bÁo cÁo thuyẾt...

35
BY TCC QUN LÝ MÔI TRƯỜNG Y TVIN SC KHE NGHNGHIP VÀ MÔI TRƯỜNG BÁO CÁO THUYT MINH QUY CHUN KTHUT QUC GIA VCHẤT LƯỢNG NƯỚC SCH SDNG CHO MỤC ĐÍCH SINH HOT Hà Nội, năm 2018

Upload: others

Post on 26-Dec-2019

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BÁO CÁO THUYẾT MINHvihema.gov.vn/wp-content/uploads/2019/05/2.Thuyết-minh-QCVN-07.12.2018.pdfbỘ y tẾ cỤc quẢn lÝ mÔi trƯỜng y tẾ viỆn sỨc khỎe nghỀ nghiỆp

BỘ Y TẾ

CỤC QUẢN LÝ

MÔI TRƯỜNG Y TẾ

VIỆN SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP

VÀ MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO THUYẾT MINH

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ

CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH SINH

HOẠT

Hà Nội, năm 2018

Page 2: BÁO CÁO THUYẾT MINHvihema.gov.vn/wp-content/uploads/2019/05/2.Thuyết-minh-QCVN-07.12.2018.pdfbỘ y tẾ cỤc quẢn lÝ mÔi trƯỜng y tẾ viỆn sỨc khỎe nghỀ nghiỆp

b

BỘ Y TẾ

CỤC QUẢN LÝ

MÔI TRƯỜNG Y TẾ

VIỆN SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP

VÀ MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO THUYẾT MINH

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ

CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH SINH HOẠT

Hà Nội, năm 2018

Page 3: BÁO CÁO THUYẾT MINHvihema.gov.vn/wp-content/uploads/2019/05/2.Thuyết-minh-QCVN-07.12.2018.pdfbỘ y tẾ cỤc quẢn lÝ mÔi trƯỜng y tẾ viỆn sỨc khỎe nghỀ nghiỆp

i

MỤC LỤC

MỤC LỤC ........................................................................................................................i

DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... ii

1. Mở đầu ............................................................................................................... 1

1.1. Sự cần thiết phải ban hành QCVN mới quy định về chất lượng nước sạch ................ 1

1.2. Cách thức tiếp cận ........................................................................................................ 3

1.3. Phương pháp thực hiện ................................................................................................ 3

1.3.1. Phương pháp kế thừa ............................................................................... 3

1.3.2. Phương pháp chuyên gia .......................................................................... 3

1.3.3. Phương pháp thảo luận nhóm .................................................................. 3

1.3.4. Phương pháp phân tích sơ đồ mạng lưới ................................................. 4

2. Kết quả thực hiện ............................................................................................... 4

2.1. Về các chỉ tiêu được quy định trong Quy chuẩn (99 chỉ tiêu)………………….4

2.1.1. Các thông số nhóm A (8 thông số - Bắt buộc áp dụng trên toàn quốc)…………4

2.1.2. Các thông số nhóm B (91 thông số - Lựa chọn bắt buộc áp dụng đối với mỗi

tỉnh/thành)……………………………………………………………………..10

2.2 Kết luận ............................................................................................................ 28

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 29

Page 4: BÁO CÁO THUYẾT MINHvihema.gov.vn/wp-content/uploads/2019/05/2.Thuyết-minh-QCVN-07.12.2018.pdfbỘ y tẾ cỤc quẢn lÝ mÔi trƯỜng y tẾ viỆn sỨc khỎe nghỀ nghiỆp

ii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Giới hạn tối đa cho phép 8 thông số bắt buộc của QCVN…………………9

Bảng 2. Giới hạn tối đa cho phép đối với các thông số vi sinh và thông số vô cơ…17

Bảng 3. Giới hạn tối đa cho phép đối với Nhóm các chất hữu cơ………………….21

Bảng 4. Giới hạn tối đa cho phép đối với nhóm Hóa chất bảo vệ thực vật và nhóm Hóa

chất khử trùng và sản phẩm phụ……………………………………………………..25

Bảng 5. Giới hạn tối đa cho phép Mức nhiễm xạ……………………………………28

Page 5: BÁO CÁO THUYẾT MINHvihema.gov.vn/wp-content/uploads/2019/05/2.Thuyết-minh-QCVN-07.12.2018.pdfbỘ y tẾ cỤc quẢn lÝ mÔi trƯỜng y tẾ viỆn sỨc khỎe nghỀ nghiỆp

1

1. Mở đầu

1.1. Sự cần thiết phải ban hành QCVN mới quy định về chất lượng nước sạch

sử dụng cho mục đích sinh hoạt

Để kiểm soát nước ăn uống và nước sinh hoạt, Bộ Y tế soạn thảo và Bộ Khoa học

và Công nghệ đã lần lượt ban hành QCVN 01:2009/BYT-Quy chuẩn kỹ thuật Quốc

gia về chất lượng nước ăn uống và QCVN 02:2009/BYT-Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia

về chất lượng nước sinh hoạt. (i) Đốivới QCVN 01:2009/BYT, quy chuẩn này quy

định về chất lượng nước ăn uống được Bộ Y tế ban hành năm 2009 với 109 chỉ tiêu,

trong đó có 15 chỉ tiêu chất lượng nhóm A (tần suất giám sát 1 tháng/lần); 16 chỉ tiêu

chất lượng nhóm B (tần suất giám sát 6 tháng/lần) và 78 chỉ tiêu chất lượng nhóm C

(tần suất giám sát 2 năm/lần); (ii) Đối với QCVN 02:2009/BYT, quy chuẩn này quy

định mức giới hạn các chỉ tiêu chất lượng đối với nước sử dụng cho mục đích sinh

hoạt thông thường với quy mô nhỏ (< 1.000m3/ngày đêm) và các hình thức cấp nước

hộ gia đình. So với QCVN 01:2009/BYT, QCVN 02:2009/BYT quy định ít chỉ tiêu

chất lượng nước hơn (14 chỉ tiêu) được chia thành hai mức I và II áp dụng cho các đối

tượng khác nhau.

Trong quá trình áp dụng các quy chuẩn này kể từ khi ban hành tới nay đã gặp phải một

số tồn tại cần phải khắc phục, cụ thể bao gồm:

• Việc phân theo nước ăn uống và nước sinh hoạt là không cần thiết, bởi trong

thực tế là khó có thể xác định một cách rõ ràng hai mục đích sử dụng này. Mà

ngược lại, nước sinh hoạt thường được sử dụng luôn làm nước ăn uống tại các

hộ gia đình.

• QCVN 01:2009/BYT đang quy định quá nhiều chỉ tiêu/thông số bắt buộc phải

giám sát đối với chất lượng nước thành phẩm, tuy nhiên, các Trung tâm Y tế

Dự phòng tỉnh/thành phố, các công ty cấp nước tập trung chỉ tập trung vào kiểm

tra chất lượng nước cuối đường ống (tại các hộ gia đình), nên việc áp dụng theo

QCVN 01:2009/BYT dường như không khả thi với nhiều tỉnh/thành do lượng

mẫu phải phân tích nhiều, vượt quá khả năng về nhân lực và kinh phí của các

đơn vị. Một số đơn vị sản xuất và cung cấp nước ăn uống cũng không có khả

năng phân tích tất cả 109 chỉ tiêu theo quy định. Ngoài ra, các chỉ tiêu chất

lượng nước ăn uống này không giúp họ kiểm soát. Bên cạnh đó, hầu hết các

Trung tâm Y tế Dự phòng/ Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh/thành phố chưa có

đủ năng lực để phân tích toàn bộ 109 chỉ tiêu nước, đặc biệt là các chỉ tiêu

Page 6: BÁO CÁO THUYẾT MINHvihema.gov.vn/wp-content/uploads/2019/05/2.Thuyết-minh-QCVN-07.12.2018.pdfbỘ y tẾ cỤc quẢn lÝ mÔi trƯỜng y tẾ viỆn sỨc khỎe nghỀ nghiỆp

2

nhóm B và C. Đồng thời, nhiều kết quả phân tích trong nhiều năm đã không

phát hiện sự hiện diện của một số chỉ tiêu được quy định trong QCVN.

• Bên cạnh đó, việc quy định tới 109 chỉ tiêu bắt buộc phải phân tích theo QCVN

01:2009/BYT đã tạo ra gánh nặng chi phí cho người sử dụng nước, hơn nữa, chi

phí này nhiều khi được xem là sự lãng phí khi rất nhiều chỉ tiêu không được

phát hiện trong nước ăn uống thành phẩm mà vẫn phải phân tích xác định nồng

độ hàng năm.

• Ngoài ra, về mặt kỹ thuật trong QCVN 01:2009/BYT đang yêu cầu áp dụng

chuẩn xác (áp dụng cứng) phương pháp thử cho mỗi thông số xét nghiệm, do

vậy không phù hợp với thực tế khoa học kỹ thuật phát triển thì các phương pháp

thử quy định cũng sẽ thay đổi theo. Điều này đã gây lung túng cho người áp

dụng QCVN 01:2009/BYT hiện hành.

• Với QCVN 02:2009/BYT, việc chỉ quy định 14 chỉ tiêu so với 109 chỉ tiêu của

QCVN 01/2009/BYT nghiễm nhiên đã cho phép loại nguồn nước này có thể

kém sạch hơn nước uống hoặc với các cơ sở cung cấp nước sinh hoạt có công

suất lớn hơn 1.000m3/ngày.đêm. Điều này là không công bằng trong hoạt động

cấp nước và quyền được tiếp cận nguồn nước chất lượng của người dân ở

những nơi mà không có sự phân biệt rõ ràng giữa chất lượng trong thực tế kiểm

tra, giám sát theo QCVN 02:2009/BYT cũng xuất hiện ít nhiều điểm chưa phù

hợp về việc cấn áp dụng giới hạn tối đa cho phép nào hay áp dụng QCVN nào

đối với những trạm cấp nước tập trung có công suất < 1.000m3/ngày đêm nhưng

cho các khu đô thị, dân cư để phục vụ cho mục đích ăn uống, sinh hoạt.

• Ngoài ra, trong QCVN 02:2009/BYT có sự phân biệt giữa chất lượng nước giữa

hai vùng đô thị và nông thôn, thông thường chất lượng nước của vùng nông

thôn thường kém hơn. Điều này vô hình chung đã tạo ra sự bất bình đăng trong

tiếp cận nguồn nước đối với cư dân nông thôn khi so sánh với cư dân đô thị.

Kế hoạch cấp nước an toàn (WSP), dưới sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới

(WHO), đã được áp dụng tại Việt Nam từ năm 2006, đến nay đã ở giai đoạn thứ 3 của

chương trình. Cách tiếp cận mới này không chỉ là là một phương tiện hữu hiệu để quản

lý các rủi ro nhằm giảm thiểu những tác động gây ra cho sức khỏe cộng đồng (các

bệnh lây truyền qua đường nước) mà còn giúp kiểm soát chất lượng quá trình sản

xuất/xử lý nước, từ đó giảm gánh nặng cho các đơn vị liên quan do phải phân tích quá

nhiều chỉ tiêu chất lượng nước, giảm số lượng chỉ tiêu cần phân tích và giúp đơn vị tiết

kiệm được kinh phí xét nghiệm. Do đó, xây dựng QCVN mới về chất lượng nước sạch

Page 7: BÁO CÁO THUYẾT MINHvihema.gov.vn/wp-content/uploads/2019/05/2.Thuyết-minh-QCVN-07.12.2018.pdfbỘ y tẾ cỤc quẢn lÝ mÔi trƯỜng y tẾ viỆn sỨc khỎe nghỀ nghiỆp

3

trên cơ sở hợp nhất, sửa đổi QCVN 01:2009/BYT và QCVN 02:2009/BYT là hết sức

cần thiết ở giai đoạn hiện nay.

1.2. Cách thức tiếp cận

Trên cơ sở yêu cầu của thực tiễn, việc sửa đổi và ban hành QCVN mới về chất lượng

nước dành cho ăn uống và sinh hoạt sẽ được phát triển dựa trên các hướng tiếp cận

mới, cụ thể:

✓ Không thực hiện phân chia nước cấp thành nước ăn uống và sinh hoạt, theo đó

sẽ chỉ có một đối tượng điều chỉnh là nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt

✓ Đề cao vai trò tự chịu trách nhiệm đối với “hàng hóa” là nước sạch dùng cho

mục đích sinh hoạt của các cơ sở cung cấp nước.

✓ Giảm chi phí thực hiện phân tích đối với chất lượng nước thành phẩm của các

cơ sở cung cấp nước bằng cách QCVN sẽ chỉ quy một số các chỉ tiêu có tầm

quan trọng và tần suất xuất hiện cao đối với chất lượng nước là phải bắt buộc

xét nghiệm định kỳ và thường xuyên. Những thông số xét nghiệm định kỳ và

thường xuyên khác sẽ được ủy ban nhân dân tỉnh/ thành phố ban hành dựa trên

chất lượng nguồn nước của từng địa phương.

✓ Sẽ không phân biệt chất lượng nước dành cho ăn uống và sinh hoạt giữa nồng

thôn và thành thị nhằm tạo sự bình đình trong tiếp cận nguồn nước.

1.3. Phương pháp thực hiện

1.3.1. Phương pháp kế thừa

Trong nghiên cứu này, Ban biên soạn đã kế thừa các nghiên cứu trước đó về chất

lượng nước uống đã được công bố mà gần gũi nhất chính là Hướng dẫn về chất lượng

nước uống của Tổ chức Y tế Thế giới (2011).

1.3.2. Phương pháp chuyên gia

Sử dụng trí tuệ của đội ngũ chuyên gia có trình độ cao của một chuyên ngành mà cụ

thể là liên quan đến tài nguyên nước, nước cấp, y tế… để xem xét, nhận định các vấn

đề có liên quan đến chất lượng nước sạch dành cho mục đích sinh hoạt và ăn uống để

từ đó tìm ra giải pháp tối ưu để phát triển QCVN về chất lượng nước sạch.

1.3.3. Phương pháp thảo luận nhóm

Trong nghiên cứu này, phương pháp thảo luận nhóm là việc tập một nhóm các bên liên

quan bao gồm Đại diện các cơ quan quản lý Nhà nước về y tế, xây dựng và môi

trường; các nhà nghiên cứu, đại diện các đơn vị cung cấp nước…. để thảo luận về cách

tiếp cận trong xây dựng QCVN mới về chất lượng nước dành cho sinh hoạt và ăn

uống, các thông số và mức giới hạn sẽ được yêu cầu…

Page 8: BÁO CÁO THUYẾT MINHvihema.gov.vn/wp-content/uploads/2019/05/2.Thuyết-minh-QCVN-07.12.2018.pdfbỘ y tẾ cỤc quẢn lÝ mÔi trƯỜng y tẾ viỆn sỨc khỎe nghỀ nghiỆp

4

1.3.4. Phương pháp phân tích sơ đồ mạng lưới

Phương pháp này được áp dụng nhằm phân tích nguyên nhân và kết quả trong quá

trình đánh giá các rủi ro chất lượng nước nhằm xác định các thông số sẽ quy định, tầm

quan trọng và khả năng xảy ra để từ đó sẽ phân theo hai nhóm gồm bắt buộc áp dụng

và bắt buộc lựa chọn áp dụng. Đây cũng là hướng tiếp cận được khuyến khích các cơ

sở cấp nước áp dụng trong quá trình xác định và lựa chọn các chỉ tiêu chất lượng nước

được giám sát bổ sung bên cạnh các chỉ tiêu bắt buộc đã quy định trong QCVN.

2. Kết quả thực hiện

2.1. Các chỉ tiêu được quy định trong Quy chuẩn (91 chỉ tiêu)

2.1.1. Các thông số nhóm A (8 thông số - Bắt buộc áp dụng trên toàn quốc)

- Hai thông số về vi sinh coliforms và e.coli:

Coliforms được coi là vi khuẩn chỉ định thích hợp để đánh giá chất lượng nước

uống, nước sinh hoạt và nước nuôi trồng thủy sản (dễ phát hiện và định lượng), thường

tồn tại trong thiên nhiên và không đặc hiệu cho sự ô nhiễm phân. Tuy nhiên trong

nhóm vi khuẩn Coliform có phổ biến là Escherichia Coli, đây là một loại vi khuẩn

thường có trong hệ tiêu hóa của người. Sự phát hiện vi khuẩn E.Coli cho thấy nguồn

nước đã có dấu hiệu ô nhiễm phân.

Escherichia coli (thường được viết tắt là E. coli) hay còn được gọi là vi khuẩn đại

tràng là một trong những loài vi khuẩn chính ký sinh trong đường ruột của động vật

máu nóng (bao gồm chim và động vật có vú). Vi khuẩn này cần thiết trong quá trình

tiêu hóa thức ăn và là thành phần của khuẩn lạc ruột. Sự có mặt của E. coli trong nước

là một chỉ thị thường gặp cho ô nhiễm phân. E. coli thuộc họ vi khuẩn

Enterobacteriaceae và thường được sử dụng làm sinh vật chỉ điểm cho các nghiên cứu

về ô nhiễm nguồn nước ăn uống và sinh hoạt.

Có nhiều loại E. coli, nhưng phần lớn chúng có thể nói là vô hại. Tuy nhiên, một số

E. coli có thể gây tiêu chảy, và loại phổ biến nhất trong nhóm E. coli có hại này là E.

coli O157:H7. Ở vài bệnh nhân, vi khuẩn này có thể gây rối loạn máu và suy thận,

thậm chí dẫn đến tử vong.

Nhiều người bị nhiễm E.coli mà không có triệu chứng và cũng không mắc bệnh.

Thời gian ủ bệnh của loại vi khuẩn này là khoảng 3-4 ngày, sau đó một loạt các triệu

chứng đường ruột xuất hiện. Các triệu chứng có thể là tiêu chảy nhẹ, sốt nhẹ hoặc tiêu

chảy ngắt quãng không kèm theo sốt. Tùy từng trường hợp mà biểu hiện bệnh khác

Page 9: BÁO CÁO THUYẾT MINHvihema.gov.vn/wp-content/uploads/2019/05/2.Thuyết-minh-QCVN-07.12.2018.pdfbỘ y tẾ cỤc quẢn lÝ mÔi trƯỜng y tẾ viỆn sỨc khỎe nghỀ nghiỆp

5

nhau nhưng phần lớn các trường hợp nhiễm E.coli thường tự hồi phục, điều trị chủ yếu

bằng bù nước và điện giải.

Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, đặc biệt là ở trẻ em dưới 5 tuổi và người già,

bệnh có thể trở nên nghiêm trọng và có thể phát triển hội chứng tăng urê máu có tán

huyết gây suy thận, xuất huyết và các vấn đề thần kinh khác. Tỷ lệ tử vong là khoảng

3-5% ở những trường hợp này.

Trong QCVN 01:2009/BYT, hai chỉ tiêu vi sinh vật là tổng coliform và E.coli

hoặc coliform chịu nhiệt được sử dụng để đánh giá chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt

về mặt vi sinh.

Tổng coliform được sử dụng để làm chỉ thị cho biết hệ thống xử lý nước ăn

uống hoạt động có tốt hay không và chất lượng nước có bị thay đổi (về mặt vi khuẩn)

trên hệ thống phân phối hay không.

E.coli hoặc coliform chịu nhiệt cho thấy sự nhiễm phân trong nước ăn uống, và

là chỉ thị cho thấy có khả năng tồn tại của vi sinh vật gây bệnh đường ruột.

Trong hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới, 2 chỉ tiêu này không được có mặt

trong nước. Tương tự như vậy, tiêu chuẩn nước ăn uống của Việt Nam và các nước

trên thế giới đều quy định giới hạn tối đa cho phép đối với 2 chỉ tiêu này, tuy nhiên

GHTĐCP khá khác nhau, phụ thuộc vào phương pháp phân tích áp dụng. Ví dụ: Thái

Lan quy định tổng coliform < 2,2 VK/100mL, E.coli: 0; Malaysia quy định tổng

coliform: không phát hiện thấy, E.coli hoặc coliform chịu nhiệt: < 1; Châu Âu quy

định cả coliform tổng số và E.coli là 0; Canada: không thể phát hiện đối với cả 2 chỉ

tiêu. Trong khi đó, Mỹ hướng dẫn cụ thể đối với 2 chỉ tiêu này như sau: không quá 5%

tổng số mẫu lấy trong tháng có kết quả dương tính với tổng coliform; trong trường hợp

1 mẫu nước dương tính với tổng coliform hoặc E.coli, nếu mẫu lặp cũng cho kết quả

tương tự thì nước đã bị nhiễm vi sinh (Bảng 5).

Chỉ tiêu E.coli và Coliform có giới hạn phát hiện của phương pháp (MDL)

tương ứng là 1 CFU/100mL và 3 CFU/100mL. Giá trị này căn cứ vào MDL quy định

tại mục 8.4.4.2 thuộc TCVN 9716:2013 (tương đương ISO 8199:2005) – Hướng dẫn

chung về đếm vi sinh vật bằng nuôi cấy. Giá trị MDL này cũng được quy định tại mục

13.2 của phương pháp US. EPA 1604 – Xác định Coliform và E.coli bằng phương

pháp màng lọc. Do đó, ngưỡng giới hạn phát hiện ghi <1, <3 CFU/100mL là phù hợp

với các phương pháp tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế. Hơn nữa, ngưỡng giới hạn phát

hiện của mỗi phòng thử nghiệm có giá trị khác nhau, do đó kết quả xét nghiệm ghi là

Page 10: BÁO CÁO THUYẾT MINHvihema.gov.vn/wp-content/uploads/2019/05/2.Thuyết-minh-QCVN-07.12.2018.pdfbỘ y tẾ cỤc quẢn lÝ mÔi trƯỜng y tẾ viỆn sỨc khỎe nghỀ nghiỆp

6

“không phát hiện” theo QCVN 01: 2099/BYT hiện hành sẽ là giá trị MDL của mỗi

phòng thử nghiệm. Vì vậy, theo QCVN mới sử dụng giá trị MDL đối với chỉ tiêu

E.coli và Coliform là 1 CFU/100mL và 3 CFU/100mL. Nếu áp dụng phương pháp

đếm số xác suất lớn nhất phát hiện được (MPN) thì giới hạn định lượng là 3 MPN/100

mL cho cả coliform tổng số, E.coli hoặc Coliform chịu nhiệt không phù hợp với yêu

cầu của qui chuẩn.

E.coli hoặc Coliform chịu nhiệt là 2 thông số chỉ điểm về việc nước bị nhiễm

phân (Feacal indicator).Có thể dùng 1 trong 2 thông số này, đủ để chứng tỏ nước có bị

nhiễm bẩn từ phân (WHO guidelines, 7. Microbial Aspects, page 147, 148: Use of

indicator organism in monitoring), vì vậy trong qui chuẩn đưa E.coli hoặc coliform

chịu nhiệt để các đơn vị có thể lựa chọn chỉ số phù hợp với điều kiện PTN để thực

hiện.

Bên cạnh sử dụng 2 chỉ tiêu vi sinh là coliform tổng số và E.coli hoặc coliform

chịu nhiệt để đánh giá chất lượng nước ăn uống, một số nước quy định một số chỉ tiêu

về vi sinh vật khác và vi khuẩn gây bệnh, động vật nguyên sinh như: động vật nguyên

sinh và virut gây bệnh thương hàn (Canada, Mỹ), Legionella (Mỹ), Enterococci (Châu

Âu); trứng giun (Malaysia), tổng vi khuẩn hiếu khí (Nhật) v.v.

- Sáu thông số cảm quan và vô cơ:

Arsenic (As): WHO đưa ra tiêu chuẩn hướng dẫn 0,01 mg/L. Theo WHO, ngoài

phơi nhiễm nghề nghiệp thì đường phơi nhiễm nhiều nhất là qua thức ăn và nước

uống. Nồng độ asen trong nước uống trên 0,01mg/L là nguồn xâm nhập asen lớn nhất.

Một số nghiên cứu đã cho thấy các dấu hiệu nhiễm độc As cấp bao gồm các tổn

thương da như tăng sắc tố và tăng sừng, bệnh lý thần kinh ngoại biên, ung thư da, ung

thư bàng quang, ung thư phổi, các bệnh lý về mạch ngoại vi, đã được phát hiện thấy ở

các cộng đồng tiêu thụ nước uống bị nhiễm As. Các tổn thương da là dấu hiệu phổ

biến nhất, thường xuất hiện sau khi phơi nhiễm tối thiểu khoảng 5 năm. Các ảnh

hưởng tới hệ tim mạch được phát hiện thấy ở trẻ em tiêu thụ nước nhiễm As (hàm

lượng trung bình 0,6mg/L) ở lứa tuổi khoảng lên 7. Chương trình quốc tế về an toàn

hóa chất (IPCS - The International Programme on Chemical Safety) đã kết luận rằng

phơi nhiễm dài với asenic trong nước uống có mối tương quan nhân – quả với gia tăng

nguy cơ ung thư da, phổi, bàng quang, thận và các thay đổi về da như tăng sừng, tăng

sắc tố. Mặc dù vẫn còn những tranh luận về những nguy cơ tới sức khỏe của As ở

nồng độ thấp, dựa trên thực tế khó loại bỏ As trong nước cũng như giới hạn hàm lượng

Page 11: BÁO CÁO THUYẾT MINHvihema.gov.vn/wp-content/uploads/2019/05/2.Thuyết-minh-QCVN-07.12.2018.pdfbỘ y tẾ cỤc quẢn lÝ mÔi trƯỜng y tẾ viỆn sỨc khỎe nghỀ nghiỆp

7

As thực tế trong khu vực từ 0,001 – 0,01mg/L, WHO đưa ra giá trị tối đa cho phép đối

với As làm 0,01mg/L.

Arsenic có GHTĐCP là 0,01 mg/L trong cả QCVN và hầu hết tiêu chuẩn các

nước (Lào, Malaysia, Canada, Mỹ, Châu Âu, Nhật, v.v) và hướng dẫn của WHO là

0,01 mg/L, trừ Thái Lan, Ấn Độ, Bangladesh (0,05 mg/L).

Trong QCVN mới đưa chỉ số arsenic là thông số bắt buộc kiểm soát trên toàn

quốc đối với các cơ sở khai thác nước ngầm làm nguồn nước nguyên liệu để sản xuất

nước sạch cho mục đích sinh hoạt dựa trên những kết quả giám sát chất lượng nước

thực tế tại các địa phương và ý kiến của các chuyên gia, cũng như các bộ ngành.

Clo dư tự do (FCR): Clo được sản xuất với số lượng lớn và được sử dụng rộng rãi

cả trong công nghiệp và trong nước như là một chất khử trùng và thuốc tẩy quan trọng.

Đặc biệt, clo được sử dụng rộng rãi để khử trùng nước bể bơi và là chất khử trùng và

oxy hóa thường được sử dụng trong xử lý nước uống.

Trong QCVN 01:2009/BYT hiện hành, với khoảng giới hạn cho phép quy định

hàm lượng clo dư từ 0,3 – 0,5mg/L, hầu hết các công ty cấp nước đều không đảm bảo

duy trì lượng clo dư này trong nước cấp. Nếu đạt mức nồng độ này ở các hộ dân cuối

hệ thống phân phối thì các hộ gia đình ở đầu hệ thống phân phối sẽ bị vượt quá lượng

clo dư tối đa cho phép.

Theo WHO, trong nước được khử trùng bằng clo, thường nồng độ clo dư dao động

trong khoảng 0,2 – 1mg/L. Để khử trùng hiệu quả, cần luôn đảm bảo nồng độ của clo

dư tự do ≥ 0,2 mg/L sau khi thời gian tiếp xúc ít nhất 30 phút ở pH < 8,0 (WHO,

2011). Lượng clo dư nên được duy trì trong suốt các hệ thống phân phối để tránh tái

nhiễm trong quá trình phân phối nước.

IARC đã phân loại hypochlorite trong Nhóm 3 (không gây ung thư đối với con

người). Tuy nhiên, vấn đề thường thấy ở clo là mùi: hầu hết mọi người đều nhận thấy

mùi clo ở nồng độ giới hạn theo hướng dẫn của WHO.

Giá trị cho phép đối với clo tự do trong nước uống có nguồn gốc từ ngưỡng không

thấy tác hại đến sức khỏe (NOAEL) 15 mg/kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày, dựa trên

kết quả thực nghiệm trên chuột uống clo dạng hypochlorite trong 2 năm mà không

thấy xuất hiện dấu hiệu nhiễm độc. Áp dụng hệ số 100 (cho sự khác biệt loài) đối với

ngưỡng NOAEL này sẽ cho một liều dung nạp hàng ngày tối đa (TDI) 150 mg/kg

trọng lượng cơ thể. Đặt 100% liều TDI vào nước uống sẽ cho giá trị tối đa cho phép là

khoảng 5mg/L. Cần lưu ý là chưa có nghiên cứu nào chỉ rõ tác hại đối với sức khỏe.

Page 12: BÁO CÁO THUYẾT MINHvihema.gov.vn/wp-content/uploads/2019/05/2.Thuyết-minh-QCVN-07.12.2018.pdfbỘ y tẾ cỤc quẢn lÝ mÔi trƯỜng y tẾ viỆn sỨc khỎe nghỀ nghiỆp

8

Tuy nhiên, vấn đề thường thấy ở clo là mùi: hầu hết mọi người đều nhận thấy mùi clo

ở nồng độ dưới 5mg/L, một số có thể nhận thấy mùi ở mức 0,3 mg/L. Theo hướng dẫn

của WHO, giá trị tối đa cho phép của clo trong nước là 5 mg/L.

Với chỉ tiêu nhiều biến động và thất thoát trên đường di chuyển như clo dư nên

có quy định khác nhau về nồng độ tại các vị trí như: Đầu nguồn cấp, trên mạng lưới,

tại vòi nước của khách hàng. Theo hướng dẫn của WHO thì lượng clo dư tổng số, bao

gồm cả dạng tự do và kết hợp trong nước cho phép đến 5mg/L vẫn không có các ảnh

hưởng về sức khỏe.

Tham khảo tiêu chuẩn clo dư trong nước ăn uống của Canada cho thấy: Nồng độ

clo dư tự do trong hệ thống phân phối nước ăn uống được duy trì trong khoảng từ 0,04

mg/L đến 2,0 mg/L. Tiêu chuẩn về clo dư tự do của Canada cũng quy định: Tại điểm

đầu của mạng lưới phân phối nước, clo dư từ 0,4 mg/L - 1,2mg/L và từ 0,04 đến 0,8

mg/L ở cuối điểm phân phối của mạng lưới cấp nước.

Theo WHO (2011), clo dư duy trì 0,2 - 0,5 mg/L duy trì trên toàn hệ thống phân

phối. Nhìn chung theo WHO clo dư duy trì tối thiểu 0,2 mg/L thì mới kiểm soát được

E.coli và vi khuẩn nói chung (WHO, 2011).

Tiêu chuẩn nước ăn uống của Lào quy định clo dư tự do trong hệ thống phân

phối từ 0,1 đến 2 mg/L. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn Malaysia quy định nồng độ clo dư: từ

0,2 đến 5 mg/L trong hệ thống cấp nước. Tiêu chuẩn của Hàn Quốc cũng hướng dẫn

clo dư cả dạng tự do và kết hợp là 4 mg/L.

Do vậy, theo QCVN mới khoảng quy định cho clo dư tự do là 0,2 mg/L – 1mg/L

áp dụng đối với cơ sở sử dụng clo làm chất khử trùng.

Ba chỉ tiêu cảm quan (Độ đục, màu sắc, mùi vị): Các chỉ tiêu cảm quan chủ

yếu có nguồn gốc tự nhiên như từ quá trình phong hóa, hoạt động của vi khuẩn, tảo,

v.v. Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới, các chỉ số cảm quan và một số thành

phần vô cơ trong nước uống không có ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng tuy

nhiên vẫn có thể ảnh hưởng đến chất lượng nước uống về mặt cảm quan cũng như ảnh

hưởng đến hiệu quả xử lý nước, độ đục ảnh hưởng tới hiệu quả quá trình khử trùng.

Do vậy, vẫn cần quy định mức độ giám sát và giới hạn tối đa cho phép (GHTĐCP) đối

với các chỉ số này.

Độ pH: Là chỉ tiêu hết sức quan trọng, không chỉ phản ánh tính chất axit, bazơ

hay trung tính của nước để an toan sử dụng mà còn cho biết dạng tồn tại và độc chất

của rất nhiều chất khác có trong nước. Tuy vậy hiện nay WHO cũng không có hướng

dẫn ảnh hưởng của chỉ số độ pH tới sức khỏe con người.

Page 13: BÁO CÁO THUYẾT MINHvihema.gov.vn/wp-content/uploads/2019/05/2.Thuyết-minh-QCVN-07.12.2018.pdfbỘ y tẾ cỤc quẢn lÝ mÔi trƯỜng y tẾ viỆn sỨc khỎe nghỀ nghiỆp

9

Theo thực tế của nhiều địa phương, pH ở một số khu vực miền trung và miền

nam hơi thấp hơn so với ngưỡng trong QCVN 01:2009/BYT là 6,5; tham khảo tiêu

chuẩn của Nhật Bản quy định mức thấp nhất của chỉ số pH là 5,8 cho nước ăn uống,

do vậy ban soạn thảo QCVN mới đề nghị quy định pH trong khoảng từ 6 – 8,5

Page 14: BÁO CÁO THUYẾT MINHvihema.gov.vn/wp-content/uploads/2019/05/2.Thuyết-minh-QCVN-07.12.2018.pdfbỘ y tẾ cỤc quẢn lÝ mÔi trƯỜng y tẾ viỆn sỨc khỎe nghỀ nghiỆp

10

Bảng 6. Giới hạn tối đa cho phép 8 thông số bắt buộc của QCVN

TT Chỉ tiêu Đơn vị

Giới hạn tối đa cho phép

Việt

Nam Malaysia

Thái

Lan Indonesia Lào Nhật Canada Mỹ Châu Âu WHO

1. Tổng

coliform

CFU/

100ml <3

Không

phát hiện < 2,2 0 - -

Không

phát hiện 5%1 0 Không có

2.

E.Coli hoặc

coliform

chịu nhiệt

CFU/

100ml <1 < 1 0 0 0

Không

phát

hiện

Không

phát hiện MCL2 0 Không có

3. Asenic mg/L 0,01 0,01 0,05 0,01 < 0,01 0,01 0,01 0,013 0,01 0,01

4. Clo dư tự do mg/L 0,2 – 1 0,2 – 5,0 - 5 - - - - -

5

0,2 – 0,5

(WHO

1997)

5. Màu sắc TCU 15 15 15 15 < 5 5 ≤ 15* 15

Không có

thay đổi

bất thường

-

6. Mùi vị -

Không

mùi vị

lạ

Không

mùi

Không

mùi

Chấp

nhận

được

- Không

mùi vị lạ - -

7. Độ đục NTU 2 5 20 5 < 5 2 ≤ 1 -

Không có

thay đổi

bất thường

5

8. pH - 6,0 –

8,5 6,5 – 9,0

6,5 –

9,2 6,5 – 8,5

6,5 –

8,5

5,8 –

8,6 6,5 – 8,5

6,5 –

8,5 6,5 – 9,5 -

(*): Được quy định với mục đích về mặt thẩm mỹ (các chỉ tiêu cảm quan đối với Tiêu chuẩn của Canada)

1 Không quá 5% tổng số mẫu lấy trong tháng có kết quả dương tính với tổng coliform 2 Trong trường hợp 1 mẫu nước dương tính với tổng coliform hoặc E.coli, nếu mẫu lặp cũng cho kết quả dương tính thì nước đã bị nhiễm vi khuẩn 3 Trước năm 2001, trong tiêu chuẩn của Mỹ quy định hàm lượng asen là 0,05 mg/L

Page 15: BÁO CÁO THUYẾT MINHvihema.gov.vn/wp-content/uploads/2019/05/2.Thuyết-minh-QCVN-07.12.2018.pdfbỘ y tẾ cỤc quẢn lÝ mÔi trƯỜng y tẾ viỆn sỨc khỎe nghỀ nghiỆp

11

2.1.2. Các thông số nhóm B (91 thông số - Lựa chọn bắt buộc áp dụng đối

với mỗi tỉnh/thành)

Thông số vi sinh vật (2 thông số)

Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus): là một loài tụ cầu khuẩn Gram-dương

kỵ khí tùy nghi, và là nguyên nhân thông thường nhất gây ra nhiễm khuẩn trong các

loài tụ cầu. Nó là một phần của hệ vi sinh vật sống thường trú ở da được tìm thấy ở cả

mũi và da. Tụ cầu vàng thường sống ký sinh vô hại, nhưng cũng có thể gây bệnh, đặc

biệt là khi Staphylococcus aureus xâm nhập hoặc xuyên qua da, chúng có thể gây ra

nhiều loại nhiễm trùng khác nhau, chẳng hạn như nhiễm trùng da, loét, phỏng da hoặc

nhiễm trùng nặng trong máu, phổi hoặc các mô khác. Staphylococcus aureus được tìm

thấy gần như khắp nơi trong tự nhiên, trên da và niêm mạc của động vật máu nóng,

trên da, mũi và trong đường hô hấp ở mức khoảng 25% đến 30% số dân. Ngoài ra,

Staphylococcus aureus cũng được tìm thấy trong thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa…

và vùng nước, là nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm trùng bằng độc tố. Staphylococcus

aureus là vi khuẩn gây bệnh nên không được phép có mặt trong nước ăn uống.

Staphylococcus aureus cũng khó bị xử lý bằng cách khử khuẩn thông thường như xử

dụng các hợp chất clo so với E.coli hay Coliform chịu nhiệt, vì vậy nếu trong nước

không có mặt E.coli hay Coliform chịu nhiệt không có nghĩa là sẽ không có mặt

Staphylococcus aureus

Trực khuẩn mủ xanh (Ps. Aeruginosa): là một vi khuẩn phổ biến gây bệnh ở

động vật và con người, được tìm thấy trong đất, nước, hệ vi sinh vật trên da và các môi

trường nhân tạo trên khắp thế giới. Vi khuẩn không chỉ phát triển trong môi trường

không khí bình thường, mà còn có thể sống trong môi trường có ít khí ôxy, và do đó có

thể cư trú trong nhiều môi trường tự nhiên và nhân tạo. Vi khuẩn này dinh dưỡng bằng

các hợp chất hữu cơ; ở động vật, nhờ khả năng thích ứng vi khuẩn cho phép nó lây

nhiễm và phá hủy các mô của người bị suy giảm hệ miễn dịch. Triệu chứng chung của

việc lây nhiễm thông thường là gây ra viêm nhiễm và nhiễm trùng huyết. Nếu vi khuẩn

xâm nhập vào các cơ quan thiết yếu của cơ thể như phổi, đường tiết niệu, và thận, sẽ

gây ra những hậu quả chết người; vì vi khuẩn này phát triển tốt trên các bề mặt bên

trong cơ thể và trên bề mặt da hay niêm mạc bị tổn thương. Đối với nước uống trực

tiếp, nước uống đóng chai QCVN 6-1:2010/BYT cũng đã quy định chỉ tiêu cần kiểm

soát là Ps. Aeruginosa và tiêu chuẩn là không phát hiện, nên việc quy định chỉ tiêu này

trong đánh giá chất lượng nước ăn uống là phù hợp và tiêu chuẩn là <1CFU/100mL

tương đương giới hạn phát hiện của phương pháp thử.

Page 16: BÁO CÁO THUYẾT MINHvihema.gov.vn/wp-content/uploads/2019/05/2.Thuyết-minh-QCVN-07.12.2018.pdfbỘ y tẾ cỤc quẢn lÝ mÔi trƯỜng y tẾ viỆn sỨc khỎe nghỀ nghiỆp

12

Thông số vô cơ

Amoni (NH4+): Amoni là thành phần chính của quá trình chuyển hóa của động

vật có vú. Tác động gây độc tính chỉ có thể thấy ở ở phơi nhiễm với nồng độ trên

200mg/kg thể trọng. Amoni trong nước uống không gây tác hại trực tiếp đến sức khỏe

và do vậy WHO không đưa ra giá trị hướng dẫn dựa trên các bằng chứng tác hại đến

sức khỏe. Tuy nhiên, amoni có thể làm giảm hiệu quả khử trùng, dẫn đến hình thành

nitrit, nitrat và các cloramin trong hệ thống phần phối nước, làm mất hiệu quả của các

lọc loại bỏ mangan, gây nên các vấn đề về mùi và vị.

Amoni, mặc dù không có hướng dẫn ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng dẫn chất

của nó là nitrit và nitrat lại gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Do vậy việc quy định

GHTĐCP của ion amoni theo nitơ như hiện nay (0,3 mg/L) là phù hợp để giảm bớt

nguy cơ rủi do xuất hiện nitrit và nitrat. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay của nước ta,

nhiều vùng trũng nguy cơ ô nhiễm amoni do nước ngầm thấm nhiễm chất thải sinh

hoạt là khá cao, ở nhiều vùng phía nam Hà nội, người ta đã tìm thấy nồng độ amoni

lên tới vài chục mg/L trong nước ngầm. Hơn nữa khi xuất hiện amoni trong nước thì

việc khử trùng gây tốn clo cũng như tạo ra dẫn chất là các cloramin rất nguy hiểm.

Hơn nữa trong nước tự nhiên luôn có cân bằng giữa ion amoni và khí amoniac

(NH3 + H+ = NH4+ ), việc cân bằng dịch chuyển về việc tạo thành NH3 hay ion NH4

+

phụ thuộc nhiều vào pH của nguồn nước. Nếu nguồn nước nhiễm ion amoni kết hợp

với pH cao làm sinh khí amoniac, nếu NH3 đạt tới 0,2 mg/L đã làm chết cá, khí NH3

độc với người và động vật. Canada quy định khí NH3 nhỏ hơn 0,1 hoặc tối ưu nhỏ hơn

0,05 mg/L trong nước.

Kết quả khảo sát thực địa tại Huế và Hải Phòng cho thấy nhiều công ty cấp

nước khai thác nước mặt làm nguyên liệu thô để sản xuất nước sạch áp dụng quy

chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT quy định mức A1, A2 với (NH4+ - N) là 0,3 và 0,3

mg/L.

Trên cơ sở tham khảo các tiêu chuẩn nước uống của các nước vùng Châu Á, và

phù hợp với QCVN 08-MT:2015/BTNMT về chất lượng nước mặt và QCVN 09-

MT:2015/BTNMT về chất lượng nước dưới đất là nước nguyên liệu đầu vào sản xuất

nước sạch cho mục đích sinh hoạt, nên đưa ra ngưỡng giới hạn đối với amoni theo nitơ

là 0,3 mg/L.

Page 17: BÁO CÁO THUYẾT MINHvihema.gov.vn/wp-content/uploads/2019/05/2.Thuyết-minh-QCVN-07.12.2018.pdfbỘ y tẾ cỤc quẢn lÝ mÔi trƯỜng y tẾ viỆn sỨc khỎe nghỀ nghiỆp

13

Antimon hiếm gặp trong tự nhiên, trong nước ăn uống thường dưới 5 µg/L.

Theo hướng dẫn mới nhất của WHO thì GHTĐCP 0,02 mg/L. Tiêu chuẩn của Canada

và Mỹ đều quy định là 0,006 mg/L, Châu Âu: 0,005 mg/L.

Bari được quy định tại Thái Lan, Malaysia, Canada, Mỹ, v.v nhưng đều có

GHTĐCP tăng lên. Tiêu chuẩn nước ăn uống của Lào không quy định GHTĐCP cho

nhóm chất trên.

Cadimi (Cd): Cadimi phát tán ra môi trường qua nước thải và dòng thải có

chứa phân bón và qua không khí. Nước uống có thể bị nhiễm cadimi từ đường ống mạ

kẽm, các mối hàn và một số phụ kiện kim loại khác. Cadimi đi vào cơ thể chủ yếu qua

thực phẩm (trung bình một người trưởng thành hấp thụ khoảng 10-35 µg cadimi/ngày

qua đường miệng). Hút thuốc lá là một nguồn bổ sung cadimi đáng kể. Cadimi khi đi

vào cơ thể, tích tụ chủ yếu ở thận và có một thời gian bán thải dài (10-35 năm). Dựa

vào một số bằng chứng khoa học chứng minh cadmium gây ung thư qua đường hô

hấp, IARC (International Agency for Research on Cancer) đã xếp cadimi và các hợp

chất của cadimi vào Nhóm 2A (có thể gây ung thư cho con người). Tuy nhiên, hiện

nay, chưa có bằng chứng cho thấy cadimi qua đường miệng có thể gây ung thư. Hướng

dẫn của WHO về giới hạn tối đa cho phép của cadimi là 0,003mg/L.

Cadimi là nguyên tố đi vào nguồn nước chủ yếu do hoạt động công nghiệp,

trong nước thông thường người ta thường tìm thấy nồng độ Cadimi ở nồng độ thấp,

hiếm khi vượt quá 1 µg/L. Cadimi là nguyên tố độc nên trong tiêu chuẩn của hầu hết

các nước cũng như hướng dẫn của WHO đều có quy định GHTĐCP, thông thường từ

0,003 đến 0,005 mg/L, tuy nhiên TC Thái Lan quy định 0,01 mg/L.

Chì (Pb): Chì có nguồn gốc tự nhiên hiếm khi có mặt trong nước máy; sự hiện

diện của chì chủ yếu là từ hiệu ứng nước ăn mòn trên các hệ thống đường ống dẫn

nước hộ gia đình có chứa chì trong đường ống, hàn, phụ kiện hay các kết nối dịch vụ

về nhà. Lượng chì hòa tan từ các hệ thống đường ống dẫn nước phụ thuộc vào nhiều

yếu tố, bao gồm pH, nhiệt độ, độ cứng của nước và thời gian trong đường ống. Nước

có độ cứng thấp và có tính axit là dễ hòa tan chì nhất. Lượng clo tự do dư trong nước

uống có xu hướng hình thành các trầm tích có chứa chì hòa tan hơn, trong khi

chloramine dư có thể hình thành cặn hoà tan trong ống dẫn nhiều hơn. Phơi nhiễm với

chì liên quan đến một loạt các ảnh hưởng đến sức khỏe như ảnh hưởng đến sự phát

triển của hệ thần kinh, có thể gây tử vong (chủ yếu là do các bệnh tim mạch), suy thận,

tăng huyết áp, khả năng sinh sản suy giảm và kết quả bất lợi khi mang thai. Khiếm

khuyết trong sự phát triển thần kinh ở trẻ em thường xảy ra ở nồng độ chì máu thấp

hơn so với các ảnh hưởng khác, các bằng chứng về ảnh hưởng của chì đến sự phát

triển thần kinh là thuyết phục hơn đối với các vấn đề sức khỏe khác. Đối với người

Page 18: BÁO CÁO THUYẾT MINHvihema.gov.vn/wp-content/uploads/2019/05/2.Thuyết-minh-QCVN-07.12.2018.pdfbỘ y tẾ cỤc quẢn lÝ mÔi trƯỜng y tẾ viỆn sỨc khỎe nghỀ nghiỆp

14

trưởng thành, các tác dụng phụ liên quan với nồng độ chì trong máu thấp nhất có bằng

chứng lớn thuyết phục nhất là tăng huyết áp tâm thu liên quan đến chì. JECFA đã tái

khẳng định rằng do chì ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh và bào thai nên trẻ sơ

sinh và trẻ em là những phân nhóm nhạy cảm nhất đối với chì. Cần nhận thức rằng chì

có tác hại vượt trội so với các hóa chất nguy hiểm khác, trong đó phần lớn chì trong

nước uống phát sinh từ hệ thống ống nước trong các tòa nhà, và các biện pháp khắc

phục chủ yếu là loại bỏ hệ thống ống nước và phụ kiện có chứa chì nhưng biện pháp

này đòi hỏi nhiều thời gian và tiền bạc. Do đó, WHO nhấn mạnh rằng cần thực hiện tất

cả các biện pháp thiết thực khác để giảm tổng số tiếp xúc với chì (bao gồm kiểm soát

ăn mòn) cần được thực hiện. Hàm lượng chì tối đa theo hướng dẫn của WHO và nhiều

nước là 0,01mg/L, của Thái Lan là 0,05 mg/L.

Chỉ số pecmanganat: Trước đây theo Quyết định 1329/2002/BYT/QĐ gọi là độ

ôxy hóa: Phương pháp sử dụng chất oxy hóa là KMnO4 để oxy hóa các chất hữu cơ

trong nước trong môi trường axit hoặc kiềm.WHO không có hướng dẫn GHTĐCP cho

chỉ số pecmanganat. Tuy nhiên, tiêu chuẩn của Nhật, Hàn Quốc và Anh thay bằng tổng

các bon hữu cơ (TOC), tiêu chuẩn của Nhật: 5 mg/L. Do trang, thiết bị của các phòng

phân tích của Việt Nam chưa đáp ứng được việc phân tích TOC nên ở QCVN sẽ vẫn

tiếp tục quy định ngưỡng giới hạn cho phép đối với chỉ số pecmanganat là 2 mg/L.

Chloride quá lớn trong nước sẽ kết hợp với ion khác gây nên vị mặn hay vị lợ

cho nước. Ngoài ra các chỉ tiêu như độ đục hay màu sắc lớn cũng gây nên mất thẩm

mỹ và khó chịu cũng như giảm khả năng khử trùng của nguồn nước, v.v. Vì vậy việc

quy định GHTĐCP cho các chất trên như hiện nay là phù hợp.

Đồng (Cu): Đồng vừa là chất dinh dưỡng thiết yếu và vừa là chất gây ô nhiễm

nước uống. Nó được sử dụng để làm cho đường ống, van và phụ kiện và có mặt trong

các hợp kim và sơn. Đồng sunfat pentahydrate đôi khi được thêm vào nước mặt giúp

kiểm soát tảo. Theo WHO, nồng độ của đồng trong nước uống trong phạm vi từ ≤

0,005 đến > 30 mg/L, chủ yếu là kết quả của sự ăn mòn của hệ thống ống nước bằng

đồng. WHO đưa ra hướng dẫn giới hạn tối đa cho phép đối với đồng là 2mg/L, dựa

trên cơ sở bảo vệ cơ thể khỏi các tác động đến tiêu hóa do đồng và các dẫn xuất gây ra.

Đồng cũng được quy định trong hầu hết các tiêu chuẩn của các nước thông thường từ 1

đến 2 mg/L.

Độ cứng, mặc dù không có hướng dẫn của WHO về ảnh hưởng tới sức khỏe,

nhưng trong thực tế sử dụng khi độ cứng vượt 50 mg/L có thể tiêu hao một lượng lớn

xà phòng khi giặt quần áo, hay đóng cặn khi đun nấu, v.v.

Page 19: BÁO CÁO THUYẾT MINHvihema.gov.vn/wp-content/uploads/2019/05/2.Thuyết-minh-QCVN-07.12.2018.pdfbỘ y tẾ cỤc quẢn lÝ mÔi trƯỜng y tẾ viỆn sỨc khỎe nghỀ nghiỆp

15

Kẽm là nguyên tố có mặt trong nước chủ yếu do quá trình phân phối nước, ở

nồng độ cho phép, Kẽm là nguyên tố cần thiết cho cơ thể. Hiện tại WHO không có

hướng dẫn ảnh hưởng tới sức khỏe của Zn, tuy nhiên tiêu chuẩn của hầu hết các nước

đều quy đinh GHTĐCP của Zn, thông thường từ 1 đến 3 mg/L, Canada: 0,5 mg/L, Mỹ:

5 mg/L, riêng Thái Lan: 15 mg/L.

Kẽm là một nguyên tố vi lượng thiết yếu được tìm thấy trong hầu như tất cả

thức ăn và nước uống ở các dạng muối hoặc phức hợp hữu cơ. Các chế độ ăn uống

hàng ngày thường là nguồn cung cấp kẽm cho cơ thể. Mặc dù hàm lượng kẽm thường

không quá 0.01 mg/L trong nước mặt và 0,05mg/L trong nước ngầm, nồng độ kẽm

trong nước máy có thể cao hơn nhiều do sự giải phóng kẽm từ ống dẫn nước. Năm

1982, JECFA (Joint FAO/WHO Expert Committee on Food Additives) đề xuất lượng

kẽm hấp thu vào cơ thể hàng ngày tối đa là 1 mg/kg thể trọng. Hiện tại WHO chưa có

hướng dẫn ảnh hưởng tới sức khỏe và giá trị giới hạn tối đa đối với kẽm. Tuy nhiên,

nếu nước uống có chứa kẽm ở mức trên 3 mg/L gây ảnh hưởng đến chất lượng nước

về mặt cảm quan và có thể không được người tiêu dùng chấp nhận. Nước có chứa kẽm

ở nồng độ vượt quá 3-5 mg/L có thể có màu trắng đục và xuất hiện một lớp màng

nhờn trên mặt nước sôi hoặc có vị lạ không mong muốn (khoảng 4mg/L). Mặc dù

nước uống hiếm khi có kẽm ở nồng độ trên 0,1 mg/L, nồng độ trong nước máy có thể

cao hơn đáng kể vì kẽm được sử dụng trong vật liệu ống nước mạ kẽm thời trước.

Hiện tại, dưới góc độ ảnh hưởng tới sức khỏe, WHO không có hướng dẫn về giá trị

giới hạn tối đa đối với kẽm, tuy nhiên tiêu chuẩn của hầu hết các nước đều quy đinh

GHTĐCP của Zn, thông thường từ 1 đến 3 mg/L, Canada: 0,5 mg/L, Mỹ: 5 mg/L,

riêng Thái Lan: 15 mg/L.

Mangan (Mn): Hiện tại, WHO không có hướng dẫn ảnh hưởng tới sức khỏe

của Mn thông qua nước uống. Tiêu chuẩn nước ăn uống của Mỹ và EU cũng không

quy định. Tuy nhiên, tương tự sắt, mangan có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng nước

về mặt cảm quan do có thể tạo cặn MnO2 màu đen, gây đóng cặn đường ống và phá

hủy đường ống trong cấp nước và các dụng cụ nhà bếp, v.v. Theo hướng dẫn của

WHO, khi Mn có mặt trong nước ở hàm lượng > 0,1 mg/L đã tạo mảng bám và đóng

cặn trong đường ống dẫn nước và trên quần áo khi sử dụng. Thông thường hàm lượng

Mn <0,1 mg/L là chấp nhận được đối với người sử dụng. Theo ý kiến từ nhiều bộ, ban

ngành trong xây dựng và cấp thoát nước đều đề nghị giảm ngưỡng giới hạn của Mn

xuống 0,1mg/L, điều này cũng phù hợp với QCVN 08-MT:2015/BTNMT về chất

lượng nước mặt cũng quy định Mn là 0,1 mg/L đối với nguồn nước đầu vào làm

Page 20: BÁO CÁO THUYẾT MINHvihema.gov.vn/wp-content/uploads/2019/05/2.Thuyết-minh-QCVN-07.12.2018.pdfbỘ y tẾ cỤc quẢn lÝ mÔi trƯỜng y tẾ viỆn sỨc khỎe nghỀ nghiỆp

16

nguyên liệu để sản xuất nước sạch.Vì vậy đề xuất giới hạn của Mn trong qui chuẩn này

là 0,1 mg/L

Natri có GHTĐCP: 200 mg/L, trong nước thông thường, Na ít vượt quá 20

mg/L, tuy nhiên ở nhiều vùng địa chất Na có thể vượt quá 200 mg/L. Hiện tại, WHO

không có hướng dẫn về ảnh hưởng của Na tới sức khỏe, tuy nhiên khi nồng độ Na

vượt quá 200 mg/L sẽ gây ra vị khó chấp nhận với người sử dụng. Các tiêu chuẩn của

Lào, Malaysia, Canada, Châu Âu, Nhật, Anh đều quy định GHTĐCP của Na trong

nước ăn uống là 200 mg/L.

Nhôm: Trong xử lý nước cấp, PAC (PolyaluminumChlorua) được dùng trong

công đoạn keo tụ, việc xác định dư lượng nhôm được nhiều công ty cấp nước thực

hiện hàng ngày.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nhôm thâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường

miệng (thức ăn và nước uống, v.v), trong đó, tỷ lệ nhôm đi vào cơ thể qua đường nước

uống chiếm khoảng < 5%. Cho đến nay, chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy

nhôm trong nước uống có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người hay gây

ảnh hưởng đến chất lượng nước về mặt cảm quan. Do vậy, WHO, Mỹ, Canada và

nhiều nước trên thế giới không đưa ra hướng dẫn hay quy định về giá trị tối đa cho

phép của nhôm trong nước uống. Tuy nhiên, một số nghiên cứu dịch tễ học cho thấy

khả năng có sự tương quan giữa lượng nhôm đi vào cơ thể và bệnh Alzheimer. Mặc dù

những nghiên cứu này chưa đưa ra được những bằng chứng chính xác (do chưa loại bỏ

được các yếu tố nhiễu) nhưng đây có thể là một cơ sở để các nhà quản lý đưa ra quyết

định có cần phải đặt ra giới hạn tối đa cho phép cho nhôm trong nước hay không. Giới

hạn cho phép của Nhôm trong QCVN này là 0,2 mg/L.

Nikel (Ni): Niken được sử dụng chủ yếu trong sản xuất thép và hợp kim nikel

không gỉ. Thực phẩm là nguồn phơi nhiễm niken chính ở những người không hút

thuốc và người không phơi nhiễm nghề nghiệp với nikel. Nước nói chung là một đóng

góp nhỏ vào tổng lượng dung nạp hàng ngày, nồng độ niken trong nước uống thông

thường ít hơn 0,02 mg/L. Tuy nhiên, đối với khu vực bị ô nhiễm nặng hoặc những

nguồn nước ngầm có đặc điểm địa chất nhiều nikel hoặc những khu vực sử dụng vòi

nước làm từ vật liệu chứa nikel thì hàm lượng nikel trong nước có thể lên đến 1 mg/L.

Theo nghiên cứu, mức dung nạp hàng ngày là 12 m/kg thể trọng. Về tác hại đến sức

khỏe, IARC đã kết luận rằng các hợp chất nikel thuộc nhóm có thể gây ung thư cho

con người (Nhóm 1) và nikel kim loại là có thể gây ung thư (Nhóm 2B). Viêm da tiếp

xúc dị ứng là hiệu ứng phổ biến nhất của niken trong quần thể dân cư. WHO đưa ra

hướng dẫn về giá trị giới hạn tối đa đối với nikel trong nước là 0,07mg/L.

Page 21: BÁO CÁO THUYẾT MINHvihema.gov.vn/wp-content/uploads/2019/05/2.Thuyết-minh-QCVN-07.12.2018.pdfbỘ y tẾ cỤc quẢn lÝ mÔi trƯỜng y tẾ viỆn sỨc khỎe nghỀ nghiỆp

17

Sắt không gây độc cho sức khỏe nhưng nồng độ sắt cao sẽ làm nước có mùi

tanh, màu vàng, khó chịu trong sinh hoạt.

Sunphat (SO42-) xuất hiện tự nhiên trong nhiều khoáng chất và được sử dụng

thương mại, chủ yếu trong các ngành công nghiệp hóa chất. Chúng được thải vào nước

trong chất thải công nghiệp và thông qua lắng đọng trong khí quyển; Tuy nhiên, hàm

lượng cao nhất thường xuất hiện trong nước ngầm và từ các nguồn tự nhiên. Nhìn

chung, lượng sunphat hấp thụ vào cơ thể trung bình là 500mg/ngày chủ yếu qua thực

phẩm. Tuy nhiên, nếu nguồn nước uống có chứa hàm lượng sunphat cao thì đây có thể

là nguồn chính cung cấp sunphat vào cơ thể con người. Sunphat được coi là một trong

những ion ít gây độc đến cơ thể con người nhất nhưng nếu hấp thụ lượng sunphat

khoảng 1000 – 2000mg (tương đương với 14 – 29mg/kg thể trọng) có thể ảnh hưởng

đến hệ tiêu hóa (có thể gây tiêu chảy nhẹ) (McKee, J.E and Wolf, H.W., 1963). Tổ

chức Y tế Thế giới hiện nay đưa sunphat vào nhóm chất chưa có đầy đủ bằng chứng

ảnh hưởng tới sức khỏe và không có hướng dẫn về GHTĐCP đối với sunphat trong

nước uống. Tuy nhiên, sunphat có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng nước uống về

mặt cảm quan do gây mùi khó chịu với hàm lượng từ 250mg/L (đối với natri sunphat)

đến 1.000mg/L (đối với canxi sunphat). Do vậy, đa phần tiêu chuẩn của các nước như

Thái Lan, Malaysia, Lào, Mỹ, Châu Âu, Hàn Quốc đều quy định GHTĐCP sunphat

trong nước từ 200 đến 250 mg/L.

Bor, Chromi, Seleni, Thủy ngân, Xyanua vẫn được tiếp tục quy định trong

danh mục thông số bắt buộc do UBND tỉnh/ thành phố ban hành do có khả năng ô

nhiễm chủ yếu từ hoạt động công nghiệp, đặc biệt đối với chỉ số Xyanua tuy không có

hướng dẫn của WHO do hàm lượng trong nước thường thấp hơn nhiều so với mức có

thể ảnh hưởng sức khỏe tuy nhiên tại Việt nam vẫn còn hiện tượng sử dụng trái phép

tại các bãi vàng trái phép, hoàn toàn có nguy cơ có thể ảnh hưởng đến nguồn nước nên

vẫn cần thiết đưa vào qui chuẩn để kiểm soát.

Page 22: BÁO CÁO THUYẾT MINHvihema.gov.vn/wp-content/uploads/2019/05/2.Thuyết-minh-QCVN-07.12.2018.pdfbỘ y tẾ cỤc quẢn lÝ mÔi trƯỜng y tẾ viỆn sỨc khỎe nghỀ nghiỆp

18

Bảng 7. Giới hạn tối đa cho phép đối với các thông số vi sinh và thông số vô cơ

TT Chỉ tiêu Đơn vị

Giới hạn tối đa cho phép

Việt

Nam Malaysia

Thái

Lan Indonesia Lào Nhật Canada Mỹ

Châu

Âu WHO

9. Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus)

CFU/100ml - - - - - - - - - -

10. Trực khuẩn mủ xanh

(Ps. Aeruginossa) CFU/100ml

< 1

KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH

11. Amoni (NH4+ tính theo N) mg/L 0,3 1,5 - 1,5 - - - 0,3 -

12. Antimon (Sb) mg/L 0,02 - - 0,02 - - 0,006 0,006 0,005 0,02

13. Bari (Bs) mg/L 0,7 0,7 1 0,7 - - 1 2 - 0,7

14. Bor tính chung cho cả Borat và axit Boric (B)

mg/L 0,3 0,5 - 0,5 - 1 5 - 1 2,4

15. Cadmi (Cd) mg/L 0,003 0,003 0,01 0,003 - 0,01 - 0,005 0,005 0,003

16. Chì (Plumbum) (Pb) mg/L 0,01 0,01 0,05 - <

0,01 0,01 0,01 0,015 0,01 0,01

17. Chỉ số Pecmanganat mg/L 2 - - 10 - 54 - - - -

18. Chloride mg/L 250 250 600 250 < 250 200 ≤ 250* 250 250 -

19. Chromi (Cr) mg/L 0,05 0,05 0,05 0,05 - - 0,05 0,1 0,05 0,05

20. Đồng (Cuprum) (Cu) mg/L 1 1 1,5 2 < 2 1 1 2 2

21. Độ cứng, tính theo CaCO3 mg/L 300 500 500 < 300 300 - - - -

22. Fluor (F) mg/L 1,5 0,4 – 0,6 1 1,5 < 1,5 0,8 1,5 2 1,55

0,86 1,5

23. Kẽm (Zincum) (Zn) mg/L 2 3 15 3 < 3 1 ≤ 0,5* 5 - -

24. Mangan (Mn) mg/L 0,1 0,1 0,5 0,4 < 0,1 0,05 ≤ 0,05* - - -

25. Natri (Na) mg/L 200 200 - 200 < 200 200 ≤ 200* - 200 -

4 Tổng cacbon hữu cơ

5 Nếu là dạng florua tự nhiên

6 Nếu là dạng florua được bổ sung thêm vào trong quá trình xử lý nước

Page 23: BÁO CÁO THUYẾT MINHvihema.gov.vn/wp-content/uploads/2019/05/2.Thuyết-minh-QCVN-07.12.2018.pdfbỘ y tẾ cỤc quẢn lÝ mÔi trƯỜng y tẾ viỆn sỨc khỎe nghỀ nghiỆp

19

TT Chỉ tiêu Đơn vị

Giới hạn tối đa cho phép

Việt

Nam Malaysia

Thái

Lan Indonesia Lào Nhật Canada Mỹ

Châu

Âu WHO

26. Nhôm (Aluminium) (Al) mg/L 0,2 0,2 - 0,2 < 0,2 0,2 ≤ 0,2 0,05 –

0,2 0,2 -

27. Nickel (Ni) mg/L 0,07 0,02 - 0,07 - - - - 0,02 0,07

28. Nitrat mg/L 8,86

29 10 45 50 < 50 107 458

109 10 50

506

117

29. Nitrit mg/L 0,16

0,0512 - - 3 < 3 0,0410 311

112 1 0,5

39

0,910

30. Sắt (Ferrum) (Fe) mg/L 0,3 0,3 1 0,3 < 0,3 0,3 ≤ 0,3* 0,3 -

31. Seleni (Se) mg/L 0,01 - 0,01 0,01 - 0,01 0,05 0,05 0,01 0,04

32. Sunphat mg/L 250 250 250 250 < 250 - 250 250 -

33. Sunfua mg/L 0,05 0,05 - - - - -

34. Thuỷ ngân (Hydrargyrum)

(Hg) mg/L 0,001 0,001 0,001 0,001

<

0,006 0,0005 0,001 0,00213 0,001 0,0064

35. Tổng chất rắn hoà tan (TDS) mg/L 1000 1.000 - 500 - 500 ≤ 500* 500 -

36. Xyanua (CN-) mg/L 0,05 0,07 0,2 0,07 < 0,5 0,01 0,2 0,2 0,05 -

(*): Được quy định với mục đích về mặt thẩm mỹ (các chỉ tiêu cảm quan đối với Tiêu chuẩn của Canada)

7 Tổng nitrat & nitrit

8 Hàm lượng nitrat - nitrat

9 Hàm lượng nitrat - N

10 Nitrit dạng N2O

11 Hàm lượng nitrit - nitrit

12 Hàm lượng nitrit - N

13 Quy định cho hàm lượng Thủy ngân vô cơ

Page 24: BÁO CÁO THUYẾT MINHvihema.gov.vn/wp-content/uploads/2019/05/2.Thuyết-minh-QCVN-07.12.2018.pdfbỘ y tẾ cỤc quẢn lÝ mÔi trƯỜng y tẾ viỆn sỨc khỎe nghỀ nghiỆp

20

Nhóm các chất hữu cơ

Nhóm Alkan clo hóa (8 thông số): Vẫn giữ nguyên số lượng theo QCVN

01:2009/BYT, nhưng điều chỉnh ngưỡng giới hạn đối với Tricloroeten từ 70 g/L

xuống 20 g/L và Vinyl clorua từ 5 g/L xuống 0,3 g/L theo hướng dẫn mới nhất của

WHO và tham khảo tiêu chuẩn một số nước

Nhóm chất này chủ yếu xuất hiện trong nguồn nước do có ô nhiễm các chất hữu

cơ từ bên ngoài, đa phần do các hoạt động công nghiệp như tổng hợp nhựa, cao xu,

chế tạo chất dẻo, dầu mỏ v.v, chôn lấp chất thải hoặc ảnh hưởng phôi nhiễm từ các

đường ống phân phối nước có nguồn gốc từ chất dẻo. Hoặc có một số chất như (1,2-

Dicloroeten, Tricloroeten, Tetracloroeten) có thể bị ảnh hưởng từ quá trình dùng clo

khử trùng nguồn nước khi nguồn nước có 1 số anken. Trong nước thông thường các

chất thuộc nhóm alkan clo hóa này thường tìm thấy ở dạng vết hoặc siêu vết.

Nhóm chất này có nhiều ảnh hưởng tới hệ thần kinh, gan, máu, tuyến thượng

thận, có nguy cơ gây ung thư khi ở ngưỡng nồng độ nhất định, 8 chất trong nhóm

ankal clo hóa hiện nay không những WHO mà còn nhiều quốc gia khác như Malaysia,

Mỹ, Canada, Châu Âu, Nhật đều có những hướng dẫn mức nồng độ cho phép và

những ảnh hưởng tới sức khỏe, trong đó vinylclorua, tricloroeten đều có hướng dẫn

giảm về GHTĐCP.

Nhóm Hydrocacbua thơm (6 thông số): So với QCVN 01:2009/BYT quy định

7 thông số, trong QCVN mới loại bỏ thông số benzo(a) pyren do chất này tuy thuộc

nhóm hydrocacbon đa vòng thơm có khả năng gây ung thư nhưng chỉ khi tồn tại trong

không khí. Benzo(a)pyrene là hợp chất ưa béo, độ tan trong nước kém nên hàm lượng

trong nước thấp. Có rất ít tiêu chuẩn các nước quy định và năng lực phân tích còn hạn

chế đối với thông số này đối với các CDC/TTYTDP

Nhóm chất hydrocacbon thơm đi vào nguồn nước đều do hoạt động nông

nghiệp, công nghiệp (các hoạt động từ bên ngoài) của con người tác động tới, trong

nước tự nhiên người ta quan sát thấy nồng độ vết của các hợp chất này: benzen < 5

µg/l, xylen< 8 µg/l

Nhóm này trong QCVN gồm 6 chất chủ yếu là benzen, phenol và dẫn xuất và

hydrocacbua thơm. Nhóm chất này có độc tính cao gây nhiều ảnh hưởng tới hệ thần

kinh và có khả năng gây ung thư nên nhóm chất này trừ phenol và dẫn xuất đều có

hướng dẫn về GHTĐCP cho phép trong nước ăn uống không những của WHO mà còn

nhiều quốc gia khác như Malaysia, Mỹ, Hàn Quốc, Anh, Nhật. Tuy nhiên trong

GHTĐCP của Mỹ có nâng mức độ các chất này cao hơn, nhưng Anh lại giảm

GHTĐCP.

Page 25: BÁO CÁO THUYẾT MINHvihema.gov.vn/wp-content/uploads/2019/05/2.Thuyết-minh-QCVN-07.12.2018.pdfbỘ y tẾ cỤc quẢn lÝ mÔi trƯỜng y tẾ viỆn sỨc khỎe nghỀ nghiỆp

21

Với phenol và dẫn xuất của phenol, hiện tại WHO và tiêu chuẩn nhiều quốc gia khác

không có hướng dẫn nhưng TC của Nhật Bản và Hàn Quốc đều quy định 5 µg/L.

Nhóm benzen clo hóa (3 thông số): Chúng xuất hiện trong nguồn nước do bay

hơi của dung môi hoặc ô nhiễm do công nghiệp hóa chất. Trong nước tự nhiên các

chất này tồn tại ở nồng độ nhỏ hơn 1µg/l và lớn nhất là 5 µg/l (ghi nhận ở Canada).

GHTĐCP các chất này đều có quy định theo hướng dẫn của WHO cho diclorobenzen,

tương tự như Mỹ và Canada.

Nhóm các chất hữu cơ phức tạp (3 thông số): Khả năng gây ô nhiễm cho

nguồn nước từ quá trình xử lý nước bằng hóa chất gồm (Acrylamide và epiclohydrin).

Ba chỉ số còn lại nếu có mặt trong nguồn nước là do hoạt động công nghiệp tác động

(chế biến chất dẻo tổng hợp nhựa như PVC).

Page 26: BÁO CÁO THUYẾT MINHvihema.gov.vn/wp-content/uploads/2019/05/2.Thuyết-minh-QCVN-07.12.2018.pdfbỘ y tẾ cỤc quẢn lÝ mÔi trƯỜng y tẾ viỆn sỨc khỎe nghỀ nghiỆp

22

Bảng 8. Giới hạn tối đa cho phép đối với Nhóm các chất hữu cơ

TT Chỉ tiêu Đơn

vị

Giới hạn tối đa cho phép

Việt

Nam Malaysia

Thái

Lan Indonesia Lào Nhật Canada Mỹ

Châu

Âu WHO

Alkan clo hóa

37. 1,1,1 - Tricloroetan g/L 2000 2.000 - - - - - 200 - -

38. 1,2 - Dicloroetan g/L 30 30 - 50 - - 5 5 3 30

39. 1,2 - Dicloroeten g/L 50 50 - 50 - - - - - 50

40. Cacbontetraclorua g/L 2 2 - 4 - 2 - 5 - 4

41. Diclorometan g/L 20 20 - 20 - 20 50 5 - 20

42. Tetracloroeten g/L 40 40 - 40 - - - - 1014 40

43. Tricloroeten g/L 20 70 - 20 - - - - - 20

44. Vinyl clorua g/L 0,3 5 - - - - 2 2 0,5 0,3

Hydrocacbua thơm

45. Benzen µg/L 10 - - 10 - 10 5 5 1 10

46. Etylbenzen µg/L 300 300 - 300 - - - 700 - 300

47. Phenol và dẫn xuất của

phenol µg/L 1 - 2 - - 515 - - - -

48. Styren µg/L 20 20 - 20 - - - 100 - 20

49. Toluen µg/L 700 700 - 700 - - 60 1.000 - 700

50. Xylen µg/L 500 500 - 500 - - 90 10.000 - 500

Benzen clo hóa

51. 1,2-Diclorobenzen µg/L 1.000 1.000 - 1.000 - - 200 600 - 1.000

52. Monoclorobenzen µg/L 300 - - - - - 80 - - -

53. Triclorobenzen µg/L 20 20 - - - - - - - -

- Các chất hữu cơ phức tạp

54. Acrylamide µg/L 0,5 0,5 - 0,5 - - - 0,5 0,1 0,5

14 Tổng Tricloroeten và Tetracloroeten

15 Phenol

Page 27: BÁO CÁO THUYẾT MINHvihema.gov.vn/wp-content/uploads/2019/05/2.Thuyết-minh-QCVN-07.12.2018.pdfbỘ y tẾ cỤc quẢn lÝ mÔi trƯỜng y tẾ viỆn sỨc khỎe nghỀ nghiỆp

23

TT Chỉ tiêu Đơn

vị

Giới hạn tối đa cho phép

Việt

Nam Malaysia

Thái

Lan Indonesia Lào Nhật Canada Mỹ

Châu

Âu WHO

55. Epiclohydrin µg/L 0,4 0,4 - 0,4 - - - 2 0,1 0,4

56. Hexacloro butadiene µg/L 0,6 0,6 - 0,6 - - - - - 0,6

Page 28: BÁO CÁO THUYẾT MINHvihema.gov.vn/wp-content/uploads/2019/05/2.Thuyết-minh-QCVN-07.12.2018.pdfbỘ y tẾ cỤc quẢn lÝ mÔi trƯỜng y tẾ viỆn sỨc khỎe nghỀ nghiỆp

24

Nhóm hóa chất bảo vệ thực vật (27 thông số)

Nhóm hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) bao gồm các loại thuốc trừ sâu cơ

clo và cơ photpho. Các loại HCBVTV này dùng để bảo vệ mùa màng bị thấm nhiễm

vào đất, không khí, có khả năng đi vào nguồn nước, ảnh hưởng đến chất lượng nước.

Trong số các HCBVTV quy định tại QCVN01:2009/BYT có 6 chất thuộc các

chất hữu cơ khó phân hủy POPs theo công ước Stockholm là Aldrin, Chlordane,

Dieldrin, Heptachlor, Hexachlorobenzenne, DDT. Những chất này hiện đang bị cấm

sử dụng ở nhiều nước trong đó có Việt nam. Hướng dẫn của WHO cũng không đưa ra

giá trị hướng dẫn của Heptachlor và Hexachlorobenzenne vì hiện không có bất cứ

bằng chứng nào về sự có mặt của các chất này trong nước ăn uống ở mức có thể ảnh

hưởng sức khỏe. Hướng dẫn của WHO đưa ra giá trị hướng dẫn chung cho tổng số

Aldrin và dieldrin là 0,03 µg/L do trong môi trường và cơ thể, aldrin thường được

chuyển hóa ngay thành Dieldrin. IARC phân loại Aldrin và dieldrin thuộc nhóm 3 (not

classifiable as to its carcinogennicity to humans). Tuy có khả năng ảnh hưởng sức

khỏe và đã bị cấm tại nhiều nước trong đó có Việt nam nhưng Aldrin và dieldrin có

tính linh động thấp trong đất nên tích lũy cao trong đất. Rất hiếm khi phát hiện thấy 2

chất này có trong nước sạch dùng ăn uống, nếu có thì thường <0,01 µg/L. Trong nước

ngầm hầu như không phát hiện thấy sự có mặt của 2 chất này.

Tương tự như vậy, WHO đưa ra giá trị hướng dẫn cho Chlordane trong nước

uống là 0,2 µg/L, tuy nhiên Chlordane có tính bền vững trong môi trường đất và

dường như không bị di chuyển tới môi trường nước. Trong nước các kết quả của nhiều

nước cho thấy hàm lượng Chlordane nếu phát hiện thấy trong nước uống và nước

ngầm đều <0,1 µg/L

DDT và dẫn xuất của DDT có giá trị hướng dẫn của WHO trong nước uống là 1

µg/L,Cũng như 5 chất trên, DDT cũng bền vững trong môi trường đất và gây ảnh

hưởng đến sức khỏe thông qua đường thức ăn (cây trồng trên đất bị nhiễm các chất

này), tuy nhiên theo số liệu tổng hợp của WHO thì hiện tại DDT được phát hiện trong

nước mặt với hàm lượng xấp xỉ 1 µg/L, trong nước uống tại một số nơi vẫn phát hiện

thấy.

Vì vậy trong quy chuẩn đã xem xét loại bỏ 4 chất và đưa Chlordane, DDT và

dẫn xuất vào danh mục thông số lựa chọn giám sát do UBND tỉnh/ thành phố ban hành

nhằm đề phòng việc tồn dư hoặc tái xuất hiện trong nước ăn uống, sinh hoạt.

Quy chuẩn cũng đưa thêm thông số Chlorpyrifos thuộc nhóm diệt côn trùng, và

Cyanazine thuộc nhóm diệt cỏ.

Chlorpyrifos dùng để diệt muỗi, ruồi, bọ gậy cũng như các sâu bọ khác trong đất.

mặc dù Chlorpyrifos cũng rất bền vững trong đất và khó ảnh hưởng đến nguồn nước

nếu chỉ sử dụng cho đất tuy nhiên do sử dụng diệt bọ gậy trong nước nên chất này có

Page 29: BÁO CÁO THUYẾT MINHvihema.gov.vn/wp-content/uploads/2019/05/2.Thuyết-minh-QCVN-07.12.2018.pdfbỘ y tẾ cỤc quẢn lÝ mÔi trƯỜng y tẾ viỆn sỨc khỎe nghỀ nghiỆp

25

khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước. Hướng dẫn của WHO cho Chlorpyrifos

trong nước là 0,03 mg/L.

Cyanazine là chất thường được sử dụng để diệt cỏ, chất này bị phân hủy nhanh

trong đất và nước bởi các vi sinh vật. Hướng dẫn của WHO cho Cyanazine trong nước

là 0,6 µg/L

Nhóm hóa chất khử trùng và sản phẩm phụ (14 thông số)

Để bảo vệ nguồn nước từ khâu sản xuất đến nơi tiêu dùng khỏi sự xâm nhập của

các vi sinh vật, các nhà máy nước phải khử trùng nguồn nước. Đa phần các nước

nghèo và các nước đang phát triển đều sử dụng clo để diệt khuẩn và yêu cầu bắt buộc

phải có một lượng clo dư trong nước khi cấp nước đến hộ gia đình. Do vậy chỉ tiêu clo

dư được giám sát ở danh mục các thông số bắt buộc giám sát đối với cơ sở cung cấp

nước sử dụng clo làm chất khử trùng.

Khi sử dụng clo để xử lý, các sản phẩm phụ chính là THMs và HAAs là những sản

phẩm phụ chính. Khi xử lý bằng Brom thì bromat, THMs và HAAs cũng là sản phẩm

phụ chính. Nếu kiểm soát được 3 nhóm chỉ số này THMs, HAAs, bromat thì sẽ kiểm

soát được toàn bộ quá trình khử trùng bằng clo hoặc bromat, không nhất thiết phải

kiểm soát tất cả các sản phẩm phụ trong quá trình khử trùng (WHO guidelines, 8.

Chemical apects,page 155,)

THMs theo Guidelines for Drinking - water Quality, 4th edition WHO trang 427 bao

gồm (Bromodichloromethane, Bromoform, Chloroform, Dibromochloromethane)

HAAs chủ yếu gồm các chất (monochloroacetic acid; dichloroacetic acid;

trichloroacetic acid; monobromoacetic acid; dibromoacetic acid)

THMs có nguy cơ gây ung thư lớn cho người sử dụng. THMs không những có

trong hướng dẫn về GHTĐCP trong nước của WHO mà còn trong hầu hết các tiêu

chuẩn của các nước, đối với nhiều nước như Nhật, Hàn Quốc, Canada, Mỹ, GHTĐCP

này có phần nghiêm ngặt hơn hướng dẫn của WHO, tuy nhiên Thái Lan, Lào không có

hướng dẫn này trong tiêu chuẩn.

Rà soát lại giới hạn qui định cho các thông số 1,2-Dicloropropan, Simazin, Bromat,

axit tricloroaxetic, dicloroaetonitril, dibromoaxetonitril căn cứ vào hướng dẫn ảnh

hưởng sức khỏe của WHO, qui chuẩn này cũng có những điều chỉnh so với QCVN

01/2009 phù hợp với hướng dẫn của WHO như 1,2-Dicloropropan từ 20 µg/L tại

QCVN 01/2009 điều chỉnh thành 40 µg/L, Simazin từ 20 µg/L điều chỉnh thành 2

µg/L, Bromat: 25 µg/L điều chỉnh thành 10 µg/L, dicloroaetonitril: 90 µg/L điều chỉnh

thành 20 µg/L, dibromoaxetonitril:100 µg/L điều chỉnh thành 70 µg/L, axit

tricloroaxetic: 100 µg/L điều chỉnh thành 200 µg/L

Page 30: BÁO CÁO THUYẾT MINHvihema.gov.vn/wp-content/uploads/2019/05/2.Thuyết-minh-QCVN-07.12.2018.pdfbỘ y tẾ cỤc quẢn lÝ mÔi trƯỜng y tẾ viỆn sỨc khỎe nghỀ nghiỆp

26

Bảng 9. Giới hạn tối đa cho phép đối với nhóm Hóa chất bảo vệ thực vật và nhóm Hóa chất khử trùng và sản phẩm phụ

TT Chỉ tiêu Đơn

vị

Giới hạn tối đa cho phép

Việt

Nam Malaysia

Thái

Lan Indonesia Lào Nhật Canada Mỹ

Châu

Âu WHO

Nhóm hóa chất bảo vệ thực vật

57. 1,2-dibromo-3 cloropropan µg/L 1 1 - 1 - - - 0,2 - 1

58. 1,2-dicloropropan µg/L 40 40 - 40 - - - 5 - 40

59. 1,3-dicloropropen µg/L 20 20 - - - - - - - -

60. 2,4-D µg/L 30 30 - 30 - - 100 70 - 30

61. 2,4-DB µg/L 90 90 - 90 - - - - - 90

62. Alachlor g/L 20 20 - 20 - - - - - 20

63. Aldicarb µg/L 10 10 - 10 - - - - - 10

64. Atrazine µg/L 2 2 - 2 - - 5 3 - 100

65. Bentazone µg/L - 300 - - - - - - - -

66. Carbofuran µg/L 5 7 - 7 - - 9 40 - 7

67. Clorotoluron µg/L 30 30 - 30 - - - - - 30

68. Chlordane µg/L 0,2 0,2

69. Chlopyrifos µg/L 30 30

70. Cyanazine µg/L 0,6 0,6

71. DDT và dẫn xuất µg/L 1 1

72. Dichloprop µg/L 100 100 - 100 - - - - - 100

73. Fenoprop µg/L 9 9 - 9 - - - - - 9

74. Isoproturon µg/L 9 9 - 9 - - - - - 9

75. MCPA µg/L 2 2 - 2 - - - - - 2

76. Mecoprop µg/L 10 10 - 1 - - - - - 10

77. Methoxychlor µg/L 20 20 - 20 - - - 40 - 20

78. Molinate µg/L 6 6 - 6 - - - - - 6

79. Pendimetalin µg/L 20 20 - 20 - - - - - 20

80. Permethrin µg/L 20 20 - 300 - - - - - -

81. Propanil µg/L 20 20 - - - - - - - -

Page 31: BÁO CÁO THUYẾT MINHvihema.gov.vn/wp-content/uploads/2019/05/2.Thuyết-minh-QCVN-07.12.2018.pdfbỘ y tẾ cỤc quẢn lÝ mÔi trƯỜng y tẾ viỆn sỨc khỎe nghỀ nghiỆp

27

TT Chỉ tiêu Đơn

vị

Giới hạn tối đa cho phép

Việt

Nam Malaysia

Thái

Lan Indonesia Lào Nhật Canada Mỹ

Châu

Âu WHO

82. Simazine µg/L 2 2 - 2 - - 10 4 - 2

83. Trifuralin µg/L 20 20 - 20 - - - - - 20

Nhóm Hóa chất khử trùng và sản

phẩm phụ

84. 2,4,6-triclorophenol µg/L 200 200 - 200 - - 5 - - 200

85. Bromodiclorometan µg/L 60 60 - 60 - 30

10016 8017

- 60

86. Bromofoc µg/L 100 100 - 100 - 90 - 100

87. Clorofoc µg/L 200 200 - 300 - 60 - 300

88. Dibromoaxetonitril µg/L 70 100 - 70 - - - - - 70

89. Dibromoclorometan µg/L 100 100 - 100 - 100 10017 8017 - 100

90. Dicloroaxetonitril µg/L 20 90 - 20 - - - - - 20

91. Focmaldehyt µg/L 900 900 - - - 80 - - - -

92. Monocloramin mg/L 3,0 3 - - - - 318 - - 3

93. Tricloroaxetonitril µg/L 1 1 - - - - - - - -

94. Bromat µg/L 10 10

95. monochloroacetic acid µg/L 20 20

96. dichloroacetic acid µg/L 50 50

97. trichloroacetic acid µg/L 200 200

16 Tổng trihalomethanes (THMs): formaldehyt, bromofoc, dibromoclorometan, bromodiclorometan, clorofoc

17 Tổng trihalomethanes (THMs): formaldehyt, bromofoc, dibromoclorometan, bromodiclorometan, clorofoc

18 Tổng mono, di, trichloramines

Page 32: BÁO CÁO THUYẾT MINHvihema.gov.vn/wp-content/uploads/2019/05/2.Thuyết-minh-QCVN-07.12.2018.pdfbỘ y tẾ cỤc quẢn lÝ mÔi trƯỜng y tẾ viỆn sỨc khỎe nghỀ nghiỆp

28

Nhóm thông số nhiễm xạ (2 thông số)

Mức nhiễm xạ trong nguồn nước xảy ra cả do bản thân nội tại của vùng địa chất

địa tầng của tầng đất chứa nước và cũng có thể do cả những tác động ô nhiễm từ bên

ngoài đặc biệt từ các hoạt động công nghiệp sử dụng nguồn phóng xạ hoặc do thiên

tai, thảm họa. Tiêu chuẩn của Anh quy định tổng liều lượng phóng xạ là 0,1 mSv/năm

tại diểm cấp nước và Triti là 100 Bq/L.Hai chỉ số tổng hoạt độ α và β được giám sát ở

cấp độ B.

Theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT về chất lượng nước mặt quy định tổng hoạt

độ α: 0,1 Bq/L và β: 1,0 Bq/L ở cả 4 mức A1, A2, B1, B2. Đơn vị quy chuẩn Bq tính

bằng 1 phân rã/ giây. Trong QCVN 01 tổng hoạt độ phóng xạ α là 3 pCi/L tương

đương với 0,111 Bq/L và 30 pCi/L đối với tổng hoạt độ phóng xạ β tương đương với

1,11 Bq/L. Nhiều ý kiến cho rằng với mức quy định này thì GHTĐCP của tổng hoạt

độ anpha và beta đang cao hơn cả GHTĐCP cho nước mặt là nguyên liệu đầu vào của

nguồn nước cấp.

Trên cơ sở thống nhất với các QCVN khác, QCVN về chất lượng nước sạch đã

quy định đơn vị hai chỉ tiêu này về đơn vị quy chuẩn là Bq/L và ngưỡng giới hạn đối

với thông số anpha là 0,1 Bq/L và beta là 1,0 Bq/L.

Page 33: BÁO CÁO THUYẾT MINHvihema.gov.vn/wp-content/uploads/2019/05/2.Thuyết-minh-QCVN-07.12.2018.pdfbỘ y tẾ cỤc quẢn lÝ mÔi trƯỜng y tẾ viỆn sỨc khỎe nghỀ nghiỆp

29

Bảng 10. Giới hạn tối đa cho phép Mức nhiễm xạ

TT Chỉ tiêu Đơn vị

Việt Nam Malaysia Thái Lan Indonesia Lào Nhật Canada Mỹ Châu Âu WHO

Mức nhiễm xạ

98. Tổng hoạt độ α Bq/L 0,1 ~2,719 - ~2,719 - - - - - -

99. Tổng hoạt độ β Bq/L 1,0 ~2720 - ~2720 - - - - - -

19 GHTĐCP là 0,1 Bq/L

20 GHTĐCP là 1 Bq/L

Page 34: BÁO CÁO THUYẾT MINHvihema.gov.vn/wp-content/uploads/2019/05/2.Thuyết-minh-QCVN-07.12.2018.pdfbỘ y tẾ cỤc quẢn lÝ mÔi trƯỜng y tẾ viỆn sỨc khỎe nghỀ nghiỆp

30

2.2. Kết luận

Nhìn chung, với hướng tiếp cận tăng sự chủ động và trách nhiệm của các chủ

cơ sở cấp nước trong đảm bảo chất lượng nước sạch thành phẩm, QCVN mới về chất

lượng nước sạch đã đảm bảo việc kiểm soát chất lượng của quá trình sản xuất nước

hơn thay vì chỉ tập trung kiểm soát chất lượng đầu ra. Theo đó, QCVN đã quy định hai

nhóm thông số khác nhau bao gồm (i) nhóm A (8 chỉ tiêu) sẽ là bắt buộc phải phân

tích và (ii) nhóm B (91 chỉ tiêu) là danh sách các thông số giám sát chất lượng nước bố

sung sẽ được các Ủy ban nhân dân tỉnh/ thành phố lựa chon ban hành theo đặc điểm

thực tế tại địa phương. Với quy định vậy được kỳ vọng sẽ giảm đáng kể chi phí xã hội

trong xét nghiệm/phân tích chất lượng nước mà vẫn đảm bảo an toàn cấp nước.

Bên cạnh đó, QCVN cũng đã loại bỏ quy định chất lượng nước sạch theo vùng

miền (nông thôn và thành thị) để đảm bảo sự công bằng trong sản xuất, cung cấp, phân

phối nước cũng như tiếp cận nguồn nước.

Page 35: BÁO CÁO THUYẾT MINHvihema.gov.vn/wp-content/uploads/2019/05/2.Thuyết-minh-QCVN-07.12.2018.pdfbỘ y tẾ cỤc quẢn lÝ mÔi trƯỜng y tẾ viỆn sỨc khỎe nghỀ nghiỆp

31

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Autralian Water Quality Management Strategy, 2017. Autralian Drinking Water

Guidelines 6, version 3.4.

2. WHO, 2011. Guidelines for Drinking Water Quality, 4th edtion.