trƯỜng ĐẠi hỌc an giang khoa kinh tẾ - quẢn trỊ kinh...

53
TRƯỜNG ĐẠI HC AN GIANG KHOA KINH T- QUN TRKINH DOANH VĂN THÙY NHƯ NGC HÂN ĐÁNH GIÁ RI RO TÍN DNG TRONG CHO VAY XÂY DNG NHÀ TI MHB CHI NHÁNH AN GIANG Chuyên ngành: TÀI CHÍNH DOANH NGHIP KHÓA LUN TT NGHIP ĐẠI HC LONG XUYÊN, tháng 5 năm 2008

Upload: others

Post on 25-Oct-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANHdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Kinh tế - Quản trị kinh doanh

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

VĂN THÙY NHƯ NGỌC HÂN

ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY XÂY DỰNG NHÀ TẠI MHB

CHI NHÁNH AN GIANG

Chuyên ngành: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

LONG XUYÊN, tháng 5 năm 2008

Page 2: TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANHdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Kinh tế - Quản trị kinh doanh

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY XÂY DỰNG NHÀ TẠI MHB

CHI NHÁNH AN GIANG

Chuyên ngành: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Sinh viên thực hiện: VĂN THÙY NHƯ NGỌC HÂN Lớp: DH6TC2 MSSV: DTC052285 GVHD: Ths. TRẦN THỊ THANH PHƯƠNG

LONG XUYÊN, tháng 5 năm 2008

Page 3: TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANHdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Kinh tế - Quản trị kinh doanh

ĐỀ TÀI ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC AN GIANG

Người hướng dẫn: Ths. TRẦN THỊ THANH PHƯƠNG

Người chấm, nhận xét 1:

Người chấm, nhận xét 2:

Khóa luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn

Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, ngày ….. tháng….. năm ……

Page 4: TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANHdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Kinh tế - Quản trị kinh doanh

LỜI CẢM ƠN

Trải qua bốn năm học tập dưới mái trường đại học, em luôn được sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô nhất là các thầy cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh đã tạo cho em một nền tảng kiến thức khá vững chắc trước khi bước vào cuộc sống thực tế. Đặc biệt qua thời gian thực tập ở Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long - Chi nhánh An Giang nhờ sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn và các cán bộ nhân viên ở Ngân hàng nên em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Bằng tất cả tấm lòng em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến:

- Ban giám hiệu, tập thể giáo viên Trường Đại học An Giang, quý thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh đã trang bị kiến thức cho em trong suốt bốn năm học qua.

- Cô Trần Thị Thanh Phương đã tận tình hướng dẫn em khi thực hiện khóa luận này.

- Ban giám đốc Ngân hàng PTN ĐBSCL chi nhánh An Giang và các cô chú ở tất cả các phòng, đặc biệt là các anh chị ở phòng Kinh doanh và Quản lý rủi ro đã hướng dẫn chỉ dạy, cung cấp số liệu, tài liệu cần thiết cho em. Xin chúc Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ nhân viên trong Ngân hàng dồi dào sức khỏe và luôn thành công trong cuộc sống. Chúc Ngân hàng ngày càng phát triển và kinh doanh đạt hiệu quả cao.

Với kiến thức và điều kiện nghiên cứu có hạn nên nội dung phát triển của khóa luận còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự chỉ dạy và góp ý của thầy và cơ quan thực tập để khóa luận tốt nghiệp được hoàn thiện hơn.

Εm xin chân thành cảm ơn!!!

An Giang, ngày….tháng….năm….

Sinh viên thực hiện

VĂN THÙY NHƯ NGỌC HÂN

Page 5: TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANHdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Kinh tế - Quản trị kinh doanh

MỤC LỤC Chương 1: Tổng quan .....................................................................................................1

1.1. Lý do chọn đề tài:.................................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: ............................................................................................ 2 1.3. Phương pháp nghiên cứu: ..................................................................................... 2 1.4. Phạm vi nghiên cứu:.............................................................................................. 2

Chương 2: Cơ sở lý luận .................................................................................................3 2.1. Khái quát về tín dụng: ......................................................................................... 3

2.1.1. Khái niệm:.......................................................................................................3 2.1.2. Bản chất: .........................................................................................................3 2.1.3. Chức năng của tín dụng: .................................................................................3 2.1.4. Vai trò của tín dụng:........................................................................................3

2.2. Khái quát về cho vay: .......................................................................................... 3 2.2.1. Các khái niệm: ................................................................................................3 2.2.2. Phân loại nợ: ...................................................................................................4 2.2.3. Nguyên tắc và điều kiện vay vốn: ...................................................................5

2.3. Rủi ro tín dụng: .................................................................................................... 6 2.3.1. Khái niệm:.......................................................................................................6 2.3.2. Phân loại..........................................................................................................6 2.3.3. Các nguyên nhân dẫn đến RRTD:...................................................................7

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan:........................................................................7 2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan:...........................................................................7

2.3.4. Những thiệt hại do RRTD gây ra: ...................................................................8 - Đối với nền kinh tế: ............................................................................................8 - Đối với ngân hàng: .............................................................................................8

2.4. Chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng:....................................................................... 9 Tỷ lệ nợ quá hạn:...........................................................................................9 Tỷ lệ nợ xấu: .................................................................................................9

2.5. Phương pháp quản lý rủi ro tín dụng: ............................................................... 9 Chương 3: Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long ................................................................................................................................11

3.1. Sơ lược về MHB - Chi nhánh An Giang: ......................................................... 11 3.1.1. Quá trình hình thành MHB: ..........................................................................11 3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển MHB - Chi nhánh An Giang:.................11

3.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban: .............................................................. 12 3.3. Sản phẩm dịch vụ chính tại ngân hàng:........................................................... 15

3.3.1. Cho vay xây dựng, sữa chữa, nâng cấp nhà ở:..............................................15 3.3.2. Cho vay tiêu dùng .........................................................................................16 3.3.3. Hạn mức tín dụng..........................................................................................17 3.3.4. Cho vay mua xe ô tô .....................................................................................17

3.4. Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2006- 2008: ........ 17 3.4. Thuận lợi và khó khăn: ..................................................................................... 19

a. Thuận lợi: ........................................................................................................19 b. Khó khăn: ........................................................................................................20

Chương 4: Thực trạng RRTD trong cho vay xây dựng nhà tại MHB chi nhánh An Giang ..............................................................................................................................21

Page 6: TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANHdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Kinh tế - Quản trị kinh doanh

4.1. Một số đặc điểm chủ yếu của cho vay xây dựng nhà:..................................... 21 4.2. Thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay xây dựng nhà tại MHB Chi nhánh An Giang: ................................................................................................................... 21

4.2.1. Doanh số cho vay xây dựng nhà: ..............................................................22 4.2.2. Doanh số thu nợ cho vay xây dựng nhà: ..................................................23 4.2.3. Tình hình dư nợ trong hạn:........................................................................25 4.2.4. Tình hình nợ quá hạn: ................................................................................26 4.2.5. Tình hình nợ xấu:........................................................................................28 4.2.6. Đánh giá rủi ro tín dụng trong cho vay xây dựng nhà tại MHB: ...........30

4.3. Những nguyên nhân chủ dẫn đến rủi ro tín dụng trong cho vay xây dựng nhà tại MHB chi nhánh An Giang: ......................................................................... 31

4.3.1. Rủi ro tín dụng do nguyên nhân khách quan: ...............................................31 a. Sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật: .........................................................31 b. Hệ thống thông tin quản lý còn bất cập: .........................................................32

4.3.2. Rủi ro tín dụng do nguyên nhân chủ quan: ...................................................32 a. Nguyên nhân từ phía khách hàng:...................................................................32 b. Nguyên nhân từ phía Ngân hàng:....................................................................32

Chương 5: Một số giải pháp hạn chế RRTD ..............................................................34 5.1. Định hướng phát triển của MHB chi nhánh An Giang trong năm 2009: ..... 34 5.2. Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay xây dựng nhà ở:………………… ..................................................................................................... 34

5.2.1. Đối với ngân hàng:........................................................................................34 5.2.2. Đối với việc nhận bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay: ....35 5.2.3. Bán các khoản nợ quá hạn cho công ty mua bán nợ: ....................................35 5.2.4. Ứng dụng các nguyên tắc của Basel về quản lý nợ xấu:...............................36 5.2.5. Ứng dụng phương pháp ước tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ-IRR trong quản lý rủi ro:........................................................39

PHẦN KẾT ....................................................................................................................44

Page 7: TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANHdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Kinh tế - Quản trị kinh doanh

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của MHB ................................................. 18

Bảng 4.1: DSCV xây dựng nhà tại MHB Chi nhánh An Giang ..…………………..22

Bảng 4.2: Doanh số thu nợ cho vay xây dựng nhà tại MHB ..……………………24

Bảng 4.3: Dư nợ trong hạn cho vay xây dựng nhà ở tại MHB An Giang ............... 25

Bảng 4.4: Tình hình NQH trong cho vay xây dựng nhà tại MHB ........................... 27

Bảng 4.5: Tình hình nợ xấu trong cho vay xây dựng nhà tại MHB......................... 29

Bảng 4.6: Chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng ............................................................... 30

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ thể hiện kết quả kinh doanh của ngân hàng ........................... 18

Biểu đồ 4.1: Biểu đồ thể hiện DSCV xây dựng nhà ................................................... 22

Biểu đồ 4.2: Biểu đồ thể hiện DSTN cho vay xây dựng nhà ..................................... 24

Biểu đồ 4.3: Biểu đồ thể hiện tình hình dư nợ trong hạn cho vay xây dựng nhà.... 25

Biểu đồ 4.4: Biểu đồ thể hiện tình hình NQH trong cho vay xây dựng nhà ............ 27

Biểu đồ 4.5: Biểu đồ thể hiện tình hình nợ xấu trong cho vay xây dựng nhà ......... 30

Page 8: TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANHdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Kinh tế - Quản trị kinh doanh

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NH PTN ĐSCL: Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long

MHB: Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long

NHTM: Ngân hàng thương mại

NNHN: Ngân hàng Nhà nước

CBTD: Cán bộ tín dụng

RRTD: Rủi ro tín dụng

DSCV: Doanh số cho vay

DSTN: Doanh số thu nợ

NQH: Nợ quá hạn

UBND: Ủy ban nhân dân

GDP: Tổng sản phẩm quốc dân

Page 9: TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANHdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Kinh tế - Quản trị kinh doanh

Đánh giá rủi ro trong cho vay xây dựng nhà tại GVHD: Ths. Trần Thị Thanh Phương Ngân hàng PTN ĐBSCL-CN An Giang

SVTH: Văn Thùy Như Ngọc Hân Trang 1

Chương 1: TỔNG QUAN

1.1. Lý do chọn đề tài:

Trong năm 2008 vừa qua, nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều biến động lớn diễn ra nhanh chóng và khó dự báo, tình hình lạm phát tăng cao 23,1% (1) vào những tháng đầu năm. Để đối phó, chính phủ đã phải thực hiện hàng loạt các chính sách thắt chặt tiền tệ, thông qua việc thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ra các quyết định (số1317/QĐ-NHNN ngày 10 tháng 6 năm 2008 và quyết định số 1326/QĐ-NHNN ngày 10 tháng 6 năm 2008) để nâng mức lãi suất cơ bản từ 12% lên mức 14% và lãi suất tái cấp vốn từ 13% lên mức 15%.

Vào những tháng cuối năm 2008, nền kinh tế trở nên đình đốn và lâm vào tình trạng suy thoái. Để kích cầu nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước đã 5 lần điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản, giảm lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, chỉ trong khoảng thời gian hơn 2 tháng (từ ngày 1/10/2008 đến ngày 22/12/2008) lãi suất cơ bản giảm từ 14% xuống còn 8,5%, dẫn đến lãi suất liên ngân hàng giảm từ 15,67% xuống 8,48%.

Mặt khác, cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra trên thế giới, được khởi nguồn từ Mỹ bằng cuộc khủng hoảng địa ốc, cho vay dưới chuẩn đã nhanh chóng lan nhanh sang các lĩnh vực tài chính, tiền tệ, kinh tế, lao động, việc làm và các khu vực, các nước khác. Không ngoại lệ, tuy có chậm hơn một số nước nhưng Việt Nam cũng bị tác động rất lớn và khá rộng.

Từ những tác động trên, kinh tế Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Nền kinh tế giảm sút, đồng tiền bị mất giá gây ảnh hưởng không tốt đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp cũng như cá nhân. Hoạt động của các ngân hàng thương mại bị ảnh hưởng đáng kể, xuất phát từ tính chất của sản phẩm dịch vụ các ngân hàng là “nhạy cảm, không cất trữ được, không bền vững và không độc quyền”, do có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, chịu sự tác động của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan như kinh tế, chính trị, xã hội… nên hoạt động kinh doanh ngân hàng luôn gắn với rủi ro. Từ đó gây ra những thiệt hại không nhỏ cho ngân hàng.

Hơn nữa, ngân hàng kinh doanh không những chỉ huy động vốn và cho vay mà còn rất nhiều lĩnh vực khác như thanh toán, bảo lãnh, kinh doanh ngoại hối, chứng khoán, góp vốn liên doanh, dịch vụ thẻ đại lý,… Vì vậy có thể nói rằng rủi ro ngân hàng rất đa dạng.

Tuy nhiên hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng, nhưng đồng thời cũng là hoạt động mang lại rủi ro cao. Đặc biệt rủi ro tín dụng có khả năng xảy ra cao hơn trong năm 2008, do ảnh hưởng không tốt của nền kinh tế, khả năng thanh toán trong dân cư giảm, ngân hàng có khả năng thu hồi nợ chậm, mất vốn.

Trong các lĩnh vực tín dụng của MHB thì cho vay xây dựng nhà là một trong những hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận. Đây là lĩnh vực cho vay tập trung chủ yếu vào trung và dài hạn. Trong năm qua, với mức lãi suất cho vay cao, cùng giá cả vật tư xây dựng tăng cao, thì việc cho vay xây dựng nhà là một hoạt động hết sức rủi ro. Qua quá (1) Vietnam: Selected Economic Indicators, 2005–09 http://www.IMF.org/external/np/sec/pn/2009/pn0936.htm

Page 10: TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANHdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Kinh tế - Quản trị kinh doanh

Đánh giá rủi ro trong cho vay xây dựng nhà tại GVHD: Ths. Trần Thị Thanh Phương Ngân hàng PTN ĐBSCL-CN An Giang

SVTH: Văn Thùy Như Ngọc Hân Trang 2

trình tìm hiểu và thực tập tại ngân hàng tôi quyết định chọn đề tài: “Đánh giá rủi ro trong cho vay xây dựng nhà tại ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long - chi nhánh An Giang” nhằm tìm hiểu những rủi ro mà ngân hàng gặp phải.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu: - Đánh giá sơ lược kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- Tìm hiểu và đánh giá về thực trạng rủi ro trong cho vay xây dựng nhà tại ngân hàng

- Đưa ra những biện pháp nhằm hạn chế rủi ro trong cho vay xây dựng nhà

1.3. Phương pháp nghiên cứu: Vận dụng các kiến thức đã được trang bị trong nhà trường, cùng những kiến thức đã

được tích lũy trong quá trình học tập và nghiên cứu sách báo, em sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

- Thu thập dữ liệu chủ yếu là các dữ liệu thứ cấp:

• Từ các báo cáo, tài liệu của ngân hàng MHB

• Tài liệu trên các phương tiện truyền thông như: Sách, Báo, Internet, ý kiến của các chuyên gia,…

- Sử dụng các phương pháp: thống kê, phân tích, so sánh các số liệu và dữ liệu thu thập được.

1.4. Phạm vi nghiên cứu: Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng rất đa dạng, bao gồm rủi ro lãi suất,

rủi ro tỷ giá, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản,... Trong quá trình hoạt động, Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long - chi nhánh An Giang cũng gặp phải các rủi ro trên. Tuy nhiên, tôi chỉ tập trung nghiên cứu, tìm hiểu những rủi ro trong cho vay xây dựng nhà trong các năm 2006-2008 và những biện pháp hạn chế, phòng ngừa rủi ro trong hoạt động ngân hàng MHB.

Để tiến hành tìm hiểu và tiến hành nghiên cứu đề tài thì điều cần thiết đầu tiên là phải có những kiến thức cơ bản về lĩnh vực ngân hàng và một cơ sở lý thuyết vững chắc cho bài nghiên cứu. Do đó, để làm tiền đề vững chắc cho đề tài, ta đi vào nghiên cứu phần cơ sở lý luận.

Page 11: TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANHdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Kinh tế - Quản trị kinh doanh

Đánh giá rủi ro trong cho vay xây dựng nhà tại GVHD: Ths. Trần Thị Thanh Phương Ngân hàng PTN ĐBSCL-CN An Giang

SVTH: Văn Thùy Như Ngọc Hân Trang 3

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1. Khái quát về tín dụng:

2.1.1. Khái niệm: Tín dụng ngân hàng (sau đây gọi tắt là tín dụng) là quan hệ chuyển nhượng quyền

sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời gian nhất định với một khoản chi phí nhất định.

Tín dụng ngân hàng chứa đựng 3 nội dung sau:

• Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang người sử dụng.

• Sự chuyển nhượng này mang tính tạm thời hay có thời hạn.

• Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí.

Nếu thiếu một trong các nội dung trên thì không còn là quan hệ tín dụng.

2.1.2. Bản chất: Tín dụng thể hiện quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn giữa người sở hữu và

người sử dụng. Bản chất của sự chuyển nhượng này là quan hệ xã hội giữa người đi vay và người cho vay.

2.1.3. Chức năng của tín dụng:(1)

• Tập trung và phân phối lại vốn nhàn rỗi trên nguyên tắc hoàn trả

• Kiểm soát các hoạt động kinh tế bằng tiền

2.1.4. Vai trò của tín dụng:(2)

• Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển

• Tín dụng là công cụ thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước

• Tín dụng là phương tiện thực hiện chính sách xã hội và nâng cao đời sống dân cư

2.2. Khái quát về cho vay:

2.2.1. Các khái niệm: - Cho vay(2): là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách

hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

- Doanh số cho vay: Doanh số cho vay là phần phản ánh tất cả những khoản tiền cho vay phát sinh của ngân hàng đã cho khách hàng vay trong năm.

(1), (2) trang 115, Học viện Tài chính, Chủ biên: GS., TS. Vũ Văn Hóa; PGS., TS. Đinh Xuân Hạng - Giáo trình lý thuyết tiền tệ, NXB Tài chính Hà Nội, 2005 (2) Quyết định số 1627/2001/QĐ-NNHN ngày 31/12/2001 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước về Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng

Page 12: TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANHdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Kinh tế - Quản trị kinh doanh

Đánh giá rủi ro trong cho vay xây dựng nhà tại GVHD: Ths. Trần Thị Thanh Phương Ngân hàng PTN ĐBSCL-CN An Giang

SVTH: Văn Thùy Như Ngọc Hân Trang 4

- Doanh số thu hồi nợ: Doanh số thu nợ phản ánh toàn bộ những khoản nợ mà ngân hàng thu về từ các khoản cho vay trước đây.

- Dư nợ: Dư nợ phản ánh những khoản tiền mà ngân hàng đã cho vay trong một khoản thời gian nhất định nào đó và đây cũng chính là những khoản thu về trong tương lai của ngân hàng khi các khoản cho vay đó đáo hạn.

- Nợ quá hạn: (1) là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn.

- Nợ xấu: (3) là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng được ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng.

2.2.2. Phân loại nợ: Tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ theo quy định:

a) Nợ nhóm 1(Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: - Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi

đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn;

- Trường hợp khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo kỳ hạn đã được cơ cấu lại tối thiểu trong vòng một (01) năm đối với các khoản nợ trung và dài hạn, ba (03) tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn theo thời hạn đã được cơ cấu lại, tổ chức tín dụng có thể phân loại lại khoản nợ đó vào nhóm 1.

b) Nợ nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại;

- Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

c) Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại;

- Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

(1), (3) Điều 2, Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng được ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước

Page 13: TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANHdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Kinh tế - Quản trị kinh doanh

Đánh giá rủi ro trong cho vay xây dựng nhà tại GVHD: Ths. Trần Thị Thanh Phương Ngân hàng PTN ĐBSCL-CN An Giang

SVTH: Văn Thùy Như Ngọc Hân Trang 5

d) Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại;

- Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khả năng tổn thất cao.

e) Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

- Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý.

- Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại;

- Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.

2.2.3. Nguyên tắc và điều kiện vay vốn:(1)

a. Nguyên tắc vay vốn: Ngân hàng cho khách hàng vay đáp ứng các nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh,

dịch vụ, đầu tư phát triển đời sống; các nhu cầu tài chính của khách hàng; các nhu cầu về vốn khác mà pháp luật không cấm. Nhưng phải bảo đảm các nguyên tắc sau:

• Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong HĐTD

• Hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng

b. Điều kiện vay vốn: Chi nhánh Ngân hàng PTN ĐBSCL xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng

có đủ các điều kiện sau:

• Có năng lực pháp luật dân sự, hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

• Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết

• Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp

• Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phục vụ đời sống trong nước khả thi kèm theo phương án trả nợ khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật

• Có vốn tự có tối thiểu là 15% tổng vốn đầu tư của dự án, phương án đề nghị vay vốn và không thấp hơn mức vốn tự có tham gia vào từng dự án.

• Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo đúng quy định.

(1) Quy định chung về cho vay đối với khách hàng, ban hành kèm theo quyết định 43/2005/QĐ-NHN-HĐQT ngày 17/05/2005 của chủ tịch Hội đồng Quản trị NHPTN ĐBSCL

Page 14: TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANHdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Kinh tế - Quản trị kinh doanh

Đánh giá rủi ro trong cho vay xây dựng nhà tại GVHD: Ths. Trần Thị Thanh Phương Ngân hàng PTN ĐBSCL-CN An Giang

2.3. Rủi ro tín dụng:

2.3.1. Khái niệm: Điều 2, Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín

dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng được ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước, "Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng" (sau đây gọi tắt là "rủi ro") là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.

2.3.2. Phân loại Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được phân chia thành các

loại sau :

Rủi ro tín dụng

SVTH: Văn Thùy Như Ngọc Hân Trang 6

Rủi ro giao dịch

Rủi ro danh mục

Rủi ro lựa ch

Rủi ro bảo đảm

Rủi ro n

Rủi ro nội t

Rủi ro tập trunọn ghiệp vụ ại g

- Rủi ro giao dịch : là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch có 03 bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ.

• Rủi ro lựa chọn : là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay.

• Rủi ro bảo đảm : phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể bảo đảm, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo.

• Rủi ro nghiệp vụ : là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề.

- Rủi ro danh mục : là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân chia thành 02 loại : rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.

Page 15: TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANHdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Kinh tế - Quản trị kinh doanh

Đánh giá rủi ro trong cho vay xây dựng nhà tại GVHD: Ths. Trần Thị Thanh Phương Ngân hàng PTN ĐBSCL-CN An Giang

SVTH: Văn Thùy Như Ngọc Hân Trang 7

• Rủi ro nội tại : xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn.

• Rủi ro tập trung : là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.

2.3.3. Các nguyên nhân dẫn đến RRTD:(1) Trong quan hệ tín dụng có hai đối tượng tham gia là ngân hàng cho vay và người đi

vay. Nhưng người đi vay sử dụng tiền vay trong một thời gian, không gian cụ thể, tuân theo sự chi phối của những điều kiện cụ thể nhất định mà ta gọi là môi trường kinh doanh, và đây là đối tượng thứ ba có mặt trong quan hệ tín dụng. Rủi ro tín dụng xuất phát từ môi trường kinh doanh gọi là rủi ro do nguyên nhân khách quan. Rủi ro xuất phát từ người vay và ngân hàng cho vay gọi là rủi ro do nguyên nhân chủ quan.

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan: - Doanh nghiệp vay vốn gặp những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình như:

Thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh, khủng bố, … do vậy việc sử dụng vốn vay và vốn của doanh nghiệp không đạt hiệu quả, mất hoàn toàn về vốn của cả doanh nghiệp và của cả vốn vay ngân hàng thương mại.

- Tình hình kinh tế thế giới có thể ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng tín như : Biến động của giá vàng thế giới, giá dầu mỏ, giá một số ngoại tệ mạnh hoặc giá một số vật tư chủ yếu có xu hướng tăng cao.

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan: - Về phía ngân hàng thương mại, khi quyết định cho vay, thiếu căn cứ khoa học,

không phân tích tình hình khả năng sử dụng vốn và hoàn trả nợ của doanh nghiệp, do vậy đã đưa vốn vào những doanh nghiệp kém hiệu quả sẽ dẫn đến nợ quá hạn, nợ tồn đọng, hoặc cũng có thể do nguyên nhân từ phía đạo đức của người cán bộ tín dụng, cố tình cho vay để vì mục đích lợi riêng cho mình.

- Về phía doanh nghiệp vay vốn: Quản lý sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, sử dụng vốn vay không đúng mục đích, tiền vay về không có tác dụng thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn đến doanh nghiệp vay vốn làm ăn kém hiệu quả, nợ phải trả tăng trong đó có nợ vay ngân hàng.

(1)http://www.tapchiketoan.com/ngan-hang-tai-chinh/ngan-hang-thuong-mai/xu-ly-no-qua-han-hien-nay-o-cac-ngan-hang-thuong-mai-vie.html

Page 16: TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANHdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Kinh tế - Quản trị kinh doanh

Đánh giá rủi ro trong cho vay xây dựng nhà tại GVHD: Ths. Trần Thị Thanh Phương Ngân hàng PTN ĐBSCL-CN An Giang

SVTH: Văn Thùy Như Ngọc Hân Trang 8

2.3.4. Những thiệt hại do RRTD gây ra:(1)

- Đối với nền kinh tế: Hoạt động ngân hàng liên quan đến hoạt động doanh nghiệp, các ngành và các cá

nhân, vì vậy khi một ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng hay bị phá sản thì người gởi tiền ở các ngân hàng khác hoang mang lo sợ và kéo nhau ồ ạt đến rút tiền ở các ngân hàng khác, làm cho toàn bộ hệ thống ngân hàng gặp khó khăn. Ngân hàng phá sản sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản suất kinh doanh của doanh nghiệp, không có tiền trả lương dẫn đến đời sống công nhân gặp khó khăn. Hơn nữa, sự hoảng loạn của các ngân hàng ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế. Nó làm cho nền kinh tế bị suy thoái, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp tăng, xã hội mất ổn định. Ngoài ra, rủi ro tín dụng cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới vì ngày nay nền kinh tế mỗi quốc gia đều phụ thuộc vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Kinh nghiệm cho ta thấy cuộc khủng hoảng tài chính châu Á (1997) và mới đây là cuộc khủng hoảng tài chính Nam Mỹ (2001-2002) đã làm rung chuyển toàn cầu. Mặt khác, mối liên hệ về tiền tệ, đầu tư giữa các nước phát triển rất nhanh nên rủi ro tín dụng tại một nước ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế các nước có liên quan.

- Đối với ngân hàng: Khi gặp rủi ro tín dụng, ngân hàng không thu được vốn tín dụng đã cấp và lãi cho

vay, nhưng ngân hàng phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động khi đến hạn, điều này làm cho ngân hàng mất cân đối trong việc thu chi. Khi không thu được nợ thì vòng quay vốn tín dụng giảm làm ngân hàng kinh doanh không có hiệu quả. Khi gặp phải rủi ro tín dụng ngân hàng thường rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản, làm mất lòng tin người gửi tiền, ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng, bị cấp trên khiển trách. Đối với cấp dưới, do gặp phải rủi ro tín dụng nên không có tiền trả lương cho nhân viên vì thế những người có năng lực sẽ thuyên chuyển công tác, gây khó khăn cho ngân hàng.

Nói tóm lại, rủi ro tín dụng của một ngân hàng xảy ra ở mức độ khác nhau: nhẹ nhất là ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi không thu hồi được lãi cho vay, nặng nhất khi ngân hàng không thu được vốn lãi, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến ngân hàng bị lỗ và mất vốn. Nếu tình trạng này kéo dài không khắc phục được, ngân hàng sẽ bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Chính vì vậy đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng phải hết sức thận trọng và có những biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro trong cho vay.

(1) “Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng”, Tạp chí kế toán cập nhật: 13/06/2006 http://www.tapchiketoan.com/ngan-hang-tai-chinh/ngan-hang-thuong-mai/nang-cao-hieu-qua-quan-tri-rui-ro-tin-dung-36-trong-hoat-dong-kinh-doanh-ngan-4.html

Page 17: TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANHdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Kinh tế - Quản trị kinh doanh

Đánh giá rủi ro trong cho vay xây dựng nhà tại GVHD: Ths. Trần Thị Thanh Phương Ngân hàng PTN ĐBSCL-CN An Giang

2.4. Chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng:

Tỷ lệ nợ quá hạn:

Tỷ lệ nợ quá hạn =

Tổng dư nợ cho vay

Nợ quá hạn x 100%

SVTH: Văn Thùy Như Ngọc Hân Trang 9

Tỷ lệ nợ xấu = Tổng dư nợ cho vay

Nợ xấu x 100%

Thể hiện mối quan hệ giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ, nếu nợ quá hạn chiếm tỷ lệ

càng cao trong tổng dư nợ thì rủi ro tín dụng càng lớn và cho thấy hoạt động của ngân hàng ngày càng kém hiệu quả. Ngược lại, tỷ lệ này càng nhỏ thì rủi ro tín dụng càng thấp.

Tỷ lệ nợ xấu:

Chỉ tiêu này phản ánh nợ xấu của một ngân hàng, tỷ lệ này càng ít càng tốt. Thực tế

rủi ro trong kinh doanh là không tránh khỏi nên ngân hàng thường chấp nhận một tỷ lệ nợ nhất định được coi là giới hạn an toàn, mức giới hạn này ở mỗi nước là khác nhau nhưng riêng ở Việt Nam hiện nay tỷ lệ này thường được chấp nhận ở mức từ 5%, tùy theo từng ngân hàng.

2.5. Phương pháp quản lý rủi ro tín dụng: - Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài

chính, chiết khấu, bao thanh toán và bảo đảm tiền vay; xem xét và quyết định việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản hoặc không có bảo đảm bằng tài sản, cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, tránh các vướng mắc khi xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ vay. Đặc biệt chú trọng thực hiện các giải pháp thu hồi nợ vay. Đặc biệt chú trọng các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng không để nợ xấu gia tăng.

- Phải tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các nguyên tắc, thủ tục cho vay và cấp tín dụng khác, tránh xảy ra sự cố gây thất thoát tài sản, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tăng cường công tác đào tạo cán bộ để đáp ứng yêu cầu kinh doanh ngân hàng trong điều kiện hội nhập quốc tế.

- Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với hoạt động kinh doanh, đối tượng khách hàng, tính chất rủi ro của khoản nợ.

- Thực hiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng, mô hình giám sát rủi ro tín dụng, phương pháp xác định và đo lường rủi ro tín dụng có hiệu quả, trong đó bao gồm cách thức đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng, hợp đồng tín dụng, các tài sản đảm bảo, khả năng thu hồi nợ và quản lý nợ của tổ chức tín dụng.

- Thực hiện các quy định đảm bảo kiểm soát rủi ro và an toàn hoạt động tín dụng.

• Xây dựng và thực hiện đồng bộ một hệ thống quy chế, quy trình nội bộ về quản lý rủi ro, trong đó đặc biệt chú trọng xây dựng chính sách khách hàng vay vốn, sổ tay tín dụng, quy định về đánh giá, xếp hạng khách hàng vay, đánh giá chất lượng tín dụng và xử lý các khoản nợ xấu.

Page 18: TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANHdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Kinh tế - Quản trị kinh doanh

Đánh giá rủi ro trong cho vay xây dựng nhà tại GVHD: Ths. Trần Thị Thanh Phương Ngân hàng PTN ĐBSCL-CN An Giang

SVTH: Văn Thùy Như Ngọc Hân Trang 10

• Mở rộng tín dụng trung và dài hạn ở mức thích hợp, đảm bảo cân đối thời hạn cho vay đối với thời hạn của nguồn vốn huy động.

• Thực hiện đúng quy định về giới hạn cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, chiết khấu, bao thanh toán đối với một khách hàng và các tỷ lệ an toàn hoạt động kinh doanh.

- Đối với các trường hợp chây ỳ nhận nợ và trả nợ vay, cần áp dụng các biện pháp kiên quyết, đúng pháp luật để thu hồi nợ vay, kể cả việc xử lý TSTC, cầm cố và bảo lãnh, khởi kiện lên cơ quan tòa án.

- Thực hiện tốt việc thẩm định khách hàng và khả năng trả nợ.

- Bảo hiểm tiền vay, nghĩa là ngân hàng chuyển toàn bộ rủi ro cho cơ quan bảo hiểm chuyên nghiệp.

- Phải có một chính sách tín dụng hợp lý và duy trì các khoản dự phòng để đối phó với rủi ro.

Tóm lại: Rủi ro tín dụng có thể phát sinh do rất nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Các biện pháp phòng chống rủi ro mà các NHTM có thể thực hiện được nhưng cũng có những biệp pháp nằm ngoài khả năng của ngân hàng. Những rủi ro liên quan đến vấn đề nội tại của bản thân nền kinh tế đang chuyển đổi, đang định hướng mô hình phát triển ở Việt Nam. Rủi ro tín dụng phụ thuộc vào năng lực của cán bộ tín dụng trong việc phát triển và hạn chế rủi ro từ lúc xem xét quyết định cho vay cũng như trong suốt thời gian vay. Năng lực cấp tín dụng phụ thuộc vào chuyên môn của cán bộ tín dụng và các nguồn lực của ngân hàng về nhân sự cũng như về cơ sở vật chất.

Page 19: TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANHdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Kinh tế - Quản trị kinh doanh

Đánh giá rủi ro trong cho vay xây dựng nhà tại GVHD: Ths. Trần Thị Thanh Phương Ngân hàng PTN ĐBSCL-CN An Giang

SVTH: Văn Thùy Như Ngọc Hân Trang 11

Chương 3: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG

PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

3.1. Sơ lược về MHB - Chi nhánh An Giang:

3.1.1. Quá trình hình thành MHB: Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long là Ngân hàng Thương mại Nhà

nước được thành lập theo Quyết định số 796/TTg ngày 18/09/1997 của Thủ tướng Chính phủ và được Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước phê chuẩn điều lệ về tổ chức và hoạt động theo quyết định số 408/QĐ-NHNN ngày 08/12/1997, Ngân hàng PTN ĐBSCL đã được chính thức khai trương và đi vào hoạt động đầu tháng 04/1998 với số vốn điều lệ là 800 tỷ đồng. Hội sở chính đặt tại số 17, Bến Chương Dương, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh.

Với mục tiêu là một Ngân hàng thương mại hoạt động đa năng, vận hành theo cơ chế thị trường, Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long được huy động mọi nguồn vốn và đầu tư chuyên sâu vào lĩnh vực tín dụng trung, dài hạn, đặc biệt là đầu tư xây dựng, phát triển nhà ở và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội. Bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 4/1998 đến nay, Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long đã có trụ sở chính đặt tại thành phố Hồ Chí Minh và một hệ thống mạng lưới bao gồm 01 Sở giao dịch tại Tp.Hồ Chí Minh, 01 văn phòng đại diện tại Hà Nội và gần 100 chi nhánh, phòng giao dịch tại các vùng kinh tế trọng điểm trên khắp cả nước.

Tuy là một ngân hàng non trẻ, Ngân hàng phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long đã và đang thực hiện dự án hiện đại hóa ngân hàng theo hướng tự động hóa, phù hợp với thông lệ quốc tế, có nhiều dịch vụ hiện đại phục vụ khách hàng. Trong những năm tới, Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long sẽ tiếp tục nâng cao hiệu quả trong tất cả các mặt kinh doanh của ngân hàng cũng như nâng cao phong cách phục vụ khách hàng.

3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển MHB - Chi nhánh An Giang:

An Giang là tỉnh thường xuyên sống chung với lũ và lượng nhà tạm bợ không ít. Do đó Ngân Hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long Chi Nhánh An Giang đã được thành lập theo công văn số 390/CV-NHNN ngày 07/05/1998 của thống Đốc NHNN và quyết định số 18/QĐ-HĐQT ngày 27/05/1999 của Hội đồng quản trị NH PTN ĐBSCL với đầy đủ chức năng hoạt động, được ban hành trong quy chế kèm theo Quyết định số 19/QĐ- HĐQT ngày 27/05/1999 của Hội đồng quản trị. Ngày 03/09/1999 NHPTN ĐBSCL - Chi nhánh An Giang đã hoạt động với sự hỗ trợ của MHB Hội sở và chính thức khai trương ngày 17/12/1999 với các nghiệp vụ như: huy động vốn cho vay ngắn - trung - dài hạn đầu tư phát triển kinh tế, đặc biệt là chuyên kinh doanh về đầu tư xây dựng phát triển nhà ở nông thôn vùng ĐBSCL nói chung và tỉnh An Giang nói riêng.

- Tên gọi: Ngân hàng Phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long – chi nhánh An Giang.

- Tên giao dịch: Housing Bank of Mekong Delta An Giang Branch (MHB AG).

Page 20: TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANHdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Kinh tế - Quản trị kinh doanh

Đánh giá rủi ro trong cho vay xây dựng nhà tại GVHD: Ths. Trần Thị Thanh Phương Ngân hàng PTN ĐBSCL-CN An Giang

- Trụ sở chính đặt tại 15 – Tôn Đức Thắng – phường Mỹ Bình – Thành phố Long xuyên – An Giang.

- Điện thoại: 0763 857319 – 857456

- Fax: 857276

3.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban: Sơ đồ tổ chức:

Ban Giám Đốc

P.Kế Toán P.Kinh

Doanh P. Hỗ Trợ

Kinh Doanh P.Quản Lý

Rủi Ro P.Kiểm Tra

Nội Bộ P.Hành Chính

Nhân Sự Ngân Quỹ

SVTH: Văn Thùy Như Ngọc Hân Trang 12

PGD Châu Phú PGD Tân Châu

Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức MHB – Chi Nhánh An Giang

Ban Giám Đốc: Điều hành mọi hoạt động của chi nhánh, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc Ngân

hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long, trước pháp luật về mọi hoạt động của chi nhánh.

Đại diện Tổng Giám Đốc trong việc khởi kiện các tranh chấp, tố tụng về dân sự, hình sự liên quan đến hoạt động của chi nhánh.

Chấp hành đầy đủ báo cáo thống kê định kỳ, báo cáo đột xuất về mọi hoạt động của chi nhánh theo quy định của NHNN và Tổng Giám đốc.

Tổ chức hạch toán kế toán theo đúng pháp lệnh thống kê, phân phối tiền lương, tiền thưởng đối với người lao động theo kết quả kinh doanh và quy chế tài chính của ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.

Page 21: TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANHdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Kinh tế - Quản trị kinh doanh

Đánh giá rủi ro trong cho vay xây dựng nhà tại GVHD: Ths. Trần Thị Thanh Phương Ngân hàng PTN ĐBSCL-CN An Giang

SVTH: Văn Thùy Như Ngọc Hân Trang 13

Phòng hành chính nhân sự Lập chương trình và tổ chức thực hiện quy hoạch cán bộ quản lý nhân sự, quản lý

lao động, chi trả lương cho người lao động, đào tạo nhân viên, thực hiện chính sách cán bộ, thực hiện công tác thi đua khen thưởng.

Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác xây dựng cơ quan, mua sắm trang thiết bị và công cụ lao động.

Thực hiện công tác hành chính quản trị.

Lập báo cáo về công tác cán bộ, lao động tiền lương và các công tác hành chính, quản trị theo quy định.

Phòng kinh doanh Tham mưu cho giám đốc chiến lược kinh doanh thu hút trong toàn chi nhánh An

Giang.

- Quản lý và giám sát các kế hoạch giành cho khách hàng.

- Duy trì và phát triển danh mục khách hàng đem lại lợi nhuận và chất lượng tín dụng tốt.

- Nâng cao chất lượng tín dụng tối thiểu đạt lợi nhuận đề ra

- Đảm bảo xử lý hồ sơ vay và quản lý nợ theo quy định của Ngân Hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long.

- Giám sát thường xuyên việc trả nợ của khách hàng và thu hút các khoản nợ vay có vấn đề và đạt hiệu quả lợi nhuận cao.

- Có biện pháp xử lý kịp thời các món vay có vấn đề nhằm giảm rủi ro.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác như kinh doanh đối ngoại, chiết khấu bộ chứng từ xuất nhập khẩu, huy động vốn….

- Các nghiệp vụ cụ thể như: Tiếp xúc phỏng vấn, hướng dẫn, hỗ trợ khách hàng lập hồ sơ vay vốn, thẩm định và báo cáo thẩm định, đàm phán và lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm…. Theo dõi lập thủ tục giải ngân, kiểm tra sử dụng vốn vay, theo dõi thu hồi nợ, cơ cấu, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, lập thanh lý hợp đồng.

Phòng quản lý rủi ro - Thu thập các thông tin, tài liệu báo cáo thẩm định của bộ phận kinh doanh để đề

xuất cho vay hoặc không cho vay theo quyết định của Ngân Hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long, mức đề xuất cụ thể:

• Các hồ sơ vay, bảo lãnh không đủ tài sản đảm bảo của: Cá nhân > 50.000.000 đ, Tổ chức > 200.000.000 đ.

• Các hồ sơ vay, bảo lãnh có tài sản đảm bảo của: Cá nhân > 200.000.000 đ, tổ chức > 500.000.000 đ.

• Các hồ sơ chiết khấu, tái chiết khấu chứng từ có giá từ trên 5 tỷ đồng .

- Kiểm soát thực hiện đúng cơ cấu danh mục đầu tư đã phê duyệt.

- Quản lý và đảm bảo tuân thủ chính sách tín dụng đã được duyệt trong từng thời kỳ.

Page 22: TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANHdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Kinh tế - Quản trị kinh doanh

Đánh giá rủi ro trong cho vay xây dựng nhà tại GVHD: Ths. Trần Thị Thanh Phương Ngân hàng PTN ĐBSCL-CN An Giang

SVTH: Văn Thùy Như Ngọc Hân Trang 14

- Phân tích và lập báo cáo tổng hợp phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng cho toàn chi nhánh. Đưa ra các thông tin cảnh báo rủi ro tín dụng. Thực hiện và báo cáo kiểm soát tín dụng nội bộ theo Ngân Hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long.

- Theo dõi, hỗ trợ cho bộ phận kinh doanh để đánh giá và đề xuất các danh mục tín dụng không hiệu quả…

- Tham gia giải quyết nợ quá hạn, nợ xấu.

- Tiếp nhận và tái thẩm định hồ sơ vượt mức phán quyết của các phó giám đốc và trình Giám Đốc xem xét giải quyết, tham mưu cảnh báo rủi ro trong toàn chi nhánh An Giang.

Phòng hỗ trợ kinh doanh - Hỗ trợ soạn thảo các mẫu biểu liên quan đến hồ sơ vay vốn khi có yêu cầu. Thực

hiện công chức, đăng ký giao dịch bảo đảm.

- Lưu giữ hồ sơ vay vốn theo quy định.

- Lập các loại báo cáo thống kê theo quy định, thông tinh tín dụng.

- Theo dõi và cung cấp thông tin cho ban lãnh đạo các khoản vay tới hạn, lãi chưa thu, nợ quá hạn, nợ có vấn đề.

- Xử lý các khoản nợ xấu được lãnh đạo phân công, khởi kiện, bán đấu giá, đôn đốc thi hành án.

- Lập hồ sơ xử lý nợ, miễn, giảm lãi trình hội đồng quản trị xử lý rủi ro. Miễn giảm lãi của Ngân Hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long quy định.

Phòng kế toán ngân quỹ - Tổ chức hạch toán các nghiệp vụ phát sinh của chi nhánh.

- Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tại chi nhánh, lập các thủ tục nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân, dịch vụ chi trả tiền.

- Tổ chức thực hiện các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong và ngoài nước.

- Thực hiện công tác điện toán và xử lý thông tin.

- Thực hiện kiểm tra chuyên đề, kiểm toán, ngân quỹ trong phạm vi chi nhánh.

- Chấp hành đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ tài chính đối với Ngân sách Nhà Nước và quy định chế độ tài chính của hệ thống.

- Tổ chức bảo quản hồ sơ thế chấp, cầm cố, bảo lãnh.

- Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ và tài liệu kế toán.

- Chấp hành chế độ quyết toán hàng năm với hội sở.

Phòng Kiểm tra nội bộ - Thực hiện kiểm tra, kiểm soát nội bộ các hoạt động của chi nhánh.

- Theo dõi, phúc tra chi nhánh trong việc sửa chữa những sai phạm, thực hiện kiến nghị của các đoàn thanh tra. Kiểm tra và những kiến nghị của kiểm tra nội bộ tại chi nhánh.

Page 23: TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANHdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Kinh tế - Quản trị kinh doanh

Đánh giá rủi ro trong cho vay xây dựng nhà tại GVHD: Ths. Trần Thị Thanh Phương Ngân hàng PTN ĐBSCL-CN An Giang

SVTH: Văn Thùy Như Ngọc Hân Trang 15

- Báo cáo các kết quả của công tác kiểm tra nội bộ

- Phối hợp với các đoàn thanh tra, kiểm tra của nhà nước, NHNN và của Hội sở Ngân hàng PTN ĐBSCL trong việc kiểm tra tại chi nhánh.

Chi nhánh cấp II: Là các đơn vị giao dịch trực thuộc chi nhánh tỉnh. Khi ký kết hợp đồng vượt mức ủy

quyền thì Giám Đốc chi nhánh cấp II có trách nhiệm thẩm định hồ sơ vay vốn theo đúng quy trình tín dụng sau đó trình và gửi toàn bộ hồ sơ vay vốn cho Giám Đốc chi nhánh tỉnh xem xét, phê duyệt.

3.3. Sản phẩm dịch vụ chính tại ngân hàng:

3.3.1. Cho vay xây dựng, sữa chữa, nâng cấp nhà ở:(1)

a. Điều kiện vay vốn:

• Cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Trường hợp người vay vốn là người Việt Nam là người định cư ở nước ngoài phải thuộc các đối tượng quy định tại Điều 126 của Luật nhà ở và có năng lực hành vi dân sự được xác định theo pháp luật Việt Nam.

• Khách hàng đã cư trú hoặc làm việc ổn định tại tỉnh, thành phố nơi chi nhánh đóng trụ sở. trường hợp là đại điện hộ gia đình thì phải có Giấy ủy quyền các thành viên trong hộ gia đình đồng ý cử đại diện vay vốn ngân hàng.

• Có phương án vay vốn vay xây dựng, sửa chữa, nâng cấp nhà ở, mua nhà ở, chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong hoặc ngoài tỉnh, thành phố nơi chi nhánh đóng trụ sở, phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật và có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ (nợ gốc, lãi, chi phí khác nếu có) trong thời hạn vay.

• Khách hàng phải có vốn tự có tham gia vào dự án/phương án thể hiện bằng trả tiền công lao động, nguyên vật liệu xây dựng, các chi phí đã ứng trước hoặc phải trả cho bên bán

• Khách hàng phải có tài sản đảm bảo nợ vay hoặc được chi nhánh chấp thuận cho vay không có đảm bảo bằng tài sản theo quy định.

b. Đối tượng cho vay:

• Cho vay mua nhà ở, đất ở do các tổ chức, cá nhân chuyển nhượng bao gồm: chuyển nhượng nhà ở/đất ở theo hợp đồng ký kết giữa hai bên công với các chi phí khác như: nộp thuế, sửa chữa, trang trí nội thất, lắp đặt điện nước, phương tiện sinh hoạt nếu có..

• Cho vay xây dựng nhà ở: bao gồm chi phí để thực hiện hoàn chỉnh một căn nhà như phí chuyển nhượng nền nhà, chi phí chuẩn bị xây dựng như thiết kế, lập bản vẽ, dự tính chi phí nhân công thuê ngoài hoặc tự xây dựng; chi phí về nguyên vật liệu, trang trí nội thất, lắp dặt điện nước, phương tiện sinh hoạt,… chi phí hoàn công kể cả chi phí thuế.

• Cho vay sửa chữa, nâng cấp nhà ở: bao gồm chi phí nhân công, vật liệu, trang trí nội thất, lắp dặt điện nước, phương tiện sinh hoạt,…

(1) Quyết định số 395/HĐ-NHN-TD ngày 11/05/2007 về hướng dẫn cho vay mua nhà ở và/hoặc đất ở; xây dựng, sữa chửa, nâng cấp nhà ở

Page 24: TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANHdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Kinh tế - Quản trị kinh doanh

Đánh giá rủi ro trong cho vay xây dựng nhà tại GVHD: Ths. Trần Thị Thanh Phương Ngân hàng PTN ĐBSCL-CN An Giang

SVTH: Văn Thùy Như Ngọc Hân Trang 16

c. Mức cho vay, tỷ lệ cho vay: Chi nhánh căn cứ vào nhu cầu vốn hợp lý của phương án vay và khả năng trả nợ của

khách hàng để xác định mức cho vay nhưng không vượt quá các giới hạn sau:

• Cho vay có bảo đảm tiền vay bằng tài sản khác: Mức cho vay tối đa không quá 85% giá trị phương án được chi nhánh chập thuận cho vay nhưng không vượt quá tỷ lệ cho vay quy định đối với từng loại tài sản bảo đảm

• Cho vay có bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay: mức cho vay tối đa bằng 70% giá trị phương án được chi nhánh chập thuận cho vay.

• Cho vay không có tài sản làm bảo đảm: chỉ giải quyết cho đối tượng là công chức, người lao động được Cơ quan, đơn vị xác nhận và cam kết trích lương hàng tháng để trả nợ như cho vay tiêu dùng. Mức cho vay tối đa do Giám đốc chi nhánh xem xét, quyết định và tự chịu trách nhiệm nhưng không quá 70% giá trị phương án xin vay, không quá 12 tháng thu nhập thực tế của khách hàng hoặc không quá 200 triệu đồng (phải xác định mức cho vay phù hợp với nguồn trả nợ để có thể thu hồi được nợ gốc, lãi, dự phòng trường hợp khách hàng nghỉ việc).

d. Thời hạn cho vay: Căn cứ vào nhu cầu vay vốn, khả năng trả nợ của khách hàng để xác định thời hạn

cho vay hợp lý nhưng không quá 60 tháng đối với cho vay sửa chữa, nâng cấp nhà ở, không quá 180 tháng đối với xây dựng nhà ở, chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở hoặc nhà ở, căn hộ chung cư.

e. Lãi suất cho vay: Chi nhánh được áp dụng lãi suất thả nổi, lãi suất cố định, lãi suất trả góp hoặc lãi

suất linh hoạt theo từng sản phẩm huy động để cho vay nhà ở do Giám dốc chi nhánh quy định và công bố trong từng thời kỳ.

f. Phương thức cho vay: cho vay từng lần

g. Trả nợ gốc, nợ lãi:

Tùy theo nguồn thu nhập trả nợ của từng đối tượng khách hàng vay mà chi nhánh thỏa thuận với khách hàng các hình thức trả nợ gốc và lãi như sau:

- Trả lãi hàng tháng, trả gốc vào một lần lúc cuối kỳ (cho vay ngắn hạn)

- Trả lãi hàng tháng, trả gốc theo định kỳ

- Trả gốc và lãi hàng tháng

- Trả lãi, trả gốc linh hoạt theo thỏa thuận

- Trả góp (Tổng số tiền gốc + tiền lãi phải trả chia đều choa các kỳ trả nợ)

3.3.2. Cho vay tiêu dùng Cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình để trang trãi chi phí với mức vay tối đa bằng

100% nhu cầu vốn và thời hạn vay không được vượt quá 3 tháng.

Trường hợp Cho vay không có đảm bảo bằng tài sản (tín chấp): mức cho vay tối đa 100% tổng nhu cầu vốn của phương án xin vay nhưng tối đa là 12 tháng thu nhập thực

Page 25: TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANHdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Kinh tế - Quản trị kinh doanh

Đánh giá rủi ro trong cho vay xây dựng nhà tại GVHD: Ths. Trần Thị Thanh Phương Ngân hàng PTN ĐBSCL-CN An Giang

SVTH: Văn Thùy Như Ngọc Hân Trang 17

tế của khách hàng và không quá 200 triệu đồng (chi nhánh phải xác định mức cho vay phù hợp để có thể thu hồi được nợ gốc và lãi trong trường hợp khách hàng nghỉ việc).

Thời hạn vay được tính từ thời điểm khách hàng nhận món vay đầu tiên đến ngày trả hết nợ (cả gốc lẫn lãi).

3.3.3. Hạn mức tín dụng Hạn mức tín dụng là mức dư nợ vay tối đa mà chi nhánh cung cấp cho khách hàng

duy trì trong một khoản thời gian nhất đinh do chi nhánh và khách hàng thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng hạn mức.

Ngân hàng chỉ cấp hạn mức tín dụng cho những cá nhân, tổ chức, hộ kinh doanh cá thể làm ăn ổn định, hiệu quả và có lịch sử quan hệ tín dụng tốt với ngân hàng. Căn cứ vào nhu cầu vốn, tài sản đảm bảo và vòng quay vốn của khách hàng mà ngân hàng xác định hạn mức tín dụng và thời hạn của hạn của mức tín dụng.

3.3.4. Cho vay mua xe ô tô Cho vay để thanh toán chi phí mua xe ô tô con, ô tô khách, ô tô tải, ô tô chuyên

dùng, cụ thể như sau:

Căn cứ vào nhu cầu vay vốn, nguồn thu nhập và khả năng trả nợ của khách hàng để xác định thời hạn cho vay hợp lý nhưng tối đa không quá 48 tháng. Mức cho vay không vượt quá 85% tổng nhu cầu vốn của phương án xin vay nhưng không được vượt quá tỷ lệ cho vay quy định của MHB đối với từng loại tài sản đảm bảo.

- Đối với các khoản cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay: mức cho vay tối đa 60% giá trị tài sản đảm bảo.

- Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản (tín chấp): mức cho vay tối đa không quá 12 tháng thu nhập thực tế của khách hàng vay và không quá 200 triệu đồng.

- Đối với cho vay có đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay: Chi nhánh chỉ cho vay mua xe ô tô con, ô tô tải, ô tô khách, ô tô chuyên dùng thỏa các điều kiện sau:

Xe ô tô con được sản xuất trước ngày mua tối đa 5 năm;

Xe ô tô khách được sản xuất trước ngày mua tối đa 8 năm;

Xe ô tô tải, ô tô chuyên dùng được sản xuất trước ngày mua tối đa 10 năm (nguồn phòng kinh doanh).

Tóm lại: cho vay xây dựng nhà là sản phẩm cho vay chính của ngân hàng, cùng với mục tiêu thành lập ngân hàng. Với đặc điểm của các sản phẩm trên, thì cho vay xây dựng nhà là một sản phẩm cho vay trung - dài hạn, thời gian cho vay lâu, nên chứa đựng nhiều rủi ro so với các sản phẩm khác của ngân hàng.

3.4. Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2006- 2008: Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, để tồn tại và phát triển thì bất cứ doanh nghiệp

nào cũng có một mục tiêu duy nhất đó là làm cách nào để kinh doanh đạt hiệu quả mang lại lợi nhuận cao. Và ngân hàng cũng là một doanh nghiệp, vì vậy cũng có mục tiêu trên. Để xem xét hiệu quả kinh doanh của ngân hàng PTN ĐBSCL, ta đi vào phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng:

Page 26: TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANHdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Kinh tế - Quản trị kinh doanh

Đánh giá rủi ro trong cho vay xây dựng nhà tại GVHD: Ths. Trần Thị Thanh Phương Ngân hàng PTN ĐBSCL-CN An Giang

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của MHB

ĐVT: Triệu đồng

Chênh lệch 2007/2006

Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu Năm

2006 Năm 2007

Năm 2008

số tiền % Số tiền % 1. Tổng thu nhập 113.768 137.218 192.172 23.450 20,61 54.954 40,05

Thu nhập từ HĐ tín dụng 105.548 131.765 184.800 26.217 24,84 53.035 40,25

2. Tổng chi phí 94.507 107.037 173.891 12.530 13,26 66.854 62,46

3. Lợi nhuận trước thuế 19.261 30.181 18.281 10.920 56,69 -11.900 -39,43

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh)

Qua bảng 3.1 và biểu đồ 3.1, ta thấy trong những năm qua hoạt động kinh doanh của Ngân hàng PTN ĐBSCL luôn đạt được những kết quả đáng kể, doanh thu và tốc độ tăng trưởng thu nhập tăng đều qua các năm, thực hiện được mục tiêu do ngân hàng đề ra, góp phần không nhỏ vào định hướng phát triển chung của tỉnh.

Trong đó thu nhập chủ yếu là từ hoạt động đầu tư tín dụng, đây là hoạt động chính chiếm trên 90% tổng thu nhập của ngân hàng (184.800/192.172 = 96,16%). Điều này đạt được là do ngân hàng không ngừng nghiên cứu các quy định, quy trình hướng dẫn nghiệp vụ để cải tiến thủ tục hồ sơ vay vốn, tổ chức tập huấn triển khai nhanh các sản phẩm cho vay mới để thu hút khách hàng; chi nhánh tỉnh và các chi nhánh cấp 2 luôn bám sát địa bàn tìm kiếm khách hàng mới, bên cạnh đó tạo mối quan hệ tốt với khách hàng cũ để tăng trưởng tín dụng.

Dù vậy, tổng thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm quá lớn sẽ chứa dựng rất nhiều rủi ro. Nhưng ngân hàng không thể thay đổi được cơ cấu thu nhập như trên, nguyên nhân chủ yếu các sản phẩm dịch vụ triển khai trong toàn hệ thống MHB chưa đa dạng và chưa mạnh, khó chiếm ưu thế trong thị trường cạnh tranh ngày nay.

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ thể hiện kết quả kinh doanh của ngân hàng

0

50000

100000

150000

200000

triệ

u đồ

ng

Năm2006

Năm 2007

Năm2008

1. Tổng thu nhập 2. Tổng chi phí 3. Lợi nhuận trước thuế

SVTH: Văn Thùy Như Ngọc Hân Trang 18

Page 27: TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANHdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Kinh tế - Quản trị kinh doanh

Đánh giá rủi ro trong cho vay xây dựng nhà tại GVHD: Ths. Trần Thị Thanh Phương Ngân hàng PTN ĐBSCL-CN An Giang

SVTH: Văn Thùy Như Ngọc Hân Trang 19

Năm 2007 hoạt động của Ngân hàng đạt được lợi nhuận cao 30.181 triệu đồng, chiếm 100,6% kế hoạch năm 2007 (lợi nhuận kế hoạch năm 2007 là 30.000 triệu đồng) có được điều này là do doanh thu của Ngân hàng tăng trưởng cao hơn so với tốc độ tăng của chi phí. Năm 2007 nền kinh tế của cả nước nói chung và nền kinh tế của tỉnh An Giang nói riêng đang trong giai đoạn phát triển cao với những thành tựu đạt được rất khả quan, đời sống của người dân cũng theo đó ngày càng được nâng cao, nên nhu cầu về vốn để đầu tư ngày càng lớn và lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư cũng ngày càng nhiều. Điều đó đã đóng góp một phần quan trọng cho sự phát triển, nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Bên cạnh đó MHB đã thực hiện quản lý chặt chẽ việc chi tiêu, mua sắm, công tác phí, thực hiện tiết kiệm tối đa các khoản chi phí hoạt động, chống lãng phí đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Bám sát, đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch tài chính năm 2007 đã được giao. Đồng thời giao kế hoạch tài chính cho các phòng giao dịch, tự cân đối thu chi, chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh để hoàn hành kế hoạch lợi nhuận cấp trên giao.

Tuy nhiên lợi nhuận trước thuế năm 2008 giảm mạnh so với các năm 2006, 2007 (giảm -39,43% so với năm 2007), việc này là do tổng chi phí trong năm 2008 tăng cao so với năm 2007 (tăng 62,46%). Mặc dù tổng thu nhập tăng cao nhưng tốc độ tăng không bằng chi phí.

Nguyên nhân của việc chi phí tăng cao là do những tháng đầu năm năm 2008 lạm phát nền kinh tế ở mức cao, các ngân hàng bước vào giai đoạn cạnh tranh khốc liệt nhằm giành giật thị phần và lãi suất được sử dụng như công cụ cạnh tranh chính trong cuộc chiến này, một cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng xảy ra đã đẩy lãi suất thị trường tăng mạnh trong thời gian ngắn. Và đến cuối năm 2008, nền kinh tế lại lâm vào tình trạng suy thoái, để kích cầu nền kinh tế, các Ngân hàng phải hạ giảm lãi suất mạnh trong một thời gian ngắn. Ngân hàng PTN ĐBSCL cũng không nằm ngoài cuộc chiến đó, điều đó đã góp phần làm tăng chi phí, dẫn đến lợi nhuận ngân hàng bị giảm mạnh trong năm 2008.

Mặc dù lợi nhuận có giảm mạnh nhưng trong điều kiện khó khăn của năm 2008, ngân hàng đã vượt qua và kinh doanh có lợi nhuận, thu được 10.920 triệu đồng, là nhờ sự nổ lực phấn đấu của toàn thể nhân viên cùng với sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, chặt chẽ của Ban Giám đốc

3.4. Thuận lợi và khó khăn:

a. Thuận lợi: Được sự quan tâm của Tỉnh Ủy, UBND Tỉnh, Hội sở, Ngân hàng Nhà nước và sự hỗ

trợ của các ngành, các cấp trong hoạt động Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng Nhà nước An Giang đã thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương và chỉ tiếu kế hoạch của Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL giao tương đối thuận lợi.

Tỉnh Ủy, UBND tỉnh đặc biệt quan tâm đến chương trình nông nghiệp - nông thôn trong lĩnh vực nhà ở nông thôn vượt lũ. Đây cũng là yếu tố tạo điều kiện thuận lợi trong việc cho vay xây dựng nhà ở của Chi nhánh An Giang.

Chủ trương Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt khu cụm tuyến dân cư theo hoạch định chung.

Cơ chế chính sách, Pháp luật quy định rõ ràng, cụ thể hơn, thông thoáng hơn trong lĩnh vực hoạt động tài chính, ngân hàng khuyến khích được các tổ chức tín dụng mạnh dạn đầu tư.

Page 28: TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANHdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Kinh tế - Quản trị kinh doanh

Đánh giá rủi ro trong cho vay xây dựng nhà tại GVHD: Ths. Trần Thị Thanh Phương Ngân hàng PTN ĐBSCL-CN An Giang

SVTH: Văn Thùy Như Ngọc Hân Trang 20

Được sự hỗ trợ của UBND huyện, thị, thành phố và các ngành trong công tác đầu tư tín dụng, thu hồi nợ.

Luôn quan tâm tổ chức triển khai quy trình nghiệp vụ, phạm vi, đối tượng đầu tư của Ngân hàng, thực hiện công khai hóa thủ tục đối với nghiệp vụ cho vay từng địa phương.

Ban GĐ linh hoạt, sáng suốt, thường xuyên tạo điều kiện cho nhân viên học tập, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.

Đội ngũ cán bộ, nhân viên đa phần trẻ, khỏe, nhiệt tình xông xáo trong công việc

Vị trí kinh doanh của Ngân hàng đặt tại trung tâm thành phố tạo điều kiện cho khách hàng giao dịch được thuận lợi, dễ dàng.

Những thuận lợi trên đã góp phần không nhỏ trong hoạt động của Ngân hàng, từ đó giúp cho Ngân hàng hoạt động ngày càng có hiệu quả và tạo sự uy tín trên thị trường

b. Khó khăn: Ngày càng có nhiều ngân hàng thương mại khác cùng hoạt động trên địa bàn tỉnh

An Giang nên có sự cạnh tranh gay gắt, quyết liệt giữa các ngân hàng với nhau.

Tình hình phát triển đô thị hóa mạnh mẽ làm ảnh hưởng đến điều kiện sản xuất của người dân (đặc biệt là sản xuất nhỏ lẻ, tình hình thiên tai dịch bệnh thường xuyên xảy ra phá hoại mùa màng)

Các sản phẩm đầu tư, tín dụng, dịch vụ, các tiện ích mang lại cho khách hàng chưa đa dạng và khâu vận hành thực hiện nghiệp vụ sẵn có chưa đạt được linh hoạt để thu hút khách hàng so với đa số các tổ chức tín dụng khác.

Một số người cho rằng NHPTN ĐBSCL chi nhánh An Giang chỉ cho vay xây dựng, kinh doanh thì không. Điều này cũng là hạn chế lượng khách đến giao dịch.

Đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ nên có kinh nghiệm chuyên môn, đôi khi còn lúng túng trong việc giải quyết những vấn đề phức tạp về nghiệp vụ.

Hoạt động chủ yếu là cho vay - thu nợ, chưa khai thác nguồn thu từ dịch vụ.

Page 29: TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANHdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Kinh tế - Quản trị kinh doanh

Đánh giá rủi ro trong cho vay xây dựng nhà tại GVHD: Ths. Trần Thị Thanh Phương Ngân hàng PTN ĐBSCL-CN An Giang

SVTH: Văn Thùy Như Ngọc Hân Trang 21

Chương 4: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY

XÂY DỰNG NHÀ TẠI MHB – CN AN GIANG

4.1. Một số đặc điểm chủ yếu của cho vay xây dựng nhà: Đối tượng vay xây dựng nhà có một số đặc điểm chủ yếu như sau:

- Đối tượng vay chủ yếu là hộ gia đình, cá nhân: An Giang là khu vực thường xuyên sống chung với lũ. Hằng năm, từ tháng 8 đến tháng 11, An Giang bước vào “mùa nước nổi” - nước dâng cao lên từ 1m đến 3m, có năm trên 4,5 m, thời gian ngập lụt từ 3 - 4 tháng, đã gây ra những tác hại nghiêm trọng, làm thiệt hại tính mạng, mùa màng, cơ sở hạ tầng, nhà ở của dân cư... Để ổn định cuộc sống, người dân thường có nhu cầu sửa chữa, nâng cấp nhà ở; hoặc xây dựng nhà ở; hoặc mua nhà ở, đất ở.

- Phương thức trả nợ: sẽ được thỏa thuận với ngân hàng, thường phụ thuộc vào thu nhập, khả năng tài chính của người vay.

- Vốn tự có ít so với tổng nhu cầu vốn: đối tượng đi vay do không đủ vốn để xây dựng, sửa chữa, nâng cấp nhà ở; hoặc mua nhà ở, đất ở. Sau khi được cán bộ tín dụng ngân hàng thẩm định mức vốn cần thiết theo phương án vay vốn, khả năng tài chính của cá nhân, hộ gia đình vay vốn để xác định mức cho vay hợp lý. Thông thường khách hàng vay từ 70% - 85% tổng nhu cầu về vốn.

- Hình thức giải ngân: khách hàng vay thường được giải ngân thành nhiều lần, do phương thức cho vay của ngân hàng đối với loại hình này là cho vay từng lần. Ứng với nhu cầu về vốn trong từng giai đoạn ngân hàng sẽ giải ngân để người vay thanh toán chi phí nhân công, nguyên vật liệu, để theo dõi, kiểm tra chặt chẽ người vay sử dụng vốn có đúng mục đích hay không. Tuy nhiên, người vay không thể chủ động được trong việc điều phối vốn.

- Đây là lại hình cho vay trung - dài hạn, thời gian cho vay dài

Trên đây là một số đặc điểm chủ yếu của đối tượng vay xây dựng nhà, với những đặc điểm trên có thể thấy rằng hoạt động cho vay đối với lĩnh vực này cũng gặp không ít rủi ro.

4.2. Thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay xây dựng nhà tại MHB Chi nhánh An Giang:

Ngân hàng là một tổ chức đặc biệt hoạt động bằng phương thức “đi vay để cho vay”, từ những nguồn vốn huy động được Ngân hàng phải có kế hoạch sử dụng nó như thế nào để vừa đảm bảo đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng giúp Ngân hàng hoạt động hiệu quả vừa hỗ trợ đắc lực cho việc phát triển của các thành phần kinh tế.

Ngân hàng PTN ĐBSCL Chi nhánh An Giang nằm trên địa bàn tỉnh An Giang với đặc thù là một tỉnh nông nghiệp thì hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng rất lớn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng và đây cũng là nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng (chiếm trên 90% tổng thu nhập). Với tình hình kinh tế xã hội của tỉnh ngày càng phát triển, tốc độ tăng trưởng GDP ổn định, nhu cầu và sức mua của người dân tăng đã kích thích sản xuất phát triển, kéo theo nhu cầu vốn của nền kinh tế cũng tăng theo. Thì hoạt

Page 30: TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANHdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Kinh tế - Quản trị kinh doanh

Đánh giá rủi ro trong cho vay xây dựng nhà tại GVHD: Ths. Trần Thị Thanh Phương Ngân hàng PTN ĐBSCL-CN An Giang

động cho vay của ngân hàng cũng phát triển cùng với nhu cầu của nền kinh tế. Cụ thể ta đi vào phân tích doanh số cho vay xây dựng nhà tại MHB Chi nhánh An Giang

4.2.1. Doanh số cho vay (DSCV) xây dựng nhà: Bảng 4.1: DSCV xây dựng nhà tại MHB Chi nhánh An Giang

ĐVT: Triệu đồng

Chênh lệch 2007/2006

Chênh lệch 2008/2007 CHỈ TIÊU Năm

2006 Năm 2007 Năm 2008Số tiền % Số tiền %

Tổng DSCV 805.958 1.094.346 1.711.153 288.388 35,78 616.807 56,36- Cho vay xd nhà ở 182.175 190.146 322.605 7.971 4,38 132.459 69,66- Đối tượng khác 623.783 904.200 1.388.548 280.417 44,95 484.348 53,57

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 CHỈ TIÊU

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng

(%) Số tiền Tỷ trọng (%)

Tổng DSCV 805.958 100 1.094.346 100 1.711.153 100- Cho vay xd nhà ở 182.175 22,60 190.146 17,38 322.605 18,85- Đối tượng khác 623.783 77,40 904.200 82,62 1.388.548 81,15

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ Kinh doanh)

Biểu đồ 4.1: Biểu đồ thể hiện DSCV xây dựng nhà

0

500000

1000000

1500000

2000000

triệu

đồn

g

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Tổng DSCV Cho vay xd nhà ở Cho vay đối tượng khác

Đi vào phân tích bảng 4.1, ta thấy tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay tăng đều qua các năm. Điều này cho thấy vị thế cạnh tranh của ngân hàng trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao. Nguyên nhân là do ngân hàng đã thực hiện tốt công tác tín dụng, luôn kiểm tra đôn đốc cán bộ khách hàng, cán bộ thẩm định thực hiện tốt quy trình cho vay sao cho khoa học, hiệu quả, không để hồ sơ đề nghị vay của khách hàng kéo dài. Ngoài ra, ngân hàng vận dụng linh hoạt chiến lược lãi suất tốt đối với từng nhóm khách hàng để nâng cao ưu thế cạnh tranh, đảm bảo lợi nhuận đạt kế hoạch đề ra. Ngân hàng cũng

SVTH: Văn Thùy Như Ngọc Hân Trang 22

Page 31: TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANHdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Kinh tế - Quản trị kinh doanh

Đánh giá rủi ro trong cho vay xây dựng nhà tại GVHD: Ths. Trần Thị Thanh Phương Ngân hàng PTN ĐBSCL-CN An Giang

SVTH: Văn Thùy Như Ngọc Hân Trang 23

luôn bám sát địa bàn để tìm kiếm nguồn khách hàng mới có tiềm năng và duy trì mối quan hệ tốt đối với khách hàng cũ để tăng trưởng tín dụng. Mặt khác, doanh số cho vay tăng cao cũng là mục tiêu nằm trong chiến lược phát triển của Ngân hàng.

Cho vay xây dựng nhà chiếm một tỷ trọng cao trong doanh số cho vay trung - dài hạn, tương đối cao trong tổng doanh số cho vay. Đây là một sản phẩm chủ lực của ngân hàng, mang lại nguồn thu đáng kể trong hoạt động cho vay của ngân hàng.

Trong tổng doanh số cho vay thì doanh số cho vay xây dựng nhà ở năm 2006 chiếm 22,60%, năm 2007 chiếm 17,38%, năm 2008 chiếm 18,85%. Sở dĩ tỷ trọng doanh số cho vay xây dựng nhà trong năm 2007, 2008 giảm là do trong những năm qua ngoài việc đẩy mạnh chức năng cho vay xây dựng nhà ở thì ngân hàng không ngừng mở rộng các loại hình sản phẩm, dịch vụ cho vay khác như trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, kinh doanh, thương mại,…đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ cho vay, bằng cách đẩy mạnh việc quảng bá với khách hàng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Chính vì vậy mà có sự thay đổi trong cơ cấu doanh số cho vay. Việc Ngân hàng đa dạng hóa các sản phẩm cho vay giúp ngân hàng hạn chế được rủi ro.

Đồng thời, cho vay xây dựng nhà ở chủ yếu là cho vay trung - dài hạn. Điều này là do đối tượng vay xây dựng nhà chủ yếu là cá nhân, hộ gia đình. Lịch trả nợ thường phụ thuộc vào thu nhập cá nhân, hộ gia đình sau khi đã trừ chi phí đảm bảo điều kiện sinh hoạt cho cá nhân, hộ gia đình. Họ thường không có thu nhập lớn trong khoảng thời gian ngắn dưới một năm. Để dễ dàng cho việc trả nợ, thông thường khách hàng sẽ trả gốc và lãi dựa vào bảng kê khai thu nhập sau khi được cán bộ tín dụng thẩm định.

Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay xây dựng nhà tăng đều qua các năm, nhưng tăng mạnh trong năm 2008 (tăng 69,66% so với năm 2007, trong khi năm 2007 chỉ tăng 4,38% so với năm 2006). Nguyên nhân là do trong năm 2008, ngân hàng đã có sự nâng cấp phòng giao dịch Châu Đốc lên thành chi nhánh cấp I, nên việc quản lý địa bàn được ngân hàng thực hiện tốt, tìm kiếm được nhiều nguồn khách hàng mới.

Nhìn chung tốc độ tăng tổng doanh số cho vay và doanh số cho vay xây dựng nhà là khá tốt. Tuy nhiên việc cho vay xây dựng nhà chủ yếu là cho vay trung - dài hạn, nên đây là loại hình cho vay tập trung nhiều rủi ro cao.

4.2.2. Doanh số thu nợ (DSTN) cho vay xây dựng nhà:

Ngân hàng là một tổ chức trung gian “đi vay để cho vay”. Ngân hàng đi vay thông qua hoạt động huy động vốn từ nhiều nguồn, trong dân cư, các thành phần kinh tế,… việc sử dụng các nguồn tiền này đều phải trả lãi, đó là chi phí mà ngân hàng phải chịu khi sử dụng những nguồn vốn này. Do vậy để có thể tồn tại, bắt buộc ngân hàng phải sử dụng nguồn vốn huy động được đầu tư hiệu quả, nghĩa là vốn đầu tư của nó phải được bảo tồn và phát triển, việc sử dụng vốn như thế nào để đạt hiệu quả và hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro trong kinh doanh, tức là đảm bảo việc thu nợ phải tốt để hạn chế thấp nhất nợ quá hạn. Đây là vấn đề quan trọng trong hoạt động của ngân hàng.

Ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động đem đầu tư tức là thực hiện cho vay. Khi các chủ thể trong nền kinh tế sử dụng vốn của ngân hàng thì họ phải trả một khoản chi phí cho ngân hàng, tức là tiền lãi, phần lãi này phải đủ bù đắp được phần lãi phải trả khi ngân hàng đi vay, chi phí hoạt động của của ngân hàng và đem lại lợi nhuận cho ngân hàng.

Cho vay là hoạt động mang nhiều rủi ro, ngân hàng có thể thu hồi được nợ đúng hạn, trễ hạn hoặc không thu hồi được. Với những rủi ro đó cho thấy công tác quản lý các khoản cho vay và thu hồi nợ là hết sức quan trọng. Mặc dù việc thu nợ chưa nói lên

Page 32: TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANHdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Kinh tế - Quản trị kinh doanh

Đánh giá rủi ro trong cho vay xây dựng nhà tại GVHD: Ths. Trần Thị Thanh Phương Ngân hàng PTN ĐBSCL-CN An Giang

hiệu quả hoạt động của ngân hàng một cách trực tiếp nhưng cũng thể hiện được chất lượng công tác tín dụng của ngân hàng. Tình hình thu nợ mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở của chi nhánh NH PTN ĐBSCL tỉnh An Giang được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.2: Doanh số thu nợ cho vay xây dựng nhà tại MHB

ĐVT: triệu đồng

Chênh lệch 2007/2006

Chênh lệch 2008/2007 CHỈ TIÊU Năm

2006 Năm 2007

Năm 2008

Số tiền % Số tiền % Tổng DSTN 926.323 913.946 1.551.574 -12.377 -1,34 637.628 69,77- Cho vay xd nhà ở 195.219 170.097 179.496 -25.122 -12,87 9.399 5,53- Đối tượng khác 731.104 743.849 1.372.078 12.745 1,74 628.229 84,46

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ Kinh doanh)

Biểu đồ 4.2: Biểu đồ thể hiện DSTN cho vay xây dựng nhà

0

500000

1000000

1500000

2000000

triệu

đồn

g

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Tổng DSTN Cho vay xd nhà ở Đối tượng khác

Đi vào phân tích bảng 4.2, ta thấy tình hình thu nợ của chi nhánh qua các năm là khá tốt. Tuy nhiên trong năm 2007, doanh số thu nợ giảm so với năm 2006 và 2008. Nguyên nhân là do Ngân hàng PTN ĐBSCL chi nhánh An Giang nằm trên địa bàn tỉnh An Giang với đặc thù là một tỉnh nông nghiệp thì đối tượng vay vốn chủ yếu trong cho vay xây dựng, sửa chửa nhà ở là nông dân, thu nhập chính của họ có được là từ làm ruộng, vườn, nuôi cá, nuôi heo,... Nhưng trong năm 2007, do những nguyên nhân khách quan từ một số khách hàng chẳng hạn như: heo bị bệnh không thể bán được và buộc phải đem thiêu hủy, cá bị ô nhiễm chết hàng loạt không rõ nguyên nhân, giá nông sản giảm do trễ vụ, giá cá tra, cá basa giảm, chủ hầm giam cá không bán dẫn đến cá quá lứa bán không được, hoặc bán với giá rẽ hơn gây thiệt hại nặng… làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ nên họ đã xin gia hạn nợ. Từ đó tình hình thu nợ của ngân hàng không được khả quan.

Trong năm 2008, tuy tình hình kinh tế xã hội có nhiều biến động lớn, đời sống khó khăn nhưng tình hình thu nợ của ngân hàng đạt được nhiều khả quan (tổng DSTN tăng 69,77%, DSTN cho vay xây dựng nhà ở tăng 5,53% so với năm 2007). Nguyên nhân là do cán bộ tín dụng đã thực hiện tốt quy trình tín dụng, công tác thẩm định được thực hiện một cách sâu sát, kỹ lưỡng, những món vay có số tiền lớn đều phản ánh cụ thể rõ

SVTH: Văn Thùy Như Ngọc Hân Trang 24

Page 33: TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANHdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Kinh tế - Quản trị kinh doanh

Đánh giá rủi ro trong cho vay xây dựng nhà tại GVHD: Ths. Trần Thị Thanh Phương Ngân hàng PTN ĐBSCL-CN An Giang

ràng kế hoạch trả nợ và đóng lãi qua lịch trả nợ trong hợp đồng tín dụng, tờ trình thẩm định phản ánh chi tiết, cụ thể phương án vay vốn và khả năng tài chính của khách hàng vay có đủ để trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng. Hơn nữa, hầu hết các hồ sơ vay vốn xây dựng và sửa chữa nhà ở đều có đủ tài sản đảm bảo tiền vay theo qui định, có đủ cơ sở pháp lý trong việc cho vay. Mặt khác khi cho vay sây dựng, sửa chữa nhà ở, cán bộ tín dụng dựa vào tiến độ thi công và mức độ hoàn thành của công trình mà tiến hành giải ngân từng lần nhằm giám sát, kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng vốn của khách hàng tránh tình trạng sử dụng vốn sai mục đích, không xây cất nhà đúng như trong bản vẽ cũng như trong giấy phép xây dựng đã đăng ký. Ngoài ra cán bộ tín dụng không ngừng giám sát các hồ sơ vay vốn do mình phụ trách, từ đó luôn nhắc nhở, động viên khách hàng cố gắng trả nợ cho chi nhánh nhằm duy trì mối quan hệ lâu dài với ngân hàng, thêm vào dó mộ nên đã trả nợ trước hạn.

4.2.3Bảng 4.3

t số khách hàng do làm ăn có hiệu quả

. Tình hình dư nợ trong hạn:

SVTH: Văn Thùy Như Ngọc Hân Trang 25

: Dư nợ trong hạn cho vay xây dựng nhà ở tại MHB

ĐVT: tri

An Giang

ệu đồng

Chênh lệch 2007/2006 /2007

Chênh lệch 2008 CHỈ TIÊU 2006 2007 2008

Năm Năm Năm

Số tiền % Số tiền % Tổng Dư nợ 852.633 1.033.033 1.192.612 1 280.400 1,16 159.579 15,45- Cho vay xd nhà ở 1 4 274.206 294.255 437.364 20.049 7,31 43.109 8,63- Đối tượng khác 578.427 738.778 755.24 2,238 160.351 27,72 16.470

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ Kinh doanh)

Biểu đồ 4.3: Biểu đồ thể hiện tình hình dư nợ trong hạn cho vay xây dựng nhà

0

200000

400000

600000

800000

1000000

1200000

triệu

đồn

g

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Tổng Dư nợ Cho vay xd nhà ở Cho vay đối tượng khác

Qua bảng 4.3, ta thấy tổng dư nợ và dư nợ trong hạn cho vay xây dựng nhà ở tăng đều qua các năm. Trong đó, tốc độ tăng dư nợ trong hạn của cho vay xây dựng nhà tăng nhanh hơn tốc độ dư nợ trong hạn chung (tổng dư nợ năm 2008 tăng 15,45%, dư nợ cho vay xây dựng nhà ở tăng 48,63% so với năm 2007) và dư nợ cho vay các đối tượng khác. Mặc dù, năm 2008 là năm đầy thách thức và khó khăn của nền kinh tế cả nước,

Page 34: TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANHdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Kinh tế - Quản trị kinh doanh

Đánh giá rủi ro trong cho vay xây dựng nhà tại GVHD: Ths. Trần Thị Thanh Phương Ngân hàng PTN ĐBSCL-CN An Giang

SVTH: Văn Thùy Như Ngọc Hân Trang 26

tình hình kinh tế - xã hội ở tỉnh An Giang cũng gặp nhiều khó khăn do những biến động của nền kinh tế thế giới, lạm phát, giá cả trong nước tăng cao, giá nông sản hàng hóa (lúa, cá) biến động bất lợi trong thời gian dài... ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nông dân và đời sống của người dân, ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, dưới sự quyết tâm, phấn đấu quyết liệt của cả hệ thống chính trị, của doanh nghiệp và người dân, đã đoàn kết, tập trung phát triển sản xuất, kinh doanh, thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2008, kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn tiếp tục phát triển và đạt mức tăng trưởng cao. Nên tình hình dư nợ trong hạn cho vay xây dưng nhà ở tăng

ệp, bằng sản

- xã hội, về nhu cầu

iệc thay đổi cơ cấu nhà ở của người dân An Gia

vay vốn trên ó thể hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất, vì tăng trưở i gánh chịu mức độ rủi ro càng cao.

ỏi như thiên tai, lũ lụt, hạn hán, hỏa hoạn, sạt lở,… đây là những ngu

, và Ngân hàng PTN ĐBSCL cũng góp một phần vào sự phát triển chung của toàn tỉnh.

Để tồn tại và phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt của các ngân hàng khác đang cùng tồn tại trên địa bàn tỉnh, nhất là vào giai đoạn cạnh tranh với nhau trong việc tăng lãi suất huy động. Do vậy trong các mục tiêu phấn đấu và giải pháp thực hiện, ngân hàng xác định làm tốt công tác khách hàng, công tác sử dụng vốn, nâng cao năng lực cạnh ranh bằng thương hiệu, bằng phong cách phục vụ chuyên nghi

phẩm dịch vụ ngân hàng, cải tiến tối đa các thủ tục vay vốn nhanh chóng, luôn bám sát các chủ trương phát triển kinh tế của tỉnh là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt

Từ việc xác định được thực lực và ưu thế của chi nhánh cùng những điểm yếu so với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn, xác định được điều kiện kinh tế

vốn trong nền kinh tế và nắm vững tâm lý khách hàng chi nhánh đã từng bước tăng dần dư nợ cho vay xây dựng nhà ở qua từng năm một cách vững chắc.

Tóm lại, tổng dư nợ và dư nợ cho vay xây dựng nhà ở tăng đều trong ba năm qua tại Ngân hàng PTN ĐBSCL chi nhánh An Giang. Điều này cho thấy chi nhánh đã từng bước mở rộng quy mô tín dụng để đáp ứng ngày càng nhiều nhu cầu vay vốn mua, xây dựng và sửa chữa nhà, góp phần vào v

ng cho tương xứng với tốc độ phát triển kinh tế địa phương, góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà.

Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng dư nợ đã, đang và sẽ đặt ra cho ngân hàng thử thách mới đó là trình độ quản lý điều hành, trình độ chuyên môn, nhất là đối với CBTD phải nắm bắt được kịp thời, đầy đủ tình hình kinh tế - xã hội, tình hình khách hàng

địa bàn, phải am hiểu về pháp luật để cng tín dụng càng lớn thì ngân hàng phả

4.2.4. Tình hình nợ quá hạn (NQH):

Nợ quá hạn là một chỉ tiêu quan trọng, biểu hiện rõ nét nhất chất lượng tín dụng của một ngân hàng. Nợ quá hạn là một điều tất yếu gắn liền với hoạt động cấp tín dụng, không có bất kỳ ngân hàng nào không có khoản mục nợ quá hạn, bởi lẽ sự phân tích, thẩm định tín dụng, ngân hàng sẽ không thể nào đạt được đến mức có thể dự đoán được hoàn toàn chính xác mức độ hoàn trả của một khoản vay như thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng, khả năng chi trả của người vay có thể thay đổi sau khi các khoản vay được thực hiện do những rủi ro xuất phát từ các nguyên nhân khách quan mà con người không thể tránh kh

yên nhân gây ra nợ quá hạn. Ngân hàng nào cũng luôn tìm cách hạn chế, giảm thiểu rủi ro nợ quá hạn.

Page 35: TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANHdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Kinh tế - Quản trị kinh doanh

Đánh giá rủi ro trong cho vay xây dựng nhà tại GVHD: Ths. Trần Thị Thanh Phương Ngân hàng PTN ĐBSCL-CN An Giang

Nếu nợ quá hạn vượt qua mức độ cho phép, vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng, điều đó có nghĩa là công tác quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng không tốt, chất lượng tín dụng không cao. Do đó, việc tìm ra những nguyên nhân phát sinh NQH và các biện pháp giảm thiểu rủi ro nợ quá hạn là công việc quan trọng, không thể thiếu trong hoạt độn

Tình hìn H PTN ĐBSCL tỉnh An Giang được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.4

g ngân hàng nhằm đảm bảo tăng trưởng tín dụng luôn đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, đây là mục tiêu là phấn đấu của tất cả các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng.

h NQH cho vay mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở của chi nhánh N

: Tình hình NQH trong cho vay à tại M

ĐVT

xây dựng nh HB

: triệu đồng

Chênh lệc00

lệc20

h 2007/2 6

Chênh h 2008/ 07 CHỈ TIÊU

Số Số

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

tiền % tiền % Tổng NQH 11.288 15.614 18.207 4.326 38,32 2.593 16,61- Đối tượng khác 8.152 12.258 13.481 4.106 50,37 1.223 9,98- Cho vay xd nhà ở 3.1 6 4.726 7,02 ,8236 3.35 220 1.370 40

Năm 2006 2007 2008 Năm Năm CHỈ TIÊU

Số tiền Tỷ t(%

Tỷ (

Tỷ (

rọng ) Số tiền trọng

%) Số tiền trọng %)

Tổng NQH 11.288 100 15.614 100 18.207 100- Đối tượng khác 8.152 72,22 1 042.258 78,51 13.481 74,- Cho vay 25,96 xd nhà 3.136 27,78 3.356 21,49 4.726

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ

4.4

Kinh doanh)

Biểu đồ : Biểu đồ thể hiện tình hình NQH trong cho vay xây dựng nhà

SVTH: Văn Thùy Như Ngọc Hân Trang 27

0

5000

10000

15000

20000

triệ

u đồ

ng

Năm Năm Năm 2006 2007 2008

Tổng NQH Đối tượng khác Cho vay xd nhà ở

Page 36: TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANHdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Kinh tế - Quản trị kinh doanh

Đánh giá rủi ro trong cho vay xây dựng nhà tại GVHD: Ths. Trần Thị Thanh Phương Ngân hàng PTN ĐBSCL-CN An Giang

SVTH: Văn Thùy Như Ngọc Hân Trang 28

Đi vào phân tích bảng 4.4, ta thấy tốc độ tăng tổng nợ quá hạn không cao nhưng tốc độ tăng NQH trong cho vay xây dựng nhà tương đối cao (năm 2008 tổng nợ quá hạn tăng 16,61%, NQH cho vay xây xựng nhà ở tăng 40,82% so với năm 2007). Nguyên nhân là do nguồn thu nhập chủ yếu của khách hàng vay xây dựng nhà ở là từ hoạt động nông nghiệp, trong những năm gần đây tình hình sản xuất, nuôi trồng của người dân trong tỉnh có nhiều khó khăn, bên cạnh những khó khăn do thiên tai, lũ lụt người dân tỉnh An Giang còn gặp phải khó khăn khi xảy ra những vụ kiện cá basa… Đặc biệt trong năm 2008, lạm phát tăng cao, giá cả vật tư tăng mạnh, nhà nước đã hạn chế xuất khẩu gạo

c xử

ạn là vì p

trong hạn cho vay xây dựng nhà ở đã giảm xuống qua các năm ng tăng cường giám sát và quản lý nợ sau khi cho vay nhằ

nợ xấu sẽ gây ảnh hưởng không tốt n hiệu quả hoạt động và khả năng thanh khoản của ngân hàng

ể đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng PTN ĐBSCL - chi nhánh An Giang, ta đi vào xem xét nợ quá hạn tại ngân hàng.

, xảy ra những vụ kiện cá basa các công ty chế biến thu mua cá, cá quá lứa,… làm cho đời sống của người dân khó khăn, thu nhập của người dân bấp bênh, có người còn lâm vào tình trạng phá sản,… nên đã gây ảnh hưởng không ít đến tình hình thu nợ của ngân hàng.

Hơn nữa, NQH còn tập trung vào các món vay do điều kiện khách quan tác động từ phía khách hàng như gia đình bất hòa, ly thân; kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ; nợ dây dưa bên ngoài kéo dài phải đưa ra pháp luật xử lý,…. Khó khăn lớn nhất trong công tá

lý NQH tại chi nhánh là từ khi làm thủ tục khởi kiện khách hàng đến lúc thanh lý được tài sản thế chấp là một khoảng thời gian dài thông thường khoảng một năm. Do đó, hầu hết các món nợ trễ hạn hoặc quá hạn sau khi chi nhánh đã sử dụng tất cả những giải pháp thỏa thuận nhưng không đạt hiệu quả mới đưa đến cơ quan pháp luật xử lý.

Bên cạnh đó cho vay xây dựng nhà tập trung chủ yếu là cho vay trung - dài hạn thông thường tình trạng nợ quá hạn trung - dài hạn luôn cao hơn nợ quá hạn ngắn h

hương thức trả nợ gốc, nợ lãi thường là phân kỳ, nghĩa là trả lãi hàng tháng, trả gốc theo định kỳ. Nên chỉ cần một kỳ nào đó khách hàng không kịp trả nợ đúng hạn của kỳ đó thì dù những kỳ trước luôn trả đủ nhưng theo quyết định 493 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thì tất cả các số dư còn lại của khách hàng đó đều là nợ quá hạn.

Tuy nhiên tỷ trọng nợ quá . Điều này là do ngân hà

m phát hiện và ngăn chặn kịp thời những rủi ro có thể xảy ra, nhắc nhở khách hàng thanh toán nợ.

4.2.5. Tình hình nợ xấu: Nợ xấu là khoản nợ bắt buộc ngân hàng phải tiến hành trích lập dự phòng. Tỷ lệ

trích lập dự phòng ở nhóm này khá cao, số tiền trích lập dự phòng không có khả năng sinh lời dẫn đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng kém. Để hoạt động đạt được hiệu quả cao, bắt buộc ngân hàng phải quản lý ốt các khoản nợ

Và nợ xấu là một chỉ tiêu để đánh giá xem hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng tốt hay xấu. Một ngân hàng mà tồn tại quá nhiều

đế

Đ

Page 37: TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANHdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Kinh tế - Quản trị kinh doanh

Đánh giá rủi ro trong cho vay xây dựng nhà tại GVHD: Ths. Trần Thị Thanh Phương Ngân hàng PTN ĐBSCL-CN An Giang

Bảng 4.5: Tình hình nợ xấu trong cho v nhà tạ

ĐV

ay xây dựng i MHB

T: triệu đồng

Chênh lệc200

h lệc/200

h 2007/ 6

Chên h 2008 7 CHỈ TIÊU

Số Số

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

tiền % tiền % Tổng nợ xấu 16.369 17.754 23.191 1.385 8,46 5.437 30,62- Đối tượng khác 11.517 13.487 17.518 1.970 17,11 4.031 29,89- Cho vay xd nhà ở 4.852 4.267 5.673 -585 -12,06 1.406 32,95

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ Kinh doanh)

Tình hình nợ xấu trong cho vay xây dựng nhà của Ngân hàng cũng vẫn tăng qua từng năm. Trong năm 2007 tình hình nợ xâu cho vay xây dựng nhà giảm so với năm 2006 là do năm 2007 là năm mà nền kinh tế nước ta đã có bước phát triển vượt bậc, cũng n

ng nông sản của người dân trong tỉnh cũng có nhiề ợ theo hần

n thất cho Ngân hàng khi rủi ro xảy ra.

Biểu đồ

hư thế An Giang có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thu nhập tăng cao, đời sống người dân được nâng lên, việc chi trả những khoản nợ vay được thực hiện tốt hơn. Cho nên tình hình nợ xâu có xu hướng giảm.

Trong năm 2008, do kinh tế có nhiều biến động lớn, giá cả vật tư tăng cao, đời sống khó khăn, nên việc chi trả nợ của khách hàng cũng gặp khó khăn. Và do theo thời gian phần nợ chưa trả được ở những nhóm khác dần chuyển xuống nhóm nợ này làm cho nợ xấu của Ngân hàng tăng lên; ngoài ra do biến động của thị trường trong và ngoài nước nên tình hình kinh doanh các mặt hà

u biến động khó lường, buộc Ngân hàng phải tiến hành xem xét và phân loại n kinh nghiệm để có thể trích dự phòng cho phù hợp và nhằm giảm thiểu một p

tổ

4.5: Biểu đồ thể hiện tình hình nợ xấu trong cho vay xây dựng nhà

SVTH: Văn Thùy Như Ngọc Hân Trang 29

0

5000

10000

15000

20000

25000

triệu

đồn

g

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Tổng nợ xấu

Cho vay đối tượng khác Cho vay xd nhà ở

Page 38: TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANHdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Kinh tế - Quản trị kinh doanh

Đánh giá rủi ro trong cho vay xây dựng nhà tại GVHD: Ths. Trần Thị Thanh Phương Ngân hàng PTN ĐBSCL-CN An Giang

SVTH: Văn Thùy Như Ngọc Hân Trang 30

4.2.6. Đánh giá rủi ro tín dụng trong cho vay xây dựng nhà tại MHB: Bảng 4.6: Chỉ tiêu đánh giá rủi r ng o tín dụ

CHỈ TIÊU Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Dư nợ cho vay xd nhà ở 274 294 437.206 .255 .364 NQH xd nhà ở 3136 3356 4726Nợ xấu xd nhà ở 4852 4267 5673Tỷ lệ nợ quá hạn xd nhà (%) 1,14% 1,14% 1,08%Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ (%) 1,77% 1,45% 1,30%

Nhìn chung ngân hàng quản lý tốt các khoản vay của khách hàng. Qua bảng 7, ta thấy

ày 27/07/2005 về việc “Ban hành Quy địn

iều hành của lãnh đạo các phòng giao

, các chỉ tiêu tài chính, mục đích vay vốn và sử dụng vốn của khách hàng, phâ

), Thu nhập của người vay (Cash), Bảo

tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của ngân hàng qua các năm đều thấp, nằm trong giới hạn cho phép mà ngân hàng đặt ra (nợ xấu <2%/tổng dư nợ) và có xu hướng ngày càng giảm, có được điều này là do:

- Ngân hàng luôn tuân thủ những quy định, văn bản pháp lý do Ngân hàng Nhà nước và pháp luật đặt ra. Căn cứ vào quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNH Việt Nam thì Hội đồng quản trị Ngân hàng PTN ĐBSCL đã ban hành quyết định 71/2005/QĐ-NHN-HĐQT ng

h về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng của Tổ chức Tín dụng”. Từ đó đến nay Ngân hàng luôn tiến hành phân loại nhóm nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo đúng như quy định.

- Ngân hàng không ngừng đẩy mạnh việc cải cách và hoàn thiện quy trình tín dụng thật khoa học và hiệu quả phù hợp với tình hình thực tế, xây dựng cẩm nang tín dụng thích hợp. Nâng cao năng lực về công tác quản lý đ

dịch, trưởng phó phòng tại các chi nhánh tỉnh. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn và trao đổi nghiệp vụ để nâng cao trình độ chuyên môn, khuyến khích cán bộ tự học không bị tuột hậu trong thời kì kinh tế hội nhập.

- Tập trung vào công tác phòng ngừa rủi ro trong cho vay, thẩm định kĩ dự án phương án

n tích chặt chẽ các nguồn thông tin và khả năng trả nợ, không quá chú trong vào tài sản đảm bảo mà thẩm định qua loa các yếu tố khác để dẫn đến nợ xấu và nợ quá hạn tăng cao.

- Thường xuyên cập nhật thông tin về khách hàng thông qua trung tâm thông tin tín dụng của Hội sở (CIH), NHNN các tỉnh và NHNN Việt Nam (CIC), từ các cơ quan quản lý khách hàng, từ các ngân hàng đã có quan hệ với khách hàng,…

- CBTD thực hiện tốt các quy định, quy trình tín dụng. Tờ trình thẩm định thể hiện rõ các chỉ tiêu đánh giá tín dụng, tuân theo tiêu chuẩn cấp tín dụng 6C: Tư cách người vay (Character), Năng lực của người vay (Capacity

đảm tiền vay (Collateral), Các điều kiện (Conditions), Kiểm soát (Control). Thực hiện chấm điểm tín dụng thông qua bảng phân loại xếp hạng tín dụng khách hàng. Do vậy chất lượng tín dụng đã được nâng lên đáng kể.

Page 39: TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANHdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Kinh tế - Quản trị kinh doanh

Đánh giá rủi ro trong cho vay xây dựng nhà tại GVHD: Ths. Trần Thị Thanh Phương Ngân hàng PTN ĐBSCL-CN An Giang

SVTH: Văn Thùy Như Ngọc Hân Trang 31

- Hầu hết các khoản vay xây dựng nhà ở đều có tài sản thế chấp, việc thẩm định tài sản thế chấp được tiến hành theo đúng pháp luật, định giá tài sản theo khung giá nhà nước. Nên hạn chế được phần nào rủi ro.

- Tăng cường công tác quản trị rủi ro, thực hiện nghiêm ngặt mô hình quản lý tín dụng tại chi nhánh theo công văn số 1821/NHN-TD ngày 28/12/2007 về việc chỉnh sửa mô hình bộ máy quản ký tín dụng tại chi nhánh, phòng giao dịch theo định hướng lập thêm

y nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thờ

àng thực hiện phân tích rõ nguyên nhân tình

hợp với

i công đoạn trong công tác tín dụng đều phải có người giám sát

dụng, để kịp thời chấn chỉnh những sai sót, có biện phá

ốn, nhu cầu thanh toán…, phục vụ cho phát triể

gân hàng chứa đựng nhiều tiềm ẩn rủi ro mà

Sau ong cho vay xây dựng nhà ở của Ngân h

phòng quản lý rủi ro và hỗ trợ kinh doanh. Thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng MHB theo quyết định số 59/2007/QD9-NHN_HĐQT ngày 3/12/2007

- Tăng cường giám sát và xử lý nợ sau khi cho vai những rủi ro có thể xảy ra, đôn đốc khách hàng thanh toán nợ khi phát hiện nợ quá

hạn, nợ xấu. Đồng thời tranh thù sự hỗ trợ, giúp đỡ từ chính quyền địa phương và các ngành chức năng có liên quan phục vụ cho xử lý nợ.

- Đối với các khoản quá hạn, nợ xấu Ngân h hình thực tế từng khoản vay có biện pháp xử lý thích hợp cho từng trường hợp cụ

thể. Khởi kiện, bán đấu giá, tìm người mua tài sản…kể cả việc sử dụng dự phòng để xử lý và xem xét đến trường hợp được miễn giảm.

- Trong cho vay xây dựng nhà ở Ngân hàng thực hiện giải ngân từng lần phù tiến độ thi công và múc độ hoàn thành của công trình nhằm giám sát, kiểm tra chặt

chẽ việc sử dụng vốn của khách hàng tránh tình trạng sử dụng vốn sai mục đích, không xây cất nhà đúng như trong bản vẽ cũng như trong giấy phép xây dựng đã đăng ký.

- Bộ phận kiểm soát tín dụng, tín dụng nội bộ đã tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát theo quy định, mọviệc tuân thủ chấp hành quy định, quy trình tín dụng. Nhằm phát hiện sai sót trong việc chấp hành quy định, quy trình tín

p quản lý tốt hơn.

4.3. Những nguyên nhân chủ dẫn đến rủi ro tín dụng trong cho vay xây dựng nhà tại MHB chi nhánh An Giang:

Ngân hàng ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế hàng hoá, để giải quyết nhu cầu phân phối v

n, mở rộng sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế, cá nhân với đặc thù kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ. Vì vậy, hoạt động n

chúng ta khó có thể lường trước được.

đây là một số nguyên nhân dẫn đến rủi ro tràng PTN ĐBSCL Chi nhánh An Giang

4.3.1. Rủi ro tín dụng do nguyên nhân khách quan:

a. Sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật:

Trong những năm gần đây, Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều luật, văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, luật và các văn bản đã có song việc triển khai vào hoạt động ngân hàng thì lại hết sức chậm chạp và còn gặp phải nhiều vướng mắc bất cập như một số văn bản về việc cưỡng chế thu hồi nợ. Những văn bản này đều có quy định: Trong những hợp khách hàng không trả được nợ, NHTM có quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay. Trên thực tế, NHTM không

Page 40: TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANHdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Kinh tế - Quản trị kinh doanh

Đánh giá rủi ro trong cho vay xây dựng nhà tại GVHD: Ths. Trần Thị Thanh Phương Ngân hàng PTN ĐBSCL-CN An Giang

SVTH: Văn Thùy Như Ngọc Hân Trang 32

làm được điều này vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực nhà nước, không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản đảm bảo cho

ng quá trình đó, Ngân hàng phải mất một khoảng thời gian dài thông thường bảo nợ vay bị xuống cấp, giá tài sản giả g không thể thu hồi được đầy đủ các

dụng cho nền kinh tế trong điều kiện thiếu mộ cố gắng chạy theo thành tích, mở không cân xứng thì sẽ gia tăng nguy cơ

thời tiết. Do thiên tai, lũ l

ốn vay của khách hàng vay xây dựng nhà ở quá cao so với các điều kiện về bảo nhiều phương án, dự án không thực hiện được v u cho vay thì ngân hàng sẽ gặp nhiều rủi ro.

ình rủi ro cao. Chính vì thế ngâ

ngân hàng để xử lý hoặc việc chuyển tài sản đảm bảo nợ vay để Tòa án xử lý qua con đường tố tụng… cùng nhiều các quy định khác dẫn đến tình trạng NHTM không thể giải quyết được nợ tồn đọng, tài sản tồn đọng.

Để có thể thu hồi được các khoản nợ quá hạn, nợ xấu, ngân hàng thường tiến hành bán đấu giá tài sản thế chấp. Tuy nhiên để có thể tiến hành bán đấu giá tài sản thế chấp đúng pháp luật, Ngân hàng phải làm các thủ tục pháp lý cần thiết theo đúng quy định pháp luật. Tro

là một năm. Điều đó có thể làm cho tài sản đảmm so với ban đầu khi thẩm định khiến ngân hàn

khoản nợ.

b. Hệ thống thông tin quản lý còn bất cập: Hiện nay ở VN chưa có một cơ chế công bố thông tin đầy đủ về doanh nghiệp và

ngân hàng. Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng (CIC) của NHNN đã hoạt động đã quá một thập niên và đã đạt được những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ trong việc cung cấp thông tin kịp thời về tình hình hoạt động tín dụng nhưng chưa phải là cơ quan định mức tín nhiệm doanh nghiệp một cách độc lập và hiệu quả, thông tin cung cấp còn đơn điệu, thiếu cập nhật và ngoài ra việc kết nối thông tin với trang Web – CIC qua đường X25 của Chi cục tin học ngân hàng còn nhiều trục trặc, chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu tra cứu thông tin tại TP.HCM. Đó cũng là thách thức cho hệ thống ngân hàng trong việc mở rộng và kiểm soát tín

t hệ thống thông tin tương xứng. Nếu các ngân hàng rộng tín dụng trong điều kiện môi trường thông tin

nợ xấu cho hệ thống ngân hàng.

4.3.2. Rủi ro tín dụng do nguyên nhân chủ quan:

a. Nguyên nhân từ phía khách hàng: - Đối tượng khách hàng là các hộ nông dân, thu nhập thường bấp bênh, không ổn

định, phụ thuộc vào biến động của thị trường, điều kiện khí hậu, ụt, làm năng suất sản xuất không cao, hoặc do biến động của thị trường giảm giá

thành sản phẩm, tăng chi phí, làm lợi nhuận không cao, thu nhập của người dân không ổn định gây thiệt hại cho người dân và gây rủi ro cho Ngân hàng.

- Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích: đa số khách hàng khi vay vốn ngân hàng đều có các phương án vay vốn cụ thể, phương án trả nợ khả thi. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng vốn vay có một số khách hàng đã sử dụng vốn sai với mục đích vay vốn.

- Nhu cầu vđảm tiền vay của ngân hàng nên đã có à ngân hàng khó có thể cho vay hoặc nế

b. Nguyên nhân từ phía Ngân hàng: - Lãi suất cho vay thường cao hơn các ngành nghề khác: Do loại hình cho vay xây

dựng nhà có thời hạn là trung - dài hạn, nên đây là loại hn hàng thường áp dụng mức lãi suất cho vay rất cao so với các ngành nghề khác nên

khi người vay gặp khó khăn thì việc lãi suất cho vay cao sẽ càng gây khó khăn hơn cho khách hàng trong việc trả nợ gốc và nợ lãi cho ngân hàng.

Page 41: TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANHdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Kinh tế - Quản trị kinh doanh

Đánh giá rủi ro trong cho vay xây dựng nhà tại GVHD: Ths. Trần Thị Thanh Phương Ngân hàng PTN ĐBSCL-CN An Giang

SVTH: Văn Thùy Như Ngọc Hân Trang 33

- Đối với hình thức cho vay có tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay, ngân hàng thiêu sự giám sát chặt chẽ đối với tài sản hình thành từ vốn vay. Do không có đủ điều kiện để theo dõi sát sao tiến độ thi công, số lượng vật tư, hàng hóa tham gia vào dự án. Nên có một số khách hàng đã nâng không số lượng, giá trị so với thực tế. Kết quả là giá trị đích thực của tài sản hình thành từ vốn vay giảm. Vì vậy, nếu ngân hàng có áp dụng biện pháp xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ thì giá trị tài sản có khả năng xử lý thu hồi

khách hàng của cán bộ ngân hàng, một phần do hệ

dụn

thông tin không đầy đủ dẫn

là do tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng nên Ngâ

ngân hàng có c

iều hay ít. Ngân hàng PTN ĐBSCL - chi nhánh An Giang cũng không ngoại lệ, tuy nhiên RRTD trong ngân hàng có sự quản lý tốt trong hoạt động tín dụng.

nợ là rất thấp so với số vốn ngân hàng đã đầu tư. Và như vậy rủi ro, tổn thất cho ngân hàng là rất lớn.

- Thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay: Các cán bộ tín dụng thường có thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trước khi cho vay mà lơi lỏng quá trình kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay. Khi ngân hàng cho vay thì khoản cho vay cần phải được quản lý một cách chủ động để đảm bảo sẽ được hoàn trả. Theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng nói riêng và của ngân hàng nói chung. Việc theo dõi hoạt động của khách hàng vay nhằm buộc khách hàng tuân thủ các điều khoản đề ra trong hợp đồng tín dụng giữa khách hàng và ngân, từ đó có thể hạn chế được rủi ro tín dụng. Tuy nhiên trong thời gian qua ngân hàng thực hiện chưa được tốt công tác này, và còn nhiều thiếu sót. Điều này một phần do yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho

thống thông tin quản lý phục vụ còn lạc hậu, không cung cấp được kịp thời, đầy đủ các thông tin mà ngân hàng yêu cầu.

- Công việc quản lý nợ và đôn đốc khách hàng trả nợ không được cán bộ tín dụng và cán bộ quản lý thực hiện liên tục.

- Cán bộ tín dụng ở Ngân hàng còn thiếu, đa số là các cán bộ trẻ nên thiếu kinh nghiệm trong quá trình thẩm định. Trong quá trình thẩm định khách hàng đôi khi cán bộ tín dụng còn chưa sâu sát, còn chủ quan thậm chí có trường hợp chỉ chú trọng vào tài sản thế chấp, chưa chú trọng vào việc thẩm định phương án kinh doanh, phương án trả nợ của khách hàng có khả thi hay không. Đối với một số khách hàng mới, cán bộ tín

g không nắm bắt được hoàn cảnh và khả năng trả nợ vay của họ. Đối với khách hàng cũ vay lại, công tác thẩm định lại mang tính chủ quan, thiếu cẩn trọng, làm sai quy trình.

- Do thiếu am hiểu thị trường, thiếu thông tin hoặc phân tích đến việc cho vay không hiệu quả. Công tác bám sát địa bàn, theo dõi việc sử dụng

vốn của khách hàng có đúng mục đích hay không còn hạn chế.

- Nợ xấu phát sinh một phầnn hàng quá chú trọng đến yếu tố tìm kiếm khách hàng, đặt lợi nhuận lên cao hơn

mức độ rủi ro của các khoản vay.

- Sự hợp tác giữa các NHTM quá lỏng lẻo, vai trò của CIC chưa thực sự hiệu quả: trong tình hình cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt như hiện nay, vai trò của CIC là rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin kịp thời, chính xác để các

ác quyết định cho vay hợp lý. Đáng tiếc là hiện nay ngân hàng dữ liệu của CIC chưa đầy đủ và thông tin còn quá đơn điệu, chưa được cập nhật và xử lý kịp thời.

Tóm lại, rủi ro tín dụng luôn tồn tại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng và phát sinh từ rất nhiều nguyên, có thể do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Tùy thuộc vào phương pháp quản lý tín dụng của ngân hàng có hiệu quả hay không mà RRTD nh

là khá thấp, do

Page 42: TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANHdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Kinh tế - Quản trị kinh doanh

Đánh giá rủi ro trong cho vay xây dựng nhà tại GVHD: Ths. Trần Thị Thanh Phương Ngân hàng PTN ĐBSCL-CN An Giang

SVTH: Văn Thùy Như Ngọc Hân Trang 34

Chương 5: T SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHMỘ O VAY XÂY DỰNG NHÀ TẠI MHB CHI NHÁNH AN GIANG

5.1

o vay mục đích nhà ở khác tăng 17%

trong lĩnh vực này là rất cao, nhiều rủi ro tiềm ấn cho thị trườ

u chi qua thẻ. Do đó dư nợ cho

ẩm định cho các

ế cá thể tăng trưởng chậm 5,48% so với năm 2008, đạt

o đó, công tác thẩm định cho các khoản vay trung

5.2.

i pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng là biện

u đây là một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay xây dựng nhà

. Định hướng phát triển của MHB chi nhánh An Giang trong năm 2009: - Trong năm 2009, Ngân hàng PTN ĐBSCL Chi nhánh An Giang vẫn tiếp tục định

hướng phát triển cho vay nhà ở, tốc độ cho vay xây dựng nhà mới, mua nhà ở, sửa chữa nhà ở, thanh toán mua bán nhà qua ngân hàng và ch

và chiếm 24,25%/ trên tổng dư nợ tại chi nhánh.

- Nuôi trồng thuỷ sản là thế mạnh của tỉnh An Giang, tuy nhiên đối tượng này hiện đang gặp khó khăn về mặt tiêu dùng sản phẩm, dự báo sẽ còn kéo dài đến 2009. Do đó, ngân hàng sẽ hạn chế cho vay đối với các khoản vay với mục đích nuôi trồng thủy sản. Vì ngân hàng nhận thấy rủi ro

ng biến động bất thường.

- Nhóm sản phẩm chi nhánh An Giang sẽ thực hiện trong năm 2009 là tài trợ xuất nhập khẩu khoán, hỗ trợ du học, đầu tư chứng khoán và thấ

các cho các sản phẩm này có phát sinh nhưng chưa cao.

- Các sản phẩm có sử dụng vốn tài trợ như: RDF II, AFD, JBIC, chi nhánh An Giang sẽ tập trung tăng trưởng mạnh như nhà ở tại các khu dân cư, cho vay đầu tư tài sản cố định, máy móc thiết bị tăng gần 40%/ tổng dư nợ. Do đó, công tác th

khoản vay này cần được chú trọng nhiều hơn trong năm 2009.

- Để giảm áp lực của cán bộ kinh doanh và thực hiện theo định hướng chung của MHB, Chi nhánh An Giang sẽ tập trung tăng trưởng dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (Cty TNHH, doanh nghiệp tư nhân) là 84% so với năm 2008, đạt 26,08%/ tổng dư nợ, cho vay kinh t

73,75%/tổng dư nợ.

- NHPTN ĐBSCL chi nhánh An Giang sẽ sử dụng vốn trung, dài hạn nhiều hơn. Từ đó dư nợ theo thời gian từ 36 tháng – 60 tháng tăng trưởng khá cao là 41,75 % so với năm 2008, đạt 33.67%/ tổng dư nợ. Ddài hạn sẽ được tiến hành nhiều hơn.

Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay xây dựng nhà ở: Chúng ta đều nhận thấy, khi rủi ro tín dụng xảy ra thì không chỉ ảnh hưởng đến kết

quả kinh doanh của ngân hàng mà kéo theo là một quá trình xử lý phức tạp, kéo dài thạm chí gây ra sự mệt mỏi về tâm lý. Do vậy giả

pháp tối ưu mà mỗi ngân hàng cần lựa chọn.

Sa.

5.2.1. Đối với ngân hàng: - Ngân hàng phải luôn coi trọng công tác tín dụng và phẩm chất cán bộ tín dụng. Có

chính sách tín chi tiết rõ ràng, phân quyền phán quyết cụ thể, quy định rõ chức năng nhiệm vụ cho từng bộ phận liên quan đến việc cho vay, thu nợ thậm chí là xử lý nợ, …

Page 43: TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANHdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Kinh tế - Quản trị kinh doanh

Đánh giá rủi ro trong cho vay xây dựng nhà tại GVHD: Ths. Trần Thị Thanh Phương Ngân hàng PTN ĐBSCL-CN An Giang

SVTH: Văn Thùy Như Ngọc Hân Trang 35

Hiê

công tác kiểm tra kiểm soát tại các tổ chức tín dụng, thậm chí nội

chọ

uật. Có như vậy, không những kỷ cương trong hoạt động tín dụng và uy tín của TC

o vay

o ra được sự thông thoáng cần thiết, nhưng đồng thờ

iếu giữa số liệu trên chứng từ, nhất tình trạng nâng khố

n nay, một số ngân hàng đã ban hành sổ tay tín dụng có chất lượng, mang lại hiệu quả tốt trong hoạt động tín dụng, tạo điều kiện tốt cho hoạt động tín dụng.

- Thực hiện đúng quy trình, nghiệp vụ từ khi xét duyệt cho vay tới khi thu hồi nợ, xử lý nợ. Luôn coi trọng

bộ chi nhánh nên tổ chức các đoàn kiểm tra chéo, thực tế việc tổ chức kiểm tra cheo đã cho kết quả tích cực.

- Luôn nâng cao chất lượng, hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng. Việc bổ nhiệm các chức danh liên quan đến công tác cho vay phải thực sự khách quan, đúng quy trình, lựa

n người có đủ năng lực và phẩm chất thực sự. Việc bố trí cán bộ tín dụng phải được chọn lọc và phù hợp với năng lực thực tế cũng như lĩnh vực công việc được phân công.

- Cần quan tâm nhiều hơn đến việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ và tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ trong công tác, đồng thời phải căn cứ vào kết quả công tác của họ để có đãi ngộ, đối xử công bằng: Đối với cán bộ có thành tích xuất sắc, cần biểu dương, khen thưởng cả về vật chất lẫn tinh thần tương xứng với kết quả họ mang lại, kể cả việc nâng lương trước hạn hoặc đề bạt lên đảm nhiệm ở vị trí cao hơn; đối với cán bộ có sai phạm, tuỳ theo tính chất, mức độ mà có thể giáo dục thuyết phục hoặc phải xử lý kỷ l

TD sẽ ngày càng nâng cao mà chất lượng tín dụng chắc chắn sẽ được cải thiện đáng kể.

- Cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay sau khi cho vay.

- Một trong những giải pháp hữu hiệu là bản thân cán bộ liên quan đến công tác ch phải luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp.

5.2.2. Đối với việc nhận bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay: - Khi nhận bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay, TCTD cần phân

loại khách hàng và vận dụng linh hoạt điều kiện về mức vốn tự có của khách hàng tham gia vào dự án cho phù hợp với tình hình thực tế. Cụ thể: Nếu là khách hàng truyền thống, có uy tín với TCTD thì chỉ cần có mức vốn tự có tham gia vào dự án bằng 15% tổng giá trị dự án đầu tư là TCTD có thể nhận tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản bảo đảm để xem xét cho vay. Nhưng nếu là khách hàng mới quan hệ tín dụng, hoặc khách hàng ít tín nhiệm hơn thì tuỳ từng trường hợp mà tỷ lệ trên cần áp dụng ở mức cao hơn. Như vậy, không những vừa tạ

i cũng gắn trách nhiệm của khách hàng với tài sản nhiều hơn để khi cần xử lý tài sản thu hồi nợ đỡ bị thiệt thòi cho TCTD.

- Cần tăng cường quản lý tài sản hình thành từ vốn vay, đặc biệt là vật tư hàng hoá tham gia vào dự án thông qua khâu thanh toán vốn. Muốn vậy, khi cho vay TCTD nên thoả thuận với khách hàng cho vay theo dự án, giải ngân thanh toán trên cơ sở chứng từ, hoá đơn liên quan đến giá cả vật tư, hàng hoá tham gia vào dự án nhưng phải được kiểm soát chặt chẽ. Khi cần thiết có thể tiến hành kiểm tra, đối ch

hoá đơn với thực tế phát sinh nhằm hạn chế đến mức thấpng số lượng, giá trị vật tư, hàng hoá để tham ô, lợi dụng.

5.2.3. Bán các khoản nợ quá hạn cho công ty mua bán nợ: Tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3, Ban chấp hành trung ương Đảng khóa IX đã xác

định : “Chính phủ quy định biện pháp giải quyết dứt điểm các khoản nợ không có khả năng thanh toán của doanh nghiệp đối với ngân sách nhà nước và ngân hàng đồng thời

Page 44: TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANHdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Kinh tế - Quản trị kinh doanh

Đánh giá rủi ro trong cho vay xây dựng nhà tại GVHD: Ths. Trần Thị Thanh Phương Ngân hàng PTN ĐBSCL-CN An Giang

SVTH: Văn Thùy Như Ngọc Hân Trang 36

có giải pháp để ngăn ngừa sự tái phát. Thành lập công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp nhà nước để xử lý nợ và tài sản không cần dùng, tạo điều kiện để lành mạnh hóa tình hình tài chính doanh nghiệp”. Như vậy, công ty mua bán nợ và tài sản tồn

ị trường tài sản

ng ty mua bán nợ, giú

ó trụ sở làm việc tại Washington (Mỹ). Ủy ban tổ chức họp thư

ra các nguyên tắc trong quả

lý rủi ro tín dụng trong mọi sản phẩm và hoạt động của mình, đặc biệt là các sản phẩ

đọng của doanh nghiệp đã được thành lập theo Quyết định số: 109/2003/QĐ/TTG ngày 5/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ.

Việc ra đời công ty này nhằm tạo ra công cụ mới thích hợp với nền kinh tế thị trường để giúp các doanh nghiệp xử lý nợ và tài sản tồn đọng, để nhằm lành mạnh hóa tài chính doanh nghiệp, đặc biệt là góp phần giải quyết những tồn tại về tài chính nhằm thúc đẩy nhanh hơn quá trình sắp xếp, cổ phần hóa, giao, khoán, bán và cho thuê doanh nghiệp: Xử lý các khoản nợ và tài sản tồn đọng trước và sau khi chuyển đổi doanh nghiệp, các khoản nợ và tài sản được loại trừ khi xác định giá trị doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy tiến trình hình thành, phát triển của thị trường chứng khoán, th

, cũng như sự phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường trong nền kinh tế đi đôi với việc tạo lập khung pháp luật bảo đảm sự quản lý và giám sát của Nhà nước.

Ngân hàng tiến hành thực hiện bán các khoản nợ quá hạn cho côp ngân hàng hạn chế được rủi ro tín dụng.

5.2.4. Ứng dụng các nguyên tắc của Basel về quản lý nợ xấu: Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng là một ủy ban bao gồm các chuyên gia giám sát

hoạt động ngân hàng được thành lập vào năm 1975 bởi các thống đốc ngân hàng trung ương của nhóm G10. Ủy ban này bao gồm các đại diện cao cấp của các cơ quan giám sát nghiệp vụ ngân hàng và ngân hàng trung ương của các nước Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Hà Lan, Thụy Điển, Vương quốc Anh và Mỹ. Giúp việc cho ủy ban Basel là ban thư ký thường trực c

ờng niên tại trụ sở ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) tại Washington (Mỹ) hoặc tại thành phố Basel (Thụy Sĩ).

Nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu - những định hướng trong xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng hiện đại

Quan điểm của Ủy ban Basel là: sự yếu kém trong hệ thống ngân hàng của một quốc gia, dù quốc gia phát triển hay đang phát triển, sẽ đe dọa đến sự ổn định về tài chính trong cả nội bộ quốc gia đó. Vì vậy, nâng cao sức mạnh của hệ thống tài chính là điều mà Ủy ban Basel quan tâm. Ủy ban Basel không chỉ bó hẹp trong phạm vi các nước thành viên mà mở rộng mối liên hệ với các chuyên gia trên toàn cầu. Ủy ban Basel đã ban hành 17 nguyên tắc về quản lý nợ xấu mà thực chất là đưa

n trị rủi ro tín dụng, đảm bảo tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động cấp tín dụng. Các nguyên tắc này tập trung vào các nội dung cơ bản sau đây:

- Xây dựng môi trường tín dụng thích hợp (3 nguyên tắc): trong nội dung này, Ủy ban Basel yêu cầu Hội đồng quản trị phải thực hiện phê duyệt định kỳ chính sách rủi ro tín dụng, xem xét rủi ro tín dụng và xây dựng một chiến lược xuyên suốt trong hoạt động của ngân hàng (tỷ lệ nợ xấu, mức độ chấp nhận rủi ro…). Trên cơ sở này, Ban Tổng giám đốc có trách nhiệm thực thi các định hướng này và phát triển các chính sách, thủ tục nhằm phát hiện, đo lường, theo dõi và kiểm soát nợ xấu trong mọi hoạt động, ở cấp độ của từng khoản tín dụng và cả danh mục đầu tư. Các ngân hàng cần xác định và quản

m mới phải có sự phê duyệt của Hội đồng quản trị hoặc Ủy ban của Hội đồng quản trị.

Page 45: TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANHdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Kinh tế - Quản trị kinh doanh

Đánh giá rủi ro trong cho vay xây dựng nhà tại GVHD: Ths. Trần Thị Thanh Phương Ngân hàng PTN ĐBSCL-CN An Giang

SVTH: Văn Thùy Như Ngọc Hân Trang 37

- Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh (4 nguyên tắc): các ngân hàng cần xác định rõ ràng các tiêu chí cấp tín dụng lành mạnh (thị trường mục tiêu, đối tượng khách hàng, điều khoản và điều kiện cấp tín dụng…). Ngân hàng cần xây dựng các hạn mức tín dụng cho từng loại khách hàng vay vốn và nhóm khách hàng vay vốn để tạo ra các loại hình rủi ro tín dụng khác nhau nhưng có thể so sánh và theo dõi được trên cơ sở xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Ngân hàng phải có quy trình rõ ràng trong phê duyệt tín dụng, các sửa đổi tín dụng với sự tham gia của các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng cũng như trách nhiệm rạch ròi của các bộ phận tham gia, đồng thời, cần phát triển đội ngũ nhân viên quản lý rủi ro tín dụng có kinh nghiệm, kiến thức nhằm đưa ra các nhận định thận

chất của mỗi khoản tín dụng. Ủy

sản có tiềm năng rủi ro của ngân hàng.

ị, bộ phận phân tích tín dụn rạch ròi của các bộ phận tham

trọng trong việc đánh giá, phê duyệt và quản lý rủi ro tín dụng. Việc cấp tín dụng cần được thực hiện trên cơ sở giao dịch công bằng giữa các bên, đặc biệt, cần có sự cẩn trọng và đánh giá hợp lý đối với các khoản tín dụng cấp cho các khách hàng có quan hệ.

- Duy trì một quá trình quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng phù hợp (10 nguyên tắc): Các ngân hàng cần có hệ thống quản lý một cách cập nhật đối với các danh mục đầu tư có rủi ro tín dụng, bao gồm cập nhật hồ sơ tín dụng, thu thập thông tin tài chính hiện hành, dự thảo các văn bản như hợp đồng vay… theo quy mô và mức độ phức tạp của ngân hàng. Đồng thời, hệ thống này phải có khả năng nắm bắt và kiểm soát tình hình tài chính, sự tuân thủ các giao kèo của khách hàng … để phát hiện kịp thời những khoản vay có vấn đề. Ngân hàng cần có hệ thống khắc phục sớm đối với các khoản tín dụng xấu, quản lý các khoản tín dụng có vấn đề. Các chính sách rủi ro tín dụng của ngân hàng cần chỉ rõ cách thức quản lý các khoản tín dụng có vấn đề. Trách nhiệm đối với các khoản tín dụng này có thể được giao cho bộ phận tiếp thị hay bộ phận xử lý nợ hoặc kết hợp cả hai bộ phận này, tùy theo quy mô và bản

ban Basel cũng khuyến khích các ngân hàng phát triển và xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong quản lý rủi ro tín dụng, giúp phân biệt các mức độ rủi ro tín dụng trong các tài

Như vậy, trong xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng, nguyên tắc Basel có một số điểm cơ bản:

- Phân tách bộ máy cấp tín dụng theo các bộ phận tiếp thg và bộ phận phê duyệt tín dụng cũng như trách nhiệm gia.

- Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý rủi ro tín dụng.

- Xây dựng một hệ thống quản lý và cập nhật thông tin hiệu quả để duy trì một quá trình đo lường, theo dõi tín dụng thích hợp, đáp ứng yêu cầu thẩm định và quản lý rủi ro tín dụng.

Những ứng dụng của nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu trong xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng:

- Thực hiện phân tách chức năng bán hàng, chức năng thẩm định, quản lý rủi ro tín dụng và chức năng quản lý nợ trong hoạt động cấp tín dụng cho các doanh nghiệp. Theo đó, toàn bộ việc xây dựng giới hạn tín dụng trên cơ sở xác định rủi ro tổng thể (thông qua thực hiện xếp hạng tín dụng, phân tích ngành, khả năng phát triển của khách hàng trong tương lai…) sẽ do bộ phận quản lý rủi ro tín dụng thực hiện độc lập, đảm bảo tính khách quan cũng như hạn chế sự phân tán thông tin khi cung cấp các sản phẩm tín dụng (cho vay, tài trợ thương mại…). Đối với đánh giá các rủi ro giao dịch (được hiểu theo nghĩa xem xét từng lần vay cụ thể), tùy theo mức độ phức tạp và/hoặc giới hạn tín dụng

Page 46: TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANHdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Kinh tế - Quản trị kinh doanh

Đánh giá rủi ro trong cho vay xây dựng nhà tại GVHD: Ths. Trần Thị Thanh Phương Ngân hàng PTN ĐBSCL-CN An Giang

SVTH: Văn Thùy Như Ngọc Hân Trang 38

được xác định, có thể giao cho bộ phận quan hệ khách hàng trực tiếp thực hiện thẩm định hoặc giao cho bộ phận phân tích tín dụng (đối với những doanh nghiệp có dư nợ lớn, tính phức tạp của các khoản vay cao). Cách thức này sẽ giúp đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách nhanh chóng và phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam. Trên cơ sở sự phân tách trên, bộ phận quan hệ khách hàng sẽ chịu trách nhiệm tiếp xúc, tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng, cung cấp thông tin cho bộ phận quản lý rủi ro tín dụng, đồng thời kiểm tra giám sát quá trình thực hiện các cam kết của khách hàng (sử dụng vốn vay, các cam kết về bảo đảm tiền vay…). Bộ phận quản lý rủi ro tín dụng thực hiện việc “giám sát song song” quá trình bộ phận quan hệ khách hàng thực hiện các quyết định phê duyệt tín dụng để phát hiện các dấu hiệu rủi ro cũng như can thiệp kịp thời như giám sát việc thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay, kiểm tra tài sản bảo đảm, các điều kiện giải ngân… Như vậy, quá trình đánh giá rủi ro tín dụng được thực hiện một các

p hiện thực hóa các mục tiêu đó, đảm bảo

. Đồng thời, cần nâng cao

h tổng thể, liên tục trước, trong và sau khi cho vay, nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng, khắc phục được tình trạng không kịp thời khi chỉ sử dụng một cơ chế hậu kiểm của kiểm tra nội bộ.

- Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm pháp lý của bộ phận quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro tín dụng và quản lý nợ. Sự rạch ròi trong phân định trách nhiệm sẽ đảm bảo tính công bằng trong đánh giá chất lượng công việc, là điều kiện để quá trình xử lý các dấu hiệu rủi ro tín dụng được nhanh chóng, hịêu quả và kịp thời cũng như tạo sự yên tâm trong suy nghĩ, hành động của cán bộ các bộ phận. Đồng thời, mỗi bộ phận trong chức năng, nhiệm vụ của mình cần xây dựng các mục tiêu trong hoạt động cấp tín dụng (tỷ lệ nợ xấu chấp nhận được, số lượng và nhóm khách hàng cần thiết lập, mức độ tăng trưởng tín dụng…), các giải phá

sự phối hợp uyển chuyển, nhịp nhàng giữa các bộ phận tác nghiệp khi thực thi các mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng đã đề ra, phù hợp với đặc thù của mỗi ngân hàng cũng như chính sách tín dụng mà ngân hàng đó đề ra.

- Tiêu chuẩn hóa cán bộ theo dõi rủi ro tín dụng để đáp ứng các yêu cầu của nguyên tắc Basel. Theo đó, cần xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro tín dụng có kinh nghiệm, có kiến thức và khả năng nhanh nhạy khi xem xét, đánh giá các đề xuất tín dụng. Ngân hàng có thể xây dựng một hệ tiêu chuẩn đối với cán bộ rủi ro tín dụng như trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế, có thời gian trải qua công tác tại bộ phận quan hệ khách hàng… Những yêu cầu này sẽ giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro tín dụng có đủ trình độ, kinh nghiệm thực tế để xử lý nhanh chóng, hiệu quả và một sự thận trọng hợp lý trong quá trình phân tích, thẩm định và giám sát tín dụng

tính chuyên nghiệp của cán bộ ngân hàng, theo đó mỗi cán bộ ngân hàng trong chức năng, nhiệm vụ của mình phải thực hiện một cách đầy đủ, hết trách nhiệm và thái độ tất cả vì công việc chung trong xử lý mối quan hệ giữa các bộ phận.

- Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả, đảm bảo sự liên lạc thường xuyên, liên tục và cập nhật kịp thời các thông tin trọng yếu giữa các bộ phận chức năng trong hoạt động cấp tín dụng. Mô hình quản lý rủi ro tín dụng hiện đại theo nguyên tắc Basel chỉ có thể thành công khi giải quyết được vấn đề cơ chế trao đổi thông tin, đảm bảo sự phân tách các bộ phận chức năng để thực hiện chuyên môn hóa và nâng cao tính khách quan nhưng không làm mất đi khả năng nắm bắt và kiểm soát thông tin của bộ phận quản lý rủi ro tín dụng. Muốn vậy, những thông tin trọng yếu trong quá trình cho vay cần phải được bộ phận quan hệ khách hàng cập nhật định kỳ và/hoặc đột xuất và chuyển tiếp những thông tin này cho bộ phận quản lý rủi ro tín dụng phân tích, đánh giá những rủi ro tiềm ẩn. Như vậy, sự vận hành của mô hình mới có thể thông suốt và giảm thiểu những e ngại của bộ phận quản lý rủi ro tín dụng trong các nhận định cấp tín dụng.

Page 47: TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANHdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Kinh tế - Quản trị kinh doanh

Đánh giá rủi ro trong cho vay xây dựng nhà tại GVHD: Ths. Trần Thị Thanh Phương Ngân hàng PTN ĐBSCL-CN An Giang

Đồng thời, ngân hàng cần xây dựng hệ thống thông tin và phân tích thông tin toàn diện, cung ứng nguồn thông tin chính xác, đáng tin cậy cho các bộ phận chuyên môn có liên quan. Các phân tích về ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế đang được các ngân hàng bắt đầu thực hiện để xây dựng kho dữ liệu phân tích tín dụng nhưng chưa được đầy đủ và thiếu tính kết nối, hỗ trợ giữa các ngân hàng trong chia sẻ thông tin. Sự hợp tác một các

ụng trong một vài năm trở lại

ng.

ăm 2004, ủy ban Basel đã xây dựng Hiệp định mới về “Tiêu chuẩn vốn quố

ựa trên hệ hàng sẽ xác địn

en Default - tỷ trọng tổn thất ước tính;

hách hàng tại thời điểm khách hàng khô

ô g qua các biến số trên, ngân hàng sẽ xác định được EL

ới mỗi kỳ hạn xác định, tổn thất có thể ước tính được tính toán dựa trên công thức sau:

h toàn diện giữa các ngân hàng trong xây dựng và chia sẻ cơ sở dữ liệu thông tin về doanh nghiệp, về ngành là con đường ngắn nhất để hoàn thiện hệ thống thông tin và giảm chi phí khai thác thông tin một cách hợp lý nhất.

- Nâng cao tính thực tiễn và khả năng đánh giá chính xác của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, thực hiện xếp hạng tín dụng theo định kỳ và duy trì một cách liên tục để làm cơ sở trong xây dựng chính sách khách hàng về giới hạn tín dụng, áp dụng hình thức bảo đảm tiền vay thích hợp, các định hướng tín dụng với từng khách hàng. Xếp hạng tín dụng là một công cụ hiệu quả, mang tính khoa học trong quản trị rủi ro tín dụng thông qua lượng hóa các đánh giá và đưa ra các quyết định phù hợp. Hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng mới được các ngân hàng Việt Nam ứng d

đây và còn cần nhiều trải nghiệm để sửa đổi, hiệu chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế. Do đó, hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đang và sẽ là một trong những công việc trọng tâm để nâng cao chất lượng tín dụ

5.2.5. Ứng dụng phương pháp ước tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ-IRR trong quản lý rủi ro:

Tháng 6 nc tế” - mà chúng ta vẫn gọi là Basel II. Theo đó, các ngân hàng sẽ sử dụng hệ thống

cơ sở dữ liệu của nội bộ để đánh giá vấn đề rủi ro tín dụng, từ đó xác định hệ số an toàn vốn tối thiểu.

Như vậy, theo yêu cầu của Basel II, các ngân hàng sẽ sử dụng các mô hình dthống dữ liệu nội bộ để xác định khả năng tổn thất tín dụng. Các ngânh các biến số như:

- PD - Probability of Default: xác suất khách hàng không trả được nợ;

- LGD: Loss Giv

- EAD: Exposure at Default - tổng dư nợ của kng trả được nợ.

- EL: Expected Loss - tổn thất có thể ước tính.

Th n

V

SVTH: Văn Thùy Như Ngọc Hân Trang 39

Chúng ta sẽ xem xét lần lượt ba chỉ tiêu cấu thành công thức trên.

Thứ nhất, PD - xác suất không trả được nợ: cơ sở của xác suất này là các số liệu về các khoản nợ trong quá khứ của khách hàng, gồm các khoản nợ đã trả, khoản nợ trong

EL = PD x EAD x LGD

hạn và khoản nợ không thu hồi được. Theo yêu cầu của Basel II, để tính toán được nợ trong vòng một năm của khách hàng, ngân hàng phải căn cứ vào số liệu dư nợ của

Page 48: TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANHdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Kinh tế - Quản trị kinh doanh

Đánh giá rủi ro trong cho vay xây dựng nhà tại GVHD: Ths. Trần Thị Thanh Phương Ngân hàng PTN ĐBSCL-CN An Giang

khá

dữ liệu tài chính liên quan đến các hệ số tài chính của khách hàng cũng như các

lý, khả năng ngh

hiệu khả năng

ch hàng trong vòng ít nhất là 5 năm trước đó. Những dữ liệu được phân theo 3 nhóm sau:

- Nhómđánh giá của các tổ chức xếp hạng

- Nhóm dữ liệu định tính phi tài chính liên quan đến trình độ quảniên cứu và phát triển sản phẩm mới, các dữ liệu về khả năng tăng trưởng của

ngành,…

- Những dữ liệu mang tính cảnh báo liên quan đến các hiện tượng báo không trả được nợ cho ngân hàng như số dư tiền gửi, hạn mức thấu chi…

Từ những dữ liệu trên, ngân hàng nhập vào một mô hình định sẵn, từ đó tính được xác xuất không trả được nợ của khách hàng. Đó có thể là mô hình tuyến tính, mô hình probit… và thường được xây dựng bởi các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp.

Thứ hai, EAD: Exposure at Default - tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ. Đối với khoản vay có kỳ hạn, EAD được xác định không quá khó khăn. Tuy nhiên, đối với khoản vay theo hạn mức tín dụng, tín dụng tuần hoàn thì vấn đề lại khá phức tạp. Theo thống kê của ủy ban Basel, tại thời điểm không trả được nợ, khách hàng thường có xu hướng rút vốn vay tới mức gần xấp xỉ h n mức được cấp. Do đó, ủy ban Basel II yêu cầu tính EAD như sau:

ều này dẫn đến những khó khăn lớn trong

SVTH: Văn Thùy Như Ngọc Hân Trang 40

EAD = Dư nợ bình quân + LEQ x Hạn mức tín dụng chưa sử dụng bình quân

Trong đó, LEQ - Loan Equivalent Exposure là tỷ trọng phần vốn chưa sử dụng có nhiều khả năng sẽ được khách hàng rút thêm tại thời điểm không trả được nợ. “LEQ x Hạn mức tín dụng chưa sử dụng bình quân” chính là phần dư nợ khách hàng rút thêm tại thời điểm không trả được nợ ngoài mức dư nợ bình quân.

Việc xác định LEQ - tỷ trọng phần vốn rút thêm có ý nghĩa quyết định đối với độ chính xác của ước lượng về dư nợ của khách hàng tại thời điểm không trả được nợ. Cơ sở xác định LEQ là các số liệu quá khứ. Đitính toán. Ví dụ, khách hàng uy tín, trả nợ đầy đủ thường hiếm khi rơi vào tình trạng này, do đó, không thể tính chính xác được LEQ của một khách hàng tốt. Ngoài ra, một số vấn đề dẫn đến sự phức tạp của LEQ có thể còn gồm: loại hình kinh doanh của khách hàng, khả năng khách hàng tiếp cận với thị trường tài chính, quy mô hạn mức tín dụng, tỷ lệ dư nợ đang sử dụng so với hạn mức,…

Thứ ba, LGD: tỷ trọng tổn thất ước tính - đây là tỷ trọng phần vốn bị tổn thất trên ng chỉ bao gồm tổn khi khách hàng không trả được nợ, đó là lãi suất đến hạn nhưng không được thanh toán và các chi phí hành chính có thể phát sinh như: chi phí xử lý tài sản thế chấp, các chi phí cho dịch vụ pháp lý và một số chi phí liên quan.

ỷ trọng tổng thất ước tính có thể tính toán theo công thức sau đây:

tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ. LGD khô thất về khoản vay mà còn bao gồm các tổn thất khác phát sinh

T

LGD = (EAD - Số tiền có thể thu hồi)/EAD

Page 49: TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANHdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Kinh tế - Quản trị kinh doanh

Đánh giá rủi ro trong cho vay xây dựng nhà tại GVHD: Ths. Trần Thị Thanh Phương Ngân hàng PTN ĐBSCL-CN An Giang

SVTH: Văn Thùy Như Ngọc Hân Trang 41

Trong đó, số tiền có thể thu hồi bao gồm các khoản tiền mà khách hàng trả và các khoản tiền thu được từ xử lý tài sản thế chấp, cầm cố. LGD cũng có thể được coi là 100% - tỷ lệ vốn có thể thu hồi được. Theo thống kê của ủy ban Basel, tỷ lệ thu hồi vốn thường mang giá trị rất cao (70% - 80%) hoặc rất thấp (20 - 30%). Do đó, chúng ta không nên sử dụng tỷ lệ thu hồi vốn bình quân. Theo nghiên cứu của ủy ban Basel, hai yếu tố giữ vai trò quan trọng nhất quyết định khả năng thu hồi vốn của ngân hàng khi khách hàng không trả được nợ là tài sản bảo đảm của khoản vay và cơ cấu tài sản của khách hàng. Cơ cấu tài sản của khách hàng được nhắc đến ở đây với ý nghĩa thứ tự ưu tiên trả nợ khác nhau của các khoản phải trả trong trường hợp doanh nghiệp phải phá sản. Trên thực tế, khi một doanh nghiệp phá sản, tỷ lệ thu hồi vốn từ các khoản vay của ngân hàng thường cao hơn tỷ lệ thu hồi vốn từ trái phiếu bởi ngân hàng có quyền được ưu ó, khi kinh tế trong tình trạng suy

ợc mua bán trên thị trường. Ngân hàng có

ng sẽ ước tính các luồng tiền trong tương lai, khoảng thời gian

, ngân hàng sẽ xác định được EL - tổn

ối thiểu tron

cơ quan giám sát.

c khoản cho vay doanh nghiệp, các khoản cho vay doa

tiên trả nợ trước các nhà đầu tư trái phiếu. Bên cạnh đ thoái, tỷ lệ thu hồi vốn cũng sụt giảm. Ngành nghề kinh doanh cũng ảnh hưởng nhất

định đến tỷ lệ thu hồi vốn: các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nặng thường cho tỷ lệ thu hồi vốn cao hơn các khách hàng kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ.

Hiện nay, tồn tại ba phương pháp chính để tính LGD:

- Một là, Market LGD - tỷ trọng tổn thất căn cứ vào thị trường. Phương pháp này được sử dụng khi các khoản tín dụng có thể đư

thể xác định tỷ trọng tổn thất của một khoản vay căn cứ vào giá của khoản vay đó một thời gian ngắn sau khi nó được xếp vào hạng không trả được nợ. Giá này được tính trên cơ sở ước tính của thị trường bằng phương pháp hiện tại hóa tất cả các dòng tiền có thể thu hồi được của khoản vay trong tương lai.

- Hai là, Workout LGD - tỷ trọng tổn thất căn cứ vào việc xử lý các khoản tín dụng không trả được nợ. Ngân hà

dự kiến thu hồi được luồng tiền và chiết khấu các luồng tiền này. Việc xác định lãi suất chiết khấu phù hợp là vấn đề mấu chốt và nan giải nhất.

- Ba là, Implied Market LGD - xác định tỷ trọng tổn thất căn cứ vào giá các trái phiếu rủi ro trên thị trường.

Như vậy, thông qua các biến số LGD, PD và EAD thất ước tính của các khoản cho vay. Nếu ngân hàng tính chính xác được tổn thất

ước tính của khoản cho vay thì sẽ mang lại cho ngân hàng rất nhiều ứng dụng chứ không chỉ đơn thuần giúp ngân hàng xác định chính xác hơn hệ số an toàn vốn t

g mối quan hệ giữa vốn tự có với rủi ro tín dụng.

Khi ngân hàng cho vay các khách hàng tốt, hệ số rủi ro giảm xuống, và tất yếu dẫn đến tài sản rủi ro tín dụng giảm. Kết quả là hệ số an toàn vốn tăng, điều này dẫn đến hình ảnh ngân hàng trở nên đẹp hơn đối với thị trường và các

Trước hết việc áp dụng phương pháp IRB sẽ xác định đúng thực tế mức độ rủi ro của từng trạng thái rủi ro gồm cá

nh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay bán lẽ, cho vay thế chấp bất động sản, chứng khoán hóa, góp vốn cổ phần và các trạng thái không cân bằng khác.

Với việc xác định được tổn thất ước tính của một khoản cho vay, ngân hàng sẽ thực hiện được thêm các mục tiêu sau:

- Thứ nhất, giúp ngân hàng tăng cường khả năng quản trị nhân sự, cụ thể là quản trị đội ngũ cán bộ tín dụng. Theo lý thuyết quản trị, quản trị nhân sự bao gồm bốn vấn đề

Page 50: TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANHdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Kinh tế - Quản trị kinh doanh

Đánh giá rủi ro trong cho vay xây dựng nhà tại GVHD: Ths. Trần Thị Thanh Phương Ngân hàng PTN ĐBSCL-CN An Giang

SVTH: Văn Thùy Như Ngọc Hân Trang 42

chính: (1) tuyển dụng; (2) đào tạo lại; (3) hệ thống lương thưởng; (4) vấn đề thăng tiến. Trên thực tế, nhiều ngân hàng trên thế giới đã xây dựng hệ thống chấm điểm kết quả công việc của cán bộ tín dụng để xác định mức lương và lộ trình thăng tiến phù hợp. Với cán bộ tín dụng, lương và thưởng thường được dựa vào số dư nợ, số lượng khách hàng và chất lượng tín dụng. Nếu cán bộ tín dụng có dư nợ cao nhưng chất lượng tín dụng thấp thì lương - thưởng vẫn có thể rất thấp, và tất nhiên là không thể thăng tiến. Như

heo “tuổi nợ”, chỉ có một số ít ngân hàng đã có hệ thống xếp hạng hiệu quả và sử d

dụng, hay chứng khoán hóa các khoản vay của các ngân hàng thương mại sau

PD ng phải có một cơ sở dữ liệu đầy hần mềm xử lý dữ liệu hiện đại8

ụng. Để đưa công tác

các chi nhánh trong hệ

vậy, việc xác định mức tổn thất ước tính với từng danh mục cho vay của từng cán bộ tín dụng sẽ định lượng rõ chất lượng tín dụng của từng cán bộ. Điều này buộc cán bộ tín dụng phải luôn nỗ lực tránh rủi ro nếu không sẽ nhận mức lương - thưởng rất thấp cho dù là cán bộ có thâm niên cao.

- Thứ hai, xác định tổn thất ước tính sẽ giúp ngân hàng xây dựng hiệu quả hơn Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng. Hiện nay, theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng, các ngân hàng Việt Nam đa phần vẫn áp dụng việc trích lập dự phòng t

ụng phương pháp định tính để xác định mức độ rủi ro của các khoản tín dụng, từ đó trích lập dự phòng theo tỷ lệ phù hợp6. Tuy nhiên, nếu ngân hàng xác định được chính xác tổn thất ước tính thì việc trích lập trở nên đơn giản, hiệu quả và chính xác hơn rất nhiều.

- Thứ ba, việc xác định được tổn thất ước tính, đặc biệt là xác định được PD - xác suất khả năng vỡ nợ của khách hàng sẽ giúp ngân hàng nâng cao được chất lượng việc giám sát và tái xếp hạng khách hàng sau khi cho vay.

- Thứ tư, việc xác định chính xác tổn thất có thể dự tính sẽ giúp ngân hàng xác định chính xác được giá trị khoản vay. Điều này sẽ phục vụ hiệu quả cho việc thực hiện quy trình swap tín

này. Đây là một xu thế tất yếu mà các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ hướng tới vì swap tín dụng và chứng khoán hóa chính là những công cụ hiệu quả nhất để san sẻ rủi ro và tạo tính linh hoạt trong quản lý danh mục các khoản cho vay của mỗi ngân hàng thương mại.

Như vậy, việc xây dựng hệ thống ước tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ - IRB là xu thế tất yếu của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập. Tuy nhiên, việc tính toán bất kỳ chỉ tiêu nào trong số 3 chỉ tiêu

, LGD hay EAD luôn hết sức phức tạp, đòi hỏi ngân hà đủ, được lưu trữ khoa học với những chương trình p. Tất cả những vấn đề trên đều đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải đầu tư nguồn

lực về tài chính, con người, thời gian rất khổng lồ và đặc biệt phải có lộ trình khoa học.

5.2.5. Đẩy mạnh thu hồi nợ xấu thông qua tố tụng: Việc khởi kiện đòi nợ cho vay của các ngân hàng trước toà án không những là một

biện pháp pháp lý mang lại hiệu quả không nhỏ cho ngân hàng mà ở đây còn mang tính phòng ngừa chung, tức là thông qua hoạt động tố tụng của ngân hàng mà góp phần răn đe, giáo dục những khách hàng dây dưa, chây ỳ không chịu trả nợ phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng đúng như cam kết trong các Hợp đồng tín d

thu hồi nợ xấu thông qua các hoạt động tố tụng trong hệ thống các ngân hàng thương mại được quản lý thống nhất và đảm bảo các bước quy trình theo quy định pháp luật. Các phòng khách hàng (hoặc phòng nghiệp vụ kinh doanh) tại thống Ngân hàng thương mại cần thực hiện những nội dung sau đây:

Page 51: TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANHdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Kinh tế - Quản trị kinh doanh

Đánh giá rủi ro trong cho vay xây dựng nhà tại GVHD: Ths. Trần Thị Thanh Phương Ngân hàng PTN ĐBSCL-CN An Giang

SVTH: Văn Thùy Như Ngọc Hân Trang 43

1. Tập trung và rà soát lại tất cả những món nợ quá hạn từ nhóm 3 đến nhóm 5, tiến hành lên danh sách những khách hàng không có thiện chí trả nợ

(Lưu ý: Theo quy định pháp luật về tố tụng dân sự, ngân hàng chỉ có quyền khởi kiện trong thời hạn 02 năm kể từ ngày phát sinh tranh chấp hợp đồng tín dụng).

ẽ khở àng (kể cả người thế chấp, bảo lãnh cho món vay c: Biên bản đôn đốc trả nợ và T

ởi kiện gồm có những giấy tờ, tài liệu sau đây:

u khách hàng

;

quan đến quyền sở hữu tài sản đảm bảo tiền vay;

ch hàng có nợ xấu, các ngân hàng cần lưu ý chỉ đạo cán bộ

ngân hàng cần thực hiện trong thời gian tới như: Ngân hàng phải thường xuyên kiểm tra giám sát tình hình sử dụng nợ vay sau khi giải ngân, nâng cao chất lượng công tác tín dụng, chất lượng công tác kiểm toán nội bộ đối với hoạt động tín dụng,.... mang tính định hướng hay làm cơ

kiến nghị với hội sở nhằm từng bước đạt được tiêu chuẩn quốc tế về quản trị rủi ro n dụng theo nguyên tắc Bsael về quản lý nợ xấu.

2. Chỉ đạo đôn đốc trả nợ bằng văn bản đối với những khách hàng nằm trong diện si kiện; ít nhất là 02 lần cho mỗi khách h) trước khi tiến hành làm hồ sơ khởi kiện bằng 02 hình thứhông báo yêu cầu trả nợ.

3. Tiến hành lập hồ sơ đề nghị kh

- Bản sao CMND, hộ khẩ

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu có)

- Bản sao Hợp đồng tín dụng;

- Bản sao Giấy nhận nợ;

- Bản sao Hợp đồng thế chấp, bảo lãnh, cầm cố tài sản;

- Bản sao Biên bản thẩm định giá trị tài sản đảm bảo tiền vay;

- Bản sao quyền sở hữu tài sản dùng để bảo đảm tiền vay;

- Bản sao các giấy tờ liên

- Bản sao các Biên bản đôn đốc nợ, Thông báo yêu cầu trả nợ, các giấy tờ cam kết trả nợ của khách hàng;

- Bản tính gốc và lãi của khách hàng vào thời điểm khởi kiện (có xác nhận của kế toán theo dõi món nợ trên);

- Giấy đề nghị khởi kiện khách hàng của cán bộ tín dụng (có ý kiến của Trưởng phòng và lãnh đạo Chi nhánh ngân hàng phụ trách chỉ đạo tín dụng của phòng đó).

Khi đề nghị khởi kiện khátín dụng thẩm tra, xác minh chính xác địa chỉ của khách hàng kể cả nơi tạm trú

thường xuyên (nếu có), địa chỉ tài sản và cả địa chỉ của người có tài sản bảo đảm cho món vay. Nếu cung cấp địa chỉ không đúng với thực tế khiến Toà không triệu tập được đương sự thì Toà sẽ trả lại hồ sơ cho ngân hàng hoặc tạm đình chỉ vụ án theo đúng quy định của pháp luật về tố tụng.

Sau khi tập hợp đầy đủ các giấy tờ tài liệu trên đây thì cán bộ pháp chế ngân hàng tiến hành soạn thảo văn bản khởi kiện đồng thời tham mưu cho lãnh đạo chi nhánh ngân hàng thông báo cho khách hàng lần cuối cùng (gửi kèm theo đơn khởi kiện của ngân hàng), trong đó ghi rõ thời hạn cuối cùng phải trả hết nợ nếu không muốn bị khởi kiện ra trước Toà án, phải chịu án phí và bị xử lý tài sản đảm bảo nợ vay.

Trong các giải pháp trên, có một số giải pháp

Một số giải phápsởtí

Page 52: TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANHdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Kinh tế - Quản trị kinh doanh

Đánh giá rủi ro trong cho vay xây dựng nhà tại GVHD: Ths. Trần Thị Thanh Phương Ngân hàng PTN ĐBSCL-CN An Giang

SVTH: Văn Thùy Như Ngọc Hân Trang 44

PHẦN KẾT KẾT LUẬN:

Qua phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, ta thấy hoạt động của ngân hàng tương đối tốt, có hiệu quả và mang lại lợi nhuận, mặc dù trong năm qua ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng là từ hoạt động tín dụng. Đây là hoạt động mang nhiều rủi ro.

Qua phân tích và đánh giá tình hình cho vay mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở tại chi

ăng cao, cá basa quá lứa không bán được, hoặc bán với

ợ quá hạn nói chung và nợ xấu cho vay xây dựng nhà ở nói riêng tuy có ệ nợ quá hạn luôn được khống chế dưới 2%, giới hạn cho phép của ngân

hàn

ơn nữa quy

ển nguồn nhân lực, song song với việc chú trọng sử dụng lực

t chẽ và bắt buộc các tổ chức tín dụng cung cấp thông tin như tình hình dư nợ, khả năng trả nợ, nợ xấu của khách hàng tại các tổ chức tín dụng cho Trung tâm Thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước (CIC). CIC cần thường xuyên thông tin về các doanh nghiệp và cảnh báo những khách hàng vay vốn có vấn đề để các NHTM biết và phòng ngừa.

nhánh Ngân hàng PTN ĐBSCL tỉnh An Giang cho thấy hoạt động này đã góp phần vào việc cung cấp, bổ sung, hỗ trợ vốn cho các hộ dân trong việc xây dựng, sửa chữa nhà ở, làm thay đổi diện mạo chung của tỉnh, và thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo xu hướng chung của đất nước.

Mặc dù năm 2008, nền kinh tế của tỉnh nói riêng và kinh tế cả nước nói chung gặp nhiều khó khăn (tình hình lạm phát t

giá thấp,…) nhưng nhìn chung dư nợ của ngân hàng vẫn tăng, trong đó dư nợ cho vay xây dựng và sửa chữa nhà tăng tương đối cao, kết quả này đã nói lên sự cố gắng của Ban Giám đốc cùng toàn thể cán bộ - nhân viên của chi nhánh trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.

Tình hình ntăng, nhưng tỷ l

g. Có được điều này là do ngân hàng thường xuyên theo dõi và áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn kịp thời nợ quá hạn, không để nó vượt qua ngưỡng cho phép.

KIẾN NGHỊ: - Nhìn chung, hoạt động cho vay tuy mang lại nhiều lợi nhuận cho chi nhánh (trên

90% tổng thu nhập), nhưng đây là hoạt động mang nhiều rủi ro, do vậy bên cạnh việc nâng cao hiệu quả cấp tín dụng như hiện nay, chi nhánh cần quan tâm mở rộng h

mô dịch vụ chuyển tiền, chiết khấu chứng từ có giá; đồng thời đa dạng hóa các hình thức huy động vốn như thu nhận ngoại tệ, vàng nhằm tăng trưởng nhanh nguồn vốn huy động, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng. Những hoạt động này vừa góp phần nâng cao hiệu quả, vừa hạn chế được chi phí vốn điều chuyển từ Hội sở.

- Luôn xây dựng và phát tri lượng sẵn có cho phù hợp với khả năng và nhu cầu công việc. Không ngừng nâng

cao ý thức trách nhiệm của cán bộ - nhân viên; có chế độ thưởng, phạt nghiêm minh; khuyến khích vật chất; thường xuyên bồi dưỡng để nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên.

- Ngân hàng Nhà nước cần quy định cụ thể, chặ

Page 53: TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANHdulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · Kinh tế - Quản trị kinh doanh

TÀI LIỆU THAM KHẢO - Giáo trình

• PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn. 2006. Nghiệp Vụ Ngân Hàng Thương Mại. Thành phố Hồ Chí Minh. NXB Lao Động Xã Hội.

• PGS.TS Trần Huy Hoàng. 2007. Quản Trị Ngân Hàng Thương Mại. Thành phố Hồ Chí Minh. NXB Lao Động Xã Hội.

• PTS. Nguyễn Ngọc Hùng. 1998. Lý Thuyết Tiền Tệ. NXB Tài Chính .

• TS. Nguyễn Văn Tiến. 2003. Đánh Giá và Phòng Ngừa Rủi Ro Trong Kinh Doanh Ngân Hàng. NXB Thống Kê.

• GS., TS. Vũ Văn Hóa; PGS., TS. Đinh Xuân Hạng. Giáo trình lý thuyết tiền tệ, NXB Tài chính Hà Nội, 2005

- Trang Web:

• http://www.tapchiketoan.com/ngan-hang-tai-chinh/ngan-hang-thuong-mai/nang-cao-hieu-qua-quan-tri-rui-ro-tin-dung-36-trong-hoat-dong-kinh-doanh-ngan-4.html

• http://www.IMF.org/external/np/sec/pn/2009/pn0936.htm

• http://www.centralbank.vn/vn/home/tintapchi.jsp?tin=347

• http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/research/07/070823_2.html

• http://nguoidaibieu.com.vn/Manual/PhienHop/tabid/140/Trangchu/VN/tabid/66/CatID/1/ContentID/3145/Default.aspx

- Cùng với luận văn, chuyên đề của các anh chị khóa trước