phẦn i: giỚi thiỆu chung vỀ chƯƠng trÌnh ĐÀo...

600
1 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUẨN TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH: SƯ PHẠM HÓA HỌC MÃ SỐ: 52140212 (Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30 tháng 9 năm 2015 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội) PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 1. Một số thông tin về chương trình đào tạo - Tên ngành đào tạo: + Tiếng Việt: Sư phạm Hóa học + Tiếng Anh: Chemistry Teacher Education - Mã số ngành đào tạo: 52140212 - Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân - Thời gian đào tạo: 04 năm - Tên văn bằng tốt nghiệp: + Tiếng Việt: Cử nhân ngành Sư phạm Hóa học + Tiếng Anh: The Degree of Bachelor in Chemistry Teacher Education - Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN 2. Mục tiêu đào tạo Đào tạo giáo viên Hóa học chất lượng cao bậc Phổ thông và bậc Đại học có kiến thức cơ bản và cập nhật về khoa học Hóa học, khoa học giáo dục, có năng lực sư phạm và các kĩ năng nghề nghiệp đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục, đào tạo hiện nay ở nước ta; đồng thời có đủ kiến thức và năng lực học tiếp lên bậc cao hơn và có khả năng tự học để hoàn thiện, nâng cao năng lực chuyên môn trong công việc. 3. Thông tin tuyển sinh - Hình thức tuyển sinh: Theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Upload: phungminh

Post on 05-Feb-2018

255 views

Category:

Documents


11 download

TRANSCRIPT

Page 1: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

1

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUẨN TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC

NGÀNH: SƯ PHẠM HÓA HỌC

MÃ SỐ: 52140212

(Ban hành theo Quyết định số 3606 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 30 tháng 9 năm 2015

của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội)

PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Một số thông tin về chương trình đào tạo

- Tên ngành đào tạo:

+ Tiếng Việt: Sư phạm Hóa học

+ Tiếng Anh: Chemistry Teacher Education

- Mã số ngành đào tạo: 52140212

- Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân

- Thời gian đào tạo: 04 năm

- Tên văn bằng tốt nghiệp:

+ Tiếng Việt: Cử nhân ngành Sư phạm Hóa học

+ Tiếng Anh: The Degree of Bachelor in Chemistry Teacher Education

- Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN

2. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo giáo viên Hóa học chất lượng cao bậc Phổ thông và bậc Đại học có

kiến thức cơ bản và cập nhật về khoa học Hóa học, khoa học giáo dục, có năng lực sư

phạm và các kĩ năng nghề nghiệp đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo

dục, đào tạo hiện nay ở nước ta; đồng thời có đủ kiến thức và năng lực học tiếp lên bậc

cao hơn và có khả năng tự học để hoàn thiện, nâng cao năng lực chuyên môn trong

công việc.

3. Thông tin tuyển sinh

- Hình thức tuyển sinh: Theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Page 2: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

2

PHẦN II: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Về kiến thức và năng lực chuyên môn

Tốt nghiệp chương trình đào tạo, sinh viên có kiến thức lý thuyết chuyên sâu

trong lĩnh vực đào tạo; nắm vững kỹ thuật và có kiến thức thực tế để có thể giải quyết

các công việc phức tạp; tích luỹ được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các

quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực được đào tạo để phát triển kiến thức mới và

có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn; có kiến thức quản lý, điều hành, kiến thức

pháp luật và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực được đào tạo; và có các kiến

thức cụ thể theo các nhóm sau:

1.1. Kiến thức chung

­ Vận dụng được các kiến thức về nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh để có được nhận thức và hành động đúng trong cuộc sống, học

tập và lao động nghề nghiệp giáo dục;

­ Hiểu được những nội dung cơ bản của đường lối đấu tranh cách mạng, các bài

học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và hành động

đúng trong thực tiễn công tác giáo dục và đào tạo Việt Nam;

­ Đánh giá và phân tích được các vấn đề an ninh, quốc phòng và có ý thức hành

động phù hợp để bảo vệ Tổ quốc;

­ Cập nhật được các thành tựu mới của công nghệ thông tin trong nghề nghiệp, sử

dụng được các phương tiện công nghệ thông tin trong học tập, nghiên cứu khoa học và

công tác trong giáo dục;

­ Có kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và giao tiếp ngoại ngữ đạt trình độ tương đương

bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam;

­ Hiểu và vận dụng được những kiến thức khoa học cơ bản về thể dục thể thao

vào quá trình tập luyện, tự rèn luyện để củng cố và tăng cường sức khỏe thể chất và

tinh thần của cá nhân và cộng đồng.

Page 3: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

3

1.2. Kiến thức chung theo lĩnh vực

­ Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình hình thành và phát triển tâm

lý con người, mối quan hệ giữa quá trình dạy học và quá trình hình thành, phát triển

tâm lý học sinh;

­ Hiểu và vận dụng được vai trò, mục đích, mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của

giáo dục trong cuộc sống xã hội.

1.3. Kiến thức chung của khối ngành

­ Phân tích được những nội dung đặc trưng mang tính bản chất của quá trình dạy

học, công nghệ dạy học; mối quan hệ biện chứng giữa dạy và học để lựa chọn được

phương pháp và công nghệ dạy học phù hợp trong quá trình triển khai;

­ Xây dựng được quy trình kiểm tra đánh giá học tập của học sinh từ khâu xác

định mục đích, mục tiêu đến việc tổ chức kiểm tra, đánh giá;

­ Phân tích được các thành tố cấu thành của chương trình giáo dục, vận dụng vào

việc phát triển chương trình giáo dục nhà trường và địa phương cũng như chương trình

học phần;

­ Xây dựng được quy trình, cách thức và kế hoạch triển khai nghiên cứu khoa

học, từ khâu đặt đề bài đến nội dung vấn đề cần nghiên cứu, xác định được phương

pháp và công cụ nghiên cứu phù hợp, cách phân tích số liệu hay kết quả nghiên cứu,

trình bày được kết quả của công trình nghiên cứu;

­ Đề xuất được các biện pháp và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục phù

hợp với điều kiện của nhà trường;

­ Xác định và làm tốt vai trò của mình trong việc tư vấn học đường, giáo dục giá

trị sống và kĩ năng sống cho học sinh;

­ Phân tích và vận dụng được các quan điểm lãnh đạo, chính sách về giáo dục của

Đảng và Nhà nước và vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của người giáo viên/cán bộ quản

lí giáo dục được quy định trong Luật Giáo dục.

Page 4: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

4

1.4. Kiến thức chung của nhóm ngành

­ Giải thích, chứng minh và ứng dụng được các kiến thức cơ bản về toán học, vật

lý đại cương, các kiến thức Cơ ­ Quang ­ Nhiệt ­ Điện ­ Từ ứng dụng trong khoa học

Hóa học;

­ Hệ thống hóa và giải thích được các kiến thức Hóa học Vô cơ, Hóa học Hữu cơ,

Hóa học phân tích, Hóa lý, Hóa Vật liệu và các quá trình hóa học;

­ Áp dụng được các phương pháp phân tích, phương tiện nghiên cứu cấu trúc vật

chất hiện đại.

1.5. Kiến thức ngành

­ Lý luận về phương pháp dạy học bộ môn Hóa học:

+ Hệ thống hóa và phân tích được chương trình giáo dục và chương trình bộ môn

Hóa học ở bậc trung học;

+ Xác định và phân tích được cơ sở Tâm lí học, Giáo dục học của các vấn đề nảy

sinh trong Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn Hóa học và đánh giá kết quả học

tập của người học;

+ Phân tích được nội dung và bản chất của từng học phần, đặc trưng của phương

pháp và công nghệ dạy học, từ đó lựa chọn được phương pháp và công nghệ dạy học

phù hợp vào trong dạy học hóa học ở trường trung học;

+ Sử dụng thành thạo và hiệu quả các thí nghiệm (có thể thực hiện được trong

thực tiễn dạy học), một số phần mềm phục vụ dạy học và nghiên cứu Hóa học trong

chương trình phổ thông và các bậc học;

+ Cập nhật và phân tích được các xu thế nghiên cứu, phát triển của Hóa học ở các

bậc học và ứng dụng của Hóa học trong các lĩnh vực khác;

+ Xác định được các vấn đề cập nhập, hiện đại trong xu thế và phương pháp triển

khai các công trình nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Lí luận và Phương pháp dạy

học bộ môn Hóa học.

- Các kiến thức chuyên ngành thuộc ngành Hóa học:

+ Áp dụng vào thực tiễn nghiên cứu và sản xuất các kiến thức chuyên ngành

Hóa học về hóa học vô cơ, hóa học hữu cơ và hóa lý…;

Page 5: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

5

+ Ứng dụng được các kiến thức chuyên ngành Hóa học cơ bản vào hoạt động

giáo dục ở trường phổ thông và nghiên cứu khoa học tiếp theo.

- Kiến thức thực tập và tốt nghiệp

+ Ứng dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn dạy học, giáo dục học sinh ở

phổ thông thông qua các đợt kiến tập, thực tập sư phạm. Xác định được vai trò và

trách nhiệm của sinh viên trong việc kiến tập, thực tập để triển khai nội dung kiến tập

thực tập đúng nội quy và quy định;

+ Hệ thống hóa, phân tích và thực hiện được các bước triển khai nghiên cứu

một vấn đề thuộc ngành hóa học hoặc một vấn đề thuộc lĩnh vực khoa học giáo dục;

+ Phân tích, đánh giá và ứng dụng những kiến thức về lý luận và phương pháp

dạy học hóa học hiện đại, công nghệ thông tin trong dạy học hóa học ở phổ thông;

+ Lập được kế hoạch và khai thác các điều kiện học tập để hoàn thành khóa

luận tốt nghiệp hoặc thi các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp.

1.6. Năng lực tự chủ và trách nhiệm

Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; có sáng kiến

trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng, thích nghi

với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để

nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn

đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật;

có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và

cải tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình.

2. Về kĩ năng

2.1. Kĩ năng chuyên môn

2.1.1. Các kĩ năng nghề nghiệp

­ Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết

và thực tiễn của ngành được đào tạo trong những bối cảnh khác nhau; có kỹ năng phân

tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những

thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu

Page 6: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

6

tượng trong lĩnh vực được đào tạo; có năng lực dẫn dắt chuyên môn để xử lý những

vấn đề quy mô địa phương và vùng miền;

­ Lựa chọn hoặc xây dựng được các công cụ và sử dụng được các phương pháp

thu thập, xử lý thông tin về người học; điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ dạy –

học; các điều kiện về môi trường nhà trường, gia đình và xã hội hỗ trợ cho việc dạy và

học;

­ Sử dụng các thông tin xử lý được từ việc phân tích chương trình và nội dung

học phần, tìm hiểu người học, môi trường để xác định được hệ thống mục tiêu kiến

thức, kĩ năng, thái độ và các mục tiêu khác cần đạt được sau bài học, học phần;

­ Hiểu và xây dựng được các hình thức dạy học, phương pháp, phương tiện dạy

học, công cụ dạy học cho từng nội dung cụ thể, phù hợp với khả năng và sở trường

của bản thân, đối tượng và mục tiêu dạy học trong kế hoạch dạy học;

­ Khai thác và sử dụng được các điều kiện hỗ trợ trong triển khai dạy học, sử

dụng các hình thức và phương pháp dạy học phù hợp; nhận diện và lựa chọn được

phương án xử lý tốt các tình huống sư phạm nảy sinh;

­ Xây dựng và vận hành được quy trình kiểm tra – đánh giá học tập của học sinh

và các điều kiện cần thiết để triển khai quy trình một cách hiệu quả;

­ Phát triển được chương trình phù hợp với đối tượng học sinh, nhà trường, địa

phương;

­ Hiểu rõ cách thức khai thác và sử dụng các thông tin đánh giá kết quả học tập

của người học, lưu trữ để hỗ trợ và theo dõi sự tiến bộ của người học, từ đó điều chỉnh

và cải tiến chất lượng dạy học;

­ Sẵn sàng xây dựng và triển khai được hồ sơ, kế hoạch công tác dạy học, giáo

viên chủ nhiệm, giáo dục, quản lí học sinh cho năm học, học kì, từng tháng và tuần;

Xây dựng và tổ chức được các kế hoạch triển khai hoạt động giáo dục ngoài giờ lên

lớp phù hợp với mục tiêu giáo dục;

­ Có các hành vi ứng xử phù hợp hoàn cảnh tùy thuộc vào hành vi của người

học; tư vấn, hỗ trợ để người học tự ra quyết định và giải quyết vấn đề của cá nhân,

Page 7: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

7

điều chỉnh hành vi, thái độ, khơi dậy lòng tự trọng, tự tôn giá trị và tự hoàn thiện bản

thân;

­ Hiểu rõ vai trò và tổ chức được các hoạt động trải nghiệm và xây dựng môi

trường giáo dục để thuyết phục, cảm hóa, thay đổi hành vi và nhận thức của học sinh

theo hướng tích cực.

2.1.2. Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề

Phân tích và nhận diện được các vấn đề nảy sinh trong quá trình xây dựng và

triển khai kế hoạch dạy học, giáo dục để xác định được phương án giải quyết phù hợp.

2.1.3. Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức

­ Có khả năng phân tích vấn đề theo logic, có so sánh và phân tích với các vấn

đề khác và nhìn vấn đề dưới nhiều góc độ.

­ Cập nhật kiến thức, tổng hợp tài liệu, phân tích và phản biện kiến thức hiện

tại, nghiên cứu để phát triển hay bổ sung kiến thức khoa học chuyên ngành và liên

ngành; vận dụng vào thực tế, phục vụ cho học tập, bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp.

2.1.4. Khả năng tư duy theo hệ thống

­ Nhận diện, so sánh và phân tích được các vấn đề trong học tập, nghiên cứu,

giảng dạy một cách hệ thống.

­ Vận dụng kiến thức liên môn để tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục bảo

đảm tính hệ thống.

2.1.5. Khả năng tư duy theo bối cảnh xã hội và ngoại cảnh

­ Đánh giá, phân tích được những thay đổi, biến động trong bối cảnh xã hội,

hoàn cảnh và môi trường làm việc để kịp thời đề ra các ý tưởng, biện pháp thích ứng,

điều chỉnh và cải tiến kế hoạch nhằm đạt mục tiêu nghiên cứu, học tập, giảng dạy.

2.1.6. Khả năng tư duy theo bối cảnh tổ chức

Nhận diện, phân tích và đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách

thức, xu thế thay đổi và phát triển của tổ chức, đơn vị làm việc, trong bối cảnh chung

của toàn xã hội để kịp thời có biện pháp điều chỉnh bản thân, đóng góp vào sự phát

triển chung của tổ chức.

2.1.7. Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn

Page 8: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

8

­ Vận dụng linh hoạt và phù hợp kiến thức, kỹ năng được đào tạo với thực tiễn

dạy học và giáo dục.

­ Làm chủ khoa học kỹ thuật và công cụ lao động của nghề nghiệp.

­ Phát hiện và giải quyết hợp lý vấn đề trong nghề nghiệp.

2.1.8. Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp

­ Phân tích được tác động của ngành nghề đến xã hội và các yêu cầu của xã hội

về ngành nghề, bối cảnh lịch sử và văn hóa dân tộc, các vấn đề và giá trị thời đại, bối

cảnh toàn cầu.

­ Có khả năng nghiên cứu cải tiến hoặc phát minh sáng tạo trong hoạt động

nghề nghiệp hoặc dẫn dắt các sự thay đổi đó; cập nhật và dự đoán xu thế phát triển

ngành nghề và khả năng làm chủ Khoa học kỹ thuật và công cụ dạy học mới và tiên

tiến.

2.2. Kĩ năng bổ trợ

2.2.1. Các kĩ năng cá nhân

­ Tự đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu và sự tiến bộ của bản thân.

­ Quản lý và sử dụng hiệu quả thời gian của cá nhân.

­ Xây dựng được kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng, phát triển cá nhân phù hợp cho

bản thân trong từng giai đoạn.

­ Sử dụng được công nghệ thông tin trong tìm kiếm thông tin phục vụ học tập,

nghiên cứu và giảng dạy.

­ Chủ động, thích ứng với sự phức tạp của thực tế.

­ Hiểu và phân tích kiến thức kỹ năng của một cá nhân khác.

2.2.2. Làm việc theo nhóm

­ Thành lập nhóm, duy trì và phát triển hoạt động nhóm và kỹ năng làm việc với

các nhóm khác nhau.

­ Tổ chức, điều khiển, phân công và đánh giá hoạt động nhóm và tập thể, phát

triển và duy trì quan hệ với các đồng nghiệp; đàm phán, thuyết phục và quyết định

những vấn đề liên quan đến giáo dục.

2.2.3. Quản lí và lãnh đạo

Page 9: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

9

­ Sáng tạo, quyết đoán và bản lĩnh và thuyết phục được sự đồng thuận của tập

thể trong việc đưa ra các quyết định quản lí, lãnh đạo hướng tới vì công việc chung.

­ Nhận diện, phát hiện và nhân rộngđược những nhân tố có ảnh hưởng tích cực

tới tập thể, khơi gợi, đánh thức tiềm năng của mỗi cá nhân, xây dựng sức mạnh tập

thể.

2.2.4. Kĩ năng giao tiếp

­ Phối hợp và sử dụng được các phương tiện, nguyên tắc và kĩ thuật giao tiếp

bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ phù hợp với từng tình huống; làm chủ được cảm xúc

của bản thân, giải quyết xung đột, biết thuyết phục và chia sẻ..

2.2.5. Kĩ năng giao tiếp sử dụng ngoại ngữ

­ Có kỹ năng ngoại ngữ chuyên ngành ở mức có thể hiểu được các ý chính của

một báo cáo hay bài phát biểu về các chủ đề quen thuộc trong công việc liên quan đến

ngành được đào tạo; có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý một số tình huống

chuyên môn thông thường; có thể viết được báo cáo có nội dung đơn giản, trình bày ý

kiến liên quan đến công việc chuyên môn.

2.2.6. Các kĩ năng bổ trợ khác

­ Tư duy sáng tạo, có cách tiếp cận khoa học để giải quyết các vấn đề thực tiễn

của ngành học;

­ Kỹ năng sử dụng một số phương pháp, công nghệ cơ bản, hiện đại để tiến

hành nghiên cứu chuyên môn về Hoá học và dạy học Hoá học;

­ Kỹ năng tìm kiếm và tự tạo việc làm;

­ Kỹ năng định hướng nghề nghiệp;

­ Kỹ năng ứng phó với stress.

3. Về phẩm chất đạo đức

3.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân

­ Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. Chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng,

chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tham gia các hoạt động chính trị ­ xã hội; thực

hiện nghĩa vụ công dân.

Page 10: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

10

­ Kiên trì, có ý thức trách nhiệm, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;

tự tin, chủ động, linh hoạt, say mê công việc.

3.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp

­ Yêu nghề, có đạo đức nghề nghiệp, hành vi và ứng xử chuyên nghiệp; có ý

thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm; độc lập, chủ động theo các tiêu chuẩn

nghề nghiệp của giáo viên trung học phổ thông.

­ Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, nhà khoa học. Sống trung

thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho học sinh. Thương yêu, tôn trọng, đối xử công

bằng với học sinh, giúp học sinh khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt.

­ Đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp; có ý thức xây dựng tập thể tốt để

cùng thực hiện mục tiêu giáo dục.

3.3. Phẩm chất đạo đức xã hội

­ Có lối sống lành mạnh, trung thực, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và

môi trường giáo dục.

­ Có trách nhiệm với xã hội và tuân theo pháp luật, ủng hộ và bảo vệ cái đúng,

sáng tạo và đổi mới.

4. Những vị trí công tác người học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp

- Làm công tác giảng dạy Hóa học tại các trường đại học, cao đẳng, phổ thông

trung học, hướng dẫn và bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học tại các trường phổ thông.

- Làm công tác nghiên cứu ở các cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở đào tạo,

viện nghiên cứu, đặc biệt về về lĩnh vực Hóa học, Lí luận và phương pháp dạy học bộ

môn Hóa học.

5. Khả năng học tập và nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

­ Có thể học lên ở các bậc cao hơn (thạc sĩ, tiến sĩ) và trở thành các nhà khoa

học, làm việc tại các trung tâm/ viện/ cơ sở nghiên cứu.

Page 11: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

11

PHẦN III: NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo:

Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo 137 tín chỉ

- Khối kiến thức chung: 28 tín chỉ

(chưa tính các học phần Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng-an ninh và

Kĩ năng bổ trợ)

- Khối kiến thức theo lĩnh vực: 6 tín chỉ

- Khối kiến thức theo khối ngành: 18 tín chỉ

+ Bắt buộc: 12 tín chỉ

+ Tự chọn: 6 tín chỉ/12 tín chỉ

- Khối kiến thức theo nhóm ngành: 57 tín chỉ

+ Bắt buộc: 52 tín chỉ

+ Tự chọn: 5 tín chỉ/26 tín chỉ

- Khối kiến thức ngành: 28 tín chỉ

+ Bắt buộc: 6 tín chỉ

+ Tự chọn: 12 tín chỉ

+ Kiến thức thực tập và tốt nghiệp: 10 tín chỉ

Page 12: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

12

2. Khung chương trình đào tạo

STT Mã

học phần Học phần

Số tín chỉ

Số giờ tín chỉ Mã số

học phần tiên quyết

Lý thuyết

Thực hành

Tự học

I

Khối kiến thức chung

(chưa tính các học phần từ 10-12)

28

1 PHI1004

Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác­Lênin 1

Fundamental Principles of Marxism – Leninism 1

2 24 6

2 PHI1005

Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác­Lênin 2

Fundamental Principles of Marxism – Leninism 2

3 36 9 PHI1004

3 POL1001 Tư tưởng Hồ Chí Minh

Ho Chi Minh Ideology 2 20 10 PHI1005

4 HIS1002

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

The Revolutionary Line of the Communist Party of Vietnam

3 42 3 POL1001

5 INT1003 Tin học cơ sở 1

Introduction to Informatics 1 2 10 20

6 INT1005 Tin học cơ sở 3

Introduction to Informatics 3 2 12 18 INT1003

7 FLF2101 Tiếng Anh cơ sở 1

General English 1 4 16 40 4

8 FLF2102 Tiếng Anh cơ sở 2

General English 2 5 20 50 5 FLF2101

9 FLF2103 Tiếng Anh cơ sở 3

General English 3 5 20 50 5 FLF2102

10 Giáo dục thể chất

Physical Education 4

11 Giáo dục quốc phòng­an ninh

National Defence Education 8

12 Kĩ năng bổ trợ

Soft Skills 3

Page 13: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

13

STT Mã

học phần Học phần

Số tín chỉ

Số giờ tín chỉ Mã số

học phần tiên quyết

Lý thuyết

Thực hành

Tự học

II Khối kiến thức theo lĩnh vực 6

13 PSE2001

Đại cương về tâm lý và tâm lý học nhà trường

General psychology and school psychology

3 30 12 3

14 PSE2002 Giáo dục học

Pedagogy 3 30 15

III Khối kiến thức của khối ngành

18

III.1 Các học phần bắt buộc 12

15 TMT1001

Lý luận và Công nghệ dạy học

Teaching Theories and Instruction Technology

3 17 25 3 PSE2001

PSE2002

16 EAM1001 Đánh giá trong giáo dục

Assessment in Education 3 33 9 3

17 EDM2001

Phát triển chương trình giáo dục phổ thông

School Education Curriculum Development

3 36 6 3 PSE2002

18 PSE2003

Thực hành Sư phạm và phát triển kĩ năng cá nhân, xã hội

Pedagogical Practices and the Development of Social and Personal Skills

3 17 25 3 PSE2001

PSE2002

III.2 Các học phần tự chọn 6/12

19 PSE2004 Phương pháp nghiên cứu khoa học

Research Methodology 3 26 16 3

20 PSE2005

Tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường

Organization of School Educational Activities

3 18 24 3 PSE2001

PSE2002

Page 14: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

14

STT Mã

học phần Học phần

Số tín chỉ

Số giờ tín chỉ Mã số

học phần tiên quyết

Lý thuyết

Thực hành

Tự học

21 EDM2002

Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành giáo dục và đào tạo

Administrative Management and Management of Education

3 36 6 3

22 PSE2006

Tư vấn tâm lý học đường

Psychological Counseling in Schools

3 17 25 3 PSE2001

PSE2002

IV Khối kiến thức theo nhóm ngành

57

IV.1 Các học phần bắt buộc 52

23 MAT1091 Giải tích 1

Calculus 1 3 30 15

24 MAT1092 Giải tích 2

Calculus 2 3 30 15 MAT1091

25 PHY1100 Cơ ­Nhiệt

Mechanical -Thermodynamics 3 30 15 MAT1091

26 PHY1103 Điện­ Quang

Electromagnetism-Optics 3 30 15 MAT1091

27 CHE1051 Hóa học đại cương 1

Accelerated Chemistry 1 3 42 3

28 CHE1046 Thực tập hóa học đại cương

Accelerated Chemistry Lab 2 30 CHE1052

29 CHE1052 Hóa học đại cương 2

Accelerated Chemistry 2 3 42 3

30 CHE1077 Hóa học vô cơ 1

Inorganic Chemistry 1 3 40 5 CHE1052

31 CHE1054 Thực tập hóa học vô cơ 1

Inorganic Chemistry Lab1 2 30 CHE1052

32 CHE1055 Hóa học hữu cơ 1

Organic Chemistry 1 4 56 4 CHE1052

33 CHE1191 Thực tập hóa học hữu cơ 1

Organic Chemistry Lab 1 2 30 CHE1052

Page 15: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

15

STT Mã

học phần Học phần

Số tín chỉ

Số giờ tín chỉ Mã số

học phần tiên quyết

Lý thuyết

Thực hành

Tự học

34 CHE2114 Hóa học hữu cơ 2

Organic Chemistry 2 3 42 3 CHE1052

35 CHE1082 Cơ sở hóa học phân tích

Quantitative Analysis 3 42 3 CHE1052

36 CHE1058 Thực tập hóa học phân tích

Quantitative Analysis Lab 2 30 CHE1052

37 CHE1083 Hóa lý 1

Physical Chemistry 1 3 42 3 CHE1051

38 CHE1085 Thực tập hóa lý 1

Physical Chemistry Lab 1 2 30 CHE1052

39 CHE1084 Hóa lý 2

Physical Chemistry 2 5 70 5 CHE1052

40 CHE1090 Hóa học vô cơ 2

Inorganic Chemistry 2 3 42 3 CHE1077

IV.2 Các học phần tự chọn 5/26

41 CHE2005 Thực tập hóa học hữu cơ 2

Organic Chemistry Lab 2 2 30 CHE1052

42 CHE2008 Thực tập hóa lý 2

Physical Chemistry Lab 2 2 30 CHE1052

43 CHE2003 Thực tập hóa vô cơ 2

Inorganic Chemistry Lab2 2 30 CHE1052

44 MAT1101 Xác suất thống kê

Probability and Statistics 3 27 18 MAT1091

45 CHE1075 Cơ sở hóa sinh

Fundamental of Biochemistry 3 42 3 CHE1052

46 CHE1048 Hóa keo

Colloid Chemistry 2 28 2 CHE1052

47 CHE1079 Hoá học môi trường

Environmental Chemistry 3 42 3 CHE1052

48 CHE1067 Hóa học các hợp chất cao phân tử

Chemistry of Polymers 2 28 2 CHE1052

Page 16: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

16

STT Mã

học phần Học phần

Số tín chỉ

Số giờ tín chỉ Mã số

học phần tiên quyết

Lý thuyết

Thực hành

Tự học

49 CHE1078

Các phương pháp vật lý và hóa lý ứng dụng trong hoá học

Physical and Physicochemical Methods of Chemical Systems

3 42 3 CHE1052

50 CHE1089

Thực tập các phương pháp vật lý và hóa lý ứng dụng trong hoá học

Physical and Physicochemical Methods of Chemical Systems Lab

2 30 CHE1052

51 CHE2009 Niên luận

Scientific research report 2 30

V Khối kiến thức ngành 28

V.1 Các học phần bắt buộc 6

52 TMT2030 Phương pháp dạy học Hoá học

Theory and Methodology of Chemistry Teaching

3 10 30 5 TMT1001

53 TMT2031

Dạy học thí nghiệm Hóa học phổ thông

Using Experiments in Teaching Chemistry

3 5 40 TMT2030

V.2 Các học phần tự chọn 12

V.2.1 Các học phần theo hướng Lý luận và Phương pháp dạy học Hóa học

12/18

Các học phần bắt buộc 9

54 TMT2032

Dạy học bài tập Hóa học phổ thông

Exercisesing in Teaching Chemistry

3 15 30 TMT2030

55 TMT2033

Phân tích chương trình Hóa học phổ thông hiện hành

Curriculum Analysis General Chemistry

3 15 30

Page 17: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

17

STT Mã

học phần Học phần

Số tín chỉ

Số giờ tín chỉ Mã số

học phần tiên quyết

Lý thuyết

Thực hành

Tự học

56 TMT2035

Dạy học Hóa học phổ thông theo chuyên đề

Teaching Chemistry According to Topics

3 15 30 TMT2030

Các học phần tự chọn 3/9

57 TMT2034

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Hóa học phổ thông

Applied IT to Chemistry Teaching

3 10 35 TMT2030

58 CHE3279 Vật liệu vô cơ

Inorganic Material 3 42 3 CHE1077

59 CHE3188 Vật liệu nano và composit

Nanomaterials and Composites 3 42 3 CHE1077

V.2.2 Các học phần theo hướng Hóa vô cơ

12/21

60 CHE3000

Các phương pháp nghiên cứu cấu trúc trong hóa vô cơ

Structural Characterization for Inorganic Chemistry

3 45 CHE1077

61 CHE3135 Hóa học phức chất

Complex Chemistry 3 42 3 CHE1077

62 CHE3279 Vật liệu vô cơ

Inorganic Material 3 42 3 CHE1077

63 CHE3188 Vật liệu nano và composit

Nanomaterials and Composites 3 42 3 CHE1077

64 CHE3189 Hóa sinh vô cơ

Bioinorganic Chemistry 3 42 3 CHE1077

65 CHE3190 Hóa học các nguyên tố hiếm

Chemistry of Rare Elements 3 42 3 CHE1077

Page 18: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

18

STT Mã

học phần Học phần

Số tín chỉ

Số giờ tín chỉ Mã số

học phần tiên quyết

Lý thuyết

Thực hành

Tự học

66 CHE3191

Hóa học các nguyên tố phóng xạ

Chemistry of Radioactive Elements

3 42 3 CHE1077

V.2.3 Các học phần theo hướng Hóa hữu cơ

12/21

67 CHE3193

Ứng dụng phương pháp phổ trong hóa học hữu cơ

Spectroscopic Methods for Organic Chemistry

3 42 3 CHE2114

68 CHE3141 Tổng hợp hữu cơ

Organic Synthesis 3 42 3 CHE2114

69 CHE3247 Xúc tác hữu cơ

Organic Catalyst 3 42 3 CHE2114

70 CHE3142

Hóa học các hợp chất thiên nhiên

Chemistry of Natural Compound

3 42 3 CHE2114

71 CHE3187

Cơ sở lý thuyết hóa hữu cơ hiện đại

Fundamental of Modern organic Chemistry

3 42 3 CHE2114

72 CHE3205 Hóa lý hữu cơ

Physical Organic Chemistry 3 42 3 CHE2114

73 CHE3238

Phương pháp phân tích sắc ký trong hóa học hữu cơ

Chromatographic Methods in Organic Chemistry

3 42 3 CHE2114

V.2.4 Các học phần theo hướng Hóa lí

12/24

74 CHE3230 Nhiệt động học thống kê

Statical Thermodynamics 3 42 3 CHE1083

Page 19: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

19

STT Mã

học phần Học phần

Số tín chỉ

Số giờ tín chỉ Mã số

học phần tiên quyết

Lý thuyết

Thực hành

Tự học

75 CHE3239 Động học điện hóa

Electrochemical Kinetics 3 42 3 CHE1083

76 CHE3144

Lý thuyết xúc tác và ứng dụng

Catalytic Theories and Applications

3 42 3 CHE1083

77 CHE3240

Hóa lý các hợp chất cao phân tử

Physical Chemistry of Polymers

3 42 3 CHE1083

78 CHE3241

Tin học ứng dụng trong hóa học

Computational Chemistry

3 42 3 INT1005

79 CHE3242 Quang phổ phân tử

Molecular Spectroscopy 3 42 3 CHE1083

80 CHE3243

Hóa học bề mặt và ứng dụng

Surface Chemistry and Applications

3 42 3 CHE1083

81 CHE3244

Mô phỏng các quá trình hóa học và hóa lý bằng máy tính

Computational Simulation of Chemical Processes

3 42 3 INT1005

V.3 Kiến thức thực tập và tốt nghiệp

10

82 TMT3001 Thực tập sư phạm

Pedagogical Practicum 4

83 TMT4001 Khóa luận tốt nghiệp Undergraduate Thesis

6

Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp

6

Các học phần bắt buộc 3

84 TMT2036

Dạy học Hóa học gắn liền với thực tiễn

Teaching Chemistry Associated with Reality

3 30 12 3 TMT2030

Page 20: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

20

STT Mã

học phần Học phần

Số tín chỉ

Số giờ tín chỉ Mã số

học phần tiên quyết

Lý thuyết

Thực hành

Tự học

Các học phần tự chọn 3/9

85 TMT2037

Lý luận và công nghệ dạy học hiện đại Hóa học

Theory and Technology in Chemistry Teaching

3 30 12 3 TMT2030

86 CHE 4099 Cơ sở lí thuyết Hóa học

Fundamental of Chemistry 3 30 15 CHE1051

87 TMT4002

Phương pháp dạy học trong môi trường học tập trực tuyến Teaching Methodology for Online Learning Environment

3 17 25 3 TMT1001

Tổng cộng 137

Ghi chú: Học phần Ngoại ngữ thuộc khối kiến thức chung được tính vào tổng số tín chỉ

của chương trình đào tạo, nhưng kết quả đánh giá các học phần này không tính vào điểm

trung bình chung học kỳ, điểm trung bình chung các học phần và điểm trung bình chung

tích lũy.

Page 21: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

21

3. Danh mục tài liệu tham khảo

TT Mã học phần Tên học phần Số tín

chỉ Danh mục tài liệu tham khảo

I

Khối kiến thức

chung

(không tính GDTC,

GDQP-AN và Kỹ

năng mềm)

28

1 PHI1004

Những nguyên lý cơ

bản của chủ nghĩa

Mác ­ Lênin 1

2

1. Tài liệu chính

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Giáo trình Những nguyên lý

cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Nxb CTQG HN.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Giáo trình Triết học Mác -

Lênin, Nxb CTQG HN.

3. Đại học Quốc gia Hà Nội (2009) , Đề cương học phần Những

nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (soạn theo học chế

tín chỉ).

2. Tài liệu tham khảo thêm

4. V.I. Lênin (2005), “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh

nghiệm phê phán”, V.I.Lênin toàn tập, tập 18, Nxb CTQG HN,

tr.36­233.

5. V.I. Lênin (2006), “Bút ký triết học”, V.I.Lênin toàn tập, tập

29, Nxb CTQG HN, tr.175­195, 199­215; 227­258.

Page 22: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

22

TT Mã học phần Tên học phần Số tín

chỉ Danh mục tài liệu tham khảo

6. Trần Văn Phòng (chủ biên) (2004), Câu hỏi và bài tập triết học,

Chủ nghĩa duy vật biện chứng, Tập 1, 2, 3, Nxb KHXH.

7. Trần Văn Phòng, Phạm Ngọc Quang, Nguyễn Thế Kiệt (2004),

Tìm hiểu môn triết học (dưới dạng hỏi và đáp), Nxb Lý luận

chính trị.

2 PHI1005

Những nguyên lý cơ

bản của chủ nghĩa

Mác ­ Lênin 2

3

1. Tài liệu chính

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Giáo trình Những nguyên lý

cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Nxb CTQG HN.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Giáo trình kinh tế chính trị

Mác - Lênin (dùng cho các khối ngành kinh tế - Quản trị kinh

doanh trong các trường đại học, cao đẳng), Nxb CTQG HN.

3. Đại học Quốc gia Hà Nội (2009), Đề cương học phần Những

nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (soạn theo học chế

tín chỉ).

2. Tài liệu tham khảo thêm

4. Mai Ngọc Cường (2001), Chủ nghĩa tư bản ở các nước chậm

phát triển-Mâu thuẫn và triển vọng, Nxb CTQG HN, (tr.76 ­

100).

5. Đỗ Lộc Diệp, Đào Duy Quát, Lê Văn Sang (đồng chủ biên)

(2003), Chủ nghĩa tư bản đầu thế kỷ XXI, Nxb KHXH, HN, (tr.15

Page 23: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

23

TT Mã học phần Tên học phần Số tín

chỉ Danh mục tài liệu tham khảo

­ 165).

6. Lê Quý Độ (chủ biên) (2004), Trật tự kinh tế quốc tế 20 năm

đầu thế kỷ XXI, Nxb Thế giới, HN, (tr. 45 ­137).

7. V.I Lênin (2005), “Chủ nghĩa đế quốc ­ giai đoạn tột cùng của

chủ nghĩa tư bản”, V.I. Lênin toàn tập, tập 27, Nxb CTQG, HN.

tr.395­431, tr.485­492, tr.532­541.

3 POL1001 Tư tưởng Hồ Chí

Minh 2

1. Tài liệu chính

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí

Minh (Dành cho sinh viên đại học, cao đẳng khối không chuyên

ngành Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), Nxb. CTQG, Hà

Nội.

2. Tài liệu tham khảo thêm

2. Võ Nguyên Giáp (2000), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường

cách mạng Việt Nam, Nxb. CTQG., Hà Nội.

3. Phạm Văn Đồng (1998), Những nhận thức cơ bản về Tư tưởng

Hồ Chí Minh, Nxb. CTQG, Hà Nội.

4. Song Thành (2005), Hồ Chí Minh - Nhà tư tưởng lỗi lạc, Nxb.

LLCT, Hà Nội.

5. Song Thành (chủ biên, 2007), Hồ Chí Minh tiểu sử, Nxb.

CTQG, Hà Nội.

Page 24: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

24

TT Mã học phần Tên học phần Số tín

chỉ Danh mục tài liệu tham khảo

6. Vũ Viết Mỹ (2002), Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ

nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam,

Nxb. CTQG, Hà Nội.

7. Đặng Xuân Kỳ (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển

văn hoá và con người, Nxb. CTQG, Hà Nội.

8. http://www.cpv.org.vn

9. http://www.dangcongsan.vn

10. http://www.tapchicongsan.org.vn

11. Phim tư liệu: Hồ Chí Minh chân dung một con người.

4 HIS1002

Đường lối cách mạng

của Đảng Cộng sản

Việt Nam

3

1. Tài liệu chính

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009): Giáo trình Đường lối cách

mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam (Dành cho sinh viên đại học,

cao đẳng khối không chuyên ngành Mác­Lênin, tư tưởng Hồ Chí

Minh), Nxb. CTQG, HN.

2. Học viện Chính trị ­ Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, PGS.

TS. Tô Huy Rứa, GS. TS. Hoàng Chí Bảo, PGS. TS. Trần Khắc

Việt, PGS. TS. Lê Ngọc Tòng (Đồng chủ biên): Quá trình đổi

mới tư duy lý luận của Đảng từ năm 1986 đến nay, Nxb. CTQG,

H.2009.

3. Bộ Giáo dục và đào tạo (2007): Một số chuyên đề Lịch sử

Page 25: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

25

TT Mã học phần Tên học phần Số tín

chỉ Danh mục tài liệu tham khảo

Đảng Cộng sản Việt Nam, tập I, II, III. Nxb. CTQG, Hà Nội.

2. Tài liệu tham khảo thêm

4. Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn sách giáo trình quốc gia

các bộ môn khoa học Mác­ Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (2008).

Giáo trình lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (tái bản có sửa chữa,

bổ sung), Nxb. CTQG, Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng

sản Việt Nam (dành cho các trường đại học và cao đẳng), tái bản

lần thứ nhất, Nxb. CTQG, HN.

6. Chương trình học phần Đường lối cách mạng của Đảng Cộng

sản ViệtNam (ban hành theo Quyết định số 52/2008 ngày 18

tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

7. Đại học Quốc gia Hà Nội (2008): Một số chuyên đề về Đường

lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Lý luận chính

trị, Hà Nội.

5 INT1003 Tin học cơ sở 1 2

1. Tài liệu chính

1. Phạm Hồng Thái, Đào Minh Thư, Lương Việt Nguyên, Dư

Phương Hạnh, Nguyễn Việt Tân (2008), Giáo trình thực hành Tin

học Cơ sở, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Đào Kiến Quốc, Bùi Thế Duy, Giáo trình Tin học cơ sở, NXB

Page 26: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

26

TT Mã học phần Tên học phần Số tín

chỉ Danh mục tài liệu tham khảo

Đại học Quốc gia Hà nội, 2006.

3. Websites:

­ Tài liệu hướng dẫn sử dụng Openoffice/Writer tại địa chỉ:

http://www.coltech.vnu.edu.vn/FreeSoftware/Office

tools/OpenOffice­Vi­Docs/Writer

­ Tài liệu hướng dẫn sử dụng Openoffice/Calc tại địa chỉ:

http://www.coltech.vnu.edu.vn/FreeSoftware/Office

tools/OpenOffice­Vi­Docs/Calc

­ Tài liệu hướng dẫn sử dụng Openoffice/Impress tại địa chỉ:

http://www.coltech.vnu.edu.vn/FreeSoftware/Office

tools/OpenOffice­Vi­Docs/Impress

2. Tài liệu tham khảo thêm

3. Hoàng Chí Thành, Giáo trình tin học cơ sở, NXB Đại học

quốc gia Hà Nội, 2006.

4. Ngô Thị Thảo, Giáo trình tin học cơ sở, NXB Đại học Quốc

gia Hà nội, 2008.

6 INT1005 Tin học cơ sở 3 2

1.Tài liệu bắt buộc

1. Phan Văn Tân, Ngôn ngữ lập trình Fortran 90, NXB Đại học

Quốc gia Hà nội, 2005.

2. Brian W. Kernighan and Dennis M. Ritchie (1988), The C

Page 27: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

27

TT Mã học phần Tên học phần Số tín

chỉ Danh mục tài liệu tham khảo

programming language, Prentice Hall.

2. Tài liệu tham khảo

1. Hoàng Chí Thành (2009), Ngôn ngữ lập trình C, NXB Đại học

Quốc gia Hà Nội.

2. J.Glenn Brookshear, Computer Science: An Overview,

Addision Wesley 2009

7 FLF2101 Tiếng Anh cơ sở 1 4

1. Tài liệu chính

1. Cunningham, S., Moor, P. & Eales, F. (2005) New Cutting

Edge – Elementary – Student’s Book & Workbook. Longman

ELT.

2. Tài liệu tham khảo thêm

2. Cravens, M., Driscoll, L., Gammidge, M. & Palmer, G.

Listening Extra, Reading Extra, Speaking Extra & Writing Extra.

(6th) 2008 Cambridge: Cambridge University Press (ELEmetary

parts only)

3. Cunningham, S. & Moor, P. 2002. New Headway Elementary

– Pronunciation. Oxford: Oxford University Press

4. Murphy, R., 2003. Basic Grammar in Use. Cambridge:

Cambridge University Press

5. McCarthy, M. & O’Dell, F.1999. English Vocabulary in Use –

Page 28: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

28

TT Mã học phần Tên học phần Số tín

chỉ Danh mục tài liệu tham khảo

Elementary. Cambridge: Cambridge University Press

6. Jones, L. Let’s Talk 1. Cambridge: Cambridge University

Press

7. Websites

http:// australianetwork.com

http://world­english.org

www.bbc.co.uk/vietnamese/learningenglish

www.englishpage.com/

www.learnenglish.org.uk

www.petalia.org

www.voanews.com

8 FLF2102 Tiếng Anh cơ sở 2 5

1. Tài liệu chính

1. Cunningham, S., Moor, P. & Carr, J. C. 2005. New Cutting

Edge - Pre-Intermediate – Student’s Book & Workbook.

Longman ELT.

2. Tài liệu tham khảo thêm

1. Murphy, R., 2003. Basic Grammar in Use. Cambridge:

Cambridge University Press

2. McCarthy, M. & O’Dell, F.1999. English Vocabulary in Use –

Pre-Intermediate. Cambridge: Cambridge University Press

Page 29: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

29

TT Mã học phần Tên học phần Số tín

chỉ Danh mục tài liệu tham khảo

3. Cravens, M., Driscoll, L., Gammidge, M. & Palmer, G.

Listening Extra, Reading Extra, Speaking Extra & Writing Extra.

(6th) 2008 Cambridge: Cambridge University Press (Pre-

intermediate parts only)

4. Websites

a. http://world­english.org

b. http://www.englishpage.com

c. http://www.learnenglish.org.uk

d. http://www.voanews.com

9 FLF2103 Tiếng Anh cơ sở 3 5

1. Tài liệu chính

1. Oxenden, C. & Latham­Koenig, C, New English File –

Intermediate Student’s Book & Workbook. Oxford: Oxford

University Press, 2008.

2. Tài liệu tham khảo thêm

2. Solorzano, H. & Frazier, L., Contemporary Topics 1.

Longman ELT, 2004 (2nd).

3. Orien, G. F. Pronouncing American English, Heinle & Heinle,

1997 (2nd).

4. Oshima, A & Hogue, A. Writing Academic English Longman

ELT.

Page 30: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

30

TT Mã học phần Tên học phần Số tín

chỉ Danh mục tài liệu tham khảo

5. Websites:

http://www.englishpage.com

http://www. iteslj.org/links/

http://www.a4esl.org

http://www.englishclub.com

http://www.learnenglish.org.uk

http://www.world­english.org

10 Giáo dục thể chất 4 Theo Quyết định số 3244/2002/GD­ĐT, ngày 29/9/2009 của Bộ

trưởng Bộ giáo dục và đào tạo

11 Giáo dục quốc phòng­

an ninh 8

Theo Quyết định số 81/2007/QĐ­BGDĐT, ngày 24/12/2007 của

Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo và do Trung tâm giáo dục quốc

phòng, ĐHQGHN quy định.

Theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội 12 Kĩ năng bổ trợ 3

13 PSE2001

Đại cương về Tâm lý

và tâm lý học nhà

trường

3

1. Tài liệu chính

1. Đinh Thi Kim Thoa, Trần Văn Tính, Đặng Hoàng Minh

(2009), Tâm lý học đại cương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Đinh Thi Kim Thoa, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Trần Văn Tính

(2009), Tâm lý học phát triển, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thi Kim Thoa, Trần Văn Tính,

(2009), Tâm lý học Giáo dục, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

Page 31: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

31

TT Mã học phần Tên học phần Số tín

chỉ Danh mục tài liệu tham khảo

2. Tài liệu tham khảo thêm

1. Phan Trọng Ngọ (chủ biên) (2000), Tâm lý học hoạt động và

khả năng ứng dụng vào lĩnh vực dạy học, NXB Đại học Sư phạm

HN.

2. David G. Myers (2007), Psychology, New York.

14 PSE2002 Giáo dục học 3

1. Tài liệu chính

1. Trần Anh Tuấn chủ biên (2009), Giáo dục học đại cương

NXB ĐHQG Hà Nội.

2. M.Q.Huy, Đ.T.K.Thoa, T.A. Tuấn (2009), Tổ chức, quản lý

nhà trường, lớp học và hoạt động giáo dục, NXB ĐHQG Hà Nội.

3. Trần Thị Tuyết Oanh chủ biên (2009), Giáo dục học (tập 1 và

tập 2), NXB ĐHSP.

4. Bùi Minh Hiền (2007), Lịch sử giáo dục,(tập 1 và tập), NXB

ĐHQG Hà Nội.

5. Văn phòng Plan tại Việt Nam (2009), Phương pháp kỉ luật tích

cực, Tài liệu dành cho tập huấn viên.

2. Tài liệu tham khảo thêm

1. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2007), Điều lệ trường trung học cơ

sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông nhiều cấp

học (Ban hành kèm theo quyết định số: 07/2007/QĐ­BGD & ĐT

Page 32: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

32

TT Mã học phần Tên học phần Số tín

chỉ Danh mục tài liệu tham khảo

ngày 02 tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT.

2. Hà Nhật Thăng, Nguyễn Dục Quang (2004). Phương pháp

công tác Giáo viên chủ nhiệm lớp. NXB ĐHQG Hà Nội.

3. UNESCO, J.Delor (2003), Học tập- một kho báu tiềm ẩn.

NXB Giáo dục.

4. Myint Swe Khine, ed. (2004), Teaching and Classroom

Management: An Asian Perspective Prentice Hall.

15 TMT1001 Lý luận và công nghệ

dạy học 3

1. Tài liệu chính

1. Bộ sách đổi mới phương pháp dạy học của Tổ chức ASCD do

NXB Giáo dục Việt Nam ấn hành (2013): “Nghệ thuật và khoa

học Dạy học”; “Tám đổi mới để trở thành người giáo viên giỏi”;

“Những phẩm chất của người giáo viên hiệu quả”; “Quản lí hiệu

quả lớp học”; “Đa trí tuệ trong lớp học”; “Các phương pháp dạy

học hiệu quả”.

2. Tài liệu tham khảo thêm

2. Tài liệu tập huấn của Chương trình Giáo dục Intel Việt Nam.

Phiên bản 10.1, 2010

3. Jean ­ Marc Denommé và Madeleine Roy (2009), Sư phạm

tương tác: Một tiếp cận khoa học thần kinh về học và dạy, NXB

ĐHQGHN.

Page 33: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

33

TT Mã học phần Tên học phần Số tín

chỉ Danh mục tài liệu tham khảo

4. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương

trình và quá trình dạy học, NXB Giáo dục.

3. Website:

1. Cẩm nang và chiến lược học tập:

http://www.studygs.net/vietnamese/

2. Trang web của Bộ Giáo dục và Đào tạo: http://edu.net.vn/

3. Cách mạng học tập: http://www.thelearningweb.net

16

EAM1001

Đánh giá trong giáo

dục

3

1. Tài liệu chính

1. Lâm Quang Thiệp (2008), Trắc nghiệm và ứng dụng, NXB

Khoa học và Kỹ thuật.

2. Dương Thiệu Tống (2005), Trắc nghiệm và đo lường thành

quả học tập, NXB KHXH.

3. Lê Kim Long, Đinh Thị Kim Thoa, Nguyễn Ngọc Bích, Lê

Thái Hưng và Đào Thị Hoa Mai (2013), Tài liệu kĩ thuật đánh giá

lớp học, Dự án giáo dục THPT và CN, Bộ Giáo dục Đào tạo.

2. Tài liệu tham khảo thêm

1. James H.McMillan, Classroom Assessment – Principles and

Practice for Effective Instruction, Allyn and Bacon. 2nd, 2001.

2. Tom Kubiszun and Gary Borich, Educational Testing and

Measurement – Classroom Application and Practice, John &

Page 34: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

34

TT Mã học phần Tên học phần Số tín

chỉ Danh mục tài liệu tham khảo

Sons. Inc. 6nd, 2000.

3. Jon Mueller (2005), The Authentic Assessment Toolbox,

“Enhancing student learning through online faculty development"

published in the Journal of Online Learning and Teaching.

4. Joan Vandervelde (2011), Authentic Assessment & rubrics,

Online Professional Development.

17 EDM2001

Phát triển chương

trình giáo dục phổ

thông

3

1 Tài liệu chính

1. Nguyễn Đức Chính, (2015) Phát triển chương trình giáo dục,

NXB Giáo dục Việt Nam

2. Nguyễn Vũ Bích Hiền (2015) Phát triển và quản lý chương

trình giáo dục, NXB Đại học Sư phạm

3. Nguyễn Vũ Bích Hiền (2015) Phát triển chương trình giáo dục

nhà trường phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam

2 Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Khôi (2014) Phát triển chương trình giáo dục,

NXB Đại học Sư phạm

2. Murrey Print (2003) Curriculum development and design,

National Library of Australia

3. Bingyan Wang (2012) School based Curriculum development

in China- Enschede publisher, the Netherlands

Page 35: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

35

TT Mã học phần Tên học phần Số tín

chỉ Danh mục tài liệu tham khảo

18 PSE2003

Thực hành sư phạm

và phát triển kỹ năng

cá nhân, xã hội

3

1. Tài liệu chính

1. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Trần Văn Tính, Vũ

Phương Liên (2010), Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho

học sinh THPT, NXB ĐHQG HN.

2. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Đặng Hoàng Minh

(2010), Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh

THCS, NXB ĐHQG HN.

2. Tài liệu tham khảo thêm

1. Đặng Quốc Bảo, Đinh Thị Kim Thoa (2007), Cẩm nang nâng

cao năng lực và phẩm chất đội ngũ giáo viên, NXB Lý luận

chính trị.

2. Nguyễn Thanh Bình (2012),Giáo dụckĩ năng sống, NXB

ĐHSP.

3. Bùi Ngọc Diệp, Bùi Phương Nga, Bùi Thanh Xuân (2010),

Cẩm nang Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học (Dành

cho giáo viên trung học), NXB GDVN.

19 PSE2004 Phương pháp nghiên

cứu khoa học 3

1. Tài liệu chính

1. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học,

NXB KHKT.

2. Phạm Viết Vượng (2004), Phương pháp luận nghiên cứu khoa

Page 36: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

36

TT Mã học phần Tên học phần Số tín

chỉ Danh mục tài liệu tham khảo

học, NXB ĐHQG Hà Nội.

3. Dự án giáo dục Việt ­Bỉ (2010), Nghiên cứu khoa học sư phạm

ứng dụng, Tài liệu tập huấn cho giảng viên ĐHSP và giáo viên

phổ thông.

4. Ngô Thông, Hướng dẫn sử dụng phần Mềm SPSS

https://ngothong.wordpress.com/category/spss/thuc­hanh­spss/

2. Tài liệu tham khảo thêm

1. University of New England (UNE) (2004), “Research methods

in education” (Module 1­3), UNE, Armidale, AUS.

2. Hướng dẫn sử dụng phần Mềm SPSS ­ link download SPSS.

http://vatgiainfo.blogspot.com/2012/11/huong­dan­su­dung­phan­

mem­spss­link.html

20 PSE2005

Tổ chức các hoạt

động giáo dục của nhà

trường

3

1. Tài liệu chính

1. Mai Quang Huy, Đinh Thị Kim Thoa, Trần Anh Tuấn (2009),

Tổ chức, quản lý nhà trường, lớp học và hoạt động giáo dục,

NXB ĐHQG Hà Nội.

2. Hà Nhật Thăng, Nguyễn Dục Quang (2004), Phương pháp

công tác giáo viên chủ nhiệm lớp, NXB ĐHQG Hà Nội.

3. Văn phòng Plan tại Việt Nam (2009, Lê Văn Hảo biên tập).

Phương pháp kỉ luật tích cực, Tài liệu dành cho tập huấn viên, Hà

Page 37: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

37

TT Mã học phần Tên học phần Số tín

chỉ Danh mục tài liệu tham khảo

Nội.

2. Tài liệu tham khảo thêm

1. Nguyễn Thanh Bình (2010), Giáo dục kĩ năng sống, NXB

ĐHSP.

2. Bùi Ngọc Diệp, Bùi Phương Nga, Bùi Thanh Xuân (2010),

Cẩm nang Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học (Dành

cho giáo viên trung học), NXB Giáo dục Việt Nam.

3. Myint Swe Khine, ed. (2004), Teaching and Classroom

Management: An Asian Perspective Prentice Hall.

21 EDM2002

Quản lý hành chính

Nhà nước và quản lý

ngành Giáo dục và

đào tạo

3

1. Tài liệu chính

1. Giáo trình Quản lí hành chính nhà nước và quản lí hành chính

nhà nước về giáo dục – đào tạo.

2. Đặng Bá Lãm (chủ biên) (2005), Quản lý nhà nước về giáo dục

- lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Tài liệu tham khảo thêm

1. Một số vấn đề cơ bản về nhà nước, quản lý hành chính nhà

nước và công vụ, công chức

2. Chỉ thị 40­CT/TƯ của Ban Bí thư về việc xây dựng, nâng cao

chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ngày

15/6/2004.

Page 38: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

38

TT Mã học phần Tên học phần Số tín

chỉ Danh mục tài liệu tham khảo

3. Tài Liệu Bồi dưỡng quản lý hành chính nhà nước (2004),

Chương trình chuyên viên, phần 2”, Học viện Hành chính quốc

gia, Hà nội.

4. Bùi Minh Hiền (chủ biên) (2006), Quản lý giáo dục, NXB Đại

học Sư phạm, Hà Nội.

22 PSE2006 Tư vấn tâm lý học

đường 3

1. Tài liệu chính

1. Trần Thị Minh Đức (2012), Giáo trình tham vấn tâm lý, NXB

ĐHQGHN.

2. Đặng Hoàng Minh, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), Tư vấn tâm lý

học đường, Tài liệu tập huấn – Bộ Giáo dục và đào tạo.

3. Đinh Thị Kim Thoa (chủ biên) và các tác giả (2013), Giáo

viên chủ nhiệm với công tác tư vấn tâm lý giáo dục cho học sinh

trung học, Tài liệu tập huấn – Bộ Giáo dục và đào tạo.

4. “Kỹ năng cơ bản trong tham vấn”, UNICEF, Hà Nội 2005.

2. Tài liệu tham khảo thêm

1. Trần Thị Lan Hương (2004), Tìm hiểu thế giới tâm lý của tuổi

vị thành niên, NXB Phụ Nữ.

2. Phan Thị Mai Hương (chủ biên) (2007), “Cách ứng phó của

trẻ vị thành niên với hoàn cảnh khó khăn”, NXBKHXH, Hà Nội.

3. Nguyễn Thị Mùi (2009), “Xây dựng mô hình phòng tham vấn

Page 39: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

39

TT Mã học phần Tên học phần Số tín

chỉ Danh mục tài liệu tham khảo

học đường trong các trường trung học”, kỉ yếu hội thảo: Nhu cầu,

định hướng và đào tạo tâm lý học đường tại Việt Nam, Hà Nội

3,4 tháng 8, trang 289 – 301.

4. Đặng Hoàng Minh (2009), Xây dựng mô hình tư vấn tâm lý

học đường tại một số trường trung học tại Hà Nội, Báo cáo đề tài

cấp ĐHQGHN.

23 MAT1091 Giải tích 1 3

1. Tài liệu bắt buộc

1. Nguyễn Đình Trí, Tạ Văn Đĩnh, Nguyễn Hồ Quỳnh, Toán

học cao cấp, Tập 2, Phép tính giải tích một biến số, NXB Giáo

dục, 2001.

2. Nguyễn Thủy Thanh, Toán cao cấp, Tập (2-3)- Phép tính vi

phân các hàm- Phép tính tích phân, Lý thuyết chuỗi, Phương

trình vi phân, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005.

2. Tài liệu tham khảo thêm

3. James Stewart, Calculus:Early Transcendentals, Publisher

Brooks Cole, 7th edition, June, 2010.

Page 40: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

40

TT Mã học phần Tên học phần Số tín

chỉ Danh mục tài liệu tham khảo

24 MAT1092 Giải tích 2 3

1. Tài liệu bắt buộc

1. Nguyễn Đình Trí, Tạ Văn Đĩnh, Nguyễn Hồ Quỳnh, Toán

học cao cấp, Tập 3- Phép tính giải tích nhiều biến số, NXB Giáo

dục, 2008.

2. Nguyễn Thủy Thanh, Toán cao cấp, Tập (2-3)- Phép tính vi

phân các hàm- Phép tính tích phân, Lý thuyết chuỗi, Phương

trình vi phân. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005.

2. Tài liệu tham khảo thêm

3. James Stewart, Calculus:Early Transcendentals, Publisher

Brooks Cole, 7th edition, June, 2010.

25 PHY1100 Cơ ­Nhiệt

3

1. Tài liệu chính

1. Nguyễn Viết Kính, Bạch Thành Công, Phan Văn Thích (2005),

Vật lý học đại cương Tập 1, NXB ĐHQGHN.

2. Nguyễn Huy Sinh (1010), Giáo trình Vật lý Cơ-Nhiệt đại

cương Tập 1 và Tập 2, NXB Giáo dục Việt nam.

3. D. Haliday, R. Resnick and J. Walker, Cơ sở vật lý Tập1, 2, 3.

Ngô Quốc Quýnh, Đào Kim Ngọc, Phan Văn Thích, Nguyễn

Viết Kính (2001) dịch, NXB Giáo dục.

4. Lương Duyên Bình (Chủ biên) (2007), Vật lý đại cương Tập 1

Cơ –Nhiệt, NXB Giáo dục.

Page 41: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

41

TT Mã học phần Tên học phần Số tín

chỉ Danh mục tài liệu tham khảo

2. Tài liệu tham khảo thêm

1. R.A.Serway and J.Jewet (2004), Physics for scientists and

enginneers, Thomson Books/Cole, 6th edition.

2. Nguyễn Huy Sinh (2009), Giáo trình Nhiệt học, NXB Giáo

dục.

3. Nguyễn Ngọc Long (chủ biên) (2005), Vật lý học đại cương

Tập 1, NXB ĐHQGHN.

26 PHY1103 Điện­ Quang

3

1. Tài liệu chính

1. Halliday, R. Resnick and J.Walker. Fundamental of Physics,

John Winley & Sons, Inc.(1996), Cơ sở Vật lý, NXB giáo dục.

2. R. A. Serway and J. Jewet (2004), Physics for scientists and

enginneers, Thomson Brooks/Cole, 6th edition.

3. Nguyễn Thế Bình (2007), Quang học, NXB ĐHQG HN.

2. Tài liệu tham khảo thêm

1. Tôn Tích Ái (2004), Điện và từ, NXB ĐHQGHN.

2. Lương Duyên Bình, Dư Trí Công, Nguyễn Hữu Hồ (2001), Vật

lý đại cương tập II, NXB Giáo dục.

3. Vũ Thanh Khiết (2004), Điện và từ, NXB Giáo dục.

4. Eugent Hecht, Optics , 4th edition, (World student series

edition), Adelphi University Addison Wesley, 2002.

Page 42: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

42

TT Mã học phần Tên học phần Số tín

chỉ Danh mục tài liệu tham khảo

5. Joses­Philippe Perez (2004), Optique, 7th edition, Dunod ,Paris.

27 CHE1051 Hóa học đại cương 1

3

1. Tài liệu chính

1. Đào Đình Thức (2001), Hoá lí I. Nguyên tử và liên kết hoá

học, NXB Khoa học và Kĩ thuật.

2. Lâm Ngọc Thiềm (2002), Cấu tạo chất đại cương, NXB.

ĐHQGHN.

3. Phạm Văn Nhiêu (2003), Hoá học đại cương (phần cấu tạo

chất), NXB ĐHQG.

2. Tài liệu tham khảo thêm

1. Lâm Ngọc Thiềm, Trần Hiệp Hải (2004), Bài tập hoá học đại

cương, NXB ĐHQG.

2. P.W. Atkins (2000), General chemistry. Mc Graw_Hill

International Editions.

Gordon M., Barrow (2000), Physical chemistry, Mc Graw_Hill

Page 43: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

43

TT Mã học phần Tên học phần Số tín

chỉ Danh mục tài liệu tham khảo

International Editions.

28 CHE1046 Thực tập hóa học đại

cương 2

1. Tài liệu chính

1. Ngô Sỹ Lương (2004), Giáo trình thực tập Hoá đại cương ­

NXB ĐHQG.

2. Tài liệu tham khảo thêm

2. W.Shafer, J.Klunker, T.Shenlenz, I.Meier, A.Symonds (1998),

Laboratory Experiments of Chemistry, Phywe Series of

Publication.

29 CHE1052 Hóa học đại cương 2

3

1. Tài liệu chính

1. Vũ Đăng Độ (2002), Cơ sở lý thuyết các quá trình hóa học,

NXB Giáo dục Hà Nội.

2. Tài liệu tham khảo thêm

1. Vũ Đăng Độ, Trịnh Ngọc Châu, Nguyễn Văn Nội (2004), Bài

tập cơ sở lý thuyết các quá trình hóa học, NXB Giáo dục Hà Nội.

Page 44: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

44

TT Mã học phần Tên học phần Số tín

chỉ Danh mục tài liệu tham khảo

2. Steven S.Zumdahl (2005), Chemical Principles (Fifth edition),

Houghton Mifflin Company Boston NewYork.

3. Steven S.Zumdahl, Susan A.Zumdahl, Paul B.Keler (2007),

Study Guide chemistry seventh Edition, Houghton Mifflin

Company Boston NewYork.

30 CHE1077 Hóa học vô cơ 1

3

1. Tài liệu chính

1. Hoàng Nhâm (2000), Hóa học Vô cơ, NXB Giáo dục, Hà Nội.

2. Vũ Đăng Độ, Triệu Thị Nguyệt (2007 ­quyển 1), (2008 ­ quyển

2). Hóa học vô cơ, NXB Giáo dục, Hà Nội.

2. Tài liệu tham khảo thêm

1. F.A. Cotton, G. Wilkinson, C.A. Murillo, M. Bochmann.

Advanced Inorganic Chemistry, Sixth Ed., John Wiley & Sons,

Inc., 1999.

31 CHE1054

Thực tập hóa học vô

cơ 1

2

1. Tài liệu chính

1. Trịnh Ngọc Châu (2006), Giáo trình thực tập Hoá vô cơ,

NXB ĐHQGHN.

2. Tài liệu tham khảo thêm

2. Hoàng Nhâm (1994), Hoá vô cơ. Tập 1, 2và 3, NXB Giáo dục,

Hà Nội.

Page 45: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

45

TT Mã học phần Tên học phần Số tín

chỉ Danh mục tài liệu tham khảo

32 CHE1055

Hóa học hữu cơ 1

4

1. Tài liệu chính

1. K. Peter C. Vollhardt, Neil E. Schore. Organic Chemitry, 3th

Edition, V.H. Freeman and Company, New York, 1999.

2. Neil E. Schore. Organic Chemistry: Study Guide & Solution

Manual, 3th Edition, V.H. Freeman and Company, 1999.

2. Tài liệu tham khảo thêm

1. Ngô Thị Thuận (1999), Hóa học Hữu cơ (phần bài tập), NXB

KHKT, Hà Nội, 1999.

2. Maitland Jr. Jones, Steven A. Fleming (2009), Organic

Chemistry, Norton & Co Inc, Fouth edition.

33 CHE1191

Thực tập hóa học hữu

cơ 1

2

1. Tài liệu chính

1. Thực tập Hoá học hữu cơ, Ngô Thị Thuận (chủ biên) (2002),

NXB ĐHQG Hà Nội.

2. Vogel Arthur (1989), A Text-Book of Practical Organic

Chemistry, 5th edition, London.

2. Tài liệu tham khảo thêm

1. Muray Zanger, James McKee (1997), Essentials of Organic

Chemistry, Small Scale Laboratory Experiments, W.C. Brown

Publishers, McGraw­Hill Co., Inc.

34 CHE2114 Hóa học hữu cơ 2 3 1. Tài liệu chính

Page 46: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

46

TT Mã học phần Tên học phần Số tín

chỉ Danh mục tài liệu tham khảo

1. K. Peter C. Vollhardt, Neil E. Schore. (1999), Organic

Chemitry, 3th Edition, V.H. Freeman and Company, New York.

2. Neil E. Schore. (1999), Organic Chemistry, “Study Guide

& Solution Manual”, 3th Edition, V.H. Freeman and Company.

2. Tài liệu tham khảo thêm

1. Ngô Thị Thuận (1999), Hóa học Hữu cơ (phần bài tập), NXB

KHKT, Hà Nội.

2. Maitland Jr. Jones, Steven A. Fleming (2009), Organic

Chemistry, Norton & Co Inc, Fouth edition.

35 CHE1082 Cơ sở hóa học phân

tích 3

1. Tài liệu chính

1. Từ Vọng Nghi (2002), Hoá học phân tích, “Phần 1, Cơ sở lí

thuyết các phương pháp phân tích hoá học”, NXB ĐHQG Hà

Nội.

2. Trần Tứ Hiếu, Từ Vọng Nghi, Hoàng Thọ Tín (1984), Bài tập

Hoá học phân tích, NXB ĐH và THCN, Hà Nội.

2. Tài liệu tham khảo thêm

1. Daniel C. Harris. (2007), Quantitative Chemical Analysis.

Seventh Edition. W. H. Freeman and Coompany.

2. Gary D. Christian (2004), Fundamentals of Analytical

Chemistry. Sixth Edition. John Wiley & Sons, Ins.

Page 47: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

47

TT Mã học phần Tên học phần Số tín

chỉ Danh mục tài liệu tham khảo

36 CHE1058

Thực tập hóa học

phân tích

2

1. Tài liệu chính

1. Nguyễn Văn Ri, Tạ Thị Thảo (2015), Thực tập Hóa học phân

tích định lượng. Trường ĐHKHTN.

2. Tài liệu tham khảo thêm

2. Frank M (2004), Dunnivant Environmental Laboratory

exercises for instrumental analysis and environmental chemistry,

Wiley­ Interscience.

37 CHE1083

Hóa lý 1

3

1. Tài liệu chính

1. Lâm Ngọc Thiềm, Phạm Văn Nhiêu, Lê Kim Long (2007), Cơ

sở hoá học lượng tử, NXB KH & KT Hà Nội.

2. Lâm Ngọc Thiềm, Lê Kim Long (2006), Nhập môn hoá học

lượng tử (phần bài tập), NXB ĐHQG Hà Nội.

3. Donal A. Mcquarrie & John D. Simon (1997), Physical

Chemistry, A Molecular Approach, University Science Books.

2. Tài liệu tham khảo thêm

1. Atkins W. (2000), Physycal Chemistry, Mc Graw­Hill

international Editions.

2. Sen B. Quantum Chemistry ,Tata Mc Graw (1996), Hill

Publishing, Company Limited New Delhi.

38 CHE1085 Thực tập hóa lý 1 2 1. Tài liệu chính

Page 48: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

48

TT Mã học phần Tên học phần Số tín

chỉ Danh mục tài liệu tham khảo

1. Vũ Ngọc Ban (2007), Giáo trình thực tập Hóa lý, NXB

ĐHQGHN.

2. Bộ môn Hoá lý, Giáo trình thực tập Hóa lý 1&2, Bản in vi

tính.

3. Bộ môn Hoá lý, Experiments in Physical Chemitry, Laboratory

Guide”, Bản in vi tính.

2. Tài liệu tham khảo thêm

3. Trần Văn Nhân, và cộng sự (2004), Hóa lý tập 1,2,3,4 NXB

Giáo dục, Hà Nội.

4. Trịnh Xuân Sén (2004), Điện hóa học, NXB Giáo dục, Hà

Nội.

5. Carl W Garland (2006), Experiments in Physical Chemistry,

McGraw­Hill Science.

Page 49: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

49

TT Mã học phần Tên học phần Số tín

chỉ Danh mục tài liệu tham khảo

39 CHE1084 Hóa lý 2

5

1. Tài liệu chính

1. Trần Văn Nhân, và cộng sự (2004), Hóa lý tập 1, NXB Giáo

dục, Hà Nội.

2. Donald A. McQuarrie, John D. Simon (1997), Physical

Chemistry – A molecular approach, University Science Book.

Chap. 16­30.

3. Trần Văn Nhân, và cộng sự (2004), Hóa lý tập 2, NXB Giáo

dục, Hà Nội.

4. Cao Thế Hà (2010), Giáo trình Hóa Lí, Trường ĐHKHTN­

ĐHQG HN.

2. Tài liệu tham khảo thêm

1. Atkins P.W. (1998), Physical Chemistry, Sixth Ed.

OxfordUniversity Press, 1998

2. Trần Văn Nhân, và cộng sự (2004), Hóa lý tập 3. NXB Giáo

dục, Hà Nội.

40 CHE1090

Hóa học vô cơ 2

3

1. Tài liệu chính

1. Hoàng Nhâm (2000), Hoá học Vô cơ, 3 tập, NXB Giáo dục,

Hà Nội.

2. Vũ Đăng Độ (2004), Các phương pháp Vật lý trong Hoá học,

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

Page 50: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

50

TT Mã học phần Tên học phần Số tín

chỉ Danh mục tài liệu tham khảo

2. Tài liệu tham khảo thêm

1. F.A. Cotton, G. Wilkinson, C.A. Murillo, M. Bochmann

(1999), Advanced Inorganic Chemistry, 6th Ed., John Wiley &

Sons.

41 CHE2005

Thực tập hóa học hữu

cơ 2

2

1. Tài liệu chính

1. Ngô Thị Thuận (chủ biên) (2002), Thực tập Hoá học hữu cơ,

NXB ĐHQG Hà Nội.

2. Vogel Arthur, A Text­Book of Practical Organic Chemistry,

5th edition, London, 1989.

2. Tài liệu tham khảo thêm

1. Muray Zanger, James McKee (1997), Essentials of Organic

Chemistry, Small Scale Laboratory Experiments, W.C. Brown

Publishers, McGraw­Hill Co., Inc.,.

42 CHE2008 Thực tập hóa lý 2

2

1. Tài liệu chính

1. Vũ Ngọc Ban (2007), Giáo trình thực tập Hóa lý, NXB

ĐHQGHN.

2. Bộ môn Hoá lý, Giáo trình thực tập Hóa lý 1&2, Bản in vi

tính.

3. Bộ môn Hoá lý, Experiments in Physical Chemitry,

Laboratory Guide”, Bản in vi tính.

Page 51: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

51

TT Mã học phần Tên học phần Số tín

chỉ Danh mục tài liệu tham khảo

2. Tài liệu tham khảo thêm

1. Trần Văn Nhân, và cộng sự (2004), Hóa lý tập 1,2,3,4, NXB

Giáo dục, Hà Nội.

2. Trịnh Xuân Sén (2004), Điện hóa học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

3. D.P.Shoemaker et al. (1997), Experiments in Physical

Chemistry, 6th ed., McGraw­Hill.

4. Carl W Garland (2006), Experiments in Physical Chemistry,

McGraw­Hill Science.

43 CHE2003 Thực tập hóa vô cơ 2

2

1. Tài liệu chính

1. Trịnh Ngọc Châu (2001), Giáo trình thực tập Hoá vô cơ,

ĐHQGHN.

2. Tài liệu tham khảo thêm

1. Hoàng Nhâm (1994), Hoá vô cơ, Tập 1, 2và 3, NXB Giáo dục,

Hà Nội.

2. M. Azizova, L.Badịgina (1982), Problems and Laboratory

experiments in inroganic chemistry. "Mir", Moskva.

44 MAT1101 Xác suất thống kê

3

1. Tài liệu chính

1. Đặng Hùng Thắng (2009), Mở đầu về lý thuyết xác suất và các

ứng dụng, NXB Giáo dục.

2. Đặng Hùng Thắng (2008), Thống kê và ứng dụng, NXB Giáo

Page 52: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

52

TT Mã học phần Tên học phần Số tín

chỉ Danh mục tài liệu tham khảo

dục, 2008.

3. Đặng Hùng Thắng (2009), Bài tập xác suất, NXB Giáo dục.

4. Đặng Hùng Thắng (2008), Bài tập thống kê, NXB Giáo dục.

2. Tài liệu tham khảo thêm

1. Đào Hữu Hồ (2004), Hướng dẫn giải các bài toán xác suất

thống kê, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Nguyễn Văn Hộ (2005), Xác suất Thống kê, NXB Giáo dục.

3. Đinh Văn Gắng, Xác suất Thống kê, NXB Giáo dục, 2005.

4. Tô Văn Ban (2010), Xác suất Thống kê, NXB Giáo dục.

5. T.T. Soong (2004), Fundamentals of Probability and Statistics

for engineers, John Wiley.

45 CHE1075 Cơ sở hóa sinh

3

1. Tài liệu chính:

1. Lê Đức Ngọc (2007), Bài giảng hoá sinh và Sinh học phân tử ,

Khoa Hoá học.

2. William H.Elliott & Daphne C.Elliott (1997), Biochemitry and

Molecular Biology, Oxford University Press, 1997.

2. Tài liệu tham khảo thêm

1. Lehninger A.L.,Nelson D.L., and Cox M.M (2004), Principles

of Biochemistry, Worth Pub.

2. Koolman J. Rohm K.H. (2005), Color Atlas of Biochemitry,

Page 53: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

53

TT Mã học phần Tên học phần Số tín

chỉ Danh mục tài liệu tham khảo

2nd edition Thieme.

3. David E. Metzler (2003), Biochemistry, 1&2, 2nd

edition.Elsevier.

46 CHE1048 Hóa keo

Colloid chemistry 2

1. Tài liệu chính

1. Trần Văn Nhân (2004), Hóa keo, NXB ĐHQG Hà Nội.

2. Ducan.J. Show (2003), Introduction to colloid and surface

chemistry, 4th Ed., Butterworth­Heinemann.

2. Tài liệu tham khảo thêm

1. Trần Văn Nhân, Nguyễn Thạc Sửu, Nguyễn Văn Tuế (2004),

Hóa lý tập 2, Tr. 159­197, NXB Giáo dục, Hà Nội.

2. Terence Cosgrove (2010), Colloid Science Principles, methods

and applications, 2nd Ed., Wiley.

47 CHE1079 Hoá học môi trường

3

1. Tài liệu chính

1. Trần Tứ Hiếu, Nguyễn Văn Nội (2010), Cơ sở Hoá học môi

trường, NXB ĐHQG.

2. Tài liệu tham khảo thêm

1. Đặng Kim Chi (1998), Hoá học Môi trường, NXB khoa học và

kĩ thuật.

48 CHE1067 Hóa học các hợp chất

cao phân tử 2

1. Tài liệu chính

1. Ngô Duy Cường (2003), Hoá học các hợp chất cao phân tử,

Page 54: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

54

TT Mã học phần Tên học phần Số tín

chỉ Danh mục tài liệu tham khảo

NXB ĐHQG Hà Nội.

2. Malcolm P.Stevens (1999), Polimer Chemistry, An

introduction, University of Harford, New York Oxford. Oxford

University Press.

2. Tài liệu tham khảo thêm

1. Odian G. (2004), Principles of polymerization. Fourth Edition

John Wiley & Sons, Inc.

2. Joel R. Fried. (2003), Polymer Science and Technology,

Second Edition, by Pearson Education, Inc.

3. Trần Văn Nhân, Nguyễn Thạc Sửu, Nguyễn Văn Tuế (2004),

Hóa lý tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội, Tr. 159­197

4. Terence Cosgrove (2010), Colloid Science Principles methods

and applications, 2nd Ed., Wiley.

49 CHE1078

Các phương pháp vật

lý và hóa lý ứng dụng

trong hoá học

3

1. Tài liệu chính:

1. Vũ Đăng Độ (2004), Các phương pháp Vật lý trong hoá học,

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Nguyễn Đình Triệu (2001), Các phương pháp phân tích Vật lý

và Hoá lý, Tập I, NXB Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội.

3. Nguyễn Đình Triệu (2005), Các phương pháp phân tích Vật lý

và Hoá lý,Tập II, NXB Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội.

Page 55: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

55

TT Mã học phần Tên học phần Số tín

chỉ Danh mục tài liệu tham khảo

2. Tài liệu tham khảo thêm

1. J. Drenth (1999), Principles of Protein X-ray Crystallography,

2nd ed., Springer­Verlag, New York.

2. Ian M. Watt (1997), The Principles and Practice of Electron

Microscopy, 2nd ed., Cambridge University Press.

3. Douglas A.Skoog, James J.Leary (1991), Principles of

Instrumental Analysis ; Sauders College; Publishing.

50 CHE1089

Thực tập các phương

pháp vật lý và hóa lý

ứng dụng trong hoá

học

2

1. Tài liệu chính:

1. Giáo trình Thực tập các phương pháp vật lý và hóa lý ứng

dụng trong hóa học” – Khoa Hóa học – trường ĐH KHTN

2. Tài liệu tham khảo thêm

2. Giáo trình lý thuyết học phần “Các phương pháp vật lý và hóa

lý ứng dụng trong hóa học”; Khoa Hóa học Trường ĐHKH Tự

nhiên

3. Hobart H.W, Lynne L.M., John A.D., Frank A.S. (1988),

Instrumental Methods of Analysis; Wadsworth Pub. Co,

California.

51 CHE2009 Niên luận

52 TMT2030 Phương pháp dạy học

Hoá học 3

1. Tài liệu chính

1. Bernd Meier – Nguyễn Văn Cường (2014), Lí luận day học

Page 56: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

56

TT Mã học phần Tên học phần Số tín

chỉ Danh mục tài liệu tham khảo

hiện đại, NXB ĐHSP HN

2. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2014), Phương pháp dạy

học môn Hóa học ở trường phổ thông, NXB ĐHSP.

3. Nguyễn Thị Sửu, Lê Văn Năm (2009), Phương pháp dạy học

hóa học, NXB KHKT.

2. Tài liệu tham khảo thêm

1. Nguyễn Thi Sửu (chủ biên) (2010), Dạy học theo chuẩn kiến

thức và kĩ năngHóa học 10, 11,12, NXB ĐHSP.

2. Bộ giáo dục và đào tạo (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên

(thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10, 11, 12 trung học

phổ thông theo chương trình SGK Hóa nâng cao và SGK Hóa

chuẩn)

53 TMT2031 Dạy học thí nghiệm

Hóa học phổ thông 3

1. Tài liệu chính

1. Nguyễn Cương (chủ biên), Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Thị

Sửu, Đặng Thị Oanh, Hoàng Văn Côi, Trần Trung Ninh, (2012),

Thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học hóa học, NXB Đại

học SPHN.

2. Nguyễn Thị Sửu, Hoàng Văn Côi (2009), Thí nghiệm hóa học

ở trường phổ thông, NXB Khoa học Kỹ thuật.

2. Tài liệu tham khảo thêm

Page 57: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

57

TT Mã học phần Tên học phần Số tín

chỉ Danh mục tài liệu tham khảo

1. PGS.TS Nguyễn Xuân Trường (2011), Phương pháp dạy học

hóa học ở trường phổ thông, NXB Giáo dục.

54 TMT2032 Dạy học bài tập Hóa

học phổ thông 3

1. Tài liệu chính

1. Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ SGK, Bộ SGV Hóa lớp 10, 11, 12,

(theo chương trình chuẩn và nâng cao).

2. PGS.TS Nguyễn Xuân Trường (2009), Phương pháp giải bài

toán hóa học trong chương trình THPT, NXB GD.

2. Tài liệu tham khảo thêm

3. PGS.TS Nguyễn Xuân Trường (2011), Phương pháp dạy học

hóa học ở trường phổ thông, NXB Giáo dục.

4. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2014), Phương pháp dạy

học môn Hóa học ở trường phổ thông, NXB ĐHSP.

55 TMT2033

Phân tích chương

trình, sách giáo khoa

Hóa học phổ thông

hiện hành

3

1. Tài liệu chính

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ

thông cấp Trung học phổ thông môn Hóa học, NXB Giáo dục.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn "Các kĩ năng phát

triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông".

2. Tài liệu tham khảo thêm

1. Bộ giáo dục và đào tạo, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên (thực hiện

chương trình, sách giáo khoa lớp 10, 11, 12 trung học phổ thông

Page 58: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

58

TT Mã học phần Tên học phần Số tín

chỉ Danh mục tài liệu tham khảo

theo chương trình SGK Hóa nâng cao và SGK Hóa chuẩn).

2. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2014), Phương pháp dạy

học môn Hóa học ở trường phổ thông, NXB ĐHSP.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ SGK Hóa học phổ thông hiện

hành, NXB Giáo dục.

56 TMT2035 Dạy học Hóa học phổ

thông theo chuyên đề

1. Tài liệu chính

1. Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ SGK, Bộ SGV Hóa lớp 10, 11, 12,

(theo chương trình chuẩn và nâng cao.

2. Tài liệu tham khảo thêm

2. Nguyễn Duy Ái, Nguyễn Tinh Dung, Trần Thành Huế, Trần

Quốc Sơn, Nguyễn Văn Tòng (1999), Một số vấn đề chọn lọc của

hóa học Tập 1, Tập 2– NXB GD.

57 TMT2034

Ứng dụng công nghệ

thông tin trong dạy

học Hóa học phổ

thông

3

1. Tài liệu chính

1. Cao Cự Giác (2010), Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy

và học hóa học, NXB Đại học Sư phạm.

2.Nguyễn Trọng Thọ (2002), Ứng dụng tin học trong giảng dạy

hóa học, NXB Giáo dục.

3.Tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm Hyperchem, Khoa hóa

học ­ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN.

2. Tài liệu tham khảo thêm

Page 59: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

59

TT Mã học phần Tên học phần Số tín

chỉ Danh mục tài liệu tham khảo

4 Judith H. Sanholtz (1997), “Teaching with technology: Creating

student­centered­Classroom”, Teachers College Press, New York.

58 CHE3279 Vật liệu vô cơ 3

1. Tài liệu chính

1. Phan Văn Tường (2001), Bài giảng chuyên đề Vật liệu vô cơ,

ĐHKHTN.

2. Tài liệu tham khảo thêm

2. Ales Koller. Structure and propertier of ceramic. Elsevier 1994

(571 p.).

3. Harold F. W. Taylor. Cement Chemistry. Academic Press

Limited. 1990 (491p.)

59 CHE3188 Vật liệu nano và

composit 3

1. Tài liệu chính

1. Ngô Sỹ Lương, Vật liệu nano và compozit (Bài giảng chế bản

điện tử)

2. Tài liệu tham khảo thêm

2. Sanjay K. Mazumdar. Composites Manufacturing. CRC Press.

2002.

3. Vũ Đình Cự ­ Nguyễn Xuân Chánh (2004), Công nghệ nanô

điều khiển đến từng nguyên tử phân tử. NXBKH&KT. Hà Nội ­

2004 (273 trang).

4. Nguyễn Hoa Thinh (2001), Vật liệu composite. Cơ học và

Page 60: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

60

TT Mã học phần Tên học phần Số tín

chỉ Danh mục tài liệu tham khảo

công nghệ, NXBKH&KT.

5. Carl C. Koch (Editor) (2002), Nanostructured Materials.

Processing, Properties and Potential Applications. Noyes

Publicatuion, Wiliam Andrew Publishing, Norwich, New York.

60 CHE3000

Các phương pháp

nghiên cứu cấu trúc

trong hóa vô cơ

3

1. Tài liệu chính

1. Phạm Anh Sơn, Bài giảng ứng dụng các phương pháp nghiên

cứu trong hóa vô cơ

2. Vũ Đăng Độ (2004), Các phương pháp vật lý trong hoá học,

NXB ĐHQGHN.

2. Tài liệu tham khảo thêm

3. Phạm Ngọc Nguyên (2005), Kĩ thuật phân tích vật lý, NXB

KHKT

61 CHE3135 Hóa học phức chất 3

1. Tài liệu chính

1. Lê Chí Kiên (2006), Hoá học phức chất, NXB ĐHQGHN.

2. Tài liệu tham khảo thêm

2. Alexander D., Boris I, Synthetic coordination and

organometallic chemistry. Marcel Dekker Inc. New York, 2003.

3. D. F. Shriver, P. W. Atkins, C. H. Langford, Inorganic

Chemistry, Bản dịch tiếng Việt, Hiệu đính: Vũ Đăng Độ, Hà Nội,

2002 (lưu hành nội bộ).

Page 61: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

61

TT Mã học phần Tên học phần Số tín

chỉ Danh mục tài liệu tham khảo

62 CHE3279 Vật liệu vô cơ 3

1. Tài liệu chính

4. Phan Văn Tường (2001), Bài giảng chuyên đề Vật liệu vô cơ,

ĐHKHTN.

2. Tài liệu tham khảo thêm

5. Ales Koller. Structure and propertier of ceramic. Elsevier 1994

(571 p.).

6. Harold F. W. Taylor. Cement Chemistry. Academic Press

Limited. 1990 (491p.)

63 CHE3188 Vật liệu nano và

composit 3

1. Tài liệu chính

6. Ngô Sỹ Lương, Vật liệu nano và compozit (Bài giảng chế bản

điện tử)

2. Tài liệu tham khảo thêm

7. Sanjay K. Mazumdar. Composites Manufacturing. CRC Press.

2002.

8. Vũ Đình Cự ­ Nguyễn Xuân Chánh (2004), Công nghệ nanô

điều khiển đến từng nguyên tử phân tử. NXBKH&KT. Hà Nội ­

2004 (273 trang).

9. Nguyễn Hoa Thinh (2001), Vật liệu composite. Cơ học và

công nghệ, NXBKH&KT.

10. Carl C. Koch (Editor) (2002), Nanostructured Materials.

Page 62: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

62

TT Mã học phần Tên học phần Số tín

chỉ Danh mục tài liệu tham khảo

Processing, Properties and Potential Applications. Noyes

Publicatuion, Wiliam Andrew Publishing, Norwich, New York.

64 CHE3189 Hóa sinh vô cơ 3

1. Tài liệu chính

1. Vũ Ðăng Ðộ (1993), Hoá sinh vô cơ; Tài liệu dùng cho học

viên cao học chuyên ngành hoá Vô cơ; Hà Nội.

2. Tài liệu tham khảo thêm

2. M.N. Hughes (1980), The inorganic chemistry of biological

processes, Second edition, Wiley­ Interscience, A John wiley &

sons, Inc., Publication.

65 CHE3190 Hóa học các nguyên

tố hiếm 3

1. Tài liệu chính

1. Lê Hùng (2003), Hoá học các nguyên tố đất hiếm ­ Giáo trình

ĐHKHTN.

2. Tài liệu tham khảo thêm

2. Lê Hùng (2003), Phức chất các nguyên tố đất hiếm ­ Giáo

trình ĐHKHTN.

66 CHE3191 Hóa học các nguyên

tố phóng xạ 3

1. Tài liệu chính

1. Ngô Sỹ Lương, Hoá phóng xạ, (chế bản điện tử)

2. Tài liệu tham khảo thêm

2. F. L. Cuthbert. Thorium Production Technology. Addison­

Wesley Publishing Company, Inc. Massachusetts. USA. 1998.

Page 63: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

63

TT Mã học phần Tên học phần Số tín

chỉ Danh mục tài liệu tham khảo

67 CHE3193

Ứng dụng phương

pháp phổ trong hóa

học hữu cơ

3

1. Tài liệu chính

1. Nguyễn Đình Triệu (2003), Các phương pháp vật lý ứng dụng

trong hóa học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Nguyễn Đình Triệu (2004), Bài tập và thực tập phổ, NXB Đại

học Quốc gia Hà Nội.

2. Tài liệu tham khảo thêm

3. Nguyễn Đình Triệu (2003), Các phương pháp phổ ứng dụng

trong hóa học hữu cơ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

4. D.H.Williams, I.Fleming. Spectroscopic methods in organic

chemistry. The McGraw­Hill companies. London, New York.,

1995.

68 CHE3141 Tổng hợp hữu cơ 3

1. Tài liệu chính

1. Nguyễn Minh Thảo (2005), Tổng hợp hữu cơ, NXB Đại học

Quốc gia Hà Nội.

2. Ngô Thị Thuận (1999), Hóa học hữu cơ­Phần bài tập, NXB

Khoa học và Kĩ thuật. Hà Nội.

2. Tài liệu tham khảo thêm

3. Đặng Như Tại (1998), Cơ sở hóa học lập thể, NXB Giáo dục

Hà Nội.

4. Thái Doãn Tĩnh. “Cơ sở lý thuyết Hóa hữu cơ”. NXB Khoa

Page 64: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

64

TT Mã học phần Tên học phần Số tín

chỉ Danh mục tài liệu tham khảo

học và Kĩ thuật. Hà Nội 2002.

69 CHE3247 Xúc tác hữu cơ 3

1. Tài liệu chính

1. Ngô Thị Thuận. Bài giảng Xúc tác trong hóa hữu cơ. Khoa

Hoá, ĐHKHTN. 2004

2. Trần Văn Nhân, Động hóa học và xúc tác. NXB Giáo dục, Hà

Nội, 1999

2. Tài liệu tham khảo thêm

3. Gerard V. Smith, Ferenc Notheisz. Heterogeneous catalysis in

Organic chemistry. Academic press, 1995.

4. J.M.Thomas, W.I.Thomas. Principles and Practice of

Heterogeneous catalysis, New York, 1997.

70 CHE3142 Hóa học các hợp chất

thiên nhiên 3

1. Tài liệu chính

1. Bài giảng dược liệu, Trường ĐH Dược, Hà Nội, 2004.

2. H. Beyer, W. Walter. Organic Chemisstry, Albion Publishing,

1997.

2. Tài liệu tham khảo thêm

3. Nguyễn Văn Đàn, Ngô Ngọc Khuyến. Hợp chất thiên nhiên

dùng làm thuốc, NXB Y học, Hà Nội, 1999.

4. Gunnar Samuelsson. Drugs of natural Origin. Swedish

Pharmaceutical Press, 1992.

Page 65: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

65

TT Mã học phần Tên học phần Số tín

chỉ Danh mục tài liệu tham khảo

71 CHE3187 Cơ sở lý thuyết hóa

hữu cơ hiện đại 3

1. Tài liệu chính

1. Phạm Văn Phong, Bài giảng Cơ sở lý thuyết hoá hữu cơ hiện

đại, powerpoint

2. Clayden,J.; Greeves, N.; and Warren, S. Organic Chemistry,

2nd Ed.; Oxford, 2012

72 CHE3205 Hóa lý hữu cơ 3

1. Tài liệu chính

1. Nguyễn Đình Thành, Bài giảng Hóa lý hữu cơ, in vi tính

2. M.B. Sponsler, E.V. Anslyn, D. A. Dougherty, Modern

Physical Organic Chemistry, University Science Books Publ.,

N.Y., 2005.

2. Tài liệu tham khảo thêm

3. F.A. Carey & R.J. Sundberg, Advanced Organic Chemistry,

Part B, Reaction & Synthesis, 4th ed.¸ N.Y., 2002.

4. J. March, Advanced Organic Chemistry: Reachtions,

Mechanism, & Structure, 5th edition, N.Y., 2000.

5. Ian Fleming, Frontier Orbitals Organic Chemical Reactions,

1st edition, N.Y., 1965.

73 CHE3238

Phương pháp phân

tích sắc ký trong hóa

học hữu cơ

3

1. Tài liệu chính

1. Nguyễn Đức Huệ (2005), Các phương pháp phân tích hữu cơ,

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

Page 66: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

66

TT Mã học phần Tên học phần Số tín

chỉ Danh mục tài liệu tham khảo

2. Phạm Hùng Việt, Cơ sở lý thuyết của phương pháp sắc kí,

NXB Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội, 2003.

3. Handbook of HPLC, Edited by Elena Katz, Roy Eksteen, Peter

Schoenmakers, Neil Miller, Marcel Dekker Inc, New York­

basel­ Hong Kong, 1998.

2. Tài liệu tham khảo thêm

4. Douglas A. Skoog, Donald M. West, F. James Holler,

Fundamentals of Instrumental Analysis, 17thEdition, New York­

London­ Toronto­ Amsterdam, 1993

5. Robert L. Grob, modern Practice of gas Chromatography, A.

Wiley­ Interscience Publication, New York­ Chichester­

Brisbane­ Toronto­ Singapore, 1997.

74 CHE3230 Nhiệt động học thống

kê 3

1. Tài liệu chính

1. Trần Văn Nhân (2004), Hóa lý tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.

2. Nguyễn Đình Huề (2000), Giáo trình Hóa lý tập 2, NXB Giáo

dục, Hà Nội.

2. Tài liệu tham khảo thêm

3. Donald A. McQuarrie, John D. Simon (1997), Physical

Chemistry: A Molecular Approach, University Science Books.

4. Peter Atkins, Julio de Paula, Physical Chemistry, 9th Edition,

Page 67: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

67

TT Mã học phần Tên học phần Số tín

chỉ Danh mục tài liệu tham khảo

Oxford University.

75 CHE3239 Động học điện hóa 3

1. Tài liệu chính

1. Trịnh Xuân Sén (2004), Điện Hóa học, NXB Đại học Quốc

gia Hà Nội, Tr. 184­325.

2. Nguyễn Văn Tuế ((2009), Hóa lí tập 4, NXB giáo dục Việt

nam, Tr 128­ 198.

2. Tài liệu tham khảo thêm

3. Allen J.Bard (1980), Electrochemical methods: Fundamentals

and applications, Wiley.

4. Trịnh Xuân Sén (2007), Ăn mòn và bảo vệ kim loại, NXB

ĐHQGHN.

76 CHE3144 Lý thuyết xúc tác và

ứng dụng 3

1. Tài liệu chính

1. Cao Thế Hà, Xúc tác, lí thuyết và ứng dụng, Tài liệu đang biên

soạn

2. Trần Văn Nhân (1999), Hoá Lí, T.2,3, NXB GD, Hà Nội.

2. Tài liệu tham khảo thêm

3. Jens Hagen, Industrial Catalysis (2006), A Practical

Approach, Second , Completely Revised and Extended Edition,

WILEY­VCH Verlag GmbH & Co. KGaA, Weinheim, Germany.

4. I.Chorkendorff, J.W. Niemantsverdriet, (2003), Concepts of

Page 68: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

68

TT Mã học phần Tên học phần Số tín

chỉ Danh mục tài liệu tham khảo

Modern Catalysis and Kinetics, WILEY­VCH Verlag GmbH &

Co. KGaA, Weinheim.

77 CHE3240 Hóa lý các hợp chất

cao phân tử 3

3. Tài liệu chính

1. Ngô Duy Cường (2001), Hoá học các hợp chất cao phân tử,

NXB ĐHQG Hà Nội.

2. Gnanou Y. And Fontanille M. Organic and physical chemistry

of polymers. John Wiley & Sons, Inc 2008.

2. Tài liệu tham khảo thêm

3. Odian G. (2004), Principles of polymerization, Fourth Edition

John Wiley & Sons, Inc.

4. Malcolm P.Stevens (1999), Polymer Chemistry, An

introduction, University of Harford, New York Oxford. Oxford

University Press.

5. D.W. van Krevelen (2009), Properties of polymes, Fourth,

Completely Revised Edition Elservier.

78 CHE3241 Tin học ứng dụng

trong hóa học 3

1. Tài liệu chính

1. Đặng Ứng Vận, Giáo trình hóa tin cơ sở. NXB ĐHQG Hà

Nội, 2007.

2. Tài liệu tham khảo thêm

2. Quách Tuấn Ngọc (2005), Ngôn ngữ lập trình pascal, NXB

Page 69: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

69

TT Mã học phần Tên học phần Số tín

chỉ Danh mục tài liệu tham khảo

Thống kê.

3. Peter Atkins, Julio de Paula, Physical Chemistry, 9th Edition,

Oxford University.

79 CHE3242 Quang phổ phân tử 3

1. Tài liệu chính

1. Đào Đình Thức (2007), Một số phương pháp phổ và ứng dụng

trong hoá học, NXBĐHQG.

2. Lâm Ngọc Thiềm. Phạm Văn Nhiêu, Lê Kim Long (2007), Cơ

sở Hoá học lượng tử. NXB. ĐHQG.

2. Tài liệu tham khảo thêm

1. Robert M. Silverstein, Francis. X. Webster. Spectrometric

Identification of organic Compounds. New York. 1997.

2. Gordon M., Barrow, Physical Chemistry, Mc Graw_Hill

International Editions, 2000.

80 CHE3243 Hóa học bề mặt và

ứng dụng 3

1. Tài liệu chính

1. Trần Văn Nhân, Nguyễn Thạc Sửu, Nguyễn Văn Tuế (2004),

Hóa lý tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.

2. Arthur W. Adamson, Physical Chemistry of Surface, Wiley

InterScience (1997).

2. Tài liệu tham khảo thêm

1. Trần Văn Nhân, Hóa keo, NXB ĐHQG Hà Nội (2004).

Page 70: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

70

TT Mã học phần Tên học phần Số tín

chỉ Danh mục tài liệu tham khảo

2. Duncan J Shaw, Introduction to Colloid & surface chemistry,

Fourth Edition, Butterworth Heinemann, (2003).

3. Holmberg K., et al. Handbook of applied surface and colloid

chemistry Vol.1&2 ­ Wiley (2002).

81 CHE3244

Mô phỏng các quá

trình hóa học bằng

máy tính

3

1. Tài liệu chính

1. Đặng Ứng Vận (2003), Động lực học các phản ứng Hoá học,

NXB Giáo dục, Hà Nội.

2. Phạm Văn Tân, Ngôn ngữ lập trình FORTAN 90, NXB Đại

học Quốc gia Hà Nội, 2007, 308 trang.

3. Lê Kim Long, Luận án Tiến sỹ Hoá học, 2002.

82 TMT3001 Thực tập sư phạm 4

83 Khóa luận tốt nghiệp 6

84 TMT2036 Dạy học Hóa học gắn

liền với thực tiễn 3

1. Tài liệu chính

1. Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ SGK, Bộ SGV Hóa lớp 10, 11, 12,

(theo chương trình chuẩn và nâng cao).

2. Nguyễn Xuân Trường (2006), 385 câu hỏi và đáp về hóa học

với đời sống, NXB Giáo Dục.

3. Nguyễn Xuân Trường (2008), 224 Câu hỏi lý thú về hoá học,

NXB Văn Hóa Thông Tin.

4. Đặng Đình Bạch (2006), Giáo trình Hóa học môi trường,

Page 71: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

71

TT Mã học phần Tên học phần Số tín

chỉ Danh mục tài liệu tham khảo

NXB Khoa học Kỹ Thuật.

2. Tài liệu tham khảo

1. John Townsend (2013), Bộ sách lịch sử kì quái – Hóa học

phát cuồng, NXB Trẻ.

2. Nguyễn Huy Công, Trần Thị Bội Ngọc, Đỗ Thi Thược (2006),

Hóa dược – Dược lý, NXB Y học.

3. Phạm Thị Trân Châu, Trần Thị Áng (2009), Hóa sinh học,

NXB Giáo dục Việt Nam.

4. Hoàng Kim Anh (2008), Hóa học thực phẩm, NXB Khoa học

Kỹ Thuật.

5. Nguyễn Hoa Toàn (2008), Phân bón Hoá học, NXB Khoa học

Kỹ Thuật.

85 8

4TMT2037

Lý luận công nghệ

dạy học hiện đại môn

Hóa học

3

1. Tài liệu chính

1. Nguyễn Cương (2010), Phương pháp dạy học hóa học ở

trường phổ thông và đại học, NXB GD.

2. Đặng Thành Hưng (2002), Dạy học hiện đại: Lý luận - Biện

pháp - Kỹ thuật, NXB ĐHQG ­ Hà Nội.

2. Tài liệu tham khảo thêm

1. Thái Duy Tuyên (2008), Phương pháp dạy học- Truyền thống

và đổi mới, NXB Giáo dục.

Page 72: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

72

TT Mã học phần Tên học phần Số tín

chỉ Danh mục tài liệu tham khảo

2. Nguyễn Cảnh Toàn (Chủ biên) (1998), Quá trình dạy- tự học,

NXB GD.

86 8

5

87

CHE 4099 Cơ sở lí thuyết hóa

học 3

1. Tài liệu chính

1. Trần Thị Đà, Đặng Trần Phách (2004), Cơ sở lí thuyết các

phản ứng hóa học, NXB Giáo dục Việt Nam.

2. Vũ Đăng Độ (2012), Cơ sở lí thuyết các quá trình hóa học,

NXB Giáo dục Việt Nam.

3. Vũ Đăng Độ, Trịnh Ngọc Châu, Nguyễn Văn Nội (2012), Bài

tập cơ sở lí thuyết các quá trình hóa học, NXB Giáo dục Việt

Nam.

2. Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Đình Huề (2000), Hóa Lí tập, tập 2, NXB Giáo dục

Việt Nam.

2. Lâm Ngọc Thiềm (2008), Cơ sở lí thuyết Hóa học (dùng cho

sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh và cán bộ dự thi sau

đại học), NXB Giáo dục.

3. Lâm Ngọc Thiềm (Chủ biên), Trần Hiệp Hải (2002), Bài tập

Hóa học đại cương (Hóa học lý thuyết cơ sở), NXB ĐHQGHN

88 8

6TMT4002

Phương pháp dạy học

trong môi trường trực 3

1. Tài liệu chính

1. Tôn Quang Cường, Phạm Kim Chung. Bài giảng Phương

Page 73: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

73

TT Mã học phần Tên học phần Số tín

chỉ Danh mục tài liệu tham khảo

tuyến

pháp dạy học trong môi trường trực tuyến. Trường ĐHGD,

ĐHQGHN, 2013.

2. Unessco, Những năng lực CNTT trong đào tạo giáo viên, Asia

Pacific Region, 2012.

2. Tài liệu tham khảo thêm

1. E­Learning và ứng dụng trong dạy học. Tài liệu của Dự án

Việt­Bỉ (VVOB), Hà Nội, 2011

2. Cher Ping LIM. Ching Sing CHAI. Daniel CHURCHILL. Các

mô hình ứng dụng CNTT trong giáo dục tiên tiến (Người dịch:

Nguyễn Ngọc Vũ). Bộ công cụ nâng cao năng lực cho các trường

đào tạo giáo viên ở khu vực Châu Á­Thái Bình Dương. Microsof

Partner in Learning, 2010

Tổng 137

4. Đội ngũ giảng viên

Số

TT Mã số Học phần

Số

tín

chỉ

Cán bộ giảng dạy

Họ và tên Chức danh

khoa học,

học vị

Chuyên ngành

đào tạo

Đơn vị

công tác

Page 74: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

74

1 PHI1004

Những nguyên lý

cơ bản của chủ

nghĩa Mác ­ Lênin

1

2 Các giảng viên

Trường ĐH

KHXH&NV,

ĐHQGHN

2 PHI1005

Những nguyên lý

cơ bản của chủ

nghĩa Mác ­ Lênin

2

3 Các giảng viên

Trường ĐH

KHXH&NV,

ĐHQGHN

3 POL1001 Tư tưởng Hồ Chí

Minh 2 Các giảng viên

Trường ĐH

KHXH&NV,

ĐHQGHN

4 HIS1002

Đường lối cách

mạng của Đảng

Cộng sản Việt Nam

3 Các giảng viên

Trường ĐH

KHXH&NV,

ĐHQGHN

5 INT1003 Tin học cơ sở 1 2 Các giảng viên Khoa Toán­Cơ­

Tin học

6 INT1005 Tin học cơ sở 3 2 Các giảng viên Khoa Toán­Cơ­

Tin học

7 FLF1105 Tiếng Anh A1 4 Các giảng viên

Trường ĐH

Ngoại ngữ,

ĐHQGHN

8 FLF1106 Tiếng Anh A2 5 Các giảng viên Trường ĐH

Page 75: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

75

Ngoại ngữ,

ĐHQGHN

9 FLF1107 Tiếng Anh B1 5 Các giảng viên

Trường ĐH

Ngoại ngữ,

ĐHQGHN

10 Giáo dục thể chất 4 Các giảng viên TT Giáo dục Thể

chất và Thể thao

11 Giáo dục quốc

phòng­an ninh 8 Các giảng viên

TT Giáo dục

Quốc phòng và

An ninh

12 Kĩ năng bổ trợ

3 Các giảng viên

TT Hợp tác và

chuyển giao tri

thức

13 PSE2001

Đại cương về Tâm

lý và tâm lý học

nhà trường

3

Đinh Thị Kim Thoa

Trần Văn Tính

Trần Văn Công

Đặng Hoàng Minh

PGS.TS

TS

TS

PGS.TS

TLH

TLH

TLH

TLH

Khoa Các

KHGD, Trường

ĐHGD

ĐHQGHN

14 PSE2002 Giáo dục học 3

Trần Anh Tuấn

Nguyễn Thị Bích Liên

Nguyễn Thị Anh Thư

Mai Quang Huy

Ngô Thị Thu Dung

TS

TS

ThS

ThS

ThS

GDH

GDH

GDH

GDH

GDH

Khoa Các

KHGD, Trường

ĐHGD­

ĐHQGHN

Page 76: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

76

15 TMT1001 Lý luận và công

nghệ dạy học 3

Tôn Quang Cường

Phạm Kim Chung

Hoàng Thanh Tú

Đào Thị Hoa Mai

Vũ Phương Liên

TS

TS

TS

ThS

ThS

PPCNDH

LL& PPDH Vật

LL& PPDH

Lịch sử

LL& PPDH

Toán

Giáo dục hướng

nghiệp

Khoa Sư phạm,

Trường ĐHGD­

ĐHQGHN

16 EAM1001 Đánh giá trong giáo

dục 3

Sái Công Hồng

Lê Thái Hưng

Trần Thị Hoài

Lê Thị Hoàng Hà

Đào Thị Hoa Mai

TS

TS

TS

ThS

ThS

ĐLĐG

ĐLĐG

QLGD

ĐLĐG

Toán học

ĐHGD

17 EDM2001

Phát triển chương

trình giáo dục phổ

thông

3

Trần Thị Hoài

Nguyễn Phương Huyền

Bùi Ngọc Kính

Trịnh Văn Minh

TS

TS

ThS

PGS.TS

Quản lí giáo dục

Tâm lí học

Tâm lí học

Giáo dục học

Trường ĐHGD

Khoa QLGD ­

Trường ĐHGD

Page 77: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

77

18 PSE2003

Thực hành sư phạm

và phát triển kỹ

năng cá nhân, xã

hội

3

Đinh Thị Kim Thoa

Trần Văn Tính

Ngô Thị Thu Dung

Mai Quang Huy

Nguyễn Thị Bích Liên

Nguyễn Hồng Kiên

Vũ Phương Liên

PGS. TS

TS

TS

ThS

TS

ThS

ThS

Tâm lí học

Tâm lí học

Sư phạm – Tâm

Giáo dục học

Giáo dục học

Công tác xã hội

Giáo dục hướng

nghiệp

Khoa Các

KHGD, Trường

ĐHGD

19 PSE2004

Phương pháp

nghiên cứu khoa

học

3

Trần Anh Tuấn

Nguyễn Thị Bích Liên

Nguyễn Thị Anh Thư

Mai Quang Huy

Ngô Thi Thu Dung

TS

TS

ThS

ThS

TS

Giáo dục học Khoa Các

KHGD, Trường

ĐHGD

20 PSE2005

Tổ chức các hoạt

động giáo dục của

nhà trường

3

21 EDM2002

Quản lý hành chính

Nhà nước và quản

lý ngành Giáo dục

và đào tạo

3

Đỗ Thị Thu Hằng

Nguyễn Quang Tháp

Nguyễn Phương Huyền

TS

TS

TS

Kinh tế học

Quản lí giáo dục

Tâm lí học

Khoa QLGD ­

Trường ĐHGD

22 PSE2006 Tư vấn tâm lý học 3 Đinh Thị Kim Thoa PGS.TS Tâm lí học Khoa Các

Page 78: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

78

đường Trần Văn Tính

Trần Văn Công

TS

TS

Tâm lí học

Tâm lí học

KHGD, Trường

ĐHGD

23 MAT1091 Giải tích 1 3

Lê Đình Định

Vũ Đỗ Long

Đặng Đình Châu

Đào Văn Dũng

Trần Thanh Tuấn

TS

PGS. TS

PGS. TS

PGS. TS

TS

Toán học

Khoa Toán cơ

tin học

24 MAT1092 Giải tích 2 3

Lê Đình Định

Vũ Đỗ Long

Đặng Đình Châu

Đào Văn Dũng

Trần Thanh Tuấn

TS

PGS. TS

PGS. TS

PGS. TS

TS

Toán học

Khoa Toán cơ

tin học

25 PHY1100 Cơ ­Nhiệt

3

Đỗ Thị Kim Anh

Lê Thị Thanh Bình

Bạch Thành Công

Nguyễn Việt Tuyên

Lê Tuấn Tú

Phạm Nguyên Hải

Phạm Văn Thành

Nguyễn Thùy Trang

Lê Văn Vũ

TS.

PGS.TS.

GS.TS.

TS.

TS.

TS.

TS.

TS.

PGS.TS

Khoa Vật lý

Khoa Vật lý

Page 79: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

79

26 PHY1103 Điện­ Quang

3

Đỗ Thị Kim Anh

Ngạc An Bang

Nguyễn Thế Bình

Đào Kim Chi

Trịnh Đình Chiến

Nguyễn Mậu Chung

Võ Lý Thanh Hà

Phạm Nguyên Hải

Hoàng Chí Hiếu

Bùi Văn Loát

Võ Thanh Quỳnh

Phùng Quốc Bảo

Lưu Tuấn Tài

Đỗ Đức Thanh

Đặng Thanh Thủy

Phạm Quốc Triệu

Lê Tuấn Tú

Nguyễn Anh Tuấn

Bùi Hồng Vân

Nguyễn Tiến Cường

Mai Hồng Hạnh

TS.

TS.

PGS.TS. GV

PGS.TS. TS.

GV

TS.GV

TS.GV

PGS.TS.

PGS.TS. PGS.

TS.

GS.

PGS.TS.

TS.

PGS.TS

TS.

PGS.TS.

ThS.

TS.

TS.

Khoa Vật lý

Khoa Vật lý

Page 80: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

80

27 CHE1051

Hóa học đại cương

1

3

Phạm Văn Nhiêu

Nguyễn Hữu Thọ

Phạm Quang Trung

Bùi Thái Thanh Thư

Vũ Việt Cường

PGS. TS

TS

TS

TS

TS

Hóa học Khoa Hóa học,

ĐH KHTN

28 CHE1046

Thực tập hóa học

đại cương

2

Ngô Sỹ Lương

Trịnh Ngọc Châu

Nguyễn Hùng Huy

Phạm Anh Sơn

Nguyễn Minh Hải

PGS. TS

PGS. TS

PGS. TS

TS

TS

Hóa học Khoa Hóa học,

ĐH KHTN

29 CHE1052

Hóa học đại cương

2

3

Trịnh Ngọc Châu

Triệu Thị Nguyệt

Nguyễn Hùng Huy

Hoàng Thị Hương

Huế

PGS. TS

GS. TS

PGS. TS

TS

Hóa học Khoa Hóa học,

ĐH KHTN

30 CHE1077 Hóa học vô cơ 1 3

Ngô Sỹ Lương

Trịnh Ngọc Châu

Nguyễn Hùng Huy

Phạm Anh Sơn

Nguyễn Minh Hải

PGS. TS

PGS. TS

PGS. TS

TS

TS

Hóa học Khoa Hóa học,

ĐH KHTN

31 CHE1054 Thực tập hóa học

vô cơ 1 2

Ngô Sỹ Lương

Trịnh Ngọc Châu

PGS. TS

PGS. TS Hóa học

Khoa Hóa học,

ĐH KHTN

Page 81: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

81

Nguyễn Hùng Huy

Phạm Anh Sơn

Nguyễn Minh Hải

PGS. TS

TS

TS

32 CHE1055 Hóa học hữu cơ 1 4

Lưu Văn Bôi

Nguyễn Đình Thành

Phan Minh Giang

GS. TSKH

GS. TS

PGS. TS

Hóa học Khoa Hóa học,

ĐH KHTN

33 CHE1191 Thực tập hóa học

hữu cơ 1 2

Lưu Văn Bôi

Nguyễn Đình Thành

Phan Minh Giang

Trần Thị Thanh Vân

Phạm Văn Phong

Nguyễn Thị Sơn

Chu Ngọc Châu

Trần Mạnh Trí

GS. TSKH

GS. TS

PGS. TS

TS

TS

TS

TS

TS

Hóa học Khoa Hóa học,

ĐH KHTN

34 CHE2114 Hóa học hữu cơ 2 3

Lưu Văn Bôi

Nguyễn Đình Thành

Phan Minh Giang

GS. TSKH

GS. TS

PGS. TS

Hóa học Khoa Hóa học,

ĐH KHTN

35 CHE1082 Cơ sở hóa học phân

tích 3

Tạ Thị Thảo

Nguyễn Văn Ri

Từ Bình Minh

Phạm Thị Ngọc Mai

Nguyễn Thị Ánh

PGS.TS

PGS.TS

PGS.TS

TS

TS

Hóa học Khoa Hóa học,

ĐH KHTN

Page 82: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

82

Hường

Phạm Tiến Đức

TS

36 CHE1058 Thực tập hóa học

phân tích 2

Tạ Thị Thảo

Phạm Thị Ngọc Mai

Từ Bình Minh

Bùi Xuân Thành

Nguyễn Thị Ánh

Hường

Nguyễn Thị Kim

Thường

Phạm Tiến Đức

Lê Thị Hương Giang

PGS.TS

TS

PGS.TS

TS

TS

TS

TS

ThS

Hóa học Khoa Hóa học,

ĐH KHTN

37 CHE1083 Hóa lý 1 3

Phạm Văn Nhiêu

Nguyễn Hữu Thọ

Lâm Ngọc Thiềm

Phạm Quang Trung

Bùi Thái Thanh Thư

Vũ Việt Cường

PGS. TS

TS

GS.TS

TS

TS

TS

Hóa học Khoa Hóa học,

ĐH KHTN

38 CHE1085 Thực tập hóa lý 1 2

Nguyễn Thị Cẩm Hà

Nguyễn Xuân Hoàn

Nguyễn Hữu Thọ

Nguyễn Minh Ngọc

PGS. TS

PGS. TS

TS

TS

Hóa học Khoa Hóa học,

ĐH KHTN

Page 83: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

83

Nguyễn Văn Thức

Vũ Ngọc Duy

Nguyễn Xuân Viết

Bui Thái Thanh Thư

Phạm Quang Trung

Vũ Việt Cường

Nguyễn Họa Mi

Nguyễn Thi Dung

Phạm Thi Hoa

TS

TS

TS

TS

TS

TS

TS

NCV

CN

39 CHE1084 Hóa lý 2 5

Nguyễn Thị Cẩm Hà

Nguyễn Xuân Hoàn

Cao Thế Hà

Nguyễn Hữu Thọ

Nguyễn Minh Ngọc

Nguyễn Văn Thức

Vũ Ngọc Duy

Nguyễn Xuân Viết

PGS. TS

PGS. TS

PGS.TS

TS

TS

TS

TS

TS

Hóa học Khoa Hóa học,

ĐH KHTN

40 CHE1090 Hóa học vô cơ 2 3 Triệu Thị Nguyệt

Nguyễn Hùng Huy

GS. TS

PGS.TS Hóa học

Khoa Hóa học,

ĐH KHTN

41 CHE2005 Thực tập hóa học

hữu cơ 2 2

Lưu Văn Bôi

Nguyễn Đình Thành

Phan Minh Giang

GS. TSKH

GS. TS

PGS. TS

Hóa học Khoa Hóa học,

ĐH KHTN

Page 84: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

84

Trần Thị Thanh Vân

Phạm Văn Phong

Nguyễn Thị Sơn

Chu Ngọc Châu

Trần Mạnh Trí

TS

TS

TS

TS

TS

42 CHE2008 Thực tập hóa lý 2 2

Nguyễn Thị Cẩm Hà

Nguyễn Xuân Hoàn

Nguyễn Hữu Thọ

Nguyễn Minh Ngọc

Nguyễn Văn Thức

Vũ Ngọc Duy

Nguyễn Xuân Viết

Bui Thái Thanh Thư

Phạm Quang Trung

Vũ Việt Cường

Nguyễn Họa Mi

Nguyễn Thi Dung

Phạm Thi Hoa

PGS. TS

PGS. TS

TS

TS

TS

TS

TS

TS

TS

TS

TS

NCV

CN

Hóa học Khoa Hóa học,

ĐH KHTN

43 CHE2003

Thực tập hóa vô cơ

2

2

Ngô Sỹ Lương

Trịnh Ngọc Châu

Nguyễn Hùng Huy

Phạm Anh Sơn

PGS. TS

PGS. TS

PGS. TS

TS

Hóa học Khoa Hóa học,

ĐH KHTN

Page 85: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

85

Nguyễn Minh Hải TS

44 MAT1101 Xác suất thống kê

3

Đặng Hùng Thắng

Phan Viết Thư

Trịnh Quốc Anh

Nguyễn Thịnh

Tạ Công Sơn

Lê Vĩ

GS.TSKH

PGS.TS

TS

TS

TS

TS

Xác suất

thống kê

Khoa Toán cơ

tin học

45 CHE1075 Cơ sở hóa sinh

3

Nguyễn Quang Huy

Hoàng Văn Hà

PGS.TS

TS.

Sinh hoc

Hóa học ĐH KHTN

46 CHE1048 Hóa keo

2

Nguyễn Xuân Hoàn

Nguyễn Thị Cẩm Hà

Bùi Thái Thanh Thư

Nguyễn Văn Thức

Nguyễn Xuân Viết

PGS.TS

PGS.TS TS

TS

TS

Hóa học Khoa Hóa học,

ĐH KHTN

47 CHE1079 Hoá học môi trường 3

Đỗ Quang Trung

Trần Hồng Côn

Nguyễn Văn Nội

Nguyễn Minh

Phương

Phương Thảo

PGS.TS.

PGS.TS.

PGS.TS.

TS

TS

Hóa học Khoa Hóa học,

ĐH KHTN

48 CHE1067 Hóa học các hợp

chất cao phân tử 2

Nguyễn Minh Ngọc

Phạm Quang Trung

TS

TS Hóa học

Khoa Hóa học,

ĐH KHTN

Page 86: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

86

Trương Thanh Tú TS

49 CHE1078

Các phương pháp

vật lý và hóa lý ứng

dụng trong hoá học

3

Nguyễn Đình Thành

Nguyễn Hùng Huy GS.TS

TS

Hóa học Khoa Hóa học,

ĐH KHTN

50 CHE1089

Thực tập các

phương pháp vật lý

và hóa lý ứng dụng

trong hoá học

2

Lê Như Thanh

Phạm Ngọc Lân

Chu Ngọc Châu

Nguyễn Đình Thành

Đào Thị Nhung

Nguyễn Mạnh Hà

Nguyễn Đức Thọ

PGS.TS.

PGS.TS.

TS.

GS.TS.

TS

ThS

ThS

Hóa học Khoa Hóa học,

ĐH KHTN

51 CHE2009 Niên luận 2

52 TMT2030 Phương pháp dạy

học Hoá học 3

Vũ Thị Thu Hoài

Vũ Minh Trang

Nguyễn T Kim Thành

TS

TS

TS

Giáo dục học

Hóa học

Giáo dục học

ĐHGD­

ĐHQGHN

53 TMT2031 Dạy học thí nghiệm

Hóa học phổ thông 3

Vũ Thị Thu Hoài

Vũ Minh Trang

Phạm T Kiều Duyên

TS

TS

ThS

Giáo dục học

Hóa học

Hóa học

ĐHGD­

ĐHQGHN

54 TMT2032 Dạy học bài tập

Hóa học phổ thông 3

Vũ Thị Thu Hoài

Nguyễn T Hương

Giang

TS

TS

TS

Giáo dục học

Hóa học

Hóa học

ĐHGD­

ĐHQGHN

Page 87: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

87

Vũ Minh Trang

55 TMT2033

Phân tích chương

trình Hóa học phổ

thông hiện hành

3

Vũ Minh Trang

Vũ Thị Thu Hoài

Vũ Phương Liên

TS

TS

Ths

Hóa học

Giáo dục học

Giáo dục hướng

nghiệp

ĐHGD­

ĐHQGHN

56 TMT2035

Dạy học Hóa học

phổ thông theo

chuyên đề

3

Vũ Thị Thu Hoài

Vũ Minh Trang

Nguyễn T Hương

Giang

TS

TS

TS

Giáo dục học

Hóa học

Hóa học

ĐHGD­

ĐHQGHN

57 TMT2034

Ứng dụng công

nghệ thông tin

trong dạy học Hóa

học phổ thông

3

Vũ Thị Thu Hoài

Vũ Minh Trang

Vũ Phương Liên

TS

TS

ThS

Giáo dục học

Hóa học

ĐHGD­

ĐHQGHN

58 CHE3279 Vật liệu vô cơ 3

Ngô Sỹ Lương

Nghiêm Xuân Thung

Phạm Anh Sơn

PGS.TS

PGS.TS

TS

Hóa học Khoa Hóa học,

ĐH KHTN

59 CHE3188 Vật liệu nano và

composit 3

Ngô Sỹ Lương

Nghiêm Xuân Thung

PGS.TS

PGS.TS Hóa học

Khoa Hóa học,

ĐH KHTN

60 CHE3000

Các phương pháp

nghiên cứu cấu trúc

trong hóa vô cơ

3

Phạm Anh Sơn

Hoàng Thị Hương

Huế

TS

TS Hóa học

Khoa Hóa học,

ĐH KHTN

61 CHE3135 Hóa học phức chất 3 Triệu Thị Nguyệt GS.TS Hóa học Khoa Hóa học,

Page 88: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

88

Nguyễn Hùng Huy PGS.TS ĐH KHTN

62 CHE3279 Vật liệu vô cơ 3

Ngô Sỹ Lương

Nghiêm Xuân Thung

Phạm Anh Sơn

PGS.TS

PGS.TS

TS

Hóa học Khoa Hóa học,

ĐH KHTN

63 CHE3188 Vật liệu nano và

composit 3

Ngô Sỹ Lương

Nghiêm Xuân Thung

PGS.TS

PGS.TS Hóa học

Khoa Hóa học,

ĐH KHTN

64 CHE3189 Hóa sinh vô cơ 3 Trịnh Ngọc Châu

Nguyễn Minh Hải

PGS.TS

TS Hóa học

Khoa Hóa học,

ĐH KHTN

65 CHE3190 Hóa học các

nguyên tố hiếm 3

Hoàng Thị Hương

Huế

Lê Như Thanh

TS

PGS.TS Hóa học

Khoa Hóa học,

ĐH KHTN

66 CHE3191 Hóa học các

nguyên tố phóng xạ 3

Bùi Duy Cam,

Ngô Sỹ Lương

PGS.TS

PGS.TS Hóa học

Khoa Hóa học,

ĐH KHTN

67 CHE3193

Ứng dụng phương

pháp phổ trong hóa

học hữu cơ

3 Nguyễn Đình Thành

Phạm Văn Phong

GS.TS

TS Hóa học

Khoa Hóa học,

ĐH KHTN

68 CHE3141 Tổng hợp hữu cơ 3 Trần Thị Thanh Vân

Phạm Văn Phong

TS

TS Hóa học

Khoa Hóa học,

ĐH KHTN

69 CHE3247 Xúc tác hữu cơ 3 Ngô Thị Thuận

Chu Ngọc Châu

GS.TSKH

TS Hóa học

Khoa Hóa học,

ĐH KHTN

70 CHE3142 Hóa học các hợp 3 Phan Minh Giang PGS.TS Hóa học Khoa Hóa học,

Page 89: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

89

chất thiên nhiên Nguyễn Văn Đậu PGS.TS ĐH KHTN

71 CHE3187 Cơ sở lý thuyết hóa

hữu cơ hiện đại 3

Phạm Văn Phong

Lưu Văn Bôi

TS

GS.TSKH Hóa học

Khoa Hóa học,

ĐH KHTN

72 CHE3205 Hóa lý hữu cơ 3 Nguyễn Đình Thành

Phạm Văn Phong

GS.TS

TS Hóa học

Khoa Hóa học,

ĐH KHTN

73 CHE3238

Phương pháp phân

tích sắc ký trong

hóa học hữu cơ

3 Trần Mạnh Trí

Phạm Văn Phong

TS

TS Hóa học

Khoa Hóa học,

ĐH KHTN

74 CHE3230 Nhiệt động học

thống kê 3

Nguyễn Hữu Thọ

Nguyễn Xuân Hoàn

TS

PGS.TS Hóa học

Khoa Hoá học,

ĐHKHTN

75 CHE3239 Động học điện hóa 3

Nguyễn Thị Cẩm Hà

Nguyễn Văn Thức

Nguyễn Xuân Viết

PGS.TS

TS

TS

Hóa học Khoa Hóa học,

ĐH KHTN

76 CHE3144 Lý thuyết xúc tác

và ứng dụng 3

Cao Thế Hà

Vũ Ngọc Duy

PGS.TS

TS Hóa học

Khoa Hóa học,

ĐH KHTN

77 CHE3240 Hóa lý các hợp chất

cao phân tử 3

Nguyễn Minh Ngọc

Phạm Quang Trung

Trương Thanh Tú

TS

TS

TS

Hóa học Khoa Hóa học,

ĐH KHTN

78 CHE3241 Tin học ứng dụng

trong hóa học 3

Nguyễn Hữu Thọ

Đặng Ứng Vận

Vũ Việt Cường

TS

GS.TSKH

TS Hóa học

Khoa Hóa học,

ĐH KHTN

ĐH Hòa Bình

Khoa Hóa học,

Page 90: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

90

ĐH KHTN

79 CHE3242 Quang phổ phân tử 3

Phạm Văn Nhiêu

Bùi Thái Thanh Thư

Phạm Quang Trung

PGS.TS

TS

TS

Hóa học Khoa Hóa học,

ĐH KHTN

80 CHE3243 Hóa học bề mặt và

ứng dụng 3

Nguyễn Xuân Hoàn

Bùi Thái Thanh Thư

PGS.TS

TS Hóa học

Khoa Hóa học,

ĐH KHTN

81 CHE3244

Mô phỏng các quá

trình hóa học bằng

máy tính

3

Lê Kim Long

Vũ Việt Cường

Nguyễn Họa Mi

PGS.TS

TS

TS

Hóa học

ĐH Giáo dục

Khoa Hoá học,

ĐHKHTN

82 TMT3001 Thực tập sư phạm 4 Khoa Sư phạm ­

ĐHGD

83 TMT4001 Khóa luận tốt

nghiệp 6

ĐHGD­

ĐHQGHN

84 TMT2036

Dạy học Hóa học

gắn liền với thực

tiễn

3

Vũ Minh Trang

Vũ Thị Thu Hoài

TS

TS

Hóa học

Giáo dục học

ĐHGD ­

ĐHQGHN

85 TMT2037

Lý luận công nghệ

dạy học hiện đại

môn Hóa học

3

Vũ Minh Trang

Vũ Thị Thu Hoài

Vũ Phương Liên

PhạmThi Kim Giang

TS

TS

ThS

TS

Hóa học

Giáo dục học

GD hướng

nghiệp

Hóa học

ĐHGD ­

ĐHQGHN

86 CHE 4009 Cơ sở lí thuyết Hóa 3 Nguyễn Hữu Chung TS Hóa học ĐHGD

Page 91: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

91

học PhạmThi Kim Giang TS Hóa học ĐHGD

87 TMT4002

Phương pháp dạy

học trong môi

trường học tập trực

tuyến

3 Tôn Quang Cường

Phạm Kim Chung

TS

TS

NNH

GDH ĐHGD

Tổng cộng 137

Page 92: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

92

5. Hướng dẫn thực hiện chương trình đào tạo

5.1. Kế hoạch giảng dạy (dự kiến)

Học kỳ I

STT

Mã học

phần

Học phần Số tín chỉ Mã học phần

tiên quyết

I Các học phần bắt buộc 17

1 FLF2101 Tiếng Anh cơ sở 1 4

2 INT1003 Tin học cơ sở 1 2

3 INT1005 Tin học cơ sở 3 2

4 HIS1002 Đường lối cách mạng của Đảng

Cộng sản Việt Nam 3 POL1001

5 CHE1051 Hóa học đại cương 1 3

6 CHE1052 Hóa học đại cương 2 3

7 Các học phần tự chọn 0

II Tổng 17

Giáo dục thể chất 4

Học kỳ II

STT

Mã học

phần

Học phần

Số tín chỉ

Mã học phần

tiên quyết

I Các học phần bắt buộc 13

1 \ FLF2102 Tiếng Anh cơ sở 2 5 FLF2101

2 PHI1004 Những nguyên lý cơ bản của

chủ nghĩa Mác – Lênin 1 2

3 CHE1077 Hóa học vô cơ 1 3 CHE1052

4 CHE1046 Thực tập hóa học đại cương 2 CHE1052

5 Các học phần tự chọn 3/6

Page 93: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

93

STT

Mã học

phần

Học phần Số tín chỉ Mã học phần

tiên quyết

6 MAT1091 Giải tích 1 3

7 PHY1100 Cơ ­ Nhiệt 3

Tổng 15

Giáo dục thể

chất 4

Học kỳ III

STT

Mã học

phần

Học phần

Số tín chỉ

Mã học phần

tiên quyết

I Các học phần bắt buộc 14

1 FLF2103 Tiếng Anh B1 5 FLF2102

2 PHI1005 Những nguyên lý cơ bản của

chủ nghĩa Mác – Lênin 2 3 PHI1004

3 CHE1055 Hóa học hữu cơ 1 4 CHE1052

4 CHE1054 Thực tập hóa học vô cơ 1 2 CHE1052

II Các học phần tự chọn 3/6

5 PHY1103 Điện – Quang 3

6 MAT1092 Giải tích 2 3 MAT1091

Tổng 17

Giáo dục quốc phòng ­ an ninh 8

Giáo dục thể chất 4

Học kỳ IV

STT Mã học Học phần Số tín chỉ Mã học phần

Page 94: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

94

STT

Mã học

phần

Học phần Số tín chỉ Mã học phần

tiên quyết

phần

tiên quyết

I Các học phần bắt buộc 16

1 PSE2001 Đại cương về Tâm lý và tâm lý

học nhà trường 3

2 CHE1082 Cơ sở hóa học phân tích 3 CHE1052

3 CHE1191 Hóa học hữu cơ 2 3 CHE1052

4 GEO1050 Khoa học trái đất và sự sống 3

5 CHE1091 Thực tập hóa học hữu cơ 1 2 CHE1052

6 POL1001 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 PHI1005

II Các học phần tự chọn 3/6

PSE2004

Phương pháp nghiên cứu khoa

học

Research Methodology

3

MAT1101 Xác suất thống kê 3

Tổng 19

Giáo dục thể chất 4

Học kỳ V

STT

Mã học

phần

Học phần

Số tín chỉ

Mã học phần

tiên quyết

I Các học phần bắt buộc 11

1 CHE1083 Hóa lý 1 3 CHE1051

2 CHE1058 Thực tập hóa học phân tích 2 CHE1052

3 CHE1090 Hóa học vô cơ 2 3 CHE1077

Page 95: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

95

STT

Mã học

phần

Học phần Số tín chỉ Mã học phần

tiên quyết

4 TMT1001 Lý luận và công nghệ dạy học 3

II Các học phần tự chọn 5/16

5 CHE2114 Thực tập hóa hữu cơ 2 2 CHE1052

6 CHE2003 Thực tập hóa vô cơ 2 2 CHE1052

7 CHE1078 Các phương pháp vật lý và hóa

lý ứng dụng trong hoá học 3 CHE1052

8 CHE1089

Thực tập các phương pháp vật

lý và hóa lý ứng dụng trong hoá

học

2

CHE1052

9 CHE1067 Hóa học các hợp chất cao phân

tử 2 CHE1052

10 CHE1079 Hoá học môi trường 3 CHE1052

11 CHE1048 Hóa keo 2 CHE1052

12 Tổng 16

Học kỳ VI

STT

Mã học

phần

Học phần

Số tín chỉ

Mã học phần

tiên quyết

I Các học phần bắt buộc 16

1 PSE2002 Giáo dục học

3

2 CHE1084 Hóa lý 2 5 CHE1052

3 CHE1085 Thực tập hóa lý 1 2 CHE1052

4 EDM2001 Phát triển chương trình giáo dục

phổ thông 3 PSE 2002

Page 96: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

96

STT

Mã học

phần

Học phần Số tín chỉ Mã học phần

tiên quyết

5 EAM1001 Đánh giá trong giáo dục 3

II Các học phần tự chọn 3/9

6 EDM2002

Quản lý hành chính Nhà nước

và quản lý ngành Giáo dục và

đào tạo

3

7 CHE2008 Thực tập hóa lý 2 2 CHE1052

8 CHE1075 Cơ sở hóa sinh 3 CHE1052

9 PSE2006 Tư vấn tâm lý học đường

3 PSE2001

PSE2002

9 Tổng 19

Học kỳ VII

STT

Mã học

phần

Học phần

Số tín chỉ

Mã học phần

tiên quyết

I Các học phần bắt buộc 9

1 TMT2030 Phương pháp dạy học Hoá học 3 TMT1001

2 TMT2031 Dạy học thí nghiệm Hóa học

phổ thông 3 TMT2030

3 TMT2032 Dạy học bài tập Hóa học phổ

thông 3 TMT2030

II Các học phần tự chọn 9/75

4 TMT2033 Phân tích chương trình Hóa học

phổ thông hiện hành 3

5 TMT2034 Ứng dụng công nghệ thông tin

trong dạy học Hóa học phổ 3 TMT 2030

Page 97: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

97

STT

Mã học

phần

Học phần Số tín chỉ Mã học phần

tiên quyết

thông

6 TMT2035 Dạy học Hóa học phổ thông

theo chuyên đề 3 TMT 2030

7 CHE3000 Các phương pháp nghiên cứu

cấu trúc trong hóa vô cơ 3

8 CHE3135 Hóa học phức chất 3 CHE1090

9 CHE3279 Vật liệu vô cơ 3 CHE1077

10 CHE3188 Vật liệu nano và composit 3 CHE1090

11 CHE3189 Hóa sinh vô cơ 3 CHE1090

12 CHE3190 Hóa học các nguyên tố hiếm 3 CHE1090

13 CHE3191 Hóa học các nguyên tố phóng xạ 3 CHE1090

14 CHE3193 Ứng dụng phương pháp phổ

trong hóa học hữu cơ 3

15 CHE3141 Tổng hợp hữu cơ 3

16 CHE3247 Xúc tác hữu cơ 3

17 CHE3142 Hóa học các hợp chất thiên

nhiên 3

18 CHE3187 Cơ sở lý thuyết hóa hữu cơ hiện

đại 3

CHE1055

CHE2114

19 CHE3205 Hóa lý hữu cơ 3

20 CHE3238 Phương pháp phân tích sắc ký

trong hóa học hữu cơ 3

21 CHE3230 Nhiệt động học thống kê 3 CHE1083

22 CHE3239 Động học điện hóa 3 CHE1083

23 CHE3144 Lý thuyết xúc tác và ứng dụng 3 CHE1083

24 CHE3240 Hóa lý các hợp chất cao phân tử 3 CHE1083

Page 98: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

98

STT

Mã học

phần

Học phần Số tín chỉ Mã học phần

tiên quyết

25 CHE3241 Tin học ứng dụng trong hóa học 3 INT1005

26 CHE3242 Quang phổ phân tử 3 CHE1083

27 CHE3243 Hóa học bề mặt và ứng dụng 3 CHE1083

28 CHE3244 Mô phỏng các quá trình hóa học

bằng máy tính

3 INT1005

Tổng 18

Kỳ VIII

I Các học phần bắt buộc 10

1 HIS1052 Cơ sở văn hóa Việt Nam 3

2 PSE2003 Thực hành sư phạm và phát

triển kỹ năng cá nhân, xã hội 3

PSE2001

PSE 2002

3 TMT3001 Thực tập sư phạm 4 TMT 2030

II Các học phần tự chọn 6

4 CHE4052 Khóa luận tốt nghiệp 6

Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp

5 TMT2036 Dạy học Hóa học gắn liền với

thực tiễn 3 TMT 2030

6 TMT2037 Lý luận và công nghệ dạy học

hiện đại Hóa học 3

TMT 2030

7 CHE 4009 Cơ sở lí thuyết Hóa học 3 CHE 1052

8 TMT4002 Phương pháp dạy học trong môi

trường học tập trực tuyến 3

TMT1001

Tổng 16

5.2. Tổ chức đào tạo

Page 99: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

99

Chương trình đào tạo giáo viên Hóa học được xây dựng trên cơ sở chương trình

khung giáo dục đại học khối ngành sư phạm của Bộ Giáo dục và Đào tạo và chương trình

đào tạo ngành Sư phạm Hóa học tại Đại học Quốc gia Hà Nội.

Chương trình giáo dục đại học ngành Sư phạm Hóa học được thiết kế theo hướng

thuận lợi cho việc phát triển các chương trình. Danh mục các khối kiến thức và học phần

của khối kiến thức hóa học được xây dựng theo mục tiêu đào tạo và yêu cầu liên thông

ngang với đào tạo Cử nhân Hóa học. Căn cứ vào thời gian đào tạo cho phép, nguyện vọng

của người học và điều kiện cụ thể của bộ môn, có thể bổ sung các học phần tự chọn phong

phú hơn hoặc điều chỉnh những học phần đặc thù theo hướng phát triển chương trình và

đáp ứng yêu cầu biến đổi của thị trường lao động và nhu cầu của xã hội với tổng khối

lượng kiến thức là 137 tín chỉ. Những điều chỉnh này phải được Hội đồng Khoa học và

Đào tạo khoa chấp nhận.

Chương trình được thiết kế với 8 học kỳ. Số tín chỉ đăng ký học trong mỗi học kỳ

(không bao gồm các học phần ngoại ngữ, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng ­ an

ninh, kĩ năng bổ trợ, cải thiện điểm, tự chọn tự do) tối thiểu là 15 tín chỉ.

Học phần ngoại ngữ cơ bản: là học phần điều kiện, được tổ chức đào tạo chung

trong toàn ĐHQGHN cho các học viên có nhu cầu và được đánh giá theo Khung năng lực

ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương. Kết quả đánh giá học phần ngoại

ngữ không tính trong điểm trung bình chung tích lũy nhưng vẫn tính vào tổng số tín chỉ

của chương trình đào tạo.

Các học phần Giáo dục quốc phòng - an ninh, giáo dục thể chất, kĩ năng bổ trợ là

các học phần điều kiện được tổ chức đào tạo chung trong toàn ĐHQGHN. Kết quả đánh

giá các học phần này không tính trong điểm trung bình chung tích lũy và không tính vào

tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo nhưng là điều kiện để xét tốt nghiệp.

Học phần kĩ năng bổ trợ (Kĩ năng giao tiếp sử dụng ngoại ngữ, làm việc nhóm,

quản lý,nghiên cứu khoa học…) không tổ chức dạy riêng mà lồng ghép vào các học phần

khác như: Các học phần nghiên cứu khoa học, thực tập sư phạm, khóa luận.

Các học phần tự chọn trong khối kiến thức theo khối ngành: 24 tín chỉ bắt buộc được tổ

chức giảng dạy cho các ngành học thuộc cùng khối ngành.

Page 100: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

100

Các học phần tự chọn trong khối kiến thức theo nhóm ngành: 11 tín chỉ tự chọn

(trên tổng số 36 tín chỉ ) được tổ chức giảng dạy cho các ngành học thuộc cùng nhóm

ngành.

Các học phần tự chọn trong khối kiến thức ngành: 9 tín chỉ tự chọn (trên tổng số 87

tín chỉ ) được tổ chức giảng dạy cho sinh viên ngành Sư phạm Hóa học.

Các học phần thực hành, phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên, thực tập sư

phạm: 12 tín chỉ thực hành các môn Hóa học cơ bản; 15 tín chỉ theo hướng phát triển

năng lực nghề nghiệp giáo viên Hóa học, được phân bổ giảng dạy cho sinh viên ngành Sư

phạm Hóa học từ học kỳ 3 đến học kỳ 8.

Thực tập tốt nghiệp là thực tập sư phạm (4 tín chỉ) được tiến hành tại một nhà

trường trung học phổ thông. Nội dung chủ yếu là tìm hiểu hoạt động nhà trường bao gồm

toàn bộ nội dung vận hành một nhà trường trong đó đi sâu vào tổ chức quá trình dạy học

và giáo dục cũng như thực hành giảng dạy Hóa học cho các khối lớp ở trường trung học

phổ thông và làm công tác giáo viên chủ nhiệm. Các học phần này tạo điều kiện cho sinh

viên có thể nhúng mình trong môi trường sư phạm tại các trường phổ thông, giúp cho sinh

viên vận dụng những kiến thức đã học được để trải nghiệm thực tế tại trường phổ thông.

Chương trình được biên soạn theo hướng đổi mới phương pháp dạy và học đại học,

phát triển kĩ năng, năng lực nghề nghiệp giáo viên đáp ứng chuẩn đầu ra trình độ đại học

khối ngành Sư phạm Hóa học.

6. So sánh chương trình đào tạo đã xây dựng với một chương trình đào tạo tiên tiến

của nước ngoài

a) Giới thiệu về chương trình được sử dụng để xây dựng chương trình:

­ Tên chương trình, tên văn bằng sau khi tốt nghiệp: Chemistry Teacher Education

­ Tên cơ sở đào tạo, nước đào tạo: University of Illinois – Urbana Champain, Hoa Kỳ.

b) Bảng so sánh chương trình đào tạo

TT Tên học phần trong

chương trình đào

Tên học phần trong chương

trình đào tạo của đơn vị

Thuyết minh về

những điểm giống và

Page 101: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

101

tiên tiến của nước

ngoài (Tiếng Anh,

tiếng Việt)

(Tiếng Anh, tiếng Việt) khác nhau giữa các

học phần của 2

chương trình đào tạo

1 Những nguyên lý cơ bản của

chủ nghĩa Mác – Lenin

1(2TC)

Fundamental Principles of

Marxism ­ Leninism 1

Theo yêu cầu chung

của Đại học Quốc gia

Hà Nội

2 Những nguyên lý cơ bản của

chủ nghĩa Mác – Lenin

2(3TC)

Fundamental Principles of

Marxism ­ Leninism 2

Theo yêu cầu chung

của Đại học Quốc gia

Hà Nội

3 Tư tưởng Hồ Chí Minh (2TC)

Ho Chi Minh Ideology

Theo yêu cầu chung

của Đại học Quốc gia

Hà Nội

4 Đường lối cách mạng của

Đảng Cộng sản Việt Nam

(3TC)

Revolutionary Strategies of

Vietnamese Communist Party

Theo yêu cầu chung

của Đại học Quốc gia

Hà Nội

5 Tin học cơ sở 1 (2TC)

Introduction to Informatic 1

Theo yêu cầu chung

của Đại học Quốc gia

Hà Nội

6 Tin học cơ sở 3 (2TC)

Introduction to Informatic 3

Theo yêu cầu chung

của Đại học Quốc gia

Hà Nội

7 Tiếng Anh cơ sở 1 (4TC)

General English 1

Theo yêu cầu chung

của Đại học Quốc gia

Hà Nội

Page 102: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

102

8 Tiếng Anh cơ sở 2 (5TC)

General English 2

Theo yêu cầu chung

của Đại học Quốc gia

Hà Nội

9 Tiếng Anh cơ sở 3 (5TC)

General English 3

Theo yêu cầu chung

của Đại học Quốc gia

Hà Nội

10 Giáo dục thể chất (4TC)

Physical Education

Theo yêu cầu chung

của Đại học Quốc gia

Hà Nội

11 Giáo dục quốc phòng­an ninh

(7TC)

National Defence Education

Theo yêu cầu chung

của Đại học Quốc gia

Hà Nội

12 Kĩ năng bổ trợ (3TC)

soff skills

Theo yêu cầu chung

của Đại học Quốc gia

Hà Nội

13 GEO 100: Earth

Systems Science (4.

cr)

Khoa học Trái đất và sự sống

(3TC)

Earth and Life Sciences

Học phần tương đương

nhưng khác nhau về

thời lượng

14 Cơ sở văn hóa Việt Nam

(3TC)

Fundamentals of Vietnamese

Culture

Theo yêu cầu chung

của Đại học Quốc gia

Hà Nội

15 Educational

Psychology (3 cr)

Tâm lí học

Đại cương về Tâm lý và tâm

lý học nhà trường (3TC)

General psychology and

school psychology

Học phần tương đương

16 Issues in Secondary

Education (2 .cr)

Giáo dục học

Giáo dục học (3TC)

Pedagogy

Học phần tương đương

nhưng khác nhau về

thời lượng

Page 103: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

103

17 Integrating Multiple

Literacies and

Technology Across

Secondary

Curriculum (3 cr)

Tích hợp công nghệ

dạy học ở trường

Trung học

Lý luận và công nghệ dạy học

(3TC)

Teaching Theories and

Instruction Technology

Học phần tương đương

18 Instruction/Ivaluation

Secondry Education

(3 cr)

Đánh giá trong giáo

dục

Đánh giá trong giáo dục

(3TC)

Assessment in Education

Học phần tương đương

19 Phát triển chương trình giáo

dục phổ thông (3TC)

School Education Curriculum

Development

20 Thực hành sư phạm và phát

triển kỹ năng cá nhân, xã hội

(3TC)

Pedagogical Practices and the

Development of Social and

Personal Skills

21 Introduction to

Science Teaching

(2cr)

Phương pháp nghiên cứu khoa

học (3TC)

Research Methodology

Học phần tương

đương, khác nhau về

thời lượng

22 Tổ chức các hoạt động giáo

dục của nhà trường (3TC)

Organization of School

Educational Activities

Page 104: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

104

23 Quản lý hành chính Nhà nước

và quản lý ngành Giáo dục và

đào tạo (3TC)

Administrative Management

and Management of

Education

24 Tư vấn tâm lý học đường

(3TC)

Psychological counseling in

schools

25 Accelerated

Chemistry I (atomic

structure and chem

bonding) (3 cr)

Hóa học đại cương

General Chemistry I*

(4 cr)

Hóa học đại cương 1 (3TC)

Accelerated chemistry 1

Học phần tương đương

Khác nhau về thời

lượng, khác nhau về

mức độ yêu cầu (I*)

đối với sinh viên Sư

phạm Hóa học, đạt qua

mức C (must earn a C

or better in all courses

required for

certification C) trở lên.

26 Accelerated

Chemistry Lab II

(1cr)

Thực tập hóa học đại

cương

Thực tập hóa học đại cương

(2TC)

Accelerated chemistry Lab

Học phần tương đương

nhưng khác nhau về

thời lượng

27 Accelerated

Chemistry II (General

chem) (3 cr)

Hóa học đại cương

Hóa học đại cương 2 (3TC)

Accelerated chemistry 2

Học phần tương đương

28 Inorganic Chemistry Hóa học vô cơ 1 (3TC) Học phần tương đương

Page 105: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

105

(3cr)

Hóa học vô cơ

Inorganic Chemistry 1

29 Inorganic Chemistry

Lab (3cr)

Thực tập hóa vô cơ

Thực tập hóa học vô cơ 1

(2TC)

Inorganic chemistry Lab1

Học phần tương đương

nhưng khác nhau về

thời lượng

30 Fundamental Organic

Chemistry I (4cr)

Cơ sở hóa học hữu cơ

1

Hóa học hữu cơ 1 (4TC)

Organic Chemistry 1

Học phần tương đương

31 Organic Chemistry 1

Lab (1cr)

Thực hành hóa học

hữu cơ

Thực tập hóa học hữu cơ 1

(2TC)

Organic chemistry Lab 1

Học phần tương đương

nhưng khác nhau về

thời lượng

32 CHE 232: Organic

Chemistry II (3 cr)

Hóa học hữu cơ 2 (3TC)

Organic Chemistry 2

Học phần tương đương

33 Quantitative Analysis

Lecture (2cr)

Bài giảng phân tích

định lượng

Hóa học phân tích (3TC)

Quantitative analysis

Học phần tương đương

nhưng khác nhau về

thời lượng

34 Quantitative Analysis

Lab (1cr)

Thực hành phân tích

định lượng

Thực tập hóa học phân tích

(2TC)

Quantitative analysis Lab

Học phần tương đương

nhưng khác nhau về

thời lượng

35 Physical Chemistry I

(3cr)

Hóa lý 1

Hóa lý 1(3TC)

Physical Chemistry 1

Học phần tương đương

36 Physical Chemistry I

Lab (1cr)

Thực tập hóa lý 1 (2TC)

Physical chemistry Lab 1

Nội dung tương đương

nhưng khác nhau về

thời lượng

Page 106: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

106

37 Physical Chemistry II

(4cr)

Hóa lý 2

Hóa lý 2 (5TC)

Physical Chemistry 2

Học phần tương đương

nhưng khác nhau về

thời lượng

38 Inorganic Chemistry

(3)

Hóa học vô cơ

Hóa học vô cơ 2 (3TC)

Inorganic Chemistry 2

Nội dung bao hàm

trong học phần

39 Calculus I (4cr.)

Giải tích 1

Giải tích 1 (3TC)

Calculus 1

Học phần tương đương

nhưng khác nhau về

thời lượng

40 Calculus II (4cr.)

Giải tích 2

Giải tích 2 (3TC)

Calculus 2

Học phần tương đương

nhưng khác nhau về

thời lượng

41 Organic Chemistry

Lab (2cr)

Thực hành hóa học

hữu cơ

Thực tập hóa học hữu cơ 2

(2TC)

Organic chemistry Lab 2

Học phần tương đương

42 Physical Chemistry II

Lab (1cr)

Thực tập hóa lý 2 (2TC)

Physical chemistry Lab 2

Nội dung tương đương

nhưng khác nhau về

thời lượng

43 Inorg. Chem. Lab

(3cr)

Thực hành hóa vô cơ

Thực tập hóa vô cơ 2 (2TC)

Inorganic Chemistry Lab 2

Nội dung bao hàm

trong học phần

44 ­ Univ Physics,

Mechanics (3cr.)

Vật lý đại cương, Cơ

học

Cơ – Nhiệt (3TC)

Mechanical­ Thermal physics

Một phần khối kiến

thức tương đương

45 Univ Physics, Elec &

Mag (4cr.)

Vật lý đại cương, điện

– từ

Điện ­ Quang (3TC)

Electro­Optical Physics

Một phần khối kiến

thức tương đương

Page 107: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

107

46 Introduction to

Probability and

Statistics (3cr.)

Sơ lược về xác suất

thống kê

Xác suất thống kê (3TC)

Probability and Statistics

Học phần tương đương

47 Biochem & Phys

Bases of Life (3cr)

Hóa sinh và cơ sở vật

lý sự sống

Cơ sở hóa sinh (3TC)

Fundamental of biochemistry

Khối kiến thức tương

đương

48 Surfaces and Colloids

(3cr)

Bề mặt và keo

Hóa keo (2TC)

Colloid chemistry

Học phần tương đương

nhưng khác nhau về

thời lượng

49 Chemistry of the

Environment (3cr)

Hóa học môi trường

Hóa học môi trường (3TC)

Environmental chemistry

Học phần tương đương

50 Polymer Chem. (3cr)

Hóa học polyme

Hóa học các hợp chất cao

phân tử (2TC)

Chemistry of polymers

Học phần tương đương

nhưng khác nhau về

thời lượng

51 Solid State Structural

Analysis (2cr)

Phân tích cấu trúc

trạng thái rắn

Các phương pháp vật lý và

hóa lý ứng dụng trong hóa

học (3TC)

Physical and physicochemical

characterizations of chemical

systems

Học phần tương đương

nhưng khác nhau về

thời lượng

52 Thực tập các phương pháp vật

lý và hóa lý ứng dụng trong

hoá học (2TC)

Physical and physicochemical

characterizations of chemical

Page 108: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

108

systems Lab

53 Teaching Chemistry

(3 cr)

Dạy học Hóa học

Phương pháp dạy học Hoá

học (3TC)

Theory and Methodology of

Chemistry Teaching

Học phần tương tương

54 Dạy học thí nghiệm Hóa học

phổ thông (3TC)

Using Experiments in

Teaching Chemistry

55 Dạy học bài tập Hóa học phổ

thông (3TC)

Exercisesing in Teaching

Chemistry

56 Phân tích chương trình Hóa

học phổ thông hienj

hnahf(3TC)

Curriculum Analysis General

Chemistry

57 Ứng dụng công nghệ thông tin

trong dạy học Hóa học phổ

thông (3TC)

Applied IT to Chemistry

Teaching

58 Dạy học Hóa học phổ thông

theo chuyên đề (3TC)

Teaching Chemistry

according to topics

59 Các phương pháp phân tích

cấu trúc trong hóa vô cơ

(3TC)

Page 109: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

109

Structural characterization for

inorganic chemistry

60 Hóa học phức chất (3TC)

Complex Chemistry

61 Vật liệu vô cơ (3TC)

Inorganic material

62 Vật liệu nano và composit

(3TC)

Nanomaterials and

composites

63 Hóa sinh vô cơ (3TC)

Bioinorganic chemistry

64 Hóa học các nguyên tố hiếm

(3TC)

Chemistry of rare elements

65 Isotopically Labeled

Compounds

Các hợp chất đánh

dấu đồng vị

Hóa học các nguyên tố phóng

xạ (3TC)

Chemistry of radioactive

elements

Khối kiến thức tương

đương

66 Ứng dụng phương pháp phổ

trong hóa học hữu cơ (3TC)

Spectroscopic methods for

organic chemistry

67 Advanced Organic

Synthesis

Tổng hợp hữu cơ

nâng cao

Tổng hợp hữu cơ (3TC)

Organic synthesis

Khối kiến thức tương

đương

68 Xúc tác hữu cơ (3TC)

Organic catalyst

Page 110: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

110

69 Hóa học các hợp chất thiên

nhiên (3TC)

Chemistry of natural

Compound

70 Cơ sở lý thuyết hóa hữu cơ

hiện đại (3TC)

Fundamental of modern

organic chemistry

71 Physical Organic

Chemistry

Hóa lý hữu cơ

Hóa lý hữu cơ (3TC)

Physical organic chemistry

Học phần tương đương

72 Phương pháp phân tích sắc ký

trong hóa học hữu cơ (3TC)

Chromatographic methods in

organic chemistry

73 Statistical

Thermodynamics

Nhiệt động học thống

Nhiệt động học thống kê

(3TC)

Statical thermodynamics

Học phần tương đương

74 Electrochemical

Methods

Các phương pháp

điện hóa

Động học điện hóa (3TC)

Electrochemical kinetics

Khối kiến thức tương

đương

75 Lý thuyết xúc tác và ứng dụng

(3TC)

Catalytic theories and

application

76 Polymer Science &

Engineering

Khoa học và kĩ thuật

Hóa lý các hợp chất cao phân

tử (3TC)

Physical chemistry of

Khối kiến thức tương

đương

Page 111: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

111

polyme polymers

77 Computational

Chemical Biology

Tin học hóa sinh

Tin học ứng dụng trong hóa

học (3TC)

Computational chemistry

78 Structure and

Spectroscopy

Cấu trúc và phổ

Quang phổ phân tử (3TC)

Molecular Spectroscopy

Khối kiến thức tương

đương

79 Surface Chemistry

Hóa học bề mặt

Hóa học bề mặt và ứng dụng

(3TC)

Surface chemistry and

application

Học phần tương đương

80 Mô phỏng các quá trình hóa

học bằng máy tính (3TC)

Computational simulation of

chemical processes

81 Student Teaching

(8cr)

Thực tập sư phạm (4TC) Học phần tương đương

nhưng khác nhau về

thời lượng

82 CHE 302: Student

Teaching and Prof.

Seminar 4cr

Khóa luận tốt nghiệp (6TC)

Undergraduate thesis

Học phần tương đương

nhưng khác nhau về

thời lượng

83 Dạy học Hóa học gắn liền với

thực tiễn (3TC)

Teaching Chemistry

associated with reality

84 Integrating Multiple

Literacies and

Technology Across

Secondary

Curriculum (3 cr)

Lý luận và công nghệ dạy học

hiện đại Hóa học (3TC)

Theory and Technology i n

Chemistry Teaching

Học phần tương đương

Page 112: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

112

Công nghệ dạy học

hóa học ở trường

Trung học

85 Fundamentals of

Inorganic Chemistry

(3 cr)

Hóa vô cơ cơ sở

Cơ sở lí thuyết Hóa học (3TC)

Học phần tương đương

86 Phương pháp dạy học trong

môi trường học tập trực tuyến

(3TC)

Teaching methodology in

online Learning

Page 113: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

113

7. Tóm tắt nội dung học phần

1. PHI1004, Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin 1, 2 tín chỉ

­ Học phần tiên quyết: Không có

­ Tóm tắt nội dung

Học phần những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác­ Lênin 1 cung cấp cho người

học thế giới quan và phương pháp luận triết học đúng đắn thông qua những nội dung của

chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử: Trình bày hệ thống quan niệm

của triết học Mác ­ Lênin về tự nhiên, xã hội và con người, mối quan hệ giữa tự nhiên, xã

hội và con người; những quy luật chung nhất của sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã

hội và của tư duy con người. Lý luận của triết học Mác ­ Lênin về hình thái kinh tế ­ xã

hội, về giai cấp, đấu tranh giai cấp giải phóng con người, về dân tộc, cách mạng xã hội,

vai trò của quần chúng nhân dân và cá nhân lãnh tụ trong lịch sử.

2. PHI1005, Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin 2, 3 tín chỉ

- Học phần tiên quyết: PHI1004

- Tóm tắt nội dung

Học phần những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác­ Lênin 2 cung cấp cho người học:

Những nguyên lý cơ bản nhất của chủ nghĩa Mác ­ Lênin về phương thức sản xuất

tư bản chủ nghĩa qua việc nghiên cứu 3 học thuyết kinh tế: học thuyết về giá trị, học

thuyết về giá trị thặng dư và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Các học thuyết này

không chỉ làm rõ những quy luật kinh tế chủ yếu chi phối sự vận động của nền kinh tế thị

trường, của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa mà còn chỉ ra tính tất yếu của sự sụp đổ chủ

nghĩa tư bản và sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. Trên cơ sở đó làm rõ những cơ sở lý

luận cơ bản, trực tiếp dẫn đến sự ra đời và những nội dung chủ yếu của học thuyết Mác­

Lênin về chủ nghĩa xã hội.

3. POL1001, Tư tưởng Hồ Chí Minh, 2 tín chỉ

- Học phần tiên quyết: PHI1005 ­ Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác ­

Lênin 2

- Tóm tắt nội dung

Học phần cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về:

Page 114: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

114

Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh;

Hệ thống những quan điểm toàn diện và sâu sắc về một số vấn đề cơ bản của cách

mạng Việt Nam, bao gồm vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc; chủ nghĩa xã

hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; Đảng Cộng sản Việt Nam; đại

đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế; dân chủ và xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì

dân; đạo đức, văn hóa và xây dựng con người mới.

Những đóng góp về lý luận và thực tiễn của Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách

mạng của dân tộc Việt Nam.

4. HIS1002, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, 3 tín chỉ

- Học phần tiên quyết: POL1001

5. INT1003, Tin học cơ sở 1, 2 tín chỉ

- Học phần tiên quyết: không có

- Tóm tắt nội dung

Phần 1: Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ sở về thông tin, máy tính, phần mềm và

các ứng dụng công nghệ thông tin.

Phần 2: Cung cấp kiến thức và rèn luyện kỹ năng sử dụng hệ điều hành, sử dụng các phần

mềm văn phòng thông dụng và khai thác một số dịch vụ trên Internet.

6. INT1005, Tin học cơ sở 3, 2 tín chỉ

- Học phần tiên quyết: INT1003 ­ Tin học cơ sở 1

- Tóm tắt nội dung

Kiến thức cơ bản về lập trình: Phương pháp lập trình, ngôn ngữ lập trình bậc cao, các

bước để xây dựng chương trình, các cấu trúc điều khiển, các kiểu dữ liệu, cấu trúc mảng,

hàm, thủ tục/chương trình con, biến cục bộ, biến toàn cục, vào ra dữ liệu tệp.

Rèn luyện kỹ năng sử dụng thành thạo một ngôn ngữ lập trình bậc cao được lựa chọn (C/

FORTRAN):

7. FLF2101, Tiếng Anh cơ sở 1, 4 tín chỉ

­ Học phần tiên quyết: không có

­ Tóm tắt nội dung

Page 115: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

115

Chương trình tiếng Anh cơ sở 1 là chương trình đầu tiên trong ba chương trình đào tạo

tiếng Anh dành cho tiếng Anh không chuyên bậc đại học. Học phần cung cấp cho sinh

viên những kiến thức cơ bản về:

Các thời thể ngữ pháp tiếng Anh dành cho người mới bắt đầu như động từ to be, thời hiện

tại đơn, quá khứ đơn, các cách đặt câu hỏi để lấy thông tin …;

Những từ vựng được sử dụng trong các tình huống hàng ngày và để nói về các chủ đề

quen thuộc của cuộc sống như bản thân, gia đình, quê hương, đất nước…;

Bảng phiên âm quốc tế và cách phát âm phụ âm, nguyên âm, các âm phổ biến trong tiếng

Anh. Bên cạnh đó, sinh viên cũng được học về cách phát âm các dạng của động từ to be,

các động từ được chia ở dạng hiện tại và quá khứ;

Các kỹ năng ngôn ngữ đọc, nghe, nói, viết ở dạng làm quen ban đầu.

8. FLF2102, Tiếng Anh cơ sở 2, 5 tín chỉ

- Học phần tiên quyết: FLF2101

- Tóm tắt nội dung

Chương trình Tiếng Anh cơ sở 2 là chương trình thứ hai trong ba chương trình đào tạo

tiếng Anh dành cho tiếng Anh không chuyên bậc đại học. Học phần cung cấp cho sinh

viên những kiến thức cơ bản về:

Các thời thể ngữ pháp tiếng Anh dành cho sinh viên trình độ tiền trung cấp như thời hiện

tại đơn, hiện tại tiếp diễn, hiện tại hoàn thành, quá khứ đơn, quá khứ tiếp diễn, quá khứ

hoàn thành, các động từ khuyết thiếu …;

Những từ vựng được sử dụng trong các tình huống hàng ngày và để nói về các chủ điểm

quen thuộc như gia đình, sở thích, lĩnh vực quan tâm, công việc, du lịch, sự kiện đang

diễn ra; Bên cạnh đó, sinh viên cũng được học cách cấu tạo và sử dụng các loại từ vựng

như tính từ, trạng từ, đại từ, động từ tình thái, cụm động từ, cách kết hợp từ, quy tắc cấu

tạo từ;

Bảng phiên âm quốc tế và cách cặp âm, trọng âm từ, câu và các cách phát âm chuẩn theo

bảng phiên âm quốc tế;

Các kỹ năng ngôn ngữ đọc, nghe, nói, viết ở mức độ tiền trung cấp.

9. FLF2103, Tiếng Anh cơ sở 3 (B1), 5 tín chỉ

Page 116: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

116

- Học phần tiên quyết: FLF2102

- Tóm tắt nội dung

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về:

Các vấn đề ngữ pháp tiếng Anh nâng cao dành cho sinh viên trình độ trung cấp việc sử

dụng từ, ngữ pháp phổ biến, phân biệt văn phong học thuật và văn phong hội thoại, cách

dựng câu …

Những từ vựng cơ bản được sử dụng trong các lĩnh vực liên quan đến chuyên ngành học

tập.

Phương pháp thuyết trình khoa học.

Các kỹ năng ngôn ngữ đọc, nghe, nói, viết ở mức độ trung cấp.

10. Giáo dục thể chất

11. Giáo dục quốc phòng - an ninh

12. Kĩ năng bổ trợ

13. PSE 2001. Đại cương về Tâm lý và tâm lý học nhà trường

- Học phần tiên quyết: Không

- Tóm tắt nội dung

- Học phần Đại cương về Tâm lý và tâm lý học nhà trường cung cấp cho sinh viên

các kiến thức cơ bản về khoa học tâm lý học và vận dụng kiến thức đó vào trong nhà

trường nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học và giáo dục. Nội dung học phần đề

cập đến các vấn đề: Lịch sử tâm lý học. Các trường phái tâm lý học, quan điểm duy vật

biện chứng về tâm lý và các phương pháp nghiên cứu.Cơ sở sinh lý thần kinh của tâm lý.

Sự phát triển của con người qua các giai đoạn lứa tuổi. Quá trình nhận thức của con

người. Sự phát triển trí tuệ và các biện pháp phát triển trí tuệ. Các vấn đề ý thức và vô

thức trong đời sống tâm lý con người. Các lý thuyết về sự học. Hoạt động học tập và đặc

điểm hoạt động học tập của người học.Trí nhớ và các quá trình trí nhớ.Quên và các biện

pháp chống quên.Giới thiệu về động cơ, động cơ học tập và các biện pháp hình thành

động cơ học tập cho học sinh. Đời sống tình cảm và các đặc điểm của đời sống tình cảm.

Vấn đề stress và quản lý stress. Các rối loạn tâm lý xẩy ra ở học sinh.Các vấn đề nhân

cách, cấu trúc nhân cách và những đặc điểm nhân cách của học sinh với việc học. Hoạt

Page 117: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

117

động dạy học và nhân cách người giáo viên. Các biện pháp phát triển nhân cách người

giáo viên.

14. PSE 2002. Giáo dục học, 3 tín chỉ

­ Học phần tiên quyết: PSE 2001

­ Tóm tắt nội dung:

“Giáo dục học và quá trình giáo dục trong nhà trường“ là học phần tích hợp cao các tri

thức lý luận GDH và các định hướng phát triển kỹ năng nghề nghiệp, trang bị cho người

học một hệ thống kiến thức đại cương, cơ bản, hiện đại của giáo dục học, lịch sử giáo dục,

về mối quan hệ giữa giáo dục và sự phát triển, và những vấn đề cơ bản của quá trình giáo

dục trong nhà trường phổ thông, nhà giáo và người học.

Học phần cũng cung cấp cho SV sư phạm một hệ thống tri thức giáo dục học về tổ

chức, quản lý các hoạt động giáo dục, hệ thống kỹ năng quản lý lớp học của một giáo viên

và công tác giáo viên chủ nhiệm, các kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục cơ bản trong

trường phổ thông trung học.

Trên cơ sở đó, người học có thể đối chiếu, phát triển, vận dụng trong các loại hình nhà

trường khác, bậc học khác.

Các kỹ năng chủ yếu được hình thành qua thực hành trên lớp học, có sự gắn kết chặt chẽ

với hoạt động thực hành kỹ năng nghề nghiệp và kiến tập sư phạm tại trường trung học.

Chương trình học phần gồm 3 phần (09 chương, 3tín chỉ) được phân bổ với các chương,

mục như sau.

15. TMT 1001, Lý luận và công nghệ dạy học, 3 tín chỉ

­ Học phần tiên quyết: PSE 2001

­ Tóm tắt nội dung

Học phần Lí luận và công nghệ dạy học cung cấp những khái niệm cơ bản, bản chất, quy

luật và đặc điểm của quá trình dạy học, những lý thuyết dạy học, những quan điểm dạy

học khác nhau, sự phát triển của dạy học qua các thời kỳ lịch sử với sự chi phối chặt chẽ

của điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội. Đặc biệt học phần còn giới thiệu các xu hướng và

thực tiễn đổi mới dạy học trên thế giới và ở Việt Nam, các phương pháp dạy học và kĩ

thuật triển khai các phương pháp dạy học, các công nghệ trong dạy học. Lí luận và công

Page 118: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

118

nghệ dạy học là học phần cơ bản trong nhóm bộ môn đào tạo nghiệp vụ sư phạm, vừa

mang tính lí luận vừa mang tính thực hành.

16. EAM 1001, Đánh giá trong giáo dục, 3 tín chỉ

­ Học phần tiên quyết: Không

­ Tóm tắt nội dung

Đánh giá trong giáo dục là học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về vị

trí, vai trò, chức năng của đánh giá trong giáo dục nói chung và trong hoạt động dạy ­ học

nói riêng, đồng thời rèn luyện cho sinh viên kĩ năng xác định mục tiêu của học phần, bài

học làm cơ sở cho việc xây dựng một qui trình đánh giá kết quả học tập học phần một

cách khách quan, khoa học và công bằng. Qui trình này giúp giáo viên và học sinh không

những đánh giá, tự đánh giá kết quả của quá trình dạy học, mà còn giúp thu thập các

thông tin phản hồi hữu ích, giúp điều chỉnh quá trình dạy học để đạt mục tiêu dạy học một

cách tốt nhất.

Học phần trang bị cho sinh viên các phương pháp, kĩ thuật trong đánh giá, thiết kế

câu hỏi, xây dựng bài kiểm tra các loại, cách xử lý, sử dụng kết quả đánh giá. Phần cuối

của học phần giới thiệu về các kĩ thuật đánh giá trong lớp học.

17. EDM 2001, Phát triển chương trình giáo dục, 3 tín chỉ

­ Học phần tiên quyết: PSE 2001, PSE 2002, TMT 1001

­ Tóm tắt nội dung

Học phần gồm có 4 chương mở đầu là khái quát về chương trình giáo dục và phát

triển chương trình giáo dục cũng như các cách tiếp cận phát triển chương trình giáo dục

hiện nay nhằm cung cấp cho người học có được kiến thức tổng quan về phát triển chương

trình giáo dục. Bên cạnh đó những kiến thức được sắp xếp một cách hệ thống giúp người

học có khả năng thiết kế chương trình cho từng môn học cụ thể theo đúng qui trình. Một

số vấn đề về phát triển chương trình giáo dục ở bậc học phổ thông hiện nay cũng góp

phần cụ thể hóa kiến thức và phân tích thực trạng về phát triển chương trình giáo dục

trong chính ngành học, môn học mà người học sẽ đảm nhiệm.

18. PSE 2003, Thực hành sư phạm và phát triển các kĩ năng cá nhân, xã hội, 3 tín

chỉ

Page 119: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

119

­ Học phần tiên quyết: PSE 2001, PSE 2002

­ Tóm tắt nội dung

Học phần Thực hành sư phạm và phát triển kĩ năng cá nhân, xã hội cung cấp cho sinh

viên các kiến thức cơ bản và ứng dụng trong quá trình hoạt động nghề nghiệp và rèn luyện

nhân cách người giáo viên. Nội dung học phần đề cập đến các vấn đề gồm: Giáo dục giá

trị và giá trị sống cho học sinh là nền tảng trong việc hình thành nhân cách con người.

Giáo viên biết và vận dụng các con đường để hình thành giá trị sống cho học sinh. Nội

dung và cách thức rèn luyện các kĩ năng sư phạm cho giáo viên giúp cho hoạt động nghề

nghiệp được hiệu quả. Nội dung và rèn luyện các kĩ năng cá nhân và xã hội giúp cho giáo

viên có khả năng thích ứng và phát triển cá nhân được tốt nhất. Các nội dung của học

phần đều được thực hành và trải nghiệm thường xuyên.

19. PSE 2004, Phương pháp nghiên cứu khoa học, 3 tín chỉ

­ Học phần tiên quyết: Không

­ Tóm tắt nội dung:

“PPNC khoa học” là học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo cử nhân sư phạm. Học

phần được thiết kế với thời lượng 2 tín chỉ và nhằm mục đích cung cấp cho người học

kiến thức và kỹ năng cơ bản, bước đầu thực hiện các loại hình nghiên cứu trong lĩnh vực

giáo dục như bài tập lớn, khoá luận tốt nghiệp, báo cáo khoa học, bài báo khoa học. Học

phần được thiết kế theo các nội dung cơ bản sau :

• Hệ thống khái niệm cơ bản : Khoa học, nghiên cứu khoa học, các quan điểm tiếp

cận về nghiên cứu khoa học giáo dục, các lĩnh vực nghiên cứu khoa học giáo dục. Một số

nguyên tắc, yêu cầu khi thực hiện đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục.

• Đặc điểm và phân loại các nhóm NCKH khoa học giáo dục.

• Lựa chọn và triển khai một số NCKH trong khoa học giáo dục

• Kĩ thuật xử lý số liệu và phân tích kết quả .

• Quy trình tiến hành một công trình NCKH, thiết kế đề cương nghiên cứu.

• Trình bày một công trình NCKH giáo dục dưới các hình thức khác nhau như bài

tập lớn, khoá luận tốt nghiệp, báo cáo khoa học.

• Tiêu chí đánh giá và đánh giá một nghiên cứu khoa học giáo dục.

Page 120: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

120

Học phần sẽ được thực hiện dưới hình thức đan xen các phần lý thuyết và thực hành,

trong đó hoạt động thực hành chiếm phần lớn thời lượng học phần và dưới các hình thức

khác nhau như cá nhân, nhóm, xê mi na ...

20. PSE 2005, Tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường, 3 tín chỉ

­ Học phần tiên quyết: PSE 2001, PSE 2002

­ Tóm tắt nội dung

Học phần Tổ chức các hoạt động giáo dục và hoạt động TNST tạo cơ hội cho SV rèn

luyện và tự rèn luyện, phát triển khả năng ứng dụng kiến thức Khoa học giáo dục trong

quá trình hoạt động thực hành kỹ năng nghề nghiệp, rèn luyện phẩm chất nhân cách người

giáo viên. Nội dung học phần chủ yếu đề cập đến hệ thống kỹ năng nghiên cứu đối tượng

giáo dục (người học, lớp học), Kỹ năng quản lý lớp trong giờ học, Kỹ năng thiết kế và tổ

chức triển khai, đánh giá các hoạt động giáo dục nói chung (bao gồm hoạt động TNST),…

và phát triển các kỹ năng mềm, khả năng thích ứng và phát triển năng lực nghề nghiệp.

Nội dung thực hành giúp SV rèn luyện, phát triển các kĩ năng nghề nghiệp của người giáo

viên và các kĩ năng cá nhân, tạo cơ hội thuận lợi, phát huy vai trò chủ thể của SV trong

các hoạt động tích cực chuẩn bị cho họ đi thực tập sư phạm nói riêng, góp phần phát triển

các năng lực, phẩm chất nghề nghiệp nói chung.

21. EDM 2002, Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành giáo dục và đào

tạo, 2 tín chỉ

Học phần tiên quyết: Không

Tóm tắt nội dung

Học phần cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về nhà nước, QLHCNN,

các nguyên tắc, đặc điểm quản lý, cơ chế tổ chức và nội dung quản lý hành chính nhà

nước về giáo dục, các quy định Luật giáo dục, Điều lệ nhà trường, từ đó giúp người học ý

thức được những chức trách, nhiệm vụ của mình trong quá trình xây giáo dục học sinh

góp phần nâng cao chất lượng và công bằng giáo dục; Học phần chú trọng đến việc nhận

thức và vận dụng những nội dung quản lý nhà nước về GD&ĐT vào giải quyết các vấn đề

trong việc quản lý và thực hiện đổi mới giáo dục và việc bồi dưỡng nhân cách người giáo

Page 121: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

121

viên; đồng thời góp phần hình thành các kỹ năng về quản lý học sinh, quản lý trường học

cho người học.

22. PSE 2006, Tư vấn tâm lý học đường, 2 tín chỉ

­ Học phần tiên quyết: PSE2001, PSE2002

­ Tóm tắt nội dung

Tư vấn tâm lý học đường cung cấp cho giáo sinh sư phạm những kiến thức cơ bản

về tư vấn tâm lý và tư vấn tâm lý học đường. Đây là một nền tảng quan trọng giúp cho các

thầy cô thành công hơn nữa trong việc giáo dục học sinh trong nhà trường. Các nội dung

gồm có:

Những vấn đề khái quát chung về tâm lý học tư vấn như: Đối tượng, nhiệm vụ, ý nghĩa

của tâm lý học tư vấn; sơ lược lịch sử phát triển tâm lý học và một số mô hình tư vấn tâm

lý.

Những vấn đề về người cán bộ tư vấn tâm lý học đường: Vai trò, trách nhiệm của người

cán bộ tư vấn, những yêu cầu đối với người làm công tác tư vấn tâm lý, một số yêu cầu cơ

bản về đạo đức nghề nghiệp.

Những vấn đề về kĩ năng tư vấn tâm lý gồm có: kĩ năng lắng nghe, kĩ năng đặt câu hỏi, kĩ

năng quan sát, kĩ năng đồng cảm và thấu cảm, kĩ năng thiết lập mối quan hệ, kĩ năng huy

động và kết nối các nguồn lực để hỗ trợ học sinh, xếp thứ tự ưu tiên và theo trật tự khi tư

vấn cho học sinh.

Những vấn đề về các khó khăn tâm lý của học sinh và các nội dung tư vấn giáo dục thanh

thiếu niên: đặc điểm tâm lý lứa tuổi, con đường dẫn đến hành vi ứng xử tiêu cực ở thanh

thiếu niên, nguyên nhân và cơ chế dẫn đến những khó khăn tâm lý của học sinh, chiến

lược làm việc với thanh thiếu niên có vấn đề về hành vi, phát hiện và bồi dưỡng năng

khiếu ở thanh thiếu niên.

23. MAT1091, Giải tích 1, 3 tín chỉ

- Học phần tiên quyết:

- Tóm tắt nội dung:

Học phần cung cấp các kiến thức về đạo hàm, vi phân của hàm một biến số và ứng dụng

để tính gần đúng, đạo hàm cấp cao, công thức khai triển Taylor, Măc Lôranh, quy tắc tìm

Page 122: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

122

giới hạn Lôpitan. Nội dung cũng đề cập đến các phương pháp tìm nguyên hàm và tính tích

phân xác định, tính các tích phân suy rộng loại 1và 2. Trình bày về chuỗi số, chuỗi số

dương, chuỗi số đan dấu, chuỗi luỹ thừa, chuỗi Furie.

24. MAT1092, Giải tích 2, 3 tín chỉ

- Học phần tiên quyết: MAT1091

- Tóm tắt nội dung:

Trang bị cho sinh viên các khái niệm quan trọng của hàm hai hoặc ba biến như giới hạn,

tính liên tục, tính khả vi, khảo sát cực trị địa phương. Học phần trình bày về tích phân bội

cùng với các ứng dụng của nó trong các bài toán tính diện tích, thể tích, trọng tâm, khối

lượng. Cung cấp khái niệm cơ bản của tích phân đường, tích phân mặt. Đưa ra các công

thức liên hệ tích phân bội với tích phân đường­mặt. Các phương pháp giải phương trình vi

phân cấp1 và cấp 2.

25. PHY1100, Cơ -Nhiệt, 3 tín chỉ

- Học phần tiên quyết: MAT1091

- Tóm tắt nội dung:

Phần Cơ học bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Động học và các định luật cơ bản của

động lực học chất điểm, hệ chất điểm, vật rắn. Nguyên lý tương đối Galile.Ba định luật

bảo toàn của cơ học: định luật bảo toàn động lượng, định luật bảo toàn mômen động

lượng và định luật bảo toàn năng lượng. Định luật hấp dẫn vũ trụ và chuyển động của các

hành tinh, vệ tinh.Hai dạng chuyển động cơ bản của vật rắn: chuyển động tịnh tiến và

chuyển động quay. Dao động và sóng cơ. Cuối cùng là giới thiệu về thuyết tương đối hẹp

của Anhxtanh.

Phần nhiệt học bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Các kiến thức cơ bản về nhiệt động

lực học mà nội dung xoay quanh ba định luật: định luật số không, định luật số một và định

luật số hai. Các vấn đề về nhiệt độ, áp suất, các hiện tượng truyền trên cơ sở thuyết động

học phân tử

26. PHY1103, Điện- Quang, 3 tín chỉ

- Học phần tiên quyết: MAT1091

- Tóm tắt nội dung:

Page 123: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

123

Phần Điện từ:

Học phần Điện và từ cung cấp cho người học: Những kiến thức cơ sở về điện: điện

trường, điện thế, dòng điện, các định luật Ohm, Joule­Lenz…Những kiến thức cơ sở về

từ: từ trường, lực Lorentz, các định luật Biot­ Savart ­ Laplace, Faraday...Dao động điện

và sóng điện từ. Các quy luật tương tác giữa các điện tích đứng yên, chuyển động đều,

chuyển động có gia tốc; hiểu được sự chuyển hóa năng lượng giữa điện và từ, hiểu sâu

những hiện tượng liên quan đến kĩ thuật điện, dao động điện.

Phần Quang học:

Trình bày: Các hiện tượng quang học thể hiện tính chất sóng của ánh sáng như: giao thoa,

nhiễu xạ và phân cực ánh sáng. Các hiện tượng thể hiện tính chất lượng tử của ánh sáng

như bức xạ nhiệt, hiệu ứng quang điện, hiệu ứng Compton. Phần tính chất lượng tử của

ánh sáng bắt đầu từ các định luật về bức xạ nhiệt để dẫn dắt tới khái niệm lượng tử năng

lượng của Planck và sau đó là thuyết photon của Einstein. Lý thuyết lượng tử của ánh

sáng được vận dụng để giải thích một số hiện tượng quang học điển hình mà lý thuyết

sóng không giải thích được.

27. CHE1051, Hóa học đại cương 1, 3 tín chỉ

- Học phần tiên quyết:

- Tóm tắt nội dung:

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cấu tạo nguyên tử, phân tử và

liên kết hoá học, nắm được những nội dung của các phương pháp hoá học hiện đại :

phương pháp liên kết hoá trị (phương pháp VB) và phương pháp obitan phân tử (phương

pháp MO). Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ sở về sự tạo thành liên kết trong

các phân tử phức.Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các loại tinh thể (ion,

nguyên tử, phân tử, kim loại). Sau mỗi chương, mỗi phần học là phần bài tập bắt buộc để

sinh viên nắm vững kiến thức đã học. Sau khi học giáo trình Hoá Đại cương I, sinh viên

được trang bị những kiến thức cơ sở về cấu tạo nguyên tử, phân tử, phức chất, các trạng

thái tinh thể và sự tạo thành liên kết trong chúng.

28. CHE1052, Hóa học đại cương 2, 3 tín chỉ

- Học phần tiên quyết:

Page 124: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

124

- Tóm tắt nội dung:

Chương nhiệt động hóa học nghiên cứu sự biến đổi các đại lượng nhiệt động như

U, H, S, G… của các quá trình hóa học hoặc các phản ứng hóa học, từ đó biết được

chiều hướng của quá trình, điều kiện cân bằng của hệ hóa học. Chương động hóa học

nghiên cứu tốc độ phản ứng và cơ chế phản ứng. Chương cân bằng hóa học và dung dịch

ứng dụng các nguyên lý cơ bản của nhiệt động học và động hóa học vào nghiên cứu các

phản ứng và cân bằng trong dung dịch như cân bằng axit ­ bazơ, cân bằng của chất điện ly

và chất điện ly ít tan, cân bằng tạo phức… Chương hóa học và dòng điện nghiên cứu quan

hệ qua lại giữa phản ứng oxi hóa khử và dòng điện: pin ganvanic và điện phân.

29. CHE1046, Thực tập hóa học đại cương, 2 tín chỉ

- Học phần tiên quyết: CHE1052, Hóa đại cương 2

Tóm tắt nội dung:

Sinh viên tiến hành 14 bài thực hành về hoá đại cương thuộc các phần lí thuyết chung về

các định luật khí, xác định khối lượng mol và mol đương lượng, nhiệt động học, động

học, cân bằng, dung dịch và điện hoá học.

30. CHE1077, Hóa học vô cơ 1, 3 tín chỉ

- Học phần tiên quyết: CHE1052, Hóa đại cương 2

- Tóm tắt nội dung

Trên cơ sở những kiến thức Hóa đại cương, học phần tr ang bị cho người học

những kiến thức cơ bản về cấu tạo nguyên tử, các đặc trưng chung của các nguyên tố s,

nguyên tố p và d. Tính chất các đơn chất và các hợp chất cũng như các biến đổi tính chất

trong nhóm các nguyên tố nhóm IA­ VIIIA. Nắm vững tính chất cơ bản và các ứng dụng

trong thực tiễn của các đơn chất, hợp chất tạo nên từ các nguyên tố s, p, d làm cơ sở để

giải thích các hiện tượng, ứng dụng của các chất trong thực tiễn, cuộc sống và trong dạy

học ở trường phổ thông.

31. CHE1054, Thực tập hóa học vô cơ 1, 2 tín chỉ

- Học phần tiên quyết: CHE1052, Hóa đại cương 2

- Tóm tắt nội dung:

Page 125: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

125

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và kĩ năng thực hành trong phòng thí

nghiệm hoá học. Quan sát và giải thích hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm minh hoạ

tính chất, chuyển hoá giữa các hợp chất của các nguyên tố thuộc các nguyên tố s và

nguyên tố d qua đó lựa chọn phương pháp điều chế, nhận biết, tinh chế và thu các sản

phẩm rắn, lỏng, khí khác nhau.

32. CHE1055, Hóa học hữu cơ 1, 4 tín chỉ

- Học phần tiên quyết: CHE1052, Hóa đại cương 2

- Tóm tắt nội dung:

Tổng quan về lịch sử phát triển của Hóa học hữu cơ; Cấu trúc và liên kết trong phân tử

hợp chất hữu cơ; Các phương pháp xác định thành phần và cấu trúc phân tử hợp chất hữu

cơ; Các hợp chất hữu cơ cơ bản; Các phản ứng Hóa học hữu cơ; Cơ chế các phản ứng Hóa

học hữu cơ; Câu hỏi và bài tập đi kèm.

33. CHE1191, Thực tập hóa học hữu cơ 1, 2 tín chỉ

- Học phần tiên quyết: CHE1052, Hóa đại cương 2

- Tóm tắt nội dung:

Cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về các kĩ thuật cơ bản để tách chiết, phân

lập và tinh chế các chất hữu cơ, các phương pháp chưng cất đơn, chưng cất phân đoạn,

chưng cất lôi cuốn với hơi nước…, các phương pháp được áp dụng để tổng hợp một số

hợp chất hữu cơ.

34. CHE2114, Hóa học hữu cơ 2, 3 tín chỉ

- Học phần tiên quyết: CHE1052, Hóa đại cương 2

- Tóm tắt nội dung:

Phần đầu giới thiệu cấu trúc và liên kết, tính chất lập thể trong phân tử các hợp chất hữu

cơ; phần tiếp theo thảo luận về các phương pháp nghiên cứu và mô tả cơ chế phản ứng

Hoá học Hữu cơ; phần tiếp theo thảo luận về cơ chế một số phản ứng quan trọng Hóa học

hữu cơ; cuối cùng là câu hỏi và bài tập đi kèm.

35. CHE1082, Cơ sở hóa học phân tích, 3 tín chỉ

- Học phần tiên quyết: CHE1052, Hóa đại cương 2

- Tóm tắt nội dung:

Page 126: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

126

Hoá học phân tích là khoa học về các phương pháp xác định thành phần (định tính và định

lượng) các chất và hỗn hợp của chúng cũng như cấu trúc của các chất. Trong phần đầu

nêu bức tranh toàn cảnh về hoá phân tích bao gồm các phần chính, các phương pháp của

hoá phân tích, các phương pháp của hoá phân tích, các bước của một qui trình phân tích,

nhiệm vụ, vai trò và lĩnh vực ứng dụng của hoá phân tích đối với các lĩnh vực khoa học,

kĩ thuật và kinh tế xã hội. Phần chủ yếu của học phần giới thiệu lí thuyết của các loại phản

ứng phân tích quan trọng nhất cũng như các phương pháp phân tích định lượng hoá học

sử dụng các loại phản ứng đó. Lí thuyết của các loại phản ứng phân tích là cơ sở để hiểu

biết sâu sắc các phương pháp phân tích công cụ sẽ được học trong học phần tiếp theo: Các

phương pháp phân tích công cụ.

36. CHE1058, Thực tập hóa học phân tích, 2 tín chỉ

- Học phần tiên quyết: CHE1052, Hóa đại cương 2

- Tóm tắt nội dung:

Thực tập Hoá học phân tích là khoa học thực nghiệm về các phương pháp xác định thành

phần (định tính và định lượng) các chất và hỗn hợp của chúng cũng như cấu trúc của các

chất. Học phần cung cấp các kĩ năng cơ bản về hóa phân tích: pha chế dung dịch, cách

tiến hành các thí nghiệm phân tích định lượng (tập trung chủ yếu vào các phương pháp

phân tích thể tích), cách xử lí và báo cáo số liệu thực nghiệm trong hóa phân tích. Sinh

viên được thực hiện các thao tác chuẩn độ cơ bản và tiến hành phân tích các mẫu thực tế.

37. CHE1083, Hóa lý 1, 3 tín chỉ

- Học phần tiên quyết: CHE1051, Hóa đại cương 1

Tóm tắt nội dung:

a. Giới thiệu sự sự xuất hiện và hình thành của cơ học lượng tử (CHLT):

­ Tình bầy những thuộc tính quan trọng của hệ hạt vi mô: tính sóng­hạt và tính không

đồng thời xác định 2 đại lượng cơ học.

­ Đưa ra các khái niệm về các công cụ toán học chính dùng trong việc xây dựng học phần

CHLT: toán tử và hàm sóng cũng như ứng dụng của chúng.

­ Giới thiệu hệ tiên đề được xem là vấn đề cốt lõi của CHLT để áp dụng vào các hệ lượng

tử đơn giản và hoá học: chuyển động của electron trong hộp thế, dao động tử điều hoà...

Page 127: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

127

b. Áp dụng những nguyên lí cơ bản của CHLT và biết cách vận dụng chúng vào hoá học:

­ Áp dụng phương trình Schrodinger cho bài toán nguyên tử hiđro trong trường xuyên tâm

để từ đó nắm chắc bản chất các khái niệm như obitan nguyên tử (AO), khái niệm spin,

nguyên lí không phân biệt các hạt cùng loại và mô hình về các hạt độc lập, hàm sóng viết

dưới dạng định thức Slater…

­ Nêu lên các luận điểm của phương pháp obitan phân tử (MO) và biết cách vận dụng

phương pháp này để xây dựng giản đồ MO cho phân tử đơn giản dạng A2, AB và làm

quen với giản đồ MO cho các dạng phức tạp hơn.

­ Lí giải tại sao lại có phương pháp MO Huckel (HMO). Trình bầy nội dung và phạm vi

ứng dụng của phương pháp HMO cho các phân tử liên hợp thuộc hệ mạch thẳng, mạch

vòng và dị vòng. Biết cách xây dựng sơ đồ MO().

­ Giới thiệu phương pháp MO áp dụng cho phức chất đối với kiểu phức chất không có liên

kết ­ phức chất bát diện và với kiểu phức chất có liên kết ­phức chất vuông phẳng và

tứ diện.

­ Làm quen với những kiến thức cơ bản một cách định lượng về phổ phân tử dựa trên kết

quả xác định năng lượng từ các bài toán lượng tử về quay tử cứng, dao động tử điều

hoà….Sự tương tác giữa vật chất và bức xạ điện từ dẫn đến sự xuất hiện các dạng phổ

khác nhau như phổ electron, phổ quay­dao động, phổ cộng hưởng từ hạt nhân.

38. CHE1085, Thực tập hóa lí 1, 2 tín chỉ

- Học phần tiên quyết: CHE1052, Hóa đại cương 2

- Tóm tắt nội dung:

Học phần Thực tập Hoá lý 1 bao gồm 15 bài thực hành liên quan đến những kiến thức cơ

bản nhất của Hoá lý. Nội dung của học phần bao gồm 8 bài thực tập được lựa chọn theo

từng học kỳ, năm học trong tổng số bài thực tập của chương trình thực tập Hóa lý 1. Sinh

viên được tiến hành thực tập trên các thiết bị phù hợp, tương ứng với các nội dung được

học trong lý thuyết Hoá lý về Nhiệt động hóa học, Động hoá học, Điện hóa và Hóa keo.

39. CHE1084, Hóa lý 2, 5 tín chỉ

- Học phần tiên quyết: CHE1051 (Hóa đại cương 1); CHE1052 (Hóa đại cương 2);

CHE1083 (Hóa lý 1).

Page 128: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

128

- Tóm tắt nội dung:

Nhiệt động học hóa học nghiên cứu về mặt năng lượng và entropy của các chất trong phản

ứng, trên cơ sở đó suy xét về các khả năng xảy ra và giới hạn của phản ứng. Các nguyên lí

của nhiệt động học và ứng dụng các nguyên lí đó vào cân bằng hoá học, cân bằng pha và

dung dịch giúp cho sinh viên hiểu rõ lí thuyết của các quá trình hoá học và vận dụng các

hiểu biết đó để học tốt các học phần khác liên quan đến ngành học, cũng như ứng dụng

trong thực tiễn.

Các kiến thức về điện hóa: Nghiên cứu dung dịch điện li, thuyết điện li cổ điển Arrenius,

nguyên nhân và cơ chế hình thành lớp kép, nguyên lí hoạt động của pin điện..

Các kiến thức về động học hóa học: Phương trình động học của các phản ứng từ đơn giản

đến phức tạp và các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. Các lí thuyết cơ bản về phản

ứng, giới thiệu một số loại phản ứng. Những kiến thức về xúc tác và hấp phụ.

40. CHE1090, Hóa học vô cơ 2, 3 tín chỉ

- Học phần tiên quyết: CHE1077, Hóa vô cơ 1.

- Tóm tắt nội dung:

Sau khi đã học Hóa Vô cơ 1, ở học phần này sinh viên sẽ được giới thiệu những vấn đề lý

thuyết sâu về Hóa học phức chất của các nguyên tố chuyển tiếp, các nguyên tố lantanit và

actinit, cấu tạo phân tử của các chất, đặc biệt là phương pháp obitan phân tử. Học phần

cũng cung cấp cho sinh viên những kiến thức đề cao về các phản ứng vô cơ cơ bản là

phản ứng axit­bazơ, phản ứng oxi hóa­ khử và phản ứng của các phức chất. Đặc biệt, để

cho có thể nắm bắt được những vấn đề lý thuyết về cấu tạo phân tử và liên kết hóa học

sinh viên cần được trang bị những kiến thức cơ bản về lý thuyết đối xứng ở chương 1.

41. CHE2005, Thực tập hóa học hữu cơ 2, 2 tín chỉ

- Học phần tiên quyết: CHE1052, Hóa đại cương 2; CHE1191, thực tập hóa hữu cơ 1

- Tóm tắt nội dung:

Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về kĩ thuật tách chiết, phân lập và tinh chế

các chất hữu cơ, các phương pháp tổng hợp một số hợp chất hữu cơ qua nhiều giai đoạn,

các phương pháp tiến hành phản ứng hữu cơ đặc thù, cách kiểm tra, đánh giá hiệu quả

phản ứng và diễn biến phản ứng qua một số kĩ thuật sắc ký…

Page 129: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

129

42. CHE2008, Thực tập hóa lí 2, 2 tín chỉ

- Học phần tiên quyết: CHE1052, Hóa đại cương 2

- Tóm tắt nội dung:

Học phần Thực tập Hoá lý 2 bao gồm 10 bài thực hành liên quan đến những kiến thức

Hoá lý. Sinh viên được tiến hành thực tập trên các thiết bị cập nhật, hiện đại, tương ứng

với các nội dung được học trong lý thuyết Hoá lý về Cấu tạo, Động hoá học, Động học

điện hóa, Hóa keo và Cao phân tử. Sinh viên cần tích luỹ đủ 7/10 bài thí nghiệm theo lịch

trình được phân công.

43. CHE2003, Thực tập hóa vô cơ 2, 2 tín chỉ

- Học phần tiên quyết: CHE1052, Hóa đại cương 2

- Tóm tắt nội dung:

Tổng hợp các hợp chất vô cơ, sử dụng một số phương pháp vật lý và hóa lý hiện đại để

xác định các đặc trưng và nghiên cứu tính chất của hợp chất tổng hợp được.

44. MAT1101, Xác suất thống kê, 3 tín chỉ

- Học phần tiên quyết: MAT1091

- Tóm tắt nội dung:

Nội dung học phần gồm 2 phần chính: phần Xác suất và phần Thống kê. Phần xác suất

cung cấp cho sinh viên các kiến thức về phép thử ngẫu nhiên, biến cố, xác suất của biến

cố, các phương pháp tính xác suất, đại lượng ngẫu nhiên và phân phối của nó, các đặc

trưng của đại lượng ngẫu nhiên, một số phân phối thường gặp trong thực tế. Phần thống

kê giới thiệu cho sinh viên các bài toán cơ bản của thống kê và cách giải quyết các bài

toán này như bài toán ước lượng khoảng, bài toán kiểm định giả thiết, bài toán tương quan

và hồi quy.

45. CHE1075, Cơ sở hóa sinh, 3 tín chỉ

- Học phần tiên quyết: CHE1052, Hóa đại cương 2

- Tóm tắt nội dung:

Chương trình cung cấp cho người học các kiến thức về:

Page 130: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

130

+ Thành phần, hàm lượng, chức năng và cấu tạo hoá học của các đại phân tử (Gluxit,

Lipit, Protein và axit Nucleic), của các chất xúc tác sinh học và các chất trợ sinh trong cơ

thể sống.

+ Các con đường phân giải chính của các đại phân tử

+ Các con đường sinh tổng hợp chính của các đại phân tử

+ Các đường hướng điều hoà trao đổi chất chính trong cơ thể sống

+ Các ứng dụng chính trong sản xuất và đời sống của các đại phân tử, các chất xúc tác

sinh học và các chất trợ sịnh.

+ Một số phương pháp nghiên cứu Hoá sinh và Sinh học phân tử thông dụng.

46. CHE1048, Hóa keo, 2 tín chỉ

- Học phần tiên quyết: CHE1052, Hóa đại cương 2

- Tóm tắt nội dung:

Nội dung đầu giới thiệu những kiến thức cơ bản về các hệ có độ phân tán cao ­ gọi là hệ

keo,... Ba nội dung tiếp theo của học phần trang bị cho sinh viên kiến thức về các hiện

tượng bề mặt như sức căng bề mặt, áp suất hơi trên mặt cong, chất hoạt động bề mặt, sự

thấm ướt, chất tẩy rửa, sự hình thành mixen. Về tính chất của các hệ keo như tính chất

động học phân tử, quang học, điện học, nguyên nhân bền vững của các hệ keo và sự keo

tụ. Trong nội dung cuối, sinh viên được giới thiệu một số hệ thống keo: các hệ keo như

huyền phù, nhũ tương, son khí, bọt. và ứng dụng của chúng trong công nghệ và cuộc

sống.

47. CHE1079, Hoá học môi trường, 3 tín chỉ

- Học phần tiên quyết: CHE1052, Hóa đại cương 2

- Tóm tắt nội dung:

Học phần cung cấp cho người học các kiến thức về:

Các quá trình chuyển hoá xảy ra trong môi trường: nguồn gốc, các phản ứng, sự vận

chuyển, các hiệu ứng và sự tồn tại của các chất hoá học trong các thành phần của môi

trường là không khí, nước và đất.

Những hoạt động của con người tới các quá trình chuyển hoá xảy ra trong môi trường,

làm thay đổi và nảy sinh hàng loạt vấn đề hóa học gây ô nhiễm môi trường.

Page 131: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

131

Chu trình chuyển hoá các chất độc hại trong môi trường và chu trình vận chuyển các hoá

chất đó vào người, tác dụng gây độc hại với con người.

48. CHE1067, Hóa học các hợp chất cao phân tử, 2 tín chỉ

- Học phần tiên quyết: CHE1052, Hóa đại cương 2

- Tóm tắt nội dung:

Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về các phương pháp tổng hợp polime:

phương pháp trùng hợp gốc. Phương pháp trùng hợp dưới tác dụng của các hệ xúc tác:

trùng hợp cationic; trùng hợp anionic, trùng hợp dưới tác dụng của các hệ xúc tác xicler –

Natta. Quá trình đồng trùng hợp. Các phương pháp điều chế polime: Trùng hợp trong

dung dịch; trùng hợp khối; trùng hợp huyền phù; trùng hợp nhũ tương. Trùng ngưng:

Trùng ngưng cân bằng; trùng ngưng không cân bằng. Dung dịch polime. Các phương

pháp xác định phân tử khối polime. Những tính chất cơ lí cơ bản của polime. Những phản

ứng hoá học xảy ra trên phân tử polime; các phương pháp trùng hợp khối và trùng hợp

nhánh. Sự lão hoá và các phương pháp chống lão hoá polime. Những khái niệm cơ bản

trên sẽ cung cấp cho sinh viên những hiểu biết tương đối cơ bản về hoá học polime. Sinh

viên có khả năng độc lập nghiên cứu trong lĩnh vực cao phân tử

49. CHE1078, Các phương pháp vật lý và hóa lý ứng dụng trong hoá học, 3 tín chỉ

- Học phần tiên quyết: CHE1052, Hóa đại cương 2

- Tóm tắt nội dung:

Học phần bao gồm những kiến thức cơ bản về phân tích cấu trúc các hợp chất hoá học

bằng cách sử dụng một số phương pháp vật lý và hoá lý hiện đại, như phương pháp phân

tích nhiệt, phương pháp phổ tia X, phương pháp hiển vi điện tử, các phương pháp phổ (IR,

UV­VIS, NMR và phổ khối lượng).

50. CHE1089, Thực tập các phương pháp vật lý và hóa lý ứng dụng trong hoá

học, 2 tín chỉ

- Học phần tiên quyết: CHE1052, Hóa đại cương 2; CHE1078, Các phương pháp vật

lý và hóa lý ứng dụng trong hoá học

- Tóm tắt nội dung:

Page 132: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

132

Học phần bao gồm 12 bài thực tập gắn liền với các phương pháp vật lý và hóa lý ứng

dụng trong nghiên cứu thuộc các lĩnh vực trong hóa học: Vô cơ, Hữu cơ, Phân tích, Hóa

lý, Hóa môi trường, Hóa học dầu mỏ … Tùy theo chuyên ngành theo học, sinh viên sẽ lựa

chọn từ 2 đến 3 phương pháp và thiết bị để thực tập: các phương pháp phổ, các phương

pháp tách và xác định, các phương pháp nghiên cứu cấu trúc, các phương pháp nghiên

cứu tính chất các chất.

51. CHE2009, Niên luận, 2 tín chỉ

- Tóm tắt nội dung:

Sinh viên được nghiên cứu khoa học theo các hướng nghiên cứu riêng tại các bộ

môn và các phòng thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của các giảng viên nhằm hướng dẫn sinh

viên các bước đầu trong việc tìm tài liệu, viết báo cáo khoa học cũng như các bước tiệp

cận thực nghiệm trong nghiên cứu khoa học.

52. TMT 2030, Phương pháp dạy học Hóa học

­ Học phần tiên quyết: TMT 1001

­ Tóm tắt nội dung

Phương pháp dạy học hóa học là học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo cử nhân

Sư phạm Hóa học.

Mục tiêu của học phần nhằm hình thành kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cho

sinh viên Sư phạm Hóa học. Nội dung học phần bao gồm:

- Những vấn đề chung về phương pháp dạy học hóa học ở trường THPT hiện nay; hệ

thống khái niệm và quy trình triển khai các phương pháp khác nhau trong dạy học hóa học

ở trường THPT đặc biệt là phương pháp thực nghiệm;

- Cơ sở khoa học của việc lựa chọn và vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp

dạy học hóa học vào từng bài học;

- Cơ sở lý thuyết và các kỹ năng trong tổ chức điều khiển quá trình dạy học hóa học

ở THPT: hình thức tổ chức dạy học hóa học ở trường THPT, cách thức xây dựng kế hoạch

dạy học, hồ sơ môn học, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn học của học

sinh một cách chính xác, khách quan;

Page 133: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

133

- Các biện pháp giúp học sinh tự đánh giá, tự điều chỉnh để thành công trong học tập

môn Hóa học

Đặc biệt để rèn luyện những kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên, định hướng phát triển kỹ

năng nghề nghiệp của người giáo viên môn Hóa học, môn học tập trung nhiều vào phần

thực hành: xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch bài dạy, hồ sơ 1 bài dạy, hồ sơ môn học;

thực hành dạy học có sự hỗ trợ của các phương tiện kĩ thuật hiện đại ứng với từng loại bài

học (bài mới, bài ôn tập, bài thực hành); xây dựng câu hỏi và các bảng hướng dẫn kiểm

tra đánh giá theo mục tiêu; đánh giá cải tiến phát triển chuyên môn của người giáo viên.

53. TMT 2031, Dạy học thí nghiệm Hóa học ở trường phổ thông

­ Học phần tiên quyết: TMT 2030

­ Tóm tắt nội dung

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức chung về chương trình thí nghiệm hoá

học ở trường THPT; những yêu cầu, nguyên tắc chung khi thực hiện thí nghiệm hoá học ở

trường THPT; những điều kiện an toàn, thao tác chuẩn khi thực hiện thí nghiệm hoá học ở

trường THPT; phương pháp dạy học, hướng dẫn học sinh quan sát, thực hiện và phân tích

thí nghiệm hoá học.

Sau khi học xong học phần này, sinh viên có khả năng:

- Hệ thống hoá chương trình thí nghiệm hoá học ở trường THPT

- Thiết kế và thao tác thành thạo các thí nghiệm hoá học ở trường THPT. Lựa chọn

và sử dụng thí nghiệm trong dạy học Hóa học một cách hợp lý và hiệu quả.

- Tổ chức, hướng dẫn, định hướng học sinh quan sát và thực hành các thí nghiệm hoá

học ở trường THPT tại lớp học và phòng thí nghiệm.

- Sử dụng phần mềm thiết kế một số thí nghiệm ảo trong trường hợp khó thực hiện

trong thực tiễn.

­ Định hướng, hỗ trợ học sinh sáng tạo trong thiết kế thí nghiệm thực trong thực tiễn và

thí nghiệm ảo có liên quan đến nội dung bài học.

54. TMT 2032, Dạy học bài tập Hóa học ở trường phổ thông

­ Học phần tiên quyết: TMT 2030

­ Tóm tắt nội dung

Page 134: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

134

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức chung về hệ thống các dạng bài tập hoá

học ở trường THPT; những nguyên tắc, phương pháp giải chung các dạng bài tập lý

thuyết hoá học và bài tập tính toán hoá học ở trường THPT; phương pháp dạy học, hướng

dẫn học sinh phân tích, giải, thiết kế các bài tập lý thuyết và bài tập tính toán hoá học ở

trường THPT.

Sau khi học xong học phần này, sinh viên có khả năng:

- Hệ thống hoá các dạng bài tập lý thuyết và bài tập tính toán hoá học ở trường

THPT. Phân tích ý nghĩa, tác dụng của bài tập hóa học.

- Hệ thống các nguyên tắc và phương pháp giải các bài tập lý thuyết và bài tập tính

toán hoá học ở trường THPT.

- Lựa chọn, xây dựng và sử dụng bài tập hóa học trong dạy học hóa học phổ thông

một cách hợp lý và hiệu quả. Thiết kế một số bài tập lý thuyết và bài tập tính toán hoá học

gắn liền với các hiện tượng trong thực tiễn.

Tổ chức, hướng dẫn, định hướng học sinh phân tích và giải các dạng bài tập lý thuyết và

bài tập tính toán hoá học ở trường THPT. Định hướng, hỗ trợ học sinh sáng tạo trong thiết

kế bài tập lý thuyết và bài tập tính toán hoá học gắn liền với các hiện tượng có trong thực

tiễn.

55. TMT2033, Phân tích chương trình, sách giáo khoa Hóa học phổ thông hiện

hành

­ Học phần tiên quyết: Không

­ Tóm tắt nội dung

Nội dung học phần "Phân tích chương trình, sách giáo khoa hóa học ở trường phổ

thông hiện hành" ở bậc Đại học là chuyên đề mang tính thực tiễn và cập nhật. Chương

trình, SGK môn Hóa học phổ thông được phân tích và đánh giá cụ thể từng phần như:

­ Nguyên tắc xây dựng chương trình, phân tích chương trình hóa học phổ thông;

con đường hình thành tri thức hóa học cho học sinh; các biện pháp hướng dẫn học sinh

phương pháp học môn Hóa học;

- Mở rộng nghiên cứu toàn bộ chương trình hóa học phổ thông hai bậc THCS và

THPT theo chương trình mới.

Page 135: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

135

­ Phân tích hệ thống kiến thức Hóa học, con đường hình thành các kiến thức khái

niệm hóa học , định luật hóa học , thuyết hóa học .

­ Sử dụng lý thuyết hệ thống, lý thuyết grap trong phân tích chương trình.

­ Tăng cường năng lực thực hành của sinh viên.

Thông qua học phần này giúp sinh viên đóng gúp cho việc xây dựng, phát

triển chương trình mới mà cũng vận dụng được các định hướng dạy học tích cực, hiệu

quả theo hướng phát triển năng lực học sinh trong thực tiễn công tác. Qua đó, sinh viên

cũng có khả năng xây dựng chương trình/kế hoạch dạy học phù hợp năng lực học sinh

và điều kiện dạy học thực tế (dựa theo chương trình quốc gia).

56. TMT 2035, Dạy học Hóa học phổ thông theo chuyên đề

­ Học phần tiên quyết: TMT 2030

­ Tóm tắt nội dung

Dạy học hóa học phổ thông theo chuyên đề là một học phần tự chọn trong chương trình

đào tạo cử nhân Sư phạm Hóa học.

Mục tiêu của học phần nhằm hình thành kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cho

sinh viên Sư phạm Hóa học. Nội dung học phần bao gồm:

- Nguyên tử và định luật tuần hoàn

- Liên kết hoá học và công thức phân tử

- Phân loại các hợp chất hóa học và danh pháp.

- Phản ứng hóa học.

- Hoá học và dòng điện.

Đặc biệt để nâng cao kiến thức chuyên môn và rèn luyện những kỹ năng nghề

nghiệp cho sinh viên, định hướng phát triển kỹ năng nghề nghiệp của người giáo viên

môn Hóa học, học phần tập trung nhiều vào phần thực hành: xây dựng kế hoạch dạy học,

kế hoạch bài dạy, hồ sơ 1 bài dạy, hồ sơ học phần; thực hành dạy học có sự hỗ trợ của các

phương tiện kĩ thuật hiện đại ứng với từng loại bài học (bài mới, bài ôn tập, bài thực

hành); xây dựng câu hỏi và các bảng hướng dẫn kiểm tra đánh giá theo mục tiêu; đánh giá

cải tiến phát triển chuyên môn của người giáo viên.

Page 136: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

136

57. TMT 2034, Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Hóa học phổ thông

­ Học phần tiên quyết: TMT 2030

­ Tóm tắt nội dung

Môn học này cung cấp cho sinh viên những kiến thức chung, định hướng ứng dụng công

nghệ thông tin trong dạy học hóa học phổ thông. Sinh viên sẽ thực hành sử dụng phương

tiện công nghệ trong xây dựng giáo án điện tử/hồ sơ bài học, thiết kế nguồn tài liệu hỗ trợ

việc dạy học Hóa học. Tiếp đó là thực hành triển khai bài giảng có kết hợp sử dụng

phương tiện công nghệ, đặc biệt là sử dụng công nghệ trong mô phỏng và dạy học thí

nghiệm hóa học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong học tập,

nghiên cứu môn Hóa học ở trường THPT.

58. CHE3279, Vật liệu vô cơ, 3 tín chỉ

- Học phần tiên quyết: CHE1090, Hóa vô cơ 2

- Tóm tắt nội dung:

Giới thiệu chung về vai trò của vật liệu vô cơ trong sự phát triển của công nghiệp

hiện đại và trong nghiên cứu khoa học; Phân lại các vật liệu vô cơ. Phần vật liệu: Giới

thiệu về định nghĩa và phân loại gốm; Cấu trúc của gốm (Các kiểu liên kết, Mạng lưới

tinh thể); Tinh chất của vật liệu gốm (Tính chất điện, Tính chất từ, Tính chất quang, Tính

chất cơ học, Tính chất nhiệt); Gốm sinh học; Các phương pháp sản xuất gốm (Kĩ thật sản

xuất gốm truyền thống, Kĩ thuật sản xuất gốm tiền tiến); Chất màu cho đồ gốm và sứ.

Phần vật liệu thuỷ tinh và gốm thuỷ tinh: Giới thiệu về khái niệm và phân loại vật liệu

thuỷ tinh; Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tạo thành thuỷ tinh; Nhiệt động học quá trình

hình thành pha thuỷ tinh; Động học của quá trình hình thành pha thuỷ tinh; Cấu trúc thuỷ

tinh; Các tính chất của thuỷ tinh; Giới thiệu các loại thuỷ tinh thông dụng; Vật liệu gốm

thuỷ tinh. Phần xi măng và bê tông: Giới thiệu về xi măng pooclăng (Clinke pooclăng,

thành phần hoá học và thành phần khoáng, lí thuyết về sự đóng rắn của xi măng); Ximăng

đặc chủng (xi măng cao nhôm, xi măng puzolan, xi măng bền trong môi trường biển); Bê

tông và bê tông cốt thép (Cấu trúc của bê tông và bê tông cốt thép; Tính chất của bê tông

và bê tông cốt thép; Ăn mòn bê tông và bê tông cốt thép).

59. CHE3188, Vật liệu nano và composit, 3 tín chỉ

Page 137: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

137

- Học phần tiên quyết: CHE1090, Hóa vô cơ 2

- Tóm tắt nội dung:

Về vật liệu nano: Khái niệm về vật liệu kích thước nano mét; ảnh hưởng của sự thu

nhỏ kích thước đến các tính chất lí, hoá học của các vật liệu kích thước nano mét. Các

phương pháp vật lí và hoá học điều chế các vật liệu kích thước nano mét. Về vật liệu

compozit: Khái niệm về vật liệu compozit; tính chất của các vật liệu compozit; các loại

liên kết giữa nền và cốt; Một số loại vật liệu compozit thông dụng: compozit hạt,

compozit sợi, compozit cấu trúc.

60. CHE3000, Các phương pháp nghiên cứu cấu trúc trong hóa vô cơ, 3 tín chỉ

- Học phần tiên quyết: CHE1051, Hóa đại cương 1; CHE1077, hóa vô cơ 1;

CHE1065, Cơ sở hóa học vật liệu.

- Tóm tắt nội dung:

Giới thiệu phương pháp phổ hấp thụ hồng ngoại, trình bày cơ sở lý thuyết, phương pháp

chuẩn bị mẫu, điều kiện ghi phổ và ứng dụng của phương pháp IR trong nghiên cứu hóa

vô cơ. Phương pháp phổ hấp thụ electron: Cơ sở lý thuyết, các điều kiện lựa chọn khi ghi

phổ, và ứng dụng của phổ UV trong nghiên cứu. Cơ sở lý thuyết và khả năng ứng dụng

phương pháp phân tích nhiệt trong nghiên cứu hóa vô cơ. Cơ sở lý thuyết phương pháp

nhiễu xạ tia X, ứng dụng để phân tích định tính và định lượng pha trong mẫu, ứng dụng

trong nghiên cứu màng mỏng và vật liệu nano, vật liệu mao quản trung bình. Ngoài ra,

học phần còn cung cấp cơ sở lí thuyết và ứng dụng của phương pháphiển vi điện tử xác

định diện mạo bề mặt và vi cấu trúc vật rắn, phương pháp XPS xác định trạng thái hóa

học của nguyên tố trong mẫu, và phương pháp hấp phụ nitơ trong việc xác định diện tích

bề mặt và cấu trúc mao quản của các hệ vật liệu xốp.

61. CHE3135, Hóa học phức chất, 3 tín chỉ

- Học phần tiên quyết: CHE1090, Hóa vô cơ 2

- Tóm tắt nội dung:

Đây là học phần nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên sâu về hoá học các hợp

chất phối trí, cấu tạo phức chất, sự hình thành liên kết hoá học trong phức chất, một số

Page 138: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

138

vấn đề về nhiệt động học của quá trình tạo phức, một số phản ứng của phức chất. Học

phần cũng giới thiệu một số phương pháp tổng hợp phức thông dụng

62. CHE3279, Vật liệu vô cơ, 3 tín chỉ

- Học phần tiên quyết: CHE1090, Hóa vô cơ 2

- Tóm tắt nội dung:

Giới thiệu chung về vai trò của vật liệu vô cơ trong sự phát triển của công nghiệp

hiện đại và trong nghiên cứu khoa học; Phân lại các vật liệu vô cơ. Phần vật liệu: Giới

thiệu về định nghĩa và phân loại gốm; Cấu trúc của gốm (Các kiểu liên kết, Mạng lưới

tinh thể); Tinh chất của vật liệu gốm (Tính chất điện, Tính chất từ, Tính chất quang, Tính

chất cơ học, Tính chất nhiệt); Gốm sinh học; Các phương pháp sản xuất gốm (Kĩ thật sản

xuất gốm truyền thống, Kĩ thuật sản xuất gốm tiền tiến); Chất màu cho đồ gốm và sứ.

Phần vật liệu thuỷ tinh và gốm thuỷ tinh: Giới thiệu về khái niệm và phân loại vật liệu

thuỷ tinh; Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tạo thành thuỷ tinh; Nhiệt động học quá trình

hình thành pha thuỷ tinh; Động học của quá trình hình thành pha thuỷ tinh; Cấu trúc thuỷ

tinh; Các tính chất của thuỷ tinh; Giới thiệu các loại thuỷ tinh thông dụng; Vật liệu gốm

thuỷ tinh. Phần xi măng và bê tông: Giới thiệu về xi măng pooclăng (Clinke pooclăng,

thành phần hoá học và thành phần khoáng, lí thuyết về sự đóng rắn của xi măng); Ximăng

đặc chủng (xi măng cao nhôm, xi măng puzolan, xi măng bền trong môi trường biển); Bê

tông và bê tông cốt thép (Cấu trúc của bê tông và bê tông cốt thép; Tính chất của bê tông

và bê tông cốt thép; Ăn mòn bê tông và bê tông cốt thép).

63. CHE3188, Vật liệu nano và composit, 3 tín chỉ

- Học phần tiên quyết: CHE1090, Hóa vô cơ 2

- Tóm tắt nội dung:

Về vật liệu nano: Khái niệm về vật liệu kích thước nano mét; ảnh hưởng của sự thu

nhỏ kích thước đến các tính chất lí, hoá học của các vật liệu kích thước nano mét. Các

phương pháp vật lí và hoá học điều chế các vật liệu kích thước nano mét. Về vật liệu

compozit: Khái niệm về vật liệu compozit; tính chất của các vật liệu compozit; các loại

liên kết giữa nền và cốt; Một số loại vật liệu compozit thông dụng: compozit hạt,

compozit sợi, compozit cấu trúc.

Page 139: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

139

64. CHE3189, Hóa sinh vô cơ, 3 tín chỉ

- Học phần tiên quyết: CHE1090, Hóa vô cơ 2

- Tóm tắt nội dung:

Cung cấp cho sinh viên vai trò, dạng tồn tại của các kim loại trong cơ thể sống. Cấu

tạo và vai trò của các hợp chất sinh học chứa kim loại. Một số quá trình xúc tác bởi các

enzim chứa kim loại. Phương pháp mô hình hoá trong hoá sinh vô vơ. Vai trò của hoá

sinh vô cơ đối với y học và đối với các ngành khoa học khác.

65. CHE3190, Hóa học các nguyên tố hiếm, 3 tín chỉ

- Học phần tiên quyết: CHE1090, Hóa vô cơ 2

- Tóm tắt nội dung:

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức về đặc điểm cấu tạo các nguyên tố đất

hiếm (NTĐH), sự biến đối tính chất của các nguyên tố, khả năng tạo phức của các NTĐH

và các phối tử vô cơ và hữu cơ. Cung cấp khái niệm, các quy luật và định luật phân bố của

các nguyên tố hiếm và NTĐH. Trang bị các phương pháp tách tổng và tách riêng các

nguyên tố đất hiếm, giúp cho sinh viên có kĩ năng tách ở dạng kĩ thuật và dạng tinh khiết

các NTĐH từ quặng

66. CHE3191, Hóa học các nguyên tố phóng xạ, 3 tín chỉ

- Học phần tiên quyết: CHE1090, Hóa vô cơ 2

- Tóm tắt nội dung:

Chương 1 giới thiệu các vấn đề chung: Các khái niệm về nguyên tố phóng xạ và

đồng vị phóng xạ; Khái niệm về phân rã phóng xạ; Các kĩ thuật đo đếm phóng xạ; Các

vấn đề về an toàn bức xạ. Chương 2 giới thiệu hoá học uran, nguyên tố phóng xạ quan

trọng nhất: Sự phát hiện và các đồng vị của uran; Uran trong tự nhiên; Tính chất vật lí của

uran; Tính chất hoá học của uran; Các hợp chất của uran ; Uran trong dung dịch nước;

Muối uranyl, uranat và poliuranat; Các phức chất của uran; Tách và phân tích uran từ các

đối tượng tự nhiên; Ứng dụng của uran; Điều chế uran từ quặng; Các phương pháp tách

đồng vị uran; Điều chế uran kim loại. Chương 3 giới thiệu hoá học thôri, nguyên tố phóng

xạ quan trọng đối với thực tế: Sự phát hiện và các đồng vị của thôri; Thôri trong tự nhiên;

Tính chất vật lí của thôri; Tính chất hoá học của thôri; Các hợp chất của thôri; Trạng thái

Page 140: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

140

của thôri trong dung dịch nước; Các phức chất của thôri; Điều chế các đồng vị của thôri;

Tách và phân tích xác định thôri trong các đối tượng tự nhiên; Ứng dụng của thôri; Điều

chế thôri từ quặng; Điều chế thôri kim loại. Chương 4 giới thiệu hoá học các nguyên tố

sản phẩm phân rã của uran và thori: pratactini; actini; rađi; phranxi; rađon; poloni.

Chương 5 giới thiệu hoá học các nguyên tố siêu uran: Neptuni; Plutoni; Các nguyên tố

siêu plutôni. Chương 6 giới thiệu hoá học các nguyên tố phóng xạ nhân tạo: tecnexi :

prometi: astat; các nguyên tố nhân tạo mới.

67. CHE3193, Ứng dụng phương pháp phổ trong hóa học hữu cơ, 3 tín chỉ

- Học phần tiên quyết: CHE1092, Đối xứng phân tử và lý thuyết nhóm

- Tóm tắt nội dung:

Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về cơ sở lý thuyết của các phương

pháp phổ IR, UV, NMR và MS. Các phương pháp phân tích phổ. Xác định cấu tạo của

các hợp ợp chất hữu cơ. chất hữu cơ dựa vào các dữ liệu phổ. Bài tập kết hợp các loại phổ

để chứng minh cấu trúc hợp chất hữu cơ.

68. CHE3141, Tổng hợp hữu cơ, 3 tín chỉ

- Học phần tiên quyết: CHE2144, Hóa học hữu cơ 2

- Tóm tắt nội dung:

Tổng hợp các hợp chất hữu cơ thực chất là làm biến đổi chất này thành chất khác

thông qua các phản ứng làm đứt liên kết cũ, tạo ra liên kết mới. Trong học phần “Tổng

hợp hữu cơ” chủ yếu giới thiệu các phương pháp tạo ra các liên kết mới. Đó là các liên kết

C–C, C–dị tố, phản ứng đóng vòng và các phản ứng oxi hóa­khử. Trong tổng hợp hữu cơ

thường phải bảo vệ nhóm chức này, hoạt hóa nhóm chức khác, có khi phải giữ được cấu

hình, do đó học phần còn giới thiệu sơ bộ các bước tổng hợp liên kết peptit.

69. CHE3247, Xúc tác hữu cơ, 3 tín chỉ

- Học phần tiên quyết: CHE2144, Hóa học hữu cơ 2

- Tóm tắt nội dung:

Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ sở về xúc tác trong hóa học hữu cơ, tính

chất của chất xúc tác, chất xúc tiến, chất độc tiếp xúc. Các hiểu biết về xúc tác đồng thể

Page 141: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

141

và xúc tác dị thể. Nội dung của một số thuyết xúc tác có thể dùng để giải thích cơ chế

phản ứng.

Trang bị một số loại chất xúc tác dùng cho các phản ứng khác nhau, từ đó có thể biết

được loại phản ứng nào thì nên dùng chất xúc tác gì.

70. CHE3142, Hóa học các hợp chất thiên nhiên, 3 tín chỉ

- Học phần tiên quyết: CHE2144, Hóa học hữu cơ 2

- Tóm tắt nội dung:

Nêu những nét cơ bản về sinh tổng hợp các hợp chất thiên nhiên quan trọng.

Giới thiệu các lớp chất quan trọng thường gặp trong thiên nhiên như: các hợp chất

isoprenoit (terpenoit và steroit), cacbohidrat, ancaloit và các hợp chất phenol,…

Trình bày kiến thức về mỗi lớp chất bao gồm:

+ Sự xuất hiện trong thiên nhiên;

+ Một số ứng dụng;

+ Các khung cơ bản và hóa lập thể;

+ Phương pháp nghiên cứu (phân lập, phản ứng định tính)

+ Một số phản ứng (chuyển hóa thành các hợp chất khác và điều chế dẫn xuất).

+ Các ví dụ minh họa.

71. CHE3187, Cơ sở lý thuyết hóa hữu cơ hiện đại, 3 tín chỉ

- Học phần tiên quyết: CHE2114, Hóa học hữu cơ 2

- Tóm tắt nội dung:

Cung cấp bản chất cơ sở lý thuyết hiện đại về cấu trúc phân tử hữu cơ, tương tác

orbital, tương tác lập thể, phân tích cấu dạng, nhiệt động học/động học các phản ứng hữu

cơ, và cơ sở các phản ứng hoá học hữu cơ trên nền xúc tác kim loại chuyển tiếp, xúc tác

trong tổng hợp bất đối xứng.

72. CHE3205, Hóa lý hữu cơ, 3 tín chỉ

- Học phần tiên quyết: CHE2144, Hóa học hữu cơ 2

- Tóm tắt nội dung:

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nhiệt động học các

phản ứng hữu cơ trong dung dịch và lí thuyết trạng thái chuyển tiếp. Ảnh hưởng của dung

Page 142: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

142

môi đến khả năng phản ứng. Nghiên cứu định lượng tính axit và bazơ trong hoá học hữu

cơ. Tốc độ phản ứng với sự tham gia của axit và bazơ. Sự phụ thuộc định lượng giữa tốc

độ và khả năng phản ứng. Ảnh hưởng của cấu trúc đến sự thay đổi entanpi và entropy.

Phương trình Hammett và phương trình Taft. Ảnh hưởng của nhóm thế đến các tính chất

hoá lý của phân tử hợp chất hữu cơ.

73. CHE3238, Các phương pháp phân tích sắc ký trong hóa học hữu cơ, 3 tín chỉ

- Học phần tiên quyết: CHE2144, Hóa học hữu cơ 2

- Tóm tắt nội dung:

Giới thiệu những nguyên tắc chung của phương pháp sắc kí: Phân loại sắc kí, quá

trình sắc kí và cách tiến hành sắc kí, đặc tính sắc kí của chất tan, hiệu quả cột và độ phân

giải, lý thuyết sắc kí (lý thiết đĩa và lý thuyết tốc độ), thời gian phân tích và độ phân giải,

ứng dụng định tích và định lượng của phương pháp sắc kí.

Giới thiệu các phương pháp sắc kí quan trọng: Sắc kí cột (hấp phụ, phân bố, trao đổi ion,

loại trừ), sắc kí lớp mỏng, sắc kí khí­ lỏng phân bố, sắc kí khí hấp phụ pha rắn, sắc kí lỏng

cao áp, với mục đích điều chế và phân tích.

74. CHE3230, Nhiệt động học thống kê, 3 tín chỉ

- Học phần tiên quyết: CHE1083, Hóa lý 1

- Tóm tắt nội dung:

Học phần gồm các nội dung tập trung vào: Sử dụng hai phương pháp nghiên cứu

xác suất và cơ học, thông qua hàm trạng thái để liên hệ giữa trạng thái vi mô của hệ và

trạng thái vĩ mô của hệ. Từ đó tính được các thông số nhiệt động của hệ khi cân bằng như

entapi, entropi, nhiệt dung cũng như thế đẳng áp thu gọn... Bên cạch đó, tính được hằng

số cân bằng và nghiên cứu sự phân bố các electron trong kim loại.

75. CHE3239, Động học điện hóa, 3 tín chỉ

- Học phần tiên quyết: CHE1083, Hóa lý 1

- Tóm tắt nội dung:

Học phần gồm các nội dung sau tập trung vào:

Giới thiệu sự hình thành lớp điện kép, cấu trúc lớp điện kép và nguyên nhân sinh ra thế

điện cực. Động học các quá trình điện cực, các phương trình động học điện hóa điển hình.

Page 143: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

143

Trong nội dung cuối cùng, sinh viên được giới thiệu ứng dụng của điện hóa học vào các

lĩnh vực cụ thể của đời sống như: mạ điện, tổng hợp điện hóa, nguồn điện hóa, ăn mòn và

bảo vệ kim loại,…

76. CHE3144, Lý thuyết xúc tác và ứng dụng, 3 tín chỉ

- Học phần tiên quyết: CHE1083, Hóa lý 1

- Tóm tắt nội dung:

Sinh viên được cung cấp các kiến thức cơ bản về các hiện tượng trong hoá xúc tác,

các phương pháp nghiên cứu xúc tác. Các kiến thức về các nhóm xúc tác quan trọng nhất

cũng được đề cập: nhóm ion kim loại và xúc tác đồng thể, nhóm xúc tác axit­bazơ (các

axit bazơ cổ điển, các loại ôxit, hỗn hợp ôxit, các loại muối, siêu axit...), nhóm xúc tác

kim loại và bán dẫn. Lí thuyết về xúc tác cũng được làm rõ qua các cơ chế xúc tác (ch.

10). Các ứng dụng được thể hiện ở các lĩnh vực quan trọng nhất như lọc­hoá dầu, xúc tác

C1, C2, xúc tác liên quan đến sử dụng H2 và xúc tác môi trường.

77. CHE3240, Hóa lý các hợp chất cao phân tử, 3 tín chỉ

- Học phần tiên quyết: CHE1083, Hóa lý 1; CHE1084, Hóa lý 2; CHE1067, Hóa học

các hợp chất cao phân tử

- Tóm tắt nội dung:

Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về :

+ Cấu trúc phân tử và sự tương quan với tính chất cơ lý của polyme.

+ Những tính chất cơ lý cơ bản của polyme: polyme tinh thể và vô định hình, tính chảy,

tính trễ, sự hồi phục và tính chất cơ, nhiệt… của polyme.

+ Dung dịch polyme và các phương pháp xác định phân tử khối và độ đa phân tán của

polime.

+ Một số polyme và vật liệu polyme tiêu biểu ứng dụng trong thực tế.

78. CHE3241, Tin học ứng dụng trong hóa học, 3 tín chỉ

- Học phần tiên quyết: INT1005, Tin học cơ sở 3.

- Tóm tắt nội dung:

Các khái niệm cơ bản về mặt thế năng, động lực phân tử và hoá đạc

(Chemometrics). Các phép tính với ma trận vuông và không vuông, mô hình MO­

Page 144: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

144

HUCKEL, tích phân Monte – Carlo, phương pháp giải lặp, phương pháp giải gần đúng hệ

phương trình phi tuyến, các bài toán hồi quy, phương pháp đơn hình và mô hình thực

nghiệm, phân giải giá trị dị thường, bình phương tối thiểu riêng phần (PLS), hồi quy các

cấu tử chính (PCA), phân tách PLS2 phổ hỗn hợp, phân tách PCA phổ hỗn hợp. Giải

phương trình vi phân và hệ phương trình vi phân, phương pháp Monte ­ Carlo tính toán hệ

động hoá học. Mô hình mạng nơ rôn diễn tiến, điều kiện sử dụng mạng lan truyền ngược.

Thuật giải di truyền, những ứng dụng của thuật giải di truyền.

79. CHE 3242, Quang phổ phân tử, 3 tín chỉ

- Học phần tiên quyết: CHE1083, Hóa lý 1

- Tóm tắt nội dung:

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quang phổ phân tử (quay, dao

động, phổ Raman, cộng hưởng từ hạt nhân và phổ khối lượng). Ứng dụng: sau mỗi phần

đều có ví dụ ứng dụng; sau mỗi chương đều có phần câu hỏi và bài tập giúp sinh viên hiểu

và nắm vững kiến thức về phổ. Sau khi học giáo trình phổ phân tử, sinh viên được trang bị

những kiến thức cơ bản về phổ phân tử, biết phân tích và nhận biết phổ phân tử. Trên cơ

sở đó, sinh viên có thể sử dụng các phương pháp phổ trong nghiên cứu khoa học.

80. CHE3243, Hóa học bề mặt và ứng dụng, 3 tín chỉ

- Học phần tiên quyết: CHE1083, Hóa lý 1

- Tóm tắt nội dung:

Học phần gồm các nội dung sau tập trung vào: Giới thiệu sự hấp phụ phân tử trên

bề mặt rắn. Cấu trúc bề mặt rắn và lớp hấp phụ trên bề mặt. Mối liên kết giữa phân tử

chất bị hấp phụ và bề mặt. Các phản ứng diễn ra trên bề mặt. Nghiên cứu động học phản

ứng trên bề mặt. Các thuyết liên quan đến phản ứng hóa học. Khả năng phản ứng trên bề

mặt,…Trong nội dung cuối cùng, sinh viên được giới thiệu về chất hoạt động bề mặt và

tìm hiểu các ứng dụng của chúng trong các ngành công nghiệp, cuộc sống.

81. CHE3244, Mô phỏng các quá trình hóa học và hóa lý bằng máy tính, 3 tín chỉ

- Học phần tiên quyết: INT1005, Tin học cơ sở 3.

- Tóm tắt nội dung:

Cung cấp cho sinh viên ngành Hoá lý các kiến thức về:

Page 145: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

145

+ Động lực phân tử: Hai phương trình chuyển động của Newton, ý nghĩa và cách giải

quyết các bài toán có liên quan. Sinh viên nắm được các quy luật về chuyển động được

mô tả theo cơ học cổ điển theo co học phân tử.

+ Hoá học lượng tử: Phương trình cơ bản của Hoá lượng tử và sơ lược về phương pháp

tính gần đúng. Sinh viên vận dụng các kiến thức về Hoá lượng tử của chương trình cơ bản

để hiểu được các phép gần đúng để tính toán các thông số của phân tử.

+ Lí thuyết Hình học phân hình và các quá trình xa cân bằng: Nguyên lý về sự chuyển

động và xác suất gắn kết tạo bề mặt. Sinh viên nắm được phương pháp mô phỏng số cho

các quá trình hoá học và hoá lý thông dụng.

+ Lập trình bằng ngôn ngữ FOTRAN hay C++. Sinh viên cần nắm được các thủ thuật lập

trình và biên dịch, chạy chương trình đã lập trên máy, đọc và phát hiện lỗi lập trình.

Trang bị cho sinh viên phương pháp tiếp cận với các lý thuyết hiện đại để tính toán các

thông số đặc trưng cấu trúc và các thông số động lực học và năng lượng học của các quá

trình.

82. TMT 3001, Thực tập sư phạm

83. TMT 4001, Khóa luận tốt nghiệp

84. TMT 2036, Dạy học Hóa học gắn liền với thực tiễn

­ Học phần tiên quyết: TMT 2030

­ Tóm tắt nội dung

Học phần nhằm hình thành kiến thức, kỹ năng, thái độ và năng lực nghề nghiệp,

đặc biệt là năng lực dạy học cho sinh viên Sư phạm Hóa học. Nội dung học phần bao

gồm:

- Hóa học với đời sống sản xuất.

- Hóa học với sự phát triển kinh tế, xã hội, môi trường.

85. TMT 2037, Lí luận, công nghệ dạy học hiện đại môn Hóa học

­ Học phần tiên quyết: TMT 2030

­ Tóm tắt nội dung

Môn Lí luận, công nghệ dạy học hiện đại môn Hóa học giới thiệu những quan điểm hiện

đại về phương pháp dạy học, công nghệ dạy học ứng dụng trong môn Hóa học; quy trình

Page 146: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

146

dạy học; xây dựng kế hoạch dạy học; thiết kế và triển khai bài dạy môn Hóa học có sử

dụng phương tiện công nghệ hiện đại.

Trên cơ sở các định hướng về công nghệ, phương tiện trong quá trình dạy học, một số ứng

dụng công nghệ cụ thể trong dạy học, sinh viên được thực hành triển khai phương pháp

công nghệ dạy học hiện đại trong môn Hóa học theo hướng phát huy tính tích cực của học

sinh.

Học phần được thiết kế dành cho đối tượng là sinh viên Sư phạm Hóa học, sinh viên đã

tốt nghiệp chương trình đào tạo cử nhân Hóa học, giáo viên các trường THPT ...

86. CHE 4009, Cơ sở lí thuyết Hóa học

­ Học phần tiên quyết: CHE 1052

­ Tóm tắt nội dung

Cơ sở lý thuyết các phản ứng hóa học nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ

bản về Nhiệt động lực học, Động hóa học, Điện hóa học và Áp dụng các định luật cơ bản

của Vật lý, Hóa lý mô tả cơ chế và động học cho các phản ứng phức tạp, mối liên hệ giữa

thành phần cấu tạo và tính chất của chất tan, lý thuyết cân bằng axit ­ bazơ và phản ứng

axit ­ bazơ, phản ứng oxi hóa ­ khử sử dụng trong pin điện hóa.

87. TMT 4002, Phương pháp dạy học trong môi trường học tập trực tuyến

­ Học phần tiên quyết: TMT 1001

­ Tóm tắt nội dung

Học phần Phương pháp dạy học trong môi trường trực tuyến cung cấp những khái

niệm cơ bản, các công cụ công nghệ hiện đại để thiết kế và tổ chức quá trình dạy học

trong môi trường trực tuyến đáp ứng các nhu cầu học tập đa dạng hiện nay. Học phần

đồng thời giới thiệu các mô hình dạy học không truyền thống được xây dựng dựa trên nền

tảng web, kết nối mạng, hệ thống các cách tiếp cận và phương pháp dạy học mới trong

việc tổ chức quá trình dạy học, sự thay đổi bản chất vai trò của người dạy, người học, đặc

điểm tương tác giữa 2 chủ thể này và môi trường học tập.

Học phần cung cấp các cơ hội cho người học tiếp cận với công nghệ dạy học hiện đại dựa

với Hệ thống công cụ quản lí, hỗ trợ dạy học (Learning Management System – LMS) trên

nền tảng mã nguồn mở Moodle và kết nối mạng.

Page 147: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

147

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

Page 148: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

148

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN / CHUYÊN ĐỀ

ĐẠI CƯƠNG VỀ TÂM LÝ VÀ TÂM LÝ HỌC NHÀ TRƯỜNG

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

­ Trường: Đại học Giáo dục ­ ĐHQGHN

­ Khoa: Khoa Các khoa học giáo dục

­ Bộ môn: Tâm lý học

2. Thông tin về học phần

­ Tên học phần: Đại cương về Tâm lý và tâm lý học nhà trường

­ Mã học phần: PSE2001

­ Học phần bắt buộc / tự chọn: Bắt buộc

­ Số lượng tín chỉ: 3

­ (Các) học phần tiên quyết: Không

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần chuyển tải chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung:

Học phần giúp giáo sinh có nền tảng kiến thức tâm lý học và khả năng vận dụng kiến

thức đó vào thực tiễn dạy học và giáo dục học sinh góp phần nâng cao hiệu quả của quá

trình giáo dục, làm thuận lợi hóa quá trình đi đến mục đích của học sinh.

3.2. Chuẩn năng lực

3.2.1. Kiến thức

­ Giải thích được cơ sở sinh lý thần kinh của các hiện tượng tâm lý

­ Giải thích được cơ sở xã hội của các hiện tượng tâm lý, mối liên hệ giữa cơ sở sinh lý

và cơ sở xã hội của các hiện tượng tâm lý

­ Phân tích được bản chất phản xạ của hiện tượng tâm lý, từ đó xây dựng được chiến

lược tác động đến nhận thức và hành vi của con người.

­ Nhận diện được bức tranh tâm lý đặc trưng của học sinh, từ đó có thể có những quyết

định đúng và hiệu quả trong việc lựa chọn phương pháp giáo dục.

­ Lý giải được cơ sở chế biến tài liệu theo cách này hay lựa chọn phương pháp, hình

thức theo cách kia trong việc xây dựng giáo án dạy các học phần

Page 149: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

149

­ Giải thích cơ sở tâm lý trong tổ chức một lớp học hiệu quả và quản lý hành vi học sinh

để đạt hiệu quả cao trong các giờ học.

­ Đánh giá hành vi đạo đức của học sinh, dự báo sự phát triển nhân cách học sinh, từ đó

tư vấn cho học sinh các vấn đề tâm lý học đường

3.2.2. Kỹ năng

Sinh viên thành thạo ở các kĩ năng sau:

­ Kỹ năng dạy học

­ Kỹ năng giáo dục­ tư vấn học đường

­ Kỹ năng kiểm tra – đánh giá kết quả học tập và giáo dục

­ Kỹ năng phối kết hợp với các lực lượng giáo dục

­ Kỹ năng giao tiếp ­ ứng xử

­ Kĩ năng phát triển cá nhân

­ Kỹ năng tương tác xã hội

3.2.3. Thái độ

a. Đạo đức nghề nghiệp

­ Yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học;

­ Chấp hành Luật Giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của ngành;

­ Có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm;

­ Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo;

­ Sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho học sinh.

b. Thái độ với học sinh và đồng nghiệp

­ Thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh, giúp học sinh khắc phục khó

khăn để học tập và rèn luyện tốt.

­ Đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp; có ý thức xây dựng tập thể tốt để cùng

thực hiện mục tiêu giáo dục.

c. Lối sống, tác phong

­ Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo

dục; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học.

4. Nội dung học phần

4.1 Tóm tắt

Page 150: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

150

Học phần Đại cương về Tâm lý và tâm lý học nhà trường cung cấp cho sinh viên các

kiến thức cơ bản về khoa học tâm lý học và vận dụng kiến thức đó vào trong nhà trường

nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học và giáo dục. Nội dung học phần đề cập đến

các vấn đề: Lịch sử tâm lý học. Các trường phái tâm lý học, quan điểm duy vật biện chứng

về tâm lý và các phương pháp nghiên cứu.Cơ sở sinh lý thần kinh của tâm lý. Sự phát triển

của con người qua các giai đoạn lứa tuổi. Quá trình nhận thức của con người. Sự phát triển

trí tuệ và các biện pháp phát triển trí tuệ. Các vấn đề ý thức và vô thức trong đời sống tâm

lý con người. Các lý thuyết về sự học. Hoạt động học tập và đặc điểm hoạt động học tập

của người học. Trí nhớ và các quá trình trí nhớ.Quên và các biện pháp chống quên.Giới

thiệu về động cơ, động cơ học tập và các biện pháp hình thành động cơ học tập cho học

sinh. Đời sống tình cảm và các đặc điểm của đời sống tình cảm. Vấn đề stress và quản lý

stress. Các rối loạn tâm lý xẩy ra ở học sinh.Các vấn đề nhân cách, cấu trúc nhân cách và

những đặc điểm nhân cách của học sinh với việc học. Hoạt động dạy học và nhân cách

người giáo viên. Các biện pháp phát triển nhân cách người giáo viên.

4.2 Nội dung cụ thể

Th

tự

Mục tiêu

Nội dung

Thời

lượn

g

1

Kết thúc chương, SV

cần phải:

­ Nêu được khái

niệm, đối tượng, ý

nghĩa và vị trí của tâm

lý học

­ Phân tích được

quan điểm duy vật biện

chứng về tâm lý người

Chương 1: Những vấn đề chung của tâm lý học

1.1. Tâm lý học là một khoa học

1.1.1. Khái niệm Tâm lý học

1.1.2. Đối tượng của tâm lý học

1.1.3. Nhiệm vụ của tâm lý học

1.1.4. Vị trí và ý nghĩa của tâm lý học

1.2 Quan điểm duy vật biện chứng về tâm lý

1.2.1. Tâm lý và bản chất của hiện tượng tâm lý

người

1.2.2. Chức năng của tâm lý

1.2.3. Phân loại các hiện tượng tâm lý

1.2.4. Qui luật phát triển tâm lý

3:0:0

Page 151: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

151

­ Thực hành được

các nguyên tắc và

phương pháp nghiên

cứu tâm lý

1.2.5. Hoạt động và tâm lý

1.3. Các phương pháp nghiên cứu tâm lý

1.3.1. Các nguyên tắc nghiên cứu tâm lý

1.3.2. Các phương pháp nghiên cứu tâm lý

2

Kết thúc chương, SV

cần phải:

­ Phân tích được

hiện tượng chú ý _ điều

kiện cơ bản đề hình

thành ý thức

­ Phân tích được

Khái niệm ý thức, cấu

trúc và sự hình thành

phát triển ý thức.

­ Phân tích được

hiện tượng vô thức

Chương 2: Ý thức – Vô thức

2.1. Ý thức

2.1.1. Chú ý – điều kiện của việc hình thành ý

thức

2.1.1.2. Chú ý và các thuộc tính cơ bản của chú ý

2.1.1.2. Các loại chú ý và sự phát triển

2.1.2. Ý thức và cấu trúc của ý thức

2.1.2.1. Ý thức và đặc điểm của ý thức

2.1.2.2. Cấu trúc của ý thức

2.1.3. Sự hình thành và phát triển ý thức

2.1.3.1. Sự hình thành và phát triển ý thức dưới

góc độ cá nhân

2.1.3.2. Sự hình thành và phát triển ý thức dưới

góc độ nhóm

2.2. Vô thức

2.2.1. Bản chất hiện tượng vô thức

2.2.1.1. Khái niệm về vô thức

2.2.1.2. Đặc điểm và các biểu hiện của vô thức

2:0:0

3 Kết thúc chương, SV

cần phải:

­ Phân tích được khái

niệm cảm giác và các

quy luật của cảm giác

­ Phân tích được khái

Chương 3: Quá trình nhận thức và Ngôn ngữ

3.1. Cảm giác

3.1.1. Khái niệm cảm giác

3.1.2. Các qui luật của cảm giác

3.2. Tri giác

3.2.1. Khái niệm tri giác

7:2:0

Page 152: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

152

niệm tri giác và các

quy luật của tri giác

­ Phân tích được những

vấn đề cơ bản về tư

duy: khái niệm, bản

chất, đặc điểm, các

thành tố, các giai đoạn

và sự hình thành khái

niệm.

­ Phân tích được những

vấn đề cơ bản về tưởng

tượng: Khái niệm, các

yếu tố tâm lý, cách phát

triển và phương pháp

phát triển.

­ Phân tích được khái

niệm ngôn ngữ và quan

hệ giữa ngôn ngữ và tư

duy

­ Phân tích được các

loại hình trí tuệ và

phương pháp phát triển

3.2.2. Các quy luật cơ bản của tri giác

3.2.3. Các loại tri giác

3.3. Tư duy

3.3.1. Khái niệm về tư duy

3.3.2. Bản chất xã hội của tư duy

3.3.3. Những đặc điểm của tư duy

3.3.4. Các thành tố của tư duy

3.3.5. Các giai đoạn của tư duy

3.3.6. Sự hình thành khái niệm

3.4. Tưởng tượng và sáng tạo

3.4.1. Khái niệm tưởng tượng và sáng tạo

3.4.2. Các yếu tố tâm lý của sáng tạo

3.4.3. Các cách sáng tạo và phương pháp phát

triển

3.5. Ngôn ngữ

3.5.1. Sự phát triển ngôn ngữ

3.5.2. Ngôn ngữ và tư duy

3.6. Sự phát triển trí tuệ

3.6.1. Trí tuệ và các quan niệm về trí tuệ

3.6.2. Các loại trí tuệ

4 Kết thúc chương, SV

cần phải:

­ Phân tích được

một số quan điểm về

cảm xúc.

­ Phân tích được

cơ sở sinh lý của cảm

xúc

Chương 4: Đời sống tình cảm và động cơ

4.1. Những vấn đề chung về cảm xúc

4.1.1. Khái niệm về đời sống tình cảm (cảm xúc)

4.1.2. Cơ sở sinh lý của cảm xúc

4.2. Biểu hiện và trải nghiệm cảm xúc

4.2.1. Biểu cảm không lời

4.2.2. Văn hóa và biểu cảm

4.2.3. Trải nghiệm một số cảm xúc

4:2:0

Page 153: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

153

­ Phân tích được

các biểu hiện cảm xúc

­ Phân tích các

đặc điểm của đời sống

tình cảm

­ Phân tích bản

chất của động cơ học

tập và làm việc.

4.3. Đặc điểm của đời sống tình cảm

4.3.1. Tình cảm và nhận thức

4.3.2. Quy luật của đời sống tình cảm

4.4. Động cơ học tập và làm việc

4.4.1. Động cơ thành công

4.4.2. Hứng thú và Động cơ học tập

4.4.3. Sự hài lòng và gắn bó

5 Kết thúc chương, SV

cần phải:

­ Phân tích được khái

niệm trí nhớ, quá trình

trí nhớ, vai trò của trí

nhớ

­ Phân tích được việc

quên và các biện pháp

chống quên.

Chương 5: Trí nhớ và quá trình trí nhớ

5.1. Trí nhớ

5.1.1. Khái niệm về trí nhớ

5.1.2. Các loại trí nhớ

5.1.3. Các quy luật của trí nhớ

5.1.4. Sự khác biệt cá nhân về trí nhớ

5.2. Quá trình trí nhớ

5.2.1. Quá trình ghi nhớ

5.2.2. Quá trình gìn giữ

5.2.3. Quá trình tái hiện

5.3. Quên và biện pháp chống quên

5.3.1. Nguyên nhân của quên

5.3.2. Sự cấu trúc lại của trí nhớ

5.3.3. Bệnh quên

2:2:0

6 Kết thúc chương, SV

cần phải:

­ Phân tích được

cấu trúc về nhân cách.

­ Phân tích được

đặc điểm phát triển tâm

lý của trẻ mầm non và

chú ý giáo dục

Chương 6: Sự phát triển nhân cách

6.1. Một số vấn đề chung nhân cách

6.1.1. Khái niệm nhân cách

6.1.2. Đặc điểm nhân cách

6.1.3. Cấu trúc nhân cách

6.2. Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ mầm non

6.2.1. Đặc điểm phát triển thể chất

6.2.2. Đặc điểm phát triển nhận thức

7:4:2

Page 154: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

154

­ Phân tích được

đặc điểm phát triển tâm

lý của trẻ nhi đồng và

những chú ý giáo dục

cần thiết

­ Phân tích được

sự phát triển tâm lý của

trẻ tuổi thiếu niên, đầu

thanh niên và những

chú ý giáo dục.

­ Phân tích đặc

điểm phát triển tâm lý

của tuổi thanh niên –

sinh viên và những chú

ý giáo dục cần thiết.

6.2.3. Đặc điểm phát triển động cơ - tình cảm

6.2.4. Những chú ý giáo dục cần thiết

6.3. Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ nhi đồng

6.3.1. Đặc điểm phát triển thể chất

6.3.2. Đặc điểm phát triển nhận thức

6.3.3. Đặc điểm phát triển động cơ tình cảm

6.3.4. Những chú ý giáo dục cần thiết

6.4. Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ tuổi thiếu

niên và đầu thanh niên

6.4.1. Đặc điểm phát triển thể chất

6.4.2. Đặc điểm phát triển nhận thức

6.4.3. Đặc điểm phát triển động cơ tình cảm

6.4.4. Những chú ý giáo dục cần thiết

6.5. Đặc điểm phát triển tâm lý tuổi thanh niên –

sinh viên

6.5.1. Đặc điểm phát triển thể chất

6.5.2. Đặc điểm phát triển nhận thức

6.5.3. Đặc điểm phát triển động cơ tình cảm

6.5.4. Những chú ý giáo dục cần thiết

7 Kết thúc chương, SV

cần phải:

­ Phân tích được

bản chất của hoạt động

học tập dưới góc độ

tâm lý.

­ Phân tích được

bản chất của hoạt động

dạy học dưới góc độ

tâm lý

­ Phân tích được

Chương 7: Hoạt động học tập và hoạt động dạy

học

7.1. Hoạt động dạy học

7.1.1. Khái niệm hoạt động dạy học

7.1.2. Mục đích và con đường đạt mục đích dạy

học

7.1.3. Dạy học phát triển năng lực và phẩm chất

nhân cách của người học

7.1.4. Một số yêu cầu đối với nhân cách người

giáo viên

7.2. Hoạt động học tập

5:2:1

Page 155: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

155

cấu trúc và con đường

hoàn thiện nhân cách

người giáo viên

­ Phân tích mối

quan hệ giữa dạy và

học hiệu quả

7.2.1. Khái niệm hoạt động học

7.2.2. Đặc điểm của hoạt động học

7.2.3. Hình thành các hành động học tập cơ bản

7.2.4. Hình thành các kĩ năng học tập

7.3. Dạy – Học hiệu quả

7.3.1. Mối quan hệ giữa dạy và học

7.3.2. Xây dựng môi trường dạy – học hiệu quả

5. Phương pháp, hình thức dạy học

5.1 Phân bổ thời lượng:theo hình thức dạy học

Lý thuyết: 30 giờ tín chỉ

Thực hành/làm việc nhóm: 12 giờ tín chỉ

Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 3 giờ tín chỉ

5.2. Các phương pháp dạy học chủ yếu

Thuyết trình kết hợp với trình chiếu PPT, video clip, xử lý tình huống, hỏi đáp, thảo

luận….

Làm việc nhóm: được triển khai với nội dung công việc kéo dài trong một thời gian

nhất định và thực hiện ngoài giờ lên lớp là chủ yếu và một phần thời gian trên lớp, có

thể dưới dạng PP Dự án, bài tập nghiên cứu, khảo sát…

6. Tài liệu tham khảo

1. Tài liệu chính

4. Đinh Thi Kim Thoa, Trần Văn Tính, Đặng Hoàng Minh, 2009, Tâm lý học đại cương,

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

5. Đinh Thi Kim Thoa, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Trần Văn Tính, 2009, Tâm lý học phát triển,

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thi Kim Thoa, Trần Văn Tính, 2009, Tâm lý học Giáo dục,

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Tài liệu bài giảng cập nhật của giảng viên.

2. Tài liệu tham khảo thêm thêm

3. A.N. Leonchep, 1987, Hoạt động, ý thức, nhân cách. NXB Giáo dục Hà Nội.

Page 156: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

156

4. Phan Trọng Ngọ (chủ biên), 2000, Tâm lý học hoạt động và khả năng ứng dụng vào

lĩnh vực dạy học. NXB Đại học Sư phạm HN.

5. David G. Myers, 2007, Psychology, New York

7. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

Hình thức

Tính chất

của nội

dung kiểm

tra

Mục đích kiểm tra Trọng số

Đánh giá

thường

xuyên

Lý thuyết Kiểm tra kiến thức học phần 10 %

Bài tập cá

nhân

Lý thuyết

và kỹ năng

Đánh giá khả năng vận dụng lý thuyết vào thực

tiễn và các phẩm chất trí tuệ; kỹ năng viết khoa

học

10%

Bài tập

nhóm Kỹ năng

Đánh giá khả năng tổng hợp kiến thức của nhóm

và Đánh giá kỹ năng phối kết hợp trong làm việc

nhóm để tạo ra được sản phẩm có ý nghĩa.

20%

Bài thi

hết môn Tổng hợp

Năng lực vận dụng, giải thích…. các vấn đề của

thực tiễn bằng kiến thức chuyên môn và đưa ra

được giải pháp hiệu quả (thông qua nghiên cứu)

60%

+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT – ĐG

Hoàn thiện bài tập theo yêu cầu về hình thức, nội dung và mục đích của kiểm tra đánh giá.

CHỦ NHIỆM KHOA CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

Ký và ghi họ tên Ký và ghi họ tên

Page 157: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

157

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

GIÁO DỤC HỌC

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

­ Trường: Đại học Giáo dục ­ ĐHQGHN

­ Khoa: Khoa các Khoa học Giáo dục

­ Bộ môn: BỘ MÔN GIÁO DỤC

2. Thông tin về học phần

­ Tên học phần: Giáo dục học

­ Mã học phần: PSE2002

­ Học phần bắt buộc / tự chọn: bắt buộc

­ Số lượng tín chỉ: 04

­ Học phần tiên quyết: Không

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung:

Học phần GDH trang bị cho SV những vấn đề lý thuyết đại cương có tính cơ bản,

hệ thống và hiện đại của lý luận Giáo dục học nói chung và các cơ sở lý luận về quá trình

giáo dục trong nhà trường (chủ yếu về trường THPT) nói riêng.

Hệ thống kiến thức GDH giúp SV có được những kiến thức, kỹ năng có vai trò

“điểm tựa” cần thiết để tiếp tục học nhiều học phần khác thuộc Giáo dục chuyên ngành,

và phát triển các năng lực nghề nghiệp.

3.2. Chuẩn năng lực:

3.2.1. Kiến thức:

­ Trình bày, phân tích (và lấy được ví dụ) một số khái niệm cơ bản giáo dục học và những

vấn đề lý luận giáo dục học về: Bản chất của GD, Mục đích GD, Hệ thống GDQD; Vai

trò của GD đối phát triển cá nhân và sự phát triển XH…

­ Khái quát được về lịch sử giáo dục, sự phát triển các tư tưởng giáo dục của thế giới và của

Việt Nam.

Page 158: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

158

­ Trình bày, phân tích, khái quát hoá những vấn đề lý luận cơ bản của quá trình giáo dục

trong nhà trường nói chung và của nhà trường phổ thông (THPT, THCS) nói riêng: mục

tiêu, nhiệm vụ, các nguyên tắc giáo dục, nội dung và hệ phương pháp, các hình thức giáo

dục cơ bản, vai trò và mối quan hệ người học và người dạy, các hoạt động đánh giá,...

­ Trình bày được các khái niệm và cơ sở lý luận cơ bản về quá trình giáo dục trong nhà

trường nói chung và đặc điểm của từng các loại hình giáo dục nhà trường theo bậc học.

Trình bày được cơ cấu tổ chức và các nội dung cơ bản của quá trình giáo dục trong nhà

trường trung học. Phân tích được chức trách, nhiệm vụ của giáo viên trong tổ chức, quản

lý nhà trường.

­ Trình bày được các nội dung quản lý lớp học và các chức năng, nhiệm vụ, nội dung cơ

bản của công tác Giáo viên chủ nhiệm trong nhà trường trung học nói chung và nội dung,

phương pháp tổ chức, quản lý các hoạt động giáo dục trên lớp và ngoài giờ lên lớp nói

riêng.

3.2.2. Kỹ năng:

Kỹ năng nghề nghiệp

- Tổng hợp, phân tích thông tin trong lý luận GDH, lý luận QTGD trong nhà trường, và lý

luận quản lý lớp học.

- Áp dụng các khái niệm, cơ sở lý luận GDH vào giải thích, phân tích, tổng hợp, đánh giá

những vấn đề trong lý luận và trong thực tế quản lý lớp học và thực tế giáo dục trong nhà

trường;

- Xây dựng kế hoạch GD, làm việc cẩn thận, chính xác theo kế hoạch;

- Làm việc theo nhóm, hợp tác NCKH và giải quyết các vấn đề GD

- Định hướng các kỹ năng quản lý, lãnh đạo các hoạt động giáo dục trong nhà trường (cá

nhân và tập thể)

- Tư vấn cho học sinh về việc học tập và rèn luyện trong nhà trường.

Kỹ năng phát triển cá nhân

- Phát triển tư duy hệ thống;

- Kỹ năng phân biệt bản chất và hiện tượng trong giáo dục và trong sự phát triển người học

(cá nhân và tập thể).

Page 159: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

159

- Kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm;

- Sử dụng thời gian hiệu quả.

3.2.3. Thái độ

- Góp phần hình thành ở SV tác phong, thái độ của nhà sư phạm.

- Góp phần hình thành tác phong làm việc theo kế hoạch,

- Thái độ bình tĩnh, tự tin khi tiếp xúc với các đối tượng giáo dục và khi triển khai các kế

hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục.

3.2.4. Các mục tiêu khác

Học phần còn giúp người học rèn luyện:

- Kỹ năng thu nhận phân tích, tổng hợp, tích hợp thông tin về đối tượng HS được phân

công quản lí.

- Kỹ năng giải quyết vấn đề phát sinh trong quản lí, giáo dục học sinh.

- Kỹ năng quan tâm tới các vấn đề xã hội và giáo dục hiện thời có ảnh hưởng đến nhà

trường, giáo viên và công tác giáo dục học sinh.

4. Nội dung học phần

4.1. Tóm tắt

“Giáo dục học và quá trình giáo dục trong nhà trường“ là học phần tích hợp cao các

tri thức lý luận GDH và các định hướng phát triển kỹ năng nghề nghiệp, trang bị cho

người học một hệ thống kiến thức đại cương, cơ bản, hiện đại của giáo dục học, lịch sử

giáo dục, về mối quan hệ giữa giáo dục và sự phát triển, và những vấn đề cơ bản của quá

trình giáo dục trong nhà trường phổ thông, nhà giáo và người học.

Học phần cũng cung cấp cho SV sư phạm một hệ thống tri thức giáo dục học về tổ

chức, quản lý các hoạt động giáo dục, hệ thống kỹ năng quản lý lớp học của một giáo viên

và công tác giáo viên chủ nhiệm, các kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục cơ bản trong

trường phổ thông trung học.

Trên cơ sở đó, người học có thể đối chiếu, phát triển, vận dụng trong các loại hình nhà

trường khác, bậc học khác.

Các kỹ năng chủ yếu được hình thành qua thực hành trên lớp học, có sự gắn kết chặt chẽ

với hoạt động thực hành kỹ năng nghề nghiệp và kiến tập sư phạm tại trường trung học.

Page 160: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

160

Chương trình học phần gồm 3 phần (09 chương, 3tín chỉ) được phân bổ với các

chương, mục như sau.

4.2 Nội dung cụ thể

TT Mục tiêu Nội dung Thời

lượng

Phần thứ nhất. (17 giờ tín chỉ. 11 LT; 6TH)

QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC TRONG XÃ HỘI

1

Kết thúc chương 1, SV cần phải:

- Phân biệt và chỉ rõ được mối

quan hệ giữa Giáo dục (GD) và

Giáo dục học (GDH), giữa khách

thể NC (GD) và đối tượng NC

của GDH là Quá trình giáo dục

(QTGD);

- Nắm vững, phân biệt ngữ

nghĩa, lấy được ví dụ về một số

khái niệm cơ bản của GDH;

- Nắm vững, phân biệt các

PPNC của Hệ PPNC của

GDH…để sau này có thể vận

dụng vào NC lý luận và thực tiễn

GD;

- Nhận thức được giá trị của các

di sản GD, khái quát hóa và trình

bày được về Lịch sử GD và Lịch

sử các Tư tưởng GD;

-

Chương 1.

GIÁO DỤC VÀ GIÁO DỤC HỌC

1.1. Giáo dục là hoạt động cơ bản

của xã hội loài người

1.1.1. Bản chất của Giáo dục

1.1.2. Các tính chất của Giáo dục

1.1.3. Giáo dục là một hoạt động cơ bản

của xã hội

1.2. Nhập môn Giáo dục học (*)

1.2.1. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên

cứu của GDH

1.2.2. Một số khái niệm cơ bản của

GDH

1.2.3. Giáo dục học và các khoa học

khác

1.2.4. Hệ phương pháp nghiên cứu

GDH

1.3. Khái quát về lịch sử giáo dục

và lịch sử tư tưởng giáo dục (*)

1.3.1. Giá trị của di sản giáo dục

1.3.2. Giáo dục trong thời kỳ cổ đại

04 giờ

tín chỉ

(03LT;

01 TH

dành

cho

Hướng

dẫn

ĐCM

H và

thực

hành)

Page 161: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

161

1.3.3. Giáo dục trong thời kỳ Trung đại

(xã hội phong kiến)

1.3.4. Giáo dục trong thời kỳ Cận đại

(xã hội TBCN)

1.3.5. Giáo dục trong xã hội đương đại

(hậu TBCN)

Thực hành chương 1

Page 162: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

162

2

Kết thúc chương 2, SV cần phải:

- Nắm vững, phân biệt và

thấy được mối liên hệ giữa các

khái niệm “Phát triển”, Phát triển

XH, Phát triển cá nhân… và vai

trò của GD trong đó;

- Hiểu đúng về MLH 2

chiều giữa Xã hội và GD: Tính

quy định của XH đối với GD và

các Chức năng XH của GD.

- Trên cơ sở đó vận dụng để hiểu

đúng

và giải thích được một số vấn đề

lý luận GDH và thực tiễn GD,

trong đó có các Xu thế phát triển

GD trong thời đại ngày nay và

Đường lối phát triển GD­ĐT của

Đảng và NN ta.

Chương 2.

GIÁO DỤC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN XÃ

HỘI

2.1. Sự phát triển và sự phát triển xã

hội

2.2. Tính quy định của xã hội và chức

năng xã hội của giáo dục

2.2.1. Cơ sở phương pháp luận (*)

2.2.2. Tính qui định của xã hội đối với

giáo dục

2.2.3. Các chức năng xã hội của giáo

dục

2.2.4. Vai trò của giáo dục trong đường

lối phát triển KT - XH Việt Nam hiện nay

2.3. Giáo dục và phát triển nguồn

nhân lực

2.3.1. Khái niệm Phát triển nguồn nhân

lực

2.3.2. Vấn đề phát triển nguồn nhân lực

từ góc độ Giáo dục học

2.4. Các xu thế thời đại và và các xu

hướng phát triển giáo dục hiện nay (*)

2.4.1. Các xu thế thời đại

2.4.2. Một số xu hướng phát triển giáo

dục hiện nay

Thực hành chương 2

05 giờ

tín chỉ

(03LT;

02TH)

Kết thúc chương 3, SV cần phải:

Chương 3.

5giờ

tín chỉ

Page 163: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

163

3

- Nắm vững khái niệm “Sự

phát triển cá nhân” và các tác

nhân ảnh hưởng; Đồng thời,

phân biệt và thấy rõ MLH giữa

“Sự PT cá nhân” và “Sự PT nhân

cách”, “Sự PT con người (loài

người)”

- Nhận thức đúng vai trò

“chủ đạo’ của GD tác động đến

sự PT cá nhân trong tổng thể các

tác động của Di truyền, MTXH

và Hoạt động của chủ thể;

- Biết rút ra các Kết luận sư

phạm từ vai trò của các tác nhân

để định hướng vận dụng trong

GD

GIÁO DỤC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CÁ

NHÂN

3.1. Sự phát triển cá nhân

3.1.1. Khái niệm “Sự phát triển cá

nhân” và các tác nhân

3.1.2. Một số quan điểm hiện đại về sự

phát triển cá nhân(*)

3.2. Vai trò của giáo dục trong tổng

thể tác động đến sự phát triển cá nhân

3.2.1. Vai trò của di truyền

3.2.2. Vai trò của môi trường xã hội

3.2.3. Vai trò của hoạt động của chủ thể

3.2.4. Vai trò của giáo dục gia đình và

nhà trường

Thực hành chương 3

(03LT;

02TH)

4

Kết thúc chương 4, SV cần phải:

- Nắm vững, lấy được ví dụ về

MĐGD, các cấp độ (MTGD), cơ

chế thực hiện và vai trò của

MĐGD;

- Hiểu nội hàm của MĐGD của

VN hiện nay, đồng thời như một

minh họa cho lý luận MĐGD;

- Hiểu nội hàm kh.niệm, các

thành tố cấu trúc và 1 số mô hình

tổ chức của HTGDQD;

Chương 4.

MỤC ĐÍCH GIÁO DỤC.

HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN

4.1. Mục đích giáo dục

4.1.1. Khái niệm mục đích giáo dục, mục

tiêu giáo dục

4.1.2. Các cấp độ mục đích giáo dục và

cơ chế thực hiện

4.1.3. Mục đích giáo dục của Việt Nam

hiện nay

4.2. Hệ thống giáo dục quốc dân

03 giờ

tín chỉ

(02LT;

01TH)

Page 164: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

164

- Hệ thống GDQD Việt Nam

hiện nay và các định hướng phát

triển;

- Nhận thức được giá trị của các

di sản GD, khái quát hóa và trình

bày được về lịch sử GDVN

trước 1945 và sau 1945 (chủ yếu

các cuộc CCGD)

4.2.1. Khái niệm HTGDQD và một số mô

hình tổ chức HTGDQD

4.2.2. Hệ thống giáo dục của Việt Nam

hiện nay

4.2.3. Các định hướng phát triển giáo

dục Việt Nam hiện nay (Chiến lược phát

triển GD Việt Nam 2010- 2020 và Đề án

“Đổi mới căn bản và toàn diện GD- ĐT”

(*))

4.2.4. Khái quát lịch sử giáo dục Việt

Nam (*)

Thực hành chương 4

Page 165: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

165

5

Kết thúc chương 5, SV cần phải:

- Hiểu và nắm vững Bản chất của

GDNT và đặc thù các loại hình

GDNT;

- Biết và trình bày khái quát được

các quá trình GD đặc thù của từng

loại hình GDNT và xu thế phát

triển của chúng

Chương 5(*)

ĐẶC THÙ CỦA GIÁO DỤC NHÀ

TRƯỜNG

5.1. Bản chất và các loại hình giáo

dục nhà trường

5.1.1. Bản chất và đặc điểm của giáo

dục nhà trường

5.1.2. Các thiết chế của giáo dục nhà

trường

5.1.3. Các loại hình giáo dục nhà

trường

5.2. Giáo dục đại học

5.2.1. Chức năng xã hội và tính chất

đặc thù của GDĐH

5.2.2. Quá trình đào tạo đại học, cao

đẳng và các loại hình.

5.2.3. Các xu thế phát triển và một số

mô hình GDĐH(*)

5.3. Giáo dục nghề nghiệp

5.3.1. Chức năng xã hội và tính chất

đặc thù của GDNN

5.3.2. Quá trình đào tạo trong GDNN

và các loại hình (*)

5.3.3. Các xu thế phát triển và một số

mô hình GDNN(*)

5.4. Giáo dục thường xuyên

5.4.1. Chức năng xã hội và tính chất

đặc thù của GDTCX

04 giờ

tín chỉ

(03LT;

01 TH)

Page 166: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

166

5.4.2. GDTX với Xã hội học tập và

Giáo dục cộng đồng

5.4.3. Một số mô hình GDTX và Giáo

dục cộng đồng(*)

5.5. Giáo dục mầm non và giáo dục

tiểu học

5.5.1. Giáo dục mầm non

5.5.2. Giáo dục tiểu học

5.5.3. Mô hình nhà trường VNEN (*)

Thực hành chương 5:

6

Kết thúc chương 6, SV cần phải:

- Nắm vững, trình bày được

các khái niệm, khái quát được các

vấn đề lý luận cơ bản về GD phổ

thông hiện nay

- Nhìn nhận Quá trình GD

trong nhà trường PT theo quan

điểm phát triển: nắm được các xu

Chương 6.

QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC

TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ

THÔNG

6.1. Mục tiêu và nguyên tắc giáo

dục trong nhà trường phổ thông

6.1.1. Mục tiêu GD và tính chất của

quá trình giáo dục trong nhà trường

10 giờ

tín chỉ

(07

LT;

03 TH)

Page 167: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

167

thế phát triển nói chung, cũng như

1 só định hướng phát triển trong

từng lĩnh vực của GDPT;

- Liên hệ, vận dụng lý luận để

hiểu và giải thích được các xu

hướng đổi mới hiện nay đang diễn

ra ở GDPT và xác định các yêu cầu

chuẩn bị cho người GV tương lai

phổ thông

6.1.2. Nhiệm vụ giáo dục và các con

đường giáo dục trong nhà trường phổ

thông

6.1.3. Các nguyên tắc giáo dục trong

nhà trường phổ thông

6.2. Nội dung, Phương pháp và

Hình thức tổ chức giáo dục

6.2.1. Nội dung giáo dục trong nhà

trường phổ thông

6.2.2. Phương pháp giáo dục - dạy học

trong nhà trường phổ thông

6.2.3. Các hình thức tổ chức giáo dục-

dạy học trong nhà trường phổ thông

6.3. Đánh giá quá trình giáo dục

trong nhà trường phổ thông

6.3.1. Chất lượng giáo dục và sự đánh

giá của xã hội đối với giáo dục

6.3.2. Đánh giá trong giáo dục và

Đánh giá quá trình giáo dục .

6.3.3. Đánh giá kết quả học tập và kết

quả giáo dục – rèn luyện của HS

6.4. Giáo viên- nhà giáo dục

6.4.1. Đặc điểm lao động sư phạm

6.4.2. Người GV hiệu nghiệm

(Successful Teacher) (*)

6.4.3. Chuẩn năng lực nghề nghiệp

của người GV trung học (Việt Nam)

(*)

6.5. Học sinh phổ thông

Page 168: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

168

6.5.1. Quan điểm “hướng trung tâm

về người học”(*)

6.5.2. Đặc điểm nhân cách Học sinh

phổ thông (trung học) hiện nay (*)

6.6. Xu hướng đổi mới giáo dục

trong nhà trường phổ thông hiện

nay

6.6.1. Một số xu hướng đổi mới trong

giáo dục phổ thông hiện nay(*)

6.6.2. Đề án “Đổi mới Chương trình,

sách giáo khoa phổ thông sau 2015”

(*)

Thực hành chương 6:

Phần thứ 3. TỔ CHỨC, QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG VÀ LỚP HỌC

TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG (TRUNG HỌC)

(14 giờ tín chỉ, 9 LT:5TH)

7

Kết thúc chương 7, SV cần phải:

Nắm vững và trình bày được các

khái niệm và cơ sở lý luận cơ

bản về Quản lý giáo dục và quản

lý nhà trường;

Mục tiêu, nội dung cơ bản của

QLNT và Cơ cấu tổ chức trường

trung học;

Nhận thức đúng vai trò và trách

nhiệm của người GV tham gia

Chương 7.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN

VỀ QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG VÀ

LỚP HỌC

7.1. Khái quát lý luận về Quản lý nhà

trường

7.1.1. Quản lý giáo dục

7.1.2. Quản lý nhà trường (cơ sở giáo

dục)

7.1.3. Một số tiếp cận trong QL giáo dục

03 giờ

tín chỉ

(03

LT;

0 TH)

Page 169: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

169

quản lý nhà trường và quản lý nhà trường (TQM, SREM) (*)

7.2. Tổ chức và quản lý trường trung

học

7.2.1. Mục tiêu và Nội dung cơ bản của

quản lý trường trung học

7.2.2. Cơ cấu tổ chức của trường trung

học

Chức trách, nhiệm vụ của giáo viên

trong công tác quản lý nhà trường(*)

Kết thúc chương 8 , SV cần phải:

Nắm vững, trình bày được Mục

tiêu và đặc điểm của QLLH từ

đó xác định được hệ thống công

việc cơ bản trong QLLH;

Trên cơ sở đó, bước đầu tập

luyện hình thành các kỹ năng và

năng lực tổ chức, quản lý lớp

học (môi trường lớp học, hành vi

người học…);

Biết xác định các Quy định và đề

ra các chỉ dẫn QLLH

Chương 8.

QUẢN LÝ HỌC SINH TRÊN LỚP

8.1.Mục tiêu, đặc điểm của quản lý học

sinh trên lớp

8.1.1. Khái niệm và Mục tiêu của quản

lý học sinh trên lớp

8.1.2. Đặc điểm của quá trình quản lý

học sinh trên lớp

8.2. Xây dựng môi trường lớp học

8.2.1. Khái niệm Môi trường lớp học

8.2.2. Tổ chức không gian lớp học

8.2.3. Xây dựng môi trường tâm lý trong

lớp học

8.2.4. Thực hành xây dựng môi trường

lớp học

8.3. Quản lí hành vi của người học

8.3.1. Mục tiêu của quản lý hành vi

người học

04 giờ

tín chỉ

(02

LT; 02

TH)

Page 170: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

170

8.3.2. Một số biện pháp can thiệp hành

vi người học

8.3.3. Thực hành xử lý các tình huống

sư phạm trong lớp học

8.4. Xây dựng các qui định và chỉ dẫn

để quản lý lớp học

8.4.1. Vai trò và sự khác biệt của quy

định và chỉ dẫn đối với lớp học

8.4.2. Nguyên tắc, cách thức xây dựng

bản qui định và chỉ dẫn trong quản lý

lớp học

8.4.3. Thực hành xây dựng quy định và

chỉ dẫn trong quản lý lớp học

Kết thúc chương 9, SV cần phải:

- Xác định đúng, trình bày được

về vị trí, chức năng công tác

GVCN, về các Nội dung cơ bản

của công tác GVCN; Về quá

trình xây dựng lớp thành một

TTHS tự quản;

- Hình thành bước đầu một số kỹ

năng cơ bản và biện pháp công

tác của GVCN trên một số mặt:

Nghiên cứu và phân loại HS; Tư

vấn và quản lý HS; Xây dựng

TTHS tự quản; Tổ chức HĐ tập

thể, lập Kế hoạch công tác

Chương 9.

CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM

9.1. Vị trí, chức năng và nội dung

công tác giáo viên chủ nhiệm

9.1.1. Vị trí, chức năng của công tác

GVCN và người GVCN

9.1.2. Nội dung cơ bản và biện pháp

công tác của GVCN

9.1.3. Yêu cầu về phẩm chất và năng lực

của người GVCN (*)

9.2. Xây dựng lớp học thành một

tập thể học sinh tự quản

9.2.1. Khái niệm và vai trò giáo dục của

Tập thể học sinh

9.2.2. Tiêu chí TTHS và các giai đoạn

07 giờ

tín chỉ

(04

LT; 03

TH)

Page 171: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

171

GVCN

hình thành TTHS

9.2.3. Các biện pháp xây dựng lớp học

trở thành TTHS tự quản

9.3. Quản lý học sinh và công tác tư

vấn của GVCN

9.3.1. Quản lý học sinh

9.3.2. Công tác tư vấn của GVCN

9.3.3. Một số kỹ thuật tư vấn

9.4. Giáo dục “học sinh cá biệt”

9.4.1. Khái niệm và phân loại “học sinh

cá biệt”

9.4.2. Một số phương pháp và biện pháp

giáo dục HSCB

9.5. Thực hành một số kỹ năng công

tác giáo viên chủ nhiệm

9.5.1. Tìm hiểu, phân loại học sinh

9.5.2. Tổ chức mạng lưới tự quản trong

xây dựng TTHS tự quản

9.5.3. Xây dựng các kế hoạch công tác

của GVCN

9.5.4. Khái quát về tổ chức các hoạt

động GD ngoài giờ lên lớp và hoạt động

trải nghiệm sáng tạo(*)

9.6. Hướng dẫn ôn tập kết thúc học

phần

GHI CHÚ:

- Các Chương, mục có gạch chân là các nội dung, chỉ có trong bài giảng của GV, có

thể trong giáo trình chưa mới cập nhật đầy đủ;

Page 172: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

172

- Các mục có dấu (*) là các nội dung viết cho SV tự học (có hướng dẫn)

5. Phương pháp, hình thức dạy học

5.1 Phân bổ thời lượng: theo hình thức dạy học

­ Lý thuyết: 30 giờ TC

­ Thực hành/làm việc nhóm: 15 giờ TC

­ Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 0

5.2. Các phương pháp dạy học chủ yếu

- Dạy học lý thuyết trên lớp

- Seminar, thảo luận nhóm ;

- Hướng dẫn tự học, hướng dẫn làm bài tập NC

6. Tài liệu tham khảo

1. Tài liệu chính

6. Trần Anh Tuấn chủ biên (2009), Giáo dục học đại cương NXB ĐHQG Hà Nội;

7. M.Q.Huy, Đ.T.K.Thoa, T.A. Tuấn (2009). Tổ chức, quản lý nhà trường, lớp học và

hoạt động giáo dục. NXB ĐHQG Hà Nội;

8. Trần Thị Tuyết Oanh chủ biên (2009). Giáo dục học (tập 1 và tập 2), NXB ĐHSP.

9. Bùi Minh Hiền (2007). Lịch sử giáo dục. (tập 1 và tập), NXB ĐHQG Hà Nội. .

10. Văn phòng Plan tại Việt Nam (2009). Phương pháp kỉ luật tích cực, Tài liệu dành

cho tập huấn viên.

2. Tài liệu tham khảo thêm thêm

5. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2007). Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ

thông và trường phổ thông nhiều cấp học (Ban hành kèm theo quyết định số:

07/2007/QĐ­BGD & ĐT ngày 02 tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT.

6. Hà Nhật Thăng, Nguyễn Dục Quang (2004). Phương pháp công tác Giáo viên chủ

nhiệm lớp. NXB ĐHQG Hà Nội.

7. Hà Nhật Thăng ­ Đào Thanh Âm (1997). Lịch sử giáo dục thế giới. NXB Giáo dục.

8. Lê Vinh Quốc (2001). Hỏi đáp về Giáo dục Việt Nam (T1, T2), NXB Trẻ.

9. UNESCO, J.Delor (2003). Học tập- một kho báu tiềm ẩn. NXB Giáo dục.2003

Page 173: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

173

10. Myint Swe Khine, ed. (2004). Teaching and Classroom Management: An Asian

Perspective Prentice Hall.

7. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

Hình thức

Tính chất

của

nội dung

kiểm tra

Mục đích kiểm tra Trọng

số

Bài tập cá

nhân

(Đánh giá

thường

xuyên)

Lý thuyết

và kỹ năng

Kiểm tra kiến thức học phần. Đánh giá khả năng

vận dụng lý thuyết vào thực tiễn và các phẩm chất

trí tuệ; kỹ năng viết khoa học

20%

Bài tập

nhóm kết

hợp với cá

nhân

Lý thuyết

và Kỹ năng

(giữa kì)

Đánh giá khả năng tổng hợp kiến thức của nhóm

và Đánh giá kỹ năng phối kết hợp trong làm việc

nhóm để tạo ra được sản phẩm có ý nghĩa.

20%

Bài thi hết

môn Tổng hợp

Năng lực vận dụng, giải thích… các vấn đề của

thực tiễn bằng kiến thức chuyên môn và đưa ra

được lý giải, hoặc giải pháp hiệu quả (thông qua

nghiên cứu)

60%

Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT – ĐG:

Hoàn thiện theo yêu cầu về hình thức, nội dung và mục đích của kiểm tra đánh giá.

CHỦ NHIỆM KHOA CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

PGS.TS. Đinh Thị Kim Thoa TS. Trần Anh Tuấn

Page 174: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

174

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

LÍ LUẬN VÀ CÔNG NGHỆ DẠY HỌC

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

­ Trường: Đại học Giáo dục ­ ĐHQGHN

­ Khoa Khoa Sư phạm

­ Bộ môn: Lí luận và công nghệ dạy học

2. Thông tin về học phần

­ Tên học phần: Lí luận và công nghệ dạy học

­ Mã học phần: TMT1001

­ Học phần bắt buộc / tự chọn: Bắt buộc

­ Số lượng tín chỉ: 3

­ Các học phần tiên quyết: PSE2002: Giáo dục học

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung:

3.2. Chuẩn năng lực:

3.2.1. Kiến thức:

­ Hiểu được sâu sắc hệ thống các khái niệm, nội dung cơ bản của lý luận và công

nghệ dạy học.

­ Hiểu được một số lý thuyết dạy học, các quan điểm sư phạm tương ứng và vận

dụng vào thực tiễn dạy học.

­ Khái quát được các vấn đề trong thực tiễn dạy học, đặc biệt là thực tiễn dạy học

phổ thông và xu hướng cải cách giáo dục của thế giới và Việt Nam.

3.2.2. Kỹ năng:

- Xác định được mục tiêu, lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học và kiểm

tra đánh giá trên cơ sở phân tích đối tượng học sinh, chương trình, sách giáo khoa, điều

kiện, phương tiện dạy học.

- Lập được kế hoạch theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực, tự chủ của học

sinh.

Page 175: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

175

- Sử dụng thành thạo một số phương tiện và công nghệ dạy học phổ biến để

nâng cao hiệu quả quá trình dạy học.

3.2.3. Thái độ:

- Hiểu biết sâu sắc về trách nhiệm, vai trò, sứ mạng của người giáo viên trong giai

đoạn mới

- Có tinh thần chủ động thích ứng với sự thay đổi

- Say mê nghề nghiệp, tinh thần không ngừng học hỏi, tích cực đổi mới PPDH

- Hình thành ý thức thường xuyên trau dồi, phát triển nghề nghiệp

3.2.4. Mục tiêu khác:

- Có khả năng thu thập và xử lý thông tin, tự nghiên cứu, tự học.

- Phát triển một số kỹ năng xã hội.

4. Nội dung học phần

4.1 Tóm tắt

Học phần Lí luận và công nghệ dạy học cung cấp những khái niệm cơ bản, bản

chất, quy luật và đặc điểm của quá trình dạy học, những lý thuyết dạy học, những quan

điểm dạy học khác nhau, sự phát triển của dạy học qua các thời kỳ lịch sử với sự chi phối

chặt chẽ của điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội. Đặc biệt học phần còn giới thiệu các xu

hướng và thực tiễn đổi mới dạy học trên thế giới và ở Việt Nam, các phương pháp dạy

học và kĩ thuật triển khai các phương pháp dạy học, các công nghệ trong dạy học. Học

phần Lí luận và công nghệ dạy học là học phần cơ bản trong nhóm bộ môn đào tạo nghiệp

vụ sư phạm vì vậy nó vừa mang tính chất lí luận vừa mang tính thực hành.

4.2 Nội dung cụ thể

Page 176: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

176

Thứ

tự Mục tiêu Nội dung

Thời

lượn

g

Ghi

chú

1

1. Người học phân tích

được các yếu tố cấu

thành, nguyên tắc triển

khai quá trình dạy học

2. Người học giải thích

được sự ảnh hưởng của

các học thuyết sư

phạm, qui luật nhận

thức đến cách lựa chọn

mô hình dạy học

3. Người học thiết kế

được qui trình dạy học

phù hợp với bối cảnh

nhà trường hiện nay

Nội dung 1: Đại cương về Lý luận

dạy học

1.1. Tổng quan về lí luận dạy học

1.1.1. Lịch sử phát triển của lí luận dạy

học

1.1.2. Các trường phái lí luận dạy học

1.1.3. Mối quan hệ giữa LLDH với một

số ngành khoa học khác

1.2. Quá trình dạy học

1.2.1, Khái niệm về dạy học.

1.2.2. Một số phương pháp tiếp cận

nghiên cứu bản chất dạy học

1.2.3. Bản chất của dạy học

1.3. Xu thế phát triển của dạy học và

một số lý thuyết dạy học hiện nay

1.3.1. Đặc trưng của dạy học hiện nay

1.3.2. Một số lý thuyết và quan điểm

tiếp cận nghiên cứu dạy học hiện nay.

1.3.2.1. Lý thuyết tình huống

1.3.2.2. Lý thuyết kiến tạo

1.3.2.3. Lý thuyết sư phạm tương tác

1.3.2.4. Quan điểm tam giác dạy học

của J. Vial

1.4. Quy luật và nguyên tắc dạy học cơ

bản

1.4.1. Hệ thống quy luật dạy học

1.4.2. Một số quy luật dạy học cơ bản.

6 giờ

tín

chỉ

Page 177: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

177

1.4.3. Nguyên tắc dạy học

1.5. Các yếu tố trong hệ thống dạy học

1.5.1. Đối tượng người học

1.5.2. Mục tiêu dạy học

1.5.2. Nội dung dạy học

1.5.3. Kiểm tra đánh giá

1.5.4. Môi trường dạy học

1.5.5. Phương pháp, phương tiện dạy

học

1.5.6. Đánh giá cải tiến, phát triển

chuyên môn

2

1. Người học nhận diện

và phân tích được bản

chất của PPDH, các

yếu tố tác động đến

việc lựa chọn PPDH

hiệu quả

2. Người học phân tích

được nguyên tắc về sự

thống nhất giữa PPDH

với mục tiêu, nội dung,

đối tượng dạy học

3. Người học đánh giá

được các mô hình và

phương pháp triển khai

dạy học hiện nay

Nội dung 2. Phương pháp và hình

thức tổ chức dạy học

2.1. Quan niệm về phương pháp dạy

học

2.1.1. Khái niệm về PPDH

2.1.2. Mối liên hệ giữa PPDH với các

yếu tố trong hệ thống dạy học

2.1.3. Đặc điểm của PPDH

2.1.4. Nguyên tắc lựa chọn PPDH

2.1.5. Phân loại PPDH

2.2. Một số quan điểm tiếp cận nghiên

cứu PPDH

2.2.1. Tiếp cận hoạt động

2.2.2. Tiếp cận nhận thức luận

2.2.3. Tiếp cận điều khiển học

2.2.4. Tiếp cận hệ thống toàn vẹn

2.2.5. Tiếp cận cấu trúc

2.3. Xu hướng phát triển PPDH trên

thế giới và Việt Nam

9 giờ

tín

chỉ

Page 178: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

178

2.3.1. Xu hướng phát triển PPDH trên

thế giới

2.3.2. Chủ trương đổi mới PPDH ở Việt

Nam.

2.4. Hình thức tổ chức dạy học

2.4.1. Những vấn đề chung về hình

thức tổ chức dạy học

2.4.2. Một số tiêu chí phân loại hình

thức tổ chức dạy học

2.4.3. Sự phát triển của hình thức tổ

chức dạy học trong lịch sử.

2.4.4. Các hình thức tổ chức dạy học

phổ biến

2.4.5. Các hình thức tổ chức dạy học

không truyền thống

2.5. Một số mô hình dạy học phổ biến

hiện nay

2.5.1. Dạy học trực tiếp

2.5. 2. Dạy học qua giải quyết vấn đề

2.5. 3. Dạy học qua nghiên cứu

2.5. 4. Dạy học hợp tác

2.5 5. Dạy học theo dự án

3 1. Người học xây dựng

được kế hoạch dạy học

phù hợp với chương

trình giáo dục hiện nay

ở PT

2. Người học áp dụng

được các kĩ thuật triển

Nội dung 3. Thiết kế, lập kế hoạch

DH

3.1. Qui trình thiết kế hoạt động dạy

học

3.1.1. Xác định nhu cầu người học

3.1.2. Xây dựng kế hoạch dạy học

3.1.3. Triển khai hoạt động dạy học

3.1.4. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập

15

giờ

tín

chí

Page 179: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

179

khai dạy học cho từng

loại bài, đánh giá được

tính hiệu quả của từng

kĩ thuật

3. Người học lập được

hồ sơ dạy học, kế

hoạch điều chỉnh, phát

triển nghề nghiệp

chuyên môn

của người học

3.1.5. Đánh giá cải tiến và phát triển

nghề nghiệp

3.2. Lập kế hoạch dạy học

3.2.1. Lập kế hoạch để người học thành

công trong học tập

3.2.2. Lập kế hoạch dạy học tổng thể

3.2.3. Qui trình lập kế hoạch dạy học

3.3. Lập kế hoạch dạy học từng bài cụ

thể

3.4. Các kỹ thuật triển khai dạy học

hiệu quả

4

1. Người học phân tích

được ưu/nhược điểm

của việc áp dụng

CNTT trong dạy học

2. Người học thiết kế

được kế hoạch dạy học

theo tiếp cận công

nghệ, soạn giáo án/bài

giảng điện tử, hồ sơ

dạy học điện tử

3. Người học thiết kế

được kế hoạch dạy học

theo mô hình E­

Learning và Blended

Learning

Nội dung 4. Dạy học với sự hỗ trợ

của công nghệ

4.1. Vai trò và sự phát triển của CNTT

trong giáo dục hiện nay

4.1.1. Mạng máy tính và Internet (giới

thiệu và thực hành)

4.1.2. E­learning và Blended Learning

(dạy học pha trộn/kết hợp)

4.1.3. Thời đại mới và cuộc cách mạng

trong giáo dục

4.2. Sử dụng công nghệ trong dạy học

4.2.1. Sử dụng công nghệ trong lập kế

hoạch dạy học

4.2.2. Sử dụng công nghệ trong triển

khai quá trình dạy học, hỗ trợ người

học.

4.2.3. Sử dụng công nghệ trong đánh

giá kết quả học tập của người học

15

giờ

tín

chí

Page 180: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

180

5. Phương pháp, hình thức dạy học

5.1 Phân bổ thời lượng:

Lý thuyết: 27

Thực hành/làm việc nhóm: 15

Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 3

5.2. Các phương pháp dạy học

- Thuyết trình, thảo luận nhóm

­ Tình huống, nêu và giải quyết vấn đề

­ Làm việc nhóm, dạy học dự án

6. Tài liệu tham khảo

1. Tài liệu chính

1. Bộ sách đổi mới phương pháp dạy học của Tổ chức ASCD do NXB Giáo dục Việt

Nam ấn hành (2013), “Nghệ thuật và khoa học Dạy học”; “Tám đổi mới để trở thành

người giáo viên giỏi”; “Những phẩm chất của người giáo viên hiệu quả”; “Quản lí

hiệu quả lớp học”; “Đa trí tuệ trong lớp học”; “Các phương pháp dạy học hiệu quả”.

2. Tài liệu tham khảo thêm

2. Tài liệu tập huấn của Chương trình Giáo dục Intel Việt Nam. Phiên bản 10.1, 2010

3. Jean ­ Marc Denommé và Madeleine Roy (2009), Sư phạm tương tác: Một tiếp

cận khoa học thần kinh về học và dạy, NXB ĐHQGHN.

4. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy

học, NXB Giáo dục.

3. Website:

4. Cẩm nang và chiến lược học tập: http://www.studygs.net/vietnamese/

5. Trang web của Bộ Giáo dục và Đào tạo: http://edu.net.vn/

4. Người học đánh giá

được tính hiệu quả của

việc ứng dụng CNTT

trong dạy học

4.2.4. Sử dụng công nghệ để tạo môi

trường học tập hiện đại

4.2.5. Sử dụng công nghệ để xây dựng

nguồn tài nguyên học tập

4.2.6. Sử dụng công nghệ trong phát

triển nghề nghiệp

Page 181: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

181

Cách mạng học tập: http://www.thelearningweb.net

7. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

Hình thức

Tính chất của

nội dung kiểm

tra

Mục đích kiểm tra Trọng số

Đánh giá

thường

xuyên

Lý thuyết Đánh giá mức độ tích cực học tập, tham gia

xây dựng bài / vấn đáp, trắc nghiệm, 10 %

Bài tập cá

nhân

Lý thuyết và kỹ

năng

Đánh giá khả năng, hiệu quả của PPDH và sử

dụng phương tiện. 10%

Bài tập

nhóm Kỹ năng

Thực hành dạy học (giảng dạy theo nhóm:phân

công các cá nhân dạy từng phần cụ thể của một

bài học mà nhóm đã chuẩn bị)

20%

Bài thi

hết môn Tổng hợp

Lí thuyết: SV bốc thăm phiếu vấn đáp và trả

lời câu hỏi.

Thực hành:

+ Chọn 1 nội dung, lập KH dạy một ND

+ Chọn nội dung trọng tâm của bài để giảng

dạy trong 15 phút

60%

+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT – ĐG

- Bài tập cá nhân (luận, tổng thuật, báo cáo)

Xác định được vấn đề nghiên cứu, phân tích 3đ

Phân tích logic, đi thẳng vào vấn đề, liên hệ thực tế 5đ

Ngôn ngữ trong sáng, trích dẫn, sử dụng tài liệu tham khảo hợp lệ 2đ

Tổng: 10đ

- Bài tập nhóm /tháng

Xác định vấn đề seminar rõ ràng, hợp lý, khả thi 2đ

Thể hiện kỹ năng tổ chức, quản lý, điều hành seminar 4đ

Chuẩn bị chu đáo, cẩn thận 1đ

Page 182: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

182

Tài liệu sử dụng phong phú, đa dạng, hấp dẫn 1đ

Viết báo cáo, hợp đồng học tập đúng qui định 1đ

Hình thức seminar sáng tạo 1đ

Tổng: 10đ

- Kiểm tra giữa kỳ

Soạn kế hoạch dạy học: 40%

Thực hành dạy: 60%

- Bài tập lớn học kỳ (chọn 1 trong số các yêu cầu)

Xác định vấn đề rõ ràng, hợp lý 3đ

Phân tích logic, sâu sắc, có liên hệ thực tế 4đ

Sử dụng tài liệu tham khảo phong phú 1đ

Ngôn ngữ trong sáng, trích dẫn đúng qui định 1đ

Sáng tạo trong cách trình bày 1đ

Tổng: 10đ

* Đối với Bộ hồ sơ bài dạy có tiêu chí riêng theo chuẩn của Intel

- Thi cuối kỳ

Soạn giáo án: 40% (Giáo án thường 60%; giáo án điện tử 40%)

Thực hành dạy: 60% (trình bày 80%; kết hợp sử dụng PTCN 20%)

CHỦ NHIỆM KHOA CHỦ NHIỆM BỘ

MÔN

(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

TS. Tôn Quang Cường TS. Phạm Kim Chung

Page 183: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

183

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

­ Trường: Đại học Giáo dục ­ ĐHQGHN

­ Bộ môn: Đo lường và Đánh giá

2. Thông tin về học phần

­ Tên học phần: Đánh giá trong giáo dục

­ Mã học phần: EAM1001

­ Học phần bắt buộc / tự chọn: bắt buộc

­ Số lượng tín chỉ: 03

­ Học phần tiên quyết: không

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung:

Sau khi học xong học phần này, người học sẽ hệ thống được những kiến thức cơ

bản của khoa học đo lường và đánh giá trong giáo dục, vận dụng chúng để thiết kế công

cụ, triển khai đánh giá kết quả học tập theo quy trình chặt chẽ, bước đầu biết sử dụng các

lý thuyết khảo thí để phân tích chất lượng câu hỏi và đề kiểm tra.

3.2. Chuẩn năng lực:

3.2.1. Kiến thức:

­ Giải thích được các khái niệm cơ bản của đánh giá trong giáo dục, phân tích

được vị trí, vai trò, chức năng của đánh giá trong giáo dục.

­ Vận dụng được các phương pháp và kĩ thuật trong đánh giá, cách xây dựng

các công cụ đánh giá thường xuyên và định kỳ.

­ Hệ thống được các vấn đề chung về đánh giá thực để vận dụng được vào quá

trình dạy ­ học ­ kiểm tra đánh giá sau này.

­ Nêu được điểm mạnh, quy trình thiết kế và triển khai một số kĩ thuật đánh

giá trong lớp học trong dạy học.

3.2.2. Kỹ năng:

Page 184: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

184

­ Thiết kế được qui trình đánh giá kết quả học tập của người học.

­ Xây dựng được mục tiêu học phần, bài học làm cơ sở cho hoạt động đánh

giá.

­ Xử lý, phân tích và đánh giá được chất lượng và các đặc trưng của câu trắc

nghiệm và bài trắc nghiệm.

­ Xây dựng được các câu hỏi trắc nghiệm khách quan và tự luận.

­ Lập được hồ sơ và lưu trữ hồ sơ trong việc theo dõi tiến bộ của học sinh.

­ Lập được kế hoạch đánh giá cải tiến.

­ Tổ chức được 1 kì thi ­ kiểm tra theo đúng qui trình.

3.2.3. Thái độ:

­ Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kiểm tra đánh giá trong quá

trình dạy học.

­ Hình thành thái độ công bằng, khách quan và khoa học trong kiểm tra đánh

giá.

3.2.4. Mục tiêu khác:

­ Rèn luyện kĩ năng viết, đọc, tư duy phê phán, kĩ năng phân tích, tổng hợp và

đánh giá.

­ Rèn luyện kĩ năng nghiên cứu độc lập, làm việc theo nhóm.

4. Nội dung học phần

4.1 Tóm tắt

Đánh giá trong giáo dục là học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức

cơ bản về vị trí, vai trò, chức năng của đánh giá trong giáo dục nói chung và trong hoạt

động dạy ­ học nói riêng, đồng thời rèn luyện cho sinh viên kĩ năng xác định mục tiêu của

học phần, bài học làm cơ sở cho việc xây dựng một qui trình đánh giá kết quả học tập học

phần một cách khách quan, khoa học và công bằng. Qui trình này giúp giáo viên và học

sinh không những đánh giá, tự đánh giá kết quả của quá trình dạy học, mà còn giúp thu

thập các thông tin phản hồi hữu ích, giúp điều chỉnh quá trình dạy học để đạt mục tiêu dạy

học một cách tốt nhất.

Page 185: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

185

Học phần trang bị cho sinh viên các phương pháp, kĩ thuật trong đánh giá, thiết kế

câu hỏi, xây dựng bài kiểm tra các loại, cách xử lý, sử dụng kết quả đánh giá.

Phần cuối của học phần giới thiệu về các kĩ thuật đánh giá trong lớp học.

4.2 Nội dung cụ thể

Thứ

tự Mục tiêu Nội dung

Thời

lượng

G

h

i

c

h

ú

1 Kết thúc chương, SV cần

phải: hệ thống hóa và phân

tích bản chất các khái niệm

cơ bản về khoa học đo lường

đánh giá trong giáo dục, vai

trò, vị trí, chức năng, đặc

trưng và các yêu cầu của

đánh giá trong giáo dục.

Nhận xét được cách đánh

giá mà các cơ sở giáo dục,

chương trình giáo dục, và

giáo viên đang sử dụng để

đánh giá sự tiến bộ của

người học.

Chương 1: Khái quát về đánh giá trong

giáo dục

1.1. Một số khái niệm cơ bản về kiểm tra

đánh giá

1.2. Chức năng của đánh giá trong giáo

dục

1.3. Vị trí, vai trò của kiểm tra ­ đánh giá

trong quá trình đào tạo

1.4. Những yêu cầu đối với hoạt động

đánh giá

1.5. Hệ thống đánh giá trong giáo dục

1.6. Một số nội dung đánh giá thành quả

giáo dục

6 giờ

tín

chí

2

Kết thúc chương, SV cần

phải: hệ thống hóa được

khái niệm, vai trò, yêu cầu

của việc xây dựng mục tiêu

đánh giá. Vận dụng xác định

Chương 2: Xây dựng mục tiêu và tiêu

chí đánh giá, ma trận đánh giá

2.1. Một số vấn đề chung về xây dựng

mục tiêu và tiêu chí đánh giá

2.2. Thang phân loại mục tiêu học tập và

6 giờ

tín

chỉ

Page 186: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

186

mục tiêu – tiêu chí đánh giá,

xây dựng ma trận đánh giá

cho một nội dung giảng dạy

cụ thể.

áp dụng trong xây dựng tiêu chí đánh giá

2.3. Kỹ thuật xác định mục tiêu và tiêu chí

đánh giá, ma trận đánh giá

3 Kết thúc chương, SV cần

phải: Nêu khái niệm, phân

biệt các dạng thức đánh giá,

lấy được ví dụ cụ thể cho

mỗi dạng thức đánh giá;

Nắm rõ quy trình xây dựng

một đề thi/kiểm tra; Vận

dụng viết câu hỏi và xây

dựng một đề thi/kiểm tra cho

một nội dung giảng dạy hoặc

một học phần.

Chương 3. Dạng thức và kỹ thuật đánh

giá

3.1. Các dạng thức đánh giá

3.2. Các kỹ thuật đánh giá

3.3. Quy trình xây dựng một đề thi/ kiểm

tra đánh giá.

3.4. Kỹ thuật viết câu hỏi thi/kiểm tra đánh

giá.

9 giờ

tín

chỉ

4 Kết thúc chương, SV cần

phải:

+ Nắm vững ý nghĩa các đại

lượng thống kê cơ bản

thường dùng trong phân tích

kết quả thi/kiểm tra; quy

trình xử lý số liệu, viết báo

cáo kết quả đánh giá; nắm

vững việc sử dụng kết quả

đánh giá để nhận xét về chất

lượng câu hỏi, điều chỉnh

hoạt động dạy học và phản

hồi học sinh.

+ Thực hành tính toán với

dữ liệu kết quả thi/ kiểm tra

Chương 4. Xử lý kết quả thi/ kiểm tra

đánh giá

4.1. Những đại lượng thống kê cơ bản sử

dụng trong phân tích kết quả thi/ kiểm tra

đánh giá

4.2. Qui trình xử lý và phân tích số liệu

4.3. Viết báo cáo kết quả thi/ kiểm tra

đánh giá

4.4. Sử dụng kết quả kiểm tra/ đánh giá.

9 giờ

tín

chỉ

Page 187: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

187

cụ thể.

5 Kết thúc chương, SV cần

phải: nắm được mục đích

của hoạt động đánh giá trên

lớp học; các kỹ thuật đánh

giá trên lớp học cơ bản; vận

dụng xây dựng một số hoạt

động đánh giá trên lớp học

phù hợp với học phần.

Chương 5: Kĩ thuật đánh giá trên lớp

học

5.1. Khái quát về đánh giá trên lớp học

5.2. Một số kĩ thuật đánh giá trên lớp học

9 giờ

tín

chỉ

5. Phương pháp, hình thức dạy học

5.1 Phân bổ thời lượng: theo hình thức dạy học

Lý thuyết: 33

Thực hành/làm việc nhóm: 9

Tự học: 3

5.2. Các phương pháp dạy học chủ yếu:

- Phương pháp thuyết trình kết hợp hỏi đáp

- Phương pháp dạy học nhóm

6. Tài liệu tham khảo

1. Tài liệu chính

1. Lâm Quang Thiệp (2008), Trắc nghiệm và ứng dụng, NXB Khoa học và Kỹ thuật.

2. Dương Thiệu Tống (2005), Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập, NXB

KHXH.

3. Lê Kim Long, Đinh Thị Kim Thoa, Nguyễn Ngọc Bích, Lê Thái Hưng và Đào Thị

Hoa Mai (2013), Tài liệu kĩ thuật đánh giá lớp học, Dự án giáo dục THPT và CN, Bộ Giáo

dục Đào tạo.

2. Tài liệu tham khảo thêm

1. James H.McMillan, Classroom Assessment – Principles and Practice for Effective

Instruction, Allyn and Bacon. 2nd, 2001.

Page 188: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

188

2. Tom Kubiszun and Gary Borich, Educational Testing and Measurement – Classroom

Application and Practice, John & Sons. Inc. 6nd, 2000.

3. Jon Mueller (2005), The Authentic Assessment Toolbox, “Enhancing student learning

through online faculty development" published in the Journal of Online Learning and

Teaching.

4. Joan Vandervelde (2011), Authentic Assessment & rubrics, Online Professional

Development.

7. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

Hình thức

Tính chất

của nội

dung kiểm

tra

Mục đích kiểm tra Trọng số

Đánh giá

thường

xuyên

Lý thuyết Kiểm tra kiến thức học phần 10 %

Bài tập cá

nhân

Lý thuyết

và kỹ năng

Đánh giá khả năng vận dụng lý thuyết vào thực

tiễn và các phẩm chất trí tuệ; kỹ năng viết khoa

học

10%

Bài tập

nhóm Kỹ năng

Đánh giá khả năng tổng hợp kiến thức của nhóm

và Đánh giá kỹ năng phối kết hợp trong làm việc

nhóm để tạo ra được sản phẩm có ý nghĩa.

20%

Bài thi

hết môn Tổng hợp

Năng lực vận dụng, giải thích…. các vấn đề của

thực tiễn bằng kiến thức chuyên môn và đưa ra

được giải pháp hiệu quả (thông qua nghiên cứu)

60%

+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT – ĐG: Hoàn thiện bài tập theo yêu cầu về

hình thức, nội dung và mục đích của kiểm tra đánh giá.

o Loại bài tập nhóm/tháng: Do yêu cầu đặc thù của loại bài tập này nên tiêu

chí đánh giá bài tập nhóm tháng có thể được thể hiện qua báo cáo mà nhóm phải thực hiện

theo mẫu sau.

Trường/Khoa…..

Page 189: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

189

Bộ môn….. Báo cáo kết quả nghiên cứu nhóm

Tên của vấn đề nghiên cứu……

1) Danh sách nhóm và các nhiệm vụ được phân công.

S

TT

Họ và tên Nhiệm vụ được phân

công

Ghi

chú

1

.

Nguyễn Văn

A

…… Nhóm

trưởng

2

.

…… …… ……

2) Quá trình làm việc của nhóm (miêu tả các buổi họp, có thể có biên bản kèm

theo).

3) Tổng hợp kết quả làm việc nhóm.

4) Kiến nghị, đề xuất (nếu có).

Nhóm trưởng

(Kí tên)

o Loại bài tập lớn kết thúc học phần

Các tiêu chí chung

Nội dung:

1) Đặt vấn đề, xác định đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, phương

pháp nghiên cứu hợp lí và lôgíc.

2) Có bằng chứng rõ rệt về năng lực tư duy phê phán, kỹ năng phân tích, tổng

hợp, đánh giá trong việc giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu.

3) Có bằng chứng về việc sử dụng các tài liệu, các công nghệ, phương pháp,

giải pháp do giảng viên hướng dẫn.

Hình thức:

4) Bố cục hợp lí, ngôn ngữ trong sáng, trích dẫn hợp lệ, trình bày đẹp đúng qui

cách.

Biểu điểm trên cơ sở mức độ đạt 4 tiêu chí

Điểm Tiêu chí

Page 190: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

190

9 ­ 10 ­ Đạt cả 4 tiêu chí

7 – 8 ­ Đạt 2 tiêu chí đầu.

­ Tiêu chí 3: có sử dụng các tài liệu, song chưa

đầy đủ, sâu sắc, chưa có bình luận.

­ Tiêu chí 4: còn mắc vài lỗi nhỏ.

5 – 6 ­ Đạt tiêu chí 1.

­ Tiêu chí 2: chưa thể hiện rõ tư duy phê phán,

các kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá còn kém.

­ Tiêu chí 3, 4: còn mắc một vài lỗi nhỏ

Dưới 5 ­ Không đạt cả 4 tiêu chí.

Page 191: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

191

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN / CHUYÊN ĐỀ

PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

­ Trường: Đại học Giáo dục ­ ĐHQGHN

­ Khoa: Quản lý giáo dục

­ Bộ môn:

2. Thông tin về học phần

­ Tên học phần : Phát triển chương trình giáo dục phổ thông

(School Education Curriculum Development)

­ Mã học phần: EDM 2001

­ Học phần bắt buộc / tự chọn: Bắt buộc

­ Số lượng tín chỉ : 03

­ Học phần tiên quyết: PSE 2002 Giáo dục học

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung

Học phần giúp hình thành ở sinh viên năng lực cần thiết để phát triển chương trình

giáo dục cho môn học, ngành học, bậc học mà mình đảm nhiệm.

3.2. Chuẩn năng lực

Sau khi kết thúc học phần sinh viên có thể:

3.2.1. Kiến thức

­ Hiểu được các khái niệm về chương trình giáo dục và phát triển chương trình giáo dục và

các thành tố cấu thành cuả chương trình giáo dục nói chung.

­ Phân biệt được các cách tiếp cận trong phát triển chương trình và ưu nhược điểm của mỗi

cách tiếp cận đó.

­ Xác định được các giai đoạn trong phát triển chương trình giáo dục

3.2.2. Kỹ năng

­ Biết thiết kế được chương trình cho một cụ thể

­ Biết phát triển chương trình môn học, cấp học trong lĩnh vực chuyên môn của mình.

­ Biết đánh giá, tổ chức đánh giá, điều chỉnh một chương trình giáo dục.

Page 192: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

192

3.2.3. Thái độ

­ Nhận thức được vai trò của một chương trình giáo dục đối với hoạt động giáo dục.

­ Xác định đúng tầm quan trọng của kiến thức về phát triển chương trình trong năng lực nghề

nghiệp của người giáo viên.

3.2.4. Mục tiêu khác

Hình thành tư duy mở và phản biện trong phát triển chương trình giáo dục nhằm đáp ứng nhu

cầu xã hội và đảm bảo xu thế hội nhập khu vực và thế giới.

4. Nội dung học phần

4.1 Tóm tắt

Học phần gồm có 4 chương mở đầu là khái quát về chương trình giáo dục và phát triển

chương trình giáo dục cũng như các cách tiếp cận phát triển chương trình giáo dục hiện nay

nhằm cung cấp cho người học có được kiến thức tổng quan về phát triển chương trình giáo

dục. Bên cạnh đó những kiến thức được sắp xếp một cách hệ thống giúp người học có khả

năng thiết kế chương trình cho từng môn học cụ thể theo đúng qui trình. Một số vấn đề về

phát triển chương trình giáo dục ở bậc học phổ thông hiện nay cũng góp phần cụ thể hóa kiến

thức và phân tích thực trạng về phát triển chương trình giáo dục trong chính ngành học, môn

học mà người học sẽ đảm nhiệm.

4.2 Nội dung cụ thể

TT Mục tiêu Nội dung Thời

lượng

1

Sinh viên hiểu được

các khái niệm về phát

triển chương trình giáo

dục và coi phát triển

chương trình như một

hoạt động nghề nghiệp

của mình.

Chương 1: Khái niệm chung về phát

triển chương trình giáo dục

1.1 Sự phát triển các quan niệm về

chương trình giáo dục trên thế giới

1.2 Sự phát triển các quan niệm về

chương trình giáo dục ở Việt Nam

1.3 Một số khái niệm cơ bản

8 giờ

tín chỉ

Page 193: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

193

2 Sinh viên có thể ­ phân

loại được các chương

trình giáo dục phổ

thông theo cách khác

nhau đồng thời xác

định được vai trò của

các lực lượng tham gia

phát triển chương trình

cũng như các nguyên

tắc phát triển chương

trình giáo dục phổ

thông

Chương 2: Phân loại chương trình giáo

dục phổ thông

2.1 Phân loại theo các cách tiếp cận

2.2 Phân loại theo cấp độ quản lý

2.3 Vai trò của các lực lượng tham gia

phát triển chương trình giáo dục phổ thông

2.4 Một số nguyên tắc phát triển chương

trình giáo dục phổ thông

7 giờ

tín chỉ

3 Sau khi kết thúc

chương sinh viên có

khả năng: thiết kế, phát

triển và đánh giá được

chương trình giáo dục

phổ thông cho một

môn học cụ thể

Chương 3: Phát triển chương trình giáo

dục phổ thông

3.1 Mục tiêu và hệ thống mục tiêu

3.2 Phát triển chương trình giáo dục và

miền nhận thức

3.3 Qui trình phát triển chương trình giáo

dục phổ thông

15

giờ tín

chỉ

4 Sau khi kết thúc

chương, sinh viên hiểu

và phân tích được một

số vấn đề về phát triển

chương trình giáo dục

phổ thông và liên hệ

với môn học do mình

đảm nhiệm.

Chương 4: Một số vấn đề về phát triển

chương trình giáo dục phổ thông hiện

nay

4.1 Về xây dựng mục tiêu

4.2 Về sách giáo khoa và giáo trình

4.3 Về phương pháp giảng dạy

4.4 Về kiểm tra, đánh giá

15 giờ

tín chỉ

5. Phương pháp, hình thức dạy học

5.1 Phân bổ thời lượng: theo hình thức dạy học

Page 194: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

194

Lý thuyết: 36

Thực hành/làm việc nhóm: 6

Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 3

5.2. Các phương pháp dạy học chủ yếu

Thuyết trình, làm việc nhóm, thảo luận

6. Học liệu

6.1 Tài liệu chính

1. Nguyễn Đức Chính, (2015) Phát triển chương trình giáo dục, NXB Giáo dục Việt Nam

2. Nguyễn Vũ Bích Hiền (2015) Phát triển và quản lý chương trình giáo dục, NXB Đại học

Sư phạm

3. Nguyễn Vũ Bích Hiền (2015) Phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông, NXB

Giáo dục Việt Nam

6.2 Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Khôi (2014) Phát triển chương trình giáo dục, NXB Đại học Sư phạm

2. Murrey Print (2003) Curriculum development and design, National Library of Australia

3. Bingyan Wang (2012) School based Curriculum development in China- Enschede

publisher, the Netherlands

7. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

Hình

thức

Tính chất

của nội

dung kiểm

tra

Mục đích kiểm tra Trọng số

Đánh giá

thường

xuyên

Lý thuyết Kiểm tra kiến thức từng bài học, thông qua

các bài kiểm tra nhỏ 10%

Bài tập cá

nhân

Lý thuyết

và kỹ năng

Đánh giá kỹ năng vận dụng lí thuyết vào

thực tiễn 10%

Bài tập

nhóm Kỹ năng

Kiểm tra hoạt động trao đổi nhóm, bài thu

hoạch nhóm 10%

Bài tập Lý thuyết Kiểm tra kiến thức tổng hợp một số nội 10%

Page 195: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

195

lớn (học

kỳ)

và kỹ năng dung, bài thi viết

Bài thi

hết môn Tổng hợp

Năng lực vận dụng, giải thích…. các vấn đề

của thực tiễn bằng kiến thức chuyên môn và

đưa ra được giải pháp hiệu quả (thông qua

nghiên cứu)

60%

+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT – ĐG

Hoàn thiện bài tập theo yêu cầu về hình thức, nội dung và mục đích của kiểm tra đánh giá.

CHỦ NHIỆM KHOA CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

Page 196: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

196

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

THỰC HÀNH SƯ PHẠM VÀ PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG CÁ NHÂN,

XÃ HỘI

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

­ Trường: Đại học Giáo dục ­ ĐHQGHN

­ Khoa: Khoa Các khoa học giáo dục

­ Bộ môn: Tâm lý

2. Thông tin về học phần

­ Tên học phần: Thực hành sư phạm và phát triển kĩ năng cá nhân, xã hội

­ Mã học phần: PSE2003

­ Học phần bắt buộc / tự chọn: Bắt buộc

­ Số lượng tín chỉ: 3

­ (Các) học phần tiên quyết: PSE2001, PSE2002

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung:

Học phần giúp sinh viên thực hành tốt những kĩ năng sư phạm tạo tiền đề

cho nghề nghiệp giảng dạy của sinh viên sau này. Việc phát triển kĩ năng cá nhân xã hội

cho sinh viên sẽ giúp cho sinh viên có khả năng thích ứng và phát triển cá nhân trong môi

trường giáo dục, môi trường xã hội tạo cơ hội thành công trong cuộc đời, đồng thời sinh

viên biết dạy những kĩ năng cá nhân xã hội cho học sinh qua các học phần hoặc môn

giảng chuyên biệt.

3.2. Chuẩn năng lực

3.2.1. Kiến thức:

- Hiểu những kiến thức về phong cách sự phạm chuẩn mực: đi đứng, trình bày

bảng, sử dụng đồ dùng dạy học, rèn luyện ngôn ngữ chuẩn…

- Phân tích và vận dụng qui trình hình thành kỹ năng giao tiếp ứng xử sư

phạm với học sinh, phụ huynh, đồng nghiệp…

- Phân tích được các giá trị sống cơ bản và cách hình thành kỹ năng cá nhân.

Page 197: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

197

- Phân tích và vận dụng cách định hướng giá trị sống ở học sinh và cách hình

thành kỹ năng sống cho học sinh.

3.2.2. Kỹ năng

a. Kỹ năng nghề nghiệp

­ Kỹ năng tạo môi trường, bầu không khí tâm lý thuận lợi cho học tập

­ Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ phù hợp với tình huống giao tiếp

­ Kỹ năng ứng xử sư phạm, giải quyết tình huống sư phạm

b. Kỹ năng phát triển cá nhân

­ Kỹ năng tự đánh giá, phản tỉnh

­ Kỹ năng tự rèn luyện phẩm chất đạo đức, xây dựng uy tín cá nhân

c. Kỹ năng tương tác xã hội

Kỹ năng hợp tác nhóm

­ Kỹ năng thành lập, phát triển nhóm

­ Kỹ năng lãnh đạo nhóm

­ Kỹ năng kết hợp giữa các nhóm

Kỹ năng tạo ảnh hưởng

­ Kỹ năng hùng biện

­ Kỹ năng thuyết phục

­ Kỹ năng khơi gợi, đánh thức tiềm năng

Kỹ năng giải quyết xung đột

­ Kỹ năng nhận diện vấn đề

­ Kỹ năng lựa họn giải pháp

­ Kỹ năng kiểm soát cảm xúc

3.2.3. Thái độ:

Phẩm chất chính trị

­ Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội;

­ Chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà

nước;

­ Tham gia các hoạt động chính trị ­ xã hội; thực hiện nghĩa vụ công dân.

Page 198: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

198

b. Đạo đức nghề nghiệp

­ Yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học;

­ Chấp hành Luật Giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của ngành;

­ Có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm;

­ Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo;

­ Sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho học sinh.

c. Thái độ với học sinh và đồng nghiệp

­ Thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh, giúp học sinh khắc phục

khó khăn để học tập và rèn luyện tốt.

­ Đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp; có ý thức xây dựng tập thể tốt để

cùng thực hiện mục tiêu giáo dục.

d. Lối sống, tác phong

­ Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường

giáo dục; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học.

3.2.4. Mục tiêu khác:

Áp dụng các kiến thức và kỹ năng trong bối cảnh thực tiễn

- C: hình thành ý tưởng, triết lý giáo dục. Hình thành triết lý nhân sinh quan

trong tiếp cận tự giáo dục và lựa chọn phương pháp tự giáo dục; chủ động hình thành ý

tưởng về sự thích ứng và con đường đạt mục tiêu và thể hiện các ý tưởng trong nghề

nghiệp và vị trí nghề nghiệp.

- D: thiết kế. Thiết kế mô hình điều chỉnh hành vi của bản thân trong môi

trường thực, lập kế hoạch các hoạt động tự giáo dục trong điều kiện thực bằng việc tổng

và tích hợp kiến thức đã được đào tạo.

- I: hiện thực hoá. Thực hiện xây dựng bầu không khí tâm lý lớp học thuận

lợi phù hợp với đối tượng làm thay đổi nhận thức, hành vi đạo đức người học trong môi

trường giáo dục thực tế...

- O: vận hành hiệu quả, có hiệu lực. Biết đánh giá và hoàn thiện năng lực

giảng dạy và giáo dục giá trị và kỹ năng sống cho học sinh và bản thân trong quá trình

thực tập và bắt đầu hành nghề để có thể phát triển hiệu quả hơn nữa các hoạt động này.

Page 199: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

199

4. Nội dung học phần

4.1 Tóm tắt

Học phần Thực hành sư phạm và phát triển kĩ năng cá nhân, xã hội cung cấp cho

sinh viên các kiến thức cơ bản và ứng dụng trong quá trình hoạt động nghề nghiệp và rèn

luyện nhân cách người giáo viên. Nội dung học phần đề cập đến các vấn đề gồm: Giáo

dục giá trị và giá trị sống cho học sinh là nền tảng trong việc hình thành nhân cách con

người. Giáo viên biết và vận dụng các con đường để hình thành giá trị sống cho học sinh.

Nội dung và cách thức rèn luyện các kĩ năng sư phạm cho giáo viên giúp cho hoạt động

nghề nghiệp được hiệu quả. Nội dung và rèn luyện các kĩ năng cá nhân và xã hội giúp cho

giáo viên có khả năng thích ứng và phát triển cá nhân được tốt nhất. Các nội dung của học

phần đều được thực hành và trải nghiệm thường xuyên.

4.2 Nội dung cụ thể

hứ

tự

Mục tiêu

Nội dung

T

hời

lượng

G

hi chú

PHẦN 1: GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG – CƠ SỞ HÌNH THÀNH KĨ NĂNG

NGHỀ NGHIỆP, CÁ NHÂN VÀ XÃ HỘI

Kết thúc

chương, SV cần phải:

­ Phân tích và

đánh giá ý nghĩa của

việc giáo dục giá trị

sống cho bản thân và

cho học sinh.

­ Phân tích

được các nguyên tắc

của giáo dục GTS và

chỉ ra được cách ứng

dụng nguyên tắc này

Chương 1: Một số vấn đề chung về giá trị

sống

1.1. Một số khái niệm liên quan

1.1.1. Giá trị, hệ giá trị và Giá trị sống

1.1.2. Định hướng giá trị sống

1.1.3. Ý nghĩa của việc giáo dục giá trị

sống cho học sinh

1.2. Giá trị văn hóa truyền thống và việc

giáo dục giá trị sống

1.2.1. Các giá trị văn hóa truyền thống

1.2.2. Mối quan hệ giáo dục giá trị truyền

thống và nhân loại

2

:0:0

Page 200: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

200

vào giáo dục GTS 1.3. Những nguyên tắc giáo dục giá trị

sống

1.3.1. Nguyên tắc khích lệ và động viên

1.3.2. Nguyên tắc tôn trọng nhân cách của

trẻ

1.3.3. Nguyên tắc hoạt động

1.3.4. Nguyên tắc tự trải nghiệm và cảm

nhận

Kết thúc

chương, SV cần phải:

­ Nắm

vững được bản chất

của các giá trị sống và

các định hướng giáo

dục giá trị sống cho

bản thân và học sinh

­ Nắm

vững những yêu cầu

của việc xây dựng bầu

không khí giáo dục

giá trị sống cho bản

thân và học sinh.

­ Phân

tích và vận dụng sáng

tạo các phương pháp

giáo dục giá trị sống

cho bản thân và học

sinh

Chương 2: Giới thiệu một số giá trị sống

và phương pháp giáo dục giá trị sống

2.1. Nội dung giáo dục giá trị sống

2.1.1. Giá trị Hòa bình

2.1.2. Giá trị Đoàn kết

2.1.3. Giá trị Hợp tác

2.1.4. Giá trị Yêu thương

2.1.5. Giá trị Giản dị

2.1.6. Giá trị Khiêm tốn

2.1.7. Giá trị Tự do

2.1.8. Giá trị Hạnh phúc

2.1.9. Giá trị Tôn trọng

2.1.10. Giá trị Trách nhiệm

2.1.11. Giá trị Khoan dung

2.1.12. Giá trị Trung thực

2.2. Các phương pháp giáo dục giá trị

sống

2.2.1. Phương pháp mô hình mẫu

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu tình huống

2.2.3. Phương pháp tưởng tượng/ nội suy

2.2.4. Phương pháp bản đồ tư duy/sơ đồ

hóa/mô hình hóa

5

:3:0

Page 201: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

201

2.2.5. Phương pháp trò chơi

2.2.6. Phương pháp động não

2.2.7. Phương pháp hoạt động nhóm

2.2.8. Phương pháp đóng vai

2.2.9. Phương pháp thuyết trình kết hợp

với các phương pháp khác

2.2.10. Phương pháp trải nghiệm/ thực

hành

2.3. Xây dựng bầu không khí tâm lý dựa

trên các giá trị

2.3.1. Vai trò và ý nghĩa của bầu không khí

tâm lý

2.3.2. Kỹ thuật xây dựng bầu không khí

tâm lý

PHẦN II: PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG CÁ NHÂN, XÃ HỘI

Kết thúc

chương, SV cần phải:

­ Phân

tích được bản chất

của các kỹ năng, các

nguyên tắc giáo dục

kỹ năng sống.

­ Phân

tích được các nguyên

tắc giáo dục kỹ ănng

sống và cách quán

triệt chúng trong giáo

dục.

Chương 3: Một số vấn đề chung về giáo

dục kỹ năng sống

3.1. Một số khái niệm liên quan

3.1.1. Kỹ năng sống và kỹ năng cuộc sống

còn (Life skill và Living skills)

3.1.2. Kỹ năng xã hội, Kỹ năng mềm và kỹ

năng cứng

3.2. Nguyên tắc cơ bản trong giáo dục

kỹ năng sống

3.2.1. Giáo dục kỹ năng sống phải dựa trên

cơ sở giá trị sống

3.2.2. Giáo dục kỹ năng sống thông qua

trải nghiệm thực tiễn

3.2.3. Giáo dục kỹ năng sống phải dựa trên

giáo dục hành vi cụ thể

2

:0:0

Page 202: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

202

3.3. Phân loại kỹ năng sống

3.3.1. Nhóm kỹ năng phát triển cá nhân

3.3.2. Nhóm kỹ năng xã hội

3.3.3. Nhóm kỹ năng tư duy

3.3.4. Nhóm kỹ năng làm việc

Kết thúc

chương, SV cần phải:

­ Biết

cách phát triển một số

kỹ năng phát triển cá

nhân và xã hội cho

bản thân để mỗi cá

nhân luôn hoàn thiện

bản thân và tương tác

tích cực với mọi

người xung quanh, từ

đó có tác động tích

cực đến nghề nghiệp.

Chương 4: Giáo dục một số kỹ năng sống

cá nhân và xã hội

4.1. Một số kỹ năng phát triển cá nhân

4.1.1. Kỹ năng tự nhận thức

4.1.2. Kỹ năng quản lý cảm xúc

4.1.3. Kỹ năng ứng phó với những thay đổi

4.2. Một số kỹ năng xã hội

4.2.1. Kỹ năng hợp tác

4.2.2. Kỹ năng năng thuyết phục

4.2.3. Kỹ năng giải quyết vấn đề

4.2.4. Kỹ năng phỏng vấn xin việc

3

:8:0

PHẦN III: PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG SƯ PHẠM

Kết thúc

chương, SV cần phải:

­ Nắm

vững cơ sở tâm lý của

việc hình thành kĩ

năng sư phạm

­ Nắm

vững đặc điểm trong

phong cách sư phạm

của người giáo viên.

­ Nắm

Chương 5: Một số vấn đề chung về kĩ

năng sư phạm

5.1. Kỹ năng sư phạm

5.1.1. Khái niệm kỹ năng sư phạm

5.1.2. Quy trình hình thành kĩ năng sư

phạm

5.2. Các kĩ năng sư phạm cơ bản của

người giáo viên

5.2.1. Kỹ năng giao tiếp

5.2.2. Kỹ năng xử lý tình huống sư phạm

5.2.3. Kỹ năng quản lý hành vi

3

:4:1

Page 203: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

203

vững các kĩ năng sư

phạm cơ bản của

người giáo viên.

5.3. Phong cách sư phạm

5.3.1. Khái niệm phong cách sư phạm

5.3.2. Con đường rèn luyện phong cách sư

phạm

Kết thúc

chương, SV cần phải:

­ Hiểu

được ý nghĩa sư phạm

khi rèn luyện các kĩ

năng sư phạm

­ Đạt

được các năng lực về

ngôn ngữ giao tiếp và

ững xử sư phạm

Chương 6: Thực hành và rèn luyện kĩ

năng sư phạm

6.1. Rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ

6.1.1. Rèn luyện kỹ năng nói, thuyết trình

6.1.2. Rèn luyện kỹ năng sử dụng phi ngôn

ngữ trong giao tiếp sư phạm

6.2. Rèn luyện kỹ năng ứng xử sư phạm

6.2.1. Nhận diện vấn đề cần ứng xử

6.2.2. Các nguyên tắc trong ứng xử

6.2.3. Thực hành

6.3. Rèn luyện kỹ năng quản lý hành vi

học sinh

6.3.1. Nhận diện hành vi học sinh

6.3.2. Kỹ năng khích lệ động viên

6.3.3. Sử dụng kỷ luật tích cực

2

:10:2

5. Phương pháp, hình thức dạy học

5.1 Phân bổ thời lượng:theo hình thức dạy học

Lý thuyết: 17 giờ tín chỉ

Thực hành/làm việc nhóm: 25 giờ tín chỉ

Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 3 giờ tín chỉ

5.2. Các phương pháp dạy học chủ yếu

Thuyết trình kết hợp với trình chiếu PPT, video clip, xử lý tình huống, hỏi

đáp, thảo luận….

Page 204: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

204

Làm việc nhóm: được triển khai với nội dung công việc kéo dài trong một

thời gian nhất định và thực hiện ngoài giờ lên lớp là chủ yếu và một phần thời gian trên

lớp, có thể dưới dạng PP Dự án, bài tập nghiên cứu, khảo sát…

6. Tài liệu tham khảo

1. Tài liệu chính

1. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Trần Văn Tính, Vũ Phương Liên,

2010, Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh THPT, NXB ĐHQG HN.

2. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Đặng Hoàng Minh, 2010, Giáo dục giá

trị sống và kỹ năng sống cho học sinh THCS, NXB ĐHQG HN.

2. Tài liệu tham khảo thêm thêm

3. Đặng Quốc Bảo, Đinh Thị Kim Thoa, 2007, Cẩm nang nâng cao năng lực và

phẩm chất đội ngũ giáo viên, NXB Lý luận chính trị.

4. Nguyễn Thanh Bình,Giáo dụckĩ năng sống, NXB ĐHSP, 2010.

5. Bùi Ngọc Diệp, Bùi Phương Nga, Bùi Thanh Xuân (2010). Cẩm nang Giáo dục

kỹ năng sống cho học sinh trung học (Dành cho giáo viên trung học). Nhà xuất bản

giáo dục Việt Nam.

7. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

Page 205: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

205

Hình thức

Tính chất

của nội

dung kiểm

tra

Mục đích kiểm tra Trọng số

Đánh giá

thường

xuyên

Lý thuyết Kiểm tra kiến thức học phần 10 %

Bài tập

nhóm/thực

hành

Kỹ năng Đánh giá kỹ năng thành phần 30%

Bài thi hết

môn Tổng hợp

Năng lực sư phạm, cá nhân và XH trong tình

huống nghề nghiệp và cuộc sống 60%

+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT – ĐG

Hoàn thiện bài tập theo yêu cầu về hình thức, nội dung và mục đích của kiểm tra

đánh giá.

CHỦ NHIỆM KHOA CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

Ký và ghi họ tên Ký và ghi họ tên

PGS.TS. Đinh Thị Kim Thoa TS. Trần Văn Tính

Page 206: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

206

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN / CHUYÊN ĐỀ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

­ Trường: Đại học Giáo dục ­ ĐHQGHN

­ Khoa: Các Khoa học Giáo dục

­ Bộ môn: BỘ MÔN GIÁO DỤC

2. Thông tin về môn học

­ Tên môn học: Phương pháp nghiên cứu khoa học

­ Mã môn học: PSE2004

­ Môn học bắt buộc / tự chọn: bắt buộc

­ Số lượng tín chỉ: 03

­ Môn học tiên quyết: Không

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung

Sau khi học xong môn học này, sinh viên sẽ hệ thống được những kiến thức cơ bản của

phương pháp nghiên cứu (PPNC) khoa học, vận dụng chúng để thiết kế, triển khai đánh

nghiên cứu theo quy trình chặt chẽ, bước đầu biết thực hiện một nghiên cứu như nghiên cứu

khoa học (NCKH) của sinh viên, làm khóa luận tốt nghiệp…và khả năng vận dụng trong lĩnh

vực giáo dục.

3.2. Chuẩn năng lực

3.2.1. Kiến thức

­ Hiểu các khái niệm cơ bản, ý nghĩa và mục đích của NCKH.

­ Phân biệt được các loại hình NCKH, các lĩnh vực NCKH

­ Hệ thống hóa và phân tích cơ sở lựa chọn các phương pháp nghiên cứu cơ bản trong

khoa học và khả năng ứng dụng trong khoa học giáo dục.

­ Hiểu được cấu trúc và qui trình tiến hành một NCKH nói chung và khả năng vận dụng

trong lĩnh vực giáo dục.

3.2.2. Kỹ năng

Page 207: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

207

­ Xác định vấn đề nghiên cứu khả thi, đối tượng, mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu và đặt

tên đề tài chuẩn xác.

­ Lựa chọn và sử dụng linh hoạt, hiệu quả các PPNC trong khoa học.

­ Thiết kế qui trình thu thập và xử lý thông tin phù hợp với mục đích và PPNC.

­ Xây dựng đề cương nghiên cứu.

­ Viết và trình bày 1 báo cáo nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh.

­ Đánh giá đúng giá trị của một công trình nghiên cứu đích thực

­ Sử dụng một số phần mềm xử lý số liệu (trong đó có SPSS.18)

3.2.3. Thái độ

­ Hình thành thái độ khách quan, nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học.

­ Say mê nghiên cứu và tích cực áp dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tế

nghề nghiệp

3.2.4. Mục tiêu khác

­ Phát triển tư duy khoa học (khả năng phê phán, suy luận ...)

­ Nâng cao kỹ năng viết theo văn phong khoa học.

4. Nội dung môn học

4.1 Tóm tắt

“PPNC khoa học” là học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo cử nhân sư phạm.

Học phần được thiết kế với thời lượng 3 tín chỉ và nhằm mục đích cung cấp cho người học

kiến thức và kỹ năng cơ bản, bước đầu thực hiện các loại hình nghiên cứu khoa học và khả

năng vận dụng trong giáo dục như bài tập lớn, khoá luận tốt nghiệp, báo cáo khoa học, bài

báo khoa học. Môn học được thiết kế theo các nội dung cơ bản sau :

• Hệ thống khái niệm cơ bản : Khoa học, nghiên cứu khoa học, các quan điểm tiếp cận

về nghiên cứu khoa học, các lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Một số nguyên tắc, yêu cầu khi

thực hiện một đề tài nghiên cứu nói chung, trong lĩnh vực giáo dục nói riêng.

• Đặc điểm và phân loại các loại hình NCKH.

• Lựa chọn và triển khai một số NCKH trong khoa học giáo dục

• Kĩ thuật xử lý số liệu và phân tích kết quả .

• Quy trình tiến hành một công trình NCKH, thiết kế đề cương nghiên cứu.

Page 208: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

208

• Trình bày một công trình NCKH dưới các hình thức khác nhau như bài tập lớn, khoá

luận tốt nghiệp, báo cáo khoa học.

• Tiêu chí đánh giá và đánh giá một nghiên cứu khoa học.

Học phần sẽ được thực hiện dưới hình thức đan xen các phần lý thuyết và thực hành,

trong đó hoạt động thực hành chiếm phần lớn thời lượng môn học và dưới các hình thức khác

nhau như cá nhân, nhóm, xê mi na ...

4.2 Nội dung cụ thể

Mục tiêu Nội dung Thời

lượng

1 Kết thúc chương,

SV cần phải:

­ Hệ thống

hóa và phân tích

bản chất các khái

niệm cơ bản về

khoa học, NCKH

và nghiên cứu

KHGD.

­ Phân tích

các nội dung và

quan điểm tiếp cận

trong NCKHG và

trong nghiên cứu

KHGD

Chương 1: Những vấn đề chung về khoa học và

nghiên cứu khoa học

1.1. Khoa học và phân loại các khoa học

1.1.1. Định ngĩa về khoa học

1.1.2. Phân loại các khoa học

1.1.3. Các khoa học giáo dục

1.2. Nghiên cứu khoa học

1.2.1. Định nghĩa nghiên cứu khoa học

1.2.2. Phân loại nghiên cứu khoa học

1.3. Phương pháp luận trong NCKH

1.3.1. Cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng

trong NCKH

1.3.2. Quan điểm Hệ thống- cấu trúc

1.3.3. Quan điểm Lịch sử- phát triển

1.3.4. Quan điểm thực tiễn

1.4. Nghiên cứu khoa học trong giáo dục

1.4.1. Khái niệm nghiên cứu KHGD

1.4.2. Nhiệm vụ của nghiên cứu KHGD

1.4.3. Các lĩnh vực nghiên cứu KHGD

1.4.4. Các quan điểm phương pháp luận vận dụng

6 giờ

tín

chí

(04

LT;

01

TH,

01

HD

tự

học)

Page 209: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

209

trong nghiên cứu KHGD

1.5. Thực hành

Phân tích các quan điểm phương pháp luận NCKH

trên một bản tổng quan nghiên cứu/ một báo cáo khoa

học... có sẵn

2

Kết thúc chương,

SV cần phải:

­ Hệ thống

hóa được khái

niệm, đặc điểm,

phân loại phương

pháp nghiên cứu

khoa học.

­ Vận dụng

thiết kế các công

cụ nghiên cứu

tương ứng với các

phương pháp, thực

hành trên lớp.

­ Biết sử dụng

và vận dụng SPSS

trong xử lý dữ liệu

Chương 2: Phương pháp và kĩ thuật triển khai

nghiên cứu khoa học

2.1.Đặc điểm của PPNC khoa học

2.1.1. Tính chủ thể

2.1.2. Tính đối tượng

2.1.3. Tính mục đích

2.1.4. Tính cấu trúc

2.1.5. Tính phương tiện và môi trường

2.2. Phân loại các PPNC khoa học

2.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

2.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

2.2.3. Nhóm phương pháp thực nghiệm sư phạm

2.2.4. Nhóm phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

2.2.5. Các phương pháp hỗ trợ

2.3. Kỹ thuật triển khai nghiên cứu, thu thập dữ

liệu

2.3.1. Viết tổng quan nghiên cứu vấn đề

2.3.2. Quan sát, ghi chép và sắp xếp tư liệu

2.3.3. Tổ chức thực hiện một cuộc khảo sát (điều tra)

2.3.4. Quy trình thực hiện một cuộc phỏng vấn

2.4. Kỹ thuật xử lý dữ liệu

2.4.1. Tổng quan về kcác phương pháp và kỹ thuật xử

lý dữ liệu

2.3.2. Các phép thống kê cổ điển trong KHGD

12

giờ

tín

chỉ

(07

LT;

05

TH,

01

HD

tự

học)

Page 210: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

210

2.3.3. Một số phần mềm thóng kê (SPSS…)

2.5. Thực hành

Viết đề cương một tổng quan nghiên cứu/ Thực hành

tổ chức một cuộc khảo sát/ phỏng vấn/ Thực hành xử

lý số liệu (cho sẵn) trên phần mềm SPSS.18

3 Kết thúc chương,

SV cần phải:

­ Nêu được

các bước thực hiện

một đề tài nghiên

cứu khoa học giáo

dục.

­ Vận dụng để

có kỹ năng viết

một đề cương

nghiên cứu cho

một đề tài cụ thể.

Chương 3. Quy trình tiến hành một đề tài nghiên

cứu khoa học

3.1. Xác định và lựa chọn vấn đề nghiên cứu

3.2. Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài

3.2.1. Viết Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề

3.2.2. Xác định các khái niệm cơ bản (công cụ)

3.2.3. Xác định và huy động các cơ sở lý luận của vấn

đề nghiên cứu

3.3. Xây dựng đề cương nghiên cứu

3.2.1 Tên đề tài

3.2.2 Lý do chọn đề tài

3.2.3 Mục đích nghiên cứu

3.2.4 Đối tượng nghiên cứu, đối tượng khảo sát,

phạm vi nghiên cứu (không gian, thời gian)

3.2.5 Giả thuyết khoa học

3.2.6 Nhiệm vụ nghiên cứu

3.2.7 Xác định phương pháp nghiên cứu và các kỹ

thuật thu thập thông tin

3.2.8 Kết quả dự kiến và hướng nghiên cứu tiếp theo

(nếu có)

3.2.9 Xây dựng kế hoạch nghiên cứu

3.2.10 . Xây dựng cấu trúc báo cáo kết quả nghiên cứu

của đề tài

3.4. Thực hành

Xây dựng đề cương một đề tài nghiên cứu (khóa luận/

12

giờ

tín

chỉ

(06

LT;

03

TH

01

HD

tự

học)

Page 211: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

211

Đề tài tham dự Hội nghị KHSV...)

4 Kết thúc chương,

SV cần phải:

­ Nhắc lại

kiến thức xác suất

thống kê cơ bản,

quy trình xử lý số

liệu, các chỉ số

đánh giá chất

lượng câu hỏi và

đề kiểm tra.

­ Thực hành

tính toàn với câu

hỏi và đề kiểm tra

cụ thể.

­ Trình bày

những nét cơ bản

về lý thuyết khảo

thí cổ điển và hiện

đại, bước đầu làm

quen với việc sử

dụng phần mềm

phân tích theo mô

hình Rasch

­ Bước đầu

xác , hình thành

được các kỹ năng

Xử lý, phân tích,

trình bày kết quả

nghiên cứu của

Chương 4. Phân tích thông tin, trình bày kết quả

nghiên cứu

4.1 Phân tích và phân loại thông tin

4.1.1. Thông tin định tính và thông tin định lượng

4.1.2. Thông tin thô và thông tin có giá trị khoa học

4.1.3. Lựa chọn thông tin để trình bày kết quả NC

4.2. Trình bày kết quả nghiên cứu (viết báo cáo)

4.2.1. Ngôn ngữ của báo cáo

4.2.2. Bố cục của báo cáo

4.2.3. Đánh số chương, mục của báo cáo

4.2.4. Trình bày tài liệu tham khảo

4.2.5. Trích dẫn khoa học trong báo cáo

4.2.6. Viết tóm tắt báo cáo

4.3. Một số hình thức báo cáo khoa học

4.3.1. Bài tập lớn

4.3.1.1. Mẫu báo cáo

4.3.1.2. Trình bày báo cáo

4.3.2. Báo cáo khoa học

4.3.2.1. Mẫu báo cáo

4.3.2.2. Chuẩn bị nội dung trình bày

4.3.2.3. Trình bày báo cáo

4.3.3. Bài báo khoa học

4.3.3.1. Mẫu bài báo khoa học

4.3.3.2. Trình bày bài báo khoa học

4.3.4. Khóa luận tốt nghiệp

4.3.4.1. Mẫu khóa luận

4.3.4.2. Trình bày khóa luận

4.3.5. Luận văn thạc sỹ và Luận án (giới thiệu)

4.3.5.1. Yêu cầu về nội dung và hình thức

9 giờ

tín

chỉ

(05

LT;

03

TH;

01

HD

tự

học)

Page 212: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

212

một đề tài/ Hoặc

viết đề cương 01

báo cáo hoặc bài

báo khoa học

4.3.5.2. Mẫu Luận văn thạc sỹ và Luận án

4.3.5.3. Trình bày Luận văn thạc sỹ và Luận án

4.4. Thực hành

Phân tích, trình bày kết quả nghiên cứu của một đề tài/

Hoặc viết đề cương 01 báo cáo hoặc bài báo khoa học.

Kết thúc chương,

SV cần phải:

­ Có được

hiểu biết và trình

bày tổng quát về sự

cần thiết và đặc

điểm của hoạt động

nghiên cứu ứng

dụng trong GD,

QLGD;

­ Dựa trên các

ví dụ, phân biệt

được, mô tả được

đặc điểm và các

yêu cầu đối với

từng loại đề tài

trong từng lĩnh vực

GD;

­ Xác định và

lựa chọn lĩnh vực

NC và vấn đề NC

của đề tài luận văn

tốt nghiệp của bản

thân

Chương 5. Ứng dụng nghiên cứu trong lĩnh vực

giáo dục

5.1. Một số lý luận về nghiên cứu KHGD ứng

dụng

5.2. Một số dạng đề tài trong nghiên cứu và

phát triển (R&D) trong giáo dục

­ Nghiên cứu tổng quan lý thuyết, lịch sử phát

triển giáo dục;

­ Nghiên cứu ứng dụng một lý thuyết/ mô hình

giáo dục vào thực tế;

­ Tổng kết kinh nghiệm và viết sáng kiến kinh

nghiệm giáo dục một vấn đề cụ thể

­ Khảo sát và đánh giá thực trạng giáo dục (một

địa bàn/ cơ sở GD/ một vấn đề GD)

5.3. Một số dạng đề tài trong nghiên cứu và

phát triển trong quá trình dạy học- giáo dục (hẹp)

­ Nghiên cứu hoạt động người học và thực trạng

GD-DH tại một địa bàn/ CSGD, hoặc về một vấn đề

GD...

­ Nghiên cứu và phát triển Nội dung, chương trình

GD-DH (một vấn đề/ chủ đề/ một môn học...)

­ Nghiên cứu và phát triển phương pháp giáo dục-

dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả GD-DH (gắn với

một đối tượng GD/ một nội dung DH- GD cụ thể...)

­ Nghiên cứu và phát triển hình thức tổ chức giáo

6 giờ

tín

chỉ

(04

LT;

01

TH,

01

HD

tự

học)

Page 213: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

213

dục và sự phối hợp các lực lượng GD (tại một địa bàn/

CSGD, hoặc về một vấn đề GD...)

­ ....

5.4. Xây dựng và đánh giá một Dự án giáo dục

5.4.1. Định nghĩa Dự án/ Dự án giáo dục

5.4.2. Quy trình xây dựng một DAGD

5.4.3. Đánh giá một DAGD

5.5. Ôn tập tổng kết và giải đáp thắc mắc (1,5

giờ TC)

5. Phương pháp, hình thức dạy học

5.1 Phân bổ thời lượng:theo hình thức dạy học

Lý thuyết: 26

Thực hành/làm việc nhóm: 16

Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 03

5.2. Các phương pháp dạy học chủ yếu:

- Phương pháp thuyết trình kết hợp hỏi đáp

- Phương pháp dạy học nhóm

6. Học liệu:

6.1. Tài liệu chính:

[1]. Vũ Cao Đàm, “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học”, NXB KHKT, 2005

[2]. Phạm Viết Vượng, “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học” NXB ĐHQG Hà Nội, 2004

[3] Dự án giáo dục Việt ­Bỉ (2010) ”Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng”. Tài liệu tập

huấn cho giảng viên ĐHSP và giáo viên phổ thông.

Page 214: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

214

[4] Ngô Thông. Hướng dẫn sử dụng phần Mềm SPSS

https://ngothong.wordpress.com/category/spss/thuc­hanh­spss/

6.2. Tài liệu tham khảo:

[1]. University of New England (UNE), “Research methods in education” (Module 1­3),

UNE, Armidale, AUS, 2004.

[3]. Khoá luận tốt nghiệp sinh viên trường ĐHGD­ĐHQGHN.

[4] Hướng dẫn sử dụng phần Mềm SPSS ­ link download SPSS.

http://vatgiainfo.blogspot.com/2012/11/huong­dan­su­dung­phan­mem­spss­link.html

6. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

Hình thức

Tính chất

nội dung

kiểm tra

Mục đích kiểm tra Trọng

số

Bài tập

cá nhân

(đánh giá

thường

xuyên)

Lý thuyết

và kỹ năng

Đánh giá khả năng vận dụng lý thuyết vào thực

tiễn và các phẩm chất trí tuệ; kỹ năng viết khoa

học

20%

Bài tập

nhóm

(giữa kỳ)

Lý thuyết

và kỹ năng

Đánh giá khả năng tổng hợp kiến thức của nhóm

và cá nhân. Đánh giá kỹ năng phối kết hợp trong

làm việc nhóm để tạo ra được sản phẩm có ý

nghĩa.

20%

Bài thi

kết thúc

học phần

Tổng hợp

Năng lực vận dụng, giải thích…. các vấn đề của

thực tiễn bằng kiến thức chuyên môn và đưa ra

được giải pháp hiệu quả (thông qua nghiên cứu)

60%

+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT – ĐG: Hoàn thiện bài tập theo yêu cầu về hình thức,

nội dung và mục đích của kiểm tra đánh giá.

Page 215: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

215

Nội dung Tiêu chí đánh gia

Nội dung 1

Bài tập cá

nhân

Hình thức (20% điểm):

­ Ngôn, rõ ràng, diễn đạt lô gic, dễ hiểu.

­ Đánh máy trên khổ giấy A4 (lề trên 2,5, dưới 3cm, phải 2 cm, trái 2,5

cm), dài từ 3­5 trang.

Nội dung (80% điểm):

- Trả lời đúng vấn đề, không chép lại y nguyên, ví dụ minh họa của cá

nhân đúng với yêu cầu, nội dung phong phú, lôgic, sáng tạo.

- Có trích dẫn tài liệu tham khảo

Các nội

dung 2, 3

Bài tập

nhóm

Hình thức : (20% điểm)

­ Trình bày bằng PPT rõ rang, dễ hiểu, có minh họa hình thức

­ Mỗi thành viên trình bày 1 phần

­ Biên bản làm việc nhóm với phân công công việc cho từng thành viên

và kết quả thực hiện được.

Nội dung : (80% điểm)

­ Sản phẩm đúng như yêu cầu về nội dung

­ Vấn đề nghiên cứu mang tính thời sự, thiết thức.

­ Đặt vấn đề hợp lí

­ Có đầy đủ các bước xây dựng đè cương

­ Ví dụ minh họa rõ rang

­ Trích dẫn tài liệu hợp lí.

Xây dựng

đề cương

chi tiết

KLTN

Bài tập hết

môn

Hình thức : (20%)

- Đánh máy trên giáy A4

- Hành văn mạch lạc rõ ràng, ngắn gọn.

Nội dung : (80%)

- Đáp ứng tốt yêu cầu của một đề cương khóa luận tốt nghiệp có đầy

đủ các mục.

- Chi tiết đến từng mục nhỏ về nội dung.

- Có phần tài liệu tham khảo hợp lí

Page 216: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

216

CHỦ NHIỆM KHOA CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

PGS.TS. Đinh Thị Kim Thoa TS. Trần Anh Tuấn

Page 217: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

217

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN / CHUYÊN ĐỀ

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CỦA NHÀ TRƯỜNG

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

­ Trường: Đại học Giáo dục ­ ĐHQGHN

­ Khoa: Khoa các Khoa học Giáo dục

­ Bộ môn: BỘ MÔN GIÁO DỤC

2. Thông tin về học phần

­ Tên học phần: Tổ chức hoạt động giáo dục giáo dục của nhà trường

­ Mã học phần: PSE2005

­ Học phần bắt buộc / tự chọn: Bắt buộc

­ Số lượng tín chỉ: 03

­ (Các) học phần tiên quyết: PSE2001, PSE2002

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung:

Học phần giúp sinh viên vận dụng tổng hợp các cơ sở lý thuyết, cơ sở pháp

lý (Luật giáo dục, điều lệ trường phổ thông, các quy chế, quy định của ngành,…) vào hoạt

động thực hành hình thành, phát triển các kĩ năng quản lý lớp học và tổ chức hoạt động

giáo dục trong nhà trường (chủ yếu ở loại hình trường phổ thông, bậc trung học và tập

trung vào công tác Giáo viên chủ nhiệm, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo) phù hợp với

các định hướng đổi mới giáo dục hiện nay.

Bên cạnh đó, đồng thời tạo cơ hội cho SV rèn luyện, phát triển một số kỹ năng tư

duy, các kỹ năng mềm cần thiết của một giáo viên- nhà giáo dục- nhà quản lý, và trực

tiếp chuẩn bị tích cực cho SV trước khi đi kiến tập­ thực tập sư phạm

3.2. Chuẩn năng lực

3.2.1. Kiến thức

- Sinh viên có được phát triển các tri thức thực tiễn về giáo dục nhà trường

(tập trung vào trường phổ thông, bậc trung học); tri thức về các kỹ năng quản lý lớp học

trong giờ lên lớp, công tác giáo viên chủ nhiệm (GVCN) và tri thức về các hoạt động giáo

dục và tổ chức, quản lý các hoạt động trong trường THPT, THCS;

Page 218: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

218

- Sinh viên chỉ ra được các yêu cầu và định hướng đổi mới giáo dục phổ thông

hiện nay và bước đầu vận dụng trong các hoạt động thực hành của bản thân.

- Sinh viên chỉ ra qui trình tổ chức và các biện pháp công tác của một số hoạt

động giáo dục trong môi trường thực hành sát với thực tế giáo dục phổ thông hiện nay.

- Sinh viên có được các kiến thức mới, cơ bản về các hoạt động trải nghiệm

sáng tạo (TNST) và kiến thức định hướng tổ chức các hoạt động TNST ở trường phổ

thông (THPT, THCS).

3.2.2. Kỹ năng

d. Kỹ năng nghề nghiệp

­ Kỹ năng nghiên cứu, tìm hiểu, phân loại HS và quản lý hồ sơ người học

­ Kỹ năng tạo môi trường tâm lý, bầu không khí thuận lợi cho học tập trên lớp

­ Kỹ năng quản lý hành vi người học và ứng xử sư phạm, giải quyết tình huống

sư phạm trên lớp;

­ Kỹ năng thiết kế các loại kế hoạch công tác GVCN;

­ Kỹ năng thiết kế kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục và hoạt động TNST theo

chủ đề (bao gồm cả kỹ năng tổ chức hoạt động đánh giá tương ứng);

­ Kỹ năng tổ chức triển khai một số hình thức TNST trong các hoạt động giáo

dục ngoài giờ lên lớp

­ Kỹ năng động viên, khích lệ HS phát huy vai trò chủ thể hoạt động HĐTNST;

e. Kỹ năng phát triển cá nhân

­ Kỹ năng tự đánh giá, tự rèn luyện phẩm chất nghề nghiệp và uy tín cá nhân

­ Kỹ năng giao tiếp (giả định với HS, với GV, với

­ Kỹ năng làm việc nhóm và phối hợp hoạt động,

­ Phát triển tư duy thực tiễn

­ Kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng đóng vai

­ Kỹ năng hùng biện, phát triển ngôn ngữ

­ Kỹ năng thuyết phục, khơi gợi, đánh thức tiềm năng

­ Kỹ năng nhận diện vấn đề, lựa chọn giải pháp

3.2.3. Thái độ và Đạo đức nghề nghiệp

Page 219: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

219

­ Phát triển tình cảm nghề, gắn bó với nghề dạy học;

­ Có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm;

­ Đoàn kết, hợp tác, cộng tác với bạn, đồng nghiệp; có ý thức xây dựng tập thể tốt

để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục.

­ Có tác phong làm việc khoa học.

3.2.4. Mục tiêu khác

Phối hợp với các hoạt động thực hành sư phạm và phát triển kỹ năng bản thân

4. Nội dung học phần

4.1 Tóm tắt

Học phần Tổ chức các hoạt động giáo dục và hoạt động TNST tạo cơ hội cho SV

rèn luyện và tự rèn luyện, phát triển khả năng ứng dụng kiến thức Khoa học giáo dục

trong quá trình hoạt động thực hành kỹ năng nghề nghiệp, rèn luyện phẩm chất nhân cách

người giáo viên. Nội dung học phần chủ yếu đề cập đến hệ thống kỹ năng nghiên cứu đối

tượng giáo dục (người học, lớp học), Kỹ năng quản lý lớp trong giờ học, Kỹ năng thiết kế

và tổ chức triển khai, đánh giá các hoạt động giáo dục nói chung (bao gồm hoạt động

TNST),… và phát triển các kỹ năng mềm, khả năng thích ứng và phát triển năng lực nghề

nghiệp.

Nội dung thực hành giúp SV rèn luyện, phát triển các kĩ năng nghề nghiệp của

người giáo viên và các kĩ năng cá nhân, tạo cơ hội thuận lợi, phát huy vai trò chủ thể của

SV trong các hoạt động tích cực chuẩn bị cho họ đi thực tập sư phạm nói riêng, góp phần

phát triển các năng lực, phẩm chất nghề nghiệp nói chung.

4.2 Nội dung cụ thể

TT Mục tiêu Nội dung Thời lượng

Phần 1.

PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG QUẢN LÝ LỚP HỌC VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO

DỤC

Kết thúc chương, SV

cần phải:

­ Phân tích được

Chương 1.

THỰC HÀNH NGHIÊN CỨU ĐỐI TƯỢNG

GIÁO DỤC VÀ QUẢN LÝ LỚP TRONG GIỜ HỌC

09

giờ

TC

Page 220: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

220

mục đích, ý nghĩa và

nội dung cơ bản của

việc nghiên cứu đối

tượng giáo dục và

quản lý lớp trong giờ

học (cá nhân, nhóm,

lớp) ;

­ Nhận biết,

phân biệt và xác định

các Phương pháp, kỹ

năng tìm hiểu, nắm

vững và phân loại đối

tượng HS theo các

thời điểm, tình huống

cụ thể;

­ Các kỹ năng

xây dựng môi trường

tâm lý tích cực ;

­ Các kỹ năng

quản lý hành vi người

học

­ Năng lực ưgns

xử sư phạm trước các

tình huống quản lý lớp

học.

1.1. Thực hành nghiên cứu đối tượng giáo dục

1.1.1. Mục đích, ý nghĩa

1.1.2. Nội dung và phương pháp, kỹ năng

­ Nội dung và kế hoạch khảo sát

­ Các phương pháp nghiên cứu và kỹ năng

­ Xây dựng một phiếu khảo sát nhanh

1.2.3. Thực hành một số tình huống điển hình

1.2. Quản lý lớp trong giờ học

1.2.1. Mục tiêu và nội dung cơ bản của quản lý lớp

học (ôn tập lý thuyết)

1.2.2. Thực hành xây dựng môi trường tâm lý tích cực

­ Thực hành xây dựng Nội quy lớp học và Bản

chỉ dẫn hành vi học tập trên lớp/trong học phần

­ Kỹ năng mở đầu bài học

­ Thực hành xử lý một số tình huống điển hình

1.2.3. Thực hành quản lý hành vi người học trên lớp

­ Nguyên tắc chung trong khen thưởng, trách phạt

­ Kỹ năng khen thưởng và động viên, khích lệ

­ Kỹ năng xử lý các hành vi tiêu cực;

­ Kỹ năng hướng dẫn HS tự rèn luyện

­ Kỹ năng tổ chức hoạt động thi đua trong lớp, xây

dựng tiêu chí và đánh giá

1.2.4. Thực hành xử lý một số tình huống điển hình

(04

LT;

05

TH)

Page 221: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

221

2 Kết thúc chương, SV

cần phải:

­ Nhận thức

đúng và trình bày

được về vai trò của

các HĐGD,

HĐTNST;

­ Nhận biết,

phân biệt và xác định

mối quan hệ giữa các

loại hình HĐGD, quy

trình tổ chức một

HĐGD… trên cơ sở

đó để có thể thiết kế

và tổ chức HĐGD

trong trường phổ

thông;

­ Tập luyện hình

thành một số kỹ năng

thiết kế Kế hoạch và

tổ chức các HĐGD –

TNST;

­ Thực thành

một số kỹ năng thiết

kế và tổ chức các

HĐGD ­TNST ở

trường phổ thông

(trung học)

Chương 2.

TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG (THPT, THCS)

2.1. Khái niệm và phân loại hoạt động giáo dục

2.1.1. Khái niệm, vị trí của HĐGD

2.1.2. Phân loại hoạt động giáo dục

­ Hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp

­ Hoạt động giáo dục NGLL

­ Hoạt động trải nghiệm sáng tạo

2.1.3. Nguyên tắc tổ chức, quản lý HĐGD

2.1.4. Yêu cầu đối với giáo viên chủ chủ nhiệm

2.2. Thực hành thiết kế một kế hoạch giáo dục

2.2.1. Kế hoạch công tác GVCN

­ Các loại Kế hoạch GVCN và yêu cầu

­ Một số mẫu thiết kế HĐGD

2.2.2. Thực hành thiết kế kế hoạch GVCN

­ Thiết kế Kế hoạch GVCN năm học

­ Kế hoạch xây dựng lớp trở thành tập thể HS tự

quản

­ Thiết kế Kế hoạch GVCN cho đợt Thực tập SP

­ Thiết kế Kế hoạch giáo dục theo chủ đề

2.3. Thực hành tổ chức triển khai HĐGD

2.3.1. Quy trình chung và các nguyên tắc

2.3.2. Tổ chức một buổi sinh hoạt lớp

2.3.3. Phối hợp với BCH chi đoàn tổ chức Đại hội Chi

Đoàn TNCS, Lễ kết nạp Đoàn viên

2.3.4. Tổ chức một hoạt động giáo dục theo chủ đề

­ Tổ chức mạng lưới cán bộ tự quản trong lớp

15

giờ

TC

(06

LT;

09

TH)

Page 222: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

222

­ Tổ chức một hoạt động thi đua học tập trong

lớp

­ Tổ chức một hoạt động tham quan dã ngoại

­ ...

2.3.5. Một số yêu cầu đảm bảo hiệu quả HĐGD

2.4. Thảo luận

­ Liên hệ thực tế trường THPT, THCS;

­ Những khó khăn đối với SV trong thực hành và

trong việc chuẩn bị các KN tổ chức HĐGD

­ Giải đáp, trợ giúp SV

PHẦN II: TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO

Kết thúc chương, SV

cần phải:

-

Chương 3.

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO

TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG (THPT, THCS)

3.1. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo

3.1.1. Mục tiêu và vai trò của HĐTNST

3.1.2. Đặc điểm và yêu cầu của HĐTNST

3.1.3. Các hình thức tổ chức HĐTNST

3.1.4. Đánh giá kết quả HĐTNST

3.2. Nội dung, hình thức và quy trình tổ chức

hoạt động trải nghiệm sáng tạo

3.2.1. Nội dung

3.2.2. Các hình thức tổ chức

3.2.3. Một số kỹ năng tổ chức

3.2.4. Quy trình tổ chức HĐGD­TNST

3.2.5. Đánh giá kết quả hoạt động

3.3. Các yêu cầu đối với giáo viên phụ trách

7h

giờ

TC

(05

LT;

02

TH)

Page 223: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

223

Chương 4.

THỰC HÀNH KỸ NĂNG TỔ CHỨC HOẠT

ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CHO HỌC

SINH THPT

4.1. Mục tiêu, nguyên tắc và các yêu cầu

4.1.1. Mục tiêu thiết kế và tổ chức một hoạt động

TNST

4.1.2. Nguyên tắc thiết kế và tổ chức một hoạt động

TNST

4.1.3. Các yêu cầu đoiá với giáo viên và học sinh

4.2. Thực hành thiết kế và một hoạt động TNST

4.2.1. Thực hành thiết kế một kế hoạch hoạt động

TNST

4.2.2. Thực hành tổ chức triển khai một hoạt động

TNST

4.2.3. Thực hành đánh giá kết quả hoạt động

4.3. Hướng dẫn thi kết thúc học phần: Thực

hành tổng hợp thiết kế và tổ chức một hoạt động

TNST (kết quả theo nhóm)

14

giờ

TC

(04

LT;

10

TH)

Thi kết thúc học phần: Thực hành (nhóm)

5. Phương pháp, hình thức dạy học

5.1 Phân bổ thời lượng:theo hình thức dạy học

Lý thuyết: 18 giờ tín chỉ

Thực hành/làm việc nhóm: 24 giờ tín chỉ (= 48 giờ thực tế)

Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 03 giờ tín chỉ

5.2. Các phương pháp dạy học chủ yếu

­ Thuyết trình kết hợp với trình chiếu PPT, video clip, xử lý tình huống, hỏi đáp,

thảo luận….

Page 224: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

224

­ Làm việc nhóm: được triển khai với nội dung công việc kéo dài trong một thời

gian nhất định và thực hiện ngoài giờ lên lớp là chủ yếu và một phần thời gian trên lớp,

có thể dưới dạng PP Dự án, bài tập nghiên cứu, khảo sát…

6. Tài liệu tham khảo

1. Tài liệu chính

1. M.Q.Huy, Đ.T.K.Thoa, T.A. Tuấn (2009), Tổ chức, quản lý nhà trường, lớp

học và hoạt động giáo dục. NXB ĐHQG Hà Nội. H.2009;

2. Hà Nhật Thăng, Nguyễn Dục Quang (2004). Phương pháp công tác giáo

viên chủ nhiệm lớp. NXB ĐHQG Hà Nội 2004.

3. Văn phòng Plan tại Việt Nam (2009, Lê Văn Hảo biên tập). Phương pháp kỉ

luật tích cực. Tài liệu dành cho tập huấn viên, Hà Nội.,

2. Tài liệu tham khảo thêm thêm

1. Nguyễn Thanh Bình (2010), Giáo dục kĩ năng sống. NXB ĐHSP.

2. Bùi Ngọc Diệp, Bùi Phương Nga, Bùi Thanh Xuân (2010). Cẩm nang Giáo

dục kỹ năng sống cho học sinh trung học (Dành cho giáo viên trung học). NXB Giáo dục

Việt Nam.

3. Myint Swe Khine, ed. (2004). Teaching and Classroom Management: An

Asian Perspective Prentice Hall.

7. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

Page 225: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

225

Hình thức

Tính chất

nội dung

kiểm tra

Mục đích kiểm tra Trọng

số

Đánh giá

thường

xuyên

Lý thuyết Kiểm tra kiến thức học phần 10 %

Bài tập

nhóm

Lý thuyết

và kỹ năng

Đánh giá khả năng tổng hợp kiến thức của nhóm và

Đánh giá kỹ năng phối kết hợp trong làm việc

nhóm để tạo ra được sản phẩm có ý nghĩa.

30%

Bài thi

hết môn Tổng hợp

Năng lực vận dụng, giải thích…. các vấn đề của

thực tiễn bằng kiến thức chuyên môn và đưa ra

được giải pháp hiệu quả (thông qua nghiên cứu)

60%

+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT – ĐG

Hoàn thiện bài tập theo yêu cầu về hình thức, nội dung và mục đích của kiểm tra đánh

giá.

CHỦ NHIỆM KHOA CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

Ký và ghi họ tên Ký và ghi họ tên

PGS.TS. Đinh Thị Kim Thoa TS. Trần Anh Tuấn

Page 226: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

226

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN / CHUYÊN ĐỀ

QUẢN LÍ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÍ NGÀNH GIÁO DỤC VÀ

ĐÀO TẠO

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

­ Trường: Đại học Giáo dục ­ ĐHQGHN

­ Khoa: Quản lý Giáo dục

­ Bộ môn: Lý luận quản lý

2. Thông tin về học phần

Tên học phần: Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục và đào tạo

­ Mã học phần: EDM2002

­ Học phần bắt buộc / tự chọn: Tự chọn

­ Số lượng tín chỉ: 3

­ (Các) học phần tiên quyết:

Tâm lý học quản lý;

Hệ thống giáo dục quốc dân và cơ sở pháp lý trong quản lý giáo dục

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung:

Sau khi học xong học phần, sinh viên có phương pháp phân tích và đánh giá một

cách khoa học hệ thống những vấn đề quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo

dục và đào tạo; có kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực

quản lý nhà nước đối với ngành GD – ĐT, giúp sinh viên định hướng các hoạt động theo

hành lang pháp lý đã quy định trong nghề nghiệp tương lai.

3.2. Chuẩn năng lực:

3.2.1. Kiến thức:

a. Hiểu được những lý luận chung về Nhà nước và QLHCNN ở Việt Nam, những nội dung

chủ yếu của cuộc vận động cải cách hành chính hiện nay.

b. Trình bày được các khái niệm cơ bản quản lí, quản lý hành chính nhà nước, quản lý nhà

nước về giáo dục.

c. Trình bày được nội dung, quy trình hoạt động quản lí hành chính nhà nước, công cụ,

hình thức và phương pháp quản lý hành chính nhà nước.

Page 227: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

227

d. Trình bày được các khái niệm và những vấn đề liên quan đến công chức, công chức,

viên chức, công vụ; cơ sở pháp lý và sự cần thiết của Luật công chức, Luật viên chức.

e. Nắm vững đường lối, quan điểm về giáo dục và đào tạo của Đảng và Nhà nước Tổng

hợp được tình hình giáo dục hiện nay của Việt Nam – những nguyên nhân của thành tựu và

hạn chế của giáo dục; mục tiêu và giải pháp phát triển giáo dục.

f. Hiểu phân tích được các vấn đề liên quan đến nội dung quản lý nhà nước đối với ngành

GD – ĐT nói chung và quản lý nhà trường nói riêng.

3.2.2. Kỹ năng:

Kỹ năng tư duy bậc cao

­ Vận dụng các kiến thức đã học vào việc thực hiện các quy định trong giáo dục học sinh

­ Nhận diện và giải quyết được những vấn đề liên quan đến công tác quản lý hành chính

trong nhà trường.

­ Từ nội dung môn học dần hình thành giá trị hành vi (tuân thủ nội quy quy định, tôn trọng

quy chế, có khả năng thương thuyết, có tinh thần đoàn kết, sáng tạo, có đạo đức nghề

nghiệp).

Kỹ năng nghề nghiệp

­ Có kỹ năng quản lý, kỹ năng hướng đạo giáo dục cá nhân và tập thể học sinh tuân theo

pháp luật, quy chế, quy định của nhà nước

­ Kỹ năng xây dựng kế hoạch, kỹ năng làm việc cẩn thận, chính xác theo quy định của

ngành.

3.2.3. Thái độ:

­ Nhận thức sâu sắc về trách nhiệm và vai trò của bản thân đối với sự nghiệp đổi mới giáo

dục từ đó nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đào tạo.

­ Ý thức trách nhiệm với sự giá trị hành vi của mình

­ Hình thành ý thức thường xuyên rèn luyện và trau dồi kiến thức và đạo đức cho bản thân.

3.2.4. Mục tiêu khác:

Rèn luyện các kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng chia sẻ, và một số kỹ năng sư phạm

như thuyết trình, kỹ năng phản biện, kỹ năng phát hiện vấn đề…

4. Nội dung môn học

4.1 Tóm tắt

Page 228: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

228

Học phần cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về nhà nước, QLHCNN,

các nguyên tắc, đặc điểm quản lý, cơ chế tổ chức và nội dung quản lý hành chính nhà nước

về giáo dục, các quy định Luật giáo dục, Điều lệ nhà trường, từ đó giúp người học ý thức

được những chức trách, nhiệm vụ của mình trong quá trình xây giáo dục học sinh góp phần

nâng cao chất lượng và công bằng giáo dục; Môn học chú trọng đến việc nhận thức và vận

dụng những nội dung quản lý nhà nước về GD&ĐT vào giải quyết các vấn đề trong việc

quản lý và thực hiện đổi mới giáo dục và việc bồi dưỡng nhân cách người giáo viên; đồng

thời góp phần hình thành các kỹ năng về quản lý học sinh, quản lý trường học cho người

học.

4.2. Nội dung cụ thể

Th

tự

Mục tiêu Nội dung

Th

ời

lượ

ng

Ghi

chú

1

Kết thúc chương, SV cần

phải:

Đạt được mục tiêu a, b, c, d.

Chương 1: Một số vấn đề cơ

bản về nhà nước, quản lý

hành chính nhà nước và

công vụ, công chức, viên

chức

A. Lý luận chung về nhà

nước, Nhà nước CHXHCN

Việt Nam

1.1. Nhà nước

1.2. Nhà nước Cộng hòa xã

hội chủ nghĩa Việt Nam

B. Những vấn đề cơ bản về

quản lý hành chính nhà

nước

1.1. Tính chất chủ yếu của

quản lí hành chính nhà nước

8

giờ

tín

chí

Page 229: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

229

1.2. Các nguyên tắc hoạt

động của nền hành chính nhà

nước Việt Nam

1.3. Nội dung, quy trình chủ

yếu của quản lí hành chính

nhà nước

1.4. Công cụ, hình thức và

phương pháp quản lí hành

chính nhà nước

1.5. Cải cách hành chính

nâng cao hiệu lực, hiệu quả

quản lí hành chính nhà nước

C. Công chức, công vụ, Luật

Cán bộ, công chức

1.1. Một số vấn đề về cán bộ,

công chức và Luật cán bộ,

công chức

1.2. Cán bộ, công chức

1.3. Một số vấn đề về công vụ

1.4. Trách nhiệm của công

chức khi thi hành công vụ

1.5. Hướng dẫn việc xử lí kỷ

luật cán bộ, công chức

Page 230: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

230

2

Kết thúc chương, SV cần

phải:

Đạt được mục tiêu c.

Chương 2: Đường lối quan

điểm về giáo dục và đào tạo

của Đảng và Nhà nước

2.1. Những vấn đề đặt ra của

giáo dục Việt Nam hiện nay

2.1.1. Đánh giá chung về giáo

dục Việt Nam hiện nay

2.1.2. Thời cơ và thách thức

của GD VN

2.2. Những quan điểm chỉ

đạo của Đảng và NN đối với

GD –ĐT

2.2.1. Giáo dục và đào tạo là

quốc sách hàng đầu

2.2.2. Đầu tư cho giáo dục là

đầu tư phát triển

2.2.3. Giáo dục là sự nghiệp

của đảng, của nhà nước và

của toàn dân

2.2.4. Đa dạng hoá các loại

hình giáo dục; học đi đôi với

hành, giáo dục nhà trường

gắn liền với giáo dục gia

đình, xã hội; thực hiện công

bằng trong giáo dục

2.2.5. Giáo dục và đào tạo là

một nhân tố quyết định thành

công của sự nghiệp xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc; đầu tư

cho giáo dục được ưu tiên đi

9

giờ

tín

chỉ

Page 231: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

231

trước trong các chương trình,

kế hoạch phát triển kinh

tế - xã hội

2.3. Mục tiêu phát triển giáo

dục

2.4. Giải pháp phát triển giáo

dục

3 Kết thúc chương, SV cần

phải:

Đạt được mục tiêu f.

Chương 3: Quản lý nhà

nước về giáo dục và đào tạo

3.1. Những vấn đề cơ bản

của quản lí nhà nước về giáo

dục và đào tạo

3.1.1. Khái niệm

3.1.2. Tính chất quản lí nhà

nước về giáo dục và đào tạo

3.1.3. Đặc điểm của quản lí

nhà nước về giáo dục và đào

tạo

3.2. Bộ máy quản lý nhà

nước về giáo dục và đào tạo

3.2.1. Tổ chức bộ máy quản lí

nhà nước về giáo dục và đào

tạo

3.2.2. Cơ sở pháp lí của tổ

chức bộ máy quản lí giáo dục

và đào tạo

3.2.3. Các cơ quan quản lí

nhà nước về giáo dục và đào

tạo

10

giờ

tín

chỉ

Page 232: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

232

3.3. Nội dung cơ bản của

quản lí nhà nước về giáo dục

và đào tạo

3.4. Phương hướng đổi mới

và biện pháp thực hiện

QLNN về GD&ĐT

3.4.1. Thực trạng

3.4.2. Phương hướng đổi mới

3.4.3. Biện pháp thực hiện đổi

mới quản lí nhà nước về giáo

dục và đào tạo

4 Kết thúc chương, SV cần

phải:

Đạt được mục tiêu f.

Chương 4: Quản lý nhà

nước về GD – ĐT ở địa

phương

4.1. Những quy định chung

4.2. Quản lý giáo dục ở các

cấp địa phương

4.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý

GD – ĐT các cấp ở địa

phương

4.2.2. Tổ chức bộ máy, tiêu

chuẩn biên chế của các

trường phổ thông

4.3. Quy định của Bộ GD và

ĐT đối với các bậc học phổ

thông

4.3.1. Quy chế giảng dạy, chủ

nhiệm lớp, đánh giá học sinh

4.3.2. Quy chế về thanh tra,

kiểm tra các bậc học phổ

9

giờ

tín

chỉ

Page 233: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

233

thông

5 Kết thúc chương, SV cần

phải:

Trình bày được cấu trúc, Vai

trò của điều lệ nhà trường ;

Khái quát được các nhiệm và

quyền hạn của trường trung

học ; Trình bày được nhiệm

vụ của giáo viên bộ môn,

giáo viên chủ nhiệm, những

hành vi giáo viên không

được làm ; Khái quát được

nhiệm vụ của giáo viên đối

với giáo viên ở từng cấp học

được quy định trong Điều lệ

nhà trường ; Phân tích và

đánh giá được những hành vi

của giáo viên đối với việc

hình thành nhân cách học

sinh ; Đề xuất một số biện

pháp quản lý của Hiệu

trưởng trong việc nâng cao

chất lượng giáo dục đạo đức

ở một trường trung học phổ

thông hiện nay.

Chương 5: Luật giáo dục và

Điều lệ nhà trường

5.1. Luật Giáo dục

5.1.1. Sự cần thiết ban hành

Luật Giáo dục

5.1.2. Nội dung cơ bản của

Luật Giáo dục

5.1.3.Tác động của Luật Giáo

dục đối với việc cải cách

nâng cao chất lượng giáo dục

5.2. Điều lệ nhà trường

5.2.1. Điều lệ trường Mần

non

5.2.2. Điều lệ trường Tiểu học

5.2.3. Điều lệ trường trung

học

5.2.4. Điều lệ trường trung

học chuyên nghiệp

5.2.5. Điều lệ trường đại học,

điều lệ trường cao đẳng

6.2. Cấu trúc chung của điều

lệ nhà trường

9

giờ

tín

chỉ

5. Phương pháp, hình thức dạy học

5.1 Phân bổ thời lượng: theo hình thức dạy học

Lý thuyết: 36

Thực hành/làm việc nhóm: 6

Page 234: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

234

Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 3

5.2. Các phương pháp dạy học chủ yếu: Kết hợp phù hợp các phương pháp thuyết trình,

phương pháp nêu vấn đề, phương pháp thảo luận, làm việc nhóm, phương pháp dự án...

6. Tài liệu tham khảo :

1. Tài liệu chính (từ 2 đến 4 tài liệu)

1. Giáo trình Quản lí hành chính nhà nước và quản lí hành chính nhà nước về giáo dục

– đào tạo.

2. Đặng Bá Lãm (chủ biên), Quản lý nhà nước về giáo dục ­ lý luận và thực tiễn, NXB

Chính trị quốc gia, Hà Nội 2005.

2. Tài liệu tham khảo thêm (nên tài liệu mới)

1. Một số vấn đề cơ bản về nhà nước, quản lý hành chính nhà nước và công vụ, công

chức

2. Kỷ yếu hội thảo “Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính ở Việt Nam”. NXB

Học viện hành chính quốc gia, Hà nội 2000.

3. GS.TS Vũ Huy Từ, Th.s. Nguyễn Khắc Hùng. Hành chính học và cải cách hành

chính, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội 1998.

4. Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính ở Việt Nam. Học viện Hành chính quốc

gia, Hà nội 2001.

5. Chỉ thị 40­CT/TƯ của Ban Bí thư về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ

nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ngày 15/6/2004.

6. Tài Liệu Bồi dưỡng quản lý hành chính nhà nước: Chương trình chuyên viên, phần

2. Học viện Hành chính quốc gia, Hà nội 2004.

7. Bùi Minh Hiền (chủ biên), Quản lý giáo dục. NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội 2006.

7. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

Page 235: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

235

Hình

thức

Tính chất

của nội

dung

kiểm tra

Mục đích kiểm tra Trọng

số

Đánh

giá

thường

xuyên

Lý thuyết Kiểm tra kiến thức môn học 10 %

Bài tập

cá nhân

Lý thuyết

và kỹ

năng

Đánh giá khả năng vận dụng lý thuyết vào

thực tiễn và các phẩm chất trí tuệ; kỹ năng

viết khoa học

10%

Bài tập

nhóm Kỹ năng

Đánh giá khả năng tổng hợp kiến thức của

nhóm và Đánh giá kỹ năng phối kết hợp trong

làm việc nhóm để tạo ra được sản phẩm có ý

nghĩa.

20%

Bài thi

hết môn Tổng hợp

Năng lực vận dụng, giải thích…. các vấn đề

của thực tiễn bằng kiến thức chuyên môn và

đưa ra được giải pháp hiệu quả (thông qua

nghiên cứu)

60%

+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT – ĐG

Nội dung Tiêu chí đánh giá

Page 236: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

236

Nội dung 1

Bài tập cá

nhân

Hình thức (20% điểm):

­ Bài tập được trình bày trên khổ giấy A4

­ Lề trên: 3.0cm; lề dưới 3.0cm; lề phải: 2.0cm; lề trái: 3.0cm.

­ Font: Times New Roman; cỡ chữ: 14

­ Dãn dòng: 1,5lines

Nội dung (80% điểm):

­ Xác định vấn đề rõ ràng, hợp lý 1đ

­ Phân tích logic, sâu sắc, có liên hệ thực tế 4đ

­ Sử dụng tài liệu tham khảo phong phú 1đ

­ Ngôn ngữ trong sáng, trích dẫn đúng qui định 1đ

­ Sáng tạo trong cách trình bày 1đ

Các nội dung

2,3,4,5

Bài tập nhóm

Hình thức: (20% điểm)

­ Trình bày bằng PPT rõ ràng, dễ hiểu, có minh họa hình thức

­ Có sự kết hợp giữa các thành viên trong nhóm

­ Biên bản làm việc nhóm với phân công công việc cho từng

thành viên và kết quả thực hiện được.

Nội dung : (80% điểm)

­ Sản phẩm đúng như yêu cầu về nội dung

­ Vấn đề nghiên cứu mang tính thời sự, thiết thực.

­ Đặt vấn đề hợp lí

­ Có đầy đủ các bước xây dựng đề cương

­ Ví dụ minh họa rõ ràng

­ Trích dẫn tài liệu hợp lí.

Page 237: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

237

Các nội dung

4,5

Bài tập giữa kỳ

Hình thức : (20% điểm)

­ Bài tập được trình bày trên khổ giấy A4

­ Lề trên: 3.0cm; lề dưới 3.0cm; lề phải: 2.0cm; lề trái: 3.0cm.

­ Font: Times New Roman; cỡ chữ: 14

­ Dãn dòng: 1,5lines

Nội dung : (80% điểm)

­ Xác định vấn đề rõ ràng, hợp lý

1,5đ

­ Phân tích logic, sâu sắc, có liên hệ thực tế 3,5đ

­ Sử dụng tài liệu tham khảo phong phú 1đ

­ Ngôn ngữ trong sáng, trích dẫn đúng qui định 1đ

­ Sáng tạo trong cách trình bày 1đ

Thi viết hết

môn

Hình thức: (10%)

­ Viết tay trên giấy thi theo quy định của nhà trường

- Chữ viết sạch sẽ.

Nội dung: (80%)

­ Xác định vấn đề rõ ràng, hợp lý 2đ

­ Phân tích logic, sâu sắc, có liên hệ thực tế 4đ

­ Sử dụng tài liệu tham khảo phong phú 1đ

­ Ngôn ngữ trong sáng, trích dẫn đúng qui định 1đ

­ Sáng tạo trong cách trình bày 1đ

CHỦ NHIỆM KHOA NGƯỜI VIẾT ĐỀ CƯƠNG

PGS.TS. Trịnh Văn Minh TS. Đỗ Thị Thu Hằng

Page 238: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

238

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN / CHUYÊN ĐỀ

TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

­ Trường: Đại học Giáo dục ­ ĐHQGHN

­ Khoa: Các khoa học Giáo dục

­ Bộ môn: Tư vấn học đường

2. Thông tin về học phần

­ Tên học phần: Tư vấn Tâm lý học đường

­ Mã học phần: PSE2006

­ Học phần bắt buộc / tự chọn: Tự chọn

­ Số lượng tín chỉ: 03

­ Các học phần tiên quyết:

o Đại cương về Tâm lý và tâm lý học nhà trường ­ PSE2001

o Giáo dục học – PSE2002

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung:

Học phần tư vấn tâm lý học đường giúp giáo sinh hiểu bản chất của tư vấn tâm lý

học đường, có được các kiến thức về tư vấn tâm lý, tâm lý học sinh và các kĩ năng tư vấn,

từ đó sinh viên trải nghiệm và thực hành công việc tư vấn trong nhà trường được hiệu

quả. Bên cạnh đó, sinh viên bắt đầu biết nhận diện một số hành vi lệch chuẩn và rối nhiễu

tâm lý, từ đó đề xuất được biện pháp hỗ trợ phù hợp.

3.2. Chuẩn năng lực:

3.2.1. Kiến thức:

- Trình bày được khái niệm, đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của công tác tư vấn học

đường trong nhà trường.

- Trình bày được các mô hình tư vấn tâm lý hiện hành trong các trường học.

- Hiểu được chức năng tư vấn tâm lý của cán bộ chuyên trách cũng như của

giáo viên trong trường học.

Page 239: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

239

- Nhận biết được những hành vi, thái độ, dấu hiệu, biểu hiện của những khó

khăn tâm lý học đường của học sinh trung học, và hệ thống hóa được những nhóm khó

khăn tâm lý thường gặp.

- Lý giải được một cách có hệ thống và dựa trên lý thuyết về nguyên nhân và

cơ chế gây ra các vấn đề tâm lý ở học sinh trong trường học.

- Trình bày được những phương pháp và kỹ năng trợ giúp tương ứng cho mỗi

khó khăn tâm lý của học sinh trung học.

3.2.2. Kỹ năng:

- Có khả năng vận dụng kiến thức để hiểu về nguyên nhân và cơ chế gây từng

dạng khó khăn tâm lý cụ thể ở học sinh.

- Có các kỹ năng tư vấn tâm lý cơ bản như: lắng nghe, đặt câu hỏi, đồng cảm

chia sẻ, tóm tắt, diễn đạt lại, thu thập thông tin...

- Có các kỹ năng làm việc với cha mẹ, giáo viên của học sinh như hợp tác, tư

vấn, hướng dẫn để giúp giải quyết vấn đề của học sinh

- Có kỹ năng phối kết hợp và tìm kiếm các nguồn lực trợ giúp học sinh có khó

khăn học đường.

- Biết xây dựng kế hoạch toàn diện để hỗ trợ học sinh có khó khăn tâm lý.

3.2.3. Thái độ:

- Tôn trọng học sinh

- Thông cảm và biết đặt mình vào vị trí của học sinh để hiểu khó khăn của các

em

- Giữ bí mật cho những học sinh có khó khăn tâm lý học đường

- Tách biệt quan niệm và niềm tin của bản thân khỏi khó khăn tâm lý của học

sinh, không để cách nhìn và quan niệm riêng của bản thân ảnh hưởng đến quá trình trợ

giúp

3.2.4. Mục tiêu khác

Ngoài những kiến thức và kỹ năng trong việc tư vấn tâm lý và hỗ trợ cho học sinh

có khó khăn, giáo sinh học môn này có thể:

Page 240: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

240

- Biết các mô hình hỗ trợ, tư vấn tâm lý học đường và có thể góp phần hoặc

trực tiếp xây dựng các mô hình tư vấn học đường cho nơi mình công tác sau này.

- Áp dụng các kiến thức của môn tư vấn học đường vào việc dạy học và quản

lý lớp học, ví dụ các kỹ thuật quản lý hành vi cho những học sinh có vấn đề hành vi trong

lớp học.

4. Nội dung học phần

4.1. Tóm tắt

Học phần Tư vấn tâm lý học đường cung cấp cho giáo sinh sư phạm những kiến

thức cơ bản về tư vấn tâm lý và tư vấn tâm lý học đường. Đây là một nền tảng quan trọng

giúp cho các thầy cô thành công hơn nữa trong việc giáo dục học sinh trong nhà trường.

Các nội dung gồm có:

Những vấn đề khái quát chung về tâm lý học tư vấn như: Đối tượng, nhiệm vụ, ý

nghĩa của tâm lý học tư vấn; sơ lược lịch sử phát triển tâm lý học và một số mô hình tư

vấn tâm lý.

Những vấn đề về người cán bộ tư vấn tâm lý học đường: Vai trò, trách nhiệm của

người cán bộ tư vấn, những yêu cầu đối với người làm công tác tư vấn tâm lý, một số yêu

cầu cơ bản về đạo đức nghề nghiệp.

Những vấn đề về kĩ năng tư vấn tâm lý gồm có: kĩ năng lắng nghe, kĩ năng đặt câu

hỏi, kĩ năng quan sát, kĩ năng đồng cảm và thấu cảm, kĩ năng thiết lập mối quan hệ, kĩ

năng huy động và kết nối các nguồn lực để hỗ trợ học sinh, xếp thứ tự ưu tiên và theo trật

tự khi tư vấn cho học sinh.

Những vấn đề về các khó khăn tâm lý của học sinh và các nội dung tư vấn giáo dục

thanh thiếu niên: đặc điểm tâm lý lứa tuổi, con đường dẫn đến hành vi ứng xử tiêu cực ở

thanh thiếu niên, nguyên nhân và cơ chế dẫn đến những khó khăn tâm lý của học sinh,

chiến lược làm việc với thanh thiếu niên có vấn đề về hành vi, phát hiện và bồi dưỡng

năng khiếu ở thanh thiếu niên.

4.2. Nội dung cụ thể

Thứ tự Mục tiêu Nội dung Thời

lượng

Page 241: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

241

1

Kết thúc chương,

sinh viên cần phải:

­ Nắm vững được

đối tượng, nhiệm vụ

và ý nghĩa của tâm

lý học tư vấn trong

nhà trường,

­ Hiểu được sơ lược

lịch sử của tâm lý

học tư vấn.

­ Hiểu rõ được các

mô hình tư vấn tâm

lý trên thế giới và ở

Việt Nam

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TÂM LÝ HỌC

TƯ VẤN

1.1. Đối tượng, nhiệm vụ, ý nghĩa của tâm lý

học tư vấn

1.1.1. Đối tượng của tâm lý học tư vấn

1.1.2. Nhiệm vụ của tâm lý học tư vấn

1.1.3. Ý nghĩa của tâm lý học tư vấn

1.2. Sơ lược lịch sử của tâm lý học tư vấn

1.2.1. Tư vấn tâm lý

1.2.2. Tư vấn tâm lý trường học

1.3. Một số mô hình tư vấn tâm lý

1.3.1.Mô hình tư vấn tâm lý học đường trên thế

giới

1.3.2. Các mô hình tư vấn tâm lý học đường hiện

có tại Việt Nam

2:0:0

2

Kết thúc chương,

sinh viên cần phải:

­ Hiểu rõ được

những khó khăn tâm

lý của học sinh.

­ Biết được các vấn

đề về hành vi tiêu

cực của học sinh.

­ Biết được các hiện

tượng RNTL để có

thể có hỗ trựo đúng

đắn, khoa học.

­ vận dụng hiểu biết

về các vấn đề tâm lý

ở học sinh để có thể

CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ TÂM LÝ CỦA

HỌC SINH CẦN HỐ TRỢ TƯ VẤN

2.1. Một số khó khăn tâm lý của học sinh

2.1.1. Khái niệm khó khăn tâm lý

2.1.2. Những khó khăn tâm lý thường gặp của học

sinh phổ thông hiện nay

2.2. Những hành vi tiêu cực ở học sinh

2.2.1. Khái niệm hành vi lệch chuẩn

2.2.2. Các biểu hiện của hành vi ứng xử tiêu cực

2.2.3. Mục đích thể hiện hành vi ứng xử tiêu cực

2.2.4. Các con đường dẫn đến hành vi tiêu tực

2.3. Một số hiện tượng rối nhiễu tâm lý

2.3.1. Trầm cảm

2.3.2. Lo âu

2.3.3. Tăng động giảm chú ý

4:6:0

Page 242: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

242

phân tích, lý giải

nguyên nhân, xác

định cách tiếp cận

trong hỗ trợ tâm lý

2.3.4. Rối loạn hành vi ứng xử

2.3.5. Rối loạn thách thức chống đối

2.3.6. Các rối loạn phát triển: tự kỷ, khuyết tật trí

tuệ

2.3.7. Các vấn đề khác

2.4. Nguyên nhân và cơ chế gây ra rối nhiễu

tâm lý của học sinh

2.4.1. Nguyên nhân sinh học (di truyền)

2.4.2. Nguyên nhân giáo dục

2.4.3. Nguyên nhân từ môi trường sống

3

Kết thúc chương,

sinh viên cần phải:

­ Nắm vững được

vai trò, trách nhiệm

của cán bộ tư vấn

tâm lý học đường.

­ Hiểu được những

yêu cầu đối với

người làm công tác

tư vấn tâm lý.

­ Hiểu rõ những yêu

cầu cơ bản về đạo

đức nghề nghiệp.

CHƯƠNG 3: NGƯỜI CÁN BỘ TƯ VẤN TÂM

LÝ HỌC ĐƯỜNG

3.1. Vai trò, trách nhiệm của cán bộ tư vấn tâm

lý học đường

3.1.1. Nghề hỗ trợ tâm lý là gì

3.1.2. Tham vấn – tư vấn tâm lý

3.2. Những yêu cầu đối với người làm công tác

tư vấn tâm lý

3.2.1. Thái độ của cán bộ tư vấn tâm lý

3.2.2. Đặc điểm tính cách của cán bộ tư vấn tâm lý

3.2.3. Được đào tạo chuyên sâu

3.3. Đạo đức nghề tư vấn tâm lý

3.3.1. Trung thực

3.3.2. Tôn trọng

3.3.3. Bảo mật

3.3.4. Đảm bảo quyền lợi của thân chủ

3.3.5. Vấn đề mối quan hệ sóng đôi

5:4:0

Kết thúc chương,

sinh viên cần phải:

­ Nắm vững và trải

CHƯƠNG 4: QUY TRÌNH TƯ VẤN VÀ CÁC

KĨ NĂNG TƯ VẤN TÂM LÝ

4.1. Quy trình tư vấn

5:12:3

Page 243: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

243

4

nghiệm các kĩ năng

tư vấn tâm lý:

4.1.1. Quy trình tư vấn cá nhân

4.1.2. Quy trình tư vấn nhóm

4.2. Các kỹ năng tư vấn cơ bản

4.2.1. Kĩ năng lắng nghe

4.2.2. Kĩ năng đặt câu hỏi

4.2.3. Kĩ năng quan sát

4.2.4. Kĩ năng đồng cảm và thấu cảm

4.3.5. Kĩ năng thiết lập mối quan hệ

4.3. Kĩ năng huy động và kết nối các nguồn lực

để hỗ trợ học sinh

4.4. Một số chiến lược làm việc với học sinh có

vấn đề về hành vi

4.4.1. Củng cố tích cực và củng cố tiêu cực

4.4.2. Chú ý tích cực – cách thức hiệu quả để thay

đổi hành vi của trẻ

4.4.3. Các nguyên tắc để củng cố tích cực hiệu

quả

5

Kết thúc chương,

sinh viên cần phải:

­ Phát hiện năng

khiếu và bồi dưỡng

năng khiếu cho học

sinh

CHƯƠNG 5: TƯ VẤN HỌC SINH PHÁT

TRIỂN VƯỢT TRỘI

5.1. Một số vấn đề về phát triển năng lực

5.1.1. Năng lực chung và năng lực vượt trội

5.1.2. Biểu hiện năng khiếu của trẻ em ở các lứa

tuổi khác nhau

5.1.3. Phương pháp phát hiện năng lực vượt trội ở

trẻ

5.2. Tư vấn phát hiện và bồi dưỡng năng lực

vượt trội

5.2.1. Tư vấn về phát hiện năng khiếu cho trẻ

5.2.2. Tư vấn về bồi dưỡng năng khiếu cho trẻ

1:1:0

Page 244: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

244

5. Phương pháp, hình thức dạy học

5.1 Phân bổ thời lượng:theo hình thức dạy học

Lý thuyết: 17 giờ tín chỉ

Thực hành, thảo luận: 25 giờ tín chỉ

Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 3 giờ tín chỉ

5.2 Các phương pháp dạy học chủ yếu

­ Phương pháp thuyết trình

­ Phương pháp xemina – thảo luận nhóm

­ Phương pháp thực hành tổ chức tư vấn nhóm; tư vấn cá nhân.

­ Phương pháp đóng vai.

6. Tài liệu tham khảo

1. Tài liệu chính (từ 2 đến 4 tài liệu)

1. Trần Thị Minh Đức, 2012, Giáo trình tham vấn tâm lý, NXB ĐHQGHN

2. Đặng Hoàng Minh, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, 2012, Tư vấn tâm lý học đường,

Tài liệu tập huấn – Bộ Giáo dục và đào tạo.

3. Đinh Thị Kim Thoa (chủ biên) và các tác giả, 2013, Giáo viên chủ nhiệm với

công tác tư vấn tâm lý giáo dục cho học sinh trung học, Tài liệu tập huấn – Bộ Giáo dục

và đào tạo.

4. “Kỹ năng cơ bản trong tham vấn”, UNICEF, Hà Nội 2005.

2. Tài liệu tham khảo thêm thêm (nên tài liệu mới)

5. Trần Thị Lan Hương, 2004, Tìm hiểu thế giới tâm lý của tuổi vị thành niên,

Nhà xuất bản Phụ Nữ.

6. Phan Thị Mai Hương (chủ biên), 2007, “Cách ứng phó của trẻ vị thành niên

với hoàn cảnh khó khăn”, NXBKHXH, Hà Nội.

7. Nguyễn Thị Mùi, 2009, Xây dựng mô hình phòng tham vấn học đường trong

các trường trung học, kỉ yếu hội thảo: Nhu cầu, định hướng và đào tạo tâm lý học đường

tại Việt Nam, Hà Nội 3,4 tháng 8, 2009, trang 289 – 301.

Page 245: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

245

8. Đặng Hoàng Minh, 2009, Xây dựng mô hình tư vấn tâm lý học đường tại

một số trường trung học tại Hà Nội, Báo cáo đề tài cấp ĐHQGHN

9. Phan Trọng Ngọ, 2003, Các lý thuyết phát triển tâm lý người, Nhà xuất bản

Đại học Sư phạm Hà Nội.

10. Phương pháp kỉ luật tích cực, 2009, Tài liệu hướng dẫn cho tập huấn viên,

Hà Nội, Plan.

7. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

Hình thức

Tính chất

của nội

dung kiểm

tra

Mục đích kiểm tra Trọng số

Đánh giá

thường

xuyên

Lý thuyết Kiểm tra kiến thức các bài đầu của học phần 10 %

Bài tập cá

nhân

Lý thuyết

và kỹ năng

Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức vào

thực tiễn: Xây dựng (dưới dạng thuyết minh)

mô hình tư vấn tâm lý học đường phù hợp với

trường mà mình thực tập hay kiến tập

10%

Bài tập

nhóm

Lý thuyết

và kỹ năng

Đánh giá khả năng làm việc theo nhóm để tạo

sản phẩm có ý nghĩa, có chất lượng là sự hợp

tác của cả nhóm: Cả nhóm sẽ thực hành và sau

đó thuyết trình về việc sử dụng các kỹ năng tư

vấn học được để giải quyết một tình huống cụ

thể trong trường học.

20%

Bài thi hết

môn Tổng hợp

Bài thi cá nhân: mỗi sinh viên sẽ chọn một đề

mang tính tổng hợp, vận dụng toàn bộ kiến

thức của học phần.

60%

+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT – ĐG

Page 246: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

246

Hoàn thiện bài tập theo yêu cầu về hình thức, nội dung và mục đích của kiểm tra đánh

giá.

CHỦ NHIỆM KHOA CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

PGS.TS. Đinh Thị Kim Thoa TS. Trần Văn Công

Page 247: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

247

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

GIẢI TÍCH 1

1. Mã học phần: MAT1091

2. Số tín chỉ: 03

3. Học phần tiên quyết: Không

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Lê Đình Định, TS, Khoa Toán­ Cơ­Tin học

Vũ Đỗ Long, PGS. TS, Khoa Toán­ Cơ­Tin học

Đặng Đình Châu, PGS. TS, Khoa Toán­ Cơ­Tin học

Đào Văn Dũng, PGS. TS, Khoa Toán­ Cơ­Tin học

Trần Thanh Tuấn, TS, Khoa Toán­ Cơ­Tin học

Nguyễn Thị Nga, ThS, Khoa Toán­ Cơ­Tin học

Nguyễn Thị Thủy, ThS, Khoa Toán­ Cơ­Tin học

6. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

Mục tiêu về kiến thức: Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về phép tính vi phân

và phép tính tích phân hàm một biến, các khái niệm về chuỗi số, chuỗi hàm.

Mục tiêu về kĩ năng: Sinh viên có khả năng làm các bài toán liên quan đến giới hạn, tính

liên tục, tính khả vi, tính khả tích của hàm số một biến; biết áp dụng kiến thức đã học vào

việc giải quyết các vấn đề khác.

Mục tiêu về thái độ: Sinh viên có tính kiên trì, sáng tạo, có thái độ học tập chăm chỉ.

7. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

Về kiến thức: Sau khi hoàn thành học phần, sinh viên nắm vững được:

­ Khái niệm cơ bản về giới hạn dãy số.

­ Khái niệm cơ bản về giới hạn hàm số một biến số, hàm số liên tục.

­ Khái niệm đạo hàm, khả vi, vi phân.

­ Khái niệm về nguyên hàm và tích phân xác định.

­ Khái niệm chuỗi số, chuỗi lũy thừa, chuỗi Fourier.

Về kĩ năng: Sau khi hoàn thành học phần, sinh viên có kĩ năng:

­ Tính được các giới hạn cơ bản.

Page 248: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

248

­ Biết ứng dụng đạo hàm vào khảo sát hàm số.

­ Biết ứng dụng vi phân để tích gần đúng.

­ Biết ứng dụng tích phân tính độ dài, diện tích.

­ Khai triển hàm thành chuỗi lũy thừa hoặc chuỗi Fourier.

­ Vận dụng các kiến thức thu được vào việc giải quyết các vấn đề khác.

8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

Điểm thường xuyên : 20%

Kiểm tra giữa kỳ: 20%

Kiểm tra cuối kỳ: 60%

9. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

1. Nguyễn Đình Trí, Tạ Văn Đĩnh, Nguyễn Hồ Quỳnh, Toán học cao cấp (Tập 2) ­ Phép

tính giải tích một biến số, NXB. Giáo dục, 2001.

2. Nguyễn Thủy Thanh, Toán cao cấp (Tập 2 và Tập 3) ­ Phép tính vi phân các hàm -

Phép tính tích phân - Lý thuyết chuỗi - Phương trình vi phân, NXB. Đại học Quốc gia

Hà Nội, 2005.

3. James Stewart, Calculus: Early Transcendentals, Cengage Learning 7th edition, 2010.

10. Tóm tắt nội dung học phần (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ):

Học phần cung cấp các kiến thức về giới hạn, đạo hàm, vi phân của hàm một biến số; các

phương pháp tìm nguyên hàm và tính tích phân xác định, tích phân suy rộng, ứng dụng

của tích phân vào tích độ dài, diện tích, thể tích; Các khái niệm cơ cản về chuỗi số, chuỗi

hàm, công thức khai triển hàm thành chuỗi lũy thừa và chuỗi Fourier.

11. Nội dung chi tiết học phần:

Chương 1. Nhập môn giải tích (3 LT; 2 BT)

1.1. Tập hợp

1.2. Dãy số và giới hạn của dãy số

1.3. Hàm một biến và đồ thị các hàm một biến cơ bản

1.4. Hàm số hợp

1.5. Hàm số ngược và đồ thị của hàm số ngược

Chương 2. Giới hạn và sự liên tục của hàm số một biến (5 LT; 2 BT)

2.1. Giới hạn và các tính chất giới hạn của hàm một biến

Page 249: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

249

2.2. Giới hạn một phía

2.3. Vô cùng bé và vô cùng lớn

2.4. Hàm liên tục, điểm gián đoạn

2.5. Các tính chất của hàm liên tục

Chương 3. Phép tính vi phân của hàm số một biến (8 LT; 4 BT)

3.1. Đạo hàm và vi phân cấp một

3.2. Đạo hàm một phía

3.3. Các định lý về giá trị trung bình

3.4. Đạo hàm cấp cao

3.5. Công thức khai triển Taylo, Maclaurin và ứng dụng

3.6. Quy tắc L’Hospital

Chương 4. Phép tính tích phân của hàm số một biến (8 LT; 4 BT)

4.1. Nguyên hàm và tích phân bất định

4.2. Các phương pháp tính tích phân bất định

4.3. Tích phân xác định, điều kiện khả tích

4.4. Các phương pháp tính tích phân xác định

4.5. Tích phân suy rộng

4.6. Ứng dụng của tích phân

Chương 5. Chuỗi số và chuỗi hàm (6 LT; 3 BT)

5.1. Chuỗi số

5.2. Chuỗi dương, các dấu hiệu hội tụ

5.3. Chuỗi đan dấu, dấu hiệu Leibniz

5.4. Khái niệm chuỗi hàm, chuỗi luỹ thừa, chuỗi Fourier

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

KT. HIỆU TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ

HỌC PHẦN

NGƯỜI BIÊN SOẠN

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

TS. Lê Huy Chuẩn

Page 250: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

250

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

GIẢI TÍCH 2

1. Mã học phần: MAT1092

2. Số tín chỉ: 03

3. Học phần tiên quyết: MAT1091 (Giải tích 1)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Lê Đình Định, TS, Khoa Toán­ Cơ­Tin học

Vũ Đỗ Long, PGS. TS, Khoa Toán­ Cơ­Tin học

Đặng Đình Châu, PGS. TS, Khoa Toán­ Cơ­Tin học

Đào Văn Dũng, PGS. TS, Khoa Toán­ Cơ­Tin học

Trần Thanh Tuấn, TS, Khoa Toán­ Cơ­Tin học

Nguyễn Thị Nga, ThS, Khoa Toán­ Cơ­Tin học

Nguyễn Thị Thủy, ThS, Khoa Toán­ Cơ­Tin học

6. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

Mục tiêu về kiến thức: Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về phép tính vi phân

của hàm nhiều biến; giúp sinh viên hiểu được cách tính tích phân bội, tích phân đường và

mặt. Đồng thời sinh viên cũng được trang bị các phương pháp giải một số phương trình

vi phân cấp1 và cấp 2.

Mục tiêu về kĩ năng: Sinh viên có khả năng làm các bài toán liên quan đến hàm số nhiều

biến, tích phân bội, tích phân đường, tích phân mặt, phương trình vi phân; biết áp dụng

kiến thức đã học vào việc giải quyết các vấn đề khác.

Mục tiêu về thái độ: Sinh viên có tính kiên trì, sáng tạo, có thái độ học tập chăm chỉ.

7. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

Về kiến thức: Sau khi hoàn thành học phần, sinh viên nắm vững được:

­ Khái niệm cơ bản về giới hạn hàm số nhiều biến số, tính liên tục.

­ Khái niệm đạo hàm riêng, vi phân toàn phần.

­ Định nghĩa và cách tính tích phân bội, tích phân đường, tích phân mặt.

­ Cách phân loại phương trình vi phân và phương pháp giải một số dạng phương trình vi

phân.

Page 251: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

251

Về kĩ năng: Sau khi hoàn thành học phần, sinh viên có kĩ năng:

­ Biết ứng dụng vi phân để tích gần đúng.

­ Biết ứng dụng đạo hàm riêng tìm cực trị địa phương.

­ Tính được các tích phân bội, tích phân đường, tích phân mặt cơ bản.

­ Biết ứng dụng tích phân tính diện tích, thể tích,….

­ Giải một số dạng phương trình vi phân cơ bản.

­ Vận dụng các kiến thức thu được vào việc giải quyết các vấn đề khác.

8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

Điểm thường xuyên : 20%

Kiểm tra giữa kỳ: 20%

Kiểm tra cuối kỳ: 60%

9. Giáo trình bắt buộc:

1. Nguyễn Đình Trí, Tạ Văn Đĩnh, Nguyễn Hồ Quỳnh, Toán học cao cấp (Tập 3) ­ Phép

tính giải tích nhiều biến số, NXB. Giáo dục, 2008.

2. Nguyễn Thủy Thanh, Toán cao cấp (Tập 2 và Tập 3) ­ Phép tính vi phân các hàm -

Phép tính tích phân – Lý thuyết chuỗi - Phương trình vi phân, NXB. ĐHQG Hà Nội,

2005.

3. James Stewart, Calculus: Early Transcendentals, Cengage Learning 7th edition, 2010.

10. Tóm tắt nội dung học phần (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ):

Trang bị cho sinh viên các khái niệm cơ bản về hàm nhiều biến như giới hạn, tính liên

tục, đạo hàm riêng, vi phân toàn phần, khảo sát cực trị địa phương. Học phần cũng trình

bày định nghĩa tích phân bội cùng với các ứng dụng của nó trong các bài toán tính diện

tích, thể tích, trọng tâm, khối lượng,…; giới thiệu khái niệm tích phân đường, tích phân

mặt, các công thức liên hệ tích phân bội với tích phân đường, tích phân mặt. Giới thiệu

cách phân loại các phương trình vi phân và một số phương pháp giải phương trình vi

phân cấp 1 và cấp 2.

11. Nội dung chi tiết học phần:

Chương 1. Hàm nhiều biến (10 LT; 5 BT)

2.6. Các khái niệm cơ bản

2.7. Giới hạn, tính liên tục của hàm hai biến

Page 252: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

252

2.8. Đạo hàm riêng, đạo hàm riêng hàm hợp, đạo hàm riêng cấp cao

2.9. Vi phân toàn phần

2.10. Đạo hàm theo hướng

2.11. Hàm ẩn, đạo hàm riêng của hàm ẩn

2.12. Cực trị của hàm nhiều biến

2.13. Ứng dụng của phép tính vi phân

Chương 2. Tích phân bội (8 LT; 4 BT)

2.1. Tích phân hai lớp

2.2. Cách tính tích phân hai lớp

2.3. Tích phân ba lớp

2.4. Cách tính tích phân ba lớp

2.5. Ứng dụng tích phân bội

Chương 3. Tích phân đường, tích phân mặt (6 LT; 3 BT)

3.1. Tích phân đường loại một

3.2. Tích phân đường loại hai

3.3. Tích phân mặt loại một

3.4. Tích phân mặt loại hai

3.5. Mối quan hệ của các tích phân bội, đường và mặt

Chương 4. Phương trình vi phân (6 LT; 3 BT)

4.1. Khái niệm cơ bản

4.2. Phương trình vi phân cấp 1

4.3. Phương trình vi phân cấp 2

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

KT. HIỆU TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ

HỌC PHẦN

NGƯỜI BIÊN SOẠN

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

TS. Lê Huy Chuẩn

Page 253: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

253

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

CƠ - NHIỆT

(Mechanics – Thermodynamics)

1. Mã học phần: PHY1100

2. Số tín chỉ: 3

3. Học phần tiên quyết: Giải tích 1 (MAT1091)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

TT Họ và tên Chức danh,

học vị

Địa chỉ liên hệ Điện thoại

1 Đỗ Thị Kim Anh TS. ĐH KHTN 0904543849

2 Lê Thị Thanh Bình PGS.TS. ĐH KHTN

3 Bạch Thành Công GS.TS. ĐH KHTN 0912489852

4 Nguyễn Việt Tuyên TS. ĐH KHTN

5 Lê Tuấn Tú TS. ĐH KHTN

6 Phạm Nguyên Hải TS. ĐH KHTN

7 Phạm Văn Thành TS. ĐH KHTN

8 Nguyễn Thùy Trang TS. ĐH KHTN

9 Lê Văn Vũ PGS.TS ĐH KHTN

6. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

6.1-Kiến thức:

Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về Cơ học và Nhiệt động lực học.

Người học nắm được các định luật cơ bản của Cơ học và Nhiệt động lực học để có thể

hiểu, giải thích các hiện tượng liên quan, áp dụng trong đời sống cũng như phục vụ

học tập, nghiên cứu các học phần khác của các ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật và

công nghệ.

6.2-Kỹ năng

­ Người học biết vận dụng lý thuyết để giải các bài tập thuộc chương trình học phần,

có phương pháp tư duy khoa học, xây dựng lại được các thí nghiệm đơn giản trong

lĩnh vực học tập.

Page 254: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

254

­ Có khả năng làm việc độc lập, tự học để biết sâu hơn về học phần.

­ Biết thuyết trình giải thích những hiện tượng Cơ ­Nhiệt thông thường.

6.3­Thái độ:

­ Người học rèn luyện được thái độ trung thực, trách nhiệm trong học tập, thấy được ý

nghĩa, sự cần thiết và giá trị khoa học của học phần

7. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

7a- Kiến thức: Nắm được các định luật cơ bản của cơ học cổ điển về chuyển động và

nguyên nhân gây ra sự biến đổi chuyển động của chất điểm, hệ chất điểm và vật rắn.

Hiểu được và áp dụng được các định luật biến thiên và bảo toàn động lượng, mô men

động lượng và năng lượng trong việc giải thích các hiện tượng cơ học và tự nhiên. Hiểu

và nhận biết được các loại dao động cơ, sóng cơ cùng các đặc trưng của sóng. Hiểu được

thuyết tương đối hẹp của Einstein và giới hạn của cơ học cổ điển.

Nắm được các khái niệm, phương pháp nhiệt động và các nguyên lý cơ bản của nhiệt

động học. Các điều kiện biến hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác và những biến

đổi đó về mặt định lượng. Hiếu được sự dãn nở vì nhiệt, sự dẫn nhiệt của vật liệu ,

nguyên lý hoạt động, hiệu suất của các động cơ nhiệt, máy lạnh.

7b- Kỹ năng:

­ Giải được các bài tập mức độ vừa, trả lời đạt các câu hỏi kiểm tra kiến thức trong các

sách giáo khoa đại học về Cơ­Nhiệt.

­ Tự vận dụng được kiến thức học phần vào thực tiễn.

7c- Thái độ:

Người học có thái độ học tập nghiêm túc, tìm tòi, suy nghĩ độc lập, tự học để đào sâu mở

rộng kiến thức.và sẵn sàng làm việc theo nhóm, chia sẻ hiểu biết, giúp đỡ đồng nghiệp khi

cần thiết.

8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

+ Kiểm tra giữa kỳ : 25% số điểm

Page 255: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

255

+ Kiểm tra thường xuyên : 15% số điểm

+ Kiểm tra thường xuyên : 60% số điểm

9. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

9­1. Nguyễn Viết Kính, Bạch Thành Công, Phan Văn Thích, Vật lý học đại cương Tập

1, NXB ĐHQGHN, 2005.

9­2. Bạch Thành Công, Giáo Trình Cơ học, NXB Giáo dục Việt nam, 2009.

9­3. D. Haliday, R. Resnick and J. Walker, Cơ sở vật lý Tập1, 2, 3; Ngô Quốc Quýnh,

Đào Kim Ngọc, Phan Văn Thích, Nguyễn Viết Kính dịch, NXB Giáo dục, 2001.

9­4. Nguyễn Huy Sinh, Giáo trình Vật lý Cơ-Nhiệt đại cương Tập 1 và Tập 2, NXB

Giáo dục Việt nam, 2010.

9­5.Randall D. Knight, Physics with modern physics for scientists and engineers,

Second edition, Pearson & Addison Wesley, 2008.

5­Tóm tắt nội dung học phần (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ):

Nội dung học phần gồm 2 phần Cơ học và Nhiệt học

- Phần Cơ học bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Động học và các định luật cơ bản

của động lực học chất điểm, hệ chất điểm,vật rắn. Nguyên lý tương đối Galile.Ba định

luật bảo toàn của cơ học: định luật bảo toàn động lượng, định luật bảo toàn mômen động

lượng và định luật bảo toàn năng lượng. Định luật hấp dẫn vũ trụ và chuyển động của

các hành tinh, vệ tinh. Hai dạng chuyển động cơ bản của vật rắn: chuyển động tịnh tiến

và chuyển động quay. Dao động và sóng cơ. Cuối cùng là giới thiệu về thuyết tương đối

hẹp của Anhxtanh.

- Phần nhiệt học bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Các kiến thức cơ bản về nhiệt

động lực học mà nội dung xoay quanh ba định luật: định luật số không, định luật số 1 và

định luật số hai. Các vấn đề về nhiệt độ, áp suất, các hiện tượng truyền trên cơ sở thuyết

động học phân tử.

6­Nội dung chi tiết học phần (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Phần 1. CƠ HỌC

(LT/BT/TH:16/9/0)

Page 256: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

256

Chương 1. Mở đầu vật lý học (1/0/0)

1.1. Đối tượng, phương pháp của vật lý học. Quan hệ giữa vật lý học và các ngành khoa

học, kỹ thuật khác

1.2. Đo lường và thứ nguyên của các đại lượng vật lý. Hệ đơn vị quốc tế SI

Chương 2. Động học chất điểm (2/2/0)

2.1. Chuyển động cơ học, chất điểm, hệ quy chiếu, véc tơ dịch chuyển, phương trình

chuyển động, phương trình quỹ đạo

2.2. Vận tốc. Gia tốc

2.3. Một số chuyển động cơ thường gặp: chuyển động của vật bị ném xiên, chuyển động

tròn

Chương 3. Động lực học chất điểm (3/2/0)

3.1. Ba định luật Newton và áp dụng

3.2. Động lượng, xung lượng của lực. Định luật biến thiên và bảo toàn động lượng

3.3. Chuyển động của vật có khối lượng thay đổi (tên lửa)

3.4. Chuyển động trong các hệ quy chiếu phi quán tính. Lực quán tính, lực quán tính ly tâm,

lực Coriolis

Chương 4. Công và năng lượng (2/2/0)

4.1. Năng lượng, công và công suất

5.2. Động năng. Định lý động năng

4.3. Lực thế. Thế năng. Định lý thế năng

4.4. Cơ năng. Định luật biến thiên và bảo toàn cơ năng

4.5. Va chạm

Chương 5. Chuyển động của vật rắn (3/1/0)

5.1. Hệ chất điểm. Khối tâm. Phương trình chuyển động của khối tâm

5.2. Vật rắn. Chuyển động tịnh tiến của vật rắn

5.3. Phương trình cơ bản của vật rắn quay quanh một trục cố định

5.4. Mômen quán tính của vật rắn. Định luật Steiner ­ Huygen

Page 257: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

257

5.5. Mômen động lượng. Định luật biến thiên và bảo toàn mô men động lượng

5.6. Động năng của vật rắn quay

Chương 6. Trường hấp dẫn và chuyển động trong trường xuyên tâm (2/1/0)

6.1. Định luật hấp dẫn vũ trụ

6.2. Trường hấp dẫn. Thế năng trong trường hấp dẫn

6.3. Chuyển động trong trường xuyên tâm. Các định luật Kepler

6.4. Các vận tốc vũ trụ cấp một và cấp hai

Chương 7. Cơ sở của thuyết tương đối hẹp (3/1/0)

7.1. Nguyên lý tương đối và phép biến đổi Galileo

7.2. Các tiên đề của thuyết tương đối hẹp

7.3. Phép biến đổi Lorentz

7.4. Tính tương đối của không gian và thời gian

7.5. Định luật cơ bản của động lực học tương đối tính

7.6. Mối quan hệ giữa khối lượng và năng lượng

Phần 2. NHIỆT HỌC

(LT/BT/TH:14/6/0)

Chương 8. Nhiệt độ (1/0/0)

8.1. Nguyên lý số (0) của nhiệt động lực học

8.2. Các thang nhiệt giai

8.3. Sự nở vì nhiệt của chất rắn và chất lỏng

Chương 9. Nhiệt và nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học (3/2/0)

9.1. Nhiệt, công và nội năng hệ nhiệt động

9.2. Nhiệt dung của vật chất

9.3. Nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học

9.4. Áp dụng nguyên lý 1 trong các quá trình của khí lý tưởng

9.5. Các hiện tượng truyền nhiệt

Page 258: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

258

Chương 10. Thuyết động học chất khí (4/2/0)

10.1. Phương trình trạng thái của khí lý tưởng. Chuyển động nhiệt. Quãng đường tự do trung

bình.

10.2. Áp suất và nhiệt độ theo quan điểm của thuyết động học phân tử. Phương trình cơ bản

của thuyết động học phân tử

10.3. Định luật phân bố phân tử theo vận tốc của Maxwell

10.4. Định luật phân bố phân tử theo thế năng của Boltzman

10.5. Sự phân bố đều của năng lượng theo bậc tự do

10.6. Nhiệt dung khí lý tưởng

10.7. Công trong quá trình đẳng nhiệt, đoạn nhiệt. Phương trình đoạn nhiệt

Chương 11. Các hiện tượng động học trong chất khí (2/0/0)

11.1. Hiện tượng khuếch tán

11.2. Hiện tượng dẫn nhiệt

11.3. Hiện tượng nội ma sát

Chương 12. Entropi và nguyên lý thứ hai của nhiệt động lực học (4/2/0)

12.1. Quá trình thuận nghịch và bất thuận nghịch

12.2. Động cơ nhiệt và máy lạnh. Hai cách phát biểu nguyên lý thứ 2 nhiệt động lực học theo

Thomson và theo Clausius

12.3. Chu trình Carnot

12.4. Định lý Carnot về động cơ nhiệt

12.5. Entropy. Nguyên lý tăng Entropy

12.6. Ý nghĩa của Entropy

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

KT. HIỆU TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ

HỌC PHẦN

NGƯỜI BIÊN SOẠN

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

GS.TS. Bạch Thành Công

Page 259: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

259

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

ĐIỆN QUANG

(Electromagnetism - Optics)

1. Mã học phần: PHY1103

2. Số tín chỉ: 3

3. Học phần tiên quyết: PHY1100

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên:

TT Họ và tên Chức danh, học

vị

Địa chỉ liên hệ Điện thoại

10 Đỗ Thị Kim Anh TS.GV ĐH KHTN 0904543849

11 Ngạc An Bang TS.GV ĐH KHTN 0912445352

12 Nguyễn Thế Bình PGS.TS.GVC ĐH QGHN 0904229007

13 Đào Kim Chi GV ĐH KHTN

14 Trịnh Đình Chiến PGS.TS.GVC ĐH KHTN

15 Nguyễn Mậu Chung TS.GVC ĐH KHTN

7 Võ Lý Thanh Hà GV ĐH KHTN

9 Phạm Nguyên Hải TS.GV ĐH KHTN

9 Hoàng Chí Hiếu TS.GV ĐH KHTN

10 Bùi Văn Loát PGS.TS.GVC ĐH KHTN

11 Võ Thanh Quỳnh PGS.TS.GVC ĐH KHTN

12 Phùng Quốc Bảo PGS. TS.GVC ĐH KHTN

13 Lưu Tuấn Tài GS. TS.GVC ĐH KHTN 0909609718

14 Đỗ Đức Thanh TS.PGS ĐH KHTN 0902037545

15 Đặng Thanh Thủy TS.GV ĐH KHTN 0912948671

16 Phạm Quốc Triệu PGS.TS.GVC ĐH KHTN

17 Lê Tuấn Tú TS.GV ĐH KHTN

18 Nguyễn Anh Tuấn TS.GV ĐH KHTN

19 Bùi Hồng Vân ThS. GV ĐH KHTN

20 Nguyễn Tiến Cường TS.GV ĐH KHTN

21 Mai Hồng Hạnh TS.GV ĐH KHTN

6. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

Page 260: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

260

6.1 Mục tiêu kiến thức:

­ Trang bị cho sinh viên nội dung những kiến thức cơ bản nhất về Điện, Từ và Quang

học

­ Xây dựng cơ sở lý luận và phương pháp luận đúng đắn để tiếp cận nội dung của Vật lý

hiện đại và các khoa học liên quan khác.

6.2 Mục tiêu kỹ năng:

Phần Điện từ:

­Giúp sinh viên nắm được các hiện tượng cơ bản của điện và từ, các định luật và việc

ứng dụng chúng để: giải các bài tập và làm các bài thực tập tương ứng trong phòng thí

nghiệm; giải quyết những vấn đề thực tế trong hoạt động chuyên môn sau này.

­Biết vận dụng các kiến thức lý thuyết thu nhận từ học phần để giải thích các hiện tượng

thường gặp trong cuộc sống, trong kỹ thuật. Giải được các bài tập theo nội dung từng

chương của chương trình.

Phần Quang học:

­ Nắm vững bản chất, giải thích được các hiện tượng quang học như giao thoa, nhiễu xạ,

phân cực ánh sáng và lượng tử ánh sáng như bức xạ nhiệt, các hiện tượng quang điện và

ứng dụng của chúng.

­ Biết vận dụng kiến thức giải thích được các hiện tượng quang học liên quan trong thực

tiễn học tập, nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ.

6.3 Mục tiêu về thái độ người học:

­ Thấy được ý nghĩa, giá trị khoa học của học phần.

­ Hiểu biết các hiện tượng về điện, từ và quang học trong thiên nhiên và trong đời sống

thực tiễn.

7. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

­ Nắm vững những kiến thức cơ bản nhất về Điện, Từ và Quang học. Có cơ sở lý luận

và phương pháp luận đúng đắn, dễ dàng tiếp cận với Vật lý hiện đại và các khoa học

liên quan khác.

Page 261: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

261

­ Biết vận dụng các kiến thức đã học để giải thích được các hiện tượng Điện,Từ,Quang

thường gặp trong cuộc sống, trong kỹ thuật và trong các vấn đề hoạt động chuyên môn

sau này.

­ Thấy được ý nghĩa, vị trí, giá trị khoa học của học phần.

8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

8.1. Mục đích và trọng số kiểm tra - đánh giá

Hình thức Mục đích kiểm tra Trọn

g số

Kiểm tra

thường xuyên

Đánh giá khả năng nhớ và tái hiện các

nội dung cơ bản của học phần.

Đánh giá kỹ năng làm việc nhóm, khả

năng trình bày, thuyết trình một vấn đề

lý luận cơ bản.

15%

Kiểm tra

giữa kỳ

(Phần 1)

Đánh giá kỹ năng nghiên cứu độc lập

và kĩ năng trình bày.

25%

Thi kết thúc Đánh giá trình độ nhận thức và kỹ

năng liên hệ lý luận với thực tiễn.

60%

8.2. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập và kiểm tra đánh giá

Các tiêu chí đánh giá các loại bài tập này bao gồm:

+ Nắm được nội dung cơ bản của từng chương.

+ Biết vận dụng giải thích các hiện tượng.

+ Khả năng phân biệt, so sánh, liên hệ kiến thức với ứng dụng thực tiễn . Sử dụng

các tài liệu do giảng viên hướng dẫn (có thể sử dụng thêm tài liệu do người học tự tìm)

mở rộng kiến thức.

* Biểu điểm trên cơ sở mức độ đạt 3 tiêu chí:

Điểm Tiêu chí

Page 262: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

262

9 –

10

­ Đạt cả 3 tiêu chí.(mục tiêu A,B,C)

7 – 8 Đạt 2 tiêu chí đầu.

­ Tiêu chí 3: có sử dụng các tài liệu, song chưa đầy đủ, sâu sắc, chưa có

bình luận.

5 – 6 Đạt tiêu chí 1.

Tiêu chí 2: sức thuyết phục của các luận cứ, luận chứng chưa

thật cao, vấn đề chưa được giải quyết trọn vẹn.

­ Tiêu chí 3: còn mắc một vài lỗi nhỏ.

Dưới

5

­ Không đạt cả 3 tiêu chí.

8.3. Lịch kiểm tra, lịch thi lần 1, lịch thi lại: Theo quy đinh chung của phòng Đào

tạo

9. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

Phần Điện –Từ :

9.1. Học liệu bắt buộc

1. D.Halliday, R. Resnick, J.Walker, Cơ sở Vật lý, Tập 4 và 5, Nhà xuất bản Giáo dục,

1998.

9.2. Học liệu tham khảo

2. Tôn Tích Ái. Điện và từ, Nhà xuất bản ĐHQGHN, 2004.

3. R. A. Serway and J. Jewet, Physics for Scientists and Enginneers, Thomson Brooks

/Cole, 6th edition, 2004.

4. Nguyễn Châu và n.n.k. Điện và từ. Nhà xuất bản Bộ GD&ĐT, 1973.

Phần Quang học:

6.1 Học liệu bắt buộc

1. D.Halliday, R. Resnick, J.Walker, Cơ sở Vật lý, Tập 6, Nhà xuất bản Giáo dục, 1998.

2. Nguyễn Thế Bình, Quang học, Nhà xuất bản ĐHQGHN, 2007.

6.2 Học liệu tham khảo

Page 263: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

263

3. Eugent Hecht, Optics, 4th edition, International Edition, Adelphi University, Pearson

Education, Inc., publishing as Addison Wesley, 2002.

4. B.E.A.Saleh, M.C. Teich, Fundamentals of Photonics, Wiley Series in Pure and

Applied Optics, New York, 1991.

5. Ngô Quốc Quýnh, Quang học, Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp

1972.

10. Tóm tắt nội dung học phần (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ):

Phần Điện từ:

Học phần Điện và từ ở đây chủ yếu đề cập tới những khái niệm cơ bản về điện

trường trong chân không (chương 1&2), từ trường trong chân không (chương 4) và mối

quan hệ nhân quả giữa chúng với nhau tạo thành một trường thống nhất: trường điện từ

được mô tả thông qua hệ phương trình Maxwell (chương 5). Những kiến thức cơ sở về

điện như: điện trường, điện thế, các định luật Coulomb, định luật Gauss…và về từ như:

từ trường, lực Lorentz, các định luật Biot­ Savart ­ Laplace, định luật Ampe... được

trình bày trong giáo trình cho thấy sự tương đồng giữa hai phần riêng biệt: điện và từ

cũng như giúp học viên hiểu được mối quan hệ giữa điện trường và từ trường.

Phần Quang học:

Phần Quang học trình bày những nội dung cơ bản của Quang Vật lý thể hiện bản

chất lưỡng nguyên sóng ­ hạt của ánh sáng, cụ thể như sau:

Các hiện tượng giao thoa và nhiễu xạ chứng tỏ ánh sáng có tính chất sóng. Hiện tượng

phân cực cho thấy sóng ánh sáng là sóng ngang.

Trên cơ sở lý thuyết lượng tử năng lượng của Planck, Einstein đưa ra giả thuyết lượng

tử ánh sáng (photon). Sự giải thích hiệu ứng quang điện và hiệu ứng Compton dựa trên

giả thuyết lượng tử ánh sáng (photon) cho thấy bản chất hạt của ánh sáng.

11. Nội dung chi tiết học phần (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Phần Điện –Từ

Nội dung 1:

Chương 1: Điện tích và điện trường (3 giờ lý thuyết; 2 giờ bài tập)

1.1. Điện tích, định luật Coulomb.

Page 264: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

264

1.1.1: Điện tích

1.1.2: Chất dẫn điện và chất cách điện

1.1.3: Định luật Coulomb

1.2. Điện trường, cường độ điện trường.

1.2.1: Điện trường và cường độ điện trường

1.2.2: Đường sức điện trường

1.2.3: Điện trường của một điện tích điểm

1.2.4: Điện trường của một lưỡng cực điện

1.3. Định luật Gauss.

1.3.1: Thông lượng của điện trường

1.3.2: Định luật Gauss

1.3.3: Định luật Gauss và định luật Coulomb (một ví dụ so sánh)

1.4. Ứng dụng định luật Gauss để tính điện trường trong trường hợp có đối xứng.

1.5. Bài tập*

Nội dung 2:

Chương 2: Điện thế (3 giờ lý thuyết; 1 giờ bài tập)

2.1. Điện thế, hiệu điện thế.

2.1.1: Điện thế và hiệu điện thế

2.1.2: Mặt đẳng thế

2.1.3: Tính điện thế từ điện trường

2.1.4: Thế do một điện tích điểm gây ra, một nhóm điện tích điểm gây ra.

2.1.5: Thế do một lưỡng cực điện gây ra

2.2. Tụ điện, ghép tụ điện.

2.2.1: Tụ điện, công thức tính điện dung tụ phẳng, tụ trụ, tụ cầu.

2.2.2: Ghép tụ điện và các công thức tính.

2.3. Năng lượng điện trường.

2.3.1: Tích trữ năng lượng trong một điện trường.

2.3.2: Mật độ năng lượng điện trường.

2.4. Bài tập*

Page 265: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

265

Nội dung 3:

Chương 3: Dòng điện (2 giờ lý thuyết; 1 giờ bài tập)

3.1. Mật độ dòng điện, điện trở.

3.2. Dạng vi mô của định luật Ohm

3.3. Năng lượng và công suất trong các mạch điện.

3.4. Bài tập

Nội dung 4:

Chương 4: Từ trường (3 giờ lý thuyết; 3 giờ bài tập)

4.1. Định nghĩa cảm ứng từ B trên cơ sở lực Lorentz

4.2. Lực từ tác dụng lên một dây dẫn có dòng điện chạy qua.

4.3 Cách tính từ trường.

4.3.1: Định luật Biot ­ Savart – Laplace.

4.3.2: Từ trường của một dây dẫn thẳng và dài.

4.4. Định luật Ampe

4.5. Bài tập*

Nội dung 5:

Chương 5: Cảm ứng điện từ (3 giờ lý thuyết; 2 giờ bài tập)

5.1. Định luật cảm ứng điện từ Faraday.

5.1.1: Định luật cảm ứng của Faraday

5.1.2: Định luật Lenz

5.2. Hiện tượng tự cảm, hiện tượng hỗ cảm.

5.3. Năng lượng trong từ trường.

5.3.1: Năng lượng tồn trữ trong từ trường.

5.3.2: Mật độ năng lượng của từ trường.

5.3.3: Hệ phương trình Maxwell (giới thiệu)

5.4. Bài tập*

Phần Quang học:

Nội dung 6:

Page 266: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

266

Chương 6: Giao thoa ánh sáng (4 giờ lý thuyết; 2 giờ bài tập)

6.1 Hiện tượng giao thoa ­ Thí nghiệm Young.

6.2 Cường độ ánh sáng trong giao thoa với hai khe.

6.3. Giao thoa bản mỏng.

6.3.1 Bản mỏng song song và vân đồng độ nghiêng.

6.3.2 Bản mỏng có độ dày thay đổi và vân đồng độ dày.

Bản dạng nêm – Vân Newton..

6.4 Giao thoa kế Michelson.

6.5. Bài tập*

Nội dung 7

Chương 7: Nhiễu xạ ánh sáng (4 giờ lý thuyết; 2 giờ bài tập)

7.1. Hiện tượng nhiễu xạ ­ Nguyên lý Huygens-Fresnel.

7.2. Nhiễu xạ Fresnel. Chấm sáng Fresnel.

7.3. Nhiễu xạ Fraunhofer qua một khe.

7.4. Nhiễu xạ Fraunhofer qua một lỗ tròn.

7.5. Nhiễu xạ Fraunhofer qua 2 khe.

7.6. Nhiễu xạ qua nhiều khe ­ Cách tử nhiễu xạ phẳng.

7.7. Nhiễu xạ tia X.

7.8. Bài tập*

Nội dung 8

Chương 8: Phân cực ánh sáng (3 giờ lý thuyết; 1 giờ bài tập)

8.1. Hiện tượng phân cực ánh sáng.

Ánh sáng tự nhiên – Ánh sáng phân cực thẳng

8.2. Định luật Malus.

8.3. Phân cực do phản xạ ­ Định luật Brewster.

8.4. Phân cực do lưỡng chiết. Kính phân cực Nicol.

8.5 Phân loại ánh sáng phân cực.

8.5.1 Phân cực thẳng.

8.5.2 Phân cực tròn.

Page 267: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

267

8.5.3 Phân cực ellip.

8.6. Bài tập*

Nội dung 9

Chương 9: Tính chất lượng tử của ánh sáng (4 giờ lý thuyết; 1 giờ bài tập)

9.1 Bức xạ nhiệt ­ Các định luật về bức xạ nhiệt.

9.2. Định luật bức xạ của Planck – Sự lượng tử hóa năng lượng.

9.3. Giả thuyết lượng tử ánh sáng của Einstein.

9.4. Hiệu ứng quang điện.

9.5. Hiệu ứng Compton.

9.6. Bài tập*

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

KT. HIỆU TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ

HỌC PHẦN

NGƯỜI BIÊN SOẠN

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Page 268: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

268

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

HÓA ĐẠI CƯƠNG 1

12. Mã học phần: CHE 1051

13. Số tín chỉ: 3

14. Học phần tiên quyết:

15. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

16. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

TT Họ và tên

Chức

danh, học

vị

Đơn vị công tác

16 Phạm Văn Nhiêu PGS. TS Bộ môn Hóa lý ­ Khoa Hoá

học, Trường ĐHKHTN

17 Nguyễn Hữu Thọ TS Bộ môn Hóa lý ­ Khoa Hoá

học, Trường ĐHKHTN

18 Phạm Quang

Trung TS

Bộ môn Hóa lý ­ Khoa Hoá

học, Trường ĐHKHTN

19 Bùi Thái Thanh

Thư TS

Bộ môn Hóa lý ­ Khoa Hoá

học, Trường ĐHKHTN

20 Vũ Việt Cường TS Khoa Hoá học, Trường

ĐHKHTN

17. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

Kiến thức: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ sở về nguyên tử, cấu tạo phân tử

và liên kết hoá học để học các môn hoá học tiếp theo.

Kĩ năng: Tạo cho sinh viên có một phương pháp luận đúng đắn trong tư duy học tập và

chuẩn bị nghiên cứu sau này.

Thái độ: Người học thấy được ý nghĩa, sự cần thiết và giá trị khoa học và thực tiễn của

học phần, từ đó có thái độ học tập nghiêm túc, tự giác học tập, tìm tòi, vận dụng các

kiến thức của học phần vào thực tiễn.

18. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

Page 269: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

269

Kiến thức: Sinh viên cần nắm vững cơ sở lý thuyết về nguyên tử, cấu tạo phân tử, liên

kết hóa học.

Kĩ năng: Sinh viên biết vận dụng khối kiến thức cơ bản này vào các học phần tiếp theo

và công việc nghiên cứu khoa học. Sinh viên cần có khả năng phân biệt, so sánh, liên hệ

kiến thức với ứng dụng thực tiễn. Sử dụng các tài liệu do giảng viên hướng dẫn (có thể

sử dụng thêm tài liệu do người học tự tìm) mở rộng kiến thức.

Thái độ: Sinh viên cần tôn trọng các giá trị khoa học và quan hệ cá nhân, tính trung thực

trong thực nghiệm và giải quyết vấn đề, tôn trọng các giá trị đạo đức xã hội.

19. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

Kiểm tra thường xuyên (đánh giá khả năng nhớ và tái hiện các nội dung cơ bản của học

phần; đánh giá kỹ năng làm việc nhóm, khả năng trình bày, thuyết trình một vấn đề lý

luận cơ bản), kiểm tra giữa kì (đánh giá kỹ năng nghiên cứu độc lập và kĩ năng trình

bày) và thi kết thúc (đánh giá trình độ nhận thức và kỹ năng liên hệ lý luận với thực

tiễn).

20. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

­ Đào Đình Thức. Hoá lí I. Nguyên tử và liên kết hoá học. NXB. Khoa học và Kĩ

thuật, 2001

­ Lâm Ngọc Thiềm. Cấu tạo chất đại cương. NXB. ĐHQG, 2002

­ Phạm Văn Nhiêu. Hoá học đại cương (phần cấu tạo chất). NXB. ĐHQG, 2003

21. Tóm tắt nội dung học phần (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ):

­ Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cấu tạo nguyên tử, phân tử và

liên kết hoá học, nắm được những nội dung của các phương pháp hoá học hiện đại :

phương pháp liên kết hoá trị (phương pháp VB) và phương pháp obitan phân tử

(phương pháp MO).

­ Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ sở về sự tạo thành liên kết trong các

phân tử phức.

­ Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các loại tinh thể (ion, nguyên tử,

phân tử, kim loại).

Page 270: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

270

­ Sau mỗi chương, mỗi phần học là phần bài tập bắt buộc để sinh viên nắm vững

kiến thức đã học.

­ Sau khi học giáo trình Hoá Đại cương I, sinh viên được trang bị những kiến thức cơ

sở về cấu tạo nguyên tử, phân tử, phức chất, các trạng thái tinh thể và sự tạo thành liên

kết trong chúng.

22. Nội dung chi tiết học phần (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

PHẦN 1.

CẤU TẠO NGUYÊN TỬ – HỆ THỐNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ

Chương 1. Nguyên tử, phân tử, thành phần cấu trúc của nguyên tử

1.1. Nguyên tử, phân tử (từ các định luật cơ bản của hoá học đến các giả thuyết

nguyên tử, giả thuyết phân tử)

1.2. Hệ thống khối lượng nguyên tử, phân tử. Số Avôgađro. Đơn vị khối lượng

nguyên tử, nguyên tử khối. Mol, khối lượng mol nguyên tử và phân tử.

1.3. Thành phần cấu trúc của của nguyên tử (electron, thành phần cấu trúc của hạt

nhân nguyên tử). Số điện tích hạt nhân. Số khối. Nguyên tố hoá học. Đồng vị. Nguyên tử

khối trung bình.

1.4. Hệ thức tương đối Einstein (hệ thức liên hệ giữa khối lượng và năng lượng,

giữa khối lượng và vận tốc của hạt nhân chuyển động).

Chương 2. Hạt nhân nguyên tử

2.1. Khái quát về hạt nhân

2.2. Thành phần cấu trúc hạt nhân

2.2.1. Mô hình cấu trúc lớp, mô hình cấu trúc giọt

2.2.2. Khối lượng và kích thước hạt nhân

2.2.3. Spin hạt nhân

2.3. Đại cương về đồng vị: Đồng vị, đồng lượng. Một số phương pháp xác định

khối lượng đồng vị, ứng dụng của đồng vị.

2.4. Lực liên kết. Năng lượng liên kết. Năng lượng liên kết riêng và độ bền hạt

nhân.

2.5. Sự biến đổi (tự nhiên) các nguyên tố và hiện tượng phóng xạ tự nhiên

Page 271: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

271

2.5.1. Các tia phóng xạ và ứng dụng của chúng

2.5.2. Định luật chuyển dịch Fajans Soddy các họ phóng xạ

2.5.3. Động học các quá trình phóng xạ

2.6. Sự biến đổi nhân tạo các nguyên tố

2.6.1. Hiện tượng phóng xạ nhân tạo

2.6.2. Các loại phản ứng hạt nhân (phản ứng phân hạch, phản ứng nhiệt hạch,...)

Chương 3. Thuyết lượng tử Plank và đại cương về cơ học lượng tử

3.1. Thuyết lượng tử Plank

3.1.1. Bức xạ điện tử và đại cương về quang phổ

3.1.2. Thuyết lượng tử Plank

3.1.3. Tính sóng hạt của ánh sáng

3.2. Đại cương về cơ học lượng tử

3.2.1. Sóng vật chất De Broglie

3.2.2. Hệ thức bất định Heisenberg

3.2.3. Sự hình thành cơ học lượng tử

3.2.4. Hàm sóng. Phương trình Schrodinger

3.2.5. Một số bài toán ứng dụng cơ học lượng tử: Mô hình hộp thế một chiều và

mô hình quay tử cứng.

Chương 4. Nguyên tử hyđro và ion giống hyđro

4.1. Khái niệm mở đầu

4.2. Bài toán trường xuyên tâm cho nguyên tử hyđro

4.3. Phương trình Schrodinger của bài toán nguyên tử hyđro

4.4. Nghiệm và kết quả (năng lượng của electron, số lượng tử chính, hàm sóng, số

lượng tử phụ. Mômen động lượng và hình chiếu của mômen động lượng. Khái

niệm về obitan nguyên tử – AO)

4.5. Giản đồ năng lượng và phổ phát xạ của nguyên tử hyđro

4.6. Những ion giống hyđro

4.7. Spin của electron. Obitan toàn phần.

Chương 5. Nguyên tử nhiều electron

Page 272: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

272

5.1. Các trạng thái của lớp vỏ electron.

5.2. Mô hình về các hạt độc lập

5.3. Các obitan nguyên tử và giản đồ năng lượng của electron

5.4. Các nguyên lý và qui tắc viết cấu hình electron của nguyên tử (nguyên lý

Pauli, nguyên lý vững bền, qui tắc Hund)

5.5. Phương pháp gần đúng Slater xác định các AO và năng lượng của electron.

Chương 6. Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố

6.1. Nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn

6.2. Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố (định luật tuần hoàn, cấu trúc hệ thống tuần

hoàn)

6.3. Cấu hình electron các nguyên tố (xét theo chu kỳ và theo nhóm)

6.4. Sự biến thiên tuần hoàn một số một số tính chất của các nguyên tố (năng

lượng ion hoá, ái lực với electron, độ âm điện của các nguyên tố, bán kính nguyên

tử, số oxy hóa,...)

PHẦN 2. CẤU TẠO PHÂN TỬ VÀ LIÊN KẾT HOÁ HỌC

Chương7. Khái quát về phân tử và liên kết hoá học

7.1. Khái niệm phân tử (sự hình thành phân tử từ nguyên tử)

7.2. Khái niệm liên kết hoá học và khái quát về các loại liên kết hoá học (ion, cộng

hoá trị, kim loại, tương tác Vanđecvan, liên kết hyđro)

7.3. Các đặc trưng của liên kết (năng lượng liên kết, độ dài liên kết, góc liên kết,...)

7.4. Tính chất phân tử

7.4.1. Sự phân cực điện của phân tử – mômen lưỡng cực và cấu tạo phân tử

7.4.2. Từ tính của phân tử

7.5. Cấu trúc hình học của hợp chất cộng hoá trị. Thuyết sức đẩy các cặp electron

liên kết (lý thuyết VSEPR)

7.6. Sự hạn chế của lý thuyết cổ điển về liên kết

Chương 8. Lý thuyết liên kết hoá trị (thuyết VB)

8.1. Phương pháp Heitler – London và phân tử H2.

Page 273: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

273

8.2. Thuyết VB và sự giải thích định tính các vấn đề về liên kết (bản chất lực liên

kết, nguyên lý xen phủ cực đại, tính bão hoà và định hướng của liên kết)

8.3. Qui tắc hoá trị spin

8.4. Sự lai hoá các obitan nguyên tử (định nghĩa, điều kiện và các dạng lai hoá

quan trọng)

8.5. Liên kết , ,

Chương 9. Lý thuyết obitan phân tử (thuyết MO)

9.1. Luận điểm cơ bản của thuyết MO

9.2. Thuyết MO với ion phân tử H2+

9.3. Thuyết MO và phân tử hai nguyên tử đồng hạch A2 : O2, N2,...Mô hình liên

kết định cư và không định cư.

9.4. Thuyết MO và phân tử hai nguyên tử dị hạch AB : CO, NO,

9.5. Phương pháp MO cho hệ electron của phân tử

9.5.1. Các qui tắc Huckell (Huc­ken)

9.5.2. Khảo sát một số hệ electron (C2H4; C4H6; C6H6;...) bằng phương pháp

MO­Huckell

9.5.3. Sơ đồ electron của phân tử – MO ()

Chương 10. Liên kết ion

10.1. Khái quát về liên kết ion trong phân tử

10.2. Sự phân cực hoá ion

10.3. Tính ion của liên kết

10.4. Năng lượng liên kết trong hợp chất ion

Chương 11. Tương tác giữa các phân tử

11.1. Mở đầu

11.2. Tương tác Van der Waals (hiệu ứng định hướng, hiệu ứng cảm ứng, hiệu

ứng khuyếch tán)

11.3. Liên kết hyđro (Sự hình thành liên kết. Tính chất và sự ảnh hưởng của liên

kết hyđro)

Chương 12. Liên kết trong phân tử phức chất

Page 274: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

274

12.1. Đại cương về phức chất

12.2. Các thuyết về liên kết trong phức chất

12.2.1. Thuyết VB (hay thuyết lai hoá của Pauling) giải thích sự hình thành liên kết

phức chất.

12.2.2. Thuyết trường phối tử (trường tinh thể). Mô hình tạo phức, sự tách mức

năng lượng d. Phổ hấp thụ và tính chất màu của phức chất. Năng lượng tách,...

12.2.3. Sơ lược về thuyết MO giải thích sự hình thành liên kết trong phức chất.

PHẦN 3. CÁC HỆ NGƯNG TỤ: LIÊN KẾT VÀ CẤU TRÚC

Chương 13. Đại cương về tinh thể

13.1. Đặc trưng về cấu trúc của tinh thể

13.2. Các hệ tinh thể. Mạng lưới Bravais. Chỉ số Miller

13.3. Sự sắp xếp các quả cầu khít nhất (sáu phương và lập phương khít nhất)

13.4. Sự phân loại liên kết trong tinh thể

Chương 14. Tinh thể ion

14.1. Liên kết hoá học trong tinh thể ion

14.1.1. Mô hình ion và sự hình thành liên kết ion trong tinh thể

14.1.2. Năng lượng mạng lưới (tính theo Born – Landé, theo chu trình Born –

Haber, theo Kapustinski)

14.2. Cấu trúc tinh thể ion

14.2.1. Đặc điểm chung

14.2.2. Một số loại tinh thể điển hình

14.3. Tính chất của tinh thể ion

Chương 15. Tinh thể kim loại

15.1. Liên kết hoá học trong tinh thể kim loại

15.1.1. Mô hình khí electron

15.1.2. Mô hình dải năng lượng

15.2. Cấu trúc của tinh thể kim loại

15.3. Tính chất của tinh thể kim loại

Chương 16. Tinh thể nguyên tử

Page 275: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

275

16.1. Liên kết hoá học trong tinh thể nguyên tử

16.2. Cấu trúc mạng lưới trong tinh thể nguyên tử

16.2.1. Cấu trúc mạng lưới kim cương

16.2.2. Cấu trúc mạng lưới grafit (than chì)

16.3. Chất cách điện và chất bán dẫn

Chương 17. Tinh thể phân tử

17.1. Liên kết trong tinh thể phân tử

17.2. Cấu trúc tinh thể phân tử (mạng lập phương mặt tâm CO2, mạng tứ diện của

nước đá)

17.3. Tính chất của tinh thể phân tử (sự phụ thuộc của nhiệt độ sôi vào phân tử

khối)

17.4. Chất rắn vô định hình, tinh thể lỏng và trạng thái lỏng

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

KT. HIỆU TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ

HỌC PHẦN

NGƯỜI BIÊN SOẠN

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Page 276: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

276

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

THỰC TẬP HÓA ĐẠI CƯƠNG

1. Mã học phần: CHE1046

2. Số tín chỉ: 2TC

3. Học phần tiên quyết: CHE1052_Hóa đại cương 2

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

1. Ngô Sỹ Lương, PGS. TS., Khoa Hóa học – ĐHKHTN – ĐHQGHN

2. Trịnh Ngọc Châu, PGS. TS., Khoa Hóa học – ĐHKHTN – ĐHQGHN

3. Nguyễn Hùng Huy, PGS. TS., Khoa Hóa học – ĐHKHTN – ĐHQGHN

4. Phạm Anh Sơn, TS., Khoa Hóa học – ĐHKHTN – ĐHQGHN

5. Nguyễn Minh Hải, TS., Khoa Hóa học – ĐHKHTN – ĐHQGHN

6. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

­ Kiến thức: Giúp sinh viên hiểu sâu hơn những kiến thức cơ bản đã được học qua

học phần Hoá đại cương.

­ Kỹ năng: Trang bị cho sinh viên các thao tác cơ bản trong thực nghiệm và giúp họ

bước đầu hình thành kỹ năng thực nghiệm hoá học.

­ Thái độ: Nâng cao khả năng hợp tác, làm việc trong nhóm và tính trung thực khi

ghi chép và xử lý các hiện tượng, dữ liệu thực nghiệm.

7. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

­ Thường xuyên: 20%

­ Giữa kỳ: 20%

­ Kết thúc học phần: 60%.

9. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

­ Ngô Sỹ Lương, Giáo trình thực tập Hoá đại cương, NXB ĐHQG, 2004

10. Tóm tắt nội dung học phần (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ):

Page 277: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

277

Sinh viên tiến hành 14 bài thực hành về hoá đại cương thuộc các phần lí thuyết chung

về các định luật khí, xác định khối lượng mol và mol đương lượng, nhiệt động học,

động học, cân bằng, dung dịch và điện hoá học.

11. Nội dung chi tiết học phần (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Bài 1: Giới thiệu Nội quy phòng thí nghiệm (PTN); Các quy định đối với sinh viên học và

làm việc trong PTN; Qui tắc an toàn, sơ cứu khi gặp tai nạn trong PTN.

Bài 2: Xác định khối lượng mol phân tử của oxy dựa vào phương trình trạng thái khí lí

tưởng.

Bài 3: Xác định mol đương lượng của magiê kim loại theo phương pháp đẩy hiđrô.

Bài 4: Khảo sát các định luật khí: Gay­Lussac, Charles và Boyle­Mariotte.

Bài 5: Xác định hiệu ứng nhiệt của phản ứng trung hoà.

Bài 6: Cân bằng hoá học và các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học.

Bài 7: Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng hoá học.

Bài 8: Xác định bậc phản ứng phân huỷ H2O2 có xúc tác Kl

Bài 9: Dung dịch của các chất điện li. pH của dung dịch. Dung dịch đệm.

Bài 10: Pha dung dịch và chuẩn độ.

Bài 11: Sự thuỷ phân. Tích số tan của các chất điện li ít tan.

Bài 12: Phản ứng oxy hoá­ khử. Đo thế điện cực và sức điện động của pin điện hoá.

Bài 13: Điện phân dung dịch, hiên tượng dương cực tan và định luật Faraday.

Bài 14. Xác định tích số tan của CdC2O4 và hằng số tạo thành của ion phức [Cd(NH3)4]2+

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

KT. HIỆU TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ

HỌC PHẦN

NGƯỜI BIÊN SOẠN

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Page 278: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

278

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

HÓA ĐẠI CƯƠNG 2

1. Mã học phần: CHE1052

2. Số tín chỉ: 3TC

3. Học phần tiên quyết:

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Trịnh Ngọc Châu, PGS. TS., Khoa Hóa học – ĐHKHTN – ĐHQGHN

Triệu Thị Nguyệt, GS. TS., Khoa Hóa học – ĐHKHTN – ĐHQGHN

Nguyễn Hùng Huy, PGS. TS., Khoa Hóa học – ĐHKHTN – ĐHQGHN

Hoàng Thị Hương Huế, TS., Khoa Hóa học – ĐHKHTN – ĐHQGHN

6. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

­ Kiến thức: Cung cấp cho sinh viên những khái niệm, quy luật cơ bản của hóa học

trong lĩnh vực nhiệt động hóa học, động hóa học, điện hóa trung và dung dịch, tạo

điều kiện để sinh viên có thể học tốt các học phần khác của ngành hóa học.

­ Kỹ năng: Biết vận dụng những kiến thức cơ bản về lý thuyết hóa học vào việc giải

quyết các bài toán cụ thể trong lĩnh vực: nhiệt động hóa học, động hóa học, điện

hóa học và dung dịch.

­ Thái độ: Chuyên cần, chăm chỉ, sáng tạo.

7. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

­ Thường xuyên: 20%

­ Giữa kỳ: 20%

­ Kết thúc học phần: 60%.

9. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

­ Vũ Đăng Độ, Cơ sở lý thuyết các quá trình hóa học ­ NXB Giáo dục Hà Nội, 2002.

10. Tóm tắt nội dung học phần (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ):

Page 279: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

279

Chương nhiệt động hóa học nghiên cứu sự biến đổi các đại lượng nhiệt động như U,

H, S, G… của các quá trình hóa học hoặc các phản ứng hóa học, từ đó biết được

chiều hướng của quá trình, điều kiện cân bằng của hệ hóa học. Chương động hóa học

nghiên cứu tốc độ phản ứng và cơ chế phản ứng. Chương cân bằng hóa học và dung

dịch ứng dụng các nguyên lý cơ bản của nhiệt động học và động hóa học vào nghiên

cứu các phản ứng và cân bằng trong dung dịch như cân bằng axit ­ bazơ, cân bằng của

chất điện ly và chất điện ly ít tan, cân bằng tạo phức… Chương hóa học và dòng điện

nghiên cứu quan hệ qua lại giữa phản ứng oxi hóa khử và dòng điện: pin ganvanic và

điện phân.

11. Nội dung chi tiết học phần (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Nhiệt động học hóa học

1.1. Một số định nghĩa và khái niệm cơ bản trong nhiệt động hóa học.

1.2. Định luật bảo toàn năng lượng. Nguyên lý I của nhiệt động học

1.2.1. Phát biểu nguyên lý I của nhiệt động học

1.2.2. Nội năng

1.2.3. Entanpi

1.3. Áp dụng nguyên lý I nhiệt động học cho các quá trình hóa học. Nhiệt hóa học.

1.3.1. Hiệu ứng nhiệt của các quá trình hóa học ­ Định luật Hess.

1.3.2. Hệ quả của Định luật Hess

a. Tính hiệu ứng nhiệt theo sinh nhiệt và thiêu nhiệt.

b. Tính hiệu ứng nhiệt của một số quá trình hóa học.

1.3.3. Sự phụ thuộc của hiệu ứng nhiệt vào nhiệt độ ­ Định luật Kirchoff

1.4. Nguyên lý II của nhiệt động học.

1.4.1. Chiều hướng diễn biến của các quá trình

1.4.2. Entropi và ý nghĩa vật lý của nó.

1.4.3. Biến thiên Entropi và chiều hướng của quá trình trong hệ cô lập

1.4.4. Tính biến thiên entropi của một số quá trình.

1.5. Sự kết hợp NL I và NL II của nhiệt động học và các thế nhiệt động.

Page 280: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

280

1.5.1. Thế đẳng nhiệt ­ đẳng áp và chiều hướng các quá trình hóa học.

1.5.2. Tính biến thiên thế đẳng nhiệt ­ đẳng áp của một số quá trình.

Chương 2. Cân bằng hóa học

2.1. Khái niệm về phản ứng thuận nghịch và trạng thái cân bằng hóa học.

2.2. Hằng số cân bằng hóa học KP và KC trong hệ đồng thể và trong hệ dị thể.

2.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên hằng số cân bằng hóa học

2.4. Sự chuyển dịch cân bằng hóa học. Nguyên lý Le Chatelier

2.4.1. Sự chuyển dịch cân bằng hóa học. Nguyên lý Le Chatelier

2.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học

2.5. Ứng dụng của hiện tượng chuyển dịch cân bằng hóa học

2.6. Cân bằng pha.

2.6.1. Khái niệm về cân bằng pha.

2.6.2. Quy tắc pha.

2.6.3. Sử dụng quy tắc pha để xét giản đồ trạng thái của chất nguyên chất

Chương 3. Động hóa học.

3.1. Định nghĩa tốc độ phản ứng hóa học.

3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng hóa học.

3.2.1. Ảnh hưởng của nồng độ.

a. Định luật tác dụng khối lượng. Bậc phản ứng và phân tử số

b. Phản ứng đơn giản và phản ứng phức tạp. Cơ chế của phản ứng hóa học.

3.2.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ

a. Hệ số nhiệt độ của tốc độ phản ứng.

b. Phương trình Arrhenius

c. Thuyết va chạm hoạt động. Năng lượng hoạt động hóa học của phản ứng.

d. Giải thích bằng thuyết trạng thái chuyển tiếp

3.2.3. Ảnh hưởng của chất xúc tác

Page 281: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

281

a. Định nghĩa, khái niệm và đặc điểm của quá trình xúc tác

b. Cơ chế xúc tác đồng thể

c. Cơ chế xúc tác dị thể.

d. Cơ chế xúc tác enzim.

3.3. Phương trình động học của các phản ứng hóa học (bậc 0, bậc 1, bậc 2)

3.4. Giới thiệu về phản ứng dây truyền và phản ứng quang hóa.

Chương 4. Cân bằng trong dung dịch các chất điện li.

4.1. Sự điện li của các axít, bazơ và muối trong dung dịch nước.

4.2. Độ điện li, hằng số điện li

4.3. Sự điện li của nước. Khái niệm về pH

4.4. Một số quan điểm hiện đại về axít, bazơ.

4.5. Dung dịch đệm

4.6. Tính pH của một số dung dịch axít, bazơ, dung dịch đệm

4.7. Chuẩn độ axít ­ bazơ. Chất chỉ thị màu axít ­ bazơ

4.8. Cân bằng thủy phân

4.9. Cân bằng trong dung dịch của các chất điện li khó tan. Tích số tan

4.10. Cân bằng tạo phức trong dung dịch. Hằng số bền và hằng số không bền

Chương 5. Phản ứng oxi hóa ­ khử. Điện hóa học

5.1. Phản ứng oxi hóa ­ khử

5.1.1. Định nghĩa và khái niệm

5.1.2. Phân loại phản ứng oxi hóa ­ khử

5.1.3. Cặp oxi hóa ­ khử. Thế của cặp oxi hóa ­ khử

5.1.4. Cân bằng phương trình phản ứng oxi hóa ­ khử

5.2. Điện hóa học

5.2.1. Pin Ganvanic: Cấu tạo. Giải thích hoạt động của pin.

5.2.2. Sức điện động của pin, công điện, thế đẳng nhiệt đẳng áp (G), thế

khử chuẩn của cặp oxi hóa ­ khử

Page 282: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

282

5.2.3. Sự phụ thuộc của sức điện động của pin và thế khử của cặp oxi

hóa khử vào nồng độ, phương trình Nernst

5.2.4.Các loại điện cực.

5.2.5. Chiều hướng và cân bằng của phản ứng oxi hóa ­ khử

5.2.6. Sự điện phân.

5.2.7. Sự ăn mòn kim loại

5.2.8. Các nguồn điện hóa thông dụng

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

KT. HIỆU TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ

HỌC PHẦN

NGƯỜI BIÊN SOẠN

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Page 283: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

283

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

HÓA HỌC VÔ CƠ 1

1. Mã học phần: CHE1077

2. Số tín chỉ: 3TC

3. Học phần tiên quyết: CHE1052_Hóa đại cương 2

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Ngô Sỹ Lương, PGS. TS., Khoa Hóa học – ĐHKHTN – ĐHQGHN

Trịnh Ngọc Châu, PGS. TS., Khoa Hóa học – ĐHKHTN – ĐHQGHN

Nguyễn Hùng Huy, PGS. TS., Khoa Hóa học – ĐHKHTN – ĐHQGHN

Phạm Anh Sơn, TS., Khoa Hóa học – ĐHKHTN – ĐHQGHN

Nguyễn Minh Hải, TS., Khoa Hóa học – ĐHKHTN – ĐHQGHN

6. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

­ Kiến thức: Cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về tính chất vật lý và hóa học

của các nguyên tố phân nhóm chính (s và p) và các nguyên tố đầu của các phân

nhóm phụ (d).

­ Kỹ năng: Biết vận dụng những kiến thức cơ bản về tính chất lý hóa học của đơn

chất và hợp chất vô cơ bài toán cụ thể và các hiện tượng, ứng dụng trong cuộc

sống, sản xuất,…

­ Thái độ: Chuyên cần, chăm chỉ, sáng tạo.

7. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

­ Thường xuyên: 20%

­ Giữa kỳ: 20%

­ Kết thúc học phần: 60%.

9. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

­ Hoàng Nhâm, Hóa học Vô cơ, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000.

10. Tóm tắt nội dung học phần (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ):

Page 284: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

284

Trên cơ sở những kiến thức Hóa đại cương, học phần tr ang bị cho người học

những kiến thức cơ bản về cấu tạo nguyên tử, các đặc trưng chung của các nguyên tố s,

nguyên tố p và d. Tính chất các đơn chất và các hợp chất cũng như các biến đổi tính chất

trong nhóm các nguyên tố nhóm IA­ VIIIA. Nắm vững tính chất cơ bản và các ứng dụng

trong thực tiễn của các đơn chất, hợp chất tạo nên từ các nguyên tố s, p, d làm cơ sở để

giải thích các hiện tượng, ứng dụng của các chất trong thực tiễn, cuộc sống và trong dạy

học ở trường phổ thông.

11. Nội dung chi tiết học phần (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Cấu tạo electron của nguyên tử ­ Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

1.1. Cấu tạo electron của nguyên tử ­ Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

1.2. Sự tuần hoàn tính chất.

1.2.1. Tính chất vật lý.

1.2.2. Tính chất hóa học.

Chương 2. Các nguyên tố s và p.

2.1. Hidro.

2.1.1. Cấu tạo nguyên tử và phân tử.

2.1.2. Các hidrua ion, hidrua cộng hóa trị, hidrua kim loại.

2.1.3. Liên kết hidro.

2.1.4. Sản xuất hidro trong công nghiệp.

2.2. Nguyên tố nhóm IA.

2.2.1. Đặc trưng chung của các nguyên tố.

2.2.2. Các đơn chất.

2.2.3. Sự biến đổi tính chất trong nhóm.

2.2.3. Sản xuất NaOH và Na2CO3 trong công nghiệp.

2.3. Nguyên tố nhóm IIA.

2.3.1. Đặc trưng chung của các nguyên tố.

2.3.2. Đơn chất.

Page 285: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

285

2.3.3. Sự biến đổi tính chất của các hợp chất.

2.3.4. Hợp chất cơ kim của Be và Mg

2.4. Nguyên tố nhóm IIIA.

2.4.1. Đặc trưng chung của các nguyên tố.

2.4.2. Đơn chất.

2.4.3. Sự biến đổi tính chất của các hợp chất.

2.4.4. Thành phần, cấu tạo và tính chất của các boran.

2.5. Nguyên tố nhóm IVA.

2.5.1. Đặc trưng chung của các nguyên tố.

2.5.2. Đơn chất.

2.5.3. Sự biến đổi tính chất của các hợp chất.

2.5.4. Cacbon dioxit và hiệu ứng nhà kính.

2.5.5. Sản xuất Si tinh khiết bán dẫn.

2.5.6. Công nghệ silicat.

2.5.7. Acqui chì.

2.5.8. Fulleren, khái niệm về công nghệ nano.

2.6. Nguyên tố nhóm VA.

2.6.1. Đặc trưng chung của các nguyên tố.

2.6.2. Đơn chất.

2.6.3. Sự biến đổi tính chất của các hợp chất.

2.6.4. NOx và vấn đề ô nhiễm khí quyển.

2.6.5. Sự cố định nitơ.

2.6.6. Phân phôtphat.

2.7. Nguyên tố nhóm VIA.

2.7.1. Đặc trưng chung của các nguyên tố.

2.7.2. Đơn chất.

2.7.3. Sự biến đổi tính chất của các hợp chất.

2.7.4. Nước: Tính chất vật lý và hóa học, vai trò của nước, ô nhiễm nước.

2.7.5. SO2 và vấn đề mưa axit.

Page 286: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

286

2.8. Nguyên tố nhóm VIIA.

2.8.1. Đặc trưng chung của các nguyên tố.

2.8.2. Đơn chất.

2.8.3. Sự biến đổi tính chất của các hợp chất.

2.8.4. Hợp chất giữa các halogen.

2.9. Nguyên tố nhóm VIIIA (Các khí quý)

2.9.1. Đặc trưng chung của các nguyên tố.

2.9.2. Thành phần, cấu tạo và tính chất của các hợp chất khí quý.

Chương 3. Các nguyên tố d.

3.1. Đặc điểm cấu tạo electron của các nguyên tố d.

3.2. Scandi và các nguyên tố nhóm IIIB:

3.2.1. Đơn chất.

3.2.2. Hợp chất, sự biến đổi tính chất trong nhóm.

3.3. Titan và các nguyên tố nhóm IVB.

3.3.1. Đơn chất.

3.3.2. Hợp chất, sự biến đổi tính chất trong nhóm.

3.3.3. Phức chất của Titan.

3.4. Vanadi và các nguyên tố nhóm VB.

3.4.1. Đơn chất.

3.4.2. Hợp chất, sự biến đổi tính chất trong nhóm.

3.4.3. Hợp chất đồng đa (isopoly).

3.4.4. Phức chất của vanadi.

3.5. Crom và các nguyên tố trong nhóm VIB.

3.5.1. Đơn chất.

3.5.2. Hợp chất, sự biến đổi tính chất trong nhóm.

3.5.3. Sản xuất các hóa chất chứa Crom từ quặng cromit.

3.5.4. Phức chất của crom.

3.5.5. Vai trò sinh học của crom.

Page 287: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

287

3.6. Mangan và các nguyên tố nhóm VIIB.

3.6.1. Đơn chất.

3.6.2. Hợp chất, sự biến đổi tính chất trong nhóm.

3.6.3. Điều chế KMnO4 từ quặng pyroluzit.

3.6.4. Phức chất của Mangan.

3.6.5. Vai trò sinh học của mangan.

3.7. Sắt, coban, niken, platin và các nguyên tố nhóm VIIIB.

3.7.1. Đơn chất.

3.7.2. Hợp chất, sự biến đổi tính chất trong nhóm.

3.7.3. Nhiệt động quá trình luyện kim.

3.7.4. Phức chất của sắt, coban, niken, platin.

3.7.5. Vai trò sinh học của Fe và Co.

3.7.6. Thuốc chữa ung thư cis­Pt(NH3)2Cl2.

3.7.7 Khái niệm về hóa sinh vô cơ.

3.8. Đồng, bạc, vàng.

3.8.1. Đơn chất.

3.8.2. Hợp chất, sự biến đổi tính chất trong nhóm.

3.8.3. Phức chất của đồng, bạc, vàng.

3.8.4. Điều chế các kim loại từ nguồn quặng tự nhiên.

3.8.5. Hóa học của quá trình làm ảnh đen trắng.

3.8.6. Vai trò sinh học của Cu và Ag.

3.9. Kẽm, cadimi, thủy ngân:

3.9.1. Đơn chất.

3.9.2. Hợp chất, sự biến đổi tính chất trong nhóm.

3.9.3. Phức chất của kẽm, cadimi, thủy ngân.

3.9.4. Vai trò sinh học của kẽm.

3.9.5. Cd, Hg và vấn đề ô nhiễm môi trường.

Page 288: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

288

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

KT. HIỆU TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ

HỌC PHẦN

NGƯỜI BIÊN SOẠN

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Page 289: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

289

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

THỰC TẬP HÓA VÔ CƠ 1

1. Mã học phần: CHE1054

2. Số tín chỉ: 2TC

3. Học phần tiên quyết: CHE1077_Hóa học vô cơ 1

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Bộ môn Hóa vô cơ, Khoa Hóa học – ĐHKHTN – ĐHQGHN

6. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

­ Kiến thức: Củng cố và phát triển kiến thức về hoá học các nguyên tố

­ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng thực hành các phản ứng hoá học về minh hoạ tính chất,

nhận biết, điều chế và tách các chất vô cơ.

­ Thái độ: Tập làm quen với công tác nghiên cứu khoa học: kiên trì, tỉ mỉ trong học

tập, trung thực với số liệu thực nghiệm, sáng tạo trong việc tổ chức thí nghiệm

7. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

­ Thường xuyên: 20%

­ Giữa kỳ: 20%

­ Kết thúc học phần: 60%.

9. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

­ Trịnh Ngọc Châu, Giáo trình thực tập Hoá vô cơ, NXB ĐHQGHN, 2006.

10. Tóm tắt nội dung học phần (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ):

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và kĩ năng thực hành trong phòng thí

nghiệm hoá học. Quan sát và giải thích hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm minh

hoạ tính chất, chuyển hoá giữa các hợp chất của các nguyên tố thuộc các nguyên tố s và

nguyên tố d qua đó lựa chọn phương pháp điều chế, nhận biết, tinh chế và thu các sản

phẩm rắn, lỏng, khí khác nhau.

Page 290: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

290

11. Nội dung chi tiết học phần (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Bài 1. Oxy, ozon, hidro, hidropeoxit

Bài 2. Kim loại kiềm, kiềm thổ .

Bài 3. Bo, nhôm

Bài 4. Cacbon, silic, thiếc, chì

Bài 5. Nitơ, amoniac, muối amoni

Bài 6. Các hợp chất chứa oxi của nitơ.

Bài 7. Photpho, antimon, bismut

Bài 8. Lưu huỳnh, hidro sunfua

Bài 9. Các hợp chất chứa oxi của lưu huỳnh

Bài 10. Halogen, halogenua

Bài 11. Hợp chất chứa oxi của halogen

Bài 12. Crom, mangan

Bài 13. Sắt, coban, niken

Bài 14. Đồng, bạc, kẽm, cadimi, thuỷ ngân

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

KT. HIỆU TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ

HỌC PHẦN

NGƯỜI BIÊN SOẠN

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Page 291: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

291

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

HÓA HỌC HỮU CƠ 1

1. Mã học phần: CHE1055

2. Số tín chỉ: 4 tín chỉ

3. Học phần tiên quyết: CHE1052 hóa học đại cương 2

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

1. Lưu Văn Bôi, GS. TSKH

2. Nguyễn Đình Thành, GS. TS

3. Phan Minh Giang, PGS. TS

­ Đơn vị công tác: Bộ môn Hóa Hữu cơ, Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN, 19 Lê

Thánh Tông Hà Nội­ Điện thoại: 04.38253503

6. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

Giới thiệu những kiến thức và khái niệm cơ bản của Hoá học hữu cơ; cung cấp

các dữ kiện thực nghiệm then chốt chứng minh những khái niệm đó.

­ Mục tiêu về kiến thức: Áp dụng những kiến thức và khái niệm tích luỹ được để giải

bài tập và tiến hành các bài thực nghiệm Hoá học hữu cơ; chứng tỏ được rằng Hoá học

hữu cơ là học phần đang tiếp tục mở rộng và đóng vai trò then chốt đối với sự phát triển

của rất nhiều lĩnh vực KH­CN hiện đại, từ khoa học Sự sống đến khoa học Vật liệu.

­ Mục tiêu về kĩ năng: ứng dụng các kiến thức đã học để giải được các bài tập về lý

thuyết và làm các bài thực tập thí nghiệm Hóa hữu cơ 1.

­ Các mục tiêu khác (thái độ học tập…)

7. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

­ Chuẩn đầu ra về kiến thức: Sinh viên nắm được những kiến thức và khái niệm cơ bản

của Hoá học hữu cơ; những dữ kiện thực nghiệm then chốt chứng minh những khái

niệm đó.

Page 292: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

292

­ Chuẩn đầu ra về kỹ năng: sinh viên có thể áp dụng những kiến thức và khái niệm tích

luỹ được để giải bài tập và tiến hành các bài thực nghiệm Hoá học hữu cơ

8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

Làm bài kiểm tra viết thường xuyên: 20%;

Làm bài kiểm tra viết giữa kỳ 20%;

Làm bài kiểm tra viết kết thúc học phần 60%.

9.Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

1. Tài liệu chính

1. K. Peter C. Vollhardt, Neil E. Schore. Organic Chemitry, 3th Edition, V.H. Freeman

and Company, New York, 1999.

2. Neil E. Schore. Organic Chemistry: Study Guide & Solution Manual, 3th Edition,

V.H. Freeman and Company, 1999.

2. Tài liệu tham khảo thêm

1. Ngô Thị Thuận (1999), Hóa học Hữu cơ (phần bài tập), NXB KHKT, Hà Nội,

1999.

2. Maitland Jr. Jones, Steven A. Fleming (2009), Organic Chemistry, Norton & Co

Inc, Fouth edition.

10. Tóm tắt nội dung học phần (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ):

Tổng quan về lịch sử phát triển của Hóa học hữu cơ; Cấu trúc và liên kết trong

phân tử hợp chất hữu cơ; Các phương pháp xác định thành phần và cấu trúc phân tử hợp

chất hữu cơ; Các hợp chất hữu cơ cơ bản; Các phản ứng Hóa học hữu cơ; Cơ chế các

phản ứng Hóa học hữu cơ; Câu hỏi và bài tập đi kèm.

11. Nội dung chi tiết học phần (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1: Cấu trúc và liên kết hóa học trong phân tử hợp chất hữu cơ

1.1 Giới thiệu về lịch sử phát triển của Hóa học Hữu cơ

1.2 Các dạng liên kết trong Hóa học hữu cơ: Liên kết cộng hoá trị; liên kết hiđro;

lực hút Van đe Van

1.3 Ocbital phân tử và liên kết cộng hóa trị

1.4 Ocbital lai hóa: Liên kết hoá học trong phân tử phức tạp

Page 293: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

293

1.5 Cấu tạo và công thức phân tử của hợp chất hữu cơ

Câu hỏi và bài tập

Chương 2: Ankan

2.1 Nhóm chức: Trung tâm của các phản ứng hóa học

2.2 Ankan mạch thẳng và mạch nhánh

2.3 Danh pháp của ankan

2.4 Điều chế ankan: Từ nguồn thiên nhiên; hiđro hóa hiđrocacbon không no;

từ dẫn xuất halogen; phản ứng Conbe; phản ứng đecacboxyl hóa axit

cacboxylic

2.5 Cấu trúc và tính chất vật lý của ankan

2.6 Sự quay quanh liên kết đơn: Các cấu dạng

2.7 Giản đồ thế năng của các đồng phân cấu dạng

2.8 Sự quay quanh liên kết đơn trong các đồng đẳng của etan

2.9 Động học và nhiệt động học của quá trình chuyển hoá các cấu dạng.

2.10 ổng quan về axit và bazơ

Câu hỏi và bài tập

Chương 3: Tính chất Hoá học của ankan

25.1 Lực liên kết trong ankan: Các gốc hiđrocacbon tự do

25.2 Cấu trúc của gốc ankyl tự do: Hiện tượng siêu liên hợp

25.3 Chuyển hóa dầu mỏ: Pirolys

25.4 Clo hóa metan: Cơ chế phản ứng dây chuyền

25.5 Các phản ứng clo hóa metan theo cơ chế gốc khác

25.6 Clo hóa các đồng đẳng của metan: Mối quan hệ giữa khả năng phản ứng

với độ chọn lọc

25.7 Tính chọn lọc trong phản ứng halogen hóa theo cơ chế gốc của flo và

brom

25.8 Phản ứng halogen hóa theo cơ chế gốc trong tổng hợp hữu cơ

25.9 Sự cháy và mối liên quan đến độ bền tương đối của phân tử ankan

25.10 Các hợp chất hữu cơ chứa clo và tầng Ozon

Page 294: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

294

Câu hỏi và bài tập

Chương 4: Xycloankan

25.1 Danh pháp và tính chất vật lý của xicloankan

25.2 Điều chế các xicloankan: Đóng vòng các halogenankan; nitrin mạch dài;

nhiệt phân muối đicacboxylic; ngưng tụ axyloin

25.3 Sức căng vòng và cấu trúc của các xicloankan

25.4 Các xicloankan không có sự căng vòng

25.5 Các xicloankan thế

25.6 Các xicloankan lớn

25.7 Các polixicloankan

25.8 Các sản phẩm hidrocacbon mạch vòng trong tự nhiên

Câu hỏi và bài tập

Chương 5: Đồng phân lập thể

25.1 Phân tử bất đối xứng

25.2 Tính quang hoạt

25.3 Cấu hình tuỵệt đối: Quy tắc dãy cấu hình R­S

25.4 Công thức chiếu Fisơ

25.5 Phân tử với nhiều trung tâm bất đối: Đồng phân dia

25.6 Đồng phân mezo

25.7 Tính chất lập thể trong các phản ứng hóa học

25.8 Tách đồng phân đối quang

Câu hỏi và bài tập

Chương 6: Hợp chất halogen

6.1 Danh pháp và tính chất vật lý của các halogenankan

6.2 Điều chế các hợp chất halogen: Halogen hóa ankan; thế nhóm hidroxi

của ancol bằng halogen; cộng halogen và hiđrohalogenua vào anken; tách

hiđrohalogenua từ dẫn xuất polihalogen; từ muối bạc cacboxylat và muối

điazoni thơm

6.3 Phản ứng thế nucleophin: Cơ chế, động học của phản ứng

Page 295: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

295

6.4 Hóa lập thể của phản ứng thế SN2: Sự tấn công vào hướng “trực diện” và

từ phía “hậu phương”.

6.5 Tầm quan trọng của sự nghịch đảo cấu hình trong phản ứng thế SN2

6.6 Ảnh hưởng của nhóm bị thế đối với phản ứng SN2

6.7 Ảnh hưởng của lực nucleophil và nhóm ankyl đối với phản ứng thế SN2

6.8 Sự phân ly của các dẫn xuất halogen bậc II và bậc III trong dung môi

6.9 Phản ứng thế đơn phân tử

6.10 Cơ chế và tính chất lập thể của phản ứng thế SN1

6.11 Ảnh hưởng của dung môi, nhóm bị thế và lực nucleophil đối với phản

ứng thế SN1

6.12 Ảnh hưởng của nhóm ankyl đối với phản SN1: độ ổn định của

cacbocation

6.13 Phản ứng tách đơn phân tử: E1

6.14 Phản ứng tách lưỡng phân tử: E2

6.15 Sự cạnh tranh giữa phản ứng thế và phản ứng tách

6.16 Tóm lược độ hoạt động hoá học của halogenankan

Câu hỏi và bài tập

Chương 7: Ancol

7.1 Danh pháp, cấu trúc và tính chất vật lý của ancol

7.2 Tính chất axit và bazơ của ancol

7.3 Nguyên liệu sản xuất ancol trong công nghiệp: Cacbon monoxit và

etylen

7.4 Điều chế ancol: Bằng phản ứng thế nucleophil; bằng sự oxi hoá ­ khử

giữa ancol và hợp chất cacbonyl

7.5 Hợp chất cơ kim: Nguồn cacbon nucleophil để điều chế ancol

7.6 Poliancol: Các phương pháp điều chế

Câu hỏi và bài tập

Chương 8: Tính chất hoá học của ancol, ete

8.1 Phản ứng của ancol với bazơ: điều chế ancolat

Page 296: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

296

8.2 Phản ứng của ancol với axit mạnh: Ion ankyloxoni trong các phản ứng thế

và phản ứng tách của ancol

8.3 Các phản ứng chuyển vị của cacbocation

8.4 Các este vô cơ và este hữu cơ của ancol

8.5 Danh pháp và tính chất vật lý của ete

8.6 Điều chế ete: Bằng phản ứng Williamson; từ ancol và axit vô cơ

8.7 Tính chất hoá học của ete

8.8 Phản ứng của oxaxyclopropan

8.9 Các hợp chất tương tự ancol của lưu huỳnh: thioancol và thioete

8.10 Hoạt tính sinh lý và ứng dụng của ancol và ete

Câu hỏi và bài tập

Chương 9: Xác đinh cấu trúc hợp chất Hữu cơ bằng phương pháp phổ công hưởng

từ hạt nhân

9.1 Xác định cấu trúc bằng phương pháp vật lý và hoá học

9.2 Phương pháp phổ

9.3 Cộng hưởng từ proton

9.4 Ứng dụng phương pháp phổ NMR để xác định cấu trúc hợp chất hữu cơ;

Độ chuyển dịch hoá học

9.5 Sự tương đồng hoá học; tương tác spin­spin: hiệu ứng bất tương đồng

hoá học của các nguyên tử hiđro cận kề.

9.6 Cộng hưởng từ cacbon 13C

Câu hỏi và bài tập

Chương 10: Anken

10.1 Danh pháp, cấu trúc và liên kết trong phân tử etilen, liên kết Pi

10.2 Tính chất vật lý của anken

10.3 Phổ cộng hưởng từ hạt nhân và phổ hồng ngoại của anken

10.4 Mối liên quan giữa cấu trúc và tính không no của phân tử hữu cơ

10.5 Độ bền tương đối của liên kết đôi, nhiệt hiđro hoá

Page 297: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

297

10.6 Điều chế anken phản ứng tách lưỡng phân tử các hợp chất halogen và

ankylsunfonat; bằng phản ứng tách loại nước từ ancol; phản ứng Vitig;

hiđro hoá ankin.

Câu hỏi và bài tập

Chương 11: Tính chất Hoá học của anken

11.1 Phản ứng cộng: Ảnh hưởng của yếu tố nhiệt động học

11.2 Phản ứng hiđro hoá xúc tác

11.3 Tính nucleophil của liên kết Pi: Cộng electrophil các hiđrohalogenua; quy

tắc Maccopnhicop; hiệu ứng Karash

11.4 Điều chế ancol bằng cách hiđrat hoá anken theo cơ chế cộng electrophil:

Sự điều khiển bởi yếu tố nhiệt động

11.5 Phản ứng cộng electrophil các halogen vào anken

11.6 Cộng hợp và tách loại thuỷ ngân: Phản ứng cộng electrophil đặc biệt

11.7 Bohiđro hoá ­ oxi hoá: Sự hiđrat hoá anken ngược quy tắc Maccopnhicop

11.8 Điều chế oxaxyclopropan bằng phản ứng oxi hoá axit Peroxycaboxylic

11.9 Vixinal (syn)đihiđroxy hoá anken với osmi tetraoxit

11.10 Phản ứng oxi hoá cắt mạch bằng ozon

11.11 Cộng hợp gốc tự do ngược quy tắc Maccopnhicop

11.12 Đime hoá, oligome hoá và polime hoá anken; tổng hợp polime

11.13 Etylen: Nguyên liệu quan trọng của công nghiệp

11.14 Anken trong tự nhiên, các hợp chất pheromon diệt côn trùng

Câu hỏi và bài tập

Chương 12: Ankin

12.1 Danh pháp của ankin

12.2 Tính chất và liên kết trong phân tử ankin

12.3 Tính chất phổ của ankin

12.4 Độ ổn định của liên kết ba

12.5 Điều chế ankin: Bằng phản ứng tách; ankyl hóa anion ankynyl

12.6 Khử hoá ankin: Độ hoạt động tương đối của hai liên kết Pi

Page 298: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

298

12.7 Phản ứng cộng electrophil vào ankin

12.8 Phản ứng cộng trái quy tắc Maccopnhicop vào liên kết ba

12.9 Hoá học của các hợp chất ankenyl halogenua và các tác nhân cơ kim của

đồng.

12.10 Axetylen: nguyên liệu đầu của công nghiệp

12.11 Các ankin trong tự nhiên và hoạt tính sinh lý của chúng

Câu hỏi và bài tập

Chương 13: Các hệ Pi giải toả, phổ electron và phổ khả kiến

13.1 Sự xen phủ của 3 ocbital p kế cận: Sự giải toả electron trong gốc

2­propenyl

13.2 Halogen hoá theo cơ chế gốc vào vị trí allyl

13.3 Phản ứng thế nucleophil của allyl halogenua: Điều khiển bởi yếu tố động

học và yếu tố nhiệt động học

13.4 Hợp chất cơ kim chứa nhóm allyl: Các tác nhân nucleophil chứa 3

nguyên tử cacbon trong tổng hợp hữu cơ

13.5 Hiđrocacbon có 2 liên kết đôi kế cận: Các đien liên hợp

13.6 Sự tấn công electrophil vào liên kết đôi liên hợp

13.7 Sự giải toả electron trong các hiđrocacbon chứa hơn 2 liên kết Pi: Sự

liên hợp mở rộng; benzen

13.8 Sự chuyển hoá đặc biệt của các đien liên hợp: Phản ứng đóng vòng

Đinxơ-Anđơ

13.9 Phản ứng đóng vòng electrophil (electroxyclic reaction)

13.10 Polime hoá các đien liên hợp: Cao su

13.11 Phổ electron: Các phương pháp phổ tử ngoại và khả kiến nghiên cứu

hiđrocabon chứa các elctron Pi giải toả

13.12 Tóm tắt cơ chế các phản ứng hoá học hữu cơ

Câu hỏi và bài tập

Chương 14: Benzen và các polien mạch vòng

Page 299: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

299

14.1 Danh pháp của benzen, sự ổn định của các hiđrrocacbon mạch vòng

chứa 6 electron Pi

14.2 Cấu trúc và năng lượng cộng hưởng của benzen: tính thơm

14.3 Hệ thống ocbital phân tử Pi trong benzen

14.4 Các đặc trưng về phổ của vòng benzen

14.5 Các vòng hiđrocacbon ngưng tụ (benzenoit)

14.6 Các vòng hiđrocacbon ngưng tụ dễ thăng hoa: Naphtalen, phenantren và

antraxen

14.7 Các vòng polien khác: Quy tắc Huckel

14.8 Nguyên tắc Huckel và các vòng chứa điện tích

14.9 Điều chế các dẫn xuất của benzen: Phản ứng thế electrophil vào nhân

thơm

14.10 Halogen hoá benzen có mặt chất xúc tác

14.11 Nitro hoá và sunfo hoá benzen

14.12 Ankyl hoá theo Friđen­Craft và hạn chế của phản ứng

14.13 Axyl hoá theo theo Friđen­Craft

Câu hỏi và bài tập

Chương 15: Phản ứng thế electrophyl vào dẫn xuất của benzen

15.1 Nhóm thế hoạt hoá và nhóm thế phản hoạt hoá nhân thơm

15.2 Hiệu ứng cảm ứng của nhóm ankyl

15.3 Hiệu ứng của các nhóm thế liên hợp với benzen

15.4 Sự tấn công electrophil vào benzen 2 lần thế

15.5 Sử dụng các dẫn xuất benzen trong tổng hợp hữu cơ

15.6 Độ hoạt động hoá học của các vòng hiđrocacbon ngưng tụ

15.7 Các hiđrocacbon thơm đa vòng và bệnh ung thư

Câu hỏi và bài tập

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

KT. HIỆU TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ NGƯỜI BIÊN SOẠN

Page 300: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

300

PHÓ HIỆU TRƯỞNG HỌC PHẦN

GS. TSKH. Lưu Văn Bôi

Page 301: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

301

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

THỰC TẬP HÓA HỌC HỮU CƠ 1

1. Mã học phần: CHE1191

2. Số tín chỉ: 2 tín chỉ

3. Học phần tiên quyết: CHE1052 hóa học đại cương 2

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

4. Lưu Văn Bôi, GS. TSKH

5. Nguyễn Đình Thành, GS. TS

6. Phan Minh Giang, PGS. TS

7. Trần Thị Thanh Vân, TS

8. Phạm Văn Phong, TS

9. Nguyễn Thị Sơn, TS

10. Chu Ngọc Châu, TS

11. Trần Mạnh Trí, TS

­ Đơn vị công tác: Bộ môn Hóa Hữu cơ, Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN, 19 Lê

Thánh Tông Hà Nội­ Điện thoại: 04.38253503

6. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

­ Mục tiêu về kiến thức: Đánh giá kiến thức đã được học ở học phần Hoá học Hữu cơ I

của sinh viên.

­ Mục tiêu về kĩ năng:

+ Tạo cho sinh viên kĩ năng thực hiện một số kĩ thuật tiến hành phản ứng hoá hữu cơ

theo chuyên đề nghiên cứu.

+ Giúp cho sinh viên hiểu rõ hơn các yêu cầu cần phải đáp ứng trong nghiên cứu khoa

học.

­ Các mục tiêu khác (thái độ học tập…): Rèn luyện tính độc lập, tự chủ của sinh viên

khi tiến hành một thí nghiệm hữu cơ. Rèn luyện thái độ chấp hành nội qui an toàn

phòng thí nghiệm.

Page 302: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

302

7. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

­ Chuẩn đầu ra về kiến thức: Sinh viên có thể áp dụng những kiến thức và khái niệm

tích luỹ được để thực hiện một số kĩ thuật tiến hành phản ứng hoá hữu cơ theo chuyên

đề nghiên cứu.

­ Chuẩn đầu ra về kỹ năng: sinh viên biết cách lắp những bộ phản ứng hữu cơ cơ bản

nhất, biết một số thao tác trong kỹ thuật tiến hành phản ứng hữu cơ.

­ Chuẩn đầu ra về thái độ: rèn luyện tính nghiêm túc, tác phong chính xác, cẩn thận khi

tiến hành phản ứng hóa học hữu cơ...

8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

Kiểm tra thường xuyên: 20%;

Kiểm tra giữa kỳ 20%;

Kiểm tra kết thúc học phần 60%.

9. Tài liệu tham khảo(tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

1. Tài liệu chính

1. Thực tập Hoá học hữu cơ, Ngô Thị Thuận (chủ biên) (2002), NXB ĐHQG Hà Nội.

2. Vogel Arthur (1989), A Text-Book of Practical Organic Chemistry, 5th edition,

London.

2. Tài liệu tham khảo thêm

Muray Zanger, James McKee (1997), Essentials of Organic Chemistry, Small Scale

Laboratory Experiments, W.C. Brown Publishers, McGraw­Hill Co., Inc.

10. Tóm tắt nội dung học phần (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ):

Cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về các kĩ thuật cơ bản để tách

chiết, phân lập và tinh chế các chất hữu cơ, các phương pháp chưng cất đơn, chưng cất

phân đoạn, chưng cất lôi cuốn với hơi nước…, các phương pháp được áp dụng để tổng

hợp một số hợp chất hữu cơ.

11. Nội dung chi tiết học phần (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Bài thực hành 1: Giới thiệu một số dụng cụ dùng trong PTN Hoá hữu cơ. Phương pháp

tinh chế chất lỏng: phương pháp chưng cất đơn. Tinh chế nước. Đo chiết suất của chất

lỏng.

Page 303: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

303

1.1. Nội qui PTN

1.2. Giới thiệu một số dụng cụ dùng trong PTN Hoá hữu cơ

1.3. Phương pháp tinh chế chất lỏng: phương pháp chưng cất đơn

1.3.1. Cơ sở lí thuyết của phương pháp chưng cất đơn

1.3.2. Tinh chế nước

1.3.3. Đo chiết suất của chất lỏng

1.4. Phương pháp tinh chế chất rắn

1.4.1. Tính tan của các hợp chất hữu cơ

1.4.2. Tinh chế axit benzoic

1.4.3. Đo điểm nóng chảy của chất rắn

Bài thực hành 2: Phương pháp tinh chế chất lỏng: phương pháp chưng cất phân đoạn.

Phân tách hỗn hợp axeton­toluen.

2.1. Cơ sở lí thuyết của phương pháp chưng cất phân đoạn

2.2. Phân tách hỗn hợp axeton­toluen

Bài thực hành 3: Phương pháp chưng cất lôi cuốn với hơi nước. Làm khô. Chiết. Tinh

chế anilin.

3.1. Cơ sở lí thuyết của phương pháp chưng cất lôi cuốn với hơi nước

3.2. Làm khô chất lỏng hữu cơ

3.3. Phương pháp chiết lỏng­lỏng

3.4. Tinh chế anilin

Bài thực hành 4: Phản ứng oxi hoá. Tổng hợp axit benzoic từ toluen.

4.1. Phản ứng oxi hoá

4.2. Tổng hợp axit benzoic từ toluen (phần 1: phản ứng oxi toluen bằng KMnO4)

Bài thực hành 5: Tổng hợp axit benzoic từ toluen (phần 2).

5.1. Tách và tinh chế axit benzoic

Bài thực hành 6: Phản ứng khử hoá nhóm nitro. Tổng hợp anilin từ nitrobenzen.

6.1. Phản ứng khử hoá nhóm nitro. Các phương pháp khử hoá nhóm nitro

6.2. Tổng hợp anilin từ nitrobenzen (phần 1: phản ứng khử hóa nitrobenzen bằng

Fe/HCl)

Page 304: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

304

Bài thực hành 7: Tổng hợp anilin từ nitrobenzen (phần 2).

6.1. Tách và tinh chế anilin

Bài thực hành 8: Phương pháp bảo vệ nhóm chức. Phản ứng axyl hoá nhóm amino.

Tổng hợp axetanilit.

8.1. Các phương pháp bảo vệ nhóm chức.

8.2. Phương pháp bảo vệ nhóm chức amino: Phản ứng axyl hoá nhóm amino.

8.3. Tổng hợp axetanilit từ anilin.

Bài thực hành 9: Phản ứng nitro hoá. Tổng hợp p­nitroaxetanilit.

9.1. Phản ứng nitro hoá các hợp chất hữu cơ

9.2. Tổng hợp p­nitroaxetanilit từ axetanilit

Bài thực hành 10: Phản ứng thuỷ phân amit. Tổng hợp p­nitroanilin.

10.1. Phản ứng thuỷ phân loại bỏ nhóm bảo vệ

10.2. Tổng hợp p­nitroanilin từ p­nitroaxetanilit

Bài thực hành 11: Phản ứng điazo hoá và phản ứng ghép đôi azo. Tổng hợp axit 5­(p­

nitrophenylazo)salixylic.

11.1. Phản ứng điazo hoá

11.2. Phản ứng ghép đôi azo

11.3. Tổng hợp axit 5­(p­nitrophenylazo)salixylic.

Bài thực hành 12: Phản ứng cộng­tách ở hợp chất cacbonyl. Tổng hợp benzalanilin.

12.1. Phản ứng của hợp chất cacbonyl với các hợp chất kiểu Z­NH2

12.2. Tổng hợp benzalanilin

Bài thực hành 13: Thi lí thuyết + tổng hợp một hợp chất hữu cơ.

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

KT. HIỆU TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ

HỌC PHẦN

NGƯỜI BIÊN SOẠN

PHÓ HIỆU

TRƯỞNG

GS. TS. Nguyễn Đình

Page 305: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

305

Thành

Page 306: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

306

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

HÓA HỌC HỮU CƠ 2

1. Mã học phần: CHE2114

2. Số tín chỉ: 3 tín chỉ

3. Học phần tiên quyết: CHE1052 hóa học đại cương 2

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

12. Lưu Văn Bôi, GS. TSKH

13. Nguyễn Đình Thành, GS. TS

14. Phan Minh Giang, PGS. TS

­ Đơn vị công tác: Bộ môn Hóa Hữu cơ, Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN, 19 Lê

Thánh Tông Hà Nội­ Điện thoại: 04.38253503

6. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

Giới thiệu những kiến thức và khái niệm cơ bản của Hoá học hữu cơ; cung cấp

các dự kiện thực nghiệm then chốt chứng minh những khái niệm đó.

Giới thiệu những kiến thức và khái niệm cơ bản để sinh viên và người học nói

chung hiểu sâu sắc hơn về cấu trúc, cơ chế phản ứng Hoá học hữu cơ và mối liên quan

giữa chúng. Cung cấp các dự kiện và ví dụ chứng minh các nguyên tắc chung nhằm

cũng cố cho sinh viên những kiến thức cơ sở của Hoá học Hữu cơ, hiểu được ảnh hưởng

của sự thay đổi cấu trúc lên cơ chế phản ứng và tính chất của các hợp chất hữu cơ.

­ Mục tiêu về kiến thức: Áp dụng những kiến thức và khái niệm tích luỹ được để lý giải

về cấu trúc, cơ chế và tính chất của các hợp chất hữu cơ; hiểu được mối liên hệ giữa cấu

trúc với cơ chế phản ứng và tính chất của các hợp chất. Chứng minh được sự thay đổi

cấu trúc ảnh hưởng đến cơ chế và tính chất của chúng.

­ Mục tiêu về kĩ năng: ứng dụng các kiến thức đã học để giải được các bài tập về lý

thuyết Hóa học Hữu cơ, làm các bài thực tập thí nghiệm Hóa hữu cơ 2.

­ Các mục tiêu khác (thái độ học tập…)

7. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

Page 307: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

307

­ Chuẩn đầu ra về kiến thức: Sinh viên có thể áp dụng những kiến thức và khái niệm

tích luỹ được để lý giải về cấu trúc, cơ chế và tính chất của các hợp chất hữu cơ; hiểu

được mối liên hệ giữa cấu trúc với cơ chế phản ứng và tính chất của các hợp chất.

Chứng minh được sự thay đổi cấu trúc ảnh hưởng đến cơ chế và tính chất của chúng

­ Chuẩn đầu ra về kỹ năng: sinh viên có thể áp dụng những kiến thức và khái niệm tích

luỹ được để giải bài tập và tiến hành các bài thực nghiệm Hoá học hữu cơ 2

8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

Làm bài kiểm tra viết thường xuyên: 20%;

Làm bài kiểm tra viết giữa kỳ 20%;

Làm bài kiểm tra viết kết thúc học phần 60%.

9. Tài liệu tham khảo(tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

1. Tài liệu chính

1) Lưu Văn Bôi, Giáo trình Hóa hữu cơ, in vi tính

2) Francis A. Carey and Richard J. Sundberg. Advanced Organic Chemitry, Part A.

Structure and mechanims 4th Edition, Kluwwer Academic/Plenum publisers, new York,

Boston, Dordrecht, London and Moscow, 2000.

2. Tài liệu tham khảo thêm

3) Trần Quốc Sơn, Cơ sở lý thuyết Hoá hữu cơ, Tập II: Cơ chế phản ứng, NXB Giáo

dục, Hà Nội, 1979

4) Ngô Thị Thuận. Hóa học Hữu cơ (phần bài tập), NXB KHKT, Hà Nội, 1999

10. Tóm tắt nội dung học phần (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ):

Phần đầu giới thiệu cấu trúc và liên kết, tính chất lập thể trong phân tử các hợp chất

hữu cơ; phần tiếp theo thảo luận về các phương pháp nghiên cứu và mô tả cơ chế phản

ứng Hoá học Hữu cơ; phần tiếp theo thảo luận về cơ chế một số phản ứng quan trọng

Hóa học hữu cơ; cuối cùng là câu hỏi và bài tập đi kèm.

11. Nội dung chi tiết học phần (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Cấu trúc và liên kết hóa học

1.1. Mô tả Liên kết cộng hoá trị

1.1.1 Sự lai hoá các ocbital

Page 308: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

308

1.1.2 Sự cộng hưởng

1.2 Năng lượng liên kết, sự phân cực và độ phân cực

1.2.1 Năng lượng liên kết

1.2.2 Độ âm điện và sự phân cực

1.2.3 Độ phân cực mạnh và yếu

1.3 Thuyết ocbital phân tử

1.4 Thuyết ocbital phân tử của Huckel

1.5 Ứng dụng định tính của thuyết ocbital phân tử

1.6 Ứng dụng thuyết ocbital phân tử để đánh giá độ hoạt động hoá học

1.7 Tương tác giữa σ­ và π­ocbital, sự siêu liên hợp

1.8 Một số tính toán định lượng cấu trúc phân tử

1.8.1 Các nguyên tử trong phân tử

1.8.2 Các hàm số của mật độ electron

1.8.3 Những phương pháp mô tả liên kết công hoá trị hiện đại

Câu hỏi và bài tập

Chương 2. Cơ sở hoá học lập thể

2.1 Mối quan hệ giữa các enantiome

2.2 Mối quan hệ giữa các đồng phân dia

2.3 Tính chất lập thể của các phản ứng

2.4 Mối tương quan bất đối xứng

Câu hỏi và bài tập

Chương 3. Các hiệu ứng cấu dạng, hiệu ứng không gian và hiệu ứng electron lập

thể

3.1 Sức căng và tính chất cơ học của phân tử

3.2 Cấu dạng của các hợp chất vòng no

3.3 Các dạng của các xiclohexan và dẫn xuất

3.4 Các vòng hiđrocacbon khác

3.5 Ảnh hưởng của dị tố đối với cân bằng cấu dạng

3.6 Hiệu ứng Anome

Page 309: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

309

3.7 Ảnh hưởng của cấu dạng đối với khả năng phản ứng

3.8 Ảnh hưởng của sức căng góc hoá trị đối với khả năng phản ứng

3.9 Mối tương tương quan giữóngức căng và tốc độ đóng vòng

3.10 Hiệu ứng uốn và electron lập thể đối với khả năng phản ứng

Câu hỏi và bài tập

Chương 4. Nghiên cứu và mô tả cơ chế phản ứng Hoá học hữu cơ

4.1 Các dự kiện nhiệt động

4.2 Các dự kiện động học

4.3 Mối quan hệ giữa hiệu ứng nhóm thế và năng lượng tự do

4.4 Các khái niệm cơ sở của cơ chế phane ứng: Sự kiểm soát nhiệt động và động

học, giả thuyết của Hammond và nguyên tắc Curtin – Hammet

4.4.1 Sự kiểm soát nhiệt động và động học

4.4.2 Nguyên tắc Curtin – Hammet

4.5 Hiệu ứng đồng vị

4.6 Đồng vị trong các thí nghiệm đánh dấu

4.7 Đặc trưng của các hợp chất trung gian của phản ứng

4.8 Xúc tác bằng Bazơ và axit Bronstet

4.9 Xúc tác bằng axit Luit

4.10 Hiệu ứng dung môi

4.11 Hiệu ứng nhóm thế trong pha khí

4.12 Hoá học lập thể của phản ứng

Câu hỏi và bài tập

Chương 5. Phản ứng thế nucleophin

5.1 Cơ chế phản ứng thế SN1

5.2 Cơ chế phản ứng thế SN2

5.3 Mô tả chi tiết chi tiết cơ chế phản ứng

5.6 Cacboction

5.7 Lực nucleophin và hiệu ứng dung môi

5.8 Hiệu ứng nhóm bị thế

Page 310: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

310

5.9 Hiệu ứng không gian và sức căng đối với tốc độ phản ứng thé và sự ion hoá

5.10 Ảnh hưởng của sự liên hợp đối với khả năng phản ứng

5.11 Hoá học lập thể của phản ứng thế nucleophin

5.12 Ảnh hưởng của nhóm kế cận

5.13 Cơ chế chuyển vị của các cacbocation

5.14 Cation norbornyl và các cacbocation không kinh điển khác

Câu hỏi và bài tập

Chương 6. Phản ứng cộng và phản ứng tách

6.1 Phản ứng cộng hiđro halogenua vào anken

6.2 Phản ứng hiđrat hoá có xúc tác axit

6.3 Cộng Halogen

6.4 Phản ứng cộng và ankin và allen

6.5 Cơ chế tách E1, E2 và E1cb

6.6 Tính chọn lọc của phản ứng tách

6.7 Tính lập thể của phản ứng tách E2

6.8 Dehidrat hoá ancol

6.9 Phản ứng tách của các hợp chất chứa các liên kết không phải C­H

Câu hỏi và bài tập

Chương 7. Cacbanion và các tiểu phân cacbon nucleophin khác

7.1 Tính axit của hiđrocacbon

7.2 Sự bền hoá các cacbanion bởi các nhóm chức

7.3 Enol và Enamin

7.4 Cacbanion là tác nhân nucleophin trong các phản ứng SN2

Câu hỏi và bài tập

Chương 8. Phản ứng của các hợp chất cacbonyl

8.1 Hiđrat hoá và cộng ancol vào andehit và xeton

8.2 Phản ứng cộng – tách của andehit và xeton

8.3 Cộng các tác nhân cacbon­nucleophin và nhóm cacbonyl

8.4 Khả năng của các hợp chất cacbonyl đối với phản ứng cộng

Page 311: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

311

8.5 Thuỷ phân este

8.6 Thủy phân các amit

8.7 Amin hoá các este

8.8 Axyl hoá các tiêu phân O­ và N­nucleophin

8.9 Phản ứng xúc tác nội phân tử

Câu hỏi và bài tập

Chương 9. Tính thơm của các hợp chất hữu cơ

9.1 Khái niệm về tính thơm

9.2 Các hợp chất anulen

9.3 Tính thơm của các vòng chứa điện tích

9.4 Tính thơm của các hợp chất đồng vòng

9.5 Tính thơm của các hợp chất dị vòng

Câu hỏi và bài tập

Chương 10. Phản ứng thế trong nhân thơm

10.1 Phản ứng thế electrophin

10.2 Quan hệ giữa cấu trúc và khả năng phản ứng

10.3 Khả năng phản ứng của các hợp chất đa vòng và dị vòng

10.4 Phản ứng thế của các nhóm không phải hiđro

10.5 Phản ứng thế nucleophin trong nhân thơm bằng cơ chế cộng – tách

10.6 Phản ứng thế nucleophin trong nhân thơm bằng cơ chế tách ­ cộng

Câu hỏi và bài tập

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

KT. HIỆU TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ

HỌC PHẦN

NGƯỜI BIÊN SOẠN

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

GS. TSKH. Lưu Văn Bôi

Page 312: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

312

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

CƠ SỞ HÓA HỌC PHÂN TÍCH

1. Mã học phần: CHE 1082

2. Số tín chỉ: 3 TC

3. Học phần tiên quyết: CHE 1052

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

TT Họ và tên Chức danh, học

vị

Đơn vị công tác

1 Tạ Thị Thảo PGS.TS Khoa Hóa học,

ĐHKHTN

2 Nguyễn Văn Ri PGS.TS Khoa Hóa học,

ĐHKHTN

3 Từ Bình Minh PGS.TS Khoa Hóa học,

ĐHKHTN

4 Phạm Thị Ngọc Mai TS Khoa Hóa học,

ĐHKHTN

5 Nguyễn Thị Ánh Hường TS Khoa Hóa học,

ĐHKHTN

6 Phạm Tiến Đức TS Khoa Hóa học,

ĐHKHTN

6. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

a. Mục tiêu về kiến thức: Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về hóa phân tích

như bản chất của các cân bằng hóa học trong dung dịch dùng trong phân tích, bản chất

và nguyên tắc của các phương pháp phân tích định lượng hoá học dựa trên các cân

bằng trong dung dịch, ứng dụng của các phương pháp phân tích trong việc nghiên cứu

Page 313: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

313

hoá học và phân tích các chất trong các lĩnh vực khác nhau của khoa học, công nghệ,

kinh tế.

b. Mục tiêu về kĩ năng: Cung cấp cho sinh viên phương pháp tính toán nồng độ cân bằng

của các cấu tử trong các hệ cân bằng trong các dung dịch nước, cơ sở lí thuyết các bài

thực tập về hoá phân tích, cách thiết kế thí nghiệm thực tập hóa phân tích.

c. Các mục tiêu khác: Rèn luyện tính cần cù, khả năng làm việc kiên nhẫn, tỉ mỉ và tác

phong thí nghiệm chính xác.

7. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

a. Chuẩn đầu ra về kiến thức: Nắm được các kiến thức cơ bản về hóa phân tích như bản

chất của các phản ứng hóa học dùng trong phân tích, nguyên tắc của các phương pháp

phân tích định lượng hoá học để có thể ứng dụng các phương pháp phân tích trong

việc nghiên cứu hoá học và phân tích các chất trong các lĩnh vực khác nhau của khoa

học, công nghệ, kinh tế.

b. Chuẩn đầu ra về kĩ năng: Có hiểu biết sâu về các qui trình phân tích, chủ động thiết kế

và xây dựng các qui trình phân tích định lượng các chất bằng phương pháp hóa học, có

thể tham gia nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực hóa phân tích, hóa lý và các môn hóa

học khác.

c. Chuẩn đầu ra về thái độ: Có đức tính trung thực, cần cù, chăm chỉ, khả năng làm việc

kiên nhẫn tỉ mỉ và tác phong thí nghiệm chính xác.

8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

­ Thường xuyên: 20%.

­ Giữa kỳ: 20%.

­ Kết thúc học phần: 60%.

9. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

[1] Từ Vọng Nghi. Hoá học phân tích. Phần 1. Cơ sở lí thuyết các phương pháp phân

tích hoá học. Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội, 2002.

[2] Nguyễn Thạc Cát, Từ Vọng Nghi, Đào Hữu Vinh. Cơ sở lý thuyết Hoá học phân

tích. Nhà xuất bản ĐH và THCN Hà Nội, 1984.

Page 314: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

314

[3] Trần Tứ Hiếu, Từ Vọng Nghi, Hoàng Thọ Tín. Bài tập Hoá học phân tích. Nhà

xuất bản ĐH và THCN, Hà Nội 1984.

10. Tóm tắt nội dung học phần (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ):

Hoá học phân tích là khoa học về các phương pháp xác định thành phần (định tính

và định lượng) các chất và hỗn hợp của chúng cũng như cấu trúc của các chất. Trong

phần đầu nêu bức tranh toàn cảnh về hoá phân tích bao gồm các phần chính, các

phương pháp của hoá phân tích, các phương pháp của hoá phân tích, các bước của một

qui trình phân tích, nhiệm vụ, vai trò và lĩnh vực ứng dụng của hoá phân tích đối với

các lĩnh vực khoa học, kĩ thuật và kinh tế xã hội. Phần chủ yếu của học phần giới thiệu

về lí thuyết của các loại cân bằng quan trọng nhất cũng như các phương pháp phân tích

định lượng hoá học sử dụng các loại cân bằng đó. Lí thuyết của các loại phản ứng phân

tích là cơ sở để hiểu biết sâu sắc các phương pháp phân tích công cụ sẽ được học trong

học phần tiếp theo: Các phương pháp phân tích công cụ.

11. Nội dung chi tiết học phần (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Phần mở đầu

Đại cương về Hoá học phân tích: Hoá học phân tích là gì?

­ Phân tích định tính và phân tích định lượng.

­ Khái quát về các phương pháp của hoá phân tích: Các phương pháp hoá học, các

phương pháp vật lí và hoá lý ( các phương pháp công cụ).

­ Nhiệm vụ, đối tượng và phận vi ứng dụng của hoá phân tích.Vai trò và ý nghĩa của

hoá phân tích đối với sự phất triển của hoá học, các ngành khoa học, công nghệ và

tiến bộ xã hội.

­ Các bước của một qui trình phân tích tổng thể.

­ Giới thiệu các phần nội dung của chương trình.

Chương 1. Cân bằng và hoạt độ

1.1. Cân bằng hoá học và hằng số cân bằng nhiệt động.

1.2. Hoạt độ và nồng độ. Cách tính hệ số hoạt độ.

1.3. Hằng số cân bằng điều kiện và ý nghĩa.

1.4. Các loại cân bằng hóa học trong dung dịch phân tích.

Page 315: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

315

1.5. Các loại phản ứng phân tích và các phương pháp định lượng hoá học.

Chương 2. Đại cương về phân tích thể tích

2.1. Nguyên tắc chung của phân tích thể tích. Chuẩn độ. Điểm tương đương. Điểm

cuối. Chất chỉ thị.

2.2. Các phản ứng dùng trong phân tích thể tích.

­ Yêu cầu của một phản ứng dùng trong phân tích thể tích.

­ Các loại phản ứng dùng trong phân tích thể tích.

2.3. Các cách chuẩn độ.

Chuẩn độ trực tiếp , chuẩn độ ngược, chuẩn độ đẩy ( thay thế).

2.4. Các loại nồng độ.

­ Nồng độ phần trăm khối lượng, phần trăm thể tích. Nồng độ mol.

­ Nồng độ đương lượng. Nồng độ phần triệu ( ppm) và phần tỉ ( ppb ).

­ Độ chuẩn. Độ chuẩn theo chất định phân.

2.5. Các cách điều chế dung dịch chuẩn. Các thí dụ.

2.6. Tính kết quả và báo cáo kết quả trong phân tích thể tích. Thí dụ.

2.6.1.Một số khái niệm về sai số, độ không đảm bảo đo, độ chính xác (độ đúng, độ

chụm).

2.6.2. Các đại lượng đặc trưng cho độ phân tán.

2.6.3. Các loại hàm phân bố và chuẩn phân bố và khoảng tin cậy

2.6.4. Kiểm tra các dữ kiện thực nghiệm bằng phương pháp thống kê.

­ Loại bỏ các sai số thô bằng xử dụng chuẩn Đixơn.

­ So sánh độ lặp lại dùng chuẩn Fisơ.

­ Tìm sai số hệ thống.

­ Các thí dụ về đánh giá kết quả phân tích.

Chương 3. Axit và bazơ. Phản ứng trao đổi proton.

3.1. Định nghĩa các khái niệm.

­ Định nghĩa: axit, bazơ , cặp axit ­ bazơ liên hợp, các thí dụ.

3.2. Phương trình bảo toàn proton. Cách lập. Các thí dụ.

3.3. pH của các hệ đơn axit , bazơ trong nước.

Page 316: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

316

­ Dung dịch đơn axit mạnh, dung dịch đơn bazơ mạnh.

­ Dung dịch đơn axit yếu, đơn bazơ yếu.

­ Dung dịch đệm. Đệm năng. Cách điều chế dung dịch đêm. Thí dụ.

3.4. Đồ thị logarit nồng độ của các dung dịch axit ­ bazơ liên hợp.

­ Cách vẽ đồ thị. Các thí dụ dùng đồ thị để đơn giản hoá việc giải các cân bằng axit

­ bazơ phức tạp.

3.5. Đa axit, đa bazơ.

­ Phương trình nồng độ cân bằng các ion và phân tử trong hệ đa axit ­ bazơ.

­ Đồ thị logarit nồng độ và ứng dụng. Các thí dụ.

3.6. Các hệ axit ­ bazơ trong dung môi khác nước.

­ Phân loại dung môi

­ Ảnh hưởng của dung môi để cân bằng axit ­ bazơ.

Chương 4. Phương pháp chuẩn độ axit- bazơ

4.1. Chất chỉ thị axit ­ bazơ.

­ Lí thuyết chất chỉ thị axit ­ bazơ. Khoảng pH đổi màu của chất chỉ thị. Chỉ số pT.

Các chất chỉ thị hỗn hợp. Các chất chỉ thị thường dùng.

4.2. Sự biến thiên pH trong quá trình chuẩn độ.

­ Đường định phân. Phương trình đường định phân.

­ Đặc điểm đường định phân trong các trường hợp: chuẩn độ axit mạnh, bazơ

mạnh, chuẩn độ axit yếu và chuẩn độ bazơ yếu.

4.3. Cách chọn chất chỉ thị.

­ Phương pháp vẽ đường định phân.

­ Phương pháp tính sai số chỉ thị. Các thí dụ.

4.4. Chuẩn độ đa axit.

­ Phương trình đường định phân. Chuẩn độ dung dịch H3PO4. Chọn chất chỉ thị.

4.5. Định phân dung dịch đa bazơ.

­ Phương trình đường định phân. Chuẩn độ dung dịch Na2CO3. Chọn chất chỉ thị.

4.6. Các thí dụ ứng dụng phương pháp chuẩn độ axit­ bazơ.

Page 317: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

317

­ Các thí dụ thông dụng: Xác định các hỗn hợp: HCl + H3PO4, NaOH + Na2CO3;

Na2CO3 + NaHCO3. Tính sai số chuẩn độ.

Chương 5. Phức chất trong dung dịch

5.1 Định nghĩa các khái niệm.

­ Định nghĩa phức chất. Sự tạo thành dung dịch phức. Danh pháp.

5.2. Hằng số bền và hằng số không bền của phức chất.

5.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự tạo phức trong dung dịch

­ Ảnh hưởng của pH . Ảnh hưởng của phối tử khác. Ảnh hưởng của phản úng kết

tủa.

­ Khái niệm về hằng số bền điều kiện.

5.4. Tính nồng độ cân bằng của các ion và phân tử trong các dung dịch phức. Các thí

dụ.

5.5. Các complexonat EDTA.

­ Giới thiệu các complexon và phức của EDTA với các ion kim loại.

­ Tính pH để tạo hoàn toàn phức của các kim loại với EDTA.

Chương 6. Phương pháp chuẩn độ tạo phức

6.1. Giới thiệu các phương pháp tạo phức chính và nguyên tắc tiến hành.

6.2. Phương pháp chuẩn độ conplexon dùng EDTA.

­ Các complexonat kim loại.

­ Các phương pháp chuẩn độ.

­ Lí thuyết chất chỉ thị kim loại.

­ Đưòng định phân. Sai số chỉ thị.

­ Giơi thiệu một số chất chỉ thị và nêu các thí dụ ứng dụng

6.3. Phương pháp bạc: chuẩn độ xianua.

6.4. Phương pháp thuỷ ngân: chuẩn độ clorua.

Chương 7. Phản ứng kết tủa

7.1. Qui luật tích số tan và điều kiện tạo thành kết tủa.

­ Tích số tan. Điều kiện tạo thành kết tủa.

­ Quan hệ giữa độ tan và tích số tan.

Page 318: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

318

7.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan

­ Các ảnh hưởng của: ion chung, pH, nồng độ phối tử , của nhiệt độ, của điều kiện

kết tủa, của kích thước hạt.

­ Tích số tan điều kiện

­ Cộng kết và kết tủa sau.

7.3. Kết tủa phân đoạn.

7.4. Hiện tượng keo và phản ứng kết tủa. Cách làm đông tụ keo.

Chương 8. Phân tích khối lượng và chuẩn độ kết tủa

8.1. Nguyên tắc chung của phương pháp khối lượng.

8.2. Dạng cân và dạng kết tủa. Các yêu cầu của từng dạng.

8.3. Cách tính kết quả. Các thí dụ.

8.4. Nguyên tắc chung của chuẩn độ kết tủa.

8.5. Các phương pháp bạc.

­ Phương pháp Mohr.

­ Phương pháp Fajans.

­ Phương pháp Volhard.

8.6. Các phương pháp chuẩn độ khác.

Chương 9. Chất oxi hoá và chất khử. Phản ứng trao đổi electron

9.1. Định nghĩa các khái niệm

­ Chất oxi hoá, chất khử. Cặp oxi hoá ­ khử liên hợp. Thí dụ

­ Quá trình oxi hoá, quá trình khử. Phản ứng oxi hoá ­ khử.

­ Thí nghiệm điện hoá chứng minh phản ứng oxi hoá ­ khử.

­ Phương trình bảo toàn electron.

9.2 Cường độ chất oxi hoá, chất khử.

­ Phương trình Nerst. Thế oxi hoá ­ khử tiêu chuẩn và ý nghĩa.

­ Cách xác định thế oxi hoá ­ khử tiêu chuẩn

9.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thế oxi hoá ­ khử. Thế oxi hoá ­ khử điều kiện.

9.4. Thế oxi hoá của cặp oxi hoá ­ khử liên hợp và không liên hợp.

9.5. Hằng số cân bằng của phản ứng oxi hoá ­ khử.

Page 319: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

319

9.6. Chất oxi hoá ­ khử đa bậc

9.7. Tốc dộ của phản ứng oxi hoá ­ khử.

­Chất xúc tác, ứng dụng

­ Hiện tượng cảm ứng và ứng dụng.

Chương 10. Phương pháp chuẩn độ oxi hoá - khử.

10.1 Nguyên tắc chung của phương pháp.

10.2. Lí thuyết chất chỉ thị oxi hoá ­ khử.

10.3. Đường định phân chuẩn độ oxi hoá ­ khử.

­ Trường hợp phản ứng chuẩn độ đói xứng.

­ Trường hợp phản ứng chuẩn độ bất đối.

­ Tính sai số chuẩn độ

­ Các thí dụ

10.4. Chuẩn độ oxi hoá ­ khử đa bậc.

­ Các thí dụ.

10.5. Một số phương pháp thông dụng:

­ Phương pháp pemanganat.

­ Phương pháp đicromat.

­ Phương pháp iot­ thiosunfat.

­ Phương pháp xeri.

­ Phương pháp bromat­ bromua.

­ Các loại cột khử và ứng dụng.

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

KT. HIỆU TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ

HỌC PHẦN

NGƯỜI BIÊN SOẠN

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Page 320: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

320

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

THỰC TẬP HÓA HỌC PHÂN TÍCH

1. Mã học phần: CHE 1058

2. Số tín chỉ: 2 TC

3. Học phần tiên quyết: CHE 1052

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

TT Họ và tên Chức danh, học

vị

Đơn vị công tác

1 Tạ Thị Thảo PGS.TS Khoa Hóa học,

ĐHKHTN

2 Phạm Thị Ngọc Mai TS Khoa Hóa học,

ĐHKHTN

3 Từ Bình Minh PGS.TS Khoa Hóa học,

ĐHKHTN

4 Bùi Xuân Thành TS Khoa Hóa học,

ĐHKHTN

5 Nguyễn Thị Ánh Hường TS Khoa Hóa học,

ĐHKHTN

6 Nguyễn Thị Kim

Thường

TS Khoa Hóa học,

ĐHKHTN

7 Phạm Tiến Đức TS Khoa Hóa học,

ĐHKHTN

8 Lê Thị Hương Giang ThS Khoa Hóa học,

ĐHKHTN

6. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

a. Mục tiêu về kiến thức: Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về thực hành hóa

phân tích như tính toán nồng độ và cách pha chế dung dịch, các phương pháp phân tích

Page 321: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

321

định lượng hoá học, ứng dụng của các phương pháp phân tích trong việc nghiên cứu

hoá học và phân tích các chất trong các lĩnh vực khác nhau của khoa học, công nghệ,

kinh tế.

b. Mục tiêu về kĩ năng: Cung cấp cho sinh viên phương pháp trình bày báo cáo thí nghiệm

khoa học, cách pha chế dung dịch, thuốc thử, hóa chất; phương pháp tiến hành các thí

nghiệm hóa phân tích, kỹ năng thiết kế thí nghiệm thực tập hóa phân tích.

c. Các mục tiêu khác: Rèn luyện tính cần cù, khả năng làm việc kiên nhẫn tỉ mỉ và tác

phong thí nghiệm chính xác vì hoá phân tích là khoa học đòi hỏi tính toán chính xác,

thao tác tiến hành các phản ứng chính xác tỉ mỉ.

7. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

a. Chuẩn đầu ra về kiến thức: Nắm được các kiến thức cơ bản về thực tập hóa phân tích

như bản chất của các phản ứng hóa học dùng trong phân tích, nguyên tắc của các

phương pháp phân tích định lượng hoá học để có thể ứng dụng các phương pháp phân

tích trong việc nghiên cứu hoá học và phân tích các chất trong các lĩnh vực khác nhau

của khoa học, công nghệ, kinh tế.

b. Chuẩn đầu ra về kĩ năng: Có hiểu biết sâu về các qui trình phân tích, chủ động thiết kế

và đánh giá các bài thực tập hóa phân tích, có thể tham gia nghiên cứu khoa học trong

lĩnh vực hóa phân tích, hóa lý và các môn hóa học khác.

c. Chuẩn đầu ra về thái độ: Có đức tính trung thực, cần cù, chăm chỉ, khả năng làm việc

kiên nhẫn tỉ mỉ và tác phong thí nghiệm chính xác.

8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

­ Thường xuyên: 20%.

­ Giữa kỳ: 20%.

­ Kết thúc học phần: 60%.

9. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

[4] Nguyễn Văn Ri, Tạ Thị Thảo. Thực tập Hóa học phân tích định lượng. Trường

ĐHKHTN, 2015.

10. Tóm tắt nội dung học phần (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ):

Page 322: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

322

Thực tập Hoá học phân tích là khoa học thực nghiệm về các phương pháp xác định

thành phần (định tính và định lượng) các chất và hỗn hợp của chúng cũng như cấu trúc

của các chất. Học phần cung cấp các kĩ năng cơ bản về hóa phân tích: pha chế dung

dịch, cách tiến hành các thí nghiệm phân tích định lượng (tập trung chủ yếu vào các

phương pháp phân tích thể tích), cách xử lí và báo cáo số liệu thực nghiệm trong hóa

phân tích. Sinh viên được thực hiện các thao tác chuẩn độ cơ bản và tiến hành phân tích

các mẫu thực tế.

11. Nội dung chi tiết học phần (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1 Phương pháp chuẩn độ axit - bazơ

Bài 1. Chuẩn độ đơn axit đơn bazơ

1.1 .Hiệu chỉnh thể tích các dụng cụ thủy tinh dùng trong phân tích

1.2 .Thực tập cân phân tích, pha chế dung dịch chuẩn axit oxalic

1.3 .Chuẩn độ NaOH, HCl, CH3COOH, NH3, NH4+

Bài 2. Chuẩn độ đa axit đa bazơ

2.1.Dung dịch chuẩn natri tetraborat

2.2. Chuẩn độ H3PO4, hỗn hợp H3PO4 + HCl, Na2CO3, hỗn hợp Na2CO3 + NaOH,

hỗn hợp KH2PO4 và K2HPO4

Bài 3. Chuẩn độ đa axit đa bazơ (tiếp)

3.1 . Kỹ thuật kết tủa

3.2 .Xác định phosphat

Chương 2 Phương pháp chuẩn độ complexon

Bài 4. Chuẩn độ trực tiếp xác định các ion kim loại

4.1.Pha chế dung dịch EDTA

4.2. Chuẩn độ Zn2+, Mg2+, Pb2+, Ni2+, Cu2+, Ca2+, Fe3+

Bài 5. Các kỹ thuật chuẩn độ complexon xác định các ion kim loại

Chuẩn độ phân đoạn xác định Bi3+, Pb2+

Chuẩn độ ngược xác định Pb2+

Chuẩn độ thay thế xác định Pb2+, Ba2+

Xác định Ni2+ với hệ chỉ thị CuY2­ ­ PAN

Page 323: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

323

Chương 3: Phương pháp chuẩn độ kết tủa tạo phức

Bài 6. Các phương pháp xác định Halogenua

6.1 Phương pháp Mohr xác định Cl­, Br­

6.2 Phương pháp Fajans xác định Cl­, Br­, I­. SCN­

6.3 Phương pháp Volhard xác định Cl­, Br­, I­. SCN­

6.4 Phương pháp tạo phức xác định Cl­ bằng Hg2+

Chương 4 Phương pháp oxi hóa khử

Bài 7. Phương pháp pemanganat

7.1 Xác định các chất khử Fe2+,

7.2 Xác định hỗn hợp Fe2+ và Fe3+

7.3 H2O2, NO2­

7.4 Xác định gián tiếp Ca2+

Bài 8. Phương pháp dicromat

8.1 Pha dung dịch chuẩn K2Cr2O7

8.2 Xác định Pb2+

8.3 Xác định crom trong nước thải

Bài 9. Phương pháp iot­thiosunfat

9.1 Pha dung dịch chuẩn Na2S2O3

9.2 Xác định Cu2+, SO32­, AsO3

3­, nước javen

Chương 5 Phương pháp trọng lượng

Bài 10. Xác định SO42­

Bài 11. Xác định Fe3+

Chương 6 Phân tích mẫu thực tế

Bài 12. Phân tích mẫu Xi măng pooclang

12.1 Chuẩn bị mẫu

12.2 Xác định Fe2O3

12.3 Xác định Al2O3

12.4 Xác định CaO

Bài 13. Phân tích DO, COD

Page 324: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

324

13.1 Phân tích DO

13.2 Phân tích COD

Bài 14. Phân tích nước mắm

14.1 Phân tích độ axit (CH3COOH)

14.2 Phân tích NaCl

14.3 Phân tích đạm foocmol

14.4 Phân tích đạm tòan phần

Bài 15. Phân tích thành phần hỗn hợp thép không gỉ inox

15.1. Phân hủy mẫu

15.2. Xác định hàm lượng sắt

15.3. Xác định hàm lượng crom

15.4. Xác định hàm lượng niken

Hà Nội, ngày tháng năm

2015

KT. HIỆU TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ

HỌC PHẦN

NGƯỜI BIÊN SOẠN

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Page 325: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

325

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

HÓA LÝ 1

1. Mã học phần: CHE 1083

2. Số tín chỉ: 3

3. Học phần tiên quyết: CHE 1051

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

TT Họ và tên Chức danh,

học vị Đơn vị công tác

21 Phạm Văn Nhiêu PGS. TS Bộ môn Hóa lý ­ Khoa Hoá

học, Trường ĐHKHTN

22 Nguyễn Hữu Thọ TS Bộ môn Hóa lý ­ Khoa Hoá

học, Trường ĐHKHTN

23 Lâm Ngọc Thiềm GS.TS Bộ môn Hóa lý ­ Khoa Hoá

học, Trường ĐHKHTN

24 Phạm Quang

Trung TS

Bộ môn Hóa lý ­ Khoa Hoá

học, Trường ĐHKHTN

25 Bùi Thái Thanh

Thư TS

Bộ môn Hóa lý ­ Khoa Hoá

học, Trường ĐHKHTN

26 Vũ Việt Cường TS Khoa Hoá học, Trường

ĐHKHTN

6. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

Kiến thức: Làm cho sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản về cơ học lượng tử để

vận dụng vào các vấn đề cốt lõi của cấu tạo nguyên tử và liên kết hoá học một cách định

lượng

Kĩ năng: Trên cơ sở các kiến thức thu được, giúp cho sinh viên biết giải các bài tập về

cấu tạo nguyên tử, phân tử và liên kết hoá học để giải thích cơ chế của các quá trình hoá

học.

Page 326: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

326

Thái độ: Bước đầu làm cho sinh viên có những khái niệm chung và luyện kĩ năng về các

phương pháp tính gần đúng MO và HMO dùng trong nghiên cứu cấu trúc các hợp chất

hoá học

7. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

Kiến thức: Sinh viên cần có kiến thức vững chắc về cơ học lượng tử.

Kĩ năng: Sinh viên biết vận dụng kiến thức về cơ học lượng tử để giải thích các hiện

tượng liên quan tới cấu tạo nguyên tử, phân tử, liên kết hóa học. Biết sử dụng các

phương pháp tính gần đúng vào nghiên cứu khoa học. Sinh viên phải có khả năng phân

biệt, so sánh, liên hệ kiến thức với ứng dụng thực tiễn.

Thái độ: Sinh viên cần tôn trọng các giá trị khoa học và quan hệ cá nhân, tính trung thực

trong thực nghiệm và giải quyết vấn đề, tôn trọng các giá trị đạo đức xã hội.

8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá: Kiểm tra thường xuyên (đánh giá khả năng nhớ và

tái hiện các nội dung cơ bản của học phần; đánh giá kỹ năng làm việc nhóm, khả năng

trình bày, thuyết trình một vấn đề lý luận cơ bản), kiểm tra giữa kì (đánh giá kỹ năng

nghiên cứu độc lập và kĩ năng trình bày) và thi kết thúc (đánh giá trình độ nhận thức và kỹ

năng liên hệ lý luận với thực tiễn).

9. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

­ Lâm Ngọc Thiềm, Phạm Văn Nhiêu, Lê Kim Long. Cơ sở hoá học lượng tử, NXB

KH & KT. Hà Nội, 2007.

­ Lâm Ngọc Thiềm, Lê Kim Long.Nhập môn hoá học lượng tử (phần bài tập), NXB

ĐHQG .Hà Nội, 2006.

­ Donal A. Mcquarrie & John D. Simon . Physical Chemistry, A Molecular

Approach, University Science Books, 1997.

10. Tóm tắt nội dung học phần (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ):

a. Giới thiệu sự sự xuất hiện và hình thành của cơ học lượng tử (CHLT):

­ Tình bầy những thuộc tính quan trọng của hệ hạt vi mô: tính sóng­hạt và tính không

đồng thời xác định 2 đại lượng cơ học.

­ Đưa ra các khái niệm về các công cụ toán học chính dùng trong việc xây dựng môn

CHLT: toán tử và hàm sóng cũng như ứng dụng của chúng.

Page 327: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

327

­ Giới thiệu hệ tiên đề được xem là vấn đề cốt lõi của CHLT để áp dụng vào các hệ

lượng tử đơn giản và hoá học: chuyển động của electron trong hộp thế, dao động tử

điều hoà...

b. Áp dụng những nguyên lí cơ bản của CHLT và biết cách vận dụng chúng vào hoá

học:

­ Áp dụng phương trình Schrodinger cho bài toán nguyên tử hiđro trong trường xuyên

tâm để từ đó nắm chắc bản chất các khái niệm như obitan nguyên tử (AO), khái niệm

spin, nguyên lí không phân biệt các hạt cùng loại và mô hình về các hạt độc lập, hàm

sóng viết dưới dạng định thức Slater…

­ Nêu lên các luận điểm của phương pháp obitan phân tử (MO) và biết cách vận dụng

phương pháp này để xây dựng giản đồ MO cho phân tử đơn giản dạng A2, AB và làm

quen với giản đồ MO cho các dạng phức tạp hơn.

­ Lí giải tại sao lại có phương pháp MO Huckel (HMO). Trình bầy nội dung và phạm

vi ứng dụng của phương pháp HMO cho các phân tử liên hợp thuộc hệ mạch thẳng,

mạch vòng và dị vòng. Biết cách xây dựng sơ đồ MO().

­ Giới thiệu phương pháp MO áp dụng cho phức chất đối với kiểu phức chất không có

liên kết ­ phức chất bát diện và với kiểu phức chất có liên kết ­phức chất vuông

phẳng và tứ diện.

­ Làm quen với những kiến thức cơ bản một cách định lượng về phổ phân tử dựa trên

kết quả xác định năng lượng từ các bài toán lượng tử về quay tử cứng, dao động tử

điều hoà….Sự tương tác giữa vật chất và bức xạ điện từ dẫn đến sự xuất hiện các dạng

phổ khác nhau như phổ electron, phổ quay­dao động, phổ cộng hưởng từ hạt nhân.

11. Nội dung chi tiết học phần (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Sự xuất hiện và hình thành của hoá học lượng tử (HHLT).

1.1. Sự hình thành của cơ học lượng tử (CHLT).

1.1.1. Những thuộc tính đặc trưng của hệ vi mô (Sóng vật chất de Broglie. Nguyên

lí bất định Heisenberg. Hàm sóng).

1.1.2. Sự khác nhau giữa cơ học cổ điển và CHLT.

1.2. Sự xuất hiện HHLT.

Page 328: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

328

Chương 2. Một số cơ sở cốt lõi của CHLT.

2.1. Khái quát về toán tử.

2.1.1. Định nghĩa và các thuộc tính quan trọng.

2.1.2. Toán tử tuyến tính.

2.1.3. Toán tử Hermite.

2.2. Biểu diễn các đại lượng cơ học bằng toán tử.

2.3. Những trị riêng của toán tử và các giá trị khả dĩ của các đại lượng cơ học.

2.4. Giá trị trung bình của các đại lượng cơ học.

2.5. Những trạng thái mà ở đó đại lượng cơ học có giá trị xác định. Điều kiện để

các đại lượng cơ học đồng thời cùng có giá trị xác định.

2.6. Hệ tiên đề của cơ học lượng tử.

2.7. Phương trình Schrodinger ở trạng thái dừng.

2.8. Chọn lựa một số bài toán ứng dụng.

2.8.1. Hạt trong hộp thế.

2.8.2. Quay tử cứng.

2.8.3. Dao động tử điều hoà.

Chương 3. Áp dụng CHLT vào cấu tạo nguyên tử.

3.1. Trường xuyên tâm.

3.2. Mômen động lượng trong trường xuyên tâm áp dụng cho nguyên tử hiđro và

các ion giống hiđro.

3.3. Phương trình Schrodinger trong trường xuyên tâm.

3.3.1. Phương trình phụ thuộc góc.

3.3.2. Phương trình phụ thuộc bán kính.

3.4. Một số tính chất của hàm sóng.

3.4.1. Khái niệm về obitan nguyên tử (AO).

3.4.2. Sự phân bố hàm mật độ xác suất có mặt của electron theo góc và bán kính.

3.5. Nguyên tử nhiều electron.

3.5.1. Hàm sóng chung của hệ nhiều electron và nguyên lí không phân biệt các hạt

cùng loại.

Page 329: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

329

3.5.2. Mô hình về các hạt độc lập và các trạng thái đơn electron.

3.5.3. Hàm sóng dạng định thức Slater.

3.5.4. Các trạng thái nguyên tử ­ số hạng nguyên tử.

Chương 4. Áp dụng CHLT vào cấu tạo phân tử (Phương pháp obitan phân tử-

MO).

4.1. Luận điểm cơ bản của phương pháp MO.

4.2. Phép gần đúng trong hoá học lượng tử.

4.2.1. Gần đúng Born­Oppenheimer.

4.2.2. Gần đúng Hartree­Fock.

4.2.3. Sự tổ hợp tuyến tính các AO: MO­LCAO.

4.2.4. Phương trình Roothaan.

4.3. Phương pháp MO và phân tử hai nguyên tử.

4.4. Phương pháp MO và phân tử nhiều nguyên tử.

Chương 5. Phương pháp MO-Huckel và các obitan không định cư.

5.1. Giới thiệu phương pháp gần đúng Huckel.

5.2. Áp dụng phương pháp MO­Huckel cho hệ thống liên kết mạch hở, mạch vòng

và dị vòng.

5.3. Sơ đồ (giản đồ) phân tử và cơ chế phản ứng.

5.4. Quy tắc Huckel về tính thơm.

Chương 6. Thuyết MO về liên kết phối trí trong phân tử phức chất.

6.1. Nội dung phương pháp.

6.2. Khái quát về đối xứng và ứng dụng chúng trong hoá học.

6.3. Phức chất của các kim loại chuyển tiếp và thuyết MO về liên kết trong phức

chất.

6.4. Phức chất không có liên kết ­ phức chất bát diện.

6.5. Phức chất có liên kết ­ phức chất vuông phẳng và tứ diện.

6.6. Thuyết MO và tính chất từ của phân tử phức chất.

Chương 7. Khái quát về phổ phân tử.

7.1. Bức xạ điện từ.

Page 330: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

330

7.2. Sự tương tác giữa vật chất và bức xạ điện từ.

7.3. Phổ quay của phân tử hai nguyên tử.

7.4. Phổ dao động của phân tử hai nguyên tử.

7.5. Phổ electron.

7.6. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân.

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

KT. HIỆU TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ

HỌC PHẦN

NGƯỜI BIÊN SOẠN

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Page 331: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

331

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

THỰC TÂP HÓA LÝ 1

1. Mã học phần: CHE1085

2. Số tín chỉ: 2

3. Học phần tiên quyết: Đối với sinh viên các ngành Hoá học, Công nghệ Hoá học, Sư

phạm Hoá học, Hoá dược, Hoá học tài năng: Đang tích luỹ hoặc tích luỹ xong môn Hoá lý 1

(CHE1083) ; Hoá lý 2 (CHE 1084)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

TT Họ và tên

Chức

danh, học

vị

Đơn vị công tác

27 Nguyễn Thị Cẩm

Hà PGS. TS

Bộ môn Hóa lý ­ Khoa Hoá

học, Trường ĐHKHTN

28 Nguyễn Xuân

Hoàn PGS. TS

Bộ môn Hóa lý ­ Khoa Hoá

học, Trường ĐHKHTN

29 Nguyễn Hữu Thọ TS Bộ môn Hóa lý ­ Khoa Hoá

học, Trường ĐHKHTN

30 Nguyễn Minh

Ngọc TS

Bộ môn Hóa lý ­ Khoa Hoá

học, Trường ĐHKHTN

31 Nguyễn Văn Thức TS Bộ môn Hóa lý ­ Khoa Hoá

học, Trường ĐHKHTN

32 Vũ Ngọc Duy TS Bộ môn Hóa lý ­ Khoa Hoá

học, Trường ĐHKHTN

33 Nguyễn Xuân Viết TS Bộ môn Hóa lý ­ Khoa Hoá

học, Trường ĐHKHTN

34 Bui Thái Thanh

Thư TS

Bộ môn Hóa lý ­ Khoa Hoá

học, Trường ĐHKHTN

Page 332: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

332

TT Họ và tên

Chức

danh, học

vị

Đơn vị công tác

35 Phạm Quang

Trung TS

Bộ môn Hóa lý ­ Khoa Hoá

học, Trường ĐHKHTN

36 Vũ Việt Cường TS Khoa Hoá học, Trường

ĐHKHTN

37 Nguyễn Họa Mi TS Khoa Hoá học, Trường

ĐHKHTN

38 Nguyễn Thi Dung NCV Bộ môn Hóa lý ­ Khoa Hoá

học, Trường ĐHKHTN

39 Phạm Thi Hoa CN Bộ môn Hóa lý ­ Khoa Hoá

học, Trường ĐHKHTN

6. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

Kiến thức: Sinh viên nắm được các phương pháp thực nghiệm xác định các đại lượng Hóa

lý (nhiệt độ, áp suất, nồng độ, độ dẫn điện, sức điện động, hằng số cân bằng, tốc độ phản

ứng, vv…) trên cơ sở đó nghiên cứu và hiều sâu sắc hơn về các quá trình hóa hoc (cân

bằng pha, tính chất của các loại dung dịch, các quá trình chuyển hóa).

Kĩ năng: Rèn luyện cho sinh viên cách phân tích các kết quả thực nghiệm. Hình thành kỹ

năng, thao tác thực nghiệm của học phần, giúp sinh viên hiểu rõ hơn các vấn đề lý thuyết

đã được đề cập trong môn Hóa lý, để áp dụng vào ngành học cụ thể. Học phần cũng nhằm

đào tạo phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, khả năng phân tích và giải quyết vấn đề,

rèn luyện kỹ năng thực hành và xử lý số liệu thực nghiệm cho sinh viên. Bên cạnh đó,

việc thực hành theo nhóm gồm từ 2 đến 3 sinh viên cũng tăng cường và rèn luyện khả

năng phối hợp làm việc theo nhóm. Kỹ năng làm việc theo nhóm là một kỹ năng hiện đại

mà sinh viên cần phải được trang bị trước khi ra trường.

Thái độ: Học phần nhằm khuyến khích động viên sinh viên trong nghiên cứu. Các giờ

thực hành thí nghiệm cũng rèn luyện cho sinh viên đức tính nghiêm túc, tôn trọng kỷ luật

và các nội quy an toàn trong Phòng Thí nghiệm.

Page 333: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

333

7. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

Kiến thức: Sinh viên cần nắm vững những cơ sở lý thuyết và các phương pháp thực

nghiệm để xác định các đại lượng Hóa lý.

Kĩ năng: Sinh viên có khả năng thao tác thực nghiêm , xử lý số liệu kết quả thực

nghiệm, kết hợp các kết quả thực nghiệm với lí thuyết và giải thích.

Thái độ: Tôn trọng các giá trị khoa học và quan hệ cá nhân, tính trung thực trong thực

nghiệm, tinh thần trách nhiệm khi làm việc theo nhóm, tính kỉ luật và tự giác thực hiện

các nội quy an toàn trong phòng thí nghiệm.

8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

Tiêu chí đánh giá :

­ Tham dự đầy đủ các buổi thực hành theo lịch trình, chuẩn bị bài trước khi vào

phòng thí nghiệm

­ Nắm được kiến thức, có khả năng thực nghiệm, có ý thức trong mỗi buổi thực hành

­ Hàng tuần hoàn thiện và nộp báo cáo theo quy định

Các loại điểm kiểm tra và trọng số của từng loại điểm

­ Mỗi bài thực hành đều được đánh giá theo các điểm sau:

+ Điểm chuyên cần (đánh giá theo tiêu chí 1 ­ đánh giá về việc đi tham dự buổi thực

hành đúng giờ và mang theo vở chuẩn bị bài và ghi chép kết quả thí nghiệm): 2 điểm

+ Điểm thực hành (đánh giá theo tiêu chí 2 ­ đánh giá kiến thức của sinh viên về vấn

đề bài thực hành yêu cầu, khả năng thực nghiệm và ý thức của sinh viên trong buổi

thực hành): 3 điểm

+ Điểm kết quả (đánh giá theo tiêu chí 3 ­ đánh giá khả năng xử lý kết quả và viết báo

cáo thực hành): 5 điểm

­ Điểm trung bình cộng của 8 bài thực hành sẽ được tính: 40%

­ Điểm kiểm tra cuối kỳ sẽ được tính: 60%

Lịch thi và kiểm tra

­ Trong mỗi buổi thực hành đều có kiểm tra đánh giá sự chuẩn bị bài, quá trình thực

hành thí nghiệm và báo cáo kết quả thực hành bài trước theo tiêu chí: Chuyên cần, thực

hành và kết quả.

Page 334: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

334

­ Cuối kỳ có thi kiểm tra kết thúc học phần (hình thức thi vấn đáp) theo sự bố trí của Bộ

môn Hoá lý căn cứ theo lịch công tác năm học của Trường.

­ Điểm học phần là điểm tích luỹ của các bài thí nghiệm + kiểm tra cuối kỳ, hệ số

100%.

* Điểm đánh giá : theo quy định chung của Đại học Quốc gia Hà nội (đào tạo tín chỉ)

9. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

­ Vũ Ngọc Ban, “Giáo trình thực tập Hóa lý”, Nhà Xuất Bản ĐHQGHN, 2007.

­ Bộ môn Hoá lý, “Giáo trình thực tập Hóa lý 1&2”, Bản in vi tính.

­ Bộ môn Hoá lý, “Experiments in Physical Chemitry, Laboratory Guide”, Bản in vi

tính.

10. Tóm tắt nội dung học phần (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ): Môn Thực tập

Hoá lý 1 bao gồm 15 bài thực hành liên quan đến những kiến thức cơ bản nhất của Hoá

lý. Nội dung của học phần bao gồm 8 bài thực tập được lựa chọn theo từng học kỳ, năm

học trong tổng số bài thực tập của chương trình thực tập Hóa lý 1. Sinh viên được tiến

hành thực tập trên các thiết bị phù hợp, tương ứng với các nội dung được học trong lý

thuyết Hoá lý về Nhiệt động hóa học, Động hoá học, Điện hóa và Hóa keo.

11. Nội dung chi tiết học phần (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Bài mở đầu: Giới thiệu chương trình thực tập. Sai số, đồ thị, xử lý số liệu thực

nghiệm – An toàn phòng thí nghiệm

1. Định nghĩa phép đo và sai số

2. Phương pháp xác định sai số của các phép đo trực tiếp, gián tiếp

3. Cách viết kết quả thực nghiệm trong thí nghiệm hoá lý

4. Phương pháp biểu diễn kết quả bằng đồ thị và tính sai số

5. An toàn phòng thí nghiệm

Bài 1. Xác định thiêu nhiệt của các chất

1. Mục đích: Xác định thiêu nhiệt của Naphtalen và tính sinh nhiệt của Naphtalen dựa

vào định luật Hess.

2. Lý thuyết

3. Thiết bị, dụng cụ thí nghiệm và hoá chất

Page 335: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

335

­ Bom nhiệt lượng kế

­ Mẫu đo (Naphtalen, Axit benzoic)

­ Nguồn điện 212 V

­ Máy đo nhiệt độ hiển thị số, máy khuấy từ

­ Bom oxi, dây điện trở

­ Máy ép thuỷ lực và khuôn ép mẫu

4. Thực hành

4.1. Xác định nhiệt dung của hệ nhiệt lượng kế

4.2. Xác định thiêu nhiệt của Naphtalen

5. Xử lý số liệu

Bài 2. Nhiệt hòa tan

1. Mục đích: Xác định nhiệt hoà tan của KCl trong nước, nhiệt hoà tan của CuSO4,

CuSO4.5H2O, nhiệt hyđrat hoá.

2. Lý thuyết

3. Thiết bị, dụng cụ thí nghiệm và hoá chất

­ Các nhiệt lượng kế

­ Nhiệt kế chính xác

­ KCl, KNO3, CuSO4, CuSO4.5H2O, nước cất

4. Thực hành

4.1. Xác định nhiệt dung của hệ nhiệt lượng kế

4.2. Xác định nhiệt hoà tan của KCl trong nước

4.3. Xác định nhiệt hoà tan của CuSO4, CuSO4.5H2O, nhiệt hyđrat hoá.

5. Xử lý số liệu

Bài 3. Xác định nhiệt hóa hơi và Entropy của chất lỏng.

1. Mục đích: Xác định nhiệt hoá hơi Axeton tinh khiết. Vận dụng quy tắc Trouton để

tính entropy của quá trình hoá hơi Axeton và giải thích

2. Lý thuyết

3. Thiết bị, dụng cụ thí nghiệm và hoá chất

­ Máy tính

Page 336: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

336

­ Sensor đo nhiệt độ kết nối máy tính

­ Bình đo, máy khuấy từ, bơm chân không,

­ Nguồn điện, nguồn cung cấp năng lượng điện

­ Axeton tinh khiết cho phân tích

4. Thực hành:

Xác định nhiệt hoá hơi và entropy của quá trình hoá hơi Axeton tinh khiết.

5. Xử lý số liệu

Bài 4. Áp suất hơi bão hòa

1. Mục đích: Nghiên cứu sự phụ thuộc của áp suất hơi bão hoà vào nhiệt độ và xác định

nhiệt hoá hơi của chất lỏng (benzen hoặc nước).

2. Lý thuyết

3. Thiết bị, dụng cụ thí nghiệm và hoá chất

­ Hệ cất sinh hàn hồi lưu

­ Áp kế chữ U, hoặc thiết bị đo áp suất

­ Bơm chân không

­ Benzen, nước cất

4. Thực hành

Nghiên cứu sự phụ thuộc của áp suất hơi bão hoà vào nhiệt độ và xác định nhiệt hoá hơi

của chất lỏng

5. Xử lý số liệu

Bài 5. Hằng số cân bằng

1. Mục đích: Xác định hằng số cân bằng của phản ứng KI + I2 KI3 trong dung dịch

nước

2. Lý thuyết

3. Thiết bị, dụng cụ thí nghiệm và hoá chất

­ Thiết bị lắc

­ Bộ chuẩn độ, phễu chiết,...

­ I2, KI, KI3, CCl4, Na2S2O3, hồ tinh bột

4. Thực hành

Page 337: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

337

4.1. Xác định hệ số phân bố của I2

4.2. Xác định hằng số cân bằng

5. Xử lý số liệu

Bài 6. Cân bằng lỏng hơi hệ hai cấu tử

1. Mục đích: Xây dựng giản đồ cân bằng lỏng­hơi của hệ chất lỏng hoà tan hoàn toàn

vào nhau (benzen­axeton) ở áp suất không đổi.

2. Lý thuyết

3. Thiết bị, dụng cụ thí nghiệm và hoá chất

­ Bộ cất sinh hàn quay

­ Máy đo chiết suất

­ Benzen, axeton

4. Thực hành

4.1. Xây dựng đường chuẩn chiết suất – thành phần

4.2. Xác định nhiệ đọ sôi và thành phần pha hơi cân bằng

5. Xử lý số liệu

Bài 7. Tính tan hạn chế của chất lỏng

1. Mục đích: Xây dựng giản đồ độ tan của 2 chất lỏng hoà tan hạn chế và xác định nhiệt

độ hoà tan giới hạn; Xây dựng giản đồ độ tan hệ 3 cấu tử hoà tan hạn chế

2. Lý thuyết

3. Thiết bị, dụng cụ thí nghiệm và hoá chất

­ Bộ thí nghiệm cho hệ 2 cấu tử

­ Bộ thí nghiệm cho hệ 3 cấu tử

­ Phenol, nước cất, axit axetic, CHCl3

4. Thực hành

4.1. Xây dựng giản đồ tính tan của hệ Phenol – nước.

4.2. Xây dựng giản đồ tính tan tương hỗ của hệ nước – axit axetic – cloroform

5. Xử lý số liệu

Bài 8. Phương pháp hàn nghiệm xác định khối lượng phân tử chất tan

1. Mục đích: Xác định khối lượng phân tử của chất tan bằng phương pháp hàn nghiệm

Page 338: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

338

2. Lý thuyết

3. Thiết bị, dụng cụ thí nghiệm và hoá chất

­ Bộ bình đo

­ Thiết bị đo nhiệt độ hiển thị số, dụng cụ thuỷ tinh

­ KCl, đường saccarozơ, nước cất 2 lần, đá, NaCk

4. Thực hành

4.1. Xác định nhiệt độ kết tinh của nước

4.2. Xác định khối lượng phân tử của đường saccarozơ

4.3. Xác định khối lượng phân tử của KCl

5. Xử lý số liệu

Bài 9. Phản ứng nghịch đảo đường

1. Mục đích: Xác định hằng số tốc độ của phản ứng thuỷ phân đường saccarozơ (phản

ứng nghịch đảo đường).

2. Lý thuyết

3. Thiết bị, dụng cụ thí nghiệm và hoá chất

­ Phân cực kế

­ Bình đun cách thuỷ, dụng cụ thuỷ tinh

­ HCl, đường saccarozơ

4. Thực hành

Xác định goc quay , hằng số tốc độ của phản ứng thuỷ phân đường saccarozơ

5. Xử lý số liệu

Bài số 10. Phản ứng thủy phân Este

1. Mục đích: Xác định hằng số tốc độ của phản ứng và năng lượng hoạt hoá của phản

ứng thuỷ phân etyl axetat bằng dung dịch kiềm.

2. Lý thuyết

3. Thiết bị, dụng cụ thí nghiệm và hoá chất

­ Bình điều nhiệt

­ Bộ dụng cụ thí nghiệm thuỷ tinh

­ Etyl axetat, NaOH, HCl, phenolphtalein

Page 339: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

339

4. Thực hành

4.1. Xác định hằng số tốc độ của phản ứng tại 300C.

4.2. Xác định hằng số tốc độ của phản ứng tại 400C. Xác định năng lượng hoạt hoá của

phản ứng

5. Xử lý số liệu

Bài số 11. Đường hấp phụ đẳng nhiệt

1. Mục đích: Nghiên cứu sự hấp phụ của axit axetic trong môi trường nước trên than

hoạt tính và vẽ các đường đẳng nhiệt hấp phụ.

2. Lý thuyết

3. Thiết bị, dụng cụ thí nghiệm và hoá chất

­ Máy khuấy từ

­ Bộ thí nghiệm hấp phụ

­ Axit axetic, NaOH, phenolphtalein, Cacbon hoạt tính

4. Thực hành

Nghiên cứu sự hấp phụ của axit axetic trong môi trường nước trên than hoạt tính và vẽ

các đường đẳng nhiệt hấp phụ

5. Xử lý số liệu

Bài số 12. Độ dẫn điện của dung dịch chất điện li

1. Mục đích: Xác định độ dẫn điện riêng, độ dẫn điện đương lượng giới hạn của chất

điện li mạnh, độ điện li và hằng số điện li của chất điện li yếu

2. Lý thuyết

3. Thiết bị, dụng cụ thí nghiệm và hoá chất

­ Bộ thí nghiệm đo độ dẫn điện

­ KCl, HCl, axit axetic

4. Thực hành

4.1. Xác định hằng số bình K.

4.2. Xác định độ dẫn điện đương lượng giới hạn của dung dịch HCl

4.3. Xác định hằng số phân li của axit axetic

5. Xử lý số liệu

Page 340: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

340

Bài số 13. Sức điện động của nguyên tố Ganvani

1. Mục đích: Đo sức điện động của pin Daniel­Jacobi, pin Gavani nồng độ. Xác định

thế điện cực của đồng, kẽm và thế điện cực oxi hoá khử.

2. Lý thuyết

3. Thiết bị, dụng cụ thí nghiệm và hoá chất

­ Hệ thí nghiệm đo

­ Acqui, điện cực Pt, Ag/AgCl, calomen

­ KCl, CuSO4, ZnSO4, K3Fe(CN)6, K4Fe(CN)6, tấm kim loại Cu, Zn,

4. Thực hành

4.1. Chuẩn điện thế acqui băng pin chuẩn Weston.

4.2. Đo sức điện động của pin Daniel­Jacobi

4.3. Đo sức điện động của pin Gavani nồng độ

4.4. Xác định thế điện cực đồng và kẽm

4.5. Xác định thế điện cực oxi hoá khử

5. Xử lý số liệu

Bài số 14. Xác định số vận tải của ion trong dung dịch chất điện li

1. Mục đích: Xác định số vận tải của ion trong dung dịch chất điện li.

2. Lý thuyết

3. Thiết bị, dụng cụ thí nghiệm và hoá chất

­ Bộ dụng cụ xác định số vận tải

­ Nguồn điện 1 chiều

­ Dụng cụ thuỷ tinh

­ Thanh kim loại Cu, Pb, H2SO4, NaOH, metyl da cam, Etanol,

4. Thực hành

4.1. Chuẩn bị culông kế đồng.

4.2. Điện phân dung dịch H2SO4, xác định số vận tải ion H3O+ và SO4

5. Xử lý số liệu

Bài số 15. Điều chế các hệ keo và khảo sát một số tính chất của chúng

Page 341: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

341

1. Mục đích: Điều chế hệ keo Fe(OH)3 bằng phản ứng thuỷ phân muối FeCl3. Xác định

ngưỡng keo tụ

2. Lý thuyết

3. Thiết bị, dụng cụ thí nghiệm và hoá chất

­ Bếp điện

­ Bộ dụng cụ thuỷ tinh

­ FeCl3, Na2SO4

4. Thực hành

4.1. Điều chế hệ keo Fe(OH)3 bằng phản ứng thuỷ phân muối FeCl3.

4.2. Xác định ngưỡng keo tụ

5. Xử lý số liệu

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

KT. HIỆU TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ

HỌC PHẦN

NGƯỜI BIÊN SOẠN

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Page 342: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

342

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

HÓA LÝ 2

1. Mã học phần: CHE1084

2. Số tín chỉ: 5

3. Học phần tiên quyết: Hoá học đại cương 1, 2 và Hóa lý 1

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

TT Họ và tên

Chức

danh, học

vị

Đơn vị công tác

40 Nguyễn Thị Cẩm

Hà PGS. TS

Bộ môn Hóa lý ­ Khoa Hoá

học, Trường ĐHKHTN

41 Nguyễn Xuân

Hoàn PGS. TS

Bộ môn Hóa lý ­ Khoa Hoá

học, Trường ĐHKHTN

42 Cao Thế Hà PGS.TS Trung tâm CETASD, Trường

ĐHKHTN

43 Nguyễn Hữu Thọ TS Bộ môn Hóa lý ­ Khoa Hoá

học, Trường ĐHKHTN

44 Nguyễn Minh

Ngọc TS

Bộ môn Hóa lý ­ Khoa Hoá

học, Trường ĐHKHTN

45 Nguyễn Văn Thức TS Bộ môn Hóa lý ­ Khoa Hoá

học, Trường ĐHKHTN

46 Vũ Ngọc Duy TS Bộ môn Hóa lý ­ Khoa Hoá

học, Trường ĐHKHTN

47 Nguyễn Xuân Viết TS Bộ môn Hóa lý ­ Khoa Hoá

học, Trường ĐHKHTN

6. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

Kiến thức: Cung cấp cho sinh viên chuyên ngành Hóa các kiến thức cơ bản về Hóa lý

bao gồm : Nhiệt động hóa học, Điện hóa, và Động hóa học. Trên cơ sở đó, sinh viên có

Page 343: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

343

thể vận dụng các kiến thức được trang bị để giải quyết các vấn đề liên quan trong thực

tiễn và ngành học, tiếp cận các kiến thức của các khoa học khác liên quan.

Kĩ năng: Hình thành kĩ năng giải quyết các bài toán cụ thể trong lĩnh vực cân bằng hóa

học, cân bằng pha, dung dịch không điện li, điện hóa và động hóa học, để áp dụng vào

ngành học cụ thể.

Thái độ: Thấy được ý nghĩa, giá trị khoa học của học phần, hiểu biết về các hiện tượng

hóa lý trong hóa học và trong đời sống thực tiễn

7. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

Kiến thức: Sinh viên phải có kiến thức cơ bản về nhiệt động hóa học, điện hóa, và động

hóa học.

Kĩ năng: Sinh viên cần hình thành các kĩ năng giải quyết các bài toán cụ thể trong các

lĩnh vực liên quan tới hóa lý.

Thái độ: Sinh viên cần tôn trọng các giá trị khoa học và quan hệ cá nhân, tính trung thực

trong thực nghiệm và giải quyết vấn đề, tôn trọng các giá trị đạo đức xã hội

8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá: Kiểm tra thường xuyên (đánh giá khả năng nhớ và

tái hiện các nội dung cơ bản của học phần; đánh giá kỹ năng làm việc nhóm, khả năng

trình bày, thuyết trình một vấn đề lý luận cơ bản), kiểm tra giữa kì (đánh giá kỹ năng

nghiên cứu độc lập và kĩ năng trình bày) và thi kết thúc (đánh giá trình độ nhận thức và kỹ

năng liên hệ lý luận với thực tiễn).

9. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

­ Trần Văn Nhân, và cộng sự, Hóa lý tập 1. NXB Giáo dục, Hà Nội, 2004

­ Donald A. McQuarrie, John D. Simon. Physical Chemistry – A molecular

approach. University Science Book. Chap. 16­30 (1997).

­ Trần Văn Nhân, và cộng sự, Hóa lý tập 2. NXB Giáo dục, Hà Nội, 2004

­ Cao Thế Hà, Giáo trình Hóa Lí, phần Động hóa học, đã biên soạn theo [2], Trường

ĐHKHTN­ ĐHQG HN, 2010 (có phần bài tập).

­ Trịnh Xuân Sén, Điện hóa học. NXB Giáo dục, Hà Nội, 2004

10. Tóm tắt nội dung học phần (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ):

Giới thiệu những kiến thức cơ bản của hóa lý bao gồm các nội dung:

Page 344: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

344

­ Nhiệt động học hóa học nghiên cứu về mặt năng lượng và entropy của các chất

trong phản ứng, trên cơ sở đó suy xét về các khả năng xảy ra và giới hạn của phản

ứng. Các nguyên lí của nhiệt động học và ứng dụng các nguyên lí đó vào cân bằng

hoá học, cân bằng pha và dung dịch giúp cho sinh viên hiểu rõ lí thuyết của các quá

trình hoá học và vận dụng các hiểu biết đó để học tốt các học phần khác liên quan

đến ngành học, cũng như ứng dụng trong thực tiễn.

­ Các kiến thức về điện hóa: Nghiên cứu dung dịch điện li, thuyết điện li cổ điển

Arrenius, nguyên nhân và cơ chế hình thành lớp kép, nguyên lí hoạt động của pin

điện..

­ Các kiến thức về động học hóa học: Phương trình động học của các phản ứng từ

đơn giản đến phức tạp và các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. Các lí thuyết

cơ bản về phản ứng, giới thiệu một số loại phản ứng. Những kiến thức về xúc tác

và hấp phụ

11. Nội dung chi tiết học phần (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Các tính chất của chất khí (5h= 4+1)

1.1. Giới thiệu chung

1.2. Khí lý tưởng. Các phương trình trạng thái khí lý tưởng

1.3. Khí thực, phương trình trạng thái khí thực

Chương 2. Thừa số Boltzman và hàm phân bố (3h)

2.1 Các định luật phân bố cổ điển

2.2 Hàm phân bố Boltzman về năng lượng.Thừa số Boltzmann

2.3 Hàm phân bố cho phân tử. Mối liên hệ giữa hàm phân bố và các đại lượng nhiệt

động

2.4 Hàm phân bố ứng với các dạng chuyển động trong phân tử

Chương 3. Nguyên lý I của nhiệt động học. (4h = 3+1)

3.1. Các trạng thái cân bằng, không cân bằng, thuận nghịch, bất thuận nghịch

3.2. Nội dung của nguyên lý I. Nội năng, Nhiệt và Công.

3.3. Nhiệt hóa học.

3.4. Hiệu ứng nhiệt. Định luật Hess và định luật Kirchoff

Page 345: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

345

Chương 4. Entropy và Nguyên lý II của nhiệt động học. (5h = 4 +1)

4.1. Quá trình tự diễn biến

4.2. Chu trình Carnot. Nguyên lý II của nhiệt động học.

4.3. Entropy. Chiều hướng và giới hạn của quá trình trong hệ cô lập

4.4. Các cách tính biến thiên Entropy

4.3. Ý nghĩa vật lý của Entropy

Chương 5. Entropy và Nguyên lý III của nhiệt động học. (3h= 2+ 1)

5.1. Sự phụ thuộc của Entropy vào nhiệt độ

5.2. Nguyên lý III của nhiệt động học.

5.3. Entropy tuyệt đối

Chương 6. Năng lượng tự do. Phương trình Gibbs-Helmholtz (6h = 5+1)

6.1. Chiều hướng và giới hạn quá trình trong hệ kín. Các hàm đặc trưng G, F.

6.2. Phương trình Maxwell.

6.3. Phương trình Gibbs­Helmholtz.

6.4. Chiều hướng và giới hạn quá trình trong hệ mở. Thế hóa học.

6.5. Hệ số hoạt áp, thước đo của khí thực

Chương 7. Cân bằng hóa học. (4h = 3+1)

7.1. Phương trình đẳng nhiệt của phản ứng hóa học.

7.2. Phương trình đẳng áp và phương trình đẳng tích của phản ứng hóa học.

7.3. Sự phụ thuộc của cân bằng phản ứng vào áp suất,

7.4. Sự phụ thuộc của hằng số cân bằng vào nhiệt độ. Phương trình Van’t Hoff

7.5. Các phương pháp xác định, tính hằng số cân bằng.

Chương 8. Cân bằng pha. (3h)

8.1. Những khái niệm cơ bản.

8.2. Điều kiện cân bằng pha. Quy tắc pha của Gibbs.

8.3. Cân bằng pha hệ một cấu tử. Phương trình Clapeyron­Clausius

Chương 9. Dung dịch 1 (lỏng – lỏng) (6h= 5+1)

9.1. Các đại lượng nhiệt động của dung dịch. Đại lượng mol riêng phần

9.2. Phương trình Gibbs­Duhem.

Page 346: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

346

9.3. Dung dịch lí tưởng. Định luật Raoult.

9.4. Dung dịch vô cùng loãng. Định luật Henry.

9.5. Dung dịch thực. Tính chất nhiệt động của dung dịch

9.6. Cân bằng lỏng hơi hệ 2 cấu tử.

9.7. Hoạt độ và hệ số hoạt độ

Chương 10. Dung dịch 2 (rắn – lỏng) (9h= 8+1)

10.1 Dung dịch các chất không điện ly (2h)

10.1.1 Các quy luật về sự hòa tan trong dung dịch

10.1.2 Nhiệt độ đông đặc và nhiệt độ sôi của dung dịch. Phương pháp nghiệm lạnh và

phương pháp nghiệm sôi

10.1.3. Áp suất thẩm thấu

10.2 Dung dịch các chất điện ly (6h)

10.2.1 Dung dịch chất điện ly yếu. Thuyết Arrhenius

10.2.2 Tương tác ion trong dung dịch chất điện ly. Thuyết Debye­Huckel

10.2.3 Độ dẫn điện, số vận tải và linh độ ion.

Chương 11. Thế điện cực và sức điện động của pin điện (6h = 5+1)

11.1. Thế điện cực, phương trình Nernst tính giá trị thế điện cực của pin điện.

11.1.2 Điện cực và thế điện cực

11.1.3 Phương trình Nernst tính giá trị thế điện cực

11.1.4 Phân loại điện cực

11.1.4 Phương pháp đo thế điện cực

11.2. Nhiệt động học pin điện.

11.2.1 Định nghĩa và phân loại các hệ điện hóa.

11.2.2 Các mạch vật lí

11.2.3 Các mạch hóa học

11.2.4 Các mạch nồng độ

11.2.5 Phương pháp đo sức điện động của pin điện và ứng dụng

Chương 12. Thuyết động học của chất khí (4h = 3+1)

12.1 Năng lượng chuyển động tịnh tiến của phân tử

Page 347: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

347

12.2 Phân bố xác suất tốc độ thành phần của phân tử thành phần

12.3 Phân bố tốc độ phân tử

12.4 Tần số va chạm thành bình

12.5 Kiểm tra phân bố Maxwell­Boltzmann

12.6 Tần số va chạm và quãng đường chuyển động tự do của phân tử

12.7 Quan hệ tốc độ phản ứng và tần số va chạm

Chương 13. Tốc độ phản ứng và phương trình động học (4h=3+1)

13.1 Khái niệm tốc độ phản ứng và phương trình tốc độ

13.2 Xác định tốc độ, bậc phản ứng bằng thực nghiệm

13.3 Phản ứng bậc một, phản ứng phân rã

13.4 Các phương trình động học dạng tích phân có n khác nhau

13.5 Phản ứng thuận nghịch

13.6 Phương pháp "trễ" (relaxation)

13.7 Sự phụ thuộc tốc độ phản ứng vào nhiệt độ

13.8 Sử dụng thuyết trạng thái chuyển tiếp để đánh giá hằng số tốc độ

Chương 14. Các cơ chế phản ứng (5h = 3+2)

14.1 Phản ứng cơ bản và cơ chế phản ứng

14.2 Trạng thái gần cân bằng

14.3 Phản ứng nối tiếp

14.4 Nguyên lí nồng độ ổn định

14.5 Quan hệ phương trình tốc độ với cơ chế

14.6 Phản ứng đơn phân tử và cơ chế Lindemann

14.7 Phản ứng dây chuyền

14.8 Phản ứng xúc tác và sự giảm năng lượng hoạt hóa

14.9 Phản ứng enzym và cơ chế Michaelis ­ Menten

Chương 15. Động lực học phản ứng pha khí (4h = 3+1)

15.1 Tốc độ phản ứng lưỡng phân tử theo mô hình va chạm hai quả cầu cứng

15.2 Thiết diện va chạm phản ứng và tần số va chạm

15.3 Ảnh hưởng của định hướng phân tử

Page 348: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

348

15.4 Quan hệ giữa nội năng chất phản ứng và thiết diện phản ứng

15.5 Thiết diện phản ứng và Hệ tọa độ tâm khối

15.6 Nghiên cứu va chạm phản ứng bằng phương pháp chùm phân tử

15.7 Phản ứng F(g)+D2(g) FD(g)+D(g) và phân tử DF(g) bị kích thích

15.8 Phân bố theo tốc độ và theo góc của sản phẩm phản ứng

15.9 Phản ứng không bật lại

15.10 Cơ lượng tử và bề mặt thế năng của phản ứng F(g)+D2(g) FD(g)+D(g)

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

KT. HIỆU TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ

HỌC PHẦN

NGƯỜI BIÊN SOẠN

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Page 349: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

349

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

HÓA HỌC VÔ CƠ 2

1. Mã học phần: CHE1090

2. Số tín chỉ: 3TC

3. Học phần tiên quyết: CHE1051, CHE1052, CHE1077

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Triệu Thị Nguyệt, GS. TS., Khoa Hóa học – ĐHKHTN – ĐHQGHN

6. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

­ Kiến thức: Trang bị cho sinh viên những kiến thức về Hoá học Vô cơ sâu hơn (so

với Hoá Vô cơ 1) về phức chất của các kim loại chuyển tiếp, hoá học của các

nguyên tố lantanoit và actinoit, các lý thuyết liên kết hoá học trong các phức chất,

từ tính và quang phổ của chúng; phức chất cacbonyl và phức chất cơ kim, cấu tạo

và khả năng phản ứng của các hợp chất vô cơ.

­ Kỹ năng: Vận dụng lí thuyết đã được học để giải các bài tập thuộc chương trình

học phần. Góp phần rèn luyện phương pháp tư duy khoa học, tư duy lôgích, tác

phong khoa học cho người làm công tác nghiên cứu. Góp phần xây dựng thế giới

quan khoa học duy vật biện chứng cho người học.

­ Thái độ: người học thấy được ý nghĩa, sự cần thiết và giá trị khoa học của môn, qua

đó có được thái độ học tập nghiêm túc, tìm tòi vận dụng các kiến thức mà học phần

mang lại cho thực tế làm việc. Qua việc học tập, người học có được kiến thức, nhận

thức được các thành tựu, khó khăn của học phần và tự xây dựng được phương pháp

tư duy khoa học trong học tập nghiên cứu sau này.

7. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

­ Thường xuyên: 20%

­ Giữa kỳ: 20%

Page 350: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

350

­ Kết thúc học phần: 60%.

9. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

­ Hoàng Nhâm, Hoá học Vô cơ, 3 tập, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000.

­ Vũ Đăng Độ, Các phương pháp Vật lý trong Hoá học, NXB Đại học Quốc gia Hà

Nội, Hà Nội, 2004

10. Tóm tắt nội dung học phần (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ):

Sau khi đã học Hóa Vô cơ cơ sở, ở học phần này sinh viên sẽ được giới thiệu những

vấn đề lý thuyết sâu về Hóa học phức chất của các nguyên tố chuyển tiếp, các nguyên tố

lantanit và actinit, cấu tạo phân tử của các chất, đặc biệt là phương pháp obitan phân tử.

Học phần cũng cung cấp cho sinh viên những kiến thức đề cao về các phản ứng vô cơ

cơ bản là phản ứng axit­bazơ, phản ứng oxi hóa­ khử và phản ứng của các phức chất.

Đặc biệt, để cho có thể nắm bắt được những vấn đề lý thuyết về cấu tạo phân tử và liên

kết hóa học sinh viên cần được trang bị những kiến thức cơ bản về lý thuyết đối xứng ở

chương 1.

11. Nội dung chi tiết học phần (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ TÍNH ĐỐI XỨNG CỦA PHÂN TỬ

1.1. Khái niệm về tính đối xứng. Phép biến đổi đối xứng. Yếu tố đối xứng.

1.2. Các yếu tố đối xứng.

1.3. Các nhóm điểm đối xứng

Chương 2. PHỨC CHẤT CỦA CÁC KIM LOẠI CHUYỂN TIẾP HỌ D

2.1. Cấu tạo electron của các kim loại chuyển tiếp họ d

2.2. Từ tính của các hợp chất kim loại chuyển tiếp

2.3. Mầu sắc và phổ hấp thụ electron của các hợp chất kim loại chuyển tiếp

2.4. Phức chất của các kim loại chuyển tiếp họ d

2.4.1. Thành phần của các phức chất

2.4.2. Các loại phối tử

2.4.3. Hoá lập thể của phức chất

Page 351: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

351

2.4.4. Phân loại phức chất

2.4.5. Lý thuyết liên kết hoá học trong phức chất:

a. Thuyết liên kết hoá trị

b. Thuyết trường tinh thể

c. Thuyết obitan phân tử

2.4.6. Phức chất cacbonyl

2.4.7. Phức chất cơ kim (phối tử là hiđrocacbon không no)

Chương 3. CÁC NGUYÊN TỐ HỌ LANTAN

3.1. Cấu tạo electron của nguyên tử các nguyên tố họ lantan

3.2. Tính chất của các đơn chất

3.3. Tính chất của các hợp chất

3.4. Phức chất của các nguyên tố họ lantan

3.5. Phương pháp tách riêng các nguyên tố họ lantan

Chương 4. CÁC NGUYÊN TỐ HỌ ACTINI

4.1. Cấu tạo electron của nguyên tử các nguyên tố họ actini

4.2. Sự phân huỷ phóng xạ (Fission)

4.3. Sự tổng hợp hạt nhân (Fusion)

4.4. Hoá học Uran

Chương 5. GIẢN ĐỒ CÁC MỨC NĂNG LƯỢNG CỦA CÁC MO TRONG CÁC

PHÂN TỬ ĐƠN GIẢN

5.1. Phân tử 3 nguyên tử thẳng hàng

5.2. Phân tử 3 nguyên tử dạng góc không có liên kết

5.3. Phân tử 3 nguyên tử có liên kết

5.4. Phân tử chóp tam giác

5.5. Phân tử tứ diện đều

5.6. Phức chất vuông­phẳng

Page 352: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

352

5.7. Phức chất bát diện đều

Chương 6. CẤU TRÚC TINH THỂ CỦA CÁC KIM LOẠI VÀ HỢP CHẤT ION

6.1. Cấu trúc tinh thể của các kim loại

6.1.1. Kim loại nguyên chất: Mô hình gói ghém chặt khít các quả cầu

6.1.2. Cấu trúc tinh thể của hợp kim

6.2. Cấu trúc tinh thể của các hợp chất ion

6.2.1. Áp dụng mô hình gói ghém chặt khít cho các hợp chất ion đơn giản

6.2.2. Giới hạn bền của các cấu trúc với số phối trí khác nhau

6.2.3. Một số cấu trúc điển hình

Chương 7. HÓA LẬP THỂ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ KHÔNG CHUYỂN TIẾP

7.1. Mô hình sự đẩy của các cặp electron trong lớp vỏ hóa trị (VSEPR)

7.2. Liên kết 3 tâm­4 electron (3t – 4e)

7.3. Cấu tạo phân tử của các boran

7.4. Cấu tạo tinh thể của các silicat

Chương 8. PHẢN ỨNG CỦA CÁC CHẤT VÔ CƠ.

8.1. Phản ứng của axit, bazơ.

8.1.1. Axit và bazơ Bronsted

8.1.2. Axit và bazơ Lewis

a. Độ mạnh của axit và bazơ

b. Axit và bazơ cứng và mềm

c. Một số axit và bazơ tiêu biểu

d. Xúc tác axit dị thể

8.2. Phản ứng oxi hóa ­ khử.

8.2.1. Cặp oxi hóa – khử. Thế khử của các cặp

8.2.2. Tính bền oxi hóa – khử trong dung dịch

8.2.3. Các phương pháp biểu diễn đồ thị

Page 353: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

353

a. Đồ thị Latimer

b. Đồ thị Frost

c. Đồ thi Thế – pH (E – pH)

8.3. Phản ứng của các phức chất.

8.3.1. Phản ứng thế phối tử

8.3.2. Phản ứng oxi hóa – khử

8.3.3. Phản ứng của phần phối tử trong phức chất.

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

KT. HIỆU TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ

HỌC PHẦN

NGƯỜI BIÊN SOẠN

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Page 354: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

354

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

41. THỰC TẬP HÓA HỌC HỮU CƠ 2

1. Mã học phần: CHE2005

2. Số tín chỉ: 2 tín chỉ

3. . Học phần tiên quyết: CHE1052 hóa học đại cương 2, CHE1191 thực tập hóa hữu

cơ 1

4. . Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. . Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

1. Lưu Văn Bôi, GS. TSKH

2. Nguyễn Đình Thành, GS. TS

3. Phan Minh Giang, PGS. TS

4. Trần Thị Thanh Vân, TS

5. Phạm Văn Phong, TS

6. Nguyễn Thị Sơn, TS

7. Chu Ngọc Châu, TS

8. Trần Mạnh Trí, TS

­ Đơn vị công tác: Bộ môn Hóa Hữu cơ, Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN, 19 Lê

Thánh Tông Hà Nội­ Điện thoại: 04.38253503

6. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

­ Mục tiêu về kiến thức:

+ Đánh giá chính xác kiến thức và kĩ năng thực hành nâng cao của sinh viên.

­ Mục tiêu về kĩ năng:

+ Tạo cho sinh viên kĩ năng thực hiện một số kĩ thuật tiến hành phản ứng hoá hữu cơ

theo chuyên đề nghiên cứu.

+ Giúp cho sinh viên hiểu rõ hơn các yêu cầu cần phải đáp ứng trong nghiên cứu khoa

học.

Page 355: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

355

­ Các mục tiêu khác (thái độ học tập…): Rèn luyện tính độc lập, tự chủ của sinh viên

khi tiến hành một thí nghiệm hữu cơ. Rèn luyện thái độ chấp hành nội qui an toàn

phòng thí nghiệm.

7. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

­ Chuẩn đầu ra về kiến thức: Sinh viên có thể áp dụng những kiến thức và khái niệm

tích luỹ được để thực hiện một số kĩ thuật tiến hành phản ứng hoá hữu cơ phức tạp, qua

nhiều giai đoạn theo chuyên đề nghiên cứu.

­ Chuẩn đầu ra về kỹ năng: sinh viên biết cách lắp những bộ phản ứng hữu cơ phức tạp,

biết xử lý hỗn hợp sản phẩm sau phản ứng, biết một số thao tác phức tạp trong kỹ thuật

tiến hành phản ứng hữu cơ.

­ Chuẩn đầu ra về thái độ: rèn luyện tính nghiêm túc, tác phong chính xác, cẩn thận khi

tiến hành phản ứng hóa học hữu cơ...

8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

Kiểm tra thường xuyên: 20%;

Kiểm tra giữa kỳ 20%;

Kiểm tra kết thúc học phần 60%.

9. Tài liệu tham khảo(tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

1. Tài liệu chính

1. Ngô Thị Thuận (chủ biên) (2002), Thực tập Hoá học hữu cơ, NXB ĐHQG Hà Nội.

2. Vogel Arthur, A Text­Book of Practical Organic Chemistry, 5th edition, London,

1989.

2. Tài liệu tham khảo thêm

1. Muray Zanger, James McKee (1997), Essentials of Organic Chemistry, Small Scale

Laboratory Experiments, W.C. Brown Publishers, McGraw­Hill Co., Inc.,.

10. Tóm tắt nội dung học phần (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ):

Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về kĩ thuật tách chiết, phân lập và

tinh chế các chất hữu cơ, các phương pháp tổng hợp một số hợp chất hữu cơ qua nhiều

giai đoạn, các phương pháp tiến hành phản ứng hữu cơ đặc thù, cách kiểm tra, đánh giá

hiệu quả phản ứng và diễn biến phản ứng qua một số kỹ thuật sắc ký…

Page 356: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

356

11. Nội dung chi tiết học phần (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Bài thực hành 1: Tổng hợp pentaaxetat glucopyranozơ

1.1. Giới thiệu về độ quay cực, cách tính độ quay cực. Đánh giá độ tinh khiết của

đối quang.

1.2. Tổng hợp pentaaxetat glucopyranozơ.

Bài thực hành 2: Tách và chiết các hợp chất hữu cơ:

2.1. Giới thiệu phương pháp chiết­tách các hợp chất hữu cơ từ các đối tượng động

thực vật.

2.2. Tách cafein, SKLM, đo độ quang cực

Bài thực hành 3: Phương pháp sắc ký

3.1. Giới thiệu phương pháp sắc kí: Nguyên tắc, các dạng sắc kí và ứng dụng, các

chất hấp phụ, cách chọn dung môi. Cách tiến hành SKLM và SKC.

3.2. Tách caroten từ cà rốt, tiến hành sắc lí cột carotene và kiểm tra độ tinh khiết

bằng SKLM, ghi UV.

Bài thực hành 4: Tổng hợp nhiều bước: điều chế benzylidenaxeton hoặc

benzylidenaxetophenon và chuyển hoá thành nhân dị vòng pirazolin (phần 1)

4.1. Cơ chế phản ứng cộng­tách ở hợp chất cacbonyl

4.2. Điều chế benzalxeton hoặc benzylidenaxetophenon

Bài 5: Tổng hợp nhiều bước: điều chế benzylidenaxeton hoặc benzylidenaxetophenon

và chuyển hoá thành nhân dị vòng pirazolin (phần 2)

5.1. Cơ chế phản ứng

5.2. Tổng hợp nhân dị vòng pirazolin

Bài 6: Tổng hợp ở nhiệt độ cao và áp suất cao:

6.1. Giới thiệu các thao tác và an toàn lao động cần lưu ý khi làm việc ở điều kiện

nhiệt độ cao và áp suất cao.

6.2. Điều chế một hợp chất dưới điều kiện nhiệt độ và áp suất cao trong autoclave.

Kết tinh lại, SKLM, đo Đnc.

Bài thực hành 7: Chưng cất dưới áp suất thấp:

Page 357: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

357

7.1. Giới thiệu phương pháp chưng cất dưới áp suất thấp: Lý thuyết và cách tiến

hành.

7.2. Tổng hợp etyl axetoaxetat.

Bài thực hành 8: Giới thiệu phương pháp chiết với chất lỏng tới hạn và ứng dụng:

Tách tinh dầu, sử dụng phương pháp chiết với chất lỏng tới hạn (sử dụng CO2

lỏng) (Supercritical liquid extraction). Đo tỉ trọng và ghi GC­MS.

Bài thực hành 9: Tổng hợp phẩm màu azo. Xác định cực đại hấp thụ trong phổ UV­

VIS

9.1. Tổng hợp phẩm màu azo.

9.2. Xác định cực đại hấp thụ trong phổ UV­VIS

Bài thực hành 10: Ngưng tụ Peckin. Tổng hợp axit cinamic (Phần 1).

10.1. Phản ứng của nhóm methylen linh động ở hợp chất carbonyl.

10.2. Tổng hợp axit cinamic (Phần 1: phản ứng tổng hợp).

Bài thực hành 11: Ngưng tụ Peckin. Tổng hợp axit cinamic (Phần 2).

11.1. Tách và tinh chế axit cinamic.

Bài thực hành 12: Thi lí thuyết + tổng hợp một hợp chất hữu cơ.

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

KT. HIỆU TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ

HỌC PHẦN

NGƯỜI BIÊN SOẠN

PHÓ HIỆU

TRƯỞNG

GS. TS. Nguyễn Đình

Thành

Page 358: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

358

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

THỰC TẬP HÓA LÝ 2

1. Mã học phần: CHE2008

2. Số tín chỉ: 2

3. Học phần tiên quyết:

­ Đối với sinh viên các ngành Hoá học, Công nghệ Hoá học, Sư phạm Hoá học, Hoá

dược, Hoá học tài năng: Đang tích luỹ hoặc tích luỹ xong môn Hoá lý 1

(CHE1083) ; Hoá lý 2 (CHE 2007)

­ Đối với sinh viên không phải ngành Hoá học : Đang tích luỹ hoặc tích luỹ xong

môn Hoá lý Tích luỹ xong Thực tập Hoá lý 1 (CHE 1083)

Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

TT Họ và tên

Chức

danh, học

vị

Đơn vị công tác

1 Nguyễn Thị Cẩm

Hà PGS. TS

Bộ môn Hóa lý ­ Khoa Hoá

học, Trường ĐHKHTN

2 Nguyễn Xuân

Hoàn PGS. TS

Bộ môn Hóa lý ­ Khoa Hoá

học, Trường ĐHKHTN

3 Nguyễn Hữu Thọ TS Bộ môn Hóa lý ­ Khoa Hoá

học, Trường ĐHKHTN

4 Nguyễn Minh

Ngọc TS

Bộ môn Hóa lý ­ Khoa Hoá

học, Trường ĐHKHTN

5 Nguyễn Văn Thức TS Bộ môn Hóa lý ­ Khoa Hoá

học, Trường ĐHKHTN

6 Vũ Ngọc Duy TS Bộ môn Hóa lý ­ Khoa Hoá

học, Trường ĐHKHTN

7 Nguyễn Xuân Viết TS Bộ môn Hóa lý ­ Khoa Hoá

học, Trường ĐHKHTN

Page 359: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

359

TT Họ và tên

Chức

danh, học

vị

Đơn vị công tác

8 Bui Thái Thanh

Thư TS

Bộ môn Hóa lý ­ Khoa Hoá

học, Trường ĐHKHTN

9 Phạm Quang

Trung TS

Bộ môn Hóa lý ­ Khoa Hoá

học, Trường ĐHKHTN

10 Vũ Việt Cường TS Khoa Hoá học, Trường

ĐHKHTN

11 Nguyễn Họa Mi TS Khoa Hoá học, Trường

ĐHKHTN

12 Nguyễn Thi Dung NCV Bộ môn Hóa lý ­ Khoa Hoá

học, Trường ĐHKHTN

13 Phạm Thi Hoa CN Bộ môn Hóa lý ­ Khoa Hoá

học, Trường ĐHKHTN

Mục tiêu của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

Kiến thức: Trên cơ sở các bài thí nghiệm đã thực hiện ở nội dung chương trình thực tập

Hoá lý 1, sinh viên tiếp tục được thực hiện các bài thực tập Hoá lý ở mức độ cao hơn, sâu

hơn của Hoá lý. Các bài thí nghiệm tập trung vào các nội dung cấu tạo nguyên tử và liên

kết hoá học, động hoá học, động học điện hoá, hoá keo, cao phân tử. Các bài thí nghiệm

được triển khai phần lớn trên các thiết bị thí nghiện hiện đại, cập nhật tại Bộ môn Hoá lý

và Phòng thí nghiệm Vật liệu, Khoa Hoá học: thiết bị UV­vis nghiên cứu động học phản

ứng, xác định năng lượng vùng cấm, thiết bị đo điện hoá đa năng cho nghiên cứu các quá

trình ăn mòn và động học điện hoá, thiết bị đo sức căng bề mặt của dung dịch, đo thế điện

động học­ thế Zeta, thiết bị hồng ngoài xác định cho phân tử hai nguyên tử, nhiều nguyên

tử, nhiễu xạ tia X và phần mềm Powdercell để xác định định tính, định lượng pha... Nội

dung chương trình thực tập Hoá lý 2 được xây dựng giành riêng cho sinh viên thuộc khối

chuyên ngành Hoá học.

Page 360: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

360

Kĩ năng: Rèn luyện cho sinh viên cách phân tích các kết quả thực nghiệm. Hình thành kỹ

năng, thao tác thực nghiệm của học phần, giúp sinh viên hiểu rõ hơn các vấn đề lý thuyết

đã được đề cập trong môn Hóa lý, để áp dụng vào ngành học cụ thể. Học phần cũng nhằm

đào tạo phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, khả năng phân tích và giải quyết vấn đề,

rèn luyện kỹ năng thực hành và xử lý số liệu thực nghiệm cho sinh viên. Bên cạnh đó,

việc thực hành theo nhóm gồm từ 2 đến 3 sinh viên cũng tăng cường và rèn luyện khả

năng phối hợp làm việc theo nhóm. Kỹ năng làm việc theo nhóm là một kỹ năng hiện đại

mà sinh viên cần phải được trang bị trước khi ra trường.

Thái độ: Học phần nhằm khuyến khích động viên sinh viên trong nghiên cứu. Các giờ

thực hành thí nghiệm cũng rèn luyện cho sinh viên đức tính nghiêm túc, tôn trọng kỷ luật

và các nội quy an toàn trong Phòng Thí nghiệm

Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

Kiến thức: Sinh viên cần nắm vững những cơ sở lý thuyết và các phương pháp thực

nghiệm để xác định các đại lượng Hóa lý, tương ứng với các nội dung được học trong lí

thuyết Hoá lý về Cấu tạo, Động hoá học, Động học điện hóa, Hóa keo và Cao phân tử.

Kĩ năng: Sinh viên có khả năng thao tác thực nghiêm , xử lý số liệu kết quả thực

nghiệm, khả năng phân tích kết quả thực nghiệm. Có khả năng định hướng sử dụng các

phương pháp cho nghiên cứu khoa học về sau.

Thái độ: Tôn trọng các giá trị khoa học và quan hệ cá nhân, tính trung thực trong thực

nghiệm, tinh thần trách nhiệm khi làm việc theo nhóm, tính kỉ luật và tự giác thực hiện

các nội quy an toàn trong phòng thí nghiệm.

Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

Tiêu chí đánh giá

­ Tham dự đầy đủ các buổi thực hành theo lịch trình, chuẩn bị bài trước khi vào phòng

thí nghiệm

­ Nắm được kiến thức, có khả năng thực nghiệm, có ý thức trong mỗi buổi thực hành

­ Hàng tuần hoàn thiện và nộp báo cáo theo quy định

Các loại điểm kiểm tra và trọng số của từng loại điểm

­ Mỗi bài thực hành đều được đánh giá theo các điểm sau:

Page 361: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

361

+ Điểm chuyên cần (đánh giá theo tiêu chí 1 ­ đánh giá về việc đi tham dự buổi thực

hành đúng giờ và mang theo vở chuẩn bị bài và ghi chép kết quả thí nghiệm): 2 điểm

+ Điểm thực hành (đánh giá theo tiêu chí 2 ­ đánh giá kiến thức của sinh viên về vấn

đề bài thực hành yêu cầu, khả năng thực nghiệm và ý thức của sinh viên trong buổi

thực hành): 3 điểm

+ Điểm kết quả (đánh giá theo tiêu chí 3 ­ đánh giá khả năng xử lý kết quả và viết báo

cáo thực hành): 5 điểm

­ Điểm trung bình cộng của 7 bài thực hành sẽ được tính: 40%

­ Điểm kiểm tra cuối kỳ sẽ được tính: 60%

Kiểm tra, đánh giá

­ Trong mỗi buổi thực hành đều có kiểm tra đánh giá sự chuẩn bị bài, quá trình thực

hành thí nghiệm và báo cáo kết quả thực hành bài trước theo tiêu chí: Chuyên cần,

thực hành và kết quả.

­ Điểm học phần là điểm tích luỹ của các bài thí nghiệm + kiểm tra cuối kỳ, hệ số

100%.

Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

­ Bộ môn Hoá lý, “Giáo trình thực tập Hóa lý 1&2”, Bản in vi tính (lưu hành nội bộ).

­ Bộ môn Hoá lý, “Experiments in Physical Chemitry, Laboratory Guide”, Bản in vi

tính (lưu hành nội bộ).

­ Vũ Ngọc Ban, “Giáo trình thực tập Hóa lý”, Nhà Xuất Bản ĐHQGHN, 2007.

Tóm tắt nội dung học phần (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ): Môn Thực tập Hoá lý 2

bao gồm 10 bài thực hành liên quan đến những kiến thức Hoá lý. Sinh viên được tiến

hành thực tập trên các thiết bị cập nhật, hiện đại, tương ứng với các nội dung được học

trong lý thuyết Hoá lý về Cấu tạo, Động hoá học, Động học điện hóa, Hóa keo và Cao

phân tử. Sinh viên cần tích luỹ đủ 7/10 bài thí nghiệm theo lịch trình được phân công.

Nội dung chi tiết học phần (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Bài mở đầu: Giới thiệu chương trình thực tập. Sai số, đồ thị, xử lý số liệu thực

nghiệm - An toàn phòng thí nghiệm

1. Định nghĩa phép đo và sai số

Page 362: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

362

2. Phương pháp xác định sai số của các phép đo trực tiếp, gián tiếp

3. Cách viết kết quả thực nghiệm trong thí nghiệm hoá lý

4. Phương pháp biểu diễn kết quả bằng đồ thị và tính sai số

5. An toàn phòng thí nghiệm

Bài 1. Động học phản ứng khử H2O2 bằng KI trong môi trường axit

1. Mục đích: Xác bậc phản ứng và hằng số tốc độ của phản ứng H2O2 + 2I­ + 2H+ = I2 +

2H2O trong điều kiện môi trường axit mạnh ([H+] dư nhiều)

2. Lý thuyết

3. Thiết bị, dụng cụ thí nghiệm và hoá chất

­ Thiết bị UV­Vis

­ Cuvet thạch anh

­ Máy đo nhiệt độ hiển thị số, máy khuấy từ, đồng hồ bấm giây

­ H2SO4, KI, H2O2

4. Thực hành

4.1. Thiết lập chế độ đo

4.2. Xác bậc phản ứng và hằng số tốc độ của phản ứng H2O2 + 2I­ + 2H+ = I2 + 2H2O

5. Xử lý số liệu

Bài 2. Xác định sức căng bề mặt của dung dịch

1. Mục đích: Xác định sức căng bề mặt của chất lỏng và lực căng mặt ranh giới giữa hai

chất lỏng.

2. Lý thuyết

3. Thiết bị, dụng cụ thí nghiệm và hoá chất

­ Thiết bị đo sức căng bề mặt

­ Nước cất, rượu etylic, toluen, CHCl3

4. Thực hành

4.1. Xác định sức căng bề mặt của nước cất

4.2. Xác định sức căng bề mặt của hỗn hợp rượu etylic

4.3. Xác định lực căng mặt phân giới giữa hai chất lỏng không hoà tan.

5. Xử lý số liệu

Page 363: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

363

Bài 3. Xác định thế Zêta của hệ keo.

1. Mục đích: Điều chế các hệ keo AgI bằng phương pháp kết tủa và Fe(OH)3 bằng

phương pháp thuỷ phân. Xác định thế điện động học hay thế Zeta của hạt keo dựa trên

hiện tượng điện di.

2. Lý thuyết

3. Thiết bị, dụng cụ thí nghiệm và hoá chất

­ Thiết bị đo thế Zeta, kính siêu vi

­ Máy siêu âm

­ AgNO3, KI, FeCl3, nước cất 2 lần, hoặc nước đề ion

4. Thực hành:

4.1. Chế tạo son AgI bằng phản ứng trao đổi.

4.2. Chế tạo keo Fe(OH)3 bằng phản ứng thuỷ phân

4.3. Xác định thế Zeta của hệ keo AgI và khảo sát ảnh hưởng của ion dư trong dung

dịch.

4.3. Xác định thế Zeta của hệ keo Fe(OH)3.

5. Xử lý số liệu

Bài 4. Xác định các thông số động học điện hoá

1. Mục đích: Thông qua việc đo đường cong phân cực i = f(E) – mật độ dòng là hàm

của thế điện cực để xác định các thông số động học: dòng trao đổi i0, các hệ số chuyển

điện tích và ,… đối với phản ứng oxi hóa khử K3[Fe(CN)6 + 1e → K4[Fe(CN)6]

xảy ra trên điện cực platin.

2. Lý thuyết

3. Thiết bị, dụng cụ thí nghiệm và hoá chất

­ Thiết bị đo điện hoá đa năng AUTOLAB

­ Điện cực Pt, Ag/AgCl hoặc calomen, Fe

­ K3[Fe(CN)6 , K4[Fe(CN)6], Na2B4O7, H3BO4

4. Thực hành

4.1. Đo đường cong phân cực i = f(E) – mật độ dòng là hàm của thế điện cực

Page 364: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

364

4.2. Xác định các thông số động học: dòng trao đổi i0, các hệ số chuyển điện tích + và ­

,… đối với phản ứng oxi hóa khử K3[Fe(CN)6 + 1e → K4[Fe(CN)6] xảy ra trên điện

cực platin.

5. Xử lý số liệu

Bài 5. Xác định phân tử khối chất Polime

1. Mục đích: Xác định phân tử khối cao su thiên nhiên/ polistyren trong toluen bằng

phương pháp đo độ nhớt

2. Lý thuyết

3. Thiết bị, dụng cụ thí nghiệm và hoá chất

­ Nhớt kế Ostwald

­ Cao su thiên nhiên, polistyren, Toluen

4. Thực hành

4.1. Đo thời gian chảy của dung môi Toluen

4.2. Đo thời gian chảy của dung dịch polime.

4.3. Xác định các giá trị độ nhớt và khối lượng phân tử polime

5. Xử lý số liệu

Bài 6. Phổ hồng ngoại IR cho phân tử nhiều nguyên tử

1. Mục đích: Đo phổ hấp thụ IR cho các mẫu phân tử 2, nhiều nguyên tử. Xác định và

tính các dao động biến dạng, chuyển động quay, kiểm chứng với gần đúng trong

phương trình Schrodinger

2. Lý thuyết

3. Thiết bị, dụng cụ thí nghiệm và hoá chất

­ Thiết bọ IR

­ Celle đo khí

­ HCL, N2O, NH3

4. Thực hành

4.1. Đo phổ hấp thụ IR cho các mẫu phân tử 2, nhiều nguyên tử

4.2. Xác định và tính các dao động biến dạng, chuyển động quay, kiểm chứng với gần

đúng trong phương trình Schrodinger

Page 365: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

365

5. Xử lý số liệu

Bài 7. Nhiễu xạ tia X

1. Mục đích: Chụp một số giản đồ nhiễu xạ mẫu bột KCl, ZnO, CaCO3, TiO2

(anatase/rutine). Phân tích định tính các pha trên giản đồ nhiễu xạ thực nghiệm

2. Lý thuyết

3. Thiết bị, dụng cụ thí nghiệm và hoá chất

­ Thiết bị nhiễu xạ tia X

­ Mẫu bột KCl, ZnO, CaCO3, TiO2 (anatase/rutine)

4. Thực hành

4.1. Chụp một số giản đồ nhiễu xạ mẫu bột KCl, ZnO, CaCO3, TiO2 (anatase/rutine).

4.2. Phân tích định tính các pha trên giản đồ nhiễu xạ thực nghiệm

5. Xử lý số liệu

Bài 8. Xây dựng mô hình cấu trúc tinh thể. Phân tích cấu trúc tinh thể từ các giản đồ

nhiễu xạ tia X

1. Mục đích: Xác định các thông số mạng thực nghiệm, định lượng thành phần pha các

mẫu trong giản độ nhiễu xạ thực nghiệm. Xây dựng lại cấu trúc tinh thể

2. Lý thuyết

3. Thiết bị, dụng cụ thí nghiệm và hoá chất

­ Máy tính

­ Phần mềm PowderCell, Carine

­ Giản đồ nhiễu xạ thực nghiệm các mẫu bột KCl, ZnO, CaCO3, TiO2 (anatase/rutine)

4. Thực hành

4.1. Xác định các thông số mạng thực nghiệm các mẫu trong giản độ nhiễu xạ thực

nghiệm

4.2. Xác định định lượng thành phần pha các mẫu trong giản độ nhiễu xạ thực nghiệm

4.3. Xây dựng lại cấu trúc tinh thể

5. Xử lý số liệu

Bài 9. Phân tích kích thước, phân bố kích thước hạt bằng laser

1. Mục đích: Xây dựng đường cong phân bố và xác định kích thước hạt TiO2, Fe3O4

Page 366: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

366

2. Lý thuyết

3. Thiết bị, dụng cụ thí nghiệm và hoá chất

­ Thiết bị phân tích cỡ hạt bằng tia Laser

­ Bột TiO2, Fe3O4

4. Thực hành

4.1. Xây dựng đường cong phân bố và xác định kích thước hạt TiO2

4.2. Xây dựng đường cong phân bố và xác định kích thước hạt Fe3O4

5. Xử lý số liệu

Bài số 10. Phương pháp phân tích nhiệt

1. Mục đích: Xây dựng giản đồ nóng chảy hệ 2 cấu tử bằng phương pháp phân tích

nhiệt.

2. Lý thuyết

3. Thiết bị, dụng cụ thí nghiệm và hoá chất

­ Máy tính

­ Sensor nhiệt độ

­ Đồng hồ bấm giây

­ Naphtalen, Điphenylamin

4. Thực hành

4.1. Xây dựng các đường cong nguội lạnh theo tỷ lệ Naphtalen­Điphenylamin.

4.2. Xây dựng giản đồ nóng chảy hệ 2 cấu tử Naphtalen­Điphenylamin

5. Xử lý số liệu

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

KT. HIỆU TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ

HỌC PHẦN

NGƯỜI BIÊN SOẠN

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

Page 367: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

367

THỰC TẬP HÓA HỌC VÔ CƠ 2

1. Mã học phần: CHE2003

2. Số tín chỉ: 2TC

3. Học phần tiên quyết: CHE1052

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Bộ môn Hóa vô cơ, Khoa Hóa học – ĐHKHTN – ĐHQGHN

6. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

­ Kiến thức: Giúp sinh viên có được những kĩ năng thực nghiệm về tổng hợp vô cơ:

chuẩn bị những hoá chất và dụng cụ cần thiết cho việc đều chế một hoá chất vô cơ,

đánh giá hiệu suất, xác định độ tinh khiết của sản phẩm và bước đầu làm quen với

một số phương pháp vật lí nghiên cứu cấu tạo của chất.

­ Kỹ năng: Vận dụng lí thuyết đã được học để giải các bài tập thuộc chương trình

học phần.Góp phần rèn luyện phương pháp tư duy khoa học, tư duy lôgíc, tác

phong khoa học cho người làm công tác nghiên cứu. Góp phần xây dựng thế giới

quan khoa học duy vật biện chứng cho người học. Giúp sinh viên làm quen với

phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, khả năng phân tích và giải quyết vấn đề, rèn

luyện kỹ năng thực hành và xử lý số liệu thực nghiệm cho sinh viên. Giúp sinh viên

làm quen với phương pháp làm viêc theo nhóm, đây là một kỹ năng hiện đại mà

sinh viên cần phải được trang bị trước khi ra trường.

­ Thái độ: Qua việc học tập, người học có được kiến thức, nhận thức được các

thành tựu, khó khăn của học phần và tự xây dựng được phương pháp tư duy khoa

học trong học tập nghiên cứu sau này.

7. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

­ Thường xuyên: 20%

­ Giữa kỳ: 20%

­ Kết thúc học phần: 60%.

Page 368: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

368

9. Tài liệu tham khảo(tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

­ Trịnh Ngọc Châu, Giáo trình thực tập Hoá vô cơ, NXB ĐHQGHN, 2006.

10. Tóm tắt nội dung học phần (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ):

Tổng hợp các hợp chất vô cơ, sử dụng một số phương pháp vật lý và hóa lý hiện đại để

xác định các đặc trưng và nghiên cứu tính chất của hợp chất tổng hợp được.

11. Nội dung chi tiết học phần (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Bài 1: Điều chế axit ortho photphoric.

Bài 2: Điều chế natricacbonat khan theo phương pháp Solvay.

Bài 3: Điều chế bariclorua từ quặng baritin.

Bài 4: Điều chế natrithiosunfat.

Bài 5: Điều chế kali iodua.

Bài 6: Điều chế kalipemanganat từ quặng pyroluzit.

Bài 7: Điều chế muối Mohr.

Bài 8: Điều chế kalicromat từ quặng cromit.

Bài 9: Điều chế ferit kẽm ZnFe2O4 bằng phương pháp đồng kết tủa oxalat.

Bài 10: Điều chế kali trioxalatoferat (III).

Bài 11: Tổng hợp và nghiên cứu tính chất phức chất của Lantan.

Bài 12:Tổng hợp và nghiên cứu phức chất đồng (II) axetylaxetonat.

Bài 13:Xác định thành phần và hằng số bền của phức chất salisilat sắt (III).

Bài 14: Tổng hợp phức [Ni(en)2]Cl2

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

KT. HIỆU TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ

HỌC PHẦN

NGƯỜI BIÊN SOẠN

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Page 369: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

369

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

XÁC XUẤT THỐNG KÊ

(Ghi tên học phần)

1. Mã học phần: MAT1101

2. Số tín chỉ: 03

3. Học phần tiên quyết: MAT1091 (Giải tích 1)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Đặng Hùng Thắng, GS.TSKH, Khoa Toán­Cơ­Tin học, ĐHKHTN

Phan Viết Thư, PGS.TS, Khoa Toán­Cơ­Tin học, ĐHKHTN

Trịnh Quốc Anh, TS, Khoa Toán­Cơ­Tin học, ĐHKHTN

Nguyễn Thịnh, TS, Khoa Toán­Cơ­Tin học, ĐHKHTN

Tạ Công Sơn, TS, Khoa Toán­Cơ­Tin học, ĐHKHTN

Hoàng Thị Phương Thảo, Th.S, Khoa Toán­Cơ­Tin học, ĐHKHTN

Phạm Đình Tùng, Th.S, Khoa Toán­Cơ­Tin học, ĐHKHTN

Lê Vĩ, TS, Khoa Toán­Cơ­Tin học, ĐHKHTN

Trần Thị Hương Giang, CN, Khoa Toán­Cơ­Tin học, ĐHKHTN

6. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

­ Sinh viên hiểu được vai trò và ứng dụng của Xác suất thống kê trong các ngành khoa

học khác cũng như trong cuộc sống.

­ Sinh viên có khả năng nhận biết các mô hình thống kê đơn giản và ứng dụng chúng

vào các bài toán thuộc chuyên ­ ngành học của mình.

­ Sinh viên sử dụng được ít nhất một phần mềm thống kê: Excel, Minitab, R, S­plus.

­ Sinh viên hình thành tư duy xác suất.

­ Sinh viên hình thành phong cách làm việc ghi chép tỉ mỉ, cẩn thận và thái độ nghiêm

túc, khách quan , có cơ sở khoa học trong phân tích/đánh giá các vấn đề thực tiễn.

7. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

Page 370: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

370

Về kiến thức

Sinh viên nắm được:

­ Khái niệm về xác suất, các quy tắc tính xác suất và các ứng dụng.

­ Khái niệm về đại lượng ngẫu nhiên, các đặc trưng của đại lượng ngẫu nhiên và một

số phân bố thường gặp trong thực tế.

­ Các kiến thức cơ bản về lý thuyết mẫu, thống kê mô tả.

­ Các vấn đề ước lượng khoảng, kiểm định giả thiết, tương quan và hồi quy.

Về kĩ năng

­ Sinh viên có kỹ năng nhận biết các mô hình thống kê đơn giản và ứng dụng chúng

vào các bài toán thuộc chuyên ­ ngành học của mình.

­ Sinh viên biết sử dụng phần mềm để giải các bài toán thống kê.

Về thái độ:

­ Sinh viên có tư duy logic xác suất và thái độ phân tích theo khoa học thống kê.

8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tập: 20%

Kiểm tra ­ đánh giá giữa kỳ: 20%

Kiểm tra ­ đánh giá cuối kỳ: 60%

9. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

[1] Đặng Hùng Thắng, Mở đầu về lý thuyết xác suất và các ứng dụng, Nhà Xuất bản

Giáo dục, 2009.

[2] Đặng Hùng Thắng, Thống kê và ứng dụng. Nhà Xuất bản Giáo dục, 2008.

[3] Đặng Hùng Thắng, Bài tập xác suất. Nhà Xuất bản Giáo dục, 2009.

[4] Đặng Hùng Thắng, Bài tập thống kê. Nhà Xuất bản Giáo dục, 2008.

[5] Đào Hữu Hồ, Xác suất thống kê – Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008

10. Tóm tắt nội dung học phần (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ):

Nội dung môn học gồm 2 phần chính: phần Xác suất và phần Thống kê. Phần xác suất

cung cấp cho sinh viên các kiến thức về phép thử ngẫu nhiên, biến cố, xác suất của

biến cố, các phương pháp tính xác suất, đại lượng ngẫu nhiên và phân phối của nó,

Page 371: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

371

các đặc trưng của đại lượng ngẫu nhiên, một số phân phối thường gặp trong thực tế.

Phần thống kê giới thiệu cho sinh viên các bài toán cơ bản của thống kê và cách giải

quyết các bài toán này như bài toán ước lượng khoảng, bài toán kiểm định giả thiết,

bài toán tương quan và hồi quy.

11. Nội dung chi tiết học phần (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Biến cố và xác suất của biến cố (5 lý thuyết + 3 bài tập)

1.1. Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu.

1.2. Biến cố và quan hệ giữa các biến cố.

1.3. Xác suất của biến cố và các quy tắc tính xác suất cơ bản.

1.4. Xác suất có điều kiện.

1.5. Công thức xác suất đầy đủ và công thức Bayes.

1.6. Phép thử lặp và công thức Bernoulli

Bài tập.

Chương 2. Đại lượng ngẫu nhiên rời rạc (4 lý thuyết + 2 bài tập)

2.1. Bảng phân bố xác suất

2.2. Các đặc trưng của đại lượng ngẫu nhiên rời rạc

2.3. Phân bố đồng thời và hệ số tương quan

2.4. Một số phân bố rời rạc thường gặp

Bài tập.

Chương 3. Đại lượng ngẫu nhiên liên tục (4 lý thuyết + 2 bài tập)

3.1. Hàm mật độ và hàm phân bố xác suất

3.2. Các đặc trưng của đại lượng ngẫu nhiên liên tục

3.3 Một số phân phối liên tục thường gặp

3.4 Luật số lớn và định lý giới hạn trung tâm cho dãy đại lượng ngẫu nhiên (rời rạc,

liên tục) độc lập, cùng phân bố.

Bài tập

Chương 4. Lý thuyết mẫu (2 lý thuyết + 1 bài tập)

4.1. Mẫu số liệu, thống kê mô tả

4.2. Các phương pháp trình bày, biểu diễn mẫu

Page 372: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

372

4.3. Các đặc trưng mẫu

4.4. Phân bố của các đặc trưng mẫu

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thống kê để biểu diễn mẫu, tính các đặc trưng mẫu.

Chương 5. Uớc lượng tham số (2 lý thuyết + 2 bài tập)

5.1. Ước lượng điểm cho kỳ vọng, median, phương sai và xác suất

5.2. Ước lượng khoảng

5.3. Độ chính xác của ước lượng và số quan sát cần thiết

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thống kê giải bài toán ước lượng khoảng.

Bài tập

Chương 6. Kiểm định giả thiết (8 lý thuyết + 6 bài tập)

6.1. Kiểm định giả thiết về giá trị trung bình

6.2. Kiểm định giả thiết về tỷ lệ

6.3. Kiểm định giả thiết cho phương sai

6.4. So sánh hai giá trị trung bình

6.5. So sánh hai tỷ lệ

6.6. So sánh hai phương sai

6.7. Tiêu chuẩn phù hợp 2

6.8. Kiểm tra tính độc lập và so sánh nhiều tỷ lệ

6.9. So sánh nhiều giá trị trung bình: Phân tích phương sai một nhân tố.

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thống kê để giải các bài toán kiểm định giả thiết.

Bài tập

Chương 7. Tương quan và hồi quy tuyến tính đơn (2 lý thuyết + 2 bài tập)

7.1 Tương quan tuyến tính đơn

7.2. Hồi quy tuyến tính đơn

7.3. Một số mô hình phi tuyến có thể tuyến tính hoá.

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thống kê trong phân tích tương quan và hồi quy tuyến

tính đơn.

Bài tập

Page 373: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

373

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

KT. HIỆU TRƯỞNG KHOA TOÁN – CƠ –

TIN HỌC

NGƯỜI BIÊN SOẠN

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

TS. Trịnh Quốc Anh

Page 374: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

374

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

CƠ SỞ HÓA SINH

1. Mã học phần: CHE1075

2. Số tín chỉ: 03

3. Học phần tiên quyết: CHE1052

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

­ Họ và tên: Nguyễn Quang Huy

­ Chức danh, học hàm, học vị: PGS, TS

­ Đơn vị công tác: Khoa Sinh học, Trường Đại học KHTN, ĐHQGHN.

6. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

­ Mục tiêu về kiến thức.

+ Hiểu được cơ sở lý thuyết về Cơ sở hóa sinh

+ Vận dụng cơ sở lý thuyết để giải thích và ứng dụng trong các học phần kế tiếp.

­ Mục tiêu về kĩ năng

+ Đọc và hiểu được các tài liệu liên quan đến môn Cơ sở hóa sinh.

+ Áp dụng để lý giải và đề xuất các ứng dụng thực tế.

­ Các mục tiêu khác (thái độ học tập…)

+ Yêu cầu sinh viên chăm chỉ, cẩn thận, tỉ mỉ, sáng tạo và hứng thú trong học tập.

Chuyên cần, nghiêm túc, hình thành tác phong nghiên cứu khoa học

7. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

­ Chuẩn đầu ra về kiến thức.

Vận dụng được cơ sở lý thuyết để giải thích và ứng dụng trong các quá trình chuyển hóa

thuốc trong cơ thể

­ Chuẩn đầu ra về kĩ năng

Có khả năng đọc và hiểu được các tài liệu liên quan đến môn Cơ sở hóa sinh.

­ Chuẩn đầu ra về thái độ.

Có ý thức trau dồi kiến thức, có khả năng tự đọc và tìm hiều tài liệu liên quan đến các

vấn đề được đề cập

Page 375: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

375

8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

Thường xuyên: 20%; Giữa kỳ 20%; Kết thúc học phần 60%.

9. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

Lê Đức Ngọc, Bài giảng hoá sinh và Sinh học phân tử , Khoa Hoá học, 2007.

William H.Elliott & Daphne C.Elliott, Biochemitry and Molecular Biology, Oxford

University Press, 1997.

Lehninger A.L.,Nelson D.L., and Cox M.M. Principles of Biochemistry, Worth

Pub.2004.

Koolman J. Rohm K.H. Color Atlas of Biochemitry, 2nd edit Thieme. 2005.

10. Tóm tắt nội dung học phần (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ):

Chương trình cung cấp cho người học các kiến thức về :

+ Thành phần, hàm lượng, chức năng và cấu tạo hoá học của các đại phân tử (Gluxit,

Lipit, Protein và axit Nucleic), của các chất xúc tác sinh học và các chất trợ sinh trong

cơ thể sống.

+ Các con đường phân giải chính của các đại phân tử

+ Các con đường sinh tổng hợp chính của các đại phân tử

+ Các đường hướng điều hoà trao đổi chất chính trong cơ thể sống

+ Các ứng dụng chính trong sản xuất và đời sống của các đại phân tử, các chất xúc tác

sinh học và các chất trợ sịnh.

+ Một số phương pháp nghiên cứu Hoá sinh và Sinh học phân tử thông dụng

11. Nội dung chi tiết học phần (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Mở đầu:

1­ Khái niệm học phần

2­ Nội dung và ý nghĩa học phần

3­ Phương pháp học học phần.

Phần I: Thành phần và cấu tạo hoá học của cơ thể sống

Chương 1. Thành phần và cấu tạo của tế bào

1.1. Phân loại cơ thể sống

1.2. Cấu tạo tế bào

Page 376: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

376

1.3. Thành phần nguyên tố của cơ thể sống

1.4. Thành phần các hợp chất của cơ thể sống

Chương 2. Cấu tạo và tính chất của các gluxit

2.1. Khái niệm về gluxit

2.2. Phân loại, hàm lượng và chức năng của gluxit

2.3. Các monosacarit: pentoza & hecxoza

2.4. Các oligosacarit: maltoza, xenlobioza, sacaroza,lactoza, rafinoza

2.5. Các polisacarit thuần: tinh bột, glucogen, xenlulo và dextran

2.6. Các polisacarit tạp: O­ozit, S­ozit, N­ozit.

Chương 3. Cấu tạo và tính chất của lipit

3.1. Khái niệm về lipit

3.2. Phân loại, hàm lượng và chức năng của lipit

3.3. Các axit cacboxilic tham gia tạo thành lipit

3.4. Các rượu tham gia tạo thành lipit

3.5. Lipit thuần: gluxerit, xerit và sterit

3.6. Lipit tạp: photpho lipit, glucolipit và sphingolipit

Chương 4. Cấu tạo và tính chất của protein

4.1. Khái niệm về protein

4.2. Phân loại, hàm lượng và chức năng của protein

4.3. Các L­axit amin tạo thành protein

4.4. Polipeptit: Glutation, vasoprexin, oxitoxin, insulin

4.5. Cấu tạo: bậc 1, bậc 2, bậc 3, bậc 4, bậc 5 của protein

4.6. Protein thuần: papain, ribonucleaza, glubolin miễn dịch

4.7. Protein tạp: Glycoprotein, lipoprotein, nucleoprotein,photphoprotein,

metaloprotein và cromoprotein

Chương 5. Cấu tạo và tính chất của Axit nucleic

5.1. Khái niệm về Axit nucleic

5.2. Phân loại, hàm lượng và chức năng của axit nucleic

5.3. Các nucleotit tạo thành Axit nucleic

Page 377: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

377

5.4. Cấu tạo bậc 1, bậc 2, bậc 3, bậc 4 của ARN

5.5. Cấu tạo bậc 1, bậc 2, bậc 3, bậc 4 của ADN

5.6. Gen, Cromosom.

Chương 6. Cấu tạo và tính chất của các chất xúc tác sinh học

6.1. Khái niệm và phân loại các chất xúc tác sinh học

6.2. Enzim

6.3. Vitamin

6.4. Hocmôn động vật

6.5. Hocmôn thực vật

6.6. Hocmôn côn trùng

Chương 7. Các chất trợ sinh

7.1. Khái niệm và phân loại chất trợ sinh

7.2. Các chất trợ sinh của vi sinh vật: chất kháng sinh, chất dẫn dụ

7.3. Các chất trợ sinh của thực vật, chất bảo vệ, chất dẫn dụ (hương và màu)

7.4. Các chất trợ sinh của động vật, chất độc, chất dẫn dụ, kháng thể

7.5. Các chất trợ sinh của côn trùng: chất bảo vệ, chất dẫn dụ.

Chương 8. Các phương pháp nghiên cứu hoá sinh và sinh học phân tử

8.1. Phân loại các phương pháp nghiên cứu hoá sinh

8.2. Các phương pháp tách chất

8.3. Các phương pháp phân tích

8.4. Các phương pháp nghiên cứu cấu trúc

8.5 Các phương pháp trong Sinh học phân tử

Phần II: chuyển hoá các chất trong cơ thể sống

Chương 9. Tích luỹ, chuyển hoá và tiêu thụ năng lượng trong cơ thể sống

9.1. Bản chất năng lượng của hoạt động sống

9.2. Quá trình chuyển hoá quang năng thành hoá năng

9.3. Chuyển hoá năng lượng trong cơ thể sống

9.4. Tiêu thụ năng lượng trong cơ thể sống

Chương 10. Chuyển hoá gluxit

Page 378: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

378

10.1. Phân giải gluxit

10.2. Tổng hợp gluxit

Chương 11. Chuyển hoá lipit

11.1. Phân giải lipit

11.2. Tổng hợp lipit

Chương 12. Chuyển hoá Axit nucleic

12.1. Phân giải Axit nucleic

12.2. Tổng hợp Axit nucleic, công nghệ gen.

Chương 13. Chuyển hoá protein

13.1. Phân giải protein

13.2. Tổng hợp protein.

Phần III: Điều hoà trao đổi năng lượng và thông tin trong cơ thể sống

Chương 14. Điều hoà trao đổi năng lượng

14.1. Liên quan chuyển hoá trong cơ thể sống

14.2. Điều hoà chuyển hoá bằng hoạt lực enzim

14.3. Điều hoà chuyển hoá bằng hàm lượng enzim: điều hoà cảm ứng và điều hoà kỳm

hãm

14.4. Điều hoà chuyển hoá bằng phân bố không gian hệ thống phức hợp enzim.

Chương 15. Điều hoà trao đổi thông tin

15.1. Dòng thông tin trong cơ thể sống

15.2. Điều hoà thông tin bằng hocmôn

15.3. Điều hoà thông tin bằng di truyền – biến dị để tiến hoá.

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

KT. HIỆU TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ

HỌC PHẦN

NGƯỜI BIÊN SOẠN

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Page 379: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

379

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

HÓA KEO

1. Mã học phần: CHE1048

2. Số tín chỉ: 2

3. Học phần tiên quyết: CHE1052

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

TT Họ và tên

Chức

danh, học

vị

Đơn vị công tác

1 Nguyễn Xuân Hoàn PGS. TS Bộ môn Hóa lý ­ Khoa Hoá

học, Trường ĐHKHTN

2 Nguyễn Thị Cẩm

Hà PGS. TS

Bộ môn Hóa lý ­ Khoa Hoá

học, Trường ĐHKHTN

3 Bùi Thái Thanh Thư TS Bộ môn Hóa lý ­ Khoa Hoá

học, Trường ĐHKHTN

4 Nguyễn Xuân Viết TS Bộ môn Hóa lý ­ Khoa Hoá

học, Trường ĐHKHTN

6. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

Kiến thức: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các hệ có độ phân tán cao

­ gọi là hệ keo.

Kĩ năng: Biết cách điều chế hệ keo theo các phương pháp khác nhau. Biết cách phân

tích tính chất hoá lí của dung dịch keo.

Thái độ: Yêu cầu sinh viên chăm chỉ, tham gia các giờ học trên lớp đầy đủ.

7. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

Kiến thức: Sinh viên cần nắm vững những khái niệm cơ bản về hệ keo, tính chất của

các hệ keo như tính chất động học phân tử, quang học, điện học, nguyên nhân bền vững

của các hệ keo và sự keo tụ.

Page 380: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

380

Kĩ năng: Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn, hiểu rõ về vị trí

vai trò và ứng dụng của các hệ keo trong sản xuất, khoa học công nghệ và đời sống

Thái độ: Sinh viên cần tôn trọng các giá trị khoa học và quan hệ cá nhân, tính trung thực

trong thực nghiệm và giải quyết vấn đề, tôn trọng các giá trị đạo đức xã hội

8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá: Thường xuyên: 20%; Giữa kỳ 20%; Kết thúc học

phần 60%.

9. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

­ Trần Văn Nhân, Hóa keo, Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội, 2004.

­ Ducan.J. Show, Introduction to colloid and surface chemistry, 4th Ed., Butterworth­

Heinemann, 2003.

10. Tóm tắt nội dung học phần (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ):

Giới thiệu những kiến thức cơ bản về các hệ có độ phân tán cao ­ gọi là hệ keo ­

như huyền phù, nhũ tương, xon khí, bọt,… về tính chất của các hệ keo như tính chất

động học phân tử, quang học, điện học, nguyên nhân bền vững của các hệ keo và sự keo

tụ. Từ đó sinh viên có thể hiểu rõ về vị trí vai trò và ứng dụng của các hệ keo trong sản

xuất, khoa học công nghệ và đời sống.

11. Nội dung chi tiết học phần (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Giới thiệu đối tượng nghiên cứu của Hóa keo, phân loại, điều chế, tinh

chế hệ keo, ý nghĩa thực tiễn của hóa keo.

1.1 Đối tượng của hóa keo

1.2 Phân biệt dung dịch keo, dung dịch cao phân tử, dung dịch thực

1.3 Phân loại hệ keo

1.4 Điều chế hệ keo

1.4.1 Phương pháp phân tán

1.4.2 Phương pháp ngưng tụ

1.5 Tinh chế dung dịch keo

1.5.1 Phương pháp thẩm tích

1.5.2 Phương pháp điện thẩm tích

1.5.3 Phương pháp siêu lọc

Page 381: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

381

1.6 Ý nghĩa thực tiễn của hóa keo

Chương 2. Các tính chất của hệ keo

2.1. Tính chất động học phân tử.

2.1.1. Sự khuếch tán. Định luật Fic. Hệ số khuếch tán.

2.1.2. Áp suất thẩm thấu.

2.1.3. Chuyển động Brao.

2.1.4. Sự sa lắng ­ Phương pháp phân tích sa lắng.

2.1.5. Cân bằng sa lắng. Phương trình phân bố mật độ hạt theo độ cao.

2.2. Tính chất quang học.

2.2.1. Sự phân tán ánh sáng bởi dung dịch keo.

2.2.2. Sự hấp thụ ánh sáng bởi các hạt dẫn điện.

2.3. Tính chất điện học.

2.3.1. Cấu tạo của hạt keo tích điện.

2.3.2. Các mô hình lớp điện kép.

2.3.3. Thế điện động học Zêta. Các yếu tố ảnh hưởng.

2.3.4. Các hiện tượng điện động học.

Chương 3. Sự bền vững tương đối của các hệ keo

3.1. Tương tác giữa các hạt

3.2. Sự keo tụ.

3.2.1. Nguyên nhân gây keo tụ.

3.2.2. Keo tụ bằng chất điện li.

3.2.3. Ngưỡng keo tụ.

3.3.4. Tính chất cơ học cấu thể của các hệ keo tụ.

Chương 4. Các hệ keo trong môi trường lỏng và khí

4.1. Hệ trong môi trường khí.

4.1.1. Khái niệm bụi, sương mù.

4.1.2. Một số tính chất của xon khí.

4.1.3. Các phương pháp phá huỷ xon khí.

4.1.4. Vai trò của xon khí trong sản xuất và đời sống.

Page 382: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

382

4.2. Hệ trong môi trường lỏng: Nhũ tương, bọt.

4.2.1. Điều kiện hình thành nhũ tương.

4.2.2. Phân loại nhũ tương.

4.2.3. Phân biệt nhũ tương thuận và nhũ tương nghịch.

4.2.4. Chất tạo nhũ. Vai trò của chất nhũ hoá.

4.2.5. Sự đảo pha nhũ tương.

4.3. Bọt.

4.3.1. Cấu tạo của bọt.

4.3.2. Chất tạo bọt

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

KT. HIỆU TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ

HỌC PHẦN

NGƯỜI BIÊN SOẠN

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Page 383: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

383

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

HÓA HỌC MÔI TRƯỜNG

1. Mã học phần: CHE1079

2. Số tín chỉ: 3

3. Học phần tiên quyết: Hóa Đại cương

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

STT Họ và tên Chức danh,

học vị

Đơn vị công

tác

1 Đỗ Quang Trung PGS.TS.GVC Khoa Hóa học

2 Trần Hồng Côn PGS.TS.GVC Khoa Hóa học

3 Nguyễn Văn Nội PGS.TS.GVC Khoa Hóa học

4 Nguyễn Minh

Phương TS.GV Khoa Hóa học

5 Phương Thảo TS.GV Khoa Hóa học

6. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

Kiến thức:

­ Hiểu được bản chất các hiện tượng hoá học xảy ra trong môi trường.

­ Nắm được nguồn gốc gây ô nhiễm môi trường, dạng tồn tại, các phản ứng, sự vận

chuyển, các hiệu ứng và sự tồn tại của các chất hoá học trong các thành phần của môi

trường là không khí, nước và đất.

­ Nắm vững chu trình chuyển hoá các chất độc hại trong môi trường, tác dụng gây độc

hại với con người.

Kĩ năng, thái độ:

­ Đọc và hiểu được các tài liệu liên quan đến lĩnh vực Hóa Môi trường

­ Có các kỹ năng cơ bản về quan trắc, đánh giá, phân tích môi trường và công nghệ xử

lý môi trường

­ Thấy được ý nghĩa, giá trị khoa học của học phần

Page 384: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

384

­ Chuyên cần, nghiêm túc, hình thành tác phong nghiên cứu khoa học

­ Xây dựng và phát huy tối đa tinh thần tự học thông qua nghiên cứu giáo trình và sách

tham khảo, đọc thêm các tài liệu trên mạng Internet…

­ Thực hiện nghiêm túc thời gian biểu, làm việc và nộp bài đúng hạn

­ Phát huy tối đa khả năng sáng tạo khi thực hiện các hoạt động trên lớp cũng như ở nhà

­ Chia sẻ thông tin với bạn bè và với giảng viên

7. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

­ Có các kỹ năng cơ bản về quan trắc, đánh giá, phân tích môi trường và công nghệ xử

lý môi trường.

­ Có khả năng vận dụng các kiến thức của học phần và đề xuất các nghiên cứu ứng dụng

liên quan đến lĩnh vực Hóa Môi trường, nhằm giải quyết các vấn đề sinh thái và bảo vệ

tài nguyên môi trường.

­ Có khả năng nhận biết các quá trình trong thực tế và khả năng tham gia cải tạo và phát

triển các ứng dụng mới

8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

Hình thức Mục đích kiểm tra Trọng

số

Thang

điểm

Tham gia học

tập trên lớp,

Thảo luận, làm

bài tập.

Đánh giá thái độ học tập của sinh viên

trong các giờ học trên lớp (đi học đầy

đủ, chuẩn bị bài tốt, tích cực thảo luận,

…)

20% 10

Bài kiểm tra

giữa kỳ

Đánh giá mức độ hiểu biết của sinh

viên về lý thuyết các chương 1­4. Kỹ

năng xử lý thông tin ô nhiễm các chất

hóa học

20% 10

Bài thi cuối kỳ Kết thúc học phần 60% 10

9. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

­ Trần Tứ Hiếu, Nguyễn Văn Nội, Cơ sở Hoá học môi trường, NXB ĐHQG (2010)

10. Tóm tắt nội dung học phần (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ):

Page 385: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

385

Học phần cung cấp cho người học các kiến thức về:

­ Các quá trình chuyển hoá xảy ra trong môi trường: nguồn gốc, các phản ứng, sự vận

chuyển, các hiệu ứng và sự tồn tại của các chất hoá học trong các thành phần của môi

trường là không khí, nước và đất.

­ Những hoạt động của con người tới các quá trình chuyển hoá xảy ra trong môi trường,

làm thay đổi và nảy sinh hàng loạt vấn đề hóa học gây ô nhiễm môi trường.

­ Chu trình chuyển hoá các chất độc hại trong môi trường và chu trình vận chuyển các

hoá chất đó vào người, tác dụng gây độc hại với con người.

11. Nội dung chi tiết học phần (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1: Một số khái niệm chung

1.1 Môi trường

1.2 Hoá học môi trường

1.3 Quan trắc và phân tích môi trường

1.4 Ô nhiễm môi trường

1.5 Quản lý và kiểm soát môi trường

1.6 Xử lý và tái tạo môi trường

Chương 2: Hóa học môi trường khí quyển

2.1 Cấu trúc của khí quyển

2.2 Thành phần của khí quyển

2.2.1 Oxi và các hợp chất của Oxi trong khí quyển

2.2.2 Nitơ và các hợp chất của nitơ trong khí quyển

2.2.3 Các hợp chất của cacbon trong khí quyển

2.2.4 Các hạt, các ion, các gốc hợp chất hoá học trong khí quyển

2.3 Các quá trình xảy ra trong khí quyển

2.4 Các chất gây ô nhiễm khí quyển

2.4.1 Các hợp chất khí của lưu huỳnh

2.4.2 Các khí oxit cacbon: CO, CO2

Page 386: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

386

2.4.3 Các khí oxit nitơ NOx

2.4.4 Các hợp chất halogen

2.4.5 Các hợp chất hữu cơ

2.4.6 Ôzôn và khói quang hoá

2.4.7 Bụi, sol khí, phóng xạ

2.5 Quan trắc và đánh giá sự ô nhiễm khí quyển

2.5.1 Đánh giá theo chỉ tiêu riêng lẻ

2.5.2 Đánh giá theo nồng độ trung bình tổng số

2.5.3 Đánh giá theo nồng độ trung bình có trọng số

2.6 Các hiện tượng hiệu ứng nhà kính, mưa axit, sự phá thủng tầng ôzôn

2.6.1 Hiện tượng hiệu ứng nhà kính

2.6.1.1 Cơ chế của hiệu ứng nhà kính

2.6.1.2 Các chất gây hiệu ứng nhà kính

2.6.2 Mưa axit

2.6.2.1 Nguyên nhân và cơ chế gây mưa axit

2.6.2.2 Các yếu tố gây ra mưa axit

2.6.3 Sự phá hủy tầng ôzôn

2.6.3.1 Cơ chế của sự phá hủy tầng ôzôn

2.6.3.2 Các tác nhân phá hủy tầng ôzôn

Chương 3: Hóa học môi trường thủy quyển (nước)

3.1 Nước, tài nguyên nước và chu trình tuần hoàn nước

3.2 Thành phần và tính chất của các loại nước

3.2.1 Nước bề mặt

3.2.2 Nước ngầm

3.2.3 Nước khí quyển (vũ trụ)

3.2.4 Nước biển

3.2.5 Nước ở dạng băng vĩnh cửu

3.3 Ô nhiễm môi trường nước

3.3.1 Khái niệm về ô nhiễm nước

Page 387: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

387

3.3.2 Các chất gây ô nhiễm nước

3.3.1.1 Ô nhiễm bởi các loại chất rắn lơ lửng

3.3.1.2 Ô nhiễm bởi các chất hòa tan trong nước

3.3.1.3 Ô nhiễm bởi các hợp chất hữu cơ

3.3.1.4 Ô nhiễm bởi các chất phóng xạ

3.3.3 Đánh giá sự ô nhiễm của thuỷ quyển

3.4 Các quá trình hóa học xảy ra trong môi trường nước

Chương 4: Hóa học môi trường địa quyển (đất)

4.1 Cấu tạo của địa quyển

4.2. Hoá học về đất, đá, quá trình phong hoá đất đá

4.2.1 Các thành phần chính trong đất: các chất vô cơ, các chất hữu cơ, nước và

khí

4.2.2 Những chất dinh dưỡng có trong đất: Các chất đa lượng, vi lượng

4.2.3 Những chất dinh dưỡng được bổ sung cho đất qua phân bón

4.3. Ô nhiễm môi trường đất

4.3.1 Khái niệm về ô nhiễm môi trường đất

4.3.2 Nguyên nhân và các quá trình gây ô nhiễm đất

4.3.3 Các chất gây ô nhiễm đất

4.3.3.1 Do các chất thải rắn

4.3.3.2 Do các các chất vô cơ

4.3.3.3 Do các chất hữu cơ

4.3.3.4 Các chất phóng xạ

4.3.2 Đánh giá sự ô nhiễm môi trường đất

4.4. Các quá trình xảy ra trong môi trường đất

Chương 5: Quá trình vận chuyển và chuyển hóa các chất ô nhiễm trong

môi trường

5.1 Quá trình vận chuyển tự nhiên

5.1.1 Mưa và các dòng chảy

5.1.2 Gió, bão và các dòng khí đối lưu

Page 388: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

388

5.1.3 Sự xói mòn và phong hóa

5.2 Tương tác và chuyển hóa giữa các quyển

5.2.1 Tương tác và chuyển hóa giữa khí quyển và thủy quyển

5.2.2 Tương tác và chuyển hóa giữa khí quyển và địa quyển

5.2.3 Tương tác và chuyển hóa giữa thủy quyển và địa quyển

5.3 Vòng tuần hoàn của một số chất ô nhiễm trong môi trường

5.4 Quá trình vận chuyển các chất độc hại trong cơ thể người và sinh vật

5.4.1. Các con đường tiếp nhận

5.4.2. Quá trình chuyển hóa

5.4.3. Cơ chế gây độc

Chương 6: Vấn đề môi trường ở Việt Nam và các biện pháp bảo vệ môi

trường

6.1 Các hệ sinh thái đặc chủng của Việt Nam

6.2 Thoái hóa đất và sa mạc hóa

6.3 Tài nguyên nước với sự ô nhiễm và khai thác thái quá nguồn nước ngầm

6.4 Sử dụng quá mức phân bón hóa học và thuốc trừ dịch hại

6.5 Đô thị hóa và công nghiệp hóa

6.6 Các giải pháp bảo vệ môi trường ở Việt Nam

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

KT. HIỆU TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ

HỌC PHẦN

NGƯỜI BIÊN SOẠN

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Page 389: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

389

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

HÓA HỌC CÁC HỢP CHẤT CAO PHÂN TỬ

1. Mã học phần:CHE1067

2. Số tín chỉ: 2

3. Học phần tiên quyết: CHE1052

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

TT Họ và tên Chức danh,

học vị Đơn vị công tác

14 Nguyễn Minh

Ngọc TS

Bộ môn Hóa lý ­ Khoa Hoá

học, Trường ĐHKHTN

15 Phạm Quang

Trung TS

Bộ môn Hóa lý ­ Khoa Hoá

học, Trường ĐHKHTN

16 Trương Thanh Tú TS Bộ môn Hóa lý ­ Khoa Hoá

học, Trường ĐHKHTN

6. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

Kiến thức: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hoá học các hợp chất cao

phân tử. Hiểu biết về các phương pháp tổng hợp, tính chất polime.

Kĩ năng: Biết cách điều chế polime theo các phương pháp khác nhau. Biết cách phân

tích tính chất hoá lí của các hợp chất polime khác nhau.

Thái độ: Yêu cầu sinh viên chăm chỉ, tham gia các giờ học trên lớp đầy đủ.

7. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

Kiến thức: Sinh viên cần nắm được các phương pháp cơ bản tổng hợp các hợp chất cao

phân tử, tính chất, các phản ứng hóa học xảy ra trên phân tử polime.

Kĩ năng: Sinh viên có khả năng định hướng để điều chế các hợp chất cao phân tử và có

khả năng phân tích tính chất của các hợp chất thu được

Thái độ: Tôn trọng các giá trị khoa học và quan hệ cá nhân, tính trung thực trong thực

nghiệm và giải quyết vấn đề, tôn trọng các giá trị đạo đức xã hội.

8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

Page 390: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

390

Thường xuyên: 20%; Giữa kỳ 20%; Kết thúc học phần 60%

9. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

­ Ngô Duy Cường. Hoá học các hợp chất cao phân tử. NXB ĐHQG Hà Nội 2003.

­ Gnanou Y. And Fontanille M. Organic and physical chemistry of polymers. John

Wiley & Sons, Inc 2008.

­ Malcolm P.Stevens.Polimer Chemistry. An introduction. University of Harford,

New York Oxford. Oxford University Press, 1999

10. Tóm tắt nội dung học phần (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ):

Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về các phương pháp tổng hợp polime:

phương pháp trùng hợp gốc. Phương pháp trùng hợp dưới tác dụng của các hệ xúc tác:

trùng hợp cationic; trùng hợp anionic, trùng hợp dưới tác dụng của các hệ xúc tác xicler

– Natta. Quá trình đồng trùng hợp. Các phương pháp điều chế polime: Trùng hợp trong

dung dịch; trùng hợp khối; trùng hợp huyền phù; trùng hợp nhũ tương. Trùng ngưng:

Trùng ngưng cân bằng; trùng ngưng không cân bằng. Dung dịch polime. Các phương

pháp xác định phân tử khối polime. Những tính chất cơ lí cơ bản của polime.

Những phản ứng hoá học xảy ra trên phân tử polime; các phương pháp trùng hợp

khối và trùng hợp nhánh. Sự lão hoá và các phương pháp chống lão hoá polime. Những

khái niệm cơ bản trên sẽ cung cấp cho sinh viên những hiểu biết tương đối cơ bản về

hoá học polime. Sinh viên có khả năng độc lập nghiên cứu trong lĩnh vực cao phân tử.

11. Nội dung chi tiết học phần (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Những khái niệm chung về các hợp chất cao phân tử.

1.1. Mở đầu. Lịch sử phát triển

1.2. Định nghĩa.

1.2.1. Tên gọi.

1.2.2. Phân loại.

1.3. Những sự khác biệt giữa các hợp chất cao phân tử và phân tử nhỏ.

1.3.1. Phân tử khối

1.3.2. ảnh hưởng của kích thước phân tử và hình dạng phân tử đến các tính chất đặc

trưng của các chất cao phân tử.

Page 391: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

391

1.3.3. Phân biệt các trạng thái tập hợp giữa các hợp chất polyme và các hợp chất

phân tử nhỏ.

1.4. Phân loại các phương pháp tổng hợp.

1.4.1. Các phương pháp trùng hợp

1.4.2. Các phương pháp trùng ngưng

1.4.3. Một số polyme sản xuất ở quy mô công nghiệp.

Chương 2. Trùng hợp gốc

2.1. Cơ chế phản ứng trùng hợp gốc

2.2. Gốc tự do

2.3. Các chất khơi mào

2.4. Động học trùng hợp

2.4.1. Phương trình tốc độ trùng hợp

2.4.2. Độ trùng hợp và độ dài mạch phân tử

2.4.3. Các phản ứng chuyển mạch

2.4.4. Các chất ức chế và các chất làm chậm

2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trùng hợp và tính chất polime tạo thành.

2.5.1. Ảnh hưởng nhiệt độ

2.5.2. Ảnh hưởng nồng độ monome

2.5.3. Ảnh hưởng áp suất.

2.6. Quá trình đồng trùng hợp

2.7. Ảnh hưởng cấu tạo monome đến khả năng trùng hợp và đồng trùng hợp.

2.7.1. Ảnh hưởng cấu tạo monome đến tốc độ phản ứng trùng hợp

2.7.2. Ảnh hưởng cấu tạo monome đến khả năng đồng trùng hợp

2.8. Các phương pháp thực hiện phản ứng trùng hợp.

2.8.1. Trùng hợp khối

2.8.2. Trùng hợp trong dung dịch

2.8.3. Trùng hợp huyền phù

2.8.4. Trùng hợp nhũ tương.

Chương 3. Sự trùng hợp dưới tác dụng của hệ xúc tác ionic

Page 392: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

392

3.1. Sự trùng hợp cationic

3.2. Sự trùng hợp anionic

3.3. Sự trùng hợp dưới tác dụng của xúc tác Xigle – Natta – Trùng hợp lập thể đặc

biệt.

3.4. Trùng hợp mở vòng.

Chương 4. Phản ứng trùng ngưng

4.1. Trùng ngưng cân bằng

4.2. Trùng ngưng không cân bằng

Chương 5. Các phản ứng hoá học xảy ra trên phân tử polyme

5.1. Các phản ứng của phân tử polyme

5.1.1. Hiđrocacbon no

5.1.2. Rượu và các dẫn xuất của nó

5.1.3. Hiđrocacbon không no (cao su)

5.1.4. Polime chứa nitơ

5.2. Sự phân huỷ polime

5.2.1. Sự phân huỷ hoá học

5.2.2. Sự phân huỷ dưới tác dụng của tác nhân vật lý.

5.3. Sự lão hoá và phương pháp chỗng lão hoá

5.4. Polime đồng trùng hợp nhánh (copolime nhánh) và polime đồng trùng hợp

khối (copolime khối).

5.4.1. Phương pháp điều chế polime khối

5.4.2. Phương pháp điều chế polime nhánh

Chương 6. Dung dịch polyme và tính chất cơ lí của vật liệu polime

6.1. Bản chất của dung dịch polyme

6.2. Cách đánh giá giá trị phân tử khối

6.2.1. Phương pháp độ nhớt

6.2.2. Phương pháp áp suất thẩm thấu

6.3. Sự dẻo hoá polyme

6.4. Tính mềm dẻo của phân tử polime

Page 393: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

393

6.5. Đường cong cơ nhiệt polime vô định hình

Chương 7. Các vật liệu polime.

7.1. Polime nhiệt dẻo; 7.2. Cao su

7.3. Polime nhiệt rắn

7.4. Một số polime thiên nhiên

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

KT. HIỆU TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ

HỌC PHẦN

NGƯỜI BIÊN SOẠN

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

CÁC PHƯƠNG PHÁP VẬT LÝ VÀ HÓA LÝ ỨNG DỤNG TRONG HÓA HỌC

1. Mã học phần: CHE1078

2. Số tín chỉ: 3 tín chỉ

3. Học phần tiên quyết: CHE1052 hóa học đại cương 2

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

­ Nguyễn Đình Thành, GS. TS, Đơn vị công tác: Bộ môn Hóa Hữu cơ, Khoa Hóa

học, Trường ĐHKHTN, 19 Lê Thánh Tông Hà Nội­ Điện thoại: 04.38253503

­ Nguyễn Hùng Huy, PGS. TS, Đơn vị công tác: Bộ môn Hóa Vô cơ, Khoa Hóa

học, Trường ĐHKHTN, 19 Lê Thánh Tông Hà Nội

6. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

­ Mục tiêu về kiến thức: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các phương

pháp Vật lý hiện đại được sử dụng trong những nghiên cứu hoá học ở mức độ sinh viên

có thể sử dụng chúng trong việc hoàn thành khoá luận tốt nghiệp, luận văn cao học.

Page 394: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

394

­ Mục tiêu về kĩ năng: Hình thành kĩ năng sử dụng các phương pháp vật lý hiện đại ứng

dụng trong hoá học.

­ Các mục tiêu khác (thái độ học tập…)

7. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

­ Chuẩn đầu ra về kiến thức: Sinh viên có thể áp dụng những kiến thức của học phần để

chứng minh cấu tạo các chất dựa vào những thông số của các phương pháp vật lý và

hóa lý.

­ Chuẩn đầu ra về kỹ năng: sinh viên nắm vững những kĩ năng sử dụng các phương

pháp vật lý hiện đại ứng dụng trong hoá học.

­ Chuẩn đầu ra về thái độ:

8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

­ Phần tự học , làm bài tập : 20%

­ Kiểm tra đánh giá giữa kỳ: 20%

­ Thi cuối kỳ : 60%

9. Tài liệu tham khảo(tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

1. Tài liệu chính

1. Vũ Đăng Độ, Các phương pháp Vật lý trong hoá học, NXB Đại học Quốc gia Hà

Nội, Hà Nội, 2004.

2. Nguyễn Đình Triệu, Các phương pháp phân tích Vật lý và Hoá lý, Tập I, NXB Khoa

học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2001.

3. Nguyễn Đình Triệu, Các phương pháp phân tích Vật lý và Hoá lý,Tập II, NXB Khoa

học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2005.

2. Tài liệu tham khảo thêm

1. Wesley W.M. Wendlandt, Thermal Methods of analysis, 2nd ed., John Wiley &

Sons, New York, 1974.

2. G.H.W. Milburn, X­ray Crystallography, Butterworths, London, 1973.

3. J. Drenth, Principles of Protein X­ray Crystallography, 2nd ed., Springer­Verlag,

New York, 1999.

Page 395: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

395

4. Ian M. Watt, The Principles and Practice of Electron Microscopy, 2nd

ed.,Cambridge University Press, 1997.

5. Douglas A.Skoog, James J.Leary; “Principles of Instrumental Analysis” ; Sauders

College; Publishing, 1991.

10. Tóm tắt nội dung học phần (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ):

Học phần bao gồm những kiến thức cơ bản về phân tích cấu trúc các hợp chất

hoá học bằng cách sử dụng một số phương pháp vật lý và hoá lý hiện đại, như phương

pháp phân tích nhiệt, phương pháp phổ tia X, phương pháp hiển vi điện tử, các phương

pháp phổ (IR, UV­VIS, NMR và phổ khối lượng).

11. Nội dung chi tiết học phần (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Mở đầu (2,0,0)

1.1. Bức xạ điện từ.

1.2. Sự tương tác của bức xạ điện từ với phân tử vật chất.

1.3. Vùng phổ quang học

1.4. Định luật Lambert­Beer

1.5. Sơ đồ nguyên lí cấu tạo phổ kế quang học.

Chương 2. Phương pháp phân tích nhiệt

2.1. Mở đầu

2.1.1. Khái niệm về phân tích nhiệt

2.1.2. Những chuyển hoá có thể phát hiện và ghi nhận trong quá trình thay đổi liên tục

nhiệt độ của một chất

2.1.3. Vai trò của phân tích nhiệt trong hoá học hiện đại

2.2. Đường cong phân tích nhiệt và phân tích nhiệt vi phân

2.2.3. Đường cong đốt nóng đơn giản (Đường TA)

2.2.3.1. Phương pháp xây dựng đường cong đốt nóng đơn giản

2.2.3.2. Các loại đường cong đốt nóng

2.2.3.3. ứng dụng

2.2.3.4. Những hạn chế của đường TA

2.2.2. Đường cong đốt nóng vi phân (DTA)

Page 396: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

396

Phương pháp xây dựng đường DTA

Các yếu tố hình học đặc trưng của đường DTA: Đường không, đường nền, các

hiệu ứng thu và phát nhiệt

Sự kết hợp hai đường TA và DTA

2.3. Phân tích nhiệt trọng lượng và nhiệt trọng lượng vi phân

2.3.1. Đường cong nhiệt trọng lượng TG

Phương pháp xây dựng đường TG

Dạng điển hình của đường TG. Phương pháp xử lí thông tin

2.3.2. Đường cong nhiệt trọng lượng vi phân DTG

Phương pháp xây dựng đường DTG

Các yếu tố hình học đặc trưng của đường DTG

Sự kết hợp hai đường TG và DTG

2.3.3. Sử dụng kết hợp cả bốn đường TA, DTA, TG, DTG

2.4. Thiết bị phân tích nhiệt

2.4.1. Những bộ phận chính của một thiết bị phân tích nhiệt

2.4.2. Một số thiết bị phân tích nhiệt hiện đại

2.5. Một số ứng dụng của phương pháp phân tích nhiệt

2.5.1. Xây dựng giản đồ trạng thái của hệ 2 cấu tử

2.5.2.Xác định H chuyển pha và phản ứng

2.5.3. Xác định độ tinh khiết của các chất

2.5.4. Nghiên cứu động học phản ứng

2.5.5. Xác định thành phần và sự phân huỷ nhiệt của các phức chất

Chương 3. Phương pháp nhiễu xạ tia X

3.1. Mở đầu

3.2. Nhắc lại một số khái niệm về cấu tạo tinh thể của các chất

3.2.1. Mạng không gian tuần hoàn theo 3 chiều

3.2.2. Tế bào đơn vị

3.2.3. Mạng Bravais

3.2.4. Chỉ số Miller của các mặt

Page 397: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

397

3.2.5. Khoảng cách giữa các mặt

3.2.6. Phương pháp nuôi đơn tinh thể

3.3. Một số đặc trưng chủ yếu của tia X

3.3.1. Nguồn gốc của tia X. Ông phát tia X

3.3.2. Phổ phát xạ và phổ hấp thụ của tia X

3.3.3. Các phương pháp ghi nhận tia X

3.3.4. Sự nhiễu xạ của tia X khi đi qua tinh thể. Phương trình Bragg

3.4. Phương pháp bột

3.4.1. Phương pháp chuẩn bị mẫu

3.4.2. Nguyên tắc của thí nghiệm ghi hình nhiễu xạ

3.4.3. Cơ chế hình thành tia nhiễu xạ

3.4.4. Nhiễu xạ đồ khi ghi nhận bằng phim ảnh

3.4.5. Nhiễu xạ đồ khi ghi nhận bằng đêtectơ điện tử

3.4.6. Khai thác các nhiễu xạ đồ

3.4.7. Các ứng dụng

3.5. Các phương pháp đơn tinh thể

3.5.1. Nghiên cứu sơ bộ đơn tinh thể bằng phương pháp quang học

3.5.2. Phương pháp Laue

3.5.3. Phương pháp tinh thể quay

3.5.4. Phương pháp Weizenberg

3.5.5. Khái quát về phân tích cấu trúc bằng phương pháp nhiễu xạ tia X

Chương 4. Các phương pháp hiển vi điện tử

4.1. Nguyên lý hoạt động của kính hiển vi quang học và giới hạn của nó

4.1.1. Nguyên lí hoạt động của kính hiển vi quang học (KHVQH)

4.1.2. Giới hạn phóng đại của KHVQH

4.1.3. Kính hiển vi điện tử (KHVĐT)

4.1.4. Độ phóng đại cao của KHVĐT

4.2. Tương tác electron – mẫu: Các hiệu ứng và phương pháp ghi nhận

4.2.1. Các hệ quả của tương tác giữa electron và mẫu

Page 398: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

398

4.2.2. Trường hợp mẫu tinh thể

4.2.3. Hiệu ứng của sự thay đổi năng lượng electron

4.2.4. Hiệu ứng giao thoa của các electron

4.3. Các loại KHVĐT

4.3.1. KHVĐT truyền qua (Transmission Electron Microscope – TEM)

4.3.2. KHVĐT quét (Scaning Electron Microscope – SEM)

4.3.3. KHVĐT quét­truyền qua (STEM)

4.3.4. KHVĐT lực nguyên tử (Atomic Force Microscope – AFM)

4.3.5. Các lĩnh vực ứng dụng của KHVĐT

a. Trong lĩnh vực y học và sinh học

b. Trong lĩnh vực vật liệu

Chương 5. Phổ quay và phổ dao động (6,2,0)

5.1. Cơ sở lý thuyết phổ quay. Năng lượng quay của mẫu rotato vững chắc, của phân tử

lý tưởng và của phân tử thực gồm 2 nguyên tử.

5.2. Cơ sở lý thuyết cuả phổ dao động.

5.2.1. Năng lượng dao động của phân tử gồm 2 nguyên tử. Mẫu dao động điều hòa,

phân tử lý tưởng và phân tử thực.

5.2.2. Năng lượng dao động quay của phân tử lý tưởng.

5.2.3. Hiệu ứng Raman.

5.2.4. Dao động chuẩn.

5.2.5. Sự liên quan giữa tính đối xứng và các dao động của phân tử.

5.2.6. Phổ dao động của các phân tử nhỏ.

5.2.7. Phổ dao động của các phân tử lớn.

5.2.8. Phương pháp phổ hồng ngoại biến đổi Fourier (FT­IR)

5.3. Thực nghiệm.

5.3.1. Sơ đồ phổ kế FT­IR.

5.3.2. Kĩ thuật chế tạo mẫu và phương pháp ghi phổ (phương pháp truyền qua và

phương pháp phản xạ)

5.4. Bài tập.

Page 399: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

399

Chương 6. Phổ kích thích electron (4,2,0)

6.1. Cơ sở lý thuyết.

6.1.1. Bước chuyển dời electron.

6.1.2. Qui luật cấm của sự chuyển dời electron.

6.1.3. Sự liên hợp của các nhóm mang màu.

6.1.4. Nguyên lý Franck­Condon.

6.1.5. Phân loại các dải hấp thụ.

6.2. Phổ electron của các hợp chất hữu cơ.

6.2.1. Các hợp chất mang màu biệt lập.

6.2.2. Các hợp chất mang màu liên hợp: polien, polienon và vòng thơm.

6.3. Phổ electron của các hợp chất vô cơ và phức.

6.4. Ứng dụng phân tích.

6.4.1. Tính hằng số bền và thành phần phức.

6.4.2. Phân tích định lượng.

6.5. Thực nghiệm. Sơ đồ cấu tạo phổ kế tử ngoại khả kiến và phương pháp ghi phổ.

6.6. Bài tập.

Chương 7. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (6,2,0)

7.1. Cơ sở vật lý.

7.1.1. Hạt nhân từ.

7.1.2. Năng lượng cộng hưởng và tần số cộng hưởng của hạt nhân từ có I=1/2.

7.1.3. Điều kiện cộng hưởng của hạt nhân từ có I=1/2.

7.1.4. Thời gian hồi phục spin.

7.1.5. Nguyên lý cấu tạo phổ kế CW­NMR và FT­NMR.

7.2. Độ chuyển dịch hóa học.

7.3. Tương tác spin­spin.

7.4. Cộng hưởng từ kép và hiệu ứng NOE.

7.5. Phương pháp phân tích phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton (1H­NMR).

7.6. Phương pháp phân tích phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C (13C­NMR). Phổ DEPT

và APT

Page 400: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

400

7.7. Phân tích phổ cộng hưởng từ hạt nhân hai chiều (2D­NMR): COSY, HETCOSY,

INADEQUAT, NOESY, HMBC, HMQC.

7.8. Bài tập.

Chương 8 . Phổ khối lượng (4,2,0)

8.1. Cơ sở vật lý.

8.1.1. Quá trình ion hóa.

8.1.1.1. Thế ion hóa.

8.1.1.2. Các phương pháp ion hóa: va chạm electron (EI), ion hóa hóa học

(CI), ion hóa giải hấp trường (FD), bắn phá nguyên tử nhanh (FAB), ion hóa

phun electron (ESI).

8.1.2. Phương pháp tách ion theo số khối.

8.1.2.1. Phương pháp từ trường.

8.1.2.2. Phương pháp điện­từ trường.

8.1.2.3. Phương pháp quadrupol.

8.1.2.4. Phương pháp thời gian bay (TOF và TOF­MALDI).

8.1.3. Phân loại các ion: ion phân tử, ion đồng vị, ion metastabil, ion mảnh.

8.2. Phổ khối của hợp chất hữu cơ.

8.3. Phổ khối của hợp chất vô cơ.

8.4. Phương pháp kết hợp sắc ký­khối phổ: sắc ký khí­khối phổ (GC­MS) và sắc ký

lỏng­khối phổ (LC­MS).

8.5. Bài tập.

Chương 9 . Các phương pháp Hóa lý

9.1. Đo độ quay cực.

9.2. Đo độ phân cực.

9.3. Đo độ từ thẩm.

9.4. Momen lưỡng cực.

9.5. Phương pháp đo điểm chảy điểm sôi.

9.6. Đo sức căng bề mặt của chất lỏng

Page 401: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

401

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

KT. HIỆU TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ

HỌC PHẦN

NGƯỜI BIÊN SOẠN

PHÓ HIỆU

TRƯỞNG

GS. TS. Nguyễn Đình

Thành

Page 402: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

402

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

THỰC TẬP CÁC PHƯƠNG PHÁP VẬT LÝ VÀ HÓA LÝ ỨNG DỤNG TRONG

HÓA HỌC

1. Mã học phần: CHE1089

2. Số tín chỉ: 2TC

3. Học phần tiên quyết: CHE1052

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

STT Họ và tên Chức danh, học vị Đơn vị công tác

1 Lê Như Thanh PGS.TS. Khoa Hóa học

2 Phạm Ngọc Lân PGS.TS. Khoa Hóa học

3 Chu Ngọc Châu TS. Khoa Hóa học

4 Nguyễn Đình Thành PGS.TS. Khoa Hóa học

5 Đào Thị Nhung ThS Khoa Hóa học

6 Nguyễn Mạnh Hà ThS Khoa Hóa học

7 Nguyễn Đức Thọ ThS Khoa Hóa học

6. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

­ Mục tiêu về kiến thức:Từ các kiến thức được trang bị trong phần lý thuyết, sinh viên được

mở rộng kiến thức trên các thiết bị cụ thể và từ đó củng cố và hiểu sâu sắc hơn lý thuyết

­ Mục tiêu về kỹ năng: Nắm được nguyên tắc vận hành các thiết bị, tự thao tác dưới sự

hướng dẫn của giáo viên để có thể tự sử dụng thiết bị sau này. Hình thành các kỹ năng đặc

biệt gắn liền với thiết bị được học. Đọc và xử lý số liệu thành thạo

­ Mục tiêu về thái độ: Có tác phong nghiêm túc, chính xác trong thao tác trên các thiết bị

hiện đại. Có khả năng làm việc độc lập dựa trên các tư duy bao quát trong các nhiệm vụ

nghiên cứu.

7. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

­ Chuẩn đầu ra về kiến thức: Sinh viên có thể có kiến thức về cấu tạo các chất dựa vào

những thông số của các phương pháp vật lý và hóa lý.

­ Chuẩn đầu ra về kỹ năng: sinh viên có khả năng sử dụng các phương pháp vật lý hiện đại

ứng dụng trong hoá học.

Page 403: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

403

­ Chuẩn đầu ra về thái độ:

8. Phương pháp kiểm tra đánh giá: Thường xuyên: 20%; Giữa kỳ 20%; Kết thúc học phần

60%.

9. Tài liệu tham khảo(tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

1. Tài liệu chính:

+ Giáo trình “Thực tập các phương pháp vật lý và hóa lý ứng dụng trong hóa học” –

Khoa Hóa học – trường ĐH KHTN

2. Tài liệu tham khảo thêm thêm

+ Giáo trình lý thuyết học phần “Các phương pháp vật lý và hóa lý ứng dụng trong hóa

học”; Khoa Hóa học Trường ĐHKH Tự nhiên

+ Hobart H.W, Lynne L.M., John A.D., Frank A.S., Instrumental Methods ò Analysis;

Wadsworth Pub. Co, California (1988)

10. Tóm tắt nội dung học phần (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ):

Học phần bao gồm 12 bài thực tập gắn liền với các phương pháp vật lý và hóa lý ứng dụng

trong nghiên cứu thuộc các lĩnh vực trong hóa học: Vô cơ, Hữu cơ, Phân tích, Hóa lý, Hóa

môi trường, Hóa học dầu mỏ … Tùy theo chuyên ngành theo học, sinh viên sẽ lựa chọn từ

2 đến 3 phương pháp và thiết bị để thực tập: các phương pháp phổ, các phương pháp tách

và xác định, các phương pháp nghiên cứu cấu trúc, các phương pháp nghiên cứu tính chất

các chất.

11. Nội dung chi tiết học phần (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Gồm 12 bài thực tập

Bài 1: Kỹ thuật đo mẫu rắn bằng phương pháp ép màng KBr và màng nhão trên

thiết bị phổ kế hồng ngoại biến đổi Frourier (FT­IR)

Bài 2: Sắc ký lỏng áp suất cao: Xác định thời gian lưu, hệ số dung tích của các

chất – Tách hỗn hợp các chất Uracil, Toluen, Nitrobenzen bằng kỹ thuật

sắc ký lỏng pha đảo

Bài 3: Xác định Na, K trong mẫu nước bằng phương pháp đo phổ phát xạ

nguyên tử ngọn lửa (F­AES)

Bài 4: Xác định As trong mẫu bằng trầm tích bằng phương pháp đo phổ hấp thụ

Page 404: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

404

nguyên tử hidrua hóa (HVG­AAS)

Bài 5: Phương pháp phổ UV­ Vis: xác định ảnh hưởng của các nhóm thế đến

phổ UV­Vis của nhóm chất Benzen – Toluen – p Toluidin

Bài 6: Xác định phổ khối lượng (MS) của Axit benzoic và p­Toluidin

Bài 7: Xác định các đặc trưng các quá trình chuyển pha của KNO3 bằng phương

pháp nhiệt lượng vi sai quét

Bài 8: Xác định gần đúng kích thước hạt trung bình của vật liệu nano TiO2 bằng

phương pháp phát xạ tia X (XRD)

Bài 9: Phương pháp huỳnh quang xác định As (III)

Bài

10:

Tách và xác định Toluen, isooctane, etylaxatat trong n­hexan bằng

phương pháp sắc ký khí

Bài

11:

Xác định thành phần mẫu thuốc Tetracyclin bằng phương pháp sắc ký

lỏng khối phổ (LC­MS)

Bài

12:

Xác định thành phần tinh dầu thông bằng phương pháp sắc ký khí – khối

phổ (GC­MS)

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

KT. HIỆU TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ

HỌC PHẦN

NGƯỜI BIÊN SOẠN

PHÓ HIỆU

TRƯỞNG

Page 405: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

405

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN NIÊN LUẬN

1. Mã học phần: CHE2009

2. Số tín chỉ: 02

3. Học phần tiên quyết:

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Các giảng viên Khoa Hóa học, Trường ĐH KHTN

6. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

Sinh viên được nghiên cứu khoa học theo các hướng nghiên cứu riêng tại các bộ môn và

các phòng thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của các giảng viên nhằm hướng dẫn sinh viên

các bước đầu trong việc tìm tài liệu, viết báo cáo khoa học cũng như các bước tiệp cận

thực nghiệm trong nghiên cứu khoa học

7. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ): ....................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá: ..........................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

9. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản): ...........

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

10. Tóm tắt nội dung học phần (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ): ....................

......................................................................................................................................

Page 406: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

406

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

11. Nội dung chi tiết học phần (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

KT. HIỆU TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ

HỌC PHẦN

NGƯỜI BIÊN SOẠN

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Page 407: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

407

HỌC PHẦN

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

­ Trường: Đại học Giáo dục - ĐHQGHN

­ Khoa: Sư phạm

­ Bộ môn: Khoa học tự nhiên

2. Thông tin về môn học

­ Tên học phần: Phương pháp dạy học Hóa học

­ Mã môn học: TMT2030

­ Môn học bắt buộc / tự chọn: Bắt buộc

­ Số lượng tín chỉ: 3

­ Các môn học tiên quyết: TMT1001

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung:

Rèn kĩ năng nghề theo chuẩn năng lực nghề nghiệp của SV sư phạm: Những

phương pháp dạy học chủ yếu trong dạy học hóa học ở trường phổ thông.

3.2. Chuẩn năng lực:

3.2.1. Kiến thức:

a. Phân tích được các phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông

b. Trình bày các kĩ thuật triển khai phương pháp dạy học các chương mục quan trọng

ở trường THPT.

c. So sánh được những ưu và nhược điểm của các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả

học tập môn Hóa học của học sinh THPT.

3.2.2. Kỹ năng:

a. Lựa chọn và tích hợp các phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học phù hợp với nội

dung bài học.

c. Tổ chức được các hình thức dạy học hợp lý (dạy học trên lớp, ngoài giờ lên lớp).

Page 408: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

408

d. Lựa chọn hình thức, thiết kế bài kiểm tra kết quả phù hợp với đối tượng và nội

dung từng phần học cụ thể.

3.2.3. Thái độ:

a. Hình thành thái độ làm việc nghiêm túc, chuẩn xác khi chuẩn bị cũng như khi dạy

học một bài hóa học.

b. Hình thành lòng yêu nghề thực sự, tư tưởng không ngừng học hỏi, tích lũy kiến

thức, hoàn thiện kĩ năng dạy học, tích cực vận dụng các phương pháp dạy học tích cực,

thích hợp.

3.2.4. Mục tiêu khác:

a. Bước đầu làm quen với việc nghiên cứu khoa học

b. Rèn luyện kỹ năng sử dụng công nghệ hoặc các tài liệu cơ bản của ngành học, môn

học

c. Rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm

d. Rèn luyện kỹ năng trình bày trước đám đông như: Kĩ năng đặt vấn đề, kỹ năng lập

luận, tác phong, thuyết trình….

4. Nội dung môn học

4.1. Tóm tắt

Phương pháp dạy học hóa học là học phần bắt buộc trong chương trình đào

tạo cử nhân Sư phạm Hóa học.

Mục tiêu của học phần nhằm hình thành kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp

cho sinh viên Sư phạm Hóa học. Nội dung học phần bao gồm:

- Những vấn đề chung về phương pháp dạy học hóa học ở trường THPT hiện

nay; hệ thống khái niệm và quy trình triển khai các phương pháp khác nhau trong dạy học

hóa học ở trường THPT đặc biệt là phương pháp thực nghiệm;

- Cơ sở khoa học của việc lựa chọn và vận dụng linh hoạt, sáng tạo các

phương pháp dạy học hóa học vào từng bài học;

- Cơ sở lý thuyết và các kỹ năng trong tổ chức điều khiển quá trình dạy học

hóa học ở THPT: hình thức tổ chức dạy học hóa học ở trường THPT, cách thức xây dựng

Page 409: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

409

kế hoạch dạy học, hồ sơ môn học, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn

học của học sinh một cách chính xác, khách quan;

- Các biện pháp giúp học sinh tự đánh giá, tự điều chỉnh để thành công trong

học tập môn Hóa học

Đặc biệt để rèn luyện những kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên, định hướng phát

triển kỹ năng nghề nghiệp của người giáo viên môn Hóa học, môn học tập trung nhiều

vào phần thực hành: xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch bài dạy, hồ sơ 1 bài dạy, hồ sơ

môn học; thực hành dạy học có sự hỗ trợ của các phương tiện kĩ thuật hiện đại ứng với

từng loại bài học (bài mới, bài ôn tập, bài thực hành); xây dựng câu hỏi và các bảng hướng

dẫn kiểm tra đánh giá theo mục tiêu; đánh giá cải tiến phát triển chuyên môn của người giáo

viên.

4.2 Nội dung cụ thể

hứ

tự

Mục tiêu Nội dung Thời

lượng hi

chú

Chương 1: Những vấn đề đại cương của phương pháp dạy học hoá học

Kết thúc chương, SV cần phải:

A.1. Nêu được khái niệm quá trình dạy

học hoá học.

A.2. Trình bày được các thành tố trong

quá trình dạy học Hoá học.

A.3. Trình bày được một số quan điểm

(2) về Phương pháp dạy học Hóa học THPT.

A.4. Nêu được bốn đặc điểm của phương

pháp dạy học Hóa học THPT.

A.5. Nêu được bốn nhóm phương pháp

dạy học Hóa học THPT.

B.1. Phân tích được vai trò của năm

thành tố trong quá trình dạy học Hóa học.

1.1. Nhiệm

vụ môn học

1.2. Nhiệm

vụ dạy học hoá

học ở trường phổ

thông

1.3. Các

phương pháp dạy

học hoá học ở

trường phổ thông

+ Các bình

diện của lý luận

dạy học

3

iờ

TC

Page 410: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

410

B.2. Phân tích được vai trò của việc dạy

tích hợp một số vấn đề giáo dục khác trong dạy

học Hoá học với việc giáo dục, hình thành nhân

cách cho học sinh.

B.3. Phân tích được vai trò của việc dạy

tích hợp một số môn học khác trong dạy học

Hoá học trong việc hình thành những hiểu biết

về tự nhiên và thế quan duy vật biện chứng nhất

quán cho học sinh.

B.4. Phân tích được đặc điểm của PPDH

Hóa học THPT.

B.5. Phân tích được cơ sở phân loại các

nhóm PPDH Hóa học THPT.

B.6. Phân tích được nguyên tắc lựa chọn

các nhóm PPDH phù hợp với từng hình thức

dạy học cụ thể.

C.1. So sánh và giải thích được ưu,

nhược điểm của các nhóm PPDH Hóa học

THPT.

C.2. Lựa chọn một cách linh hoạt và

hiệu quả nhóm PPDH phù hợp với hình thức

dạy học và đối tượng dạy học

C.3. Đánh giá quá trình dạy học Hóa học

ở THPT hiện nay, đưa ra đề xuất.

+ Quan

điểm, phương pháp

và kỹ thuật dạy

học.

+ Quan

điểm dạy học định

hướng phát triển

năng lực người

học.

1.4. Những

hình thức tổ chức

dạy học môn Hóa

học

Chương 2. Phương pháp dạy học các thuyết và định luật hoá học cơ bản

trong chương trình HHPT (Hóa đại cương (ĐC)

A.1. Trình

bày được nội

dung chính của

phần hóa ĐC.

2.1. Một số nguyên tắc về mặt PPDH

các thuyết và định luật hoá học cơ bản

+ Vị trí và ý nghĩa của các thuyết quan

trọng trong chương trình HHPT.

1

1

Page 411: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

411

(các thuyết, định

luật, phản ứng

hoá học, tốc độ

phản ứng và cân

bằng hoá học, sự

điện li,..)

A.2. Nêu

và trình bày được

đặc điểm của các

PPDH phần hoá

ĐC.

A.3. Nêu

và trình bày được

kĩ thuật triển khai

PPDH thích hợp

khi dạy học phần

hoá ĐC.

B.1. Giải

thích được quy

luật biến đổi tuần

hoàn của đơn

chất, hợp chất của

các nguyên tố

trong bảng tuần

hoàn.

B.2. Phân

tích được nguyên

tắc lựa chọn

PPDH phù hợp

với nội dung cụ

+ Các định luật hoá học trong chương

trình HHPT.

+ Nguyên tắc chung về phương pháp dạy

học các thuyết và định luật hoá học.

2.2. Nội dung phương pháp dạy học

chương " Nguyên tử" lớp 10 THPT chương

trình chuẩn và nâng cao

+ Nội dung ­ cấu trúc ­ nhiệm vụ của

chương.

+ Phương pháp dạy học

+ Một số nội dung mới và khó cần được

lưu ý:

+ Thực hành: Xây dựng giáo án bài dạy:

Có thể chọn một số bài tiêu biểu như: obitan

nguyên tử, lớp ­ phân lớp electron...

2.3. Nội dung và PPDH chương:

"Bảng tuần hoàn và định luât tuần hoàn các

nguyên tố hoá học"

+ Nội dung ­ cấu trúc ­ nhiệm vụ của

chương.

+ Phương pháp dạy học

+ Một số nội dung mới và khó cần được

lưu ý:

+ Thực hành: Thiết kế giáo án bài dạy cụ

thể

2.3.1. Phương pháp dạy học chương:

"Liên kết hoá học"

+ Nội dung ­ cấu trúc ­ nhiệm vụ của

chương.

Page 412: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

412

thể trong phần

ĐC.

B.3. So

sánh được ưu

điểm và nhược

điểm khi sử dụng

các kĩ thuật triển

khai, từ đó rút ra

lưu ý khi sử dụng

các kĩ thuật triển

khai đó.

B.4. Vận

dụng được các

phương pháp

chung và kĩ thuật

triển khai cụ thể

để soạn một nội

dung cụ thể phần

hóa ĐC.

B.5. Dạy

được một nội

dung cụ thể (15­

20ph)

C.1. Đề

xuất quan điểm

về phương pháp

dạy học cho các

thuyết và định

luật hóa học cơ

bản.

+ Những điểm cần chú ý về PPDH.

+ PPDH những nội dung mới và khó

chương

+ Thực hành: Thiết kế kế hoạch bài dạy

cụ thể: (Thí dụ: Liên kết ion, liên kết cộng hoá

trị, hoá trị của các nguyên tố...).

2.3.2. Phương pháp dạy học chương

"Phản ứng oxi hoá ­ khử"

+ PPDH về phản ứng oxi hoá khử: Các

quan niệm về phản ứng oxi hóa khử.; Khái niệm

số oxi hoá ­ phân biệt khái niệm số oxi hoá và

hoá trị; Phân loại phản ứng hoá học ­ các loại

phản ứng oxi hoá khử.

2.3.3. Lý thuyết về : "Tốc độ phản ứng

hoá học": Sự hình thành phát triển khái niệm "

Tốc độ phản ứng hoá học"; Những chú ý về

phương pháp khi giảng dạy một số khái niệm:

Tốc độ phản ứng hoá học, phản ứng thuận ­

nghịch, cân bằng hoá học, sự chuyển dịch cân

bằng hóa học.

2.3.2. Phương pháp dạy học về lý thuyết

của sự điện li:

+ Vị trí và ý nghĩa của lý thuyết về sự

điện li.

+ Các quan điểm về lý thuyết của sự điện

li của Ahrenius và Bronsted.

+ Giảng dạy một số nội dung cụ thể của

chương: chất điện li­ sự điện li, sự phát triển khái

niệm Axit­Bazơ­ Muối.

+ Thiết kế kế hoạch bài dạy, chọn trích

Page 413: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

413

đoạn một bài cụ thể trong các chương trên để SV

thực hành. Áp dụng PP dạy học vi mô .

Chương 3. Phương pháp dạy học phần hóa học vô cơ ở trường THPT

A.1. Trình bày được mục

tiêu cơ bản, chương trình của phần

hóa VC ở trường THPT.

A.2. Nêu và trình bày được

các phương pháp dạy học chung

phần hoá VC.

A.3. Trình bày được một số

vấn đề khó cần lưu ý khi giảng dạy

phần hoỏ VC ở trường THPT

A.4. Nêu và trình bày được

kĩ thuật triển khai phương pháp dạy

học thích hợp khi dạy học phần hoá

VC.

B.1. Giải thích được tính

chất lí hóa của đơn chất, hợp chất

vô cơ dựa vào các thuyết và định

luật hoá học.

B.2. Phân tích được nguyên

tắc lựa chọn phương pháp dạy học

phù hợp với nội dung cụ thể trong

phần VC.

B.3. So sánh được ưu điểm

và nhược điểm khi sử dụng các kĩ

thuật triển khai, từ đó rút ra lưu ý

khi sử dụng các kĩ thuật triển khai

đó.

B.4. Vận dụng tính chất lí

3.1. Vị trí và nhiệm vụ

của các bài giảng về chất-

nguyên tố hoá học trong

chương trình HHPT

3.2. Các nguyên tắc sư

phạm cần đảm bảo khi giảng

dạy các bài về nguyên tố, chất

hoá học.

3.3. Phương pháp dạy

học các chất sau khi nghiên

cứu lý thuyết chủ đạo

+ Nhiệm vụ các bài dạy

về chất ở THPT

+ Phương pháp dạy học

+ Cấu trúc bài dạy

+ Những điểm cần lưu ý

khi giảng dạy về các nhóm

nguyên tố và chất.

+ Những yêu cầu cơ bản

và phương pháp dạy học về

điều chế các chất.

3.4 Phương pháp giảng

dạy phần phi kim

3.4.1 Giảng dạy về

halogen

3.4.2 Giảng dạy về oxi­

lưu huỳnh

1

4

Page 414: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

414

hóa của hợp chất vô cơ để giải

thích một số hiện tượng trong thực

tế.

B.5. Vận dụng được các

phương pháp chung và kĩ thuật

triển khai cụ thể để thiết kế kế

hoạch dạy học cho một nội dung

cụ thể phần hóa VC.

B.6. Dạy một nội dung cụ

thể (15­20ph)

C.1. Đề xuất quan điểm về

phương pháp dạy học chung cho

từng phần cụ thể (các loại hợp chất

VC).

3.4.3 Giảng dạy về nito­

photpho

3.4.4 Giảng dạy về

cacbon­ silic

3.5 Phương pháp giảng

dạy phần kim loại

3.5.1 Giảng dạy về đại

cương về kim loại

3.5.2 Giảng dạy về kim

loại kiềm­ kim loại kiềm thổ­

nhôm

3.5.3 Giảng dạy về

crom­ sắt –đồng­ chì­ kẽm­

vàng­ bạc

Chương 4. Phương pháp dạy học phần hóa học hữu cơ cơ ở trường

THPT

A.1. Ý nghĩa, tầm quan trọng, đặc điểm

của phần hoá học hữu cơ THPT.

IV.A.2. Trình bày được hệ thống kiến

thức phần hoá học hữu cơ

IV.A.3. Trình bày được cấu tạo, tính

chất lí hóa, ứng dụng, điều chế của các loại hợp

chất hữu cơ cơ bản.

A.4. Nêu nguyên tắc sư phạm và trình

bày được các phương pháp dạy học chủ yếu

phần hoá HC.

A.5. Trình bày được một số vấn đề khó

cần lưu ý khi giảng dạy phần hoá HC

A.6. Nêu và trình bày được kĩ thuật triển

khai PPDH thích hợp khi dạy học phần hoá

4.1.

Phương pháp

giảng dạy phần

Đại cương về hóa

học hữu cơ

4.2.

Phương pháp

giảng dạy phần

các hợp chất

hiđrocacbon

-

hiđrocacbon no

-

hiđrocacbon

1

4

Page 415: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

415

HC.

B.1. Giải thích và so sánh được tính chất

hóa lí của các hợp chất hữu cơ cơ bản.

B.2. Phân tích được nguyên tắc lựa chọn

phương pháp dạy học phù hợp với nội dung cụ

thể trong phần HC

B.3. So sánh được ưu điểm và nhược

điểm khi sử dụng các kĩ thuật triển khai, từ đó

rút ra lưu ý khi sử dụng các kĩ thuật triển khai

đó.

B.4. Vận dụng tính chất lí hóa của các

loại hợp chất hữu cơ bản để giải thích một số

hiện tượng trong thực tế.

B.5. Lựa chọn được các phương pháp

dạy học cụ thể để soạn một nội dung nào đó

phần hóa HC.

B.6. Dạy được một nội dung cụ thể phần

hóa HC. (15­20ph)

C.1. Đề xuất quan điểm về phương pháp

dạy học chung cho từng phần cụ thể

không no

-

hiđrocacbon

thơm

4.3.

Phương pháp

giảng dạy phần

dẫn xuất

hiđrocacbon

- Dẫn xuất

halogen

- Ancol-

Phenol-

- Anđehit-

Xeton

- Axit

cacboxylic

- Este –Lipit

-

Cacbohyđrat

- Amin-

Aminoaxit

….

4.4.

Phương pháp

giảng dạy phần

đại cương về

polime

Chương 5. Phương pháp giảng dạy các bài: Nhận biết, hóa học với sự phát

triển kinh tế- xã hội – môi trường; chuẩn độ,...

Page 416: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

416

A.1. Trình bày được các phương pháp

nhận biết các caiton, anion và chất khí,

A.2. Nêu được mối quan hệ của hóa học

với sự phát triển của xã hội.

A.3. Phân tích được ảnh hưởng của hóa

học đến môi trường sống hiện nay.

A.4 Trình bày được cách xác định nồng

độ của axit­ bazơ theo phương pháp chuẩn độ.

B.1 Tích hợp các kiến thức đó vào quá

trình nhận biết hoặc tách các chất.

B.2. Phân tích được vai trò của hóa học

trong sự phát triển của xã hội.

B.3. Lựa chọn được các phương pháp cơ

bản để tích hợp kiến thức về môi trường vào

các bài học cụ thể

C.1. Đề xuất được các dự án hay vấn đề

cần nghiên cứu của nội dung này

C.2. Thiết kế được kế hoạch dạy học

theo dự án, theo hợp đồng, theo nhóm,.. cho các

vấn đề đó được đề xuất ở trên.

C.3. Đề xuất các biện pháp bảo vệ môi

trường ( đất­ nước­ không khí)

C.4. Đề xuât các biện pháp chống ô

nhiễm môi trường

5.1.

Phương pháp dạy

các bài về nhận

biết các hợp chất

vô cơ (ion, khí,..)

5.2.

Phương pháp

giảng dạy về mối

quan hệ của hóa

học với sự phát

triển kinh tế- xã

hội- môi trường

5.3.

Phương pháp

giảng dạy về

chuẩn độ

3

5. Phương pháp, hình thức dạy học

5.1. Phân bổ thời lượng: theo hình thức dạy học

Lý thuyết: 10

Thực hành/làm việc nhóm: 30

Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 5

Page 417: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

417

5.2. Các phương pháp dạy học chủ yếu

Phương pháp tổ chức các hoạt động học tập theo nhóm

PPDH theo dự án

PPDH Nêu và giải quyết vấn đề

Kết hợp các phương pháp dạy học tích cực khác….

6. Tài liệu tham khảo

1. Tài liệu chính

4. Bernd Meier – Nguyễn Văn Cường (2014). Lí luận day học hiện đại. Nxb

ĐHSP HN

5. Nguyễn Thị Sửu, Lê Văn Năm (2009). Phương pháp dạy học hóa học. Nxb KHKT

2. Tài liệu tham khảo thêm thêm

3. Nguyễn Thi Sửu­ Đào Thị Việt Anh­ Nguyễn Minh Châu­ Nguyễn Thị Thiên

Nga (2010). Dạy học theo chuẩn kiến thức và kĩ năng môn Hóa học lớp 10. Nxb ĐHSP.

4. Nguyễn Thi Sửu­ Đào Thị Việt Anh. Dạy học theo chuẩn kiến thức và kĩ năng

môn Hóa học lớp 11. NXB ĐHSP 2010

5. Nguyễn Thi Sửu­ Vũ Anh Tuấn­ Phạm Hồng Bắc­ Ngô Uyên Minh (2010).

Dạy học theo chuẩn kiến thức và kĩ năng môn Hóa học lớp 12. Nxb ĐHSP

7. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

Page 418: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

418

Hình thức

Tính chất

của nội

dung kiểm

tra

Mục đích kiểm tra Trọng số

Đánh giá

thường xuyên Lý thuyết Kiểm tra kiến thức môn học 10 %

Bài tập cá

nhân

Lý thuyết

và kỹ năng

Đánh giá khả năng vận dụng lý thuyết vào

thực tiễn và các phẩm chất trí tuệ; kỹ năng viết

, nghiên cứu khoa học

10%

Bài tập nhóm Kỹ năng

Đánh giá khả năng tổng hợp kiến thức của

nhóm và Đánh giá kỹ năng phối kết hợp trong

làm việc nhóm để tạo ra được sản phẩm có ý

nghĩa.

20%

Bài thi hết

môn Tổng hợp

Năng lực vận dụng, giải thích…. các vấn đề

của thực tiễn bằng kiến thức chuyên môn và

đưa ra được giải pháp hiệu quả (thông qua

nghiên cứu)

60%

+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT – ĐG

Hoàn thiện bài tập theo yêu cầu về hình thức, nội dung và mục đích của kiểm tra đánh giá.

CHỦ NHIỆM KHOA CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

TS. Tôn Quang Cường

Page 419: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

419

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

DẠY HỌC THI NGHIỆM HÓA HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

­ Trường: Đại học Giáo dục - ĐHQGHN

­ Khoa: Sư phạm

­ Bộ môn: Khoa học tự nhiên

2. Thông tin chung về học phần

- Tên học phần: Dạy học thí nghiệm Hóa học phổ thông.

- Mã học phần: TMT 2031

- Học phần bắt buộc / tự chọn: Tự chọn

- Số lượng tín chỉ: 03

- Học phần tiên quyết: TMT2030.

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung

Rèn kĩ năng dạy thực hành thí nghiệm hóa học ở trường phổ thông:

­ Kỹ năng lắp ráp và tiến hành thí nghiệm

­ Kĩ năng đặt câu hỏi về hiện tượng thí nghiệm, phân tích hiện tượng

­ Kĩ năng nhận xét, giải thích và đánh giá kết quả thí nghiệm

­ Kĩ năng dạy học có sử dụng thí nghiệm hoa học.

3.2. Chuẩn năng lực:

3.2.1. Kiến thức:

­ SV trình bày được yêu cầu, nội dung, phương pháp tiến hành thí nghiệm thực

hành trong dạy học hoá học.

­ Sinh viên được luyện tập phân tích mục đích đức dục và trí dục của từng thí

nghiệm, mối liên hệ của thí nghiệm với nội dung bài giảng, phương pháp biểu diễn và tổ

chức cho học sinh tiến hành thí nghiệm, phương pháp sử dụng các thí nghiệm vào từng

bài giảng cụ thể,…

3.2.2. Kỹ năng:

Page 420: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

420

­ Sinh viªn n¾m v÷ng kü thuËt tiÕn hµnh thÝ nghiÖm, c¸c ph­¬ng tiÖn trùc

quan, biÕt sö dông thµnh th¹o, nhanh chãng, khÐo lÐo c¸c thÝ nghiÖm, c¸c ph­¬ng tiÖn

trùc quan.

­ SV chỉ ra được phương pháp học tập bộ môn và được rèn luyện một số kĩ năng cơ

bản đầu tiên về thí nghiệm hoá học. SV chỉ ra được phương pháp học tập bộ môn và được

rèn luyện một số kĩ năng cơ bản đầu tiên về thí nghiệm hoá học.

3.2.3. Thái độ:

Sinh viên biết mục đích đức, trí, dục của từng thí nghiệm, từng phương tiện trực quan,

phương pháp sử dụng chúng vào các bài giảng hoá học cụ thể.

3.2.4. Mục tiêu khác:

e. Bước đầu làm quen với việc nghiên cứu khoa học thực nghiệm

f. Rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng tổ chức họat động trên lớp.

g. Rèn luyện kỹ năng trình bày trước đám đông như: Kĩ năng đặt vấn đề, kỹ năng lập

luận, tác phong, thuyết trình….

4. Nội dung học phần

4.1. Tóm tắt

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức chung về chương trình thí

nghiệm hoá học ở trường THPT; những yêu cầu, nguyên tắc chung khi thực hiện thí

nghiệm hoá học ở trường THPT; những điều kiện an toàn, thao tác chuẩn khi thực hiện thí

nghiệm hoá học ở trường THPT; phương pháp dạy học, hướng dẫn học sinh quan sát, thực

hiện và phân tích thí nghiệm hoá học.

Sau khi học xong học phần này, sinh viên có khả năng:

- Hệ thống hoá chương trình thí nghiệm hoá học ở trường THPT

- Thiết kế và thao tác thành thạo các thí nghiệm hoá học ở trường THPT. Lựa

chọn và sử dụng thí nghiệm trong dạy học Hóa học một cách hợp lý và hiệu quả.

- Tổ chức, hướng dẫn, định hướng học sinh quan sát và thực hành các thí

nghiệm hoá học ở trường THPT tại lớp học và phòng thí nghiệm.

- Sử dụng phần mềm thiết kế một số thí nghiệm ảo trong trường hợp khó thực

hiện trong thực tiễn.

Page 421: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

421

­ Định hướng, hỗ trợ học sinh sáng tạo trong thiết kế thí nghiệm thực trong thực

tiễn và thí nghiệm ảo có liên quan đến nội dung bài học.

4.2 Nội dung cụ thể

Thứ

tự Mục tiêu Nội dung

Thời

lượng

Ghi

chú

Chương 1. Những vấn đề chung

Kết thúc chương, SV cần

phải:

­ Trình bày được mục đích

yêu cầu của việc thực

hành thí nghiệm.

­ Chuẩn bị được dụng cụ

hóa chất thí nghiệm.

­ Viết được trường trỡnh

thớ nghiệm

­ Trình bày được các kĩ

năng thực hành thí

nghiệm.

­ Phõn tớch một số PPDH

chủ yếu khi sử dụng thớ

nghiệm.

­ Tập giảng cú sử dụng thớ

nghiệm trong dạy học

­ Đề xuất các phương án

để thí nghiệm thành công

­ Sử dụng được các dụng

cụ cơ bản đúng cách, đúng

qui định.

­ Trình bày được một số

công tác cơ bản trong

1.1. Nội qui phũng thớ

nghiệm

1.2. Yêu cầu về phương pháp

dạy thực hành thí nghiệm hoá

học ở trường THPT

­ Mục đích yêu cầu của thí

nghiệm thực hành phương pháp

dạy học hoá học.

­ Việc chuẩn bị cho các bài

thực hành.

- Viết tường trình các bài thí

nghiệm thực hành.

­ Tập biểu diễn thí nghiệm và

tập giảng một đoạn bài giảng có

dùng thí nghiệm.

­ Những kỹ năng thực hành

cơ bản về PPDH của sinh viên

khoa Sư phạm

1.3 Công tác cơ bản trong

phòng thí nghiệm hoá học

­ Kỹ thuật sử dụng những

dụng cụ cơ bản trong phòng thí

nghiệm hoá học

+ Dụng cụ thuỷ tinh, sứ, gỗ

2

Page 422: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

422

phũng thớ nghiệm.

­ Lắp ráp được các bộ

dụng cụ thí nghiệm cơ bản

nhất

­ Sỏng tạo ra một số dụng

cụ nhằm cải tiến thớ

nghiệm

và kim loại, cân,

+ Dụng cụ đốt nóng

+ Bảo quản hoá chất.

­ Những công tác cơ bản trong

phòng thí nghiệm hoá học ở

trường trung học

+ Cắt và uốn ống thuỷ tinh;

chọn nút và khoan nút;

+ Lắp dụng cụ thí nghiệm;

+ Hoà tan; lọc, kết tinh lại

pha chế dung dịch;

+ Bảo hiểm trong phòng thí

nghiệm hoá học;

+ Vẽ các dụng.cụ thí nghiệm

hoá học.

Chương 2. Phương pháp giảng dạy các thí nghiệm phần đại cương ở

trường phổ thồng

­ Trình bày được mục đích

các thí nghiệm phần đại

cương

­Tiến hành, viết tường

trỡnh và giải thớch được

các hiện tượng xảy ra.

­ Đặt được câu hỏi và

hướng dẫn HS mô tả và

giải thích các hiện tượng

thí nghiệm

­ Phân tích được sự thay

đổi điều kiện phản ứng

dẫn đến các hiện tượng

2.1 Phương pháp giảng dạy

các thí nghiệm về Bảng tuần

hoàn

­ Sự biến đổi tính chất của các

nguyên tố trong nhóm

­ Sự biến đổi tính chất của các

nguyên tố trong chu kỡ

2.2. Phương pháp giảng dạy các

thí nghiệm về Tốc độ phản ứng

và cân bằng hóa học

­ Ảnh hưởng của nồng độ đến

tốc độ phản ứng

­ Ảnh hưởng của nhiệt độ đến

8

Page 423: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

423

khác nhau

­ Phân tích được bản chất

của thí nghiệm để đề xuất

PPDH dạy phù hợp nhất

­ Dạy một thớ nghiệm

trong một bài cụ thể theo

PPDH vi mụ

­ Đề xuất một số thớ

nghiệm thay thế

­ Đề xuất các phương

pháp nghiên cứu khoa học

bằng thực nghiệm.

tốc độ phản ứng

­ Ảnh hưởng của diện tích bề

mặt chất rắn đến tốc độ phản

ứng

­ Ảnh hưởng của nhiệt độ đến

cần bằng hóa học

2.2. Phương pháp giảng dạy các

thí nghiệm về Sự điện li

­ Tính axit­ bazơ

­ Phản ứng trao đổi ion trong

dung dịch các chất điện li

3 Chương 3. Phương pháp giảng dạy các thí nghiệm phần vô cơ ở trường

phổ thồng

Trình bày được :

­ Trình bày được

mục đích các thí

nghiệm

­ Nguyờn tắc điều

chế cỏc khớ trong

phũng thớ nghiệm.

­ Chứng minh được

tính oxi hóa mạnh của

các halogen, oxi, axit

HNO3,...

­ Tớnh oxi húa khử

của SO2,, tớnh khử

của H2S.

­ So sánh được độ

hoạt động hóa học của

3.1. Phương pháp giảng dạy các

thí nghiệm phần phi kim

Halogen

­ Điều chế và thử tính chất của clo

(phản ứng với Na, Cu, H2, H2O)

­ So sánh độ hoạt động các halogen

(clo, brom, iôt), nhận biết các muối

halogenua

­ Điều chế brom và thí nghiệm

brom tác dụng với nhôm

­ Sự thăng hoa của iôt

­ Điều chế khí hiđroclorua và thử

tính tan của nó

­ Thí nghiệm HF ăn mòn thủy tinh

Oxi - lưu huỳnh

­ Điều chế oxi từ KClO3 hoặc từ

22

Page 424: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

424

cỏc phi kim

­ Nguyờn tắc pha

loóng dung dịch H2SO4

­Tiến hành được các

thí nghiệm. (lắp ráp,

thu chất khí,...)

­ Viết tường trỡnh và

giải thớch được các

hiện tượng xảy ra.

­ Đặt câu hỏi và

hướng dẫn học sinh

mô tả và giải thích

các hiện tượng thí

nghiệm

­ Nêu được kĩ thuật

tiến hành thí nghiệm

về:

+ Tớnh chất vật lý và

tớnh chất húa học

của kim loại

­ Mức độ hoạt động

hoá học của các kim

loại trong dóy hoạt

động hoá học.

­ Bản chất sự ăn mũn

kim loại trong dung

dịch chất điện li và các

biện pháp chống ăn

mũn kim loại.

­ Nguyên tắc chung và

KMnO4, thu oxi và tính chất hoá học

của oxi (phản ứng với Fe, Na, S, C)

­ Lưu huỳnh tác dụng với Cu, Na, H2

­ Điều chế và đốt cháy khí

hiđrosunfua

­ Nhận biết các muối Cl, SO42, S2

­ Điều chế khí SO2 từ Na2SO3 tinh

thể và H2SO4 đặc

­ Oxi hóa SO2 thành SO3

­ Tính chất của axit H2SO4 (tính háo

nước, tính axit, tính oxi hóa)

Nitơ - photpho

­ Điều chế nitơ ­ tính chất không duy

trì sự cháy, sự sống của nitơ.

­ Điều chế và thử tính tan của

amoniac

­ Amoniac tác dụng với axit clohiđric

­ Nhiệt phân muối amoni

­ Dung dịch amoniac với dung dịch

muối

­ Điều chế axit nitric từ muối nitrat

và thử tính chất của axit nitric

­ Thí nghiệm tính chất của muối

nitrat

­ Thí nghiệm nhận biết axit nitric và

muối nitrat

­ Thí nghiệm tính tan khác nhau của

các muối photphat

­ Thí nghiệm điều chế photpho

trắng từ photpho đỏ ­ Sự phát quang

Page 425: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

425

các PP điều chế kim

loại.

­ Phân tích được bản

chất của thí nghiệm

để đề xuất PPDH dạy

phù hợp nhất

­ Dạy một thớ

nghiệm trong một bài

cụ thể theo PPDH vi

mụ

­ Đề xuất một số thí

nghiệm thay thế

­ Đề xuất các phương

pháp nghiên cứu

khoa học bằng thực

nghiệm.

­ Biết cỏch xử lớ một

số tỡnh huống xảy ra

trong khi làm thớ

nghiệm.

của photpho trắng

Cacbon - silic

­ Thí nghiệm sự hấp phụ của

cacbon vô định hình

­ Thí nghiệm điều chế CO và thử

tính chất của CO

­ Thí nghiệm tính chất hóa học của

khí CO2

­ Thí nghiệm sự biến đổi Ca(HCO3)2

CaCO3

­ Thí nghiệm nhiệt phân muối

cacbonat

­ Thí nghiệm điều chế axit silicic

H2SiO3

3.2. Phương pháp giảng dạy các

thí nghiệm phần kim loại

Tính chất chung của kim loại

­ Thí nghiệm tính dẫn nhiệt của kim

loại

­ Thí nghiệm dãy hoạt động hóa học

của kim loại

­ Thí nghiệm sự ăn mòn kim loại và

chống ăn mòn kim loại

­ Thí nghiệm đo suất điện động của

pin Zn ­ Cu

­ Thí nghiệm điều chế kim loại (pp

nhiệt luyện và điện phân )

Kim loại kiềm và kim loại kiềm

thổ

Page 426: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

426

­ Thí nghiệm phản ứng của Na (K)

với nước, dung dịch HCl đặc

­ Thí nghiệm điều chế NaOH bằng

phương pháp điện phân

­ Thí nghiệm xác định ion kim loại

kiềm và kim loại kiềm thổ dựa vào

màu ngọn lửa

­ Thí nghiệm Mg cháy trong không

khí và trong khí CO2, phản ứng của

magie với nước

­ Thí nghiệm về nước cứng, cách khử

tính cứng của nước

Nhôm - sắt

­ Sự oxi hóa của nhôm, phản ứng của

nhôm với nước, dung dịch muối,

phản ứng nhiệt nhôm

­ Thí nghiệm điều chế nhôm hiđroxit

và thử tính chất lưỡng tính của nó

­ Thí nghiệm của sắt với các axit

(HCl, HNO3)

­ Thí nghiệm điều chế sắt (II)

hiđroxit và sắt (III) hiđroxit

Chương 4. Phương pháp giảng dạy các thí nghiệm phần hữu cơ ở trường

phổ thồng

­ Trình bày được mục đích

các thớ nghiệm

­ Điều chế được một số

hiđrocacbon tiêu biểu để

nghiên cứu tính chất của

chúng.

4.1. Giảng dạy các thí nghiệm

phần Hiđrocacbon

­ Điều chế metan trong phòng

thí nghiệm và thử tính chất

(phản ứng cháy, thế)

­ Thí nghiệm điều chế etilen và

13

Page 427: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

427

­ Tiến hành và viết tường

trỡnh và giải thớch được

các hiện tượng xảy ra.

­ Đặt câu hỏi và hướng

dẫn học sinh mô tả và giải

thích các hiện tượng thí

nghiệm

­ Phõn tích được bản chất

của thí nghiệm để đề xuất

PPDH dạy phù hợp nhất

­. Dạy một thớ nghiệm

trong một bài cụ thể theo

PPDH vi mụ

­ Đề xuất một số thí

nghiệm thay thế

­ Đề xuất các thao tác thí

nghiệm và những điều cần

chú ý để thí nghiệm thành

cụng,

­ Đề xuất các phương

pháp nghiên cứu khoa học

bằng thực nghiệm.

­ Đề xuất các biện pháp

phũng độc và bảo vệ môi

trường

­ Biết cỏch xử lớ một số

tỡnh huống xảy ra trong

khi làm thớ nghiệm.

thử tính chất (phản ứng cháy,

cộng, oxi hoá)

­ Thí nghiệm điều chế và thử

tính chất hóa học của axetilen

(phản ứng cháy, phản ứng với

dung dịch Br2, phản ứng với

dung dịch KMnO4, phản ứng

với AgNO3 / NH3)

­ Thí nghiệm tính chất chất vật

lý của Benzen

­ Thí nghiệm toluen tác dụng

với dung dịch thuốc tím

4.2. Giảng dạy các thí nghiệm

phần Dẫn xuất halogen-

Ancol - phenol

­ Thí nghiệm so sánh khả năng

phản ứng của các dẫn xuất

halogen

­ Thí nghiệm ancol etylic khan

tác dụng với Na và thủy phân

Ancolat, este hoá

­ Thí nghiệm của ancol đa chức

với đồng (II) hiđroxit

­ Thí nghiệm thử tính axit của

phenol

4.3. Giảng dạy các thí nghiệm

phần Anđehit - xeton - axit

cacboxylic

­ Thí nghiệm điều chế anđehit

axetic

Page 428: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

428

­ Thí nghiệm oxi hóa anđehit

(phản ứng tráng gương, phản

ứng với Cu(OH)2)

­ Thí nghiệm tính chất axit của

axit axetic

4.4. Giảng dạy các thí nghiệm

phần Amin và Các hợp chất

hữu cơ tạp chức

­ Thí nghiệm của glucozơ (phản

ứng tráng gương, phản ứng với

Cu(OH)2)

­ Sự tạo tạo thành và tính chất

của saccaratcanxi, thủy phân

saccarozơ và thử sản phẩm

­ Thí nghiệm thủy phân tinh bột

và phản ứng của tinh bột với

I2)

­ Thí nghiệm anilin tác dụng

với dung dịch Br2

­ Thí nghiệm nitro hóa

xenlulozơ ­ thử sản phẩm: đốt,

tính nổ

­ Thí nghiệm phản ứng màu của

protit

5. Phương pháp, hình thức dạy học

5.1. Phân bổ thời lượng: theo hình thức dạy học

Lý thuyết: 5

Thực hành/làm việc nhóm: 40

Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 0

5.2. Các phương pháp dạy học chủ yếu

Page 429: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

429

Phương pháp tổ chức các hoạt động học tập theo nhóm

PPDH theo dự án

PPDH Nêu và giải quyết vấn đề

Kết hợp các phương pháp dạy học tích cực khác….

6 . Tài liệu tham khảo

1. Tài liệu chính

1. Nguyễn Cương (chủ biên), Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Thị Sửu, Đặng Thị

Oanh, Hoàng Văn Côi, Trần Trung Ninh, (2012), Thí nghiệm thực hành phương pháp dạy

học hóa học, NXB Đại học SPHN.

2. Nguyễn Thị Sửu, Hoàng Văn Côi (2009), Thí nghiệm hóa học ở trường phổ

thông, NXB Khoa học Kỹ thuật.

2. Tài liệu tham khảo thêm thêm thêm

PGS.TS Nguyễn Xuân Trường (2011), Phương pháp dạy học hóa học ở trường

phổ thông, NXB Giáo dục.

7. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

Page 430: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

430

Hình thức

Tính chất

của nội

dung kiểm

tra

Mục đích kiểm tra Trọng số

Đánh giá

thường xuyên Lý thuyết Kiểm tra kiến thức học phần 10 %

Bài tập cá

nhân

Lý thuyết

và kỹ năng

Đánh giá khả năng vận dụng lý thuyết vào thực

tiễn và các phẩm chất trí tuệ; kỹ năng viết ,

nghiên cứu khoa học

10%

Bài tập nhóm Kỹ năng

Đánh giá khả năng tổng hợp kiến thức của nhóm

và Đánh giá kỹ năng phối kết hợp trong làm

việc nhóm để tạo ra được sản phẩm có ý nghĩa.

20%

Bài thi hết

môn Tổng hợp

Năng lực vận dụng, giải thích…. các vấn đề của

thực tiễn bằng kiến thức chuyên môn và đưa ra

được giải pháp hiệu quả (thông qua nghiên cứu)

60%

Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT - ĐG.

­ Kiểm tra sĩ số

­ Làm bài tập trắc nghiệm kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà, gọi sinh viên lên bảng

trình bày tóm tắt cách tiến hành thí nghiệm, hiện tượng dự đoán, các kỹ năng cần chú ý để

thí nghiệm thành công, giải thích. Giáo viên chốt lại những điểm cần chú ý.

­ Tiến hành thí nghiệm có sự theo dõi, uốn nắn của giảng viên

­ Tập giảng một nội dung ngắn có sử dụng thí nghiệm, theo phương pháp dạy học

vi mô, quay băng video, phát lại, chỉnh sửa theo yêu cầu, nhận xét rút kinh nghiệm.

­ Yêu cầu sinh viên sắp xếp hoá chất gọn gàng, làm vệ sinh cho phòng thí nghiệm

CHỦ NHIỆM KHOA CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

TS. Tôn Quang Cường

Page 431: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

431

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

DẠY HỌC BÀI TẬP HOÁ HỌC PHỔ THÔNG

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

­ Trường: Đại học Giáo dục ­ ĐHQGHN

­ Khoa: Sư phạm

­ Bộ môn: Khoa học Tự nhiên

2. Thông tin về học phần

­ Tên học phần: Dạy học bài tập hoá học phổ thông

­ Mã học phần: TMT 2032

­ Học phần bắt buộc / tự chọn: Tự chọn

­ Số lượng tín chỉ: 3

­ (Các) học phần tiên quyết: Phương pháp dạy học hóa học TMT 2030

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung:

Mục tiêu của học phần nhằm rèn luyện tư duy, kỹ năng đặt vấn đề và giải quyết

vấn đề của hoá học cho sinh viên Sư phạm Hóa học

3.2. Chuẩn năng lực:

3.2.1. Kiến thức:

­ SV hệ thống được các dạng bài tập lý thuyết và bài tập tính toán hoá học ở trường

THPT

­ Sinh viên trình bày được các nguyên tắc và phương pháp giải các bài tập lý thuyết

và bài tập tính toán hoá học ở trường THPT.

­ Thiết kế một số bài tập lý thuyết và bài tập tính toán hoá học gắn liền với các hiện

tượng và các vấn đề trong thực tiễn.

3.2.2. Kỹ năng:

­ Sinh viªn phân tích được ý nghĩa, tác dụng của bài tập hóa học . Trên cơ sở đó

SV tự lựa chọn hoặc xây dựng các bài tập phục vụ cho quá trình dạy học hóa học

Page 432: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

432

­ Rèn kĩ năng tổ chức, hướng dẫn, định hướng học sinh phân tích và giải các dạng

bài tập lý thuyết và bài tập tính toán hoá học ở trường THPT

3.2.3. Thái độ:

­ Có ý thức đúng đắn với học phần

3.2.4. Mục tiêu khác:

­ Rèn luyện kỹ năng sử dụng công nghệ hoặc các tài liệu cơ bản của ngành học, học

phần.

­ Rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm.

­ Rèn luyện kỹ năng làm việc cẩn thận, chính xác.

­ Rèn luyện kỹ năng sử dụng thời gian hiệu quả.

4. Nội dung học phần

4.1 Tóm tắt

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức chung về hệ thống các dạng bài tập

hoá học ở trường THPT; những nguyên tắc, phương pháp giải chung các dạng bài tập lý

thuyết hoá học và bài tập tính toán hoá học ở trường THPT; phương pháp dạy học, hướng

dẫn học sinh phân tích, giải, thiết kế các bài tập lý thuyết và bài tập tính toán hoá học ở

trường THPT.

Sau khi học xong học phần này, sinh viên có khả năng:

- Hệ thống hoá các dạng bài tập lý thuyết và bài tập tính toán hoá học ở trường THPT.

Phân tích ý nghĩa, tác dụng của bài tập hóa học.

- Hệ thống các nguyên tắc và phương pháp giải các bài tập lý thuyết và bài tập tính toán

hoá học ở trường THPT.

- Lựa chọn, xây dựng và sử dụng bài tập hóa học trong dạy học hóa học phổ thông một

cách hợp lý và hiệu quả. Thiết kế một số bài tập lý thuyết và bài tập tính toán hoá học gắn

liền với các hiện tượng trong thực tiễn.

Tổ chức, hướng dẫn, định hướng học sinh phân tích và giải các dạng bài tập lý thuyết và

bài tập tính toán hoá học ở trường THPT. Định hướng, hỗ trợ học sinh sáng tạo trong thiết

kế bài tập lý thuyết và bài tập tính toán hoá học gắn liền với các hiện tượng có trong thực

tiễn.

Page 433: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

433

4.2 Nội dung cụ thể

Th

tự

Mục tiêu Nội dung

Th

ời

lượ

ng

G

hi

ch

ú

Chương 1. Ý nghĩa tác dụng và phân loại Bài tập hoá học

1

I.A.1. Nêu được bốn

tác dụng của BTHH.

I.A.2. Nêu được ý

nghĩa trí dục, ý nghĩa

giáo dục và phát triển

của BTHH

I.A.3. Trình bày

được cơ sở phân loại

BTHH

I.A.4. Trình bày

được các cách phân

loại BTHH.

I. B.1. Phân tích

được việc sử dụng

bài tập hoá học theo

định hướng phát triển

năng lực người học.

I.C.1. Đề xuất cách

sử dụng BTHH trong

quá trỡnh dạy học ở

trường phổ thông.

I.C.2. Đề xuất cách

thiết kế các bài tập

hoá học định hướng

1.1. Phân tích tác dụng và ý nghĩa của

BTHH ở phổ thông

1.1.1. Rèn luyện khả năng vận dụng

kiến thức đã học. Các ví dụ minh hoạ.

1.1.2. Đào sâu và mở rộng kiến thức

hoá học THPT. Các ví dụ minh hoạ.

1.1.3. Ôn tập, củng cố và hệ thống hoá

kiến thức. Các ví dụ minh hoạ.

1.1.4. Rèn luyện các kỹ năng về hoá

học, giáo dục đức tính yêu khoa học,

trung thực, kiên trì . Các ví dụ minh

hoạ.

1.1.5. í nghĩa phát triển năng lực tư

duy logic, khái quát, trí thông minh.

1.2. Phân loại BTHH ở phổ thông

1.2.1. Các cơ sở phân loại BTHH.

1.2.2. Bài tập hoá học theo định hướng

nội dung hiện nay

1.2.3. Bài tập hoá học theo định hướng

phát triển năng lực người học

1.2.4. Thảo luận, mỗi sinh viên trình

bày cách phân loại BTHH của mình và

nhận xét ưu khuyết điểm của mỗi cách

phân loại.

10g

iờ

tớn

chớ

Page 434: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

434

phát triển năng lực

Chương 2. Dạy học bài tập hoá học ở trường phổ thông

2

II.A.1 Trình bày

được các dạng

BTHH cấp THCS

II.B.1. Phân tích

được mục tiêu của

BTHH ở trường phổ

thông

I.C.1. Đề xuất các

phương hướng để

giải các dạng BTHH

thích hợp nhất

2.1. Công thức hoá học

2.1.1. Lập công thức của một chất

2.1.2. Tính theo công thức hoá học

2.2. Phương trình Hoá học

2.2.1. Lập phương trình hoá học

2.2.2. Tính theo phương trình hoá học

2.3. Khối lượng mol nguyên tử và mol

phân tử

2.3.1. Đổi một lượng chất (g) ra mol

nguyên tử và ngược lại; Đổi một lượng

chất (g) ra mol phân tử và ngược lại

2.3.2.. Thể tích mol phân tử của chất khí

2.4. Dung dịch và nồng độ dung dịch

2.5. Bài tập phần đại cương

2.5.1. Cấu tạo nguyên tử và định luật

tuần hoàn

2.5.2. Liên kết hoá học và cấu tạo phân

tử

2.5.3. Phản ứng hoá học

2.5.4. Điện li - Điện phân

2.5.5. Các định luật về chất khí

2.6. Nhận biết, tách, điều chế chất vô

cơ, hữu cơ

2.7. Sơ đồ biến hoá chất vô cơ, hữu cơ

2.8. Bài toán tổng hợp vô cơ

2.9. Bài toán tổng hợp Hữu cơ

8

giờ

tớn

chỉ

Page 435: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

435

Chương 3. Trắc nghiệm khách quan và sử dụng trong dạy học hóa học ở phổ thông

3 III.A. 1. So sánh

được các ưu nhược

điểm của TNKQ và

TNTL

III.A.2. Mô tả lại

được các kĩ thuận

biên soạn câu TNKQ

III.B.1. So sánh được

mạnh mạnh và yếu

của BTTL và BT

TNKQ

III.B.2. Phân tích

được ý nghĩa của các

giá trị về độ khó, độ

giá trị và độ tin cậy.

II.C.1.Đề xuất cách

tính toán về độ tin

cậy, độ giá trị và độ

khó khác

3.1 Phân tích ưu, nhược điểm của trắc

nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự

luận

3.2 Phân loại câu hỏi trắc nghiệm khách

quan, kĩ thuật biên soạn

3.2.1. Trắc nghiệm điền khuyết

3.2.2. Trắc nghiệm ghép đôi

3.2.3. Trắc nghiệm đúng-sai

3.2.4. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn có một

phương án đúng

3.2.5. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn có

nhiều phương án đúng

3.3. Đánh giá chất lượng câu hỏi trắc

nghiệm

3.3.1. Độ khó và độ phân biệt,

3.3.2. Độ tin cậy, độ giá trị

3.3.3. Mô hình RASCH để phân tích, đánh

giá câu trắc nghiệm

6

giờ

tớn

chỉ

Chương 4. Phương pháp giải bài toán hoá học ở phổ thông

4 IV.A.1. Nêu được

các bước chung để

giải một BTHH

IV.A.2. Viết được

các công thức tính

toán và mối quan hệ

giữa các đại lượng

trong đó.

IV.A.3. Trình bày

4.1. Các bước chung để giải một bài

tập hoá học

4.2. Một số phương pháp giải bài toán

hoá học

4.2.1. Phương pháp bảo toàn (Khối

lượng , điện tích , electron,…)

4.2.2. Phương pháp trung bình (Mol ,

số nguyên tử C,… )

4.2.3. Phương pháp ghép ẩn số.

12g

iờ

tớn

chỉ

Page 436: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

436

được PP chung giải

10 dạng BTHH hiện

nay

IV.A.4. So sỏnh và

nờu bật mạnh mạnh

và yếu của cỏc PP

trờn.

IV.B.1. Phân tích

được mối quan hệ

giữa các bước giải

BTHH với việc hình

thành hay củng cố

kiến thức

IV.C.1. Đề xuất các

bước giải BTHH

khác phù hợp nhất và

hay nhất

4.2.4. Phương pháp tăng giảm khối

lượng

4.2.5. Phương pháp đường chéo

4.2.6. Phương pháp tách công thức

phân tử

4.2.7. Phương pháp biện luận để tìm

công thức phân tử

4.3. Thảo luận về ưu điểm và hạn chế

của các phương pháp trên

Chương 5. Xây dựng BTHH mới và các xu hướng hiện nay

5 V.A.1 Nêu được

nguyên tắc xây dựng

BTHH

V.A.2.Trình bày

được cơ sở xây dựng

BTHH

V.A.3. Gợi ý một số

hướng sử dụng bài

tập

V.B.1. Phân tích

được một số qui tắc

để hình thành bài tập

5.1. Nguyên tắc chung

5.2. Các phương pháp sử dụng và xây

dựng BTHH mới

5.2.1. Xây dựng theo mẫu BTHH có

sẵn.

5.2.2. Xây dựng BTHH hoàn toàn mới.

5.2.3. Lựa chọn và sử dụng BTHH trong

dạy học hoá học.

5.3. Một số dạng bài tập còn ít được

chú ý hiên nay

5.3.1. Bài tập thực nghiệm.

+ Bài tập thực nghiệm điều chế chất.

9

giờ

tớn

chỉ

Page 437: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

437

mới

V.B.2. Sinh viờn

thảo luận nhóm về xu

hướng xây dựng

BTHH hiện nay

V.C.1. Đề xuất được

quy trình xây dựng

BTHH

+ Bài tập thực nghiệm lắp dụng cụ theo

sơ đồ, hình vẽ hoặc tự thiết kế.

+ Bài tập nhận biết các chất .

5.3.2. Bài tập liên quan đến thực tiễn,

môi trường.

+ Bài tập về điện phân(Công nghệ điện

phân )

+ Bài tập vẽ đồ thị, sơ đồ.

+ Bài tập áp dụng một số PP phổ

+ Bài tập về các hiện tượng tự nhiên,

bảo vệ môi trường.

5. Phương pháp, hình thức dạy học

5.1 Phân bổ thời lượng: theo hình thức dạy học

Lý thuyết: 15

Thực hành/làm việc nhóm: 30

Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 0

5.2. Các phương pháp dạy học chủ yếu

­ Phương pháp nêu vấn đề

­ Phương pháp làm việc nhóm

­ Phương pháp dạy học dự án

6. Tài liệu tham khảo

1. Tài liệu chính

1. Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ SGK, Bộ SGV Hóa lớp 10, 11, 12, (theo chương trình

chuẩn và nâng cao).

2. PGS.TS Nguyễn Xuân Trường (2009), Phương pháp giải bài toán hóa học trong

chương trình THPT, NXB GD.

2. Tài liệu tham khảo thêm

3. PGS.TS Nguyễn Xuân Trường (2011), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ

thông, NXB Giáo dục.

Page 438: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

438

4. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2014), Phương pháp dạy học môn Hóa học ở

trường phổ thông, NXB ĐHSP.

7. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

Hình

thức

Nội

dung

kiểm

tra

Mục đích kiểm tra Trọng

số

Đánh giá

thường

xuyên

thuyết Đánh giá khả năng nhớ và phản xạ trí tuệ 10%

Bài tập

cá nhân

thuyết

và kỹ

năng

Đánh giá khả năng vận dụng lý thuyết vào thực

tiễn và các phẩm chất trí tuệ; kỹ năng viết khoa

học

10%

Bài tập

nhóm

Kỹ

năng

Đánh giá khả năng tổng hợp kiến thức của nhóm

và đánh giá kỹ năng phối kết hợp trong làm việc

nhóm để tạo ra được sản phẩm có ý nghĩa.

10%

Bài kiểm

tra giữa

kỳ

Tổng

hợp Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề 10%

Bài thi

hết môn

Tổng

hợp

Năng lực vận dụng, giải thích…. các vấn đề của

thực tiễn bằng kiến thức chuyên môn và đưa ra

được giải pháp hiệu quả (thông qua nghiên cứu)

60%

+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT – ĐG

Phương

thức

Hình thức Nội dung

Bài tập cá

nhân

­ Ngôn ngữ trong

sáng, khoa học,

trích dẫn hợp lí

­ Xác định và trình bày rõ ràng, khoa học (2đ):

+ Mục đích nghiên cứu

+ Nhiệm vụ nghiên cứu

Page 439: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

439

(1đ)

­ Viết tay hoặc

đánh mày trên

khổ giấy A4, từ 3

­ 5 trang (1đ)

­ Giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu (5đ)

­ Sử dụng các tài liệu do giảng viên hướng dẫn

(1đ)

Bài tập

nhóm

Phân công nhiệm

vụ và có kế

hoạch hoạt động

nhóm cụ thể, khả

thi (2đ)

­ Tất cả các

thành viên trong

nhóm đều tham

gia đầy đủ, tích

cực trong toàn

quá trình hoạt

động nhóm

Báo cáo của nhóm (8đ):

­ Trình bày ngắn gọn, khoa học 8 ­10 trang (1đ).

­ Xác định rõ mục đích, nhiệm vụ của nhóm.

­ Giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu, có lập luận

xác đáng (5đ)

­ Trích dẫn tài liệu chính xác, trung thực (1đ)

Bài kiểm tra

giữa kì

Bố cục hợp lí,

ngôn ngữ trong

sáng, trích dẫn

hợp lệ, trình bày

đẹp đúng qui

cách

­ Đặt vấn đề, xác định đối tượng nghiên cứu,

nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu

hợp lí và lôgíc.

­ Có bằng chứng rõ rệt về năng lực tư duy phê

phán, kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá trong

việc giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu.

­ Có bằng chứng về việc sử dụng các tài liệu, các

công nghệ, phương pháp, giải pháp do giảng viên

hướng dẫn.

Bài kiểm tra

cuối kì

­ Bố cục hợp lý,

diễn đạt chính

xác, hợp lệ, chú

thích khoa học rõ

­ Đặt vấn đề, xác định đối tượng nghiên cứu,

nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu

hợp lý và logic.

­ Trình bày được lịch sử nghiên cứu vấn đề.

Page 440: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

440

ràng, trung thực.

­ Ngôn ngữ trong

sáng, trình bày

đẹp đúng quy

cách.

­ Dung lượng

khoảng 15 ­ 20

trang (1đ)

­ Thể hiện kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá,

năng lực tư duy phê phán trong giải quyết các

nhiệm vụ nghiên cứu.

­ Thể hiện được khả năng hiểu và ứng dụng

phương pháp dạy học hóa học.

­ Có sử dụng các tài liệu, công nghệ, phương

pháp do giảng viên hướng dẫn.

­ Có danh mục tài liệu tham khảo (8đ)

CHỦ NHIỆM KHOA CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

Page 441: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

441

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

PHÂN TÍCH CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA HÓA HỌC PHỔ THÔNG

HIỆN HÀNH

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

­ Trường: Đại học Giáo dục ­ ĐHQGHN

­ Khoa Khoa Sư phạm

­ Bộ môn: Khoa học Tự nhiên

2. Thụng tin về học phần:

­ Tên học phần: Phân tích chương trình, sách giáo khoa hóa học phổ thông hiện hành

­ Mó học phần: TMT 2033

­ Học phần bắt buộc /tự chọn: Tự chọn

­ Số lượng tín chỉ: 3

­ (Các) học phần tiên quyết: Phương pháp dạy học Hóa học (TMT 2030)

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung:

Sinh viên có hiểu biết tổng quan về chương trình, SGK Hóa học của một số nước trên thế giới, vận

dụng những ưu điểm cho việc xây dựng chương trình của Việt Nam.

Trên cơ sở có hiểu biết sâu sắc và hệ thống về chương trình môn Hóa học ở trường phổ thông, sinh

viên phân tích, đánh giá ưu điểm, hạn chế của chương trình, SGK hiện hành; tìm hiểu những định hướng

xây dựng chương trình mới (sau 2015) và đề xuất cho việc thực thi chương trình, SGK hiện hành, xây dựng

được chương trình/kế hoạch phù hợp với điều kiện dạy học (dựa theo chương trình quốc gia).

3.2. Chuẩn năng lực:

3.2.1. Kiến thức:

a. Phân tích được chương trình

Mục tiêu

Yêu cầu

Phương pháp dạy học

Kiểm tra đánh giá

Chuẩn đầu ra

Phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ

thông

Page 442: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

442

c. Có kiến thức nền tảng về chương trình và phát triển chương trình dạy học môn Hóa học ở trường phổ

thông:

­ Trình bày được cấu trúc chương trình hóa học phổ thông.

­ Phân tích các con đường hình thành kiến thức hóa học ở trường phổ thông theo các bậc học.

d. Xây dựng được chương trình, kế hoạch dạy học phù hợp với điều kiện dạy học (dựa theo chương

trình quốc gia).

3.2.2. Kỹ năng:

­ Triển khai phát triển chương trình dạy học hóa học ở trường phổ thông.

­ Xây dựng được sơ đồ cấu trúc lôgic của các chủ đề dạy học trong chương trình hóa học phổ thông.

­ Xác định được nội dung trọng tâm, những khó khăn trong dạy học và trong nhận thức của học sinh

trong chương trình hóa học phổ thông.

­ Đề xuất được các phương pháp, biện pháp dạy học nhằm đạt đến mục tiêu dạy học đề ra trong

chuẩn kiến thức kỹ năng môn Hóa học ở trường phổ thông.

­ Rèn luyện và phát triển được các kỹ năng xây dựng, đánh giá chương trình, SGK Hóa học .

3.2.3. Thái độ:

­ Có cái nhìn tổng quan về toàn bộ chương trình hóa học phổ thông để phân tích những nội dung chi

tiết.

­ Coi nội dung cốt lõi của hóa học phổ thông như là chiến lược dạy học cần phải quán triệt làm cơ sở

cho việc thực hiện mục tiêu dạy học hóa học ở trường phổ thông.

­ Nhận thức được trách nhiệm không ngừng học tập, nghiên cứu để nâng cao trỡnh độ chuyên môn

và phấn đấu trở thành giáo viên giỏi ở trường phổ thông.

­ Có ý thức học hỏi, làm việc cộng tác, say mê và hứng thú trong quá trình học tập học phần.

4. Nội dung học phần

4.1. Tóm tắt

b. Phát triển chương trình phù hợp với đối

tượng dạy học

Vùng miền

Phân hóa trường lớp

Đạt mục tiêu dạy học

Page 443: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

443

Nội dung học phần "Phân tích chương trình, sách giáo khoa hóa học ở trường phổ thông hiện hành" ở

bậc Đại học là chuyên đề mang tính thực tiễn và cập nhật. Chương trình, SGK môn Hóa học phổ thông

được phân tích và đánh giá cụ thể từng phần như:

­ Nguyên tắc xây dựng chương trình, phân tích chương trình hóa học phổ thông; con đường hình thành

tri thức hóa học cho học sinh; các biện pháp hướng dẫn học sinh phương pháp học môn Hóa học;

- Mở rộng nghiên cứu toàn bộ chương trình hóa học phổ thông hai bậc THCS và THPT theo chương

trình mới.

­ Phân tích hệ thống kiến thức Hóa học, con đường hình thành các kiến thức khái niệm hóa học , định

luật hóa học , thuyết hóa học .

­ Sử dụng lý thuyết hệ thống, lý thuyết grap trong phân tích chương trình.

­ Tăng cường năng lực thực hành của sinh viên.

Thông qua học phần này giúp sinh viên đóng gúp cho việc xây dựng, phát triển chương trình mới mà

cũng vận dụng được các định hướng dạy học tích cực, hiệu quả theo hướng phát triển năng lực học sinh

trong thực tiễn công tác. Qua đó, sinh viên cũng có khả năng xây dựng chương trình/kế hoạch dạy học phù

hợp năng lực học sinh và điều kiện dạy học thực tế (dựa theo chương trình quốc gia).

4.2. Nội dung cụ thể

S

T

T

Mục tiờu Nội dung

Thời

lượn

g

G

hi

ch

Chương 1: Tổng quan về chương trình, SGK Hóa học của một số nước trên thế

giới

1

Kết thúc chương, SV cần phải:

­ Giới thiệu chương trình hóa

học phổ thông một số nước

trên thế giới.

­ Đánh giá được ưu và nhược

điểm của chương trình, SGK

Hóa học của một số nước trên

thế giới.

­ Đề xuất được định hướng vận

dụng ưu điểm của CT, SGK

1.1. Chương trình, SGK Hóa

học một số nước

1.1.1. Mĩ, Canađa

1.1.2. Pháp, Đức

1.1.3. Nhật Bản, Trung Quốc,

Hàn Quốc, Singapore

1.1.4. Australia

1.2. Nhận xét chung và định

hướng vận dụng cho xây

dựng CT, SGK Hóa học của

4 giờ

tín

chỉ

Page 444: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

444

Hóa học các nước trong xây

dựng CT, SGK của Việt Nam

qua các ví dụ cụ thể.

Việt Nam

1.2.1. Ưu điểm, hạn chế

1.2.2. Đề xuất

Chương 2: Những vấn đề lí luận

trong việc xây dựng chương trình hóa học phổ thông

2

­ Trình bày quan điểm xây

dựng chương trình Hóa học

­ Trình bày được các xu hướng

trong đổi mới việc xây dựng

nội dung chương trình hóa học

phổ thông hiện nay .

­ Trình bày được mục tiêu,

nguyên tắc, định hướng đổi

mới SGK Hóa học ở trường

phổ thông hiện nay

­ Nêu được cấu trúc chương

trình hóa học phổ thông hiện

nay .

­ Nêu được một số vấn đề đổi

mới nội dung, chương trình,

SGK hóa học hiện nay.

­ Xác định những vấn đề khó

khăn trong đổi nội dung,

chương trình, SGK hóa học

hiện nay .

­ Đề xuất được giải pháp giải

quyết những vấn đề khó khăn

trong đổi nội dung, chương

trình, SGK hóa học hiện nay

2.1. Các quan điểm xây

dựng chương trình hóa học

2.2. Giới thiệu chương trình

hóa học phổ thông hiện

hành.

2.3. Các xu hướng xây dựng

chương trình hóa học phổ

thông .

2.4. Mục tiêu, nguyên tắc,

định hướng đổi mới SGK

Hóa học ở trường phổ thông.

2.5. Cấu trúc chương trình

hóa học PT hiện nay.

2.6. Một số vấn đề đổi mới

nội dung, chương trình,

SGK hóa học hiện nay.

16

giờ

tín

chỉ

Page 445: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

445

Chương 3: Chương trình, SGK môn Hóa học cấp THCS hiện hành ở Việt Nam

3

Kết thúc chương, SV cần phải:

­ Trình bày được vị trí, vai trò,

Cấu trúc của chương trìnhHóa

học THCS.

- Nêu được nguyên tắc xây

dựng chương trình Hóa học

THCS.

- Phân tích được nguyên tắc

xây dựng chương trình Hóa

học THCS.

- Đánh giá về cấu trúc chương

trình Hóa học THCS hiện

hành.

- Đưa ra sự tích hợp giữa nội

dung hóa học THCS với các

môn học khác (vật lý, sinh

học...) và một số vấn đề giáo

dục xã hội (môi trường, phòng

chống ma tuý ... )

­ Vận dụng được các định

hướng dạy học phù hợp

chương trình qua ví dụ cụ thể.

­ Đề xuất quy trình phát triển

chương trình theo hướng phát

triển năng lực của học sinh.

­ Xây dựng được chương trình,

kế hoạch dạy học phù hợp điều

kiện dạy học

3.1. Mục tiêucủa môn Hóa

học ở trường THCS

3.2. Nguyên tắc xây dựng

chương trình hóa học

THCS

3.2.1. Nguyên tắc cơ bản

3.2.2. Định hướng dạy học

3.3. Cấu trúc chương trình,

SGK

3.3.1. Cấu trúc chương trình

3.3.2. Cấu trúc SGK

3.3.3. Đánh giá ưu điểm, hạn

chế

3.4. Xây dựng chương trình

theo quan điểm tích hợp

3.4.1. Dạy học tích hợp

3.4.2. Xu hướng dạy học tích

hợp ở Việt Nam

3.4.3. Dự kiến chương trình

tích hợp sau năm 2015

(ví dụ cụ thể)

3.5. Thực hành xây dựng

chương trình, kế hoạch dạy

học môn Hóa học

10

giờ

tín

chỉ

Page 446: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

446

Chương 4: Chương trình, SGK môn Hóa học cấp THPT hiện hành ở Việt Nam

4 Kết thúc chương, SV cần phải:

­ Trình bày được vị trí, vai trò,

Cấu trúc của chương trình Hóa

học THPT.

- Nêu được nguyên tắc xây

dựng chương trình Hóa học

THPT.

- Phân tích được nguyên tắc

xây dựng chương trình Hóa

học THPT.

- Đánh giá về cấu trúc chương

trình Hóa học THPT hiện

hành.

­ Vận dụng được các định

hướng dạy học phù hợp

chương trình qua ví dụ cụ thể.

­ Đề xuất quy trình phát triển

chương trình theo hướng phát

triển năng lực của học sinh.

­ Xây dựng được chương trình,

kế hoạch dạy học phù hợp điều

kiện dạy học

4.1. Mục tiêucủa môn Hóa

học ở trường THPT

4.2. Nguyên tắc xây dựng

chương trình hóa học

THPT

4.2.1. Nguyên tắc cơ bản

4.2.2. Định hướng dạy học

4.3. Cấu trúc chương trình,

SGK

4.3.1. Cấu trúc chương trình

4.3.2. Cấu trúc SGK

4.3.3. Đánh giá ưu điểm, hạn

chế

4.4. Xây dựng chương trình

theo định hướng phát triển

năng lực

4.4.1. Năng lực chung

4.4.2. Năng lực chuyên biệt (

hóa học)

4.4.3. Dự kiến chương trình

định hướng kết quả đầu ra

sau năm 2015

(ví dụ cụ thể)

4.5. Thực hành xây dựng

chương trình, kế hoạch dạy

học môn Hóa học

15

giờ

tín

chỉ

5. Phương pháp, hình thức dạy học

5.1 Phân bổ thời lượng: theo hình thức dạy học

Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:

Page 447: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

447

+ Nghe giảng lý thuyết: 15

+ Thực hành (thảo luận): 25

+ Tự học (tự NC): 05

5.2. Các phương pháp và hình thức dạy học chủ yếu:

Phương pháp tổ chức các hoạt động học tập theo nhóm

PPDH theo dự án

PPDH Nêu và giải quyết vấn đề

Kết hợp các phương pháp dạy học tích cực khác….

6. Tài liệu tham khảo:

1. Tài liệu chính

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông cấp Trung học phổ

thông môn Hóa học, NXB Giáo dục.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn "Các kĩ năng phát triển chương trình giáo

dục nhà trường phổ thông".

2. Tài liệu tham khảo thêm

1. Bộ giáo dục và đào tạo, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên (thực hiện chương trình, sách giáo

khoa lớp 10, 11, 12 trung học phổ thông theo chương trình SGK Hóa nâng cao và SGK

Hóa chuẩn).

2. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2014), Phương pháp dạy học môn Hóa học ở trường

phổ thông, NXB ĐHSP.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ SGK Hóa học phổ thông hiện hành, NXB Giáo dục.

7. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

7.1. Hình thức đánh giá kết quả học tập

Hình thức

Tính chất

của nội dung

kiểm tra

Mục đích, hình thức KT - ĐG Trọng số

Đánh giá thường

xuyên

Lý thuyết Đánh giá mức độ tích cực học tập,

tham gia xây dựng bài / vấn đáp, trắc

nghiệm,

5%

Bài tập tuần

(cỏ nhõn)

Kĩ năng Đánh giá khả năng xác định và

giải quyết vấn đề. Thực hiện 1 bài viết 3

5%

Page 448: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

448

trang. Tổng quan được nội dung kiến thức

cơ bản.

Bài tập nhúm Lý thuyết và kĩ

năng

Báo cáo Seminar theo nhóm (phân

công các nhóm trình bày từng phần cụ thể

của một bài học mà nhóm đó chuẩn bị)

10%

Bài tập lớn

(học kỳ)

Tổng hợp Tiểu luận (10 ­15 trang). Phân tích

nội dung và lựa chọn phương pháp dạy học,

1 nội dung kiến thức Hóa học ở phổ thông.

10%

Bài kiểm tra

giữa kỳ

Tổng hợp Bài kiểm tra tự luận 60 phút hoặc

bài tiểu luận dài từ 10 ­ 15 trang

10%

Bài thi hết môn Tổng hợp Bài kiểm tra tự luận 90 phút hoặc

hoặc bài tiểu luận dài từ 10 ­ 15 trang

60%

7.2. Tiêu chí đánh giá kết quả học tập.

1. Kiểm tra lý thuyết (8 điểm)

Câu 1: kiểm tra kiến thức bậc 2 (3 điểm)

Đánh giá mức độ nhớ kiến thức, hiểu vấn đề: Nêu, liệt kê, trình bày đầy đủ, đúng nội dung kiến

thức được hỏi.

Câu 2: kiểm tra kiến thức bậc 3 (5 điểm)

­ Đánh giá kỹ năng vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề theo nội dung câu hỏi: giải thích

được tại sao, so sánh được, thiết kế được, vận dụng để làm được...

­ Đánh giá kỹ năng tiếp cận vấn đề, tư duy logic và sáng tạo trong giải quyết tỡnh huống.

­ Đánh giá kỹ năng tổng hợp kiến thức, kỹ năng suy luận và tư duy phê phán để đưa ra nhận định

của bản thân về vấn đề được hỏi.

2. Kỹ năng trình bày: 2 điểm

­ Tư thế tác phong nghiêm chỉnh

­ Núi rừ ràng, mạch lạc, khụng núi ngọng, núi lắp

­ Nội dung trình bày có tính hệ thống chặt chẽ.

CHỦ NHIỆM KHOA CHỦ NHIỆM BỘ MễN

TS. Tôn Quang Cường

Page 449: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

449

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC

PHỔ THÔNG

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

­ Trường: Đại học Giáo dục ­ ĐHQGHN

­ Khoa: Khoa Sư phạm

­ Bộ môn: Khoa học Tự nhiên

2. Thông tin về môn học

­ Tên môn học: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học hóa học phổ thông

­ Mã môn học: TMT2034

­ Môn học bắt buộc / tự chọn: tự chọn

­ Số lượng tín chỉ: 03

­ Môn học tiên quyết: TMT2030, TMT1001

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung:

Sau khi học xong môn học này, sinh viên sẽ hệ thống được những kiến thức cơ bản

về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, vận dụng chúng để thiết kế và triển khai

bài dạy môn hóa học THPT nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy học.

3.2. Chuẩn năng lực:

3.2.1. Kiến thức:

­ Có kiến thức nền tảng, hiện đại về các hướng sử dụng, vai trò công nghệ thông

tin trong dạy học hóa học.

­ Có hiểu biết về cách sử dụng phần mềm HyperChem trong thiết kế bài giảng, mô

phỏng cấu tạo nguyên tử, phân tử. Từ đó dự đoán khả năng phản ứng, tính chất hóa học,

thí nghiệm trong chương trình môn hóa học phổ thông.

3.2.2. Kỹ năng:

­ Thực hành sử dụng phần mềm để thiết kế bài giảng, mô phỏng cấu tạo nguyên tử,

phân tử, thí nghiệm trong chương trình môn hóa học phổ thông.

Page 450: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

450

­ Thực hành, biểu diễn các tiết dạy có sử dụng công nghệ thông tin, phần mềm

HyperChem trong dạy học môn hóa học THPT.

3.2.3. Thái độ:

­ Có ý thức được vai trò của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học hóa

học phổ thông.

­ Có ý thức học hỏi, làm việc cộng tác, tìm tòi thêm nhiều phần mềm mới ứng dụng

trong dạy học hóa học.

3.2.4. Mục tiêu khác:

­ Rèn luyện kĩ năng viết, đọc, tư duy phê phán, kĩ năng phân tích, tổng hợp và

đánh giá.

­ Rèn luyện kĩ năng nghiên cứu độc lập, làm việc theo nhóm.

4. Nội dung môn học

4.1 Tóm tắt

Môn học này cung cấp cho sinh viên những kiến thức chung, định hướng

ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học hóa học phổ thông. Sinh viên sẽ thực hành sử

dụng phương tiện công nghệ trong xây dựng giáo án điện tử/hồ sơ bài học, thiết kế nguồn

tài liệu hỗ trợ việc dạy học Hóa học. Tiếp đó là thực hành triển khai bài giảng có kết hợp

sử dụng phương tiện công nghệ, đặc biệt là sử dụng công nghệ trong mô phỏng và dạy

học thí nghiệm hóa học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong học

tập, nghiên cứu môn Hóa học ở trường THPT.

4.2 Nội dung cụ thể

Thứ

tự Mục tiêu Nội dung

Thời

lượng

Ghi

chú

Chương 1. Công nghệ thông tin và giáo dục

1 Kết thúc chương, SV

cần phải: hệ thống

hóa và phân tích

được bản chất của,

5 lĩnh vực cơ bản

1.1.Giáo dục và công nghệ

1.2. Công nghệ giáo dục

1.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong

dạy học hóa học

10giờ

tín

chí

Page 451: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

451

của công nghệ giáo

dục, những ứng

dụng trong dạy học

hóa phổ thông

Chương 2: Ứng dụng công nghệ thông tin như công cụ dạy học hóa học

2

Kết thúc chương, SV

cần phải: thực hành

biểu diễn ứng dụng

công nghệ thông tin

như công cụ dạy học

hóa học, trình diễn

các bài dạy

2.1.Trình bày các kí hiệu hóa học

2.2. Biểu diễn các phần tử

2.3. Obitan nguyên tử

2.4. Phương tiện trình diễn bài dạy

10giờ

tín

chỉ

Chương 3: Ứng dụng công nghệ thông tin trong mô phỏng (dạng động) các nguyên tử,

các phân tử hóa học

3 Kết thúc chương, SV

cần phải: Mô phỏng

được nguyên tử,

phân tử hóa học và

trình diễn bài soạn

sử dụng mô hình

động, mô hình đã

được thiết kế

3.1.Giới thiệu phần mềm HyperChem

3.2. Bài soạn có sử dụng phần mềm

8giờ

tín

chỉ

Chương 4: Ứng dụng công nghệ thông tin trong các thí nghiệm hóa học

4 Kết thúc chương, SV

cần phải: Thiết kế

và trình diễn tiết dạy

sử dụng phần mềm

mô phỏng các thí

nghiệm hóa học và

phân tích xử lý số

4.1. Thực nghiệm trong dạy học hóa học

4.2. Xử lý số liệu trong khoa học thực

nghiệm

4.3. Thí nghiệm xử lý bằng máy tính

4.4. Thí nghiệm mô phỏng

4.5. Thí nghiệm ảo

10giờ

tín

chỉ

Page 452: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

452

liệu

Chương 5: Ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn

hóa học

5 Kết thúc chương, SV

cần phải: Thực hành

việc vận dụng phần

mềm trong Kiểm tra

đánh giá

5.1. Kiểm tra trong dạy học hóa học

5.2. Ứng dụng CNTT trong KTĐG kết quả

học tập môn hóa học

7giờ

tin

chỉ

5. Phương pháp, hình thức dạy học

5.1 Phân bổ thời lượng: theo hình thức dạy học

Lý thuyết: 10

Thực hành/làm việc nhóm: 35

Hướng dẫn tự học, nghiên cứu:

5.2. Các phương pháp dạy học chủ yếu:

- Phương pháp thuyết trình kết hợp hỏi đáp

- Phương pháp dạy học nhóm

6. Tài liệu tham khảo

1. Tài liệu chính:

1. Cao Cự Giác (2010), Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học hóa học,

NXB Đại học Sư phạm.

2.Nguyễn Trọng Thọ (2002), Ứng dụng tin học trong giảng dạy hóa học, NXB

Giáo dục.

3.Tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm Hyperchem, Khoa hóa học ­ Trường Đại

học Khoa học Tự nhiên ­ ĐHQGHN

2. Tài liệu tham khảo thêm thêm:

4 Judith H. Sanholtz (1997), “Teaching with technology: Creating student­

centered­Classroom”, Teachers College Press, New York.

7. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

Page 453: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

453

Hình thức Tính chất của nội

dung kiểm tra Mục đích kiểm tra

Trọng

số

Đánh giá thường

xuyên

Các vấn đề lí thuyết Đánh giá khả năng nhớ và

phản xạ trí tuệ

0%

Bài tập tuần (cá

nhân)

Chủ yếu về lí thuyết Đánh giá ý thức học tập

thường xuyên và kĩ năng

làm việc độc lập.

10%

Bài tập nhóm Chủ yếu về thực

hành và ứng dụng

thực tiễn

Đánh giá kĩ năng hợp tác

trong công việc, tinh thần

trách nhiệm chung với

nhóm.

15%

Bài kiểm tra giữa kì Kết qủa thực hành

của các buổi trước

Đánh giá khả năng nhớ và

ứng dụng các phần mềm.

15%

Bài thi hết môn Kết hợp lí luận và

khả năng ứng dụng

Đánh giá kĩ năng ứng dụng

công nghệ thông tin trong

thiết kế và triển khai bài

giảng…

60%

+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT – ĐG: Hoàn thiện bài tập theo yêu cầu về

hình thức, nội dung và mục đích của kiểm tra đánh giá.

o Loại bài tập nhóm/tháng: Do yêu cầu đặc thù của loại bài tập này nên tiêu

chí đánh giá bài tập nhóm tháng có thể được thể hiện qua báo cáo mà nhóm phải thực hiện

theo mẫu sau.

Trường/Khoa…..

Bộ môn….. Báo cáo kết quả nghiên cứu nhóm

Tên của vấn đề nghiên cứu……

1) Danh sách nhóm và các nhiệm vụ được phân công.

S

TT

Họ và tên Nhiệm vụ được phân

công

Ghi

chú

Page 454: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

454

1

.

Nguyễn Văn

A

…… Nhóm

trưởng

…… …… ……

2) Quá trình làm việc của nhóm (miêu tả các buổi họp, có thể có biên bản kèm

theo).

3) Tổng hợp kết quả làm việc nhóm.

4) Kiến nghị, đề xuất (nếu có).

Nhóm trưởng

(Kí tên)

o Loại bài tập lớn học kì

Các tiêu chí chung

Nội dung:

4) Đặt vấn đề, xác định đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, phương

pháp nghiên cứu hợp lí và lôgíc.

5) Có bằng chứng rõ rệt về năng lực tư duy phê phán, kỹ năng phân tích, tổng

hợp, đánh giá trong việc giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu.

6) Có bằng chứng về việc sử dụng các tài liệu, các công nghệ, phương pháp,

giải pháp do giảng viên hướng dẫn.

Hình thức:

4) Bố cục hợp lí, ngôn ngữ trong sáng, trích dẫn hợp lệ, trình bày đẹp đúng qui

cách.

Biểu điểm trên cơ sở mức độ đạt 4 tiêu chí

Điểm Tiêu chí

9 ­ 10 ­ Đạt cả 4 tiêu chí

7 – 8 ­ Đạt 2 tiêu chí đầu.

­ Tiêu chí 3: có sử dụng các tài liệu,

song chưa đầy đủ, sâu sắc, chưa có bình luận.

­ Tiêu chí 4: còn mắc vài lỗi nhỏ.

5 – 6 ­ Đạt tiêu chí 1.

Page 455: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

455

­ Tiêu chí 2: chưa thể hiện rõ tư duy phê

phán, các kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá còn

kém.

­ Tiêu chí 3, 4: còn mắc một vài lỗi nhỏ

Dưới 5 ­ Không đạt cả 4 tiêu chí.

CHỦ NHIỆM KHOA CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

TS. Tôn Quang Cường PGS.TS. Mai Văn Hưng

Page 456: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

456

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

DẠY HỌC HOÁ HỌC PHỔ THÔNG THEO CHUYÊN ĐỀ

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

­ Trường: Đại học Giáo dục ­ ĐHQGHN

­ Khoa: Sư phạm

­ Bộ môn: Khoa học Tự nhiên

2. Thông tin về học phần

­ Tên học phần: Dạy học hoá học phổ thông theo chuyên đề

­ Mã học phần: TMT 2035

­ Học phần bắt buộc / tự chọn: Thay thế môn thi tốt nghiệp (tự chọn)

­ Số lượng tín chỉ: 3

­ (Các) học phần tiên quyết: Phương pháp dạy học hóa học TMT 2030

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung:

Mục tiêu của học phần nhằm áp dụng kiến thức, kỹ năng về hoá học cho một số

vấn đề điển hình một cách có hệ thống.

3.2. Chuẩn năng lực:

3.2.1. Kiến thức:

­ Hệ thống hoá các kiến thức cơ bản và hiện đại về nhiệm vụ, nội dung, phương

pháp và hình thức tổ chức dạy hoá học ở trường trung học phổ thông nhằm đảm bảo tính

giáo dục và tính phát triển của việc dạy học hoá học.

­ Vận dụng các kiến thức chuyên đề để lý giải các thuộc tính lý, hóa học của các

chất được giới thiệu trong chương trình hoá học phổ thông.

3.2.2. Kỹ năng:

­ Nghiên cứu nắm vững kết cấu của chương trình hoá học phổ thông, phân tích nội

dung và hiểu được sự hình thành, phát triển của một số khái niệm hoá học cơ bản: chất,

nguyên tố hoá học, phản ứng hoá học... từ đó lựa chọn và vận dụng linh hoạt các phương

pháp dạy học có hiệu quả cho cho từng nội dung dạy học cụ thể.

Page 457: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

457

­ Vận dụng trong việc lựa chọn kiến thức, thí nghiệm, xây dựng giáo án một số

buổi dạy cụ thể, nhằm giúp sinh viên chuẩn bị tốt cho các đợt thực tập sư phạm và hoạt

động có hiệu quả ở trường phổ thông khi ra trường.­ Soạn và thiết kế bài giảng môn hóa

học.

­ Tổ chức dạy học trên lớp, ngoài giờ lên lớp.

­ Lựa chọn hình thức, thiết kế bài kiểm tra kết quả phù hợp với đối tượng và nội

dung từng phần học cụ thể.

3.2.3. Thái độ:

­ Góp phần cung cấp tiềm lực cho hoạt động sáng tạo, góp phần hình thành củng cố

lý tưởng nghề nghiệp, thế giới quan khoa học và đạo đức, thái độ gương mẫu của người

giáo viên hoá học trong tương lai.

­ Hình thành thái độ làm việc nghiêm túc, chuẩn xác khi chuẩn bị cũng như khi dạy

học một bài hóa học.

­ Hình thành lòng yêu nghề thực sự, tư tưởng không ngừng học hỏi, tích cực vận

dụng các phương pháp dạy học tích cực, thích hợp.

3.2.4. Mục tiêu khác:

­ Rèn luyện kỹ năng sử dụng công nghệ hoặc các tài liệu cơ bản của ngành học, học

phần.

­ Rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm.

­ Rèn luyện kỹ năng làm việc cẩn thận, chính xác.

­ Rèn luyện kỹ năng sử dụng thời gian hiệu quả.

4. Nội dung học phần

4.1 Tóm tắt

Dạy học hóa học phổ thông theo chuyên đề là một học phần tự chọn trong chương

trình đào tạo cử nhân Sư phạm Hóa học.

Mục tiêu của học phần nhằm hình thành kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp

cho sinh viên Sư phạm Hóa học. Nội dung học phần bao gồm:

- Nguyên tử và định luật tuần hoàn

- Liên kết hoá học và công thức phân tử

Page 458: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

458

- Phân loại các hợp chất hóa học và danh pháp.

- Phản ứng hóa học.

- Hoá học và dòng điện.

Đặc biệt để nâng cao kiến thức chuyên môn và rèn luyện những kỹ năng nghề

nghiệp cho sinh viên, định hướng phát triển kỹ năng nghề nghiệp của người giáo

viên môn Hóa học, học phần tập trung nhiều vào phần thực hành: xây dựng kế hoạch dạy

học, kế hoạch bài dạy, hồ sơ 1 bài dạy, hồ sơ học phần; thực hành dạy học có sự hỗ trợ

của các phương tiện kĩ thuật hiện đại ứng với từng loại bài học (bài mới, bài ôn tập, bài

thực hành); xây dựng câu hỏi và các bảng hướng dẫn kiểm tra đánh giá theo mục tiêu;

đánh giá cải tiến phát triển chuyên môn của người giáo viên.

4.2 Nội dung cụ thể

hứ

tự

Mục tiêu Nội dung

T

hời

lượng

G

hi chú

Chương 1. Nguyên tử và định luật tuần hoàn

I.A.1. Mô tả được cấu tạo

nguyên tử.

I.A.2. Mô tả cấu tạo bảng tuần

hoàn.

I.A.3.Nêu các quy luật biến đổi

tính chất của các nguyên tử thuộc

các nguyên tố hoá học.

I.B.1. Vận dụng các kiến thức

về cấu tạo nguyên tử để giải thích

bản chất các diễn biến hoá học.

I.B.2.Vận dụng ý nghĩa của định

luật tuần hoàn để dự đoán và so

sánh tính chất của các nguyên tố.

1. Cấu tạo nguyên tử

1.1. Cấu tạo hạt nhân nguyên

tử

1.2. Cấu tạo lớp vỏ nguyên tử

1.3. Phân tử khối, nguyên tử

khối

2. Định luật tuần hoàn

2.1. Cấu tạo bảng tuần hoàn

các nguyên tố hoá học

2.2. Nội dung và ý nghĩa của

định luật tuần hoàn

2.3. Các quy luật biến đổi tuần

hoàn tính chất của các nguyên

tử thuộc các nguyên tố hoá học

3

giờ

tín

chí

Page 459: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

459

Chương 2. Liên kết hoá học và công thức phân tử

II.A.1. Liệt kê các loại công

thức biểu diễn hợp chất hóa học

và lấy được ví dụ minh họa.

II.A.2. Nêu khái niệm về các

loại liên kết hóa học và lấy được

ví dụ minh họa.

II.B.1. Vẽ được các công thức

cấu tạo phù hợp với công thức

phân tử bất kì, đồng thời xác định

được từng loại liên kết có mặt

trong công thức của chất.

II.C.1. Phân tích được bản chất

các liên kết từ đó dự đoán tính

chất hóa học của các chất.

1. Các loại công thức biểu

diễn hợp chất hóa học

1.1. Công thức phân tử và ý

nghĩa

1.2. Công thức nguyên và và

nghĩa

1.3. Công thức cấu tạo và ý

nghĩa

2. Liên kết hóa học

2.1. Liên kết ion

2.2. Liên kết cộng hóa trị

2.3. Liên kết kim loại

2.4. Liên kết hidro

3

giờ

tín

chỉ

Chương 3. Phân loại các hợp chất hoá học và danh pháp

III.A.1. Liệt kê được các loại

hợp chất hóa học và lấy được ví

dụ cho mỗi loại.

III.A.2. Trình bày:

­ Qui tắc đọc tên các hợp chất vô

cơ.

­ Qui tắc đọc tên các hợp chất

hữu cơ.

III.A.3. Phân biệt được danh

pháp hệ thống, danh pháp bán hệ

thống và danh pháp thường của

các hợp chất hữu cơ.

III.B.1. Giải được các bài tập

liên quan đến sự phân biệt, nhận

1. Sự phân loại các hợp chất

hóa học

1.1. Sự phân loại các hợp chất

vô cơ

1.2. Sự phân loại các hợp chất

hữu cơ

2. Danh pháp của các hợp

chất hóa học

2.1. Danh pháp của các hợp

chất vô cơ

2.2. Danh pháp của các hợp

chất hữu cơ

3

giờ

tín

chỉ

Page 460: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

460

dạng các hợp chất hóa học.

III.C.1. Dự đoán được các tính

chất lý, hóa học của hợp chất bất

kì.

Chương 4. Phản ứng hoá học

IV.A.1. Kể tên được các loại

phản ứng hóa học và lấy được ví

dụ minh họa.

IV.A.2. Trinh bày :

- Khái niệm về cân bằng hóa

học. Khái niệm về tốc độ phản

ứng.

- Công thức tính hằng số cân

bằng của phản ứng đồng thể và

phản ứng dị thể.

- Các yếu tố ảnh hưởng tới cân

băng hóa học.

IV.B.1. Giải được các bài toán

liên quan đến hằng số cân bằng và

phân tích được mức độ ảnh hưởng

của các yếu tố đến hàng số cân

bằng.,tốc độ phản ứng và phân

tích được mức độ ảnh hưởng của

các yếu tố đến tốc độ phản ứng.

1. Các loại phản ứng hóa học

1.1. Phản ứng axit – bazơ trong

hóa học vô cơ và hữu cơ

1.2. Phản ứng oxi hóa – khử

trong hóa học vô cơ và hữu cơ

1.3. Các cách phân loại phản

ứng hóa học khác đối với các

chất vô cơ

1.4. Các cách phân loại phản

ứng hóa học khác đối với các

chất hữu cơ

2. Cân bằng hóa học

2.1. Hằng số cân bằng trong

phản ứng đồng thể

2.2. Hằng số cân bằng trong

phản ứng dị thể

2.3. Ý nghĩa của hằng số cân

bằng hóa học

2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới

cân bằng hóa học

3. Tốc độ phản ứng hóa học

3.1. Tốc độ phản ứng hóa học

trong phản ứng đồng thể

3.2. Tốc độ phản ứng hóa học

trong phản ứng dị thể

3

giờ

tín

chỉ

Page 461: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

461

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới

tốc độ phản ứng hóa học

Chương 5. Hoá học và dòng điện

V.A.1. Trình bày được ý nghĩa

của các loại nồng độ.

V.A.2.Nhận biết được các

trường hợp xảy ra phản ứng trao

đổi ion trong dung dịch.

V.A.3. Trình bày hoạt động của

pin điện hóa.

V.A.4. Trình bày được cơ chế

điện phân.

V.B.1. Giải các bài tập tính toán

liên quan đến nồng độ dung

dịch,độ điện ly và hằng số điện ly,

hằng số axit và hằng số bazơ.

V.B.2. Vận dụng ý nghĩa của

dãy điện hóa để dự đoán chiều

hướng của phản ứng.

V.C.1. Vận dụng ý nghĩa của

dãy điện hóa để xác định thứ tự

phản ứng diễn ra trong hỗn hợp

các chất điện phân và giải các bài

toán liên quan

1. Nồng độ dung dịch

1.1. Độ tan

1.2. Nồng độ phần trăm

1.3. Nồng độ mol

1.4. Nồng độ molan

2. Sự điện ly

2.1. Khái niệm sự điện ly

2.2. Cơ chế điện ly

2.3. Độ diện ly

2.4. Hằng số điện ly

2.5. Chỉ số pH

3. Axit và bazơ

3.1. Các khái niệm về axit –

bazơ

3.2. Hằng số axit

3.3. Hằng số bazơ

3.4. Sự thủy phân của các muối

3.5. Phản ứng trao đổi ion

trong dung dịch

4. Pin điện hóa

4.1. Sức điện động của pin điện

hóa

4.2. Dãy thế điện cực chuẩn và

ý nghĩa

5. Điện phân

3

giờ

tín

chỉ

Page 462: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

462

5. Phương pháp, hình thức dạy học

5.1 Phân bổ thời lượng: theo hình thức dạy học

Lý thuyết: 15

Thực hành/làm việc nhóm: 30

Hướng dẫn tự học, nghiên cứu:

5.2. Các phương pháp dạy học chủ yếu

­ Phương pháp nêu vấn đề

­ Phương pháp dạy học dự án

6. Tài liệu tham khảo

1. Tài liệu chính

1. Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ SGK, Bộ SGV Hóa lớp 10, 11, 12, (theo chương

trình chuẩn và nâng cao)

2. Tài liệu tham khảo thêm thêm

2. Nguyễn Duy Ái, Nguyễn Tinh Dung, Trần Thành Huế, Trần Quốc Sơn, Nguyễn

Văn Tòng (1999), Một số vấn đề chọn lọc của hóa học Tập 1, Tập 2– NXB GD.

7. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

Page 463: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

463

Hình thức Nội dung

kiểm tra Mục đích kiểm tra Trọng số

Đánh giá

thường

xuyên

Lý thuyết Đánh giá khả năng lực trình bày vấn đề 10%

Bài tập cá

nhân

Lý thuyết

và kỹ năng

Đánh giá năng lực vận dụng lý thuyết vào thực

tiễn và các phẩm chất trí tuệ; kỹ năng viết khoa

học

10%

Bài tập

nhóm Kỹ năng

Đánh giá năng lực tổng hợp kiến thức của

nhóm và đánh giá kỹ năng phối kết hợp trong

làm việc nhóm để tạo ra được sản phẩm có ý

nghĩa.

10%

Bài giữa

kỳ Tổng hợp Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề 10%

Bài thi

hết môn Tổng hợp

Năng lực vận dụng, giải thích…. các vấn đề

của thực tiễn bằng kiến thức chuyên môn và

đưa ra được giải pháp hiệu quả (thông qua

nghiên cứu)

60%

+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT – ĐG

Phương thức Hình thức Nội dung

Bài tập cá nhân ­ Ngôn ngữ trong

sáng, khoa học,

trích dẫn hợp lí

(1đ)

­ Viết tay hoặc

đánh mày trên khổ

giấy A4, từ 3 ­ 5

trang (1đ)

­ Xác định và trình bày rõ ràng, khoa học (2đ):

+ Mục đích nghiên cứu

+ Nhiệm vụ nghiên cứu

­ Giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu (5đ)

­ Sử dụng các tài liệu do giảng viên hướng dẫn

(1đ)

Bài tập nhóm Phân công nhiệm

vụ và có kế hoạch

Báo cáo của nhóm (8đ):

­ Trình bày ngắn gọn, khoa học 8 ­10 trang

Page 464: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

464

hoạt động nhóm cụ

thể, khả thi (2đ)

­ Tất cả các thành

viên trong nhóm

đều tham gia đầy

đủ, tích cực trong

toàn quá trình hoạt

động nhóm

(1đ).

­ Xác định rõ mục đích, nhiệm vụ của nhóm.

­ Giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu, có lập

luận xác đáng (5đ)

­ Trích dẫn tài liệu chính xác, trung thực (1đ)

Bài kiểm tra giữa

Bố cục hợp lí, ngôn

ngữ trong sáng,

trích dẫn hợp lệ,

trình bày đẹp đúng

qui cách

­ Đặt vấn đề, xác định đối tượng nghiên cứu,

nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu

hợp lí và lôgíc.

­ Có bằng chứng rõ rệt về năng lực tư duy phê

phán, kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá

trong việc giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu.

­ Có bằng chứng về việc sử dụng các tài liệu,

các công nghệ, phương pháp, giải pháp do

giảng viên hướng dẫn.

Bài kiểm tra cuối

­ Bố cục hợp lý,

diễn đạt chính xác,

hợp lệ, chú thích

khoa học rõ ràng,

trung thực.

­ Ngôn ngữ trong

sáng, trình bày đẹp

đúng quy cách.

­ Dung lượng

khoảng 15 ­ 20

trang (1đ)

­ Đặt vấn đề, xác định đối tượng nghiên cứu,

nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu

hợp lý và logic.

­ Trình bày được lịch sử nghiên cứu vấn đề.

­ Thể hiện kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh

giá, năng lực tư duy phê phán trong giải quyết

các nhiệm vụ nghiên cứu.

­ Thể hiện được khả năng hiểu và ứng dụng

phương pháp dạy học hóa học.

­ Có sử dụng các tài liệu, công nghệ, phương

pháp do giảng viên hướng dẫn.

­ Có danh mục tài liệu tham khảo (8đ)

CHỦ NHIỆM KHOA CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

Page 465: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

465

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC TRONG HÓA VÔ CƠ

1. Mã học phần: CHE3000

2. Số tín chỉ: 3TC

3. Học phần tiên quyết: CHE1051, CHE1077, CHE1065

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Phạm Anh Sơn, TS., Khoa Hóa học – ĐHKHTN – ĐHQGHN

Hoàng Thị Hương Huế, TS., Khoa Hóa học – ĐHKHTN – ĐHQGHN

6. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

­ Kiến thức: Cung cấp cho sinh viên các nguyên tắc và ứng dụng của các phương

pháp: phổ hấp thụ hồng ngoại, phổ hấp thụ electron, nhiễu xạ tia X và phân tích

nhiệt, hiển vi điện tử, phổ quang điện tử tia X, xác định diện tích bề mặt và cấu trúc

xốp bằng phương pháp hấp phụ đẳng nhiệt nitơ.

­ Kỹ năng: Sinh viên biết vận dụng các kiến thức học được để đọc và hiểu được tài

liệu chuyên môn, biết chọn điều kiện thích hợp để đo mẫu, phân tích phổ và đưa ra

dự đoán cấu tạo chất và giải thích các dữ liệu thực nghiệm.

­ Thái độ: Có tác phong nghiêm túc, chính xác trong thao tác trên các thiết bị hiện

đại. Có khả năng làm việc độc lập dựa trên các tư duy bao quát trong các nhiệm vụ

nghiên cứu.

7. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

­ Thường xuyên: 20%

­ Giữa kỳ: 20%

­ Kết thúc môn học: 60%.

9. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

1. Tài liệu chính

Page 466: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

466

1. Phạm Anh Sơn, Bài giảng ứng dụng các phương pháp nghiên cứu trong hóa vô cơ

2. Vũ Đăng Độ, Các phương pháp vật lý trong hoá học, NXB ĐHQGHN, 2004.

2. Tài liệu tham khảo thêm

3. Phạm Ngọc Nguyên (2005), Kĩ thuật phân tích vật lý, NXB KHKT

10. Tóm tắt nội dung học phần (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ):

Giới thiệu phương pháp phổ hấp thụ hồng ngoại, trình bày cơ sở lý thuyết, phương pháp

chuẩn bị mẫu, điều kiện ghi phổ và ứng dụng của phương pháp IR trong nghiên cứu hóa

vô cơ. Phương pháp phổ hấp thụ electron: Cơ sở lý thuyết, các điều kiện lựa chọn khi

ghi phổ, và ứng dụng của phổ UV trong nghiên cứu. Cơ sở lý thuyết và khả năng ứng

dụng phương pháp phân tích nhiệt trong nghiên cứu hóa vô cơ. Cơ sở lý thuyết phương

pháp nhiễu xạ tia X, ứng dụng để phân tích định tính và định lượng pha trong mẫu, ứng

dụng trong nghiên cứu màng mỏng và vật liệu nano, vật liệu mao quản trung bình.

Ngoài ra, môn học còn cung cấp cơ sở lí thuyết và ứng dụng của phương pháphiển vi

điện tử xác định diện mạo bề mặt và vi cấu trúc vật rắn, phương pháp XPS xác định

trạng thái hóa học của nguyên tố trong mẫu, và phương pháp hấp phụ nitơ trong việc

xác định diện tích bề mặt và cấu trúc mao quản của các hệ vật liệu xốp.

11. Nội dung chi tiết học phần (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG – MỤC ĐÍCH MÔN HỌC

Chương 2: PHỔ HẤP THỤ HỒNG NGOẠI.

2.1. Mở đầu.

2.2. Các dao động điều hoà và không điều hoà

2.2.1. Dao động điều hoà

2.2.2. Dao động trong phân tử hai nguyên tử

2.3. Các quy tắc lọc lựa trong phổ hồng ngoại:

2.3.1. Quy tắc lọc lựa 1.

2.3.2. Quy tắc lọc lựa 2.

2.4. Hằng số lực:

2.4.1. Hằng số lực.

2.4.2. Ý nghĩa của hằng số lực.

Page 467: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

467

2.5. Dao động của phân tử nhiều nguyên tử:

2.5.1. Dao động tiêu chuẩn của phân tử nhiều nguyên tử.

2.5.2. Các dải dao động xuất hiện trên phổ hồng ngoại.

2.6. Các dao động nhóm:

2.6.1. Tần số dao động đặc trưng.

2.6.2. Các quy tắc gần đúng khi nghiên cứu phổ.

2.7. Ứng dụng của phổ hồng ngoại:

2.7.1. Xác định độ bền của liên kết.

2.7.2. Xác định cấu tạo phân tử.

2.7.3. Xác định bản chất của liên kết

2.8. Các phương pháp chuẩn bị mẫu:

2.8.1. Mẫu ở trạng thái khí

2.8.2. Mẫu ở trạng thái lỏng

2.8.3. Mẫu ở trạng thái rắn.

Chương 3: PHỔ HẤP THỤ ELECTRON

3.1. Các số hạng năng lượng của ion tự do

3.2. Sự tách các số hạng năng lượng trong trường tinh thể.

3.2.1. Trường hợp một electron d.

3.2.1.1. Trong trường bát diện.

3.2.1.2. Trong trường tứ diện.

3.2.1.3. Trong các trường có đối xứng thấp hơn: Bát diện lệch và vuông

phẳng.

3.2.2. Trường hợp một số electron d.

3.2.2.1. Trường hợp trường yếu

3.2.2.2. Trường hợp trường mạnh.

3.2.2.3. Đồ thị Tanabe ­ Sugano.

3.3. Phổ hấp thụ electron và cấu tạo các phức chất kim loại chuyển tiếp.

3.3.1. Các kiểu chuyển mức có thể xảy ra trong phân tử phức chất

3.3.1.1. Chuyển mức trong nội bộ phổi tử.

Page 468: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

468

3.3.1.2. Chuyển mức trong ion cầu ngoại

3.3.1.3. Chuyển điện tích.

3.3.1.4. Chuyển d­d.

3.3.2. Các nguyên tắc chọn lọc trong phổ hấp thụ electron.

3.3.2.1. Quy tắc cấm về spin.

3.3.2.2 Quy tắc Laporte.

3.3.3. Phổ hấp thụ electron của một số phức chất loại chuyển tiếp.

3.3.4. Phổ hấp thụ electron và màu của phức chất

3.4. Một số chỉ dẫn khi chọn điều kiện để ghi phổ

3.4.1. Chọn dung môi.

3.4.2. Một số nguyên nhân không tuân theo định luật Lambe ­ Bia.

3.5. Ứng dụng của phổ hấp thụ electron.

3.5.1. Xác định cấu tạo của phức chất.

3.5.2. Xác định thành phần của phức chất trong dung dịch.

3.5.3. Phân tích định lượng.

Chương 4: PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH NHIỆT

4.1. Quá trình phát triển của phân tích nhiệt

4.2. Mục đích của phân tích nhiệt

4.3. Phương pháp nhiệt vi sai

4.3.1. Phương trình vi phân truyền nhiệt

4.3.2. Điều kiện để phương trình vi phân truyền nhiệt có nghiệm

4.3.3. Giải phương trình truyền nhiệt

4.4. Một số ứng dụng của phương pháp phân tích nhiệt.

4.4.1. Xác định định tính thành phần pha của các hợp chất hoá học

4.4.2. Xác định định lượng thành phần pha của các hợp chất hoá học.

4.4.3. Nghiên cứu những biến đổi tính chất vật lí của các chất.

4.4.3.1. Nhiệt dung.

4.4.3.2. Hiệu ứng nhiệt phản ứng

4.4.3.3. Hiệu ứng nhiệt của sự chuyển pha, Hệ số giãn nở nhiệt.

Page 469: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

469

4.4.4. Xây dựng giản đồ trạng thái của hệ 2 cấu tử

4.4.5 Nghiên cứu các phản ứng hoá học

4.4.5.1. Phản ứng giữa các pha rắn

4.4.5.2. Phản ứng giữa pha rắn với pha khí

4.4.5.3. Nghiên cứu quá trình oxyhoá

4.4.5.4. Nghiên cứu quá trình khử

4.4.6. Nghiên cứu các hợp chất vô cơ ­ phức chất

4.4.7. Nghiên cứu tổng hợp các hợp chất ở nhiệt độ cao

4.4.8. Nghiên cứu vật liệu gốm, silicat

4.4.9. Nghiên cứu các hợp chất hữu cơ ­ polime

4.4.10. Nghiên cứu xác định thành phần khoáng vật

4.4.11. Nghiên cứu động học quá trình phân huỷ nhiệt của các chất rắn.

Chương 5: PHƯƠNG PHÁP NHIỄU XẠ TIA X (XRD)

5.1. Giản đồ nhiễu xạ tia X

5.2. Cường độ nhiễu xạ tia X

5.2.1. Tán xạ bởi một điện tử

5.2.1. Tán xạ bởi một nguyên tử

5.3. Nhiễu xạ bởi ô mạng cơ bản

5.3.1. Thừa số cấu trúc mạng lập phương đơn giản

5.3.2. Thừa số cấu trúc mạng lập phương tâm khối

5.3.3. Thừa số cấu trúc mạng lập phương tâm mặt

5.4. Ứng dụng của phương pháp nhiễu xạ tia X

5.4.1. Xác định chất nguyên chất

5.4.2. Xác định cấu trúc hệ tinh thể

5.4.3. Xác định mạng Bravais

5.4.4. Phân tích pha định tính

5.4.5. Phân tích pha định lượng.

5.4.6. Xác định thông số mạng

Page 470: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

470

5.4.7. Xác định tỉ khối

5.4.8. Đo chiều dày lớp phủ

5.4.9. Xác định kích thước hạt trung bình của bột tinh thể kích thước nhỏ.

5.4.10. Xác định kích thước mao quản trong vật liệu xốp bằng phương pháp tán

xạ góc nhỏ.

Chương 6: PHỔ QUANG ĐIỆN TỬ TIA X

6.1. Nguyên lí

6.2. Thiết bị

6.2.1. Nguồn tia X

6.2.2. Detector

6.2.3. Độ phân giải không gian

6.3. Tương tác spin­orbital và sự tách vạch trong phổ XPS

6.4. Sự dịch chuyển hóa học.

6.5 Cấu trúc tăng thêm trong phổ XPS

6.6. Thông tin nguyên tố theo chiều sâu

6.7. Phân tích định tính và định lượng nguyên tố

6.8. Phạm vi ứng dụng

Chương 7: KÍNH HIỂN VI ĐIỆN TỬ

7.1. Giới thiệu

7.2. Tương tác của electron với vật chất

7.2.1. Nguồn phát electron

7.2.2. Tương tác của electron với vật chất

7.3. Hiển vi điện tử truyền qua

7.3.1. Sự hình thành ảnh TEM

7.3.2. Xử lí mẫu TEM

7.3.3. Một vài ví dụ ảnh TEM của vật liệu vô cơ

7.4. Hiển vi điện tử quét

7.4.1. Nguyên lí tạo ảnh SEM

7.4.2. Xử lí mẫu ghi ảnh SEM

Page 471: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

471

7.4.3. Một vài ví dụ ảnh SEM của vật liệu vô cơ

7.5. Nhiễu xạ electron

7.6. Phổ tán sắc năng lượng tia X

7.7. Kính hiển vi lực nguyên tử

Chương 6: XÁC ĐỊNH ĐẶC TRƯNG XỐP BẰNG ĐƯỜNG HẤP PHỤ ĐẲNG

NHIỆT NITƠ

8.1. Giới thiệu

8.2. Phân loại đường cong hấp phụ đẳng nhiệt

8.3. Phương trình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir

8.4. Phương trình hấp phụ đẳng nhiệt Brunauer­Emmelt­Teller

8.5. Xác định diện tích bề mặt riêng

86. Phạm vi sử dụng lí thuyết BET

8.7. Sự hấp phụ trên bề mặt vật liệu xốp

8.7.1. Phân loại vật liệu xốp

8.7.2. Phương trình Kelvin

8.7.3. Sự ngưng tụ mao quản

8.7.4. Mối liên hệ giữa kiểu vòng trễ ngưng tụ mao quản và cấu tạo mao quản

8.8. Một vài ứng dụng thực tiễn

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

KT. HIỆU TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ

HỌC PHẦN

NGƯỜI BIÊN SOẠN

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Page 472: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

472

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

HÓA HỌC PHỨC CHẤT

1. Mã học phần: CHE3135

2. Số tín chỉ: 3TC

3. Học phần tiên quyết: CHE1090

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Triệu Thị Nguyệt, GS. TS., Khoa Hóa học – ĐHKHTN – ĐHQGHN

Nguyễn Hùng Huy, PGS. TS., Khoa Hóa học – ĐHKHTN – ĐHQGHN

6. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

­ Kiến thức: Trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về hoá học các hợp

chất phối trí, những quy luật về cấu tạo, cơ sở của sự tách mức năng lượng của ion

trung tâm trong thuyết trường tinh thể và thuyết trường phối tử, giải thích các tính

chất của phức chất. Giới thiệu các phương pháp tổng hợp phức chất.

­ Mục tiêu kĩ năng: sau khi học xong học phần, học viên có thể giải thích cấu tạo của

các phức chất cụ thể, từ đó có thể tiên đoán tính chất và ứng dụng của chúng.

7. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

­ Thường xuyên: 20%

­ Giữa kỳ: 20%

­ Kết thúc học phần: 60%.

9. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

­ Lê Chí Kiên, Hoá học phức chất, NXB ĐHQGHN, 2006.

10. Tóm tắt nội dung học phần (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ):

Đây là khoá học nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên sâu về hoá học các hợp

chất phối trí, cấu tạo phức chất, sự hình thành liên kết hoá học trong phức chất, một số

vấn đề về nhiệt động học của quá trình tạo phức, một số phản ứng của phức chất. Khoá

học cũng giới thiệu một số phương pháp tổng hợp phức thông dụng.

Page 473: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

473

11. Nội dung chi tiết học phần (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. CẤU TẠO CỦA PHỨC CHẤT

1.1 Mở đầu về hoá học phức chất

1.1.1 Phân loại các phức chất

1.1.2 Vai trò của phức chất đối với hoá học và các lĩnh vực có liên quan

1.2 Dạng hình học của các phức chất

1.2.1 Phức chất với số phối trí 2

1.2.2 Phức chất với số phối trí 4.

1.2.3 Phức chất với số phối trí 6

1.2.4 Phức chất với số phối trí 7, 8, 9.

1.3 Đồng phân lập thể

1.3.1 Đồng phân hình học

1.3.1.1 Nguyên nhân gây ra đồng phân hình học của các phức chất

1.3.1.2 Phương pháp xác định cấu hình hình học của phức chất: phương

pháp hoá học, phương pháp vật lý.

1.3.1.3 Cơ chế của quá trình chuyển vị nội phân tử.

1.3.2 Đồng phân quang học

1.3.2.1 Các nguyên nhân gây ra hiện tượng đồng phân quang học của phức

chất.

1.3.2.2 Đồng phân quang học của phức chất nhiều nhân.

1.3.2.3 Các yếu tố xác định đại lượng quay mặt phẳng phân cực. Đường

cong tán sắc quay. Hiệu ứng Cotton.

1.3.2.4 Các phương pháp hoá học và hoá lý tách các đối quang từ hợp chất

raxemic.

Chương 2. LIÊN KẾT HOÁ HỌC TRONG PHỨC CHẤT

2.1 Sự hình thành liên kết và liên kết (theo mô hình liên kết hoá trị).

2.2 Tách các phân mức d và f từ quan điểm thuyết trường tinh thể và phương pháp

Page 474: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

474

obitan phân tử.

2.3 Hệ quả của sự tách mức năng lượng và một số tính chất của phức chất.

2.3.1 Hiệu ứng nhiệt động và năng lượng bền hoá bởi trường tinh thể đối với

phức chất bát diện, tứ diện và vuông phẳng.

2.3.2 Hiệu ứng cấu trúc

2.3.2.1 Bán kính ion của các kim loại chuyển tiếp d.

2.3.2.2 Hiệu ứng Jan ­ Teller: nguyên nhân sự lệch cấu hình hình học. Cấu

trúc electron của ion trung tâm và cấu hình hình học trong phức chất bát diện.

2.3.3 Tính chất từ của phức chất.

2.3.4 Quang phổ hấp thụ của phức chất.

2.3.4.1 Các chuyển mức d­d. Độ rộng của các dải hấp thụ.

2.3.4.2 Quang phổ chuyển điện tích.

Chương 3. NHIỆT ĐỘNG HỌC CỦA QUÁ TRÌNH TẠO PHỨC

3.1 Các đặc trưng nhiệt động học của quá trình tạo phức

3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền của phức chất kim loại

3.2.1 Ảnh hưởng bản chất của ion trung tâm kim loại

3.2.1.1 Điện tích và kích thước của ion kim loại.

3.2.1.2 Bản chất cứng và mềm của ion kim loại.

3.2.2 Ảnh hưởng bản chất của phối tử

3.2.2.1 Tính bazơ của nguyên tử cho của phối tử

3.2.2.2 Hiệu ứng vòng (chelat). Các hợp chất chelat chứa vòng với số cạnh

3, 4, 5, 6 và lớn hơn 6.

3.2.2.3 Hiệu ứng vòng lớn

3.2.2.4 Sự tạo thành các phức chất hỗn hợp phối tử.

Chương 4. PHẢN ỨNG CỦA PHỨC CHẤT

4.1 Phản ứng thế phối tử

4.1.1 Phức chất trơ và phức chất linh động.

4.1.2 Các cơ chế của phản ứng thế phối tử trong phức chất bát diện và phức chất

vuông phẳng.

Page 475: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

475

4.1.2.1 Cơ chế phân ly D, cơ chế liên hợp A, cơ chế liên hợp hoạt hoá Ia, cơ

chế phân ly hoạt hoá Id.

4.1.2.2 Sự biến đổi cấu hình hình học của phức chất qua phức chất trung

gian hoạt động.

4.1.3 Phản ứng thế phối tử trong phức chất bát diện

4.1.3.1 Phản ứng thế các gốc axit bằng các phân tử nước.

4.1.3.2 Phản ứng thế các phân tử H2O bằng các gốc axit.

4.1.3.3 Phản ứng thế gốc axit này bằng gốc axit khác.

4.1.3.4 Phản ứng thế gốc axit bằng nhóm hyđroxyl.

4.1.4 Phản ứng thế phối tử trong phức chất vuông phẳng.

4.1.4.1 Phương tình động học và hoá lập thể của quá trình thế trong phức

chất vuông phẳng.

4.1.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phản ứng của phức chất vuông

phẳng.

Ảnh hưởng trans: ảnh hưởng trans­(, ảnh hưởng trans­(.

Ảnh hưởng của các phối tử ­ cis.

Ảnh hưởng của nhóm đi ra.

Ảnh hưởng của ion trung tâm.

Ảnh hưởng của dung môi.

4.2 Phản ứng oxi hoá ­ khử của phức chất

4.2.1 Sự chuyển electron

4.2.2 Phản ứng oxi hoá ­ khử ở cầu ngoại phức (quá trình đường hầm). Nguyên

lý Frank­Kondon. Phương trình Marcus.

4.2.3 Phản ứng oxi hoá ­ khử ở cầu nội (quá trình có sự tham gia của các phối tử

cầu nối).

4.2.3.1 Cơ chế của sự tạo thành cầu nối.

4.2.3.2 Sự chuyển electron trong hợp chất cầu nối trung gian.

4.2.3.3 ảnh hưởng của các phối tử không tạo cầu nối.

4.2.4 Phản ứng oxi hoá khử kết hợp và phản ứng oxi hoá ­ khử thay thế.

Page 476: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

476

4.3 Phản ứng của các phức chất cacbonyl và cơ kim của các kim loại chuyển tiếp

4.3.1 Phức chất cacbonyl

4.3.2 Phức chất cơ kim

Chương 5. TỔNG HỢP CÁC PHỨC CHẤT

5.1 Những nguyên lý chung của phép tổng hợp các phức chất.

5.2 Tách các phức chất từ các hệ phức trơ và linh động.

5.3 Sử dụng các giản đồ pha trong tổng hợp các phức chất.

5.4 Các phương pháp tổng hợp phức chất ở pha khí.

5.5 Tách riêng và tinh chế các phức chất bằng phương pháp sắc ký và phương pháp điện

đi.

5.6 Tổng hợp các phức chất dựa vào phản ứng trên khuôn.

5.6.1 Tổng hợp phức chất với các phối tử 2, 3, 4 càng bằng phản ứng trên khuôn.

5.6.2 Tổng hợp các hợp chất vòng lớn.

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

KT. HIỆU TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ

HỌC PHẦN

NGƯỜI BIÊN SOẠN

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Page 477: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

477

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

VẬT LIỆU VÔ CƠ

1. Mã học phần: CHE3279

2. Số tín chỉ: 3TC

3. Học phần tiên quyết: CHE1090

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Ngô sỹ Lương, PGS. TS., Khoa Hóa học – ĐHKHTN – ĐHQGHN

Nghiêm Xuân Thung, PGS. TS., Khoa Hóa học – ĐHKHTN – ĐHQGHN

Phạm Anh Sơn, TS., Khoa Hóa học – ĐHKHTN – ĐHQGHN

6. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

­ Kiến thức: Cung cấp cho sinh viên kiến thức về các loại vật liệu vô cơ thông dụng:

gốm, thuỷ tinh, ximăng, v.v.. và mối quan hệ giữa cấu trúc và tính chất của các loại

vật liệu. Cung cấp cho sinh viên nguyên tắc chung của các phương pháp sản xuất

của từng loại vật liệu và ứng dụng của chúng trong các lĩnh vực khác nhau.

7. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

­ Thường xuyên: 20%

­ Giữa kỳ: 20%

­ Kết thúc học phần: 60%.

9. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

­ Phan Văn Tường, Vật liệu vô cơ, NXB ĐHQGHN, 2007

10. Tóm tắt nội dung học phần (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ):

Giới thiệu chung về vai trò của vật liệu vô cơ trong sự phát triển của công nghiệp hiện

đại và trong nghiên cứu khoa học; Phân lại các vật liệu vô cơ. Phần vật liệu: Giới thiệu

về định nghĩa và phân loại gốm; Cấu trúc của gốm (Các kiểu liên kết, Mạng lưới tinh

thể); Tinh chất của vật liệu gốm (Tính chất điện, Tính chất từ, Tính chất quang, Tính

Page 478: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

478

chất cơ học, Tính chất nhiệt); Gốm sinh học; Các phương pháp sản xuất gốm (Kĩ thật

sản xuất gốm truyền thống, Kĩ thuật sản xuất gốm tiền tiến); Chất màu cho đồ gốm và

sứ. Phần vật liệu thuỷ tinh và gốm thuỷ tinh: Giới thiệu về khái niệm và phân loại vật

liệu thuỷ tinh; Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tạo thành thuỷ tinh; Nhiệt đông học quá

trình hình thành pha thuỷ tinh; §ộng học của quá trình hình thành pha thuỷ tinh; Cấu

trúc thuỷ tinh; Các tính chất của thuỷ tinh; Giới thiệu các loại thuỷ tinh thông dụng; Vật

liệu gốm thuỷ tinh. Phần xi măng và bê tông: Giới thiệu về xi măng pooclăng (Clinke

pooclăng, thành phần hoá học và thành phần khoáng, lí thuyết về sự đóng rắn của xi

măng); Ximăng đặc chủng (xi măng cao nhôm, xi măng puzolan, xi măng bền trong

môi trường biển); Bê tông và bê tông cốt thép (Cấu trúc của bê tông và bê tông cốt thép;

Tính chất của bê tông và bê tông cốt thép; Ạn mòn bê tông và bê tông cốt thép)..

11. Nội dung chi tiết học phần (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1: Giới thiệu chung

1.1. Vai trò của vật liệu vô cơ trong sự phát triển của công nghiệp hiện đại và trong

nghiên cứu khoa học.

1.2. Phân loại các vật liệu vô cơ.

Chương 2. Vật liệu gốm

2.1. Địnhnghĩa và phân loại gốm

2.1.1. Gốm truyền thống

2.1.2. Gốm kĩ thuật (hay gốm tiền tiến)

2.2. Cấu trúc của gốm

2.2.1. Các kiểu liên kết:

2.2.2. Mạng lưới tinh thể.

2.3. Tinh chất của vật liệu gốm

2.3.1. Tính chất điện:

2.3.2. Tính chất từ

Page 479: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

479

2.3.3. Tính chất quang

2.3.3. Tính chất cơ

2.3.4. Tính chất nhiệt

2.4. Gốm sinh học

2.4.1. Vai trò của gốm sinh học

2.4.2. Cấu trúc và tính chất của gốm sinh học

2.4.3. DDDặc tính sinh học của gốm trong cơ thể người.

2.5. Các phương pháp sản xuất gốm

2.5.1. Kĩ thật sản xuất gốm truyền thống

2.5.2. Kĩ thuật sản xuất gốm tiền tiến;

2.6. Chất màu cho đồ gốm sứ

2.6.1. Nguyên lí tạo màu

2.6.2. Phân loại men màu cho gốm sứ

2.6.3. Một số chất màu thông dụng

Chương 3: Vật liệu thuỷ tinh và gốm thuỷ tinh

3.1. Khái niệm và phân loại

3.2. Vật liệu thuỷ tinh

3.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tạo thành thuỷ tinh

3.2.2. Nhiệt đông học quá trình hình thành pha thuỷ tinh

3.2.3. Động học của quá trình hình thành pha thuỷ tinh

3.2.4. Cấu trúc thuỷ tinh

3.2.5. Các tính chất của thuỷ tinh:

3.2.6. Giới thiệu các loại thuỷ tinh thông dụng

3.3. Vật liệu gốm thuỷ tinh

3.3.1. Khái niệm về vật liệu gốm thuỷ tinh.

3.3.2. Cấu trúc của gốm thuỷ tinh

3.3.3 , Những hệ gốm thuỷ tinh phổ biến

3.3.4, Tính chất của gốm thuỷ tinh

Page 480: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

480

3.3.5. Ứng dụng

Chương 4. Xi măng và bê tông

4.1. Xi măng pooclăng

4.1.1. Clinke

4.1.2. Thành phần hoá học và thành phần khoáng

4.1.3. Lí thuyết về sự đóng rắn của xi măng

4.2. Ximăng đặc chủng

4.2.1. Xi măng cao nhôm

4.2.2. Xi măng puzolan

4.2.3. Xi măng bền trong môi trường biển

4.3. Bê tông và bê tông cốt thép

4.3.1. Cấu trúc của bê tông và bê tông cốt thép

4.3.2. Tính chất của bê tông và bê tông cốt thép

4.3.3. Ăn mòn bê tông và bê tông cốt thép

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

KT. HIỆU TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ

HỌC PHẦN

NGƯỜI BIÊN SOẠN

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Page 481: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

481

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

VẬT LIỆU NANO VÀ COMPOZIT

1. Mã học phần: CHE3188

2. Số tín chỉ: 3TC

3. Học phần tiên quyết: CHE1090

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Ngô Sỹ Lương, PGS. TS., Khoa Hóa học – ĐHKHTN – ĐHQGHN

Nghiêm Xuân Thung, PGS. TS., Khoa Hóa học – ĐHKHTN – ĐHQGHN

6. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

­ Kiến thức: Cung cấp cho sinh viên chuyên ngành công nghệ vật liệu các kiến thức

cơ bản về cấu trúc, tính chất của các chất rắn, làm nền tảng để sinh viên có thể tiếp

cận các học phần tiếp sau thuộc lĩnh vực công nghệ vật liệu.

­ Kĩ năng: Rèn cặp cho sinh viên kĩ năng tư duy về lĩnh vực hoá học chất rắn, định

hướng về lí thuyết và phương pháp thực nghiệm trong lĩnh vực điều chế các vật

liệu khác nhau.

­ Thái độ: Chuyên cần, nghiêm túc, chăm chỉ và sáng tạo.

7. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

­ Thường xuyên: 20%

­ Giữa kỳ: 20%

­ Kết thúc học phần: 60%.

9. Tài liệu tham khảo (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

1. Tài liệu chính

1. Ngô Sỹ Lương, Vật liệu nano và compozit (Bài giảng chế bản điện tử)

2. Tài liệu tham khảo thêm

Page 482: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

482

2. Sanjay K. Mazumdar. Composites Manufacturing. CRC Press. 2002.

3. Vũ Đình Cự ­ Nguyễn Xuân Chánh (2004), Công nghệ nanô điều khiển đến từng

nguyên tử phân tử. NXBKH&KT. Hà Nội ­ 2004 (273 trang).

4. Nguyễn Hoa Thinh (2001), Vật liệu composite. Cơ học và công nghệ, NXBKH&KT.

Carl C. Koch (Editor) (2002), Nanostructured Materials. Processing, Properties

and Potential Applications. Noyes Publicatuion, Wiliam Andrew Publishing,

Norwich, New York.

10. Tóm tắt nội dung học phần (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ):

Về vật liệu nano: Khái niệm về vật liệu kích thước nano mét; ảnh hưởng của sự thu nhỏ

kích thước đến các tính chất lí, hoá học của các vật liệu kích thước nano mét. Các

phương pháp vật lí và hoá học điều chế các vật liệu kích thước nano mét. Về vật liệu

compozit: Khái niệm về vật liệu compozit; tính chất của các vật liệu compozit; các loại

liên kết giữa nền và cốt; Một số loại vật liệu compozit thông dụng: compozit hạt,

compozit sợi, compozit cấu trúc.

11. Nội dung chi tiết học phần (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

A. Vật liệu nano

Chương 1. Giới thiệu vật liệu nano và công nghệ nano

1.1. Khái niệm về vật liệu nano

1.1.1. Định nghĩa vật liệu nano, khoa học nano và công nghệ nano

1.1.2. Hoá học nano ­ một lĩnh vực mới nằm giữa hoá học và vật lí chất rắn

1.1.3. Một số lĩnh vực ứng dụng của vật liệu nano

1.2. Ảnh hưởng của sự giảm kích thước đến tính chất lí, hoá học của vật liệu nano.

1.2.1. Sự phụ thuộc của cấu trúc và liên kết vào kích thước hạt

1.2.3. Sự thay đổi tính chất của vật liệu khi giảm kích thước đến nano mét

Chương 2. Các phương pháp vật lý điều chế vật liệu nano

2.1. Phương pháp ngưng tụ các hạt kích thước nano từ hơi quá bão hoà

Page 483: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

483

2.1.1. Các cluster

2.1.2. Các phương pháp phun hơi, bay hơi nhiệt và phân huỷ hơi bằng tia laze

2.2. Phương pháp nghiền và mài cơ học

2.2.1. Cơ sở của phương pháp

2.2.2. Điều chế các vật liệu kích thước nano mét

Chương 3. phương pháp hoá học điều chế vật liệu

3.1. Giới thiệu các phương pháp hoá học điều chế các vật liệu có cấu trúc nano

3.1.1. Giới thiệu các phương pháp hoá học điều chế vật liệu kích thước nano mét

3.1.2. Điều chế các vật liệu dạng hạt

3.1.3. Điều chế các vật liệu dạng màng và lớp phủ

3.2. Phương pháp sol­gel

3.2.1. Giới thiệu

3.2.2. Sự thuỷ phân và ngưng tụ các silicat và các hợp chất không phải silicat

3.2.3. Sol và gel

3.2.4. Sự gel hoá

3.2.5. Làm muồi gel

3.2.6. Làm khô gel

3.2.7. Nung

3.2.8. Các ứng dụng của phương pháp sol­gel

3.3. Phương pháp thuỷ nhiệt

3.3.1. Các nguyên tắc của phương pháp thuỷ nhiệt

3.3.2. Lịch sử của công nghệ thuỷ nhiệt và ứng dụng

3.3.3. Thiết bị sử dụng trong phương pháp thuỷ nhiệt

3.3.4. Hoá lí của sự phát triển thuỷ nhiệt của các tinh thể

3.3.5. Tổng hợp thuỷ nhiệt các zeolit

3.3.6. Tổng hợp thuỷ nhiệt các tinh thể phức chất

3.3.7. Tổng hợp thuỷ nhiệt các oxit

Page 484: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

484

3.3.8. Quá trình thuỷ nhiệt điều chế các vật liệu gốm tiên tiến: gốm oxit đơn, gốm

oxit hỗn hợp kiểu peropskit, gốm sinh học, compozit,

3.3.9. Các quá trình thuỷ nhiệt mới

3.3.10. Công nghệ thuỷ nhiệt cho thế kỉ 21

3.3.11. Một số phương pháp solvothermal tổng hợp vật liệu

3.4. Phương pháp điện kết tủa điều chế các vật liệu nano

3.4.1. Phương pháp tổng hợp vật liệu nano bằng điện kết tủa

3.4.2. Điều chế kim loại kích thước nano mét

3.4.4. Tính chất của vật liệu được điều chế bằng phương pháp điện kết tủa

3.5. Phương pháp lắng đọng hoá học pha hơi

3.5.1. Cơ sở khoa học của phương pháp

3.5.2. Lắng đọng pha hơi các hợp chất cơ kim

3.5.3. Các quá trình lắng đọng hoá học pha hơi và thiết bị

3.5.4. Phương pháp CVD điều chế một số vật liệu kích thước nano mét

B. Vật liệu compozit

Chương 4. Giới thiệu về vật liệu compozit

4.1. Các khái niệm về vật liệu compozit

4.1.1. Đặc điểm và phân loại. Sự phát triển của các vật liệu compozite

4.1.2. Cốt

4.1.3. nền

4.2. Tương tác giữa nền và cốt

4.2.1. Các dạng tương tác giữa nền và cốt

4.2.2. Các kiểu liên kết giữa cốt và nền

Chương 5. Một số loại vật liệu compozit thông dụng (8 tiết)

5.1. Compozit hạt

5.1.1. Compozit hạt thô

5.1.2. Compozit hạt mịn

5.2. Compozit cốt sợi

5.2.1. Ảnh hưởng của yếu tố hình học của sợi đến tính chất compozit

Page 485: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

485

5.2.2. Ảnh hưởng của định hướng cốt sợi đến tính chất của compozit

5.2.3. Các dạng cốt sợi và vật liệu chế tạo chúng

5.2.4. Một số compozit cốt sợi thông dụng

5.3. Compozit cấu trúc

5.3.1. Compozit cấu trúc dạng lớp

5.3.2. Compozit cấu trúc dạng tấm ba lớp (dạng bánh kẹp).

Chương 6. Hướng phát triển của vật liệu compozit

6.1. Các vấn đề còn tồn tại

6.2. Hướng phát triển và ?ng dụng vật liệu compozit

6.2.1. Thay thế thép bằng vật liệu compozit và chất dẻo

6.2.2. Chuyển vật liệu sang dạng sợi để tăng độ bền

6.2.3. Đa dạng hoá nền polyme và chất tăng cường

6.2.4. Phối hơp giữa các vật liệu polyme, kim loại và gốm

6.2.5. Phát triển vật liệu polyme nanocompozit

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

KT. HIỆU TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ

HỌC PHẦN

NGƯỜI BIÊN SOẠN

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Page 486: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

486

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

HÓA SINH VÔ CƠ

1. Mã học phần: CHE3189

2. Số tín chỉ: 3TC

3. Học phần tiên quyết: CHE1090

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Trịnh Ngọc Châu, PGS. TS., Khoa Hóa học – ĐHKHTN – ĐHQGHN

6. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

­ Kiến thức: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ sở về vai trò của các kim loại

trong các quá trình sinh học.

­ Kĩ năng: Hình thành kĩ năng tự học, chọn lựa đọc và tóm tắt một vấn đề khoa học .

­ Thái độ: Tập làm quen với công tác nghiên cứu khoa học: kiên trì, tỉ mỉ trong học

tập

7. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

­ Thường xuyên: 20%

­ Giữa kỳ: 20%

­ Kết thúc học phần: 60%.

9. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

­ Vũ Ðăng Ðộ; Hoá sinh vô cơ; Tài liệu dùng cho học viên chuyên ngành hoá Vô cơ,

Hà Nội, 1993.

10. Tóm tắt nội dung học phần (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ):

Cung cấp cho sinh viên vai trò, dạng tồn tại của các kim loại trong cơ thể sống. Cấu tạo

và vai trò của các hợp chất sinh học chứa kim loại. Một số quá trình xúc tác bởi các

enzim chứa kim loại. Phương pháp mô hình hoá trong hoá sinh vô vơ. Vai trò của hoá

sinh vô cơ đối với y học và đối với các ngành khoa học khác.

Page 487: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

487

11. Nội dung chi tiết học phần (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1: Ðối tượng và phương pháp nghiên cứu của hoá sinh vô cơ, sự ra đời và phát

triển của Hoá sinh vô cơ.

Chương 2. Các kim loại có mặt trong cơ thể và vai trò của chúng đối với sự sống.

2.1. Hàm lượng, dạng tồn tại của các kim loại trong cơ thể sống.

2.2 Các đặc trưng hoá­lý của các kim loại sinh học.

2.3 Các công cụ được sử dụng để nghiên cứu.

Chương 3: Các phối tử sinh học và vai trò của chúng đối với sự sống.

3.1. Các phân tử và ion đơn giản.

3.2. Các đại phân tử protit, lipit, gluxit, axit nucleic.

3.3. Các hệ vòng lớn (porfirin, corin...).

3.4. AMP, ADP, ATP.

3.5. Vitamin, hooc mon và các hợp chất khác.

3.6. Tác dụng chọn lọc của các phối tử sinh học với các kim loại sinh học. Giải thích

bằng thuyết axit và bazơ cứng và mềm. Hiện tượng cộng sinh.

Chương 4: Một số quá trình xúc tác bởi metalloenzim.

4.1. Enzim và đặc trưng của các quá trình xúc tác enzim.

4.2. Vai trò của kim loại trong các metalloenzim.

4.3. Enzim xúc tác cho quá trình thuỷ phân và chuyển nhóm.

4.4. Enzim xúc tác cho quá trình oxi hoá ­ khử.

4.5. Sự cố định nitơ.

4.6. Sự vận chuyển oxy.

Chương 5: Phương pháp mô hình hoá trong hoá sinh vô cơ.

Page 488: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

488

5.1. Những điều kiện của sự mô hình hoá.

5.2. Một số kết quả nghiên cứu mô hình hoá.

5.2.1. Vitamin B12.

5.2.2. Sự hấp thụ thuận nghịch oxi.

5.2.3. Sự cố định nitơ.

Chương 6: Ứng dụng thực tiễn của hoá sinh vô cơ

6.1. Trong y học (thuốc trên cơ sở kim loại và thuốc trên cơ sở phối tử).

6.2. Trong nông nghiệp.

6.3. Phỏng sinh hoá học.

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

KT. HIỆU TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ

HỌC PHẦN

NGƯỜI BIÊN SOẠN

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Page 489: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

489

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

HÓA HỌC CÁC NGUYÊN TỐ HIẾM

1. Mã học phần: CHE3190

2. Số tín chỉ: 3TC

3. Học phần tiên quyết: CHE1090

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Hoàng Thị Hương Huế, TS., Khoa Hóa học – ĐHKHTN – ĐHQGHN

Lê Như Thanh, PGS. TS., Khoa Hóa học – ĐHKHTN – ĐHQGHN

6. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

­ Kiến thức: Cung cấp cho sinh viễn những kiến thức cơ bản về cấu trúc, tính chất

của các nguyên tố đất hiếm, các quặng chứa các nguyên tố đất hiếm cũng như các

phương pháp tách và điều chế các hợp chất đất hiếm (NTĐH).

­ Kỹ năng: Cung cấp các kỹ năng tổ chức, lựa chọn các phương pháp tách và tách

riêng các nguyên tố đất hiếm từ quặng.

7. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

­ Thường xuyên: 20%

­ Giữa kỳ: 20%

­ Kết thúc học phần: 60%.

9. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

­ Lê Hùng, Hoá học các nguyên tố đất hiếm ­ Giáo trình ĐHKHTN, 2003

10. Tóm tắt nội dung học phần (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ):

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức về đặc điểm cấu tạo các NTĐH, sự biến đối

tính chất của các nguyên tố, khả năng tạo phức của các nguyên tố đất hiếm và các phối

tử vô cơ và hữu cơ. Cung cấp khái niệm, các quy luật và định luật phân bố của các

Page 490: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

490

nguyên tố hiếm và NTĐH. Trang bị các phương pháp tách tổng và tách riêng các

nguyên tố đất hiếm, giúp cho sinh viên có kỹ năng tách ở dạng kỹ thuật và dạng tinh

khiết các NTĐH từ quặng.

11. Nội dung chi tiết học phần (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1: Mở đầu về hoá học các nguyên tố đất hiếm.

1.1. Các khái niệm, các quy luật và định luật phân bố các nguyên tố hiếm và các NTĐH.

1.2. Các đặc điểm chung, cấu trúc electron, sự biến đổi tuần tự và tuần hoàn tính chất

các nguyên tố đất hiếm.

1.3. Phức chất các nguyên tố đất hiếm

1.3.1. Phức chất các nguyên tố đất hiếm với các phối tử vô cơ

1.3.2. Phức chất các NTĐH với các phối tử hữu cơ phối tín qua oxi.

­ Phức chất các NTĐH với các ancol, ankolat

­ Phức chất các NTĐH với xeton

­ Phức chất các NTĐH với các ete cacboxilic, oxi cacboxilic.

1.3.3. Phức chất các NTĐH với các phối tử hữu cơ phối trí qua nitơ hoặc phối trí

qua nitơ và oxi.

­ Phức chất các NTĐH với các amin

­ Phức chất các NTĐH với các aminoaxit

1.3.4. Phức chất các NTĐH với các complexon

Chương 2: Cơ sở các phương pháp tách nguyên tố đất hiếm

2.1. Cơ sở phương pháp kết tinh, kết tủa, bay hơi phân đoạn

2.2. Cơ sở phương pháp thay đổi hoá trị tách các NTĐH

2.3. Cơ sở phương pháp sắc kí trao đổi ion tách các NTĐH

2.4. Cơ sở phương pháp chiết tách các NTĐH.

Page 491: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

491

Chương 3: Các phương pháp tách tổng oxit đất hiếm và tách riêng các NTĐH từ quặng

tự nhiên.

3.1. Các quặng và khoáng chứa các NTĐH.

3.2. Công nghệ chế biến, làm giàu quặng và xử lý thể giầu.

3.3. Tách tổng oxi đất hiếm từ quặng monazit bằng phương pháp axit sunfuric.

3.4. Tách tổng oxit đất hiếm từ quặng monazit bằng phương pháp kiềm

3.5. Tách tổng oxi đất hiếm từ quặng batsnezit bằng phương pháp nhiệt và thuỷ nhiệt.

3.6. Tách tổng oxi đất hiếm từ quặng batsnezit bằng phương pháp clo hoá.

3.7. Tách hai phân nhóm xeri và ytri bằng phương pháp sunfat kép

3.8. Tách xeri từ tổng oxit đất hiếm bằng phương pháp kết tủa hidroxit.

3.9. Tách xeri, lantan từ tổng oxit đất hiếm bằng phương pháp kết tủa nitrat kép.

3.10. Tách riêng các NTĐH, thori và uran từ dung dịch có thành phần phức tạp.

3.11. Tách riêng các nguyên tố xeri, samari, ơropi và terbi bằng phương pháp oxi ­ hoá ­

khử chọn lọc.

3.12. Tách riêng sm, Eu, Yb bằng amangam kim loại kiềm.

3.13. Tách riêng sm, Eu, Yb bằng phương pháp điện phân.

3.14. Tách riêng các NTĐH bằng phương pháp sắc kí trao đổi ion với nước rửa tạo phức

EDTA.

3.15. Tách riêng NTĐH bằng phương pháp chiết với dung môi TBP.

Chương 4: Lĩnh vực ứng dụng của các nguyên tố đất hiếm

4.1. ứng dụng của các NTĐH trong công nghệ thuỷ tinh và gốm

4.2. ứng dụng của các NTĐH trong công nghệ vật liệu điện từ, điện tử.

4.3. ứng dụng của các NTĐH trong công nghệ luyện kim và chế tạo các hợp kim.

4.4. ứng dụng của các NTĐH trong công nghệ vật liệu hạt nhân và vật liệu quang.

4.5. Các ứng dụng trong lĩnh vực sinh học và nông nghiệp

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

KT. HIỆU TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ

HỌC PHẦN

NGƯỜI BIÊN SOẠN

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Page 492: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

492

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

HÓA HỌC CÁC NGUYÊN TỐ PHÓNG XẠ

1. Mã học phần: CHE3191

2. Số tín chỉ: 3TC

3. Học phần tiên quyết: CHE1090

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Bùi Duy Cam, PGS. TS., Khoa Hóa học – ĐHKHTN – ĐHQGHN

Ngô Sỹ Lương, PGS. TS., Khoa Hóa học – ĐHKHTN – ĐHQGHN

6. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

­ Kiến thức: Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về tính chất lí, hoá học của

các đơn chất và hợp chất của các nguyên tố phóng xạ, các phương pháp điều chế

đơn chất, hợp chất và ứng dụng của chúng.

­ Kĩ năng: Cung cấp cho sinh viên kĩ năng tư duy về các vật liệu nano, định hướng

về lí thuyết và phương pháp thực nghiệm điều chế các vật liệu nano.

­ Thái độ: chuyên cần, nghiêm túc, chăm chỉ và sáng tạo.

7. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

­ Thường xuyên: 20%

­ Giữa kỳ: 20%

­ Kết thúc học phần: 60%.

9. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

­ Ngô Sỹ Lương, Hoá phóng xạ, (chế bản điện tử)

10. Tóm tắt nội dung học phần (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ):

Chương 1 giới thiệu các vấn đề chung: Các khái niệm về nguyên tố phóng xạ và đồng

vị phóng xạ; Khái niệm về phân rã phóng xạ; Các kĩ thuật đo đếm phóng xạ; Các vấn

đề về an toàn bức xạ. Chương 2 giới thiệu hoá học uran, nguyên tố phóng xạ quan

Page 493: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

493

trọng nhất: Sự phát hiện và các đồng vị của uran; Uran trong tự nhiên; Tính chất vật lí

của uran; Tính chất hoá học của uran; Các hợp chất của uran ; Uran trong dung dịch

nước; Muối uranyl, uranat và poliuranat ; Các phức chất của uran ; Tách và phân tích

uran từ các đối tượng tự nhiên ; Ứng dụng của uran ; Điều chế uran từ quặng; Các

phương pháp tách đồng vị uran; Điều chế uran kim loại. Chương 3 giới thiệu hoá học

thôri, nguyên tố phóng xạ quan trọng đối với thực tế: Sự phát hiện và các đồng vị của

thôri; Thôri trong tự nhiên; Tính chất vật lí của thôri; Tính chất hoá học của thôri; Các

hợp chất của thôri; Trạng thái của thôri trong dung dịch nước; Các phức chất của thôri;

Điều chế các đồng vị của thôri; Tách và phân tích xác định thôri trong các đối tượng tự

nhiên; Ứng dụng của thôri; Điều chế thôri từ quặng; Điều chế thôri kim loại. Chương 4

giới thiệu hoá học các nguyên tố sản phẩm phân rã của uran và thori: pratactini; actini;

rađi; phranxi; rađon; poloni. Chương 5 giới thiệu hoá học các nguyên tố siêu uran:

Neptuni; Plutoni; Các nguyên tố siêu plutôni. Chương 6 giới thiệu hoá học các nguyên

tố phóng xạ nhân tạo : tecnexi : prometi: astat; các nguyên tố nhân tạo mới.

11. Nội dung chi tiết học phần (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Các vấn đề chung

1.1. Các khái niệm về nguyên tố phóng xạ và đồng vị phóng xạ.

1.2. Khái niệm về phân rã phóng xạ.

1.3. Các kĩ thuật đo đếm phóng xạ.

1.4. Các vấn đề cần chú ý khi ghi đo bức xạ.

1.5. Các vấn đề về an toàn bức xạ.

Chương 2. Uran

2.1. Sự phát hiện và các đồng vị của uran

2.2. Uran trong tự nhiên

2.3. Tính chất vật lí của uran

2.4. Tính chất hoá học của uran

Page 494: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

494

2.5. Các hợp chất của uran

2.6. Uran trong dung dịch nước

2.7. Muối uranyl, uranat và poliuranat

2.8. Các phức chất của uran

2.9. Tách và phân tích uran từ các đối tượng tự nhiên

2.10. Ứng dụng của uran

2.11. Điều chế uran từ quặng

2.12. Các phương pháp tách đồng vị uran.

2.13. Điều chế uran kim loại

Chương 3. Thôri

3.1. Sự phát hiện và các đồng vị của thôri

3.2. Thôri trong tự nhiên

3.3. Tính chất vật lí của thôri

3.4. Tính chất hoá học của thôri

3.5. Các hợp chất của thôri

3.6. Trạng thái của thôri trong dung dịch nước

3.7. Các phức chất của thôri

3.8. Điều chế các đồng vị của thôri

3.9. Tách và phân tích xác định thôri trong các đối tượng tự nhiên

3.10. Ứng dụng của thôri

3.11. Điều chế thôri từ quặng

3.12. Điều chế thôri kim loại

Chương 4. Các nguyên tố sản phẩm phân rã của uran và thori

4.1. Pratactini: Các đồng vị của pratactini ; Tính chất của đơn chất và hợp chất, phương

pháp điều chế pratactini, Tách pratactini.

4.2. Actini: Các đồng vị của actini ; Tính chất của actini kim loại; Các hợp chất quan

trọng của actini; Tách actini.

Page 495: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

495

4.3. Rađi: Các đồng vị của rađi; Các tính chất lí, hoá của rađi; Xác định rađi; Tách và

điều chế rađi; Ứng dụng rađi.

4.4. Phranxi: Các đồng vị của franxi; Tính chất của franxi kim loại; Các hợp chất quan

trọng của franxi; Tách franxi.

4.5. Rađon: Các đồng vị của rađon; Tính chất của rađon; Tách và xác định rađon.

4.6. Poloni: Các đồng vị của poloni; Tính chất của poloni; Các hợp chất quan trọng của

poloni; Tách poloni.

Chương 5. Các nguyên tố siêu uran

5.1. Neptuni

5.1.1 Sự phát hiện và các đồng vị của neptuni

5.1.2 Neptuni trong tự nhiên

5.1.3 Tính chất vật lí của neptuni

5.1.4 Tính chất hoá học của neptuni

5.1.5 Các hợp chất của neptuni

5.1.6 Neptuni trong dung dịch nước

5.1.7 Điều chế và tách neptuni

5.1.8 Xác định neptuni

5.2. Plutoni

5.2.1 Sự phát hiện và các đồng vị của plutôni

5.2.2 Plutôni trong tự nhiên

5.2.3 Tính chất vật lí của plutôni

5.2.4 Tính chất hoá học của plutôni

5.2.5 Các hợp chất của plutôni

5.2.6 Plutôni trong dung dịch nước

5.2.7 Tách và điều chế plutôni

5.2.8 Ứng dụng plutôni

5.3. Các nguyên tố siêu plutôni

Page 496: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

496

Chương 6. Các nguyên tố phóng xạ nhân tạo

6.1. Tecnexi : Sự phát hiện tecnexi. Các đồng vị của tecnexi. Tecnexi trong tự nhiên;

Tính chất vật lí và hoá học của đơn chất và các hợp chất tecnexi; Trạng thái của tecnexi

trong dung dịch; Phức chất của tecnexi; Các hợp chất của tecnexi với các nguyên tố

khác; Điều chế tecnexi; Phân tích tecnexi; Ứng dụng tecnexi.

6.2. Prometi: Sự phát hiện prometi. Các đồng vị của prometi; Tính chất của các hợp

chất prometi; Tách và điều chế prometi ; Phân tích prometi; Ứng dụng của prometi.

6.3. Astat: Sự phát hiện astat. Các đồng vị của astat; Các tính chất và các hợp chất của

astat; Tách và điều chế astat; Phân tích astat; Ứng dụng của astat.

6.4. Các nguyên tố nhân tạo mới

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

KT. HIỆU TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ

HỌC PHẦN

NGƯỜI BIÊN SOẠN

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Page 497: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

497

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

ỨNG DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP PHỔ TRONG HÓA HỌC HỮU CƠ

1. Mã học phần: CHE3193

2. Số tín chỉ: 3 tín chỉ

3. Học phần tiên quyết:

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Nguyễn Đình Thành, GS. TS

­ Đơn vị công tác: Bộ môn Hóa Hữu cơ, Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN, 19 Lê

Thánh Tông Hà Nội­ Điện thoại: 04.38253503

6. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

­ Mục tiêu về kiến thức: Cung cấp cho người học kiến thức về phân tích phổ của hợp

chất hữu cơ học ở mức độ sinh viên có thể sử dụng chúng trong việc hoàn thành khoá

luận tốt nghiệp, luận văn cao học.

­ Mục tiêu về kĩ năng: xác định cấu trúc các hợp chất hữu cơ trên cơ sở các dữ kiện

phổ.

­ Các mục tiêu khác (thái độ học tập…)

7. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

­ Chuẩn đầu ra về kiến thức: Sinh viên có thể áp dụng những kiến thức của học phần để

giải và phân tích phổ của các hợp chất hữu cơ từ đơn giản đến phức tạp.

­ Chuẩn đầu ra về kỹ năng: sinh viên có thể xác định cấu trúc của hợp chất hữu cơ qua

việc kết hợp giải các loại phổ của hợp chất hữu cơ.

­ Chuẩn đầu ra về thái độ:

8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

­ Phần tự học , làm bài tập : 20%

­ Kiểm tra đánh giá giữa kỳ: 20%

­ Thi cuối kỳ : 60%

9. Tài liệu tham khảo (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

Page 498: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

498

1. Tài liệu chính

1. Nguyễn Đình Triệu (2003), Các phương pháp vật lý ứng dụng trong hóa học, NXB Đại

học Quốc gia Hà Nội.

2. Nguyễn Đình Thành. (2007), Phương pháp phổ trong hóa học hữu cơ. Giáo trình in vi

tính Hà Nội.

3. Nguyễn Đình Triệu (2004), Bài tập và thực tập phổ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Tài liệu tham khảo thêm

4. Nguyễn Đình Triệu (2003), Các phương pháp phổ ứng dụng trong hóa học hữu cơ, NXB

Đại học Quốc gia Hà Nội.

5. D.H.Williams, I.Fleming. Spectroscopic methods in organic chemistry. The McGraw­Hill

companies. London, New York., 1995

10. Tóm tắt nội dung học phần (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ):

Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về cơ sở lý thuyết của các phương

pháp phổ IR, UV, NMR và MS. Các phương pháp phân tích phổ. Xác định cấu tạo của các

hợp chất hữu cơ dựa vào các dữ liệu phổ. Bài tập kết hợp các loại phổ để chứng minh cấu

trúc hợp chất hữu cơ.

11. Nội dung chi tiết học phần (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Phổ hồng ngoại

1.1. Dao động của phân tử

1.1.1. Tần số dao động của phân tử gồm hai nguyên tử.

1.1.2. Dao động của phân tử gồm nhiều nguyên tử. Dao động chuẩn của phân tử, dao

động hóa trị và dao động biến dạng.

1.1.3. Tần số dao động đặc trưng của các nhóm chức. Các yếu tố ảnh hưởng đến tần số

đặc trưng.

1.2. Phổ hồng ngoại của hiđrocacbon: ankan, anken, ankin, benzen và dẫn xuất.

1.3. Phổ hồng ngoại của các hợp chất chứa oxi: ancol, anđehit, xeton, axit cacboxylic và

dẫn xuất.

1.4. Phổ hồng ngoại của các hợp chất chứa nitơ: amin, nitro, nitrin, azo, azometin,

điazo.

Page 499: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

499

1.5. Phổ hồng ngoại của các hợp chất chứa phốt pho, lưu huỳnh.

1.6. Phổ hồng ngoại của các hợp chất chứa halogen.

1.7. Phổ hồng ngoại của các hợp chất cơ nguyên tố.

1.8. Phương pháp phân tích định lượng.

1.9. Bài tập.

Chương 2. Phổ tử ngoại và khả kiến

2.1. Các bước chuyển dời electron và sự liên hợp của các nhóm mang màu.

2.2 Nguyên lí: Frank­Condon.

2.3. Phân loại các dải hấp thụ.

2.4. Phổ tử ngoại của các hợp chất bão hòa.

2.5. Phổ tử ngoại của polien.

2.6. Phổ tử ngoại của các hợp chất cacbonyl chưa bão hòa ,: anđehit, xeton, axit

cacboxylic chưa no và dẫn xuất.

2.7. Phổ tử ngoại của hiđrocacbon thơm: benzen và dẫn xuất, hệ vòng thơm ngưng tụ,

hệ vòng poliphenyl.

2.8. Phổ tử ngoại của các hợp chất chứa nitơ: azo, hiđrazon, semicacbazon.

2.9. Phổ tử ngoại của hợp chất dị vòng.

2.10. Phổ tử ngoại, khả kiến của phức chất.

2.11. Phương pháp phân tích định lượng, tính hằng số bền và thành phần phức.

2.12. Bài tập.

Chương 3. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân

3.1. Năng lượng cộng hưởng và tần số cộng hưởng của hạt nhân từ có I=1/2.

3.2. Độ chuyển dịch hóa học và phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton (1H­NMR)

3.3. Tương tác spin­spin và hằng số tương tác spin­spin của proton: tương tác Geminal,

tương tác Vicinal, tương tác hệ vòng benzen, hệ dị vòng, allyl.

3.4. Phương pháp phân tích phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton.

3.4.1. Phân loại và kí hiệu phổ. Đường cong tích phân.

3.4.2 Phân tích phổ bậc 1: Hệ AX, A2X, AmX.

3.4.3. Phân tích phổ bậc cao: Hệ AB, A2B, ABX.

Page 500: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

500

3.5. Phương pháp phân tích phổ cộng hưởng từ hạt nhân cacbon 13 (13C­NMR)

3.5.1. Độ chuyển dịch hóa học.

3.5.2. Tương tác spin­spin 13C­1H.

3.6. Phân tích phổ cộng hưởng từ hạt nhân hai chiều (2D­NMR): COSY, HETCOSY,

INADEQUAT, NOESY, HMBC.

3.7. Phổ CHTHN của một số dãy hợp chất hữu cơ.

3.8. Bài tập.

Chương 4. Phổ khối lượng

4.1. Nguyên tắc chung của phương pháp phổ khối lượng.

4.2. Phân loại các ion: ion phân tử, ion đồng vị, ion metastabin, ion mảnh.

4.3. Cơ chế phá vỡ phân tử trong phổ khối của các hợp chất hữu cơ.

4.4. Phổ khối của hiđrocacbon: ankan, anken, ankin, benzen và đồng đẳng.

4.5. Phổ khối lượng của ancol và phenol.

4.6. Phổ khối lượng của anđehit, xeton.

4.7. Phổ khối lượng của axit cacboxylic và dẫn xuất.

4.8. Phổ khối lượng amin.

4.9. Phổ khối của các hợp chất nitro, azo, azometin, hiđrazon.

4.10. Phổ khối của các hợp chất dị vòng.

4.11. Phổ khối của các hợp chất thiên nhiên tecpenoit, steroit, flavonoit.

4.12. Bài tập.

Chương 5. Kết hợp các phương pháp phổ xác định cấu tạo các hợp chất hữu cơ

5.1. Một số nguyên tắc chung.

5.2. Hướng dẫn giải một số bài tập.

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

KT. HIỆU TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ

HỌC PHẦN

NGƯỜI BIÊN SOẠN

PHÓ HIỆU

TRƯỞNG

GS. TS. Nguyễn Đình Thành

Page 501: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

501

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

TỔNG HỢP HỮU CƠ

1. Mã học phần: CHE3141

2. Số tín chỉ: 3 tín chỉ

3. Học phần tiên quyết:

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

­ Trần Thị Thanh Vân, TS

­ Đơn vị công tác: Bộ môn Hóa Hữu cơ, Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN, 19 Lê

Thánh Tông Hà Nội­ Điện thoại: 04.38253503

6. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

­ Mục tiêu về kiến thức: Trang bị những kiến thức cơ bản về các phương pháp tổng hợp

hữu cơ. Trang bị cho sinh viên biết cách thiết lập con đường tổng hợp chất hữu cơ nhất

định mà có thể vận dụng vào thực tế điều chế.

­ Mục tiêu về kĩ năng: Trang bị cho sinh viên những kĩ năng thực hành trong tổng hợp

hữu cơ.

­ Các mục tiêu khác (thái độ học tập…)

7. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

­ Chuẩn đầu ra về kiến thức: Sinh viên có thể áp dụng những kiến thức của học phần để

biết cách thiết lập con đường tổng hợp chất hữu cơ nhất định mà có thể vận dụng vào

thực tế điều chế.

­ Chuẩn đầu ra về kỹ năng: sinh viên nắm vững những kĩ năng thực hành trong tổng

hợp hữu cơ.

­ Chuẩn đầu ra về thái độ:

8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

­ Phần tự học , làm bài tập : 20%

­ Kiểm tra đánh giá giữa kỳ: 20%

­ Thi cuối kỳ : 60%

Page 502: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

502

9. Tài liệu tham khảo(tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

1. Tài liệu chính

1. Nguyễn Minh Thảo “Tổng hợp hữu cơ”. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội,

2005.

2. Ngô Thị Thuận “Hóa học hữu cơ­Phần bài tập”. Nhà xuất bản Khoa học và Kĩ

thuật. Hà Nội 1999.

2. Tài liệu tham khảo thêm

1. Đặng Như Tại. “ Cơ sở hóa học lập thể”. Nhà xuất bản Giáo dục. Hà Nội – 1998.

2. M.B. Smith “Organic Synthesis”. International Editions­1994.

3. Thái Doãn Tĩnh. “Cơ sở lý thuyết Hóa hữu cơ”. Nhà xuất bản Khoa học và Kĩ

thuật. Hà Nội 2002.

10. Tóm tắt nội dung học phần (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ):

Tổng hợp các hợp chất hữu cơ thực chất là làm biến đổi chất này thành chất khác

thông qua các phản ứng làm đứt liên kết cũ, tạo ra liên kết mới. Trong học phần “Tổng

hợp hữu cơ” chủ yếu giới thiệu các phương pháp tạo ra các liên kết mới. Đó là các liên

kết C–C, C–dị tố, phản ứng đóng vòng và các phản ứng oxi hóa­khử. Trong tổng hợp

hữu cơ thường phải bảo vệ nhóm chức này, hoạt hóa nhóm chức khác, có khi phải giữ

được cấu hình, do đó học phần còn giới thiệu sơ bộ các bước tổng hợp liên kết peptit

11. Nội dung chi tiết học phần (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. TỔNG HỢP TRÊN CƠ SỞ TẠO LIÊN KẾT C – C

1.1. Phương pháp ankyl hóa hiđrocacbon thơm: Tổng hợp etylbenzen và isopropylbenzen

(Cumen).

1.2. Phương pháp ankyl hóa parafin bằng olefin: Phương pháp nhiệt và phương pháp xúc

tác.

1.3. Phương pháp axyl hóa hiđrocacbon thơm.

1.4. Ứng dụng một số phương pháp axyl hóa cacbanion.

1.5. Ứng dụng phương pháp ngưng tụ:

Ngưng tụ Claisen: Tổng hợp etyl axetoaxetat và tổng hợp các 1,3­đixeton.

Page 503: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

503

Ngưng tụ Crotonic và các ngưng tụ cùng loại: Tổng hợp các xeton , ­ không

no.

Ngưng tụ Perkin: Tổng hợp axit Xinnamic.

Chương 2. TỔNG HỢP TRÊN CƠ SỞ TẠO LIÊN KẾT CACBON – DỊ TỐ

2.1. Tổng hợp các dẫn xuất halogen (Tạo liên kết C – halogen): Qua các phản ứng thế,

cộng và các phương pháp khác.

2.2. Tạo liên kết C – Oxi: Phương pháp tổng hợp ete và este.

2.3. Tạo liên kết C – S: Phương pháp sunfo hóa hiđrocacabon thơm, phương pháp

sunfoclo hóa và sunfooxi hóa ankan ­ Tổng hợp các hợp chất hoạt động bề mặt loại

anionic.

2.4. Tạo liên kết C – N: Phương pháp chuyển bậc amin, phản ứng axyl hóa nhóm amino,

phản ứng ngưng tụ tạo các azometin.

Phương pháp nitro hóa các hiđrocacbon thơm.

Phương pháp nitro hóa ankan và xicloankan.

Chương 3. CÁC PHẢN ỨNG ĐÓNG VÒNG.

3.1. Phương pháp đóng vòng dựa trên sự tương tác electrophin ­ nucleophin nội phân tử.

3.2. Phương pháp cộng hợp đóng vòng: Tổng hợp Diels – Alder và cộng hợp đóng vòng

1,3 ­ lưỡng cực.

3.3. Phương pháp vòng hóa vòng electron (hay còn gọi là đồng phân hóa liên kết hóa trị).

Chương 4. TỔNG HỢP TRÊN CƠ SỞ PHẢN ỨNG KHỬ HÓA

4.1. Khử hóa hiđrocacbon: Khử hóa anken và ankin, khử hóa hiđrocacbon thơm.

4.2. Khử hóa các nhóm chức: Khử hóa anđehit và xeton về ancol và ankan, khử hóa axit

cacboxylic và các dẫn xuất.

4.3. Khử hóa nhóm nitro thành nhóm amino: Tổng hợp anilin.

Chương 5. TỔNG HỢP TRÊN CƠ SỞ PHẢN ỨNG OXI HÓA

5.1. Oxi hóa Hiđrocacbon no:

Oxi hóa ankan.

Oxi hóa xicloankan: Tổng hợp xiclohexanol và xiclohexanon.

Page 504: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

504

Oxi hóa C–benzyl và C–alyl: Tổng hợp ancol benzylic, benzađehit, axit benzoic,

phenol (theo phương pháp Cumen) và acrolein.

5.2. Oxi hóa ở nối đôi anken:

Oxi hóa tạo oxiran: Phương pháp tổng hợp etilen oxit và propilen oxit.

Oxi hóa 1,2­điol: Tổng hợp cis­1,2 ­ điol và trans­ 1,2 ­ điol.

Oxi hóa cắt đứt nối đôi anken:

­ Oxi hóa bằng PbCl2: Tổng hợp các anđehit và xeton.

­ Oxi hóa tiếp tục 1,2­điol (bằng KMnO4, Pb(CH3COO)4, NaIO4): Phương pháp tổng hợp

các hợp chất cacbonyl.

­ Ozon phân: Phương pháp xác định vị trí nối đôi và tổng hợp các hợp chất cacbonyl.

5.3. Oxi hóa ở nối ba ankin: Phương pháp tổng hợp 1,3­đion.

5.4. Oxi hóa hiđrocacbon thơm: Phương pháp tổng hợp anhiđrit maleic, anhiđrit phtalic

và các quinon.

5.5. Oxi hóa nhóm chức:

Oxi hóa ancol thành anđehit và xeton.

Oxi hóa anđehit thành axit cacboxylic.

Oxi hóa xeton thành hỗn hợp axit cacboxylic.

Chương 6. MỘT SỐ TỔNG HỢP KHÁC

6.1. Tổng hợp từ CO và H2.

Phương pháp tổng hợp ankan, xicloankan, anken và hiđrocacbon thơm.

Tổng hợp các ancol thấp và ancol mạch dài.

Tổng hợp các hợp chất cacbonyl.

6.2. Tổng hợp qua con đường rút ngắn và kéo dài mạch cacbon.

6.3. Tổng hợp qua con đường chuyển vị:

Chuyển vị allylic: Tổng hợp các allylphenol.

Chuyển vị Fries: Tổng hợp các hợp chất hiđroxiaxetophenon (hay các

axetylphenol)

Chuyển vị Berkman: Tổng hợp các aminoxeton.

Page 505: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

505

Chuyển vị Hopman và các phản ứng cùng loại: Tổng hợp các amin.

6.4. Tổng hợp qua con đường quang hóa, điện hóa và sinh hóa.

Chương 7. TỔNG HỢP LIÊN KẾT PEPTIT.

7.1. Bảo vệ nhóm –NH2 của aminoaxit đầu N.

7.2. Bảo vệ nhóm –COOH của aminoaxit đầu C.

7.3. Hoạt hóa nhóm –COOH của aminoaxit đầu N.

7.4. Tạo liên kết peptit.

7.5. Gỡ bỏ các nhóm bảo vệ đầu N.

7.6. Gỡ bỏ các nhóm bảo vệ đầu C.

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

KT. HIỆU TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ

HỌC PHẦN

NGƯỜI BIÊN SOẠN

PHÓ HIỆU

TRƯỞNG

TS. Trần Thị Thanh Vân

Page 506: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

506

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

XÚC TÁC HỮU CƠ

1. Mã học phần: CHE 3247

2. Số tín chỉ: 3 tín chỉ

3. Học phần tiên quyết:

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

1. Ngô Thị Thuận, GS. TSKH

2. Chu Ngọc Châu, TS

­ Đơn vị công tác: Bộ môn Hóa Hữu cơ, Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN, 19 Lê

Thánh Tông Hà Nội­ Điện thoại: 04.38253503

6. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

­ Mục tiêu về kiến thức: nắm được bản chất của hiện tượng xúc tác, các chất xúc tác,

các thuyết xúc tác để bước đầu giải thích được vai trò của xúc tác trong một số phản

ứng hữu cơ.

­ Mục tiêu về kĩ năng: biết cách điều chế chất xúc tác và tiến hành phản ứng với các

chất xúc tác ở các pha khác nhau.

­ Các mục tiêu khác (thái độ học tập…)

7. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

­ Chuẩn đầu ra về kiến thức: Sinh viên có thể áp dụng những kiến thức của học phần để

bước đầu giải thích được vai trò của xúc tác trong một số phản ứng hữu cơ.

­ Chuẩn đầu ra về kỹ năng: sinh viên nắm vững những kĩ năng điều chế một số loại xúc

tác và tiến hành phản ứng với chất xúc tác.

­ Chuẩn đầu ra về thái độ:

8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

­ Phần tự học , làm bài tập : 20%

­ Kiểm tra đánh giá giữa kỳ: 20%

­ Thi cuối kỳ : 60%

Page 507: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

507

9. Tài liệu tham khảo(tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

1. Tài liệu chính

1. Ngô Thị Thuận. Bài giảng Xúc tác trong hóa hữu cơ. Khoa Hoá, ĐHKHTN.

2004

2. Trần Văn Nhân. Động hóa học và xúc tác. NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999

2. Tài liệu tham khảo thêm

1. Gerard V. Smith, Ferenc Notheisz. Heterogeneous catalysis in Organic

chemistry. Academic press, 1995.

2. J.M.Thomas, W.I.Thomas. Principles and Practice of Heterogeneous catalysis,

New York, 1997.

3. K.Tanabe. Katalizatory i katalicheskie prosessy, Mir, Moscow, 1993.

10. Tóm tắt nội dung học phần (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ):

Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ sở về xúc tác trong hóa học hữu cơ, tính

chất của chất xúc tác, chất xúc tiến, chất độc tiếp xúc. Các hiểu biết về xúc tác đồng thể

và xúc tác dị thể. Nội dung của một số thuyết xúc tác có thể dùng để giải thích cơ chế

phản ứng.

Trang bị một số loại chất xúc tác dùng cho các phản ứng khác nhau, từ đó có thể

biết được loại phản ứng nào thì nên dùng chất xúc tác gì.

11. Nội dung chi tiết học phần (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1: Khái niệm chung

1.1. Thuyết va chạm hoạt động

1.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng và phương pháp xác định năng

lượng hóa thực nghiệm

1.3. Các phản ứng chậm

1.4. Vai trò của entropi trong động học của các phản ứng hữu cơ

1.4. Tốc độ thể tích và thời gian tiếp xúc

Chương 2. Chất xúc tác

2.1. Các phương pháp điều chế chất xúc tác

2.2. Tính chọn lọc của chất xúc tác

Page 508: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

508

2.3. Các cách biểu diễn độ hoạt động của chất xúc tác

2.4. Thời gian làm việc và sự tái tạo chất xúc tác

2.5. Chất mang

2.6. Chất xúc tiến

2.7. Chất độc tiếp xúc

Chương 3. Xúc tác đồng thể

3.1. Động học của xúc tác đồng thể

3.2. Cơ chế của phản ứng xúc tác đồng thể

3.3. Xúc tác axit­bazơ

Chương 4. Xúc tác dị thể

4.1. Hấp phụ và xúc tác

4.2. Đường đẳng nhiệt và nhiệt động học của sự hấp phụ

4.3. Các phương trình động học đối với quá trình xảy ra trên bề mặt đồng nhất của

chất xúc tác

4.4. Năng lượng hoạt động hóa của các quá trình xúc tác

4.5. Hiệu ứng bù trừ

Chương 5. Các thuyết xúc tác

5.1. Thuyết hợp chất trung gian

5.2. Thuyết các tâm hoạt động của Taylo

5.3. Thuyết đa vị của Balanđin

5.4. Thuyết tập hợp hoạt động

5.5. Thuyết điện tử của Vonkenstein

Chương 6. Hiđro hóa xúc tác và hiđro hóa phân huỷ

6.1.Hiđro hóa xúc tác

6.2. Hiđro hóa phân huỷ

6.3. Các phản ứng khử khác

6.4. Hiđro hóa chọn lọc

Chương 7. Đehiđro hóa xúc tác

7.1. Đehiđro hóa ancọl

Page 509: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

509

7.2. Đehiđro hóa các hợp chất chứa nitơ

7.3. Đehiđro hóa hiđrocacbon

7.4. Đehiđro hóa đóng vòng và thơm hóa

7.5. Xúc tác không thuận nghịch

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

KT. HIỆU TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ

HỌC PHẦN

NGƯỜI BIÊN SOẠN

PHÓ HIỆU

TRƯỞNG

GS. TSKH Ngô Thị Thuận

Page 510: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

510

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

HÓA HỌC CÁC HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN

1. Mã học phần: CHE3142

2. Số tín chỉ: 3 tín chỉ

3. Học phần tiên quyết:

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

­ Phan Minh Giang, PGS. TS

­ Đơn vị công tác: Bộ môn Hóa Hữu cơ, Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN, 19 Lê

Thánh Tông Hà Nội­ Điện thoại: 04.38253503

6. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

­ Mục tiêu về kiến thức: Cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về một số lớp chất

quan trọng thường gặp trong thiên nhiên.

­ Mục tiêu về kĩ năng: Nhận ra sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các chất trong một lớp

chất, cũng như mốiquan hệ sinh tổng hợp giữa các lớp chất trong các loại thực vật.

­ Các mục tiêu khác (thái độ học tập…): Dự giờ đủ, liên hệ thực tiễn (tìm các ví dụ về

các chất thường gặp và có ứng dụng trong cuộc sống).

7. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

­ Chuẩn đầu ra về kiến thức: Sinh viên biết được về một số lớp chất quan trọng thường

gặp trong thiên nhiên.

­ Chuẩn đầu ra về kỹ năng: Sinh viên có thể nhận ra sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các

chất trong một lớp chất, cũng như mốiquan hệ sinh tổng hợp giữa các lớp chất trong các

loại thực vật.

­ Chuẩn đầu ra về thái độ:

8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

­ Phần tự học : 20%

­ Kiểm tra đánh giá giữa kỳ: 20%

­ Thi cuối kỳ : 60%

Page 511: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

511

9. Tài liệu tham khảo(tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

1. Tài liệu chính

1. Bài giảng dược liệu, Trường ĐH Dược, Hà Nội, 2004.

2. H. Beyer, W. Walter. Organic Chemisstry, Albion Publishing, 1997.

2. Tài liệu tham khảo thêm

1. Nguyễn Văn Đàn, Ngô Ngọc Khuyến. Hợp chất thiên nhiên dùng làm thuốc,

NXB Y học, Hà Nội, 1999.

2. Gunnar Samuelsson. Drugs of natural Origin. Swedish Pharmaceutical Press,

1992.

10. Tóm tắt nội dung học phần (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ):

­ Nêu những nét cơ bản về sinh tổng hợp các hợp chất thiên nhiên quan trọng.

­ Giới thiệu các lớp chất quan trọng thường gặp trong thiên nhiên như: các hợp chất

isoprenoit (terpenoit và steroit), cacbohidrat, ancaloit và các hợp chất phenol,…

­ Trình bày kiến thức về mỗi lớp chất bao gồm:

+ sự xuất hiện trong thiên nhiên;

+ một số ứng dụng;

+ các khung cơ bản và hóa lập thể;

+ phương pháp nghiên cứu (phân lập, phản ứng định tính)

+ một số phản ứng (chuyển hóa thành các hợp chất khác và điều chế dẫn xuất).

+ các ví dụ minh họa.

11. Nội dung chi tiết học phần (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Sinh tổng hợp các hợp chất hoạt tính dược học trong thực vật

1.1. Quang hợp

1.1.1. Phản ứng quang hợp

1.1.2. Cơ quan quang hợp ở thực vật bậc cao

1.1.3. Phản ứng trong ánh sáng và trong bóng tối

1.2. Các hướng sinh tổng hợp

1.2.1. Các sản phẩm sinh tổng hợp từ axit shikimic

1.2.2. Các sản phẩm sinh tổng hợp từ axetat

Page 512: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

512

1.3. Phân loại các hợp chất thiên nhiên

Chương 2. Các hợp chất cacbohidrat

2.1. Monosaccarit

2.1.1. Cấu hình của đường và các dạng công thức

2.1.2. Phản ứng của monosaccarit

2.1.3. Phản ứng định tính monosaccarit

2.1.4. Chuyển hóa giữa các monosaccarit

2.1.5. Tăng mạch và cắt mạch monosaccarit

2.1.6. Giới thiệu một số monosaccarit

2.2. Oligosaccarit

2.2.1.Disaccarit

2.2.2. Trisaccarit

2.2.3. Pseudo­oligosaccarit

2.2.4. Giới thiệu một số disaccarit

2.3. Polysaccarit

2.3.1 Tinh bột

2.3.2 Xelulozơ

2.3.3. Glycogen

2.3.4. Chitin

2.4. Các sản phẩm liên quan đến cacbohidrat

2.4.1 Glycozit

2.4.2 Axit ascorbic

2.4.3. 2­deoxystreptamin

Chương 3. Các hợp chất terpenoit

3.1. Monoterpenoit

3.1.1. Monoterpenoit không vòng

3.1.2. Monoterpenoit một vòng

3.1.3. Monoterpenoit hai vòng

3.2. Sesquiterpenoit

Page 513: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

513

3.2.1. Sesquiterpenoit không vòng

3.2.1. Sesquiterpenoit một vòng

3.2.1. Sesquiterpenoit hai vòng

3.2.1. Sesquiterpenoit ba vòng

3.3. Diterpenoit

3.3.1. Diterpenoit không vòng

3.3.2. Diterpenoit một vòng

3.3.3. Diterpenoit ba vòng

3.3.4. Diterpenoit bốn vòng

3.4. Triterpenoit

3.4.1 Triterpenoit khung lupan

3.4.2 Triterpenoit khung ursan

3.4.3 Triterpenoit khung olean

3.5. Tetraterpenoit

3.5.1. Carotenoit

3.5.2. Lycopen

Chương 4. Các hợp chất steroit

4.1. Sterol

4.2. Axit mật

4.3. Steroit vitamin

4.4. Steroit hocmon

4.5. Sterot trợ tim

4.6. Steroit sapogenin

Chương 5. Các hợp chất ancaloit

5.1. Ancaloit dựa trên khung tetrahidropyrol

5.1.1. Dẫn xuất pyridin

5.1.2. Dẫn xuất piperidin

5.2. Ancaloit dựa trên khung tropan

5.3. Ancaloit dựa trên khung quinolizidin

Page 514: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

514

5.4. Ancaloit dựa trên khung quiinolin

5.5. Ancaloit dựa trên khung isoquinolin

5.6. Ancaloit dựa trên khung indol

Chương 6. Các hợp chất phenol

6.1. Phân loại các hợp chất phenol thực vật

6.2. Sinh tổng hợp các hợp chất thơm

6.3. Các hợp chất phenol đơn giản

6.3.1. Dẫn xuất phenylpropan

6.3.2. Dẫn xuất coumarin

6.3.3. Flavonoit

6.3.2. Lignan

6.4. Các hợp chất phenol phức tạp

6.4.1. Tanin

6.4.2. Lignin

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

KT. HIỆU TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ

HỌC PHẦN

NGƯỜI BIÊN SOẠN

PHÓ HIỆU

TRƯỞNG

PGS. TS Phan Minh Giang

Page 515: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

515

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

CƠ SỞ LÝ THUYẾT HOÁ HỮU CƠ HIỆN ĐẠI

1. Mã học phần: CHE3187

2. Số tín chỉ: 03 tín chỉ

3. Học phần tiên quyết: CHE1055 Hoá học hữu cơ 1, CHE2114 Hóa học hữu cơ 2

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên:

Phạm Văn Phong, TS

Đơn vị công tác: Bộ môn Hoa hữu cơ, Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN, ĐHQG

Hà nội.

6. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

­ Mục tiêu về kiếnthức: Cung cấp cơ sở lý thuyết về cấu trúc phân tử hữu cơ, tương tác

orbital, tương tác lập thể, nhiệt động học/động học các phản ứng hữu cơ, và cơ sở các

phản ứng hoá học hữu cơ trên nền xúc tác kim loại chuyển tiếp.

­ Mục tiêu về kỹ năng: Vận dụng các kiến thức trên cho để học tập, nghiên cứu phản

ứng trong hoá hữu cơ.

­ Mục tiêu về thái độ: Thêm hiểu và yêu thích chuyên ngành hoá hữu cơ

7. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

­ Chuẩn đầu ra về kiến thức: Nắm vững về bản chất cơ sở lý thuyết về cấu trúc phân tử

hữu cơ, tương tác orbital, tương tác lập thể, nhiệt động học/động học các phản ứng hữu

cơ, và cơ sở các phản ứng hoá học hữu cơ trên nền xúc tác kim loại chuyển tiếp.

­ Chuẩn đầu ra về kỹ năng: Vận dụng được các kiến thức trên cho việc giải các bài tập,

tìm hiểu bản chất các công trình nghiên cứu, và thiết kế thực nghiệm nghiên cứu các

phản ứng trong hoá hữu cơ.

­ Chuẩn đầu ra về thái độ: Sinh viên nắm vữngkiến thức và yêu thích chuyên ngành hoá

hữu cơ

8. Phương pháp kiểm tra,đánh giá:

Phối hợp giữa tự luận và vấn đáp.

Page 516: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

516

­ Phần tự học , làm bài tập : 20%

­ Kiểm tra đánh giá giữa kỳ: 20%

­ Thi cuối kỳ : 60%

9. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

­ Phạm Văn Phong, Bài giảng Cơ sở lý thuyết hoá hữu cơ hiện đại, powerpoint

­ Clayden,J.; Greeves, N.; and Warren, S. Organic Chemistry, 2nd Ed.; Oxford, 2012

10. Tóm tắt nội dung học phần (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ):

Cung cấp bản chất cơ sở lý thuyết hiện đại về cấu trúc phân tử hữu cơ, tương tác

orbital, tương tác lập thể, phân tích cấu dạng, nhiệt động học/động học các phản ứng

hữu cơ, và cơ sở các phản ứng hoá học hữu cơ trên nền xúc tác kim loại chuyển tiếp,

xúc tác trong tổng hợp bất đối xứng.

11. Nội dung chi tiết học phần (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1: Cấu tạo và tương tác orbital

1.1 Giới thiệu về lý thuyết FMO

1.2 Tương tác acid/base

1.3 Hiệu ứng điện tử lập thể

1.4 Phân tích cấu dạng

1.5 Các phản ứng phân mảnh, chuyển vị

1.6 Các phản ứng Pericyclic

1.7 Các phản ứng vòng hoá

Chương 2: Nhiệt động học/động học các phản ứng hữu cơ

2.1 Các hợp chất trung gian/trạng thái chuyển tiếp

2.2 Nhiệt động học các phản ứng hữu cơ

2.3 Động học các phản ứng hữu cơ

2.4 Hiệu ứng đồng vị động học

Chương 3: Cơ sở hình thànhl iên kết Carbon-Carbon, Carbon-Dị tố trong các

phản ứng xúc tác kim loại chuyển tiếp

3.1 Cơ sở hình thành lien kết Carbon­Carbon với xúc tác kim loại chuyển tiếp

3.2 Cơ sở hình thành liên kết Carbon­Dị tố với xúc tác kim loại chuyển tiếp

Page 517: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

517

3.3 Hoạt hoá liên kết C­H với xúc tác kim loại chuyển tiếp

Chương 4: Cơ sở hình thành các phântử bất đối xứng

4.1 Chọn lọc lập thể ở các phân tử vòng

4.2 Sự chọn lọc đia

4.3 Tác nhân trợ đối và tác nhân bất đối

4.4 Xúc tác bất đối xứng

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

KT. HIỆU TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ

HỌC PHẦN

NGƯỜI BIÊN SOẠN

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

TS. Phạm Văn Phong

Page 518: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

518

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

HÓA LÝ HỮU CƠ

1. Mã học phần: CHE3205

2. Số tín chỉ: 3 tín chỉ

3. Học phần tiên quyết:

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

­ Nguyễn Đình Thành, GS. TS

­ Đơn vị công tác: Bộ môn Hóa Hữu cơ, Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN, 19 Lê

Thánh Tông Hà Nội­ Điện thoại: 04.38253503

6. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

­ Mục tiêu về kiến thức: Cung cấp những kiến thức về phản ứng hữu cơ.

­ Mục tiêu về kĩ năng: Sử dụng những kiến thức về hoá lý hữu cơ trong khi thực hiện

khoá luận.

­ Các mục tiêu khác (thái độ học tập…)

7. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

­ Chuẩn đầu ra về kiến thức: Sinh viên biết được một số kiến thức về lý thuyết phản

ứng hữu cơ.

­ Chuẩn đầu ra về kỹ năng: Sinh viên có thể sử dụng những kiến thức học được để áp

dụng trong quá trình làm khóa luận tốt nghiệp.

­ Chuẩn đầu ra về thái độ:

8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

­ Phần tự học, làm bài tập : 20%

­ Kiểm tra đánh giá giữa kỳ: 20%

­ Thi cuối kỳ : 60%

9. Tài liệu tham khảo(tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

1. Tài liệu chính

1. Nguyễn Đình Thành, Bài giảng Hóa lý hữu cơ, in vi tính

Page 519: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

519

2. M.B. Sponsler, E.V. Anslyn, D. A. Dougherty, Modern Physical Organic

Chemistry, University Science Books Publ., N.Y., 2005.

2. Tài liệu tham khảo thêm

3. F.A. Carey & R.J. Sundberg, Advanced Organic Chemistry, Part B, Reaction &

Synthesis, 4th ed.¸ N.Y., 2002.

4. J. March, Advanced Organic Chemistry: Reachtions, Mechanism, & Structure,

5th edition, N.Y., 2000.

5. Ian Fleming, Frontier Orbitals Organic Chemical Reactions, 1st edition, N.Y.,

1965.

10. Tóm tắt nội dung học phần (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ):

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nhiệt động học các

phản ứng hữu cơ trong dung dịch và lí thuyết trạng thái chuyển tiếp. Ảnh hưởng của

dung môi đến khả năng phản ứng. Nghiên cứu định lượng tính axit và bazơ trong hoá

học hữu cơ. Tốc độ phản ứng với sự tham gia của axit và bazơ. Sự phụ thuộc định

lượng giữa tốc độ và khả năng phản ứng. Ảnh hưởng của cấu trúc đến sự thay đổi

entanpi và entropy. Phương trình Hammett và phương trình Taft. Ảnh hưởng của nhóm

thế đến các tính chất hoá lý của phân tử hợp chất hữu cơ.

11. Nội dung chi tiết học phần (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Mở đầu về cấu trúc và mô hình liên kết

1.1 Tóm lược về các quan niệm liên kết

1.1.1 Số lượng tử và obitan nguyên tử

1.1.2 Cấu hình electron và giản đồ

1.1.3 Cấu trúc Lewis

1.1.4 Điện tích hình thức

1.1.5 VSEPR

1.1.6 Sự lai hoá

1.1.7 Mô hình liên kết hoá trị lai hoá/MO về liên kết

1.1.8 Liên kết cộng hoá trị phân cực

a. Độ âm điện

Page 520: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

520

b. Bề mặt thế năng tĩnh điện

c. Hiệu ứng cảm ứng

d. Độ âm điện nhóm

e. Hiệu ứng lai hoá

1.1.9 Lưỡng liên kết, lưỡng cực và tứ cực phân tử

a. Lưỡng cực phân tử

b. Momen lưỡng cực phân tử

c. Momen tứ cực phân tử

1.1.10 Sự cộng hưởng

1.1.11 Độ dài liên kết

1.1.12 Độ khả phân cực

1.2 Lí thuyết hiện đại về liên kết trong hoá học hữu cơ

1.2.1 Lý thuyết obitan phân tử

1.2.2 Gốc metyl

1.2.4 Nhóm CH2

1.3 Obitan hỗn hợp: trường hợp các phân tử lớn

1.3.1 Các obitan nhóm trong etan

1.3.2 Các obitan nhóm trong etylen

1.3.3 Hiệu ứng của các dị tố: trường hợp fomandehit

1.3.4 Các phân tử phức tạp khác

a. Propen

b. Metyl clorua

c. Butadien

1.3.5 Các obitan nhóm ở benzen, benzyl, và allyl

1.3.6 Liên kết 2 electron­3 trung tâm

1.4 Liên kết và cấu trúc của các tiểu phân trung gian có khả năng phản ứng

1.4.1 Cacbocation

a. Ion cacbenium

b. Tác động qua lại với ion cacbonium

Page 521: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

521

c. Ion cacbonium

1.4.2 Cacbanion

1.4.3 Gốc tự do

1.4.4 Cacben

Chương 2. Sức căng và độ bền

2.1 Nhiệt hoá học của các phân tử bền

2.1.1 Quan niệm về sức căng nội và độ bền tương đối

2.1.2 Các dạng năng lượng: năng lượng tự do Gibbs, enthalpy, entropy

2.1.3 Năng lượng phân li liên kết

2.1.4 Các hàm thế năng và sức căng bề mặt­liên kết

2.1.5 Nhiệt tạo thành và nhiệt đốt cháy

2.1.6 Phương pháp đóng góp nhóm

2.1.7 Năng lượng kéo căng liên kết

2.2 Nhiệt hoá học của các tiểu phân trung gian có khả năng phản ứng cao

2.2.1 Độ bền và tính tồn tại

2.2.2 Gốc tự do

2.2.3 Cacbocation

2.2.4 Cacbanion

2.3 Quan hệ giữa cấu trúc và năng lượng: phép phân tích cấu dạng

2.3.1 Các hệ không vòng: bề mặt thế năng xoắn

2.3.2 Các hệ vòng cơ bản

2.4 Các hiệu ứng electron

2.4.1 Các tương tác trong hệ

2.4.2 Các hiệu ứng của dị tố đa hoá trị

2.5 Cơ học phân tử

2.5.1 Mô hình có học phân tử

2.5.2 Đại cương về phương pháp cơ học phân tử

2.5.3 Cơ học phân tử ở các phân tử sinh học và polyme

2.5.4 Cơ học phân tử và phản ứng hoá học hữu cơ

Page 522: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

522

Chương 3. Dung dịch và các lực liên kết không cộng hoá trị

3.1 Dung môi và tính chất của dung dịch

3.1.1 Thang dung môi

3.1.2 Độ tan

3.1.3 Tính lưu động của chất tan

3.1.4 Nhiệt động học của quá trình hoà tan

3.2 Lực tạo thành liên kết

3.2.1 Tương tác cặp ion

3.2.2 Tương tác tĩnh điện của lưỡng cực

3.2.3 Liên kết hiđro

3.2.4 Hiệu ứng

3.2.5 Tương tác lưỡng cực­cảm ứng

3.2.6 Hiệu ứng kị nước

Chương 4. Axit và bazơ

4.1 Axit và bazơ Brønsted

4.2 Dung dịch nước

4.2.1 pKa và pH

4.2.2 Hoạt độ và nồng độ

4.2.3 Hàm hoạt độ: Thang axit cho các dung dịch axit nồng độ cao

4.2.4 Siêu axit

4.3 Các hệ ‘không’ nước

4.3.1 Sự thay đổi pKa ở hoạt động enzym

4.3.2 Pha dung dịch và pha khí

4.4 Sự đoán độ bền của axit trong dung dịch

4.4.1 Phương pháp sử dụng đo độ bèn của axit yếu

4.4.2 Nguyên lý dự đoán tính axit tương đối

4.4.3 Độ âm điện và sự cảm ứng

4.4.4 Sự cộng hưởng

4.4.5 Độ bền liên kết

Page 523: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

523

4.4.6 Hiệu ứng tĩnh điện

4.4.7 Sự lai hoá

4.4.8 Tính thơm

4.4.9 Sự sonvat hoá

4.4.10 Cấu trúc các cation hữu cơ

4.5 Axit/bazơ Lewis và electrophin/nucleophin

4.5.1 Khái niệm về axit/bazơ cứng và mềm

4.5.2. Sự tương tác axit­bazơ Lewis

4.5.3. Tính nucleophin và electrophin tương đối

Chương 5 Hoá học lập thể

5.1 Hiện tượng đồng phân lập thể

5.1.1 Khái niệm cơ bản và thuật ngữ

5.1.2 Các kí hiệu hoá học lập thể

a. Hệ thống R,S

b. Hệ thống E,Z System

c. D và L

d. Erythro và Threo

e. Các kí hiệu mô tả xoắn ốc: M và P

f. Ent và Epi

5.1.3 Phân biệt các enantiome

a. Tính hoạt động quang học và tính đối xứng gương

b. Ánh sáng phân cực phẳng và môi trường bất đối xứng

c. Tính lưỡng hướng sắc vòng

d. Tinh thể học tia X

5.2 Tính đối xứng và hoá học lập thể

5.2.1 Các phép đối xứng cơ bản

5.2.2 Tính đối xứng gương và sự đối xứng

5.2.3 Điều kiện ciủa tính đối xứng

5.2.4 Tính đối xứng ở cacbon

Page 524: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

524

5.3 Các quan hệ topo

5.3.1 Đồng phân lập thể đối quang và đồng phân đia

5.3.2 Kí hiệu topo:Pro­R/Pro­S và Re/Si

5.3.3 Tính khả đối xứng gương (Chirotopicity)

5.4 Hoá học lập thể của phản ứng: Tính lựa chọn lập thể và đặc trưng lập thể

5.4.1 Hoá học lập thể của phản ứng

5.4.2 Phản ứng lựa chọn lập thể và phản ứng đặc trưng lập thể

5.5 Hoá học lập thể ở hợp chất polyme

5.6 Hoá học lập thể ở hợp chất trong hoá sinh

5.7.1 Sự liên kết của protein, axit nucleic và polysaccarit

5.7.2 Chuỗi xoắn

5.7.3 The Origin of Chirality in Nature 339

5.8 Thuật ngữ hoá học lập thể

Chương 6. Bề mặt năng lượng và phân tích động học

6.1 Bề mặt năng lượng và các khái niệm liên quan

6.1.1 Bề mặt năng lượng

6.1.2 Biểu đồ toạ độ phản ứng

6.1.3 Bản chất của trạng thái chuyển tiếp/phức hoạt động

6.1.4 Tóc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng

6.1.5 Bậc phản ứng và các định luật tốc độ

6.2 Lý thuyết trạng thái chuyển tiếp (TST)

6.2.1 Bản chất của lý thuyết trạng thái chuyển tiếp

6.2.2 Mối quan hệ với định luật tốc độ Arrhenius

6.2.3 Sự phân bố Boltzmann và sự phụ thuộc nhiệt độ

6.2.4 Xác định bằng thực nghiệm các thông số hoạt hoá và thông số Arrhenius

6.3 Các định đề và nguyên lý trong phân tích động học

6.3.1 Định đề Hammond

6.3.2 Khả năng phản ứng và nguyên lý lựa chọn

6.3.3 Nguyên lý Curtin–Hammett

Page 525: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

525

6.3.4 Kiểm soát động học và nhiệt động học

6.4 Động học của phản ứng hữu cơ

6.4.1 Phân tích cơ chế phản ứng theo động học bậc một

6.4.2 Phân tích cơ chế phản ứng theo động học bậc hai

6.4.3 Phân tích cơ chế phản ứng theo động học ‘giả’ bậc một

6.4.4 Phân tích cơ chế phản ứng theo động học cân bằng

6.4.5. Động học tốc độ khơi mào

6.5 Tính toán hằng số tốc độ

6.5.1 Lý thuyết Marcus

6.5.2 Lý thuyết Marcus áp dụng cho sự chuyển electron

Chương 7. Các yếu tố thực nghiệm và nhiệt động học/động học

7.1 Các hiệu ứng đồng vị

7.1.1 Bản chất của các hiệu ứng đồng vị động học bậc một

7.1.2 Bản chất của các hiệu ứng đồng vị động học bậc hai

7.1.3 Các hiệu ứng đồng vị cân bằng

7.1.4 Hiệu ứng đường hầm

7.1.5 Các hiệu ứng đồng vị dung môi

7.1.6 Các hiệu ứng đồng vị kim loại nặng

7.2 Các hiệu ứng nhóm thế

7.2.1 Bản chất của các hiệu ứng nhóm thế

a. Hiệu ứng trường

b. Hiệu ứng cảm ứng

c. Hiệu ứng cộng hưởng

d. Hiệu ứng khả phân cực

e. Hiệu ứng không gian

f. Hiệu ứng sonvat hoá

7.3 Phương trình Hammett: Mối quan hệ năng lượng tự do tuyến tính (LFER) chung

nhất. Sự thay đổi điện tích trong phản ứng

7.3.1 Sigma ()

Page 526: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

526

7.3.2 Rho ()

7.3.3 Phương trình Hammett và cơ chế phản ứng

7.3.4 Sự tương quan tuyến tính

7.3.5 Phân tách hiệu ứng cộng hưởng từ hiệu ứng cảm ứng

7.4 Các mối quan hệ năng lượng tự do tuyến tính khác

7.4.1 Hiệu ứng không gian và hiệu ứng trường: Các thông số Taft

7.4.2 Hiệu ứng dung môi: Phương trình Grunwald–Winstein

7.4.3 Sự thích ứng Schleyer

7.4.4 Tính nucleophin và độ khả nucleophin

a. Tính bazơ/tính axit

b. Sự sonvat hoá

c. Sự tác động lẫn nhau của độ khả phân cực, tính bazơ và sự sonvat hoá

d. Hình thể

7.4.5 Các thông số Swain–Scott: các thông số của tính nucleophin

7.4.6 Sự tương quan Edwards và Ritchie

7.5 Các hiệu ứng axit­bazơ khác: các mối quan hệ Brønsted

7.5.1 Nuc

7.5.2 LG

7.5.3 Xúc tác axit­bazơ

7.6 Mối quan hệ năng lượng tự do tuyến tính (LFER)

7.6.1 Dạng toán học của LFER

7.6.2 Điều kiện của LFER

7.6.3 Nhiệt độ đồng động học và đồng cân bằng

7.6.4 Sự bù trừ enthalpy–entropy

a. Hiệu ứng không gian

b. Sự sonvat hoá

7.7 Phương pháp thực nghiệm nghiên cứu cơ chế phản ứng

7.7.1 Nhận biết sản phẩm

7.7.2 Thay đổi cấu trúc chất phản ứng

Page 527: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

527

7.7.3 Thực nghiệm ‘bẫy’ và ‘cạnh tranh’

7.7.4 Kiểm soát các sản phẩm trung gian thông thường

7.7.5 Các thực nghiệm chéo

7.7.6 Phân tích hoá lập thể

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

KT. HIỆU TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ

HỌC PHẦN

NGƯỜI BIÊN SOẠN

PHÓ HIỆU

TRƯỞNG

GS. TS Nguyễn Đình Thành

Page 528: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

528

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SẮC KÝ TRONG HÓA HỌC HỮU CƠ

1. Mã học phần: CHE3238

2. Số tín chỉ: 3 tín chỉ

3. Học phần tiên quyết:

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

­ Trần Mạnh Trí, TS

­ Đơn vị công tác: Bộ môn Hóa Hữu cơ, Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN, 19 Lê

Thánh Tông Hà Nội­ Điện thoại: 04.38253503

6. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

­ Mục tiêu về kiến thức: Nắm được phương pháp quan trọng nhất về tách chất và phân

tích hỗn hợp chất.

­ Mục tiêu về kỹ năng: Biết sử dụng các thiết bị sắc kí.

­ Các mục tiêu khác:

7. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

­ Chuẩn đầu ra về kiến thức: Sinh viên có thể áp dụng những kiến thức của học phần để

biết các phương pháp quan trọng nhất về tách chất và phân tích hỗn hợp chất.

­ Chuẩn đầu ra về kỹ năng: sinh viên nắm vững cách dụng một số thiết bị sắc kí.

­ Chuẩn đầu ra về thái độ:

8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

­ Phần tự học : 20%

­ Kiểm tra đánh giá giữa kỳ: 20%

­ Thi cuối kỳ : 60%

9. Tài liệu tham khảo(tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

1. Tài liệu chính

1. Nguyễn Đức Huệ, Các phương pháp phân tích hữu cơ, NXB Đại học Quốc gia

Hà Nội, 2005.

Page 529: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

529

2. Phạm Hùng Việt, Cơ sở lý thuyết của phương pháp sắc kí, NXB Khoa học và

kỹ thuật, Hà Nội, 2003.

3. Handbook of HPLC, Edited by Elena Katz, Roy Eksteen, Peter Schoenmakers,

Neil Miller, Marcel Dekker Inc, New York­ basel­ Hong Kong, 1998.

2. Tài liệu tham khảo thêm

1. Douglas A. Skoog, Donald M. West, F. James Holler, Fundamentals of

Instrumental Analysis, 17thEdition, New York­ London­ Toronto­ Amsterdam,

1993

2. Robert L. Grob, modern Practice of gas Chromatography, A. Wiley­

Interscience Publication, New York­ Chichester­ Brisbane­ Toronto­

Singapore, 1997.

10. Tóm tắt nội dung học phần (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ):

Giới thiệu những nguyên tắc chung của phương pháp sắc kí: Phân loại sắc kí, quá

trình sắc kí và cách tiến hành sắc kí, đặc tính sắc kí của chất tan, hiệu quả cột và độ

phân giải, lý thuyết sắc kí (lý thiết đĩa và lý thuyết tốc độ), thời gian phân tích và độ

phân giải, ứng dụng định tích và định lượng của phương pháp sắc kí.

Giới thiệu các phương pháp sắc kí quan trọng: Sắc kí cột (hấp phụ, phân bố, trao

đổi ion, loại trừ), sắc kí lớp mỏng, sắc kí khí­ lỏng phân bố, sắc kí khí hấp phụ pha rắn,

sắc kí lỏng cao áp, với mục đích điều chế và phân tích.

11. Nội dung chi tiết học phần (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1: NHỮNG NGUYÊN TẮC CHUNG CỦA PHƯƠNG PHÁP SẮC KÍ

1.1. Quá trình sắc kí và cách tiến hành sắc kí.

1.2. Đặc tính sắc kí của chất tan

1.3. Hiệu quả cột và độ phân giải

1.4. Quá trình cột và sự mở rộng rải (píc). Lý thuyết tốc độ

1.5. Thời gian phân tích và độ phân giải

1.6. Định tính và định lượng trong phân tích sắc kí

Chương 2: SẮC KÍ CỘT

2.1. Sắc kí cột hấp phụ.

Page 530: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

530

2.1.1. Cơ sở lý thuyết của sắc kí cột hấp phụ.

2.1.2. Chất hấp phụ:

­ Các loại chất hấp phụ

­ Nguyên tắc lựa chọn chất hấp phụ

2.1.3. Pha động.

­ Các loại pha động (khí, lỏng).

­ Nguyên tắc lựa chọn dung môi.

2.2. Sắc kí cột phân bố

2.2.1. Cơ sở lý thuyết của sắc kí cột phân bố.

2.2.2. Nguyên tắc lựa chọn pha tĩnh và pha động cho sắc kí phân bố

2.3. Sắc kí trao đổi ion

2.3.1. Nguyên tắc của sắc kí trao đổi ion và cân bằng trao đổi ion.

2.3.2. Các loại chất trao đổi ion.

2.3.3. Các ứng dụng của sắc kí trao đổi ion.

2.4. Sắc kí loại trừ

2.4.1. Cơ sở lý thuyết.

2.4.2. Cột tách sắc kí loại trừ

2.4.3. Chất nhồi sắc kí loại trừ.

2.4.4. Lựa chọn dung môi pha động

2.4.5. Ứng dụng của sắc kí loại trừ

Chương 3: SẮC KÍ LỚP MỎNG

3.1. Cơ sở lý thuyết của sắc kí lớp mỏng.

3.2. Các chất hấp lưu dùng trong sắc kí lớp mỏng

3.3. Dung môi­ pha động

3.4. Ứng dụng của sắc kí lớp mỏng.

Chương 4: PHƯƠNG PHÁP SẮC KÍ KHÍ

4.1. Máy sắc kí khí

4.1.1. Injectơ và kỹ thuật bơm mẫu.

4.1.2. Cột sắc kí.

Page 531: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

531

­ Cột nhồi.

­ Cột mao quản

4.1.3. Đetectơ

­ Đetectơ dẫn nhiệt (TCD)

­ Đetectơ ion hoá ngọn lửa (FID)

­ Đetectơ cộng kết điện tử (ECD)

­ Đetectơ khối phổ (MSD)

4.2. Tối ưu hoá các điều kiện thực nghiệm cho sắc kí phân bố khi­ lỏng

4.2.1. Pha tĩnh và sự lựa chọn pha tĩnh cho sắc kí phân bố khí­ lỏng.

4.2.2. Pha động và sự lựa chọn pha động cho sắc kí khí.

4.2.3. Sự lựa chọn nhiệt độ cột:

­ Sự lựa chọn nhiệt độ cột vận hành đẳng nhiệt

­ Chương trình nhiệt độ

4.2.4. Điều chế và lựa chọn dẫn xuất.

4.3. Sắc kí hấp phụ khí­ rắn

Chương 5: PHƯƠNG PHÁP SẮC KÍ LỎNG CAO ẤP

5.1. Máy sắc kí lỏng cao áp

5.1.1. Hệ thống phân phát pha động

5.1.2. Van bơm mẫu.

5.1.3. Cột tách

5.1.4. Đetectơ

­ Đetectơ tử ngoại­ khả kiến: bước sóng cố định, bước sóng thay đổi.

­ Đetectơ huỳnh quang

­ Đetectơ khối phổ.

5.2. Lựa chọn và tối ưu các điều kiện chạy sắc kí.

5.2.1. Pha tĩnh:

­ Pha tĩnh ngược.

­ Pha tĩnh thường.

­ Pha tĩnh trao đổi ion.

Page 532: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

532

­ Pha tĩnh sắc kí loại trừ.

­ Pha tĩnh đồng phân quang học.

5.2.2. Lựa chọn pha tĩnh.

5.2.3. Tối ưu hoá hiệu quả cột.

5.2.4. Pha động trong sắc kí lỏng cao áp.

5.2.5. Rửa giải đẳng dòng và rửa giải građien

5.2.6. Điều chế dẫn xuất.

5.2.7. Ứng dụng của sắc kí lỏng cao áp.

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

KT. HIỆU TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ

HỌC PHẦN

NGƯỜI BIÊN SOẠN

PHÓ HIỆU

TRƯỞNG

TS. Trần Mạnh Trí

Page 533: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

533

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

NHIỆT ĐỘNG HỌC THỐNG KÊ

1. Mã học phần: CHE3230

2. Số tín chỉ: 3

3. Học phần tiên quyết: CHE1083

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

TT Họ và tên Chức danh,

học vị Đơn vị công tác

1 Nguyễn Hữu Thọ TS Bộ môn Hóa lý ­ Khoa Hoá

học, Trường ĐHKHTN

2 Nguyễn Xuân

Hoàn PGS. TS

Bộ môn Hóa lý ­ Khoa Hoá

học, Trường ĐHKHTN

6. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

Kiến thức: Học phần trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về nhiệt động học

thống kê, từ việc kết hợp của hai phương pháp khảo sát: xác suất và cơ học để khảo sát

hệ hóa học. Từ các trạng thái vi mô của hệ, thông qua hàm trạng thái để tính được các

đại lượng cơ bản trong nhiệt động học như nhiệt dung, thế đẳng áp đẳng nhiệt, entanpi,

entropi và hằng số cân bằng... từ đó có thể vận dụng các kiến thức của môn học vào

trong các lĩnh vực của cuộc sống.

Kĩ năng: Biết vận dụng các kiến thức được trang bị để giải quyết các vấn đề liên quan

trong thực tiễn và ngành học, tiếp cận các kiến thức của các khoa học khác liên quan,

trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ.

Thái độ: Thấy được ý nghĩa, giá trị khoa học của học phần. Hiểu và biết vận dụng, liên

hệ các kiến thức tích luỹ của học phần trong nghiên cứu khoa học và trong đời sống

thực tiễn.

7. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

Kiến thức: Sinh viên cần nắm vững những lí thuyết cơ bản về nhiệt động học thống kê:

các định luật phân bố, thống kê lượng tử, năng lượng trong phân tử, tổng trạng thái và

Page 534: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

534

mối quan hệ với các hàm nhiệt động, các đại lượng nhiệt động, hằng số cân bằng, lí

thuyết về nhiệt dung và lí thuyết về chất rắn.

Kĩ năng: Có khả năng vận dụng những lí thuyết cơ bản để xác định được các hàm nhiệt

động học và ứng dụng vào các vấn đề liên quan.

Thái độ: Sinh viên cần hiểu được ý nghĩa và tôn trọng giá trị khoa học của học phần,

trung thực, sáng tạo trong học tập và khả năng kết hợp với các học phần liên quan.

8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

Các loại điểm kiểm tra và trọng số của từng loại điểm

­ Phần tự học , làm bài tập : 20%

­ Kiểm tra đánh giá giữa kỳ: 20%

­ Thi cuối kỳ : 60%

9. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

­ Trần Văn Nhân, Hóa lý tập 2. NXB Giáo dục, Hà Nội, 2004.

­ Nguyễn Đình Huề, Giáo trình Hóa lý tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000.

10. Tóm tắt nội dung học phần (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ):

Học phần gồm các nội dung tập trung vào: Sử dụng hai phương pháp nghiên cứu

xác suất và cơ học, thông qua hàm trạng thái để liên hệ giữa trạng thái vi mô của hệ và

trạng thái vĩ mô của hệ. Từ đó tính được các thông số nhiệt động của hệ khi cân bằng

như entapi, entropi, nhiệt dung cũng như thế đẳng áp thu gọn... Bên cạch đó, tính được

hằng số cân bằng và nghiên cứu sự phân bố các electron trong kim loại.

11. Nội dung chi tiết học phần (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Các định luật phân bố cổ điển (6h = 4+2)

1.1 Không gian pha

1.2 Trạng thái vi mô và vĩ mô

1.3 Định luật phân bố Boltzmann về năng lượng

1.4 Các định luật phân bố ở dạng vi phân

1.5 Giá trị trung bình

1.6 Phân bố năng lượng giữa các phân tử đa nguyên tử, khi năng lượng một phân tử

được biểu diễn dưới dạng tổng 2s số hạng bình phương

Page 535: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

535

Chương 2. Thống kê lượng tử (4h = 3+1)

2.1 Phân bố Bose ­ Einstein

2.2 Phân bố Fermi­Dirac

2.3 So sánh các định luật phân bố cổ điển và lượng tử

Chương 3. Năng lượng trong phân tử (8h = 5+2+1)

3.1 Năng lượng electron

3.2 Năng lượng dao động

3.3 Năng lượng quay

3.4 Năng lượng tịnh tiến

Chương 4. Tổng trạng thái (6h = 4+1+1)

4.1 Mối liên hệ giữa tổng trạng thái và các hàm nhiệt động

4.2 Tổng trạng thái ứng với các dạng chuyển động trong phân tử

Chương 5. Tính các đại lượng nhiệt động và hằng số cân bằng (8h = 5 +3)

5.1 Phần đóng góp electron

5.2 Phần đóng góp của chuyển động tịnh tiến

5.3 Phần đóng góp của chuyển động quay

5.4 Phần đóng góp của chuyển động dao động

5.5 Hằng số cân bằng

Chương 6. Lý thuyết nhiệt dung ­ Lý thuyết chất rắn (10h = 6+1+3)

6.1 Nhiệt dung chất khí

6.2 Nhiệt dung chất rắn

6.3 Cấu trúc chất rắn và khuyết tật tinh thể

6.4 Lý thuyết vùng

6.5 Quy luật phân bố electron trong chất rắn

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

KT. HIỆU TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ

HỌC PHẦN

NGƯỜI BIÊN SOẠN

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Page 536: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

536

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

ĐỘNG HỌC ĐIỆN HÓA

1. Mã học phần: CHE3239

2. Số tín chỉ: 3

3. Học phần tiên quyết: CHE1083

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

TT Họ và tên Chức danh,

học vị Đơn vị công tác

1 Nguyễn Thị Cẩm

Hà PGS. TS

Bộ môn Hóa lý ­ Khoa Hoá

học, Trường ĐHKHTN

2 Nguyễn Văn

Thức TS

Bộ môn Hóa lý ­ Khoa Hoá

học, Trường ĐHKHTN

3 Nguyễn Xuân

Viết TS

Bộ môn Hóa lý ­ Khoa Hoá

học, Trường ĐHKHTN

6. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

Kiến thức: Học phần trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về động học điện hóa,

từ đó hiểu biết được các lĩnh vực ăn mòn và chống ăn mòn kim loại, mạ điện, chế tạo

các nguồn điện hóa học, tổng hợp điện hóa...từ đó có thể vận dụng các kiến thức của

môn học vào trong các lĩnh vực của cuộc sống.

Kĩ năng: Biết vận dụng các kiến thức được trang bị để giải quyết các vấn đề liên quan

trong thực tiễn và ngành học, tiếp cận các kiến thức của các khoa học khác liên quan,

trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ.

Thái độ: Thấy được ý nghĩa, giá trị khoa học của học phần. Hiểu và biết vận dụng, liên

hệ các kiến thức tích luỹ của học phần trong nghiên cứu khoa học và trong đời sống

thực tiễn.

7. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

Page 537: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

537

Kiến thức: Sinh viên nắm vững những kiến thức liên quan tới điện hóa: lớp điện kép,

nguyên nhân hình thành, cấu trúc và các phương pháp nghiên cứu lớp điện kép, sự phân

cực, tốc độ quá trình điện hóa, quá thế hidro, oxi và các yếu tổ ảnh hưởng,…

Kĩ năng: Biết vận dụng các kiến thức để khảo sát động học một số quá trình điện hóa

đơn giản; vận dụng để giải quyết các hiện tượng, vấn đề liên quan trong thực tiến.

Thái độ: Sinh viên cần tôn trọng các giá trị khoa học và ý nghĩa của học phần, tính trung

thực, chăm chỉ, sáng tạo trong học tập, tôn trọng các giá trị đạo đức xã hội.

8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá: Thường xuyên: 20%; Giữa kỳ 20%; Kết thúc học

phần 60%.

9. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

­ Trịnh Xuân Sén, Điện Hóa học. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004. Tr. 184­

325.

­ Nguyễn Văn Tuế, Hóa lí tập 4, Nhà xuất bản giáo dục Việt nam, 2009. Tr 128­ 198.

10. Tóm tắt nội dung học phần (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ):

Học phần gồm các nội dung sau tập trung vào:

­ Giới thiệu sự hình thành lớp điện kép, cấu trúc lớp điện kép và nguyên nhân sinh ra

thế điện cực. Động học các quá trình điện cực, các phương trình động học điện hóa

điển hình.

­ Trong nội dung cuối cùng, sinh viên được giới thiệu ứng dụng của điện hóa học

vào các lĩnh vực cụ thể của đời sống như: mạ điện, tổng hợp điện hóa, nguồn điện

hóa, ăn mòn và bảo vệ kim loại....

11. Nội dung chi tiết học phần (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Lớp điện kép trên bề mặt giới hạn hai pha kim loại – dung dịch chất điện li

(7h = 5+2)

1.1 Mở đầu

1.2 Sự hình thành lớp điện kép và các phương pháp nghiên cứu nó

1.2.1 Sự hình thành lớp điện kép

1.2.2 Mô hình cấu trúc lớp kép

1.2.3 Lí thuyết của Stern

Page 538: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

538

1.3 Các phương pháp nghiên cứu lớp điện kép

1.3.1 Phương pháp điện mao quản

1.3.2 Phương pháp đo điện dung lớp kép

Chương 2. Động học các quá trình điện cực (14h = 10+2+ 2)

2.1 Nét đặc trưng của các hiện tượng điện cực không thuận nghịch

2.2 Sự phân cực và các giai đoạn của quá trình điện hóa

2.2.1 Sự phân cực lí tưởng

2.2.2 Sự phân cực hóa học

2.2.3 Sự phân cực nồng độ

2.2.4. Thế phân hủy

2.2.5 Khái niệm về quá thế

2.2.6 Các giai đoạn của quá trình điện cực

2.3 Tốc độ của phản ứng điện hóa

2.3.1 Mở đầu

2.3.2 Tốc độ phản ứng điện hóa phụ thuộc vào thế điện cực

2.3.3 Dòng trao đổi i0

2.3.4 Phương trình động học điện hóa và đường cong phân cực i = f(E)

2.3.5 Phương trình phân cực nồng độ

Chương 3. Quá thế hiđro và oxi (6h = 4 +2)

3.1 Lí thuyết về quá thế hiđro

3.1.1 Các giai đoạn chủ yếu trong quá trình phóng điện của ion H3O+trên

catôt

3.1.2 Thuyết tổ hợp chậm (Thuyết xúc tác của Taphel 1903)

3.1.3 Thuyết phóng điện chậm

3.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá thế hiđro

3.2.1 Ảnh hưởng của dòng điện phân cực

3.2.2 Ảnh hưởng của độ pH dung dịch

3.2.3 Ảnh hưởng của lớp điện kép đến quá thế hiđrô

3.3 Khử oxi bằng điện hóa

Page 539: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

539

Chương 4. Một số ứng dụng của điện hóa học (15h = 11+2+2)

4.1 Sản xuất các sản phẩm hóa học bằng phương pháp điện hóa

4.1.1 Các định luật faraday

4.1.2 Một số sản phẩm chủ yếu được sản xuất bằng phương pháp điện hóa

4.1.3 Luyện kim loại bằng phương pháp điện hóa và mạ điện

4.2 Nguồn điện hóa học

4.2.1 Pin điện

4.2.2 Acqui

4.2.3 Pin nhiên liệu

4.3 Sự ăn mòn và bảo vệ kim loại

4.3.1 Mở đầu

4.3.2 Sự hòa tan kim loại trong môi trường axit loãng không chứa oxi

4.3.3 Sự hòa tan kim loại trong môi trường ăn mòn chứa oxi

4.3.4 Sự ăn mòn kim loại không tinh khiết

4.3.5 Các biện pháp bảo vệ chống ăn mòn kim loại

4.4 Các phương pháp phân tích điện hóa

4.4.1 Cực phổ với điện cực giọt thủy ngân

4.4.2 Phương pháp điện cực đĩa quay

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

KT. HIỆU TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ

HỌC PHẦN

NGƯỜI BIÊN SOẠN

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Page 540: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

540

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

LÝ THUYẾT XÚC TÁC VÀ ỨNG DỤNG

1. Mã học phần: CHE3144

2. Số tín chỉ: 3

3. Học phần tiên quyết: CHE1083

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

TT Họ và tên Chức danh,

học vị Đơn vị công tác

1 Cao Thế Hà PGS. TS Bộ môn Hóa lý ­ Khoa Hoá

học, Trường ĐHKHTN

2 Vũ Ngọc Duy TS Bộ môn Hóa lý ­ Khoa Hoá

học, Trường ĐHKHTN

6. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

Kiến thức: Học phần trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về lý thuyết xúc tác và

những ứng dụng của xúc tác trong những lĩnh vực khác nhau.

Kĩ năng: Biết vận dụng các kiến thức được trang bị để giải quyết các vấn đề liên quan

trong thực tiễn và ngành học, tiếp cận các kiến thức của các khoa học khác liên quan,

trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ.

Thái độ: Thấy được ý nghĩa, giá trị khoa học của học phần. Hiểu và biết vận dụng, liên

hệ các kiến thức tích luỹ của học phần trong nghiên cứu khoa học và trong đời sống

thực tiễn.

7. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

Kiến thức: Sinh viên cần nắm vững kiến thức cơ bản về các hiện tượng trong hoá xúc

tác, các phương pháp nghiên cứu xúc tác. Các kiến thức về các nhóm xúc tác quan trọng

nhất.

Kĩ năng: Có khả năng vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các vấn đề liên quan trong

thực tiễn và ngành học, tiếp cận kiến thức khoa học thông qua việc nghiên cứu các tài

liệu khoa học mới nhất.

Page 541: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

541

Thái độ: Sinh viên cần tôn trọng các giá trị khoa học và quan hệ cá nhân, tính trung

thực, sáng tạo, tôn trọng các giá trị đạo đức xã hội

8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

Thường xuyên: 20%; Giữa kỳ 20%; Kết thúc học phần 60%.

9. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

­ Cao Thế Hà. Xúc tác, lí thuyết và ứng dụng. Tài liệu đang biên soạn

­ Trần Văn Nhân. Hoá Lí, T.2,3, NXB GD, Hà Nội, 1999

10. Tóm tắt nội dung học phần (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ): Sinh viên được

cung cấp các kiến thức cơ bản về các hiện tượng trong hoá xúc tác, các phương pháp

nghiên cứu xúc tác. Các kiến thức về các nhóm xúc tác quan trọng nhất cũng được đề cập:

nhóm ion kim loại và xúc tác đồng thể, nhóm xúc tác axit­bazơ (các axit bazơ cổ điển, các

loại ôxit, hỗn hợp ôxit, các loại muối, siêu axit...), nhóm xúc tác kim loại và bán dẫn. Lí

thuyết về xúc tác cũng được làm rõ qua các cơ chế xúc tác (ch. 10). Các ứng dụng được

thể hiện ở các lĩnh vực quan trọng nhất như lọc­hoá dầu, xúc tác C1, C2, xúc tác liên quan

đến sử dụng H2 và xúc tác môi trường.

11. Nội dung chi tiết học phần (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Lịch sử và vai trò xúc tác

Chương 2. Hiện tượng xúc tác, các khái niệm

2.1 Hệ số tỉ lượng

2.2 Độ chuyển hoá

2.3 Tốc độ phản ứng

2.4 Tần số quay hay hoạt tính riêng

2.5 Độ chọn lọc

2.6 Phản ứng nhạy cảm và không nhạy cảm cấu trúc

2.7 Phản ứng cơ bản và bước quyết định tốc độ (RDS)

2.8 Đường phản ứng và vòng xúc tác

2.9 Chất trung gian phổ biến nhất

2.10 Phản ứng dây chuyền

2.11 Tốc độ phản ứng trong bình phản ứng

Page 542: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

542

2.12 Độ phân tán của kim loại

2.13 Tương tác kim loại ­ chất mang

Chương 3. Các phương pháp nghiên cứu đặc trưng xúc tác

3.1 Diện tích bề mặt BET

3.2 Phân bố kích thước lỗ xỗp và thể tích lỗ xốp

3.2.1 Phương pháp đo độ xốp bằng Hg

3.2.2 Phương pháp giải hấp phụ N2

3.2.3 Phân bố kích thước lỗ xốp tổng

3.3 Diện tích bề mặt, kích thước tinh thể và độ phân tán của kim loại

3.3.1 Phương pháp hiển vị điện tử truyền qua

3.3.2 Kỹ thuật tia X

Sự giãn pic của giản đồ nhiễu xạ tia X

Phổ hấp thụ tia X tinh vi mở rộng

3.3.3 Xác định độ từ hoá

3.3.4 Phương pháp hấp phụ hoá học

Hấp phụ H2.

Hấp phụ CO.

Hấp phụ O2.

Kỹ thuật chuẩn độ H2O2

3.3.5 Quan hệ giữa độ phân tán, bề mặt riêng và kích thước tinh thể kim loại

Chương 4. Tính chất và cấu tạo kim loại và ion kim loại

4.1 Xúc tác bởi các ion kim loại

4.2 Xúc tác kim loại

4.3 Xúc tác đồng thể

Chương 5. Cấu tạo và tính chất của xúc tác bán dẫn

5.1 Cấu tạo của chất dẫn, chất cách điện và bán dẫn

5.2 Sự hình thành các hạt mang điện

5.3 Tính chất xúc tác quang hoá của bán dẫn

Chương 6. Tính chất ôxi hoá - khử và cấu tạo các ôxit kim loại

Page 543: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

543

6.1 Ôxi hoá

6.2 Khử

Chương 7.Tính axit – bazơ và cấu tạo của các ôxit kim loại

7.1 Tính axit và cấu tạo

7.2 Tính bazơ và cấu tạo

7.3 Các tâm axit, tâm bazơ trên ôxit

Chương 8.Tính chất và cấu tạo của muối

8.1 Xúc tác trên cơ sở muối sulphát

8.2 Các muối khác

Chương 9.Tính chất, cấu tạo và hoạt tính xúc tác của siêu axit và siêu bazơ

9.1 Siêu axit

9.2 Siêu bazơ

Chương 10. Cơ chế phản ứng xúc tác

10.1 Tổng hợp amôniac

10.2 Phản ứng dehydro hoá ôxi hoá olefin

10.3 Phản ứng dehydro hoá axit muravic và rượu

10.4 Phản ứng hydrô hoá olefin

10.5 Phản ứng alkil hoá

10.6 Phản ứng chuyển hoá benzaldehit

10.7 Xúc tác trong trường hợp tác động tương hỗ của axit và bazơ

10.7.1 Xúc tác axit – bazơ hai chức đồng thể

10.7.2 Xúc tác axit – bazơ hai chức dị thể

10.7.3 Phát triển xúc tác axit – bazơ hai chức

10.7 Một số phản ứng quan trọng khác

Chương 11. Xúc tác điều chế polypropylen và lọc, hoá dầu

Chương 12. Xúc tác và vấn đề an ninh năng lượng

12.1 Hoá lỏng than đá

12.2 Hoá học C1 và khí tổng hợp

12.3 Hóa học etanol (C2)

Page 544: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

544

12.4 Kỉ nguyên hyđrô

Chương 13. Xúc tác và vấn đề bảo vệ môi trường

13.1 Xử lí SO2

13.2 Xử lí NOX

13.3 Các xúc tác khác

Chương 14. Xúc tác sinh học

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

KT. HIỆU TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ

HỌC PHẦN

NGƯỜI BIÊN SOẠN

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Page 545: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

545

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

HÓA LÝ CỦA CÁC HỢP CHẤT CAO PHÂN TỬ

1. Mã học phần: CHE3240

2. Số tín chỉ: 3

3. Học phần tiên quyết: CHE 1083

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

TT Họ và tên Chức danh,

học vị Đơn vị công tác

1 Nguyễn Minh

Ngọc TS

Bộ môn Hóa lý ­ Khoa Hoá

học, Trường ĐHKHTN

2 Phạm Quang

Trung TS

Bộ môn Hóa lý ­ Khoa Hoá

học, Trường ĐHKHTN

3 Trương Thanh Tú TS Bộ môn Hóa lý ­ Khoa Hoá

học, Trường ĐHKHTN

6. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

Kiến thức: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hoá học các hợp chất cao

phân tử. Hiểu biết về các tính chất hóa lý của polyme và dung dịch polyme. Trên cơ sở

đó, sinh viên có thể vận dụng các kiến thức được trang bị để giải quyết các vấn đề liên

quan trong thực tiễn và ngành học, tiếp cận các kiến thức của các khoa học khác liên

quan.

Kĩ năng: Biết cách xác định cấu trúc, trạng thái và phân tích tính chất hoá lý của các

hợp chất polyme khác nhau.

Thái độ: Thấy được ý nghĩa, giá trị khoa học của học phần từ đó sinh viên học tập

nghiêm túc, sáng tạo, bước đầu tiếp cận với các tài liệu chuyên môn bằng tiếng Anh.

7. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

Kiến thức: Nắm vững kiến thức cơ bản về hóa học các hợp chất cao phân tử, tính chất

hóa lý của polime và dung dịch polime.

Page 546: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

546

Kĩ năng: Có khả năng xác định, phân tích cấu trúc và tính chất của các hợp chất cao

phân tử khác nhau.

Thái độ: Sinh viên cần tôn trọng các giá trị khoa học của học phần, nghiêm túc, sáng

tạo, không ngừng tìm hiểu các vấn đề mới của ngành học thông qua việc tìm hiểu các

tài liệu mới cập nhật.

8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá: Thường xuyên: 20% (Đánh giá khả năng nhớ và tái

hiện các nội dung cơ bản của học phần, đánh giá kỹ năng làm việc nhóm, khả năng

trình bày, thuyết trình một vấn đề lý luận cơ bản); Giữa kỳ 20% (Đánh giá kỹ năng

nghiên cứu độc lập và kĩ năng trình bày); Kết thúc học phần 60% (Đánh giá trình độ

nhận thức và kỹ năng liên hệ lý luận với thực tiễn).

9. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

­ Ngô Duy Cường. Hoá học các hợp chất cao phân tử. NXB ĐHQG Hà Nội 2001.

­ Ngô Duy Cường. Chuyên đề Hóa lý các hợp chất cao phân tử.

­ Gnanou Y. And Fontanille M. Organic and physical chemistry of polymers. John

Wiley & Sons, Inc 2008.

10. Tóm tắt nội dung học phần (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ):

Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về :

­ Cấu trúc phân tử và sự tương quan với tính chất cơ lý của polyme.

­ Những tính chất cơ lý cơ bản của polyme: polyme tinh thể và vô định hình, tính

chảy, tính trễ, sự hồi phục và tính chất cơ, nhiệt… của polyme.

­ Dung dịch polyme và các phương pháp xác định phân tử khối và độ đa phân tán của

polyme.

­ Một số polyme và vật liệu polyme tiêu biểu ứng dụng trong thực tế.

11. Nội dung chi tiết học phần (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Cấu trúc và tính mềm dẻo của phân tử polyme (6h=4+2)

1.1. Cấu trúc phân tử polyme

1.3. Sự nội quay phân tử và tính mềm dẻo của polyme

1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến tính mềm dẻo của polyme

Chương 2. Các trạng thái vật lý và tính chất cơ lý của vật liệu polyme (10h=7+2+1)

Page 547: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

547

2.1. Các trạng thái vật lý

2.2. Polyme tinh thể

2.3. Polyme vô định hình

2.4. Quá trình thủy tinh hóa

2.5. Sự hồi phục

2.6. Tính trễ

2.7. Tính chảy polyme

2.8. Tính chất cơ lý của polyme tinh thể

2.9. Polyme tinh thể lỏng

Chương 3. Dung dịch polyme (9h=6+2+1)

3.1. Bản chất của dung dịch polyme

3.2. Sự hòa tan và trương nở polyme

3.3. Các phương pháp xác định giá trị phân tử khối

3.4. Sự dẻo hóa polyme

Chương 4. Các phản ứng hóa học xảy ra trên phân tử polyme (9h=7+2)

4.1. Các phản nhóm định chức

4.2. Sự phân huỷ polyme

4.3. Sự lão hoá và phương pháp chống lão hoá

4.4. Polyme đồng trùng hợp nhánh (copolyme nhánh) và polyme đồng trùng hợp

khối (copolyme khối).

Chương 5. Ứng dụng polyme (8h=5+2+1)

5.1. Cao su ­ Elastome

5.2. Một số polyme thiên nhiên

5.3. Sợi tổng hợp

5.4. Vật liệu composit

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

KT. HIỆU TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ

HỌC PHẦN

NGƯỜI BIÊN SOẠN

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Page 548: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

548

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

TIN HỌC ỨNG DỤNG TRONG HÓA HỌC

1. Mã học phần: CHE3241

2. Số tín chỉ: 3

3. Học phần tiên quyết: INT005

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

TT Họ và tên Chức danh,

học vị Đơn vị công tác

1 Nguyễn Hữu Thọ TS Bộ môn Hóa lý ­ Khoa Hoá

học, Trường ĐHKHTN

2 Đặng Ứng Vận GS.TSKH Trường Đại học Hòa Bình

3 Vũ Việt Cường TS Khoa Hoá học, Trường

ĐHKHTN

6. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

Kiến thức: Học viên nắm được nội dung ứng dụng trong hoá học của một số thuật toán

cơ bản của đại số tuyến tính, tính gần đúng và xấp xỉ hàm, giải phương trình và hệ

phương trình vi phân thường, phương pháp Monte­Carlo, mạng nơ ron, thuật giải di

truyền và khai thác dữ liệu.

Kĩ năng: Học viên có khả năng tự thiết kế và lập được chương trình máy tính bằng ngôn

ngữ PASCAL để giải một số bài toán hoá học từ thư viện các chương trình con có sẵn.

Thái độ: Rèn luyện tính kiên trì, tính chính xác và tư duy logic..

7. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

Kiến thức: Sinh viên cần nắm vững các khái niệm cơ bản về mặt thế năng, động lực

phân tử và hoá đạc. Các phép tính và phương pháp tính gần đúng trong Hóa học.

Kĩ năng: Có khả năng sử dụng các phương pháp tính gần đúng để nghiên cứu cấu trúc

phân tử, tương tác phân tử,... Có khả năng thiết kế các chương trình để giải một số bài

toán hóa học từ thư viện các chương trình con.

Page 549: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

549

Thái độ: Sinh viên cần tôn trọng các giá trị khoa học và quan hệ cá nhân, tính trung, tư

duy sáng tạo, không ngừng tìm hiểu, phân tích tài liệu tham khảo.

8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

Các loại điểm kiểm tra và trọng số của từng loại điểm

­ Phần tự học , làm bài tập : 20%

­ Kiểm tra đánh giá giữa kỳ: 20%

­ Thi cuối kỳ : 60%

9. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

­ Đặng Ứng Vận Giáo trình Hoá tin cơ sở. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội,

Hà Nội, 2007

10. Tóm tắt nội dung học phần (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ): Các khái niệm

cơ bản về mặt thế năng, động lực phân tử và hoá đạc (chemometrics). Các phép tính với

ma trận vuông và không vuông, mô hình MO­HUCKEL, tích phân Monte – Carlo,

phương pháp giải lặp, phương pháp giải gần đúng hệ phương trình phi tuyến, các bài toán

hồi quy, phương pháp đơn hình và mô hình thực nghiệm, phân giải giá trị dị thường, bình

phương tối thiểu riêng phần (PLS), hồi quy các cấu tử chính (PCA), phân tách PLS2 phổ

hỗn hợp, phân tách PCA phổ hỗn hợp. Giải phương trình vi phân và hệ phương trình vi

phân, phương pháp Monte ­ Carlo tính toán hệ động hoá học. Mô hình mạng nơ rôn diễn

tiến, điều kiện sử dụng mạng lan truyền ngược. Thuật giải di truyền , những ứng dụng của

thuật giải di truyền.

11. Nội dung chi tiết học phần (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Đại cương về Hoá tin

1.1. Mở đầu

1.2. Mặt thế năng

1.3. Động lực phân tử

1.4. Hoá đạc

Chương 2. Đại số tuyến tính và ứng dụng

2.1. Phương pháp khử Gauss

2.2. Tính định thức ma trận

Page 550: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

550

2.3. Tính tích hai ma trận

2.4. Tính ma trận nghịch đảo

2.5. Chéo hoá ma trận écmit

2.6. Phương pháp MO­Huckel

2.7. Tính toán với ma trận không vuông

Chương 3. Tính gần đúng, xấp xỉ hàm và mô hình thực nghiệm

3.1. Tích phân Monte ­ Carlo

3.2. Phương pháp giải lặp

3.3. Phương pháp giải gần đúng hệ phương trình phi tuyến

3.4. Các bài toán hồi quy

3.5. Phương pháp đơn hình

3.6. Mô hình thực nghiệm

Chương 4. QSAR (quan hệ định lượng cấu trúc - hoạt tính) và phân tách phổ hỗn hợp

4.1. Phân giải giá trị dị thường

4.2. Bình phương tối thiểu riêng phần (PLS)

4.3. Hồi quy các cấu tử chính (PCA)

4.4. Phân tách PLS2 phổ hỗn hợp

4.5. Phân tách PCA phổ hỗn hợp

Chương 5. Giải phương trình vi phân - động hoá học

5.1. Mở đầu

5.2. Giải phương trình vi phân

5.3. Giải hệ phương trình vi phân

5.4. Phương pháp Monte ­ Carlo tính toán hệ động hoá học

Chương 6. Mạng nơron lan truyền ngược

6.1. Mở đầu

6.2. Mô hình mạng nơ rôn diễn tiến

6.3. Điều kiện sử dụng mạng lan truyền ngược

6.4. Code máy tính

Chương 7. Thuật giải di truyền

7.1. Cơ sở sinh học của thuật giải

Page 551: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

551

7.2. Không gian khảo sát

7.3. Thuật giải di truyền (GA)

7.4. Các toán tử của GA

7.5. Các tham số của GA

7.6. Code máy tính của GA

7.7. Những ứng dụng của GA

7.8. Ví dụ tìm cực trị của hàm đa điệu

7.9 Bài toán tối ưu cấu dạng phân tử

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

KT. HIỆU TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ

HỌC PHẦN

NGƯỜI BIÊN SOẠN

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Page 552: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

552

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

QUANG PHỔ PHÂN TỬ

1. Mã học phần: CHE3242

2. Số tín chỉ: 3

3. Học phần tiên quyết: CHE1083

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

TT Họ và tên

Chức

danh, học

vị

Đơn vị công tác

1 Phạm Văn Nhiêu PGS. TS Bộ môn Hóa lý ­ Khoa Hoá

học, Trường ĐHKHTN

2 Bùi Thái Thanh

Thư TS

Bộ môn Hóa lý ­ Khoa Hoá

học, Trường ĐHKHTN

3 Phạm Quang

Trung TS

Bộ môn Hóa lý ­ Khoa Hoá

học, Trường ĐHKHTN

6. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

Kiến thức: cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về phổ phân tử và biết ứng

dụng để phân tích, nhận biết phổ phân tử.

Kĩ năng: Tạo cho sinh viên một kỹ năng phân tích, nhận biết phổ phân tử.

Thái độ: tạo hứng thú cho sinh viên trong học tập và sáng tạo trong nghiên cứu.

7. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

Kiến thức: Sinh viên phải có những kiến thức cơ bản về quang phổ phân tử (quay, dao

động, phổ Raman, cộng hưởng từ hạt nhân và phổ khối lượng).

Kĩ năng: Có kĩ năng phân tích, nhận biết các loại phổ các nhau. Sử dụng các phương

pháp phổ vào việc nghiên cứu kKhoa học.

Thái độ: Sinh viên cần tôn trọng các giá trị khoa học và quan hệ cá nhân, tính trung thực

và tôn trọng các giá trị đạo đức xã hội.

Page 553: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

553

8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

Các loại điểm kiểm tra và trọng số của từng loại điểm

­ Phần tự học , làm bài tập : 20%

­ Kiểm tra đánh giá giữa kỳ: 20%

­ Thi cuối kỳ : 60%

9. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

­ Đào Đình Thức. Một số phương pháp phổ và ứng dụng trong hoá học. NXB.

ĐHQG, 2007

­ Lâm Ngọc Thiềm. Phạm Văn Nhiêu, Lê Kim Long, Cơ sở Hoá học lượng tử. NXB.

ĐHQG, 2007

10. Tóm tắt nội dung học phần (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ): Cung cấp cho

sinh viên những kiến thức cơ bản về quang phổ phân tử (quay, dao động, phổ Raman,

cộng hưởng từ hạt nhân và phổ khối lượng). Ứng dụng : sau mỗi phần đều có ví dụ ứng

dụng ; sau mỗi chương đều có phần câu hỏi và bài tập giúp sinh viên hiểu và nắm vững

kiến thức về phổ. Sau khi học giáo trình phổ phân tử, sinh viên được trang bị những kiến

thức cơ bản về phổ phân tử, biết phân tích và nhận biết phổ phân tử. Trên cơ sở đó, sinh

viên có thể sử dụng các phương pháp phổ trong nghiên cứu khoa học.

11. Nội dung chi tiết học phần (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Cơ sở lí thuyết chung về phổ phân tử

1.1. Bức xạ

1.1.1. Bản chất các vùng phổ

1.1.2. Một số đặc tưng cơ bản của sóng điện từ

1.1.3. Phân loại các vùng phổ.

1.2. Các dạng chuyển động trong phân tử và phân loại phổ hấp thụ phân tử.

1.2.1. Các dạng chuyển động trong phân tử

1.2.2. Sự phân loại phổ hấp thụ phân tử

1.3. Cường độ của các vạch phổ và qui tắc lựa chọn

1.3.1. Số chiếm cứ

1.3.2. Xác suất chuyển dời

Page 554: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

554

1.3.3. Qui tắc lựa chọn

1.4. Đại cương về phổ hấp thụ phân tử

1.4.1. Biểu diễn phổ hấp thụ phân tử

1.4.2. Định luật Lamber – Beer

1.4.3. Đường cong hấp thụ và độ phân giải

1.5. Cơ sở lý thuyết về phổ tán xạ Raman

1.6. Câu hỏi và bài tập

Chương 2. Phổ quay

2.1. Phổ quay của phân tử hai nguyên tử

2.1.1. Các mức năng lượng quay

2.1.2. Phổ quay hấp thụ

2.2. Phổ quay Raman

2.3. Phổ quay của phân tử nhiều nguyên tử

2.4. Ứng dụng của phổ quay

2.5. Câu hỏi và bài tập

Chương 3. Phổ dao động

3.1. Phổ dao động của phân tử hai nguyên tử

3.1.1. Các mức năng lượng dao động

3.1.2. Phổ dao động hấp thụ phân tử

3.1.3. Phổ dao động Raman

3.2. Phổ dao động ­ quay

3.2.1. Phổ dao động ­ quay hồng ngoại

3.2.2. Phổ dao động ­ quay Raman

3.3. Phổ dao động của phân tử nhiều nguyên tử

3.3.1. Dao động chuẩn của phân tử. Sự liên hệ giữa tính đối xứng của phân tử và

dao động chuẩn.

3.3.2. Mối liên hệ giữa tần số hấp thụ và cấu tạo phân tử.

3.4. Câu hỏi và bài tập

Chương 4. Phổ điện tử – Phổ tử ngoại và khả kiến

Page 555: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

555

4.1. Cơ sở lý thuyết chung về phổ điện tử

4.1.1. Thuyết MO và phổ điện tử

4.1.2. Các trạng thái điện tử của phân tử. Phân loại và qui tắc lựa chọn

4.2. Phổ điện tử ­ dao động. Phổ điện tử ­ dao động ­ quay

4.2.1. Cấu tạo dao động của đám hấp thụ điện tử

4.2.2. Cấu trúc quay của đám dao động trên phổ điện tử

4.2.3. Phổ hấp thụ khả kiến và màu sắc của mẫu chất. Nhóm mang màu.

4.3. Cấu trúc hoá học và phổ điện tử của phân tử

4.3.1. Phổ hấp thụ khả kiến và màu sắc của mẫu chất. Nhóm mang màu

4.3.2. Phân tử không có điện tử liên hợp

4.3.3. Phân tử có điện tử liên hợp

4.4. Phổ điện tử của các chất vô cơ

4.4.1. Phổ điện tử của phức các kim loại chuyển tiếp.

4.4.2. Màu sắc của phức các kim loại chuyển tiếp

4.5. Câu hỏi và bài tập

Chương 5. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân

Cơ sở lý thuyết chung

5.1.1. Spin và mômen từ hạt nhân

5.1.2. Hạt nhân trong từ trường ngoài

5.1.3. Quá trình cộng hưởng từ hạt nhân

5.2. Các phương pháp ghi phổ

5.2.1. Phương pháp truyền thống

5.2.2. Phương pháp biến đổi Fourier

5.3. Phổ cộng hưởng từ proton

5.3.1. Hiệu ứng chắn và độ chuyển dịch hoá học

5.3.2. Tương tác Spin ­ Spin

5.3.3. Độ bội các tín hiệu và cường độ tương đối của các vạch

5.4. Câu hỏi và bài tập

Chương 6. Phổ khối lượng

Page 556: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

556

6.1. Nguyên tắc chung

6.2. Quá trình ion hoá và quá trình phân mảnh

6.2.1. Quá trình ion hoá

6.2.2. Quá trình phân mảnh

6.3. Các qui tắc phân mảnh

6.4. Một số phản ứng phân mảnh điển hình

6.5. ứng dụng của phổ khối lượng

6.6. Câu hỏi và bài tập

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

KT. HIỆU TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ

HỌC PHẦN

NGƯỜI BIÊN SOẠN

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Page 557: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

557

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

HÓA HỌC BỀ MẶT VÀ ỨNG DỤNG

1. Mã học phần: CHE3243

2. Số tín chỉ: 3

3. Học phần tiên quyết: CHE1083

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

TT Họ và tên

Chức

danh, học

vị

Đơn vị công tác

1 Nguyễn Xuân

Hoàn PGS. TS

Bộ môn Hóa lý ­ Khoa Hoá

học, Trường ĐHKHTN

2 Bùi Thái Thanh

Thư TS

Bộ môn Hóa lý ­ Khoa Hoá

học, Trường ĐHKHTN

6. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

Kiến thức: Học phần trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về Hóa học bề mặt, các

lý thuyết về bề mặt, các quá trình hấp phụ diễn ra trên bề mặt rắn và hiểu được vai trò

của hóa học bề mặt trong cuộc sống. Nắm được ứng dụng của chất hoạt động bề mặt

trong một số lĩnh vực.

Kĩ năng: Biết vận dụng các kiến thức được trang bị để giải quyết các vấn đề liên quan

trong thực tiễn và ngành học, tiếp cận các kiến thức của các khoa học khác liên quan,

trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ.

Thái độ: Thấy được ý nghĩa, giá trị khoa học của học phần. Hiểu và biết vận dụng, liên

hệ các kiến thức tích luỹ của học phần trong nghiên cứu khoa học và trong đời sống

thực tiễn.

7. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

Kiến thức: Cần nắm chắc nhứng kiến thức cơ bản về Hóa học bề mặt, các lý thuyết bề

mặt, quy trình hấp phụ xảy ra trên bề mặt rắn, vai trò của hóa học bề mặt trong cuộc

sống và những ứng dụng của chất hoạt động bề mặt.

Page 558: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

558

Kĩ năng: Sinh viên có khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề liên quan

trong thực tiễn và ngành học. Có khả năng nghiên cứu tài liệu và trình bày vấn đề mới

liên quan tới ngành học.

Thái độ: Sinh viên nhận thấy được ý nghĩa của học phần, có thái tôn trọng các giá trị

khoa học của học phần, trung thực, tôn trọng các giá trị đạo đức xã hội

8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

Các loại điểm kiểm tra và trọng số của từng loại điểm

­ Phần tự học , làm bài tập : 20%

­ Kiểm tra đánh giá giữa kỳ: 20%

­ Thi cuối kỳ : 60%

9. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

­ Văn Nhân, Nguyễn Thạc Sửu, Nguyễn Văn Tuế, Hóa lý tập 2. NXB Giáo dục, Hà

Nội, 2004. Tr. 159­197

­ Arthur W. Adamson, Physical Chemistry of Surface, Wiley InterScience (1997)

10. Tóm tắt nội dung học phần (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ):

Học phần gồm các nội dung sau tập trung vào: Giới thiệu sự hấp phụ phân tử trên bề

mặt rắn. Cấu trúc bề mặt rắn và lớp hấp phụ trên bề mặt. Mối liên kết giữa phân tử chất

bị hấp phụ và bề mặt. Các phản ứng diễn ra trên bề mặt. Nghiên cứu động học phản ứng

trên bề mặt. Các thuyết liên quan đến phản ứng hóa học. Khả năng phản ứng trên bề

mặt,…Trong nội dung cuối cùng, sinh viên được giới thiệu về chất hoạt động bề mặt và

tìm hiểu các ứng dụng của chúng trong cá ngành công nghiệp, cuộc sống.

11. Nội dung chi tiết học phần (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Giới thiệu chung. Sự mao dẫn (6h = 4+2)

1.1 Giới thiệu chung

1.2 Sức căng bề mặt và năng lượng bề mặt tự do

1.3 Phương trình Young – LaPlace

1.4 Hiện tượng mao quản

1.5 Các phương pháp xác định sức căng bề mặt

Chương 2. Bản chất và nhiệt động học của bề mặt phân cách pha lỏng (4h = 4+0)

Page 559: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

559

2.1 Hệ một cấu tử

2.2 Cấu trúc và lý thuyết xử lý bề mặt phân cách pha lỏng

2.3 Sức căng bề mặt của dung dịch

2.4 Nhiệt động học của hệ 2 cấu tử : Phương trình Gibbs

Chương 3. Màng bề mặt trên bề mặt chất lỏng (8h = 5+2+1)

3.1 Phân bố một chất lỏng trên bề mặt 1 chất lỏng

3.2 Các kỹ thuật thực nghiệm nghiên cứu lớp màng bề mặt

3.3 Trạng thái của lớp màng đơn phân tử. Màng hỗn hợp

3.4 Màng khí, áp suất bề mặt, phương trình trạng thái khí 2 chiều

Chương 4. Bề mặt phân cách pha rắn ­ lỏng: Sự hấp phụ của dung dịch (7h = 6+0+1)

4.1 Góc tiếp xúc, các phương pháp xác định góc tiếp xúc

4.2 Sự hấp phụ của chất không điện ly

4.3 Sự hấp phụ với chất điện ly

4.4 Các tính chất quang lý và quang hoá của trạng thái hấp phụ

4.5 Sự thấm ướt, chất tuyển nổi và chất tẩy rửa

Chương 5. Bề mặt rắn – khí. Sự hấp phụ của khí – hơi trên bề mặt rắn (11h = 8 +3)

5.1 Bề mặt rắn

5.2 Cấu trúc và bản chất hoá học của bề mặt rắn

5.3 Phương trình đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir, phương trình BET và mối liên hệ

5.3.1 Phương trình đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir

5.3.2 Phương trình BET

5.3.3 Mối liên hệ giữa phương trình phụ Langmuir, phương trình BET

5.4 Nhiệt động học của sự hấp phụ ­ So sánh giữa các phương trình hấp phụ

5.5 Hấp phụ vật lý trên bề mặt không đồng nhất. Tốc độ hấp phụ. Sự hấp phụ trong

cấu trúc xốp

Chương 6. Chất hoạt động bề mặt và một số ứng dụng (6h = 3+0+3)

6.1 Chất hoạt động bề mặt và không hoạt động bề mặt

6.1.1 Chất hoạt động bề mặt

6.1.2 Chất không hoạt động bề mặt

Page 560: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

560

6.2 Một số ứng dụng của các hoạt động bề mặt trong các ngành công nghiệp

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

KT. HIỆU TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ

HỌC PHẦN

NGƯỜI BIÊN SOẠN

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Page 561: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

561

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

MÔ PHỎNG CÁC QUÁ TRÌNH HÓA HỌC VÀ HÓA LÝ BẰNG MÁY TÍNH

1. Mã học phần: CHE3244

2. Số tín chỉ: 3

3. Học phần tiên quyết: INT1005

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

TT Họ và tên Chức danh,

học vị Đơn vị công tác

1 Lê Kim Long PGS. TS Trường Đại học Giáo dục –

ĐHQG Hà Nội

2 Vũ Việt Cường TS Khoa Hoá học, Trường

ĐHKHTN

3 Nguyễn Họa Mi TS Khoa Hoá học, Trường

ĐHKHTN

6. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

Kiến thức: Cung cấp cho sinh viên khả năng vận dụng kiến thức tin học để mô tả các quá

trình hoá học: phản ứng, trạng thái chuyển tiếp, tốc độ và cân bằng phản ứng; các quá trình

Hoá lý: kết tủa, bay hơi, ăn mòn, điện phân,...

Kĩ năng: Lập trình bằng ngôn ngữ C++ hay FOTRAN và thực hiện tính toán và chạy các

chương trình có sẵn.

Thái độ: Thấy được ý nghĩa, giá trị khoa học của học phần. Biết vận dụng các kiến thức

được trang bị để giải quyết các vấn đề liên quan trong thực tiễn và ngành học, tiếp cận

các kiến thức của các khoa học khác liên quan, trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng

công nghệ.

7. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):

Kiến thức: Sinh viên cần nằm được kiến thức cơ bản về động học phân tử, cơ học lượng

tử, lí thuyết hình học phân hình và các quá trình xa cân bằng, phương pháp mô phỏng số

Page 562: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

562

cho các quá trình hoá học và hoá lý thông dụng cơ sở của ngôn ngữ lập trình C++ hay

FOTRAN.

Kĩ năng: Có khả năng sử dụng ngôn ngử C++ hay FOTRAN để lập trình các chương

trình liên quan, đọc và phat hiện lỗi. Có khả năng tiếp cận với các lý thuyết hiện đại để

tính toán các thông số đặc trưng cấu trúc và các thông số động lực học và năng lượng

học của các quá trình

Thái độ: Sinh viên cần tôn trọng các giá trị khoa học và quan hệ cá nhân, tính trung

thực, sáng tạo và tôn trọng các giá trị đạo đức xã hội

8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

Các loại điểm kiểm tra và trọng số của từng loại điểm

­ Phần tự học , làm bài tập : 20%

­ Kiểm tra đánh giá giữa kỳ: 20%

­ Thi cuối kỳ : 60%

9. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

­ Đặng Ứng Vận, Động lực học các phản ứng Hoá học, NXB Giáo dục, Hà Nội

2003, 159 trang

­ Phạm Văn Tân, Ngôn ngữ lập trình FORTAN 90, NXB Đại học Quốc gia Hà

Nội, 2007, 308 trang

­ Lê Kim Long, Luận án Tiến sỹ Hoá học, 2002

10. Tóm tắt nội dung học phần (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ):

­ Cung cấp cho sinh viên ngành Hoá lý các kiến thức về:

+ Động lực phân tử : Hai phương trình chuyển động của Newton, ý nghĩa và cách giải

quyết các bài toán có liên quan. Sinh viên nắm được các quy luật về chuyển động được

mô tả theo cơ học cổ điển theo co học phân tử.

+ Hoá học lượng tử: Phương trình cơ bản của Hoá lượng tử và sơ lược về phương pháp

tính gần đúng. Sinh viên vận dụng các kiến thức về Hoá lượng tử của chương trình cơ

bản để hiểu được các phép gần đúng để tính toán các thông số của phân tử.

Page 563: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

563

+ Lí thuyết Hình học phân hình và các quá trình xa cân bằng: Nguyên lý về sự chuyển

động và xác suất gắn kết tạo bề mặt. Sinh viên nắm được phương pháp mô phỏng số

cho các quá trình hoá học và hoá lý thông dụng.

+ Lập trình bằng ngôn ngữ FOTRAN hay C++. Sinh viên cần nắm được các thủ thuật

lập trình và biên dịch, chạy chương trình đã lập trên máy, đọc và phát hiện lỗi lập trình.

­ Trang bị cho sinh viên phương pháp tiếp cận với các lý thuyết hiện đại để tính toán

các thông số đặc trưng cấu trúc và các thông số động lực học và năng lượng học của các

quá trình.

11. Nội dung chi tiết học phần (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Ngôn ngữ lập trình Fortran.

1.1. Những yếu tố cơ bản của ngôn ngữ Fortran.

1. 2. Các câu lệnh cơ bản của Fortran.

1. 3. Cấu trúc mở rộng của Fortran.

1. 4. Chương trình con (SUBROUTINE và FUNCTION) và modul.

1. 5. Mảng và Biến kí tự.

1. 6. Kiểu tệp (FILE).

1. 7. Các lệnh mở rộng của Fortran.

1. 8. Một số bài toán thông dụng.

Chương 2. Phương pháp Động lực phân tử.

2. 1. Phương trình Newton.

2. 2. Thuật toán giải các phương trình Newton trên máy tính.

2. 3. Một số thuật toán điển hình.

2. 4. Khởi tạo trạng thái đầu.

2. 5. Điều kiện biên tuần hoàn.

2. 6. Chuyển dịch hạt và xác định khả năng chuyển dịch.

Chương 3. Phương pháp Hoá lượng tử.

3. 1. Bài toán electron – Hàm sóng.

3. 2. Phương trình SChrodinger ­ Gần đúng Born – Oppenheimer.

3. 3. Gần đúng Hatree – Fock.

Page 564: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

564

3. 3. Phương trình Roothaan.

3. 4. Lý thuyết phiếm hàm mật độ và ứng dụng.

Chương 4. Kỹ thuật động lực phân tử bán lượng tử.

4. 1. Phương pháp đường phản ứng.

4. 2. Động lực phân tử bán lượng tử (SQMD).

4. 3. Các phản ứng đơn phân tử.

4. 4. Các phản ứng cộng.

4. 5. Bài toán ứng dụng.

Chương 5. Phương pháp phân hình (Fractal).

5. 1. Cơ sở của phương pháp phân hình.

5. 2. Ứng dụng phương pháp phân hình cho quá trình kết tinh.

5. 3. Ứng dụng phương pháp phân hình cho quá trình điện phân.

5. 4. Ứng dụng phương pháp phân hình cho quá trình polime hoá

5. 5. Ứng dụng phương pháp phân hình cho quá trình keo tụ.

5. 6. Ứng dụng phương pháp phân hình cho quá trình xúc tác

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

KT. HIỆU TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ

HỌC PHẦN

NGƯỜI BIÊN SOẠN

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Page 565: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

565

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

DẠY HỌC HOÁ HỌC GẮN LIỀN VỚI THỰC TIỄN

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

­ Trường: Đại học Giáo dục ­ ĐHQGHN

­ Khoa: Sư phạm

­ Bộ môn: Khoa học Tự nhiên

2. Thông tin về học phần

­ Tên học phần: Dạy học hoá học gắn liền với thực tiễn

­ Mã học phần: TMT 2035

­ Học phần bắt buộc / tự chọn: Thay thế môn thi tốt nghiệp (tự chọn)

­ Số lượng tín chỉ: 3

­ (Các) học phần tiên quyết: Phương pháp dạy học hóa học (TMT 2030)

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung:

Mục tiêu của học phần nhằm đưa thực tiễn vào bài học, vận dụng các quy luật của

hoá học vào thực tiễn.

3.2. Chuẩn năng lực:

3.2.1. Kiến thức:

Hiểu được Hoá học là môn khoa học thực nghiệm gắn liền với thực tiễn cuộc sống.

Vai trò to lớn của hoá học đối với sự phát triển của nền kinh tế xã hội thông qua việc tìm

hiểu các vấn đề về sự phát triển của khoa học công nghệ, bao gồm:

+ Hóa học với đời sống sản xuất theo hướng hiện đại hoá, tự động hóa qui trình sản

xuất. Sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, nguyên liệu sẵn có trong nước, giảm tiêu hao

nguyên liệu và năng lượng. Gắn liền hiệu quả sản xuất công nghiệp với phát triển bền

vững, bảo vệ môi sinh, môi trường.

+ Hoá học với vệ sinh an toàn thực phẩm: Quản lí phụ gia thực phẩm, nhiễm độc

chéo từ độc chất môi trường, việc sử dụng các sản phẩm và thức ăn chăn nuôi có hàm

lượng lớn những độc chất có hại cho sức khoẻ người tiêu dùng...

Page 566: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

566

+ Hóa học với sự phát triển của y dược học. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của

khoa học kĩ thuật, kĩ thuật phân tích các hoạt chất trong thực phẩm, các hoạt tính

sinh

học từ nguồn dược liệu thiên nhiên trong việc phòng và trị bệnh...

+ Hóa học với môi sinh, môi trường sống: nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước, đất

và không khí.... Việc sử dụng hóa chất, các công nghệ thân thiện với môi trường và công

nghệ tiên tiến xử lí chất thải công nghiệp, việc áp dụng công nghệ mới chế biến nguồn

nguyên liệu tái tạo để tạo ra những sản phẩm sinh học phục vụ cho nông nghiệp và đời

sống xã hội....

3.2.2. Kỹ năng:

Tìm thông tin trong các tài liệu, các phương tiện thông tin đại chúng và xử lí thông

tin để rút ra nhận xét về mối quan hệ của hóa học với sự phát triển của khoa học công

nghệ: đời sống sản xuất, tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, an toàn vệ sinh

thực phẩm, y dược học và bảo vệ môi trường sống...

Tìm được những dẫn chứng cụ thể trong thực tiễn cuộc sống để chứng minh mối

liên hệ của hoá học với các vấn đề trên.

Giải quyết được một số tình huống cụ thể trong cuộc sống và học tập hóa học

3.2.3. Thái độ:

­ Góp phần cung cấp tiềm lực cho hoạt động sáng tạo, góp phần hình thành củng cố

lý tưởng nghề nghiệp, thế giới quan khoa học và đạo đức, thái độ gương mẫu của người

giáo viên hoá học trong tương lai.

­ Hình thành thái độ làm việc nghiêm túc, chuẩn xác khi chuẩn bị cũng như khi dạy

học một bài hóa học.

­ Hình thành lòng yêu nghề thực sự, tư tưởng không ngừng học hỏi, tích cực vận

dụng các phương pháp dạy học tích hợp.

3.2.4. Mục tiêu khác:

­ Rèn luyện kỹ năng sử dụng công nghệ hoặc các tài liệu cơ bản của ngành học, học

phần.

­ Rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm.

Page 567: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

567

­ Rèn luyện kỹ năng làm việc cẩn thận, chính xác.

­ Rèn luyện kỹ năng sử dụng thời gian hiệu quả.

4. Nội dung học phần

4.1 Tóm tắt

Mục tiêu của học phần nhằm hình thành kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp

cho sinh viên Sư phạm Hóa học. Nội dung học phần bao gồm:

- Hóa học với đời sống sản xuất.

- Hóa học với sự phát triển kinh tế.

- Hóa học với xã hội.

- Hóa học với môi trường.

Đặc biệt để nâng cao kiến thức chuyên môn và rèn luyện năng lực nghề

nghiệp cho sinh viên, định hướng phát triển kỹ năng nghề nghiệp của người giáo viên

môn Hóa học,

4.2 Nội dung cụ thể

Thứ

tự

Mục tiêu Nội dung

T

hời

lượng

hi

chú

Chương 1: Khái quát chung

I.A.1. Trình bày các sản

phẩm khoa học công nghệ

trong và ngoài nước và ứng

dụng của các sản phẩm này

trong đời sống xã hội và sản

xuất.

I.A.2. Kể tên các nguồn

nguyên liệu để sản xuất ra

các sản phẩm công nghệ.

I.A.3. Trình bày các quy

trình sản xuất ra các sản

1.1. Hoá học với sự phát triển của

khoa học công nghệ

1.1.1. Các sản phẩm khoa học công

nghệ trong nước và ngoài nước

1.1.2. Các nhà máy/ xí nghiệp sản xuất

ra các sản phẩm công nghệ

1.2. Hóa học gắn liền với thực tiễn sản

xuất

1.2.1. Các nguồn nguyên liệu để sản

xuất ra các sản phẩm công nghệ

1.2.2. Các qui trình sản xuất ra các sản

3

giờ

tín

chí

Page 568: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

568

phẩm công nghệ.

I.B.1. Đề xuất các biện pháp

nâng cao chất lượng sản

phẩm.

I.B.2. Phân tích, so sánh cơ

sở khoa học của các mô

hình. sản xuất trong và ngoài

nước.

I.B.3. Phân tích cơ sở khoa

học của các qui trình sản

xuất.

I.B.4. Phân tích cơ sở khoa

học của các biện pháp nâng

cao chất lượng sản phẩm.

I.C.1. Thiết kế dự án học

tập.

phẩm công nghệ

1.2.3. Các biện pháp nâng cao chất

lượng sản phẩm

1.2.4. Thảo luận dự án học tập của

nhóm

Chương 2. Hóa học với các nhóm sản phẩm phục vụ nông nghiệp

II.A.1. Mô tả các qui trình

sản xuất các loại phân bón,

thuốc bảo vệ thực vật, trong

và ngoài nước.

II.A.2. Cách thức sử dụng

phân bón hoá học, thuốc bảo

vệ thực vật trong nông

nghiệp.

II.A.3. Trình bày cách thức

xử lý chất thải công nghiệp

trong các quy trình sản xuất

phân bón..

II.A.4. Mô tả các qui trình

2.1. Phân bón

2.1.1. Các loại sản phẩm phân bón hiện

nay

2.1.2. Qui trình công nghệ sản xuất các

loại phân bón hiện nay

2.1.3. Sử dụng phân bón hóa học trong

nông nghiệp

2.1.4. Xử lí chất thải trong các qui trình

sản xuất phân bón

2.1.5. Thảo luận dự án học tập của

nhóm

2.2. Thuốc trừ sâu bệnh

2.2.1. Các loại sản phẩm thuốc trừ sâu

3

giờ

tín

chỉ

Page 569: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

569

sản xuất các loại thuốc trừ

sâu trong và ngoài nước.

II.A.5 Giải được các bài

toán liên quan đến các qui

trình sản xuất phân bón.

II.B.1 Sử dụng công nghệ

tin học để mô hình hóa các

qui trình sản xuất phân bón,

thuốc bảo vệ thực vật.

II.B.2 Đề xuất các biện pháp

nâng cao hiệu suất của các

qui trình sản xuất phân bón,

huốc bảo vệ thực vật.

II.C.1. Thiết kế dự án học

tập.

bệnh hiện nay

2.2.2. Qui trình công nghệ sản xuất các

loại thuốc trừ sâu bệnh hiện nay

2.2.3. Sử dụng thuốc trừ sâu bệnh trong

nông nghiệp

2.2.4. Xử lí chất thải trong các qui trình

sản xuất, sử dụng thuốc trừ sâu

2.2.5. Thảo luận dự án học tập của

nhóm

2.3. Thuốc bảo vệ thực vật

2.3.1. Các loại sản phẩm thuốc bảo vệ

thực vật hiện nay

2.3.2. Qui trình công nghệ sản xuất các

loại thuốc bảo vệ thực vật

2.3.3. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

trong nông nghiệp

2.3.4. Xử lí chất thải trong quá trình sản

xuất, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

2.3.5. Thảo luận dự án học tập của

nhóm

Chương 3. Hóa học với các nhóm sản phẩm phục vụ công nghiệp

III.A.1Mô tả các qui trình

sản xuất các Axit HCl,

H2SO4, HNO3, NaOH,....

trong và ngoài nước.

III.A.2 Trình bày cách thức

xử lý chất thải công nghiệp

trong các quy trình sản xuất

axit HCl, H2SO4, HNO3,

NaOH,....

3.1. Các sản phẩm như : Axit HCl,

H2SO4, HNO3, NaOH,....

3.1.1. Qui trình công nghệ sản xuất cao

su

3.1.2. Sử dụng sản phẩm

3.1.3. Xử lí chất thải trong quá trình sản

xuất và sử dụng

3.1.4. Thảo luận dự án học tập của

nhóm

3

giờ

tín

chỉ

Page 570: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

570

III.A.3 Mô tả các qui trình

sản xuất cao su công nghệ

silicat và sử dụng sản phẩm

silicat, compozit trong công

nghiệp.

III.A.4 Trình bày cách thức

xử lý chất thải công nghiệp

trong các quy trình sản xuất

III.B.1. Giải được các bài

toán liên quan đến các qui

trình sản xuất.

III.B.2. Sử dụng công nghệ

tin học để mô hình hóa các

qui trình sản xuất.

III.B.3. Đề xuất các biện

pháp nâng cao hiệu suất của

các qui trình sản xuất.

III.C.1. Thiết kế dự án học

tập.

3.2. Cao su

3.2.1. Các loại sản phẩm cao su hiện

nay

3.2.2. Qui trình công nghệ sản xuất cao

su

3.2.3. Sử dụng sản phẩm cao su

3.2.4. Xử lí chất thải trong quá trình sản

xuất, sử dụng cao su

3.2.5. Thảo luận dự án học tập của

nhóm

3.3. Xi măng

3.3.1. Các loại sản phẩm xi măng hiện

nay

3.3.2. Qui trình công nghệ sản xuất xi

măng

3.3.3. Sử dụng sản phẩm xi măngtrong

công nghiệp

3.3.4. Xử lí chất thải trong quá trình sản

xuất, sử dụng xi măng

3.3.5. Thảo luận dự án học tập của

nhóm

3.4. Công nghiệp silicat

3.4.1. Các loại sản phẩm silicat hiện

nay

3.4.2. Qui trình công nghệ sản xuất

silicat

3.4.3. Sử dụng sản phẩm silicat trong

công nghiệp

3.4.4. Xử lí chất thải trong quá trình sản

xuất, sử dụng silicat

Page 571: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

571

3.4.5. Thảo luận dự án học tập của

nhóm

3.5. Vật liệu compozit

3.5.1. Tìm hiểu các loại sản phẩm

compozit hiện nay

3.5.2. Qui trình sản xuất vật liệu

compozit

3.5.3. Sử dụng sản phẩm compozit

3.5.4. Xử lí chất thải trong quá trình sản

xuất, sử dụng vật liệu compozit

3.5.5. Thảo luận dự án học tập của

nhóm

Chương 4. Hóa học với y học, thực phẩm

IV.A.1. Kể tên và mô tả

được các qui trình sản xuất,

ứng dụng trong thực tiễn

của một số sản phẩm hoá

học phục vụ trong y học,

trong thực phẩm.

IV.A.2. Trình bày cách thức

xử lý chất thải y tế, chất thải

trong quá trình sản xuất

IV.B.1. Sử dụng công nghệ

tin học để mô hình hóa các

qui trình sản xuất.

IV.B.2. Đề xuất các biện

pháp nâng cao hiệu suất của

các qui trình sản xuất.

IV.C.1. Thiết kế dự án học

tập.

4.1. Hóa học với y học

4.1.1. Tìm hiểu một số sản phẩm hóa học

phục vụ trong y học

4.1.2. Qui trình công nghệ sản xuất (nếu

có)

4.1.3. Xử lí chất thải y tế

4.1.4. Thảo luận dự án học tập của

nhóm

4.2. Hóa học với thực phẩm

4.2.1. Tìm hiểu một số sản phẩm hóa học

dùng trong thực phẩm

4.2.2. Qui trình công nghệ sản xuất

4.2.3. Xử lí chất thải trong quá trình sản

xuất

4.2.4. Thảo luận dự án học tập của

nhóm

3

giờ

tín

chỉ

Page 572: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

572

Chương 5. Ảnh hưởng của hóa học đến môi trường sống

Kết thúc chương, SV cần

phải:

V.A.1. Nêu các khái niệm về

môi trường sống.

V.A.2. Liệt kê các ảnh

hưởng của hoá học đến môi

trường đất, nước, không khí.

V.B.1. Phân tích các ảnh

hưởng của hoá học đến môi

trường đất, nước, không khí.

V.B.2. Đề xuất các giải pháp

khắc phục.

V.C.1. Thiết kế dự án học

tập.

5.1. Khái niệm về môi trường sống

5.2. Ảnh hưởng của hóa học đến môi

trường đất, nước và không khí

5.3. Thảo luận giải pháp khắc phục

3

giờ

tín

chỉ

5. Phương pháp, hình thức dạy học

5.1 Phân bổ thời lượng: theo hình thức dạy học

Lý thuyết: 30

Thực hành/làm việc nhóm: 12

Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 3

5.2. Các phương pháp dạy học chủ yếu

Phương pháp nêu vấn đề, Phương pháp dạy học dự án

6. Tài liệu tham khảo

1. Tài liệu chính

2. Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ SGK, Bộ SGV Hóa lớp 10, 11, 12, (theo chương

trình chuẩn và nâng cao)

2. Tài liệu tham khảo thêm thêm

6. 224 Câu hỏi lý thú về hoá học

7. Nguyễn Hoa Toàn, Phân bón Hoá học, NXB Khoa học Kỹ Thuật.

Page 573: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

573

7. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

Hình thức Nội dung

kiểm tra Mục đích kiểm tra Trọng số

Đánh giá

thường

xuyên

Lý thuyết Đánh giá khả năng lực trình bày vấn đề 10%

Bài tập cá

nhân

Lý thuyết

và kỹ năng

Đánh giá năng lực vận dụng lý thuyết vào thực

tiễn và các phẩm chất trí tuệ; kỹ năng viết khoa

học

10%

Bài tập

nhóm Kỹ năng

Đánh giá năng lực tổng hợp kiến thức của nhóm

và đánh giá kỹ năng phối kết hợp trong làm việc

nhóm để tạo ra được sản phẩm có ý nghĩa.

10%

Bài giữa

kỳ Tổng hợp Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề 10%

Bài thi

hết môn Tổng hợp

Năng lực vận dụng, giải thích…. các vấn đề của

thực tiễn bằng kiến thức chuyên môn và đưa ra

được giải pháp hiệu quả (thông qua nghiên cứu)

60%

+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT – ĐG

Phương thức Hình thức Nội dung

Bài tập cá nhân ­ Ngôn ngữ trong

sáng, khoa học, trích

dẫn hợp lí (1đ)

­ Viết tay hoặc đánh

mày trên khổ giấy

A4, từ 3 ­ 5 trang (1đ)

­ Xác định và trình bày rõ ràng, khoa học

(2đ):

+ Mục đích nghiên cứu

+ Nhiệm vụ nghiên cứu

­ Giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu (5đ)

­ Sử dụng các tài liệu do giảng viên hướng

dẫn (1đ)

Bài tập nhóm Phân công nhiệm vụ

và có kế hoạch hoạt

động nhóm cụ thể,

Báo cáo của nhóm (8đ):

­ Trình bày ngắn gọn, khoa học 8 ­10 trang

(1đ).

Page 574: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

574

khả thi (2đ)

­ Tất cả các thành

viên trong nhóm đều

tham gia đầy đủ, tích

cực trong toàn quá

trình hoạt động nhóm

­ Xác định rõ mục đích, nhiệm vụ của

nhóm.

­ Giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu, có

lập luận xác đáng (5đ)

­ Trích dẫn tài liệu chính xác, trung thực

(1đ)

Bài kiểm tra

giữa kì

Bố cục hợp lí, ngôn

ngữ trong sáng, trích

dẫn hợp lệ, trình bày

đẹp đúng qui cách

­ Đặt vấn đề, xác định đối tượng nghiên

cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp

nghiên cứu hợp lí và lôgíc.

­ Có bằng chứng rõ rệt về năng lực tư duy

phê phán, kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh

giá trong việc giải quyết các nhiệm vụ

nghiên cứu.

­ Có bằng chứng về việc sử dụng các tài

liệu, các công nghệ, phương pháp, giải pháp

do giảng viên hướng dẫn.

Bài kiểm tra

cuối kì

­ Bố cục hợp lý, diễn

đạt chính xác, hợp lệ,

chú thích khoa học rõ

ràng, trung thực.

­ Ngôn ngữ trong

sáng, trình bày đẹp

đúng quy cách.

­ Dung lượng khoảng

15 ­ 20 trang (1đ)

­ Đặt vấn đề, xác định đối tượng nghiên

cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp

nghiên cứu hợp lý và logic.

­ Trình bày được lịch sử nghiên cứu vấn đề.

­ Thể hiện kỹ năng phân tích, tổng hợp,

đánh giá, năng lực tư duy phê phán trong

giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu.

­ Thể hiện được khả năng hiểu và ứng dụng

phương pháp dạy học hóa học.

­ Có sử dụng các tài liệu, công nghệ,

phương pháp do giảng viên hướng dẫn.

­ Có danh mục tài liệu tham khảo (8đ)

CHỦ NHIỆM KHOA CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

Page 575: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

575

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

LÝ LUẬN, CÔNG NGHỆ DẠY HỌC HIỆN ĐẠI

MÔN HÓA HỌC

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

­ Trường: Đại học Giáo dục ­ ĐHQGHN

­ Khoa: Sư phạm

­ Bộ môn: Khoa học tự nhiên

2. Thông tin về học phần

­ Tên học phần: Lý luận công nghệ dạy học hiện đại môn Hóa học

­ Mã học phần: TMT2037

­ Học phần bắt buộc / tự chọn: Tự chọn

­ Số lượng tín chỉ: 3

­ Học phần tiên quyết: TMT2030

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung

Giúp người học hình thành được kiến thức về lý luận chung và công nghệ dạy học

hiện nay, khai thác một số phương tiện kỹ thuật hiện đại dùng trong dạy học hóa học ở

trường đại học, trường phổ thông. Người học tích hợp được việc dạy học thí nghiệm hóa

học với phương tiện vào trong quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học hóa

học hiện nay.

3.2. Chuẩn năng lực

3.2.1. Kiến thức

­ Trình bày được hệ thống các khái niệm, nội dung cơ bản của lý luận và công

nghệ dạy học hiện đại môn Hóa học

­ Phân loại được các phương tiện kỹ thuật (PTKT) dạy học theo các dấu hiệu nhận

biết cơ bản.

­ Trình bày được chức năng và công dụng của PTKT trong dạy học hóa học.

­ Nắm được các nguyên tắc sử dụng PTKT trong dạy học hóa học

Page 576: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

576

­ Phân loại và biết được công dụng, tình huống sử dụng các PTKT trong dạy học

hóa học.

­ Phân tích được công dụng, các tính năng và cách sử dụng, bảo quản các PTKT hỗ

trợ dạy học như : Đồ dùng và mẫu vật thí nghiệm; tivi, video ; máy chiếu qua đầu, máy

chiếu hình đa phương tiện;….

­ Khái quát được các vấn đề trong thực tiễn dạy học, đặc biệt là thực tiễn dạy học

phổ thông và xu hướng cải cách giáo dục của thế giới và Việt Nam.

3.2.2. Kỹ năng

­ Thực hành được công nghệ dạy học hiện đại vào dạy học hóa học

­ Sử dụng khá/ tốt các PTKT hiện đại và vận dụng linh hoạt vào trong quá trình

dạy học hóa học.

­ Sử dụng thành thạo một số phương tiện và công nghệ dạy học phổ biến để nâng

cao hiệu quả quá trình dạy học.

­ Người học tích hợp các phương pháp dạy học tiến tiến với việc sử dụng công

nghệ dạy học hiện đại trong quá trình dạy học

3.2.3. Thái độ

­ Chủ động và tự tin trong việc sử dụng các PTKT DH.

­ Có ý thức sử dụng PTKT DH hỗ trợ dạy học.

­ Thường xuyên trau dồi, phát triển nghề nghiệp, linh hoạt trong lĩnh vực giáo dục.

3.2.4. Mục tiêu khác:

­ Có khả năng thu thập và xử lý thông tin, tự nghiên cứu, tự học.

­ Phát triển một số kỹ năng xã hội.

4. Nội dung học phần

4.1 Tóm tắt

Môn Lí luận, công nghệ dạy học hiện đại môn Hóa học giới thiệu những quan

điểm hiện đại về phương pháp dạy học, công nghệ dạy học ứng dụng trong môn Hóa học;

quy trình dạy học; xây dựng kế hoạch dạy học; thiết kế và triển khai bài dạy môn Hóa

học có sử dụng phương tiện công nghệ hiện đại.

Page 577: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

577

Trên cơ sở các định hướng về công nghệ, phương tiện trong quá trình dạy học, một

số ứng dụng công nghệ cụ thể trong dạy học, sinh viên được thực hành triển khai phương

pháp công nghệ dạy học hiện đại trong môn Hóa học theo hướng phát huy tính tích cực

của học sinh.

Học phần được thiết kế dành cho đối tượng là sinh viên Sư phạm Hóa học, sinh

viên đã tốt nghiệp chương trình đào tạo cử nhân Hóa học, giáo viên các trường THPT ...

4.2 Nội dung cụ thể

Thứ

tự Mục tiêu Nội dung

Thời

lượng

Ghi

chú

Chương 1. Đại cương về Lý luận dạy học Hóa học

Kết thúc chương,

SV cần phải:

­ Phân tích được

các yếu tố cấu

thành, nguyên tắc

triển khai quá trình

dạy học

­ Giải thích được

sự ảnh hưởng của

các học thuyết sư

phạm, qui luật nhận

thức đến cách lựa

chọn mô hình dạy

học

­ Thiết kế được qui

trình dạy học phù

hợp với bối cảnh

nhà trường hiện

1.1. Tổng quan về lí luận dạy học

1.1.1. Lịch sử phát triển của lí luận

dạy học

1.1.2. Các trường phái lí luận dạy học

1.1.3. Mối quan hệ giữa LLDH với

một số ngành khoa học khác

1.2. Quá trình dạy học

1.2.1, Khái niệm về dạy học.

1.2.2. Một số phương pháp tiếp cận

nghiên cứu bản chất dạy học

1.2.3. Bản chất của dạy học

1.3. Phương pháp và kỹ thuật dạy

học

1.3.1. Phương pháp dạy học

1.3.2. Kỹ thuật dạy học

1.4. Quá trình chuyển đổi từ dạy

học định hướng nội dung hiện nay

sang dạy học hóa học theo định

hướng phát triển năng lực người

12giờ tín

chí

Page 578: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

578

nay học

1.4.1. Đặc trưng của dạy học hiện nay

1.4.2. Một số lý thuyết và quan điểm

tiếp cận nghiên cứu dạy học hiện nay.

1.4.3. Quy luật và nguyên tắc dạy học

cơ bản

1.5. Các yếu tố trong hệ thống dạy

học

1.5.1. Đối tượng người học

1.5.2. Mục tiêu dạy học

1.5.2. Nội dung dạy học

1.5.3. Kiểm tra đánh giá

1.5.4. Môi trường dạy học

1.5.5. Phương pháp, phương tiện dạy

học

1.5.6. Đánh giá cải tiến, phát triển

chuyên môn

Chương 2.Quan niệm mới về công nghệ dạy học

1

Kết thúc chương,

SV cần phải:

­ Trình bày được

một số khái niệm

cơ bản về công

nghệ dạy học, công

nghệ dạy học hiện

đại trong dạy học

hóa học.

­ Phân loại được

một số PTDH hiện

nay.

2.1. Khái niệm CNDH

2.1.1. CNDH như một sản phẩm

2.1.2. CNDH như một quá trình

2.2. Phân loại

2.2.1. Công nghệ dạy học cổ

điển( truyền thống)

2.2.2. Công nghệ hiện đại

2.2.3. Mô hình giáo dục thể kỉ 21 của

UNESSCO

2.2.3.1. Mô hình truyền thống

+Trung tâm

+ Vai trò của người học

14giờ tín

chí

Page 579: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

579

­ Phân tích và so

sánh được 3 mô

hình dạy học từ đó

đánh giá được mô

hình dạy học tiến

tiến nhất hiện nay.

­ Vận dụng sáng

tạo mô hình tiến

tiến vào quá trình

dạy học ở Vệt Nam

+Công nghệ cơ bản

2.2.3.2. Mô hình thông tin

+Trung tâm

+ Vai trò của người học

+Công nghệ cơ bản

2.2.3.3. Mô hình trí thức

+Trung tâm

+ Vai trò của người học

+ Công nghệ cơ bản

2.3. Ví dụ cụ thể

Chương 3. Phương tiện dạy học

2

Kết thúc chương,

SV cần phải:

­ Nêu được khái

niệm về PTDH

­ Phân loại được

vai trò chức năng

của PTDH.

­ Vận dụng thiết

kế các PTDH vào

trong quá trình dạy

học cụ thể

3.1 Khái niệm về phương tiện dạy

học

3.1.1 Định nghĩa

3.1.2. Ý nghĩa của phương tiễn dạy

học

3.1.3. Một số loại phương tiễn kỹ

thuật dạy học hóa học

3.2 Phân loại phương tiện kỹ thuật

dạy học cơ bản

3.2.1 Phân loại

­ Dựa theo loại hình

­ Dựa theo nguyên lý cấu tạo

3.2.2 Chức năng và công dụng cơ bản

của các phương tiện dạy học

3.3 Thiết kế các phương tiện dạy

học

3.3.1. Quy tắc thiết kế các phương tiện

dạy học

- Tuân thủ nguyên tắc thiết kế và sử

10giờ tín

chỉ

Page 580: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

580

dụng vốn có của phương tiện

­ Hỗ trợ triệt để cho các mục đích hoạt

động dạy học

­ Có tính tương tác cao, tính đa dạng

và tiện sử dụng của phương tiện

­ Lựa chọn ưu tiên những phương tiện

và học liệu phổ biến, thông thường,

giản dị và có thể tự tạo tương đối

nhanh chóng, chủ động

­ Xác định và thiết kế các phương tiện,

công cụ, kĩ thuật phù hợp với những

mô hình PPDH đã chọn

3.3.2. Các tiêu chí cơ bản của việc

thiết kế các phương tiện dạy học

- Có những yếu tố mới

­ Được xác định về chức năng cụ thể

­ Có hình thức vật chất cụ thể

3.4. Bài tập vận dụng

Chương 4. Sử dụng phương tiện kỹ thuật trong dạy học hóa học

4 Kết thúc chương,

SV cần phải:

­ Sử dụng thành

thạo một số PTDH

hiện đại.

­ Vận dụng vào

thiết kế một giờ

dạy học cụ thể.

­ Vận dụng thiết

kế một Website

dạy học có tích hợp

4.1 Khái quát việc sử dụng phương

tiện kỹ thuật trong dạy học

4.2. Các nguyên tắc

4.3. Chuẩn bị tiết học có sử dụng

PTKT DH cơ bản

4.3.1. Các bước chuẩn bị

4.3.2. Chuẩn bị phương tiện

4.3.3. Thiết kế bài lên lớp có sử dụng

phương tiện kỹ thuật dạy học

4.4. Ứng dụng công nghệ hiện đại

trong dạy học

9 giờ tín

chỉ

Page 581: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

581

công nghệ và với

kiến thức môn Hóa

học.

4.4.1. Lập kế hoạch bài dạy

4.4.2. Tạo bài trình diễn đa phương

tiện

4.4.3. Khai thác thông tin trên internet

4.4.4 Hoàn thành đề tài dự án”hồ sơ

bài dạy”

- Sắp xếp hồ sơ bài dạy

- Hoàn thiện hồ sơ bài dạy

­ Chuẩn bị trình diễn hồ sơ bài dạy

5. Phương pháp, hình thức dạy học

5.1 Phân bổ thời lượng: theo hình thức dạy học

Lý thuyết: 30

Thực hành/làm việc nhóm: 12

Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 3

5.2. Các phương pháp dạy học chủ yếu

- Phương pháp nghiên cứu, tự học

- Phương pháp làm việc nhóm

- Phương pháp trực quan

6. Tài liệu tham khảo

1. Tài liệu chính

3. Nguyễn Cương (2010), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông

và đại học, NXB GD.

4. Đặng Thành Hưng (2002), Dạy học hiện đại: Lý luận - Biện pháp - Kỹ

thuật, NXB ĐHQG ­ Hà Nội.

2. Tài liệu tham khảo thêm thêm

­ Thái Duy Tuyên (2008), Phương pháp dạy học- Truyền thống và đổi mới, NXB

Giáo dục.

­ Nguyễn Cảnh Toàn (Chủ biên) (1998), Quá trình dạy- tự học, NXB GD.

Page 582: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

582

7. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

Hình thức

Tính chất

của nội

dung kiểm

tra

Mục đích kiểm tra Trọng số

Đánh giá

thường

xuyên

Lý thuyết Đánh giá mức độ tích cực học tập, tham gia xây

dựng bài / vấn đáp, trắc nghiệm, 10 %

Bài tập cá

nhân

Lý thuyết

và kỹ năng

Đánh giá khả năng vận dụng lý thuyết vào thực

tiễn ; Đánh giá khả năng sử dụng phương tiện.;

kỹ năng viết, nghiên cứu khoa học

10%

Bài tập

nhóm Kỹ năng

Đánh giá khả năng tổng hợp kiến thức của nhóm

và Đánh giá kỹ năng phối kết hợp trong làm việc

nhóm , Kỹ năng thuyết trình

20%

Bài thi

hết môn Tổng hợp

Năng lực vận dụng, công nghệ hiện đại vào quá

trình lập kế hoạch dạy học, thiết kế bài trình

chiếu có tích hợp thí nghiệm vào trong bài

giảng, đề xuất ý tưởng mới.

60%

+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT – ĐG

7.1. Đánh giá năng lực ( cá nhân, nhóm)

Đánh giá năng lực vận dụng kiến thức

5. Vận dụng kiến thức về lý luận để thiết kế kế hoạch dạy học.

6. Tich hợp các PPDH hiện đại vào bài giảng

7. Sử dụng được một số phần mền cơ bản ( Word, PowerPoint,….)

Đánh giá kỹ năng vận dụng kiến thức

­ Kỹ năng vận dụng kiến thức: giải thích được, so sánh được, thiết kế được, vận dụng

để làm được.

Page 583: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

583

­ Kỹ năng tiếp cận vấn đề, tư duy logic và sáng tạo trong giải quyết tình huống dạy

học hóa học.

­ Kỹ năng tổng hợp kiến thức, kỹ năng suy luận và nhận xét để đưa ra nhận định của

bản thân.

7.2. Kỹ năng trình bày (cá nhân)

­ Tư thế tác phong nghiêm chỉnh

­ Nói rõ ràng, mạch lạc, không nói ngọng, nói lắp

­ Nội dung trình bày có tính hệ thống chặt chẽ.

+ Hoàn thiện bài tập theo yêu cầu về hình thức, nội dung và mục đích của kiểm tra

đánh giá.

CHỦ NHIỆM KHOA

TS. Tôn Quang Cường

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

Page 584: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

584

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

CƠ SỞ LÝ THUYẾT HÓA HỌC

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

­ Trường: Đại học Giáo dục - ĐHQGHN

­ Khoa: Sư phạm

­ Bộ môn: Khoa học tự nhiên

2. Thông tin chung về môn học

- Tên học phần: Cơ Sở Lý thuyết Hóa học.

- Mã môn học: CHE 4099

- Môn học bắt buộc / tự chọn: Tự chọn

- Số lượng tín chỉ: 03

- Môn học tiên quyết: CHE 1052

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung

­ Vận dụng tốt các kiến thức cốt lõi của học phần vào quá trình dạy học Hoá học

ở trường phổ thông;

­ Nắm vững kiến thức cơ sở cần thiết, các nguyên lí cơ bản để áp dụng vào việc

học các môn chuyên ngành về Hoá học;

­ Vận dụng tốt kiến thức của học phần để giải thích các hiện tượng liên quan đến

hóa học hay tự bồi dưỡng các kiến thức có liên quan sau khi tốt nghiệp.

3.2. Chuẩn năng lực:

3.2.1. Kiến thức:

­ Nắm vững kiến thức cơ bản về các quy luật của phản ứng hoá học, các yếu tố ảnh

hưởng đến phản ứng hóa học để có thể điều khiển phản ứng hóa học theo hướng mong muốn

đáp ứng tốt yêu cầu dạy học Hóa học cho các cấp học và chương trình đào tạo sau khi tốt

nghiệp và có thể tiếp tục học lên các bậc học cao hơn.

­ Vận dụng tốt kiến thức thu được từ học phần để có thể tham gia nghiên cứu sâu hơn

về các chuyên ngành của Hóa học và ứng dụng chuyên sâu trong cuộc sống.

3.2.2. Kỹ năng:

Page 585: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

585

- Có kỹ năng vận dụng cơ sở lý thuyết Hóa học để giải thích các hiện tượng hóa

học trong thực tiễn và khi tham gia nghiên cứu về các chuyên ngành chuyên sâu như Hóa học

Hữu cơ, Hóa học Vô cơ, Hóa học Phân tích và Hóa lý và những nội dung tích hợp, liên môn.

­ Có kỹ năng thực hiện thành công và giải thích tốt các hiện tượng thí nghiệm bắt buộc

và tự chọn trong chương trình; có kỹ năng điều khiển vận hành tốt các công cụ, thiết bị thí

nghiệm hóa học và một số thiết bị vật lí có liên quan.

­ Có kỹ năng tự học, làm việc nhóm và nghiên cứu khoa học sau khi tốt nghiệp.

3.2.3. Thái độ:

­ Có ý thức trách nhiệm bản thân, tận tụy với công việc và giải quyết vấn đề nảy

sinh trong công việc.

­ Có phương pháp làm việc khoa học, không ngừng nâng cao kiến thức và

rèn luyện bản thân.

3.2.4. Mục tiêu khác:

Khả năng áp dụng các kiến thức cơ bản của Toán học, Vật lý vào quá trình học tập

các môn hóa học chuyên ngành.

Nắm chắc phương pháp và kĩ thuật sử dụng các phương tiện hiện đại trong dạy học

và trong thí nghiệm Hoá học;

4. Nội dung môn học

4.1. Tóm tắt

Cơ sở lý thuyết các phản ứng hóa học nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức

cơ bản về Nhiệt động lực học, Động hóa học, Điện hóa học và Áp dụng các định luật cơ bản

của Vật lý, Hóa lý mô tả cơ chế và động học cho các phản ứng phức tạp, mối liên hệ giữa

thành phần cấu tạo và tính chất của chất tan, lý thuyết cân bằng axit ­ bazơ và phản ứng axit ­

bazơ, phản ứng oxi hóa ­ khử sử dụng trong pin điện hóa.

4.2 Nội dung cụ thể

Thứ

tự Mục tiêu Nội dung

Thời

lượng

Ghi

chú

1 Chương 1. Cơ sở của nhiệt động hóa học

Kết thúc chương, sinh viên 1.1. Nguyên lý áp dụng vào hóa 3

Page 586: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

586

phải nắm được

­ Điều kiện và giới hạn để

phản ứng hóa học xảy ra,

mức độ phản ứng xảy ra:.

­ Áp dụng Nhiệt động học

(bộ phận của vật lý học: cơ

và nhiệt) áp dụng vào Hóa

học thành nhiệt động hoá

học nghiên cứu những quan

hệ năng lượng trong các quá

trình hoá học.

­Nguyên lý I cho phép tính

nhiệt của các phản ứng

nhưng không cho phép tiên

đoán chiều và giới hạn của

quá trình

­Nguyên lý II của nhiệt động

học chiều và giới hạn tự diễn

biến của quá trình

học

­ Khái niệm nội năng (U),

entanpi (H), entropi (S), nhiệt độ,

...

­ Nguyên lý I, II và III của nhiệt

động học áp dụng vào Hóa học

­ Nhiệt đẳng tích, nhiệt đẳng áp

1.2 Nhiệt phản ứng hóa học

­ Nhiệt phản ứng

­ Nhiệt sinh chuẩn của một chất

­ Nhiệt cháy chuẩn của một chất

1.3 Định luật Hess và các Hệ

quả

1.4 Sự phụ thuộc Hiệu ứng

nhiệt vào nhiệt độ. Định luật

Kirchoff

­ Nhiệt dung mol của 1 chất

­ Nhiệt chuyển pha

­ Định luật Kirchhoff

­ Mối quan hệ giữa năng lượng

liên kết và nhiệt phản ứng

-1.5 Chiều tự diễn biến của quá

trình

­ Nguyên lí II, hàm Entropy

­ Nguyên lý II (Tiêu chuẩn để xét

chiều của quá trình)

­ Nguyên lý II áp dụng trong hệ

cô lập

- ý nghĩa hàm entropi

­Biến thiên entropi của một số

Page 587: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

587

quá trình

-1.6 Nguyên lý III của nhiệt

động học

-Entropi tuyệt đối của các chất

nguyên chất ở các nhiệt độ T

­ .Biến thiên entropy của các phản

ứng hoá học

-1.7 Hàm thế nhiệt động, tiêu

chuẩn xét chiều của quá trình

­ Hàm thế đẳng nhiệt đẳng áp

­ Hàm thế đẳng nhiệt đẳng tích

- Biến thiên thế đẳng áp

-1.8 Các yếu tố ảnh hưởng đến

thế đảng áp

-Ảnh hưởng của nhiệt độ

­ Ảnh hưởng của áp suất:

ảnh hưởng của thành phần các

chất.

­ Khái niệm thế hoá

­Mối quan hệ giữa dấu ΔG và độ

lớn ΔH, ΔS và T

2 Chương 2. Cơ sở của động hóa học

­ Nắm vững được các khái

niệm về tốc độ xảy ra của

phản ứng hóa học, các yếu

tố ảnh hưởng đến tốc độ của

phản ứng hóa học.

­Trên cơ sở đó tìm hiểu về

cơ chế phản ứng.

2.1 Một số khái niệm cơ bản về

phản ứng đồng thể, dị thể và

tốc độ phản ứng

2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến

tốc độ phản ứng

2.3 Phương trình động học của

phản ứng hóa học

8

Page 588: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

588

2.4 Xác định bậc của phản ứng

2.5 Cơ chế phản ứng

2.6 Phản ứng quang hóa học,

phản ứng dây chuyền

2.7 Xúc tác

2.8 Thuyết va chạm hoạt động

2.9 Thuyết phức chất hoạt động

3 Chương 3. Cân bằng hóa học

­ Nắm được khái niệm cân

bằng hóa học; Ý nghĩa của

hằng số cân bằng hóa học,

sự dịch chuyển cân bằng và

các yếu tố ảnh hưởng đến

dịch chuyển cân bằng;

­Tổng hợp cơ sở lí thuyết về

các loại phản ứng hóa học

xảy ra trong dung dịch và

cách tính cân bằng hóa học

xảy ra.

3.1. Phản ứng thuận nghịch và

không thuận nghịch

3.2 Hằng số cân bằng hóa học

­ Các cách biểu diễn hằng số cân

bằng hóa học

­ Mỗi quan hệ giữa các hằng số

cân bằng hóa học

3.3 Sự dịch chuyển cân bằng

hóa học

­ Ảnh hưởng của nhiệt độ

­ Ảnh hưởng của nồng độ

­Ảnh hưởng của áp suất

3.4 Các phương pháp xác định

hằng số cân bằng hóa học

3.5 Cân bằng pha

18

4 Chương 4: DUNG DỊCH

­ Nắm vững các loại nồng

độ và mối quan hệ với nhau,

các quá trình hoà tan, nồng

4.1. Khái niệm sự hình thành

dung dịch

-Định nghĩa

10

Page 589: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

589

độ và độ pH

­ Nắm vững cáckhái niệm về

các loại dung dịch, dung

dịch bão hoà, dung dịch

chưa bão hoà, sự hoà tan,

dung môi và chất tan.

­ Pha chế được các loại dung

dịch chưa bão hoà và dung

dịch bão hoà...

.

­ Các hệ phân tán

­Nhiệt động học của sự hình

thành dung dịch lỏng

­ Các loại nồng độ

-4.2. Tính chất của dung dịch

­ Dung dịch loãng

­Dung dịch chứa chất tan không

điện li, không bay hơi

4.3. Dung dịch điện li

­ Điện li của axit, bazo và muối

trong dung dịch

­ Hằng số điện li, độ điện li

­ Khái niệm pH

­ một số quan điểm hiện đại về

axit­bazo

­ Chuẩn độ axit­bazo

­ Chất chỉ thị mầu axit­bazo

­ Sự thủy phân và cân bằng thủy

phân

4.4. Cân bằng tạo phức trong

dung dịch

4.5. Dung dịch keo

5 Chương 5: PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ

­ Hiểu rõ các khái niệm liên

quan đến phản ứng oxi hóa –

khử, phân loại phản ứng, và

ý nghĩa của phản ứng oxi

5.1 Khái niệm về phản ứng oxi

hóa –khử

­ Phân loại các phản ứng oxi hóa­

khử

­ Chiều của phản ứng oxi hóa –

6

Page 590: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

590

hóa­khử trong thực tiễn.

­ Xác định được chiều, trạng

thái cân bằng và hàng số cân

bằng của phản ứng oxi hóa­

khử xảy ra trong dung dịch.

­ Cấu tạo và giải thích hoạt

động của của pin Ganvani

­ Các loại thế điện cực và

quá trình điện phân.

­ Loại phản ứng oxi hóa khử

liên quan đến hai quá trình

phát sinh dòng điện và quá

trình điện phân

khử

­ Hằng số cân bằng của phản ứng

oxi hóa khử

5.2 Các loại thế điện cực

-Điện cực kim loại

­ Điện cực trơ

­ Điện cực khí

5.3 Suất điện động của pin

5.4 Thế điện cực

-Điện cực và thế điện cực

­ Pin Ganvani

­ Năng lượng Gip và sức điện

động của pin

- Thế điện cực chuẩn

5.4 Điện phân

­ Các định luật điện phân

­ Điện phân ở trạng thái nóng

chảy

­ Điện phân dung dịch

­Điện phân dùng điện cực trơ,

hiện tượng dương cực tan

­ Sự phân cực, thế phân hủy

5.5 Ăn mòn kim loại

5.6 Chiều và trạng thái cân

bằng của phản ứng oxi hóa –

khử xảy ra trong dung dịch

nước

Page 591: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

591

5. Phương pháp, hình thức dạy học

5.1. Phân bổ thời lượng: theo hình thức dạy học

Lý thuyết: 30

Bài tập/Thực hành/làm việc nhóm: 15

Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 0

5.2. Các phương pháp dạy học chủ yếu

Phương pháp tổ chức các hoạt động học tập theo nhóm

PPDH nêu và giải quyết vấn đề

Kết hợp các phương pháp dạy học tích cực khác….

6 . Tài liệu tham khảo

1. Tài liệu chính

1. Trần Thị Đà, Đặng Trần Phách, Cơ sở lí thuyết các phản ứng hóa học, NXB

Giáo dục Việt Nam, 2004.

2. Vũ Đăng Độ, Cơ sở lí thuyết các quá trình hóa học, NXB Giáo dục Việt Nam,,

2012.

3. Vũ Đăng Độ, Trịnh Ngọc Châu, Nguyễn Văn Nội, Bài tập cơ sở lí thuyết các quá

trình hóa học, NXB Giáo dục Việt Nam,, 2012..

2. Tài liệu tham khảo thêm thêm

1. Nguyễn Đình Huề, Hóa Lí tập, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam 2000.

2. Lâm Ngọc Thiềm, Cơ sở lí thuyết Hóa học (dùng cho sinh viên, học viên cao

học, nghiên cứu sinh và cán bộ dự thi sau đại học), NXB Giáo dục, 2008.

3. Lâm Ngọc Thiềm (CB), Trần Hiệp Hải, Bài tập Hóa học đại cương (Hóa học lý

thuyết cơ sở), NXB ĐHQGHN, 2002

7. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

Page 592: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

592

Hình thức

Tính chất

của nội

dung kiểm

tra

Mục đích kiểm tra Trọng số

Đánh giá

thường xuyên Lý thuyết

Bài tập chương nhằm Kiểm tra kiến thức môn

học 10 %

Bài tập cá

nhân

Lý thuyết

và kỹ năng

Đánh giá khả năng vận dụng lý thuyết vào việc

giải các bài toán và kỹ năng tự học của bản thân 10%

Bài tập nhóm Kỹ năng

Đánh giá khả năng tổng hợp kiến thức của

nhóm, để nắm chắc kiến thức cốt lõi của từng

chương

20%

Bài thi hết

môn Tổng hợp

Năng lực vận dụng, giải thích các vấn đề tổng

hợp bằng các khối kiến thức liên qua 60%

CHỦ NHIỆM KHOA CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

TS. Tôn Quang Cường

Page 593: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

593

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRONG MÔI TRƯỜNG

HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

1. Thông tin về đơn vị đào tạo

­ Trường: Đại học Giáo dục ­ ĐHQGHN

­ Khoa Khoa Sư phạm

­ Bộ môn: Lí luận và công nghệ dạy học

2. Thông tin về học phần

­ Tên học phần: Phương pháp dạy học trong môi trường trực tuyến

­ Mã học phần: TMT4002

­ Học phần bắt buộc / tự chọn: Tự chọn (Thay thế thi tốt nghiệp)

­ Số lượng tín chỉ: 3

­ Các học phần tiên quyết:

+ TMT1001: Lí luận công nghệ dạy học (3 tín chỉ).

+ PSE1003. Đo lường và đánh giá kết quả học tập của học sinh (3 tín chỉ)

+ TMT120 (1­6): Chương trình, phương pháp dạy học bộ môn (4 tín chỉ)

3. Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1. Mục tiêu chung

3.2. Chuẩn năng lực

3.2.1. Kiến thức

­ Hiểu và phân tích được sự thay đổi của các yếu tố trong môi trường dạy học không

truyền thống (dạy học điện tử E­learning, dạy học phối hợp Blended Learning) và các mô

hình dạy học đáp ứng nhu cầu học tập mới (Mobile Learning, Ubiquitous Learning).

­ Phân tích, đánh giá được những ưu/nhược điểm về phương pháp, hình thức tổ chức

dạy học, kiểm tra­đánh giá trong môi trường dạy học trực tuyến ở trường phổ thông.

­ Có hiểu biết sâu về các mô hình dạy học trực tuyến và vận dụng vào dạy học học

phần theo chuyên ngành.

Page 594: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

594

­ Phân tích các xu hướng phát triển của dạy học trực tuyến

3.2.2. Kỹ năng

­ Sử dụng nền tảng công nghệ mã nguồn mở (Moodle) để thiết kế được khóa học trực

tuyến theo môn chuyên ngành, xây dựng bài giảng điện tử, học liệu điện tử

­ Sử dụng các công cụ công nghệ hỗ trợ tổ chức hoạt động dạy học, kiểm tra đánh giá

trong môi trường trực tuyến.

3.2.3. Thái độ

- Có tinh thần chủ động thích ứng với sự thay đổi

- Đổi mới nhận thức và cách tiếp cận dạy học trong môi trường không truyền thống

- Say mê nghề nghiệp, tinh thần không ngừng học hỏi, thường xuyên trau dồi, phát

triển nghề nghiệp

3.2.4. Mục tiêu khác

- Có khả năng thu thập và xử lý thông tin, tự nghiên cứu

- Có ý thức cập nhật các công cụ công nghệ hiện đại, tích hợp trong thực tế dạy học

- Phát triển một số kỹ năng xã hội.

4. Nội dung học phần

4.1. Tóm tắt

Học phần Phương pháp dạy học trong môi trường trực tuyến cung cấp những khái

niệm cơ bản, các công cụ công nghệ hiện đại để thiết kế và tổ chức quá trình dạy học

trong môi trường trực tuyến đáp ứng các nhu cầu học tập đa dạng hiện nay. Học phần

đồng thời giới thiệu các mô hình dạy học không truyền thống được xây dựng dựa trên nền

tảng web, kết nối mạng, hệ thống các cách tiếp cận và phương pháp dạy học mới trong

việc tổ chức quá trình dạy học, sự thay đổi bản chất vai trò của người dạy, người học, đặc

điểm tương tác giữa 2 chủ thể này và môi trường học tập.

Học phần cung cấp các cơ hội cho người học tiếp cận với công nghệ dạy học hiện đại

dựa với Hệ thống công cụ quản lí, hỗ trợ dạy học (Learning Management System – LMS)

trên nền tảng mã nguồn mở Moodle và kết nối mạng.

4.2 Nội dung cụ thể

Page 595: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

595

TThứ

tự Mục tiêu Nội dung

Thời

lượng

Ghi

chú

1

1. Người học xác định

được các mô hình dạy

học trong môi trường

mạng phù hợp với đặc

điểm học sinh và học

phần.

2. Người học nhận

diện và phân tích

được sự thay đổi về

vai trò, bản chất

tương tác giữa người

dạy và người học

trong môi trường dạy

học trực tuyến

3. Người học phân

tích được ưu nhược

điểm của các mô hình

dạy học trong môi

trường mạng.

Nội dung 1.

Mô hình và nguyên tắc tổ chức dạy học

trong môi trường mạng

1.1. Tiếp cận dạy học trong thế kỉ XXI

1.1.1. Sự thay đổi về vai trò người dạy –

Người học – Môi trường học tập

1.1.2. Sự chuyển đổi từ tiếp cận hành vi

sang tiếp cận thông tin.

1.1.3. Yêu cầu về năng lực thông tin đối

với người dạy, người học

1.2. Các mô hình dạy học trong môi trường

mạng

1.2.1. Mô hình dạy học kết hợp (Blended

Learning)

1.2.2. Mô hình dạy học trực tuyến (E-

learning, M-Learning, U-Learning)

1.3. Nguyên tắc tổ chức dạy học trong môi

trường mạng

1.3.1. Nguyên tắc xây dựng mục tiêu

1.3.2. Nguyên tắc thiết kế nội dung

1.3.3. Nguyên tắc tổ chức hoạt động dạy

học

1.3.4. Nguyên tắc thiết kế kiểm tra đánh

giá

6 giờ

tín

chỉ

1. Người học thiết kế

được kịch bản sư

phạm và kịch bản

công nghệ

Nội dung 2.

Tổ chức quá trình dạy học trong môi

trường mạng

2.1. Xây dựng kịch bản sư phạm và kịch

9 giờ

tín

Page 596: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

596

TThứ

tự Mục tiêu Nội dung

Thời

lượng

Ghi

chú

2

2. Người học thực

hiện được các kĩ thuật

tổ chức dạy học trong

môi trường trực tuyến

3. Người học đánh giá

được hiệu quả của các

mô hình dạy học trực

tuyến

bản công nghệ

2.1.1. Xây dựng kế hoạch cho khóa học

2.1.2. Lựa chọn công nghệ hỗ trợ khóa

học

2.2. Phương pháp dạy học

2.2.1. Phương pháp dạy học theo mô hình

kết hợp (Blended Learning)

2.2.2. Phương pháp dạy học trực tuyến

(E/M/U-Learning, )

2.3. Các kĩ thuật tổ chức dạy học

2.3.1. Thiết kế mục tiêu khóa học

2.3.2. Thiết kế nội dung theo tiếp cận thông

tin

2.3.3. Thiết kế hoạt động dạy học sử dụng

các công cụ công nghệ

2.3.4. Thiết kế hoạt động kiểm tra đánh giá

chỉ

3

1. Người học nhận

diện và sử dụng được

các công cụ chức

năng và thành phần

của hệ thống LMS

phù hợp với các hoạt

động dạy học

2. Người học đánh giá

được hiệu quả của các

chức năng của hệ

Nội dung 3.

Giới thiệu phần mềm thiết kế khóa học

trong môi trường mạng

3.1. Hệ thống quản lí học tập LMS Moodle

3.1.1. Cấu trúc tổng thể

3.1.2. Các công cụ hỗ trợ của LMS

Moodle

3.2. Hệ thống các công cụ công nghệ xây

dựng bài giảng

3.2.1. Web 2.0

3.2.2. Công cụ tìm kiếm thông tin

15 giờ

tín

chỉ

Page 597: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

597

TThứ

tự Mục tiêu Nội dung

Thời

lượng

Ghi

chú

thống LMS trong tổ

chức quá trình dạy

học trực tuyến

3.2.3. Công cụ xử lí thông tin, học liệu

3.2.4. Công cụ trình bày nội dung

3.2.5. Công cụ hỗ trợ kiểm tra đánh giá

4

1. Người học sử dụng

được các công cụ

chức năng và thành

phần của hệ thống

LMS để thiết kế và tổ

chức các hoạt động

dạy học, kiểm tra­

đánh giá cho khóa

học

2. Người học sử dụng

được các công cụ,

phần mềm xây dựng

học liệu điện tử, hồ sơ

dạy học điện tử

3. Người học so sánh

và đánh giá được tính

hiệu quả của khóa học

điện tử

Nội dung 4.

Thực hành thiết kế khóa học trong môi

trường mạng

4.1. Xây dựng hồ sơ dạy học điện tử (E-

portfolio)

4.2. Xây dựng học liệu trên LMS Moodle

4.2.1. Xử lí các file định dạng văn bản

4.2.1. Xử lí các file định dạng ảnh.

4.2.2. Xử lí các file video.

4.2.3. Đóng gói và tải bài giảng theo

chuẩn SCORM

4.3. Thiết kế hoạt động dạy học trực tuyến

trên LMS Moodle

4.3.1. Hoạt động học tập cá nhân

4.3.2. Hoạt động học tập theo nhóm

4.3.3. Hoạt động học tập chia sẻ cộng

đồng

4.4. Thiết kế hoạt động kiểm tra đánh giá

kết quả học tập

4.4.1. Bài tập cá nhân

4.4.2. Bài tập nhóm

4.4.3. Bài tập lớn

15 giờ

tín

chỉ

Page 598: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

598

5. Phương pháp, hình thức dạy học

5.1 Phân bổ thời lượng:

Lý thuyết: 25

Thực hành/làm việc nhóm: 15

Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 5

5.2. Các phương pháp dạy học

- Thuyết trình, thảo luận nhóm

­ Tình huống, nêu và giải quyết vấn đề

­ Làm việc nhóm, dạy học dự án

6. Tài liệu tham khảo

1. Tài liệu chính

1. Tôn Quang Cường, Phạm Kim Chung. Bài giảng Phương pháp dạy học trong môi

trường trực tuyến. Trường ĐHGD, ĐHQGHN, 2013.

2. Unessco, Những năng lực CNTT trong đào tạo giáo viên, Asia Pacific Region,

2012.

2. Tài liệu tham khảo thêm thêm

1. E­Learning và ứng dụng trong dạy học. Tài liệu của Dự án Việt­Bỉ (VVOB), Hà

Nội, 2011

2. Cher Ping LIM. Ching Sing CHAI. Daniel CHURCHILL. Các mô hình ứng dụng

CNTT trong giáo dục tiên tiến (Người dịch: Nguyễn Ngọc Vũ). Bộ công cụ nâng cao năng

lực cho các trường đào tạo giáo viên ở khu vực Châu Á­Thái Bình Dương. Microsof Partner

in Learning, 2010

7. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

Page 599: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

599

Hình thức

Tính chất

của nội

dung kiểm

tra

Mục đích kiểm tra Trọng số

Đánh giá

thường

xuyên

Lý thuyết Đánh giá mức độ tích cực học tập, tham gia

xây dựng bài /vấn đáp, trắc nghiệm 10 %

Bài tập cá

nhân

Lý thuyết

và kỹ năng

Đánh giá kĩ năng sử dụng phương tiện công

nghệ trên nền LMS 10%

Bài tập

nhóm Kỹ năng Thực hành thiết kế khóa học trên LMS Moodle 20%

Bài thi

hết môn Tổng hợp

Thiết kế tài liệu hướng dẫn sử dụng khóa học

trực tuyến

Trình bày sản phẩm khóa học thiết kế theo

chuyên ngành

60%

+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT – ĐG

- Bài tập cá nhân (luận, tổng thuật, báo cáo)

Xác định được vấn đề nghiên cứu, phân tích 3đ

Phân tích logic, đi thẳng vào vấn đề, liên hệ thực tế 5đ

Ngôn ngữ trong sáng, trích dẫn, sử dụng tài liệu tham khảo hợp lệ 2đ

Tổng: 10đ

- Bài tập nhóm /tháng

Kịch bản sư phạm rõ ràng, hợp lý, khả thi 2đ

Kịch bản công nghệ phù hợp 2đ

Sử dụng được các công cụ trên LMS Moodle để thiết kế 2đ

các hoạt động dạy học đa dạng

Nội dung phong phú, đa dạng, hấp dẫn 1đ

Page 600: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO ...education.vnu.edu.vn/sites/default/files/hoa_hoc.chuong_trinh_dao... · ... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

600

Học liệu phong phú, đa dạng (ít nhất có 3 định dạng) 1đ

Hệ thống kiểm tra đánh giá phù hợp với mục tiêu 1đ

Thiết kế thẩm mĩ, sáng tạo 1đ

Tổng: 10đ

- Thi cuối kỳ

Đánh giá sản phẩm (60%), bao gồm: tài liệu hướng dẫn sử dụng khóa học và

khóa học được thiết kế trên LMS Moodle (khóa học phải được vận hành trên nền web

hoặc server cụ thể)

Trình bày, báo cáo sản phẩm (40%): khả năng trình bày trước công chúng, khả

năng sử dụng công nghệ.

CHỦ NHIỆM KHOA CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

TS. Tôn Quang Cường TS. Phạm Kim Chung