b1-2-tmđt thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công

28
B1-2-TMĐT THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ 1 I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI 1 Tên đề tài: 2 Mã s(được cấp khi Hồ sơ trúng tuyển) Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái học phục vụ cho việc xây dựng mô hình bảo tồn Giáng hương trái to (Pterocarpus macrocarpus Kurz.) tại Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai. 3 Thời gian thực hiện: 48 tháng 4 Cấp quản lý (Từ tháng 1/2014 đến tháng 12/2017 Nhà nước BTỉnh Cơ sở 5 Kinh phí ………. đồng, trong đó: Nguồn Tổng số - Từ Ngân sách sự nghiệp khoa học - Từ nguồn tự có của tổ chức - Từ nguồn khác 6 Thuộc Chương trình (Ghi rõ tên chương trình, nếu có), Mã số: Thuộc dự án KH&CN; Đề tài độc lập; 7 Lĩnh vực khoa học Tự nhiên; Nông, lâm, ngư nghiệp; Kỹ thuật và công nghệ; Y dược. 1 Bản Thuyết minh này dùng cho hoạt động nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ thuộc 4 lĩnh vực khoa học nêu tại mục 7 của Thuyết minh. Thuyết minh được trình bày và in trên khổ A4

Upload: vantuong

Post on 28-Jan-2017

228 views

Category:

Documents


5 download

TRANSCRIPT

Page 1: b1-2-tmđt thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công

B1-2-TMĐT THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ1 I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI

1 Tên đề tài: 2 Mã số (được cấp khi Hồ sơ trúng tuyển)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái học phục vụ cho việc xây dựng mô hình bảo tồn Giáng hương trái to (Pterocarpus macrocarpus Kurz.) tại Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai.

3 Thời gian thực hiện: 48 tháng 4 Cấp quản lý (Từ tháng 1/2014 đến tháng 12/2017 Nhà nước Bộ

Tỉnh Cơ sở

5 Kinh phí ………. đồng, trong đó:

Nguồn Tổng số

- Từ Ngân sách sự nghiệp khoa học - Từ nguồn tự có của tổ chức

- Từ nguồn khác

6 Thuộc Chương trình (Ghi rõ tên chương trình, nếu có), Mã số:

Thuộc dự án KH&CN;

Đề tài độc lập;

7 Lĩnh vực khoa học

Tự nhiên; Nông, lâm, ngư nghiệp; Kỹ thuật và công nghệ; Y dược.

1 Bản Thuyết minh này dùng cho hoạt động nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ thuộc 4 lĩnh vực khoa học nêu tại mục 7 của Thuyết minh. Thuyết minh được trình bày và in trên khổ A4

Page 2: b1-2-tmđt thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công

2

8 Chủ nhiệm đề tài

Họ và tên: Trần Hữu Biển Chức vụ: Phó giám đốc Ngày, tháng, năm sinh: 08 – 10 - 1976 Nam/ Nữ: Nam Học hàm, học vị: Thạc sỹ Chức danh khoa học: Nghiên cứu viên Điện thoại: 0918.319889 Nhà riêng: 25 – Kp2 – Trảng Bom – Trảng Bom – Đồng Nai ĐT: 0613.922132 E-mail: [email protected] [email protected] Tên tổ chức đang công tác: Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm Lâm nghiệp Đông Nam Bộ Địa chỉ tổ chức: Kp4 – Trảng Bom – Trảng Bom – Đồng Nai.

9 Thư ký đề tài

Họ và tên: Nguyễn Kiên Cường Chức vụ: Trưởng phòng nghiên cứu giống và CNSH

Ngày, tháng, năm sinh: 1978 Nam/ Nữ: Nam Học hàm, học vị: Thạc sỹ Chức danh khoa học: Nghiên cứu viên Điện thoại: 0918.792.693 Tổ chức: Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm Lâm nghiệp Đông Nam Bộ Nhà riêng: xã Đồi 61 – Trảng Bom - Đồng Nai Tên tổ chức đang công tác: Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm Lâm nghiệp Đông Nam Bộ Địa chỉ tổ chức: Kp4 – Trảng Bom – Trảng Bom – Đồng Nai. Điện thoại: 0613.866264

10 Tổ chức chủ trì đề tài Tên tổ chức chủ trì đề tài: Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm Lâm nghiệp Đông Nam Bộ Điện thoại: 0613.866264 Fax: 0613.866198 Địa chỉ: Kp4 – Trảng Bom – Trảng Bom – Đồng Nai Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Th.s Kiều Thanh Tịnh Số tài khoản : 590 520 1000 241 tại Ngân hàng NN&PTNT huyện Trảng Bom. Số tài khoản: 3713.1.1053304 tại Kho bạc Nhà nước huyện Trảng Bom – Đồng Nai. Tên cơ quan chủ quản đề tài: Sở Khoa học Công Nghệ tỉnh Đồng Nai

11 Các tổ chức phối hợp chính thực hiện đề tài 1. Tổ chức 1 : Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đồng Nai Tên cơ quan chủ quản : Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đồng Nai Địa chỉ: Biên Hòa, Đồng Nai Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Nguyễn Hữu Lộc 2. Tổ chức 2 : Khu Bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai

Page 3: b1-2-tmđt thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công

3

Tên cơ quan chủ quản : Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Địa chỉ: Ấp 1, Mã Đà, Vĩnh Cửu, Đồng Nai Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Ths. Trần Văn Mùi 3. Tổ chức 3 : Trường Đại học Lâm nghiệp cơ sở 2 Tên cơ quan chủ quản : Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Địa chỉ: Khu phố 5, Trảng Bom, Trảng Bom, Đồng Nai Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Ts Trần Văn Trứ

12 Các cán bộ thực hiện đề tài

Họ và tên, học hàm học vị

Tổ chức công tác

Nội dung công việc tham gia

Thời gian làm việc cho đề tài (Số tháng quy

đổi2)

1 Th.s Trần Hữu Biển Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm lâm nghiệp Đông Nam Bộ

Điều tra, thu thập, phân tích số liệu, xây dựng mô hình trồng bảo tồn gen.

20

2 Th.s Nguyễn Thanh Minh

Nt Thu thập số liệu trong rừng tự nhiên

9

3 Th.s Nguyễn Anh Tuấn Nt Điều tra trong rừng tự nhiên, xây dựng trồng, chăm sóc bảo tồn gen.

9

4 Th.s Nguyễn Kiên Cường

Nt Khảo sát, điều tra rừng tự nhiên, trồng, chăm sóc mô hình bảo tồn gen.

9

5 Th.s Kiều Phương Anh Nt Khảo sát, trồng bảo tồn gen.

9

6 Ks Phan Văn Huống Nt Khảo sát, trồng bảo tồn gen.

9

7 Cử nhân Đỗ Thị Ngọc Hà

Nt Điều tra rừng tự nhiên, xây dựng trồng bảo tồn gen.

9

8 Th.s Nguyễn Hoàng Hảo Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa

Đồng Nai

Cung cấp thông tin nơi phân bố, điều tra rừng tự nhiên

5

9 Th.s Nguyễn Viết Sử Chi Cục kiểm lâm Đồng Nai

Cung cấp thông tin nơi phân bố, điều tra rừng tự

5

2 Một (01) tháng quy đổi là tháng làm việc gồm 22 ngày, mỗi ngày làm việc gồm 8 tiếng

Page 4: b1-2-tmđt thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công

4

nhiên

10 Th.s Nguyễn Hạnh Tâm Trường Đại học lâm nghiệp

Thu thập số liệu trên ô tiêu chuẩn

5

II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG KH&CN VÀ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

13 Mục tiêu của đề tài 1. Mục tiêu chung:

- Xác định được một số đặc điểm sinh thái học loài Giáng hương trái to. - Xây dựng được mô hình trồng bảo tồn gen Giáng hương trái to.

2. Mục tiêu cụ thể: - Xác định được đặc điểm điều kiện tự nhiên nơi phân bố: Khí hậu, thổ nhưỡng,

địa hình,… - Xác định được đặc điểm, trạng thái rừng nơi phân bố: Tàn che, tổ thành (cây gỗ,

cây tái sinh), phân bố cây gỗ, đặc điểm tái sinh, vật hậu. - Tạo giống cây con (1.800 cây). - Xây dựng 2,0 ha mô hình trồng bảo tồn gen tại Khu BTTN-VH Đồng Nai.

3. Giới hạn đề tài: Đề tài chỉ nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái và trồng bảo tồn gen loài Giáng hương trái to tại Khu Bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai.

14 Tình trạng đề tài Mới Kế tiếp hướng nghiên cứu của chính nhóm tác giả Kế tiếp nghiên cứu của người khác

15 Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải về mục tiêu và những nội dung nghiên cứu của Đề tài

15.1 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của Đề tài Ngoài nước Biến dị di truyền tồn tại giữa các xuất xứ, các gia đình và các cây cá thể bên trong một loài là rất quan trọng và cần phải được bảo tồn, vì chúng là sự đảm bảo cho tính bền vững và ổn định của loài và xuất xứ; là nguồn gốc của sự đa dạng và là cơ sở cho quá trình tiến hóa của loài trong tương lai. Biến dị di truyền có ý nghĩa to lớn cho sự phát triển của các thế hệ tiếp theo, đảm bảo loài cây thích nghi liên tục với các điều kiện môi trường biến đổi và thích nghi theo các nhu cầu đa dạng của con người (Lê Đình Khả và Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1990 & 1996). Bảo tồn nguồn gen thực chất là bảo tồn các biến dị di truyền hiện tồn tại giữa các xuất xứ, các quần thể, các gia đình và các cá thể trong loài; là nguồn gốc của sự đa dạng và đảm bảo cho sự ổn định của loài qua một quá trình tiến hóa mà biến dị di truyền là yếu tố quyết

Page 5: b1-2-tmđt thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công

5

định. Chính vì vậy, bảo tồn nguồn gen là một lĩnh vực hoạt động gắn liền với công tác giống. Từ cuối thế kỷ 19 đã có những hoạt động về bảo tồn nguồn gen thực vật. Ngày nay bảo tồn nguồn gen vẫn là một trong những lĩnh vực quan trọng của công tác chọn giống cây nông nghiệp. Các nước phát triển đã khai thác nhiều nguồn gen trong nước nên chuyển quan tâm đến việc thu thập nguồn gen hoang dã của các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước nhiệt đới, nơi có nguồn gen rất phong phú, để tăng thêm nguồn gen nước họ, tạo ra các giống lai mới mà trong tự nhiên chưa có. Hoạt động bảo tồn nguồn gen đang được nhiều Viện nghiên cứu nông nghiệp trên thế giới quan tâm. Riêng Viện lúa quốc tế tại Philippin đã có hàng chục ngàn mẫu lúa được lưu giữ và khai thác sử dụng cho chọn giống. Trước sự tàn phá của các hệ sinh thái rừng, biến đổi khí hậu và sự suy giảm của đa dạng di truyền (xói mòn di truyền), các nước ở một số khu vực và các tổ chức quốc tế đã quan tâm và chú ý từ rất lâu tới công tác bảo tồn cây rừng. Cây rừng thường được bảo tồn dưới dạng sưu tập cây sống trên thực địa như các vườn thực vật, vườn thụ mộc và các khu bảo tồn nguồn gen chuyển chỗ (ex situ). Ưu điểm của biện pháp này là cây liên tục sinh trưởng và phát triển, dễ dàng quan sát, đánh giá lâu dài, song yếu điểm là chi phí cao cho việc xây dựng và bảo vệ, nguy cơ bị sâu bệnh hại cao v.v... Hiện nay đã có khoảng trên 1500 vườn. Nhiều vườn thực vật đã có tuổi trên 100 năm như vườn thực vật Bogor, Indonesia. Vườn này được xây dựng từ năm 1817 trên diện tích 87 ha với một bộ sưu tập khổng lồ gồm 3504 loài của 1273 chi và 199 họ thực vật. Ngoài ra còn có một số vườn sưu tập và vườn thụ mộc dành riêng cho một hoặc một vài loài. Chẳng hạn ở Malaysia có Vườn thụ mộc của Viện nghiên cứu lâm nghiệp Malaysia (FRIM) là sưu tập sống của các cây loài Shorea, sưu tập cao su ở Viện nghiên cứu cao su, sưu tập các cây cọ dầu (Elaeis guineensis) v.v... Bên cạnh việc bảo tồn, dựa trên các thông tin về tiềm năng sử dụng của các loài cây quý hiếm, rất nhiều loài cây có giá trị kinh tế cao chẳng hạn như giá trị gỗ xẻ và lâm sản ngoài gỗ còn được khai thác sử dụng. (Lê Đình Khả và cs, 2006; Koskela J. và cs, 2001). Để có cơ sở cho nghiên cứu bảo tồn và công tác quản lý, bảo tồn nguồn gen cây rừng, nhiều tổ chức quốc tế đã xuất bản nhiều công trình có liên quan đến phương pháp luận và định hướng bảo tồn (Boyle và Boontawee, 1995 ; Bryant, 1997 ; FAO, 1993 ; FAO/UNEP, 1975 ; Uma Shaanker, Ganeshaiah và Bawa, 2001). IUCN (1994, 2001 & 2008) thì đưa ra các cấp đánh giá mức độ đe dọa cho các loài cây rừng tự nhiên và các cấp này được coi là tiêu chí để lựa chọn các loài cây bị đe dọa cho bảo tồn. Theo mức phân hạng này thì các loài có thể được xếp vào các cấp : Tuyệt chủng (E), Tuyệt chủng trong hoang dã (EW), Rất nguy cấp (CR), Nguy cấp (EN), Sắp nguy cấp (VU), Gần đe dọa (NT) và Ít liên quan (LC). Vào năm 1998, với sự hợp tác của hàng trăm nhà khoa học trên toàn thế giới, IUCN và WCMC đã công bố danh sách các loài cây bị đe dọa toàn cầu bao gồm tổng cộng 7388 loài theo các tiêu chí của IUCN năm 1994, trong đó có một số loài cây rừng của nước ta. Năm 1993, các kết quả nghiên cứu bảo tồn cũng đã được tập hợp trong một tài liệu hội thảo quốc tế với nhiều bài báo có liên quan đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương (Drysdal, John và Yapa, 1993). Tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế ITTO thì xuất bản hàng loạt sách liên quan đến đánh giá thực trạng, hướng dẫn kỹ thuật và kế hoạch hoạt động bảo tồn cho một số loài cây rừng nhiệt đới quan trọng của khu vực Đông Nam Á (ITTO, 2000 a, b, c). Gần đây, hiện trạng bảo tồn nguồn gen cây rừng ở các nước châu Á - Thái Bình Dương cũng đã được

Page 6: b1-2-tmđt thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công

6

thông báo tóm tắt trong kỷ yếu hội thảo khu vực của Chương trình nguồn gen cây rừng khu vực châu Á - Thái Bình Dương (Luoma-aho và cs., 2004).

Trong nước

Tên phổ thông: Giáng hương trái to, Dáng hương trái to, Giáng hương

Tên địa phương: Hương (kinh), Cóc đu (Bana, Êđê), Giáng hương căm-pôt, Giáng hương chân, Song lã

Tên khoa học: Pterocarpus macrocarpus Kurz

Đặc điểm: Giáng hương trái to (Pterocarpus macrocarpus) thuộc họ Đậu (Fabaceae), là cây gỗ lớn có tán lá hình ô, rụng lá theo mùa, cao 25 - 35m, đường kính thân 0,7 - 0,9m hay lớn hơn nữa. Gốc có bạnh vè, thân thẳng, vỏ màu xám, bong những vảy lớn không đều hay hơi nứt dọc, có nhựa mủ đặc màu đỏ tươi chảy ra khi bị vạc vỏ. Cành non mảnh, có lông, cành già nhẵn, lá kép lông chim lẻ một lần, dài 15 - 25cm; mang 9 - 11 lá chét hình bầu dục thuôn hay hình trứng - thuôn, dài 4 - 11cm, rộng 2 - 5cm, gốc tròn hoặc tù, đầu có mũi nhọn cứng, hơi có lông (Sách đỏ Việt Nam, 2004; Phạm Hoàng Hộ, 1999).

Cụm hoa hình chùy ở nách lá, phủ lông màu nâu, dài 5 - 9cm. Hoa màu vàng nghệ, có cuống dài và nhiều lông, mùi rất thơm. Quả tròn, đường kính 5 - 8cm, dẹt, có mũi cong về phía cuống, màu vàng nâu, giữa có 1- 2 hạt, xung quanh có cánh rộng và có lông mịn như nhung (Sách đỏ Việt Nam, 2004; Phạm Hoàng Hộ, 1999).

Mặc dù lượng quả sinh ra hàng năm lớn, nhưng loài tái sinh kém, có thể do lửa rừng- khả năng tái sinh bằng chồi rất mạnh. Cây tăng trưởng về chiều cao mạnh nhất lúc 16 - 20 năm tuổi, sau đó giảm dần, tăng trưởng về đường kính cũng mạnh từ độ tuổi 20 (Sách đỏ Việt Nam, 2004).

Nơi sống và sinh thái: Mọc ở độ cao dưới 800m, chủ yếu trong rừng rậm nhiệt đới nửa rụng lá, ít khi thường xanh mưa mùa hay ở ranh giới với rừng rụng lá cây họ Dầu (Diperocapaceae). Thường mọc hỗn giao với một số loài cây lá rộng khác như Gõ đỏ (Afzelia xylocalpa), Muồng đen (Cassia siamea) Bằng lăng (Lagerstromia sp), Bình linh (Vitex sp), Dầu trai (Dipterocarpus itricatus), Cà doong (Shoea roxburghii), Chiêu liêu (Terminalia sp.).. Cây ưa đất thoát nước, có thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, phong hóa từ các đá trầm tích và macma axit, có khi cả trên đất đỏ bazan (Sách đỏ Việt Nam, 2004, Hà Thị Mừng, 2007).

Page 7: b1-2-tmđt thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công

7

Phân bố: Tại Việt Nam, Giáng hương trái to phân bố ở Kontum (Sa Thầy), Gia Lai (Chư Prông, Mang Yang, An Khê), Đắc Lắc (Đắc Min, Ea Súp ), Phú Yên (Sơn Hòa, Sông Bé Phước Long, Đức Phong), Đồng Nai (Tân Phú, Vĩnh Cửu, Biên Hòa), Tây Ninh (Tân Biên), An Giang, Bình Phước, Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu. Trên thế giới: loài này có mặt Lào, và Campuchia (Sách đỏ Việt Nam, 2007). Trong các lâm phần tại vườn quốc gia Yok Don, Giáng hương trái to phân bố ở những nơi có nhiệt độ trung bình năm 21,9-26,90C, lượng mưa 1268,3 – 2172,1mm/năm, lượng bốc hơi 867,1 – 1435,5mm/năm, trên đất có hàm lượng các chất dinh dưỡng từ nghèo đến khá. Giáng hương là loài chiếm ưu thế trong lâm phần (Hà Thị Mừng, 2007).

Giá trị: Gỗ đẹp, có mùi hơi thơm nên thuộc loại gỗ quí Nhóm I. Gỗ cứng, có vân hoa rất đẹp, ít nứt nẻ không bị mối mọt, dùng trong xây dựng và đóng đồ dùng cao cấp như bàn, ghế, tủ, giường, ván sàn đặc biệt,... rất được ưa chuộng. Là loại gỗ khan hiếm, có giá trị kinh tế cao nhất. Nhựa có thể dùng làm thuốc nhuộm màu đỏ (Sách đỏ Việt Nam, 2004). Loài cây này có chứa hoạt chất chữa bệnh đái tháo đường tuýp 2, chất flavonoid và epicatechin chiết xuất từ vỏ cây Giáng hương đã được thí nghiệm với chuột là có tác dụng ngăn ngừa tổn hại một loại tế bào bê-ta. Cả epicatechin và chiết xuất rượu thô của Giáng hương quả to đều có tác dụng phục hồi chức năng của tế bào bê-ta tuyến tụy. Không có loại thuốc hoặc phương pháp điều trị tự nhiên nào khác có thể làm được điều này (Nguyễn Thị Hạnh Trang, 2012). Giá gỗ ít nhất từ 40 - 50 triệu đồng/m3 (Đặng Văn Thành, 2005). Ngoài ra, gỗ của Giáng hương trái to được những người dân Nam bộ dùng vào những đồ dùng mang tính tâm linh (các vật dụng thờ cúng) - Giáng hương trái to, phải chăng đã là một phần không thể thiếu trong nền văn hóa Việt.

Tình trạng: Do gỗ đẹp và quí nên bị khai thác rất mạnh và môi trường sống cũng bị thu hẹp nhiều. Số lượng cây bị giảm rất nhanh chóng. Mức độ đe doạ: Bậc V (mức nguy cấp diệt chủng) (Sách đỏ Việt Nam, 2004). Theo mức đánh giá năm 2001 của Liên minh quốc tế Bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên (IUCN) đưa ra thì Giáng hương trái to nằm mức độ VU A1cd (Lê Đình Khả, Nguyễn Hoàng Nghĩa, Nguyễn Xuân Liệu, 2006). Theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ, Giáng hương trái to nằm trong Nhóm IIA (Nhóm thực vật hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại). Hiện nay, cây Giáng hương trái to có đường kính lớn còn lại rất ít, do là loài cây quý hiếm nên bị người dân khai thác sử dụng không hợp lý, làm giảm dần về số lượng vốn đã khan hiếm lại càng khan hiếm hơn (Bành Thanh Hùng, 2005). Theo Hà Thị Mừng (2007), ngoài các Khu bảo tồn thiên nhiên và Vườn quốc gia, Giáng hương đã bị khai thác rất nặng nề. Các quần thể ở Vườn quốc gia Yok Don ít bị tác động còn khoảng 20-25 cây/ha, đường kính bình quân 30-40cm. Các quần thụ ở Krong Năng chỉ còn khoảng 10-12 cây/ha, đường kính bình quân 25-30cm. Các quần thụ ở những nơi khác gần như bị khai thác cạn kiệt, chỉ còn lại một số cá thể trong nương rẫy, ven đường đi hoặc một số cây nhỏ mọc rải rác trong rừng.

Đề nghị biện pháp bảo vệ: Giáng hương trái to là đối tượng phải bảo vệ ở các khu rừng cấm Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên, Khu dự trữ sinh quyển, …. Và cần gấp rút đưa vào trồng (Sách đỏ Việt Nam, 2004). Một số nghiên cứu về nuôi cấy mô: Tác giả Đặng Thị Thanh Thúy (2006) đã nghiên cứu nhân giống Invitro cây Giáng hương như sau, các môi trường được sử dụng gồm: Môi trường MS, ½ MS, WPM. Trong

Page 8: b1-2-tmđt thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công

8

đó môi trường ½ MS là môi trường MS mà thành phần đa lượng được giảm đi một nửa. Môi trường được điều chỉnh về pH=5,7 ± 0,1 (bằng KOH 1N và HCl 1N) trước khi hấp khử trùng bằng autoclave ở 1atm (1210C) trong 25 phút. Điều kiện nuôi cấy in vitro: Thời gian chiếu sáng 16 giờ/ngày, nhiệt độ 25,20C, độ ẩm 75-80%, cường độ ánh sáng 2000-3000 lux. Kết quả: Tuy tỷ lệ hạt không nhiễm cao nhưng tỷ lệ hạt nảy mầm Giáng hương lại quá thấp. Đối với cây Giáng hương thì nồng độ javel và thờigian khử trùng thích hợp là 10% javel trong 15 phút. Các hạt Giáng hương bị nhiễm hầu như là bị nhiễm nấm, thường xảy ra đối với trường hợp khử trùng ở nồng độ javel và thời gian khử trùng thấp. Ở nghiệm thức (nồng độ BA=1,5 mg/l; NAA=0,1 mg/l) số lượng chồi tạo thành và chiều cao chồi đảm bảo làm nguồn nguyen liệu in vitro cho các quá trình nhân giống tiếp theo. Tuy nhiên ở nghiệm thức này phần lớn chồi tạo thành có khả năng tăng trưởng chiều cao chồi rất thấp. Ở nghiệm thức (nồng độ BA=0,5 mg/l; NAA= 0,1 mg/l) và ở nghiệm thức (nồng độ BA=1mg/l; NAA=0,5mg/l) thì chồi bên phát triển khá tốt nhưng số lượng lại ít. Ở nghiệm thức (độ BA=2 mg/l; NAA=0,5 mg/l) chồi hầu như không xuất hiện, chiều cao chồi giảm và có hiện tượng tạo sẹo (Đặng Thị Thanh Thúy, 2006). Kết quả nghiệm thức (môi trường MS) cho số chồi nhiều, chồi phát triển khoẻ mạnh hơn so với môi trường ½ MS và môi trường dành cho cây thân gỗ WPM (Đặng Thị Thanh Thúy, 2006). Cây Giáng hương in vitro có khả năng tạo rễ rất mạnh. Trong đó nghiệm thức (nồng độ NAA=0 mg/l; IBA=1,5 mg/l) cho kết quả tạo rễ nhanh, dài nhất. Ở các nghiệm thức khác Giáng hương in vitro cũng có khả năng tạo rễ nhanh nhưng kích thước rễ không đảm bảo cho giai đoạn vườn ươm sau này do quá ngắn. Ở nghiệm thức (NAA=2mg/l; IBA= 0mg/l) cũng cho ra rễ sớm nhưng rễ chỉ phát triển ở mức độ những sợi trắng, mảnh, ngắn dù rất nhiều. Điều này không đảm bảo cho việc đem trồng ở vườn ươm. Ở nghiệm thức (NAA=1,5mg/l; IBA=0mg/l) chồi con Giáng hương in vitro cũng có tạo rễ nhưng có xu hướng tạo sẹo (Đặng Thị Thanh Thúy, 2006). Nghiên cứu về nảy mầm: Biện pháp xử lý cho hạt Giáng hương nảy mầm tốt nhất là ngâm hạt trong nước 600C trong thời gian 10 giờ, sau đó vớt ra rửa sạch, ủ trong bao, hàng ngày rửa chua, sau 4 ngày hạt bắt đầu nảy mầm, thời gian nảy mầm kéo dài 15 ngày (Hà Thị Mừng, 2007). Nghiên cứu về ảnh hưởng tỷ lệ che bóng đến sinh trưởng cây con giai đoạn vườn ươm cho thấy ở công thức che 25 và 50% cây Giáng hương có tỷ lệ sống cao nhất, đạt 87-91%, giai đoạn 6, 9 tháng tuổi công thức che 25% cho chiều cao và đường kính lớn nhất (Hà Thị Mừng, 2007). Ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của Giáng hương giai đoạn vườn ươm, tác giả Hà Thị Mừng (2007) đã sử dụng hỗn hợp gồm: đất vườn ươm (86-90%) + phân chuồng (10% ) + super lân (1-4%) kết quả cho thấy giai đoạn 3-9 tháng tuổi tỷ lệ sống của Giáng hương ở các công thức hỗn hợp ruột bầu là 87-90% và không có sự sai khác đáng kể nào về sinh trưởng của cây con. Tuy nhiên, khi phân tích hàm lượng N, P, K trong lá Giáng hương thì công thức (88% đất vườn ươm + 10% phân chuồng + 2% super lân) là công thức có hàm lượng N, P, K cao nhất và hàm lượng này tăng dần theo tháng tuổi; như vậy, tuổi cây ươm càng cao thì nhu cầu dinh dưỡng của cây càng lớn (Hà Thị Mừng, 2007). Nghiên cứu số lượng nốt sần trên rễ cái cây con theo các thành phần ruột bầu cũng cho thấy công thức (88% đất vườn ươm + 10% phân chuồng + 2% super lân) có số lượng nốt sần cao nhất.

Page 9: b1-2-tmđt thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công

9

Nghiên cứu ảnh hưởng chế độ tưới nước đến sinh trưởng cây con Giáng hương giai đoạn vườn ươm cho kết quả với mức tưới 1 lần 6,5 lít/m2/ngày là tối ưu, có tỷ lệ sống đạt 90% và sinh trưởng đường kính, chiều cao lớn nhất (Hà Thị Mừng, 2007). Ảnh hưởng tuổi cây con xuất vườn đến sinh trưởng rừng trồng cho thấy cây con 9 tháng tuổi là tốt nhất sau 4 năm trồng với tỷ lệ sống (78%) và chiều cao đạt 2,7m, đường kính 0,6cm (Hà Thị Mừng, 2007). Nghiên cứu nhân giống vô tính bằng hom được tác giả Hà Thị Mừng (2007) sử dụng hai loại thuốc kích thích ra rễ là IAA và IBA nồng độ từ 0,25 – 2,0% cho thấy IBA 0,75% có tỷ lệ ra rễ cao nhất (93,3%). Một số thông tin về Khu Bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai: I. Điều kiện tự nhiên 1. Tọa độ địa lý - Từ 110 51’ 51” - 110 07’ 38” vĩ độ Bắc - Từ 106 0 90’ 14” - 107 0 30’ 25” kinh độ Đông 2. Phạm vi ranh giới

Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai nằm phía bắc tỉnh Đồng Nai, thuộc vùng lưu vực phía Tây sông Đồng Nai. Diện tích quản lý của KBT thuộc địa giới hành chính các xã Phú Lý, Mã Đà, Hiếu Liêm, thị trấn Vĩnh An - Huyện Vĩnh Cửu; xã Thanh Sơn, La Ngà, Phú Cường, Ngọc Định, Phú Ngọc, Túc Trưng - huyện Định Quán và xã Đaklua - huyện Tân Phú.

Phạm vi ranh giới cụ thể như sau: - Phía Bắc giáp : Tỉnh Bình Phước và huyện Tân Phú. - Phía Nam giáp : Sông Đồng Nai, huyện Trảng Bom và huyện Thống Nhất - Phía Đông giáp : VQG Cát Tiên, huyện Tân Phú và huyện Định Quán. - Phía Tây giáp : Tỉnh Bình Phước và Tỉnh Bình Dương. 3. Khí hậu thủy văn 3.1. Khí hậu

Khu bảo tồn nằm trong khu vực có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt, nhiệt độ cao đều trong năm. - Mùa mưa thường từ tháng 5 đến tháng 10. Lượng bốc hơi và nền nhiệt thấp. - Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng bốc hơi và nền nhiệt cao. - Lượng mưa trung bình năm từ: 2.000 – 2.800 mm, tập trung vào tháng 7, 8, 9. - Nhiệt độ trung bình hàng năm: 250C – 270C. + Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất: 290C – 380C. + Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất: 180C – 250C. - Độ ẩm tương đối 80-82%. - Ít có gió bão và sương muối.

3.2. Thủy văn - Phía bắc và tây bắc có suối Mã Đà, là suối lớn và là đường ranh giới của Khu BTTNVH Đồng Nai với tỉnh Bình Phước. - Phía tây có sông Bé, là ranh giới giữa Khu BTTNVH Đồng Nai với tỉnh Bình Dương. - Phía đông và nam có hồ Trị An là hồ dự trữ và cung cấp nước cho hoạt động của nhà máy thuỷ điện Trị An. Ngoài ra trên địa bàn còn có hồ Bà Hào diện tích trên 400 ha và hồ Vườn

Page 10: b1-2-tmđt thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công

10

ươm trên 20ha, luôn ổn định mực nước phục vụ cho việc nuôi trồng thuỷ sản, tưới tiêu và công tác PCCCR của đơn vị. - Trong khu vực, địa hình bị chia cắt nhẹ bởi hệ thống gồm rất nhiều suối nhỏ đổ vào hồ Trị An và sông Bé như: Suối Ràng, suối Linh, suối Cây Sung, suối Sai, suối Bà Hào...Đa phần các suối nhỏ đều cạn nước vào mùa khô. 4. Địa hình

Nằm trong khu vực địa hình chuyển tiếp từ cao nguyên Bảo Lộc – Lâm Đồng xuống vùng địa hình bán bình nguyên của Đông Nam Bộ. Địa hình thuộc dạng địa hình vùng đồi, với 3 cấp độ cao: Đồi thấp - Đồi trung bình và Đồi cao, độ cao giảm dần từ Bắc xuống Nam, nghiêng từ Đông sang Tây. Độ chênh cao giữa các khu vực không nhiều và có sự chuyển tiếp từ từ. Độ cao lớn nhất: 368 mét, thấp nhất: 20 mét, bình quân: 100 - 120 mét; Độ dốc lớn nhất: 350, độ dốc bình quân: 80 – 100. 5. Đất đai

Theo số liệu điều tra thổ nhưỡng của các đơn vị chuyên môn (Đại học Nông lâm TPHCM và Phân viện điều tra lâm nghiệp), đất trong khu vực chủ yếu và phổ biến là: Nhóm đất Feralit đỏ vàng phát triển trên sa phiến thạch. Ngoài ra còn có: Nhóm đất Podzolit phát triển trên phù sa cổ, phân bố ven sông Đồng Nai, sông Mã Đà và ven hồ Trị An và nhóm đất Feralit nâu đỏ phát triển trên đá Bazan, tập trung ở một vài khu đồi trong khu vực, diện tích các loại đất này không nhiều. Nhìn chung đất trong vùng có tầng đất mặt không dày, quá trình Feralit hóa diễn ra tương đối mạnh ở những nơi không có rừng, song chất lượng còn tốt và tương đối thuận lợi cho công tác sản xuất nông - lâm nghiệp, thành phần cơ giới chủ yếu là sét pha cát. II/ Tình hình tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp 1. Diện tích rừng và đất rừng

Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai có tổng diện tích quản lý và hiện trạng sử dụng đất như sau:

Tổng diện tích: 100.303,3ha. Trong đó: - Đất có rừng: 57.034,4ha

+ Rừng tự nhiên: 52.241,2ha + Rừng trồng: 4.793,2ha

- Đất chưa có rừng: 43.268,9ha + Đất trống lâm nghiệp: 4.253,6ha + Đất khác: 6.615,3ha + Hồ Trị An: 32.400,0ha

2. Tài nguyên rừng 2.1. Rừng tự nhiên Tổng diện tích rừng tự nhiên : 52.241,2 ha, bao gồm các loại rừng chính sau: - Rừng gỗ lá rộng: 44.141,9 ha - Rừng hỗn giao gỗ – Lồ ô (tre nứa): 7.746,0 ha - Rừng tre lồ ô: 353,3 ha

Hệ thực vật rừng mang tính đa dạng sinh học cao, có sự phong phú cả về chủng loại lẫn số lượng. Trong đó có nhiều loài thực vật đặc hữu, quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng được ghi vào sách Đỏ Việt Nam và thế giới. Cụ thể:

Đã ghi nhận được hiện có 1.401 loài thực vật, thuộc 623 chi, 156 họ, 92 bộ, 10 lớp thuộc 06 ngành thực vật khác nhau. Trong đó có 30 loài thực vật thuộc 27 chi, 18 họ, 16 bộ

Page 11: b1-2-tmđt thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công

11

là loài quý hiếm có tên trong danh mục các loài quý hiếm của Sách Đỏ Việt Nam (2007) như: Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa); Giáng hương trái to (Pterocarpus macrocarpus); Vên vên (Anisoptera costata Korth); Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri Pierre)....... Trong đó, tài nguyên cây gỗ chiếm tỷ lệ cao với 45%. 2.2. Rừng trồng

Diện tích rừng trồng chủ yếu là Keo lai giâm hom và các loài cây gỗ lớn bản địa: Sao đen, Dầu rái, Dầu song nàng, Bằng lăng, với hai phương thức trồng chính là: Thuần loại hoặc hỗn giao phụ trợ - cây gỗ lớn… Phần lớn diện tích rừng trồng trước đây được trồng theo phương thức quảng canh trên đất hoang hóa bạc màu do bị nhiễm chất độc hóa học trong chiến tranh và hậu quả của việc khai thác rừng không hợp lý, mục đích chính là phủ xanh đất trống đồi núi trọc nhằm nâng cao độ che phủ của rừng. Trong khuôn khổ của dự án trồng và khôi phục rừng, đã trồng hỗn giao nhiều loài cây gỗ bản địa trên lô, ít nhất từ 2 loài trở lên; quá trình chăm sóc rừng áp dụng các biện pháp kỹ thuật có tác dụng tổng hợp vừa chăm sóc cây trồng vừa ưu tiên tạo điều kiện xúc tiến quá trình tái sinh tự nhiên của các loài cây gỗ, cây bụi và sự phục hồi của lớp thảm tươi dưới tán rừng; Cây trồng chính là những loài cây gỗ bản địa có giá trị và đặc trưng của khu vực như: Gõ đỏ, Gõ mật, Sao đen, Dầu song nàng, Dầu rái, Bằng lăng, …với mật độ trồng từ 300-600 cây/ha, tuy nhiên, một số diện tích rừng trồng này còn hạn chế về tỷ lệ cây sống cũng như chất lượng.

15.2 Luận giải về việc đặt ra mục tiêu và những nội dung cần nghiên cứu của Đề tài Việt Nam có một hệ thực vật rất phong phú và đa dạng, bao gồm 12.000 - 15.000 loài thực vật, trong đó có khoảng 30% số loài là đặc hữu và đã có 7.000 được nhận biết (Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997). Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau đã làm diện tích, chất lượng và hệ sinh thái rừng của nước ta bị suy thoái nghiêm trọng. Nhiều loài thực vật rừng quý hiếm đang bị khai thác, chặt hạ trái phép nên đang đứng trước nguy cơ bị đe doạ tuyệt chủng. Năm 1996, Việt Nam có 356 loài thực vật bị đe doạ tuyệt chủng (Sách đỏ Việt Nam 1996), thì con số này đã tăng lên 450 loài vào năm 2008 (Sách đỏ Việt Nam, 2008 và IUCN, 2008) trong đó có loài Giáng hương trái to (Pterocarpus macrocarpus) thuộc loài đang bị đe dọa diệt chủng hay đang nguy cấp (EN A1a,c,d); Ngoài ra loài Giáng hương trái to còn nằm trong danh sách các loài quý hiếm theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ở mức IIA (thực vật hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại). Chính vì vậy, nghiên cứu bảo tồn loài cây quý hiếm Giáng hương trái to cần được quan tâm thực hiện.

Quản lý rừng bền vững bao gồm các biện pháp khai thác và bảo vệ hợp lý, kết hợp với các biện pháp bảo tồn thích hợp chính là con đường đi cần thiết của nước ta hiện nay. Bảo tồn đòi hỏi áp dụng các biện pháp xử lý lâm sinh phù hợp và quản lý rừng đòi hỏi áp dụng các biện pháp bảo tồn đồng bộ, có như vậy mới đạt được mục tiêu “bảo tồn để phát triển và phát triển để bảo tồn” (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2005).

Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Bộ tài nguyên và môi trường, 2012) xác định các mục tiêu, nhiệm vụ cho công tác bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học phù hợp với thời kỳ mới, đồng thời thực hiện cam kết đối với Công ước đa dạng sinh học mà Việt Nam là thành viên. Chiến lược quốc gia về ĐDSH đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 là một bộ phận không thể tách rời của Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước nhằm bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên đa dạng

Page 12: b1-2-tmđt thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công

12

sinh học, tạo cơ sở cho phát triển bền vững đất nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay. Bảo tồn nguồn gen cây rừng nói chung sẽ tập trung vào bảo tồn và phát triển 2 nhóm loài chính là bảo tồn nguồn gen cây rừng quý hiếm, bị đe doạ tuyệt chủng và bảo tồn nguồn gen cây rừng có giá trị kinh tế cao phục vụ trồng rừng. Đối với cả 2 nhóm loài trên, thì Giáng hương trái to đều bị chi phối bởi mức độ quý hiếm đe dọa diệt chủng và gỗ có giá trị cao nên công tác bảo tồn, phát triển và sử dụng cũng sẽ tuân thủ đầy đủ các bước đi là (1) Điều tra, khảo sát mở rộng; (2) Thu thập, đánh giá; (3) Bảo tồn; và (4) Phát triển, sử dụng. Do vậy, nghiên cứu bảo tồn loài Giáng hương trái to là cơ sở để phát triển, sử dụng nguồn gen cây rừng quý hiếm trong giai đoạn tới là việc làm cần thiết. Thông qua các công trình nghiên cứu, do đặc điểm điều kiện tự nhiên và đặc điểm rừng tự nhiên Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai và Vườn quốc gia Yok Don khác nhau, nên đề tài tiếp tục nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái loài Giáng hương trái to và xây dựng mô hình trồng bảo tồn gen loài này tại Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai. Còn các nghiên cứu về xử lý hạt giống và gieo tạo cây con giai đoạn vườn ươm (che sáng, thành phần hỗn hợp ruột bầu) sẽ kế thừa các kết quả đã nghiên cứu của tác giả Hà Thị Mừng (2007).

16 Liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài đã trích dẫn khi đánh giá tổng quan

Tài liệu tiếng Việt: 1. Bành Thanh Hùng, 2005. Giáng hương trái to. Chi cục kiểm lâm An Giang. 2. Bộ Khoa học Công nghệ, 1996. Sách đỏ Việt Nam, phần Thực vật. Nhà xuất bản

Khoa học tự nhiên và Kỹ thuật, Hà Nội. 484 trang. 3. Bộ Khoa học Công nghệ, 2007. Sách đỏ Việt Nam, phần Thực vật. Nhà xuất bản

Khoa học tự nhiên và Kỹ thuật, Hà Nội. 611 trang. 4. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012. Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến

năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Hà Nội, 46 trang. 5. Đặng Ngọc Thanh, 2007. Sách đỏ Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà

Nội. 412 trang 6. Đặng Thị Thanh Thúy, 2006. Nhân giống In Vitro cây Giáng hương (Pterocarpus

macrocarpus). Luận văn kỹ sư chuyên ngành Công nghệ sinh học. Trường Đại học Nông lâm TP. HCM, 63 trang.

7. Đặng Văn Thành, 2005. Ban chỉ đạo Nông nghiệp Nông thôn TP. HCM. 8. Hà Thị Mừng, 2007. Nghiên cứu một số đặc tính sinh học và biện pháp tạo cây con

Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus) góp phần đề xuất kỹ thuật gây trồng ở Đắklắk – Tây Nguyên. Kết quả nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh. Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam. Hà Nội, 220-244.

9. Lê Đình Khả và Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1990. Bảo tồn nguồn gen cây rừng. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 63 trang.

Page 13: b1-2-tmđt thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công

13

10. Lê Đình Khả, Nguyến Hoàng Nghĩa, Nguyễn Xuân Liệu, 2006. Cẩm nang ngành lâm nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

11. Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1996. Chiến lược bảo tồn nguồn gen các loài cây rừng ở Việt Nam. Trong sách: Tài nguyên di truyền thực vật ở Việt Nam. Viện KHKT NN VN và IPGRI. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội, 61-70.

12. Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1997. Bảo tồn tài nguyên di truyền thực vật rừng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 116 trang.

13. Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1999. Bảo tồn đa dạng sinh học. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 148 trang.

14. Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1999. Một số loài cây bị đe doạ ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 148 trang.

15. Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2005. Một số vấn đề lâm sinh trong bảo tồn gen cây rừng tự nhiên. Tạp chí khoa học lâm nghiệp, số 3.

16. Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997. Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 223 trang.

17. Nguyễn Thị Hạnh Trang, 2012. Tiềm năng nguồn tài nguyên dược liệu. 18. Phạm Hoàng Hộ, 1999. Cây cỏ Việt Nam. Nhà xuất bản trẻ, quyển 1, trang 899. 19. Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF), 2008. Bộ công cụ xác định rừng có giá

trị bảo tồn cao Việt Nam. Hà Nội, 99 trang. 20. Văn phòng Chính phủ, 2006. Nghị định số 32/2006NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm

2006 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng, nguy cấp, quý hiếm. Hà Nội, 14 trang. 21. Thanh Huyền, 2013. Nhân giống Invitro cây Giáng hương (Pterocarpus

macrocapus). Bản tin khoa học và ứng dụng. Sở khoa học và công nghệ - Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Đồng Nai, số 4, số 5, 2013. Tài liệu tiếng Anh:

22. Boyle T.J.B. and B.Boontawee, 1995. Measuring and Monitoring Biodiversity in Tropical and Temperate Forests. CIFOR. 379 pp.

23. Bryant P.J., 1997. Biodiversity and Conservation. http:/darwin.bio.uci.edu/. 24. FAO, 1993. Conservation of genetic resources in tropical forest management.

Principles and concepts. FAO, Rome, Forestry Paper No.107. 25. ITTO, 2000a. State of the art Review on Conservation of Forest Tree Species in

Tropical Asia and the Pacific. 98pp. 26. ITTO, 2000b. Technical Guidelines for the Establishment and Management of in situ

Conservation Stands of Tropical Timber Species. 52pp. 27. ITTO, 2000c. Operational Plan for the Conservation of Tropical Timber Species in

Southeast Asian Countries. 102pp. 28. IUCN, 2001. Red List Categories and Criteria, version 3.1. Gland, Switzerland.

32pp.

Page 14: b1-2-tmđt thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công

14

29. Le Dinh Kha and Nguyen Hoang Nghĩa, 1996. Conservation of Forest Genetic. Forest and Silviculture in Vietnam. No4, Hà Nội: 87-104

17 Nội dung nghiên cứu khoa học và triển khai thực nghiệm của Đề tài và phương án thực hiện

1. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái học: - Trạng thái rừng, độ tàn che nơi phân bố. - Đặc điểm khí hậu: nhiệt độ, lượng mưa nơi phân bố. - Đặc điểm đất đai, thổ nhưỡng, địa hình: Loại đất, thành phần cơ giới, hàm lượng N,

P, K, mùn, pH, độ cao mặt biển, hướng dốc, độ dốc,… - Cấu trúc tổ thành cây gỗ (loài, IV). - Đặc điểm phân bố (N/D, N/H, M/D) cây gỗ. - Đặc điểm tái sinh, vật hậu trong rừng tự nhiên. - Chọn lọc cây mẹ và thu hái hạt giống. 2. Xây dựng mô hình trồng bảo tồn gen:

- Trồng thuần loài trên đất trống 0,5ha. - Trồng hỗn giao trên đất rừng trồng cây bản địa (Sao, Dầu, Gõ,….) 1,0ha. - Trồng trong rừng nghèo 0,5ha.

Page 15: b1-2-tmđt thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công

15

18 Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng Phương pháp kế thừa Nguồn tài liệu đã được xuất bản (sách, tạp chí, đặc biệt Sách đỏ Việt Nam), các bản báo cáo ở trung ương và địa phương có liên quan đến loài và tình trạng loài được coi là nguồn thông tin quan trọng, định hướng cho công việc khảo sát và xác định địa điểm khảo sát. Phương pháp phỏng vấn linh hoạt Phương pháp này được sử dụng để thu thập thông tin từ các cán bộ lâm nghiệp, kiểm lâm, Ban quản lý khu bảo tồn, và người dân địa phương. Việc phỏng vấn được thực hiện linh hoạt cả về thời gian và không gian. Sau đó một số người trong họ được đề nghị làm người dẫn đường đến nơi có loài phân bố, ghi nhận sự tồn tại của loài, tên địa phương của loài và các thông tin khác có liên quan (nếu có). 1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh thái quần thể 1.1 Phương pháp ngoại nghiệp Tiến hành điều tra theo tuyến cắt ngang các địa hình điển hình, lập 5 tuyến đại diện cho rừng Giáng hương phân bố tại Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai, quan sát hai bên tuyến mỗi bên 20-50 m để xác định sự xuất hiện của loài. Mỗi tuyến sẽ thiết lập 3 ô tiêu chuẩn điển hình tạm thời, nơi có Giáng hương trái to phân bố, diện tích ô tiêu chuẩn 2.000m2 (40m x 50m) và trong mỗi ô tiêu chuẩn lập 30 ô phụ để điều tra tái sinh. Tiến hành thu thập các thông tin về trạng thái rừng, độ tàn che, độ cao tuyệt đối, các thông tin về điều kiện khí hậu và đất đai, địa hình của vùng. Trên mỗi tuyến sẽ đào 1 phẫu diện nơi Giáng hương phân bố và lấy mẫu đất để phân tích chỉ tiêu lý hóa tính (N, P, K, pH, thành phần cơ giới, mùn) trong phòng thí nghiệm. Mẫu đất được lấy ở độ sâu 0-30, 30-60 và 60-90 cm. Các chỉ tiêu lý hóa tính của đất được phân tích bằng phương pháp thông thường tại Phòng thí nghiệm đất và môi trường của Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ. (Số lượng tuyến: 5 tuyến, số lượng ô/tuyến: 3 ôtc/tuyến x 5 tuyến, Số lượng ô dạng bản: 30 ô/ôtc x 15 ôtc) Trong điều tra khảo sát thực địa, phương pháp chuyên gia sẽ được áp dụng cho việc xác định khu vực phân bố, đặc điểm vật hậu:

- Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tổ thành: Áp dụng phương pháp điều tra trên các ô tiêu chuẩn điển hình để nghiên cứu đặc điểm

cấu trúc tổ thành và cấu trúc phân bố lâm phần có Giáng hương trái to phân bố tự nhiên. Trên mỗi ô đo đếm các chỉ tiêu chiều cao, đường kính, thành phần loài của tất cả các cây có đường kính ngang ngực lớn hơn 6 cm.

- Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên: Cây tái sinh là những cây có D ≤ 6 cm, cây tái sinh triển vọng là cây thuộc loài mục đích, phát triển tốt, có chiều cao 1 m trở lên. Trong ô tiêu chuẩn điều tra tầng cây gỗ lớn, lập

Page 16: b1-2-tmđt thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công

16

30 ô dạng bản 4 m2 (2 x 2 m) phân bố cách đều để điều tra tái sinh cây Giáng hương trái to. Trong mỗi ô dạng bản điều tra các chỉ tiêu chiều cao vút ngọn (Hvn), phẩm chất (tốt, trung bình, xấu), nguồn gốc tái sinh (chồi, hạt). Thống kê số cây/ ha theo các cấp chiều cao. Xác định tỷ lệ cây triển vọng. Xác định độ tàn che từng điểm theo cây tái sinh tái sinh.

- Phương pháp nghiên cứu vật hậu: Lựa chọn 6 cây sinh trưởng bình thường, không bị sâu bệnh, đã cho hoa quả để theo

dõi vật hậu. Trong đó, 3 cây đại diện cho các vị trí cây trong rừng tự nhiên và 3 cây đại diện nơi trồng phân tán. Các chỉ tiêu theo dõi là thời kỳ ra hoa, kết quả, quả chín.

Cân trọng lượng 1.000 hạt, đo kích thước hạt. 1.2. Phương pháp nội nghiệp - Phương pháp xác định cấu trúc tổ thành cây gỗ Các số liệu được thu thập từ các ô tiêu chuẩn tạm thời được thiết lập tại khu rừng tự nhiên có phân bố loài nghiên cứu. Số liệu thu thập được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học trong lâm nghiệp trên phần mềm ứng dụng Excel và Genstat. Cấu trúc tổ thành theo loài được xác định theo số loài, nhóm loài và tỷ lệ phần mười của chúng có mặt tham gia vào lâm phần cây gỗ. Cấu trúc tổ thành theo chỉ số N%, G%, F% theo Curtis 1951. - Phương pháp xác định phân bố cây gỗ Phân bố số cây theo cấp kính N/D. Phân bố số cây theo cấp chiều cao N/H. Phân bố trữ lượng theo cấp kính M/D. - Phương pháp xác định đặc điểm tái sinh, vật hậu + Mật độ cây Giáng hương trái to tái sinh/ha + Mật độ cây tái sinh có triển vọng/ha + Mật độ cây tái sinh theo độ tàn che. + Thời điểm ra hoa. + Thời điểm hình thành quả + Thời điểm quả chín.

- Phương pháp chọn cây mẹ:

+ Cây mẹ được chọn lọc theo tiêu chí cây lấy gỗ: Thân thẳng, tròn đều, chiều cao lớn, cành nhánh nhỏ, góc phân cành lớn, tán lá thưa, không sâu bệnh, sức khỏe tốt, và tình hình hoa quả. Các chỉ tiêu này được cho điểm theo phương pháp Lê Đình Khả.

+ Số lượng cây mẹ chọn: 15 – 20 cây.

-Thu hái và chế biến hạt giống: Thu hái quả bằng phương pháp trèo thủ công hái quả chín ở trên cây. Quả sau khi thu hái về được chải đều trên nền nhà, loại các quả xanh, sâu bệnh và cắt cánh. 2. Phương pháp xây dựng trồng bảo tồn gen

Page 17: b1-2-tmđt thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công

17

Trồng bảo tồn gen được xây dựng tại Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai trên diện tích 2,0ha, bao gồm: 2.1. Trồng thuần loài trên đất trống.

- Diện tích 0,5ha. - Tiêu chuẩn cây con đem trồng: Cây 12 tháng tuổi, đường kính > 0,5cm, chiều cao >

0,6m, bầu kích cỡ 17*22cm, cây khỏe mạnh, không sâu bệnh. Trồng dặm lại sau 1 tháng. Số lượng cây con đem trồng (cả dặm): 700 cây

- Khảo sát thực địa, lựa chọn địa điểm. - Phát dọn thực bì toàn diện. - Thiết kế, đào hố. Mật độ: 1.250 cây/ha (cự ly trồng 2 x 4m). Kích thước hố 50 x 50 x

50cm. - Bón phân NPK (16-16-8-13S) xuất xứ Philippin với liều lượng 0,5kg/hố và phân hữu

cơ (vi sinh Sông Gianh) 1,0kg/hố. - Đảo phân, lấp hố. - Vận chuyển, rải cây. - Trồng và trồng dặm cây. - Chăm sóc năm 1:

+ Xới đất, làm cỏ, vun gốc cây trồng đường kính 1,2m (hai lần): lần 1 sau khi trồng 1 tháng, lần 2 sau lần 1 từ 1-2 tháng. + Phun thuốc sâu, mối. + Phát dọn thực bì 2 lần. + Chống cháy mùa khô. + Bảo vệ rừng.

- Chăm sóc năm 2: + Xới đất, làm cỏ, vun gốc cây trồng đường kính 1,2m (hai lần) + Tỉa cành, tạo tán 1 lần/năm. + Cắt dây leo, cây bụi, tái sinh. + Bón phân: NPK (16-16-8-13S) Philippin 0,5kg/hố và phân hữu cơ (vi sinh Sông Gianh) 1,0kg/hố. + Phun thuốc trừ sâu, mối. + Chống cháy mùa khô. + Bảo vệ rừng.

- Chăm sóc năm 3: + Xới đất, làm cỏ, vun gốc cây trồng đường kính 1,2m (hai lần) + Tỉa cành, tạo tán 1 lần/năm. + Cắt dây leo, cây bụi, tái sinh. + Bón phân: NPK (16-16-8-13S) Philippin 0,5kg/hố và phân hữu cơ (vi sinh Sông Gianh) 1,0kg/hố. + Phun thuốc trừ sâu, mối. + Chống cháy mùa khô.

Page 18: b1-2-tmđt thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công

18

+ Bảo vệ rừng. 2.2. Trồng hỗn giao trên rừng trồng cây bản địa (Sao, Dầu, Gõ đỏ,...).

- Diện tích 1,0ha. Trồng trên nền rừng đã trồng cây bản địa (Sao, Dầu, Gõ đỏ,...) nhưng mật độ thấp (<350 cây/ha) và chất lượng rừng trồng còn hạn chế. Trạng thái rừng này còn tồn tại nhiều ở Khu Bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai.

- Tiêu chuẩn cây con đem trồng: Cây 12 tháng tuổi, đường kính > 0,5cm, chiều cao > 0,6m, bầu kích cỡ 17*22cm, cây khỏe mạnh, không sâu bệnh. Trồng dặm lại sau 1 tháng. Số lượng cây con đem trồng (cả dặm): 700 cây.

- Khảo sát thực địa, lựa chọn địa điểm. - Phát dọn thực bì toàn diện. - Thiết kế, đào hố. Mật độ: 625 cây/ha (cự ly trồng 2 x 8m). Kích thước hố 50 x 50 x

50cm. - Bón phân NPK (16-16-8-13S) xuất xứ Philippin với liều lượng 0,5kg/hố và phân hữu

cơ (vi sinh Sông Gianh) 1,0kg/hố. - Đảo phân, lấp hố. - Vận chuyển, rải cây. - Trồng và trồng dặm cây. - Chăm sóc năm 1:

+ Xới đất, làm cỏ, vun gốc cây trồng đường kính 1,2m (hai lần): lần 1 sau khi trồng 1 tháng, lần 2 sau lần 1 từ 1-2 tháng. + Phun thuốc sâu, mối. + Phát dọn thực bì 2 lần. + Chống cháy mùa khô. + Bảo vệ rừng.

- Chăm sóc năm 2: + Xới đất, làm cỏ, vun gốc cây trồng đường kính 1,2m (hai lần) + Tỉa cành, tạo tán 1 lần/năm. + Cắt dây leo, cây bụi, tái sinh. + Bón phân: NPK (16-16-8-13S) Philippin 0,5kg/hố và phân hữu cơ (vi sinh Sông Gianh) 1,0kg/hố. + Phun thuốc trừ sâu, mối. + Chống cháy mùa khô. + Bảo vệ rừng.

- Chăm sóc năm 3: + Xới đất, làm cỏ, vun gốc cây trồng đường kính 1,2m (hai lần) + Tỉa cành, tạo tán 1 lần/năm. + Cắt dây leo, cây bụi, tái sinh. + Bón phân: NPK (16-16-8-13S) Philippin 0,5kg/hố và phân hữu cơ (vi sinh Sông Gianh) 1,0kg/hố. + Phun thuốc trừ sâu, mối.

Page 19: b1-2-tmđt thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công

19

+ Chống cháy mùa khô. + Bảo vệ rừng.

2.3. Trồng trong rừng tự nhiên nghèo. - Diện tích 0,5ha. Trồng trên nền rừng tự nhiên nghèo (trữ lượng cây gỗ giá trị từ 10 –

100m3/ha) - Tiêu chuẩn cây con đem trồng: Cây 12 tháng tuổi, đường kính > 0,5cm, chiều cao >

0,6m, bầu kích cỡ 17*22cm, cây khỏe mạnh, không sâu bệnh. Trồng dặm lại sau 1 tháng. Số lượng cây con đem trồng (cả dặm): 400 cây.

- Khảo sát thực địa, lựa chọn địa điểm. - Phát dọn thực bì theo băng hoặc lỗ trống. - Thiết kế, đào hố. Mật độ: 625 cây/ha. (trồng theo băng hoặc lỗ trống). Kích thước hố

50 x 50 x 50cm. - Bón phân NPK (16-16-8-13S) xuất xứ Philippin với liều lượng 0,5kg/hố và phân hữu

cơ (vi sinh Sông Gianh) 1,0kg/hố. - Đảo phân, lấp hố. - Vận chuyển, rải cây. - Trồng và trồng dặm cây. - Chăm sóc năm 1:

+ Xới đất, làm cỏ, vun gốc cây trồng đường kính 1,2m (hai lần): lần 1 sau khi trồng 1 tháng, lần 2 sau lần 1 từ 1-2 tháng. + Phun thuốc sâu, mối. + Phát dọn thực bì 2 lần theo băng hoặc lỗ trống. + Chống cháy mùa khô. + Bảo vệ rừng.

- Chăm sóc năm 2: + Xới đất, làm cỏ, vun gốc cây trồng đường kính 1,2m (hai lần) + Tỉa cành, tạo tán 1 lần/năm. + Cắt dây leo, cây bụi, tái sinh. + Bón phân: NPK (16-16-8-13S) Philippin 0,5kg/hố và phân hữu cơ (vi sinh Sông Gianh) 1,0kg/hố. + Phun thuốc trừ sâu, mối. + Chống cháy mùa khô. + Bảo vệ rừng.

- Chăm sóc năm 3: + Xới đất, làm cỏ, vun gốc cây trồng đường kính 1,2m (hai lần) + Tỉa cành, tạo tán 1 lần/năm. + Cắt dây leo, cây bụi, tái sinh. + Bón phân: NPK (16-16-8-13S) Philippin 0,5kg/hố và phân hữu cơ (vi sinh Sông Gianh) 1,0kg/hố. + Phun thuốc trừ sâu, mối.

Page 20: b1-2-tmđt thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công

20

+ Chống cháy mùa khô. + Bảo vệ rừng.

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu:

- Số liệu theo dõi, đánh giá gồm: tỷ lệ sống, đường kính, chiều cao.

- Xử lý số liệu theo các phương pháp thống kê thông dụng trong trên phần mềm Excell, Genstat.

19 Phương án phối hợp với các tổ chức nghiên cứu và cơ sở sản xuất trong nước Khu Bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai là đơn vị quản lý trực tiếp các quần thể có phân bố tự nhiên của loài cây nghiên cứu trong đề tài này. Do vậy, chủ nhiệm đề tài sẽ phối hợp với Khu Bảo tồn cùng tham gia điều tra khảo sát, đánh giá chi tiết và thu hái các mẫu nghiên cứu, xây dựng mô hình trồng bảo tồn gen cho loài này. Ngoài ra, đề tài còn phối kết hợp với Chi cục Kiểm lâm, Trường Đại học Lâm nghiệp cơ sở 2 cùng tham gia thực hiện. Kết quả nghiên cứu sẽ được chia sẻ với các đơn vị có quan tâm và khu Bảo tồn trên địa bàn tỉnh cũng như trong khu vực.

20 Phương án hợp tác quốc tế (nếu có) (Trình bày rõ phương án phối hợp: tên đối tác nước ngoài; nội dung đã hợp tác- đối với đối tác đã có hợp tác từ trước; nội dung cần hợp tác trong khuôn khổ đề tài; hình thức thực hiện. Phân tích rõ lý do cần hợp tác và dự kiến kết quả hợp tác, tác động của hợp tác đối với kết quả của Đề tài )

21 Tiến độ thực hiện

Page 21: b1-2-tmđt thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công

21

Các nội dung, công việc

chủ yếu cần được thực hiện; các mốc đánh giá chủ yếu

Kết quả phải đạt

Thời gian (bắt đầu, kết thúc)

Cá nhân, tổ chức

thực hiện*

1 2 3 4 5

1 Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái học

- Khảo sát theo tuyến 5 tuyến 3/2014-3/2014

Chủ nhiệm đề tài, Cộng tác viên

- Lập ô tiêu chuẩn 15 ôtc 4/2014-4/2014

Chủ nhiệm đề tài, Cộng tác viên

- Thu thập số liệu điều kiện tự nhiên (địa hình, độ cao, độ dốc, đất đai, khí hậu, trạng thái rừng,…)

Số liệu 4/2014-4/2014

Chủ nhiệm đề tài, Cộng tác viên

- Điều tra tầng cây gỗ Số liệu 4/2014-6/2014

Chủ nhiệm đề tài, Cộng tác viên

- Lập ô dạng bản 450 ô 4/2014-6/2014

Chủ nhiệm đề tài, Cộng tác viên

- Điều tra cây tái sinh Số liệu 4/2014-6/2014

Chủ nhiệm đề tài, Cộng tác viên

- Chọn lọc cây mẹ 15-20 cây 4/2014-5/2014

Chủ nhiệm đề tài, Cộng tác viên

- Điều tra vật hậu Số liệu 1/2014-12/2014

Chủ nhiệm đề tài, Cộng tác viên

- Thu hái, và chế biến quả giống 15-20 cây 5/2014-6/2014

Chủ nhiệm đề tài, Cộng tác viên

- Xử lý số liệu, phân tích 7/2014-9/2014

Chủ nhiệm đề tài, Cộng tác viên

- Viết báo cáo đặc điểm sinh thái học Báo cáo, hình ảnh

8/2014-9/2014

Chủ nhiệm đề tài

2 Xây dựng mô hình trồng bảo tồn.

2.1 Trồng thuần loài trên đất trống 0,5ha, tỷ lệ sống >85%

- Khảo sát, thiết kế 0,5ha 3/2015-6/2015

Chủ nhiệm đề tài, Cộng tác viên

- Trồng 0,5ha 7/2015-7/2015

Chủ nhiệm đề tài, Cộng tác viên

- Chăm sóc 0,5ha 7/2015- Chủ nhiệm đề tài,

Page 22: b1-2-tmđt thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công

22

12/2017 Cộng tác viên

- Thu thập số liệu 0,5ha 10/2015-10/2017

Chủ nhiệm đề tài, Cộng tác viên

2.2 Trồng hỗn giao trên đất rừng trồng cây bản địa (Sao, Dầu, Gõ đỏ,..)

1,0ha, tỷ lệ sống >85%

- Khảo sát, thiết kế 1,0ha 3/2015-6/2015

Chủ nhiệm đề tài, Cộng tác viên

- Trồng 1,0ha 7/2015-7/2015

Chủ nhiệm đề tài, Cộng tác viên

- Chăm sóc 1,0ha 7/2015-12/2017

Chủ nhiệm đề tài, Cộng tác viên

- Thu thập số liệu 1,0ha 10/2015-10/2017

Chủ nhiệm đề tài, Cộng tác viên

2.3 Trồng trong rừng nghèo 0,5ha, tỷ lệ sống >85%

- Khảo sát, thiết kế 0,5ha 3/2015-6/2015

Chủ nhiệm đề tài, Cộng tác viên

- Trồng 0,5ha 7/2015-7/2015

Chủ nhiệm đề tài, Cộng tác viên

- Chăm sóc 0,5ha 7/2015-12/2017

Chủ nhiệm đề tài, Cộng tác viên

- Thu thập số liệu 0,5ha 10/2015-10/2017

Chủ nhiệm đề tài, Cộng tác viên

3 Báo cáo tổng kết đề tài Báo cáo, hình ảnh

11/2017- 12/2017

Chủ nhiệm đề tài

* Chỉ ghi những cá nhân có tên tại Mục 12 III. SẢN PHẨM KH&CN CỦA ĐỀ TÀI 22 Sản phẩm KH&CN chính của Đề tài và yêu cầu chất lượng cần đạt (Liệt kê theo

dạng sản phẩm)

Dạng I: Mẫu (model, maket); Sản phẩm (là hàng hoá, có thể được tiêu thụ trên thị trường); Vật liệu; Thiết bị, máy móc; Dây chuyền công nghệ; Giống cây trồng; Giống vật nuôi và các loại khác;

Số TT

Tên sản phẩm cụ thể

và chỉ tiêu chất lượng

chủ yếu của sản phẩm

Đơn vị đo

Mức chất lượng Dự kiến số lượng/quy

mô sản phẩm tạo

Cần đạt Mẫu tương tự

(theo các tiêu chuẩn mới nhất)

Page 23: b1-2-tmđt thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công

23

Trong nước Thế giới

ra

1 2 3 4 5 6 7

1 Cây giống Cây Do>0,5cm Hvn>0,6m

1.800

22.1 Mức chất lượng các sản phẩm (Dạng I) so với các sản phẩm tương tự trong nước và nước ngoài Cây giống sinh trưởng tốt, đường kính cổ rễ >0,5cm; chiều cao cây > 0,6m, cây không sâu bệnh, bộ lá phát triển đều, xanh đậm.

Dạng II: Nguyên lý ứng dụng; Phương pháp; Tiêu chuẩn; Quy phạm; Phần mềm máy tính; Bản vẽ thiết kế; Quy trình công nghệ; Sơ đồ, bản đồ; Số liệu, Cơ sở dữ liệu; Báo cáo phân tích; Tài liệu dự báo (phương pháp, quy trình, mô hình,...); Đề án, qui hoạch; Luận chứng kinh tế-kỹ thuật, Báo cáo nghiên cứu khả thi và các sản phẩm khác

TT Tên sản phẩm Yêu cầu khoa học cần đạt Ghi chú 1 2 3 4

1 Báo cáo đặc điểm sinh thái.

Hình ảnh, số liệu, phân tích thống kê 01

2 Mô hình trồng bảo tồn gen

Cây sinh trưởng tốt, tỷ lệ sống trên 85% 2,0ha

3 Hướng dẫn kỹ thuật trồng bảo tồn gen

Hình ảnh, số liệu, phân tích thống kê 01

4 Báo cáo tổng kết Hình ảnh, số liệu, phân tích thống kê 01 Dạng III: Bài báo; Sách chuyên khảo; và các sản phẩm khác

Số TT Tên sản phẩm Yêu cầu khoa học

cần đạt Dự kiến nơi công bố (Tạp chí,

Nhà xuất bản) Ghi chú

1 2 3 4 5

1 Bài báo tạp chí chuyên ngành

Hình ảnh, số liệu, phân tích thống kê

Tạp chí khoa học Lâm nghiệp. Tạp chí rừng và môi trường. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

01 bài

22.2 Trình độ khoa học của sản phẩm (Dạng II & III) so với các sản phẩm tương tự hiện có (Làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn để xác định các yêu cầu khoa học cần đạt của các sản phẩm của đề tài) Hướng dẫn kỹ thuật: rõ ràng, dễ hiểu, thực tiễn.

Page 24: b1-2-tmđt thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công

24

Báo cáo khoa học được Hội đồng khoa học thông qua. Bài báo đăng tạp chí khoa học chuyên ngành được phản biện thông qua

22.3 Kết quả tham gia đào tạo trên đại học

Số TT

Cấp đào tạo Số lượng Chuyên ngành đào tạo Ghi chú

Thạc sỹ

Tiến sỹ

22.4 Sản phẩm dự kiến đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng:

23 Khả năng ứng dụng và phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu 23.1 Khả năng về thị trường Kết quả nghiên cứu làm cơ sở cho phát triển và sử dụng nguồn gen quý hiếm trong tương lai; đồng thời, đây là căn cứ để tiến hành nghiên cứu bảo tồn gen cho các loài tương tự nhằm thực hiện hóa khẩu hiệu “nhiều loài trên cùng trái đất”, tránh nguy cơ tuyệt chủng.

Diện tích, chất lượng và hệ sinh thái rừng của nước ta bị suy thoái nghiêm trọng. Nhiều loài thực vật rừng quý hiếm đang bị khai thác, chặt hạ trái phép nên đang đứng trước nguy cơ bị đe doạ tuyệt chủng. Do đó, bảo tồn một số loài cây quý hiếm và hoặc có giá trị kinh tế sẽ góp phần đưa thêm một số loài cây vào các chương trình trồng rừng và tăng chất lượng cho hệ sinh thái rừng.

Biến đổi khí hậu và rừng trồng các loài cây bản địa đã yêu cầu cần chọn ra những loài cây và những giống có khả năng sinh trưởng nhanh và phòng chống biến đổi nhiệt độ, lượng mưa và nước biển dâng.

Bên cạnh đó, nền công nghiệp đồ gỗ của Việt Nam được xác định là nghành kinh tế có vai trò rất quan trọng và đang có những bước phát triển vượt bậc với lượng tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 50 - 70%. Việc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của các sản phẩm gỗ xuất khẩu. Vì vậy, trồng rừng cung cấp nguyên liệu, có giá trị cao vừa có khả năng phòng chống biến đổi khí hậu là một yêu cầu cấp bách nhằm nâng cao chuỗi giá trị của rừng trồng.

Page 25: b1-2-tmđt thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công

25

23.2 Khả năng về ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất kinh doanh (Khả năng cạnh tranh về giá thành và chất lượng sản phẩm) ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... 23.3 Khả năng liên doanh liên kết với các doanh nghiệp trong quá trình nghiên cứu ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... 23.4 Mô tả phương thức chuyển giao Kết quả nghiên cứu loài Giáng hương quả to có thể được chuyển giao cho Vườn quốc gia, Khu Bảo tồn trong khu vực có loài này phân bố bằng hình thức tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật,…; báo cáo kết quả làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, phục vụ học tập cho học sinh, sinh viên. 24 Phạm vi và địa chỉ (dự kiến) ứng dụng các kết quả của Đề tài

Kết quả đề tài dự kiến ứng dụng trên các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn, các đơn vị nghiên cứu về bảo tồn gen cây lâm nghiệp.

25 Tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu 25.1 Đối với lĩnh vực KH&CN có liên quan

Điều tra mở rộng sẽ giúp hiểu kỹ hơn về thực trạng của một số loài cây quý hiếm Xác định đặc điểm sinh thái học cho các quần thể sẽ có ý nghĩa cho việc định hướng

nghiên cứu và khai thác các nguồn gen quý hiếm. Khu trồng bảo tồn gen sẽ là những lâm phần phục vụ nghiên cứu, học tập cho tương lai

25.2 Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu Tập hợp được một số loài cây quý hiếm/hoặc có giá trị kinh tế để phục vụ mục đích bảo tồn và các nghiên cứu sau này.

25.3 Đối với kinh tế - xã hội và môi trường Thông qua việc tập hợp được loài Giáng hương trái to (nhất là loài có giá trị kinh tế

cao, nguồn gen quý hiếm) sẽ giúp cho người dân dễ dàng hơn trong việc sử dụng vào trồng rừng có giá trị kinh tế cao.

Các loài cây bản địa sẽ là những loài cây và những giống có khả năng phòng chống biến đổi nhiệt độ, lượng mưa và nước biển dâng.

Page 26: b1-2-tmđt thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công

26

V. NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI VÀ NGUỒN KINH PHÍ (Giải trình chi tiết xin xem phụ lục kèm theo)

Đơn vị tính: Triệu đồng 26 Kinh phí thực hiện đề tài phân theo các khoản chi

Nguồn kinh phí Tổng số

Trong đó Trả công lao động

(khoa học, phổ thông)

Nguyên vật liệu, năng lượng

Thiết bị, máy

móc

Xây dựng, sửa

chữa nhỏ

Chi khác

1 2 3 4 5 6 7 8

Tổng kinh phí Trong đó:

1 Ngân sách SNKH: - Năm thứ nhất*: - Năm thứ hai*: - Năm thứ ba*: - Năm thứ tư*:

2 Nguồn tự có 3 Nguồn khác

(vốn huy động, ...)

(*): chỉ dự toán khi đề tài đã được phê duyệt

Ngày ........tháng .........năm 2014.

Chủ nhiệm Đề tài

Trần Hữu Biển

Tổ chức chủ trì Đề tài P. Giám đốc

Trần Văn Sâm

Page 27: b1-2-tmđt thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công

27

Page 28: b1-2-tmđt thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công