bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm khoa hỌc vÀ cÔng...

120
BGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIN HÀN LÂM KHOA HC VÀ CÔNG NGHVIT NAM HC VIN KHOA HC VÀ CÔNG NGHTRNH NGC HIP ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUT GII PHÁP BO TN, SDNG TÀI NGUYÊN CÂY THUC TI KHU BTTNKON CHƢ RĂNG, TỈNH GIA LAI. LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC HÀ NI - 2019

Upload: others

Post on 13-Jul-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC

VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

TRỊNH NGỌC HIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN,

SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC TẠI KHU BTTNKON

CHƢ RĂNG, TỈNH GIA LAI.

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

HÀ NỘI - 2019

Page 2: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC

VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

TRỊNH NGỌC HIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN,

SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC TẠI KHU BTTNKON

CHƢ RĂNG, TỈNH GIA LAI.

Chuyên ngành: Thực vật học

Mã số: 8420111

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Bùi Hồng Quang

HÀ NỘI - 2019

Page 3: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

LỜI CẢM ƠN

Luận văn hoàn thành theo chương trình đào tạo cao học khóa K2017A

tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm khoa học và Công

nghệ Việt Nam. Hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tôi đã nhận được sự quan

tâm của Ban lãnh đạo, Phòng Đào tạo Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật.

Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến sự giúp đỡ quý báu đó.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Bùi Hồng Quang – Viện Sinh thái

và Tài nguyên sinh vật đã trực tiếp chỉ dạy và hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn.

Luận văn nhận được những ý kiến tham gia, giúp đỡ của cán bộ Phòng

thực vật, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm khoa học và

Công nghệ Việt Nam: PGS.TS.Trần Thế Bách, Th.s. Trần Đức Bình, Th.s.

Doãn Hoàng Sơn, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn với sự giúp đỡ quý báu đó.

Trân trọng cảm ơn Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Quốc Gia

(NAFOSTED) đã tài trợ cho luận văn (mã số 106.03-2017.300)

Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới Ban lãnh đạo Trung tâm Viễn thám và

Công nghệ thông tin, phòng Viễn thám đã ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi

cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới Ban quản lý KBTTNKon Chư Răng,

tỉnh Gia Lai đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhưng chắc chắn không tránh khỏi những

thiết sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô, các

nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.

Trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 18 tháng 04 năm 2019

Học viên

Trịnh Ngọc hiệp

Page 4: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu, kết

quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố ở bất kỳ công

trình nào.

Hà Nội, ngày 18 tháng 04 năm 2019

Trịnh Ngọc Hiệp

Page 5: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

MỤC LỤC

Trang

Lời cảm ơn.

Lời cam đoan.

Mục lục.

Danh lục các bảng.

Danh lục biểu đồ.

Danh lục bản đồ.

Danh lục các từ ký hiệu và từ viết tắt.

MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3

1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG CÂY THUỐC Ở MỘT SỐ

NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI. ...................................................................................... 3

1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG CÂY THUỐC Ở VIỆT NAM ... 8

1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRI THỨC VÀ KINH NGHIỆM SỬ DỤNG

CÂY THUỐC CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM .................... 10

1.4. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ CÂY THUỐC Ở TỈNH GIA LAI VÀ MỘT

SỐ VƯỜN QUÔC GIA, KBTTN LÂN CẬN. ..................................................... 12

1.5. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ VÀ XÃ HỘI

KBTTNKON CHƯ RĂNG, TỈNH GIA LAI ....................................................... 12

1.5.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ...................................................... 13

1.5.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới, diện tích. ............................................................. 13

1.5.1.2. Địa chất, địa hình ...................................................................................... 13

1.5.1.3. Khí hậu, thủy văn ....................................................................................... 14

1.5.1.4. Tài nguyên thiên nhiên .............................................................................. 16

1.5.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội .............................................................................. 17

1.5.2.1. Dân số và dân tộc bên trong khu bảo tồn ................................................ 17

1.5.2.2. Các hoạt động kinh tế chủ yếu .................................................................. 20

1.5.3. Thực trạng quản lý bảo vệ và phát triển rừng trong những năm vừa qua . 23

CHƯƠNG 2. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 25

2.1. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................. 25

Page 6: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

2.1.1. Mục tiêu tổng quát ........................................................................................ 25

2.1.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 25

2.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .............................................. 25

2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .......................................................................... 25

2.3.1. Đa dạng loài. ................................................................................................. 25

2.3.2. Xây dựng bản đồ phân bố ............................................................................ 25

2.3.3. Vấn đề sử dụng cây thuốc ............................................................................ 25

2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 26

2.4.1. Điều tra thực địa theo tuyến ......................................................................... 26

2.4.2. Điều tra tình hình khai thác sử dụng dược liệu. .......................................... 26

2.4.3. Xử lý số liệu. ................................................................................................. 27

2.1. Bảng danh lục các loài thực vật làm thuốc (mẫu) ......................................... 27

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................... 31

3.1. THỐNG KÊ CÁC LOÀI CÂY THUỐC ĐƯỢC ĐỒNG BÀO DÂN TỘC Ở

KBTTNKON CHƯ RĂNG, TỈNH GIA LAI SỬ DỤNG ................................... 31

3.2. ĐÁNH GIÁ VỀ ĐA DẠNG CÁC LOÀI CÂY ĐƯỢC ĐỒNG BÀO DÂN

TỘC BA NA Ở KBTTNKON CHƯ RĂNG, TỈNH GIA LAI SỬ DỤNG LÀM

THUỐC ................................................................................................................... 31

3.2.1. Đa dạng về các bậc phân loại của các loài cây được đồng bào dân tộc ở

KBTTNKon Chư Răng, tỉnh Gia Lai sử dụng làm thuốc ...................................... 31

3.2.1.1. Đa dạng ở mức độ ngành .......................................................................... 31

3.2.1.2. Sự đa dạng ở mức độ họ. .......................................................................... 35

3.2.1.2. Sự đa dạng ở mức độ chi. .......................................................................... 36

3.2.2. Đa dạng về các nhóm bệnh chữa trị. ........................................................... 39

3.2.2.1. Đa dạng về về các nhóm bệnh chữa trị. .................................................. 39

3.2.2.2. Đa dạng các bộ phận sử dụng làm thuốc. ............................................... 42

3.2.3. Các loài cây thuốc cần được bảo vệ tại KBTN Kon Chư Răng. ............... 44

3.3. MỘT SỐ BÀI THUỐC CỦA ĐỒNG BẢO DÂN TỘC TẠI KBTNTN

KON CHƯ RĂNG, TỈNH GIAI LAI ................................................................... 53

3.4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN CÁC LOÀI CÂY THUỐC VÀ

NGUỒN CHI THỨC BẢN ĐỊA CHO CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ ĐỊA PHƯƠNG

.................................................................................................................................. 56

Page 7: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

3.4.1. Tình hình khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên cây thuốc và các bài

thuốc dân tộc ........................................................................................................... 56

3.4.2. Các mối đe dọa đối với tài nguyên cây thuốc và việc sử dụng cây thuốc ở

KBTTNKon Chư Răng, tỉnh Gia Lai .................................................................... 56

3.4.3. Các biện pháp bảo tồn tài nguyên cây thuốc ở KBTTNKon Chư Răng, tỉnh

Gia Lai ..................................................................................................................... 58

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 61

4.1. Kết luận. ........................................................................................................... 61

4.2. Kiến nghị .......................................................................................................... 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 62

Page 8: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

DANH LỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 1.1. Thể hiện diện tích rừng và đất rừng Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư

Răng ......................................................................................................................... 16

Bảng 1.2: Thống kê dân số và lao động trong Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư

Răng ......................................................................................................................... 18

Bảng 3.1. Sự phân bố các taxon trong các ngành của các loài cây thuốc được

đồng bào dân tộc ở KBTTNKon Chư Răng sử dụng ........................................... 32

Bảng 3.2. Sự phân bố các taxon trong ngành của các loài cây thuốc được đồng

bào dân tộc ở KBTTN Kon Chư Răng sử dụng .................................................... 33

Bảng 3.3. Các họ có nhiều loài cây thuốc nhất trong KBTNTN Kon Chư Răng ... 35

Bảng 3.4. Thống kê các chi có nhiều loài cây thuốc nhất ............................... 37

Bảng 3.5. Số lượng các loài có tiềm năng chữa bệnh, nhóm bệnh ...................... 40

Bảng 3.6. Đa dạng các bộ phận sử dụng làm thuốc được đồng bào dân tộc ở khu

BTTB Kon Chư Răng sử dụng .............................................................................. 43

Bảng 3.7. Các loài cây thuốc quý hiếm có nguy cơ cạn kiệt................................ 44

Bảng 3.8. Các loài cây thuốc quý hiếm có nguy cơ cạn kiệt................................ 47

Bảng 3.9. Các loài cây thuốc quý hiếm nghị định 06/2019/NĐ-CP .................... 50

Bảng 3.10. Một số bài thuốc của đồng bào KBTTNKon Chư Răng sử dụng .... 54

Page 9: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

DANH LỤC BIỂU ĐỒ

Trang

Biểu đồ 3.2.1. So sánh tỷ lệ họ giữa lớp Mộc lan và Lớp Hành ......................... 33

Biểu đồ 3.2.2. So sánh tỷ lệ chi giữa lớp Mộc lan và Lớp Hành ......................... 34

Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp Mộc lan và Lớp Hành ........................ 34

Biểu đồ 3.3. Các họ có nhiều loài cây thuốc nhất trong KBTNTN Kon Chư Răng

.................................................................................................................................. 36

Biểu đồ 3.4. Các chi có nhiều loài cây thuốc nhất trong KBTNTN Kon Chư

Răng ............................................................................................................. 38

Biểu đồ 3.5. Số lượng các loài có tiềm năng chữa bệnh, nhóm bệnh .................. 41

Biểu đồ 3.6. Đa dạng bộ phận sử dụng làm thuốc ................................................ 43

Page 10: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

DANH LỤC BẢN ĐỒ

Trang

Bản đồ 1.1. Hiện trạng thảm thực vật .......................................................... 32

Bản đồ 3.7. Khu vực phân bố các loài thực vật quý hiếm theo Sách đỏ Việt Nam

2007 ......................................................................................................................... 46

Bản đồ 3.8. Khu vực phân bố các loài thực vật quý hiếm theo IUCN 2016. ...... 49

Bản đồ 3.9. Khu vực phân bố các loài thực vật quý hiếm theo nghị định

06/2019/NĐ-CP. ..................................................................................................... 52

Page 11: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt Viết đầy đủ

SĐVN 2007 Sách đỏ Việt nam năm 2007

32/2006/ NĐ-CP Nghị định số 32 năm 2006 của chính phủ.

160/2013/NĐ-CP Nghị định số 160 năm 2013 của chính phủ.

BTTN Bảo tồn thiên nhiên

CR Critically Endangered: Rất nguy cấp

EN Endangered: Nguy cấp

NXB. Nhà xuất bản

RRA Rapid Rural Appraisal: Phương pháp đánh giá nhanh

nông thôn

SCN Sau công nguyên

TCN Trước công nguyên

VU Vulnerable: Sẽ nguy cấp

WHO World Health Organization: tổ chức y tế thế giới

WWF World Wide Fund For Nature: Quỹ quốc tế bảo vệ

thiên nhiên.

Page 12: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

1

MỞ ĐẦU

Trong cuộc sống ngày nay khi mà khoa học kỹ thuật ngày càng phát

triển những vấn đề về sức khỏe con người ngày càng được quan tâm hơn bao

giờ hết. Khoa học ngày càng phát triển, nhận thức của con người ngày càng

được tăng lên, càng muốn hướng tới một cuộc sống mà ở đó có sự phát triển

bền vững. Những sản phẩm được con người ưu tiên sử dụng là những sản

phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên.

Việt Nam là nước có truyền thống lịch sử lâu dài với hơn bốn nghìn

năm dựng nước, giữ nước, xây dựng và phát triển. Trong thời gian dựng nước

và giữ nước đó rất nhiều những bài học, kinh nghiệm dân gian đã được người

dân đúc rút thành những kinh nghiệm và truyền từ đời này qua đời khác. Một

trong những sản phẩm bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của con người được

người dân hết sức quan tâm đó là việc sử dụng những cây cỏ làm thuốc để

chữa bệnh. Từ thủa xa xưa cho đến ngày nay đồng bào các dân tộc anh em

trên đất nước ta đã không ngừng tìm tòi nghiên cứu, sử dụng nguồn tài

nguyên cây thuốc chữa bệnh. Cùng với kinh nghiệm cổ truyền của dân tộc, sự

phát triển của khoa học kỹ thuật đã minh chứng cơ sở khoa học của những

cây thuốc qua thành phần hóa học, tác dụng kháng khuẩn … chúng ta càng

thấy rõ tác dụng của nó. Theo thống kê nước ta có hơn 12.000 loài thực vật

bậc cao có mạch thì có tới 4.472 loài cây sử dụng làm thuốc [1]. Bên cạnh đó

cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội một cách nhanh chóng thì chúng ta

đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn khi môi trường ngày càng ô

nhiễm, thiên tai xảy ra liên tiếp cùng với nó là sự xuất hiện của nhiều loại

bệnh tật mới mà thuốc tây vẫn chưa có thuốc đặc trị. Vì vậy, ngày nay tất cả

các nước trên thế giới đang hết sức quan tâm tới việc sử dụng hiệu quả nguồn

tài nguyên cây thuốc.

Cũng như nhiều Khu bảo tồn thiên nhiên và Vườn quốc gia khác trong

nước, Khu bảo tồn thiên thiên Kon Chư Răng, tỉnh Gia Lai có hệ thực vật nói

chung, tài nguyên cây thuốc nói riêng đang bị suy giảm cả về số lượng cũng

như chất lượng [2]. Tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng cho đến nay

Page 13: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

2

các công trình nghiên cứu về cây thuốc vẫn chưa được quan tâm và chú ý

nhiều. Xuất phát từ vấn đề trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá

hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn, sử dụng tài nguyên cây thuốc tại

KBTTNKon Chư Răng, tỉnh Gia Lai” để hoàn thiện nghiên cứu luận văn

thạc sĩ của mình.

Page 14: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG CÂY THUỐC Ở MỘT SỐ

NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI.

Ngay từ khi loài người xuất hiện, con người đã biết sử dụng các loài

thực vật để phục vụ cuộc sống của mình như cây làm thức ăn, nhà ở, cây làm

thuốc, đầu độc chim, thú…Từ những kinh nghiệm đó, dần dần hình thành một

khoa học gọi là Thực vật dân tộc học. Khoa học này nghiên cứu các mối quan

hệ giữa các dân tộc khác nhau với các loài cây cỏ phục vụ cho cuộc sống của

họ. Mỗi quốc gia đều có những nền y học cổ truyền riêng, đặc biệt trong đó

có những kinh nghiệm tìm kiếm và sử dụng những cây thuốc để phòng và trị

bệnh ở người, vật nuôi. Những ghi chép đầu tiên về cây thuốc được tìm thấy

cách đây hơn 5 ngàn năm, đó là những nét khắc trên đất sét của người

Sumeria, thuộc Mesopotamia cổ xưa (là Irắc ngày nay), đề cập đến sử dụng

cây carum và cây húng tây. Cũng thời gian này, kinh nghiệm sử dụng cây

thuốc cũng bắt đầu hình thành và phát triển ở Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy

nhiên, nhiều bằng chứng khảo cổ học cho thấy kinh nghiệm sử dụng cây

thuốc xuất hiện từ rất lâu đời. Rễ của cây Thục Quỳ (Althea officinalis), cây

Lan Dạ Hương (Hyacinthus sp.) và cây Cỏ thi (Achillea millefolium) được cất

giữ quanh bộ xương người có niên đại vào thời kỳ đồ đá ở Irắc. Cho đến nay

giá trị làm thuốc của ba loài thực vật kể trên vẫn được thừa nhận. Điều này

cho thấy, trên thực tế, thực vật được dùng làm thuốc xuất hiện trước khi có sự

ghi chép của sử sách.

Sử dụng cây thuốc được các quốc gia trên thế giới tiến hành ở các mức

độ khác nhau tùy thuộc vào sự phát triển của dân tộc đó. Trung Quốc là một

trong những quốc gia có nền y học cổ truyền rất phát triển. Trong cuốn sách

“Thần Nông bản thảo”, 365 vị thuốc có giá trị đã được Vua Thần Nông (3320

– 3080 trước Công nguyên) thống kê lại. Trong đó, nhiều bài thuốc vẫn được

sử dụng cho tới ngày nay như cây Gai mèo (Cannabis sp) để chống nôn, cây

Đại Phong Tử (Hydnocarpus kurzii) làm thuốc chữa bệnh phong. Vào thời

Tam Quốc, danh y Hoa Đà, sử dụng Đàn hương, Tử đinh hương để chế hương

nang (túi thơm) để phòng chống và chữa trị bệnh lao phổi và bệnh lỵ. Ông

Page 15: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

4

còn dùng hoa Cúc, Kim ngân phơi khô cho vào chiếc gối (hương chẩm) để

điều trị chứng đau đầu, mất ngủ, cao huyết áp. Từ thời nhà Hán (năm 168

trước Công nguyên) trong cuốn sách “Thủ hậu bị cấp phương” tác giả đã kê

52 đơn thuốc chữa bệnh từ các loại cây cỏ. Giữa thế kỷ XVI, Lý Thời Trân đã

thống kê 12.000 vị thuốc trong tập “Bản thảo cương mục”.

Ở Ấn Độ, nền y học cổ truyền được hình thành cách đây hơn 3000

năm. Chủ trương của người Ấn là ngừa bệnh là chính, nếu phải điều trị bệnh

thì các liệu pháp tự nhiên chủ yếu thông qua thực phẩm và thảo mộc sẽ giúp

loại bỏ gốc rễ căn bệnh. Bộ sử thi Vedas được viết vào năm 1.500 TCN và

cuốn Charaka samhita được các thầy thuốc Charaka bổ sung tiếp vào bộ sử thi

Vedas, trình bày cụ thể 350 loài thảo dược. Ấn Độ là quốc gia rất phát triển về

nghiên cứu thảo dược như tổng hợp chất hữu cơ, tách chiết chứng minh cấu

trúc, sàng lọc sinh học, thử nghiệm độc tính, và nghiên cứu tác dụng hóa học

của các chất tới cơ thể con người. Hiện nay, chính phủ khuyến khích sử dụng

công nghệ cao trong trồng cây thuốc. Hầu hết các viện nghiên cứu dược của

Ấn Độ đã tham gia vào nghiên cứu chuyển hóa các loại thuốc và hợp chất có

hoạt tính từ thực vật.

Những hiểu biết về thảo mộc của người Hy Lạp và Roma gắn liền với

nền văn minh phát triển từ rất sớm của họ. Người Hy Lạp cổ xưa chịu ảnh

hưởng của người Babylon, Ai Cập, Ấn Độ. Hippocrat (460 – 377 TCN) là

thầy thuốc nổi tiếng người Hy Lạp được mệnh danh là cha đẻ của y học hiện

đại khi ông là người đưa ra quan niệm “Hãy để thức ăn của bạn là thuốc và

thuốc chính là thức ăn của bạn”.

Ở Châu Âu, vào thời Trung cổ, các kiến thức về cây thuốc chủ yếu

được các thầy tu sưu tầm và nghiên cứu. Họ trồng cây thuốc và dịch các tài

liệu về thảo mộc bằng tiếng Ả rập. Vào năm 1649, Nicolas Culpeper đã viết

cuốn sách “A Physical Directory”, sau đó vài năm, ông lại xuất bản cuốn

“The English Physician”. Đây là cuốn dược điển có giá trị và là một trong

những cuốn sách hướng dẫn đầu tiên dành cho nhiều đối tượng sử dụng,

người không chuyên có thể sử dụng để làm cẩm nang chăm sóc sức khỏe. Cho

đến nay, cuốn sách này vẫn được tham khảo và trích dẫn rộng rãi.

Page 16: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

5

Thầy lang và những bài thuốc cổ truyền từ thực vật đóng vai trò quan

trọng đối với sức khỏe của hàng triệu người. Tỷ lệ người làm nghề thuốc cổ

truyền và các bác sĩ được đào tạo ở các trường Đại học có liên quan tới toàn

bộ dân số của các nước châu Phi. Ước tính số lượng thầy lang ở Tanzanmia

có khoảng 30.000 – 40.000 người, trong đó, bác sĩ làm nghề y chỉ có khoảng

600 người. Tương tự ở Malawi có khoảng gần 20.000 người làm nghề thuốc

cổ truyền nhưng số lượng bác sĩ rất ít. Nền y học cổ truyền ở các quốc gia

Châu Phi có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng.

Cùng với phương thức chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian, các nhà

khoa học trên thế giới tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu cơ chế và các hợp chất

hóa học trong cây có tác dụng chữa bệnh, đúc rút thành những cuốn sách có

giá trị. Các nhà khoa học công nhận rằng hầu hết các cây cỏ đều có tính kháng

sinh, đó là khả năng miễn dịch tự nhiên của thực vật. Tác dụng kháng khuẩn

do các hợp chất tự nhiên có mặt phổ biến trong thực vật như phenolic, antoxy,

các dẫn xuất quino, ancaloid, flavonoid, saponin, … Cho đến nay, nhiều hợp

chất tự nhiên đã được giải mã về cấu trúc, những hợp chất này được chiết xuất

từ cây cỏ để làm thuốc. Dựa vào cấu trúc được giải mã, người ta có thể tổng

hợp nên các chất nhân tạo để chữa bệnh. Gotthall (1950) đã phân lập được

chất Glucosid barbaloid từ cây Lô hội (Aloe vera), chất này có tác dụng với vi

khuẩn lao ở người và vi khuẩn Baccilus subtilis. Lucas và Lewis (1994) đã

chiết xuất một hoạt chất có tác dụng với các loài vi khuẩn gây bệnh tả, lị, mụn

nhọt từ Kim ngân (Lonicera sp). Từ cây Hoàng Liên (Coptis teeta), người ta

đã chiết xuất được berberin. Trong lá và rễ cây Hẹ (Allium odorum) có các

hợp chất sulfua, sapoin và chất đắng. Năm 1948, Shen-Chi-Shen phân lập

được một hoạt chất Odorin ít độc đối với động vật bậc cao nhưng lại có tác

dụng kháng khuẩn. Hạt của cây Hẹ cũng có chứa chất Alcaloid có tác dụng

kháng khuẩn gram+ và gram-, nấm. Reserpin và Serpentin là chất hạ huyết áp

được chiết xuất từ cây Ba gạc (Rauvolfia spp.). Đặc biệt, Vinblastin và

Vincristin vừa có tác dụng hạ huyết áp vừa có tác dụng làm thuốc chống ung

thư, được chiết xuất từ cây Dừa cạn. Digitalin được chiết xuất từ cây Dương

địa hoàng (Digitalis spp.), strophatin được chiết xuất từ cây Sừng dê

(Strophanthus spp) để làm thuốc trợ tim. Từ những thành tựu nghiên cứu cấu

Page 17: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

6

trúc, hoạt tính của các hợp chất tự nhiên, nhiều loại thuốc có tác dụng chữa

bệnh cao đã ra đời bằng tổng hợp hoặc bán tổng hợp.

Dược lý hiện đại chủ yếu tập trung vào các hợp chất tự nhiên có hoạt

tính chữa bệnh trong khi các nhà nghiên cứu về thảo mộc cho rằng tác dụng

chữa bệnh của cây thuốc là do sự kết hợp của nhiều thành phần có trong cây

thuốc. Chẳng hạn như chất khoáng, vitamin, tinh dầu glycosid và nhiều chất

khác đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hoặc hỗ trợ các đặc tính

chữa bệnh của cây thuốc, bảo vệ cơ thể của các tác nhân gây độc. Trong khi đó,

các hợp chất được phân lập và tổng hợp có khả năng chữa bệnh hiệu quả nhưng

vì thiếu đi các hợp chất tự nhiên khác nên chúng có khả năng gây độc đối với

cơ thể. Trước đây, việc sử dụng thảo dược để chữa bệnh thường bị hiểu lầm với

phép thuật và mê tín dị đoan. Ngày nay, khoa học hiện đại đã chứng minh được

khả năng chữa bệnh của thảo mộc. Vì vậy, thế giới ngày càng quan tâm tới cây

thuốc cũng như phương pháp chữa bệnh bằng y học cổ truyền.

Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới (WHO), có trên 20.000 loài

thực vật bậc cao có mạch và ngành thực vật bậc thấp được sử dụng trực tiếp

làm thuốc hoặc cung cấp các hoạt chất tự nhiên để làm thuốc. Trong đó, vùng

nhiệt đới Châu Mỹ có hơn 1.900 loài, vùng nhiệt đới Châu Á có khoảng 6.500

loài thực vật có hoa được dùng làm thuốc. Mức độ sử dụng thuốc thảo dược

ngày càng cao.

Khoảng 80% dân số ở các quốc gia đang phát triển sử dụng các phương

pháp y học cổ truyền để chăm sóc sức khỏe, trong đó chủ yếu là cây cỏ.

Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới, có nền y học dân tộc phát triển

nên trong số cây thuốc đã biết hiện nay có tới 80% số loài (khoảng trên 4.000

loài) là được sử dụng theo kinh nghiệm cổ truyền của các dân tộc ở đất nước

này. Ở Ghana, Mali, Nigeria và Zambia, 60% trẻ em có triệu chứng sốt rét

ban đầu được điều trị tại chỗ bằng thảo dược. Tỷ lệ dân số tin tưởng vào hiệu

quả sử dụng thảo dược và các biện pháp chữa bệnh bằng y học cổ truyền cũng

đang tăng nhanh ở các quốc gia phát triển. Ở Châu Âu, Bắc Mỹ, và một số

nước khác, ít nhất 50% dân số sử dụng thực phẩm bổ sung hay thuốc thay thế

từ thảo mộc. Ở Đức, 90% dân số sử dụng các phương thuốc có nguồn gốc

Page 18: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

7

thiên nhiên để chăm sóc sức khỏe. Ở Anh, chi phí hàng năm cho các loại

thuốc thay thế từ thảo mộc là 230 triệu đôla.

Theo số liệu của trung tâm thương mại quốc tế từ năm 1976, các nước

công nghiệp phát triển đã nhập khẩu hơn 300 triệu USD và đến năm 1980 con

số này đã tăng lên 551 triệu USD. Chỉ tính riêng 12 loại dược liệu có nhu cầu

sử dụng cao ở Mỹ là Bạch quả, Sâm Triều Tiên, Tỏi, Valeriana officinalis, …

từ năm 1998 đã đạt doanh số bán lẻ là 552 triệu USD. Đến năm 2003, thị

trường thảo dược toàn cầu đã vượt mức 60 tỷ USD hàng năm và con số này

vẫn tiếp tục tăng.

Tuy nhu cầu sử dụng cây thuốc của con người trong việc chăm sóc sức

khỏe ngày một tăng, nhưng nguồn tài nguyên thực vật đang bị suy giảm.

Nhiều loài thực vật đã bị tuyệt chủng hoặc đang bị đe dọa tuyệt chủng do các

hoạt động trực tiếp và gián tiếp của con người. Theo tổ chức Bảo tồn thiên

nhiên và tài nguyên thiên nhiên (IUCN) cho biết, trong tổng số 43.000 loài

thực vật mà cơ quan này lưu giữ thông tin có tới 30.000 loài được coi là đang

bị đe dọa tuyệt chủng ở các mức độ khác nhau. Trong đó có nhiều loài là cây

thuốc quý hiếm, có giá trị kinh tế cao. Chẳng hạn như ở Bangladesh, một số

cây thuốc quý như Tylophora indicia (để chữa hen), Zannia indicia (thuốc tẩy

xổ)…trước đây mọc rất phổ biến, nay đã trở nên hiếm hoi. Loài Ba gạc

(Rauvolfila serpentina) vốn mọc rất tự nhiên ở Ấn Độ, Bangladesh, Thái

Lan…mỗi năm có thể khai thác hàng ngàn tấn nguyên liệu xuất khẩu sang thị

trường Âu, Mỹ làm thuốc chữa cao huyết áp. Tuy nhiên, do bị khai thác liên

tục nhiều năm nên nguồn gốc cây thuốc này đã bị cạn kiệt. Vì vậy một số

bang ở Ấn Độ đã đình chỉ khai thác loài Ba gạc này. Ở Trung Quốc, loài

Dioscorea sp đã từng có trữ lượng lớn và từng được khai thác tới 30.000 tấn,

nhưng hiện nay số lượng bị giảm đi rất nhiều, có loài đã phải trồng lại. Một

vài loài cây thuốc dân tộc quý như Fritillaria cirrhosa làm thuốc ho, phân bổ

nhiều ở vùng Tây bắc tỉnh Tứ Xuyên nay chỉ còn phân bố ở 1 đến 2 điểm với

số lượng ít ỏi.

Nguyên nhân gây nên sự suy giảm nghiêm trọng về mặt số lượng của

các loài cây thuốc trước hết là do sự khai thác quá mức nguồn tài nguyên

dược liệu và do môi trường sống của chúng bị hủy diệt bởi các hoạt động của

Page 19: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

8

con người. Đặc biệt, ở các vùng rừng nhiệt đới và Á nhiệt đới là nơi có mức

độ đa dạng sinh học cao của thế giới nhưng lại bị tàn phá nhiều nhất. Theo số

liệu của tổ chức Nông Lương (FAO) của Liên hợp quốc, trong vòng 40 năm

(1940 – 1980), diện tích của các loại rừng kể trên đã bị thu hẹp tới 44%, ước

tình khoảng 75.000 hecta rừng bị phá hủy.

Tiềm năng chữa bệnh của nhiều loài thảo dược đang ngày càng được

khám phá, vì thế vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và bảo tồn cây

thuốc nói riêng đang là mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia nhằm phục

vụ cho mục đích chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của con người.

1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG CÂY THUỐC Ở VIỆT NAM

Nền y học cổ truyền của Việt Nam đã có từ rất lâu đời, nhiều phương

thuốc bào chế từ cây thuốc được áp dụng chữa bệnh trong dân gian. Những

kinh nghiệm này đã được ghi chép thành những cuốn sách có giá trị và lưu

truyền rộng rãi trong nhân dân. Với lợi thế về khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng

và ẩm, Việt Nam có nguồn tài nguyên thực vật phong phú. Ước tính, nước ta

có khoảng 12.000 loài thực vật bậc cao có mạch, 800 loài rêu, 600 loài nấm

và hơn 2.000 loài tảo [3], [4], [5]. Có khoảng trên 3.000 loài thực vật bậc cao

dùng làm thuốc.

Trong cuốn sách “Nam Dược Thần Hiệu” và “Hông Nghĩa Giác Tư Y

Thư” của Tuệ Tĩnh đã mô tả hơn 630 vị thuốc, 50 đơn thuốc chữa các loại

bệnh trong đó 37 đơn thuốc chữa bệnh thương hàn. Hai cuốn sách này được

xem là những cuốn sách xuất hiện sớm nhất về cây thuốc Việt Nam [6]. Đến

thế kỷ 18, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã xuất bản bộ sách lớn “Y

Tông Tâm Tĩnh” gồm 28 tập, 66 quyển đã mô tả khá chi tiết vệ thực vật, các

đặc tính chữa bệnh [7].

Thời kỳ Pháp thuộc (1884 – 1945), nền y học cổ truyền của Việt Nam

chịu nhiều ảnh hưởng của dược học phương Tây. Các phương thức chữa bệnh

mới được mang đến qua quá trình khai thác thuộc địa, họ đã gián tiếp thúc

đẩy quá trình nghiên cứu thực vật của Việt Nam nói chung và nghiên cứu cây

thuốc nói riêng. Đặc biệt bộ sách “Thực vật chí đại cương Đông Dương” của

Lecomte xuất bản cuối thể kỷ XVIII đầu thể kỷ XIX đã mô tả và phân loại

Page 20: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

9

hơn 7.000 loài thực vật [8]. Đến năm 1952 tác giả Petelot P. A. cho ra cuốn

sách “Những cây thuốc của Campuchia, Lào và Việt Nam” gồm 4 tập, 1.050

trang và thống kê khoảng 1.480 loài thực vật [9]. Tuy nhiên cuốn sách này

chưa hoàn thiện về mô tả, phân bố, thành phần hóa học và dược lý của các

loại thảo mộc.

Phạm Hoàng Hộ đã xuất bản bộ sách “Cây cỏ Việt Nam” vào năm

1999-2000 tuy chưa giới thiệu được hết hệ thực vật Việt Nam nhưng phần

nào cũng đưa ra được cộng dụng làm thuốc của nhiều loài thực vật [10] [11]

[12]. Năm 2006 ông cũng cho ra cuốn sách “ Cây có vị thuốc Việt Nam” cũng

đưa chọn lọc ra rất nhiều loài cây được sử dụng làm thuốc [13]. Đỗ Tất Lợi

(1995) đã xuất bản bộ sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” và tái

bản vào năm 1999 [14]. Công trình này thống kê gần 800 loài cây, con và vị

thuốc, trong đó nhiều loài thực vật đã được mô tả về mặt cấu tạo, phân bố,

cách thu hái và chế biến, thành phần hóa học, công dụng và liều dùng.

Cuốn sách từ điển cây thuốc Việt Nam, do Võ Văn Chi (1997) biên

soạn đã mô tả được 3.200 loài cây thuốc, trong đó thực vật có hoa là 2.500

loài thuộc 1.050 chi, được xếp và 230 họ thực vật theo hệ thống của

Takhtajan [15]. Tác giả đã trình bày về cách nhận biết, các bộ phận được

sử dụng, nơi sống và thu hái, thành phần hóa học, tính vị và tác dụng, công

dụng của các loài thực vật. Đến năm 1999-2002, Võ Văn Chi và Trần Hợp

tiếp tục giới thiệu cuốn sách “Cây cỏ có ích ở Việt Nam” mô tả khoảng

6.000 loài thực vật bậc cao có mạch với các đặc điểm hình thái, sinh thái,

phân bố và công dụng [16].

Trần Đình Lý (1993) và cộng sự đã xuất bản cuốn sách “1900 loài cây

có ích” [17]. Trong số các loài thực vật bậc cao có mạch đã biết ở Việt Nam

có 76 loài cho nhựa thơm, 160 loài có tinh dầu, 260 loài cho dầu béo, 600

chứa tanin, 500 loài cây gỗ có giá trị cao, 400 loài tre nứa, 40 loài song mây.

Trong số các nhóm thực vật này, rất nhiều loài có công dụng làm thuốc. Cũng

trong năm 1995, Vương Thừa Ân cho ra đời cuốn “Thuốc quý quanh ta” [18].

Nhiều cuốn sách có giá trị về tài nguyên cây thuốc được các nhà khoa

học của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Khoa học và Công nghệ

Việt Nam biên soạn. Trong đó, đáng chú ý là những cuốn sách “Tài nguyên

Page 21: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

10

thực vật có tinh dầu ở Việt Nam” của tác giả Lã Đình Mỡi và cộng sự (2001 –

2002) các tác giả đã trình bày giá trị sử dụng làm thuốc của nhiều loài thực

vật có tinh dầu của Việt Nam [19]. Năm 2005, Lã Đình Mỡi và cộng sự giới

thiệu tiếp công trình “Những cây chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học” đây

được coi là những ghi chép đầu tiên, có hệ thống và tương đối hoàn chỉnh về

nguồn tài nguyên thực vật có chứa các chất có hoạt tính sinh học được sử

dụng làm thuốc ở nước ta [20].

Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (2003, 2005) đã công bố bộ sách “Danh

lục các loài thực vật Việt Nam” [21]. Cuốn sách đã trình bày đầy đủ các thông

tin về tên khoa học, tên thường gọi, nhận dạng, phân bố, dạng sống – sinh thái

và công dụng. Bộ sách này rất có ý nghĩa cho việc tra cứu danh pháp các loài

thực vật.

Trong những năm qua, nhà nước Việt Nam đã có nhiều chính sách đầu

tư cho công tác điều tra, nghiên cứu về cây thuốc và kế thừa nền y học cổ

truyền, phục vụ cho nhu cầu chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe của nhân dân.

Các ngành Y tế, Lâm nghiệp và Sinh học đã tiến hành nhiều đợt điều tra cơ

bản, đặc biệt là chương trình điều tra nghiên cứu cây thuốc của Viện Dược

liệu – Bộ Y tế đã tiến hành trên phạm vi toàn quốc. Đến nay ở nước ta có

khoảng 3.948 loài cây thuốc được ghi nhận, thuộc 307 họ của 9 ngành thực

vật bậc cao và bậc thấp, bao gồm cả nấm [22].

1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRI THỨC VÀ KINH NGHIỆM SỬ

DỤNG CÂY THUỐC CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM

Các dân tộc thiểu số nói chung, do đời sống gắn liền với khai thác sử

dụng thực vật nên có nhiều kinh nghiệm và tri thức quý trong quá trình chế

biến, sử dụng thực vật, đặc biệt là các kinh nghiệm sử dụng cây thuốc. Tuy

nhiên, các tri thức và kinh nghiệm dân tộc thường được sử dụng và lưu truyền

trong một phạm vi hẹp (dân tộc, dòng họ, gia đình), vì vậy không được phát

huy để phục vụ cho xã hội và có nguy cơ thất thoát rất cao. Nhận thức được

tầm quan trọng này, trong khoảng 10 năm trở lại đây, nghiên cứu cây thuốc

dân tộc được đặc biệt quan tâm tại một số cơ sở của nước ta và đã thu được

nhiều kết quả khả quan.

Page 22: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

11

Kết quả điều tra được ghi nhận từ các kinh nghiệm sử dụng cây thuốc

của cộng đồng dân tộc ở các địa phương trong cả nước. Các nhà khoa học

thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật trong những năm qua đã có

nhiều công trình nghiên cứu về trí thức và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của

các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Đặc biệt là các nghiên cứu về y học cổ

truyền của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc trong những năm gần đây

như: Điều tra nghiên cứu về tri thức sử dụng các loài cây thuốc của cộng đồng

dân tộc Cơ Tu và Vân Kiều tại vùng đệm VQG Bạch Mã của tác giả Ninh

Khắc Bản và cộng sự năm 2013 [23]; Đa dạng nguồn tài nguyên thực vật tại

KBTTNXuân Nha, tỉnh Sơn La của tác giả Trần Huy Thái năm 2012 [24]

Năm 2001, Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự đã nghiên cứu cây thuốc của đồng

bào Thái ở Con Cuông, Nghệ An [25].

Nhiều công trình điều tra về thành phần loài và kinh nghiệm sử dụng

cây thuốc của các dân tộc thiểu số ở nước ta đã được tiến hành trong những

năm vừa qua. Nhiều nghiên cứu về cây thuốc đã được phòng Thực vật dân tộc

học thuộc Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật thực hiện với các công đồng

dân tộc thiểu số như: H’ Mông, Dao, Tu Dí, Mường … tại một số tỉnh chủ yếu

ở Tây bắc. Ngoài ra còn nhiều các nghiên cứu của nhiều tác giả như: Trần

Văn Hải và cộng sự nghiên cứu khá chi tiết về các loài thực vật làm thuốc

được đồng bào dân tộc H’ Mông sử dụng tại khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng

Liên-Văn Bàn[26]. Nguyễn Phương Hạnh, Nguyễn Quốc Bình nghiên cứu đa

dạng cây thuốc thuộc ngành ở VQG Chư Yang Sin [27]. Đỗ Sĩ Hiến, Đỗ Thị

Xuyến đã nghiên cứu các loài thực vật được đồng bào dân tộc Mường tại

KBTTNHang Kia-Pà Cò sử dụng làm thuốc trị bệnh thận [28] . . . Kết quả của

các nghiên cứu trên cho thấy các dân tộc nước ta có nhiều tri thức quý giá và

kinh nghiệm sử dụng cây thuốc độc đáo để phòng và chữa bệnh.

Nhiều bài thuốc dân tộc có hiệu quả chữa trị cao đã được thu thập và

đưa vào nghiên cứu thực nghiệm. Đồng thời, đã phát hiện nhiều loài cây

thuốc mới; đặc biệt là các công dụng mới của nhiều loài cây thuốc. Như vậy,

nghiên cứu cây thuốc truyền thống của các dân tộc thiểu số đã góp phần sử

dụng hiệu quả hơn nguồn tài nguyên cây thuốc ở nước ta.

Page 23: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

12

Cùng với việc điều tra thành phần loài, kinh nghiệm sử dụng cây thuốc

của các cộng đồng thiểu số; nghiên cứu sàng lọc các bài thuốc dân tộc sử

dụng rộng rãi góp phần chăm sóc sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế xã

hội được chú trọng nghiên cứu trong những năm gần đây. Từ kinh nghiệm

truyền thống của các dân tộc đã có những nghiên cứu và sản xuất thành công

các loại thuốc chữa bệnh cho người dân. Có thể nhận thấy, nghiên cứu cây

thuốc dân tộc không chỉ góp phần sử dụng bền vững nguồn tài nguyên cây

thuốc của đất nước, mà còn là cơ sở để sản xuất các loại dược phẩm mới để

điều trị các bệnh hiểm nghèo. Đây thực sự là hướng nghiên cứu có triển vọng

lớn trong tương lai.

1.4. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ CÂY THUỐC Ở TỈNH GIA LAI VÀ MỘT

SỐ VƯỜN QUÔC GIA, KBTTN LÂN CẬN.

KBTNTN Kon Chư Răng được thành lập theo quyết định 53/2008/QĐ-

UBND, ngày 04 tháng 02 năm 2008 của UBND tỉnh Gia Lai, với tổng diện

tích tự nhiên là 15.446 ha, thuộc địa bàn xã Sơn Lang, huyện K’Bang tỉnh Gia

Lai, có ranh giới giáp với ba tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi và Kon Tum.

Cộng đồng dân cư sống trong vùng đệm chủ yếu là người dân tộc Ba

Na, chiếm 64% tổng dân số trong vùng. Tại KBTNTN Kon Chư Răng có rất

nhiều loài thực vật làm thuốc được đồng bào dân tộcthu hái để chữa bệnh và

buôn bán. Tuy nhiên, người dân chưa chú ý đến việc giữ gìn và bảo tồn các

loài thực vật làm thuốc dẫn đến nguồn tài nguyên cây thuốc ngày càng cạn

kiệt. Việc điều tra, nghiên cứu để đánh giá đa dạng cây thuốc có ý nghĩa vô

cùng quan trọng nhằm cung cấp những số liệu cơ bản về nguồn tài nguyên

cây thuốc tại địa phương, từ đó làm cơ sở đề xuất các biện pháp bảo tồn, khai

thác và sử dụng hợp lý là vấn đề có tính cấp thiết. Trong nội dung của luận

văn này, chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về đa dạng các loài thực

vật làm thuốc tại KBTNTN Kon Chư Răng, tỉnh Gia Lai.

1.5. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ VÀ XÃ HỘI

KBTTNKON CHƯ RĂNG, TỈNH GIA LAI

Page 24: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

13

1.5.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu

1.5.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới, diện tích.

a. Vị trí địa lý

Khu bảo tồn Kon Chư Răng thuộc địa bàn xã Sơn Lang huyện KBang

tỉnh Gia Lai, cách thị trấn Kbang khoảng 70 km về phía Nam và có ranh giới

giáp với ba tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi và Kon Tum.

Toạ độ địa lý: VN 2000 như sau:

+ X: 500.408 - 515.360

+ Y: 1.594.719 - 1.613.508

b. Ranh giới khu bảo tồn Kon Chư Răng

Phía Bắc giáp huyện KonPlong tỉnh Kon Tum; huyện Ba Tơ tỉnh Quảng

Ngãi.

Phía Nam giáp lâm phận của Công ty TNHH MTV Hà Nừng.

Phía Đông giáp huyện An Lão và Vĩnh Thạnh tỉnh Bình Định.

Phía Tây giáp Công ty TNHH MTV Trạm Lập.

Các tiểu khu thuộc vùng Dự án bao gồm: 32, 33, 34, 35, 36, 37,

38, 39, 40, 41, 42 , 43 , 44 và 47.

1.5.1.2. Địa chất, địa hình

Khu bảo tồn Kon Chư Răng nằm ở phía Đông Bắc cao nguyên Kon Hà

Nừng, thuộc vùng thượng nguồn sông Kôn, có kiểu địa hình núi xen với cao

nguyên, độ cao trung bình khoảng 900 - 1000 m. Nhìn chung địa hình Kon

Chư Răng có xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam và được phân thành ba

kiểu địa hình chính.

Kiểu địa hình đồi núi trung bình (N2): Dạng địa hình đồi núi trung

bình chiếm 58,3% diện tích tự nhiên của KBTN; phân bố chủ yếu ở vùng phía

Bắc và Đông Bắc KBTN. Độ cao từ 700 - 1300 m. Tuy nhiên mức độ chia cắt

không phức tạp, độ chênh cao giữa các đỉnh núi không quá 100 m và độ dốc

bình quân từ 16 - 200. Kiểu địa hình này là nơi phân bố chủ yếu của thảm thực

vật thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp và cũng là nơi cư trú của các

loài động thực vật quý hiếm của KBTN.

Page 25: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

14

Kiểu địa hình cao nguyên (C): Đây là kiểu địa hình bằng phẳng nhất

trong KBTN, chiếm 28,8% diện tích tự nhiên KBTN, phân bố tập trung ở phía

Tây và Tây Nam KBTN, độ cao tuyệt đối từ 1000 - 1100 m, độ chênh cao

không quá 25 m và độ dốc bình quân từ 7 - 100. Kiểu địa hình này là nơi phân

bố của nhiều loài cây quý hiếm song do địa hình bằng phẳng nên rất dễ bị

khai thác và xâm lấn để trồng cây nông nghiệp.

Kiểu địa hình thung lũng (T): Kiểu địa hình này chiếm 12,9% diện tích

tự nhiên KBTN, phân bố dọc theo các nhánh suối đầu nguồn sông Kôn. Độ

dốc bình quân 15-200. Sông suối nhỏ hẹp, có nhiều ghềnh tạo ta những thác

nước lớn, điển hình là thác 50 trên suối Say, cao 50 m quanh năm nước chảy

trắng xóa.

1.5.1.3. Khí hậu, thủy văn

Khu bảo tồn Kon Chư Răng nằm trong vùng tiếp giáp Bắc Tây Nguyên

và Duyên hải Nam Trung bộ. Do vậy chế độ khí hậu của KBTNN Kon Chư

Răng vừa mang đặc điểm của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa Cao nguyên

và có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa miền Duyên Hải Nam Trung bộ. Khí

hậu của KBTNN Kon Chư Răng có đặc điểm cơ bản sau:

- Các mùa trong năm: Một năm có 2 mùa, mùa mưa và mùa khô. Mùa

mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau. Cá

biệt có năm mùa mưa kéo dài đến 8 tháng.

- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, có hai cực đại vào tháng 5, 6 và

tháng 10,11. Tháng 7,8 trong vùng ít mưa hơn.

- Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, kiệt nhất vào tháng 2,

lượng mưa có khi chỉ còn < 10 mm/tháng. Lượng mưa mùa khô chỉ chiếm từ

10 - 20% tổng lượng mưa cả năm.

- Chế độ nhiệt: Điều kiện nhiệt có hạn chế, nhiệt độ trung bình hàng

năm từ 20 - 230c. Biên độ nhiệt ngày và đêm khá lớn, khoảng 100c. Nhiệt độ

cao tuyệt đối không quá 380c (thường vào tháng 4), nhiệt độ tuyệt đối thấp

nhất không xuống tới 70c (thường vào tháng 1)

- Lượng mưa: Trong KBTNTN Kon Chư Răng có những dông núi phía

Tây đón hướng gió từ Ba Tơ, Hoài Nhơn đi lên và do chịu ảnh hưởng trực

Page 26: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

15

tiếp chế độ khí hậu Duyên hải Nam Trung bộ nên khu vực KBTN có mùa

mưa dài hơn các vùng khác của huyện K’Bang. Tổng lượng mưa hàng năm

giao động từ 2000 - 2400 mm.

- Độ ẩm: Độ ẩm không khí bình quân năm khá cao 82%, Vào những

tháng mùa mưa , độ ẩm không khí cao, giá trị cực đại có khi tới > 90%, sau

đó giảm xuống còn 70 -75% trong mùa khô.

- Chế độ gió: Trong KBTN có hai hướng gió chính, gió mùa Tây Nam

thổi vào mùa mưa và gió mùa Đông Bắc thổi vào mùa khô.

Trong KBTNN Kon Chư Răng có rất nhiều các sông suối vừa và nhỏ,

hệ thống sông suối của KBTN nằm toàn bộ trong lưu vực thượng nguồn của

sông Kôn. Do vậy ngoài ý nghĩa to lớn về bảo tồn nó còn có chức năng phòng

hộ đầu nguồn cho sông Kôn.

Trong KBTNN Kon Chư Răng có hai hệ thống suối chính: Suối Say và

suối Đắk Phan, chúng đều thuộc phụ lưu Đăk Krong Bung là một trong 15 phụ

lưu chính của sông Kôn. Đầu nguồn của chúng đều bắt nguồn từ các đỉnh núi phía

Tây Bắc KBTN thuộc dãy Kon Ka Kinh rồi sau đó chảy theo hướng Tây Bắc -

Đông Nam qua địa bàn xã Sơn Lang, qua huyện Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, An Nhơn

cuối cùng đổ ra biển Đông qua đầm Thị Nại tại thành phố Quy Nhơn.

- Suối Say là hệ thống suối chính chảy khu vực Trung tâm và Đông Bắc

KBTN có chiều dài của nhánh chính khoảng 27 km.

- Suối Đá có lưu vực nằm chủ yếu ở khu vực Trung tâm và phía Nam

Khu Bảo tồn, suối Đá đổ vào Sông Kôn ở địa phận huyện Vình Thạnh tỉnh

Bình Định, chiều dài của các nhánh phụ của suối Đá chảy trong KBTN

khoảng 20 km.

- Suối Đắk Phan chảy bên ngoài ranh giới phía Tây Nam KBTN, chiều

dài của hai nhánh phụ chảy trong KBTN khoảng 14 km.

Hiện nay, cả ba hệ thống suối trên đều có vai trò quan trọng trong việc

cung cấp nước cho các Nhà máy thủy điện và phòng hộ đầu nguồn ở hạ lưu

sông Kôn.

Page 27: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

16

1.5.1.4. Tài nguyên thiên nhiên

Theo số liệu kiểm kê rừng 2014, tổng diện tích tự nhiên KBTNN 15.446

ha. Diện tích các loại đất, loại rừng của KBTNN Kon Chư Răng như sau:

Bảng 1.1. Thể hiện diện tích rừng và đất rừngKhu bảo tồn thiên

nhiên Kon Chư Răng

Loại đất, loại rừng Tổng

cộng

(ha)

Rừng Đặc

dụng

Rừng

phòng

hộ

Rừng

sản

xuất

Ghi

chú

Tổng diện tích tự nhiên 15.446 15.446

A. Đất nông nghiệp

I. Đất SX nông nghiệp 12,82 12,82

II. Đất lâm nghiệp

1. Đất có rừng 15.210,39 15.210,39

- Rừng tự nhiên 15.210,39 15.210,39

- Rừng trồng

2.Đất chưa có rừng 137,04 137,04

- Đất trống có cây gỗ tái

sinh

66,02 66,02

- Đất trống không có cây

gỗ tái sinh

58,2 58,2

B. Đất khác 6,38 6,38

C. Đất mặt nước 92,22 92,22

Số liệu thống kê ở bảng trên cho thấy, diện tích đất có rừng trong

KBTNN toàn bộ là diện tích rừng tự nhiên, chiếm 98,47 % diện tích tự nhiên

KBTNN. Đây là khu vực có độ che phủ của rừng cao nhất trong khu vực và

toàn quốc.

Page 28: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

17

1.5.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội

Cộng đồng dân cư sống trong vùng đệm chủ yếu là người dân tộc thiểu

số Ba Na, chiếm 64% tổng dân số trong vùng. Là cư dân bản địa sinh sống lâu

đời trong vùng, có truyền thống cách mạng trong những năm chiến tranh,

ngày nay họ đã và đang tham gia tích cực vào công tác bảo vệ rừng.

- Phong tục tập quán của người Ba Na ở đây gần như vẫn còn giữ

nguyên bản chất nguyên sơ từ ngày xưa để lại. Chế độ mẫu hệ vẫn được duy

trì nên người phụ nữ có vai trò quan trọng trong gia đình và tộc họ. Xã hội

mang tính cộng đồng rất cao, hàng năm có tổ chức các lễ hội như: Lễ hội đâm

trâu, bỏ mả, ma chay, cưới, hỏi… Họ thường tiến hành đánh chiêng, múa hát

tập thể vào những dịp lễ, tết, vào các mùa gieo, tỉa và mùa thu hoạch. Đây là

một trong những nền văn hóa bản địa độc đáo, có tiềm năng kết hợp du lịch

sinh thái trong khu vực.

- Về đời sống của cộng đồng các dân tộc thiểu số trong khu vực vẫn

còn nghèo nàn và lạc hậu, cuộc sống chủ yếu là dựa vào trồng trọt và chăn

nuôi. Diện tích canh tác nhỏ lẻ, manh mún, trình độ canh tác còn chưa

cao, dẫn đến đời sống còn khó khăn. Hiện nay do có nhiều người Kinh

vào sinh sống một số ở các cơ quan Nhà nước, còn một số làm công tác

dịch vụ, cùng với chăn nuôi và trồng cây công nghiệp (chủ yếu là Cà phê,

Hồ tiêu, Cam) để tăng thu nhập, đó chính là những mô hình trình diễn để

người dân địa phương học tập và làm theo, từ đó họ đã có ý thức thay đổi

phương thức canh tác và cây trồng trên diện tích nương rẫy của mình, nên

đời sống của họ ngày càng được nâng lên.

1.5.2.1. Dân số và dân tộc bên trong khu bảo tồn

Tổng dân số trong vùng đệm của KBTNN là 2.065 hộ với 7.912 nhân

khẩu. Toàn bộ dân số phân bố tập trung ở các trung tâm xã và các thôn/làng ở

ngoài ranh giới KBTNN. Trong đó: Dân tộc Kinh là 2.701 người chiếm

34,1% dân số; Dân tộc BaNa là 5.093 người chiếm 64,4%,còn lại 1,5% là các

dân tộc khác. Mật độ dân số trung bình là 11,6 người/km2. Tổng số lao động

là: 4.569 người. Trong đó: Sơn Lang là: 2.421 người, Đắk Rong là 2.148

người. Trong tổng số 4.569 lao động, phân ra: Nam: 2.334, Nữ: 2.235 người.

Page 29: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

18

Như vậy, ở đây lực lượng lao động khá dồi dào, thuận lợi cho công tác tổ

chức sản xuất nông lâm nghiệp.

- Dân tộc Ba Na: Họ là người bản địa đã sinh sống lâu đời trong khu

vực, sống quần cư thành các thôn, làng dọc theo các sông suối để có nước

sinh hoạt. Phong tục tập quán theo chế độ mẫu hệ, người phụ nữ có vai trò

quyết định trong gia đình và tộc họ. Do vậy trong công tác bảo tồn cần chú ý

đến vai trò của người phụ nữ. Hàng năm họ còn tiến hành sửa nhà, may thêu

quần áo và tổ chức lễ hội như; lễ hội đâm trâu, bỏ mả, cưới hỏi, ma chay…

mang tính cộng đồng rất cao, trong các lễ hội, họ thường đánh chiêng, múa

hát tập thể. Đây là nét văn hóa truyền thống lâu đời độc đáo của đồng bào dân

tộc Ba Na, văn hóa phi vật thể của Tây Nguyên, văn hóa cồng chiêng.

- Trong sản xuất nông nghiệp, đối với người Ba Na trước đây canh

tác nương rẫy là chủ yếu, hiện nay họ đã biết làm ruộng nước 1 hoặc 2 vụ,

nhưng do kỹ thuật canh tác và chăm sóc còn lạc hậu, nên năng suất không

cao, đất đai sản xuất nhỏ lẻ, manh mún nên việc áp dụng các tiến bộ kỹ

thuật bị hạn chế.

- Người Kinh bao gồm một số người làm việc trong các Doanh nghiệp

và cơ quan Nhà nước, còn chủ yếu là từ miền xuôi lên sinh sống, họ đã có

đóng góp một phần trong việc nâng cao đời sống của nhân dân trong vùng,

một mặt do họ mạnh dạn đưa tiến bộ khoa học, kỹ thuật áp dụng vào sản xuất,

đồng thời họ thay đổi cơ cấu cây trồng để vừa có cây sản xuất lương thực vừa

có cây sản xuất hàng hóa, từ đó tạo ra nhiều loại sản phẩm và các mô hình sản

xuất thực tế để đồng bào học tập và làm theo.

Bảng 1.2: Thống kê dân số và lao động trong Khu bảo tồn thiên nhiên

Kon Chư Răng

TT Hạng mục Tổng vùng Xã Đăk Rong Xã Sơn Lang

1 Diện tích (km2) 677,83 341,79 336,04

2 Dân số (người) 7.912 3.640 4.272

2.1 Số hộ (hộ) 2.065 998 1.067

2.2 Số nhân khẩu (khẩu) 7.912 3.640 4.272

Page 30: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

19

3 Dân tộc 7.912 3.640 4.272

3.1 Kinh 2.701 306 2.395

3.2 Ba na 5.093 3.291 1.802

3.3 Dân tộc khác 118 43 75

4 Lao động (LĐ) 4.569 2.148 2.421

4.1 Nam 2.334 1.097 1.237

4.2 Nữ 2.235 1.051 1.184

5 Mât độ người/km2 10,6 12,6

(Niên giám thống kê huyện Kbang, 2015)

- Dân tộc Ba Na: Họ là người bản địa đã sinh sống lâu đời trong khu

vực, sống quần cư thành các thôn, làng dọc theo các sông suối để có nước

sinh hoạt. Phong tục tập quán theo chế độ mẫu hệ, người phụ nữ có vai trò

quyết định trong gia đình và tộc họ. Do vậy trong công tác bảo tồn cần chú ý

đến vai trò của người phụ nữ. Hàng năm họ còn tiến hành sửa nhà, may thêu

quần áo và tổ chức lễ hội như; lễ hội đâm trâu, bỏ mả, cưới hỏi, ma chay…

mang tính cộng đồng rất cao, trong các lễ hội, họ thường đánh chiêng, múa

hát tập thể. Đây là nét văn hóa truyền thống lâu đời độc đáo của đồng bào dân

tộc Ba Na, văn hóa phi vật thể của Tây Nguyên, văn hóa cồng chiêng. Trong

sản xuất nông nghiệp, đối với người Ba Na trước đây canh tác nương rẫy là

chủ yếu, hiện nay họ đã biết làm ruộng nước 1 hoặc 2 vụ, nhưng do kỹ thuật

canh tác và chăm sóc còn lạc hậu, nên năng suất không cao, đất đai sản xuất

nhỏ lẻ, manh mún nên việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật bị hạn chế.

- Người Kinh bao gồm một số người làm việc trong các Doanh nghiệp

và cơ quan Nhà nước, còn chủ yếu là từ miền xuôi lên sinh sống, họ đã có

đóng góp một phần trong việc nâng cao đời sống của nhân dân trong vùng,

một mặt do họ mạnh dạn đưa tiến bộ khoa học, kỹ thuật áp dụng vào sản xuất,

đồng thời họ thay đổi cơ cấu cây trồng để vừa có cây sản xuất lương thực vừa

có cây sản xuất hàng hóa, từ đó tạo ra nhiều loại sản phẩm và các mô hình sản

xuất thực tế để đồng bào học tập và làm theo.

Page 31: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

20

1.5.2.2. Các hoạt động kinh tế chủ yếu

a. Sản xuất nông nghiệp

- Diện tích gieo trồng của 2 xã Sơn Lang và Đăc Rong thống kê thực tế

đến hết năm 2015 là: 1.105ha. Trong đó: diện tích trồng lúa là: 760ha, diện

tích gieo trồng ngô là: 345ha, diện tích phê là: 1.557ha.

- Nhìn chung người dân sống trong khu vực sinh sống chủ yếu bằng

nghề trồng trọt, cây trồng chính là lúa rẫy, lúa nước, mì, bắp và các loại hoa

màu khác. Cà phê là cây công nghiệp đã được đưa vào trồng rộng rãi trong

khu vực, đây là cây có giá trị kinh tế cao, nhưng do đòi hỏi kỹ thuật cũng như

vốn đầu tư cao nên diện tích cây cà phê chủ yếu là do các cán bộ công nhân

viên trong các Công ty lâm nghiệp và những người dân mới di cư đến trồng.

- Các hộ đồng bào dân tộcvới thói quen chủ yếu là canh tác nương rẫy,

sử dụng công cụ lao động trong quá trình canh tác còn lạc hậu nên năng suất

các loại cây trồng thấp. Vì thế, tỷ lệ hộ đói nghèo của bà con người đồng bào

Ba Na còn cao, theo kết quả điều tra năm 2015, thì 6 thôn, làng vùng đệm có

185 hộ nghèo trung bình chiếm là 44% tổng số dân vùng đệm.

b. Chăn nuôi

- Trong khu vực 2 xã vùng đệm, đàn gia súc chủ yếu là Trâu, Bò, Dê và

Heo. Số lượng đàn gia súc như sau: Trâu: 1.714 con, Bò: 965 con, Heo: 2.525

con, dê: 807 con. Gia cầm 17.715 con. Gia súc và gia cầm chăn nuôi chủ yếu

bằng phương thức chăn thả ngoài rừng hay ở các nhà đầm, dùng để xéo ruộng

và làm lễ cúng tế trong các ngày lễ hội, chỉ có một phần nhỏ đem trao đổi

ngoài thị trường. Kết quả điều tra thực tế, trong khu vực 6 thôn, làng vùng

đệm Khu bảo tồn, đàn gia súc chủ yếu là Trâu, Bò, Dê và Heo. Số lượng đàn

gia súc: 380 con. Gia cầm: 2.740 con.

- Gia súc và gia cầm chăn nuôi chủ yếu bằng phương thức chăn thả ngoài

rừng hay ở các nhà đầm (Nhà rẫy để ở phục vụ mục đích chăn nuôi, trồng trọt).

Hiện nay còn một số hộ còn canh tác nương rẫy, chăn thả gia súc trong Khu bảo

tồn gây khó khăn rất lớn cho công tác bảo tồn. BQL KBTTN Kon Chư Răng đã

nhiều lần đề xuất di dời các hộ đang canh tác trong Khu Bảo tồn ra khỏi khu vực

Page 32: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

21

để thuận tiện trong công tác Bảo tồn, tuy nhiên còn vướng rất nhiều chính sách và

tập quán của đồng bào địa phương nên chưa thực hiện được.

c. Sản xuất lâm nghiệp

- Trong vùng đệm có 3 Công ty lâm nghiệp: Công ty lâm nghiệp Đắk

Rong, Hà Nừng và Trạm Lập. Đã có một số hộ gia đình tham gia nhận khoán

bảo vệ cho các Công ty và Khu bảo tồn. Công tác giao khoán quản lý, bảo vệ

rừng theo Quyết định số 178 của Chính phủ được triển khai cho 371 hộ đồng

bào Ba Na nhận khoán với tổng diện tích là 5.589ha. Qua thời gian được giao

khoán quản lý, bảo vệ trách nhiệm của các làng, các hộ nhận khoán đã được

nâng cao, rừng ít bị xâm hại hơn so với trước.

- Công tác trồng rừng được quan tâm chỉ đạo, diện tích trồng rừng mới

trong 3 năm qua đạt 52ha, diện tích đất trồng rừng chủ yếu là đất dốc, đất sản

xuất sau nương rẫy, đất bạc màu.

d. Giao thông

- Hiện nay quốc lộ Đông Trường Sơn đoạn từ K’Bang đi xã Hiếu đã được

xây dựng. Trụ Sở BQL KBTTNKon Chư Răng cách quốc lộ Đông Trường Sơn

hơn 3km về phía Tây Nam, đường đi vào đã được láng nhựa năm 2007 có bề

mặt 3m. Đường Trường Sơn đông, đoạn đi qua xã Sơn Lang cách ranh giới phía

Tây Khu Bảo tồn khoảng 3km đã hoàn thành tạo điều kiện thuận lợi cho việc

giao thông từ Sơn Lang đi thị trấn Kbang; xã Hiếu (Kon Tum).

- Với điều kiện đường giao thông thuận lợi tạo cho việc vận chuyển,

buôn bán các loại lâm sản dễ dàng hơn, tạo thêm mức độ phức tạp của công

tác bảo tồn ở Kon Chư Răng ngày càng tăng lên.

- Cuộc sống của người dân ở đây còn rất khó khăn, cuộc sống của họ

chủ yếu dựa vào rừng, họ vào rừng để lấy các loại lâm sản ngoài gỗ để bán

gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái rừng, nguy cơ cháy rừng là rất cao.

e. Giáo dục

- Trên địa bàn có 1 Trường Tiểu học Trạm Lập với 2 bậc học là Tiểu

học và Trung học cơ sở. Trường đã có phân hiệu ở 3 thôn/làng.

Page 33: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

22

- Xã Sơn Lang và xã Đắk Rong đều có trường trung học cơ sở và

trường tiểu học với khoảng 1.239 học sinh và 56 giáo viên. Các thôn, làng

vùng sâu có các phân hiệu: Phân hiệu Kon Von 2; phân hiệu Đắk TơNglông;

phân hiệu HLâm. Các phân hiệu này chủ yếu dành cho học sinh cấp tiểu học.

Bậc Trung học cơ sở hiện tại có 04 lớp học, mỗi khối có 1 lớp. Một số thôn đã

có lớp mẫu giáo. Nhìn chung trang thiết bị dạy và học còn hạn chế, chưa đáp

ứng đầy đủ nhu cầu dạy và học cho giáo viên và học sinh.

f. Thủy lợi.

Trong khu vực vùng đệm có hồ B và hồ C là hai hồ chứa nước lớn cho

Nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn. Bên cạnh đó tỉnh đã đầu tư xây dựng các hồ

đập vừa và nhỏ và các kênh tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp.

g. Y tế

Các xã vùng đệm của KBTN đều đã có trạm y tế xã, đội ngũ cán bộ Y,

Bác sỹ và Y tá đủ đáp ứng được nhu cầu chăm sóc và khám sức khỏe ban đầu

cho nhân dân trong vùng. Các chương trình y tế lớn như: Chống bướu cổ, Sốt

rét và tiêm chủng mở rộng đã được triển khai kịp thời và có hiệu quả. Tuy

nhiên trang thiết bị còn hạn chế. Hiện tại, Trạm y tế xã Sơn Lang có 01 Bác

sỹ ; 01 nữ hộ sinh; 03 Y Sỹ. Ở 6 thôn/làng thuộc vùng đệm Khu bảo tồn chưa

có Y tế thôn.

h. Những tồn tại nổi bật về kinh tế - xã hội

Từ kết quả đánh giá về điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế xã hội ở khu

vực cho thấy: Diện tích canh tác khá lớn, lực lượng lao động dồi dào, có

những nét văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc. Đây là những yếu

tố thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, ổn định đời sống của cộng đồng. Tuy

nhiên, một khó khăn lớn nhất ở đây là nhận thức và trình độ dân trí còn hạn

chế gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống cộng đồng như tỷ lệ đói

nghèo cao, hủ tục lạc hậu, tình trạng lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy, khai

thác lâm sản phụ vẫn còn xảy ra thường xuyên và phổ biến gây áp lực không

nhỏ đến tài nguyên rừng tại Khu bảo tồn.

Page 34: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

23

1.5.3. Thực trạng quản lý bảo vệ và phát triển rừng trong những

năm vừa qua

- Xác định ranh giới và cắm mốc ngoài thực địa, đường ranh giới 75

km và đóng 56 mốc ngoài thực địa, nên rất dễ nhận biết ranh giới KBTN,

thuận lợi cho công tác quản lý bảo vệ rừng.

- Đã giao khoán quản lý bảo vệ rừng cho các hộ gia đình là 13.000 lượt

ha. Những hộ nhận khoán bảo vệ rừng hàng năm được hưởng tiền công từ

nguồn kinh phí khoán bảo vệ, góp phần tạo công ăn việc làm và tăng thêm thu

nhập cho người dân địa phương, hạn chế tình trạng khai thác trái phép và phá

rừng làm rẫy. Lực lượng quản lý bảo vệ rừng của KBTN đã ngăn chặn được

nhiều hành vi vi phạm đến KBTN như: khai thác các loài cây có giá trị kinh tế

cao và các loại động vật quý hiếm.

- Hoạt động của KBTN góp phần phát triển kinh tế xã hội, ổn định địa

bàn dân cư, đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn. Đồng thời nâng cao

trình độ nhận thức của người dân đối với công tác bảo tồn các nguồn gen

động thực vật quý hiếm.

- Hoạt động của KBTN đã tạo công ăn việc làm và tăng thêm thu nhập

cho người dân địa phương.

- Hoạt động của KBTN góp phần giữ vững độ che phủ của rừng, chất

lượng của rừng tăng lên, bảo vệ được tính nguyên sơ của các kiểu rừng, đặc

biệt là kiểu rừng hỗn giao lá kim với các loại cây lá rộng, một trong những

kiểu rừng độc đáo của Tây Nguyên, đồng thời giữ vững môi trường sinh thái,

tăng khả năng phòng hộ, điều tiết nguồn nước trực tiếp cho các hồ đập thủy

điện và diện tích cây trồng, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội một

cách bền vững.

Page 35: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

24

Bản đồ 1.1. Hiện trạng thảm thực vật

Page 36: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

25

CHƯƠNG 2. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

2.1.1. Mục tiêu tổng quát

Đánh giá sự đa dạng tài nguyên cây thuốc, kinh nghiệm sử dụng cây

thuốc của đồng bào dân tộcở trong KBTTNKon Chư Răng, tỉnh Gia Lai.

2.1.2. Mục tiêu cụ thể

- Tập hợp và hệ thống các loài thực vật được đồng bào dân tộcở

KBTTNKon Chư Răng, tỉnh Gia Lai sử dụng làm thuốc. Đưa ra các giải pháp

bảo tồn một số loài cây có giá trị.

- Đánh giá mức độ đa dạng về thành phần các taxon, các bệnh chữa trị,

các bộ phận sử dụng và dạng sống của những loài thực vật được đồng bào dân

tộcở KBTTNKon Chư Răng, tỉnh Gia Lai sử dụng làm thuốc.

2.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Các loài thực vật bậc cao có mạch được đồng bào dân tộcở

KBTTNKon Chư Răng, tỉnh Gia Lai sử dụng làm thuốc.

- Một số ông lang, bà mế có kinh nghiệm sử dụng các bài thuốc của

đồng bào dân tộcở khu Kon Chư Răng đang được lưu truyền và sử dụng.

- Thời gian thực hiện: Từ tháng 04 năm 2018 đến tháng 05 năm 2019.

2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.3.1. Đa dạng loài: Thu thập và xử lý mẫu vật, xác định tên, xây dựng

danh lục và phân tích đánh giá đa dạng các loài thực vật được đồng bào dân

tộcở KBTTNKon Chư Răng, tỉnh Gia Lai sử dụng làm thuốc.

2.3.2. Xây dựng bản đồ phân bố: Các loài cây thuốc có giá trị cần

được bảo vệ.

2.3.3. Vấn đề sử dụng cây thuốc: Đa dạng về công dụng chữa trị của

các loài cây thuốc, bộ phận của cây được sử dụng làm thuốc. Một số bài thuốc

chữa bệnh của các ông lang, bà mế.

Page 37: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

26

2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4.1. Điều tra thực địa theo tuyến

Điều tra khảo sát sơ bộ sau đó ta tiến hành chọn tuyến điều tra. Tuyến

được chọn phải đảm bảo yêu cầu phải chạy qua các sinh cảnh đặc trưng cho

khu bảo tồn. Trên mỗi tuyến cắt ngang là những điểm chốt đặc trưng nhất để

nghiên cứu đa dạng tài nguyên cây thuốc theo Nguyễn Nghĩa Thìn, (1997)

[29]. Trên mỗi tuyến, tiến hành điều tra các loài cây thuốc của đồng bào dân

tộcsử dụng trong phạm vi 10 m mỗi bên. Mỗi loài lấy 5-6 tiêu bản.

- Các tuyến điều tra thực địa:

+ Tuyến 1: Đi KBTNTN Kon Chư Răng đi Trại Bò.

+ Tuyến 2: Đi KBTNTN Kon Chư Răng đi thác Ba Tầng.

+ Tuyến 3: Đi KBTNTN Kon Chư Răng đi thác Bảy Tầng.

- Các ông Lang bà mế đã phỏng vấn

+ Bà Đinh Thị Dớt, thôn Kon Von I, xã Dark Glong, huyện Kbang.

+ Bà Đinh Thị Khai, thôn DarkTNgong, xã Sơn Lang, huyện Kbang.

+ Đinh Thị Thuyên, thôn 2, xã Sơn Lang, huyện Kbang.

+ Ông Đinh Văn Vên, thôn Kon Von II, xã Dark Glong, huyện Kbang.

2.4.2. Điều tra tình hình khai thác sử dụng dược liệu.

- Điều tra tình hình khai thác và sử dụng cây thuốc chính là phương

pháp điều tra nhanh về thị trường dược liệu. Phương pháp chung để tiến hành

điều tra là phương pháp phỏng vấn trực tiếp.

- Đối tượng phỏng vấn được lựa chọn là những người có hiểu biết về

cây thuốc cũng như khả năng chữa bệnh cho gia đình và cộng đồng. Trong

quá trình điều tra cộng đồng, sử dụng hai phương pháp tiếp cận là RRA và

PRA. Mỗi cây thuốc, bài thuốc nếu có mẫu thu và ghi chép các thông tin cần

thiết nhất công dụng, bộ phận sử dụng, cách sử dụng của cây.

- Tiến hành thu thập số liệu từ các nguồn thông tin đáng tin cây như các

báo cáo khoa học của khu bảo tồn, kỷ yếu, tạp chí khoa học, internet, ….

- Sử dụng phương pháp phỏng vấn nhanh có sự tham gia của người dân

(PRA): Phỏng vấn các ông Lang, bà Mế, các cán bộ làm công tác quản lý tại

khu bảo tồn và cộng đồng dân cư địa phương thông qua bảng hỏi đã được xây

Page 38: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

27

dựng sẵn. để sưu tầm và phát hiện các bài thuốc, cây thuốc sử dụng theo kinh

nghiệm dân gian. Mỗi cây thuốc, bài thuốc nều có mẫu thu và ghi chép các

thông tin cần thiết nhất công dụng, bộ phận sử dụng, cách sử dụng của cây.

2.4.3. Xử lý số liệu.

- Phương pháp chuyên gia: Dựa vào kinh nghiệm của các chuyên gia

đặc biệt là các vấn đề như xác định tên khoa học các mẫu đã thu hái.

- Phương pháp xử lý mẫu vật, chỉnh lý tên khoa học (theo Nguyễn

Nghĩa thìn, 2007) [30]. Các tiêu bản tươi được thu thập ngoài thực địa tiếp tục

xử lý trong phòng thí nghiệm tại Phòng Thực vật, Viện Sinh thái và Tài

nguyên sinh vật. Các mẫu sau khi sấy khô diệt khuẩn và chống côn trùng phá

hại. Các mẫu tiêu bản được sây khô, trình bày và khâu trên giấy bìa cứng kích

thước 28 cm x 42 cm.

- Xác định tên khoa học, kiểm tra, chỉnh lý tên theo các tài liệu chính là

các tập Thực vật chí Việt Nam, Sách Cây cỏ Việt Nam [10] [11] [12] [31].

- Xây dựng danh lục: Điều chỉnh khối lượng họ, chi theo hệ thống của

bộ Sách “Danh lục các loài thực vật ở Việt Nam” [21]. Danh lục được xây

dựng theo nguyên tắc sự phát triển của các ngành thực vật từ Lá thông đến

thực vật Mộc lan. Trong mỗi ngành các họ, chi loài được xếp theo vần ABC.

Riêng ngành Mộc lan do khối lượng lớn nên chia thành 2 lớp Mộc lan và lớp

Hành. Sau đó cũng xếp tương tự như trên. Trên cơ sở danh lục thực vật, căn

cứ vào danh lục các loài thực vật quý hiếm theo Sách Đỏ Việt Nam – Phần

thực vật (2007) [32]; Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam [33]; Nghị

định 06/2019/NĐ - CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý,

hiếm [34]. Nghị định số 160/2013/NĐ - CP về tiêu chí xác định loài và chế độ

quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ

[35]. Danh lục ngoài tên khoa học, tên Việt Nam của các loài còn có các

thông tin khác như dạng sống, công dụng, môi trường sống, bộ phận sử dụng

làm thuốc theo mẫu.

2.1. Bảng danh lục các loài thực vật làm thuốc (mẫu)

Page 39: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

28

TT Tên

khoa

học

Tên

Việt

Nam

Công

dụng

Bộ phận

dùng

Cách

dùng

Dạng

cây

Môi trường

sống

1

2

3

- Đánh giá tính đa dạng của các loài cây thuốc, về tần số sử dụng các bộ

phận, về số lượng các bộ phận sử dụng làm thuốc, nhóm bệnh,...

- Bản đồ phân bố các loài thực vật quý hiếm: Căn cứ vào các điểm đã

phát hiện được cây thuốc ngoài thực địa (đã được xác định vị trí bằng GPS và

đánh dấu vào bản đồ điều tra), đánh dấu điểm phân bố của loài trên bản đồ.

- Xác định các loài quí hiếm có nguy cơ bị tiêu diệt: Trên cơ sở danh

lục thực vật, lập danh sách các loài quí hiếm ở KBTTNKon Chư Răng, tỉnh

Gia Lai. Các loài được xác định quí hiếm có nguy cơ bị tiêu diệt dựa vào tiêu

chí của các công trình sau:

- Sách đỏ Việt Nam, 2007;

- Sách đỏ IUCN, 2016;

- Nghị định số 06/2019/NĐ-TP;

- Đánh giá tính đa dạng của các loài cây thuốc, về dạng sống của các

loài cây thuốc, mô trường sống của các loài cây thuốc, về tần số sử dụng các

bộ phận, về số lượng các bộ phận sử dụng làm thuốc (theo Viện Dược liệu)

[36].

- Các nhóm bệnh được phân chia theo tài liệu của Lê Trần Đức (1995)

“Cây thuốc Việt Nam trồng hái chế biến và trị bệnh ban đầu” [37]. Chi tiết

như sau:

- Nhóm 1: Bệnh ngoại cảm (gồm Cảm mạo phát sốt ớn lạnh, nghẹt mũi,

Cảm cúm hơi sốt sợ lạnh, đau mỏi, Cảm gió lạnh, rét run, Cảm nóng rét nắng mưa

thời khí hỗn tạp, Cảm về mùa hè nôn đầy, Cảm cúm mùa hè sốt dai đau mình,

Page 40: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

29

Cảm nắng hay sốt nóng đơn thuần, Nóng rét qua lại, Sốt rét cơn, Sốt dị ứng, phát

ngứa sưng phù, Bệnh ôn nhiệt sốt hè thu, Trúng gió méo mồm lệch mắt, Trúng

phong thấp hôn mê co cứng, Trùng phong hàn hôn mê quyết lạnh).

- Nhóm 2: Bệnh về hô hấp (Ngạt mũi, sổ mũi, hắt hơi, Viêm mũi dị

ứng, Ho, viêm họng, Ho đờm, Ho khan, viêm phế quản, Viêm phổi, sưng

phổi, Hen phế quản, Hen suyễn, Suyễn thở, Ho lao).

- Nhóm 3: Bệnh về huyết mạch (gồm Các loại chảy máu, Huyết áp

cao, Huyếp áp thấp, Hạ đường huyết, Mạch máu xơ cứng (tắc mạch, giãn

mạch), Đau tim).

- Nhóm 4: Bệnh về tâm thần (gồm Khó ngủ hồi hộp, Ngủ lờ mờ

không sâu, dễ tỉnh, Điên cuồng, Tinh thần phân liệt (sấu uất), Động kinh,

Kinh giản).

- Nhóm 5: Bệnh về tiêu hoá (Nghẹn nuốt khó, Nấc cụt, Ợ, Nôn oẹ,

Nôn mửa, Đau bụng không tiêu, Đau bụng lạnh dạ, Nóng ruột chán cơn, Táo

bón, Ỉa chảy phân loãng, sống phân, Ỉa xối ra nước không dứt, Lỵ mới phát,

Lỵ ra máu, có sốt, Lỵ mạn tính, Thổ tả, Đau bụng giun quấy, Trục giun, Ngộ

độc, Đau dạ dày, Viêm đại tràng mạn tính, Lòi dom và trĩ mới phát).

- Nhóm 6: Bệnh về tiết niệu và gan thận (gồm Tiểu tiện không thông,

Đái buốt, đái đục, Đái dưỡng trấp, Đái ra cát sỏi, phủ thũng, viêm cầu thận

cấp, Thấp thũng, Viêm gán, truyền nhiễm, sưng gan (Áp-xe), Viêm gan mạn

tính, Xơ gan mạn tính, Xơ gan cổ trướng, Viêm túi mật, sỏi mật, Đái tháo

nhạt không rõ nguyên nhân, Đái tháo đường, Viêm tiền liệt tuyến, Vô niệu do

nhiễm độc hay uất hoả).

- Nhóm 7: Bệnh về sinh dục (gồm Thận hư, tinh yếu, Di mộng tiết

hoạt tinh, Liệt dương).

- Nhóm 8: Bệnh suy nhược không đau (gồm Cơ thể hư nhược, Tinh

thần suy nhược, Tự ra mồ hôi khi ra gió, Ra mồ hôi ở tay chân, Bốc nóng giữa

đỉnh đầu).

- Nhóm 9: Các bệnh đau nhức (Đau đầu chóng mặt, Đau đầu ê ẩm,

nặng đầu, Đau đầu như búa bổ, Đau nửa đầu liền với mắt, Mắt đau sưng đỏ,

Đau mắt trắng, mặt mờ, Đau răng, viêm lợi, Đau ngang lưng (thần kinh

hông), Phong thấp, Tê thấp, Thấp thở, Phong nhiệt nhức nhói, Đầu gối sưng

Page 41: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

30

đau, Tê phù, Đau lưng trên, bà vai, cánh tay, Nổi hạch, viêm hạch, lao hạch,

Viêm tinh hoàn (sa đì), Bại liệt nửa người, Xuất huyết dạng thấp (Thấp cơ).

- Nhóm 10: Bệnh ngoài da (gồm Đơn độc sưng tấy, Mụn nhọt, Lở

ngứa các loài, Thuốc dùng ngoài đối với từng loại lở ngứa, Lở nấm, Tổ đỉa,

Chín mé, Hắc lào, Lở chàm, Ghẻ, Lang ben, lang trắng, Mụn cóc, Bước cổ,

Phong hủi, lở cùi, Tràng nhạc hay lao hạch).

- Nhóm 11: Bệnh ngoại thương (gồm Bị thương, bị ngã, Bị thương

chảy máu, Bị bỏng, Rắn cắn).

- Nhóm 12: Bệnh phụ nữ (gồm Kinh không đều, thấy sớm kỳ, Kinh

thấy chậm kỳ, Kinh loạn kỳ, Kinh nguyệt gián đoạn thất thường, Kinh bế,

Rong kinh, Băng huyết nhẹ do cơ năng; Khí hư, bạch đới, Viêm phần phụ,

Viêm âm hộ, âm đạo sưng đau, Sa sinh dục (sa dạ con), U xơ tử cung, Mót đái

do viêm các cơ quan sinh dục, Vô kinh do giảm chức năng buồng trứng, Tắc

tia sữa, Viêm tuyến vú, U xơ tuyến vú, Áp xe vú, Nhọt vú, Vú bị lở, đứt cổ

gà, Nôn nghén, Động thai, Phòng sẩy thai, Sau khi đẻ say máu; Sau khi đẻ

cảm sốt, Sau khi đẻ phù nề).

- Nhóm 13: Bệnh trẻ em (gồm Ợ, nấc cụt, trớ sữa; Ói sữa; Trẻ ỉa chảy

phọt toé ra nước; Ỉa chảy phân loãng, Ỉa phân sống; Cam tích; Cam tướt; cam

lỵ; còi xương; Suy dinh dưỡng; Cam thũng; Quai bị; Ho gà; Sởi; Thủy đậu,

Sốt bại liệt, Viêm màng não B và di chứng, Sổ xuất huyết do muỗi, Sưng

amidan, Viêm tai, Thấp tim, Đái dầm, Thoát vị thừng tinh, Lở chàm, Chốc

đầu – mô đầu, Rôm rảy, tưa lưỡi, Lở mồm).

Page 42: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

31

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. THỐNG KÊ CÁC LOÀI CÂY THUỐC ĐƯỢC ĐỒNG BÀO DÂN TỘC

Ở KBTTNKON CHƯ RĂNG, TỈNH GIA LAI SỬ DỤNG

Qua quá trình điều tra, chúng tôi đã thu thập được những kinh nghiệm

hiểu biết của các ông lang, bà mế của dân tộc ở KBTTNKon Chư Răng, tỉnh

Gia Lai. Những mẫu cây được đồng bào dân tộc sử dụng làm thuốc đã được

thu thập xử lý, trình bày, xác định tên khoa học và tổng hợp. Kết quả nghiên

cứu được trình bày ở Phụ lục 1.

Các loài thực vật làm thuốc ở KBTTNKon Chư Răng, tỉnh Gia Lai (Phụ

lục 1) được sắp xếp theo hệ thống của bộ Sách “Danh lục các loài thực vật ở Việt

Nam”. Danh lục được xây dựng theo nguyên tắc sự phát triển của các ngành

thực vật từ thấp đến cao. Trong mỗi ngành các họ, chi, loài được xếp theo vần

ABC. Riêng ngành thực vật Hạt kín do khối lượng lớn nên chia thành 2 lớp Hai

lá mầm và lớp Một lá mầm. Sau đó cũng xếp tương tự như trên.

Tổng số loài chúng tôi đã thống kê được là 357 loài, thuộc 290 chi, 111

họ của 4 ngành thực vật bậc cao có mạch đó là:

- Ngành Cỏ Bút Tháp (Equisetophyta) với 1 loài, 1 chi thuộc 1 họ.

- Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) với 2 loài, 2 chi thuộc 2 họ.

- Ngành Thông (Pinophyta) với 2 loài, 2 chi, 2 họ.

- Ngành Mộc lan (Magnoliophyta) với 352 loài, 285 chi thuộc 106 họ.

3.2. ĐÁNH GIÁ VỀ ĐA DẠNG CÁC LOÀI CÂY ĐƯỢC ĐỒNG BÀO

DÂN TỘC BA NA Ở KBTTNKON CHƯ RĂNG, TỈNH GIA LAI SỬ

DỤNG LÀM THUỐC

3.2.1. Đa dạng về các bậc phân loại của các loài cây được đồng bào dân

tộc ở KBTTNKon Chư Răng, tỉnh Gia Lai sử dụng làm thuốc

3.2.1.1. Đa dạng ở mức độ ngành

Kết quả điều tra cây thuốc của KBTNTN Kon Chư Răng bước đầu đã

thu được 357 loài thuộc 290 chi, 111 họ, 4 ngành thực vật bậc cao có mạch

(Bảng 3.1)

Page 43: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

32

Bảng 3.1. Sự phân bố các taxon trong các ngành của các loài cây thuốc

được đồng bào dân tộc ở KBTTNKon Chư Răng sử dụng

Ngành thực vật

Họ Chi Loài

Số

lượng

% Số

lượng

% Số

lượng

%

Cỏ Bút Tháp

(Equisetophyta)

1 0,9 1 0,34 1 0,28

Ngành Dương xỉ

(Polypodiophyta)

2 1,8 2 2,69 2 0,56

Ngành Thông

(Pinophyta)

2 1,8 2 0,69 2 0,56

Ngành Mộc lan

(Magnoliophyta)

106 95,5 285 98,28 352 98,6

Tổng 111 100 290 100 357 100

Biểu đồ 3.1. Sự phân bố các taxon trong các ngành của các loài cây

thuốc được đồng bào dân tộc ở KBTTNKon Chư Răng

Page 44: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

33

Qua bảng 3.1 cho thấy các tỷ lệ cây thuốc trong KBTNTN Kon Chư

Răng tập trung chủ yếu ở ngành chiếm 98,6% số loài; 98,28% số chi và

95,5% số họ. Ba loài còn lại chiếm số lượng rất ít. Ở ngành này có nhiều loài

có giá trị cao như: Vù Hương (Cinnamomum parthenoxylon (Jack) Meisn),

Dần toòng (Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino), Trầm (Aquilaria

crassna Pierre ex Lecomte).

Kết quả điều tra cây thuốc trong họ của KBTNTN Kon Chư Răng thu

được kết quả 89 họ, 245 chi và 304 loài (bảng 4.2)

Bảng 3.2. Sự phân bố các taxon trong ngành của các loài cây thuốc

được đồng bào dân tộc ở KBTTN Kon Chư Răng sử dụng

Lớp Họ Chi Loài

SL % SL % SL %

(Magnoliopsida) 89 83,96 245 85,96 304 86,36

Hành (Liliopsida) 17 16,04 40 14,04 48 13,64

Tổng 106 100 285 100 352 100

Biểu đồ 3.2.1. So sánh tỷ lệ họ giữa lớp Mộc lan và Lớp Hành

Page 45: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

34

Biểu đồ 3.2.2. So sánh tỷ lệ chi giữa lớp Mộc lan và Lớp Hành

Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp Mộc lan và Lớp Hành

Qua bảng 3.2. cho thấy lớp Mộc lan (Magnoliopsida) chiếm phần lớn

trong ngành với số loài là 89 - chiếm 83,96% của toàn ngành Mộc lan, số chi

245 - chiếm 85,96%, và số họ là 304 - chiếm 86,36% tổng số loài của ngành

Mộc lan. Ở lớp này có nhiều loài có giá trị cao như: Đơn châu chấu (Aralia

armata), Trầm (Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte), Đáng chân chim

Page 46: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

35

(Schefflera heptaphylla), Kim ngân hoa to (Lonicera macrantha), Găng vàng

hai hạt (Canthium dicoccum (Gaertn.) Teysm. & Binn), Lát hoa (Chukrasia

tabularis A. Juss).

Bên cạnh đó, lớp Hành (Liliopsida) chiếm tỷ trọng thấp hơn hẳn, số

loài chỉ là 17 - chiếm 16,04%; số chi 40 - chiếm 14,04% và số họ là 48 -

chiếm 13,64% tổng số loài của ngành Hạt kín. Tuy vậy, có nhiều loài mang

lại kết quả tốt trong việc chữa trị bệnh, cụ thể như: Kim tuyến tơ

(Anoectochilus setaceus Blume), Thanh ngọc (Cymbidium ensifolium (L.)

Sw), Hà biện lưỡi đỏ (Habenaria rhodocheila Hance), Nghệ trắng (Curcuma

aromatica Salisb), Gừng tía (Zingiber montanum (J.Koenig) Link ex A.Dietr),

Sâm cau (Peliosanthes teta Andrews), Phất dủ hẹp (Dracaena angustifolia) ...

3.2.1.2. Sự đa dạng ở mức độ họ.

Để thấy rõ mức độ đa dạng ở bậc họ, chúng tôi thống kê số họ có nhiều

loài cây thuốc được đồng bào dân tộc sử dụng nhiều nhất (7 loài trở lên), kết

quả được chỉ ra ở bảng sau:

Bảng 3.3. Các họ có nhiều loài cây thuốc nhất trong KBTNTN Kon Chư Răng

STT Tên họ khoa học Tên họ Việt Nam Loài Tỷ lệ %

1 Euphorbiaceae Thầu dầu 21 5,88

2 Rubiaceae Cà phê 20 5,6

3 Asteraceae Cúc 17 4,76

4 Lauraceae Long não 9 2,52

5 Myrsinaceae Đơn nem 9 2,52

6 Apocynaceae Trúc đào 8 2,24

7 Fabaceae Đậu 8 2,24

8 Rutaceae Cam 8 2,24

9 Verbenaceae Cỏ roi ngựa 8 2,24

10 Moraceae Dâu tằm 7 1,96

10 họ có số loài nhiều nhất (chiếm 9,0%) 115 32,2

Page 47: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

36

Biểu đồ 3.3. Các họ có nhiều loài cây thuốc nhất trong KBTNTN Kon Chư Răng

Bảng 3.3 thống kê theo thứ tự 10 họ có số loài đa dạng nhất. Họ thứ 10

có 7 loài và họ nhiều loài nhất là 21 loài. Dù 10 họ chỉ chiếm 9,0% tổng số họ

toàn hệ nhưng có số lượng loài là 115, chiếm 32,2 % tổng số loài toàn hệ.

Họ có số loài nhiều nhất là họ thầu dầu (Euphorbiaceae) gồm 21 loài

(chiếm 5,88%); tiếp đến là họ Cà phê (Rubiaceae) với 20 loài (chiếm 5,6%).

Họ Cúc (Asteraceae) với 17 loài (chiếm 4,76%). Hai họ có số loài bằng nhau

là họ Long não (Lauraceae) và họ Đơn nem (Myrsinaceae) đều có 9 loài

(chiếm 2,52%). Bốn họ có 8 loài là họ Trúc đào (Apocynaceae), họ Đậu

(Fabaceae), họ Cam (Rutaceae), họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) đều chiếm

2,24%. Họ Dâu tằm (Moraceae) có 7 loài (chiếm 1,96%).

Từ kết quả trên cho thấy các loài cây thuốc trong khu vực nghiên cứu

có sự phân bố không đồng đều trong các họ. Có những họ có nhiều loài cây

được sử dụng làm thuốc nhưng có những họ chỉ có 8 loài cây thuốc như họ

Trúc đào (Apocynaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Cỏ roi ngựa

(Verbenaceae)…hoặc họ chỉ có 7 loài cây thuốc như họ Dâu tằm (Moraceae).

3.2.1.2. Sự đa dạng ở mức độ chi.

Để thấy rõ mức độ đa dạng ở bậc chi, chúng tôi thống kê số chi có

nhiều loài cây thuốc được đồng bào dân tộc sử dụng nhiều nhất (3 loài trở

lên), kết quả được chỉ ra ở bảng 3.4

Page 48: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

37

Bảng 3.4. Thống kê các chi có nhiều loài cây thuốc nhất

STT Tên chi khoa

học

Tên chi Việt

Nam Loài Tỷ lệ %

1 Ardisia Cơm nguội 7 1,96

2 Ficus Sung 5 1,4

3 Garcinia Bứa 4 1,12

4 Callicarpa Tử châu 4 1,12

5 Blumea Đại bi 3 0,84

6 Cinnamomum Quế 3 0,84

7 Litsea Bời lời 3 0,84

8 Syzygium Trâm 3 0,84

9 Piper Tiêu 3 0,84

10 Polygonum Nghể 3 0,84

11 Morinda Nhàu 3 0,84

12 Lindernia Lữ đằng 3 0,84

12 chi có số loài nhiều nhất (chiếm 3,45%) 44 12,32

Page 49: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

38

Biểu đồ 3.4. Các chi có nhiều loài cây thuốc nhất trong KBTNTN Kon Chư Răng

Bảng 3.4 thống kê theo thứ tự 10 chi có số loài đa dạng nhất. Từ chi thứ 7

đến chi thứ 10 có 3 loài và chi nhiều loài nhất là 7 loài. Dù 10 chi chỉ chiếm

3.45% tổng số chi toàn hệ nhưng có 45 loài chiếm 12,02% tổng số loài toàn hệ.

Chi nhiều loài nhất là chi Ardisia thuộc họ Myrsinaceae với 7 loài bao

gồm: Cơm nguội thân ngắn (Ardisia brevicaulis Diels), Cơm nguội trần

(Ardisia conspersa E.Walker), Cơm nguội tán (Ardisia corymbifera Mez )),

Trọng đũa (Ardisia crenata Sims. ), Lá khôi (Ardisia silvestris Pitard ), Mật

Đất (Ardisia verbascifolia Mez ), Cơm nguội lông (Ardisia villosa Roxb. )

chiếm 1,96% tổng số loài thực vật làm thuốc. Chi Ficus thuộc họ Moraceae

với 5 loài bao gồm: Đa tía (Ficus altissima Blume ), Si (Ficus benjamina L. ),

Ngái vàng (Ficus fulva Reinw. ex Blume ), Ngái lông (Ficus hirta Vahl ),

Sung (Ficus racemosa L. ) chiếm 1,4% tổng số loài thực vật làm thuốc. Chi

Garcinia thuộc họ Clusiaceae với 4 loài bao gồm : Tai chua (Garcinia cowa

Roxb. ex Choisy ), Sơn vé (Garcinia merguensis Wight ), Dọc (Garcinia

multiflora Champ. ex Benth. ), Bứa lá thuôn (Garcinia oblongifolia Champ.

ex Benth ) chiếm 1,12% tổng số loài thực vật làm thuốc. Chi Callicarpa thuộc

họ Verbenaceae với 4 loài bao gồm: Tu hú gỗ (Callicarpa arborea Roxb. ),

Tu hú lông (Callicarpa erioclona Schaeur. ), Tử châu lá dài (Callicarpa

Page 50: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

39

longissima (Hemsl.) Merr. ), Tử châu đỏ (Callicarpa rubella Lindl.) chiếm

1,12% tổng số loài thực vật làm thuốc. Chi Blumea thuộc họ Asteraceae với 3

loài bao gồm: Đại bi (Blumea balsamifera (L.) DC. ), Hoàng đầu chụm

(Blumea fistulosa (Roxb.) Kurz ), Cải ma (Blumea lacera (Burm. f.) DC. )

chiếm 0,84% tổng số thực vật làm thuốc. Chi Cinnamomum thuộc họ

Lauraceae với 3 loài bao gồm : Quế hương (Cinnamomum bejolghota (Buch.-

Ham. ex Nees) Sweet), Quế rừng (Cinnamomum iners Reinw. ex Blume), Vù

hương (Cinnamomum parthenoxylon (Jack) Meisn.) chiếm 0,84% tổng số

thực vật làm thuốc. Chi Litsea thuộc họ Lauraceae với 3 loài bao gồm : Màng

tang (Litsea cubeba (Lour.) Pers.), Bời lời nhớt (Litsea glutinosa (Lour.) C. B.

Robins.), Bời lời lá thon (Litsea glutinosa (Lour.) C. B. Robins.) chiếm 0,84%

tổng số thực vật làm thuốc. Chi Syzygium thuộc họ Myrtaceae với 3 loài bao

gồm : Vối rừng (Syzygium cuminii (L.) Skells), Trâm trắng (Syzygium

wightianum Wall. ex Wight & Arn.), Trâm tích lan (Syzygium zeylanicum (L.)

DC.) chiếm 0,84% tổng số thực vật làm thuốc. Chi Piper thuộc họ Piperaceae

với 3 loài bao gồm : Tiêu lá gai (Piper boehmeriaefolium Wall.), Lá lốt (Piper

lolot C. DC.), Hồ tiêu (Piper nigrum L.) chiếm 0,84% tổng số thực vật làm

thuốc. Chi Polygonum thuộc họ polygonaceae với 3 loài bao gồm : Thồm lồm

(Polygonum chinense L.), Nghề răm (Polygonum hydropiper L.), Nghề phù

(Polygonum posumbu Buch.-Ham. ex D. Don.) chiếm 0,84% tổng số thực vật

làm thuốc. Chi Morinda thuộc họ Rubiaceae với 3 loài bao gồm : Ba kích

(Morinda officinalis How), Nhàu tán (Morinda umbellata L.), Nhàu lông

(Morinda villosa Hook.f.) chiếm 0,84% tổng số thực vật làm thuốc. Chi

Lindernia thuộc họ Scrophulariaceae với 3 loài bao gồm : Lữ đằng cong

(Lindernia anagallis (Burm.f.) Pennell), Bon (Lindernia ciliata (Colsm.)

Penn.), Lữ đằng cần (Lindernia crustacea (L.) F. Muell.) chiếm 0,84% tổng

số thực vật làm thuốc.

3.2.2. Đa dạng về các nhóm bệnh chữa trị.

3.2.2.1. Đa dạng về về các nhóm bệnh chữa trị.

Page 51: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

40

Dựa theo kết quả điều tra trong nhân dân về kinh nghiệm sử dụng các loài

cây làm thuốc và giá trị sử dụng theo Lê Trần Đức (1997) [7], chúng tôi đã xác

định được công dụng các loài cây thuốc theo 13 nhóm bệnh (Bảng 3.5).

Bảng 3.5. Số lượng các loài có tiềm năng chữa bệnh, nhóm bệnh

Nhóm

bệnh Tên nhóm bệnh Số lượng loài Tỷ lệ %

1 Bệnh ngoại cảm 81 22,69

2 Bệnh về hô hấp 76 21,29

3 Bệnh về huyết mạch 21 5,88

4 Bệnh về tâm thần 19 5,32

5 Bệnh về tiêu hóa 161 45,1

6 Bệnh về tiết niệu, gan thận 95 26,61

7 Bệnh về sinh dục 21 5,88

8 Bệnh suy nhược không

đau 21 6,72

9 Các bệnh đau nhức 108 30,25

10 Bệnh ngoài da 46 12,89

11 Bệnh ngoại thương 42 11,76

12 Bệnh phụ nữ 69 19,33

13 Bệnh trẻ em 20 5,6

Tổng số loài cây thuốc 357

Tổng số lượt sử dụng 783*

Page 52: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

41

Biểu đồ 3.5. Số lượng các loài có tiềm năng chữa bệnh, nhóm bệnh

Kết quả ở bảng 3.5 cho thấy: 357 loài cây thuốc được phân chia theo 13

nhóm bệnh, với 783 lượt loài được sử dụng (số lượt sử dụng nhiều hơn tổng số

loài do có một số loài có nhiều hơn 1 công dụng). Trong đó có 81 loài cây thuốc

thuộc nhóm bệnh ngoại cảm (cảm sốt, co giật, cảm tích, sốt phát ban, cảm lạnh,

cảm mạo, sốt cao, nôn mửa, nôn khan, sốt rét, sởi, tê thấp, thấp khớp, liệt, rụng

tóc, phong hàn, nôn ra máu, ra mồ hôi nhiều), chiếm 22,69% tổng số loài. Các loài

cây thuộc nhóm bệnh về hô hấp (viêm mũi, viêm phổi, lao phổi, ho gà, viêm

xoang, đau ngực, long đờm, hen suyễn, khó thở, ho khan, ho gió, viêm họng, viêm

phế quản) gồm 76 loài, chiếm 21,29%. Nhóm bệnh về huyết mạch: Bổ tim, huyết

áp cao, hạ đường huyết, bổ máu, chảy máu cam, cầm máu… có 21 loài, chiếm

5,88%. Nhóm bệnh về tâm thần: Suy nhược thần kinh, chân tay lạnh, an thần, mất

ngủ… có 19 loài, chiếm 5,32%. Nhóm bệnh về tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa, nhuận

tràng, kích thích tiêu hóa, ăn không tiêu, khó tiêu, táo bón, ỉa chảy, kiết lị, trĩ, tiêu

độc, giải độc, đau bụng, đầy hơi, đau dạ dày, viêm ruột, giun sán… có 161 loài,

chiếm 45,1%. Nhóm bệnh về tiết niệu và gan thận: Đái buốt, đái dắt, đái ra máu,

sỏi thận, suy thận, viêm thận, bổ thận, lợi tiểu, bí tiểu, viêm gan, sơ gan, bổ gan…

có 95 loài, chiếm 26,61%. Nhóm bệnh về sinh dục: Di tinh, vô sinh, cường tráng,

Page 53: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

42

liệt dương… có 21 loài, chiếm 5,88%. Nhóm bệnh suy nhược không đau: Ra mồ

hôi tay chân, cơ thể hư nhược… có 24 loài chiếm 6,72%. Nhóm các bệnh đau

nhức: Lao hạch, đau mắt, phù nề, đau đầu, đau xương khớp, gẫy xương, mỏi gối,

quai bị, giải nhiệt, phong thấp… gồm 108 loài, chiếm 30,25%. Nhóm bệnh ngoài

da: Loét da, khô da, mát da, đậu lào, viêm da, ghẻ lở, hắc lào, lậu, vẩy nến, giang

mai… có 46 loài, chiếm 12,89%. Nhóm bệnh ngoại thương: Sát khuẩn, bong gân,

sai khớp, đòn ngã, sưng, tai, bỏng, vật nhọn đâm… gồm 42 loài, chiếm 11,76%.

Nhóm bệnh phụ nữ: Tắm phụ nữ sau sinh, viêm âm đạo, điều kinh, sa tử cung,

sưng vú, lợi sữa, tắc sữa… gồm 69 loài, chiếm 19,33%. Nhóm bệnh trẻ em: Đái

dầm trẻ em, mát da trẻ em… có 20 loài, chiếm 5,6%.

3.2.2.2. Đa dạng các bộ phận sử dụng làm thuốc.

Đối với mỗi bộ phận của loài cây thuốc đều có tác dụng khác và cách

sử dụng khác nhau để làm thuốc. Vì vậy, việc phân tích đa dạng về các bộ

phận sử dụng làm thuốc của các cây thuốc định hướng cho ta thấy nguồn

nguyên liệu để dễ dàng trong việc bảo vệ, gây trồng cũng như việc khai thác,

sử dụng.

Ở đây, chúng tôi tạm phân các bộ phận sử dụng của cây thuốc thành 9

nhóm chính, để tiện trong việc đánh giá bộ phận sử dụng, bộ phận sử dụng

của cây được chia như sau:

Toàn cây (TC): Toàn bộ các bộ phận của cây.

Bộ phận lá cây (L): lá, chồi búp.

Thân cây (TH): Thân, cành, thân củ, thân rễ, thân hành.

Bộ phận vỏ (V): Vỏ thân, vỏ rễ, vỏ cành.

Bộ phận nhựa, tinh dầu (N): Nhựa thân, nhựa lá

Bộ phận rễ (R): Rễ, rễ củ.

Bộ phận hoa (HOA): hoa và nụ hoa.

Bộ phận quả (Q): Quả

Bộ phận hạt (Ha): Hạt

Kết quả tổng hợp được thể hiện ở bảng 3.6

Page 54: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

43

Bảng 3.6. Đa dạng các bộ phận sử dụng làm thuốc được đồng bào dân

tộcở khu BTTB Kon Chư Răng sử dụng

TT Bộ phận sử dụng Số lượng loài Tỷ lệ %

1 Bộ phận rễ (R) 135 37,81

2 Bộ phận lá cây (L) 84 23,52

3 Bộ phận vỏ (V) 71 19,88

4 Thân cây (TH) 62 17,36

5 Toàn cây (TC) 48 13,44

6 Bộ phận quả (Q) 24 6,72

7 Bộ phận hạt (Ha) 18 5,04

8 Bộ phận hoa (HOA) 9 2,52

9 Bộ phận nhựa, tinh dầu (N) 5 1,40

Biểu đồ 3.6. Đa dạng bộ phận sử dụng làm thuốc

Từ kết quả trên cho thấy, trong số các bộ phận làm thuốc thì rễ được sử

dụng nhiều nhất, với 135 loài, chiếm 37,81% tổng số loài; tiếp đến là sử dụng

Page 55: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

44

lá làm thuốc có 84 loài, chiếm 23,52%; sử dụng vỏ thân, vỏ rễ làm thuốc có

71 loài, chiếm 19,88%; thân, cành làm thuốc có 62 loài, chiếm 17,36%; toàn

cây làm thuốc có 48 loài, chiếm 13,44%; quả làm thuốc có 24 loài, chiếm

6,72%; hạt làm thuốc có 18 loài, chiếm 5,04%; hoa làm thuốc có 9 loài, chiếm

2,52%; nhựa và tinh dầu có 5 loài, chiếm 1,40%.

3.2.3. Các loài cây thuốc cần được bảo vệ tại KBTN Kon Chư

Răng.

Trong số 357 loài cây thuốc được đồng bào dân tộctại KBTTNKon

Chư Răng, tỉnh Gia Lai sử dụng, chúng tôi đã thống kê được có tất cả 35 loài

thuộc diện cần được bảo vệ theo tiêu chí của Sách đỏ Việt Nam năm 2007;

Danh mục các loài có nguy cơ bị đe doạ của hiệp hội bảo tồn thiên nhiên quốc

tế (IUCN) 2016; Nghị định số 06 của chính phủ năm 2019. Đây là nguồn gen

quý hiếm, cần có biện pháp bảo tồn nghiêm ngặt. Bước đầu chúng tôi xin

thống kê một số loài cây thuốc quý hiếm, có nguy cơ cạn kiệt hoặc đang bị đe

dọa tuyệt chủng ở bảng 3.7, 3.8 và 3.9.

Bảng 3.7. Các loài cây thuốc quý hiếm có nguy cơ cạn kiệt

(Các loài ở thứ hạng trong sách đỏ Việt Nam 2007)

TT Tên loài khoa học Tên loài

Việt Nam

Tên họ khoa

học

Tên họ

Việt

Nam

Phân hạng

1

Gynostemma

pentaphyllum

(Thunb.) Makino

Dần toòng Cucurbitaceae Bầu bí EN A1a,c,d

2

Cinnamomum

parthenoxylon

(Jack) Meisn.

Vù hương Lauraceae Long

não CR A1a,c,d

3 Chukrasia tabularis

A. Juss. Lát Hoa Meliaceae Xoan

VU

A1a,c,d+2d

4 Ardisia silvestris

Pitard Lá khôi Myrsinaceae Đơn nem

VU

A1a,c,d+2d

Page 56: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

45

5 Ardisia brevicaulis

Diels

Cơm nguội

thân ngắn Myrsinaceae Đơn nem

VU

A1a,c,d

6

Canthium dicoccum

(Gaertn.) Teysm. &

Binn.

Găng vàng

hai hạt Rubiaceae Cà phê

VU A1c,

B1+2c

7 Aquilaria crassna

Pierre ex Lecomte Trâm Thymelaeaceae Trầm

EN A1c,d,

B1+2b,c,e

8 Peliosanthes teta

Andrews Sâm cau

Convallariacea

e

Mạch

mon VU A1c,d

9 Anoectochilus

setaceus Blume

Kim tuyến

tơ Orchidaceae Lan EN A1a,c,d

Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng ghi nhận có 9 loài thực vật làm

thuốc nằm trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 trong đó có 1 loài ở thứ hạng CR, 3

loài thực vật ở thứ hạng EN và 6 loài thực vật ở thứ hạng VU.

Page 57: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

46

Bản đồ 3.7. Khu vực phân bố các loài thực vật quý hiếm theo Sách đỏ

Việt Nam 2007

Page 58: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

47

Bảng 3.8. Các loài cây thuốc quý hiếm có nguy cơ cạn kiệt

(Các loài ở thứ hạng trong IUCN 2016)

T

T Tên loài khoa học

Tên loài

Việt Nam

Tên họ khoa

học

Tên họ

Việt

Nam

Phân

hạng

1 Gnetum montanum

Markgr. Gắm núi Gnetaceae Gắm LC

2 Centella asiatica

(L.) Urb. Rau má Apiaceae Hoa tán LC

3 Oenanthe javanica

(Blume) DC.

Rau cần

nước Apiaceae Hoa tán LC

4 Alstonia scholaris

(L.) R. Br. Sữa Apocynaceae Trúc đào LC

5

Dialium

cochinchinense

Pierre

Xoay Caesalpiniacea

e Vang NT

6 Homonoia riparia

Lour. Rù rì Euphorbiaceae Thầu dầu LC

7

Christia

vespertilionis (L. f.)

Bakh. f.

Đậu cánh

dơi Euphorbiaceae Thầu dầu LC

8

Cinnamomum

parthenoxylon

(Jack) Meisn.

Vù hương Lauraceae Long

não DD

9 Aglaia odorata

Lour. Ngâu Meliaceae Xoan NT

10 Chukrasia tabularis

A. Juss. Lát Hoa Meliaceae Xoan LC

11

Canthium dicoccum

(Gaertn.) Teysm. &

Binn.

Găng vàng

hai hạt Rubiaceae Cà phê VU

Page 59: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

48

12 Lindernia crustacea

(L.) F. Muell.

Lữ đằng

cẩn

Scrophulariace

ae

Hoa

mõm chó LC

13 Aquilaria crassna

Pierre ex Lecomte Trâm Thymelaeaceae Trầm EN

14 Colocasia esculenta

(L.) Schott

Khoai

nước Araceae Ráy LC

15

Kyllinga nemoralis

(Forst. & Forst. f.)

Dandy ex H

Bạc đầu

rừng Cuperaceae Cói LC

16 Eleusine indica (L.)

Gaertn.

Cỏ mần

trầu Poaceae Cỏ LC

17

Phragmites karka

(Retz.) Trin. ex

Steud.

Sậy núi

Poaceae Cỏ LC

18 Amomum villosum

Lour.

Sa nhân Zingiberaceae Gừng LC

Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng ghi nhận có 18 loài thực vật

làm thuốc nằm trong Sách Đỏ IUCN 2016 trong đó có 1 loài ở thứ hạng EN, 1

loài ở thứ hạng VU, 13 loài ở thứ hạng LC, 2 loài ở thứ hạng NT và 1 loài ở

thứ hạng DD.

Page 60: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

49

Bản đồ 3.8. Khu vực phân bố các loài thực vật quý hiếm theo IUCN 2016.

Page 61: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

50

Bảng 3.9. Các loài cây thuốc quý hiếm nghị định 06/2019/NĐ-CP

(Nhóm thực vật rừng nghiêm cấm khai thác (IA) và hạn chế khai thác (IIA)

sử dụng vì mục đích thương mại)

TT Tên loài khoa học Tên loài

Việt Nam

Tên họ khoa

học

Tên loài

Việt Nam

Phân

hạng

1 Cibotium barometz (L.)

J. E. Sm.

Lông cu li Dicksoniaceae

Lông cu

li IIA

2 Drynania bonii H. Christ Tắc kè đá Polypodiaceae Dương sỉ IIA

3

Cinnamomum

parthenoxylon (Jack)

Meisn.

Vù hương Lauraceae Long não IIA

4 Coscinium fenestratum

(Gaertn.) Colebr.

Vàng đắng Menispermacea

e Tiết dê IIA

5 Fibraurea recisa Pierre Nam hoàng Menispermacea

e Tiết dê IIA

6 Fibraurea tinctoria

Lour.

Hoàng đằng Menispermacea

e Tiết dê IIA

7 Stephania pierrei Diels Bình vôi

trắng

Menispermacea

e Tiết dê IIA

8 Aerides falcata Lindl. Giáng

hương Orchidaceae Lan IIA

9 Anoectochilus setaceus

Blume

Kim tuyến

tơ Orchidaceae Lan IA

10 Arundina graminifolia

(D. Don) Hochr.

Lan trúc Orchidaceae Lan IIA

11 Cymbidium ensifolium

(L.) Sw.

Thanh ngọc Orchidaceae Lan IIA

12 Dendrobium lindleyi

Steud.

Vảy rồng Orchidaceae Lan IIA

13 Dendrobium terminale

E.C.Parish & Rchb.f.

Thạch hộc lá

dao Orchidaceae Lan IIA

14 Habenaria rhodocheila

Hance

Hà biện lưỡi

đỏ Orchidaceae Lan IIA

Page 62: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

51

Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng ghi nhận có 18 loài thực vật

làm thuốc nằm trong Sách Đỏ IUCN 2016 trong đó có 1 loài nghiêm cấm khai

thác và 13 loài hạn chế khai thác sử dụng vì sử dụng mục đích thương mai.

Ghi chú: SĐ, 2007: Sách đỏ Việt Nam năm 2007; CR: Rất nguy cấp;

EN: Nguy cấp; VU: Sẽ nguy cấp; IUCN: Danh mục các loài có nguy cơ bị đe

dọa của hiệp hội bảo tồn thiên nhiên quốc tế, LR: loài ít được quan tâm; NĐ

06: Nghị định số 06 của chính phủ năm 2019; IA: Cấm khai thác sử dụng vì

mục đích thương mại, IIA: Hạn chế khai thác sử dụng vì mục đích thương

mại.

Từ kết quả điều tra và nghiên cứu, bước đầu chúng tôi đã thống kê

được 35 loài cây thuốc quý hiếm theo Sách Đỏ Việt Nam 2007, IUCN 2016

và Nghị định 32. Trong đó có 1 loài gồm Cinnamomum parthenoxylon (Jack)

Meisn. nằm trong cả sách đỏ Việt Nam 2007; IUCN 2016 và NĐ

06/2019/NĐ-CP. Có 3 loài gồm Chukrasia tabularis A. Juss. , Canthium

dicoccum (Gaertn.) Teysm. & Binn., Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte

nằm trong sách đỏ Việt nam 2007 và IUCN 2016.

Page 63: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

52

Bản đồ 3.9. Khu vực phân bố các loài thực vật quý hiếm theo nghị định

06/2019/NĐ-CP.

Page 64: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

53

3.3. MỘT SỐ BÀI THUỐC CỦA ĐỒNG BẢO DÂN TỘC TẠI KBTNTN

KON CHƯ RĂNG, TỈNH GIAI LAI

Tìm hiểu các loài cây thuốc là cơ sở khoa học để phát hiện nguồn tài

nguyên cây thuốc phục vụ cho ngành y dược, còn các bài thuốc truyền thống

là những kinh nghiệm sử dụng thực vật của đồng bào dân tộc đã tích lũy, đúc

rút và lưu truyền từ đời này sang đời khác. Có thể nói đây là một bước tiến

quan trọng trong quá trình sử dụng các loài cây thuốc tự nhiên phục vụ cho

đời sống của những người giàu kinh nghiệm, các ông lang, bà mế và các

lương y địa phương. Với những tri thức và kinh nghiệm quý báu đó thì việc

điều tra các bài thuốc để bảo tồn là công việc vô cùng cần thiết. Qua quá trình

điều tra, chúng tôi đã ghi nhận được một số bài thuốc được đồng bào dân tộcở

Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng sử dụng. Các bài thuốc được xếp vào

các nhóm bệnh cụ thể như bảng 3.10:

Page 65: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

54

Bảng 3.10. Một số bài thuốc của đồng bào KBTTNKon Chư Răng sử dụng

Người cho

bài thuốc

Công dụng Tên khoa học Tên thông

thường

Tên địa phương Bộ phận sử dụng và cách dùng

Đinh Văn

Vên

Hết sản dịch - Clerodendrum

cyrtophyllum

- Bọ mẩy - Cây dục

- Mơ giàng

- Lấy rễ nấu nước uống cho phụ nữ sau

khi sinh uống

Đinh Thị Dớt Chữa nghẻ

ngứa

- Artemisia vulgaris - Ngãi cứu - Cây ngãi cứu - Lấy cả cây dã nhỏ, đắp vào chỗ bị ghẻ

Đinh Văn Ba Cầm máu, trị

vắt cắn

- Nicotiana

tabacum

- Cây thuốc lá - Cây thuốc lá - Lấy lá dã nhỏ, đắp vào vết thương.

Đinh Thị Hợi Chữa đau

bụng

- Psidium guajava - Cây ổi - Cây ổi - Lấy lá và ngọn non nhai sống.

Đinh Thị

Thuyên

Chữa cảm

cúm

- Bambuseae

- Cymbopogon

- Citrus aurantifolia

- Psidium guajava

- Cây tre

- Cây sả

- Cây chanh,

- Cây ổi

- Cây tre

- Cây sả

- Cây chanh

- Cây ổi

- Lấy lá của các cây trên nấu nước để

xông.

Đinh Thị Hợi Cầm máu -Ageratum

Conyzoides

- Cây cứt lợn - Cây lá nhựt - Lấy lá non hoặc rễ dã nhỏ đắp vào vết

thương.

Đinh Thị

Thuyên

Chữa đau

răng

-Crassocephalum

Crepidioides

- Rau tàu bay - Rau tàu bay -Ngắt ngon non ngậm cùng với muối.

Ngậm sau khi ăn.

Đinh Văn

Khái

Chữa viêm

họng

-Plectranthus

Amboinicus

- Cây húng chanh

- Gừng

- Cây rau húng

- Gừng

Dùng lá húng chanh và gừng đun lấy nước

uống. Uống thay nước ( 4-5 lần/ngày)

Page 66: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

55

- Zingiber officinale

Đinh thị Can Cầm máu,

chữa bong

gân

- Mallotus canii -Ba bét -Bách - Lấy lá đập dập đắp lên chỗ bị bong gân

(một ngày nếu không khỏi thì thay lá mới)

- Lấy ngọn non đắp vào vết thương để

cầm máu

Đinh Văn

Thương

Giải nhiệt -Polyscias fruticosa -Cây đinh lăng -Cây đinh lăng - Lấy lá nấu nước uống giải nhiệt.

Page 67: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

56

3.4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN CÁC LOÀI CÂY THUỐC VÀ

NGUỒN CHI THỨC BẢN ĐỊA CHO CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ ĐỊA PHƯƠNG

3.4.1. Tình hình khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên cây thuốc

và các bài thuốc dân tộc

Mỗi gia đình trong khu vực đều biết sử dụng từ vài đến vài chục loài

cây cỏ sẵn có trong khu vực để chăm sóc sức khỏe ban đầu, chữa các chứng

bệnh thường gặp như cảm lạnh, sốt, ho, đau bụng .... Cách sử dụng này tác

động hầu như không đáng kể đến tài nguyên cây thuốc ở khu bảo tồn.

Mỗi thôn có từ vài đến vài chục người biết sử dụng cây cỏ làm thuốc ở

mức độ cao hơn, để chữa các bệnh khó hơn. Những người này biết sử dụng từ

vài chục đến vài trăm loài cây để làm thuốc. Cách sử dụng các loài cây thuốc

này có tác động lớn hơn cách sử dụng trên nhưng không đến mức gây đe dọa

đến tài nguyên cây thuốc ở khu bảo tồn.

Cách khai thác có ảnh hưởng lớn nhất đến tài nguyên cây thuốc ở khu

vực là khai thác để bán. Cách khai thác này đã làm suy giảm và gây cạn kiệt

một số loài cây thuốc như Lá khôi (Ardisia silvestris), Kim tuyến tơ

(Anoectochilus setaceus Blume), Trầm (Aquilaria crassna Pierre ex

Lecomte), Dần toòng (Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino), Găng

vàng hai hạt (Canthium dicoccum (Gaertn.) Teysm. & Binn), Sữa (Alstonia

scholaris (L.) R. Br), Bình vôi trắng (Stephania pierrei Diels), Hoàng đằng

(Fibraurea tinctoria Lour), Vàng đắng (Coscinium fenestratum (Gaertn.)

Colebr), Đậu cánh dơi (Christia vespertilionis (L. f.) Bakh. f.)…

Bên cạnh đó, đời sống nhân dân ngày càng phát triển, các dịch vụ y tế

ngày càng tốt hơn, do vậy đồng bào dân tộc gần đây có xu hướng chữa trị

bệnh bằng các phương pháp tây y hiện đại, số lượng đồng bào sử dụng

phương pháp chữa bệnh cổ truyền ngày càng giảm. Do vậy việc bảo tồn các

bài thuốc dân tộc hiện đang là vấn đề cấp bách.

3.4.2. Các mối đe dọa đối với tài nguyên cây thuốc và việc sử dụng

cây thuốc ở KBTTNKon Chư Răng, tỉnh Gia Lai

* Đối với nguồn tài nguyên cây thuốc:

Page 68: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

57

- Khai thác quá mức: Đối với các loài có thể buôn bán, tác động trực

tiếp tới các loài này là người dân thu hái dược kiệu ở các bản làng. Tuy nhiên,

tác động sâu xa vẫn là những người thu gom dược liệu ở địa phương. Mặc dù

các loài cây thuốc quý đang bị khai thác mạnh mẽ nhưng các cở quan chức

năng vẫn chưa có giải pháp nào khả thi để ngăn chặn việc vì cái lợi trước mắt

mà họ đã đang làm mốt đi một số loài thực vật quý hiếm.

- Do mật độ dân số thưa lên ảnh hưởng từ những tác động của người

dân tới Khu bảo tồn là rất ít, Các hoạt động chủ yếu ảnh hưởng tới Khu bảo

tồn là chặt phá rừng làm nương rẫy; khai thác lâm sản; săn bắt động vật hoang

dã và lấn chiếm đất rừng để trồng cây quế và thảo quả dưới tán rừng.

- Hoạt động sản xuất nương rẫy sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ tới thảm thực

vật rừng và tính đa dạng sinh học của rừng nếu phát triển quá mức không

kiểm soát được. Trên diện tích làm nương rẫy thì toàn bộ cây rừng bị chặt phá

hoàn toàn, hệ sinh vật đất cũng bị ảnh hưởng do lửa, đất đai nhanh bị suy

thoái do bị xói mòn mạnh, một số loài động vật mất sinh cảnh sống. Tuy

nhiên diện tích nương rẫy Khu bảo tồn hiện nay rất ít không đáng kể đã được

quy hoạch cụ thể, do vậy dễ kiểm soát.

- Khai thác gỗ lậu của một số loài cây có giá trị kinh tế cao như Pơ mu,

bách tán Đài loan, giổi, táu mật … đang là mối đe dọa tính đa dạng sinh học

của rừng trong Khu bảo tồn.

- Do giá cả thảo quả luôn ổn định và được giá trên thị trường nên việc

mở rộng diện tích trồng cây thảo quả dưới tán rừng nhất là các khu rừng tự

nhiên trong Khu bảo tồn đã làm mất đi cây tái sinh, cây con, phá vỡ tầng tán

cây rừng, mất tính đa dạng sinh học của rừng đang là mối đe dọa thực vật

trong Khu bảo tồn.

- Ngoài ra còn có tình trạng dân địa phương, dân nơi khác đến khai thác

khoáng sản như đào đãi vàng trái phép, nổ mìn phá đá để làm đường giao

thông, làm thủy lợi thủy điện cũng làm suy giảm diện tích môi trường cảnh

quan khu vực Khu bảo tồn.

* Với nguồn tri thức và thực hành sử dụng cây thuốc:

Page 69: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

58

+ Phần lớn thế hệ trẻ của các cộng đồng địa phương vùng cao (nơi lưu

truyền những bài thuốc dân gian) ít quan tâm đến việc học hỏi tri thức sử

dụng cây thuốc của cha ông họ từ đó làm mai một đi những bài thuốc quý.

+ Sự phát triển của ngành y tế cơ sở với các loại thuốc tây sẵn có, tiện

dùng và được cấp tiền thuốc chữa bệnh ban đầu cho các xã vùng sâu, vùng xa.

+ Tri thức sử dụng cây thuốc không được tư liệu hóa mà chủ yếu là

được truyền miệng từ đời này qua đời khác. Sự tuyên truyền sai lệnh trên một

số phương tiện thông tin đại chúng, cho rằng việc sử dụng cây thuốc truyền

thống là lạc hậu.

+ Ngành y tế chưa có giải pháp tăng cường sử dụng các cây thuốc của

địa phương, tính khó sử dụng và không ổn định của cây thuốc là do chúng

chưa được tư liệu hóa, chưa quan tâm đến hiện đại hóa cây thuốc thành các

dạng sử dụng tiện lợi và sẵn có hơn.

3.4.3. Các biện pháp bảo tồn tài nguyên cây thuốc ở KBTTNKon

Chư Răng, tỉnh Gia Lai

Từ thực tế trên, chúng tôi đề xuất các biện pháp bảo tồn nguồn tài

nguyên cây thuốc ở KBTTNKon Chư Răng như sau:

- Đối với KBTTNKon Chư Răng:

+ Hoàn thành việc kiểm kê tài nguyên cây thuốc, xây dựng tài liệu về

cây thuốc trong khu vực (bao gồm vùng bảo vệ và vùng đệm): Tiến hành điều

tra trong các thôn bản chưa điều tra, điều tra bổ xung trong khu vực bảo vệ

nghiêm ngặt. Việc xây dựng tài liệu về cây thuốc ở KBTTNKon Chư Răng.

+ Kbang có thể ở mức độ đơn giản là danh mục cây thuốc, bao gồm tên

khoa học, tên địa phương và sách về cây thuốc. Việc tư liệu hóa kỹ lưỡng tri

thức sử dụng cây làm thuốc của các cộng đồng cần được tiến hành thận trọng,

có chú ý tới khía cạnh đạo đức vì tri thức sử dụng đã được tư liệu hóa này có

thể được các công ty dược, cá nhân sử dụng phát triển thành những dược

phẩm mới có khả năng chữa bệnh cao.

+ Đưa nội dung cây thuốc vào kế hoạch quản lý của KBTTNKon Chư .

Từng bước thực hiện hành pháp và tư pháp về khai thác tài nguyên cây thuốc

trong vùng được bảo vệ nghiêm ngặt, việc quản lý chặt chẽ các hoạt động thu hái

Page 70: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

59

cây thuốc ở khu bảo vệ nghiêm ngặt là rất khó khăn. Trước mắt, nên tập chung

vào các loài có trong sách đỏ Việt Nam và sách đỏ thế giới và các loài có nguy

cơ bị suy giảm do đang được người dân khai thác mạnh để bán.

+ Xây dựng hệ thống giám sát quần thể cây thuốc trong khu bảo tồn

(bảo tồn nguyên vị - in situ). Từ đó điều chỉnh kế hoạch quản lý một cách phù

hợp với tình hình thực tế. Hệ thống này có thể được xây dựng cho cả các loài

cây có ích khác (như cây lấy gỗ, rau ăn ....).

+ Tập huấn cán bộ kỹ thuật, cán bộ kiểm lâm về bảo tồn tài nguyên cây

thuốc bao gồm: Nhận biết cây được sử dụng làm thuốc, phương pháp nghiên

cứu và phát triển tài nguyên cây thuốc. Phần nhận biết cây thuốc ít nhất là tập

chung vào các loài đang được thu hái để bán, các loài quý hiếm.

+ Xây dựng vườn cây thuốc của khu vực: Vườn là nơi bảo tồn các loài

cây thuốc, vừa là nơi nghiên cứu nhân giống, trong trọt để phục hồi và phát

triển các loài cây thuốc có thể phát triển trong khu vực cũng như mục tiêu

giáo dục cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

+ Tăng cường công tác tuyên truyên, với nhiều hình thức phong phú và

phù hợp để nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư về vai trò tác dụng của

rừng đối với đời sống cộng đồng cũng như ý thức bảo tồn tài nguyên rừng để

nhân dân biết và hạn chế việc khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản, động

vật hoang dã trái phép.

+ Hướng dẫn nhân dân thâm canh trên đất dốc, chuyển giao tiến bộ

khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp; thâm canh tăng vụ, luân canh

cây trồng, nhằm nâng cao năng suất cây trồng, đảm bảo an ninh lương thực và

hạn chế tác động vào rừng.

+ Xây dựng các vườn giống, ươm và nhân giống các loài cây gỗ quý

như: Bách tán Đài loan, Pơ mu, cây công nghiệp và cây đặc sản để phục vụ

cho phát triển kinh tế trang trại, vườn rừng của nhân dân và dịch vụ cho các

nơi khác để nâng cao thu nhập của nhân dân.

+ Lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn

nhất là các chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn, xóa đói giảm

nghèo, văn hóa giáo dục, y tế trên địa bàn để từng bước nâng cao đời sống

Page 71: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

60

kinh tế xã hội cho cộng đồng giảm sức ép vào việc phá rừng và phụ thuộc tài

nguyên rừng.

- Đối với ngành y tế:

+ Nghiên cứu hiện đại hóa dạng chế biến, bào chế cây thuốc tại địa

phương. Các dạng bào chế này dựa trên những kinh nghiệm sử dụng cây

thuốc của cộng đồng để chữa các bệnh thường gặp. Các dạng bào chế là đơn

giản có thể bảo quản trong thời gian 6 tháng đền 1 năm. Kỹ thuật bào chế này

sau đó được tập huấn và chuyển giao lại cho các nhân viên y tế (cấp xã, thôn

bản) và các thầy lang trong khu vực.

+ Chỉ đạo trồng và sử dụng cây thuốc tại hiện trường, các loài cây

thuốc được sử dụng xuất phát từ chính cộng đồng.

Page 72: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

61

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. Kết luận.

Đã đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn, sử dụng tài nguyên

cây thuốc tại KBTTNKon Chư Răng, tỉnh Gia Lai đã dẫn đến những kết luận

như sau:

1. Các loài cây thuốc thuộc ngành (Magnoliophyta) đã được ghi nhận

tại KBTTNKon Chư Răng, tỉnh Gia lai là 352 loài, 285 chi và 106 họ, thuộc 2

lớp Magnoliopsida và Liliopsida. Lớp (Magnoliopsida) có 304 loài chiếm

86,36% tổng số loài, 245 chi chiếm 85,96% tổng số chi, 89 họ chiếm 83,96%

tổng số họ. Lớp Hành (Liliopsida) có 48 loài chiếm 13,64 % tổng số loài, 40

chi chiếm 14,04% tổng số chi và 17 họ chiếm 16,04% tổng số họ cây thuốc

vùng nghiên cứu.

2. Đa dạng họ: thống kê thứ tự 10 họ có số loài đa dạng nhất chiếm

9,0%. Họ thứ 10 có 7 loài và họ nhiều loài nhất là 21 loài.

3. Đa dạng chi: thống kê thứ tự 12 chi có số loài đa dạng nhất chiếm 3,45%.

Chi thứ 5 đến chi 12 có 3 loài và chi nhiều loài nhất (Ardisia) là 7 loài.

4. Trong các bộ phận của cây, rễ là bộ phận được sử dụng nhiều nhất

với 135 loài, chiếm 37,81%; tiếp theo là lá với 84 loài, chiếm 23,52%; vỏ thân

và vỏ rễ với 71 loài chiếm 19,99%; thân và cành với 62 loài chiếm 17,26%;

toàn thân với 48 loài, chiếm 13,44%; quả với 24 loài, chiếm 6,72%. Các bộ

phận khác như hoa, hạt, nhựa và tinh dầu chiếm tỷ lệ không đáng kể.

5. Có 13 nhóm bệnh khác nhau được chữa trị bằng cây thuốc được

đồng bào dân tộcở Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng - Kbang sử dụng.

Trong đó nhóm bệnh về tiêu hoá là cao nhất với 161 loài, chiếm 45,10%;

nhóm các bệnh về đau nhức, với 108 loài, chiếm 30,25%, đây cũng là nhóm

bệnh mà đồng bào dân tộcdễ mắc. Nhóm bệnh về tâm thần là thấp nhất với 19

loài, chiếm 5.32%.

4.2. Kiến nghị

Cần tiến hành kiểm kê và xây dựng tài liệu chi tiết và hệ thống hơn về

nguồn tài nguyên cây thuốc tại khu vực nghiên cứu để bảo tồn và sử dụng có

hiệu quả mang tính bền vững.

Page 73: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

62

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Võ Văn Chi (2012), Từ điển cây thuốc Việt Nam. NXB. Y học, Hà Nội.

Tập 1 (1.675tr), tập 2 (1.541tr).

2. Lê Thuận Kiên, Nghiên cứu tính đa dạng và tri thức bản địa trong việc sử

dụng nguồn tài nguyên cây thuốc của cộng đồng tại Vườn Quốc gia Phong

Nha – Kẻ Bàng, Quảng Bình. Báo cáo Khoa học về Sinh thái và Tài nguyên

sinh vật – Hội nghị sinh thái khoa học toàn quốc lần thứ sáu,. NXB. Nông

nghiệp, Hà Nội. tr. 1160 - 1164

3. Lê Đình Bích, Trần Văn Ơn (2007), Thực vật học. NXB. Y học, Hà Nội.

4. Lê Trần Chấn (Chủ biên, 1999), Một số đặc điểm cơ bản hệ thực vật Việt

Nam. NXB. Khoa học và kỹ thuật. 307tr.

5. Võ Văn Chi (1997), Từ điển cây thuốc Việt Nam. NXB. Y học, Hà Nội.

6. Tuệ Tĩnh (1996), Nam dược thần hiệu (Lê Trần Đức dịch), NXB Y học, Hà

Nội, tái bản lần thứ 4, 376 tr.

7. Lê Hữu Trác (1780), Y tông tâm lĩnh, NXB Y học, Hà Nội.

8. Lecomte H. (editor), (1907-1937), Flore générale de L’Indo-chine, vol. 1-

7. Paris.

9. Pétélot P. A (1952 – 1954), Les plantes médicinales du Cambodge, du Laos

et du Vietnam, Archives des Recherché Agronomiques et Pastorates du Viet

Nam, Paris.

10. Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam, NXB. Trẻ, TP Hồ Chí Minh. tập 1.

11. Phạm Hoàng Hộ (2000), Cây cỏ Việt Nam, NXB. Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. tập 2.

12. Phạm Hoàng Hộ (2003), Cây cỏ Việt Nam, NXB. Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. tập 3.

13. Phạm Hoàng Hộ (2006), Cây có vị thuốc ở Việt Nam, NXB. trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.

14. Đỗ Tất Lợi (1999), Cây thuốc và vị thuốc Việt Namin lần thứ 8 có bổ sung

sửa chữa, NXB. Y học, Hà Nội.

15. Võ Văn Chi, Trần Hợp (1999;2002). Cây cỏ có ích ở Việt Nam. NXB.

Giáo dục, TP Hồ Chí Minh. Tập I-II.

16. Trần Đình Lý (1993), 1900 loài cây có ích. NXB. Thế giới, Hà Nội, 544tr.

17. Vương Thừa Ân (1995), Thuốc quý quanh ta. NXB. Đồng tháp.

Page 74: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

63

18. Lã Đình Mỡi (chủ biên), Lưu Đàm Cư, Trần Minh Hợi, Nguyễn Thị

Thủy, Nguyễn Thị Phương Thảo, Trần Huy Thái, Ninh Khắc Bản

(2001;2002), Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam. NXB. Nông

nghiệp, Hà Nội. Tập 1 (314tr) và tập 2 (439tr)

19. Lã Đình Mỡi (chủ biên), Trần Minh Hợi, Dương Đức Huyến, Trần Huy

Thái, Ninh Khắc Bản (2005). Tài nguyên thực vật Việt Nam – Những cây

chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học. NXB. Nông nghiệp, Hà Nội. 368 tr.

20. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) (2003,2005), Danh lục các loài thực vật Việt

Nam. NXB. Nông nghiệp, Hà Nội. Tập 2 (1.203tr) và tập 3 (1.181tr).

21. Viện Dược Liệu (2006), Nghiên cứu cây thuốc từ thảo mộc. NXB Khoa

học và kỹ thuật, Hà Nội, 686tr.

22. Ninh Khắc Bản, Vũ Hương Giang, Trần Mỹ Linh, Lê Quỳnh Liên, Nguyễn

Quốc Bình, Trần Thiện Ân, Huỳnh Văn Kéo, Jaciato Regalado (2013), Tri thức

sử dụng các loài cây thuốc của cộng đồng dân tộc Cơ Tu và Vân Kiều tại Vùng

đệm Vườn Quốc gia Bạch Mã, Báo cáo Khoa học về Sinh thái và Tài nguyên

Sinh vật – Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ 5. NXB. Nông nghiệp, Hà Nội.

Tr. 950 – 956

23. Trần Huy Thái (2012), Đa dạng nguồn tài nguyên thực vật tại khu bảo tồn

thiên nhiên Xuân Nha, tỉnh Sơn La. Tạp chí Sinh học, tr 88 – 93.

24. Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thị Hạnh, Ngô Trực Nhã (2001), Cây thuốc

của đồng bào Thái ở Con Cuông, Nghệ An, NXB. Nông Nghiệp, Hà Nội.

25. Trần Văn Hải, Trần Minh Hợi, Đỗ Thị Xuyến, Các loài thực vật được

đồng bào dân tộc H’Mông tại khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên – Văn Bàn

sử dụng làm thuốc chữa bệnh gan. Báo cáo Khoa học về Sinh thái và Tài

nguyên sinh vật – Hội nghị sinh thái khoa học toàn quốc lần thứ tư. NXB.

Nông nghiệp, Hà Nội. tr. 1112 - 1115

26. Nguyễn Phương Hạnh, Nguyễn Quốc Bình (2015), Bước đầu nghiên cứu

đa dạng cây thuốc thuộc ngành (Magnoliophyta) ở Vườn Quốc gia Chư Yang

Sin, tỉnh Đắc Lắk, Báo cáo Khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật –

Hội nghị sinh thái khoa học toàn quốc lần thứ sáu. NXB. Nông nghiệp, Hà

Nội. tr. 1100 – 1105.

Page 75: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

64

27. Đỗ Sĩ Hiến, Đỗ Thị Xuyến (2011), Các loài thực vật được đồng bào dân

tộc Mường tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia – Pà Cò sử dụng làm thuốc

trị bệnh thận, Báo cáo Khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – Hội

nghị sinh thái khoa học toàn quốc lần thứ năm. NXB. Nông nghiệp, Hà Nội.

tr. 1026 – 1039

28. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật.

NXB. Nông Nghiệp. 223tr.

29. Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), Các phương pháp nghiên cứu thực vật. NXB.

Đại học quốc gia Hà Nội. 171tr.

30. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật

hạt kín (Magnoliophyta - Angiospermae) ở Việt Nam. NXB. Nông nghiệp, Hà

Nội. 532tr.

31. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007), Sách

Đỏ Việt Nam - Phần II – Thực vật.. NXB. Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

32. Nguyễn Tập (2007), Cẩm nang Cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam. Mạng

lưới Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam. 484 tr.

33. Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2019), Nghị

định số 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật

rừng nguy cấp, quý, hiếm.

34. Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2013), Nghị

định số 160/2013/NĐ-CP về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài

thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

35. Viện Dược liệu (2016), Danh lục cây thuốc Việt Nam. NXB. Khoa học và

Kỹ thuật. 1191tr.

36. Lê Trần Đức (1997), Cây thuốc Việt Nam, trồng hái chế biến trị bệnh ban

đầu. NXB. Y học, Hà Nội.1610tr.

37. Đỗ Huy Bích, Trần Tập, Trần Toàn, Trần Hùng, Nguyễn Ngọc Huệ, Phạm

Kim Mẫn, Đoàn Thị Nhu, Phạm Duy Mai, Bùi Xuân Cương (1993), Tài nguyên

cây thuốc Việt Nam. NXB. khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

38. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2000), Tên cây rừng Việt Nam,

NXB. Nông nghiệp, Hà Nội.

Page 76: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

65

39. Lê Trần Chấn (Chủ biên, 1999), Một số đặc điểm cơ bản hệ thực vật Việt

Nam.NXB. Khoa học và kỹ thuật. 307tr

40. Nguyễn Bá Hoạt, Nguyễn Duy Thuần (đồng chủ biên, 2005), Kỹ thuật trồng,

sử dụng và chế biến cây thuốc,. NXB. Nông nghiệp, Hà Nội. 280tr

41. Lê Khả Kế (1976), Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam. NXB.Khoa học và Kỹ

thuật, Hà Nội. tập I – IV.

42. Auct., 1972-2001. Flora Reipublicae Popularis sinicae. vol. 1-80. Pekin.

43. Auct., (2001), Plant Resources of South-East Asia, Medicinal &

poisonous Plant, Vol. 12. Leiden, Netherlands.

44. Lily M. P. (1978), Medicinal Plants of East and Southeast Asia.

London.pp 243-245.

45. http://www.caythuocquy.info.vn (Tạp chí cây thuốc quý).

46. http://www.ipni.org

47. http://theplantlist.org

48. http://Tropicos.org

49. http://www.vncreatures.net (Sinh vật rừng Việt Nam).

50. http://www.vi.wikipedia.org (Bách khoa toàn thư mở).

51. http://www.yhoccotruyen.htmedsoft.com (Y học cổ truyền Việt Nam).

Page 77: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

PHỤ LỤC

Page 78: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

DANH LỤC CÁC LOÀI CÓ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG

Stt Tên Khoa Học Tên Việt Nam Công dụng

Nhóm bệnh

Bộ phận sử dụng

SĐVN 2007

IUCN 2016

Nghị định 06/2019

Nguồn

I. EQUISETOPHYTA I. NGÀNH CỎ THÁP

BÚT

1. EQUISETACEAE HỌ CỎ THÁP BÚT

1 Equisetum ramosissimum Desv. Cỏ tháp bút trườn T 9 5 6 12 TC R

TLTK

II. POLYPODIOPHYTA III. NGÀNH DƯƠNG

XỈ

1. DICKSONIACEAE HỌ LÔNG CU LI

2 Cibotium barometz (L.) J. E. Sm. Lông cu li T 9 4 6 11 R

IIA KBT

2. POLYPODIACEAE HỌ DƯƠNG XỈ

3 Drynania bonii H. Christ Tắc kè đá T 9 6 13 4 T R

IIA KBT

III. PINOPHYTA NGÀNH THÔNG

1. GNETACEAE HỌ GẮM

4 Gnetum montanum Markgr. Gắm núi Ad T 12 9 1 R T

LC KBT

2. PODOCARPACEAE HỌ KIM GIAO

5 Podocarpus neriifolius D. Don Thông tre lá dài G T C 9 2 L R

TLTK

IV. MAGNOLIOPHYTA NGÀNH MỘC LAN

A. MAGNOLIOPSIDA LỚP MỘC LAN

1. ACANTHACEAE HỌ Ô RÔ

6 Thunbergia laurifolia Lindl. Cát đằng thon T C 12 11 L TLTK

2. ACTINIDIACEAE HỌ DƯƠNG ĐÀO

7 Saurauia tristyla DC. Nóng T Ed 11 R L V

KCR

371

3. ALANGIACEAE HỌ THÔI BA

8 Alangium chinense (Lour.) Harms Thôi ba T Nh 11 3 5 R T L KBT

Page 79: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

12

9 Alangium kurzii Craib Thôi thanh G T Nh 8 11 R L

KCR

173

4. ALTINGIACEAE HỌ TÔ HẠP

10 Altingia siamensis Craib Tô hạp bình khang G T 2 R Nh TLTK

5. AMARANTHACEAE HỌ RAU DỀN

11 Achyranthes aspera L. Cỏ xước T R 2 9 6 12 11

TC R

TLTK

12 Achyranthes bidentata Blume Ngưu tất

T 9 12 6 11 2

R

KBT

13 Amaranthus spinosus L. Dền gai T R ThA

6 10 2 3 5

Ha R T L

TLTK

14 Amaranthus tricolor L. Dền tía

T R C 10 6 11 TC Ha

KBT

6. ANACARDIACEAE HỌ XOÀI

15 Bouea oppositifolia (Roxb.) Meisn. Thanh trà G T Ed 10 8 Q L TLTK

16 Canarium littorale Blume Trám nâu T 10 Nh KBT

17 Choerospondias axillaris (Roxb.) Burtt. & Hill Xoan nhừ T Ed

11 5 10 V Q

KBT

18 Dracontomelon duperreanum Pierre Sấu T Ed R 8 10 5 12

Q L V

KBT

19 Mangifera foetida Blume Muỗm T Ed 9 5 V TLTK

20 Toxicodendron succedanea (L.) Mold. Sơn phú thọ T R Nh 1 5 11 2 12

R L V Q

TLTK

7. ANCISTROCLADACEAE HỌ TRUNG QUÂN

21 Ancistrocladus tectorius (Lour.) Merr. Trung quân T 9 12 TC TLTK

8. ANNONACEAE HỌ NA

22 Artabotrys hexapetalus (L. f.) Bhand. Hoa móng rồng T Es 5 1 H L Q R TLTK

23 Desmos cochinchinensis Lour. Hoa giẻ lông đen T

5 2 10

12 R L

KCR 379, KCR 429

Page 80: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

24 Desmos chinensis Lour. Hoa giẻ thơm T 12 5 6 9 R L

KCR

076

25 Uvaria microcarpa Champ. ex Benth. Bù dẻ trườn T Ed 5 11 R L

TLTK

9. APIACEAE HỌ HOA TÁN

26 Centella asiatica (L.) Urb. Rau má T R 6 1 12 5 TC

LC KBT

27 Eryngium foetidum L. Mùi tàu T 1 5 TC

TLTK

28 Heracleum bivittatum Boissieu Vũ thảo

T 9 4 R

TLTK

29 Oenanthe javanica (Blume) DC. Rau cần nước T R

3 6 11

13 TC

LC KBT

10. APOCYNACEAE HỌ TRÚC ĐÀO

30 Alstonia scholaris (L.) R. Br. Sữa G T

12 5 10

6 V L

LC KBT

31 Holarrhena pubescens Wall. ex G. Don Hồ liên lá to T 5 6 10 L Ha V R

TLTK

32 Pottsia laxiflora (Blume) Kuntze Dây ve áo T 1 9 R T L Nh

TLTK

33 Rauvolfia cambodiana Pierre ex Pitard Ba gạc lá to T R 3 10 V VU

A1c KBT

34 Strophanthus caudatus (Burm.) Kurz Sừng trâu đuôi T 3 1 Ha Nh

TLTK

35 Tabernaemontana pauciflora Blume Lài trâu ít hoa T 5 R

KBT

36 Urceola rosea (Hook. & Arn.) D.J.Middleton Răng bừa hường T, R

11 9 10

5 R L

TLTK

37 Wrightia pubescens R. Br. Lòng mức lông G T 9 2 R V L

KBT

11. ARALIACEAE HỌ NHÂN SÂM

Page 81: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

38 Aralia armata (Wall. ex G.Don) Seem. Đơn châu chấu T R 9 6 12 2 R T L

KCR

415

39 Heteropanax fragrans (Roxb.) Seem. Sâm thơm T

1 9 10

11 R

TLTK

40 Schefflera heptaphylla (L.) Frodin Đáng chân chim T R

1 9 7 12

10 V R L

KCR 336

41 Trevesia palmata (Roxb. ex Lindl.) Visan. Đu đủ rừng T

6 8 L R

TLTK

12. ARISTOLOCHIACEAE HỌ PHÒNG KỶ

42 Aristolochia tagala Chamisso Mã đậu linh T 6 5 10 R T

TLTK

13. ASCLEPIADACEAE HỌ THIÊN LÝ

43 Stretocaulon juventas (Lour.) Merr. Hà thủ ô trắng

T 3 1 12 8 R

KBT

44 Streptocaulon griffithii Hook. f. Hà thủ ô griffith T 5 1 6 R

TLTK

14. ASTERACEAE HỌ CÚC

45 Ageratum conyzoides L. Cỏ cứt lợn T ThA

2 11 6

10 L T

KBT

46 Artemisia vulgaris L. Ngải cứu T 12 10 T L

TLTK

47 Bidens pilosa L. Đơn buốt T 1 2 5 6 TC

KBT

48 Blumea balsamifera (L.) DC. Đại bi T Es 1 9 12 6 L T R

KBT

49 Blumea fistulosa (Roxb.) Kurz Hoàng đầu chụm T R 8 TC

TLTK

50 Blumea lacera (Burm. f.) DC. Cải ma T R

10 11 2

4 TC

TLTK

Page 82: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

51 Conyza canadensis (L.) Cronq. Thượng lão T 12 5 6 1 T

TLTK

52 Crassocephalum crepidioides (Benth.) S.Moore Rau tau bay R T

11 1 5 TC

TLTK

53 Chromolaena odorata (L.) R.M.King & H.Rob. Cỏ lào T

11 13 6

10 TC L

KCR 127

54 Eclipta prostrata (L.) L. Nhọ nồi T 1 6 5 4 T

KBT

55 Elephantopus tomentosus L. Cúc chân voi mềm T 2 611 TC

KCR

437

56 Emilia sonchifolia DC. DC. Chua lè T R

1 2 5 6 7

10 9 T

TLTK

57 Eupatorium fortunei Turcz. Mần tưới T R 12 8 5 TC

TLTK

58 Gnaphalium luteo-album L. Rau khúc vàng T R 2 TC

TLTK

59 Microglossa pyrifolia (Lamk.) Kuntze Vi thiệt T 5 10 L TC

KBT

60 Sigesbeckia orientalis L. Hy thiêm T

3 10 12

9 TC

KBT

61 Vernonia cinerea (L.) Less. Dạ hương ngưu T

1 2 5 4

10 12 3 TC

TLTK

15. BALANOPHORACEAE HỌ DÓ ĐẤT

62 Balanophora indica (Arnott) Griff. Dó đất T 5 8 7 TC

KCR

387

16. BEGONIACEAE HỌ THU HẢI ĐƯỜNG

63 Begonia aptera Blume Thu hải đường không cánh T R

2 10 13 R

TLTK

17. BIGNONIACEAE HỌ ĐINH

Page 83: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

64 Oroxylum indicum (L.) Kurz Núc nác T Ed Nh

2 6 10 V Ha

TLTK

18. BORAGINACEAE HỌ VÒI VOI

65

Cynoglossum zeylanicum (Vahl ex

Hornem.) Thunb. Ex Lehm Khuyển thiệt tích lan

T

6 12 11 R T L

TLTK

66 Heliotropium indicum L. Vòi voi T 2 9 7 TC

TLTK

19. BUDDLEJACEAE HỌ BỌ CHÓ

67 Buddleja asiatica Lour. Bọ chó T 12 10 13 R L Q

TLTK

20. CAESALPINIACEAE HỌ VANG

68 Cassia fistula L. Bò cạp nức T C Nh 6 5 8 Q Ha R V

TLTK

69 Dialium cochinchinense Pierre Xoay G T Ed Nh

13 5 V

NT KBT

70 Peltophorum dasyrrhachis (Miq.) Kurz Hoàng linh G T 2 V

KBT

71 Senna alata (L.) Roxb. Muồng trâu T C 5 10 L TC Ha

TLTK

21. CAPPARACEAE HỌ MÀN MÀN

72 Stixis scandens Lour. Trứng cuốc T 9 L T R

KBT

22. CAPRIFOLIACEAE HỌ KIM NGÂN

73 Lonicera macrantha (D. Don) Spreng. Kim ngân hoa to T 10 H L

TLTK

74 Sambucus javanica Reinw. ex Blume Cơm cháy T C 9 6 10 TC

TLTK

75 Viburnum lutescens Blume Vót vàng nhạt T 7 12 L

KCR

141

23. CARYOPHYLLACEAE HỌ CẨM CHƯỚNG

76 Drymaria diandra Blume Lâm thảo T R

13 6 5

11 TC

TLTK

Page 84: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

24. CELASTRACEAE HỌ DÂY GỐI

77 Celastrus gemnatus Loes. Dây gối chồi T 13 9 L V

KBT

78 Celastrus orbiculatus Thunb. Dây gối tròn

T 5 12 9 R T

TLTK

79 Euonymus laxiflorus Champ. ex Benth. Chân danh hoa thưa T

9 11 V

KCR 074, KCR 331

80 Salacia chinensis L Chóp máu tàu T 9 8 R

TLTK

81 Microtropis triflosa Merr. & Freem. Mấm núi T 5 L V

TLTK

25. CLUSIACEAE HỌ BỨA

82 Calophyllum dryobalanoides Pierre Cồng trắng T 5 R

TLTK

83 Garcinia cowa Roxb. ex Choisy Tai chua T 1 V T L Nh

KCR

430

84 Garcinia merguensis Wight Sơn vé G T Ed 9 L

TLTK

85 Garcinia multiflora Champ. ex Benth. Dọc Ed T Es 10 5 13 V Q

KBT

86 Garcinia oblongifolia Champ. ex Benth. Bứa lá thuôn G T Ed

5 2 11 V

KBT

26. COMBRETACEAE HỌ BÀNG

87 Combretum latifolium Blume Chưn bầu lá rộng T 9 6 R L Q

TLTK

88 Quisqualis indica L. Dây giun T 5 13 Q

TLTK

27. CONVOLVULACEAE HỌ KHOAI LANG

89 Argyreia capitata (Vahl) Choisy Bạc thau hoa đầu T 12 9 11 L

TLTK

90 Merremia hederacea (Burm. f.) Hallier'f. Bìm bìm vàng T R

1 10 TC Ha

KBT

Page 85: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

91 Xenostegia tridentata (L.) Austin & Staples Bìm ba răng T

9 6 1 TC

KBT

28. CRASSULACEAE HỌ THUỐC BỎNG

92 Kalanchoe pinnata (Lamk.) Pers. Thuốc bỏng T C R 1 5 TC

TLTK

29. CUCURBITACEAE HỌ BẦU BÍ

93 Gymnopetalum cochinchinense (Lour.) Kurz Cứt quạ T R

8 2 12 TC

KBT

94 Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino Dần toòng T

2 6 3 TC EN A1a,c,d

KBT

95 Hodgsonia macrocarpa (Blume) Cogn. Đại hái T 5 10 H R

TLTK

96 Mukia maderaspatana (L.) Roem. Cầu qua ấn

T 5 2 TC

TLTK

97 Thladiantha hookeri C.B.Clarke Khố áo hooker T 9 6 R

KCR

153

30. CHENOPODIACEAE HỌ RAU MUỐI

98 Chenopodium ambrosioides L. Dầu giun T 4 5 L

TLTK

31. CHORANTHACEAE HỌ HOA SÓI

99 Chloranthus elatior Link Sói đứng T

1 12 11

9 TC

KCR 40

100 Chloranthus spicatus (Thunb.) Makino Hoa sói T 9 11 1 TC

KCR

214

32. DILLENIACEAE HỌ SỔ

101 Dillenia indica L. Sổ bà G T Ed 5 2 R V T L Q

KBT

102 Tetracera scandens (L.) Merr. Chặc chìu T 9 5 12 7 R T

KBT

33. EBENACEAE HỌ THỊ

103 Diospyros kaki Thunb. Hồng

T K 2 5 8 Q

KCR

397

Page 86: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

34. ERICACEAE HỌ ĐỖ QUYÊN

104 Lyonia ovalifolia (Wall.) Drude Lồng đèn T 10 8 T L

KCR

287

35. EUPHORBIACEAE HỌ THẦU DẦU

105 Actephila excelsa (Dalz.) Muell.-Arg. Da gà cao T 5 8 L

TLTK

106 Alchornea tiliifolia (Benth.) Müll.Arg. Vông đỏ mụn cóc T 12 10 L

KCR

285

107 Antidesma bunius (L.) Spreng. Chòi mòi tía T Ed

12 7 11 L R Q

KCR 149, KCR 276

108 Aporosa dioica (Roxb.) Muell.-Arg. Ngăm G T Ed 11 12 V R L

TLTK

109 Aporosa villosa (Lindl.) Baill. Tai nghé lông T 1 L

TLTK

110 Baccaurea ramiflora Lour. Dâu da đất G T Ed R

5 10 V T L Q

KCR 422

111 Bischofia javanica Blume Nhội G T Ed R

5 12 10 R T L

KBT

112 Breynia fruticosa (L.) Hook. f. Bồ cu vẽ T

5 10 12

11 R L

KCR 243, KCR 083

113 Bridelia monoica (Lour.) Merr. Đỏm lông G T 9 12 V R

TLTK

114 Croton cascarilloides Raeusch. Ba đậu lá nhót T 4 10 1 R V T L

KCR

373

115 Croton poilanei Gagnep. Ba đậu mập G T 5 10 V L

KCR

280

116 Endospermum chinense Benth. Vạng trứng T 11 9 V L

KCR

253

117 Glochidion eriocarpum Champ. Bọt ếch lông T 5 10 R L

TLTK

Page 87: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

118 Homonoia riparia Lour. Rù rì T

1 6 11

12 R T L

LC KBT

119 Macaranga denticulata (Blume) Müll.Arg. Ba soi G T K

6 12 R V L TC

KCR 159, KCR 171

120 Mallotus apelta (Lour.) Muell.-Arg. Bục trắng T

6 12 5

11 R V L

KBT

121 Phyllanthus reticulatus Poir. Phèn đen T 5 11 13 R L

KCR

326

122 Sapium baccatum Roxb. Sòi quả mọng G T 6 10 V L

TLTK

123 Sapium discolor (Champ. ex Benth.) Muell.-Arg. Sòi tía G T

5 6 10

12 R L

KBT

124 Sapium rotundifolium Hemsl. Sòi lá tròn T Nh 10 L Q

TLTK

125 Trewia nudiflora L. Lươu bươu G T Ed 9 10 L R

KCR

051

36. FABACEAE HỌ ĐẬU

126 Christia vespertilionis (L. f.) Bakh. f. Đậu cánh dơi T C 12 11 TC

LC TLTK

127 Derris elliptica (Roxb.) Benth. Dây mật T 10 R

TLTK

128 Desmodium microphyllum (Thunb. ex Murr.) DC. Tràng quả lá nhỏ T

12 11 6

9 R TC

KBT

129 Desmodium triflorum (L.) DC. Hàn the ba hoa T ThA 1 12 5 TC

TLTK

130 Millettia pachyloba Drake (dây) Thàn mát thùy dày T 9 T R L

KBT

Page 88: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

131 Ohwia caudata (Thunb.) H.Ohashi Thóc lép có đuôi T 1 5 6 TC R

KCR

080

132 Pueraria montana (Lour.) Merr. Săn dây rừng T ThA 1 R H

KCR

128

133 Spatholobus parviflorus (Roxb. ex DC.) Kuntze Dây kim luông T

12 7 5 1

13 R V

KBT

37. FLACOURTIACEAE HỌ MÙNG QUÂN

134 Hydnocarpus annamensis (Gagnep.) Lescot & Sleum. Lọ nồi trung bộ T

10 Ha L

TLTK

135 Hydnocarpus kurzii (King) Warb. Lọ nồi T G 10 Nh

KBT

136 Scolopia chinensis (Lour.) Clos Bôm tàu T 12 R

TLTK

137 Xylosma longifolium Clos Mộc hương lá dài T 9 11 L R T

TLTK

38. HAMAMELIDACEAE HỌ SAU SAU

138 Rhodoleia championii Hook. Hồng quang T 11 L

KBT

39. HYDRANGEACEAE HỌ THƯỜNG SƠN

139 Dichroa febrifuga Lour. Thường sơn T ThA

1 2 5 R L

KCR 151, KCR 341

140

Hydrangea macrophylla (Thunb.)

Seringe Tú cầu

T C

1 3 R L

KBT

40. HYPERICACEAE HỌ BAN

141 Cratoxylum pruniflorum (Kurz) Kurz Đỏ ngọn G T R 5 12 R V L

TLTK

41. ICACINACEAE HỌ THỤ ĐÀO

142 Gomphandra mollis Merr. Bổ béo mềm T

12 4 R

KCR 017, KCR

Page 89: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

225

143 Gomphandra tetrandra (Wall.) Sleumer Bổ béo bốn nhị T 5 R

KCR

333

42. ILLICIACEAE HỌ HỒI

144 Illicium verum Hook.f. Hồi

T Es 5 1 9 6 Q

TLTK

43. IXONANTHACEAE HỌ HÀ NỤ

145 Irvingia malayana Oliv. ex A. Benn. Kơ nia G Ed T 5 12 V

TLTK

44. JUGLANDACEAE HỌ CHẸO

146 Engelhardtia spicata Lesch. Ex Blume Chẹo bông G T 1 5 V T L

TLTK

45. LAMIACEAE HỌ BẠC HÀ

147 Anisomeles indica (L.) Kuntze Thiến thảo Es T 1 10 9 5 TC

KBT

148 Elsholtzia blanda (Benth.) Benth. Kinh giới rừng T Ed 6 1 13 TC

KBT

149 Scutellaria indica L. Thuẫn ấn độ T 11 12 5 TC

KCR

228

46. LAURACEAE HỌ LONG NÃO

150 Cinnamomum bejolghota (Buch.-Ham. ex Nees) Sweet Quế hương T

5 6 7 11 V L

TLTK

151 Cinnamomum iners Reinw. ex Blume Quế rừng G T 5 11 1 V R L Ha

TLTK

152 Cinnamomum parthenoxylon (Jack) Meisn. Vù hương T Es

9 1 5 R T L Q CR A1a,c,d

DD IIA TLTK

153 Lindera myrrha (Lour.) Merr. Dầu đắng T 5 13 10 R Q

TLTK

154 Litsea cubeba (Lour.) Pers. Màng tang T

1 9 11 5 R T L Q

KCR 112, KCR 232

Page 90: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

155 Litsea glutinosa (Lour.) C. B. Robins. Bời lời nhớt T Ed

5 11 6 R V L

KCR 070, KCR 094

156 Litsea lancifolia (Roxb. ex Nees) Fern.-Vill. Bời lời lá thon T

11 V

KCR 256, KCR 271

157 Machilus thunbergii Siebold & Zucc. Kháo vàng bông T 9 R V

KCR

041

158 Neolitsea zeylanica (C. & T. Nees) Merr. Nô xây lan G T

10 R

TLTK

47. LEEACEAE HỌ GỐI HẠC

159 Leea indica (Burm. f.) Merr. Củ rối đen T 12 9 1 R L TC

KCR

168

160 Leea rubra Blume ex Spreng. Gối hạc T 12 9 R

TLTK

48. LOBELIACEAE HỌ BÃ THUỐC

161 Pratia nummularias (Lamk.) A. Br. & Aschers. Rau vảy ốc T R

5 2 6 10 TC Q

TLTK

49. LOGANIACEAE HỌ MÃ TIỀN

162 Gelsemium elegans (Gardn. & Champ.) Benth. Lá ngón T K

10 11 R L TC

KCR 205

163 Strychnos axillaris Colebr. Mã tiền hoa nách T 5 9 4 Ha

TLTK

50. LORANTHACEAE HỌ TẦM GỬI

164 Helixanthera parasitica Lour. Chùm gởi T 5 2 TC

KBT

165

Macrosolen cochinchinensis (Lour.)

Blume in Schult Đại cán mam

T C

2 11 1 TC

TLTK

166 Taxillus parasitica (L.) Ban Tầm gửi T

6 12 9

13 3 TC

KBT

Page 91: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

51. MAGNOLIACEAE HỌ NGỌC LAN

167 Michelia mediocris Dandy Giổi xanh G T 1 5 Ha V

TLTK

52. MALPIGHIACEAE HỌ KIM ĐỒNG

168 Hiptage benghalensis (L.) Kurz Tơ mành T 1 2 10 7 L T

TLTK

53. MALVACEAE HỌ BÔNG

169 Abelmoschus moschatus Medik. Vông vang T 5 9 12 R L H

KCR

152

170 Malvastrum coromandelium (L.) Gurke Hoàng mành T 6 5 9 1 7 TC

TLTK

171 Sida acuta Burm.f. Bái nhọn T K 5 9 R L

TLTK

172 Sida rhombifolia L. Ké hoa vàng T R Db 1 5 6 3 TC R

KBT

173 Urena lobata L. Ké hoa đào T Db 9 1 5 2 TC R

KBT

54. MELASTOMATACEAE HỌ MUA

174 Blastus cochinchinensis Lour. Mua rừng nam bộ T 3 12 13 TC R

KCR

087

175 Medinilla assamica (C.B. Clarke) C. Chen Mua leo T

9 13 TC

KCR 024

176 Melastoma normale D. Don Mua thường T 5 11 12 TC

KCR

037

177 Melastoma sanguineum Sims Mua bà T

5 12 1 TC

KCR 008, KCR 324

178 Osbeckia stellata Buch-Ham. ex D. Don An bích lông khoằm T

9 2 5 TC

TLTK

55. MELIACEAE HỌ XOAN

179 Aglaia odorata Lour. Ngâu T, C, Es 1 8 V G L

NT KCR

091

Page 92: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

180 Aphanamixis polystachya (Wall.) R. N. Parker Nàng gia T

6 9 V L

TLTK

181 Chukrasia tabularis A. Juss. Lát hoa T Es

5 V VU A1a,c,d+2d

LC TLTK

182 Melia azedarach L. Xoan G T 5 10 V

KBT

183 Toona surenii (Blume) Merr. Xuyên mộc G T 13 5 V H

TLTK

184 Trichilia connaroides (Wight & Arn.) Bentv. Hải mộc T

5 9 R

56. MENISPERMACEAE HỌ TIẾT DÊ

185 Coscinium fenestratum (Gaertn.) Colebr. Vàng đắng T

5 1 T R

IIA TLTK

186 Diploclisia glaucescens (Blume) Diels Bum ban T 9 1 6 7 T L R

TLTK

187 Fibraurea recisa Pierre Nam hoàng T R 5 1 8 R T

IIA KCR

116

188 Fibraurea tinctoria Lour. Hoàng đằng T R 6 12 5 R T

IIA TLTK

189 Stephania pierrei Diels Bình vôi trắng T 1 2 3 R

II A TLTK

57. MIMOSACEAE HỌ TRINH NỮ

190 Adenanthera microsperma Teysm. & Binn. Chi chi

G T C Nh

5 11 Ha R L V

TLTK

191 Albizia lebbekoides (DC.) Benth. Cám trắng G T Nh 5 V

TLTK

192 Archidendron clypearia (Jack) I. Nielsen Mán đỉa G T Nh

10 9 L

TLTK

193 Entada glandulosa Pierre ex Gagnep. Bàm bàm tuyến T 11 Ha

KBT

194 Mimosa pudica L. Trinh nữ T C 4 2 9 3 TC

KBT

58. MORACEAE HỌ DÂU TẰM

Page 93: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

195 Broussonetia papyrifera (L.) L’Heãr. ex Vent. Dướng

T R ThA

2 5 10

11 V Q Ha L

TLTK

196 Ficus altissima Blume Đa tía T C 8 Nh R

KCR

442

197 Ficus benjamina L. Si T C 11 2 Nh R L

TLTK

198 Ficus fulva Reinw. ex Blume Ngái vàng T Ed ThA

12 6 R V

TLTK

199 Ficus hirta Vahl Ngái lông T

12 7 R

KCR 122, KCR 411

200 Ficus racemosa L. Sung T R 12 10 5 Nh L V

KCR

057

201 Maclura cochinchinensis (Lour.) Corn. Mỏ quạ nam T Ed 11 9 2 R L Q

TLTK

59. MYRISTICACEAE HỌ MÁU CHÓ

202 Knema globularia (Lamk.) Warrb. Máu chó lá nhỏ T 10 Ha

TLTK

60. MYRSINACEAE HỌ ĐƠN NEM

203 Ardisia brevicaulis Diels Cơm nguội thân ngắn T

9 2 TC VU A1a,c,d

KCR 077

204 Ardisia conspersa E.Walker Cơm nguội trần T 9 11 R L

KCR

418

205 Ardisia corymbifera Mez Cơm nguội tán T 9 R L

TLTK

206 Ardisia crenata Sims. Trọng đũa T Ed 11 12 R L TC

KBT

207 Ardisia silvestris Pitard Lá khôi T

5 10 3 R L VU A1a,c,d+2d

KBT

Page 94: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

208 Ardisia verbascifolia Mez Mật đất T 5 9 TC

KCR

321

209 Ardisia villosa Roxb. Cơm nguội lông T 9 10 TC R

KCR

279

210 Embelia ribes Burm. f. Vón vén T 5 Q R L

TLTK

211 Maesa montana A. DC. Đơn núi T

10 R L

KCR 097, KCR 403

61. MYRTACEAE HỌ SIM

212 Cleistocalyx operculatus (Roxb.) Merr. & Perry Vối

G T Ed Nh

1 10 9 H V L

KBT

213 Rhodomyrtus tomentosa (Aiton) Hassk. Sim T Ed

5 6 9 12

3 R L Q

KCR 202

214 Syzygium cuminii (L.) Skells Vối rừng T Ed 6 5 Q V L

TLTK

215 Syzygium wightianum Wall. ex Wight & Arn. Trâm trắng

G T Ed Nh

5 9 12 V L Q

KCR 140

216 Syzygium zeylanicum (L.) DC. Trâm tích lan G T R 5 9 12 V L R

TLTK

62. OCHNACEAE HỌ MAI

217 Ochna integerrima (Lour.) Merr. Mai vàng T C R 5 V

KCR

053

63. OLEACEAE HỌ NHÀI

218 Jasminum lanceolarium Roxb. Nhài thon

T 9 11 10 T

KCR

084

64. ONAGNACEAE HỌ RAU MƯƠNG

219 Ludwigia octovalvis (Jacq.) P.H.Raven Rau mương đứng T R

5 1 2 TC

KCR 385, KCR 450

65. OXALIDACEAE HỌ KHẾ

Page 95: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

220 Oxalis corymbosa DC. Chua me đất hoa hồng T R

5 8 12

13 TC

TLTK

66. PASSIFLORACEAE HỌ LẠC TIÊN

221 Passiflora foetida L. Lạc tiên T Ed R 4 10 TC

KCR

176

67. PIPERACEAE HỌ HỒ TIÊU

222 Piper boehmeriaefolium Wall. Tiêu lá gai T 1 11 12 TC

TLTK

223 Piper lolot C. DC. Lá lốt T R 9 TC

KBT

224 Piper nigrum L. Hồ tiêu T

5 9 2 12

10 Q

KCR 299

68. POLYGONACEAE HỌ RAU RĂM

225 Polygonum chinense L. Thồm lồm T 2 5 6 10 TC

KBT

226 Polygonum hydropiper L. Nghể răm T K

5 9 12 2

10 TC

TLTK

227 Polygonum posumbu Buch.-Ham. ex D. Don. Nghể phù T

5 11 9 TC

KCR 161

228 Reynoutria multiflora (Thunb.) Moldenke

Hà thủ ô

T

6 4 1 7

12 R

KCR 380

69. PROTEACEAE HỌ QUẮN HOA

229 Heliciopsis lobata Wall. Đúng T Ed G 12 9 R V L

TLTK

70. RANUNCULACEAE HỌ MAO LƯƠNG

230 Clematis armandii Franch. Ông lão armand T 12 13 6 T

TLTK

71. RHIZOPHORACEAE HỌ ĐƯỚC

231 Carallia brachiata (Lour.) Merr. Xăng má nguyên G T Ed 10 2 V Q

TLTK

Page 96: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

72. ROSACEAE HỌ HOA HỒNG

232 Rubus alcaefolius Poir. Mâm xôi T Ed 5 7 12 Q R L

KCR

133

233 Rubus cochinchinensis Tratt. Ngấy hương T Ed 1 5 R T L Q

KCR

247

73. RUBIACEAE HỌ CÀ PHÊ

234 Canthium dicoccum (Gaertn.) Teysm. & Binn. Găng vàng hai hạt T

1 12 V VU A1c, B1+2c

VU TLTK

235 Canthium horrium Blume Găng vàng gai T Ed 1 11 R L

TLTK

236 Catunaregam spinosa (Thunb.) Tirveng. Găng tu hú T

12 10 13

5 Q R

KBT

237 Geophila repens (L.) I.M.Johnst. Địa háo bò T R 6 5 TC

KCR

420

238 Hedyotis capitellata Wall. An điền đầu T

1 11 12

5 TC

KCR 235

239 Hedyotis scandens Roxb. An điền leo T

11 12 1

2 TC

KCR 016

240 Ixora coccinea var. caudata Pierre ex Pit. Bông trang đuôi T C

10 5 6

12 1 R L H

TLTK

241 Ixora chinensis Lam. Đơn đỏ T

5 10 9

12 R L H

KCR 005

242 Morinda officinalis How Ba kích T 3 12 7 8 R

KBT

243 Morinda umbellata L. Nhàu tán T 10 5 1 2 R L TC

TLTK

244 Morinda villosa Hook.f. Nhàu lông T 9 10 TC

KCR

126

Page 97: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

245 Mussaenda cambodiana Pierre ex Pit. Bướm bạc cam bốt T R 2 10 H

KCR

237

246 Nauclea officinalis Merr. Huỳnh bá G T 5 6 10 V

TLTK

247 Paederia consimilis Pierre ex Pitard Thúi địt T 6 TC

TLTK

248 Paederia foetida L. Rau mơ thối T R

5 2 L

KCR 135, KCR 146

249 Pavetta indica L. Dọt sành ấn độ G T Ed 9 6 10 R L

KBT

250 Psychotria balansae Pit. Lấu balansa T

12 L

KCR 018, KCR 067

251 Psychotria serpens L. Lấu bò T 4 9 TC

TLTK

252 Uncaria homomalla Miq. Câu đằng bắc T 13 2 9 T R

TLTK

253 Uncaria scandens (Smith) Hutch. Vuốt leo T 1 13 11 T

KBT

74. RUTACEAE HỌ CAM

254 Acronychia pedunculata (L.) Miq. Bưởi bung T

9 5 10

12 R L Q

KCR 416

255 Clausena excavata Burm. f. Hồng bì dại T 9 10 L R V Ha

KBT

256 Euodia lepta (Spreng.) Merr. Ba chạc T

1 10 13

12 9 11 R T L

KCR 021

257 Euodia meliaefolia (Hance) Benth. Dấu dầu lá xoan T 5 3 Q R L

KCR

444

258 Micromelum minutum Wight & Arn. Kim sương T 1 9 11 R V L

KCR

174

Page 98: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

259 Tetradium trichotomum Lour. Dấu dầu chẻ ba T 5 1 9 10 Q L

KCR

167

260 Zanthoxylum avicennae (Lamk.) DC. Muồng truổng T 6 11 R L Q

TLTK

261 Zanthoxylum nitidum (Roxb.) DC. Xuyên tiêu T 9 11 2 1 R V L

TLTK

75. SAPINDACEAE HỌ BỒ HÒN

262 Cardiospermum halicacabum L. Tầm phong T

1 6 2 10

11 12 TC

TLTK

263 Mischocarpus sundaicus Blume Trái trường T Ed 9 L

TLTK

264 Paranephelium spirei Lecomte Song chôm T 7 6 R

KBT

265 Pometia pinnata Forst. & Forst. f. Trường mật G T Es 5 L V

KBT

266 Sapindus saponaria L. Bồ hòn T G 2 1 Q R L

KBT

267 Xerospermum noronhianum (Blume) Blume Vải guốc T Ed

5 Q

TLTK

76. SCROPHULARIACEAE HỌ HOA MÕM CHÓ

268 Lindernia anagallis (Burm.f.) Pennell Lữ đằng cong T 5 13 6 TC

KCR

148

269 Lindernia ciliata (Colsm.) Penn. Bon T 11 10 12 TC

TLTK

270 Lindernia crustacea (L.) F. Muell. Lữ đằng cẩn T 5 6 1 TC

LC TLTK

77. SCHISANDRACEAE HỌ NGŨ VỊ

271 Kadsura coccinea (Lem.) A. C. Smith Nắm cơm T Ed 5 9 12 Q R T L

TLTK

78. SIMAROUBACEAE HỌ THANH THẤT

272 Ailanthus triphysa (Dennst.) Alston Bút G T 5 12 2 V L Q

TLTK

Page 99: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

273 Brucea javanica (L.) Merr. Sầu đâu cứt chuột T 1 10 Q

TLTK

274 Eurycoma longifolia Jack Bá bệnh T

12 5 9 1

10 TC R

TLTK

79. SOLANACEAE HỌ CÀ

275 Physalis angulata L. Tầm bóp T 1 2 6 TC

KBT

276 Solanum nigrum L. Lu lu đực T Ed 1 2 6 TC

KBT

277 Solanum torvum Sw. Cà nồng T

11 5 2

10 13 R L H Q

TLTK

80. STERCULIACEAE HỌ TRÔM

278 Abroma augusta (L.) L. f. Tai mèo

T Db K 12 5 R L

KBT

279 Helicteres angustifolia L. Thâu kén lá hẹp T 1 5 11 R TC

TLTK

280 Helicteres hirsuta Lour. Thâu kén lông T 10 5 1 6 R L

TLTK

281 Sterculia lanceolata Cav. Sang sé T K 10 2 V L Ha

TLTK

81. STYRACACEAE HỌ BỒ ĐỀ

282 Styrax benzoin Dryand. Bồ đề vỏ đỏ T K 2 Nh

TLTK

82. SYMPLOCACEAE HỌ DUNG

283 Symplocos laurina (Retz) Wall. Dung lá trà G T Nh 1 11 5 R V

KCR

294

284 Symplocos racemosa Roxb. Mu ếch G T Ed Nh

12 5 11 V R L

TLTK

83. TILIACEAE HỌ ĐAY

285 Microcos paniculata L. Bung lai T Es K 1 5 6 L

TLTK

Page 100: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

286 Triumfetta rhomboidea Jacq. Gai đầu hình thoi T 1 6 R L Q

TLTK

84. THEACEAE HỌ CHÈ

287 Anneslea fragrans Wall. Lương xương T 5 6 R T L

TLTK

288 Camellia caudata Wall. Trà đuôi T 1 T L

KCR

258

289 Eurya japonica Thunb. Linh T 10 8 L

TLTK

290 Schima wallichii (DC.) Korth Vối thuốc T G K 1 5 11 V L

KBT

291 Ternstroemia japonica (Thunb.) Thunb. Giang núi G T 5 V R

TLTK

85. THYMELAEACEAE HỌ TRẦM

292 Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte Trầm T

2 4 5 T EN A1c,d, B1+2b,c,e

EN KBT

86. ULMACEAE HỌ DU

293 Trema orientalis (L.) Blume Hu đay T R ThA K

4 11 R L

KCR 302

87. URTICACEAE HỌ GAI

294 Boehmeria nivea (L.) Gaudich. Gai T R ThA K

1 6 2 12 R

KCR 163

295 Pellionia repens (Lour.) Merr. Tai đá T 6 4 10 TC

KCR

158

296 Poikilospermum suaveolens (Blume) Merr. Dái khỉ T

10 R Nh

KCR 086

297 Pouzolzia sanguinea (Blume) Merr. Bọ mắm rừng T R K 2 6 12 TC

KCR

147

88. VERBENACEAE HỌ CỎ ROI NGỰA

298 Callicarpa arborea Roxb. Tu hú gỗ T 1 5 12 9 R L

TLTK

Page 101: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

299 Callicarpa erioclona Schaeur. Tu hú lông T

11 1 5

12 R L

KCR 353, KCR 412

300 Callicarpa longissima (Hemsl.) Merr. Tử châu lá dài T Ed 5 1 R L

KCR

242

301 Callicarpa rubella Lindl. Tử châu đỏ T 12 10 9 TC R L

TLTK

302 Clerodendrum cyrtophyllum Turcz. Bọ mẩy T R

5 12 2

10 TC R L

KCR 251

303 Lantana camara L. Bông ổi T C 10 11 2 L H R TC

KBT

304 Tsoongia axillariflora Merr. Tự kinh T

10 6 R TC

KCR 305, KCR 436

305 Vitex trifolia L. Đẹn ba lá T Ed

1 4 9 5

11 L R Q

TLTK

89. VITACEAE HỌ NHO

306 Ampelocissus polythyrsa (Miq.) Gagnep. Hổ nho nhiều chùm T

9 R

TLTK

307 Ampelopsis cantoniensis (Hook. & Arn.) Planch. Chè dây T

5 6 10 TC

KCR 108, KCR 248

308 Ampelopsis heterophylla Blume Song nho dị diệp T 9 TC

KCR

132

309 Cayratia japonica (Thunb.) Gagnep. Vác nhật T

2 10 9

11 TC

TLTK

B. LILIOPSIDA LỚP HÀNH

90. ARACEAE HỌ RÁY

Page 102: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

310 Alocasia longiloba Miq. Ráy thùy dài T R 10 Nh

TLTK

311 Colocasia esculenta (L.) Schott Khoai nước T R ThA

10 13 12 R L H

LC TLTK

312 Homalomena occulta (Lour.) Schott Sơn thục T 9 5 T R

TLTK

313 Pothos chinensis (Raf.) Merr. Ráy leo vân nam T 11 13 TC

KBT

314 Pothos repens (Lour.) Druce Tràng pháo T ThA 12 9 TC

TLTK

315 Scindapsus officinalis (Roxb.) Schott Dây bá T 7 9 L

KCR

123

91. ARECACEAE HỌ CAU

316 Calamus tetradactylus Hance Mây nếp T 9 TC

KCR

340

317 Caryota urens L. Móc T K 6 2 Q

KCR

423

318 Rhapis cochinchinensis (Lour.) Mart. Mật cật nam bộ T C 5 R

TLTK

92. ASPARAGACEAE HỌ THIÊN MÔN

ĐÔNG

319 Asparagus cochinchinensis (Lour.) Merr. Thiên môn đông T

2 8 5 R

TLTK

93. COMMELINACEAE HỌ THÀI LÀI

320 Commelina communis L. Trai thường T R 2 6 9 TC

KCR

329

321 Floscopa scandens Lour. Cỏ đầu rìu hoa chùy T 9 TC

KCR

352

94. CONVALLARIACEAE HỌ MẠCH MÔN

322 Peliosanthes teta Andrews Sâm cau T 8 2 R VU

A1c,d KCR

079

95. COSTACEAE HỌ MÍA DÒ

323 Costus speciosus (Koenig) Smith Mía dò T 6 2 1 T R

KBT

Page 103: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

324 Costus tonkinensis Gagnep. Mía dò hoa gốc T 6 TC TLTK

96. CYPERACEAE HỌ CÓI

325 Cyperus diffusus Vahl Cói hoa xòe T ThA 12 5 T R

TLTK

326 Cyperus rotundus L. Hương phụ T Es ThA

12 5 11 R T

TLTK

327 Kyllinga nemoralis (Forst. & Forst. f.) Dandy ex H Bạc đầu rừng T ThA

1 2 5 11

10 TC

LC TLTK

97. DIOSCOREACEAE HỌ CỦ NÂU

328 Dioscorea cirrhosa Lour. Củ nâu Nh T 12 6 5 9 R

KBT

329 Dioscorea glabra Roxb. Khoai rạng T Ed 5 6 7 R

TLTK

98. DRACAENACEAE HỌ HUYẾT GIÁC

330 Dracaena angustifolia (Medik.) Roxb. Phất dủ hẹp T C

5 1 13

11 6 3 R L H

KCR 273

99. HYPOXIDACEAE HỌ HẠ TRÂM

331 Curculigo capitulata (Lour.) Kuntze Cồ nốc hoa đầu T 6 9 T R

KCR

431

332 Curculigo latifolia Dryand. ex W.T.Aiton Cồ nốc lá rộng T Ed

5 6 H R L

KCR 160

100. LILIACEAE HỌ HÀNH

333 Dracaena cochinchinensis (Lour.) S. C. Chen Huyết giác nam bộ T

11 T

TLTK

334 Paris dunniana H.Lév. Trọng lâu hải nam T 11 1 12 T R

TLTK

101. MARANTACEAE HỌ HOÀNG TINH

335 Donax cannaeformis (Forst. f.) Rolfe Dong sậy T 2 1 T R

TLTK

102. MUSACEAE HỌ CHUÔI

Page 104: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

336 Musa acuminata Colla Chuối hoang nhọn T ThA 12 5 10 Q V R T

KBT

103. ORCHIDACEAE HỌ LAN

337 Aerides falcata Lindl. Giáng hương T C 13 1 TC

IIA TLTK

338 Anoectochilus setaceus Blume Kim tuyến tơ T C 2 11 TC

EN A1a,c,d

IA TLTK

339 Arundina graminifolia (D. Don) Hochr. Lan trúc T C 6 9 11 TC

IIA KCR

054

340 Cymbidium ensifolium (L.) Sw. Thanh ngọc T C 6 8 2 R H

IIA TLTK

341 Dendrobium lindleyi Steud. Vảy rồng T C 5 9 T

IIA TLTK

342 Dendrobium terminale E.C.Parish & Rchb.f. Thạch hộc lá dao T

1 8 T

IIA TLTK

343 Habenaria rhodocheila Hance Hà biện lưỡi đỏ T C 13 2 11 TC

IIA KCR

330

104. PANDANACEAE HỌ DỨA DẠI

344 Pandanus humilis Lour. Dứa núi T 12 R

TLTK

345 Pandanus tectorius Parkins. ex J. P. du Roi Dứa gỗ T C

1 6 7 12 R Q Ha L

TLTK

105. POACEAE HỌ CỎ

346 Cynodon dactylon (L.) Pers. Cỏ gà T ThA

1 6 9 12

13 TC R T

KBT

347 Chrysopogon aciculatus (Retz.) Trin Cỏ may T 10 1 6 R TC

KBT

348 Eleusine indica (L.) Gaertn. Cỏ mần trầu T

3 2 12

13 7 11 TC

LC KBT

349 Imperata cylindrica (L.) Beauv. Cỏ tranh T 1 6 2 T R

TLTK

Page 105: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

350 Miscanthus floridulus (Labill.) Warb. ex K. Schum. Chè vè T ThA

12 13 T R

TLTK

351 Phragmites karka (Retz.) Trin. ex Steud. Sậy núi T

1 R T

LC KBT

352 Thysanolaena maxima (Roxb.) Kuntze Cỏ chít T 13 1 R

KBT

106. ZINGIBERACEAE HỌ GỪNG

353 Alpinia officinarum Hance Riềng T 5 6 10 T R

KCR

131

354 Amomum villosum Lour. Sa nhân T Ed 5 Q

LC TLTK

355 Curcuma aromatica Salisb. Nghệ trắng T 5 1 6 4 R T

KBT

356 Zingiber montanum (J.Koenig) Link ex A.Dietr. Gừng tía T

5 11 T R

KBT

357 Zingiber zerumbet (L.) Smith Gừng gió T 1 11 T R

KBT

Page 106: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

Phụ lục 3

Hoạt động điều tra và xử lí cây thuốc

1. Phỏng vấn ông Đinh Văn Khá - xã Sơn Lang, huyện K‘Bang.

2. Phỏng vấn chị Đinh Thị Hợi xã Sơn Lang, huyện K‘Bang.

3. Chị Đinh Thị Khai xã Sơn Lang, huyện K‘Bang.

4. Chị Đinh Thị Thuyên xã Sơn Lang, huyện K‘Bang

Page 107: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

5. Hoạt động thu mẫu tại khu BTTN Kon Chư Răng (huyện K‘Bang)

6. Thu mẫu cây thuốc tại khu BTTN Kon Chư Răng.

7. Nghỉ tại đỉnh thác 50 khu BTTN Kon Chư Răng.

8. Hoạt động lấy mẫu tại khu BTTN Kon Chư Răng.

Page 108: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

9. Thu thập thông tin cây thuốc tại nhà anh Đinh Văn Ba

10. Thu thập mẫu, thông tin cây thuốc tại nhà anh Đinh Văn Vên

11. Hoạt động xử lí mẫu tại phòng thực vật.

12. Hoạt động xử lí mẫu tại phòng thực vật.

Page 109: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

Phụ lục 4

Ảnh chụp mẫu nghiên cứu

1. Ixora chinensis Lam.- Đơn Đỏ

2. Melastoma sanguineum Sims.– Mua bà

3. Hedyotis scandens Roxb.- An điền leo

4. Gomphandra mollis Merr.– Bổ béo mềm

Page 110: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

5. Psychotria balansae Pit.- Lấu balansae

6. Medinilla assamica (C.B. Clarke) C. Chen.- Mua leo

7. Machilus thunbergii Siebold & Zucc.- Kháo vàng bông

8. Trewia nudiflora L. – Lươu bươu

Page 111: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

9. Euonymus laxiflorus Champ. ex Benth.

- Chân danh hoa thưa

10. Desmos chinensis Lour..- Hoa dẻ thơm

11. Ardisia brevicaulis Diels– Cơm nguội thân ngắn

12. Peliosanthes teta Andrews.- Sâm cau

Page 112: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

13. Ohwia caudata (Thunb.) H.Ohashi- Thóc lép có đuôi

14. Poikilospermum suaveolens (Blume) Merr..- Dái khỉ

15. Blastus cochinchinensis Lour.- Mua rừng trung bộ

16. Ampelopsis cantoniensis (Hook. & Arn.) Planch.- Chè dây

Page 113: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

17. Litsea cubeba (Lour.) Pers.- Màng tang

18. Fibraurea recisa Pierre. – Dây nam hoàng

19. Ficus hirta Vahl- Ngái lông

20. Scindapsus hederaceus Miq.– Dây bá thường xuân

Page 114: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

DANH LỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ

1. Trịnh Ngọc Hiệp, Trần Đức Bình, Sỹ Danh Thường, Bùi Hồng Quang, Đa dạng

nguồn tài nguyên cây thuốc tại khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, tỉnh Gia

Lai. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên (tập 194, số 1, 2019)

Page 115: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

ISSN: 1859-2171 TNU Journal of Science and Technology 194(01): 15 - 20

http://jst.tnu.edu.vn; Email: [email protected] 15

ĐA DẠNG NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC

TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN KON CHƯ RĂNG, TỈNH GIA LAI

Trịnh Ngọc Hiệp2, Trần Đức Bình

1, Sỹ Danh Thường

3, Bùi Hồng Quang

1,2*

1Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2Học Viện khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam,

3Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Qua các chuyến điều tra nghiên cứu thực vật từ năm 2017-2018 tại Khu bảo tồn thiên nhiên

(KBTTN) Kon Chư Răng, chúng tôi đã xác định được 357 loài có giá trị làm thuốc, thuộc 290 chi,

111 họ, 4 ngành thực vật bậc cao có mạch là ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta), ngành Dương xỉ

(Polypodiophyta), ngành Thông (Pinophyta) và ngành Ngọc lan (Magnoliophyta). Bên cạnh đó, đã

xác định được 10 họ và 12 chi có số lượng loài làm thuốc nhiều nhất; phân loại được các loài cây

thuốc theo 13 nhóm chữa bệnh, trong đó số loài cây thuốc chữa các bệnh về tiêu hóa chiếm tỷ lệ

cao nhất (với 161 loài, chiếm 45,1%), số loài cây thuốc chữa các bệnh về trẻ em chiếm tỷ lệ thấp

nhất (với 20 loài, chiếm 5,6%); có 9 bộ phận được sử dụng làm thuốc, trong đó nhiều nhất là rễ với

135 loài, ít nhất là nhựa và tinh dầu, có 5 loài; có 26 loài cây thuốc quý hiếm theo Sách Đỏ Việt

Nam (2007), danh lục IUCN (2016) và nghị định 32/2006.

Từ khóa: Đa dạng cây thuốc, tiềm năng cây thuốc, cây thuốc, Kon Chư Răng, Gia Lai

Ngày nhận bài: 25/10/2018; Ngày hoàn thiện: 16/11/2019; Ngày duyệt đăng: 31/01/2019

DIVERSITY OF MEDICINAL PLANT

IN KON CHU RANG NATURE RESERVE, GIA LAI PROVINCE

Trinh Ngoc Hiep2 , Tran Duc Binh

1, Sy Danh Thuong

3 , Bui Hong Quang

1,2*

1Institute of Ecology and Biological Resources, Vietnam Academy of Sciences and Technology,

2Graduate University of Science and Technology, Vietnam Academy of Science and Technology,

3University of Education - TNU

ABSTRACT During the studying plant from 2017-2018 in Kon Chu Rang Nature Reserve, we have identified

357 medicinal species belong to 290 genera, 111 families, 4 divisio of vascular plants that is

Equisetophyta, Polypodiophyta, Pinophyta and Magnoliophyta. Besides, we have determined 10

familes, 12 genera with the highest number of medicinal plant; classified medicinal plants

according to 13 group disease, therein gastrointestinal disease with the highest (161 species), at

least the children's disease group with 20 species; 9 parts of plant using medicine, therein roots

have used with the highest species (135 species), at least resin and essential oils (5 species); 26

rare species according to Vietnam red list, IUCN 2016 and Decree 32/2006.

Keywords: Diversity of medicial plant, Potential medicial plant, Medicial plant, Kon Chu Rang,

Gia Lai.

Received: 25/10/2018;Revised: 16/11/2019; Approved: 31/01/2019

* Corresponding author: Tel: 0982 166390; Email: [email protected]

Page 116: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

Trịnh Ngọc Hiệp và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 194(01): 15 - 20

http://jst.tnu.edu.vn; Email: [email protected] 16

ĐẶT VẤN ĐỀ

KBTTN Kon Chư Răng được thành lập theo

quyết định 53/2008/QĐ-UBND, ngày 04

tháng 02 năm 2008 của UBND tỉnh Gia Lai,

với tổng diện tích tự nhiên là 15.446 ha, thuộc

địa bàn xã Sơn Lang, huyện K’Bang tỉnh Gia

Lai, có ranh giới giáp với ba tỉnh Bình Định,

Quảng Ngãi và Kon Tum. Cộng đồng dân cư

sống trong vùng đệm chủ yếu là người dân tộc

Ba Na, chiếm 64% tổng dân số trong vùng.

Tại KBTTN Kon Chư Răng có rất nhiều loài

thực vật làm thuốc được đồng bào dân tộc Ba

Na thu hái để chữa bệnh và buôn bán. Tuy

nhiên, người dân chưa chú ý đến việc giữ gìn

và bảo tồn các loài thực vật làm thuốc dẫn

đến nguồn tài nguyên cây thuốc ngày càng

cạn kiệt. Việc điều tra, nghiên cứu để đánh

giá đa dạng cây thuốc có ý nghĩa vô cùng

quan trọng nhằm cung cấp những số liệu cơ

bản về nguồn tài nguyên cây thuốc tại địa

phương, từ đó làm cơ sở đề xuất các biện pháp

bảo tồn, khai thác và sử dụng hợp lý là vấn đề

có tính cấp thiết. Trong nội dung bài báo này,

chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về

đa dạng các loài thực vật làm thuốc tại

KBTTN Kon Chư Răng, tỉnh Gia Lai.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu: Là các loài thực vật

có giá trị làm thuốc và kinh nghiệm sử dụng

cây thuốc của đồng bào dân tộc tại KBTTN

Kon Chư Răng.

- Phương pháp thu thập mẫu vật, xử lý và

phân loại mẫu: Theo Nguyễn Tiến Bân (1997)

[1], [2]; Phạm Hoàng Hộ (2003) [9].

- Nghiên cứu các giá trị sử dụng làm thuốc:

Theo Đỗ Huy Bích và cộng sự (2004) [3], Võ

Văn Chi (2002) [6], Đỗ Tất Lợi (1995) [11].

Thống kê các loài cây thuốc theo các nhóm

bệnh theo Lê Trần Đức (1997) [7]. Điều tra

các tri thức về dân tộc học theo Gary J.

Martin (2002) [8].

- Thống kê các loài cây thuốc quý hiếm theo sách Đỏ Việt Nam (2007) [4], danh lục đỏ IUCN (2016) [10], nghị định 32 (2006) [5].

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Đa dạng các bậc taxon cây thuốc tại

KBTTN Kon Chư Răng

Kết quả điều tra cây thuốc của KBTTN Kon Chư Răng bước đầu đã thu được 357 loài thuộc 290 chi, 111 họ, 4 ngành thực vật bậc

cao có mạch (Bảng 1).

Qua bảng 1 cho thấy tỷ lệ các loài cây thuốc trong KBTTN Kon Chư Răng tập trung chủ yếu ở ngành Ngọc lan chiếm 98,6% số loài, 98,28% số chi và 95,5% số họ. Ba ngành còn lại đều chiếm số lượng rất ít.

Bảng 1. Sự phân bố số họ, chi, loài làm thuốc trong KBTTN Kon Chư Răng

Ngành Họ Chi Loài

SL % SL % SL %

Cỏ tháp bút (Equisetophyta) 1 0,9 1 0,34 1 0,28

Dương xỉ (Polypodiophyta) 2 1,8 2 0,69 2 0,56

Thông (Pinophyta) 2 1,8 2 0,69 2 0,56

Ngọc lan (Magnoliophyta) 106 95,5 285 98,28 352 98,6

Tổng 111 100 290 100 357 100

Bảng 2. Sự phân bố số họ, chi, loài làm thuốc trong ngành Ngọc Lan tại KBTTN Kon Chư Răng

Lớp Họ Chi Loài

SL % SL % SL %

Ngọc Lan (Magnoliopsida) 89 83,96 245 85,96 304 86,36

Hành (Liliopsida) 17 16,04 40 14,04 48 13,64

Tổng số 106 100 285 100 352 100

Qua bảng 2 cho thấy, các taxon trong ngành Ngọc lan phân bố không đồng đều, tập trung nhiều nhất ở lớp Ngọc Lan với 89 họ (chiếm 83,96%), 245 chi (với 85,96%) và 304 loài (chiếm 86,36%) tổng số loài của ngành. Còn lớp Hành chỉ có 17 họ (chiếm 16,04%), 40 chi (chiếm 14,04%) và 48 loài (chiếm 13,64%).

Đa dạng loài trong các chi

Page 117: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

Trịnh Ngọc Hiệp và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 194(01): 15 - 20

http://jst.tnu.edu.vn; Email: [email protected] 17

Bảng 3. Đa dạng loài trong các họ

STT Họ Số loài Tỷ lệ % STT Họ Số loài Tỷ lệ %

1 Euphorbiaceae 21 5,88 6 Apocynaceae 8 2,24

2 Rubiaceae 20 5,6 7 Fabaceae 8 2,24

3 Asteraceae 17 4,76 8 Rutaceae 8 2,24

4 Lauraceae 9 2,52 9 Verbenaceae 8 2,24

5 Myrsinaceae 9 2,52 10 Moraceae 7 1,96

Bảng 4. Đa dạng các loài trong chi

STT Tên Chi Số Loài Tỷ lệ % STT Tên Chi Số Loài Tỷ lệ %

1 Ardisia 7 1,96 7 Litsea 3 0,84

2 Ficus 5 1,4 8 Syzygium 3 0,84

3 Garcinia 4 1,12 9 Piper 3 0,84

4 Callicarpa 4 1,12 10 Polygonum 3 0,84

5 Blumea 3 0,84 11 Morinda 3 0,84

6 Cinnamomum 3 0,84 12 Lindernia 3 0,84

Bảng 5. Số lượng các loài cây thuốc theo các nhóm bệnh trong KBTTN Kon Chư Răng

Nhóm bệnh Số lượng Tỷ lệ % Nhóm bệnh Số lượng Tỷ lệ %

1 81 22,69 8 24 6,72

2 76 21,29 9 108 30,25

3 21 5,88 10 46 12,89

4 19 5,32 11 42 11,76

5 161 45,1 12 69 19,33

6 95 26,61 13 20 5,6

7 21 5,88 Tổng số lượt sử dụng: 783 loài

Ghi chú: nhóm 1: Bệnh ngoại cảm; nhóm 2: Bệnh về hô hấp; nhóm 3: Bệnh về huyết mạch; nhóm 4: Bệnh

về tâm thần; nhóm 5: Bệnh về tiêu hóa; nhóm 6: Bệnh về tiết niệu, gan thận; nhóm 7: Bệnh về sinh dục;

nhóm 8: Bệnh suy nhược không đau; nhóm 9: Các bệnh đau nhức; nhóm 10: Bệnh ngoài da; nhóm 11:

Bệnh ngoại thương; nhóm 12: Bệnh phụ nữ; nhóm 13: Bệnh trẻ em

Kết quả ở bảng 3 cho thấy: Họ có số loài

nhiều nhất là họ thầu dầu (Euphorbiaceae)

gồm 21 loài (chiếm 5,88%); tiếp đến là họ Cà

phê (Rubiaceae) với 20 loài (chiếm 5,6%); họ

Cúc (Asteraceae) với 17 loài (chiếm 4,76%).

Hai họ có số loài bằng nhau là họ Long não

(Lauraceae) và họ Đơn nem (Myrsinaceae)

đều có 9 loài (chiếm 2,52%). Bốn họ có 8 loài

là họ Trúc đào (Apocynaceae), họ Đậu

(Fabaceae), họ Cam (Rutaceae), họ Cỏ roi ngựa

(Verbenaceae) đều chiếm 2,24%. Họ Dâu tằm

(Moraceae) có 7 loài (chiếm 1,96%). Với 10 họ

có nhiều loài nhất (chiếm 9% tổng số họ) thì

tống số lượng loài là 115 (chiếm 32,2%).

Đa dạng loài trong các chi

Kết quả ở bảng 4 cho thấy: Chi nhiều loài

nhất là chi Ardisia với 7 loài (chiếm 1,96%).

Tiếp đến là chi Ficus với 5 loài (chiếm 1,4%).

Chi Garcinia và Callicarpa đều có 4 loài

(chiếm 1,12%). Các chi còn lại là Blumea,

Cinnamomum, Litsea, Syzygium, Piper,

Polygonum, Morinda, Lindernia đều có 3 loài

(chiếm 0,84%).

Đa dạng về các nhóm bệnh chữa trị

Dựa theo kết quả điều tra trong nhân dân về

kinh nghiệm sử dụng các loài cây làm thuốc và

giá trị sử dụng theo Lê Trần Đức (1997) [7],

chúng tôi đã xác định được công dụng các loài

cây thuốc theo 13 nhóm bệnh (Bảng 5).

Kết quả ở bảng 5 cho thấy: 357 loài cây thuốc

được phân chia theo 13 nhóm bệnh, với 783

lượt loài được sử dụng. Trong đó có 81 loài

cây thuốc thuộc nhóm bệnh ngoại cảm (cảm

sốt, co giật, cảm tích, sốt phát ban, cảm lạnh,

cảm mạo, sốt cao, nôn mửa, nôn khan, sốt rét,

sởi, tê thấp, thấp khớp, liệt, rụng tóc, phong

hàn, nôn ra máu, ra mồ hôi nhiều), chiếm

22,69% tổng số loài. Các loài cây thuộc nhóm

bệnh về hô hấp (viêm mũi, viêm phổi, lao

phổi, ho gà, viêm xoang, đau ngực, long đờm,

Page 118: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

Trịnh Ngọc Hiệp và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 194(01): 15 - 20

http://jst.tnu.edu.vn; Email: [email protected] 18

hen suyễn, khó thở, ho khan, ho gió, viêm

họng, viêm phế quản) gồm 76 loài, chiếm

21,29%. Nhóm bệnh về huyết mạch: Bổ tim,

huyết áp cao, hạ đường huyết, bổ máu, chảy

máu cam, cầm máu… có 21 loài, chiếm

5,88%. Nhóm bệnh về tâm thần: Suy nhược

thần kinh, chân tay lạnh, an thần, mất ngủ…

có 19 loài, chiếm 5,32%. Nhóm bệnh về tiêu

hóa: Rối loạn tiêu hóa, nhuận tràng, kích thích

tiêu hóa, ăn không tiêu, khó tiêu, táo bón, ỉa

chảy, kiết lị, trĩ, tiêu độc, giải độc, đau bụng,

đầy hơi, đau dạ dày, viêm ruột, giun sán… có

161 loài, chiếm 45,1%. Nhóm bệnh về tiết

niệu và gan thận: Đái buốt, đái dắt, đái ra

máu, sỏi thận, suy thận, viêm thận, bổ thận,

lợi tiểu, bí tiểu, viêm gan, sơ gan, bổ gan… có

95 loài, chiếm 26,61%. Nhóm bệnh về sinh

dục: Di tinh, vô sinh, cường tráng, liệt

dương… có 21 loài, chiếm 5,88%. Nhóm

bệnh suy nhược không đau: Ra mồ hôi tay

chân, cơ thể hư nhược… có 24 loài chiếm

6,72%. Nhóm các bệnh đau nhức: Lao hạch,

đau mắt, phù nề, đau đầu, đau xương khớp,

gẫy xương, mỏi gối, quai bị, giải nhiệt, phong

thấp… gồm 108 loài, chiếm 30,25%. Nhóm

bệnh ngoài da: Loét da, khô da, mát da, đậu

lào, viêm da, ghẻ lở, hắc lào, lậu, vẩy nến,

giang mai… có 46 loài, chiếm 12,89%. Nhóm

bệnh ngoại thương: Sát khuẩn, bong gân, sai

khớp, đòn ngã, sưng, tai, bỏng, vật nhọn

đâm… gồm 42 loài, chiếm 11,76%. Nhóm

bệnh phụ nữ: Tắm phụ nữ sau sinh, viêm âm

đạo, điều kinh, sa tử cung, sưng vú, lợi sữa,

tắc sữa… gồm 69 loài, chiếm 19,33%. Nhóm

bệnh trẻ em: Đái dầm trẻ em, mát da trẻ em…

có 20 loài, chiếm 5,6%.

Đa dạng các bộ phận sử dụng làm thuốc

Trong số các bộ phận làm thuốc thì rễ được

sử dụng nhiều nhất, với 135 loài, chiếm

37,81% tổng số loài; tiếp đến là sử dụng lá

làm thuốc có 84 loài, chiếm 23,52%; sử dụng

vỏ thân, vỏ rễ làm thuốc có 71 loài, chiếm

19,88%; thân, cành làm thuốc có 62 loài,

chiếm 17,36%; toàn cây làm thuốc có 48 loài,

chiếm 13,44%; quả làm thuốc có 24 loài,

chiếm 6,72%; hạt làm thuốc có 18 loài, chiếm

5,04%; hoa làm thuốc có 9 loài, chiếm 2,52%;

nhựa và tinh dầu có 5 loài, chiếm 1,40%.

Các loài cây thuốc quý hiếm tại KBTTN

Kon Chư Răng

Từ kết quả điều tra và nghiên cứu, bước đầu

chúng tôi đã thống kê được 26 loài cây thuốc

quý hiếm theo Sách Đỏ Việt Nam 2007,

IUCN 2016 và Nghị định 32.

Trong tổng số 26 loài, có 9 loài trong Sách

Đỏ Việt Nam 2007 bao gồm 1 loài ở thứ hạng

CR (cực kỳ nguy cấp), 3 loài ở thứ hạng EN

(nguy cấp), 5 loài nằm trong thứ hạng VU

(sắp nguy cấp). Có 18 loài trong danh mục

các loài quý hiếm theo tiêu chí của IUCN

2016, trong đó: Mức EN có 1 loài, mức VU

có 1 loài, mức LC (ít lo ngại) có 13 loài, mức

NT (sắp bị đe dọa) có 2 loài và mức DD

(thiếu dẫn liệu) có 1 loài. Có 5 loài nằm trong

Nghị định số 32/2006 của chính phủ ở mức

IIA: Hạn chế khai thác và sử dụng vì mục

đích thương mại.

Bảng 6. Bộ phận sử dụng của các loài cây thuốc trong KBTTN Kon Chư Răng

STT Bộ phận sử dụng Số loài Tỷ lệ % STT Bộ phận sử dụng Số loài Tỷ lệ %

1 Rễ 135 37,81 6 Quả 24 6,72

2 Lá 84 23,52 7 Hạt 18 5,04

3 Vỏ thân, vỏ rễ 71 19,88 8 Hoa 9 2,52

4 Thân, cành 62 17,36 9 Nhựa, tinh dầu 5 1,40

5 Toàn cây 48 13,44

Page 119: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

Trịnh Ngọc Hiệp và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 194(01): 15 - 20

http://jst.tnu.edu.vn; Email: [email protected] 19

Bảng 7. Các cây thuốc quý hiếm thuộc KBTTN Kon Chư Răng

STT Tên Khoa Học Tên Việt Nam Sách Đỏ

2007

IUCN

2016

Nghị

định

32/2006

1 Rauvolfia cambodiana Pierre ex Pitard Ba gạc lá to VU

2 Aglaia odorata Lour. Ngâu

NT

3 Alstonia scholaris (L.) R. Br. Sữa

LC

4 Amomum villosum Lour. Sa nhân

LC

5 Anoectochilus setaceus Blume Kim tuyến tơ EN

IIA

6 Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte Trầm EN EN

7 Ardisia brevicaulis Diels Cơm nguội thân ngắn VU

8 Canthium dicoccum (Gaertn.) Teysm. & Binn. Găng vàng hai hạt VU VU

9 Centella asiatica (L.) Urb. Rau má

LC

10 Cinnamomum parthenoxylon (Jack) Meisn. Vù hương CR DD IIA

11 Colocasia esculenta (L.) Schott Khoai nước

LC

12 Coscinium fenestratum (Gaertn.) Colebr. Vàng đắng

IIA

13 Christia vespertilionis (L. f.) Bakh. f. Đậu cánh dơi

LC

14 Chukrasia tabularis A. Juss. Lát hoa VU LC

15 Dialium cochinchinense Pierre Xoay

NT

16 Eleusine indica (L.) Gaertn. Cỏ mần trầu

LC

17 Fibraurea tinctoria Lour. Hoàng đằng

IIA

18 Gnetum montanum Markgr. Gắm núi

LC

19 Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino Dần toòng EN

20 Homonoia riparia Lour. Rù rì

LC

21 Kyllinga nemoralis (Forst. & Forst. f.) Dandy ex H. Bạc đầu rừng

LC

22 Lindernia crustacea (L.) F. Muell. Lữ đằng cẩn

LC

23 Oenanthe javanica (Blume) DC. Rau cần nước

LC

24 Peliosanthes teta Andrews Sâm cau VU

25 Phragmites karka (Retz.) Trin. ex Steud. Sậy núi

LC

26 Stephania pierrei Diels Bình vôi trắng

IIA

KẾT LUẬN

1. Xác định được 357 loài cây có giá trị làm

thuốc thuộc 290 chi, 111 họ, 4 ngành thực vật

bậc cao có mạch tại KBTTN Kon Chư Răng.

Thống kê được 10 họ và 12 chi có số lượng

loài làm thuốc nhiều nhất.

2. Thống kê được 783 lượt loài theo 13 nhóm

bệnh và 9 bộ phận được sử dụng làm thuốc.

3. Bước đầu đã thống kê được 26 loài cây

thuốc quý hiếm, trong đó có 9 loài theo Sách

Đỏ Việt Nam (2007), 18 loài theo danh lục

IUCN (2016) và 5 loài theo nghị định

32/2006.

Lời cảm ơn: Chúng tôi chân thành cảm ơn

KBTTN Kon Chư Răng, tỉnh Gia Lai; Ban

chủ nhiệm Đề tài các nhiệm vụ đa dạng sinh

học 2018 và Chương trình thạc sĩ của Đại học

Khoa học và Công nghệ (GUST)-Eco17.1-

2018-19 đã tạo điều kiện cung cấp số liệu cho

chúng tôi hoàn thành bài báo này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và

nhận biết các họ thực vật Hạt kín (Magnoliophyta,

Angiospemae) ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà

Nội, 532 trang.

2. Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên) (2003, 2005),

Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Tập 2 - 3,

Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân

Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm,

Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai,

Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập,

Trần Toàn (2004), Cây thuốc và động vật làm

thuốc, tập 1, tr. 381-382, tập 2, tr. 220-222, 1028,

Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

4. Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), Sách Đỏ

Việt Nam, phần II. Thực vật, Nxb Khoa học Tự

nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

5. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam (2006), Nghị định 32 về quản lý thực vật

rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.

Page 120: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG …gust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27103.pdf · Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp

Trịnh Ngọc Hiệp và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 194(01): 15 - 20

http://jst.tnu.edu.vn; Email: [email protected] 20

6. Võ Văn Chi (2002), Từ điển cây thuốc Việt

Nam, Nxb Y học Hà Nội.

7. Lê Trần Đức (1997), Cây thuốc Việt Nam, Nxb

Y học Hà Nội, 1610 trang.

8. Gary J. Martin (2002), Thực vật dân tộc học, Nxb

Nông Nghiệp (Bản dịch tiếng Việt), 363 trang.

9. Phạm Hoàng Hộ (2003), Cây cỏ Việt Nam, Nxb

Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.

10. IUCN (2016), Guidelines for using the IUCN

red list categories and criteria

(https://www.iucnredlist.org/photos/2016).

11. Đỗ Tất Lợi (1995), Những cây thuốc và vị thuốc

Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

Hình 1. Ảnh các loài cây thuốc thường gặp tại KBTTN Kon Chư Răng

1.-Ixora chinensis Lam., 2.-Chloranthus elatior Link, 3.-Euonymus laxiflorus Champ. ex Benth., 4.-

Desmos chinensis Lour., 5-Rubus cochinchinensis Tratt. , 6.-Ampelopsis cantoniensis (Hook. & Arn.)

Planch. , 7.-Litsea cubeba (Lour.) Pers. , 8.-Fibraurea recisa Pierre , 9.-Breynia fruticosa (L.) Hook. f. ,

10.-Peliosanthes teta Andrews

(Ảnh chụp: Trần Đức Bình, Trịnh Ngọc Hiệp)