái Thiêu), bánh bèo bì (Bình Dƣơng). Ẩm thực TNB là

“ẩm thực khẩn hoang” [101] gắn với những nguyên liệu đơn giản, dân dã với nét

đặc trƣng là sự đa dạng của các loại mắm. Các sản phẩm có chuột đồng Cao Lãnh

chấm muối ớt, rau thơm Đồng Tháp, cơm tần dừa Bến Tre, dừa sáp Cầu Kè ở Trà

Page 78: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

68

Vinh, các món bánh ở Chợ Nổi Cần Thơ nhƣ bánh tét, bánh ú, bánh lá mít, rắn bông

súng nấu cháo Cà Mau, bún gỏi gà Sóc Trăng, tắc kè xào lăn trên cánh đồng Tứ

giác Long Xuyên, dơi quạ hấp chao ở vùng U Minh Thƣợng, ba khía, nhộng ong

kẹp gắp nƣớng lá nhàu từ các rừng tràm, rừng đƣớc bạt ngàn, vú sữa Lò Rèn (Tiền

Giang), cốm dẹt trộn dừa kiểu Khmer (Trà Vinh), đuông dừa, đuông chà là, bánh

tằm bì, bánh đúc gân sầu riêng, cúm, ba khía,v.v

Nghệ thuật truyền thống: Văn hoá Nam Bộ có hai đặc trƣng chủ đạo là đặc

trƣng đồng bằng sông nƣớc và sự tiếp biến các yếu tố văn hoá của ngƣời Chăm,

ngƣời Khmer, ngƣời Hoa vào văn hoá Việt trong vùng. Xét về mức độ, những đặc

trƣng chủ đạo này cũng là những nét đặc thù của vùng văn hoá Nam Bộ. Nam Bộ có

một kho tàng văn học, văn nghệ dân gian phong phú. Các truyện dân gian phản ánh

sự nghiệp khai phá đất đai, gắn liền với những danh thắng, di tích và nhân vật lịch

sử. Kho tàng ca dao và dân ca với các điệu hò, điệu lý, các bài hát huê tình, hát ru

em, hát đồng dao, hát sắc bùa, hát thài, hát rối, hát vọng cổ, hát tài tử. Ngoài

ra, Nam Bộ còn có một số thể loại văn học dân gian đặc sắc khác là nói vè, nói

tuồng, nói thơ. Trong đó, vè chiếm vị trí quan trọng, có những vè tiêu biểu nhƣ vè

Chàng Lía, vè Trịnh Hâm, vè thầy Thông Chánh... Truyện thơ và hình thức diễn

xƣớng nói thơ cũng là một hoạt động văn nghệ dân gian phổ biến tại Nam Bộ, với

các truyện thơ nổi tiếng nhƣ Lục Vân Tiên, Phạm Công - Cúc Hoa, Thoại Khanh -

Châu Tuấn, Lâm Sanh - Xuân Nƣơng, Thạch Sanh - Lý Thông, Dƣơng Ngọc,

Hoàng Trừu, Tấm Cám, Hậu Vân Tiên... Hát bội (tuồng) từ miền Trung đƣa vào đã

phát triển mạnh mẽ trên đất Nam Bộ. Hầu hết các lễ hội thƣờng có kèm theo hát

bội. Ca nhạc tài tử phát sinh từ Gia Định rồi lan đến các tỉnh miền Tây, là một trong

những cội nguồn của nghệ thuật cải lƣơng là loại hình sân khấu mới ra đời tại Nam

Bộ vào đầu thế kỷ XX. Hát dù kê của ngƣời Khmer, vọng cổ và cải lƣơng của ngƣời

Kinh, Ram vong, lâm lêv và sarvan là ba điệu múa dân gian phổ thông nhất. Ngoài

ra là các điệu múa con sáo, múa trống chhayam, múa đám cƣới, múa đám tang, múa

cúng Neak Ta và cầu Arăk... Âm nhạc bao gồm nhạc sân khấu và nhạc dân gian.

Nhạc cụ rất đa dạng, trong đó tiêu biểu là dàn nhạc g . Tiêu biểu nhất trong loại

hình nghệ thuật sân khấu là kịch hát Rôbam và kịch hát Yukê. Giao thoa văn hoá

chính là một trong những bản sắc của văn hoá Nam Bộ.

Page 79: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

69

Page 80: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

70

2.3. Phân loại Sinh khí hậu và thành lập bản đồ Sinh khí hậu Nam Bộ

2.3.1. ác định các chỉ tiêu phân loại Sinh khí hậu Nam Bộ

Từ các kết quả phân tích, tổng hợp các số liệu thống kê khí hạ u phục vụ mục

đích phát triển các LHDL, NCS sử dụng chủ yếu hai yếu tố co bản là nhiẹ t và

ẩm để phân loại SKH Nam Bộ với 03 tiêu chí thể hiện ở dạng ma trận tổ hợp:

nhiẹ t đọ không khí trung bình na m, tổng lu ợng mu a na m, và số ngày

mƣa.

2.3.1.1. Chỉ tiêu nhiệt độ trung bình năm:

Nhiẹ t đọ là mọ t trong những yếu tố SKH ảnh hu ởng trực tiếp đến co

thể, sức khỏe và các hoạt đọ ng của con ngu ời. Mọ t số kết quả nghiên cứu giới

hạn sinh lý liên quan đến nhiẹ t đọ cho thấy co thể cảm thấy bình thu ờng khi

nhiẹ t đọ dao đọ ng từ 18 - 22°C, con ngu ời có trạng thái dễ chịu nhất. Tuy

nhiên, co thể con ngu ời không chịu ảnh hu ởng thụ đọ ng của điều kiẹ n

ngoại cảnh mà có khả na ng thích nghi. Do vạ y, ngoài vùng dễ chịu thì co thể

con ngu ời vẫn có thể thích ứng đu ợc. Xuất phát từ quan điểm coi nền nhiẹ t

đọ chung của lãnh thổ là mọ t tiêu chí tốt để phân tích, đánh giá sự phân hóa

nhiẹ t theo không gian và theo đọ cao địa hình, NCS lựa chọn chỉ tiêu nền

nhiẹ t là nhiẹ t đọ trung bình na m. Nhiệt độ Nam Bộ khá nóng do vị trí nằm ở

vùng nhiệt đới, cận xích đạo. Mặc dù Nam Bộ có địa hình tƣơng đối bằng phẳng,

nhƣng khí hậu vẫn có sự khác nhau theo không gian, vĩ độ và độ cao. Ở đây có một

số ngọn núi có độ cao đáng kể nhƣ núi Bà Đen (990m), Chứa Chan (800m), vùng

Bảy Núi (với độ cao thay đổi từ 614m (núi Cô Tô) đến 20m (núi Nƣớc)) và vùng

trung du miền núi nhƣ Bình Phƣớc, Xuân Lộc (Đồng Nai) địa hình đồi lƣợn sóng

với dao động từ 400 - 600m. Do địa hình càng cao, nhiệt độ càng giảm, những khu

vực này có nhiệt độ thấp hơn xung quanh. Nam Bộ trải dài trên 5 vĩ độ và bao

quanh là biển nên nhiệt độ thay đổi theo từng vùng. Theo Gössling and Hall [161]

đã có nghiên cứu cho rằng DK sẽ cảm thấy không thoải mái nếu nhiệt độ tăng thêm

10C. Dựa vào đó, qua phân tích các số liệu quan trắc tại các địa điểm cụ thể khu vực

Nam Bộ, NCS phân chia nhiệt độ trung bình năm thành 3 cấp tƣơng ứng với mức

độ cảm nhận nhiệt chung nhất của cơ thể con ngƣời. Rất nóng >26ºC tƣơng ứng với

TĐTL cho du lịch; nóng 24 ºC T≤26 ºC TL cho du lịch; hơi nóng T≤24 ºC RTL cho

DL

Page 81: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

71

Page 82: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

72

2.3.1.2. Chỉ tiêu lượng mưa trung bình năm

Yếu tố mu a ảnh hu ởng lớn đối với hoạt đọ ng DL, những no i mu a

nhiều thu ờng có nhiều ngày mu a, lu ợng ẩm lớn. Những no i có lu ợng

mu a lớn thu ờng ITL cho sức khỏe con ngu ời và giảm quỹ thời gian hoạt

đọ ng cho DL. Để đánh giá, NCS lựa chọn yếu tố tổng lu ợng mu a na m để

thấy đu ợc sự phân bố lu ợng mu a và sự phân hóa của đọ ẩm không khí trong

khu vực nghiên cứu. Đồng thời, lu ợng mu a lớn và mọ t số hình thái mu a

đạ c biẹ t (mu a lớn, mu a phùn ...) có ảnh hu ởng rất lớn đến thời gian, làm

ta ng tính rủi ro trong viẹ c tổ chức, triển khai thành công các hoạt đọ ng DL.

Nam Bộ có lƣợng mƣa khá lớn do vị trí trực tiếp đón gió mùa Tây Nam và

tiếp giáp biển. Tuy nhiên, lƣợng mƣa trung bình năm phân bố không đồng đều ở các

vùng Nam Bộ, từ mƣa rất nhiều đến mƣa rất ít. Phú Quốc ở tận cùng phía Tây của

Việt Nam và đón gió mùa mùa hè sớm nhất nên có lƣợng mƣa nhiều nhất vùng trên

3000 mm/năm. Ngƣợc lại, ở vùng trũng trung tâm TNB thì lƣợng mƣa dƣới 1300

mm với 6 tháng mùa khô kéo dài. NCS dựa vào phân loại lƣợng mƣa cho DL của

các nhà nghiên cứu Ấn Độ [43] vì phân loại này phù hợp với điều kiện khí hậu Việt

Nam. Từ đó, xây dựng 4 mức phân loại lƣợng mƣa hàng năm trên lãnh thổ Nam Bộ

(Bảng 2.2): Mưa nhiều- Rn ≥ 2000mm TĐTL cho DL; Mưa vừa - 1500 <Rn

<2000mm TL cho DL; Mưa ít 1300 <Rn <1500mm và mưa rất it 1300 <Rn đánh

giá RTL cho DL.

2.3.1.3. Chỉ tiêu số ngày mưa

Trong hoạt đọ ng DL, số ngày mƣa cũng phản ánh điều kiẹ n thời gian tổ

chức và triển khai các hoạt đọ ng DL. Số ngày mƣa phản ánh mức ẩm theo thời

gian và có tác đọ ng đến sức khỏe của con ngu ời, đến viẹ c tổ chức mọ t số

LHDL đạ c tru ng nhu DLTQ, DLST. Tại Nam Bộ, những vùng biển đảo nhƣ

Phú Quốc, Côn Đảo hoặc vùng bán đảo Cà Mau, nơi vuông góc với hƣớng gió mùa

mùa hè, Phƣớc Long của Bình Phƣớc nơi có địa hình chắn gió có số ngày mƣa rất

nhiều, trong khi đó vùng xung quanh sông Tiền sông Hậu có số ngày mƣa rất ít. Từ

các số liệu thu thập của 20 trạm ở Nam Bộ, NCS phân loại số ngày mƣa làm 4 mức:

Số ngày mưa nhiều n ≥ 160: TĐTL cho DL; số ngày mưa trung bình 140 ≤ n<160

TL cho DL; số ngày mưa ít 120 ≤ n<140 và số ngày mưa rất ít n < 120 RTL cho

phát triển DL.

Page 83: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

73

Page 84: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

74

Bảng 2.1. Các chỉ tiêu phân loại SKH cho du lịch Nam Bộ Việt Nam

Chỉ tiêu Cấp Mức đánh giá Ký hiệu

Nhiệt độ trung bình (T:

ºC)

T>26 Rất nóng I

24<T≤26 Nóng II

T≤24 Hơi nóng III

Lƣợng mƣa (Rn: mm) Rn ≥ 2000 Mƣa nhiều A

1500 <Rn <2000 Mƣa vừa B

1300 <Rn <1500 Mƣa ít C

1300 <Rn Mƣa rất ít D

Số ngày mƣa (n: ngày) n ≥ 160 Số ngày mƣa nhiều a

140 ≤ n<160 Số ngày mƣa vừa b

120 ≤ n<140 Số ngày mƣa ít c

n < 120 Số ngày mƣa rất ít d

Thời tiết, khí hạ u tác đọ ng lên co thể con ngu ời mọ t cách tổng hợp -

thực chất đó chính là sự kết hợp của nhiều yếu tố khí tu ợng, khí hạ u có liên

quan chạ t chẽ và chi phối lẫn nhau. Do vạ y, khi đánh giá cần đánh giá tổng hợp

các yếu tố, xây dựng hẹ chỉ tiêu tổng hợp theo những tiêu chí đánh giá.

2.3.2. Kết quả phân loại Sinh khí hậu Du lịch Nam Bộ

Kết quả, trên lãnh thổ khu vực Nam Bộ có tất cả 12 loại SKH. Chúng đƣợc thể

hiện thông qua một tập hợp các kí hiệu nhƣ: IAa, IBb, ICc, IDb, .... Việc miêu tả

đặc điểm các đơn vị SKH đƣợc tiến hành theo trình tự từ những loại SKH: III – hơi

nóng, II - nóng, đến: I – rất nóng; Từ loại SKH mƣa nhiều (A), mƣa vừa (B), mƣa ít

(C) đến mƣa rất ít (D); dựa vào số ngày mƣa: số ngày mƣa nhiều (a), số ngày mƣa

vừa (b), số ngày mƣa ít (c), số ngày mƣa rất ít (d) ...…Cụ thể 12 loại SKH nhƣ sau:

IIIAa: Loại SKH hơi nóng, mưa nhiều, số ngày mưa nhiều; IIAa: Loại SKH nóng,

mưa nhiều, số ngày mưa nhiều ; IAa: Loại SKH rất nóng, mưa nhiều, số ngày mưa

nhiều; IAb: Loại SKH rất nóng, mưa nhiều, số ngày mưa vừa; IAc: Loại SKH rất

nóng, mưa nhiều, số ngày mưa ít; IBa: Loại SKH rất nóng, mưa vừa, số ngày mưa

nhiều; IBb: Loại SKH rất nóng, mưa vừa, số ngày mưa vừa; IBc: Loại SKH rất

nóng, mưa vừa, số ngày mưa ít; ICb: Loại SKH rất nóng, mưa ít, số ngày mưa vừa;

ICc: Loại SKH rất nóng, mưa ít, số ngày mưa ít; IDb: Loại SKH rất nóng, mưa rất

ít, số ngày mưa vừa; IDd: Loại SKH rất nóng, mưa rất ít, số ngày rất ít mưa.

2.3.3. Thành lập bản đồ phân loại SKH Nam Bộ

2.3.3.1. Nguyên tắc thành lập bản đồ phân loại SKH Nam Bộ

Đối với thành lạ p bản đồ SKH, xuất phát từ quan điểm nghiên cứu SKH trên

co sở xem xét mối quan hẹ mạ t thiết giữa điều kiẹ n khí hạ u và điều kiẹ n

Page 85: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

75

sinh lí ngu ời, viẹ c xây dựng bản đồ SKH phải tuân thủ các nguyên tắc sau: Bản

đồ SKH tru ớc hết phải phản ánh đu ợc đạ c điểm khí hạ u của lãnh thổ nghiên

cứu, sự phân hóa chúng trong không gian. Bản đồ SKH phải phản ánh đƣợc những

mạ t thuạ n lợi, những mạ t hạn chế của điều kiẹ n SKH đối viẹ c tổ chức các

LHDL và viẹ c triển khai các hoạt đọ ng DL trên địa bàn nghiên cứu. Bản đồ

SKH phục vụ mục đích DL, nghỉ du ỡng phải phản ánh đu ợc bản chất những tác

đọ ng của các yếu tố khí hạ u tới sức khỏe con ngu ời và viẹ c triển khai các

hoạt đọ ng DL.

2.3.3.2. Phương pháp thành lập bản đồ phân loại Sinh khí hậu Nam Bộ

- Các phu o ng pháp đu ợc sử dụng để thành lạ p bản đồ SKH bao gồm

phu o ng pháp thống kê và xử lý số liẹ u, phu o ng pháp thực địa và

phu o ng pháp sử dụng hẹ thống thông tin địa lý GIS. Phu o ng pháp bản đồ

để thể hiẹ n các nọ i dung chính của bản đồ là phu o ng pháp ký hiẹ u điểm

(các trạm khí tu ợng), phu o ng pháp nền chất lu ợng kết hợp nét chải (các loại

SKH).

Xuất phát từ nọ i dung và lãnh thổ nghiên cứu để xác định tỷ lẹ bản đồ.

Bản đồ phân loại SKH khu vực Nam Bộ phục vụ phát triển DL bền vững đu ợc lựa

chọn với tỷ lẹ bản đồ là 1:250.000, lu ới chiếu UTM trên co sở hẹ quy chiếu

VN-2000.

Bảng 2.2. Kết quả phân loại SKH Du lịch Nam Bộ

Page 86: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

76

Page 87: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

77

Page 88: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

78

2.3.4. Đánh giá tài nguyên SKH du lịch Nam Bộ bằng chỉ số TCI

Kết quả đánh giá, tính toán chuỗi số liệu khí hậu tại các trạm khí tƣợng Nam

Bộ trong giai đoạn 1980-2015 (bảng 2.4), đối chiếu với bảng 1.2, cho thấy TCI

trung bình năm của Nam Bộ chủ yếu nằm vào khoảng 40- 54 (ngƣỡng chấp nhận

đƣợc đến tƣơng đối tốt), có thể phát triển hoạt động du lịch. Trong 12 tháng, TCI

<40 (không thuận lợi cho hoạt động du lịch) chỉ xuất hiện trung bình từ 1-3 tháng,

một số nơi chỉ có 1 tháng có TCI không thuận lợi cho PTDL nhƣ Vũng Tàu, Cần

Thơ, Cao Lãnh, Châu Đốc, thậm chí Côn Đảo không có tháng nào không thuận lợi

cho hoạt động DL, từ tháng V – XI TCI ở ngƣỡng chấp nhận đƣợc cho triển khai

các hoạt động DL. Đối với vùng có điều kiện nhiệt độ khá cao trung bình 25°C,

lƣợng mƣa khá lớn trên 1.200 mm/ năm nhƣ Nam Bộ thì kết quả của chỉ số TCI

trung bình năm và TCI tháng nhƣ trên thể hiện tiềm năng PTDL của vùng.

TCI – Chỉ số khí hậu du lịch đạt mức điểm 60 – 80 điểm (tốt đến rất tốt) phổ

biến trong 4 tháng từ XII, I, II, III. Đây là thời gian mùa khô ở Nam Bộ, mùa này

thƣờng rất thuận lợi cho hoạt động DL. Đến tháng IV thì TCI bắt đầu hạ thấp đánh

giá ở mức giới hạn cho hoạt động du lịch. Lí giải cho điều này do đến tháng IV môi

trƣờng khí hậu quá nóng gay gắt, cản trở quá trình trao đổi nhiệt. Chỉ số CID và

CIA thƣờng vƣợt mức dễ chịu của cảm giác nhiệt. Mặt khác tháng IV bắt đầu có

những cơn mƣa đầu mùa mƣa cũng gây cản trở cho các hoạt động DL ngoài trời.

TCI giảm, đánh giá ở mức không thuận lợi cho phát triển DL vào các tháng V, VI,

VII. Đây là thời điểm mùa mƣa ở miền Nam Việt Nam, các chỉ số khí hậu nhƣ

lƣợng mƣa, gió, số giờ nắng trong ngày, chênh lệch nhiệt độ và độ ẩm lớn, tổng hợp

kết quả TCI một số nơi <40. Thậm chí, chỉ số lƣợng mƣa ở các trạm Nam Bộ là 0

vào các tháng mùa mƣa, từ V – VIII, sang tháng XII, chỉ số này tăng lên ở mức tốt

đến rất tốt cho hoạt động DL ở tất cả các trạm Nam Bộ.

Chỉ số khí hậu du lịch TCI không giống nhau giữa các miền. Miền ĐNB có số

tháng có chỉ số TCI tốt đến rất tốt nhiều hơn miền TNB, tháng thuận lợi cho PTDL

ở ĐNB bắt đầu từ tháng XI đến III, IV năm sau, tháng có TCI > 70 (tốt), có Vũng

Tàu có chỉ số TCI đạt nhiều tháng cao và điểm TCI cao nhất > 80 rất tuyệt vời cho

phát triển DL, đặc biệt nghỉ dƣỡng. Trong khi đó các tỉnh TNB có số tháng có TCI

ít hơn, từ XII đến tháng II hoặc III năm sau. Một số tỉnh ở TNB còn có chỉ số TCI

không thuận lợi cho DL trong 3 tháng nhƣ Sóc Trăng, Phú Quốc, Rạch Giá

Page 89: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

79

Bên cạnh đó, xét đến từng miền (phụ lục 3.4), chỉ số này cũng thay đổi không

giống nhau giữa các vùng. ĐNB có chỉ số TCI tốt thậm chí có tháng TCI đạt 81.0

(Vũng Tàu – tháng I) đánh giá ở mức tuyệt vời cho hoạt động DL, những khu vực

có chỉ số TCI thuận lợi thƣờng vào vùng ven biển, nơi có khí hậu đƣợc điều hòa

nhờ tính chất hải dƣơng. Trong khi đó sâu trong nội địa là TPHCM thì chỉ số TCI ít

thuận lợi hơn với 3 tháng liên tục từ V – VII TCI dƣới 40 – không thuận lợi cho

hoạt động DL, nắng nóng cuối mùa khô cộng với độ ẩm không khí quá thấp dẫn đến

tình trạng nóng khô gay gắt ảnh hƣởng không tốt tới sức khỏe con ngƣời và khó

khăn cho các hoạt động DL, đặc biệt các hoạt động DL ngoài trời. Miền TNB thì

chỉ số TCI cũng khác nhau giữa vùng ven biển, hải đảo và vùng nội địa, vùng trũng

hoặc vùng hai bên bờ sông; ví dụ Châu Đốc và Cao Lãnh mặc dù các tháng có TCI

tốt đến rất tốt không nhiều, nhƣng chỉ số TCI ở mức không thuận lợi cho du lịch chỉ

có 1 tháng Châu Đốc (VI), Cao Lãnh (V), cho thấy với đặc điểm khí hậu nhƣ vậy,

việc phát triển DL vào mùa mƣa vẫn có thể chấp nhận đƣợc, là cơ sở để phát triển

mạnh du lịch mùa nƣớc nổi ở TNB.

Bảng 2.3. Chỉ số khí hậu du lịch TCI tại các trạm Nam Bộ

Tháng

Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

Phƣớc Long 76.4 68.8 60.6 43.2 37.8 31.2 44.4 43.4 45.6 49.6 59.6 72.0 48.0

Tây Ninh 76.6 68.8 62.4 48.8 38.6 39.8 43.6 44.4 48.6 47.4 53.8 69.2 46.2

Tân Sơn Nhất 75.4 71.0 65.4 52.6 35.2 38.0 39.0 40.4 43.0 42.6 50.0 73.0 42.0

Vũng Tàu 81.0 79.8 73.8 64.2 40.2 39.0 44.4 43.8 45.0 47.6 61.6 76.2 54.8

Côn Sơn 78.2 78.4 71.8 63.8 42.6 40.6 42.2 42.4 44.2 45.6 48.0 68.8 47.4

Mộc Hóa 74.0 70.2 65.2 50.0 34.8 37.6 39.6 41.8 41.8 44.4 49.2 65.0 47.4

Càng Long 79.8 78.4 72.0 58.0 39.2 37.4 42.4 41.4 42.4 44.0 54.4 71.8 52.0

Mỹ Tho 77.4 77.0 70.0 56.4 30.2 40.4 39.6 41.8 41.8 43.4 56.8 70.8 51.4

Cần Tho 77.4 73.8 68.8 57.4 41.2 38.0 40.0 41.6 42.6 43.4 53.6 68.8 49.6

Sóc Tra ng 77.4 76.8 68.2 52.2 38.4 38.2 39.8 42.2 40.2 44.0 51.0 71.8 43.8

Cao Lãnh 78.4 75.8 66.6 53.6 38.8 42.2 41.2 43.6 41.6 47.0 55.0 73.8 52.0

Phú Quốc 73.4 70.4 60.2 43.8 37.4 38.0 39.6 40.6 41.0 45.4 49.8 70.6 44.6

Châu Đốc 77.6 73.6 64.0 47.6 38.4 43.4 46.0 40.6 40.6 45.2 49.2 73.8 52.0

Cà Mau 71.8 73.0 62.6 45.0 33.8 37.2 40.0 39.0 40.0 40.4 47.0 66.8 44.6

Page 90: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

80

2.4. Phân vùng và thành lập bản đồ phân vùng địa lý tự nhiên Nam Bộ

2.4.1. Thành lập bản đồ phân vùng Địa lý tự nhiên Nam Bộ

Quy luật tác động của các thành phần tự nhiên, vai trò của tài nguyên SKH

trên một lãnh thổ thƣờng không đồng đều, có những phân hóa theo không gian và

thời gian nhất định. Chính vì vậy, để xác định đƣợc những tổng hợp thể tự nhiên

phục vụ cho đánh giá TNDL, SKH cho PTDL cần tiến hành phân chia và xác định

các đơn vị địa tổng thể tự nhiên. Kết quả phân vùng ĐLTN có lồng ghép, tích hợp

với phân loại SKH sẽ tạo ra những đơn vị cơ sở phục vụ công tác đánh giá TNDL,

ĐKSKH cho PTDL.

2.4.1.1. Nguyên tắc thành lập bản đồ phân vùng ĐLTN Nam Bộ

Trong thành lập bản đồ, các nguyên tắc cần thực hiện nhƣ: Bản đồ đảm bảo

tính chính xác, khoa học và cập nhập; Mục đích bản đồ phải đƣợc xác định cụ thể;

Các đối tƣợng và hiện tƣợng đƣợc phân loại và biểu hiện một cách đầy đủ, khoa học

từ nội dung đến bảng chú giải; Phải đảm bảo tính chính xác về vị trí địa lí [18]

Đối với bản đồ phân vùng ĐLTN Nam Bộ, khi thành lập cần phải dựa trên

các nguyên tắc trong phân vùng ĐLTN đã lựa chọn: Nguyên tắc phát sinh; Nguyên

tắc tổng hợp; Nguyên tắc khách quan; Nguyên tắc cùng chung lãnh thổ; Nguyên tắc

đồng nhất tƣơng đối (Mục 1.3.2.2). Bên cạnh đó, bản đồ phân vùng ĐLTN Nam Bộ

cần tuân thủ các nguyên tắc khác nhƣ: Bản đồ phân vùng ĐLTN khu vực nghiên

cứu cần phản ánh các yếu tố trội, tính không đồng nhất của lãnh thổ; Bản đồ nêu lên

những thể tổng hợp địa lý tự nhiên, ranh giới giữa chúng, diện tích và sự phụ thuộc

v.v; Bản đồ phân vùng ĐLTN phải thể hiện đƣợc sự phân bố không gian và nội

dung của các thể tổng hợp ĐLTN ở các cấp khác nhau.

2.4.1.2. Phương pháp thành lập bản đồ phân vùng ĐLTN Nam Bộ

Trong thành lập bản đồ phân vùng ĐLTN Nam Bộ, hệ thống các phƣơng

pháp thành lập bao gồm các phƣơng pháp phân vùng ĐLTN và các phƣơng pháp

bản đồ.

Các phƣơng pháp trong phân vùng ĐLTN Nam Bộ đã lựa chọn (Mục

1.3.2.2). Phƣơng pháp phân tích nhân tố chủ đạo; Phƣơng pháp phân tích liên kết

các thành phần cấu tạo; Phƣơng pháp địa lý so sánh.

Page 91: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

81

Các phƣơng pháp bản đồ thể hiện nội dung bản đồ gồm: Phƣơng pháp ký

hiệu đƣờng; phƣơng pháp nền chất lƣợng và nét chải.

Dựa trên đặc điểm lãnh thổ và nội dung thể hiện để xác định tỷ lệ bản đồ.

Theo đó, bản đồ phân vùng ĐLTN Nam Bộ đƣợc lựa chọn ở tỷ lệ bản đồ là

1:250.000, lƣới chiếu UTM trên cơ sở hệ quy chiếu VN-2000.

2.4.1.3. Các chỉ tiêu phân vùng ĐLTN Nam Bộ

Kế thừa các kết quả nghiên cứu phân vùng địa lý tự nhiên Việt Nam (mục

1.3.2.2) và sự phân hóa về ĐKTN của Phạm Hoàng Hải - Nguyễn Thƣợng Hùng -

Nguyễn Ngọc Khánh (1997) [28] Nam Bộ đƣợc phân chia theo 3 cấp đơn vị phân

vùng ĐLTN: Đới miền vùng

Đới: xác định bởi các chỉ tiêu nhiệt - ẩm. Nằm trong đới cảnh quan nhiệt đới

gió mùa, Nam Bộ thuộc phụ đới Nam – gió mùa Tây Nam khô với mùa khô kéo dài

và không có mùa đông lạnh. Nam Bộ cùng với Tây Nguyên là hai khu vực có trung

bình 6 tháng mùa khô kéo dài. Nhiệt độ trung bình năm luôn trên 25°C.

Miền: là tập hợp các vùng tƣơng đồng về mặt phát sinh, có cùng cấu trúc địa

chất địa mạo, cùng lịch sử phát triển có những đặc điểm tƣơng đồng về điều kiện

khí hậu dƣới tác động của hoàn lƣu và địa hình. Có những đặc điểm tƣơng đồng về

các quần thể sinh vật. Có cùng đặc điểm chung về cộng đồng dân tộc tạo nên mức

độ tƣơng đồng về tác động kỹ thuật vào tự nhiên. Với các chỉ tiêu này lãnh thổ Việt

Nam phân chia đƣợc 8 miền ĐLTN: Đồng Bắc Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, Núi và

cao nguyên Tây Bắc Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ (gồm cả

Nam Trƣờng Sơn), Tây Nguyên, đồng bằng cao Đông Nam Bộ, đồng bằng Tây

Nam Bộ [28].

Vùng: Dựa vào sự phân hóa thực tế của ĐKTN khu vực, theo đó, cấp phân vị

vùng đu ợc xác định dựa vào chỉ tiêu kiến tạo - địa mạo (những khu vực có sự

tu o ng đồng về cấu trúc hình thái so n va n có cùng nguồn gốc phát sinh: vùng

núi và đồi, vùng đồng bằng), có những nét đạ c tru ng về đạ c điểm thủy va n,

chỉ tiêu phân hóa giữa biển và đất liền (khác biẹ t giữa biển và lục địa, mức đọ

ảnh hu ởng của nó đến ĐKTN, sự đa dạng các HST).

Page 92: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

82

2.4.2. Kết quả phân vùng Địa lí tự nhiên Nam Bộ

Dựa vào các chỉ tiêu đã xác lập (mục 2.3.1.3), khu vực nghiên cứu đƣợc chia

thành 3 cấp phân vị với cấp phân vị lớn nhất là Đới Nam Bộ, gồm hai miền ĐLTN

với đặc điểm của hai miền phân biệt nhƣ sau:

Miền đồng bằng cao Đông Nam Bộ (I) Đặc trƣng chính là miền địa hình đồi

núi thấp và đồng bằng cao, tƣơng đối cổ, nâng dần với các bậc thềm cổ +20m,

+40m và +100m, là sản phẩm quá trình san bằng bởi các quá trình ngoại sinh (xâm

thực cắt sƣờn), và đồi núi thấp tạo bởi các khối uốn nếp của nền đá cổ (đá biến chất

và xâm nhập). Các lớp phun trào bazan rộng lớn lấp đầy các thung lũng giữa khối

đá cổ.

Miền đồng bằng Tây Nam Bộ (II) Đặc trƣng chính là miền địa hình đồng

bằng châu thổ khá bằng phẳng và thấp dƣới 10 m, trẻ, rộng, phát triển nhanh, đƣợc

bồi đắp nên bởi phù sa sông Mêkông và hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai trong

thời kỳ mực nƣớc biển dâng chậm từ 7 ngàn năm trở lại đây. Miền này có khuynh

hƣớng lún chìm chung do quá trình tách dãn nền móng đá cổ và do lún bởi co rút

thoát nƣớc tự nhiên của bản thân lớp trầm tích trẻ.

Cấp phân vị nhỏ nhất là cấp vùng, Nam Bộ có 11 vùng. Miền ĐNB chia làm 3

vùng dựa vào chỉ tiêu kiến tạo – địa mạo. Trong khi đó, miền TNB gồm có 8 vùng

dựa vào chỉ tiêu kiến tạo – địa mạo và chỉ tiêu phân hóa giữa biển và đất liền: gồm

có 6 vùng trong đất liền và hai vùng biển đảo ven bờ. Đặc điểm của 11 vùng này

đƣợc phân tích cụ thể, chi tiết (mục 2.5)

Bảng 2.4. Hệ thống đơn vị phân vùng ĐLTN Nam Bộ

Nam Bộ (phụ đới Nam) –

gió mùa Tây Nam khô,

không có mùa đông lạnh

Vùng Ký

hiệu

I. Miền Đông Nam Bộ 1. Vùng đồi đất cao Bình Dƣơng – Bình Phƣớc –

Đồng Nai

I.1

2. Vùng thềm phù sa cổ Tây Ninh – TPHCM –

Đồng Nai

I.2

3. Vùng ven biển Đông Nam Bộ I.3

II. Miền Tây Nam Bộ 4. Vùng Đồng Tháp Mƣời II.1

5. Vùng đồng bằng châu thổ sông Tiền sông Hậu II.2

6. Vùng ven biển sông Tiền sông Hậu II.3

7. Vùng tứ giác Long Xuyên II.4

8. Vùng trũng Tây sông Hậu II.5

9. Vùng bán đảo Cà Mau II.6

10. Vùng biển đảo vịnh Thái Lan II.7

11. Vùng biển đảo bờ Đông TNB II.8

Page 93: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

83

Page 94: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

84

2.5. Phân hóa các vùng Địa lý tự nhiên, TNDL, ĐKSKH Nam Bộ

Kết quả phân tích đạ c điểm tự nhiên, điều kiẹ n SKH và TNDL từng vùng

dựa trên kết quả phân tích, tổng hợp các tài liẹ u, kết quả thực địa và kết quả tích

hợp, chồng xếp các bản đồ thành phần. Kết quả phân tích là co sở cho viẹ c đánh

giá và xây dựng định hu ớng khai thác lãnh thổ cho PTDL.

2.5.1. Vùng đồi đất cao Bình Dương – Bình Phước – Đồng Nai [I.1]

Vùng phân bố thành hai dải lớn, dải lớn nhất tập trung quanh Phƣớc Hòa,

Phƣớc Bình lan xuống gần tận Phƣớc Vĩnh ở phía nam và Lộc Ninh, An Lộc ở phía

tây, dải thứ hai tập trung xung quanh Xuân Lộc từ trung lƣu sông Đồng Nai xuống

đến tận Long Điền ở Bà Rịa. Đây là những vùng đất phì nhiêu nhất ở ĐNB: các

“đồn điền” cao su tạo ra một cảnh quan nhân tạo thật đặc biệt, với những hàng cây

đứng ngay hàng thẳng lối, tuy phân bố lốm đốm, nhiều “đồn điền” và vƣờn cây ăn

quả quý. Trong vùng có 4 khoanh vi SKH: IAa, IBc, IIAa, IIIAa. Khí hậu nhiệt đới

ẩm hai mùa khô và mùa mƣa, mùa khô thể hiện rất rõ nét. Khí hậu vùng này không

khác biệt mấy so với khí hậu của TPHCM, tuy nhiệt độ có thấp hơn chút ít do ảnh

hƣởng của độ cao và biểu hiện của mùa khô r nét hơn, độ dài mùa khô trung bình –

dài khoảng 4-5 tháng. Địa hình đa dạng, từ thung lũng đến bề mặt lƣợn thành những

lƣng sóng rộng rãi, những chóp lửa đỉnh núi granit, các núi lửa mang hình chóp nón

đỉnh bằng. Lớp phủ thực vật rừng giàu nhƣng rừng rậm đang ngày càng thu hẹp, chỉ

ở Đông Bắc vùng. Tóm lại, vùng này có thể khai thác DLTQ, đặc biệt vào mùa khô

cảnh quan rừng khộp tạo nên khung cảnh rất đẹp thu hút được du khách. Bên cạnh

đó vào tháng VI, VII, VIII mặc dù vào mùa mưa nhưng ở đây lại là mùa thu hoạch

nhiều loại cây ăn trái, có thể kết hợp phát triển DLST, miệt vườn hoặc du lịch

homestay. Đặc điểm địa hình chia cắt có nhiều thác ghềnh và các núi lửa đã tắt ở

Xuân Lộc – Gia Kiệm có thể phục vụ cho DLTQ leo núi, cảnh quan rừng rụng lá

theo mùa và mùa khô kéo dài là điều kiện cho DLTQ tự nhiên.

2.5.2. Vùng thềm phù sa cổ Tây Ninh – TPHCM – Đồng Nai [I.2]

Đây là vùng phát triển rộng rãi nhất của các bậc thềm, bao gồm phù sa cũ của

sông Cửu Long, phù sa mới hơn nằm phủ lên trên của các sông Đồng Nai, sông Sài

Gòn, các nhánh sông khác. Nhìn chung, toàn bộ vùng nhƣ một bán bình nguyên có

bề mặt nghiêng về phía nam độ cao trung bình từ 15 đến 100m. Vùng thuộc các

khoanh vi SKH IAa, IBb, IBc, ICb, ICc, với nền nhiệt rất nóng trung bình khoảng

Page 95: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

85

>26ºC, lƣợng mƣa dao động từ khoảng 2000 -2200mm (mƣa nhiều), một số nơi địa

hình khuất mƣa ít dƣới <1500mm, mùa khô trung bình từ 3 - 4 tháng.

Về mặt phát sinh, dải đất xám là phù sa cũ tuổi Pleixtocen của sông Cửu Long,

hƣớng Tây Bắc – Đông Nam tạo những làn sóng đồi dài và những thung lũng rộng

thoải. Khu vực địa hình bằng phẳng nhất là Tây Ninh, các điểm cao nhất nằm ở biên

giới Việt - Campuchia cũng chỉ đạt đến 30 – 40m, ở quanh Bàu Có là 20 -25m.

Riêng có núi Bà Đen 986m, một khối hoa cƣơng đồ sộ nhất ở rìa phía nam. Chiều

sâu của các thung lũng chỉ thấp hơn bề mặt bậc thềm chừng 10m. Ở nhiều nơi trong

tầng đất sâu vài m, có những lớp đá ong dày. Khu vực phía đông có mạng lƣới sông

suối tƣơng đối dày, tạo nhiều thung lũng rộng và sâu đến vài chục m, làm cho địa

hình nhấp nhô lƣợn sóng. Cũng nhƣ ở khu vực Tây Ninh, dƣới sâu 1m thấy có tầng

đá ong chứa từ 30 đến 60% sắt. Thực vật tự nhiên phân hóa rõ rệt: trên đất cao là

những rừng cây họ Dầu và cây bụi, còn trên những dải trũng là những thảm cỏ cao

ẩm ƣớt và xanh quanh năm, hoặc cây thủy sinh lớn. Địa hình đồi lượn sóng với

những dải rừng cây họ Dầu và bụi tạo nên những cung đường uốn lượn, vào mùa

khô chuyển sắc vàng là nét đặc trưng thu hút DK, các nhiếp ảnh gia thường chọn

khu vực này để DL mạo hiểm, tham quan, leo núi hoặc kết hợp DLVH

2.5.3. Vùng ven biển Đông Nam Bộ [I.3]

Kiểu địa hình đồng bằng duyên hải ven biển ĐNB dài 125km. Từ Bình Châu

đến Phƣớc Hải chỉ là những cồn cát trắng, từng quãng bị ngắt bởi các vách đá chịu

sự mài mòn của sóng biển. Vũng Tàu có 42 km bờ biển bao quanh, có núi Lớn (núi

Tƣơng Kỳ) cao 245 m và núi Nhỏ (núi Tao Phùng) cao 170 m. Trên núi lớn có Hồ

Mây là một hồ nƣớc ngọt lớn và rừng nguyên sinh. Ở phía Tây Vũng Tàu là những

vụng biển nhỏ ăn vào đất liền, nằm trong khu vực bóng sóng đang đƣợc bồi tụ bùn

và sét nên thuận lợi cho RNM phát triển. Vùng nằm trong phạm vi SKH IBc, ICb,

ICc. Với nền nhiệt độ chung rất nóng trung bình >26ºC, lƣợng mƣa vừa 1900mm,

có nơi ít chỉ 1500mm, tuy nhiên do thành phố đƣợc bao bọc bởi biển, các cánh rừng

nguyên sinh, các ngọn núi cao, ngoài ra còn có sông và nhiều hồ nƣớc lớn giúp khí

hậu nơi đây quanh năm mát mẻ ôn hòa, trong thành phố có rất nhiều cây xanh và

hoa đƣợc trồng ở mọi nơi, số ngày mƣa ít chủ yếu (<140 ngày) RTL cho hoạt động

DL. Huyện Xuyên Mộc còn có suối nƣớc nóng Bình Châu nổi tiếng cả nƣớc, có

nhiều khoáng chất, xông hơi, tắm, ngâm chân, chữa bệnh rất tốt. Những đặc điểm

Page 96: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

86

trên giúp cho Vũng Tàu – TPHCM là một vùng thu hút lượng lớn khách du lịch

hàng năm, các hình thức du lịch đa dạng và phong phú: DLTQ, giải trí tại TPHCM,

du lịch biển với nhiều hình thức đa dạng như nghỉ dưỡng, thể thao, lặn biển, nghiên

cứu sinh thái biển, ngoài ra còn kết hợp với leo núi ở Hồ Mây, về nguồn ở các khu

di tích như di tích Minh Đạm, Long Phước, núi Dinh.

2.5.4. Vùng Đồng Tháp Mười [II.1]

Vùng Đồng Tháp Mƣời bao gồm các huyện phía bắc của tỉnh Đồng Tháp

(Tam Nông, Tháp Mƣời, Tân Hồng) và các huyện phía Tây của tỉnh Long An (Đức

Huệ, Mộc Hoá, Tân Hƣng, Thạnh Hoá, Thủ Thừa), thêm một khu vực nhỏ ở phía

Tây Bắc tỉnh Tiền Giang (huyện Tân Phƣớc). Kiểu địa hình đồng trũng với các gò

đất cao, diện tích tổng cộng lên tới 4560km², hoàn toàn bị ngập vào mùa lũ. Vào

mùa khô, đây là vùng cỏ lá và lau sậy điển hình, vào mùa mƣa thì nƣớc từ các sông

tràn qua bờ làm vùng trũng ngập sâu đến 2-3m, biến cả vùng thành hồ lớn, trên đó

nổi chơ vơ những gò sao, bụi tràm. Về mặt địa chất, Đồng Tháp Mƣời đƣợc tạo

thành trong phân đại Đệ Tứ. Quá trình tạo thành hoàn tất sau thời kỳ Hậu Pleistocen

cách nay 8,000 năm. Nền trầm tích Pleistocen với các vật liệu phù sa cổ không đồng

đều đƣợc phủ lên bằng vật liệu mới của trầm tích Holocen. Đặc biệt, ở Mỹ An, có

gò đất cao tới 6 m, có ngôi tháp cổ 10 tầng –Tháp Mƣời- di tích văn minh Phù Nam.

Nơi đây RTL để PTDL tâm linh, DLVH. Đồng Tháp Mƣời có hai cảnh quan chính:

cảnh quan phù sa cổ ở rìa và cảnh quan bồn trũng. Cảnh quan bậc thềm phù sa cổ ở

rìa phân bố ở các huyện Vĩnh Hƣng, Mộc Hoá, Đức Huệ, Đức Hoà của tỉnh Long

An. Bao gồm có những gò đất cao nằm rải rác giữa những bãi lầy thấp - cấu tạo bởi

cát và sét nặng có màu xám nhạt, hình thành từ nguồn gốc trầm tích sông biển

Pleistocen (am QIII2). Cảnh quan bồn trũng chiếm diện tích lớn nhất vùng, có độ cao

từ 0,5 đến 1m, đƣợc cấu tạo chủ yếu bằng đất phèn nặng do bồi tụ sau gờ của sông

Tiền và các sông Vàm Cỏ. Nƣớc tháo từ khu vực đất phèn nặng (pirit tích tụ ) có độ

chua rất cao (độ pH từ 2,5 -3). Trong vùng trũng này chỉ có một dòng chảy nhỏ là

sông Cái Cót. Các sông cùng với kênh rạch quanh năm nƣớc đục nhƣ bùn, chảy

chậm. Vùng có 5 loại SKH: IBb, ICb, ICc, IDb, IDd. Với đặc điểm lƣợng mƣa thấp

hơn so với các vùng khác trung bình chỉ 1500mm/năm, có nơi lƣợng mƣa rất ít

<1300mm, nhiệt độ trung bình rất cao 26ºC, số ngày mƣa vừa đến rất ít từ 120 ngày

đến <140 ngày. HST rừng tràm phổ biến, vùng có KBT đất ngập nƣớc Láng Sen,

Page 97: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

87

VQG Tràm Chim. Khu rừng tràm ngập phèn bị phá hủy nhiều, phân tán, hiện nay

còn 46,300 ha. Các loài sen–súng cùng các loài thực vật thủy sinh khác chiếm ƣu

thế. Đặc điểm cảnh quan thu hút du khách với LHDL sông nước, sinh thái và tham

quan, một số nhà khoa học còn đến đây để tham quan, nghiên cứu.

2.5.5. Vùng đồng bằng châu thổ sông Tiền sông Hậu [II.2]

Kiểu địa hình đồng bằng ven sông, bằng phẳng, độ dốc thấp. Vùng là tập hợp

của các cảnh tƣớng, bao gồm đảo giữa sông, bãi bồi và gờ sông, đồng bằng sau gờ

sông và đồng trũng ở xa sông. Bãi bồi ven sông có thành phần vật chất gồm cát mịn

hoặc bùn sét, đƣợc bồi tụ trong phạm vi của lòng sông, bị ngập nƣớc vào mùa mƣa.

Thực vật tự nhiên mọc trong bãi bồi đều là thực vật ƣa nƣớc. Đất ở đây mới hình

thành trên các bãi bổi. Các gờ sông đều là những dải đất cao có thành phần cơ giới

nhẹ, thoát nƣớc, có sƣờn không đối xứng: thoải về phía trong đồng và dốc hơn ở

phía bãi bồi - là những khu vực đông dân cƣ. Cảnh quan tự nhiên đã bị thay đổi

nhiều: phổ biến nhà cửa, ruộng vƣờn, cây ăn quả và cây công nghiệp chùa chiền.

Các gờ sông đổ thoải xuống đồng bằng, khoảng 2 – 3 cm/km. Hiện tƣợng quyết

định nhịp sống và hoạt động sản xuất của vùng là chế độ nƣớc lũ. Vào mùa mƣa, lũ

lên cao vƣợt quá lƣu lƣợng trung bình mùa cạn đến hơn 3 lần, tràn vào đồng vào

tháng 8, mực nƣớc lên khoảng 3-5cm/ngày, đến tháng 10 thì nƣớc đứng. Lũ rút

nhanh trong vòng một tháng sau đó. Trên địa hình cao nhƣ ở gờ sông, nƣớc chỉ

ngập sâu nhất khoảng 0,5 m, kéo dài khoảng 3 tháng, trong khi ở các khu vực thấp,

nƣớc có thể ngập sâu 1 -2m, thời gian ngập lũ cũng dài hơn, khoảng 5 – 6 tháng nên

khi quy hoạch phát triển DL cần chú ý đến hiện tƣợng này, biến nó thành lợi thế

vùng. Vùng có 8 loại SKH: IAb, IBa, IBb(2)

,ICb, ICc, IDb, IDd. Nhiệt độ trung bình

>26ºC nhƣng lƣợng mƣa phân bố không đều trong vùng. Nửa phía bắc của vùng

nằm trong dải ít mƣa nhất của TNB, lƣợng mƣa trung bình năm chỉ khoảng 1400

đến 1500mm, nửa phía tây lại có lƣợng mƣa cao hơn, từ 1500 đến 1750mm/năm.

PTDL sông nước, khai thác các đặc sản mùa lũ như cá linh, điên điển...Đặc điểm

trên là nét độc đáo cho du lịch vùng , kết hợp với tham quan sông nước, thuận lợi

cho các buổi picnic hoặc là lựa chọn thích hợp cho các trường tổ chức dã ngoại

thực tế cho học sinh.

Page 98: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

88

2.5.6. Vùng ven biển sông Tiền sông Hậu [II.3]

Đây là vùng của các cửa sông, là nơi diễn ra các cuộc đấu tranh hằng ngày

giữa các nhân tố sông và nhân tố biển. Vùng đất mặn ven biển ngập nông, gồm các

huyện duyên hải của các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long và Hậu

Giang. Vùng nằm trong phạm vi 4 loại SKH IBa, IBb (2), ICb, ICc. Toàn vùng có

lƣợng mƣa vừa, mƣa ít, từ 1300 đến 1750mm, riêng khu vực Sóc Trăng từ 1750 đến

2000mm. Mùa khô ở đây kéo dài 5 tháng, từ tháng XII đến tháng IV, trong đó có 03

tháng hạn (các tháng I, II, III). Tác động của dòng chảy còn lan ra mãi đến đới biển

ven bờ mà giới hạn đến độ sâu 15 – 20m. Lƣu lƣợng trên các sông cũng đạt giá trị

thấp nhất vào các tháng mùa khô, làm cho mặn có điều kiện tiến sâu vào đất liền.

Vấn đề hạn trong mùa khô (do đó có mặn nhiều) là khó khăn lớn. Có thể phân biệt

ra hai cảnh quan chủ yếu: cảnh quan các cồn cát duyên hải và cảnh quan bãi triều.

Cảnh quan đồng bằng và cồn cát duyên hải khác với cảnh quan bãi triều là ở chỗ

không bị ngập triều hàng ngày. Đồng bằng là các bãi phù sa giữa các cồn cát duyên

hải, nằm cao hơn mực nƣớc triều cao hàng ngày (khoảng 3m). Địa hình bằng phẳng

gần nhƣ hoàn toàn bị cắt quãng bởi các đê ngăn mặn nhân tạo. Đất của các bãi cồn

này gồm chủ yếu sét vô cơ dẻo quánh nằm trên tầng đất sét hữu cơ dày. Nƣớc ngầm

có hàm lƣợng muối thay đổi, từ 0,11g/l, đến 3,1g/l Cl. Có nơi xuất hiện đất phèn –

mặn, càng xuống dƣới sâu tính chất phèn càng tăng. Các cồn cát duyên hải là dạng

địa hình đặc sắc nhất của cảnh quan. Các cồn cát này phát triển nhiều nhất ở các

huyện duyên hải (huyện Trà Cú): có đến 28 – 30 dải cồn song song với nhau. Thông

thƣờng làng mạc tập trung trên các cồn con các dải đất gian cồn làm lúa (trồng vƣờn

quả). Cảnh quan bãi triều viền toàn bộ bờ biển với đặc điểm nổi bật là bị ngập triều

hằng ngày. Kết hợp với nên đất đƣợc cấu tạo bằng vật liệu mịn, bùn sét, các HST

RNM có điều kiện để phát triển. Tuy nhiên thành phần thực vật thay đổi ở các cửa

sông khác nhau, tùy thuộc lƣu lƣợng nƣớc mùa cạn. Các kênh rạch phát triển thành

phần cây ƣa mặn và ruộng muối. Giới động vật ở các bãi triều rất phong phú. Đới

biển ven bờ có nền đất tƣơng đối bằng phẳng, có nhiều cồn cát ngầm, các thung

lũng sông cổ, giàu về tài nguyên sinh vật nhƣ rong, tảo và cá các loại. Phù sa dạt về

phía tây nam, đến tận mũi Cà Mau. Vùng này cần chú ý khai thác du lịch vào mùa

khô, kết hợp với du lịch tâm linh, văn hóa, đặc biệt tại Sóc Trăng.

Page 99: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

89

2.5.7. Vùng tứ giác Long uyên [II.4]

Cảnh quan thứ nhất trong vùng là một đồng bằng trũng trung bình từ 0,5 -1 m

trên mực nƣớc biển, nằm trong trạng thái đầm lầy. Vận động biển tiến vào thời kỳ

Flandri nâng mực nƣớc biển lên từ 4-5m đã bao phủ toàn bộ vùng.. Trong vùng

cũng có những khu vực đất cao nhƣng chúng nằm ở trung tâm, khó đi lại và không

có ngƣời ở. Đất đai thuộc loại phèn nặng, giàu xác thực vật chƣa bị phân hủy hết,

thành phần cơ giới nặng, độ pH khoảng 3-4. Gần nhƣ toàn cảnh quan nằm trong dải

mƣa lớn nhất của TNB (từ 1.750 đến trên 2.000 mm/năm), mƣa tập trung, kết hợp

với nƣớc tràn từ sông Hậu vào gây ngập úng từ 0,5m đến 1-2m tùy nơi. Trái lại

trong mùa khô (XI – IV), đặc biệt cuối mùa, đất bị phơi ra ngoài trời và nứt nẻ. Các

kênh đào vì thế là yếu tố nổi bật trong cảnh quan vùng này: đây là cảnh quan có

chiều dài kênh đào lớn nhất TNB với tổng chiều dài các kênh lớn (có chiều rộng 20

-30m) lên đến trên 600km, nối liền sông hậu với vịnh Thái Lan, các kênh nhỏ

thƣờng nằm vuông góc với kênh lớn có tổng chiều dài hàng ngàn km. Đây là một

trong các tiềm năng thu hút DK gắn với du lịch sông nước, chèo thuyền trên sông,

tuy nhiên cần chú ý trong công tác quy hoạch du lịch, hạn chế vào những ngày triều

cường mùa lũ sẽ gây nguy hiểm, hoặc phải trang bị kỹ các thiết bị bảo hộ cần thiết

cho DK. Cảnh quan thứ hai – vừa là độc đáo của vùng vừa là của cả đồng bằng châu

thổ - là cảnh quan núi đồi - là khu vực Bảy Núi. Đƣợc cấu tạo bởi đá granit và đá

cát, các núi ở đây có thể có những đỉnh cao 500 -700m, nhƣng gồm các đồi cao và

núi sót là chủ yếu nhƣ núi Ba Thê, núi Sam (200m). Khu vực này nổi tiếng với cảnh

quan đẹp và nhiều chùa chiền, lễ hội lớn của người Kmer, có thể PTDL tâm linh,

văn hóa, kết hợp với DLTQ, DLST, leo núi thám hiểm. Cảnh quan ven biển gồm dải

đất dọc ven vịnh Thái Lan và Hà Tiên đến dƣới Rạch Giá còn đặc sắc hơn với nhiều

khối núi đá vôi, đá granit và đá xâm nhập khác, chạy dài theo bờ biển, xen kẽ là

đồng bằng nhỏ hẹp. Độ cao của các núi này trung bình khoảng 150 -300m nhƣ Hòn

Chông 201m, Mũi Tròn 186m, Mũi Nai 108m,v.v. Đá vôi Hà Tiên có tuổi Devon và

Pecmi, nơi đã bị biến chất thành đá hoa hoặc đolomit hóa. Các khối núi đá vôi còn

thấy ở ngoài bờ biển Hà tiên, nhƣ hòn Phụ Tử, tạo ra quang cảnh Hạ Long thu nhỏ.

Đây là nét đặc sắc riêng làm điểm nhấn khiến khu vực này được mệnh danh là

“Thập vịnh cảnh”, có thể phát triển loại DLTQ, nghiên cứu ở vùng này. Vùng nằm

trong phạm vi 5 loại SKH: IAa, IAb, IBb, ICc, IDb. Vùng nằm trong dải mƣa nhiều

Page 100: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

90

của TNB từ 1750 đến 2000mm/năm, mƣa chủ yếu tập trung vào các tháng mùa hè

(V đến X), mƣa xảy ra chủ yếu dƣới dạng mƣa rào, cƣờng độ lớn. Trong các tháng

khác, lƣợng mƣa tổng chỉ khoảng dƣới 100mm, bằng 5% lƣợng mƣa cả năm.

2.5.8. Vùng trũng Tây sông Hậu [II.5]

Vùng này nằm ở phía Tây Nam của sông Hậu. Bao gồm một số huyện của các

tỉnh Kiên Giang, Sóc Trăng, Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau và các huyện phía tây nam

tỉnh An Giang. Vùng là một bồn trũng do đƣợc vây bọc chung quanh bởi những khu

vực đất cao, làm cho nƣớc không tiêu thoát đƣợc nên gần nhƣ ngập quanh

năm.Vùng nằm trong phạm vi 4 loại SKH IAa, IAb, IBa, IBb. Nền nhiệt độ rất nóng

trung bình khoảng 26°C. Điều đó cũng có lợi là nguồn nƣớc không thiếu lắm trong

mùa khô mặc dù vùng này ít mƣa hơn vùng tứ giác Long Xuyên, lƣợng mƣa vừa

trung bình 1900 mm/năm. Diện tích rộng lớn cũng gây khó khăn cho việc thiết kế

những công trình thủy lợi có hiệu quả, nhất là việc tiêu thoát nƣớc. Quá trình thành

tạo trầm tích có sự tham gia của trầm tích sông, biển, đầm lầy biển Holocen

(aQIV3, amQIV3). Ở đây có các dạng địa hình tƣơng đối khác nhau: dải đất phù sa

ngọt đƣợc bồi đắp phía tây nam sông Hậu tạo các dạng gờ sông, bãi bồi, cồn sông.

Về phía tây có dải đất trũng nổi tiếng là vùng trũng Tây Hậu Giang - đây là bồn

thoát lũ của hệ thống sông Mê Kông ra vịnh Thái Lan làm giảm mực nƣớc ngập ở

vùng hạ châu thổ. Vùng có một mạng lƣới kênh đào nối liền sông Hậu với hai sông

Cái Bè và Cái Lớn. Đất là đất đất phèn nhƣng độ chua nhẹ hơn ở vùng Đồng Tháp

và phù sa mới không nhiều chất hữu cơ. Càng đi về phía đông nam là đất mặn.

Vùng thích hợp du lịch sông nước, DLTQ bưng, điền, kết hợp với tham quan vườn

cây ăn trái ở hai bên bờ sông Hậu, phát triển mô hình chợ nổi trên sông.

2.5.9. Vùng bán đảo Cà Mau [II.6]

Nằm ở phía Tây bán đảo Cà Mau, kiểu địa hình trũng thấp, địa hình cao ở phía

biển, thấp dần về phía nội địa, tạo thành các khu trũng, các đầm lầy, ở phần giữa U

Minh là một bồn trũng với rừng tràm nửa ngập nƣớc lợ, nằm giữa Cà Mau và Rạch

Giá. Vùng nằm trong phạm vi một loại SKH: IAa, nền nhiệt rất nóng >260C có mƣa

rất nhiều dao động từ 2.200 mm – 3.000 mm/năm. Mùa khô ngắn chỉ khoảng 2 -3

tháng, số ngày mƣa nhiều ≥ 160 ngày. Nét độc đáo của vùng này là ít chịu tác động

trực tiếp của hệ thống sông. Cảnh quan là các bãi bùn triều và các đồng lầy nƣớc

mặn ven biển, đồng trũng và đồng bằng nội địa với đất phèn nhẹ, ngập nƣớc lợ vào

Page 101: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

91

mùa mƣa. Hình thành từ trầm tích đầm lầy biển Holocen muộn, trầm tích sông biển

hiện đại. Chế độ thuỷ văn ngập nông đến ngập trung bình, chịu ảnh hƣởng của thuỷ

triều, khả năng thoát nƣớc kém, nhƣng mùa khô lại thiếu nƣớc trầm trọng. Sông Cái

Lớn ở phía tây bắc, sông Gành Hào ở phía đông nam là hai sông lớn dẫn mặn vào

nội địa, nhiều các lạch triều lớn nhỏ. Về HST có rừng tràm U Minh; Sông Cái Tàu

và sông Trèm Trẹm chia đôi khu rừng: phía bắc là U Minh Thƣợng và phần phía

nam là U Minh Hạ. Nền đất là than bùn dày từ 2 đến 5 m, đƣợc cấu tạo bởi xác thực

vật của rừng bên trên. Rừng nguyên sinh dƣới 4.000 ha. Cây tràm là cây thống trị

khu rừng rộng lớn này, có thân cao từ 10 đến 20m. Cá, tôm trong đầm và kinh rạch

đủ loại. Khí hậu tƣơng đối mát mẻ ôn hòa do có biển bao quanh vì vậy mùa DL lí

tƣởng là mùa hè kéo dài từ tháng IV đến tháng IX. LHDL đồng quê, du lịch trải

nghiệm, DLST dựa vào cộng đồng rất có tiềm năng phát triển ở vùng này. DK còn

có thể tham gia vào một số dịch vụ giải trí từ các hộ DL cộng đồng, trải nghiệm

những hoạt động với người dân nơi đây như: xổ vuông bắt tôm, câu cua, cá, đặt lọp

cua, bắt vọp, mò sò.

2.5.10. Vùng biển đảo vịnh Thái Lan [II.7]

Vùng hoàn toàn trên biển với 22 quần đảo và đảo ở ven bờ khá nhiều nhƣ hòn

Minh Hoà, quần đảo Bình Trị trƣớc Hòn Chồng, Hòn Rái, quần đảo Nam Du, quần

đảo An Thới. Trong đó, Phú Quốc là một huyện – quận đảo nằm trong vịnh Thái

Lan. Đảo lớn nhất là Phú Quốc có diện tích 66.000 hecta - lớn nhất của Việt Nam,

cách thị xã Rạch Giá 120 km. Địa hình của đảo Phú Quốc là địa hình núi đƣợc cấu

tạo bằng cát kết và đá phiến. Dải núi Hàm Ninh dài trên 30 km, hình vòng cung

chạy men theo rìa phía đông với những đỉnh khá cao (núi Chúa 603 m, núi Đá Bạc

945 m). Dải Bãi Dài bọc đảo về phía Tây Bắc, cao trung bình 250 -300 m. Tất cả

các núi đâm ra biển những nhánh nhỏ tạo thành các mũi nhƣ mũi Dinh, mũi Cồn

Cỏ, mũi Trâu Nằm, mũi Chùa. Thực vật có nhiều cây họ dầu, sồi dẻ, họ re,.... chiếm

trên 60% diện tích đảo. Các cây họ dầu có kích thƣớc khá lớn nhƣ ở trên đất liền.

Rừng có nhiều lâm sản khác nhƣ song, mây, cây làm thuốc và thú rừng nhƣ khỉ, nai,

heo rừng. Vùng biển quanh đảo giàu về hải sản nhƣ tôm, cá mực, hải sâm, đồi mồi,

nghề cá rất phát đạt. Bắc đảo có dãy rừng nguyên sinh và hệ động thực vật phong

phú cùng vô số bãi biển đẹp. Đông và Nam đảo Phú Quốc là vùng đất thấp đan xen

rừng cấp hai, là nơi tập trung dân cƣ của đảo. Các bãi biển đẹp thu hút nhƣ bãi

Page 102: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

92

Trƣờng, bãi Sao, bãi Khem, Giếng Ngự. Vùng nằm trong 1 loại SKH IAc. Toàn

vùng nằm trong khu vực mƣa nhiều nhất của miền Nam Việt Nam: lƣợng mƣa trung

bình năm 3037mm/năm với 9 tháng có lƣợng mƣa trên 100mm. Điều kiện tự nhiên

và vùng đảo với các bãi biển có các dãy núi đâm ra biển, núi thấp tạo điều kiện cho

phát triển DLTQ, tắm biển, DLND, du lịch khám phá các đảo. Nhiều tour du lịch

khám phá như lặn biển san hô, khám phá rừng nguyên sinh, câu cá, câu mực đêm.

2.5.11. Vùng biển đảo bờ Đông TNB [II.8]

Vùng biển đảo bờ Đông TNB gồm quần đảo Côn Đảo gồm 16 hòn đảo to nhỏ

khác nhau với diện tích chung là 76km² với khoảng 60 000 km² thềm lục địa. Đảo

lớn nhất là Côn Lôn (Sơn) (Côn Đảo) với chủ yếu là đồi và núi: đỉnh cao nhất nằm

ở phía nam là đỉnh Lớn nhô lên đến 690m, các đỉnh khác sàn sàn 400 -500m. Đồng

bằng nằm ở phía đông nam đảo với một thị trấn nhỏ ở ngay sát bờ biển, giới hạn về

phía đông bắc bởi mũi Đất Giốc, phía nam bởi Mũi Đỏ. Bờ biển ở hai mũi l m vào

tạo thành một vụng lớn, tạo điều kiện cho các bãi phù sa biển có thể phát triển. Điều

kiện khí hậu á xích đạo hải dƣơng, với nền nhiệt rất nóng 26ºC và ẩm nhiều, lƣợng

mƣa rất lớn đạt ≥2000mm/năm, số tháng mùa khô dài trung bình từ 4 -5 tháng, số

ngày mƣa nhiều ≥ 160 ngày nên vùng này nằm trong SKH IAa. Rừng mọc um tùm

gồm chủ yếu là Bời Lời và nhiều loại gỗ khác. Giới động vật rất phong phú: chồn,

sóc, khỉ, di chuyển từng đàn trong rừng thƣa, đồng cỏ có hƣu nai. Nhiều loài cá tập

trung quanh Côn Đảo. Hải ba và đồi mồi là những hải sản quý. Đặc điểm tự nhiên

trên giúp phát triển mạnh ngành DLTQ, DLND, tắm biển và kết hợp du lịch khám

phá các cảnh quan rừng.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Nam Bộ có tiềm năng lớn để phát triển DL, có nhiều loại TNDL độc đáo và có

tính đặc trƣng; nhƣ tài nguyên sinh vật có tới 4 KDTSQTG, hàng loạt các VQG, tài

nguyên địa hình có đồng bằng, đồng bằng cổ, núi sót, karst đa dạng, nhiều thắng

cảnh đẹp, các bãi biển cát trắng đạt chất lƣợng cao, mật độ sông ngòi dày, các cù

lao, giồng, bƣng đặc tạo nhiều cảnh đẹp ven sông, hồ, thác nƣớc có ở miền núi tăng

tính hấp dẫn cho TNTN, bên cạnh đó còn có thể kết hợp về mặt không gian và thời

gian giữa các loại tài nguyên để triển khai nhiều LHDL phục vụ khai thác quanh

năm. Nam Bộ là vùng đất có TNDL Văn hóa đa dạng, phong phú nhất về tôn giáo

và tín ngƣỡng nƣớc ta. Toàn Nam Bộ có tới 338 DTLSVH vật thể xếp hạng quốc

Page 103: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

93

gia, trong đó có 13 DTLSVH đƣợc xếp loại quốc gia đặc biệt, 301 làng nghề truyền

thống, rất nhiều lễ hội đƣợc tổ chức quanh năm, riêng TNB có tới 1.237 lễ hội, với

nhiều loại hình nhƣ lễ hội lịch sử, lễ hội tín ngƣỡng, tôn giáo và lễ hội dân gian diễn

ra quanh năm. Nền văn hóa đặc trƣng đồng bằng sông nƣớc và sự tiếp biến các yếu

tố văn hoá của ngƣời Chăm, ngƣời Khmer, ngƣời Hoa vào văn hoá Việt trong vùng

với 1 Di sản văn hóa phi vật thể thế giới là đờn ca tài tử Nam Bộ.

Nam Bộ có kiểu khí hậu nhiệt đới - cận xích đạo gió mùa nóng và ẩm, có bức

xạ Mặt trời lớn, số giờ nắng nhiều (1.892-2.646 giờ/năm); tốc độ gió 2-3m/s thuộc

loại tốt đến rất tốt cho sức khỏe con ngƣời; nhiệt độ trung bình năm cao từ 26,1 –

28,10C, biên độ nhiệt năm thấp < 6

0C; Nam Bộ có lƣợng mƣa khá dồi dào dao động

1285-2446mm/năm nhƣng chủ yếu là mƣa rào mau tạnh; Nam Bộ có hạn bà chằn,

7-10 đợt không mƣa liên tục 5 ngày, 4-6 đợt không mƣa liên tục 7 ngày tạo thời tiết

khô ráo, thuận lợi cho DL nhiều tháng trong năm. Nghiên cứu sự phân hoá của khí

hậu Nam Bộ, vận dụng các kết quả nghiên cứu về phân loại SKH đã thực hiện ở

Việt Nam [43], NCS đã xây dựng hệ chỉ tiêu và bản đồ phân loại SKH du lịch Nam

Bộ (tỷ lệ 1:250.000). Kết quả trên lãnh thổ Nam Bộ xác định đƣợc 12 loại SKH

khác nhau với những đặc điểm SKH không giống nhau và mức độ phù hợp với các

LHDL cũng khác nhau. Đánh giá tài nguyên SKH qua chỉ số TCI cho thấy: tuy CTI

trung bình năm ở Nam Bộ chủ yếu nằm trong khoảng 40- 55 (ngƣỡng chấp nhận

đƣợc đến tƣơng đối tốt), tuy nhiên thời kỳ khí hậu DL tốt đến rất tốt (CTI ≈ 60-80)

lại là các tháng XII – III, chính là mùa khô ở Nam Bộ; Đặc biệt biến trình năm của

CTI cũng cho thấy trên toàn vùng Vũng tàu chẳng những có CTI cao nhất Nam Bộ

mà thời gian có chỉ số này tốt – rất tốt cho DL cũng dài hơn, từ tháng XI năm trƣớc

tới hết tháng IV năm sau, trong đó tháng I là tháng có chỉ số này cao nhất (>80) –

đạt mức tuyệt với cho PTDL.

Phân tích đặc điểm tự nhiên Nam Bộ, vận dụng kết quả nghiên cứu về phân

vùng ĐLTN của các tác giả trong và ngoài nƣớc, kế thừa phân vùng địa lý tự nhiên

Việt Nam của Phạm Hoàng Hải - Nguyễn Thƣợng Hùng - Nguyễn Ngọc Khánh

(1997, [28]), hệ thống phân vùng Nam Bộ đƣợc phân chia theo 3 cấp: Đới miền

vùng. Kết quả phân vùng lãnh thổ Nam Bộ (đới Nam Bộ) cho thấy có 2 miền là

ĐNB và TNB, 11 vùng, bản đồ phân vùng ĐLTN Nam Bộ, tỉ lệ 1:250.000 (bản đồ

9) cùng với chú giải đã cho thấy những khác biệt cơ bản giữa các vùng ĐLTN.

Page 104: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

94

CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN DU LỊCH,

ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU CHO CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH NAM BỘ

3.1. Cơ sở lựa chọn đánh giá một số loại h nh du lịch ở Nam bộ

Sự phong phú và đa dạng của TNDL và sự thuạ n lợi về ĐKSKH là co sở,

tiền đề cho tổ chức, triển khai nhiều LHDL. Tuy nhiên, trong phạm vi luạ n án chỉ

đánh giá cho mọ t số LHDL tiêu biểu, phụ thuọ c nhiều vào yếu tố tài nguyên và

có tính bền vững. Co sở để lựa chọn mọ t số LHDL nhu sau: +Tiềm na ng về

TNDL với những giá trị đạ c sắc, thể hiẹ n tính đạ c thù, đọ c đáo và ĐKSKH

thuạ n lợi cho viẹ c tổ chức các LHDL. Xuất phát từ vai trò của TNDL, các khu

vực đa dạng về TNDL, trong đó có những TNDL đạ c sắc và đọ c đáo là điều

kiẹ n thuạ n lợi cho phát triển đa dạng các LHDL, từ đó tạo nên những sản phẩm

du lịch đọ c đáo riêng cho từng khu vực. + Hiẹ n trạng khai thác TNDL, các

LHDL đang đu ợc khai thác trên thực tế của khu vực nghiên cứu. +Xác định

LHDL dựa vào định hu ớng PTDL của địa phu o ng, vùng lãnh thổ. Các chiến

lu ợc và định hu ớng của địa phu o ng trong phát triển các LHDL và các sản

phẩm du lịch là co sở quan trọng để lựa chọn các LHDL cho phù hợp. + Dựa vào

nhu cầu và xu hu ớng PTDL trong tu o ng lai, đạ c biẹ t là các LHDL mang

tính bền vững, thân thiẹ n với môi tru ờng mà thế giới đang hu ớng tới. Mỗi

LHDL đu ợc xuất hiẹ n và khai thác để tạo nên xác sản phẩm du lịch đều phải

dựa trên nhu cầu của DK. Mạ t khác, trong xu thế hiẹ n nay, viẹ c phát triển các

ngành kinh tế cần dựa trên quan điểm phát triển bền vững. Do vạ y, những LHDL

thân thiẹ n với môi tru ờng, có tính giáo dục cao sẽ là những LHDL phát triển cần

hu ớng tới trong tu o ng lai. Từ các co sở trên, kết hợp với khuôn khổ của

luạ n án, những LHDL đu ợc lựa chọn để đánh giá gồm: 1) Du lịch tham quan tự

nhiên (DLTQ); 2) Du lịch nghỉ dưỡng (DLND): 3) Du lịch sinh thái (DLST); 4) Du

lịch văn hóa (DLVH). Đây là những LHDL có tính bền vững, ít tổn hại đến môi

tru ờng, mang thế mạnh lâu dài và đặc sắc riêng cho vùng, đạ c biẹ t mọ t số

LHDL còn mang tính giáo dục cao, đảm bảo những yêu cầu của phát triển DL.

3.2. Đánh giá TNDL cho một số loại h nh du lịch Nam Bộ

Page 105: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

95

3.2.1. Đánh giá tài nguyên du lịch cho phát triển du lịch tham quan

Du lịch tham quan chủ yếu đƣợc diễn ra ở những khu vực có phong cảnh đẹp,

địa hình đa dạng và độc đáo, sinh vật đa dạng, ĐKSKH thuận lợi. NCS xác định

đánh giá trên 4 tiêu chí: thắng cảnh, địa hình, sinh vật, ĐKSKH

3.2.1.1. Xây dựng thang đánh giá cho du lịch tham quan

a. Tiêu chí thắng cảnh

Một khu vực đƣợc coi là thắng cảnh phải hội tụ bởi nhiều yếu tố của địa hình,

khí hậu, thủy văn, sinh vật trong một phạm vi không gian hẹp tạo nên độ hấp dẫn

lớn đối với DK. Cơ sở quan trọng và tiêu chí đánh giá cho phát triển DLTQ là độ

hấp dẫn của thắng cảnh đó. Độ hấp dẫn của thắng cảnh đƣợc thể hiện qua các yếu tố

nhƣ: mức độ tập trung, tính đa dạng, tính độc đáo, giá trị du lịch và sức chứa của

thắng cảnh. Nhƣ vậy, tiêu chí thắng cảnh cho phát triển DLTQ, các chỉ tiêu, mức

đánh giá và thang điểm nhƣ sau

Bảng 3.1. Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của tiêu chí thắng cảnh cho DLTQ

Chỉ tiêu

(Đặc điểm thắng cảnh theo từng vùng) Mức đánh

giá

Điểm

đánh giá

Thắng cảnh đa dạng, độc đáo, mật độ tập trung cao, có giá trị

cấp quốc tế. Đặc biệt có chứa các DTLS - VH có ý nghĩa quốc

gia đặc biệt.

RTL 4

Thắng cảnh đa dạng, độc đáo, có giá trị cấp quốc gia. Có chứa

các DTLS - VH cấp quốc gia. TL 3

Thắng cảnh đẹp, tƣơng đối phong phú, mức độ tập trung ít, có

giá trị cấp tỉnh. TĐTL 2

Dƣới 2 thắng cảnh và chỉ mang ý nghĩa địa phƣơng ITL 1

b. Tiêu chí địa hình

Địa hình tác động rất lớn đến tất cả các LHDL. Trong DLTQ, các kiểu, dạng

địa hình với những hình thái khác nhau sẽ mang lại những giá trị khác nhau. Một số

kiểu dạng địa hình đặc biệt (địa hình bờ biển, địa hình Karst, các khu vực đồi)

thƣờng có giá trị lớn đối với DLTQ. Mặt khác, địa hình không chỉ là yếu tố tạo nên

cảnh quan thông qua hình thái địa hình mà còn tác động đến quá trình di chuyển của

DK đến điểm tham quan và việc xây dựng các công trình DL. Theo các nghiên cứu,

khu vực sƣờn dốc trên 350

xảy ra các hiện tƣợng trƣợt lở, 120 là độ dốc giới hạn, độ

dốc khủng hoảng [86]. Việc đi lại tham quan của DK có thể bằng nhiều hình thức

nhƣ di chuyển bằng đƣờng bộ, đƣờng thủy với các phƣơng tiện khác nhau nhƣ: đi

bộ, ôtô, xe máy, xe đạp, tàu thuyền…thậm chí bằng cáp treo. Trên thực tế, những

khu vực có địa hình bằng phẳng, độ dốc thấp RTL cho quá trình triển khai các hoạt

Page 106: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

96

động di chuyển và ngƣợc lại. Nhƣ vậy, những vùng có nhiều kiểu dạng địa hình đặc

biệt, độ dốc địa hình thấp là điều kiện thuận lợi cho khai thác và triển khai DLTQ.

Trong tiêu chí địa hình phục vụ phát triển DLTQ, các chỉ tiêu, mức độ đánh giá và

điểm đánh giá đƣợc lựa chọn nhƣ sau (bảng 3.2)

Bảng 3.2. Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của tiêu chí địa hình cho DLTQ

Chỉ tiêu

(Đặc điểm địa hình theo vùng) Mức

đánh giá

Điểm

đánh giá

Kiểu địa hình đặc biệt (bờ biển, địa hình karst, địa hình đảo, với

những dạng địa hình có giá trị cho PTDL), độ dốc dƣới 40 (trừ địa

hình karst)

RTL 4

Kiểu địa hình đồng bằng, đồi có trên 3 dạng địa hình* có giá trị

cho PTDL TL 3

Kiểu địa hình đồng bằng, đồi có độ dốc từ 8 -150, có dƣới 3 dạng

địa hình* có giá trị cho PTDL TĐTL 2

Kiểu địa hình núi thấp có độ dốc trên 150 hoặc đồng bằng, chỉ có 1

dạng địa hình* có giá trị cho PTDL ITL 1

Dạng địa hình*: núi, hồ chứa, thác, ghềnh, suối, cù lao, bãi biển,

c. Tiêu chí sinh vật

Trong các thành phần tự nhiên, sinh vật là yếu tố đóng vai trò quan trọng cấu

thành nên sức hấp dẫn của điểm DL. Thảm thực vật phong phú, độc đáo và điển

hình; có các loài đặc hữu, đặc trƣng quý hiếm; có những loài là đặc sản phục vụ nhu

cầu của DK là những tiêu chí quan trọng để đánh giá tài nguyên sinh vật cho phát

triển một số LHDL nói chung và DLTQ nói riêng. Nhƣ vậy, trong tiêu chí sinh vật

đánh giá cho DLTQ, chỉ tiêu, mức độ đánh giá và điểm đánh giá đƣợc xác định nhƣ

sau (bảng 3.3)

Bảng 3.3. Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của tiêu chí sinh vật cho DLTQ

Chỉ tiêu

(Các kiểu thảm, hệ sinh thái theo từng vùng) Mức

đánh giá

Điểm

đánh giá

Vùng có thảm rừng nhiệt đới thƣờng xanh, nơi chứa VQG hoặc

trên 2 khu bảo tồn*, có trên 5 hiện diện của sinh vật đặc hữu hoặc

quý hiếm

RTL 4

Vùng có thảm rừng nhiệt đới thƣờng xanh, có chứa 1-2 khu bảo

tồn*, có từ 3 -5 hiện diện của sinh vật đặc hữu hoặc quý hiếm TL 3

Vùng có các cây bụi, trảng cỏ, có 1-3 hiện diện của sinh vật đặc

hữu hoặc quý hiếm TĐTL 2

Vùng có các kiểu thảm thực vật nông nghiệp, không có sinh vật

đặc hữu hoặc quý hiếm ITL 1

*Bao gồm: Các KBT, KDTSQ, Ramsa, KBT (Thiên nhiên, loài, sinh cảnh)

Các chỉ tiêu, mức độ đánh giá và điểm đánh giá đƣợc xác định dựa trên cơ sở

hiện trạng tài nguyên rừng, các ý kiến chuyên gia, DK và trên cơ sở khảo sát thực tế

tại các điểm DL đang khai thác.

Page 107: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

97

d. Tiêu chí SKH

Hoạt động tham quan thƣờng diễn ra chủ yếu ở ngoài trời nên phụ thuộc nhiều

vào điều kiện thời tiết. ĐKSKH thuận lợi nhất cho tham quan là trời quang mây và

không mƣa. Nhƣ vậy, trong 3 tiêu chí phân loại SKH, tiêu chí số ngày mưa đóng vai

trò quan trọng, thứ đến là yếu tố lượng mưa và nhiệt độ. Để xác định mức độ thuận

lợi của 12 loại SKH cho phát triển DLTQ, NCS đánh giá cho từng yếu tố SKH dựa

trên các chỉ tiêu đã xác định bằng phƣơng pháp thang điểm có trọng số (điểm từ 1

đến 3 ứng với các mức từ ITL đến RTL). Dựa trên ý kiến chuyên gia, khảo sát thực

địa và đặc điểm các loại SKH, điểm đánh giá theo các chỉ tiêu của từng yếu tố SKH

đƣợc xác định. Trọng số của từng yếu tố SKH đƣợc xác định theo phƣơng pháp ma

trận tam giác (phụ lục 5.5)

Bảng 3.4. Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của các loại SKH cho DLTQ

Các chỉ tiêu sinh khí hậu

Mức đánh

giá Điểm Số ngày mƣa

Nhiệt độ trung

b nh năm

Lƣợng mƣa trung

b nh năm

Trọng số 0.42 Trọng số 0.29 Trọng số 0.29

c,d III C,D RTL 3

b II B TL 2

a I A ITL 1

Trên cơ sở điểm trung bình cộng của từng loại SKH (phụ lục 6.2), NCS phân

chia mức độ TL của các loại SKH cho DLTQ ở 4 mức đánh giá. Bên cạnh đó, đánh

giá ĐKSKH cho DLTQ cần xác định thời gian TL (số ngày) triển khai hoạt động

DL. Số ngày thuận lợi đƣợc xác định bằng tổng quỹ thời gian trong một năm trừ đi

những ngày có điều kiện SKH không thuận lợi (số ngày mƣa, ngày dông, bão, ngày

sƣơng mù). Dựa vào kết quả tính toán mức độ và thang điểm đánh giá của tiêu chí

SKH cho triển khai DLTQ (phụ lục 6.1): Diện tích các loại SKH ở các vùng đƣợc

xác định dựa trên kết quả chồng xếp giữa bản đồ SKH và bản đồ phân vùng ĐLTN

(phụ lục 4). Kết quả tính toán (phụ lục 6.3 và 6.4). Vùng I.3 có các loại SKH IDd,

ICc, ICb chiếm 82,92% diện tích nên RTL cho phát triển DLTQ. Các vùng I.2, II.1,

II.2, II.3, II.4, II.8 TL cho DLTQ do có có các loại SKH IDb, ICb, IBb, IAc chiếm

trên 50% diện tích. Vùng I.1 có điều kiện SKH tƣơng đối thuận lợi cho DLTQ.

Vùng II.5, II.6 và II.7 đƣợc đánh giá ITL cho phát triển DLTQ do có các loại SKH

IIIAa, IIAa, IAa, IBa chiếm trên 50% diện tích.

Page 108: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

98

3.2.1.2. Tiến hành đánh giá cho du lịch tham quan

a. Vùng đồi đất cao Bình Dương – Bình Phước – Đồng Nai [I.1]: Về tiêu chí

sinh vật, vùng có nhiều rừng tự nhiên tiêu biểu nhƣ VQG Bù Gia Mập, KDTSQ TG

– VQG Nam Cát Tiên, hệ Ramsa ngập nƣớc Bàu Sấu, v.v. có ý nghĩa tầm cỡ thế

giới, có nhiều thảm thực vật xanh quý hiếm. Bàu Sấu nằm ở phía Nam của VQG

Cát Tiên (Tân Phú, Đồng Nai) - diện tích hơn 2.500 ha vào mùa mƣa. Đây là quê

nhà của cá sấu nƣớc ngọt (xiêm) một loài cá sấu của Việt Nam gần nhƣ đã tuyệt

chủng trƣớc đây. Ở đây có nhiều ghềnh thác, tiêu biểu có thác Mỏ Vẹt, thác Trời,

thác Dựng, thác Bến Cự, thác Giang Điền, v.v. Vùng có kiểu địa hình đồi cao lƣợn

sóng độ cao trung bình 100 đến 250m, xen kẽ những chóp lửa và những đỉnh núi

granit ít bị phong hóa, do đó có nhiều dạng địa hình độc đáo với các núi Bà Rá

(Bình Phƣớc) cao 720m, núi Chứa Chan, hồ Trị An, hồ Thác Mơ, v.v. TL cho phát

triển DLTQ tự nhiên gắn liền với cảnh quan thiên nhiên núi. Trong phạm vi vùng có

4 loại SKH: IAa, IBc, IIAa, IIIAa, với đặc điểm mƣa nhiều, độ dài mùa khô trung

bình nên đối với DLTQ chỉ đánh giá ở mức TĐTL. Kết quả đánh giá các tiêu chí

thắng cảnh, sinh vật ở mức rất thuận lợi, địa hình ở mức thuận lợi, ĐKSKH ở mức

tương đối thuận lợi.

b. Vùng thềm phù sa cổ Tây Ninh – TPHCM – Đồng Nai [I.2] Vùng này có

nhiều rừng tự nhiên đƣợc bảo tồn nhƣ VQG Lò Gò Xa Mát (Tây Ninh) - diện tích

khá lớn 187,65 km2, có địa hình bằng phẳng và độ cao tuyệt đối chỉ 5-10m so với

mực nƣớc biển. Thảm thực vật là rừng bán rụng lá, rừng tràm, ven biên giới

Campuchia là các dải đồng cỏ lác. Rừng tại VQG này có nhiều loài có tên

trong sách đỏ Việt Nam, đặc biệt là vùng chim quan trọng của Việt Nam - sếu đầu

đỏ di cƣ từ TNB về sinh sản tại Campuchia. Bên cạnh đó, VQG này vừa có ý nghĩa

lịch sử là căn cứ cách mạng, vừa là rừng phòng hộ đầu sông Vàm Cỏ. Vùng còn có

nhiều thắng cảnh tự nhiên gắn với cảnh quan và HST hồ nhƣ núi Bà Đen (Tây

Ninh) là danh thắng núi trải rộng 24km2 –nhiều hang động đầy huyền bí nhƣ hang

Hàm Rồng, hang Gió, động Ba Cô, động Thanh Long. Khu vực có nhiều tảng đá

cao, gồ ghề và bí hiểm tạo động lực cho các đoàn du lịch tham quan khám phá. Hồ

Dầu Tiếng (Tây Ninh, Bình Dƣơng) là hồ nhân tạo lớn nhất khu vực Đông Nam Á

với 27.000 ha mặt nƣớc, trong lòng hồ có các đảo nổi có thể xây dựng khu nghỉ

dƣỡng, vui chơi giải trí cho du khách. Bên cạnh đó, rừng lịch sử cạnh hồ là không

Page 109: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

99

gian hùng vĩ thích hợp cho DL dã ngoại tham quan. Phía nam của vùng có các thắng

cảnh nhƣ cù lao Rùa (Bình Dƣơng), cù lao Tân Triều, cù lao Phố (Đồng Nai), cù lao

Phƣớc Thiện (TPHCM), v.v. với điều kiện khí hậu luôn mát mẻ hơn khu vực xung

quanh từ 1 đến 2°C, nhiều cây trái xanh tốt. Vùng thuộc 5 khoanh vi SKH : IAa,

IBb, IBc, ICb, ICc, trong đó các loại SKH IBb, IBc, ICb, ICc chiếm diện tích lớn

nhất 66,35% nên ĐKSKH vùng TL. Kết quả đánh giá 4 tiêu chí thắng cảnh, địa

hình, sinh vật, khí hậu đều ở mức thuận lợi cho phát triển DLTQ.

c. Vùng ven biển Đông Nam Bộ [I.3] Vùng có HST rừng đa dạng nhƣ RNM

Cần Giờ, với diện tích 37.000 ha - là KDTSQ của thế giới đầu tiên ở Việt Nam. Nơi

đây còn trở thành Khu DL trọng điểm quốc gia với nhiều LHDL khám phá hấp dẫn,

tham quan đảo khỉ, rừng đƣớc, đi xuồng cano dọc bờ sông ra cửa biển Cần Giờ.

HST rừng thứ hai là HST núi giáp biển tại Bà Rịa Vũng Tàu - Xuyên Mộc, Đồng

Nai - rừng nguyên sinh Bình Châu – Phƣớc Bửu. Bờ biển dài gần 180km, nhiều bãi

biển đẹp, nƣớc trong thuận lợi cho phát triển DL. Núi Dinh có độ cao khoảng 500m

là ngọn núi cao và độc đáo nhất của tỉnh Vũng Tàu. Ngoài ra còn có suối nƣớc

khoáng Bình Châu với khu sinh thái Bình Châu - với hơn 70 điểm phun lộ thiên,

hình thành hệ thống suối, các hồ lớn nhỏ luôn tỏa nhiệt và bốc hơi, nhiệt độ từ 37ºC

đến 82ºC. Mạch nƣớc dƣới rừng tràm thơm đặc hữu này có chứa silic, hàm lƣợng

nitơ cao, thêm lƣu huỳnh, natri, clo, có tác dụng chữa trị nhiều loại bệnh. Tháng

8/2003 suối nƣớc nóng Bình Châu đã đƣợc Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) công

nhận là 1/65 khu du lịch sinh thái bền vững của 47 quốc gia trên toàn thế giới. Vùng

nằm trong 3 loại SKH IBc, ICb, ICc, có diện tích 82,92% diện tích vùng RTL cho

DLTQ. Nhƣ vậy, có thể thấy trong các vùng, vùng này là sự hội tụ nhiều yếu tố có

giá trị độc đáo và đặc sắc về cảnh quan tự nhiên, đa dạng sinh học cũng nhƣ những

giá trị LSVH. Kết quả đánh giá tất cả các tiêu chí thắng cảnh, địa hình, sinh vật,

khí hậu ở mức rất thuận lợi cho DLTQ.

d. Vùng Đồng Tháp Mười [II.1] Địa hình trũng thấp khá đơn điệu về mặt sinh

cảnh, chủ yếu là rừng ngập nƣớc nội địa, là một vùng đầm lầy ngập nƣớc chịu ảnh

hƣởng trực tiếp chế độ thủy văn của sông Cửu Long, và chịu ngập lũ hàng năm.

Trên bề mặt địa hình không có khu vực thắng cảnh nào đặc sắc nên tiêu chí thắng

cảnh và địa hình kém hấp dẫn. Vùng có nhiều HST đa dạng nhƣ KBT đất ngập

nƣớc Láng Sen, Tân Lập (Long An) với cảnh quan tiêu biểu là các vùng đất ngập

Page 110: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

100

nƣớc theo mùa, nhiều lung, trấp, KBT RAMSA – VQG Tràm Chim (Tam Nông) có

13 loài chim quý hiếm của thế giới. Đặc biệt là một loài chim hạc cao nhất thế giới

sếu đầu đỏ. Rừng Tràm Gáo Giồng (Cao Lãnh). Rừng Tràm Gáo Giồng đƣợc ví nhƣ

Đồng Tháp Mƣời thu nhỏ của miền TNB. Ở đây là sân chim rộng khoảng 35ha với

hơn 15 loài cƣ trú nhƣ cò mỏ vàng, cò ngà, cồng cộc, diệc, vạc, điên điển, trích

mồng đỏ,v.v. Đặc biệt có Nhan Điển (loài chim đã đƣợc vào sách đỏ sắp tuyệt

chủng). Vùng có 5 loại SKH: IBb, ICb, ICc, IDb, IDd. Với đặc điểm lƣợng mƣa

thấp hơn so với các vùng khác chỉ 1500mm/năm, nhiệt độ trung bình năm rất nóng

26ºC nên TL cho DL. Kết quả đánh giá các tiêu chí sinh vật, ĐKSKH ở mức thuận

lợi, nhưng các tiêu chí thắng cảnh, địa hình ở mức ít thuận lợi.

e. Vùng đồng bằng châu thổ sông Tiền sông Hậu [II.2] Là khu vực đồng

bằng ven sông, địa hình bằng phẳng và độ dốc thấp, nhƣng vùng là phần bãi bồi hai

bên bờ sông Tiền và sông Hậu, có mạng lƣới kênh rạch chằng chịt, kênh rạch cũng

là đƣờng phố, ghe xuồng trƣớc kia là phƣơng tiện vận tải chính. Là khu vực có cảnh

quan đảo giữa sông, cảnh quan bãi bồi và gờ sông, cảnh quan đồng bằng sau gờ

sông và cảnh quan đồng trũng ở xa sông. Trên bề mặt địa hình không có các khu

vực thắng cảnh độc đáo, độ hấp dẫn tƣơng đối nên nên đánh giá với DLTQ chỉ ở

mức TĐTL. Thảm thực vật khá đơn điệu chủ yếu chỉ là các đồng lúa và các khu dân

cƣ. Trong vùng chỉ có rừng tràm Xẻo Quýt (Cao Lãnh – Đồng Tháp). Diện tích khá

nhỏ khoảng 50 ha, trong đó có 20 ha rừng tràm nguyên sinh, còn lại là hệ thống

rừng ngập mặn, dây leo. Nơi đây bảo tồn nhiều loài có giá trị và có 13 loài trong

sách đỏ Việt Nam nhƣ trăn mốc, rùa hộp, rắn hổ trâu, chim sả mỏ rộng. Xẻo Quýt

còn có giá trị lịch sử quốc gia, là căn cứ cách mạng của cơ quan Tỉnh uỷ Đồng

Tháp. Vùng có nhiều cồn, cù lao sông nhƣ cù lao An Bình (vƣờn trái cây 6 tấn)

(Vĩnh Long), cù lao Phong Điền (Cần Thơ), cồn Lân, cồn Long (Tiền Giang),v.v. có

nhiều vƣờn cây ăn trái trĩu quả, thu hút khách du lịch hàng năm đặc biệt vào mùa

hè, khi các loại trái cây chín mọng. Vùng có 8 loại SKH: IAb, IBa, IBb(2)

,ICb, ICc,

IDb, IDd, có đặc điểm mùa khô dài 4-5 tháng, vùng có 60,13% diện tích SKH thuận

lợi cho DLTQ. Như vậy, kết quả đánh giá tiêu chí SKH ở mức thuận lợi, tiêu chí

thắng cảnh ở mức tương đối thuận lợi, hai tiêu chí sinh vật và địa hình ít thuận lợi.

f. Vùng ven biển sông Tiền sông Hậu [II.3] Trong đánh giá cho DLTQ, thắng

cảnh của vùng có nhiều bãi biển nhƣ Tân Thành (Gò Công – Tiền Giang), Thạnh

Page 111: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

101

Phú (Bến Tre), Ba Động (Trà Vinh). Địa hình đi lại dễ dàng cho dân phƣợt có thể đi

bằng xe máy hoặc xe buýt đến nơi, nơi đây còn có nhiều hoạt động du lịch đặc sắc

nhƣ cào nghêu, ngắm và thƣởng thức hải sản biển Tân Thành, do đó đánh giá tiêu

chí địa hình có ý nghĩa TL. Vùng nằm trong phạm vi 4 loại SKH IBa, IBb (2), ICb,

ICc. Toàn vùng có lƣợng mƣa vừa, mƣa ít, từ 1.300 đến 1.750 mm, riêng khu vực

Sóc Trăng từ 1750 đến 2000mm. Khu vực Gò Công, Mỹ Tho vẫn còn nằm trong dải

ít mƣa, số ngày mƣa ít <140 ngày. Phân bố vùng nằm sát biển, khí hậu mát mẻ nên

tiêu chí ĐKSKH có ý nghĩa RTL. Về mặt sinh vật, cảnh quan ở vùng này đơn điệu,

giống nhƣ vùng II.2, chủ yếu là các HST nông nghiệp, tính đa dạng sinh học thấp,

ven biển có rừng ngập mặn, tuy nhiên tình trạng phá rừng làm ao, đầm nuôi tôm,

trồng lúa đã gây sạt lở và suy giảm đa dạng sinh học vùng. Đánh giá chung cho

vùng, tiêu chí SKH, tiêu chí địa hình ở mức thuận lợi, tiêu chí thắng cảnh ở mức

tương đối thuận lợi và tiêu chí sinh vật ít thuận lợi.

g. Vùng tứ giác Long Xuyên [II.4] Về mặt địa hình, vùng có địa hình vừa là

độc đáo của vùng vừa là của cả TNB – kiểu cảnh quan núi đồi - khu vực Bảy Núi,

đƣợc cấu tạo bởi đá granit và đá cát, các núi ở đây có thể có những đỉnh cao 500 -

700m, nhƣng gồm các đồi cao và núi sót là chủ yếu nhƣ núi Ba Thê, núi Sam

(200m), v.v. RTL cho DLTQ. Vùng có nhiều thắng cảnh nổi tiếng, tạo thành từ đá

vôi tuổi Devon và Pecmi, bị biến chất thành đá hoa hoặc đolomit hóa. Quá trình

Karst đã phát triển đến giai đoạn già, nhiều hang động đều nằm cao hơn mực cơ sở

hiện đại đến vài m, trần hang không còn những thạch nhũ mới sinh, sàn hang lổn

nhổn những khối đá đổ nhƣ Thạch Động. Các khối núi đá vôi còn thấy ở ngoài bờ

biển Hà tiên, nhƣ hòn Phụ Tử, tạo ra quang cảnh Hạ Long thu nhỏ. Tạo nên ”Thập

cảnh vịnh Hà Tiên” gồm có: Bình San điệp thúy (núi dựng một màu xanh) –núi

Lăng nơi có di tích lăng Mạc Cửu; Thạch Động thôn vân (động đá nuốt mây) - tảng

đá xanh khổng lồ cao 80m nằm trơ trọi; Đông Hồ ấn nguyệt (hồ phía đông in hình

trăng) - khu đầm tự nhiên rộng 14 km2 thuộc phƣờng Đông Hồ (Hà Tiên); Châu

Nham lạc lộ (cò về núi ngọc)- núi Đá Dựng cao gần 100m; Lộc Trĩ thôn cƣ (xóm

quê Mũi Nai) - cạnh bãi tắm Mũi Nai có xóm ngƣ dân đẹp và thơ mộng. Dọc bờ

biển ven vịnh Thái Lan có các bãi tắm đẹp nhƣ Bà Lụa, Hải Tặc, Mũi Nai. Vùng

nằm trong phạm vi 5 loại SKH: IAa, IAb, IBb, ICc, IDb, mƣa xảy ra chủ yếu dƣới

dạng mƣa rào, cƣờng độ lớn. Mùa khô kéo dài cũng là lợi thế để phát triển cho

Page 112: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

102

DLTQ, tiêu chí SKH xếp loại TL. Tóm lại, vùng này có nhiều thắng cảnh đẹp độc

đáo RTL cho DLTQ. Về sinh vật, HST rừng ẩm nhiệt đới, đa số là cây lá rộng, với

154 loài cây quý hiếm thuộc 54 họ, ngoài ra còn có 3.800 ha rừng tràm (tiêu biểu có

rừng tràm Trà Sƣ đại diện cho rừng ngập nƣớc Tây Sông Hậu với ít nhất 3 loài

trong sách đỏ Việt Nam là giang sen, điêng điểng và dơi chó tai ngắn). Là nơi sinh

sống của loài sếu cổ trụi phƣơng Đông, 1 trong 4 vùng đặc biệt quan trọng cho công

tác bảo tồn tại miền TNB. Ở đây có những trảng cỏ rộng lớn với những thực vật đặc

biệt còn lại ở vùng TNB. Nơi đây có sự chuyển tiếp từ các quần xã nƣớc lợ đến đất

phù sa bồi tụ. Kết quả đánh giá 2 tiêu chí thắng cảnh, địa hình rất thuận lợi, tiêu

chí khí hậu, sinh vật ở mức thuận lợi cho DLTQ.

h. Vùng trũng Tây sông Hậu [II.5] Vùng này là một bồn trũng làm cho nƣớc

không tiêu thoát đƣợc nên gần nhƣ ngập quanh năm. Ở đây có các dạng địa hình

tƣơng đối khác nhau: dải đất phù sa ngọt đƣợc bồi đắp phía tây nam sông Hậu tạo

các dạng gờ sông, bãi bồi, cồn sông. Khó khăn cho phƣơng tiện di chuyển, nên mức

đánh giá về tiêu chí địa hình là ITL. Về tiêu chí sinh vật, tính đa dạng sinh học trong

vùng là yếu tố tạo nên sức hấp dẫn với DK. Mật độ các HST dày đặc và nhiều HST

đƣợc đánh giá cao. HST điển hình của vùng là VQG U Minh Thƣợng (Kiên Giang)

– đây là vƣờn di sản trên đất than bùn đầu tiên của khu vực, là HST rừng nhiệt đới

ngập nƣớc thuộc loại rất hiếm trên thế giới: rái cá long mũi, mèo cá, bồ nông chân

xám, già đãy Java,.... đƣợc ghi trong sách đỏ Việt Nam và Thế giới. Đặc biệt, vùng

lõi của VQG U Minh Thƣợng là rừng cực đỉnh nguyên sinh là hỗn giao giữa rừng

tràm (loài bản địa) và nhiều loài thân gỗ cao: Bùi, Mốp, Dấu, TRâm, Gáo,v..Bên

cạnh đó, vùng còn có rừng tràm, đầm lầy và trảng cỏ trên đất than bùn với diện tích

3.700ha. Ngoài ra, ở đây còn có các KBT thiên nhiên nhƣ: KBTTN Vồ Dơi,

KBTTN Lung Ngọc Hoàng (Hậu Giang) diện tích 2.800ha là nơi bảo tồn ĐDSH

thuộc loại độc đáo nhất cả nƣớc hiện nay. Với HST RNM tự nhiên trên diện tích

khoảng 385 ha, trong đó có 19 ha rừng nguyên sinh, vƣờn chim Bạc Liêu là nơi cƣ

trú của khoảng 46 loài chim, trong đó có một loài chim đƣợc ghi vào sách Đỏ nhƣ

Giang Sen, Cốc Đế nhỏ, v.v. Vùng ngoài cảnh quan là các RNM, rừng ngập nƣớc

thì không có thắng cảnh nào tiêu biểu, độc đáo, dọc bờ biển do nƣớc sông mang vật

liệu phù sa và xác hữu cơ nên bãi biển không sạch, vùng có hai bãi biển là Hiệp

Thành và Canh Điền. Vì vậy, thắng cảnh xếp loại đánh giá ở mức ITL. Vùng nằm

Page 113: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

103

trong phạm vi 4 loại SKH IAa, IAb, IBa, IBb. Trong đó IBb, IDb chiếm diện tích

44,64% diện tích toàn vùng, đƣợc đánh giá TL cho phát triển DLTQ. Kết quả đánh

giá tiêu chí sinh vật RTL, ĐKSKH TL nhưng thắng cảnh và địa hình ITL.

i. Vùng bán đảo Cà Mau [II.6] Kiểu địa hình trũng thấp, ít chịu tác động của

sông với cảnh quan là các bãi bùn triều và các đồng lầy nƣớc mặn ven biển, đồng

trũng và đồng bằng nội địa với đất phèn nhẹ, ngập nƣớc lợ vào mùa mƣa. DK có thể

chèo xuồng vào trong các khu rừng qua hệ thống kênh rạch chằng chịt, đánh giá địa

hình ở mức TĐTL. Cũng tƣơng tự nhƣ vùng II.5, thắng cảnh khá đơn điệu, biển ở

vùng này không thuận lợi để thiết kế bãi tắm do đặc điểm vật liệu cấu tạo nhiều

bùn, biển không trong sạch (Khai Long) so với biển ĐNB, tuy nhiên lại có các đảo

nhỏ có các bãi tắm ở đảo ven bờ nhƣ Hòn Khoai, Hòn Đá Bạc. Về mùa đông, các

đầm nƣớc trong rừng có những đàn vịt trời, ngỗng trời, giang, sếu, đỗ lại trên các gò

đất và bãi lầy tạo thành quang cảnh rất náo nhiệt. Chúng đẻ trứng trong các bụi cỏ

và nhiều đến mức ngƣời ta có thể đi thuyển một buổi sáng nhặt đẩy một khoang.

Hình thức này có thể kết hợp để PTDL homestay, với loại hình mới giúp DK vừa

tham quan, vừa tự tay thu nhặt trứng chim, vịt, nên thắng cảnh TĐTL. Tƣơng tự

nhƣ vùng II.5, vùng này có tiêu chí sinh vật RTL cho phát triển DLTQ, có HST đất

ngập nƣớc ven biển TNB có giá trị thu hút DK, đó là VQG – KDTSQ Đất Mũi và U

Minh Hạ (Cà Mau). Trong đó, KDTSQ Đất Mũi là vùng sinh thái bãi bồi, RNM

ven biển, vùng sinh sản và trú ngụ của các loài thủy sinh vịnh Thái Lan, điểm dừng

chân và trú ngụ của nhiều loài chim di trú quí hiếm trên thế giới. Vào năm 2009

đƣợc công nhận là KDTSQTG. VQG U Minh Hạ là VQG thứ hai ở Cà Mau, ngoài

đặc điểm ĐDHST rừng tràm trên đất than bùn nhƣ U Minh Thƣợng, “Ở đâu bằng

xứ lung tràm/ Chim kêu nhƣ hát bội, cá lội vàng tợ mắm nêm”, VQG U Minh Hạ

vốn ly kỳ qua những thƣớc phim Ðất Phƣơng Nam, hay những câu chuyện hài hƣớc

của bác Ba Phi, ông vua nói dóc Nam Bộ, đƣợc UNESCO công nhận là 1 trong 3

vùng l i của KDTSQTG Mũi Cà Mau. Vùng nằm trong phạm vi 1 loại SKH: IAa,

nền nhiệt rất nóng >260C có mƣa rất nhiều dao động từ 2.200mm – 3.000 mm/năm.

Mùa khô ngắn chỉ khoảng 2 -3 tháng, số ngày nắng thấp nhất chỉ 1892 giờ nên ITL

cho phát triển DLTQ. Nhìn chung, kết quả đánh giá tiêu chí sinh vật RTL, ĐKSKH

ITL, tiêu chí thắng cảnh và địa hình TĐTL

Page 114: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

104

j. Vùng biển đảo Vịnh Thái Lan [II.7] Các hệ thống đảo bờ Tây (Vịnh Thái

Lan) này rất gần với đất liền, dễ dàng giao thông di chuyển, địa hình biển đảo rất

thuận lợi di chuyển trong đảo. Phú Quốc rất độc đáo chạy dài từ Nam đến Bắc Đảo

là hệ thống 99 ngọn núi đồi lớn nhỏ. Ở đây ngoài đồi núi, còn có đồng bằng, rừng tự

nhiên rộng 37.000ha với nhiều gỗ quí và chim muông. Hệ thực vật ở VQG Phú

Quốc khá phong phú. Thảm thực vật ở đây chủ yếu là rừng thƣờng xanh mọc trên

địa hình đồi núi thấp với tổng số lƣợng lên tới vài trăm loài, bao gồm: các loài cây

đại mộc (tràm, đậu, vên vên, dầu song nàng, dầu cát, cầy, dẻ, săng sót, da, bứa), các

loài phong lan quý (Lan vân hài, Âm lan núi, v.v), các loài thảo dƣợc quý (hà thủ ô,

bí kỳ nam, cam thảo, v.v). Hệ động vật cũng rất đa dạng với 30 loài thú, trong đó 5

loài đƣợc ghi vào sách Đỏ Việt Nam nhƣ: sói rừng, khỉ bạch, vƣợn pillê; 200 loài

chim với 4 loài đƣợc ghi vào danh mục Đỏ của tổ chức IUCN và 3 loài ghi vào sách

Đỏ Việt Nam; 50 loài bò sát, trong đó 9 loài đƣợc ghi vào danh mục IUCN và 18

loài ghi vào sách Đỏ trong nƣớc. Phần biển Phú Quốc rất phong phú và đa dạng, các

rặng san hô ở quanh các đảo nằm ở phía nam. Các rặng san hô này chiếm đến 41%

diện tích. Khu hệ cá trong các rặng san hô rất phong phú. Nơi đây và Côn Đảo là 2

vùng biển duy nhất có bò biển dugong, mức nguy cấp trong sách Đỏ Việt Nam.

Viền quanh đảo có nhiều bãi tắm đẹp nhƣ bãi Trƣờng, bãi Kem, ghềnh Dầu, rạch

Tràm, rạch Vẹm. DK có thể tắm biển, tắm suối, tắm sông, leo núi, vào hang, lên

rừng nơi có thể quan sát cuộc sống của các loài động vật hoang dã. Suối Tranh là

một địa điểm du lịch nổi tiếng tại Phú Quốc với phong cảnh đẹp cùng với bầu

không khí mát mẻ quanh năm của khu rừng nhiệt đới. Vùng nằm trong 1 loại SKH

IAc. Toàn vùng nằm trong khu vực mƣa nhiều nhất của miền Nam Việt Nam. Với

đặc điểm lƣợng mƣa lớn nhƣ trên và số ngày mƣa nhiều gây hạn chế cho phát triển

DLTQ, mức đánh giá ITL. Tuy nhiên, nếu muốn tránh mƣa bão thì mùa vụ DL

thích hợp ở Phú Quốc vào mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 hàng năm. Nhƣng

khoảng thời gian đẹp nhất để đến Phú Quốc là tháng 10 đến tháng 3 hàng năm, đây

là lúc biển lặng, thời tiết đẹp. Kết quả đánh giá ở vùng tiêu chí sinh vật, địa hình

RTL, thắng cảnh mức thuận lợi, ĐKSKH ở ITL.

k. Vùng biển đảo bờ Đông TNB [II.8] Điều kiện khí hậu á xích đạo hải dƣơng,

vùng này nằm trong 1 loại SKH IAa. Thời gian từ tháng 3 đến hết tháng 9 là thời

gian tốt nhất để đi du lịch Côn Đảo. Tuy nhiên, từ tháng 10 đến tháng 2, dù vùng

Page 115: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

105

biển Côn Đảo thƣờng có sóng lớn nhƣng là mùa khô nên luôn có nắng tốt và cũng

là thời gian thích hợp để đến Côn Đảo. Đánh giá ĐKSKH thuận lợi cho DLTQ.

Vùng có nhiều thắng cảnh đẹp nhƣ các bãi biển Đầm Trâu, Lò Vôi, An Hải, Đất

Dốc, cát trắng mịn và nƣớc biển trong xanh. Vịnh Đầm Tre với cảnh quan tự nhiên,

kín gió, có rừng ngập mặn bao bọc xung quanh. Tại đây, có thể phát triển DLTQ

RNM, bơi lặn ngắm san hô, xem chim yến làm tổ trong mùa sinh sản và nhiều loài

sinh vật biển khá. Hai bên là cảnh đẹp của vịnh Côn Sơn, mũi Lò Vôi, bãi biển Đất

Dốc, mũi Chim Chim, vịnh Đông Bắc. VQG Côn Đảo có tính đa dạng sinh thái cao.

Tổng diện tích là 15.043 ha, trong đó: Phần trên đảo là 6.043 ha và phần biển là

9.000 ha, VQG có hệ động vật có xƣơng sống trên cạn mang tính độc đáo với nhiều

loài đặc hữu, 37 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam. Trên đảo có nhiều rừng nguyên

sinh nhƣ rừng nguyên sinh Ông Đụng, Hòn Tre, Bảy Cạnh. Hệ động thực vật đặc

trƣng là hệ san hô và đặc biệt là loài rùa biển. Kết quả đánh giá tiêu chí sinh vật

RTL, các tiêu chí thắng cảnh, ĐKSKH, địa hình TL.

3.2.1.3. Kết quả đánh giá tổng hợp cho phát triển du lịch tham quan

Trên cơ sở điểm trung bình cộng của từng vùng, NCS phân chia mức độ thuận

lợi của từng vùng cho DLTQ ở 4 mức đánh giá. Trong các tiêu chí đã lựa chọn, mức

độ ảnh hƣởng của chúng đối với DLTQ khác nhau. Dựa vào đặc điểm, yêu cầu của

DLTQ (1.2.1.5) và theo ý kiến chuyên gia, yếu tố có mức độ ảnh hƣởng và vai trò

quan trọng nhất là thắng cảnh, thứ hai là địa hình, thứ ba là yếu tố sinh vật và

ĐKSKH. Đây là cơ sở để xác định trọng số của các tiêu chí (bảng 3.1) (phụ lục 5.1).

Kết quả đánh giá mức độ thuận lợi của DLTQ, ta thấy hai vùng I.3, II.4 rất thuận

lợi. 4 vùng I.1, I.2, II.7, II.8 có mức đánh giá TL cho phát triển DLTQ. Các vùng

II.3, II.6 TĐTL cho DLTQ. Các vùng II.1, II.2, II.5 đánh giá ITL cho DLTQ.

Bảng 3.5. Kết quả đánh giá tổng hợp cho DLTQ của các vùng Nam Bộ

Tiêu chí

Vùng

Thắng cảnh Địa h nh Sinh vật SKH Điểm TB Mức đánh giá

0.37 0.27 0.18 0.18

I.1 4 3 4 2 3.37 TL

I.2 3 3 3 3 3.00 TL

I.3 4 4 4 4 4.00 RTL

II.1 1 1 4 3 1.90 ITL

II.2 2 1 1 3 1.73 ITL

Page 116: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

106

II.3 2 3 1 3 2.27 TĐTL

II.4 4 4 3 3 3.64 RTL

II.5 1 1 4 1 1.54 ITL

II.6 2 2 4 1 2.18 TĐTL

II.7 3 4 4 1 3.09 TL

II.8 3 3 4 3 3.18 TL

Page 117: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

107

Page 118: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

108

3.2.2. Đánh giá tài nguyên du lịch cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng

3.2.2.1. Xây dựng thang đánh giá cho du lịch nghỉ dưỡng

Những khu vực có ĐKSKH thuận lợi đối với sức khỏe con ngƣời, cảnh quan

thiên nhiên đẹp là điều kiện phát triển LHDL nghỉ dƣỡng. Nam Bộ có 7/11 vùng

giáp biển, những bãi biển đẹp đã từ lâu trở thành những khu nghỉ dƣỡng lý tƣởng

cho DK trong nƣớc và quốc tế thƣ giãn, tái tạo sức khỏe sau những ngày lao động

mệt nhọc. NCS lựa chọn 4 tiêu chí: Sinh khí hậu, bãi biển, địa hình và thắng cảnh.

a. Tiêu chí sinh khí hậu

Tƣơng tự nhƣ đánh giá cho DLTQ, cần xác định mức độ thuận lợi của 12 loại

SKH phục vụ DLND. Đối với LHDL nghỉ dƣỡng, trong 3 yếu tố SKH, yếu tố nhiệt

độ đóng vai trò quan trọng nhất – trọng số 0.5, lượng mưa xếp thứ hai với trọng số

0.33, thứ đến là yếu tố số ngày mưa chiếm trọng số 0.17 (phụ lục 5.6)

Bảng 3.6. Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của các loại SKH cho DLND

Các chỉ tiêu sinh khí hậu

Mức

ĐG Điểm

Số ngày

mƣa

Nhiệt độ trung b nh

năm

Lƣợng mƣa trung b nh

năm

Trọng số

0.17 Trọng số 0.5 Trọng số 0.33

c,d III C,D RTL 3

b II B TL 2

a I A ITL 1

Dựa vào kết quả tính toán mức độ (phụ lục 6.5) và thang điểm trung bình cộng

đánh giá (phụ lục 6.6) của tiêu chí SKH cho triển khai DLND. Diện tích các loại

SKH ở các vùng đƣợc xác định dựa trên kết quả chồng xếp giữa bản đồ SKH và bản

đồ phân vùng ĐLTN (phụ lục 4). Kết quả tính toán (phụ lục 6.7 và 6.8) Vùng I.3 có

các loại SKH IDd, ICc, ICb chiếm 82,92% diện tích nên rất thuận lợi cho phát triển

DLTQ. Các vùng I.2, II.1, II.2, II.3, II.4, II.8 thuận lợi cho phát triển DLTQ do có

có các loại SKH IDb, ICb, IBb, IAc chiếm trên 50% diện tích. Vùng I.1 có điều

kiện SKH tƣơng đối thuận lợi cho DLTQ. Vùng II.5, II.6 và II.7 đƣợc đánh giá ít

thuận lợi cho phát triển DLTQ do có các loại SKH IIIAa, IIAa, IAa, IBa chiếm trên

50% diện tích.

NCS lựa chọn bổ sung chỉ số khí hậu TCI để đánh giá cho PTDL nghỉ dƣỡng

các vùng Nam Bộ vì chỉ số TCI là chỉ số khí hậu tổng hợp, dựa trên kết quả phân

tích TCI có thể lựa chọn thời gian thích nghi của DK với ĐKSKH.

b. Tiêu chí bãi biển

Page 119: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

109

Mức độ hấp dẫn của các bãi tắm phụ thuộc vào diện tích và thành phần vật

chất cấu tạo nên bãi biển. Các bãi biển có thể tổ chức DLND cần phải đạt đƣợc

những yêu cầu về kỹ thuật của bãi tắm nhƣ dài, rộng, nền chắc và đƣợc cấu tạo

bằng cát mịn, độ dốc thoải, sức chứa của bãi tắm. Hiện nay, sức chứa bãi tắm có

nhiều cách xác định khác nhau. Theo QĐ 02/2003/NQ - BTNMT, tiêu chuẩn sức

chứa bãi tắm biển nghỉ dƣỡng đƣợc xác định: Diện tích mặt nƣớc dành cho du

khách: 15 - 20m²/ngƣời; Diện tích bãi cát cho một du khách: 10 - 15m²/ngƣời; Mật

độ trung bình ngƣời tắm biển trong thời gian cao điểm là 4 ngƣời/m dài bờ biển.

Theo JICA, tiêu chuẩn sức chứa bãi tắm cho LHDL tắm biển đƣợc xác định: Sức

chứa tối thiểu là 1 ngƣời/10m chiều dài bờ biển, tối đa là 2 ngƣời/10m chiều dài bờ

biển.

Nhƣ vậy, để đánh giá loại hình du lịch tắm biển ở khu vực Nam Bộ, tiêu chí về

bãi tắm đƣợc xác định theo các chỉ tiêu, mức độ đánh giá và điểm đánh giá nhƣ sau:

Bảng 3.7. Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của tiêu chí bãi biển cho DLND

Chỉ tiêu đánh giá

(Cấu tạo và tổng sức chứa trung bình các bãi tắm theo vùng )

Mức

đánh giá

Điểm

đánh

giá

Thành phần cát mịn, sức chứa tối thiểu 2000 ngƣời/ngày RTL 4

Thành phần cát, pha bùn, sức chứa tối thiểu 1000 ngƣời/ngày TL 3

Thành phần bùn, cát lẫn sạn, sức chứa tối thiểu 500 ngƣời/ngày TĐTL 2

Thành phần bùn, sức chứa tối thiểu 500 ngƣời/ngày ITL 1

Xác định thành phần vật chất cấu tạo nên các bãi biển dựa vào sơ đồ địa mạo

khu vực Nam Bộ và vùng phụ cận và kiểm chứng trên thực địa. Xác định sức chứa

dựa trên độ dài bãi tắm theo số liệu thống kê, đo trên hệ thống GIS và cũng thực

hiện kiểm chứng trên thực địa. (phụ lục 7)

c. Tiêu chí địa hình

Địa hình cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và triển khai

DLND. Ngoài là nhân tố tạo nền cho phong cảnh và khả năng tiếp cận thì địa hình

là một trong ba nhân tố tạo nên đặc điểm của khí hậu khu vực. Chính vì vậy, các

khu vực địa hình ven biển, các đảo và khu vực núi có điều kiện thuận lợi do khí hậu

mát mẻ, cảnh quan tự nhiên đa dạng. Đối với khu vực Nam Bộ, những nơi địa hình

TL thuộc các kiểu địa hình ven biển, các đảo. Các khu vực I.1 địa hình núi cao và

đồi, mặc dù có ĐKSKH mát mẻ nhƣng khả năng tiếp cận còn hạn chế nên ITL.

Page 120: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

110

d. Tiêu chí thắng cảnh

DLND gắn kết chặt chẽ với điều kiện khí hậu, cảnh quan môi trƣờng. Một số

địa điểm có phong cảnh đẹp, nhất là những vùng hồ lớn nơi địa hình thấp thoải

thích hợp cho xây dựng các công trình nghỉ dƣỡng, ngắm cảnh, có mặt nƣớc rộng,

thoáng cho những hoạt động nghỉ dƣỡng tích cực nhƣ bơi thuyền, tắm, câu

cá…Vùng TNB có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, thực vật tràm, đƣớc,

bần đa dạng, tỏa bóng râm rất thuận lợi cho du lịch nghỉ dƣỡng chèo thuyền trên

sông, vùng ĐNB có các vùng núi có hồ nƣớc trên đỉnh nhƣ Núi Chân Mây (Vũng

Tàu), khu du lịch Bửu Long (Đồng Nai) rất phù hợp cho phát triển nghỉ dƣỡng.

Những khu vực đó đƣợc đánh giá rất thuận lợi cho phát triển DLND. Sự xuất hiện

của điểm lộ nƣớc khoáng, nƣớc nóng có ý nghĩa rất lớn đối với DLND. Lƣợng

khoáng chất trong nguồn nƣớc, nhiệt độ nƣớc cũng nhƣ các loại bùn khoáng tích tụ

ở những nơi xuất lộ nƣớc khoáng cũng có giá trị chữa bệnh rất tốt nhƣ suối nƣớc

nóng Bình Châu.

Mức độ TL của cảnh quan cho DLND đƣợc xây dựng dựa trên kết quả đánh

giá mức độ thuận lợi của thắng cảnh tự nhiên cho DLND.

3.2.2.2. Tiến hành đánh giá cho du lịch nghỉ dưỡng

Đánh giá tiêu chí địa hình và thắng cảnh theo các vùng đã đƣợc đánh giá đối

với DLTQ. Dƣới đây, tác giả chỉ đánh giá tiêu chí SKH, bãi tắm cho từng vùng dựa

trên các chỉ tiêu đã xác lập. Bên cạnh đó, bổ sung các yếu tố khác nhƣ điểm nƣớc

khoáng, nguồn dƣợc liệu trong đánh giá DLND.

a. Vùng đồi đất cao Bình Dương – Bình Phước – Đồng Nai [I.1] Đây là

vùng không có bãi tắm nên kết quả đánh giá tiêu chí này là 0 điểm. Khí hậu vùng

này không khác biệt mấy so với khí hậu của TPHCM, tuy nhiệt độ có thấp hơn chút

ít do ảnh hƣởng của độ cao và biểu hiện của mùa khô r nét hơn, độ dài mùa khô

trung bình – dài khoảng 4-5 tháng. ĐKSKH vùng I.1 ở mức TĐTL cho phát triển

DLND. Các tháng có chỉ số TCI thuận lợi cho du lịch là 5 tháng từ XI đến III, trong

đó TCI hơn >60 tháng XII, I và II, III, TCI đạt mức tốt đến rất tốt. Trong quy hoạch

thời vụ du lịch, cần chú ý các tháng còn lại IV, VII, VIII, Ĩ, V chỉ số TCI đƣợc đánh

giá ở mức chấp nhận đƣợc cho hoạt động du lịch. Hai tháng mùa mƣa là V, VI ở

ngƣỡng cực tiểu trong năm, TCI không thích hợp <40 vì mƣa nhiều và có gió lớn.

Đặc biệt tháng VI, CID rất thấp 0,6 độ ẩm lớn và nhiệt độ cao gây cảm giác khó

Page 121: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

111

chịu cho DK, số giờ nắng trung bình trong tháng cũng thấp nhất trong năm (bảng

2.3) Tiêu chí thắng cảnh nhƣ đã đánh giá ở DLTQ, nhiều rừng nguyên sinh, hồ tự

nhiên, hồ và núi tạo cụm điểm du lịch trên núi, dƣới hồ, nên tiêu chí này đạt mức rất

thuận lợi cho DLND, địa hình lƣợn sóng cao trung bình từ 100 đến 250m với nhiều

đỉnh núi lửa đã tắt còn sót lại, thuận lợi cho di chuyển, tiêu chí địa hình cũng đánh

giá ở mức thuận lợi cho phát triển DLND. Kết quả đánh giá các tiêu chí thắng

cảnh, địa hình, ở mức thuận lợi, ĐKSKH TĐTL cho phát triển DLND

b. Vùng thềm phù sa cổ Tây Ninh – TPHCM – Đồng Nai [I.2] Tương tự như

I.1, vùng không có bãi tắm nên đánh giá tiêu chí bãi tắm ở mức điểm 0. Về tiêu chí

thắng cảnh, vùng có rừng Lò Gò Xa Mát, hồ Dầu Tiếng là hồ rộng, trong lòng hồ có

các đảo nổi có thể xây dựng khu nghỉ dƣỡng, vui chơi giải trí cho du khách. Các

thắng cảnh nhƣ cù lao Rùa (Bình Dƣơng), cù lao Tân Triều, cù lao Phố (Đồng Nai),

cù lao Phƣớc Thiện (TPHCM), v.v. ở phía nam, những cù lao này là các địa điểm

DLND lý tƣởng với điều kiện khí hậu luôn mát mẻ hơn khu vực xung quanh từ 1

đến 2°C, tại đây còn có các vƣờn trái cây xanh mát nhƣ bƣởi Tân Triều, nhãn

xuồng, chôm chôm, vƣờn cò Tƣ Đệ, v.v. bổ sung các sản phẩm du lịch cho DLND.

Đánh giá cho điều kiện khí hậu là thuận lợi cho PTDL. Tƣơng tự nhƣ vùng I.1, TCI

thuận lợi nhất cho phát triển cho hoạt động DL là từ XI đến III năm sau. Các tháng

IV-VI, TCI là ngƣỡng chấp nhận đƣợc cho hoạt động du lịch nên du khách cần chú

ý. Trong vùng, chỉ số TCI cũng không giống nhau giữa các khu vực, khu vực vùng

đồi thấp Đồng Nai, Bình Dƣơng, TPHCM, có 3 tháng TCI rất tốt cho DL với mức

điểm >70 từ XII- II. Trong khi đó vùng tiếp giáp với Campuchia, Tây Ninh lại có số

tháng TCI rất thuận lợi ít hơn, chỉ có duy nhất tháng I có TCI rất tốt, các tháng còn

lại TCI chỉ đạt mức tốt và chấp nhận đƣợc. Phân tích cho thấy khu vực Tây Ninh có

CID và CIA thấp hơn so với khu vực đồi núi thấp Đồng Nai, Bình Dƣơng, TPHCM.

Tuy nhiên, Tây Ninh chỉ có 2 tháng TCI không thuận lợi cho hoạt động DL, trong

khi đó khu vực TPHCM có 3 tháng, do tháng VIII khu vực này có gió mạnh hơn và

số giờ nắng ít hơn Tây Ninh (bảng 2.3). Kết quả đánh giá các tiêu chí thắng cảnh,

địa hình, ĐKSKH TL cho phát triển DLND

Page 122: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

112

c. Vùng ven biển Đông Nam Bộ [I.3]

Vùng này giáp biển với khoảng 156 km bờ biển có bãi cát, có nhiều bãi biển

với nƣớc trong xanh, cát trắng, độ dốc biển vừa phải, không quá lớn. Các bãi biển ở

đây có tiềm năng rất lớn cho phát triển DLND, đặc biệt Vũng Tàu có các bãi biển

đang đƣợc khai thác là bãi Trƣớc, bãi Sau, bãi Thuỳ Vân, hồ Tràm, hồ Cốc. Các bãi

biển tiềm năng và vẫn giữ đƣợc nét giá trị hoang sơ là bãi Vọng Nguyệt, bãi Chí

Linh, bãi Đồi Nhái, bãi Lộc An, bãi Suối Ồ. Các bãi tắm này đƣợc quy hoạch với

nhiều khu du lịch sinh thái, thành phần vật chất cấu tạo bởi cát, cát bùn mịn, có sức

chứa trung bình trên 2000 ngƣời/ngày (phụ lục 7), kết hợp với suối nƣớc nóng Bình

Châu tạo nên tổng thể khu du lịch sinh thái với cảnh quan đẹp, hiện đang là điểm du

lịch thu hút khách du lịch khá đông của Bà Rịa Vũng Tàu. Gần với trung tâm

TPHCM có bãi biển Cần Giờ, mặc dù chất lƣợng bãi cát và nƣớc biển không trong,

sạch nhƣ biển Vũng Tàu nhƣng ở đây có nhiều loại hải sản giá rẻ, lại gần TPHCM

nên thuận lợi cho du lịch trong ngày. Điểm đánh giá của yếu tố bãi tắm của vùng ở

mức rất thuận lợi. Đánh giá TCI cho PTDL của vùng cho thấy đây là vùng có điều

kiện RTL vì có 6 tháng liên tục TCI đạt mức đánh giá RTL, trong đó 3 tháng TCI

đạt mức rất TL, 2 tháng TCI đạt TL cho hoạt động DL đặc biệt tháng I TCI đạt đến

81- mức điều kiện tuyệt vời cho PTDL – đây là mức TCI cao nhất toàn Nam Bộ.

Vùng này cũng chỉ có 1 tháng TCI ở mức không thuận lợi cho PTDL, đó là tháng

VI, ít hơn so với các vùng khác do đây là vùng có vũng vịnh kín gió (bảng 2.3)

Kết quả đánh giá tiêu chí cho thấy các tiêu chí thắng cảnh, địa hình, bãi tắm

của vùng đều RTL, tiêu chí SKH ở mức TL cho phát triển DLND. Nhƣ vậy, việc tổ

chức các LHDL quanh năm, tiềm năng thuỷ hải sản phong phú, gần các khu đô thị

nơi tập trung một lƣợng lớn DKcủa vùng, hệ thống giao thông vận tải thuận tiện cho

việc đi lại nên không chỉ hấp dẫn DK quốc tế mà còn nội địa.

d. Vùng Đồng Tháp Mười [II.1] Tiêu chí sinh khí hậu của vùng ở mức TĐTL

cho phát triển DLND. TCI cho thấy tại vùng có 3 tháng TCI rất thấp dƣới 40 từ V-

VIII (bảng 2.3) không thuận lợi cho phát triển DL, đây là giai đoạn các chỉ số CID

và CIA rất thấp, mƣa nhiều, điểm 0. Đặc biệt vào tháng V chỉ số CID chỉ đạt 0,9,

CIA 2,8, độ ẩm và nhiệt độ không khí quá cao khiến cho cơ thể con ngƣời khó chịu,

mệt mỏi, không TL cho PTDL. Số tháng thuận lợi cho DL có 4 tháng từ tháng XII

đến tháng III. Vùng không giáp biển nên không có bãi biển, mức đánh giá điểm là 0.

Page 123: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

113

Nhƣ đã phân tích đánh giá cho DLTQ ở trên, địa hình trũng thấp khá đơn điệu về

mặt sinh cảnh, chủ yếu là rừng ngập nƣớc nội địa, là một vùng đầm lầy ngập nƣớc.

Đánh giá cho tiêu chí thắng cảnh và địa hình ở vùng cho phát triển DLND ITL.

e. Vùng đồng bằng châu thổ sông Tiền sông Hậu [II.2] Tiêu chí SKH của

vùng ở mức TL cho phát triển DLND. Bên cạnh đó, TCI vùng có 6 tháng đạt mức

TĐTL đến RTL cho hoạt động DL. Đặc biệt, TCI cho thấy vùng có 3/6 tháng liên

tục từ XI đến tháng IV năm sau RTL cho PTDL với điểm TCI luôn trên 70. Vùng

chỉ có 1 tháng (V) không thuận lợi là tháng V, CID và CIA rất thấp tƣơng ứng 0,9

và 2,8. Đây là giai đoạn gay gắt về nhiệt và độ ẩm đối với sức khỏe, không phù hợp

cho hoạt động DLND (bảng 2.3). Vùng không giáp biển nên không có bãi biển, mức

đánh giá điểm là 0. Kế thừa đánh giá các tiêu chí thắng cảnh, địa hình của DLTQ,

đây là khu vực có cảnh quan đảo giữa sông, cảnh quan bãi bồi, vùng có nhiều cù

lao, vùng có các bãi bồi, nơi cƣ trú của cƣ dân, nhiều vƣờn cây ăn trái và các làng

ven sông, nên tiêu chí thắng cảnh được đánh giá ở mức TĐTL. Địa hình sông ngòi,

kênh rạch chằng chịt, tƣơng đối đơn giản, không có địa hình độc đáo nào nên đánh

giá tiêu chí địa hình ITL cho phát triển DLND.

f. Vùng ven biển sông Tiền sông Hậu [II.3] Vùng có đƣờng bờ biển kéo dài

từ Tiền Giang đến Sóc Trăng, nơi có nhiều cửa sông lớn đổ ra biển Đông, lƣợng

phù sa nhiều nên ít thuận lợi hình thành các bãi tắm. Các bãi tắm có tổng sức chứa

chỉ đạt gần 400 ngƣời/ngày, có bãi chỉ khoảng 30 ngƣời/ngày, thành phần vật chất

cấu tạo của các bãi tắm chủ yếu chỉ là cát bùn, nƣớc biển không trong và lẫn các vật

chất hữu cơ từ sông mang ra. Dọc theo ven biển có một số bãi tắm đang đƣợc đƣa

vào sử dụng nhƣ bãi Tân Thành, Thạnh Phú, Ba Động. Do nằm ven bờ, nơi nhiều

cửa sông lớn đổ ra biển nên độ muối thấp từ 10 – 20‰. Ở đây có nhiều loài giáp

xác hai mảnh sinh sống tạo nên những bãi biển nhiều nguồn hải sản phong phú.

Đánh giá cho tiêu chí bãi tắm ở mức TĐTL. TCI ở vùng có từ tới 6 tháng đánh giá

có thể thích hợp cho hoạt động du lịch, chỉ số khí hậu tổng hợp TCI cho thấy: vùng

có 3/6 tháng RTL cho PTDL gồm XII, I, II, tháng III TL cho DL, tháng IV và XI ở

ngƣỡng có thể chấp nhận đƣợc. Tuy nhiên, cần chú ý TCI của vùng đạt cực tiểu

trong 3 tháng (V-VII) TCI <40 (bảng 2.3) Giai đoạn này các yếu tố khí hậu không

tốt cho hoạt động DL đặc biệt nghỉ dƣỡng. Các tháng còn lại (XII-III năm sau) yếu

tố khí hậu tƣơng đối tốt cho sức khỏe DK. Nhƣ đã đánh giá ở DLTQ, vùng có ngoài

Page 124: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

114

bãi biển trải dài các tỉnh, còn có các cù lao, cồn sông nổi tiếng với các sản phẩm đặc

sản nông nghiệp phong phú nhƣ vƣờn dừa Bến Tre, vú sữa Lò Rèn, mẵng cầu Mỏ

Cày, v,v. những vƣờn cây trái xanh mát là điều kiện TL cho phát triển DLND. Hiện

nay, trong vùng đã xây dựng các khu DLND ở các cồn, cù lao để DK có thể nghỉ

dƣỡng dài ngày tại các vƣờn sinh thái này: resort Mỹ An, Forever Green (Bến Tre),

resort Cồn Tân Phong, Sông Nam (Tiền Giang), Việt Nghĩa, Nhà Mát (Sóc Trăng),

Ba Động, nhà mái lá (Trà Vinh), v.v. Đánh giá chung cho cả vùng, tiêu chí SKH,

tiêu chí địa hình ở mức thuận lợi, tiêu chí thắng cảnh, bãi tắm ở mức tương đối

thuận lợi cho phát triển DLND.

g. Vùng tứ giác Long Xuyên [II.4] Vùng có đƣờng bờ biển dài 200km, trong

đó có nhiều bãi tắm đẹp Mũi Nai – bãi cát rộng màu nâu sậm đặc trƣng, vật chất cấu

tạo lẫn bùn, nƣớc biển trong xanh, cách trung tâm Hà Tiên khoảng 30 km, bãi

Dƣơng sở hữu đƣờng bờ biển dài 2 km, nƣớc biển trong vắt, bãi cát mịn có màu

vàng nhạt và những hàng dƣơng rợp bóng, vi vu theo những con gió biển. Bãi Tà

Lu cách bãi sau của biển Mũi Nai, cũng là một trong những bãi tắm sạch, đẹp và lý

tƣởng của Hà Tiên. Bãi Tà Lu có bờ cát thoai thoải, ít sóng và nƣớc không sâu,

thích hợp để tắm biển. Đặc biệt, từ bãi biển Tà Lu, có thể nhìn thấy những hòn đảo

lớn nhỏ thuộc địa phận nƣớc ta và nƣớc láng giềng Campuchia. Bãi Bàng có nƣớc

biển sạch và trong veo, bãi cát bằng phẳng, sạch sẽ, cảnh quan thiên nhiên rừng và

hang động kề bên.. Bãi biển Rạch Giá có màu nâu sẫm do lẫn bùn của sông và cát

biển, nƣớc biển hơi đục, không trong nhƣng vẫn có thể tắm biển đƣợc. Các bãi biển

nhìn chung có cấu tạo thành phần cát, pha bùn, sức chứa tối thiểu 1000 ngƣời/ngày

(phụ lục 7). Mức độ đánh giá cho tiêu chí bãi biển ở đây đạt thuận lợi cho phát

triển DLND. Đánh giá cho DLND của ĐKSKH đạt mức thuận lợi. Xét theo TCI của

vùng, có 4 tháng đƣợc đánh giá RTL đến TL cho PTDL, tuy nhiên cần lƣu ý có đến

3 tháng từ V- VII TCI <40 (bảng 2.3), đây là giai đoạn mƣa nhiều nhất và có số giờ

nắng ít, chỉ số CID và CIA cũng thấp gây cảm giác gay gắt về nhiệt độ và độ ẩm đối

với sức khỏe DK. Các tháng còn lại điểm TCI ở ngƣỡng có thể PTDL đƣợc. Vùng

có mức đánh giá cho tiêu chí thắng cảnh và địa hình rất thuận lợi cho phát triển

DLND. Kế thừa đánh giá đã có ở DLTQ, ta thấy địa hình đồi cao xen đồng bằng với

vùng Bảy Núi có nhiều tiềm năng cho DLND, ví dụ nhƣ Ông Cấm (Cấm Sơn) cao

716m có hồ nƣớc trên núi rất rộng và đẹp là Thuỷ Liêm, núi Cô Tô (Phụng Hoàng)

Page 125: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

115

cao 614m, có hồ Soài So từ nguồn Suối Vàng chảy ra, có không khí rất mát mẻ từ

gió biển thổi vào và khí núi đá tạo ra, tạo cảm giác mát mẻ cho DK. Địa hình núi

Karst với các hang động phong hoá bên trong vách núi nhƣ Thạch Động, hang Dơi,

xen các cánh đồng bằng phẳng, biển và đảo gần kề, các sản vật thiên nhiên nhƣ

canh chua cá nhám, cà xỉu, cồi Biên Mai, bún kèn,,v.v. là những ƣu thế của vùng

tạo điều kiện TL để phát triển DLND.

h. Vùng trũng Tây sông Hậu [II.5] Mặc dù có giáp biển, có đƣờng bờ biển

dài bao bọc quanh bờ Đông và bờ Tây, nhƣng bãi tắm ở đây đạt mức đánh giá cho

tiêu chí này chỉ TĐTL cho phát triển DLND. Bạc Liêu có bãi tắm Hiệp Thành, Canh

Điền là tiêu biểu cho vùng. Các bãi tắm có chiều dài nhỏ khoảng 500 -1000m, vật

chất cấu tạo là bùn chủ yếu, diện tích các bãi tắm nhỏ, sức chứa chỉ từ 20-30

ngƣời/ngày (phụ lục 7). Đánh giá cho tiêu chí ĐKSKH phát triển DLND đạt mức

TĐTL. Vùng nằm trong nền nhiệt độ nóng trung bình khoảng 26°C. Xét chỉ số TCI

cho thấy thời gian thích hợp cho DL của vùng kéo dài 4 tháng từ XII đến III, mức

đánh giá từ tốt đến rất tốt, đặc biệt trong hai tháng đầu năm I, II TCI rất tốt cho DL.

Tuy nhiên, các tháng còn lại chỉ đạt ngƣỡng chấp nhận đƣợc cho hoạt động du lịch

do nơi đây lƣợng mƣa quá lớn, điểm 0, độ ẩm và nhiệt độ quá cao gây cảm giác khó

chịu với DK, đặc biệt TCI có thang điểm liên tục dƣới 40 vào các tháng mùa mƣa

VI- VIII nên đánh giá không TL cho DL

Dựa vào kết quả đánh giá ở DLTQ, tiêu chí địa hình và thắng cảnh vùng ở

mức ITL cho phát triển DLND. Địa hình là một bồn trũng làm cho nƣớc không tiêu

thoát đƣợc nên gần nhƣ ngập quanh năm, gây khó khăn cho phƣơng tiện di chuyển,

nên mức đánh giá về tiêu chí địa hình là ITL. Cảnh quan chủ yếu là các rừng ngập

mặn U Minh, rừng ngập nƣớc Lung Ngọc Hoàng, ít có các thắng cảnh độc đáo,

thắng cảnh xếp loại đánh giá ở mức ITL.

i. Vùng bán đảo Cà Mau [II.6] Mức đánh giá cho tiêu chí bãi tắm chỉ TĐTL

cho phát triển DLND. Tƣơng tự nhƣ vùng II.3, do ở đây là nơi các cửa sông của

TNB đổ ra, địa hình thấp 2-4m nên vật liệu phù sa và vật chất hữu cơ đóng vai trò

quan trọng trong quá trình hình thành cửa biển. Cà Mau là nơi giao tranh giữa đất

liền và biển, biển Khai Long tƣơng đối nhỏ so với các biển khác chỉ 3km. Tuy

nhiên, bãi biển này mỗi ngày đƣợc bồi đắp nhƣ muốn nối với đảo Hòn Khoai gần

đó. Chất lƣợng cát biển ở đây trắng mịn hơn, nƣớc biển trong xanh hơn so với biển

Page 126: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

116

ở Bạc Liêu. Kết quả đánh giá cho tiêu chí SKH ở mức ITL cho phát triển DLND.

Phân tích chỉ số TCI của vùng cho thấy có 4 tháng từ XII đến III (bảng 2.3) có

ĐKSKH TL cho phát triển DL, trong đó có 2 tháng I, II TCI rất tốt cho hoạt động

DL, đạt trên 70, nhƣng cũng có 4 tháng có điểm <40 và kéo dài không liên tục từ V-

VIII, đây cũng là hạn chế cho phát triển DL vùng. Trong các tháng mùa mƣa, lƣợng

mƣa các tháng mùa mƣa quá lớn nên điểm 0, số giờ nắng ít điểm dƣới 2 và chỉ số

CID cũng thấp <1.5. Tƣơng tự nhƣ vùng II.5, đánh giá cho tiêu chí địa hình, thắng

cảnh là ITL cho DLND, do một bồn trũng làm cho nƣớc không tiêu thoát đƣợc nên

gần nhƣ ngập quanh năm, gây khó khăn cho phƣơng tiện di chuyển. Cảnh quan là

các rừng ngập mặn, rừng ngập nƣớc, tiêu chí sinh vật RTL nhƣng không có thắng

cảnh nào tiêu biểu, độc đáo, vì vậy, thắng cảnh xếp loại đánh giá ở mức ITL.

j. Vùng biển đảo ven Vịnh Thái Lan [II.7] Vùng có các bãi biển tiêu biểu nhƣ

bãi Sao, bãi Khem, bãi Dài, bãi Vòng, .... Bãi Dài đứng đầu danh sách đƣợc các DK

nƣớc ngoài và các hãng DL bầu chọn là bãi biển có triển vọng nhất. Bãi Dài Phú

Quốc có bờ biển dài 1500m, dọc theo bãi biển với cát biển là hàng dƣơng xanh theo

hàng thẳng tắp, đƣợc BBC bình chọn là 1 trong 10 bãi biển hoang sơ và đẹp nhất

thế giới. Các bãi biển ở đây do đƣợc các hệ thống đảo nhỏ bao bọc, lại có địa hình

99 ngọn núi ôm sát bờ biển, nên sóng biển ở đây không cao. Mùa hè hầu hết các

biển đều có sóng to do gió mùa Tây Nam thổi vào, bãi Sao biển êm hơn, gió lặng vì

có vị trí nằm khuất hƣớng gió. Cấu tạo vật chất cát biển màu trắng tinh, sáng và

mịn, bờ rộng bãi biển đạt đến 100m, biển tƣơng đối nông thuận lợi cho tắm biển, an

toàn đối với trẻ em và những ngƣời không biết bơi. Kết quả đánh giá tiêu chí bãi

tắm đạt mức RTL. ĐKSKH đánh giá ITL cho hoạt động DLND. TCI của vùng đảo

này có 3 tháng không TL cho PTDL là các tháng mùa hè, lí do mƣa nhiều, thời tiết

nhiễu động và có gió lớn, các yếu tố TCI đều quá lớn. Thời tiết ở khu vực đảo

tƣơng đối ôn hòa, thời gian đẹp nhất để DL Phú Quốc là từ tháng XII đến tháng V

năm sau. TCI đạt điểm từ 70 trở lên (bảng 2.3). Kết quả đánh giá cho tiêu chí địa

hình RTL, do địa hình đảo và dễ dàng lƣu thông từ bờ đông sang bờ tây, từ bờ phía

bắc sang phía nam đảo, địa hình Đông và Nam là các vùng đất thấp xen rừng cấp

hai, về giao thông vận tải, đa dạng về phƣơng tiện di chuyển ra đảo, tiêu chí thắng

cảnh đạt mức TL, bên cạnh các bãi biển đẹp còn có suối Tranh, suối Đá Bàn, mũi

Page 127: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

117

Gành Dầu, vƣờn tiêu khu tƣợng, các đảo nhỏ xung quanh còn rất hoang sơ nhƣ hòn

Móng Tay, hòn Mây Rút, còn rất hoang sơ và chƣa có sự can thiệp của con ngƣời.

k. Vùng biển đảo bờ Đông TNB [II.8] Về tiêu chí ĐKSKH đạt mức đánh giá

TĐTL cho phát triển DLND. Điều kiện khí hậu á xích đạo hải dƣơng, nóng 26ºC và

ẩm nhiều, số tháng mùa khô dài trung bình từ 4 -5 tháng. Đánh giá TCI cho PTDL

cho thấy Côn Đảo có 5 tháng khí hậu tốt nhất. Trong đó có 3 tháng có điểm đánh

giá đạt trên 70, mức rất tốt cho hoạt động du lịch. Đặc biệt không có tháng nào TCI

ở mức đánh giá không chấp nhận đƣợc, có nghĩa là có thể PTDL ở Côn Đảo quanh

năm. Về tiêu chí bãi tắm, xếp loại đánh giá ở mức RTL. Toàn bãi tắm có tổng sức

chứa 7500 ngƣời/ngày (phụ lục 7), chất lƣợng cấu tạo các bãi tắm biển là cát mịn,

bãi biển sạch, nƣớc biển trong vắt có thể nhìn thấy dƣới đáy. Ở Côn Đảo có các bãi

biển còn rất hoang sơ. Trong đó, có 4 bãi tắm đƣợc đƣa vào khai thác chủ yếu, Bãi

Lò Vôi, An Hải, Đầm Trâu, Đất Dốc. Tiêu chí thắng cảnh được đánh giá ở mức TL,

tiêu chí địa hình được đánh giá TL cho phát triển DLND. Thắng cảnh của quần đảo

phía Nam bao gồm: Côn Đảo và 16 tiểu đảo khác nhau nhƣ hòn Bảy Cạnh, hòn Tài,

hòn Tre, hòn Trứng, hòn Trác hay hòn Cau, v.v. ngoài các bãi biển nƣớc trong

xanh, nơi đây còn là nơi hội tụ các dải san hô với mật độ cao bậc nhất Việt Nam,

nơi lý tƣởng để khám phá thế giới đại dƣơng. Nhiều loại hải sản phong phú nhƣ cua

mặt trăng, , ốc vú nàng, sá sùng, v.v

3.2.2.3. Kết quả đánh giá tổng hợp cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Dựa vào đặc điểm, yêu cầu của DLND (mục 1.2.1.5) và ý kiến chuyên gia để

xác định trọng số cho các tiêu chí: ĐKSKH là nhân tố quan trọng nhất đối với phát

triển DLND, được xác định trọng số cao nhất, bãi tắm là nhân tố quan trọng thứ

hai, tiếp đến là nhân tố địa hình, cuối cùng là thắng cảnh được xác định trọng số

thấp nhất trong thang điểm đánh giá (phụ lục 5.2). Ngoài ra, các tiêu chí nhƣ tài

nguyên sinh vật (ĐDSH, thảm thực vật rừng, rau, hoa quả cận nhiệt…) cũng đƣợc

xem xét đánh giá nhƣng không phân cấp.

Page 128: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

118

Bảng 3.8. Kết quả đánh giá tổng hợp cho DLND của các vùng Nam Bộ

Tiêu chí

Vùng

Thắng cảnh Địa h nh Bãi tắm Sinh khí hậu

Điểm TB Mức ĐG 0.1 0.2 0.3 0.4

I.1 4 3 0 3 2.2 TĐTL

I.2 3 3 0 3 2.1 TĐTL

I.3 4 4 4 4 4.0 RTL

II.1 1 1 0 4 1.9 ITL

II.2 2 1 0 4 2.0 TĐTL

II.3 2 3 2 3 2.6 TĐTL

II.4 4 4 3 3 3.3 TL

II.5 1 1 2 1 1.3 ITL

II.6 2 2 2 1 1.6 ITL

II.7 3 4 4 1 2.7 TL

II.8 3 3 4 2 2.9 TL

Trên cơ sở điểm trung bình cộng của từng vùng, NCS phân chia mức độ TL

của từng vùng cho DLND ở 4 mức đánh giá nhƣ sau: Các vùng I.3 đạt mức đánh

giá RTL cho phát triển DLND. Các vùng II.4, II.7, II.8 thuận lợi cho phát triển

DLND. Vùng I.1, I.2, II.2, II.3 ở mức TĐTL. Ít thuận lợi cho phát triển DLND là

I.1, II.5, II.6

Page 129: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

119

Page 130: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

120

3.2.3. Đánh giá tài nguyên du lịch cho phát triển du lịch sinh thái

3.2.3.1. Xây dựng thang đánh giá cho du lịch sinh thái

NCS xác định yêu cầu để phát triển DLST là 3 tiêu chí sau: hệ sinh thái tự

nhiên có tính đa dạng sinh thái cao, ĐKSKH ảnh hƣởng tới sức khỏe DK khi đi DL,

địa hình tạo điều kiện đi lại.

a. Tiêu chí hệ sinh thái tự nhiên

Một trong những yêu cầu đầu tiên có thể tổ chức DLST là sự tồn tại của các hệ

sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái cao. Trên thực tế, hoạt động

DL thƣờng diễn ra ở các khu rừng nơi có đa dạng sinh học cao và có cuộc sống

hoang dã, đặc biệt tại các rừng đặc dụng nhƣ VQG, KBT. Bên cạnh đó, các hệ sinh

thái nhân văn nhƣ nông thôn, khu dân cƣ của dân tộc thiểu số cũng có thể triển khai

DLST. Trong các thành phần tự nhiên, tiêu chí sinh vật, nhất là sự ĐDSH (đa dạng

HST, đa dạng về loài), sự xuất hiện của những loài động thực vật quí hiếm là tiêu

chí quan trọng để đánh giá ĐKTN và TNTN, vì nó quyết định sức thu hút DK.

Trên cơ sở hiện trạng tài nguyên rừng, dựa vào ý kiến chuyên gia và ý kiến

DK, dựa vào kết quả khảo sát thực địa, có thể nhận thấy: Kiểu rừng á nhiệt thƣờng

xanh rất đa dạng về thành phần loài, về nguồn gen, mức độ tập trung nhiều loài quí

hiếm sẽ có mức độ hấp dẫn du khách và khả năng khai thác cho DLST lớn.

b. Tiêu chí sinh khí hậu

ĐKSKH tác động đến hoạt động DLST ở hai mặt: phù hợp với sức khỏe của

con ngƣời trong quá trình đi du lịch và điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức du lịch

sinh thái tại điểm tài nguyên. Đối với DLST, những nơi có mùa khô kéo dài, số

ngày mƣa ít, ít mƣa, nhiệt độ không cao lắm là điều kiện thuận lợi cho tổ chức các

tour DLST.

c. Tiêu chí địa hình

Đối với LHDL sinh thái, ngoài các yếu tố tự nhiên, văn hóa bản địa và khí hậu

thì yếu tố địa hình khu vực tổ chức LHDL này cũng cần xét đến ở khía cạnh tạo nên

sự hấp dẫn của cảnh quan cũng nhƣ điều kiện đi lại.

Theo ý kiến chuyên gia, dựa vào đặc điểm và yêu cầu của DLST (mục 1.2.1.5),

mức độ đánh giá và điểm của tiêu chí sinh vật, tiêu chí ĐKSKH và tiêu chí địa hình

cho phát triển DLST có thể sử dụng kết quả đánh giá các tài nguyên này cho phát

triển DLTQ (mục 3.2.1). Trọng số của các tiêu chí đƣợc xác định bằng so sánh cặp

Page 131: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

121

theo ma trận tam giác. Mức độ ảnh hƣởng của các tiêu chí giảm dần nhƣ sau: Sinh

vật, Địa hình và ĐKSKH (phụ lục 5.3)

3.2.3.2. Kết quả đánh giá tổng hợp cho phát triển du lịch sinh thái

Kết quả điểm đánh giá theo các mức và điểm trung bình cộng (áp dụng công

thức CT1) của các tiêu chí nhƣ sau

Bảng 3.9. Kết quả đánh giá tổng hợp cho DLST của các vùng Nam Bộ

Tiêu chí

Vùng

Địa h nh Sinh vật Sinh khí hậu

Điểm TB Mức đánh giá 0.33 0.5 0.17

I.1 3 4 2 3.33 RTL

I.2 3 3 3 3.00 TL

I.3 4 4 4 4.00 RTL

II.1 1 4 3 2.84 TL

II.2 1 1 3 1.34 ITL

II.3 3 1 3 2.00 TĐTL

II.4 4 3 3 3.33 RTL

II.5 1 4 1 2.50 TĐTL

II.6 2 4 1 2.83 TL

II.7 4 4 1 3.49 RTL

II.8 3 4 3 3.50 RTL

Dựa trên điểm trung bình cộng của các tiêu chí, kết quả mức độ thuận lợi của

các vùng cho phát triển DLST đƣợc đánh giá nhƣ sau: Mức đánh giá RTL cho

DLST là 5 vùng I.1, I.3 và II.4, II.7, II.8, 5 vùng này có ĐKSKH rất thuận lợi, có

nguồn tài nguyên sinh vật phong phú nhiều KDTSQ và địa hình thuận lợi cho di

chuyển, đó là hai vùng biển đảo II.7, II.8, nơi có hệ sinh thái san hô, rừng nguyên

sinh có giá trị cao. Có 3 vùng đạt mức đánh giá TL cho phát triển DLST, các vùng

trên đất liền nhƣ I.2, II.1, II.6 cũng đạt mức thuận lợi cho phát triển DLST. Các

vùng này có đặc điểm chung đã phân tích ở DLTQ là có nhiều HST độc đáo, nhiều

khu dự trữ sinh quyển, vƣờn quốc gia đƣợc xếp hạng thế giới nhƣ VQG Nam Cát

Tiên, Lò Gò Xa Mát, U Minh, Tràm Chim, KDTSQ Đất Mũi, v.v. Các hoạt động

DLST nhƣ trải nghiệm giá trị cảnh quan, sinh thái và đa dạng sinh học các kiểu

rừng ngập nƣớc, rừng ngập mặn, HST biển đảo vùng đảo ven bờ. Các vùng II.1, II.6

khác với các vùng khác là “Thế giới sông nƣớc Mê kông” với những giá trị tiêu

biểu gắn với các sản phẩm du lịch sinh thái đặc thù nhƣ: du lịch sinh thái cảnh quan

sông nƣớc dọc theo sông Tiền, sông Hậu, trong hệ thống các kênh rạch, trải nghiệm

Page 132: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

122

đi bộ, đi thuyền trong các không gian khác nhau trong ngày, có thể kết hợp tìm hiểu

cuộc sống cộng đồng trên ghe, thuyền, trải nghiệm cuộc sống của ngƣời dân TNB

mùa nƣớc nổi, trải nghiệm giá trị văn hoá ẩm thực gắn với sông nƣớc (sản vật từ

dừa Bến Tre, sản vật từ sen Đồng Tháp, hải sản ở Cà Mau, Bạc Liêu) .... Vùng II.3,

II.5 đƣợc đánh giá ở mức tƣơng đối thuận lợi vì ở đây đa dạng sinh học không cao,

vùng II.2 ở mức điểm ITL cho phát triển DLST do mức độ tập trung của các HST

chủ yếu là nông nghiệp, sinh vật đơn điệu.

Page 133: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

123

Page 134: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

124

3.2.4. Đánh giá tài nguyên du lịch cho phát triển du lịch văn hóa

NCS xác định 3 tiêu chí quan trọng để PTDL văn hóa là: DSVH là những tiền

đề, cơ sở quan trọng trong việc hình thành LHDL văn hóa vì mục đích chính của

LHDL này là nhằm nâng cao hiểu biết, vốn văn hóa thông qua các chuyến đi du lịch

tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử, kiến trúc, kinh tế, chế độ xã hội, cuộc sống và phong

tục tập quán của nơi đến. DSVH gồm có vật thể và phi vật thể là những đối tƣợng

chủ yếu của LHDL này. Điều kiện SKH chỉ là điều kiện cho việc tổ chức DLVH.

3.2.4.1. Xây dựng thang đánh giá cho du lịch văn hóa

a. Tiêu chí DSVH vật thể

DSVH vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học bao

gồm DTLS - VH, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia [110] Nam

Bộ có DSVH vật thể có giá trị cho phát triển DLVH rất đa dạng, tuy nhiên, chiếm

số lƣợng nhiều và có ý nghĩa lớn là những loại hình di sản nhƣ: DTLSVH, danh lam

thắng cảnh, ngoài ra còn các điểm bảo tàng, khu sân gold và các thiết chế văn hóa

khác. Trong đánh giá mức độ hấp dẫn của các DSVH vật thể có thể sử dụng các chỉ

tiêu đánh giá mang tính định lƣợng nhƣ mật độ di tích, tổng số di tích [99]. Tuy

nhiên, các chỉ tiêu này chỉ thể hiện đƣợc số lƣợng mà không thể hiện đƣợc chất

lƣợng. Chất lƣợng là yếu tố quan trọng tạo nên sức hấp dẫn của các di sản, các di

sản đƣợc xếp hạng cao là những nơi thu hút rất lớn DK. Vậy, tiêu chí để xác định

chất lƣợng di sản là số lƣợng di tích đƣợc xếp hạng cao (xếp hạng quốc tế, quốc gia

đặc biệt và quốc gia). Chính vì vậy, các chỉ tiêu, mức đánh giá và điểm đánh giá của

tiêu chí DSVH vật thể cho phát triển DLVH đƣợc xác định (mật độ ở bản đồ 8)

Bảng 3.10. Chỉ tiêu đánh giá mức độ TL của tiêu chí DSVH vật thể cho DLVH

Chỉ tiêu chính

(Mật độ và số di tích được xếp hạng theo vùng)

Mức

đánh

giá

Điểm

đánh giá

Mật độ DTLS - VH dày đặc >20 di tích/100km2, có ít nhất 20 di

tích xếp hạng quốc gia hoặc 1-2 di tích xếp hạng quốc gia đặc biệt

RTL 4

Mật độ DTLS - VH trung bình 10-20 di tích/ km2, có ít nhất 3 di

tích xếp hạng quốc gia và phân bố tập trung

TL 3

Mật độ DTLS - VH thƣa 2-5 di tích/100 km2, có dƣới 3 di tích

đƣợc xếp hạng quốc gia.

TĐTL 2

Mật độ DTLS - VH rất thƣa <2 di tích/100 km2, không có di tích

đƣợc xếp hạng

ITL 1

Page 135: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

125

b. Tiêu chí DSVH phi vật thể

DSVH phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử văn hóa, khoa học,

đƣợc lƣu trữ bằng trí nhớ, chữ viết, đƣợc lƣu truyền bằng truyền miệng, truyền

nghề, trình diễn và các hình thức lƣu giữ, lƣu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ

viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xƣớng

dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức

về y, dƣợc học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc

và những tri thức dân gian khác. Đối với khu vực Nam Bộ, một số loại hình DSVH

phi vật thể chủ yếu có thể khai thác phục vụ mục đích PTDL nhƣ: các lễ hội truyển

thống, nghề và làng nghề truyền thống, diễn xƣớng dân gian, các làn điệu dân ca,

văn hóa ẩm thực ...…

Trong đánh giá mức độ hấp dẫn (thuận lợi) của DSVH phi vật thể, tính đặc

sắc, độc đáo và đặc trƣng địa phƣơng là những yếu tố mang ý nghĩa quan trọng. Đặc

biệt, các DSVH phi vật thể đƣợc xếp hạng là di sản quốc gia hoặc chúng đƣợc thể

hiện trong không gian của các di tích mang ý nghĩa quốc gia đặc biệt. Trong tiêu chí

DSVH phi vật thể, các chỉ tiêu, mức độ và điểm đánh giá đƣợc xác định

Bảng 3.11. Chỉ tiêu đánh giá mức độ TL của tiêu chí DSVH phi vật thể cho DLVH

Chỉ tiêu chính

(Mật độ và số di tích được xếp hạng theo vùng ) Mức đánh giá

Điểm

đánh

giá

DSVH phi vạ t thể đạ c sắc, đọ c đáo và đa dạng về loại

hình, trong đó có loại hình đu ợc xếp hạng quốc gia hoạ c

gắn với di tích xếp hạng quốc gia đạ c biẹ t.

RTL 4

DSVH phi vạ t thể đạ c sắc, đọ c đáo, đa dạng về loại

hình và mang ý nghĩa liên vùng

TL 3

Đa dạng về loại hình DSVH phi vạ t thể và mang ý nghĩa

vùng

TĐTL 2

Chỉ có các loại hình DSVH có ý nghĩa địa phu o ng (làng,

xã)

ITL 1

c. Tiêu chí SKH

Cũng giống nhƣ DLTQ và DLST, ĐKSKH cần phù hợp với sức khỏe và là

điều kiện cho tổ chức, triển khai DLVH. Do vậy, theo ý kiến chuyên gia, đối với

DLVH, ĐKSKH có thể sử dụng kết quả đánh giá đối với DLST và DLTQ. Mức độ

ảnh hƣởng của các tiêu chí DSVH vật thể, phi vật thể và điều kiện SKH nhƣ sau:

ảnh hưởng lớn nhất là yếu tố DSVH vật thể, thứ hai DSVH phi vật thể và thứ ba là

ĐKSKH.

Page 136: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

126

3.2.4.2. Tiến hành đánh giá cho du lịch văn hóa

a. Vùng đồi đất cao Bình Dương – Bình Phước – Đồng Nai [I.1] Kết quả

đánh giá cho tiêu chí DSVH vật thể ở mức TL. Mật độ di tích DSVH vật thể từ mức

trung bình đến dày (10-20 di tích/100km2). Mật độ dày tập trung chủ yếu ở khu vực

tỉnh Bình Phƣớc có 26 DSVH vật thể đƣợc công nhận, trong đó có 13 di tích đƣợc

xếp hạng cấp quốc gia, các DTLS nhƣ KBT văn hoá các dân tộc thiểu số sóc Bom

Bo, nơi bản làng của ngƣời S‟tiêng, di tích Bù Đăng Bù Đốp, điểm DL quốc gia Tà

Thiết gắn với các DTLS quốc gia đặc biệt và đƣờng Hồ Chí Minh. DTLS đƣờng

Trƣờng Sơn ở Bình Phƣớc là đoạn cuối đƣờng mòn HCM, nằm trong hệ thống di

tích quốc gia đặc biệt DTLS Đƣờng Trƣờng Sơn – Hồ Chí Minh. Ở Đồng Nai

(Long Khánh) có khu mộ cổ Hang Gòn - di tích đã đƣợc xếp hạng và ghi vào danh

mục các DTLS ''mộ Đông Dƣơng - mộ Dolmen Hàng Gòn'', tiêu biểu cho nền văn

hoá cổ đại xuất hiện cách đây khoảng hơn 2.500 năm và có quy mô nhất tại Việt

Nam còn đƣợc bảo tồn. Vùng còn có nền văn hoá độc đáo đặc sắc của nhiều ngƣời

dân tộc thiểu số nhƣ S‟tiêng, Khmer, Hoa, Nùng, Tày,v.v. nhiều lễ hội đƣợc xếp

hạng tại đây nhƣ tại Bình Phƣớc Liên hoan văn hóa các dân tộc thiểu số vào tháng

12, lễ hội cầu mƣa (ngƣời Xtiêng) đƣợc tổ chức vào đầu mùa mƣa, theo từng bon

(buôn làng), lễ bỏ mả (dân tộc Êde, Bana), lễ hội đánh bạc bầu cua, đánh liêng tố xả

láng, lễ mừng lúa mới (ngƣời Khmer.) Tại Long Khánh (Đồng Nai) đồng bào Chơro

có lễ hội Sayangva (lễ mừng lúa mới), lễ hội Sayangbri (lễ cúng thần rừng), lễ ăn

nhang - lễ hội chỉ còn tồn tại ở ấp Bầu Trâm (xã Bàu Trâm-Long Khánh), ngƣời

Hoa sinh sống trên khu vực này cũng duy trì các văn hoá truyền thống của mình,

đáng kể có lễ Tả Tài Phán (Vạn Nhân Duyên). Ngƣời Mạ có loại hình hát kể Tăm

pơt (Đồng Nai) là hát kể đối đáp. Ngƣời Stieng có đặc biệt sử thi Ot N‟Drong - một

trong những bộ sử thi độc đáo của Việt Nam. Với những nét riêng, ẩn chứa nhiều bí

ẩn trong từng lễ hội tạo cho DK cũng nhƣ các nhà nghiên cứu văn hóa đến khám

phá và tìm hiểu cũng nhƣ thƣởng thức các phần hội vui nhộn và mang ý nghĩa nhân

văn của văn hóa bản địa. Trong vùng có nhiều làng nghề truyền thống còn đƣợc bảo

tồn nhƣ nghề dệt thổ cẩm của ngƣời Stieng, làng bè của ngƣời dân sinh sống xung

quanh các hồ chứa lớn, làng nghề mộc mỹ nghệ. Kết quả đánh giá 2 tiêu chí DSVH

vật thể và DSVH phi vật thể ở mức TL, tiêu chí ĐKSKH ở mức tương đối thuận lợi.

Page 137: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

127

b. Vùng thềm phù sa cổ Tây Ninh – TPHCM – Đồng Nai [I.2] Về tiêu chí

DSVH vật thể, vùng đƣợc đánh giá ở mức rất thuận lợi cho DLVH. Vùng có mức

độ tập trung các di tích lịch sử văn hoá cao nhất so với Nam Bộ, mật độ DTLS - VH

dày đặc, có 116 di tích xếp hạng quốc gia (riêng TPHCM đã có 53 DSVH vật thể

đƣợc xếp hạng quốc gia), và 3 di tích xếp hạng quốc gia đặc biệt trong đó có

TPHCM có mức độ tập trung rất dày nhƣ Quận 5 có 400 di tích đƣợc xếp hạng/100

km2, quận 1 có 237 di tích xếp hạng/ 100km

2. Mật độ DSVH vật thể tập trung rất

cao tại khu vực xung quanh TPHCM, Thủ Dầu Một, Dĩ An (Bình Dƣơng), Biên

Hoà (Đồng Nai). TPHCM là một trung tâm du lịch lớn, với các DTLS và bảo tàng

ghi lại dấu ấn thời chiến tranh chống Pháp và Mỹ. Tiêu biểu là hệ thống 11 bảo

tàng. Bên cạnh đó, các công trình kiến trúc thời thuộc địa cũng làm mãn nhãn du

khách, nhƣ Nhà hát lớn, Bƣu điện trung tâm, Bến Nhà Rồng, Chợ Bến Thành và

Dinh Độc Lập,v.v. Các DSVH vật thể rất đa dạng, gồm có các di tích lịch sử, công

trình kiến trúc, nghệ thuật, các di tích tôn giáo, tín ngƣỡng và các làng nghề truyền

thống, di tích khảo cổ học. Các di tích gắn với lịch sử đã đƣợc TPHCM đƣa vào

tuyến điểm du lịch nội thành rất thu hút du khách nƣớc ngoài. Các di tích lịch sử trải

dài thành nhiều tuyến điểm ở các tỉnh trong vùng nhƣ di tích cách mạng Trung

ƣơng Cục Miền Nam, chiến khu Dƣơng Minh Châu, di tích lịch sử Bời Lời (Tây

Ninh), Chiến khu D địa điểm Chiến thắng La Ngà, Nhà Xanh, Căn cứ khu uỷ Miền

Đông Nam Bộ, Địa đạo Suối Linh, Nhơn Trạch (Đồng Nai), Địa đạo Củ Chi, nhà tù

Phú Lợi, địa đạo Tây Nam Bến Cát (Bình Dƣơng),v.v. Các di tích kiến trúc, nghệ

thuật còn giữ lại từ xƣa nhƣ nhà cổ Trần Công Vàng, Trần Văn Hổ, khảo cổ cù lao

Rùa (Bình Dƣơng), nhà đốc Phủ Sứ, nhà cổ 123 năm (Tây Ninh), nhà cổ Trần Ngọc

Du, đình An Hoà (Đồng Nai), khu di tích kiến trúc nghệ thuật nhà cổ đô thị

(TPHCM),.... riêng TPHCM đã có 30 kiến trúc nghệ thuật đƣợc xếp hạng quốc gia,

65 kiến trúc nghệ thuật xếp hạng cấp thành phố. Các di tích gắn liền với tôn giáo,

tín ngƣỡng truyền thống có rất nhiều, từ các đền chùa, đình miếu đến toà thánh nhƣ

toà thánh Cao Đài (Tây Ninh), là một hệ thống các công trình kiến trúc tôn giáo đạo

Cao Đài độc đáo mang hình tƣợng Long Mã bái sƣ, chùa Đại Giác, đình An Hoà

(Đồng Nai), đình Phú Long, chùa Hội Khánh (Bình Dƣơng), Tổ đình Giác Lâm,

chùa Huê Nghiêm, chùa Phụng Sơn là những ngôi chùa trên 200 tuổi gắn liền với

vùng đất Sài Gòn Gia Định, v.v. Về tiêu chí DSVH phi vật thể, vùng cũng đạt mức

Page 138: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

128

đánh giá RTL. DSVH phi vật thể của vùng đặc sắc, độc đáo, có giá trị cấp quốc gia,

nhiều lễ hội văn hoá đƣợc tổ chức hàng năm tại đây. Riêng TPHCM, ngƣời Hoa đã

xây dựng tới 63 khu làng nghề đƣợc xếp hạng, ngoài ra còn có các làng nghề thủ

công nhƣ làng mành trúc Tân Thông Hội, 18 thôn vƣờn trầu, làng dệt thổ cẩm, làng

mộc mỹ nghệ (Bình Dƣơng), bánh tráng, muối tôm (Tây Ninh). Các lễ hội Kỳ Yên,

lễ hội chùa Ông, lễ hội chay miếu Tổ Sƣ (Đồng Nai), v.v. Kết quả đánh giá 2 tiêu

chí DSVH vật thể và DSVH phi vật thể RTL, tiêu chí ĐKSKH TL

c. Vùng ven biển Đông Nam Bộ [I.3] Về tiêu chí DSVH vật thể, mật độ

DTLS - VH thƣa từ 2-5 di tích/km2, ngoài căn cứ rừng Sác (TPHCM) là di tích lịch

sử đƣợc ví nhƣ địa đạo chìm trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và xếp hạng cấp

quốc gia, còn có chiến khu Minh Đạm, di tích trận địa pháo cổ và hầm thuỷ lôi lớn,

vùng còn có các di tích kiến trúc văn hoá, tôn giáo đƣợc xếp hạng nhƣ Lăng ông

Thuỷ tƣớng, Đình Cần Thạnh (Cần Giờ), các di tích này tập trung không đều chủ

yếu ở Thành phố Bà Rịa Vũng Tàu và Cần Giờ (TPHCM). DSVH phi vật thể ở đây

đa dạng về loại hình và còn mang ý nghĩa vùng, một số lễ hội chính ở vùng là lễ hội

Nghinh Ông, lễ hội đình thần Thắng Tam, lễ hội Nghinh cô tại Dinh Cô, lễ giỗ Đức

Thánh Trần, v.v. Các làng nghề truyền thống bình yên nằm trong các ngõ nhỏ của

vùng nhƣ làng đúc đồng Long Điền, làng bún Long Kiên, làng cá Phƣớc Hải,....Kết

quả đánh giá 2 tiêu chí VH vật thể và VH phi vật thể tương đối thuận lợi, tuy nhiên

tiêu chí SKH được đánh giá rất thuận lợi.

d. Vùng Đồng Tháp Mười [II.1] Đánh giá cho tiêu chí DSVH vật thể và

DSVH phi vật thể của vùng ở mức TĐTL. Tiêu chí ĐKSKH ở mức TL. Các DSVH

vật thể ở đây có mức độ tập trung DTLS - VH thƣa, có dƣới 20 di tích đƣợc xếp

hạng quốc gia. Long An có 186 di tích nhƣng chỉ có 16 di tích đƣợc xếp hạng quốc

gia, còn lại là cấp tỉnh. Các DSVH đƣợc xếp hạng quốc gia nhƣ Căn cứ Xứ uỷ và uỷ

ban hành chính kháng chiến Nam Bộ; cụm di tích kiến trúc nhà cổ Thạnh Phú Long

(Long An), khu di tích khảo cổ lịch sử Khu di tích Gò Tháp là một di tích quốc gia

đặc biệt, có diện tích 320ha thuộc Khu di tích này gồm 5 cụm di tích: Gò Tháp

Mƣời; Miếu Hoàng Cô; Chùa Tháp Mƣời Cổ Tự; Đền thờ và mộ Đốc Binh Nguyễn

Tấn Kiều, Thiên Hộ V Duy Dƣơng; Gò Minh Sứ; Miếu Bà Chúa Xứ. Ngoài ra còn

3 nền gạch theo đánh giá của các nhà chuyện môn thì đây là dấu tích của nên văn

hoá của Vƣơng Quốc Phù Nam,v.v. DSVH phi vật thể thì có các làng nghề, lễ hội

Page 139: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

129

nhƣng còn mang tính địa phƣơng, tiêu biểu có lễ hội Làm Chay, lễ hội Vía Bà Ngũ

Hành ở Long Thƣợng, Cần Giuộc, lễ cầu mƣa, lễ hội trái cây (Long An), lễ hội

Định Yên, hội Tân Phú Trung, lễ hội Gò Tháp (Đồng Tháp), ....

e. Vùng đồng bằng châu thổ sông Tiền sông Hậu [II.2] Vùng có mức độ tập

trung cao các DSVH vật thể từ rất dày đến dày trung bình trên 30 di tích/100 km2.

Các DSVH vật thể đa dạng với các di tích văn hoá, lịch sử, cách mạng, di tích tín

ngƣỡng, tôn giáo với nhiều di tích đƣợc xếp hạng quốc gia, ví dụ nhƣ An Giang có

74 di tích thì đã có 28 di tích cấp quốc gia, Cần Thơ có 22 di tích thì đã có 10 di tích

cấp quốc gia, .... Một số DSVH đƣợc công nhận là các di tích quốc gia đặc biệt nhƣ

Khu lƣu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng (xã Mỹ Hòa Hƣng, thành phố Long Xuyên),

khu di tích văn hóa Óc Eo (thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn) và khu di tích Nhà mồ

Ba Chúc (thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn), các khu di tích khảo cổ học nhƣ Óc Eo

– Ba Thê – đây là vùng di chỉ văn hoá khảo cổ đặc trƣng cho TNB của nền văn hoá

Phù Nam xƣa, các khu di tích gắn với lịch sử nhƣ khu di tích chiến thắng Rạch

Gầm Xoài Mút nằm trên một đoạn sông Tiền thuộc tỉnh Tiền Giang. Các DSVH

kiến trúc - nghệ thuật: Đình Bình Thủy, chùa Long Quang, chùa Ông, Nhà thờ họ

Dƣơng (Cần Thơ), .... Nhà cổ Bình Thuỷ, các vật dụng trong ngôi nhà đƣợc làm từ

nhiều loại gỗ quý hiếm và đƣợc chạm khắc tinh xảo, gắn liền với các sinh hoạt nơi

miệt vƣờn sông nƣớc Tây Nam Bộ. Đồng thời, nơi đây còn luu giữ rất nhiều đồ cổ

quý giá suốt hơn 140 năm qua. Thiền viện Trúc Lâm Phƣơng Nam tọa lạc tại ấp Mỹ

Nhơn, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền. Đây là một thiền viện thuộc hàng lớn nhất

ở miền Tây Nam Bộ. Mật độ di tích tại Ninh Kiều dày đặc hơn so với các khu vực

lân cận. Vĩnh Long có mật độ di tích rất cao 29,1/100km2. Bên cạnh các DSVH vật

thể là hệ thống lễ hội truyền thống tại các đình, chùa hàng năm nhƣ: lễ hội Kỳ yên,

lễ Thƣợng điền, lễ Hạ điền, lễ Xuân tế cầu an, lễ Vu Lan, Lễ Phật Đản, v.v. Lễ hội

truyền thống đồng bào Khmer hàng năm nhƣ tết Chol Chnam Thmay, lễ Sen dolta,

Ok- om- bok,v.v. Các DSVH phi vật thể thì độc đáo, đặc sắc, đa dạng về loại hình

gắn với nhiều di tích xếp hạng quốc gia đặc biệt. Các lễ hội văn hoá gắn với các di

tích nhƣ lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, lễ sen Dolta (lễ Ông Bà) gắn với lễ hội

đua bò Bảy Núi, mùa nƣớc nổi có đua thuyền ngoài Búng Bình Thiên, lễ đua ghe

ngo, lễ Chol Chnam Thmay, lễ hội trái cây, dọc hai bờ sông Tiền sông Hậu là

những cù lao và cồn sông, nơi có các chợ nổi ven sông nhƣ Cái Răng (Cần Thơ),

Page 140: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

130

Cái Bè (Tiền Giang), Long Xuyên (An Giang), làng nổi Châu Đốc, tạo nên các

điểm du lịch độc đáo nhất chính là làng bè nổi, nét văn hóa đặc sắc mang đậm

phong cách của vùng sông nƣớc. Xuồng, ghe là phƣơng tiện chủ yếu của mỗi gia

đình ở những làng nổi này. Gắn với đó còn có những làn điệu dân ca: đờn ca tài tử,

hát sắc bùa, v.v. là nét văn hoá riêng rất độc đáo của miền TNB. Ngoài ra, vùng còn

có nhiều làng nghề, sản phẩm đặc trƣng gắn với văn hoá sông nƣớc miền Tây nhƣ

làng hoa kiểng Tân Quy Đông (Đồng Tháp), làng hoa Thới Nhựt (Cần Thơ), các sản

phẩm đặc trƣng nhƣ mắm Prohoc (An Giang), bánh tráng Thuận Hƣng (Cần Thơ),

nem lai vung (Đồng Tháp),v.v. Với những DSVH kể trên, đánh giá tiêu chí DSVH

vật thể và DSVH phi vật thể cho vùng RTL cho phát triển DLVH. Tiêu chí SKH

đánh giá TL.

f. Vùng ven biển sông Tiền sông Hậu [II.3] Đánh giá cho 3 tiêu chí của vùng

là SKH, DSVH vật thể và DSVH phi vật thể đạt mức TL. Vùng có mức độ tập trung

các di tích lịch sử, cách mạng dày nhƣ Tiền Giang có 104 di tích thì có 20 cấp quốc

gia, Trà Vinh có 7 di tích cấp quốc gia, Bến Tre có 16 di tích quốc gia, v.v. các di

tích lịch sử cách mạng nổi tiếng nhƣ chiến thắng Ấp Bắc, chiến thắng Giồng Dứa

(Tiền Giang), các công trình kiến trúc nhƣ Đình Đồng Thạnh, Đình Điều Hoà (Tiền

Giang), các công trình di tích tôn giáo, văn hoá nhƣ chùa Âng, chùa Hang, chùa Cò,

ở đây còn có nhiều khu lăng mộ, đền thờ, di tích của các nhà cách mạng, các nhà

văn nghệ sĩ nhƣ khu lăng mộ Nguyễn Đình Chiểu, khu tƣởng niệm và đền thờ nữ

tƣớng Nguyễn Thị Định, khu lăng mộ nhà nho, nhà giáo lớn Nguyễn Trƣờng Toản,

di tích và nhà lƣu niệm Trƣơng Vĩnh Ký – nhà ngôn ngữ học nổi tiếng của Việt

Nam, di tích và các kiến trúc của ông Đạo Dừa (cồn Phụng, Bến Tre),v.v.Trà Vinh

nổi tiếng với di tích Ao Bà Om với diện tích hơn 100km2 đƣợc bao bọc bởi 465 cây

cổ thụ. Vùng còn có nhiều làng nghề gắn với các đặc sản vùng nhƣ làng bánh tét

Trà Cuôn, làng muối Cồn Cù (Trà Vinh), Tiền Giang có các làng nghề truyền thống

nhƣ: hủ tiếu Mỹ Tho, bánh phồng Cái Bè, bánh tráng Hậu Thành, tủ thờ Gò Công,

vƣờn trái cây Cái Mơn (Chợ Lách), các món đặc sản miền quê Bến Tre nhƣ bánh

xèo ốc gạo cồn Phú Đa (Chợ Lách), cháo hến, văn hoá miệt vƣờn gắn liền với đờn

ca tài tử, v.v.

g. Vùng tứ giác Long Xuyên [II.4] Vùng có mức đánh giá cho DSVH vật thể

và SKH ở mức thuận lợi, đánh giá cho DSVH phi vật thể ở mức RTL. DSVH vật thể

Page 141: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

131

ở đây có nhiều di tích lịch sử, văn hoá, tôn giáo, các kiến trúc cũng có nhiều công

trình còn đƣợc lƣu giữ. Mật độ DTLS - VH trung bình, có ít nhất 20 di tích xếp

hạng quốc gia và phân bố tập trung. Vùng có văn hoá khảo cổ hấp dẫn - nền văn

hoá Óc Eo – gò đất trên núi Ba Thê, Kiên Giang từng là hải cảng sầm uất của vƣơng

quốc Phù Nam thế kỉ I – VII, các di tích lịch sử văn hoá nhƣ chùa lớn, chùa Phù

Dung, Tam Bảo, đình thần Thành Hoàng, di tích văn hoá núi Bình San. Các đình,

lăng thờ các vị anh hùng, những ngƣời có công khai phá vùng đất mới nhƣ Lăng

Mạc Cửu, đình thần Nguyễn Trung Trực, v.v. DSVH phi vạ t thể đạ c sắc, đọ c

đáo và đa dạng về loại hình, trong đó có loại hình đu ợc xếp hạng quốc gia hoạ c

gắn với di tích xếp hạng quốc gia đạ c biẹ t. Vùng có nhiều lễ hội đặc sắc nhƣ lễ

hội Nguyễn Trung Trực tổ chức vào tháng 8 âm lịch hàng năm, đây là lễ hội lớn

nhất ở Kiên Giang, lễ giỗ Đức khai trấn Mạc Cửu, lễ hội Nghinh Ông, lễ Chôl

Chnăm Thmây, lễ Dotla (ngƣời Khmer), v.v. Vùng còn có nhiều làng nghề truyền

thống nhƣ làng đan lục bình, đệm cỏ bàng, làm tôm khô, nắn nồi đất, làm bánh

phồng ở Gò Quao, trang sức đồi mồi ở Hà Tiên, v.v.

h. Vùng trũng Tây sông Hậu [II.5] DSVH phi vạ t thể đạ c sắc, đọ c đáo,

đa dạng về loại hình và mang ý nghĩa liên vùng. Những hoạt động, sinh hoạt văn

hóa lễ hội diễn ra xuyên suốt gần nhƣ quanh năm trên khắp địa bàn tỉnh Sóc Trăng,

Bạc Liêu. Đầu tiên phải kể đến là lễ hội Cúng Phƣớc Biển, một lễ hội truyền thống

của đồng bào ngƣời Khmer vùng biển Vĩnh Châu, Sóc Trăng, thu hút rất nhiều du

khách. Đây là dịp để ngƣ dân ngƣời Khmer vùng biển Vĩnh Châu, tạ ơn biển cả đã

cho con ngƣời nguồn hải sản quý giá và cầu nguyện cho ngƣời đi biển đƣợc bình

yên, đánh bắt đƣợc nhiều tôm cá. Trong các Lễ hội của các dân tộc ở Sóc Trăng,

“thƣơng hiệu” của du lịch Sóc Trăng, chính là Lễ hội Ooc- om-boc – Đua ghe Ngo

truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer. Ngoài ra, Sóc Trăng còn có một số lễ hội

khác nhƣ lễ Thanh minh, lễ Đấu đèn của ngƣời Hoa, lễ hội Vu lan 15/7 âm lịch của

ngƣời Hoa, ngƣời Kinh, lễ Chôl Chnăm Thmây, lễ Dotla của ngƣời Khmer. Sóc

Trăng còn nổi tiếng với nhiều đặc sản nhƣ vú sữa tím, bánh pía Vũng Thơm, lạp

xƣởng Vũng Thơm, khô trâu Thạnh Trị, Bạc Liêu nổi tiếng với cánh đồng muối Bạc

Liêu, vƣờn nhãn cổ Bạc Liêu, v.v. Về DSVH vật thể, ở vùng có mật độ DTLSVH

thƣa, có dƣới 20 di tích đƣợc xếp hạng quốc gia. Trong đó có một số di sản nhƣ

chùa Xiêm Cán, tháp cổ Vĩnh Hƣng - kiến trúc cổ duy nhất ở miền Tây còn đƣợc

Page 142: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

132

bảo tồn có giá trị về mặt văn hoá, nhà công tử Bạc Liêu, khu lƣu niệm nhạc sĩ Cao

Văn Lầu (Bạc Liêu), v.v. Vùng có mức đánh giá cho DSVH vật thể ở mức tương đối

thuận lợi, đánh giá cho DSVH phi vật thể ở mức TL, tiêu chí SKH ITL.

i. Vùng bán đảo Cà Mau [II.6] Vùng có mức đánh giá cho 3 tiêu chí DSVH

vật thể, DSVH phi vật thể, ĐKSKH ở mức ít thuận lợi. Vùng chủ yếu là cảnh quan

rừng ngập nƣớc ven biển, mật độ tập trung của các di tích rất thƣa dƣới 2 di

tích/km2, chỉ mang tính địa phƣơng. Một số di tích đƣợc xếp hạng Bến Vàm Lũng

và Di tích lịch sử và thắng cảnh trên đảo Hòn Khoai gồm: khu vực Hải đăng, Bãi

lớn, Bãi nhỏ ở huyện Ngọc Hiển; Tuy nhiên khó khăn hiện nay là ở một số nơi đất

di tích còn bị xâm hại, nhiều điểm chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, cơ sở hạ tầng tại

các khu di tích chƣa đƣợc đầu tƣ, hệ thống giao thông đi đến một số điểm chƣa

thuận tiện, một số hạng mục tại các điểm công trình thi công chậm tiến độ ảnh

hƣởng đến việc phát huy giá trị di tích. Cũng nhƣ các vùng biển khác ở Nam bộ, lễ

hội lớn chủ yếu là lễ hội Nghinh Ông, gắn liền với tín ngƣỡng dân gian, mang ý

nghĩa cầu mƣa thuận gió hòa, ngƣ dân ra khơi đánh bắt cá tôm đƣợc an hòa. Lễ hội

đƣợc tổ chức trong ba ngày 14, 15, 16 tại thị trấn Sông Đốc, Cà Mau.

j. Vùng biển đảo ven vịnh Thái Lan [II.7] Ngƣời dân trên đảo vẫn giữ

nguyên những nghề truyền thống từ trƣớc đến nay là nghề làm nƣớc mắm, nuôi

ngọc trai, làm hồ tiêu rất nổi tiếng đó cũng là một nét đẹp rất độc đáo của hòn đảo

và con ngƣời nơi đây. Ngoài ra còn có nhiều lễ hội tổ chức hàng năm tại Phú Quốc

nhƣ lễ hội Nghinh Ông, lễ hội Nguyễn Trung Trực, hội đua thuyền. Phú Quốc có

mật độ tập trung các DSVH vật thể thấp chỉ 0.5 di tích/km2 đƣợc xếp hạng nên mức

đánh giá cho DSVH vật thể là ít thuận lợi. DSVH phi vật thể cũng đánh giá ở mức ít

thuận lợi, chỉ có giá trị địa phương. ĐKSKH cũng ITL cho DLVH.

k. Vùng biển đảo phía Đông TNB [II.8] Vùng có Côn Đảo đạt mức đánh giá

DSVH vật thể ở mức rất thuận lợi, với mật độ dày đặc, trong đó có nhiều di tích xếp

hạng quốc gia đặc biệt với quần thể thành phần 17 di tích lịch sử nhƣ khu Cầu Tàu,

các khu trại giam từ trại 1 đến 9, khu chuồng Bò, nghĩa trang Hàng Dƣơng, Mộ Võ

Thị Sáu. Nhà tù Côn Đảo cũng là "Trƣờng học Cộng sản" rèn luyện phẩm chất, ý

chí của các chiến sĩ Cộng sản. Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc

biệt của di tích, Thủ tƣớng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Di tích lịch sử Nhà tù

Côn Đảo là Di tích quốc gia đặc biệt (2012). DSVH phi vật thể đánh giá ITL do ở

Page 143: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

133

đây các lễ hội chỉ tổ chức đơn lẻ và quy mô không lớn và chƣa có tính độc đáo đặc

sắc cho riêng vùng, nhƣ ngày giỗ cô Sáu, ngày Côn Đảo, ngày lễ Vu Lan,v.v.Kết

quả đánh giá tiêu chí DSVH RTL, tiêu chí ĐKSKH TL, tiêu chí DSVH phi vật thể ở

mức ITL.

3.2.4.3. Kết quả đánh giá tổng hợp cho phát triển du lịch văn hóa

Dựa vào đặc điểm, yêu cầu của DLVH (mục 1.2.1.5) và ý kiến chuyên gia để

xác định trọng số cho các tiêu chí: Kết quả điểm đánh giá theo các mức và điểm

trung bình cộng (áp dụng công thức CT1) của các tiêu chí nhƣ sau: DSVH vật thể

quan trọng nhất với điểm trọng số 0.5, DSVH phi vật thể trọng số 0.33, Sinh khí hậu

có điểm trọng số thấp nhất 0.17 (phụ lục 5.4)

Bảng 3.12. Kết quả đánh giá tổng hợp cho DLVH của các vùng Nam Bộ

Tiêu chí

Vùng

DSVH vật

thể

DSVH phi vật

thể Sinh khí hậu Điểm

TB

Mức đánh

giá 0.5 0.33 0.17

I.1 3 3 2 2.83 TL

I.2 4 4 3 3.83 RTL

I.3 2 2 4 2.34 TDTL

II.1 2 2 3 2.17 TDTL

II.2 4 4 3 3.83 RTL

II.3 3 3 3 3.00 TL

II.4 3 4 3 3.33 RTL

II.5 2 3 1 2.16 TDTL

II.6 1 1 1 1.00 ITL

II.7 1 1 1 1.00 ITL

II.8 4 1 3 2.84 TL

Đánh giá RTL cho phát triển DLVH có các vùng I.2, II.2, II.4 do 3 vùng này

có Mật độ di tích DSVH vật thể từ mức trung bình đến rất dày, nhiều DSVH có giá

trị đƣợc công nhận cấp quốc gia, vùng I.2 nổi bật với các DTLS gắn với ngƣời dân

tộc thiểu số ĐNB và các lễ hội quanh năm, vùng II.2 nổi tiếng với các DTLSVH

gắn với cuộc sống khai khẩn lâu đời của ngƣời dân Nam Bộ, các làng nghề truyền

thống và lễ hội, đình chùa, chợ nổi trên sông, trong khi đó vùng II.4 lại gắn với các

DTLSVH tâm linh, nhiều lễ hội đặc sắc có quy mô lớn. Vùng I.1, II.3, II.8 có mức

đánh giá TL cho phát triển DLVH. Các vùng I.3, II.1 có mức đánh giá TĐTL cho

phát triển DLVH. Mức đánh giá ITL cho phát triển DLVH là ở các vùng II.6 và II.7

với mật độ di tích DSVH vật thể ở mức thấp, không có nhiều DTLSVH, các lễ hội ít

và chỉ mang tính địa phƣơng hoặc thiếu tính độc đáo chƣa thu hút đƣợc DK.

Page 144: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

134

Page 145: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

135

3. 3. Tổng hợp chung mức độ thuận lợi 4 LHDL theo từng vùng

3.3.1. Tiến hành đánh giá tổng hợp

Để xác định mức độ TL của các vùng cần đánh giá tổng hợp cho cả 4 LHDL.

Từ các kết quả mức độ TL của từng LHDL tiến hành cho điểm và tính % số điểm so

với tổng điểm tối đa của các LHDL ở từng vùng. Điểm tổng hợp của các LHDL sẽ là

điểm đánh giá từng LHDL, cao nhất là 5 điểm, thấp nhất 1 điểm. Vì vậy, với thang 4

bậc điểm dao động từ 1 đến 4 điểm với khoảng cách dao động ở mỗi bậc là 1 điểm.

Phân cấp mức độ đánh giá tổng hợp mức độ TL của 4 LHDL ở bảng 3.13 và đƣợc xem

là bảng phân hạng mức độ ƣu tiên khai thác DL ở mỗi vùng

Bảng 3.13. Phân cấp đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi của 4 LHDL

LHDL Điểm theo các mức đánh giá

RTL TL TĐTL ITL

Du lịch tham quan 4 3 2 1

Du lịch nghỉ dƣỡng 4 3 2 1

Du lịch sinh thái 4 3 2 1

Du lịch văn hóa 4 3 2 1

% so với tổng điểm 100 – 76% 75 – 51% 50 – 26% 25%

3.3.2. Kết quả đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi các LHDL Nam Bộ

Trên cơ sở chỉ tiêu đánh giá và mức độ TL của các LHDL theo các vùng, kết

quả đánh giá tổng hợp mức độ TL 4 LHDL nhƣ sau

Bảng 3.14. Kết quả đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi của 4 LHDL

LHDL

Vùng

Tham

quan

Nghỉ

dƣỡng

Sinh

thái

Văn

hóa

%

Điểm

Mức đánh

giá

I.1 3 2 4 3 75 TL

I.2 3 2 3 4 75 TL

I.3 4 4 4 2 87.5 RTL

II.1 1 1 3 2 43.75 TĐTL

II.2 1 2 1 4 50 TĐTL

II.3 2 2 2 3 56.25 TL

II.4 4 3 4 4 93.75 RTL

II.5 1 1 2 2 37.5 TĐTL

II.6 2 1 3 1 43.75 TĐTL

II.7 3 3 4 1 68.75 TL

II.8 3 3 4 3 81.25 RTL

Page 146: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

136

Kết quả đánh giá tổng hợp 4 LHDL cho thấy, các mức độ thuận lợi của các

vùng nhƣ sau: 3 Vùng I.3, II.4, II.8 đạt mức đánh giá RTL cho phát triển tổng hợp

các LHDL. Vùng I.3 có thể triển khai cả 4 LHDL (RTL cho tổ chức DLTQ ở RNM

Cần Giờ, Đảo Khỉ, tham quan núi giáp biển tại Bà Rịa Vũng Tàu - Xuyên Mộc,

Đồng Nai, RTL triển khai DLND với 6 tháng liên tục TCI đạt mức đánh giá RTL,

RTL phát triển DLST tại KDTSQ Cần Giờ, HST núi giáp biển núi Mây, núi Minh

Đạm (Vũng Tàu), TĐTL cho triển khai DLVH nhƣ DTLS rừng Sác). Vùng II.4

RTL phát triển 4 LHDL (RTL tiến hành DLTQ tại rừng tràm Trà Sƣ, khu vực Bảy

Núi, Thập cảnh vịnh Hà tiên, Hang Dơi, Thạch động, RTL cho DLST ở VQG U

Minh Thƣợng, KBTTN Vồ Dơi, , RTL phát triển DLVH với các đền chùa, chùa

Phù Dung, Tam Bảo, đình thần Thành Hoàng, v.v. thu hút DK với lễ hội đặc sắc

nhƣ lễ hội Nguyễn Trung Trực, lễ giỗ Đức khai trấn Mạc Cửu, lễ hội Nghinh Ông,

lễ Chôl Chnăm Thmây, lễ Dotla, TL cho DLND tắm biển tại bãi Dƣơng, bãi Tà Lu,

bãi Bàng (Hà Tiên), hồ Thủy Liêm (núi Ông Cấm), hồ Soài So, Suối Vàng (núi Cô

Tô), TCI có 4 tháng TL.

Đánh giá TL cho PTDL có 4 vùng là I.1, I.2, II.3, II.7. Mỗi vùng có mức đánh

giá cho từng LHDL khác nhau nhƣng điểm đánh giá tổng hợp dao động từ 51- 75%.

Ví dụ, vùng I.1 TL cho 3 LHDL: DLTQ ở rừng VQG Bù Gia Mập, KDTSQTG Cát

Tiên, Bàu Sấu, thác Mỏ Vẹt, thác Trời, thác Dựng, thác Bến Cự, thác Giang Điền,

núi Bà Rá (Bình Phƣớc) cao 720m, núi Chứa Chan, hồ Trị An, hồ Thác Mơ ; vùng

I.2 RTL thực hiện DLVH do có mật độ DTLSVH vật thể cao nhất toàn Nam Bộ,

đánh giá mức TL đối với DLTQ, DLST tại các điểm DL núi Bà Đen, hang (Hàm

Rồng, Gió), động (Ba Cô, Thanh Long), cù lao (Rùa, Tân Triều, Phố, Phƣớc Thiện),

hồ Dầu Tiếng, VQG Lò Gò Xa Mát, HST rừng núi Bà Đen; Vùng II.3 TL để phát

triển DLVH với các địa điểm thu hút DK nhƣ chùa Âng, chùa Hang, chùa Cò, ao Bà

Om, 3 LHDL khác ở mức TĐTL cho DL. Tƣơng tự các vùng khác có mức đánh giá

cho các vùng khác II.7

4 vùng II.1, II.2, II.5, II.6 đạt mức đánh giá TĐTL cho PTDL. Các vùng này

thƣờng ít có thắng cảnh, hoặc thắng cảnh đơn điệu, các điểm tài nguyên phân bố

không tập trung, ĐKSKH còn hạn chế cho DL.

Page 147: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

137

3.4. Định hƣớng không gian phát triển các LHDL Nam Bộ Việt Nam

3.4.1. Thực trạng phát triển du lịch Nam Bộ

3.4.1.1. Khách du lịch

Số lƣợng DK của Nam Bộ tăng nhanh, trong vòng 5 năm từ 2000 đến 2015,

ĐNB có tốc độ tăng trƣởng trung bình DK đạt 11,2% - cao nhất so với các vùng

khác, tăng gấp 8 lần, trong khi đó TNB có xu hƣớng tăng chậm hơn xấp xỉ 6 lần. Về

cơ cấu, DK nội địa chiếm ƣu thế của Nam Bộ, ĐNB chiếm 88,5% tổng lƣợt khách của

vùng, còn TNB chiếm 85,5%. Khách du lịch nội địa tăng nhanh, ĐNB đón 41,8 triệu

lƣợt khách (2015) dẫn đầu các vùng về số lƣợng khách nội địa. Khách du lịch quốc tế

cũng tăng nhanh về số lƣợng. ĐNB đứng đầu cả nƣớc về số lƣợng khách quốc tế

(chiếm 22,4% triệu lƣợt khách quốc tế). Trong khi đó, DK quốc tế đến TNB chiếm

8,27% tổng lƣợng khách quốc tế của cả nƣớc (2015), đứng thứ 4 toàn quốc. Chủ yếu

tập trung tại các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vinh Long, Cần Thơ và Kiên Giang, do các

địa phƣơng này có nhiều tuyến điểm du lịch có sức hấp dẫn du khách quốc tế nhƣ chợ

nổi Cái Răng, bến Ninh Kiều, Hà tiên, Phú Quốc. Thị trƣờng khách du lịch quốc tế đến

hiện nay chủ yếu là Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc).

3.4.1.2. Doanh thu du lịch

ĐNB có doanh thu đứng đầu cả nƣớc (2015) chiếm 46% tổng thu du lịch cả

nƣớc. TNB cũng có tổng thu du lịch tăng nhanh với mức tăng trƣởng trung bình

23,6%/năm, đạt giá trị 13,5 nghìn tỉ đồng (2015). Tuy nhiên, so với cả nƣớc thì tổng

thu du lịch của TNB còn nhỏ, mức đóng góp thấp nhất trong 7 vùng du lịch, khoảng

4%. Hiện nay, ở các tỉnh thành phố trong vùng, một khách du lịch chi tiêu với

những mức khác nhau giữa các địa phƣơng. Các trung tâm du lịch lớn nhƣ TPHCM,

Cần Thơ, Phú Quốc, Kiên giang khách chi tiêu nhiều hơn, năm 2008 ở TNB, mức

tính trung bình khách du lịch quốc tế chi tiêu ở trung tâm du lịch lớn là 70USD,

khách nội địa chi tiêu khoảng 25 USD.

3.4.1.3. Cơ sở lưu trú

Nam Bộ có khoảng 6.652 cơ sở lƣu trú trong đó có 132 nghìn buồng với chất

lƣợng các cơ sở và dịch vụ lƣu trú ngày càng đƣợc cải thiện. ĐNB có hệ thống cơ

sở lƣu trú rất hiện đại và hoàn thiện, trong toàn vùng có 26 khách sạn 5 sao với

7.448 buồng (chiếm 29,2% tổng số khách sạn 5 sao và 31,3% số buồng khách sạn 5

sao của cả nƣớc), 35 khách sạn 4 sao với 4.845 buồng. TNB có số phòng chiếm

Page 148: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

138

9,8% cả nƣớc. Toàn vùng có 52 cơ sở lƣu trú đạt 3 sao đến 5 sao trong đó có 3

khách sạn 5 sao, với tổng số 4.546 buồng, đạt tỉ lệ 2,5% số cơ sở và 11,6% số

buồng lƣu trú toàn vùng. So với các vùng khác, các cơ sở lƣu trú du lịch của TNB

có quy mô và chất lƣợng còn thấp, chỉ cao hơn Tây Nguyên và quy mô các cơ sở rất

nhỏ đến trung bình, một cơ sở có dƣới 20 buồng, không thể đáp ứng đƣợc nhu cầu

cho các đoàn khách lớn. Các loại hình lƣu trú đặc trƣng khác của vùng là homestay,

phổ biến rộng rãi ở Tiền Giang, Bến Tre và Vĩnh Long. Loại hình lƣu trú mới này

cũng tạo nét độc đáo thu hút khách du lịch, kéo dài thời gian lƣu trú nơi đây.

3.4.1.4. Nguồn lao động

Nhìn chung, lực lƣợng lao động trong lĩnh vực du lịch ở ĐNB và TNB có sự

chênh lệch về trình độ nghiệp vụ cũng nhƣ quy mô, phân bố. Cụ thể, tại ĐNB lao

động ở khu vực này có trình độ nghiệp vụ cao hơn do có nhiều cơ sở đào tạo, các

công ty lữ hành lớn của cả nƣớc tập trung tại đây, và phân bố không đồng đều chủ

yếu ở TPHCM, trong khi ở các tỉnh còn lại thì hạn chế. Tổng số lao động trực tiếp

trong ngành của ĐNB là 279.000 ngƣời, chiếm 45% tổng lao động DL của nƣớc ta.

Trong khi đó, lao động tại TNB chỉ chiếm 7% tổng số lao động DL của cả nƣớc.

Lực lƣợng lao động này ngày càng đƣợc nâng cao về chất lƣợng và số lƣợng, tăng

trung bình 6.1 lần trong 5 năm từ 2000 – 2015, tuy nhiên vẫn chƣa đáp ứng đƣợc

yêu cầu của ngành, nguồn lao động còn nhiều hạn chế, lao động chƣa qua đào tạo

chiếm tỉ trọng lớn hơn 51% tổng số lao động cả vùng. Kỹ năng nghiệp vụ DL còn

hạn chế.

3.4.1.5. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

a. Hệ thống giao thông vận tải: Hệ thống giao thông vận tải của Nam Bộ phát

triển nhanh, đồng bộ, góp phần quan trọng cho phát triển KTXH, trong đó có DL.

Nếu nhƣ ĐNB có hệ thống giao thông phát triển hiện đại nhiều cảng biển, cảng

hàng không quan trọng, chất lƣợng cao đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, thì TNB

có hệ thống giao thông bị chia cắt bởi nhiều kênh rạch chằng chịt và nhiều sông lớn.

b. Đường hàng không: Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất là cảng hàng

không quốc tế lớn nhất cả nƣớc đạt tiêu chuẩn cấp 4F theo tiêu chuẩn ICAO; công

suất thiết kế 17 triệu lƣợt khách/năm. Cảng hàng không Côn Sơn (Vùng Tàu) có

công suất 194 ngàn khách/năm. Sân bay Vũng Tàu chủ yếu phục vụ thăm dò dầu

khí và cũng có thể phục vụ DK tham quan một số điểm DL. Trong các sân bay ở

Page 149: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

139

TNB, chỉ có sân bay quốc tế Cần Thơ có khả năng tiếp nhận máy bay cỡ lớn (trên

100 khách), các sân bay khác, đƣờng băng nhỏ, điều kiện kỹ thuật không đáp ứng

vận hành chuyến bay trong điều kiện phức tạp.

c. Hệ thống cấp nước sạch: Khu vực đô thị tại ĐNB đã cấp nƣớc 70 -90% với

tiêu chuẩn 80 -150 lít/ngƣời/ngày. Lƣợng nƣớc thất thoát trung bình tại các đô thị là

25 - 40%. Khu vực nông thôn ngƣời dân đƣợc cấp khoảng 40 -60 lít/ngƣời/ngày so

với tiêu chuẩn 60 - 70 lít/ngƣời/ngày.

d. Hệ thống thoát nước thải và vệ sinh môi trường: Đối với các khu vực đô

thị, do sự phát triển nhanh chóng của các đô thị nên vấn đề bất cập trong kiến trúc

đô thị, hầu hết các tuyến thoát nƣớc đã nhiều năm nên bị xuống cấp nhiều, chắp vá

thiếu đồng bộ. Hệ thống thoát nƣớc vẫn chƣa đảm bảo cho việc thoát nƣớc của các

đô thị, chƣa có nhà máy xử lý nƣớc thải chung cho toàn tỉnh hoặc toàn thành phố.

e. Hệ thống cung cấp điện: Hiện nay, ĐNB có 7.400 MW công suất các nhà

máy điện, thủy điện chiếm 21,6%, nhiệt điện 10,5%, tua bin khí 67% và còn lại là

các nguồn khác. Các nguồn điện ĐNB chiếm trên 50% công suất toàn hệ thống.

Nhìn chung, nguồn điện đã đến các vùng sâu, vùng xa và các điểm du lịch, cơ bản

phục vụ đƣợc nhu cầu sử dụng điện cho hoạt động du lịch.

3.4.2. Hướng phát triển không gian lãnh thổ cho các LHDL DL Nam Bộ

3.4.2.1. Các dự báo phát triển du lịch Nam Bộ

a. Căn cứ để xây dựng các phương án và các chỉ tiêu dự báo: Căn cứ vào

các chỉ tiêu dự báo của Chiến lƣợc và Quy hoạch tổng thể PTDL Việt Nam đến năm

2020, tầm nhìn đến 2030 đối với các vùng DL ĐNB và TNB. Căn cứ vào Quy

hoạch tổng thể phát triển KTXH ĐNB và TNB đến năm 2020; Quy hoạch tổng thể

Phát triển KTXH vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020 và định hƣớng

đến 2030; Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành thuộc ĐNB và TNB; Quy hoạch

tổng thể phát triển KTXH, các ngành của các tỉnh ĐNB và TNB. Căn cứ vào xu thế

PTDL của các nƣớc trên thế giới, khu vực trong nƣớc và vùng du lịch Nam Bộ. Căn

cứ vào vị trí địa lý, phân bố tài nguyên du lịch, nhu cầu phát triển, hiện trạng phát

triển du lịch vùng

Nguyên tắc lựa chọn các phƣơng án PTDL vùng là có cân nhắc, tính toán các

chỉ tiêu phát triển số lƣợng DK, tổng thu từ DL và sản phẩm du lịch đến năm 2020

đƣợc đề cập trong Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH vùng và tƣ tƣởng chỉ đạo

Page 150: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

140

của phát triển KTXH vùng kinh tế trọng điểm phía nam đến năm 2020 và định

hƣớng đến năm 2030.

Nguyên tắc xây dựng các phƣơng án có xem xét đến các biến động trên thế

giới và khu vực trong thời gian tới đặc biệt là các biến động về kinh tế, chính trị, thị

trƣờng khách du lịch quốc tế của các nƣớc trong khu vực. Tính toán dựa trên các

yếu tố cơ bản là: thị trƣờng DK, đặc biệt là DK quốc tế, khả năng cung ứng sản

phẩm DL và đáp ứng của nguồn nhân lực cho PTDL, yếu tố nguồn lực nội tại nhƣ

vốn đầu tƣ, nhân lực, cơ sở vật chất du lịch.

b. Dự báo chỉ tiêu phát triển du lịch chủ yếu

b.1. Khách du lịch: Số lƣợng DK đến tham quan không đều trong các năm,

giữa ĐNB và TNB cũng ko đồng đều. Xét chuỗi tăng trƣởng thời kỳ nghiên cứu

giai đoạn 2000-2013 thì các chỉ tiêu thực hiện về DK đạt các chỉ tiêu dự báo đặt ra

[12]. Số lƣợt khách sẽ đạt tốc độ tăng trƣởng 10,4% đạt 4.510 ngàn lƣợt khách

(ĐNB), giai đoạn 2021 – 2025 mức tăng khách quốc tế là 5,7% đạt 7.961 triệu lƣợt

khách và khách du lịch nội địa đạt 3,8% đạt 28,8 triệu lƣợt. Căn cứ vào khả năng

thu hút và cung cấp dịch vụ du lịch, số lƣợt DK đến TNB sẽ đạt 3.900.000 lƣợt

khách với số ngày lƣu trú lâu hơn 2,6 ngày. Nhìn chung, số lƣợt khách nội địa sẽ

tăng nhanh và là nguồn khách chủ yếu cho Nam Bộ.

b.2. Dự báo về cơ sở lưu trú du lịch: Để đáp ứng nhu cầu lƣu trú của DK, vấn

đề dự báo và đầu tƣ xây dựng khách sạn rất quan trọng. Định hƣớng phát triển cơ sở

lƣu trú giai đoạn đầu là giảm số lƣợng buồng có chất lƣợng thấp và đầu tƣ buồng có

chất lƣợng cao để kinh doanh lƣu trú hiệu quả hơn, lấy phƣơng án cải tạo, nâng cao

công suất sử dụng phòng và kéo dài thời gian lƣu trú. Giai đoạn tiếp theo là xây

dựng mới khách sạn chất lƣợng cao và đến năm 2030 phấn đấu ĐNB có 80% cơ sở

lƣu trú đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.

Nhu cầu khách sạn phụ thuộc vào số lƣợng DK, số ngày lƣu trú của khách,

công suất sử dụng buồng trung bình. Căn cứ vào số lƣợng DK và ngày lƣu trú trung

bình, công suất sử dụng buồng mà dự báo xu hƣớng phát triển. Ví dụ TNB dự kiến

công suất sử dụng phòng khách sạn đạt 65% vào năm 2020, khách sẽ lƣu trú trung

bình 2,1- 2,4 ngày tƣơng ứng với khách nội địa và khách quốc tế. Số giƣờng trung

bình mỗi phòng hiện nay cũng theo xu hƣớng phát triển của hệ thống khách sạn của

TNB là 2 giƣờng/buồng

Page 151: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

141

b.3. Dự báo về nhu cầu nguồn lao động du lịch: Đặc điểm lao động không

đều trong ngành du lịch của vùng, lao động trong dịch vụ kinh doanh lƣu trú chiếm

tỉ lệ cao nhất từ 65% lao động toàn ngành, số lƣợng lao động trong lĩnh vực cơ sở

lƣu trú tập trung vào các dịch vụ buồng, bàn bar, bếp có số lƣợng lớn, trong khi các

bộ phận khác chiếm tỷ trọng thấp hơn. Hiện nay, các dịch vụ du lịch bổ sung sẽ

phong phú hơn, chất lƣợng các sản phẩm du lịch sẽ nâng cao, vì vậy việc tính toán

cho nguồn nhân lực lao động có thể xây dựng nhƣ sau: Bình quân cho một buồng

khách sạn của cả nƣớc là 1,6 lao động trực tiếp/buồng, lao động gián tiếp thì 1 lao

động trực tiếp có 1,6 đến 2,30 lao động gián tiếp. Số lao động bình quân cho một

phòng khách sạn hiện nay ở TNB còn rất thấp chỉ 1,1 -1,3 lao động trực tiếp (thấp

hơn trung bình của cả nƣớc). Tại ĐNB thì Tây Ninh chỉ đạt 0,30 lao động/buồng.

Nguyên nhân là chất lƣợng cơ sở lƣu trú có số lƣợng buồng từ 40 buồng trở lên

chiếm rất ít chỉ đạt 0,12% trên toàn vùng nên nhu cầu lao động trong cơ sở lƣu trú

cũng chƣa cao nhƣ các nƣớc trong khu vực. Căn cứ vào nhu cầu lao động, dự kiến ở

TNB sẽ là 1,3-1,6 lao động trực tiếp/buồng, cũng nhƣ số lao động gián tiếp kèm

theo là 2,0 lao động. Dự báo lao động trực tiếp của ĐNB là 1,20 (2020) và 1,30

(2030). Lao động gián tiếp năm 2020 đạt 1,8 đến 1,9, 2030 đạt 2-2,10.

b.4. Dự báo về thu nhập du lịch: Cơ cấu chi tiêu của khách du lịch đến Nam

Bộ thƣờng chi tiêu cho cá nhân kèm theo trong quá trình tham quan khoảng 35%

tổng thu từ DK, tùy theo địa bàn tham quan mà chi phối đến giá cả, các tỉnh có mức

chi tiêu khác nhau. Tổng thu từ khách du lịch ở ĐNB trong giai đoạn 2020 là 85,79

nghìn tỷ đồng và đến 2030 là 154,89 ngàn tỷ đồng. Tốc độ tăng trƣởng trung bình

giai đoạn 2015 -2020 là 13%, giai đoạn 2021 -2030 là 6%. Trong khi đó, dự báo thu

nhập từ DL của TNB giai đoạn 2015 – 2020 sẽ là 1.349,500 triệu USD, đạt tốc độ

1.8%. Hệ số đầu tƣ (ICOR) của Việt Nam không cao, trong đó có DL, chỉ số chung

của Việt Nam trong giai đoạn từ 2000 – 2012 là 7,5 (1 đồng GDP cần đầu tƣ 7.5

đồng). Dự kiến đầu tƣ thời kỳ 2026 – 2030 là 162,80 ngàn tỷ đồng (ĐNB), ở TNB

là 963.700 triệu USD.

3.4.2.2. Định hướng không gian và sản phẩm các LHDL Nam Bộ

Cần cụ thể hóa nội dung không gian phát triển KTXH đã đƣợc đề cập trong

Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH [9, 11], Chiến lƣợc và Quy hoạch Tổng thể

PTDL Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 [12].

Page 152: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

142

a. Định hướng vùng ưu tiên phát triển du lịch:

Nhƣ đã phân tích ở trên, phân vùng ĐLTN là cơ sở để đánh giá, định hƣớng

phát triển DL khách quan và hiệu quả. Từ kết quả đánh giá tổng hợp 4 LHDL trên

11 vùng ĐLTN Nam Bộ, định hƣớng mức độ ƣu tiên cho tập trung trƣớc tiên cho 3

vùng ven biển ĐNB và TNB: vùng ven biển ĐNB: TPHCM – Vũng Tàu và vùng

Tứ giác Long Xuyên, vùng biển đảo Vùng biển đảo phía Đông TNB đạt mức đánh

giá rất TL cho phát triển tổng hợp các LHDL. Vùng ven biển ĐNB: TPHCM –

Vũng Tàu đặc biệt có đô thị du lịch quốc gia Vũng Tàu: Vũng Tàu là đô thị du lịch

nổi tiếng với nhiều LHDL có thể phát triển ở đây nhƣ nghỉ dƣỡng, tắm biển, dƣỡng

bệnh, sinh thái, văn hóa, tham quan. Các bãi tắm đẹp phẳng, nổi tiếng và các cánh

rừng nguyên sinh xanh mát, các kiến trúc tôn giáo nhƣ khu đình Thắng Tam, Thích

ca phật Đài, tƣợng Chúa Kito, v.v. Đóng góp của đô thị DL này là đứng thứ 02 toàn

vùng chỉ sau TPHCM, vùng còn có khu du lịch Cần Giờ, với nhiều địa điểm thu hút

khách DL nhƣ KDTSQ Cần Giờ, bãi biển 30/4, chiến khu rừng Sác,v.v. Trong khi

đó, vùng Tứ Giác Long Xuyên mang đặc trƣng của TNB, với nhiều địa danh tâm

linh nổi tiếng nhƣ núi Sam, Miếu Bà Chúa Xứ, những cảnh quan thiên nhiên mùa

nƣớc nổi rừng Tràm Trà Sƣ, các sản vật nổi tiếng, ở đây còn có hệ thống cơ sở hạ

tầng đƣợc đầu tƣ, có 2 cửa khẩu quốc tế nối liền với Campuchia v.v. Vùng biển đảo

phía Đông TNB trong đó có Côn Đảo đƣợc đánh giá là 1 trong những nơi đáng đến

(2016) do tạp chí Lonely Planet đánh giá, có thể phát triển nhiều LHDL.

Mức độ ƣu tiên tiếp theo là 4 vùng: vùng biển đảo ven vịnh Thái Lan trong đó

có đảo Phú Quốc đƣợc quy hoạch thành đặc khu kinh tế, với số lƣợng khách sạn 5

sao đạt 8000 phòng, sân bay Phú Quốc là cầu nối quan trọng, 150km bờ biển với

nhiều bãi biển đẹp, TL về điều kiện SKH, nhiều đồi núi và rừng nguyên sinh; Vùng

đồi núi cao Bình Dƣơng – Bình Phƣớc – Đồng Nai [I.1] và vùng phù sa cổ Tây

Ninh – TPHCM – Đồng Nai, vùng ven biển sông Tiền sông Hậu [II.3] cũng ƣu tiên

phát triển nhờ vào có mức độ tập trung các di tích lịch sử, cách mạng dày, các lễ

hội, phong tục truyền thống đa dạng, có nhiều địa danh thắng cảnh, địa điểm du lịch

nổi tiếng nhƣ KDL núi Bà Đen, Sóc Boom Bo, ĐKSKH thuận lợi, TCI đạt mức

thuận lợi, HST rừng Cát Tiên, Bù Gia Mập với nhiều loài đặc sắc, có TPHCM là

trung tâm du lịch quốc gia với nhiều điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia, quốc tế điển

hình là hệ thống các di tích lịch sử và 11 bảo tàng. Các công trình kiến trúc thời

Page 153: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

143

thuộc địa hay đƣơng đại làm tăng thêm tính hấp dẫn cho DL city tour. Ở ngoại vi

thành phố có những điểm tham quan nổi bật nhƣ địa đạo Củ Chi, rừng ngập mặn

Cần Giờ, vƣờn cò Thủ Đức, 18 thôn vƣờn trầu. TPHCM lại là trung tâm văn hóa,

kinh tế, KHKT hàng đầu của cả nƣớc. Có hệ thống cơ sở hiện đại và đồng bộ phục

vụ cho PTDL: 2.084 cơ sở lƣu trú, 15 khách sạn 5 sao.

Các vùng ở Nam Bộ đều có tiềm năng để phát triển tổng hợp các LHDL, đánh

giá cho thấy 4 vùng còn lại đạt mức TĐTL cho PTDL II.1, II.2, II.5, II.6, không có

vùng nào ITL cho phát triển tổng hợp DL. Trong chiến lƣợc phát triển DL Nam Bộ,

mức độ ƣu tiên cho 7 vùng, tập trung khai thác các vùng ven biển, có mức độ tập

trung TNDL và ĐKSKH TL để khai thác một cách hợp lý, tối ƣu nhất.

b. Định hƣớng phát triển sản phẩm du lịch theo vùng

Từ các phân tích, đánh giá TNDL và ĐKSKH của các vùng, xác định đƣợc

mức độ tập trung và thế mạnh tiềm năng DL của từng vùng, từ đó định hƣớng phát

triển các sản phẩm DL đặc trƣng cho 11 vùng của Nam Bộ nhƣ sau:

b.1. Vùng đồi đất cao Bình Dương – Bình Phước – Đồng Nai [I.1]: khung

cảnh rất đẹp thu hút đƣợc DK DLTQ tự nhiên, có thể kết hợp phát triển DLST miệt

vƣờn, DLST VQG Nam Cát Tiên. Đặc điểm địa hình chia cắt có nhiều thác ghềnh

và các núi lửa đã tắt ở Xuân Lộc – Gia Kiệm có thể phục vụ cho DLTQ leo núi,

thác, ghềnh, DLST Hồ Trị An, Thác Giang Điền hoặc DLND hồ, núi, ngoài ra còn

có DLVH làng nghề, các lễ hội của ngƣời dân tộc Ede, Cơ ho

b.2. Vùng thềm phù sa cổ Tây Ninh – TPHCM – Đồng Nai [I.2] du lịch mạo

hiểm, tham quan, leo núi. Núi Bà Đen cũng là một trong những điểm du lịch phổ

biến ở ĐNB, gắn với du lịch tham quan leo núi, du lịch tâm linh.

b.3. Vùng ven biển Đông Nam Bộ [I.3] du lịch tham quan, giải trí tại TPHCM,

du lịch biển với nhiều hình thức đa dạng nhƣ DLND tắm biển Vũng Tàu, DLND

suối nƣớc nóng Bình Châu, ngoài ra còn kết hợp với DLTQ leo núi ở Hồ Mây,

DLTQ RNM Cần Giờ, DLVH về nguồn ở các khu di tích nhƣ di tích Minh Đạm,

Long Phƣớc, núi Dinh, chiến khu rừng Sác.

b.4. Vùng Đồng Tháp Mười [II.1] các sản phẩm DL tiêu biểu: DLTQ sân chim

Gò Tháp, DLST VQG Xẻo Quýt, DLST sinh cảnh đất ngập nƣớc nội địa Tràm

Chim, DLST trải nghiệm KBT Láng Sen,v.v.

Page 154: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

144

b.5. Vùng đồng bằng châu thổ sông Tiền sông Hậu [II.2] Phát triển hình thức

du lịch sông nƣớc, khai thác các đặc sản mùa lũ nhƣ cá linh, điên điển. Sản phẩm

DL bao gồm: DLTQ sông nƣớc, DLST vƣờn trái cây cù lao Thới Sơn, DLTQ làng

nghề ven sông, DLST nông nghiệp mùa nƣớc nổi, DLTQ chợ nổi Cái Răng

b.6. Vùng ven biển sông Tiền sông Hậu [II.3] Vùng này cần chú ý khai thác

du lịch vào mùa khô, kết hợp với du lịch tâm linh, văn hóa, đặc biệt tại Sóc Trăng.

Các sản phẩm DL: DLVH lễ hội Ooc Om Boc, DLTQ làng nghề truyền thống,

DLVH lễ hội Khmer Sóc Trăng

b.7. Vùng tứ giác Long Xuyên [II.4] Khu vực này nổi tiếng với cảnh quan đẹp

và nhiều chùa chiền, lễ hội lớn của ngƣời Kmer. Các sản phẩm DL rất đa dạng bao

gồm: DLTQ trải nghiệm địa hình karst, DLND biển hòn chông, mũi nai, DLVH di

sản thiên nhiên hòn phụ tử, DLVH chùa hang , DLVH lễ hội bà chúa xứ, DLVH lễ

hội Nguyễn Trung trực, DLVH lễ hội đua bò, DLST mùa nƣớc nổi rừng Trà Sƣ,v.v

b.8. Vùng trũng Tây sông Hậu [II.5] LHDL thích hợp ở vùng này là du lịch

sông nƣớc, DLTQ bƣng, điền, kết hợp với tham quan vƣờn cây ăn trái ở hai bên bờ

sông Hậu, các sản phẩm DL tiêu biểu: DLTQ chợ nổi trên sông, DLVH đờn ca tài

tử Bạc Liêu, DLVH Khmer, DLTQ chùa chiền Trà Vinh, DLST RNM Bạc Liêu

b.9. Vùng bán đảo Cà Mau [II.6]: Các sản phẩm DL tiêu biểu: DLST VQG U

Minh Hạ, DLVH ẩm thực gắn sông nƣớc Cà Mau- LHDL đồng quê, du lịch trải

nghiệm, DLST dựa vào cộng đồng rất có tiềm năng phát triển ở vùng này, DLVH

đờn ca tài tử, DLTQ đất mũi là hoạt động hấp dẫn, sản phẩm DLTQ miệt vƣờn này

là sản phẩm thƣờng gặp ở TNB

b.10. Vùng biển đảo vịnh Thái Lan [II.7] Điều kiện tự nhiên và vùng đảo với

các bãi biển có các dãy núi đâm ra biển, núi thấp tạo điều kiện cho phát triển

DLTQ, tắm biển, DLND, du lịch khám phá các đảo. DLND biển cao cấp, DLVH

khám phá nghề nƣớc mắm phú quôc, DLST rạn san hô, v.v

b.11. Vùng biển đảo bờ Đông TNB [II.8] TNDL nổi trội giúp phát triển mạnh

ngành du lịch tham quan, nghỉ dƣỡng, tắm biển và kết hợp du lịch khám phá các

cảnh quan rừng. các sản phẩm tiêu biểu: DLND tắm biển, DLST gắn với hệ sinh

thái biển Côn Đảo, DLVH tâm linh mộ chị Võ Thị Sáu, DLTQ di tích lịch sử nhà tù

Côn Đảo, DLTQ khám phá cảnh quan rừng

Page 155: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

145

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Trên cơ sở định hƣớng phát triển DL của cả nƣớc, các kết quả khảo sát thực tế,

NCS đã lựa chọn 4 LHDL đặc trƣng cho Nam Bộ đó là DLTQ, DLND, DLST và

DLVH. Tuỳ theo đặc điểm, yêu cầu của từng LHDL luận án đã xây dựng các tiêu

chí, chỉ tiêu, thang điểm đánh giá và hệ số đánh giá thích hợp đối với từng LHDL.

Cụ thể, đối với DLTQ, đánh giá qua 4 tiêu chí: thắng cảnh, địa hình, sinh vật,

SKH với các trọng số (chỉ tầm quan trọng của tiêu chí) khác nhau (ví dụ: thắng cảnh

có trọng số cao nhất là 0,37). Kết quả ở mức RTL có 2 vùng I.3 và II.4; TL - các

vùng I.1, I.2, II.7, II.8; TĐTL - các vùng II.3, II.6; ITL - II.1, II.2, II.5 (Bản đồ 11).

Tƣơng tự đối với DLND, tiêu chí đánh giá là thắng cảnh, địa bình, bãi tắm và SKH;

trong đó tiêu chí SKH có trọng số cao nhất (0,4).

Kết quả đối với LHDL nghỉ dƣỡng RTL - vùng I.3; TL - Các vùng II.4, II.7 và

II.8; TĐTL – 4 vùng I.1, I.2, II.2, và II.3; ITL – 3 vùng I.1, II.5 và II.6 (Bản đồ 12).

Để đánh giá cho DLST, luận án sử dụng ba tiêu chí là: HST tự nhiên, SKH, địa

hình, trong đó tiêu chí có trọng số cao nhất là HST (0,5). RTL đƣợc xác định là 5

vùng I.1, I.3, II.4, II.7 và II.8; Đạt mức TL – các vùng I.2, II.1 và II.6; TĐTL – các

vùng II.3 và II.5; ITL - vùng II.2 (Bản đồ 13).

Đối với DLVH luận án đề xuất 3 tiêu chí: DSVH vật thể, DSVH phi vật thể và

SKH; trong đó tiêu chí DSVH vật thể có trọng số cao nhất (0,5); các vùng đƣợc

đánh giá là RTL bao gồm 3 vùng I.2, II.2 và II.4; TL - Vùng I.1, II.3 và II.8; TĐTL

– 2 vùng I.3 và II.1; ITL – 2 vùng II.6 và II.7 (Bản đồ 14).

Điểm đáng chú ý trong chỉ tiêu đánh giá 4 LHDL này là chỉ tiêu tài nguyên SKH

nền (thể hiện qua bản đồ phân loại SKH – một loại chỉ số SKH nền), kết hợp với chỉ

số khí hậu du lịch TCI (nhằm đánh giá sâu hơn về vai trò của khí hậu nói chung –

CIA; cũng nhƣ khí hậu ban ngày - CID khi diễn ra hoạt động DL) đã đƣợc vận dụng

khá triệt để trong đánh giá; Trọng số của ĐKSKH đƣợc xác định tùy thuộc vào mức

độ quan trọng của nó đối với từng LHDL.

Luận án đã tiến hành đánh giá tổng hợp mức độ TL cho phát triển 4 LHDL theo các

vùng ĐLTN (với các mức RTL, TL, TĐTL và ITL). Kết quả đánh giá tổng hợp (bảng

3.14 và Bản đồ 15) cho thấy: các vùng I.3, II.4, II.8 đạt mức đánh giá RTL cho phát

triển tổng hợp các LHDL. Ở mức TL cho phát triển tổng hợp các LHDL có 4 vùng là

Page 156: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

146

I.1, I.2, II.3 và II.7; còn ở mức TĐTL là các vùng còn lại II.1, II.2, II.5 và II.6. Và

không có vùng nào ở mức ITL cho phát triển tổng hợp 4 LHDL.

Để đề xuất định hƣớng phát triển 4 LHDL theo các vùng ở Nam Bộ đƣợc tốt

hơn, sát với thực tế vùng Nam Bộ hơn, luận án đã phân tích thực trạng PTDL Nam

Bộ ở một số khía cạnh (lƣợng DK, doanh thu từ DL, số lƣợng cơ sở lƣu trú, khả

năng chứa khách, nguồn lao động phục vụ trực tiếp/gián tiếp cho ngành DL vùng);

Kết hợp với phân tích bổ sung một số yếu tố quan trọng trong cơ sở hạ tầng PTDL

các địa phƣơng (các hệ thống giao thông vận tải, cung cấp nƣớc sạch, thoát nƣớc

thải và vệ sinh môi trƣờng).

Cuối cùng, dựa trên kết quả đánh giá tổng hợp cho phát triển 4 LHDL có tham

khảo dự báo PTDL của Nam Bộ, luận án đã đề xuất định hƣớng phát triển lãnh thổ

du lịch Nam Bộ theo vùng, đã xác định r các vùng ƣu tiên PTDL, các sản phẩm du

lịch đặc trƣng dựa trên đặc điểm TNDL và ĐKSKH.

Page 157: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

147

Page 158: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

148

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Thông qua việc nghiên cứu đánh giá ĐKTN, TNDL (TNDL tự nhiên, tài

nguyên SKH, TNDL văn hóa) cho PTDL Nam Bộ, luận án đã rút ra những kết luận

và kiến nghị sau:

KẾT LUẬN

1. Trên thế giới và ở Việt Nam, việc nghiên cứu, đánh giá tài nguyên cho mục

đích PTDL đã đƣợc tiếp cận và thực hiện với nhiều phƣơng pháp khác nhau. Tổng

quan về nghiên cứu đánh giá tổng hợp lãnh thổ làm cơ sở cho phát triển DL trên thế

giới, ở Việt Nam nói chung cũng nhƣ ở một số vùng: Tây Nguyên, Tây Bắc hay

một số địa phƣơng nhƣ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh... là cơ sở để luận án

kế thừa cũng nhƣ xác định r hơn hƣớng tiếp cận, phƣơng pháp nghiên cứu phù hợp

với tổ chức lãnh thổ DL Nam Bộ. Cũng qua tổng quan luận án thấy rằng nghiên cứu

TNDL và ĐKSKH phục vụ một số LHDL ở Nam Bộ Việt Nam vẫn chƣa đƣợc thực

hiện. Đặc biệt, chƣa có đề tài nào nghiên cứu chi tiết về vai trò của ĐKSKH đến

PTDL vùng. Để DL phát triển với hiệu quả cao hơn trong thời gian tới, đáp ứng đƣợc

cho nhu cầu thực tế phát triển KT-XH của vùng Nam Bộ, luận án tập trung nghiên

cứu các dạng TNDL tự nhiên (trong đó nhấn mạnh vai trò của tài nguyên SKH),

TNDL nhân văn đặc trƣng cho Nam Bộ trên cơ sở phát triển tổng hợp 4 LHDL có thế

mạnh và đem lại hiệu quả kinh tế cao của Nam Bộ.

2. Nam Bộ có điều kiện tự nhiên, ĐKSKH, TNTN, TNNV phong phú và đa dạng,

Để đánh giá các dạng tài nguyên cho phát triển các LHDL, luận án đã tiến hành

phân vùng ĐLTN Nam Bộ, với các chỉ tiêu phân vùng cần có là có sự tu o ng

đồng về hu ớng so n va n, tu o ng đồng về điều kiẹ n khí hạ u du ới tác

đọ ng tu o ng hỗ của địa hình. Riêng đối với biển đảo, sự phân chia đu ợc bố

sung thêm các tiêu chí chính là vạ t chất hình thành nên các đảo, vị trí phân bố của

các đảo, và khi cần còn có thể xét thêm tiêu chí bổ trợ là cấu trúc của các quần hẹ

sinh vạ t (các kiểu thảm, HST chính). Quy trình phân vùng dựa trên tổng hợp các

tài liẹ u, kết quả thực địa, phân tích tổng hợp đạ c điểm tự nhiên, điều kiẹ n

SKH và TNDL từng vùng, trên cơ sở tích hợp, chồng xếp các bản đồ thành phần.

Kết quả phân vùng ĐLTN Nam Bộ có 2 miền ĐNB và TNB, 11 vùng ĐLTN, đây

chính là các đơn vị cơ sở phục vụ cho đánh giá TNDL, đề xuất định hƣớng phát

triển DL theo vùng của Nam Bộ.

3. Phân tích TNDL Nam Bộ, luận án cũng phát hiện đƣợc sự phân hóa có quy luật

của ĐKSKH – tài nguyên SKH đối với sức khỏe con ngƣời, với du lịch. Kết quả phân

loại SKH cho thấy Nam Bộ có 12 loại SKH DL, đƣợc phân bố xen kẽ với tần suất lặp lại

không giống nhau trên vùng ĐLTN. Trên nền chung, phổ biến của khí hậu rất nóng

Page 159: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

149

(các loại SKH đai I và II), sự xuất hiện khí hậu hơi nóng (IIIAa) phân bố ở khu vực

đồi núi phía bắc Nam Bộ là cơ sở để hình thành những khu nghỉ dƣỡng tránh nóng

cho vùng nhiệt đới Nam Bộ. Đánh giá tài nguyên SKH qua chỉ số TCI cho thấy:

CTI trung bình năm ở Nam Bộ chủ yếu nằm trong khoảng 40- 55 (ngƣỡng chấp

nhận đƣợc đến tƣơng đối tốt). Tuy nhiên thời kỳ khí hậu DL tốt đến rất tốt (CTI ≈

60-80) lại là các tháng XII – III là mùa khô ở Nam Bộ.

4. Để đánh giá TNDL, ĐKSKH cho 4 LHDL tham quan, nghỉ dƣỡng, sinh thái

và văn hóa theo các vùng ĐLTN, luận án đã xây dựng các tiêu chí, chỉ tiêu đánh

giá, thang đánh giá (có trọng số khác nhau) cho từng LHDL. Mức độ ảnh hƣởng của

các tiêu chí đối với LHDL là RTL, TL, TĐTL và ITL. Để kết quả đánh giá đƣợc

khách quan trọng số đánh giá đƣợc xác định bằng phƣơng pháp ma trận tam giác.

Nhiều LHDL có chung một số tiêu chí nhƣng trọng số các tiêu chí đó trong các

LHDL khác nhau. Ví dụ nhƣ chỉ tiêu SKH, đối với DLTQ thì số ngày mƣa chiếm

trọng số cao nhất 0.42, trong khi đối với DLND, nhiệt độ chiếm trọng số cao nhất

0.5. Kết quả đánh giá riêng cho 4 LHDL đƣợc thể hiện trên các bản đồ 11, 12, 13 và

14.

5. Kết quả đánh giá tổng hợp cho 4 LHDL (bảng 3.14 và Bản đồ 15) cho thấy:

Nam Bộ có rất nhiều tiềm năng để phát triển tổng hợp các LHDL. Ở mức RTL cho

phát triển tổng hợp các LHDL là ba vùng ven biển ĐNB: TPHCM - Vũng Tàu [I.3],

Biển đảo phía Đông TNB [II.8], và Tứ giác Long Xuyên [II.4]; Ở mức TL là 4

vùng: Đồi đất cao Bình Dƣơng - Bình Phƣớc - Đồng Nai [I.1], Thềm phù sa cổ Tây

Ninh – TPHCM – Đồng Nai [I.2], Ven biển sông Tiền sông Hậu [II.3], Biển đảo

ven vịnh Thái Lan [II.7]. Còn ở mức TĐTL là 4 vùng còn lại: Đồng Tháp Mƣời

[II.1], Đồng bằng châu thổ sông Tiền sông Hậu [II.2], Trũng Tây Sông Hậu [II.5],

Bán đảo Cà Mau [II.6].

6. Dựa trên kết quả đánh giá tổng hợp cho phát triển 4 LHDL, kết hợp với phân

tích thực trạng PTDL Nam Bộ có tham khảo quy hoạch, dự báo PTDL (của Tổng

cục DL) Nam Bộ, luận án đã đề xuất định hƣớng phát triển lãnh thổ du lịch Nam Bộ

theo vùng, đã xác định r các vùng ƣu tiên PTDL, các sản phẩm du lịch đặc trƣng

dựa trên đặc điểm TNDL và ĐKSKH.

Page 160: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

150

KIẾN NGHỊ

1. Do vùng nghiên cứu rộng lớn và hạn chế về thời gian, NCS chỉ giới hạn

phạm vi đánh giá TNTN, Điều kiện SKH và TNNV cho 4 LHDL tham quan, nghỉ

dƣỡng, sinh thái và văn hóa, đây là 4 LHDL có thế mạnh, có khả năng phát triển lâu

dài, bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho vùng. Tuy nhiên, Nam Bộ vẫn là

vùng có nhiều tiềm năng để phát triển các LHDL khác nhƣ DL miệt vƣờn, du lịch

thể thao, du lịch nghiên cứu, du lịch MICE, du lịch Homestay, v.v. Đây sẽ là hƣớng

mở cho phát triển thêm cho đề tài luận án.

2. Mã số của luận án là 9.44.02.17 - ĐLTN, do đó khi đánh giá cho cả 4

LHDL luận án chú trọng nhiều hơn đến ĐKTN, TNTN, tài nguyên SKH. Vì thế một

số kết quả đánh giá chƣa hoàn toàn trùng khớp với Quy hoạch DL (đƣợc Tổng cục

DL đề xuất). Trong đó ngoài ĐKTN, TNDL (TNTN, TNVH), các định hƣớng còn

đƣợc đề xuất trên cơ sở một số yếu tố quan trọng khác nhƣ định hƣớng PT KT-XH

của vùng, vị thế địa chính trị của vùng (ví dụ: Phú Quốc là 1/3 đặc khu kinh tế của

cả nƣớc nên đề xuất sẽ là nơi DL nói chung và DLND nói riêng sẽ phát triển. Trong

khi đó, kết quả đánh giá của luận án mức độ TL của Phú Quốc thấp hơn Côn Đảo

một chút). Tuy nhiên, cũng từ đây có thể rút ra khuyến nghị rằng để đƣa Phú Quốc

thành một trung tâm DL nghỉ dƣỡng hàng đầu VN, ngành DL cần khắc phục tốt

những hạn chế về SKH (lƣợng mƣa lớn nhất Nam Bộ, khí hậu rất nóng...) bằng cách

tổ chức CS lƣu trú, phƣơng tiện di chuyển, dịch vụ DL... nhằm khắc phục những

hạn chế về thời tiết khí hậu ở đây.

3. Không riêng gì đối với kinh tế DL, hƣớng nghiên cứu về SKH phục vụ

phát triển kinh tế hiện nay đang rất đƣợc quan tâm và ngày càng trở phổ biến. Trên

thế giới, ngoài chỉ số TCI (đƣợc sử dụng trong luận án), còn một số các chỉ số khí

hậu khác nhƣ CIT (một chỉ số khí hậu du lịch khác), TCCI (chỉ số thích nghi khí

hậu du lịch), PET (chỉ số nhiệt hiệu dụng tiêu chuẩn), HTM (Chỉ số du lịch

Hamburg); còn có một số nghiên cứu khí hậu ứng dụng khác nhƣ GCM –RCM (mô

hình khí hậu toàn cầu và mô hình khí hậu khu vực) có xem xét đến vai trò của

BĐKH. Do đó, trong xu thế BĐKH trong khu vực nói chung, ở ĐBSCL nói riêng

việc áp dụng các mô hình khí hậu, các chỉ số khí hậu khác nhau cho dự báo ảnh

hƣởng của khí hậu, thời tiết tƣơng lai đối với các ngành kinh tế vừa là miền đất

hứa vừa là thách thức của nghiên cứu địa lý, khí hậu ứng dụng trong phát triển

KT-XH của Nam Bộ nói riêng và của cả nƣớc nói chung.

Page 161: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

151

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

1. Nguyễn Khanh Vân, Hoàng Bắc, Hoàng Thị Kiều Oanh, Nghiên cứu đánh giá

điều kiện SKH phục vụ phát triển du lịch các khu vực biển - đảo bờ đông và bờ

tây vùng Nam Bộ Việt Nam, Tuyển tập báo cáo hội nghị khoa học Biển toàn quốc

lần thứ 5, Viện KHCN Việt Nam, 20/10/2011

2. Nguyễn Khanh Vân, Hoàng Thị Kiều Oanh, Đánh giá tài nguyên sinh khí hậu

cho du lịch, nghỉ dưỡng tiếu vùng Tây Nam Bộ Việt Nam, Kỷ yếu Hội nghị Khoa

học Địa lý toàn quốc, Đại học Thái Nguyên, 13/10/2013

3. Đặng Văn Phan, Hoàng Thị Kiều Oanh, Phương hướng và một số giải pháp làm

tăng hiệu quả của tính thời vụ du lịch ĐBSCL, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Địa lý

toàn quốc, Đại học Thái Nguyên, 13/10/2013

4. Hoàng Thị Kiều Oanh, Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái vùng

ĐBSCL, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc, Đại học Sƣ phạm TPHCM,

1/11/2014

5. Hoàng Thị Kiều Oanh, Vai trò và cơ sở hình thành các cụm du lịch ĐBSCL, Kỷ

yếu phát triển ĐBSCL – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc

Gia TPHCM, 2014

6. Hoàng Thị Kiều Oanh, Hạn bà chằn – Nguyên nhân và ảnh hưởng của nó tới

hoạt động sản xuất nông nghiệp và du lịch ở vùng Nam Bộ Việt Nam, Tạp chí

khoa học Trƣờng Đại học Sƣ Phạm TPHCM, 9/2015

7. Đặng Văn Phan, Hoàng Thị Kiều Oanh, Phân vùng lãnh thổ Nam Bộ phục vụ

đánh giá tài nguyên cho phát triển du lịch, Hội thảo Phát triển du lịch bền vững

từ thực tiễn các tỉnh thành phía Nam, Tạp chí Cộng Sản, 10/2016

8. Hoàng Thị Kiều Oanh, Tính hấp dẫn của tài nguyên du lịch vùng Nam Bộ, Kỷ

yếu Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc, Đại học Quy Nhơn, 12/2016

9. Đặng Văn Phan, Hoàng Thị Kiều Oanh, Thành lập bản đồ phân vùng lãnh thổ

Nam Bộ thể hiện sự phân hóa của điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch theo

các tiểu vùng, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc, Đại học Sƣ phạm Đà

Nẵng, 4/2017

Page 162: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

152

10. Hoàng Thị Kiều Oanh, Ứng dụng GIS thành lập bản đồ tài nguyên du lịch

nhân văn vùng Nam Bộ, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc, Đại học Sƣ

phạm Đà Nẵng, 4/2017

11. Nguyễn Khanh Vân, Hoàng Thị Kiều Oanh, Vƣơng Văn Vũ, Lê Thị Thúy

Hiên, The bioclimatic map of Souhthern Vietnam for tourism development,

Vietnam Journal of Earth Sciences, 2019, 41 (2), 116 -129

12. Hoàng Thị Kiều Oanh, Sử dụng phương pháp ma trận tam giác trọng số

đánh giá các tiêu chí cho du lịch tham quan vùng Nam Bộ Việt Nam, Tạp chí

Khoa học Trƣờng Đại học Sƣ Phạm Hà Nội, 2019, số 2, 130 -140

13. Hoàng Thị Kiều Oanh, Đánh giá mức độ thuận lợi của các bãi biển phục vụ

du lịch nghỉ dưỡng tại Nam Bộ Việt Nam, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Địa lý toàn

quốc, Đại học Huế, 4/2019

Page 163: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

153

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Lê Đức An và nnk, Xây dựng cơ sở khoa học cho việc sử dụng hệ thống đảo

ven bờ trong chiến lược phát triển kinh tế, bảo vệ an ninh quốc phòng vùng biển

Việt Nam, Viện hàn lâm khoa học Công nghệ Việt Nam

2. Lê Đức An, Uông Đình Khanh, Địa mạo Việt Nam Cấu trúc - Tài nguyên -

Môi trường, NXB Khoa học Tự nhiên và Công Nghệ, 2002

3. Phạm Quang Anh và nnk, Xây dựng bản đồ Cảnh quan Việt Nam tỉ lệ 1:

2.000.000, Viện Khoa học Công Nghệ Việt Nam, 1983

4. Nguyễn Văn Âu, Địa lý tự nhiên biển Đông, NXB Đại học Quốc Gia Hà

Nội, 2002

5. Ban quản lý khu di tích Côn Đảo, Sơ lược về khu di tích lịch sử Côn Đảo và

những truyền thuyết, NXB Văn hóa - Văn nghệ, 2015

6. Lê Huy Bá, Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững, NXB Khoa học

và kĩ thuật, 2006

7. Lê Huy Bá, Du lịch sinh thái, NXB Khoa học và kĩ thuật, 2006

8. Vũ Thế Bình, Non nước Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin, 2012, Hà Nội

9. Bộ Tài nguyên &Môi trƣờng, Báo cáo kịch bản biến đổi khí hậu, 2015, Hà

Nội

10. Bộ Văn Hoá Thể Thao và Du Lịch – Tổng cục du lịch, Báo cáo quy hoạch

tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, 2013,

Hà Nội

11. Bộ Văn Hoá Thể Thao và Du Lịch – Tổng cục du lịch, Báo cáo quy hoạch

tổng thể phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm

2030, 2014, Hà Nội

12. Bộ Văn Hoá Thể Thao và Du Lịch – Tổng cục du lịch, Đề án phát triển du

lịch vùng TNB đến năm 2020, QĐ 803/QĐ – BVHTTDL 9/3/2010, 2010, Hà Nội

13. Vũ Tuấn Cảnh và nnk, Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam, Viện NCPT Du

lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 1991

Page 164: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

154

14. Vũ Tuấn Cảnh và nnk, Xây dựng luận chứng khoa học cho việc phát triển du

lịch biển Việt Nam Thuộc chương trình KT.03, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà

nƣớc KT.03.18

15. Nguyễn Trần Cầu, Quan điểm hệ thống và tổng hợp trong nghiên cứu lãnh

thổ du lịch, Tuyển tập các công trình nghiên cứu Địa lí, NXB Khoa học và Kỹ

thuật, 1994, Hà Nội

16. Nguyễn Đức Chính, Vũ Tự Lập, Địa lí tự nhiên Việt Nam, 1963, Hà nội

17. Chƣơng trình Birdlife quốc tế tại Việt Nam, Báo cáo bảo tồn số 1, ()

18. Lâm Quang Dốc, Phạm Ngọc Đĩnh, Lê Huỳnh, Bản đồ học, NXB ĐHSPHN,

Hà Nội, 1995

19. Nguyễn Văn Dung, Chiến lược và chiến thuật quảng bá Marketing du lịch,

NXB Giao Thông Vận Tải, 2009

20. Nguyễn Đức Dũng, Nghiên cứu điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du

lịch tỉnh Quảng Trị, LAThS Địa lý, Trƣờng Đại học Khoa học, Đại học Huế, 2011

21. Đỗ Trọng Dũng, Đánh giá điều kiện tự nhiên để phát triển du lịch sinh thái ở

vùng du lịch miền núi Tây Bắc Việt Nam, LATS Địa lý, Đại học Sƣ phạm Hà Nội,

2009

22. Hà Nam Khánh Đào, Marketing du lịch, NXB Tổng hợp TPHCM, 2011

23. Phan Tất Đắc, Phạm Ngọc Toàn, Khí hậu với đời sống, NXB Khoa học và

Kỹ thuật, 1980, Hà Nội.

24. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa, Giáo trình kinh tế du lịch, NXB Lao

động - Xã hội, 2004

25. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa, Kinh tế du lịch, NXB Đại học kinh

tế Quốc dân, 2008, Hà Nội

26. Lƣu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh, Quản lí môi trường cho sự phát triển bền

vững, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005

27. Phạm Hoàng Hải và nnk, Đánh giá tổng hợp tiềm năng tự nhiên, kinh tế xã

hội, thiết lập cơ sở khoa học và các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội bền vững

cho một số huyện đảo, Viện Địa lí, Trung tâm khoa học Tự nhiên và Công nghệ

Quốc gia, 2006

Page 165: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

155

28. Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thƣợng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh, Cơ sở cảnh

quan học của việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh

thổ Việt Nam, 1997

29. Nguyễn Thị Hải, Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên phục vụ phát triển du

lịch cuối tuần của Hà Nội, LATS Địa lý, Trƣờng ĐHSPHN, 2002

30. Nguyễn Thu Hân, Phân tích tiềm năng và định hướng phát triển loại hình du

lịch mạo hiểm ở tỉnh An Giang, Đại học Cần Thơ, 2014

31. Nguyễn Đình Hòe, Cơ sở Địa lí du lịch, NXB Giáo dục, 2008

32. Nguyễn Cao Huần, Đánh giá cảnh quan theo tiếp cận kinh tế sinh thái, NXB

ĐHQG Hà Nội, 2005

33. Trần Huy, Hùng Cƣờng, Giới thiệu các tuyến du lịch Nam Bộ, NXB Trẻ,

2016

34. Lê Huỳnh, Giáo trình bản đồ học, NXB Giáo dục, 1997, Hà Nội.

35. Lê Huỳnh, Lê Ngọc Nam, Vũ Bích Vân, Bản đồ học chuyên đề, NXB Giáo

dục, 2003, Hà Nội.

36. A.G. Ixatsenko, Cơ sở cảnh quan học và phân vùng địa lí tự nhiên, NXB

Khoa học, 1969

37. Vũ Bội Kiếm, Phân loại khí hậu Coopen và một số ứng dụng trong công tác

du lịch, Phụ lục đề tài: Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam, Viện NCPT Du lịch,

1990, Hà Nội.

38. Lê Văn Khoa và nnk, Môi trường và Phát triển bền vững, NXB Giáo dục,

2009

39. Lê Văn Khoa và nnk, Khoa học môi trường, NXB Giáo dục, 2007

40. Vũ Ngọc Khánh, Lễ hội Việt Nam, NXB Thanh niên, 2008

41. Vũ Ngọc Khánh, Lịch sử Địa danh Việt Nam, NXB Thanh niên, 2008.

42. Vũ Tự Lập, Cảnh quan địa lí miền Bắc Việt Nam, NXB Khoa học & Kỹ

thuật, 1976

43. Trần Việt Liễn, Khí hậu với vấn đề tổ chức lao động, nghỉ ngơi và du lịch

trên lãnh thổ Việt Nam, Tổng Cục Khí tƣợng Thủy văn, 1993

44. Trần Việt Liễn, Phân vùng khí hậu xây dựng Việt Nam, LAPTS Địa lí, 1990

45. Trần Việt Liễn, Khí hậu phục vụ xây dựng và những kết quả đã làm được ở

Việt Nam, Trung tâm Thông tin Khoa học kỹ thuật, Bộ Xây dựng, 1993

Page 166: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

156

46. Đặng Duy Lợi, Đánh giá và khai thác các điều kiện tự nhiên và tài nguyên

thiên huyên Ba Vì (Hà Tây) phục vụ mục đích du lịch, LAPTS Địa lí, 1992, ĐH Sƣ

phạm Hà Nội

47. Đặng Duy Lợi, Nguyễn Thục Nhu, Địa lí tự nhiên Việt Nam, NXB Giáo dục,

Hà Nội. Luật Bảo vệ Môi trƣờng Việt Nam, 1999

48. Phạm Trung Lƣơng và nnk, Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam,

NXB Giáo Dục, 2000

49. Phạm Trung Lƣơng, Cơ sở khoa học xây dựng các tuyến điểm du lịch, Đề tài

nghiên cứu khoa học, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 1996, Hà Nội.

50. Phạm Trung Lƣơng và nnk, Du lịch sinh thái - Những vấn đề về lí luận và

thực tiễn phát triển ở Việt Nam, NXB Giáo dục, 2002

51. F.N. Mincov, Những nguyên tắc và phương pháp cơ bản phân vùng địa lý tự

nhiên, Tuyển tập địa lý về phân vùng địa lý tự nhiên - tập III (Nguyễn Dƣợc dịch),

1970, NXB Khoa học & Kỹ thuật.

52. Trần Công Minh, Vi khí hậu và khí hậu ứng dụng, NXB ĐHQG, 2007, Hà

Nội.

53. Sơn Nam, Đình miếu và lễ hội dân gian miền Nam, NXB Trẻ, 2015

54. Lƣu Văn Nghiêm, Tổ chức sự kiện, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2012

55. Nhiều tác giả, Những đền thờ Bác ở Tây Nam Bộ, NXB Văn hoá Văn nghệ

56. Bửu Ngôn, Du lịch ba miền: Đất Phương Nam, NXB Trẻ, 2004

57. Phạm Đức Nghĩa, Khí tượng – thời tiết – khí hậu, NXB Nông nghiệp, 2002

58. Phạm Đức Nguyên, Các giải pháp kiến trúc khí hậu Việt Nam, NXB Khoa

học và Kỹ thuật, 2006, Hà Nội.

59. Phạm Đức Nguyên, Kiến trúc sinh khí hậu - Thiết kế sinh khí hậu trong kiến

trúc Việt Nam, NXB Xây dựng, 2011

60. Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu, Khí hậu và tài nguyên khí hậu Việt

Nam, NXB Nông nghiệp, 2004

61. Nguyễn Đức Ngữ và nnk, Biến đổi khí hậu, NXB Khoa học Kỹ thuật, 2009,

Hà Nội.

62. Đặng Kim Nhung, Mai Trọng Thông, Nguyễn Khanh Vân, Nguyễn Thị

Hiền, Vũ Thị Hòa, Hoàng Thu Thủy, Đánh giá điều kiện sinh khí hậu phục vụ công

Page 167: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

157

tác điều dưỡng ở một số vùng núi Việt Nam, Tuyển tập các công trình nghiên cứu

địa lí, Viện Địa lí, NXB Khoa học kỹ thuật, 1998

63. Nguyễn Thu Nhung, Đánh giá cảnh quan phục vụ tổ chức lãnh thổ du lịch

vùng Tây Nguyên trên quan điểm phát triển bền vững, LATS Địa lý, Viện hàn lâm

và công nghệ Việt Nam – Học viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2017, Hà

Nội

64. Phạm Phƣớc Nhƣ, Du lịch ĐBSCL: Tiềm năng – Thực trạng và một số giải

pháp đầu tư phát triển, Hiệp hội Du lịch ĐBSCL, 2013

65. Nguyễn Văn Nhƣng, Nguyễn Văn Vinh, Phân vùng địa lý tự nhiên đất liền,

đảo - biển Việt Nam và lân cận, 1998

66. Đặng Văn Phan, Tô Hoàng Kia, Đánh giá điều kiện sinh khí hậu khu vực đất,

biển đảo vùng Nam Bộ phục vụ tham quan du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh, Kỷ

yếu hội thảo khoa học và phát triển Địa lý học và biến đổi khí hậu, ĐHSP TPHCM,

2012

67. A.E. Phêdina, Những nguyên tắc phân vùng địa lý tự nhiên, Tuyển tập địa lý

về phân vùng địa lý tự nhiên - tập III (Lê Trọng Túc dịch), NXB Khoa học & Kỹ

thuật, 1970

68. A.E. Phêdina, Khái quát các hệ thống phân vị phân vùng địa lý tự nhiên,

Tuyển tập địa lý về phân vùng địa lý tự nhiên - tập III (Lê Trọng Túc dịch), NXB

Khoa học & Kỹ thuật, 1970

69. Đào Ngọc Phong, Sinh khí tượng với tuổi già, NXB Y học, 1983

70. Đào Ngọc Phong, Trịnh Bỉnh Di, Thiên nhiên và Sức khỏe, NXB Thể dục thể

thao, 1987

71. Đào Ngọc Phong, Một số vấn đề về sinh khí tượng, NXB Khoa học và Kỹ

thuật, 1984

72. Đào Ngọc Phong, Thời tiết với rèn luyện thân thể, NXB Thể dục thể thao,

1979

73. Đào Ngọc Phong, Thời tiết với bệnh tật, NXB Y học, 1972

74. V.I. Prokaep, Những cơ sở phương pháp phân vùng địa lí tự nhiên, Phòng

Địa lí- (Ủy ban KHKT nhà nƣớc dịch), NXB Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội, 1971

75. Vũ Thị Ngọc Phùng, Kinh tế phát triển, NXB Lao động và Xã hội, 2006

76. Quy chuẩn xây dựng Việt Nam: Số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây

dựng, Bộ Xây dựng, 2008

Page 168: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

158

77. V Văn Sen, Lê Thanh Hòa, Phạm Gia Trân, Những thách thức cho sự phát

triển bền vững Đồng bằng Sông Cửu Long, NXB Đại học Quốc Gia TPHCM, 2017

78. Yêu Ẩm Sinh, Nguyên lí khí hậu học, Nha khí tƣợng (bản dịch tiếng Việt),

1962

79. Phạm Côn Sơn, Cẩm Nang Du Lịch – Lễ hội du lịch Bà Chúa Xứ núi Sam và

du lịch vùng Châu Đốc An Giang, NXB Văn Hoá Thông Tin, 2010

80. Huỳnh Công Tín, Từ điển từ ngữ Nam Bộ, NXB Khoa học xã hội, 2007

81. Nguyễn Đăng Tiến, Nghiên cứu, đánh giá tài nguyên du lịch và điều kiện

sinh khí hậu phục phục vụ phát triển bền vững khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng,

LATS Địa lý, Đại học Sƣ phạm Hà Nội, 2016

82. Trần Đức Thanh, Nhập môn khoa học Du lịch, NXB ĐHQG, 2003

83. Nguyễn Thám, Nguyễn Hoàng Sơn, Đánh giá tài nguyên sinh khí hậu phục

vụ phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí khoa học Đại học Sƣ phạm

TPHCM, 2011, số 29, 94 -104

84. Nguyễn Thám, Đinh Thị Thu Thủy, Đánh giá tài nguyên sinh khí hậu phục

vụ phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trƣờng

Đại học Sƣ phạm Huế, 2014, 82-91

85. V Văn Thành, Du lịch Việt Nam qua 26 di sản thế giới, NXB Tổng hợp

TPHCM, 2016

86. Lê Bá Thảo, Miền núi và con người, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 1997

87. Lê Bá Thảo, Thiên nhiên Việt Nam, NXB Giáo dục, 2009, Hà Nội

88. Nguyễn Văn Thắng, Giáo trình vật lý khí quyển, NXB Tài nguyên – Môi

trƣờng và bản đồ Việt Nam, 2016, Hà Nội.

89. Lê Thông (chủ biên), Việt Nam – Đất nước – Con người, NXB Giáo dục,

2007, Hà Nội

90. Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, Địa lí dịch vụ, NXB Đại học Sƣ phạm, 2011.

91. Mai Trọng Thông, Hoàng Xuân Cơ, Giáo trình Tài nguyên khí hậu,

NXBHN, 2002

92. Vĩnh Thông, An Giang núi rộng, sông dài, NXB Văn hóa - Văn nghệ, 2015.

93. Nhất Thống, Sa Đéc – Tình đất Tình người, NXB Văn Hoá Văn Nghệ, 2014

94. Phạm Ngọc Toàn, Khí hậu và sức khỏe, NXB TPHCM, 1988

Page 169: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

159

95. Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc, Phạm Huy Tiến, Khí hậu với đời sống:

Những vấn đề cơ sở của sinh khí hậu học, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 1980, Hà

Nội.

96. Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc, Khí hậu Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ

thuật, 1975.

97. Pirojnik I.I, Cơ sở địa lý du lịch phục vụ tham quan, Giáo trình trƣờng đại

học Minsk, 1985

98. Nguyễn Văn Trƣơng và nnk, Từ điển bách khoa nông nghiệp, Trung tâm

quốc gia, biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, 1991

99. Nguyễn Minh Tuệ, Phương pháp xác định mức độ tập trung di tích lịch sử -

văn hoá theo lãnh thổ trong nghiên cứu địa lí du lịch, Thông báo khoa học ĐH

SPHN, số 2/1999.

100. Nguyễn Minh Tuệ, Địa lí du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục, 2013

101. Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Đình Hòa, Địa lí du lịch cơ sở lí luận và thực tiễn

phát triển ở Việt Nam, NXB Giáo dục, 2017

102. Tổ phân vùng Địa lí tự nhiên, Ủy ban Khoa học Nhà nƣớc, Phân vùng địa lý

tự nhiên lãnh thổ Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 1970

103. Tỉnh ủy Bình Phƣớc, Phát triển du lịch bền vững từ thực tiễn của các tỉnh,

thành phía Nam, Tạp chí Cộng sản, 10/2016, Bình Phƣớc

104. Tổng cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, Dữ liệu số các bản đồ hành chính,

phân tầng địa hình, thổ nhưỡng, sinh vật Nam Bộ, Hà Nội, 2016

105. Tổng Cục Khí tƣợng Thủy văn, Số liệu khí tượng thủy văn Việt Nam,

Chƣơng trình tiến bộ khoa học kỹ thuật cấp nhà nƣớc 42A, 1988

106. Tổng Cục Du lịch Việt Nam, Báo cáo tổng hợp “Chiến lược phát triển phát

triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030”, 2012

107. Tổng cục Thống Kê, Niên giám thống kê Việt Nam qua các năm 2000 –

2016, NXB Thống kê, Hà Nội, các năm 2001, 2012, 2017

108. Ủy ban kế hoạch nhà nƣớc, Quy hoạch tổng thể TNB, Ban Thƣ ký sông Mê

Kong, Chƣơng trình phát triển của Liên Hợp Quốc, 10/1993

109. Ủy ban thƣờng vụ quốc hội, Luật Du lịch Việt Nam, NXB Chính trị Quốc

gia, 2005, chỉnh sửa 2017

Page 170: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

160

110. Ủy ban thƣờng vụ quốc hội, Luật Di sản Văn hóa, NXB Chính trị Quốc gia,

2009

111. Nguyễn Khanh Vân, Giáo trình cơ sơ sinh khí hậu, NXB ĐH Sƣ phạm Hà

Nội, 2006

112. Nguyễn Khanh Vân, Nguyễn Thị Hiền, Các phương pháp phân loại sinh khí

hậu hiện có ở Việt Nam, Tạp chí các khoa học về Trái Đất, số 3/1999.

113. Nguyễn Khanh Vân, Đặc điểm sinh khí hậu khu vực Hạ Long - Cát Bà phục

vụ quy hoạch phát triển du lịch, Tạp chí các khoa học về Trái Đất

114. Nguyễn Khanh Vân, Nguyễn Thị Hiền, Nghiên cứu sinh khí hậu người phục

vụ du lịch nghỉ dưỡng và dân sinh ở Việt Nam, Tạp chí các khoa học về Trái Đất,

6/2000

115. Nguyễn Khanh Vân, Sử dụng hợp lý tài nguyên sinh khí hậu cho phát triển

sản xuất, dân sinh và du lịch ở vùng hồ Hòa Bình, Tạp chí các khoa học về Trái

Đất, số 1/1992, tập 1.

116. Nguyễn Khanh Vân, Điều kiện sinh khí hậu tại một số khu điều dưỡng thuộc

vùng núi phía Bắc Việt Nam, Tạp chí các khoa học về Trái Đất, số 2/ 2001.

117. Nguyễn Khanh Vân, Sử dụng phương pháp thang điểm có trọng số đánh giá

tổng hợp tài nguyên khí hậu cho du lịch, nghỉ dưỡng (tại một số trung tâm du lịch

Việt Nam), Tạp chí Các khoa học về Trái Đất, số 4/2008.

118. Nguyễn Khanh Vân, Hoàng Bắc, Hoàng Thị Kiều Oanh, Nghiên cứu đánh

giá điều kiện SKH phục vụ phát triển du lịch các khu vực biển - đảo bờ đông và bờ

tây vùng Nam Bộ Việt Nam, Tuyển tập báo cáo hội nghị khoa học Biển toàn quốc

lần thứ 5, Viện KHCN Việt Nam, 2011

119. Nguyễn Khanh Vân, Nghiên cứu ứng dụng thông tin khí hậu phục vụ y tế và

du lịch, Tạp chí Khí tƣợng Thủy Văn, 2011.

120. Phùng Đức Vinh, Nghiên cứu phát triển loại hình du lịch MICE tại tỉnh Bà

Rịa Vũng Tàu, Trƣờng trung học nghiệp vụ du lịch Vũng Tàu, 2008

121. Khôi Vũ, Vũng Tàu phố biển miền Đông, NXB Văn hóa - Văn nghệ, 2013

122. Bùi Văn Vƣợng, Làng nghề thủ công Việt Nam, NXB Văn Hóa Thông Tin,

2002, Hà Nội

123. Nguyễn Hữu Xuân, Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận, LATS Địa lý, Đại học Sƣ phạm Hà Nội, 2009

Page 171: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

161

124. Bùi Thị Hải Yến, Cẩm nang du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục, 2007

125. Bùi Thị Hải Yến, Quy hoạch du lịch, NXB Giáo dục, 2007

126. Bùi Thị Hải Yến, Tài nguyên du lịch, NXB Giáo dục, 2007

127. Bùi Thị Hải Yến, Tuyến điểm du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục, 2012

TÀI LIỆU NƢỚC NGOÀI

TIẾNG ANH

128. A. Asgary, M. R. Rezvani R and N. Mehregan, Local residents‟ preferences

for second home tourism development policies: A choice experiment analysis,

Tourismos: An International Multidisciplinary Journal of Tourism, 2011, 6(1), pp

31-51

129. A. Bigano, JM Hamilton, Tol RSJ, The impact of climate on holiday

destination choice, Climate Change, 2006a, 76, pp 389-406

130. Agnew & J. Palutikof, Impacts of short-term climate variability in the UK on

demand for domestic and international tourism, Climate Research, 2006, vol. 31,

pp. 109 -130

131. AH Perry, Recreation and tourism. In: Thompson RD and Perry AH,

Applied climatology, pp. 240-248, 1997

132. Ali Reza Eslami, Mohammad Tirandaz, The Use of GIS on Bioclimatic

Zoning for Tourism Settlement. Scholars Research Library, 2011, Vol. 2, 44-51.

133. Amiranashvili, A. Matzarakis, L.Kartvelishvili, Tourism climate index in

Tbilisi, Transactions of the Georgian Institute of Hydrometeorology, 2008, vol. 115,

pp. 27-30

134. Amir Gandomkar, Nasim Mohseni, Analysis and Estimate Tourism Climate

Index of Mazandaran Province, Using TCI Model, 2nd International Conference on

Business, Economics and Tourism Management, IACSIT Press, 2011, vol 24

135. AnDelkovic, Pavlovic, Ddurrdic, Belij, Stojkovic, Tourism climate comfort

index (TCCI) - an attempt to evaluate the climate comfort for tourism purposes: The

example of serbia, Global NEST Journal, 2016, vol. 18, pp. 482-493

136. Andrea Bigano, Jacqueline M. Hamilton, David J. Maddison, Richard S. J.

Tol, Predicting tourism flows under climate change, Climatic Change, 2006, vol.

79, p. 175–180

Page 172: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

162

137. Andreas Matzarakis, H. Mayer, The extreme heat wave in Athens in July

1987 from the point of view of human biometeorology, 2001, Greece

138. Andreas Matzarakis, Climate and bioclimate information for tourism in

Greece, Greece, 2001

139. Andreas Matzarakis, Assessing climate for tourism purposes:Existing

methods and tools for the thermal complex, Proceedings of the First International

Workshop, Greece, 2001

140. Andreas Matzarakis, de Freitas C., Scott D. (eds.), Advances in tourism

climatology, Ber.Meteorol. Inst. Univ. Freiburg Nr, 2004, vol. 12

141. Andreas Matzarakis, Karatarakis, N. Sarantopoulos, Tourism climatology

and tourism potential for Crete, Greece, Annalen der Meteorologie, 2005, vol. 6,

pp. 616-619

142. Andreas Matzarakis, Weather- and Climate-Related Information for

Tourism, Tourism and Hospitality Planning & Development, 2006, vol. 3, pp. 99–

115

143. Andreas Matzarakis, C. R. de Freitas, D. Scott, Assessment method for

climate and tourism based on daily data, Developments in Tourism Climatology,

2007, pp. 52- 58

144. Andreas Matzarakis, C. R. de Freitas, D. Scott, Variations of thermal

bioclimate in the lake Balaton tourism region, Developments in Tourism

Climatology, 2007

145. Bahman Ramezani Gourabi, Mina Palic, Recognition of monthly human

bioclimatic comfort, AGD Landscape & Environment, 2012, vol. 6, pp. 1-14

146. Baruch Givoni, M.Noguchi, Stefan Becker, Hadas Saaroni, Outdoor comfort

research issues, Energy and Buildings, 2002, pp. 1-10

147. Bas Amelung & Alvaro Moreno, Climate change and tourist comfort on

Europe‟s beaches in summer: a reassessment, Coastal Management, 2009

148. B. Jones, D. Scott & H. Abi Khaled, Implications of climate change for

outdoor event planning: a case study of three special events in Canada‟s Capital

Region, International Journal of Event Management, 2006, vol. 10, pp. 63-76

Page 173: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

163

149. Carol J. Skinner and Richard J. de Dear, Climate and tourism – an

Australian perspective, Proceedings of the First International Workshop, 2001,

Greece

150. C. Goh, Exploring impact of climate on tourism demand, Annuals of

Tourism Research, 2012, 39(4), pp 1859-1883.

151. C. Lim, J.C.H. Min & M. McAleer, Modelling income effects on long and

short haul international travel from Japan, Tourism Management, 2008, vol. 29,

pp. 1099-1109

152. Ch. Brandenburg, The influence of the weather upon recreation activities,

2001, Greece

153. D. Amelung & B. Viner, Mediterranean tourism: Exploring the future with

the tourism climate index, Journal of Sustainable Tourism, 2006, vol. 14, pp. 349-

366

154. Daniel Leung, Lawrence Hoc Nang Fong, Gang li, Rob Law, Current state

of China Tourism Research, Current Isssues in Tourism, 2013, Vol 17 (8), pp. 679 -

704

155. Daniel New Lister, M. Hulme and I. Makin, A high-resolution data set of

surface climate over global land area, Climate Research, 2002, vol. 21, pp. 1–25

156. Daniel Scott, Geoff McBoyle, Brian Mills, Geoff Wall, Assessing the

vulnerability of the alpine skiing industry in Lakelands Tourism Region of Ontario,

Canada to climate variability and change, 2001, Greece

157. Daniel Scott, G. McBoyle, M. Schwartzentruber, Climate change and the

distribution of climatic resources for tourism in North America, Climate Research,

2004, ol. 27, pp. 105-117

158. Daniel Scott, Michelle Rutty, Bas Amelung and Mantao Tang, An inter-

comparison of the Holiday Climate Index (HCI) and the Tourism Climate Index

(TCI) in Europe, Atmosphere, 2016, vol. 7

159. Daniel Scott & C. Lemieux, Weather and Climate Information for Tourism,

2009.

160. Daniel Scott, B. Jones & J. Konopek, Implications of climate and

environmental change for nature-based tourism in the Canadian Rocky Mountains:

Page 174: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

164

A case study of Waterton Lakes National Park, Tourism Management, 2007, vol.

28, pp. 570-579

161. Daniel Scott, CM. Hall, S. Gössling, Tourism and climate change: Impacts,

adaptation and mitigation, Routledge, London, 2002a Darvishi, Yusof, The Impact

of Climatic Conditions on Tourism Development with an Emphasis on TCI

Bioclimatic Models (A Case Study: Nir city, Iran), Cumhuriyet Science Journal,

2015, vol. 36, p. 3

162. de Freitas, Theory, Concepts and Methods in Tourism Climate Research,

Proceedings of the First International Workshop, 2001, Greece

163. de Freitas, Tourism climatology: evaluating environmental information for

decision making and business planning in the recreation and tourism sector, Int. J.

Biometeorology, 2003, vol. 48, pp. 45-54

164. de Freitas, Tourism climatology past and present: A review of the role of the

ISB Commission on Climate, Tourism and Recreation, International Journal of

Biometeorology, 2017, vol. 61

165. Elham Mubarak Hassan, Katayon Varshosaz, Nasreen Eisakhani, A nalysis

and Estimation of Tourism Climatic Index (TCI) and Temperature-Humidity Index

(THI) in Dezfoul, International Conference on Environmental, Energy and

Biotechnology, 2015, vol. 85, pp. 35-39

166. Eugenio-Martin JL, Campos-Soria JA, Climate in the region of origin and

destination choice in outbound tourism demand. Tourism Management, 2010, 31:

pp744-753

167. Francesco Musco, Counteracting Urban Heat Island Effects in a Global

Climate Change Scenario, Spinger open, 2016

168. Gajic-Capka, Marjana, Climatological basis for planning in mountain

recreation, Greece, 2001

169. Ghislain Dubois, Jean Paul Ceron, Clotilde Dubois, Maria Dolores Frias and

Sixto, Reliability and usability of tourism climate indices, Earth Perspectives, 2016,

vol. 3, pp. 2-8

170. Gomez Martin, Weather, climate and tourism: a geographical perspective,

geographical perspective, Annals of tourism research, A Social Sciences Journal,

2005, vol. 32, p. 571

Page 175: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

165

171. Goran StojićevićA, Biljana BasarinA, Tin LukićA, Detailed bioclimate

analysis of Banja Koviljača (Serbia), Geographica Pannonica, 2016, vol. 20, no. 3,

pp. 127-135

172. Gongmei Yu, Zvi Schwartz, John Walsh, A weather-resolving index for

assessing the impact of climate change on tourism related climate resources,

Spinger, 2009, vol. 93, pp. 551-573

173. Gulyas A, Matzarakis A, Quarterly Journal of the Hungarian

Meteorological Service, 2009, 113(3), pp 221-231.

174. Haris Jahic, Ajdin Mezetović, Statistical identification and qualitative

evaluation of climate tourism potential by using tourism climate index - TCI on the

example of Herzegovina - neretva canton, Int J Biometeorol, 2014, vol. 2, pp. 77-89

175. Hadwen W, Arthington A, Boon P, Taylor B, Fellows C, Do climatic or

institutional factors drive seasonal patterns of tourism visitation to Protected Areas

across diverse climate zones in Eastern Australia? Tourism Geographies, 2011,

13(2): pp 187-208

176. Hu, Y. & Ritchie, J, Measuring destination attractiveness: a contextual

approach. Journal of Travel Research, 1993, 32(20), pp 25-34.

177. H. Farajzadeh, A. Matzerakis, Quantification of Climate for Tourism in The

Northwest of Iran, Journal of Meteorological Applications, 2009, vol. 16, p. 545 –

555

178. Jacqueline M. Hamilton, David J. Maddison, Richard S. J. Tol, Effects of

climate change on international tourism, Climate Research, 2005, vol. 29, p. 24, 5–

254

179. Jacqueline M. Hamilton & M. Lau, The Role of Climate Information in

Tourist Destination Choice Decision-Making, Tourism and Global Environmental

Change, 2005, pp. 229-250

180. Jian Wei Quian, Rob Law, Chinese Researchers in the Journal of Travel

Research (2011 -2016): A Content Analysis, Journal of China Tourism Research,

2019, Vol. 15 (1), 105 -125

181. John Walsh, Sarah Trainor, Gongmei Yu, Towards Predicting the Impact of

Climate Change on Tourism: An Efficient Tourism Climate Index, Climate Tourism,

2009, vol. 2

Page 176: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

166

182. Kraków, Assessment of heat stress and tourism bioclimate potential for the

selected Polish cities, in IGU Regional Conference, August 2014, pp 18-22, Poland

183. Krzysztof Blazejczyk, Assessment of recreational potential of bioclimate

based on the human heat balance, 2017

184. Krzysztof Blazejczyk, Gerd Jendritzky, Peter Bröde, Dusan Fiala, George

Havenith, Yoram Epstein, Agnieszka Psikuta, Bernhard Kampmann, An

Introduction to the Universal Thermal Climate Index, Geographia Polonica, 2013,

Vol.86, issue 1, pp 5-10

185. K. Pantavou, Theoharatos G., Mat Santamouris, D. N. Asimakopoulos,

Outdoor thermal sensation of pedestrians in a Mediterranean climate and a

comparison with UTCI, Building and Environment, 2013, vol. 66, no. 10.1016, pp.

82–95

186. K. Pantavou, Evriklia Chatzi, Case study of skin temperature and thermal

perception in a hot outdoor environment, International Journal of Biometeorology,

2013

187. Maddison, In search of warmer climates? The impact of climate change on

flows of British tourists, Climatic Change, 2001, vol. 49, pp. 193-2208

188. MA. Semenov, RJ Brooks, EM Barrow, and CW Richardson, Comparison of

the WGEN and LARS-WG stochastic weather generators in diverse climates,

Climate Research, 1998, vol. 10, pp. 95-107

189. McBoyle, C. R. de Freitas & Daniel Scott & Geoff, A second generation

climate index for tourism (CIT): specification and verification, Int J Biometeorol,

2008, vol. 52, pp. 399–407

190. Melanie Limb, Greg Spellman, Evaluating domestic tourists' attitudes to

British weather, Proceedings of the First International Workshop, 2001, Greece

191. Mehrdad Ramazanipour, and Elaheh. Behzadmoghaddam, Analysis of

tourism of Climate index of Chaloos city, International Journal of Humanities and

Management Sciences (IJHMS), 2013, vol. 1, pp. 290-292

192. M Rutty, D Scott, Will the Mediterranean become" too hot" for tourism. A

reassessment, Tourism Hospitality Planning and Development, 2010, vol. 7, pp.

267–281

Page 177: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

167

193. National Research Council, A climate service vision. First steps towards the

future, Washington, 2001

194. Nguyen Khanh Van, Bioclimatic Resource Assessment for Convalescence

and Some Weather therapies in Mountainous Regions of Vietnam, Ukrainian

Geographical Journal, National Academy of Science Ukrainian, Kiev, 2007,

N°2/2005, vol. 50

195. P. Höppe, The physiological equivalent temperature – a universal index for

the biometeorological assessment of the thermal environment, International Journal

of Biometeorology, 1999, vol. 43, pp. 71-75

196. R. Butler, Seasonality in tourism: Issues and implications, Baum & S.

Lundtorp (Eds.). Seasonality in Tourism, 2001, London

197. R. Morgan, E. Gatell, R. Junyent, A. Micallef, E. Özhan & A. T. Williams,

An improved user-based beach climate index, Journal of Coastal Conservation,

2000, vol. 6, pp. 41

198. R. Sharpley and Telfer, D. J. (Eds.), Tourism and development. Channel

view publications, 2002.

199. Sabine L. Perch-Nielsen, Bas Amelung, Reto Knutti, Future climate

resources for tourism in Europe based on the daily Tourism Climatic Index,

Climatic Change, 2010, vol. 103, p. 363–381

200. S. Becken, The important of weather and climate for tourism, 2010

201. Tang, Mangtao, Comparing the „Tourism Climate Index‟ and „Holiday

Climate Index‟ in Major European Urban Destinations. Waterloo, Ontario, 2013,

Canada

202. Tervo-Kankare, Kaarina, Climate change and challenges in responsible

tourism, University of Oulu, 2016

203. Tzu Ping Lin, Andreas Matzarakis, Bioclimate and tourism potential in

National Parks of Taiwan, Developments in Tourism Climatology, 2007, pp. 59-65

204. Tzu-Ping Lin, Andreas Matzarakis, Tourism climate and thermal comfort in

Sun Moon Lake, Taiwan, Int J Biometeorol, 2008, vol. 52, pp. 281–290

205. World Tourism Organization, Climate change and tourism, Djerba, Tunisia,

9-11 April 2003

Page 178: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

168

206. World Tourism Organization, Indicators of Sustainable Development for

Tourism Destinations: A Guidebook, ISBN 92-844-0726-5, 2004

207. World Tourism Organization and the United Nations Environment

Programme, Climate Change and Tourism: Responding to Global Challenges,

ISBN: 978-92-844- 1234-1 (UNWTO); ISBN: 978-92-807-2886-6 (UNEP), 2008

208. Z. Mieczkowski, The tourism climate index: A method for evaluating world

climates for tourism, The Canadian Geographer, 1985, vol. 29, pp. 220 – 233

TIẾNG NGA

209. И.И, Пирожник, Основы географии туризма и экскурсищиного, 1985.

210. Ведение Ю.А, Мирошиченко Н.Н, Оценка природных условий для,

Извсстия АН СССР,Серия География №4, 1969

211. Мухина Л.И, Принципы и методы технологической оценки природных,

М Наука - 95 стр, 1973

212. И.И, Пирожник Применение факториого анализа для рекреационной,

Извсстия АН СССР, Серия Геграфия №2, 1975

Page 179: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

169

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1. MỘT SỐ CHỈ TIÊU GIỚI HẠN SINH LÝ NGƢỜI VỚI ĐK SKH

Phụ lục 1.1. Chỉ tiêu thực nghiệm nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió [23]

Cảm giác Nhiệt độ không khí

(°C)

Độ ẩm

(%)

Tốc độ gió

(m/s)

Kết quả trường ĐH Y Khoa Hà Nội

Dễ chịu, mát 25°C 90% 0,5 – 0,6

Dễ chịu hoàn

toàn

27°C 90% 0,5 – 0,6

Nóng 28,5°C 90% 0,5 – 0,6

Kết quả trường ĐH Xây dựng Hà Nội

Mùa hè

Giới hạn trên 29,5°C 80 0,3 – 0,5

Dễ chịu 25,5°C 80 0,3 – 0,5

Mùa đông

Giới hạn trên 29°C 80 0,3 – 0,5

Dễ chịu 24,5°C 80 0,3 – 0,5

Giới hạn dƣới 21,5°C 80 0,3 – 0,5

Phụ lục 1.2. Giản đồ tu o ng quan nhiẹ t đọ và đọ ẩm tuyẹ t đối của

không khí với khả na ng thích ứng của con ngu ời [73]

Phụ lục 1.3. Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người [45]

Hạng Ý nghĩa Nhiệt độ trung

b nh năm (0C)

Nhiệt độ TB

tháng (0C)

Biên độ nhiệt

TB năm

Lƣợng mƣa

năm (mm)

1 Thích nghi 18-24 24-27 <60

1250-1990

2 Khá thích nghi 24-27 27-29 6-80

1900-2500

3 Nóng 27-29 29-32 8-140

>2550

4 Rất nóng 29-32 32-35 14-190

<1250

5 Không thích nghi >32 >35 >190 <650

Page 180: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

170

Phụ lục 1.4. Bảng phân loại khí hậu tốt – xấu đối với sức khỏe [126]

Phụ lục 1.5. Nhiệt độ không khí và nhịp tim của ngƣời Việt Nam [69]

Nhiệt độ

không khí

Nhịp đập của tim

l n phút

Nam Nữ

<150C 78 86

160C - 20

0C 72 82

210C - 30

0C 78 98

310C - 35

0C 86 92

>350C 90 92

Phụ lục 1.6. Phản ứng của cơ thể với tốc độ gió [59]

Vận tốc gió

(m/s)

Phản ứng của cơ thể

0-0,05

0,05-0,25

0,25-0,50

0,50-1,00

1,00-1,50

>1,50

Có cảm giác không khí tù đọng.

Dễ chịu.

Cảm thấy có gió, cảm giác dễ chịu, cảm thấy nhƣ nhiệt độ thấp hơn 1,1-

1,70C.

Cảm thấy có gió thƣờng xuyên, nói chung cảm thấy dễ chịu, cảm thấy nhƣ

nhiệt độ thấp hơn 2,2-2,80C.

Than phiền về giấy, tàn thuốc bay và những bực mình khác, cảm giác nhƣ

nhiệt độ thấp hơn 2,8-3,90C.

Yêu cầu giảm bớt để dễ dàng làm việc và có lợi cho sức khỏe, cảm thấy

nhƣ nhiệt độ thấp hơn 2,8-3,90C.

Mức độ đánh

giá

Số tháng có

nhiệt độ

≥27C

Số tháng có độ

ẩm ≥ 90C

Số giờ nắng

toàn năm

Số ngày

trời đầy

mây

Tốc độ gió

trung bình

m/s

Rất xấu 5 4 1000 100 1

Bình thƣờng 4-5 3 1200 80 1-1,5

Tốt 2-3 2 1200 80 1,5

Rất tốt 0 0 1500 50 2-3

Page 181: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

171

Phụ lục 1.7. Các lĩnh vực nghiên cứu của khí hậu ứng dụng [23]

PHỤ LỤC 2. ĐẶC ĐIỂM CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN DU LỊCH

Phụ lục 2.1. Các nhóm nƣớc khoáng thích hợp cho phát triển du lịch [126]

Nhóm Công dụng Địa điểm nổi tiếng

Nƣớc khoáng cacbonic Chữa bệnh cao huyết áp, xơ vữa động

mạch, các bệnh về thần kinh

+ Vichi (Pháp)

+ Boczomi (Grudia)

+ Wisbaden (Đức)

Nƣớc khoáng Silic Chữa bệnh đƣờng tiêu hóa, thần kinh,

thấp khớp, phụ khoa..

+ Kuldur (Nga)

+ Kim Bôi, Hội Vân ở

Việt Nam

Nƣớc khoáng brôm- Iốt- bo Chữa bệnh ngoài da, thần kinh, phụ

khoa, khớp mãn tính…

+ Margeutheia và

Fricarichshal (Đức).

+ Quảng Ninh và Hải

Phòng (Việt Nam).

Phụ lục 2.2. Phân loại tài nguyên du lịch nhân văn [126]

Tài nguyên du lịch nhân văn

TNDL nhân văn vật thể TNDL nhân văn phi vật thể

- DSVH thế giới vật thể.

- Các DTLSVH, danh thắng cấp Quốc gia và

địa phƣơng.

- Các cổ vật và bảo vật quốc gia.

- Các công trình đƣơng đại.

- DSVH thế giới truyền miệng và phi vật thể.

- Các lễ hội truyền thống.

- Nghề và làng nghề thủ công cổ truyền.

- Văn hóa nghệ thuận.

- Văn hóa ẩm thực.

- Văn hóa ứng xử, phong tục, tập quán.

- Thơ ca và văn học.

- Văn hóa các tộc ngƣời.

- Các phát minh, sáng kiến khoa học.

- Các hoạt động văn hóa thể thao, kinh tế - xã hội

có tính sự kiện.

Khí hậu ứng dụng

Khí hậu

lâm

nghiệp

Khí hậu

nông

nghiệp

Khí hậu

y

học

Khí hậu

du

lịch

Khí

hậu

xây

dựng

Khí hậu

giao thông

- hàng

không

Khí

hậu

quân

sự

Sinh khí hậu

Khí hậu

một số

lĩnh vực

khác...

Page 182: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

172

Phụ lục 2.3. Đặc điểm các Loại TNDL [126]

a. Đặc điểm của Tài nguyên du lịch Tự nhiên

- Nếu đƣợc bảo vệ, quy hoạch, khai thác hợp lý thì phần lớn các loại TNDL tự nhiên

đƣợc xếp vào loại tài nguyên vô tận, có khả năng tái tạo hoặc có quá trình suy thoái chậm.

- Hầu hết việc khai thác TNDL tự nhiên chịu ảnh hƣởng nhiều với điều kiện thời tiết,

việc tổ chức các tour leo núi, tham quan các vùng núi hay nghỉ biển, tham quan sông nƣớc

phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết. Đặc biệt không thể tổ chức các tour DL sông

nƣớc vào mùa lũ, không thể tắm biển vào mùa rét.

- Một số điểm phong cảnh và DL dựa vào TNTN thƣờng nằm xa các khu đông dân

cƣ, một mặt gây khó khăn cho việc tổ chức các hoạt động DL, mặt khác lại tạo tính hấp

dẫn cho TNDL tự nhiên, đƣợc bảo tồn tốt hơn do ít chịu ảnh hƣởng tiêu cực bởi các hoạt

động KTXH.

b. Đặc điểm Tài nguyên du lịch nhân văn

- TNDL nhân văn do con ngƣời tạo ra nên chịu tác động của thời gian, thiên nhiên và

do chính con ngƣời. Vì thế rất dễ bị suy thoái, hủy hoại và không có khả năng tự phục hồi

ngay cả khi không có tác động của con ngƣời. Vì vậy di tích lịch sử văn hóa bị bỏ hoang

cũng bị xuống cấp nhanh chóng, những giá trị văn hóa phi vật thể nhƣ những làn điệu dân

ca, vũ khúc, các lễ hội, làng nghề truyền thống, phong tục tập quán nếu không đƣợc bảo

tồn và phát huy sẽ bị mai một hoặc biến mất. Do vậy, khi khai thác TNDL nhân văn cho

mục đích phát triển DL cần quan tâm đầu tƣ cho bảo tồn, tôn tạo thƣờng xuyên, khoa học

và có hiệu quả.

- TNDL nhân văn do con ngƣời sáng tạo ra nên có tính phổ biến. Vì vậy các quốc

gia, địa phƣơng đều có TNDL nhân văn trong đó có nhiều loại có sức hấp dẫn DK, có thể

sử dụng cho phát triển DL.

- TNDL nhân văn ở mỗi vùng, mỗi quốc gia thƣờng mang giá trị đặc sắc riêng, góp

phần tạo nên những sản phẩm DL độc đáo, có sức cạnh tranh và hấp dẫn DK riêng. Do vậy

cần đƣợc coi trọng, bảo vệ và phát huy giá trị độc đáo của TNDL này.

- TNDL nhân văn thƣờng đƣợc phân bố gần các khu dân cƣ, đặc biệt tập trung nhiều

ở những khu vực đông dân cƣ, bởi nó đƣợc sinh ra trong quá trình phát triển của XH và là

sản phẩm do con ngƣời sáng tạo ra. Khác với TNDL tự nhiên, việc khai thác phần lớn các

loại TNDL nhân văn thƣờng ít bị ảnh hƣởng của các hiện tƣợng thời tiết gây nên nhƣ mƣa

hay rét nên tính mùa vụ cũng ít hơn so với TNDL tự nhiên.

PHỤ LỤC 3. CÁC GIÁ TRỊ TÍNH TOÁN XẾP LOẠI CHỈ SỐ TCI

Phụ lục 3.1. Xác định lượng mưa trung bình ngày trong tháng để tính toán cho chỉ số TCI

[208]

Lượng mưa trung bình

ngày/tháng

Giá trị xếp loại

0 – 14.9mm 5

15 – 29.9mm 4.5

30 – 44.9mm 4

45 – 59.9mm 3.5

60– 74.9mm 3

75 – 89.9mm 2.5

90 – 104.9mm 2

105 – 114.9mm 1.5

120 – 134.9mm 1

135 – 149.9mm 0.5

>150mm 0

Page 183: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

173

Phụ lục 3.2. Xác định số giờ nắng để tính toán cho chỉ số TCI [208]

Số giờ nắng mỗi ngày Giá trị xếp loại

>10h 5.0

9h - 9h59 4.5

8h - 8h59 4.0

7h - 7h59 3.5

6h - 6h59 3.0

5h - 5h59 2.5

4h - 4h59 2.0

3h - 3h59 1.5

2h - 2h59 1.0

1h - 1h59 0.5

<1h 0.0

Phụ lục 3.3. Xác định tốc độ gió để tính toán cho chỉ số TCI [208]

Tốc độ gió

(km/h)

Tốc độ gió

(m/s)

Phân loại

2.88

2.88 – 5.75

5.76 -9.03

9.04 -12.23

12.24 -19.79

19.80 – 24.29

24.30 - 28.79

28.80 – 38.52

>38.52

<0.80

0.80 -1.60

1.60 -2.51

2.51 -3.40

3.40 -5.50

5.50 -6.75

6.75 -7.80

7.80 -10.70

>10.70

5.0

4.5

4.0

3.5

3.0

2.5

2.0

1.0

0.0

Phụ lục 3.4. Biến trình năm của TCI và các yếu tố thành phần tại các trạm khí

tƣợng Nam Bộ

Page 184: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

174

Phụ lục 3.4. Biến trình năm của TCI và các yếu tố thành phần tại các trạm khí tƣợng Nam Bộ

Page 185: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

175

Page 186: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

176

Page 187: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

177

Page 188: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

178

Page 189: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

179

Page 190: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

180

Page 191: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

181

PHỤ LỤC 4. DIỆN TÍCH CÁC LOẠI SKH THEO VÙNG VÀ THEO TỶ LỆ % SO VỚI DIỆN TÍCH VÙNG

Vùng

IAa IAb IAc IBa IBb IBc ICb ICc IDb Idd IIAa IIIAa

I.1

Km2 2359.6 2312 4243.9 971.21

% 23.87 0.00 0.00 0.00 23.38 0.00 0.00 0.00 0.00 42.93 9.82

I.2

Km2 3855.5 6033.8 1476 55.44 38.189

% 33.65 0.00 0.00 0.00 52.66 12.88 0.48 0.33 0.00 0.00 0.00 0.00

I.3

Km2 899.53 355.37 825.4

% 0.00 0.00 0.00 0.00 43.24 17.08 39.68 0.00 0.00 0.00 0.00

II.1

Km2 2797.1 664.72 1367.4 1037.8 503.42

% 43.91 0.00 10.43 21.47 16.29 7.90

II.2

Km2 5.06 223.14 3058.8 997.15 2071.2 1588.4 1443.4

% 0.05 0.00 2.38 32.58 0.00 10.62 22.06 16.92 15.38

II.3

Km2 879.84 1509.8 2354.3 25

% 18.45 31.66 0.00 49.37 0.52

II.4

Km2 10.15 945.4 3421.1 534.65 348.22

% 0.19 17.98 0.00 0.00 65.05 0.00 0.00 10.17 6.62

II.5

Km2 5723.1 1490.2 2300 420.01

% 57.62 15.00 0.00 23.15 4.23 0.00

II.6

Km2 3862.1

% 100.00

II.7 Km2 598.48

% 100.00

II.8

Km2 74.61

% 100.0

Page 192: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

182

PHỤ LỤC 5. CÁC BẢNG MA TRẬN TAM GIÁC ĐỂ XÁC ĐỊNH TRỌNG SỐ CỦA TỪNG

TIÊU CHÍ CHO ĐÁNH GIÁ CÁC LHDL

Phụ lục 5.1. Xác định trọng số các tiêu chí đánh giá cho DLTQ

Tiêu chí Thắng

cảnh

Địa h nh Sinh vật SKH r k

Thắng cảnh 1 1 1 1 4 0.37

Địa h nh 0 1 1 1 3 0.27

Sinh vật 0 0 1 1 2 0.18

SKH 0 0 1 1 2 0.18

Phụ lục 5.2. Xác định trọng số các tiêu chí đánh giá cho DLND

Tiêu chí SKH Bãi tắm Địa h nh Thắng cảnh r k

SKH 1 1 1 1 4 0.40

Bãi tắm 0 1 1 1 3 0.30

Địa h nh 0 0 1 1 2 0.20

Thắng cảnh 0 0 0 1 1 0.10

Phụ lục 5.3. Xác định trọng số các tiêu chí đánh giá cho DLST

Tiêu chí Sinh vật Địa h nh SKH r k

Sinh vật 1 1 1 3 0.50

Địa h nh 0 1 1 3 0.33

SKH 0 0 1 1 0.17

Phụ lục 5.4. Xác định trọng số các tiêu chí đánh giá cho DLVH

Tiêu chí DSVH vật thể DSVH phi vật thể SKH r k

DSVH vật thể 1 1 1 3 0.50

DSVH phi vật thể 0 1 1 2 0.33

SKH 0 0 1 1 0.17

Phụ lục 5.5. Xác định trọng số các tiêu chí phân loại SKH đánh giá cho DLTQ

Tiêu chí Số ngày mƣa Nhiệt độ TB năm Lƣợng mƣa

TB năm

r k

Số ngày mƣa 1 1 1 3 0.42

Nhiệt độ TB năm 0 1 1 2 0.29

Lƣợng mƣa TB năm 0 1 1 2 0.29

Phụ lục 5.6. Xác định trọng số các tiêu chí phân loại SKH đánh giá cho DLND

Tiêu chí Nhiệt độ TB

năm

Lƣợng mƣa TB

năm

Số ngày mƣa r k

Nhiệt độ TB năm 1 1 1 3 0.50

Lƣợng mƣa TB năm 0 1 1 2 0.33

Số ngày mƣa 0 0 1 1 0.17

Page 193: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

183

PHỤ LỤC 6. ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI CỦA ĐK SKH CHO CÁC LHDL

Phụ lục 6.1. Đánh giá tổng hợp các yếu tố SKH cho DLTQ

Yếu tố

SKH

Nhiệt độ trung

b nh năm

Lƣợng mƣa trung

b nh năm Số ngày mƣa Điểm

TB

Mức

ĐG

Trọng số 0.29 0.29 0.42

Mức

đánh giá

RT

L TL ITL RTL TL ITL RTL TL ITL

IIIAa 3 1 1 1.58 TĐTL

IIAa 2 1 1 1.29 ITL

IAa 1 1 1 1 ITL

IAb 1 1 2 1.42 TĐTL

IAc 1 1 3 1.84 TL

IBa 1 2 1 1.29 ITL

IBb 1 2 2 1.71 TL

IBc 1 2 3 2.13 RTL

ICb 1 3 2 2 TL

ICc 1 3 3 2.42 RTL

IDb 1 3 2 2 TL

IDd 1 3 3 2.42 RTL

Phụ lục 6.2. Điểm trung bình cộng đánh giá mức độ thuận lợi của các loại SKH cho DLTQ

Các loại SKH Điểm trung bình

cộng

Mức đánh giá

IBc, ICc, IDd ĐTB ≥ 2.07 RTL

IDb, ICb, IBb, IAc 1.71 ≤ ĐTB < 2.07 TL

IIIAa, IAb 1.36 ≤ ĐTB < 1.71 TĐTL

IIAa, IAa ĐTB < 1.36 ITL

Phụ lục 6.3. Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của các loại SKH/vùng cho DLTQ

Chỉ tiêu

(% diện tích các loại SKH theo các vùng ) Mức đánh

giá

Điểm đánh

giá

Vùng có các loại SKH IBc, ICc, IDd chiếm trên 50% diện tích RTL 4

Vùng có các loại SKH IDb, ICb, IBb, IAc chiếm trên 50% diện

tích TL 3

Vùng có các loại SKH IIIAa, IAb chiếm trên 50% diện tích TĐTL 2

Vùng có các loại SKH IIAa, IAa chiếm trên 50% diện tích ITL 1

Phụ lục 6.4. Đánh giá tỷ lệ diện tích các loại SKH cho DLTQ của 11 vùng ở Nam Bộ (đ/v: %)

Vùng ITL TĐTL TL RTL Tổng Mức ĐG

I.1 66.79 9.82 23.38 100 TĐTL

I.2 33.65 53.14 13.21 100 TL

I.3 17.08 82.92 100 RTL

II.1 70.63 29.37 100 TL

II.2 2.38 0.05 60.13 37.44 100 TL

II.3 18.45 81.03 0.52 100 TL

II.4 0.19 17.98 71.67 10.17 100 TL

II.5 80.77 15.00 4.23 100 ITL

II.6 100.00 100 ITL

II.7 100.00 100 ITL

II.8 100.00 100 TL

Page 194: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

184

Phụ lục 6.5. Đánh giá tổng hợp các yếu tố SKH cho DLND

Yếu tố

SKH

Nhiệt độ trung b nh

năm

Lƣợng mƣa trung b nh

năm

Số ngày

mƣa Điểm

TB

MỨC

ĐG Trọng số 0.5 0.33 0.17

Mức đánh

giá RTL TL ITL RTL TL ITL

RT

L

T

L

IT

L

IIIAa 3 1 1 2 RTL

IIAa 2 1 1 1.5 TL

IAa 1 1 1 1 ITL

IAb 1 1 2 1.17 ITL

IAc 1 1 3 1.34 TĐTL

IBa 1 2 1 1.33 TĐTL

IBb 1 2 2 1.5 TL

IBc 1 2 3 1.67 TL

ICb 1 3 2 1.83 RTL

ICc 1 3 3 2 RTL

IDb 1 3 2 1.83 RTL

IDd 1 3 3 2 RTL

Phụ lục 6.6. Điểm trung bình cộng đánh giá mức độ thuận lợi của các loại SKH cho DLND

Các loại SKH Điểm trung bình cộng Mức đánh giá

IIIAa, ICb, ICc, IDb, IDd ĐTB ≥ 1.75 RTL

IIAa, IBb, IBc 1.5 ≤ ĐTB < 1.75 TL

IAc, IBa 1.25 ≤ ĐTB < 1.5 TĐTL

IAa, IAb ĐTB < 1.25 ITL

Phụ lục 6.7. Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của các loại SKH/vùng cho DLND

Chỉ tiêu

(% diện tích các loại SKH theo các vùng ) Mức đánh

giá

Điểm đánh

giá

Vùng có các loại SKH IIIAa, ICb, ICc, IDb, IDd chiếm trên 50%

diện tích RTL 4

Vùng có các loại SKH IIAa, IBb, IBc chiếm trên 50% diện tích TL 3

Vùng có các loại SKH IAc, IBa chiếm trên 50% diện tích TĐTL 2

Vùng có các loại SKH IAa, IAb chiếm trên 50% diện tích ITL 1

Phụ lục 6.8. Đánh giá tỷ lệ diện tích các loại SKH cho DLND của 11 vùng ở Nam Bộ (đ/v: %)

Vùng ITL TĐTL TL RTL Tổng Mức ĐG

I.1 23.87 66.31 9.82 100 TL

I.2 33.65 65.54 0.82 100 TL

I.3 43.24 56.76 100 RTL

II.1 43.91 56.09 100 RTL

II.2 0.05 2.38 32.58 64.98 100 RTL

II.3 18.45 31.66 49.89 100 TL

II.4 18.17 65.05 16.79 100 TL

II.5 72.62 23.15 4.23 100 ITL

II.6 100.00 100 ITL

II.7 100.00 100 ITL

II.8 100.00 100 TĐTL

Page 195: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

185

PHỤ LỤC 7. ĐỘ DÀI VÀ SỨC CHỨA MỘT SỐ BÃI TẮM Ở CÁC VÙNG NAM BỘ

Vùng Bãi tắm Chiều dài (m)

Sức chứa Tổng sức chứa Sức chứa TB

Min Max Min Max

I.3

Hồ Cốc 500 50 100

4130 8260 6195

Hồ Tràm 2000 200 400

Long Hải 3000 300 600

Thùy Vân (Sau) 15000 1500 3000

T m Dương Trước) 1000 100 200

Dâu Phương Thảo) 3000 300 600

Dứa (Lãng Du) 200 20 40

Suối Ồ 5000 500 1000

Phước Hải 5000 500 1000

Lộc An 800 80 160

C n Giờ (30/4) 5800 580 1160

II.3

Thạnh Phú (Cồn Bửng, Tây Đô, Hàng

Dương

20000 2000 4000

3350 6700 5025 Tân Thành (Gò Công) 7000 700 1400

Ba Động 1500 150 300

Hồ Bể 5000 500 1000

II.4

Mũi Nai 2000 200 400

2000 4000 3000 Hòn Heo 1000 100 200

Bãi Ớt 2000 200 400

Rạch Giá 15000 1500 3000

II.5

Hiệp Thành

15600 1560 3120 1560 3120 2340 Canh Điền

Gành Hào

Nhà Mát

II.6 Khai Long 3000 300 600

600 1200 900 Hòn Khoai 3000 300 600

II.7

Bãi Trường

70000 7000 14000 7000 14000 10500 Bãi Dài

Bãi Sao

Bãi Khem

Page 196: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

186

Bãi Vòng

II.8

Đ m Tr u

50000 5000 10000 5000 10000 7500

Nhái

Lò Vôi

Ông Đụng

An Hải

Đất Dốc

(Nguồn: Số liệu độ dài được tính toán bằng số liệu thống kê và đo bằng công cụ GIS)

Page 197: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

187

Phụ lục 8.1. Đặc điểm địa chất Nam Bộ

Với 1- Trầm tích Mz thuộc cao nguyên

Corat; 2 - Bồn Oligocen-Miocene Thái

Lan; 3 – Bồn trung tâm tuổi Mz và

Eocene; 4 – Thành tạo Paleozoi trung

tâm Việt Nam; 5 – Địa khối Kontum; 6 –

Thành tạo Indosini (Mz) thuộc bloc Shan

Thai; 7 – Trầm tích Neogen và trầm tích

không phân chia ở Tây Thái Lan và Bắc

Mãlai; 8 – Các đứt gãy chính; 9a – Đứt

gãy chƣa đƣợc phân chia; 9b – Đứt gãy

thuận; 10a – Chuyển dịch dạng Strike-

slip do chế độ động lực nén cực đại theo

hƣớng Đông Tây; 10b - chế độ giãn theo

hƣớng Đông Tây; 11a – đới trƣợt đầu Đệ

tứ; 11b – Đới trƣợt trƣớc Trias.

PHỤ LỤC 8. ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN VÙNG NAM BỘ VIỆT NAM

.

Phụ lục 8.2. Các loài chim đang hoặc sắp bị đe doạ tuyệt chủng đƣợc ghi nhận ở vùng đất

ngập nƣớc nội địa TNB [17]

Tên Việt Nam Tên khoa học Cấp đe doạ

Ô tác Houbaropsis bengalensis Nguy cấp

Sếu cổ trụi Grus antigone Sắp bị đe doạ

Điềng điễng Anhinga melanogaster Sắp bị đe doạ

Quắm đầu đen Threskiornis melanocephalus Sắp bị đe doạ

Cò quắm cánh xanh Psendibis davisoni Nguy cấp

Chàng bè chân xám Pelecamus philippensis Sẽ nguy cấp

Giang sen Myclteria lencocephala Sắp bị đe doạ

Cò ốc Anastomus oscitans Sắp bị đe doạ

Già đẫy nhỏ Leptoptilos javanicus Sẽ nguy cấp

Rồng rộc vàng Ploceus hypoxanthus Sắp bị đe doạ

Phụ lục 8.3. Các loài chim đang hoặc sắp bị đe doạ tuyệt chủng trên toàn cầu đƣợc ghi

nhận tại vùng đất ngập nƣớc ven biển vùng TNB [17]

Tên Việt Nam Tên khoa học Cấp đe doạ

Choắt mỏ cong hông nâu Numenius madagascariensis Sắp bị đe doạ

Choắt chân màng lớn Limnodromus semipalmatus Sắp bị đe doạ

Te vàng Vanllus cinereus Sắp bị đe doạ

Cò trắng Trung Quốc Egretta eulophtes Nguy cấp

Quắm đầu đen Threskiornis malanocephalus Sắp bị đe doạ

Chàm bè chân xám Polecamus philippensis Sẽ nguy cấp

Giang sen Myclteria lencocephala Sắp bị đe doạ

Cấp đe doạ : theo Collar etal, 1994

Page 198: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

188

Phụ lục 8.4. Một số lễ hội quan trọng ở vùng ĐBSCL [12]

STT Tên lễ hội Thời gian Địa điểm Nội dung

1 Tết nguyên đán Từ 01 – 03/1

(ÂL)

Toàn vùng Tết năm mới, lễ hội lớn nhất của cộng đồng ngƣời Việt là ngày lễ hƣớng về cội nguồn,

gia đình tƣởng nhớ đến tổ tiên, mừng năm mới an khang thịnh vƣợng.

2 Lễ hội Nghinh Ông 10/3 ÂL

2,4,6,8 ÂL

15/2 ÂL

Vàm Láng (Tiền

Giang)

Bình Thắng (Bến Tre)

Sông Đốc (Cà Mau)

Là lễ hội Nghinh Ông là lễ hội cầu ngƣ: cầu cho biển lặng gió hòa, ngƣ dân may mắn

làm ăn phát đạt, an khang.

3 Lễ cúng dừa (hội

Thác Côn)

15/2 ÂL Châu Thành (Sóc

Trăng)

Nhằm cầu xin Trời Phật ban cho sự ngọt ngào để công ăn việc làm thuận phát, con

cháu hiếu thảo. Ngoài ra, bên cạnh dừa, ngƣời ta còn dâng cúng trầu cau, bông sen,

nhang đèn

4 Piti Chol Chăm Tmây

(Lễ chịu tuổi)

Tháng chét (giữa

tháng 4 DL)

Nơi có ngƣời Khmer Mọi nhà đều làm bánh ngọt, bánh tét, hoa quả hƣơng đèn dâng lên chùa Lễ Phật, sau

đó cùng với sƣ sãi khách khứa dùng.

5 Lễ hội Quán Âm Nam

Hải

22-24/3 ÂL Nhà Mát (Bạc Liêu) Nhiều nghi lễ truyền thống nhƣ lễ cầu quốc thái dân an, phật tử dâng hƣơng cầu an, tế

anh hùng tử sĩ, thuyết pháp.

6 Lễ hội Bà Chúa Xứ

(Lễ Vía Bà)

23/4 -27/4 ÂL Núi Sam (An Giang) Lễ tắm và thay xiêm y cho tƣợng Bà. Lễ rƣớc 4 bài vị, lễ Túc Yết, lễ Xây Chầu – Hát

Bội, lễ Chính Tế

7 Lễ hội Dạ cổ Hoài

lang (Giỗ tổ cổ nhạc)

15/8 ÂL Bạc Liêu Lễ hội tƣởng nhớ, tri ân công lao cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, ngƣời có công đóng góp cho

quá trình ra đời và phát triển của bản vọng cổ ngày nay

8 Lễ hội Nguyễn Trung

Trực

Hạ tuần tháng 8 Rạch Giá (Kiên Giang) Lễ kỷ niệm ngày hy sinh của vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực – ngƣời có công

trong đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.

9 Lễ Đôn Ta 29/8 – 1/9 ÂL Nơi có ngƣời Khmer Lễ cúng ông bà tổ tiên

10 Lễ hội đua bò 09 – 10/10 ÂL Bảy Núi (An Giang) Lễ hội truyền thống của ngƣời Khmer biểu lộ lòng tƣởng nhớ, biết ơn đối với tổ tiên và

công lao của ngƣời đã khuất.

11 Oóc om bóc (Lễ cúng

trăng)

14-15/10 ÂL Nhiều nhất ở Sóc

Trăng, Trà Vinh, Rạch

Giá

Lễ đƣa nƣớc và cúng trăng của ngƣời Khmer mừng mùa vụ thắng lơị và tạ ơn mặt

trăng đã cho mƣa thuận, gió hòa, mang lại vụ mùa tốt tƣơi, bội thu và cầu phƣớc cho

năm tới thắng lợi.

12 Đua ghe ngo 14-15/10 ÂL Sóc Trăng Các ghe đua tới tự bắt cặp đua từng đôi, từng đôi ghe ngo lƣớt bay về đích.

Page 199: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

189

Phụ lục 8.5. Các khu ramsa của thế giới ở Nam Bộ tính đến 2016 (6/8 khu ramsa TG ở Việt Nam)

Tên Vị trí Năm Đặc điểm

Vùng đất ngập nước

Bàu Sấu

Huyện Tân Phú,

tỉnh Đồng nai

2005 Vùng đất ngập nƣớc Bàu Sấu có diện tích 13.759 ha, bao gồm 5.360 ha ĐNN theo mùa và 151 ha ĐNN

quanh năm, còn lại là các diện tích thấp hơn 115 m so với mặt nƣớc biển.

Vườn quốc gia

Tràm Chim

Huyện Tam Nông,

tỉnh Đồng Tháp

2012 Hiện có 57 loài thực vật, thủy sản và chim nƣớc đang đƣợc ƣu tiên bảo tồn, lƣu giữ tại vƣờn, trong đó, 17

loài trong sách đỏ Việt Nam có nguy cấp mất dần hoặc bị đe dọa tồn tại trong tƣơng lai gần. Đó là loài

nguy cấp cá Hô, ngan cánh trắng, cò thìa, già đẫy lớn, ô tác (công đất, công sấm); loài bị đe dọa tồn tại

trong tƣơng lai gần nhƣ cá còm, cá lóc bông, cá duồng, cá mang rổ, cá ét mọi, cá duồng bay, cá ngựa nam,

sếu đầu đỏ, đại bàng đen, bồ nông chân xám, già đẫy Java (già sói), già đẫy lớn.

Ngoài ra, Vƣờn còn có các loài hiếm có thể sẽ nguy cấp nhƣ lúa ma (lúa trời), ráng gạt nai, dây choại, cốc

đế, bạc má, cò lạo Ấn Độ, giang sen, cò nhạn (cò ốc), cá Thát lát còm (Notopterus chitala) và cá Sặc rằn

(Trichogaster pectoralis)

Ngoài ra, tổ chức BirdLife còn xếp Tràm Chim là một trong các “Vùng chim quan trọng” (IBA -

Important Bird Area) ở Việt Nam.

Vườn quốc gia Côn

Đảo

Bà Rịa Vũng Tàu 2014 Với diện tích gần 20.000ha, trong đó diện tích hợp phần bảo tồn rừng gần 6.000ha, diện tích hợp phần bảo

tồn biển gần 14.000ha. VQG Côn Đảo có các HST điển hình của một vùng biển nhiệt đới và là sinh cảnh

của nhiều loài động, thực vật đặc hữu của Việt Nam, khu vực Đông Nam Á và thế giới. Đây là khu

Ramsar biển đầu tiên của Việt Nam.

Khu bảo tồn đất

ngập nước Láng

Sen

Long An 2013 HST đa dạng nhƣ: rừng tràm, ruộng lúa, đồng cỏ ngập nƣớc theo mùa, thảm thực vật thân gỗ, dây leo chịu

ngập ven sông, bãi lầy ven sông, các lung, trấp ngập nƣớc, lòng sông cổ, Láng Sen hiện có 156 loài thực

vật hoang dã, nhiều nhất là các loài sen, súng, mồm, năng ngọt, lúa ma, cỏ ống, lục bình, rau dừa... Động

vật có xƣơng sống gồm 149 loài, trong đó loài chim và loài cá chiếm đa số, tiêu biểu nhƣ: sếu đầu đỏ, già

đẫy, diệc lửa, diệc xám, giang sen, le le, cò trắng chân xanh, vịt trời, điên điển, cá thát lát, cá lia thia, cá

linh, cá ngựa, cá nàng hai, trê vàng...

KBT còn có một giới hạn tự nhiên khá đặc biệt là cù lao rộng 1.500 ha đƣợc bao bọc bởi sông Vàm Cỏ

Tây, gồm nhiều sinh cảnh thích hợp với các loài động, thực vật ƣa nƣớc và là môi trƣờng thuận lợi dễ khôi

phục các đồng cỏ, bãi ăn của nhiều loài chim nƣớc.

Vườn Quốc gia U

Minh Thượng

Cà Mau 2013 VQG U Minh Thƣợng có những đặc điểm của rừng nguyên sinh với các ƣu hợp của rừng hỗn giao và

rừng tràm trên đất than bùn với diện tích trên 3.000 ha, nhiều loài động vật hoang dã, với sự hiện diện của

32 loài thú, 186 loài chim, 50 loài bò sát, lƣỡng cƣ, 60 loài cá, 203 loài côn trùng và nhiều loài thủy sinh

vật phân bố ở các độ sâu khác nhau. 72 loài động thực vật đƣợc quý hiếm đƣợc ghi nhận trong sách đỏ

Việt Nam 2007 và Danh lục IUCN 2012. VQG U Minh Thƣợng hiện có khoảng 250 loài thực vật có mạch

thuộc 84 họ; trong đó có 8 loài quý hiếm nhƣ: mốp, năng chồi, lá u minh, bèo tản nhọn, nắp bình, luân lan,

Page 200: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

190

mật cật, bí kỳ nam..., gần 500 loài động vật, bao gồm: 200 loài chim thuộc 39 họ, 12 bộ, trong số đó có 12

loài có giá trị bảo tồn, một số loài có tên trong sách đỏ Việt Nam nhƣ: chim già đảy Java, già sói, bồ nông,

giang sen, chim sếu đầu đỏ, 8 loài chim bị đe dọa toàn cầu nhƣ: điềng điễng, quắm đầu đen, bồ nông chân

xám, giòng giọc vàng, diều cá đầu xám, gà đẫy, đại bàng đen, diệc lửa, cốc đen...; trên 200 loài côn trùng

và gần 50 loài thú

Vườn quốc gia Mũi

Cà Mau

Huyện Ngọc Hiển,

tỉnh Cà Mau

2012 Có 4 đặc trƣng sinh thái chính: Hệ thống diễn thế nguyên sinh trên đất bãi bồi; hệ thống chuyển tiếp các

hệ sinh thái đặc trƣng từ rừng ngập mặn sang rừng tràm ngập nƣớc ngọt theo mùa; là vùng bãi đẻ và nuôi

dƣỡng con non các loài thuỷ hải sản cho cả vùng biển rộng lớn.

Phụ lục 8.6. Các KDTSQ của thế giới ở Nam Bộ tính đến 2016 (4/9 KDTSQ TG ở Việt Nam)

Tên Vị trí Năm Đặc điểm

Rừng ngập mặn

Cần Giờ

huyện Cần Giờ,

TPHCM

2000 Hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ ngày càng tăng mức độ đa dạng sinh học, phong phú cả về

chủng loài và số lƣợng loài: 157 loài thực vật thuộc 76 họ, trong đó, có 35 loài cây rừng ngập mặn

thuộc 36 chi, 24 họ; Khu hệ động vật không xƣơng sống, thủy sinh: có 70 loài thuộc 44 họ:Cua biển,

tôm Sú, tôm Thẻ Bạc, sò Huyết,…; Khu hệ cá: có 137 loài thuộc 39 họ: cá Ngát, cá Bông Lau, cá

Dứa,… Khu hệ lƣỡng thê, bò sát: có 9 loài lƣỡng thê, 31 loài bò sát: Kỳ đà nƣớc, Hổ Mang chúa,

trăn Gấm, cá Sấu Hoa cà,… Khu hệ chim: có 130 loài, 47 họ, 17 bộ: Bồ nông chân xám, Diệc xám,

Vạc, Già Đẫy, Giang sen. Khu hệ thú: có 19 loài, 13 họ, 7 bộ nhƣ Mèo Rừng, Khỉ đuôi dài, Cầy vòi

đốm, Nhím

KDTSQ VQG Nam

Cát Tiên

huyện Tân Phú, Vĩnh

Cửu (Đồng Nai), Cát

Tiên, Bảo Lộc (Lâm

Đồng) và Bù Đăng

(Bình Phƣớc)

2002 Khu DTSQ Cát Tiên đƣợc UNESCO chính thức đổi tên thành Khu DTSQ Đồng Nai. Rừng nguyên

sinh Cát Tiên có khoảng 1.700 loài thực vật và hơn 700 loài thú, chim quý hiếm, trong đó có nhiều

loại đặc biệt quý hiếm, hầu hết có trong Sách Ðỏ và cần đƣợc bảo vệ nghiêm ngặt nhƣ: Tê giác một

sừng, gà so cổ hung, cá sấu nƣớc ngọt, chim công, trĩ, đà điểu… các loại gỗ quý hiếm nhƣ thủy tùng,

giáng hƣơng, g , trắc, cẩm lai, căm xe. Ở đây có loài tê giác “Java” sinh sống và đàn bò tót khổng lồ

nặng trên hàng tạ, với số lƣợng khoảng 70-80 con, hiện cũng đang có nguy cơ tuyệt chủng cao.

Khu DTSQ ven

biển và biển đảo

Kiên Giang

huyện Phú Quốc, An

Minh, Vĩnh Thuận,

Kiên Lƣơng và Kiên

Hải

2006 Trong đó có 3 khu chính là VQG U Minh Thƣợng, VQG Phú Quốc, và Rừng phòng hộ ven biển

Kiên Lƣơng – Kiên Hải. Với diện tích 1,1 triệu ha, Về sự đa dạng hệ sinh thái, khu DTSQ Kiên

Giang là nơi tập trung nhiều hệ sinh thái rừng nhiệt đới: hệ sinh thái rừng nguyên sinh và rừng thứ

sinh với ƣu thế cây họ Dầu; hệ sinh thái rừng trên núi đá với ƣu thế của loài ổi rừng và hoàng

đàn; hệ sinh thái rừng ngập chua phèn; hệ sinh thái rừng ngập mặn, đặc biệt là loài cóc

đỏ Lumnitzera rosea còn sót lại duy nhất ở Việt Nam; hệ sinh thái rú bụi ven biển; hệ sinh thái rạn

san hô, cỏ biển. DTSQ Kiên Giang giá trị về bảo tồn nguồn gen là rất to lớn. VQG U Minh Thƣợng,

hiện nay đã điều tra đƣợc 250 loài thực vật, trong đó 243 loài đã đƣợc định danh, có 8 loài rất hiếm

và 71 loài hiếm có. Ƣu hợp tràm trên đất than bùn và ƣu hợp rừng hỗn giao: mốp, trâm, tràm trên đất

Page 201: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

191

Khu hệ động vật ở U Minh Thƣợng có ý nghĩa quan trọng: loài Rái cá lông mũi là loài hiếm ghi

trong Sách Đỏ động vật Việt Nam và Sách Đỏ thế giới (IUCN). Động vật hoang dã ở khu vực Kiên

Lƣơng - Kiên Hải - Hà Tiên có 28 loài thú thuộc 8 bộ tập trung chủ yếu ở Hòn Chông, số lớn trong

đó là loài đặc hữu Đông Nam Á, một số có nguồn gốc Ấn Độ, Miến Điện từ phía Tây di cƣ sang,

một số loài Mã Lai từ phía Nam đi lên. Trong 55 loài chim phát hiện đƣợc, nhiều loài có ý nghĩa đặc

biệt quan trọng đối với bảo vệ đa dạng sinh học ở Việt Nam và trên thế giới nhƣ: sếu cổ trụi, cò

quắm cánh xanh và hạc cổ trắng là những loài đang có nguy cơ tuyệt chủng. Tính quý hiếm của

động vật đảo Phú Quốc còn thể hiện ở 23 loài ghi trong Sách Đỏ, trong đó loài có nguy cơ tuyệt

chủng là rắn hổ mây, vích, cá sấu nƣớc ngọt, đồi mồi, chồn bay ), vƣợn má trắng, voọc mông trắng,

gấu chó. Quần thể Dugong ở Phú Quốc có mối quan hệ mật thiết với quần thể Dugong sống ở vùng

biển Campuchia. Ngoài ra, khu vực này còn xuất hiện các loài rùa biển quý hiếm trên thế giới nhƣ:

vích, đồi mồi, quản đồng và rùa da.

Khu DTSQ Mũi Cà

Mau

huyện Ngọc Hiển, tỉnh

Cà Mau

2009 Khu DTSQ Mũi Cà Mau có diện tích 371.506 ha với 3 vùng: Vùng l i 17.329 ha, vùng đệm 43.309

ha và vùng chuyển tiếp 310.868 ha. Tại vùng l i đƣợc chia làm 3 vùng nhỏ là các phân khu bảo vệ

nghiêm ngặt của VQG Mũi Cà Mau, VQG U Minh Hạ và dãy phòng hộ ven Biển Tây. Nơi đây có

nhiều hệ sinh thái đặc trƣng điển hình nhƣ: Hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rừng tràm trên

đất ngập nƣớc than bùn, hệ sinh thái biển… mỗi hệ sinh thái đều lƣu giữ các nguồn tài nguyên sinh

vật, tài nguyên địa chất phong phú có giá trị bảo tồn cao. Vùng Mũi Cà Mau có 4 đặc trƣng sinh thái

chính: Hệ thống nguyên sinh trên đất bãi bồi; Hệ thống chuyển tiếp các hệ sinh thái đặc trƣng từ

rừng ngập mặn sang rừng tràm ngập nƣớc ngọt theo mùa; Là vùng bãi đẻ và nuôi dƣỡng con giống

các loài thuỷ hải sản cung cấp cho các vùng biển cả nƣớc

Phụ lục 8.7. Các địa danh, thắng cảnh tự nhiên ở Nam Bộ

TÊN ĐỊA DANH KINH ĐỘ VĨ ĐỘ HUYỆN TỈNH

NÚI

NÖI THIÊN CẤM (CẤM) 104 ° 59 ' 00 '' 10 ° 29 ' 07 '' TỊNH BIÊN AN GIANG

NÖI NGỌA LONG (DÀI) AN GIANG

NÖI ANH VŨ (KÉT) AN GIANG

NÖI NGŨ HỒ (DÀI 5 GiẾNG) AN GIANG

NÖI LIÊN HOA (TƢỢNG) AN GIANG

Page 202: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

192

NÖI THỦY ĐÀI (NƢỚC) AN GIANG

NÖI VĨNH TẾ (SAM) AN GIANG

NÖI THOẠI SƠN (SẬP) 105 ° 15 ' 38 '' 10 ° 16 ' 22 '' THOẠI SƠN AN GIANG

ĐỒI TỨC DỤP 104 ° 57 ' 11 '' 10 ° 23 ' 17 '' TRI TÔN AN GIANG

NÖI ĐÁ DỰNG (CHÂU NHAM LẠC LỘ) 104 ° 28 ' 54 '' 10 ° 25 ' 23 '' HÀ TIÊN KIÊN GIANG

NÖI BÌNH SAN (BÌNH SAN DiỆP THÖY) 104 ° 28 ' 54 '' 10 ° 23 ' 10 '' HÀ TIÊN KIÊN GIANG

NÚI TÔ CHÂU 104 ° 29 ' 54 '' 10 ° 22 ' 09 '' HÀ TIÊN KIÊN GIANG

NÖI ĐÔNG HỒ (ĐÔNG HỒ ÂN NGUYỆT) 104 ° 30 ' 47 '' 10 ° 24 ' 25 '' HÀ TIÊN KIÊN GIANG

ĐÁ BA CHỒNG 107 ° 20 ' 54 '' 11 ° 11 ' 27 '' ĐỊNH QUÁN ĐỒNG NAI

DINH 107 ° 07 ' 51 '' 10 ° 20 ' 31 '' BÀ RỊA VŨNG TÀU

BÀ ĐEN 106 ° 10 ' 38 '' 11 ° 22 ' 54 '' THẠNH TÂN TÂY NINH

MINH ĐẠM 107 ° 24 ' 22 '' 10 ° 15 ' 06 '' BÀ RỊA VŨNG TÀU

CHỨA CHAN 107 ° 22 ' 35 '' 10 ° 56 ' 14 '' XUÂN LỘC ĐỒNG NAI

BÀ RÁ 107 ° 00 ' 03 '' 11 ° 49 ' 00 '' PHƢỚC LONG BÌNH PHƢỚC

HANG ĐỘNG

THẠCH ĐỘNG (THẠCH ĐỘNG THÔN VÂN) 104 ° 28 ' 30 '' 10 ° 24 ' 40 '' HÀ TIÊN KIÊN GIANG

CHÙA HANG - HÕN PHỤ TỬ 104 ° 38 ' 14 '' 10 ° 08 ' 10 '' THỊ XÃ KIÊN LƢƠNG KIÊN GIANG

CỒN - CÙ LAO

PHỤNG (TÂN VINH) 106 ° 22 ' 07 '' 10 ° 20 ' 09 '' CHÂU THÀNH BẾN TRE

THỚI SƠN (CỒN LÂN) 106 ° 20 ' 23 '' 10 ° 20 ' 13 '' MỸ THO TiỀN GIANG

TÂN LONG (CỒN LONG) 106 ° 22 ' 28 '' 10 ° 20 ' 47 '' MỸ THO TiỀN GIANG

CỒN QUY 106 ° 22 ' 59 '' 10 ° 20 ' 03 '' CHÂU THÀNH BẾN TRE

CÙ LAO AN BÌNH (VƢỜN TRÁI CÂY 6 TẤN) 105 ° 57 ' 06 '' 10 ° 16 ' 21 '' AN BÌNH VĨNH LONG

PHONG ĐiỀN 105 ° 40 ' 07 '' 9 ° 59 ' 46 '' PHONG ĐiỀN CẦN THƠ

CỒN Ốc 106 ° 24 ' 00 '' 10 ° 07 ' 59 '' HƢNG PHONG BẾN TRE

CỔ CHIÊN 106 ° 16 ' 32 '' 10 ° 00 ' 48 '' HÒA MINH TRÀ VINH

LONG ĐỨC 106 ° 10 ' 03 '' 10 ° 18 ' 34 '' CAI LẬY TiỀN GIANG

PHỐ 106 ° 50 ' 07 '' 10 ° 55 ' 43 '' BIÊN HÒA ĐỒNG NAI

Page 203: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

193

3A BIÊN HÒA ĐỒNG NAI

PHƢỚC THIỆN 106 ° 50 ' 21 '' 10 ° 50 ' 24 '' QuẬN 9 TPHCM

THẠNH HỘI (RÙA) 106 ° 46 ' 51 '' 10 ° 58 ' 47 '' TÂN UYÊN BÌNH DƢƠG

TÂN TRIỀU 10 ° 47 ' 02 '' 10 ° 58 ' 41 '' BIÊN HÒA ĐỒNG NAI

HỒ

TRỊ AN 107 ° 10 ' 20 '' 11 ° 13 ' 10 '' ĐỒNG NAI

DẦU TiẾNG 106 ° 17 ' 15 '' 11 ° 23 ' 30 '' TÂY NINH

ĐỒNG NAI ĐỒNG NAI

BÌNH AN 106 ° 48 ' 53 '' 10 ° 53 ' 40 '' DĨ AN BÌNH DƢƠNG

ĐÁ 106 ° 47 ' 22 '' 10 ° 52 ' 40 '' DĨ AN BÌNH DƢƠNG

SUỐI

SuỐI NƢỚC NÓNG BÌNH CHÂU 107 ° 33 ' 21 '' 10 ° 35 ' 54 '' BÀ RỊA VŨNG TÀU

ĐÁ 106 ° 21 ' 29 '' 11 ° 24 ' 33 '' DƢƠNG MINH CHÂU TÂY NINH

THÁC

ĐÁ HÀN 107 ° 00 ' 52 '' 10 ° 59 ' 25 '' TRẢNG BOM ĐỒNG NAI

GIANG ĐiỀN 106 ° 59 ' 04 '' 10 ° 55 ' 13 '' THỐNG NHẤT ĐỒNG NAI

TRỊ AN 107 ° 04 ' 39 '' 11 ° 06 ' 12 '' ĐỒNG NAI

MƠ 107 ° 00 ' 00 '' 11 ° 51 ' 35 '' PHƢỚC LONG BÌNH PHƢỚC

CÁC THẮNG CẢNH KHÁC

VƢỜN CÕ TƢ ĐỆ 106 ° 50 ' 00 '' 10 ° 49 ' 45 '' LONG THẠNH MỸ TPHCM

BÀU SẤU 107 ° 20 ' 25 '' 11 ° 27 ' 31 '' TÂN PHÚ ĐỒNG NAI

TRẢNG CỎ BÀU LẠCH 107 ° 21 ' 29 '' 11 ° 48 ' 39 '' BÙ ĐĂNG BÌNH PHƢỚC

Nguồn: Thực địa và ứng dụng phần mềm Google Earth

Phụ lục 8.8. Một số Tài nguyên nhân văn tiêu biểu Tây Nam Bộ [11]

Loại TN Tên gọi Huyện Tỉnh

VĂN HÓA PHÙ

NAM

GÒ THÁP THÁP MƢỜI ĐỒNG THÁP

THÁP CỔ VĨNH HƢNG VĨNH LỢI BẠC LIÊU

DI CHỈ KHẢO CỔ HỌC THÀNH MỚI VŨNG LIÊM VĨNH LONG

Page 204: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

194

DI TÍCH LỊCH SỬ NAM KỲ KHỞI NGHĨA CHÂU THÀNH HẬU GIANG

DI TÍCH ÓC EO THOẠI SƠN AN GIANG

LỊCH SỬ CÁCH

MẠNG

CĂN CỨ NĂM CĂN NĂM CĂN CÀ MAU

CĂN CỨ TRUNG ƢƠNG CỤC MIỀN NAM U MINH THƢỢNG KIÊN GIANG

XỨ ỦY NAM KỲ BẾN TRE

DI TÍCH ẤP BẮC CAI LẬY TIỀN GIANG

CHIẾN THẮNG TẦM VU CHÂU THÀNH A HẬU GIANG

NHÀ TÙ PHÚ QUỐC PHÚ QUỐC

DI TÍCH ĐỒNG KHỞI ĐỒNG KHỞI BẾN TRE

DI TÍCH RẠCH GẦM - XOÀI MÚT CHÂU THÀNH TIỀN GIANG

ĐỀN, CHÙA

MIẾU

NHÀ TRĂM CỘT CẦN ĐƢỚC LONG AN

MIẾU BÀ CHÚA SỨ NÚI SAM CHÂU ĐỐC AN GIANG

CHÙA XIÊM CÁN BẠC LIÊU BẠC LIÊU

LĂNG THOẠI NGỌC HẦU CHÂU ĐỐC AN GIANG

CHÙA CÒ TRÀ CÚ TRÀ VINH

CHÙA HANG CHÂU THÀNH TRÀ VINH

CHÙA ÂNG CHÂU THÀNH TRÀ VINH

LĂNG CỬU MẠC HÀ TIÊN KIÊN GIANG

ĐỀN THỜ NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU MỎ CÀY BẾN TRE

ĐỀN THỜ BÁC TT TRÀ VINH TRÀ VINH

ĐỀN THỜ NGUYỄN THỊ ĐỊNH TX BẾN TRE BẾN TRE

LĂNG MỘ TRƢƠNG ĐỊNH GÒ CÔNG TIỀN GIANG

LÀNG CỔ TRẠI RẮN ĐỒNG TÂM MỸ THO TIỀN GIANG

NHÓM LÀNG

NGHỀ TIỂU THỦ

CÔNG

ĐAN LÁT, DỆT CHIẾU, THẢM NGÃI TỨ VĨNH LONG

LÀNG ĐAN LỢP THỚI LONG Ô MÔN CẦN THƠ

ĐAN LÁT PHÖ TÂN CHÂU THÀNH SÓC TRĂNG

Page 205: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

195

ĐAN CẦN XÉ ĐỨC HÒA LONG AN

ĐAN CẦN XÉ NGÃ BẢY HẬU GIANG

CHIẾU CÁI CHANH HÒA LONG CẦN THƠ

BÁNH, CỐM, KẸO

CỐM DẸP PHÚ TÂN

BÁNH PHỒNG TÔM THUẬN AN CHÂU THÀNH SÓC TRĂNG, BẾN TRE

BÁNH PÍA LẠP XƢỞNG VŨNG THƠM

BÁNH TRÁNG THUẬN HƢNG

BÌNH MINH VĨNH LONG

CHÂU THÀNH SÓC TRĂNG

XÃ THUẬN HƢNG CẦN THƠ

TÂN QUY ĐÔNG SA ĐÉC ĐỒNG THÁP

LÀNG HOA THỚI NHỰT NINH KIỀU CẦN THƠ

MẮM PROHÓC

MỘC

NHÓM NGÀNH

NGHỀ TRUYỀN

THỐNG

ĐÓNG TỦ THỜ CAU KE TRA VINH

ĐÓNG GHE, XUỒNG CHỢ MỚI AN GIANG

LƢỠI CÂU MỸ HÒA GÒ CÔNG

ĐÓNG XUỒNG GHE MỸ HIỆP - CHỢ MỚI NGÃ BẢY HẬU GIANG

LONG XUYÊN AN GIANG

CHỢ MỚI AN GIANG

NEM LAI VUNG LAI VUNG ĐỒNG THÁP

NẮN NỒI HÕN ĐẤT HÕN ĐẤT KIÊN GIANG

VÔI HÕA ĐIỀN KIÊN LƢƠNG KIÊN GIANG

CHỢ NỔI

CÁI RĂNG CÁI RĂNG CẦN THƠ

PHỤNG HIỆP PHỤNG HIỆP HẬU GIANG

CÁI BÈ TT CÁI BÈ TIỀN GIANG

CÀ MAU CÀ MAU CÀ MAU

LONG XUYÊN LONG XUYÊN AN GIANG

Page 206: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

196

VĨNH THUẬN VĨNH THUẬN KIÊN GIANG

NGÃ NĂM TX NGÃ NĂM SÓC TRĂNG

Phụ lục 8.9. Một số Tài nguyên nhân văn tiêu biểu Đông Nam Bộ [9]

LOẠI TN TÊN GỌI HUYỆN TỈNH

ĐỀN, CHÙA

MIẾU, KHU MỘ

ĐỀN BẾN DƢỢC ĐỊA ĐẠO CỦ CHI CỦ CHI TPHCM

DINH ĐỘC LẬP - BẾN NHÀ RỒNG - NHÀ THỜ ĐỨC BÀ - Q1 TPHCM

BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH Q3 TPHCM

NHÀ LỚN (ĐỀN ÔNG TRẦN) LONG SƠN VŨNG TÀU

HẢI ĐĂNG VŨNG TÀU BÀ RỊA VŨNG TÀU

THÍCH CA PHẬT ĐÀI - TƢỢNG CHÖA DANG TAY BÀ RỊA VŨNG TÀU

BẢO TÀNG VŨ KHÍ CỔ BÀ RỊA VŨNG TÀU

CHIẾN KHU MINH ĐẠM BÀ RỊA VŨNG TÀU

KHU MỘ CỔ HANG GÕN LONG KHÁNH ĐỒNG NAI

TÕA THÁNH CAO ĐÀI HÒA THÀNH TÂY NINH

DI TÍCH CÁCH MẠNG TRUNG ƢƠNG CỤC MIỀN NAM TÂN LẬP TÂY NINH

DI TÍCH BÙ ĐĂNG BÙ ĐỐP BÙ ĐĂNG BÌNH PHƢỚC

SÓC BOM BO BÙ ĐĂNG BÌNH PHƢỚC

CĂN CỨ TÀ THIẾT LỘC NINH BÌNH PHƢỚC

NHÀ TÙ CÔN ĐẢO CÔN ĐẢO

CHÙA CHÂU THỚI DĨ AN BÌNH DƢƠNG

CHÙA THÁI SƠN TX THỦ DẦU MỘT BÌNH DƢƠNG

CÁC KDL

KDL ĐẠI NAM THỦ DẦU MỘT BÌNH DƢƠNG

SUỐI TIÊN Q9 TPHCM

ĐẦM SEN Q11 TPHCM

BỬU LONG BIÊN HÒA ĐỒNG NAI

KDLSINH THÁI VƢỜN XOÀI BIÊN HÒA ĐỒNG NAI

Page 207: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

197

KDL BÕ CẠP VÀNG NHƠN TRẠCH ĐỒNG NAI

VƢỜN CÂY LÁI THIÊU BÌNH DƢƠNG

SUỐI LAM ĐỒNG PHÖ BÌNH PHƢỚC

LỄ HỘI

MIẾU BÀ NGŨ HÀNH VŨNG TÀU

LỄ HỘI NGHINH ÔNG VŨNG TÀU

LỄ HỘI DINH CÔ VŨNG TÀU

ĐỨC THÁNH TRẦN HƢNG ĐẠO VŨNG TÀU

LẼ KỲ YÊN ĐỒNG NAI

VÍA ĐỨC CHÍ TÔN TÂY NINH

DIÊU TRÌ THÁNH MẪU TÂY NINH

LỄ MỪNG LÖA MỚI CỦA NGƢỜI M'NÔNG (LỄ CƠM MỚI) BÌNH PHƢỚC

LỄ RƢỚC BÀ (CHÙA BÀ THIÊN HẬU) BÌNH DƢƠNG

LÀNG NGHỀ

LÀNG GỐM TÂN VẠN ĐỒNG NAI

LÀNG GỐM SỨ TX THUẬN AN BÌNH DƢƠNG

BÁNH TRÁNG PHƠI SƢƠNG TRẢNG BÀNG TÂY NINH

MUỐI TÔM TRẢNG BÀNG TÂY NINH

DỆT THỔ CẨM BÙ ĐĂNG BÌNH PHƢỚC

MỘC MỸ NGHỆ BÌNH PHƢỚC

LÀNG MÀNH TRÖC TÂN THÔNG HỘI CỦ CHI TPHCM

PHỐ LỒNG ĐÈN TPHCM

18 THÔN VƢỜN TRẦU HÓC MÔN TPHCM

Page 208: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

198

Phụ lục 8.10. Các hệ thống giao thông ở Nam Bộ [106]

a.1. Đường bộ: Trong vùng có các quốc lộ lớn liên kết ĐNB và TNB nhƣ quốc lộ

1A dài 154,08 km, quốc lộ 50 dài 35 km nối TPHCM, Đồng Nai với các tỉnh Nam

Trung Bộ và TNB, quốc lộ 30 dài 8 km nối ĐNB với Campuchia qua Đồng Tháp,

quốc lộ 60 dài 5 km nối ĐNB với Bến Tre, đƣờng 14C, N1, N2 đƣờng vành đai

biên giới nối ĐNB với Tây Nguyên và TNB.

Ngoài ra, ĐNB còn có hệ thống đƣờng bộ khá dày đặc và hiện đại quốc lộ 1K

dài 14km nối TPHCM với Biên Hòa, Bình Dƣơng, quốc lộ 13,14 dài 142 km nối

TPHCM với Bình Dƣơng, Bình Phƣớc và Campuchia, quốc lộ 29 dài 76 km nối

Đồng Nai với các tỉnh Tây Nguyên, quốc lộ 22 là tuyến đƣờng xuyên Á nối ĐNB

với Campuchia qua cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh), 22B nối từ Campuchia đi cửa

khẩu quốc tế Xa mát (Tây Ninh), quốc lộ 51 dài 74 km nối TPHCM với Vũng Tàu,

quốc lộ 55, quốc lộ 56 và quốc lộ 62 nối ĐNB với các tỉnh trong ĐNB và

Campuchia. Trong các thành phố, thị trấn đều có hệ thống đƣờng liên kết nối các

khu vực cũng nhƣ đến các khu, tuyến, điểm du lịch. TNB thì có các tuyến quốc lộ

62, 30, 54, 57, 61, 63, 80, 91, 91B và hệ thống các tỉnh lộ, huyện lộ, mặc dù trong

những năm qua đã đƣợc nâng cấp, sửa chữa nhiều lần nhƣng nhìn chung vẫn chƣa

thực sự đáp ứng đƣợc yêu cầu nhanh chóng hiện nay.

Nhìn chung, so với cả nƣớc, giao thông đƣờng bộ của vùng tƣơng đối thuận

lợi, thƣờng xuyên đƣợc nâng cấp bảo trì nên có chất lƣợng tƣơng đối tốt, mặt cắt

của các tuyến đƣờng chính tƣơng đối lớn. Riêng TNB có hạn chế là nhiều kênh rạch

nên nhiều phà, nên giao thông tiếp cận một số điểm cụ thể chƣa chủ động.

a.2. Đường sắt và nhà ga: Đƣờng sắt có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát

triển KTXH tuy nhiên chỉ phát triển mạnh ở ĐNB, TNB còn trong tình trạng kém

phát triển. Trƣớc đây có tuyến đƣờng sắt TPHCM – Mỹ Tho là tuyến đƣờng sắt đối

ngoại duy nhất của TNB nhƣng hiện nay không còn vận hành. Chiến lƣợc phát triển

giao thông đƣờng sắt xác định trong tƣơng lai sẽ phát triển tuyến đƣờng sắt kết nối

TPHCM với Cần Thơ, Cà Mau tuy nhiên đòi hỏi vốn lớn nên khó triển khai. ĐNB

có tuyến đƣờng sắt dài 110 km, đi qua các tỉnh Đồng Nai, Bình Dƣơng và TPHCM,

tuyến đƣờng quốc gia này góp phần thu hút khách du lịch đến với các tỉnh trong

vùng . Nhà ga có 13 cái, có nhiều cái đạt chuẩn để đón khách du lịch. Trong nhiều

năm gần đây, khách sử dụng đƣờng sắt tăng đáng kể.

Page 209: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

199

a.3. Đường thủy: Giao thông đƣờng thủy là hình thức truyền thống và quan

trọng đối với ngƣời dân TNB hiện nay. Hệ thống đƣờng sông phát triển tƣơng đối

đều khắp, chủ yếu tập trung ở phía Đông và phía Nam với tổng chiều dài đƣờng

sông là 2.035 km, trong đó 432 km ở khu vực TPHCM. Cảng Sài Gòn, Cần Thơ

đóng vai trò quan trọng trong phát triển DL. Tàu du lịch quốc tế đã đƣa khách qua

cảng TPHCM, từ cảng TPHCM du khách có thể đến đƣợc các địa phƣơng khác

trong vùng Mekong và đến Phnompenh, Siêm Reap bằng đƣờng thủy. Tƣơng lai,

cảng Cần Thơ cũng là cảng đón DK theo đƣờng sông nối tuyến du lịch quốc tế

trong vùng Mêkong. Dọc đƣờng biên giới với Campuchia, kênh Vĩnh Tế là tuyến

giao thông đƣờng thủy quan trọng. Kênh Chợ Gạo nối Tiền Giang với TPHCM là

tuyến đƣờng thủy có mật độ cao nhất cả nƣớc, là tuyến đƣờng buôn bán trao đổi

hàng hóa giữa vùng với cả nƣớc và quốc tế quan trọng nhất hiện nay. ĐNB có tuyến

đƣờng nội thủy trên sông Sài Gòn, Vàm Cỏ Đông, Đồng Nai thuận lợi cho việc bố

trí các tuyến, điểm du lịch cho khách tham quan du lịch đƣờng sông và nối các điểm

du lịch trong vùng.

a.4. Hệ thống cảng cho tàu biển và tàu khách: Hệ thống cảng biển tại

TPHCM, Đồng Nai, Vũng Tàu có 59 cầu cảng phục vụ cho bốc dỡ hàng hóa và đón

khách du lịch từ các tàu khách quốc tế. Hệ thống cảng cạn có 10 cảng chủ yếu cho

xuất nhập khẩu và bốc dỡ hàng hóa, một số cảng có thể đón khách du lịch nội địa đi

đến các điểm trong và ngoài vùng. TNB có bờ biển dài trên 736 km nhƣng hiện nay

các tiềm năng vẫn chƣa đƣợc khai thác hợp lý. Ngoài 2 cảng Cái Cui (Cần Thơ) và

Phú Quốc (Kiên Giang) hiện đang đƣợc sử dụng cho giao thông đƣờng biển nhƣng

vẫn chủ yếu chỉ phục vụ vận chuyển hàng hóa và tàu khách nội địa. Khách quốc tế

đến Phú Quốc bằng tàu biển thƣờng không vào cảng mà neo đậu ngoài khơi rồi

chuyển tiếp tàu nhỏ vào bờ.

Phụ lục 8.11. Dự báo lượt khách du lịch đến Nam Bộ (đơn vị: lượt khách) [12]

Khu vực Tổng số khách 2020 2030

Đông Nam Bộ Quốc tế 6.028.000 9.873.000

Nội địa 24.018.000 33.339.000

Tây Nam Bộ Quốc tế 3.900.000 ---

Nội địa 6.500.000 ----

Page 210: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

200

PHỤ LỤC 9. CÁC YẾU TỐ KHI HẬU VÙNG NAM BỘ VIỆT NAM

Phụ lục 9.1. Lượng mây tổng quan trung bình tháng và năm (phần mười bầu trời) Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

ĐNB

B nh Dƣơng 3.1 3.0 4.2 5.4 6.3 7.1 7.0 7.4 7.8 5.9 5.5 4.3 5.6

B nh Phƣớc 4.1 4.0 4.8 5.7 6.8 7.5 7.7 7.9 7.9 6.9 5.7 4.4 6.1

Tây Ninh 7.8 8.2 8.1 8.4 8.9 9.2 9.4 9.3 9.3 9.2 8.4 7.8 8.7

TPHCM 4.6 4.4 4.4 5.6 6.9 7.5 7.3 7.4 7.7 7.3 6.6 5.7 6.3

Vũng Tàu 5.4 4.9 4.9 5.7 7.2 8.0 8.0 8.0 8.1 7.7 6.9 6.3 6.8

Đồng Nai 5.2 6.1 7.1 7.3 7.8 8.2 8.4 8.1 8.3 7.9 8.0 7.4 7.5

Côn Đảo 6.9 6.6 6.2 5.9 6.8 7.4 7.4 7.6 7.6 7.5 7.5 7.3 7.1

TNB

An Giang 3.8 3.6 3.9 5.2 6.3 7.3 7.2 7.5 7.4 7.0 6.0 4.8 5.8

Đồng Tháp 3.7 3.7 3.8 4.8 5.7 6.3 7.5 7.4 7.3 7.0 6.1 4.2 5.6

Long An 4.6 3.4 3.7 4.6 5.4 6.8 7.3 7.7 7.3 6.6 5.9 5.8 5.8

Bến Tre 4.4 4.2 3.7 4.3 6.0 6.2 6.8 7.0 6.8 6.5 5.8 5.4 5.6

Tiền Giang 3.6 3.8 4.0 4.8 5.5 6.5 7.3 7.5 7.2 7.1 6.2 4.3 5.7

Trà Vinh 6.6 6.5 6.4 6.8 7.7 8.0 7.9 8.0 8.0 7.9 7.6 7.1 7.4

Bạc Liêu 6.5 6.4 6.4 6.7 7.2 7.9 8.0 8.2 7.8 7.8 7.5 7.2 7.3

Vĩnh Long 4.8 4.6 4.3 4.8 5.6 5.7 7.2 7.0 7.1 7.1 6.7 5.8 5.9

Cần Thơ 5.0 4.7 4.4 5.0 6.4 7.2 7.2 7.3 7.3 7.1 6.4 5.6 6.1

Sóc Trăng 4.4 4.0 3.8 4.4 6.1 6.7 6.7 6.8 6.6 6.4 5.6 5.2 5.6

Cà Mau 6.6 6.5 6.4 6.8 7.7 8.0 7.9 8.0 8.0 7.9 7.6 7.1 7.4

Phú Quốc 5.1 5.2 5.3 5.9 6.9 7.6 7.5 7.9 7.6 7.2 6.3 5.4 6.5

Phụ lục 9.2. Nhiệt độ trung bình tháng và năm Nam Bộ (0C)

Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII TB

Năm

ĐNB

Bình

Dƣơng 25.8 24.8 27.8 27.3 26.8 25.7 25.3 23.5 25.2 25.9 24.7 25.4 25.7

Bình

Phƣớc 24.9 25.9 26.8 27.5 27.2 26.8 26.0 26.2 25.5 25.8 25.5 25.1 26.1

Tây

Ninh 26.2 26.8 27.8 29.0 28.5 28.0 27.4 27.4 27.1 26.9 26.7 26.2 27.3

TPHCM 26.9 27.4 28.8 29.7 29.3 28.9 28.0 28.1 27.9 27.7 27.6 27.3 28.1

Vũng

Tàu 26.1 26.4 27.8 29.0 29.0 28.9 28.1 28.1 28.0 27.8 27.4 26.5 27.8

Đồng

Nai 26.2 26.8 27.8 29.0 28.5 28.0 27.4 27.4 27.1 26.9 26.7 26.2 27.3

Côn Đảo 26.0 26.4 27.7 28.9 28.9 28.9 28.3 28.1 28.0 27.8 27.3 26.5 27.7

TNB

An

Giang 26.5 27.9 29.0 29.0 28.8 28.2 27.6 27.9 27.6 27.7 27.3 26.4 27.8

Đồng

Tháp 25.6 26.5 27.9 29.0 28.2 27.6 27.9 27.6 27.4 26.7 27.3 25.8 27.3

Long An 25.2 26.5 27.0 28.9 28.0 27.2 27.9 27.1 26.5 26.7 26.0 25.8 26.9

Bến Tre 25.0 26.0 26.5 27.7 28.1 27.3 27.6 27.3 26.4 26.3 26.1 25.3 26.6

Tiền

Giang 26.2 26.5 27.0 28.9 28.0 27.2 27.9 27.1 26.5 26.7 26.0 25.8 27.0

Trà

Vinh 25.3 26.0 25.6 28.4 28.4 26.7 27.5 27.8 26.8 27.0 26.6 26.0 26.8

Bạc Liêu 25.4 25.9 25.9 27.4 28.1 27.7 27.0 27.1 26.8 27.0 26.6 26.0 26.7

Vĩnh

Long 25.3 26.2 26.8 27.5 26.1 27.8 26.7 26.6 28.0 26.6 26.0 26.6 26.7

Cần Thơ 25.5 26.4 27.8 28.7 28.3 27.7 27.2 27.2 27.1 27.2 26.9 26.2 27.2

Sóc

Trăng 25.4 25.9 27.4 28.4 28.1 27.7 27.0 27.1 26.8 27.0 26.6 26.0 27.0

Page 211: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

201

Cà Mau 26.0 26.7 28.0 28.9 28.7 28.3 27.5 27.7 27.3 27.3 27.0 26.6 27.5

Phú

Quốc 26.5 26.9 27.9 28.6 28.7 28.5 27.7 27.9 27.5 27.4 27.3 26.8 27.6

Phụ lục 9.3. Biên độ ngày đêm của nhiệt độ trung bình tháng và năm Nam Bộ (0C)

Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII TB

Năm

ĐNB

Bình

Dƣơng 12.3 13.0 12.5 10.5 9.3 8.7 7.4 6.6 7.7 8.2 10.4 13.6

10.0

Bình

Phƣớc 12.9 13.5 13.3 11.6 9.8 8.0 7.8 7.4 7.8 8.6 10.3 11.6

10.2

Tây Ninh 11.2 11.5 11.5 10.4 9.0 8.1 7.8 7.4 7.3 7.4 8.5 10.0 9.2

TPHCM 10.5 10.4 9.5 8.8 8.8 7.8 7.7 7.5 6.9 7.3 8.2 9.4 8.6

Vũng Tàu 6.3 5.7 5.2 5.2 5.7 5.9 5.7 5.6 5.6 5.5 5.8 6.4 5.7

Đồng Nai 11.2 11.5 11.5 10.4 9.0 8.1 7.8 7.4 7.3 7.4 8.5 10.0 9.2

Côn Đảo 3.8 4.7 5.8 6.5 6.7 5.9 5.5 5.3 5.5 5.4 4.1 3.5 5.2

TNB

An Giang 8.1 9.0 9.7 9.6 7.7 7.1 6.4 5.9 5.2 5.0 5.1 6.2 7.3

Đồng Tháp 7.9 9.5 9.7 7.2 7.3 6.9 6.5 6.0 5.9 5.6 5.5 6.4 7.0

Long An 8.1 9.0 9.9 9.7 7.8 7.0 6.9 6.2 5.6 5.4 5.5 6.7 7.3

Bến Tre 7.9 8.3 8.8 8.5 7.9 7.1 6.8 6.5 6.4 6.2 6.1 6.7 7.3

Tiền Giang 8.3 8.0 8.9 9.2 8.8 7.1 6.5 6.0 6.2 5.9 5.8 6.2 7.2

Trà Vinh 8.2 7.9 9.0 9.4 9.0 7.5 6.1 6.4 6.3 6.2 6.1 7.0 7.4

Bạc Liêu 8.3 9.3 9.3 8.2 7.0 6.7 6.7 6.4 6.4 6.3 6.5 7.2 7.4

Vĩnh Long 7.9 8.3 8.8 8.5 7.9 7.1 6.8 6.5 6.4 6.2 6.1 6.7 7.3

Cần Thơ 7.9 8.3 8.8 8.5 7.9 7.1 6.8 6.5 6.4 6.2 6.1 6.7 7.2

Sóc Trăng 8.3 8.8 9.3 9.3 8.2 7.0 6.7 6.4 6.4 6.3 6.5 7.2 7.5

Cà Mau 8.1 8.8 9.4 9.5 8.0 6.9 6.7 6.5 6.3 6.2 6.3 6.8 7.4

Phú Quốc 7.9 7.6 7.5 6.9 5.8 4.7 4.5 4.3 4.5 5.6 6.3 7.1 6.1

Phụ lục 9.4. Số ngày có mưa trung bình tháng và năm Nam Bộ (ngày)

Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

ĐNB

B nh Dƣơng 1 0 6 4 20 19 21 18 18 19 18 4 148

B nh Phƣớc 1 1 12 9 16 22 19 22 22 18 16 8 166

Tây Ninh 2 1 6 4 19 19 21 20 20 23 11 5 151

TPHCM 5 0 9 7 16 19 23 18 18 19 18 6 158

Vũng Tàu 1 0 1 3 17 21 21 18 24 12 7 8 133

Đồng Nai 3 0 10 4 18 23 21 20 18 17 13 7 154

Côn Đảo 3 1 7 2 11 19 23 19 24 16 12 10 157

TNB

An Giang 1 0 12 9 16 22 19 22 22 18 16 8 165

Đồng Tháp 1 0 12 8 17 19 16 19 23 14 12 7 148

Long An 1 0 5 3 16 22 19 23 24 13 16 8 150

Bến Tre 1 0 5 3 18 21 19 22 22 18 16 8 153

Tiền Giang 1 0 7 8 23 22 24 22 24 13 13 8 165

Trà Vinh 1 0 5 3 21 22 23 22 24 13 13 8 155

Bạc Liêu 3 0 7 3 22 23 24 21 25 15 15 10 168

Vĩnh Long 2 0 6 3 19 20 24 21 19 14 15 11 154

Cần Thơ 3 0 5 3 16 19 17 19 16 14 15 12 149

Sóc Trăng 1 0 5 3 23 22 24 22 24 13 13 8 158

Cà Mau 3 0 7 7 23 24 21 20 21 14 14 16 170

Phú Quốc 2 5 17 11 21 23 20 23 26 19 15 6 188

Page 212: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

202

Phụ lục 9.5. Lượng mưa trung bình tháng và năm Nam Bộ (mm)

Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

ĐNB

B nh Dƣơng 5.8 50.2 112.7 148.8 265.0 314.7 317.4 324.1 577.5 300.1 211.3 26.3 2612.4

B nh Phƣớc 5.4 40.4 101.7 158.8 280.2 326.9 337.6 354.3 577.5 301.4 163.8 26.3 2674.3

Tây Ninh 13.0 10.0 37.2 56.0 294.7 254.9 290.1 244.7 345.5 232.4 273.8 34.5 2086.8

TPHCM 23.0 0 39.0 99.0 88.0 160.0 294.3 400.6 373.7 321.8 371.9 31.8 2203.1

Vũng Tàu 20.0 0 35.0 52.5 300.5 259.8 303.3 255.8 244.7 165.9 57.5 18.0 1713.0

Đồng Nai 7.4 0 98.7 138.4 176 223.5 307.6 314.3 447.2 201.6 155.1 28.9 2098.7

Côn Đảo 11.0 9.9 101.8 60.8 221.0 244.7 392.2 242.0 364.8 341.8 178.7 10.6 2179.3

TNB

An Giang 12.0 0 27.4 80.7 217.0 157.2 139.3 188.2 128.1 113.8 189.2 32.0 1284.9

Đồng Tháp 14.2 0 29.5 96.4 231 191.3 153.1 148 106.8 100.3 174.9 34.1 1265.4

Long An 10.5 0 11.5 66.0 200.2 202.0 156 152.7 141.2 121.1 172.0 21.2 1254.4

Bến Tre 14.0 0 13.0 75.2 253.7 156.7 204.4 253.1 160.8 92.2 111.5 51.7 1386.3

Tiền Giang 13.8 0 14.7 89.6 221.0 300.6 242.2 199.2 157.8 90.4 213.0 46.6 1588.9

Trà Vinh 13.0 0 12.2 47.5 278.5 301.1 224.3 303.9 211.9 86.5 142.1 14.3 1635.3

Bạc Liêu 12.0 0 11.4 56.8 328.5 351.1 204.7 367.2 231.8 66.5 172.1 14.1 1816.2

Vĩnh Long 13.4 0 25.1 65.3 314.0 146.3 154.4 153.0 150.8 93.0 117.0 22.0 1254.3

Cần Thơ 15.5 0 12.5 66.5 195.9 143.8 230.4 204.4 187.6 265.4 147.6 61.3 1530.9

Sóc Trăng 13.0 0 12.2 47.5 378.5 351.1 204.7 423.2 231.8 86.5 142.1 14.3 1904.7

Cà Mau 19.0 0 87.2 91.0 241.5 369.8 298.1 236.8 593.8 187.4 242.9 78.4 2445.9

Phú Quốc 12.2 20.3 113.1 160.7 207.0 249.7 404.3 307.5 498.8 296.9 102.5 59.6 2432.6

Phụ lục 9.6. Số giờ nắng trung bình/ năm Nam Bộ (giờ) Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

ĐNB

B nh Dƣơng 242.2 263.1 175.7 234.5 220.3 178.9 179.3 211.1 111.1 187.5 237.7 241.9 2502.3

B nh Phƣớc 246.8 261.0 184.8 236.1 230.5 189.8 169.5 218.5 101.5 183.2 247.1 231.2 2500.0

Tây Ninh 195.5 227.1 191.3 210.1 211.3 207.9 192.8 214.5 159.5 176.1 236.6 226.1 2448.9

TPHCM Minh 157.1 245.3 239.6 240.8 210.4 177.0 150.0 141.2 155.2 102.7 130.6 123.2 2072.6

Vũng Tàu 223.1 274.1 289.1 308.6 279.7 233.0 206.5 173.9 210.9 123.4 168.7 143.2 2633.7

Đồng Nai 287.1 233.3 241.6 215.8 211.8 176.0 197.0 186.2 158.3 164.7 200.6 223.2 2495.6

Côn Đảo 195.0 272.3 273.7 298.7 296.0 227.2 194.3 193.3 198.0 112.6 156.0 101.5 2118.8

TNB

An Giang 210.4 216.5 181.2 194.2 191.1 159.0 171.7 182.2 146.6 194.0 209.0 200.7 2356.7

Đồng Tháp 212.4 220.5 191.2 193.2 189.1 168.0 167.7 194.0 153.5 199.2 199.7 210.0 2298.5

Long An 220.0 237.8 192.7 188.3 163.0 247.5 187.8 182.0 168.9 198.3 200.5 207.8 2394.6

Bến Tre 219.3 227.4 183.6 189.2 274.2 254.0 175.2 184.1 198.0 185.1 197.0 211.1 2498.2

Tiền Giang 222.4 247.9 183.6 187.2 153.5 267.2 197.8 186.9 178.3 188.2 212.5 200.6 2426.1

Trà Vinh 170.3 178.8 200.5 254.5 215.9 197.1 236.6 243.0 174.2 261.1 227.3 176.7 2536.0

Bạc Liêu 176.7 199.3 200.5 274.4 235.8 187.6 276.4 253.3 165.3 254.3 198.1 187.6 2609.3

Vĩnh Long 215.0 264.4 281.5 267.5 268.8 209.0 153.4 163.0 195.2 153.3 192.2 178.6 2541.9

Cần Thơ 216.0 274.0 291.0 277.3 258.5 218.1 183.5 183.8 195.5 163.4 182.6 168.7 2613.0

Sóc Trăng 196.7 249.3 222.5 264.4 205.9 177.1 206.6 223.0 144.2 241.1 198.3 167.6 2496.7

Cà Mau 137.3 186.1 192.2 228.5 172.3 118.1 158.5 177.4 105.2 176.8 144.2 95.7 1892.3

Phú Quốc 266.1 274.0 289.5 287.4 263.0 171.8 163.7 161.7 193.1 152.8 199.6 223.4 2646.1

Phụ lục 9.7. Tốc độ gió trung bình tháng và năm Nam Bộ (m/s) Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII TB Năm

ĐNB

Bình Dƣơng 1.5 1.4 1.6 1.7 1.3 1.8 1.5 1.3 1.6 1.2 1.5 1.3 1.5

B nh Phƣớc 1.6 1.6 1.7 1.6 1.7 1.8 1.7 1.7 1.5 1.3 1.6 1.8 1.6

Tây Ninh 1.4 1.7 1.9 1.6 1.4 1.4 1.4 1.5 1.4 1.3 1.5 1.7 1.5

TPHCM 2.3 3.1 3.6 3.3 2.5 2.7 2.9 3.8 2.7 2.2 2.2 2 2.8

Vũng Tàu 3.2 4.6 4.7 3.8 2.7 3.2 2.8 2.9 2.3 2 2.4 2.1 3.1

Đồng Nai 1.9 1.7 1.6 1.7 1.8 1.7 1.7 2.1 2.8 2.6 2.3 2 2.0

Côn Đảo 4 3.3 2.5 1.7 1.5 2.3 2.4 2.9 2.2 1.6 3.2 4 2.6

TNB

An Giang 1.2 1.3 1.4 1.6 1.5 1.7 1.9 2.1 1.8 1.6 2 1.8 1.7

Đồng Tháp 1 1.2 1.4 1.5 1.4 1.6 1.2 1.7 1.7 1.1 1.9 1.6 1.4

Long An 1.1 1.2 1.4 1.5 1.4 1.3 1.7 1.4 1.1 1.4 1.8 1.3 1.4

Bến Tre 1.2 1.6 1.7 1.2 1.5 1.8 1.9 2 2 1.6 1.2 1.5 1.6

Tiền Giang 1.1 1.5 1.4 1.3 1.6 1.5 1.8 2.5 2.3 1.7 1.4 1.4 1.6

Trà Vinh 1.4 1.6 1.8 1.7 1.4 1.2 1.7 1.8 1.4 1 1.4 1.3 1.5

Bạc Liêu 1.5 1.8 1.6 1.4 1.4 1.3 1.7 1.8 1.4 1.7 1.4 1.6 1.6

Page 213: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

203

Vĩnh Long 1.2 1.6 1.7 1.2 1.5 1.3 1.2 1.5 2 1.6 1.2 1.4 1.5

Cần Thơ 1.7 1.8 1.7 1.3 1.2 1.5 1.6 1.8 1.3 1.1 1.4 1.4 1.5

Sóc Trăng 1.8 2.3 2.1 1.7 1.4 1.6 1.7 1.8 1.4 1 1.4 1.5 1.7

Cà Mau 1.7 1.7 1.6 1.1 0.8 1.1 1.1 1.3 1 0.9 1.4 1.6 1.3

Phú Quốc 7.9 7.6 7.4 7 5.8 4.8 4.6 4.3 4.6 5.7 6.4 7.2 6.1

Phụ lục 9.8. Số ngày có dông trung bình tháng và năm Nam Bộ (ngày)

Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

ĐNB

B nh Dƣơng 0.3 0.5 2.4 8.8 16..0 8.2 7.8 7.2 6.4 11.8 11.7 7.2 72.3

B nh Phƣớc 0.7 1.5 4.7 13.0 17.3 12.6 13.0 11.6 14.4 11.4 5.1 1.2 106.5

Tây Ninh 0.8 0.7 2.4 8.8 15.6 13.1 13.2 11.8 15.7 14.0 7.2 1.1 104.4

TP.Hồ Chí

Minh 0.0 0.3 0.2 2.0 11.0 8.0 13.0 9.0 9.0 8.0 6.0 1.0 67.5

Vũng Tàu 0.0 0.0 0.2 2.0 9.5 9.3 8.8 7.2 6.6 5.8 1.4 0.1 53.0

Đồng Nai 0.3 0.4 2.2 8.3 9.6 11.1 10.2 11.8 11.7 9.0 6.2 0.9 81.7

Côn Đảo 0.0 0.0 0.1 1.0 5.7 7.1 6.3 5.9 6.0 4.5 1.1 0.2 38.0

TNB

An Giang 0.1 0.2 1.1 3.5 5.4 3.2 2.8 1.5 2.2 3.8 1.6 0.5 26.7

Đồng Tháp 0 0 1.2 3.5 5.4 3.3 2.9 1.6 1.5 3.8 1.6 0.5 25.3

Long An 0 0 0.9 3.5 8.1 4.1 6.9 1.8 3.3 2.9 1.8 0.4 33.7

Bến Tre 0.1 0.1 1.1 5.4 3.3 2.9 2.9 2.4 3.8 1.6 1.6 0.7 25.9

Tiền Giang 0.2 0 3.3 2.9 2.9 3.3 5.2 3.4 3.9 2.6 1.1 0.2 29

Trà Vinh 0 0 0.1 4.3 3.3 7.2 5.2 3.4 4.6 2.4 1.2 0.2 31.9

Bạc Liêu 0.1 0.2 2.3 2.1 8.2 7.2 4.2 2.4 2.9 6.3 2.5 0.3 38.7

Vĩnh Long 0.1 0.2 0.9 1.2 10.3 3.6 3.3 7.2 6.4 8.9 4.2 0.4 46.7

Cần Thơ 0.1 0.2 1.1 4.3 10.3 7.8 7.2 6.4 8.9 10.4 4.4 0.9 62.1

Sóc Trăng 0.0 0.2 0.8 3.5 11.3 9.3 8.2 6.8 7.5 6.4 2.8 0.3 57.1

Cà Mau 0.2 0.4 2.9 9.0 14.6 12.6 `0.7 10.1 10.3 11.6 5.7 0.8 88.9

Phú Quốc 0.3 0.4 2.0 6.2 8.3 5.6 4.0 4.0 3.8 5.2 2.5 0.4 42.6

Phụ lục 9.9. Thời gian hoạt động của một số loại thời tiết gây trở ngại đến phát triển du lịch ở một

số khu vực của Việt Nam

Khu vực Gió bụi trong

mùa khô Bão Lũ lụt Gió mùa Đông Bắc

Trung du miền núi phía

Bắc VII-VIII VI-VIII XII-II

Duyên hải Bắc Bộ VII-VIII VI-VIII XII-II

Duyên hải Bắc Trung Bộ IX-XI IX-X-XI XI-II

Duyên hải Nam Trung

Bộ X-XI X-XI XI-II

Tây Nguyên I-III

Nam Bộ I-III

Phụ lục 9.10. Độ ẩm trung bình tháng và năm (%)

Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII TB

Năm

ĐNB

Bình

Dƣơng 67,3 63,5 68,7 79,5 80,4 83,2 82,6 86,5 88,3 82,0 81,0 76,2 78,3

Bình

Phƣớc 69,4 67,6 69,6 74,2 77,8 82,4 83,6 85,4 87,6 87,4 83,0 77,2 78,8

Tây 70,6 73,6 73,2 75,6 81,8 83,2 83,6 84,8 86,6 85,6 79,6 72,8 79,3

Page 214: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

204

Ninh

TP.Hồ

Chí

Minh

70,2 69,4 69,6 71,6 77,2 77,6 79,6 81,3 81,2 80,4 76,8 72,4 75,6

Vũng

Tàu 75,8 76,4 75,4 76,0 80,0 79,8 81,0 81,4 81,2 82,4 79,6 77,6 78,9

Đồng

Nai 70,4 66,6 63,3 72,2 76,7 83 83,6 84,4 88,6 87,5 84 79,2 78,3

Côn

Đảo 75,8 77,6 76,4 77,0 80,0 79,2 80,2 80,1 80,1 82,0 80,0 77,6 78,8

TNB

An

Giang 79,8 79,0 76,6 79,6 82,2 84,2 83,8 83,2 84,2 82,6 79,4 78,4 81,3

Đồng

Tháp 73,1 78,9 77,2 78,1 82,0 83,3 84,6 86,2 85,2 82,7 79,4 78,4 80,7

Long

An 74,0 74,5 75,2 79,0 82,5 83,8 83,3 87,4 85,3 81,9 78,7 78,5 80,3

Bến

Tre 81,0 79,0 79,1 78,8 84,5 86,2 85,2 87,4 83,2 87,2 81,3 80,5 82,8

Tiền

Giang 83,2 75,2 77,4 78,2 85,0 86,4 87,8 87,6 88,1 87,4 85,2 82,6 83,7

Trà

Vinh 75,2 79,0 72,5 77,5 86,2 85,2 87,4 86,4 86,7 83,4 81,0 84,7 82,1

Bạc

Liêu 81,6 78,7 75,2 79,2 85,0 86,4 87,8 87,6 87,6 87,4 85,2 82,6 83,7

Vĩnh

Long 87,4 79,2 75,0 74,5 86,2 85,2 87,4 88,2 87,5 85,5 84,6 83 83,6

Cần

Thơ 80,0 78,2 76,4 77,8 83,0 84,4 85,2 86,2 86,2 85,6 82,6 81,0 82,2

Sóc

Trăng 81,6 79,8 78,2 79,2 85,0 86,4 87,8 87,6 88,0 87,4 85,2 82,6 84,1

Mau 79,0 77,8 75,0 77,6 82,4 83,4 85,2 84,8 86,0 85,8 83,2 79,6 81,7

Phú

Quốc 72,4 76,8 77,8 80,0 82,8 84,6 85,6 85,4 86,8 84,6 77,4 71,6 73,4

Page 215: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

205

Phụ lục 9.11. Số ngày sương mù trung bình tháng và năm Nam Bộ (ngày)

Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

ĐNB

B nh Dƣơng 0.0 0.0 0.1 0.0 0.0 0.0 0.2 0.1 0.2 0.4 0.0 0.0 0.9

B nh Phƣớc 0.3 1.0 0.1 0.0 0.3 0.3 0.2 0.1 0.3 1.4 0.9 0.4 5.4

Tây Ninh 1.3 0.9 0.5 0.1 0.5 0.3 0.4 0.4 0.4 0.1 0.2 0.3 5.2

TPHCM 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0

Vũng Tàu 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0

Đồng Nai 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.1 0.0 0.0 0.0 0.1

Côn Đảo 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0

TNB

An Giang 0.1 0.2 0.1 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.6 1.0

Đồng Tháp 0.1 0.0 0.1 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.4 0.6

Long An 0.1 0.2 0.3 0.3 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.3 0.1 1.3

Bến Tre 0.0 0.0 0.2 0.3 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.4 0.1 1.0

Tiền Giang 0.0 0.2 0.2 0.3 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.2 0.0 0.9

Trà Vinh 0.0 0.2 0.5 0.3 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.2 0.0 1.2

Bạc Liêu 0.0 0.3 0.2 0.0 0.0 0.0 0.1 0.1 0.2 0.1 0.0 0.1 1.1

Vĩnh Long 0.1 0.2 0.3 0.3 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.2 0.7 1.8

Cần Thơ 0.2 0.5 0.5 0.3 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.4 1.9 3.8

Sóc Trăng 0.3 0.3 0.1 0.0 0.0 0.0 0.1 0.1 0.2 0.1 0.0 0.1 1.3

Cà Mau 0.5 0.6 1.0 0.1 0.0 0.0 0.0 0.0 0.1 0.1 0.0 0.0 2.4

Phú Quốc 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0

Page 216: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

206

PHỤ LỤC 10. MỘT SỐ SƠ ĐỒ CẤP PHÂN VỊ ĐLTN

Phụ lục 10. 1. Hệ thống phân vị ba dãy của V.L. Prokaep

Page 217: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

207

Phụ lục 10. 2. Hệ thống phân vị của

D.L Armand

Phụ lục 10. 3. Hệ thống phân vị của

Ixatsenko

Phụ lục 10. 4. Hệ thống phân vị của Vũ Tự Lập

1974

Phụ lục 10. 5. Hệ thống phân vị

của Vũ Tự Lập 2002

Xứ Đới

Miền

Khu

Đai cao

Cảnh quan

Dạng

Diện

Page 218: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

208

Phụ lục 11. BẢNG TỔNG HỢP CÁC GIÁ TRỊ TỰ NHIÊN VÀ NHÂN VĂN CHO ĐÁNH GIÁ 4 LOẠI HÌNH DU LỊCH NAM BỘ

TT VÙNG THẮNG CẢNH ĐỊA HÌNH SKH SINH VẬT DSVH

1 Vùng đồi đất

cao Bình

Dƣơng – Bình

Phƣớc – Đồng

Nai [I.1]

+ Nhiều ghềnh thác: thác Mỏ Vẹt,

Trời, Dựng, Bến Cự,..

+ Nhiều dạng địa hình độc đáo : núi

(Bà Rá, Chứa Chan), hồ (Trị An,

Thác Mơ)

+Kiểu địa hình

đồi cao lƣợn sóng

trung bình 100 đến

250m, xen kẽ núi

cao

4 loại

SKH: IAa,

IBc, IIAa,

IIIAa

+ Nhiều rừng tự

nhiên : VQG Bù Gia

Mập, KDTSQ

TG /VQG Nam Cát

Tiên, hệ Ramsa Bàu

Sấu

Mật độ di tích DSVH vật thể từ

mức trung bình đến dày (10-20 di

tích/100km2)

DSVH vật thể: 13 di tích đƣợc

xếp hạng cấp quốc gia

DSVH phi vật thể: nhiều lễ hội

đƣợc xếp hạng: lễ cầu mƣa (ngƣời

Xtiêng), lễ bỏ mả (dân tộc Êde,

Bana), lễ mừng lúa mới, lễ cúng

thần rừng (Chơro), hát kể Tămpot

(ngƣời Mạ)

2 Vùng thềm

phù sa cổ Tây

Ninh –

TPHCM –

Đồng Nai

[I.2]

+ Nhiều thắng cảnh : núi Bà Đen,

hang (Hàm Rồng, Gió), động (Ba Cô,

Thanh Long), cù lao (Rùa, Tân Triều,

Phố, Phƣớc Thiện), hồ Dầu Tiếng

+ Kiểu địa hình

bán bình nguyên

có bề mặt nghiêng

về phía nam độ

cao trung bình từ

15 đến 100m.

5 loại SKH :

IAa, IBb,

IBc, ICb, ICc

+Thảm thực vật là

rừng bán rụng lá, rừng

tràm, đồng cỏ lác, đa

dạng sinh học cao

+ Nhiều loài nằm

trong sách đỏ

+ VQG Lò Gò Xa

Mát, HST núi Bà Đen

+ Mật độ DTLS - VH dày đặc:

Quận 5 có 400 di tích đƣợc xếp

hạng/100 km2, quận 1 có 237 di tích

xếp hạng/ 100km2

+ DSVH vật thể: 116 di tích xếp

hạng quốc gia

+ DSVH phi vật thể: nhiều lễ hội,

làng nghề, ngƣời Hoa TPHCM có

63 làng nghề đƣợc xếp hạng, các lễ

hội Kỳ Yên, lễ hội chùa Ông

3 Vùng ven

biển Đông

Nam Bộ [I.3]

+ Nhiều thắng cảnh: núi Lớn, núi

Nhỏ, Hồ Mây

+ Bờ biển dài gần 180km, nhiều

bãi biển đẹp, nƣớc trong

+ Suối nƣớc khoáng Bình Châu

+ Kiểu địa hình

đồng bằng duyên

hải ven biển ĐNB

dài 125km

3 loại SKH

IBc, ICb, ICc

TCI >

+ HST rừng đa

dạng : RNM Cần Giờ,

HST rừng nguyên sinh

Bình Châu – Phƣớc

Bửu

+ Mật độ DTLS - VH thƣa: từ 2-5

di tích/km2

+ DSVH vật thể: 29 di tích xếp

hạng quốc gia

+ DSVH phi vật thể:đa dạng về

loại hình, có ý nghĩa vùng: lễ hội

Nghinh Ông, lễ hội đình thần Thắng

Tam, lễ hội Nghinh cô tại Dinh Cô

Page 219: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

209

4 Vùng Đồng

Tháp Mƣời

[II.1]

+ Thắng cảnh đơn điệu: +Kiểu địa hình

đồng trũng thấp

0,5 -1m, với các

gò đất cao ven bờ

sông Tiền

5 loại

SKH: IBb,

ICb, ICc,

IDb, IDd

+ HST rừng tràm:

KBT đất ngập nƣớc

Láng Sen, VQG Tràm

Chim, Rừng Tràm

Gáo Giồng

+ Mật độ DTLS - VH thƣa: từ 2-5

di tích/km2

+ DSVH vật thể: <20 di tích xếp

hạng cấp quốc gia

+ DSVH phi vật thể: làng nghề, lễ

hội còn mang tính địa phƣơng có lễ

hội Làm Chay, lễ hội Vía Bà Ngũ

Hành ở Long Thƣợng, Cần Giuộc,

lễ cầu mƣa, lễ hội trái cây

5 Vùng đồng

bằng châu thổ

sông Tiền

sông Hậu

[II.2]

+ Cảnh quan tự nhiên đã bị thay

đổi nhiều: phổ biến nhà cửa, ruộng

vƣờn

+ Có nhiều cồn, cù lao sông nhƣ cù

lao An Bình, cù lao Phong Điền, cồn

Lân, cồn Long

+ Kiểu địa hình

đồng bằng ven

sông, bằng phẳng

Độ dốc thấp

8 loại

SKH: IAb,

IBa,

IBb(2)

,ICb,

ICc, IDb, Idd

+ Thảm thực vật

khá đơn điệu chủ yếu

chỉ là các đồng lúa và

các khu dân cƣ

+ Rừng tràm Xẻo

Quýt có 13 loài trong

sách đỏ Việt Nam

+ Mật độ DTLS - VH : rất dày

đến dày 20 di tích/100 km2

+ DSVH vật thể: 42 di tích xếp

hạng quốc gia

+ DSVH phi vật thể: đa dạng, độc

đáo, nhiều lễ hội đƣợc xếp hạng lễ

hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, lễ sen

Dolta (lễ Ông Bà) gắn với lễ hội đua

bò Bảy Núi, mùa nƣớc nổi có đua

thuyền ngoài Búng Bình Thiên, lễ

đua ghe ngo, lễ Chol Chnam Thmay

6 Vùng ven biển

sông Tiền

sông Hậu

[II.3]

+ Thắng cảnh: có nhiều bãi biển

nhƣ Tân Thành (Gò Công – Tiền

Giang), Thạnh Phú (Bến Tre), Ba

Động (Trà Vinh)

+ Kiểu địa hình

ven biển cửa sông

bằng phẳng: đồng

bằng – cồn cát

4 loại SKH

IBa, IBb (2),

ICb, ICc

+ Tính đa dạng sinh

học thấp, ven biển có

RNM

+ Chủ yếu là các hệ

sinh thái nông nghiệp

+ Mật độ DTLS - VH dày: 10-20

di tích/km2

+ DSVH vật thể: 43 di tích

+ DSVH phi vật thể: nhiều làng

nghề gắn với các đặc sản vùng nhƣ

làng bánh tét Trà Cuôn, làng muối

Cồn Cù (Trà Vinh), hủ tiếu Mỹ Tho,

vƣờn trái cây Cái Mơn

7 Vùng Tứ giác

Long Xuyên

[II.4]

+Nhiều thắng cảnh nổi tiếng: núi đá

vôi, hang đá vôi Thạch Động, hòn

Phụ Tử, thập cảnh vịnh Hà Tiên

+ Dọc bờ biển ven vịnh Thái Lan có

các bãi tắm đẹp nhƣ Bà Lụa, Hải

Tặc, Mũi Nai

+ Kiểu địa

hình đặc trƣng

TNB vừa núi đồi

thấp, đông bằng,

karst, bờ biển

5 loại SKH:

IAa, IAb,

IBb, ICc,

IDb

+ HST rừng ẩm nhiệt

đới, đa số là cây lá

rộng, với 154 loài cây

quý hiếm thuộc 54 họ,

+ 3.800 ha rừng tràm

(Trà Sƣ)

+ Mật độ DTLS - VH trung bình:

5-10 di tích/km2

+ DSVH vật thể: > 20 di tích xếp

hạng cấp quốc gia, nền văn hóa Óc

Eo khảo cổ

+ DSVH phi vật thể: độc đáo, nhiều

Page 220: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

210

+ 1 trong 4 vùng đặc

biệt quan trọng cho

công tác bảo tồn tại

miền TNB

loại hình đƣợc xếp loại quốc gia đặc

biệt lễ Nguyễn Trung Trực, giỗ Đức

khai trấn Mạc Cửu, lễ hội Nghinh

Ông, lễ Chôl Chnăm Thmây, lễ

Dotla, đua Bò

8 Vùng trũng

Tây sông Hậu

[II.5]

+ Không có thắng cảnh nào tiêu biểu,

độc đáo, dọc bờ biển do nƣớc sông

mang vật liệu phù sa và xác hữu cơ

nên bãi biển không sạch, vùng có hai

bãi biển là Hiệp Thành và Canh Điền

+ Kiểu địa hình

đồng bằng trũng

thấp ngập nƣớc

xen kẽ dạng gờ

sông, bãi bồi, cồn

sông

4 loại SKH

IAa, IAb,

IBa, IBb.

+ Mật độ các HST dày

đặc và nhiều HST

đƣợc đánh giá cao:

VQG U Minh Thƣợng

thuộc loại rất hiếm

trên thế giới

+ Nhiều loại SV trong

sách đỏ

+ Các KBT thiên

nhiên nhƣ: KBTTN

Vồ Dơi, KBTTN

Lung Ngọc Hoàng

+ Mật độ DTLS - VH thƣa: từ 2-5

di tích/km2

+ DSVH vật thể: trên 30 di tích

đƣợc xếp hạng quốc gia

+ DSVH phi vật thể: đa dạng về loại

hình và mang ý nghĩa liên vùng: Lễ

hội Ooc- om-boc – Đua ghe Ngo,

9 Vùng bán đảo

Cà Mau [II.6]

Bãi biển không sạch: bãi biển Khai

Long

Có các đảo ven bờ nhƣ Hòn Khoai,

Hòn Đá Bạc

Kiểu địa hình đồng

trũng với nhiều

1 loại SKH:

IAa

+ HST đất ngập nƣớc

ven biển TNB: VQG –

KDTSQTG Đất Mũi

và U Minh Hạ

+ Mật độ DTLS - VH rất thƣa:

dƣới 2 di tích/km2

+ DSVH vật thể: 10 di tích xếp

hạng quốc gia

+ DSVH phi vật thể: mang tính địa

phƣơng, lễ hội Nghinh Ông

10 Vùng biển

đảo vịnh Thái

Lan [II.7]

Các thắng cảnh: suối Tranh,

Các bãi biển đẹp thu hút nhƣ bãi

Trƣờng, bãi Sao, bãi Khem, Giếng

Ngự.

Quần đảo và đảo ở

ven bờ vịnh Thái

Lan

Đảo lớn nhất là

đảo Phú Quốc với

địa hình 99 ngọn

núi đồi lớn nhỏ

1 loại SKH

IAc

+ HST rừng thƣờng

xanh với tính đa dạng

sinh học cao

+ Rừng thƣờng xanh

trên đồi núi thấp,

VQG Côn Đảo có 5

loài ĐV, 18 loài bò

sát, 3 loài chim trong

Sách Đỏ: HST đất liền

và biển

+ Mật độ DTLS - VH rất thƣa: 0.5

di tích/km2

+ DSVH vật thể: 1 di tích đƣợc

xếp hạng cấp quốc gia

+ DSVH phi vật thể: một số làng

nghề và lễ hội nhƣ hội đua thuyền,

lễ Nghinh Ông

11 Vùng biển + Các bãi biển cát trắng mịn và nƣớc Quần đảo và 1 loại SKH + VQG Côn Đảo có + Mật độ DTLS – VH dày: 10- 20

Page 221: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27017.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc

211

đảo bờ Đông

TNB [II.8]

biển trong xanh: Đầm Trâu, Lò Vôi,

An Hải, Đất Dốc,

+ Thắng cảnh đẹp của vịnh Côn Sơn,

mũi Lò Vôi, bãi biển Đất Dốc, mũi

Chim Chim, vịnh Đông Bắc.

đảo ven bờ Đông

TNB

IAa hệ động vật có xƣơng

sống trên cạn mang

tính độc đáo của vùng

đảo xa đất liền với

nhiều loài đặc hữu, 37

loài có tên trong Sách

Đỏ.

+ Đặc trƣng có san hô

và rùa biển

+ HST rừng nguyên

sinh: Ông Đụng, Hòn

Tre, Bảy Cạnh

di tích/km2

+ DSVH vật thể: 1 cụm di tích

xếp hạng quốc gia đặc biệt (17 di

tích)

+ DSVH phi vật thể: đơn lẻ và

quy mô các lễ hội không lớn nhƣ giỗ

cô Sáu, ngày Côn Đảo, ngày lễ Vu

Lan