tu do hoa tai chinh

30
 BTÀI CHÍNH HC VIN TÀI CHÍNH ĐỀ CƯƠNG BÀI GING Môn hc TÀI CHÍNH TIN TTCTT. 512 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TO THC SĨ 1. KINH TTÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG. MÃ S: 60.31.12 2. TÀI CHÍNH VÀ NGÂN HÀNG. MÃ S: 60.34.20 Người biên son: PGS. TS Phm Ngc Ánh

Upload: vung-van-ve

Post on 15-Jul-2015

278 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: tu do hoa tai chinh

5/13/2018 tu do hoa tai chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tu-do-hoa-tai-chinh 1/30

 

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNGMôn học

TÀI CHÍNH TIỀN TỆTCTT. 512

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ1. KINH TẾ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG. MÃ SỐ: 60.31.12

2. TÀI CHÍNH VÀ NGÂN HÀNG. MÃ SỐ: 60.34.20

Người biên soạn: PGS. TS Phạm Ngọc Ánh

Page 2: tu do hoa tai chinh

5/13/2018 tu do hoa tai chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tu-do-hoa-tai-chinh 2/30

 

Hà Nội – 2009

2

Page 3: tu do hoa tai chinh

5/13/2018 tu do hoa tai chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tu-do-hoa-tai-chinh 3/30

 

CHUYÊN ĐỀ 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH TIỀN TỆ

1. Số tiết của Chuyên đề: 8 tiết

Trong đó: 5 tiết lý thuyết

3 tiết thảo luận/tự học

2. Mục tiêu, yêu cầu:

- Cung cấp cho học viên cao học những kiến thức cơ bản về tài

chính- tiền tệ có mở rộng, nâng cao và cập nhật những vấn đề lý luận về tài

chính (quan niệm, chức năng); về tiền tệ (các học thuyết về tiền tệ; cung -cầu tiền tệ).

- Tiếp cận vấn đề phát triển tài chính và ổn định tiền tệ đối với tăng

trưởng kinh tế.

3. Nội dung của Chuyên đề 1:

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ

1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH

1.1.1. Quan niệm về tài chính trong nền kinh tế thị trường (KTTT)

1.1.1.1. Các trường phái khác nhau trong quan niệm về tài chính

a. Quan niệm về tài chính ở các nền KTTT phát triển

(Chủ yếu là của các học giả Anh - Mỹ - Pháp…)

- Theo nghĩa hẹp:

+ Là thanh toán.

+ Là thu nhập.

- Theo nghĩa rộng:

+ Là vốn tiền tệ, chu chuyển tiền tệ

+ Là nghệ thuật cung cấp phương tiện, cách thức chi trả.

3

Page 4: tu do hoa tai chinh

5/13/2018 tu do hoa tai chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tu-do-hoa-tai-chinh 4/30

 

+ Là phân bổ, bố trí các nguồn lực cho các yêu cầu của nền kinh tế

thông qua sử dụng các quỹ tiền tệ.

- Nhận xét:

+ Tài chính được các học giả quan niệm là cụ thể, trực diện, thực

dụng và đa dạng; ở cả trạng thái tĩnh và động.

+ Tài chính là cách thức tạo dựng, phân bổ và sử dụng nguồn lực tài

chính của từng chủ thể trong nền kinh tế nhằm đạt mục tiêu tối ưu.

b. Quan niệm về tài chính trong nền KT KHH tập trung 

(Chủ yếu là của các học giả kinh tế ở Liên Xô cũ)

- Nhà nước là chủ thể duy nhất của quá trình sản xuất; các thành

 phần kinh tế phi Nhà nước không được thừa nhận → tài chính của các nước

xã hội chủ nghĩa chỉ xoay quanh Nhà nước.

- Tài chính ra đời do: (i) Sản xuất H – T

(ii) Nhà nước

- Là hệ thống các quan hệ phân phối TSPXH; nó là phạm trù phân phối.

- Nhấn mạnh đến bản chất giai cấp của tài chính.

c. Quan niệm về tài chính trong nền kinh tế chuyển đổi

(Chủ yếu là quan niệm của các học giả Trung Quốc)

- Xuất phát điểm nghiên cứu khái niệm tài chính là quan hệ giữa

Chính phủ và thị trường.

- Cách tiếp cận tài chính.

- Theo trường phái chính thống:

+ Tài chính là hoạt động kinh tế của Nhà nước.

+ Tài chính là một phạm trù phân phối, phân phối mang tính tập

trung của Nhà nước.

+ Khái niệm tài chính của phái chính thống.

4

Page 5: tu do hoa tai chinh

5/13/2018 tu do hoa tai chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tu-do-hoa-tai-chinh 5/30

 

d. Quan niệm về tài chính hiện đang được giảng dạy ở một số trường 

đại học nước ta.

- Đều đề cập đến nguồn tài chính.

- Vẫn chịu ảnh hưởng lý luận tài chính Xô Viết nên cơ bản quan

niệm về tài chính không thay đổi nhiều.

- Khái niệm phổ biến: Tài chính là quan hệ phân phối dưới hình thức

giá trị gắn liền với việc tạo lập, sử dụng các quỹ tiền tệ đáp ứng các nhu

cầu của các chủ thể trong xã hội.

- Nhận xét:

+ Chưa thoát được tư duy lý luận cũ.

+ Chưa chú ý đến tính khoa học ứng dụng.

+ Còn có khoảng cách so yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong bối

cảnh toàn cầu hoá.

1.1.1.2. Quan niệm về tài chính trong nền kinh tế thị trường ở Việt 

 Nama. Đặc điểm và phạm vi hoạt động của tài chính trong nền kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

- Đặc điểm của nền kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế.

- Đặc điểm và phạm vi hoạt động của tài chính.

b. Quan niệm về tài chính trong nền kinh tế thị trường Việt Nam

- Nguồn lực tài chính.

- Phương thức tạo lập - sử dụng các nguồn lực tài chính nhằm đạt tới

tính hiệu quả trong quá trình huy động – phân bổ - sử dụng nguồn lực và

 phân phối kết quả đạt được.

- Khái niệm: Tài chính là phương thức huy động, phân bổ, sử dụng

các nguồn lực tài chính nhằm tối ưu hoá các mục tiêu đặt ra của mỗi chủ

thể trong xã hội.

5

Page 6: tu do hoa tai chinh

5/13/2018 tu do hoa tai chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tu-do-hoa-tai-chinh 6/30

 

1.1.2. Chức năng của tài chính

1.1.2.1. Khái quát một số quan niệm về chức năng của tài chính

a. Trong nền kinh tế thị trường phát triển

- Chức năng của tài chính công.

- Chức năng của tài chính công ty/doanh nghiệp.

- Chức năng của tài chính dân cư.

b. Trong nền KT KHH tập trung 

- Chức năng phân phối.

- Chức năng giám đốc.

c. Trong nền kinh tế chuyển đổi

- Chức năng phân bổ tài nguyên.

- Chức năng phân phối thu nhập.

- Chức năng ổn định và phát triển.

- Chức năng công bằng và hiệu quả.

d. Nhận xét 

- Chức năng của tài chính được nhận thức là rất khác nhau giữa các

nền kinh tế.

- Nguyên nhân của sự khác nhau đó chủ yếu là:

(i) Tác nhân thị trường trong các nền kinh tế có mục đích không như nhau.(ii) Vai trò của Nhà nước là không giống nhau.

(iii) Cách tiếp cận vấn đề là khác nhau.

1.1.2.2. Chức năng của tài chính trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

- Chức năng phân bổ nguồn lực.

- Chức năng phân phối.

- Chức năng giám đốc.

6

Page 7: tu do hoa tai chinh

5/13/2018 tu do hoa tai chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tu-do-hoa-tai-chinh 7/30

 

1.2.3. Phát triển tài chính với tăng trưởng kinh tế 

- Quan niệm về phát triển tài chính và các chỉ tiêu đánh giá.

- Tăng trưởng kinh tế: GDP; chất lượng tăng trưởng và sự bền vững.

- Quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế.

(Lưu ý đến rủi ro tiềm tàng của phát triển tài chính).

1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TIỀN TỆ

1.2.1. Sự phát triển của tiền tệ trong nền kinh tế thị trường

1.2.1.1. Các yếu tố tác động đến sự phát triển của tiền tệ 

- Sự phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá.

- Sự phát triển của các định chế tín dụng

- Sự phát triển của khoa học công nghệ và mức độ ứng dụng trong

các TCTDg.

1.2.1.2. Quá trình phát triển của tiền tệ 

- Tiền là hàng hoá thông thường.

- Tiền đúc kém giá trị (kẽm, đồng).

- Tiền đúc có giá trị (bạc, vàng).

- Tiền dấu hiệu (dấu hiệu thông thường, dấu hiệu giá trị hiện đại).

1.2.1.3. Khái niệm tiền tệ theo quan điểm hiện đại.

1.2.1.4. Xu hướng phát triển của các loại tiền trong kinh tế thị trường - Tiền vàng dần ra khỏi lưu thông.

- Tiền chuyển khoản và các phương tiện chi trả khác tăng lên.

- Tiền mặt ngày càng giảm.

- Xu hướng sử dụng các đồng tiền chung.

1.2.2. Các học thuyết về tiền tệ

1.2.2.1. Học thuyết của Karl Marx 

7

Page 8: tu do hoa tai chinh

5/13/2018 tu do hoa tai chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tu-do-hoa-tai-chinh 8/30

 

1.2.2.2. Học thuyết số lượng tiền tệ thô sơ (Irving Fisher)

1.2.2.3. Học thuyết của Keynes

1.2.2.4. Học thuyết số lượng tiền tệ hiện đại của Friedmen .

1.2.3. Cung và cầu tiền tệ

1.2.3.1. Cung tiền tệ 

- Khái niệm về mức cung tiền tệ.

- Khối tiền trong lưu thông.

- Các tác nhân cung tiền (NHTW, NHTM...)

- Nhân tố ảnh hưởng đến cung tiền tệ.

1.2.3.2. Cầu tiền tệ 

- Khái niệm về mức cầu tiền tệ.

- Thành phần của cầu tiền tệ.

- Hàm cầu tiền tệ.

- Nhân tố ảnh hưởng đến cầu tiền tệ.

1.1.3.3. Cân đối cung và cầu tiền tệ 

1.2.4. Ổn định tiền tệ

1.2.4.1. Khái niệm và điều kiện để ổn định tiền tệ.

1.2.4.2. Ổn định tiền tệ trong điều kiện lạm phát.

1.2.4.3. Ổn định tiền tệ trong điều kiện thiểu phát.

4. Tài liệu tham khảo chính

- Nghiên cứu lý luận tài chính và hệ thống tài chính trong kinh tế thị

trường. Đề tài NCKH cấp Bộ Tài chính- 2006, chủ nhiệm PGS. TS Nguyễn

Thị Mùi.

Các nội dung: + Khái niệm, bản chất.

+ Vai trò của tài chính.

- Giáo trình:

8

Page 9: tu do hoa tai chinh

5/13/2018 tu do hoa tai chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tu-do-hoa-tai-chinh 9/30

 

+ Lý thuyết tài chính - Học viện Tài chính. Nxb Tài chính, 2005.

Chương 1. Những vấn đề cơ bản về tài chính

+ Lý thuyết tài chính - Bộ Tài chính (Dự án Việt – Pháp). Nxb Lao

động – Xã hội, 2007.

Chương 1. Tài chính và hệ thống tài chính

+ Nhập môn tài chính - tiền tệ - Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

 Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2006.

Chương 1. Những vấn đề cơ bản về phạm trù tài chính

Chương 2. Những lý luận cơ bản về tiền tệ.+ Lý thuyết tiền tệ - Học viện Tài chính. Nxb Tài chính, 2007.

Chương 1. Tiền và cung cầu tiền

+ Bài 1.2. Phát triển tài chính với tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Tập bài giảng của Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, niên khoá

2005 – 2006.

5. Câu hỏi:

1. Phân tích mối quan hệ giữa các chức năng của phạm trù tài chính.

2. Vai trò của tài chính đối với tăng trưởng kinh tế.

3. Vấn đề ổn định tiền tệ với tăng trưởng kinh tế.

9

Page 10: tu do hoa tai chinh

5/13/2018 tu do hoa tai chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tu-do-hoa-tai-chinh 10/30

 

CHUYÊN ĐỀ 2

HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1. Số tiết của Chuyên đề: 5 tiết

Trong đó: 3,5 tiết lý thuyết

1,5 tiết thảo luận/tự học

2. Mục tiêu, yêu cầu:

- Giúp cho học viên thấy được sự phát triển trong nhận thức quan

niệm về hệ thống tài chính, cấu trúc, chức năng và vai trò của nó trong nền

kinh tế thị trường.- Nắm được sự cần thiết cho việc can thiệp của Nhà nước và vai trò

của Nhà nước ta trong việc phát triển hệ thống tài chính Việt Nam.

3. Nội dung của Chuyên đề 2:

HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

2.1. KHÁI NIỆM HỆ THỐNG TÀI CHÍNH

2.1.1. Điểm qua các quan niệm về hệ thống tài chính

a. Quan niệm ở các nền kinh tế thị trường (Chủ yếu ở Anh, Mỹ...)

- Thường không đưa ra khái niệm , chỉ đề cập đến hệ thống tài chính

trên cơ sở các bộ phận cấu thành của chúng.

- Các học giả (Anh, Mỹ, Pháp...) quan niệm hệ thống tài chính là

cỗmáy, gồm các tổ chức tham gia vào việc lưu chuyển nguồn lực tài chính

trong nền kinh tế từ nơi thừa sang nơi thiếu.

- Các học giả không quan niệm hệ thống tài chính như là gồm (i) các

khâu tài chính hay (ii) tài chính của các khu vực kinh tế.

b. Quan niệm ở nền kinh tế kế hoạch hoá (chủ yếu ở Liên Xô cũ)

- Hệ thống tài chính là tổng thể các quan hệ tài chính hiện hữu trong

 phạm vi một phương thức kinh tế - xã hội nào đó, trên cơ sở các quan hệ

ấy, các quỹ tiền tệ được hình thành và sử dụng.

10

Page 11: tu do hoa tai chinh

5/13/2018 tu do hoa tai chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tu-do-hoa-tai-chinh 11/30

 

- Hệ thống tài chính là tổng thể các khâu tài chính xã hội chủ nghĩa

và các cơ quan quản lý các khâu đó.

- Cấu thành của hệ thống tài chính xã hội chủ nghĩa.

c. Quan niệm ở nền kinh tế chuyển đổi (chủ yếu ở Trung Quốc)

- Hệ thống tài chính là tổng hoà các khâu tài chính tương đối độc lập

nhưng lại có liên quan đến nhau trong lĩnh vực các quan hệ phân phối tài

chính của Nhà nước.

- Các khâu của hệ thống tài chính.

d. Quan niệm hệ thống tài chính ở Việt Nam hiện nay

- Ở các trường Đại học kinh tế, tuy có một số khác biệt, song về cơ bảnhệ thống tài chính được quan niệm là tổng thể các luồng vận động của các

nguồn tài chính trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân, nhưng

có mối quan hệ hữu cơ với nhau về việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ

ở các chủ thể kinh tế - xã hội hoạt động trong các lĩnh vực đó.

- Các khâu của hệ thống tài chính nước ta.

e. Nhận xét tổng quát 

- Có sự khác biệt lớn về quan niệm hệ thống tài chính, từ đó dẫn đến

sự khác biệt về cấu trúc, chức năng, sứ mệnh của hệ thống tài chính giữa

các nền kinh tế.

- Quan niệm về hệ thống tài chính ở Việt Nam còn nhiều bất cập,

nhất là khi đã chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa và mở cửa, hội nhập tích cực, chủ động với thế giới; khó phân biệtgiữa quan niệm tài chính và hệ thống tài chính, cũng như phát sinh mâu

thuẫn về mặt hệ thống.

2.1.2. Khái niệm hệ thống tài chính

- Hệ thống tài chính là một cỗ máy luân chuyển nguồn vốn trong nền

kinh tế; nó là một chỉnh thể bao gồm các bộ phận cấu thành thực hiện việc

luân chuyển các nguồn tài chính trong nền kinh tế.

11

Page 12: tu do hoa tai chinh

5/13/2018 tu do hoa tai chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tu-do-hoa-tai-chinh 12/30

 

- Theo nghĩa hẹp: Hệ thống tài chính là một chỉnh thể gồm (i) các

chủ thể tài chính (ii) thị trường tài chính (iii) công cụ tài chính - những cấu

thành trực tiếp thực hiện luân chuyển nguồn tài chính trong nền kinh tế.

- Theo nghĩa rộng: Hệ thống tài chính là một chỉnh thể, bao gồm (i)

các chủ thể tài chính (ii) thị trường tài chính (iii) công cụ tài chính và (iv)

cơ sở hạ tầng tài chính (hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng pháp lý, hạ tầng thông

tin...).

2.2. CẤU TRÚC, CHỨC NĂNG, VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG TÀI CHÍNH

2.2.1. Cấu trúc hệ thống tài chính

- Các chủ thể tài chính.

- Công cụ tài chính.

- Thị trường tài chính.

- Cơ sở hạ tầng tài chính.

2.2.2. Chức năng của hệ thống tài chính

- Làm cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư.- Hạn chế các rủi ro.

- Đánh giá, giám sát và định hướng các hoạt động kinh tế.

- Vận hành hệ thống thanh toán.

2.2.3. Vai trò của hệ thống tài chính

- Khuyến khích tiết kiệm.

- Khuyến khích đầu tư.

- Thúc đẩy sản xuất và trao đổi hàng hoá.

- Tăng cường hiệu quả và tăng trưởng kinh tế.

- Cải thiện đời sống kinh tế - xã hội.

2.3. NHÀ NƯỚC VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TÀI CHÍNH.

2.3.1. Cơ sở cho sự can thiệp của Nhà nước

12

Page 13: tu do hoa tai chinh

5/13/2018 tu do hoa tai chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tu-do-hoa-tai-chinh 13/30

 

- Những thất bại của thị trường.

- Kiến tạo thị trường.

2.3.2. Vai trò của Nhà nước trong việc phát triển hệ thống tài

chính Việt Nam

- Vai trò kinh tế của Nhà nước, mối quan hệ “tay ba”: Nhà nước – 

 NHTMNN – DNNN.

- Sở hữu Nhà nước trong hệ thống tài chính.

- Áp chế (kiềm chế, hạn chế) tài chính.

- Hình thành các tổ chức tài chính chuyên biệt.- Cơ sở hạ tầng pháp lý cho việc phát triển hệ thống tài chính

- Những lưu ý:

+ Việc xây dựng hệ thống thể chế cần bắt đầu bằng việc:

. Xoá bỏ hay sửa chữa những thể chế cản trở.

. Xây dựng những thể chế mới cần thiết cho sự phát triển của hệ

thống tài chính.

+ Đánh giá đúng sự cần thiết và mức độ của những can thiệp của

 Nhà nước, đặc biệt cần tách bạch 2 chức năng:

. Quản lý Nhà nước.

. Kinh doanh.

+ Hài hoà hoá các tiêu chuẩn quốc tế.

4. Tài liệu tham khảo chính

- Nghiên cứu lý luận về tài chính và hệ thống tài chính trong kinh tế

thị trường.

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Tài chính

Chủ nhiệm: PGS. TS Nguyễn Thị Mùi

Các nội dung: + Quan niệm về hệ thống tài chính

13

Page 14: tu do hoa tai chinh

5/13/2018 tu do hoa tai chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tu-do-hoa-tai-chinh 14/30

 

+ Cấu trúc, chức năng, vai trò của hệ thống tài chính.

- Giáo trình:

+ Lý thuyết tài chính: Học viện Tài chính. Nxb Tài chính, 2005.

Chương 1. Phần hệ thống tài chính

+ Nhập môn tài chính tiền tệ: Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Nxb

Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2006.

Chương 1. Phần hệ thống tài chính

+ Lý thuyết tài chính. Dự án tài chính Pháp Việt. Nxb Lao động - xã

hội, 2007.Chương 1. Phần hệ thống tài chính

+ Bài 11. Giới thiệu hệ thống tài chính

Bài 18. Xây dựng thể chế cho tài chính phát triển. Chương trình

giảng dạy kinh tế Fulbright, niên khoá 2005 – 2006.

5. Câu hỏi:

1. Trình bày cấu trúc và phân tích mối quan hệ giữa các định chế

trung gian tài chính với thị trường tài chính trong hệ thống tài chính.

2. Phân tích vai trò của Nhà nước trong việc phát triển hệ thống tài

chính Việt Nam hiện nay.

14

Page 15: tu do hoa tai chinh

5/13/2018 tu do hoa tai chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tu-do-hoa-tai-chinh 15/30

 

CHUYÊN ĐỀ 3

TỰ DO HOÁ TÀI CHÍNH

1. Số tiết của Chuyên đề: 5 tiết

Trong đó: 3,5 tiết lý thuyết

1,5 tiết thảo luận/tự học

2. Mục tiêu, yêu cầu:

- Tiếp cận những vấn đề cơ bản về TDH tài chính trong xu thế toàn

cầu hoá (quan niệm, sự cần thiết, cơ hội và thách thức, điều kiện tự do hoá

tài chính).- Giúp cho người học nắm vững nội dung và trình tự tự do hoá tài

chính cũng như thực trạng TDH tài chính ở Việt Nam.

3. Nội dung của chuyên đề 3

TỰ DO HOÁ TÀI CHÍNH

3.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TỰ DO HOÁ TÀI CHÍNH

3.1.1. Quan niệm về tự do hoá tài chính

- Khái niệm: Tự do hoá tài chính là quá trình tạo ra cơ chế vận hành

mà trong đó các luồng vốn được tự do vận động theo quan hệ cung cầu trên

thị trường.

- Đối nghịch với tự do hoá tài chính là áp chế tài chính (kiềm chế,

hạn chế tài chính): Nhà nước kiểm soát chặt chẽ các hoạt động của hệthống tài chính.

- Bản chất của tự do hoá tài chính.

3.1.2. Sự cần thiết phải tự do hoá tài chính

Tự do hoá tài chính là cần thiết do:

- Khắc phục các hạn chế của áp chế tài chính, đáp ứng đòi hỏi của

tăng trưởng kinh tế, tăng sức mạnh tài chính quốc gia.

15

Page 16: tu do hoa tai chinh

5/13/2018 tu do hoa tai chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tu-do-hoa-tai-chinh 16/30

 

- Yêu cầu của áp lực cạnh tranh, thúc đẩy các tổ chức tài chính hoạt

động hiệu quả.

- Tăng chất lượng, đa dạng hoá và giảm chi phí các dịch vụ tài chính.

- Yêu cầu của tăng cường chuyển giao công nghệ, giảm thiểu rủi ro.

- Tạo điều kiện thiết lập chính sách kinh tế vĩ mô có hiệu quả.

- Thúc đẩy tiến trình tự do hoá kinh tế, tự do hoá thương mại và

ngoại thương.

3.1.3. Cơ hội và thách thức của tự do hoá tài chính

a. Cơ hội - Làm tăng nguồn vốn trên thị trường nội địa, tiếp cận vốn nước

ngoài dễ hơn và vốn được phân bổ hiệu quả hơn.

- Thúc đẩy sự phát triển của hệ thống tài chính nội địa.

- Giảm chi phí vốn thông qua đa dạng hoá rủi ro.

- Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, bí quyết kinh doanh, đào tạo

nguồn nhân lực.

- Thúc đẩy cải cách thể chế, nâng cao kỷ luật đối với các chính sách

của Chính phủ.

b. Thách thức

- Do hệ thống tài chính chưa phát triển, năng lực cạnh tranh thấp →

dễ dẫn đến thảm hoạ đối với hệ thống tài chính và nền kinh tế quốc gia.

- Nền kinh tế có sự giám sát yếu của Chính phủ dễ có nguy cơ khủng

hoảng tài chính - tiền tệ, suy thoái kinh tế, mất ổn định chính trị - xã hội.

- Tính không hoàn hảo của thị trường vốn quốc tế tác động mạnh đến

thị trường vốn nội địa.

- Những thay đổi mang tính chu kỳ ở các nước công nghiệp phát

triển tác động tiêu cực đến hệ thống tài chính nội địa.

16

Page 17: tu do hoa tai chinh

5/13/2018 tu do hoa tai chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tu-do-hoa-tai-chinh 17/30

 

3.1.4. Điều kiện tự do hoá tài chính

- Vai trò của Nhà nước cùng sự phù hợp về mục tiêu, giải pháp của

các chính sách vĩ mô.

- Sự vững mạnh của các chế định tài chính và thị trường tiền tệ cùng

sự phát triển của thị trường vốn.

- Phải có hệ thống thiết chế an toàn và giám sát tài chính.

- Hệ thống thanh toán ngân hàng, dịch vụ hỗ trợ thị trường được

HĐH.

- Năng lực điều hành chính sách tài chính, tiền tệ theo nguyên tắc thị

trường được nâng cao.

- Có trình tự và lộ trình tự do hoá tài chính phù hợp.

3.2. NỘI DUNG VÀ TRÌNH TỰ TỰ DO HOÁ TÀI CHÍNH

3.2.1. Trình tự tự do hoá tài chính

- Đối với các nước thực hiện chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường,

tự do hoá tài chính là bước cuối cùng của quá trình tự do hoá kinh tế (tự do

hoá giá cả; tự do hoá nội ngoại thương; tự do hoá đầu tư, kinh doanh và tựdo hoá tài chính).

17

TRÌNH TỰ TỰ DO HOÁ TÀI CHÍNH

Tự do hoá tài chínhGiảm dự trữ bắt buộcBỏ kiểmsoát lãi suấtĐa dạng hoá sở hữuTăng cạnh tranhBỏ

tín dụng chỉ định

Giảm thâmhụt ngân sách

Tự do hoá tàikhoản vốn

Cải cách thương mại

Quản lý tỉ giá hối đoái

Page 18: tu do hoa tai chinh

5/13/2018 tu do hoa tai chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tu-do-hoa-tai-chinh 18/30

 

- Tự do hoá tài chính phải thực hiện theo một lộ trình hợp lý:

+ Tự do hoá tài khoản vốn nên là bước đi sau cùng của tự do hoá tài chính.

+ Các cải cách tiền đề cần thực hiện trước phục vụ cho tự do hoá tài

khoản vốn.

+ Trong các cải cách tiền đề thì cải cách khu vực Chính phủ và khu

vực tài chính là quan trọng.

3.2.2. Nội dung tự do hoá tài chính

3.2.2.1. Tự do hoá tài chính nội địa

- Nội dung: Xoá bỏ kiểm soát lãi suất, phân bổ tín dụng và tiền gửinước ngoài.

- Mức độ tự do hoá tài chính nội địa.

3.2.2.2. Tự do hoá lãi suất 

- Nội dung: + Lãi suất phải do thị trường quyết định.

+ Lãi suất phải là lãi suất thực dương.

+ Phải gắn liền với cải cách cơ cấu.

- Tự do hoá lãi suất được coi là “hạt nhân” của tự do hoá tài chính:

+ Phải cân nhắc thời điểm bắt đầu, tiến độ tự do hoá lãi suất cho phù hợp.

+ Trình tự, phương thức tiến hành tự do hoá lãi suất của các công cụ

tài chính hợp lý.

+ Tự do hoá lãi suất phải:

. Thúc đẩy và kiểm soát quá trình luân chuyển vốn.

. Nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng vốn.

. Chính phủ phải kiểm soát quá trình tự do hoá lãi suất.

. Cần phát triển một thị trường tiền tệ hiệu quả.

3.2.2.3. Tự do hoá tài chính quốc tế 

Tự do hoá tài chính quốc tế là loại bỏ sự kiểm soát các luồng vốn

luân chuyển giữa các nước cũng như loại bỏ hạn chế trong quản lý ngoại

hối (chuyển đổi các đồng tiền).

18

Page 19: tu do hoa tai chinh

5/13/2018 tu do hoa tai chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tu-do-hoa-tai-chinh 19/30

 

a. Tự do hoá tỉ giá hối đoái

- Tự do hoá tỉ giá hối đoái:

+ Về cơ bản, tỉ giá do thị trường quyết định, nới lỏng sự can thiệp

của Nhà nước vào quá trình xác định tỉ giá.

+ Tỉ giá ngày càng phản ảnh sát thực tế quan hệ cung - cầu về ngoại

tệ trên thị trường, từng bước mở rộng thị trường chính thức, thu hẹp thị

trường ngoại tệ phi chính thức.

+ Thực hiện chính sách tỉ giá linh hoạt có điều tiết, ổn định, không

gây biến động lớn làm ảnh hưởng đến các cân đối vĩ mô.

- Tác động của tự do hoá tỉ giá hối đoái:

+ Góp phần thúc đẩy và kiểm soát quá trình luân chuyển các luồng

vốn quốc tế.

+ Góp phần ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện cho quá

trình tự do hoá kinh tế, thúc đẩy quá trình tự do hoá thương mại.

+ Góp phần hạn chế các rủi ro của tự do hoá kinh tế, tự do hoá tài chính.- Điều kiện:

+ Có dự trữ ngoại tệ đủ mạnh, đa dạng hoá cơ cấu các đồng tiền của

quỹ dự trữ ngoại tệ → tạo sức mạnh điều tiết lớn.

+ Xác định tỉ giá dựa vào “rổ” ngoại tệ giúp phân tán, phòng tránh

rủi ro.

+ Hoàn thiện cơ chế quản lý ngoại hối.

+ Hoàn thiện thị trường tiền tệ liên ngân hàng, đa dạng hoá các

nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ; thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài

chính, tránh những biến động khó lường.

+ Phối hợp chặt chẽ tỉ giá với các công cụ tài chính khác (thuế, lãi

suất...) để phát huy tác dụng của hệ thống công cụ tài chính trong tự do hoá

tài chính.

19

Page 20: tu do hoa tai chinh

5/13/2018 tu do hoa tai chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tu-do-hoa-tai-chinh 20/30

 

b. Tự do hoá tài khoản vốn

- Tự do hoá tài khoản vốn là:

+ Các dòng vốn được tự do di chuyển vào và ra đối với hoạt động

đầu tư nước ngoài cũng như hoạt động tín dụng nước ngoài.

+ Gỡ bỏ các kiểm soát đối với dòng vốn chảy vào cũng như chảy ra

khỏi nền kinh tế.

- Lợi ích của tự do hoá tài khoản vốn:

+ Lợi ích tĩnh.

+ Lợi ích động.+ Nhập khẩu các dịch vụ tài chính nước ngoài và làm tăng hiệu quả

của hệ thống tài chính trong nước.

- Mặt trái của tự do hoá tài khoản vốn:

+ Dễ dẫn tới khủng hoảng tài chính.

+ Vấn đề bất cân xứng thông tin càng nghiêm trọng trên thị trường

tài chính quốc tế.

+ Công nghệ thông tin và viễn thông làm giảm khoảng cách về kinh

tế và thúc đẩy giao dịch tài chính xuyên quốc gia nhưng mặt trái là thị

trường tài chính quốc tế vì thế lại càng chịu tác động mạnh của những phản

ứng của các nhà đầu tư và giao dịch ngoài dự kiến của thị trường.

Tự do hoá tài khoản vốn được thực hiện ở giai đoạn cuối cùng của tự

do hoá tài chính.

Trong tự do hoá tài khoản vốn cần thận trọng và quản lý rủi ro cao

nên:

+ Tự do hoá các dòng vốn dài hạn trước (FDI, đầu tư cổ phiếu)

+ Tiếp đến mới tự do hoá các dòng vốn ngắn hạn (tự do hoá thương

mại, tín dụng từ các định chế ngân hàng và phi ngân hàng; các công cụ tiền

tệ; các công cụ phái sinh).

20

Page 21: tu do hoa tai chinh

5/13/2018 tu do hoa tai chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tu-do-hoa-tai-chinh 21/30

 

3.3. TỰ DO HOÁ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM

3.3.1. Định hướng

- Được tiến hành theo lộ trình và bước đi chủ động, thận trọng, hiệu

quả →đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.- Được coi là phương tiện, khâu đột phá và được tiến hành trước một

 bước trong tiến trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, phục vụ hội nhập và

 phát triển.

- Nằm trong sự giám sát chặt chẽ của Nhà nước bằng pháp luật, công

cụ điều tiết kinh tế, đảm bảo an ninh tài chính, tiền tệ.

- Tiến hành cùng tự do hoá kinh tế, tự do hoá thương mại.

3.3.2. Kết quả đạt được và tồn tại

- Kết quả đạt được.

- Tồn tại.

3.3.3. Giải pháp chủ yếu.

4. Tài liệu tham khảo chủ yếu.

- Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Tự do hoá tài chính: Xu thế và giải

 pháp chính sách” – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nxb Văn hoá – Thôngtin, Hà Nội – 2007.

- Tự do hoá tài chính - Đề cương bài giảng

Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, Niên khoá 2005 – 2006

- Tự do hoá tài chính và quản lý các luồng vốn vào: Cơ hội và thách

thức cho Việt Nam trong thế giới toàn cầu hoá. Jonathan Pincus- UNDP.

- Hoàn thiện các giải pháp tài chính thích ứng với xu thế tự do hoá

kinh tế ở Việt Nam. Luận án TS của Nguyễn Thị Thanh Hoài – 2003.5. Câu hỏi

1. Những khác biệt căn bản giữa tự do hoá tài chính và áp chế (kiềm

chế, hạn chế) tài chính.

2. Phân tích mặt trái của tự do hoá tài chính và chỉ ra những điều

kiện cần thiết để thực hiện tự do hoá tài chính.

3. Tại sao tự do hoá tài khoản vốn phải được thực hiện ở giai đoạn

cuối cùng của lộ trình tự do hoá tài chính?

21

Page 22: tu do hoa tai chinh

5/13/2018 tu do hoa tai chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tu-do-hoa-tai-chinh 22/30

 

CHUYÊN ĐỀ 4

AN NINH TÀI CHÍNH

1. Số tiết của Chuyên đề: 5 tiết

Trong đó: 3,5 tiết lý thuyết

1,5 tiết thảo luận/tự học

2. Mục tiêu, yêu cầu:

- Tiếp cận những nội dung cơ bản về an ninh tài chính trong bối cảnh

hội nhập kinh tế quốc tế (bản chất, tiêu thức đánh giá, công cụ đảm bảo,

nội dung chủ yếu của an ninh tài chính).- Nắm được những cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá, tự do hoá

thương mại đối với an ninh tài chính nước ta.

3. Nội dung chủ yếu của chuyên đề 4

AN NINH TÀI CHÍNH

4.1. BẢN CHẤT CỦA AN NINH TÀI CHÍNH

4.1.1. Bản chất của an ninh tài chính

- Khái niệm an ninh tài chính: An ninh tài chính chỉ một tình trạng

tài chính ổn định, an toàn, vững mạnh, không bị khủng hoảng, có khả năng

ngăn ngừa chống đỡ một cách hiệu quả những tác động tiêu cực bên trong

và từ nước ngoài, nhất là trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

+ Ổn định tài chính.+ An toàn tài chính.

+ Nền tài chính vững mạnh

- Bản chất của an ninh tài chính.

Mặt trái của an ninh tài chính, kết quả nặng nề nhất phản ánh mức

cao nhất của sự mất an ninh tài chính là khủng hoảng tài chính.

22

Page 23: tu do hoa tai chinh

5/13/2018 tu do hoa tai chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tu-do-hoa-tai-chinh 23/30

 

Để hiểu bản chất của an ninh tài chính, có thể nghiên cứu bản chất

của khủng hoảng tài chính. Khủng hoảng tài chính gắn với sự mất cân đối

về tài chính và thường là gắn với nghĩa vụ phải thanh toán lớn hơn rất

nhiều phương tiện dùng để thanh toán tại một thời điểm nào đó.

Một số dạng khủng hoảng tài chính phổ biến:

- Khủng hoảng ngân sách Nhà nước…

- Khủng hoảng nợ quốc gia …

- Khủng hoảng thị trường tài chính …

- Khủng hoảng tiền tệ…

4.1.2. Phân loại an ninh tài chính

- Theo cấp (hay phạm vi) quản lý.

- Theo lĩnh vực.

- Theo chức năng tài chính.

- Theo phạm vi địa lí.

- Theo mức độ.

4.2. CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ VÀ ĐẢM BẢO AN NINH TÀI CHÍNH

4.2.1. Các tiêu thức đánh giá an ninh tài chính

- Đặc điểm của hệ thống tiêu chí đánh giá an ninh tài chính.

- Yêu cầu thiết lập hệ thống tiêu chí đánh giá an ninh tài chính.

- Hệ thống tiêu chí cơ bản đánh giá an ninh tài chính.

4.2.2. Công cụ đảm bảo an ninh tài chính

- Công cụ trực tiếp:

+ Thiết lập hệ thống theo dõi an ninh tài chính trên cơ sở hệ thống

các chỉ tiêu định tính và định lượng cảnh báo giới hạn an ninh tài chính.

+ Thiết lập hệ thống dự phòng, tạo nguồn lực đối phó với nguy cơ 

gây mất an ninh tài chính.

23

Page 24: tu do hoa tai chinh

5/13/2018 tu do hoa tai chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tu-do-hoa-tai-chinh 24/30

 

+ Thiết lập hệ thống các chính sách, cơ chế, quy định quản lý và

kiểm soát hoạt động của các định chế tài chính, thị trường tài chính.

- Công cụ gián tiếp:

+ Công cụ kế hoạch.

+ Công cụ tài chính: Thuế, chi tiêu công…

+ Công cụ tiền tệ: Tín dụng, lãi suất, tỉ giá…

+ Công cụ giám sát tài chính.

4.3. MỘT SỐ NỘI DUNG CHỦ YẾU ĐẢM BẢO AN NINH NGÂN SÁCH NHÀ

NƯỚC VÀ AN NINH NỢ CÔNG

4.3.1. An ninh ngân sách Nhà nước- An ninh thu ngân sách Nhà nước.

- An ninh chi ngân sách Nhà nước.

- Kiểm soát bội chi ngân sách Nhà nước và nguồn tài trợ.

- An ninh ngân sách Nhà nước giữa các cấp chính quyền.

- Tiêu chí đánh giá an ninh ngân sách Nhà nước.

4.3.2. An ninh nợ công

- An ninh trong huy động vốn vay của Chính phủ.

- Sử dụng vốn vay có hiệu quả.

- Đảm bảo thanh toán nợ đến hạn.

- Tiêu chí đánh giá an ninh nợ công.

4.4. TOÀN CẦU HOÁ VỚI AN NINH TÀI CHÍNH

4.4.1. Tự do hoá thương mại với an ninh tài chính

- Quan niệm về tự do hoá thương mại.

- Tự do hoá thương mại với an ninh tài chính.

+ Tự do hoá thương mại có thể làm giảm nguồn thu ngân sách Nhà nước.

+ Tự do hoá thương mại làm thâm hụt cán cân thương mại, ảnh

hưởng xấu đến cán cân vãng lai.

+ Tự do hoá thương mại có thể làm giảm mức giá nội địa, gây tình

trạng thiểu phát và làm suy giảm dự trữ ngoại tệ.

24

Page 25: tu do hoa tai chinh

5/13/2018 tu do hoa tai chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tu-do-hoa-tai-chinh 25/30

 

+ Tự do hoá thương mại có thể tác động đến an ninh tài chính thông

qua FDI.

4.4.2. Cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đối với an ninh tài chính

- Cơ hội:

+ Góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, thể chế…

+ Mở rộng thị trường xuất khẩu.

+ Thu hút vốn đầu tư, tín dụng, tài trợ của nước ngoài.

+ Tạo động lực cho các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh.

- Thách thức:+ Làm giảm nguồn thu ngân sách Nhà nước trong thời gian đầu cũng

như tạo áp lực tăng một số khoản chi ngân sách Nhà nước.

+ Nguy cơ mất giá nội tệ.

+ Nguy cơ tiền tháo chạy.

+ Nguy cơ vỡ nợ.

+ Nguy cơ lây nhiễm.

- Mục tiêu đảm bảo an ninh tài chính trong toàn cầu hoá:

+ Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, bền vững.

+ Thực hiện hội nhập toàn diện, với lộ trình phù hợp.

+ Đẩy mạnh cải cách hành chính và chống tham nhũng.

+ Đổi mới cơ chế, chính sách kinh tế - tài chính.+ Kiện toàn hệ thống tài chính phù hợp với sự phát triển của một

nền kinh tế hội nhập tích cực và chủ động.

4. Tài liệu tham khảo chủ yếu

- An ninh tài chính quốc gia. Lý luận - Cảnh báo- Đối sách (chủ biên:

GS. TSKH Tào Hữu Phùng). Nxb Tài chính, 7/2004.

25

Page 26: tu do hoa tai chinh

5/13/2018 tu do hoa tai chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tu-do-hoa-tai-chinh 26/30

 

- An ninh tài chính Nhà nước Việt Nam trong điều kiện hội nhập

kinh tế quốc tế. Luận án Tiến sỹ kinh tế của Tào Khánh Hợp – 2008.

- Đảm bảo an ninh tài chính trong quá trình tự do hoá thương mại ở 

Việt Nam. PGS. TS Nguyễn Văn Lịch - Kỷ yếu hội thảo khoa học “Tự do

hoá tài chính” của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nxb Văn hoá – Thông

tin, 2007.

5. Câu hỏi:

1. Phân tích bản chất của an ninh tài chính trong hội nhập kinh tế

quốc tế.

2. Chỉ ra các công cụ đảm bảo an ninh tài chính.

26

Page 27: tu do hoa tai chinh

5/13/2018 tu do hoa tai chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tu-do-hoa-tai-chinh 27/30

 

CHUYÊN ĐỀ 5

CHÍNH SÁCH TÀI KHOÁ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

1. Số tiết của Chuyên đề: 7 tiết

Trong đó: 4,5 tiết lý thuyết

2,5 tiết thảo luận/tự học

2. Mục tiêu, yêu cầu:

- Cung cấp những kiến thức cơ bản về chính sách tài khoá và chính

sách tiền tệ.

- Thấy rõ sự cần thiết phải phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài

khoá và chính sách tiền tệ trong thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô.

- Tiếp cận với chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ của Việt Nam

hiện nay.

3. Nội dung của Chuyên đề 5:

CHÍNH SÁCH TÀI KHOÁ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

5.1.CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA

5.1.1. Tổng quan về chính sách tài khoáa. Khái niệm:

- Chính sách tài khoá (còn gọi là chính sách ngân sách) là chính sách

thu,chi của Nhà nước theo niên độ.

- Phân tích khái niệm.

b. Mục tiêu của chính sách tài khoá

c. Nội dung và vai trò của các thành tố của chính sách tài khoá- Chính sách động viên ngân sách Nhà nước, chủ yếu là chính sách thuế.

+ Mức động viên.

+ Phương thức động viên, đối tượng động viên.

+ Vấn đề hành chính thuế.

- Chính sách chi ngân sách Nhà nước.

+ Quy mô chi ngân sách Nhà nước.+ Phạm vi chi.

27

Page 28: tu do hoa tai chinh

5/13/2018 tu do hoa tai chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tu-do-hoa-tai-chinh 28/30

 

+ Mục tiêu chi.

+ Vấn đề quản lý chi ngân sách Nhà nước.

- Chính sách bội chi ngân sách Nhà nước.

+ Quy mô, mức độ bội chi ngân sách.

+ Sử dụng bội chi ngân sách.

+ Xác định nguồn bù đắp bội chi ngân sách.

d. Vai trò của chính sách tài khoá

- Vai trò định hướng.

- Vai trò điều tiết.

- Vai trò ổn định.5.1.2. Công cụ của chính sách tài khoá

- Khái niệm: Các công cụ được sử dụng để tạo lập, phân phối và sử

dụng quỹ ngân sách Nhà nước được gọi là công cụ của chính sách tài khoá.

- Đặc điểm của các công cụ của chính sách tài khoá.

- Một số công cụ phổ biến và cơ chế tác động của chúng.

+ Thuế.+ Chi tiêu ngân sách.

+ Tiêu chuẩn, định mức chi tiêu.

5.1.3. Chính sách tài khoá của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

(2001 – 2010).

5.2. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

5.2.1. Tổng quan về chính sách tiền tệ

a. Khái niệm: Chính sách tiền tệ là tổng thể các biện pháp, công cụ

của Ngân hàng Trung ương nhằm góp phần đạt được các mục tiêu kinh tế -

xã hội thông qua chi phối dòng chu chuyển tiền và khối lượng tiền.

b. Mục tiêu của chính sách tiền tệ 

- Mục tiêu cuối cùng.

- Mục tiêu trung gian.

- Mục tiêu hoạt động.

28

Page 29: tu do hoa tai chinh

5/13/2018 tu do hoa tai chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tu-do-hoa-tai-chinh 29/30

 

c. Công cụ của chính sách tiền tệ 

- Các công cụ trực tiếp.

- Các công cụ gián tiếp.

5.2.2. Lựa chọn mục tiêu và hiệu quả của chính sách tiền tệ

a. Lựa chọn mục tiêu

- Lựa chọn mục tiêu trong khuôn khổ chính sách tiền tệ và lạm phát

ổn định ở mức thấp.

- Lựa chọn mục tiêu lạm phát ổn định.

b. Điều kiện để thực thi chính sách tiền tệ hiệu quả

- Tính độc lập và minh bạch của Ngân hàng Trung ương trong điềuhành chính sách tiền tệ.

- Sự phù hợp về mục tiêu và biện pháp của các chính sách vĩ mô.

- Sự phát triển của thị trường tiền tệ và các định chế tín dụng.

5.2.3. Chính sách tiền tệ của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

2001 – 2010

5.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÍNH SÁCH TÀI KHOÁ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ- Chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ gắn bó không thể tách rời trong

thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô, là hai công cụ mạnh nhất để Nhà nước điều

tiết kinh tế thị trường và đều thuộc nhóm các công cụ định lượng.

- Mối quan hệ giữa chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ phụ

thuộcvào mức độ chu chuyển vốn, chính sách tỷ giá, lãi suất và chúng tác

động qua lại lẫn nhau.

5.3.1. Chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ trong kiểm soát

và kiềm chế lạm phát

5.3.2. Chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ trong tài trợ 

thâm hụt ngân sách Nhà nước

5.3.3. Chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ trong quản lý nợ công

4. Tài liệu tham khảo chủ yếu

29

Page 30: tu do hoa tai chinh

5/13/2018 tu do hoa tai chinh - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tu-do-hoa-tai-chinh 30/30

 

- Tăng cường hiệu quả phối hợp giữa chính sách tài khoá và chính

sách tiền tệ ở Việt Nam - Kỷ yếu hội thảo khoa học của Ngân hàng Nhà

nước Việt Nam. Nxb Văn hoá – thông tin, Hà Nội – 2006.

- Hoàn thiện chính sách tiền tệ và giải pháp điều hành phối hợp với

các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm đảm bảo ổn định và phát triển kinh

tế giai đoạn 2000 – 2020. Đề tài trọng điểm của Ngân hàng Nhà nước Việt

 Nam - Quyển số 1. Chủ nhiệm: TS Dương Thu Hương.

- Hiệu lực và hiệu quả của chính sách tài khoá – Cơ sở lý luận để

xem xét các vấn đề thực tiễn Việt Nam. Dự án VIE/02/2008. Chỉ đạo biên

soạn: TSKH Trịnh Huy Quách.- Lý thuyết tài chính - Học viện tài chính. Nxb Tài chính – 2005 – 

Chương 1.

- Lý thuyết tiền tệ - Học viện tài chính. Nxb Tài chính – 2005 – 

Chương 6.

- Nhập môn tài chính - tiền tệ - Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh – 

2006 – Chương 16.5. Câu hỏi

1. Phân tích cơ chế tác động của công cụ thuế trong chính sách tài khoá.

2. Tại sao khi thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ, Ngân hàng

trung ương phải lựa chọn mục tiêu trung gian?

3. Phân tích sự phối hợp giữa chính sách tài khoá và chính sách tiền

tệ trong tài trợ thâm hụt Ngân sách Nhà nước.

30