ddsh_vqg_vuquang

31
HỘI THẢO Thúc đẩy truyền thông góp phần đẩy lùi nạn buôn bán động vật hoang dã trái phép

Upload: linh-do

Post on 29-Mar-2016

215 views

Category:

Documents


3 download

DESCRIPTION

 

TRANSCRIPT

Page 1: DDSH_VQG_VuQuang

HỘI THẢO

Thúc đẩy truyền thông góp phần đẩy lùi nạn buôn bán động vật hoang dã trái phép

Page 2: DDSH_VQG_VuQuang

Nội dung bài giới thiệu:

- Phần 1: Giới thiệu sơ lược về

VQG Vũ Quang.

- Phần 2: Giới thiệu về Đa Dạng

sinh học của VQG Vũ Quang.

- Phần 3 : Áp lực lên công tác

Bảo tồn ĐDSH.

- Phần 4: Các nổ lực đang triển

khai

Page 3: DDSH_VQG_VuQuang

Phần 1

GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ VƯỜN QUỐC GIA VŨ QUANG

1.1 Lịch sử hình thành

VQG Vũ Quang tiền thân là Lâm trường khai thác Lâm sản Vũ

Quang, năm 1994 Lâm trường Vũ Quang được chuyển thành KBT

Thiên nhiên. Ngày 30/7/2002, Quyết định số 102/2002/QĐ-TTG của

Thủ Tướng Chính phủ, chuyển hạng từ Khu BTTN Vũ Quang thành

Vườn Quốc gia với tổng diện tích 55.058,9 ha, đến năm 2008 sau quy

hoạch lại 3 loại rừng Vườn được điều chỉnh lại và có tổng diện tích là

56 923,6 ha, trong đó:

+ Diện tích rừng đặc dụng: 52.881,7 ha

+ Diện tích rừng phòng hộ: 3.689,9 ha

+ Diện tích rừng sản xuất: 352,0 ha

Page 4: DDSH_VQG_VuQuang

Chức năng nhiệm vụ chính của VQG Vũ Quang:

(Theo quyết định 102 / 2002 của thủ tướng chính phủ)

- Bảo tồn mẫu chuẩn về hệ sinh thái rừng Bắc Trường

Sơn, bảo tồn sự đa dạng sinh học đặc trưng của vùng

rừng tự nhiên phía Tây Nam khu IV, thuộc dãy

Trường Sơn tiếp giáp với biên giới Việt Nam - Lào.

- Góp phần duy trì sự cân bằng sinh thái và gia tăng

độ che phủ rừng, bảo đảm an ninh môi trường và sự

phát triển bền vững về tự nhiên kinh tế của các tỉnh

Khu IV, đồng thời phát huy các giá trị của hệ sinh thái

rừng phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, tham

quan và du lịch sinh thái.

Page 5: DDSH_VQG_VuQuang

1.2 Cơ cầu tổ chức của VQG Vũ Quang

• Vườn hiện có 80 cán bộ đang làm việc thường xuyên.

• Trong đó có:

• 01 Giám đốc; 02 Phó giám đốc

• Phòng Khoa học và hợp tác Quốc tế

• Phòng Kê hoạch Tài chính

• Phòng Tổ chức Hành Chính

• Phòng Giáo dục Môi trường và Dịch vụ môi trường rừng

• Hạt Kiểm lâm Vườn Quốc gia

- Hạt Kiểm lâm có 9 trạm KL và 1 đội KL cơ động.

Được bố trí cụ thể theo sơ đồ sau:

Page 6: DDSH_VQG_VuQuang

Hạt Kiểm Lâm VQG Vũ Quang

Phòng Kế hoạch Tài

Chính

Giám Đốc (Hạt Trưởng KL)

Phòng Tổ chức

Hành Chính

Phòng Khoa học &

Hợp tác Quốc tế

Phó Giám đốc

Phòng GDMT&DV MT Rừng

Phó Giám đốc

Trạm Kiểm Lâm

Hòa Hải

Trạm Kiểm Lâm

Hương Minh

Trạm Kiểm Lâm

Sao La

Đội Kiểm Lâm Cơ

Động

Trạm Kiểm lâm Cò

Trạm Kiểm Lâm

Hương Đại

Trạm Kiểm Lâm Khe Chè

Trạm Kiểm Lâm

Sao La

Trạm Kiểm Lâm

Sao La

Page 7: DDSH_VQG_VuQuang

*. Vị trí địa lý:

• Vườn Quốc gia Vũ quang nằm phía Tây Bắc tỉnh Hà Tĩnh. Có vị trí địa lý:

- 18o 09’- 18o26’ Vĩ độ bắc

- 105o16’- 105o33’ Kinh độ Đông.

• Phía Bắc giáp huyện Hương Sơn

• Phía Nam giáp huyện Hương Khê.

• Phía Đông giáp đường Hồ Chí Minh.huyện Vũ quang

• Phía Tây giáp nước bạn Lào.

1.3. Vị trí địa lý

VQG VŨ QUANG

Page 8: DDSH_VQG_VuQuang

1.4. Khí hậu:

- Vũ Quang thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa

nhiệt độ binh quân hàng năm 230c, nhiệt độ cao

nhất 41oC,(tháng 7), nhiệt độ thấp nhất 2,6 0c

(tháng 1).

- Lượng mưa binh quân hàng năm 2.304mm, ở

đây có 2 mùa rỏ rệt đó là mùa mưa và mùa khô.

Mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 12, mùa khô từ

tháng 1đến tháng 6.

- Độ ẩm trung bình 85%.

Page 9: DDSH_VQG_VuQuang

1.5. Dân sinh, kinh tế xã hội

- Dân số: Vùng đệm của VQG

là khu vực dân cư gồm 8 xã,

Thị trấn với 7.588 hộ, 30 309

nhân khẩu, chủ yếu là Dân tộc

kinh, có một ít người người

dân tộc Lào di cư.

- Trình độ dân trí đã được cải

thiện, nhưng nhìn chung vẫn

còn thấp.

Page 10: DDSH_VQG_VuQuang

Phần 2.

ĐA DẠNG SINH HỌC

VƯỜN QUỐC GIA VŨ QUANG

Page 11: DDSH_VQG_VuQuang
Page 12: DDSH_VQG_VuQuang

2.1 Đa dạng về hệ sinh thái.

• Vườn quốc gia Vũ Quang có 5 kiểu rừng chính được phân chia theo các đai cao

khác nhau:

- Rừng thường xanh trên đất thấp phân bố ở đai cao 100 - 300m

- Rừng thường xanh trên núi thấp phân bố trong khoảng đai cao từ

300m - 1.000m

- Rừng thường xanh trung bình phân bố trên đai có độ cao từ 1.000 -

1.400m. chủ yếu trạng thái này là các loài cây lá rộng.

- Rừng thường xanh trên núi cao: Phân bố ở đai cao 1.400 - 1.900m

Kiểu rừng này có một số loài cây lá kim, nhưng ưu thế là các loài họ Côm

Eleocarpaceae, họ dẻ Fagaeae, Long não Lauracaea, Mộc lan

Magnoliaceae. Đặc biệt ở đây có loài Du sam Keteleeria evelyniana.

- Rừng phân bố trên độ cao > 1.900m. Chủ yếu rừng lùn các loài Đỗ

quyên Rhododendron sp. cùng với các loài cây thuộc họ Dẻ

Fagaceae, Long não Lauraceae và họ Côm Elaeocarpaceae

Page 13: DDSH_VQG_VuQuang

Một số hình ảnh hệ sinh thái VQG Vũ Quang

Page 14: DDSH_VQG_VuQuang

2.2 Đa dạng thành phần loài, và gen.

Qua kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học

trong nước và Quốc tế đến nay Vườn quốc gia

Vũ quang đã thông kê được:

Page 15: DDSH_VQG_VuQuang

TT Tªn viÖt nam Loµi Hä

1 Thùc vËt 1625 134

2 Thú 94 26

3 Bß s¸t , Õch nh¸i 65 18

4 C¸ 88 21

5 Bím 316 …

6 Chim 315 45

Page 16: DDSH_VQG_VuQuang

Sự đặc biệt…

• Vũ Quang là khu rừng đặc trưng cho Việt nam, cũng như

Đông Nam Á, là nơi khám phá những nguồn gen mới, nơi dự

trữ nhiều nguồn gen quý hiếm ở cấp Quốc gia và Quốc tế.

VQG Vũ Quang được Thế giới biết đến khi phát hiện được 2

loài thú mới: Saola và Mang lớn.

Page 17: DDSH_VQG_VuQuang

Một số loài thú quý hiếm ở VQG Vũ Quang

TT Tên khoa học Tên việt nam

Tình trạng

được bảo vệ Tình trạng bảo tồn

NĐ 32 CITES SĐVN IUCN

2006 2008 2007 2008

1 Nycticebus coucang Cu li lớn IB I VU VU

2 Nycticebus Pygmaeus Cu li bé IB I VU VU

3 Trachypithecus hatinhensis Voọc Hà Tĩnh IB II EN EN

4 Pygathrix nemaeus Voọc ngũ sắc

(Chà vá chân nâu) IB I EN EN

5 Hylobates leucogenys Vượn đen má trắng IB I EN CR

6 Hylobates leucogenys siki Vượn đen Siki

( vượn đen má hung) IB I EN -

7 Ursus thibetanus Gấu ngựa IB I EN VU

8 Ursus malayanus Gấu chó IB I EN VU

9 Lutra lutra Rái cá thường IB I VU NT

10 Felis bengalensis Mèo rừng IB II LC

11 Panthera tigris Hổ (Hổ Đông dương) IB I CR EN

12 pardofelis nebulosa Báo gấm IB I EN VU

13 Panthera pardus Báo hoa mai IB I CR NT

14 Catopuma temminckii Báo lửa IB I EN NT

15 Padoferlis marmorata Mèo gấm IB I VU VU

16 Elephas maximus Voi IB I CR EN

17 Megamuntiacus vuquangensis Mang lớn IB I VU EN

18 Bos gaurus Bò tót IB I EN VU

19 Capricornis sumatraensis Sơn dương IB I EN VU

20 Pseudoryx nghetinhensis Sao la IB I EN CR

21 Nesolagus timinsi Thỏ vằn IB EN

Page 18: DDSH_VQG_VuQuang

Phần 3 :

Những áp lực lên công tác

Bảo tồn dạng sinh học ở VQG Vũ

Quang và vùng phụ cận.

Page 19: DDSH_VQG_VuQuang

VQG Vũ Quang

Áp lực từ 8 xã vùng đệm

Chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Thủy lợi, Thủy điện

Đường giao thông

Đất canh tác, khu dân cư tiến sát ranh giới

VQG

Chăn thả gia súc Khái thác trộm lâm

sản Bẫy bắt ĐVHD

……….

Nguy cơ

cháy rừng

Các nguy cơ đe dọa

đến ĐDSH ở VQG Vũ Quang

Page 20: DDSH_VQG_VuQuang

Khó khăn, thách thức

Cơ chế thực thi pháp luật chưa mạnh

Nhân lực còn thiếu,…….

Sự chống trả quyết liệt của Lâm tặc

Sự đầu tư cho công tác QL BVR chưa đáp ứng đủ nhu cầu

Sự phối hợp chưa cao giữa

các cơ quan chức năng

Page 21: DDSH_VQG_VuQuang

1- Từ người dân:

- Từ xa xưa người dân có thói quen sử dụng động vật hoang dã

để làm thuốc, thực phẩm, làm cảnh và quan niệm ĐVHD là

loại thực phẩm quý.

- VQG Vũ Quang nằm trên địa bàn của 8 xã (với 7.588 hộ, 30

309 nhân khẩu) vùng đệm và các xã lân cận đời sống khó

khăn, thiếu việc làm, thu nhập không ổn định, dân số tăng

nhanh, giá trị lâm sản ngày càng tăng cao, nhu cầu về gỗ và

các sản phẩm từ rừng cũng tăng, do vậy mà một số người dân

đã bất chấp Pháp luật để thực hiện hành vi khai thác trộm tài

nguyên rừng , săn bắt động vật hoang dã

- Dân trí thấp, cuộc sống mưu sinh dựa vào rừng nên sự hiểu

biết và nhận thức về pháp luật trong lĩnh vực QLBV rừng, bảo

vệ ĐVHD còn rất hạn chế.

- Ví dụ minh họa cụ thể:…. Các cuộc đối mặt , các vụ tấn

công gây thương tích cho kiểm thâm….

Page 22: DDSH_VQG_VuQuang

Trong vòng 10 năm nay trên địa bàn VQG quản lý đã xẩy

ra 8 vụ các đối tượng chống người thi hành công vụ, gây thương tích hay tổn thương cho cán bộ VC lực lượng kiểm lâm VQG. Có những vụ hết sức nghiêm trọng, điển hình như vụ ở Trạm Hòa hải, vụ ở Đội KL cơ động.v.v…

Hành vi vi phạm của các đối tượng ngày càng tinh vi, xảo quyệt, bất chấp mọi thủ đoạn để luồn lách,chống đối các cơ quan chức năng thực thi pháp luật.

Page 23: DDSH_VQG_VuQuang

2- Từ việc chia cắt sinh cảnh

VQG Vũ Quang hiện nay có 2 công trình là đập thủy lợi Ngàn

Trười – Cẩm Trang, đập Đá Hàn đang xây dựng dẫn đến một số

hệ sinh thái thay đổi, chia cắt làm ảnh hưởng đến sự tồn vong

và phát triển bền vững của các quần thể động, thực vật.

3- Lực lượng tham gia QLBV rừng

- Còn gặp nhiều khó khăn về biên chế, về trang thiết bị và những

điều kiện cần thiết khác phục vụ công tác thực thi pháp luật.

Hiện nay mỗi nhân viên kiểm lâm chịu trách nhiệm quản lý

hơn 1.000 ha rừng, nhất là ở những vùng sâu, vùng xa thì khó

có thể bảo đảm việc bảo vệ rừng tận gốc, và bảo vệ ĐVHD một

cách chặt chẽ.

- Nguồn lực và năng lực của đội ngũ thực thi về bảo vệ loài động

vật hoang dã còn hạn chế .

Page 24: DDSH_VQG_VuQuang

4- Các văn bản pháp quy, các chính sách của nhà nước trong công

tác bảo vệ rừng chưa đủ sức răn đe

“Có những vụ mua bán hổ sống, hổ đã bị giết nấu cao hoặc

buôn bán ngà voi, sừng tê giác nhưng chỉ bị xử phạt hành

chính hoặc phạt tù từ 1-2 năm. Sở dĩ mức án nhẹ như vậy vì…

luật quy định cũng rất nhẹ.”(Báo CAND)

5- Lợi nhuận mang lại từ hoạt động săn, bắt, buôn bán ĐVHD là

rất lớn do vậy mà một số người dân và các đối tượng buôn

bán, vận chuyển ĐVHD đã bất chấp Pháp luật và mọi thủ đoạn

để thực hiện hành vi khai thác trộm tài nguyên rừng, săn bắt

thú rừng ...

Page 25: DDSH_VQG_VuQuang

Phần 4: Các hoạt động đang triển khai nhằm bảo

tồn ĐDSH ở VQG Vũ Quang 1. Tăng cường Công tác Quản lý Bảo vệ rừng chống săn bắt các

loài động vật hoang dã: Tuần tra tận gốc, phối hợp với các

cơ quan chức năng trên địa bàn triển khai hoạt động phòng

chống khai thác, săn bắt, buôn bán Động vật hoang dã…

Page 26: DDSH_VQG_VuQuang

2. Hoạt động nghiên cứu khoa học.

Vườn Quốc gia Vũ quang đã phối hợp với các tổ chức, các Viện

nghiên cứu để triển khai một số hoạt động điều tra,khảo sát các

loài như: Ong, Nhện, Dơi , Vượn…, lâp ô tiêu chuẩn theo dõi

diễn biến tài nguyên rừng.

Page 27: DDSH_VQG_VuQuang

3. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân

về Bảo vệ rừng – Bảo tồn Đa dạng sinh học như: Tuyên truyền

phổ biến pháp luật đến các thôn xóm cho người dân; Tổ chức

hoạt động Giáo dục môi trường cho học sinh các trường vùng

đệm.

Page 28: DDSH_VQG_VuQuang

4. Các dự án đang triển khai.

• Dự án đầu tư phát triển Vườn Quốc gia Vũ Quang . (Chính

phủ Việt Nam).

Với các hoạt động như:

+ Xây dựng cơ sở Hạ tầng

+ Giao khoán bảo vệ rừng

• Dự án:Đánh giá nhu cầu bảo tồn và xây dựng phương án bảo

tồn các loài nguy cấp ở Vườn Quốc gia Vũ Quang và các xã

phụ cận

Với các hoạt đông:

+ Nâng cao năng lực cán bộ Vườn

+ Điều tra khảo sát xây dựng phương án bảo tồn loài nguy cấp

+ Hướng đến hoạt động bảo tồn liên biên giới

Page 29: DDSH_VQG_VuQuang

3.3. Các hoạt động cần kêu gọi hỗ trợ cho công tác

Bảo tồn

1. Tăng cường hoạt động nghiên cứu Khoa học

• Thực hiện các hoạt động điều tra giám sát các loài

động thực vật quý hiếm.

• Đặc biệt các hoạt đông như:

- Điều tra thú móng guốc (Sao La, Mang lớn, Bò

Tót…),

- Điều tra giám sát các loài linh trưởng (Vượn đen má

trắng, Vượn Siki, Vọoc chà vá chân nâu…)

- Điều tra khảo sát đàn Voi châu á ở VQG VQ và đề

xuất phương án bảo tồn.

- ….

Page 30: DDSH_VQG_VuQuang

2. Triển khai các hoạt động phát triển Cộng đồng như:

- Phát triển hoạt động Du lịch sinh thái

- Triển khai các hoạt động đồng quản lý, chia sẻ lợi ích, dịch

vụ môi trường rừng

- Hỗ trợ triển khai các mô hình phát triển kinh tế hộ…

3. Tăng cường thực thi pháp luật về Bảo vệ phát triển rừng

và bảo tồn Đa dạng Sinh học, Với các hoạt động như:

- Tập huấn nâng cao năng lực thực thi pháp luật cho cán bộ

kiểm lâm, các cơ quan chức năng liên quan

- Tăng cường khả năng phối hợp giữa các cơ quan chức năng.

4. Liên kết với các tổ chức quốc tế và phía khu bảo tồn

Nakai Nam Theun xây dựng các chương trình trao đổi

thông tin, dự án nhằm thực hiện tốt công tác bảo tồn đa

dạng sinh học liên biên giới và phát triển, mở rộng vùng

phụ cận.

Page 31: DDSH_VQG_VuQuang

Cảm ơn quý vị đã quan

tâm theo dõi.

Xin cảm ơn !