nhat ky thang 1

86
NHẬT KÝ Số 7 - Tháng 1/2016

Upload: casa-hanoi

Post on 26-Jul-2016

220 views

Category:

Documents


2 download

DESCRIPTION

 

TRANSCRIPT

NHẬT KÝSố 7 - Tháng 1/2016

Sau hơn một tuần nghỉ lễ, hôm nay các bạn nhỏ Casa Hanoi lại đƣợc đến trƣờng, trông thấy các bạn mà cô

nào cô nấy đều rất là vui, vì nhớ nhung quá là nhiều đó mà. Đúng là xa là nhớ mà gần nhau là cƣời. Xa nhau

có gần ấy ngày mà những thay đổi ở các bạn khiến các cô vô cùng ngạc nhiên.

Đầu tiên phải nói đến Vĩnh Khang, từ học sinh “cận đúp” vì chƣa biết đi của lớp 0-3, sau thời gian nghỉ lễ

đến trƣờng, cháu đã có thể đứng vững trên đôi chân của mình và bƣớc đi rất thành thạo. Thế là mình bây giờ

cũng chẳng kém ai, đủ tiêu chuẩn lên lớp rồi đó nha. Mà chẳng những biết đi, cô Nhung còn phát hiện ra Vĩnh

Khang đã có thêm khá nhiều vốn từ vựng cho mình rồi, sáng nay khi nhìn cô lăn vòng, chiếc vòng chọn đúng

điểm cạnh gƣơng mà hạ cánh, quá là nguy hiểm cho chiếc gƣơng, cậu bé cũng nhận thấy điều ấy và bất ngờ

thốt lên câu “ Ối trời ơi” với giọng siêu cute, lúc đó cô Nhung thật sự vừa thấy ngạc nhiên vừa buồn cƣời với

anh chàng.

Tiếp đến là Anh Khoa, sau một thời gian dài bị ốm và nghỉ lễ thì thứ hai đầu tuần của năm mới cậu bé cũng

đã đi học rồi. Buổi sáng đƣợc bố đẩy xe đến trƣờng, tâm trạng khá là vui vẻ, chƣa cả kịp vào đến cổng thì Anh

Khoa đã đƣợc các cô đẩy đi xem đánh cá ngoài hồ rồi. Về nhà thì bạn ý cứ mò mẫm khắp nơi tìm kiếm những

thứ hấp dẫn, rồi rất gƣơng mẫu nhặt hết vòng mà các bạn khác chơi đƣa cho cô để cô cất đi, miệng thì cƣời

toe đáng yêu vô cùng, lúc sau chạy mệt rồi thì ngồi và nhớ ra bài tủ - cởi giày, tháo tất, tháo khăn, lúc thành

công rồi thì cƣời với điệu rất chi là hả hê, thoải mái. Buổi sáng chỉ có đi giày, Sa đi tất cho bạn ấy mà cô cũng

thấy bận rộn lắm rồi ấy.

Tính đến hôm nay thì Tƣờng Huy cũng nghỉ học gần nửa tháng rồi, nghỉ dài hạn nhất trƣờng luôn. Nghỉ đến

độ quên hết cô, hết anh chị, bạn bè rồi. Chẳng thế mà hôm nay bố mẹ đƣa đi học, sang đến tay cô là khóc

vang trời, so sánh với ngày đầu đi học thì cũng chẳng kém là bao. Danh hiệu “ông tiên của Casa” khéo phải

nhƣợng lại cho thành viên khác mất thôi Tƣờng Huy ơi!

Ngày đầu tiên đến trường của năm 2016

Khi cô Tuyến mở cổng đón thì Tú Anh còn chào “Con chào cô Tuyến” rất rõ ràng. <3. Khôi Nguyên thì

cƣời tủm tỉm với khuôn mặt xấu hổ.

Gia Hiển và Phƣơng Phƣơng đến trƣờng líu lo nhƣ những chú chim hót. Linh Anh thì vẫn đáng yêu nhƣ

thế, sau những ngày nghỉ ở nhà Linh Anh biết dùng lƣỡi của mình để tạo đƣợc âm thanh trong miệng. Cô

Tuyến thấy vậy và bắt chƣớc theo Linh Anh, Linh Anh rất vui và cƣời luôn. <3

Ngày đầu tiên đi học của Huy Hoàng

Buổi sáng đến trƣờng Huy Hoàng rất vui vẻ chào mẹ và tự khoác balo vào lớp. Một điều mà đến mẹ Huy

Hoàng cũng không tin. Cậu bé thích nghi rất nhanh với môi trƣờng của Casa Hanoi. Huy Hoàng tự đi cất đồ

của mình. Sau khi đi dạo cùng tất cả các bạn trong trƣờng về, Huy Hoàng lên lớp 0-3. Huy Hoàng đang xây

dựng thành phố của mình thì đƣợc cô Yến xuống đón lên lớp 3-6. Trƣớc khi đi Huy Hoàng còn không quên nói

“Tý con xuống làm việc tiếp cô nhé!”. Mẹ Huy Hoàng gọi điện đến trƣờng vì thấy có chút lo lắng với ngày đầu

tiên đến trƣờng “Không khóc, không đòi về khi chào tạm biệt mẹ ở cổng” và muốn đƣợc nói chuyện với Huy

Hoàng. Sau khi cô Tuyến nói chuyện và biết Huy Hoàng đang làm việc trên lớp 3-6 thì mẹ Huy Hoàng đã rất

yên tâm. Tất cả mọi việc Huy Hoàng đều đã tự làm, cuối ngày cô Tuyến không quên hỏi Huy Hoàng “Hôm nay,

con đi học có vui không?” và Huy Hoàng trả lời “Vui ạ”. (Niềm vui nhất của một cô giáo đó là khi đƣợc nghe các

bạn nhỏ trả lời “Vui ạ”). <3

Giá để giày dép mới

Nhà mình có giá để giày, dép mới nhé. Sau

khi đi dạo về các bạn đƣợc các cô giới thiệu

cho giá để dép mới. Bạn nào cũng thích vì đây

là lần đầu các bạn đƣợc để dép trên giá mà.

Anh chàng Vĩnh Khang cũng không ngoại lệ

nhé. Cô Chi dẫn Vĩnh Khang đến chỗ giá để

giày dép và nói: “Đây là giá để giày Vĩnh

Khang ạ. Bây giờ con ngồi xuống cởi giày ra

và đặt lên giá nhé”. Vĩnh Khang ngồi xuống và

cởi từng chiếc giày rồi đặt lên giá. Xong công

việc anh chàng quay ra nhìn Cô Chi cƣời tủm

chứ. Ôi! Yêu ơi là yêu ý.

Để anh giúp em nhé!

Buổi sáng Tƣờng Huy lên tầng hai cất ba lô rồi

lại đi xuống lớp học, nhƣng chàng cứ muốn cô

Nhung giúp cơ. Nhƣng mà Tƣờng Huy đã biết

bƣớc xuống rồi cơ mà, mình tự đi thôi con ạ.

May quá có anh Gia Hiển cũng đi xuống, nào

để anh dắt em xuống nhé.

Ở Casa Hanoi, chƣơng trình Bé Hỏi Cô

Trả Lời là một chƣơng trình bắt đầu lúc

bé đến và chỉ kết thúc khi bé về. Đặc

biệt là nếu ở ngoài thiên nhiên, cạnh hồ

thì chƣơng trình càng sôi nổi. Chỉ cần

nhìn cái cây, Khôi Nguyên sẽ có một

chuỗi câu hỏi nhƣ:

- Cô ơi, cây này bao giờ lớn?

- Cây lớn thì phải làm gì?

- Cây chết thì phải làm gì?

- Sao thân cây lại bong?

Và bao nhiêu cái cây thì Khôi Nguyên sẽ

hỏi từng cái cây một cùng số câu hỏi ý

hệt nhƣ vậy, các cô tha hồ trả lời.

Những câu hỏi bất tận của Khôi Nguyên

Thanh Tùng làm trợ giảng

Hôm nay sau khi cô Hà đồng ý việc anh Thanh

Tùng ngồi tại lớp 0-3, anh đã hƣớng dẫn rất nhiệt

tình các em bé cách nặn các hình khác nhau. Đây

nhé, anh Thanh Tùng nặn hình trái tim và ngôi sao

trƣớc làm mẫu nhé, rồi anh sẽ giúp các em nhào để

đất nặn mềm ra, sau đó thì các em sẽ nặn hình theo

ý thích nhé.

Đi vòng đằng kia chứ!

Trúc Anh đang nói chuyện với Khôi Nguyên về một

vấn đề rất quan trọng, đó là nhắc nhở Khôi Nguyên

không đƣợc trèo lên thành cầu thang đâu, mình sẽ

đi đƣờng vòng kia Khôi Nguyên ạ. Thế là Khôi

Nguyên vui vẻ vòng theo đƣờng Trúc Anh hƣớng

dẫn chạy về phía bạn. Có sao đâu, chỉ cần việc làm

đúng đắn và làm ngƣời phụ nữ vui thì mình – một

ngƣời đàn ông, Khôi Nguyên có nề hà gì cơ chứ!

Cả gia đình Casa Hà Nội đang tận

hƣởng khoảng thời gian thật nhẹ nhàng

và bình yên cùng Music of Joy từ Sahaja

Yoga, còn Tú Anh cùng bác Hƣơng thực

hiện nhiệm vụ phó nháy, ghi lại những

khoảnh khắc thật tuyệt vời của cả gia

đình. Nhƣng nếu có ngƣời ghi lại khoảnh

khắc mình làm nhiệm vụ thì mình sẽ vẫn

phải tạo dáng thật đẹp đấy, bằng chứng

là có máy ảnh giơ lên là Tú Anh sẽ quay

sang nhìn thẳng vào ống kính thật duyên

dáng đó.

Xúc xích đất sét

Có ai đoán đƣợc Đức Anh đang nặn gì không nào?

Cô Hà cứ tƣởng là con giun, nhƣng mà không phải

đâu. Cũng không phải cái que, hay con rắn. Đức Anh

bật mí đƣợc không con? Hì hì, đây là chiếc xúc xích

đó.

Học thầy không tày học bạn

Rất nhiều hoạt động tại lớp các bạn có thể giúp

nhau đƣợc nhé, chẳng hạn nhƣ Gia Hiển rất thuộc

bảng chữ cái này và cả bài hát ABC nữa. Nào Đức

Anh ơi để Gia Hiển giúp Đức Anh thực hành hoạt

động này nhé, vừa hƣớng dẫn Đức Anh, Gia Hiển

vừa hát cho Đức Anh nghe nào.

Cờ tổ quốc màu đỏ tươi

Sau khi cô Linh hƣớng dẫn Khôi Nguyên học địa lí

về đất nƣớc Việt Nam, Khôi Nguyên vẽ lá cờ của đất

nƣớc mình. Chỉ cần tô màu một ngôi sao màu vàng

và nền màu đỏ là mình đã có lá cờ Tổ quốc rồi đấy,

thật đơn giản. Các bạn Đức Anh, Linh Anh, Trúc Anh

cũng muốn tham gia hoạt động này cùng Khôi

Nguyên, vậy mình cùng vẽ cờ Tổ quốc nhé!

Sự sáng tạo

Tuệ An đặc biệt thích xếp các màu giống nhau

cùng nhau, đây nè, Tuệ An xây nhà có mái giống

màu tƣờng đây nhé. Ai bảo cứ mái nhà thì màu đỏ

nào, nhìn Tuệ An xây nhà có mái bốn màu nhé!

Cá theo trường phái trừu tượng

Có ai đoán đƣợc Khôi Nguyên đang vẽ hình gì đây

không? Cô Hà đƣa ra gợi ý nhỏ đây là một con vật nhé….

Đã ai đoán đƣợc ra chƣa nào? Gợi ý cuối cùng là đây là

con vật biết bơi!

Khôi Nguyên trả lời “Đây là con cá ạ!”

Và không phải chỉ vẽ xong là kết thúc hoạt động đâu nhé,

Khôi Nguyên còn lau bảng thật sạch bảng nữa cơ.

Một anh chị lớn + Một

em bé = An toàn

Thế là đến thứ 6 vui vẻ rồi! Hôm nay cả

trƣờng sẽ dành cả sáng để đi dạo bờ hồ. Mỗi

một anh, chị lớn có một nhiệm vụ vô cùng

quan trọng: Đó là bảo vệ một em bé hơn mình

trong suốt quãng đƣờng từ trƣờng ra bờ hồ.

Nào mình dung dăng dung dẻ đi dạo nhé!

Ikebana Việt style

Tết sắp đến rồi, Trúc Anh đang tập cắm hoa để

Tết này cắm hoa giúp bố mẹ trang trí Tết đấy. Chỉ

cần mỗi lọ một bông hoa thôi, nhƣng tự tay mình

cắm thì sẽ cực kì ý nghĩa.

Lính cứu hỏa thời bình quyền

Với một chiếc xà và một cái thang, các em bé của Casa

Hanoi có thể tạo thành đƣợc một chiếc xe cứu hỏa với

đội lính cứu hỏa hùng hậu. Đội lính Casa Hanoi đang

phấn khởi đi dập lửa đây. Mà làm lính cứu hỏa đòi hỏi

rất nhiều kĩ năng nhé, đấy là chƣa kể còn cần biết giúp

đỡ đồng đội trèo lên đƣợc xe cứu hỏa nữa chứ.

Chú mèo mà trèo cây…

cột

Chú mèo Thanh Tùng ở Casa Hanoi trƣớc

khi trèo cây cau bên cạnh thì luyện tập trƣớc

với cây cột đã. Không chỉ trèo cột đâu nhé,

chú mèo Thanh Tùng còn tập cả đu xà nữa

đấy, luyện tập hàng ngày nhƣ thế này thì

chẳng mấy chốc mà lớn nhanh nhƣ thổi ấy

chứ. Nào các cô và các bạn cùng đếm xem

Thanh Tùng đu đƣợc bao nhiêu giây nhá: 1,

2, 3, 4, 5….

Yến Nhi cũng leo cột rất hào hứng đấy, mà

nếu chƣa leo đƣợc cao thì Phƣơng Phƣơng

và chị Sa sẽ giúp em, không sao cả.

Sa cũng muốn leo, nhƣng làm thế nào mà

không có ai giúp vẫn leo đƣợc lên cao nhỉ?

Sa đã có cách nhá: Trồng thật nhiều chiếc

ghế là leo đƣợc lên giữa cột ngay rồi.

Mà các bạn leo thì cô Hoa cũng muốn thử

leo xem sao. Cố lên cô Hoa ơi, đã có

Phƣơng Phƣơng ở dƣới giúp đỡ rồi.

Pháo hoa đón Tết

Tết đến rồi! Trúc Anh và Nhật Minh bé đều tự tay làm

nên pháo hoa của riêng mình này. Một chút màu vàng, một

chút màu hồng, một chút màu xanh, thế là mình đã hoàn

thành xong một bông pháo hoa rực rỡ đón Tết rồi!

Điều kì diệu của chiếc đón gót

Linh Anh đang tìm hiểu rất chăm chú cách đi giày bằng

chiếc đón gót này nhƣ thế nào. Thật thú vị quá đi! Lựa một

lúc bạn ấy cũng đã tự đi giày đƣợc dễ dàng hơn bằng chiếc

đón gót này. Đi giày xong rồi, mình phải quan sát xem đây là

cái gì, cấu tạo thế nào mà lại có tác dụng kì diệu thế chứ!

Trời nắng rồi, đu dây thôi

Sau nhiều ngày mƣa lạnh, trời lại hửng nắng. Nhìn

Đức Anh hòa mình vào thiên nhiên và vui chơi

ngoài trời với nét mặt phấn khởi thế này, có ai lại

không vui theo đƣợc cơ chứ. Chiếc dây đu này

Đức Anh đã luyện tập rất nhiều ngày, cuối cùng

hôm nay bạn ý đã đƣợc thành công rồi!

- Huraaaaa! Đuuuuu….

Tập tầm vông, tay nào có tay

nào không?

Đâu cần đồ chơi gì, tìm thấy một hòn sỏi thôi là Gia

Hiển cũng có thể vui sƣớng chạy khoe khắp nơi.

- You see.

- Wow, Gia Hiển, you found a pebble.

- Yesssss.

- Gia Hiển, this is a pebble.

- Pe..e..b..b..le.

Thế là hôm nay bạn ý biết thêm một từ mới này. Rồi

sau đấy lại cùng cô Hà chơi trò Tập tầm vông nữa

chứ. Đó, đôi mắt bừng sáng và lấp lánh của bạn ý đã

thể hiện tất cả niềm vui rồi.

Phùuuu….Nào mình thổi nến

Sinh nhật tròn 3 tuổi của Đức Anh đƣợc tổ chức trong không khí vô cùng ấm áp. Các bạn nhỏ đƣợc bác

Hƣơng hƣớng dẫn cách tham gia một bữa tiệc sinh nhật, từ cách kiên nhẫn ngồi chờ bạn Đức Anh đi mời

mọi ngƣời, cùng vui vẻ hát chúc mừng sinh nhật bằng ba thứ tiếng: Việt, Anh, Trung, rồi chờ Đức Anh

thổi nến và cắt bánh mời mọi ngƣời ngồi xuống bàn tiệc sinh nhật nữa. Ai cũng háo hức chờ đến lƣợt

mình đƣợc mời để ngồi xuống bàn. Chúc mừng sinh nhật Đức Anh 3 tuổi nhé!

Đi dạo thật tuyệt cú mèo

Hôm nay các bạn nhỏ đi dạo bờ Hồ và đã có một trải nghiệm cực kì thú vị, đó là lần đầu tiên các bạn

đƣợc quan sát cái chân gác máy ảnh. Thế là cả 4 bạn Trúc Anh, Linh Anh, Khôi Nguyên và Nhật Minh bé

cùng đồng loạt đứng lại và quan sát vô cùng chăm chú và kĩ càng. Những điều hay ho thế này chỉ có ra

ngoài thì mình đƣợc thấy thôi, đi dạo đúng là tuyệt cú mèo các bạn nhỉ?

Vẽ trên giấy, trên bảng, trên sân và trên… bánh xe

Ngoài giấy, bảng, sân trƣờng, bây giờ ở Casa các bạn nhỏ còn mới phát hiện thêm chỗ để sáng tạo nghệ

thuật, đó là… chiếc bánh xe! Cứ nhìn Anh Duy và Đức Anh vẽ lên chiếc bánh xe này sẽ thấy, quá trình

sáng tạo nghệ thuật cũng không đơn giản đâu nhé, phải tập trung cao độ đấy. Và tay thì phải rất khỏe.

Cây mọc nghiêng để làm gì?

Ra ngoài trời vừa đƣợc hít thở bầu không khí trong lành, lại có bao nhiêu nơi để tận hƣởng. Ví dụ nhƣ cô

Nhung tìm đƣợc cái cây mọc nghiêng này vừa vặn để Tƣờng Huy ngồi chơi này. Thích quá đi mất Tƣờng

Huy nhờ, trèo xà ở trƣờng cũng thích, nhƣng trèo lên cây thế này còn thú vị hơn! Bình thƣờng cây mọc

thẳng cơ, nhƣng cũng có lúc cây mọc nghiêng, có phải để cho các em ngồi chơi không nhỉ???

Rón rén nhón nhénGiờ các bạn nhỏ ngủ trƣa cũng là giờ các cô tranh thủ làm

việc. Nhật Minh lớn hay ngủ sau mà cũng thƣờng tỉnh dậy

trƣớc các anh chị. Sau khi đi tè trở lại lớp, Nhật Minh lớn

đi qua chỗ cô Hoa và nhân tiện ngó vào máy tính xem cô

Hoa đang làm gì. Đúng lúc cô Hoa đang tìm hiểu thông tin

về loài cá dọn bể mà cả lớp cùng đƣợc nhìn thấy lúc sáng

ở hồ Linh Đàm, thế là bạn ấy lƣớt nhìn đƣợc bức ảnh gì

đó và có vẻ tò mò. Cô Hoa đã thuyết phục bạn ấy về

giƣờng nghỉ ngơi thêm chút nữa vì lúc ấy vẫn còn sớm.

Nhƣng chƣa đƣợc hai phút, Nhật Minh lớn đã ngồi dậy rồi

nhẹ nhàng đi lại phía sau cô Hoa một đoạn xa xa. Sau hai

lần nhƣ vậy thì cô Hoa đã phải đồng ý: “Ok, ngồi xuống

đây với cô nào.” Thế là hai cô cháu cùng tìm hiểu thêm

đƣợc nhiều thông tin thú vị về loài cá dọn bể cũng nhƣ

hiểu đƣợc tại sao cá lại bị bỏ lại trên bờ nhƣ thế.

Để em bé học hiệu quả nhất thì ngƣời lớn chúng ta hẳn

phải có khả năng nhìn ra để trao cho em bé đúng thứ bé

cần, vào đúng thời điểm.

Tiểu đường

Yến Nhi và Anh Duy nói chuyện với nhau khi

đang đi cầu thang. Cô Hoa đi phía sau đã bỏ

lỡ đoạn đầu của câu chuyện, chỉ kịp nghe

Yến Nhi nói rằng: “Anh Duy, để tớ ăn hộ cho

nhá. Nếu ăn nhiều là cậu sẽ bị tiểu đƣờng

đấy.” Anh Duy suy tƣ một hồi rồi gật gù ra

chiều đồng ý: “Ừ, ăn nhiều tớ còn bị béo phì

nữa.” Thế là bằng khả năng thuyết phục tài

tình, chiếc kẹo béo đã nhanh chóng đƣợc

chuyển quyền sở hữu sang cho Yến Nhi.

“Wy wy, woa woa”

Hôm nay cả lớp đƣợc đón một cô giáo rất thú

vị với các bài tập về chuyển động trị liệu – cô

Minh. Các bạn nhỏ dù rất thích thú nhƣng có đôi

khi lại quên mất quy tắc trong giờ học nhóm, thế

là làm ảnh hƣởng đến sự tập trung của cả lớp.

Bằng trò chơi “Wy wy, woa woa”, cô M đã nhanh

chóng kéo tâm trí của các bạn trở lại. Mỗi khi cô

nói “wy wy” thì các bạn sẽ nói “woa woa” theo

đúng số lƣợng âm “wy wy” cũng nhƣ giọng điệu

âm vực của cụm âm thanh đó. Các bạn phải hết

sức tập trung mới có thể đáp trả đƣợc. Rồi bằng

việc đƣa âm thanh từ trung bình, lên rất to và

cuối cùng xuống giọng thì thầm, cô đã cuốn cả

lớp trở lại trạng thái tĩnh lặng của nội tâm để

quay trở lại với bài học.

Khi ngƣời lớn đủ hiểu và thƣơng, họ sẽ chấp

nhận mọi biểu hiện có vẻ là không nghe lời của

em bé. Và với sự chấp nhận ấy, sự sáng tạo sẽ

mở ra để họ có thể trợ giúp em bé một cách tốt

nhất, mang lại hạnh phúc cho cả hai.

Roller BowlerRoller Bowler là trò chơi luôn thu hút đƣợc sự quan tâm của các bạn, tƣởng dễ mà hóa ra là cả một thách thức

để chinh phục đấy nhé. Sau khi bác Hƣơng làm mẫu, lƣợt đầu tiên chỉ có một vài cánh tay giơ lên sẵn sàng

tham gia. Thanh Tùng bắt đầu trƣớc, dù đã bị chệch hƣớng một chút, nhƣng sau khi điều chỉnh lại, bạn ấy đã về

đến đích thành công. Đến lƣợt thứ hai, nhiều bạn vẫn còn khá e ngại, Anh Duy tỏ ra sẵn sàng nhất và bạn ấy đã

đƣợc mời lên làm tiếp. Sau thành công của hai bạn, cả lớp đã đƣợc tiếp thêm niềm tin và lần lƣợt hoàn thành

phần “trình diễn” của mình. Trong quá trình đến đích, có những bạn cảm thấy khó khăn và muốn bỏ cuộc giữa

chừng, nhƣng với sự khích lệ và trợ giúp kịp thời, các bạn ấy đã về đích thành công. Roller Bowler chỉ là một trò

chơi nho nhỏ, nhƣng nếu em bé liên tục có cảm giác thành công và mãn nguyện từ bên trong khi đã chiến thắng

chính mình nhƣ thế, sự tự tin và lòng tự quý trọng bản thân nơi con sẽ ngày càng lớn mạnh.

Head, shoulders, knees and toes

Quan sát chứng minh rằng trẻ nhỏ đƣợc phú cho những năng lực tinh thần đặc biệt. Và để trẻ có thể bày tỏ

chúng, thứ quan trọng nhất ngƣời lớn có thể trao cho trẻ chính là sự tự do. Nhƣng tự do luôn phải đi cùng

với quy tắc. Quy tắc đầu tiên và quan trọng nhất đó chính là tôn trọng – tôn trọng chính mình, tôn trọng mọi

ngƣời và tôn trọng môi trƣờng xung quanh. Vì vậy, một trong những bài học đầu tiên mà trẻ cần học chính

là chăm sóc cơ thể của mình. “Head, shoulders, knees and toes” là một sáng tạo tuyệt vời để các con có

thể học về tên các bộ phận cơ thể của mình bằng tiếng Anh thông qua âm nhạc kết hợp với vận động. Các

bạn đều tham gia bằng tất cả sự chú tâm của mình. Thích nhất là khi phải hát và chuyển động thật nhanh.

Xa tận chân trời, gần ngay trước mắt

Sau một ngày đƣợc bày trên giá, một miếng đệm nhỏ trên đỉnh một chiếc chuông đƣợc phát hiện là đã biến

mất. Thế là Thanh Tùng và Anh Duy, hai ngƣời đã từng chạm vào chuông khi chƣa sẵn sàng có trách

nhiệm phải đi tìm vật đó. Hai bạn đƣợc hiểu rằng đây là một việc rất nghiêm trọng, dù chỉ là một miếng đệm

nhỏ nhƣng có thể làm hỏng cả bộ chuông vì nó dẫn đến sự sai lệch âm thanh. Thế là hai bạn phải đi khắp

phòng, tìm mọi ngõ ngách, thậm chí thùng rác cũng đã đƣợc lôi ra kiểm tra. Nhƣng có vẻ cái vật thể nhỏ

xíu đó vẫn bặt vô âm tín. Là ngƣời ngoài cuộc, Sa tiến đến và ngắm nghía lại chiếc chuông đang bị “khiếm

khuyết”. Thế rồi “Ơ-rê-ka”, tìm ra rồi, miếng đệm ở ngay bên dƣới thân chuông, là do Thanh Tùng đã lắp

chƣa đúng vị trí khi làm nó rơi ra. Sau chuyện này, các bạn hẳn đã học đƣợc một bài học thú vị. Đôi khi,

không phải cứ vội vàng lao về phía trƣớc, mà cần một chút dừng lại, chúng ta sẽ thấy con đƣờng ở ngay

trƣớc mắt.

Modelling

Giờ ngủ trƣa hôm nay, chỉ có Quốc Bảo và Huy Hoàng là chọn ngủ trong khi các bạn còn lại chọn làm việc.

Nhật Minh lớn bê một khay đựng đồ vật có hình dáng của các con vật trên giá ngôn ngữ ra bàn. Vài phút

sau, xung đột đã xảy ra. Nhật Minh lớn đang cố giành lại khay đồ từ tay chị Sa.

Khi đƣợc hỏi tại sao, Sa lên tiếng: “Nhật Minh dùng đồ dùng học tập để chơi nên con phải lấy lại.”

“À, thế thì con hƣớng dẫn em tên gọi các con vật này bằng tiếng Việt đi.” – cô Hoa nói.

Sa vui vẻ đồng ý ngay: “Vâng!” rồi lấy từng con vật ra bàn hƣớng dẫn tên gọi cho Nhật Minh.

Con bò, con dê, con linh dƣơng,.. Em bé Nhật Minh rất ngoan ngoãn nghe theo sự hƣớng dẫn của chị Sa.

Đến con tê giác, chị Sa: “Nói tê giác đi Nhật Minh”.

Nhật Minh lại nói: “Nói tê giác đi” và cứ nhƣ thế vài lần, chị Sa bó tay với cậu em, buộc phải chuyển sang

các con vật khác.

Xếp đƣợc hết một góc, Sa nói: “Nhật Minh, ngồi dịch ra để chị xếp tiếp nào... Đây rồi. Tiếp nào, tiếp nào.”

Công cuộc học hành của hai chị em thu hút đƣợc sự quan tâm của rất nhiều anh chị xung quanh.

“Hai anh về chỗ”, Nhật Minh vừa nói vừa nhún vai chìa hai tay về phía anh Thanh Tùng và Huy Sơn khi hai

anh xuống ngồi cạnh bên.

Chị Phƣơng Phƣơng ngồi cạnh thỉnh thoảng lại nhắc: “Nhật Minh, nói theo chị Sa đi.”

Con vật nào không rõ, Sa lại quay qua hỏi cô: “Đây là con gì hả cô?”.

Sau một hồi hƣớng dẫn say sƣa, Sa tay vẫn cầm khay ngẩng đầu lên nói: “Cô ơi, Nhật Minh học đủ rồi.”

Cô Hoa nhìn xuống thấy khay vẫn còn nhiều con vật. À, hóa ra đó là những con vật giống với một số con

đã đƣợc đặt ra bàn.

Phƣơng Phƣơng nhìn vào khay nói: “Cho con bố đi... cho con mẹ đi...”

Quay qua các bạn ngồi xung quanh, Sa nói: “Bây giờ, tất cả các bạn khác đứng dậy cho chị. Không ai ngồi

đây hết, có mỗi Nhật Minh thôi... Bây giờ, Anh Duy, Yến Nhi cũng đƣợc rồi. Hai em từ vừa nãy ngồi yên

thôi.”

Thanh Tùng lên tiếng: “Còn Huy Sơn?”

Sa: “Huy Sơn cũng đƣợc ngồi, có mỗi em đứng lên thôi.”

Sau giờ học hành nghiêm túc, giờ là lúc trí tƣởng tƣợng

của các con tha hồ bay bổng với những câu chuyện

không dứt về các con vật. Phong cách hành xử và ngôn

ngữ mà các bạn nhỏ sử dụng, đặc biệt là Sa đúng là một

bản sao của bác Hƣơngƣơng. Đây chính là một bằng chứng

sống động cho khả năng thẩm thấu đặc biệt và học thông

qua bắt chƣớc của các em bé. Những ngƣời lớn em bé

đƣợc tiếp xúc thƣờng xuyên nhất sẽ là nhân tố ảnh

hƣởng trực tiếp và mạnh mẽ lên việc hình thành con

ngƣời em.

Bịt mắt bắt dê

Bƣớc vào giờ học buổi chiều, các bạn đã đƣợc

lên kế hoạch với một số bài học cần học và một

số nhiệm vụ cần làm, khá là bận rộn đây. Ngay

khi kết thúc việc dọn phòng ngủ, cả lớp đã

nhanh chóng tập hợp thành một vòng tròn sau

lời mời có vẻ hấp dẫn mang tên “Bịt mắt bắt

dê”. Để khởi động lên dây cót năng lƣợng, tất

cả đã cùng nhau ôn lại bài hát “Head,

shoulders, knees and toes”. Kết thúc bài hát

vận động là quy trình tuyển chọn những chú dê

con. Bạn nào ngồi sẵn sàng nhất sẽ đƣợc mời

ra cân đo xem có đủ tiêu chuẩn để trở thành

những chú dê con cho trò chơi hay không. Cuối

cùng, tất cả đều đƣợc lựa chọn. Khi đã tìm ra

đƣợc một chú sói, trò chơi bắt đầu. Trò chơi

dân gian “Bịt mắt bắt dê” ấy đã thực sự mang

lại cho các bạn những tràng cƣời sung sƣớng.

Thông qua trò chơi, các bạn ấy còn đƣợc phát

triển vận động thông qua các cách di chuyển

khi tránh sự truy đuổi của sói, hay lại đƣợc tạo

hình cơ thể trong hình dáng các con vật khác

nhau, khi sói đã chán dê mà thích ngựa, gà,

chim cánh cụt,...cơ.

Bóng bay

Anh Duy mang đến lớp mấy quả bóng bay rất

là to. Thế là buổi chiều các bạn đã có ngay nhiều

trò chơi vận động thú vị với những quả bóng

này. Di chuyển bóng bằng ngực, bằng lƣng theo

cặp đôi hay di chuyển bóng từ đầu hàng đến

cuối hàng bằng bàn chân,...Ở Casa Hanoi, mọi

thứ đều có thể biến thành bài học.

Thảm mới

Lớp học đƣợc trang bị thảm mới cho mùa

đông ấm áp. Các bạn sẽ để dép đi trong nhà ở

trƣớc cửa lớp học. Ngày đầu tiên, những chiếc

dép đƣợc để tứ tung. Thế là các bạn có ngay

một bài học – xếp dép nhƣ thế nào trƣớc khi

bƣớc vào lớp học. Buổi hôm sau, những đôi dép

đã đƣợc xếp ngay ngắn trƣớc cửa lớp. Huy

Hoàng là thành viên mới, trƣa nay con đã quên

chú ý xếp dép của mình khi bƣớc vào phòng

học. Nhƣng khi đƣợc cô nhắc, bạn ấy đã rất hợp

tác cúi xuống xếp dép của mình. Thấy chiếc dép

của Anh Duy bên cạnh bị lật ngƣợc, bạn ấy cũng

xếp lại luôn. Nhìn sai thì không chịu đƣợc mà.

Cảm giác thành tựu

Sa tập viết số cho hoạt động làm lịch. Ban đầu Sa

nói: “Cô Hoa cầm tay con, con chƣa viết đƣợc.” Cô

Hoa khuyến khích: “Con làm đƣợc mà. Ngày xƣa

lúc đầu cô viết trông rất buồn cƣời, nhƣng khi luyện

viết càng nhiều thì chữ cô càng đẹp ra.” Lƣỡng lự

một chút, Sa bắt tay vào viết.

Hôm sau, viết đến số 3, Sa khoe: “Cô Hoa ơi, hôm

nay con viết đẹp hơn này.” Cô Hoa nhìn vào tờ giấy

làm lịch của Sa, đúng là đẹp hơn thật, các con số

tròn trịa và ngay ngắn hơn. Rồi cô nàng cứ thế viết

đến số 31, vừa viết thỉnh thoảng lại dừng lại tủm tỉm:

“Con đã viết đẹp hơn rồi.”

Trẻ thích làm việc hơn chơi. Bởi thông qua công

việc, trẻ phát hiện ra những phép tắc của sự vật và

bí mật của cuộc sống. Điều đó mang lại cho trẻ cảm

giác thành tựu.

Nghề làm chữ

Giờ nghỉ trƣa, Sa và cô Hoa xếp tên gọi bằng

tiếng Anh của các con thú trong nhóm Động vật có

vú với Large Movable Alphabet. Sau khi xếp xong,

Sa còn muốn lấy thêm các con vật trong nhóm Động

vật biển ra để xếp. Khi xếp đến con bạch tuộc –

Octopus, “Ôi hết chữ “t” mất rồi. Làm thế nào bây

giờ?”. “Hay là bỏ một con vật trong nhóm mammals

ra”. Sau một hồi đắn đo, hai cô trò đi đến quyết định

sẽ bỏ nhóm Động vật biển lại.

Sa ngồi trầm ngâm một chút rồi nói: “Sau này lớn

lên con sẽ làm nghề làm chữ. Con sẽ làm thêm

nhiều chữ “t” cho các em bé, để không con vật nào

bị bỏ lại cả. Thế là con sẽ làm 5 nghề rồi. Nghề làm

cô giáo ở Casa Hanoi này, nghề đóng giầy cao gót,

nghề khâu quần áo,...”

Ôi tâm hồn của một em bé, tƣ duy về nghề của

một em bé là nhƣ thế đấy. Chẳng có liên quan gì

đến danh vọng, tiền tài, nó xuất phát từ chính mong

muốn của các con, mong muốn đóng góp một điều

gì đó cho thế giới này trở nên tốt đẹp hơn.

Sự thuận theo

Thanh Tùng không kiểm soát đƣợc hành vi của

mình, bạn ấy đã đƣợc yêu cầu nghỉ ngơi vào buổi

trƣa. Sau một hồi thấy bạn ấy trằn trọc quay ngang

quay dọc không ngủ đƣợc, cô Hoa nói: “Con nằm

nghỉ 30’ rồi mình sẽ sang phòng bên làm hoạt

động.” Đúng 30’ sau, hai cô trò cùng dậy. Bạn ấy tỏ

ra thích thú với lời đề nghị làm lịch của cô Hoa. Thế

là lấy giấy, lấy bút chì ngồi chăm chú, kiên trì tập viết

số, nhẹ nhàng mở cửa, nhẹ nhàng đi sang phòng

bên lấy quyển lịch, nhẹ nhàng đóng cửa. Tất cả đều

đƣợc làm một cách tự nguyện.

Cô Hoa nói: “Để làm hoạt động này, mình còn cần

một quyển tạp chí nữa. Nhà con có quyển tạp chí cũ

nào không dùng đến nữa không?”

Thanh Tùng: “Nhà con có, để mai con mang đi.”

Cô Hoa: “Vậy tốt quá, nhƣng con hãy hỏi ý kiến

mẹ trƣớc khi mang đi nhé.”

Thanh Tùng: “Không cần, đấy là tài sản của con.

Con muốn làm gì cũng đƣợc.”... “Con sẽ mang ba

quyển, một quyển để cho cô hƣớng dẫn, một quyển

cho con và một quyển cho Sa.”

Hôm sau bạn ấy quên nhƣng hôm sau nữa thì vừa

đến lớp bạn ấy đã chạy đến khoe: “Cô Hoa ơi, con

mang tạp chí rồi đấy.”

Hiếu động, không thể ngồi yên một phút nào chính

là hệ quả khi nguyện vọng và hành động của trẻ

không thống nhất. Bản thân đang chỉ dẫn trẻ đi làm

một việc, nhƣng một ngoại lực lại liên tục dẫn dụ trẻ

đi làm một việc khác không phù hợp với mong muốn

của trẻ. Tự do, cho phép trẻ đƣợc làm những gì trẻ

muốn là cách tốt nhất cho sự phát triển tâm lý và trí

tuệ của trẻ.

Sau cơn mưa, trời lại nắng

Sáng thứ sáu đẹp trời, bác Hƣơng nói chúng ta sẽ

đi dạo ven hồ rồi sau đó ra quán cafe có bể cá và đi

đến nhà văn hóa. Các bạn nhỏ tỏ ra vô cùng hào

hứng. Dạo chơi quanh hồ đƣợc một lúc thì mƣa lấm

tấm rơi những hạt nhỏ. Thế là cả lớp cùng ngồi

xuống và cùng nhau học một bài hát về mƣa “Rain

rain, go away”. Thật tự nhiên, thật thích thú.

Sau bác Hƣơng nói các con hãy ngửa mặt lên và

cảm nhận mƣa xem.

Thanh Tùng: “Con cảm giác nhƣ tơ.”

Diệu Linh: “Con cảm giác nhƣ phân chim.”

Cứ thế, các bạn thi nhau nói những cảm nhận của

mình, chẳng ai giống ai cả.

Một lát sau, mƣa mau hơn, bác Hƣơng bảo

“Chúng ta phải đi về thôi.”

Sa lập tức phản đối: “Không đƣợc, mẹ đã nói

mình còn phải đi đến quán cafe có bể cá, đi đến nhà

văn hóa nữa mà.”

Phƣơng Phƣơng, Thanh Tùng cũng vội vã nói

thêm vào: “Con muốn đi tiếp, con không muốn về.”

Quả là khó xử. Thế là bác Hƣơng buộc phải làm

một cuộc trƣng cầu dân ý xem ai muốn đi tiếp, ai

muốn quay về.

Quốc Bảo: “Con muốn đi tiếp.”

Khôi Nguyên: “Con muốn đi tiếp.”

Yến Nhi, Nhật Minh: “Con cũng muốn đi tiếp”

Chẳng ai chịu quay về. Trƣớc khí thế bừng bừng

và quyết tâm sắt đá của các bạn nhỏ, bác Hƣơng

không còn cách nào khác. “Ok, thế thì mình đi tiếp.”

(trong lòng bác Hƣơng hẳn đang thầm nhủ: để xem

thế nào?)

Quả nhiên, chỉ khoảng 5’ sau những tia nắng mặt

trời lại dần ló dạng và mƣa đã tạnh hẳn, bắt đầu

cho một buổi sáng bội thu.

Không sợ hãi, đi nhận biết thế giới để tự phát

triển chính là bản tính, nhu cầu tự nhiên của trẻ.

Chỉ có ngƣời lớn mới lo sợ đủ điều và rồi lại gieo

những nỗi sợ ấy cho con trẻ.

Kết thúc giờ học Montessori buổi sáng, Diệu Linh

đƣợc bác Hƣơng giao trọng trách quản lý việc chuẩn

bị giƣờng ngủ cho cả lớp. Việc đầu tiên là tất cả cùng

ngồi xuống. Bạn nào ngồi nghiêm túc nhất sẽ đƣợc

mời làm việc. Giao việc cũng là một kỹ năng cần thiết

phải học và thực hành.

“Yến Nhi, cậu sẽ đi trải chiếu nhé.” – Diệu Linh nói

Yến Nhi vui vẻ nhận lời.

Bác Hƣơng nhắc nhở: “Trƣớc khi làm bất cứ việc

gì, chúng ta phải dùng cái đầu để suy nghĩ đã. Yến

Nhi, con hãy nghĩ xem mình sẽ cần bao nhiêu cái

chiếu?”

Hôm nay lớp có chín bạn, vậy là cần chín cái chiếu.

Trong khi Yến Nhi trải chiếu, cả lớp dừng mọi hoạt

động và hƣớng mắt về phía Yến Nhi. Ô kìa, trên

hàng chiếu Yến Nhi đang trải có một cái bàn, nhƣng

Yến Nhi vẫn để đó và tiếp tục xếp chiếu.

Thanh Tùng định gọi với để nhắc nhƣng bác

Hƣơng đã kịp ngăn lại: “Con cứ để bạn làm.”

Cả lớp cùng “nín thở” chờ đợi.

Cuối cùng, sau khi xếp xong hàng chiếu thứ nhất,

Yến Nhi cũng đã nhìn ra và kê cái bàn sang một bên.

rồi điều chỉnh lại vị trí những chiếc chiếu cho vừa

vặn, ngay ngắn.

Kết thúc công việc trải chiếu là đến công việc trải

đệm. Huy Sơn và Phƣơng Phƣơng đã ngồi sẵn

sàng nhất nên đã đƣợc Diệu Linh mời làm.

“Các con xem kìa, Huy Sơn đã rất nhớ quy tắc”,

bác Hƣơng nói “Bạn ấy đi vòng quanh chiếu chứ

không giẫm lên đệm của các bạn.”

“Hai bạn còn xếp theo đúng trật tự, từ trái sang

phải, từ trên xuống dƣới.”

Là ghi nhận sự cố gắng của hai bạn nhƣng cũng

đồng thời là để nhắc nhớ quy tắc cho cả lớp. Huy

Sơn và Phƣơng Phƣơng nghe vậy càng thêm hào

hứng và đã hoàn thành tốt phần việc của mình.

Tiếp sau việc trải đệm là trải gối, trải chăn. Bạn

nào bạn ấy ngồi nghiêm túc và mong chờ đƣợc mời

làm việc. Chẳng ai muốn bị “thất nghiệp” cả.

Chỉ mỗi việc dọn phòng ngủ thôi mà cũng có bao

nhiêu thứ để học. Thông qua đó, các con còn có

đƣợc sự độc lập và biết cách làm việc theo đội

nhóm. Từ giờ, bố mẹ nào còn chuẩn bị giƣờng ngủ

cho con ở nhà thì hãy để con đƣợc tự làm việc ấy

nhé!

Chuẩn bị giường ngủ

Xuất “vấn đề” thành “trò chơi”

Sa đang chơi đu dây bên hè. Bỗng Yến Nhi chạy ngang qua chạm vào dây. Sa với khuôn mặt cáu kỉnh hỏi:

“Ai chạy sang bên kia?”

Đến lƣợt Thanh Tùng đu. Khuôn mặt cáu kỉnh vừa rồi của Sa nhanh chóng chuyển sang một trạng thái

khác. Hóa ra trong đầu cô nàng vừa nảy ra một ý tƣởng: “Bây giờ sẽ có một trò chơi. Ai chạy sang bên kia

trƣớc khi Thanh Tùng đu qua.”

Thế là từ việc có ngƣời vô ý chạy qua khu chơi của mình, các bạn ấy đã có ngay một cuộc thi chạy “nƣớc

rút” vô cùng hào hứng và sôi nổi.

To push or not to push

Huy Sơn hoàn thành tác phẩm vẽ của mình mà

không ký tên. Cô Hoa nhắc bạn ấy, bạn ấy nói “Con

không biết viết.”. Khi cô Hoa nói cô sẽ giúp con, bạn

ấy miễn cƣỡng làm theo, vài lần nhƣ vậy.

Một hôm, Huy Sơn lấy bảng phấn ra viết hai chữ

“H”, “S” rồi khoe với cô: “Con không cần ai viết hộ

nữa.” Từ hôm đó bạn ấy tỏ ra có cảm tình với cái

bảng phấn và các chữ cái hơn. Bạn ấy thích thú khi

viết đƣợc chữ “D” trong tên của mẹ Điệp hay 2 chữ

“S”, “T” trong tên S.T. Và bạn ấy đang tiếp tục học

các chữ cái khác thông qua tên những dòng xe mà

bạn ấy yêu thích.

Thiết nghĩ, sẽ là may mắn cho ai đó có đƣợc một

huấn luyện viên cho mình trong mỗi chặng đƣờng

đời. Đó là ngƣời biết mình có thể làm những gì và

luôn trao niềm tin tƣởng, khuyến khích mình bƣớc

qua những giới hạn của bản thân. Mỗi em bé cũng

cần ngƣời lớn chúng ta là những huấn luyện viên

nhƣ thế.

Cố thêm một chút nữa, một chút nữa thôi

Trên lối đi vào cổng vào lớp học có những chiếc

cột chống mái che. Thanh Tùng leo lên nhƣng đến

giữa cột thì phải tụt xuống. Rồi chàng ta tiếp tục leo

thêm vài lần nữa, nhƣng mỗi lần chỉ nhích thêm

đƣợc một chút rồi lại tuột giữa chừng. Xém chút nữa

là “Thôi, không đu nữa”, nhƣng với sự khuyến khích

của cô và các bạn, Thanh Tùng tiếp tục leo lên thêm

vài lần nữa. Cuối cùng, chàng ta đã với tay lên đến

đỉnh cột và đu đƣợc sang thanh ngang bên kia. Lần

đầu giữ đƣợc ba giây, rồi lại tụt xuống lại leo lên, cứ

nhƣ thế sau một hồi bạn ấy đã giữ đƣợc hơn mƣời

giây.

Vƣợt qua một giới hạn, trong lòng chắc hẳn đang

vui sƣớng lắm. Một bí mật của cuộc sống đã đƣợc

phát hiện, một hạt giống của tƣ duy tích cực bắt đầu

đƣợc gieo trồng trong tiềm thức - nƣớc chảy mãi thì

đá cũng phải mòn, kiên trì hành động cuối cùng sẽ

thành công.

Trưa nay con không ngủ

Một buổi trƣa “tấp nập”, chỉ có vài bạn chọn

ngủ trong khi các bạn còn lại chọn làm hoạt

động. Thanh Tùng và Sa tiếp tục với hoạt động

làm lịch. Phƣơng Phƣơng và Yến Nhi cũng tỏ

ra hứng thú với hoạt động này nên mỗi bạn một

góc tập viết số. Trong khi đó, Huy Sơn đang tập

viết các chữ cái trên bảng phấn, Nhật Minh lớn

tập phối trang phục đông, hè, còn ở một góc

khác của phòng Diệu Linh đang cùng cô Yến

học một bài hát tiếng Trung. Một không khí

hăng say làm việc mà cũng rất bình yên.

Nhƣng sự bình yên ấy sẽ luôn có thể bị phá

vỡ khi tại thời điểm đó có một em bé hay nhiều

em bé có hành vi xâm phạm biên giới của

ngƣời khác. Giống nhƣ ngƣời đi đƣờng cần

lắm ngƣời cảnh sát giao thông điều tiết, phân

luồng, đảm bảo lƣu thông đƣợc thông suốt, em

bé cần đến ngƣời giáo viên đảm bảo sự tự do,

để sự tập trung của các em không bị gián đoạn

bởi những yếu tố bên ngoài. Khi ấy, trẻ sẵn

sàng vâng lời chúng ta – kẻ luôn nói những

điều khôn ngoan cần thiết để hƣớng dẫn trẻ

trong cuộc đời.

Nghệ thuật là khi một em bé vẽ, em bé mở cánh cửatâm hồn của mình ra. Đây là một cơ hội tuyệt vời chongƣời lớn để có thể thông qua quan sát đó mà thấuhiểu đƣợc một phần sâu kín trong con, con tự tin haynhút nhát thu mình, con có cảm thấy đủ đầy yêuthƣơng trong gia đình,... Sau mấy ngày nghỉ ở nhàtrú rét, các bạn ấy quay lại trƣờng và vô cùng hàohứng với chiếc bảng mới. Dù mỗi lớp đã có một giávẽ riêng nhƣng chiếc bảng này vẫn rất đắt khách.Nếu có thể cảm nhận, nó hẳn sẽ vui lắm khi cảm thấymình có giá trị nhƣ vậy...

Chiếc bảng trắng

Socola 3 phần

Trƣớc bữa tiệc sinh nhật tháng một, Thanh Tùng

và Anh Duy đang cùng trèo trên xích đu.

Thanh Tùng nói: “Cô ơi, con đã đƣợc ăn socola

hai phần rồi.”

Cô H: “Hai phần nghĩa là nhƣ thế nào con?”

Thanh Tùng: “Hai phần nghĩa là một phần trắng

một phần đen ý cô.”

Anh Duy thấy vậy liền nói: “Con đƣợc ăn socola

ba phần rồi cơ, một phần trắng, một phần đen và

một phần đỏ.”

Thay nước bể cá

Ở lớp có một bể cá bé xinh với những chú cá nhỏ

mà các bạn đã xin đƣợc từ quán café cá. Một hôm,

Thanh Tùng phát hiện ra có hai chú cá đã bị chết.

Sự kiện này đã thu hút sự chú ý của Sa và Nhật

Minh đang làm việc gần đó. Thế là rất nhanh

chóng, Thanh Tùng và Sa mang bể cá vào khu bồn

rửa, Nhật Minh cũng bám theo rất sát để theo dõi

sự việc và xem có giúp gì đƣợc anh chị không. Sau

một hồi thao tác với những dụng cụ có đƣợc xung

quanh, những chú cá còn sống sót và thực vật

trong bể cá đã đƣợc tạm thời di chuyển sang một

bình chứa khác để các bạn ấy làm vệ sinh và thay

nƣớc cho bể cá ban đầu. Cuối cùng cũng xong, ai

nấy thở phào nhẹ nhõm khi môi trƣờng sống của

những chú cá đã đƣợc dọn dẹp sạch sẽ.

Những chàng lính cứu hỏa tí hon

Nhà mình có chiếc thang tre với chiếc xà đu

lúc nào cũng đông đúc. Chiều nay thì lại càng

rộn ràng hơn, dƣới sự gợi ý của bác Hƣơng

các bạn nhỏ Casa Hanoi đã hóa mình thành

những chú lính cứu hỏa, chiếc thang lúc này

nhận nhiệm vụ là chiếc xe chở các chú lính

nhỏ, còn xà đu nhƣ chính hiện trƣờng vụ hỏa

hoạn cần phải xử lý. Lúc này đây trên xe, đang

có ba chiến sĩ tuổi đời còn rất là “trẻ” đang

hăng hái đi làm nhiệm vụ đấy cả nhà ạ, cả nhà

có biết đó là ai không?

Để cho giống thật hơn có hôm Anh Duy còn

lấy ống dẫn của thí nghiệm truyền dẫn âm

thanh xuống làm vòi cứu hỏa. Cát đƣợc đƣa

lên để rắc dập lửa. Nhƣng bác Hƣơng nghĩ là

nguy hiểm, với lại cát chỉ ở bể cát thôi. Nƣớc

vậy? Không, ƣớt sân của các em bé ở dƣới.

Mãi sau Anh Duy mới đồng ý. ”Chơi giả vờ thôi

vậy.”

Mệt quá! Mình nghỉ một chút đi!

Các bạn càng nhỏ thì càng yêu, đây là thời gian những

biểu cảm tự nhiên nhất của các bạn ấy đƣợc bộc lộ một

cách tự nhiên nhất, muốn gì thì thể hiện đấy, vui là cƣời và

cƣời rất nhiều nhƣ bé Vĩnh Khang, đói hay không hài lòng

việc gì là khóc, cũng nhƣ mệt là phải nghỉ cái đã nhƣ

Tƣờng Huy, Anh Khoa đây này, nhìn những khoảnh khắc

này dù đang buồn cũng thấy vui lây.

Bé tập đi xăng đan

Sáng nay hoạt động trong lớp học xong, đến giờ

ăn trƣa, cô Nhung nói “Các bạn ơi đến giờ ăn trƣa

rồi, mình đi ra ngoài thôi”. Tƣờng Huy phản ứng

nhanh nhất, đầu tiên là bạn ý định chạy ra mở cửa

rồi, nhƣng xong nhớ đến đôi dép của mình thì lại

lon ton ra lấy cầm trên tay sau đó giơ lên đƣa cho

cô Nhung, ý bảo “Đi vào chân cho con” đó mà

nhƣng thực tế chỉ biết “ƣ, ƣ” thôi, đến buồn cƣời.

Thế là cô Nhung bảo với bạn ý “Tƣờng Huy tự

ngồi xuống và đi dép vào chân của mình đi, cô

Nhung không giúp con đâu”, rồi cô đặt đôi dép

xuống chân bạn ý, bảo bạn ý ngồi xuống. Đây là

lần đầu bạn ấy tập đi dép nhƣng nghe cô nói bạn

ấy cũng làm theo rất nghiêm túc nha. Chỉ là sau

đó cô Nhung nhìn bạn ý đi dép mà cứ ngỡ rằng

bạn ấy đang bắn cung tên vậy, chàng ta cho chân

vào chiếc dép rồi cầm hai cái quai của nó, chân thì

giơ lên tận đỉnh đầu, miệng thì cƣời rất khoái chí.

Đi xăng đan mà vui thế!

Tường Huy ngủ đi! Vĩnh Khang và Anh Khoa phải ăn xong đã

Hôm nay “Ông tiên” của Casa lại không kịp ăn xong bữa trƣa

với các bạn rồi, lúc buồn ngủ thì cái đĩa cũng thành cái gối êm

luôn, nhìn bạn ấy ngủ mà thèm, thôi lên đệm êm rồi say nồng

tiếp nhé Tƣờng Huy. Anh Khoa với Vĩnh Khang cứ ăn tiếp nha,

nhìn vẻ mặt chẳng hề bận tâm vì bên cạnh có một “ông tiên”

ngủ say của hai bạn ấy mà thấy tủi thay Tƣờng Huy ghê.

Hôm nay Đức Anh mải chơi quên không

đi vệ sinh, mà Đức Anh lại hết mất quần

rồi. Thế là các cô phải hỏi ý kiến các anh

lớn xem có anh nào đồng ý cho Đức

Anh mƣợn quần không. Khôi Nguyên

thấy thế thì hỏi Đức Anh: "Đức Anh ơi có

mƣợn quần của Khôi Nguyên không?"

Ôi Khôi Nguyên muốn giúp đỡ Đức Anh

mà lại không giúp đƣợc bạn, nhƣng thôi

có một trái tim ấm áp là điều quan trọng

nhất rồi con nhỉ.

Còn các cô thì cƣời mà không dám cƣời

vì quần của Khôi Nguyên thì Đức Anh

làm sao mà mặc đƣợc cơ chứ.

Help me!!!!!Tƣờng Huy là nhân vật với nhiều tình huống khó đỡ nhất ở trong nhà mọi ngƣời ạ. Lúc này cũng vậy đây,

leo lên xà với đủ tƣ thế, vắt cái chân qua cũng rất chuyên nghiệp nha, ngƣời thì ngắn nhƣng chẳng kém

cạnh anh chị trong khoản leo trèo tí gì luôn. Khi bạn ý leo lên đỉnh rồi, nếu mà chỉ ngồi im ngắm nhìn mọi

thứ xung quanh thôi thì không sao, đàng này còn muốn thử cho hai cái chân ngắn ngủn qua hai thanh xà

mới khổ, cô Nhung đoán chắc rằng Tƣờng Huy chẳng thể đủ sức để giữ và nhảy xuống đƣợc, chị Sa ở

dƣới nhìn lên cũng phải trợn tròn đôi mắt vì cu em. Và kết quả chẳng ngoài dự đoán, anh chàng đƣa hai

chân xuống đƣợc nửa rồi sợ quá nhƣng bất lực không thể leo quay lại đƣợc nữa thế là đành… Help me!

Bài của chị SaBuổi trƣa chỉ có hai chị em là Sa và Tƣờng Huy, nàng là thành viên không ngủ trƣa của trƣờng còn chàng vì

ngủ hai giấc nên đến khi mọi ngƣời ngủ thì mình mới thức dậy. Dù có mỗi hai bạn thôi nhƣng cũng nghĩ ra đủ

thứ trò hay ho cho buổi trƣa yên ắng. Trong khi chị Sa đi nhặt lá khô ở vƣờn để về làm vòng cho Yến Nhi và

Phƣơng Phƣơng thì cậu em leo vắt vẻo trên xà, hai chị em mỗi ngƣời một việc, trừ lúc chị Sa chạy ra yêu

thƣơng em chốc lát thì không ai phạm ai. Cho đến khi Sa mang đƣợc bao nhiêu lá cây, ngồi xuống bàn bắt đầu

dán lá thì cậu em nhỏ liền trở thành phần tử phá rối, cứ chạy ra chỗ chị lấy lá nghịch mới khổ chứ. Chị Sa

không có cách nào ngăn cản đƣợc lại ôm em lếch tha lếch thếch thả vào trong nhà rồi đóng cửa kín mít không

cho cậu chàng bén bảng tới khu vực cấm, vừa ôm vừa kêu to với cái giọng bất đắc dĩ vô cùng làm cô Nhung

chết cƣời : “Tƣờng Huy! Em chỉ đƣợc ở trong này thôi, không đƣợc ra chỗ chị nữa, vừa mới làm đƣợc mấy cái

lá xong lại bị hỏng hết rồi…!” Không thể đi ra chỗ chị nữa, cậu chàng bức xúc lắm, cứ thấy kéo tay cầm cửa để

mở nhƣng không thành, rồi lại quay ra cửa sổ ngó nghiêng. Anh chàng đành lầm lũi đi cầu thang gỗ, cô Nhung

nhìn hai chị em mà thấy thú vị quá đi thôi

Trung tiện là chải răng

Sau khi nghe cụm từ “đánh rắm” và việc các bạn trêu nhau bài học kỹ năng sống đƣợc giới thiệu. Nếu mà

muốn trung tiện mình cũng nên vào nhà vệ sinh chứ không làm thế trong lớp học vì nhƣ thế là mất lịch sự, lại

làm ảnh hƣởng đến mọi ngƣời xung quanh.

Các bạn nhỏ của chúng ta đã quá quen thuộc với khái niệm “tiểu tiện” và “đại tiện” rồi nhƣng có một khái

niệm khá mới mẻ với các bạn ấy đó là “trung tiện”, câu hỏi “Trung tiện là gì?” đƣợc bác Hƣơng đƣa ra khiến ai

cũng ngẩn ra mất một vài giây, thế rồi một vài câu trả lời đƣợc đƣa ra “Trung tiện là chải răng bác Hƣơng ạ.”

“Trung tiện là táo bón bác Hƣơng ạ.”... Đáp án “Trung tiện là xì hơi” khiến bạn nào cũng cảm thấy buồn cƣời vì

thú vị, Sa còn giải thích rõ hơn “xì hơi hay còn gọi là đánh bủm, có nghĩa là “thoát hơi ra khỏi mông”, vậy là lại

nghe thêm nhiều tiếng khúc khích nữa.

Thế có nhớ không nhỉ? Để xem từ mai có bạn nào hồn nhiên trung tiện giữa lớp không nhé..

Khôi Nguyên xây dựng thành phố của mình

Khôi Nguyên xây dựng thành phố của mình,

“Thành phố của mình và mình thích xe ôtô ở hết

trên cầu vƣợt”.

Tay phải của Khôi Nguyên ở gần chiếc cầu vƣợt màu

đỏ hơn, nhƣng Khôi Nguyên vẫn dùng tay trái vắt qua

tay phải để lấy chiếc cầu. Khả năng làm việc thành thạo

cả hai tay của Khôi Nguyên. Thật là siêu.

Thử thách biên giới tí

Cách chuyển hạt đậu bằng bình của Linh Anh

đây ạ! Đó là Linh Anh thích đổ hết ra bàn chứ

không chuyển từ bình này sang bình kia.

Kho báu bí mật của Tú Anh

Tú Anh đã nhặt đƣợc một hòn đá trong lúc đi

dạo cùng các bạn. Khi về lớp học làm việc Tú Anh

đã chọn hoạt động “Ghép cặp ba màu”, Tú Anh

thích cắm ngƣợc các con ki và lấy hòn đá Tú Anh

đã nhặt đƣợc ra để bỏ vào chiếc lỗ. Sau đó cô

Tuyến có nói chuyện với Tú Anh, cất giúp Tú Anh

hòn đá và sẽ trả lại Tú Anh sau khi Tú Anh làm

việc xong. Tú Anh đồng ý và tiếp tục làm việc.

Chơi với lốp xe thú vị lắm nhé!

Đức Anh dùng phấn để vẽ vòng quanh chiếc

lốp. Vẽ tay trái mỏi thì Đức Anh lại chuyển sang

tay phải. Ngồi bên ngoài vẽ mãi thì Đức Anh lại

nghĩ ra đổi chỗ và ngồi trong lòng của chiếc lốp.

Ngồi lâu quá thì Đức Anh lại đứng lên để đi vòng

quanh, thật không dễ chút nào vì vừa đi vừa giữ

thăng bằng. Chơi mãi một chiếc và vẽ cũng kín

chiếc lốp đó rồi thì Đức Anh đứng lên và đi lấy

thêm một chiếc lốp nữa để chơi tiếp.

Những ngón tay đang khéo dần lên

Nhật Minh sử dụng ba ngón tay để xếp hình rất

tập trung. Gia Hiển cũng đang sử dụng ba ngón

tay của mình để xếp nhƣng viên bi. Tú Anh làm

hoạt với bảng chữ cái, cũng với ba ngón tay cầm

vào cái núm. Tuệ An cũng dùng những ngón tay

rất khéo léo để xếp những viên bi ve.

Mình đã làm được hoạt động kẹp rồi đó

Xây dựng mô hình thành phố

Hãy nhìn tay trái, tay phải và chiếc miệng

của chàng, có vẻ vất vả à nha. Thành quả

mà chàng đạt đƣợc là đã kẹp thành công

cả 10 chiếc kẹp rồi :D.

Chàng đang suy tƣ gì đây? cô Tuyến cũng chịu thôi

Bắt đầu và kết thúc rất gọn gàng

Hoa quả đƣợc Nhật Minh cắt ra và sau đó đƣợc ghép lại nhƣ ban đầu rồi mới cất về giá

Bu lông và ốc vít này khó quá

Một ngày bình yên

Nghỉ lễ dài ngày nên có lẽ lịch sinh hoạt của các cô

nàng, cậu chàng ít nhiều có sự thay đổi hay sao mà trƣa

nay cô cậu ngủ ngoan lắm, Nhật Minh vốn “nức tiếng” là

“ca khó” ấy vậy mà hôm nay cũng “quấn kén” ngủ ngon

lành nè.

Sau khi thấy Yến Nhi và Phƣơng Phƣơng học tên gọi

bốn con vật trong tiếng Trung, Sa cũng muốn học nhƣng

bốn con vật ấy. Sa nắm rõ nhƣ lòng bàn tay rồi nên cô

nàng muốn “Cô ơi cô dạy cho con những con khó hơn đi

ạ!”. Vậy là nàng ấy chọn bốn con (hổ/chuột/hà mã/hƣơu

cao cổ), bạn ấy phát hiện ra là “hổ 老虎” và “chuột 老鼠”

có cách đọc gần giống nhau, nếu không để ý sẽ rất dễ

đọc nhầm nhƣng do đã biết bài hát “两只老虎” rồi nên bạn

ấy cũng dễ nhớ hơn.

Trong khi các bạn đang bận rộn chuẩn bị phòng ngủ thì

có tiếng hát cất lên. Ồ! Hẳn là bài hát tiếng Trung mới xì

ngầu chứ, thì ra đó là bài hát giáng sinh, ban đầu là

Thanh Tùng. Sau đó các bạn khác cũng “dàn đồng ca”

theo luôn, những tƣởng một bạn toàn hát bài “Con bƣớm

xinh” với “Em của ngày hôm qua” nhƣ Huy Sơn sẽ khó

mà “cảm thụ” sang bài khác đƣợc, ấy vậy mà hôm nay

chàng ta cũng hát nhƣ ai luôn, cứ tiến bộ thế này chắc cô

Yến và cô Nhung viết và vẽ bài hát cho các bạn không

kịp ấy chứ.

Hôm nay là ngày thứ hai Huy Hoàng học tại

Casa Hanoi, nếu chỉ nhìn vào thời gian lúc đi học

thì chắc hẳn rằng ai cũng sẽ cho rằng cậu chàng

không thích trƣờng này vì cậu chàng khóc rất là

to, nhƣng chỉ năm phút sau là bạn ấy chơi và

học nhƣ đang ở chính ngôi nhà của mình vậy.

Hôm nay cậu chàng đƣợc làm quen với một

ngôn ngữ mới đó là tiếng Trung, cậu học về

những con số và những con vật dƣới biển này,

rồi thì học cách gắp bi để luyện cho đôi bàn tay

mình thật là khéo léo nữa. Mới ngày thứ hai mà

hôm đầu tiên mình có khóc tí nào đâu Huy

Hoàng nhỉ?

Con tên là Sơn Tùng

Hôm nay các bài hát tiếng Trung cũng đã xuất hiện ở trên kệ rồi, các bạn nhỏ tha hồ học hát nhé. Vậy là “The

Voice” phiên bản Casa Hanoi đã xuất hiện, hôm nay các bạn học bài “两只老虎-hai chú hổ”, chắc cũng vì bài

hát ngắn và dễ học nên là Yến Nhi, Huy Sơn, Phƣơng Phƣơng cũng cơ bản nắm đƣợc lời bài hát rồi đó. Huy

Sơn đặc biệt dạo này rất thích hát. Hôm nay cậu chàng còn bảo “Con tên là Sơn Tùng cơ”. Uầy! Fan ruột rồi

cũng nên.

Boy & his toy

Khôi Nguyên hôm nay mải miết với hộp đèn giao thông, đây đúng là sở thích của chàng rồi bởi cậu chàng vốn

dĩ rất thích ô tô mà, ngày nào mà chả vài tác phẩm vẽ ô tô đƣợc “ra lò”, hẳn là sắp có bộ sƣu tập về ô tô rồi

đây. Không phải chỉ chăm chú vào ô tô đâu, cậu chàng còn biết cách di chuyển chúng trên đƣờng sao cho

đúng luật đấy, đƣờng một chiều thì nhƣ thế nào, đƣờng dành cho ngƣời đi bộ thì nhƣ nào, chỗ vòng quay

bùng binh thì lại phải nhƣ nào, ôi, phức tạp ghê ha.

Điện thoại không pin

Sống trong thời buổi công nghệ thông tin hẳn là

các bạn nhỏ không hề xa lạ gì với những chiếc

máy tính, những chiếc điện thoại di động mà cho

dù hai ngƣời có cách nhau cả nửa vòng trái đất đi

chăng nữa thì vẫn có thể trò chuyện và nhìn thấy

mặt nhau nhƣ thể đang gặp nhau luôn ấy. Do đã

quá quen thuộc với những thứ ấy nên thấy chúng

chả có gì thú vị cũng là điều dễ hiểu, cũng bởi vì

vậy mà “chiếc điện thoại” ….có dây của Casa

Hanoi hôm nay khiến các bạn rất thích thú. “Chiếc

điện thoại” của Casa hôm nay có gì đặt biệt mà

khiến các bạn dùng nó phải cƣời khanh khách vậy

nhỉ. À! Nó chỉ là một đoạn ống dây nhựa mà thôi,

dài chừng ba mét, đặc biệt hơn cả là nó chỉ nghe rõ

khi hai ngƣời nói thầm với nhau thôi nhé. Sa và

Phƣơng Phƣơng hết thử nghiệm bằng cách nói

thầm lại bằng cách cƣời rất to, thế này buôn

chuyện cả ngày cũng không hết pin nhỉ.

Hôm nay các anh chị “chăm chỉ” lắm, làm việc tới hơn 12h mới xuống nhà ăn trƣa cơ, chính vì thế mà lại

có trải nghiệm thú vị, đó là cảm giác đói. Khi đƣợc bác Hƣơng hỏi là “Đói thì trong ngƣời sẽ thấy thế nào”.

Sa miêu tả “bụng sôi sùng sục”, Anh Duy cũng bảo “Con cũng đói bác Hƣơng ạ, sáng nay con chả ăn gì,

chỉ ăn mỗi xôi gấc thôi ạ”. Ôi trời, cậu chàng sao mà vui tính thế.

Buổi chiều sau khi trực nhật lớp học xong, các bạn nhỏ đƣợc bác Hƣơng cho chơi một số trò vận động

chân tay, đƣợc hƣớng dẫn làm thế nào để giống một con rắn, con voi, con sƣ tử, con cá sấu…, làm thế

nào để lăn tròn từ đầu này tới đầu kia của lớp học, năng lƣợng của cả ngày dƣờng nhƣ giải phóng khá

nhiều qua những trò chơi này. Chắc hẳn tối đến các bạn sẽ ngủ ngon hơn đây.

Gắp cua bỏ giỏ

Chiều nay nắng đẹp, các bạn nhỏ lại đƣợc đi “gắp cua bỏ giỏ”, “cua” ở đây là những bông hoa nhót rụng,

các bạn nhỏ khéo léo dùng hai ngón tay để gắp từng bông một, trong lúc gắp Thanh Tùng cũng quan sát

đƣợc rằng, ngoài hoa nhót ra còn có các bông hoa khác, cánh hoa xòe ra nhƣ ngôi sao năm cánh, “cua”

bắt đƣợc các bạn không mang về “nấu canh” mà tung lên trông nhƣ “Tuyết rơi mùa hè” vậy. Một số khác

quay sang nghe cô Linh đọc truyện Jip và Janeke, đƣợc nghe kể chuyện dƣới ánh nắng dìu dịu buổi chiều

tà hẳn là không còn gì thú vị hơn rồi.

Và rồi, để tận hƣởng cho hết cái nắng ấy, các bé hôm

nay không những đƣợc ăn ở hiên, mà còn đƣợc ngồi vắt

vẻo trên xà đu, đƣợc ra cổng “gắp cua bỏ giỏ”, đƣợc tô tô

vẽ vẽ, đƣợc nhảy ô, đƣợc làm “tổ”...vào buổi trƣa, bảo

sao cổng lại là nơi cuốn hút tụi trẻ đến vậy, rồi chúng lại

tỏ ra thích thú khi nhìn thấy bà hàng xóm đốt đống cành

cây lá khô to đùng nhƣ thể chúng chƣa đƣợc nhìn thấy

lửa bao giờ. Nếu hôm nay tiết trời lạnh thì đống lửa ấy sẽ

dùng để sƣởi ấm đƣợc này, nhƣng hôm nay trời nắng

ấm, hơi nóng bốc lên từ đám cháy làm mọi thứ chuyển

động nhìn nhƣ ảo ảnh ở sa mạc.

Đuổi hình bắt chữ

Sa - một cô bé 5 tuổi, về cơ bản thì là chƣa

biết đọc thành thạo, ấy vậy mà hôm nay

nàng ấy đọc truyện cho Phƣơng Phƣơng

nghe đấy, nghe có vẻ hơi mâu thuẫn nhỉ,

chƣa biết đọc thì sẽ đọc truyện nhƣ thế nào

đây nhỉ. Thì ra là nàng ta nhìn vào tranh ở

mỗi trang của cuốn truyện dựa vào đó để kể,

quyển truyện đó bạn ấy đã đƣợc nghe kể

qua rồi nên là kể lại cũng không có gì là khó,

và đƣơng nhiên là cốt truyện sẽ không giống

hoàn toàn với nội dung quyển truyện đó rồi.

Nhƣng có sao đâu Phƣơng Phƣơng đang rất

chăm chú lắng nghe.

Nước chảy về đâu?

“Rửa tay gồm bao nhiêu bƣớc các bạn

nhỉ?” “Khi nào cần rửa tay các bạn nhỏ?”

Có lẽ những câu hỏi nhƣ vậy sẽ chẳng làm

khó đƣợc các bạn nhỏ ở Casa Hanoi đƣợc

bởi ngày nào các bạn ấy cũng đƣợc thực

hành việc ấy tới cả chục lần ấy chứ, nhƣng

chắc chỉ có Nhật Minh mới để ý tới một điều

tỉ mỉ đó là nƣớc sau khi rửa tay xong sẽ

chảy về đâu nhỉ? Đó là nguyên nhân vì sao

mỗi khi rửa tay xong bạn ấy sẽ ngó nghiêng

xem nƣớc chảy về đâu. Ngộ nghĩnh ghê ha.

Quốc Bảo 在哪儿 ? (Quốc Bảo ở đâu?)

Trong lúc ăn hoa quả buổi chiều, Huy Hoàng bần thần, loay hoay với đĩa hoa quả còn thừa hai quả chôm

chôm, chắc chàng ta không muốn ăn nên cô Yến gợi ý là nên nhờ một bạn khác ăn hộ thay vì bỏ chúng đi,

nhƣ vậy rất là lãng phí, Huy Hoàng định nhờ Quốc Bảo ăn hộ nhƣng lại đƣa cho Nhật Minh, cô Yến bèn bảo

“Quốc Bảo 在哪儿?” (Quốc Bảo ở đâu?). Nhật Minh cũng hiểu là bị đƣa nhầm, nên cũng cao giọng nói “

Quốc Bảo 在哪儿?”,Ồ! sao mà lúc ấy nghe Nhật Minh phát âm lại chuẩn nhƣ thể là ngƣời Trung Quốc thực

thụ vậy nhỉ, biểu cảm cũng phù hợp với hoàn cảnh cơ ý. Mà chôm chôm thì lại đúng món tủ của Quốc Bảo

rồi.

Tiệc ăn thì ngày nào cũng có rồi, tiệc chơi thì ngày nào

cũng không thiếu luôn, hôm nay các bạn nhỏ còn có hẳn

một “bữa tiệc âm nhạc” nữa đấy, bác Hƣơng đầu tƣ thuê

hẳn một đội ngũ ba chuyên viên đến để hƣớng dẫn các

bạn ấy cảm thụ âm nhạc đấy, các bạn dựa vào nhạc để

biết khi nào cần di chuyển nhanh, khi nào di chuyển chậm,

khi nào thì dừng lại, khi nào làm động tác đi “thình thịch”

giống con khủng long, khi nào làm động tác đi “rầm! rầm!”

giống chú voi...rồi tất cả lại thích thú khi chính tay mình

đƣợc đánh thử chiếc đàn siêu nhiều màu luôn, cơ mà màu

sắc lại không phải là điều đặc biệt của chiếc đàn, trông

chiếc đàn có vẻ đơn giản vậy thôi nhƣng âm thanh của nó

khá là trong trẻo đấy, tới lƣợt mình đƣợc gõ thử, Thanh

Tùng đã gõ hẳn thành một bài luôn, bạn nào cũng tròn xoe

mắt ngƣỡng mộ nha, Thanh Tùng tỏa sáng ghê hông. Rồi

những tiếng cƣời giòn tan cất lên khi tất cả đƣợc đắm

chìm trong tiếng nhạc lại đƣợc ngồi một chỗ bí ẩn trong

chiếc dù khổng lồ nữa. Chắc hẳn đây là trải nghiệm khó

quên với các bạn ấy.

Cảm thụ âm nhạc 1

Cây thông hoa cỏ

Ngày thứ sáu đi dạo ven hồ, các con hái đƣợc vài

nhánh hoa cỏ may. Các bạn nam cài lên tóc của các

“phụ nữ nhỏ” rồi lại cài lên tóc của ba “phụ nữ lớn”.

Thật nhẹ nhàng và dịu dàng, không thiếu một ai.

Đi đƣợc một đoạn, Thanh Tùng đƣa cho cô Hoa

một cành hoa cỏ may rồi nói: “Cô giữ cây thông cho

con.”

“Hả, cây thông à?”, nhìn lại “Uh, cũng giống đấy

chứ.”, cô Hoa thầm nghĩ.

Không chỉ hao hao giống ở hình dáng ở bề ngoài,

cây thông và hoa cỏ may còn có một sự trùng hợp

đến kỳ lạ. Nếu nhƣ cây thông xanh quanh năm, là

cây của sự sống, nó tƣợng trƣng cho sự sống vĩnh

hằng thì hoa cỏ may là loài hoa mỏng manh nhƣng

vững vàng trong gió với sức sống mãnh liệt. Hoa cỏ

may không mang vẻ đẹp long lanh kiêu sa mà ẩn

giấu trong mình vẻ đẹp của sự kiên cƣờng.

Con trẻ dùng đôi mắt của mình để nhìn nhận thế

giới khách quan, điều này không do ai dạy mà đến

từ nội tâm của trẻ, đến từ quá trình trẻ quan sát và

thể nghiệm cuộc sống.

Đi chu du

Thứ sáu vui vẻ, phải ra khỏi Casa Hanoi đi chu du thiên hạ mới đƣợc. Cả nhà mặc áo ấm vì trời âm u mà.

Dù sao thì đƣợc đi chơi ngoài trời vẫn thích hơn là ở trong nhà.

Mở màn là các cuộc thi chạy dọc theo hồ đến tận biển cấm bơi. Chạy huỳnh huỵch một hồi thì ấm lên rồi còn

gì.

Sau đó sẽ là màn mài quần trên cầu trƣợt bê tông. Các bạn thi nhau trèo lên rồi lại trƣợt xuống rôm rả lắm.

Điều này ngƣời lớn không bao giờ hiểu đƣợc đâu.

Rồi thì trời mƣa. Các em bé 0-3 quay lại Casa Hanoi. Các anh chị lớn đứng giữa trời xem áo ai ngấm nƣớc,

áo ai chống nƣớc. Áo của Quốc Bảo mƣa rơi xuống rơi cái vèo. Thế là các bạn hiểu. Bác Hƣơng gợi ý các

bạn ngửa mặt lên trời tận hƣởng mƣa rơi. “Mƣa giăng nhƣ mạng nhện.” Thanh Tùng thốt lên. Rồi tất cả ngồi

hát Rain rain go away. Hát vài lần mƣa vẫn không tạnh. “Thôi đi về nhé?” Bác Hƣơng hỏi. “Không. Mẹ đã bảo

là đi chơi mà.” Sa phản đối. Bác Hƣơng chƣng cầu dân ý, chẳng bạn nào chịu về. Ok thế thì đi tiếp.

Trên đƣờng đi, bác Hƣơng chỉ cho các bạn cây hoa ban đã nở sớm. Những cánh hoa tím mỏng mảnh vƣơn

lên buồn man mác. Dƣới gốc cây ban, hoa cỏ nở rộ. Thanh Tùng hái hoa tặng tất cả các phụ nữ nhí. Các

phụ nữ lớn ghen tị. Chàng phải đi hái tiếp tặng đủ tất cả các phụ nữ mới công bằng.

Mƣa một lát rồi tạnh, ông mặt trời ló ra, ai cũng mong nhìn thấy cầu vồng nhƣng không có. Mặt hồ lóng

lánh ánh bạc. Bức tranh thiên nhiên đẹp lãng mạn quá. Xa xa một chú hƣơu cao cổ đang chuyển đồ, chẳng

mấy chốc lại có những tòa nhà mới mọc lên cho xem.

Đi qua gốc cây có đá, lại màn bập bênh. ở đó cũng có một cây khế chua quả to chín vàng trông ngon quá

đi mất. Nhƣng chẳng ai ăn cả. Khế rụng đầy sân chƣa ai quét. Phí phạm. Bác Hƣơng chỉ cho các bạn một

quả ở cành la vƣơn ra bên ngoài. Phƣơng Phƣơng nhẹ nhất đứng lên vai cô Hoa cố hái quả khế. Thành

công rồi. Tất cả nhóm chia nhau một quả khế chua. Điều này làm các cô nhớ lại tuổi thơ của mình. Và vì

quả khế chín vàng đến các cô cũng phải thử một miếng mới đƣợc. Chua nhƣng ngon. Có muối ớt nữa thì

tuyệt đấy. Không có cũng chẳng sao. Ngon chán.

Ôi nhìn kìa, một điều kỳ diệu. Một chú bƣớm vừa chui ra khỏi kén đang đợi đôi cánh của mình khô để bay đi.

Điều còn kỳ diệu hơn là chú bƣớm này màu hồng. Chƣa bao giờ bác Hƣơng nhìn thấy một chú bƣớm hồng

cả. Ôi đẹp quá. Các bạn nhẹ nhàng thu thập vỏ kén về để quan sát. Còn chú bƣớm ơi, bay đi nhé, may mà

trời nắng đấy, trời mƣa, cánh không khô đƣợc thì đã bị chết rồi đấy.

Rẽ sang quán cà phê cá, cho rồng ăn cà rốt. Rồng bị thƣơng, bị kẹp chân vào cửa. Khổ thân quá! Các anh

chị chỉ quan sát thôi nhé. Nghỉ ngơi đi rồng.

Đi sang nhà bên cạnh, ông bà có nhà, cả nhà vào xem chim và chó. Cây lựu nhà ông bà bao nhiêu là quả.

Nhƣng không ăn đƣợc đâu, chỉ là lựu cảnh thôi. Còn cây cóc thì có. Ông mở tủ lạnh lấy cho các bạn hai quả

cóc chín cây nhà mình. Nhật Minh ăn xong nói “Ngọt lịm.” Nhật Minh cứ buồn cƣời.

Thế rồi các bạn đi về nhà vì mới có thế mà đã 11 giờ trƣa rồi mà. Chuyến chu du này nhiều điều thú vị

ghê! Thứ 6 nào mình cũng đi chu du thiên hạ nhé. Đi quanh đây là tìm đƣợc khối thứ để ăn và trải nghiệm

đấy.

Thành Quân thả bóng

Anh chàng Thành Quân rất thích chơi bóng.

Hôm nào tới lớp chàng ta cũng vào bể bóng chơi

chán mới ra. Vào phòng học thì chàng lại tìm tới

các giáo cụ có bóng. Thành Quân hứng thú với

hoạt động thả bóng nên chàng ngồi làm mãi mà

không chán. Nhìn Thành Quân làm việc hăng say

quá cơ.

Chuyển động của bánh xe

Hôm nay, anh chành Thành Quân lại rất hứng thú

với những chiếc ô tô nên cô Nhung quyết định cho

Thành Quân mang vào phòng học một chiếc.

Chàng cầm chiếc ô tô nhìn thích thú và ngắm

nghía. Thành Quân thích nhất là bánh ô tô và sự

chuyển động của bánh xe. Anh chàng lấy tay đẩy

cho bánh xe quay tròn và nhìn cho tới khi bánh xe

tự dừng lại. Đúng là cái tuổi tìm tòi và khám phá.

Thành Quân đi học sau kỳ nghỉ giáng sinh

Khác với anh bạn Anh Khoa cùng lớp và các bạn

khác trong ngôi nhà. Hôm nay, Thành Quân đến lớp

và chơi rất vui vẻ. Hầu nhƣ hoạt động nào chàng

cũng tham gia. Nghỉ dài ngày thế mà đến trƣờng

chàng vẫn vui vẻ nhƣ vậy là do thi thoảng mẹ

chàng đƣa chàng đi dạo có ghé qua trƣờng chơi.

Thành Quân với mẹ vào trong trƣờng đƣợc vì trong

khi các bạn nhỏ nghỉ thì các cô vẫn đi làm đều đặn

mà. Đến trƣờng nhiều bảo sao không lạ khi đã nghỉ

rất nhiều ngày.

Ăn đỗ à? Cứ để tớ lo

Trong bữa ăn hôm nay có món rau củ hấp và Anh

Khoa thì rất thích gặm những quả đỗ. Anh chàng

gặm đỗ ngon lành. Thấy bạn ăn ngon quá mà trên

đĩa thì đã hết đỗ Vĩnh Khang liền đƣa luôn quả đỗ

đang cầm trên tay vào miệng Anh Khoa để cho bạn

ăn. Anh Khoa gặm vài miếng đã hết quả đỗ của

Vĩnh Khang. Ăn xong Anh Khoa nhìn Vĩnh Khang

cƣời tỏ vẻ cảm ơn vì cậu đã đút cho tớ ăn.

Lớn rồi có khác

Trƣa nay, Anh Khoa và Vĩnh Khang ngủ trƣa

với nhau, thức dậy cùng nhau và cùng khóc

khi thức dậy. Lúc này, cô Chi chỉ có một mình

nên cô quay sang nhìn Vĩnh Khang và nói

chuyện với chàng: “ Vĩnh Khang ơi, con bình

tĩnh nhé. Anh Khoa đang bị ốm nên bạn cần cô

giúp đỡ hơn con. Bây giờ, con ngồi đây để cô

giúp Anh Khoa nhé”. Vĩnh Khang nhìn cô gật

đầu nhƣng mặt có vẻ hơi buồn vì cái mặt

chàng xị ra. Nhƣng một lúc sau anh chàng lại

tƣơi tỉnh trở lại và còn lấy giày giúp Anh Khoa

nữa cơ.

Dép của chị này

Hôm nay, trời khá lạnh nên mãi tới chiều các

bạn nhỏ mới đƣợc ra ngoài vƣờn chơi. Trƣớc khi

ra vƣờn thì bạn nào cũng phải mặc đầy đủ áo

khoác và đi dép đầy đủ để đảm bảo sức khỏe.

Vĩnh Khang đang chơi ở hè thấy chị Linh Anh để

dép một chỗ và đi chân không. Vĩnh Khang cầm

đôi dép lại chỗ chị và nói: “Ƣ..ƣ…” Ý anh chàng

là chị đi dép . Vĩnh Khang cứ chỉ vào đôi dép cho

tới khi chị Linh Anh đi thì mới thôi. Linh Anh hiểu

ý tốt của em nên đi dép xong còn thơm em một

cái. Vĩnh Khang vui quá cƣời tít cả mắt.

Trợ lý của Time keeper Quốc Bảo

Sáng nào, Quốc Bảo tới lớp cũng xé lịch

nhƣng hôm nay công việc này đã có ngƣời

làm giúp. Đó là chàng Anh Khoa. Đƣợc sự

giúp đỡ nhiệt tình của anh trai Thanh Tùng và

chị Sa mà anh chàng Anh Khoa đã xé thành

công tờ lịch to đùng để bắt đầu một ngày mới.

Anh Khoa cầm tờ lịch vừa xé mà miệng cƣời

toe toét vì mình đã bắt đầu ngày mới bằng một

việc có ích.

Cài cúc áo

Vĩnh Khang đang ngồi chơi ở hiên nhà thì thấy

cúc áo bị tuột. Anh chàng liền ngồi luôn ở đó và

cài cúc áo. Công việc tƣởng chừng nhƣ đơn giản

nhƣng lại khá khó khăn với chàng trai hơn một

tuổi này. Vĩnh Khang ngồi một lúc lâu để cài một

chiếc cúc áo. Chàng ta tập trung cao độ vào công

việc của mình nhƣng cuối cùng chàng vẫn phải

nhờ tới sự giúp đỡ của cô vì công việc này khó

với chàng.

Cậu xem gì đấy

Trong giờ chơi, Vĩnh Khang thấy anh bạn

Tƣờng Huy đang cầm một quyển sách và ngồi

giũa nhà xem rất chăm chú. Vĩnh Khang liền đi tới

và nhìn xem có gì hấp dẫn mà Tƣờng Huy lại tập

trung nhƣ thế. Anh chàng biết đó là hoạt động của

bạn nên chàng chỉ ngồi cạnh và ngó vào xem thôi.

Cảm thụ thơ ca

Chiều nay, thời tiết đẹp nên các bạn nhỏ kéo

nhau ra vƣờn chơi. Cô Chi, T.A, Trúc Anh,

Vĩnh Khang cùng nhau ngồi quanh bàn trà

xem các bạn leo xà đu. Bỗng nhiên, Trúc Anh

bảo: “Cô Ch đọc thơ đi”. Cô Ch liền nói: “ Cô

đọc cho các bạn nghe bài thơ: Ông mặt trời

óng ánh nhé”. Tất cả cùng gật đầu và lắng

nghe cô đọc. Nghe xong T.A hồn nhiên hỏi cô

Chi: “Nhíu mắt nào hả cô Chi?”. Cô nàng hỏi

thế vì trong bài thơ có câu: “Ông nhíu mắt nhìn

em. Em nhíu mắt nhìn ông”. Cô Chi vừa cƣời

vừa nói: “T.A thích nhíu mắt nào cũng đƣợc

nhé”. T.A nhìn cô cƣời thích thú và nhíu hết

mắt trái rồi lại sang mắt phải. Nhìn nàng hay

lắm cơ.

Con cũng làm được

Hôm nay, sau khi ngủ dậy Vĩnh Khang thấy

các anh chị dậy cùng mình mang chăn, gối và

đệm cất vào tủ. Vĩnh Khang cũng bê gối đến tủ

và nhờ cô Chi cất hộ. Bê hết gối chàng bê tới

chăn và đệm. Đi chƣa vững nên Vĩnh Khang

ngã liên lục. Cô Tuyến hỏi:” Cô giúp Vĩnh

Khang nhé?” nhƣng anh chàng lại lắc đầu liên

tục. Cuối cùng chàng cũng hoàn thành công

việc. Không những thế Vĩnh Khang còn vui vẻ

cầm gối đi cất giúp các anh chị và đóng cửa tủ

khẽ khàng để không phát ra tiếng vì trong

phòng vẫn còn bạn đang ngủ.

Dép của cô

Mùa đông đến các bạn nhỏ và các cô lại có

thêm một đôi dép để đi trong nhà. Nhƣng đôi

khi cô Chi vẫn quên mất đôi dép đi trong nhà

của mình. Hôm nay cũng vậy, cô Chi đƣa các

bạn đi rửa tay và quên đi dép may mà có

chàng Anh Khoa nhắc và cầm hẳn dép đƣa

cho cô. Cô Chi nhìn Anh Khoa và nói: “Cảm ơn

Anh Khoa nhé” rồi nở nụ cƣời thật tƣơi. Anh

Khoa cũng nhìn cô cƣời toe toét.

Con tự làm đượcVĩnh Khang đã lớn và có thể tự thay đồ sau

bữa ăn rồi. Hôm nay, anh chàng không cần nhờ

cô giúp đỡ mà tự mình làm. Vĩnh Khang mặc bỉm

xong lại lựa chọn đi tất chứ không phải mặc quần.

Mặc dù công việc này không đơn giản nhƣng

chàng đã cố gắng đi đƣợc nửa chiếc tất . Tất

nhiên phần hoàn thiện cần có cô giúp đỡ nhƣng

dù gì Vĩnh Khang cũng đã tự mình đi tất. Chúc

mừng con.

Đầu của con đây

Tuần này, cô hƣớng dẫn các bạn nhỏ khám

phá về các bộ phận trên cơ thể mình. Bạn nào

cũng hứng thú, nhất là anh chàng Vĩnh Khang.

Chàng cứ đứng trƣớc gƣơng và chỉ các bộ

phận trên mặt và ngƣời mình. Thỉnh thoảng

các cô hỏi các bộ phận là chàng chỉ đúng

ngay. Đang ngồi ở thảm cô Chi hỏi: “ Đầu của

Vĩnh Khang đâu?” . Anh chàng đứng luôn dậy

và đặt tay lên đầu. Cô Chi lại hỏi: “Tóc của con

đâu?” Vĩnh Khang cầm mấy sợi tóc trên đầu

giơ lên. Thế là anh chàng này đã biết các bộ

phận trên cơ thể rồi đấy

Học hành là phải nghiêm túc

Hôm nay, Vĩnh Khang rất hứng thú với hoạt

động lắp ghép lego. Anh chàng ngồi tập trung

ghép từng mẩu lego vào với nhau. Sau mỗi lần

ghép chàng lại giơ lên khoe với cô Chi và cƣời

khoái chí. Thành quả của mình mà lại, không vui

sao đƣợc cơ chứ.

Khóa áo của Anh Khoa

Thời tiết lạnh nên kể cả ở trong nhà các bạn nhỏ

cũng phải mặc áo khoác. Mặc nhiều áo vận động

sẽ không dễ dàng nên chàng Anh Khoa chẳng

thích tí nào. Cô cứ kéo khóa áo lên đƣợc một lúc là

y nhƣ rằng con lại kéo xuống. Anh Khoa cảm thấy

chiếc khóa áo rất hay nên cứ ngồi kéo khóa áo

khoác của mình mãi mà không chán.

Tôn trọng mọi thứ xung quanh mình

Một buổi sáng đầu tuần bác Hƣơng ôn lại cho

các con những quy tắc về trật tự lớp học mà thôi,

đầu tiên là cách đi đứng sao cho không chạm vào

những chậu cây cảnh trong nhà và ngoài hiên,

từng bạn từng bạn đƣợc mời đi thử vài vòng xung

quanh chậu cây. Ôi! Giá mà lúc nào các bạn ấy

cũng đi lại từ tốn, nhẹ nhàng nhƣ lúc đi thử này thì

có lẽ những chiếc lá cây đã không bị rách rồi.

Khánh Nam cũng đƣợc đi thử này, cậu chàng đi

không hề chạm vào lá cây tí nào, lại còn đã quen

với cách đi cả bàn chân chạm đất rồi đấy nhé,

không còn đi kiễng chân rƣớn ngƣời đâu, ngạc

nhiên chƣa.

Ngôn ngữ cơ thể

Tiếp tới là cách thể hiện tình yêu thƣơng nhau qua

cái ôm nhẹ, mỗi bạn sẽ đứng lên và nói muốn đƣợc

thực hành ôm bạn nào, đầu tiên là Yến Nhi, không

ngoài dự đoán, quả nhiên ngƣời Yến Nhi muốn mời

đó là Anh Duy. Anh Duy mới nghe thấy tên mình

thôi là đã đứng lên rồi chứ chả thèm đợi tới lúc

đƣợc mời, ngƣời đâu mà dễ dãi vậy con. À không,

cậu chàng không hề dễ dãi đâu nhé, chẳng qua là

vì đó là Yến Nhi thôi, cạ cứng của cậu mà nên cậu

mới vậy, lúc Sa mời cậu chàng từ chối luôn chứ,

lạnh lùng ghê ha, cuối cùng Sa mời đƣợc Quốc

Bảo đồng ý, …cứ thế cứ thế những cặp đôi những

cái ôm đƣợc thực hành, đôi nào cũng cƣời khúc

khích, niềm vui hiện rõ trên khuôn mặt trẻ thơ, yêu

ghê cơ. Sa mời Anh Duy mấy lần nhƣng Anh Duy

luôn nói không. Ngạc nhiên là Sa không buồn hay

giận, hay xấu hổ. Cái này ngƣời lớn phải học trẻ

con dài dài.

Các môn thể thao tự chế

Hôm nay các bạn sẽ đƣợc tham gia chơi nhảy cao

qua xà và qua ghế. Đầu tiên là nhảy qua ghế, nghe

thì có vẻ dễ đấy nhƣng mà lại không đơn giản tí nào

đâu nhé, khi nhảy hai chân phải chụm lại và tiếp đất

cùng nhau cơ. Thanh Tùng là ngƣời may mắn đƣợc

tham gia “thử thách” đầu tiên, òa òa! Ngạc nhiên

chƣa, cậu chàng nhảy qua đƣợc độ cao của sáu

chiếc ghế xếp chồng lên nhau nhé, hotboy chân dài

đích thực rồi. Anh Duy, Huy Sơn cũng không chịu

thua, cũng muốn đƣợc thử sức, cuối cùng mỗi ngƣời

nhảy qua đƣợc độ cao ba chiếc ghế xếp chồng nhau,

lần đầu làm vậy cũng xì ngầu lắm đó chứ. Phƣơng

Phƣơng hôm nay diện áo dài truyền thống cơ đấy,

khi nhảy thì buộc hai tà áo lại cho đỡ vƣớng, ấy!

trông lại giống nhƣ đang nhảy sạp ý. Khánh Nam

nhảy vèo cái qua đƣợc độ cao ba chiếc ghế, nhảy lại

rất đúng kỹ thuật nữa chứ, trông nhƣ vận động viên

chuyên nghiệp luôn. Nhảy qua ghế xong lại chuyển

sang nhảy xà, trông xà có vẻ thấp nhƣng cũng khá

khó để nhảy qua đấy, Yến Nhi tới nấc ghế thứ ba là

cũng rơi xà rồi, Huy Sơn cũng chịu thua trƣớc nấc xà

số bốn, các buổi sau lớp mình sẽ luyện tập nhiều

hơn nhé.

Phiên đấu giá ô tô số 1

Vì các chàng và các nàng đều thích ô tô nên một rổ ô tô, máy bay, xe máy các loại đƣợc mua về. Chiều

nay, có một rổ ô tô vừa rửa sạch sẽ đem phơi ngoài vƣờn, chả đợi đƣợc lúc chúng khô thì các anh chị

đã chia nhau ai ô tô, ai máy bay rồi. Thế rồi bác Hƣơng hƣớng dẫn máy bay cất cánh ra sao, hạ cánh thế

nào, máy bay trực thăng cất cánh khác máy bay thƣờng ra sao, tại sao lại gọi là máy bay trực thăng, òa!

Học mà chơi, chơi mà học, nạp đƣợc rõ nhiều kiến thức luôn.

Ô tô thì nhiều, kiểu dáng mẫu mã thì đa dạng, lá cây rụng cũng nhiều, hai cái này thì có gì liên quan nhỉ?

Một ý tƣởng đƣợc đƣa ra, đó là các bạn sẽ đi nhặt lá cây coi đó là tiền để đem đi đấu giá lấy chiếc ô tô

mà mình thích, vậy là ai nấy háo hức đi “kiếm tiền”, chƣa bao giờ mua “siêu xe” lại dễ nhƣ bây giờ. Vèo

cái, trên tay mỗi bạn đều cầm cả “mớ” tiền rồi.

Chị Sa là chủ tịch phiên đấu giá, cô Hà làm trợ lý. Tất cả các bạn muốn mua xe đều ngồi căng thẳng chờ.

Mỗi một chiếc xe đặt trên một khúc gỗ trông rất hoành tráng. Cô Hà còn có hẳn cả búa (mƣợn của lớp 0-

3) để gõ cho oai nhé. Sau khi luật đấu giá và cách thức đấu giá đƣợc giải thích, tất cả hăm hở mua. Ai

cũng chọn cho mình một chiếc xe rồi mà.

Nếu ai hết tiền có thể ra ngân hàng cô Tuyến mua vì cô Tuyến và Trúc Anh đang nhặt đƣợc một túi bự lá

rụng kia kìa. Có vẻ nhƣ cô Tuyến vẫn có duyên với ngành ngân hàng nhỉ.

Chiếc xe thứ nhất, không khí đấu giá có vẻ trầm lắng, một phần vì chiếc xe ấy nhiều bạn không thích,

mặt khác là các “đấu giá viên” chƣa hiểu quy luật đấu giá. Nhƣng qua chiếc “siêu xe” thứ hai thì không

khí khác hẳn luôn, Thanh Tùng mang sạch số tiền mình có để trả giá cho chiếc xe ấy, Huy Sơn cũng

muốn có đƣợc chiếc xe ấy trong khi chỉ có ba đồng tiền, ấy vậy mà điều ngạc nhiên đã xuất hiện, đó là

“chủ tịch phiên đấu giá” Mrs. Sa đã đồng ý bán cho Huy Sơn chiếc “siêu xe Ferrari” giá ba đồng.

Nhiều ý kiến trái chiều nổ ra, có “đấu giá viên” cho rằng chắc Huy Sơn có “tay trong”, hoặc có ngƣời nhà

trong ngành. Ôi! Các cô lại đƣợc phen ôm bụng cƣời.

Món Couscous đến từ Bắc Phi

Nhƣ thƣờng lệ, sáng nay cả lớp cũng bắt đầu ngày

mới bằng cách “họp hội nghị thƣợng đỉnh”, các vấn

đề họp hôm nay không căng thẳng, không nóng

bỏng, cũng chẳng phải tin giật gân gì mà đơn thuần

chỉ là bàn luận về món ăn mà trƣa nay tất thảy sẽ

đƣợc thƣởng thức đó là món Couscous. Đây là món

ăn đến từ đất nƣớc Maroc, thuộc châu Phi xa xôi,

bác Hƣơng đã chỉ cho các bạn nhỏ châu Phi nằm ở

đâu trên quả địa cầu? Maroc nằm ở vị trí nào ở

châu Phi? Làm thế nào để vận chuyển những gói

Couscous đó tới đất nƣớc Việt Nam này?… Nghe

xong cả lớp đều xuýt xoa khẳng định “Òa, đúng là

xa thật”. Các bạn còn đƣợc tận tay, tận mắt sờ vào

những hạt Couscous nhỏ li ti ấy. Sau đó lại gật gù

đƣa ra cảm nhận của riêng mình, có bạn bảo rằng

“Couscous có mùi nhƣ đất nặn”, bạn khác lại cho

rằng “Couscous trông giống nhƣ đƣờng ăn nhƣng

nó lại có màu vàng nhạt”, “Couscous trông giống

nhƣ bột canh vậy” “Couscous trông nhƣ những hạt

vừng”…ai cũng đƣợc sờ, ngửi, ngắm và phát biểu

cảm nghĩ, mỗi ngƣời mỗi ý.

Casa Hanoi next top model

Buổi chiều, các bạn nhỏ lại đƣợc chơi khá nhiều

trò chơi rèn luyện thể lực và sự khéo léo uyển

chuyển của cơ thể nữa cơ. Bạn nào cũng hào

hứng, mở đầu là màn đi “catwalk”, nói là sàn

nhƣng sàn này đặc biệt lắm, đƣợc tạo thành từ 10

chiếc ghế nhựa, mỗi chiếc đặt cách nhau một

khoảng nhất định, tạo thành một đƣờng nhất định,

mỗi bạn nhỏ sẽ phải di chuyển trên 10 chiếc ghế đó

sao cho không bị ngã xuống đấy. Các anh chị lớn

có ngƣời thì đi băng băng, có ngƣời thì chủ quan

nên không nghĩ là lại bị ngã, vì ghế là ghế nhựa

nên dễ bị đổ mà. Ban đầu đi nhƣ đi bộ bình

thƣờng. Sau đó các “siêu mẫu” tăng độ khó bằng

cách nhảy lò cò trên những chiếc ghế cơ, xì ngầu

ghê không. Đi trên ghế thì thênh thang lắm, vậy

nếu phải luồn dƣới những chiếc bàn nhỏ xinh thì sẽ

thế nào nhỉ, vậy là những chú “trạch” con đã nối

đuôi nhau luồn bàn, luồn qua 6 chiếc bàn cơ.

Phƣơng Phƣơng dẫn đầu đám trạch vƣợt qua thử

thách an toàn, thấy có vẻ dễ dàng hay sao mà cả

đám nối đuôi nhau luồn, một ngƣời luồn thì dễ rồi,

nhƣng cả đám thì lại thành vấn đề đấy.

Anh Duy luồn phía trƣớc, Nhật Minh

luồn phía sau, đến đoạn bị tắc đƣờng

Anh Duy phải dừng lại nhƣng Nhật

Minh lại không để ý thế là mặt mũi lại

cứ dúi dụi vào chân Anh Duy. Ôi, sao

mà lại yêu thế, thế mới nói, dù “giao

thông” trên cạn hay dƣới nƣớc thì

cũng phải quan sát trƣớc sau chứ

con. Nhật Minh luồn ra đƣợc thì đi

khoe khắp cả “Thành công rồi! Thành

công rồi”, niềm vui chiến thắng lan tỏa

ghê hông. Sau đó cậu chàng đi lấy

kính lúp, tƣởng làm gì, hóa ra là đi soi

cận cảnh mặt từng chú “trạch” đang

vất vả luồn qua sáu chiếc bàn. Oài! ai

không biết lại tƣởng chàng đang

nghiên cứu khoa học, ngộ nghĩnh ghê

ta. Chú trạch nào cũng háo hức trƣờn

đi trƣờn lại mấy vòng, có khi sau này

các chú lại trở thành đặc công hết ấy

chứ. Luồn đƣợc qua sáu chiếc bàn

thấp ai cũng mƣớt mải mồ hôi hơn cả

tập gym một tiếng đồng hồ ý chứ.

Hôm nay các bạn lại đƣợc nghe bác Hƣơng kể

về đua xe công thức một, cách lái xe phải nhƣ

thế nào, độ chính xác và độ nhanh nhạy phải ra

sao? Huy Sơn nghe mà cƣời tít cả mắt luôn,

hóa ra con trai hầu nhƣ bạn nào cũng thích ô tô

nhỉ. Câu chuyện dần chuyển từ F1 sang trâu.

Muốn chơi trò này các bạn cần hai ngƣời. Em

bé làm trâu chống hai tay để di chuyển. Một

ngƣời lớn, anh chị lớn sẽ cầm hai chân em bé.

Hơi bị khó nhƣng rất là vui mà lại rèn luyện

đƣợc hai cánh tay khỏe mạnh. Các chú “trâu”

thích lắm, “trâu” Thanh Tùng, “trâu” Diệu Linh,

“trâu” Sa, “trâu” Yến Nhi, “trâu” Nhật Minh,… đi

nhƣ trẩy hội, cô Yến giúp Thanh Tùng làm

“trâu” mà cƣời rụng rốn luôn, Thanh Tùng trông

gầy gầy cao cao thế thôi nhƣng khi làm trâu thì

khác hẳn so với tƣởng tƣợng luôn, “trâu”

Thanh Tùng lúc đi bao giờ cặp mông cũng lúng

la lúng liếng, nguẩy hết bên nọ nguẩy sang bên

kia, cô thử làm với Diệu Linh và Yến Nhi xem

có thế không, nhƣng không, chỉ có Thanh Tùng

thế thôi. Òa! Hóa ra làm “trâu” đẹp cũng chẳng

phải dễ đâu nhé.

Trâu công thức 1

Sáng nay, các bạn nhỏ đƣợc cô Hoa kể

về các cung bậc cảm xúc của cô đã diễn

biến nhƣ thế nào chỉ trong khoảng thời

gian ngắn ngủi lúc sáng sớm, từ vui vẻ

chuyển sang lo lắng, từ buồn chuyển

sang vui. Không phải chỉ kể bằng lời nói

đâu, cô Hoa còn chuẩn bị cả những chiếc

mặt nạ thể hiện những cảm xúc ấy nữa

cơ, các bạn nhỏ đƣợc cô cho luyện tập

thể hiện các cảm xúc khác nhau, khi

buồn thì thế nào, khi vui thì thế nào, khi

cáu thì phải làm sao...

Chẳng có cảm xúc nào bị cấm cả. Nếu

các bạn cảm thấy thế nào thì diễn tả

trung thực cảm xúc đó nhé!

Buổi sáng hôm nay cũng khác biệt với mọi buổi sáng

khác, có lẽ vì tối qua ngủ muộn nên sáng nay bạn

nào cũng nhƣ thiếu ngủ vậy, bạn này ngáp xong, bạn

kia ngáp, đôi khi nhiều bạn cùng ngáp, vậy là lại

đƣợc bác Hƣơng cho đi ngủ luôn, buồn ngủ đƣợc đi

ngủ. Ồ, thế là hạnh phúc đấy, tƣởng chừng ngủ vào

giờ giấc không theo nếp sinh hoạt hàng ngày thì các

bạn không ngủ đƣợc, nhƣng không, chỉ 15 phút sau

là một nửa lớp đã say giấc nồng rồi đấy, òa, đúng là

các bạn thiếu ngủ rồi.

Những bạn còn lại không ngủ thì xuống tầng một

học rán pancake 7 món, tự tay nấu đƣợc chiếc

pancake bạn nào cũng cảm thấy phấn khích lắm,

Phƣơng Phƣơng thích thú với pancake hình sao,

Yến Nhi hào hứng vì pancake tự làm có lỗ hổng ở

giữa,...Chiều nay hửng nắng các bạn nhỏ ra sân, ra

vƣờn chơi, lại ngồi vắt vẻo trên chiếc xích đu cao vót,

ngồi trên đó lại tha hồ thả óc tƣởng tƣợng của mình,

Anh Duy hình dung đang ngồi lái một chiếc xe cứu

hỏa với chiếc vòi phun nƣớc thật to, nhƣng điều bất

ngờ Anh Duy thông báo là “ngƣời lái xe cứu hỏa bị

say xe mất rồi”. Ôi trời, lần đầu tiên cô Yến nghe thấy

lái xe bị say xe, lại còn là lái xe của xe cứu hỏa nữa

chứ, nghiêm trọng ngiêm trọng ghê.

Những em bé thiếu ngủ

And you can hear me roarChắc hẳn bạn nhỏ nào cũng ít nhất đƣợc ngồi

xích đu một lần rồi, bởi đây là một trò chơi khá

phổ biến, hầu nhƣ đƣợc lắp đặt ở bất cứ một

công viên hay một trƣờng mầm non nào. Ở Casa

Hanoi cũng không ngoại lệ, cũng có xích đu,

nhƣng xích đu này không giống với bất cứ một

chiếc xích đu nào cô Yến từng thấy, ngay cả khi

viết từ khóa “xích đu” trên Google cũng không tìm

đƣợc chiếc nào giống với chiếc xích đu của Casa

Hanoi cả. Vậy nó làm bằng gì mà lại đặc biệt tới

thế? Mạ vàng chăng? Khổng lồ chăng?...Không!

tất cả đều không phải, thậm chí nó còn đơn giản

hơn rất nhiều so với mọi ngƣời tƣởng tƣợng. Nó

chỉ đƣợc làm từ một chiếc dây thừng cỡ lớn với

nhiều nút thắt buộc cách nhau 1 khoảng nhất

định, một đầu buộc cố định vào song sắt lan can

tầng 2, đầu còn lại thả tự do, đung đƣa, và cũng

là đầu mà các bạn nhỏ có thể luồn chân vào đó

đu qua đu lại. Chiếc xích đu đặc biệt nên cách các

bạn nhỏ Casa Hanoi đu cũng không kém phần thú

vị. Và khi đủ khỏe bạn còn có thể leo lên cao cơ.

Chị Sa và anh Thanh Tùng mở hàng, giờ cả nhà

đều dám chơi trò xích đu mạo hiểm đấy.

Bạn bè con chấy cắn đôi

Các bạn nhỏ luôn đƣợc dạy rằng phải biết chia

sẻ với ngƣời khác, Thanh Tùng hôm nay có

một chiếc kẹo dừa thế là cũng cẩn thận bóc vỏ

kẹo xong mang ra chia sẻ cho các bạn, đầu tiên

là cho các bạn nếm thử mùi vị, nói là nếm

nhƣng chƣa kịp đƣa vào miệng đã bị rút ra

chuyển tới lƣợt bạn khác rồi, các bạn nhỏ ở

Casa Hanoi thƣờng ngày rất rất ít khi đƣợc ăn

đồ ngọt, sữa chua cũng là sữa chua không

đƣờng. Do vậy chẳng lấy làm lạ khi thấy cái

cách các bạn ấy nâng niu một chiếc kẹo ngọt

nhƣ vậy, kẹo dừa rất khó để bẻ nên phải cắn,

mà cắn thì lại sợ bạn cắn miếng to bạn cắn

miếng nhỏ không đều, thế là trong tình huống

này Sa đành “chịu thiệt” đứng ra làm ngƣời

“cắn hộ”, ngƣời cắn hộ thì cứ ra sức cắn vì kẹo

rất dính khó cắn, ngƣời chờ thì vừa chờ vừa

bảo “chị Sa ơi nhanh lên em thèm lắm rồi”,

càng sốt ruột thì ngƣời cắn hộ càng quýnh lên,

Sa: “Sao cái kẹo trong mồm chị nó lại cứ bé

dần thế nhỉ?”, kẹo dừa mà, càng ngậm thì càng

tan chảy. Ôi! Sao mà đáng yêu vậy cơ chứ.

Mấy ngày này trời rét quá, nhiệt độ giảm sâu,

xuống còn 5-7 độ, trời lại mƣa phùn khiến cái rét

càng khắc nghiệt hơn. Các bạn nhỏ hôm nay đã đi

học trở lại sau hai ngày phải nghỉ ở nhà tránh rét,

bạn nào bạn nấy cũng quấn tròn trong những lớp

áo dày. Yến Nhi rét tới nỗi “Con không cầm đƣợc

phấn để viết”, rồi cô nàng lại tự bạch tiếp “Con biết

làm thế nào để tay hết lạnh đấy cô Yến ạ, đó là xoa

hai tay vào nhau”. Thanh Tùng thì chọn đọc sách,

chƣa đọc thạo nhƣng cậu chàng cầm quyển sách

ảnh đọc nhƣ thể một ngƣời lớn đang đọc ấy, tự đọc

rồi lại tự hỏi “Bạn đã bao giờ bay vào vũ trụ chƣa?”,

chả là bạn ấy đang đọc quyển nói về vũ trụ mà.

Giữa buổi, trời hửng lên, cô trò lại đƣợc đi dạo ở

đƣờng ven hồ, đƣợc chạy nhảy nô đùa thỏa thích

sau hai ngày co ro vì rét. Vẫn con đƣờng ấy, vẫn

những bạn đồng hành ấy nhƣng mỗi hôm lại là một

trải ngiệm mới, hôm nay các bạn nhỏ đƣợc nhìn

thấy nào là hạt phƣợng, nào là cây me, nào là rong

rêu mọc bám trên những viên gạch sau mƣa...

Hôm nay đích đến không phải là những ruộng rau

hay cây khế sai trĩu quả nữa mà đó là công viên

gần nhà văn hóa. Ngay khi vừa tới các bạn nhỏ

đã nhìn thấy một chú hổ đang ở trên cây. Òa!, sao

công viên gì mà lại có hổ vậy? Nguy hiểm quá! Mà

sao hổ lại leo đƣợc lên cây? Sao mà lắm điều lạ

lùng vậy nhỉ? À thì ra đó chỉ là quả bóng bay hình

chú hổ mà thôi, em bé nào đó đã chơi và bị tuột tay

khiến bóng bay bay lên và vƣớng vào cành cây

không lấy xuống đƣợc. Các bạn nhỏ nhìn thấy thích

lắm, thế là Sa ra tay “cứu hổ”, sau 1-2 lần vật lộn

cuối cùng cũng đã lấy đƣợc chú xuống.

Easy comes easy go

Chú hổ đã đƣợc “ăn” khí hidro nên là có thể bay trên

không trung, Sa thích thú cầm dây chạy xung quanh

vƣờn hoa. Các bạn còn lại thì chạy theo, trông nhƣ

đang thả diều vậy, bạn nào cũng muốn đƣợc thử “thả

diều” một lần, Huy Sơn vừa chạy đuổi theo “cánh diều”

vừa hát “Nắng ấm xa dần” của Sơn Tùng. Uầy! Mấy

ngày hôm nay mƣa lạnh lắm rồi mà con còn hát “Nắng

ấm xa dần” thì bao giờ mới hết lạnh đây. Đang chƣa

hết vui mừng với chú hổ vừa cứu đƣợc, đang dự tính

kế hoạch sẽ làm gì tiếp theo với chú hổ khi về Casa thì

trong một giây lơ đễnh Sa đã để tuột tay làm chú hổ

bay mất, có thể nhìn thấy rõ đƣợc vẻ tiếc nuối lộ rõ

trên khuôn mặt cô nàng, sự tiếc nuối ấy khiến cô nàng

bật ra một câu trách mẹ H “Tại mẹ đấy, mẹ không với

nhanh giúp con” mặc dù nàng biết rõ đó chẳng phải là

lỗi của mẹ H nhƣng nàng vẫn cứ nói thế để lúc đó ít

nhiều khỏa lấp đi sự tiếc nuối trong lòng, những tƣởng

làm thế là nỗi buồn đƣợc giải tỏa, nhƣng dù có cứng

rắn nhƣ cô nàng thì sau 5-10 giây nén nhịn vẫn không

kiềm chế đƣợc và bật khóc nức nở. Cũng đúng thôi,

mình nhọc công có nó, yêu nó vậy rồi nó lại vuột khỏi

tay mình thì bảo sao không buồn đƣợc cơ chứ. Nhƣng

xét cho cùng quả bóng đó có phải của con đâu. Con

chỉ tìm đƣợc nó thôi, thế nên cái gì dễ đến cũng dễ đi

con ạ. Nếu con vất vả làm ra thì mới bền đƣợc. Nín đi

con.