cham soc tham my da

17
CHĂM SÓC THẨM MDA GING VIÊN: BS.VOÕ THBẠCH SƯƠNG- Bmôn da liễu ĐHYD tp HCM ĐỐI TƯỢNG :Hc viên lớp định hướng chuyên khoa THTM STIT: 4 tiết TKHÓA: skin care, dry skin, oily skin, sensitive skin, chemical peeling, sunscreen, botulinum toxin, filler, laser, cosmetic dermatology, face massage, mask, mesotherapy, sauna, skin type, Fitzpatrick, BaumannMC TIÊU HC TP Sau bài này ,sinh viên có khnăng: 1. Nêu được cu trúc và chức năng sinh lý của da 2. Phân bit được các loi da theo Fitzpatrick. 3. Trình bày được mt sbi ện pháp chăm sóc da cơ bản. 4. Kra mt sbi ện pháp chăm sóc da với kthut cao: cơ chế tác động lên da, chđịnh và chng chđịnh. NI DUNG BÀI GING I. SƠ LƯỢC VCU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CA DA Da là cơ quan lớn nht, chi ếm 15% trọng lượng cơ thể, bao bọc cơ thể và ti ếp ni các niêm mc ca mt, mũi, ming, hu môn, bphn sinh dc. Cu to của da thay đổi tùy theo tui tác, gi i tính,nghnghip và tùy t ng vùng . Có thchia cu trúc của da thành 3 vùng chính: thượng bì, bì và hbì. Thượng bì đóng vai trò bảo v, che chcho các bphận dưới da và cơ thể, l ớp bì đảm bo schc khe vmt cu trúc còn l p hbì như một mô đệm . HÌNH 1. DA VÀ CÁC BPHN PH

Upload: hieu-nguyen-binh-phuong

Post on 10-Aug-2015

106 views

Category:

Documents


8 download

TRANSCRIPT

Page 1: Cham soc tham my da

CHĂM SÓC THẨM MỸ DA GIẢNG VIÊN: BS.VOÕ THỊ BẠCH SƯƠNG- Bộ môn da liễu ĐHYD tp HCM

ĐỐI TƯỢNG :Học viên lớp định hướng chuyên khoa THTM

SỐ TIẾT: 4 tiết

TỪ KHÓA: skin care, dry skin, oily skin, sensitive skin, chemical peeling,

sunscreen, botulinum toxin, filler, laser, cosmetic dermatology, face massage, mask,

mesotherapy, sauna, skin type, Fitzpatrick, Baumann…

MỤC TIÊU HỌC TẬP

Sau bài này ,sinh viên có khả năng:

1. Nêu được cấu trúc và chức năng sinh lý của da

2. Phân biệt được các loại da theo Fitzpatrick.

3. Trình bày được một số biện pháp chăm sóc da cơ bản.

4. Kể ra một số biện pháp chăm sóc da với kỹ thuật cao: cơ chế tác động lên da, chỉ

định và chống chỉ định.

NỘI DUNG BÀI GIẢNG

I. SƠ LƯỢC VỀ CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA DA Da là cơ quan lớn nhất, chiếm 15% trọng lượng cơ thể, bao bọc cơ thể và tiếp nối các

niêm mạc của mắt, mũi, miệng, hậu môn, bộ phận sinh dục.

Cấu tạo của da thay đổi tùy theo tuổi tác, giới tính,nghề nghiệp và tùy từng vùng .

Có thể chia cấu trúc của da thành 3 vùng chính: thượng bì, bì và hạ bì.

Thượng bì đóng vai trò bảo vệ, che chở cho các bộ phận dưới da và cơ thể, lớp bì đảm

bảo sự chắc khỏe về mặt cấu trúc còn lớp hạ bì như một mô đệm .

HÌNH 1. DA VÀ CÁC BỘ PHẬN PHỤ

Page 2: Cham soc tham my da

Các bộ phận phụ của da bao gồm các tuyến mồ hôi, tuyến bã và lông tóc. Chúng cũng

được màng đáy bao quanh và mặc dù có nguồn gốc phôi học với thượng bì nhưng

phần lớn chúng nằm sâu trong bì và hạ bì.

Da thực hiện nhiều chức năng như:

• Bảo vệ cho cơ thể chống lại những tác nhân bất lợi bên ngoài (sinh học, cơ học, hóa

học, vật lý).

• Thu nhận cảm giác: sờ mó, nhiệt độ, đau và ngứa.

• Bài tiết mồ hôi và co giãn các mao mạch nên góp phần quan trọng trong điều hòa

nhiệt

• Tạo mới --làm lành thương

• Hấp thu, chuyển hóa: da có vai trò quan trọng trong hệ thống cân bằng nước, chiếm

9% nước của cơ thể và là nơi chứa nhiều muối nhất. Da còn tổng hợp một số men và

vitamine, đặc biệt là vitamine D.

• Miễn dịch

• Thẩm mỹ

Ngoài ra, da còn liên quan mật thiết với nhiều bộ phận khác trong cơ thể.

II.CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TRÊN TÌNH TRẠNG DA

NỘI SINH

• Di truyền

• Nội tiết

• Sự già da sinh học

• Các bệnh lí: chàm, tiểu đường, suy thận..

NGOẠI SINH

• Khí hậu và môi trường

• Ánh nắng

• Ảnh hưởng của hóa chất

• Thuốc, thuốc lá

• Xạ trị

• Dinh dưỡng

• Chấn thương, đè ép

• Mỹ phẩm

• Dị ứng nguyên và các chất kích thích

* Sự khác nhau giữa da giữa hai phái :

Về mặt cấu trúc: da của nam giới dầy hơn, nhờn hơn, lỗ chân lông to hơn nhưng săn

chắc hơn da phụ nữ cùng tuổi( vì có cấu trúc giàu sợi tạo keo và sợi đàn hồi hơn ). Da

mặt đàn ông có nhiều râu (lông cứng ), phụ nữ thì không .

Tuy nhiên, da nam giới chịu một số tác động bên ngoài như cạo râu, việc sử dụng các loại

thức uống có cồn, thuốc lá, chịu tác động của ánh nắng nhiều hơn .Những bệnh lý liên

quan đến sự bài tiết bã nhờn như mụn trứng cá, viêm da tiết bã xảy ra ở đàn ông nhiều và

nặng hơn .

Khi vào tuổi trung niên, da phụ nữ khô hơn da phái nam, do sự giảm sút nhanh

hormone oestrogen .

* pH da

• Bình thường từ 5.0 đến 6.5, mang tính acid yếu

• Các sản phẩm chăm sóc da nên có pH gần với pH của da .

Page 3: Cham soc tham my da

BẢNG 1:SO SÁNH pH CỦA DA VỚI pH TỪ NHỮNG THÀNH PHẦN KHÁC

CỦA CƠ THỂ

* Ánh nắng mặt trời và da

HÌNH 2:TÁC HẠI CỦA TIA CỰC TÍM LÊN TẾ BÀO DA NGƯỜI

Subcutaneous fat

Stratum corneum

Squalenehydroperoxide, a skin irritant

forms in Sebum

Epidermis

Dermis

Langerhans cell

Immunosuppression

Keratinocyte

Skin irritation

Melanocyte

Skin pigmentation accelerated by

UV or irritation, age spots, risk of melanoma

Fibroblast (Dermis)

Extra Cellular Matrix degradation,

Deep skin wrinkles, photo aging

Ánh nắng mặt trời ngoài khí quyển chứa tia X,các bức xạ ion hóa, tia cực tím, ánh sáng

khả kiến ,tia hồng ngoại và sóng radio.

Tia tử ngoại (tia cực tím =UV) được chia làm 3 dải tùy vào độ dài của bước sóng: UVA

(320-400nm), UVB (290-320nm ) và UVC (200-290nm).

Page 4: Cham soc tham my da

Khoảng 50% UVA xâm nhập sâu đến lớp bì, còn UVB được hấp thu bởi lớp sừng và các

tầng trên của thượng bì.

Tia cực tím gây lão hóa da do nắng, gây ức chế miễn dịch do ánh sáng và đóng vai trò

quan trọng với một số các bệnh da nhạy cảm ánh sáng. Ngoài ra, còn làm phỏng da, đen

da, tăng nguy cơ ung thư da ...

III.CHĂM SÓC DA CƠ BẢN NÉT CHUNG :

-chống nắng

-làm sạch

-giữ ẩm

THAY ĐỔI THEO:

-tuổi

-loại da

-vấn đề về da

-mùa

-vị trí cơ thể: mặt, thân, tay chân, vùng kín..

-giới

-điều kiện kinh tế, nghề nghiệp …

A.Bảo vệ da với nắng :

Để tránh các tác hại của tia UV trên da, người ta đã sử dụng nhiều phương tiện như vải

chống nắng, kính chống nắng (đeo mắt, dán phim chống nắng trên kính xe hơi, kính nhà

ở) và bôi chất chống nắng .

Việc bảo vệ da với nắng thông qua trang phục, mũ rộng vành mang lợi ích đáng kể .

Trang phục màu sẫm giúp chống nắng tốt hơn màu sáng.

1.Chất chống nắng

Người ta chia làm 2 nhóm, dựa theo cơ chế tác động của chúng :

-Chất chống nắng hữu cơ (hóa học): hấp thu tia cực tím bằng cách kích thích tới mức

năng lượng cao hơn

_Chất chống nắng vô cơ (vật lý ): gồm các oxide kim loại trong đó phổ biến nhất là

dioxide titanium và dioxide kẽm.

Ở Mỹ,chất chống nắng được xem là thuốc bán theo diện OTC.

Ở châu Âu, chất chống nắng được xem là mỹ phẩm. Cũng có một số chất được dùng ở

châu Âu nhưng không được FDA công nhận

BẢNG 2: CÁC THÀNH PHẦN CÓ TÍNH NĂNG CHỐNG NẮNG ĐƯỢC FDA

CÔNG NHẬN

Tên hoạt chất Nồng độ tối đa (%) Hấp thụ

Aminobenzoic acid

15 UV-B

Avobenzone 3 UV-A I

Cinoxate 3 UV-B

Dioxybenzone

3 UV-B, UV-A II

Ecamsule*(chỉ có ở Mỹ) 2 UV-A II

Ensulizole 4 UV-B

Homosalate 15 UV-B

Meradimate 5 UV-A II

Page 5: Cham soc tham my da

Octocrylene 10 UV-B

Octinoxate 7.5 UV-B

Octisalate 5 UV-B

Oxybenzone 6 UV-B, UV-A II

Padimate O 8 UV-B

Sulisobenzone 10 UV-B, UV-A II

Titanium dioxide 25 Vật lý

Trolamine salicylate 12 UV-B

Zinc oxide 20 Vật lý

Chất chống nắng được thoa 15-30 phút trước khi ra nắng, thoa lăp lại sau 2 giờ, sau khi

xuống nước hoặc đổ mồ hôi nhiều và thoa trên toàn bộ các vùng da phơi bày ra nắng (kể

cả da đầu cho những đối tượng hói đầu hoặc tóc thưa.)

2.Chỉ số chống nắng :

HÌNH 3: KHẢ NĂNG NGĂN CHẬN TIA CỰC TÍM QUA CHỈ SỐ SPF

SPF=Sun Protection Factor được định nghĩa là liều UVR cần thiết để sản xuất 1 liều

ban đỏ tối thiểu (MED) trên da được bảo vệ sau khi áp dụng 2 mg/cm2 của sản phẩm chia

cho UVR cần thiết để sản xuất 1 MED trên da không được bảo vệ.

Một sản phẩm chịu nước (water-resistant ) duy trì mức độ SPF sau khi ngâm nước 40

phút, trong khi một sản phẩm rất kháng nước (trước đây là gọi là không thấm nước =

waterproof) duy trì mức độ SPF sau khi ngâm nước 80 phút.

Các bác sĩ da liễu khuyến cáo mọi người nên sử dụng các chất chống nắng phổ rộng

(bảo vệ vừa UVA và UVB), chống nước, có SPF 30 hoặc cao hơn quanh năm cho tất cả

các loại da.

B.Làm sạch da

Theo vùng cơ thể :

• Da trơn

• Tóc

• Da vùng kín

• Răng miệng

4 8 15 30 45

SPF

Amount

Damaging

UV

Blocked

88 93

75

97 98

For skin protection, use at least

SPF 15.

Page 6: Cham soc tham my da

Theo vấn đề về da:

• Mụn

• Nám

• Da lão hóa

• Da nhạy cảm

….

C. GIỮ ẨM

1.Sự quan trọng của hàng rào bảo vệ da Lớp sừng giữ sự cân bằng ở thượng bì, ngăn ngừa sự mất nước qua da, đóng vai trò

như một “bức tường gạch “, giúp duy trì độ ẩm trong các tế bào sừng từ đó ngăn ngừa

sự hình thành vẩy .

Lớp sừng nguyên vẹn giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của các chất kích thích, dị ứng

nguyên xuyên qua da.

2.Sự mất nước qua thượng bì (Trans-Epidermal Water Loss - TEWL) Da duy trì được độ ẩm nhờ các lớp sâu và sự bài tiết mồ hôi.

Lớp lipid ở thượng bì chứa các thành phần giúp ngăn cản sự mất nước và giúp điều

hòa nước trong da (ceramides, acid béo tự do, cholesterol, triglycerides, esters sáp,

squalene, sterol esters…) .Nếu hàng rào da hư hại hoặc dùng các sản phẩm tẩy mất đi lớp

lipid này, sẽ làm tăng sự mất nước qua thượng bì và dẫn đến khô da .

Khi da trở nên quá khô, các lớp da bên ngoài cứng lại và có thể phát triển thành những

vết nứt. Các vết nứt như các rãnh trên da , kích thích da gây viêm và ngứa.

Với các vùng cơ thể ít tuyến nhờn (cánh tay , bàn tay, chân và thân ),tình trạng khô da sẽ

trầm trọng hơn .

IV.PHÂN LOẠI DA :

Có nhiều hệ thống phân loại da đã được thiết lập : Fitzpatrick (1975), Kawada dành

riêng cho da người Nhật (1986), hệ thống phân loại của Glogau (1994), dựa vào sắc tộc

của Lancer (1998), phân loại da cho toàn thế giới của Goldman (2002), hệ thống phân

loại của Willis và Earles (2005), hệ thống phân loại dựa vào sự tăng nhiễm sắc da của

Taylor (2006) và phân loại da của Leslie Baumann (2006).

Trong số đó, cách phân loại da của Fitzpatrick và Leslie Baumann được sử dụng

nhiều trong chăm sóc thẩm mỹ da .

1.Hệ thống phân loại da của Fitzpatrick (1975)

HÌNH 4 : PHÂN LOẠI DA CỦA FITZPATRICK

Page 7: Cham soc tham my da

Hệ thống phân loại của Fitzpatrick dựa vào màu sắc và kiểu bắt nắng (phototype) của

da người bệnh. Ban đầu hệ thống được đưa ra có 4 loại da, về sau được bổ sung thêm

các sắc thái da sẫm màu hơn (loại 5 và loại 6). Hệ thống này được sử dụng phổ biến

nhất để xác định đáp ứng của da đối với tia cực tím, cũng như khả năng bị rám nắng

của da. Ngoài ra ,còn giúp chọn lựa các đối tượng có thể thực hiện các kỹ thuật chăm

sóc da như lột da với hóa chất, laser, cà da…

-Type I: Da rất nhạy cảm, luôn luôn bị bỏng nắng và không bao giờ rám nắng.

Da trắng, rất sáng, tóc đỏ hay vàng hoe, mắt xanh, có nhiều tàn nhang.

-Type II: Da rất dễ nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, thường bị bỏng nắng và khó rám

nắng. Da trắng sáng, tóc đỏ hay vàng hoe, mắt xanh hay nâu đỏ.

-Type III: Da nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, có thể rám nắng nhưng đôi khi bị bỏng

nhẹ. Da màu beige, trắng với bất kỳ màu mắt hay màu tóc nào, rất thường gặp.

-Type IV: Da hiếm khi bị bỏngnắng và dễ rám nắng.

Da màu beige hơi nâu, đặc trưng của da người vùng Địa Trung Hải.

-Type V: Da ít nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, rất dễ rám nắng và rất hiếm khi bỏng

nắng. Da nâu, đặc trưng của da người gốc Tây Ban Nha.

-Type VI: Da rất dễ rám nắng và không bao giờ bị bỏng nắng. Da đen

2. Phân loại da của Baumann (2006)

Không xác định trên chủng tộc hoặc màu sắc da mà dựa vào 4 cặp thông số chính: độ

dầu, sự nhạy cảm, sắc tố da và sự hiện diện của các nếp nhăn- phân thành 16 loại da.

Hệ thống phân loại này được sử dụng chủ yếu bởi những khách hàng như là một hướng

dẫn cho các kỹ thuật chăm sóc da thích hợp cho nhiều loại da khác nhau. Nó không nhằm

vào dự đoán các kết quả.

V. CHĂM SÓC CƠ BẢN CÁC LOẠI DA :

Để thuận lợi cho việc chọn lựa sản phẩm chăm sóc da, người ta chia làm da bình thường ,

da dầu /hoặc hỗn hợp và da khô .

Với mọi loại da, việc chăm sóc đều tuân theo hướng dẫn chung (chống nắng, giữ ẩm, làm

sạch ). Với da khô, da dầu /hỗn hợp sẽ có các lưu ý riêng.

1.Da khô

*Da khô (DRY SKIN , XEROSIS ) đặc trưng bởi sự thiếu độ ẩm trong các tầng lớp

sừng của da. Da sờ ráp, tróc vẩy, có sự hiện diện của các vết nứt .

Page 8: Cham soc tham my da

* Các nguyên nhân dẫn đến khô da bao gồm :

-Di truyền:chứng da vẩy cá, khô da sắc tố…

-Các bệnh về da : chàm, vẩy nến, da lão hóa..

-Các bệnh lí tổng quát như suy giáp

-Do môi trường: máy lạnh, thời tiết, gió, tắm lâu hoặc dùng nước quá nóng, sử

dụng nhiều chất tẩy rửa

-Do thuốc: lợi tiểu, isotretinoin…

* Chăm sóc da khô cần :

-Bảo vệ da tránh phải tiếp xúc với thời tiết lạnh, gió

-Tránh tắm lâu, nước nóng, dùng xà bông, chất tẩy rửa

-Luôn sử dụng chất giữ ẩm

-Uống nhiều nước

-Trị liệu bệnh da chính gây khô da

2.Da dầu và hỗn hợp

Da dầu là loại da tiết nhiều chất bã nhờn. Bề mặt da bóng lưỡng, trơn nhớt, da dầy,

chân lông to, nhiều mụn hoặc nốt đỏ.

Da hỗn hợp là loại da kết hợp giữa da dầu ở vùng chữ T ( trán, sóng mũi, cằm ) và

da khô hoặc bình thường ở hai má hoặc vùng chữ U (hai má và cằm )

* Các nguyên nhân gây tăng tiết bã nhờn gồm :

-Nội tiết: vai trò của androgen

-Stress: thông qua hormone giải phóng corticotropin (CRH), còn được gọi là

stress hormone .Sau khi gắn với thụ thể CRH-R, làm tăng tổng hợp lipid và gắn với

quá trình chuyển đổi DHEAS thành testosterone.). Mặt khác, tuyến bã nhờn còn có

các thụ thể chất P là một trung gian thần kinh (neuromediator) hình thành trong phản

ứng với stress. Trong ống nghiệm, chất P kích thích bài tiết bã nhờn..

-Gene : cytochrome P450

-Sản phẩm chăm sóc da và tóc

*Chăm sóc da dầu, mụn

-Dùng các sản phẩm có chứa hoạt chất chống nhờn (lưu huỳnh, kẽm, kaolin…)

-Tránh nắng

-Thận trọng với những sản phẩm mỹ phẩm có khả năng tạo cồi và gây bít tắc.

-Nên vệ sinh da với nước ấm và cũng không nên cố gắng tẩy sạch chất nhờn

một cách thái quá.

-Tiếp tục duy trì việc sử dụng các chất giúp chống nhờn và ngăn ngừa mụn

(lưu huỳnh ,AHA,BHA, tretinoin …) sau khi trị mụn xong .Điều này giúp kiểm soát

mụn đỡ tái phát .

3.Da nhạy cảm

Thực ra da nhạy cảm là một trạng thái da hơn là một loại da, có thể gặp ở tất cả các

loại da từ da nhờn, da khô, cũng như mọi vị trí trên cơ thể nhưng thường gặp ở vùng

mặt.

*Các biểu hiện như cảm giác căng kéo, châm chích, nóng rát, hoặc ngứa. Da khô,

đỏ hoặc tróc vẩy , có thể thấy các mạch máu bên dưới và trong trường hợp nặng, mí

mắt có thể bị sưng phù.

*Các nguyên nhân gây ra tình trạng nhạy cảm có thể là bên trong như rối loạn

vận mạch, tiền căn có bệnh da nào đó, hoặc người có nước da sáng. Các nguyên nhân

Page 9: Cham soc tham my da

bên ngoài có thể từ cách sống: trạng thái stress kéo dài, chế độ dinh dưỡng không cân

đối, thuốc lá hoặc do sử dụng sản phẩm chăm sóc da không phù hợp hoặc mang tính

lột tẩy nhiều .

*Chăm sóc da nhạy cảm:

_ chọn lựa sản phẩm ít nguy cơ gây dị ứng ( không chứa chất bảo quản,chất

thơm ...), tránh dùng chất gây tróc da .

- trước khi dùng một sản phẩm mới nên dùng thử một lượng nhỏ tại một vùng da

nhỏ trước.

_sử dụng khăn quá cứng, massage cũng có thể gây kích ứng cho da. Nếu là da

khô hay da dầu thì phải sử dụng những sản phẩm chăm sóc da phù hợp.

-chú ý giữ ẩm cho da

-nếu da đang ở trạng thái kích thích, khó chịu có thể xịt nước khoáng, thấm khô

nhẹ nhàng, thoa cold cream .

VI. CÁC HÌNH THỨC CHĂM SÓC DA CƠ BẢN

*thông thường:

• Xông hơi

• Mặt nạ

• Massage

*kỹ thuật cao:

• Laser

• Mesotherapy

• Lột da

• Cà da

• Chích độc tố botulinum và các chất làm đầy

• …

A.Xông hơi

-Công dụng : Trong chăm sóc thẩm mỹ da, xông hơi làm da mềm, chân lông sạch

thoáng, dễ lấy nhân mụn, hơi nóng từ xông hơi sẽ giúp làm giãn các mạch máu dưới da,

giúp máu đến nuôi da nhiều hơn.

Với sức khỏe chung, giúp sưởi ấm cơ thể . Một số tinh dầu dùng để xông hơi giúp sát

trùng đường hô hấp. Xông hơi còn giúp cơ thể phân hủy một lượng mỡ nhất định để điều

nhiệt.

-Phân loại : Xông hơi ướt (steambath) và xông hơi khô (sauna) .

B.Đắp mặt nạ

*Trong qui trình chăm sóc da ,đắp mặt nạ là công đoạn cuối. Đắp mặt nạ có lịch sử

lâu đời . Y học hiện đại cũng không phủ nhận các lợi ích của mặt nạ,dù rằng không

nhiều lắm .Mặt nạ ngày nay được bào chế với các hoạt chất có công dụng cải thiện

một số vấn đề cho da , có thể phát triển trên các công thức cổ truyền xa xưa hoặc là

không .

*Công dụng :

-Làm sạch

-Giữ ẩm

Page 10: Cham soc tham my da

-Hỗ trợ điều trị một số trạng thái của da

-Thư giãn

*Các thành phần làm mặt nạ : bùn, đất sét, sữa chua, rượu vang, mật ong, củ, quả

tươi ..

*Các công thức được nghiên cứu bào chế theo từng vấn đề về da: mụn (acid

salicylic, AHA, retinoid, triclosan…), nám (vitamine C kết hợp hoặc không kết hợp

với chất lột hoặc tiêu sừng…), da lão hóa (tretinoin, AHA, acid hyaluronic, vitamine

C..)

*Các hình thức kết cấu của mặt nạ

-dạng rửa: dạng cát và đất sét.

Dạng này được sử dụng sau khi làm sạch da, đắp 1 lớp dày lên mặt, nằm thư giãn và

rửa sạch lại với nước.

-dạng lột (peel mask ): thường là gel trong ,có chất kết dính tạo nên một lớp

màng mỏng lấy đi các tế bào chết và bụi bẩn ở sâu bên trong lỗ chân lông, được bóc

ra ngoài bằng tay sau khi để khô trên da.

C.Massage mặt

Massage là phương pháp dùng nhiều thủ thuật và động tác khác nhau như: xoa, ấn,

day, bấm, nắn trên bề mặt cơ thể giúp phòng và trị bệnh.

*Trong chăm sóc thẩm mỹ da, massage mặt giúp

-tăng cường tuần hoàn cho da mặt

-tạo thế đối nghịch với trọng lực, làm giảm các nếp nhăn do trọng lực

-tạo sự thư giãn

-đưa các hoạt chất vào da tốt hơn

-tác dụng trực tiếp đến các cơ quan cảm thụ thần kinh, từ đó tạo ra những thay

đổi về thần kinh và thể dịch

*HÌNH 5 :Các bước massage mặt :

Page 11: Cham soc tham my da

*Các trường hợp không nên massage mặt :

-Da mặt đang có biểu hiện dị ứng hoặc viêm nhiều hoặc tiết dịch hoặc nhiễm trùng

hoặc đang là vết thương hở.

-Đang điều trị một số bệnh lí thực thể hoặc tâm thần

-Vừa qua một số can thiệp thẩm mĩ vùng mặt

VII.MỘT SỐ KỸ THUẬT CAO TRONG SĂN SÓC THẨM MỸ DA

• Lột da bằng hóa chất

• Laser

• Chích botulinum toxin A

• Chích các chất làm đầy (filler)

A.Lột da bằng hoá chất (CHEMICAL PEELING)

* Định nghĩa và phân loại :

• Là dùng một hay nhiều hóa chất để cải tạo cấu trúc da thông qua việc lột bỏ, phá

hủy thượng bì và/ hoặc bì, từ đó tạo ra tổ chức da mới và cải thiện kết cấu da .

• Lột nông kích thích phát triển thượng bì nhờ loại bỏ lớp sừng mà không hoại tử.

Sau khi tróc ra, thượng bì dầy lên với thay đổi tái tạo về chất.

Các chất gây lột lớp thượng bì gồm:

• AHA (α Hydroxy acid)

• Trichloroacetic acid 10% - 25%

• Jessner’s solution:

- Lactic acid 14g

- Salicylic acid 14g

- Resorcinol 14g

- Ethanol 95%/100ml

• Modified Unna’s resorcinol past

• Solid carbon dioxide

• Salicylic acid

• Tretinoin Solution

• Lột trung bình hủy thượng bì nhiều hơn và gây viêm ở bì nhú.

Các chất lột tại chân bì hoặc qua chân bì nhú (papillary dermis) gồm:

.Trichloracetic acid (TCA): 35% - 50%

Solid CO2 & TCA 35%

Jesser’s solotion & TCA 35%

Glycolic acid 70%& TCA 35%

Page 12: Cham soc tham my da

Phenol 88%

• Lột sâu: lột qua chân bì lưới (reticular dermis), tạo đáp ứng viêm xuống tận bì

lưới, kích thích sản xuất collagen và chất nền mới

Các chất giúp lột sâu gồm :

Dd phenol của Baker-gordon:

-Phenol USP 88% : 3ml

-dầu croton : 3 giọt

-hexachlorophen (Septisol)

–liquide savon: 8 giọt

-Nước cất: 2ml

*Chỉ định của lột da bằng hóa chất : -Các xáo trộn về sắc tố như :

*nám

*sạm da sau viêm

*tàn nhang, đốm nâu

-Biểu hiện da lão hóa: nếp nhăn nhẹ dưới mắt, xung quanh miệng, nếp nhăn do

ánh sáng, tuổi tác và một số do di truyền

-Sẹo nhẹ

-Một số loại mụn

-Các thương tổn tiền ung thư, thương tổn có nguyên nhân từ sự tăng sản thượng

bì (mụn cóc, sùi mào gà…)

*Chống chỉ định :

-Cơ địa sẹo lồi

-Tiền sử điều trị bằng laser, tia X, vừa phẫu thuật thẩm mỹ trên mặt, vừa ngưng

uống isotretinoin chưa đầy 6 tháng, vừa uống các thuốc gây nhạy cảm ánh sáng ..

-Bệnh tim mạch, gan, thận.

-Một số bệnh da trên mặt: herpes, viêm da tiết bã, viêm da cơ địa…

-Có thai

-Cho con bú

-Dị ứng với thành phần của thuốc lột

*Ưu điểm :

-tương đối đơn giản,

-nếu thực hiện đúng trên bệnh nhân được chọn lựa phù hợp, kết quả sẽ theo ý muốn

-lột nông được sử dụng cho những tổn thương nhẹ với thời gian nghỉ dưỡng ít, trong

khi đó lột sâu cần nhiều thời gian nghỉ dưỡng đáng kể để đem lại những kết quả ngoạn

mục và lâu dài.

*Khuyết điểm: -chọn lựa loại hóa chất thích hợp cho mỗi bệnh nhân.

-phải có kinh nghiệm để nhận biết biểu hiện bình thường của vết thương cho mỗi mức

độ lột ở những khoảng thời gian khác nhau.

*Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ lôt da bằng hoá chất bao gồm:

chất lột, nồng độ lột, lớp da cần lột, kỹ thuật lột, việc chuẩn bị da, loại da và vị trí lột

*Những vùng da có thể lột bao gồm : mặt, cổ(tăng nguy cơ dị ứng ), ngực , lưng,

sinh dục.

*Các biến chứng của lột da bằng hóa chất :

Page 13: Cham soc tham my da

-Thay đổi sắc tố da: tăng hoặc giảm sắc tố

- Sẹo

-.Nhiễm trùng:vi khuẩn (Staphylococcus, Pseudomonas), bùng phát siêu vi

(Herpes)

-Hồng ban kéo dài

B.Mesotherapy

• là phương pháp đưa các hoạt chất có công dụng điều trị vào trong lớp bì (intra-

dermique).

• được phát kiến từ năm 1952 bởi bác sĩ người Pháp Michel Pistor.

• Các thuốc được chích vào có thể là thuốc chống viêm,thuốc chống co thắt, thuốc

dãn mạch … Từ đó, mesotherapy đã được chỉ định trong một số chấn thương thể

thao,bệnh về khớp, đau lưng,đau nửa đầu, chóng mặt, bệnh đại tràng chức năng…

• Trong những năm gần đây, người ta cũng ứng dụng kỹ thuật này trong các chăm

sóc thẩm mỹ như trẻ hóa da, kích thích mọc tóc, làm tan da sần vỏ cam….bằng

cách tiêm vào lớp hạ bì sản phẩm phù hợp, hoàn toàn tương hợp sinh học và hoàn

toàn có khả năng phân huỷ sinh học

• Mục tiêu của mesotherapy trong trẻ hóa da là tăng sinh tổng hợp nguyên bào sợi

với việc tái thiết của một môi trường sinh lý tối ưu, mở rộng hoạt động tế bào, và

sản xuất mới collagen, elastin, hyaluronic acid, dẫn đến tăng độ săn chắc, độ sáng

và độ ẩm của da, giảm nhăn da .

• Mesotherapy trẻ hóa da còn được gọi là biorejuvenation, biorevitalization, hoặc

mesolift

HÌNH 6 ,7,8 :Mesotherapy

Page 14: Cham soc tham my da

HÌNH 9: Các kim dùng cho mesotherapy và kim SIT (màu xanh ) dùng cho

microtherapy (Nguồn : ATLAS OF MESOTHERAPY IN SKIN REJUVENATION)

*Các vị trí thực hiện:

• Mặt (má, cằm, trán)

• Cổ

• Nếp cổ dưới

Page 15: Cham soc tham my da

• lưng bàn tay

• bụng

• cánh tay và cẳng chân (mặt trong)

* Các hoạt chất được dùng trong mesotherapy:

• Vitamine: vitamin A, phức hợp vitamine nhóm B: vitamins B1 (thiamine), B2

(riboflavin), B3 (niacin), B5 (pantothenate), B6 (pyridoxine), B9 (folic acid), và

vitamine B 12 (cyanocobalamin), vitamin C, vitamin E, vitamin K, vitamins D, H

(biotin), B10 and I (inositol).

• Các amino acids

• Các chất khoáng: sodium, potassium, calcium và magnesium

• Coenzymes.

• Acid hyaluronic: chất thường dùng

*Chống chỉ định của mesotherapy:

• Dị ứng (với thành phần thuốc đưa vào)

• Tiền sử sẹo lồi hoặc phì đại

• Chảy máu bất thường hoặc uống thuốc kháng đông

• Có thai hoặc cho con bú

• Bệnh tự miễn (lupus, xơ cứng bì )

• Động kinh

• Tiểu đường

• Herpes simplex virus type 1 (HSV-1) đang hoạt tính

• Nhiễm khuẩn

• Đang bị viêm da

C. Chích botulinum toxin, chất làm đầy và laser : xem bài riêng

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Leslie Baumann (2009),Cosmetic dermatology,Mc Graw Hill,USA

2. Andre O. Barel, Marc Paye, Howard I. Maibach , Handbook of cosmetic science

and technology , Marcel Dekker, Inc. ,USA

3. Robert Baran and Howard I. Maibach (2010) ,Textbook of Cosmetic Dermatology,

Informa Healthcare ,UK

4. Antonella Tosti MD and Maria Pia De Padova MD, Department of Dermatology

University of Bologna , Italy , Atlas of mesotherapy in skin rejuvenation

5. Klaus Wolff, Lowell A.Goldsmith ,Fitzpatrick ‘ Dermatology in general

medicine ’, seven edition (2008)

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ:

Chọn câu đúng :

1.Các chỉ định của lột da bằng hóa chất bao gồm:

a. Các vấn đề về thẩm mỹ da như mụn trứng cá, nám ,da lão hóa…

b. Viêm da tiết bã

c. Vài bệnh da như mụn cóc, mồng gà

d. Câu a và c đúng

2. Chất nào sau đây được dùng để lột da:

a. Acid trichloracetic

Page 16: Cham soc tham my da

b. Acid hyaluronic

c. Acid sulfuric

d. Tất cả đều đúng

3. Việc làm nào sau đây cần tránh khi chăm sóc da khô:

a.tắm rửa thường xuyên với nước nóng

b.uống nhiều nước

c.thoa chất giữ ẩm

d.tất cả đều đúng

4. Chất nào sau đây có thể dùng để chăm sóc da dầu , mụn:

a.acid salicylic

b.AHA

c.Đất sét xốp

d. Tất cả đều đúng

5.Mesotherapy là :

a.đưa hoạt chất điều trị vào lớp bì bằng kim

b .đưa hoạt chất điều trị lên da bằng tiêm dưới da vùng bệnh

c.đưa hoạt chất điều trị qua da bằng điện di ion

d.tất cả đều đúng

6. Không làm mesotherapy cho người đang dùng thuốc :

a.thuốc lao

b.thuốc trị viêm gan siêu vi B

c.thuốc kháng đông

d.thuốc lợi tiểu

7. Chức năng sau đây không phải của da:

a. tổng hợp vitamine D

b. điều hòa nhiệt

c. làm lành thương

d. tạo sắt và hemoglobin

8. Fitzpatrick đưa ra phân lọai da dựa vào:

a.độ nhờn, độ ẩm, màu sắc da và sự xuất hiện của các nếp nhăn

b. màu sắc da và sự xuất hiện của các nếp nhăn

c.màu tóc, màu mắt .

d. tất cả đều sai

9. Phân loại da của Fitzpatrick gồm :

a. có 4 loại da

b. có 6 loại da

c. có 3 loại da

d. có 5 loại da

10. công dụng sau đây không có từ việc massage mặt :

a.thư giãn

b.chống nhăn

c.trị mụn

d.đưa máu đến da tốt hơn

11. CHỌN CÂU SAI :

Cấu tạo của da thay đổi tùy theo :

Page 17: Cham soc tham my da

a. tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp

b. môi trường sống, chế độ dinh dưỡng

c.sự chăm sóc da

d. vùng da khác nhau trên cơ thể

12. CHỌN CÂU SAI :

Phân loại da của Fitzpatrick nhằm :

a. để xác định đáp ứng của da đối với tia cực tím

b. để chọn sản phẩm chăm sóc da thích hợp

c. để giúp chọn lựa các đối tượng có thể thực hiện các kỹ thuật chăm sóc da

như lột da với hóa chất ,laser, cà da…

d. để đánh giá khả năng bị rám nắng của da.

ĐÁP ÁN:

1d , 2a ,3a , 4d, 5 a, 6 c, 7 d, 8 d, 9b , 10c ,11b ,12 b