v_l0_01367

5
Nghiên cứu vđảm bo chất lượng dch vcho mạng LAN không dây Văn Chiến Trường Đại học Công nghệ Luận văn ThS chuyên ngành: Truyn dliệu và mạng máy tính; Mã số: 60 48 15 Người hướng dn: TS. Nguyễn Hoài Sơn Năm bảo v: 2007 Abstract: Tng quan vmng WLAN vi những điểm cơ bản ca IEEE 802.11 MAC, phân tích những hn chế QoS đối với IEEE 802.11 MAC. Trình bày chi tiết htrchất lượng dch vđối vi IEEE 802.11e, ảnh hưởng ca smất công bằng và một skthuật đảm bo scông bằng trên IEEE 802.11 MAC DCF và IEEE 802.11e, đặc biệt là nghiên cu thuật toán SCFQ vàg DFS đảm bo cho scông bằng trên 802.1. MAC DCF. Cung cp kthut EDCF-DFS đảm bo scông bằng trên IEEE 802.11e bng kết hợp ưu tiên theo kiểu lưu lượng và trọng sti. Tiến hành mô phỏng, đánh giá so sánh kết quviệc áp dụng thuật toán EDCF-DFS trên IEEE 802.11e với IEEE chuẩn trên cơ chế truy cập kênh EDCF Keywords: Chất lượng dch v, Công nghệ thông tin, Mạng LAN không dây, Mng máy tính Content Mđầu 1. Tính cp thiết ca đề tài Khong hai thp kgn đây, PTBV được đặt ra như là mt yêu cu không ththiếu ca quá trình phát trin trên toàn thế gii cũng như mi quc gia. Tiếp sau Hi nghThượng đỉnh ca Liên hp quc ti Rio De Janeiro (Braxin) năm 1992, Hi nghThượng đỉnh thế gii năm 2002 ti Johannesburg (Nam Phi) đã nht trí thông qua Kế hoch thc hin PTBV, xác nhn xu thế tt yếu mà cng đồng quc tế cn hướng ti. Để PTBV đòi hi phi có cơ chế QLNN đồng bvà linh hot trên cba bphn cu thành là kinh tế, xã hi và môi trường. Hthng QLNN vBVMT nước ta đã được thành lp: BTN&MT. Song, hin nay, các cơ quan QLMT cp địa phương mi chcó tính cht kiêm

Upload: hieu-andree

Post on 23-Oct-2015

6 views

Category:

Documents


4 download

TRANSCRIPT

Page 1: V_L0_01367

Nghiên cứu về đảm bảo chất lượng dịch vụ

cho mạng LAN không dây

Lê Văn Chiến

Trường Đại học Công nghệ

Luận văn ThS chuyên ngành: Truyền dữ liệu và mạng máy tính;

Mã số: 60 48 15

Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Hoài Sơn

Năm bảo vệ: 2007

Abstract: Tổng quan về mạng WLAN với những điểm cơ bản của IEEE 802.11

MAC, phân tích những hạn chế QoS đối với IEEE 802.11 MAC. Trình bày chi tiết hỗ

trợ chất lượng dịch vụ đối với IEEE 802.11e, ảnh hưởng của sự mất công bằng và một

số kỹ thuật đảm bảo sự công bằng trên IEEE 802.11 MAC DCF và IEEE 802.11e, đặc

biệt là nghiên cứu thuật toán SCFQ vàg DFS đảm bảo cho sự công bằng trên 802.1.

MAC DCF. Cung cấp kỹ thuật EDCF-DFS đảm bảo sự công bằng trên IEEE 802.11e

bằng kết hợp ưu tiên theo kiểu lưu lượng và trọng số tải. Tiến hành mô phỏng, đánh

giá so sánh kết quả việc áp dụng thuật toán EDCF-DFS trên IEEE 802.11e với IEEE

chuẩn trên cơ chế truy cập kênh EDCF

Keywords: Chất lượng dịch vụ, Công nghệ thông tin, Mạng LAN không dây, Mạng

máy tính

Content

Mở đầu

1. Tính cấp thiết của đề tài

Khoảng hai thập kỷ gần đây, PTBV được đặt ra như là một yêu cầu không thể thiếu của quá

trình phát triển trên toàn thế giới cũng như ở mỗi quốc gia. Tiếp sau Hội nghị Thượng đỉnh

của Liên hợp quốc tại Rio De Janeiro (Braxin) năm 1992, Hội nghị Thượng đỉnh thế giới năm

2002 tại Johannesburg (Nam Phi) đã nhất trí thông qua Kế hoạch thực hiện PTBV, xác nhận

xu thế tất yếu mà cộng đồng quốc tế cần hướng tới.

Để PTBV đòi hỏi phải có cơ chế QLNN đồng bộ và linh hoạt trên cả ba bộ phận cấu thành là

kinh tế, xã hội và môi trường. Hệ thống QLNN về BVMT ở nước ta đã được thành lập: Bộ

TN&MT. Song, hiện nay, các cơ quan QLMT cấp địa phương mới chỉ có tính chất kiêm

Page 2: V_L0_01367

nhiệm và phần lớn mới chỉ được triển khai đến cấp tỉnh/thành phố mà thiếu đi các cơ quan

chức năng ở các cấp thấp hơn như quận, huyện, làng, xã…, trong khi đó, môi trường ở cộng

đồng thuộc những cấp này lại là đầu nguồn phát sinh ô nhiễm.

Hơn nữa, hệ thống chính sách, pháp luật để QLMT trong PTBV của nước ta cho đến

nay vẫn thiên về mệnh lệnh kiểm soát, theo cách tiếp cận áp đặt các biện pháp hành chính và

pháp lý theo các tiêu chuẩn môi trường. Khi nền kinh tế "vận hành theo cơ chế thị trường,

theo định hướng XHCN" đòi hỏi phải có một chính sách và cơ chế QLMT phù hợp với thị

trường về tiêu chuẩn môi trường, về chi phí và hạch toán môi trường, v.v…, trong đó sử dụng

các công cụ kinh tế là tuân thủ theo quy luật thương mại và trên nguyên tắc người gây ô

nhiễm phải trả tiền, phải đền bù thiệt hại tính theo giá cả tương ứng của thị trường.

Thực tế này cho thấy việc hoàn thiện hệ thống QLNN về môi trường là nội dung nghiên cứu

có tầm quan trọng đặc biệt và không thể thiếu đối với sự thành công của chiến lược PTBV

quốc gia. Vấn đề đặt ra là phải xây dựng được các mô hình cơ quan chức năng phù hợp với

hoàn cảnh, điều kiện địa lý, kinh tế, xã hội và văn hoá của cấp địa phương. Đó cũng là nội

dung nghiên cứu của đề tài : QLNN về môi trường – Thực trạng và giải pháp” được xây

dựng dựa trên khuôn khổ những kiến thức tiếp thu thông qua khoá đào tạo Cao học Luật

2003 – 2006 tại Khoa Luật - Đại hội Quốc gia Hà Nội và những kinh nghiệm trong thời gian

công tác trong lĩnh vực BVMT của tác giả.

Đã có nhiều nghiên cứu đơn lẻ trong lĩnh vực QLNN về BVMT thể hiện qua các bài

viết: QLNN về môi trường và PTBV- GS.TS. Lê Văn Khoa - ĐHKHTN, Đại học Quốc gia

Hà Nội; Một số vấn đề cấp bách trong quản lý môi trường ở địa phương - T.S Nguyễn Ngọc

Sinh, T.S Nguyễn Đắc Hy, T.S Nguyễn Văn Tài – Cục Môi trường; QLMT cho sự phát triển

bền vững - Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh, 2000; QLMT địa phương trong thời kỳ CNH-

HĐH đất nước – TS. Trần Thanh Lâm, 2005; Tăng cường công tác QLNN về BVMT trong

thời kỳ CNH-HĐH – T.S Phạm Khôi Nguyên, Bộ TN&MT 2005... Tuy nhiên, chưa có một

công trình nghiên cứu chính thức nào về thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả

công tác quản lý Nhà nước về môi trường sau thời điểm đã thành lập Bộ Tài nguyên và Môi

trường (năm 2002). Vì vậy, đề tài : QLNN về môi trường – Thực trạng và giải pháp” là đề

tài mang tính thời sự, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu một cách hoàn chỉnh và đầy đủ về thực

trạng chính sách, bộ máy và những bất cập trong công tác QLNN về môi trường trong giai

đoạn hiện nay.

2. Mục tiêu, đối tượng, phương pháp nghiên cứu của đề tài

Nhằm bổ trợ cho công tác xây dựng cơ quan QLNN về BVMT, thực thi chức năng QLMT

theo từng cấp từ Trung ương đến địa phương, tác giả chọn đề tài: Quản lý Nhà nước về môi

trường – Thực trạng và giải pháp . Trong phần nghiên cứu của mình, tác giả không có tham

vọng giải quyết tất cả các vấn đề thuộc nội dung công tác QLNN về BVMT mà chỉ tập trung

nghiên cứu, đánh giá, đề xuất những giải pháp cụ thể để hòan thiện chức năng, nâng cao hiệu

quả của công tác QLMT của các cơ quan được trao quyền quản lý. Đề tài nghiên cứu các

giải pháp nhằm tìm ra cách thức phát huy tối đa hiệu quả công tác QLNN về BVMT đồng

thời đảm bảo thực hiện công tác xã hội hóa về BVMT, biến công tác BVMT thành nhiệm vụ

Page 3: V_L0_01367

không chỉ của cơ quan Nhà nước mà còn là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi tổ chức, cá nhân

trong xã hội.

Vấn đề nghiên cứu

Xuất phát điểm của lựa chọn đề tài trên là những suy nghĩ, trăn trở của tác giả trong công tác

QLMT. Đó là :

- Tại sao công tác QLNN về BVMT chưa được thực sự trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu

của các cơ quan QLNN từ Trung ương đến địa phương ?

- Mô hình cơ quan QLNN về môi trường hiện nay đã thực sự phát huy hiệu quả ?

- Có những giải pháp nào để nâng cao chất lượng môi trường thông qua các hình thức QLNN ?

Đối tượng nghiên cứu

Các nội dung, mô hình qua từng giai đoạn lịch sử của bộ máy Nhà nước ; hiệu quả thực tế

của những cơ quan có chức năng QLNN về BVMT ; một số kết quả nghiên cứu hệ thống

QLMT của một số nước trên thế giới và việc áp dụng những biện pháp đây mạnh công tác

QLNN về môi trường tại Việt Nam.

Khách thể nghiên cứu

Trên cơ sở bộ máy QLNN về môi trường hiện hành, đề tài thực hiện nghiên cứu tại một số cơ

quan QLMT từ Trung ương đến địa phương với 5 trường hợp của các nước trên thế giới.

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài này được thực hiện với các phương pháp :

- Kế thừa, nghiên cứu các tài liệu có liên quan về bộ máy, cơ chế, chính sách của hệ thống

QLNN về môi trường gồm :

+ Luật pháp và chính sách về xây dựng bộ máy QLMT

+ Luật pháp, chính sách về thực hiện công tác QLNN về BVMT

+ Kinh nghiệm xây dựng bộ máy QLMT của các quốc gia trên thế giới

+ Các báo cáo nghiên cứu trong nước về các mô hình xây dựng bộ máy QLNN về BVMT

- Thu thập, kiểm nghiệm thông tin khảo sát thực tế tại Bộ TN&MT ; Vụ thẩm định và đánh

giá tác động môi trường; Vụ môi trường ; Cục Môi trường ; Tập đoàn công nghiệp than,

khoáng sản Việt Nam ; Bộ Kế hoạch và đầu tư ; Bộ Công nghiệp ; Sở TN&MT các tỉnh : Phú

Thọ, Vĩnh Phúc.

- Tổng hợp thông tin

3. Kết cấu của luận văn

Page 4: V_L0_01367

Đề tài "Quản lý nhà nước về bẩo vệ môi trường - thực trạng và giải pháp" có các kết quả

nghiên cứu được trình bày trong 3 chương:

Chương 1. Những vấn đề lý luận của quản lý nhà nước về môi trường:

Chương 2. Thực trạng tình hình quản lý nhà nước về môi trường

Chương 3. Phương hướng hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về môi trường ở việt nam

References

1. Ban Khoa giáo Trung ương, Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam,

ĐHQG Hà Nội, Trung tâm nghiên cứu giáo dục môi trường và phát triển

(2003), Bảo vệ môi trường và Phát triển bền vững ở Việt Nam, Nxb Chính trị

Quốc gia, Hà Nội.

2. Ban Khoa giáo Trung ương, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (1999),

Tiến tới kiện toàn hệ thống cơ quan QLNN về BVMT ở Việt Nam, Nxb Chính

trị Quốc gia, Hà Nội.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Báo cáo Đánh giá 10 năm thực hiện

Luật BVMT và 6 năm thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW về Tăng cường công tác

BVMT trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Hà Nội.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2006), Báo cáo Hiện trạng môi trường thế giới

2005, Hà Nội.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2006), Báo cáo Hiện trạng môi trường Việt

Nam 2005, Hà Nội.Đảng Cộng sản Việt Nam (6/2006), Văn kiện Đại hội Đại

biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị Quốc gia , Hà Nội.

6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2006), Các quy định pháp luật về môi trường

(2005) - Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 41-NQ/T.Ư của Bộ Chính trị

về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,

Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Page 5: V_L0_01367

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25-6-1998 của

Bộ Chính trị về tăng cường công tác BVMT trong thời kỳ công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước, Hà Nội.

10. Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (2004), Việt Nam Môi

trường và cuộc sống, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11. Quốc hội (1999), Bộ Luật Hình sự của nước Cộng hoà, xã hội chủ nghĩa Việt

Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

12. Quốc hội (2005), Luật Bảo vệ môi trường (2005), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà

Nội.

13. Ts. Nguyễn Thanh Bình (2001), Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Nxb

Công an nhân dân, Hà Nội

14. PGS.TS Nguyễn Đắc Hy (2003), Phát triển bền vững trong tầm nhìn của thời

đại, Hà Nội.

15. TS. Trần Thanh Lâm (2005), Quản lý môi trường địa phương trong thời kỳ

công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, Báo cáo tổng hợp tại Hội nghị môi

trường toàn quốc, Hà Nội.

16. TS. Phạm Hữu Nghị (2005), Nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật về bảo vệ

môi trường, Báo cáo tổng hợp tại Hội nghị môi trường toàn quốc, Hà Nội.

17. TS. Phạm Khôi Nguyên (5/2006), Bảo vệ và cải thiện môi trường vì sự phát

triển bền vững đất nước, Tham luận tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X

của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. PGS.TS Hoàng Thị Kim Quế (2005), Vai trò của cộng đồng trong việc BVMT

thông qua hương ước, luật tục ở Việt Nam hiện nay, Báo cáo tổng hợp tại Hội

nghị môi trường toàn quốc.