chude01_nhom03

18
GVHD:Th.s Lê Đức Long SVTH: Bùi Văn Quãng-k38.103.123 Đức Vũ-k38.103.168 Nhóm TH: 03

Upload: quang-bui

Post on 21-Jul-2015

63 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

GVHD:Th.s Lê Đức Long

SVTH: Bùi Văn Quãng-k38.103.123

Lê Đức Vũ-k38.103.168

Nhóm TH: 03

Lịch sử về E-Learning

Khái niệm tổng quan về E-Learning

Một số hình thức của E-Learning

Ưu, nhược điểm cùa hình thức đào tạo E-Learning

So sánh phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học tích cực

Tình hình phát triền và ứng dụng của E-Learning

Chuẩn trong E-Learning

Lịch sử về E-Learning

Thuật ngữ E-learning đã trở nên quen thuộc trên thế giới trong một vài thập kỷ gần

đây. Cùng với sự phát triển của Tin học và mạng truyền thông, các phương thức

giáo dục, đào tạo ngày càng được cải tiến nhằm nâng cao chất lượng, tiết kiệm

thời gian và tiền bạc cho người học. Ngay từ khi mới ra đời, E-Learning đã xâm

nhập vào hầu hết các hoạt động huấn luyện đào tạo của các nước trên thế giới.

Tập đoàn dữ liệu quốc tế (IDG) nhận định rằng sẽ có một sự phát triển bùng nổ

trong lĩnh vực E-Learning. Và điều đó đã được chứng minh qua sự thành công của

các hệ thống thống giáo dục hiện đại có sử dụng phương pháp E-Learning nhiều

quốc gia như Mỹ, Anh, Nhật,…

Gắn với sự phát triển của công nghệ thông tin và phương pháp giáo dục đào tạo,

quá trình phát triển của E-Learning có thể chia ra thành 4 thời kỳ như sau :

Lịch sử về E-Learning

Trước năm 1983

• Thời kỳ này, máy tính chưa được sử dụng rộng rãi.

1984-1993

• Sự ra đời của hệ điều hành Windows 3.1, Máy tính Macintosh, phần mềm trình diễn powerpoint, cùng các công cụ đa phương tiện khác.

1994-1999

• công nghệ Web được phát minh.

2000-nay

• Các công nghệ tiên tiến xuất hiện.

Khái niệm tổng quan về E-Learning

Thật khó có thể định nghĩa một cách chính xác thuật ngữ E-Learning, xong ta có thể điểm qua một số cách giải thích khác nhau về E-Learning:

• E-Learning nghĩa là việc học sử dụng Internet.

• E-Learning nghĩa là sử dụng công nghệ mạng để thiết kế, phân phối, chọn lựa, quản lý và mở rộng việc Học.

• E-learning là tổ hợp của công nghệ Internet và Web nhằm tạo ra, cho phép, phân phối, và/hoặc cung cấp các phương tiện phục vụ học tập.

• E-Learning là Học bằng Internet. E-learning có thể bao gồm việc phân phối nội dung ở các dạng thức khác nhau; quản lý học tập; và một mạng của người học, người phát triển nội dung và các chuyên gia.

• E-learning cung cấp cho người học tốc độ tiếp cận tri thức nhanh hơn với giá thành rẻ hơn, công bằng với mọi người học.

• E-Learning là việc sử dụng sức mạnh của mạng để cho phép học tập ở bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu.

Với những quan niệm khác nhau về e-Learning, chúng sẽ có những đặc điểm khác nhau; cách thức dạy học cũng diễn ra khác nhau; hạ tầng công nghệ, cách thức triển khai, ưu điểm, hạn chế của e-Learning cũng khác nhau, có thể hiểu, e-Learning là một hình thức học tập thông qua mạng Internet dưới dạng các khóa học và được quản lý bởi các hệ thống quản lý học tập đảm bảo sự tương tác, hợp tác đáp ứng nhu cầu họp mọi lúc, mọi nơi của người học.

Tại sao chúng ta

phải học

E-Learning?

1. Đào tạo dựa trên công nghệ (TBT - Technology-Based Training) là hình thức đào tạo có sự áp dụng công nghệ, đặc biệt là dựa trên công nghệ thông tin.

2. Đào tạo dựa trên máy tính (CBT - Computer-Based Training). Hiểu theo nghĩa rộng, thuật ngữ này nói đến bất kỳ một hình thức đào tạo nào có sử dụng máy tính. Nhưng thông thường thuật ngữ này được hiểu theo nghĩa hẹp để nói đến các ứng dụng (phần mềm) đào tạo trên các đĩa CD-ROM hoặc cài trên các máy tính độc lập, không nối mạng, không có giao tiếp với thế giới bên ngoài. Thuật ngữ này được hiểu đồng nhất với thuật ngữ CD-ROM Based Training.

3. Đào tạo dựa trên web (WBT - Web-Based Training): là hình thức đào tạo sử dụng công nghệ web. Nội dung học, các thông tin quản lý khoá học, thông tin về người học được lưu trữ trên máy chủ và người dùng có thể dễ dàng truy nhập thông qua trình duyệt Web. Người học có thể giao tiếp với nhau và với giáo viên, sử dụng các chức năng trao đổi trực tiếp, diễn đàn, e-mail... thậm chí có thể nghe được giọng nói và nhìn thấy hình ảnh của người giao tiếp với mình.

4. Đào tạo trực tuyến (Online Learning/Training): là hình thức đào tạo có sử dụng kết nối mạng để thực hiện việc học: lấy tài liệu học, giao tiếp giữa người học với nhau và với giáo viên...

5. Đào tạo từ xa (Distance Learning): Thuật ngữ này nói đến hình thức đào tạo trong đó người dạy và người học không ở cùng một chỗ, thậm chí không cùng một thời điểm. Ví dụ như việc đào tạo sử dụng công nghệ hội thảo cầu truyền hình hoặc công nghệ web.

Một số hình thức của E-Learning

Ưu, nhược điểm cùa hình thức đào tạo E-Learning

Ưu điểm

• Không bị hạn chế về thời gian và địađiểm.

• Đến được với học sinh ở vùng xa, học sinh không truyền thống.

• Cho học sinh điều kiện để tiếp xúc với những giáo sư mà họ cần.

• Tạo điều kiện giao tiếp dễ hơn đối với một số học sinh.

• Hấp dẫn đối với các học sinh có động cơ thúc đẩy học tập.

• Tăng mức độ thích nghi của nhà trường.

• Tăng số lượng học sinh mà không cần đầu tư vào phòng học và các phương tiện học.

• Mở rộng ra các thị trường giáo dục mới.

• Tạo cơ hội để thử nghiệm và để chia sẻ nguồn tài nguyên.

• Đẩy mạnh khả năng chấp nhận rủi ro.

Nhược điểm

• Giảm cơ hội học hỏi từ bạn bè và giao tiếp.

• Đòi hỏi phải hỗ trợ nhiều thì học sinh mới học tốt được.

• Hạn chế sử dụng đối với những người lớn tuổi không thành thạo sử dụng máy tính.

• Hạn chế vay tiền đối với học sinh.

• Không kích thích môi trường học tích cực chủ động.

• Giảm khả năng truyền đạt lòng say mê từ giáo sư đến học sinh.

• Làm tăng khối lượng công việc của giảng viên, có một số giảng viên không quen và không thích dạy qua mạng.

• Chi phí cao.

• Làm nảy sinh các vấn đề về sở hữu trí tuệ.

• Làm nảy sinh các vấn đề liên quan đến anh ninh mạng.

So sánh phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học E-Learning

PPDH Truyềnthống

PPDH E-Learning

Tình hình phát triển của E-Learning

Thế giới:

E-learning phát triển không đồng đều tại các khu vực trên thế giới. E-learning phát triển mạnh nhất ở khu vực Bắc Mỹ. ở châu Âu E-Learning cũng rất có triển vọng, trong khi đó châu Á lại là khu vực ứng dụng công nghệ này ít hơn.

Tại Mỹ, dạy và học điện tử đã nhận được sự ủng hộ và các chính sách trợ giúp của Chính phủ ngay từ cuối những năm 90. Theo số liệu thống kê của Hội Phát triển và Đào tạo Mỹ (American Society for Training and Development, ASTD), năm 2000 Mỹ có gần 47% các trường đại học, cao đẳng đã đưa ra các dạng khác nhau của mô hình đào tạo từ xa, tạo nên 54.000 khoá học trực tuyến.

Trong những gần đây, châu Âu đã có một thái độ tích cực đối với việc phát triển công nghệ thông tin cũng như ứng dụng nó trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, đặc biệt là ứng dụng trong hệ thống giáo dục. Các nước trong Cộng đồng châu Âu đều nhận thức được tiềm năng to lớn mà công nghệ thông tin mang lại trong việc mở rộng phạm vi, làm phong phú thêm nội dung và nâng cao chất lượng của nền giáo dục.

Tại châu á, E-Learning vẫn đang ở trong tình trạng sơ khai, chưa có nhiều thành công vì một số lý do như: các quy tắc, luật lệ bảo thủ, tệ quan liêu, sự ưa chuộng đào tạo truyền thống của văn hóa châu á, vấn đề ngôn ngữ không đồng nhất, cơ sở hạ tầng nghèo nàn và nền kinh tế lạc hậu ở một số quốc gia châu á.

Tình hình phát triển của E-Learning

Việt Nam:

Vào khoảng năm 2002 trở về trước, các tài liệu nghiên cứu, tìm hiểu về E-Learning ở Việt Nam không nhiều. Trong hai năm 2003-2004, việc nghiên cứu E-learning ở Việt Nam đã được nhiều đơn vị quan tâm hơn. Gần đây các hội nghị, hội thảo về công nghệ thông tin và giáo dục đều có đề cập nhiều đến vấn đề E-Learning và khả năng áp dụng vào môi trường đào tạo ở Việt Nam như: Hội thảo nâng cao chất lượng đào tạo ĐHQGHN năm 2000, Hội nghị giáo dục đại học năm 2001 và gần đây là Hội thảo khoa học quốc gia lần thứ nhất về nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông ICT/rda 2/2003, Hội thảo khoa học quốc gia lần II về nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông ICT/rda 9/2004, và hội thảo khoa học “Nghiên cứu và triển khai E-Learning” do Viện Công nghệ Thông tin (ĐHQGHN) và Khoa Công nghệ Thông tin (Đại học Bách khoa Hà Nội) phối hợp tổ chức đầu tháng 3/2005 là hội thảo khoa học về E-Learning đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam.

Việt Nam đã gia nhập mạng E-Learning châu á (Asia E-learning Network - AEN, www.asia-elearning.net) với sự tham gia của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Khoa học -Công nghệ, trường Đại học Bách Khoa, Bộ Bưu chính Viễn Thông...

Điều này cho thấy tình hình nghiên cứu và ứng dụng loại hình đào tạo này đang được quan tâm ở Việt Nam. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực E-Learning ở Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu còn nhiều việc phải làm mới tiến kịp các nước.

Kiến trúc hệ thống của E-Learning

Ch

uẩ

n t

ron

g E

-Le

arn

ing

Chuẩn đóng gói

Chuẩn trao đổi thông tin

Chuẩn maetadata

Chuẩn chất lượng

Chuẩn đóng gói

-chuẩn đóng gói mô tả các cách ghép các đối tượng học tập riêng rẽ để tạo ra một

bài học, cua học, hay các đơn vị nội dung khác, sau đó vận chuyển và sử dụng lại

được trong nhiều hệ thống quản lý khác nhau (LMS/LCMS). Các chuẩn này đảm

bảo hàng trăm hoặc hàng nghìn file được gộp và cài đặt đúng vị trí.

-Chuẩn đóng gói e-Learning bao gồm:

Cách để ghép nhiều đơn vị nội dung khác nhau thành một gói nội dung duy nhất.

Các đơn vị nội dung có thể là các cua học, các file HTML, ảnh, multimedia, style

sheet, và mọi thứ khác xuống đến một icon nhỏ nhất.

Gồm thông tin mô tả tổ chức của một cua học hoặc module sao cho có thể nhập

vào được hệ thống quản lý và hệ thống quản lý có thể hiển thị một menu mô tả

cấu trúc của cua học và học viên sẽ học dựa trên menu đó.

Gồm các kĩ thuật hỗ trợ chuyển các cua học hoặc module từ hệ thống quản lý

này sang hệ thống quản lý khác mà không phải cấu trúc lại nội dung bên trong.

Chuẩn trao đổi thông tin

-Các chuẩn trao đổi thông tin xác định một ngôn ngữ mà con người hoặc sự vật có thể trao đổi thông tin với nhau. Một ví dụ dễ thấy về chuẩn trao đổi thông tin là một từ điển định nghĩa các từ thông dụng dùng trong một ngôn ngữ. Trong e-Learning, các chuẩn trao đổi thông tin xác định một ngôn ngữ mà hệ thống quản lý đào tạo có thể trao đổi thông tin được với các module. Trong phần này, chúng ta sẽ xem xét hệ thống quản lý và các module trao đổi với nhau thông tin gì và như thế nào, các chuẩn trao đổi thông tin nào đang có, chúng hoạt động như thế nào, và chúng ta phải làm gì để đảm bảo tính tương thích với các chuẩn đó. -một vài chủ đề chính dùng trong trao đổi thông tin:

Hệ thống quản lý cần biết khi nào thì đối tượng (học tập) bắt đầu hoạt động đối tượng cần biết tên học viên .

Đối tượng thông báo ngược lại cho hệ thống quản lý học viên đã hoàn thành đối tượng bao nhiều phần trăm .

Hệ thống quản lý cần biết thông tin về điểm học viên để lưu vào cơ sở dữ liệu.

Hệ thống quản lý cần biết khi nào học viên chấm dứt học tập và đóng đối tượng học tập.

Chuẩn maetadata

-Metadata giúp nội dung e-Learning hữu ích hơn đối với người bán, người mua, học

viên, và người thiết kế. Metadata cung cấp một cách chuẩn mực để mô tả các cua

học, các bài, các chủ đề, và media. Những mô tả đó sẽ được dịch ra thành các

catalog hỗ trợ cho việc tìm kiếm được nhanh chóng và dễ dàng.

-Có 3 đặc tả metadata đã được đưa ra và có các sản phẩm thực thi chúng trong

thực tế. Chúng bao gồm:

Learning Object Metadata Standard

Learning Resources Meta-data Specification

SCORM Meta-data standards

-Để đảm bảo tính khả chuyển, metadata phải được thu thập và định dạng là XML,

không phải là một công việc dễ để thực hiện bằng tay. Hiện tại, các tổ chức chuẩn

và các người bán đã có các công cụ để tạo các meta-data tuân theo chuẩn.

Chuẩn chất lượng

-Các chuẩn chất lượng đảm bảo rằng nội dung của bạn có thể dùng được, học

viên dễ đọc và dễ dùng nội dung bạn tạo ra. Nếu các chuẩn chất lượng không

được đảm bảo thì bạn có thể mất học viên ngay từ những lần học đầu tiên.

Các chuẩn chất lượng đảm bảo các đối tượng học tập không chỉ sử dụng lại được

mà sử dụng được ngay từ những lần học đầu tiên.

-Chuẩn chất lượng thiết kế chính cho e-Learning là e-Learning Courseware

Certification Standards của ASTD E-Learning Certification Institue. Certification

Institue chứng nhận rằng các cua học e-Learning tuân theo một số chuẩn nhất

định như thiết kế giao diện, tương thích với các hệ điều hành và các công cụ

chuẩn, chất lượng sản xuất, và thiết kế giảng dạy.

-Các chuẩn này liên quan tới làm như thế nào để công nghệ thông tin có thể truy

cập được với những người tàn tật, chẳng hạn như những người bị hỏng mắt, nghe

kém, không có sự kết hợp tốt giữa mắt và tay, không đọc được. Hiện tại, không có

các chuẩn dành riêng cho e-Learning, tuy nhiên e-Learning có thể tận dụng các

chuẩn dùng cho công nghệ thông tin và nội dung Web.