cuỐi tuẦn - báo lâm Đồng điện...

12
Đánh thức tiềm năng du lịch xã Lát Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn SỐ 349 - 4847 THỨ BẢY, NGÀY 5/8/2017 CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG CUỐI TUẦN VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN Xây dựng và nhân rộng mô hình gia đình “no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” TRANG 8 1 TUẦN CON SỐ TRANG 6 XEM TIẾP TRANG 2 Mật ngọt sầu riêng 3 KỶ NIỆM 50 NĂM HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (ASEAN) ASEAN - một tổ chức vững mạnh, liên kết ngày càng sâu rộng 7 Đội chiêng nữ buôn Bồ Liêng, huyện Lâm Hà biểu diễn cồng chiêng. Ảnh: M.V.B Trở về mái nhà xưa 5 Truyện ngắn: NGUYỄN THANH ĐẠM 62,1 tỷ đồng là tổng kế hoạch vốn Trung ương giao năm 2017 trong Chương trình 135 dành cho Lâm Đồng. Nguồn: UBND tỉnh L âm Đồng hiện có 167.749 hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN). Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TW, ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về “công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, công tác phụ nữ của tỉnh đã chú trọng việc xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc; xây dựng người phụ nữ Việt Nam có sức khỏe, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 6 khẳng định: “Gia đình là tế bào của xã hội, có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chế độ mới, nền kinh tế mới, con người mới”. Đến nay, nhiều nghị quyết của Đảng vẫn xác định rõ công tác xây dựng gia đình là nhiệm vụ quan trọng, là nền tảng cho sự phát triển của xã hội. Nhằm phát huy những giá trị của gia đình truyền thống góp phần xây dựng con người, xây dựng xã hội văn minh hiện đại và giàu bản sắc văn hóa dân tộc, Ban Chỉ đạo “Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh Lâm Đồng tích cực phối hợp với Hội LHPN các cấp triển khai đến các tầng lớp nhân dân và hội viên Hội Phụ nữ đăng ký thực hiện chuẩn mực xây dựng gia đình văn hóa gắn với gia đình hạnh phúc trong Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Theo đó, đẩy mạnh phong trào xây dựng “Gia đình 5 không, 3 sạch” (5 không: không đói nghèo, không vi phạm pháp luật và mắc tệ nạn xã hội, không có bạo lực gia đình, không sinh con thứ 3 trở lên, không có trẻ suy dinh dưỡng và bỏ học; 3 sạch: sạch nhà-sạch bếp-sạch ngõ); thực hiện 4 phẩm chất người phụ nữ thời đại mới “Tự tin - tự trọng - trung hậu - đảm đang”. Hằng năm có trên 90% gia đình đoàn viên, hội viên phụ nữ đạt danh hiệu Gia đình văn hóa, 1.220 Câu lạc bộ Gia đình văn hóa phát huy tốt hiệu quả hoạt động. Nhân Ngày Quốc tế hạnh phúc (20/3), Ngày Gia đình Việt Nam (28/6),... Mênh mang chiêng Mẹ…

Upload: phungkhanh

Post on 06-Mar-2018

216 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: CUỐI TUẦN - Báo Lâm Đồng điện tửbaolamdong.vn/upload/others/201708/25013_BLD_cuoi_tuan...CON SỐ TRANG 6 XEM TIẾP TRANG 2 3 Mật ngọt sầu riêng KỶ NIỆM 50

Đánh thức tiềm năng du lịch xã Lát

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn

SỐ 349 - 4847THỨ BẢY, NGÀY 5/8/2017CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG

CUỐI TUẦN

VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN

Xây dựng và nhân rộng mô hình gia đình “no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” TRANG 8

1 TUẦN CON SỐ

TRANG 6

XEM TIẾP TRANG 2

Mật ngọt sầu riêng 3

KỶ NIỆM 50 NĂM HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (ASEAN)ASEAN - một tổ chức vững mạnh, liên kết ngày càng sâu rộng

7

Đội chiêng nữ buôn Bồ Liêng, huyện Lâm Hà biểu diễn cồng chiêng. Ảnh: M.V.B

Trở về mái nhà xưa5Truyện ngắn:

NGUYỄN THANH ĐẠM

62,1 tỷ đồng là tổng kế hoạch vốn Trung ương giao năm 2017 trong Chương trình 135 dành cho Lâm Đồng.

Nguồn: UBND tỉnh

Lâm Đồng hiện có 167.749 hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN). Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TW, ngày

27/4/2007 của Bộ Chính trị về “công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, công tác phụ nữ của tỉnh đã chú trọng việc xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc; xây dựng người phụ nữ Việt Nam có sức khỏe, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu.

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 6 khẳng định: “Gia đình là tế bào của xã hội, có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chế độ mới, nền kinh tế mới, con người mới”. Đến nay, nhiều nghị quyết của Đảng vẫn xác định rõ công tác xây dựng gia đình là nhiệm vụ quan trọng, là nền tảng cho sự phát triển của xã hội. Nhằm phát huy những giá trị của gia đình truyền thống góp phần xây dựng con người, xây dựng xã hội văn minh hiện đại và giàu bản sắc văn hóa dân tộc, Ban Chỉ đạo “Phong

trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh Lâm Đồng tích cực phối hợp với Hội LHPN các cấp triển khai đến các tầng lớp nhân dân và hội viên Hội Phụ nữ đăng ký thực hiện chuẩn mực xây dựng gia đình văn hóa gắn với gia đình hạnh phúc trong Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Theo đó, đẩy mạnh phong trào xây dựng “Gia đình 5 không, 3 sạch” (5 không: không đói nghèo, không vi phạm pháp luật và mắc tệ nạn xã hội, không có bạo lực gia đình, không sinh con thứ 3 trở lên, không có trẻ suy dinh dưỡng và bỏ học; 3 sạch: sạch nhà-sạch bếp-sạch ngõ); thực hiện 4 phẩm chất người phụ nữ thời đại mới “Tự tin - tự trọng - trung hậu - đảm đang”. Hằng năm có trên 90% gia đình đoàn viên, hội viên phụ nữ đạt danh hiệu Gia đình văn hóa, 1.220 Câu lạc bộ Gia đình văn hóa phát huy tốt hiệu quả hoạt động. Nhân Ngày Quốc tế hạnh phúc (20/3), Ngày Gia đình Việt Nam (28/6),...

Mênh mang chiêng Mẹ…

Page 2: CUỐI TUẦN - Báo Lâm Đồng điện tửbaolamdong.vn/upload/others/201708/25013_BLD_cuoi_tuan...CON SỐ TRANG 6 XEM TIẾP TRANG 2 3 Mật ngọt sầu riêng KỶ NIỆM 50

2 THỨ BẢY 5 - 8 - 2017 CUỐI TUẦN TIN TỨC - SỰ KIỆN

... các đợt sinh hoạt 8/3, 20/10, các cấp và các ngành tổ chức nhiều hoạt động phong phú, thiết thực. Đó là: tập huấn, sinh hoạt chuyên đề nhằm cung cấp, hỗ trợ phụ nữ kiến thức, kỹ năng xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”, chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, nuôi dạy con tốt, phòng chống bạo lực gia đình…, tổ chức Hội thi “Kiến thức mẹ, sức khỏe con”, “Gia đình hạnh phúc”, biểu dương “Gia đình cán bộ Hội hạnh phúc tiêu biểu”, trao học bổng cho trẻ em nhân ngày 1/6, Tết Trung thu…

Hội LHPN tỉnh phối hợp với các cấp, các ngành quan tâm chăm lo, bảo vệ quyền lợi, lợi ích chính đáng cho phụ nữ; vận động phụ nữ không ngừng học tập, sáng tạo đi đôi với việc xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, nhất là ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng có đạo, phụ nữ dân tộc thiểu số. Kịp thời giải quyết, hỗ trợ giống, vốn, thông tin kỹ thuật; tăng cường đầu tư ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; đẩy mạnh chương trình giảm nghèo nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho phụ nữ. Quan tâm hỗ trợ phụ nữ nghèo, phụ nữ dân tộc thiểu số, phụ

nữ đơn thân, tàn tật thông qua chương trình giảm nghèo, các đề án, dự án. Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kiến thức kỹ năng cho phụ nữ về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, phòng chống mại dâm, ma túy, phổ cập giáo dục tiểu học, phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống xâm hại tình dục trẻ em, buôn bán phụ nữ và trẻ em, đấu tranh xóa bỏ hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân gia đình, thực hiện tốt chính sách kế hoạch hóa gia đình, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng… Đến nay, toàn tỉnh có 125 CLB, tổ nhóm “Nuôi dạy con tốt”,13 CLB “Kỹ năng sống cho trẻ vị thành niên”, 9 mô hình “Thôn kiểu mẫu gia đình hạnh phúc, bền vững”. Hằng năm, số lượng phụ nữ đạt tiêu chuẩn luôn cao hơn năm trước. Toàn tỉnh có 118.995 hội viên đạt 3 tiêu chuẩn (72%), trên 80.000 phụ nữ đạt danh hiệu “Phụ nữ xuất sắc 5 năm”. Thời gian qua, các cấp Hội huy động các nguồn vốn được 1.000 tỷ đồng cho hơn 39.000 hộ phụ nữ nghèo, cận nghèo vay. Hằng năm có hơn 20.000 hộ phụ nữ nghèo được vay vốn phát triển kinh tế và hơn 4.000 hộ thoát nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh xuống còn 1,74% (tiêu chí cũ) và còn 6,67% (tiêu chí

cũ). Chương trình giảm nghèo đạt hiệu quả đã giúp phụ nữ nông thôn, phụ nữ dân tộc thiểu số cải thiện đời sống vật chất, tinh thần tốt hơn.

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TW, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có Chỉ thị số 19-CT/TU, ngày 16/5/2017 về “tăng cường đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong tình hình mới”. Theo đó, sẽ tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền đối với Hội LHPN và phong trào phụ nữ. Tạo điều kiện, cơ chế để các tổ chức Hội tham gia công tác quản lý nhà nước, tham gia vào các chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH ở địa phương; thực hiện giám sát và phản biện xã hội có hiệu quả. Từng bước nâng cao trình độ, năng lực của phụ nữ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của công tác phụ nữ trong tình hình mới. Cùng với đẩy mạnh giải quyết việc làm, chăm lo cải thiện đời sống, bảo vệ sức khỏe phụ nữ, Lâm Đồng sẽ xây dựng và nhân rộng mô hình gia đình Việt Nam phát triển theo chuẩn mực “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”.

LAN HỒ

Xây dựng và nhân rộng... TIẾP TRANG 1

BẢO LỘC: Kiến nghị lắp hệ thống chiếu sáng trên đèo Bảo Lộc

Tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố Bảo Lộc diễn biến

hết sức phức tạp, số vụ giao thông, số người chết và số người bị thương tăng đột biến, trong 6 tháng đầu năm thành

phố xảy ra 23 vụ, làm chết 24 người (tăng 14 vụ (155,56%), 15 người chết

(166,67%)). Trước tình hình đó, xác định nguyên nhân xảy ra tai nạn, UBND thành phố Bảo Lộc kiến nghị phải nhanh chóng lắp đặt hệ thống chiếu sáng trên đèo Bảo Lộc và camera tại những điểm đen về tai

nạn giao thông. Đèo Bảo Lộc là một trong những tuyến đèo tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn giao

thông bởi đèo dốc quanh co, cây cối um tùm lại chưa được lắp hệ thống đèn chiếu sáng.

Ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, UBND tỉnh thống nhất rà soát, kiểm

tra các hệ thống đèn, báo hiệu, điểm đen... Với kiến nghị lắp đèn chiếu sáng, giao cho Sở Giao thông vận tải nghiên cứu xem xét

để đưa ra phương án tối ưu nhất nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông.

HOÀNG YÊN

Tại huyện nghèo Đam Rông, Chi nhánh NHCSXH đã cho vay 44.225 triệu đồng/1.397 lượt khách hàng. Dư nợ đến 30/6 là 193.401 triệu đồng/6.344 hộ, tăng 16.674 triệu đồng so với đầu năm (+9,4%), đạt 99,2% kế hoạch. Tại các xã xây dựng nông thôn mới, chi nhánh cho vay 420.709 triệu đồng/15.408 khách hàng; dư nợ đến 30/6 là 2.215.829 triệu đồng/80.318 hộ vay vốn, chiếm

80,3% dư nợ của chi nhánh. Tại huyện xây dựng nông thôn mới Đơn Dương, chi nhánh đã cho vay 34.003 triệu đồng/1.296 khách hàng; dư nợ đến 30/6 là 224.179 triệu đồng/9.716 hộ dư nợ, tăng 10.449 triệu đồng so với đầu năm, đạt 99,3% kế hoạch.

Như vậy, Chi nhánh NHCSXH Lâm Đồng sẽ sớm hoàn thành kế hoạch thực hiện Nghị quyết 30a/NQ-CP và đầu tư tín

dụng tại các xã xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, nhu cầu vốn để đầu tư chuyển đổi ngành nghề, phát triển sản xuất, kinh doanh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và cải thiện môi trường sống nhằm thoát nghèo bền vững là rất lớn; nhưng nguồn cho vay giải quyết việc làm, cho vay hộ thoát nghèo được giao hàng năm còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của hộ vay. PLH

Sẽ sớm hoàn thành kế hoạch thực hiện Nghị quyết 30a/NQ-CP và đầu tư tín dụng tại các xã xây dựng nông thôn mới

Hưởng ứng Cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, UBMTTQ Việt Nam huyện Lạc Dương đã vận động các cơ quan, ban, ngành, các nhà hảo tâm trong và ngoài huyện đóng góp tiền để hỗ trợ xây nhà đại đoàn kết giúp các hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”. Đến nay, toàn huyện đã xây dựng

được 100 căn nhà đại đoàn kết cho 100 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn với tổng trị giá 1 tỷ đồng. Ngoài ra, UBMTTQ huyện đã cấp 41 con bò sinh sản cho 41 hộ nghèo để hỗ trợ phát triển sản xuất trị giá trên 400 triệu đồng. Riêng trong năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017, từ nguồn vận động

“Quỹ vì người nghèo” của huyện đã xây dựng được 57 căn nhà đại đoàn kết. Qua đó, góp phần hỗ trợ các hộ nghèo vượt qua khó khăn vươn lên trong cuộc sống và từng bước thoát nghèo. Đến cuối năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện chỉ còn 669 hộ, chiếm 11%. VIỆT HÙNG

LẠC DƯƠNG: Xây 100 căn nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo

Điểm chuẩn Đại học Đà Lạt cao nhất là 23

Hội đồng tuyển sinh đại học năm 2017 Trường Đại học Đà Lạt cho biết, điểm

chuẩn trúng tuyển đại học hệ chính quy 2017 đợt 1 của trường cao hơn những

năm trước. Trong đó, các ngành sư phạm có điểm chuẩn cao nhất, đứng đầu là Sư phạm Toán học với 23 điểm, tiếp đến là

Sư phạm Tiếng Anh 22,5 điểm, Sư phạm Ngữ văn 21 điểm. Các ngành có điểm chuẩn cao hơn năm ngoái như Luật 19

điểm, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 19 điểm. Điểm chuẩn thấp nhất là 15,5

điểm. Đây là điểm chuẩn của thí sinh KV3 (diện không ưu tiên). Thí sinh được hưởng ưu tiên khu vực và đối tượng theo quy chế tuyển sinh 2017. Thí sinh trúng tuyển đợt 1 xác nhận nhập học từ ngày

1/8 đến 7/8.Điểm chuẩn năm nay cao là vì điểm

thi THPT quốc gia cao, số lượng thí sinh đăng ký dự thi vào trường nhiều với hơn 8.000 hồ sơ, trong khi đó, chỉ tiêu tuyển

sinh của Đại học Đà Lạt năm 2017 là 3.200 chỉ tiêu.

TUẤN HƯƠNG

Bảo Lâm tổ chức Trại hè năm 2017

Sáng ngày 1/8/2017, Ban Chỉ đạo hoạt động hè huyện Bảo Lâm đã tổ chức Trại

hè năm 2017.Với chủ đề “Sắc màu trẻ thơ”, Trại hè

năm nay tại huyện Bảo Lâm có nhiều hoạt động hè tạo cho các em “sân chơi” lành

mạnh, bổ ích, gồm các môn thể thao, các trò chơi dân gian, sinh hoạt văn nghệ. Đặc biệt tại Trại hè năm nay, Ban chỉ đạo hoạt động hè của huyện tổ chức Hội thi “Tiếng

hát hoa phượng đỏ”, Giải bóng đá U11, Hội thi kỹ năng công tác Đội và phong

trào thiếu nhi… Theo bà Võ Thị Viết Kha, Bí thư Huyện Đoàn Bảo Lâm, Phó trưởng

Ban Chỉ đạo hoạt động hè, Trại hè được tổ chức hàng năm nhằm giúp cho các em thiếu nhi có điều kiện trau dồi, rèn luyện

thêm kỹ năng trại và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao cũng như

trong giao tiếp và sinh hoạt. X.LONG

Trong 7 ngày, từ 30/7 - 5/8/2017, Tỉnh Đoàn Lâm Đồng đã tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ Đoàn - Đội trường học trong tỉnh. Tham dự lớp bồi dưỡng có 126 anh chị tổng phụ trách Đội, bí thư, phó bí thư các trường tiểu học, THCS, THPT và cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh đã được trang bị các kiến thức về: công tác phòng chống ma túy học đường, công tác quản lý đoàn viên, học sinh, sinh viên; phương pháp tư vấn tâm lý học đường, phòng chống bạo lực học đường; sức khỏe sinh sản, tiền hôn nhân; định hướng nghề nghiệp; kỹ năng hội nhập quốc tế, tìm hiểu các quốc gia Đông Nam Á; các vũ điệu dân gian, dân vũ; tổ chức hội trại và trò chơi lớn, kỹ năng quản trò, thiết kế trò chơi tập thể...

Bồi dưỡng nghiệp vụ cho 126 cán bộ Đoàn - Đội trường học

Thảo luận sôi nổi tại lớp học.

Từ đó nhằm phát huy vai trò đoàn kết tập hợp thanh niên, học sinh, sinh viên của tổ chức Đoàn - Đội, đưa phong trào

học sinh, sinh viên không ngừng phát triển, xây dựng môi trường học đường trong sáng lành mạnh. QUỲNH UYỂN

Page 3: CUỐI TUẦN - Báo Lâm Đồng điện tửbaolamdong.vn/upload/others/201708/25013_BLD_cuoi_tuan...CON SỐ TRANG 6 XEM TIẾP TRANG 2 3 Mật ngọt sầu riêng KỶ NIỆM 50

3 THỨ BẢY 5 - 8 - 2017CUỐI TUẦNKINH TẾ - XÃ HỘI

Ghi chép: DUY LƯU

Tôi tìm tới nhà anh vào một buổi chiều, biết tôi có ý định thăm vườn trại của gia đình,

anh vui vẻ nhận lời đưa đi và vào phòng trong mang ra hai cái nón vải, đưa tôi một cái, dắt chiếc xe máy ra, bảo tôi lên xe. Anh chở tôi theo một lối mòn nhỏ ngay sau vườn nhà. Ra khỏi khu vườn, chúng tôi vượt qua cây cầu gỗ rộng chừng hai mét bắc qua một con suối lớn. (Cây cầu do anh tự thiết kế và xây dựng, bởi bên kia suối là một diện tích vườn lên đến cả trăm héc-ta của bà con). Khi chưa có cây cầu, vào mùa mưa lũ, việc đi lại, lao động sản xuất và vận chuyển nông sản qua suối bằng thuyền, bè rất nguy hiểm. Sau nhiều ngày suy nghĩ, anh đã quyết định vận động những hộ có vườn bên suối đóng góp để xây dựng, đó là vào năm 2000 và gia đình anh đã góp 5 triệu đồng. Cây cầu ra đời trong niềm vui mừng của bà con. Từ đó, việc đi lại, lao động sản xuất, vận chuyển nông sản đã trở nên thuận tiện.

Qua khỏi cây cầu bắc qua con suối rất đẹp, chiếc xe gầm lên đưa chúng tôi vượt con dốc trơn trượt lên đồi.

Mở ra trước mắt tôi là bạt ngàn màu xanh của những vườn điều, cà phê và sầu riêng. Sầu riêng đang vào mùa thu hoạch, cây nào cũng sai lúc lỉu.

Anh đưa tôi đi thăm toàn bộ khu vườn của gia đình. Chúng tôi vừa đi vừa trò chuyện…

- Được biết, anh là người chuyển đổi từ cây lúa rẫy sang cây công nghiệp đầu tiên ở xã Quốc Oai?

Nghe tôi hỏi, anh gật đầu xác nhận rồi thủng thẳng kể cho tôi nghe: Xã Quốc Oai những ngày đầu anh mới đến, đa phần cuộc sống của người dân còn muôn vàn khó khăn về vật chất lẫn tinh thần. Quốc Oai thuộc xã vùng sâu, rất xa trung tâm huyện. Con đường trục chính của xã khi ấy chỉ là đường của đoàn khai thác vận chuyển gỗ, được máy ủi gạt qua gốc cây, ụ mối để cho xe khai thác chạy. Xe chạy lâu rồi thành đường. Do xe chở gỗ có tải trọng rất lớn từ ba đến bốn mươi tấn chạy suốt ngày khiến đường lồi lõm gập ghềnh. Nắng thì bụi mù mịt, mưa thì sình lầy nhão nhoẹt trơn trượt nên đi lại gặp muôn vàn khó khăn. Bệnh sốt rét hoành hành dữ dội. Người dân trong xã không ai không bị bệnh sốt rét “hỏi thăm”, gia đình anh cũng không ngoại lệ. Sản xuất thì độc canh cây lúa nương, một năm chỉ có một vụ, sáu tháng mới được thu mà năng suất lại rất thấp. 1.000 m2 chỉ đạt khoảng 300 kg thóc. Những năm ấy, cả gia đình sáu miệng ăn lâm vào cảnh bữa

Mật ngọt sầu riêng

đói bữa no. Kiếm gạo cho đủ ăn trong năm đã khó, những khi bệnh tật đau ốm không có tiền chạy chữa phải vay mượn bà con rồi lại lần hồi trả nợ. Những năm ấy anh lại hay đau bệnh. Bệnh đau dạ dày, viêm xoang, sốt rét liên tục hành hạ làm sức khỏe của anh suy giảm nghiêm trọng. Anh đã phải đi rất nhiều bệnh viện từ huyện tới trung ương để chạy chữa gây tốn kém tiền bạc và mất rất nhiều thời gian. Trong hoàn cảnh kinh tế quá khó khăn cực khổ, nhiều khi nản chí anh chỉ muốn đưa vợ và con trở về quê hoặc tìm tới một thị trấn nào đó buôn bán tránh xa nơi rừng thiêng nước độc cho bớt cực. Nhưng anh vốn xuất thân từ làm nông, khi ở quê do không đủ đất canh tác mới dẫn tới đói nghèo. Nay vào vùng kinh tế mới, đất canh tác có dư không lẽ chịu bó tay. Qua nhiều đêm trăn trở, anh hạ quyết tâm phải làm một cái gì đó, thay đổi một điều gì đó nhằm cải thiện cuộc sống nếu không sẽ không thể bám trụ được trên vùng quê mới và không thể thoát được nghèo. Nghĩ được khắc làm được.

Với trí tuệ và bản lĩnh của mình, anh đã mạnh dạn chuyển đổi từ cây lúa nương sang trồng cây công nghiệp. Quỹ đất ban đầu của gia đình là 8.000 m2, anh dùng một phần để xuống giống cây điều, diện tích còn lại vẫn tỉa lúa và bắp để lấy ngắn nuôi dài. Ba năm sau cây điều cho trái, anh đã nhìn thấy tương lai và quyết tâm phát triển thêm diện tích. Trước đó, gia đình anh được chia mấy héc-ta đất rừng nghèo nhưng lại cách trở bởi một con suối lớn. Vào mùa mưa nước suối cuồn cuộn, qua lại bằng thuyền, bè cũng rất nguy hiểm. Nhiều hộ dân được chia đất ở khu vực ấy đều bỏ hoang không

hộ nào dám qua suối để làm. Với quyết tâm vượt khó, năm 1992 anh động viên vợ, con hàng ngày vượt suối bằng bè, bắt tay vào phát rừng làm rẫy. Trải qua gần một năm cực nhọc mưa nắng, gia đình anh đã có được gần 50.000 m2 đất canh tác. Toàn bộ diện tích đất có được, một phần anh xuống giống điều, một phần trồng sầu riêng. Xuống xong cây giống là thời gian dài chăm sóc và chờ đợi trong sự lo âu.

Sáu năm sau, khi cây cho thu hoạch đại trà nhưng năng suất rất thấp do chưa biết vận dụng khoa học vào sản xuất.

Được sự quan tâm của Đảng, các cơ quan chính quyền và tổ chức hội nông dân đã tổ chức các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với thực tế địa phương. Không bỏ lỡ cơ hội, anh tham gia tất cả các lớp học ấy. Ngoài ra, anh còn tìm tòi, học hỏi kỹ thuật ghép cây, cải tạo các giống cây có chất lượng thấp sang các loại cây có năng suất chất lượng cao. Từ đó, vườn cây của gia đình, cả sầu riêng và cây điều đều đã cho chất lượng và năng suất rất cao.

Với những kết quả đạt được, khu vườn của anh là mô hình điểm để bà con trong xã nhân rộng làm theo. Chỉ mấy năm sau, toàn bộ diện tích cả trăm héc-ta của bà con bên suối trước đó bỏ hoang nay đã phủ một màu xanh bạt ngàn của cà phê, điều và sầu riêng. Những năm gần đây khi cây điều, cà phê, sầu riêng vào thu hoạch đại trà, do thời tiết không thuận lợi nên bệnh dịch bùng phát, điển hình là bệnh thán thư, sâu đục thân, ruồi vàng và bọ xít phá hoại, nhiều diện tích thất thu, riêng vườn của anh không bị

nhiễm bệnh, vẫn bảo đảm năng suất ổn định. Trung bình một héc-ta điều đạt khoảng 3,5 tấn, trong khi các vườn của bà con ở xã và toàn huyện chỉ đạt chừng 50-70 kg/ha. Vườn sầu riêng của anh không chỉ sai nhúc mà trái rất đều nên bán giá cao hơn sầu riêng của các hộ khác. Theo anh chia sẻ: Trước khi trồng cây giống phải tạo bầu cao thay vì trồng thẳng xuống mặt vườn. Cây đạt chừng 6 tuổi, khi trổ bông chỉ chọn chừng 25-30 chùm bông thật đẹp để lại, còn đâu ngắt bỏ. Mỗi chùm bông chỉ giữ lại 1 đến 2 trái thì chất lượng sẽ cao. Về phòng bệnh, sau thu hoạch là thời kỳ sức khỏe của cây rất yếu, đó là cơ hội để sâu bệnh tấn công nên phải kiểm tra thường xuyên, có dấu hiệu nhiễm bệnh là xịt thuốc ngay và phải xịt thuốc phòng định kỳ vào mỗi cuối mùa khô, đầu mùa mưa.

Bước vào vườn sầu riêng rộng 3,5 héc-ta của Phúc, con trai đầu của anh, tôi không khỏi ngỡ ngàng, trên mỗi cây đều cho từ 20 tới 40 trái. Đó là của hồi môn anh dành cho cậu con trai đã lập gia đình khi cho ở riêng.

Vẫn theo anh nói, muốn cây cho năng suất cao thì việc tỉa cành, tạo tán là vô cùng quan trọng và việc đó phải làm thường xuyên.

Nghe tôi hỏi doanh thu hàng năm của gia đình, anh nói: Thu nhập sau khi trừ chi phí trung bình mỗi năm đạt 600 đến 800 triệu đồng.

Ngoài cây cho trái, anh còn một khu vườn trồng cây lấy gỗ. Hiện tại anh có 200 cây Dầu và Sao 17 năm tuổi, đường kính gốc mỗi cây khoảng 0,40 m.

Với sự đam mê, cần mẫn, sáng tạo và bản lĩnh, anh đã thành công trên con đường làm giàu chính đáng của mình. Chính từ

Những năm gần đây, kinh tế xã Quốc Oai phát triển mạnh mẽ, bộ mặt xã có nhiều thay đổi, nhiều căn nhà kiến trúc đẹp mọc lên san sát, và đặc biệt nổi lên những tấm gương lao động sản xuất giỏi, trong đó có anh Nguyễn Hữu Sáu, hiện sinh sống tại Thôn 3, xã Quốc Oai, huyện Đạ Tẻh.

Anh Nguyễn Hữu Sáu trong vườn sầu riêng của gia đình. Ảnh: D.Lưu

những thành công của anh, nhiều bà con trong xã tìm đến học hỏi kinh nghiệm. Anh không ngần ngại, sẵn sàng chuyển giao kỹ thuật, hướng dẫn bà con cách làm và chăm sóc cây trồng.

Hưởng ứng phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững do hội nông dân các cấp phát động, gia đình anh đã tham gia rất tích cực. Để giúp bà con về cây giống, anh đã mạnh dạn đầu tư 0,2 héc-ta vườn ươm, hàng năm xuất ra thị trường khoảng 10.000 cây điều và sầu riêng ghép. Bên cạnh đó, anh còn giúp đỡ những hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn về vốn, cây giống để đầu tư vào sản xuất nhằm vươn lên thoát nghèo hướng tới làm giàu chính đáng. Giai đoạn 2012 - 2016 anh đã bán giống điều và sầu riêng ghép trợ giá cho bà con trong huyện với tổng số tiền là 44 triệu đồng so với giá thị trường. Anh còn tổ chức, hướng dẫn chuyển giao khoa học kỹ thuật ghép điều và sầu riêng cho hàng ngàn lượt người đến học. Cho mượn hơn 400 triệu đồng không lấy lãi để giúp các hộ hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn đầu tư vào sản xuất.

Để thuận tiện cho việc đi lại sản xuất, thu hoạch nông sản cho bà con, cuối năm 2016 Ủy ban Nhân dân xã Quốc Oai quyết định mở một con đường bên suối. Con đường chạy cắt qua vườn của gia đình, anh không ngần ngại hiến toàn bộ diện tích đất khoảng 1.500 m2 và chặt bỏ 40 cây điều 13 năm tuổi để tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm đường. Với những việc làm thiết thực ấy, anh được các đồng chí lãnh đạo xã hết mực kính trọng, bà con tin yêu.

Từ kết quả đạt được trong sản xuất, những việc làm hết sức nhân văn trong suốt thời gian qua, gia đình anh đã được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam công nhận là hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp Trung ương giai đoạn 2012-2016. Hội Nông dân tỉnh Lâm Đồng công nhận là hộ sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh. Được Bộ Nông nghiệp và UBND tỉnh Lâm Đồng tặng bằng khen. Hàng năm, gia đình anh đều được công nhận là gia đình văn hóa.

Tiễn tôi ra cửa anh còn nói với tôi những dự định trong năm tới: Tận dụng lượng cỏ rất tốt dưới chân trong vườn sầu riêng, anh sẽ phát triển thêm bầy thỏ và đẩy mạnh tăng đàn bầy gà Đông Tảo. Hiện tại, trong khu chuồng của anh đã có 30 chú gà thuần giống, mới chỉ là gà tơ nhưng mỗi con cũng đã đạt trọng lượng từ 4 đến 5 kg.

Dáng người tầm thước, vẻ bề ngoài mộc mạc, xù xì đúng chất một lão nông, nhưng nụ cười luôn nở trên môi và một tấm lòng cởi mở nhân hậu, tôi bỗng liên tưởng anh với trái sầu riêng. Cũng với vẻ bề ngoài xù xì, gai góc nhưng ẩn chứa bên trong là mật ngọt.

Page 4: CUỐI TUẦN - Báo Lâm Đồng điện tửbaolamdong.vn/upload/others/201708/25013_BLD_cuoi_tuan...CON SỐ TRANG 6 XEM TIẾP TRANG 2 3 Mật ngọt sầu riêng KỶ NIỆM 50

4 THỨ BẢY 5 - 8 - 2017 CUỐI TUẦN KINH TẾ - XÃ HỘITruyện ngắn: NGUYỄN THANH ĐẠM

1. Gã gieo khúc thân ngũ đoản trần trùng trục xuống tấm

trải nệm giường trắng muốt. Đưa bàn tay chuối mắn xoa xoa cái bụng lùm lùm như đàn bà mang chửa ba, bốn tháng; hắn cười phởn phơ và liếm đôi môi dày thâm xì như cặp đỉa trâu bám vào. Quờ điều khiển tivi, lẩm bẩm: “Quá hẹn. Sốt ruột quá”! Hình ảnh chân dài chương trình Fashion, ăn mặc sexy uốn éo, lả lướt phô diễn thân hình nóng bỏng khiến cặp mày chổi xể trên đôi mắt hùm hụp dướn lên, dán xoáy vào những đường cong gợi cảm… Xoay người, đầu gối lên tay, hắn nhắm mắt mơ màng, đắc chí “Lát nữa, cô chủ “Trở về mái nhà xưa” còn tuyệt cú mèo hơn các mỹ nữ này. Hên thật, vừa trúng lớn mấy phi vụ buôn bán béo bở, lên Đà Lạt đôn đốc hoàn thiện “tư dinh” tính mai mốt rước đại gia, đối tác Sài Gòn du hí, xả láng cuối tuần, lại gặp nữ doanh nghiệp đang nuôi mộng lớn. Ngoài băm, nhằm nhò chi! Vẫn “độc thân vui tính”, mét sáu lăm, da trắng hồng, vóc dáng đầy đặn, mắt huyền thẫm mượt, nhấp nhánh tựa sao đêm… Nghe mình “thả thính” sẽ hỗ trợ tài chính triển khai dự án là có vẻ bắt mồi, không lường ta giở chiêu “thả con săn sắt, bắt con cá rô”. Thương trường không đơn giản nhỏ ơi. “Miệng nam mô, bụng bồ dao găm”. Chẳng ai thiện tâm cho không, biếu không cái gì, nhất là tiền bạc. Phải bày dụ cho nàng mấy mánh, nhử như gầy con nghiện ắt mình sẽ nối dài tay nơi thành phố này. Ha ha… Tiếc ta chiều cao khiêm tốn cứ phải ngước lên chiêm ngưỡng nàng. Vô tư đi, có tiền mua được tiên”! Buổi trưa quá chén khao thợ, hắn vật mình trằn trọc như để hạ nhiệt cảm giác rạo rực rần rần thân thể.

THEO DÒNG SỰ KIỆN

Cuộc thi Tiếng hát ASEAN sẽ được tổ chức từ ngày 17-21/8/2017. Cuộc thi là sự kiện hướng tới dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (1967-2017) và 72 năm thành lập Đài TNVN, qua đó góp phần tăng cường giao lưu văn hóa giữa các quốc gia thành viên ASEAN và ba nước khách mời Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Đây là lần đầu tiên, một cuộc thi nhạc POP dành cho ca sĩ trẻ

chuyên nghiệp trong độ tuổi 18-35 của 10 nước ASEAN được tổ chức tại Khu nghỉ dưỡng FLC Sầm Sơn, Thanh Hóa. Thí sinh 10 nước ASEAN sẽ tham gia thi vòng loại bán kết và chung kết vào ngày 19/8 và 20/8. Những ca sĩ được lựa chọn và mời từ các nước thành viên ASEAN đến Việt Nam biểu diễn tại vòng bán kết. Sau khi qua vòng bán kết, các bài hát dự thi được chọn biểu diễn tại vòng Chung kết cuộc thi Tiếng hát ASEAN.

Cuộc thi Tiếng hát ASEAN+3 năm 2017

Với khẩu hiệu: “Xây dựng nền công nghiệp điện ảnh hiện đại và nhân văn”, LHP VN lần thứ 20 sẽ diễn ra từ ngày 24-28/11 tại Đà Nẵng. Sau 29 năm, LHP VN mới lại được tổ chức tại Đà Nẵng. Đây cũng là lần đầu tiên Giải thưởng điện ảnh ASEAN được trao trong khuôn khổ LHP VN với sự tham gia của các tác phẩm đến từ 9 nền

điện ảnh trong khu vực.Dự kiến có 3 cuộc họp báo tổ

chức, thúc đẩy công tác quảng bá, thu hút sự quan tâm của dư luận đối với LHP. Liên hoan phim cũng là cơ hội quảng bá hình ảnh Đà Nẵng. Lễ khai mạc và bế mạc được tổ chức tại Nhà hát Trưng Vương và truyền hình trực tiếp trên VTV.

Khởi động Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 20

MINH ĐẠO

Du lịch và nông nghiệp làm nền tảngNgay bên Quốc lộ 27C, cách

trung tâm thành phố Đà Lạt gần 15 km là nơi đứng chân của Công ty TNHH Hiệp Phú. Kể từ ngày 24/12/2007, thời điểm Quyết định số 3427/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lâm Đồng cấp Giấy phép đầu tư, đến nay cơ ngơi nơi này đã hoàn toàn khác biệt. Tổng diện tích rừng và đất của Công ty là 72 ha (gồm diện tích Nhà nước giao và diện tích doanh nghiệp bỏ kinh phí mua lại của các hộ dân lân cận). Trong số này, có 40 ha rừng, chủ yếu là Thông ba lá và hơn một ha rừng do đơn vị đã trồng mới. Đến nay, thông mới đã cao 2 mét đang được chủ rừng thường xuyên chăm sóc chu đáo...

Bên triền đồi, những cây thông xanh ngắt lừng lững cùng vô số các loài cây được chủ đầu tư trồng và chăm sóc kỹ lưỡng đã tươi tốt: dâu, hồng, cam, các loài hoa, rau, cà phê... Dưới hồ, hàng chục con cá tầm đại trên 20 kg/mỗi con tung tăng, vừa là thực phẩm phục vụ thực khách tại chỗ, vừa là một trong những điểm để du khách thưởng lãm. Để giảm chi phí “nuôi quân” giữ và phát triển rừng như anh Lê Văn Hòa - Phó Giám đốc Công ty ví von, doanh nghiệp tổ chức tăng gia sản xuất và chăn nuôi rất có hiệu quả. Thời điểm này, đơn vị đang có trên 40 con gà đồi, hơn 20 con heo rừng và nhiều diện tích rau màu... Một cơ ngơi ngày càng khang trang, từ hệ thống mạng lưới điện riêng, hệ thống bảo vệ môi trường đến hạ tầng giao thông, nhà hàng, hệ thống nhà nghỉ, sân hoạt động ngoài trời, cầu cống... Mặc dù, chủ dự án không tiết lộ, nhưng trong 10 năm qua, doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư vào rất nhiều chục tỷ đồng.

Để công tác QLBV&PTR đạt hiệu quả như hôm nay, thực ra cũng không đơn giản chút nào. Anh Lê Văn Hòa cho biết đơn vị chia rừng thành 3 khu vực trọng điểm và cử “3 tướng” phụ trách, trong đó đích thân Phó Giám đốc Hòa đảm nhận một “cứ điểm”, còn lại anh Bùi Văn Nam và Nguyễn Thanh Cúc. Mỗi khu vực có thêm 4-5 người, vừa bảo vệ khu vực của mình, vừa phối hợp hỗ trợ khu vực bên cạnh. Khó khăn QLBVR nhất là vào mùa khô và ban đêm, vì vậy, các khu vực phải cắt cử người trực thường xuyên tại chỗ. Doanh nghiệp còn hợp đồng công ty bảo vệ chuyên nghiệp trực gác chốt hỗ trợ lực lượng chủ rừng khi cần thiết. Bởi đã từng có nhân viên của chủ rừng bị lâm tặc xâm hại đến thân thể trong lúc làm nhiệm vụ QLBVR. Những thời điểm công việc QLBVR nhẹ nhàng, họ tăng gia sản xuất và chăn nuôi

Trong đợt kiểm tra rừng cùng lãnh đạo UBND tỉnh và các ngành, Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương Sử Thanh Hoài cho biết trên địa bàn huyện có một chủ rừng làm rất tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng (QL, BV&PTR). Thông tin thu hút tôi, nhất là trong tình trạng nhiều chủ rừng không hoàn thành những nhiệm vụ như yêu cầu của giấy phép dự án đầu tư.

Chủ và khách để lại trái tim với rừng

để góp phần tự cung tự cấp. Mặt khác, những hoạt động và sản phẩm nông nghiệp là nơi cho du khách tham quan và trải nghiệm. Mô hình vườn - ao - chuồng - du lịch - BVPTR của Hiệp Phú trở thành chuỗi hoạt động kết dính rất hữu ích và hiệu quả. Kế hoạch của doanh nghiệp phấn đấu đến cuối năm 2017 doanh thu từ mô hình nông nghiệp và du lịch sẽ đủ tài chính trang trải cơ bản cuộc sống cho lực lượng QLBVPTR.

Tạo ấn tượng sản phẩm vô hình Phó Giám đốc Lê Văn Hòa

vốn tu nghiệp ở Singapore nên trong cuộc trò chuyện với tôi anh say sưa ý tưởng xuyên suốt cách làm du lịch vô hình. Ý tưởng này cũng được lãnh đạo Tổng Công ty ở thành phố Hồ Chí Minh ủng hộ. Dù vị trí đắc địa: sát Quốc lộ 27C nối Nha Trang - Đà Lạt, cạnh đường nhựa mới nối thẳng tới chân núi Lang Biang và gần Khu Du lịch sinh quyển thế giới Lang Biang, nhưng cơ sở tham quan du lịch - nghỉ dưỡng Hiệp Phú có cách tiếp thị không ồn ã và rầm rộ. Không “ăn xổi ở thì”, doanh nghiệp tâm huyết đầu tư hạ tầng rất cặn kẽ, từng mảng miếng được tính toán kỹ lưỡng và hạn chế tối đa bê tông hóa. “Hữu xạ tự nhiên hương”, đó là chiến lược phát triển kinh tế du lịch của doanh nghiệp này. Anh Hòa chia sẻ: Phát triển du lịch không chỉ là nuôi quân mà để truyền lửa cho du khách về rừng, yêu rừng, quý thiên nhiên, cảm nhận được những thanh âm của rừng, nhận biết được về lá phổi rừng, hơi thở của rừng, thụ hưởng được cái hồn của rừng thì khi đó họ mới ý thức mạnh mẽ cần lắm phải giữ lấy rừng.

Với sức đầu tư mạnh, ở đây có những mô hình nhà nghỉ Bugalo container dưới tán thông và những cây xanh doanh nghiệp trồng.

Tổng công suất sức chứa khoảng 44 khách, thực sự ấn tượng là nơi nghỉ của du lịch sinh thái và phong cách cộng đồng. Để đáp ứng nhu cầu này, Hiệp Phú thiết kế một diện tích mặt bằng dựa vào triền đồi thông cho du khách tổ chức loại hình du lịch teambuilding; du khách nghỉ lại được trải nghiệm câu cá tại hồ, tham gia các công việc sản xuất nông nghiệp...

Vẫn giọng say sưa, anh Hòa nói: Ở đây, du khách được cảm nhận cái không khí trong lành của thiên nhiên, nghe tiếng suối chảy, tiếng gió rì rào...; rồi đêm về, lâu lâu còn nghe được tiếng tác của Mãng vọng đến, hay mùi ngai ngái của nhựa từ lách tách củi thông khô đốt giữa sân... Không gian sinh tồn đầy âm sắc, làm nên cái vô âm khôn cùng trong tâm cảm người trải nghiệm. Du khách đến là được ăn ở với rừng, nạp năng lượng thực sự sau những ngày lao động căng thẳng. Khi về thành phố, họ gửi được trái tim của họ lại. Sản phẩm du lịch bao gồm hai thành phần chính, hữu hình và vô hình, trong đó, vô hình là dịch vụ sẽ quyết định và quan trọng hơn bởi nó đẩy giá trị của sản phẩm hữu hình. Sản phẩm vô hình không chỉ là đầu tư đơn giản bằng tiền mà chính là quá trình đầu tư dài hạn kỹ lưỡng, ứng xử chu toàn và giá trị cổ phiếu từ đó mà lên... Vì vậy, bản thân người phục vụ phải cảm nhận được giá trị của không gian sống này thì mới truyền lửa được đến với người tới.

“Chúng tôi bán những cái du khách cần chứ không bán cái mình có. Bán cái nghỉ ngơi và cho cái không gian rừng, cho con tim của rừng, nhịp sống của rừng, tâm hồn của rừng. Bán cái người ta cần và cho người ta cái mình có...”, anh Lê Văn Hòa chia sẻ. Có như vậy thì du khách đến đây sẽ trút bỏ được âu lo để thụ hưởng với cảm nhận an lạc yên bình từ chính mình. Và

Sơn thủy hữu tình góp phần làm nên giá trị đặc biệt của sản phẩm du lịch. Ảnh: M.Đạo

họ sẽ cân bằng lại để tiếp tục cuộc sống mới. Cho người đến trái tim chứ không phải con mắt thì mới giữ lại được trái tim của họ, đó là chiến lược quảng bá du lịch của riêng Hiệp Phú. Điều đó đúng ngay khi tôi và anh Hòa đang trò chuyện thì hai bạn trẻ từ quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội đến chào. Sau một tuần lưu lại, hai bạn chào tạm biệt anh Hòa. Họ chia sẻ cảm nhận với tôi: “Thật tuyệt vời chú ạ. Có được đến những nơi như thế này thì chúng cháu mới biết được những giá trị đặc biệt của bình yên và thư thái...”. Đó cũng là thông điệp mà Phú Hiệp xây dựng và mong muốn.

Page 5: CUỐI TUẦN - Báo Lâm Đồng điện tửbaolamdong.vn/upload/others/201708/25013_BLD_cuoi_tuan...CON SỐ TRANG 6 XEM TIẾP TRANG 2 3 Mật ngọt sầu riêng KỶ NIỆM 50

5 THỨ BẢY 5 - 8 - 2017CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Trở về mái nhà xưa

với tay trọc phú? Chỉ giấc mộng, dằn vặt làm chi? Ghen ư, vô lý quá không? Như bông hoa mùa xuân tươi tắn, rực rỡ, ngào ngạt như thế, cấm được chăng nàng bị ong bướm lượn lờ, săn ve. Huyền cũng có quyền giao tiếp, lựa chọn… Ta ích kỷ và cường điệu khi suy diễn? Mà ông là ai, một gã cuồng văn chương và lỡ chạm chân vào thánh đường chữ nghĩa bị người yêu đá chỉ sau ba tháng nàng sang Tây học thạc sĩ quản lý kinh tế đã sớm quên những năm sinh viên được Nguyễn chăm lo,

thứ gì cũng đáp ứng đấy…”. “Vậy sao”, Nguyễn bàng hoàng, thẫn thờ buông lỏng vòng tay đang xiết chặt tấm lưng thon thả, mềm ấm, thảng thốt: “Thật không? Lẽ nào… Có phải “lão Trư” đeo xích vàng kín cổ, đầy tay ở Sài Gòn lên không. Gã thường nhắn tin rủ rê em đi vũ trường? Ra thế, cuộc đời là… tiền và tiền. Chỉ tiếc…”. “Hấp ạ, đừng dỗi nữa... Quá mù ra mưa, hổng ai thèm thương. Này, ước chi em là cái bánh để bóc cho anh xem nỗi lòng mình… Chà, muộn rồi, em phải về!”…

Huyền muốn nói gì? Cơn mơ là sao? “Cơm áo” vốn “không đùa với khách thơ”. Người đời thích giao du, chơi với văn nghệ sĩ nhằm tạo dáng làm sang, đánh bóng cho họ, thiên hạ mấy kẻ tri âm, tri kỷ “Bá Nha, Tử Kỳ” với nghệ sĩ… Có lẽ Đà Lạt không là bến neo đậu như mong đợi?

Tiếng gà rộ râm ran. Dãy núi Bidoup mờ xa vẫn mịt mùng sương khói.

3. Festival Hoa Đà Lạt 2015, Nguyễn tính viết một bút

ký về sự phát triển và những thách thức đặt ra cho ngành du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng. Trưởng Ban Văn nghệ im lặng suy tư, gật gù thầm nghĩ “Vấn đề hay. Có thế chứ, ít ra cũng là cây bút có chút tiếng tăm ở miền quê đồng bằng sông Hồng. Bị phụ tình, không biết còn nguyên cớ nào nữa nhưng thích xê dịch nên vào Đà Lạt, được đấy, theo nghề văn thì phải có máu phiêu bồng. Ngó tay lãng tử trông “bụi”, phớt “Ăng-lê” nhưng thực chất là người đa cảm, tử tế, chơi được - Bởi lẽ đó, năm trước Nguyễn đến đầu quân Ban Văn nghệ Đài PT-TH tỉnh, mình “Ok” ngay”. Nguyên đại úy công an, say văn chương, ông đã trình làng mấy tập truyện ngắn và hiện đang “cày” tiểu thuyết chừng 500 trang về đề tài Fulro ở Tây Nguyên trước và sau 1975. Được nhà đài mời về phụ trách ban văn nghệ nhưng chục năm trời vẫn chưa phát hiện phóng viên nào thực sự đam mê, có tư chất văn chương. Gặp Nguyễn, Trưởng ban hy vọng sẽ là người tâm giao, một cây bút làm mảng này bớt chất tân văn… Với nụ cười hài lòng, ông gợi ý: “Thành phố đang phát triển mô hình homestay rất được cánh phượt và khách Tây ưa thích. Ta nên khuyến khích những mô hình, cách làm độc đáo”!

Qua tìm hiểu, Nguyễn đến “Langbian Homestay” gặp Huyền - chủ nhân cơ sở lưu trú du khách. Tốt nghiệp trường kiến trúc, chỉ mấy năm sau Huyền đã giữ vị trí khá thuận lợi trong một công ty nước ngoài ở Sài Gòn. Khoảng 4 năm trước với quyết tâm khởi nghiệp, cô thuyết phục ba mẹ cho quy hoạch đồi cà phê khoảng 2 ha nằm không xa cửa ngõ thành phố lập homestay. Cơ sở hoạt động hiệu quả, khách lưu trú nườm nượp. Hiện Huyền dự tính mua thêm vườn, rủ bạn bè hợp tác góp vốn mở rộng quy mô cơ sở vốn có…

dìu dắt để cặp kè với doanh nhân Việt kiều… Bị sốc, mới lang bạt vào Sài Gòn, Cần Thơ, lòng vòng lên chọn cao nguyên làm mảnh đất lành cho cánh chim đã rã rời. Văn sĩ ư? Người hướng đạo nhân gian tiến tới ánh sáng lương tri, ca tụng vậy song thiên hạ cũng chẳng lạ gì giới các ông thường huyễn hoặc đẻ ra những cảnh ngộ, niềm vui và nỗi buồn phi thực tế để thả sức triết lý, giáo huấn… Âm thầm gặm nhấm những xung đột, mâu thuẫn và đau đớn vật vã với từng con chữ, từng số phận… Không ai

áp đặt, chính các người tự nguyện, cam chịu tròng khoác ách khổ nạn vào cổ mình tựa con chiên ngoan đạo vác thập tự giá lê bước trên đường đời chông chênh, xa ngái. Này, đã có ai ám dụ nhắc cánh các ông chỉ là Đôn Kihôtê nửa tỉnh nửa mê giao tranh với “cối xay gió” bởi tâm trí hoang tưởng mình mang chức phận “hiệp sĩ” đang chiến đấu cùng gã khổng lồ ác độc chưa? Hàn sĩ ơi, tương lai tươi sáng đang rộng mở với Huyền. Tình yêu nàng nhen lửa trong trái tim ông chỉ là cảm xúc nhất thời, nó sớm lịm tắt như những vì sao xa xăm kia. Nàng sẽ là bà chủ lớn, phu nhân quan chức quyền thế hay tỷ phú “tiền bạc đông như quân Nguyên”. Đến lúc phải tỉnh ngộ, hãy thực tế, đừng bay bổng chín tầng mây, kẻo rớt lại đau. Không, không thể như vậy. Huyền trong sáng, chân thành - điều này mình đã thâu nhận từ đôi mắt mơ màng, thánh thiện mà nàng từng đắm đuối trao… Huyền không tồi tệ như ta vừa nghĩ. Ôi, có đúng là suy nghĩ của tôi không, cớ sao tầm thường đến thế?

Miên man, Nguyễn lần hồi tới nguyên cớ tâm trạng căng thẳng khiến xảy ra giấc mộng khuya nay. Chiều muộn mấy ngày trước, cũng bên khung cửa này, đang chìm đắm ngỡ tan trong nụ hôn miên man, chợt Huyền âu yếm ngước nhìn Nguyễn, thì thầm trách: “Sinh nhật mà chẳng có hoa tặng người ta! Biền biệt lặn cả tuần. Nhiều lần gọi, máy cứ ò í e…”. “Hôm đó, anh đi huyện làm phim tài liệu, đã nhắn tin tặng ngàn nụ hôn! Vào vùng sâu, mất sóng mà cưng!”. Bờ môi nóng bỏng lẩn tránh ham muốn khao khát của Nguyễn, nũng nịu: “Hứ, em chỉ muốn có anh ở bên. Điều đó, còn hơn tất cả những món quà… Coi chừng, có người ngỏ lời em muốn bất cứ

Minh họa: Thanh Toàn

Mắt lơ mơ díp lại. “Thôi, làm giấc, nàng đã hẹn, không lẽ mình bị leo cây”, tự nhủ rồi gã há hốc mồm buông tiếng ngáy nặng nề “khò, khò, khò… khò khò”…

Cộc, cộc, cộc… Hắn lồm cồm choàng dậy, lao ra giật cánh cửa phòng, ôm ghì thiếu nữ luống cuống lướt vào.

2. Tung chăn, người Nguyễn đầm đìa mồ hôi, tim đập

thình thịch. Anh dụi mắt, sửng sốt “Đang nằm nhà, thế mà vừa có cảm giác đã xô cửa xông vào, tay chân đấm đá túi bụi…”. Hai giờ sáng, căn phòng lặng ngắt. Đèn trên bàn đọc sách đầu giường vẫn sáng, tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội nằm lăn lóc dưới nền nhà… “Đang đọc mà thiếp ngủ lúc nào không hay. Cơn mộng thật khủng khiếp. Huyền, tại sao là em - người đã run như cánh lá, nghẹn ngào không thốt nên lời, nước mắt tuôn lã chã ướt ấm vai áo Nguyễn khi nhận lời cầu hôn anh ngỏ tháng trước - bước vào căn phòng khách sạn ấy?”.

Khoác áo ấm, Nguyễn mở toang cửa sổ, hít sâu làn không khí mát lạnh. Đốm thuốc lá đỏ lừ, anh lặng đứng dõi rừng thông đen sẫm trên sườn đồi không xa mờ mịt khói tỏa trong làn mưa sương. Ba năm trước, đi tìm nhà trọ ở khu ngoại ô gặp căn phòng nhỏ trên lầu ba, cửa sổ mở ra khoảng rừng thông tít tắp và ven đồi thẫm đỏ vệt đường mòn quanh co, lẩn khuất sau những cụm dã quỳ vàng rực báo hiệu mùa khô đến làm thổn thức vô cớ hồn người; cảnh đẹp như tranh khiến anh ưng ý ngay. Đêm nay, làn gió run rẩy, rừng thông vi vút buông lời thở than hòa với thanh âm côn trùng rền rĩ. Tại sao trong mơ lại là Huyền đến

Chương trình “Những vở kịch còn mãi với thời gian” sẽ trình diễn tại “thánh đường nghệ thuật” là Nhà hát Lớn Hà Nội trong tháng 8 này.

Đây là chương trình nằm trong dự án đưa nghệ thuật đỉnh cao vào Nhà hát Lớn Hà Nội do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) khởi xướng.

Theo đó, 5 đơn vị gồm: Nhà hát Tuổi trẻ, Nhà hát Kịch Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam, Đoàn kịch nói Công an Nhân dân, Nhà hát kịch Quân đội sẽ lần lượt giới thiệu 11 tác phẩm sân khấu được cho là kinh điển và gặt hái nhiều huy chương, giải thưởng tại các liên hoan sân khấu trong nước và quốc tế. Nhà hát Tuổi trẻ mở

11 vở kịch “còn mãi với thời gian” sắp công diễn tại Nhà hát Lớn Hà Nộimàn với 3 vở diễn: “Vòng phấn Kavkaz” (tác giả Bertol Brecht, đạo diễn người Đức - Dominik Gunther) vào ngày 5/8; vở “Ai là thủ phạm” (tác giả Lưu Quang Vũ, đạo diễn NSƯT Chí Trung) vào ngày 6/8; vở “Công lý không gục ngã” (đạo diễn NSND Doãn Hoàng Giang) vào ngày 7/8.

Cục Nghệ thuật biểu diễn để các Nhà hát chủ động chọn lựa những tác phẩm tiêu biểu nhất của mình theo đúng tiêu chí: “Phải là những vở chất lượng cao cả về dàn dựng lẫn nghệ thuật, cho dù đó là những tác phẩm sân khấu đã dàn dựng lâu hay là mới thực hiện”.

NSƯT Xuân Bắc, Phó Giám đốc Nhà hát kịch Việt Nam khẳng định, các nghệ sĩ khi tham gia chương trình biểu diễn tại Nhà hát Lớn không đặt nặng vấn đề tài chính lên hàng đầu mà quan trọng là được tham gia biểu diễn tại địa điểm vốn là “giấc mơ” của sân khấu. TS tổng hợp (theo baovanhoa.vn,

nld.com.vn, hanoimoi.com.vn)

Vở kịch “Vòng phấn Kavkaz” của Nhà hát Tuổi trẻ sẽ mở màn cho chương trình “Những vở kịch còn mãi với thời gian”.

XEM TIẾP TRANG 11

Page 6: CUỐI TUẦN - Báo Lâm Đồng điện tửbaolamdong.vn/upload/others/201708/25013_BLD_cuoi_tuan...CON SỐ TRANG 6 XEM TIẾP TRANG 2 3 Mật ngọt sầu riêng KỶ NIỆM 50

6 THỨ BẢY 5 - 8 - 2017 CUỐI TUẦN VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

HỒ SƠ - TƯ LIỆU

KHÁNH LINH

T rong 50 năm qua, ASEAN đã ghi dấu nhiều cột mốc quan trọng của sự hợp tác và cùng

phát triển: Năm 1994, ASEAN bắt đầu mở rộng quan hệ đối ngoại, thúc đẩy đối thoại về an ninh thông qua việc lập Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF); năm 1995, đánh dấu dấu mốc quan trọng khi Việt Nam gia nhập ASEAN; năm 1999, ASEAN hoàn tất mục tiêu trở thành một tổ chức khu vực với đầy đủ 10 quốc gia Đông Nam Á; năm 2003, ASEAN xác định mục tiêu thành lập Cộng đồng ASEAN gồm ba trụ cột; năm 2007, Hiến chương ASEAN ra đời, tạo cơ sở pháp lý và khuôn khổ thể chế hợp tác ASEAN; ngày 31/12/2015, Cộng đồng ASEAN chính thức thành lập, khởi đầu của một giai đoạn liên kết mới sâu rộng hơn của ASEAN.

Từ một khu vực bị chia rẽ bởi đối đầu và nghi kỵ, bởi: (1) Do khu vực ASEAN có hơn 600 triệu dân với nhiều ngôn ngữ, tín ngưỡng và truyền thống khác nhau; có khoảng 240 triệu người theo đạo Hồi, 130 triệu người theo đạo Thiên chúa, 140 triệu người theo đạo Phật, 7 triệu người theo đạo Hindu và 50 triệu tín đồ của các tôn giáo dân gian. (2) Hệ thống chính trị của

KHÔI NGUYÊN THẢO

Cách đây vài năm, “Lửa Thiện Nhân” - bộ phim về “Chú lính chì Thiện Nhân” đã

khiến nhiều người rơi những giọt nước mắt sẻ chia và yêu thương. Trong hơn 10 năm qua, câu chuyện về bé Thiện Nhân - cậu bé bị bỏ lại trong vườn chuối với nhiều vết thương trên mình - và hành trình cùng mẹ Mai Anh, đã nhiều lần được nhắc đến trên truyền thông. Nhưng đằng sau những bài phản ánh ngắn trên báo chí, hay cả một bộ phim, là cả một quãng đường dài, với rất nhiều cung bậc cảm xúc.

“Hành trình yêu thương - Nhật ký Thiện Nhân” không hề được viết ra để trở thành một xuất bản phẩm. Nó chỉ là những ghi chép đời thường của mẹ Mai Anh và bà ngoại Kim Anh. Trong số đó, có những chi tiết quan trọng trong cuộc điều trị của Thiện Nhân - đứa bé mang số phận đặc biệt.

Cùng với sự trưởng thành của Thiện Nhân, không thể tách rời cuộc điều trị gian nan mà “Chú lính chì” và mẹ Mai Anh đã cùng trải qua. Trong sách, có thể bắt gặp những khoảnh khắc rất đặc biệt, như khi mẹ Mai Anh trong đau đớn mô tả về đứa trẻ “không cha, không mẹ, không tên, một đứa bé vô danh, một thằng cụt”, cho đến khi Nhân trải qua ca phẫu thuật để có thể

MAI VĂN BẢO

C ơn gió hoang hoải luồn qua nhà sàn, già làng K’Bát, đã qua 80 mùa rẫy, trầm ngâm thẩm

âm dàn chiêng sáu nhuốm màu thời gian, đang được các sơn nữ K’Ho Srê hòa tấu. Thấy có khách lạ, già K’Bát ra hiệu: Gung me! Điệu chiêng “đón khách” rộn ràng, tình tự, đắm say. Đang mê đắm trong thanh âm huyền bí giữa mênh mang đại ngàn, già K’Bát vỗ vai tôi: “Đây là điệu chiêng cơ bản của người K’Ho. “Gung me” là con đường cái. Vào rừng phải bắt đầu từ đường cái mà…”. Những bông hoa rừng Nam Tây Nguyên ngừng nhịp chiêng, nào Ka Phôn, Ka Phen, Ka Hằng, Ka Ký, Ka Hà và người giữ ching me (chiêng mẹ) Ka Thú. Họ là những “nhịp chiêng” trong đội chiêng buôn Bồ Liêng, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng, hình thành được chục năm nay bên dòng Đạ Dâng xanh mát. “Ching me” giữ nhịp cả dàn chiêng, hình ảnh người phụ nữ tấu chiêng được ví von “vang âm chiêng Mẹ đại ngàn” là thế…

Già làng K’Bát bảo, người K’Ho có 36 điệu chiêng cổ, nhưng giờ đây có lẽ không còn ai nhớ đủ. Nào điệu gung me (đón khách), cing ting (tiếng chim đại bàng), pép tơh jun (săn nai), lô na (gọi nhau), ding biếp (mừng lúa mới)… sau này phát triển thêm điệu mới mừng lễ hội. “Bộ chiêng sáu của người K’Ho, Mạ, M’nông có nhiều tên gọi, nhưng phổ biến theo thứ tự ching me, rơnul, ndơn, ndol, t’rơ, thêt. Mỗi vị trí trong bộ sáu thang âm đều có âm và tiết tấu riêng. Ching me giữ nhịp tấu gọi dàn chiêng giao hòa. Muốn đánh được chiêng, phải nhạy cái tai, dẻo cái tay, cái tâm phải thổn thức với rừng Yàng”, già K’Bát thổ lộ.

Bà Ka Plế, người đàn bà “cái rìu đã bọc da” của già K’Bát, nghe nói thuở chưa “bắt chồng” bà đã nổi tiếng đánh chiêng, ủ rượu cần giỏi nhất buôn? Tôi hỏi. Khơi đúng mạch nguồn, bà gõ gõ vào chiêng mẹ, dứt đoạn Ka Plế buông điệu yal yau giữa đại ngàn yên ả: “Nhịp chiêng hòa hợp mới hay, điệu cồng chỉnh âm cho đúng, đánh chiêng cồng phải rành cái tai…”. Không dũng mãnh, rắn chắc, trầm hùng như những chàng trai của núi, tiếng chiêng của những người đàn bà Nam Tây Nguyên đằm thắm, dịu dàng hơn trên đôi chân trần uyển chuyển, nhưng không ra ngoài khuôn phép của Yàng. Tiếng chiêng của họ quyến rũ như chính sự thô mộc, phóng khoáng đại ngàn.

Lớn lên trong không gian văn hóa cồng chiêng bên dòng Đạ Dâng hiền hòa, dù đang giữ nhịp “ching t’rơ” trong đội chiêng nữ Bồ Liêng, thuộc khá nhiều điệu chiêng cổ, Ka Hằng vẫn ao ước được đánh chiêng đôi. Bởi, ở miền đất này, hiện còn khoảng năm nghệ nhân nam “chơi” được bộ chiêng “đánh theo cảm hứng” này. “Chiêng đôi thường để đấu chiêng, gọi nhau

Mênh mang chiêng Mẹ…

trong câu chuyện. Khó lắm, phải điêu luyện mới đánh được”, nghệ nhân K’Bes, Trung tâm Văn hóa huyện Lâm Hà, con trai già K’Bát, bộc bạch.

Mỗi điệu chiêng của người Tây Nguyên đều gửi gắm một thông điệp với thần linh, với rừng xanh, với cộng đồng… trong chính không gian thiêng của buôn làng, không gian văn hóa nuôi sống cồng chiêng. Lòng người, hồn chiêng quyện hòa, thao thiết, thì thầm trong tiếng chiêng ngân dài tận đỉnh núi.

Theo mạch nguồn văn hóa, tự ngàn đời nay, trong luật tục K’Ho, Churu, M’nông… những cư dân bản địa của đại ngàn Nam Tây Nguyên, không cấm phụ nữ đánh chiêng. Song, quan niệm “chiêng cha, ché mẹ” đã ăn sâu trong tâm thức, khiến những người đàn bà miền sơn cước rời xa chiêng, để bước vào vòng xoang mùa hội nữ tính hơn, bằng những điệu vũ huyền hoặc bên bếp lửa hồng. Và, mấy mươi năm trở lại đây, họ bước qua quan niệm, ngày

lên rẫy, tối học đánh chiêng. Cứ thế, qua hơn mùa rẫy, họ bắt đầu “cảm” được hồn chiêng và phiêu bồng cùng nhịp chiêng thuần khiết. Tiếng ching me giữ nhịp, điệu gung me mời chào… có lẽ đều xuất phát từ “tơng guh me” (nguồn gốc bên mẹ). Bởi người K’Ho, Churu, M’nông theo chế độ mẫu hệ. Giờ đây, giữa mênh mông đại ngàn, lời chiêng mẹ vẫn tỉ tê, tình tự…

Về việc tấu chiêng, múa xoang đi ngược kim đồng hồ, người K’Ho có cách lý giải: Điệu chiêng rọ đạ (ngược dòng). Từ tiếng ching me trầm ấm, hiền từ như sông mẹ; chiêng rơnul như con suối róc rách, ndơn hào hùng như thác đổ, ndol dịu êm như gió chiều; chiêng t’rơ, chiêng thêt như mưa, như gió. Thang âm chiêng sáu trầm bổng, êm đềm, dữ dội. Ngược từ sông mẹ lên thác ghềnh, như trở về nguồn cội.

Đồng bào bản địa Nam Tây Nguyên khi diễn tấu nhạc cụ không bao giờ kèm lời ca. Bởi thế, tiếng chiêng, tiếng cồng, rơkel… khi đã

tấu lên, âm thanh trong như suối ban mai, phóng khoáng như chim Tia chôm sải cánh giữa đại ngàn, thẩm thấu tự nhiên từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Lâm Đồng có khoảng 200 nghìn cư dân người K’Ho, Mạ, Churu và M’nông, chiếm 17% dân số toàn tỉnh. Đây là những tộc người bản địa, chủ nhân của di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Trong không gian thiêng đó, không thể thiếu chiêng, lửa và rượu cần. Đó là những thực thể giao hòa, chuyển tải cả tâm thức núi. Hôm nay, diện mạo mới đã ùa về trên những cung đường của buôn làng, những người con của núi càng ý thức sâu sắc hơn việc gìn giữ, phát huy giá trị di sản. Trên hành trình đó, có nhịp chiêng tình tự, mộc mạc, huyền bí của đội chiêng nữ K’Ho Srê dưới chân núi Brah Yàng; đội chiêng nữ M’nông ở Đạ Tông, Đạ M’rông dọc đôi bờ Đạ Dâng; đội chiêng nữ Churu bên dòng suối Khóc - Đạ Nhim và đội chiêng những bông hoa rừng miền trầm tích Cát Tiên…

Đội chiêng nữ buôn Bồ Liêng, huyện Lâm Hà

biểu diễncồng chiêng.

Ảnh: M.V.B

Đồng bào các dân tộc Nam Tây Nguyên cùng vui ngày hội. Ảnh: M.V.B

Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) chính thức được thành lập, khởi đầu cho một tổ chức hợp tác khu vực toàn diện, một thực thể chính trị - kinh tế gắn kết và năng động. Sau nửa thế kỷ hình thành và phát triển, ASEAN đã khẳng định vị thế của một tổ chức vững mạnh, liên kết ngày càng sâu rộng và là đối tác không thể thiếu của các nước trên thế giới.

Hành trình của yêu thương

Page 7: CUỐI TUẦN - Báo Lâm Đồng điện tửbaolamdong.vn/upload/others/201708/25013_BLD_cuoi_tuan...CON SỐ TRANG 6 XEM TIẾP TRANG 2 3 Mật ngọt sầu riêng KỶ NIỆM 50

7 THỨ BẢY 5 - 8 - 2017CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

ASEAN cũng đa dạng, từ các nền dân chủ đại diện, các quốc gia do một đảng lãnh đạo đến các chế độ quân chủ. (3) Các nền văn hóa của khu vực đa dạng, thậm chí còn nhiều khác biệt lớn. Theo giáo sư Kishore Mahbubani, trong quá khứ, nếu phải chọn nơi nào trên thế giới khó tổ chức hợp tác khu vực nhất thì ứng cử viên hàng đầu là Đông Nam Á.

Tuy nhiên, qua nửa thế kỷ hình thành và phát triển, ASEAN đã đạt được thành tựu ngoài sức tưởng tượng; trở thành khu vực phát triển năng động, đoàn kết và là đối tác không thể thiếu của các nước trên thế giới và là một thị trường chung của 630 triệu dân với nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới. ASEAN đã chứng tỏ được sức sống mãnh liệt và là chất xúc tác mang lại hòa bình bền vững cho khu vực. Thành tựu kỳ diệu của ASEAN được đánh dấu bởi các mặt tiêu biểu như:

Về chính trị, các nước ASEAN đã không ngừng tăng cường hợp tác chính trị; hình thành và chia sẻ các chuẩn mực; hợp tác xây dựng lòng tin, thúc đẩy đối thoại, hiểu biết lẫn nhau; tích cực tăng cường vai trò trung tâm trong hợp tác khu vực và xây dựng cộng đồng, mở rộng quan hệ với các đối tác bên ngoài. ASEAN có 11 bên đối thoại:

Úc, Canada, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, UNDP, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ. ASEAN cũng đối thoại theo từng lĩnh vực với Pakistan. Các nước đối tác của Asean không ngừng mở rộng, bao gồm các nước đối tác trong khuôn khổ của ASEAN và 3 nước đối tác là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc (ASEAN+3), và khuôn khổ đối thoại Diễn đàn cấp cao Đông Á giữa các nước ASEAN với 8 nước đối tác là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, Ấn Độ, New Zealand, Nga và Mỹ, và giữa ASEAN với 10 đối tác khác của ASEAN...

Một dấu mốc quan trọng trong việc thúc đẩy hòa bình ở khu vực là ASEAN đã thông qua Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông vào năm 2002. Bên cạnh đó, trong khu vực tồn tại rất nhiều quan hệ liên minh chiến lược dựa trên hiệp ước và phi hiệp ước, cũng như các hình thức dàn xếp an ninh đa phương.

Về kinh tế, Chủ tịch Nhóm chiến lược khu vực ASEAN của Diễn đàn kinh tế thế giới (RSG), Chủ tịch CIMB Group, một trong những ngân hàng hàng đầu của ASEAN Nazir Razak cho rằng, trong 50 năm qua, ASEAN đã đạt được thành tựu ngoài sức tưởng tượng. Trong đó,

tiến bộ nổi bật nhất là việc kết nối 10 quốc gia vốn rất đa dạng trong một cộng đồng được tích hợp đầy đủ hơn, với liên kết kinh tế sâu rộng hơn, góp phần củng cố vào sự thịnh vượng khu vực. Còn Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương Justin Wood nhận định, ASEAN ngày nay có sức mạnh kinh tế to lớn, với hơn 600 triệu dân, phần lớn vẫn rất trẻ. Các nước ASEAN là những đầu tàu mạnh mẽ của tăng trưởng, dưới các hình thức công nghiệp hóa, đô thị hóa, đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ và cải tiến giáo dục… Với tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 5,3% trong khoảng 2007 - 2015, ASEAN là một trong những điểm sáng nhất của nền kinh tế toàn cầu.

Đầu năm 2016, 10 nền kinh tế của ASEAN tập hợp thành nền kinh tế lớn thứ 7 thế giới. Đến đầu năm 2017, vị trí này đã được cải thiện lên hàng thứ 6 và dự báo sẽ leo lên hàng thứ 5 vào năm 2020, thậm chí có thể lên hàng thứ 4 vào năm 2025. ASEAN đóng vai trò ngày càng quan trọng trong hệ thống thương mại toàn cầu. Năm 2015, tổng kim ngạch thương mại khu vực đạt 2.300 tỷ USD, đóng góp nhiều thứ tư trên thế giới, sau Trung Quốc, Mỹ và Đức. ASEAN đã nhanh chóng trở thành bên tham gia chính vào chuỗi

NGUYỄN HỒNG VINH

Lòng người - ai biết?!

Em vừa bay phương Nam Hà thành bỗng mưa tầm tãGió giật từng cơn, cây bật gốcSõng soài trên ghế đá công viên…

Trong ấy, trời cao nguyên thẳm xanhEm rạng rỡ bên hồng Đà LạtĐồi thông hôm nao chúng mình sánh bướcLời hẹn hò vẫn văng vẳng bên tai…

Tối nay nhạc Trịnh réo rắt quán cà phê“Biển nhớ”, “Diễm xưa” -

giọng em trầm bổngMắt tình tứ, em đón nụ hôn nồng ấm Cùng những bông hồng từ các chàng trai

Kỷ niệm xưa vội nhòa nhạt tàn phaiNhư trận mưa, xóa hình ta trên ghế đáTrời sớm nay mây đen vần vũXa một ngày, mọi thứ đã hư không!...

Nhớ chăng từ lần đầu gặp emCơ man mỹ từ, nay thành thuốc đắng!Sông sâu khó đoSự đời ngóc ngáchLòng người - ai biết nông sâu?!

KỶ NIỆM 50 NĂM HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (ASEAN)

ASEAN - một tổ chức vững mạnh, liên kết ngày càng sâu rộngNgày 8/8/1967, Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) chính thức được thành lập, khởi đầu cho một tổ chức hợp tác khu vực toàn diện, một thực thể chính trị - kinh tế gắn kết và năng động. Sau nửa thế kỷ hình thành và phát triển, ASEAN đã khẳng định vị thế của một tổ chức vững mạnh, liên kết ngày càng sâu rộng và là đối tác không thể thiếu của các nước trên thế giới.

giá trị toàn cầu.Những thành công của ASEAN

chính là minh chứng đúng đắn về con đường mà ASEAN đã kiên trì theo đuổi suốt nửa thế kỷ qua. Đồng thời, nó còn tạo tiền đề vững vàng để ASEAN đạt tới những bước tiến xa hơn, vì lợi ích của người dân 10 quốc gia thành viên.

Hoạt động của Việt Nam trong ASEAN: Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN ngày 28/7/1995 tại Bru-nây. Lần đầu tiên Việt Nam tham dự Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 28 và các Hội nghị liên quan (Bru-nây, 2-3/8/1995) với tư cách thành viên đầy đủ. Những đóng góp cụ thể của Việt Nam có thể kể đến là: tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN - 6 tại Hà Nội (12/1998), giúp ASEAN duy trì đoàn kết, hợp tác và củng cố vị thế quốc tế trong lúc Hiệp hội đang ở thời điểm khó khăn nhất do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính năm 1997, nhất là việc hoàn tất ý tưởng một ASEAN - 10; thông qua Chương trình Hành động Hà nội (HPA) để thực hiện Tầm nhìn ASEAN 2020. Từ tháng 7/2000 - 7/2001, Việt Nam đã hoàn thành tốt vai trò Chủ tịch Ủy ban Thường trực ASEAN; tổ chức thành công Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 34 (AMM-34) và các Hội nghị liên quan. Các bộ, ngành của Việt Nam cũng đăng cai nhiều Hội nghị cấp Bộ trưởng và cấp Quan chức cao cấp (SOM) về kinh tế và hợp tác chuyên ngành. Việt Nam cũng đã

đăng cai và tổ chức thành công Hội nghị Liên minh Nghị viện ASEAN (AIPO) tháng 9/2002...

Năm 2017 đánh dấu 22 năm Việt Nam gia nhập ASEAN, Việt Nam từng bước hội nhập sâu rộng hơn vào ASEAN và đã có những đóng góp tích cực vào công việc chung của ASEAN, tăng cường đoàn kết ASEAN, giúp ASEAN đạt được các mục tiêu chung; đồng thời tích cực đóng góp vào môi trường hòa bình, ổn định và phát huy vai trò trung tâm của ASEAN khi ASEAN hợp tác sâu rộng hơn với các nước đối tác, cũng như xây dựng các chuẩn mực ứng xử khu vực và cấu trúc khu vực ổn định.

Những đóng góp quan trọng của Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực hợp tác của Hiệp hội, góp phần quan trọng vào việc triển khai thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa của Đảng và Nhà nước; củng cố xu thế hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực có lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

Cuối năm 2015 (31/12), Cộng đồng ASEAN được thành lập dựa trên ba trụ cột chính: chính trị - an ninh; kinh tế và văn hóa - xã hội, nhằm tiếp nối và thúc đẩy hơn nữa các nỗ lực hội nhập khu vực, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước và mang lại lợi ích cho người dân trên khắp khu vực; từ đây các dân tộc ở Đông Nam Á sẽ cùng gắn kết, chia sẻ lợi ích và phát triển trên chặng đường mới. (CÒN NỮA)

Hành trình của yêu thươngtự đi tiểu tiện lần đầu tiên...

Trong nhiều năm qua, sau hành trình chữa trị cho Thiện Nhân, Trần Mai Anh đã khoác lên mình một sứ mệnh với những trẻ em chịu khuyết tật cơ quan sinh dục. Nhận thức của xã hội về dạng khuyết tật này, cho đến nay, chưa đầy đủ. Cũng như vậy, là sự giúp đỡ và thông cảm của đại chúng dành cho các cháu bé không may mắn chịu đựng khiếm khuyết cơ quan sinh dục.

“Cuốn sách này, dù là nhật ký của tôi về Thiện Nhân, nhưng tôi tin nó sẽ gợi ra suy nghĩ về nhiều đứa trẻ khác. Ngoài kia vẫn còn những đứa trẻ kém may mắn hơn cả Nhân” - mẹ Mai Anh chia sẻ.

Hiện nay, nhà báo Trần Mai Anh và các đồng sự đang cùng điều hành chương trình “Thiện Nhân và những người bạn” - một chương trình được thành lập từ kinh nghiệm chữa trị chính đứa con của chị. Từ 8/2011 tới nay, trong vòng 5 năm đã có 10 đợt bác sĩ Roberto và các bác sĩ từ Ý, Mỹ đã sang Việt Nam phẫu thuật 230 ca, khám tư vấn miễn phí cho hơn 800 trẻ em không may khiếm khuyết bộ phận sinh dục đã được khám tư vấn. Bên cạnh các hoạt động về khám chữa bệnh, chương trình Thiện Nhân và những người bạn đã phối hợp với các bệnh viện tổ chức ba hội thảo trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực tiết niệu & tái

tạo bộ phận sinh dục với hàng trăm bác sĩ chuyên ngành; chương trình cũng gây quỹ để trang bị dụng cụ phòng mổ cho các bệnh viện.

“Hành trình yêu thương - Nhật ký Thiện Nhân” được xuất bản với mong muốn cuốn sách sẽ góp phần lan tỏa tình yêu thương và sự sẻ chia trong cộng đồng. Toàn bộ lợi nhuận của cuốn sách sẽ ủng hộ vào quỹ “Thiện Nhân và những người bạn”. Trước đó, NXB Kim Đồng cũng đồng hành với mẹ Mai Anh và các bạn trong chương trình “Vẽ nên cổ tích” - một trong những hoạt động gây quỹ cho các ca phẫu thuật. Bà Vũ Thị Quỳnh Liên - Tổng Biên tập NXB Kim Đồng chia sẻ.

Năm 2017, chương trình “Thiện Nhân và những người bạn” sẽ tổ chức 2 đợt phẫu thuật tại TP Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh, với tổng số bệnh nhi được điều trị và thăm khám là 250 cháu. “Sự yêu thương và sẻ chia cần được lan tỏa, tôi được hoài niệm lại những chuyến đi qua từng trang sách, từng câu chuyện và tôi rất tự hào về Mai Anh - một người mẹ phi thường. Mai Anh đã vượt qua được những vất vả, toan tính thường nhật để đón nhận và yêu thương Thiện Nhân, tôi tin chị sẽ là tấm gương cho thế hệ trẻ của Việt Nam”, ông Greig Craft, Chủ tịch Quỹ phòng chống thương vong châu Á chia sẻ.

Page 8: CUỐI TUẦN - Báo Lâm Đồng điện tửbaolamdong.vn/upload/others/201708/25013_BLD_cuoi_tuan...CON SỐ TRANG 6 XEM TIẾP TRANG 2 3 Mật ngọt sầu riêng KỶ NIỆM 50

8 THỨ BẢY 5 - 8 - 2017 CUỐI TUẦN DU LỊCH

NGỌC NGÀ

Tiềm năngcòn “ngủ yên”Từ Đà Lạt chạy xe máy vào tới

trung tâm xã Lát khoảng chừng 20 phút. Đường giao thông thuận lợi, hai bên rừng thông xanh mát. Xã Lát có tổng diện tích đất tự nhiên trên 21 ngàn ha, trong đó có 19 ngàn ha là đất lâm nghiệp với độ che phủ rừng lên đến trên 80%. Bao bọc bốn bề là rừng núi bởi vậy du khách vẫn thường ví: “xã Lát chẳng khác nào nàng công chúa ngủ trong rừng”.

Nhận thấy tiềm năng nơi này, đã có một vài doanh nghiệp chọn xã Lát làm điểm xây dựng các khu du lịch. Đường dẫn đến trung tâm xã cũng là con đường dẫn đến những điểm du lịch đã xây dựng được thương hiệu và gắn với du lịch Đà Lạt như: Thung lũng Vàng, cây cô đơn, thảo nguyên ngựa, Làng Cù Lần, Ma Rừng Lữ Quán... Bởi thế, một lượng khách không nhỏ đến với Đà Lạt đã tiếp tục lựa chọn khám phá những điểm đến đặc sắc ở các khu vực lân cận. Và xã Lát là cái tên được lựa chọn hàng đầu. Sẽ dễ dàng bắt gặp du khách trong và ngoài nước tự mình tìm đến với những điểm du lịch ở khu vực này.

Bên cạnh đó, với nhiều điều kiện thuận lợi về khí hậu, cùng với chính sách của địa phương trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nâng cao thu nhập cho người dân và tăng cường thu hút các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp vào đầu tư trên địa bàn đã góp phần đưa xã Lát ngày càng phát triển về nông nghiệp công nghệ cao. Đó cũng là lý do để Lạc Dương định

Đánh thức tiềm năng du lịch xã LátCách Đà Lạt hơn 13 km, xã Lát, huyện Lạc Dương đã được nhiều du khách biết đến bởi những điểm du lịch nổi tiếng nằm trên bản đồ du lịch của Đà Lạt và các vùng phụ cận như Làng Cù Lần, Ma Rừng Lữ Quán... Đó là một trong những điều kiện thuận lợi, tạo đà cho huyện Lạc Dương nói chung và xã Lát nói riêng thực hiện nhiều bước đi nhằm đánh thức tiềm năng du lịch còn “ngủ yên” ở khu vực này.

hướng phát triển du lịch ở xã Lát theo hướng du lịch canh nông.

Ngay từ Đại hội Đảng bộ xã lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 - 2020, Đảng ủy xã đã đưa nội dung phát triển du lịch vào nghị quyết. Đặc biệt từ năm 2016, trong nghị quyết phát triển kinh tế, xã hội của xã đã xác định rõ định hướng phát triển du lịch theo hướng này.

Tập trung phát triển du lịch canh nôngÔng Trần Đình Thể - Phó Chủ

tịch UBND xã Lát cho biết: “Trên địa bàn xã Lát hiện nay có nhiều doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đứng chân như: Công ty TNHH Rừng hoa Bạch Cúc với trên 2 ha mô hình rau thủy canh và 18 loại rau các loại đạt chuẩn VietGAP. Công ty TNHH Đà Lạt GAP với trên 7 ha nhà kính hiện đại sản xuất rau theo hướng Oganic. Trang trại rau hoa Dương Tiến Sỹ với sản phẩm

rau hoa đa dạng đã được cấp chứng nhận…”.

Ông Sử Thanh Hoài - Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương nói thêm: “Huyện đã có phương án xây dựng tuyến du lịch ở khu vực xã Lát. Trong đó chú trọng đến xu hướng phát triển du lịch canh nông. Dự kiến sẽ công bố sản phẩm tour tuyến vào dịp Festival hoa Đà Lạt dựa theo kế hoạch

quảng bá Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành. Tháng 7/2017, UBND huyện Lạc Dương đã xây dựng kế hoạch liên kết tuyến du lịch canh nông trên địa bàn xã Lát. Mục đích phát huy thế mạnh, tiềm năng và lợi thế về nông nghiệp du lịch của huyện nói chung và của xã Lát nói riêng, nhằm đảm bảo phát triển nông nghiệp kết hợp với du lịch theo cách tiếp cận đa ngành. Đồng thời, tạo điều kiện cho người dân trực tiếp tham gia làm du lịch và nâng cao thu nhập từ du lịch”.

Huyện Lạc Dương dự kiến xây dựng từ 1 đến 2 tour du lịch. Các tour tuyến là sự kết nối giữa các điểm du lịch và các đơn vị sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn. Những cái tên như Rừng hoa Bạch Cúc, Ma Rừng Lữ Quán, Khu Du lịch La An, Trang trại rau hoa Dương Tiến Sỹ, Đà Lạt Gap, Công ty Cổ phần cá nước lạnh Đa Phú đều nằm trong danh sách xây dựng tour tuyến.

Các cơ sở hạ tầng, nhất là đường giao thông vào các điểm du lịch đang được chính quyền địa phương cùng với các doanh

nghiệp góp sức hoàn thiện. Việc kết nối với các công ty du lịch cũng được tiến hành để đẩy nhanh việc xây dựng tour tuyến du lịch tại khu vực xã Lát.

Phó Chủ tịch UBND xã Trần Đình Thể cho biết thêm: “Huyện và xã đã tổ chức các buổi làm việc với các doanh nghiệp trên địa bàn và nhận được sự đồng thuận. Hiện đã có 5 đơn vị cử người đi tham gia các lớp tập huấn để làm du lịch”.

Tiềm năng du lịch tại xã Lát đã dần được đánh thức, nhất là du lịch canh nông. Tuy nhiên, chỉ mới dừng lại ở các doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn. Còn sự tham gia của người dân chưa có. Bởi vậy, để du lịch thực sự phát triển bền vững tại xã Lát và người nông dân - những người chủ thực sự của mảnh đất này có thể được hưởng lợi từ việc phát triển du lịch đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa từ các cấp chính quyền và chính bản thân người dân.

Để làm du lịch canh nông đòi hỏi người nông dân phải vừa có kỹ năng của người làm du lịch vừa có kỹ thuật nhà nông. Bởi bản chất của du lịch canh nông là mối giao hòa về mặt văn hóa, con người giữa các vùng, miền thông qua việc tham quan và trải nghiệm, nhằm hưởng thụ các sản vật địa phương... Do đó, người nông dân làm DLCN cần có kỹ năng cứng về canh tác nông nghiệp và những kỹ năng mềm như giao tiếp, ngoại ngữ…, đồng thời có ý thức và trách nhiệm của người tham gia hoạt động du lịch. “Đó là khó khăn lớn nhất mà địa phương đang tập trung nhiều giải pháp thực hiện nhằm tạo ra đội ngũ những người làm du lịch canh nông đúng nghĩa” - Phó Chủ tịch UBND xã Trần Đình Thể khẳng định.

Cung đường xanh mát dẫn vào xã Lát. Ảnh: N. Ngà

Trước năm 2014, khu vực này chỉ là hai thôn thuộc xã Lát cũ. Bởi vậy xã vẫn chưa có nhiều chính sách, nguồn vốn để tập trung phát triển khu vực này. Đặc biệt, hơn 72% dân số ở đây là người đồng bào dân tộc thiểu số nên bà con chủ yếu trồng cà phê, đời sống còn nhiều khó khăn. Từ năm 2014, sau khi huyện Lạc Dương có sự điều chỉnh địa giới hành chính, xã Lát mới được thành lập có 4 thôn với hơn 400 hộ dân. Chính quyền xã đã tập trung nguồn lực chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho bà con. Chuyển dần diện tích cà phê kém hiệu quả sang sản xuất rau thương phẩm. Năm 2014, thu nhập bình quân đầu người của người dân nơi đây đạt 26 triệu đồng/người/năm. Đến cuối năm 2016 con số này đã tăng lên 30 triệu đồng/người/năm. Bên cạnh đó, xã Lát hiện đang là địa phương phát triển mạnh về nông nghiệp công nghệ cao trên toàn huyện.

TUẤN HƯƠNG

Dẫn đoàn du khách xuống tham quan vườn hoa tam giác mạch dưới triền núi,

cô chủ Ro Lan vừa nhắc mọi người bước cẩn thận theo những bậc thang ẩm ướt do đợt mưa bão vừa qua, vừa kể về sự “bén duyên” của loài hoa nổi tiếng phía Bắc nơi vùng đất mới. Vốn là người luôn muốn “làm điều gì đó cho buôn làng” - theo lời Ro Lan, cô gái người Cil đã nỗ lực xây dựng thương hiệu “K’Ho coffee” - đại diện cho hương vị cà phê của cao nguyên Lang Biang và là mô hình tiêu biểu về sản phẩm cà phê sạch của người dân tộc K’Ho ở Tây Nguyên. Không dừng lại ở đó, Ro Lan muốn tạo ra nét riêng của buôn làng B’Nơr C nên đã

Hoa tam giác mạch dưới chân núi Lang BiangMùa hè năm nay, khi đến với Lạc Dương, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vườn hoa tam giác mạch rực rỡ khoe sắc dưới chân núi Lang Biang hùng vĩ. Đó là tình yêu đối với mảnh đất nơi mình sinh ra, là tình cảm dành cho buôn làng nơi mình lớn lên của cô gái dân tộc K’Ho Cơ Liêng Ro Lan.

suy nghĩ, tìm tòi rồi mạnh dạn đưa giống hoa tam giác mạch về trồng thử. Ro Lan tin rằng, loài hoa mới này sẽ góp phần tăng thêm nguồn thu thập cho bà con trong buôn.

Qua tìm hiểu, Ro Lan nhận thấy khí hậu trong vùng có khả năng phù hợp với hoa tam giác mạch. Cô liền nhờ một người bạn tìm mua giống hoa này từ tỉnh Hà Giang. Trên một sào đất, Ro Lan gieo hết 20 kg hạt giống với chi phí hết gần 4 triệu đồng. Khí hậu mát mẻ, đất đai màu mỡ nên hoa tam giác mạch sinh trưởng tốt trong môi trường tự nhiên mà không cần thêm bất kỳ loại phân bón hay thuốc bảo vệ thực vật nào. “Cũng không cần nhiều công chăm sóc, chỉ làm cỏ vài lần khi cây còn nhỏ nên rất hợp với tập quán canh tác của bà con địa

tam giác mạch của Ro Lan bắt đầu trổ bông. Sắc trắng, hồng, tím… lung linh rực rỡ giữa những vườn cà phê xanh ngút ngàn thu hút ánh mắt của du khách. Chị Milan - một du khách đến từ Đức reo lên thích thú: “Thật tuyệt, một vườn hoa đang khoe sắc giữa núi rừng”. Còn đối với Hồng Nga đến từ thành phố Hồ Chí Minh, cô tranh thủ “tạo dáng” khắp vườn hoa: “Không ngờ ở đây lại có loài hoa đặc trưng của vùng núi Hà Giang. Vườn hoa thật rực rỡ. Mình như lạc vào rừng hoa muôn màu”.

Từ khi vườn tam giác mạch trổ bông, mỗi ngày Ro Lan đón khoảng 5 - 6 đoàn khách tham quan. Hoa tam giác mạch bắt đầu kết hạt sau 2,5 tháng và 3 tháng có thể thu hoạch. Lúc này, sắc hoa chuyển sang màu đỏ sẫm xen lẫn những hạt đen óng ánh. Hạt tam giác mạch là một loại ngũ cốc giàu chất dinh dưỡng, có thể sử dụng làm lương thực thay gạo,...

XEM TIẾP TRANG 11

phương, nhất là những gia đình ít vốn vì giống như trồng lúa nhưng đỡ cực hơn, 3 tháng có thể thu một

lần và có thể trồng quanh năm”, Ro Lan cho biết.

Sau 1 tháng gieo trồng, vườn

Ro Lan đưa khách ăn thử hạt tam giác mạch. Ảnh: T.Hương

Page 9: CUỐI TUẦN - Báo Lâm Đồng điện tửbaolamdong.vn/upload/others/201708/25013_BLD_cuoi_tuan...CON SỐ TRANG 6 XEM TIẾP TRANG 2 3 Mật ngọt sầu riêng KỶ NIỆM 50

9 THỨ BẢY 5 - 8 - 2017CUỐI TUẦNGIA ĐÌNH - ĐỜI SỐNG

CHUYÊN MỤC THANH NIÊN

HOÀNG YÊN

Học để hiểu văn hóa dân tộc mìnhCông cuộc phát triển kinh tế,

xã hội có nhiều khởi sắc, bộ mặt nông thôn vùng sâu, vùng xa Đam Rông được khoác lên màu áo. Vì vậy, vấn đề giữ gìn văn hóa bản địa được người dân đặc biệt quan tâm. Thành viên câu lạc bộ là những bạn thanh niên, họ là những viên ngọc sáng giữ gìn “phần hồn” của dân tộc và là báu vật của cha ông để lại. Ban đầu các bạn trẻ nghe vui tai mà tìm đến, được người lớn dạy lại các động tác đánh cồng chiêng, múa, hát rồi gắn bó với CLB.

Được thành lập năm 2012, Câu lạc bộ ban đầu với 12 thành viên là các bạn thanh niên từ 17-20 tuổi, đến nay đã phát triển hơn 20 thành viên. Với đặc thù riêng ở vùng sâu, vùng xa để xây dựng những tiết mục cồng chiêng truyền cảm, hút hồn người, mỗi thành viên phải tập hát, múa và đánh cồng chiêng, đồng thời tái hiện không gian sinh hoạt của buôn làng thời xa xưa.

Bạn Kơ Sắ K’Gel, chủ nhiệm CLB Thanh niên chia sẻ, từ khi biết ý thức, tiếng cồng chiêng đã ăn sâu vào máu của mình rồi, hễ cứ nghe tiếng cồng chiêng là trong lòng lại trào dâng niềm tự hào, muốn nâng niu, gìn giữ tài

Giữ mạch nguồn cồng chiêngNhững âm thanh cồng chiêng ngân vang sâu lắng, hòa quyện với tiếng suối, tiếng gió của Đội Cồng chiêng Câu lạc bộ (CLB) thanh niên Liêng S’rônh đã sống mãi cùng với đất trời và con người bản địa, từ đây góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

sản quý báu của tổ tiên để lại. Lúc đầu mình đi theo mấy anh chị trong làng biểu diễn, mình cảm thấy rất háo hức, chỉ mong một lần được đi tham gia. Chính vì vậy, mình cứ đi theo anh chị tập luyện hoài, rồi được các nghệ nhân là những già làng truyền dạy, từ đó mọi điệu đánh cồng chiêng mình đều biết. Khi những anh chị đứng ra thành lập CLB Cồng chiêng thanh niên xã Liêng S’rônh mình đã đăng ký tham gia ngay. Sau này, khi họ lập gia đình và thôi không sinh hoạt thì

mình đứng ra đảm nhận vị trí Chủ nhiệm câu lạc bộ, duy trì và phát triển nó. “Khi tham gia CLB, mình học hỏi thêm kỹ thuật đánh chiêng, hòa thanh và hòa âm sao cho nhịp nhàng” - Gel bộc bạch.

Trong những đêm giao lưu các bạn sẽ được hòa trong âm thanh rộn rã của cồng chiêng, giai điệu mượt mà của các nhạc cụ dân tộc, những bài hát của đồng bào mình bên ánh lửa bập bùng đó là hồn thiêng của núi rừng. Kơ Sá K’Xuyến (SN 1999), thành viên câu lạc bộ chia sẻ, là người khá

rụt rè bởi mặc cảm đã nghỉ học, nhưng khi tham gia CLB Cồng chiêng của thanh niên xã đã giúp em tự tin có thể biểu diễn nhạc cụ riêng của dân tộc, nó giúp em có thêm động lực đầu tư nhiều thời gian tập luyện để mang đến cho mọi người những tiết mục đặc sắc mang đậm dấu ấn của người dân tộc. Em tham gia tập luyện đầy đủ các buổi và rủ thêm bạn bè cùng tham gia. Với em, không có hình thức gìn giữ nào lâu bền hơn việc tự mình trải nghiệm, phải học để hiểu văn hóa dân tộc mình.

Sân chơicho thanh niênCứ vào buổi chiều tối ngày cuối

tuần tại Nhà Văn hóa xã Liêng S’rônh lại vang lên âm thanh rộn rã của cồng chiêng do các thành viên Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng Thanh niên xã diễn tấu.

Các thành viên trong CLB đều nhiệt tình, đam mê với cồng chiêng, có thể diễn tấu được nhiều bài chiêng truyền thống, các bài hát dân ca... Có được kết quả này, CLB đã mất không ít tâm sức để chọn lọc, tập hợp thành viên và trải qua một thời gian tập luyện kiên trì... Trước đây, cồng chiêng chủ yếu được dùng trong các ngày hội, lễ cúng... Tuy nhiên, hiện nay việc tổ chức các ngày này đã giảm rất nhiều, từ đó việc sử dụng

cồng chiêng cũng dần bị mai một. Ban đầu để tìm được những người biết đánh thành thạo không phải dễ, bởi phần lớn các thành viên là những bạn trẻ tuổi. Bên cạnh đó, mặc cảm tự ti đã làm cho các bạn thanh niên không dám tham gia các hoạt động xã hội. Để các thành viên đánh cồng chiêng được thành thạo như hiện nay, CLB đã duy trì đều đặn các buổi tập luyện. Khi bắt tay vào luyện tập, các thành viên đều rất nhiệt tình, đoàn kết, chia sẻ những kinh nghiệm với nhau.

Dù chỉ là của thanh niên, nhưng CLB Cồng chiêng thanh niên Liêng S’rônh đã dần khẳng định được mình và liên tục được mời biểu diễn tại các sự kiện lớn, nhỏ do địa phương tổ chức, để lại ấn tượng đẹp cho người xem. Không những vậy, CLB cũng nhiều lần đại diện cho địa phương tham dự các hội thi, hội diễn do huyện tổ chức, đi giao lưu ở các tỉnh bạn như Gia Lai, Kom Tum, Đắk Lắk...

Không chỉ chú trọng việc tập luyện, biểu diễn, CLB còn quan tâm đến việc bồi dưỡng, truyền dạy đánh cồng chiêng cho những lớp thanh niên kế cận. Chị Nguyễn Thị Nhung, Phó Bí thư Huyện Đoàn Đam Rông chia sẻ, việc tập hợp, bồi dưỡng, khơi gợi niềm say mê của các bạn trẻ chơi cồng chiêng của thanh niên xã Liêng S’rônh đã thật sự mang lại hiệu quả. Sức sống mãnh liệt của bản sắc văn hóa truyền thống được các bạn thanh niên gìn giữ.

Thanh niên xã Liêng S’rônh luôn ý thức giữ gìn văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Ảnh: H.Y

AN NHIÊN

Phát hiện bệnh từ người dẫn đường tour du lịch đường rừngTừ đầu tháng 5 năm 2017, đoàn

giám sát sốt rét của Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh phối hợp với Trung tâm Y tế Đức Trọng đã tiến hành đợt giám sát dịch tễ sốt rét tại các xã vùng Loan - huyện Đức Trọng.

Theo báo cáo ghi nhận tình hình sốt rét ở Đức Trọng trong 5 tháng đầu năm 2017 có biến động, diễn biến phức tạp. Phát hiện 39 bệnh nhân mắc sốt rét (tăng 10 ca so với cùng kỳ năm 2016) tại 6 địa bàn: Ninh Gia, Ninh Loan, Tà Năng, Tà Hine, Đà Loan, Đạ Quyn.

Một trong những vấn đề phát sinh sốt rét biến động được cơ quan chuyên môn phân tích là do sự hình thành tour du lịch sinh thái ảnh hưởng đến tình hình sốt rét tại địa phương. Qua nắm bắt tình hình, từ năm 2016 đến nay, bắt đầu có các tour du lịch sinh thái do các công ty du lịch tại TP Hồ Chí Minh kết hợp người dân

Nỗi lo sốt rét rừng ở vùng LoanNhiều năm qua, vùng Loan (Đức Trọng) luôn là điểm nóng về sốt rét tại Lâm Đồng. Theo Sở Y tế, trong 6 tháng đầu năm 2017, tình hình sốt rét toàn tỉnh ghi nhận 69 trường hợp, giảm 18 trường hợp so với cùng kỳ, tuy nhiên có biến động sốt rét tại 12 xã của 5 huyện: Đức Trọng, Đơn Dương, Bảo Lâm, Đạ Tẻh, Cát Tiên. Riêng tại Đức Trọng, sốt rét đang biến động tại các xã vùng Loan.

tại địa phương và một số công ty tại Đà Lạt tổ chức cho các đoàn khách tham gia du lịch sinh thái vùng rừng giáp ranh xã Đạ Quyn - huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đến làng Phan Dũng - xã Tuy Phong (Bình Thuận). Tour du lịch này thu hút du khách từ nhiều tỉnh khác tới, đặc biệt có cả du khách nước ngoài (Nga, Nhật, Pháp, Mỹ…). Mỗi tour du lịch kéo dài 2 ngày 3 đêm, du khách đi bộ xuyên rừng, dùng ngựa thồ chở đồ đạc, tổ chức ăn uống vui chơi và đốt lửa trại ngoài trời, ngủ lại trong rừng tại lều trại do đơn vị tổ chức tour cung cấp.

Đầu năm 2017 đến nay, các tour du lịch sinh thái kiểu này phát triển rầm rộ, ước tính lên tới hơn 800 khách/tháng, vào các dịp, lễ tết lên tới hơn 1.000 người/tháng và dự kiến còn phát triển hơn nữa. Theo khảo sát yếu tố dịch tễ nơi mà các du khách đi qua là vùng rừng hỗn giao, thời tiết nóng ẩm, có suối đá thuận lợi cho muỗi Anopheles phát triển và là vùng dịch tễ sốt rét.

Đoàn giám sát đã phát hiện một

số bệnh nhân sốt rét là người tham gia dẫn đường các tour du lịch đường rừng. Cụ thể đã có 5 trường hợp được ghi nhận là các bệnh nhân: Nguyễn Văn T, 23 tuổi; Trần Văn H, 36 tuổi; Trần Văn V, 38 tuổi; Trần Tiến A, 15 tuổi đều được phát hiện và điều trị sốt rét tại xã Đạ Quyn; Kha Văn T, 24 tuổi được phát hiện và điều trị sốt rét tại xã Đà Loan.

Theo nhận định của đoàn giám sát dịch tễ sốt rét vùng Loan, nguy cơ nhiễm ký sinh trùng sốt rét tại các đối tượng tham gia du lịch sinh thái này là rất cao; yếu tố dịch tễ thuận lợi cho muỗi Anopheles; chính quyền địa phương khó khăn trong công tác quản lý vì số lượng du khách rất lớn và dự kiến còn gia tăng hơn nữa trong thời gian tới; đối tượng du khách tham gia tour này từ nhiều địa phương tới, trong đó có cả khách từ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và nước ngoài, sau khi trở về khó phát hiện và theo dõi sự lây lan mầm bệnh ký sinh trùng sốt rét tại các địa phương, dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch nếu có điều kiện thuận lợi.

Trẻ nhỏ cũng mắcsốt rét rừngQua kiểm tra 23 bệnh án tại

Trạm Y tế xã Tà Năng và 17 bệnh án tại Phòng khám khu vực Đà Loan, đoàn giám sát đánh giá các ca bệnh sốt rét đã được điều trị đúng phác đồ quy định của Bộ Y tế.

Đặc biệt, đầu tháng 5/2017, xuất hiện ca bệnh 16 tháng tuổi tại xã Ninh Loan, qua khai thác yếu tố dịch tễ cho thấy bệnh nhi và gia đình từ trước đến nay không vào rừng, không đi xa khu vực sinh sống (gần trạm y tế xã - khu vực này nhiều năm nay không có bệnh nhân sốt rét). Bệnh nhi phát bệnh với tình trạng sốt cao, kèm tiêu chảy, đã được điều trị thuốc tiêu chảy tại nhà nhưng không đỡ, sau đó, cháu được gia đình đưa đi nhập viện tại Trung tâm Y tế Đức Trọng, qua thăm khám và xét nghiệm cận lâm sàng phát hiện bệnh nhi nhiễm ký sinh trùng sốt rét (P.vivax +), đã cho điều trị đúng theo phác đồ của Bộ Y tế. Tuy nhiên, theo đoàn giám sát, cần

tiếp tục làm rõ nguyên nhân dẫn tới cháu bé mắc bệnh sốt rét để có biện pháp can thiệp phù hợp.

Trong thời gian qua, một số gia đình ở vùng Loan đưa cả con nhỏ vào rừng làm ăn, đã có những trường hợp trẻ em nhiễm ký sinh trùng sốt rét. Cụ thể, đoàn giám sát cũng ghi nhận bệnh nhi 26 tháng tuổi, ở xã Đà Loan được bố mẹ địu vào rừng chặt le đã mắc bệnh sốt rét. Ngoài ra, còn có một số người dân ở các xã lân cận trong huyện Đức Trọng tham gia khai thác lâm sản, với thực tế này, nguy cơ sốt rét gia tăng không chỉ ở vùng Loan mà còn có thể lây lan ra tại các địa bàn khác của huyện Đức Trọng.

Tình trạng người dân tại các xã vùng Loan vào rừng khai thác lâm sản trái phép là vấn đề tồn tại nhức nhối từ lâu được cơ quan chuyên môn y tế ghi nhận nhiều ca mắc sốt rét từ đối tượng đi rừng. Thời gian sau mùa thu hoạch cà phê, người dân vào rừng tham gia khai thác gỗ trái phép tại vùng rừng Bình Thuận giáp ranh tỉnh Lâm Đồng tăng cao. Đây là giai đoạn đầu mùa mưa là thời điểm thuận lợi cho muỗi Anopheles phát triển và là đỉnh cao mùa bệnh hàng năm tại Lâm Đồng...

XEM TIẾP TRANG 11

Page 10: CUỐI TUẦN - Báo Lâm Đồng điện tửbaolamdong.vn/upload/others/201708/25013_BLD_cuoi_tuan...CON SỐ TRANG 6 XEM TIẾP TRANG 2 3 Mật ngọt sầu riêng KỶ NIỆM 50

10 THỨ BẢY 5 - 8 - 2017 CUỐI TUẦN TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

NHỊP CẦU NHÂN ÁI

Mọi sự hỗ trợ xin gửi về:Phòng Bạn đọc (Báo Lâm Đồng). Địa chỉ: Số 38 Quang Trung, Phường 9, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. ĐT: 063.3811383Hoặc: Hội Chữ thập đỏ tinh Lâm Đồng. Địa chỉ: Số 01 Hoàng Diệu, Phường 5, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. ĐT: 063.3561357Tên tài khoản: TINH HÔI CHƯ THÂP ĐO LÂM ĐÔNGSố tài khoản: 102010000337988. Ngân hàng Công thương chi nhánh Lâm Đồng -

VietinBank PHÒNG BẠN ĐỌC

Hai chị em Ka Sa (SN 1989) và Ka Hiền (SN 1997) thường trú tại Thôn 4 (xã B’Lá, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) lớn lên trong gia cảnh túng thiếu mọi bề.

Ka Sa bị liệt cả hai chân và một tay, mọi sinh hoạt, di chuyển được đặt lên cánh tay còn lại. Sống trong cảnh túng thiếu mọi bề, bà Ka Xộp (SN 1958) mẹ của Ka Sa sớm mang trong mình căn bệnh ung thư, đến năm 2004 phát bệnh rồi qua đời. Chín năm sau (2013), cha của các em, ông K’Lều (SN 1954) cũng bỏ các em mà đi bởi căn bệnh ung thư.

Gia đình Ka Sa thuộc diện hộ nghèo, bản thân Ka Sa sức khỏe yếu không thể làm việc để nuôi sống bản thân. Vì vậy, em rất cần sự giúp đỡ và sẻ chia của cộng đồng để em có thêm nghị lực vươn lên trong cuộc sống.

Để Ka Sa có thêm nghị lực vươn lên trong cuộc sống

Tập hợp ảnh: TIỂU VÂN

Ông Hồng Tô Phú Sơn sinh ra trong gia đình có truyền thống nuôi ngựa. Từ khi còn là đứa trẻ, đi theo ông

nội xem hướng dẫn người làm chăm sóc và huấn luyện ngựa… Rồi cứ thế lớn lên, hơn 50 năm nay, niềm đam mê khiến cuộc sống của ông dường như chưa bao giờ rời xa những chú ngựa. Ông cũng trở thành tay nài ngựa lão luyện, có tiếng… (Ảnh 1)

Ông Sơn suốt thời tuổi trẻ lăn lộn ở Trường đua Phú Thọ (TP Hồ Chí Minh) cho đến khi Trường đua đóng cửa để quy hoạch khu dân cư (năm 2011)… Rồi, cơ duyên đưa ông đến vùng đất hoang vắng ở rừng Madagui (xã Đạ Oai, huyện Đạ Huoai) - có địa hình, thiên nhiên và khí hậu được đánh giá là rất phù hợp cho một tổ hợp các hoạt động liên quan đến ngựa, gồm huấn luyện ngựa, đua ngựa, biểu diễn ngựa và mã cầu - Polo (cưỡi ngựa đá bóng) của Công ty CP Đua ngựa Thiên Mã - Mađagui (Dự án Trường đua Thiên Mã Mađagui - CLB Mã cầu - Ngựa biểu diễn). (Ảnh 2)

Ngày 25/3, Công ty CP Đua ngựa Thiên Mã - Madagui tổ chức khánh thành giai đoạn 1 Trường đua ngựa Thiên Mã Madagui - CLB Polo và ngựa biểu diễn; đồng thời, khai trương đường đua ngựa dài 1.200 m và CLB Kỵ mã - Đua ngựa (Saigon Racing Club) với tổng vốn đầu tư hơn 110 tỷ đồng và tổ chức thí điểm đua ngựa đặt cược dự thưởng. Sau đó, Trường đua tập trung vào nhiệm vụ dạy và huấn luyện đội ngựa thể thao, đào tạo đội ngũ vận động viên kỵ mã và dự định sẽ chính thức mở cửa trường đua vào dịp 2/9 tới... Thời gian này, từ 6 giờ sáng mỗi ngày, từng tốp 8-10 chú ngựa sẽ được “xuất chuồng” lao ra đồng cỏ, tận hưởng những tia nắng mặt trời ấm áp đầu tiên và những ngọn cỏ mềm ngọt còn đọng ướt sương đêm. (Ảnh 3)

Chương trình huấn luyện chính của các chú ngựa cùng các vận động viên kỵ mã (nài ngựa) là tập những cú “phi” trên đường đua. Cứ mỗi sáng sớm và chiều mát, chỉ trong vòng 10 phút, những cú “phi” đường gần và đường xa, bất kể trời mưa và trời nắng được thử nghiệm để tăng sức bền, sự dẻo dai, hình thành tốc độ và sự gắn kết cho cả ngựa đua lẫn nài ngựa. Sự rèn luyện này cũng là quá trình tập dượt, để những nài ngựa trở thành người dũng cảm, thông minh và quyết đoán; đồng thời, hiểu và biết cách điều khiển ngựa một cách chính xác - một trong những yếu tố quyết định sự thắng bại trong lúc tranh tài. (Ảnh 4)

Nài ngựa là công việc không dễ dàng gì. Cuộc sống của nài ngựa hầu như gắn bó với người bạn 4 chân. Ngoài việc cùng nhau tập dượt trên đường đua, còn là sự chăm chút, vuốt ve, cưng nựng… Bởi, ngựa là giống loài “bất kham” - không phải ai cũng có thể tiếp cận. Thế nhưng, khi đã “hiểu” nhau, nài ngựa có thể dùng hiệu lệnh để điều khiển ngựa tuân theo yêu cầu của mình… Tuổi của nghề nài ngựa thường bắt đầu từ những thiếu niên. “Đồ nghề” của nài ngựa cũng vì thế, vừa là công cụ, vừa để bảo vệ cho chính họ. Ngoài

Vào trường xem huấn luyện chiến mã

dây cương và yên được gắn lên đầu và lưng ngựa; nài ngựa khi ra trường đua được trang bị mũ, áo, roi và giày chuyên biệt... (Ảnh 5)

Mỗi chú ngựa ở Trường đua Thiên Mã có giá hàng tỷ đồng. Nên việc chăm sóc cũng ở chế độ đặc biệt. Ngoài việc cho ăn và làm vệ sinh theo quy chuẩn riêng, với thức ăn thô xanh hay thức ăn chế biến đều được kiểm duyệt và có nguồn gốc. Mỗi chú ngựa đều có buồng riêng, có tên riêng và được đóng dấu “hồ sơ - lý lịch” rõ ràng. Bắt đầu từ 2 tuổi, ngựa được đóng móng sắt, và cứ 2 - 3 tuần là phải thay móng sắt một lần để khi ngựa sải vó trên đường đua, chân trước và chân sau tạo thành một đường thẳng, không chệch choạc. Và chỉ một chút bất

thường về sức khỏe, các “chú” sẽ được đội ngũ y tế và kỹ thuật xem xét cẩn thận và chữa trị kịp thời. (Ảnh 6)

Trường đua ngựa Thiên Mã - Madagui hiện có khoảng 130 ngựa đua, dù chưa chính thức đi vào hoạt động, nhưng sự xuất hiện của Trường đua Thiên Mã làm sống lại

ký ức hào hùng của Trường đua Phú Thọ trong suốt thế kỷ 20 ở Việt Nam. Những vết chân ngựa vào ngày mưa, hay cát bụi mịt mù vào ngày nắng đang hiện diện ở Trường đua Thiên Mã Madagui hứa hẹn sẽ trở thành điểm đến náo nhiệt với những trò giải trí vô cùng cuốn hút. (Ảnh 7)

1 5 4

3

6

2

7

Page 11: CUỐI TUẦN - Báo Lâm Đồng điện tửbaolamdong.vn/upload/others/201708/25013_BLD_cuoi_tuan...CON SỐ TRANG 6 XEM TIẾP TRANG 2 3 Mật ngọt sầu riêng KỶ NIỆM 50

11 THỨ BẢY 5 - 8 - 2017CUỐI TUẦNNHÌN RA BỐN PHƯƠNG

... Quần jean, áo ký giả lùng thùng, mũ beret màu cà phê sữa đội nghiêng và mái tóc đen bồng bềnh xõa ngang lưng… Mới đôi câu xã giao, Nguyễn cảm tình ngay trước sự thông minh, dịu dàng nhưng cũng rất mực quyết đoán của Huyền. Chăm chú lắng nghe cô trao đổi ý tưởng đầu tư phát triển cơ sở du lịch, thấy tâm đắc, Nguyễn hưng phấn luận bàn:

- Langbian Homestay vẫn giữ. Tiền mua đất mở rộng cơ sở nên đầu tư vào công trình mới. Tại sao không tính chuyện lập dự án khu du lịch sinh thái - văn hóa - lịch sử ở hồ Tuyền Lâm. Tài năng của em chẳng lẽ không quy hoạch nên một điểm du lịch có cảnh quan, không gian, hạng mục kiến trúc gắn với thiên nhiên, văn hóa.

Nơi đây là thông điệp kêu gọi bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng được UNESCO công nhận, bảo vệ môi trường sinh thái. Để tạo nên kỳ hoa dị thảo, sẽ trồng những rừng cây đặc hữu của Đà Lạt như thông hai lá dẹt, thông đỏ thời cổ sử. Gây dựng vườn Phong lan, Địa lan và những loài hoa quý từ bốn phương trời. Đà Lạt có lịch sử trăm năm hội tụ cư dân Bắc, Trung, Nam tới lập nghiệp, vậy bản sắc vùng miền được tái hiện ra sao. Chưa hết, cần có điểm nhấn tái hiện sinh động những truyền thuyết, sử thi Tây Nguyên nổi tiếng. Sưu tập và trưng bày các vật dụng cổ truyền và xa hơn nữa là phải lập các buôn làng có người K’Ho, Chil, Mạ, Churu… sinh sống, trực tiếp tái hiện sinh hoạt truyền thống. Du khách Đông - Tây tới tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu phong tục, tập quán, văn hóa bản địa. Điểm du lịch như một căn nhà xưa đầy ắp gia tài “vật thể và phi vật thể” quý giá của quá khứ để người ta lần bước, xúc động nâng niu giá trị, tinh hoa cội nguồn; mọi người sẽ cảm nhận như được tiếp thêm nguồn năng lượng “chân, thiện, mỹ”…

- Đúng giọng nhà văn! Anh thuyết trình vấn đề nghe hấp dẫn hơn người làm du lịch thực thụ! Xin ghi công anh bởi ý tưởng lãng mạn song rất hiện thực. Nếu thực thi, em sẽ đặt tên dự án là “Trở về mái nhà xưa”! - Giọng phấn khích, Huyền reo lên.

Đang thao thao xuất thần như thầy giáo trên bục giảng, Nguyễn bẽn lẽn: - Xin lỗi vì múa rìu qua mắt thợ - Anh chợt chuyển đề tài: - Tò mò chút, đang làm đúng nghề và có tương lai tốt, sao Huyền bỏ Sài Gòn về Đà Lạt, rẽ sang du lịch?

Ánh mắt ngời sự lém lỉnh, Huyền thốt: - Em cầm tinh con hổ mà anh. Cọp phải sống ở rừng chứ! - Trầm ngâm, cô tâm sự: - Ở Sài Gòn nhiều cơ hội mở mang kiến thức,

làm chuyên môn tốt hơn nhưng từ hồi trung học em đã ao ước phải làm gì cho thành phố quê hương thực sự là điểm đến ấn tượng đối với du khách. Thấy các loại hình, sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu nên em quyết định chọn hướng lập homestay. Giờ có chút tích lũy, nảy sinh ý phát triển thêm mô hình du lịch sinh thái - văn hóa - lịch sử. Theo lĩnh vực mới, em vẫn phát huy sở trường kiến trúc và có cơ may học hỏi, tích lũy kiến thức trên các lĩnh vực như văn hóa, nghệ thuật…

- Cá tính người tuổi Dần mạnh mẽ. Với phụ nữ thêm điểm cộng là tâm hồn nhạy cảm, nội tâm phong phú… và quyết liệt trong tình duyên!

- Ô, anh nhắc chuyện mới sực nhớ mình đang chưa mảnh tình vắt vai! - Cười khúc khích, Huyền nháy mắt: - Chắc phải nhờ nhà văn, nhà báo mai mối! Không thành, bắt đền đấy!

Dù ý tưởng của Huyền mới manh nha nhưng chọn đề tài hay, gặp nhân vật giàu cá tính, có quyết tâm và hành động, bài bút ký của Nguyễn được đồng nghiệp đánh giá thể hiện có nghề, mang ý nghĩa xã hội sâu sắc, có tác dụng mạnh mẽ cổ vũ lớp trẻ khởi nghiệp và đặc biệt là mạch “cái tôi” trữ tình của tác giả rất rõ nét, dạt dào cảm xúc. Thêm đôi lần gặp gỡ, khi hội thảo lúc giao lưu với nhóm bạn của đôi bên, Nguyễn và Huyền trở nên thân thiết… Kém tuổi nửa giáp, Huyền tin cậy Nguyễn như người anh. Cô đã tâm sự về mối tình đầu không suôn sẻ và cũng là một nguyên cớ để chia tay người ngỡ sẽ “đưa nhau đi suốt cuộc đời” song không ngờ ngày càng bộc lộ chân tướng gia trưởng, hẹp hòi, thực dụng, ghen quá “Hoạn Thư”. Huyền xinh đẹp, duyên dáng và quảng giao, bạn trai cô lại nơm nớp e sợ sẽ khó giữ được nàng. Gia đình giàu có, anh ta ra điều kiện chỉ cưới khi Huyền chấp nhận nghỉ việc, ở nhà mở đại lý bán vật liệu xây dựng. Không chấp nhận thân phận chim cảnh bị nhốt lồng son hay vật trang sức cho trưởng giả, Huyền rời nơi đô hội trở về phố núi…

“Về đây khi mái tóc còn xanh xanh/ Về đây với màu gió ngày lang thang/ Về đây xác hiu hắt lạnh lùng/ Ôi lãng du quay về điêu tàn/… Thôi nhé đừng hoài âm xưa/ Giọt mưa đã gieo trên thềm nhà/ Người ngồi im bóng/ Lắng nghe tháng ngày qua”, mất nửa năm đắng đót với ca từ, giai điệu “Trở về mái nhà xưa” ai đó phỏng theo nhạc phẩm “Come back to Sorrento” (Trở về Sôrentô), Huyền chợt nhận không thể chìm đắm mãi với nỗi đau vết thương lòng, phải đứng lên rũ bỏ sự ủ dột, ủy mị và phải làm gì để khẳng định

bản thân. Như cây sau trận ngả nghiêng, chao đảo, vật vã bởi bão tố, Huyền sớm điều chỉnh tâm thế trở về trạng thái cân bằng, thân cây lại kiêu hãnh vút lên trời cao…

4. - Mấy ngày không đến cơ quan. Sao phờ phạc thế? Chiều cậu dự họp báo

Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII - 2017 kỷ niệm Đà Lạt 125 năm. Lễ hội này nhiều ý tưởng, chủ đề độc đáo! Ngồi xuống, trà ngon vừa pha. Đọc nghe chương mới viết nhé, thú lắm! - Trưởng Ban Văn nghệ vồn vã bắt tay Nguyễn khi anh vào phòng. Thấy Nguyễn trầm ngâm, ông sốt sắng: - Ngó mặt cậu kìa, buồn thiu vậy? Có tâm tư à?

- Vâng, chuyện là thế này… - Nguyễn ấp úng rồi trình bày: - Cảm ơn sếp mấy năm qua đã chia sẻ, đồng cảm và tạo điều kiện cho em công tác. Nhưng… xin sếp vào cuối tuần cho em nghỉ mấy ngày phép ra Bắc. Sếp ạ, đời em có lẽ lại thêm một lần trốn chạy, phải xa Đà Lạt!

- Lý do? - Trưởng ban ngây người, gỡ cặp kính dày cộp, chằm chằm ngó Nguyễn, trầm giọng:

- Ba năm, rễ mới bén đã toan giũ áo ra đi, thế mà lâu nay “chém gió” nhận hữu duyên với Đà Lạt đào nguyên, an nhiên! Rồi còn ấp ủ viết tiểu thuyết về quá trình mấy thập kỷ người Hà Nội xây dựng vùng kinh tế mới ở Lâm Đồng. Tiếc cho cậu quá. Tôi chẳng hiểu sao đã ngoài tứ tuần mà vẫn chưa đến độ chín chắn, sáng suốt, kiên định để tự xác lập hướng đi, mục đích đời mình. Cuộc đời ngắn lắm, đừng trông núi nọ ngóng núi kia… Yên tâm ở lại làm việc cho tốt. Cơ quan đang tính bổ nhiệm cậu làm Phó ban, mai rày thay tớ. Viết hay chưa đủ mà phải biết làm quản lý tốt. Tâm tư gì thì cứ nói thật đi. Có khó khăn cần anh em giúp không?

Cố nén những giọt nước mắt chực trào ra, Nguyễn bộc bạch với Trưởng ban nỗi hoài nghi nặng như đá tảng trong lòng, tâm trạng mặc cảm trước mối tình mới chớm nở giữa anh và Huyền…

Khẽ thở dài, Nguyễn phân trần thêm như sợ sếp chưa hiểu hết sự tình:

- Dù Huyền không có sự lựa chọn khác thì em cũng nghĩ kỹ rồi, tốt nhất đừng để đời Huyền phải vất vả, vương vào cánh văn chương mấy ai hạnh phúc. Thời buổi kinh tế thị trường vần vũ, lòng người khó đoán định. Mối tình trước từng thề non hẹn biển, vậy mà “xa mặt cách lòng” cũng chỉ vì vật chất phù du. Không muốn lặp nỗi bất hạnh trước đây, em tính…

- Ha… ha, ha! - Quay sang vỗ mạnh vai Nguyễn, Trưởng ban cất giọng hào sảng:

- Tính gì thì cũng dẹp sự yếu đuối đi! Ai chẳng biết Huyền rất nặng tình với cậu. Là con anh bạn thân nên tôi không xa lạ tâm tính cô ấy, được người lại được nết. Huyền yêu vì cảm nhận ở cậu sự tinh tế, đàng hoàng, giàu lòng tự trọng. Với cô ấy, tiền bạc không phải là mục đích sống mà cái người ta cần là nhân cách, là chữ tín, là niềm tin. Chính ý tưởng phát triển du lịch của cậu giàu sức thuyết phục mà hai năm nay Huyền say mê đeo đuổi dự án đầu tư dự án “Trở về mái nhà xưa” ở hồ Tuyền Lâm. Từ “Langbian Homestay” tiến tới “Trở về mái nhà xưa” không đơn giản. Thuyền to sóng lớn. Trông rộn rã nói cười song tâm trí cô ấy chất ngất núi lo toan, nào chuyện hoàn thiện hồ sơ dự án, lập Công ty TNHH, làm các thủ tục thế chấp vay tiền ngân hàng, vận động thân nhân, bạn bè góp vốn cổ đông, đến lo nội dung lễ khởi công dự án đúng dịp Festival Hoa tới. Thời gian qua, cậu nhiệt tâm tham vấn nên Huyền giải quyết suôn sẻ nhiều việc lớn. Cậu đã là điểm tựa của Huyền, thế mà định quay ngựa giữa đường? À, còn tay doanh nghiệp cậu ghen bóng ghen gió, biết tin mới không? Công an tỉnh cho hay, hắn đã bị công an TP. Hồ Chí Minh lên tóm rồi. Không chỉ buôn lậu, gian lận trốn thuế mà còn là mắt xích một đường dây buôn bán heroin. Theo bên an ninh, hắn có kịch bản rắp tâm giăng bẫy tình cảm, chinh phục nhằm thôn tính, nẫng trọn “Trở về mái nhà xưa” của cậu đấy. Huyền nhạy cảm, cảnh giác và cũng chỉ gặp gỡ xã giao đôi lần, người đẹp đâu dễ bị “đốn” ngã. Vừa qua, cô ấy nhiệt thành hợp tác với chuyên án… Là nhà văn lẽ ra cậu phải rành tâm lý người mình yêu chứ. Yêu quá hóa rồ! Suýt nữa “vàng, thau lẫn lộn”. Biết chuyện, còn mụ mị nữa không. Thôi nghe, nhớ chiều dự họp báo!

- Vâng, cảm ơn sếp… - Đang nói, điện thoại báo có tin nhắn, liếc vội, gương mặt Nguyễn tươi rói, hớn hở: - May mà anh chỉ giáo chứ không em gây họa to. Sếp yên tâm, em đã ấp ủ ý tưởng cho phim tài liệu về Festival Hoa 2017, cũng không tệ! Nhưng sếp vẫn cho nghỉ phép dăm bữa để… cùng Huyền lo vài chuyện. Xin phép, em có việc gấp!

Ra hành lang, lướt mở tin nhắn, Nguyễn bồi hồi đọc: “Mấy ngày sao không phôn cho em. Tệ quá. Bộ giận à? Trước lễ hội, công việc ngập đầu. Cần gặp anh gấp để bàn vài việc cho lễ khởi công dự án. Nhớ anh, thương…”!

Nguyễn bấm điện thoại, mừng rỡ: Huyền à! Đang trên “Trở về mái nhà xưa”? Anh cũng nhớ nhiều! Chờ nhé, anh lên ngay..!

Đà Lạt, 6/7/2017

Trở về mái nhà xưa… TIẾP TRANG 5

... làm bia, thuốc đông y, làm trà uống hoặc xay bột làm bánh, mì…. Thời điểm này, gia đình Ro Lan bắt đầu thu hoạch. “Việc này giống như gặt lúa, mình cắt thành từng bó, phơi khô để hạt rơi ra tự nhiên. Sau đó xay bỏ vỏ, có thể dùng nấu thay gạo hoặc xay thành bột”, anh Joshua - chồng Ro Lan vừa ôm từng bó tam giác mạch vừa giải thích.

Sau khi trồng thử nghiệm thành công, Ro Lan cho biết, đầu mùa trồng cà phê tới, cô sẽ hướng dẫn bà con trồng xen trong vườn cà phê, vừa khỏi mất công làm cỏ, vừa giúp tăng thu nhập từ việc dẫn khách đi tham quan và cuối mùa có thể thu hoạch hạt. Để tạo đầu ra cho hạt tam giác mạch, Ro Lan đã liên hệ một số nhà hàng thu

mua hạt dùng làm nguyên liệu chế biến nhiều món ăn. Mong muốn của Ro Lan là liên kết với bà con trong buôn làm du lịch cộng đồng, từ đưa khách vào vườn ngắm tam giác mạch, tìm hiểu quy trình trồng cà phê và thưởng thức ly cà phê dậy hương được xay ngay tại vườn, rồi dạo quanh buôn làng xem bà con dệt thổ cẩm... Trăn trở, không chỉ làm kinh tế cho gia đình, Ro Lan còn muốn cải thiện đời sống cho bà con trong buôn, cô gái K’Ho này chia sẻ rất nhiều dự định, trên hết là để buôn làng đổi thay với một cuộc sống mới, ấm no và ngày càng có nhiều du khách đặt chân tới, người dân sẽ biết làm du lịch từ những điều giản dị của cuộc sống hàng ngày…

Hoa tam giác mạch... TIẾP TRANG 8

...Tăng cường phòng chống sốt rétTrước tình hình này, Trung tâm Y tế Dự phòng

Lâm Đồng đã kiến nghị Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP Hồ Chí Minh để phối hợp tổ chức điều tra dịch tễ sốt rét tại thực địa nhằm khuyến cáo những biện pháp phòng chống sốt rét thích hợp đối với các đối tượng khai thác lâm sản và tham gia tour du lịch tại địa phương.

UBND huyện Đức Trọng đã chỉ đạo ngành Y tế, Văn hóa; các Ban quản lý rừng phòng hộ Đại Ninh, Ninh Gia, Tà Năng; các xã, thị trấn tăng cường công tác phòng chống sốt rét trên địa bàn huyện. Yêu cầu các xã Tà Năng, Ninh Loan, Tà Hine, Đà Loan, Đạ Quyn, Ninh Gia triển khai các biện pháp hiệu quả trong phòng chống sốt rét, tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe, nâng cao ý thức cộng đồng tham gia phòng chống sốt rét. Các Ban quản lý rừng phòng hộ

có biện pháp quản lý đối tượng đi rừng khai thác lâm sản trái phép nhằm bảo vệ rừng và góp phần ổn định tình hình sốt rét trên địa bàn. Thường xuyên tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, tuyên truyền, giải thích, vận động người dân không tổ chức tham quan, du lịch trong rừng. Giao cho ngành Văn hóa phối hợp với các xã, thị trấn trên địa bàn tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động du lịch trên địa bàn huyện, nhất là loại hình tham quan du lịch sinh thái, du lịch homestay, phượt… Trung tâm Y tế huyện tăng cường công tác phối hợp kiểm tra, giám sát phòng chống sốt rét tại các xã, thị trấn, sớm phát hiện các trường hợp bệnh nhân sốt rét để điều trị kịp thời; tổ chức cấp thuốc tự điều trị cho các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh sốt rét cao, phối hợp vận động đối tượng nằm màn phòng chống muỗi đốt; tăng cường hoạt động của lực lượng y tế thôn, bản thực hiện công tác truyền thông trực tiếp cho người dân.

Nỗi lo sốt rét rừng... TIẾP TRANG 9

Page 12: CUỐI TUẦN - Báo Lâm Đồng điện tửbaolamdong.vn/upload/others/201708/25013_BLD_cuoi_tuan...CON SỐ TRANG 6 XEM TIẾP TRANG 2 3 Mật ngọt sầu riêng KỶ NIỆM 50

12 THỨ BẢY 5 - 8 - 2017 CUỐI TUẦN

GIAÙ3.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THỂ THAO

“Vì bình yên sông nước”. Ảnh: Đỗ Tuấn Hùng (Huy chương Vàng Liên hoan ảnh nghệ thuật Đông Nam Bộ 2017).

GIA KHÁNH

Từ cấp huyện đến cấp quốc gia Không chỉ có mặt, lãnh đạo Liên

đoàn Thể dục Dưỡng sinh (TDDS) Việt Nam còn cử cả một đội VĐV đến cùng CLB TDDS Di Linh tham gia biểu diễn ngay tại Đại hội vừa diễn ra trong cuối tháng 7/2016 tại Di Linh.

Vì sao Đại hội dưỡng sinh của một địa phương thuộc diện “vùng xa” của Lâm Đồng lại có sự hiện diện của lãnh đạo Liên đoàn TDDS Việt Nam? Đơn giản vì CLB TDDS Di Linh nhiều năm nay đã vượt ra khỏi ranh giới của một huyện, thường xuyên đại diện cho Lâm Đồng tranh tài và liên tục giành giải cao tại các giải dưỡng sinh quốc gia hằng năm. Nói một cách khác, CLB cấp huyện này hiện đã mang dáng dấp của một CLB tiêu biểu cho phong trào dưỡng sinh của Lâm Đồng, góp phần mang về không ít huy chương cho Lâm Đồng từ các giải dưỡng sinh khu vực và quốc gia hằng năm khi họ có mặt.

Theo Hội Người cao tuổi Di Linh, dưỡng sinh có mặt trên vùng đất này từ năm 2000, ban đầu do Hội Người cao tuổi thị trấn Di Linh mời người về dạy để phát triển phong trào. Từ thị trấn Di Linh, dưỡng sinh bắt đầu lan dần sang các xã khác trong huyện. Đến nay, toàn huyện Di Linh có khoảng 800 người thường xuyên tập luyện hằng ngày trong đó phong trào phát triển mạnh nhất tại các xã Tân Châu, Gia Hiệp, Đinh Trang Hòa, Hòa Nam, Hòa Trung, Hòa Bắc, Tân Lâm…

Một Đại hội Câu lạc bộ Thể dục dưỡng sinh của huyện Di Linh nhưng người dự không chỉ đông đảo đại biểu và các thành viên trong huyện mà còn có cả khách mời là đại diện của Liên đoàn Thể dục Dưỡng sinh Quốc gia.

Di Linh những năm gần đây đã trở thành một điểm sáng của Lâm Đồng trong phong trào dưỡng sinh người cao tuổi.

Với mong muốn có một CLB mạnh làm nòng cốt cho phong trào TDDS của huyện, có thể đại diện huyện tham gia Hội thao Người cao tuổi cấp tỉnh, tham gia các giải khu vực và quốc gia bằng nguồn kinh phí xã hội hóa do các thành viên tự đóng góp, Ban đại diện Hội Người cao tuổi huyện Di Linh đã xúc tiến thành lập CLB TDDS Di Linh trong tháng 5/2015 với hạt nhân là CLB TDDS xã Tân Châu, tăng cường thêm một số thành viên tại thị trấn Di Linh. Một Ban chủ nhiệm lâm thời gồm 7 thành viên được thành lập để vận hành CLB.

Và Ban chủ nhiệm “lâm thời” cùng các thành viên trong CLB này đã làm việc một cách “toàn tâm toàn ý” cho mục tiêu trên. Toàn bộ 23 thành viên trong “đội tuyển” do CLB thành lập đều tham gia tập luyện từ 5 giờ sáng đến 6 giờ sáng

mỗi ngày. Khi có thông báo của Ban tổ chức các cấp về Hội thao TDDS cấp tỉnh, giải khu vực hay giải quốc gia, hoặc khi phải tham gia giao lưu biểu diễn với các đơn vị bạn thì các thành viên trong đội phải tập trung ít nhất trước 3 tháng để tập luyện ngày 3 buổi, cả sáng, chiều, tối.

Nhưng không thể cứ tập mãi một vài bài cũ để dự thi, Ban chủ nhiệm CLB đã liên hệ và mời các HLV tên tuổi tại TP Hồ Chí Minh và nhiều nơi khác về CLB trực tiếp huấn luyện cho đội một thời gian trước khi thi đấu ở các giải quốc gia.

CLB sau khi học xong các bài mới này đã cử các thành viên đi huấn luyện lại cho các nhóm, tổ, các CLB dưỡng sinh khác trong khắp huyện để mọi người cùng tập. Hằng năm, bên cạnh tham gia các giải tỉnh, giải quốc gia, CLB còn thường xuyên cử các hội viên, VĐV có năng khiếu tham gia các lớp tập huấn trọng tài, HLV do Liên đoàn Thể dục Việt Nam, Hội

Đại hội của những người yêu dưỡng sinh Di Linh

đồng TDDS Việt Nam tổ chức, học thêm những bài mới, bài khó để về nâng cao phong trào dưỡng sinh của địa phương.

Niềm vui người tập dưỡng sinhRất nhiều cúp, huy chương (HC)

trong đó có HC vàng mà CLB TDDS Di Linh đã đạt được tại các hội thi cấp khu vực và quốc gia. Ngay đợt xuất quân đầu tiên trong tháng 6/2015 khi tham gia giải cúp các CLB TDDS toàn quốc tại Tây Ninh, CLB đã đạt được Cúp hạng ba bài quy định và HC đồng bài tự chọn. Gần đây nhất, tại Liên hoan TDDS miền Trung Tây Nguyên và Gala TDDS 2017 ở Đà Lạt, CLB đã giành được 3 HC vàng gồm HC vàng bài 7 động tác, HC vàng bài thể dục tự chọn võ tay không và HC vàng cả khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Tổng cộng từ tháng 6/2015 đến nay, CLB đã đạt được 16 bộ HC trong đó có 7 vàng, 6 bạc và 3 đồng; giành 3 cúp, 1 cúp hạng nhất, 1 cúp hạng nhì và 1 cúp hạng 3. Tại các Gala TDDS toàn quốc CLB cũng đạt được 1 giải đặc biệt về Ca múa cồng chiêng dân tộc Tây Nguyên, 4 giải nhì, 7 giải ba.

Cùng đó, CLB đã nhiều lần đưa các CLB TDDS khác tại Di Linh như của xã Hòa Bắc, Tân Lâm, Gia Hiệp, thị trấn Di Linh cùng tham dự giải khu vực và quốc gia với mình, các CLB này đã giành được 10 bộ HC đồng, 3 giải Gala dưỡng sinh.

Vậy thì kinh phí ở đâu để CLB đi dự các giải trong nước? Bên cạnh tiền thưởng của tỉnh và huyện cho các HC mà CLB đạt được hằng năm được dùng chung cho CLB, và thực ra số tiền này

cũng không nhiều lắm, hầu hết các hoạt động còn lại cho các chuyến du đấu như thế, từ tiền thuê xe, tiền ăn ở, đi lại trong những ngày thi đấu đến tiền áo quần, dụng cụ… đều được mọi thành viên trong CLB tự đóng góp với nhau, ít thì vài triệu đồng, dài ngày hơn thì nhiều hơn.

Như những thành viên lớn tuổi trong CLB cho biết, dù có “tốn tiền” chút ít nhưng điều họ tìm lại được rất lớn. Đó là niềm vui, vui vì thấy sức khỏe mình tốt hẳn từ khi tập dưỡng sinh, vui vì được đi đây đi đó, làm quen được nhiều người trong khắp cả nước cùng tập dưỡng sinh với mình; vui vì không khí tập luyện hăng say của CLB để mỗi ngày đến với buổi tập buổi diễn họ thấy mình như trẻ hẳn lại.

Cũng nói một chút đến vai trò của ông Chủ nhiệm CLB Lê Đình Mật. Đây là một doanh nhân trên đất Di Linh, đến với dưỡng sinh vì sức khỏe và đã tìm thấy điều mình cần tìm từ bộ môn này. Bằng nỗ lực của mình, ông đã góp phần không nhỏ để đưa phong trào TDDS trên đất Di Linh phát triển như hiện nay. Ông tài trợ cho các hoạt động dưỡng sinh của huyện, tài trợ cho CLB như mời thầy về huấn luyện dài ngày trước khi thi đấu, khi đi thi đấu các thành viên cứ đóng góp được bao nhiêu thì đóng, phần còn lại ông lo… Dù lớn tuổi, dù bận rộn công việc nhưng ông vẫn sắp xếp thời gian trực tiếp tham gia dạy và mời người đến dạy nhằm đưa dưỡng sinh vào các xã vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số trong huyện.

Chính vì vậy, tại Đại hội CLB TDDS huyện Di Linh lần thứ nhất nhiệm kỳ 2017 - 2022 này, ông Lê Đình Mật vẫn được bầu là Chủ nhiệm của CLB.

Biểu diễn thể dục dưỡng sinh tại Đại hội. Ảnh: V.Trọng

Góc ảnh đẹpTHÔNG BÁO MẤT GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Công ty Cổ phần đầu tư Việt Quốc có trụ sở tại địa chỉ: R15 Nguyễn Trung Trực, Phường 4, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Vào ngày 7/5/2017, ông Trần Vinh là người đại diện theo pháp luật trước đây của công ty có cầm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AW742767 của công ty đi từ nhà riêng của ông Vinh đến dự án của công ty tại xã Tà Nung, TP Đà Lạt. Trong quá trình di chuyển, do sơ ý nên ông Vinh đã đánh rơi và làm thất lạc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AN742767, do UBND tỉnh Lâm Đồng cấp ngày 10/11/2008.

- Mô tả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thửa đất số 07, tờ bản đồ số ĐCCS2, diện tích 122,73 ha. Mục đích sử dụng: Đất rừng phòng hộ môi trường cảnh quan để triển khai dự án trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng nông lâm kết hợp.

Vậy ai nhận được xin vui lòng liên hệ số điện thoại: 0918320272 gặp chị Thu. Công ty chúng tôi xin cảm ơn và hậu tạ!