phẦn mỞ ĐẦu - hus.vnu.edu.vn (105).pdf · đai là một diện tích cụ thể của bề...

120
1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Như chúng ta đều biết quá trình khai thác sử dụng đất luôn gắn liền với quá trình phát triển của xã hội. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu sử dụng đất càng cao. Bởi vì đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế được, là môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, an ninh quốc phòng ... Thế nhưng cuộc sống nhân lọai lại theo quy luật, con người số lượng ngày càng nhiều, nhưng đất đai có giới hạn về không gian, nhưng vô hạn về thời gian sử dụng. Vì thế đất đai ngày càng khan hiếm và trở nên quý giá hơn. Chính vì vậy mà việc sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và bền vững luôn là nhu cầu cấp thiết, đòi hỏi phải cân nhắc kỹ càng và hoạch định khoa học hơn để sử dụng nguồn đất đai cho phù hợp, hiệu quả đáp ứng nhu cầu chung của con người. Các Mác đã khẳng định: "Đất là kho tàng cung cấp cho con người mọi thứ cần thiết, vì vậy trong quá trình sử dụng đất muốn đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất thiết phải có kế hoạch cụ thể về thời gian và lập quy hoạch về không gian" Định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất thông qua quy hoạch và chiến lược phát triển, với mục tiêu hướng đến là sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và bền vững đang và sẽ đặt ra nhiệm vụ, nhu cầu quan trọng, cấp thiết nhằm cân nhắc, xác định kỹ càng và hoạch định khoa học hơn các chỉ tiêu phân bổ sử dụng nguồn đất đai cho phù hợp và hiệu quả với sự phát triển kinh tế - xã hội. Việc định hướng dụng hợp lý tài nguyên đất có ý nghĩa quan trọng nhằm định hướng trong quản lý Nhà nước trên lĩnh vực đất đai; Là cơ sở pháp lý cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai, làm căn cứ cho việc giao đất, cho thuê, chuyển mục đích sử dụng đất ... Khu vực nghiên cứu huyện Bình Chánh là một trong những địa bàn của thành phố chịu tác động của biến đổi khí hậu triều cường, ngập úng làm ảnh hưởng đến sử dụng đất đai không nhỏ. Áp lực của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quá trình đô thị hóa thành phố Hồ Chí Minh nói chung và huyện Bình Chánh nói riêng đã tác động rất lớn đến quá trình sử dụng đất.

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Như chúng ta đều biết quá trình khai thác sử dụng đất luôn gắn liền với quá

trình phát triển của xã hội. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu sử dụng đất càng cao.

Bởi vì đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt

không gì thay thế được, là môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây

dựng các công trình kinh tế, văn hóa, an ninh quốc phòng ... Thế nhưng cuộc sống

nhân lọai lại theo quy luật, con người số lượng ngày càng nhiều, nhưng đất đai có

giới hạn về không gian, nhưng vô hạn về thời gian sử dụng. Vì thế đất đai ngày

càng khan hiếm và trở nên quý giá hơn. Chính vì vậy mà việc sử dụng đất tiết kiệm,

hiệu quả và bền vững luôn là nhu cầu cấp thiết, đòi hỏi phải cân nhắc kỹ càng và

hoạch định khoa học hơn để sử dụng nguồn đất đai cho phù hợp, hiệu quả đáp ứng

nhu cầu chung của con người.

Các Mác đã khẳng định: "Đất là kho tàng cung cấp cho con người mọi thứ

cần thiết, vì vậy trong quá trình sử dụng đất muốn đạt được hiệu quả kinh tế cao

nhất thiết phải có kế hoạch cụ thể về thời gian và lập quy hoạch về không gian"

Định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất thông qua quy hoạch và chiến

lược phát triển, với mục tiêu hướng đến là sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và bền

vững đang và sẽ đặt ra nhiệm vụ, nhu cầu quan trọng, cấp thiết nhằm cân nhắc, xác

định kỹ càng và hoạch định khoa học hơn các chỉ tiêu phân bổ sử dụng nguồn đất

đai cho phù hợp và hiệu quả với sự phát triển kinh tế - xã hội.

Việc định hướng dụng hợp lý tài nguyên đất có ý nghĩa quan trọng nhằm

định hướng trong quản lý Nhà nước trên lĩnh vực đất đai; Là cơ sở pháp lý cho công

tác quản lý Nhà nước về đất đai, làm căn cứ cho việc giao đất, cho thuê, chuyển

mục đích sử dụng đất ...

Khu vực nghiên cứu huyện Bình Chánh là một trong những địa bàn của

thành phố chịu tác động của biến đổi khí hậu triều cường, ngập úng làm ảnh hưởng

đến sử dụng đất đai không nhỏ. Áp lực của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa

và quá trình đô thị hóa thành phố Hồ Chí Minh nói chung và huyện Bình Chánh nói

riêng đã tác động rất lớn đến quá trình sử dụng đất.

2

Để phát huy tiềm năng sẵn có, hướng tới sử dụng hợp lý tài nguyên đất và

bảo vệ môi trường, đồng thời thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của

Thành phố Hồ Chí Minh và Huyện Bình Chánh trong những năm tới, cần thiết phải

có những phân tích hiện trạng và đánh giá biến động sử dụng đất. Đây sẽ là cơ sở

khoa học và thực tiễn để đưa ra phương án định hướng sử dụng đất đai bền vững,

hoạch định chính sách khoa học hơn, định hướng sử dụng đất hợp lý hơn trong từng

giai đọan phát triển, đồng thời giải quyết mâu thuẫn về quan hệ đất đai.

Do vậy, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, sẽ nắm bắt được những thông tin

liên quan đến đất đai về vị trí địa lý, hình dạng kích thước, cấu trúc lọai hình sử

dụng đất của từng thửa đất, từng đơn vị đất đai. Qua sự tác động chủ quan và khách

quan của con người trong quá trình phát triển sẽ làm thay đổi thông tin không gian

(hình dạng, kích thước) và thuộc tính của đất đai. Song song đó, việc khảo sát, đánh

giá, phân tích hiện trạng và biến động sử dụng đất sẽ cung cấp chính xác, rõ ràng

những thông tin cần thiết, cấp thiết về áp lực đất đai phải gánh chịu theo xu thế phát

triển. Đặc biệt là việc sử dụng đất như thế nào cho hợp lý và có hiệu quả.

Chính vì vậy đề tài luận văn "Đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng

đất giai đoạn 2005 - 2014 làm cơ sở đề xuất định hướng sử dụng hợp lý đất đai

Huyện Bình Chánh - Thành phố Hồ Chí Minh" được đặt ra nghiên cứu.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu đề xuất định hướng sử dụng hợp lý đất đai trên cơ sở phân tích

hiện trạng, đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2005-2014 huyện Bình Chánh,

thành phố Hồ Chí Minh.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở khoa học đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất

phục vụ định hướng sử dụng hợp lý đất đai huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí

Minh.

- Điều tra, thu thập tài liệu, số liệu, bản đồ liên quan hướng đề tài và khu

vực nghiên cứu

- Nghiên cứu các nhân tố thành tạo và ảnh hưởng tới đặc điểm và biến động

sử dụng đất khu vực nghiên cứu.

3

- Phân tích hiện trạng và đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 –

2010, 2010- 2014, dự báo xu thế biến động sử dụng đất khu vực nghiên cứu đến

năm 2020.

- Phân tích nguyên nhân biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 – 2014 tại

khu vực nghiên cứu.

- Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực

nghiên cứu.

- Đề xuất định hướng sử dụng hợp lý đất đai đến năm 2020 khu vực nghiên

cứu.

4. Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi không gian: Huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh

Phạm vi nội dung khoa học: Tập trung nghiên cứu hiện trạng và biến động

sử dụng đất từ đó đề xuất định hướng sử dụng hợp lý đất đai của Huyện Bình

Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh

5. Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu

- Phương pháp thống kê, so sánh

- Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp

- Phương pháp chuyên gia

- Phương pháp bản đồ

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.

- Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần xây dựng cơ sở đánh giá hiện trạng và

biến động sử dụng đất phục vụ đề xuất định hướng sử dụng hợp lý đất đai.

- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu giúp cho địa

phương có cơ sở phục vụ quản lý và quy hoạch sử dụng đất, đề ra các giải pháp sử

dụng đất quỹ đất đai hợp lý và hiệu qủa.

7. Cơ sở tài liệu để thực hiện

- Các văn bản, tiêu chuẩn quy hoạch sử dụng đất;

- Luật đất đai năm 2003; các văn bản quy phạm dưới Luật qui định có liên

quan đến quản lý sử dụng đất.

4

- Luật đất đai năm 2013; các văn bản quy phạm dưới Luật qui định có liên

quan đến quản lý sử dụng đất.

- Các văn bản của Chính phủ, các Bộ ngành liên quan đến quản lý sử dụng

đất trên địa bàn Thành phố.

- Các văn bản của Thành phố Hồ Chí Minh về quản lý sử dụng đất, quy

hoạch nông thôn mới.

- Số liệu hiện trạng sử dụng đất năm 2005, 2010 của Huyện Bình Chánh.

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005, 2010 của Huyện Bình Chánh.

- Bản đồ đồ án quy họach chung xây dựng huyện Bình Chánh đến năm

2020 được Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt theo Quyết định số

6013/QĐ-UBND ngày 26 tháng 11 năm 2012.

- Tài liệu khoa học tham khảo: Các giáo trình cơ sở địa chính, hồ sơ địa

chính, hệ thống chính sách pháp luật đất đai...

- Các kết quả điều tra thực địa của học viên.

8. Cấu trúc của luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung của luận văn gồm 3

chương:

Chương I: Cơ sở khoa học đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất

phục vụ định hướng sử dụng hợp lý đất đai

Chương II: Phân tích, đánh giá thực trạng và biến động sử dụng đất huyện

Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh

Chương III: Đề xuất định hướng sử dụng đất đai đến năm 2020 huyện Bình

Chánh, TP Hồ Chí Minh

5

CHƯƠNG I

CƠ SỞ KHOA HỌC ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ BIẾN ĐỘNG

SỬ DỤNG ĐẤT PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT HỢP LÝ

1.1. Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất

1.1.1. Đất đai

Đất là một dạng vật chất tự nhiên hình thành trong quá trình kiến tạo của trái

đất. Có nhiều lọai đất: đất cát, đất đỏ bazan ...hoặc Đất là một dạng tài nguyên vật

liệu của con người.

Đất theo nghĩa thổ nhưỡng là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâu đời,

hình thành do kết quả của nhiều yếu tố: đá gốc, động thực vật, khí hậu, địa hình và

thời gian. Thành phần cấu tạo của đất gồm các hạt khoáng chiếm 40%, hợp chất

humic 5%, không khí 20% và nước 35%.

Khái niệm về đất V.V. Đôcutraiep (1846-1903) người Nga là người đầu tiên

đã xác định một cách khoa học về đất rằng: Đất là tầng ngoài của đá bị biến đổi một

cách tự nhiên dưới tác dụng tổng hợp của nhiều yếu tố. Theo Đôcutraiep: Đất trên

bề mặt lục địa là một vật thể thiên nhiên được hình thành do sự tác động tổng hợp

cực kỳ phức tạp của 5 yếu tố: Sinh vật, đá mẹ, địa hình, khí hậu và tuổi địa phương.

Đất đai là một từ ghép gồm đất và đai. Đai là vành đai xung quanh khu đất,

thửa đất, nó chỉ phạm vi ranh giới cụ thể của đất. Đất đai chỉ một khu đất, thửa đất

cụ thể không phải là đất chung chung hoặc đất đai là nơi ở, xây dựng cơ sở hạ tầng

của con người và thổ nhưỡng là mặt bằng để sản xuất nông lâm nghiệp.

Đất đai về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa rộng như sau: "đất

đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu thành của môi

trường sinh thái ngay trên vỏ dưới bề mặt đó bao gồm: khí hậu, bề mặt, thổ nhưỡng,

dáng địa hình, mặt nước (hồ, sông, suối, đầm lầy,...). Các lớp trầm tích sát bề mặt

cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật và động vật,

trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và

hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường xá, nhà

cửa. ..)".

Như vậy, "đất đai" là khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng

(gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực vật, động vật, diện

6

tích nước, tài nguyên nước ngầm và khóang sản trong lòng đất ), theo chiều nằm

ngang trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thuỷ văn, thảm thực vật

cùng các thành phần khác) giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt

động sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội loài người.

Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động và cùng với quá trình

lịch sử phát triển kinh tế-xã hội, đất đai là điều kiện lao động. Đất đai đóng vai trò

quyết định cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Nếu không có đất đai

thì rõ ràng không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, cũng như không thể có sự tồn

tại của loài người. Đất đai là một trong những tài nguyên vô cùng quý giá của con

người, điều kiện sống cho động vật, thực vật và con người trên trái đất.

Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội. Đất

đai là địa điểm, là cơ sở của các thành phố, làng mạc các công trình công nghiệp,

giao thông, thuỷ lợi và các công trình thuỷ lợi khác. Đất đai cung cấp nguyên liệu

cho ngành công nghiệp, xây dựng như gạch ngói, xi, măng, gốm sứ. ..

Đất đai là nguồn của cải, là một tài sản cố định hoặc đầu tư cố định, là thước

đo sự giầu có của một quốc gia. Đất đai còn là sự bảo hiểm cho cuộc sống, bảo

hiểm về tài chính, như là sự chuyển nhượng của cải qua các thế hệ và như là một

nguồn lực cho các mục đích tiêu dùng.

“Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các cấu

thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó như: khí hậu bề mặt, thổ

nhưỡng, trong lòng đất, tập đoàn động thực vật, trạng thái định cư của con người,

những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa

nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường sá, nhà cửa...)” (Hội nghị quốc tế về Môi

trường ở Rio de Janerio, Brazil, 1993).

Luật đất đai 1993 của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi: “

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần

quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây

dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ,

nhân dân ta đã tốn bao nhiêu công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất

đai như ngày nay !".

7

1.1.2. Sử dụng đất đai

Sử dụng đất đai là hệ thống các biện pháp của nhà nước (thể hiện đựơc đồng

thời ba tính chất kinh tế, kỹ thuật và pháp chế) về tổ chức sử dụng đất đai phải hợp

lý, đầy đủ và tiết kiệm nhất, thông qua việc phân bổ quỹ đất đai (khoanh định cho

các mục đích và các ngành) và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất của xã hội,

tạo điều kiện bảo vệ đất đai môi trường.

Sử dụng đất đai là quá trình hình thành các quyết định nhằm tạo điều kiện

đưa đất đai vào sử dụng bền vững để mang lại lợi ích cao nhất, thực hiện đồng thời

hai chức năng: Điều chỉnh các mối quan hệ đất đai và tổ chức sử dụng đất như tư

liệu sản xuất đặc biệt với mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội kết hợp

bảo vệ đất và môi trường.

Sử dụng đất đai là biện pháp hữu hiệu của nhà nước nhằm tổ chức lại việc

sử dụng đất đai, hạn chế sự chồng chéo gây lãng phí đất đai, tránh tình trạng chuyển

mục đích tuỳ tiện, làm giảm sút nghiêm trọng quỹ đất nông nghiệp, lâm nghiệp (đặc

biệt là đất trồng lúa và đất lâm nghiệp có rừng), ngăn ngừa được các hiện tượng tiêu

cực, tranh chấp, lấn chiếm huỷ hoại đất, phá vỡ môi trường sinh thái, gây ô nhiễm

môi trường dẫn đến những tổn thất hoặc kìm hãm sản xuất, phát triển kinh tế - xã

hội và rất nhiều các hiện tượng gây ra các hiệu quả khó lường về tình hình bất ổn

chính trị, an ninh quốc phòng ở từng địa phương, đặc biệt là nền kinh tế theo hướng

thị trường, một cơ chế vô cùng phức tạp.

Sử dụng đất đai hợp lý hơn trên cơ sở phân hạng đất đai, bố trí sắp xếp các

loại đất đai theo mô hình sử dụng đất đai tạo ra cái khung bắt các đối tượng quản lý

và sử dụng đất đai theo khung đó. Điều đó cho phép việc sử dụng đất đai sẽ hợp lý,

tiết kiệm và hiệu quả hơn. Bởi vì, khi các đối tượng sử dụng đất đai hiểu rõ được

phạm vi ranh giới và chủ quyền về các loại đất thì họ yên tâm đầu tư khai thác phần

đất đai của mình, do vậy hiệu quả sử dụng sẽ cao hơn.

Sử dụng đất đai có ý nghĩa rất quan trọng cho các ngành, các lĩnh vực hoạt

động trong xã hội. Nó định hướng sử dụng đất đai cho các ngành, chỉ rõ các địa

điểm để phát triển các ngành, giúp cho các ngành yên tâm trong đầu tư phát triển.

8

1.1.3. Phân loại các nhóm đất sử dụng

Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau (Điều 13 Luật

đất đai năm 2003):

1.1.3.1. Nhóm đất nông nghiệp: Là đất được xác định chủ yếu để sử dụng

vào sản xuất nông nghiệp, bao gồm các loại đất:

a) Đất trồng cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa, đất cỏ dùng vào chăn nuôi,

đất trồng cây hàng năm khác;

b) Đất trồng cây lâu năm;

c) Đất rừng sản xuất;

d) Đất rừng phòng hộ;

e) Đất rừng đặc dụng;

f) Đất nuôi trồng thuỷ sản;

g) Đất làm muối;

h) Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ.

1.1.3.2. Nhóm đất phi nông nghiệp: bao gồm các loại đất:

a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;

b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp;

c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;

d) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất xây dựng khu công

nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất sử dụng cho

hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;

e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông, thuỷ lợi; đất xây

dựng các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi

ích công cộng; đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; đất xây dựng

các công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ;

f) Đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng;

g) Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ;

h) Đất nghĩa trang, nghĩa địa;

i) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;

j) Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ.

9

1.1.3.3. Nhóm đất chưa sử dụng: bao gồm các loại đất chưa xác định mục

đích sử dụng.

1.1.4. Tính chất, vai trò và ý nghĩa của đất đai

1.1.4.1. Các tính chất cơ bản của đất đai

Khái niệm về đất đai gắn liền với nhận thức con người về thế giới tự nhiên

và sự nhận thức này không ngừng thay đổi theo thời gian. Hiện nay, con người đã

thừa nhận đất đai đối với loài người có rất nhiều chức năng, trong đó có những chức

năng cơ bản sau:

- Chức năng sản xuất: Là cơ sở cho nhiều hệ thống phục vụ cuộc sống của

con người, qua quá trình sản xuất, đất đai cung cấp lương thực, thực phẩm và rất

nhiều sản phẩm khác cho con người sử dụng trực tiếp hay gián tiếp thông qua chăn

nuôi và trồng trọt.

- Chức năng môi trường sống: Đất đai là cơ sở của mọi hình thái sinh vật

sống trên lục địa thông qua việc cung cấp các môi trường sông cho sinh vật và gen

di truyền để bào tồn nòi giống cho thực vật, động vật và các cơ thể sống cả trên và

dưới mặt đất.

- Chức năng cân bằng sinh thái: Đất đai và việc sử dụng nó là nguồn và là

tấm thảm xanh đã hình thành một thể cân bằng năng lượng trái đất thông qua việc

phản xạ, hấp thụ và chuyển đổi năng lượng phóng xạ từ mặt trời và tuần hoàn khí

quyển của địa cầu.

- Chức năng tàng trữ và cung cấp nguồn nước: Đất đai là kho tàng lưu trữ

nước mặt và nước ngầm vô tận, có tác động mạnh tới chu trình tuần hoàn nước

trong tự nhiên và có vai trò điều tiết nước rất to lớn.

- Chức năng dự trữ: Đất đai là kho tài nguyên khoáng sản cung cấp cho mọi

nhu cầu sử dụng của con người.

- Chức năng không gian sự sống: Đất đai có chức năng tiếp thu, gạn lọc, là

môi trường đệm và làm thay đổi hình thái, tính chất của các chất thải độc hại.

- Chức năng bảo tồn, bào tàng lịch sử: Đất đai là trung gian để bảo vệ các

chứng tích lịch sử, văn hóa của loài người, là nguồn thông tin về các điều kiện khí

hậu, thời tiết và cả quá trình sử dụng đất trong quá khứ.

10

- Chức năng vật mang sự sống: Đất đai cung cấp không gian cho sự chuyển

vận của con người, cho đầu tư sản xuất và cho sự dịch chuyển của động vật... giữa

các vùng khác nhau của hệ sinh thái tự nhiên.

- Chức năng phân dị lãnh thổ: Sự thích hợp của đất đai về các chức năng chủ

yếu nói trên thể hiện rất khác biệt ở các vùng lãnh thổ của mỗi quốc gia nói riêng và

trên toàn trái đất nói chung. Mỗi phần lãnh thổ mang những đặc tính tự nhiên, kinh

tế, xã hội rất đặc thù.

Đất đai có nhiều chức năng và công dụng, tuy nhiên không phải tất cả đều

bộc lộ ngay tại một thời điểm. Có nhiều chức năng của đất đai đã bộc lộ trong quá

khứ, đang thể hiện ở hiện tại và nhiều chức năng sẽ xuất hiện từng triển vọng. Do

vậy, đánh giá tiềm năng đất đai là công việc hết sức quan trọng nhằm phát hiện ra

các chức năng hiện có và sẽ có trong tương lai.

Thực tế cho thấy trong quá trình phát triển xã hội lòai người, sự hình thành

và phát triển của mọi nền văn minh vật chất-văn minh tinh thần, các tinh thành tựu

kỹ thuật vật chất-văn hoá khoa học đều được xây dựng trên nền tảng cơ bản- sử

dụng đất.

1.1.4.2. Vai trò của đất đai

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt trong số những điều kiện vật chất cần thiết

cho hoạt động sản xuất và đời sống của con người, đất với lớp phủ thổ nhưỡng và

mặt bằng lãnh thổ (bao gồm các tài nguyên trên mặt đất, trong lòng đất và mặt

nước) là điều kiện đầu tiên.

Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động. Trong quá trình lao

động con người tác động vào đất đai để tạo ra các sản phẩm cần thiết phục vụ cho

con người, vì vậy đất đai là sản phẩm của tự nhiên, đồng thời là sản phẩm lao động

của con người.

Đất đai giữ vai trò quan trọng, là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư

liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là

địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an

ninh, quốc phòng.

11

Nói về tầm quan trọng của đất, Các Mác viết: “Đất là một phòng thí nghiệm

vĩ đại, là kho tàng cung cấp các tư liệu lao động, vật chất là vị trí để định cư, là nền

tảng của tập thể”.

Nói về vai trò của đất với sản xuất, Mác khẳng định “Lao động không phải là

nguồn duy nhất sinh ra của cải vật chất và giá trị tiêu thụ. Lao động chỉ là cha của

của cải vật chất, còn đất là mẹ”. Đất là sản phẩm của tự nhiên, xuất hiện trước con

người và tồn tại ngoài ý muốn của con người. Đất được tồn tại như một vật thể lịch

sử tự nhiên. Cần nhận thấy

Sự khẳng định vai trò của đất như trên hoàn toàn có cơ sở. Đất đai là điều

kiện chung đối với mọi quá trình sản xuất của các ngành kinh tế quốc doanh và hoạt

động của con người. Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là điều kiện cho sự sống

của động - thực vật và con người. Đất đai là điều kiện rất cần thiết để con người tồn

tại và tái sản xuất các thế hệ kế tiếp nhau của loài người. Bởi vậy việc sử dụng đất

tiết kiệm có hiệu quả và bảo vệ lâu bền nguồn tài nguyên vô giá này là nhiệm vụ vô

cùng quan trọng và cấp bách đối với mỗi quốc gia.

Đất đai có vai trò quan trọng đối với đời sống của con người và các hoạt

động xã hội, mang tính tổng hợp rất cao, đề cập đến nhiều lĩnh vực về khoa học,

kinh tế - xã hội như: Khoa học tự nhiên, khoa học xã hội dân số và đất đai, sản suất

công nông nghiệp, môi trường sinh thái. .. Tuy vậy đối với từng ngành cụ thể đất

đai có vị trí khác nhau; Trong công nghiệp và các ngành khác (trừ ngành nông

nghiệp, công nghiệp khai khoán) đất đai nói chung làm nền móng, làm địa điểm;

Trong nông nghiệp đất đai vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động.

1.1.4.3. Ý nghĩa của đất đai

Diện tích đất đai của mỗi quốc gia có giới hạn. Sự giới hạn đó là do toàn bộ

diện tích bề mặt của trái đất cũng như diện tích đất đai của mỗi lãnh thổ bị giới hạn.

Giới hạn đó còn thể hiện ở chỗ nhu cầu sử dụng đất đai của ngành kinh tế quốc dân

trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ngày càng tăng.

Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội. Đất

đai là địa điểm, là cơ sở của các thành phố, làng mạc các công trình công nghiệp,

giao thông, thủy lợi. Đất đai cũng cung cấp các nguyên liệu cho ngành sản xuất như

gạch, xi măng, gốm sứ...

12

Đất đai là nguồn của cải, là một tài sản cố định hoặc đầu tư cố định, là thước

đo sự giàu có của một quốc gia. Đất đai còn là bảo hiểm cho cuộc sống, bảo hiểm

về tài chính, như là sự chuyển nhượng của cải qua các thế hệ và như là một nguồn

lực cho các mục đích tiêu dùng.

1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng đất

- Vị trí địa lý: Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới việc sử dụng đất. Nơi

có vị trí thuận tiện về giao thông, gần các thành thị, thành phố lớn thì việc đầu tư và

tận dụng các nguồn lực đất đai, lao động cũng như khai thác tiềm năng đất đai sẽ có

ưu thế hơn so với các khu vực xa trung tâm đô thị hoặc các vùng miền núi.

- Yếu tố địa hình: Là một trong những yếu tố quyết định đến việc sử dụng

đất, đặc biệt đối với đất nông nghiệp, lâm nghiệp. Sự khác nhau giữa các địa hình

các vùng, khu vực dẫn đến sự khác nhau về đất đai và khí hậu; đối với nông nghiệp

ảnh hưởng đến cơ cấu cây trồng; đối với phi nông nghiệp gây khó khăn cho việc

đầu tư xây dựng công trình và thi công.

- Điều kiện khí hậu, thủy văn: Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sử

dụng đất và điều kiện sinh hoạt của con người; ảnh hưởng đến sự phân bố cây trồng

và thực vật. Hệ thống sông, suối, ao hồ, kênh, mương ... có vai trò quan trọng trong

việc tổ chức sử dụng đất đai, vừa là nguồn cung cấp nước sinh hoạt, nước tưới, vừa

là nơi tiêu, thoát nước cho khu vực khi có ngập úng.

- Yếu tố thổ nhưỡng: Quyết định đến việc sử dụng đất phục vụ cho mục đích

phát triển nông nghiệp.

- Thảm thực vật: Là một yếu tố môi trường có vai trò quan trọng. Thảm thực

vật bao gồm các vùng rừng nguyên sinh, rừng đầu nguồn, rừng sản xuất, đồng cỏ,

cây trồng hàng năm, cây trồng lâu năm ... là yếu tố điều tiết khí hậu, chế độ nước

sông, suối, chế độ nhiệt, độ ẩm, nước ngầm. Trong nhiều trường hợp nó tạo nên

cảnh quan thiên nhiên, làm nơi du lịch, nghỉ mát.

- Tai biến thiên nhiên: Các hiện tượng bão, lũ, lụt, hạn hán, xói lở... tác động

mạnh và nhiều khi ảnh hưởng nghiêm trọng đến sử dụng đất.

- Các yếu tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sử dụng đất:

Trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế - xã hội, khi mức sống của con người

còn thấp, công năng chủ yếu của đất đai là tập trung vào sản xuất vật chất, đặc biệt

13

trong sản xuất nông nghiệp. Thời kì cuộc sống xã hội phát triển ở mức cao, công

năng của đất đai từng bước được mở rộng, sử dụng đất đai cũng phức tạp hơn vừa là

căn cứ của khu vực và vừa là không gian của địa bàn. Điều này có nghĩa đất đai đã

cung cấp cho con người tư liệu vật chất để sinh tồn và phát triển, cũng như cung cấp

điều kiện cần thiết về hưởng thụ và đáp ứng nhu cầu cho cuộc sống của nhân loại.

Mục đích sử dụng đất nêu trên được biểu lộ càng rõ nét trong các khu vực kinh tế

phát triển.

Các yếu tố kinh tế - xã hội bao các yếu tố như dân số và lao động; mức độ

tăng trưởng kinh tế; cơ cấu các ngành kinh tế và sự phát triển ngành; hiện trạng cơ

sở hạ tầng; trình độ khoa học công nghệ; trình độ quản lý, tổ chức sản xuất của

người dân và chính sách chính trị xã hội (các chính sách về đất đai, chính sách môi

trường, các yêu cầu an ninh quốc phòng...). Trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện

đại hóa hiện nay, nhu cầu về đất cho phát triển kinh tế - xã hội ngày càng gia tăng,

nhất là đề phát triển công nghiệp, dịch vụ, phát tiển cơ sở hạ tầng.

Kinh tế - xã hội phát triển mạnh, cùng với sự tăng dân số nhanh đã làm cho

mối quan hệ giữa người và đất ngày càng căng thẳng những sai lầm liên tục của con

người trong quá trình sử dụng đất đã dẫn đến huỷ hoại môi trường đất, một số công

năng nào đó của đất đai bị yếu đi, vấn đề sử dụng đất đai càng trở nên quan trọng và

mang tính toàn cầu.

Do đó việc phát triển kinh tế - xã hội ảnh hưởng rất quan trọng tới việc sử

dụng đất do vậy quy hoạch sử dụng đất được đặt ra phải mở rộng hơn, bao trùm cả

các yếu tố môi trường, biến đổi khí hậu, kinh tế và xã hội cũng như tạo điều kiện để

các bên chịu ảnh hưởng từ các thay đổi trong sử dụng đất có thể tham gia vào quá

trình quy hoạch. Do vậy đòi hỏi phải điều chỉnh lại cách tiếp cận đối với quy hoạch

sử dụng đất sao cho hài hòa với xu thế toàn cầu hóa và tạo ra một hành lang để quản

lý quá trình phát triển đất nước một cách hợp lý, bền vững.

Tăng trưởng kinh tế diễn ra với tốc độ nhanh làn tăng áp lực đối với tài

nguyên đất và tài nguyên nước. Biến đổi khí hậu cũng đang là một thách thức lớn

đối với quá trình phát triển; Tác động trực tiếp đến cuộc sống, kinh tế, tài nguyên

thiên nhiên, cấu trúc xã hội, hạ tầng kỹ thuật và nền kinh tế.

Ví dụ vấn đề sử dụng đất đai đối với từng ngành kinh tế rất khác nhau :

14

Trong các ngành phi nông nghiệp: Đất đai giữ vai trò thụ động với chức

năng là cơ sở không gian và vị trí để hoàn thiện quá trình lao động, là kho tàng dự

trữ trong lòng đất (các ngành khai thác khoáng sản). Quá trình sản xuất và sản phẩm

được tạo ra không phụ thuộc vào đặc điểm, độ phì nhiêu của đất, chất lượng thảm

thực vật và các tính chất tự nhiên có sẵn trong đất.

Trong các ngành nông - lâm nghiệp: Đất đai là yếu tố tích cực của quá trình

sản xuất, là điều kiện vật chất - cơ sở không gian, đồng thời là đối tượng lao động

(luôn chịu sự tác động của quá trình sản xuất như cày, bừa, xới xáo....) và công cụ

hay phương tiện lao động (sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi...). Quá trình sản xuất

nông-lâm nghiệp luôn liên quan chặt chẽ với độ phì nhiêu quá trình sinh học tự

nhiên của đất.

Yếu tố kinh tế - xã hội thường có ý nghĩa quyết định đối với việc sử dụng

đất. Điều kiện tự nhiên của đất đai cho phép xác định tiềm năng và mức độ thích

hợp của đất đai với các mục đích sử dụng. Còn việc sử dụng đất như thế nào được

quyết định bởi sự năng động của con người và các điều kiện kinh tế - xã hội, kỹ

thuật hiện có; Và vấn đề đặt ra hiện nay là sử dụng đất cho phát triển kinh tế xã hội

phải gắn với bảo vệ môi trường.

1.3. Sử dụng đất hợp lí và bền vững đất đai

“Sử dụng hợp lý đất đai là sự sử dụng phù hợp với lợi ích của nền kinh tế

trong tổng thể, đạt hiệu quả nhất đối với mục đích đặt ra trong khi vẫn đảm bảo tác

động thuận với môi trường xung quanh và bảo vệ một cách hữu hiệu đất đai trong

quá trình khai thác sử dụng” V.P. Trôiski [14].

Năm nguyên tắc chính đóng vai trò nền tảng của việc sử dụng đất bền

vững[5]:

- Duy trì nâng cao sản lượng (khả năng sản xuất)

- Giảm thiểu tối đa rủi ro trong sản xuất (an toàn)

- Bảo vệ tiềm năng tài nguyên tự nhiên và ngăn chặn sự thoái hóa chất lượng

đất đai (Bảo vệ).

- Có thể tồn tại về mặt kinh tế (khả năng thực hiện).

- Có thể chấp nhận về mặt xã hội (khả năng chấp nhận).

15

Khái niệm về tính bền vững của một hệ thống quản lý sử dụng đất đã được

các nhà khoa học đưa ra, bao gồm 3 phương diện [5]: Bền vững về kinh tế (sử dụng

đất phải cho năng xuất cao và tăng dần; chất lượng cao và giảm rủi ro; được thị

trường chấp nhận), được sự chấp nhận của xã hội (đáp ứng được nhu cầu của người

sử dụng đất, thu hút lao động, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống của người

dân) và bền vững về môi trường (giảm thiểu lượng đất mất hàng năm, ngăn chặn

được sự thoái hóa, ô nhiễm đất, bảo vệ được môi trường sinh thái).

1.4. Nội dung và phương pháp đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất

Đánh giá nói chung là sự ước lượng vai trò, giá trị của các đối tượng nghiên

cứu và tùy thuộc vào mục đích mà cùng một đối tượng có thể đánh giá bằng nhiều

cách khác nhau. Nói cách khác, nhiệm vụ đánh giá thường gắn với mục tiêu, đối

tượng nghiên cứu cụ thể và từ đó có những chỉ tiêu đánh giá và phương pháp đánh

giá thích hợp.

Tùy thuộc vào mức độ yêu cầu mà có thể phân chia đánh giá thành các hình

thức sau:

1.4.1. Đánh giá định tính: đánh giá định tính đã có từ lâu, từ những cảm nhận

đơn giản, chủ quan người ta phân chia thành các mức độ “tốt, xấu” và “nhiều, ít”,

cho đến những phân tích, đánh giá một cách khoa học. Như vậy, đánh giá định tính

cũng có hai mức độ là: định tính theo cảm tính của thời kỳ trước đây và định tính

trên cơ sở nhận định có tính khoa học trong giai đoạn hiện nay. Đánh giá định tính

là đánh giá tiềm năng hay mức độ thích hợp của các điều kiện tự nhiên, tài nguyên

thiên nhiên cho các mục đích sử dụng nhất định. Kết quả đánh giá định tính thường

không cụ thể thành các con số mà chủ yếu là đưa ra nhận xét.

1.4.2. Đánh giá định lượng: Nếu không tiến hành đánh giá định lượng thì kết

quả nghiên cứu sẽ phụ thuộc nhiều vào trình độ hay kinh nghiệm của nhà nghiên

cứu và kết quả đánh giá sẽ thiếu khách quan, tính thuyết phục sẽ giảm. Kết quả

đánh giá định lượng thường được biểu diễn dưới dạng các con số, giá trị cụ thể hoặc

số lượng sản phẩm thu được.

Qua xem xét các hình thức đánh giá ở trên, đối với đánh giá hiện trạng sử

dụng đất đai cần kết hợp cả hai phương pháp đánh giá định tính và định lượng để

16

làm rõ mức độ phù hợp, hạn chế trong khai thác, sử dụng và hiệu quả đối với các

mục đích kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường trên lãnh thổ nghiên cứu.

Như vậy, đánh giá hiện trạng sử dụng đất là việc phân tích để làm rõ hiện

trạng sử dụng các loại đất về mặt số lượng, chất lượng, cơ cấu sử dụng đất và hiệu

quả kinh tế, xã hội, môi trường trong sử dụng đất đai. Kết quả đánh giá là cơ sở cho

việc xây dựng định hướng quy hoạch sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

và bảo vệ môi trường của địa phương trong giai đoạn tương lai.

Để đánh giá hiện trạng sử dụng đất của một đơn vị lãnh thổ hành chính, bao

gồm hệ thống các chỉ tiêu sau [4]:

a. Mức độ khai thác sử dụng quỹ đất: được xác định bằng tỷ lệ diện tích đất

đang sử dụng so với tổng diện tích tự nhiên, thể hiện mức độ khai thác và tận dụng

quỹ đất sử dụng cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Chỉ tiêu

này cũng phần nào phản ánh trình độ sử dụng đất tại địa phương.

b. Hệ số sử dụng đất: thường áp dụng để đánh giá mức độ khai thác sử dụng

đất sản xuất nông nghiệp (đất trồng cây hàng năm).

c. Cơ cấu sử dụng đất đai theo mục đích sử dụng và đánh giá mức độ hợp lý

về cơ cấu sử dụng đất đai so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi

trường của lãnh thổ nghiên cứu.

d. Cơ cấu sử dụng đất đai phân theo đối tượng sử dụng, quản lí đất (các tổ

chức; hộ gia đình, cá nhân; nước ngoài và liên doanh với nước ngoài; Ủy ban nhân

dân xã, thị trấn quản lý và sử dụng; các đối tượng khác).

e. Bình quân diện tích đất đai trên đầu người (bình quân diện tích đất tự

nhiên/người; diện tích đất sản xuất nông nghiệp/người; diện tích đất ở/hộ hoặc theo

đầu người).

g. Hiệu quả kinh tế sử dụng đất:

- Hiệu quả kinh tế sử dụng đất sản xuất nông nghiệp: được xác định bằng

phương pháp phân tích chi phí - lợi ích với các chỉ tiêu chủ yếu bao gồm: tổng thu,

tổng chi, giá trị hiện ròng (lợi nhuận), hiệu quả đồng vốn (tỷ suất lợi ích chi phí).

- Hiệu quả kinh tế sử dụng đất lâm nghiệp (rừng trồng sản xuất) thể hiện qua

giá trị khai thác lâm sản.

17

- Hiệu quả kinh tế sử dụng đất sản xuất, kinh doanh: có thể đánh giá bằng

các chỉ tiêu sau:

+ Mức độ thuận lợi về vị trí cho các mục đích sản xuất công nghiệp, thương

mại, dịch vụ: được đánh giá bằng lợi nhuận theo vị trí đối với mục đích thương mại,

dịch vụ và giảm chi phí đối với sản xuất công nghiệp.

+ Mật độ xây dựng.

+ Giá đất.

+ Tiền thuê đất.

- Hiệu quả kinh tế sử dụng đất giao thông: được đánh giá bằng các chỉ tiêu:

+ Mức độ thuận lợi về giao thông đối với sản xuất kinh doanh và sinh hoạt.

+ Tỷ lệ đất giao thông trong cơ cấu sử dụng đất.

+ Mức đầu tư và thời gian hoàn vốn (đối với các công trình theo kiểu BOT).

h. Hiệu quả kinh tế sử dụng đất ở: được đánh giá thông qua giá trị đất ở và

mức độ sử dụng không gian (trên cùng một diện tích đất) cho mục đích ở nhằm tiết

kiệm diện tích đất ở trong điều kiện quỹ đất của nước ta hạn chế.

i. Hiệu quả sử dụng đất về mặt xã hội: được đánh giá bằng các chỉ tiêu:

+ Mức độ đáp ứng các chỉ tiêu về đảm bảo an toàn lương thực, nâng cao đời

sống của người dân, thu hút lao động, giải quyết việc làm.

+ Mức độ phù hợp so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của hiện trạng sử

dụng đất ở, đất xây dựng các công trình công cộng, thương mại, dịch vụ, giao

thông.

g. Hiệu quả sử dụng đất về mặt môi trường:

+ Mức độ giảm thiểu thoái hóa đất (xói mòn, rửa trôi,...) và tình hình áp dụng

các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn.

+ Mức độ giảm thiểu ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước, không khí.

1.4.3. Biến động sử dụng đất:

Biến động được hiểu là biến đổi, thay đổi, thay thế trạng thái này bằng một

trạng thái khác liên tục của sự vật, hiện tượng tồn tại trong môi trường tự nhiên

cũng như môi trường xã hội.

* Biến động về diện tích đối tượng – biến động về số lượng

18

Giả sử cùng đối tượng A ở thời điểm T1 có diện tích S1, ở thời điểm T2 có

diện tích S2 (đối tượng A thu nhận được từ hai ảnh vệ tinh có thời điểm chụp khác

nhau). Như vậy ta nói rằng A bị biến đổi diện tích ở thời điểm T1 so với T2 (sự biến

đổi này có thể bằng nhau, lớn hơn hay nhỏ hơn) nếu ta dùng kỹ thuật để chồng xếp

hai lớp thông tin này thì phần diện tích của phần trùng nhau sẽ được gán giá trị cũ

của đối tượng A, còn các giá trị khác sẽ là giá trị của phần biến động. Giá trị biến

động này là bao nhiêu, tăng hay giảm phụ thuộc vào thuật toán được sử dụng.

1.5. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu

1.5.1. Quan điểm lịch sử

Đối với một đơn vị đất đai, hướng sử dụng và khai thác tiềm năng trong đơn vị

đất đai đó được quy định bởi một quá trình sản xuất lâu dài của con người. Sự thay

đổi hướng sử dụng phụ thuộc vào sự phát triển của nhận thức, sự thay đổi thể chế

chính trị, thay đổi quan hệ và phương thức sản xuất, ...

Sự hình thành sử dụng đơn vị đất đai là kết quả tác động tương hỗ giữa các

hợp phần tự nhiên và con người theo thời gian và không gian. Việc nghiên cứu lịch

sử phát triển sử dụng đất đai khu vực nghiên cứu tạo cơ sở vững chắc cho mục tiêu

cuối cùng của quá trình nghiên cứu đánh giá thực trạng, biến động sử dụng đất phục

vụ định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ.

1.5.2. Quan điểm hệ thống

Khi tiến hành nghiên cứu đánh giá thực trạng và biến động sử dụng đất làm cơ

sở cho đề xuất định hướng quy hoạch sử dụng đất đai cần đặt lãnh thổ nghiên cứu

trong một hệ thống thống nhất và hoàn chỉnh cả về tự nhiên và xã hội. Các dạng tài

nguyên thiên nhiên có trong khu vực đều có sự tương tác lẫn nhau để tạo thành một

hệ thống đầy đủ về cấu trúc và chức năng. Giữa các thành phần và bộ phận cấu tạo

nên hệ thống đều có những mối tương tác qua lại qua các dòng vật chất, năng lượng

và thông tin. Khi một thành phần hay bộ phận nào đó bị tác động thì kéo theo sự

thay đổi dây chuyền của các thành phần khác.

1.5.3. Quan điểm tổng hợp

Theo quan điểm tổng hợp, phải nghiên cứu đất đai trong mối liên hệ chặt chẽ

với các yếu tố khác trong lãnh thổ, đó là các yếu tố địa chất, địa hình, khí hậu, thuỷ

19

văn, sinh vật và các tác động của con người. Thường trong tư liệu về cơ sở lý luận

của khoa học địa lý, tính tổng hợp được xem xét dưới hai góc độ khác nhau:

- Tổng hợp với nghĩa là nghiên cứu đồng bộ, toàn diện về điều kiện tự nhiên

và tài nguyên thiên nhiên với quy luật phân hoá của chúng cũng như mối quan hệ

tương tác lẫn nhau giữa các hợp phần của tổng thể địa lý.

- Tổng hợp là sự kết hợp có quy luật, có hệ thống trên cơ sở phân tích đồng bộ

và toàn diện các yếu tố hợp phần của tổng thể lãnh thổ tự nhiên, đồng thời phát hiện

và xác định những đặc điểm đặc thù của các thể tổng hợp lãnh thổ địa lý.

1.5.4. Quan điểm phát triển bền vững

Quan điểm phát triển bền vững hiện nay đã trở thành phổ biến và áp dụng rộng

rãi trong tất cả các hoạt động của nền kinh tế quốc dân, đặc biệt trong khai thác sử

dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường. Phát triển bền vững được xác định ngay từ

khi bắt đầu tiến hành quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội. Phát triển kinh tế-xã hội

phải gắn liền với bảo vệ môi trường để đảm bảo rằng việc khai thác tài nguyên và

phát triển sản xuất đó đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế của hiện tại mà vẫn

đảm bảo cho thế hệ tương lai. Do đó, trong đề xuất định hướng quy hoạch sử dụng

đất cần phải cân nhắc, phân tích một cách tổng hợp, toàn diện các đặc điểm điều

kiện địa lý tự nhiên trên quan điểm lịch sử, hệ thống, tổng hợp với các mục đích

phát triển kinh tế-xã hội gắn liền bảo vệ môi trường.

1.6. Các phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu: Nhằm thu thập các

tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, các số liệu thống kê về diện

tích các loại đất để phục vụ cho việc đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất

đai huyện Bình Chánh.

- Phương pháp thống kê, so sánh: Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được,

tiến hành thống kê, so sánh số liệu qua các năm để thấy được sự biến động, thay đổi

về cơ cấu các loại đất.

- Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp: Từ số liệu thu thập được và hiện

trạng sử dụng đất tiến hành phân tích làm rõ những tồn tại, những điểm chưa hợp lý

trong sử dụng đất của huyện.

20

- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của cơ quan chuyên môn, cán bộ

địa phương về các giải pháp sử dụng hợp lý đất đô thị và định hướng phát triển quỹ

đất của huyện.

- Phương pháp bản đồ: Phương pháp này có ưu điểm là tiết kiệm thời gian và

kinh phí trong nghiên cứu, dùng để trình bày và biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng

đất khu vực nghiên cứu.

21

CHƯƠNG II

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT

HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1. Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng sử dụng đất khu vực nghiên cứu

2.1.1. Vị trí địa lý

Bình Chánh nằm về phía Tây - Tây Nam của nội thành thành phố Hồ Chí

Minh, cách trung tâm thành phố khoảng 15 km. Huyện có diện tích tự nhiên

25.255ha và được chia thành 16 xã, thị trấn. Ranh giới hành chánh được xác định

như sau:

+ Phía Bắc giáp Hóc Môn;

+ Phía Nam giáp huyện Bến Lức và huyện Cần Giuộc tỉnh Long An.

+ Phía Đông giáp quận Bình Tân, Quận 8, Quận 7 và huyện Nhà Bè.

+ Phía Tây giáp huyện Đức Hòa tỉnh Long An.

Với vị trí là cửa ngõ phía Tây Thành phố Hồ Chí Minh, có các trục đường

giao thông quan trọng như Quốc lộ 1A, đường Trần Văn Giàu, đường Nguyễn Văn

Linh, Quốc lộ 50 và đặc biệt là đường cao tốc Sài Gòn – Trung Lương nối kết các

tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long với Tp.HCM… Tạo cho Bình Chánh trở thành cầu

nối giao lưu kinh tế, giao thương đường bộ giữa vùng đồng bằng Sông Cửu Long

với vùng Đông Nam Bộ và các khu công nghiệp trọng điểm ở phía Nam. Ngoài ra,

Bình Chánh còn là một địa bàn quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế cũng

như an ninh quốc phòng bảo vệ Thành phố.

2.1.2. Địa hình, địa mạo

Bình Chánh có dạng địa hình đồng bằng tương đối phẳng và thấp, bị chia

cắt bởi rất nhiều sông rạch, kênh mương. Hướng dốc không rõ rệt với độ dốc nền rất

nhỏ, hầu như bằng 0.

Cao độ mặt đất phổ biến thay đổi từ 0,2m đến 1,1m, riêng khu vực ở phía

bắc xã Vĩnh Lộc B có cao độ nền đất từ 1,1m lên đến 4,2m và độ dốc mặt đất thay

đổi từ 0,1% đến 1%.

Phần lớn diện tích huyện Bình Chánh hiện nay được bảo vệ không bị ngập

do triều cao trên sông rạch nhờ vào hệ thống thủy lợi với đê bao-cống ngăn triều.

22

Đê bao có chiều rộng mặt phổ biến 3,0m và mặt đê được thiết kế với cao độ 2,0m

(cao độ Quốc gia).

2.1.3. Khí hậu, thủy văn

Bình Chánh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với nền

nhiệt độ cao và ổn định, lượng bức xạ phong phú, số giờ nắng dồi dào, với 2 mùa

mưa và khô rõ rệt. Mùa mưa tương ứng với gió mùa Tây Nam bắt đầu từ cuối tháng

5 đến hết tháng 11, mùa khô ứng với gió Đông Nam bắt đầu từ tháng 12 đến cuối

tháng 5.

Lượng bức xạ bình quân trong năm 12 Kcal/cm2, thời gian chiếu sáng trong

ngày trong các tháng ít thay đổi dao động từ 12 giờ trong tháng 3 và tháng 4 đến 11

giờ trong các tháng 7,8.

Nhiệt độ: tương đối ổn định, cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình

năm khoảng 26,6oC. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,8oC (tháng 4), nhiệt

độ trung bình tháng thấp nhất 24,8oC (tháng 12). Tuy nhiên, biên độ nhiệt độ giữa

ngày và đêm chênh lệch khá lớn, vào mùa khô có trị số 8 - 10oC.

Số giờ nắng: mùa khô có giờ nắng trung bình từ 7,4 đến 8,1giờ, hầu như

không có sương mù. Từ tháng 5 đến tháng 10 có số giờ nắng bình quân 6 giờ/ngày.

Số giờ nắng bình quân trong năm là 6,5giờ/ngày.

Bốc hơi: so với nhiệt độ lượng bốc hơi biến đổi lớn và theo mùa, tăng dần

từ tháng 12 đến tháng 5 và đạt cực đại 150mm-250mm, sau đó giảm dần từ 190mm-

130mm từ tháng 6 đến tháng 9. Độ ẩm không khí bình quân hàng năm là 79,5%.

Chế độ gió: khu vực này chịu ảnh hưởng của khu vực gió mùa cận xích

đạo với 2 hướng gió chính:

- Từ tháng 2 đến tháng 5 gió có hướng Đông Nam hoặc Nam với vận tốc

trung bình từ 1,5 - 2,0 m/s.

- Từ tháng 5 đến tháng 9 thịnh hành gió Tây - Tây Nam, vận tốc trung bình

từ 1,5 - 3,0 m/s.

- Ngoài ra, từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau có gió Đông Bắc, vận tốc trung

bình 1 - 1,5 m/s.

- Lượng mưa trung bình năm từ 1300 mm - 1770 mm, tăng dần lên phía

Bắc theo chiều cao địa hình. Mưa phân bổ không đều giữa các tháng trong năm,

23

mưa tập trung vào các tháng 7, 8, 9; vào tháng 12, tháng 1 lượng mưa không đáng

kể.

Nhìn chung, thời tiết của huyện với các đặc điểm khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ

tương đối ổn định, thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp và sinh hoạt của nhân

dân. Tuy nhiên, lượng mưa tập trung theo mùa nên có những kỳ xảy ra hạn hán làm

thiệt hại cho năng suất hoa màu trong nông nghiệp và đời sống dân sinh.

2.1.4. Các nguồn tài nguyên

2.1.4.1. Tài nguyên đất

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 25.255,29 ha, chiếm tỷ trọng 11,97%

diện tích toàn Thành Phố và gấp 1,8 lần diện tích khu vực nội thành. Trong đó: có

888ha đất sông suối mặt nước chuyên dùng, còn lại 24.376,29 ha đất mặt, chia làm

3 nhóm đất chính:

Bảng 2.1: Diện tích các loại đất huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh

Diện tích STT Phân loại theo HTVN Chuyển đổi

Fao/UNESCO Ký hiệu

theo FAO Ha % 2 Đất xám Acrisols AC 2.749,16 10,89 1 Đất xám trên phù sa cổ haplic Acrisols ACha 659,52 2,61 2 Đất xám gley gley Acrisols ACg 2.089,65 8,27 I Đất phù sa Fluvisols FL 11.174,74 44,25

1 Đất phù sa loang lỗ đỏ vàng cambic Fluvisols FLca 7.211,36 28,55

2 Đất phù sa gley gley Fluvisols FLg 3.963,38 15,69

V Đất phèn thionic Fluvisols FLt 10.452,39 41,39

1 Đất phèn phát triển orthithionic Fluvisols FLto 5.950,52 23,56

2 Đất phèn tiềm tàng protothionic Fluvisols FLtp 4.501,86 17,83

V Sông suối 888,00 4,48 TỔNG CỘNG 25.255,29 100,00

(Nguồn: Thống kê của Ủy ban nhân dân Huyện Bình Chánh)

- Đất xám: phân bố chủ yếu ở các xã như xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B. Có

diện tích 2.749,16 ha (chiếm 10,89% diện tích đất mặt trên địa bàn toàn huyện).

Trong đó chia làm hai nhóm phụ: đất xám phù sa cổ có diện tích 659,52ha và xám

gley với diện tích 2.089,65 ha. Đất có thành phần cơ giới nhẹ (cát pha thịt), kết cấu

24

rời rạc, hàm lượng cấp hạt cát ở tầng mặt đạt đến 60% nhưng càng xuống sâu hàm

lượng cát giảm, lượng sét tăng lên. Hàm lượng chất hữu cơ thay đổi từ 1-2%, độ

pH = 4-5, nếu được cải tạo sẽ rất thích hợp cho hoa màu.

+ Đất xám trên phù sa cổ: có tầng đất dày, cơ giới nhẹ, dễ thoát nước,

nghèo dinh dưỡng, nghèo lân và kali tổng số. Xét về mức độ thích nghi thì đất này

phù hợp với loại đất xây dựng hơn là đất nông nghiệp vì có nền móng tương đối ổn

định.

+ Đất xám gley là nhóm đất có thời gian bị ngập nước (từ 1-3 tháng/năm)

có thể trồng lúa nước 1-2 vụ, tuy nhiên hiệu quả không cao, thích hợp cho hoa màu

hơn.

- Đất phù sa: có diện tích 11.174,74 ha (44,25% diện tích đất mặt trên địa

bàn toàn huyện) do hệ thống sông Cần Giuộc và Chợ Đệm bồi đắp, phân bố chủ yếu

ở các xã Tân Quý Tây, An Phú Tây, Hưng Long, Quy Đức, Đa Phước, Bình Chánh,

Tân Túc. Đây là nhóm đất tốt nhất cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện, đất

có thành phần cơ giới trung bình, hàm lượng hữu cơ khá (2-10%), nghèo lân, kali

khá.

- Đất phèn : thuộc vùng đất thấp trũng, bị nhiễm phèn mặn, phân bổ chủ

yếu tại các xã Tân Nhựt, Bình Lợi, Phạm Văn Hai, Lê Minh Xuân, có diện tích

10.452,39 ha (41,39% diện tích đất mặt trên địa bàn toàn huyện). Chia làm 2 nhóm

đất phèn hoạt động (đất phèn phát triển) có diện tích 5.950,52 ha và đất phèn tiềm

tàng với diện tích 4.501,86 ha. Đất có thành phần cơ giới nặng (hàm lượng sét đạt

40-50%), hàm lượng chất hữu cơ cao nhưng độ phân hủy kém nên đất dễ thiếu N,

nghèo lân, kali ở mức trung bình, đất chua, pH<4,5, hàm lượng SO2-, Al3+, Fe2+ cao.

Nhóm đất này có độ phì tiềm tàng cao nhưng do chua và hàm lượng độc tố lớn nên

trong sử dụng cần chú ý các biện pháp cải tạo và sử dụng (“ém phèn”, rửa phèn, lên

líp đúng kỹ thuật, lựa chọn cây trồng phù hợp như mía, dứa, dừa, tràm…)

2.1.4.2. Tài nguyên nước

a. Tài nguyên nước mặt

Các sông, rạch trên địa bàn huyện chịu ảnh hưởng bởi chế độ thủy triều của

3 hệ thống sông lớn: Nhà Bè – Xoài Rạp, Vàm Cỏ Đông và sông Sài Gòn. Mùa khô

25

độ mặn xâm nhập vào sâu nội đồng, độ mặn khoảng 4‰, mùa mưa mực nước lên

cao nhất 1,62 m, gây lụt cục bộ ở các vùng trũng của huyện.

Phần lớn sông, rạch của huyện nằm ở khu vực hạ lưu, nên thường bị ô

nhiễm bởi nguồn nước thải ở đầu nguồn, từ các khu công nghiệp của Thành phố đổ

về như: kênh Tàu Hủ, kênh Tân Hóa – Lò Gốm, kênh Đôi, rạch Nước Lên, sông

Cần Giuộc… gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp (đặc biệt là nuôi trồng thủy

sản) cũng như môi trường sống của dân cư.

b. Tài nguyên nước ngầm

Nguồn nước ngầm cũng tham gia một vai trò lớn trong việc phát triển KT-

XH huyện. Nước ngầm phân bố rộng khắp, nhưng chất lượng tốt vẫn là khu vực đất

xám phù sa cổ (Vĩnh Lộc A,B) độ sâu từ 5 - 50m và có nơi từ 50 - 100m, đối với

vùng đất phù sa và đất phèn thường nước ngầm bị nhiễm phèn nên chất lượng nước

không đảm bảo.

Nhìn chung: nguồn nước ngầm phân bố khá rộng nhưng ở độ sâu từ 150 -

300m, nước ngầm ngọt phân bố chủ yếu ở các tầng chứa nước Pleitoxen, trong đó

có nơi 30 - 40m. Trừ các xã phía Bắc là Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B nguồn nước

ngầm không bị nhiễm phèn, nên khai thác nước tưới phục vụ cho sản xuất nông

nghiệp, công nghiệp cũng như nước sinh hoạt, vào tháng nắng mực nước ngầm

cũng tụt khá sâu trên 40 m, các xã còn lại nguồn nước ngầm đều bị nhiễm phèn.

2.1.4.3. Tài nguyên khoáng sản

Bình Chánh không có khoáng sản quý hiếm, vật liệu xây dựng khá phong

phú. Theo tài liệu của Đoàn Địa chất thành phố sơ bộ đánh giá như sau :

- Thân quặng 1 : Sét gạch ngói nằm trên địa bàn xã Vĩnh Lộc, chiếm diện

tích 200 ha, trữ lượng 4 triệu m3.

- Thân quặng 2 : Cùng nằm trên địa bàn xã Vĩnh Lộc, trữ lượng dự đoán tới

20 triệu m3.

- Thân quặng 3 : Sét gạch ngói nằm trên địa bàn xã Tân Túc, trữ lượng dự

đoán khoảng 10 triệu m3.

- Than bùn nằm rải rác phía cầu An Hạ, nông trường Lê Minh Xuân.

26

2.1.4.4. Tài nguyên rừng

Theo kết quả thống kê đất đai năm 2011, diện tích đất lâm nghiệp trên địa

bàn huyện 981,94 ha, chiếm 3,89% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Tập trung ở

2 xã Lê Minh Xuân, Phạm Văn Hai do lâm trường Láng Le và công ty TNHH Một

Thành Viên Cây Trồng quản lý. Trong đó, diện tích rừng sản xuất chiếm chủ yếu

với 718,37 ha (73,16% diện tích đất lâm nghiệp), diện tích đất rừng phòng hộ

234,46 ha, còn lại diện tích rừng đặc dụng 29,11 ha (trại thực nghiệm lâm nghiệp)

Ngoài ra trên địa bàn huyện còn khoảng 3.370ha đất trồng cây lâu năm

khác (chủ yếu là tràm) phân bố ở hầu hết ở các xã. Trong đó, diện tích cây lâu năm

khác trồng mang tính tập trung phân bổ chủ yếu ở các xã Vĩnh Lộc A 164ha; Vĩnh

Lộc B 123ha, Bình Lợi 224ha…

2.1.4.5. Tài nguyên nhân văn

Bình Chánh hiện nay được chính thức thành lập vào ngày 02/12/2003 (thực

hiện theo Nghị định 130/2003/NĐ ngày 5 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng Chính

phủ về việc chia tách địa giới hành chánh) trên cơ sở tách 4 xã, thị trấn: Tân Tạo,

Bình Trị Đông, Bình Hưng Hòa và Thị trấn An Lạc thuộc huyện Bình Chánh cũ để

thành lập quận Bình Tân, phần còn lại tái lập lại huyện Bình Chánh bây giờ với

tổng diện tích là 25.255ha, chia ra thành 16 xã – thị trấn, dân số trung bình năm

2011 là 467.459 người.

Trong chiến tranh, Bình Chánh là địa bàn có truyền thống yêu nước và đấu

tranh dũng cảm. Ngay thế kỷ 19, đây là địa bàn hoạt động của Bình Tây Đại

Nguyên Soái Trương Định và các lực lượng kháng chiến khác. Những năm 1931-

1945, Trung Huyện là địa bàn hoạt động của Xứ ủy Nam Kỳ, Ủy ban Kháng chiến

Nam Bộ, Công an Nam Bộ, quân khu 7. Đặc biệt, khu vực cạnh sông Chợ Đệm,

thuộc ấp 4, xã Tân Kiên chính là nơi được Xứ ủy Nam Kỳ họp quyết định cuộc khởi

nghĩa giành chính quyền ngày 25-8-1945.

2.1.5. Thực trạng môi trường

2.1.5.1. Cảnh quan thiên nhiên

Nằm ở khu vực ngoại thành, diện tích đất nông nghiệp còn nhiều (theo số

liệu thống kê đất đai năm 2011, diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn còn 17.183

ha chiếm 68,04% tổng diện tích tự nhiên) tạo ra những mảng xanh vùng đệm cho

27

khu vực nội thành. Cùng với hệ thống sông, rạch nằm ở khu vực hạ nguồn, nên

Bình Chánh có 3 vùng sinh thái tự nhiên: nước ngọt, phèn và phèn mặn thích hợp

với nhiều loại thực vật đa dạng, môi trường sống thuận lợi cho nhiều loài cá, động

vật thủy sinh và loài chim… thích hợp cho việc phát triển tham quan du lịch cũng

như nghiên cứu, học tập.

Là một huyện ngoại thành có ưu thế về đất đai, nhưng hiện có rất ít khoảng

xanh và vườn hoa được bố trí để tạo cảnh quan và bóng mát. Dọc theo các trục lộ

chính và đường nội bộ, cây xanh ven đường hầu như chưa có hoặc rất ít. Trên địa

bàn huyện hiện có điểm văn hóa du lịch được nhiều người dân Thành phố và các

tỉnh lân cận biết đến là khu Bát Bửu Phật Đài (Phật Cô Đơn), được tôn tạo thành

một điểm du lịch văn hóa của Thành phố. Khu di tích Láng Le - Bàu Cò tại Tân

Nhựt quy mô 1,24 ha, hàng năm thu hút 200.000 lượng khách đến tham quan, khu

du lịch Khải Hoàn tại ấp 6 xã Vĩnh Lộc A diện tích 5 ha, khu tưởng niệm liệt sỹ Tết

Mậu Thân ở xã Tân Nhựt diện tích 12ha. Các khu công viên có quy mô lớn cũng

đang được đầu tư xây dựng như khu công viên hồ sinh thái tại xã Vĩnh Lộc B, khu

công viên Sinh Việt...

Ngoài ra còn một số điểm, địa danh lịch sử của huyện trong giai đoạn trước

năm 75 cũng được nhiều người biết đến đã và đang được quan tâm đầu tư xây dựng

đúng mức để thành điểm văn hóa - du lịch hoặc vui chơi giải trí, góp phần giáo dục

truyền thống ... như các vùng căn cứ cũ: đình Tân Túc, vùng bưng Vĩnh Lộc, khu

vực Lê Minh Xuân.

2.1.5.2. Môi trường

Trong thời gian qua quá trình phát triển kinh tế xã hội, đô thị hóa trên địa

bàn huyện Bình Chánh diễn ra nhanh chóng, đời sống người dân ngày càng được

cải thiện và nâng cao. Đi cùng với quá trình phát triển đó là vấn đề ô môi trường

của huyện ngày một nhiều hơn. Ở một số vùng nông thôn của Huyện vẫn còn không

ít các hộ dân sống trong môi trường chưa hợp vệ sinh, vẫn còn sử dụng nhà vệ sinh

lộ thiên. Nước thải, chất thải trong các hoạt động sản xuất công, nông nghiệp, sinh

hoạt chưa được kiểm soát chặt chẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ảnh

hưởng trực tiếp tới đời sống, sức khỏe của cộng đồng dân cư và ngoài ra nó còn ảnh

hưởng ngược lại tới chính hoạt động sản xuất.

28

Nước thải từ 2 Khu công nghiệp Lê Minh Xuân, Vĩnh Lộc A trên địa bàn

huyện có các chỉ tiêu COD, BOD5, Coli vượt quá nguồn nước loại B, C do đó làm

suy giảm chất lượng nguồn nước mặt khi xả thải vào nguồn tiếp nhận. Ngoài ra,

hiện tượng sống trên sông, đồ phế thải, đất đá thải trực tiếp xuống dòng chảy cũng

đã tác động không nhỏ đến chất lượng nguồn nước mặt của Huyện.

Các chỉ tiêu về môi trường không khí so với tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN

5937, 5938-1995): kết quả các chỉ tiêu SO2, NO2, CO, Pb, THC đạt. Chỉ tiêu bụi

trước cổng bưu điện Láng Le, ngã tư đường số 6 và đường số 9, ngoài khuôn viên

khu công nghiệp (cách khu công nghiệp 100 m theo hướng về vòng xoay An Lạc)

vượt đáng kể do ảnh hưởng luồng gió tại thời điểm đo đạc.

Chất lượng môi trường nước bề mặt:

- Các tuyến kênh rạch từ mức độ ô nhiễm và nhiễm bẩn đã được cải thiện

chất lượng nguồn nước, dòng chảy thông thoáng, nước trong, các loài thủy sinh

phát triển bình thường. Số tuyến ô nhiễm nặng có sự gia tăng và các tuyến kênh,

rạch ô nhiễm không cải thiện được chất lượng mà còn chuyển biến từ mức độ ô

nhiễm nhẹ lên mức độ ô nhiễm nặng.

2.1.5.3. Đánh giá về biến đổi khí hậu tác động đến sử dụng đất

Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại

trong thế kỷ 21. Biến đổi khí hậu sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống

và môi trường trên phạm vi toàn thế giới. Nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng gây

ngập lụt, gây nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến nông nghiệp, gây rủi ro lớn

đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế - xã hội trong tương lai.

Đối với Việt Nam, Bộ TN&MT (2011) chọn 3 kịch bản phát thải nhà kính

để xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu: (i) Kịch bản phát thải thấp (B1), (ii) Kịch

bản phát thải trung bình (B2), (iii) Kịch bản phát thải cao (A2). Bộ TN&MT khuyến

nghị các Bộ, Ngành và các Địa phương nên sử dụng kịch bản trung bình (B2) để

đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xây dựng hành động ứng phó với biến đổi

khí hậu.

Kịch bản phát thải trung bình (B2), vào cuối thế kỷ 21 nhiệt độ trung bình

năm ở Nam Bộ tăng khoảng từ 1,6-2,00C so với thời kỳ 1980-1999; lượng mưa

trung bình năm ở Nam Bộ tăng khoảng từ 2-3%, lượng mưa từ tháng III đến tháng

29

V sẽ giảm từ 10-15%, lượng mưa của tháng cao điểm sẽ tăng khoảng dưới 1% so

với thời kỳ 1980-1999; Kết quả xác định vùng có nguy cơ bị ngập theo các mực

nước biển dâng cho thấy: Nếu mực nước biển dâng 1m, khu vực thành phố Hồ Chí

Minh có nguy cơ bị ngập là trên 20% diện tích.

Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp huyện Bình

Chánh: diện tích đất nông nghiệp bị ngập lụt, bị xâm nhập mặn dẫn đến sản xuất

nông nghiệp bị thu hẹp, rừng bị ảnh hưởng. Cây trồng, vật nuôi phát triển theo mô

hình nông nghiệp đô thị bị ảnh hưởng (huyện Bình Chánh được quy hoạch vùng

trồng cây kiểng lâu năm lớn nhất của thành phố với quy mô 550 ha vào năm 2025).

Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến hầu hết tất cả lĩnh vực trong đời sống

kinh tế - xã hội một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Trong đó rõ nét ở khu vực ven bờ

hoặc lĩnh vực nông nghiệp, sẽ có sự dịch chuyển lao động, dân cư đến các khu vực

cao, khu vực có hoạt động kinh tế thuận tiện, ổn định hơn. Các bệnh viện, trạm xá,

trường học, cơ sở công nghiệp nằm trên các địa bàn ngập trũng, các khu vực có

nguy cơ ngập do nước biển dâng, cơ sở hạ tầng bị “vô hiệu hóa” cần kế hoạch di

dời. Việc bố trí lại cơ sở hạ tầng cần kết hợp với việc quy hoạch lại dân cư. Làm

sao để khả năng tiếp cận các cơ sở của người dân được dễ dàng. Những cơ sở còn

có khả năng “bám trụ” cần có những giải pháp như nâng nền, đắp bờ bao,…

Nhìn chung, biến đổi khí hậu sẽ gây tác động tiêu cực đến các khía cạnh

kinh tế xã hội huyện Bình Chánh (sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp, rừng bị ảnh

hưởng, cây trồng, vật nuôi phát triển theo mô hình nông nghiệp đô thị bị ảnh

hưởng) và vấn đề là làm sao ổn định được cuộc sống, công ăn việc làm của người

dân vùng bị ngập; khi bố trí công trình sử dụng đất cần xem xét, điều chỉnh nhằm

hạn chế tổn thất về cơ sở hạ tầng, công nghiệp, khu dân cư tương lai.

2.1.6. Đánh giá chung những thuận lợi, hạn chế về điều kiện tự nhiên, tài

nguyên thiên nhiên đối với sử dụng đất khu vực nghiên cứu

- Các lợi thế:

Bình Chánh nằm ở cửa ngõ phía Tây của Thành phố, với các trục đường

giao thông quan trọng nối liền các Tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long đến các tỉnh

vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và các Tỉnh miền Đông Nam Bộ.

30

Với hệ thống sông, kênh, rạch khá phong phú tạo cảnh quang sông nước,

có ý nghĩa quan trọng là vùng đệm sinh thái phía Tây của thành phố Hồ Chí Minh

đồng thời thuận tiện cho lưu thông đường thủy, đảm bảo môi trường sinh thái trong

sản xuất nông nghiệp và tiêu thoát nước tự nhiên hiện nay.

Quỹ đất nông nghiệp dự trữ khá lớn để đáp ứng cho nhu cầu phát triển các

mục đích khác, do vậy thuận lợi cho tiến trình đô thị hóa của Huyện trong việc bố

trí các dự án, công trình.

- Các hạn chế:

Chất lượng nguồn nước mặt tại các tuyến sông, kênh rạch trên địa bàn

Huyện tuy được cải thiện đáng kể nhưng ở nhiều khu vực vẫn còn bị ô nhiễm rất

nặng, nguyên nhân do huyện Bình Chánh nằm ở khu vực giáp ranh tiếp nhận nguồn

nước thải của một số địa phương ngoài Huyện đổ về như Hóc Môn, Quận 8 và chất

lượng nước mặt bị ảnh hưởng qua lại giữa Huyện và các huyện Cần Giuộc, Bến

Lức, Đức Hòa tỉnh Long An… làm cho tình hình ô nhiễm môi trường vẫn còn diễn

biến phức tạp.

2.1.7. Các nhân tố kinh tế xã hội ảnh hưởng tới sử dụng đất khu vực nghiên

cứu

2.1.7.1. Dân số lao động, việc làm và mức sống

Năm 2011, dân số trung bình toàn Huyện khoảng 467.460 người, chiếm

6,22% dân số toàn Thành phố. Mật độ dân số trung bình của Huyện vào khoảng

1.851người/km2, tuy nhiên dân cư phân bố không đều, tập trung đông nhất ở các xã

Bình Hưng (4.890 người/km2), Tân Kiên (3.974 người/km2), Vĩnh Lộc B (3.776

người/km2). Các xã có mật độ dân số thấp nhất là Bình Lợi (498 người/km2), Tân

Nhựt (900 người/km2), Lê Minh Xuân (906 người/km2), Phạm Văn Hai (915

người/km2).

Là địa phương thu hút dân nhập cư đến trong thời gian gần đây do chuyển

dịch phát triển kinh tế theo hướng phi nông nghiệp. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi lao

động chiếm tỷ trọng lớn (71,33% tổng dân số). Cơ cấu lao động theo ngành nghề

của huyện chuyển dịch theo đúng định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa

phương “công nghiệp – thương mại; dịch vụ - nông nghiệp”, lao động trong ngành

31

nông –lâm – nuôi trồng thủy sản ngày một giảm, lao động hoạt động trong lĩnh vực

dịch vụ thương mại, công nghiệp ngày một tăng nhanh.

Bảng 2.2: Thống kê dân số - lao động trên địa bàn qua các năm

THỰC HIỆN QUA CÁC NĂM

CHỈ TIÊU Đơn vị tính Năm

2005 Năm 2010

Năm 2011

Tăng Trưởng 2006-2010

Tổng số hộ Hộ 83.146 118.682 128.750 7,38 Dân số trung bình Người 311.702 446.084 467.459 7,43 Số người trong độ tuổi lao động Người 222.031 318.075 333.419 7,45 Tỉ lệ so với dân số % 71,23 71,30 71,33 Số LĐ đang làm việc Người 121.252 165.704 173.644 6,45 T/ đó: + Lao động NL nghiệp Người 38.515 13.879 12.581 -18,46 + Lao động CN+XD Người 46.929 87.515 80.545 13,27 + Lao động dịch vu Người 35.808 64.310 80.519 12,42 Tỉ lệ so với nguồn lao động % 54,61 52,10 52,08

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bình Chánh)

Tỷ lệ tăng dân số trong độ tuổi lao động trong những năm qua luôn tăng.

Nguyên nhân là do các khu công nghiệp Lê Minh Xuân, Vĩnh Lộc… thu hút được

nguồn lao động lớn từ nội thành và các tỉnh khác đến. Bên cạnh đó, còn do trên địa

bàn huyện còn quỹ đất nông nghiệp khá lớn, đã thu hút phần lớn các hộ dân cư có

thu nhập vừa và thấp đến định cư, xây dựng nhà cửa ngay trên đất nông nghiệp. Do

đó, việc tăng dân cơ học cao và tự phát trong vài năm gần đây bên cạnh những tác

động tích cực như tạo nguồn lao động dồi dào cho huyện, cũng nảy sinh nhiều vấn

đề bức xúc trong xây dựng trái phép, lấn chiếm sông rạch và các lĩnh vực xã hội

khác.

Giai đoạn 2006-2010, giải quyết việc làm mới cho 22.129 lao động (đạt

221,3% chỉ tiêu kế hoạch), năm 2006 tỷ lệ thất nghiệp là 5,7% đã kéo giảm xuống

còn 5,4% vào năm 2010. Thực hiện chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá: năm

2010 số hộ nghèo trên địa bàn huyện là 11.938 hộ với 55.021 nhân khẩu (chiếm tỷ

lệ 10,59%), trong đó: 7.268 hộ nghèo có mức thu nhập 6-8 triệu đồng/người/năm,

3.332 hộ nghèo có mức thu nhập 8-10 triệu đồng/người/năm, 1.338 hộ nghèo có

mức thu nhập 10-12 triệu đồng/người/năm. Năm 2011, đã có 2.953 hộ vượt chuẩn

nghèo trên 12 triệu đồng/người/năm (đạt 148% kế hoạch).

32

Nhìn chung, trong thời gian qua công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết

việc làm luôn được địa phương quan tâm, tăng cường công tác giải quyết việc làm,

tạo ra nhiều việc làm mới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề theo nhu cầu của thị

trường, tạo điều kiện cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài… Đa dạng hóa

các nguồn lực và phương thức thực hiện chương trình giảm hộ nghèo, thực hiện

nhiều chính sách để hỗ trợ người nghèo phát triển sản xuất, vươn lên làm giàu chính

đáng.

Bảng 2.3. Dự báo dân số – lao động huyện Bình Chánh đến năm 2020

Hạng mục Đơn Năm Dự báo vị 2011 2015 2020

A. Dân số Huyện Bình Chánh Người 467.459 700.000 850.000 + Tỷ lệ tăng bình quân % 9,91 6,96 3,96 1. Dân cư đô thị Người 164.236 259.000 331.500 + Tỷ lệ dân số đô thị % 35,13 37,00 39,00 2. Dân cư nông thôn Người 303.223 441.000 518.500 + Tỷ lệ dân số nông thôn % 64,87 63,00 61,00 B. LAO ĐỘNG I. Lao động trong độ tuổi Người 333.419 441.000 545.000 II. Cơ cấu lao động - Nông lâm ngư nghiệp % 7,25 6,50 4,20 - Công nghiệp - xây dựng % 46,39 47,00 48,00 - Thương mại - dịch vụ - du lịch % 46,37 46,50 47,80 (Nguồn: Dự báo dân số theo Đồ án quy hoạch chung xây dựng huyện Bình Chánh).

2.1.7.2. Thực trạng phát triển kinh tế

a. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Qua 5 năm (2006-2010) thực

hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển kinh tế theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ

huyện lần thứ IX; trong bối cảnh có những thuận lợi cơ bản, song cũng gặp nhiều

khó khăn thời tiết, giá cả, thị trường, dịch bệnh…đặc biệt là chịu ảnh hưởng của

lạm phát và suy giảm kinh tế toàn cầu, nhưng kinh tế trên địa bàn huyện vẫn được

giữ vững và tiếp tục tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích

cực, tỷ trọng khu vực kinh tế công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng, nông – lâm

nghiệp - thủy sản giảm.

b. Tăng trưởng kinh tế: giai đoạn 2006-2010 tốc độ tăng trưởng bình quân

đạt 21,03%/năm (tăng 5,03% so với chỉ tiêu kế hoạch) cao hơn bình quân toàn

33

Thành phố (11,8%). Trong đó ngành công nghiệp – xây dựng là lĩnh vực lớn nhất,

là động lực tăng trưởng chính của kinh tế trên địa bàn huyện, giai đoạn 2006-2010

hoạt động sản xuất công nghiệp có bước phát triển mạnh, tốc độ tăng trưởng giá trị

bình quân 24,34%/năm (vượt 4,34% so với kế hoạch);

c. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: theo hướng tích cực, ngành công nghiệp –

xây dựng ngày càng phát huy được thế mạnh, khẳng định được vai trò chủ lực trong

phát triển kinh tế - xã hội của Huyện, nên tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng

tăng từ 65% năm 2005 lên 75% năm 2010, tương ứng tỷ trọng ngành nông lâm thủy

sản giảm từ 14% năm 2005 xuống còn 6% năm 2010; tỷ trọng ngành thương mại –

dịch vụ duy trì mức 19-20%.

d. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế:

* Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:

Giai đoạn 2006-2010, giá trị sản xuất tăng bình quân 24,34%/năm, một số

ngành có tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp như: sản xuất thực

phẩm đồ uống (tăng bình quân 28,34%/năm), ngành dệt (tăng 28,08%/năm), ngành

thuộc da, sản xuất vali, túi xách (tăng 28,37%/năm), ngành sản xuất hóa chất, sản

phẩm từ hóa chất (tăng 24,73%/năm), sản xuất các sản phẩm từ cao su, plastic

(tăng bình quân 32,32%/năm), sản xuất các sản phẩm từ kim loại (tăng

29,28%/năm).

Năm 2010, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã dần

được khắc phục, tạo ra những tác động tích cực đến phát triển kinh tế của Huyện.

Năm 2011, giá trị sản xuất (giá CĐ1994) của Huyện đạt 4.825,6 tỷ đồng (tăng

34,35% so với năm 2010), tổng số doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp ngành

công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp 1.377 đơn vị, trong đó có 55 công ty cổ phần,

609 công ty trách nhiệm hữu hạn, 264 Danh nghiệp tư nhân, 449 chi nhánh doanh

nghiệp ngoài quốc doanh.

- Về khu công nghiệp và cụm công nghiệp: đã thành lập và đi vào hoạt

động gồm 02 khu công nghiệp (KCN Lê Minh Xuân, KCN Vĩnh Lộc) và 01 cụm

công nghiệp (cụm tiểu thủ công nghiệp Lê Minh Xuân) thu hút được 330 doanh

nghiệp và hộ kinh doanh đầu tư trong đó có 33 doanh nghiệp có 100% vốn nước

ngoài.

34

+ Khu công nghiệp Lê Minh Xuân: được thành lập năm 1997 quy mô

104ha tại xã Lê Minh Xuân, toàn khu hiện có 170 doanh nghiệp và lấp đầy 100%.

+ Khu công nghiệp Vĩnh Lộc: được thành lập năm 1997, quy mô 207ha tại

xã Vĩnh Lộc A (107ha) và phường Bình Hưng Hòa quận Bình Tân. Hiện nay đã cơ

bản xây dựng hoàn thành và lấp đầy.

+ Cụm tiểu thủ công nghiệp Lê Minh Xuân: diện tích 17ha tại xã Tân Nhựt,

tổng cộng 267 lô đất và đã tiếp nhận khoảng 130 doanh nghiệp.

- Ngoài ra trên địa bàn Huyện còn các khu, cụm công nghiệp đang triển

khai thực hiện: Khu công nghiệp ( Lê Minh Xuân II 338ha; Lê Minh Xuân III

242ha; Lê Minh Xuân mở rộng 120ha, Vĩnh Lộc mở rộng 56,1ha; An Hạ 123,5ha;

Phong Phú 148,4ha), Cụm công nghiệp (Tổng công ty nông nghiệp Sài Gòn 89ha,

Trần Đại Nghĩa 50ha, Quy Đức 70ha, Tân Túc 30ha, Đa Phước 90ha).

*Thương mại – dịch vụ:

G iai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trưởng bình quân 18,53%/năm, năm

2011 giá trị sản xuất đạt 2.571 tỷ đồng, tổng số doanh nghiệp, chi nhánh doanh

nghiệp ngành thương mại – dịch vụ là 1.379 đơn vị, trong đó có 57 công ty cổ phần,

452 công ty Trách nhiệm hữu hạn, 524 Doanh nhiệp tư nhân, 445 chi nhánh doanh

nghiệp ngoài quốc doanh.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn huyện năm 2011 là 246,732

triệu USD (tăng 12,02% so với 2010), kim ngạch nhập khẩu 293,788 triệu USD

(tăng 14,1% so với cùng kỳ).

Nhìn chung, hoạt động thương mại - dịch vụ đang có xu hướng phát triển

mạnh về số lượng và chất lượng, nhất là lĩnh vực dịch vụ. Mặc dù bị ảnh hưởng

chung của cuộc khủng hoảng tiền tệ khu vực, nhưng trong 5 năm qua với phương

thức kinh doanh mới, linh hoạt, chủ động nên thương nghiệp quốc doanh và hợp tác

xã mua bán huyện đã giữ vững lợi thế cạnh tranh trong cơ chế thị trường. Tuy nhiên

trong những năm tới, cần tiếp tục phát huy có hiệu quả và không ngừng đầu tư phát

triển các loại hình kinh doanh, dịch vụ thương mại nhằm từng bước nâng cao tỷ

trọng của ngành, trong cơ cấu nền kinh tế của huyện cần phải dành một quỹ đất nhất

định cho một số xã chưa có mạng lưới chợ.

* Nông lâm thủy sản:

35

Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong tổng giá trị sản xuất giảm từ 14,11%

năm 2005 xuống còn 6,79% năm 2010, tuy nhiên giá trị sản lượng nông nghiệp vẫn

tăng và đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm 4,54%/năm giai đoạn 2006-2010.

Cơ cấu giá trị sản lượng trong nội bộ ngành nông nghiệp dịch chuyển theo

hướng tích cực, ngành trồng trọt giảm dần từ 59,53% năm 2005 còn 46,48% năm

2010, ngành chăn nuôi tuy chiếm tỉ trọng thấp hơn so với trồng trọt nhưng có xu

hướng tăng dần từ 35,49% lên 39,97%; ngành thủy sản tăng từ 4,18% năm 2005 lên

12,62% năm 2010. Các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi tiếp tục được

triển khai, điểm nổi bật trong thời gian qua là sự chuyển dịch mạnh cơ cấu sản xuất

nông nghiệp theo mô hình sản xuất nông nghiệp chất lượng cao với sự phát triển

của ngành chăn nuôi, thủy sản, hoa lan cây kiểng, cá kiểng, rau an toàn.

Năm 2011, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 393,12 tỷ đồng, trong đó:

ngành trồng trọt đạt 166,1 tỷ đồng (chiếm 42,25% cơ cấu ngành), ngành chăn nuôi

184,5 tỷ đồng (chiếm 46,93% cơ cấu ngành), ngành thủy sản 40 tỷ đồng (10,19% cơ

cấu ngành) và ngành lâm nghiệp 2,57 tỷ đồng (chiếm 0,63% cơ cấu ngành).

Nhìn chung, nông nghiệp vẫn là một thế mạnh và không thể coi nhẹ trong

một số năm trước mắt, vấn đề quan trọng là phải thúc đẩy nông nghiệp phát triển

đúng hướng để vừa tạo việc làm cho lực lượng lao động, vừa theo kịp được trình độ

tiên tiến trong nước và khu vực, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển nông nghiệp với

tôn tạo và làm đẹp cảnh quan, góp phần xứng đáng vào phát triển kinh tế xã hội của

Huyện.

2.1.7.3. Phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn:

* Khu vực đô thị

Theo thống kê đất đai năm 2011, diện tích đất đô thị của huyện Bình Chánh

có 855,40 ha (thị trấn Tân Túc), chiếm 3,39% diện tích tự nhiên của huyện. Dân số

đô thị 15.119 người, mật độ dân số bình quân 1.767 người/km2, diện tích đất ở

67,34 ha, bình quân đất ở trên người là 44,54 m2/người, con số này phù hợp so với

quy định về tiêu chuẩn đất ở đô thị.

Thị trấn Tân Túc có chức năng trung tâm của huyện Bình Chánh và khu

vực. Thị trấn được xác định là một đô thị phụ cận vệ tinh, là trung tâm hành chính,

văn hoá, thể dục thể thao, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; thương mại dịch vụ,

36

khu dân cư tập trung xây dựng mới … chủ yếu phân bố ngay trên các tuyến đường

trung tâm của thị trấn. Trong những năm gần đây, khu vực đô thị có nhiều thay đổi.

Các công trình xây dựng như trụ sở làm việc của các cơ quan, công trình phúc lợi

xã hội, mạng lưới điện chiếu sáng đô thị, mạng lưới thông tin, bưu điện, phát thanh

truyền hình, dịch vụ ngân hàng, thương mại, du lịch… nhà ở đang được cải tạo,

nâng cấp với kiến trúc khang trang.

Tỷ lệ nhà kiên cố, bán kiên cố tăng lên đáng kể. Hệ thống công viên, vườn

hoa, khu vui chơi giải trí hầu như chưa được đầu tư xây dựng. Đây là hạn chế trong

việc nâng cao đời sống tinh thần của người dân, cần được khắc phục trong thời gian

tới.

* Khu vực nông thôn

Diện tích đất khu vực nông thôn của huyện là 24.399 ha, chiếm 96,61%

diện tích tự nhiên. Dân số nông thôn có 428.838 người, chiếm 96,13% dân số của

huyện, bình quân 1.758 người/km2, diện tích đất ở nông thôn là 2.470 ha, bình quân

có 57,6 m2/người.

Các điểm dân cư nông thôn phân bố tập trung thành từng ấp dọc theo các

trục giao thông chính, gần chợ, ven sông, rạch để thuận lợi cho việc sinh hoạt và

trồng trọt, chăn nuôi. Điều kiện nhà ở của người dân trong huyện còn thấp, số nhà

đơn sơ chiếm tỷ lệ cao, trong khi loại nhà kiên cố chỉ chiếm tỷ lệ thấp, mật độ xây

dựng bình quân thấp. Tuy nhiên tại các khu vực đô thị giáp ranh nội thành, có nơi

mật độ xây dựng dân cư rất cao.

Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, điện, bưu chính viễn thông, cơ sở văn

hoá xã hội phục vụ công cộng trong các khu dân cư, đã có nhiều đổi mới và từng

bước đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Tuy nhiên, việc xử lý rác thải sinh hoạt, phân

gia súc chưa tốt, đặc biệt là việc sử dụng thuốc trừ sâu, phân hoá học đã gây nên ô

nhiễm cục bộ cho từng khu vực.

2.1.7.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

* Giao thông đường bộ

Trong quá trình phát triển, đã hình thành mạng lưới giao thông đối ngoại

khá hợp lý, nếu mạng lưới này được nâng cấp một cách đúng mức sẽ tạo cho Tp.

37

Hồ Chí Minh nói chung và Bình Chánh nói riêng có cơ hội để mở rộng giao lưu,

phát huy lợi thế về vị trí địa lý.

Tổng chiều dài các tuyến đường trên địa bàn huyện là 412,23km, trong đó

có 52 tuyến đường do Thành phố quản lý với tổng chiều dài 139,95km và 142 tuyến

do UBND Huyện quản lý với tổng chiều dài 272,28km, không kể các tuyến đường

nhỏ, hẻm phân cấp cho UBND xã, thị trấn quản lý.

Về đường giao thông đối ngoại hiện hữu: có các tuyến quốc lộ 1A, quốc lộ

50, đường dẫn vào đường cao tốc Sài Gòn – Trung Lương, Tỉnh lộ 10, Nguyễn Văn

Linh, Nguyễn Thị Tú… Cụ thể như sau:

- Đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Trung Lương: Đây là tuyến ngoại vi có

tiêu chuẩn kỹ thuật cao nối kết thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh đồng bằng Sông

Cửu Long, tuyến bắt đầu từ khu vực phía Tây - Nam thành phố tại điểm giao với

đường vành đai 2 ở khu vực huyện Bình Chánh, qua tỉnh Long An tới tỉnh Tiền

Giang. Tuyến qua huyện có chiều rộng lòng đường 39-41m, dài 10,05km, lộ giới

120m, kết cấu mặt đường bê tông nhựa.

- Đường Nguyễn Văn Linh: Bao gồm một đoạn tuyến có chức năng là

đường Vành đai 2 thành phố (đoạn từ nút Trịnh Quang Nghị về phía Đông), tuyến

có chiều rộng lòng đường 25-30m, dài 10,98km, lộ giới 120m, kết cấu mặt đường

bê tông nhựa.

- Đường Quốc Lộ 1A: đây là cửa ngõ phía Tây - Nam ra vào thành phố, nối

kết với thành phố Hồ Chí Minh tại ngã ba An Lạc - điểm giao với đường Hùng

Vương nối dài với chiều dài 8,97km, chiều rộng lòng đường 19-19,5m, lộ giới

120m.

- Đường Trịnh Quang Nghị (HL7) với chiều dài tổng cộng 2,98 km, chiều

rộng lòng đường từ 5-6 m, lộ giới 60m.

- Đường Tỉnh Lộ 10: đây là trục hướng tâm thành phố chiều dài 9,04 km,

chiều rộng lòng đường từ 6 -7 m, lộ giới 40m.

- Đường Nguyễn Thị Tú (HL13) với chiều dài 0,46 km, chiều rộng lòng

đường từ 7,5-8,5 m, lộ giới 40m.

- Đường Quốc Lộ 50: Đây là tuyến cửa ngõ phía Nam ra vào thành phố với

chiều dài tổng cộng 10,03 km, chiều rộng lòng đường từ 5.5-7,5m. Lộ giới 40 m.

38

* Giao thông nông thôn

Các tuyến đường giao thông nông thôn phần lớn chưa được đầu tư theo quy

hoạch lộ giới được duyệt. Các tuyến đường do Huyện quản lý có mặt cắt ngang

đường trung bình từ 5,0 đến 6,0m, chưa có hệ thống thoát nước, vỉa hè, cần đầu tư

nâng cấp để đảm bảo đáp ứng cho nhu cầu phát triển.

* Hệ thống cầu đường bộ

Trên địa bàn huyện có 34 cầu đi qua các sông rạch trên các tuyến đường

chính của huyện do Khu quản lý giao thông số 1 quản lý. Tổng chiều dài cầu

khoảng 3,04 km, chiều dài đường vào cầu khoảng 3,98 km, chiều rộng mặt cầu chủ

yếu 6 – 7 m và tải trọng chủ yếu là 10 tấn và 30 tấn. Riêng cầu Bình Điền 1,2 có

chiều rộng mặt cầu 11,25 m x 2. Ngoài ra còn 74 cầu do huyện quản lý, chiều rộng

chủ yếu từ 1,5 -3,0 m, kết cấu bê tông cốt thép, kết cấu thép và gỗ.

* Về giao thông đường thủy

Huyện Bình Chánh có nhiều sông rạch hiện hữu, trong đó một số tuyến

sông rạch chính có chức năng giao thông thủy. Các sông rạch có chức năng giao

thông thủy bao gồm: Tuyến Vành đai ngoài (sông Chợ Đệm, Bến Lức, kênh Lý Văn

Mạnh, kênh Xáng Ngang, kênh Xáng Đứng, kênh An Hạ), sông Cần Giuộc, rạch Bà

Tỵ, Rạch Bà Lớn - rạch Chổm, rạch Bà Lào - rạch Ngang, Tắc Bến Rô, rạch Chiếu

– cầu Bà Cả và rạch Ông Lớn. Trong đó: bao gồm 01 tuyến cấp III chiều dài

11,5km; 05 tuyến cấp IV chiều dài 25km.

* Thủy lợi

Thủy lợi có vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp, cải thiện môi

trường, làm đẹp cảnh quan và trữ nước cho sinh hoạt. Trên địa bàn huyện hiện có

04 tuyến sông, 82 tuyến rạch, 96 kênh mương, 12 công trình đê bao thủy lợi, 20 bờ

bao, 102 cống thủy lợi đầu mối. Trong các tuyến sông, kênh, rạch nêu trên chỉ có

các tuyến có chức năng giao thông thủy như: Sông Cần Giuộc, Sông Chợ Đệm, rạch

Bà Ty, rạch Bà Lớn – rạch Chồm, rạch Bà Lào – rạch Ngang, rạch Bến Rô, rạch

Chiếu, các tuyến còn lại có chức năng tiêu thoát nước.

Hệ thống thủy lợi trên địa bàn đã được đầu tư khá lâu, đến nay hầu hết các

tuyến kênh rạch đều bị bồi lắng, khả năng tiêu thoát nước bị hạn chế do lục bình, cỏ

mọc dày đặc trong lòng kênh, trong đó các tuyến kênh, rạch phục vụ tiêu thoát nước

39

cho khu dân cư bị ô nhiễm nặng và ứ đọng đầy rác do người dân đổ trực tiếp ra

kênh rạch, bờ rạch thấp và nhỏ, một số cống thủy lợi bị hư hỏng, mất cửa cần phải

sửa chữa để đảm bảo nhiệm vụ điều tiết nước, ngăn mặn, ngăn triều, chống ngập

úng; nhiều tuyến bị thu hẹp dòng chảy do người dân lấn chiếm xây dựng nhà cửa;

một số tuyến đê bao chưa được đầu tư toàn tuyến gây ngập cục bộ tại một số khu

vực, việc đi lại, vận chuyển nông sản của người dân cũng gặp nhiều khó khăn.

Do đó, để giải quyết được vấn đề tiêu thoát nước, cải thiện tình trạng ô

nhiễm; hạn chế tình trạng san lấp, lấn chiếm kênh, rạch; đảm bảo nhiệm vụ điều tiết

nước, ngăn mặn, ngăn triều; tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi lại, vận chuyển

nông sản của người dân, trong thời gian tới, cần tiến hành đầu tư cải tạo, nâng cấp

các công trình hiện không còn đảm bảo công năng trong việc tiêu thoát nước trên

địa bàn 16 xã, thị trấn.

* Cấp nước

Hệ thống cung cấp nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt trên địa bàn Huyện

bao gồm hai nguồn cung cấp: nước máy Thành phố và nguồn nước ngầm.

- Nguồn nước của Công ty cổ phần cấp nước Chợ Lớn: hiện nay có 17

tuyến cấp nước, phân bố chủ yếu trên các trục đường chính: Quốc lộ 1A, Tỉnh lộ

10, Trần Đại Nghĩa, Quốc lộ 50, Láng Le Bàu Cò, Đoàn Nguyễn Tuấn, Nguyễn

Hữu Trí, Bùi Thanh Khiết, Nguyễn Cửu Phú, Dương Đình Cúc, Vườn Thơm, Võ

Văn Vân, Nguyễn Thị Tú, Vĩnh Lộc, An Hạ, Mai Bá Hương, phân lô số 1 (xã Lê

Minh Xuân) và các trạm cấp nước trong các khu công nghiệp, các dự án khu dân cư

cung cấp cho 62.830 người chiếm tỷ lệ 14,46%.

- Nguồn nước từ Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông

thôn (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn): quản lý 32 trạm cấp nước,

cung cấp cho 80.767 người chiếm tỷ lệ 18,82%.

- Các hộ dân còn lại thì dùng nước từ các giếng khoan riêng lẻ để cấp cục

bộ, hầu như là không được xử lý, chất lượng nước phụ thuộc vào độ sâu giếng

khoan, hầu như là đều bị nhiễm sắt.

Do địa bàn rộng, dân cư rải rác, nguồn nước sạch cung cấp chỉ có trên một

số trục đường chính như: Tỉnh lộ 10, đường Vĩnh Lộc, quốc lộ 1A, quốc lộ 50,

Nguyễn Văn Linh…nên việc cấp nước sạch còn khó khăn, trước mắt cần duy trì và

40

phát triển nguồn nước từ Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông

thôn, nâng cao dần tỷ lệ cấp nước từ nguồn nước sạch của Thành phố, giảm dần số

hộ sử dụng giếng khoan tự phát.

* Mạng lưới điện

Nguồn điện: Công ty điện lực Bình Chánh là đơn vị quản lý mạng lưới

điện cũng như cung cấp điện từ lưới điện chung của Thành phố, nhận điện từ các

trạm 110/15-22Kv sau: trạm Phú Lâm 2*63MVA, trạm Vĩnh Lộc 1*63MVA, trạm

Phú Định 2*40MVA, trạm Nam Sài Gòn 2 1*63MVA, trạm Lê Minh Xuân

63MVA.

Lưới điện trung thế: đường dây 15KV-22KV có chiều dài 468,3km; lưới

điện hạ thế có chiều dài 879,45km; trạm biến thế 15-22KV/0,4KV có 1.734 trạm.

Lưới điện cao thế: đường dây 110KV dài khoảng 31,8km (hướng tuyến từ

trạm Phú Lâm cấp điện đến các trạm Lê Minh Xuân, Đức Hòa, Bến Lức, Phú Định,

Nhà Bè, Nam Sài Gòn 2) ; đường dây 220KV dài khoảng 13,5km (hướng tuyến từ

trạm Phú Lâm đến các trạm Nhà Bè, Cai Lậy); đường dây 500KV dài khoảng 24km

(hướng tuyến từ trạm Phú Lâm đến các trạm Nhà Bè, Tân Định).

Địa bàn huyện gần các lưới điện cao thế và các trạm biến áp chính của khu

vực, do đó việc cung cấp điện trên địa bàn Huyện khá thuận lợi, trong quá trình phát

triển cần đầu tư nâng cấp, mở rộng các tuyến điện trung thế và phát triển thêm

mạng hạ thế để cấp điện theo nhu cầu.

* Giáo dục – đào tạo:

Toàn ngành giáo dục hiện nay có 65 trường công lập, trong đó có 19 trường

mầm non; 26 trường tiểu học với 699 lớp, 17 trường trung học cơ sở với 631 lớp, 3

trường trung học phổ thông tại xã Bình Chánh, Lê Minh Xuân, Đa Phước với 113

lớp.

Hoàn thành phổ cập giáo dục bậc trung học phổ thông; đảm bảo 16/16 xã,

thị trấn có Trung tâm học tập cộng đồng. Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp tiểu học và trung

học cơ sở ổn định ở mức 99%.

Giáo dục khác: trung tâm dạy nghề huyện Bình Chánh nằm trên địa bàn xã

Bình Chánh; trường khuyết tật; trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm giáo

dục cộng đồng tại các xã, thị trấn.

41

Huyện Bình Chánh có địa bàn rộng, dân số cơ học tăng nhanh, quy mô và

số lượng trường lớp còn thiếu so với yêu cầu, đòi hỏi trong thời gian tới cần đầu tư

xây dựng trường lớp để đáp ứng cho nhu cầu người dân trên địa bàn Huyện.

* Y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân

Trên địa bàn huyện có 27,61ha đất y tế do Huyện quản lý, hàng năm đã

khám chữa bệnh cho hơn 1 triệu người, đáp ứng được phòng bệnh và chữa bệnh cho

nhân dân. Trong đó gồm :

+ Bệnh viện Huyện với quy mô 340 giường nội trú, đặt tại thị trấn Tân Túc.

+ 16 trạm y tế cấp xã, thị trấn, mỗi trạm có 5 giường, tổng diện tích 1,26 ha.

+ Hội Chữ thập đỏ, các tổ y tế cộng đồng và 368 cơ sở y tế do tư nhân quản

lý, gồm 67 phòng mạch tư, 10 phòng nha, 52 nhà thuốc, 89 đại lý thuốc, 22 cơ sở y

học cổ truyền và 7 cơ sở tiêm thuốc.

Ngoài ra trên địa bàn Huyện có một bệnh viện chuyên khoa tâm thần thuộc

Sở Y tế TP tại xã Lê Minh Xuân với quy mô khoảng 2 ha.

Bệnh viện Huyện, các trạm y tế xã và các cơ sở y tế khác trên địa bàn

huyện cơ bản đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân; Mạng lưới y

tế của Huyện đã từng bước được nâng cấp về cơ sở cũng như y cụ khám chữa bệnh.

* Các cơ sở văn hóa, thể dục thể thao, thông tin – liên lạc

Cơ sở vật chất phục vụ phong trào thể dục thể thao, vui chơi giải trí trên địa

bàn Huyện tiếp tục được duy trì và phát triển:

+ Trung tâm Văn hóa – TDTT cấp huyện quy mô 4 ha tại thị trấn Tân Túc;

5 Câu lạc bộ Văn hóa – TDTT liên xã Hưng Long diện tích 1,05 ha, liên xã Vĩnh

Lộc A diện tích 1,93 ha, liên xã Đa Phước diện tích 0,3 ha, liên xã Tân Nhựt diện

tích 0,05 ha, liên xã Bình Lợi diện tích 0,51 ha.

+ Sân bóng đá xã Bình Chánh 0,6 ha.

+ Khu sinh hoạt thiếu niên Bình Lợi 0,5 ha.

+ 01 đài truyền thanh; 16 trạm phát thanh tại 16 xã, thị trấn.

+ 07 bưu điện văn hóa tại các xã Tân Quý Tây, Hưng Long, Vĩnh Lộc A,

Vĩnh Lộc B, Phong Phú, Lê Minh Xuân, Bình Lợi, Tân Nhựt, quy mô 0,315 ha.

42

+ Ngoài ra còn có các cơ sở TDTT do tư nhân quản lý như Trung tâm sinh

hoạt TDTT Thành Long 6 ha, sân vận động Đa Phước 0,5 ha và một số loại hình

khác 0,5 ha.

Mạng lưới văn hóa – TDTT còn nhỏ, loại hình sinh hoạt đơn điệu, phân bố

chưa đều ở các xã, nhiều cơ sở chỉ có mặt bằng, chưa được đầu tư xây dựng đúng

mức, nên chưa thu hút được nhân dân đến sinh hoạt thường xuyên.

* Hệ thống chợ

- Về hệ thống chợ: trên địa bàn huyện có 13 chợ gồm 02 chợ do UBND

Huyện quản lý (chợ Cầu Xáng, chợ Bình Chánh); 07 chợ do UBND xã quản lý (chợ

Đệm, chợ Bình Hưng, chợ Phong Phú, chợ Bà Lát, chợ Tân Nhựt, chợ An Phú Tây,

chợ Quy Đức), 04 chợ do tư nhân quản lý (chợ Vĩnh Lộc, chợ Hưng Long, chợ

Đông Thành, chợ KCN Lê Minh Xuân).

- Về hệ thống siêu thị: trên địa bàn huyện chưa có siêu thị loại 1, 2, hiện

chỉ có 5 siêu thị loại 5 gồm siêu thị TiTan1, siêu thị TiTan3, siêu thị Hoàng Thái,

siêu thị Nguyễn Văn Cừ - Tân Túc, siêu thị Nguyễn Văn Cừ - Bình Hưng.

Từ thực tế do tốc độ dân số tăng nhanh cùng với sự chuyển dịch cơ cấu

kinh tế theo hướng công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp tại các xã dẫn đến nhu cầu

mua bán ngày càng tăng, chợ quá tải. Một số chợ hiện hữu trước đây phục vụ cho

nhu cầu dân cư nông thôn hiện nay không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh

tế xã hội; Việc quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, các khu dân cư tập trung và khu

cụm công nghiệp trên địa bàn đã làm diện tích chợ bị thu hẹp, không đáp ứng yêu

cầu về địa điểm, dẫn đến chợ không đảm bảo vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, an

toàn giao thông và văn minh đô thị.

*Thoát nước và vệ sinh môi trường

Hệ thống tiêu thoát nước mưa trên địa bàn chưa phát triển. Nước mưa chủ

yếu tiêu thoát tự nhiên trên đồng ruộng rồi ra các kênh mương, sông rạch ngoài hệ

thống thoát nước được xây dựng ở khu vực Tân Kiên dọc Quốc lộ 1A; khu công

nghiệp Lê Minh Xuân; khu vực Vĩnh Lộc A. . .từ Ø600 đến cống hộp 2.000 x 2.000

hoặc được xây với mương hở B600 đến B1.600 trong khu công nghiệp Vĩnh Lộc.

Các trục tiêu chính gồm: kênh An Hạ, kênh Liên Vùng, kênh A;B;C, rạch

Cầu Suối, sông Chùa, rạch Nước Lên, sông Cần Guộc, rạch Bà Lào chủ yếu theo

43

hướng Bắc Nam; kênh Xáng Đứng, sông Chợ Đệm, sông Bến Lức chủ yếu theo

hướng Đông Tây.

Hệ thống cống thoát nước thải là hệ thống thoát nước chung chỉ tập trung

cục bộ ở một số khu vực hoặc được xây dựng theo các trục giao thông chính. Các

khu vực còn lại đều chưa có hệ thống cống. Nước thải bẩn trong khu vực chủ yếu là

nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp. Nước thải sinh hoạt theo các mương

rãnh quanh nhà thoát trực tiếp ra ruộng hoặc theo các mương rạch tự nhiên thoát ra

kênh rạch gần nhất.

Nước thải công nghiệp trong khu công nghiệp tập trung như khu công

nghiệp Lê Minh Xuân, khu công nghiệp Vĩnh Lộc được thu gom bằng hệ thống

cống riêng và đưa đến trạm xử lý cục bộ trong khu vực. Tuy nhiên, vẫn còn một số

cơ sở sản xuất chưa xử lý triệt để nước thải công nghiệp trước khi thoát ra hệ thống

kênh rạch.

2.1.7.5. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế-xã hội

* Thuận lợi

Hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của Huyện đã được đầu tư khá lớn, nhiều

công trình giao thông trọng điểm như: Đại lộ Võ Văn Kiệt, đường cao tốc thành phố

Hồ Chí Minh – Trung Lương, Tỉnh lộ 10, đường nối đại lộ Nguyễn Văn Linh với

đường cao tốc được xây dựng, góp phần thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã

hội ở địa phương, tạo điều kiện thuận lợi để huyện kêu gọi, thu hút đầu tư, đảm bảo

giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế cao theo mục tiêu, định hướng đề ra.

Tài nguyên nước dồi dào, lao động sẵn có, có quỹ đất để mở rộng sản xuất

nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá cây trồng vật nuôi, phát triển nền nông nghiệp

sinh thái và chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, với

những sản phẩm có chất lượng cao cho tiêu dùng và xuất khẩu. Ngoài ra, Huyện có

nhiều di tích lịch sử, văn hoá, đây là tiềm năng để phát triển các loại hình dịch vụ,

du lịch khi được khơi dậy và phát huy sẽ góp phần đẩy nhanh tiến trình chuyển dịch

cơ cấu kinh tế.

Kết cấu hạ tầng được đầu tư, cơ cấu kinh tế, lao động có sự chuyển dịch

tích cực, phát huy thế mạnh, tiềm lực của địa phương, chất lượng tăng trưởng kinh

44

tế được cải thiện là những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội cho

những năm tiếp theo.

Địa bàn khu quy hoạch có nhiều thế mạnh và tiềm năng cho việc phát triển

thành đô thị.

- Tiềm lực lớn về đất đai: Quỹ đất dồi dào đủ khả năng cho việc phát triển

đô thị một cách đồng bộ. Hiện nhiều khu đất nông nghiệp bị nhiễm phèn, năng suất

thấp và đất chưa sử dụng còn tới 173 ha tập trung ở các xã Vĩnh Lộc A, Lê Minh

Xuân và Bình Lợi.

- Tốc độ phát triển đô thị: Đô thị hóa với tốc độ khá nhanh, nhiều dự án

đang xúc tiến đầu tư với quy mô lớn đã trở thành hạt nhân tác động thúc đẩy nền

kinh tế phát triển và là nơi thu hút dân cư từ nội thành ra, góp phần thực hiện

chương trình giãn dân của Thành phố, hiện đại hóa nông thôn.

- Phát triển kinh tế: Công nghiệp hiện trên đà phát triển; với các khu – cụm

công nghiệp tập trung quy mô lớn đang xây dựng…là nơi thu hút nhiều lao động,

tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đây là nhân tố thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã

hội của huyện.

- Về cảnh quan môi trường : Hệ thống sông rạch nhiều, cảnh quan thiên

nhiên đẹp, phong phú có thể tận dụng phát triển hệ thống cây xanh kết hợp mặt

nước tạo môi trường thiên nhiên trong lành và thoáng đẹp.

* Hạn chế

- Đội ngũ lao động đông đảo là vốn quý báu, là nhân tố tích cực để phát

triển sản xuất. Song trình độ dân trí chưa cao, lao động phổ thông chiếm tỷ trọng

lớn. Vì vậy nhu cầu đào tạo tay nghề đáp ứng sản xuất theo công nghiệp hóa, hiện

đại hóa là một vấn đề cần phải thực hiện.

- Các công trình công cộng về thể loại tương đối đầy đủ nhưng quy mô nhỏ

và chất lượng kém chưa đảm bảo phục vụ nhân dân.

- Nhà ở hình thành và phát triển theo dạng tự phát, các điểm dân cư bám

dọc theo các trục lộ giao thông, sông rạch, làm ảnh hưởng đến lưu thông, chất lượng

nhà và các tiện nghi sinh hoạt còn thấp. Dân cư hiện còn nhiều hộ sống giữa khu đất

canh tác, không tiện cho việc cấp nước ....

45

- Các cơ sở sản xuất CN – TTCN xen cài trong khu dân cư, không đồng bộ

trong đầu tư cơ sở hạ tầng, không có khoảng cách ly để đảm bảo về vệ sinh, gây ô

nhiễm đáng kể đến môi trường không khí, đất và nước.

- Hệ thống hạ tầng phát triển nhưng chất lượng công trình chưa cao, bán

kính phục vụ chưa đảm bảo đáp ứng yêu cầu phát triển dân cư theo lối sống đô thị.

- Thực trạng hiện nay, sự tăng trưởng kinh tế của huyện chưa thật ổn định

và vững chắc, ngành dịch vụ còn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu kinh tế, chưa

tương xứng với tiềm năng của Huyện trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Thu nhập và mức sống của một bộ phận nhân dân vẫn còn khó khăn, đáng

lo ngại là có xu hướng phân hóa giàu nghèo ở nông thôn.

- Tốc độ đô thị hoá ngày càng diễn ra nhanh chóng đã làm phát sinh nhiều

vấn đề phức tạp nhất là đất đai, môi trường, số lượng dân nhập cư tăng cao, tỷ lệ lao

động chưa có việc làm và thiếu việc làm còn cao. Một số đơn vị sản xuất công

nghiệp có trang thiết bị máy móc và công nghệ lạc hậu. Các sản phẩm hàng hoá

chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và nước ngoài.

* Áp lực đối với đất đai

Từ thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của Huyện cho thấy áp lực đối với

đất đai ngày càng gia tăng, đặc biệt trong giai đoạn tới do nhu cầu đất đai phục vụ

cho phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, chia sẻ quỹ đất công

trình công cộng (giáo dục, y tế, thể dục thể thao, văn hóa…), công nghiệp cho thành

phố và các quận nội thành. Áp lực đối với đất đai ngày càng tăng được thể hiện trên

các mặt sau:

- Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội thực hiện công nghiệp hoá,

hiện đại hoá nhu cầu đất đai cho phát triển các khu đô thị mới, cụm công nghiệp -

tiểu thủ công nghiệp, đất cho phát triển khu tái định cư, phát triển thương mại, dịch

vụ và cơ sở hạ tầng rất lớn, đây là sức ép lớn nhất đối với đất đai của huyện.

- Trong những năm tới nhu cầu đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân

ngày một tăng, cần dành đất cho xây dựng các công trình văn hoá, thể thao, vui chơi

giải trí, các cơ sở dịch vụ, xã hội...

Nhìn chung sức ép đối với đất đai của huyện trong giai đoạn tới rất lớn và

phần nhiều sẽ lấy vào đất nông nghiệp, cần phải sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, đảm

46

bảo sử dụng đất đúng mục đích, có hiệu quả và gắn liền với việc bảo vệ môi trường

sinh thái, bền vững.

2.2. Khái quát tình hình quản lý đất đai khu vực nghiên cứu

2.2.1. Thực hiện luật đất đai và các văn bản pháp luật

Về công tác phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật đất đai, UBND

Huyện Bình Chánh đã tổ chức thực hiện thông qua nhiều hình thức, đặc biệt là kể từ

năm 2004 (sau khi Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực) như: tổ chức tuyên truyền,

tập huấn về các nội dung liên quan đến Luật đất đai (44 buổi về các văn bản pháp

luật với 4.366 lượt người tham dự), tổ chức 06 hội thi tìm hiểu Luật đất đai năm

2003 (với 1.161 người tham dự). Cung cấp các văn bản quy phạm pháp luật và tài

liệu hỏi – đáp có liên quan đến lĩnh vực đất đai cho các đơn vị liên quan.

Ngoài ra, Ủy ban nhân dân Huyện cũng đã ban hành nhiều kế hoạch để tổ

chức triển khai thực hiện các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn.

Gần đây, trong điều kiện là một huyện vùng ven, huyện Bình Chánh đang chịu tác

động lớn của tiến trình đô thị hóa, với tình hình vi phạm về đất đai (xây dựng không

phép) còn phức tạp, nhằm chấn chỉnh công tác quản lý Nhà nước về đất đai và xây

dựng trên địa bàn, UBND Huyên đã ban hành Chỉ thị số 03/2010/CT-UBND ngày

10/6/2010 và đã sơ kết một năm thực hiện với kết quả kéo giảm số vụ vi phạm hơn

14%.

2.2.2. Quản lý theo địa giới hành chính:

Năm 2001 (trước khi chia tách), huyện Bình Chánh có 19 xã và 1 thị trấn

(thị trấn An Lạc), với diện tích tự nhiên khoảng 30.303ha. Đến tháng 12 năm 2003,

thực hiện Nghị định số 30/2003/NĐ-CP về chia tách địa giới hành chính để thành

lập quận Bình Tân (gồm 3 xã và 1 thị trấn), huyện Bình Chánh có diện tích tự nhiên

còn lại 25.255,29ha, bao gồm 15 xã và 1 thị trấn; trong đó, xã có diện tích lớn nhất

là xã Lê Minh Xuân 3.508,87ha, xã có diện tích nhỏ nhất là An Phú Tây 586,58ha.

Trên địa bàn Huyện có 88 tuyến địa giới hành chính cấp xã, với tổng chiều

dài 267.239m, trong đó số tuyến trùng lên địa giới hành chính của tỉnh là 20 tuyến,

trùng lên địa giới hành chính của Huyện là 23 tuyến. Tình hình tuyến địa giới hành

chính giữa Huyện và các địa phương khác tương đối ổn định.

47

Trên tuyến địa giới hành chính các cấp của Huyện có 29 cột mốc được cắm

trên địa bàn thuộc Huyện quản lý, trong đó có 06 mốc cấp tỉnh, 03 mốc cấp huyện

và 20 mốc cấp xã.

2.2.3. Tình hình đo đạc, lập bản đồ địa chính:

Việc thực hiện công tác khảo sát, đo đạc, phân hạng đất và lập bản đồ địa

chính trên địa bàn huyện Bình Chánh đã được Sở Tài nguyên và Môi trường phối

hợp với Ủy ban nhân dân Huyện triển khai từ năm 2003, đến năm 2006 đã hoàn

thành và nghiệm thu chính thức áp dụng bản đồ địa chính chính quy (theo tọa độ

VN2000) trên địa bàn toàn Huyện gồm 15 xã và thị trấn Tân Túc với tổng số 1.323

tờ bản đồ.

+ Công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất: Công tác lập Bản đồ hiện

trạng sử dụng đất thực hiện định kỳ 05 năm một lần trên cơ sở kết quả tổng kiểm kê

đất đất đai. Đã thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 và năm 2010. Bản

đồ hiện trạng sử dụng đất được lập trên cơ sở bản đồ địa chính số. Nội dung bản đồ

thể hiện tính chính xác và độ tin cậy cao, đã giúp cho công tác lập quy hoạch, kế

hoạch sử dụng đất và theo dõi những biến động đất đai.

2.2.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Từ năm 2001 đến 2003 (trước khi chia tách Huyện): trong giai đoạn này,

Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh chỉ tổ chức thực hiện việc lập kế hoạch sử

dụng đất hàng năm trên địa bàn Huyện, không lập quy hoạch sử dụng đất theo chỉ

đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố tại Công văn số 4067/UB-ĐT ngày 15 tháng

11 năm 2001 về việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn Thành

phố.

Từ năm 2004 đến 2005 (sau khi chia tách Huyện):

+ Năm 2004, Ủy ban nhân dân Huyện lập kế hoạch sử dụng đất (Tờ trình số

02/UB-QLĐT ngày 07 tháng 01 năm 2004) được Sở Tài nguyên và Môi trường

xem xét và Ủy ban nhân dân Thành phố đã phê duyệt tại Quyết định số 4328/QĐ-

UBND ngày 24/08/2005.

+ Năm 2005, Ủy ban nhân dân Huyện tiếp tục lập kế hoạch sử dụng đất (Tờ trình số 18/TTr-UBND ngày 12 tháng 10 năm 2005) được Sở Tài nguyên và Môi

48

trường xem xét và được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 5709/QĐ-UBND ngày 09/11/2005.

+ Từ năm 2006 đến năm 2010: thực hiện kế hoạch số 4595/UB-ĐT ngày 30/8/2004 của Ủy ban nhân dân Thành phố về lập và triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn Thành phố, sau khi được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010) huyện Bình Chánh (Quyết định số 209/QĐ-UBND ngày 16/01/2009), Ủy ban nhân dân Huyện đã chỉ đạo triển khai thực hiện các nội dung sau:

- Tiến hành công bố công khai, triển khai đến Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn xây dựng quy trình tiếp nhận hồ sơ cho các cá nhân, tổ chức, đơn vị có nhu cầu đăng ký kế hoạch sử dụng đất theo quy định (Công văn số 223/UBND ngày 19/02/2009 của Ủy ban nhân dân Huyện về việc công bố quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 05 năm 2006-2010 của Huyện).

- Nghiêm túc thực hiện việc giao đất, cho thuê, thu hồi đất để đảm bảo phù hợp với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất được duyệt.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát, nhắc nhở Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn thực hiện theo quy hoạch sử dụng đất.

2.3. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất qua các năm 2.3.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2005

Năm 2005, Huyện Bình Chánh có tổng diện tích tự nhiên 25.255,28 ha, chiếm 12,05% diện tích tự nhiên của thành phố (đã khai thác đưa vào sử dụng cho các ngành, các lĩnh vực 24.960,80 ha, chiếm 98,83% diện tích tự nhiên), trong đó:

- Đất nông nghiệp 19.356,92 ha, chiếm 76,65% diện tích tự nhiên, gồm: + Đất sản xuất nông nghiệp 16.742,05 ha, chiếm 86,49% diện tích đất nông nghiệp. + Đất lâm nghiệp 1.421,49 ha, chiếm 7,34% diện tích đất nông nghiệp. + Đất nuôi trồng thuỷ sản 1.161,61 ha, chiếm 6,00% diện tích đất nông nghiệp. + Đất nông nghiệp khác 31,79 ha, chiếm 0,16% diện tích đất nông nghiệp. - Đất phi nông nghiệp 5.603,89 ha, chiếm 22,19% diện tích tự nhiên, gồm: + Đất ở 1.761,95 ha, chiếm 31,47% diện tích đất phi nông nghiệp. + Đất chuyên dùng 2.798,49 ha, chiếm 53,12% diện tích đất phi nông nghiệp. + Đất tôn giáo, tín ngưỡng 23,34 ha, chiếm 0,42% diện tích đất phi nông nghiệp. + Đất nghĩa trang, nghĩa địa 92,10 ha, chiếm 1,62% diện tích đất phi nông nghiệp.

49

+ Sông suối và mặt nước chuyên dùng 927,09 ha, chiếm 13,37% diện tích đất phi nông nghiệp.

+ Đất phi nông nghiệp khác 0,92 ha, chiếm 0,04% diện tích đất phi nông nghiệp. Huyện còn 294,47 ha đất chưa sử dụng, chiếm 1,17% diện tích tự nhiên.

Bảng 2.4. Hiện trạng sử dụng đất huyện Bình Chánh năm 2005 Huyện Bình Chánh TP.Hồ Chí Minh

Loại đất Diện tích(ha) Cơ cấu (%) Diện tích(ha) Cơ cấu

(%) Tổng diện tích tự nhiên 25.255,28 100 209.554,47 100 I. Đất nông nghiệp 19.356,92 76,65 123.517,01 58,94 1. Đất sản xuất nông nghiệp 16.742,03 86,49 77.954,87 63,11 2. Đất Lâm nghiệp 1.421,49 7,34 33.857,88 27,41 3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 1.161,61 6,00 9.765,19 7,91 4. Đất nông nghiệp khác 31,79 0,16 467,76 0,387 II. Đất phi nông nghiệp 5.603,89 22,19 83.773,79 39,98 1. Đất ở 1.761,95 31,47 20.520,69 24,50 2. Đất chuyên dùng 2.798,49 53,12 28.749,43 34,32 3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng 23,34 0,42 400,29 0,48 4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 92,10 1,62 924,57 1,10 5. Đất sông suối và mặt nước CD 927,09 13,37 33.035,51 39,43 6. Đất phi nông nghiệp khác 0,92 0,04 143,29 0,17 III. Đất chưa sử dụng 294,47 1,17 2263,67 1,08 1. Đất bằng chưa sử dụng 294,47 100,00 2.258,27 99,76

(Nguồn: thống kê đất đai 01/01/2005 - Sở Tài nguyên và Môi trường Hồ Chí

Minh)

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu sử dụng đất năm 2005 huyện Bình Chánh

39,98%

1,08%

58,94%

Đất nông nghiệp

Đất phi nôngnghiệpĐất chưa sử dụng

50

Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của việc sử dụng đất năm 2005

*Cơ cấu sử dụng đất

Theo số liệu kiểm kê đất đai, tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 25.255,28

ha, trong đó đất đã được đưa vào sử dụng chiếm 98,83% diện tích toàn huyện. Diện

tích các loại đất chính như sau:

- Đất nông nghiệp: 19.356,92 ha, chiếm 77,55% diện tích đất đã đưa vào sử

dụng, trong đó:

+ Đất sản xuất nông nghiệp:16.742,05 ha

+ Đất lâm nghiệp: 1.421,49 ha

+ Đất nuôi trồng thuỷ sản: 1.161,59 ha

+ Đất nông nghiệp khác: 31,79 ha

- Đất phi nông nghiệp: 5.603,88 ha, chiếm 22,45% diện tích đã đưa vào sử

dụng, trong đó:

+ Đất ở: 1.761,95 ha

+ Đất chuyên dùng: 2.798,49 ha.

+ Đất tôn giáo tín ngưỡng: 23,34 ha.

+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa:90,72 ha

+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 927,09 ha

+ Đất phi nông nghiệp khác: 0,92 ha

- Đất chưa sử dụng: 294,47 ha

* Đối với đất nông nghiệp

Bình quân đất nông nghiệp theo đầu người năm 2005 là 644,28 m2/người

trong đó đất trồng lúa xấp xỉ 299 m2/người.

Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp mang tính tự phát, không

theo quy hoạch, đất nông nghiệp chuyển mục đích sử dụng tự do, tràn lan như

chuyển từ đất trồng lúa sang nuôi trồng thuỷ sản; chuyển đất trồng lúa sang trồng

cây lâu năm...

- Thành tựu lớn nhất trong sản xuất nông nghiệp của địa phương trong những

năm vừa qua là sản xuất lương thực theo hướng phát triển toàn diện; tăng trưởng

nhanh và vượt xa mục tiêu đề ra.

51

- Từ thành tựu trong sản xuất lương thực đã tác động tích cực đến phát triển

kinh tế - xã hội; riêng trong sản xuất nông nghiệp và sử dụng đất nông nghiệp đã tạo

điều kiện để đa dạng hoá cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá, khai thác được

thế mạnh của đất đai ''đất nào cây ấy'' và lợi thế so sánh trong sản xuất hàng hoá

xuất khẩu cũng như tạo điều kiện để chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản phát triển. Từ

thực tiễn cho thấy cần phải có quy hoạch sử dụng đất bền vững, quản lý đất đai theo

đúng quy hoạch; kế hoạch; đúng mục đích sử dụng đất. Tuy nhiên quy hoạch sử

dụng đất cũng cần phải được điều chỉnh kịp thời và phù hợp với phương hướng;

mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

* Đất phi nông nghiệp

Diện tích đất phi nông nghiệp năm 2005 là 5.603,88 ha, chiếm 22,19% diện

tích đất tự nhiên. Diện tích đất phi nông nghiệp bình quân 186,52 m2/người, trong

đó đất ở là 58,64m2/người; đất giao thông 40,19m2/người; đất thuỷ lợi

30,12m2/người; ... Như vậy, tỷ lệ đất sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp ở mức

khá, thể hiện mức độ phát triển khá. Tuy nhiên vẫn còn có phần hạn chế hiện nay ở

nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội của địa phương.

* Tập quán khai thác sử dụng đất, mức độ khai thác tiềm năng đất đai của

vùng, những mâu thuẫn trong sử dụng đất

Do tập quán của vùng miền, đã ảnh hưởng lớn đến việc khai thác sử dụng qũy đất.

Đất nhiều nhưng chưa được khai thác triệt để, hiệu quả kinh tế từ đất đem lại còn thấp.

Người dân thường dựa nhiều vào điều kiện tự nhiên, chưa chủ động trong khai thác và sử

dụng đất. Dân cư thường sống rải rác dọc theo các tuyến đường, tuyến kênh và sông rạch

lớn, không sống quần tụ thành những khu, cụm tập trung vì thế khó khăn trong việc bố trí

các công trình công cộng.

Tính đến năm 2005, đã đưa vào sử dụng được 24.960,80 ha, chiếm 98,83% tổng

diện tích tự nhiên, còn lại 294,48 ha đất chưa sử dụng, chiếm 1,17% tổng diện tích tự nhiên

(100% là đất bằng chưa sử dụng). Diện tích đất chưa sử dụng của huyện vẫn có thể khai

thác để đưa vào sử dụng, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp, phát triển các công trình dân

sinh.

* Hiệu quả sử dụng đất

- Cùng với việc tăng diện tích đất nông nghiệp, nhà nước đã chú trọng đầu tư xây

52

dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ trong lĩnh vực nông nghiệp; đưa năng suất lúa lên

cao; sản lượng lương thực có hạt không những đủ ăn mà còn dư thừa để xuất khẩu.

- Do có chủ trương giao đất nông nghiệp ổn định cùng các chính sách đẩy

mạnh sản xuất hàng hoá nông nghiệp đã làm cho nông dân năng động hơn, bố trí

hợp lý cây trồng, vật nuôi, khôi phục và phát triển nhiều vườn cây ăn trái; cây công

nghiệp có giá trị kinh tế cao. Phát triển nuôi trồng thuỷ sản tạo hiệu quả cao trong

sử dụng đất nông nghiệp, đồng thời đã hạn chế được việc chuyển đất nông nghiệp

sang sử dụng vào các mục đích khác.

- Do có nhiều cố gắng trong việc đảm bảo quỹ đất phi nông nghiệp nên phần

nào đã đáp ứng nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng; phát triển kỹ thuật công nghiệp

và dịch vụ, chỉnh trang và xây dựng mới các khu dân cư đô thị; nông thôn, quản lý

chặt việc chuyển đất nông nghiệp sang sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp.

*Những tác động đến môi trường đất trong quá trình sử dụng đất

- Ô nhiễm môi trường gây ra do các hoạt động nông nghiệp, đặc biệt là do

quá trình sử dụng các chất hóa học trong nông nghiệp đã trở thành vấn đề quan tâm

hiện nay ở nước ta. Các loại hoá chất sử dụng trong nông nghiệp đã và đang là

nguyên nhân làm giảm số lượng của nhiều loại sinh vật có ích, làm giảm đa dạng

sinh học, làm xuất hiện các loài sâu hại kháng thuốc, ...

- Ở một số các khu vực khai thác khoáng sản và khai thác nguyên vật liệu

xây dựng đã có một số dấu hiệu bị ô nhiễm bởi kim loại nặng; bởi các hoá chất độc

hại; ...

- Việc khai thác các loại tài nguyên không có kiểm soát, đã đưa đến mức độ

ô nhiễm ở mức báo động; nguồn khí thải, rác thải hoá chất đe doạ làm thay đổi khí

hậu; ô nhiễm nguồn nước; làm nóng tầng khí quyển trên quy mô rộng...

* Những tồn tại chủ yếu trong sử dụng đất

- Do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và dân sinh nên vẫn phải chuyển một

số diện tích đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích đầu tư phát triển

công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; thương mại - dịch vụ; xây dựng kết cấu hạ tầng

và phát triển các khu dân cư mới.

- Việc chỉnh trang; xây dựng các khu dân cư thị tứ còn thiếu quy hoạch hợp lý cả về kinh tế; kỹ thuật. quy hoạch sử dụng đất chưa thực sự phù hợp và khả thi vì

53

thế gây khó khăn cho việc quản lý và xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông; điện nước...

- Quỹ đất dành cho các hoạt động văn hoá; giáo dục; y tế; ... chưa được bố trí thoả đáng và hợp lý, nhiều nơi bị thu hẹp do bị lấn chiếm để sử dụng vào các mục đích khác.

Trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai còn tồn tại nhiều yếu kém, những tồn tại này do nhiều nguyên nhân mà chủ yếu là các nguyên nhân sau:

+ Hệ thống chính sách, pháp luật về đất đai được quan tâm đổi mới liên tục nhưng phần nào vẫn chưa đáp ứng kịp những đòi hỏi của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, thiếu khung pháp lý đồng bộ để giải quyết những vấn đề thực tiễn xẩy ra.

+ Chính sách bồi thường tái định cư chưa hợp lý; thiếu đồng bộ; thực hiện thiếu thống nhất nên gây nhiều khó khăn khi nhà nước thu hồi đất, đặc biệt khi thu hồi đất vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội.

+ Công tác quản lý quy hoạch; kế hoạch sử dụng đất, quản lý việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp còn hạn chế, để xẩy ra tình trạng chuyển mục địch sử dụng đất không xin phép.

2.3.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 Căn cứ theo kết quả thống kê đất đai đến ngày 01/01/2011 của ngành Tài nguyên và Môi trường thực hiện, tổng diện tích tự nhiên Huyện Bình Chánh là 25.255ha.

Căn cứ Thông tư 19/2009/TT-BTNMT (02/11/2009) Quy định chi tiết về việc lập, điều chỉnh, thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và Công văn số 429/TCQLĐĐ-CQHĐĐ (16/4/2012) của Tổng cục quản lý đất đai v/v hướng dẫn về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì quy hoạch sử dụng đất cấp huyện bao gồm 03 nhóm sử dụng đất chính: nông nghiệp, phi nông nghiệp, chưa sử dụng và 04 chỉ tiêu trung gian: Đất đô thị, đất khu bảo tồn thiên nhiên, đất khu du lịch, đất khu dân cư nông thôn.

Bảng 2.5: Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 huyện Bình Chánh

Số Tòan Huyện thứ Chỉ tiêu Mã D. tích Cơ cấu Tự (Ha) (%) TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 25.255 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 17.183 68,04 Trong đó:

1.1 Đất trồng lúa LUA 7.352 29,11

54

- Đất chuyên trồng lúa nước LUC 4.958 19,63 * Đất cây hàng năm còn lại HNK 3.200 12,67

1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 4.696 18,59 1.3 Đất rừng phòng hộ RPH 234 0,93 1.4 Đất rừng đặc dụng RDD 29 0,12 1.5 Đất rừng sản xuất RSX 718 2,84 1.6 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 944 3,74 1.7 Đất làm muối LMU 2 Đất phi nông nghiệp PNN 7.900 31,28 Trong đó:

2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình SN CTS 80 0,32 2.2 Đất quốc phòng CQP 3 0,01 2.3 Đất an ninh CAN 1 0,01 2.4 Đất khu công nghiệp SKK 634 2,51 2.5 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh SKC 842 3,33 2.6 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ SKX 2.7 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS 2.8 Đất có di tích, danh thắng DDT 2 0,01 2.9 Đất xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại DRH 254 1,01 2.10 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 21 0,09 2.11 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 85 0,34 2.12 Đất có mặt nước chuyên dùng SMN 2.13 Đất phát triển hạ tầng DHT 2.523 9,99

Trong đó: - Đất cơ sở văn hoá DVH 455 1,80 - Đất cơ sở y tế DYT 28 0,11 - Đất cơ sở giáo dục - đào tạo DGD 66 0,26 - Đất cơ sở thể dục - thể thao DTT 35 0,14

2.14 Đất ở 2.561 10,14 Đất ở tại đô thị ODT 91 0,36 Đất ở tại nông thôn ONT 2.470 9,78

3 Đất chưa sử dụng CSD 173 0,68 (Nguồn: Thống kê đất đai ngày 01/01/2011 – Sở Tài nguyên và Môi trường Hồ Chí

Minh).

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu sử dụng đất năm 2010 huyện Bình Chánh

0,68%

31,28%

68,04%

Đất nông nghiệp

Đất phi nôngnghiệp Đất chưa sử dụng

55

2.3.2.1. Hiện trạng sử dụng nhóm đất nông nghiệp:

Đất nông nghiệp hiện chiếm tỷ lệ khá lớn (68%) trong tổng diện tích tự

nhiên, nên tiềm năng chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp là còn

khá lớn. Trong đất nông nghiệp thì QHSDĐ cấp huyện quản lý 07 chỉ tiêu: Đất

trồng lúa, đất cây lâu năm, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất, đất nuôi

trồng thủy sản và đất làm muối (trên địa bàn Bình Chánh không có chỉ tiêu: đất

làm muối). Hiện trạng sử dụng đất từng chỉ tiêu như sau:

- Đất trồng lúa: có xu thế giảm, do chuyển đổi sang các loại hình có giá trị

kinh tế cao hơn, đến năm 2010, toàn Huyện còn 7.352ha. Tuy diện tích gieo trồng

giảm nhưng trong thời gian qua hệ thống thủy lợi được quan tâm đầu tư nên diện

tích đất chuyên trồng lúa nước (đất 2 vụ lúa/năm trở lên) còn 4.958ha (chiếm 67%)

và Đất trồng lúa còn lại (đất 1 vụ lúa) 2.394ha (chiếm 33%). Xã còn nhiều Đất

trồng lúa nhất là xã Tân Nhựt chiếm đến 20,43% đất lúa toàn Huyện, kế đến là xã

Vĩnh Lộc B (10,77%), xã Đa Phước (10,54%), xã Vĩnh Lộc A (10,25%), các xã, thị

trấn còn lại có diện tích đất lúa nhỏ.

- Đất cây hàng năm: có diện tích 3.200ha tập trung nhiều nhất ở xã Lê Minh

Xuân (chiếm 35%), xã Bình Lợi (25,61%), xã Phạm Văn Hai (24,21%).

(*) tỷ lệ so với DTTN.

- Đất cây lâu năm: Đất trồng cây lâu năm hiện chiếm 27,33% đất nông

nghiệp và chiếm 18,59% DTTN toàn Huyện. Đất cây lâu năm bao gồm: đất cây

công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, cây lâu năm khác, diện tích và phân bố từng loại

đất như sau:

+ Đất trồng cây công nghiệp với diện tích 128 ha, chiếm 2,73% so với đất

trồng cây lâu năm, tập trung ở xã Lê Minh Xuân và xã Hưng Long.

+ Đất trồng cây ăn quả với diện tích là 1.198ha, chiếm 25,5%.

+ Đất trồng cây lâu năm khác: 3.370ha, chiếm 71,76%, diện tích loại đất

này thường nằm xen trong khu dân cư, do chưa thể đo đạc tách biệt giữa đất ở và

các loại đất còn lại trong cùng một thửa nên thống kê đợt này là trừ diện tích đất ở

theo quy định, diện tích còn lại thường thống kê vào loại đất cây lâu năm khác.

- Đất lâm nghiệp: (đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất)

chiếm tỷ lệ nhỏ 3,88% diện tích tự nhiên toàn Huyện, trong đó:

56

+ Đất rừng đặc dụng 29,92ha, rừng phòng hộ 234,46ha, hai loại rừng này đều phân bổ ở xã Lê Minh Xuân, hiện do Chi cục Phát triển Lâm nghiệp quản lý.

+ Đất rừng sản xuất 718,37ha phân bổ ở hai xã Lê Minh Xuân và Phạm Văn Hai, hiện nay do hai đơn vị đang trực tiếp quản lý là Công ty TNHH Một thành viên cây trồng thành phố và Ban Thanh lý Nông trường Láng Le. Cụ thể:

Tại xã Lê Minh Xuân diện tích đất rừng sản xuất do Ban thanh lý Nông trường Láng Le quản lý: 246,34ha. Công ty TNHH Một thành viên cây trồng thành phố 53,66ha (trong đó có 17,27ha đã có Quyết định thu hồi làm Cụm Công nghiệp 97ha xã Lê Minh Xuân).

Tại xã Phạm Văn Hai diện tích đất rừng sản xuất do Công ty TNHH Một thành viên cây trồng Thành phố quản lý 417,45ha (trong đó 54,09ha thuộc dự án Hồ sinh thái Vĩnh Lộc).

- Đất nuôi trồng thủy sản: đất nuôi trồng thủy sản năm 2010 là 944ha, tập trung nhiều ở các xã Phong Phú, Bình Lợi, Bình Hưng, Tân Nhựt. Diện tích nuôi trồng thủy sản phần lớn là trên những loại đất trũng, ngoài ra tận dụng kết hợp nuôi trên ao hồ, sông rạch và kênh mương thủy lợi.

2.3.2.2. Hiện trạng sử dụng nhóm đất phi nông nghiệp Đất phi nông nghiệp có diện tích là 7.900ha, chiếm 31% tổng diện tích tự

nhiên toàn Huyện. (*) tỷ lệ so với diện tích tự nhiên + Đất trụ sở cơ quan: 80ha, chiếm 0,32% so với diện tích huyện và 1,01%

so đất phi nông nghiệp. + Đất quốc phòng: 3ha, chiếm 0,01% so với diện tích huyện và 0,04% đất

phi nông nghiệp, trong đó tập trung toàn bộ ở xã Vĩnh Lộc B. + Đất an ninh: 1ha chiếm 0,01% đất phi nông nghiệp. + Ðất khu công nghiệp: gồm 04 khu công nghiệp (KCN Lê Minh Xuân,

KCN Vĩnh Lộc, KCN Phong Phú, KCN An Hạ), 03 cụm công nghiệp (Cụm tiểu thủ công nghiệp Lê Minh Xuân, Cụm công nghiệp Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn, Cụm công nghiệp Trần Đại Nghĩa) với tổng diện tích 634ha.

+ Ðất cơ sở sản xuất, kinh doanh: 842ha, phân bố hầu hết các xã, thị trấn

của Huyện, tập trung nhiều ở các xã Lê Minh Xuân (258ha), xã An Phú Tây (97ha),

Tân Kiên (90ha), Phong Phú (88ha), Tân Nhựt (69ha), Phong Phú (66ha).

57

+ Ðất có di tích, danh thắng: Có 2ha, chiếm 0,03% diện tích đất phi nông

nghiệp là các công trình ở thị trấn Tân Túc (đình Tân Túc - khu phố 2), xã Vĩnh Lộc

A (Khu di tích Dân công hỏa tuyến Mậu thân 1968), xã Tân Nhựt (di tích lịch sử

Láng Le – Bàu Cò), xã Hưng Long (di tích Rạch Già – Đình Hậu Mỹ ấp 3).

+ Ðất bãi thải, xử lý chất thải: 254ha, chiếm 3,22% diện tích đất phi nông

nghiệp, tập trung chủ yếu ở: xã Đa Phước 215,6ha (Cụm công trình xử lý chất thải

rắn và rác), xã Bình Hưng 38,1ha (Nhà máy xử lý nước thải).

+ Đất tôn giáo, tín ngưỡng: 21ha, nằm rải rác ở các xã, thị trấn. Ðây là

phần diện tích thuộc các đền, chùa, miếu, nhà thờ, nơi thực hiện các nghi lễ tôn giáo

tín ngưỡng của nhân dân.

+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 85ha chiếm 1,08% diện tích đất phi nông

nghiệp và phân bố rải rác ở các xã, thị trấn trong Huyện.

+ Đất phát triển hạ tầng: diện tích 2.523ha chiếm tỷ lệ lớn (31,94%) trong

đất phi nông nghiệp và bao gồm 11 loại đất khác nhau.

Trong đất phát triển hạ tầng, đất giao thông chiếm tỷ lệ khá lớn (49,72%),

kế đến là đất thủy lợi (26,59%), đất văn hóa (18,03%), đất giáo dục đào tạo (2,6%),

các loại đất còn lại chiếm tỷ lệ nhỏ.

- Ðất giao thông: 1.254 ha, chiếm 49,72% diện tích đất phát triển hạ tầng,

tỷ lệ đất giao thông so với diện tích tự nhiên toàn Huyện đạt 4,97%. Diện tích tập

trung lớn ở các công trình như đường cao tốc Tp.Hồ Chí Minh – Trung Lương,

đường Nguyễn Văn Linh, Quốc lộ 1A, Quốc lộ 50, Tỉnh lộ 10...

- Ðất thuỷ lợi: Có 671 ha, chiếm 26,59% diện tích đất phát triển hạ tầng.

Với đặc điểm là vùng đồng bằng nằm ở khu vực hạ lưu các sông Sài Gòn, Soài Rạp,

có địa hình thấp, để đảm bảo cho việc sản xuất nông nghiệp, thì hệ thống thủy lợi là

hết sức cần thiết cho việc cung cấp nước tưới cũng như tiêu thoát nước vào mùa

mưa. Chính vì vậy, các công trình thủy lợi từ lâu đã được tiến hành đầu tư xây dựng

để phát triển các vùng trũng, phèn trên địa bàn nói riêng và phát triển nông nghiệp

chung của toàn huyện cũng như đáp ứng cho việc chống ngập úng, đảm bảo tiêu

thoát nước trên địa bàn.

- Ðất để truyền dẫn năng lượng: Có 8ha, chiếm 0,31% diện tích đất phát

triển hạ tầng, đây là diện tích các trạm biến áp, đường dây tải điện.

58

- Đất bưu chính viễn thông: diện tích 2ha, chiếm 0,1% đất phát triển hạ

tầng, bao gồm bưu điện Huyện ở thị trấn Tân Túc và các bưu cục, bưu điện văn hóa

xã, riêng xã An Phú Tây và Tân Kiên chưa có bưu điện văn hóa xã.

- Ðất cơ sở văn hóa: Có 455ha, chiếm 18,03% diện tích đất phát triển hạ

tầng, phân bố chủ yếu ở Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B, Phạm Văn Hai (hồ sinh thái), Lê

Minh Xuân (công viên Láng Le).

- Ðất cơ sở y tế: Có 28ha, chiếm 1,09% diện tích đất phát triển hạ tầng,

phần diện tích đất này là đất Bệnh viện huyện (thị trấn Tân Túc), Bệnh viện chuyên

khoa tâm thần (Lê Minh Xuân) và trạm y tế của các xã, thị trấn. Diện tích đất cơ sở

y tế tập trung phần lớn ở Bình Hưng (21,7 ha), Lê Minh Xuân (2,7ha), TT.Tân Túc

(1,4 ha).

- Ðất cơ sở giáo dục - đào tạo: Có 66ha, chiếm 2,6% diện tích đất phát

triển hạ tầng. Bao gồm diện tích 19 trường mầm non, 26 trường tiểu học, 17 trường

THCS, 3 trường THPT và các cơ sở giáo dục khác.

- Ðất cơ sở thể dục - thể thao: Có 35ha, chiếm 1,37% diện tích đất phát

triển hạ tầng, gồm đất xây dựng các khu thể dục thể thao, các nhà thi đấu đa năng,

bãi tập, sân bóng, sân tennis.

- Ðất chợ: Có 5ha, chiếm 0,18% diện tích đất phát triển hạ tầng, tổng số 13

chợ gồm: 02 chợ do UBND Huyện quản lý (chợ Cầu Xáng, chợ Bình Chánh), 07

chợ do UBND xã quản lý (chợ Đệm, chợ Bình Hưng, chợ Phong Phú, chợ Bà Lát,

chợ Tân Nhựt, chợ An Phú Tây, chợ Quy Đức), 04 chợ do tư nhân quản lý (chợ

Vĩnh Lộc, chợ Hưng Long, chợ Đông Thành, chợ KCN Lê Minh Xuân).

+ Đất ở: Bình Chánh có diện tích đất ở là 2.561ha, chiếm 10,14 % so với

diện tích Bình Chánh và chiếm 32,42% so với diện tích đất phi nông nghiệp. - Đất ở đô thị: Diện tích đất ở đô thị toàn bộ là ở thị trấn Tân Túc. với tổng

quy mô khoảng 855ha, chiếm 3,39% DTTN toàn Huyện. Bình quân diện tích đất ở

đô thị là 57 m2/người.

Trong đất đô thị thì, đất nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ rất cao (63,79%), nên

tiềm năng để chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đáp ứng yêu

cầu mở rộng không gian đô thị ở Bình Chánh là rất lớn.

- Đất ở nông thôn: 2.470ha, chiếm 96,43% diện tích đất ở. Bình quân đất ở

nông thôn đạt 55 m2/người. Tỷ lệ đất ở nông thôn so với diện tích tự nhiên toàn

59

Bình Chánh là 9,78%. Xã có tỷ lệ cao nhất về đất ở nông thôn so với diện tích của

xã là Bình Hưng (47,24%) và xã có tỷ lệ thấp nhất là Tân Nhựt (3,73%).

2.3.2.3. Hiện trạng nhóm đất chưa sử dụng Tổng diện tích 173ha, chiếm 0,68% đất toàn Huyện, rải rác ở Vĩnh Lộc A,

Lê Minh Xuân, Bình Lợi, Đa Phước, Bình Chánh... giảm 122 ha so với năm 2005.

Đất chưa sử dụng thường là: đất có sử dụng nhưng không hiệu quả nên bỏ hoang,

không sử dụng đã lâu mặc dù vẫn có chủ và một phần do số liệu thống kê chưa đầy

đủ.

2.3.3. Hiện trạng sử dụng đất năm 2014 Bảng 2.6. Hiện trạng sử dụng đất năm 2014

(Đơn vị: ha) Tòan Huyện STT Chỉ tiêu Mã

D. tích Cơ cấu TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 25.255 100,00

1 Đất nông nghiệp NNP 16.989 67,27 Trong đó:

1.1 Đất trồng lúa LUA 7.004 27,74 - Đất chuyên trồng lúa nước LUC 4.958 19,63 * Đất cây hàng năm còn lại HNK 3.119 12,35

1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 4.982 19,73 1.3 Đất rừng phòng hộ RPH 335 1,33 1.4 Đất rừng đặc dụng RDD 29 0,12 1.5 Đất rừng sản xuất RSX 487 1,93 1.6 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 945 3,74 1.7 Đất làm muối LMU 2 Đất phi nông nghiệp PNN 8.265 32,73 Trong đó:

2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình SN CTS 80 0,32 2.2 Đất quốc phòng CQP 3 0,01 2.3 Đất an ninh CAN 19 0,08 2.4 Đất khu công nghiệp SKK 634 2,51 2.5 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh SKC 1.559 6,18 2.6 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ SKX 2.7 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS 2.8 Đất có di tích, danh thắng DDT 2 0,01 2.9 Đất xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại DRH 254 1,01 2.10 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 21 0,08 2.11 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 85 0,34 2.12 Đất có mặt nước chuyên dung SMN 888 3,52 2.13 Đất phát triển hạ tầng DHT 2.523 9,99

Trong đó: - Đất cơ sở văn hoá DVH 455 1,80

- Đất cơ sở y tế DYT 28 0,11

60

- Đất cơ sở giáo dục - đào tạo DGD 66 0,26 - Đất cơ sở thể dục - thể thao DTT 35 0,14

2.14 Đất ở 2.561 10,14 Đất ở tại đô thị ODT 91 0,36 Đất ở tại nông thôn ONT 2.470 9,78

3 Đất chưa sử dụng CSD 118 0,47 (Nguồn: Thống kê đất đai 01/01/2014 – Sở Tài nguyên và Môi trường Hồ Chí

Minh)

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu sử dụng đất năm 2014 huyện Bình Chánh

32,73%67,27%

0,47% Đất nông nghiệp

Đất phi nôngnghiệp

Đất chưa sử dụng

Năm 2014 cơ cấu sử dụng đất của huyện có sự thay đổi so với 2010:

Đất nông nghiệp chỉ còn 16,989ha, chiếm 67,27% do chuyển sang đất phi

nông nghiệp. Trong đó đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác giảm nhiều

nhất. Hiện trạng năm 2014 chỉ còn 7.004ha đất lúa (chiếm 27,74% tổng diện tích tự

nhiên), đất trồng cây hàng năm còn lại 3.119 ha (chiếm 12,35% tổng diện tích tự

nhiên)

2.4. Phân tích, đánh giá biến động các loại hình sử dụng đất

2.4.1. Phân tích, đánh giá biến động các loại hình sử dụng đất giai đoạn 2005-2010: Nhìn chung tình hình biến động đất đai qua thời kỳ 2005-2010 ở Huyện Bình Chánh là khá lớn, đất phi nông nghiệp tăng, ngược lại đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng giảm mạnh. Cụ thể tình hình biến động từng loại đất như sau

Bảng 2.7. Biến động các loại đất giai đoạn 2005 – 2010 huyện Bình Chánh (Đơn vị: Ha)

Hiện trạng năm 2005

Hiện trạng năm 2010

Tăng (+), giảm (-)

D.tích C.cấu D.tích C.cấu Diện tích Tỷ lệ

Số thứ tự

Chỉ tiêu Mã

(ha) (%) (ha) (%) (ha) (%)

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)=(6)

-(4) (9)=(8)/

(4) TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 25.255 100,0 25.255 100,0

61

1 Đất nông nghiệp NNP 19.357 76,65 17.183 68,04 -2.174 -11,23 Trong đó:

1.1 Đất trồng lúa LUA 9.000 46,50 7.352 42,79 -1.648 -18,31 - Đất chuyên trồng lúa nước LUC 5.907 30,52 4.958 28,86 -949 -16,06

* Đất trồng cây hàng năm còn lại HNK 3.451 17,83 3.201 18,63 -250 -7,24

1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 4.291 22,17 4.696 27,33 405 9,43 1.3 Đất rừng phòng hộ RPH 339 1,75 234 1,36 -104 -30,81 1.4 Đất rừng đặc dụng RDD 29 0,17 29 1.5 Đất rừng sản xuất RSX 1.083 5,59 718 4,18 -364 -33,64 1.6 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 1.162 6,00 944 5,50 -217 -18,70 1.7 Đất làm muối LMU 2 Đất phi nông nghiệp PNN 5.604 22,19 7.900 31,28 2.296 40,97 Trong đó:

2.1 Đất trụ sở cơ quan, CTSN CTS 12 0,21 80 1,02 69 584,48 2.2 Đất quốc phòng CQP 3 0,06 3 0,04 2.3 Đất an ninh CAN 2 0,03 1 0,02 -0,26 -16,49 2.4 Đất khu công nghiệp SKK 156 2,78 634 8,02 478 306,76

2.5 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh SKC 608 10,85 842 10,66 234 38,47

2.6 Đất sản xuất VLXD, gốm sứ SKX 2 0,04 -2 -100,00

2.7 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS

2.8 Đất có di tích, danh thắng DDT 0,1 0,00 2 0,02 2 1.239,2

3

2.9 Đất xử lý, chôn lấp chất thải DRH 10 0,19 254 3,22 244 2.343,3

6 2.10 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 23 0,42 21 0,27 -2 -7,92 2.11 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 92 1,64 85 1,08 -7 -7,63

2.12 Đất có mặt nước chuyên dùng SMN

2.13 Đất phát triển hạ tầng DHT 2.005 35,78 2.523 31,94 518 25,82 - Đất giao thông DGT 1.210 60,36 1.254 49,72 44 3,64 - Đất thuỷ lợi DTL 688 34,31 671 26,59 -17 -2,48 - Đất công trình năng lượng DNL 1 0,04 8 0,31 7 777,54 - Đất bưu chính viễn thông DBV 2 0,10 2

- Đất cơ sở văn hoá DVH 34 1,70 455 18,03 421 1.233,2

5 - Đất cơ sở y tế DYT 7 0,33 28 1,09 21 320,94 - Đất cơ sở giáo dục - đào tạo DGD 45 2,24 66 2,60 21 45,90 - Đất cơ sở thể dục - thể thao DTT 16 0,80 35 1,37 19 116,12

- Đất cơ sở nghiên cứu khoa học DKH

- Đất cơ sở dịch vụ về xã hội DXH 0,01 0,00 0 - Đất chợ DCH 4 0,22 5 0,18 0 4,54

62

2.14 Đất ở 1.762 31,44 2.561 32,42 799 45,36 Đất ở tại đô thị ODT 67 3,82 91 3,57 24 35,69 Đất ở tại nông thôn ONT 1.695 96,18 2.470 96,43 775 45,74 3 Đất chưa sử dụng CSD 294 1,17 173 0,68 -122 -41,30

( Nguồn: Số liệu kiểm kê đất đai qua các kỳ 2005, 2010 - Huyện Bình Chánh)

Biểu đồ 2.4. Biến động lọai đất giai đọan 2005 – 2010 huyện Bình Chánh

19.357ha

5.604ha

294ha

17.183ha

7.900ha

173ha

0

5000

10000

15000

20000

Năm 2005 Năm 2010

Đất nông ngiệpĐất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng

2.4.1.1. Biến động nhóm đất nông nghiệp:

a) Đất trồng lúa năm 2010: 7.352ha, giảm 1.648ha so với năm 2005.

+ Giai đoạn 2006 – 2010, đất trồng lúa giảm do chuyển sang các loại đất

sau:

- Đất trồng cây lâu năm 423,01ha, đất trồng cây hàng năm khác 76,67ha,

đất nuôi trồng thủy sản 92,82 ha.

- Đất dự án các khu dân cư và xin giao đất làm nhà ở riêng lẻ 422,83ha, đất

trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp 16,1ha, đất sản xuất kinh doanh 131,92ha, đất

có mục đích công cộng 384,37ha, đất nghĩa trang nghĩa địa 0,08ha.

Đất lúa giảm chuyển sang đất trồng cây lâu năm ở các khu vực đất trồng

cây hàng năm không đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ở gần khu công nghiệp, xen cài

trong khu dân cư được chuyển mục đích sang làm vườn.

+ Đất trồng lúa tăng do chuyển từ các loại đất sau:

- Đất hoang đồng bằng chưa sử dụng 0,38ha, đất cỏ dùng vào chăn nuôi

0,93ha, nông nghiệp khác 0,21ha.

b) Đất trồng cây hàng năm còn lại năm 2010: 3.201ha, giảm 250ha so với

năm 2005.

- Tăng do các loại đất chuyển sang: 81,51ha.

- Giảm do chuyển sang các loại đất khác: 331,51ha.

63

c) Đất trồng cây lâu năm năm 2010: 4.696ha, tăng 405ha so với năm 2005.

d) Đất lâm nghiệp (bao gồm 03 chỉ tiêu: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và

rừng sản xuất): diện tích năm 2010 là 982 ha, giảm 440 ha so với năm 2005 là do:

Do kỳ tổng kiểm kê năm 2005 thống kê sai diện tích đất trồng tràm của

hộ gia đình cá nhân vào đất rừng sản xuất 66,34ha; chuyển sang đất nuôi trồng thủy

sản 45,67ha, đất sản xuất kinh doanh 256,71ha (chủ yếu là Cụm công nghiệp An Hạ

xã Phạm Văn Hai và Cụm công nghiệp 97ha xã Lê Minh Xuân, dự án 300ha Sing-

Việt), chuyển sang đất có mục đích công cộng 71,28ha (trong dự án Hồ sinh thái

Vĩnh Lộc thuộc xã Phạm Văn Hai).

2.4.1.2. Biến động nhóm đất phi nông nghiệp

Nhóm đất phi nông nghiệp luôn tăng theo yêu cầu phát triển của xã hội,

xã hội càng phát triển thì nhu cầu sử dụng đất phi nông nghiệp càng cao, giai đoạn

2005-2010 tăng 2.296ha:

a) Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp năm 2010: 80ha, tăng 69ha so

với năm 2005, diện tích tăng thêm được chuyển từ đất trồng lúa chuyển sang

16,1ha, đất trồng cây hàng năm 26,72ha, đất trồng cây lâu năm 19,62ha, đất ở

3,28ha, đất sản xuất kinh doanh 1,08ha, đất có mục đích công cộng 2,21ha.

b) Đất quốc phòng, an ninh:

Đất quốc phòng ổn định diện tích 3,09ha; đất an ninh năm 2010 giảm 0,26ha

so với năm 2005, đất an ninh giảm do giải tỏa làm đại lộ Võ Văn Kiệt thuộc xã Tân

Kiên.

c) Đất khu công nghiệp năm 2010: 634ha, tăng 478ha so với năm 2005, do

hình thành Cụm công nghiệp An Hạ (xã Phạm Văn Hai), Cụm công nghiệp Tổng

công ty Nông nghiệp Sài Gòn (xã Lê Minh Xuân), Khu công nghiệp Phong Phú (xã

Phong Phú).

d) Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh năm 2010: 842ha, tăng 234ha so với năm

2005.

Diện tích tăng thêm được chuyển từ các loại đất:

+ Đất trồng lúa 31,92ha, đất trồng cây hàng năm khác 20,38ha, đất trồng

cây lâu năm 58,86ha, đất lâm nghiệp 56,71ha, đất nuôi trồng thủy sản 24,86ha, đất

nông nghiệp khác 1,87ha.

64

+ Đất ở: 12,68ha.

+ Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp: 1,7ha, đất có mục đích công

cộng 10,77ha, đất nghĩa trang nghĩa địa 1,82 ha.

+ Đất bằng chưa sử dụng 12,81ha.

e) Đất xử lý chôn lấp chất thải nguy hại năm 2010: 254ha, tăng 244ha so

với năm 2005, diện tích tăng thêm do xây dựng khu xử lý chất thải rắn Đa Phước

(xã Đa Phước), nhà máy xử lý nước thải (xã Bình Hưng).

f) Đất tôn giáo, tín ngưỡng năm 2010: 21ha, giảm 2ha so với năm 2005.

g) Đất nghĩa trang nghĩa địa năm 2010: 85ha, giảm 7ha so với năm 2005.

Diện tích giảm do việc bốc mộ, di dời để làm các dự án trên địa bàn huyện,

giảm do mở rộng đường giao thông, do chuyển mục đích sử dụng đất sang đất nông

nghiệp.

Cụ thể, giảm do chuyển sang đất các dự án 1,44ha, đất sản xuất nông nghiệp

4,5ha, đất sản xuất kinh doanh 1,82ha, đất có mục đích công cộng 2,26ha.

h) Đất phát triển hạ tầng năm 2010: 2.523ha, tăng 518ha so với năm 2005

diện tích tăng thêm do mở rộng và làm mới một số tuyến đường giao thông, các dự

án xây dựng trường học, bệnh viện, bưu điện, khu xử lý chất thải rắn (xã Đa

Phước)…

- Giảm do chuyển sang đất phi nông nghiệp khác: 3ha.

- Tăng do các loại đất chuyển sang: 521ha

+ Đất trồng lúa 224,37ha, đất trồng cỏ 0,11ha, đất trồng cây hàng năm khác

35,06ha, đất trồng cây lâu năm 43,26ha, đất rừng sản xuất sang 54,09ha, đất nuôi

trồng thủy sản 16,96ha, đất nông nghiệp khác 11,7ha.

+ Đất ở nông thôn 22,04ha, đất ở đô thị 4,08ha.

+ Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp 0,57ha, đất sản xuất kinh doanh

12,96ha, đất nghĩa trang, nghĩa địa 2,26ha, đất tôn giáo tín ngưỡng 0,88ha, đất sông

suối và mặt nước chuyên dùng 38,92ha.

+ Đất chưa sử dụng 53,74ha.

i) Đất ở năm 2010: 2.561ha, tăng 799ha so với năm 2005 do một số dự án

khu dân cư ở các xã (chủ yếu ở Khu đô thị mới Nam thành phố Hồ Chí Minh thuộc

65

xã Bình Hưng, Phong Phú, An Phú Tây,...). Đất ở tăng do các loại đất chuyển sang

gồm:

+ Đất trồng lúa 336,24ha, đất trồng cây hàng năm khác 3,73ha, đất trồng cây

lâu năm 160,81ha, đất nuôi trồng thủy sản 265,5ha, đất nông nghiệp khác sang

2,83ha.

+ Đất có mục đích công cộng sang 6,39ha, đất sản xuất kinh doanh 22,06ha,

đất nghĩa trang nghĩa địa 1,44ha.

2.4.1.3. Biến động đất chưa sử dụng Năm 2010 có diện tích 173ha, giảm 122ha so với năm 2005 do chuyển sang:

+ Đất trồng lúa 0,38ha, đất trồng cây hàng năm khác 0,52ha, đất trồng cây

lâu năm 54,94ha, đất nuôi trồng thuỷ sản 28,18ha, đất nông nghiệp khác 4,36ha.

+ Đất cơ sở sản xuất kinh doanh 32,81ha, đất có mục đích công cộng

53,74ha.

* Đất chưa sử dụng: Năm 2010 có diện tích 173ha, giảm 122ha

2.4.2. Phân tích, đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2010 – 2014 Bảng 2.8: Biến động các loại hình sử dụng đất giai đoạn 2010 – 2014

(Đơn vị tính: Ha)

Hiện trạng năm 2010

Hiện trạng năm 2014

Tăng (+), giảm (-)

STT Chỉ tiêu Mã D.tích C.cấu D.tích C.cấu Diện tích (ha) (%) (ha) (%) (ha)

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)=(6)-(4) TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 25.255 100,0 25.255 100,0 1 Đất nông nghiệp NNP 17.183 76,65 16.989 67,27 -194 Trong đó:

1.1 Đất trồng lúa LUA 7.352 46,50 7.049 27,74 -3,03 - Đất chuyên trồng lúa nước LUC 4.958 30,52 3.930 19,63 -1028 - Đất trồng cây hàng năm còn lại HNK 3.200 17,83 3.119 12,35 -81

1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 4.696 22,17 4.982 19,73 286 1.3 Đất rừng phòng hộ RPH 234 1,75 335 1,33 101 1.4 Đất rừng đặc dụng RDD 29 29 0,12 0 1.5 Đất rừng sản xuất RSX 718 5,59 450 1,93 268 1.6 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 944 6,00 937 3,74 -7 1.7 Đất làm muối LMU 2 Đất phi nông nghiệp PNN 7.900 22,19 8.265 32,73 365 Trong đó:

2.1 Đất trụ sở cơ quan, CTSN CTS 80 0,21 80 0,32 0 2.2 Đất quốc phòng CQP 3 0,06 3 0,01 0

66

2.3 Đất an ninh CAN 1 0,03 19 0,08 18 2.4 Đất khu công nghiệp SKK 634 2,78 686 2,51 52 2.5 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh SKC 842 10,85 887 6,18 45 2.6 Đất sản xuất VLXD, gốm sứ SKX 0,04 0 0 2.7 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS 2.8 Đất có di tích, danh thắng DDT 2 0,00 4 0,01 2 2.9 Đất xử lý, chôn lấp chất thải DRH 254 0,19 254 1,01 0

2.10 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 21 0,42 22 0,08 1 2.11 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 85 1,64 85 0,34 0 2.12 Đất có mặt nước chuyên dùng SMN 888 3,52 888 2.13 Đất phát triển hạ tầng DHT 2.523 35,78 2.781 9,99 258

- Đất giao thông DGT 1.254 60,36 1.439 185 - Đất thuỷ lợi DTL 671 34,31 654 1,80 -17 - Đất công trình năng lượng DNL 8 0,04 15 0,11 7 - Đất bưu chính viễn thông DBV 2 4 0,26 2 - Đất cơ sở văn hoá DVH 455 1,70 455 0,14 0 - Đất cơ sở y tế DYT 28 0,33 28 10,14 0 - Đất cơ sở giáo dục - đào tạo DGD 66 2,24 66 0,36 0 - Đất cơ sở thể dục - thể thao DTT 35 0,80 35 9,78 0 - Đất cơ sở nghiên cứu khoa học DKH 0,47 0 - Đất cơ sở dịch vụ về xã hội DXH 0,01 0 - Đất chợ DCH 5 0,22 12 7

2.14 Đất ở 2.561 31,44 2.827 266 Đất ở tại đô thị ODT 91 3,82 94 3 Đất ở tại nông thôn ONT 2.470 96,18 2733 263 3 Đất chưa sử dụng CSD 173 1,17 118 -55 ( Nguồn: Số liệu kiểm kê đất đai 2010, thống kê năm 2014 - Huyện Bình Chánh)

Biểu đồ 2.5. Biến động sử dụng đất giai đọan 2010 – 2014 huyện Bình Chánh

17.183ha

7.900ha

173ha

16.989ha

8.265ha

118ha0

5000

10000

15000

20000

năm 2010 năm 2014

Đất nông nghiệp

Đất phi nôngnghiệp Đất chưa sử dụng

2.4.1.1. Biến động nhóm đất nông nghiệp:

a) Đất trồng lúa năm 2014: 16.989ha, giảm 303 ha so với năm 2010.

+ Giai đoạn 2010 – 2014, đất trồng lúa giảm do chuyển sang các loại đất:

67

- Chuyển sang đất ở: 136ha.

- Chuyển sang đất chuyên dùng: 203 ha.

- Mở rộng thêm đất nông nghiệp: do khai thác đất chưa sử dụng: 36 ha.

b) Đất trồng cây hàng năm còn lại năm 2014: 3.119 giảm 81ha so với năm

2010.

- Giảm do chuyển sang các loại đất khác: 81ha.

c) Đất trồng cây lâu năm 2014: 4.982ha, tăng 286ha so với năm 2010.

d) Đất lâm nghiệp (bao gồm 03 chỉ tiêu: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và

rừng sản xuất): diện tích năm 2014 là 814 ha, tăng 90 ha so với năm 2010.

2.4.1.2. Biến động nhóm đất phi nông nghiệp

Nhóm đất phi nông nghiệp luôn tăng theo yêu cầu phát triển của xã hội, xã

hội càng phát triển thì nhu cầu sử dụng đất phi nông nghiệp càng cao, giai đoạn

2010-2014 tăng 365ha:

a) Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp năm 2014: 80ha không thay đổi

so với năm 2010

b) Đất quốc phòng, an ninh:

Đất quốc phòng ổn định diện tích 3,09ha; đất an ninh năm 2010 tăng 18ha

so với năm 2010, đất an ninh tăng do đầu tư dự án Sư đòan phòng không 367 thuộc

xã Đa Phước.

c) Đất khu công nghiệp năm 2014: 686ha, tăng 52ha so với năm 2010, do

mở rộng Cụm công nghiệp Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn (xã Lê Minh Xuân),

Khu công nghiệp Phong Phú (xã Phong Phú).

d) Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh năm 2014: 887ha, tăng 45ha so với năm

2010.

Diện tích tăng thêm được chuyển từ các loại đất:

+ Đất trồng lúa 13ha, đất trồng cây hàng năm khác 7ha, đất trồng cây lâu

năm 25ha,

e) Đất xử lý chôn lấp chất thải nguy hại năm 2014: 254ha không thay đổi so

với năm 2010

f) Đất tôn giáo, tín ngưỡng năm 2014: 22ha, tăng 1ha so với năm 2010.

68

g) Đất nghĩa trang nghĩa địa năm 2014: 85ha không thay đổi so với năm

2010

h) Đất phát triển hạ tầng năm 2014: 2.761ha, tăng 258ha so với năm 2010

diện tích tăng thêm do mở rộng và làm mới một số tuyến đường giao thông, các dự

án xây dựng trường học, bệnh viện, bưu điện… Tăng do các loại đất chuyển sang:

+ Đất trồng lúa 120ha, đất trồng cây hàng năm khác 39ha, đất trồng cây lâu

năm 22ha, đất rừng sản xuất 58ha, đất nuôi trồng thủy sản 4ha.

+ Đất ở nông thôn 6ha, đất ở đô thị 9ha.

i) Đất ở năm 2014: 2.827ha, tăng 266ha so với năm 2010 do một số dự án

khu dân cư ở các xã (chủ yếu ở Khu đô thị mới Nam thành phố Hồ Chí Minh thuộc

xã Bình Hưng, Phong Phú, An Phú Tây,...). Đất ở tăng do các loại đất chuyển sang

gồm:

+ Đất trồng lúa 180ha, đất trồng cây hàng năm khác 42ha, đất trồng cây lâu

năm 39ha, đất nuôi trồng thủy sản 5ha.

2.4.1.3. Biến động đất chưa sử dụng

Năm 2014 có diện tích 118ha, giảm 51ha so với năm 2010 do chuyển sang:

+ Đất trồng lúa 38ha, đất trồng cây hàng năm khác7ha, đất trồng cây lâu năm

4ha, đất nuôi trồng thuỷ sản 2ha.

2.5. Phân tích nguyên nhân biến động sử dụng đất chính giai đoạn 2005-2014

Qua tổng hợp số liệu thống kê đất đai các năm trong giai đoạn 2005 - 2014

cho thấy xu thế biến động đất đai của huyện Bình Chánh chủ yếu do chia tách đơn

vị hành chính. Diện tích đất tăng giảm trong giai đoạn 2005 - 2014 là do xây dựng

các khu hành chính mới; xây dựng thêm hệ thống giao thông; đất dành cho các khu

công nghiệp; đất cho các dự án dân cư; phát triển các công trình công cộng

khác...Xu thế biến động đất đai của huyện là tất yếu, hoàn toàn khách quan phù hợp

với nhu cầu thực tế.

- Đất nông nghiệp: giảm do chuyển mục đích sử dụng đất sang đất trồng cây

hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất ở, đất cơ sở sản

xuất. Nhu cầu cầu sử dụng đất phi nông nghiệp của dân ngày càng cao

- Đối với đất trồng cây hàng năm khác:

69

Do chuyển mục đích sử dụng đất sang đất trồng cây lâu năm, đất nông

nghiệp, chuyển mục đích sang đất rừng phòng (theo Quyết định số 2331/QĐ-

UBND ngày 25 tháng 5 năm 2010 của UBND thành phố giao Chi cục Lâm nghiệp

82.54ha đất thuộc nông trường Láng Le để quản lý và trồng rừng phòng hộ môi

trường).

*Đất trồng lúa: Đất lúa giảm chuyển sang đất trồng cây lâu năm ở các khu

vực đất trồng cây hàng năm không đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ở gần khu công

nghiệp, xen cài trong khu dân cư được chuyển mục đích sang làm vườn.

* Đất trồng cây lâu năm:Tăng do chuyển từ đất trồng lúa sang diện tích

62.91ha; đất trồng cây hàng năm khác 19.22 ha; đất rừng sản xuất 0.56ha (do thống

kê sai); đất nuôi trồng thuỷ sản 4.08ha ; đất bằng chưa sử dụng 58.58ha.

* Đất lâm nghiệp (bao gồm 03 chỉ tiêu: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và

rừng sản xuất): diện tích năm 2010 là 982 ha, giảm 440 ha so với năm 2005 là do:

Do kỳ tổng kiểm kê năm 2005 thống kê sai diện tích đất trồng tràm của hộ

gia đình cá nhân vào đất rừng sản xuất 66,34ha; chuyển sang đất nuôi trồng thủy

sản 45,67ha, đất sản xuất kinh doanh 256,71ha (chủ yếu là Cụm công nghiệp An Hạ

xã Phạm Văn Hai và Cụm công nghiệp 97ha xã Lê Minh Xuân, dự án 300ha Sing-

Việt), chuyển sang đất có mục đích công cộng 71,28ha (trong dự án Hồ sinh thái

Vĩnh Lộc thuộc xã Phạm Văn Hai).

* Đối với đất rừng sản xuất: giảm do chuyển sang đất trồng cây hàng năm

diện tích 26.10 ha; đất trồng cây lâu năm 0.56 ha ; đất rừng phòng hộ 12.54ha (theo

Quyết định số 2331/QĐ-UBND ngày 25 tháng 5 năm 2010 của UBND thành phố

giao Chi cục Lâm nghiệp 82.54ha đất thuộc nông trường Láng Le để quản lý và

trồng rừng phòng hộ môi trường); đất ở trong dự án 190.31ha (Dự án Khu dân cư

Công ty C&T và Công ty Phương Lâm, khu tái định cư khu đô thị Sing Việt, khu

dân cư Gia Phú, khu dân cư và công nghiệp Lê Minh Xuân); Đất an ninh 17.95 ha

(Xây dựng Kho tang tài vật, Trung tâm huấn luyện phòng cháy chữa cháy, cứu hộ,

cứu nạn); đất khu công nghiệp 15.93 ha (Khu công nghiệp Lê Minh Xuân); đất có

mục đích công cộng 3.13ha (Công viên văn hoá Láng Le) ; đất tôn giáo 1.13ha

(Đường vào học viện Phật giáo).

70

* Đối với đất rừng phòng hộ: tăng do chuyển từ đất trồng cây hàng năm khác

sang 67.18ha ; rừng sản xuất 12.54 ha.

* Đối với đất nuôi trồng thủy sản:giảm do chuyển mục đích sử dụng đất sang

đất trồng cây hàng năm khác 0.34 ha ; đất trồng cây lâu năm diện tích 4.08 ha;

chuyển mục đích sang đất ở 0.22 ha.Đồng thời, đất nuôi trồng thủy sản cũng tăng từ

đất trồng lúa chuyển qua 1.46 ha; đất trồng cây lâu năm 0.91 ha ; đất chưa sử dụng

0.13 ha.

* Đối với đất nông nghiệp khác :Tăng do chuyển đổi mục đích sử dụng đất

từ đất trồng lúa sang 5.78 ha; đất trồng cây hàng năm khác 0.76 ha; đất trồng cây

lâu năm 11.18 ha. Đồng thời, đất nông nghiệp khác cũng giảm 0.14 ha do chuyển

mục đích sang đất ở xây dựng nhà ở riêng lẻ.

* Đất nghĩa trang nghĩa địa năm 2010: giảm 7ha so với năm 2005.

Diện tích giảm do việc bốc mộ, di dời để làm các dự án trên địa bàn huyện,

giảm do mở rộng đường giao thông, do chuyển mục đích sử dụng đất sang đất nông

nghiệp.

* Đất phát triển hạ tầng năm 2010: 2.523ha, tăng 518ha so với năm 2005

diện tích tăng thêm do mở rộng và làm mới một số tuyến đường giao thông, các dự

án xây dựng trường học, bệnh viện, bưu điện, khu xử lý chất thải rắn (xã Đa

Phước)…

* Đất ở năm 2010: 2.561ha, tăng 799ha so với năm 2005 do một số dự án

khu dân cư ở các xã (chủ yếu ở Khu đô thị mới Nam thành phố Hồ Chí Minh thuộc

xã Bình Hưng, Phong Phú, An Phú Tây,...).

Đất chưa sử dụng giảm do chuyển sang đất trồng lúa là xu hướng tích cực,

tuy nhiên thực chất phần lớn diện tích tăng này là do trước đây người sử dụng bỏ

hoang hoá một thời gian chứ không phải do khai hoang, cải tạo đất để chuyển sang

trồng lúa.

* Đối với đất ở: Tăng Do chuyển đổi mục đích sử dụng đất chuyển từ đất

trồng lúa sang 1.27 ha; đất trồng cây hàng năm khác 1.53 ha; đất trồng cây lâu năm

17.07 ha; đất nuôi trồng thủy sản 0.22 ha; đất nông nghiệp khác 0.14 ha; đất rừng

sản xuất 190.31ha (Dự án Khu dân cư Công ty C&T và Công ty Phương Lâm, khu

71

tái định cư khu đô thị Sing Việt, khu dân cư Gia Phú, khu dân cư và công nghiệp Lê

Minh Xuân).

Nhìn chung, do tốc độ đô thị hoá tăng nhanh thời gian qua và vẫn phải tiếp

diễn, song song với các dự án về nhà ở, khu, cụm công nghiệp, sản xuất kinh doanh,

về y tế, về giáo dục, thể thao, văn hoá,… các dự án nâng cấp đô thị, giao thông, mở

rộng kênh rạch phát triển dẫn đến việc giảm đất trồng lúa là tất yếu.

Giai đọan 2005 -2010 huyện Bình Chánh biến động sử dụng đất lớn, nguyên

nhân do năm 2003, huyện Bình Chánh chia tách thành 02 quận huyện: Bình Chánh

và Bình Tân; phát triển kinh tế - kinh tế xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh và

huyện Bình Chánh ngày càng cao thu hút lao động từ các nơi tập trung đến. Gây áp

lực đến việc sử dụng đất nhất là nhu cầu về nhà ở, một số khu dân cư tự phát xây

dựng phá vỡ quy họach ảnh hưởng đến định hướng sử dụng đất của giai đọan này.

Giai đọan 2010 -2014 biến động sử dụng đất dần theo định hướng quy họach

đã đặt ra: nguyên nhân do khủng hỏang kinh tế ở Việt Nam, phát triển kinh tế xã hội

chậm lại áp lực sử dụng đất giảm xuống; việc công bố công khai quy họach và đồ

án quy họach nông thôn mới của 12/16 xã thị trấn rộng rãi tại xã thị trấn bằng nhiều

hình thức và tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp nâng cao ý thức sử dụng đất

theo quy họach và bền vững; các văn bản pháp luật sửa đổi, bổ sung tạo hành lang

pháp lý trong công tác quản lý nhà nước về đất đai

2.6. Đánh giá hiệu quả KT, XH, môi trường của việc sử dụng đất

* Hiệu quả kinh tế, xã hội:

a) Những mặt tích cực:

Quỹ đất dồi dào là nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển; nhiều khu

công nghiệp, khu dân cư, công trình thương mại dịch vụ trên địa bàn đã hình thành, đáp

ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện, hiệu quả của việc sử dụng đất được chú

trọng hơn. Đặc biệt là việc đầu tư các công trình hạ tầng giao thông (như đại lộ Võ Văn

Kiệt, tuyến cao tốc TP.HCM – Trung Lương, đại lộ Nguyễn Văn Linh, đường nối

Đại lộ Nguyễn Văn Linh với đường cao tốc, đường nối Đại lộ Võ Văn Kiệt với

đường cao tốc, đang triển khai các tuyến metro…) đã làm cho huyện ngày càng văn

minh, hiện đại hơn.

Kinh tế xã hội nông thôn đã có nhiều biến đổi tích cực, tiềm năng các thành

72

phần kinh tế được phát huy hơn, kinh tế phát triển tương đối ổn định; cơ cấu sản

xuất, kinh tế nông nghiệp và lao động nông thôn ngày càng chuyển dịch phù hợp

với cơ cấu kinh tế của một huyện đang phát triển. Huyện đang tập trung triển khai

chương trình xây dựng nông thôn mới tại các xã nông thôn.

Sử dụng đất phi nông nghiệp ngày càng hiệu quả hơn, cơ sở hạ tầng đô thị

được chỉnh trang, nâng cấp góp phần nâng cao giá trị đất đai, tạo nguồn thu cho

ngân sách từ đất và tạo sức hút đầu tư vào phát triển kinh tế – xã hội.

Cơ cấu sử dụng đất chuyển dịch từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp đã

giúp cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ lệ lao động phi nông

nghiệp và giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp. Lao động nông nghiệp hiện chỉ còn

7,25%, lao động phi nông nghiệp chiếm đến 92,75%.

b. Những tồn tại:

Tốc độ đầu tư xây dựng hạ tầng không đáp ứng tốc độ tăng trưởng kinh tế, bất

cập so với tốc độ phát triển đô thị và dân số dẫn đến quá tải hạ tầng đô thị ngày càng

nghiêm trọng. Các công trình trọng điểm về phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ đô thị

triển khai chậm và thiếu đồng bộ đã ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế và cải

thiện dân sinh.

Việc phát triển các khu cụm công nghiệp trên địa bàn không đồng bộ với việc

quy hoạch phát triển các khu dân cư và bảo vệ môi trường. Nhiều cơ sở sản xuất đang

đầu tư xây dựng rải rác khắp nơi, một số cơ sở sản xuất nằm xen trong khu dân cư ảnh

hưởng đến cuộc sống của người dân trong khu vực.

Đất nông nghiệp đang chịu sự tác động của quá trình đô thị hóa nhanh, khu

vực đất nông nghiệp báo động về tác động tiêu cực như bỏ hoang hóa đất sản xuất;

mua bán sang nhượng đất nông nghiệp; vấn đề ô nhiễm và sinh thái môi trường; vấn

đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông nghiệp; dân số, việc làm nông thôn;

vấn đề phân tầng xã hội.

* Hiệu quả về môi trường:

a. Phát triển sản xuất công nghiệp và bảo vệ môi trường không đồng bộ

Các xí nghiệp công nghiệp, nhà máy, các cơ sở tiểu thủ công nghiệp hiện hữu xen lẫn

trong các khu dân cư; Số lượng doanh nghiệp tăng cao trong thời gian qua nhưng tỉ lệ

đơn vị xây dựng công trình xử lý ô nhiễm không cao, không vận hành thường xuyên.

73

Tình hình phát triển nhanh các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu

thủ công nghiệp và nông nghiệp (nhất là nuôi trồng thủy sản) tại các vùng lân cận,

nhưng chưa xây dựng hệ thống xử lý chất thải góp phần rất lớn vào việc gây ô

nhiễm môi trường không khí, nước và đất.

b. Quá trình đô thị hóa tăng nhanh, gia tăng áp lực lên hệ thống cơ sở hạ

tầng

Sự gia tăng dân số (bình quân mỗi năm có thêm khoảng 25.000 người) cùng với

lượng lao động nhập cư từ các nơi chuyển về, làm gia tăng áp lực cho hệ thống dịch vụ

công cộng, y tế, vệ sinh đô thị…Trong khi đó tình hình thoát nước kém tại một số kênh

rạch gây nên tình trạng ngập úng, ô nhiễm nước cục bộ tại nhiều khu vực. Các khu dân

cư phát triển do quá trình đô thị hoá nhanh, việc san lấp mương, rạch để xây dựng các

công trình, bên cạnh đó cơ sở hạ tầng kỹ thuật lại chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ.

Chất thải rắn sinh hoạt chưa được thu gom và xử lý triệt để và xả thẳng ra kênh

rạch, ra môi trường xung quanh gây ô nhiễm môi trường.

c. Khai thác nước ngầm và khai thác cát bất hợp lý dẫn đến tình trạng lún

sụt đất và sạt lở đất:

Nguồn nước dưới đất chưa được bảo vệ và khai thác một cách hợp lý, các

giếng khai thác lại quá tập trung một khu vực, nhiều giếng kết cấu không đảm bảo

việc cách ly chống ô nhiễm do thông tầng. Do còn một số những bất cập trên,

nguồn nước dưới đất đang bị ô nhiễm cả về quy mô và độ ô nhiễm, nhất là đối với

tầng chứa nước gần mặt đất. Mực nước đang cạn kiệt, hiện tượng xâm nhập mặn đã

và đang xảy ra, một số giếng khoan có hiện tượng lún.

Trong những năm trước đây, việc quản lý các hoạt động khai thác cát còn

nhiều hạn chế đã dẫn đến tình trạng các công ty khai thác hoạt động không theo

đúng thiết kế, khai thác quá độ sâu, quá gần bờ gây những hậu quả nghiêm trọng về

dòng chảy và sạt lở đất.

74

CHƯƠNG III

ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI HUYỆN BÌNH CHÁNH

ĐẾN NĂM 2020

3.1 Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội đến năm 2020

và giai đoạn tiếp theo huyện Bình Chánh

Trong thời gian tới, huyện ưu tiên phát triển công nghiệp khai thác - chế

biến khoáng sản, phát triển kinh tế du lịch, phát triển chăn nuôi gia súc, cây công

nghiệp có giá trị kinh tế cao.

Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo nguyên tắc hài hòa giữa 3 khu vực

nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Chú trọng thực

hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dịch vụ và công nghiệp hóa nông nghiệp, nông

thôn nhằm đưa huyện Bình Chánh từng bước trở thành huyện có cơ cấu sản xuất

công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và nông nghiệp hiện đại.

Phương hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển khu vực nông nghiệp năng

suất thấp sang khu vực công nghiệp, dịch vụ năng suất cao. Xây dựng đô thị cùng

kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp khai khoáng gắn với chế biến cũng như phát

triển kinh tế - xã hội.

Nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Kết hợp

chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với củng cố an ninh, quốc phòng.

3.1.1 Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội

Xây dựng huyện Bình Chánh thảnh huyện có cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo

hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; cơ sở hạ tầng phát triển; bảo vệ môi trường;

giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững; nâng cao sức cạnh tranh

của nền kinh tế; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, khai thác có hiệu quả hoạt động

kinh tế đối ngoại.

Phát triển đồng bộ các thị trường cơ bản, chú trọng phát triển nhanh thị

trường bất động sản, tài chính, khoa học công nghệ, lao động.

Phát triển mạnh và nâng cao sức cạnh tranh của các loại hình doanh nghiệp;

tập trung đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp có vốn nhà

nước.

75

Phát triển khoa học, công nghệ và có bước đi phù hợp trong việc kết hợp

giữa cơ khí hóa, hiện đại hóa với ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học

nhằm cải thiện đáng kể trình độ công nghệ trong nền kinh tế.

Thực hiện sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện và đưa vào sử dụng

các dự án lớn của Trung ương, thành phố đầu tư trên địa bàn huyện từng bước

khẳng định vị thế huyện Bình Chánh là cửa ngõ của thành phố Hồ Chí Minh trong

tương lai gần và các tỉnh phía Tây, cụ thể:

- Dự án đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương.

- Trung tâm hành chính Huyện Bình Chánh.

- Khu tưởng niệm liệt sỹ Tết Mậu Thân 1968.

- Thủy lợi Khu B-xã Bình Lợi.

- Dự án xây dựng đường nối Đại lộ Võ Văn Kiệt.

Đồng thời những tiền đề về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tư tưởng

và nhận thức của nhân dân về xây dựng xã hội đồng thuận và nếp sống đô thị;

nguồn nhân lực được đào tạo; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức từng

bước xây dựng huyện Bình Chánh trở thành đô thị mới.

Thực hiện chuyển dịch và hiện đại hoá nhanh hơn về cơ cấu kinh tế theo

hướng dịch vụ - công nghiệp; gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng, tiến bộ xã hội;

kết hợp đồng bộ giữa phát triển sản xuất với xây dựng kết cấu hạ tầng; kết hợp chặt

chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố an ninh quốc phòng, củng cố hệ thống chính

trị và nền hành chính vững mạnh.

Phát triển kinh tế đi đôi với xây đựng và chỉnh trang đô thị, với gìn giữ tôn

tạo cảnh quan môi trường sinh thái, với phát huy truyền thống lịch sử văn hoá, nâng

cao đời sống vật chất và văn hoá của các tầng lớp dân cư trong Huyện. Phấn đấu

đến năm 2015 huyện Bình Chánh cơ bản thành huyện Công nghiệp - dịch vụ; đến

năm 2020 huyện Bình Chánh trở thành Huyện phát triển toàn diện về kinh tế, văn

hoá, xã hội, có hệ thống cơ sở hạ tầng theo yêu cầu đô thị loại 1.

3.1.2 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

3.1.2.1 Mục tiêu tổng quát: Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao, hiệu quả,

bền vững. Tiếp tục thực hiện cơ cấu kinh tế “công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp –

dịch vụ thương mại – nông nghiệp”.

76

Trung tâm kinh tế với sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương

mại dịch vụ và đầu mối giao thông (đường bộ, đường sắt, đường thủy), đầu mối hạ

tầng kỹ thuật quan trọng phía Tây – Tây Nam Thành phố.

Trung tâm chuyên ngành về giáo dục, văn hóa, du lịch, nghỉ ngơi giải trí với

cảnh quan thiên nhiên và nông nghiệp sinh thái kết hợp khai thác du lịch.

Khu dân cư mới kết hợp khu dân cư hiện hữu hổ trợ cho nội thành giảm áp

lực dân cư và từng bước đô thị hóa nông thôn

Phát huy tối đa mọi tiềm năng của huyện để thực hiện đẩy mạnh công nghiệp

hoá, hiện đại hoá; chuyển đổi cơ cấu và phát triển nền kinh tế với nhịp độ tăng

trưởng nhanh, chất lượng cao và bền vững hơn giai đoạn trước. Chuyển dịch cơ cấu

kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp và

giảm tỷ trọng nông nghiệp. Từng bước đưa huyện Bình Chánh hoà nhập với khu

vực nhằm nâng cao mức sống của nhân dân lên một cách rõ rệt và giải quyết những

vấn đề xã hội trong đó ưu tiên giảm nghèo và giải quyết việc làm.

Sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hoá chủ lực để đáp ứng nhu cầu phát triển

nhanh, hiệu quả và nâng cao được sức cạnh tranh trong vùng.

Thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, đa

dạng sinh học... để phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Ưu tiên phát triển giáo dục, đào tạo nâng cao trình độ dân trí và chất lượng

nguồn nhân lực. Đẩy mạnh chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến

vào sản xuất, quản lý,... để tạo ra năng suất, chất lượng, hiệu quả cao. Cải thiện rõ

rệt đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của đồng bào các dân tộc. Giữ vững ổn

định chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Bảo vệ vững chẳc chủ quyền và an ninh

quốc gia.

Đẩy mạnh phát triển kinh tế -xã hội, xây dựng đô thị tương xứng hơn với

tiềm năng, lợi thế, vai trò của huyện đảm bảo rõ nét theo hướng công nghiệp hóa,

hiện đại, văn minh. Tạo điều kiện đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển, hình thành

thêm các khu công nghiệp, dịch vụ tập trung, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế

theo hướng công nghiệp - dịch vụ. Tập trung xây dựng, phát triển khu đô thị theo

hướng đồng bộ, hiện đại văn minh; tiếp tục tăng cường cải tạo, nâng cấp hạ tầng kỹ

thuật, hạ tầng xã hội; đồng thời chú trọng tăng cường xây dựng nếp sống văn minh

77

đô thị. Phát triển toàn diện và nâng cao chất lượng các lĩnh vực văn hóa xã hội. Chú

trọng đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, thực

hiện tốt chính sách xã hội. Giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự xã hội, xây

dựng khu vực phòng thủ huyện vững chắc. Nâng cao chất lượng hoạt dộng và xây

dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Về tăng trưởng kinh tế:

Giai đoạn 2011-2015: tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 20,3%/năm.

Giai đoạn 2016-2020: tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt trên

26%/năm. Trong đó:

* Công nghiệp trên địa bàn huyện:

Công nghiệp xây dựng là lĩnh vực lớn nhất, là động lực tăng trưởng chính

của kinh tế trên địa bàn. Giai đoạn 2011-2015 hoạt động sản xuất công nghiệp có

bước phát triển mạnh, với giá trị sản xuất là 78.052 tỳ 069 triệu đồng (theo giá so

sánh năm 2010), tương ứng tốc độ tăng trưởng bình quân 20,30%/năm. Phấn đấu

đạt tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 26-28% trong thời kỳ 2016-2020.

Ngành công nghiệp chịu nhiều tác động trong bối cảnh kinh tế thế giới và

trong nước có nhiều biến động trong các năm qua. Sự gia tăng đột biến giá cả đầu

vào trong chu trình sản xuất như sắt thép, xăng dầu, điện và các loại vật liệu khác đã

hạn chế khả năng sản xuất cùa ngành công nghiệp.

Cơ cấu giá trị sản xuất trong nội bộ ngành công nghiệp có bước phát triển

mới, trong đó giá trị sản xuất 4 ngành công nghiệp mũi nhọn (cơ khí chế tạo, điện tử

- công nghệ thông tin, hóa chất - cao su - nhựa và chế biến tinh lương thực thực

phẩm) có chiều hướng tăng mạnh hàng năm và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong

tổng giá trị sản xuất

Quy hoạch phát triển ngành CN-TTCN trên địa bàn Huyện phải được thể

hiện trong mối quan hệ với tổng thể phát triển kinh tế xã hội Huyện và Thành phố.

Giảm dần các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động trình độ thấp và

dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên của các vùng xung quanh. Tăng dần các

ngành công nghiệp cơ bản, các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao,

trình độ công nghệ hiện đại. Đẩy mạnh đầu tư chiều sâu, ứng dụng công nghệ mới,

78

đổi mới sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp

hiện có.

Tập trung rà soát, sắp xếp, quy hoạch lại các cụm công nghiệp hiện có theo

hướng củng cố, lấp đầy, sử dụng hiệu quả diện tích đã được phê duyệt và đảm bảo

an toàn, vệ sinh môi trường sinh thái.

Chú trọng tạo điều kiện phát triển các ngành công nghiệp khai thác lợi thế

của huyện, có tiềm năng về đất đai và có điều kiện thuận lợi để thu hút nguồn nhân

lực trình độ cao như các ngành: sản xuất máy móc, thiết bị điện, điện tử, hóa chất...;

Mục tiêu phát triển phải đi đôi với bền vững và bảo vệ môi trường; tiếp tục tạo điều

kiện ưu tiên phát triển công nghiệp sạch, công nghiệp điện tử, công nghiệp kỹ thuật,

công nghệ cao, chú trọng đổi mới, nâng cao trình độ quản lý, công nghệ, nâng cao

chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất kinh doanh sức cạnh tranh hội nhập quốc tế,

năng lực tài chính của các doanh nghiệp.

Tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư

kinh doanh, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào Khu công nghiệp Lê Minh Xuân,

Vĩnh Lộc; phối hợp tạo điều kiện đẩy mạnh xây dựng hạ tầng kỹ thuật và mở rộng

Khu công nghiệp Lê Minh Xuân.

* Thương mại - dịch vụ:

Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ ước đạt 16.264 tỷ 741 triệu đồng

(theo giá so sánh năm 2010), tương ứng tốc độ tăng trưởng bình quân 17,21%/năm

Xét về cơ cấu doanh thu: lĩnh vực kinh doanh thuơng mại thực hiện 12.527 tỷ 045

triệu đồng, chiếm tỷ lệ 77,01%;lĩnh vực khách sạn, nhà hàng 1.877 tỷ 365 triệu

đồng, chiếm tỷ lệ 11,54%; lĩnh vực vận tải 236 tỷ 414 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 1,45%

các loại hình dịch vụ khác 1.623 tỷ 917 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 9,98%. Phấn đấu đạt

tốc độ tăng trưởng GDP của ngành thời khoảng 24-25% trong thời kỳ 2016-2020. Tỷ

trọng ngành thương mại – dịch vụ trong cơ cấu kinh tế Bình Chánh khoảng 16% vào

năm 2020.

Chú trọng phát triển các loại hình dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,

thông tin...để tạo điều kiện cho các loại hình kinh tế phát triển. Phát triển ngành du

lịch nhiều thành phần, trong đó chú trọng thu hút đầu tư vào dịch vụ đáp ứng nhu

cầu các Khu công nghiệp, đô thị, phát triển dịch vụ vui chơi, giải trí. Chú trọng phát

79

triển dịch vụ du lịch theo hướng khai thác các tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên,

di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội. Xây dựng khu vui chơi giải trí tại xã Lê Minh Xuân,

tu bổ các di tích lịch sử văn hóa để tạo điều kiện thu hút khách du lịch đến huyện.

* Nông nghiệp

Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong tổng giá trị các ngành sản xuất giảm từ

4,2% vào năm 2010 còn 2,7% vào năm 2015. Tuy nhiên, giá trị sản xuất vẫn tăng

đều và đạt mức 4.122 tỷ 160 triệu đồng (theo giá so sánh năm 2010) trong giai đoạn

2011-2015, tương ứng tốc độ tăng trường bình quân 4,7%/năm.

Cơ cấu giá trị sản lượng ngành nông nghiệp chuyển dần sang hướng tích cực,

đến cuối năm 2015, cơ cấu giá trị sản lượng trồng trọt chiếm tỷ lệ 41,12%, giảm

5,36% so năm 2010, chăn nuôi 48,07%, tăng 8,10°/o so năm 2010; lâm nghiệp

0,59%, tăng 0,06% so năm 2010; thủy sản 10,20%, giảm 0,78% so năm 2010. Các

mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi tiêp tục được triên khai. Điểm nổi bật

là sự chuyển dịch mạnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp với sự phát triển của ngành

chăn nuôi, thủy sản, hoa lan cây kiểng, cá kiểng, rau an toàn. Tỷ trọng ngành nông

nghiệp trong cơ cấu kinh tế Huyện khoảng 2% vào năm 2020.

Do thị trường hàng nông sản diễn biến thất thường, chi phí sản xuất còn cao,

thiên tai, dịch bệnh gia súc, gia cầm tuy được tích cực phòng, chống nhưng vẫn còn

nguy cơ tái diễn, đã hạn chế rất lớn đến sản xuất nông nghiệp, các mô hình kinh tế

trang trại sản xuât theo quy mô lớn chậm hình thành; điều đó làm cho chất lượng

phát triển ngành nông nghiệp không cao, thiếu ổn định và bền vững.

Chương trình xây dựng Nông thôn mới được sự đồng tình ủng hộ của nhân

dân, thu hút sự tham gia của cả cộng đồng. Đến cuối năm 2014, có 02/16 xã (Tân

Nhựt, Qui Đức) đạt 19/19 tiêu chí theo các tiêu chí quy định tại Quyết định số

2598/QĐ- UBND ngày 27 tháng 5 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố về

ban hành Bộ tiêu chí vê nông thôn mới theo đặc thù vùng nông thôn thành phố Hồ

Chí Minh.

Tập trung thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp –

nông dân – nông thôn; phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị “xanh –

sạch – bền vững”, bảo vệ môi trường. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ chương trình

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn; đẩy mạnh

80

việc ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến trong chương trình cây,

con giống chất lượng cao; phát triển theo chiều sâu các mô hình và nhân rộng các mô

hình tổ chức sản xuất có hiệu quả như kinh tế trang trại, kinh tế hộ kết hợp với sản

xuất kinh doanh.

Xây dựng và phát triển nông nghiệp Huyện theo hướng sản xuất hàng hóa

mang tính cạnh tranh, hiện đại, bền vững, có năng suất, chất lượng, hiệu quả, thân

thiện với môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Quy hoạch quản lý sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả, đầu tư đồng bộ cơ sở

hạ tầng thiết yếu tạo điều kiện thực hiện chuyển đổi diện tích đất trồng lúa.

Bảo vệ và hạn chế việc chuyển đất sản xuất nông nghiệp tập trung có hệ

thống hạ tầng hoàn chỉnh sang các mục đích khác; ưu tiên giữ lại các khu vực đất

đai, mặt nước có lợi thế về sản xuất để duy trì, phát triển thành vùng sản xuất nông

nghiệp có qui mô lớn; hạn chế tác hại ô nhiễm môi trường.

* Các vấn đề về môi trường

Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá tác động môi trường, làm tốt công

tác kiểm tra việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường và tài nguyên khoáng sản

của các doanh nghiệp, hộ gia đình sản xuất kinh doanh trên địa bàn, tổ chức ký cam

kết và thực hiện cam kết về bảo vệ môi trường; tuyên truyền vận động nhân dân tích

cực hưởng ứng Luật Bảo vệ môi trường. Chủ động xây dựng kế hoạch phòng ngừa,

khắc phục những sự cố về môi trường, biến đổi khi hậu, đặc biệt tại các doanh

nghiệp tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường nước. Đẩy mạnh hoạt động bảo vệ môi

trường tại các tổ nhân dân, trên các tuyến đường; thực hiện di dời các cơ sở sản xuất

gây ô nhiễm ra khỏi khu vực dân cư. Tiếp tục bảo vệ và trồng rừng, tăng diện tích

che phủ rừng tại xã Phạm Văn Hai, Lê Minh Xuân để bảo vệ môi trường sinh thái,

tạo buồng phổi cho Thành phố Hồ Chí Minh.

3.1.2.2 Mục tiêu cụ thể

* Chỉ tiêu kinh tế:

- Giai đoạn 2011 -2015 cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng công nghiệp

hóa, hiện đại hóa với tỷ trọng thương mại - dịch vụ 16,50%, công nghiệp - xây dựng

80,80%, nông nghiệp 2,7%. Đến năm 2020 cơ cấu kinh tế có tỷ trọng dịch vụ từ 63

- 64%, công nghiệp từ 33 - 34%, nông nghiệp từ 3 - 4%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế

81

bình quân đạt 20%/năm (theo giá so sánh năm 2010); trong đó: ngành công nghiệp -

xây dựng tăng 20%/năm, ngành thương mại dịch vụ tăng 17%/năm, ngành nông

nghiệp tăng 5%/năm.

- Cơ cấu kinh tế năm 2020 (theo giá hiện hành): ngành công nghiệp- xây

dựng 80%, ngành thương mại dịch vụ 17,5%/năm, ngành nông nghiệp 2,5%.

- Tổng thu ngân sách Nhà nước giai đoạn 2016 -2020 đạt 5.300 tỷ đồng, tăng

31,62% so với thực hiện cả giai đoạn 2011 - 2015; chi thường xuyên ngân sách địa

phương 7.973 tỷ.

* Chỉ tiêu xã hội:

-Tiếp tục triển khai có hiệu quả kế hoạch thực hiện kết luận số 51-KL/TW

ngày 29/10/2012 của Hội Nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.

Đến cuối năm 2020 đạt tỷ lệ phòng học 250 phòng/10.000 dân trong độ tuổi đi học

- Mật độ đường giao thông đạt 2,17km/ km2, tỷ lệ đất giao thông đạt 12,2%

khối lượng vận tải hành khách công cộng đáp ứng 30% nhu cầu đi lại.

- Có 14/16 số xã, thị trấn đạt tiêu chuẩn nông thôn mới (theo bộ tiêu chí quốc

gia về nông thôn mới);

* Chỉ tiêu phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn:

Trên địa bàn huyện Bình Chánh tốc độ đô thị hóa đang diễn ra rất nhanh do

đó đến năm 2020 sẽ có các xã đô thị hóa hoàn toàn và các xã đô thị hóa một phần.

Dự kiến các xã đô thị hóa hoàn toàn gồm có: Phong Phú, An Phú Tây, Bình Hưng,

Tân Kiên và thị trấn Tân Túc. Các xã đô thị hóa một phần là: Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc

B, Lê Minh Xuân, Phạm Văn Hai, Bình Chánh, Đa Phước, Hưng Long, Tân Quý

Tây, Quy Đức, Bình Lợi, Tân Nhựt.

* Địa bàn huyện Bình Chánh được phân chia thành 5 khu ở như sau:

+ Khu 1: phía bắc huyện Bình Chánh gồm xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B,

Phạm Văn Hai, quy mô 6.456,54 ha Khu vực xã Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B là khu

đô thị hóa nhanh do sự phát triển khu công nghiệp Vĩnh Lộc và có vị trí tiếp giáp

với quận Bình Tân. Riêng khu vực xã Phạm Văn Hai một vài nơi sẽ phát triển theo

dạng đô thị đa phần còn lại vẫn là nông thôn.

82

+ Khu 2: gồm xã Bình Lợi, Lê Minh Xuân, Tân Nhựt, quy mô 7.761,52ha.

Khu dân cư xây mới (cao tầng) khu vực xã Lê Minh Xuân và dân cư nông thôn chủ

yếu ở xã Bình Lợi và Tân Nhựt.

+ Khu 3: gồm thị trấn Tân Túc, xã Tân Kiên, Bình Chánh. Đây là khu vực

có tiềm năng phát triển đô thị nhanh nhất của huyện. Khu vực này hiện nay hầu như

được lấp kín bởi các dự án và dân cư hiện hữu ổn định. Vị trí tại đây được xác định

là khu trung tâm công cộng cấp thành phố và Trung tâm hành chánh - thương mại

dịch vụ của huyện, có các tuyến giao thông huyết mạch đi qua như Quốc lộ 1A,

đường Nguyễn Văn Linh, đường Cao tốc Sài Gòn – Trung Lương. Dân cư khu vực

này phát triển chủ yếu theo dạng đô thị. Quy mô 2.820,0 ha.

+ Khu 4: gồm xã Tân Quý Tây, Hưng Long, Quy Đức, An Phú Tây; Đây là

khu vực đô thị hóa một phần tại trung tâm các xã, còn lại vẫn phát triển dân cư nông

thôn quy mô 3.367,65 ha.

+ Khu 5: gồm 3 xã cánh Nam như xã Bình Hưng, Phong Phú, Đa Phước.

Do khu vực này tiếp giáp với khu đô thị Nam Thành phố, đồng thời có hệ thống

giao thông nối kết với các quận nội thành gần nhất nên sẽ có nhiều tiềm năng phát

triển và đô thị hóa nhanh. Quy mô 4.849,57 ha.

3.2. Các quan điểm sử dụng đất

3.2.1 Dự báo khó khăn và thuận lợi khi đưa ra các quan điểm sử dụng đất

dài hạn trên địa bàn nghiên cứu

Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020 của Thành phố Hồ Chí

Minh và huyện Bình Chánh xây dựng trong bối cảnh kinh tế thế giới và cả nước

phục hồi đà tăng trưởng sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn

cầu nhưng tốc độ còn chậm và tiềm ẩn nhiều rủi ro; đặc biệt các diễn biến phức tạp

ở biển Đông và khu vực có thể tác động ảnh hưởng tới phát triển kinh tế đất nước.

Bên cạnh những khó khăn, thách thức giai đoạn 2016-2020, thành phố cũng

có nhiều thuận lợi khi thế và lực của đất nước sau 30 năm đổi mới đã lớn mạnh hơn

nhiều. Quy mô và tiềm lực kinh tế của đất nước và của Thành phố được nâng cao

hơn trước. Sự ổn định về chính trị-xã hội là nền tảng vững chắc cho sự phát triển

của Thành phố và của Huyện

Với lợi thế quỹ đất còn lớn, là nguồn lục quan trọng cho phát triển, cùng với

83

việc hoàn thành, công bố, triển khai các loại quy hoạch, tác động tích cực đến việc

thu hút đầu tư, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung , các đường giao

thông trọng điểm, các Khu, Cụm công nghiệp, khu dân cư, công trình phúc lợi công

cộng góp phần tăng trưởng chung trên toàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Do quá trình đô thị hóa nhanh dự báo lĩnh vực quản lý đất đai còn tiềm ẩn

nhiều diễn biến phức tạp; đời sống người dân còn thấp; dân số cơ học tăng nhanh

tạo áp lực trong việc sử dụng đất hợp lý và bền vững ...

3.2.2 Các quan điểm sử dụng đất dài hạn

Sử dụng đất phải mang lại hiệu quả cao lâu bền, đáp ứng tốt yêu cầu phát

triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, tổ chức các đơn vị hành chính và đô thị

hóa, bảo vệ và từng bước cải thiện môi trường. Sử dụng đất trên địa bàn huyện Bình

Chánh phải phù hợp với định hướng sử dụng đất Thành phố Hồ Chí Minh (theo

phân khai sử dụng đất của Thành phố).

Bố trí sử dụng đất không chỉ đáp ứng nhu cầu phát triển trong giai đoạn

trước mắt (từ nay đến năm 2020), mà phải tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển lâu

dài, đặc biệt đáp ứng yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế chuyển mạnh sang khu vực

công nghiệp, dịch vụ, chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ phát triển chiều rộng sang

phát triển theo chiều sâu.

Sử dụng đất tiết kiệm, thiết thực, hợp lý, hạn chế tối đa tình trạng đầu cơ đất

đai làm giảm hiệu quả sử dụng đất và phân tán nguồn lực đầu tư.

Ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ để khai thác sử dụng

triệt để, tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả quỹ đất để phục vụ cho các mục đích dân

sinh kinh tế, tận dụng không gian trong xây dựng, phát triển chiều cao trong các khu

dân cư, các trung tâm hành chính, dịch vụ thương mại, văn hoá... tạo ra các khoảng

không cần thiết đáp ứng cho các hoạt động của huyện.

Ưu tiên bố trí đủ quỹ đất cho xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội: văn hóa, y tế,

giáo dục, thể dục thể thao, công viên cây xanh,... để nâng cao chất lượng cuộc sống

của người dân theo hướng văn minh hiện đại. Việc đầu tư phải được tiến hành đồng

bộ gắn với sự phát triển của Huyện.

Sử dụng đất đai phải kết hợp với công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn

nước, bảo vệ các di tích, bảo vệ cân bằng sinh thái. Tăng cường diện tích cây xanh

84

trong các khu đô thị của Huyện. Duy trì và bảo vệ nghiêm ngặt đất rừng phòng hộ,

rừng trồng, rừng sản xuất, quỹ đất sản xuất nông nghiệp và đất di tích danh thắng

nhằm bảo vệ cảnh quan môi trường, đa dạng sinh học và phát triển bền vững.

Khai thác sử dụng đất kết hợp với việc coi trọng mục tiêu phòng thủ an ninh

quốc phòng.

3.2.3 Quan điểm sử dụng đất và bảo vệ môi trường sinh thái từ 2015 đến

2020

Với những nét riêng về đặc điểm địa hình, khí hậu, đất đai, hệ thống cây

trồng cũng như đặc điểm kinh tế - xã hội có thể đưa ra định hướng dài hạn sử dụng

đất theo từng mục đích của huyện Bình Chánh như sau:

- Nông, lâm nghiệp, thủy sản: xây dựng vùng chuyên canh nông nghiệp công

nghệ cao với các loại cây mang giá trị kinh tế cao, thương hiệu riêng cho huyện như

hoa lan, cây kiểng... đồng thời xây dựng theo mô hình công nghiệp, bán công

nghiệp. Song song với trồng trọt và chăn nuôi, tiến hành đẩy nhanh hoạt động chế

biến nông sản tại các khu công nghiệp trong vùng... chuyển đổi nuôi trồng thủy sản

nâng cao hiệu quả kinh tế góp phần xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ đất đai, môi trường

sinh thái.

- Công nghiệp - xây dựng: tập trung kêu gọi đầu tư các khu công nghiệp, cơ

sở sản xuất kinh doanh, chế biến. Xây dựng tập trung thành các Khu Công nghiệp

để quản lý và giám sát việc sử dụng đất theo đúng quy hoạch, kế hoạch, mặt khác

đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.

- Dịch vụ, du lịch: tập trung đầu tư các khu thương mại tổng hợp tạo bước

phát triển về dịch vụ, du lịch. Chú trọng phát triển các công trình dịch vụ phục vụ

du lịch và khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư vào lĩnh vực này.

3.3. Dự báo xu thế biến động giai đoạn 2015-2020

Định hướng sử dụng đất đai của huyện Bình Chánh đến năm 2015, tầm nhìn

đến năm 2020 phải đảm bảo thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế -

xã hội của huyện, của thành phố, đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của các ngành, trên

cơ sở phát huy hiệu quả tiềm năng đất đai và phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế

- xã hội của từng tiểu vùng.

85

Theo quy hoạch chung xây dựng của Huyện và của toàn Thành phố, sau năm

2025, cơ sở hạ tầng, các khu đô thị trên địa bàn được đầu tư xây dựng khá hoàn

chỉnh. Dự báo sử dụng đất đến năm 2030 như sau: Diện tích đất nông nghiệp

3.850ha, trong đó: đất lúa 350ha, đất lâm nghiệp 1.500ha, đất nông nghiệp còn lại

2.000ha; Diện tích đất phi nông nghiệp 21.405ha, trong đó đất hạ tầng khoảng

8.000ha, đất sản xuất kinh doanh khoảng 2.000ha, đất ở khoảng 9.000ha, các loại

đất phi nông nghiệp khác khoảng 2.405ha.

Quy họach sử dụng đất đến năm 2005 theo Quyết định 6993/QĐ-UB-QLĐT

của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh lập năm 1998 thời điểm này Luật đất

đai sửa đổi bổ sung năm 1998 có hiệu lực, định hướng sử dụng đất chủ yếu tập

trung cho nông nghiệp, ưu tiên nông nghiệp; Các khu công nghiệp, tiểu thủ công

nghiệp, công trình công cộng, đường giao thông dự kiến, cây xanh cách ly… chưa

được định hướng vị trí, chức năng, diện tích và sử dụng bản đồ trên nền bản đồ địa

hình, bản đồ địa giới hành chính nên độ chính xác chưa cao. Trên địa bàn Huyện

Bình Chánh chưa có quy họach chi tiết 1/2000 và quy họach dự án chủ yếu dựa trên

bình đồ tuyến. Trong giai đọan 2002- 2005 cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội

Thành phố Hồ Chí Minh một cách mạnh mẽ, sự tăng dân số cơ học nên nhu cầu về

nơi ở, cư định, an sinh xã hội … ngày càng tăng đã gây ánh lực trong sử dụng đất

đai. Các khu dân cư tự phát tại các xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B, Bình Hưng, Tân

Kiên xây dựng đã phá vỡ định hướng vào cuối kỳ quy họach, hệ thống đường,

trường, trạm không đáp ứng kịp sự bùng phát dân số cơ học.

Quy họach sử dụng đất giai đọan 2005 – 2010 tầm nhìn đến năm 2020 theo

quyết định của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thời điểm Luật đất đai

năm 2003 có hiệu lực. Quy họach đã được xây dựng trên nền bản đồ địa chính số

hóa theo hệ tọa độ VN-2000, đảm bảo được độ chính xác cao. Trong việc định

hướng sử dụng đất đã xác định vị trí, chức năng, diện tích các khu công nghiệp, tiểu

thủ công nghiệp, công trình công cộng, hệ thống đèn… đã được phủ kín trên địa

bàn huyện; Diện tích đất ở được xác định đáp ứng cho nhu cầu người dân, Hệ thống

giao thông đảm bảo kết nối các khu công nghiệp và khu dân cư hiện hữu với các

khu công nghiệp và khu dân cư theo quy họach, đồng thời kết nối đồng bộ với hệ

thống đường giao thông Thành phố. Tuy nhiên, Quy họach sử dụng đất vẫn còn hạn

86

chế cần phải có điều chỉnh một số nội dung: Về đất ở tại các xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh

Lộc B, Bình Hưng, Tân Kiên (các xã giáp ranh với quận nội thành) phải tăng thêm

diện tích quy họach đất dân cư khỏang 700ha và giảm đất ở của các xã phía Nam

huyện Bình Chánh cân đối đảm bảo các tiêu chí quy họach theo quy định; Hệ thống

thoát nước quy họach chưa hòan thiện; quy họach chưa có hồ điều tiết chống ngập

cho một số khu vực; Đường giao thông, các công trình công cộng (rạp chiếu bóng,

công viên cây xanh, nhà văn hóa…) theo quy họach hiện chưa đảm bảo cho đời

sống tinh thần người dân. Đến nay huyện Bình Chánh chưa có trường Đại học.

Các đề án xây dựng nông thôn mới đã được duyệt 12/16 xã (04 xã chưa có

đề án xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B, Bình Hưng, thị trấn Tân Túc) xác định được 19

tiêu chí các xã phải hòan thành; cụ thể hóa từng chỉ tiêu phân giai đọan thực hiện và

xác định hòan thành các tiêu chí được hệ thống và tính tóan có khoa học hơn. Các

phân khu chức năng tỷ lệ 1/2000, 1/500 chi tiết tòan diện hơn những công trình đầu

tư.

Trên cơ sở dự báo cách ngành, lĩnh vực, dự báo sử dụng đất sau năm 2020:

không còn đất chưa sử dụng, việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất chủ yếu là chuyển

từ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp, đất phát triển đất hạ tầng.

Việc xác định, đánh giá được các xu thế biến động sẽ làm cơ sở Quy hoạch

sử dụng đất của huyện theo định hướng phát triển chung của Thành phổ Hồ Chí

Minh đảm bảo chiến lược sử dụng đất đai của Thành phố trong 10 năm tới.

Về lâu dài cần xây dựng vành đai xanh giữ khí hậu mát mẻ cho khu vực

trung tâm và góp một phần bảo vệ tránh ô nhiễm khói bụi, buồng phổi của Thành

phố ; do vậy cần phải quy hoạch trồng cây xanh công cộng, cây xanh trong các khu

dân cư và cây xanh cách ly ven sông rạch và các cơ sở sản xuất để ứng phó hiệu quả

với biến đổi khí hậu. Trong quá trình bố trí sử dụng đất cần đặc biệt chú trọng đến

các biện pháp khôi phục lại các điều kiện tự nhiên của khu vực trũng thấp để góp

phần giảm nhẹ tình trạng ngập lụt đô thị.

3.4. Đề xuất định hướng sử dụng đất đai huyện Bình Chánh đến năm 2020

3.4.1. Mục tiêu phát triển

3.4.1.1. Thời kỳ từ nay đến năm 2015

- Khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả quỹ đất đai. Đầu tư xây

87

dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông, phát triển Công nghiệp - tiểu thủ công

nghiệp.

- Phân bổ sử dụng quỹ đất hợp lý theo hướng đáp ứng cơ cấu kinh tế công

nghiệp tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ thương mại - nông nghiệp nhằm thực hiện các

mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế -xã hội, quốc phòng - an ninh trên địa bàn

huyện.

- Sử dụng đất gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và không ngừng cải thiện,

nâng cao chất lượng môi trường sống.

- Tăng cường quản lý Nhà nước về đất đai.

3.4.1.2. Thời kỳ năm 2016 - 2020

Trở thành Huyện phát triển toàn diện về kinh tế, văn hoá, xã hội, có hệ thống

cơ sở hạ tầng theo yêu cầu đô thị loại 1.

- Định hướng phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nâng cao

chất lượng rừng, đảm bảo an toàn môi trường sinh thái.

3.4.2. Định hướng sử dụng đất đến năm 2020

Để thực hiện được mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong nông nghiệp, bình

quân 2,7%/năm giai đoạn 2011 - 2015 và 2% giai đoạn 2016 - 2020 và đáp ứng nhu

cầu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện như trên, định hướng sử dụng đất

sản xuất nông nghiệp của Thành phố đến năm 2020 như sau:

+ Hạn chế việc chuyển đất trồng lúa, nhất là đất chuyên trồng lúa nước (loại

đất rất thích nghi đối với cây lúa) sang đất phi nông nghiệp và các mục đích khác.

+ Thực hiện chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, đa dạng hoá cây trồng, tăng vụ trên

đất ruộng để đưa hệ số sử dụng đất lên 2,0 lần vào năm 2020.

- Để bù một phần diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm đi trong kỳ quy

hoạch để chuyển sang đất phi nông nghiệp, trên cơ sở điều kiện khai thác đất chưa

sử dụng.

- Đất nuôi trồng thủy sản: Trong thời gian tới tập trung nâng cao năng suất

nuôi trông thủy sản. Phát triển các mô hình nuôi trông thủy sản công nghiệp, bán

công nghiệp. Phát triển nuôi trồng thủy sản về phía Nam Huyện Bình Chánh (các xã

Hưng Long, Phong Phú, Qui Đức) khu vực này hệ thống sông rạch nhiều nguồn

nước chưa bị ô nhiễm thích hợp nuôi trồng thủy sản.

88

- Đất rừng: phát triển về phía Bắc Huyện Bình Chánh (các xã Vĩnh Lộc A,

Vĩnh Lộc B, Phạm Văn Hai, Lê Minh Xuân). Do vùng đất khu vực này là đất phèn

trồng rừng để giữ đất, cải tạo đất giảm độ phèn của đất. Tạo cảnh quan thiên nhiên

và cải tạo môi trường không khí, tạo buồng phổi của Thành phố Hồ Chí Minh,

3.4.2.1 Đất nông nghiệp

Phát triển nông nghiệp phù hợp với quy hoạch mở rộng đô thị; tiến hành quy

hoạch lại đất nông nghiệp theo hướng hình thành các vùng chuyên canh, gắn phát

triển nông nghiệp với du lịch sinh thái tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường; tiếp tục

đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ

thuật vào sản xuất nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai.

Trên địa bàn huyện phát triển mạnh cây trồng có giá trị kinh tế cao, dần tạo

lập vùng chuyên canh mang thương hiệu riêng cho huyện là làng nghề trồng hoa

lan, cân kiểng tại xã Tân Kiên từng bước trở thành hàng hoá qui mô lớn, gắn chế

biến với thị trường để nâng cao giá trị của sản phẩm. Chuyển đổi mạnh cơ cấu giữa

trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ theo hướng nâng cao giá trị, ứng dụng công nghệ

nhằm tạo ra giá trị hàng hóa lớn trong một đơn vị diện tích và đảm bảo sản xuất

nông nghiệp bền vững.

Trong những năm tới quá trình đô thị hoá sẽ tiếp tục diễn ra do việc triển

khai xây dựng các khu đô thị mới, theo đó có một phần diện tích để sử dụng cho sản

xuất nông nghiệp sẽ chuyển sang mục đích phi nông nghiệp.

Để đảm bảo thực hiện các mục tiêu, phương hướng phát triển trên, định

hướng sử dụng một sổ loại đất nông nghiệp như sau:

- Đất trồng lúa nước

Lúa không phải là mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao trên địa bàn, cũng

không có lợi thế so sánh với khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. Do đó, trong thời

gian tới diện tích đất lúa sẽ giảm nhanh, chỉ giữ lại khoảng 350 ha diện tích lúa đặc

sản ở Tân Nhựt (sản xuất theo mô hình lúa hữu cơ và lúa giống đặc sản). Diện tích

đất lúa hiệu quả năng suất thấp sẽ chuyển sang các loại hình sản xuất có giá trị và

hiệu quả kinh tế cao hơn như: rau màu, hoa kiểng,… đồng thời đất lúa cũng sẽ mất

đi do chuyển sang các mục đích phi nông nghiệp (khu công nghiệp, khu dân cư đô

thị, đất phát triển hạ tầng...).

89

Sau khi cân đối nhu cầu chuyển đổi từ đất lúa sang các mục đích khác, diện tích

đất trồng lúa đến năm 2015 còn khoảng 2.000ha và đến năm 2020 khoảng 350ha (giảm

7.002ha so với năm 2010).

- Đất trồng cây hàng năm

Mở rộng diện tích rau chuyên canh ở các xã: Tân Nhựt, Phong Phú, Vĩnh

Lộc A, B, An Phú Tây, Hưng Long,… theo hướng ứng dụng kỹ thuật cao, sử dụng

giống F1, sản xuất theo GAP, VIETGAP và các tiêu chuẩn tương đương, đảm bảo

an toàn vệ sinh thực phẩm.

Diện tích đất cây hàng năm đến năm 2020 còn khoảng 2.169ha,

- Đất trồng cây lâu năm

Cây ăn quả: các loại chính như bưởi da xanh, dừa, cam, chanh Limca và các

cây ăn quả khác cung cấp cho nhu cầu nội địa; trong đó chú trọng mở rộng quy mô

và nâng cấp trình độ sản xuất vùng chuyên canh, từng bước đa dạng hóa các chủng

loại cây ăn quả theo nhu cầu ổn định của thị trường và lợi thế phát triển trên từng

địa bàn. Bên cạnh đó, xây dựng các vườn cây ăn quả phục vụ du lịch nghĩ dưỡng.

Dự kiến diện tích cây ăn quả tập trung đến năm 2020 khoảng 2.000 ha, tập trung ở

các xã Lê Minh Xuân, Bình Lợi, Tân Nhựt, Hưng Long, Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B,

còn lại là diện tích cây ăn quả xen cài.

Cây hoa kiểng: tiếp tục mở rộng diện tích canh tác lên 600ha năm 2015 và

750ha năm 2020, tập trung tại Trung tâm Hoa kiểng Sài Gòn (xã Phạm Văn Hai,

huyện Bình Chánh – Công ty Cây trồng Thành phố) và phân bổ rải rác trên địa bàn

các xã còn lại với quy mô từ 5 – 40 ha/xã.

Diện tích đất cây lâu năm đến năm 2020 khoảng 3.300 – 3.400 ha.

- Đất lâm nghiệp

Bảo vệ diện tích rừng đặc dụng, chuyển đổi dần chức năng từ rừng sản xuất

sang rừng phòng hộ. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phòng chống cháy

rừng; khoanh nuôi, phát triển trồng rừng tập trung; làm giàu vốn rừng, bảo đảm

chức năng phòng hộ, bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường gắn với bảo

tồn di tích lịch sử văn hóa và du lịch sinh thái.

Đến năm 2020, diện tích đất lâm nghiệp là 1.500ha, trong đó bao gồm: đất

rừng sản xuất 740ha (xã Phạm Văn Hai, xã Lê Minh Xuân), đất rừng phòng hộ

90

730ha (xã Phạm Văn Hai, Vĩnh Lộc A, Lê Minh Xuân) và đất rừng đặc dụng 30ha

(xã Lê Minh Xuân).

- Đất nuôi trồng thủy sản

Phát triển nhân rộng mô hình nuôi cá kiểng, cá thương phẩm và cá sấu; tổ

chức quy hoạch, đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng cho vùng nuôi trồng, đảm

bảo kiểm soát nguồn nước, kiên cố hóa đê bao, kênh mương thủy lợi nội đồng, có

biện pháp xử lý nước thải tránh làm ô nhiễm môi trường.

Diện tích đất nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 còn khoảng 500ha tập trung

chủ yếu tại xã Bình Lợi, Phong Phú, Đa Phước.

3.4.2.2 Đất phi nông nghiệp

Bố trí đủ quỹ đất để xây dựng các khu công nghiệp, dịch vụ, các khu dân cư

hiện có, xây dựng các khu dân cư mới, phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật song song

với phát triển cơ sở hạ tầng xã hội về y tế, văn hoá, thể dục thể thao, giáo dục đào

tạo, khoa học công nghệ, đáp ứng kịp thời nhu cầu sừ dụng đất trong quá trình công

nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Để đáp ứng nhu cầu về ăn ở, sinh hoạt của dân cư ngày một tăng và việc sử

dụng đất ở tiết kiệm, hiệu quả, môi trường sống được cải thiện, việc quy hoạch đất

ở cần được quan tâm về nhiều mặt: Đất ở, đất xây dựng các công trình phúc lợi,

giao thông, cấp thoát nước.Trong quy hoạch vừa phải sử dụng tiết kiệm diện tích

sẵn có, vừa phải sử dụng hợp lý không gian trong khu dân cư để thực hiện chỉnh

trang cải tạo khu dân cư đã có. Phát triển các khu dân cư đô thị mới phải đi đôi với

việc xây dựng các cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho sinh hoạt gắn liền với sản xuất

dịch vụ, quan tâm đến việc bảo vệ môi trường.

Đầu tư tích cực, thoả đáng cho cơ sở hạ tầng, các công trình giao thông, phúc

lợi công cộng để vừa khai thác đầy đủ tiềm năng về đất đai, lao động, các tài

nguyên khác của huyện và của cả Thành phố để phát triển mạnh mẽ về kinh tế, đáp

ứng nhu cầu ngày càng cao về phúc lợi xã hội.

- Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

Trụ sở làm việc cơ quan cấp thành phố: bố trí đất xây dựng Trung tâm điều

hành đường cao tốc TPHCM – Trung Lương diện tích 3,6ha.

91

Trụ sở cơ quan cấp huyện: cơ bản bố trí trong khu hành chính huyện ở thị

trấn Tân Túc.

Trụ sở ấp, khu phố: trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 sẽ bố trí xây dựng

nâng cấp trụ sở các ấp, khu phố đạt chuẩn, quy mô diện tích mỗi điểm 300-500m2,

đảm bảo đến năm 2020 tất cả các ấp, khu phố đều có trụ sở để làm nơi hội họp kết

hợp các hoạt động văn hóa cơ sở.

Nhu cầu sử dụng đất trụ sở cơ quan đến năm 2020 trên địa bàn huyện Bình

Chánh là 90,6ha, tăng 10,11ha so với hiện trạng 2010.

- Đất quốc phòng, an ninh

Quốc phòng, an ninh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có ý nghĩa đặc biệt

quan trọng trong việc phòng thủ, giữ gìn an ninh cho trung tâm Thành phố và toàn

khu vực trong đó huyện Bình Chánh đóng một vai trò hết sức quan trọng bởi đây là

cửa ngõ của khu vực miền Tây.

Đồng thời, nhằm sử dụng có hiệu quả đất đai nói chung và đất quốc phòng

nói riêng, trong thời gian tới cần tiếp tục rà soát hiện trạng sử dụng các cơ sở do Bộ

chỉ huy quân sự Thành phố và Ban chỉ huy quân sự huyện đang quản lý, sử dụng để

bàn giao những diện tích không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả cho địa

phương phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Tổng nhu cầu đất quốc phòng đến năm 2020 là 20,16ha, tăng 17,07ha so với

năm 2010. Tổng nhu cầu đất an ninh đến năm 2020 là 27,67ha, tăng 26,35ha so với

năm 2010.

- Đất khu công nghiệp

Bảng 3.1: Định hướng các khu cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Bình Chánh,

thành phố Hồ Chí Minh

Đơn vị: Ha

TT Hạng mục Vị Hiện

trạng

DT tăng;

giảm Đến

trí 2010 GĐ 2011-

2020 Năm 2020

II Khu công nghiệp 635,0 1.110,47 1.703,24

1 KCN Vĩnh Lộc (GĐ1) V.Lộc A 207,0 207,0

92

- KCN Vĩnh Lộc (MR) V.Lộc A 56,1 56,1

2 KCN Lê Minh Xuân I Lê.M.Xuân 100,0 100,0

- KCN Lê Minh Xuân I (MR) Lê.M.Xuân 120,0 120,0

- KCN Lê Minh Xuân II Lê.M.Xuân 338,0 338,0

- KCN Lê Minh Xuân III Lê.M.Xuân 231,24 231,24

3 KCN Phong Phú Phong Phú 148,4 148,4

Bổ sung kiểm kê đất KCN năm 2012 42,23

CCN chuyển sang KCN

KCN An Hạ Phạm V Hai 123,5

KCN Vĩnh Lộc III Vĩnh Lộc A 200,0 200,0

CCN Tổng Cty NN Sài Gòn Lê.M. Xuân 89,0 89,0

CCN Đa Phước Đa Phước 90,0 90,0

(Nguồn: Phòng Quản lý đô thị, Huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh)

Dự kiến trong giai đoạn từ nay đến năm 2020:

Mở rộng Lê Minh Xuân I: 120ha, xây dựng KCN Lê Minh Xuân II: 338ha;

Lê Minh Xuân III: 231,24ha.

Xây dựng mới 1 KCN Vĩnh Lộc III theo quy hoạch với tổng diện tích:

200ha.

Chuyển 2 cụm công nghiệp thành khu công nghiệp với tổng diện tích 179ha:

CCN Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn (89ha) và CCN Đa Phước (90ha).

Tổng diện tích đất khu công nghiệp đến năm 2020: 1.703,24ha, tăng thêm

1.110,47ha.

- Đất cho hoạt động khoáng sản

- Đất phát triển hạ tầng

* Đất giao thông

Tập trung ưu tiên xây dựng và hiện đại hoá hệ thống giao thông vận tải, bao

gồm những công trình có ý nghĩa quyết định cho sự phát triển của đô thị, làm cầu

nối liên hệ giữa các đô thị trong nước và các nước như đường sắt, đường bộ, đường

sông, các bến xe, nhà ga...

Các công trình giao thông đi qua nội thị phải được quy hoạch hợp lý: Đường

sắt, đường cao tốc không được giao cắt đồng mức, đồng thời phải đảm bảo lộ giới

hành lang an toàn giao thông theo quy định.

93

Dành đủ đất để xây dựng các công trình giao thông đầu mối, mạng lưới

đường bộ, đường sắt và giao thông tĩnh đảm bảo tỷ lệ đất giao thông từ 19-21% đất

xây dựng đô thị (tính đến đường khu vực).

*Giao thông đường bộ

Đầu tư phát triển mạnh mẽ các hệ thống đường giao thông chính mang tính

chất quan trọng, làm động lực phát triển ngành vận tải cho toàn huyện, cụ thể:

+ Đường quôc lộ: Dự kiến làm mới tuyến đường Quốc lộ 50, đường song

hành của đường dẫn cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương, nâng cấp

tuyến đường đại lộ Võ Văn Kiệt, đường

+ Đường vành đai 3, đường song hành Tỉnh Lộ 10, đường nối Đại lộ Đông

Tây - đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh Trung Lương, đường cao tốc liên

vùng phía Nam: tiến hành xây dựng mới từng đoạn để thông tuyến các trục vành

đai, trục đường giao thông đô thị.

+ Đường giao thông nội bộ huyện: bao gồm các tuyến đường liên xã, thị trấn,

giao thông nội huyện, giao thông trong các khu dân cư. Tất cả các loại đường giao

thông trên sẽ được làm mới nâng cấp, mở rộng, bê tông hóa để đạt các chỉ tiêu: Đối

với giao thông đô thị là 16% diện tích đất xây dựng, còn giao thông trong nội bộ các

khu dân cư nông thôn khoảng 14 - 15%.

- Các nút giao thông: Đầu tư xây dựng rộng các nút giao thông có nguy cơ ùn

tắc cao như nút giao Nguyễn Thị Tú - Vĩnh Lộc (Ngã năm xã Vĩnh Lộc A), nút giao

đường Quách Điêu - Dân công Hỏa tuyến.

+ Bến xe, điểm đỗ xe: Dự kiến sẽ xây dựng mới 4 bến kỹ thuật chuyên dụng

xe buýt, 2 bến xe liên tỉnh, các bãi đậu xe ô tô, bến đậu xe taxi, trung tâm tiếp

chuyển hàng hóa, kho thông quan nội địa và đầu mối trung chuyển hành khách.

Giao thông đường sắt

+Đường sắt vành đai phía Tây Thành phố: đi qua địa bàn Bình Chánh theo

hành lang đường Cao tốc Sài Gòn – Trung Lương; Ga đường sắt: Ga Tân Kiên

+ Tuyến metro số 3a: Bến Thành - Tân Kiên; depot Tân Kiên (Bình Chánh).

+ Tuyến metro số 5 chia làm 2 giai đoạn: Tuyến metro số 5 (giai đoạn 1):

Ngã tư Bảy Hiền - Cầu Sài Gòn; Tuyến metro số 5 (giai đoạn 2): Ngã tư Bảy Hiền –

Bến xe Cần Giuộc; depot tuyến metro số 5 dự kiến tại xã Đa Phước.

94

+ Xe điện trên mặt đất, thành phố dự kiến nghiên cứu quy hoạch xe điện trên

mặt đất (LRT) hoặc monoray.

- Đất thuỷ lợi:

Tập trung đầu tư, nâng cấp hệ thống thủy lợi cho khu vực quy hoạch nông

nghiệp đảm bảo nguồn nước tưới tiêu; chủ động phòng tránh lũ, triều cường, ứng

phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng cao cho khu vực xã Phạm Văn Hai,

Bình Lợi, Tân Nhựt, Lê Minh Xuân, Phong Phú, Bình Hưng, Đa Phước.

Xây dựng và củng cố hệ thống đê bao, bờ bao, các công trình ngăn mặn, xả

lũ giữ ngọt thích ứng với triều cường và biến đổi khí hậu.

Cải tạo khơi thông dòng chảy cho hệ thống kênh rạch trên địa bàn huyện

đảm bảo thoát nước, cung cấp nước cho các khu vực sản xuất nông nghiệp.

- Đất cơ sở văn hoá - giáo dục - y tế

Để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá, văn nghệ và vui chơi giải trí ngày

càng tăng của nhân dân trong thời gian tới trên địa bàn huyện cần tiếp tục xây dựng

các khu công viên cây xanh và hoàn thiện hệ thống nhà văn hoá tại các xã, thị trấn,

đảm bảo cho mỗi xã, thị trấn đều có nhà văn hoá và khu vui chơi giải trí.

Cùng với việc đầu tư nâng cấp mở rộng các trung tâm y tế và các trạm y tế

hiện có sẽ tiến hành xây mới bệnh viện Huyện Bình Chánh và Bệnh viện Nhi Thành

phố tại xã Tân Kiên với diện tích 55,3 ha tại Trung tâm huyện.

Để đáp ứng được công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá cần phải nâng

cao trình độ dân trí, tạo nguồn lực, bồi dưỡng nhân tài cho Thành phố, vì vậy mạng

lưới các trường phải đa dạng, hệ thống các trường công lập phải giữ vai trò chủ đạo,

đồng thời tranh thủ được sự đóng góp của các thành phần kinh tế, các lực lượng xã

hội để phát triển các loại hình công lập, bán công. Các truờng học của các cấp, các

ngành phải đảm bảo khả năng tối đa phục vụ học 2 buổi/ngày cho tiểu học và trung

học cơ sở. Mặt bằng các trường sẽ đuợc mở rộng, cải tạo, xây mới để đạt được tiêu

chuẩn về diện tích tính trên đầu học sinh theo quy định của Nhà nưởc.

- Đất chợ

Trong những năm tới sẽ mở rộng, xây mới các chợ đáp ứng nhu cầu tại địa

phương dần thay đổi tập quán cũ (kinh doanh chợ cóc, chợ tạm). Nâng cấp cải tạo

04 chợ: chợ Bình Chánh, chợ Tân Nhựt, chợ Đệm, chợ Cầu Xáng trên nền lô đất

95

hiện hữu. Quy hoạch mới quỹ đất cho xây dựng chợ: Đa Phước, Bình Lợi, Quy

Đức, An Phú Tây, chợ ấp 2-3 Vĩnh Lộc B, chợ khu dân cư Phạm Văn Hai, chợ

Phong Phú, chợ ấp 6 Hưng Long diện tích 0,3-0,5ha/chợ.

3.4.2.3. Đất đô thị

Xây dựng huyện Bình Chánh xứng đáng huyện phát triển toàn diện với nền

công nghiệp hiện đại, đầu mối giao thông quan trọng và cửa chính phía Tây Thành

phố; một cực tăng trưởng quan trọng của vùng kinh tế động lực phía Nam; một

trung tâm công nghiệp, thương mại lớn và là trung tâm dịch vụ, du lịch, thuỷ sản,

giáo dục, y tế.

Định hưởng về phát triển không gian

+ Khu hạn chế phát triển: bao gồm khu dân cư hình thành lâu đời (ấp chiến

lược cũ), các khu dân cư tập trung theo các tuyến đường chính của các xã, thị trấn.

Tập trung cải tạo chỉnh trang kết hợp xây mới, không thay đổi lớn về cơ cấu sử

dụng đất, quá tải về cơ sở hạ tầng. Từng bước di dời các nhà máy xí nghiệp, kho

tàng để dành đất xây dựng dịch vụ công cộng và bổ sung cây xanh.

+ Khu vực phát triển mở rộng bao gồm:

Định hướng phát triển dân cư khu đô thị mới Nam Thành phố: Dự kiến xây

dựng 24 điểm dân cư mới, với diện tích khoảng 215,57ha được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.2: Dự kiến xây dựng mới các khu dân cư khu Nam đến năm 2020

(Đơn vị: Ha)

Số KH Diện

TT Hạng mục

thực hiện tích

1 Dự án dân cư Hạnh Phúc - Lô 11B khu đô thị

mới Nam Thành phố (Tổng Cty xây dựng số 1) 2011-2015 1,19

2 Khu dân cư 6B-3 (DA thành phần khu 6B) 2011-2015 2,32

3

Khu dân cư (DA thành phần, lô 26,28,30 chuyển

thành TT11+15) - Xã An Phú Tây - Cty CT CT -

CN Phía Nam 2011-2015 2,82

4

Khu dân cư (DA thành phần lô 27, 29 chuyển

thành TT19+20) - Xã An Phú Tây - Cty CP địa

ốc Sài Gòn - Gia Định 2011-2015 3,75

96

5

Khu dân cư Phước Lộc (Dự án thành phần lô 13,

F chuyển thành TT17+18) -Xã An Phú Tây -

Cty Phước Lộc 2011-2015 3,9

6 Khu dân cư Việt Rạng Đông (DA thành phần lô

17, 18 chuyển thành CT2, TT2)- Xã An Phú Tây 2011-2015 4,27

7 Khu dân cư (DA thành phần lô 31, 32 chuyển

thành CT19, TT16+21) 2011-2015 4,57

8 Khu dân cư Hưng Long (lô TT22 + 23 + 24 + 25

+ 26 + 27 + 28 + 29 CT20 + 21 + 22 + 23) 2011-2015 5

9

Khu dân cư (DA thành phần- lô 20, 22 chuyển

thành CT1, TT1) - Cty Đô Thị Mới - Xã An Phú

Tây 2011-2015 5,34

10 Khu dân cư Khu số 7 - BQL Khu Nam 2011-2015 5,86

11 Khu dân cư 6B - 8 (DA thành phần khu 6B)- Xã

Bình Hưng - Cty Kiên Cường 2011-2015 5,87

12 Khu dân cư 6B-5 (DA thành phần khu 6B)- Xã

Bình Hưng - Cty 27/7 2011-2015 6,73

13

Khu dân cư (DA thành phần lô 3,9,14 chuyển

thành CT5, TT6+7) - Xã An Phú Tây - Cty

Thanh Niên Xung Phong 2011-2015 7,2

14 Khu dân cư 6B - 6 (DA thành phần khu 6B) 2011-2015 7,89

15 Khu dân cư Khu số 7 - BQL Khu Nam 2011-2015 8,75

16 Khu thương mại và dân cư (DA thành phần lô 1,

2, 7, 8 chuyển thành CT3+4, TT4+5) 2011-2015 8,79

17 Khu thương mại và dân cư (DA thành phần lô 4,

5, 10, 11 chuyển thành CT7+9, TT9+12) 2011-2015 8,97

18

Khu dân cư Sadeco - An Phú (DA thành phần lô

A, B, D, E, G, H chuyển thành

CT11+12+13+14+15+16) 2011-2015 12,12

19 Khu dân cư Khu số 7 - BQL Khu Nam 2011-2015 12,36

20 Khu dân cư Saigomax (KDC 9B10-Ban quản lý

Khu Nam) 2011-2015 12,69

21 Khu tái định cư (Khu 20) - Ban quản lý Khu 2011-2015 13,19

97

Nam

22 Khu dân Đại Lộc (9A-3) 2011-2015 13,19

23 Khu dân cư (DA thành phần lô 15, 16, 23, 24, 25

chuyển thành CT8+17+18, TT3+7+8+10) 2011-2015 25,35

24 Khu nhà ở Khu E -Trung tâm lưu thông hàng

hoá 1, xã An Phú Tây- B. Chánh, P.7-Quận 8 2011-2015 33,45

( Nguồn: Phòng Quản lý Đô thị huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh)

Định hướng phát triển phát triển nhà ở xã hội, nhà tái định cư: Trong các khu

dân cư quy hoạch trên địa bàn Huyện, quỹ đất dành cho phát triển nhà ở xã hội và

nhà tái định cư khoảng 240,74ha, trong đó bao gồm: 5 dự án tái định cư, 5 dự án

nhà lưu trú công nhân, 2 dự án nhà cho người thu nhập thấp và 3 dự án nhà ở xã

hội.

Bảng 3.3: Dự kiến quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội, nhà tái định cư

(Đơn vị: Ha)

Số Hạng mục Địa điểm Kỳ đầu Kỳ cuối Tổng kỳ QH

TT 2011-2015 2016-2020 2011-2020

TỔNG CỘNG 220,74 20,00 240,74

I Dự án tái định cư 93,70 20,00 113,70

1 Khu tái định cư (Khu 20) - Ban

quản lý Khu Nam

An Phú

Tây 13,19 0,00 13,19

2 Khu tái định cư Sinh Việt Lê Minh

Xuân 62,61 62,61

3 Khu tái định cư - Lê Minh Xuân Lê Minh

Xuân 20,00 20,00

4 Khu tái định cư Đa Phước Đa

Phước 12,00 12,00

5 Khu tái định cư bến xe Miền Tây Tân Quý

Tây 5,90 5,90

II Nhà lưu trú công nhân 10,41 0,00 10,41

1

Nhà lưu trú công nhân cụm công

nghiệp An Hạ - Phạm Văn Hai -

Cty Nhật Thành

Phạm

Văn Hai 2,40 0,00 2,40

98

2

Dự án nhà lưu trú công nhân tại

xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh

(Tổng Cty Sài Gòn TNHH

MTV)

Tân

Nhựt 0,67 0,67

3

Nhà lưu trú công nhân X.Vĩnh

Lộc A (Cty CP XK thực phẩm

Vạn Đức)

Vĩnh

Lộc A 0,15 0,15

4

Nhà lưu trú công nhân 2,2ha

trong khu dân cư TĐC Vĩnh Lộc

A (Cty XNK và đầu tư Chợ Lớn)

Vĩnh

Lộc A 2,20 2,20

5 Khu lưu trú công nhân - xã Tân

Nhựt (Tổng Cty địa ốc Sài Gòn)

Tân

Nhựt 4,99 4,99

III Nhà ở cho người thu nhập thấp 5,86 0,00 5,86

1 Khu dân cư cho người thu nhập

thấp - Vỉnh Lộc A

Vĩnh

Lộc A 4,67 0,00 4,67

2

Dự án dân cư Hạnh Phúc - Lô

11B khu đô thị mới Nam Thành

phố (Tổng Cty xây dựng số 1)

An Phú

Tây 1,19 1,19

IV Kí túc xá sinh viên

V Nhà ở xã hội 110,77 0,00 110,77

1 Khu nhà ở xã hội và Tái định cư

- X. Tân Kiên -Cty 577

Tân

Kiên 30,18 0,00 30,18

2 Dự án Nhà ở xã hội khu đất 42B

Tỉnh lộ 10 - Cty XD Sài Gòn

Phạm

Văn Hai 0,92 0,00 0,92

3 Khu nhà ở xã hội tại xã Lê Minh

Xuân - Cty đô thị Gia Phú

Lê Minh

Xuân 79,67 0,00 79,67

( Nguồn: Phòng Quản lý Đô thị huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh)

Đến năm 2020 đất xây dựng đô thị đạt chỉ tiêu là 160m2/ người; chỉ tiêu là 70

- 84m2/ người (đô thị trung tâm).

3.4.2.4. Đất chưa sử dụng

Từ nay đến năm 2020 khai thác triệt để đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng

cho các mục đích nông nghiệp, phi nông nghiệp đúng mục đích để đạt hiệu quả kinh

tế cao nhất và bảo vệ môi trường sinh thái là 55,2 ha vào các mục đích cụ thể phát

99

triển kinh tế - xã hội.

Bảng 3.4. Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất các ngành đến năm 2020

Huyện Bình Chánh – Thành phố Hồ Chí Minh

(Đơn vị: Ha)

Nhu cầu So sánh STT Chỉ tiêu

H.trạng

2010 2020 Nhu cầu 2020/2010

Tổng diện tích tự nhiên 25.255,29 25.255,29

1 Đất nông nghiệp 17.182,88 8.312,70 -8.870,18

1.1 Đất trồng lúa 7.352,50 350,00 -7.002,50

- Đất chuyên trồng lúa nước 4.958,19 350,00 -4.608,19

* Đất cây hàng năm còn lại 3.200,75 2.169,10 -1.031,65

1.2 Đất trồng cây lâu năm 4.695,72 3.347,60 -1.348,12

1.3 Đất rừng phòng hộ 234,46 730,01 495,55

1.4 Đất rừng đặc dụng 29,11 29,92 0,81

1.5 Đất rừng sản xuất 718,37 740,03 21,66

1.6 Đất nuôi trồng thủy sản 944,41 500,00 -444,41

1.7 Đất nông nghiệp khác 7,57 430,00 422,43

2 Đất phi nông nghiệp 7.899,56 16.942,60 9.043,04

1.1 Đất trụ sở cơ quan, CT sự nghiệp 80,49 90,60 10,11

1.2 Đất quốc phòng 3,09 20,16 17,07

1.3 Đất an ninh 1,32 27,67 26,35

1.4 Đất khu công nghiệp 633,77 1.849,52 1.215,75

1.5 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh 842,23 1.495,01 652,78

1.6 Đất sản xuất VLXD gốm sứ

1.7 Đất cho hoạt động khoáng sản

1.8 Đất di tích danh thắng 1,74 2,31 0,57

1.9 Đất x.lý c.lấp chất thải nguy hại 254,11 305,99 51,88

1.10 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 21,49 45,51 24,02

1.11 Đất nghĩa trang nghĩa địa 85,07 159,24 74,17

1.12 Đất có mặt nước chuyên dùng

1.13 Đất sông suối 888,07 888,07

1.14 Đất phát triển hạ tầng 2.523,04 5.076,84 2.553,80

100

Trong đó:

- Đất giao thông 1.254,38 2.415,70 1.161,31

- Đất thuỷ lợi 670,96 950,00 279,04

- Đất công trình năng lượng 7,90 13,51 5,61

- Đất bưu chính viễn thông 2,44 2,84 0,39

- Đất cơ sở văn hoá 454,91 497,66 42,76

- Đất cơ sở y tế 27,61 125,48 97,86

- Đất cơ sở giáo dục - đào tạo 65,66 982,00 916,35

- Đất cơ sở thể dục - thể thao 34,60 81,86 47,26

- Đất cơ sở nghiên cứu khoa học

- Đất cơ sở dịch vụ về xã hội 0,01 0,01

- Đất chợ 4,57 7,79 3,22

1.15 Đất ở 2.561,09 6.910,16 4.349,07

Đất ở tại đô thị 91,38 2.163,19 2.071,81

Đất ở tại nông thôn 2.469,71 4.814,44 2.344,73

1.16 Đất phi nông nghiệp khác 4,05 4,05

3 Đất chưa sử dụng 172,85 -172,85

** CHỈ TIÊU TRUNG GIAN

4 Đất đô thị 855,40 2.227,70 1.372,30

5 Đất khu bảo tồn thiên nhiên

6 Đất khu du lịch 20,00 102,00 82,00

7 Đất khu dân cư nông thôn 15.141,47 14.513,20 -628,26

(Ghi chú: Các chỉ tiêu trung gian không cộng vào diện tích tự nhiên)

3.5. Khả năng đáp ứng về số lượng, chất lượng đất đai cho nhu cầu sử

dụng đất của huyện đến năm 2020

Huyện Bình Chánh có tổng diện tích tự nhiên là 25255,29 ha, với điều kiện

thuận lợi về vị trí địa lý, đặc điểm khí hậu, địa hình, đất đai, tài nguyên khoáng

sản... cho phép đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế.

Tiềm năng đất đai thể hiện chủ yếu trên phương diện khai thác sử dụng đất

nông nghiệp theo chiều sâu (thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng); mở

rộng diện tích đất cây lâu năm, trồng và khoanh nuôi phục hồi rừng nâng cao hiệu

quả sử dụng đất; triệt để khai thác lợi thế tiềm năng sẵn có trên địa bàn huyện nhằm

101

chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công

nghiệp và dịch vụ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Hiện nay diện tích đất chưa sử dụng của huyện còn 55,3 ha, tổng hợp kết quả

điều tra về đất chưa sử dụng trên địa bàn huyện cho thấy tiềm năng đất chưa sử

dụng có thể khai thác đưa vào sử dụng cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội

của tỉnh như sau:

Như vậy, tiềm năng đất đai của huyện có khả năng đáp ứng nhu cầu về chất

lượng, số lượng cho các mục đích trong kỳ quy hoạch đến năm 2020.

Bảng 3.5: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 Huyện Bình Chánh – Thành phố

Hồ Chí Minh

(Đơn vị: Ha)

H. trạng Quy hoạch năm 2020

STT Chỉ tiêu Mã Năm 2010 Chỉ tiêu Chỉ tiêu

Thành phố

phân bổ

Huyện xác

định

So sánh

Huyện /

Thành phố

Tăng, giảm

2020/2010

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)=(6)-(5) (8)=(6)-(4)

TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 25.255,29 25.255 25.255,29

1 Đất nông nghiệp NNP 17.182,88 8.249 8.312,70 64 -8.870,18

Trong đó:

1.1 Đất trồng lúa LUA 7.352,50 350 350,00 -7.002,50

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC 4.958,19 350 350,00 -4.608,19

1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 4.695,72 3.348 3.347,60 -1.348,12

1.3 Đất rừng phòng hộ RPH 234,46 730 730,01 495,55

1.4 Đất rừng đặc dụng RDD 29,11 30 29,92 0,81

1.5 Đất rừng sản xuất RSX 718,37 740 740,03 21,66

1.6 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 944,41 500 500,00 -444,41

1.7 Đất làm muối LMU

2 Đất phi nông nghiệp PNN 7.899,56 16.943 16.942,60 9.043,04

Trong đó:

2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan, CTSN CTS 80,49 91 90,60 10,11

2.2 Đất quốc phòng CQP 3,09 67 20,16 -47 17,07

2.3 Đất an ninh CAN 1,32 28 27,67 26,35

102

2.4 Đất khu công nghiệp SKK 633,77 1.935 1.849,52 -85 1.215,75

2.5 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh SKC 842,23 1.495,01 652,78

2.6 Đất sản xuất VLXD, gốm sứ SKX

2.7 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS

2.8 Đất có di tích, danh thắng DDT 1,74 2 2,31 0,57

2.9 Đất xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại DRH 254,11 306 305,99 51,88

2.10 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 21,49 47 45,51 -1 24,02

2.11 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 85,07 159 159,24 74,17

2.12 Đất có mặt nước chuyên dùng SMN

2.13 Đất phát triển hạ tầng DHT 2.523,04 5.077 5.076,84 2.553,80

Trong đó:

- Đất cơ sở văn hóa DVH 454,91 498 497,66 42,76

- Đất cơ sở y tế DYT 27,61 116 125,48 9 97,86

- Đất cơ sở giáo dục đào tạo DGD 65,66 982 982,00 916,35

- Đất cơ sở thể dục thể thao DTT 34,60 82 81,86 47,26

2.14 Đất ở tại đô thị ODT 91,38 2.163 2.163,00 2.071,62

3 Đất chưa sử dụng CSD 172,85 64 -64 -172,85

** CHỈ TIÊU TRUNG GIAN

4 Đất đô thị DTD 855,40 2.228 2.227,70 1.372,30

5 Đất khu bảo tồn thiên nhiên DBT

6 Đất khu du lịch DDL 20,00 102 102,00 82,00

7 Đất khu dân cư nông thôn DNT 15.141,47 14.513,20 -628,26

3.5.1 Diện tích các loại đất phân bố cho các mục đích sử dụng

3.5.1.1. Đất nông nghiệp

Đề xuất trong thời gian tới sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020 như sau:

- Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp với tổng diện tích là

8.870,18 ha, cụ thể như sau:

- Chuyển sang đất ở: 2.071.62ha;

- Chuyển sang đất chuyên dùng: 6.798,56 ha;

- Mở rộng thêm đất nông nghiệp: do khai thác đất chưa sử dụng: còn

8.312,7ha.

3.5.1.2. Đất trồng lúa nước

103

Trong thời gian tới, diện tích đất trồng lúa nước giảm 7.002 ha để chuyển

sang đất phi nông nghiệp 6.798,56 ha, cụ thể chuyển sang các loại đất như sau:

- Đất ở: 2057,25 ha;

- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: 1.300,25 ha

- Đất quốc phòng - an ninh: 52 ha

- Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: 1.492 ha

- Đất có mục đích công cộng: 1.897,06 ha.

Đến năm 2020 đất lúa nước có diện tích là 350 ha;

3.5.1.3. Đất trồng cây lâu năm

Trong thời gian tới, diện tích đất trông cây lâu năm giảm 1.348,12ha để

chuyển sang các mục đích phi nông nghiệp cụ thể cho từng loại đất như sau:

- Đất ở: 11,37ha

- Đất chuyên dùng: 348,75 ha

- Đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: 228,5 ha

- Đất có mục đích công cộng: 390,5 ha

- Đất rừng phòng hộ: 369ha;

Đến năm 2020, đất trồng cây lâu năm có diện tích là 3.348 ha

3.5.1.4. Đất lâm nghiệp

Đất rừng phòng hộ 730ha, đất rừng đặc dụng 30ha, đất rừng sản xuất 740ha.

Diện tích đất lâm nghiệp tăng 518ha so với hiện trạng 2010 do chuyển từ đất sản

xuất nông nghiệp 359ha và từ đất chưa sử dụng 159ha.

3.5.1.5. Đất nuôi trồng thủy sản

Trong thời gian tới diện tích đất nuôi trồng thủy sản giảm 444ha để chuyển

sang mục đích phi nông nghiệp cụ thể như sau:

- Đất ở: 3 ha

- Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: 153,74 ha

- Đất có mục đích công cộng: 287, 26ha

Như vậy, đến năm 2020 diện tích đất nuôi trồng thủy sản của huyện là 500

ha.

104

3.5.2 Đất phi nông nghiệp

3.5.2.1. Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

Trong thời gian tới diện tích đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp tăng

10,11ha được lấy từ:

- Đất trồng lúa: 7,11ha

- Đất ở tại nông thôn: 3ha.

Như vậy đến năm 2020 diện tích đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp của

huyện là 91 ha.

3.5.2.2. Đất quốc phòng

Trong thời kỳ đến năm 2020, diện tích đất quốc phòng tăng 17,70ha và được

lấy từ đất trồng cây lâu năm 3ha và đất lúa 10,7 ha, đất nuôi trồng thủy sản 3ha

hàng năm còn lại 1ha.

Diện tích cho các công trình trên được sử dụng theo mục đích hiện trạng và

sẽ được trưng dụng sử dụng phục vụ cho mục đích quốc phòng khi cần thiết. Đến

năm 2020 diện tích đất quốc phòng huyện Bình Chánh là 20,16 ha.

3.5.2.3. Đất an ninh

Đến năm 2020 là 27,67ha, phù hợp với chỉ tiêu do huyện quy hoạch, tăng

27ha so với hiện trạng năm 2010, diện tích tăng thêm được chuyển từ đất trồng lúa

21ha, đất cây hàng năm còn lại 3ha và đất trồng cây lâu năm 2ha.

3.5.2.4. Đất khu công nghiệp

Trong thời gian tới đất Khu, cụm công nghiệp tăng thêm là 1.216 ha do được

chuyển sang từ các loại đất sau:

- Đất lúa nước: 1.051 ha

- Đất trồng cây hàng năm còn lại: 50ha

- Đất trồng cây lâu năm: 58 ha

- Đất nuôi trồng thủy sản: 52 ha

- Đất giao thông 5 ha

- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng là 3 ha

Như vậy tổng diện tích đất khu công nghiệp trên địa bàn huyện Bình Chánh

đến năm 2020 là 1.935 ha.

105

3.5.2.5. Đất cơ sở sản xuất kinh doanh

Như vậy trong thời gian tới diện tích đất cơ sở sản xuất kinh doanh tăng thêm

653 ha và được lấy từ các loại đất:

- Đất trồng lúa: 393 ha;

- Đất trồng cây hàng năm còn lại 132 ha;

- Đất trồng cây lâu năm: 128 ha.

Năm 2020 đất cơ sở sàn xuất kinh doanh huyện Bình Chánh là 1.495,01 ha.

3.5.2.6. Đất cho hoạt động khoảng sản

3.5.2.7. Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ

Trong thời gian tới đến năm 2020, diện tích đất cho hoạt động sản xuất vật

liệu xây dựng không thay đổi so với hiện trạng năm 2010

3.5.2.8. Đất bãi thải, xử lý chất thải

Trong thời gian tới, để đảm bảo cho việc xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại

trong sản xuất công nghiệp, và chất thải sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn huyện

thì diện tích cần tăng thêm là 51,88 ha và được chuyển từ các loại đất sau:

- Đất trồng lúa nước: 51 ha;

- Đất trồng cây lâu năm: 0,88 ha

Đến năm 2020 đất để xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại của huyện Bình

Chánh có diện tích là 305,99 ha.

3.5.2.9. Đất nghĩa trang, nghĩa địa

Để đảm bảo vệ sinh môi trường và thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh tại

các khu dân cư về việc tang lễ, trong thời gian tới cần quy hoạch các nghĩa địa nhân

dân tập trung tại các xã, thị trấn trên địa bàn toàn huyện, tuy nhiên do tập quán sản

xuất và đời sống tinh thần nhân dân địa phương, việc quy hoạch đất nghĩa trang

trong kỳ đầu còn gặp nhiều khó khăn trong công tác tổ chức và vận động. Trong kỳ

quy hoạch, diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn huyện tăng 74,17 ha.

- Đất lúa nước: 19,17 ha

- Đất trồng cây hàng năm còn lại: 35.ha

- Đất cỏ rừng trồng sàn xuất: 20 ha

Đến năm 2020, đất nghĩa trang nghĩa địa của huyện Bình Chánh là 159,24

ha.

106

3.5.2.10. Đất có mục đích công cộng

a. Đất giao thông:

Nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá tạo tiền đề cho sự giao thương

kinh tế giữa các huyện, xã và các tỉnh. Từ nay đến năm 2020 hệ thống giao thông

huyện Bình Chánh sẽ được nâng cấp. Tổng diện tích để xây dựng các công trình

giao thông trên là 2.607 ha và được chuyển sang từ các loại đất sau:

- Đất lúa nước: 1.778 ha

- Đất trồng cây hàng năm còn lại: 257 ha

- Đất trồng cây lâu năm: 330ha

- Đất nuôi trồng thủy sản: 235 ha

- Đất ở tại nông thôn: 7 ha

Như vậy, đến năm 2020 đất giao thông có diện tích là 5.077 ha. Ngoài ra, đối

với các tuyến giao thông quan trọng như tỉnh lộ, huyện lộ cần xác định diện tích

hành lang an toàn giao thông theo luật định và diện tích này vẫn giao cho các hộ gia

đình quản lý sử dụng, tuy nhiên cần hạn chế việc xây dựng các công trình kiên cố

và trồng các loại cây nông nghiệp lâu năm trên phần diện tích này.

b. Đất thủy lợi

Để đáp ứng nhu cầu thâm canh tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đảm

bảo tưới tiêu và cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân, trong thời gian tới đến năm

2020 diện tích đất thủy lợi tăng 7,3 ha, phần diện tích tăng được lấy từ các loại đất

sau:

- Đất chuyên trồng lúa nước: 1,8 ha;

- Đất trồng cây hàng năm còn lại: 2,5ha;

- Đất nuôi trồng thủy sản: 3,0 ha;

Như vậy, đến năm 2020 diện tích đất thủy lợi huyện Bình Chánh là 950 ha.

c. Đất công trình năng lượng

Trong kỳ quy hoạch diện tích đất công trình năng lượng không thay đổi so

với hiện trạng.

d. Đất công trình bưu chính viễn thông

Trong thời gian tới đến năm 2020 diện tích đất công trình bưu chính viễn

thông không thay đổi so với năm 2010.Như vậy, đến năm 2020 đất công trình bưu

107

chính viễn thông huyện Bình Chánh có diện tích là 2,84ha.

e. Đất cơ sở văn hóa

Trong thời gian tới đến năm 2020, diện tích đất cơ sở văn hóa của huyện

Bình Chánh tăng 42,76 ha để xây dựng các công trình văn hóa tại các xã, thị trấn.

Diện tích đất cơ sở văn hóa tăng lên trong kỳ quy hoạch được chuyển sang từ các

loại đất sau:

- Đất lúa nước 23 ha;

- Đất trồng cây hàng năm còn lại: 5,02 ha;

- Đất trồng cây lâu năm: 7,52 ha

- Đất nuôi trồng thủy sản 2,24 ha

Đến năm 2020 đất cơ sở văn hóa huyện Bình Chánh có diện tích lả 498 ha

f. Đất cơ sở y tế

Trong thời gian tới, đất cơ sở y tế trên địa bàn huyện Bình Chánh được mở

rộng với việc mở rộng và xây mới các công trình với diện tích tăng lên là 97,86 ha

được chuyển từ các loại đất sau:

- Đất trồng lúa nước: 66,2 ha

- Đất trồng cây hàng năm còn lại: 14,3 ha

- Đất trồng cây lâu năm: 13 ha

- Đất nuôi trồng thủy sản 4,36 ha

Đến năm 2020 diện tích đất cơ sở y tế là 116 ha;

g. Đất cơ sở giáo dục - đào tạo

Trong thời gian tới, đất cơ sở giáo dục - đào tạo trên địa bàn huyện Bình

Chánh được đầu tư nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các trường câp 2, tiểu học,

mầm non trên địa bàn huyện, với tổng diện tích là 97,86 ha và được lấy từ các loại

đất sau:

- Đất trồng lúa nước: 11,36 ha

- Đất nuôi trồng thủy sản 1,74 ha

Như vậy đến năm 2020 đất cơ sở giáo dục - đào tạo huyện Bình Chánh cỏ

diện tích là 982 ha.

108

h. Đất cơ sở thể dục - thể thao

Trong thời gian tới diện tích đất cơ sở thể dục thể thao của huyện tăng lên

47,26 ha, diện tích tăng được chuyển từ các loại đất sau:

- Đất trồng lúa nước: 12,86 ha

- Đất trồng cây hàng năm còn lại: 25ha

- Đất trồng cây lâu năm: 23 ha

- Đất nuôi trồng thủy sản 37 ha

Đến năm 2020 đất cơ sở thể dục thể thao của huyện Bình Chánh có diện tích

là 81,86 ha.

- Đất chợ

Trong thời gian tới đến năm 2020, diện tích đất chợ không thay đổi so với

hiện trạng năm 2010. Đến năm 2020 diện tích đất chợ của huyện Bình Chánh là

14,66 ha.

3.5.3 Đất ở

3.5.3.1. Đất ở tại đô thị

Trong thời gian tới do nhu cầu phát triển kinh tế hạ tầng nâng cao đời sống

của người dân diện tích đất ở tại đô thị tăng thêm 146,37 ha so với hiện trạng và

được chuyển từ các loại đất sau:

- Đất trồng lúa: 130,0 ha

- Đất nuôi trồng thủy sản: 5,0 ha

- Đất trồng cây lâu năm:11,37ha

Đến năm 2020, diện tích đất ở tại đô thị là 2.163ha

3.5.3.2. Đất ở tại nông thôn

Trong thời gian tới diện tích đất ở tại nông thôn của huyện giảm 628 ha.

Diện tích giảm do chuyển sang đất ở đô thị

Đến năm 2020, đất ở tại nông thôn của huyện Bình Chánh có diện tích là

14.513ha.

3.5.4. Diện tích đất chuyển mục đích

3.5.4.1 Đất nông nghiệp chuyển sang đẩt phi nông nghiệp

Tổng diện tích đất chuyển mục đích phải xin phép trong kỳ quy hoạch là

9.029ha đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp, trong đó: đất trồng lúa

109

chuyển 6.342ha, đất cây lâu năm chuyển 1.335ha, đất rừng sản xuất chuyển 142ha

và đất nuôi trồng thủy sản 448ha. Trong đó chuyển mục đích ở kỳ đầu 2011-2015

khoảng 6.499ha chiếm 71,98% và kỳ cuối 2016-2020 khoảng 2.530ha, chiếm

28,02%.

3.5.4.2 Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp

Trong thời gian tới, huyện Bình Chánh chuyển đổi đất trồng lúa nước sang

đất nuôi trồng thủy sản là 6,3 ha.

3.5.5. Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trong thời gian tới

Để thực hiện phương án sử dụng đất trên, trong thời gian tới cần đưa 172,85

ha đất chưa sử dụng vào sử dụng theo các mục đích sử dụng cho các mục đích sau:

* Đất nông nghiệp: 49,85 ha, cho mục đích trồng cây lâu năm;

* Đất phi nông nghiệp: 14 ha

* Đất rừng phòng hộ: 109 ha

3.6. Đánh giá tác động của đề xuất định hướng sử dụng đất đến kinh tế - xã hội

3.6.1 Đánh giá tác động về kinh tế

Nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục tăng nhanh trong những

năm tới, đòi hỏi Bình Chánh cần có tốc độ tăng trưởng phù hợp để ngày càng cải

thiện đời sống dân sinh của thành phố; đồng thời có sự đóng góp ngày càng nhiều

trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh. Đẩy mạnh chuyển

dịch cơ cấu kinh tế, phát huy được lợi thế tiềm năng, mở rộng nhanh chóng quy mô

ngành thương mại dịch vụ và phát triển ngành công nghiệp và nông nghiệp phải bền

vững.

- Khu vực trung tâm huyện phát triển thương mại dịch vụ: Dựa trên những

lợi thế sẵn có của huyện để xây dựng huyện Bình Chánh trở thành một trong những

huyện mạnh về kinh tế của vùng Đông Nam Bộ. Hình thành mạng lưới thương mại

dịch vụ sản xuất với 3 chức năng cơ bản: (l) phát triển các hệ thống dịch vụ thương

mại, (2) cung cấp vật tư nông nghiệp và hàng tiêu dùng, (3) tiêu thụ sản phẩm hàng

công nghiệp. Các trung tâm thương mại, siêu thị và chợ được hình thành nhiều hơn,

đặc biệt là ở khu vực trung tâm huyện đảm bảo cho nhu cầu giao lưu. trao đổi hàng

hóa của người dân ngày càng cao.

Khu vực các xã thuần nông: Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo

110

hướng công nghiệp hóa, tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học. kỹ thuật. Đẩy

nhanh chuyển dịch các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng trang trại doanh

nghiệp hàng hóa. Tổ chức sản xuất hàng hóa nông sản với chất lượng cao và bền

vững.

3.6.2 Đánh giá tác động về xã hội - môi trường

Ngoài mục tiêu đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện, tăng nhanh

cơ cấu ngành thương mại dịch vụ, giảm mạnh nghành nông nghiệp. Phương án quy

hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện còn đảm bảo giữ vững ổn định chính trị

- xã hội, đảm bảo an toàn lương thực, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.

Nhanh chóng đưa huyện Bình Chánh thành một huyện mạnh về kinh tế của

vùng. Góp phần xây dựng nền kinh tế quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân

dân, kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ quốc phòng an ninh với phát triển kinh tế xã

hội, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi phục

vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng trên các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo

dục đào tạo, nâng cao dân trí, phấn đấu là lá cờ đầu của thành phố trong toàn bộ các

lĩnh vực. Không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.

Tạo chuyển biến cơ bản trong nhận thức của nhân dân về bảo vệ môi trường,

từng bước tạo thói quen, nếp sống vì môi trường xanh, sạch, đẹp. Ngăn ngừa hạn

chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường.

Bảo vệ và khai thác bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi

trường và cân bằng sinh thái.

3.7. Giải pháp thực hiện phương án sử dụng đất

3.7.1. Giải pháp thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Để thực hiện một cách triệt để nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tránh

lãng phí nguồn tài nguyên quý báu này cần:

- Đẩy nhanh tiến độ đấu giá quyền sử dụng đất, đấu giá hoặc cho phép

chuyển mục đích sử đụng đất những diện tích đất xen kẽ không còn khả năng canh

tác; tổ chức dấu thầu dự án sử dụng đất đúng quy định của pháp luật hiện hành đóng

góp hơn nữa cho ngân sách.

- Trích một phần tỷ lệ thích đáng ngân sách từ nguồn thu đất đai để đầu tư

111

cho công tác quy hoạch sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính và cấp Giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho giai

đoạn tiếp theo.

- Tăng cường kiểm tra, rà soát việc sử dụng đất của các dự án đầu tư sau khi

được giao đất, cho thuê đất, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định

của Luật Đất đai năm 2013, đặc biệt kiên quyết thực hiện thu hồi các dự án không

có tính khả thi, sử dụng đất kém hiệu quả, lãng phí đất, gây ô nhiễm môi trường;

Kiểm tra công tác đầu tư, xây dựng và quản lý, sử dụng đất, xử lý triệt để các

trường hợp người quản lý có quyết định giao đất cho thuê đất, công nhận quyền sử

dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái với quy hoạch, kế hoạch sử

đụng đất đã được xét duyệt và trường hợp người sử dụng đất không sử đụng hoặc

sử dụng sai mục đích.

- Thực hiện việc lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết tỷ lệ 1/500 và lập bản đồ

địa chính tại các khu quy hoạch phát triển dô thị, khu công nghệ cao và các khu

công nghiệp.

3.7.2. Giải pháp bảo vệ môi trường

*Các biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất đảm bảo sử dụng hiệu quả theo

phương án quy hoạch.

Áp dụng kỹ thuật canh tác phù hợp điều kiện đất đai yêu cầu bắt buộc trong

sử dụng đất nông nghiệp.

Sử dụng đất trong các hoạt động khai khoáng phải có phương án an toàn về

môi trường, khi kết thúc hoạt động khai thác phải có kế hoạch phục hồi hiện trạng

bề mặt sử dụng đất ban đầu.

- Phát triển nông nghiệp gắn với phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế: Giao thông,

thuỷ lợi, cơ sở chế biến, thị trường tiêu thụ...

- Giao đất theo tiến độ, năng lực khai thác sử dụng thực tế đối với tất cả các

truờng hợp có nhu cầu sử dụng đất mới. Đất đã giao khi hết hạn sử dụng phải thu

hồi kịp thời.

- Sử dụng đất tiết kiệm và làm tăng giá trị sử dụng của đất.

- Xây dựng và thực hiện đồng bộ các phương án quy hoạch có liên quan đến

sử dụng đất: Quy hoạch phát triển đô thị, trung tâm huyện, khu dân cư; khu công

112

nghiệp, đô thị sinh thái văn hoá, khu du lịch, kinh doanh dịch vụ... khai thác triệt để

cả không gian và chiều sâu trong quá trinh sử dụng đất như: Xây nhà cao tầng, kết

hợp giao thông với hệ thống cấp thoát nước, truyền dẫn năng lượng, truyền thông...

Kết hợp nuôi trồng thủy sản trên diện tích đất có mặt nước chuyên dùng, tích

cực đưa mặt nước hoang hóa vào sử dụng.

* Các biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bển vững

Bằng biện pháp giao đất cụ thể đến các đối tượng trực tiếp sử dụng đất, phát

triển cơ sở hạ tầng (nhất là giao thông) đến các địa bàn còn đất trống, tạo vốn, nhân

lực, vật tư để đẩy mạnh trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng phủ xanh đất tăng độ

che phủ của rừng.

- Tăng cường công tác kiểm tra bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng vốn rừng

hiện có.

- Các dự án xây dựng công trình công nghiệp, dịch vụ, đu lịch, đô thị,... phải

có phương án bảo vệ môi trường trước khi phê duyệt đưa vào sử dụng.

- Chính sách thuế vào những hưởng thụ do môi trường đem lại (thuế tài

nguyên) để tăng vốn tái tạo, cải thiện môi trường.

Sử dụng đất đảm bảo tài nguyên môi trường gắn với ứng phó với mực nước

biển dâng và thiên tai bão lụt; đối với các đô thị dễ bị ngập lụt cần giành giữ đất dự

trữ để xây dựng các đường ống thoát nước cũng như trạm bơm chống úng ngập, khi

cần thiết.

- Thực hiện các biện pháp lưu trữ nước mưa (xây dựng các hồ chứa nước) và

giữ lại diện tích đất ao, hồ với mục đích tạo nguồn nước trong mùa hạn hán và duy

trì áp lực nước lục địa làm giảm xâm nhập nước mặn, đồng thời giảm úng ngập

trong mùa mưa; chống ô nhiễm nguồn nước mặt - nước sông hồ, đề bảo đảm nguồn

nước mặt cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất công nghiệp và nông nghiệp lâu

dài.

- Cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước mưa để chống úng ngập: Do mưa tập

trung lớn nên đối với các đô thị cần phải tiến hành ngay việc cải tạo, nâng cấp hệ

thống thoát nước mưa để thích ứng bao gồm: Bảo tồn hệ thống ao, hồ, đất trũng,

sông ngòi, kênh rạch; Tăng cường hệ thống dòng chảy thoát nước mưa tương thích

với lượng mưa lớn hơn; Xây dựng hệ thống các trạm bơm nước mưa khi cần thiết;

113

Xây dựng thêm các trạm bơm thoát nước.

- Phát triển các công trình xanh và xây dựng đô thị sinh thái: Phát triển các

công trình xanh và xây dựng đô thị sinh thái là một biện pháp quan trọng trong các

biện pháp xây dựng đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu, làm giảm hiệu ứng đảo

nhiệt ở đô thị, và có nhiều tác dụng trong việc giảm thiểu khí nhà kính, tạo ra điều

kiện sống của người dân đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu. Phát triển công trình

xanh, xây dựng đô thị sinh thái nhằm giảm mức tiêu hao năng lượng trong các công

trình, nhất là các trung tâm thương mại, khách sạn, các công sở, các cơ sở sản

xuất...

- Phát triển cây xanh đô thị: Diện tích cây xanh trong đô thị rất có giá trị về

thích ứng với biến đổi khí hậu, không những có tác dụng hấp thụ khí CO2, nhả khí

O2 hấp thụ nhiệt, lọc bụi, giảm nhiệt độ trong mùa hè, phòng ngừa hiện tượng “đảo

nhiệt” trong đô thị, cản gió bão, mà còn là diện tích thấm nước, cung cấp cho nguồn

nước ngầm, giảm úng ngập đô thị...

- Liên kết chặt chẽ các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển

dâng với các giải pháp phòng chống thiên tai.

Giảm thiểu các nguồn gây ô nhịễm và phát thải khí “nhà kính” trong đô thị.

Từng bước loại bỏ các cơ sở sản xuất, dịch vụ gây ô nhiễm và phát thải khí

“nhà kính” lớn ở bên trong khu vực đô thị.

Sử dụng năng lượng có hiệu quả và tiết kiệm trong mọi hoạt động của đô thị;

Khuyến khích phát triển sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng gió, bức xạ

mặt trời, địa nhiệt, khí sinh học;

- Phát triển hệ thống giao thông bền vững về mặt môi trường, phát triển giao

thông công cộng, hạn chế ô tô, xe máy cá nhân, khuyến khích đi xe đạp và đi bộ

- Nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng trong chiếu sáng;

- Xử lý rác thải bằng công nghệ tiên tiến nhằm giảm phát thải các khí “nhà

kính”.

- Xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển đô thị có tính đàn hồi

Hiện nay, một số tổ chức nghiên cứu khoa học trên thế giới đang tập trung

nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng và ứng dụng chiến lược và quy

hoạch phát triển đô thị có tính đàn hồi, có khả năng phục hồi nhanh năng lực khi bị

114

tác động để thích ứng với biến đổi khí hậu như: xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật

đô thị, đặc biệt là hệ thống cấp thoát nước có tính đàn hồi; thích ứng với mực nước

biển dâng lên, thích ứng với lũ lụt và các rủi ro biến đổi khí hậu gây ra đối vớỉ đô

thị; thiết kế xây dựng các công trình đô thị có tính đàn hồi để thích ứng với biến đổi

khí hậu; quy hoạch đô thị liên kết với vùng xung quanh.

3.7.3. Giải pháp về đầu tư

Đầu tư có trọng điềm và kịp thời trên các lĩnh vực, đặc biệt là đầu tư để phát

triển công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng về giao thông, thủy lợi, điện, bưu

chính, viên thông... Đầu tư thực hiện các dự án trọng điểm đẩy mạnh sản xuất dịch

vụ - thương mại, vận tải, thực hiện dịch chuyển đất canh tác năng suất thấp sang

loại hình mới với hiệu quả kinh tế cao gắn với du lịch sinh thái và di tích lịch sử.

Đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Thành phố và ngân sách Huyện để hoàn thiện

hạ tầng kỹ thuật các Khu công nghiệp, khu xây dựng nhà ở cho các mục đích khác

nhau.

Chính sách về thuế sử dụng đất và các khoản tiền có liên quan đến sử dụng

đất có ưu tiên theo ngành nghề, đặc biệt chính sách thuế mở theo hướng thu hút đầu

tư.

- Giải pháp huy động vốn đầu tư để đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng

điểm:

+ Vốn ngân sách: đầu tư cho các công trình thiết yếu, xây dựng hạ tầng kỹ

thuật, các công trình mang tính quốc gia.

+ Vốn huy động của các doanh nghiệp (đầu tư theo dự án).

+ Vốn phát triển cộng đồng.

- Huy động tổng hợp các nguồn vốn để thực hiện quy hoạch thông qua vốn

đầu tư cho từng ngành thực hiện quy hoạch của ngành đến năm 2020. Thực hiện

lồng ghép các chương tình trên địa bàn để huy động vốn và sử dụng vốn tiết kiệm.

- Cương quyết, hạn chế và nhanh chóng chấm dứt việc giao đất đầu tư xây

dựng khi chưa có các kế hoạch cụ thể để thực hiện đầu tư hạ tầng, đây là tình trạng

dễ dẫn đến việc xây dựng các khu dân cư, khu đô thị không hoàn chỉnh, gây ra

những tổn hại về môi trường do thiếu công trình cơ sở hạ tầng.

- Đầu tư việc ứng dụng những tiến bộ khoa học, công nghệ trong sử dụng đất

115

như các tiến bộ trong việc sử dụng đất, những tiến bộ trong xây dụng tiết kiệm đất,

trong bảo vệ tài nguyên đất, môi trường và những tiến bộ thâm canh trong nông

nghiệp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

- Tạo môi trường thuận lợi, chính sách đầu tư thông thoáng nhằm khuyến

khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đầu tư vốn huyện, nhất là đầu tư xây

dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật bằng cách tăng cường xúc tiến thương mại, đơn giản

hoá các thủ tục hành chính, cấp phép đầu tư.

Tập trung chỉ đạo thu ngân sách ngay từ đầu năm, tăng cường kiểm tra, thanh

tra ngăn chặn kịp thời các biểu hiện tiêu cực trong các hoạt động thu chi ngân sách,

đồng thời áp dụng các biện pháp khuyến khích tiết kiệm chi để tăng cường vốn đầu

tư cho phát triển.

3.7.4. Giải pháp về tổ chức bộ máy nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

ngành Tài nguyên đất đai

- Thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức quản lý Nhà nước mới và kỹ

năng sử dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ, công chức quản lý Nhà nước.

Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có phẩm chất và năng lực tốt để đáp ứng nhu

cầu phát triển của ngành.

- Nghiên cứu, ban hành các chính sách đào tạo, nâng cao năng lực cho đội

ngũ cán bộ cơ sờ, tập huấn, đào tạo ngắn hạn, dài hạn cho đội ngũ cán bộ phường,

huyện về kiến thức quản lý kinh tể - xã hội, xây dựng và quản lý chương trình, dự

án; kỹ năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch.

- Có chính sách thu hút cán bộ khoa học - kỹ thuật giỏi. Tạo điều kiện về cấp

đất, nhà ở tuyển dụng thẳng vào biên chế nhà nước, không qua tập sự. Có chính

sách hỗ trợ và chế độ đãi ngộ thỏa đáng để thu hút, khuyến khích trí thức trẻ công

tác tại các xã, thị trấn.

- Thực hiện chính sách luân chuyển và tăng cường cán bộ huyện về xã, thị

trấn đảm nhận các cương vị lãnh đạo chủ chốt, thực hiện tốt chế độ trợ cấp ban đầu

đối với cán bộ thuộc diện luân chuyển; có chế độ tiền lương và phụ cấp, chính sách

bổ nhiệm, bố trí công tác sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

116

3.7.5. Giải pháp thanh tra, kiểm tra đất đai

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về thanh tra, kiểm tra đất đai theo

pháp luật và chế độ, chính sách của nhà nước, nhanh chóng khắc phục những vướng

mắc, tồn tại về quản lý đất đai trên địa bàn toàn huyện. Phát hiện và có biện pháp

xử lý nghiêm với các trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích, để lãng phí đất.

Cơ bản hoàn thành tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu

nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho các hộ gia đình, cá nhân.

- Có chính sách và biện pháp sử dụng hợp lý các loại đất mang tính chất đặc

thù như: ưu tiên dành cho các nhu cầu đặc biệt quốc phòng an ninh, các công trình

quốc gia, đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, đất tôn giáo tín nguỡng.

- Tiếp tục kiểm tra, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường tại các doanh

nghiệp, đơn vị nằm trong khu dân cư, khu công nghiệp Lê Minh Xuân, Vĩnh Lộc,

khu xử lý chất thải rắn Đa Phước. Phấn đấu 100% các đơn vị sản xuât mới đầu tư

trên địa bàn huyện Bình Chánh phải áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bi các thiết

bị giảm thiểu ô niễm, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường. Thực hiện cấp bản

cam kết bảo vệ môi trường, xác nhận cho đề án bảo vệ môi trường cho các đơn vị,

doanh nghiệp.

- Giải quyết dứt điểm đơn thư, kiên nghị kéo dài tại các Dự án.....

- Tiếp tục hoàn chỉnh quy trình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập

hồ sơ địa chính các xã, thị trấn để đánh giá, xác định tình hình biến động hàng năm

được chính xác làm cơ sở định hướng cho những năm tiếp theo.

3.7.6. Giải pháp khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế

- Ứng dụng công nghệ tiên tiến vào phát triển sản xuất công nghiệp, xây

dựng, nông nghiệp, dịch vụ..., nhằm sản xuất ra hàng hoá có số lượng nhiều và chất

lượng tốt, giá thành rẻ đối với hàng hoá chủ lực, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong

thành phố.

Tập trung xây dựng và áp dụng khoa học và công nghệ, chú trọng phát triển

nguồn nhân lực khoa học và công nghệ có trình độ cao ở các ngành mũi nhọn của

thành phổ. Thực hiện xã hội hoá hoạt động khoa học và công nghệ theo Luật Khoa

học và Công nghệ.

- Tăng cường đồi mới cơ chế và hoàn thiện chính sách trong lĩnh vực khoa

117

học công nghệ và môi trường phù hợp với địa phương, tạo môi trường cho hoạt

động khoa học và công nghệ, trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội.

- Tăng cường đầu tư trong việc ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật, công nghệ

tiên tiến trong công tác quản lý đất đai và sử dụng đất như kỹ thuật công nghệ số

trong thống kê, xây dựng bản đồ địa chính; những tiến bộ sử dụng đất bảo đảm môi

trường sinh thái, tiến bộ kỹ thuật trong xây dựng, trong sản xuất nông - lâm

nghiệp... để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

3.7.7. Các giải pháp về chính sách

- Thực hiện tốt các chính sách về bồi thường thiệt hại, hỗ trợ trong công tác

giải phóng mặt bằng. Giải quyết công tác tái định cư và lao động cho các đối tượng

di dời.

- Quan tâm đầu tư xây dựng phát triển nông thôn, rút ngắn khoảng cách các

vùng, nâng cao mức sống trong nhân dân.

- Tăng cường công tác quản lý, sử dụng đất theo quy hoạch. Phối hợp chặt

chẽ giữa các ngành, địa phương, tổ chức, đơn vị thực hiện tốt công tác giao đất, cho

thuê đất theo nội dung quy hoạch được duyệt.

3.7.8. Biện pháp về nguồn lực và vốn đầu tư

Khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai phát triển đô thị, công nghiệp và du

lịch. Gia tăng giá trị đất đai, khai thác hiệu quả các nguồn thu từ đất thông qua tổ

chức khai thác quỹ đất của Thành phố, góp phần phát triển hệ thống hạ tầng kỹ

thuật.

Ưu tiên đất đai cho các dự án, công trình phát triển kinh tế - xã hội trọng

điểm của huyện thuộc các lĩnh vực công nghiệp, du lịch, dịch vụ, cơ sở hạ tầng...

- Tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi, thu hút đầu tư. Thực hiện cải cách

thủ tục hành chính trong công tác giao đất, cho thuê đất, cấp giấy phép đầu tư...

3.7.9. Giải pháp về công nghệ.

- Từng bước đầu tư các tiến bộ về khoa học kỹ thuật, công nghệ, thông tin

vào lĩnh vực quản lý đất đai nhằm nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về đất đai.

- Ứng dụng công nghệ tiên tiến vào phát triển sản xuất công nghiệp, xây

dựng, nông nghiệp, dịch vụ..., nhằm sản xuất ra hàng hoá có số lượng nhiều và chất

lượng tốt, giá thành rẻ đối với hàng hoá chủ lực, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong

118

huyện và yêu cầu thị trường ngoài nước.

- Tập trung xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ, chú trọng phát triển

nguồn nhân lực khoa học và công nghệ có trình độ cao ở các ngành mũi nhọn của

huyện. Thực hiện xã hội hoá hoạt động khoa học và công nghệ theo Luật Khoa học

và Công nghệ.

- Hoàn thiện chính sách trong lĩnh vực khoa học công nghệ và môi trường

phù hợp với địa phương, tạo môi trường cho hoạt động khoa học và công nghệ, trở

thành động lực phát triển kinh tế - xã hội.

- Tăng cường đâu tư trong việc ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật, công nghệ

tiên tiến trong công tác quản lý đất đai và sử dụng đất như kỹ thuật công nghệ số

trong thống kê, xây dựng bản đồ địa chính; những tiến bộ sử dụng đất dốc bảo đảm

môi trường sinh thái, tiến bộ kỹ thuật trong xây dựng, trong sản xuất nông - lâm

nghiệp... để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

3.7.10. Giải pháp về bảo vệ, cải tạo đất đai và môi trường

- Tăng cường công tác trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng. Có kế hoạch cụ

thể về trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, tăng độ che phủ rừng trong kỳ quy

hoạch. Phát triển kinh tế - xã hội gắn kết chặt chẽ với phát triển tài nguyên rừng trên

cơ sở phát triển bền vững. Đầu tư phát triển hệ thống thuỷ lợi, khai hoang mở rộng

diện tích đất nông nghiệp.

- Hạn chế việc sử dụng đất nông nghiệp, đặc biệt là đất lúa có năng suất

chuyển sang mục đích phi nông nghiệp. Các dự án đầu tư, các công trình có thiệt

hại nhiều đến đất nông nghiệp cần xem xét để khai thác vào cuối kỳ quy hoạch,

đồng thời giải quyết tốt các vấn đề về kinh tế và lao động. Ưu tiên đầu tư cho các

khu vực sản xuất, kinh doanh khai thác từ đất chưa sử dụng.

Đầu tư phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ và phát triển đô thị nhất

thiết phải đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường, sinh thái. Giải quyết tốt các

vấn đề về ô nhiễm môi trường đất, không khí, nguồn nước...Khai thác đất đai đi đôi

với việc đầu tư cải tạo đất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Thực hiện quy hoạch sử dụng đất cần giảm thiểu thiệt hại đến cảnh quan

thiên nhiên, thảm thực vật, nguồn nước mặt.. .Khi thực hiện đầu tư cần xây dựng

quy hoạch chi tiết trên cơ sở nghiên cứu, xem xét một cách có hiệu quả nhất.

119

3.7.11. Giải pháp về tổ chức thực hiện

Thường xuyên thanh tra, kiêm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng đất theo

quy hoạch.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai theo pháp luật và chế độ,

chính sách của nhà nước, nhanh chóng khắc phục những vướng mắc, tồn tại về quản

lý đất đai trên địa bàn toàn huyện. Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tạo điều kiện cho các

chủ đầu tư thực hiện việc khai thác sử dụng đất có hiệu quả.

Tăng cường công tác quản lý về khai thác tài nguyên đất đai, khoáng sản,

nước, bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện.

- Công bố, công khai quy hoạch sử dụng đất để các cấp, các ngành và nhân

dân tham gia quản lý và thực hiện tốt quy hoạch sử dụng đất.

- Tạo điều kiện để nông dân dễ dàng chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng vật

nuôi trên đất nông nghiệp nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất, phù hợp với nhu cầu thị

trường.

Duy trì và đảm bảo cho người dân có đất canh tác và đất ở ổn định tạo điều

kiện để sản xuất nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

Có chính sách và biện pháp sử dụng hợp lý các loại đất mang tính đặc thù

như: ưu tiên dành đất cho các nhu cầu đặc biệt quốc phòng - an ninh, các công trình

quốc gia, đất làm nghĩa trang, nghĩa địa.

Tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ ngành Tài nguyên và Môi

trường, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, nhân viên địa chính cấp xã.

120

KẾT LUẬN

1. Huyện Bình Chánh là huyện có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng và có nhiều lợi thế cả về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và kinh tế xã hội trong công cuộc phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa đồng thời vẫn đảm bảo các nhiệm vụ chính trị quan trọng về an ninh, quốc phòng của Thành phố Hồ Chí Minh. Việc sử dụng đất một cách hợp lý và hiệu quả đất đai thực sự cấp thiết giúp cho các ngành, các cấp thực hiện các nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của Thành phố. Việc đánh giá thực trạng và biến động sử dụng đất giai đoạn 2005-2014 của huyện làm cơ sở cho đề xuất sử dụng đất hợp lý đến năm 2020 là rất cần thiết.

2. Huyện Bình Chánh có quỹ đất nông nghiệp dự trữ khá lớn để đáp ứng cho tiến trình đô thị hóa của Huyện trong việc bố trí các dự án, công trình.

3. Quỹ đất đai của huyện về cơ bản được định hướng sử dụng đất theo hướng thâm canh, chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, tăng diện tích đất cho các mục đích công cộng. Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, khai thác diện tích đất chưa sử dụng cho lâm nghiệp và các mục đích khác.

4. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất còn thụ động chưa đánh giá tính hiệu quả đối với xã hội, môi trường sống của cộng đồng dân cư dẫn tới việc nhiều diện tích đất sau thu hồi còn để hoang hóa, gây lãng phí lớn, tranh chấp, khiếu kiện, lấn chiếm.

5. Để việc sử dụng đất huyện Bình Chánh có hiệu quả và hợp lý Huyện đã lập 12/14 quy hoạch nông thôn mới cho xã, thị tạo ra cơ sở tiền đề cho việc thu hút đầu tư, thực hiện thu hồi đất, giao đất. Cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng quy họach nông thôn mới

6. Chưa xác định rõ được mục tiêu cụ thể của việc phát triển (theo ngành, lĩnh vực, nhu cầu) phù hợp do vậy việc sử dụng đất chưa đem lại hiệu quả thực sự trong định hướng phát triển chung.

Trên cơ sở nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện, đánh giá hiện trạng, biến động sử dụng đất giai đoạn 2005-2014, phân tích nguyên nhân biến động, đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của việc sử dụng đất, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020, luận văn đã đề xuất định hướng sử dụng đất hợp lý huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020.