bÀi 4: phÂn tÍch tÀi chÍnh doanh nghiỆpeldata15.topica.edu.vn/hoclieu/man310/giao...

30
Bài 4: Phân tích tài chính doanh nghip MAN310_Bai 4_v1.0013103228 69 BÀI 4: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIP Mc tiêu Nm được kiến thc cơ bn vtài chính và phân tích được nhng chtiêu tài chính quan trng. Có khnăng đánh giá tình hình tài chính ca doanh nghip, khnăng thanh toán, khnăng tài chính, sc sinh li... ca doanh nghip mình cũng như doanh nghip cn đầu tư. Ni dung Hướng dn hc Khái quát vtài chính doanh nghip. Phân tích các báo cáo tài chính (bng cân đối kế toán, bng lưu chuyn tin t, báo cáo kết qukinh doanh). Phân tích đảm bo ngun vn cho hot động kinh doanh. Phân tích các chtiêu phn ánh tình hình tài chính ca doanh nghip (tình hình và khnăng thanh toán, kết cu tài chính, hiu qukinh doanh ca doanh nghip, khnăng sinh li,...). Thi lượng hc 12 tiết. Để hc tt bài này, người hc phi có kiến thc nht định vtài chính doanh nghip. vcác môn hc tnhiên giúp cho vic tư duy logic trong quá trình thiết lp công thc và tính toán. Phi hiu rõ bn cht ca mt scông thc cơ bn để làm nn tng suy rng các công thc khác nhm nâng cao hiu quhc tp và nghiên cu. Làm đầy đủ các bài tp đã được cung cp và liên hvi tình hung cthtrong thc tế, có thtđưa ra các tình hung có tính thc tin cao.

Upload: dinhdan

Post on 03-Feb-2018

238 views

Category:

Documents


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: BÀI 4: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata15.topica.edu.vn/Hoclieu/MAN310/Giao trinh/06... · đối kế toán, bảng lưu ... Phân tích tình hình tài chính doanh

Bài 4: Phân tích tài chính doanh nghiệp

MAN310_Bai 4_v1.0013103228 69

BÀI 4: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Mục tiêu

Nắm được kiến thức cơ bản về tài chính và phân tích được những chỉ tiêu tài chính quan trọng.

Có khả năng đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, khả năng thanh toán, khả năng tài chính, sức sinh lời... của doanh nghiệp mình cũng như doanh nghiệp cần đầu tư.

Nội dung Hướng dẫn học

Khái quát về tài chính doanh nghiệp.

Phân tích các báo cáo tài chính (bảng cân đối kế toán, bảng lưu chuyển tiền tệ, báo cáo kết quả kinh doanh).

Phân tích đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh.

Phân tích các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp (tình hình và khả năng thanh toán, kết cấu tài chính, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng sinh lời,...).

Thời lượng học

12 tiết.

Để học tốt bài này, người học phải có kiến thức nhất định về tài chính doanh nghiệp. về các môn học tự nhiên giúp cho việc tư duy logic trong quá trình thiết lập công thức và tính toán.

Phải hiểu rõ bản chất của một số công thức cơ bản để làm nền tảng suy rộng các công thức khác nhằm nâng cao hiệu quả học tập và nghiên cứu.

Làm đầy đủ các bài tập đã được cung cấp và liên hệ với tình huống cụ thể trong thực tế, có thể tự đưa ra các tình huống có tính thực tiễn cao.

Page 2: BÀI 4: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata15.topica.edu.vn/Hoclieu/MAN310/Giao trinh/06... · đối kế toán, bảng lưu ... Phân tích tình hình tài chính doanh

Bài 4: Phân tích tài chính doanh nghiệp

70 MAN310_Bai 4_v1.0013103228

TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI

Tình huống Công ty cổ phần dệt may HD có 03 Nhà máy thành viên, 02 Chi nhánh với khoảng 1680 cán bộ công nhân viên. Sản lượng Sợi các loại đạt trên 8.000 tấn/năm. Sản phẩm may 3,5 triệu sản phẩm/năm. Doanh thu xấp xỉ 389 tỷ đồng.

Trong năm tới HDtexco có kế hoạch đầu tư kinh doanh thêm 2 lĩnh vực mới là:

Dự án 1: Dịch vụ khách sạn, nhà hàng.

Dự án 2: Bất động sản.

Hai dự án này cần cùng 1 mức đầu tư, tuy nhiên Dự án 2 sẽ nhiều rủi ro hơn nhưng doanh lợi thu được sẽ lớn hơn. Phòng kế toán tài chính nộp bản Báo cáo tài chính tới ban lãnh đạo. Giám đốc tài chính trực tiếp xem xét và phân tích Báo cáo tài chính các năm. Một cuộc họp Hội đồng quản trị bất thường được diễn ra ngay sau đó. Giám đốc tài chính báo cáo với Hội đồng quản trị, tình hình tài chính của Công ty chỉ đủ đáp ứng các hoạt động hiện tại, Công ty đang đạt được cơ cấu nguồn vốn mong muốn: Nợ 40%, Vốn chủ sở hữu 60%. Muốn kinh doanh thêm lĩnh vực mới theo kế hoạch thì ngay tại thời điểm này Công ty phải có quyết định hình thức huy động vốn. Hội đồng quản trị đang cân nhắc 2 phương thức huy động vốn là:

Nguồn thứ nhất: Vay vốn từ ngân hàng.

Nguồn thứ hai: Phát hành thêm cổ phiếu.

Câu hỏi

1. Với vai trò là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty, anh/chị sẽ quyết định thế nào trong trường hợp này? Căn cứ vào đâu để ra quyết định?

2. Công ty phát hành thêm cổ phiếu ra thị trường tự do, để thu hút được đầu tư thì Công ty cần chứng minh năng lực tài chính của mình như thế nào?

3. Công ty rất có uy tín đối với các ngân hàng thương mại, nhưng muốn vay được vốn Công ty cũng phải chỉ ra tính khả thi của 2 dự án trên. Giám đốc tài chính cần làm gì để chứng minh điều đó với ngân hàng?

Page 3: BÀI 4: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata15.topica.edu.vn/Hoclieu/MAN310/Giao trinh/06... · đối kế toán, bảng lưu ... Phân tích tình hình tài chính doanh

Bài 4: Phân tích tài chính doanh nghiệp

MAN310_Bai 4_v1.0013103228 71

4.1. Ý nghĩa, mục đích, nội dung và tài liệu phân tích tài chính

4.1.1. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp là một khâu cơ bản và đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính của nền kinh tế. Xét về bản chất tài chính doanh nghiệp là các mối quan hệ kinh tế dưới hình thái giá trị nảy sinh gắn liền với việc tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp biểu hiện dưới hình thức các quỹ tiền tệ trong quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng và nó vận động gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp. Các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị hợp thành các quan hệ tài chính của doanh nghiệp bao gồm quan hệ tài chính giữa: doanh nghiệp với Nhà nước, doanh nghiệp với người lao động, doanh nghiệp với các chủ sở hữu, giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế khác…

Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là tổng thể hệ thống các phương pháp được sử dụng để đánh giá tình hình tài chính đã qua và hiện nay để đưa ra các dự đoán chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong tương lai, qua đó giúp các chủ thể quản lý đưa ra các quyết định phù hợp với lợi ích của bản thân doanh nghiệp.

4.1.2. Mục đích phân tích tài chính

Mục đích chủ yếu và quan trọng nhất của phân tích tài chính của doanh nghiệp là đánh giá một cách chính xác, trung thực về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó cung cấp những thông tin cần thiết về tình hình tài chính của doanh nghiệp cho các đối tượng có liên quan để họ có thể đưa ra các quyết định kinh tế phù hợp. Cụ thể các đối tượng quan tâm đến kết quả phân tích tài chính của doanh nghiệp bao gồm:

Nhà nước: Trong mối quan hệ nhận cấp phát vốn đầu tư, nộp thuế,...

Các nhà quản lý doanh nghiệp.

Các chủ đầu tư.

Các bên tham gia liên kết, liên doanh.

Các cổ đông, các nhà cho vay.

4.1.3. Ý nghĩa phân tích tài chính

Phân tích tài chính là một trong những hoạt động cần thiết đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Kết quả phân tích những thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp không chỉ có ý nghĩa đối với chính bản thân doanh nghiệp nói riêng và với các chủ thể quản lý nói chung mà còn giúp cho các bên biết được tình hình và khả năng tài chính của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định quản lý, quyết định tài chính phù hợp.

Đối với bản thân doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp: Mối quan tâm hàng đầu là tạo ra tỷ suất lợi nhuận cao, quy mô lợi nhuận lớn, khả năng thanh toán tốt, đem lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư để góp phần thu hút vốn. Tránh tình trạng bị thua lỗ, cạn kiệt dần nguồn vốn, thiếu vốn làm gián đoạn sản xuất, vốn ứ đọng, hiệu quả sinh lời kém,…

Vì vậy, để biết được điều đó các nhà quản trị doanh nghiệp phải có phải có đầy đủ các thông tin cần thiết về tình hình tài chính doanh nghiệp để đánh giá thông qua các chỉ tiêu liên quan nhằm quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả.

Page 4: BÀI 4: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata15.topica.edu.vn/Hoclieu/MAN310/Giao trinh/06... · đối kế toán, bảng lưu ... Phân tích tình hình tài chính doanh

Bài 4: Phân tích tài chính doanh nghiệp

72 MAN310_Bai 4_v1.0013103228

Đối với ngân hàng và các chủ đầu tư, các nhà cho vay vốn cần phải biết khả năng và tình hình tài chính của doanh nghiệp, khả năng thanh toán và khả năng tạo ra lợi nhuận để có nên đầu tư và cho doanh nghiệp vay vốn hay không. Quyết định này dựa trên cơ sở phân tích các thông tin tài chính của doanh nghiệp.

Các nhà cung cấp vật tư và các đối tác khác cũng vậy, họ cũng phải nghiên cứu xem xét khả năng thanh toán, mức độ thanh toán nhanh hay chậm của khách hàng và các vấn đề khác để đưa ra các quyết định có hợp tác làm ăn hay không.

Bên cạnh đó còn có các cơ quan Nhà nước như: cơ quan tài chính, thuế, thống kê, các cơ quan chủ quản, người lao động,…cũng rất cần đến các thông tin tài chính vì liên quan đến trách nhiệm của doanh nghiệp và quyền lợi của họ.

Như vậy, phân tích tài chính là công việc vô cùng cần thiết trong các hoạt động của doanh nghiệp. Nếu đơn vị nào có khả năng phân tích tài chính tốt sẽ có khả năng sử dụng đầu tư hiệu quả nguồn vốn của mình, đó cũng là mục tiêu chính của mọi doanh nghiệp.

4.1.4. Nội dung phân tích tình hình tài chính

Để tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì một trong những yếu tố quan trọng là phải có một lượng vốn nhất định với cơ cấu vốn hợp lý phù hợp với đặc điểm ngành nghề của doanh nghiệp. Để đạt hiệu quả cao, doanh nghiệp phải tiến hành tổ chức huy động các nguồn vốn cần thiết phù hợp với nhu cầu của từng giai đoạn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác phải tiến hành phân phối, sử dụng và quản lý chúng một cách có hiệu quả và hợp lý nhất trên cơ sở tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, các chế độ chính sách quản lý kinh tế tài chính tiền tệ của Nhà nước và bối cảnh điều kiện kinh doanh của đơn vị.

Nội dung cơ bản của phân tích tài chính bao gồm:

Phân tích đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Phân tích tình hình tổ chức, huy động, phân phối, sử dụng và quản lý vốn của doanh nghiệp.

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, vốn cố định và vốn lưu động.

Phân tích cơ cấu tài chính (cơ cấu vốn và nguồn vốn) và sự biến động của chúng.

Phân tích tình hình đầu tư, công nợ, tài trợ vốn, khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Phân tích rủi ro tài chính.

4.2. Nguồn tài liệu và phương pháp phân tích

4.2.1. Nguồn tài liệu phân tích

Nguồn tài liệu chính dùng để phân tích tài chính của doanh nghiệp bao gồm:

Bảng cân đối kế toán.

Bảng báo cáo kết quả kinh doanh.

Bảng lưu chuyển tiền tệ.

Page 5: BÀI 4: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata15.topica.edu.vn/Hoclieu/MAN310/Giao trinh/06... · đối kế toán, bảng lưu ... Phân tích tình hình tài chính doanh

Bài 4: Phân tích tài chính doanh nghiệp

MAN310_Bai 4_v1.0013103228 73

Thuyết minh báo cáo tài chính.

Các báo cáo về công nợ và các khoản vay trả.

Các báo cáo và tài liệu liên quan khác.

4.2.2. Phương pháp phân tích

Trước khi tiến hành phân tích tài chính cần phải xác lập các chỉ tiêu và hệ thống các chỉ tiêu cần tiến hành phân tích có liên quan và phản ánh đầy đủ về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu đã được xác lập tiến hành thu thập, lựa chọn các tài liệu liên quan và tiến hành sử dụng các phương pháp phân tích so sánh, thay thế liên hoàn, chênh lệch, liên hệ hoặc kết hợp nhiều phương pháp để tiến hành phân tích phù hợp với nội dung yêu cầu phân tích.

Phương pháp so sánh được sử dụng rất nhiều trong phân tích và cần chú ý đến điều kiện so sánh của các chỉ tiêu, bởi vì trong các thời kỳ khác nhau thường có các quy định chế độ khác nhau về tài chính kế toán. Khi tiến hành so sánh có thể thực hiện đồng loạt các mức so sánh tuyệt đối, tương đối, liên hoàn và định gốc, so sánh với quá khứ và so sánh ước tính trong tương lai, so sánh các chỉ tiêu của doanh nghiệp với doanh nghiệp tiêu biểu và bình quân của ngành; trên cơ sở đó sẽ đánh giá một cách đúng đắn hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Phương pháp thay thế liên hoàn sẽ có tác dụng giúp cho nhà phân tích đánh giá được sự biến động, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích và sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng với những mức độ ảnh hưởng các các nhân tố này đến chỉ tiêu phân tích. Giúp cho nhà phân tích nắm được bản chất chỉ tiêu phân tích và của từng nhân tố ảnh hưởng để có những biện pháp quản lý từng nhân tố đạt hiệu quả cao nhất. Do đó phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong phân tích hoạt động kinh doanh.

4.3. Phân tích báo cáo tài chính

4.3.1. Phân tích bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán hay còn gọi là bảng tổng kết tài sản là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp về mặt giá trị tại thời điểm báo cáo và nguồn hình thành tài sản đó, thời điểm báo cáo thường là ngày cuối cùng của kỳ hạch toán kinh doanh (cuối năm, cuối quý, cuối tháng). Bảng cân đối kế toán phản ánh mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp, và cân đối ở mọi thời điểm hạch toán.

Tài sản = Nguồn vốn

Tài sản = Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu

Trên bảng cân đối kế toán có số liệu của hai thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ hạch toán. Bằng phép so sánh số liệu giữa hai thời kỳ này cũng giúp cho nhà phân tích đánh giá khái quát tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn cũng như từng khoản mục chủ yếu trong tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp. Đồng thời thông qua bảng cân đối cũng phản ánh một cách tổng quát về năng lực và khả năng tài chính mạnh

Page 6: BÀI 4: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata15.topica.edu.vn/Hoclieu/MAN310/Giao trinh/06... · đối kế toán, bảng lưu ... Phân tích tình hình tài chính doanh

Bài 4: Phân tích tài chính doanh nghiệp

74 MAN310_Bai 4_v1.0013103228

hay yếu của doanh nghiệp cũng như những kỳ vọng về khả năng tài chính trong tương lai có góp phần thu hút nguồn đầu tư hay không.

Bảng cân đối kế toán được kết cấu dưới dạng bảng cân đối số dư của các tài khoản kế toán và được sắp xếp theo trật tự quy định của Bộ Tài chính theo yêu cầu của công tác quản lý thống nhất.

Có rất nhiều chỉ tiêu phân tích tài chính dựa vào các thông tin trên bảng cân đối kế toán mà ta sẽ nghiên cứu ở phần sau, trong phần này sẽ phân tích đánh giá tổng quát về cơ cấu và sự biến động của vốn và nguồn vốn.

Ví dụ:

Phân tích Bảng cân đối kế toán dạng rút gọn của Công ty SAWACO:

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Ngày 30 tháng 12 năm N

(Đvt: triệu đồng)

Đầu kỳ Cuối kỳ Chênh lệch

Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền

Tỷ trọng

Số tiền

Tỷ lệ Tỷ

trọng

TÀI SẢN 340.000 100 372.000 100 32.000 9,4 -

A. TS ngắn hạn 136.000 40 160.000 43 24.000 17,6 3

I. Tiền 8.000 5,88 4.800 3 -3.200 -40 -2,88

II. Đầu tư TCNH 4.000 2,94 4.000 2,5 0 0 -0,44

III. Các khoản phải thu 20.000 14,7 28.000 17,5 8.000 40 2,8

IV. Hàng tồn kho 100.000 74,0 120.000 75 20.000 20 1

V. TSLĐ khác 4.000 2,94 3.200 2,0 - 800 -20 -0,94

B. TSCĐ dài hạn 204.000 60 212.000 57 8.000 3,9 -3

I. TSCĐ hữu hình 180.000 88 184.000 86,8 4.000 2,2 -1,21

II. Đầu tư TC dài hạn 16.000 7,84 18.000 8,5 2.000 12,5 0,65

III. Chi phí XDCB dở dang 8.000 3,92 10.000 4,7 2.000 25 0,8

NGUỒN VỐN 340.000 100 372.000 100 32.000 9,4 -

A. Nợ phải trả 238.000 70 279.000 75 41.000 17,2 5

I. Nợ ngắn hạn 130.000 54,6 173.000 62 43.000 33 7,4

1. Vay và nợ ngắn hạn 45.000 34,62 75.000 43,35 30.000 66,67 8,73

II. Nợ dài hạn 90.000 37,8 95.000 34,1 5.000 5,5 -3,7

4. Vay và nợ dài hạn 20.000 22,22 35.000 36,84 15.000 75 14,66

III. Nợ khác 18.000 7,6 11.000 3,9 -7.000 38,8 -3,7

B. Nguồn vốn CSH 102.000 30 93.000 25 -9.000 8,8 -5

Căn cứ vào số liệu tính toán trên bảng cân đối kế toán trên có thể đưa ra một số nhận xét:

Về cơ cấu và sự biến động của tài sản

Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn cuối kỳ tăng so với đầu kỳ là 3%, tương đương là TSCĐ và đầu tư dài hạn giảm 3% (từ 60% đầu kỳ xuống 57% vào cuối kỳ).

Phân tích cụ thể trong khoản mục này thì thấy có sự không hợp lý vì lượng vốn nằm ứ đọng trong khâu hàng tồn kho và các khoản phải thu quá nhiều, doanh nghiệp

Page 7: BÀI 4: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata15.topica.edu.vn/Hoclieu/MAN310/Giao trinh/06... · đối kế toán, bảng lưu ... Phân tích tình hình tài chính doanh

Bài 4: Phân tích tài chính doanh nghiệp

MAN310_Bai 4_v1.0013103228 75

đã bị chiếm dụng vốn. Đây là một sự bất cập mà doanh nghiệp cần phải tìm hiểu nguyên nhân đối với bản thân thu nợ của doanh nghiệp, đặc điểm khách hàng, sản phẩm, phương pháp bán hàng, để có các biện pháp khắc phục trong kỳ kinh doanh tiếp theo.

Đối với tài sản cố định, tỷ lệ tài sản cố định hữu hình chiếm tỷ trọng lớn. Mặc dù cuối kỳ so với đầu kỳ tỷ trọng bộ phận này giảm (từ 88% xuống 86,8%) nhưng vẫn tăng về số tiền (mức tăng 4.000 nghìn đồng) cho thấy năng lực sản xuất của doanh nghiệp gia tăng. Khoản chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng về cả số tiền cũng như tỷ trọng, doanh nghiệp cần phải kiểm tra giám sát tình hình thi công công trình sao cho phù hợp với tiến độ nhằm đảm bảo đúng thời gian, tiết kiệm chi phí góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Về cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn

Thấy rằng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cuối kỳ giảm 5% so với đầu kỳ, từ 30% đầu kỳ xuống 25% vào cuối kỳ, tương ứng là nguồn vốn vay tăng 5% từ 70% lên 75% vào cuối kỳ. Như vậy, doanh nghiệp đã mất dần tính chủ động về vốn, phụ thuộc dần vốn vào bên ngoài. Đây là dấu hiệu không khả quan doanh nghiệp cần phải tìm hiểu nguyên nhân và hiệu quả của việc đầu tư bằng vốn vay, phải có biện pháp quản lý giám sát chặt chẽ nguồn vốn này để tránh những rủi ro với các khoản vay xảy ra với những tác động tiêu cực của nó gây ra cho doanh nghiệp.

4.3.2. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo kế toán tài chính tổng hợp phản ánh doanh thu, chi phí và kết quả lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp sau một kỳ kinh doanh nhất định. Ngoài ra báo cáo này còn cho nhà phân tích biết được tình hình nộp thuế nghĩa vụ với Nhà nước trong kỳ của doanh nghiệp như thế nào, cũng như cho biết các khoản được giảm trừ, hoàn lại thuế giá trị gia tăng trong kỳ của doanh nghiệp.

Như vậy, thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể thấy được quy mô doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp, từ các chỉ tiêu này có thể xác định hiệu quả kinh doanh thông qua việc xác định các tỷ suất sinh lời. Mặt khác, báo cáo còn giúp cho các nhà phân tích thấy được việc thực hiện trách nhiệm xã hội mà cụ thể là trách nhiệm và nghĩa vụ đóng thuế Nhà nước của doanh nghiệp như thế nào. Qua đó có thể đánh giá xu thế phát triển của doanh nghiệp và sức hút đối với các nhà đầu tư hay không mà đặc biệt trên sàn giao dịch chứng khoán vấn đề này đặc biệt được chú ý.

Báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp gồm 3 phần:

Phần 1: Phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sau một kỳ kinh doanh; phần này là phần xác định lãi, lỗ của doanh nghiệp. Bao gồm các chỉ tiêu liên quan đến doanh thu, chi phí, các chỉ tiêu liên quan đến thu nhập của đơn vị kể cả phần kinh doanh bất thường hay từng hoạt động tài chính. Các chỉ tiêu này được theo dõi tích lũy hay lũy kế trong suốt kỳ phân tích của doanh nghiệp.

Phần 2: Phản ánh trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp về các khoản đóng góp với Nhà nước. Đó là các chỉ tiêu liên quan đến các loại thuế (thuế thu nhập

Page 8: BÀI 4: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata15.topica.edu.vn/Hoclieu/MAN310/Giao trinh/06... · đối kế toán, bảng lưu ... Phân tích tình hình tài chính doanh

Bài 4: Phân tích tài chính doanh nghiệp

76 MAN310_Bai 4_v1.0013103228

doanh nghiệp,...), các khoản phí và các khoản phải nộp khác được phản ánh rõ trong phần “Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước”. Trong bảng phản ánh đầy đủ các khoản này tại các kỳ khác nhau như khoản phải nộp kỳ trước, phải nộp kỳ này, đã nộp kỳ này, số còn phải nộp, đã nộp lũy kế,…Như vậy, qua bảng giúp cho nhà phân tích đánh giá một cách vừa có tính tổng quát vừa có tính chi tiết về các khoản nghĩa vụ của doanh nghiệp, qua đó đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp được chính xác hơn.

Phần 3: Phản ánh các chỉ tiêu liên quan trực tiếp đến thuế giá trị gia tăng (VAT) cụ thể phản ánh thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, được hoàn lại, được giảm và thuế giá trị gia tăng đối với hàng bán trong nước.

Phương pháp phân tích:

Chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh: so sánh giữa mức độ cuối kỳ so với đầu kỳ để xác định mức độ chênh lệch tuyệt đối và tương đối. Trên cơ sở đó đưa ra những nhận xét về tình hình các khoản nộp thuế và liên quan đến thuế cũng như suy rộng ra tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Ví dụ:

Phân tích kết quả kinh doanh của Công ty SAWACO qua hai năm N và năm N-1:

(Đvt: triệu đồng)

Chênh lệch

Khoản mục Năm N-1 Năm N Tuyệt đối

Tương đối (%)

1. Doanh thu thuần 52.000 60.500 8.500 16,35

2. Giá vốn hàng bán 39.500 41.500 2.000 5,06

3. Lãi gộp 22.500 29.000 6.500 28,89

4. Chi phí bán hàng 5.500 6.500 1.000 18,18

5. Chi phí QLDN 2.000 2.500 500 25,0

6. Lợi nhuận trước thuế HĐKD 15.000 20.000 5.000 33,33

7. Các khoản thu nhập khác 21.000 20.000 -1.000 - 4,76

8. Chi phí khác 10.000 10.500 - 500 - 5

9. Lợi nhuận khác 11.000 9.500 -1.500 13,64

10. Tổng lợi nhuận trước thuế 27.000 29.500 2.500 9,26

11. Thuế thu nhập phải nộp (32%) 6.750 7.375 625 9,26

12. Lợi nhuận sau thuế 20.250 22.125 1.875 9,26

Dựa vào phương pháp so sánh xác định được giá trị cột chênh lệch tuyệt đối và tương đối, từ kết quả bảng tính này ta có thể đánh giá sơ bộ hoặc chi tiết tình hình kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Page 9: BÀI 4: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata15.topica.edu.vn/Hoclieu/MAN310/Giao trinh/06... · đối kế toán, bảng lưu ... Phân tích tình hình tài chính doanh

Bài 4: Phân tích tài chính doanh nghiệp

MAN310_Bai 4_v1.0013103228 77

Về hoạt động kinh doanh:

Các chỉ tiêu trong năm N đều tăng so với N-1 như doanh thu tăng 8.500 triệu (tăng 16,35%), và đặc biệt là lợi nhuận tăng 5.000 triệu (tăng 33,33%) phản ánh một kết quả cần được phát huy trong các kỳ kinh doanh tiếp theo. Doanh nghiệp đã có những cố gắng nhất định trong hoạt động kinh doanh năm N.

Về các hoạt động khác: các chỉ tiêu đều giảm; khoản thu giảm 1.000 triệu đồng (giảm 4,76%), chi phí giảm 500 triệu (giảm 5%), lợi nhuận khác giảm 1.500 triệu (giảm 13,64%). Đây là dấu hiệu không tốt làm giảm tổng lợi nhuận của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp thích hợp trong các kỳ kinh doanh tiếp theo.

Tổng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng 1.875 triệu (tăng 9,26%). Đây là kết quả cuối cùng của doanh nghiệp, điều này phản ánh trong năm N doanh nghiệp đã có những cố gắng nhất định trong các hoạt động kinh doanh của mình, đáp ứng được xu thế phát triển làm lợi nhuận của doanh nghiệp không ngừng tăng, điều mà bản thân doanh nghiệp cũng như mọi doanh nghiệp khác luôn mong muốn.

4.3.3. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh quá trình hình thành và sử dụng lượng tiền tệ phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bản báo cáo này giúp cho nhà phân tích đánh giá về tình hình, khả năng tạo ra các nguồn tiền và phân phối sử dụng các nguồn tiền đó phục vụ hoạt động Sản xuất kinh doanh của đơn vị như thế nào.

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ”, tiền bao gồm tiền tại quỹ, tiền đang chuyển, và các khoản tiền gửi không kỳ hạn, các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn (không quá 3 tháng kể từ ngày mua khoản đầu tư đó) và có khả năng thanh khoản nhanh có nghĩa là có khả năng chuyển đổi thành tiền nhanh mà ít gặp rủi ro như tín phiếu kho bạc, kỳ phiếu ngân hàng,… Doanh nghiệp có thể trình bày các luồng tiền hoạt động kinh doanh và đầu tư tài chính theo cách thức phù hợp với đặc điểm hoạt động của đơn vị mình nhất.

Các luồng tiền phát sinh của doanh nghiệp:

Luồng tiền phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Đây là luồng tiền có liên quan đến các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp và đó không phải là hoạt động đầu tư tài chính. Qua đây sẽ cho nhà phân tích những thông tin cơ bản về khả năng tạo ra nguồn tiền chính của doanh nghiệp từ hoạt động sản xuất kinh doanh để có đủ khả năng trang trải các khoản nợ hay không, khả năng trả các khoản cổ tức cho cổ đông và các hoạt động đầu tư mới mà chưa cần phải huy động đến nguồn vốn từ bên ngoài.

Luồng tiền phát sinh từ hoạt động đầu tư: Đây là luồng tiền có liên quan đến việc mua sắm, xây dựng, thanh lý, nhượng bán tài sản và các khoản đầu tư khác không tương đương tiền.

Page 10: BÀI 4: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata15.topica.edu.vn/Hoclieu/MAN310/Giao trinh/06... · đối kế toán, bảng lưu ... Phân tích tình hình tài chính doanh

Bài 4: Phân tích tài chính doanh nghiệp

78 MAN310_Bai 4_v1.0013103228

Luồng tiền phát sinh từ hoạt động tài chính: Đây là luồng tiền có liên quan đến việc thay đổi cơ cấu giữa vốn chủ sở hữu và vốn đi vay huy động từ bên ngoài của doanh nghiệp.

Phương pháp phân tích:

Chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh giữa mức độ của kỳ này so với kỳ trước để đánh giá mức độ biến động tương đối và tuyệt đối như đã phân tích các bảng báo cáo trên.

Ví dụ:

Phân tích Bảng luân chuyển tiền tệ dạng đơn giản của Công ty A&D qua hai quý:

(Đvt: triệu đồng)

Quý 1 Quý 2 Chênh lệch

Chỉ tiêu Số tiền

Tỷ trọng

Số tiền Tỷ

trọng Tuyệt đối

Tỷ trọng

I. Hoạt động SXKD

1. Thu 9.000 39,13 10.000 40,0 1.000 0,87

2. Chi 3.500 33,33 4.200 35,0 700 1,67

3. Luân chuyển tiền thuần hoạt động sxkd

5.500 44,00 5.800 44,62 300 0,62

II. Hoạt động đầu tư

1. Thu 6.000 26,09 7.500 30,0 1.500 3,81

2. Chi 4.500 42,86 5.500 45,83 1.000 2,97

3. Luân chuyển tiền thuần ĐT 1.500 12,00 2.000 15,38 500 3,38

III. Hoạt động tài chính

1. Thu 8.000 34,78 7.500 30,0 - 500 - 4,78

2. Chi 2.500 23,81 2.300 19,17 - 200 - 4,64

3. Luân chuyển tiền thuần TC 5.500 44,00 5.200 40,00 - 300 -4,00

IV. Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ

12.500 100,00 13.000 100,00 500 0

V. Tiền tồn đầu kỳ 11.500 24.000 2.500

VI. Tiền tồn cuối kỳ 24.000 37.000 13.000

Lưu ý: Hai cột “Tỷ trọng” nằm trong cột các Quý 1,2 là tỷ trọng của thu so với tổng thu các hoạt động, chi trong tổng chi các hoạt động, lưu chuyển tiền thuần của từng hoạt động so với tổng lưu chuyển tiền thuần trong kỳ.

Qua tính toán dựa vào số liệu của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có thể đưa ra những đánh giá sau:

Thứ nhất, về dòng tiền thu: dòng tiền thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng lên ở quý 2 so với quý 1 về cả số tiền (tăng 1 tỷ) và tỷ trọng (0,87%). Điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra chủ yếu lượng tiền vào trong kỳ từ đó đảm bảo cho nhu cầu chi tiền mặt trong kỳ của hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng và các hoạt động khác.

Thứ hai, về dòng tiền chi: dòng tiền chi ở hoạt động đầu tư chiếm tỷ trọng lớn ở cả 2 quý (42,86 % ở quý 1 và 45,83 % ở quý 2) với mức tăng cũng lớn nhất (1 tỷ).

Page 11: BÀI 4: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata15.topica.edu.vn/Hoclieu/MAN310/Giao trinh/06... · đối kế toán, bảng lưu ... Phân tích tình hình tài chính doanh

Bài 4: Phân tích tài chính doanh nghiệp

MAN310_Bai 4_v1.0013103228 79

Trong khi đó chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ đứng thứ 2 (tăng 700 triệu). Tuy nhiên, tuỳ theo tính chất của các khoản chi mà có thể đưa ra những đánh giá hợp lý. Nếu trong hoạt động đầu tư tiền chi chủ yếu tăng là do mua sắm hay xây dựng TSCĐ thì cho thấy ở doanh nghiệp đang có sự mở rộng quy mô, tăng năng lực sản xuất.

Thứ ba, về lưu chuyển tiền thuần: do sự khác nhau về tỷ trọng cũng như mức độ biến động của từng dòng thu, dòng chi ở các hoạt động nên lưu chuyển tiền thuần cũng khác nhau. Ở Quý I lưu chuyển tiền thuần ở hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính là như nhau. Tuy nhiên, sang Quý II từ việc tăng mạnh lượng tiền thu của hoạt động sản xuất kinh doanh đã làm lượng tiền thuần hoạt động này tăng 300 triệu, tỷ trọng tăng 0,62%. Còn hoạt động tài chính sang quý 2 do dòng thu giảm mạnh (500 triệu) làm lượng tiền thuần giảm 300 triệu.

4.4. Phân tích đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh

Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành một cách liên tục, nhịp nhàng và đạt hiệu quả cao thì một trong những yếu tố vô cùng quan trọng là đảm bảo đủ lượng vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo lượng tài sản cần thiết cả về tài sản cố định và tài sản lưu động. Mà những tài sản này được hình thành từ nguồn vốn của bản thân doanh nghiệp (vốn chủ sở hữu) và vốn huy động từ bên ngoài là vốn vay.

Để đảm bảo đủ lượng vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải thực hiện các biện pháp tài chính thích hợp để huy động hình thành nguồn vốn cho doanh nghiệp. Cụ thể các nguồn sau:

Nguồn vốn chủ sở hữu: Là nguồn vốn tự có của bản thân doanh nghiệp từ ban đầu thành lập và được bổ sung trong quá trình kinh doanh. Đây thường là nguồn vốn chủ yếu và quan trọng, giúp cho doanh nghiệp có sự chủ động về vốn trong kinh doanh.

Nguồn vốn vay nợ hợp pháp: Đó là các khoản vay nợ hợp pháp (vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, vay ngân hàng, vay người lao động, nợ nhà cung cấp,...) trong thời gian hợp pháp. Đây cũng là một trong những nguồn vốn quan trọng mà hầu hết các doanh nghiệp nào cũng có, nhưng tỷ trọng của chúng có thể là khác nhau.

Nguồn vốn từ nguồn bất hợp pháp: Đó là các khoản vay nợ quá hạn, chiếm dụng bất hợp pháp của nhà cung cấp, đối tác, người lao động,...

Có thể phân loại nguồn vốn của doanh nghiệp dùng vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thành 2 loại sau:

Nguồn tài trợ thường xuyên: Đây là nguồn vốn doanh nghiệp sử dụng vào kinh doanh một cách thường xuyên liên tục, lâu dài và mang tính ổn định chủ động cao. Nguồn này bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu, vốn vay – nợ trung hạn và dài hạn không bao gồm các khoản vay và nợ quá hạn.

Page 12: BÀI 4: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata15.topica.edu.vn/Hoclieu/MAN310/Giao trinh/06... · đối kế toán, bảng lưu ... Phân tích tình hình tài chính doanh

Bài 4: Phân tích tài chính doanh nghiệp

80 MAN310_Bai 4_v1.0013103228

Nguồn tài trợ tạm thời: Là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng vào sản xuất kinh doanh mang tính tạm thời trong thời gian ngắn. Đó là các khoản vay – nợ ngắn hạn, các khoản vay – nợ quá hạn, các khoản mà doanh nghiệp chiếm dụng bất hợp pháp của các đối tượng khác như của người mua, của nhà cung cấp, của người lao động,...

Khi phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh cần phải thực hiện như sau:

Thứ nhất, các nhà phân tích cần phải liệt kê và xác định tỷ trọng các nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng vào hoạt động kinh doanh trong kỳ. Sau đó sử dụng phương pháp phân tích so sánh giữa mức độ thực tế với kế hoạch hay giữa thực tế kỳ này so với thực tế kỳ trước. Từ đó sẽ giúp cho nhà phân tích đánh giá được sự biến động của tổng nguồn vốn cũng như của từng nguồn vốn, đánh giá được tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá tính hợp lý và bất hợp lý về sự biến động của từng nguồn vốn có thích ứng với hoạt động sản xuất kinh doanh hay không.

Thứ hai, các nhà phân tích tiến hành so sánh giữa tổng nhu cầu về vốn, về tài sản gồm cả tài sản cố định và tài sản lưu động với tổng nguồn vốn hiện có của doanh nghiệp gồm cả vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay nợ. Có nghĩa là so sánh giữa nhu cầu về vốn và nguồn vốc thực tế có để đáp ứng nhu cầu đó, khi đó xảy ra hai trường hợp:

Nếu tổng số nguồn vốn bằng hoặc lớn hơn tổng nhu cầu vốn sẽ xảy ra hiện tượng thừa vốn thì doanh nghiệp phải có các biện pháp thích hợp để sử dụng số vốn thừa một cách hợp lý và hiệu quả (như đầu tư vào tài sản cố định, lưu động, tài chính, liên doanh, trả nợ vay,...) tránh trường hợp bị ứ đọng vốn, lãng phí vốn, bị chiếm dụng vốn,... dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp.

Nếu tổng số vốn thực có thấp hơn so với nhu cầu có nghĩa là doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng thiếu vốn thì cần phải sử dụng các biện pháp tài chính hợp lý nhằm huy động nguồn vốn, thu hút vốn đầu tư và sử dụng vốn hiệu quả và thiết thực nhất.

4.5. Phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu

4.5.1. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán

Phân tích tình hình và khả năng thanh toán là một nội dung phân tích tài chính quan trọng mà bất kỳ nhà phân tích nào khi phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng phải thực hiện, mà đặc biệt là các nhà đầu tư. Bởi vì các chỉ tiêu phản ánh tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh rất rõ nét chất lượng hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp có khả năng tài chính tốt và kinh doanh nghiêm túc thì công nợ sẽ ít đặc biệt là nợ quá hạn; ít bị chiếm dụng vốn và cũng ít chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khác. Ngược lại nếu doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu kém thì tình hình công nợ nhiều, chiếm dụng vốn cao, các khoản phải trả, phải thu dây dưa ứ đọng.

Page 13: BÀI 4: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata15.topica.edu.vn/Hoclieu/MAN310/Giao trinh/06... · đối kế toán, bảng lưu ... Phân tích tình hình tài chính doanh

Bài 4: Phân tích tài chính doanh nghiệp

MAN310_Bai 4_v1.0013103228 81

Khả năng thanh toán là khả năng doanh nghiệp sử dụng các tài sản của mình có thể là tiền, tài sản tương đương tiền, tài sản lưu động, tài sản cố định,... để thanh toán trả cho các khoản nợ của doanh nghiệp tùy theo đặc điểm của các khoản nợ đó.

Để đánh giá tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp, các nhà phân tích có thể sử dụng các chỉ tiêu sau:

Tỷ lệ tổng các khoản nợ phải thu so với tổng các khoản nợ phải trả:

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản mà doanh nghiệp bị chiếm dụng so với các khoản doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn của tổ chức khác.

Tổng nợ phải thu bao gồm toàn bộ các khoản phải thu ngắn hạn và phải thu dài hạn. Tổng nợ phải trả bao gồm toàn bộ nợ phải trả ngắn hạn và dài hạn nhưng không tính đến vay và nợ ngắn hạn cũng như dài hạn.

Nếu tỷ lệ này lớn hơn 1 điều này chứng tỏ tổng số nợ phải thu vốn mà doanh nghiệp bị chiếm dụng lớn hơn tổng số nợ phải trả vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng và như vậy doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn

Nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 1 thì sẽ có kết luận ngược lại, vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng nhỏ hơn vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng. Doanh nghiệp đang đi chiếm dụng vốn.

Nhà phân tích có thể sử dụng chỉ tiêu nghịch đảo chỉ tiêu này và đưa ra nhận xét ngược lại cũng đánh giá được tình hình thanh toán của doanh nghiệp.

Hệ số thu hồi nợ:

Hệ số cho biết tốc độ luân chuyển các khoản phải thu ngắn hạn và khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp. Hệ số càng lớn sẽ giảm được thời gian thu hồi nợ, tăng hiệu quả của việc cho chiếm dụng vốn và ngược lại.

`

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát:

Nguồn dùng để thanh toán có thể sử dụng toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp để thanh toán: tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn.

Tỷ lệ tổng nợ phải thu/ tổng số nợ phải trả

Tổng số nợ phải thu

Tổng số nợ phải trả =

Hệ số thu hồi

Doanh thu bán chịu (doanh thu thuần)

Các khoản phải thu ngắn hạn bình quân

=

Thời hạn thu hồi nợ bình quân

Số ngày trong kỳ

Hệ số thu hồi nợ =

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (Hk)

Nguồn dùng để thanh toán

Nhu cầu thanh toán =

Page 14: BÀI 4: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata15.topica.edu.vn/Hoclieu/MAN310/Giao trinh/06... · đối kế toán, bảng lưu ... Phân tích tình hình tài chính doanh

Bài 4: Phân tích tài chính doanh nghiệp

82 MAN310_Bai 4_v1.0013103228

Nhu cầu thanh toán:

Là tất cả các khoản nợ vay ngắn hạn, trung và dài hạn, kể cả nợ quá hạn mà doanh

nghiệp phải có trách nhiệm thanh toán trả nợ vay cho các đối tượng và tổ chức khác.

Như vậy, căn cứ vào nguồn tài liệu là Bảng cân đối kế toán có thể xác định:

Nếu hệ số Hk > 1: Doanh nghiệp có khả năng và đảm bảo khả năng thanh toán,

tình hình tài chính của doanh nghiệp là bình thường và khả quan.

Nếu hệ số Hk < 1: Phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp là kém, nếu càng nhỏ hơn 1 thì khả năng thanh toán càng bi quan, càng mất dần khả năng thanh toán. Đặc biệt tiến tới 0 (Hk = 0) báo hiệu doanh nghiệp bị phá sản

không còn khả năng thanh toán.

Hệ số thanh toán nhanh:

Khi nói đến thanh toán nhanh là quan tâm đến các khoản nợ đến hạn và đã quá hạn

phải trả thì doanh nghiệp sử dụng tiền và các khoản có khả năng thanh khoản

nhanh – khả năng chuyển thành tiền nhanh để thanh toán nợ - vay.

Nếu Httn > 1: Doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ vay đến

hạn phải trả, khả năng thanh toán được đảm bảo.

Nếu Httn < 1: Doanh nghiệp không có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ tới

hạn và quá hạn, khả năng thanh toán không được bảo làm tăng rủi ro tài chính.

Hệ số thanh toán tức thời: (thanh toán bằng tiền)

Trong trường hợp phải thanh toán tức thời, phải thanh toán ngay thì doanh nghiệp sẽ

sử dụng vốn bằng tiền để thanh toán. Httm lớn hơn 1 hoặc nhỏ hơn 1 cũng phản ánh

khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp khả quan hay không.

Hệ số thanh toán ngắn hạn:

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (Hk)

Tổng tài sản

Nợ phải trả =

Hệ số khả năng thanh toán nhanh (Httn)

Tiền và các khoản tương đương tiền

Tổng nợ ngắn hạn =

Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền (Httm)

Tiền và các khoản tương đương tiền

Tổng nợ ngắn hạn đến hạn và quá hạn

=

Hệ số thanh toán ngắn hạn (Hn)

Tài sản ngắn hạn

Tổng nợ ngắn hạn =

Page 15: BÀI 4: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata15.topica.edu.vn/Hoclieu/MAN310/Giao trinh/06... · đối kế toán, bảng lưu ... Phân tích tình hình tài chính doanh

Bài 4: Phân tích tài chính doanh nghiệp

MAN310_Bai 4_v1.0013103228 83

Phương pháp phân tích các chỉ tiêu phản ánh tình hình và khả năng thanh toán: Sử dụng phương pháp so sánh giữa cuối kỳ với đầu kỳ ở các chỉ tiêu trên (đối với chỉ tiêu hệ số thu hồi nợ và thời hạn thu hồi nợ bình quân so sánh giữa kỳ này với kỳ trước). Khi đánh giá về tình hình và khả năng thanh toán cần căn cứ vào độ lớn các chỉ tiêu, nội dung kinh tế các chỉ tiêu, căn cứ vào kết quả so sánh cũng như tình

hình thực tế của doanh nghiệp.

Ví dụ:

Căn cứ vào số liệu ở Bảng cân đối kế toán năm N và Báo cáo kết quả kinh doanh năm

N ở Công ty SAWACO phần trên.

Ngoài ra trích Bảng cân đối kế toán năm N-1, số đầu năm có: phải thu ngắn hạn là

15.000 triệu đồng.

Trong tổng nợ ngắn hạn thì nợ đến hạn và quá hạn chiếm 25% ở đầu kỳ và 30% ở

cuối kỳ.

Từ số liệu trên tính toán được các chỉ tiêu phân tích tình hình và khả năng thanh toán đồng thời tiến hành so sánh ta lập được bảng sau:

Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm So sánh

1. Hk 340.000/238.000 = 1,43 372.000/279.000 = 1,33 - 0,1

2. Hn 136.000/ 130.000 = 1,05 160.000/173.000 = 0,92 - 0,13

3. Httn 8.000/130.000 = 0,06 4.800/173.000 = 0,03 - 0,03

4. Httm 8.000/ (130.000 – 25%) = 0,25 4.800/(173.000 x 30%) = 0,09 - 0,16

5. Tỷ lệ tổng phải thu/tổng phải trả

(Tổng phải trả = 238.000 – 45.000 – 20.000 = 173.000)

20.000/173.000 = 0.12

(Tổng phải trả = 279.000 –75.000 – 25.000 = 179.000)

28.000/179.000 = 0.16

0,04

Năm N - 1 Năm N

6. Hệ số thu hồi nợ

Các khoản phải thu NH = (15.000 + 20.000)/2= 17.500

52.000/17.500= 2,97

Các khoản phải thu NH = (20.000 + 28.000)/2= 24.000

60.500/ 24.000 = 2,52

– 0,45

7. Thời hạn thu hồi nợ bình quân

360/ 2,97 = 121,21 ngày 360/2,52 = 142,86 ngày 21,65

Qua tính toán ở bảng trên có thể đưa ra một số nhận xét sau:

Phản ánh khả năng thanh toán: Các chỉ tiêu phản khả năng thanh toán đều giảm cho thấy tình hình tài chính cuối năm so với đầu năm đã bị giảm. Khả năng thanh toán tổng quát tuy lớn hơn 1 nhưng giảm 0,1 so với đầu năm. Như vậy phần lớn tài sản mà doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng được tài trợ bởi vốn vay. Điều này sẽ làm giảm tính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Các hệ số khả năng thanh toán khác đều nhỏ hơn 1 và đều giảm vào cuối năm cho thấy doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng tiền cũng như thanh toán bằng toàn bộ

Page 16: BÀI 4: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata15.topica.edu.vn/Hoclieu/MAN310/Giao trinh/06... · đối kế toán, bảng lưu ... Phân tích tình hình tài chính doanh

Bài 4: Phân tích tài chính doanh nghiệp

84 MAN310_Bai 4_v1.0013103228

tài sản ngắn hạn đang có. Ngoài ra các khoản nợ đến hạn và quá hạn cũng chỉ được đảm bảo ở mức rất thấp. Như vậy doanh nghiệp đang gặp khó khăn về vấn đề thanh toán. Tình hình tài chính càng trở nên bi đát vào cuối năm. Điều này đòi hỏi nhà quản lý cần đưa ra các giải pháp hợp lý để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này.

Phản ánh tình hình công nợ: Tỷ lệ tổng phải thu / tổng phải trả cho thấy doanh nghiệp đang chiếm dụng vốn bên ngoài rất nhiều. Tỷ lệ này lại tăng vào cuối năm. Như vậy doanh nghiệp đã đi chiếm dụng nhiều hơn là bị chiếm dụng. Các khoản vốn chiếm dụng bên ngoài làm giảm bớt chi phí sử dụng vốn cho doanh nghiệp. Nhưng với khả năng thanh toán của doanh nghiệp như đã phân tích ở trên là không tốt thì việc doanh nghiệp chiếm dụng vốn quá nhiều lại càng tạo nên sức ép trả nợ. Hệ số thu hồi nợ đầu năm là 2,97 cuối năm giảm còn 2,52, làm cho số ngày thu hồi nợ bình quân kéo dài thêm 21,65 ngày. Như vậy, mặc dù doanh nghiệp bị chiếm dụng là không nhiều (so với đi chiếm dụng) nhưng việc quản lý vốn bị chiếm dụng lại không hiệu quả. Điều đó cho thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp là đang xấu đi. Doanh nghiệp cần nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này.

4.5.2. Phân tích rủi ro tài chính

Ở các doanh nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh luôn gắn liền với sự bất trắc, sự không ổn định của kết quả kinh doanh. Nói cách khác thì các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với những biến cố không chắc chắn trong tương lai có thể gây tổn thất, thiệt hại cho doanh nghiệp. Chẳng hạn như yếu tố lạm phát, tỷ giá hối đoái, lãi suất biến đổi... các yếu tố này sẽ tác động đến môi trường kinh doanh từ đó tác động đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Vậy có thể thấy rủi ro chính là sự bất trắc, sự không ổn định của kết quả kinh doanh, có thể dẫn đến những tổn thất mất mát, thiệt hại hoặc làm mất đi những cơ hội sinh lời. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm 3 hoạt động chính: hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Ở mỗi loại hoạt động này đều gắn liền với rủi ro với những đặc điểm riêng.

Rủi ro tài chính là một trong những rủi ro đặc trưng mà doanh nghiệp nào cũng phải đương đầu. Rủi ro tài chính chính là rủi ro gắn liền với hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Rủi ro này gắn liền với mức độ sử dụng nợ, gắn với cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. Mức độ sử dụng nợ, cơ cấu nguồn vốn ở các doanh nghiệp khác nhau phần lớn do chính sách tài chính của nhà quản lý. Chính vì vậy rủi ro tài chính phát sinh và tăng lên xuất phát từ chính sách tài chính sai lầm. Ngoài ra rủi ro tài chính cũng được phản ánh ở khả năng thanh toán, tình hình công nợ, tình hình thu hồi nợ cũng như việc quản lý hàng tồn kho.

Việc phân tích rủi ro tài chính là rất cần thiết bởi lẽ các đối tượng có lợi ích liên quan đến doanh nghiệp đều rất quan tâm đến rủi ro tài chính. Mức độ rủi ro có thể giúp họ đưa ra các quyết định khác nhau. Nhà quản lý cần biết được mức độ rủi ro, nguyên nhân

Page 17: BÀI 4: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata15.topica.edu.vn/Hoclieu/MAN310/Giao trinh/06... · đối kế toán, bảng lưu ... Phân tích tình hình tài chính doanh

Bài 4: Phân tích tài chính doanh nghiệp

MAN310_Bai 4_v1.0013103228 85

dẫn đến rủi ro để đưa ra các sách lược giảm rủi ro tài chính. Nhà đầu tư cũng muốn đánh giá rủi ro để đưa ra quyết định có đầu tư hay không? Người cho vay cũng muốn biết rủi ro ở doanh nghiệp mà họ quyết định cung cấp vốn...

Phân tích rủi ro tài chính được tiến hành thông qua những nội dung sau: Phân tích thông qua hệ số nợ; phân tích thông qua các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán; phân tích thông qua các tỷ số hoạt động.

Hệ số nợ

Hệ số nợ phản ánh cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, phản ánh cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu được xác định như sau:

Hệ số cho biết trong tổng tài sản mà doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng có bao

nhiêu phần hình thành từ nợ phải trả. Như vậy, nếu hệ số càng lớn khả năng độc

lập về tài chính càng thấp, mức độ phụ thuộc tài chính vào các đối tượng bên ngoài

lớn, giảm tính tự chủ của doanh nghiệp vì vậy rủi

ro tài chính sẽ tăng và ngược lại. Tuy nhiên, chỉ

tiêu này lại tác động đến khả năng sinh lời của

doanh nghiệp. Sự tác động này lại mang tính hai

mặt. Tuỳ từng thời kỳ với những đặc điểm khác

nhau của nền kinh tế, với cơ cấu nguồn vốn khác

nhau mà Hệ số nợ có thể làm tăng (khuyếch

trương) khả năng sinh lời hoặc có thể làm giảm khả

năng sinh lời. Chúng ta biết rằng các đối tượng

khác nhau không chỉ quan tâm đên rủi ro tài chính mà khả năng sinh lời cũng là

yếu tố cần xem xét khi các đối tượng quan tâm đến tài chính doanh nghiệp để đưa

ra các quyết định của mình. Vì vậy, khi phân tích rủi ro tài chính thông qua hệ số

nợ cần thiết phải xem xét tính hai mặt của chỉ tiêu này. Cụ thể là:

Khi tỷ suất sinh lời trên tài sản cao hơn lãi suất tiền vay thì Hệ số nợ mang tính

tích cực: hệ số cao sẽ khuyếch trương khả năng sinh lời. Khi đó các nhà quản

lý tài chính có thể tăng mức độ sử dụng nợ (tăng hệ số nợ).

Khí tỷ suất sinh lời trên tài sản thấp hơn lãi suất tiền vay thì giải pháp cho các

doanh nghiệp là nên hạn chế huy động nợ và ưu tiên tài trợ bằng vốn chủ sở hữu.

Phân tích qua các hệ số khả năng thanh toán

Các hệ số phản ánh khả năng thanh toán (đã trình bày phần phân tích tình hình và

khả năng thanh toán) cũng là căn cứ để đánh giá rủi ro tài chính trong doanh

nghiệp. Nếu các hệ số khả năng thanh toán cao và có xu hướng tăng có nghĩa là

khả năng trả các khoản nợ của doanh nghiệp là tốt, vì thế rủi ro tài chính có xu

hướng giảm, và ngược lại. Như vậy, khi phân tích rủi ro tài chính thông các hệ số

khả năng thanh toán cần căn cứ vào độ lớn các hệ số, sự biến động của chúng cũng

như dựa vào tình hình thực tế của doanh nghiệp để đánh giá rủi ro tài chính.

Hệ số nợ Nợ phải trả

Tổng tài sản =

Page 18: BÀI 4: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata15.topica.edu.vn/Hoclieu/MAN310/Giao trinh/06... · đối kế toán, bảng lưu ... Phân tích tình hình tài chính doanh

Bài 4: Phân tích tài chính doanh nghiệp

86 MAN310_Bai 4_v1.0013103228

Phân tích thông qua các tỷ số hoạt động

Các tỷ số hoạt động phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,

các tỷ số này còn cho biết năng lực quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Thông thường người ta sử dụng các chỉ tiêu sau:

Hệ số quay vòng hàng tồn kho (số vòng quay hàng tồn kho)

Trong đó, trị giá hàng tồn kho bình quân được tính bằng trị giá hàng tồn kho

đầu kỳ cộng cuối kỳ chia hai.

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ hàng tồn kho

quay được bao nhiêu vòng. Độ lớn của chỉ tiêu

phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm, ngành nghề

kinh doanh. Tuy nhiên, nếu trong cùng một

ngành, số vòng quay hàng tồn kho cao cho biết

trình độ tổ chức và quản lý việc dự trữ là tốt,

doanh nghiệp có thế rút ngắn được chu kỳ sản xuất kinh doanh và giảm lượng

vốn ứ đọng nằm ở hàng tồn kho. Ngược lại, nếu chỉ tiêu của doanh nghiệp thấp

hơn chỉ tiêu của ngành có nghĩa là hàng tồn kho chậm luân chuyển làm khả

năng sinh lời giảm, từ đó tăng rủi ro tài chính. Đồng thời làm thời gian hàng

tồn ở kho tăng, tăng chi phí bảo quản hoặc chi phí tài chính nếu hàng tồn kho

được tài trợ bằng vốn vay. Từ đó rủi ro tài chính cũng tăng.

Như vậy, từ chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho có thể tính được chỉ tiêu: thời

hạn hàng tồn kho bình quân. Chỉ tiêu cho biết bình quân trong một kỳ hàng tồn

kho nằm trong kho bao nhiêu ngày (mất bao nhiêu ngày hàng tồn kho mới có

thể chuyển thành doanh thu).

Hệ số thu hồi nợ (số vòng thu hồi nợ)

Hệ số thu hồi nợ phản ánh tốc độ luân chuyển các khoản phải thu. Chỉ tiêu

cũng phản ánh khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp. Khi hệ số thu hồi nợ

Hệ số quay vòng hàng tồn kho

Giá vốn hàng bán

Trị giá hàng tồn kho bình quân

=

Thời hạn thu hồi nợ bình quân

Số ngày trong kỳ

Hệ số thu hồi nợ =

Hệ số thu hồi nợ

Doanh thu thuần (doanh thu bán chịu)

Các khoản phải thu ngắn hạn bình quân

=

Page 19: BÀI 4: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata15.topica.edu.vn/Hoclieu/MAN310/Giao trinh/06... · đối kế toán, bảng lưu ... Phân tích tình hình tài chính doanh

Bài 4: Phân tích tài chính doanh nghiệp

MAN310_Bai 4_v1.0013103228 87

giảm làm thời gian thu hồi nợ tăng, do doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn lâu

hơn; làm tăng các khoản chi phí tài chính đồng thời giảm khả năng thu hồi nợ;

vì vậy, rủi ro tài chính sẽ tăng; và ngược lại. Tuy nhiên, để có sự đánh giá hợp

lý cần tìm hiểu rõ nguyên nhân làm thay đổi 2 chỉ tiêu trên. Có thể do nguyên

nhân chủ quan từ phía doanh nghiệp: để phát triển thị trường, tăng thị phần,

doanh nghiệp cần mở rộng bán hàng, chấp nhận kéo dài thời hạn thanh toán.

Tóm lại, để phân tích rủi ro tài chính cần đánh giá qua độ lớn các chỉ tiêu nói trên.

Đồng thời cần so sánh các chỉ tiêu giữa cuối kỳ với đầu kỳ, kỳ này với kỳ trước để

thấy xu hướng biến động của chúng. Ngoài ra cần xem xét tình hình thực tế của

doanh nghiệp để có đánh giá hợp lý về rủi ro tài chính từ đó mới có thể đưa ra các

quyết định đúng đắn.

Ví dụ:

Căn cứ vào số liệu ở Bảng cân đối kế toán năm N và Báo cáo kết quả kinh doanh

năm N ở Công ty SAWACO phần trên.

Ngoài ra trích Bảng cân đối kế toán năm N-1, số đầu năm có: phải thu ngắn hạn là

15.000 triệu đồng. Số đầu năm hàng tồn kho là: 85.000 triệu đồng.

Trong tổng nợ ngắn hạn thì nợ đến hạn và quá hạn chiếm 25% ở đầu kỳ và 30% ở

cuối kỳ.

Từ số liệu trên tính toán được các chỉ tiêu phân tích tình hình và khả năng thanh

toán đồng thời tiến hành so sánh ta lập được bảng sau:

Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm So sánh

1. Hk 340.000/238.000 = 1,43 372.000/279.000 = 1,33 – 0,1

2. Hn 136.000/ 130.000 = 1,05 160.000/173.000 = 0,92 – 0,13

3. Httn 8.000/130.000 = 0,06 4.800/173.000 = 0,03 – 0,03

4. Httm 8.000/ (130.000 x 25%) = 0,25 4.800/(173.000 x 30%) = 0,09 – 0,16

5. Hệ số nợ 238.000/340.000 = 0,7 279.000/372.000= 0,75 0.05

Năm N-1 Năm N

6. Hệ số thu hồi nợ

Các khoản phải thu NH = (15.000 + 20.000)/2 = 17500

52.000/17.500 = 2,97

Các khoản phải thu NH = (20000 + 28.000)/2 = 24.000

60.500/ 24.000 = 2,52

– 0,45

7. Thời hạn thu hồi nợ bq

360/ 2,97 = 121,21 ngày 360/2,52 = 142,86 ngày 21,65 ngày

8. Hệ số quay vòng HTK

Trị giá HTK bình quân = (85.000 + 100.000)/2 = 92.500

39.500/ 92.500 = 0,43

Trị giá HTK bình quân = (100.000 + 120.000)/2 = 110.000

41.500/110.000 = 0,38

– 0.05

9. Thời hạn HTK bình quân

360/ 0,43 = 837,21 ngày 360/ 0,38 = 947, 37 ngày 110,16 ngày

Page 20: BÀI 4: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata15.topica.edu.vn/Hoclieu/MAN310/Giao trinh/06... · đối kế toán, bảng lưu ... Phân tích tình hình tài chính doanh

Bài 4: Phân tích tài chính doanh nghiệp

88 MAN310_Bai 4_v1.0013103228

4.5.3. Phân tích kết cấu tài chính

Nội dung phân tích này là xác định tỷ trọng của các khoản mục trong tổng vốn hay nguồn vốn của doanh nghiệp, qua đó là cơ sở để đánh giá về khả năng tài chính về sự phân bổ nguồn vốn có phù hợp hay không đối với hoạt đông kinh doanh của đơn vị. Cụ thể có thể tính một số chỉ tiêu sau:

Xác định tỷ trọng của từng loại tài sản và nguồn vốn trong tổng tài sản và tổng vốn rồi tiến hành so sánh đánh giá giữa cuối kỳ và đầu kỳ, so với đặc điểm chung của ngành.

Tính hệ số đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn.

Tính hệ số tài trợ tổng quát.

Các chỉ tiêu này được xác định như sau:

Tính hệ số đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn

Chỉ tiêu này phản ánh trong 1 triệu đồng tài sản thì doanh nghiệp đầu tư bao nhiêu triệu đồng vào tài chính ngắn hạn và dài hạn, nếu chỉ tiêu này tăng thì phản ánh tình hình đầu tư tài chính của doanh nghiệp cũng tăng và ngược lại. Đồng thời nó cũng phản ánh xu hướng phát triển đầu tư, mở rộng hay thu hẹp quy mô sản xuất nói chung và tình hình tài chính của doanh nghiệp nói riêng.

Cũng có thể xác định hệ số đầu tư tài chính ngắn hạn, đầu tư tài chính dài hạn một cách riêng biệt như sau:

Ý nghĩa của hai chỉ tiêu này cũng giống như chỉ tiêu tổng quát trên nhưng nó phản ánh phạm vi riêng biệt theo phạm vi đầu tư tài chính ngắn và dài hạn.

Tính hệ số tài trợ tổng quát

Hệ số đầu tư tài chính tổng quát

Đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn

Tổng tài sản =

Hệ số tài trợ tổng quát Nguồn vốn chủ sở hữu

Tổng tài sản =

Hệ số đầu tư tài chính ngắn hạn

Đầu tư tài chính ngắn hạn

Tổng tài sản ngắn hạn =

Hệ số đầu tư tài chính dài hạn

Đầu tư tài chính dài hạn

Tổng tài sản dài hạn =

Page 21: BÀI 4: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata15.topica.edu.vn/Hoclieu/MAN310/Giao trinh/06... · đối kế toán, bảng lưu ... Phân tích tình hình tài chính doanh

Bài 4: Phân tích tài chính doanh nghiệp

MAN310_Bai 4_v1.0013103228 89

Chỉ tiêu này phản ánh tổng tài sản mà doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng, doanh nghiệp của có thể tài trợ được bao nhiêu phần. Nếu hệ số này càng cao thì chứng tỏ khả năng chủ động về vốn của doanh nghiệp cũng càng cao, vốn kinh doanh chủ yếu là vốn chủ sở hữu, khả năng tài chính của doanh nghiệp là mạnh; ngược lại nếu tỷ suất này càng thấp phản ánh vốn kinh doanh chủ yếu do huy động vay nợ từ bên ngoài và doanh nghiệp không chủ động về vốn, khả năng tài chính của doanh nghiệp cũng hạn chế.

Phương pháp phân tích:

Xác định các chỉ tiêu này tại các kỳ khác nhau: thực tế và kế hoạch, kỳ này và kỳ trước.

Vận dụng phương pháp so sánh tiến hành so sánh chỉ tiêu giữa các kỳ đã tính được.

Đưa ra những đánh giá nhận xét trên cơ sở kết quả so sánh, độ lớn của chỉ tiêu và kết hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp.

Ví dụ:

Căn cứ vào số liệu ở Bảng cân đối kế toán năm N tính toán được các hệ số đầu tư và hệ số tài trợ theo bảng sau:

Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm So

sánh

1. Hệ số đầu tư tài chính tổng quát

(4000 + 16.000)/340.000 = 0,059

(4.000 + 18.000)/372.000 = 0,059

0

2. Hệ số đầu tư tài chính ngắn hạn

4.000/ 136.000 = 0,029 4.000/160.000 = 0,025 –0,004

3. Hệ số đầu tư tài chính dài hạn

16.000/204.000 = 0,078 18.000/212.000 = 0,085 0,007

4. Hệ số tài trợ tổng quát

102.000/340.000 = 0,3 93.000/372.000 = 0,25 –0,05

4.5.4. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

Hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả kinh doanh cuối cùng mà doanh nghiệp đạt được sau một kỳ kinh doanh. Để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể dùng nhiều chỉ tiêu khác nhau, nhưng công thức chung của chúng được xác định dưới hai dạng thuận và nghịch sau:

Dạng thuận:

Kết quả đầu ra có thể là doanh thu thuần, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế, giá trị tổng sản lượng,…

Tổng chi phí đầu vào có thể là chi phí sản xuất, chi phí đầu tư,…

Dạng thuận phản ánh, doanh nghiệp cứ đầu tư 1 triệu đồng đầu vào sản xuất thì đã tạo cho doanh nghiệp bao nhiêu triệu đồng kết quả đầu ra. Chỉ tiêu này càng cao

Hiệu quả sản xuất kinh doanh

Kết quả đầu ra

Tổng chi phí đầu tư đầu vào

=

Page 22: BÀI 4: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata15.topica.edu.vn/Hoclieu/MAN310/Giao trinh/06... · đối kế toán, bảng lưu ... Phân tích tình hình tài chính doanh

Bài 4: Phân tích tài chính doanh nghiệp

90 MAN310_Bai 4_v1.0013103228

thì hiệu quả kinh doanh hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng càng cao và ngược lại.

Dạng nghịch:

Dạng nghịch phản ánh, để đạt được 1 triệu đồng kết quả đầu ra thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu triệu đồng chi phí đầu vào. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì doanh nghiệp kinh doanh càng có hiệu quả, có nghĩa là để có 1 triệu thì doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng chi phí đầu vào càng ít và mọi doanh nghiệp đều mong muốn điều này.

Một số chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả kinh doanh:

Chỉ tiêu phản ánh sức sản xuất của vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Kết quả sản xuất có thể là tổng doanh thu (D), tổng giá trị sản xuất đạt được (GO), giá trị gia tăng (VA) hay giá trị gia tăng thuần (NVA)

Vốn kinh doanh bình quân (Vkdbq) cũng có thể là vốn cố định bình quân (Vcđbq), vốn lưu động bình quân (Vlđbq)

Chỉ tiêu này phản ánh doanh nghiệp cứ đầu tư một triệu đồng vốn kinh doanh thì tạo cho doanh nghiệp bao nhiêu triệu đồng kết quả doanh thu, hay giá trị sản xuất. Hay khả năng tạo ra kết quả sản xuất của một đồng tiền vốn đầu tư vào kinh doanh. Nếu tỷ lệ này càng cao thì khả năng sản xuất của của vốn kinh doanh cũng càng cao, hay hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng cao.

Tỷ suất sinh lời của vốn kinh doanh (tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh)

Tổng lợi nhuận có thể là lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế.

Vốn kinh doanh bình quân (Vkdbq) cũng có thể là vốn chủ sở hữu bình quân (Vcsh) hoặc vốn cố định, vốn lưu động bình quân.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận của một đồng vốn đầu tư, doanh nghiệp cứ đầu tư 100 đồng vốn kinh doanh thì tạo cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận. Do vậy, chỉ tiêu này càng cao phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng càng cao, doanh nghiệp không ngừng muốn tỷ suấ nầy luôn ổn định và không ngừng tăng lên.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh

Tổng chi phí đầu tư đầu vào

Kết quả đầu ra =

Tỷ suất sinh lời của vốn kinh doanh

Tổng lợi nhuận

Vốn kinh doanh bình quân

= × 100%

Sức sản xuất của vốn kinh doanh

Kết quả kinh doanh

Vốn kinh doanh bình quân

=

Page 23: BÀI 4: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata15.topica.edu.vn/Hoclieu/MAN310/Giao trinh/06... · đối kế toán, bảng lưu ... Phân tích tình hình tài chính doanh

Bài 4: Phân tích tài chính doanh nghiệp

MAN310_Bai 4_v1.0013103228 91

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng doanh thu thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận,

tỷ suất này càng cao thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng càng cao.

Hiệu quả sử dụng chi phí sản xuất

Trên cơ sở các công thức tổng quát này các nhà phân tích có thể xác định hiệu quả sử dụng từng loại chi phí sản xuất phù hợp với mục đích nghiên cứu như hiệu quả về chi phí tiền lương, tỷ suất sinh lời của chi phí sản xuất, tỷ suất sinh lời của chi phí tiền lương.

Phương pháp phân tích:

Để tiến hành phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp người ta có thể sử dụng đồng thời nhiều chỉ tiêu phân tích và tực hiện các bước tiến hành như sau:

Xác định mức độ của chỉ tiêu phân tích của doanh nghiệp tại các kỳ khác nhau hoặc của doanh nghiệp khác nhau để làm gốc so sánh tùy theo mục đích nghiên cứu.

Tiến hành so sánh giữa các kỳ, hoặc so sánh mức độ của doanh nghiệp với mức độ của doanh nghiệp cùng ngành nghề kinh doanh.

Dựa vào kết quả so sánh có thể dương hoặc âm trên đưa ra nhận xét về hiệu quả kinh doanh của đơn vị.

Nhà phân tích đưa ra các quyết định kinh tế của trên cơ sở kết quả phân tích trên.

Ví dụ: Có số liệu thống kê về lợi nhuận và doanh thu đạt được qua hai tháng tại một doanh nghiệp như sau:

(Đvt: triệu đồng)

Chỉ tiêu Tháng 5 Tháng 6

1. Tổng doanh thu 20.000 22. 500

2. Tổng lợi nhuận 4.000 4.275

Yêu cầu: Đánh giá tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu qua hai tháng của doanh nghiệp.

Lời giải:

Qua số liệu thống kê trên ta có thể lập bảng phân tích như sau:

Chênh lệch Chỉ tiêu Tháng 5 Tháng 6

Tuyệt đối Tương đối ( %)

1. Tổng doanh thu 20.000 22. 500 + 2.500 + 12,5

2. Tổng lợi nhuận 4.000 4.275 + 275 + 6,875

3. Tỷ suất lợi nhuận 20% 19% - 1% - 5,0

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu

Tổng lợi nhuận

Tổng doanh thu = × 100%

Hiệu quả sử dụng chi phí

Kết quả kinh doanh

Tổng chi phí sản xuất =

Page 24: BÀI 4: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata15.topica.edu.vn/Hoclieu/MAN310/Giao trinh/06... · đối kế toán, bảng lưu ... Phân tích tình hình tài chính doanh

Bài 4: Phân tích tài chính doanh nghiệp

92 MAN310_Bai 4_v1.0013103228

Qua tính toán ta thấy rằng lợi nhuận tháng 6 tăng 275 triệu (tăng 6,875 %), doanh thu tăng 2.500 triệu (tăng 12,5 %). Đây là một điều đáng mừng đối với doanh nghiệp. Nhưng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận thì tháng 6 giảm, trong tháng 5 doanh nghiệp cứ thu được 1 đồng doanh thu thì trong đó thu được 0,2 đồng lợi nhuận (hay doanh nghiệp cứ thu được 100 triệu đồng doanh thu thì trong đó sẽ thu được 20 triệu đồng lợi nhuận). Sang tháng 6 thì chỉ tiêu này lại giảm với tỷ suất là 0,19 có nghĩa là doanh nghiệp cứ thu được 1 đồng doanh thu thì đem lại cho doanh nghiệp 0,19 đồng lợi nhuận (hay doanh nghiệp cứ thu được 100 triệu doanh thu thì trong đó doanh nghiệp sẽ thu được 19 triệu đồng lợi nhuận). Điều này chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong tháng 6 không hiệu quả bằng so với tháng 5, hiệu quả kinh doanh tháng 6 thấp hơn tháng 5. Cứ 100 triệu doanh thu trong tháng 6 với hiệu quả kinh doanh như tháng 5 doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận là 20 triệu nhưng trong tháng 6 chỉ đạt được 19 triệu. Với mức hiệu quả kinh doanh giảm sút này đã làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp trong tháng 6 bị thiệt hại mất (22.500 × 0,2 – 4.275 = 225 triệu). Doanh nghiệp cần phải tìm hiểu nguyên nhân để có kết luận và biện pháp quản lý thích hợp cho phù hợp cho các kỳ kinh doanh tiếp theo nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao hơn.

4.5.5. Phân tích khả năng sinh lời

Đối với doanh nghiệp thì mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là chỉ tiêu mà bất kỳ đối tượng nào mà đặc biệt là các nhà đầu tư, các bên liên doanh liên kết, các nhà cho vay vốn đều quan tấm đến.

Trong quá trình phân tích, các nhà phân tích sử dụng các tỷ suất sinh lời. Đặc điểm chung của các tỷ suất sinh lời đều phản ánh doanh nghiệp đã tạo ra bao nhiêu triệu đồng lợi nhuận trên 1 triệu đồng vốn hay doanh thu,… Để phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp có thể sử dụng các chỉ tiêu sau:

Tỷ suất sinh lời trên vốn kinh doanh

Chỉ tiêu này phản ánh doanh nghiệp đầu tư 100 triệu đồng vốn kinh doanh thì tạo cho doanh nghiệp bao nhiêu triệu đồng lợi nhuận, phản ánh khả tạo ra lợi nhuận của vốn kinh doanh. Do vậy, chỉ tiêu này càng lớn phản ánh doanh nghiêp kinh doanh càng hiệu quả, khả năng sinh lời càng cao và càng thu hút vốn đầu tư.

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần

Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 triệu đồng doanh thu thuần thì đem lại cho doanh nghiệp bao nhiêu triệu đồng lợi nhuận (có thể tính theo lợi nhuận trước thuế, lợi

Tỷ suất sinh lời của vốn kinh doanh

Lợi nhuận = × 100%

Vốn kinh doanh

Tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần

Lợi nhuận = × 100%

Doanh thu thuần

Page 25: BÀI 4: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata15.topica.edu.vn/Hoclieu/MAN310/Giao trinh/06... · đối kế toán, bảng lưu ... Phân tích tình hình tài chính doanh

Bài 4: Phân tích tài chính doanh nghiệp

MAN310_Bai 4_v1.0013103228 93

nhuận sau thuế hoặc lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh). Trị số này càng cao chứng tỏ khả năng sinh lời của vốn càng cao và hiệu quả kinh doanh càng lớn, đây là điều mong muốn của các doanh nghiệp.

Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu này cho biết khả năng tạo ra lợi nhuận của vốn chủ sở hữu, hiệu quả sử dụng của vốn chủ sở hữu trong kinh doanh của doanh nghiệp, tỷ suất này càng cao càng hiệu quả.

Tỷ suất sinh lời của vốn cố định hay vốn lưu động

Tỷ suất này phản ánh khả năng sinh lời của vốn cố định hay vốn lưu động nói riêng. Doanh nghiệp cứ đầu tư một đồng vốn cố định hay vốn lưu động thì sản sinh cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của vốn lưu động hay vốn cố định.

Tỷ suất lợi nhuận cổ phần

Tỷ suất này phản ánh cứ một đồng thị giá cổ phần trên thị trường mà doanh nghiệp và nhà đầu tư đầu tư vào sản xuất kinh doanh thì đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đây cũng là một trong các chỉ tiêu được các nhà đầu tư độc lập quan tâm.

Để phân tích các chỉ tiêu trên sử dụng phương pháp so sánh: có thể so sánh chỉ tiêu kỳ này với kỳ trước, cũng có thể so sánh với chỉ tiêu bình quân ngành hay chỉ tiêu của doanh nghiệp có cùng đặc điểm ngành nghề kinh doanh. Căn cứ vào kết quả so sánh cũng như độ lớn của chỉ tiêu, tình hình thực tế của doanh nghiệp để có đánh giá hợp lý.

Ví dụ:

Trích Bảng cân đối kế toán hai quí 3 và 4 năm N của doanh nghiệp TCL có:

(Đvt: triệu đồng)

Chỉ tiêu 1/7/N 30/9/N 31/12/N

Nguồn vốn CSH 38.000 42.000 47.500

Tổng nguồn vốn 68.900 79.800 86.000

Trích Báo cáo kết quả kinh doanh quý 4 năm N của doanh nghiệp TCL có:

Tỷ suất sinh lời của vốn cố định

Lợi nhuận = × 100%

Vốn cố định bình quân

Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu

Lợi nhuận sau thuế= × 100%

Vốn CSH bình quân

Tỷ suất lợi nhuậncủa cổ phần

Lợi nhuận trên mỗi cổ phần

= × 100% Giá thị trường

của mỗi cổ phần

Page 26: BÀI 4: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata15.topica.edu.vn/Hoclieu/MAN310/Giao trinh/06... · đối kế toán, bảng lưu ... Phân tích tình hình tài chính doanh

Bài 4: Phân tích tài chính doanh nghiệp

94 MAN310_Bai 4_v1.0013103228

Chỉ tiêu Quí 3 Quý 4

1. Tổng lợi nhuận trước thuế 6.000 7.500

2. Tổng lợi nhuận sau thuế (thuế suất 25%)

4.500 5.625

Yêu cầu: Đánh giá tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu qua hai quý của doanh nghiệp.

Lời giải:

Qua số liệu thống kê trên ta có thể lập bảng phân tích như sau.

Chênh lệch Chỉ tiêu Quý 3 Quý 4

Tuyệt đối Tương đối ( %)

1. Vốn CSH bình quân 40.000 44. 750 4.750 11,88

2. Lợi nhuận sau thuế 4.500 5.625 1125 25

3. Tỷ suất lợi nhuận 11,25% 12,57% 1,32%

Qua tính toán trên cho thấy: Trong quý 3 tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH là 11,25%. Như vậy bình quân 100 đồng vốn CSH đưa vào sản xuất kinh doanh đem về 11,25 đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất này tính trong một quý, như vậy tỷ suất cao hơn rất nhiều so với lãi suất tiền gửi trên thị trường. Điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang đạt hiệu quả cao. Hơn thế, trong quý 4 doanh nghiệp tăng mức vốn CSH đầu tư cho sản xuất kinh doanh (mức tăng 4.750 triệu, tốc độ 11,88%). Nhưng lợi nhuận sau thuế lại tăng với tố độ lớn hơn (25%). Điều này làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH tăng lên 12,57% (tăng so quý 3 là 1,32 %). Như vậy, trong quý 4 cứ 100 đồng vốn CSH đưa vào sản xuất kinh doanh tạo thêm 1,32 đồng lợi nhuận so với quý 3. Đây là dấu hiệu khả quan để doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô, tăng thị phần mà vẫn tăng lợi nhuận, tăng lợi ích kinh tế cho các chủ sở hữu.

Page 27: BÀI 4: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata15.topica.edu.vn/Hoclieu/MAN310/Giao trinh/06... · đối kế toán, bảng lưu ... Phân tích tình hình tài chính doanh

Bài 4: Phân tích tài chính doanh nghiệp

MAN310_Bai 4_v1.0013103228 95

TÓM LƯỢC CUỐI BÀI:

Với nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp, bài 4 tập trung vào 2 nội dung chủ yếu:

Thứ nhất, phân tích tài chính doanh nghiệp cung cấp cho chúng ta bức tranh tổng quan về tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua hệ thống báo cáo tài chính. Bằng việc sử dụng các phương pháp so sánh để đánh giá các chỉ tiêu trên Báo cáo 01, 02 và 03. Thông qua đó đánh giá được tình hình huy động vốn và sử dụng vốn trong doanh nghiệp; đánh giá được kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như đánh giá tình hình tài chính thông qua hoạt động của các luồng tiền.

Thứ hai, phân tích tài chính đi vào những nội dung cụ thể: Phân tích tình hình và khả năng thanh toán, phân tích rủi ro tài chính, phân tích kết cấu tài chính, phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh và phân tích khả năng sinh lời. Ở mỗi nội dung yêu cầu người học phải nắm được các chỉ tiêu được sử dụng để phân tích, cách xác định các chỉ tiêu đó, phương pháp phân tích được sử dụng để đánh giá các chỉ tiêu. Trên cơ sở đó sẽ cung cấp thông tin cho các đối tượng khác nhau đưa ra quyết định phù hợp với mục tiêu cụ thể.

Page 28: BÀI 4: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata15.topica.edu.vn/Hoclieu/MAN310/Giao trinh/06... · đối kế toán, bảng lưu ... Phân tích tình hình tài chính doanh

Bài 4: Phân tích tài chính doanh nghiệp

96 MAN310_Bai 4_v1.0013103228

BÀI TẬP THỰC HÀNH

1. Tài liệu tại một doanh nghiệp năm N như sau:

Trích bảng cân đối kế toán Quý IV-Năm N

(Đvt: triệu đồng)

Tài sản Đầu kỳ Cuối kỳ

A- Tài sản ngắn hạn 1.600 1.650

1- Tiền 800 600

2- Khoản phải thu 200 150

3- Hàng tồn kho (Thành phẩm, HH) 600 900

B- Tài sản dài hạn 1.140 1.300

Cộng 2.740 2.950

Nguồn vốn Đầu kỳ Cuối kỳ

A- Nợ phải trả 1.540 1.710

1- Nợ ngắn hạn 540 710

2- Nợ dài hạn 1.000 1.000

B- Nguồn vốn chủ sở hữu 1.200 1.240

Cộng 2.740 2.950

Yêu cầu:

Phân tích, đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp trong Quý IV- Năm N?

2. Tài liệu tại một doanh nghiệp qua 2 năm như sau:

(Đvt: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm N Năm N+1

1- Tổng doanh thu thuần 6.400 8.125

2- Giá vốn hàng bán 5.000 7.080

3- Chi phí bán hàng 160 184

4- Chi phí quản lý DN 240 260

5- Tài sản lưu động bình quân 1.600 1.625

6- Tài sản cố định bình quân 1.200 1.220

Yêu cầu:

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn và tốc độ luân chuyển tài sản lưu động của doanh nghiệp qua

hai năm?

Page 29: BÀI 4: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata15.topica.edu.vn/Hoclieu/MAN310/Giao trinh/06... · đối kế toán, bảng lưu ... Phân tích tình hình tài chính doanh

Bài 4: Phân tích tài chính doanh nghiệp

MAN310_Bai 4_v1.0013103228 97

3. Tài liệu tại Công ty A năm N như sau:

Trích bảng cân đối kế toán

(Đvt: triệu đồng)

Tài sản Đầu năm Cuối năm

A. Tài sản ngắn hạn

1. Tiền và các khoản tương đương tiền

2. Các khoản phải thu

3. Hàng tồn kho (thành phẩm, HH)

B. Tài sản dài hạn

1. TSCĐ hữu hình

2. Hao mòn

7.250

2.600

1.750

2.900

10.000

11.500

(1.500)

7.450

2.900

1.750

2.800

10.000

12.500

(2.500)

Cộng 17.250 17.450

Nguồn vốn Đầu năm Cuối năm

A. Nợ phải trả

1. Nợ ngắn hạn

2. Nợ dài hạn

B. Nguồn vốn CSH

1. Nguồn vốn kinh doanh

2. Các quỹ của doanh nghiệp

6.960

2.060

4.900

10.290

9.800

490

6.830

2.130

4.700

10.620

10.000

620

Cộng 17.250 17.450

Yêu cầu:

Phân tích, đánh giá chung tình hình tài chính của doanh nghiệp trong năm N?

4. Tài liệu tại công ty A như sau:

(Đvt: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm N0 Năm N1

1. Tổng doanh thu thuần

2. Giá vốn hàng bán

3. Chi phí bán hàng

4. Chi phí quản lý

5. Vốn lưu động bình quân

6. Vốn cố định bình quân

7. Các khoản phải thu đầu năm

8. Hàng tồn kho đầu năm

17.400

15.300

460

640

7.200

8.340

1.800

2.600

18.500

16.380

484

660

7.250

10.000

1.750

2.900

Yêu cầu:

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn và tốc độ luân chuyển của vốn lưu động?

Page 30: BÀI 4: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata15.topica.edu.vn/Hoclieu/MAN310/Giao trinh/06... · đối kế toán, bảng lưu ... Phân tích tình hình tài chính doanh

Bài 4: Phân tích tài chính doanh nghiệp

98 MAN310_Bai 4_v1.0013103228

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Nêu các phương pháp được sử dụng để phân tích các báo cáo 01, 02, 03?

2. Mục đích phân tích các báo cáo 01, 02 và 03 là gì?

3. Nêu các công thức xác định, nội dung kinh tế và phương pháp phân tích trong phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán? Tự cho ví dụ để phân tích khả năng thanh toán ở một doanh nghiệp?

4. Nêu các công thức xác định, nội dung kinh tế và phương pháp phân tích trong phân tích rủi ro tài chính ? Tự cho ví dụ để phân tích rủi ro tài chính?

5. Chỉ tiêu và phương pháp phân tích chỉ tiêu đó trong phân tích kết cấu tài chính?

6. Chỉ tiêu và phương pháp phân tích các chỉ tiêu đó trong phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh?

7. Chỉ tiêu và phương pháp phân tích các chỉ tiêu đó trong phân tích khả năng sinh lời? Tự cho ví dụ?