th ¯ vi Æn t Ènh s n la ÑieÅm baÙothuviensonla.com.vn/uploads/news/2017_04/diembaoso7.pdf ·...

28

Upload: others

Post on 09-Sep-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

S¬n La qua nh÷ng trang b¸o, t¹p chÝ Trung ­¬ng

Phßng th«ng tin - th­ môc

n¨m 2017

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 07 năm 2017 1

01. Lương Ban Mai. CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Ở TỈNH SƠN LA - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP / Lương Ban Mai // Tạp chí quản lý Nhà nước.- Tháng 3/2017.- Số 254.- Tr.96-99.

1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Ở TỈNH SƠN LA

a. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành kiểm tra, tuyên truyền cải cách hành chính Ngay từ năm 2011, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1326/QĐ-UBND phê duyệt

chương trình cải cách hành chính của tỉnh Sơn La giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020. Tiếp đó, năm 2012, UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ và xác định cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Đặc biệt, trong năm 2014, UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện thí điểm đánh giá chỉ số cải cách hành chính hàng năm của các sở, ban, ngành để đánh giá một cách tổng thể, khoa học, khách quan, công bằng, thực chất kết quả triển khai cải cách hành chính thực tế.

Năm 2016, tỉnh đã thực hiện tổ chức đánh giá và công bố kết quả công nhận mức độ hoàn thành nhiệm vụ năm 2015 của các sở, ban, ngành, trong đó có 7/18 sở, ngành được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 10/18 sở, ngành hoàn thành tốt nhiệm vụ, 1/18 sở, ngành được công nhận hoàn thành nhiệm vụ; cấp huyện: Có 2/12 huyện, thành phố được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 10/12 huyện hoàn thành tốt nhiệm vụ; các đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh: 2/5 đơn vị được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 3/5 đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Thực hiện công tác kiểm tra cải cách hành chính, từ năm 2011 - 2015, đã thực hiện 32 lượt kiểm tra các cơ quan, đơn vị. Qua kiểm tra cải cách hành chính gắn với kiểm tra công vụ, công chức đã đánh giá được kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả giải quyết công việc của các cơ quan hành chính, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Về công tác tuyên truyền, năm 2013, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 262/QĐ-UBND ngày 05/02/2013 phê duyệt Đề án đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2012 - 2020. Trong đó, thông tin, tuyên truyền về cải cách hành chính trên các phương tiện thông tin đại chúng bằng ba thứ tiếng: Tiếng Việt, tiếng dân tộc Thái và tiếng dân tộc Mông. Hơn 900 tin bài, phóng sự, phát thanh, truyền hình, bài viết được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên cổng thông tin điện tử của tỉnh, cổng thông tin điện tử các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố.

b. Công tác thực hiện thể chế Về xây dựng, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Từ năm 2011 - 2016,

Hội đồng nhân dân, UBND cấp tỉnh ban hành 517 văn bản quy phạm pháp luật, gồm: 314 nghị quyết Hội đồng nhân dân; 199 quyết định của UBND; 4 chỉ thị của UBND; cấp huyện ban hành 481 văn bản quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, bộ, ngành, Trung ương.

Công tác thẩm định văn bản quy phạm pháp luật được duy trì triển khai có chất lượng và đạt hiệu quả tốt. Kết quả, từ năm 2012 - 2015, Sở Tư pháp đã thẩm định được 378 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (cấp tỉnh: 291 văn bản quy phạm pháp luật; cấp huyện: 87 văn bản quy phạm pháp luật). Tham gia ý kiến vào 84 dự thảo văn bản của Trung ương và 440 dự thảo văn bản của địa phương.

Về rà soát các văn bản theo Hiến pháp năm 2013 và liên quan đến một số lĩnh vực khác với tổng số 3.382 văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật. Qua rà soát phát hiện 854 văn bản hết hiệu lực, 2.528 văn bản còn hiệu lực; đề nghị bãi bỏ toàn bộ: 16 văn bản; bãi bỏ một phần: 1 văn bản; xem xét sửa đổi, bổ sung: 241 văn bản; kiến nghị ban hành mới: 8 văn bản.

c. Về cải cách thủ tục hành chính và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 07 năm 2017 2

- Từ năm 2013 đến nay, các sở, ngành, các huyện, thành phố đã rà soát, thống kê các thủ tục hành chính thuộc phạm vi trách nhiệm của sở, ngành, UBND tỉnh; đã quyết định công bố bổ sung bộ thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực y tế, giao thông vận tải, văn hóa, thể thao và du lịch, giáo dục và đào tạo, tư pháp, nội vụ, ngoại vụ, công thương, thông tin và truyền thông, tài chính, tài nguyên và môi trường, với tổng số 246 thủ tục hành chính. Ngoài ra, các thủ tục hành chính đã được các sở, ban, ngành rà soát, đánh giá với tổng số 723 thủ tục hành chính, trong đó kiến nghị giữ nguyên 624 thủ tục; sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ 99 thủ tục. Cấp huyện đã tiến hành rà soát và kiến nghị giữ nguyên với tổng số 217 thủ tục. Cơ quan hành chính các cấp đã thực hiện niêm yết, công khai thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đơn vị mình tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; công khai trên cổng thông tin của các cơ quan, đơn vị. Năm 2015, UBND tỉnh đã quyết định công bố thủ tục hành chính của 9 sở, ngành.

- Về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Tính đến ngày 30/4/2016, đã có 100% các sở, ngành, các cấp thực hiện cơ chế một cửa. Trung bình, mỗi năm tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của các sở, ban, ngành, các huyện, các xã, phường, thị trấn trong tỉnh đã tiếp nhận và giải quyết từ 250.000 - 350.000 lượt hồ sơ hành chính các loại, cơ bản bảo đảm kịp thời, đúng pháp luật, đáp ứng yêu cầu chính đáng của tổ chức và công dân, chất lượng giải quyết công việc có tiến bộ. Ngoài ra các đơn vị của tỉnh còn làm việc ngày thứ bảy để giải quyết hồ sơ hành chính cho tổ chức và công dân.

- Về thực hiện giao dịch điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính cũng được triển khai tốt, cụ thể, trong năm 2015 có 3 đơn vị là Bảo hiểm xã hội, Cục Thuế và Sở Giao thông vận tải tỉnh là những đơn vị tiêu biểu dẫn đầu về triển khai giao dịch điện tử trong việc cải cách thủ tục hành chính.

d. Về cải cách tổ chức bộ máy, thực hiện phân cấp quản lý Hiện nay, toàn tỉnh có 19 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, 13 cơ quan chuyên

môn thuộc UBND huyện. Việc sắp xếp, kiện toàn các đơn vị sự nghiệp bảo đảm theo quy định của pháp luật; các đơn vị được sắp xếp lại theo hướng tinh gọn, hợp lý, hiệu quả, phù hợp hơn. Đồng thời, tỉnh đã tăng cường phân cấp về quản lý ngân sách, quản lý tài sản trong các cơ quan quản lý Nhà nước, đơn vị sự nghiệp trong tỉnh. Phân cấp về lập quy hoạch, kế hoạch, đầu tư, xây dựng, về các hoạt động quản lý Nhà nước trong lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, thông tin và thể thao...

đ. Về đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Trong những năm qua, công tác tuyển dụng công chức, viên chức của tỉnh được thực hiện

nghiêm túc theo quy định của Chính phủ, bảo đảm khách quan, công bằng, đúng pháp luật. Từ năm 2011 đến ngày 31/5/2015 đã thực hiện tuyển dụng 745 công chức, 4.186 viên chức.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng từng bước được đổi mới về nội dung chương trình và phương pháp đào tạo, đã gắn với hoạt động thực tiễn, tăng cường thảo luận, tham quan học tập mô hình. Từ năm 2011 đến tháng 5/2015, đã mở 880 lớp đào tạo, bồi dưỡng về trình độ lý luận chính trị, kiến thức quản lý Nhà nước, ngoại ngữ, tin học... cho 50.451 lượt cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh.

e. Về cải cách tài chính công Đã có 100% (331/331) cơ quan hành chính Nhà nước các cấp thực hiện Nghị định số

43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ; 951/951 đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh, thuộc các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố thực hiện chế độ tự chủ. Việc đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các cơ quan hành chính Nhà nước và đơn vị sự nghiệp đã có những chuyển biến, công tác quản lý tài chính, ngân sách dần đi vào nề nếp. Các đơn vị đã tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý tài chính, tăng cường phân cấp cho các cấp ngân sách và các đơn vị cơ sở. Đồng thời, đã triển khai nhiều biện pháp để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và sử dụng kinh phí

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 07 năm 2017 3

tự chủ đúng mục đích, có hiệu quả, từ đó tiết kiệm được kinh phí tạo nguồn chi trả thu nhập tăng thêm của cán bộ, công chức, viên chức.

g. Hiện đại hóa nền hành chính Nhà nước Các cơ quan, đơn vị đã tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động, có 21/31

đơn vị đưa cổng thông tin điện tử vào hoạt động thường xuyên, đạt 67,74%; 31/31 cơ quan, đơn vị đưa phần mềm quản lý văn bản vào hoạt động, đạt 100%. Trên 90% cơ quan, đơn vị sử dụng mạng nội bộ và trên 90% cán bộ, công chức, viên chức sử dụng hộp thư điện tử để trao đổi công việc. Tất cả dịch vụ công được cung cấp trực tuyến ở mức độ 1 và 2.

Việc áp dụng hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn 9001: 2008 vào hoạt động các cơ quan hành chính Nhà nước được tổ chức thực hiện đồng bộ, tính đến ngày 31/3/2016, toàn tỉnh đã có 43/44 sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, các chi cục đã xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng hoạt động quản lý hành chính, đạt 98%. Đến tháng 4/2016, toàn tỉnh đã có 42 cơ quan, đơn vị đã thực hiện việc Công bố áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện cải cách hành chính ở tỉnh Sơn La vẫn còn có hạn chế, tồn tại:

- Công tác cải cách hành chính của tỉnh đã có chuyển biến, nhưng còn chậm, chưa tạo ra những đột phá lớn. Kết quả xếp hạng chỉ số cải cách hành chính hằng năm của tỉnh vẫn còn thấp so với trung bình của cả nước.

- Nhận thức của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức từ tỉnh đến cơ sở về cải cách hành chính chưa đầy đủ. Công tác tuyên truyền cải cách hành chính hiệu quả chưa cao, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa còn khó khăn.

- Thực hiện phân cấp quản lý Nhà nước giữa các cấp chính quyền địa phương còn hạn chế, chưa được quan tâm đúng mức, chưa kịp thời sửa đổi, bổ sung phân cấp cho phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện thực tế tại địa phương, công tác thanh tra, kiểm tra sau phân cấp chưa được thực hiện thường xuyên.

- Công tác phối hợp trong việc giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến một số lĩnh vực quản lý Nhà nước còn chưa đồng bộ, khoa học.

- Cải cách tài chính công thực hiện mới chỉ đạt được kết quả bước đầu, việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập còn chậm.

2. NHIỆM VỤ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Một là, tiếp tục quán triệt sâu rộng và triển khai nghiêm túc Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh; nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 và các quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh.

Hai là, nâng cao chất lượng và thực hiện tốt chương trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh, các cấp, các ngành, cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước vào điều kiện thực tế tại địa phương.

Ba là, thường xuyên rà soát thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính, đề nghị cấp có thẩm quyền bổ sung, sửa đổi các thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp, niêm yết, công bố công khai thủ tục hành chính tại cơ quan, đơn vị để tổ chức, công dân biết và thực hiện. Tiến tới tăng sự hài lòng của cá nhân đối với dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công; sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính Nhà nước đạt mức trên 80% vào năm 2020.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 07 năm 2017 4

Bốn là, triển khai thi tuyển công chức, thí điểm thi tuyển viên chức; thi nâng ngạch công chức theo nguyên tắc cạnh tranh và ứng dụng công nghệ thông tin trong thi tuyển. Đổi mới công tác tuyển dụng công chức, viên chức cho phù hợp với cơ cấu và vị trí việc làm; thực hiện nghiêm túc Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức. Phấn đấu đến năm 2020, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ và năng lực thi hành công vụ, phục vụ nhân dân và phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước; 100% các cơ quan hành chính Nhà nước có cơ cấu cán bộ, công chức theo vị trí việc làm; tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng, đẩy nhanh tiến độ chuẩn hóa đội ngũ này.

Năm là, triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về tinh giản biên chế; Thông tư số 01/2015/TTLT-BNV-BTC ngày 14/4/2015 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế.

Sáu là, triển khai thực hiện Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001: 2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính Nhà nước.

02. PV. TIN VẮN / PV // Tạp chí Bảo hộ lao động.- Tháng 3/2017.- Tr.55.

Thực hiện quy chế phối hợp giữa hai huyện Sông Mã - Sốp Cộp trong công tác phòng, chống ma túy, ngày 03/3/2017, Ban Thường vụ huyện ủy hai huyện đã tổ chức hội nghị giao ban công tác phòng, chống ma túy năm 2016 và phương hướng nhiệm vụ năm 2017. Trong năm 2016 hai huyện đã phối hợp điều tra bắt giữ 6 vụ 8 đối tượng; tổ chức triệt phá được 470m2 diện tích tái trồng cây thuốc phiện. Duy trì cơ sở điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone. Hội nghị đã dành nhiều thời gian để đại biểu hai huyện thảo luận chia sẻ kinh nghiệm trong công tác phòng, chống ma túy tại mỗi huyện.

03. Ngân Hà. SƠN LA: BÁN CẢ CON GÁI RUỘT LẪN CHÁU SANG TRUNG QUỐC / Ngân Hà // Pháp luật Việt Nam.- Ngày 01/4/2017.- Số 91.- Tr.11.

Công an huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về mua bán người qua biên giới và bắt khẩn cấp đối tượng Mùa Thị Chi (ngụ xã Tân Lập, huyện Mộc Châu) và giải cứu hai nạn nhân.

Theo điều tra, 3 năm trước, Chi từng bị lừa bán sang biên giới. Quá trình ở Trung Quốc, vì hám lợi nên Chi đã đem bán cả con gái và cháu ruột của mình. Sau đó, Chi tiếp tục lừa gạt chị Nu và chị Pàng là người cùng bản, bán cho những người đàn ông Trung Quốc đưa về làm vợ. Ngày 30/3, phát hiện xe khách chở Chi cùng chị Nu và chị Pàng đi Trung Quốc, công an đã bắt giữ đối tượng Mùa Thị Chi và giải cứu hai nạn nhân. Vụ việc đang được tiếp tục điều tra, làm rõ.

04. Anh Hiếu. RƠI VÀO CẠM BẪY BUÔN NGƯỜI VÌ TIN LỜI ĐƯỜNG MẬT / Anh Hiếu // Công an nhân dân.- Ngày 03/4/2017.- Số 4268.- Tr.5.

Từ ngày bị lừa bán làm vợ cho một người đàn ông Trung Quốc và đưa vào sâu trong nội địa, chị Và Thị D, sinh năm 1993, trú tại huyện Thuận Châu, Sơn La luôn nung nấu ý định bỏ trốn. Lấy cớ cần đi chợ mua thêm đồ cho con gái nhỏ nên chị đã tẩu thoát thành công. Hai mẹ con bỏ chạy một đoạn khá xa, nhớ đến người đồng hương Việt Nam mà chị gặp bên Trung Quốc trong một lần đi chợ, chị D vội vã tìm mảnh giấy ghi số điện thoại của anh này, khẩn cầu anh đón hai mẹ con chị về nước. Không ngờ, cuộc điện thoại

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 07 năm 2017 5

đó chính là định mệnh đưa chị trở lại Trung Quốc, bị bán làm vợ cho người bản xứ lần hai.

Sau bao nhiêu năm tháng cơ cực bên đất khách, trải qua hai lần bị các đối tượng buôn người lừa bán làm vợ, tiếp tục trốn thoát thành công, đầu năm 2017, chị Và Thị D đã đến Công an huyện Thuận Châu, Sơn La trình báo, tố cáo các đối tượng buôn người. Qua nghe báo cáo của công an huyện, xác định tính chất nghiêm trọng của vụ án, Ban Giám đốc Công an tỉnh Sơn La đã giao Phòng An ninh Điều tra phối hợp với Công an huyện Thuận Châu xác minh, điều tra, làm rõ vụ việc, xử lý nghiêm các đối tượng mua bán người.

Theo lời trình báo của chị D, năm 2016, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, đang nuôi con nhỏ nên chị có ý định đi làm thêm để trang trải cuộc sống. Thông qua mối quen biết ngoài xã hội, chị gặp Giàng A Chiu, trú tại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. Người đàn ông này đã dùng lời lẽ ngon ngọt, hứa tìm việc làm cho chị ở Trung Quốc với mức lương cao. Thấy chị D ngần ngại chưa quyết định vì còn vướng bận con cái, Giàng A Chiu nói rằng chị mang theo con đi cũng được, sang Trung Quốc anh ta có người quen nên sẽ thu xếp cho mẹ con chị D chỗ ăn, ở ổn định. Tin vào lời Giàng A Chiu, chị D đã mang con đi theo hắn. Chị D nhớ lại, khoảng tháng 5 năm 2016, chị đã cùng con gái là Và Thị Ch, sinh năm 2006 đi đến điểm hẹn ở Sơn La và sau đó bị Chiu lừa bán sang Trung Quốc. Sau khi bị bán sang Trung Quốc được khoảng 10 ngày, chị D cùng con gái đã tìm cách trốn về Việt Nam.

Chạy trốn khỏi nhà chồng, trong lúc hoang mang lo sợ, chị D chợt nhớ đến mảnh giấy ghi số điện thoại của người đồng hương tên là Dìn nên đã gọi điện cho anh này nhờ giúp đỡ. Chị vui mừng khi Dìn bắt máy điện thoại, tận tình chỉ dẫn cho chị đường về và hứa rằng sẽ đến tận khu vực biên giới Mường Khương, Lào Cai đón hai mẹ con chị đưa về Sơn La. Khoảng 15 giờ cùng ngày, hai mẹ con mừng rỡ khi thấy Dìn đi xe máy đến đón. Lấy lý do mẹ con chị D cần được nghỉ ngơi vài ngày cho lại sức rồi mới đi tiếp về quê, Dìn đã ngỏ ý mời mẹ con chị D về nhà mình chơi tại huyện Mường Khương. Nghĩ đường xa, trời tối cũng cần nghỉ ngơi, hai mẹ con chị D đã đồng ý đi theo Dìn. Đi mãi, đi mãi theo con đường mòn, chị D hỏi thì được Dìn giải thích rằng nhà anh ta ở xa, đi một lúc sẽ tới nên chị D cũng không để ý nữa. Khi xuống xe, vào nhà, chị D mới hoảng hốt khi đó là nhà người họ hàng của anh ta ở bên Trung Quốc. Ngay đêm hôm đó, hai mẹ con chị D tiếp tục bị Dìn và người đàn ông lạ mặt quản thúc. Mặc cho chị D van xin, khóc lóc cho chị về nhà nhưng Dìn không động lòng còn đe dọa chị. Hai hôm sau, chị D được một nhóm người đến xem mặt và một lần nữa chị lại bị bọn buôn người lừa bán làm vợ cho một người đàn ông Trung Quốc. Về nhà chồng mới, chị D vẫn luôn nung nấu ý định trốn chạy nhưng phải rất lâu sau chị mới thực hiện được ý định của mình.

Từ lời khai của bị hại cùng với các thông tin thu thập được, tổ công tác Phòng An ninh Điều tra Công an tỉnh Sơn La, Công an huyện Thuận Châu đã phối hợp với Công an huyện Mường Khương xác minh người đàn ông tên là Dìn đã lừa bán chị Và Thị D và cháu Và Thị Ch. Mất nhiều thời gian, công sức xác minh tại nhiều bản xa xôi, giáp biên giới, lực lượng công an đã đưa vào vòng ngắm một người đàn ông có biểu hiện nghi vấn, thường xuyên vắng mặt tại địa phương và có biểu hiện kinh tế bất minh là Sùng Seo Dìn (tên gọi khác là Sùng Seo Bình), sinh năm 1989, trú tại thôn Lồ Sán Chồ, xã Dìn Chin, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Theo thông tin từ một số người dân thì Dìn đã có vợ, con nhưng thường xuyên không ở nhà, mỗi lần về bản, nhà anh ta lại đưa theo 1 vài người phụ nữ lạ mặt nhưng không đưa họ vào nhà chơi. Bản thân Dìn là người không có nghề nghiệp nhưng tiêu xài khá hoang phí và có người bà con sinh sống bên Trung Quốc. Cứ dăm bữa nửa tháng anh ta lại sang Trung Quốc làm ăn, nhưng khi một số người dân bản hỏi sang Trung Quốc làm nghề gì thì Dìn không trả lời. Từ đặc điểm nhân dạng của đối tượng qua lời khai của bị hại và bằng các biện pháp nghiệp vụ, ngày

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 07 năm 2017 6

28/3/2017, lực lượng Công an tỉnh Sơn La đã phối hợp với Công an tỉnh Lào Cai bắt giữ Sùng Seo Dìn về hành vi mua bán người.

Tại cơ quan An ninh Điều tra, bước đầu, đối tượng Sùng Seo Dìn khai nhận, trong một lần đi sang Trung Quốc làm ăn có quen biết với Và Thị D. Qua nói chuyện, Dìn biết D là người ở Sơn La và chính chị D là người chủ động xin Dìn số điện thoại để liên lạc. Do chị D không biết chữ nên Dìn đã ghi số điện thoại của mình vào tờ giấy rồi đưa cho chị này. Đầu tháng 5/2016, khi Dìn đang ở nhà thì nhận được điện thoại của chị D gọi nhờ đi đón ở cửa khẩu huyện Mường Khương vì bị bán sang Trung Quốc, nay trốn về được. Khi đưa hai mẹ con chị D đến địa phận xã Tả Ngài Chồ, huyện Mường Khương, Dìn nảy sinh ý định đưa chị sang Trung Quốc bán nên dừng lại bảo hai mẹ con chị D xuống xe đợi. Sau đó, Dìn đã gọi điện thoại cho Vàng Seo C là chú họ của Dìn đang ở Trung Quốc, nói đã có “hàng”, giá 6.000 nhân dân tệ và hỏi chú C có muốn mua không thì Dìn đưa sang. Sau đó, Dìn đã đưa mẹ con chị D qua đường tiểu ngạch đến nhà chú họ và đợi đến ngày thứ hai thì có một người đàn ông Trung Quốc đi cùng người cháu họ của Dìn ở sát khu vực Hà Khẩu, Trung Quốc đến xem mặt, mua chị D với giá 2.000 nhân dân tệ. Nhận tiền, Dìn đã đưa cho cháu họ 600 nhân dân tệ, số tiền còn lại mang về Việt Nam đổi và tiêu xài cá nhân hết.

Ngày 29/3/2017, cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Sơn La đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Sùng Seo Dìn để điều tra làm rõ hành vi mua bán người. Quá trình mở rộng điều tra vụ án, đến nay, Phòng An ninh Điều tra đã xác định đối tượng Giàng A Chiu hiện đã bị bắt trong một vụ án mua bán người và đang bị giam giữ ở một trại tạm giam.

05. Minh Phong. BẮT ĐỐI TƯỢNG HIẾP DÂM TRẺ EM / Minh Phong // Công an nhân dân.- Ngày 04/4/2017.- Số 4269.- Tr.8.

Ngày 3/4, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đã thi hành lệnh bắt khẩn cấp đối tượng Hà Văn Toản, 22 tuổi, trú tại bản Nà Nọi, xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La để điều tra làm rõ hành vi hiếp dâm trẻ em. Nạn nhân trong vụ việc này là cháu Hoàng Thị Hồng Q, 5 tuổi, trú cùng bản với Hà Văn Toản. Trước đó, khi bé gái này sang nhà Toản chơi cùng với một số cháu bé cùng xóm, Toản đã nảy sinh ý định xâm hại cháu Q nên đã rủ cháu ra đồi sau nhà chị gái (gần nhà của Toản) để hái mận. Sau đó Toản đã xâm hại tình dục cháu Q. Sau khi về nhà, cháu Q đã kể toàn bộ sự việc cho bố đẻ nghe và bố cháu đã làm đơn trình báo với cơ quan công an.

Cũng xem: 06. PV. BẮT ĐỐI TƯỢNG CÓ HÀNH VI HIẾP DÂM TRẺ EM / PV // Nhân dân.- Ngày 04/4/2017.- Tr.7+8.

07. Trung Quân. LẠI MỘT BÉ GÁI BỊ XÂM HẠI / Trung Quân // Xa lộ pháp luật.- Ngày 05/4/2017.- Số 30.- Tr.20.

08. L. Huệ. SƠN LA: VỜ RỦ ĐI HÁI MẬN ĐỂ CƯỠNG BỨC BÉ GÁI / L. Huệ // Pháp luật Việt Nam.- Ngày 05/4/2017.- Số 95.- Tr.10.

09. Thanh Huyền. KHỞI NGHIỆP TỪ SẢN PHẨM CỦA BẢN LÀNG / Thanh Huyền // Dân tộc và phát triển.- Ngày 05/4/2017.- Số 1297.- Tr.8.

“Tại sao người ta có thể kinh doanh những sản phẩm của người Mông mà là người dân tộc Mông lại không làm. Tôi không muốn những giá trị văn hóa ẩm thực của người Mông bị mất đi…”. Chúng tôi muốn bắt đầu câu chuyện khởi nghiệp của một nhóm sinh

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 07 năm 2017 7

viên Mông học tập tại Hà Nội bằng chia sẻ trong sáng, giản dị nhưng chất chứa đầy nhiệt huyết như thế.

SINH RA TỪ LÀNG Gạo, mật ong, khoai sọ, táo mèo, rau xanh, sắn dây, các loại trà, rượu men lá... những mặt

hàng nông sản do chính đồng bào Mông từ nhiều vùng quê làm ra, được bày bán khiêm nhường, giản dị giữa Trung tâm Hội chợ, giữa chốn Hà Thành phồn hoa. Nhưng quầy hàng nhỏ bé ấy lại thể hiện nét riêng, rất đặc biệt. Nét riêng biệt ấy được tạo nên bởi bàn tay, khối óc của các bạn sinh viên Mông trẻ tuổi. Dù chưa có nhãn mác đẹp, chưa được đóng gói bài bản nhưng chính cái chân chất, mộc mạc của sản phẩm qua sự giới thiệu của các em sinh viên Mông trong những bộ trang phục dân tộc sặc sỡ lại có sức cuốn hút đặc biệt.

Vừ Pát Ly, cậu sinh viên năm thứ 4 Trường Đại học Nội vụ Hà Nội được các em sinh viên Mông trong nhóm gọi là “Chủ nhiệm” Câu lạc bộ sinh viên Mông khởi nghiệp. Vừ Pát Ly mở đầu câu chuyện với chúng tôi bằng hoàn cảnh và ý tưởng khởi nghiệp. Ly sinh ra và lớn lên ở bản Huổi Ém, xã Mường Lầm, huyện Sông Mã (Sơn La) trong một gia đình có 6 anh chị em. Vì hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ đều làm nông nghiệp nên trong gia đình Ly, chỉ mình Ly được học đại học, còn anh trai và một người em học hết lớp 9 phải nghỉ học.

Thấm thía cảnh nghèo, Ly đã cố gắng học cái chữ và đỗ đại học. Những năm đầu học tập tại Thủ đô Hà Nội, Ly làm đủ nghề để kiếm tiền trang trải cuộc sống và học tập, từ phụ quán ăn, quán cà phê đến phụ xây dựng...

Sinh sống tại Hà Nội đã vài năm, Ly nhận thấy các sản phẩm nông sản của đồng bào Mông được bán rất nhiều ở Thủ đô nhưng chỉ là nhỏ lẻ. Trong khi đó, những sản phẩm nông sản ở những vùng quê mới chỉ dừng lại ở việc tự cung, tự cấp, bán nhỏ lẻ, chưa có giá trị thương mại, chưa có đầu ra. Hơn nữa, những sản phẩm ấy hoàn toàn là sản phẩm sạch, an toàn, rất cần thiết trong đời sống của người dân Thủ đô. Vì vậy, Vừ Pát Ly đã nảy ra ý tưởng khởi nghiệp bằng chính những mặt hàng nông sản của đồng bào dân tộc mình.

KHỞI NGHIỆP TỪ SẢN PHẨM CỦA BẢN LÀNG

Tháng 9/2016, nhóm sinh viên Mông thành lập Câu lạc bộ sinh viên Mông khởi nghiệp tại Hà Nội với 11 em sinh viên đến từ các bản làng xa xôi của tỉnh Sơn La, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên. Sau đó, các em đã tự lên kế hoạch kinh doanh, thuê một gian hàng chừng 10m2 tại Trung tâm Triển lãm Nông nghiệp với giá 2,5 triệu đồng/tháng để bán hàng. Vừ Pát Ly chia sẻ: “Chúng em cứ chia nhau bán hàng. Bạn nào học sáng thì bán chiều, học chiều thì bán sáng. Những ngày cuối tuần được nghỉ học thì đông bạn bán hơn, khi đó lượng khách cũng đông hơn. Qua mấy tháng đầu bán thử nghiệm, trừ chi phí, mỗi tháng chúng em lãi 4 triệu đồng”.

Luôn tay lựa chọn những sản phẩm nông sản, bà Hoàng Thị Lan (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: Từ ngày các em sinh viên mở quán hàng bán các sản phẩm nông sản của đồng bào, tôi thường xuyên đến đây mua hàng. Tôi rất thích các mặt hàng này. Các em sinh viên Mông sinh ra tại những bản làng khó khăn, nhưng có ý chí, nghị lực khởi nghiệp tại mảnh đất Thủ đô như thế này thật đáng quý, đáng trân trọng.

Giàng A Của là người anh cả trong nhóm vừa tốt nghiệp Đại học Thủy lợi. Hiện nay, Của đang trở về thôn, bản khảo sát đất đai trồng khoai sọ nương, xây dựng chuồng trại chăn nuôi gà đồi... làm nguồn thực phẩm cung cấp cho khách hàng. Trò chuyện với tôi, Của bảo rằng, em học chuyên ngành liên quan đến nước nên giúp ích cho em rất nhiều trong việc đem những kiến thức vào trồng trọt, chăn nuôi. “Em nghĩ khởi nghiệp từ chính nông sản của bản làng mình cũng sẽ rất tốt”.

Hiện, nhóm sinh viên Mông đang xây dựng thương hiệu, chuyên cung cấp thực phẩm sạch. Từ việc khảo sát, đăng ký bảo hộ, đóng gói, để xây dựng thương hiệu, nâng cao tính

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 07 năm 2017 8

chuyên nghiệp, qua đó, đưa những sản phẩm nông sản của đồng bào Mông có chỗ đứng giữa Thủ đô. Đó là cơ hội rất tốt để tìm đầu ra ổn định cho nông sản của đồng bào Mông.

Sinh ra từ làng và khởi nghiệp từ sản phẩm của bản làng, giản dị như thế thôi nhưng rất ý nghĩa và thiết thực. Sự năng động, sức trẻ, nhiệt huyết sẽ là luồng sinh khí đầy hứng khởi cho các em sinh viên Mông trên con đường khởi nghiệp.

10. Thanh Hà. HỘI NGƯỜI CAO TUỔI HUYỆN MƯỜNG LA, TỈNH SƠN LA: HƯỚNG TỚI NHỮNG HOẠT ĐỘNG THIẾT THỰC / Thanh Hà // Người cao tuổi.- Ngày 05/4/2017.- Số 54.- Tr.5.

Ban đại diện Hội Người cao tuổi huyện Mường La được kiện toàn nhiệm kỳ 2016 - 2021 gồm 13 thành viên; có 3 thành viên thường trực chuyên trách. Hội Người cao tuổi cơ sở có 15 xã và 1 thị trấn, với 284 chi hội bản, tiểu khu, thu hút gần 8.400 hội viên tham gia sinh hoạt…

Nhiều năm qua, vượt lên những khó khăn của huyện nghèo (1.358 gia đình người cao tuổi nghèo, 43 hộ người cao tuổi còn ở nhà dột nát); các cấp hội, cán bộ, hội viên từ huyện đến cơ sở đều nỗ lực vươn lên, đạt hiệu quả thiết thực trong các phong trào thi đua; chăm sóc, giúp đỡ người cao tuổi, góp phần xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Hội chú trọng củng cố tổ chức, kiện toàn đội ngũ cán bộ, đổi mới nhận thức và phương pháp lãnh đạo chỉ đạo hoạt động. Bằng nhiều hoạt động cụ thể như thực hiện chế độ chính sách, tổ chức các chương trình sinh hoạt, giao lưu, nhân rộng mô hình câu lạc bộ văn nghệ, thể thao... tạo sức hấp dẫn, thu hút nhiều người tham gia sinh hoạt hội. Tuyên truyền vận động hội viên hiểu, thực hiện tốt Luật Người cao tuổi, Điều lệ Hội, Nghị quyết Trung ương Hội; chăm lo xây dựng các loại quỹ hội. Thực hiện tốt chế độ thông tin hai chiều, nắm bắt kịp thời những vấn đề phát sinh từ cơ sở, tâm tư nguyện vọng và truyền thông trực tiếp đến tận hội viên các nội dung từ hội cấp trên.

Năm qua, toàn huyện kết nạp 259 hội viên mới; chúc thọ, mừng thọ, tặng quà hàng trăm người cao tuổi chu đáo, trang trọng số tiền hàng trăm triệu đồng. Gần 1.600 người cao tuổi được bảo trợ xã hội. Phối hợp mở lớp tập huấn nghiệp vụ cho 56 cán bộ làm công tác hội. Tổ chức 27 cuộc kiểm tra giám sát việc thực hiện chính sách cho người cao tuổi; thu chi các loại quỹ... Tiếp nhận giải quyết 3 đơn thư của hội viên thấu tình đạt lý, không để tồn đọng.

Chương trình “Mắt sáng cho người cao tuổi” giai đoạn 2015 - 2016, các xã ủng hộ 178 triệu đồng, khối cơ quan ủng hộ 110 triệu đồng; toàn huyện chi 169,1 triệu đồng khám, chữa các bệnh về mắt cho hàng nghìn người cao tuổi. Thực hiện “Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam”, Hội tham mưu với UBND huyện thành lập Ban Vận động Quỹ Chăm sóc và Phát huy vai trò người cao tuổi, tập trung tuyên truyền các tổ chức, cá nhân ủng hộ vật chất, kinh phí; tặng quà 20 người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa, người cao tuổi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn số tiền hàng chục triệu đồng.

Vận dụng nhiều biện pháp sáng tạo xây dựng và phát triển các loại quỹ. Một số xã, thôn bản cho chi hội mượn đất rừng, ao cá; giao cho chi hội người cao tuổi quản lý, chăm sóc và bảo vệ rừng; chi hội giao cho hội viên nhận khoán thực hiện có hiệu quả, trích một phần lợi nhuận góp vào quỹ. Năm qua, Quỹ hội thu 25 triệu đồng, do chi hội quản lý, phục vụ sinh hoạt sơ kết, tổng kết, hỗ trợ thi đua, thăm hỏi hội viên ốm đau và phúng viếng hội viên qua đời; chân quỹ ở 139 bản, tiểu khu đạt 1,7 tỷ đồng, cho hội viên vay lãi suất thấp làm kinh tế xóa đói giảm nghèo.

Động viên 626 gia đình người cao tuổi trồng, sử dụng cây thuốc Nam chữa bệnh. Thành lập 44 câu lạc bộ văn nghệ, dưỡng sinh, cầu lông, bóng chuyền hơi, tó má lẹ... thu hút 1.224 hội

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 07 năm 2017 9

viên tham gia sôi nổi, đều đặn. Chọn đội tuyển tham gia Giải thi Dưỡng sinh - Cờ tướng toàn tỉnh đoạt 2 Huy chương Bạc, 1 Huy chương Đồng.

Ông Cao Xuân Tới, Trưởng Ban đại diện Hội Người cao tuổi huyện chia sẻ: Kết quả là vậy, song chúng tôi còn phải nỗ lực hơn nữa. Một số cơ sở, đặc biệt vùng sâu, vùng xa vẫn chưa thực hiện đúng, đủ Luật Người cao tuổi, Điều lệ Hội và các chế độ chính sách của Nhà nước dành cho người cao tuổi. Năng lực cán bộ, công tác phối hợp với các ngành liên quan cũng là vấn đề phải quan tâm.

Năm tới, Hội Người cao tuổi các cấp trong huyện tiếp tục khắc phục hạn chế, đẩy mạnh phong trào, triển khai hiệu quả Nghị quyết Đại hội V Hội Người cao tuổi Việt Nam; tạo điều kiện để hội viên tham gia xây dựng nông thôn mới; xây dựng đời sống văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

11. Trần Thiết. THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 4 (KHÓA XII) Ở CÁC ĐẢNG BỘ HÀ GIANG, SƠN LA / Trần Thiết // Tạp chí Xây dựng Đảng.- Tháng 4/2017.- Tr.16+17+18-66.

Thực hiện kiểm điểm, tự phê bình và phê bình năm 2016 gắn với Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XII) (sau đây gọi tắt là Nghị quyết) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, Đảng bộ tỉnh Hà Giang và Sơn La là 2 đơn vị đã hoàn thành sớm và tiến hành đánh giá, tổng kết về đợt sinh hoạt kiểm điểm, tự phê bình và phê bình lần này. Qua báo cáo tổng kết cho thấy phương pháp và cách thức tổ chức thực hiện của 2 đảng bộ có nhiều đổi mới, sáng tạo và hiệu quả, soi tìm căn nguyên của những yếu kém, khuyết điểm, đề ra biện pháp, thời gian khắc phục.

LÀM TỐT CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

Điểm chung trong thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Hà Giang và Sơn La là sự đồng bộ về kế hoạch, xây dựng hệ thống văn bản thực hiện bảo đảm đúng nguyên tắc, cụ thể hóa các gợi ý kiểm điểm của Bộ Chính trị phù hợp với đặc điểm nhiệm vụ của các cấp ủy đảng. Các văn bản của hai đảng bộ đều có điểm nhấn chung về sự liên kết, hỗ trợ, thống nhất tổ chức và chỉ đạo thực hiện…

Đối với Đảng bộ tỉnh Sơn La, trên cơ sở các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn của Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã xây dựng Kế hoạch số 36-KH/TU ngày 13/12/2016 và tổ chức hội nghị quán triệt. Sau hội nghị, Ban Thường vụ cấp ủy các cấp xây dựng và triển khai kế hoạch cụ thể cho đảng bộ, tổ chức hội nghị quán triệt tới toàn thể cán bộ, đảng viên.

Chỉ trong 1 tháng, đồng thời với việc triển khai quán triệt Nghị quyết, việc xây dựng và ban hành hệ thống các văn bản đồng bộ, thống nhất từ tỉnh đến cơ sở (Hướng dẫn của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về kiểm điểm đối với tập thể cấp ủy, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị; Hướng dẫn đánh giá, phân loại đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, công chức, viên chức; Hướng dẫn đánh giá, phân loại tổ chức đảng và đảng viên hằng năm) đã thể hiện quyết tâm cao, phương pháp làm việc khoa học của lãnh đạo và các cơ quan tham mưu công tác xây dựng Đảng ở Hà Giang và Sơn La.

TRIỂN KHAI QUYẾT LIỆT VÀ HIỆU QUẢ

Các báo cáo kiểm điểm tập thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị có ý kiến tham gia của các đồng chí trong cấp ủy và các tổ chức quần chúng trở nên sinh động và chân thực. Đánh giá cụ thể từng nhiệm vụ và kết quả thực hiện theo quy chế làm việc; các khuyết điểm, hạn chế thể hiện rõ nội dung, mức độ vi phạm, nguyên nhân. Đối với cán bộ, đảng viên, đặc biệt là đội ngũ cấp ủy

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 07 năm 2017 10

viên, cán bộ chủ chốt, việc tiến hành viết kiểm điểm (theo mẫu quy định), tự phê bình và tiếp thu các ý kiến đóng góp trực tiếp tại hội nghị đã có tác dụng rất tốt…

Tính đến hết tháng 2/2017, Đảng bộ tỉnh Sơn La đã hoàn thành các mục tiêu trong Hướng dẫn số 04-HD/TU ngày 9/11/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc kiểm điểm đối với tập thể cấp ủy, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị; đánh giá, phân loại đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, công chức, viên chức; đánh giá, phân loại tổ chức đảng và đảng viên hằng năm gắn với thực hiện Nghị quyết. Kết quả phân loại 991/998 tổ chức cơ sở đảng (7 tổ chức cơ sở đảng chưa phân loại do mới thành lập): 48,6% Tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh; 46,1% Tổ chức cơ sở đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ; 4,8% hoàn thành nhiệm vụ, 0,5% yếu kém.

Đảng bộ đã hoàn thành việc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình đối với tập thể, cá nhân các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đánh giá và phân loại 100% Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh. Tỉnh ủy thành lập 4 tổ công tác do các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy làm tổ trưởng xuống dự, chỉ đạo gợi ý kiểm điểm 4 đơn vị, trong đó có 12 cá nhân là cán bộ lãnh đạo, quản lý phải kiểm điểm giải trình (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Tòa án Nhân dân tỉnh, Sở Y tế, Sở Giao thông - Vận tải). Ban thường vụ các huyện, thành ủy, đảng ủy trực thuộc và cấp ủy cơ sở đã triển khai thực hiện quy trình kiểm điểm theo Hướng dẫn số 04-HD/TU ngày 9/11/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Một số huyện, đơn vị chỉ đạo gợi ý 2 đến 3 cơ sở kiểm điểm tập thể, cá nhân theo Nghị quyết…

SÁNG TẠO TRONG LÃNH ĐẠO, TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Đảng bộ tỉnh Sơn La xây dựng quy trình 2 vòng tiến hành kiểm điểm đối với ban thường vụ cấp ủy, tổ chức đảng và lãnh đạo các cơ quan, đơn vị. Vòng 1, ban thường vụ cấp ủy kiểm điểm tập thể và góp ý cho từng cá nhân, đề xuất phân loại theo phân cấp quản lý cán bộ nhưng chưa biểu quyết phân loại. Vòng 2, sau khi tập hợp hết ý kiến góp ý, kết quả đề xuất phân loại của cơ quan, đơn vị, tổ công tác của cấp ủy tổng hợp, đề xuất, trình ban thường vụ biểu quyết đánh giá, phân loại và có kết luận lưu hồ sơ làm căn cứ thực hiện quy trình công tác cán bộ. Nét mới của quy trình 2 vòng là mở rộng ý kiến đóng góp đối với các thành viên trong ban thường vụ và cấp ủy, đánh giá kết quả công tác theo chức trách và mối quan hệ của ủy viên ban thường vụ, cấp ủy viên một cách kỹ lưỡng và lưu hồ sơ cán bộ.

Gắn kiểm điểm với đổi mới công tác cán bộ ở Sơn La còn được thể hiện trong việc đánh giá sát thực mức độ hoàn thành nhiệm vụ chính trị của cán bộ tại cơ quan, đơn vị. Trong đó, kết quả đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu không được cao hơn mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Đây cũng là cơ sở để Sơn La xây dựng, ban hành quy định về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm của người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu trong thực thi chức trách, nhiệm vụ được giao, qua đó xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong từng công đoạn để có chế tài xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân vi phạm.

Việc triển khai đồng bộ, sáng tạo, có hiệu quả và có chất lượng Nghị quyết ở Hà Giang và Sơn La cho thấy sự hưởng ứng và đồng tình cao của cán bộ, đảng viên trước quyết tâm của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong giải quyết các vấn đề cấp bách về xây dựng và chỉnh đốn Đảng.

Hà Giang và Sơn La là hai tỉnh có vị trí quan trọng về kinh tế, quốc phòng - an ninh của cả nước. Việc triển khai thực hiện Nghị quyết sẽ góp phần củng cố và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, phát huy cao độ vai trò hạt nhân của các tổ chức cơ sở đảng trong lãnh đạo, tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh, ổn định chính trị trên các tuyến biên giới quốc gia.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 07 năm 2017 11

12. Minh Minh. CUỘC CHIẾN KHÔNG DÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI YẾU TIM / Minh Minh // Cảnh sát toàn cầu.- Tháng 4/2017.- Số 187.- Tr.10+11.

Đấu tranh với tội phạm ma túy là mặt trận vô cùng khó khăn nguy hiểm. Từ khi thành lập lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy đến nay đã có 22 cán bộ chiến sỹ thuộc các lực lượng Bộ Công an, Bộ đội Biên phòng và quần chúng nhân dân anh dũng hy sinh. Mỗi lần ra quân là một lần các cán bộ chiến sỹ công an phải đứng trước lằn ranh sinh tử. Có thể nói đây là cuộc chiến không dành cho những người yếu tim.

…TẤN CÔNG NHÓM BUÔN MA TÚY CÓ VŨ TRANG

Từ giữa năm 2014 đến nay, C47 phối hợp với Công an tỉnh Sơn La đã mở chuyên án đấu tranh với các băng ổ nhóm buôn ma túy có vũ trang trên tuyến biên giới Tây Bắc. Đây là một trong số những chuyên án khốc liệt nhất và có thời gian kéo dài kỷ lục. Đã 6 giai đoạn của chuyên án trôi qua, mỗi cuộc chạm trán giữa lực lượng điều tra và các đối tượng là một cuộc đấu súng nảy lửa, gây nhiều thương vong. Và cho đến nay cuộc chiến vẫn còn đang tiếp diễn...

Đầu năm 2014, sau một thời gian dài tổ chức trinh sát, điều tra, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (PC47) Công an tỉnh Sơn La phát hiện trên tuyến biên giới Việt Nam - Lào tại địa bàn huyện Vân Hồ và Mộc Châu (Sơn La) thường xuyên xuất hiện nhiều băng ổ nhóm người Mông mang quốc tịch Lào thâm nhập trái phép vào Việt Nam để buôn bán ma túy.

Điều đáng nói là các băng ổ nhóm này thường có từ 10 - 40 đối tượng được tổ chức khá “chuyên nghiệp”, có phân công cụ thể như đứa gùi hàng, đứa làm hoa tiêu dẫn đường, đứa chặn hậu.... Đặc biệt, tất cả các đối tượng đều mang theo vũ khí nóng như súng AK, CKC, Các-bin, súng K54, K59, lựu đạn... sẵn sàng nổ súng vào lực lượng truy bắt.

PC47 Công an tỉnh Sơn La đã báo cáo về Công an tỉnh, đề xuất tổ phương án đấu tranh trấn áp những băng ổ nhóm nói trên. Dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an và Công an tỉnh Sơn La, tháng 6/2014, chuyên án mang bí số 279LL đấu tranh với các băng ổ nhóm buôn ma túy có vũ trang trên tuyến đã được thành lập.

Để có thể tập trung tối đa lực lượng, sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, Công an tỉnh Sơn La đã đề xuất C47 cử lực lượng phối hợp. Phòng 3 C47 là đơn vị được lãnh đạo Bộ Công an, Tổng cục Cảnh sát giao phối hợp chặt chẽ với Công an tỉnh Sơn La nhằm quyết tâm chặn đứng các ổ nhóm ma túy chuyên đi đêm từ Lào sang Việt Nam.

Đại tá Nguyễn Đức Thính - Trưởng phòng 3 C47, với kinh nghiệm hơn 20 năm làm trinh sát nội tuyến - kể lại với chúng tôi một phần cuộc chiến khốc liệt này. Sau khi chuyên án được mở ra, hàng trăm trinh sát của C47, PC47 Công an tỉnh Sơn La, Công an huyện Vân Hồ, Công an huyện Mộc Châu đã được bố trí thành nhiều tổ công tác, tiến hành thực hiện một loạt các biện pháp nghiệp vụ liên hoàn nhằm thu thập các tài liệu chứng cứ cũng như các mối quan hệ của những đối tượng cộm cán trong băng ổ nhóm.

Đích thân lãnh đạo C47 và Ban Giám đốc Công an tỉnh Sơn La đã có nhiều chuyến đi thực địa tại khu vực rừng già giáp ranh giữa huyện Vân Hồ với huyện Xốp Bâu, tỉnh Hủa Phăn, Lào. Từ đó, kế hoạch bao vây đón lõng các băng ổ nhóm ma túy có vũ trang người Lào đã được vạch ra.

Ban chuyên án đã tổ chức nhiều cuộc họp, tiến hành phân tích các băng ổ nhóm ma túy là người Mông, rất thạo địa hình, lại có sức khỏe cực tốt có thể leo rừng lội suối nhiều ngày liền mà không mệt mỏi. Ma túy là thứ hàng “siêu lợi nhuận” nên các đối tượng cực kỳ liều lĩnh khi bị tấn công, sẵn sàng nổ súng vào lực lượng truy bắt.

Cũng chính vì thế mà các phương án bao vây, chặn bắt đã được Ban chuyên án nghiên cứu một cách kỹ càng, đồng thời tổ chức tập dượt trên thực địa nhiều lần. Ngoài việc tổ chức thành nhiều tổ đội bí mật tấn công truy bắt các đối tượng thì khu vực “trận địa” cũng được

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 07 năm 2017 12

chuẩn bị rất kỹ. Tất cả các cuộc chiến đều diễn ra vào buổi đêm nên các loại chông, lưới, bẫy thú... đã được gài sẵn để tăng cường khắc chế các đối tượng, hạn chế thương vong cho lực lượng đánh án.

Lực lượng đánh án ngoài C47, PC47 Công an tỉnh Sơn La còn có Phòng Cảnh sát bảo vệ và Cơ động (PC65) Công an tỉnh Sơn La, lực lượng công an, dân quân tự vệ huyện Vân Hồ, Mộc Châu... Đặc biệt là có cả sự tham gia của lực lượng chó nghiệp vụ thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động. Tất cả đều đã được huấn luyện kỹ lưỡng, phân công phân nhiệm cụ thể chuẩn bị cho trận đánh mở màn.

Khoảng 0 giờ 30 phút ngày 19/7/2014, Đại tá Thính đang nấp sau một tảng đá căng mắt nhìn về phía trận địa trên khu vực bản Thung Cuông, xã Vân Hồ thì tiếng bộ đàm từ các trinh sát tiền phương báo về: “Chim sắp về tổ, khoảng cách là 200m…”.

Cũng như những người lính khác, Đại tá Thính nhỏm dậy, tay nắm chặt, khẩu K59 chờ lệnh của chỉ huy trận đánh. Khi nhóm đối tượng gồm hơn 30 tên đã lọt vào vòng vây, lập tức 2 chiếc đèn cao áp được treo trên vách núi mở hết công suất rọi thẳng vào đội hình của chúng. Pháo sáng được bắn lên sáng rực cả trời đêm; đồng thời tiếng loa dõng dạc cất lên, bằng hai thứ tiếng Việt và tiếng Mông kêu gọi các đối tượng hạ súng đầu hàng.

Biết đã lọt vào ổ phục kích, các đối tượng lập tức vứt ba lô, quay đầu bỏ chạy về phía biên giới. Chúng cũng vãi đạn ra khắp nơi nhằm ngăn cản sự truy kích của ta. Sau loạt đạn chỉ thiên cảnh cáo, các đối tượng vẫn ngoan cố chống cự, có đối tượng lia cả băng đạn AK phía đội hình của ta. Tình thế cực kỳ nguy hiểm buộc chỉ huy trận đánh phải phát lệnh tấn công.

Những tiếng súng nổ ran vang động cả núi rừng. Và trong làn đạn ấy, Thiếu úy Lường Phát Chiêm, cán bộ Phòng PC65 Công an tỉnh Sơn La bị trúng một viên đạn vào đầu. Mặc dù được các bác sỹ cấp cứu tại chỗ, song vì vết thương quá hiểm, đồng chí Chiêm đã không qua khỏi. Đồng chí Nguyễn Thái Hà, cán bộ Phòng PC47 Công an tỉnh Sơn La bị thương may mắn được cấp cứu kịp thời.

Sau hơn 30 phút, trận đánh đã kết thúc. Một cơn mưa rừng xối xả trút xuống bản Thung Cuông. Nhóm đối tượng bỏ chạy tứ tán khắp nơi, 5 đối tượng đã bị bắt cùng hàng trăm bánh heroin, súng đạn.

Trước đó khoảng một tháng, trận đánh mở màn cho chuyên án đã diễn ra tại khu vực xã Chiềng Xuân (Mộc Châu, Sơn La). Nhiều ngày trước đó, Ban chuyên án đã tổ chức cho cán bộ chiến sỹ tiến hành tập bắn tại trường bắn của Công an tỉnh Sơn La. Họ được quán triệt nếu phải bắn thì phải đảm bảo tránh gây tử vong cho đối tượng; đồng thời, nhiều trinh sát được hóa trang thành công nhân nhà máy chè, nhà máy bò sữa ngày ngày vào trong Chiềng Xuân cắt cỏ, tránh gây nghi ngờ cho đám “chim lợn” của đối phương.

Trinh sát ta báo về, đường dây vận chuyển heroin từ Lào về Việt Nam, qua đường tiểu ngạch khu vực bản Nà Sàn, xã Chiềng Xuân đã lên đường. 20 giờ ngày 18/6/2014, Ban chuyên án lệnh 4 tổ công tác xuất phát. Trời tối đen như mực, các anh phải vừa nắm tay nhau vừa di chuyển. Đi một bước lại phải dừng lại để xóa dấu vết, tránh sự phát hiện của các đối tượng.

Khoảng 4 giờ sáng 19/6, nhóm đối tượng đã lọt vào ổ phục kích của ta. Vì khu vực này gần biên giới, nên các đối tượng đã nhanh chân trốn thoát, bỏ lại 48 bánh heroin cùng nhiều súng đạn. Hai ngày sau, 2 đối tượng bị thương đang lẩn trốn tại nhà người dân đã bị bắt giữ.

Trung tá Vũ Văn Dưỡng, Đội trưởng Đội 1 Phòng 3 C47 cũng là một “nhân chứng sống” trong các trận đánh nảy lửa tại Vân Hồ, nhớ lại: Giai đoạn 3 của chuyên án, lực lượng chống ma túy tiếp tục tổ chức trận địa mai phục tại khu vực bản Nà Sàn, Chiềng Xuân vào tháng 9/2014. Cuộc đấu súng đêm 25/9 đã khiến hơn 20 đối tượng bỏ chạy. Ta thu được 4 ba lô đựng 60 bánh heroin, gần 16.000 viên ma túy tổng hợp, 4 khẩu súng quân dụng và 54 viên đạn. Đối tượng

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 07 năm 2017 13

Giàng Si (sinh năm 1993, trú tại Pa Háng, Cụm Pa Háng - Huổi Hiềng, Xốp Bâu, Hủa Phăn) đã bị bắt giữ tại chỗ.

Tháng 3/2015, một trận phục kích nữa được tổ chức tại bản Nà Tén (Chiềng Sơn, Mộc Châu, Sơn La). Đêm 8/3, ta phát hiện một tốp người Mông có vũ trang khoảng 8 đối tượng đeo balô căng xâm nhập vào nội địa. Lần này, các đối tượng còn mang theo cả chó săn sục sạo dò đường. Khi phát hiện thấy lực lượng truy bắt, các đối tượng đã chủ động nổ súng vào đội hình của ta. Tình thế nguy cấp, lực lượng truy bắt đã buộc phải nổ súng tiêu diệt một đối tượng; các đối tượng khác bỏ chạy. Ban chuyên án thu được 40 bánh heroin, 1 súng AK cùng 26 viên đạn, 1 súng K59 cùng 21 viên đạn.

Đêm 3/5/2015, tại bản Khò Hồng (Chiềng Xuân, Vân Hồ) ta phát hiện 28 đối tượng đang đi vào nội địa. Cuộc đấu súng không thể tránh khỏi lại tái diễn. Lực lượng truy bắt đã tiêu diệt tại chỗ một đối tượng, thu 4 súng quân dụng cùng 90 viên đạn. Đặc biệt thu 13 ba lô với 160 bánh heroin.

Sơ kết 5 giai đoạn của Chuyên án 279LL, lực lượng truy bắt đã 5 lần đấu súng với các nhóm người Mông có vũ trang buôn bán ma túy, thu tổng cộng hơn 400 bánh heroin, hàng chục ngàn viên ma túy tổng hợp, nhiều súng quân dụng như AK, CKC, súng ngắn K54, K59... Ban chuyên án đã bắt 11 đối tượng (trong đó có 4 đối tượng bị thương nặng đã tử vong). Những con số trên đủ nói lên sự khốc liệt của cuộc chiến…

13. Đức Tuấn. CHUYỂN HƯỚNG Ở VÙNG LÒNG HỒ / Đức Tuấn // Nhân dân.- Ngày 08/4/2017.- Tr.3.

Hơn mười năm qua là giai đoạn nhiều khó khăn, thử thách, thể hiện quyết tâm lớn của Đảng bộ huyện Quỳnh Nhai trong thực hiện di chuyển hàng nghìn hộ dân ra khỏi vùng ngập để xây dựng Thủy điện Sơn La. Sau thời kỳ sắp xếp ổn định dân cư, nay là lúc tính toán cho bước đi mới, phấn đấu sớm đưa Quỳnh Nhai ra khỏi diện đặc biệt khó khăn.

Đồng chí Bí thư huyện ủy Quỳnh Nhai Bùi Minh Tân chia sẻ với chúng tôi về địa phương của mình bằng câu nói ví von giàu hình ảnh: Quỳnh Nhai vừa hoàn thành di chuyển ra khỏi vùng ngập lòng hồ Thủy điện Sơn La thì nay tiếp tục “di chuyển” ra khỏi diện nghèo đặc biệt khó khăn. Đồng chí giải thích: Chịu nhiều thiệt thòi và phải vượt qua thử thách, nhưng đổi lại Quỳnh Nhai đang đứng trước những thời cơ, vận hội mới. Đại hội Đảng bộ huyện Quỳnh Nhai lần thứ 20 (nhiệm kỳ 2015 - 2020) được coi là dịp tổng kết kinh nghiệm giai đoạn I công tác di chuyển dân ra khỏi vùng ngập. Đến nay bước vào giai đoạn II: Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân, Quỳnh Nhai đang phấn đấu trở thành huyện phát triển khá trong tỉnh và khu vực.

Nhớ lại cách đây hơn 10 năm, thời kỳ di chuyển dân ra khỏi vùng ngập, với khối lượng công việc cao như núi, khó trăm bề. Huyện Quỳnh Nhai lúc đó đã phải tuyên truyền, vận động di chuyển 8.500 hộ dân, bằng hai phần ba số hộ dân của tỉnh Sơn La phải di chuyển ra khỏi vùng ngập. Trong đó, hơn 3.700 hộ chuyển đến các huyện trong tỉnh, số còn lại sắp xếp, tái định cư, xen ghép trong huyện. Thực hiện di chuyển toàn bộ khu vực hành chính cũ của huyện để xây dựng mới tại Phiêng Lanh. Huyện Quỳnh Nhai có 99 bản trong số 133 bản, 9 trong số 11 xã liên quan trực tiếp nằm trong vùng ngập phải tổ chức di chuyển đến nơi ở mới. Cho nên thời điểm đó, Đảng bộ huyện Quỳnh Nhai đã có chặng đường hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành lại như phải xây dựng mới từ đầu, bắt đầu từ con số không.

Tám năm qua từ khi tích nước lòng hồ, đã hình thành khu vực lòng hồ Thủy điện Sơn La rộng lớn với 10.540ha mặt nước, chiếm hơn 10% diện tích tự nhiên toàn huyện. Cùng với hệ thống giao thông thuận lợi nối Quốc lộ 6 và Quốc lộ 279, Quỳnh Nhai có được vị trí gần như

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 07 năm 2017 14

trung tâm của khu vực Tây Bắc. Nếu phát triển lên phía Bắc có đường tới tỉnh Điện Biên, Lai Châu, sang phía Đông tới tỉnh Yên Bái, Lào Cai, mở rộng về phía thành phố Sơn La, đến các huyện trong tỉnh giao thông khá thuận lợi. Xây dựng huyện Quỳnh Nhai mới thì những yếu tố mới đã xuất hiện, trong đó phải kể đến thế mạnh phát triển kinh tế vùng lòng hồ với nhiều tiềm năng lợi thế.

Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Quỳnh Nhai giai đoạn 2015 - 2020 đã có bước điều chỉnh rõ nét, định hướng rõ mục tiêu, con đường theo hướng khai thác điều kiện tự nhiên, tiềm năng lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể, huyện đã xác định: Tám xã vùng dọc sông Đà gắn với lòng hồ thủy điện sẽ khai thác mặt nước, nuôi trồng đánh bắt thủy sản, gắn với chăn nuôi, trồng cây cao su và phát triển du lịch lòng hồ. Đối với hai xã vùng cao Mường Giôn và Chiềng Khay tập trung vào chăn nuôi đại gia súc, trồng cây ăn quả ôn đới, trồng cây và bảo vệ rừng.

Chúng tôi đến thăm xã vùng cao Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai. Gặp Bí thư Đảng ủy xã Lò Minh Phiệng, một cựu chiến binh từng được kết nạp Đảng trong chiến đấu, năng động và luôn có tư duy đổi mới. Trong câu chuyện làm ăn, không chỉ là lãnh đạo có uy tín, giúp dân xóa đói, giảm nghèo mà gia đình anh là một mô hình kinh tế tiêu biểu cho hướng phát triển chăn nuôi gắn với trồng rừng. Hiện nay, gia đình anh có trang trại trâu, bò gần 300 con, trồng và chăm sóc 650ha rừng, tổng giá trị kinh tế hộ của anh lên đến hàng chục tỷ đồng. Chính từ mô hình này mà Ban Thường vụ Huyện ủy Quỳnh Nhai đã họp bàn thí điểm thành lập Hợp tác xã Mường Giôn chuyên trồng, khai thác nguồn lợi kinh tế rừng. Với 24 thành viên sáng lập góp vốn bằng đất, ba năm qua, Hợp tác xã Mường Giôn đã trồng được 870ha rừng thông mã vỹ, keo, có trị giá hàng trăm tỷ đồng. Trong đó, nhiều hộ bà con di dân từ Mường Chiên, Pắc Ma đến đây lập nghiệp đã trở thành xã viên, người lao động tham gia quy trình này, cuộc sống của họ đã và đang được cải thiện.

Trong báo cáo sơ kết một năm thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đã nhấn mạnh: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo khai thác tiềm năng lòng hồ Thủy điện Sơn La đang mang lại những kết quả tích cực. Nếu tính từ chân đập Thủy điện Sơn La lên đến Thủy điện Lai Châu dài 175km, thì vùng lòng hồ trên địa bàn huyện Quỳnh Nhai có chiều dài khoảng 72km, nơi rộng nhất gần 10km, có tiềm năng lớn về nuôi trồng đánh bắt thủy sản và phát triển du lịch lòng hồ. Năm 2014, toàn huyện mới có 120 lồng cá, năm 2016 đã phát triển được 1.935 lồng cá, thành lập được 37 hợp tác xã nuôi cá, tăng 19 hợp tác xã so với năm 2015. Riêng từ đầu năm 2017 đến nay đã thành lập mới được chín hợp tác xã. Nếu như sản lượng từ nuôi trồng, đánh bắt thủy sản trên vùng hồ năm 2014 mới đạt 890 tấn thì năm 2016 đã đạt 1.250 tấn. Để khuyến khích người dân phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, tại Quyết định số 126-QĐ/UBND ngày 24/2/2017, UBND huyện Quỳnh Nhai đã quyết định thành lập tổ công tác tư vấn kỹ thuật, hỗ trợ, chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh, tiêu thụ sản phẩm thủy sản. Theo đó, thực hiện chính sách hỗ trợ tiền làm lồng 5 triệu đồng/lồng cá. Tạo điều kiện cho các hộ dân liên kết thành lập các hợp tác xã thủy sản, tiến tới thành lập Liên hiệp các hợp tác xã thủy sản, thực hiện các bước đăng ký chỉ dẫn địa lý, xây dựng thương hiệu “cá sông Đà”. Phấn đấu đến năm 2020 toàn huyện đạt sản lượng thủy sản gấp hai lần so với hiện nay và chiếm 9,8% tỷ trọng trong sản xuất nông nghiệp. Từ chỗ chỉ biết đánh bắt thuần túy, số lượng ít, thì nay người dân trên vùng lòng hồ Thủy điện Sơn La đã bắt đầu nuôi cá thương phẩm, làm giàu từ nghề cá.

Một vùng đất cách đây không lâu còn khó khăn bộn bề trong sắp xếp dân cư, di dân lòng hồ Thủy điện Sơn La thì nay đã có bước phát triển khởi sắc. Chỉ vài nét chấm phá đã cho thấy Quỳnh Nhai đang chuyển mình đúng hướng. Đây thật sự là tín hiệu vui đánh dấu bước trưởng thành của huyện hướng tới kỷ niệm 65 năm thành lập Đảng bộ huyện Quỳnh Nhai vào tháng 10/2017.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 07 năm 2017 15

14. Tòng Thị Hính. SƠN LA: XEM XÉT THÔNG QUA 28 NGHỊ QUYẾT TẠI KỲ HỌP THỨ 4 / Tòng Thị Hính // Đại biểu nhân dân.- Ngày 09/4/2017.- Số 99.- Tr.2.

Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh vừa tổ chức Hội nghị liên tịch thống nhất nội dung chương trình Kỳ họp thứ 4, Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa XIV. Tại kỳ họp, bên cạnh xem xét các báo cáo như thường lệ, dự kiến Hội đồng nhân dân tỉnh sẽ tiến hành bàn thảo, thông qua 28 dự thảo nghị quyết quan trọng tập trung vào một số nội dung như: Đề án xã hội hóa trong lĩnh vực y tế; cơ chế giao đất nhà ở thương mại trong đền bù GPMB thực hiện các dự án trên địa bàn; cơ chế khuyến khích nhà đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt; chính sách khuyến khích bác sỹ, dược sỹ đại học về công tác tại tỉnh giai đoạn 2015 - 2020; chính sách hỗ trợ hợp tác xã, doanh nghiệp tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn tại các siêu thị, chợ đầu mối...

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Hoàng Văn Chất đề nghị UBND tỉnh, cơ quan soạn thảo chuẩn bị tốt các nội dung trình kỳ họp, bảo đảm thời gian yêu cầu; báo cáo công tác của UBND tỉnh 6 tháng đầu năm, chú ý đánh giá đầy đủ các chỉ số về năng lực cạnh tranh, cải cách hành chính và hiệu quả quản trị hành chính công của tỉnh; Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Cục Thi hành án dân sự tỉnh đề xuất mốc thời gian chốt số liệu báo cáo, bảo đảm thống nhất giữa các cơ quan tư pháp. Dự kiến, kỳ họp sẽ diễn ra trong 2 ngày, từ 4 - 5/7.

15. Nguyễn Đăng Anh. NIỀM VUI TRÊN NHỮNG CON ĐƯỜNG “Ý ĐẢNG, LÒNG DÂN” / Nguyễn Đăng Anh // An ninh biên giới.- Ngày 09/4/2017.- Số 15.- Tr.10.

Hơn 5 năm qua, tỉnh miền núi Sơn La đã tập trung huy động các nguồn lực để đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là đường giao thông nông thôn nhằm phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Từ sự đồng thuận cao của khối đại đoàn kết toàn dân, nhiều con đường “ý Đảng, lòng dân” đã được hình thành, đưa vào sử dụng, tạo nên diện mạo mới của vùng đất nơi cuối trời Tây Bắc.

THAY ĐỔI DIỆN MẠO BẢN LÀNG

Con đường bê tông uốn lượn qua 6 bản thuộc xã Chiềng Ban (huyện Mai Sơn), có đoạn đi ngang khu dân cư, có đoạn xuyên qua cánh đồng lúa nước, đẹp như một dải lụa mềm. Anh Tòng Văn Liền, nhà ở bản Nong Nưa cho chúng tôi biết, trước đây, vào mùa mưa, con đường này rất lầy lội, trẻ em đi học phải xắn quần, xách dép lội bùn. Còn bây giờ, xe máy thoải mái “ôm cua” vòng qua ruộng lúa, đến từng ngôi nhà ở khắp 6 bản trong xã một cách dễ dàng. “Dù chưa cán đích nông thôn mới, nhưng bộ mặt nông thôn Chiềng Ban đã được “thay áo mới”. Ở khắp các nơi, từ bản Ót, Mai Tiên, Nong Nưa cho đến bản Tong Chinh, đâu cũng có những con đường liên bản, nội bản được thảm bê tông láng mịn, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại dễ dàng, mà còn tạo ra diện mạo mới cho làng bản vùng cao” - Anh Liền tự hào nói.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, để làm được trục đường nông thôn mới dài gần 3,5km này, đã có hàng trăm hộ dân “mở lòng” hiến trên 10.000m2 đất. Và cùng với số vốn đầu tư của Nhà nước, hàng nghìn ngày công lao động và trên 2 tỷ đồng “vốn đối ứng” được đồng bào các dân tộc thiểu số ở 6 bản chung tay đóng góp. “Kể từ khi phong trào xây dựng nông thôn mới được phát động, việc hiến đất mở rộng đường giao thông nông thôn được đông đảo nhân dân ở Chiềng Ban tích cực hưởng ứng. Bên cạnh những công trình, dự án được đầu tư đồng bộ, những con đường giao thông đã khiến diện mạo bản làng khởi sắc hẳn lên…” - Bà Hoàng Thị Xuyên (bản Mai Tiên) chia sẻ với chúng tôi một cách đầy hứng khởi. Bà Xuyên cho biết, do dân trí ngày càng được nâng cao, hầu hết người dân Chiềng Ban đều nhận thức rằng, giao thông phát triển, bản làng ngày càng khang trang không những góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 07 năm 2017 16

của địa phương, mà còn mang lại lợi ích thiết thực cho mỗi gia đình. Còn nói theo cách của Bí thư Đảng ủy xã Chiềng Ban Phạm Văn Khánh thì dù là xã nghèo, còn nhiều khó khăn, song nhờ phát huy được nội lực cộng đồng, làm tốt công tác tuyên truyền nên thời gian qua, phong trào xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là trong xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn ở Chiềng Ban đã đạt được “kỳ tích” mới. Kết quả đáng mừng này đã tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào các dân tộc trong xã vận chuyển nông sản, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của địa phương.

“CÁN BỘ ĐI TRƯỚC, LÀNG NƯỚC THEO SAU”

Tuyến đường giao thông trải thảm bê tông kiên cố rộng 3m xuyên dọc bản Nang Phai (xã Mường Bú, huyện Mường La) dài hơn nửa cây số được đồng bào địa phương gọi là “đường nông thôn mới”, vì có phong trào xây dựng nông thôn mới, dân bản mới góp công sức làm nên. Khi hoàn thành đưa vào sử dụng, người dân Nang Phai mới hiểu rằng, con đường rộng, đẹp không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại dễ dàng, thúc đẩy phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, mà còn làm cho bộ mặt bản làng tươi mới hẳn lên. Thế nhưng, nhiều người trong bản vẫn còn nhớ rõ, thời gian trước khi “công trình thế kỷ” của bản được thi công, có khá nhiều chuyện lình xình xung quanh “lý luận” của những hộ ở hai bên đường. Họ thắc mắc rằng, đường cả bản cùng đi mà chỉ những nhà “mặt tiền” phải cắt đất và yêu cầu xã, huyện phải bồi thường bằng tiền mặt. Trước vướng mắc này, để có được sự đồng thuận của người dân, Chi bộ bản Nang Phai đã vào cuộc tuyên truyền, vận động đồng bào làm cho mọi người hiểu được ý nghĩa của việc làm đường nông thôn mới. Tại các cuộc họp, dân bản trực tiếp được tham gia đóng góp ý kiến, bàn bạc, trao đổi và đi đến thống nhất cách làm. Khi đã “thông cái bụng”, nhiều hộ dân tự giác hiến đất, cây cối, hoa màu, đóng góp tiền và ngày công để làm đường nội bản khang trang, sạch đẹp.

Câu chuyện làm đường nội bản ở bản Nang Phai (xã Mường Bú, huyện Mường La) cũng như sự xuất hiện của con đường liên bản xuyên dọc xã Chiềng Ban (huyện Mai Sơn) chỉ là hai trong hàng trăm ví dụ tiêu biểu phản ánh những dấu ấn của chương trình xây dựng nông thôn mới nói chung, việc làm đường giao thông nông thôn miền núi nói riêng ở Sơn La. Tầm vóc ý nghĩa của nó không chỉ thể hiện ở những con số thống kê, mà còn ở sức mạnh của sự đồng thuận, tinh thần đoàn kết của đồng bào các dân tộc trong tỉnh. Theo báo cáo của UBND tỉnh Sơn La, cho đến nay, đã có 2.000 tuyến đường liên xã, liên bản, nội bản được bê tông hóa với tổng chiều dài khoảng 700km. Đáng chú ý là trong số tổng kinh phí gần 730 tỷ đồng chi cho việc làm đường giao thông nông thôn, có tới 430 tỷ đồng do nhân dân tự nguyện đóng góp, đặc biệt, có hàng chục nghìn mét vuông đất do người dân hiến tặng để phục vụ giải phóng mặt bằng.

Có được kết quả ấn tượng trên là do các địa phương đã làm tốt công tác vận động, tuyên truyền theo phương thức “cán bộ đi trước, làng nước theo sau”, theo đó, bên cạnh việc thành lập Ban vận động, chính quyền địa phương chọn những hộ là cán bộ, đảng viên vận động để họ tự nguyện hiến đất trước, qua đó làm gương cổ vũ phong trào. Chẳng hạn như ở bản Nặm Giắt (xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu), do có sự gương mẫu của các gia đình cán bộ, đảng viên trong bản mà hàng chục hộ dân khác có phần đất hai bên đường đã tự nguyện hiến tặng phục vụ việc làm đường nội bản. “Nếu trước đây, đồng bào mình còn tâm lý trông chờ vào sự đầu tư của Nhà nước, thì từ khi chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai với chủ trương “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, có rất nhiều hộ dân trong bản tự nguyện hiến đất thổ cư, đất ruộng để làm những con đường bê tông sạch đẹp. Đồng bào mình vẫn thường gọi đó là những con đường ý Đảng, lòng dân vì chúng không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại dễ dàng, mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững…” - Anh Đèo Văn

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 07 năm 2017 17

Thưởng, một đảng viên gương mẫu ở bản Nang Phai, người đã hiến một nửa trong tổng số 700m2 đất của gia đình để phục vụ “sự nghiệp làm đường nông thôn mới” tâm sự với chúng tôi.

16. Hải Luận. BỮA CƠM TÌNH NGƯỜI NƠI BIÊN GIỚI / Hải Luận // An ninh biên giới.- Ngày 09/4/2017.- Số 15.- Tr.11.

Bản Buốc Pát nằm ở độ cao gần 1.500m so với mặt nước biển. Bản chỉ có 14 nóc nhà và cả 100% số hộ ở đây đều người nghiện hoặc đi tù về tội vận chuyển, buôn bán ma túy. Để góp phần xoa dịu nỗi đau từ “cơn lốc trắng”, những người lính biên phòng và giáo viên cắm bản đã nhường cơm, sẻ áo và kỳ công dạy chữ cho các em, hy vọng tạo ra một thế hệ mới không dính dáng đến ma túy ở nơi biên cương xa xôi.

Mới mờ sáng, tôi thấy Binh nhất Lò Văn Quyết, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Lóng Sập, Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La, mang cơm nóng và trứng chiên để ở vọng gác cổng đồn, liền hỏi:

- Mới sáng sớm em để cơm ở đây làm gì? - Khoảng 7 giờ sẽ có cô giáo đến mang cơm vào điểm trường nằm trên đỉnh núi cho học

sinh ăn. - Ngày nào cũng để cơm ở đây à? - Từ lâu lắm rồi! Các em ăn theo tiêu chuẩn của bộ đội. Chi tiết, hình ảnh quá “đắt giá” buộc tôi phải bỏ hết kế hoạch đã vạch ra hôm qua, để theo

chân giáo viên đến tìm hiểu cuộc sống của học sinh nơi đây. TIẾNG “MẸ” VANG GIỮA NÚI RỪNG

Không chậm trễ, tôi lập tức nhờ Đại úy Trá A Của, Đội trưởng Đội Vận động quần chúng chở xe bám theo cô giáo đưa cơm. Đi qua 4km đường đất vắt qua dãy núi cao chót vót, xe cứ đi bên mé bờ vực sâu hút, vậy mà xe của cô giáo Nguyễn Thị Hương Giang chạy rất nhanh, trước tôi qua hai quả đồi. Lên được đỉnh núi có độ cao gần 1.500m so với mặt nước biển, xung quanh không có cây cối che chắn, tôi hỏi anh Của:

- Trường học ở đâu anh? - Anh đang đứng ở trường đây rồi. - Sao không thấy em học sinh nào cả? Anh Của im lặng. Tôi chạy ra phía sau tìm cô giáo Giang, hỏi: - Học sinh ở đâu cô giáo? - Anh đợi chút nữa, em phải đi đến từng nhà kêu và dẫn các cháu ra trường học. Cô Giang đi ra đầu mỏm núi kêu: - Các con ơi, mẹ đến rồi, ra lớp học đi. Không thấy cháu nhỏ nào ló mặt ra. Cô giáo chạy đến 3 ngôi nhà ở bên triền núi kêu,

cũng không thấy. Cô chạy ngược sang triền núi khác tìm các cháu. Lòng vòng mất một thời gian khá lâu, cô Giang mới “mời” được 5 cháu đến lớp học. Đến lớp, mặt cháu nào cũng lấm lem, nước mũi chảy thành dòng. Cô Giang nhẹ nhàng rửa mặt và chải tóc từng cháu một. Vừa chải tóc cho cháu Song Thị Cu, 4 tuổi, cô giáo nói trong sự đau đớn: “Bố của cháu bị đi tù về tội buôn bán, vận chuyển ma túy, mẹ cháu bị nghiện ma túy nặng. Cả ngày cháu ra đây ở với cô giáo”.

Lớp học mẫu giáo chỉ có 6 cháu, mà đã 5 cháu có bố đi tù và mẹ nghiện ma túy. Hằng ngày, cô giáo Giang phải đi rất xa xách nước về nấu cho các cháu uống, trời lạnh còn pha nước ấm rửa mặt. “Nhà nước chỉ đầu tư xây dựng phòng học, bàn ghế. Còn đồ chơi, dụng cụ học tập cho các cháu, bọn em phải bỏ tiền ra mua. Mọi màu sắc, đồ vật gọi theo tiếng phổ thông các cháu không thể biết được. Ví dụ, dạy các cháu cái rổ, quả xoài…, thì đưa cái rổ, quả xoài lên, các cháu mới nhìn và nói theo. Một bài hát ngắn, cô giáo phải dạy đi dạy lại liên tục 1 tháng, các cháu mới thuộc. Rồi ngày nào cũng ôn luyện lại liên tục” - Cô Giang vắn tắt chuyện dạy

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 07 năm 2017 18

cho các cháu. Có những cháu lười đi học, khi thấy cô thì trốn xuống gầm giường, nếu đi một mình thì chui vào bụi rậm. Theo cô Giang, mình phải lấy tấm lòng của người mẹ đẻ để ôm ấp, che chở, vỗ về, đút cơm ăn, mua thêm kẹo bánh động viên các cháu, nếu không chẳng có cháu nào đến lớp học.

Bản Buốc Pát, xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, nằm ngay ở đường biên giới, đối diện phía bên kia biên giới là “thung lũng ma túy” nóng nhất hiện nay. Hằng ngày có rất nhiều đối tượng nghiện từ vùng khác đi qua bản Buốc Pát để sang “thung lũng” sử dụng ma túy. Điểm trường học Buốc Pát hay có những đối tượng nghiện “ghé thăm” kiếm chác lúc sơ hở. Cô Giang kể: “Mới tuần trước có một kẻ nghiện vào đây đòi cướp xe, tôi cầm cây dao la lên: Tao gọi điện báo các anh biên phòng trên chốt xuống bắt mày. Thế là nó sợ bỏ chạy. Chúng tôi luôn phải để ý các cháu cao độ, sợ bị bắt cóc bán sang biên giới. Danh bạ số điện thoại mấy anh Biên phòng cắm trên chốt luôn nằm đầu tiên, mở máy ra là bấm liền”.

CÓ CƠM ĂN, LỚP HỌC ĐÔNG ĐỦ

Thực tế, câu chuyện cán bộ, chiến sỹ đồn biên phòng tự nguyện nấu cơm cho các em học sinh ăn, không hề có sự chỉ đạo từ cấp Bộ Tư lệnh hay Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh. Người “phát minh” ra ý tưởng này là Thiếu tá Đào Mạnh Tưởng, Chính trị viên Đồn Biên phòng Cửa khẩu Lóng Sập. “Cuối năm 2011, tôi đi công tác ở bản Buốc Pát, ghé vào điểm trường chơi, thấy vắng học sinh. Hỏi thầy giáo Thành, nguyên nhân vắng học sinh. Thầy giáo trả lời: “Các em đói không muốn đi học”. Chữ “đói” cứ ám ảnh tôi mãi” - Thiếu tá Đào Mạnh Tưởng chia sẻ. Thế rồi, vào một buổi sáng thứ 7, ngày nghỉ nên anh Tưởng xuống bếp ăn cơm muộn, thấy cơm thừa rất nhiều do nhiều cán bộ, chiến sỹ đã “cải thiện mỳ tôm”. “Hình ảnh học sinh bị đói ở bản ùa về trong tâm trí tôi. Thứ 2, tôi họp đơn vị và đưa ra ý tưởng cán bộ, chiến sỹ bớt khẩu phần ăn của mình, dành cơm đưa lên điểm trường cho các em ăn. 100% cán bộ, chiến sỹ đều nhất trí. Rồi xin ý kiến thầy cô giáo và cùng nhau thực hiện” - Thiếu tá Đào Mạnh Tưởng nhớ lại như in.

Lúc đầu, bộ đội nấu cơm xong cử cán bộ trực tiếp mang lên điểm trường, thầy cô giáo mang bát, muỗng từ nhà mình đi cho học sinh ăn. Về sau, bộ đội cứ để cơm ở vọng gác cổng đồn, thầy cô giáo trên đường đến lớp thì lấy cơm mang vào trường luôn. Quy định bất thành văn, các thầy cô xuất phát từ nhà khoảng 5 giờ 30 phút, chạy mấy chục cây số đến cổng đồn khoảng 7 giờ phải ghé vào lấy cơm. Ai đi trước thì ghé lấy cơm mang lên trước. Đây là “điểm gác” trong trái tim của các thầy cô ở điểm trường bản Buốc Pát. Mỗi khi đi qua cổng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Lóng Sập, ai cũng phải nhìn vào vọng gác, ở đó có nồi cơm nóng nuôi bữa trưa của gần 20 cháu học sinh, cả mầm non và tiểu học. Đây cũng là việc làm thiết thực nhất để có thể “kêu gọi” và “giữ” các em đến trường học tốt nhất. “Bộ đội ăn trứng thì các cháu ăn trứng, bộ đội ăn thịt thì các cháu ăn thịt” - Cô Giang chốt lại chuyện ăn của các cháu.

Bản Buốc Pát, xã Lóng Sập có 14 hộ dân, trong đó, 12 hộ có người đi tù và nghiện ma túy (nhà ông Trưởng bản và Phó bản không có người “dính” vào ma túy). Tại bản này đã có điểm trường, với đầy đủ các lớp mầm non, lớp 2, 3, 4, 5. Cô Đinh Thị Ngân dạy một lúc 2 lớp (lớp 2 và lớp 3), tổng số học sinh 3 em. Thầy Lê Bá Thành cũng dạy một lúc 2 lớp (lớp 4 và lớp 5) tổng số học sinh có khá hơn chút đỉnh, 7 em. Theo quy định, các thầy cô giáo dạy các điểm trường đặc biệt khó khăn chỉ 1 - 2 năm rồi chuyển về trường trung tâm xã hoặc huyện. Thế nhưng, thầy Lê Bá Thành đã “cắm chốt” hơn 10 năm nay tại bản Buốc Pát. “Lúc trước chưa có đường, từ trung tâm xã, tôi phải đi vòng theo đường biên giới mất 4 giờ, nếu như trời mưa thì lên 6 giờ mới vào được bản” - Thầy Thành nhớ lại.

- Thầy đi như vậy, lấy thời gian đâu mà dạy học sinh? - Tôi hỏi. - Phải làm một cái lán nhỏ bên lớp học để ở. Lương thực, thực phẩm phải gùi bên ngoài

vào.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 07 năm 2017 19

- Dân bản không hỗ trợ gì cho thầy à? - Dân cũng đói, lấy gì mà hỗ trợ. Họ kiếm được tí gì thì đốt vào ma túy. Lúc rảnh, tôi

thường đi làm rẫy với họ. - Thầy đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nơi quá khó khăn rồi, sao không xin chuyển về

trung tâm dạy? - Xét về “thành tích” cắm bản đặc biệt khó khăn, tôi đã vượt quá xa chỉ tiêu rồi. Thừa tiêu

chuẩn để về trường trung tâm huyện, chứ không nói trung tâm xã. Mình là nam giới mà bỏ bản đi, các cô giáo lại đến đây chịu khổ, thế coi sao được.

- Chắc có điều gì sâu thẳm trong lòng mới “giữ” thầy ở lại bản lâu như vậy? - Tôi chỉ muốn góp phần để làm cho những em nhỏ ở đường biên này thành lớp người

mới. Chí ít cũng không dính vào ma túy giống như bố mẹ các em. Có thầy Thành ở trường bản, mấy “ông” nghiện ma túy ở nơi khác đến đây cũng có chút

“nể mặt”. Mặt khác, vào mùa mưa, có thầy Thành gắn xích vào bánh xe máy cho các cô giáo. “Đường đất núi có độ dốc cao, cứ chạy theo bờ vực sâu thẳm, trời mưa xuống nó trơn như dầu, phải đi bộ 3 giờ mới đến nơi. Đường hơi ráo, phải bám theo thầy Thành, để có thầy đẩy xe, khiêng xe khi bị ngã, đi qua vũng lầy” - Cô Ngân ngưỡng mộ nói.

17. Minh Phong. BẮT GIỮ 4 ĐỐI TƯỢNG VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP 8.600 VIÊN MA TÚY TỔNG HỢP / Minh Phong // Công an nhân dân.- Ngày 10/4/2017.- Số 4275.- Tr.8.

Vào hồi 6h ngày 9/4, tại Quốc lộ 43 thuộc địa phận xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, Đội Cảnh sát Giao thông - Trật tự - Cơ động Công an huyện Mộc Châu (Sơn La) đã phát hiện và bắt giữ 2 đối tượng vận chuyển số lượng lớn ma túy tổng hợp đi tiêu thụ. Hai đối tượng bị bắt là Tráng Thị Tồng, sinh năm 1990 và Tráng Thị Chía, sinh năm 1988, đều trú quán tại bản Pha Nhên, xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, tang vật thu giữ gồm 5.800 viên ma túy tổng hợp và nhiều tang vật liên quan. Tại cơ quan công an, các đối tượng khai nhận được một người phụ nữ không quen biết thuê vận chuyển số ma túy trên từ bản Pha Nhên, xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu ra thị trấn Mộc Châu với số tiền công 10 triệu đồng. Để tránh sự phát hiện bắt giữ của lực lượng chức năng, các đối tượng đã cho ma túy vào hành lý giống người đi chợ, lợi dụng vào thời điểm sáng sớm của ngày nghỉ, ít người đi lại để vận chuyển ma túy.

Cũng trong ngày 9/4, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La đã bàn giao 2 đối tượng cùng tang vật trong một vụ mua bán vận chuyển ma túy khác cho lực lượng Công an Sơn La để tiếp tục điều tra, làm rõ. Trước đó, tại bản Huổi Khe, xã Mường Cai, huyện Sông Mã (Sơn La), Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La đã phát hiện và bắt quả tang hai đối tượng là Vạ Pạ Giống, 37 tuổi và Sộng Vự Pó, 37 tuổi, cùng trú tại huyện Mường Ét, tỉnh Hủa Phăn (Lào) khi đang mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy. Tang vật thu giữ gồm 2.800 viên ma túy tổng hợp và một số tang vật liên quan khác. Để tránh sự phát hiện bắt giữ của lực lượng chức năng, hai đối tượng đã giấu số ma túy trên trong bầu lọc gió xe máy để mang đi tiêu thụ nhưng trên đường vận chuyển thì bị phát hiện, bắt giữ.

18. PV. SƠN LA: KHAI GIẢNG KHÓA ĐÀO TẠO TIẾNG VIỆT CHO CÁN BỘ CÁC TỈNH BẮC LÀO / PV // Giáo dục và thời đại.- Ngày 11/4/2017.- Số 86.- Tr.2.

Trường Cao đẳng Sơn La vừa khai giảng khóa đào tạo Tiếng Việt cho cán bộ các tỉnh phía Bắc, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào năm 2017. Từ tháng 4 - 12/2017, 117 học viên sẽ được cung cấp những kiến thức cơ bản về Tiếng Việt; các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, thực hiện đầy đủ các nội dung thi tổng hợp khi kết thúc khóa học, đạt kết quả từ trung bình trở lên

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 07 năm 2017 20

được cấp chứng chỉ trình độ B3, theo khung năng lực Tiếng Việt bậc 6 dành cho người nước ngoài.

19. Phan Hữu Minh. TRAI HÀ NỘI GIEO VƯỜN LAN, DÂU TRÊN CAO NGUYÊN MỘC CHÂU / Phan Hữu Minh // Nông thôn ngày nay.- Ngày 13/4/2017.- Số 88.- Tr.16.

Những năm gần đây, lượng du khách đổ về Mộc Châu (Sơn La) ngày một tăng, bởi về với Mộc Châu là về với thiên nhiên, với đất trời. Đón bắt được xu hướng đó, từ năm 2010, Nguyễn Thanh Tuấn - chàng trai gốc Hà Nội đã lập trang trại kiêm khu du lịch sinh thái Hoa cảnh Cao nguyên.

Nguyễn Thanh Tuấn giờ rất lắm “chức”: Chủ trang trại, chủ doanh nghiệp, lão nông, giám đốc… gọi thế nào cũng đúng.

BẢY NĂM CHO MỘT MÔ HÌNH

Quê gốc Hà Nội, nhưng Tuấn sinh ra và lớn lên ở Mộc Châu. Từ nhỏ, anh đã sớm gắn bó với rừng. Anh say mê sưu tập, cấy ghép, tạo dáng và chăm sóc các loài lan rừng từ khi còn là một cậu học sinh cấp 3. Những giò lan quanh nhà ngày một nhiều thêm và Tuấn bắt đầu tìm những loại địa lan, phong lan, lan rừng để nuôi trồng trong vườn nhà.

Mộc Châu những năm đổi mới bắt đầu đẩy mạnh sự giao lưu kinh tế, thương mại, giao lưu văn hóa, phát triển các mô hình kinh tế tư nhân. Anh Tuấn cũng trăn trở tìm cơ hội phát triển sự nghiệp của mình.

Yêu quý vẻ đẹp của các loài hoa lan, sự đam mê nuôi trồng, bảo tồn hoa lan tại nhà từ bấy lâu đã thôi thúc anh chọn con đường khởi nghiệp từ hoa lan. Lúc ấy, suy nghĩ của anh khá đơn giản, cứ làm theo mô hình trồng lan ở Đà Lạt rồi mở rộng, xây dựng khu nông nghiệp cao chuyên sản xuất, nhân giống, nuôi trồng, bảo tồn các loài lan bản địa và nhập ngoại, xây dựng một trang trại hoa lan xinh đẹp, thơ mộng để hấp dẫn khách du lịch rồi phát triển loại hình du lịch homestay.

Đến đầu năm 2010, Nguyễn Thanh Tuấn mới tìm được địa điểm thích hợp, đó chính là khu đất gần 2ha tại Bản Áng (xã Đông Sang, huyện Mộc Châu), cách đường Quốc lộ 6 gần 3km. Để thực hiện ước mơ của mình, anh quyết định rời khỏi nhà vào ở trong trang trại, ngày đêm lao động gắn bó với cây với đất, với núi đồi và vùng trời cao nguyên.

Công ty Cổ phần Hoa cảnh Cao nguyên của anh chính thức được thành lập năm 2010, hiện có 30 - 35 nhân công, tất cả là người dân tộc ở địa phương.

TÌNH YÊU VỚI PHONG LAN, DÂU TÂY

Mục tiêu phát triển của nông dân Nguyễn Thanh Tuấn là đầu tư trang trại hoa lan và dâu tây, không chỉ cung cấp đặc sản vùng mà còn để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ mục đích kinh doanh, phát triển du lịch Mộc Châu. Tuy nhiên, anh Tuấn cũng nói rõ: “Mục đích của tôi là tạo một môi trường du lịch hấp dẫn, bổ ích, vui khỏe cho khách tham quan du lịch Mộc Châu”.

Trên thực tế, sau 3 năm làm việc tích cực để xây dựng trang trại hoa lan - dâu tây, từ năm 2012, công ty bắt đầu triển khai xây dựng các công trình nhà sàn homestay, khu dịch vụ phục vụ khách tham quan du lịch có nhu cầu nghỉ dưỡng, thưởng thức các món ăn dân tộc, thưởng thức không gian văn hóa các dân tộc, không khí trong lành và cảnh đẹp thiên nhiên Mộc Châu. Nhiều du khách đến đây nghỉ dưỡng hay vui chơi ngắm cảnh đều có những nhận xét rất hài lòng về “Thiên đường hoa lan - dâu tây” và homestay. Trang trại hoa lan - dâu tây của công ty trở thành một điểm sáng trong vùng, một điểm đến lý tưởng cho khách du lịch. Nhà sàn homestay của Hoa cảnh Cao nguyên được trang du lịch Mộc Châu xếp hạng là một trong số sáu nhà sàn đẹp nhất Mộc Châu; dâu tây Mộc Châu của trang trại được Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Sơn La cấp giấy chứng nhận thương hiệu dâu sạch đạt tiêu chuẩn; trang trại dâu tây đạt chuẩn vùng trồng dâu sạch VietGAP.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 07 năm 2017 21

Khi được hỏi về những dự định cho tương lai, Tuấn tâm sự: Trang trại có vị trí gần Quốc lộ số 6, nằm trong quy hoạch khu du lịch của huyện và trong vùng du lịch quốc gia nên thích hợp cho việc đầu tư phát triển. Địa hình khu vực khá đẹp và đa dạng nên thích hợp cho việc sản xuất, trồng cây và trồng hoa, dễ kiến tạo cảnh quan đẹp. Những điều kiện khí hậu và đất đai, nguồn nước khá phù hợp với hoa lan và dâu tây. Nguồn nhân công lao động là người địa phương hiền lành, chân thật, yêu lao động, cần cù chịu khó, có tinh thần ham học hỏi, khéo tay hay làm.

Với 2ha đất đồi, đến năm 2017, trang trại của anh Tuấn đã trồng tới 5.000 khóm dâu tây theo công nghệ Nhật Bản, kỹ thuật trồng, chăm bón ngặt nghèo, bù lại mỗi ngày cũng thu được vài chục kg, chưa đủ hàng để bán. Các vườn lan rừng 3.500 chậu, địa lan 1.500 chậu, phong lan 3.500 giò rồi ly, hồng… luôn là tài sản có giá trị của công ty. 2ha đất trở nên chật hẹp, công ty của anh Tuấn thuê thêm 1ha gần đó để mở rộng sản xuất. Anh Tuấn tâm sự: “Nghề trồng lan, dâu tây cũng gian truân, nhưng vui, đòi hỏi quyết tâm và sự bền bỉ, kiên trì”.

Anh Tuấn từng vào Đà Lạt, đi Hòa Bình, Nghệ An, sang Lào, Thái Lan… để tìm nguồn giống các loài lan, tìm gỗ khô hay mua gỗ lũa, tổ quạ, dớn… làm nguyên liệu tạo tác các giò, lẵng… Khi đã có một cơ số lan, anh lại tự tìm tòi cách trồng, cách cấy ghép vào gỗ. Nào giáng hương, long tu, chuỗi ngọc, kiều, đai châu, hoàng thảo, kim điệp vàng, phi điệp, lan hài, bạch tiên nữ, quế lan hương, đen zo, van đa, cat lê a, cẩm báo, vẩy rồng, lan kim tuyến, địa lan rừng, thủy tiên, ý thảo, giả hạc, tóc tiên, hồ điệp, hồng dâu, hạc đỉnh, huyết nhung… Mỗi chậu lan, giò lan, lẵng lan, cây lan ghép vào thân gỗ như một tác phẩm nghệ thuật. Việc nuôi trồng lan bắt đầu được gặt hái thành quả, du khách gần xa đã tìm đến trang trại mua hoa lan và thưởng ngoạn vẻ đẹp của lan. Công ty cũng tìm những phương thức quảng bá cho sản phẩm hoa lan của mình như tiếp thị khách du lịch, tham gia hội chợ hoa, quảng cáo trên trang web “hoacanhcaonguyen” của công ty.

Nguyễn Thanh Tuấn đi Đà Lạt mấy lần để tìm hiểu nguồn giống và học hỏi kinh nghiệm trồng địa lan và dâu tây với ý tưởng trồng dâu tây trên cao nguyên Mộc Châu. Khi một cơ sở khác trong vùng trồng giống dâu tây Nhật Bản thất bại, họ thanh lý một số cây giống, công ty đã mua lại toàn bộ số cây giống để trồng.

Anh hướng dẫn công nhân làm đất, đánh luống trồng ngoài trời, xử lý đất, dùng phân dơi để bón lót, hệ thống tưới nhỏ giọt. Kết quả, công ty của anh Tuấn đã trồng và nhân giống thành công giống dâu tây trên đất Mộc Châu với chất lượng quả ngon, ngọt và hình thức quả đẹp, hấp dẫn. Cây dâu tây thực sự là “cứu cánh” của công ty.

Sản phẩm dâu tây trồng tại công ty cho vụ mùa tươi tốt, quả dâu khi chín đỏ không những to, đẹp, sai quả mà còn có vị chín thơm, ngọt lịm. Bước đầu dâu tây đã đem lại nguồn thu nhập cho công ty và hứa hẹn những vụ mùa bội thu.

Sau 7 năm vừa làm vừa học, vừa xác định hướng đi, bây giờ Công ty Cổ phần Hoa cây cảnh Cao nguyên là địa chỉ cung cấp hoa lan rừng, dâu tây Nhật Bản, sản xuất theo quy trình công nghệ cao cho mọi miền.

20. Đỗ Lê Hóa. NHỌC NHẰN GIEO CHỮ BẢN MÔNG / Đỗ Lê Hóa // Nông thôn ngày nay.- Ngày 13/4/2017.- Số 88.- Tr.1+5.

Mường Lạn là xã biên giới đặc biệt khó khăn, núi non hiểm trở, vùng đất hoang sơ, núi cao, vực sâu, đèo dốc quanh co, nhiều khe suối nhỏ hẹp chia cắt, giao thông đi lại vất vả nhất là vào mùa mưa. Địa phương có trên 50km đường biên giáp Lào, 21 cột mốc, 16 bản. Đặc biệt, bản Huổi Pá giáp biên giới có hơn 100 hộ, 720 nhân khẩu đồng bào Mông di cư từ khắp nơi đến định cư, phát rừng làm nương rẫy, duy trì cuộc sống tự cung, tự cấp ẩn khuất trên những rẻo núi cao đã từ lâu; đời sống chồng chất khó khăn, nghèo nàn, lạc hậu đeo bám, các hủ tục còn tồn tại

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 07 năm 2017 22

trong đời sống nhân dân như bắt vợ, tảo hôn, cúng ma, trừ tà, sinh nhiều con, phụ nữ không được đi học, không điện, đường, trường, trạm...

Theo chân “thầy giáo” Lò Văn Thủy, trí thức trẻ tình nguyện Đội sản xuất và xây dựng cơ sở Chính trị số 1, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 326 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Sơn La) được “mục sở thị” lớp học xóa mù chữ cho chị em phụ nữ dân tộc Mông tại bản Huổi Pá. Vượt trên 50km đường đèo, dốc quanh co nhiều cua gấp từ trung tâm huyện Sốp Cộp trên 2 chiếc xe máy cũ, vượt dốc, leo đèo lên tới độ cao 1.343m so với mực nước biển, chúng tôi có mặt tại điểm trường nơi đội viên trí thức trẻ tình nguyện Đội sản xuất và xây dựng cơ sở Chính trị số 1 mở lớp dạy học xóa mù chữ cho 52 chị em phụ nữ đồng bào Mông.

Chị Mùa Thị Dua, 36 tuổi (học sinh lớn tuổi nhất) chia sẻ: “Ngày xưa gia đình khó khăn, nghèo đói phải đi làm nhiều, lớn một tí bị bắt về làm vợ, chỉ biết sinh con và đi làm nương thôi, không được đi học. Nhờ sự quan tâm của bộ đội Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 326, các thầy giáo trí thức trẻ tình nguyện Đội sản xuất và xây dựng cơ sở Chính trị số 1, mở lớp dạy xóa mù chữ cho chị em, chúng mình mới được đi học, hơn 1 tháng học mình đã viết được tên mọi người trong gia đình. Học chữ khó lắm nhưng biết đọc, biết viết, biết nhiều thứ mình thích lắm, giờ mình đã viết được không còn phải điểm chỉ nữa”.

Chia sẻ với chúng tôi, Đại úy Vũ Ngọc Văn, Đội phó Đội sản xuất và xây dựng cơ sở Chính trị số 1, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 326 tâm sự: Đây là lớp học đặc biệt mang lại niềm vui, phấn khởi với nhiều kỷ niệm thật là thú vị vì hầu hết học sinh đã lớn tuổi, là lao động chính trong gia đình. Có chị đi học phải mang theo cả con nhỏ. Dạy chữ cho người lớn rất khó, để cầm được cây bút đã khó rồi. Trong khi đó chị em còn bận rộn công việc gia đình, không chuyên tâm học tập như các cháu học sinh. Tuy nhiên các chị rất cố gắng, nhiều buổi còn đề nghị được học thêm. Được mang con chữ cho các chị phụ nữ nơi vùng cao biên giới, giúp họ biết đọc, biết viết chúng em rất vui và tự hào vì đã góp một phần công sức nhỏ bé để nâng cao trình độ dân trí cho các chị em đồng bào dân tộc Mông nơi đây.

Danh sách đăng ký học gồm 52 chị em, hầu hết chị em có điều kiện kinh tế rất khó khăn, là lao động chính trong gia đình nên thời gian dành cho học tập không nhiều. Có chị không tự quyết định được việc đi học, phải được sự nhất trí của người chồng. Chính vì vậy, các ban, ngành đoàn thể của bản, xã đến tuyên truyền, vận động giải tỏa tâm lý cho chị em. Khi đã hiểu được học là tốt cho mình, họ lại là nhân tố tích cực tác động lan tỏa trong bản. Học sẽ nâng cao dân trí, biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, xóa đói, giảm nghèo bền vững, đảm bảo quyền bình đẳng giới trên địa bàn vùng cao biên giới Tây Bắc thân yêu.

Thăm lớp học, thấy chị em đã biết đọc, biết viết, biết làm các phép tính cộng, trừ, nhân, chia đơn giản là nhờ sự hướng dẫn tận tình của các thầy giáo trí thức trẻ tình nguyện Đội sản xuất và xây dựng cơ sở Chính trị số 1. Đến tận ngõ, gõ từng nhà, gọi từng người đi học đúng giờ, các thầy giáo trí thức trẻ tình nguyện lúc nào cũng tất bật, vất vả, khó khăn, song ngày đêm vẫn miệt mài để gieo vần con chữ giúp chị em phụ nữ đồng bào dân tộc Mông nơi biên giới đầu nguồn Sông Mã với mong muốn để nâng cao trình độ dân trí, ổn định dân sinh, phát triển kinh tế, củng cố lòng tin của nhân dân, giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội, củng cố thế trận lòng dân, tăng cường quốc phòng an ninh, nâng cao nhận thức cho đồng bào các dân tộc thiểu số.

Hành trình đưa con chữ đến với bản Mông tuy vất vả, gian nan, nhưng chúng tôi tin rằng: Vùng đất nơi biên cương khắc nghiệt gió Lào, mưa rừng, muỗi vắt sẽ từng ngày được thay da, đổi thịt bởi những tấm gương siêng năng ham học, yêu lao động. Chính họ đã gác lại những lo toan, bộn bề công việc của cuộc sống để say mê học tập mà theo họ, “không có gì quý bằng cái

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 07 năm 2017 23

chữ”. Dù là những thầy giáo không chuyên, những cán bộ, chiến sỹ, đội viên trí thức trẻ tình nguyện vẫn nỗ lực hết mình để đưa đến cho các chị những gì tốt đẹp nhất.

21. Chí Tuấn. SƠN LA: TRAO TẶNG 4.000 MŨ BẢO HIỂM CHO PHỤ NỮ DÂN TỘC THÁI / Chí Tuấn // Đại biểu nhân dân.- Ngày 13/4/2017.- Số 103.- Tr.2.

Chiều 12/4, tại tỉnh Sơn La, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia phối hợp với UBND tỉnh Sơn La và Quỹ An toàn đường bộ Anh quốc (SRF) tổ chức Lễ Trao tặng 4.000 mũ bảo hiểm cho phụ nữ đồng bào dân tộc Thái có hoàn cảnh khó khăn.

Đây là hoạt động nằm trong chương trình “Vận động hỗ trợ mũ bảo hiểm dành riêng cho phụ nữ đồng bào dân tộc Thái có hoàn cảnh khó khăn” do Ủy ban An toàn giao thông quốc gia phát động.

Tại buổi lễ, Phó chủ tịch UBND tỉnh Sơn La Bùi Đức Hải cho biết: Phong tục, tập quán truyền thống phụ nữ dân tộc Thái khi lấy chồng có tóc búi trên đỉnh đầu nên khi tham gia giao thông có sử dụng loại mũ bảo hiểm theo cấu tạo thông thường chỉ mang tính hình thức, không bảo đảm an toàn giao thông. Xuất phát từ thực tế đó, việc thiết kế, trao tặng mũ bảo hiểm có phần chóp nhô lên để chứa búi tóc (mũ tằng cẩu) là cần thiết, góp phần nâng cao nhận thức đồng bào dân tộc khi tham gia giao thông.

Phát biểu tại lễ trao tặng, Phó chủ tịch Chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Khuất Việt Hùng nhấn mạnh: Chương trình được xây dựng nhằm mục đích nâng cao nhận thức của người dân, phụ nữ dân tộc Thái trong việc chấp hành quy định đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Trong thời gian tới, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia sẽ tiếp tục kêu gọi sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân góp sức hỗ trợ mũ bảo hiểm dành riêng cho phụ nữ dân tộc Thái, đồng thời phối hợp chặt chẽ với Ban An toàn giao thông các tỉnh thống kê, trao mũ đến tận tay phụ nữ dân tộc Thái.

Cũng tại buổi lễ, đại diện Hội Phụ nữ thành phố, các huyện trong tỉnh Sơn La ký cam kết đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn khi tham gia giao thông; câu lạc bộ mô tô Hà Nội Free Chapter hỗ trợ 13 phần quà, mỗi suất 5 triệu đồng cho 13 gia đình có hoàn cảnh khó khăn, có người thân tử vong vì tai nạn giao thông.

22. Thanh Thương. GẶP LƯƠNG Y TRẺ CÓ “BÀN TAY VÀNG” / Thanh Thương // Người Hà Nội.- Ngày 14/4/2017.- Số 15.- Tr.16.

Nhắc đến lương y Phan Thị Xuyến chắc hẳn nhiều người dân huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La nói riêng và người dân nhiều tỉnh trong cả nước nói chung đều biết đến không chỉ bởi vẻ hiền từ, dễ mến mà còn nể phục tài năng chữa bệnh của chị. Trong nhiều năm qua, địa chỉ khám và chữa bệnh của lương y Xuyến thực sự là địa chỉ tin cậy, là “cứu cánh” cuối cùng đầy hy vọng mà hầu khắp bệnh nhân trên cả nước đều dành một tình cảm trân quý với lương y.

LẤY CHỮ “TÂM” LÀ TIÊU CHÍ

Nghe danh lương y Phan Thị Xuyến đã lâu về tay nghề cũng như tấm lòng y đức nhưng nay chúng tôi mới có dịp tìm về thăm Phòng chẩn trị Y học cổ truyền Tứ Xuyên Đường tại tiểu khu 40, thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La của chị. Lương y Xuyến sinh năm 1979, là đời thứ 3 kế thừa và phát huy bài thuốc gia truyền của cha ông trong chữa trị các bệnh đa khoa: Bệnh xương khớp, thoái hóa cột sống đau thần kinh tọa... Bên cạnh việc kế thừa bài thuốc gia truyền của cha ông, lương y Xuyến luôn luôn say mê tìm tòi, học tập và trau dồi kiến thức để hiểu biết rõ phương pháp trị bệnh bằng phương pháp Đông y. Bởi vậy, sau nhiều năm tháng miệt mài học tập, lương y Phan Thị Xuyến đã tốt nghiệp xuất sắc với bằng Y sỹ Y học cổ truyền Trường Trung cấp Y dược Tuệ Tĩnh. Vận dụng những kiến thức từ sách vở,

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 07 năm 2017 24

thực tế và cả những kinh nghiệm đúc rút trong quá trình làm nghề, lương y Xuyến đã chữa trị khỏi hoàn toàn bệnh cho rất nhiều bệnh nhân, trong đó có cả những trường hợp gặp bệnh hiểm nghèo.

Với tâm niệm người thầy thuốc phải lấy chữ Tâm đặt lên hàng đầu nên khi chữa bệnh cho người nghèo lương y chỉ lấy tiền thuốc không lấy tiền công. Đối với bệnh nhân điều trị bệnh sau 1 - 2 liệu trình không đạt hiệu quả lương y sẽ khuyên bệnh nhân sử dụng phương pháp chữa khác mà không cố kéo dài thời gian gây hao tổn tinh thần, tiền của. Đã có rất nhiều bệnh nhân đi chữa bệnh tứ phương không khỏi hoặc dùng nhiều thuốc tây không biến chuyển đến với lương y được tận tình giúp đỡ. Vốn bản chất hiền lành thật thà nên lương y Xuyến được hàng xóm xung quanh cũng như người bệnh khắp xa gần quý mến, nhất là bệnh nhân gặp lương y đều thiện cảm và tin tưởng vào tay nghề chữa bệnh của lương y. Ngoài chữa bệnh bằng bài thuốc quý của mình lương y Xuyến còn dùng biện pháp chữa bệnh không cần thuốc như tác động cột sống, châm cứu xoa bóp bấm huyệt cho hiệu quả trị bệnh rất cao.

Lương y Phan Thị Xuyến chia sẻ với chúng tôi về rất nhiều trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh hiểm nghèo được điều trị khỏi hẳn và có kết quả cao. Chị Chiến Yến với số điện thoại - 0949668229 ở khí tượng Mộc Châu Sơn La bị chứng bệnh mất ngủ 5 - 10 thậm chí 20 đêm không ngủ dẫn đến suy nghĩ lung tung. Sau khi được lương y Xuyến thăm khám và điều trị chị Chiến Yến đã tìm lại được giấc ngủ an lành trở lại. Trường hợp của anh Cư với số điện thoại - 01669328282 ở Bến xe Sơn La bị chứng bệnh trĩ uống thuốc tây không khỏi nhờ lương y Xuyến cứu chữa sau một thời gian bệnh khỏi hẳn không cần phẫu thuật. Hay như tình trạng bố đẻ của chị Hợi với số điện thoại - 01669169336 bị chứng bệnh bí tiểu tiện từ 10 - 15 ngày, thậm chí là 25 ngày ông cụ không đi tiểu tiện được sinh ra đau bực tức khó chịu khi qua quá trình thăm khám và sử dụng đúng liệu trình thuốc do lương y Xuyến kê bệnh tình của cụ khỏi hẳn,...

TRĂN TRỞ VỚI VƯỜN DƯỢC LIỆU SẠCH HÀNG NGÀN HECTA

Ngoài khám chữa bệnh ngoại trú bằng y học cổ truyền, lương y Xuyến còn trồng dược liệu để đảm bảo số lượng, chất lượng thuốc sạch cho phòng chẩn trị của mình và thị trường. Ban đầu, lương y Xuyến thu và mua cây dược liệu về trồng với diện tích nhỏ. Theo dòng chảy của thời gian, lương y đã sở hữu trong tay hơn 1ha đất rừng trồng các cây dược liệu quý như: Đan sâm, đương quy, cà gai leo, đỗ trọng, bakic, kim ngân, sài đất, xạ đen, y dĩ, hoài sơn, kim tiền thảo, nhân trần, cây đau xương, cỏ ngọt, sâm nam, tam thất, nghệ nhân, nghệ vãng, củ gai, thìa canh, kỷ tử, bạch chi, ngưu tất, rau sắng, bò khai, ngải cứu tía, địa liền, ích mẫu, giảo cổ lam,... Lương y Phan Thị Xuyến cho biết, chị không trồng dược liệu với mục đích kinh doanh mà mong muốn người bệnh có thể dùng được những vị thuốc tươi, chất lượng và không có chất bảo quản nguy hại tới sức khỏe.

Hiện nay, lương y Xuyến đang bào chế với số lượng lớn thuốc sống thành thuốc chín (thuốc phiến), cân thuốc thang cho người bệnh, bán lẻ thuốc phiến từ chính nguồn dược liệu do lương y trồng. Bởi vậy, ngoài Chứng chỉ hành nghề khám bệnh và chữa bệnh, Chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh Phòng chẩn trị Y học cổ truyền thì lương y Xuyến còn được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc.

Trong câu chuyện với chúng tôi, lương y Xuyến có một điều trăn trở là mong muốn chính quyền địa phương có thể tạo điều kiện để lương y tiếp tục phát triển rộng hơn diện tích đất trồng cây dược liệu để phục vụ công tác cung cấp nguồn dược liệu sạch tới nhân dân cả nước. Có thể nói, qua buổi trò chuyện với lương y Xuyến, chúng tôi luôn thấy lương y Phan Thị Xuyến không chỉ có tay nghề y thuật tốt mà còn là vị lương y đức độ luôn hết lòng vì bệnh nhân với tấm lòng nhân ái bao la và niềm khát khao được tái sinh cho hàng triệu bệnh nhân.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 07 năm 2017 25