benhvathuoc.com cam nang cham soc be 1

27
Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh http://benhvathuoc.com Cẩm nang chăm sóc trẻ Tháng thứ nhất Con bạn biết làm gì ở tuổi này? • Biết mở miệng, tìm kiếm núm vú, bú và nuốt • Bỏ nắm tay vào miệng • Khi tỉnh táo, bé sẽ nhìn vào mặt bạn và nghe bạn nói. • Duỗi thẳng tay chân • Biết nghiêng người • Nắm lấy ngón tay bạn • Bắt đầu giao tiếp với bạn bằng cách khóc khi đói, buồn chán hay không thoải mái. • Ngủ suốt ngày, chỉ thức khoảng 2-3 tiếng để bú Những thay đổi quan trọng: • Khả năng nhìn của bé bắt đầu được kiểm soát tốt hơn vì các cơ mắt phát triển. Tuy vậy, các cơ mắt vẫn phát triển chưa hoàn chỉnh nên cử động mắt đôi khi không đồng bộ • Tính cách cá nhân bắt đầu biểu hiện. Một bé có thể gây ồn ào và không kiên nhẫn trong khi đó, bé khác thì im lặng dễ chịu. • Vào cuối tháng, nụ cười đầu tiên của bé có thể được thể hiện đáp lại sự âu yếm, chuyện trò, thủ thỉ của bạn. Bé bắt đầu là một thành viên của xã hội • Những cử bú của bé đúng giờ giấc hơn những tuần đầu tiên. Chơi để phát triển: • Hãy tạo nhiều bộ mặt khi gần bé. Cố làm theo những tiếng động và bộ mặt bé làm. • Hãy nói chuyện nhẹ nhành vào tai bé. Cho bé nghe nhạc • Nâng bé lên vai bạn để bé có thể thấy xung quanh. Đỡ đầu khi ẵm bé • Cho bé thấy những bức tranh và những mẫu hình đơn giản có màu sáng và có trang trí, cách mặt bé khoảng 20-30 cm • Treo những vật quay nho nhỏ hay đồ chơi màu sáng ở nôi bé • Ẵm bé lên, chăm sóc, hôn và vuốt ve bé. Nói chuyện với bé, gọi tên bé Nuôi dưỡng bé: • Cho bé bú sữa mẹ hay bú bình, bé bú khoảng 150ml sữa/kg mỗi ngày • Hãy làm cho bé dễ chịu trước khi bú, thay tã cho bé và biết rằng bé đang thức và sẵn sàng để bú. • Vỗ lưng cho bé ít nhất 1 lần khi cho bú, giữ bé trên vai và vuốt lưng cho bé. • Cho bé uống vitamine bổ sung nếu bác sĩ có chỉ định. Nếu bạn nuôi con bằng sữa mẹ: • Cho bé bú sữa ngay sau khi sinh để cung cấp cho bé những lợi ích dồi dào của sữa non • Bạn hãy ăn một chế độ thích hợp có chứa nhiều năng lượng và uống nhiều nước để đảm bảo cung cấp 1 lượng thích hợp để có sữa đủ cho bé 1

Upload: benh-thuoc

Post on 02-Jul-2015

401 views

Category:

Health & Medicine


0 download

DESCRIPTION

Thông tin về bệnh và thuốc chữa bệnh tại http://benhvathuoc.com

TRANSCRIPT

Page 1: Benhvathuoc.com cam nang cham soc be 1

Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh http://benhvathuoc.com

Cẩm nang chăm sóc trẻ

Tháng thứ nhấtCon bạn biết làm gì ở tuổi này?• Biết mở miệng, tìm kiếm núm vú, bú và nuốt• Bỏ nắm tay vào miệng• Khi tỉnh táo, bé sẽ nhìn vào mặt bạn và nghe bạn nói.• Duỗi thẳng tay chân• Biết nghiêng người• Nắm lấy ngón tay bạn• Bắt đầu giao tiếp với bạn bằng cách khóc khi đói, buồn chán hay không thoải mái.• Ngủ suốt ngày, chỉ thức khoảng 2-3 tiếng để búNhững thay đổi quan trọng:• Khả năng nhìn của bé bắt đầu được kiểm soát tốt hơn vì các cơ mắt phát triển. Tuy vậy, các cơ mắt vẫn phát triển chưa hoàn chỉnh nên cử động mắt đôi khi không đồng bộ• Tính cách cá nhân bắt đầu biểu hiện. Một bé có thể gây ồn ào và không kiên nhẫn trong khi đó, bé khác thì im lặng dễ chịu.• Vào cuối tháng, nụ cười đầu tiên của bé có thể được thể hiện đáp lại sự âu yếm, chuyện trò, thủ thỉ của bạn. Bé bắt đầu là một thành viên của xã hội• Những cử bú của bé đúng giờ giấc hơn những tuần đầu tiên.Chơi để phát triển:• Hãy tạo nhiều bộ mặt khi gần bé. Cố làm theo những tiếng động và bộ mặt bé làm.• Hãy nói chuyện nhẹ nhành vào tai bé. Cho bé nghe nhạc• Nâng bé lên vai bạn để bé có thể thấy xung quanh. Đỡ đầu khi ẵm bé• Cho bé thấy những bức tranh và những mẫu hình đơn giản có màu sáng và có trang trí, cách mặt bé khoảng 20-30 cm• Treo những vật quay nho nhỏ hay đồ chơi màu sáng ở nôi bé• Ẵm bé lên, chăm sóc, hôn và vuốt ve bé. Nói chuyện với bé, gọi tên bé

Nuôi dưỡng bé:• Cho bé bú sữa mẹ hay bú bình, bé bú khoảng 150ml sữa/kg mỗi ngày• Hãy làm cho bé dễ chịu trước khi bú, thay tã cho bé và biết rằng bé đang thức và sẵn sàng để bú.• Vỗ lưng cho bé ít nhất 1 lần khi cho bú, giữ bé trên vai và vuốt lưng cho bé.• Cho bé uống vitamine bổ sung nếu bác sĩ có chỉ định.

Nếu bạn nuôi con bằng sữa mẹ:• Cho bé bú sữa ngay sau khi sinh để cung cấp cho bé những lợi ích dồi dào của sữa non• Bạn hãy ăn một chế độ thích hợp có chứa nhiều năng lượng và uống nhiều nước để đảm bảo cung cấp 1 lượng thích hợp để có sữa đủ cho bé

1

Page 2: Benhvathuoc.com cam nang cham soc be 1

Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh http://benhvathuoc.com

• Vẫn tiếp tục dùng những loại vitamine và sữa dành cho bà mẹ có thai và nuôi con bú bạn dùng trước đây.Chăm sóc bé:• Thay tã cho bé thường xuyên. Bé ở tuổi này thường đi tiêu khoàng 2-4 lần mỗi ngày, thường ngay sau khi bú xong, bé bú bình có thể đi tiêu 1 ngày 1 lần hay vài ngày 1 lần. Điều quan trọng là bạn phải xem phân bé có tốt hay không.• Cắt móng tay cho bé để bé không tự cào xước mình.• Bảo đảm rằng bé được đặt trên 1 cái ghế an toàn theo quy định nếu như bạn chở bé đi xe hơi• Khi bé khóc bạn hãy ẵm bé lên và nói nhẹ nhàng với bé hay vuốt ve đầu, lưng, tay chân bé.• Mang bé bằng một cái địu vải phía trước nếu bạn có thể. Sự tiếp xúc và sự ấm áp giúp trẻ có cảm giác an toàn, che chở và sự di chuyển cũng giúp bé phát triển tốt cảm giác cân bằng.• Hãy chọn cho bé một bác sĩ, một người mà bạn có thể tin cậy và giao tiếp được. Bạn nên biết những thông tin về bác sĩ để làm sao có thể đưa bé đến gặp bác sĩ sớm nhất trong trường hợp khẩn cấp. Nên nhớ rằng bạn cần đưa bé đi kiểm tra 1 tháng sau khi sinh.• Nếu bạn đã có bé lớn, cố gắng dành thời gian cho bé, bé sẽ ít ganh tị với em và tự tin hơn kh ibé cảm thấy rằng mình cần ngồi gần và chăm sóc bé.• Luôn để sẵn những số điện thoại khần cấp cạnh điện thoại: cảnh sát, phòng chữa cháy, bác sĩ, cứu thương,…Tháng thứ haiCon bạn biết làm gì ở tuổi này?• Nhận biết những gương mặt và giọng nói khác nhau. Cho thấy đáp ứng của bé khi bé thích 1 món đồ chơi nào đó.• Theo dõi những cử động bên ngoài. Thích thú khi nhìn những màu sáng, vật thể 3 chiều.• Mở tay ra thường hơn, nhiều hơn là cứ nắm tròn tay lại.• Thích thú các đồ chơi. Có thể im lặng khi làm việc này.• Giữ các vật vài giây trước khi buông xuống.• Xác định sở thích tư thế ngủ của mình.Những thay đổi quan trọng: • Bé bắt đầu thể hiện nhiều loại cảm xúc hơn bao gồm: hài lòng, mong đợi và không hài lòng.• Bây giờ, bé bắt đầu biết đến sự dỗ dành của những giọng nói thân quen và việc ẵm bồng.• Thời gian bú và ngủ cũng đều đặn hơn. Ở tháng này, bé có thể bắt đầu ngủ cả đêm nhưng có vài bé vẫn thức dậy để đòi bú.• Cử động của bé đã đều đặn hơn do hệ thần kinh đã phát triển mặc dùn bé cử động vẫn chưa thật đồng bộ. Sự điều khiển đầu của bé được cải thiện hơn.• Cảm giác của bé cải thiện tốt hơn, ví dụ như bé sẽ nhìn tới hướng có tiếng động hấp dẫn hoặc bắt đầu bú khi thấy bình sữa.Chơi để phát triển: • Khi bạn muốn bé chú ý, hãy nói chuyện nhẹ hành với bé bằng giọng cao và nhìn thẳng vào bé. Khi bạn muốn bé yên lặng, hãy nói với bé bằng 1 giọng trầm hơn. Hãy nói chuyện thường xuyên với bé.• Lắc nhẹ cái lục lạc gần đầu bé. Đu đưa 1 đồ chơi sáng màu trước mặt bé khoảng 10cm. Nói với bé bạn đang làm gì.• Kêu tên bé nhẹ nhàng bên tai. Thì thầm với bé đến khi bé di chuyển mắt hay cố gắng quay đầu để nhìn thấy bạn. làm như vậy ở tai bên kia của bé.• Nếu thời tiết cho phép, hãy đưa bé ra ngoài mỗi ngày. Bây giờ là thời gian tốt nhất để thiết lập 1 cuộc đi dạo hàng ngày.• Hãy ôm chặt bé, nói chuyện, vuốt ve và yêu thương bé.Nuôi dưỡng bé:• Hãy cho bé bú sữa mẹ hoặc bú sữa bình trong những trường hợp cần thiết, không nên cho bé bú sữa bò.• Cho bé bú khoảng 5 lần mỗi ngày, bé bú được khoảng 150ml/kg cân nặng mỗi ngày.• Không bỏ bột ngũ cốc loãng hay thức ăn nấu nhuyễn vào sữa trong thời gian này. Bé còn rất nhỏ để có thể tiêu hoá được những thức ăn không phải là sữa.Nếu bạn nuôi con bằng sữa mẹ• Cho bé bú cả 2 vú mỗi khi cho bú để kích thích sự tạo sữa và nhớ cho bé bú hết 1 bên rồi mới đến bên kia.• Không nên ăn kiêng trong thời gian cho bý, giảm bớt năng lượng hấp thu vào sẽ ảnh hưởng đến việc

2

Page 3: Benhvathuoc.com cam nang cham soc be 1

Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh http://benhvathuoc.com

cung cấp sữa.• Nếu bác sĩ kê đơn thuốc cho bẹn, hãy nhắc với bác sĩ rằng bạn đang cho con bú và hãy tư vấn với bác sĩ của con bạn trước khi bạn uống bất cứ loại thuốc không cần kê toa nào.• Vẫn tiếp tục dùng những loại vitamine và sữa dành cho bà mẹ có thai và nuôi con bú bạn dùng trước đây.Chăm sóc bé:• Tránh cho con bạn khỏi bị té ngã trong thời gian này. Đừng để bé trên bàn hoặc những nơi không kiểm soát được. Đừng để ghế của bé gần những nơi mà bé có thể kéo lấy và làm ngã.• Tránh cho bé bị rôm sẩy vì tã bằng cách lau rửa bé mỗi khi thay tã và bảo vệ làn da nhạy cảm của bé bằng một lớp mỏng phấn em bé.• Khi tắm cho bé, hãy lót trong chậu tắm 1 khăn tắm để tránh trướng hợp bé bị trượt trong chậu. Giữ chắc bé, lau tai, mắt và mũi bé nhẹ nhàng bằng khăn mềm, không dùng khăn cứng để lau cho bé• Đưa bé đi tiêm ngừa và kiểm tra sức khỏeTháng thứ baCon bạn biết làm gì ở tuổi này?• Giao tiếp với thế giới bên ngoài nhiều hơn qua những tiếng thầm thì, gù gù và biểu thị qua nét mặt. Khóc ít hơn.• Đáp ứng với nhiều loại kích thích khác nhau. Thích những vật thể có nhiều màu sắc và kiểu dáng. Thích chơi với những đồ chơi như cái lục lạc, trái banh mềm, đồ chơi để bé ôm ấp,…• Cố vươn tới một vài đồ vật, túm lấy và nắm giữ chúng trong vài giây.• Nhìn theo những vật di chuyển chậm, đặc biệt là những vật di chuyển ngang từ bên này sang bên kia. Quay đầu để giữ cho vật nằm trong tầm mắt.• Nghiêng người khi được nằm sấp và cố nâng đầu lênNhững thay đổi quan trọng:• Bé đang cố gắng kiểm soát nhiều hơn đầu và thân. Những chuyển động ít loạng choạng hơn.• Hệ thần kinh của bé đang trưởng thành rất nhanh. Bé có thể phối hợp giữa nhìn, nắm giữ và bú, điều này có nghĩa là bé cố đưa hết mọi thứ vào miệng bé.• Bé bắt đầu thích thú với đôi bàn tay và những ngón tay của mình và ngắm nhìn chúng thật nhiều. Bé bắt đầu để tay vươn tới những vật thể hấp dẫn.• Khả năng về thị giác của bé đã phát triển gần như hoàn chỉnh. Bé có thể nhìn từng chi tiết của các vật thể.• Giờ giấc ăn, ngủ và tỉnh táo vui chơi của bé ngày càng đều đặn hơn.Chơi để phát triển:• Khi nói chuyện với bé, bạn hãy nhìn trực tiếp vào mắt bé. Khuôn mặt bạn khi nhìn thẳng sẽ có ý nghĩa với bé nhiều hơn là nhìn nghiêng.• Cho bé xem nhiều vật thể khác nhau. Để gần bé những vật thể có màu sáng và hấp dẫn để nhìn, nghe hay sờ nhưng phải lớn để bé không bỏ chúng vào miệng. Khuyến khích bé vươn tới vật thể đó hay chạm tới chúng.• Đưa cho bé 1 cái lục lạc nhỏ và chỉ cho bé cách lắc nó như thế nào để gây ra âm thanh.• Khi có thể, bạn bế bé lên 1 cách an toàn trong lòng để bé có thể tiếp xúc, nhìn thấy quang cảnh xung quanh.• Mỗi khi bạn hài lòng hay thích thú với những gì bé làm hãy khen bé và gọi tên bé.• Đu đưa bé và hát cho bé nghe. Hãy cho bé thật nhiều quan tâm và yêu thương.Nuôi dưỡng bé:• Hãy nuôi bé bằng sữa mẹ hoặc sữa bột thích hợp để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé. Không được cho bé uống sữa bò.• Nếu bạn nuôi bé bằng sữa bình, nên ẵm bé trong lúc cho bé bú. Đừng bao giờ dựng ngược chai sữa lên.• Trừ phi bác sĩ yêu cầu, bạn không nên cho bé ăn dặm vào tuổi này.Nếu bạn nuôi con bằng sữa mẹ:• Bạn hãy học cách vắt lấy sữa bình thường hay dùng 1 cái bơm hút• Trong những trường hợp không cho bé bú đưôc hãy cho bé bú sữa mẹ đã được lấy ra, sữa này chỉ được để trong tủ lạnh 24 giờ mà thôi.• Bạn cần ăn, ngủ đầy đủ và uống đủ nước.• Vẫn tiếp tục dùng những loại vitamine và sữa dành cho bà mẹ có thai và nuôi con bú bạn dùng trước đây.

3

Page 4: Benhvathuoc.com cam nang cham soc be 1

Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh http://benhvathuoc.com

Chăm sóc bé:• Để những vật kích thước nhỏ cách xa bé. Đừng cho bé giữ những vật bé có thể nuốt và bị ngạt.• Nếu bé ngủ trong nôi, hãy cho bé 1 cái nôi rộng. Bé cần nhiều khoảng trống cho những hoạt động của mình. Hãy để ý rằng khoảng cách giữa 2 chấn song nôi không rộng hơn 6cm và cao ít nhất 70cm tính từ tấm nệm trở lên.• Khi bế bé ra ngoài, hãy mặc đồ cho bé theo như bạn cảm thấy thích hợp, đừng quấn bé trong 3 tấm chăn khi bạn chỉ mặc 1 áo.• Ngay cả khi bạn không đi ra ngoài nhiều, bạn cũng cần tìm kiếm trước 1 ngưởi giữ trẻ cho thời gian bạn đi làm sắp tới. Bạn cũng nên mời họ đến gặp bé trước để tạo mối quan hệ.Tháng thứ tưCon bạn biết làm gì ở tuổi này:• Biết cầm chắc 1 vật trong tay. Biết vươn tới vật đó nhưng thường vươn xa hơn đích của bé• Có thể tự lật sấp và ngửa• Có thể ngồi nếu như có sự giúp đỡ và giữ đầu đứng.• Biết chép môi và bĩu môi.• Nhận biết được những người trong nhà và có đáp ứng với họ. Thường xuyên cười hơn trong khi hòa nhập với xã hội, thời gian chơi của bé bây giờ thường là 1 tiếng đồng hồ hay nhiều hơn mỗi đợt.• Thích thú với các loại trò chơi, đồ chơi• Có thể ngủ cả đêm và chỉ ngủ rất ít ban ngày.Những thay đổi quan trọng:• Những chiếc răng đầu tiên của bé đã được chuẩn bị sẵn sàng. Chiếc mầm răng đầu tiên có thể xuất hiện trong tháng này.• Khả năng thị giác của bé đã phát triển đầy đủ và bé có thể nhận biết màu sắc của vật thể và có thể nhìn chăm chú vào những khoảng cách khác nhau. Bé có thể dõi theo những chuyển động nhẹ nhàng.• Khả năng nghe của bé đã phát triển gần như hoàn thiện, vì vậy, bé có thể thích thú lắng nghe những âm thanh khác nhau cũng như tiếng ồn do bé tạo ra.• Cơ thể bé phát triển cân đối hơn, cơ bắp phát triển và mạnh hơn.• Sự phối hợp giữa ngón tay và bàn tay được cải thiện nhanh chóng. Bé bắt đầu học cách dùng tay để làm những gì bé muốn.Chơi để phát triển:• Đưa cho bé những đồ vật để bé nhìn, nếm, ngửi và nghe. Để bé tập ngửi nước hoa. Tập nghe nhạc từ băng, đĩa. Cho bé đồ chơi để bé cầm nắm.• Cắt 1 băng khoảng 2,5cm từ 1 chiếc vớ màu và tròng vào cổ tay bé để bé có thể nhìn thấy, tìm thấy tay mình dễ hơn.• Có thể tắm cho bé lâu hơn để bé chơi đùa. Té nước, đạp nước, giỡn với đồ chơi khi tắm rất cần cho sự phát triển của bé.• Lấy tay bạn nắm giữ 2 chân bé để bé đạp chống trả lại bạn hay để 1 cái lục lạc phía trên chân bé để bé chòi đạp nó• Khi giỡn với bé bạn hãy khen những cố gắng của bé, cười với bé và ôm chặt bé. Bé sẽ thích thú với những tán thưởng của bạn.Nuôi dưỡng bé:• Hãy nuôi bé bằng sữa mẹ hoặc sữa bột thích hợp trong trường hợp cần thiết. Đừng cho bé bú sữa bò.• Vì lúc này, bé đã có thể cho bạn biết khi nào bé đói, bạn hãy tạo giờ ăn cố định theo nhu cầu của bé• Hãy cho bé ăn dặm hoặc không cho tùy theo yêu cầu của bác sĩ. Bạn có thể cho bé thử ăn dặm trong giai đoạn này và cho từ từ. Hãy từ từ để bé làm quen với kiểu thức ăn mới và mùi vị mới. Bạn không nên ép bé ăn trong giai đoạn này.• Vẫn tiếp tục dùng những loại vitamin và sữa dành cho bà mẹ có thai và nuôi con bú bạn dùng trước đây.Chăm sóc bé:• Hãy kiểm tra độ an toàn của những đồ chơi của bé. Hãy bảo đảm rằng những nút kim loại trong những đồ chơi của bé cầm nắm không bong ra cũng như những con mắt bằng plastic trong những con thú nhồi bông cũng không bị bung ra. Luôn nhớ rằng bé có thể bỏ chúng vào miệng và bị ngạt thở vì những vật này.• Nếu bé có dùng 1 núm vú giả, đừng mắc chúng vào 1 cái vòng đeo quanh cổ bé, nó có thể làm bé bị ngạt thở• Nếu bé mọc răng trong tháng này, những vòng để bé cắn cho đỡ ngứa răng nên được giữ trong tủ lạnh

4

Page 5: Benhvathuoc.com cam nang cham soc be 1

Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh http://benhvathuoc.com

vì vòng cắn mát làm bé thích và khi vòng cắn hết mát, bạn hãy đưa cho bé cái mới.• Đưa bé đi khám bác sĩ cho đợt tiêm ngừa thứ 2 và kiểm tra sức khỏe.Tháng thứ nămCon bạn biết làm gì vào tháng này?• Bé biết đáp lại giọng nói và nhìn về người đang nói. Biết nín khóc khi nghe giọng nói của mẹ• Cười và “nói chuyện” để thu hút sự chú ý của người khác• Biết làm nhiều thứ tiếng, có những thứ bé tự làm có những thứ bé bắt chước theo những người khác, vật khác • Bắt chước cử động người khác• Biết phản đối khi bị người khác lấy đi đồ chơi hay làm bé không hài lòng.• Bé muốn được sờ, cầm nắm và nếm mọi thứ. Bé có thể chuyển đồ vật từ tay này sang tay kiaNhững thay đổi quan trọng:• Khả năng về ngôn ngữ bé đang phát triển rất nhanh dù bé vẫn chưa nói được trong nhiều tháng kế tiếp. Bé bắt chước ngữ điệu và nếu bé đã tạo được sự chú ý khi tạo ra những âm thanh nào đó thì bé sẽ lập lại nó sau đó.• Bé có những cử động báo trước bé chuẩn bị biết trườn. Chỉ chòi đạp và lắc lư, bé có thể đi hết chiếc nôi.• Bé có thể biết sợ người lạ.• Bé tăng cân chậm hơn trước nhưng việc bé hoạt động nhiều cho biết bé cần nhiều dinh dưỡng. Cân nặng bé lúc này có thể gấp 2 lần lúc mới sinh.Chơi để phát triển:• Cho bé những đồ chơi mà bé có thể nhận những đáp ứng lại từ đồ chơi đó, ví dụ như 1 cái hộp nhạc mà bé có thể khởi động khi kéo 1 cái quai cầm. Ở 5 tháng tuổi bé có thể chơi trong chiếc nôi có trò chơi hoặc với những vật treo có thể chuyển động được.• Để vào nôi bé 1 chiếc gương bằng kim loại không vỡ để bé có thể tự thấy mình. Nên chơn cái gương tốt để bé có thể thấy hình ảnh mình rõ ràng và nên bảo đảm rằng gương không có cạnh sắc.• Lập lại những gì bé “nói”, động viên bé nói chuyện và phát triển kỹ năng về ngôn ngữ. Nói với bé những từ hay cụm từ ngắn.• Tạo cơ hội cho bé gặp những em bé khác. Cho chúng nhiều thời gian để nhìn nhau, cười, “nói chuyện” và trườn tới gặp nhau.• Ẵm bồng bé thường xuyên, nói chuyện và thủ thỉ với bé. Hãy cho bé cảm nhận là bạn rất yêu bé.Nuôi dưỡng bé:• Nếu bạn nuôi bé bằng sữa bình hãy cho bé bú các sữa dinh dưỡng công thức 1 (cho trẻ 0-6 tháng tuổi), không cho bé bú sữa bò cho đến khi bé ít nhất được 1 tuổi• Nếu bác sĩ của bé khuyên bạn bắt đầu cho bé tập ăn dặm, bạn có thể pha với một ít bột ngũ cốc. Nên pha bột lỏng và có thể pha với 1 ít sữa mẹ hoặc sữa bột hoặc chỉ với nước sôi để nguội.• Tập cho bé ăn thức ăn mới khi bé tới giờ ăn và thật đói bụng. Chỉ cho bé ăn khoảng 1 hay 2 muỗng café.• Khi bé đã có dấu hiệu là đã no, bạn nên ngưng, không nên ép bé.• Bạn đừng nên khen bé khi bé có bất cứ sáng kiến nào để chơi đùa với thức ăn nhưng cũng đừng la rầy bé. Hãy tạo cho bữa ăn luôn có không khí vui vẻ, cho cả bạn và bé.• Bạn cũng thỉnh thoảng để bố của bé cho bé ăn để tạo sự thân mật cho bé qua những bữa ăn.Chăm sóc bé:• Chuẩn bị cho bé chiếc ghế đặc biệt, ở tuổi này rất dễ té khỏi chiếc ghế ngồi bình thường.• Bạn hãy chuẩn bị những đồ vật che chắn trong nhà để bảo vệ bé. Ở tuổi này bé sẽ trườn từ phòng này sang phòng khác, lấy những đồ vật trên bàn, cầm dây điện,…

Tháng thứ sáuNhững thay đổi quan trọng:• Ăn uống trở nên có sức hấp dẫn mới đối với bé vì bé bắt đầu biết dùng tay trong bữa ăn. Có thể bé sẽ thích chơi với thức ăn nhiều hơn là ăn nó.• Trí thông minh cùa bé phát triển nhanh chóng. Bé có thể có kế hoạch để có những gì bé muốn, ví dụ như bé cố trườn bởi vì bé muốn đến cái bể cá ở phòng khách. • Kỹ năng ngôn ngữ của bé cũng đang phát triển, dù bé chưa có khả năng nói nhưng đã có thể nhận biết những từ đơn giản như ba, má, xe,…• Bé có nhiều cảm xúc khác nhau và biết biểu lộ chúng qua tiếng động, nét mặt và “ngôn ngữ cơ thể”. Bé

5

Page 6: Benhvathuoc.com cam nang cham soc be 1

Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh http://benhvathuoc.com

có thể thể hiện sự hài lòng, sự kích thích, tình cảm, không kiên nhẫn, sợ sệt, sự không tin tưởng và nhiều cảm xúc khác.Chơi để phát triển:• Cầm tay bé và cùng vỗ tay với bé khi bạn hát với bé. Hát những bài ru bé ưa thích, thay đổi giọng (to, nhỏ, lên, xuống) và phát âm từ ngữ rõ ràng.• Bồng bé lên lòng, mặt bé cách mặt bạn khoảng 20cm. Bắt chước những biểu hiện và âm thanh do bé tạo ra.• Để bé tự ngồi không giữ và theo dõi bé, để nhiều gối xung quanh bé để bé có thể ngã lên đó.• Để bé nằm sấp và nâng cao chân bé lên khoảng 8-10 phân so với sàn. Khuyến khích bé đẩy người lên khỏi sàn bằng 2 tay bé.• Đứng ở 1 nơi bé có thể thấy bạn và nói với bé rằng bạn đang đi tới bồng bé. Đưa tay bạn ra, khi bé cười, “nói” hay vươn tới bạn, bạn hãy bồng bé lên.• Tiếp tục ôm bé vuốt ve và yêu thương bé.Nuôi dưỡng bé:• Mặc dù bé có thể ăn dặm từ bây giờ, sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của bé. Đừng cho bé uống sữa bò cho đến khi bé được ít nhất 1 tuổi.• Nếu bác sĩ đồng ý, bạn có thể tăng dần số lượng bột ngũ cốc trong bữa ăn cho bé. Cho bé thử dùng nhiều loại bột khác nhau (cho dùng riêng).• Dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, bạn có thể bắt đầu cho bé dùng trái cây và rau.• Có thể cho bé uống nước trái cây mỗi ngày nhưng không nên cho uống nước cam và nước cà chua vì độ chua của chúng có thể chưa phù hợp với dạ dày còn non yếu của bé.• Tránh dùng mật ong và cho bé ăn nguyên cả 1 cái trứng cho đến khi bé được 1 tuổi.• Nếu bạn nuôi bé bằng sữa mẹ, bạn có thể vắt sữa và giữ trong tủ lạnh cho những lúc bạn không thể cho bé bú được.• Vẫn tiếp tục dùng những loại vitamine và sữa dành cho bà mẹ có thai và nuôi con bú bạn dùng trước đây.Chăm sóc bé:• Chuẩn bị hay dọn dẹp đồ vật trong nhà để an toàn cho bé. Dùng nắp đậy các ổ điện lại, lấy dây điện khỏi tầm với của bé. Lấy những vật nhỏ khỏi sàn nhà. Bảo đảm không có sơn có chứa chì trong những đồ gỗ hay ở bề mặt những vật mà bé có thể rướn tới.• Nếu nhà bạn có cầu thang, hãy làm rào chắn lại. Cất thuốc và chất tẩy rửa ở những nơi cao và khóa lại. Nếu có lò sưởi, hãy dùng cái chắn che lại. kiểm tra độ rộng giữa các thanh, độ cao của cái chắn cầu thang và cẩn thận với ban công để tránh cho bé khỏi bị rơi ngã.• Chuẩn bị một cái balô mang em bé và đưa bé đi ra công viên, nơi đi dạo, mua sắm hay những nơi thú vị khác.• Đưa bé đến bác sĩ để được kiểm tra và tiêm ngừa.

Tháng thứ bảyCon bạn biết làm gì ở tuổi này?• Có thể tự nâng mình lên bằng tay và đầu gối để chuẩn bị bò. Tuy nhiên, các bé có rất nhiều kiểu bò khác nhau và cũng có thể bé của bạn không bò theo kiểu “bốn chân” thông thường.• Cố gắng nâng người lên để có thể đứng được• Thử mọi vật khác nhau bằng cách nếm, lắc, bóp, ném và đập chúng• Muốn được hòa nhập xã hội, ngọ ngoậy khi muốn được chơi và chứng tỏ bé cũng có óc khôi hài.• Cố gắng bắt chước những âm thanhNhững thay đổi quan trọng• Khả năng thăng bằng của bé được cải thiện nhanh chóng. Bé có thể vừa ngồi vừa làm những việc khác như chơi với đồ chơi• Bé ngày càng tò mò và mạo hiểm hơn, nhưng cũng hay sợ hơn. Bé sẽ rời bạn để bò đi khám phá xung quanh nhưng cũng thường xuyên quanh lại với bạn• Bé bắt đầu dùng ngón tay để khám phá đồ vật thay vì cả tay như trước đây• Năng lực trí óc bé đang phát triển ví dụ như bé biết rằng vật thể bị giấu đi vẫn tồn tại dù bé không thấy nó và bé sẽ cố đi tìm chúng• Bé bắt đầu học cách nhận biết những gì không được chấp thuận giữa bạn và bé. Bé biết khi nào bạn không thích những gì bé làm và bé cũng biết những gì bé không thích làm.Chơi để phát triển:

6

Page 7: Benhvathuoc.com cam nang cham soc be 1

Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh http://benhvathuoc.com

• Cho bé xem những cuốn tạp chí và sách hình. Mua những loại mà bé có thể vừa cầm vừa xem• Chơi trò ú òa với bé. Bịt đầu bạn lại với một cái khăn tắm hay tấm mền con nít và hỏi: Mẹ đâu? Hay Bố đâu? Lấy khăn ra và đến lượt bạn lấy khăn ra che bé để bé trốn.• Bồng bé trước gương và hỏi bé: Ai đây? chỉ vào hình bé và gọi tên bé• Mở nhạc và dìu cho bé nhảy, nói với bé mình đang làm gì• Âu yếm bé thường xuyên và nói chuyện nhẹ nhàng với béNuôi dưỡng bé:• Tiếp tục cho bé bú sữa mẹ hay sữa bột thích hợp trong trường hợp cần thiết, không cho bé bú sữa bò cho đến khi bé ít nhất được 1 tuổi.• Có thể cho bé ăn bánh bích quy• Không cho bé uống nước có gaz, nước đường, món tráng miệng có gelatin hòa tan trong đó hay những nước giải khát ngọt khác• Nếu như bé bú sữa bình, đừng để bé vừa ngủ vừa bú. Nếu như bé ngậm núm vú quá lâu, sữa có thể bám vào răng và tạo điều kiện cho sâu răng• Trong bữa ăn, bạn có thể cho bé một cái muỗng, và 1 cái tách để bé cầm và dùng các ngón tay bốc thức ăn đưa vào miệng.• Nếu bạn vẫn còn cho bé bú, hãy uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày để đảm bảo có sữa cho béChăm sóc bé:• Để ý các triệu chứng mọc răng của bé: bé kéo tai, mút môi dưới và có thể sốt nhẹ hay phân của bé thay đổi• Hãy cho bé cái vòng nhai đã được giữ trong tủ lạnh để bé nhai. Nếu các triệu chứng vẫn còn hãy hỏi bác sĩ của bạn• Khi bạn không thể trông bé được, hãy bỏ bé vào xe cũi với một vài món đồ chơi. Môi trường nhỏ này đôi khi tốt cho bé trong vài trường hợp

Tháng thứ támCon bạn biết làm gì ở tuổi này?• Bé biết cầm những vật nhỏ bằng ngón cái và ngón trỏ. Tập trung vào những đồ vật hơn là chỉ cố gắng chụp lấy chúng• Bé bò rất tốt• Có thể đứng lên mà không cần giúp đỡ• Có thể tự đứng lên nhờ vào các đồ gỗ nhưng bé không biết phải làm gì khi đã đứng lên• Thích chơi trò chơi và những thứ khác. Thời gian tập trung của bé dài hơn trước.• Nhớ những sự việc trước đây đã xảy ra• Rất gắn chặt với bạn và sợ khi phải xa bạnNhững thay đổi quan trọng:• Tính tò mò của bé đang phát triển, bé khám phá môi trường chung quanh một cách nghiêm túc. Bé nhai, đập, ném hay trút hết ra ngoài những gì trong tầm tay bé.• Sự ham muốn được leo trèo của bé rất mạnh, bé cố gắng trèo lên những đồ gỗ thấp, những ngăn kéo đang mở hay cầu thang. Khi bé đã leo lên được thì lại không biết xuống như thế nào.• Bé ngày càng nhận biết mình là 1 thành viên độc lập của xã hội. Khi bé có ước muốn dữ dội nhưng lại không đạt được thì bé trở nên giận dữ. Bé biết những gì mình muốn.• Cách ăn uống và những thức ăn bé thích ngày càng hiện rõ ra• Khả năng về thị giác của bé đã phát triển đầy đủ, bé chú ý đến tất cả những chi tiết của môi trường chung quanh.• Bé đang học cách hoạt động của thế giới chung quanh bằng cách bắt chước nó. Bé bắt chước cách bạn nói, không phải bằng từ mà bằng ngữ điệu. Bé bắt chước những việc bạn làm trong nhà.Chơi để phát triển:• Tạo những âm thanh hấp dẫn và khuyến khích bé bắt chước làm theo• Cho bé nghe những bài nhạc dành riêng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ• Để bé đứng, tập cho bé nhảy, lắc lư hay đi bộ• Bò chung với bé, vỗ tay khen thưởng và hôn bé khi bé đạt kết quả tốt. Nếu bạn có bé lớn hơn, rủ bé cùng chơi với em bé nhỏ• Bỏ đồ chơi trong túi lưới và chỉ cho bé cách lấy chúng ra khỏi túi như thế nào và bỏ vô lại• Đưa bé cùng đi với bạn đến siêu thị, nơi đi dạo và những nơi đông vui khác. Sự kích thích của những môi trường đa dạng khác nhau rất tốt cho bé

7

Page 8: Benhvathuoc.com cam nang cham soc be 1

Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh http://benhvathuoc.com

• Hãy dành thời gian ôm ấp, vuốt ve, ôm hôn và nói chuyện với béNuôi dưỡng bé:• Tiếp tục nuôi dưỡng bé bằng sữa mẹ hoặc sữa bột dành riêng cho tuổi này cùng với thức ăn dặm, không cho bé bú sữa bò, bé hãy còn quá nhỏ để bú sữa bò.• Cho bé ăn những thức ăn mới vào đầu bữa ăn khi bé đang rất đói bụng• Cho bé thức ăn để cầm như rau, trái cây hay bánh quy• Có thể cho bé uống nước trái cây, có thể pha thêm với nước cam hay cà chua• Bé bắt đầu thể hiện tính độc lập ở tuổi này, nếu bé ngừng ăn một cách đột ngột hay từ chối không nhận muỗng, bạn đừng cho là có vấn đề nghiêm trọng và cũng đừng ngạc nhiên nếu bé nhả thức ăn ra• Nếu bạn vẫn còn nuôi con bằng sữa mẹ và bạn cần phải đi làm, bạn cần phải có nơi thích hợp để vắt sữa ra khi cần thiếtChăm sóc bé:• Cất tất cả những vật dễ vỡ, bén nhọn ra khỏi ngăn tủ, ngăn kéo thấp, những nơi mà bé thích chơi đùa. Bạn nên làm những cái chắn đặc biệt để ngăn bé không vào những nơi nguy hiểm,… để bảo vệ bé tốt hơn• Nhớ để dành thời gian cho những bé lớn nếu bạn có. Bé sẽ ít có sự ganh tị với em và tự tin hơn khi bé cảm thấy mình cần ngồi gần và chăm sóc em bé• Cần có những số điện thoại cho những trường hợp khẩn cấp: cảnh sát, cứu hỏa, bác sĩ, xe cứu thương

Tháng thứ chínCon bạn biết làm gì ở tuổi này?• Tự ngồi dậy được, kiểm soát đầu và cơ thể tốt.• Bò rất nhiều• Biết chụp và giữ đồ vật chặt chẽ hơn• Biết chọn lựa những vật tương tự nhau để chơi, ví dụ như những khối gỗ giống nhau,…• Biết được mối quan hệ giữa một số đồ vật, ví dụ như giữa cái ổ khóa và chìa khóa …• Hiểu được nhiều từ đơn giản như: giầy, bánh, banh. Hiểu được những hướng dẫn đơn giản như: đưa đây, đem lại đây…• Có thêm những lo sợ mới, ví dụ sợ tiếng ồn của động cơ,…Những thay đổi quan trọng:• Bé muốn đứng và đi nhưng không thể làm được nếu không có sự giúp đỡ. Bé có thể đi dọc theo bàn ghế và bám vào đấy bước những bước đi không chắc chắn.• Bé cạnh tranh để đạt được sự chú ý và chấp nhận của bạn và có thể làm đối với người khác. Rất nhạy cảm với những cảm xúc của bé khác, nếu chúng khóc thì bé cũng khóc theo.• Bé có nhiều kỹ năng hơn để có thể khám phá môi trường xung quanh một cách vui vẻ, hạnh phúc.Chơi để phát triển:• Giấu 1 đồ chơi vào trong tấm mền và hỏi bé” Đồ chơi ở đâu?” Nếu bé không kiếm được chúng dễ dàng, mở tấm mền ra cho bé thấy.• Cho bé những đồ chơi phát ra tiếng kêu ví dụ như con thú bằng nhựa mềm kêu chút chít khi bóp… và chỉ cho bé cách làm cho nó kêu như thế nào. Khen bé mỗi khi bé làm tốt.• Đến giờ tắm, bạn có thể cho 1 súng bắn nước vào trong bồn, chậu tắm và cầm nó bắn nước nhẹ nhàng vào bé và sau đó để bé bắn lại mình.• Có chế độ ăn, ngủ thích hợp cho bé• Âu yếm và kể chuyện thật nhẹ nhàng với bé, đọc chuyện hay là hát cho bé nghe. Gần đến giờ ngủ bạn nên tránh những trò chơi có tính kích thích bé. Để những trò chơi quen thuộc trong nôi khi bé ngủ.• Tiếp tục trò chuyện với bé. Cho bé biết bạn đang làm gì và gọi tên những đồ vật quen thuộc.Nuôi dưỡng bé:• Sữa mẹ hay sữa bình cho lứa tuổi này trong những trường hợp cần thiết vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của bé. Đừng cho bé uống sữa bò cho đến khi bé ít nhất được 1 tuổi.• Nếu bác sĩ chấp nhận, bạn có thể cho bé ăn một ít thịt vào các bữa ăn. Thịt nên được xay hay tán nhuyễn và bảo đảm rắng không có xương. Có thể dùng thịt gà, cá hay các loại thịt nạc khác.• Nên thay đổi chế độ ăn của bé và cố cho bé những thức ăn tươi, mới nấu và mới xay• Khuyến khích bé cầm giữ chai sữa hoặc chén ăn• Nếu bạn còn cho bé bú và bé bú ít đi thì bạn đừng nghĩ rằng đó là dấu hiệu bé sẵn sàng ngưng bú. Bỏ bú phải tiến hành từ từ.

8

Page 9: Benhvathuoc.com cam nang cham soc be 1

Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh http://benhvathuoc.com

Chăm sóc bé:• Bảo đảm rằng trong nhà bạn không có những cây độc hay những mảnh vụn của nó. Ví dụ như những cây ráy tai thơm, tai voi, thủy tiên, thủy tiên hoa vàng, cây nhựa ruồi, cây tầm gởi, cây trạng nguyên…• Giữ không cho bé vào phòng tắm trừ phi có bạn trong đó. Bảo đảm rằng thuốc để trong nhà nằm khỏi tầm với của bé.• Cho bé biết một vài điểm cần pảhi nghiêm khắc trong mối quan hệ giữa bạn với bé. Đừng chạy đến nôi bé mỗi lần khi bé khóc vào ban đêm.• Bắt đầu cho bé biết những dấu hiệu của sự nguy hiểm. Khi bé cố leo lên một cái lò, bạn hãy nói với bé “Nóng” bằng một giọng thấp và kiên quyết. Nếu bạn thấy bé lấy cái nắp bảo vệ ổ cắm điện hãy bảo bé “Không”. Bạn muốn bé dừng lại vừa đủ để bạn đến đưa bé ra khỏi những nơi nguy hiểm đó.• Đưa bé đi kiểm tra sức khỏe khi được tròn 9 tháng. Lần kiểm tra sức khỏe này rất quan trọng để biết sự phát triển và tăng trưởng của bé.

Tháng thứ mườiCon bạn biết làm gì ở tuổi này?• Tự ngồi dậy được. Bò rất tốt.• Leo lên bàn ghế và cầu thang mỗi khi bé có thể.• Thử nghiệm với tất cả những vật thể và bất kỳ những gì tìm thấy trong nhà. Biết bỏ sách lại vào kệ, bỏ đồ vật vào trong toilet…• Có một vài đồ chơi ưa thích, có sự phân biệt rõ ràng.• Biết bắt đầu làm quen với trò chơi giấu và tìm đồ. Có thể bé sẽ “giấu” bằng cách lấy tay che mắt khi bé không muốn bạn thấy bé• Biết hỗ trợ bạn khi bạn mặc đồ cho bé• Tìm kiếm sự quan tâm và bầu bạn.Những thay đổi quan trọng:• Bé càng ngày càng bắt chước người khác nhiều hơn. Bé bắt chước giọng nói, điệu bộ, nét mặt của bạn. Bé sẽ cố làm những gì bé thấy bạn làm. Bé cố gắng cho bạn ăn chỉ vì bạn đã cho bé ăn.• Sự thưởng thức âm nhạc và nhạc điệu của bé đang phát triển. Khi bạn cho bé nghe nhạc với những tiết tấu mạnh, bé sẽ lắc lư, nhún nhảy hay ngâm nga• Khả năng đoán trước sự việc của bé tốt hơn. Ví dụ như bé biết bạn sẽ đi đâu đó mỗi khi bạn thay đồ. Bé mong muốn được cho ăn khi bé nghe tiếng động do bạn chuẩn bị thức ăn trong bếp• Bé của bạn đang bước vào tuổi của những cảm xúc, bé thường khóc khi bé mong muốn đạt được điều gì cho đến khi được bạn chấp thuận.Chơi để phát triển:• Cho bé xem những cuốn sách với màu sắc sặc sỡ và nhiều hình ảnh...

Trẻ ho về đêm có nguy hiểm?

Ho là một triệu chứng của khá nhiều nguyên nhân bệnh, đặc biệt là các bệnh có ảnh hưởng đến hô hấp như: viêm nhiễm đường hô hấp trên, đường hô hấp dưới, viêm phế quản, hen suyễn, viêm xoang, viêm tai giữa... Trẻ con rất dễ bị ho.Con trai của bạn không ho vào ban ngày vì thời điểm này cháu đang ở tư thế vận động, các chất tiết thoát ra ngoài 1 cách dễ dàng (vì cháu đã 4 tuổi, có thể ho và khạc đờm). Nhưng ban đêm, khi ngủ, các chất tiết ứ đọng trong cổ gây kích thích ho.Nguyên nhân gây ho kéo dài về đêm thường là do viêm mũi xoang. Cháu kêu đau bụng, vì khi ho các cơ ở bụng co lại, đẩy cơ hoành lên, tống đờm ra khỏi cổ. Cơn ho kéo dài tới 30 phút nên cháu bị đau bụng. Nên hút đờm nhớt và xịt nước biển cho bé. Nếu không, đờm nhớt sẽ làm bé nghẹt thở.

Chỉ nên cho bé ăn ít (ăn thức ăn đặc), nhưng nhiều lần trong ngày. Nếu cháu bé bị nôn thì ngay sau đó nên cho ăn tiếp, cháu sẽ không bị nôn nữa. Bạn nên giữ ấm cho cháu. Ðề phòng những cơn lạnh đột ngột. Cho cháu nằm sấp hay nằm nghiêng hẳn sang một bên vào buổi đêm để cho chất dịch không chảy vào họng gây ho.

Có thể cho bé uống một thìa mật ong nhỏ trước khi đi ngủ, điều này sẽ giúp làm dịu các cơn ho đêm, giúp trẻ có được giấc ngủ ngon.

9

Page 10: Benhvathuoc.com cam nang cham soc be 1

Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh http://benhvathuoc.com

Cần nhắc lại, ho là triệu chứng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, nhưng có khi là phản ứng có lợi cho cơ thể trẻ. Điều trị ho cho trẻ không đơn giản, phải điều trị nguyên nhân gây bệnh. Nếu ho kéo dài không giảm hoặc có gì bất thường, tốt nhất nên đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán chính xác và điều trị đúng đắn, kịp thời.

Có nên sử dụng chất tạo bọt khi tắm cho bé?

Chất tạo bọt khi tắm có liên quan tới chứng nhiễm khuẩn đường tiểu vì thế các chuyên gia gợi ý nên hạn chế sử dụng chúng cho bé dưới 3 tuổi. Nguyên tắc hoạt động của chất tạo bọt này cũng giống như khi ta dùng xà bông. Nó có chứa chất khử mùi và tạo mùi thơm, có thể làm rát đường tiểu nếu nó không được rửa sạch hoàn toàn. Theo các chuyên gia thì, khi không được rửa sạch, nó khiến cho bé bị đau khi đi tiểu vì thế mà bé sẽ tránh đi tiểu mặc dù rất buồn tiểu, chính điều này khiến cho bé bị nhiễm khuẩn niệu đạo.

Thông thường, bé gái thường bị nhiều hơn bé trai. Đối với các bé trai, các bé không được cắt bao quy đầu cũng bị nhiều hơn đối với các bé đã cắt bao quy đầu.

Dưới đây là một số biện pháp giúp ngừa chứng nhiễm khuẩn niệu đạo ở bé trai và bé gái:

- Không để bé ngâm cả thân mình trong chậu đầy nước xà bông hoặc nước có chất tạo bọt.

- Khuyến khích bé đi tiểu sau khi tắm. Điều này làm vi khuẩn bị thải ra ngoài.

- Nếu bé có nguy cơ bị nhiễm khuẩn đường tiểu hoặc phàn nàn về việc bé đi tiểu sau khi tắm nước có chất tạo bọt thì bạn nên hạn chế việc sử dụng chất này.

Thật khó để biết xem bé có bị nhiễm khuẩn đường tiểu hay không đặc biệt là đối với một số bé còn quá nhỏ để nói với bạn về những triệu chứng đó. Bé có thể sốt nhưng lại không có dấu hiệu khác của việc cảm cúm. Bé cũng có thể làm ướt tã giấy thường xuyên hơn hoặc nước tiểu có mùi, ra chút máu.

Nếu bé đã biết nói, bé có thể bảo bạn là bé cảm thấy đau khi đi tiểu. Một vài bé trở nên cáu gắt, buồn nôn thậm chí là tiêu chảy, một số khác mất đi sự thèm ăn.

Vì nhiễm khuẩn đường tiểu có thể dẫn tới những bệnh về thận nên nếu bạn nghi ngờ bé có bệnh thì đưa bé tới khám bác sĩ ngay lập tức.

Hậu quả của mất răng sữa sớm

Thông thường răng sữa được thay dần bằng các răng vĩnh viễn khi trẻ từ 6 - 12 tuổi. Mất răng sữa sớm có thể làm răng thay thế mọc sớm hơn so với tiến trình bình thường. Hậu quả của mất răng sữa sớm là làm giảm sức nhai của trẻ và tạo khoảng trống trên cung hàm, khiến các răng vĩnh viễn mọc lên kế cận có khuynh hướng di chuyển vào khoảng trống ấy, dẫn đến tình trạng răng mọc chen chúc về sau.

Với cháu nhà chị nên đến khám ở chuyên khoa răng hàm mặt tại các bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán chính xác và có các biện pháp cần thiết để tránh hiện tượng răng mọc chen chúc xảy ra sau này.

Trẻ ăn nhiều mà vẫn chậm lớn?

Thông thường, một đứa trẻ nếu ăn tốt nhưng có những triệu chứng của rối loạn tiêu hóa như đi ngoài phân lỏng, phân sống… chúng ta mới coi là đứa trẻ có vấn đề. Còn nếu trẻ ăn uống bình thường, đi cầu bình thường, không có rối loạn tiêu hóa mà vẫn chậm lớn, trước hết cần xem xét xem trẻ đã ăn đủ số lượng cần thiết chưa. Vì nếu không đảm bảo số lượng cần thiết so với nhu cầu hàng ngày của trẻ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ, làm trẻ chậm lớn.

Con chị ăn uống tốt, không có dấu hiệu của bệnh rối loạn tiêu hóa thì chưa thể khẳng định bé bị hội chứng kém hấp thu. Vì hội chứng kém hấp thu thường gây cho trẻ tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài, khiến trẻ đi phân sống, trong phân có những thức ăn còn nguyên như chất mỡ, chất thịt, đi ngoài... Ngoài

10

Page 11: Benhvathuoc.com cam nang cham soc be 1

Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh http://benhvathuoc.com

ra, tình trạng kém hấp thu có thể biểu hiện ở việc ăn nhiều nhưng dưỡng chất không hấp thu được nên người vẫn gầy yếu, xanh xao…

Khi ăn vào trẻ không hấp thu được, có thể là do thiếu một số chất vận chuyển, thiếu một số enzim tiêu hóa, những trường hợp này thường gây rối loạn tiêu hóa kéo dài.

Trong trường hợp này, trước hết, chị cần xem xét lại chế độ dinh dưỡng xây dựng cho bé đã phong phú, khoa học chưa. Thứ nữa, cần điều chỉnh lại chế độ nấu ăn cho trẻ vì trên thực tế, có rất nhiều chất dinh dưỡng bị mất đi trong quá trình nấu nướng sai cách. Đây có thể là nguyên nhân khiến con bạn thiếu hụt một số dưỡng chất quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Tốt nhất, bạn nên đưa con đi khám chuyên khoa dinh dưỡng để có được lời khuyên tốt nhất trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng, đảm bảo sự phát triển toàn diện của bé.

Không nên cho trẻ thức quá khuya

Từ khi sinh ra, mỗi trẻ đã có một nhịp sinh học, một chu kỳ thức ngủ riêng, được duy trì đều đặn. Đối với trẻ sơ sinh, chu kỳ thức ngủ thường diễn ra 3 tiếng một lần, không kể ngày hay đêm. Khi trẻ được 3 tháng thì chỉ chu kỳ thức ngủ thay đổi, trẻ có thể ngủ 15 tiếng/ngày nhưng giấc ngủ ban đêm kéo dài hơn. Khi được 3 tuổi, trẻ ngủ khoảng 12 tiếng/ngày. Nếu không được ngủ đủ sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt, ăn uống và phát triển thể chất của trẻ. Trẻ ngủ muộn có thể do một số nguyên nhân như ngủ trưa quá muộn hoặc trẻ thức cùng bố mẹ để xem tivi... Muốn con ngủ sớm hơn, bạn nên kiên trì tập cho bé thói quen ngủ đúng giờ, không nên ăn quá no trước khi ngủ, không nên vận động quá nhiều hoặc xem các hình ảnh kinh dị trên tivi, không nên để trẻ thấy bố mẹ cãi nhau vì sẽ ảnh hưởng đến tâm lý trẻ. Có thể trong thời gian đầu, việc thực hiện này sẽ khó khăn vì trẻ không hợp tác nhưng bạn cần cứng rắn, cương quyết. Bạn có thể hát ru cho bé nghe hoặc kể những câu chuyện cổ tích để bé dễ đi vào giấc ngủ. Sự vỗ về, ru nựng của bạn sẽ giúp bé có cảm giác an toàn và yên tâm đi ngủ.

Bớt xanh tím trên da trẻ em là gì?

Rất nhiều trẻ sinh ra có những dát (bớt) màu xanh, tím nhạt hoặc hơi đậm thường có ở vùng mông, đùi của bé. Các vết bớt này có thể nhỏ vài cm hay lan hết cả đùi, mông. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do sự ứ đọng nhiều tế bào melanocyte ở lớp bì của da gây nên. Vết tím, xanh này thường gặp ở trẻ em châu Á hơn. Khi trẻ lớn lên những vết bớt này sẽ từ từ mất đi mà không cần can thiệp gì. Ở một số trẻ không phải là vết tím xanh bình thường mà là các vết đỏ hoặc đen đậm, dân gian cho rằng đó là bị “đánh dấu”, có thể gặp ở trên cổ, mặt, những vết này có thể không mất đi, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của trẻ sau này. Vì thế các trường hợp này phải được đi khám để bác sĩ có hướng xử trí. Trường hợp con gái chị thì các vết bớt này sẽ mờ dần khi cháu lớn lên và không ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Trẻ thiếu máu nên ăn gì.

Vitamin B12 có ở tất cả các tổ chức trong cơ thể nhưng tập trung chủ yếu ở gan và thận. Vitamin B12 rất cần thiết cho một số phản ứng enzym, tham gia như một coenzym trong các phản ứng đồng phân khác nhau, vận chuyển gốc methyl để tổng hợp một số axit amin và tổng hợp mạch DNA trong sự phân chia tế bào. Thiếu vitamin B12 làm giảm sự phân chia tế bào, quá trình phân chia tế bào chậm lại, đặc biệt ở các tổ chức có phân chia tế bào nhanh như cơ quan tạo máu, gây thiếu máu.

Vitamin B12 được tổng hợp do một số vi khuẩn, chủ yếu là vi khuẩn ở ruột. Ở người, sự tổng hợp này không đủ cho nhu cầu cần thiết. Vitamin B12 được cung cấp qua cơ thể qua thức ăn. Trong thức ăn, vitamin B12 gắn với protein bằng mối liên kết peptid, được giải phóng ra do nhiệt khi nấu, do axit ở dạ dày hay do các enzym ở dạ dày - ruột. Vitamin B12 được hấp thu theo hai cơ chế, thụ động và chủ động. Lượng hấp thu thụ động rất ít, chỉ khoảng 1% lượng vitamin B12 được hấp thu. Vì thế quá trình ăn uống đóng vai trò rất quan trọng. Những thực phẩm giàu vitamin B12 là thức ăn từ động vật như thịt, nhất là thịt bò, gan, sữa, trứng. Thức ăn từ thực vật hầu như không có vitamin B12.

Nếu trẻ em bị sốt thì cần làm những gì cần thiết để chữa cho em bé nhanh khỏi ?

11

Page 12: Benhvathuoc.com cam nang cham soc be 1

Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh http://benhvathuoc.com

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sốt, có thể là mọc răng, nhiễm khuản, nhiễm lạnh. Trẻ em thường rất hay bị sốt và trong đại đa số các trường hợp, đó là một cách phòng thủ của cơ thể vì vậy đừng nên chống lại cơ thể một cách máy móc trù khi nó quá nghiêm trọng, vì rắc rối có thể xẩy ra chỉ vì sự thiếu hiểu biết của bạn như: co giật và mất nước.

Nếu con bạn đang sốt, hãy bình tĩnh tìm nguyên nhân và hướng điều trị. Trước hết kiểm tra một cách chính xác nhiệt độ của con bạn bằng nhiệt kế. Trong suốt quá trình bị sốt cần kiểm tra nhiệt kế thường xuyên, lặp lại nhiều lần trong ngày và cùng thời điểm nếu bạn thực hiện 3 – 4 ngày liên tiếp. Lưu ý rằng thân nhiệt thay đổi trong ngày, chênh lệch khoảng 1 độ, vào buổi sáng 36,5 độ, buổi chiều 37,5 độ.

Khi trẻ bị sốt, tốt nhất vẫn dự phòng ngăn chặn nhiệt độ không lên quá cao và kéo dài. Trong trường hợp nóng sốt bình thường bạn có thể thực hiện vài phương pháp hữu hiệu và đơn giản:

- Cho bé uống nước đầy đủ và thường xuyên để tránh mất nước do sốt nóng.

- Làm mát cho bé bằng cách tắm chừng 10 phút và nhiệt độ bé 2 độ C (ví dụ, đối với cơn sốt 40 độ C để nhiệt độ nước là 38 Độ C).

- Làm mát bé bằng khăn ướt hoặc đắp túi nước đá, túi chườm lạnh bằng cách di chuyển thường xuyên trên khắp cơ thể.

Trường hợp bé sốt quá cáo hoặc có tiền sử co giật cần cho bé uống thuốc giảm sốt (apirin, paracetamon) để làm hạ sốt, chỉ nên dùng loại thuốc dành riêng cho trẻ em. Tuyệt đối không được vượt quá liều lượng quy định, tốt nhất tham vấn theo chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ.

Sau khi áp dụng các biện pháp hạ nhiệt, cơn sốt vẫn lên quá cao hoặc kéo dài cần phải gọi bác sĩ hoặc dược sĩ. Đối với trẻ sơ sinh sốt đến 39 độ C trở lên và trẻ con ở mức 41 độ C là tình trạng khẩn cấp một cách thực sự. Lúc này cần đến sự theo dõi thường xuyên của bác sĩ.

Những điều nên tránh

- Không ấp ủ con trong lúc đang sốt. Rất nhiều bà mẹ sợ con bị lạnh nên mặc nhiều quần áo kín và ôm con vào lòng. Điều này thực sự không có lợi vì làm tăng nhiệt độ trong cơ thể trẻ. Có thể dẫn đến sốt co giật.

- Căn phòng phải thông thoáng, nhiệt độ phòng phải tốt nhất từ 27 – 28 độ C. Tránh hướng gió lùa.

- Không tự ý dùng thuốc kháng sinh cho bé mà không có chỉ dẫn của bác sĩ.

Cấp cứu cho trẻ bị sốt co giật

Tuyệt đối không kìm giữ cơ thể bé, hãy để bé ở trạng thái thả lỏng và thực hiện các biện pháp giảm nhiệt. Cởi quần áo cho bé, để bé nằm thoải mái, lấy khăn ướt đắp lên trán và hai bên bẹn. Đồng thời lau khắp người cho bé, liên tục thay khăn ướt. Làm liên tục trong khoảng 15 phút, khi cơ thể bé dần hạ nhiệt, có thể cho bé uống liều thuốc giảm sốt và an thần.

Làm gì để con bạn khỏi bị lạnh khi mùa đông đến?

Trẻ em chịu rét kém hơn người lớn rất nhiều. Các bác sĩ tại Bệnh viện Mayo (Mỹ) đã đề ra phương pháp C-O-L-D để giúp trẻ khỏi bị cảm lạnh.

Phương pháp này gồm 4 nguyên tắc:

C (cover): Che đầu, mặt và cổ của đứa trẻ càng kín càng tốt.O (overexertion): Luyện tập quá mức rất nguy hiểm. Tránh để trẻ ra mồ hôi nhiều vì điều này có thể khiến quần áo bị ướt và gây lạnh.

12

Page 13: Benhvathuoc.com cam nang cham soc be 1

Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh http://benhvathuoc.com

L (layers): Việc mặc nhiều lớp áo rộng rãi mang lại hiệu quả tối đa.D (dry): Cố hết sức để giữ cho đứa trẻ khô ráo. Chú ý tới những chỗ hở ở găng tay và ủng, nơi tuyết có thể lọt vào.

Giúp trẻ béo phì giảm cân

Thống kê ở Mỹ về độ tuổi của trẻ em bị bệnh béo phì lần lượt như sau: trẻ nhũ nhi là 14%, trẻ em 7 tuổi là 40% và thiếu niên từ 10 đến 14 tuổi là 70%. Những người bị bệnh béo phì thường có nguy cơ mắc các bệnh khác như đái tháo đường, cao huyết áp, xơ mỡ động mạch… Để điều trị bệnh béo phì cho trẻ, gia đình cần tuân thủ một số nguyên tắc như điều chỉnh nếp sống gia đình và thói quen ăn uống; không nên bày bừa thức ăn trong nhà; tập cho trẻ ăn đúng nơi và đúng giờ; chú trọng đến vấn đề tăng chiều cao hơn là số cân của trẻ; điều chỉnh lại giờ giấc sinh hoạt (ăn, ngủ, xem tivi…).

Ngoài ra, bạn nên đăng ký những khóa học thể dục cho trẻ để giúp các em tăng cường các hoạt động cơ bắp; tránh chọc ghẹo, dè bỉu đối với trẻ bị béo phì; đối xử với tình thương và chút hài hước để trẻ có thể vui vẻ hòa nhập với cộng đồng. Bạn tuyệt đối không nên bắt trẻ nhịn ăn để tránh tình huống trẻ thèm ăn và sau đó ăn bù quá mức; nên ăn đa dạng theo tháp dinh dưỡng, ăn nhiều rau, trái cây, chất xơ, thịt, cá nạc, sữa gầy, tầu hũ…

Đối với bệnh thèm ngọt ở trẻ, người nhà có thể khuyến khích trẻ ăn trái cây vì chất đường trong trái cây có thể giúp trẻ giải tỏa cơn thèm ngọt. Ngoài ra, với các loại thức uống, người nhà nên ưu tiên sử dụng những loại nước không làm tăng lượng đường huyết trong cơ thể (sugar free), hoặc sử dụng đường Equal để hòa vào các loại thức uống, để trẻ vừa có thể thỏa mãn cơn thèm ngọt nhưng cũng đồng thời không làm ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ.

Bên cạnh đó gia đình cũng nên thường xuyên đưa trẻ đến một trong những cơ quan chuyên môn như Viện Dinh dưỡng Quốc gia và Viện nhi Trung ương để được tư vấn, hướng dẫn và theo dõi điều trị béo phì.

Bạn đang có những câu hỏi làm thế nào để phòng ngừa bệnh đái tháo đường cũng như những phương pháp chăm sóc sức khỏe và giữ gìn vóc dáng, bạn có thể nhấn trực tiếp vào đây để được tư vấn bởi bác sĩ Nguyễn Lân Đính, chuyên gia dinh dưỡng.

Chuyên mục được tài trợ bởi đường Equal, với hàm lượng calories ít hơn 8 lần so với đường thường và được viện Tổ chức kiểm định thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cho phép sử dụng trong thực phẩm và thức uống tại trên 150 quốc gia.

Các dưỡng chất cần cho sự phát triển của trẻ

Trong giai đoạn phát triển, trẻ cần được cung cấp đủ 5 dưỡng chất can-xi, sắt, kali, vitamin E và chất xơ. Những loại này có nhiều trong thực phẩm, trái cây, ngũ cốc,…mà bạn có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày cho trẻ.

Thời gian gần đây, do cuộc sống vật chất được cải thiện nên nhiều gia đình đã không tiếc tiền bồi bổ cho con cái, thậm chí còn lạm dụng gây nên tình trạng béo phì, dư thừa trọng lượng, trong khi đó lại có không ít trường hợp bị suy dinh dưỡng. Theo một nghiên cứu mới nhất công bố trên tạp chí Parents của Mỹ thì đa phần nhóm trẻ nhỏ đều thiếu hụt 5 dưỡng chất chính sau:

Can-xi

Nhiều trẻ được cho uống nhiều nước trái cây nhưng lại ít uống sữa trong khi sữa bổ sung can-xi nhiều nhất. Can-xi là dưỡng chất rất cần cho quá trình sản xuất xương, hầu như toàn bộ khối lượng xương đều phát triển khi người ta còn trẻ. Thiếu hụt can-xi không chỉ ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất ở thời điểm hiện tại mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương về sau, nhất là phụ nữ.

13

Page 14: Benhvathuoc.com cam nang cham soc be 1

Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh http://benhvathuoc.com

Nhiều thực phẩm có lượng can-xi cao cũng giàu vitamin D, không chỉ làm xương khoẻ mạnh mà còn có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường týp 1 và nhiều loại bệnh khác. Để khắc phục tình trạng này, nên tập cho trẻ thói quen ăn các loại thực phẩm giàu can-xi ngay từ khi còn nhỏ. Nếu sau 1 tuổi trẻ vẫn chưa quen dùng sữa ngoài thì hãy kiên trì tập cho trẻ, nên áp dụng thực đơn tăng dần đều, bổ sung thêm sữa chua hoặc sữa đã tăng cường can-xi.

Vitamin E

Theo số liệu điều tra của Đại học Nebraska-Lincoln (Mỹ), có tới 80% trẻ dưới 8 tuổi không được cung cấp đủ nguồn vitamin E cần thiết mỗi ngày, đây là dưỡng chất đóng vai trò như chất chống ôxy hoá, có tác dụng bảo vệ tế bào không bị phá hủy.

Các loại thực phẩm có hàm lượng chất béo bão hoà thấp như sữa, sữa chua loại chứa ít vitamin E, vì vậy bạn có thể bổ sung thêm cho trẻ bằng cách dùng dầu thực vật trong chế biến để tăng cường nguồn dưỡng chất nói trên. Ngoài ra vitamin E còn tìm thấy nhiều trong ngũ cốc, trường hợp bị dị ứng có thể thay bằng các loại thực phẩm dạng hạt khác.

Chất xơ

Mặc dù không được tiêu hóa, chất xơ vẫn rất cần thiết cho cơ thể trẻ, có tác dụng ngăn ngừa nhiều loại bệnh mãn tính khi lớn tuổi. Theo các bác sĩ, bạn nên áp dụng “công thức 5” đối với trẻ, vừa thực tế vừa mang lại lợi ích cao. “Công thức 5” có nghĩa là cộng thêm 5g chất xơ vào cho độ tuổi của trẻ.

Ví dụ 4g mỗi ngày phải bổ sung tối thiểu 9g chất xơ, tương đương hai lát bánh mì nguyên chất, nửa bát nhỏ quả dâu, và nửa bát cơm gạo nâu. Cung cấp chất xơ vào bữa sáng được xem là tối ưu vì vậy không nên bỏ bữa sáng. Chất xơ có nhiều trong hoa quả như táo, đào, cam, chanh, dâu, các loại quả mọng, ngũ cốc, đậu, đỗ, bỏng ngô, khoai lang…

Kali

Kali là dưỡng chất quan trọng để duy trì sự cân bằng dịch của cơ thể cũng như duy trì mức huyết áp tối ưu và giúp cho cơ bắp co bóp. Theo thống kê, hiện nay trẻ chỉ nhận thấp hơn 60% lượng kali khuyến cáo, lý do là bữa ăn của trẻ không có đầy đủ rau xanh, hoa quả.

Để khắc phục, bạn nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh hoa quả, nhất là hoa quả nghiền nát để bổ sung vào thành phần thức ăn hàng ngày. Nhóm thực phẩm giàu kali bao gồm chuối, nước cam, khoai lang, khoai trắng, sữa chua, sữa, khoai tây, cà chua…

Sắt

Một nghiên cứu tại Đại học Harvard (Mỹ) cho thấy có tới 20% trẻ nhỏ từ 1-3 tuổi không được cung cấp đủ sắt, nhất là những đứa trẻ dư thừa trọng lượng và béo phì là do nhóm trẻ này ăn quá nhiều thực phẩm nghèo chất dinh dưỡng, giàu calo.

Sắt có tác dụng hỗ trợ tế bào hồng cầu vận chuyển ôxy đi nuôi cơ thể, đặc biệt là ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của não, vì vậy thiếu sắt có thể để lại nhiều di hại, ảnh hưởng xấu dến sự phát triển của não, gây những sự cố về nhận thức, học hành và phát triển tính cách. Ngoài ra thiếu hụt sắt còn làm tăng nguy cơ nhiễm độc chì vì thiếu sắt đẩy nhanh quá trình hấp thụ chì vào máu.

Dự trữ sắt trong cơ thể trẻ cạn dần sau 6 tháng đầu sau khi sinh, vì vậy cần cho trẻ ăn thực phẩm giàu sắt để phục vụ cho quá trình phát triển của cơ thể. Có thể bổ sung sắt qua thực phẩm như thịt, nhất là thịt nạc (thịt không chứa mỡ) hoặc bổ sung sắt từ nguồn thực vật, tuy nhiên khả năng hấp thụ nguồn này kém hơn từ động vật, đổi lại vitamin C sẽ giúp cơ thể làm chuyện này. Sắt có nhiều trong tôm, cua, thịt gà, đậu đỗ, cà chua, đậu nành, bánh mì, ngũ cốc tăng cường…

Để con phát triển toàn diện, bắt đầu từ đâu?

14

Page 15: Benhvathuoc.com cam nang cham soc be 1

Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh http://benhvathuoc.com

Sau khi biết mình có thai và đặc biệt là sau khi sinh, các bà mẹ thường rất quan tâm đến sự phát triển về thể chất và trí tuệ của con mình. Song rất ít bà mẹ biết rằng sự phát triển ấy đã bắt đầu từ trước khi mang thai…

Muốn con mình phát triển toàn diện một cách tốt nhất, điều đầu tiên bà mẹ nên quan tâm là sức khỏe của bản thân mình từ trước khi lên kế hoạch mang thai.

Thấp còi từ trong trứng

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày giúp đảm bảo cho hoạt động, phát triển của tất cả các tế bào trong cơ thể. Buồng trứng và tử cung của người phụ nữ cũng không ngoại lệ. Nếu cơ thể thiếu chất dinh dưỡng thì chắc chắn buồng trứng cũng sẽ kém dinh dưỡng còn niêm mạc tử cung cũng sẽ mỏng hơn bình thường. Ngay khi tinh trùng và trứng gặp nhau, phôi thai hình thành từ một tế bào và sẽ phát triển từng giây, từng phút để thành một cơ thể hoàn chỉnh.

Hơn thế nữa, phôi thai làm tổ trong niêm mạc tử cung, và lấy chất dinh dưỡng từ đây. Điều này cho thấy dinh dưỡng của người mẹ có ảnh hưởng đến bào thai ngay từ giây phút đầu tiên. Tuy nhiên, người phụ nữ chỉ biết chắc mình có thai sớm nhất là khi thai đã 5 - 6 tuần. Như vậy, bào thai sẽ có nguy cơ bị… đói cả tháng đầu tiên nếu chế độ dinh dưỡng của mẹ không đầy đủ từ nhiều tháng trước, đặc biệt khi mẹ bị thiếu năng lượng kéo dài (do quá gầy yếu, chỉ số cơ thể BMI* nhỏ hơn 18,5).

Khi bắt đầu mang thai, nhiều chị em lại có thể bị thai hành (nghén) nên nguồn dinh dưỡng cho cơ thể và thai tiếp tục thiếu thốn. Cho đến trước khi bắt đầu ăn lại được, nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai sẽ vẫn còn khá cao.

Sau khi sinh, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng cân đối, phù hợp nhất dành cho con. Sữa mẹ còn chứa nhiều kháng thể quý giá từ mẹ giúp cơ thể con chống lại nhiều bệnh tật mà không có thức ăn thay thế nào có thể cung cấp được. Nếu sau sinh, mẹ ăn kiêng về số lượng (vì mong muốn giảm cân) hoặc chất lượng (do theo tập tục xưa) thì đều có ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng sữa, nghĩa là ảnh hưởng đến sự phát triển về sức khỏe, thể chất và trí tuệ của con một cách trực tiếp và lâu dài.

Nền tảng ban đầu của cơ thể con bị thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng như vậy thì con không thể nào phát triển hết tiềm lực dù có được thừa hưởng những bộ gen tốt và nuôi dưỡng trong những môi trường tốt sau này.

Mẹ khỏe con mới khỏe

Muốn con mình phát triển toàn diện một cách tốt nhất, điều đầu tiên bà mẹ nên quan tâm là sức khỏe của bản thân mình từ trước khi lên kế hoạch mang thai. Chăm sóc sức khỏe đúng còn là biện pháp giúp bà mẹ sau khi sinh khỏe và đẹp hơn.

Tuy nhiên, đa phần chị em ít chú ý tới sức khỏe toàn diện mà chỉ đau đáu nỗi niềm làm sao giữ được thân hình thon thả như thời con gái hoặc cố công giảm cân để thật duyên dáng trong ngày cưới và cả sau ngày cưới (vì nhiều lý do trong đó có cả chuyện “trừ hao” cho lúc mang thai!)…

Nhưng nếu không bồi dưỡng để đầy đặn hơn (người gầy) hoặc thực hiện kế hoạch giảm cân (đối với người thuộc týp “thon thon hình vại”) ngay trước khi mang thai một thời gian ngắn, thậm chí mang thai trong khi đang thực hiện giảm cân không những gây bất lợi cho sự phát triển toàn diện của con mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của chính bản thân mình.

Do sự xuất hiện của thai trên nền tảng dinh dưỡng kém của cơ thể mẹ, nguồn sinh lực và sức đề kháng của mẹ sẽ nhanh chóng bị cạn kiệt. Vì vậy, mẹ dễ nhiễm bệnh trong thời gian đầu thai kỳ, ảnh hưởng sức khỏe cho cả mẹ (vì rất khó lựa chọn thuốc điều trị cho người có thai) lẫn con (nguy cơ dị tật, kém

15

Page 16: Benhvathuoc.com cam nang cham soc be 1

Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh http://benhvathuoc.com

phát triển…).

Để bé cao lớn, khỏe mạnh...

Như vậy, sau khi lập gia đình để chuẩn bị cho sự ra đời của một thành viên mới, hoặc đang có kế hoạch cho lần sinh thứ hai, bà mẹ cần chú ý:

1. Cơ thể khỏe mạnh, chỉ số BMI bình thường (trong khoảng 18,5 - 23)thì có thể mang thai bất cứ lúc nào.

2. Nếu sức khỏe không tốt, hoặc có bệnh đang điều trị, hoặc mới vừa điều trị xong, hoặc cân nặng dưới 40kg, hoặc chỉ số BMI nhỏ hơn 18,5 cần khám và điều trị khỏi bệnh hoàn toàn, nâng cao tổng trạng bằng chế độ dinh dưỡng giàu năng lượng, đầy đủ và cân đối để sức khỏe trở về bình thường cũng như cải thiện trọng lượng cơ thể đảm bảo BMI lớn hơn 18,5. Sau đó mới bắt đầu lên kế hoạch mang thai.

3. Nếu chỉ số BMI từ 23 trở lên: Đây là những trường hợp có chỉ định phải giảm cân nên cần tham khảo ý kiến BS. Trong những trường hợp dư cân ít (BMI nhỏ hơn 25) mà có nhu cầu sinh con sớm (lý do cá nhân, hoặc tuổi cao,…) thì cũng không nhất thiết phải giảm cân trước khi mang thai (vì không nên có thai liền ngay sau thời gian giảm cân).

Những trường hợp này cần được BS theo dõi về cân nặng trong thời gian mang thai, hướng dẫn chế độ ăn hợp lý (chứ không phải ăn kiêng để giảm cân) để thai phát triển tốt và mẹ tăng cân vừa phải.

Nhìn chung, qua thời gian mang thai và nuôi con vất vả, chị em vẫn có thể bị tăng cân đôi chút nhưng sau đó trọng lượng cơ thể sẽ giảm dần nếu biết thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý. Nếu sau khi con đã thôi hoàn toàn sữa mẹ mà vẫn còn dư cân (tính theo chỉ số BMI), chị em có thể gặp BS để lập kế hoạch giảm cân an toàn cho mình.

Các yếu tố tăng cường khả năng miễn dịch cho trẻ

Khi sinh ra, hệ thống miễn dịch của trẻ yếu hơn người lớn bởi bé chưa được trải nghiệm, tích lũy phòng ngừa bệnh tật. Vậy nên thói quen sinh hoạt và phương pháp bảo vệ sức khỏe đúng cách sẽ giúp bé tăng cường khả năng miễn dịch của mình.

1. Kéo dài thời gian bú sữa mẹ

Việc bú sữa mẹ có tác dụng phòng ngừa một số bênh như: viêm tai, dị ứng, đi ngoài…và chứa lượng kháng thể phong phú.

Hiệp hội Nhi khoa Mỹ khuyến nghị các bà mẹ hãy cho con bú sữa mẹ một năm, hoặc ít nhất là trong 2-3 tháng đầu bởi sữa mẹ giúp bổ sung kháng thể cho trẻ.

2. Ngủ đủ giấc

Nghiên cứu cho thấy, sự mất ngủ ở người lớn sẽ khiến các tế bào già cỗi khó “chết”, hệ thống miễn dịch suy giảm và chức năng phòng chống ung thư bị ảnh hưởng khiến người mất ngủ dễ bị bệnh và điều này cũng xảy ra với trẻ.

Giấc ngủ tốt nhất kéo dài 18 tiếng đối với trẻ mới sinh, 12-13 tiếng với trẻ trong thời kỳ 1-3 tuổi và 10 tiếng với trẻ 4-6 tuổi.

3. Tăng cường dinh dưỡng từ hoa quả và rau xanh

Cà rốt, các loại đậu đỗ, cam, dâu tây giàu catoten như vitamin C giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Dinh dưỡng thực vật còn tăng cường sản xuất chất chống viêm tế bào máu trắng và interferon-ngăn chặn virus trên bề mặt tế bào.

16

Page 17: Benhvathuoc.com cam nang cham soc be 1

Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh http://benhvathuoc.com

Nghiên cứu cho thấy nếu trong thực phẩm của trẻ có chứa dinh dưỡng thực vật phong phú sẽ tăng cường khả năng phòng ngừa các bệnh mãn tính, tim và ung thư trong tương lai.

Chuyên gia khuyến nghị: Mỗi ngày cho trẻ ăn 5 loại rau quả theo liều lượng:

- Trẻ sơ sinh 1 phần tương đương 2 thìa 15ml

- Trẻ lớn hơn là 1 cốc 236.6ml

4. 3 điều chú ý về vệ sinh cá nhân

Rửa tay: Người lớn thường tiếp xúc với các loại vi khuẩn, do đó hãy rửa tay trước khi tiếp xúc với trẻ. Đồng thời rửa tay cho cả bé. Tay bé tiếp xúc với bình sữa, đồ chơi, quần áo và trẻ chưa ý thức được hành vi cho tay vào miệng. Vì vậy việc vệ sinh tay là rất quan trọng.

Phòng ngừa với người bị cảm cúm: Thông thường khi trong nhà có người bị cúm, hãy đeo khẩu trang để ngăn ngừa lây nhiễm cho trẻ. Nếu bệnh nặng, tốt nhất nên cách li với bé.

Bỏ thuốc lá: Trung tâm nghiên cứu và phòng chống bệnh tật của Mỹ cho biết, trong khói thuốc có hàng ngàn chất độc và đa số trong đó đều có hại hoặc giết đi những tế bào của cơ thể. Tốc độ hô hấp của trẻ nhanh hơn người lớn và hệ thống giải độc trong cơ thể chưa được hoàn hiện, do đó dễ bị ảnh hưởng bởi khói thuốc. Ngoài ra khói thuốc còn gia tăng hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh, viêm phế quản, nguy cơ hen suyễn, ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thần kinh.

5. Lưu ý khi hoạt động ngoài trời

Tắm nắng và hít thở không khí trong lành: điều này vô cùng quan trọng với trẻ.Trẻ sau khi đầy tháng có thể tiến hành theo tháng tuổi. Tắm nước, tắm nắng và không khí trong lành giúp bé điều hòa cơ thể thích ứng với nhiệt độ bên ngoài, rèn luyện khả năng đề kháng.

Tiếp xúc với người ngoài: Khi tiếp xúc với mọi người trong môi trường bên ngoài không những giúp trẻ rèn luyện và tăng cường khả năng miễn dịch đồng thời giúp trẻ phát triển tâm lý lành mạnh. Rất nhiều bậc phụ huynh do lo lắng trẻ gặp nhiều người sẽ dễ sinh bệnh, tuy nhiên thực tế ngược lại, chỉ cần môi trường thông thoáng như công viên, tiếp xúc với những người khỏe mạnh sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Không nên đưa trẻ đến nơi ồn ào như: chợ, siêu thị…nơi có mật độ người đông.

Tăng cường khả năng chống lạnh cho trẻ: Dùng khăn ngâm trong nước thường, vắt khăn không quá khô lau mặt mũi và vùng quanh mũi cho trẻ, mỗi ngày 3-4 lần, mỗi lần 3-5 phút. Phương pháp này giúp mũi trẻ không bị khô và giúp trẻ thích ứng với không khí lạnh. Hãy làm việc này trước khi cho trẻ ra ngoài.

Đi xe máy trời rét: Trẻ nhỏ có nguy cơ ngừng thở

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thuỷ văn, thời tiết sẽ còn rét đậm, rét hại tới Tết Tân Mão. Ngày Tết, nhiều gia đình cho con nhỏ đi chơi bằng xe máy. Cách di chuyển này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cho trẻ.

Theo thông tin từ khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi Trung ương và khoa Sơ sinh Bệnh viện Phụ sản Trung ương, gần đây số trẻ nhập viện tuy không cao như đầu chu kỳ rét, nhưng hầu hết trẻ đều trong tình trạng bệnh tình rất nặng. Các bệnh thường gặp ở trẻ là viêm phổi cấp, xuất huyết não… Tuy nhiên, nhiều hơn cả vẫn là viêm phổi cấp do tiếp xúc với thời tiết giá lạnh.

Gia đình chị Nguyễn Thị An (quê Ninh Bình) có con 10 tháng tuổi vừa chuyển từ Bệnh viện Đa khoa Ninh Bình lên Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng bé bị xuất huyết não. Dù đã được mẹ ôm với mớ dây dợ, ống truyền dịch, nhưng bé con vẫn run lên vì rét. Chị An cho biết: "Bệnh tình cháu thế này không chuyển viện cũng không được. Biết là rét mướt nhưng nếu không chuyển viện, cháu có mệnh hệ gì thì cả

17

Page 18: Benhvathuoc.com cam nang cham soc be 1

Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh http://benhvathuoc.com

gia đình ân hận".

Không riêng gì chị An, gia đình chị Lê Thị Thu ở Hà Đông, Hà Nội cũng đang hớt hải lo cấp cứu cho đứa con 3 tuổi bị bỏng. Phương tiện đi cấp cứu của gia đình chị là xe máy. Chị Thu cho hay: "Biết là trời rét mướt, nhưng gia đình không có tiền để gọi taxi nên phải đèo cháu bằng xe máy lên đây".

Vừa cấp cứu bỏng xong, con chị Thu lại có hiện tượng ho, khó thở, các bác sĩ lại phải chuyển khoa để khám và kết luận cháu bị viêm phổi, cần nhập viện điều trị ngay.

Ông Lê Xuân Ngọc - Phó khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: "Mỗi ngày khoa tiếp nhận khám cho hơn 100 bệnh nhi, hầu hết các cháu đều nhập viện trong tình trạng bệnh tình rất nặng. Do đang mắc bệnh, lại phải trải qua một quá trình vận chuyển kéo dài nên cơ thể trẻ lại càng yếu hơn. Nhiều trẻ sơ sinh đã tử vong ngay trên đường đi nhập viện, số khác bệnh tình chuyển nặng và có nguy cơ tử vong".

Không nên cho trẻ đi chúc Tết nếu quá rét

Đợt rét kỷ lục đầu năm 2008 đã có ít nhất 2 em bé tử vong khi đi xe máy cùng bố mẹ. Trong đó, một em bé 2 tuổi chết trên đường từ Hải Phòng đi Phú Thọ, và một trẻ 4 tuổi khác cũng qua đời dọc đường.

Đề cập vấn đề này, BS Nguyễn Đăng Quyệt, khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương cho rằng: "Với thời tiết giá lạnh như thời gian qua, việc trẻ mắc nhiều bệnh liên quan đến đường hô hấp là chuyện dễ hiểu. Tuy nhiên, những trẻ có tiền sử về các bệnh đường hô hấp như: Hen, tim mạch… hoặc trẻ sơ sinh thì nguy cơ tử vong càng cao".

Lý giải cho kết luận này, BS Quyệt cho rằng, trẻ có hệ miễn dịch yếu, nếu tiếp xúc trực tiếp với môi trường lạnh giá bên ngoài hoặc đi xe máy với bố mẹ trên những quãng đường xa thì cơ thể có thể bị hạ nhiệt độ nhanh chóng. Trẻ có thể ngừng thở nếu bố mẹ không phát hiện kịp thời và thực hiện các biện pháp cấp cứu khẩn cấp.

Theo khuyến cáo của bác sĩ Nguyễn Thanh Hà - Phó Trưởng khoa Sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương: "Khi trời rét đậm, rét hại, gia đình tuyệt đối không nên cho các cháu ra ngoài, nhất là với trẻ sơ sinh. Với trường hợp bất khả kháng như trẻ bị bệnh, phải cấp cứu thì phải giữ đủ ấm cho trẻ. Nếu buộc phải đi bằng xe máy trên những quãng đường xa thì nên cho trẻ ngồi giữa quay mặt ngược lại với hướng gió, tuy nhiên cũng phải giữ cho đường hô hấp của trẻ được lưu thông, tránh trường hợp trẻ bị ngạt thở".

Trẻ chậm nói phần lớn do cha mẹ

Sao nhãng việc trò chuyện và vui chơi với con là nguyên nhân chính khiến trẻ chậm nói.

Với những đứa trẻ phát triển khỏe mạnh thì từ 10 đến 12 tháng tuổi là bắt đầu biết nói, nếu như vượt quá thời gian trên mà trẻ vẫn chưa bi bô nói những từ đơn giản như “măm măm”, “o oe” thì bạn nên để ý nhiều hơn về việc chậm nói của con.

Thông thường có 3 yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nói của trẻ đó là yếu tố sinh lý, yếu tố tâm lý và yếu tố gia đình. Nếu như khả năng nghe hoặc khí quản của trẻ có vấn đề sẽ dẫn đến việc trẻ bị chậm nói, nếu nặng hơn sẽ dẫn đến việc bị câm.

Tuy nhiên đa số trẻ chậm nói là do yếu tố gia đình gây nên. Nhiều ông bố bà mẹ vì quá bận với công việc, vì các thói quen sống mà ít giao lưu nói chuyện hoặc không gợi chuyện để nói với con, lâu dần sẽ dẫn đến việc trẻ lười nói hoặc không chịu nói.

Cách gợi chuyện để kích thích bé nói:

- Gia đình, đặc biệt là bố mẹ nên thường xuyên nói chuyện với con, kết hợp vừa nói vừa dùng hình ảnh

18

Page 19: Benhvathuoc.com cam nang cham soc be 1

Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh http://benhvathuoc.com

và hành động để mô tả. Ví dụ như bạn nắn chân cho con và nói cho con biết rằng “nắn chân, nắn chân cho bé yêu của mẹ khỏe nào”; khi chuẩn bị cho con ăn bạn hãy nói với bé “măm măm”, lâu dần bé sẽ biết măm măm là lời nói yêu khi bé chuẩn bị ăn… Có rất nhiều cách để tiếp cận nói chuyện với con, chính vì vậy các ông bố bà mẹ hãy chủ động nói chuyện nhiều hơn để bé tập phản xạ và “hóng” chuyện.

- Khi bé được 10 tháng tuổi trở lên bạn hãy tăng cường dạy con nói. Trước khi đưa bé ra ngoài bạn hãy dạy bé nói “bai bai”. Dùng lời nói và cử chỉ đưa tay lên miệng và chào là cách dạy con thông minh của các ông bố bà mẹ hiện đại.

- Cho con tiếp xúc và chơi với những bé gần tuổi khác. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng giữa những đứa trẻ có độ tuổi gần nhau, chúng có thứ ngôn ngữ của riêng mình. Việc được tiếp xúc với nhiều bé khác sẽ giúp con bạn tăng khả năng giao tiếp đồng thời kích thích nhu cầu nói của trẻ.

Tăng chiều cao cho trẻ - Cách gì?

Con trẻ "hay ăn chóng lớn", đây cũng là nguyện vọng thiết tha của các bậc cha mẹ. Vậy “bí quyết" nào giúp nâng cao tầm vóc cho trẻ? Bài viết này sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc để tăng trưởng chiều cao của trẻ.

Các giai đoạn phát triển chiều cao của cơ thể

Có 3 giai đoạn cơ thể tăng trưởng rất nhanh về chiều cao:

- Giai đoạn trong bào thai: trong 9 tháng mang thai, nếu người mẹ được ăn uống tốt tăng từ 10 - 20kg thì con sẽ đạt được chiều cao 50cm lúc chào đời và nặng từ 3kg trở lên.

- Giai đoạn sơ sinh đến 3 tuổi: 12 tháng đầu trẻ tăng 25cm; 2 năm tiếp theo mỗi năm trẻ cao thêm 10cm nếu được nuôi dưỡng tốt.

- Giai đoạn dậy thì: bình thường con gái từ 10 - 16 tuổi và con trai từ 12 - 18 tuổi. Trong thời gian dậy thì sẽ có 1 - 2 năm chiều cao tăng vọt từ 8 - 12cm mỗi năm nếu được nuôi dưỡng tốt. Nhưng trong thực tế, chúng ta không thể biết chính xác năm đó là năm nào nên vẫn phải đảm bảo dinh dưỡng tốt cho trẻ suốt trong thời gian dậy thì để trẻ phát triển. Sau thời kỳ dậy thì, cơ thể trẻ cũng tăng chiều cao nhưng với tốc độ rất chậm, tổng cộng số tăng chiều cao của các năm sau không bằng một năm chiều cao tăng vọt của thời kỳ dậy thì.

Người ta thường ước tính chiều cao của trẻ khi trưởng thành sẽ gấp đôi chiều cao lúc 2 tuổi (chẳng hạn lúc 2 tuổi trẻ cao 82cm, thì khi lớn sẽ cao 1,64m). Hoặc chiều cao lúc trưởng thành bằng chiều cao lúc 10 tuổi nhân với 1,25 (ví dụ khi 10 tuổi trẻ cao 1,4m thì lúc trưởng thành trẻ sẽ cao 1,75m).

Qua đó chúng ta thấy sự chăm sóc nuôi dưỡng trong các giai đoạn mang thai, 3 năm đầu và giai đoạn dậy thì là rất quan trọng để phát triển chiều cao của trẻ.

Các biện pháp chăm sóc nhằm tăng trưởng chiều cao của trẻ

Một số nghiên cứu cho thấy: chiều cao của con người ảnh hưởng bởi các yếu tố: dinh dưỡng (32%); di truyền (23%); rèn luyện thể lực (20%), môi trường sống, ánh nắng, bệnh tật, giấc ngủ... Đặc biệt nếu được nuôi dưỡng tốt, trong cùng một gia đình, thế hệ sau luôn luôn có chiều cao vượt hơn thế hệ trước. Dưới đây chúng tôi giới thiệu một số biện pháp giúp con bạn phát triển chiều cao:

- Biện pháp dinh dưỡng: có ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển chiều cao, thể chất và trí tuệ của trẻ. Phụ nữ khi mang thai cần hiểu rõ là bạn ăn cho mình và cho con. Vì vậy ngoài việc bạn ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng còn phải chú trọng việc ăn uống bổ sung các loại vitamin để giúp thai nhi phát triển tốt. Các loại vitamin có nhiều trong rau xanh, trái cây chín, thịt, cá, trứng, sữa... khi cần bạn nên đi khám để được bác sĩ chỉ định cho dùng thêm các loại vitamin và khoáng chất tổng hợp như vitamin A, D, C, nhóm B, canxi, magiê, sắt...

19

Page 20: Benhvathuoc.com cam nang cham soc be 1

Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh http://benhvathuoc.com

Bạn cần nuôi dưỡng trẻ với một chế độ dinh dưỡng hợp lý: ăn đủ năng lượng để giúp cơ thể khoẻ mạnh và tăng trưởng liên tục. Một ngày cho trẻ ăn 3 bữa ăn chính vào sáng, trưa, tối và thêm 2-3 bữa phụ vào giữa buổi sáng và sau giấc ngủ trưa để giúp trẻ tăng cân, tăng chiều cao hàng tháng đúng tiêu chuẩn. Thức ăn cần đủ 4 nhóm chất là đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất, đồng thời phải phong phú chủng loại thực phẩm, tốt nhất nên có trên 20 loại thức ăn mỗi ngày.

Ngoài ra còn các chất có ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao như: sắt, kẽm, iod. Thức ăn nhiều sắt: gan, huyết, trứng, thịt, cá, đậu đỗ, rau dền, sữa có bổ sung sắt. Thức ăn nhiều kẽm là hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành. Thức ăn nhiều iod: muối iod, phomai, trứng gà, sữa, cá biển, rau câu, tảo.

- Biện pháp rèn luyện thể lực: sự vận động cơ bắp sẽ kích thích, đẩy mạnh quá trình chuyển hóa năng lượng, trao đổi chất, thúc đẩy tăng trưởng cơ thể, tăng cường lượng canxi vào mô xương giúp xương vững chắc hơn và phát triển ttốt hơn. Vì lợi ích như vậy, bạn cần hướng dẫn và tạo cho con thói quen tập thể dục hàng ngày với những bài thể dục vừa sức, phù hợp với độ tuổi của con bạn. Bạn có thể tham khảo các bài thể dục hướng dẫn trên truyền hình, trong sách vở và bài thể dục của cháu ở trường để dạy con luyện tập.

- Đảm bảo giấc ngủ ngon cho trẻ: ngủ ngon, ngủ sâu giúp cơ thể tiết hormon tăng trưởng, giúp tăng hấp thu canxi, kích thích xương dài ra và phát triển thể chất toàn diện. Số giờ ngủ tuỳ nhu cầu của mỗi lứa tuổi, song nhìn chung trẻ cần ngủ trên 8 giờ một ngày. Bạn nên tạo cho trẻ được ngủ trong phòng rộng rãi, sạch sẽ, thoáng khí, với một không gian yên tĩnh, đông ấm, hè mát, chăn ấm, đệm êm để con bạn có giấc ngủ sâu và ngủ ngon, bạn sẽ thấy con lớn lên sau mỗi giấc ngủ.

- Chăm sóc y tế: Bạn cần cho con tiêm phòng đầy đủ theo Chương trình Tiêm chủng mở rộng để con bạn được bảo vệ khỏi các bệnh nguy hiểm. Việc giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ giúp con bạn ít bị các bệnh nhiễm khuẩn, ngộ độc, nhờ đó mà con bạn có điều kiện lớn nhanh hơn.

Các chất dinh dưỡng quan trọng giúp tăng chiều cao gồm: chất đạm (protein) rất cần để cơ thể tăng trưởng và phát triển. Nếu trẻ ăn không đủ protein sẽ ngưng tăng trưởng, sụt cân, rối loạn tiêu hóa, dễ mắc bệnh và hậu quả là chậm phát triển chiều cao. Thức ăn chứa nhiều đạm là thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu, đậu nành. Canxi là một khoáng chất quan trọng trong cấu trúc xương (chiếm 99%), làm cho xương vững chắc và giúp trẻ phát triển chiều cao. Nhu cầu canxi thay đổi theo tuổi, trung bình trẻ từ 6 tháng - 18 tuổi cần khoảng 400- 700mg Ca/ngày, muốn vậy bạn cần cho con uống từ 500 - 750ml sữa mỗi ngày.

Thức ăn có nhiều canxi gồm: sữa, cá, tép, tôm, cua, nghêu sò, ốc hến, đậu hũ, các loại rau. Vitamin A: rất cần thiết cho sự tăng trưởng của trẻ, giúp hình thành khung xương... Thiếu vitamin A trẻ bị quáng gà, chậm lớn và không cao.Thức ăn nhiều vitamin A là gan các động vật: cá, bò, lợn, dê, sữa, lòng đỏ trứng, rau lá xanh đậm, củ quả chín có màu đỏ, vàng như cà rốt, gấc, đu đủ, xoài chín, cam, đào... Vitamin D: giúp cơ thể hấp thu canxi, giúp tăng tổng hợp chất protein chuyên chở canxi trong máu. Cơ thể hấp thu vitamin D từ thức ăn như dầu gan cá thu, sữa, bơ, phomai, trứng, gan, tôm... và da tự tổng hợp vitamin D dưới tác dụng của ánh sáng. Vì vậy ngoài việc cho con ăn thức ăn có nhiều vitamin D, bạn cần cho con "tắm nắng" buổi sáng từ 15-30 phút mỗi ngày, cường độ ánh nắng nhẹ và diện tích da bộc lộ càng lớn càng tốt.

Các giai đoạn phát triển của trẻ và cách nuôi dưỡng

Từ khi hình thành đến khi trưởng thành (15 – 20 tuổi ) trẻ em trải qua 6 giai đoạn phát triển : Giai đoạn bào thai; Giai đoạn sơ sinh; Giai đoạn nhũ nhi; Giai đoạn răng sữa; Giai đoạn thiếu niên. Giai đoạn dậy thì Các giai đoạn có đặc điểm phát triển và nhu cầu nuôi dưỡng khác nhau.

Giai đoạn bào thai

Là từ lúc thụ thai đến khi trẻ chào đời, trung bình là 255 đến 285 ngày ( ta thường nói 9 tháng 10 ngày),

20

Page 21: Benhvathuoc.com cam nang cham soc be 1

Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh http://benhvathuoc.com

tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng. Để trẻ khỏe mạnh thông minh thì mẹ không được mắc bệnh và cần tăng 10 -12 kg trong suốt thời gian mang thai. Nuôi dưỡng trẻ thông qua nuôi dưỡng bà mẹ. Bé khỏe mạnh là bé khi sanh ra cân năng trung bình là 3000gr (2500 -3500gr), dài trung bình 50cm (48 -52cm) và không có dị tật bẩm sinh.

Chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ trong giai đoạn này cần như sau:

Mẹ ăn 3 -5 bữa trong một ngày, ăn đủ các nhóm thức ăn. Không kiêng cữ một loại thực phẩm nào.

Từ tháng thứ 6 trở đi nên ăn thêm một bữa hoặc ăn thêm một chén trong một bữa.

Nên ăn nhiều thực phẩm có chất đạm tốt như thịt, cá trứng, sữa( 300ml/ngày)

Uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh tránh táo bón và cung cấp vitamin cho bào thai.

Giai đoạn sơ sinh: từ lúc sinh ra tới khi bé được 30 ngày.

Đặc điểm:

Cân nặng: Trẻ bình thường, mỗi ngày trung bình trẻ tăng 15gram, mỗi tháng trong quý đầu tăng ít nhất là 600gram. Trung bình khi 1 tháng trẻ nặng từ 3500 kg – 4500 kg.

Chiều cao: tăng khoảng 2cm( lúc 1 tháng trẻ cao từ 48 -52 cm)

Hệ tiêu hóa: Niêm mạc đường tiêu hóa chưa hoàn thiện. Chưa có men tiêu bột. Thức ăn duy nhất của bé là sữa mẹ hoặc sữa thay thế. Trẻ biết bú mẹ ngay từ khi sinh ra.

Cách nuôi:

Trẻ có sữa mẹ: Nuôi con bằng sữa mẹ là phương pháp tối ưu cho sự phát triển của trẻ, vì sữa mẹ là chất dinh dưỡng duy nhất thỏa mãn nhu cầu phát triển và phù hợp với sinh lý của cơ thể trẻ.

Cách cho bú:

Bú mẹ ngay sau khi sanh ( 30 phút - 1 giờ ) để tận dụng nguồn sữa non và các chất kháng khuẩn.

Bú mẹ hoàn toàn trong 4 –6 tháng đầu: không cho trẻ uống nước, không rơ lưỡi, không uống nước trái cây.

Một lần bú cho trẻ bú hết một bên bầu vú, lần sau sẽ bú bên kia.

Trẻ không có sữa mẹ: là những trẻ không có mẹ ( con nuôi, mồ côi, mẹ bị bệnh nặng ) hoặc trẻ bị bệnh nặng không thể bú mẹ mà không có mẹ để vắt sữa cho con. Hạn chế tối đa trường hợp này vì sự bất lợi của nuôi con bằng sữa nhân tạo: dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, dễ bi suy dinh dưỡng, béo phì, dị ứng sữa bò, ngăn cách tình cảm mẹ con, mẹ dễ có thai trỡ lại....

Cách nuôi:

Cách 1: Sữa mẹ vắt ra ly đút cho trẻ uống.

Cách 2: Sữa formula( sữa bột hộp)

Trẻ sơ sinh đủ tháng (cân nặng lúc sinh lớn hơn 2500g):

Dùng sữa công thức I (Guigoz 1, Lactogen 1, Meijy 1, Frisolac H, Enfalac, Dumex 1...), pha đúng theo

21

Page 22: Benhvathuoc.com cam nang cham soc be 1

Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh http://benhvathuoc.com

muỗng lường mỗi loại sữa: 1 muỗng gạt pha với 30ml nước

Số lượng: 150ml/kg/ ngày chia làm 8 bữa

Trẻ sơ sinh non tháng, nhẹ cân (cân nặng lúc sinh dưới 2500kg):

Cho trẻ uống sữa đặc biệt như Frisopré, Neo Similac, Enfalac premature… cách pha theo hướng dẫn từng hộp sữa.

Số lượng: Bắt đầu 60ml/kg/ngày, sau đó mỗi ngày tăng 20ml/kg/ngày cho đến khi đạt 200ml/kg/ngày

Bữa bú : Ít nhất là 8 - 12 lần/ ngày

Không nên cho bú bình, nên đút bằng muỗng hay ăn bằng ly.

Sau bú cho uống 5 - 10ml nước chín

1 tháng cho uống 5 - 10ml nước trái cây

Theo dõi cân nặng của trẻ thường xuyên để điều chỉnh số lượng sữa: Sự tăng cân trung bình của trẻ trong quý đầu là 600gr/ tháng

Tuyệt đối không dùng sữa đặc có đường nuôi trẻ nhỏ.

Giai đoạn nhũ nhi: là giai đoạn từ 2 tháng đến 12 tháng tuổi.

Sự phát triển:

Cân nặng: Trung bình, 6 tháng trẻ nặng gấp đôi ( khoảng 5-6kg) lúc sinh và đến tháng thứ 12 trẻ nặng gấp 3 ( trung bình từ 8 kg – 12kg)

Chiều cao: mỗi tháng tăng 2 cm. Đến 12 tháng trẻ cao gấp rưỡi lúc sinh ( trung bình trẻ cao từ 74cm – 78cm)

Vòng đầu tăng khoảng 44cm. Tổ chức não trưởng thành bằng 75% so với người lớn ( 900gr)

Lớp mỡ dưới da phát triển nên trông trẻ bụ bẫm.

Hệ tiêu hóa: Hoàn thiện dần và khi 4 tháng bắt đầu có khả năng tiêu hoá được tinh bột và các thực phẩm khác ngoài sữa.

Sau 6 tháng ttrẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.

Cách nuôi dưỡng:

Từ 2 tháng đến 4 tháng: chỉ cho trẻ bú mẹ hoặc bú bình (giống như giai đoạn sơ sinh)

Khi trẻ được 4 tháng tuổi, với trẻ bú mẹ thì : nếu trẻ tăng dưới 500gr trong một tháng thì phải cho trẻ tập ăn dặm (bột), nếu trẻ tăng trên 500gr trong một tháng thì vẫn tiếp tục cho bú mẹ đến 6 tháng.

Tiếp tục bú mẹ theo nhu cầu của trẻ, bú càng nhiều càng tốt.

Khi bé được 4 – 6 tháng: Tập ăn dặm bằng bột loãng: Tập ăn từ ít (1 - 2 muỗng bột) đến nhiều (1/3 - 1/2 chén - 1 chén/ ngày); từ lỏng đến đặc ( từ bột 5% đến bột 10%); từ ít chất (bột gạo + một loại thực phẩm khác như trứng hoặc sữa...) đến nhiều chất (bột + đạm: thịt , trứng, sữa, tàu hủ ... + dầu + lá rau xanh ...). Ngay từ tuổi này trẻ cũng đã ăn được xác ( cái ) thức ăn , nếu chỉ cho trẻ ăn nước thì sẽ bị thiếu

22

Page 23: Benhvathuoc.com cam nang cham soc be 1

Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh http://benhvathuoc.com

chất dinh dưỡng ( sắt và Protein). Không nên nêm muối, đường, bột ngọt vào bột của trẻ.

Nếu trẻ nuôi bằng sữa bình thì ngày bú 6 cữ + 2 cữ bột

Đến khi 6 tháng, tất cả các trẻ phải được cho ăn dặm bằng bột đủ 4 nhóm thức ăn (bột + đạm + dầu + rau). Ngày ăn 3-4 bữa bột (hoặc cháo)

Bú mẹ kéo dài đến 2 tuổi

Giai đoạn răng sữa: là giai đoạn từ lúc 1 tuổi tới khi bé được 6 tuổi ( giai đoạn nhà trẻ và mẫu giáo)

Sự phát triển: tốc độ lớn châm hơn giai đoạn trước.

Cân nặng : Mỗi tháng tăng từ 100gram – 150gram, 4 tuổi nặng gấp 3 lúc sinh , đến 6 tuổi cân năng trung bình từ 14 kg -24kg Tỷ lệ mỡ trong cơ thể thấp nhất so với các lứa tuổi nên nhìn trẻ có vẻ gầy ốm

Chiều cao: Mỗi tháng tăng từ 1cm – 1,5cm, 4 tuổi cao gấp đôi lúc sinh , đến 6 tuổi trẻ cao từ 105cm –115 cm

Vòng đầu bằng người lớn( 55cm), tổ chức não trưởng thành bằng 100% người lớn.

Hệ tiêu hóa: Đã hoàn thiện, Trẻ đã mọc đủ 8 răng hàm

Tò mò, hoạt động nhiều, ham học hỏi, thích tự làm việc.

Có những hoạt động giao tiếp, ham chơi hơn ăn

Cách nuôi:

Dưới 2 tuổi: Tiếp tục bú me cho đến khi 2 tuổiï và ăn 5 bữa bột hoặc cháo.

Lớn hơn 2 tuổi: ăn 3 bữa cùng gia đình với ưu tiên các thức ăn giàu chất dinh dưỡng, như 1 chén cơm với thịt, cá,... ,rau xanh với 2 - 3 bữa phụ ( Sữa, yaourt, bánh , cháo , bột )

Mỗi bữa 1 chén bột/ cháo ( dưới 2 tuổi) hoặc cơm ( trên 2 tuổi) phải đủ chất dinh dưỡng

Các bữa ăn cách nhau mỗi 3 giờ

Các thức ăn phải được nấu nhừ nhuyễn để dễ tiêu hóa

Các bữa ăn phải có chén riêng, mẹ nên khuyến khích trẻ ăn

Chỉ nên cho ăn cơm khi trẻ đủ 8 răng hàm ( thường là 24 tháng tuổi)

Trước khi ngủ nên cho trẻ ăn 1 bữa phu ï( sữa mẹ hay sữa công thức)

Hạn chế kẹo, bánh ngọt trước giờ ăn

Trẻ tự xúc ăn với sự hỗ trợ của cha, mẹ

Tiếp tục cho trẻ uống sữa khoảng 300ml sữa/ ngày

Giai đoạn thiếu niên: là giai đoạn từ 7 tuổi đến 10 tuổi, lưá tuổi học đường

Sự phát triển: là giai đoạn học đường trẻ tiếp thu nhanh, nhiều kiến thức, và hoạt động nhiều. Cơ bắp bắt đầu phát triển nhưng vẫn còn thon gầy. Day chằng còn lỏng lẻo dễ bị gù vẹo nếu ngồi không đúng tư thế.

23

Page 24: Benhvathuoc.com cam nang cham soc be 1

Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh http://benhvathuoc.com

Răng vĩnh viễn thay dần răng sữa.

Cân nặng : đến 10 tuổi bé nặng từ 13.8kg – 18.7 kg

Chiều cao: Đến 10 tuổi cao khoảng 104 cm – 110 cm

Dinh dưỡng: Trẻ hay bỏ bữa hoặc ăn quá nhiều, hay ăn quà vặt ( bánh kẹo, nước ngọt

Ngày ăn 3 bữa chính, mỗi bữa 2 chén cơm. Chú ý tới các loại thực phẩm giàu đạm động vật( trứng , sữa, thịt, cá…) và giaù sinh tố ( trái cây, rau xanh..)

Mỗi ngày vẫn cần khoảng 300ml sữa.

Ăn thêm trái cây sau mỗi bữa ăn.

Giai đoạn dậy thì: từ 15 tới 20 tuổi

Sự phát triển: Trẻ vận động nhiều, quan sinh dục bắt đầu phát triển, mỡ dưới da và cơ bắp phát triển tạo hình dáng nam nữ . Chiều cao cũng phát triển nhanh hơn trong những năm đầu cần tranh thủ giai đoạn này để tăng chiều cao của trẻ. Tính tình dễ thay đổi hay co những suy nghĩ bồng bột.

Cách nuôi:

Ăn cùng gia đình với ưu tiên các thực phẩm giàu dinh dưỡng

Tiếp tục uống sữa (sữa tươi, sữa bột nguyên kem, sữa đậu nành ...) 300 - 500ml/ ngày, nếu không uống sữa có thể phải bổ sung thuốc canxi, chú ý tới sự thiếu máu của trẻ để bổ sung viên sắt.

Hạn chế uống nước ngọt.

Trẻ 10 - 12 tuổi: nhu cầu chất dinh dưỡng bằng người lớn.

Trẻ 12-20 tuổi: nhu cầu dinh dưỡng cao hơn người lớn.

Cần khuyến khích trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng : đa dạng thực phẩm nhưng cũng cần hạn chế những thức ăn nhanh và thói quen vừa ăn vừa xem TV để tránh béo phì cho trẻ.

Kết luận

Mỗi một lứa tuổi có đặc điểm sinh lý và bệnh lý riêng, nếu áp dụng chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng đúng , trẻ sẽ có một sức khoẻ tốt. Để xác định trẻ đã đủ chất dinh dưỡng hay chưa cách tốt nhất là theo dõi cân nặng và khám sức của trẻ mỗi tháng để can thiệp kịp thời, tránh để hậu quả lâu dài.

Nâng cao chỉ số thông minh cho trẻ từ những năm tháng đầu đời

Nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và đi đến kết luận: sự biến đổi tâm lý của thai phụ có ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi, và việc dạy dỗ trẻ tốt từ khi chưa lọt lòng có thể làm tăng chỉ số thông minh (iq) ở trẻ.

Nâng cao IQ ngay từ trong bụng mẹ

Trong thời kỳ mang thai, nếu thai phụ được sinh hoạt trong hoàn cảnh tốt, nghe những điệu nhạc du dương, êm dịu, thưởng thức những tác phẩm nghệ thuật, ngắm phong cảnh đẹp hoặc đọc những cuốn sách hay… thì biểu đồ sóng siêu âm cho thấy hoạt động của các cơ quan hoặc phản ứng sinh lý của thai nhi đều diễn ra rất tốt. Còn ngược lại, nếu trong thời gian mang thai, người mẹ phải chịu những áp lực không thuận lợi từ điều kiện sống thì những biểu hiện hoạt động tích cực của thai nhi cũng kém đi.

24

Page 25: Benhvathuoc.com cam nang cham soc be 1

Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh http://benhvathuoc.com

Các bà mẹ có thể tham khảo một số cách đơn giản sau đây để giúp nâng cao chỉ số IQ cho trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ

Âm nhạc: Từ khi người mẹ biết mình đã có thai, nên cho thai nhi tiếp xúc với âm nhạc mỗi ngày và mỗi khi có thời gian cho đến khi trẻ ra đời. Tốt nhất là nhạc thiếu nhi, dân ca, nhạc nhẹ, nhạc cổ điển. Điều này sẽ kích thích sự phát triển tri giác, đem lại hiệu quả “an thần” cho thai nhi.

Trò chơi: Khi người mẹ cảm nhận được sự vận động của thai nhi thì đã bắt đầu có thể chơi trò “vỗ một cái, động một cái; vỗ hai cái, động hai cái”. Trò chơi này kéo dài khoảng một tháng thì trẻ sẽ có những phản ứng phối hợp nhịp nhàng với động tác của mẹ.

Nói chuyện: Từ tháng thứ 6 trở đi, hệ thống thần kinh thính giác của thai nhi đã có thể cảm nhận được nhịp tim và sự hô hấp của mẹ. Sau bảy tháng, sẽ dần dần có phản ứng với những âm thanh đến từ môi trường bên ngoài. Vì vậy, mẹ có thể “nói chuyện” với thai nhi một cách dịu dàng, điều này không chỉ kích thích sự phát triển thính lực của thai nhi mà còn làm thai nhi cảm thấy thoải mái hơn.

Ăn uống: Những thai phụ có chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của trẻ sau này, đóng vai trò rất quan trọng đối với việc phát triển trí não của trẻ.

Từ lúc sinh đến 3 tuổi

Giao tiếp bằng mắt: Những khoảnh khắc tuy ngắn ngủi này cũng đem lại những lợi ích cho trẻ. Khi trẻ mở to mắt, hãy nhìn vào mắt trẻ. Trẻ có khả năng phân biệt khuôn mặt từ rất sớm, và mỗi lần trẻ nhìn thấy bạn khả năng quan sát và trí nhớ của trẻ dần dần được hình thành.

Cho trẻ bú sữa mẹ: Cố gắng cho trẻ bú sữa mẹ một thời gian dài. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, những trẻ được bú sữa mẹ có chỉ số IQ khá cao. Khi cho trẻ bú, bạn hãy tranh thủ hát cho trẻ nghe, đó chính là cơ hội tốt để “giao lưu” với trẻ.

Tán gẫu: Lúc đầu chắc chắn bạn sẽ chỉ nhận được cái nhìn ngơ ngác của trẻ, hãy dừng lại một chút cho trẻ có cơ hội tham gia câu chuyện. Dần dần, trẻ sẽ “a…a…” trò chuyện với bạn cho mà xem.

Xem phản ứng của trẻ: Cho trẻ tự soi mình trong gương. Ban đầu, có thể trẻ sẽ tưởng bóng mình trong gương là một đứa trẻ dễ thương nào đó, nhưng chẳng bao lâu sẽ đến lúc trẻ sẽ rất thích thú vẫy tay chào chính mình trong gương.

Cù nhẹ vào chân trẻ: Bạn có thể cù nhẹ vào chân trẻ. Tiếng cười chính là hạt giống đầu tiên của sự hài hước. Bạn có thể nói rằng: “Mẹ đã bắt được con rồi!”, sau đó cù vào chân trẻ và dẫn dắt trẻ tham gia trò này.

Chỉ ra sự khác biệt: Lấy hai bức hình có sự khác biệt, đưa cách mắt trẻ khoảng 20-30cm cho trẻ xem, trẻ sẽ xem đi xem lại và dần dần phát hiện ra sự khác nhau. Điều này rất có ích cho việc học chữ của trẻ sau này.

Chia sẻ cùng trẻ những điều hai mẹ con nhìn thấy: Khi bế trẻ đi dạo, hãy chỉ cho trẻ những thứ bạn nhìn thấy và chia sẻ, trò chuyện cùng với trẻ. Như vậy trẻ sẽ có thêm cơ hội biết thêm nhiều từ mới cùng những sự vật ở thế giới xung quanh.

Ca hát: Hãy học thêm thật nhiều bài hát, hoặc nếu có khả năng, bạn cũng có thể tự soạn một số bài hát để hát cho trẻ nghe. Các chuyên gia cho rằng âm điệu của những bài hát có liên quan tích cực đến việc học toán của trẻ sau này.

Học tập ngay cả khi thay tã: Nhân cơ hội thay tã hãy chỉ cho trẻ biết cách gọi các bộ phận cơ thể hoặc tên của áo quần để giúp trẻ hiểu thêm về bản thân mình.

Tạo niềm vui bất ngờ: Những lúc rảnh rỗi, bạn nên nhẹ nhàng vuốt ve mặt, bụng hoặc tay chân để tạo

25

Page 26: Benhvathuoc.com cam nang cham soc be 1

Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh http://benhvathuoc.com

niềm vui cho trẻ. Lúc đó bạn hãy quan sát phản ứng và khả năng phối hợp của trẻ.

Đọc sách: Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng trẻ 8 tháng tuổi đã có thể nhớ thứ tự của một số từ vựng trong những câu mà bạn nói với trẻ, điều này rất có lợi cho khả năng ngôn ngữ sau này của trẻ.

Giúp trẻ cảm nhận: Bạn hãy chuẩn bị một ít loại vải khác nhau như tơ tằm, nhung, vải sợi thô…, rồi nhẹ nhàng cọ xát những loại vải đó trên bụng, ngực, lòng bàn chân của trẻ. Vừa làm vừa miêu tả cho trẻ nghe cảm giác sẽ như thế nào.

Xem hình: Hình của những người thân hoặc họ hàng trong gia đình có thể giúp trẻ luyện trí nhớ. Chẳng hạn, khi bà nội gọi điện thoại cho trẻ, vừa để trẻ nghe giọng bà qua điện thoại, vừa đưa trẻ xem ảnh bà nội.

Tự tập ăn: Trẻ khoảng 10 tháng tuổi đã có thể ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, bạn có thể tập cho trẻ tự cầm thức ăn thử xem.

Vượt chướng ngại: Đặt một số chướng ngại dưới sàn nhà, như: Gối ôm, gối tựa lưng, hộp giấy… sau đó bạn biểu diễn cho trẻ xem trước cách làm thế nào để vượt qua những thứ đó, nên bước qua hay nên bò phía dưới. Điều này giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động.

Mẹ và con cùng chơi: Khi trẻ sờ mũi bạn, bạn sẽ phùng hai má; trẻ kéo tai bạn, bạn phải le lưỡi ra; nếu trẻ đánh vào đầu bạn, bạn kêu lên một âm thanh khác lạ… Có thể lặp lại chừng ba bốn lần, sau đó có thể thay đổi quy luật và bắt trẻ đoán xem bạn sẽ làm gì.

Chơi với con sẽ giúp trẻ tăng IQ

Hãy dành ít nhất 30 phút mỗi ngày và nhiều hơn thế để chơi cùng con, chơi thực sự hứng thú, say sưa. Nhờ đó, bạn có thể giúp trẻ tăng chỉ số IQ đến 10 điểm.

Bạn sẽ học được rất nhiều thứ về đứa con cũng như về chính bản thân khi chơi cùng trẻ. Khoảng thời gian đó đem lại cho bé thông điệp: “Mẹ luôn sẵn sàng dành thời gian cho con vì con là người mẹ vô cùng yêu quý”. Ai cũng biết chơi là hoạt động chủ đạo ở tuổi mầm non, trẻ em học qua trò chơi, nhưng không phải ai cũng biết cách chơi cùng để giúp trẻ phát triển trí tuệ.

Học cách chơi với con

Bạn luôn cảm thấy thiếu thời gian để chơi với trẻ nhưng lại sẵn sàng ngồi hàng giờ trước TV? Bạn nghĩ mình đang lãng phí thời gian nếu ngồi chơi xếp hình với con trong khi lẽ ra có thể làm được nhiều việc khác? Thực ra chơi cùng con là cách đầu tư tốt nhất cho sự phát triển trí tuệ trẻ.

Thời gian cha mẹ dành để chơi cùng con tỷ lệ thuận với sự phát triển trí tuệ. Khi đó, bạn sẽ giúp bé cải thiện hành vi nhờ đạt thành tích và cảm nhận được tầm quan trọng của bản thân. Đó là cách tốt nhất hình thành sự tự tin.Bạn không cần chơi với con suốt cả ngày và con bạn cũng không muốn chơi với bố mẹ nhiều thế đâu. Tuy nhiên, bạn càng sớm thể hiện cho bé biết mình thích thú khi chơi với bé bao nhiêu thì bé cũng sẽ thích thú chơi cùng bạn bấy nhiêu khi lớn dần lên.

Chơi với con có ích cho cả bố mẹ

Đó là khoảng thời gian bạn tách mình ra khỏi những toan tính công việc, những lo âu, stress… và chỉ dành sự chú ý cho một thiên thần bé bỏng - người có thể dạy cho bạn cách thư giãn, cảm nhận tình yêu thương... Thông qua các trò chơi, bạn hiểu được tính cách của con mình và khả năng của trẻ trong mỗi giai đoạn.

26

Page 27: Benhvathuoc.com cam nang cham soc be 1

Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh http://benhvathuoc.com

Trẻ thường bộc lộ rõ hơn bản thân cho cha mẹ thấy qua các trò chơi. Thông qua việc chơi cùng nhau, mối quan hệ của cha mẹ và con cái ngày càng được thắt chặt hơn. Thời gian chơi với con giúp cha mẹ đặt mình vào vị trí của trẻ, hiểu được cái nhìn và cách suy nghĩ của trẻ.

Hãy để trẻ khởi xướng

Một nguyên tắc tối quan trọng mà các bậc cha mẹ cần ghi nhớ là: Bất kỳ hoạt động nào do bé khởi xướng cũng sẽ thu hút bé lâu hơn so với hoạt động do người lớn gợi ý. Khi bé chọn chơi gì thì bé sẽ học được nhiều điều hơn từ trò chơi ấy. Các trò chơi do bé khởi xướng cũng góp phần nâng cao giá trị bản thân cho bé.

Có thể bạn sẽ than thầm: "Ôi không, lại là trò xếp hình cũ rích” hoặc “chúng ta đã đọc chuyện con mèo trong chiếc mũ mấy chục lần rồi”. Đó chính là thử thách của việc làm cha mẹ. Bạn sẽ cảm thấy chán câu chuyện đó từ rất lâu trước khi con bạn chán. Đó là vì người lớn quá chú trọng vào kết quả, vào tính mục đích. Còn bé tập trung vào chi tiết nên luôn phát hiện ra nhiều điều mới lạ qua mỗi lần chơi, cảm thấy hứng thú với chính quá trình chơi mà ít quan tâm đến kết quả. Trí tuệ phát triển từ chính những khám phá mới qua mỗi lần chơi, từ sự tương tác với người cùng chơi, từ hứng thú với chính quá trình chơi.

Bạn có thể dựa theo sở thích của chính trẻ để gợi ý tổ chức lại cách chơi ngầm đưa ra những tình huống, lồng vào đó những nhiệm vụ để trẻ tập trung chú ý, học cách quan sát, ghi nhớ, suy nghĩ, lý giải…, nhờ đó kích hoạt tư duy sáng tạo. Chẳng hạn, nếu trẻ thích vẽ, thay vì để trẻ tự vẽ, tô màu tuỳ hứng, bạn vẽ cho trẻ một cái thân và cái đầu con sâu, sau đó yêu cầu bé thêm các chi tiết thành con sâu có 5 mắt, 5 chân, trên mình có các chấm tròn màu vàng... rồi cùng bé thảo luận về những đặc điểm của con sâu kỳ lạ đó.

Nếu bạn muốn trẻ chơi một trò khác thì tốt nhất không nên nói "thôi không chơi trò này nữa" mà tìm cách thay đổi như thể trò chơi cũ vẫn đang tiếp tục. Ví dụ, bạn có thể dừng câu chuyện đang đọc lại và hỏi: “Con sẽ làm gì nếu chú mèo này ra khỏi mũ và đi ra ngoài chơi?” hoặc “Chúng ta hãy cùng nhau nghĩ xem điều gì sẽ xảy ra nếu…?”.

Giúp con bạn cảm thấy bé thật đặc biệt

Trong quá trình chơi với con, hãy dành sự chú ý của mình vào bé. Nếu bạn ngồi chơi với con mà tâm trí còn mải lo lắng đến công việc thì bé sẽ cảm nhận được và sẽ không có ai thu được lợi ích từ trò chơi cả. Điều tệ hơn là bé sẽ không nhận ra giá trị của việc bạn dành thời gian cho mình và đi tới kết luận là "con không quan trọng đối với mẹ”.

Hãy làm cho bé cảm nhận mình là người thật đặc biệt vì được bạn chơi cùng. Bé được chơi theo ý tưởng và cách chơi của mình nhưng dưới sự tổ chức, định hướng của người lớn.

27