vuthuan.files.wordpress.com · web viewtrong khoảng thời gian ấy, mỹ đã xuất kích 663...

44
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TP.HCM KHOA LỊCH SỬ BÀI THUYẾT TRÌNH Chuyên đề: Địa chính trị và trật tự thế giới thế giới từ 1945 đến nay ẢNH HƯỞNG CỦA THUYẾT VỀ “SỨC MẠNH TRÊN KHÔNG” ĐẾN VIỆC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC AN NINH QUỐC GIA CỦA MỸ TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH CHO ĐẾN NAY GVHD: Người thực hiện: 1

Upload: others

Post on 24-Dec-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewTrong khoảng thời gian ấy, Mỹ đã xuất kích 663 lần chiến máy bay B52 và trên 1000 lần chiếc máy bay chiến đấu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TP.HCMKHOA LỊCH SỬ

BÀI THUYẾT TRÌNH

Chuyên đề: Địa chính trị và trật tự thế giới thế giới từ 1945 đến nay

ẢNH HƯỞNG CỦA THUYẾT VỀ “SỨC MẠNH TRÊN KHÔNG”

ĐẾN VIỆC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC AN NINH QUỐC GIA

CỦA MỸ TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH CHO ĐẾN NAY

GVHD: Người thực hiện: PGS. TS VÕ VĂN SEN TRẦN HỒNG TRANG MSHV:0305071124 Lớp: Cao học LSĐ 2011

TP.HCM, tháng 5/ 2011

1

Page 2: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewTrong khoảng thời gian ấy, Mỹ đã xuất kích 663 lần chiến máy bay B52 và trên 1000 lần chiếc máy bay chiến đấu

MỤC LỤC

Trang

Mở đầu .............................................................................................................................1

Nội dung ...........................................................................................................................1

Chương 1: Tìm hiểu lý thuyết về “sức mạnh trên không”của A.P.De Seversky

… 2

1.1 Khái quát về cuộc đời, sự nghiệp của A.P.De Seversky ............................................2

1.2 Lý thuyết về “sức mạnh trên không”.......................................................................... 5

1.2.1 Quan niệm về sức mạnh trên không .........................................................................5

1.2.2 Vai trò của sức mạnh trên không .............................................................................6

1.3 Những hạn chế của thuyết “sức mạnh trên không” khi vận dụng vào

thực tế chiến đấu .............................................................................................................11

Chương 2: Ảnh hưởng của thuyết về “sức mạnh trên không” đến việc hoạch

định

chiến an ninh của Mỹ sau chiến tranh Lạnh cho đến nay........................................ 16

2.1 Cơ sở hoạch định chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ sau chiến tranh Lạnh ..........16

2.2 Nội dung chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ .........................................................18

Kết luận ..........................................................................................................................24

Tài liệu tham khảo

2

Page 3: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewTrong khoảng thời gian ấy, Mỹ đã xuất kích 663 lần chiến máy bay B52 và trên 1000 lần chiếc máy bay chiến đấu

MỞ ĐẦU

Địa – chính trị là những điều kiện, hoàn cảnh địa lý tác động, ảnh hưởng đến

chính trị và sự tác động của chính trị tới yếu tố địa lý. Nó luôn phản ánh các điều

kiện sinh tồn và phát triển quốc gia, liên quan mật thiết đến chính trị. Nguồn gốc các

cuộc tranh chấp, xung đột trên thế giới suy cho cùng bắt nguồn từ sự giành giật các

điều kiện để bảo đảm sự sinh tồn. Trong đó, các yếu tố địa lý, tài nguyên có vị trí

đặc biệt quan trọng. Vì vậy, vấn đề địa chính trị là mối quan tâm hàng đầu, chi phối

chính sách đối ngoại của các cường quốc, nhất là những đế quốc có ý đồ thống trị

thế giới.

Một trong những nội dung cơ bản của vấn đề địa chính trị là các thuyết địa

chính trị và ảnh hưởng của các thuyết địa chính trị với việc hoạch định chính sách

đối ngoại và phát triển quốc gia của các nước trên thế giới. Thuyết địa – chính trị ra

đời vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX khẳng định rằng: Lợi ích an ninh quốc gia

không tách rời khỏi các hoạt động chính trị và trong mỗi thời kỳ lịch sử, trên bản đồ

chính trị quốc tế thường có một trung tâm chiến lược mà nếu nước nào khống chế

được trung tâm đó thì sẽ chi phối được toàn bộ thế giới. Trên cơ sở đó có nhiều

thuyết địa chính trị đã ra đời và chi phối rất lớn đến việc hoạch định chính sách an

ninh quốc gia của các cường quốc trên thế giới, trong đó có thuyết về “sức mạnh

trên không” của A.P.De Seversky - là một trong những thuyết địa chính trị tiêu biểu

của thời đại bên cạnh các thuyết “sức mạnh trên biển”, vai trò “vùng trụ cột” hay

“vùng trung tâm”, hay “vùng rìa. Thuyết này đã được siêu cường thế giới – Mỹ vận

dụng triệt để trong các chính sách an ninh quốc gia cũng như chính sách đối ngoại

của mình, đặc biệt là thời kỳ sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc, Mỹ tăng cường vị

thế của mình và âm mưu thiết lập một thế giới “đơn cực”.

Trong giới hạn của bài thuyết trình, tác giả đề cập đến một số nội dung cơ

bản về thuyết “sức mạnh trên không” của Seversky; về cuộc đời, sự nghiệp của

A.P.De Seversky; ảnh hưởng của thuyết “sức mạnh trên không” đến việc hoạch định

3

Page 4: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewTrong khoảng thời gian ấy, Mỹ đã xuất kích 663 lần chiến máy bay B52 và trên 1000 lần chiếc máy bay chiến đấu

chiến lực an ninh quốc gia cũng như chính sách đối ngoại của Mỹ từ sau chiến tranh

Lạnh cho đến nay.

Bố cục:

Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài thuyết trình gồm có 2 chương:

Chương 1: Tìm hiểu về lý thuyết “sức mạnh trên không” của A.P.De

Seversky.

Chương 2: Ảnh hưởng của thuyết “sức mạnh trên không” đến việc hoạch

định chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ sau Chiến tranh Lạnh.

4

Page 5: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewTrong khoảng thời gian ấy, Mỹ đã xuất kích 663 lần chiến máy bay B52 và trên 1000 lần chiếc máy bay chiến đấu

NỘI DUNG

Chương 1

TÌM HIỂU LÝ THUYẾT VỀ “SỨC MẠNH TRÊN KHÔNG”

CỦA A.P.DE SEVERSKY

1.1 Khái quát về cuộc đời, sự nghiệp của A.P.De Seversky

Alexander Prokofiev de Seversky (1894 – 1974) sinh ra tại Tbilisi (nay là

Georgia) trong một gia đình thuộc dòng dõi ở Nga. Cha ông là một phi công trong

quân đội Nga lúc bấy giờ. Năm lên 10 tuổi, ông được vào học trong một trường

quân sự. Đến năm 14 tuổi, ông vào Học viện Hải quân đế quốc Nga. Ông được sự

hướng dẫn, dìu dắt trực tiếp của cha ông. Năm 1914, ông tốt nghiệp và được phục

vụ trên một đội tàu khu trục, khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất bắt đầu. Ông được

giao nhiệm vụ là một phi công hải quân và chuyển về Trường Không quân tại

Sebastopol, Crimea. Sau khi hoàn thành khóa học về hàng không (1914 – 1915), ông

được điều về một đơn vị hàng không trong Hạm đội Baltic. Trong một trận tấn công

tàu khu trục Đức, Seversky bị thương và phải cưa mất một chân. Sau đó, ông bị

buộc phải thôi bay. Tuy nhiên, nhờ sự can thiệp của Sa hoàng Nicholas II, Seversky

trở lại nhiệm vụ chiến đấu và bắn rơi máy bay địch đầu tiên vào tháng 7 năm 1916.

Trong thời gian phục vụ trong không quân Nga, ông đã thực hiện 57 lần bay và bắn

rơi 6 máy bay địch. Ông được xem là một phi công hải quân nổi tiếng nhất của Nga

trong thế chiến thứ nhất.

Trong cuộc cách mạng năm 1917, Seversky vẫn phục vụ trong Hạm đội

Baltic. Sau cuộc cách mạng Nga, chính phủ lâm thời đưa ông đến Washington DC

với vai trò là một tùy viên hải quân. Và khi qua Mỹ, ông đã quyết định ở lại đây để

trốn tránh nước Nga đầy rối ren vì chiến sự. Ở Mỹ, ông được tín nhiệm và được bổ

nhiệm làm kỹ sư tư vấn và phi công thử nghiệm thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Sau

5

Page 6: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewTrong khoảng thời gian ấy, Mỹ đã xuất kích 663 lần chiến máy bay B52 và trên 1000 lần chiếc máy bay chiến đấu

khi đình chiến, ông đã trở thành một trợ lý không lực. Trong công việc của mình,

ông chú ý phát triển, đổi mới công nghệ.

Năm 1921, Seversky nhận được bằng sáng chế đầu tiên cho máy bay không

đối không tiếp nhiên liệu. Năm 1923, ông hợp tác với công ty Sperry Gyroscope chế

tạo thành công bombsight đầu tiên. Vào năm 1923, ông cũng thành lập ra Tổng công

ty Sevesky Aero, tập trung sản xuất chủ yếu các bộ phận máy bay và các linh kiện.

Ông trở thành công dân Mỹ vào năm 1927. Năm 1929, công ty của ông bị phá sản

cùng với sự sụp đổ của thị trường chứng khoán. Năm 1931, được sự ủng hộ của triệu

phú Edward Moore và các nhà đầu tư khác, công ty của ông được khôi phục lại.

Seversky quyết định đầu tư vào nghiên cứu và thiết kế các loại máy bay quân sự.

Cùng với ông, các nhà thiết kế khác cũng bắt tay vào nghiên cứu, chế tạo ra nhiều

loại máy bay được xem là tiên tiến, hiện đại và phát triển mạnh nhất thế giới lúc bấy

giờ. Năm 1935, với việc chế tạo thành công máy bay bay ở tốc độ trên 230 mph,

Seversky đã thiết lập một kỷ lục thế giới về tốc độ với máy bay đổ bộ động cơ

piston. Ông cũng thiết lập một kỷ lục tốc độ xuyên lục địa vào năm 1938.

Năm 1939, cuộc nổi loạn chống lại một số thiết kế của ông trong công ty đã

khiến ban giám đốc để lật đổ ông và thay đổi tên của công ty Công ty Hàng không

Cộng hòa. De Seversky đã đi vận động hành lang Quốc hội và tranh luận mạnh mẽ

cho vai trò của hàng không trong chiến tranh, đặc biệt là trong cuốn sách của mình

Victory thông qua Air Power. Nó trở thành quyển sách bán chạy nhất ở New York,

với số lượng bán ra trên 5 triệu bản. Quan điểm của ông có tác động rất lớn đối với

nhận thức của các nhà quân sự đương thời và thúc đẩy các cuộc tranh luận quốc gia

về sức mạnh không quân chiến lược.

Trong những năm sau chiến tranh, Seversky tiếp tục giảng dạy và viết về

hàng không và sử dụng các chiến lược của không lực. Ông có những tác phẩm nổi

tiếng: Victory Through Air Power (1942), Air Power: Survival (1950), Mỹ: Too

Young to Die (1961).

Về cuộc sống cá nhân, ông kết hôn với Evelyn Olliphant (1907-1967), vào

năm 1923- là một phi công. Bà qua đời ở tuổi 60. Seversky qua đời vào năm 1974

6

Page 7: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewTrong khoảng thời gian ấy, Mỹ đã xuất kích 663 lần chiến máy bay B52 và trên 1000 lần chiếc máy bay chiến đấu

tại bệnh viện Memorial New York, và được chôn cất tại nghĩa trang Woodlawn ở

Bronx. Với những đóng góp to lớn của ông trong lĩnh vực hàng không quân sự, năm

1945, Seversky được Tổng thống Mỹ Harry Truman tặng huy chương danh dự vì sự

đóng góp đó. Năm 1969, ông được nhận Huy chương đặc biệt của Không quân Hoa

Kỳ.

1.2. Lý thuyết về “sức mạnh trên không”

1.2.1 Quan niệm về sức mạnh trên không

Trong lịch sử, có nhiều quan niệm khác nhau về sức mạnh trên không:

Theo Billy Mitchell – một đại tá không quân: “sức mạnh trên không là khả

năng có thể thực hiện được mọi việc ở trên không gian”1 (Air power is ability to do

something in the air).

Còn theo Hoyt S.Vandenberg ông quan niệm rằng “sức mạnh trên không một

mình nó không phải là sự đảm bảo cho sự an toàn của nước Mỹ, nhưng tôi tin chắc

rằng nó là những thành tựu vĩ đại nhất của quốc gia – công nghệ xuất sắc của chúng

ta”2 (air power alone does not guarantee America’s security, but I believe it best

exploits the nation’s greatest asset – our technical skill).

Theo Serverky ông quan niệm về sức mạnh trên không, cũng như những yếu

tố tạo nên sức mạnh trên không như sau:

Sức mạnh trên không của một quốc gia là khả năng khẳng định ý chí của

quốc gia đó trên không gian, trên bầu trời cùng với những lực lượng quân sự và hệ

thống phương tiện vật chất được sử dụng cho mục tiêu đó.

Một quốc gia được coi là có điều kiện để phát triển sức mạnh trên không hoặc

duy trì được sức mạnh trên không thì phải có các yếu tố sau:

Có một lực lượng quân đội, đặc biệt là không quân mạnh; Một hệ thống nhân

lực phục vụ trong lĩnh vực hàng không quân sự và các phương tiện vận chuyển phát

triển với nền công nghiệp sản xuất các phương tiện trên không, và sự hiểu biết về

khoa học - công nghệ của dân cư nước đó đạt trình độ cao. 1(1) . Military air power the cadre Digest of Air power opinions and Thounghts, tr.182(2). Military air power the cadre Digest of Air power opinions and Thounghts, tr.19

7

Page 8: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewTrong khoảng thời gian ấy, Mỹ đã xuất kích 663 lần chiến máy bay B52 và trên 1000 lần chiếc máy bay chiến đấu

1.2.2.Vai trò của sức mạnh trên không

Trước khi Seversky cho ra đời những quan niệm của ông về “sức mạnh trên

không”, trong lịch sử quân sự đã tồn tại nhiều thuyết về sức mạnh trên không khác

nhau của các nhà quân sự nổi tiếng, đặc biệt là trong giai đoạn cận hiện đại tiêu biểu

như các lý thuyết của: Guilio Douhet, Viscocount Hugh Trenchard, và Billy

Mitchell.

Nhận xét về vai trò của các ông trong việc xây dựng và phát triển thuyết “sức

mạnh trên không”, Harry H. Ban som cho rằng: “ Có thế nói rằng chính Douhet đã

cho ra đời lý luận về sức mạnh trên không, thì Mitchell là người tác động và phát

triển nó, còn Trenchard là người tổ chức thiên tài”1

Tất cả các thuyết này đều nêu bật vai trò quan trọng của không lực trong việc

quyết định thắng lợi nhanh chóng của một cuộc chiến tranh với những lợi thế vốn có

của không quân: Dùng không quân có thể đánh thẳng vào vùng trung tâm, bằng các

đợt ném bom chiến lược có thể làm suy yếu ý chí của đối phương. Máy bay có thế

tấn công vào bất cứ địa điểm nào trong lãnh thổ của kẻ thù. Và có thể triển khai

những đợt tấn công một cách nhanh chóng so với cách đánh truyền thống bằng bộ

binh và hải quân. Ngoài ra, không quân còn có vai trò quan trọng trong việc kiếm

tra, quan sát hỗ trợ cho pháo binh.

Trước những ưu điểm nổi trội của không lực, các nhà lý thuết đã tập trung

vào nghiên cứu nhằm phát triển những lý thuyết khác nhau nhằm phát huy một cách

tối đa sức mạnh của không quân trong các cuộc chiến tranh. Những thuyết này đã để

lại dấu ấn lâu dài trong sự phát triển của học thuyết về sức mạnh trên không. Nó góp

phần thúc đẩy sự quan tâm của công chúng và chính phủ của các nước đối với ngành

hàng không và lực lượng không quân bên cạnh quân đội truyền thống và hải quân.

Quan điểm của Guilio Douhet về vai trò của không lực:

1(1). Military air power the cadre Digest of Air power opinions and Thounghts, tr.19

8

Page 9: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewTrong khoảng thời gian ấy, Mỹ đã xuất kích 663 lần chiến máy bay B52 và trên 1000 lần chiếc máy bay chiến đấu

Năm 1921, trong một cuốn sách của mình, Douhet đã lập luận rằng lực lượng

không quân đã nhanh chóng trở thành phương tiện chính để tiến hành một cuộc

chiến tranh và có thể nhanh chóng giành được thắng lợi thông qua một chiến dịch

chiến lược chống lại đối phương. Ông tin rằng một cuộc oanh tạc trên không sẽ làm

mất tinh thần của dân chúng và quân đội đối phương. Thông qua việc tấn công theo

cách này, ông tin rằng có thể tạo ra một cuộc sự thắng lợi trong một cuộc chiến

tương đối ngắn gọn.

Còn Viscocount Hugh Trenchard, ông giả định các máy bay nén bom sẽ luôn

luôn có thể thành công trong việc đạt được mục tiêu của mình thông qua hình bất cứ

hình thức phòng thủ hay tấn công nào. Cũng giống như Douhet, ông cho rằng một

cuộc tấn công trên không chống lại dân thường của đối phương có thể dẫn đến kết

quả tích cực là tinh thần của dân chúng hoang mang. Ông cho rằng máy bay là dùng

để tấn công hơn là phòng thủ và cuộc tấn công sẽ vượt ra ngoài các tiền tuyến vào

vùng trung tâm địch, làm tăng các hiệu ứng về mặt tâm lý của địch. Thông qua cuộc

tấn công sâu vào lãnh thổ kẻ thù, tinh thần chúng bị tác động mạnh. Cuộc tấn công

có thể làm thiệt hại nhiều mặt về cơ sở vật chất của địch và dân chúng đối phương

có thể gây áp lực lên chính phủ đòi chính phủ thương lượng với đối phương. Tuy

nhiên, khác với Douhet, ông tin rằng các chiến dịch đánh bom được tiến hành theo

quy định của quốc tế.

Wiliam Mitchell tin rằng việc sử dụng không quân để tấn công các mục tiêu

trung tâm quan trọng có tính chất quyết định. Sử dụng sức mạnh không lực sẽ làm

cho cuộc chính tranh nhân đạo hơn so với việc sử dụng bộ binh hoặc lực lượng hải

quân. Mitchell đã bác bỏ quan điểm của Trenchard, ông tuyên bố rằng ưu thế trên

không có thể đạt được thông qua các cuộc tấn công dựa trên sức mạnh không quân

làm tê liệt kẻ thù trên mặt đất.

Những quan điểm của các nhà quân sự đương thời đã tác động mạnh mẽ đối

với lý thuyết về sức mạnh trên không của Seversky, đặc biệt là những quan điểm của

Wiliam Mitchell. Lý thuyết của Seversky ra đời bổ sung cho các học thuyết về

9

Page 10: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewTrong khoảng thời gian ấy, Mỹ đã xuất kích 663 lần chiến máy bay B52 và trên 1000 lần chiếc máy bay chiến đấu

không lực trước đây. Nó đề cao vai trò của sức mạnh trên không trong một cuộc

chiến đấu với lực lượng đối phương trên bộ hoặc trên biển.

Quan niệm của Seversky về vai trò của sức mạnh trên không:

Trong điều kiện chiến tranh, điều đầu tiên vai trò quan trọng đầu tiên của sức

mạnh trên không là sự thiết lập quyền bá chủ trên không để dễ dàng khống chế lực

lượng của địch, làm chủ được cuộc diện chiến tranh.

Mục đích của các cuộc chiến tranh là sự áp đặt ý chí của thế lực này lên thế lực

khác cho nên trong cuộc chiến, các lực lượng tham chiến phải tiến hành việc phá

hủy năng lực chiến đấu của kẻ thù bao gồm cả năng lực về công nghiệp và tiềm

năng về sức mạnh quân sự của đối phương. Với sức mạnh trên không thì mục đích

đó được thực hiện nhanh chóng.

Trong quá khứ, khi phạm vi của các phương tiện trên không như máy bay còn

bị giới hạn, nó đã có thể thực hiện được để duy trì chủ quyền không gian. Việc làm

chủ không gian toàn cầu có thể được hoàn tất chỉ sau khi sự thiết lập của một hệ

thống trên toàn thế giới của không gian một cách triệt để vì vậy nó đã được xác định

rằng trong những giới hạn của một phạm vi thực hành nhất định của máy bay, mặt

ngoài không gian của chúng được khớp vào nhau để tạo thành một hệ thống không

gian liên tục bên trên hoạt động của những trung tâm đầu não chiến tranh. Sự sắp

xếp này không giống như hệ thống về sức mạnh trên biển được duy trì ở thế kỷ XIX,

nó là một tập luyện của nó cho nhiệm vụ toàn cầu, bị phụ thuộc vào sự thành lập của

thành trì của sức mạnh hải quân ở những vùng đất bên ngoài bên ngoài lãnh thổ ở

khắp nơi trên thế giới.

Đây là điểm nổi bật giữa những chuyên gia về sức mạnh, tuy vậy phương tiện

trên không cho tất cả mục đích luyện tập để chiếm hữu phạm vi trên trên toàn thế

giới. Họ có thể nâng lên ngay lập tức từ những tiềm lực vốn có của họ, mục tiêu

nhắm tới ở bất kỳ điểm nào trong khu vực Bắc bán cầu, và phát triển không ngừng.

Với một tốc độ hiện thời của sự tiến bộ trong khoa học hàng không, nó chỉ là một

vấn đề của khoảng thời gian ngắn trước khi phương tiện hàng không của một phạm

vi toàn cầu sẽ trở thành hiện thực. Bởi vì trong phạm vi toàn cầu đó, sức mạnh trên

10

Page 11: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewTrong khoảng thời gian ấy, Mỹ đã xuất kích 663 lần chiến máy bay B52 và trên 1000 lần chiếc máy bay chiến đấu

không có thể được áp dụng một cách trực tiếp từ các căn cứ của nền công nghiệp

xuất phát của nó không căn cứ trung gian và những vấn đề quốc tế cùng tham dự

trên sự thiết lập và sự duy trì của họ trong vùng đất bên ngoài. Trong khía cạnh đó,

sức mạnh trên không biểu trưng, bằng con đường ngoại giao, một công cụ của chính

sách quốc gia mà điều tốt hơn để việc làm từ trước của thế kỷ qua – sức mạnh trên

biển. với sự phát triển trên phạm vi toàn cầu của các phương tiện trên không và sự

phát triển của vũ khí hạt nhân, khu vực điều khiển của không gian ở bất cứ nơi đâu

trên bề mặt của trái đất, ngoại trừ bên trên lục địa có chứa sức mạnh trên không việc

ngăn lại điểm xuất phát của nền công nghiệp nền tảng của nó, có thể không duy trì

được nữa. Theo đó, những cơ sở trung gian sẽ trở nên không những không cần thiết

mà thậm chí còn không trụ lại được. Và vì vậy cơ sở của những hoạt động không

gian phải được xác định vị trí mà nó phản công lại bất cứ nơi nào sẽ bao gồm sự

mạo hiểm cho người tấn công của việc lôi kéo toàn bộ sức mạnh trên không của một

quốc gia.

Ngoài ra, bởi vì khu vực điểu khiển của không gian không thể bị được duy trì,

sức mạnh trên không có thể không được áp dụng cơ bản một cách liên tục ngược lại

một sự khống chế từ vị trí căn cứ trung gian trong vùng ngoại vi của nó, dù cơ bản

hay không đó là sự cố định trong đất liền hoặc là căn cứ nổi như là những vật mang

những phương tiện trên không. Thêm vào đó, với sự phát triển của vũ khí hạt nhân

với quy mô có thể biết vào khoảng nhỏ, máy bay siêu âm, căn cứ nổi, giống như bất

cứ một căn cứ trong gian nào khác, trở thành dễ bị nguy hiểm cực độ và một lần nữa

bị phá hủy không thể phục hồi được.

Từ những giả định trên, đã rõ rằng sự làm chủ làm chủ không gian có nghĩa là

làm chủ toàn cầu, sự áp dụng ngay lập tức từ việc kiềm chế của nền công nghiệp chủ

chốt. Một trong những yếu tố chi phối toàn bộ không gian đại dương theo nhiều

hướng hoặc là không có điểu khiển bất cứ cái gì.

Không giống như các phương tiện trên biển, các phương tiện trên không là

phương tiện hết sức linh hoạt, nó không chỉ tham gia vào và cạnh tranh với tất cả

những phương pháp vận chuyển trên bộ và trên biển, mà còn với sự phát triển của

11

Page 12: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewTrong khoảng thời gian ấy, Mỹ đã xuất kích 663 lần chiến máy bay B52 và trên 1000 lần chiếc máy bay chiến đấu

các loại máy bay như là máy bay lên thẳng, mở rộng những ứng dụng của nó (trực

thăng) với những hình thức vận động khác nhau, đưa vào sử dụng ống bọc cáp như

là những cỗ máy trục khổng lồ, những cầu thang di động và những chiếc cần trục.

Như trong một ví dụ đã nói trước đó, về các trang thiết bị hoặc tổ chức trong sức

mạnh trên biển không giống như sức mạnh trên không. Chỉ có những nước có trình

độ khoa học công nghệ tiên tiến mới có thể sử hữu những phương tiện trên không

hiện đại nhất. Chúng có khả năng tàn hình, thậm chí với những con số khổng lồ

Hơn nữa, nó hoàn toàn vô hình ở bất cứ nơi nào, một phi cơ cất cánh từ mặt đất,

từ mặt nước hoặc từ một tàu sân bay. Những vật được định nghĩa như mặt đất, biển,

vũ khí không gian là những thứ đã được thiết kế để sau đó nó trở thành những thứ

phục vụ cho một không quân (một cuộc hành quân có sử dụng máy bay). Nếu được

thiết kế để trợ giúp và làm tăng thêm hiệu quả của sức mạnh trên bộ và trên biển

trong việc giữ được mục tiêu của họ, nó không phải là một công cụ của sức mạnh

trên không. Chỉ khi nào một phương tiện trên không được thiết kế để hỗ trợ và làm

tăng lên của sức mạnh trên không trong một nhiệm vụ thiết lập chủ quyền trên

không thì nó mới chính là công cụ của sức mạnh trên không.

Một sức mạnh chiến lược có thể được định nghĩa như là năng lực sức mạnh

quân đội của việc thể hiện quyền chỉ huy của nó trong hoàn cảnh cụ thể bằng việc

dựa vào tài nguyên của chính nó. Cho đến khi có sự xuất hiện của máy bay, quân đội

và hải quân đã làm nền tảng vững chắc cho sức mạnh quân đội của quốc gia ở trên

bộ và trên biển, theo thứ tự định sẵn. Sự phát triển của các phương tiện trên không

rất nhanh chóng, tuy nhiên, điều đó được dừng lại để tổ chức cho hợp lý hơn. Không

có những người giỏi hơn trong hoàn cảnh của chính họ, với sức mạnh trên không sẽ

dứt khoát làm được điều đó với những chức năng của chúng, những sức mạnh đó

làm mất đi những chiến lược quan trọng của họ. ngược lại, sự thể hiện sức mạnh dứt

khóat không thể cản trở những sáng kiến của chính họ với năng lực của sức mạnh

trên không. Do đó, sức mạnh trên không là sức mạnh mang tính chiến lược duy nhất

bởi vì nó là sức mạnh duy nhất có thể giúp giành được quyền lực trong chính bối

cảnh cụ thể bằng bằng một cuộc đọa sức với năng lực của chính nó. Thêm vào đó,

12

Page 13: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewTrong khoảng thời gian ấy, Mỹ đã xuất kích 663 lần chiến máy bay B52 và trên 1000 lần chiếc máy bay chiến đấu

sức mạnh trên không có thể trở thành một công cụ quan trọng nhất của quân đội của

một quốc gia.

Theo đó để đạt được trị số cực đại của sức mạnh trên không, một quốc gia phải

giữ vững nguyên tắc của nghệ thuật quân sự: tính độc lập của ý chí, sự thống nhất

trong quyền điều khiển, và sự tập trung tiềm lực của sức mạnh,….những điều kiện

này là toàn bộ tiềm năng cho sức mạnh trên không hùng mạnh của một quốc gia

được thống nhất, dưới chủ quyền không gian riêng lẽ, đến một sức mạnh đơn lẽ -

một sức mạnh trên không trong thực tế có thể đi bất cứ nơi đâu và làm bất cứ điều gì

cần thiết. việc đó có thể được bắt đầu bằng sức mạnh trên không có thể là điều kiện

biểu thị lớn nhất cho sức mạnh quân đội và dừng lại với toàn thể nhân loại và tài

nguyên vật chất của quốc gia.

1.3 Những hạn chế của thuyết về “sức mạnh trên không” khi vận dụng vào

thực tế chiến đấu

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội của lực lượng quân không với lợi thế được

xem như là một phương tiện, một loại vũ khí hiện đại, tiên tiến bật nhất mà loại

người sáng tạo ra lúc bấy giờ, khi xem xét thuyết này với thực tiễn vận dụng vào các

cuộc chiến tranh của quốc gia có sức mạnh không quân lớn nhất thế giới là Mỹ với

các nước khác, ta thấy rằng, thuyết này nói chung cũng như “không lực” nói riêng

có những điểm hạn chế nhất định, tức là trong những điều kiện nhất định, “không

trận” không phải lúc nào cũng giành thắng lợi một cách hoàn toàn, kẻ thù lúc này

không bị áp đảo mà ngược lại “không lực” lại bị thất bại. Cho nên, có thể nói rằng

khi xây dựng nên thuyết này, Seversky đã tuyệt đối hóa sức mạnh của không quân

trong các cuộc chiến đấu tranh không mà lường hết được những điểm hạn chế, một

số yếu tố sẽ làm vô hiệu hóa sức mạnh không lực hoặc làm giảm hiệu quả của một

cuộc tấn công bằng máy bay. Có một số yếu tố ảnh hưởng đến sức mạnh của không

lực khi tham trận:

Thứ nhất, trong điều kiện bình thường, không tính tới tính chất thời tiết, các

phương tiện chiến đấu trên không có thể đạt được hiệu quả tấn công như kế hoạch.

Tuy nhiên, các chiến đấu cơ, trên thực tế lại chịu ảnh hưởng rất lớn từ yếu tố ngoại

13

Page 14: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewTrong khoảng thời gian ấy, Mỹ đã xuất kích 663 lần chiến máy bay B52 và trên 1000 lần chiếc máy bay chiến đấu

cảnh như thời tiết. Ở đây, thời tiết xấu như bão táp, mưa đá, tuyết rơi, sương mù,…

có thể làm ngăn cản rất lớn các phi công trong việc xác định mục tiêu tác chiến ngay

khi có sử dụng các thiết bị hiện đại hỗ trợ như radar. Máy bay chỉ đạt được khả năng

ném bom hiệu quả trong điều kiện hoàn toàn lý tưởng.

Thứ hai, sức mạnh của không lực không thể phát huy tối đa, thậm chí bị vô

hiệu hóa hoàn toàn, khi đối phương có hệ thống phòng thủ tên lửa đủ mạnh và có

các phương tiện kỹ thuật khác hỗ trợ thì việc bắn hạ các chiến đấu cơ, thậm chí phá

vỡ một đội hình bay là một điều hết sức dễ dàng. Một trường hợp đặc biệt trong

chiến tranh Việt Nam mà sự thất bại của không quân Hoa Kỳ và chiến thắng của

quân đội Việt Nam điều khó lý giải. Trong trận tập kích 12 ngày đêm tháng 12 năm

1972 của Mỹ, tuy so sách lực lượng giữa quân đội Mỹ và Việt Nam chênh lệch lực

lượng hết sức to lớn, khó tưởng tượng nổi. Cán cân sức mạnh vật chất, kỹ thuật

nghiêng hẳn về phía Mỹ nhưng chiến thắng lại thuộc về quân đội Việt Nam: “khi

Mỹ tiến hành ném bơm miền Bắc, Mỹ đã tập trung 193 máy bay chiến lược B.52

đánh phá có tính chất hủy diệt miền Bắc nước ta, hòng gây sức ép trên bàn đàm

phán tại Hội nghị Pari. Chúng dự định sẽ kết thúc trong 5 đến 7 ngày. Các nhà quân

sự Mỹ cho rằng Hà Nội và Hải Phòng sẽ không chịu đựng nổi sức mạnh của một

Hirosima không có bom nguyên tử. Nhưng trên thực tế, trận đánh đã kéo dài 11

ngày và 12 đêm. Trong khoảng thời gian ấy, Mỹ đã xuất kích 663 lần chiến máy bay

B52 và trên 1000 lần chiếc máy bay chiến đấu chiến thuật như F.4, F-111, F-

105,...thả hàng vạn tấn bom đạn xuống Hà Nội, Hải Phòng và một số nơi khác trên

miền Bắc”1. Nhưng kết quả Mỹ phải trả giá rất đắt: 81 máy bay các loại đã bị bắn

rơi, trong đó có 34 chiến B52 các kiểu loại, có 16 chiếc B52 bị bắt rơi tại chỗ, trong

đó có chiếc vẫn còn nguyên cả bom đạn khi bắn rơi và 5 máy bay F-111 loại “cánh

cụp cánh xòe”, mấy chục tên phi công Mỹ bị bắt sống. Tính tỉ lệ thì Mỹ bị tổn thất

18% trong tổng số máy bay B52 của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á. Đây là tỉ lệ tổn

thất mà Mỹ không thể chịu đựng nổi nên Tổng thống NíchXơn buộc phải tuyên bố

ngừng cuộc tập kích và Mỹ phải trở lại bàn họp không điều kiện tại Hội nghị Pari

1(1). Nguyễn Xuân Mậu, Trên những trận địa phòng không, Nxb. Chính trị Quốc gia, H.2012, tr.344

14

Page 15: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewTrong khoảng thời gian ấy, Mỹ đã xuất kích 663 lần chiến máy bay B52 và trên 1000 lần chiếc máy bay chiến đấu

với phái đoàn ta. Mặc dù, trong cuộc tập kích đó lợi thế sức mạnh vật chất nghiêng

hẳn về phía Mỹ, nhưng, “quân và dân Việt Nam cũng làm nên chiến thắng bằng bàn

tay, khối óc cùng với vũ khí, kỹ thuật hiện đại của Liên Xô các chiến sĩ Việt Nam đã

trị được các loại vũ khí rất hiện đại, với những thủ đoạn kỹ - chiến thuật rất tinh vi

và nguy hiểm của kẻ thù”1. Tinh thần, ý chí quyết tâm và trí tuệ của quân dân Việt

Nam trong trường hợp này được xem như một vũ khí bất khả chiến bại, có thể chiến

thắng mọi loại vũ khí hiện đại nhất của Mỹ. Trước thắng lợi của nhân dân Việt Nam,

Chủ tịch Phi-đen Cát-tơ của nhân dân Cu-ba đã phát biểu: “Thắng lợi của nhân dân

Việt Nam là một trong những chiến công oanh liệt nhất, vĩ đại nhất của loài người”.

Chiến thắng của nhân dân Việt Nam trước quân đội Mỹ trong trận “Điện

Biên Phủ trên không” chứng tỏ một điều: “sức mạnh trên không” không phải là tuyệt

đối mà nó còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác mới có thể phát huy hết sức

mạnh không lực được trang bị hiện đại nhất. Và những tuyên bố hùng hồn của nhà

cầm quyền Mỹ trước đây về sức mạnh không lực Mỹ dựa trên thuyết “sức mạnh trên

không” phải xem xét lại tuyên bố của mình.

Thứ ba, tuy sức mạnh trên không dựa trên những phương tiện chiến đấu hiện

đại và hiện nay với sự phát triển của khoa học công nghệ, Mỹ đã cho ra đời nhiều

thế hệ máy bay tân tiến nhất nhưng nó vẫn là một phương tiện vật chất và tất cả đều

có giới hạn nhất định. Mặc dù tiên tiến nhưng các phương tiện hiện đại này cũng cần

phải những yếu tố hỗ trợ mới có thế phát huy hết tính năng ưu việt của nó trong

chiến đấu, chẳng hạn: khi vận hành hoặc khi tham trận, máy bay cần phải có chỗ

đậu, dù là máy bay tàng hình những đến một lúc nào đó nó cũng cần phải “nghỉ

ngơi” và được bảo trì, tiếp nhiên liệu,..với những yếu tố bắt buộc đó cho nên trong

khi Mỹ thực hiện chiến tranh ở Đông Dương trong thế kỷ XX, đặc biệt là trong

chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã xây dựng nhiều căn cứ quân sự quanh Thái Bình

Dương. Các loại máy bay của Mỹ khi xuất kích có thể xuất phát từ nhiều căn cứ

khác nhau: “Máy bay chiến lược B52 cất cánh từ căn cứ Anderson trên đảo Gu-am

1(1). – Lưu Trọng Lân, “Điện Biên Phủ trên không” chiến thắng của ý chí và trí tuệ Việt Nam, Nxb.Quân đội Nhân dân, H.2007, tr.57.

15

Page 16: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewTrong khoảng thời gian ấy, Mỹ đã xuất kích 663 lần chiến máy bay B52 và trên 1000 lần chiếc máy bay chiến đấu

giữa Thái Bình Dương và căn cứ U-ta-pao ở Thái Lan; máy bay chiến thuật cất cánh

từ 6 sân bay ở Thái Lan (U-đon, U-bon, Tắc-li, Cò-rạt, Na-khon, Pha-nom, Nậm

Phong) và từ 6 tàu sân bay (Enterprise, America, Ranger, Kitty Hawk, Oriskany,

Saratoga) đậu trải ra trên một khu vực rộng gọi là trạm Yân-ki (Station Yankee) ở

Biển Đông”.1. Từ thực tế trên, ta thấy rằng dù là sử dụng phương tiện chiến đấu hiện

đại, tuy nhiên “sức mạnh trên không” muốn phát huy tối đa sức mạnh của mình phải

có sự kiểm soát trên mặt đất để tiến hành những trận đánh trên không. Cho nên bước

thứ nhất phải dùng đến bộ binh trong trường hợp lặp căn cứ trên lãnh thổ đối

phương, trường hợp khác phải có liên minh hoặc những hạm đội trên biển như Mỹ

đã xây dựng.

Cuối cùng, trong quan điểm của mình, Seversky cho rằng sức mạnh trên

không hơn hẳn sức mạnh của bộ binh và hải quân. Đó là trong điều kiện bình

thường, “sức mạnh trên không” sẽ áp đảo đối phương bởi vì ưu thế chiến đấu trên

không trong điều kiện không bị phục kích, kẻ thù tập trung và máy bay xác định

được mục tiêu,…tuy nhiên trong những chiến đấu nhất định, lực lượng bộ binh vẫn

giữ vai trò quyết định, chẳng hạn trong trường hợp không quân đánh trực tiếp mở

đường cho bộ binh khi càng quét tranh giành lãnh thổ với đối phương, ở đây,vai trò

bộ binh quyết định chiến thắng, không quân chỉ yểm trợ cho bộ binh.

Từ những hạn chế trên, có thể nhận thấy rằng “sức mạnh trên không” không

phải là tuyệt đối mà nó còn chịu chi phối của nhiều yếu tố, muốn giành thắng lợi

trong một trận chiến trên không cần có rất nhiều phương tiện hỗ trợ, đặc biệt những

thiết bị hỗ trợ cũng rất tiên tiến, hiện đại, cho nên không phải nước nào cũng có thể

đầu tư cho những phương tiện hiện đại như: hệ thống định vị, máy bay hộ tống, hạm

đội nhằm làm nên những trận chiến trên không như Mỹ đã từng thực hiện. Bên cạnh

việc kết hợp với các phương tiện hỗ trợ hiện đại, việc giành chiến thắng của không

quân cần phải có sự kết hợp của các binh chủng khác nhau.

1(1). Lưu Trọng Lân, “Điện Biên Phủ trên không” chiến thắng của ý chí và trí tuệ Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, H.2007, tr.28.

16

Page 17: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewTrong khoảng thời gian ấy, Mỹ đã xuất kích 663 lần chiến máy bay B52 và trên 1000 lần chiếc máy bay chiến đấu

Trong thực tế, nước Mỹ đã phát huy được lợi thế “sức mạnh trên không” để

chiến thắng trong nhiều cuộc chiến đấu, từ chiến tranh thế giới lần thứ I (1914 –

1918) Mỹ đã sử dụng sức mạnh không quân, chiến tranh thế giới lần hai (1939-

1945), chiến tranh Việt Nam (1954 -1975) đến chiến tranh vùng Vịnh (1991), chiến

tranh Nam Tư (1998), cuộc chiến I rắc,…Mặc dù, “sức mạnh không quân” từng thất

bại ở trong chiến tranh Việt Nam nhưng vẫn không phủ nhận được sự ảnh hưởng

của thuyết “sức mạnh trên không” của Seversky đến chính sách an ninh quốc gia của

Mỹ trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều thay đổi và Mỹ muốn khẳng định vị

thế bá chủ của mình trong trật tự thế giới mới của thế kỷ XXI

17

Page 18: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewTrong khoảng thời gian ấy, Mỹ đã xuất kích 663 lần chiến máy bay B52 và trên 1000 lần chiếc máy bay chiến đấu

Chương 2

ẢNH HƯỞNG CỦA THUYẾT “SỨC MẠNH TRÊN KHÔNG” ĐẾN

VIỆC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC AN NINH QUỐC GIA CỦA MỸ

SAU CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN NAY

2.1 Cơ sở hoạch định chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ sau chiến

tranh Lạnh

Bối cảnh thế giới sau chiến tranh Lạnh

Bước vào thập niên 90 của thế kỷ XX, nước Mỹ đứng trước cơ hội và thách

thức mới do biến động nhanh chóng, phức tạp của bối cảnh quốc tế và tình hình

trong nước. Những biến động chính là sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết vào năm

1991. Sự sụp đổ này chấm dứt trật tự lượng cực Yata, mở ra một thời kỳ mới làm

đảo lộn sâu sắc cục diện thế giới về cơ cấu địa chính trị và sự phân bố quyền lực;

quan hệ giữa các nước sau chiến tranh Lạnh được thúc đẩy hơn, kể cả những nước

mà trước đây từng đứng trên hai chiến tuyến. Hình thành nhiều mối quan hệ hợp tác,

liên kết mới trên các lĩnh vực theo xu hướng chú trọng lợi ích dân tộc và mục tiêu

phát triển. mỗi nước đều coi trọng việc xác lập và củng cố những điều kiện quốc tế

có lợi, tăng cường hệ số an toàn quốc gia, xây dựng mối quan hệ quốc tế theo mô

thức đối tác chiến lược với quy mô khác nhau. Cùng với sự phát triển của khoa học

công nghệ trong quá trình toàn cầu hóa, các nước tăng cường hợp tác phát triển kinh

tế, cạnh tranh về mặt kinh tế với nhau, cũng nhằm khẳng định vị thế của mình trên

trường quốc tế, tiến tới thiết lập một trận tự thế giới mới sau khi chiến tranh lạnh kết

thúc.

Xu hướng trật tự thế giới mới sau 1991 là trật tự thế giới đa cực, các quốc gia

có nền kinh tế phát triển mạnh và có nhiều tiềm lực cũng có sức ảnh hưởng trong

những cực này. Điều này làm ảnh hưởng đến vị trí cường quốc số một và tham vọng

thiết lập trật tự một cực của Mỹ. Cho nên, ta nhận thấy rằng sau chiến tranh Lạnh,

18

Page 19: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewTrong khoảng thời gian ấy, Mỹ đã xuất kích 663 lần chiến máy bay B52 và trên 1000 lần chiếc máy bay chiến đấu

tham vọng trở thành bá chủ toàn cầu của Mỹ không dễ dàng. Vì vậy, Mỹ phải hoạch

định một chiến lược an ninh quốc gia cũng như chính sách đối ngoại với các nước

hết sức phù hợp để đạt được mục tiêu trở thành bá chủ toàn cầu của mình.

Điều kiện quốc tế với xu thế mở ra một trật tự đa cực đã tác động rất lớn đến

việc hoạch địch chiến lược an ninh quốc gia của nước Mỹ.

Vị trí địa – chính trị chiến lược của Mỹ

Thuyết “Rimland” nhấn mạnh đến dải địa lý vùng ven Á – Âu. “Lý luận của

thuyết dải địa lý phù hợp với nhu cầu chiến lược toàn cầu của Mỹ nhằm khống chế

Liên Xô và Trung Quốc. Đó là cơ sở quan trọng để chính quyền Mỹ hoạch định

chính sách đối ngoại trong suốt thời kỳ Chiến tranh lạnh, nhằm bao vây các nước xã

hội chủ nghĩa”1.

Thuyết chủ quyền trên không cũng là một trong những cơ sở để Mỹ đưa ra

các sách lược nhằm tăng cường sức mạnh trên không, áp đảo đối phương. Có thể

thấy rằng, không lực Hoa Kỳ là không lực mạnh nhất thế giới về số lượng và chất

lượng. Mỹ đã sử dụng không quân từ Chiến tranh thế giới thứ nhất và cho đến

những cuộc chiến tranh thời kỳ hiện đại, đặc biệt trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã

vận dụng tối đa sức mạnh không lực của mình ở tất cả các cấp độ nhằm tìm kiếm

một thắng lợi nhanh chóng.

Với những ưu điểm về sự phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt là công

nghệ quân sự không quân. Kết hợp với một vị trí địa chính trị mà N.J. Spykman cho

là vị trí chiến lược hết sức quan trọng để từ đó có thể bành trướng thế giới – “vùng

rìa”, từ lâu, Mỹ đã vạch ra chiến lược kết hợp ưu thế từ các thuyết địa – chính trị đó

tạo thành sức mạnh nhằm thực hiện ý đồ bá chủ toàn cầu của mình, từ đó hình thành

chủ trương đối ngoại của Mỹ với những nước khác trên thế giới, đặc biệt là các

cường quốc ở Á – Âu. Từ sau chiến tranh Lạnh đến nay tình hình thế. Trong giai

đoạn từ 1945 đến nay, tình hình thế giới diễn biến phức tạp cùng với những xu thế

mới của thời đại như: cách mạng khoa học kỹ thuật, toàn cầu hóa, kinh tế tri thức,

1(1). Giáo trình Quan hệ Chính trị quốc tế, GS,TS.Dương Xuân Ngọc – TS. Lưu Văn An, Học viện Báo chí và tuyên truyền, Nxb. Chính trị Quốc gia, H.2008, tr.149.

19

Page 20: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewTrong khoảng thời gian ấy, Mỹ đã xuất kích 663 lần chiến máy bay B52 và trên 1000 lần chiếc máy bay chiến đấu

khủng bố quốc tế,…các nước đã có những chiến lược an ninh quốc gia và chính sách

đối ngoại khác nhau, đặc biệt là đối với những nước được xem là cường quốc thì

vấn đề phân chia ảnh hưởng lại càng rõ nên cấp bách. Thông qua vị trí của mình

trong trật tự thế giới mới, các cường quốc khẳng định được vị thế, sức ảnh hưởng về

kinh tế, chính trị, văn hóa của mình. Trong cuộc chạy đua giành vị trí bá chủ đó, Mỹ

là một siêu cường nổi bật nhất biết vận dụng những yếu tố của thời đại vào chiến

lược phát triển của đất nước, đặc biệt là yếu tố địa chính trị được phát huy một cách

tối đa. Trong quá trình đề ra chiến lược an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại với

các nước, Mỹ đã kết hợp ưu điểm của các thuyết địa chính trị với nhau, trong đó có

thuyết về “sức mạnh trên không” của Seversky. Ngược lại, lý thuyết này được ra

đời, cũng xuất phát từ thực tế của Hoa Kỳ, một cường quốc về công nghệ hàng

không vũ trụ cũng như một nền kinh tế đủ mạnh để có thể xây dựng, duy trì và phát

triển nền quân sự hàng không mạnh nhất thế giới này.

2.2 Nội dung chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ

Trong chính sách đối ngoại của Mỹ trước và sau chiến tranh Lạnh, khu vực

Châu Âu vẫn là nơi tập trung lợi ích kinh tế và lợi ích chiến lược của Mĩ, vì Châu

Âu là đồng minh tự nhiên của Mĩ,…là tấm ván bật làm đà từng bước mở rộng lục

địa Á – Âu. Để thực hiện âm mưu bá chủ thế giới, Mỹ đã liên kết với các nước tạo

thành những khối liên minh quân sự NATO– là liên minh chiến lược chính trị - quân

sự lớn nhất do Mỹ đứng đầu và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Mỹ. Còn đối với khu

vực Châu Á – Thái Bình Dương được Mỹ xem “yết hầu”, là cửa ngỏ nối Mỹ với thế

giới…Hiện nay, Mỹ có 7 liên minh trên toàn cầu trong đó có 5 liên minh phòng thủ

ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương (với các nước Nhật, Hàn Quốc, Philippines,

Australia và Thái Lan). Châu Á – Thái Bình Dương được coi là trọng tâm có tầm

chiến lược quan trọng đối với tham vọng thiết lập trật tự thế giới đơn cực của Mỹ và

được coi là khu vực có nền kinh tế năng động nhất thế giới trong thế kỷ XXI và sự

phồn vinh của nước Mỹ ngày càng phụ thuộc vào khu vực này. Trong chiến lược an

ninh quốc gia của Mỹ năm 1995 nêu rõ khu vực này có ý nghĩa ngày càng quan

trọng đối với nền an ninh và sự tồn tại của Mỹ. Tại khu vực Châu Á, Mỹ chủ trương

20

Page 21: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewTrong khoảng thời gian ấy, Mỹ đã xuất kích 663 lần chiến máy bay B52 và trên 1000 lần chiếc máy bay chiến đấu

đề phòng Nga, ngăn chặn Trung Quốc, kiềm chế Ấn Độ và thõa hiệp với Nhật.

Chính vì vậy, Mỹ rất nổ lực xây dựng cộng đồng chung Châu Á – Thái Bình Dương

theo mô hình chủ quan của mình và muốn thông qua APEC để thể chế hóa quan hệ

giữa Mỹ và khu vực. Qua đó, bảm đảm an ninh cho Mĩ, ngăn chặn sự xuất hiện của

các đối thủ tầm cỡ khu vực và toàn cầu, ngăn chặn sự tiến tới sự xóa bỏ chủ nghĩa xã

hội ở Châu Á và thế giới.

Mỹ nhấn mạnh việc duy trì sự hiện diện của vũ trang ở khu vực Châu Á –

Thái Bình Dương xem đây là nền tảng của chính sách “can dự toàn diện” quyết định

chi phối lãnh đạo khu vực này của Mỹ. Sự có mặt của quân sự Mỹ ở Châu Á – Thái

Bình Dương là nhân tố cấp thiết đối với an ninh khu vực và chiến lược toàn cầu của

Mỹ. Lực lượng quân sự của Mỹ được bố trí ở khu vực này chủ yếu là ở Nhật và Hàn

Quốc, chủ yếu đóng vai trò định hình, phản ứng và chuẩn bị sẵn sàng duy trì bảo

đảm an ninh ổn định cho khu vực, răn đe, kiềm chế các mối đe dọa, các đối thủ, ứng

phó kịp thời các cuộc khủng hoảng, xung đột và các tình huống dân sự khác nếu có

xảy ra.

Nhìn chung Mĩ mở rộng quan hệ quốc tế nhằm thúc ép họ phát triển theo con

đường kinh tế tư bản chủ nghĩa,…lôi cuốn các nước xã hội chủ nghĩa trong khu vực

này đi vào quỹ đạo do Mĩ chi phối, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn chủ nghĩa xã hội trên

toàn thế giới, xác lập một trật tự thế giới do Mỹ lãnh đạo.

Trong chiến lược “Cam kết và mở rộng” của chính quyền B.Clintơn cũng

nhấn mạnh vấn đề an ninh quốc gia như là một trong ba trụ cột trong chiến lược đối

ngoại (kinh tế, an ninh quân sự và thúc đẩy dân chủ nhân quyền). “Để thúc đẩy một

nền an ninh quân sự vững mạnh, chính quyền Clinton tiếp tục quá trình giảm ngân

sách quân sự, cơ cấu lại lực lượng quân sự theo hướng chú trọng nhiều hơn đến sức

mạnh không quân và hải quân”1. Để đạt được mục tiêu chiến lược bao trùm của Mỹ

là thiết lập vai trò lãnh đạo thế giới, Mỹ chủ trương cải tổ các liên minh an ninh song

phương cho phù hợp với tình hình mới. Sau sự kiện 11-9, lợi dụng chiến lược chống

1(1). P.GS.TS. Nguyễn Xuân Sơn – TS. Nguyễn Văn Du (đồng chủ biên), Chiến lược đối ngoại của các nước lớn và quan hệ với Việt Nam trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, Nxb. Chính trị Quốc gia, H.2006, tr.49.

21

Page 22: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewTrong khoảng thời gian ấy, Mỹ đã xuất kích 663 lần chiến máy bay B52 và trên 1000 lần chiếc máy bay chiến đấu

khủng bố, Mỹ tăng cường sự có mặt quân sự ở nhiều khu vực. Chiều hướng chung,

chính quyền Mỹ tiếp tục thực hiện việc duy trì và củng cố vị trí lãnh đạo của Mỹ

trên thế giới, ngăn không cho một nước hay một nhóm nước nào nổi lên thách thức

vị thế đó của Mỹ. Vì thế, một mặt Mỹ sẽ giữ thái độ ôn hòa, mặt khác, chính quyền

Mỹ có chính sách cứng rắn hơn trong một số vấn đề an ninh đối ngoại như biện

pháp an ninh nội địa, triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa,…

Trên cơ sở, chiến lược an ninh quốc gia đã đề ra, Mỹ thực tăng cường triển

khai quân trên phạm vi toàn cầu. “Chi cho quốc phòng của Mỹ là hơn 600 tỷ USD

mỗi năm (2007: gần 600 tỷ USD, 2010: 636 tỷ USD), tập trung cho việc mua và sản

xuất vũ khí, may bay, chiếm gần hơn 50% chi phí quân sự toàn cầu”1.

Tính đến năm 2009, Không quân Hoa Kỳ đang sử dụng khoảng 5.573 phi cơ

có người lái (3.990 chiếc hiện dịch; 1.213 chiếc thuộc các lực lượng Không quân Vệ

binh quốc gia (Air National Guard); và 370 chiếc thuộc Lực lượng Không quân Trừ

bị); khoảng 180 phi cơ chiến đấu không người lái, 2.130 tên lửa hành trình phóng từ

phi cơ, và 450 tên lửa đạn đạo liên lục địa. Không quân Hoa Kỳ có khoảng 327.452

binh sĩ và nhân viên hiện dịch, 115.299 trong các lực lượng trừ bị sẵn sàng chiến

đấu, và 106.700 thuộc lực lượng Không quân Vệ binh Quốc gia tính đến tháng 9

năm 2008. Ngoài ra, Không quân Hoa Kỳ thuê mướn khoảng 171.313 nhân viên dân

sự, và có khoảng 57.000 thành viên hỗ trợ trong lực lượng tuần tra hàng không dân

sự. Hoa Kỳ là nước sở hữu số hàng không mẫu hạm lớn nhất thế giới với 11 chiếc

đang có trên khắp đại đương trên thế giới.

Quân đội Mỹ nói chung và lực lượng không quân Mỹ nói riêng được xem là

quân đội hàng đầu thế giới và có khả năng đồng thời tham chiến trên hơn hai mặt

trận lớn (tuy nhiên nếu vấp phải lực lượng phân tán hoặc chiến tranh du kích thì sức

mạnh này khó phát huy). Dự kiến ngân sách quốc phòng của Mỹ vào năm 2020 sẽ

lên đế khoảng 1.000 tỷ USD. Bản báo cáo được công bố vào đầu năm 2009 của Cục

Tình báo Trung ương Mỹ cho rằng Mỹ sẽ tiếp tục dẫn đầu thế giới về sức mạnh

1(1). PGS.TS. Nguyễn Thái Yên Hương (chủ biên), Học viện Ngoại giao, Quan hệ Mỹ - Trung hợp tác và cạnh tranh luận giải dưới góc độ Cân bằng quyền lực, Nxb.Chính trị Quốc gia, H. 2011, tr.193.

22

Page 23: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewTrong khoảng thời gian ấy, Mỹ đã xuất kích 663 lần chiến máy bay B52 và trên 1000 lần chiếc máy bay chiến đấu

quân sự và không có bất cứ quốc gia nào có thể cạnh tranh được vị trí này với Mỹ,

…đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, Mỹ là quốc gia có trình độ khoa học công nghệ

được xem là bậc nhất trên thế giới hiện nay, đặc biệt là khoa học vũ trụ. Việc chinh

phụ vũ trụ, khẳng định chủ quyền trên không cũng là một trong những nội dung

quan trọng trong chiến lược phát triển an ninh quốc gia của Mỹ.

Cuộc chiến tranh giành không gian vũ trụ

Trong cuộc chiến chinh phục không gian, Mỹ có rất ít “đối thủ”, tiêu biểu

trong số đó là Nga. Tuy nhiên, chúng ta nhận thấy rằng trong cuộc chiến này, Mỹ

cũng khẳng định mình là một cường quốc với ưu thế vượt trội hơn Nga trong bối

cảnh hiện tại Nga có sự suy thoái về kinh tế và Mỹ không ngừng tăng cường ngân

sách vào kế hoạch tiến công vào vũ trụ của mình

Cuộc tranh giành không gian của Mỹ với các nước, đặc biệt là Nga có dấu ấn

từ đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX. “Mục đích của cuộc tranh giành này là muốn

thông qua mở rộng không gian vũ trụ về quân sự và kinh tế, thông qua các công việc

thăm dò khoa học đối với không gian vũ trụ, để có thể trong một thời gian nào đó,

có thể xác định thêm địa vị của các nước lớn về vai trò làm chúa tể không gian”. 1 Ở

đây, Mỹ vẫn tiếp tục thực hiện rộng rãi chiến lược mở rộng biên giới của mình,

trong đó về mặt quân sự dùng phương thức tương đối kín đáo để tiếp tục thực hiện

kế hoạch “Chiến tranh giữa các vì sao”, tức là “kế hoạch phòng ngự chiến lược”

(SDI) của việc phát triển chiến lá chắn chống tên lửa đạn đạo mà Rigân tuyên bố

vào năm 1983. Rigân nói rằng: “Thoạt đầu, sự tạo nên ý nghĩ về kế hoạch này không

phải là do các nhà khoa học, tuy rằng họ có tham gia vào cuộc tiến quân đó và có

cống hiến cho những thành công đó”. Chính sự thực thi kế hoạch này đã làm cho

cuộc chạy đua vũ trang giữa Mỹ và Liên Xô trở nên nghiêm trọng, đồng thời gây

ảnh hưởng sâu sắc đối với cuộc cạnh tranh không gian quốc tế này. Cuộc tranh

giành không gian giữa Mỹ và Nga chủ yếu dựa trên ba lĩnh vực:

1(1). Vương Dật Châu (chủ biên), An ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa, Nxb. Chính trị Quốc gia, H.2004, tr.734.

23

Page 24: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewTrong khoảng thời gian ấy, Mỹ đã xuất kích 663 lần chiến máy bay B52 và trên 1000 lần chiếc máy bay chiến đấu

Thứ nhất, về lĩnh vực hệ thống trinh sát và theo dõi giám sát của các vệ tinh.

Mỹ tập trung thay đổi các vệ tinh gián điệp để tăng cường năng lực nhận dạng và

năng lực nghe nhìn các mục tiêu của đối phương. Thông qua hệ thống vệ tinh này,

Mỹ đã thu được nhiều lợi thế để thắng lợi trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh.

Thứ hai, nghiên cứu chế tạo các vệ tinh để triển khai bố trí hệ thống vệ tinh

trong không gian vũ trụ về thông tin và chỉ huy, nhằm nâng cao và tăng cường các

năng lực tự thân của thông tin, năng lực nhận dạng và năng lực dẫn đường. Hệ thống

vệ tinh này chủ yếu làm hệ thống dẫn đường bằng vệ tinh ở phạm vi toàn cầu và

dùng làm hệ thống chỉ huy bằng vệ tinh trong thời chiến đối với các chiến trường.

Ngoài ra, còn có một hệ thống vệ tinh nữa được gọi là hệ thống chỉ huy vệ tinh chiến

trường. gọi là hệ thống chỉ huy chiến trường vì nó được phóng vào thời chiến, làm

thành một hệ thống vệ tinh với mục đíc chỉ huy các hành động quân sự và hợp đồng

tác chiến của các quân binh chủng trên chiến trường. Trong thời gian chiến tranh

vùng Vịnh, xuất phát từ nhu cầu tác chiến, Mỹ đã phóng hàng loạt vệ tinh loại này.

Xét về mặt này, Mỹ giữ vai trò dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ cao nên có thể xác

định Mỹ mạnh hơn bất cứ quốc gia nào.

Thứ ba, nghiên cứu chế tạo hệ thống vũ khí tác chiến trong không gian vũ trụ

mang tính phòng ngự và tính tấn công. Hệ thống vũ khí tác chiến phòng ngự chủ yếu

là hệ thống vũ khí không gian chống vệ tinh và chống các tên lửa đạn đạo nằm trong

kế hoạch “Chiến tranh giữa các vì sao”. Hiện nay, chính quyền Mỹ phải chi cho kế

hoạch đó đến 3 tỷ USD mỗi năm.

Cuộc cạnh tranh không gian giữa Mỹ và các nước còn biểu hiện ở mặt khai

thác và lợi dụng không gian vũ trụ vào lĩnh vực dân dụng:

Thứ nhất, sử dụng các thiết bị phóng trong không gian và các thiết bị trong

không gian vào mục đích thương mại. Lợi dụng các khí cụ hàng không vũ trụ, như

vệ tinh phóng vào vũ trụ, các máy bay vũ trụ được các tên lửa phóng lên vũ trụ để có

thể đạt được các mục tiêu về thương mại.

Thứ hai, thiết lập và mở rộng các đội tàu vũ trụ, dùng chúng làm các phòng

thí nghiệm khoa học không gian, các xưởng sản xuất và các trạm trung chuyển giữa

24

Page 25: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewTrong khoảng thời gian ấy, Mỹ đã xuất kích 663 lần chiến máy bay B52 và trên 1000 lần chiếc máy bay chiến đấu

các hành tinh bay lên mặt Trăng và sao Hỏa. Các trạm không gian được coi là hàng

không mẫu hạm trong không gian vũ trụ và là những trạm trung chuyển giữa các

hành tinh đi lên mặt Trăng và sao Hỏa.

Thứ ba, để tiếp tục đổ bộ lên mặt Trăng, cả Mỹ và Nga đều vạch ra những kế

hoạch xây dựng căn cứ lên mặt Trăng. Cả hai đều đang tích cực làm công tác chuẩn

bị để thực hiện kế hoạch này.

Mục đích cuộc cạnh tranh chinh phục vũ trụ của các cường quốc là: giúp cho

con người mở ra một con đường đi vào không gian vũ trụ và tìm hiểu các thiên thể

khác, và là một bộ phận của cuộc cạnh tranh để giành lấy uy tín quốc tế. Hiện nay

xu hướng tranh giành không gian của Mỹ - Nga có chiều hướng ngày càng quyết liệt

hơn. Xét về tình thế tranh giành không gian giữa hai bên, mỗi bên có những ưu thế

riêng. Tuy nhiên xu hướng, Mỹ sẽ chiếm ưu thế nhiều hơn và còn giữ vai trò chủ

đạo trong hoạt động không gian về quân dụng, dân dụng trên quốc tế.

25

Page 26: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewTrong khoảng thời gian ấy, Mỹ đã xuất kích 663 lần chiến máy bay B52 và trên 1000 lần chiếc máy bay chiến đấu

KẾT LUẬN

Với những tiềm năng về kinh tế, quân sự vốn có, Mỹ đã vươn lên thành một

siêu cường quốc sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc. Không dừng lại ở vị trí siêu

cường, Mỹ muốn trở thành một “bá chủ toàn cầu” có quyền chi phối, sắp đặt trật tự

trên phạm vi toàn thế giới. Tuy nhiên, việc thực hiện âm mưu trở thành bá chủ toàn

cầu của Mỹ trong giai đoạn hiện nay không chỉ đơn giản phô trương sức mạnh của

Mỹ với các nước khác, Mỹ còn phải hoạch định một chiến lược an ninh phát triển và

đối ngoại với các nước, các khu vực trên thế giới. Bằng lợi thế về vị trí địa chiến

lược của mình và việc vận dụng triệt để mặt ưu điểm của thuyết “sức mạnh trên

không” Mỹ đã cho thế giới biết sức mạnh quân sự to lớn của mình đang có mặt ở

khắp mọi nơi và sẵn sàng can thiệp vào bất cứ tranh chấp nào để thể hiện những ảnh

hưởng của mình với tình hình thế giới.

Ngày nay, trong xu thế phát triển của thời đại, bên cạnh việc các nước chạy

đua phát triển kinh tế, tăng cường vị thế của quốc gia dân tộc trên thế giới thì vấn đề

giữ vững độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là hết sức quan trọng. Cho nên các

quốc gia cần phải có những chiến lược đối ngoại phù hợp dựa trên lợi thế địa chính

trị vốn có để phục vụ cho chiến lược an ninh quốc phòng của quốc gia nhằm chống

lại tham vọng của những nước có mưu đồ bá chủ.

26

Page 27: vuthuan.files.wordpress.com · Web viewTrong khoảng thời gian ấy, Mỹ đã xuất kích 663 lần chiến máy bay B52 và trên 1000 lần chiếc máy bay chiến đấu

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Eugene M. Emme, The Impact of air power, New York, 1960.

2. Nguyễn Hoàng Giáp, Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ với Đông Nam

Á sau chiến tranh Lạnh, Nxb. Chính trị, H.2007

3. Nguyễn Thái Yên Hương (chủ biên), Học viện Ngoại giao, Quan hệ Mỹ -

Trung hợp tác và cạnh tranh luận giải dưới góc độ Cân bằng quyền lực, Nxb.Chính

trị Quốc gia, H. 2011

4. Nguyễn Xuân Sơn – TS. Nguyễn Văn Du (đồng chủ biên), Chiến lược đối

ngoại của các nước lớn và quan hệ với Việt Nam trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI ,

Nxb. Chính trị Quốc gia, H.2006, tr.49

5. Nguyễn Xuân Mậu, Trên những trận địa phòng không, Nxb. Chính trị

Quốc gia, H.2012.

6. Vương Dật Châu (chủ biên), An ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa,

Nxb. Chính trị Quốc gia, H.2004.

7. Lưu Trọng Lân, “Điện Biên Phủ trên không” chiến thắng của ý chí và trí

tuệ Việt Nam, Nxb.Quân đội Nhân dân, H.2007.

8. Trần Nam Tiến (chủ biên), Lịch sử quan hệ quốc tế hiện đại 1945 -2000,

Nxb. Giáo dục, 2008.

9. Vũ Đăng Hinh, Nước Mỹ vấn đề, sự kiện và tác động, Nxb. Khoa học Xã

hội, H.2004.

10. Nguyễn Xuân Thắng, Nguyễn Mạnh Hùng (chủ biên), Một số đặc điểm

nổi bật của thế giới và khu vực những năm đầu thế kỷ XXI, Nxb. Khoa học Xã hội,

H.2011.

11. Military air power the cadre Digest of Air power opinions and

Thounghts.

12. Giáo trình Quan hệ Chính trị quốc tế, GS,TS.Dương Xuân Ngọc – TS.

Lưu Văn An, Học viện Báo chí và tuyên truyền, Nxb. Chính trị Quốc gia, H.2008.

27