nỘi dung chÍnh - tvet-vietnam.org · tạo sự đột phá về chất lượng giáo dục...

7
17 sinh viên tốt nghiệp đạt chuẩn năng lực Kỹ thuật viên thoát nước và xử lý nước thải theo tiêu chuẩn Đức NỘI DUNG CHÍNH Chặng đường trở thành mô hình hợp tác đào tạo thành công tại Việt Nam Tăng cường truyền thông về GDNN tại các trường THPT và trung tâm giáo dục tại Tp. Hồ Chí Minh Một ngày làm việc của Kỹ thuật viên thoát và xử lý nước thải Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề tại Việt Nam Số 08 Đào tạo nghề trong lĩnh vực nước thải 07.201812.2018 TCGDNN N gày 22 tháng 11 năm 2018 tại trường Cao đẳng Kỹ nghệ II (HVCT, Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh) đã diễn ra lễ tổng kết khóa đào tạo phối hợp thí điểm nghề “Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải”. Tham dự buổi lễ có lãnh đạo Bộ Lao động Thương binh Xã hội (Bộ LĐTB&XH), Bộ trưởng Bộ Kinh tếLao độngGiao thông bang Saxony (Đức) kiêm Phó thủ hiến bang, Tổng lãnh sự Đức tại TP. HCM, đại diện Hội Cấp thoát nước Việt Nam cùng hơn 60 doanh nghiệp cùng đại diện các trường cao đẳng, cơ quan quản lý địa phương và Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ. Được định hướng theo bộ tiêu chuẩn nghề nghiệp của Đức và điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện ở Việt Nam, đây là chương trình đào tạo đầu tiên áp dụng mô hình đào tạo phối hợp, trong đó có tất cả các đối tác liên quan bao gồm Bộ LĐ TB&XH/ Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Xây dựng, trường Cao đẳng Kỹ nghệ II (HVCT), Hội Cấp Thoát nước Việt Nam cũng như các công ty thoát nước, đã cùng nhau đưa ra quyết định chung trong phát triển, triển khai và đánh giá chương trình đào tạo. Đây cũng là lần đầu tiên tại Đông Nam Á, một Hiệp hội nghề nghiệp – Hội Cấp thoát nước Việt Nam – đóng vai trò đầu mối trung tâm của khối doanh nghiệp trong đào tạo nghề. Chất lượng đội ngũ giáo viên viên cũng là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả đào tạo. Chương trình “Đổi mới Đào tạo nghề tại Việt Nam” đã thực hiện tốt công tác bồi dưỡng, đào tạo nâng cao cho 11 giám khảo và 31 giáo viên nhà trường và doanh nghiệp theo tiêu chuẩn Đức. Sau ba năm đào tạo, 17 trong số 21 sinh viên tốt nghiệp đạt chuẩn năng lực Kỹ thuật viên thoát nước và xử lý nước thải theo tiêu chuẩn Đức. Tính tương đương với tiêu chuẩn Đức được Phòng Công nghiệpThương mại Dresden (IHK Dresden, Đức) công ty thoát nước Dresden chứng nhận. Đây là các cơ quan có chức năng đào tạo nghề được công nhận ở Đức và đã trực tiếp tham gia đánh giá năng lực. Lễ tổng kết khóa đào tạo phối hợp thí điểm nghề “Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải” đánh dấu một bước tiến mới của hoạt động đào tạo nghề ở Việt Nam. Sự thành công của mô hình đã chứng minh đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp là một xu hướng tất yếu, khả thi và hiệu quả. Điều này cho thấy sự đúng đắn trong chủ trương hợp tác của Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ và Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp. Bà Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH đánh giá cao cách tiếp cận, tính thực tiễn và kết quả của chương trình đào tạo hợp tác “Kỹ thuật viên thoát nước và xử lý nước thải”, đồng thời bày tỏ mong muốn tiếp tục lan tỏa mô hình trên tới các trung tâm giáo dục nghề nghiệp khác trên cả nước. Ngoài ra, mô hình hợp tác đào tạo cũng được khuyến khích nhân rộng sang các nghề khác, nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật trực tiếp của thị trường lao động trong nước và khu vực, tạo sự đột phá về chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Lễ tổng kết khóa đào tạo phối hợp thí điểm nghề “Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải”

Upload: others

Post on 01-Sep-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

17 sinh viên tốt nghiệp đạt chuẩn năng lực Kỹ thuật viên thoát nước và xử lý nước thải theo tiêu chuẩn Đức

NỘI DUNG CHÍNH

Chặng đường trở thành mô hình hợp tác 

đào tạo thành công tại Việt Nam

Tăng cường truyền thông về GDNN tại các trường THPT và trung tâm giáo dục tại Tp. Hồ Chí Minh

Một ngày làm việc của Kỹ thuật viên thoát và xử lý nước thải

Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề tại Việt Nam                     Số 08Đào tạo nghề trong lĩnh vực nước thải                          07.2018­12.2018

TCGDNN

Ngày  22  tháng  11  năm  2018  tại trường  Cao  đẳng  Kỹ  nghệ  II (HVCT,  Quận  9,  Tp.  Hồ  Chí 

Minh) đã diễn ra lễ tổng kết khóa đào tạo phối  hợp  thí  điểm  nghề  “Kỹ  thuật  thoát nước  và  xử  lý  nước  thải”. Tham  dự  buổi lễ có  lãnh đạo Bộ Lao động Thương binh Xã  hội  (Bộ  LĐ­TB&XH),  Bộ  trưởng  Bộ Kinh  tế­Lao  động­Giao  thông  bang Saxony  (Đức)  kiêm  Phó  thủ  hiến  bang, Tổng  lãnh  sự Đức  tại TP.  HCM, đại  diện Hội  Cấp  thoát  nước  Việt  Nam  cùng  hơn 60  doanh  nghiệp  cùng  đại  diện  các trường  cao  đẳng,  cơ  quan  quản  lý  địa phương  và  Tổ  chức  Hợp  tác  Phát  triển Đức GIZ.

Được định hướng theo bộ tiêu chuẩn nghề  nghiệp  của Đức  và  điều  chỉnh  cho phù hợp với điều kiện ở Việt Nam, đây là chương  trình  đào  tạo  đầu  tiên  áp  dụng mô hình đào tạo phối hợp, trong đó có tất cả các đối  tác  liên quan bao gồm Bộ LĐ­TB&XH/ Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Xây dựng,  trường Cao đẳng Kỹ  nghệ II  (HVCT), Hội Cấp Thoát nước Việt Nam cũng  như  các  công  ty  thoát  nước,  đã cùng nhau đưa ra quyết định chung trong phát  triển,  triển khai  và đánh giá chương trình đào tạo. Đây cũng là lần đầu tiên tại Đông Nam Á, một Hiệp hội nghề nghiệp – Hội Cấp  thoát nước Việt Nam – đóng vai trò  đầu  mối  trung  tâm  của  khối  doanh nghiệp trong đào tạo nghề.

Chất  lượng  đội  ngũ  giáo  viên  viên cũng  là  một  trong  những  yếu  tố  quyết định hiệu quả đào tạo. Chương trình “Đổi mới Đào  tạo  nghề  tại  Việt  Nam” đã  thực 

hiện tốt công tác bồi dưỡng, đào tạo nâng cao cho 11 giám khảo và 31 giáo viên nhà trường  và  doanh  nghiệp  theo  tiêu  chuẩn Đức. Sau ba năm đào tạo, 17 trong số 21 sinh  viên  tốt  nghiệp  đạt  chuẩn  năng  lực Kỹ  thuật  viên  thoát  nước  và  xử  lý  nước thải  theo  tiêu  chuẩn  Đức.  Tính  tương đương  với  tiêu  chuẩn  Đức  được  Phòng Công  nghiệp­Thương  mại  Dresden  (IHK Dresden,  Đức)  và  công  ty  thoát  nước Dresden chứng nhận. Đây là các cơ quan có  chức  năng  đào  tạo  nghề  được  công nhận ở Đức và đã trực tiếp tham gia đánh giá năng lực.

Lễ  tổng  kết  khóa  đào  tạo  phối  hợp thí điểm nghề “Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải” đánh dấu một bước tiến mới của hoạt động đào tạo nghề ở Việt Nam. Sự  thành  công  của  mô  hình  đã  chứng minh đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp là một  xu hướng  tất  yếu,  khả  thi  và hiệu quả. Điều này cho thấy sự đúng đắn trong chủ trương hợp tác của Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ và Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.

Bà  Nguyễn  Thị  Hà,  Thứ  trưởng  Bộ LĐ­TB&XH  đánh  giá  cao  cách  tiếp  cận, tính thực tiễn và kết quả của chương trình đào tạo hợp tác “Kỹ thuật viên thoát nước và  xử  lý  nước  thải”,  đồng  thời  bày  tỏ mong muốn  tiếp  tục  lan  tỏa mô hình  trên tới  các  trung  tâm  giáo  dục  nghề  nghiệp khác trên cả nước. Ngoài ra, mô hình hợp tác đào tạo cũng được khuyến khích nhân rộng sang các nghề khác, nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật trực tiếp của thị trường  lao động  trong  nước  và  khu  vực, tạo  sự  đột  phá  về  chất  lượng  giáo  dục nghề nghiệp.

Lễ tổng kết khóa đào tạo phối hợp thí điểm nghề 

“Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải”

Đào tạo nghề trong lĩnh vực Nước thải Số 7 | 01.2018 – 06.2018 | Trang

Chặng đường trở thành mô hình hợp tác đào tạo thành công tại Việt Nam

2      Đào tạo nghề trong lĩnh vực Nước thải                            Số 08 | 07.2018 ­ 12.2018 | Trang 2

T ừ tháng 12/2013 tới tháng 11/2018, Chương trình hợp tác phát triển Việt­Đức “Đổi mới Đào tạo nghề tại Việt Nam” đã hỗ trợ trường Cao đẳng Kỹ nghệ II phát triển và thí điểm chương trình đào tạo nghề “Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải” với sự tham gia hợp tác của 6 doanh nghiệp xử lý nước thải và Hội Cấp thoát nước Việt Nam.

Hãy cùng nhìn lại những thành tựu nổi bật, bài học kinh nghiệm trong suốt chặng đường 5 năm vừa qua.

“Chìa khóa thành công của chương trình là sự 

hợp tác chặt chẽ của tất cả các bên có liên quan: khối 

doanh nghiệp đề ra tiêu chuẩn nghề, cơ sở GDNN và 

các doanh nghiệp phát  triển,  thực hiện chương trình 

đào  tạo  dựa  theo  tiêu  chuẩn  nghề  và  cuối  cùng  là 

khối  doanh  nghiệp  tham  gia  vào  việc  đánh  giá  kết 

quả đào tạo đối chiếu với tiêu chuẩn nghề.”

Tiến  sĩ  Nguyễn  Thị  Hằng,  Hiệu  trưởng 

trường Cao đẳng Kỹ nghệ II

“Chương trình đào tạo chính quy nghề “Kỹ thuật thoát 

nước và xử  lý nước  thải” đã phần nào đáp ứng được nhu 

cầu nhân sự cấp bách trong lĩnh vực xử lý nước thải tại Việt 

Nam.  Nhờ  sự  hỗ  trợ  của  Chương  trình  hợp  tác  phát  triển 

Việt­Đức, Hội đã có một đội  ngũ giảng viên và giám khảo 

đạt chuẩn Đức, hiện đang đóng vai trò nòng cốt trong công 

tác đào tạo nâng cao năng lực cho lực lượng kỹ  thuật của 

các doanh nghiệp XLNT. Một  thành  tựu nổi  bật  khác giữa 

Hội  và  Hợp  phần  3  là  chuỗi  các  khóa  đào  tạo  ngắn  hạn 

dành cho đội ngũ kỹ thuật viên. Chúng tôi hết sức hài lòng 

với  các  kết  quả đào  tạo  tích  cực đạt được  trong  vòng hai 

năm qua dưới sự hỗ trợ của Chương trình TVET.”

Ông  Phạm  Xuân Điều,  Giám đốc  Trung  tâm đào 

tạo Hội Cấp thoát nước Việt Nam

"Sự thành công của mô hình hợp tác đào tạo 

đã góp phần  rất  lớn vào việc nâng cao nhận  thức 

về  tầm quan  trọng của sự hợp  tác giữa các cơ sở 

Giáo  dục  nghề  nghiệp  (GDNN)  và  khối  doanh 

nghiệp.  Tôi  coi đây  là  một  trong  những điển  hình 

tiêu biểu nhất  trong việc đào  tạo gắn  liền với định 

hướng  thực  hành  đồng  thời  đáp  ứng  được  tiêu 

chuẩn  nghề  và  khuyến  khích  nhân  rộng  mô  hình 

này ra toàn hệ thống GDNN."

Ông Vũ Xuân Hùng, Vụ trưởng Vụ Đào tạo 

chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp 

Đào tạo nghề trong lĩnh vực Nước thải Số 7 | 01.2018 – 06.2018 | Trang

Chặng đường trở thành mô hình hợp tác đào tạo thành công tại Việt Nam

2      Đào tạo nghề trong lĩnh vực Nước thải                            Số 08 | 07.2018 ­ 12.2018 | Trang 3

  “Tôi  bắt  đầu  dự  án  bằng  việc  xác  định  mục 

tiêu cần đạt được, phân chia công việc rõ ràng giữa 

từng thành viên trong nhóm và tăng cường thúc đẩy 

sự  gắn  kết  chặt  chẽ  giữa  tất  cả  các  bên  từ  cơ  sở 

GDNN, cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và 

Hội nghề nghiệp. Mong muốn của tôi là góp phần tạo 

được bước đột phá về chất lượng đào tạo nghề, góp 

phần cải  thiện môi trường ở Việt Nam và Dự án này 

cũng có rất nhiều tác động tích cực lên thế hệ thanh 

niên.  Đây  là  những  động  lực  chính  giúp  tôi  hoàn 

thành được những mục tiêu đã đề ra”.

Bà  Phan  Hoàng  Mai,  Trưởng  Hợp  phần  3 “Đào tạo nghề cho lĩnh vực xử lý nước thải”

”Mô hình hợp tác đào tạo đem lại rất nhiều lợi 

ích  cho  các  doanh  nghiệp.  Thứ  nhất,  các  doanh 

nghiệp có cơ hội trực tiếp tham gia vào quá trình đào 

tạo lực lượng công nhân kỹ thuật tương lai. Thứ hai, 

các học viên đã quen thuộc với môi trường nhà máy 

và trực tiếp thực hiện nhiều công việc kỹ thuật trong 

học  phần  Đào  tạo  tại  doanh  nghiệp  sẽ  giúp  các 

doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và chi phí đào 

tạo đầu vào.”

Bà Trương Thị Thu Thảo, Cán bộ đào tạo, 

Công  ty  Cổ  phần  Nước  ­  Môi  trường  Bình 

Dương

  “Chương  trình đào  tạo  rất  thiết  thực  và  phù  hợp  với 

điều kiện làm việc thực tế trong lĩnh vực xử lý nước thải 

tại Việt Nam. Các học phần đào  tạo  tại doanh nghiệp 

đã rút ngắn khoảng cách giữa  lý  thuyết và  thực hành, 

cho chúng em kinh nghiệm thực tiễn để xử  lý các tình 

huống công việc  thực  tế. Việc được đào  tạo và  thi  tốt 

nghiệp theo định hướng tiêu chuẩn Đức giúp chúng em 

nâng  cao  năng  lực  cạnh  tranh  trên  thị  trường  lao 

động.”

Học viên Nguyễn Thị Nhẫn, học viên tốt nghiệp của 

khóa đào tạo

Nâng cao năng lực thông qua đào tạo ngắn hạn: Giải pháp hiệu quả 

cho vấn đề nguồn nhân lực kỹ thuật trong ngành thoát nước và XLNT

Ngày  21/11/2018,  tại  thành  phố  Hồ Chí Minh, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam  phối  hợp  với  Chương  trình 

hợp  tác  Việt­Đức  “Đổi  mới  Đào  tạo  nghề Việt  Nam”  (TVET  Việt  Nam)  tổ  chức  hội thảo “Đánh giá kết quả đào tạo ngắn hạn và bồi dưỡng giảng viên cho kỹ thuật viên các doanh nghiệp thoát nước và XLNT” sau hai năm  xây  dựng  và  đào  tạo  thí  điểm.  Đến tham  dự  hội  thảo,  ngoài  đại  diện  của  Hội CTNVN  và  Chương  trình  TVET  Việt  Nam, còn  có  sự  tham  gia  của đại  diện  lãnh đạo các  doanh  nghiệp  thoát  nước  và  XLNT cùng  các  chuyên  gia  từ Đức  và  Việt  Nam, những người đã đồng hành với Hội CTNVN trong  công  tác  chuẩn  hoá  giảng  viên,  biên soạn tài liệu và truyền đạt các phương pháp giảng dạy.

Nhận được  sự đồng  thuận  của  tất  cả các  thành  viên,  Hội  Cấp  Thoát  nước  Việt Nam đã  trở  thành đầu mối  trung  tâm cung cấp  các  chương  trình  đào  tạo  ngắn  hạn trong lĩnh vực XLNT, với đội ngũ giảng viên chuẩn  hóa  và  các  chương  trình  đào  tạo ngắn  hạn  theo  chuẩn  của Đức  được  điều chỉnh  phù  hợp  với  thực  tế  Việt  Nam.  Từ năm 2016­2018, Hội đã tổ chức 10 khoá bồi dưỡng ngắn hạn cho 278 kỹ thuật viên của 

đơn  vị  thoát  nước  và  XLNT  tại  Bình Dương, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Huế, Bắc Ninh và Cần Thơ. 

Các  khoá đào  tạo đều  nhận được các  phản  hồi  tích  cực  của  học  viên  về mọi  mặt,  từ  giảng  viên,  nội  dung, phương  pháp  giảng  dạy,  cho  đến  thời lượng và công tác tổ chức.

Tại  hội  thảo,  các  đại  biểu  đã  nhìn lại các hoạt động đào tạo trong suốt hai năm qua, cũng như đưa ra các góp ý, và 

đề  xuất  cho  một  số  chương  trình đào tạo như xử lý bùn, quản lý năng lượng để  Hội  CTNVN  xem  xét  và  mở  rộng chương trình đào tạo. 

Các  doanh  nghiệp  cũng  cam  kết sẽ  tiếp  tục  đầu  tư  và  dành  sự  quan tâm  thích  đáng  hơn  đối  cho  công  tác đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên, kỹ  thuật viên – vì họ  là hạt nhân,  là  nền  tảng  và  sức  mạnh  của một doanh nghiệp.

Ông Cao Lại Quang, Chủ tịch Hội Cấp thoát nước Việt Nam, Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, phát biểu chào mừng các đại biểu tham dự hội thảo

Đào tạo nghề trong lĩnh vực Nước thải Số 7 | 01.2018 – 06.2018 | Trang

Các khóa đào tạo ngắn hạn nửa cuối năm 2018

3

Further training on “Didactic instruction for in­company training in the wastewater sector ­ Part 1" in March 2018 Further training on “Nitrogen ­ Phosphorous Elimination” in 

May 2018

      Đào tạo nghề trong lĩnh vực Nước thải                            Số 08 | 07.2018 ­ 12.2018 | Trang 4

Đào tạo nghề trong lĩnh vực Nước thải Số 7 | 01.2018 – 06.2018 | Trang

T ại Việt Nam, giáo dục nghề nghiệp (GDNN)  thường  được  coi  là  lựa chọn thứ hai sau giáo dục đại học, 

dẫn đến tỷ  lệ nhập học  thấp trong các cơ sở đào tạo nghề. Nhằm mục đích thay đổi nhận  thức  của  học  sinh  và  giáo  viên  về 

GDNN,  trường  Cao  đẳng  Kỹ  nghệ  II (HVCT)  đã  tổ  chức  thành  công  Ngày  hội hướng  nghiệp  vào  ngày  3  tháng  11  năm 2018  cho  1200  học  sinh  và  giáo  viên  từ trường  trung  học  Long  Trường,  trường trung  học  Linh  Trung  và  trung  tâm  giáo dục Thủ Đức. Ngày hội  hướng nghiệp  tại HVCT  đã  cho  học  sinh  và  phụ  huynh  cơ hội trải nghiệm môi trường học tập thực tế của  trường  bao  gồm  xưởng  môi  trường, xưởng  ô  tô,  tòa  nhà đào  tạo,  không  gian học tập và phòng thí nghiệm.

Không  chỉ  đưa  học  sinh  đến  với HVCT,  trường Cao đẳng Kỹ  nghệ  II  cũng đã  tăng  cường  tiếp  cận  học  sinh  và  giáo viên  trung  học  phổ  thông  thông  qua  các sự  kiện  tại  trường.  Vào  ngày  5  tháng  11 và  ngày  12  tháng  11,  Phòng  tuyển  sinh của HVCT đã đến  thăm trường  trung học Long  Trường  và  Trung  tâm  Giáo  dục Quận 2 để truyền thông trực tiếp tới nhóm học  sinh  trong độ  tuổi  từ  15 đến 18  tuổi   về  GDNN.  HVCT  đã  tổ  chức  các  hoạt động  và  trò  chơi  nhằm  cung  cấp  các thông  tin về GDNN, giới  thiệu  tấm gương các cựu sinh viên thành đạt.  Sự kiện này đã  giúp  thanh  thiếu  niên,  phụ  huynh  và giáo viên hiểu thêm về cơ hội nghề nghiệp khi chọn đào tạo nghề.

Tăng cường truyền thông về giáo dục nghề nghiệp tại các 

trường THPT và trung tâm giáo dục tại thành phố Hồ Chí Minh

5      Đào tạo nghề trong lĩnh vực Nước thải                            Số 08 | 07.2018 ­ 12.2018 | Trang 5

3 trường THPT trên địa bàn Quận 9, Tp.HCM tham dự Ngày hội hướng nghiệp tại trường HVCT ngày 03/11/2018

Đại diện Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển Liên Bang Đức (BMZ) 

có chuyến thăm và làm việc tại HVCT

Ngày  30/11/2018,  ông  Kim  Nguyễn, Đại  diện  Bộ  Hợp  tác  kinh  tế  và phát triển Liên Bang Đức (BMZ) đã 

đến  thăm  trường  Cao  đẳng  Kỹ  nghệ  II (HVCT)  để  tìm  hiểu  những  kết  quả  của Chương  trình  hợp  tác  Việt  ­ Đức  “Đổi  mới Đào  tạo nghề  tại  Việt Nam”  (Chương  trình TVET).

Trong  buổi  làm  việc,  TS.  Nguyễn  Thị Hằng – Hiệu  trưởng  trường HVCT, đã giới thiệu  tóm  tắt  những  thành  quả  quan  trọng nhất  trong  hợp  tác  phát  triển  tại  HVCT  từ năm  200 đến  nay  trong  các  nghề:  Cắt  gọt kim loại, Kỹ thuật điện, Cơ điện tử, Kỹ thuật thoát nước & xử lý nước thải. Bên cạnh đó, TS.  Hằng  cũng  chia  sẻ  với  đoàn  đại  biểu của  BMZ  về  chiến  lược  đào  tạo  hợp  tác cùng  khối  doanh  nghiệp  và  cơ  chế  tự  chủ của nhà trường.

Ông  Kim  Nguyễn  rất  ấn  tượng  bởi những thành tựu ban đầu của Chương trình TVET và bày tỏ sự  tin tưởng vào việc phát triển và nhân rộng mô hình khả thi này đến 

các địa phương khác cũng như các nghề khác. Ông tin rằng thành tựu lớn nhất và giá  trị  cốt  lõi  mà  chương  trình  đã  đạt được chính  là sự gắn kết chặt chẽ giữa các cơ sở GDNN và khối doanh nghiệp. 

Cách  tiếp  cận  mới  này  mở  ra  sức mạnh  của  quan  hệ đối  tác  liên  ngành và  thu hẹp khoảng cách kỹ năng giữa cung và cầu trên thị trường lao động. 

Đoàn đại biểu Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển Liên Bang Đức (BMZ) thăm quan trường HVCT

Đào tạo nghề trong lĩnh vực Nước thải Số 7 | 01.2018 – 06.2018 | Trang

Hiện  nay,  khái  niệm  về  nghề  ‘Kỹ thuật  thoát  và  xử  lý  nước  thải’ 

còn khá mới mẻ  tại Việt Nam và việc đào tạo chính quy cho nghề này hiện vẫn đang trong  giai  đoạn  thí  điểm  tại  trường  Cao đẳng  Kỹ  nghệ  II.  Vì  thế,  nhằm  nâng  cao nhận  thức  của  xã  hội  về  tầm  quan  trọng của  nghề  thoát  và  xử  lý  nước  thải,  cũng như tạo sự quan tâm chú ý của thanh niên trong  việc  định  hướng  nghề  và  tham  gia học  nghề  xử  lý  nước  thải,  Chương  trình hợp tác phát triển Việt ­ Đức “Đổi mới Đào tạo  nghề  tại  Việt  Nam” đã  phối  hợp  cùng Hội  cấp  thoát  nước  Việt  Nam,  Hiệp  hội giáo dục nghề nghiệp và nghề công tác xã hội Việt Nam sản xuất một video ngắn ghi 

lại  ngày  làm  việc  của  kỹ  thuật  viên  thoát và xử lý nước thải. Theo chân các kỹ thuật viên  trẻ  trong  các  nhiệm  vụ  thường  nhật bao  gồm  xử  lý  công  việc  độc  lập,  hỗ  trợ tương  tác  với  các  đồng  nghiệp  và  nhận nhiệm vụ xử lý yêu cầu từ cấp trên. Trong video,  khán  giả  được  quan  sát  điều  kiện làm việc thực tế trong lĩnh vực xử lý nước thải  (XLNT) tại Việt Nam qua hệ  thống cơ sở  hạ  tầng  của  một  nhà  máy  XLNT,  các trang  thiết  bị  máy  móc,  trang  thiết  bị  bảo hộ  lao  động,  môi  trường  phòng  thí nghiệm,  quy  trình  lấy  mẫu...  Trên  hết, video  thể  hiện  được  sự  tự  hào  về  nghề nghiệp  đã  chọn  và  cảm  giác  hài  lòng  khi kết  thúc  một  ngày  làm  việc.  Video  cung 

cấp  góc  nhìn  thực  tế  về  công  việc  của người  kỹ  thuật  viên  thoát  và  xử  lý  nước thải, qua đó tăng cường hiểu biết về nghề XLNT  nói  riêng  và  các  ngành  nghề  môi trường nói chung.

Phạm  Đức  Đạt,  học  viên  của  khóa đào  tạo cho hay:  “Em cảm  thấy hình ảnh về người kỹ thuật viên thoát và xử lý nước thải chưa được mô tả đúng và đầy đủ trên các phương tiện truyền thông. Qua thực tế học  và  đào  tạo  trực  tiếp  tại  các  doanh nghiệp XLNT lớn, em nhận thấy công việc của một kỹ  thuật viên thoát và xử  lý nước thải  hết  sức  thú  vị  và  linh  hoạt  với  nhiều đầu  việc  đa  dạng.  Ngoài  ra,  môi  trường làm  việc  an  toàn  và  chuyên  nghiệp  cũng được các đơn vị  này cân nhắc và đặt  lên hàng  đầu.  Kết  quả  cuối  cùng  của  nghề thoát  và  xử  lý  nước  thải  chính  là đem  lại nguồn  nước  sạch,  vốn  có  ý  nghĩa  quan trọng  với  sức  khỏe  cộng  đồng.  Chính  vì vậy, em rất  tự hào khi được  tham gia sản xuất  video  này  để  cung  cấp  thông  tin  về nghề cho các bạn đang tìm kiếm công việc tương lai”. 

Quá  trình  sản  xuất  video  cũng  nhận được sự ủng hộ rất  lớn từ các công ty xử lý  nước  thải  trong  cả  nước,  đặc  biệt  từ Công ty Cổ phần Nước – Môi trường Bình Dương (BIWASE) đã hỗ trợ địa điểm quay phim,  cung  cấp  trang  thiết  bị  vật  tư  cũng như  đưa  ra  nhiều  góp  ý  về  an  toàn  kỹ thuật trong suốt quá trình quay phim. Ông Nguyễn Thanh Phong, Giám Đốc nhà máy xử  lý  nước  thải  Thủ  Dầu  Một,  cho  biết “Nghề thoát và xử lý nước thải là nghề của sự gắn kết và phối hợp  tập  thể. Làm việc trong  lĩnh  vực  này  có  rất  nhiều  vất  vả  vì vậy chúng tôi luôn khuyến khích nhân viên hành động và có suy nghĩ tích cực để vượt qua áp lực. Tôi rất vui vì video đã thể hiện được  môi  trường  làm  việc  an  toàn  thân thiện cởi mở, những kỹ thuật viên trẻ đoàn kết say mê nhiệt tình bắt đầu công việc.”

Một ngày làm việc của Kỹ thuật viên thoát và XLNT

4

Hình ảnh từ video Một ngày làm việc của Kỹ thuật viên thoát và xử lý nước thải

      Đào tạo nghề trong lĩnh vực Nước thải                            Số 08 | 07.2018 ­ 12.2018 | Trang 6

Hình ảnh từ video Một ngày làm việc của Kỹ thuật viên thoát và xử lý nước thải

Đào tạo nghề trong lĩnh vực Nước thải Số 7 | 01.2018 – 06.2018 | Trang 6

Thực thi bởi

Chịu trách nhiệm xuất bản 

Tổng Cục Giáo dục Nghề nghiệp (TCGDNN)Số 37B Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội, Việt Nam Điện thoại: +84 24 39 74 52 07 (Phòng Tổng hợp Đối ngoại) Fax: +84 24 39 74 03 39

Cao đẳng Kỹ nghệ II 502 Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Bình, Quận 9, TP Hồ Chí Minh Điện thoại: +84 28 37 31 40 63 Fax: +84 28 37 31 38 28 Email: [email protected]  

Chương trình Đổi mới Đào tạo Nghề tại Việt NamHợp phần 3: Đào tạo nghề trong lĩnh vực Nước thải 502 Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Bình, Quận 9, TP Hồ Chí MinhĐiện thoại: +84 28 37 31 43 93 – 0Fax: +84 28 37 31 36 70www.giz.de/viet­namwww.tvet­vietnam.org 

Biên soạn 12/2018

Dàn trang và trình bàyNguyễn Thị Tân

Hình ảnh Trang bìa: Ralf Baecker, Bùi Đức AnhTrang 2: Bùi Kiên Cường, Nguyễn Thị TânTrang 3: Bùi Đức Anh, Bùi Kiên CườngTrang 4: Bùi Kiên CườngTrang 5: Bùi Đức Anh, HVCTTrang 6: Nguyễn Thị Tân

Nội dungNguyễn Thị Tân

Biên tậpPhan Hoàng MaiVũ Minh Huyền

Thông tin xuất bản 

        Đào tạo nghề trong lĩnh vực Nước thải                            Số 08 | 07.2018 ­ 12.2018 | Trang 7