i. tÌnh hÌnh kinh tẾ nĂm 2016 -...

42
PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP BÁO CÁO “TÌNH HÌNH KINH TẾ VÀ DOANH NGHIỆP NĂM 2016 VÀ CÁC KIẾN NGHỊ”

Upload: others

Post on 24-Dec-2019

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: I. TÌNH HÌNH KINH TẾ NĂM 2016 - VBiSvbis.vn/.../04/Bao-cao-tinh-hinh-KT-va-DN-2016-day-du.docx · Web viewNền kinh tế tiếp tục đà phục hồi, kinh tế vĩ mô ổn

PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAMVIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

BÁO CÁO “TÌNH HÌNH KINH TẾ VÀ DOANH NGHIỆP

NĂM 2016 VÀ CÁC KIẾN NGHỊ”

Hà nội, 12/2016

Page 2: I. TÌNH HÌNH KINH TẾ NĂM 2016 - VBiSvbis.vn/.../04/Bao-cao-tinh-hinh-KT-va-DN-2016-day-du.docx · Web viewNền kinh tế tiếp tục đà phục hồi, kinh tế vĩ mô ổn

Mục lục

I. TÌNH HÌNH KINH TẾ NĂM 2016.................................................................................................1

II. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH NĂM 2016.....................................................................................................................................................3

2.1. Tình hình doanh nghiệp thành lập mới trong 11 tháng đầu năm 2016........................................3

2.2. Tình hình doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 11 tháng đầu năm 2016...........................6

2.3. Tình hình doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn; tạm ngừng hoạt

động không đăng ký hoặc chờ giải thể trong 11 tháng năm 2016.......................................................7

2.4. Động thái doanh nghiệp Việt Nam năm 2016............................................................................11

a) Động thái doanh nghiệp năm 2016............................................................................................11

b) Động thái doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp...............................................................13

c) Động thái doanh nghiệp theo ngành nghề kinh doanh chính.....................................................14

d) Mức độ hoàn thành kế hoạch SX-KD của doanh nghiệp năm 2016..........................................16

2.5. Môi trường kinh doanh năm 2016 và tác động của Nghị quyết 35/NQ-CP tới doanh

nghiệp................................................................................................................................................16

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ...........................................................................................21

Phụ lục 1: Tình hình doanh nghiệp quay trở lại hoạt động theo lĩnh vực hoạt động........................24

Phụ lục 2: Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động theo vùng lãnh thổ.............................................25

Phụ lục 3: Số doanh nghiệp tạm ngừng theo lĩnh vực hoạt động......................................................26

Page 3: I. TÌNH HÌNH KINH TẾ NĂM 2016 - VBiSvbis.vn/.../04/Bao-cao-tinh-hinh-KT-va-DN-2016-day-du.docx · Web viewNền kinh tế tiếp tục đà phục hồi, kinh tế vĩ mô ổn

I. TÌNH HÌNH KINH TẾ NĂM 2016Nhìn chung, tình hình kinh tế nước ta năm 2016 tương đối ổn định và có

những chuyển biến tích cực. Nền kinh tế tiếp tục đà phục hồi, kinh tế vĩ mô ổn định, môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế đạt nhiều kết quả tích cực. Chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành tăng. Các doanh nghiệp tuyển thêm nhiều lao động hơn.Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tăng lên. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài thu hút được nhiều dự án hơn, tuy rằng số vốn đăng ký có giảm nhẹ.Tổng mức bán le hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng lên. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu cũng tăng lên. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân tăng nhẹ. Diễn biến lạm phát cơ bản ổn định, khoảng dao động hẹp.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp trong 11 tháng đầu năm tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng 7,4% của 10 tháng và thấp hơn nhiều so với mức tăng 9,9% của cùng kỳ năm 2015, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11%, đóng góp 7,7 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất, phân phối điện tăng 12,3%, đóng góp 0,8 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 7%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; ngành khai khoáng tiếp tục giảm sâu với mức giảm 6,3%, làm giảm 1,3 điểm phần trăm của mức tăng chung.

Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/11/2016 tăng 4,3% so với cùng thời điểm năm trước, trong đó lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước giảm 2,6%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 1,7%; doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 7,4%. Tại thời điểm trên, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng giảm 7,2% so với cùng thời điểm năm trước; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5%; ngành sản xuất, phân phối điện giảm 0,1%; ngành cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 2,1%.

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước trong 11 tháng đầu năm ước tính đạt 233,6 nghìn tỷ đồng, bằng 88,6% kế hoạch năm và tăng 14,4% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, vốn trung ương quản lý đạt 55,2 nghìn tỷ đồng, bằng 84,2% kế hoạch năm và tăng 14,9% so với cùng kỳnăm trước.Vốn địa phương quản lý đạt 178,4 nghìn tỷ đồng, bằng 90,1% kế hoạch năm và tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2015.

Đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20/11/2016 thu hút 2.240 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 13.028,2 triệu USD, tăng 20,8% về số dự án và giảm 3,9% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2015. Bên cạnh đó, có 1.075 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 5.074,8 triệu USD. Như vậy, tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới và vốn bổ sung trong 11 tháng năm nay đạt 18.103 triệu USD, giảm 10,5% so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 11 tháng ước tính đạt 14,3 tỷ USD, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2015.Trong số 63 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam 11 tháng năm nay, Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 4.818,1 triệu

1

Page 4: I. TÌNH HÌNH KINH TẾ NĂM 2016 - VBiSvbis.vn/.../04/Bao-cao-tinh-hinh-KT-va-DN-2016-day-du.docx · Web viewNền kinh tế tiếp tục đà phục hồi, kinh tế vĩ mô ổn

USD, chiếm 37% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Xin-ga-po 1.567,7 triệu USD, chiếm 12%; Đặc khu Hành chính Hồng Công (TQ) 963 triệu USD, chiếm 7,4%; Trung Quốc 944,8 triệu USD, chiếm 7,3%; Đài Loan 848,8 triệu USD, chiếm 6,5%; Nhật Bản 730,8 triệu USD, chiếm 5,6%.

Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm15/11/2016 ước tính đạt 852,8 nghìn tỷ đồng, bằng 84,1% dự toán năm, trong đó thu nội địa đạt 683,5 nghìn tỷ đồng, bằng 87,1%; thu từ dầu thô đạt 34,5 nghìn tỷ đồng, bằng 63,4%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 131,3 nghìn tỷđồng, bằng 76,3%. 

Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/11/2016 ước tính đạt 1024,7 nghìn tỷ đồng, bằng 80,5% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển đạt 167,7 nghìn tỷ đồng, bằng 65,8%; chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính đạt 713,9 nghìn tỷ đồng, bằng 86,6%; chi trả nợ và viện trợ đạt 136 nghìn tỷ đồng, bằng 87,7%.

Tổng mức bán le hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong 11 tháng đầu năm ước tính đạt 3.201,5 nghìn tỷ đồng, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 7,6% (cùng kỳ năm 2015 tăng 8,3%). Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán le hàng hóa 11 tháng ước tính đạt 2.429,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 75,9% tổng mức và tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó một số ngành hàng tăng: Lương thực, thực phẩm tăng 12,6%; may mặc tăng 9,9%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 9,1%; phương tiện đi lại tăng 3,8%; vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 0,2%. 

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu 11 tháng đầu năm ước tính đạt 159,5 tỷ USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 45,4 tỷ USD, tăng 4,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 114,1 tỷ USD, tăng 8,7%. Về thị trường hàng hóa xuất khẩu 11 tháng năm 2016, Hoa Kỳ vẫn là thị trường dẫn đầu với 34,7 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2015. Tiếp đến là thị trường EU đạt 30,5 tỷ USD, tăng 8,3%; Trung Quốc đạt 19,6 tỷ USD, tăng 26,7%; Nhật Bản đạt 13,2 tỷ USD, tăng 2,9%; Hàn Quốc đạt 10,4 tỷ USD, tăng 27,6%; riêng xuất khẩu sang thị trường ASEAN đạt 15,7 tỷ USD, giảm 6,6%.

Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu 11 tháng đầu năm đạt 156,6 tỷ USD, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 63,8 tỷ USD, tăng 3,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 92,8 tỷ USD, tăng 3,6%. Về thị trường hàng hóa nhập khẩu 11 tháng năm 2016, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của nước ta với kim ngạch đạt 44,6 tỷ USD, giảm 1% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là Hàn Quốc đạt 28,9 tỷ USD, tăng 13,2%; ASEAN đạt 21,2 tỷ USD, giảm 1,9%; Nhật Bản đạt 13,6 tỷ USD, tăng 3,5%; EU đạt 10,1 tỷ USD, tăng 7%; Hoa Kỳ đạt 7,8 tỷ USD, tăng 8,7%.

 Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 11 tháng năm nay tăng 2,47% so với bình quân cùng kỳ năm 2015.Lạm phát cơ bản bình quân 11 tháng tăng 1,82% so với bình quân cùng kỳ năm 2015. 

2

Page 5: I. TÌNH HÌNH KINH TẾ NĂM 2016 - VBiSvbis.vn/.../04/Bao-cao-tinh-hinh-KT-va-DN-2016-day-du.docx · Web viewNền kinh tế tiếp tục đà phục hồi, kinh tế vĩ mô ổn

II. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH NĂM 2016

Tình hình doanh nghiệp năm 2016 có những khởi sắc rõ rệt. Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và số vốn đăng ký đều tăng. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động cũng tăng lên. Điều này cho thấy với khung khổ pháp lý mới cùng với các giải pháp của Chính phủ trong việc hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp phát triển đã phát huy hiệu quả, giúp doanh nghiệp tìm thấy hướng đi và cơ hội phát triển mới nên đã quyết định quay lại hoạt động.Số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn của cả nước tăng lên. Số doanh nghiệp này sau khi kết thúc thời hạn tạm ngừng sẽ quay trở lại tình trạng hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể giảm xuống.

2.1. Tình hình doanh nghiệp thành lập mới trong 11 tháng đầu năm 2016

Trong 11 tháng năm 2016, cả nước có thêm 101.683 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 797.686 tỷ đồng, tăng 17,1% về số doanh nghiệp và tăng 48,1% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2015 (So sánh 2015/2014: doanh nghiệp tăng 28,1%; vốn tăng 37,6%). Tổng số vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp thay đổi tăng vốn là 1.463.933 tỷ đồng; Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp 16 đạt 7,8 tỷ đồng, tăng 26,5% so với cùng kỳ năm 2015.

Số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong 11 tháng năm 2016 là 1.157,2 nghìn lao động, giảm 12,2% so với cùng kỳ năm trước.

Nhìn chung, tình hình doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong 11 tháng qua đã có sự cải thiện rõ rệt so với cùng kỳ năm 2015, có thể thấy bên cạnh nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp thì các Bộ, ngành cũng như Chính Phủ đã đưa ra những giải pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.             

- Theo loại hình doanh nghiệp:Về tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp cho thấy trong

11 tháng năm 2016, loại hình công ty cổ phần có tỷ trọng vốn đăng ký bình quân cao nhất là 20,2 tỷ đồng/doanh nghiệp; tiếp đến là công ty TNHH 2 thành viên trở lên là 6,5 tỷ đồng/doanh nghiệp; công ty TNHH 1 thành viên là 5,2 tỷ đồng/doanh nghiệp; doanh nghiệp tư nhân là 1,6 tỷ đồng và công ty hợp danh là 1,5 tỷ đồng/doanh nghiệp (Bảng 1). 

- Theo vùng lãnh thổ:+ Về tình hình doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, các vùng đều có số

doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng so với cùng kỳ năm 2015, bao gồm: vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có 13.768 doanh nghiệp với tỷ lệ tăng nhiều nhất là 21,5%; tiếp đến là Đồng bằng Sông Hồng có 30.808 doanh nghiệp, tăng 18,7%; Đông Nam Bộ có 43.577 doanh nghiệp, tăng 16,3%; Trung du và miền núi phía Bắc có 3.853 doanh nghiệp, tăng 14,0%; Tây Nguyên có

3

Page 6: I. TÌNH HÌNH KINH TẾ NĂM 2016 - VBiSvbis.vn/.../04/Bao-cao-tinh-hinh-KT-va-DN-2016-day-du.docx · Web viewNền kinh tế tiếp tục đà phục hồi, kinh tế vĩ mô ổn

2.437 doanh nghiệp, tăng 13,2% và Đồng bằng Sông Cửu Long có 7.240 doanh nghiệp, tăng 10,2%.       

+ Về tình hình vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới, tất cả các vùng lãnh thổ đều tăng so với cùng kỳ năm trước, cụ thể: Tây Nguyên đăng ký 16.337 tỷ đồng, tăng 77,3%; Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung đăng ký 81.832 tỷ đồng, tăng 56,5%; Đồng bằng Sông Hồng đăng ký 273.164 tỷ đồng, tăng 55,8%; Đông Nam Bộ đăng ký 334.800 tỷ đồng, tăng 49,6%; Trung du và miền núi phía Bắc đăng ký 40.171 tỷ đồng, tăng 29,1% và vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đăng ký là 51.381 tỷ đồng, tăng 9,7% (Biểu đồ 1).  

Bảng 1: Số DN, vốn, lao động đăng ký thành lập mới theo loại hình

 

STT Nội dung

11 tháng năm 2015 11 tháng năm 2016

Số lượng (DN)

Vốn (tỷ đồng)

Lao động

(nghìn)

Số lượng (DN)

Vốn (tỷ đồng)

Lao động

(nghìn)

1 TNHH 1 thành viên 44.251 168.731 712 55.195 284.953 655,4

2 TNHH 2 thành viên 23.142 146.219 344,1 25.658 166.769 262,5

3 Công ty cổ phần 14.513 215.282 232 16.817 339.622 216,5

4 Doanh nghiệp tư nhân 4.936 8.397 30,2 3.999 6.321 22,7

5 Công ty hợp danh 11 42 0,1 14 21 0,11

Nguồn: Cục Quản lý đăng ký kinh doanh – Bộ KH&ĐT

Nguồn: Cục Quản lý đăng ký kinh doanh – Bộ KH&ĐT

4

Page 7: I. TÌNH HÌNH KINH TẾ NĂM 2016 - VBiSvbis.vn/.../04/Bao-cao-tinh-hinh-KT-va-DN-2016-day-du.docx · Web viewNền kinh tế tiếp tục đà phục hồi, kinh tế vĩ mô ổn

Nguồn: Cục Quản lý đăng ký kinh doanh – Bộ KH&ĐT

Thống kê tỷ lệ lao động tại Biểu đồ 2 cho thấy tình hình lao động đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới trong 11 tháng năm 2016 chia theo vùng lãnh thổ giảm ở hầu hết các vùng so với cùng kỳ năm trước, cụ thể: Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung đăng ký 184.028 lao động, giảm 27,3%; Tây Nguyên đăng ký 23.520 lao động, giảm 27,2%; Đồng bằng Sông Hồng đăng ký 369.673 lao động, giảm 12,9%; Đồng bằng Sông Cửu Long đăng ký 150.328 lao động, giảm 6,7%; Đông Nam Bộ đăng ký 353.647 doanh nghiệp, giảm 4,1% và Trung du và miền núi phía Bắc đăng ký 76.017 lao động, giảm 3,3%.

- Theo lĩnh vực hoạt động:    So sánh tình hình doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong 11 tháng năm

2016 phân theo lĩnh vực hoạt động tại Biểu đồ 3 cho thấy: + Tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới giảm ở 02 ngành nghề so với cùng kỳ

năm 2015 đó là: Nghệ thuật, vui chơi và giải trí đăng ký 1.283 doanh nghiệp, giảm 26,6% và Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đăng ký 1.720 doanh nghiệp, giảm 13,8%. Các ngành nghề còn lại đều có số doanh nghiệp thành lập mới tăng so với cùng kỳ năm trước, cụ thể: Kinh doanh bất động sản đăng ký 2.825 doanh nghiệp, tăng 95,6%; Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội đăng ký 480 doanh nghiệp, tăng 55,8%; Giáo dục và đào tạo đăng ký 2.574 doanh nghiệp, tăng 46,1%; Hoạt động dịch vụ khác đăng ký 960 doanh nghiệp, tăng 41,6%;...     

+ Về tỷ lệ vốn đăng ký, thống kê cho thấy có 02 ngành có tỷ lệ vốn đăng ký giảm so với cùng kỳ, bao gồm: Khai khoáng đăng ký 7.172 tỷ đồng, giảm 14,1% và Nghệ thuật, vui chơi và giải trí đăng ký 4.733 tỷ đồng, giảm 13,8%. Các ngành còn lại đều có tỷ lệ vốn đăng ký tăng so với cùng kỳ năm 2015, một số ngành có tỷ lệ tăng cao, cụ thể: Kinh doanh bất động sản đăng ký 196.474 tỷ đồng, tăng 221,2%; Thông tin và truyền thông đăng ký 19.394 tỷ đồng, tăng

5

Page 8: I. TÌNH HÌNH KINH TẾ NĂM 2016 - VBiSvbis.vn/.../04/Bao-cao-tinh-hinh-KT-va-DN-2016-day-du.docx · Web viewNền kinh tế tiếp tục đà phục hồi, kinh tế vĩ mô ổn

144,3%; Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm đăng ký 24.137 tỷ đồng, tăng 91,8%. Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 86,1%

Nguồn: Cục Quản lý đăng ký kinh doanh – Bộ KH&ĐT

Trong 11 tháng năm 2016, một số ngành, lĩnh vực thu hút nhiều số lao động gia nhập thị trường, gồm có: Công nghiệp chế biến, chế tạo là 533,3 nghìn lao động; Bán buôn; bán le; sửa chữa ô tô, xe máy là 212,0 nghìn lao động; Xây dựng là 107,6 nghìn lao động; Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác với 51,3 nghìn lao động.  2.2. Tình hình doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 11 tháng đầu năm 2016

Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 11 tháng năm 2016 là 24.560 doanh nghiệp, tăng 31,7% so với cùng kỳ năm 2015. Có thể thấy với khung khổ pháp lý mới cùng với các giải pháp của Chính phủ trong việc hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp phát triển đã phát huy hiệu quả, giúp doanh nghiệp tìm thấy hướng đi và cơ hội phát triển mới. (So sánh 2015/2014: doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 31,2%).

- Theo vùng lãnh thổ:Trong 11 tháng năm 2016, số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động

phân theo vùng lãnh thổ tăng ở hầu hết các vùng so với cùng kỳ năm 2015, cụ thể: khu vực Tây Nguyên với 749 doanh nghiệp, tăng 37,4%; tiếp đó là vùng Đông Nam Bộ với 10.282 doanh nghiệp, tăng 35,1%; Đồng bằng Sông Hồng với

6

Page 9: I. TÌNH HÌNH KINH TẾ NĂM 2016 - VBiSvbis.vn/.../04/Bao-cao-tinh-hinh-KT-va-DN-2016-day-du.docx · Web viewNền kinh tế tiếp tục đà phục hồi, kinh tế vĩ mô ổn

6.746 doanh nghiệp, tăng 34,8%; Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung là 3.498 doanh nghiệp, tăng 30,8% và Đồng bằng Sông Cửu Long là 2.284 doanh nghiệp, tăng 27,6%; duy nhất khu vực Trung du và miền núi phía Bắc giảm 1,9% với 1.001 doanh nghiệp.      

Bảng 2: Tình hình doanh nghiệp quay trở lại hoạt động thwo vùng lãnh thổ

Đơn vị: DN

STT Vùng lãnh thổ 11 tháng năm 2015

11 tháng năm 2016

11 tháng năm 2016 so với cùng kỳ năm

2015 (%)

  Tổng số 18.646 24.560 31.7

1 Đồng bằng Sông Hồng 5.004 6.746 34.8

2 Trung du và miền núi phía Bắc 1.020 1.001 -1.9

3Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 2.674 3.498 30.8

4 Tây Nguyên 545 749 37.4

5 Đông Nam Bộ 7.613 10.282 35.1

6 Đồng bằng Sông Cửu Long 1.790 2.284 27.6

Nguồn: Cục Quản lý đăng ký kinh doanh – Bộ KH&ĐT

- Theo lĩnh vực hoạt động:Tình hình doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 11 tháng năm 2016

tăng ở hầu hết các ngành so với cùng kỳ năm trước, cụ thể: Giáo dục và đào tạo có 418 doanh nghiêp, tăng 52,0%; Nghệ thuật, vui chơi và giải trí có 251 doanh nghiệp, tăng 44,3%; Công nghiệp chế biến, chế tạo có 3.340 doanh nghiệp, tăng 41,8%; Dịch vụ lưu trú và ăn uống có 1.290 doanh nghiệp, tăng 36,8%; Bán buôn; bán le; sửa chữa ô tô, xe máy có 9.242 doanh nghiệp, tăng 35,3%; riêng lĩnh vực Hoạt động dịch vụ khác giảm 3,9% với 347 doanh nghiệp (Phụ lục 1).   

2.3. Tình hình doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn; tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể trong 11 tháng năm 2016

Số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn của cả nước là 18.901 doanh nghiệp, tăng 27,3% so với cùng kỳ năm trước, số doanh nghiệp này sau khi kết thúc thời hạn tạm ngừng sẽ quay trở lại tình trạng hoạt động kinh doanh.   

Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể của cả nước là 35.145 doanh nghiệp, giảm 26,6% so với cùng kỳ năm trước.

7

Page 10: I. TÌNH HÌNH KINH TẾ NĂM 2016 - VBiSvbis.vn/.../04/Bao-cao-tinh-hinh-KT-va-DN-2016-day-du.docx · Web viewNền kinh tế tiếp tục đà phục hồi, kinh tế vĩ mô ổn

- Theo loại hình doanh nghiệp:+ Trong số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn có

7.404 công ty TNHH 1 thành viên chiếm 39,17%; có 6.420 công ty TNHH 2 thành viên chiếm 33,97%; có 1.870 doanh nghiệp tư nhân chiếm 9,89%; có 3.206 công ty cổ phần chiếm 16,96% và có 01 công ty hợp danh chiếm 0,01%.  

+ Đối với doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể có 14.743 công ty TNHH 1 thành viên chiếm 41,95%; có 10.915 công ty TNHH 2 thành viên chiếm 31,06%; có 3.128 doanh nghiệp tư nhân chiếm 8,90% và có 6.359 công ty cổ phần chiếm 18,09%.  

- Theo quy mô vốn:Số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải

thể phần lớn là những doanh nghiệp có quy mô vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng chiếm 92,6% trên tổng số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể. So sánh với cùng kỳ của năm 2015 thì số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động có quy mô vốn đăng ký dưới 10 tỷ, giảm 26,7%.  

Bảng 3: Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động theo quy mô vốnĐơn vị: DN

STT

Quy mô vốn đăng ký

11 tháng năm 2015 11 tháng năm 2016

Tạm ngừng kinh

doanh có thời hạn

Tạm ngừng hoạt động

không đăng ký hoặc chờ

giải thể

Tạm ngừng kinh doanh có thời hạn

Tạm ngừng hoạt động

không đăng ký hoặc chờ giải

thể

  Tổng số 14.843 47.870 18.901 3.5145

1 0-10 tỷ đồng 13.759 44.387 17.741 32.529

2 10-20 tỷ đồng 661 1.620 618 1.241

3 20-50 tỷ đồng 287 1.013 334 738

4 50-100 tỷ đồng 86 483 115 354

5 Trên 100 tỷ đồng 50 367 93 283

Nguồn: Cục Quản lý đăng ký kinh doanh – Bộ KH&ĐT

 - Theo vùng lãnh thổ:Trong 11tháng năm 2016 tất cả các vùng đều có số doanh nghiệp tạm

ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể giảm so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Đồng bằng Sông Cửu Long có 2.274 doanh nghiệp, giảm 59,4%; tiếp đến là Trung du và miền núi phía Bắc có 1.235 doanh nghiệp, giảm 44,9%; Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có 3.888 doanh nghiệp, giảm 42,0% (Phụ lục 2).

8

Page 11: I. TÌNH HÌNH KINH TẾ NĂM 2016 - VBiSvbis.vn/.../04/Bao-cao-tinh-hinh-KT-va-DN-2016-day-du.docx · Web viewNền kinh tế tiếp tục đà phục hồi, kinh tế vĩ mô ổn

  - Theo lĩnh vực hoạt động:Trong 11 tháng năm 2016 chỉ có lĩnh vực Nghệ thuật, vui chơi và giải trí

tăng 0,1% với 770 doanh nghiệp. Các ngành, nghề còn lại có số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể giảm so với cùng kỳ năm trước, cụ thể: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản có 594 doanh nghiệp, giảm 58,9%; Khai khoáng có 292 doanh nghiệp, giảm 49,3%; Hoạt động dịch vụ khác có 571 doanh nghiệp, giảm 41,7%; Sản xuất phân phối điện, nước, ga có 166 doanh nghiệp, giảm 40,1% (Phụ lục 3).

2.4. Tình hình doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong 11 tháng năm 2016

Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong 11 tháng năm 2016 của cả nước là 10.468 doanh nghiệp, tăng 23,6% so với cùng kỳ năm trước (So sánh 2015/2014: doanh nghiệp giải thể giảm 2,23%).

- Theo loại hình doanh nghiệp:Trong tổng số doanh nghiệp giải thể của cả nước trong 11 tháng năm 2016

có 4.207 công ty TNHH 1 thành viên chiếm 40,19%; có 3.114 công ty TNHH 2 thành viên chiếm 29,75%; có 1.780 doanh nghiệp tư nhân chiếm 17,0%; có 1.364 công ty cổ phần chiếm 13,03% và có 03 công ty hợp danh chiếm 0,03%.

- Theo quy mô vốn:    Trong 11 tháng năm 2016, số lượng doanh nghiệp giải thể phần lớn là

những doanh nghiệp có quy mô vốn đăng ký nhỏ dưới 10 tỷ đồng là 9.768 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 93,3% trên tổng số doanh nghiệp giải thể của cả nước, tăng 23,2% so với cùng kỳ năm 2015. 

Bảng 4: Số doanh nghiệp giải thể theo quy mô vốn

Đơn vị: DN 

STT Quy mô vốn đăng ký 11 tháng năm

201511 tháng năm

2016

  Tổng số 8.468 10.468

1 0-10 tỷ đồng 7.928 9.768

2 10-20 tỷ đồng 219 298

3 20-50 tỷ đồng 146 209

4 50-100 tỷ đồng 83 101

5 Trên 100 tỷ đồng 92 92

Nguồn: Cục Quản lý đăng ký kinh doanh – Bộ KH&ĐT

- Theo vùng lãnh thổ:

9

Page 12: I. TÌNH HÌNH KINH TẾ NĂM 2016 - VBiSvbis.vn/.../04/Bao-cao-tinh-hinh-KT-va-DN-2016-day-du.docx · Web viewNền kinh tế tiếp tục đà phục hồi, kinh tế vĩ mô ổn

Qua số liệu tại Biểu đồ 4, cho thấy tình hình doanh nghiệp đăng ký giải thể trong 11 tháng năm 2016 tăng tại một số vùng trong cả nước so với cùng kỳ năm 2015, cụ thể: vùng Đông Nam Bộ có 4.491 doanh nghiệp, tăng 54,9%; Đồng bằng Sông Hồng có 2.107 doanh nghiệp, tăng 26,7%; Tây Nguyên có 325 doanh nghiệp, tăng 14,8% và Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có 1.511 doanh nghiệp, tăng 10,4%.

Ở chiều ngược lại, Đồng bằng Sông Cửu Long có 1.517 doanh nghiệp, giảm 10,5% và Trung du và miền núi phía Bắc có 517 doanh nghiệp, giảm 7,5%.     

Biểu đồ 4: Số doanh nghiệp giải thể theo vùng lãnh thổ

(Đơn vị: DN)

Đồng bằng Sông Cửu Long

Đông Nam Bộ

Tây Nguyên

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

Trung du và miền núi phía Bắc

Đồng bằng Sông Hồng

-0.2 -0.1 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6

-10.5%

54.9%

14.8%

10.4%

-7.5%

26.7%

Nguồn: Cục Quản lý đăng ký kinh doanh – Bộ KH&ĐT- Theo lĩnh vực hoạt động:Phân theo lĩnh vực hoạt động, trong 11 tháng năm 2016 tại Biểu đồ 5 cho

thấy ngành Thông tin và truyền thông có số doanh nghiệp giải thể giảm 13,9% với 373 doanh nghiệp. Trong khi đó, ngành Khai khoáng có lượng doanh nghiệp giải thể không thay đổi so với cùng kỳ năm 2015.

Các ngành còn lại đều có số doanh nghiệp giải thể tăng so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội có 58 doanh nghiệp, tăng 100%; Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản có 346 doanh nghiệp, tăng 58,7%; Kinh doanh bất động sản có 160 doanh nghiệp, tăng 58,4%.

So với cùng kỳ năm 2015, ngành Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội có lượng doanh nghiệp giải thể tăng cao do ngành này đòi hỏi nguồn vốn lớn mà nguồn vốn hiện tại chủ yếu là từ ngân sách Nhà nước, trái phiếu Chính Phủ, vốn ODA. Bên cạnh đó yếu tố nhân lực cũng rất quan trọng, đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao. Do đó, mặc dù nhu cầu đầu tư cho y tế lớn, lợi ích cao nhưng vẫn khiến cho các nhà đầu tư còn rụt rè.

10

Page 13: I. TÌNH HÌNH KINH TẾ NĂM 2016 - VBiSvbis.vn/.../04/Bao-cao-tinh-hinh-KT-va-DN-2016-day-du.docx · Web viewNền kinh tế tiếp tục đà phục hồi, kinh tế vĩ mô ổn

Biểu đồ 5: Số doanh nghiệp giải thể theo lĩnh vực hoạt động

(Đơn vị: DN)

Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội

Xây dựng

Vận tải kho bãi

Thông tin và truyền thông

Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

Sản xuất phân phối, điện, nước, ga

Nghệ thuật vui chơi và giải trí

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

Khoa học, công nghệ, dịch vụ tư vấn

Khai khoáng

Kinh doanh bất động sản

Hoạt động dịch vụ khác

Giáo dục và đào tạo

Dịch vụ việc làm, du lịch, cho thuê

Dịch vụ lưu trú và ăn uống

Công nghiệp chế biến, chế tạo

Bán buôn, bán le, sửa chữa ô tô, xe máy

-0.2 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1

100.0%

5.8%

30.3%

-13.9%

48.5%

5.4%

22.7%

58.7%

30.5%

0.0%

58.4%

55.9%

19.5%

37.7%

27.0%

31.5%

23.3%

Nguồn: Cục Quản lý đăng ký kinh doanh – Bộ KH&ĐT 

2.4. Động thái doanh nghiệp Việt Nam năm 2016Trong tháng 11-12/2016, Viện Phát triển Doanh nghiệp - VCCI đã thực

hiện khảo sát Động thái doanh nghiệp Việt Nam năm 2016.Kết quả của khảo sát đã đưa ra được nhận định chung (cảm nhận của chính các doanh nghiệp) về tình hình sản xuất –kinh doanh (SX-KD) của doanh nghiệp năm 2016 và những dự báo năm 2017 như sau:

a) Động thái doanh nghiệp năm 2016Tình hình sản xuất kinh doanh tổng thể của các doanh nghiệp Việt Nam

năm 2016 không được cải thiện so năm 2015.Lợi nhuận trên một đơn vị sản 11

Page 14: I. TÌNH HÌNH KINH TẾ NĂM 2016 - VBiSvbis.vn/.../04/Bao-cao-tinh-hinh-KT-va-DN-2016-day-du.docx · Web viewNền kinh tế tiếp tục đà phục hồi, kinh tế vĩ mô ổn

phẩm vẫn tiêp tục giảm, có thể là do giá bán bình quân giảm, trong khi giá thành sản xuất tăng. Điều này làm cho doanh nghiệp đánh giá không khả quan về tình hình sản xuất kinh doanh chung, mặc dù các yếu tố khác như tổng doanh số, số lượng công nhân viên, hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị và năng suất lao động bình quân đều có xu hướng được cải thiện.

Biểu đồ 6: Chỉ số động thái của doanh nghiệp Việt Nam năm 2016

Tổng thể tình hình sx-

kd

Tổng doanh

số

Giá bán bình quân

Lợi nhuận

trên đơn vị sản phẩm

Hiệu suất sử dụng máy móc

Số lượng công nhân viên

Năng suất lao

động bình quân

Giá thành

trên một đơn vị

sản phẩm

Sản phẩm

tồn kho

Lượng đơn đặt

hàng

-20

-10

0

10

20

30

40

0

12

-4-8

4

9

14

2

-15

2

24

33

2119

24 24

31

20

-10

28

CSĐT thực thấy năm 2016 CSĐT dự cảm năm 2016

Nguồn: Khảo sát Động thái doanh nghiệp Việt Nam năm 2016

+Tổng doanh số có xu hướng tăng lên trong năm 2016. Chỉ số này được dự cảm sẽ tiếp tục tăng mạnh trong năm 2017. Tổng doanh số có xu hướng tăng cho thấy tín hiệu phục hồi của thị trường. Thu nhập tăng lên làm cho sức mua đang dần được cải thiện.

+ Giá bán bình quân giảm nhẹ trong năm 2016. Nguyên nhân có thể là do các doanh nghiệp thực hiện các chương trình giảm giá, khuyến mại nhằm cải thiện sức mua của thị trường. Tuy nhiên, các doanh nghiệp dự cảm trong năm 2017, giá bán bình quân sẽ có xu hướng tăng lên.

+ Lợi nhuận bình quân giảm trong năm 2016 so năm 2015. Mặc dù các doanh nghiệm có kỳ vọng là chỉ số này sẽ được cải thiện trong năm 2017, song đây là yếu tố đánh giá sát thực nhất về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng chưa được cải thiện nhiều trong thời gian qua, cho thấy các tín hiệu tích cực của thị trường vẫn còn rất yếu ớt.

+ Hiệu suất sử dụng máy móc được cải thiện trong năm 2016, nhưng mức độ cải thiện không đáng kể. Hiệu suất sử dụng máy móc thiêt bị chưa được cải thiện nhiều không phải là do trình độ yếu kém của công nhân đứng máy mà chủ yếu là do nhu cầu của thị trường không đủ lớn nên doanh nghiệp không sử dụng hết năng lực sản xuất của máy móc thiết bị. Yếu tố này được dự cảm sẽ cải thiện

12

Page 15: I. TÌNH HÌNH KINH TẾ NĂM 2016 - VBiSvbis.vn/.../04/Bao-cao-tinh-hinh-KT-va-DN-2016-day-du.docx · Web viewNền kinh tế tiếp tục đà phục hồi, kinh tế vĩ mô ổn

mạnh mẽ trong năm 2017. Điều này là do các doanh nghiệp kỳ vọng nhu cầu thị trường sẽ tăng lên đáng kể trong năm 2017.

+ Số lượng lao động năm 2016 tăng lên. Xu hướng này tiếp tục được duy trì trong năm 2017. Điều này cho thấy các doanh nghiệp đang có xu hướng mở rộng sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây. Đây là cơ hội để tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho xã hội.

+Năng suất lao động bình quân cũng được cảm nhận được cải thiện trong năm 2016 và tiếp tục được dự cảm tăng lên trong năm 2017.Năng suất lao động được cải thiện chủ yếu là do các doanh nghiệp đã bắt đầu chú trọng vào việc nâng cao tay nghề công nhân thông qua các khóa đào tạo nội bộ, áp dụng các quy trình sản xuất có hiệu quả, đồng thời đổi mới và cải tiến công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất.

+ Giá thành trên một đơn vị sản phẩm tăng nhẹ trong năm 2016. Các doanh nghiệp dự cảm yếu tổ này sẽ tăng mạnh trong năm 2017.

+ Sản phẩm tồn kho năm 2016 so với năm 2015 giảm mạnh. Đây là kết quả của những nỗ lực của doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường, cả thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu, áp dụng các chính sách khuyến mại và biện pháp giảm giá trong năm qua. Hàng tồn kho được dự cảm sẽ tiếp tục giảm trong năm 2017, tuy nhiên mức độ giảm thấp hơn năm 2016.

+ Lượng đơn đặt hàng tăng nhẹ vào năm 2016, tuy nhiên lượng đơn hàng được dự cảm sẽ tăng mạnh vào năm 2017. Có thể trong năm 2017, các doanh nghiệp sẽ áp dụng mạnh mẽ hơn các chính sách bán hàng nhằm gia tăng lượng đơn đặt hàng. Đồng thời, doanh nghiệp cũng kỳ vọng nhu cầu của thị trường sẽ tăng lên đáng kể vào năm 2017 do tình hình kinh tế vĩ mô bắt đầu đi vào giai đoạn ổn định và thu nhập của người tiêu dùng cũng bắt đầu ổn định và có xu hướng tăng lên.

b) Động thái doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệpTrong năm 2016, các doanh nghiệp FDI có hoạt động sản xuất kinh doanh

tốt nhất trong các loại hình doanh nghiệp. Doanh thu năm 2016 của các doanh nghiệp trong khu vực này tăng lên, đồng thời các doanh nghiệp này tuyển thêm nhiều lao động. Đây cũng là khu vực duy nhất có lợi nhuận có xu hướng tăng lên trong năm 2016.Kết quả khảo sát của VCCI cũng cho thấy các công ty tư nhân gặp nhiều khó khăn hơn các doanh nghiệp thuộc loại loại hình kinh doanh khác. Lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm của các doanh nghiệp này giảm mạnh nhất và doanh thu cũng giảm, mặc dù các doanh nghiệp này có tuyển thêm lao động trong năm 2016.

13

Page 16: I. TÌNH HÌNH KINH TẾ NĂM 2016 - VBiSvbis.vn/.../04/Bao-cao-tinh-hinh-KT-va-DN-2016-day-du.docx · Web viewNền kinh tế tiếp tục đà phục hồi, kinh tế vĩ mô ổn

Biểu đồ 7: CSĐT thực thấy năm 2016 về tình hình SX-KD theo loại hình doanh nghiệp

Đơn vị: Điểm %

DN nhà nước Công ty tư nhân Công ty TNHH Công ty cổ phần Doanh nghiệp FDI

-20

-10

0

10

20

30

4029

-6

1115

32

0

-16

-5-12

50

10 8 8

32

Tổng doanh số Lợi nhuận trên đơn vị sản phẩmSố lượng lao động

Nguồn: VCCI –Khảo sát động thái doanh nghiệp Việt Namnăm 2016.

c) Động thái doanh nghiệp theo ngành nghề kinh doanh chínhTheo kết quả khảo sát của VCCI, Chỉ số động thái thực thấy về tình hình

SX-KD theo ngành nghề kinh doanh cho thấy, trong năm 2016, các DN trong lĩnh vực bất động sản và lĩnh vực dịch vụ lưu trú, ăn uống hoạt động hiệu quả nhất.Trong các doanh nghiệp này, doanh thu tăng, lợi nhuận tăng và số lượng lao động cũng tăng. Nguyên nhân là do thị trường bất động sản bắt đầu ấm lên. Những khách hàng có nhu cầu mua nhà ở thực sự đã quyết định mua, không còn tình trạng chờ cho giá xuống thấp thêm nữa như những năm trước. Thu nhập của người tiêu dùng trong năm 2016 ổn định hơn, cộng với tình hình kinh tế không còn bi quan như những năm trước đó, nên thay vì chi tiêu theo kiểu thắt lưng buộc bụng, người dân cũng đã bắt đầu chỉ tiêu cho những khoản du lịch, vui chơi giải trí và ăn uống bên ngoài. Trong khi đó,DN trong lĩnh vực vận tải kho bãi có một năm kinh doanh khó khăn nhất. Doanh thu và lợi nhuận năm 2016 của các doanh nghiệp này đều giảm và số lượng công nhân của các doanh nghiệp này cũng giảm. Điều này là do các doanh nghiệp chiến lược sản xuất của các doanh nghiệp đi thuê kho bãi thay đổi. Nhu cầu thuê kho, bãi nhiều của các doanh nghiệp này giảm do họ chú trọng sản xuất số lượng sản phẩm đủ để phục vụ nhu cầu hiện tại của thị trường. Các doanh nghiệp không còn sản xuất hàng loạt và tích trữ do nhu cầu thị trường đã phục hồi nhưng yếu ớt. Do nhu cầu thuê kho bãi giảm nên các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cho thuê kho bãi cũng gặp khó khăn.

14

Page 17: I. TÌNH HÌNH KINH TẾ NĂM 2016 - VBiSvbis.vn/.../04/Bao-cao-tinh-hinh-KT-va-DN-2016-day-du.docx · Web viewNền kinh tế tiếp tục đà phục hồi, kinh tế vĩ mô ổn

Biểu đồ 8: CSĐT thực thấy về tình hình SX-KD theongành nghề kinh doanh chính

Đơn vị: Điểm %

Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Khai khoáng

Công nghiệp chế biến, chế tạo

Xây dựng

Bán buôn, bán le

Vận tải kho bãi

Dịch vụ lưu trú, ăn uống

Thông tin và truyền thông

Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm

Bất động sản

Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ

Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ

-40 -20 0 20 40 60 80 100

9

14

17

7

5

-21

45

29

0

75

0

18

-6

14

-13

-5

-13

-30

45

28

0

25

0

0

1

29

13

14

7

-16

45

14

0

25

0

15

Số lượng lao động Lợi nhuận Doanh thu

15

Page 18: I. TÌNH HÌNH KINH TẾ NĂM 2016 - VBiSvbis.vn/.../04/Bao-cao-tinh-hinh-KT-va-DN-2016-day-du.docx · Web viewNền kinh tế tiếp tục đà phục hồi, kinh tế vĩ mô ổn

Nguồn: VCCI- Khảo sát động thái doanh nghiệp VN năm 2016

d) Mức độ hoàn thành kế hoạch SX-KD của doanh nghiệp năm 2016Khi được hỏi về mức độ hoàn thành các kế hoạch trong năm 2016 như kế

hoạch phát triển sản phẩm mới, kế hoạch phát triển thị trường, kế hoạch lợi nhuận và kế hoạch doanh thu, có khoảng 45 - 50% DN trả lời hoàn thành hoặc vượt mức kế hoạch, khoảng 35-40% DN hoàn thành 75-99% kế hoạch và khoảng 10-20% DN hoàn thành dưới 75% kế hoạch. Như vậy, xấp xỉ ½ số doanh nghiệp tham gia trả lời khảo sát hoàn thành và vượt mức các kế hoạch đề ra. Đây thực sự chưa phải là một kết quả khả quan. Nó phản ánh những diễn biến trong năm kinh doanh không hoàn toàn giống với những gì mà doanh nghiệp kỳ vọng. Mà điều này xuất phát chủ yếu từ sức mua thị trường. Nhu cầu thị trường, kể cả thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu, đều tăng nhưng mức tăng không lớn như doanh nghiệp dự đoán khi đặt kế hoạch mục tiêu. Điều này dẫn đến việc một nửa doanh nghiệp không hoàn thành các kế hoạch đặt ra.

Biểu đồ 9:Mức độ hoàn thành kế hoạch SX-KD của doanh nghiệp năm 2016

Đơn vị: Điểm %

Kế hoạch doanh thu

Kế hoạch lợi nhuận

Kế hoạch phát triển thị trường

Kế hoạch phát triển sản phẩm mới

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

9.3

8.5

6.2

7.7

40.6

37.5

41.5

37.6

40.4

39.8

36.1

34.3

9.7

14.2

16.2

20.4

Vượt kế hoạch Hoàn thành kế hoạchHoàn thành 75% -99% kế hoạch Hoàn thành dưới 75% so với kế hoạch

Nguồn: VCCI- Khảo sát động thái doanh nghiệp VN năm 2016

2.5. Môi trường kinh doanh năm 2016 và tác động của Nghị quyết 35/NQ-CP tới doanh nghiệp

Đánh giá về mức độ chuyển biến của một số yếu tố của môi trường kinh tế vĩ mô, các doanh nghiệp cho rằng thủ tục thuế, hải quan được cải thiện nhiều nhất trong năm 2016, tiếp đến là chất lượng các chính sách và quy định pháp lý. Thái độ, ý thức trách nhiệm của các cán bộ công chức và công tác phổ biến, giáo dục pháp lý kinh doanh cũng được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, hiệu lực thực thi các chính sách và quy định pháp lý được cải thiện rất ít. Tựu chung lại, tổng

16

Page 19: I. TÌNH HÌNH KINH TẾ NĂM 2016 - VBiSvbis.vn/.../04/Bao-cao-tinh-hinh-KT-va-DN-2016-day-du.docx · Web viewNền kinh tế tiếp tục đà phục hồi, kinh tế vĩ mô ổn

thể môi trường pháp lý và kinh tế vĩ mô năm 2016 không cải thiện so với năm 2015.

Biểu đồ 10. CSĐT thực thấy của một số yếu tố của môi trường kinh tế vĩ mô

Đơn vị: Điểm

Tổng thể môi trường pháp lý và kinh tế vĩ

Chất lượng chính sách, quy định pháp lý

Mức độ cải thiện các thủ tục

thuế, hải quan

Thái độ, ý thức trách nhiệm của

cán bộ công chức

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

kinh doanh

Hiệu lực thực thi

chính sách, quy định pháp lý

Sự ổn định môi trường

pháp lý, kinh tế vĩ

05

101520253035404550

0

37

43

30 31

30

Nguồn: VCCI- Khảo sát động thái doanh nghiệp VN năm 2016

Đánh giávề tính hiệu quả của các hoạt động của UBND tỉnh/thành phố nhằm cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, nhìn chung, hầu hết các doanh nghiệp đánh giá cao hiệu quả của các hoạt động này (Biểu đồ 11). Điều này có thể là do các UBND tỉnh, thành phố đã thường xuyên tổ chức đối thoại công khai với cộng đồng doanh nghiệp, báo chí để kịp thời nắm bắt và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp. Có 56,6% các doanh nghiệp trả lời các UBND tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp hoạt động có tổ chức những cuộc đối thoại công khai này. Trong số này, có 44,1% các doanh nghiệp tham gia các buổi đối thoại này. Ngoài ra, có 57,9 doanh nghiệp trả lời UBND tỉnh, thành phố nơi DN hoạt động có thành lập và công khai đường dây nóng, hỏi đáp trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, thành phố dể tiếp nhận phản ánh và hướng dẫn, giải đáp cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong số các DN có 16,8% doanh nghiệp đã sử dụng đường dây nóng- đây có thể nói là một tỷ lệ khá cao, cho thấy không ít các DN đang gặp vấn đề và phải sử dụng đến đường dây này.

Đánh giá về tinh thần phục vụ doanh nghiệp của các bộ, ngành và các UBND tỉnh, thành phố trong nửa cuối năm 2016 so với nửa đầu năm 2016, chỉ có khoảng 20% doanh nghiệp đánh giá có thay đổi tích cực, trên 40% DN đánh giá có thay đổi có chút tích cực, và có khoảng 30% DN đánh giá không thay đổi và thay đổi kém tích cực (Biểu đồ 12).

17

Page 20: I. TÌNH HÌNH KINH TẾ NĂM 2016 - VBiSvbis.vn/.../04/Bao-cao-tinh-hinh-KT-va-DN-2016-day-du.docx · Web viewNền kinh tế tiếp tục đà phục hồi, kinh tế vĩ mô ổn

Biểu đồ 11. Tính hiệu quả của các hoạt động của UBND tỉnh/thành phố nhằm cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

Đơn vị: %

Tổ chức đối thoại công khai định kỳ với cộng đồng DN

Thành lập và công khai đường dây nóng

Thực hiện cơ chế một cửa

Quán triệt cán bộ công chức về đạo đức công vụ

Thực hiện cam kết của UBND tình với VCCI

Thực hiện chương trình hành động của tỉnh về triển khai NQ 19

Thực hiện chương trình hành động của tỉnh về triển khai NQ 35

Rất hiệu quả Hiệu quả Hiệu quả thấp Không hiệu quả

Nguồn: VCCI- Khảo sát động thái doanh nghiệp VN năm 2016

Biểu đồ 12. Đánh giá về tinh thần phục vụ doanh nghiệp của các bộ, ngành và các UBND tỉnh, thành phố

Đơn vị: %

Lãnh đạo các bộ, ngành

Lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố

Đội ngũ cán book, công chức, viên chức ở các bộ, ngành

Đội ngũ cán book, công chức, viên chức ở các tỉnh, thành phố

Thay đổi tích cực Thay đổi có chút tích cựcKhông thay đổi Kém tích cực hơn

Nguồn: VCCI- Khảo sát động thái doanh nghiệp VN năm 2016

18

Page 21: I. TÌNH HÌNH KINH TẾ NĂM 2016 - VBiSvbis.vn/.../04/Bao-cao-tinh-hinh-KT-va-DN-2016-day-du.docx · Web viewNền kinh tế tiếp tục đà phục hồi, kinh tế vĩ mô ổn

Chỉ có 46,2% doanh nghiệp trả lời khảo sát biết đến Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Điều này cho thấy công tác tuyên truyền thực hiện Nghị quyết chưa thực sự tốt.

Đánh giá về tác động tới doanh nghiệp của các nhóm giải pháp được đưa ra trong Nghị quyết 35 nhằm tạo dựng môi trường thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, có khoảng 75% các doanh nghiệp đánh giá các giải pháp này có tác động “Tương đối tích cực”, “Tích cực” và “Rất tích cực”.Vẫn còn khoảng 25% doanh nghiệp chưa nhận thấy tác động của những giải pháp này.

Biểu đồ 13.Đánh giá về tác động tới doanh nghiệp của các nhóm giải pháp được đưa ra trong Nghị quyết 35 nhằm tạo dựng môi trường thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo

Đơn vị: %

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia

Mô hình vườn ươm doanh nghiệp

Chính sách đối DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

Chính sách tạo điều kiện thuận cho DN tiếp cận đất đai

0%10%

20%30%

40%50%

60%70%

80%90%

100%

Rất tích cực Tích cựcTương đối tích cực Chưa rõ

Nguồn: VCCI- Khảo sát động thái doanh nghiệp VN năm 2016

Đánh giá về tác động tới doanh nghiệp của các nhóm giải pháp được đưa ra trong Nghị quyết 35 nhằm đảm bảo quyền kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh của doan nghiệp,có khoảng 3/4 các doanh nghiệp đánh giá các giải pháp này có tác động “Tương đối tích cực”, “Tích cực” và “Rất tích cực”.Vẫn còn khoảng 1/4 doanh nghiệp chưa nhận thấy tác động của những giải pháp này.

19

Page 22: I. TÌNH HÌNH KINH TẾ NĂM 2016 - VBiSvbis.vn/.../04/Bao-cao-tinh-hinh-KT-va-DN-2016-day-du.docx · Web viewNền kinh tế tiếp tục đà phục hồi, kinh tế vĩ mô ổn

Biểu đồ 14. Đánh giá tác động tới doanh nghiệp của các nhóm giải pháp được đưa ra trong Nghị quyết 35 nhằm đảm bảo quyền kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh của doan nghiệp

Đơn vị: %

Dự thảo Luật Hỗ trợ DNNVV

Hoàn thiện thủ tục phá sản DN

Chính sách tháo gỡ khó khăn về thuế

Giảm thuế TNDN cho DNNVV

Giảm 50% thuế TNCN cho lao động trong một số ngành

Bỏ hình thức thuế khoán

Sửa đổi và bổ sung về cấp phép xuất nhập khẩu, quản lý thị trường, cạnh tranh

Tăng cường cung cấp thông tin về các hiệp định thương mại

Chính sách thu hút đầu tư phát triển cụm công nghiệp

Sửa đổi , bổ sung tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của sản phẩm

0% 20% 40% 60% 80% 100%

Rất tích cực Tích cực Tương đối tích cực Chưa rõ

Nguồn: VCCI- Khảo sát động thái doanh nghiệp VN năm 2016

Đánh giá về tác động tới doanh nghiệp của các nhóm giải pháp của các tổ chức tín dụng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn, khoảng 85% các doanh nghiệp đánh giá các giải pháp này có tác động “Tương đối tích cực”, “Tích cực” và “Rất tích cực”.

Biểu đồ 15. Đánh giá tác động tới doanh nghiệp của các nhóm giải pháp của các tổ chức tín dụng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn

Đơn vị: %

20

Page 23: I. TÌNH HÌNH KINH TẾ NĂM 2016 - VBiSvbis.vn/.../04/Bao-cao-tinh-hinh-KT-va-DN-2016-day-du.docx · Web viewNền kinh tế tiếp tục đà phục hồi, kinh tế vĩ mô ổn

Đơn giản hóa thủ tục vay vốn

Rút ngắn thời gian giải quyết cho vay

Lãi suất vay vốn hợp lý

Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng

Chương trình kết nối DN-ngân hàng

Chương trình bình ổn giá

Thực hiện đồng bộ hạn chế tín dụng ngoại tệ và phát triển thị trường mua bán ngoại tế

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Rất tích cực Tích cực Tương đối tích cực Chưa rõ

Nguồn: VCCI- Khảo sát động thái doanh nghiệp VN năm 2016

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ.Bức tranh về tình hình DN nêu trên đặt ra một số vấn đề cần được giải

quyết và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam khuyến nghị như sau: 1. Về triển khai Nghị quyết 35/ NQ- CP của Chính phủ:-Cho đến nay việc triển khai nghị quyết 35/ NQ-CP ở các cấp chính quyền

địa phương đã bắt đầu được khởi động, thể hiện qua việc ký cam kết giữa VCCI và các tỉnh thành phố. Tuy nhiên, các cam kết này vẫn phải được thể hiện bằng chương trình hành động cụ thể, và cụ thể nhất là qua công tác lập kế hoạch ngân sách và kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp cho năm 2017 và kế hoạch cho đến 2020. Các kế hoạch hỗ trợ cần được thể hiện bằng các con số cụ thể.

- Tương tự, hiện chương trình hành động của các Bộ ngành trong việc thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP chưa được công bố rộng rãi để tham vấn cộng đồng doanh nghiệp. VCCI kỳ vọng việc sớm được thực hiện để tạo niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp.

- Đề nghị các bộ ban ngành, các cấp chính quyền địa phương tổ chức đối thoại thường xuyên và đi vào thực chất, theo chuyên đề cụ thể để có thể giải quyết triệt để các vướng mắc. Cần có các hội nghị của DN hiến kế, tham gia xây dựng quy hoạch phát triển ngành, phát triển vùng, tạo cơ chế tiếp cận các nguồn lực (đất đai, tín dụng … một cách đồng bộ và hiệu quả, thay vì giải quyết vụ việc.

- Giảm bớt chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra đồng thời với việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho các cán bộ công chức. Cho đến nay, vấn đề này được cho là cải thiện chậm nhất và chưa có chuyển biến tích cực. Giải pháp có thể là phải tăng cường giao lưu, tìm hiểu công việc kinh doanh, gặp gỡ giữa các cấp chíhn quyền với doanh nghiệp để hiểu công việc của nhau hơn. Đồng thời, cần có chế tài xử phạt nghiêm minh đối với các hành vi nhũng nhiễu doanh nghiệp.

21

Page 24: I. TÌNH HÌNH KINH TẾ NĂM 2016 - VBiSvbis.vn/.../04/Bao-cao-tinh-hinh-KT-va-DN-2016-day-du.docx · Web viewNền kinh tế tiếp tục đà phục hồi, kinh tế vĩ mô ổn

- Cần đẩy nhanh tiến độ triển khai các giải pháp đã được đề ra trong Nghị quyết 35/ NQ-CP, theo đó, ưu tiên các nội dung sau:

+ Rà soát, và giảm thuế sử dụng đất;+ Thúc đẩy hoạt động của Quỹ đổi mới công nghệ; + Tăng cường các biện pháp kiểm soát nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém

chất lượng; 2. Về chính sách thuế và quản lý thuế- Đề nghị có hướng dẫn cụ thể và rõ ràng về nội dung liên quan đến việc

thực hiện và thi hành pháp luật điều chỉnh khấu trừ thuế GTGT đầu vào.- Hủy bỏ việc truy thu thuế BVMT đối với các doanh nghiệp nhập khẩu

nguyên liệu là dung dịch polyol trộn sẵn HCFC141b chỉ để sử dụng trong sản xuất các sản phẩm vách và tôn cách âm, cách nhiệt.

- Nhanh chóng hoàn thuế đối với các doanh nghiệp đủ điều kiện được hoàn thuế GTGT.

- Đề nghị không thanh, kiểm tra nhiều lần và truy thu thuế doanh nghiệp nhiều lần cho cùng một sự việc liên quan đến đầu tư mở rộng giai đoạn 2009-2013 do văn bản pháp luật không có hướng dẫn đầy đủ và kịp thời dẫn đến cách hiểu không thống nhất giữa người nộp thuế và thậm chí giữa các cơ quan thuế cụ thể là Kiểm toán Nhà Nước và Cơ quan thuế.

3. Về chính sách phát triển thị trường. - Đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo việc triển khai Nghị địnhsố

111/2015/NĐ-CP vềphát triển công nghiệp hỗ trợ. Lý do là, tuy các DN ngành công nghiệp chế tạo đã có những dấu hiệu phục hổi tích cực, tuy nhiên chỉ số động thái doanh nghiệp Việt Nam cho thấy các DN thuộc khu vực này hiện vẫn đang trong tình trạng khó khan hơn rất nhiều so với nhiều ngành khác về chỉ số lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm. Tình trạng tỷ lệ nguyên liệu đầu vào và các linh phụ kiện nhập khẩu cao trong giá thành sản phẩm do ngành công nghiệp phụ trợ yếu kém đã dẫn đến tình trạng này. Do vậy các chính sách hỗ trợ phát triển DN nội địa phải được tiến hành đồng bộ về thị trường, tài chính, công nghệ.

- Đề nghị Chính phủ tăng hỗ trợ VCCI thành lập trung tâm xúc tiến quan hệ đối tác cùng với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để thúc đẩy liên kết giữa các DN trong nước và DN FDI.

-Đề nghị Chính phủ có giải pháp hỗ trợ các DN Việt Nam lập văn phòng đại diện ở nước ngoài, đây là kênh xúc tiến thương mại hiệu quả, thiết thực và là kinh nghiệm của các nước trên thế giới. Trong khi hầu hết các DN nước ngoài khi thâm nhập thị trường Việt Nam đều đặt văn phòng đại diện hoặc chi nhánh ở VN thì các DN Việt nam phải thụ động ngồi chờ các DN nước ngoài đến “hỏi hàng”.

22

Page 25: I. TÌNH HÌNH KINH TẾ NĂM 2016 - VBiSvbis.vn/.../04/Bao-cao-tinh-hinh-KT-va-DN-2016-day-du.docx · Web viewNền kinh tế tiếp tục đà phục hồi, kinh tế vĩ mô ổn

- Đề nghị Chính phủ thúc đẩy đề án tạo thuận lợi thương mại, đẩy nhanh tiến độ triển khai Cơ chế hải quan một cửavà đề nghị các bộ ngành khác (Bộ Giao thông vận tải, Bộ NN và PT NT, Bộ Y tế ……phối hợp với VCCI tiến hành đánh giá sự hài lòng của các doanh nghiệp đối với các cơ chế tạo thuận lợi thương mại.

- Cần điều tra, xử lý kịp thời đối với hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái. Đảm bảo chặt chẽ quy trình nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát, không trùng lắp cũng như không bỏ hở, không gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân kinh doanh và cản trở lưu thông hàng hóa trên địa bàn. Phối hợp với Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia), các bộ, ngành, địa phương triển khai kế hoạch cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

4. Về chính sách lao động. - Đề nghị Chính phủ xem xét, điều chỉnh các quy định liên quan đến bảo

hiểm xã hội, giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp; Đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả để tạo thuận lợi cho việc nộp bảo hiểm, sử dụng bảo hiểm, cũng như tránh lợi dụng làm thất thoát quỹ bảo hiểm.

5. Về phát triển bền vững. -Trong năm 2016, các DN Việt Nam cùng với nhân dân cả nước chịu rất

nhiều tổn thất lớn về thiên tai, thảm họa môi trường và thiên tai hiện vẫn đang đe dọa nhiều tỉnh miền trung. Vì vậy, đề nghị Chính phủ cần có giải pháp ứng phó với thiên tai một cách linh hoạt, kiểm soát chặt chẽ chế độ xã lũ, có chính sách cụ thể đối với các DN bị thiệt hại do thiên tai gây ra. Bằng cách này, Chính phủ mới có thể giúp người dân ở các vùng thiên tai sớm ổn định sản xuất, tiếp tục tạo công ăn việc làm cho bà con vùng bị thiên tai.

- Có chương trình hỗ trợ và xúc tiến việc đầu tư vào phát triển các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung công nghiệp và bán công nghiệp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa bàn, tăng cường công tác xử lý nghiêm các cơ sở giết mổ nhỏ le, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cũng như tăng cường công tác tuyên truyền, đưa lên phương tiện thông tin đại chúng những cơ sở giết mổ chế biến, kinh doanh động vật và sản phẩm động vật không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, vệ sinh ATTP và vệ sinh môi trường.

6. Về phát triển đô thị. Hiện tại các đô thị lớn của Việt Namm như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà

nẵng đang phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên do công tác quy hoạch có một số bất cập nên nảy sinh nhiều vấn đề nổi cộm và cần sớm được giải quyết, giảm thiểu thiệt hại cho DN, cụ thể như:

-Đề nghị UBND các thành phố lớn sớm đưa ra giải pháp khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông, giảm ô nhiềm tiếng ồn.

23

Page 26: I. TÌNH HÌNH KINH TẾ NĂM 2016 - VBiSvbis.vn/.../04/Bao-cao-tinh-hinh-KT-va-DN-2016-day-du.docx · Web viewNền kinh tế tiếp tục đà phục hồi, kinh tế vĩ mô ổn

-Thành phố cần sớm xét duyệt, ban hành Quy hoạch đồng bộ với Quy chế quản lý quảng cáo ngoài trời trên địa bàn để làm cơ sở cho việc đưa hoạt động quảng cáo của Hà Nội vào trật tự, nền nếp, hạn chế đi tới giảm thiểu tình trạng vi phạm quảng cáo; Triệt để áp dụng công nghệ thông tin tạo sự đột phá trong việc quản lý hoạt động quảng cáo

- Quan tâm đến hoạt động kinh doanh của các hộ kinh doanh cá thể, hỗ trợ họ chuyển đổi thành doanh nghiệp; có quy hoạch các khu văn phòng cho các DNNVVvà tạo điều kiện để các DN có mặt bằng sản xuất kinh doanh thuận lợi, không phải dùng căn hộ chung cư làm văn phòng.

- Tăng cường sự tham gia của các DN vào việc quy hoạch phát triển đô thị, nêu sáng kiến để giải tỏa những khó khăn, vấn đề mà chính quyền địa phương phải đối mặt thông qua phát triển các mô hình hợp tác công tư./.

24

Page 27: I. TÌNH HÌNH KINH TẾ NĂM 2016 - VBiSvbis.vn/.../04/Bao-cao-tinh-hinh-KT-va-DN-2016-day-du.docx · Web viewNền kinh tế tiếp tục đà phục hồi, kinh tế vĩ mô ổn

Phụ lục 1: Tình hình doanh nghiệp quay trở lại hoạt động theo lĩnh vực hoạt động

Đơn vị: DN

STT Ngành nghề kinh doanh 11 tháng

năm 201511 tháng năm 2016

11 tháng năm 2016 so với cùng kỳ năm 2015

(%)

  Tổng số 18.646 24.560 31.7

1 Bán buôn; bán le; sửa chữa ô tô, xe máy 6.831 9.242 35.3

2 Công nghiệp chế biến chế tạo 2.356 3.340 41.8

3 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 943 1290 36.8

4 Dịch vụ việc làm; du lịch; cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác 986 1256 27.4

5 Giáo dục và đào tạo 275 418 52

6 Hoạt động dịch vụ khác 361 347 -3.9

7 Kinh doanh bất động sản 308 415 34.7

8 Khai khoáng 227 272 19.8

9 Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác 982 1232 25.5

10 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 448 518 15.6

11 Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 174 251 44.3

12 Sản xuất phân phối điện, nước, gas 110 134 21.8

13 Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 146 180 23.3

14 Thông tin và truyền thông 455 475 4.4

15 Vận tải kho bãi 956 1241 29.8

16 Xây dựng 3.025 3.869 27.9

17 Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 63 80 27

Nguồn: Cục Quản lý đăng ký kinh doanh – Bộ KH&ĐT

25

Page 28: I. TÌNH HÌNH KINH TẾ NĂM 2016 - VBiSvbis.vn/.../04/Bao-cao-tinh-hinh-KT-va-DN-2016-day-du.docx · Web viewNền kinh tế tiếp tục đà phục hồi, kinh tế vĩ mô ổn

Phụ lục 2: Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động theo vùng lãnh thổĐơn vị: DN

STT Vùng lãnh thổ

11 tháng năm 2015 11 tháng năm 201611 tháng năm 2016 so với cùng kỳ năm 2015

(%)

Tạm ngừng kinh

doanh có thời

hạn

Tạm ngừng hoạt động

không đăng ký hoặc

chờ giải thể

Tạm ngừng kinh

doanh có thời hạn

Tạm ngừng hoạt

động không

đăng ký hoặc chờ giải thể

Tạm ngừng kinh

doanh có thời hạn

Tạm ngừng hoạt động

không đăng ký hoặc

chờ giải thể

  Tổng số 14.843 47.870 18.901 35.145 27.3 -26.6

1 Đồng bằng Sông Hồng 5.136 13.595 6.352 9.387 23.7 -31

2Trung du và miền núi phía Bắc 653 2.240 882 1235 35.1 -44.9

3Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 2.290 6.703 3.250 3.888 41.9 -42

4 Tây Nguyên 518 1.759 582 1.081 12.4 -38.5

5 Đông Nam Bộ 5.279 17.974 6.744 17.280 27.8 -3.9

6 Đồng bằng Sông Cửu Long 967 5.599 1.091 2.274 12.8 -59.4

Nguồn: Cục Quản lý đăng ký kinh doanh – Bộ KH&ĐT

26

Page 29: I. TÌNH HÌNH KINH TẾ NĂM 2016 - VBiSvbis.vn/.../04/Bao-cao-tinh-hinh-KT-va-DN-2016-day-du.docx · Web viewNền kinh tế tiếp tục đà phục hồi, kinh tế vĩ mô ổn

Phụ lục 3: Số doanh nghiệp tạm ngừng theo lĩnh vực hoạt động (Đơn vị: DN)

TT Ngành nghề kinh doanh

11 tháng

năm 2015

11 tháng

năm 2016

11 tháng năm 2016 so với cùng kỳ 2015 (%)

Tạm ngừng kinh doanh có thời hạn

Tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể

Tạm ngừng kinh doanh có thời hạn

Tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể

Tạm ngừng kinh doanh có thời hạn

Tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể

Tổng số 14.843 47.870 18.901 35.145 27,3 -26,6

1 Bán buôn; bán le; sửa chữa ô tô, xe máy 6.097 19.294 7.643 15.665 25,4 -18,8

2 Công nghiệp chế biến, chế tạo 1.962 5.663 2.458 3.897 25,3 -31,2

3 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 761 2.483 1.072 1.742 40,9 -29,8

4Dịch vụ việc làm; du lịch; cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác

795 2.360 983 1.652 23,6 -30,0

5 Giáo dục và đào tạo 238 667 270 500 13,4 -25,0

6 Hoạt động dịch vụ khác 249 979 299 571 20,1 -41,7

7 Kinh doanh bất động sản 162 466 238 411 46,9 -11,8

8 Khai khoáng 140 576 179 292 27,9 -49,3

9Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác

669 2.056 880 1.638 31,5 -20,3

10 Nông nghiệp, lâm nghiệp và  thủy sản 234 1.445 327 594 39,7 -58,9

11 Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 106 769 157 770 48,1 0,1

12 Sản xuất phân phối, điện, nước, gas 70 277 92 166 31,4 -40,1

13 Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 93 404 111 314 19,4 -22,3

14 Thông tin và truyền thông 293 1.148 379 958 29,4 -16,6

15 Vận tải kho bãi 804 2.167 1.061 1.405 32,0 -35,2

27

Page 30: I. TÌNH HÌNH KINH TẾ NĂM 2016 - VBiSvbis.vn/.../04/Bao-cao-tinh-hinh-KT-va-DN-2016-day-du.docx · Web viewNền kinh tế tiếp tục đà phục hồi, kinh tế vĩ mô ổn

16 Xây dựng 2.130 6.969 2.708 4.472 27,1 -35,8

17 Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 40 147 44 98 10,0 -33,3

Nguồn: Cục Quản lý đăng ký kinh doanh – Bộ KH&ĐT

28