iiangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/2_ban_thuyet_minh... · web viewslide 1: giới thiệu bài...

12
BẢN THUYẾT MINH BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E- LEARNING I. Th«ng tin c¸ nh©n - Tác giả (nhóm): Đặng Thị Minh Xuân Điện thoại: 0939815669 - Email: [email protected] - Quận/huyện: Châu Phú - Tên sản phẩm: Nghe – kể : Tôi có đọc đâu! Nói về quê hương - Tên môn (lĩnh vực): Tập làm văn ( Tuần 11) - Tên trường: Trường Tiểu học C Thạnh Mỹ Tây II. PHẦN THUYẾT MINH 1. Lý do chọn chủ đề: Áp dụng công nghệ thông tin vào trong giáo dục rất là cần thiết. Đó là nhu cầu học tập, tiếp cận với công nghệ thông tin ngày càng phát triển để các em học sinh tiếp thu được những kiến thức mới, những khoa học mới và trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. Ngoài hình thức giáo dục trực tiếp trên lớp học, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp..v..v. thì học trực tuyến đang là một hình thức mới và được nhiều người hưởng ứng và áp dụng bởi tính chủ động về mặt thời gian và phong phú về hình thức học tập, học sinh tự học, tự nghiên cứu và nắm được nội kiến thức của bài một cách chủ động và hiệu quả. Đáp ứng nhu cầu cần thiết cho việc học tập của các em học sinh trong giai đoạn hiện nay. Bộ Giáo dục và đào tạo đã khuyến khích mọi giáo viên ở các cấp học mở rộng hình thức dạy- học cho học sinh bằng khả năng đào tạo, áp dụng các ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, đặc biệt là áp dụng những tính năng vượt trội của một số phần mềm vào việc thiết kế bài giảng điện tử E – Learning. Qua nghiên cứu, tôi thấy Adobe Presenter b i ế n P o w e r p o i n t thành công cụ soạn bài giảng E-Learning, có thể tạo bài giảng để học sinh tự học, tự suy nghĩ. Adobe Presenter có thể ghi lại lời giảng, bài giải hình ảnh bạn giảng bài, chèn các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash, chèn các hoạt động ghi

Upload: others

Post on 03-Jan-2020

9 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: IIangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/2_BAN_THUYET_MINH... · Web viewSlide 1: Giới thiệu bài giảng Giới thiệu thông tin về giáo viên và tên bài giảng, kết

BẢN THUYẾT MINHBÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E- LEARNING

I. Th«ng tin c¸ nh©n- Tác giả (nhóm): Đặng Thị Minh Xuân Điện thoại: 0939815669- Email: [email protected] Quận/huyện: Châu Phú- Tên sản phẩm: Nghe – kể : Tôi có đọc đâu! Nói về quê hương- Tên môn (lĩnh vực): Tập làm văn ( Tuần 11)- Tên trường: Trường Tiểu học C Thạnh Mỹ Tây

II. PHẦN THUYẾT MINH1. Lý do chọn chủ đề: Áp dụng công nghệ thông tin vào trong giáo dục rất là cần thiết. Đó là nhu cầu học tập,

tiếp cận với công nghệ thông tin ngày càng phát triển để các em học sinh tiếp thu được những kiến thức mới, những khoa học mới và trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. Ngoài hình thức giáo dục trực tiếp trên lớp học, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp..v..v. thì học trực tuyến đang là một hình thức mới và được nhiều người hưởng ứng và áp dụng bởi tính chủ động về mặt thời gian và phong phú về hình thức học tập, học sinh tự học, tự nghiên cứu và nắm được nội kiến thức của bài một cách chủ động và hiệu quả.

Đáp ứng nhu cầu cần thiết cho việc học tập của các em học sinh trong giai đoạn hiện nay. Bộ Giáo dục và đào tạo đã khuyến khích mọi giáo viên ở các cấp học mở rộng hình thức dạy- học cho học sinh bằng khả năng đào tạo, áp dụng các ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, đặc biệt là áp dụng những tính năng vượt trội của một số phần mềm vào việc thiết kế bài giảng điện tử E – Learning.

Qua nghiên cứu, tôi thấy Adobe Presenter b iến Powerpo in t thành công cụ soạn bà i g iảng E- Learning, có thể tạo bài giảng để học sinh tự học, tự suy nghĩ. Adobe Presenter có thể ghi lại lời giảng, bài giải hình ảnh bạn giảng bài, chèn các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash, chèn các hoạt động ghi lại từ bất cứ phần mềm nào khác qua flash, có thể đưa bài giảng, lời giảng trực tuyến …Bài giảng điện tử E-Learning được đưa trực tiếp vào hệ thống Moodle (mã nguồn mở) quản lý tài nguyên và quản lý học tập. Phần mềm này như là một add-in tích hợp với MS PowerPoint, một ứng dụng được hầu hết các giáo viên nắm bắt và sử dụng trong các tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin.

Việc dạy học đòi hỏi người giáo viên phải biết sáng tạo trong quá trình giảng dạy của mình, phải đổi mới phương pháp để giúp học sinh tự học, có thề tự học mọi lúc, mọi nơi trên mọi thiết bị mà không cần giáo viên phải trực tiếp giảng dạy. Lứa tuổi ở tiểu học là lứa tuổi còn nhỏ, đòi hỏi người giáo viên khi giảng dạy phải sử dụng nhiều phương pháp đổi mới mà một trong những phương pháp quan trọng là phương pháp trực quan, cụ thể hơn là những hình ảnh, âm thanh, vật thật,…Nhưng hiện nay ở nhiều trường tiểu học không đủ cung cấp các đồ dùng phục vụ cho việc giảng dạy, điều này gây khó khăn cho việc giảng dạy và tiếp thu bài học của học sinh. Thấy được những khó khăn đó, bản thân tôi – người giáo viên đứng lớp dạy đã hơn10 năm, cũng đã suy nghĩ và tự mình thiết kế bài giảng điện tử E- LEARNING để giúp học sinh tự học, ngoài ra qua các hình ảnh trong bài giúp các em biết thêm về các di tích lịch sử ở địa phương và có thái độ yêu quí, tự hào về quê hương . Cụ thể: Khi dạy bài Nghe – kể: Tôi có đọc! Nói về quê hương (Tập làm văn Lớp 3- tiết 11, tuần 11), tôi rất khó khăn trong

Page 2: IIangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/2_BAN_THUYET_MINH... · Web viewSlide 1: Giới thiệu bài giảng Giới thiệu thông tin về giáo viên và tên bài giảng, kết

việc hướng dẫn học sinh nghe, kể và nói về quê hương, không thu hút được sự chú ý của học sinh, học sinh không hứng thú và không nhớ được những cảnh vật về quê hương, không thấy được vẻ đẹp của quê hương mình và chưa có thái độ tự hào, yêu mến quê hương. Tôi đã mạnh dạn thiết kế bài giảng e-learning để giúp học sinh tự học một cách chủ động và hiệu quả.

2. Mục tiêu chính của việc xây dựng bài giảng điện tử:- Giúp học sinh hiểu bài dễ hơn, chính xác hơn. Biết cách vận dụng kiến thức: Học sinh

nghe và kể lại được câu chuyện vui: Tôi có đọc đâu! Nói được về quê hương. Đồng thời có thái độ yêu quí và bảo vệ di tích lịch sử ở địa phương, có lòng tự hào về quê hương.

- Đề cao tính tự học nhờ bài giảng điện tử, đáp ứng tính cá thể trong học tập.

- Giúp học sinh có thể tự học ở mọi nơi, mọi lúc.

2.1. Trình bày bài giảng: - Màu sắc: Sử dụng màu sắc phù hợp, dễ nhìn

- Chữ: to, rõ, bảng mã Unicode, phông chữ Times NewRoman

- Mỗi slide đều có nội dung chủ đề, tác giả.

- Nội dung bài giảng theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học.

2.2. Kĩ năng Multimedia:- Có âm thanh: Nhạc không lời, có lời và lời giảng của giáo viên.

- Có video giáo viên giới thiệu bài và kể chuyện

- Có hình ảnh, video clips minh họa nội dung kiến thức bài học.

-Công nghệ: Chuẩn SCORM, AICC, công cụ dễ dựng, có thể online hay offline…

- Phần mềm hổ trợ tạo video, clips cho bài giảng:

2.3. Nội dung các câu hỏi của giáo viên: Các câu hỏi giáo viên đưa ra ở đây mang tính gợi mở, hướng dẫn, củng cố nội dung bài

học như câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi ghép nối, câu hỏi điền khuyết. Các câu hỏi được xây dựng nhằm kích thích tính động não của người học, thực hiện phương châm lấy người học làm trung tâm, chú trọng tính chủ động. Có những nội dung giáo viên đưa ra cho học sinh làm trong thời gian nhất định sau đó giáo viên đưa ra kết quả cho học sinh so sánh với bài làm của học sinh đã làm.

Page 3: IIangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/2_BAN_THUYET_MINH... · Web viewSlide 1: Giới thiệu bài giảng Giới thiệu thông tin về giáo viên và tên bài giảng, kết

3. Tóm tắt bài giảng

STT Nội dung trình chiếu(copy các slide dán vào đây)

Mục tiêu và ý tưởng thiết kế

Slide 1: Giới

thiệu bài giảng

Giới thiệu thông tin về giáo viên và

tên bài giảng, kết

hợp với âm thanh nhạc không lời

Slide 2:Giới thiệu bài

Giới thiệu bài tập làm văn. Nghe-kể: Tôi có đọc đâu và nói về quê

hương. Bằng một video clip

thời gian 16 giây.

Page 4: IIangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/2_BAN_THUYET_MINH... · Web viewSlide 1: Giới thiệu bài giảng Giới thiệu thông tin về giáo viên và tên bài giảng, kết

Slide 3:Gợi ý

Bài tập 1

- Gợi ý câu chuyện: Tôi có đọc đâu. Kết hợp với

âm nhạc không lời.

Slide 4:Kể lại

câu chuyện: Tôi có

đọc đâu

Giáo viên kể lại câu

chuyện: Tôi có đọc đâu, bằng một

đoạn video clip thời gian 32 giây.

Slide 5:Câu hỏi gợi ý 1

Câu hỏi trắc nghiệm của

gợi ý 1

Page 5: IIangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/2_BAN_THUYET_MINH... · Web viewSlide 1: Giới thiệu bài giảng Giới thiệu thông tin về giáo viên và tên bài giảng, kết

Slide 6: Câu hỏi gợi ý 2

Câu hỏi trắc nghiệm của

gợi ý 2

Slide 7:Câu hỏi gợi ý 3

Câu hỏi trắc nghiệm của

gợi ý 3

Slide 8:Kể lại

câu chuyện: Tôi có

đọc đâu (lần 2)

Giáo viên kể lại câu

chuyện cho học sinh

nghe (lần 2)

Page 6: IIangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/2_BAN_THUYET_MINH... · Web viewSlide 1: Giới thiệu bài giảng Giới thiệu thông tin về giáo viên và tên bài giảng, kết

Slide 9:Học sinh

kể lại câu

chuyện (theo cặp)

Học sinh được chia từng cặp

dựa vào gợi ý lần lượt kể

cho nhau nghe, thời

gian kể là 3 phút.

Slide 10:Tóm tắc

câu chuyện

Giáo viên giải thích

cho học sinh biết tình

huống buồn cười của câu

chuyện.

Slide 11:Câu hỏi

điền khuyết

- Bài tập điền từ thích hợp vào chỗ

trống.- Học sinh

chọn những từ có sẵn (khi click chỗ trống) và chọn từ

để điền vào.

Page 7: IIangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/2_BAN_THUYET_MINH... · Web viewSlide 1: Giới thiệu bài giảng Giới thiệu thông tin về giáo viên và tên bài giảng, kết

Slide 12:Giới

thiệu bài tập 2

Giáo viên trình bày

gợi ý bài tập 2: Nói về

quê hương.

Slide 13:Giới thiệu

hình ảnh quê

hương

Giới thiệu một số hình ảnh về quê hương bằng video clip thời gian 2

phút 11 giây.

Slide 14:Học sinh

nói về quê

hương theo

nhóm

Giáo viên chia học sinh theo

nhóm ( mỗi nhóm 4 học sinh) để nói

về quê hương mình.

Page 8: IIangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/2_BAN_THUYET_MINH... · Web viewSlide 1: Giới thiệu bài giảng Giới thiệu thông tin về giáo viên và tên bài giảng, kết

Slide 15:Bài văn

mẫu số 1

Giáo viên đọc bài văn mẫu của học sinh những năm trước

cho học sinh nghe tham

khảo.

Slide 16:Bài văn

mẫu số 2

Giáo viên đọc bài văn mẫu của học sinh những năm trước

cho học sinh nghe tham

khảo.

Slide 17:Câu hỏi ghép nối

Bài tập ghép nối học sinh đánh chữ cái

A,B,C,D vào cột A

ứng với việc lựa chọn ở cột B. Để thể hiện

việc cần làm đối với quê

hương.

Page 9: IIangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/2_BAN_THUYET_MINH... · Web viewSlide 1: Giới thiệu bài giảng Giới thiệu thông tin về giáo viên và tên bài giảng, kết

Slide 18:Dặn dò

Giáo viên dặn dò học sinh những

việc cần làm nhằm chuẩn bị cho tiết học sau.

Slide19: Các tài

liệu tham

khảo và phần

mềm sử dụng.

Các tài liệu tham khảo

và phần mềm sử

dụng trong bài giảng.

III. KẾT LUẬN.Trên đây là toàn bộ bản thuyết minh cho bài giảng E- Learning của tôi. Trong bài giảng tôi

đã khai thác các nội dung, phương pháp dạy học như: giảng giải, trực quan, phân tích, thực hành, thảo luận..v..v

Qua cách học này đã tạo cho các em hứng thú học tập. Các em nắm bắt được bài học một cách dễ dàng, các em có thể tự học và học bất cứ lúc nào trên mọi thiết bị mà không cần giáo viên phải trực tiếp giảng dạy. Hình thức học này mang tính chất mở, thoải mái thông qua bài hát và hình ảnh cũng như các câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi ghép nối, câu hỏi điền khuyết, giúp học sinh tư duy và ghi nhớ bài tốt hơn. Qua sự hướng dẫn của giáo viên các em có thể tự tìm tòi và khai thác kiến thức.

Page 10: IIangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/2_BAN_THUYET_MINH... · Web viewSlide 1: Giới thiệu bài giảng Giới thiệu thông tin về giáo viên và tên bài giảng, kết

Tôi chân thành cảm ơn sự quan tâm của Ban Giám hiệu, cán bộ Thư viện - Thiết bị cùng các thầy cô trong đơn vị, đã đóng góp ý kiến cũng như thúc đẩy để cho tôi hoàn thành sản phẩm này.

Thạnh Mỹ Tây, ngày 9 tháng 01 năm 2017

Tác giả

Đặng Thị Minh Xuân