luẬn vĂn thẠc sĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... ·...

114
B GIO DC V ĐO TO B NÔNG NGHIP VÀ PTNN TRƯỜNG ĐI HC THY LI BÙI BÍCH NGC NGHIÊN CU ĐNH GI HIỆU QUKINH TCA HTHNG HCHỨA ĐA MC TIÊU - ÁP DNG CHO HTHNG HNÚI CC – TNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Kinh tế và qun lý TNTN Mã s: 60 -31 -16 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DN KHOA HC PGS.TS. Nguyn B Uân Hà Ni, 2014

Upload: others

Post on 19-Jan-2020

13 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

BÔ GIAO DUC VA ĐAO TAO BÔ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNN

TRƯỜNG ĐAI HỌC THỦY LỢI

BÙI BÍCH NGỌC

NGHIÊN CỨU ĐANH GIA HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA HỆ THỐNG HỒ

CHỨA ĐA MUC TIÊU - ÁP DUNG CHO HỆ THỐNG

HỒ NÚI CỐC – TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Kinh tế và quản lý TNTN

Mã số: 60 -31 -16

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS. Nguyên Ba Uân

Hà Nội, 2014

Page 2: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

2

BÔ GIAO DUC VA ĐAO TAO BÔ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNN

TRƯỜNG ĐAI HỌC THỦY LỢI

BÙI BÍCH NGỌC

NGHIÊN CỨU ĐANH GIA HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA HỆ THỐNG HỒ

CHỨA ĐA MUC TIÊU - ÁP DUNG CHO HỆ THỐNG

HỒ NÚI CỐC – TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Kinh tế và quản lý TNTN

Mã số: 60 -31 -16

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS. Nguyên Ba Uân

Hà Nội, 2014

Page 3: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

3

LỜI CẢM ƠN

Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại học Thủy lợi, Có được bản luận

văn này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Trường Đại

học Thủy lợi, Khoa Kinh tế và Quản lý, Bộ môn Quản lý xây dựng và các bộ môn

khác thuộc Trường Đại học Thủy lợi; đặc biệt là Thầy giáo - PGS. TS Nguyễn Bá

Uân - Chủ nhiệm Khoa Kinh tế và Quản lý - Trường Đại học Thủy lợi đã trực tiếp

hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.

Xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo - Các nhà khoa học đã trực tiếp

giảng dạy, truyền đạt những kiến thức chuyên ngành kinh tế thủy lợi và quản lý xây

dựng cho bản thân tác giả suốt những năm tháng qua.

Xin chân thành cảm ơn các đơn vị: Công ty TNHH Một thành viên Khai thác

thủy lợi Thái Nguyên, Công ty Cổ phần nước sạch Thái Nguyên, Công ty Cổ phần

Thủy điện Hồ Núi Cốc, Công ty cổ phần Du lịch Thương mại Thái Nguyên và các

đơn vị có liên quan đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong

quá trình thu thập số liệu, tài liệu và thực hiện luận văn này.

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giám đốc Thư viện Trường Đại

học Thủy lợi, bạn bè, đồng nghiệp, và gia đình đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện

giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này.

Luận văn là kết quả của quá trình nghiên cứu khoa học công phu, nghiêm

túc của bản thân tác giả, tuy nhiên do điều kiện tài liệu, thời gian và kiến thức có

hạn nên không thể tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Tác giả rất mong nhận

được sự tham gia góp ý và chỉ bảo của các Thầy cô giáo và bạn bè, đồng nghiệp.

Cuối cùng, một lần nữa tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các

cơ quan, đơn vị và cá nhân đã giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn

thành luận văn này.

Hà Nội, tháng 08 năm 2014

Page 4: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai

công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Bùi Bích Ngọc

Page 5: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ 3 LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... 4 DANH MUC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................. 8 DANH MUC CÁC HÌNH VẼ .................................................................................. 9 PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 10 1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 10 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài .......................................................................... 11 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ...................................................... 11 4. Phương phap nghiên cứu của đề tài ................................................................... 12 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiên của đề tài ........................................................... 12 Chương 1 .................................................................................................................... 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHƯƠNG PHAP ĐANH GIA HIỆU QUẢ KINH TẾ

CỦA CÔNG TRÌNH HỒ CHỨA ĐA MUC TIÊU ................................................ 1 1.1. Tổng quan về công trình hồ chứa đa mục tiêu ..................................................... 1 1.1.1.Giới thiệu tổng quan về công trình hồ chứa đa mục tiêu ................................... 1 1.1.2.Vai trò, hiệu quả của công trình hồ chứa đa mục tiêu ........................................ 2 1.1.3.Tình hình đầu tư xây dựng các công trình hồ chứa thủy lợi .............................. 4 1.2. Phương phap đanh gia hiệu quả kinh tế công trình hồ chứa đa mục tiêu ............ 6 1.2.1.Khái niệm về hiệu quả kinh tế của công trình .................................................... 6 1.2.2. Hiệu quả kinh tế của công trình thủy lợi ........................................................... 9 1.2.3. Cac phương phap đanh gia hiệu quả kinh tế của công trình thủy lợi .............. 13 1.2.4.Phương phap xac định hiệu quả kinh tế công trình hồ chứa đa mục tiêu ........ 23 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của công trình hồ chứa đa mục tiêu 29 1.3.1.Nhóm nhân tố trong giai đoạn quy hoạch ........................................................ 29 1.3.2. Nhóm nhân tố trong giai đoạn đầu tư xây dựng .............................................. 31 1.3.3. Nhóm nhân tố trong giai đoạn quản lý vận hành ............................................ 31 1.4. Kinh nghiệm quản lý và vận hành khai thác hồ chứa đa mục tiêu của một số nước trên thế giới ...................................................................................................... 32 Kết luận chương 1 ..................................................................................................... 34 Chương 2 .................................................................................................................. 35 NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH ĐA

MUC TIÊU - HỒ NÚI CỐC TỈNH THÁI NGUYÊN .......................................... 35

Page 6: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

6

2.1. Giới thiệu chung về tỉnh Thái Nguyên ............................................................... 35 2.1.1. Điều kiện tự nhiên - xã hội .............................................................................. 35 2.1.2. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Thai Nguyên đến năm 2020 : ...... 38 2.1.3.Hiện trạng hệ thống công trình thủy lợi tỉnh Thái Nguyên .............................. 40 2.2. Giới thiệu về hệ thống công trình Hồ Núi Cốc .................................................. 42 2.2.1. Qua trình đầu tư xây dựng và cải tạo nâng cấp công trình Hồ Núi Cốc ......... 42 2.2.2. Vai trò, nhiệm vụ của công trình Hồ Núi Cốc ................................................ 44 2.2.3.Tình hình quản lý khai thác vận hành công trình hiện nay .............................. 48 2.3. Đanh gia hiệu quả kinh tế của hệ thống công trình Hồ Núi Cốc ....................... 50 2.3.1. Đanh gia hiệu quả kinh tế của hồ theo thiết kế: .............................................. 50 2.3.2. Đanh gia hiệu quả kinh tế thực tế trong giai đoạn quản lý vận hành .............. 61 2.4. So sánh hiệu quả kinh tế của công trình theo thực tế và theo thiết kế ............... 67 2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của công trình Hồ Núi Cốc trong quá trình quản lý vận hành ........................................................................................ 68 2.5.1. Những nhân tố tích cực ................................................................................... 68 2.5.2. Những nhân tố làm giảm hiệu quả kinh tế của công trình .............................. 69 Kết luận chương 2 ..................................................................................................... 70 Chương 3 .................................................................................................................. 72 ĐỀ XUẤT MÔT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ

CỦA HỆ THỐNG HỒ CHỨA ĐA MUC TIÊU ................................................... 72 3.1.Định hướng phát triển công tác thủy lợi trong giai đoạn từ nay đến 2020 ......... 72 3.2. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp ....................................................................... 78 3.3. Đề xuất một số giải phap nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của hệ thống hồ chứa đa mục tiêu - Áp dụng cho hệ thống công trình Hồ Núi Cốc .................................... 79 3.3.1. Nguyên nhân làm giảm hiệu quả của công trình ............................................. 79 3.3.2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của hệ thống ................ 82 3.4. Cac giải phap hỗ trợ ........................................................................................... 90 Kết luận chương 3 ..................................................................................................... 90 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 91 1. Kết luận .............................................................................................................. 91 2. Kiến nghị ............................................................................................................ 92

Page 7: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BĐKH Biến đổi khí hậu

HQKT Hiệu quả kinh tế

CTTL Công trình thủy lợi

NPV Giá trị thu nhập ròng hiện tại

CBA Phân tích chi phí – lợi ích

IRR Suất thu lợi nội tại

B/C Tỷ số lợi ích trên chi phí

KT - XH Kinh tế - xã hội

LHQ Liên hợp quốc

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

TNN Tài nguyên nước

WEAP Mô hình hệ thống đanh gia và phat triển nguồn nước (Water

Evaluation and Planning System)

WUP Chương trình sử dụng nước

WWC Hội đồng nước thế giới

GWP Cộng tac vì nước toàn cầu

Page 8: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

8

DANH MUC CAC BẢNG BIỂU

STT Ký hiệu Tên bảng Trang

1 Bảng 2.1 Thông số kỹ thuật Hồ Núi Cốc 44

2 Bảng 2.2 Thông số kỹ thuật đập phụ 46

3 Bảng 2.3 Bảng tổng hợp vốn đầu tư của công trình (K) 51

4 Bảng 2.4 Diện tích và năng suất, sản lượng nông nghiệp khi

không có công trình 52

5 Bảng 2.5 Diện tích và năng suất, sản lượng nông nghiệp khi có

công trình 53

6 Bảng 2.6 Giá trị thu nhập thuần túy tăng thêm hàng năm từ sản

xuất nông nghiệp theo thiết kế 54

7 Bảng 2.7 Thu nhập thuần túy nuôi trồng thủy sản tính cho 1ha

mặt nước hồ 55

8 Bảng 2.8 Tổng hợp thu nhập thuần túy hàng năm của công

trình theo thiết kế (Bt) 56

9 Bảng 2.9 Bảng tính NPV và B/C theo thiết kế (r=9%/năm) 60

10 Bảng 2.10 Giá trị thu nhập thuần túy tăng thêm hàng năm từ sản

xuất nông nghiệp theo hiện trạng 63

11 Bảng 2.11 Tổng hợp thu nhập thuần túy thực tế hàng năm của dự

án 65

Page 9: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

9

DANH MUC CAC HÌNH VẼ

STT Ký hiệu Tên hình vẽ Trang

1 Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên 36

2 Hình 2.2 Bản đồ vị trí khu làm việc Hồ Núi Cốc 43

3 Hình 2.3 Một khoang tràn xả lũ 45

4 Hình 2.4 Đập chính phía thượng lưu 46

5 Hình 2.5 Đập chính phía hạ lưu 46

6 Hình 2.6 Kênh chính Hồ Núi Cốc 47

7 Hình 2.7 Nhà máy thủy điện Hồ Núi Cốc ở đầu kênh chính 62

Page 10: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

10

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Hồ chứa thủy lợi là công trình được xây dựng với mục tiêu chính là cung cấp

nước cho sản xuất nông nghiệp và tham gia điều tiết lũ cho vùng hạ du, tạo nguồn

nước cho sinh hoạt và kết hợp phat điện. Hồ chứa nước đa mục tiêu có tầm quan

trọng đặc biệt rất lớn đối với công tác phòng chống lũ, lụt, tưới tiêu, phat điện, giao

thông thủy, thủy sản, du lịch và nhiệm vụ cung cấp nhu cầu dùng nước khác. Về

mùa mưa bão, hồ có vai trò cắt lũ, chậm lũ. Về mùa kiệt hồ cung cấp nước đap ứng

yêu cầu tưới, cấp nước công nghiệp, sinh hoạt, giao thông thủy, đẩy mặn, giữ gìn

môi trường sinh thái. Có thể nói rằng, so với công trình đơn mục tiêu cùng quy mô,

công trình hồ chứa đa mục tiêu có nhiều ưu điểm và mang lại hiệu quả kinh tế, xã

hội và môi trường lớn hơn rất nhiều.

Để thấy rõ hiệu quả tổng hợp của các HTTL, khắc phục tình trạng xuống cấp

nhanh và nâng cao hiệu quả khai thác của các hệ thống thủy lợi (HTTL) thì việc

đanh gia hiệu quả kinh tế các hệ thống công trình loại này là rất quan trọng, sẽ giúp

cho các nhà quản lý nắm được những thiếu sót, bất cập của hiện trạng công trình,

hiện trạng quản lý vận hành hệ thống để có biện pháp cải tiến, nâng cấp công trình

và quản lý vận hành nhằm đạt hiệu quả tối ưu.

Vai trò quan trọng, tính ưu điểm vượt trội và hiệu quả của các công trình hồ

chứa đa mục tiêu là rất rõ ràng, nhưng cho đến nay, chúng ta vẫn chưa có một

phương phap luận hoàn thiện và cập nhật để đanh gia hiệu quả kinh tế của công

trình loại này, chính vì thế việc lựa chọn giải phap công trình trong giai đoạn quy

hoạch chưa được quan tâm, khả năng thuyết phục đầu tư trong giai đoạn lập dự án

chưa cao, tính thuyết phục trong bước thiết kế chưa đảm bảo và đặc biệt là việc phát

huy hiệu quả công trình trong giai đoạn hậu xây dựng chưa được quan tâm, còn

nhiều hạn chế.

Nhận thức rõ tầm quan trọng, vai trò của hệ thống các công trình thủy lợi

trong điều kiện phát triển mới, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương ưu tiên đầu tư

Page 11: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

11

các công trình thủy lợi đa mục tiêu trong chiến lược phát triển thủy lợi đến năm

2020 và tầm nhìn 2030. Như vậy, việc phân tích đanh gia làm rõ tính hiệu quả kinh

tế của các công trình thủy lợi đa mục tiêu trong giai đoạn đầu tư xây dựng cũng như

trong giai đoạn quản lý vận hành sẽ là căn cứ quan trọng để chúng ta sử dụng hiệu

quả các nguồn lực Quốc gia trong qua trình đầu tư phat triển kinh tế xã hội đất

nước. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tac giả chọn đề tài luận văn thạc sĩ với

tên: “Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế của hệ thống hồ chứa đa mục tiêu -

Áp dụng cho Hệ thống Hồ Núi Cốc – Tỉnh Thái Nguyên” với mong muốn đóng

góp chia sẻ những kết quả nghiên cứu và những vấn đề khoa học mà tác giả quan

tâm.

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài

Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích tìm ra phương phap phân tích đanh gia

hiệu quả kinh tế của loại hình công trình hồ chứa nước đa mục tiêu ở nước ta, từ kết

quả nghiên cứu sẽ ap dụng đanh gia cho một công trình cụ thể và đề xuất những giải

phap nâng cao hiệu quả kinh tế của loại hình công trình này

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

a. Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên của đề tài: là phương phap và cac chỉ tiêu trong phân tích

hiệu quả kinh tế của công trình hồ chứa đa mục tiêu. Những nhân tố ảnh hưởng tới

hiệu quả kinh tế của hệ thống và các giải pháp nâng cao hiệu quả của loại hình công

trình này.

b. Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi về nội dung: Cac phương phap và cac chỉ tiêu dùng trong phân

tích hiệu quả kinh tế của công trình hồ chứa đa mục tiêu;

+ Phạm vi về không gian và thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu, thu thập

số liệu của các công trình hồ chứa đa mục tiêu ở Vùng trung du, miền núi phía Bắc

mà trọng tâm là Hồ Núi cốc tỉnh Thái Nguyên trong thời gian vừa qua và đề xuất

các giải phap cho giai đoạn từ nay đến năm 2020;

Page 12: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

12

4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Để hoàn thành các nội dung và giải quyết các vấn đề nghiên cứu của đề tài, luận

văn sử dụng cac phương phap nghiên cứu sau đây:

- Phương phapthu thập, tổng hợp và phân tích số liệu;

- Phương phap khảo sát thực tế;

- Phương phap phân tích đanh gia hiệu quả kinh tế;

- Phương phap kế thừa và một số phương phap kết hợp khác.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

a/ Ý nghĩa khoa học:

Đề tài nghiên cứu lựa chọn phương phap nghiên cứu phân tích đanh gia hiệu

quả kinh tế phù hợp, có căn cứ khoa học phục vụ cho việc nghiên cứu trong bước

lập dự an, cũng như đanh gia hậu dự án các công trình hồ chứa nước đa mục tiêu.

b/ Ý nghĩa thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ được sử dụng trong thực tiên phân tích hiệu

quả kinh tế các công trình hồ chứa nước đa mục tiêu, các giải phap đề xuất sẽ là

những gợi ý cho cac nhà đầu tư, nhà tư vấn, những người quản lý, khai thác vận

hành hệ thống trong đầu tư, thiết kế, quản lý hệ thống đạt hiệu quả kinh tế cao.

Page 13: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

Chương 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHƯƠNG PHAP ĐANH GIA HIỆU QUẢ KINH TẾ

CỦA CÔNG TRÌNH HỒ CHỨA ĐA MUC TIÊU

1.1. Tổng quan về công trình hồ chứa đa mục tiêu

1.1.1.Giới thiệu tổng quan về công trình hồ chứa đa mục tiêu

Hồ chứa, còn gọi là kho nước nhân tạo, hồ chứa nhân tạo, là những thủy vực

chứa nước tương đối lớn, hình thành một cách nhân tạo hoặc bán nhân tạo, có chế

độ nước bị điều tiết nhân tạo. Các hồ chứa do con người tạo ra bằng cach đắp đập

ngăn dòng chảy của sông hoặc suối. Các hồ chứa lớn trên thế giới đều được xây

dựng theo phương thức xây đập ngăn sông. Những hồ chứa đầu tiên đã được xây

dựng từ khoảng 5.000 năm trước trên sông Tigris(Tích Giang) ở Iraq và Euphrates ở

Syria (hai con sông đã tạo nên nền văn minh Lưỡng Hà - Mesopotamia); trên sông

Nin ở Ai Cập và sông Indus (sông Ấn) ở Pakistan. Tất cả các hồ chứa từ xa xưa

được xây dựng chủ yếu để phục vụ tưới cho nông nghiệp và kiểm soat lũ. Trên thế

giới hiện có hơn 45.000 hồ chứa lớn đang hoạt động (là những hồ chứa có đập cao

>15m hoặc có đập cao từ 5-15m nhưng có dung tích >3 tỷ m3) và khoảng trên

800.000 hồ chứa không thuộc loại lớn.

Trong thời gian qua, hồ chứa lớn được xem là biểu tượng của khả năng chế

ngự và chinh phục thiên nhiên của con người nhằm mục đích phát triển công nghiệp

cũng như nông nghiệp, kinh tế xã hội và điện lực. Kết quả là hơn một nửa các con

sông lớn trên thế giới đều bị ảnh hưởng của việc xây dựng hồ chứa và gần 40 triệu

người dân đã phải di dời. Trung Quốc là nước có nhiều hồ chứa lớn nhất, với trên

20.000 hồ chứa (trên tổng số > 90.000 hồ chứa); Mỹ có khoảng 6.400 hồ chứa lớn,

Ấn Độ có khoảng 4.000 hồ chứa lớn, Nhật và Tây Ban Nha có khoảng > 1.000 hồ

chứa lớn. Năm 1992 Trung Quốc tiến hành xây dựng hồ chứa nước Tam Hiệp trên

sông Dương Tử trị giá 50 tỷ USD, với đập cao 185m có chức năng cấp nước, điều

tiết lũ, phat điện (12% nhu cầu điện toàn quốc). Công trình làm 1,2 triệu người phải

di dời và làm ngập 41.000ha đất nông nghiệp.

Page 14: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

2

Căn cứ vào tính chất hoặc nhiệm vụ chủ yếu của hồ chứa có thể phân thành

2 loại hồ chứa chủ yếu là hồ chứa thủy lợi và hồ chứa thủy điện. Hồ chứa đa mục

tiêu là loại công trình hồ chứa thủy lợi được xây dựng để khai thác tổng hợp nguồn

nước: cung cấp nước tưới cho nông nghiệp, giảm lũ, cắt lũ cho hạ du, phat điện, cấp

nước cho công nghiệp và sinh hoạt, tạo cảnh quan môi trường để phát triển dịch vụ

du lịch, phục vụ giao thông thủy, nuôi trồng thủy sản,…

Công trình hồ chứa đa mục tiêu có ba vấn đề chính cần quan tâm giải quyết

mà ở công trình được thiết kế cho một mục tiêu duy nhất không có, đó là:

- Vấn đề giải quyết cac xung đột và mâu thuẫn giữa cac nhiệm vụ (cac

ngành dùng nước) trong bài toan cân bằng nước.

- Vấn đề phân bổ vốn đầu tư cho từng nhiệm vụ.

- Vấn đề xac định thu nhập và lợi ích của từng nhiệm vụ.

Nói chung trong lĩnh vực thủy lợi ngày nay, hầu hết các hệ thống thủy lợi,

đặc biệt là các hệ thống có hồ chứa điều tiết dòng chảy đều thuộc loại hệ thống thủy

lợi đa mục tiêu, cùng một lúc phục vụ nhiều ngành kinh tế quốc dân.

1.1.2.Vai trò, hiệu quả của công trình hồ chứa đa mục tiêu

Hồ chứa đa mục tiêu là một biện pháp công trình nhằm kiểm soat và điều tiết

lượng nước được sử dụng cho nhiều ngành, nhiều lĩnh vực một cách hợp lý, mang

lại hiệu quả cao; có vai trò quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực

dự án. Hồ chứa đa mục tiêu được xây dựng nhằm các mục tiêu sau:

1. Cấp nước nông nghiệp (Agricultural Water Supply)

2. Hệ thống thủy lợi cung cấp nước sinh hoạt và công nghiệp (Domestic and

Industry water supply)

3. Nuôi trồng thuỷ sản và thủy cầm được CTTL cấp, thoat nước( Water

suplly for Aquaculture )

4. Hệ thống thủy lợi kết hợp cấp nước cho chăn nuôi (Integrated Irrigated

Crop–Livestock Systems)

5. Hệ thống thủy lợi kết hợp cung cấp nước cho tiểu công nghiệp, dịch vụ ở

nông thôn (Water suplly for Rural enterprises )

Page 15: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

3

6. Hệ thống thủy lợi kết hợp cung cấp nước cho thủy điện và giao thông thủy

(Hydropower generation and navigation)

7. Các công trình thủy lợi phòng chống úng ngập, lũ lụt

8. Hệ thống thủy lợi Tac động đến chu trình thủy văn và môi trường

(Hydrological cycle and ecosystem functions)

9. HTTL bổ sung nguồn nước ngầm (Groundwater recharge).

10. Tác dụng làm sạch nước của các hệ thống thủy lợi (Water purification)

11. Bảo tồn đa dạng sinh học nhờ các HTTL (Conservation of Biodiversity)

12. Giá trị du lịch sinh thái và giải trí của các hệ thống thủy lợi

13. Hệ thống thủy lợi bảo vệ môi trường,cải thiện khí hậu (Climate

adjustment).

14. Hệ thống thủy lợi tac động tích cực đến sự phát triển văn hóa, xã hội.

Hồ chứa có vai trò quyết định tạo đà phat triển trong phát triển kinh tế của

khu vực dự án. Tạo điều kiện quan trọng cho phát triển nhanh và ổn định diện tích

canh tac, năng suất, sản lượng lúa để đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu. Tạo

điều kiện hình thành và phát triển các vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi như lúa,

ngô ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng, cao su và cà phê ở miền

Đông nam Bộ, Tây Nguyên, chè ở Trung du và miền núi Bắc Bộ,...Nuôi trồng thủy

sản phát triển bền vững mang lại hiệu quả cao tại những vùng có hệ thống thủy lợi

bảo đảm nguồn cấp và thoat nước chủ động.

Hồ chứa có tác dụng phòng chống giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai (lũ lụt, úng,

hạn, sạt lở,...), bảo vệ tính mạng của nhân dân, bảo vệ sản xuất, cơ sở hạ tầng kỹ

thuật, hạn chế dịch bệnh. Các công trình hồ chứa lớn và vừa ở thượng du đã từng

bước đảm bảo chống lũ cho công trình và tham gia cắt lũ cho hạ du.

Hồ chứa còn có tác dụng cung cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ

và các ngành kinh tế khác theo số liệu cụ thể: Ở Việt Nam, Hàng năm cac công

trình thủy lợi cung cấp khoảng 6 tỷ mét khối nước cho sinh hoạt, công nghiệp,

dịch vụ, trong đó chủ yếu là từ các hồ chứa cấp nước sinh hoạt cho đồng bằng,

trung du miền núi. Đến nay khoảng (70-75)% số dân nông thôn đã được cấp nước

Page 16: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

4

hợp vệ sinh với mức cấp 60 lít/người/ngày đêm.Cấp nước cho các khu công nghiệp,

các làng nghề, bến cảng.

Các công trình hồ chứa còn góp phần phát triển nguồn điện: Lợi dụng thủy

năng để phát triển ngành điện - một ngành có vai trò quan trọng trong việc phát triển

kinh tế của các ngành nghề khác.

Bên cạnh đó cac công trình hồ chứa đã góp phần làm tăng độ ẩm, bổ sung

nguồn nước ngầm, điều hòa dòng chảy, cải tạo đất chua, phèn, mặn, cải tạo môi

trường nước, bảo tồn đa dạng sinh học, phòng chống cháy rừng, cải thiện điều kiện

vi khí hậu,…

Tuy nhiên, việc xây dựng và hoạt động của các hồ chứa đa mục tiêu cũng có

thể gây ra một số tac động tiêu cực như: Phải thực hiện di dân và tai định cư để có

diện tích xây dựng công trình và làm mất đi một số phần trăm diện tích đất canh tác

và đất rừng, đa dạng sinh học bị thay đổi, tập quan canh tac thay đổi,... Cac tac động

tiêu cực thường là nhỏ, có thể giảm thiểu đến mức tối đa nhờ công tác quy hoạch,

thiết kế, xây dựng và quản lý khai thác hợp lý và tối ưu, do vậy nó hầu như không

đang kể so với các lợi ích thu được từ hiệu quả phục vụ của các hồ chứa.

1.1.3.Tình hình đầu tư xây dựng các công trình hồ chứa thủy lợi

Theo số liệu được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn công bố tại Hội

thảo “Đảm bảo an toàn hồ đập - Thực trạng, thách thức và giải pháp”, ngày

10/07/2014 thì hiện nay cả nước ta có 6.648 hồ chứa thủy lợi với tổng dung tích trữ

khoảng 11 tỷ m3, trong đó, có 560 hồ chứa lớn (có dung tích trữ >3,0 triệu m3 hoặc

đập cao >15m); 1.752 hồ chứa có dung tích từ 0,2 triệu m3 đến 3,0 triệu m3, còn lại

4.896 hồ chứa nhỏ có dung tích dưới 0,2 triệu m3.

Các tỉnh đã xây dựng nhiều hồ chứa là: Hoà Bình 521 hồ, Bắc Giang 461 hồ,

Tuyên Quang 503 hồ, Vĩnh Phúc 209 hồ, Phú Thọ 124 hồ, Thanh Hoá 618 hồ, Nghệ

An 625 hồ, Hà Tĩnh 345 hồ, Bình Định 161 hồ, Đăk Lắk 439 hồ,…

Với trên 500 hồ đập lớn có dung tích trên 1 triệu m3 nước hoặc có đập cao

trên 10 m hoặc công trình xả lũ trên 2.000 m3/s (phân loại theo tiêu chuẩn của).

Theo số lượng này Việt Nam đứng thứ 15 trên thế giới về những thành tựu đã đạt

Page 17: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

5

được trong công tác thủy lợi sau Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Tây Ban Nha,

Canada, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil, Pháp, Nam Phi, Mêxico, Italia, Anh. Trong

số hồ đập lớn trên có: 72 hồ đập có dung tích trên 10 triệu m3, 41 hồ đập có dung

tích trên 20 triệu m3.

1.1.3.1. Quá trình đầu tư xây dựng các hồ chứa thủy lợi

Từ những năm 1960 đến năm 2000 của thế kỷ trước, nước ta đã đầu tư xây

dựng hàng ngàn hồ chứa với các quy mô và hình thức đầu tư khac nhau, cụ thể:

- Giai đoạn 1960÷1975: Nhà nước đã đầu tư xây dựng nhiều hồ chứa có

dung tích trữ từ 10÷50 triệu m3 và chiều cao lớn chủ yếu là cac đập vật liệu địa

phương trong đó đập đất chiếm đa phần như: Đại Lải, Suối Hai, Đồng Mô (Hà Nội);

Khuôn Thần (Bắc Giang); Thượng Tuy (Hà Tĩnh); Rào Nan, Cẩm Ly (Quảng

Bình)…, trong đó, hồ Cấm Sơn với dung tích trữ 248 triệu m3 và chiều cao đập 40m

(là hồ chứa có đập đất cao nhất nhất lúc bấy giờ).

- Giai đoạn 1975÷2000: Sau khi đất nước thống nhất, để đẩy mạnh phát triển

kinh tế, nhà nước đã đầu tư xây dựng hàng loạt hồ chứa với nhiều quy mô khác

nhau (lớn, vừa và nhỏ):

+ Một số hồ chứa quy mô lớn như: Núi Cốc (Thái Nguyên), Kẻ Gỗ (Nghệ

An); Yên Lập (Quảng Ninh); Sông Mực (Thanh Hóa), Phú Ninh (Quảng Nam), Dầu

Tiếng (Tây Ninh) …, trong đó hồ Dầu Tiếng có dung tích lớn nhất 1,58 tỷ m3.

+ Cac địa phương trên cả nước đã xây dựng hơn 700 hồ chứa có dung tích từ

(1÷10) triệu m3. Đặc biệt trong giai đoạn này các huyện, xã, hợp tác xã, nông lâm

trường đã xây dựng hàng ngàn hồ chứa nhỏ có dung tích dưới 0.2 triệu m3.

- Từ năm 2000 đến nay, bằng nhiều nguồn vốn, đặc biệt nguồn vốn trái

phiếu Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã quản lý đầu tư xây dựng mới nhiều

hồ chứa có quy mô lớn, như: Cửa Đạt (Thanh Hóa), Định Bình (Bình Định), Tả

Trạch (Thừa Thiên Huế), Nước Trong (Quảng Ngãi), Đa Hàn (Hà Tĩnh), Rào Đá,

Thác Chuối (Quảng Bình), Đa Mài, Tân Kim (Quảng Trị), Krông Buk Hạ, IaSup

Thượng, Krông Pach Thượng (Đắk Lắk),…

Page 18: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

6

1.1.3.2. Về công tác quản lý đầu tư xây dựng các hồ chứa thủy lợi

Những loại hồ chứa nước vừa và lớn do Bộ Thủy lợi trước đây và nay là Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý việc đầu tư xây dựng đều giao cho các

Ban quản lý đầu tư và xây dựng chuyên ngành thủy lợi thay mặt Bộ làm nhiệm vụ

Chủ đầu tư xây dựng. Đây là những cơ quan có năng lực và kinh nghiệm quản lý

xây dựng các hồ chứa nước nhiều năm. Cac cơ quan tham mưu của Bộ là các Cục,

Vụ chuyên ngành có đủ năng lực chuyên môn giúp Bộ theo dõi, kiểm tra và chỉ đạo

trực tiếp thường xuyên công tác quản lý đầu tư xây dựng kể cả mặt kỹ thuật, kinh tế

và các thủ tục chính sách về xây dựng cơ bản.

Đối với những dự án xây dựng hồ chứa vừa và nhỏ do UBND tỉnh quản lý

đầu tư xây dựng được giao cho các Ban Quản lý dự án chuyên ngành thủy lợi thuộc

tỉnh hoặc thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thay mặt UBND tỉnh làm

nhiệm vụ của Chủ đầu tư quản lý. Đây cũng là cac cơ quan có trình độ, chuyên môn

kỹ thuật về xây dựng thủy lợi.

Đối với các hồ chứa nhỏ do các xã, hợp tác xã, nông trường đầu tư vốn xây

dựng hồ chứa, thông thường việc quản lý đầu tư xây dựng giao cho 1 Ban quản lý

của xã, hợp tác xã, nông trường đảm nhiệm, cac đơn vị này thường thiếu cán bộ

chuyên môn về thủy lợi nên công tác quản lý kỹ thuật có những khó khăn. Điều này

ảnh hưởng đến chất lượng xây dựng các hồ chứa nước.

1.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế công trình hồ chứa đa mục tiêu

1.2.1.Khái niệm về hiệu quả kinh tế của công trình

Hiệu quả kinh tế của công trình là toàn bộ mục tiêu kinh tế đã được đề ra của

công trình, được đặc trưng bằng hai loại chỉ tiêu là các chỉ tiêu định tính (thể hiện ở

các loại hiệu quả đạt được của công trình ) và bằng các chỉ tiêu định lượng (thể hiện

quan hệ giữa chi phí đã bỏ ra của công trình và các kết quả đạt được theo mục tiêu

của công trình). Ngoài các lợi ích khó lượng hóa thành tiền như: lợi ích về môi

trường; lợi ích về mặt xã hội,… Mục tiêu kinh tế của một dự án hồ chứa đa mục tiêu

là Hiệu quả từ cấp nước cho sản xuất nông nghiệp; Hiệu quả từ cấp nước cho sinh

Page 19: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

7

hoạt, chăn nuôi; Hiệu quả từ cấp nước cho công nghiệp; Hiệu quả từ cấp nước cho

phát triển thủy sản; Hiệu quả từ dịch vụ du lịch; Hiệu quả từ giao thông thủy;…

1.2.1.1. Phân loại hiệu quả kinh tế

1. Hiệu quả về mặt định tính

Hiệu quả về mặt định tính của công trình là những hiệu quả không thể lượng

hóa được. Tuỳ theo từng lĩnh vực hoạt động, cac quan điểm đanh gia hay mức độ

phat sinh mà được chia thành cac loại như sau:

- Theo lĩnh vực hoạt động của xã hội, hiệu quả về mặt định tính bao gồm

hiệu quả tài chính, hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả xã hội và hiệu quả quốc phòng.

- Theo quan điểm lợi ích, hiệu quả về mặt định tính được chia thành hiệu quả

của công trình (hiệu quả tài chính) và hiệu quả đem lại cho nhà nước và cộng đồng

(hiệu quả kinh tế - xã hội).

- Theo phạm vi tac động, hiệu quả về mặt định tính được chia thành hiệu quả

toàn cục và hiệu quả bộ phận.

- Theo phạm vi thời gian, hiệu quả về mặt định tính được chia thành hiệu

quả trước mắt, ngắn hạn và hiệu quả lâu dài.

- Theo mức độ phát sinh, hiệu quả về mặt định tính được chia thành hiệu quả

phát sinh trực tiếp và hiệu quả phát sinh gián tiếp.

Ngoài ra hiệu quả kinh tế cũng có thể được chia thành hiệu quả hữu hình và

hiệu quả vô hình.

2. Hiệu quả về mặt định lượng

Hiệu quả về mặt định lượng của công trình chỉ rõ độ lớn của mỗi chỉ tiêu

hiệu quả định tính, được chia thành các loại sau:

- Theo cách tính toán, hiệu quả về mặt định lượng được chia thành 2 loại là

hiệu quả được tính theo số tuyệt đối (kết quả của đầu tư) và hiệu quả được tính theo

số tương đối.

- Theo thời gian tính toán, hiệu quả về mặt định lượng được chia thành hiệu

quả tính cho một thời đoạn niên lịch (thường là 1 năm) và hiệu quả tính cho cả đời

công trình (kéo dài nhiều năm).

Page 20: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

8

- Theo mức đạt yêu cầu, hiệu quả về mặt định lượng được chia thành các

loại:

+ Hiệu quả chưa đạt mức yêu cầu, khi trị số hiệu quả của công trình được

tính ra nhỏ hơn trị số hiệu quả định mức (ngưỡng hiệu quả). Khi đó công

trình được gọi là không đạt hiệu quả, hay là không đáng giá.

+ Hiệu quả đạt mức yêu cầu, khi trị số hiệu quả của công trình được tính ra

lớn hơn trị số hiệu quả định mức. Khi đó công trình được gọi là đạt hiệu

quả, hay đang gia.

+ Hiệu quả có trị số lớn nhất hoặc bé nhất.

- Theo khả năng tính toán thành số lượng cũng có thể được phân ra thành

hiệu quả có thể tính toán định lượng được và hiệu quả khó tính toán biểu hiện bằng

số lượng được,...

1.2.1.2. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả của công trình

Đanh giá hiệu quả của công trình phải dựa trên một hệ thống các chỉ tiêu về

mặt kỹ thuật, công nghệ, tài chính, kinh tế xã hội, trong đó có một số chỉ tiêu tài

chính và kinh tế đóng vai trò chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp. Cac chỉ tiêu này phản ánh

được tương đối tổng hợp và toàn diện hiệu của của công trình, cả về mặt kỹ thuật và

xã hội. Cac chỉ tiêu tài chính, kinh tế, xã hội của công trình được phân chia thành

các nhóm sau:

- Nhóm chỉ tiêu hiệu quả tài chính của công trình: phản ánh lợi ích trực tiếp

của công trình mang lại, bao gồm các chỉ tiêu tĩnh (tính toán cho 1 năm) và các chỉ

tiêu động (tính toán cho cả đời công trình có kể đến yếu tố thời gian trong các chỉ

tiêu kinh tế).

- Nhóm chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội của công trình: phản ánh lợi ích thu

được của Nhà nước và cộng đồng. Cac chỉ tiêu này có thể xảy ra trực tiếp hoặc gian

tiếp do công trình mang lại.

Page 21: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

9

1.2.2. Hiệu quả kinh tế của công trình thủy lợi

1.2.2.1. Các mặt hiệu quả của công trình thủy lợi

Hệ thống cac công trình thủy lợi là cơ sở hạ tầng quan trọng, phục vụ yêu

cầu tưới, tiêu nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sinh hoạt, giảm

nhẹ thiên tai và thúc đẩy cac ngành kinh tế khac phat triển. Cac mặt hiệu quả của

công trình thủy lợi cụ thể như sau:

1. Tạo điều kiện quan trọng cho phat triển nhanh và ổn định diện tích canh

tac; tăng năng suất, sản lượng lúa và hoa màu để đảm bảo an ninh lương thực và

xuất khẩu.

Các công trình thủy lợi đã góp phần cải tạo đất chua, phèn, mặn, cải tạo môi

trường nước như vùng vùng Tứ Giac Long Xuyên, Đồng Thap Mười,...

Phat triển thuỷ lợi đã tạo điều kiện hình thành và phat triển cac vùng chuyên

canh cây trồng, vật nuôi như lúa, ngô ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng

sông Hồng, cao su và cà phê ở miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, chè ở Trung du và

miền núi Bắc Bộ,...

Nuôi trồng thủy sản phat triển bền vững tại những vùng có hệ thống thủy lợi

bảo đảm nguồn cấp và thoat nước (nước ngọt, nước mặn) chủ động.

2. Phòng chống giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai (lũ lụt, úng, hạn, sạt lở bờ ...),

bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, cac cơ sở sản xuất, cơ sở hạ tầng kỹ thuật,

hạn chế dịch bệnh:

Hệ thống đê biển ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có thể ngăn mặn và triều tần

suất 10% gặp bão cấp 9. Hệ thống đê Trung Bộ, bờ bao đồng bằng Sông Cửu Long

chống được lũ sớm và lũ tiểu mãn để bảo vệ sản xuất vụ Hè Thu và Đông Xuân.

Cac công trình hồ chứa lớn và vừa ở thượng du đã từng bước đảm bảo chống

lũ cho công trình và tham gia cắt lũ cho hạ du. Cac công trình chống lũ ở đồng bằng

sông Hồng vẫn được duy tu, củng cố.

3. Hàng năm cac công trình thuỷ lợi bảo đảm cấp (5÷6) tỷ m3 nước cho sinh

hoạt, công nghiệp, dịch vụ và cac ngành kinh tế khac:

Page 22: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

10

Cấp nước sinh hoạt cho đồng bằng, trung du miền núi. Đến nay khoảng 70

đến 75% số dân nông thôn đã được cấp nước hợp vệ sinh với mức cấp 60

lít/người/ngày đêm.

Cấp nước cho cac khu công nghiệp, cac làng nghề, bến cảng.

Cac hồ thuỷ lợi đã trở thành cac điểm du lịch hấp dẫn du khach trong nước

và quốc tế như: Đại Lải, Đồng Mô - Ngải Sơn, hồ Xuân Hương, Dầu Tiếng...

4. Góp phần lớn vào xây dựng nông thôn mới: thủy lợi là biện phap hết sức

hiệu quả đảm bảo an toàn lương thực tại chỗ, ổn định xã hội, xoa đói giảm nghèo

nhất là tại cac vùng sâu, vùng xa, biên giới.

5. Góp phần phat triển nguồn điện: hàng loạt công trình thuỷ điện vừa và nhỏ

do ngành Thuỷ lợi đầu tư xây dựng. Sơ đồ khai thac thuỷ năng trên cac sông do

ngành Thuỷ lợi đề xuất trong quy hoạch đóng vai trò quan trọng để ngành Điện triển

khai chuẩn bị đầu tư, xây dựng nhanh và hiệu quả hơn.

6. Góp phần cải tạo môi trường: cac công trình thủy lợi đã góp phần làm

tăng độ ẩm, điều hòa dòng chảy, cải tạo đất chua, phèn, mặn, cải tạo môi trường

nước, phòng chống chay rừng.

7. Công trình thuỷ lợi kết hợp giao thông, quốc phòng, chỉnh trang đô thị,

phat triển cơ sở hạ tầng nông thôn; nhiều trạm bơm phục vụ nông nghiệp góp phần

đảm bảo tiêu thoat nước cho cac đô thị và khu công nghiệp lớn.

1.2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của công trình thủy lợi

Việc đanh gia hiệu quả kinh tế của một công trình thủy lợi là một việc làm

hết sức phức tạp và khó khăn. Hiệu quả kinh tế của một công trình thuỷ lợi được thể

hiện và chịu ảnh hưởng bởi:

- Thành quả và chất lượng của công tác Thuỷ lợi được đanh gia thông qua

sản phẩm nông nghiệp, cho nên năng suất, sản lượng của sản xuất nông nghiệp là

căn cứ quan trọng để xac định hiệu quả của Thuỷ lợi.

- Hiệu quả kinh tế của công trình thuỷ lợi phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự

nhiên, như mưa bão, lũ lụt, sâu bệnh, giá cả thị trường,...

Page 23: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

11

- Chế độ thâm canh, loại cây trồng, cơ cấu cây trồng, trình độ sản xuất nông

nghiệp có tac động mạnh mẽ tới hiệu quả kinh tế của thuỷ lợi.

- Ngoài việc đanh gia hiệu quả về mặt kinh tế còn cần phải đanh gia hiệu quả

về mặt quốc phòng, hiệu quả đối với xã hội, môi trường và các ngành không sản

xuất vật chất khác.

1.2.2.3. Nguyên tắc xác định hiệu quả kinh tế của công trình thủy lợi

Khi xac định hiệu quả kinh tế mà công trình thuỷ lợi đem lại cần phải tuân

theo các nguyên tắc sau đây:

1. Phải xem xét, phân tích hiệu quả kinh tế của công trình trong trường hợp có

dự án và không có dự án. Hiệu quả mà dự án mang lại là phần hiệu quả tăng

thêm giữa trường hợp có dự án so với khi không có dự án;

2. Khi đanh gia hiệu quả kinh tế vốn đầu tư xây dựng cơ bản của một dự án có

liên quan đến việc giải quyết những nhiệm vụ phát triển lâu dài của hệ

thống thuỷ nông, của việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào

sản xuất, dự án khai thác những khu vực mới... thì việc đanh gia được xác

định với điều kiện công trình đã được xây dựng hoàn chỉnh, tiến bộ khoa

học kỹ thuật đã được áp dụng, sản xuất và sản phẩm của của khu vực mới

đã được thực hiện. Trong những trường hợp cần thiết có thể thay đổi giá trị

và tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế;

3. Khi xac định hiệu quả kinh tế của việc dùng nước tiêu thải để tưới cho diện

tích đất nông nghiệp, thì hiệu quả kinh tế của công trình được xac định trên

kết quả của việc thực hiện 2 nhiệm vụ: Là nâng cao năng suất cây trồng và

bảo vệ môi trường;

4. Khi nghiên cứu, xac định hiệu quả kinh tế của công trình thuỷ lợi, ngoài

việc đanh gia hiệu quả về mặt kinh tế còn phải đanh gia hiệu quả về mặt bảo

vệ môi trường và việc cải thiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội khác;

5. Khi phân tích tính toán hiệu quả vốn đầu tư, cần xét tới sự gian đoạn về mặt

thời gian thực hiện dự an trong giai đoạn bỏ vốn và giai đoạn thu nhận kết

quả.

Page 24: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

12

a. Giai đoạn 1: Là giai đoạn bỏ vốn đầu tư nhưng vẫn thu nhận được

kết quả. Hiệu quả kinh tế trong giai đoạn này phụ thuộc vào khoảng

thời gian bỏ vốn xây dựng công trình.

b. Giai đoạn 2: là giai đoan khai thac công trình, trong giai đoạn này

hiệu quả kinh tế của công trình phụ thuộc vào quãng thời gian công

trình đạt được công suất thiết kế.

6. Khi quy hoạch, thiết kế công trình, nhất thiết phải xac định hiệu quả kinh tế

tương đối và hiệu qủa kinh tế tuyệt đối:

a. Hiệu quả kinh tế tương đối là hiệu quả kinh tế giữ các phương an

đưa ra xem xét đối chứng.

b. Hiệu quả kinh tế tuyệt đối là hiệu quả kinh tế của một công trình.

7. Ngoài việc phân tích những nguồn lợi mà công trình đem lại, cũng cần phải

phân tích, đanh gia những thiệt hại do công trình đem lại một cách khách

quan và trung thực.

8. Không được xem xét hiệu quả kinh tế theo giac độ lợi ích cục bộ và đơn

thuần của một công trình, mà phải xuất phát từ lợi ích toàn cục, toàn diện.

9. Không đơn thuần xem xét hiệu quả kinh tế là mức tăng sản lượng của một

công trình nào đó, điều quan trọng là mức tăng sản lượng tổng hợp của tất

cả các công trình ( kể cả công nghiệp, xuất khẩu... ).

10. Trong trường hợp đặc biệt, không nên chỉ xem xét hiệu quả kinh tế của

công trình là nguồn lợi kinh tế. Có những khi vì mục đích chính trị, quốc

phòng, nhu cầu cấp thiết của dân sinh, vẫn phải tiến hành xây dựng công

trình. Trong trường hợp này hiệu quả của công trình là hiệu quả về mặt

chính trị, quốc phòng.

11. Khi xây dựng công trình, vừa phải quan tâm đến lợi ích trước mắt, lại vừa

phải quan tâm đến lợi ích lâu dài. Không nên vì lợi ích trước mắt mà không

tính đến lợi ích lâu dài, hoặc hạn chế việc phát huy hiệu quả của công trình

trong tương lai.

12. Phải xem xét hiệu quả kinh tế của công trình cả về mặt kinh tế và về mặt tài

chính. Hay nói cách khác phải đứng trên giac độ nền kinh tế quốc dân và

Page 25: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

13

chủ đầu tư để xem xét tính hiệu quả của dự án. Dự án chỉ khả thi khi đạt

hiệu quả cả về mặt kinh tế và cả về mặt tài chính;

13. Do tiền tệ có giá trị theo thời gian, nên trong nghiên cứu hiệu quả kinh tế

phải xét tới yếu tố thời gian của các dòng tiền chi phí và thu nhập của dự án;

14. Dự án chỉ thực sự khả thi khi nó đảm bảo thoả mãn cả hiệu quả về mặt kinh

tế và hiệu quả về mặt tài chính.

1.2.3. Các phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế của công trình thủy lợi

Để đanh gia hiệu quả kinh tế của công trình chúng ta phải kết hợp dùng

nhiều phương phap vì không thể dùng một chỉ tiêu đơn độc hay một phương phap

để xac định, mà cần phải dùng kết hợp các chỉ tiêu, các nhóm chỉ tiêu và các

phương phap khac nhau để xac định hiệu quả kinh tế. Vì mỗi chỉ tiêu, mỗi phương

pháp chỉ phản anh được một mặt hiệu quả kinh tế của dự án.

Cac phương phap đanh gia hiệu quả kinh tế của công trình bao gồm:

- Phương phap phân tích chi phí-lợi ích;

- Phương phap phân tích độ nhạy

- Phương phap dùng nhóm chỉ tiêu đanh giá từng mặt hiệu quả kinh tế của

công trình;

- Phương phap dùng nhóm chỉ tiêu phân tích trình độ sử dụng vốn;

- Phương phap dùng chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo;

1.2.3.1. Phương pháp phân tích chi phí- lợi ích

Phương phap phân tích chi phí - lợi ích (Cost Benefit Analysis hay còn gọi

tắt là phương phap CBA) hiện nay đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới, nó là cơ

sở để cac nhà đầu tư đưa ra những quyết định hợp lý về việc có thực hiện hay không

thực hiện dự an đầu tư và cũng là căn cứ để đanh gia hiệu quả kinh tế của dự án.

Phương phap CBA sử dụng ba chỉ tiêu sau để đo hiệu quả của dự án:

1. Chỉ tiêu 1: Giá trị tương đương (Equivalent Worth).

Theo phương phap này toàn bộ chuỗi dòng tiền tệ của dự án (chi phí và lợi

ích) trong suốt thời kỳ phân tích được qui đổi tương đương thành:

Page 26: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

14

- Giá trị hiện tại của hiệu số thu chi (Present Worth - PW), còn gọi là giá trị

thu nhập ròng hiện tại (NPV).

- Giá trị tương lai của hiệu số thu chi (Future Worth - FW), còn gọi là giá trị

thu nhập ròng tương lai.

- Hệ số thu chi phân phối đều hàng năm (Annual Worth - AW).

Mỗi giá trị đó là một mức độ đo hiệu quả kinh tế của dự an và được dùng

làm cơ sở để so sanh phương an.

Trong phạm vi luận văn này chỉ đề cập đến chỉ tiêu giá trị thu nhập ròng

hiện tại (NPV)

a. Chỉ tiêu giá trị thu nhập ròng hiện tại (NPV)

Chỉ tiêu giá trị thu nhập ròng hiện tại NPV của một dự an đầu tư là lợi nhuận

ròng của dự an trong vòng đời kinh tế của nó được quy về hiện tại. Tùy theo mục

đích của việc xac định lợi ích của dự án mà ta có chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng trong

phân tích kinh tế, và được xac định theo công thức chung sau:

n

n

tt

tn

tt

t

rH

rC

rBNPV

)1()1()1(0 0 ++

+−

+=∑ ∑

= = (1.1)

Trong đó:

Bt - Thu nhập của dự án ở năm thứ t;

Ct - Chi phí của dự án ở năm thứ t;

H - Giá trị thu hồi khi kết thúc dự án;

n - Thời kỳ tính toán (tuổi thọ của dự án hay thời kì tồn tại của dự án);

r - Tỷ lệ chiết khấu (còn gọi là lãi suất chiết khấu);

NPV là gia trị ròng quy về hiện tại của dự an đầu tư, ngoài ra cũng là mọi chi

phí và thu nhập của dự an thuộc dòng tiền tệ đều đã tính trong NPV. Mọi dự an khi

phân tích kinh tế, nếu NPV ≥ 0 đều được xem là có hiệu quả. Điều này cũng có

nghĩa là khi NPV = 0 thì dự an được xem là hoàn vốn, khi NPV < 0 thì dự an không

hiệu quả và không nên đầu tư dưới góc độ hiệu quả kinh tế. Tổng quat là như vậy,

nhưng trong thực tế, khi phân tích hiệu quả kinh tế một dự an đầu tư, có khả năng

xảy ra một số trường hợp sau:

Page 27: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

15

- Trường hợp các dự an độc lập tức là các dự án không thay thế cho nhau

được. Trong trường hợp này nếu lượng vốn đầu tư không bị chặn, thì tất cả các dự

an NPV > 0 đều được xem là hiệu quả nên đầu tư;

- Trường hợp các dự án loại trừ lẫn nhau, tức là nếu đầu tư cho dự án này thì

không cần đầu tư cho dự an kia và ngược lại, thì dự án nào có NPV lớn nhất, được

coi là dự án có hiệu quả kinh tế cao nhất và nên đầu tư nhất;

- Trường hợp có nhiều dự an độc lập và đều có chỉ tiêu NPV > 0, trong khi

vốn đầu tư có hạn, thì cần chọn các dự án với tổng số vốn nằm trong giới hạn của

nguồn vốn, đồng thời NPV phải lớn nhất. Và trong trường hợp này nên sử dụng

thêm một số chỉ tiêu kinh tế khac để so sánh, lựa chọn.

Ưu nhược điểm của phương pháp dùng chỉ tiêu NPV để đanh gia hiệu quả

kinh tế của công trình:

- Ưu điểm:

+ Có tính đến sự biến động của chỉ tiêu thời gian.

+Có tính toán cho cả vòng đời của dự án.

+ Có tính đến giá trị tiền tệ theo thời gian.

+ Có thể tính đến nhân tố trượt giá và lạm phát thông qua việc điều chỉnh

các chỉ tiêu: Doanh thu, chi phí và trị số của suất chiết khấu.

+ Có tính đến nhân tố rủi ro thông qua mức độ tăng trị số của suất chiết

khấu.

+ Có thể so sanh cac phương an có vốn đầu tư khac nhau với điều kiện lãi

suất đi vay và lãi suất cho vay bằng nhau như một cách gần đúng.

- Nhược điểm:

+ Chỉ tiêu NPV chỉ đảm bảo chính xác trong thị trường vốn hoàn hảo (một

điều kiện khó bảo đảm trong thực tế).

+ Khó dự báo chính xác các chỉ tiêu cho cả vòng đời dự án.

+ Chỉ tiêu NPV phụ thuộc nhiều vào hệ số chiết khấu.

+ Hiệu quả không biểu diên dưới dạng tỷ số, chưa được so với một ngưỡng

hiệu quả có trị số dương khac 0.

Page 28: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

16

- Hệ quả: Từ chỉ tiêu NPV, có thể xac định thời hạn thu hồi vốn đầu tư theo kiểu

động.

2. Chỉ tiêu 2: Suất thu lợi (Rates of Return). Người ta gọi mức lãi suất làm cho giá

trị tương đương của phương an bằng không là suất thu lợi nội tại (Internal Rate of

Return - IRR) của phương an. Đó là một độ đo hiệu quả hay được dùng nhất hiện

nay. Ngoài ra còn có một số chỉ tiêu suất thu lợi khac như: Suất thu lợi ngoại lai,

suất thu lợi tai đầu tư tường minh. Trong phạm vi luận văn này chỉ giới thiệu chỉ

tiêu suất thu lợi nội tại (IRR).

b. Chỉ tiêu Suất thu lợi nội tại IRR

Suất thu lợi nội tại hay còn được gọi là hệ số hoàn vốn nội tại (Internal Rate

of Return - IRR) là mức lãi suất mà nếu dùng nó làm lãi suất chiết khấu để quy đổi

dòng tiền tệ của dự án thì giá trị hiện tại của thu nhập sẽ cân bằng với giá trị hiện tại

của chi phí.

Chỉ tiêu IRR là một loại suất thu lợi tối thiểu đặc biệt r ở trong các công thức

tính toán chỉ tiêu NPV sao cho NPV = 0, nghĩa là IRR là nghiệm của phương trình:

0)IRR1()IRR1()IRR1(0 0

=+

++

−+

= ∑ ∑= =

n

n

tt

tn

tt

t HCBNPV (1.2)

Để đơn giản tính toán có thể giải IRR theo công thức gần đúng:

ba

aaba NPVNPV

NPVrrrIRR+

−+= )( (1.3)

Trong đó:

ra - Là một giá trị lãi suất nào đó để sao cho NPVa> 0

rb - là một trị số lãi suất nào đó sao cho NPVb < 0

ra < rb ;

Chú ý: Chọn ra, rb sao cho NPVa>0 và NPVb <0. Khi đó IRR được tính theo

công thức (1.3)

Về thực chất chỉ số IRR là suất thu lợi được tính theo các kết số còn lại của

vốn đầu tư ở đầu các thời đoạn và khi sử dụng chỉ tiêu IRR như là mức sinh lợi cho

nội bộ của dự an sinh ra, người ta đã ngầm công nhận rằng hiệu số thu chi dương

Page 29: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

17

thu được trong quá trình hoạt động của dự an đều được đem đầu tư lại ngay lập tức

cho dự án với suất thu lợi bằng chính trị số IRR, và ngược lại những hiệu số thu chi

âm sẽ được bù đắp ngay bằng nguồn vốn chịu lãi suất bằng chính trị số IRR.

Chỉ tiêu IRR là khả năng cho lãi của dự an, nó thường được đem ra để so

sánh với lãi suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được (hiểu đơn giản là lãi suất đi vay

của vốn đầu tư - rc). Để đầu tư kinh tế không bị lỗ (NPV ≥ 0) thì điều kiện bắt buộc

là IRR ≥ rc.

IRR càng lớn hơn mức lãi suất đi vay (rc) của vốn thì độ rủi ro càng thấp.

Tuy nhiên vì đây là một chỉ tiêu tương đối cho nên nó không phản ánh mức lợi

nhuận thu về cụ thể là bao nhiêu như chỉ số NPV. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào chi

phí và thu nhập hàng năm, đời sống của dự an, nhưng lại độc lập với lãi suất sử

dụng vốn rc. Vì thế, nó phản ánh hiệu quả kinh tế của dự an khach quan hơn.

Hiện nay IRR là chỉ tiêu được sử dụng rộng rãi trong đanh gia hiệu quả đầu

tư, vì việc tính toán IRR chỉ cần dựa vào một tỷ lệ chiết khấu tính sẵn (định mức

chọn trước gọi là Suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được (rc ) - đó là tỷ suất dùng làm

hệ số chiết tính để tính toán các giá trị tương đương cũng như để làm “ngưỡng”

trong việc chấp nhận hay bác bỏ một phương an đầu tư).

Khi sử dụng chỉ tiêu IRR trong phân tích ta cần chú ý một số trường hợp sau

đây:

- Trường hợp các dự an độc lập và vốn đầu tư không bị giới hạn thì tất cả các

dự án có IRR lớn hơn hoặc bằng tỷ suất chiết khấu quy định, thì dự an được xem là

có hiệu quả kinh tế;

- Đối với các dự án loại trừ nhau (dự án loại trừ là nếu chấp nhận dự án này

sẽ loại bỏ hoàn toàn dự án khác. Tức là trong n dự án loại trừ thì chỉ được chọn ra 1

dự án duy nhất có NPV lớn nhất (cùng 1 thời gian) thì sử dụng chỉ tiêu IRR sẽ

không hoàn toàn chính xác, trường hợp này nên sử dụng chỉ tiêu NPV;

- Trường hợp có nhiều dự an độc lập, IRR lớn hơn với tỷ lệ chiết khấu quy

định trong khi nguồn vốn đầu tư có hạn thì không thể sử dụng chỉ tiêu IRR để lựa

chọn mà phải dùng các chỉ tiêu khác.

Page 30: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

18

Ưu nhược điểm của phương phap dùng chỉ tiêu IRR để đanh gia hiệu quả

kinh tế

- Ưu điểm:

+ Hiệu quả được biểu diên dưới dạng số tương đối và có thể so với một chỉ

số hiệu quả.

+ Có thể tính trượt giá và lạm pháp bằng cach thay đổi các chỉ tiêu của dòng

thu chi qua cac năm.

+ Trị số IRR được xac định từ nội bộ phương an một cách khách quan và do

đó tranh được việc xac định suất triết khấu rất khó chính xac như khi dùng chỉ tiêu

NPV.

- Nhược điểm

+ Phương phap này chỉ cho kết quả chính xác với điều kiện thị trường vốn

hoàn hảo.

+ Phương phap này nâng đỡ các dự án ít vốn đầu tư, ngắn hạn, có tỷ suất

doanh lợi cao.

+ Việc tính toán trị số IRR phức tạp nhất là khi dòng tiền tệ đổi dấu nhiều

lần.

3. Chỉ tiêu 3: Tỷ suất lợi ích - chi phí (Benefit Cost Ratio - B/C). Chỉ số B/C là tỷ số

giữa giá trị tương đương lợi ích và giá trị tương đương của chi phí.

c.Chỉ tiêu tỷ số lợi ích trên chi phí (B/C)

Tỷ số lợi ích và chi phí (Benefit-Cost Ratio) còn có tên là Hệ số kết quả chi

phí ký hiệu B/C (hoặc BCR) là tỷ lệ giữa tổng gia trị quy về hiện tại của dòng thu

với tổng gia trị quy về hiện tại của dòng chi phí (gồm cả chi phí về vốn đầu tư và chi

phí quản lývận hành).

B/C = ∑

=

=

+

+n

tit

t

n

tt

t

rC

rB

0

0

)1(

)1( (1.4)

Trong đó:

- B/C tỷ số lợi ích - chi phí;

Page 31: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

19

- t - thời điểm tính toan, thường là cuối cac năm, t = 0, 1,2,…;

- Bt - tổng thu nhập của dự an trong năm t;

- Ct - tổng chi phí của dự an trong năm t;

- n - là tuổi thọ kinh tế của dự án;

- r - là lãi suất chiết khấu;

Một dự an được coi là có hiệu quả kinh tế, thì tỷ số B/C phải lớn hơn hoặc

bằng 1. Điều này cũng có nghĩa là tổng gia trị quy về hiện tại của thu nhập (tử số)

lớn hơn tổng gia trị quy về hiện tại của chi phí (mẫu số). Như vậy, điều kiện này

cũng chính là đảm bảo NPV > 0 và IRR >rc. Chỉ tiêu B/C không nên sử dụng trực

tiếp để lựa chọn giữa cac dự an loại trừ nhau hoặc lựa chọn giữa cac dự an độc lập

khi vốn đầu tư có hạn.

Ưu nhược điểm của phương phap B/C:

Chỉ tiêu tỷ số B/C có cac ưu điểm tương tự như chỉ tiêu NPV, nhưng ít được

sử dụng hơn, vì đây không phải là chỉ tiêu xuất phat để tính các chỉ tiêu khác, chỉ là

chỉ tiêu cho điều kiện cần và không phải là chỉ tiêu để chọn phương an.

Kết luận: Ưu nhược điểm của nhóm chỉ tiêu Chi phí - lợi ích (CBA)

- Mang lại kết quả tương đối chính xác;

- Có thể so sanh được hiệu thu nhập với chi phí mà đã được quy bằng tiền,

xac định được trị tuyệt đối, phản anh được hiệu quả kinh tế của dự án. Đây là ưu

điểm mà cac phương phap khac không có;

- Mang tính tổng hợp, tính đến tất cả các chi phí và hiệu ích mang lại cho

nền kinh tế quốc dân;

- Việc đanh gia hiệu quả kinh tế của dự án phải được xét đến cả hai yếu tố là

không gian và thời gian;

1.2.3.2. Phương pháp phân tích độ nhạy

Phân tích độ nhạy của dự án là xem xét sự thay đổi của các chỉ tiêu hiệu quả

khi các yếu tố có liên quan đến chúng thay đổi. Phân tích độ nhạy giúp nhận biết dự

án nhạy cảm với các yếu tố nào, hay nói một cách khác, yếu tố nào gây nên sự thay

đổi nhiều nhất của các chỉ tiêu hiệu quả để từ đó có biện pháp quản lý chung trong

Page 32: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

20

quá trình thực hiện dự án. Mặt khac phân tích độ nhạy cho phép lựa chọn được

những dự an có độ an toàn cao. Dự an có độ an toàn cao là những dự án vẫn đạt hiệu

quả cần thiết khi những yếu tố tac động đến nó thay đổi theo chiều hướng không có

lợi. Những yếu tố có thể thay đổi tac động đến các chỉ tiêu hiệu quả là: Mức lãi suất

tính toan; Lượng sản phẩm tiêu thụ; Giá thành sản phẩm; Các yếu tố chi phí sản

xuất; Chi phí vốn đầu tư; Gia trị thu chi quy về hiện tại (NPV), giá trị thu chi quy về

tương lai (NFV); Tỷ suất thu hồi nội tại (IRR).

Cac phương phap phân tích độ nhạy:

- Phương pháp 1: Phân tích độ nhạy của từng chỉ tiêu hiệu quả với từng yếu

tố có liên quan nhằm tìm ra yếu tố gây nên sự thay đổi lớn chỉ tiêu hiệu quả xem

xét. Nội dung của phương phap:

+ Xac định các biến chủ yếu (những yếu tố liên quan) đến chỉ tiêu hiệu quả

xem xét.

+ Tăng giảm các yếu tố đó theo cùng một tỷ lệ % nào đó.

+ Đo lượng tỷ lệ thay đổi của chỉ tiêu hiệu quả.

Những yếu tố nào gây nên sự thay đổi lớn chỉ tiêu hiệu quả đã lựa chọn thì

yếu tố đó cần được nghiên cứu và quản lý nhằm hạn chế tac động xấu và phát huy

tac động tốt.

- Phương pháp 2: Phân tích ảnh hưởng đồng thời của nhiều yếu tố (trong

các tình huống xấu tốt khac nhau) đến chỉ tiêu hiệu quả để đanh gia độ an toàn của

dự án.

- Phương pháp 3: Phân tích độ nhạy theo hướng bất lợi: Người ta cho các

yếu tố liên quan thay đổi theo hướng bất lợi một số % nào đó khoảng(10-20)%, nếu

phương an vẫn đạt hiệu quả thì nó vẫn được coi là an toàn. Độ nhạy của dự án

thường được xem xét theo các tình huống tốt nhất, xấu nhất và bình thường để xem

xét và quyết định cuối cùng.

Phương phap phân tích độ nhạy có ưu điểm là đơn giản song phương phap

này có những hạn chế khi áp dụng là:

- Phương phap phân tích độ nhạy thường phải giả thiết.

Page 33: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

21

- Không thể xem xét đồng thời nhiều nhân tố và các trị số trong dãy biến

thiên của các yếu tố không đại diện cho yếu tố đó.

- Việc giả thiết độc lập xem xét từng yếu tố, trong khi các yếu tố khác cố

định là không phù hợp với thực tế. Đặc biệt trường hợp các yếu tố có quan hệ tương

quan hàm số với nhau thì sử dụng phương phap này dẫn tới sai số lớn.

1.2.3.3. Phương pháp dùng nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả từng mặt của dự

án thủy lợi

Dự an đầu tư xây dựng công trình thủy lợi mang lại lợi ích về kinh tế và

hiệu quả xã hội rất lớn. Trước khi có công trình đời sống của người dân trong khu

vực thường gặp nhiều khó khăn, do thiếu nước tưới nên diện tích đất canh tác và

gieo trồng bị hạn chế, năng suất cây trồng thấp,… Nhưng sau khi công trình hoàn

thành, diện tích đất canh tac được mở rộng, số vụ gieo trồng trong một năm tăng

lên, năng suất cây trồng tăng, góp phần làm tăng tổng thu nhập của nền kinh tế quốc

dân, nâng cao đời sống của nhân dân trong vùng dự án.

Các chỉ tiêu thường được sử dụng đanh gia gồm:

- Chỉ tiêu 1: Chỉ tiêu về sự thay đổi diện tích đất nông nghiệp

Thông thường một dự án thuỷ lợi nếu được xây dựng với mục đích phục vụ

cho sản xuất nông nghiệp là chủ yếu thì điều đầu tiên người ta quan tâm là sự thay

đổi về diện tích đất có khả năng trồng trọt.

Việc thay đổi diện tích còn thể hiện ở chỗ dự án tạo điều kiện để có thể khai

thác những vùng đất bị bỏ hoang do thiếu nguồn nước, cải tạo những vùng đất chua,

mặn thành đất canh tác, hoặc biến những vùng đất chỉ gieo trồng 1 vụ thành 2, 3 vụ.

+Sự thay đổi diện tích đất canh tác

∆ωct = ωcts - ωct

tr (ha) (1.5)

Trong đó: ∆ωct– diện tích canh tac tăng thêm nhờ có dự an (ha).

ωcts , ωct

tr diện tích canh tac sau và trước khi có dự an (ha).

Nếu ∆ωct> 0 có nghĩa là diện tích canh tac được mở rộng.

Nếu ∆ωct< 0 có nghĩa là diện tích canh tac bị thu hẹp.

+Sự thay đổi diện tích gieo trồng

Page 34: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

22

∆ωgt = ωgts - ωgt

tr (ha) (1.6)

Trong đó: ∆ωgt- diện tích gieo trồng tăng thêm nhờ có dự an (ha).

ωgts , ωgt

tr– diện tích gieo trồng sau và trước khi có dự an (ha).

Khi tính toan cac chỉ tiêu này cần chú ý:Diện tích thực tế được tính bình

quân qua nhiều năm.Khi có nhiều loại cây trồng, hoặc nhiều mức chủ động tưới thì

diện tích phải được quy đổi về cùng loại.

- Chỉ tiêu 2: Chỉ tiêu tăng năng suất cây trồng

Năng suất cây trồng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khac nhau: Điều

kiện tự nhiên (thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng…), cac biện phap nông nghiệp,

công tac thuỷ lợi…Xac định phần năng suất cây trồng tăng thêm do thuỷ lợi

mang lại theo công thức:

∆ Y = trs YY − (T/ha) (1.7)

Trong đó: Y Ys tr, năng suất cây trồng sau và trước khi có công trình tính

theo năm, được xac định theo công thức bình quân gia quyền:

=

=n

1ii

n

1iiiY

ω (T/ha) (1.8)

Với: n – số năm tài liệu thống kê.

ωi, Yi– Diện tích, năng suất cây trồng năm thứ i.

- Chỉ tiêu 3:Chỉ tiêu về sự thay đổi giá trị tổng sản lượng

Đây là chỉ tiêu tổng hợp cả hai yếu tố thay đổi diện tích và năng suất,

thường khi xac định chỉ tiêu này, người ta xac định cho 2 trường hợp thực tế và thiết

kế để so sanh:

+Theo thiết kế:

Gia trị tổng sản lượng tăng thêm bình quân hàng năm sau khi có công trình

theo thiết kế được xac định như sau:

∆Mtk = ∑=

n

1igi{ωtki.Ytki.[P+βi.(1-P)] -ω i

tritr

Y. }(đ/năm) (1.9)

Trong đó:

Page 35: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

23

- ∆Mtk– giá trị tổng sản lượng tăng thêm bình quân hàng năm sau khi

có công trình theo thiết kế (đ).

- n : số loại cây trồng trong khu vực phụ trách của công trình.

- gi: giá một đơn vị sản lượng loại cây trồng thứ i (đ/T).

- ωtki, Ytki: diện tích (ha) và năng suất năm loại cây trồng thứ i (T/ha)

theo thiết kế sau khi có công trình thuỷ lợi.

- ω itr

itr

Y, : diện tích (ha) và năng suất (T/ha) bình quân năm của loại

cây trồng thứ i trước khi có công trình thuỷ lợi.

- P : tần suất thiết kế của công trình (%).

- βi: hệ số giảm sản loại cây trồng thứ i ở những năm phục vụ ngoài

tần suất thiết kế.

+Theo thực tế

Gia trị tổng sản lượng tăng thêm bình quân hàng năm sau khi có công trình

trường hợp thực tế được xac định như sau:

∆Mtt = i

n

=∑

1

gi.(tri

tri

si

si Y.Y. ωω − ) (đ/năm) (1.10)

Trong đó:

- si

si Y,ω : diện tích và năng suất bình quân nhiều năm trong thực tế của

loại cây trồng thứ i sau khi có công trình thuỷ lợi.

- tri

tri Y,ω : diện tích và năng suất bình quân nhiều năm trong thực tế của

loại cây trồng thứ i trước khi có công trình thuỷ lợi.

Ngoài các chỉ tiêu trên người ta còn sử dụng các chỉ tiêu như: Chỉ tiêu về sự

thay đổi tình hình lao động; chỉ tiêu tăng thu nhập cho người hưởng lợi; chỉ tiêu góp

phần xoa đói giảm nghèo hay chỉ tiêu ảnh hưởng của công trình thuỷ lợi đến sức

khoẻ con người.

1.2.4.Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế công trình hồ chứa đa mục tiêu

Đanh gia hiệu quả kinh tế của mỗi mục tiêu là một phần trong đanh gia hiệu

quả công trình thuỷ lợi phục vụ tổng hợp đa mục tiêu. Bao gồmnhững hoạt động

Page 36: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

24

nhằm kiểm tra xem xét sau những giai đoạn nhất định đã đề ra của dự an, hoặc chu

kì quản lý, công trình có đạt được những mục tiêu, nhiệm vụ đề ra hay không,các lợi

ích thu được từ công trình đa mục tiêu có bù đắp được các khoản chi phí bỏ ra để

thực hiện các mục tiêu đó không,mức độ phù hợp của các mục tiêu đề ra. Từ đó có

những biện pháp cải tiến nâng cấp để phát huy hiệu quả công trình, hoặc đề xuất ra

chỉ tiêu mới. Việc đanh gia hiệu quả phải dựa trên các tiêu chuẩn, chỉ tiêu đanh gia

phù hợp với hoạt động của công trình. Bên cạnh giá trị về hiệu quả kinh tế, phải

xem xét các giá trị về hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường. Tuy nhiên, sẽ gặp

nhiều khó khăn trong khảo sát, thu thập các tài liệu, vì khó tách bạch để thấy rõ từng

mặt hiệu quả riêng của công trình mang lại cho nhiều yếu tố môi trường, xã hội, hơn

nữa các yếu tố đó lại diên biến chậm để thấy rõ kết quả.

1.2.4.1. Phương pháp xác định thu nhập của công trình hồ chứa đa mục tiêu

Để có thể đanh gia đầy đủ các mặt hiệu quả của công trình hồ chứa đa mục

tiêu, tiếp cận được trình độ khoa học kỹ thuật khu vực và thế giới, lại khả thi phù

hợp điều kiện Việt Nam, thì các chỉ tiêu đanh giá hiệu quả công trình hồ chứa đa

mục tiêu áp dụng các chỉ phương phap xac định chỉ tiêu hiệu quả nêu trên. Tuy

nhiên khi xac định thu nhập của công trình thì cần lưu ý, thu nhập của công trình đa

mục tiêu bằng tổng thu nhập của các mục tiêu thành phần, tuy vậy có nhiều lợi ích

khó lượng hóa thành tiền như: lợi ích về môi trường; lợi ích về mặt xã hội;…

Phương phap xac định thu nhập thể lượng hóa được về mặt kinh tế của các

đối tượng phục vụ của Hồ chứa đa mục tiêu được xac định như sau:

- Thu nhập từ cấp nước cho sản xuất nông nghiệp;

- Thu nhập từ cấp nước cho sinh hoạt, chăn nuôi;

- Thu nhập từ cấp nước cho công nghiệp;

- Thu nhập từ cấp nước cho phát triển thủy sản;

- Thu nhập từ dịch vụ du lịch;

- Thu nhập từ giao thông thủy;

- Thu nhập từ cấp nước cho thủy điện;

Page 37: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

25

1.Xác định thu nhập từ sản xuất nông nghiệp

Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp là phần thu nhập do tăng diện tích canh tác,

tăng vụ, tăng năng suất cây trồng trong trường hợp “có” so với trường hợp “không có”

dự án.

Để xac định thu nhập hàng năm Btt của dự an, ta xac định giá trị thu nhập thuần

túy của 1 ha cây trồng trong cac trường hợp trước và sau khi có dự án, tính với 1 ha

cây trồng:

Btt = B0 – C (1.11)

Trong đó:

Btt: Thu nhập thuần tuý hàng năm tính trên 1 ha cây trồng (đồng);

B0: Tổng thu nhập tính trên 1 ha cây trồng (đồng);

C: Chi phí phục vụ sản xuất nông nghiệp (đồng), bao gồm:

Lao động: Thuê cày bừa, lao động khác;

Chi phí đầu vào: giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thủy lợi phí, chi

phí thuê máy móc, chi phí khác,…

Việc tính toan xac định chính xác thu nhập cũng như chi phí phục vụ sản

xuất nông nghiệp là một công việc hết sức khó khăn, phức tạp, phụ thuộc vào nhiều

yếu tố mùa vụ, loại cây trồng khác nhau,...thường dựa trên các tài liệu điều tra, thu

thập về các yếu tố đầu vào, đầu ra của sản xuất.

2 Xác định thu nhập từ cấp nước thô cho nhà máy nước sinh hoạt

Thu nhập thuần túy hàng năm từ cấp nước thô cho nhà may nước sinh hoạt

được xac định theo công thức:

Gsh = gsh.Wsh (đồng/năm) (1.12)

Trong đó:

- Gsh: Thu nhập thuần túy hàng năm từ cấp nước thô cho nhà may nước sinh

hoạt (đồng/năm)

-gsh: Mức thu tiền nước cấp thô cho nhà may nước sinh hoạt (đồng/m3),phụ

thuộc vào biện phap công trình (bơm điện, tự chẩy từ hồ đập), và vào sự vận dụng

chính sách thủy lợi phí ở địa phương.

Page 38: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

26

- Wsh: Tổng lượng nước thô cấp cho nhà may nước sinh hoạt (m3/năm)

3.Xác định thu nhập từ cấp nước cho công nghiệp:

Thu nhập thuần túy hàng năm từ cấp nước cho công nghiệp được xac định

theo công thức:

Gcn = gcnx Wcn (1.13)

Trong đó:

- Gcn: Thu nhập thuần túy hàng năm từ cấp nước công nghiệp (đồng)

- gcn: Giá nước cấp cho sản xuất công nghiệp, tiểu công nghiệp (đồng/m3),

phụ thuộc vào biện phap công trình (bơm điện, tự chẩy từ hồ đập), và vào sự vận

dụng chính sách thủy lợi phí ở địa phương.

- Wcn: Tổng lượng nước cấp cho công nghiệp (Lượng nước cấp cho cac đối

tượng này được tính tại điểm giao nhận nước).

Wcn = Wsxcn + Wlvcn (1.14)

Trong đó: + Wsxcn:Lượng nước cấp cho sản xuất công nghiệp

11

3 ..10.1,1 KWNWspcnn

inispisxcn ∑

=

−= (1.15)

Wsxcn: Lượng nước cấp cho công nghiệp, tiểu công nghiệp (m3)

nspcn: Số lượng (khối lượng) các loại sản phẩm dùng nước

Nspi: Số lượng (khối lượng) sản phẩm thứ i

Wni: Lượng nước tiêu hao cho đơn vị sản phẩm thứ i (lít/1đvsp)

1,1: Hệ số tổn thất nước = 1.05-1.15 tùy theo loại sản phẩm được sản xuất,

mức độ trang thiết bị hiện đại của dây truyền sản xuất.

K1: Hệ số sử dụng nước không điều hoà khu sản xuất, K1 = 2,0 ÷ 2,5, tùy

theo loại sản phẩm sản xuất, mức độ trang thiết bị hiện đại của dây truyền sản xuất.

+ Wlvcn: Lượng nước cấp cho khu làm việc của Công ty, xí nghiệp

Wlvcn = Mmax.S1.T.Kdh.10-3 (1.16)

Wlvcn: Lượng nước cấp cho khu làm việc (m3)

Mmax: Số người làm việc lớn nhất trong ngày (người/ngày), nên lấy theo số

lượng trung bình lớn nhất.

Page 39: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

27

Sl: Tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt ở khu làm việc, xac định bằng

20-25lít/người/ngày, mùa đông 20 lít/người/ngày, mùa hè: 25 lít/người/ngày.

Kdh: Hệ số sử dụng nước không điều hoà khu làm việc, Kdh = 1,8 ÷ 2,0 phụ

thuộc vào mức độ chênh lệch số người làm việc so với số trung bình lớn nhất.

4. Xác định thu nhập từ cấp nước cho nuôi trồng thủy sản

- Trường hợp cấp nước để nuôi trồng thủy sản thì Thu nhập thuần túy hàng

năm từ cấp nước để nuôi trồng thủy sản được xac định theo công thức:

Gts = gh.Fh (đồng) (1.17)

Trong đó:

+ Gts : Thu nhập thuần túy hàng năm từ cấp nước để nuôi trồng thuỷ sản

+ Fh: Diện tích mặt thoáng hồ chứa (m2)

+ gh: Mức thu tiền nước cấp nước phát triển thủy sản (đồng/m2mặt

thoang/năm), phụ thuộc vào quy định của từng địa phương (tỉnh, thành phố trực

thuộc Trung ương).

- Trường hợp nuôi trồng thủy sản tại công trình hồ chứa thì Thu nhập thuần

túy hàng năm từ nuôi trồng thủy sản được xac định theo công thức:

Gts = Bts- Cts (đồng) (1.18)

Trong đó:

+ Bts : Giá trị sản lượng nuôi trồng thủy sản hàng năm (đồng).

+ Cts : Chi phí cho nuôi trồng thủy sản hàng năm (đồng).

- Cũng có thể xac định thu nhập thuần túy hàng năm từ nuôi trồng thủy sản

theo công thức:

Gts= B1ha x Fmặt hồ(đồng) (1.19)

Trong đó : Fmặt hồ: Diện tích mặt hồ nuôi trồng thuỷ sản (ha)

B1ha : Thu nhập thuần tuý hàng năm từ nuôi trồng thuỷ sản tính cho 1ha

mặt nước hồ (đ/ha/năm).

5 Xác định thu nhập từ dịch vụ du lịch

Thu nhập thuần túy hàng năm từ du lịch được xac định theo công thức:

Gdl = GTdl - X (1.20)

Page 40: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

28

Trong đó:

- Gdl : Thu nhập thuần túy hàng năm từ du lịch(đồng/năm)

- GTdl : Tổng doanh thu từ du lịch hàng năm (đồng/năm)

- X: Tổng chi phí cho các dịch vụ du lịch hàng năm (đồng/năm)

Hoặc xac định theo công thức:

Gdl = kdl x GTdl (1.21)

Trong đó:

- kdl : Mức thu tiền nước để kinh doanh du lịch, nghỉ mat, an dưỡng, giải trí

(kể cả kinh doanh sân golf, casino, nhà hàng); kdl = 10% - 15%, phụ thuộc vào quy

định của từng địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).

6.Xác định thu nhập từ cấp nước cho thủy điện

- Thu nhập thuần túy hàng năm từ cấp nước thủy điện được xac định theo công

thức:

Gtđ = Gđtp - Xtđ (1.22)

Trong đó:

+ Gtđ : Thu nhập thuần túy hàng năm từ cấp nước cho thủy điện (đồng/năm)

+ Xtđ: Tổng chi phí quản lý vận hành của nhà máy thủy điện (đồng/năm)

+ Gđtp : Tổng giá trị điện thương phẩm hàng năm (đồng/năm)

Gđtp = Pđtp x gtb, với Pđtp là tổng sản lượng điện thương phẩm hàng năm

(kWh/năm), gtb là gia ban điện bình quân năm (đồng/kWh).

Hoặc được xac định theo công thức:

Gtđ = ktđxGđtp (1.23)

Trong đó:

+ ktđ : Mức thu tiền nước từ cấp nước cho thủy điện, ktđ = (8-12)%, phụ

thuộc vào quy định của từng địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).

Page 41: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

29

7. Xác định thu nhập từ giao thông thủy

- Thu nhập thuần túy hàng năm từ giao thông thủy (GGTThuy) được xac định

theo công thức:

GGTThuy = CGTBo - CGTThuy (1.24)

Trong đó:

+ CGTBo: Chi phí vận tải hàng hóa hàng năm bằng đường bộ;

+ CGTThuy: Chi phí vận tải hàng hóa hàng năm bằng đường thủy (Cho cùng

khoảng cach và lượng hàng vận chuyển).

1.2.4.2. Phương pháp xác định chi phí của công trình hồ chứa đa mục tiêu

Để phân tích, đanh gia hiệu quả kinh tế của công trình hồ chứa đa mục tiêu

thì ngoài việc xac định thu nhập hàng năm của hồ chứa như đã nêu ở mục 1.2.4.1.

thì cũng phải xac định cac thành phần chi phí hàng năm của dự an (Ct). Chi phí

hàng năm của dự an Ct bằng tổng chi phí đầu tư (kt) và chi phí quản lý vận hành

(Ot) hàng năm. Cac thành phần này dê dàng xac định được từ tài liệu thu thập từ

đơn vị quản lý khai thac vận hành hệ thống.

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của công trình hồ chứa đa

mục tiêu

1.3.1.Nhóm nhân tố trong giai đoạn quy hoạch

1.3.1.1. Nguyên nhân do chưa lường trước những biến động trong tương lai

trong giai đoạn quy hoạch

Trong giai đoạn quy hoạch việc xac định lượng nước đến cũng như nhu cầu

dùng nước cho tương lai chỉ mạng tính ước đoan, định tính. Nhu cầu cho phát triển

kinh tế - xã hội của vùng có nhiều biến động, những chủ trương định hướng phát

triển về cây trồng, vật nuôi, cơ cấu kinh tế nông nghiệp và kinh tế chung của vùng

nghiên cứu chưa được xac định chính xac nên gây khó khăn cho công tác quy hoạch

xây dựng, nâng cấp công trình thủy lợi phục vụ cho các ngành. Hệ thống thủy lợi

mới chỉ được quy hoạch cho công tac tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp là

Page 42: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

30

chính, chưa có quy hoạch, bố trí hợp lý để kết hợp nuôi trồng thủy sản trên hồ chứa,

trên các ao hồ nhỏ được kênh mương của hồ chứa cấp, thoat nước mà hầu hết đều

do dân làm tự phát, chắp vá, thiếu đồng bộ, kém ổn định, không chủ động cho việc

cấp thoat nước phục vụ yêu cầu cho các khu nuôi. Tuy nhiên, do yêu cầu phát triển

kinh tế - xã hội ngày càng tăng của khu vực dẫn đến yêu cầu nước ngày càng tăng,

đòi hỏi công trình thủy lợi không chỉ phục vụ cho nông nghiệp như nhiệm vụ thiết

kế ban đầu, mà còn phục vụ cho các ngành kinh tế khác, dẫn tới làm giảm diện tích

phục vụ tưới so với thiết kế ban đầu.

1.3.1.2. Nguyên nhân do điều kiện tự nhiên, phát triển kinh tế, xã hội 1. Nguyên nhân về đặc điểm điều kiện tự nhiên

- Sự phân phối dòng chảy trong năm của khu vực có sự phân mùa rõ rệt.

Dòng chảy được chia thành mùa lũ và mùa kiệt và được phân ra các tiểu vùng khác

nhau. Lượng dòng chảy đến tập trung chủ yếu vào mùa lũ, từ thang 8 đến tháng 11.

Tổng lượng dòng chảy cac thang mùa lũ chiếm khoảng 70% lượng dòng chảy năm,

mùa kiệt thường khan hiếm nước, dòng chảy trung bình nhỏ. Những ảnh hưởng của

biến đổi khí hậu ngày càng có chiều hướng gia tăng , khắc nghiệt, tần suất xuất hiện

những trận lũ lụt, bão to, lũ quét... gây tac động nguy hiểm tới sự ổn định và an toàn

của hồ chứa.

2. Nguyên nhân về đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội

Do sự thay đổi cơ cấu kinh tế chung, cơ cấu nông nghiệp, cơ cấu cây trồng:

gieo trồng những giống cây mới có năng suất cao, ngắn ngày, thời vụ khắt khe, yêu

cầu dùng nước đồng loạt trong thời gian ngắn, phát triển canh tác cây công nghiệp,

lâm nghiệp, cây ăn quả… làm cho công trình thuỷ lợi không đủ năng lực phục vụ.

Ngày nay, trước sự phát triển kinh tế - xã hội, khi diện tích sản xuất nông nghiệp có

xu thế giảm dần do hiệu quả sản xuất không cao mà nhu cầu cung cấp nước cho các

ngành kinh tế khác có hiệu quả cao ngày càng cấp thiết, đòi hỏi phải nâng cấp công

trình để phục vụ đa mục tiêu.

Page 43: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

31

1.3.2. Nhóm nhân tố trong giai đoạn đầu tư xây dựng

1.3.2.1. Nguyên nhân về khảo sát, thiết kế

Tài liệu khảo sat, điều tra cơ bản còn thiếu chính xác và nhiều khi còn thiếu

cả tài liệu. Tài liệu quan trắc trước trong quá trình thiết kế và quản lý khai thác rất

thiếu thốn, chắp vá, thậm chí hầu như không đang kể. Một số quy trình, quy phạm

còn lạc hậu, chưa cập nhật, chưa phản ánh kịp tiến bộ kỹ thuật và yêu cầu phát triển

của thực tiên. Tính mỹ thuật công trình và yêu cầu kiến trúc còn ít được quan tâm.

1.3.2.2. Nguyên nhân về xây dựng công trình, về trang thiết bị

Công trình đầu mối hồ chứa quan trọng nhất là đập, cống lấy nước và tràn xả

lũ, nhưng cac hạng mục công trình này thường không hoàn chỉnh về thiết kế và thi

công như: mặt cắt ngang đập không đảm bảo, mái dốc chưa phù hợp, cống lấy nước

không kín, cầu công tac không đảm bảo an toàn gây khó khăn cho công tac quản lý.

Các thiết bị cảnh báo, dự báo, quan trắc, đóng mở cửa van còn thiếu, lại thô sơ, lạc

hậu gây khó khăn cho việc quản lý sử dụng. Hầu hết hệ thống kênh mương không

được xây dựng đồng bộ hoàn chỉnh cho tới mặt ruộng, về kết cấu kênh dẫn trên các

hệ thống chủ yếu là kênh đất, sau một số năm sử dụng bị sạt lở, bồi lấp không được

khôi phục kịp thời làm giảm khả năng dẫn nước và khả năng đảm bảo điều kiện tưới

tự chảy đặc biệt là hệ thống kênh nội đồng. Các công trình trên kênh đã được xây

dựng nhưng thiếu đồng bộ, hoàn chỉnh và do thời gian đưa vào khai thac, sử dụng

đã nhiều năm, lại không được đầu tư tu bổ, sửa chữa đầy đủ, kịp thời và đúng mức

nên phần lớn bị xuống cấp nhanh chóng.

1.3.3. Nhóm nhân tố trong giai đoạn quản lý vận hành

Hệ thống hồ chứa đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân tuy vậy

theo một số đanh gia thì rất nhiều hệ thống hồ chứa lớn đã không đem lại hiệu ích

kinh tế, môi trường như đã được đanh gia trong qua trình lập dự an. Lý do phat huy

hiệu quả kém có thể do trong giai đoạn thiết kế không chú ý đầy đủ đến chế độ quản

lý vận hành sau khi dự an hoàn tất, không lường trước được cac yêu cầu, mục tiêu

nảy sinh trong qua trình vận hành hệ thống sau khi hoàn thành ví dụ như cac yêu

Page 44: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

32

cầu về cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, yêu cầu duy trì dòng chảy môi trường sông,

duy trì sinh thai vùng hạ lưu. Mâu thuẫn nảy sinh giữa cac mục tiêu sử dụng nước

có thể coi là nguyên nhân chính dẫn đến kém hiệu quả trong vận hành khai thac hệ

thống hồ chứa.

Vấn đề quản lý, khai thác, vận hành công trình chưa có sự thống nhất về mô

hình, bộ máy quản lý nhà nước ở cac địa phương. Việc quản lý vận hành chưa lập

và thực hiện kế hoạch phân phối nước khoa học, hợp lý trên hệ thống; chưa thực

hiện theo dõi và đanh gia hiệu quả tưới, tiêu thường xuyên qua cac năm khai thac

công trình hồ chứa đa mục tiêu. Các công ty quản lý vận hành hồ chứa đa mục tiêu

chỉ trực tiếp quản lý công trình hồ chứa, hệ thống kênh và công trình trên kênh

chính, kênh cấp 1, các cấp kênh còn lại đến nội đồng đã giao cho địa phương trực

tiếp quản lý nên còn thiếu cán bộ có chuyên môn. Việc điều hành quản lý hồ chứa

chưa chặt chẽ, lập và thực hiện quy trình vận hành, điều tiết và quản lý hồ chứa

chưa phù hợp, quy trình đóng mở phân phối nước trên hệ thống kênh mương theo kế

hoạch chưa thực hiện nghiêm chỉnh, mà còn tuỳ tiện gây lãng phí nước. Hệ thống

thiết bị quan trắc đo đạc còn thiếu và lạc hậu nên không thực hiện được thường

xuyên việc kiểm tra theo dõi đo đạc, quan trắc các thông số cần thiết để đanh giá

trạng thái hoạt động của công trình do đó không phat hiện kịp thời cac hư hỏng để

có kế hoạch sửa chữa phù hợp, kịp thời.

Trong quá trình quản lý khai thác vận hành, do các yếu tố kinh tế, xã hội, môi

trường luôn thay đổi so với khi quy hoạch thiết kế, những thay đổi này có thể làm

phát sinh những yếu tố mới có thể đầu tư để khai thác những lợi ích và nguồn lợi

này, như : Xây dựng thủy điện để tận dụng cột nước, nuôi trồng thủy sản trên mặt

hồ, cấp nước, du lịch, giao thông thủy,…

1.4. Kinh nghiệm quản lý và vận hành khai thác hồ chứa đa mục tiêu của một

số nước trên thế giới

Đối với cac nước phát triển (Pháp, Anh, Mỹ, Úc, Nhật...) việc nghiên cứu tài

nguyên nước đã đề ra các quy trình, quy phạm nhằm quản lý tổng hợp tài nguyên

môi trường nước theo lưu vực sông. Nó bao gồm các biện pháp giảm thiểu chất thải

Page 45: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

33

bằng việc áp dụng công nghệ sản xuất sạch và kiểm soát chất thải, thu gom tái sử

dụng các chất thải, xử lý một phần và toàn bộ các chất thải, nước thải trước khi đổ

vào sông, quy hoạch khai thác hợp lý nguồn nước phục vụ phát triển bền vững KT -

XH lưu vực sông, quan trắc lượng và chất lượng môi trường nước, cảnh báo sự

khuếch tán các chất độc hại trong sông và dự báo sinh thái - chất lượng nước trên

toàn lưu vực sông.

Ở Trung Quốc quy trình và phân bổ sử dụng tiết kiệm nguồn nước được thể

hiện chi tiết trong Luật nước 2002 theo trình tự phân cấp rõ ràng từ Trung ương đến

địa phương; theo hình thức phân chia trách nhiệm và tự chịu trách nhiệm đối với các

cấp chính quyền được thể hiện cụ thể như:

Nhà nước kiểm soát tổng thể và hệ thống quản lý hạn ngạch kết hợp với các

tỉnh, khu tự trị và thành phố phải xây dựng các bộ phận liên quan có thẩm quyền

trong ngành công nghiệp nước; các vùng hành chính cố định; các cơ quan hành

chính cùng cấp giám sát chất lượng nước và kiểm tra phê duyệt; Quốc vụ viện giám

sát chất lượng ở các bộ phận hành chính tỉnh, khu tự trị, thành phố thông qua những

biên bản kiểm tra.

Chính quyền nhân dân địa phương cấp huyện lập kế hoạch phát triển kết hợp

với các phòng ban quản lý nước, theo nguồn nước tiểu ngạch, điều kiện kinh tế xã

hội, công nghệ kỹ thuật và sự sẵn có nguồn nước để có kế hoạch xác định lượng

nước sử dụng trong khu vực; phát triển các kế hoạch hàng năm để kiểm soát lượng

nước sử dụng hàng năm.

Chính quyền nhân dân địa phương, thành phố phải có biện pháp hiệu quả để

thúc đẩy nâng cao chất lượng các thiết bị tiết kiệm nước, giảm tỷ lệ rò rỉ mạng lưới

cấp nước đô thị, nâng cao hiệu quả nước; tăng cường xử lý nước thải tập trung ở đô

thị, khuyến khích việc sử dụng nước tái chế và cải thiện việc sử dụng, thu hồi nước

thải.

Xây dựng, mở rộng, cải tạo các công trình về xây dựng biện pháp tiết kiệm

nước, cần xây dựng các chương trình hỗ trợ xây dựng công trình nước, các cơ sở dự

án về nước sẽ được thiết kế, xây dựng và đưa vào sản xuất. Các công trình cấp nước

Page 46: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

34

tự xây dựng của các doanh nghiệp, đơn vị cung cấp nước phải tăng cường công tác

bảo trì và quản lý công trình cấp nước để giảm rò rỉ nước.

Đối với những nước đang phat triển như Việt Nam, việc nghiên cứu sử dụng

TNN vẫn đang dừng lại ở mức kiểm kê các nguồn nước và việc nghiên cứu quản lý

tổng hợp TNN theo cac lưu vực sông còn nhiều bất cập.

Kết luận chương 1

Trong Chương 1, Tác giả đã nghiên cứu, thu thập tài liệu, phân tích và giới

thiệu chung công trình hồ chứa đa mục tiêu; về vai trò, hiệu quảcủa công trình hồ

chứa đa mục tiêu. Công trình hồ chứa đa mục tiêu có vai trò quan trọng, tạo đà cho

sự phát triển kinh tế trong khu vực dự án: tạo điều kiện phát triển nhanh và ổn định

diện tích canh tác, tăng năng suất cây trồng, đảm bảo an ninh lương thực; phòng

chống giảm nhẹ thiên tai; cung cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp, phat điện, nuôi

trồng thủy sản và tạo môi trường phát triển dịch vụ du lịch,... Chương 1 cũng đã

nghiên cứu tổng kết được tình hình xây dựng các công trình hồ chứa đa mục tiêu ở

nước ta; khai quat được quá trình xây dựng cũng như công tac quản lý đầu tư xây

dựng các hồ chứa thủy lợi. Phân tích được các khái niệm về hiệu quả kinh tế của

công trình nói chung và hiệu quả kinh tế của công trình thủy lợi nói riêng. Qua đó

đã làm rõ cac mặt hiệu quả của công trình hồ chứa đa mục tiêu, phân tích rõ các yếu

tố ảnh hưởng và nêu được nguyên tắc, phương phap xac định một số mặt hiệu quả

có thể lượng hóa được của công trình hồ chứa đa mục tiêu. Trong nghiên cứu, tác

giả đã tập trungnghiên cứu cac phương phap đanh gia hiệu quả kinh tế của công

trình thủy lợi nói chung và công trình hồ chứa đa mục tiêu nói riêng, phân tích rõ

những ưu nhược điểm cũng như điều kiện ứng dụng cụ thể của từng phương phap.

Page 47: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

35

Chương 2

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH ĐA

MUC TIÊU - HỒ NÚI CỐC TỈNH THAI NGUYÊN

2.1. Giới thiệu chung về tỉnh Thái Nguyên

2.1.1. Điều kiện tự nhiên - xã hội

Thái Nguyên là một tỉnh ở Đông Bắc Việt Nam với diện tích tự nhiên

3.562,82km2, phía Bắc giáp với tỉnh Bắc Cạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc,

Tuyên Quang, phía Đông giap với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam giáp

với Thủ đô Hà Nội. Tỉnh Thái Nguyên trung bình cách Trung tâm Hà Nội 75km,

cách sân bay quốc tế Nội Bài 50km, cách biên giới Trung Quốc 200km và cách cảnh

Hải Phòng 200km. Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa trung du,

miền núi phía Bắc với Đồng bằng Bắc Bộ. Sự giao lưu đó được thực hiện qua một

hệ thống đường giao thông thuận tiện (gồm các quốc lộ : 3, 1B, 37, 279, đường cao

tốc Hà Nội - Thái Nguyên, tuyến đường sắt Hà Nội - Quán Triều và các tuyến

đường sông) hình rẻ quạt mà thành phố Thai Nguyên là đầu nút.Thái Nguyên là một

tỉnh nằm trong quy hoạch Vùng thủ đô Hà Nội, là một trung tâm kinh tế - xã hội lớn

của cả vùng trung du và miền núi phía Bắc và hiện đang được tập trung phát triển

với định hướng trở thành vùng kinh tế trọng điểm Bắc Thủ đô Hà Nội.

Tỉnh Thái Nguyên bao gồm 09 đơn vị hành chính : Thành phố Thái Nguyên,

thị xã Sông Công và 07 huyện: Đại Từ, Định Hoa, Đồng Hỷ, Phổ Yên, Phú Bình,

Phú Lương, Võ Nhai. Toàn tỉnh có: 180 xã, phường, trong đó có 125 xã vùng cao và

miền núi, còn lại là cac xã đồng bằng và trung du.

Về dân số, tỉnh Thái Nguyên có khoảng 1,2 triệu người, trong đó có 8 dân

tộc chủ yếu sinh sống là Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, H’Mông, Sán Chay, Hoa và

Dao. Ngoài ra, Thai Nguyên được cả nước biết đến là một trung tâm đào tạo nguồn

nhân lực lớn thứ 3 của cả nước sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với 6 Trường

Đại học, 11 trường Cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, 9 trung tâm dạy nghề,

mỗi năm đào tạo được khoảng gần 100.000 lao động;

Page 48: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

36

Về địa hình, tỉnh Thái Nguyên có địa hình đặc trưng là đồi núi xen kẽ với

ruộng thấp, chủ yếu là núi đa vôi và đồi dạng bat úp. Nhìn chung, địa hình không

phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khac, đây là một thuận lợi của Thái

Nguyên cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế xã hội nói chung so với

các tỉnh trung du miền núi khác.

Hình 2.1 : Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên

Về chế độ thủy văn sông hồ, tỉnh Thái Nguyên có hai con sông chính chảy

qua địa phận là sông Cầu, sông Công và chịu ảnh hưởng rất lớn về chế độ thuỷ văn

của hai con sông này.

Hồ Núi Cốc

Page 49: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

37

Về khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ thang 5 đến tháng 10 và mùa

khô từ thang 10 đến thang 5. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến

2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Nhiệt độ chênh lệch giữa

tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9°C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2°C) là 13,7°C.

Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương

đối đều cho cac thang trong năm. Nhìn chung, khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi

cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp.

Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và đất đai, tỉnh Thái Nguyên có nhiều

khả năng để phát triển nông lâm, công nghiệp, du lịch và các loại hình dịch vụ khác.

Diện tích rừng tự nhiên của tỉnh là 102.190 ha, diện tích rừng trồng khoảng 44.450

ha. Đây là một lợi thế to lớn cho việc phát triển rừng nguyên liệu phục vụ chế biến

gỗ nhân tạo, chế biến làm nguyên liệu giấy. Diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh

chiếm 23% diện tích tự nhiên, cây hàng năm chủ yếu là cây chè. Ngoài sản xuất

lương thực, tỉnh còn có diện tích tương đối lớn để quy hoạch cac đồng cỏ, phát triển

mạnh chăn nuôi đại gia súc, chăn nuôi bò sữa.

Về tài nguyên khoáng sản rất phong phú về chủng loại, là một lợi thế so sánh

lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng… Tỉnh

Thái Nguyên có trữ lượng than lớn thứ hai trong cả nước, than mỡ trữ lượng trên 15

triệu tấn, than đa trữ lượng khoảng 90 triệu tấn; kim loại màu có thiếc, chì, kẽm,

vonfram, vàng, đồng, niken, thuỷ ngân… Khoáng sản vật liệu xây dựng cũng là

tiềm năng nguyên liệu rất lớn để sản xuất xi măng, sản xuất đa ốp lát các loại và sản

xuất vật liệu xây dựng.

Về hạ tầng cơ sở như hệ thống điện, nước, bưu chính viên thông, giao thông

(kể cả đường bộ, đường sắt và đường thuỷ) phát triển khá hoàn thiện và thuận lợi.

Ngoài ra, tỉnh Thái Nguyên còn có nhiều lợi thế như có nhiều danh lam

thắng cảnh tự nhiên như Hồ Núi Cốc, hang Phượng Hoàng, các di tích lịch sử như:

An toàn khu Việt Bắc - ATK, có rừng Khuôn Mánh và di tích khảo cổ học thời kỳ

đồ đa cũ ở huyện Võ Nhai. Bên cạnh đó, còn có cac di tích kiến trúc nghệ thuật chùa

chiền, đình, đền tại nhiều địa phương trong tỉnh như: Khu Bảo tàng Văn hoa cac dân

tộc Việt Nam, Đền Đuổm, chùa Hang, chùa Phủ Liên, đền Xương Rồng, đền Đội

Page 50: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

38

Cấn. Hiện nay, Thai Nguyên đang triển khai quy hoạch khu du lịch hang Phượng

Hoàng, suối Mỏ Gà, Hồ Suối Lạnh... và cả hệ thống khách sạn chất lượng cao

gần đạt tiêu chuẩn quốc tế, thuận lợi cho phát triển các ngành du lịch, dịch vụ.

Nhìn chung về mặt kinh tế, Thái Nguyên vẫn là một tỉnh nghèo với sản xuất

nông nghiệp chiếm một tỷ trọng lớn trong nền kinh tế.

2.1.2. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Thái Nguyên đến năm 2020

2.1.2.1. Mục tiêu phát triển 1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng tỉnh Thái Nguyên thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, đi

đầu trong vùng Trung du miền núi Bắc Bộ; trở thành trung tâm của vùng về phát

triển công nghiệp; dịch vụ, nhất là dịch vụ giáo dục - đào tạo; có cơ cấu kinh tế hiện

đại (công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp); có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, ổn

định; bền vững, với các sản phẩm chủ lực có sức cạnh tranh cao; hệ thống kết cấu

hạ tầng đồng bộ và hiện đại, nhất là hệ thống hạ tầng giao thông

2. Mục tiêu cụ thể

a. Mục tiêu kinh tế

Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân (10,5-11)%/năm thời kỳ

2011-2020 và (10-10,5)%/năm thời kỳ 2021-2030.

Đưa tỷ trọng GDP của tỉnh trong vùng Trung du miền núi Bắc Bộ từ 14,2%

năm 2011 lên khoảng 17% vào năm 2020 và 21% vào năm 2030.

Cơ cấu kinh tế tính theo gia HH: (i) Đến năm 2020: Khu vực công nghiệp và

xây dựng khoảng (47-48)%, khu vực dịch vụ khoảng (40-41)% và khu vực nông

nghiệp khoảng (12-13)%; và đến năm 2030 tương ứng khoảng 51%, 42% và 7%.

GDP bình quân đầu người (gia HH) đến năm 2020 đạt khoảng (80-81) triệu

đồng(bằng mức bình quân của cả nước), đến năm 2030 đạt khoảng 265 triệu đồng.

b. Mục tiêu xã hội, môi trường

Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 10% vào năm 2020 và (4-5)% vào năm 2030.

Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi giảm còn 10% vào năm 2020 và (5-

8)% vào năm 2030.

Page 51: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

39

Đến năm 2020: 95% rac thải sinh hoạt, y tế được xử lý, 60% nước thải sinh

hoạt được xử lý đạt tiêu chuẩn B; đến năm 2030: 98% rac thải sinh hoạt, y tế được

xử lý, 80% nước thải sinh hoạt được xử lý đạt tiêu chuẩn B.

Đô thị tỉnh Thai Nguyên được phat triển mở rộng gắn kết với vùng phụ cận;

cac khu đô thị cũ được cải tạo, chỉnh trang; cac khu đô thị mới được xây dựng hiện

đại có kết cấu hạ tầng đồng bộ. Kiến trúc đô thị mang bản sắc riêng của vùng.

Là khu vực phòng thủ vững chắc, địa bàn trọng yếu góp phần giữ vững an

ninh quốc phòng cho cả vùng trung du miền núi phía Bắc.

2.1.2.2. Định hướng phát triển lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn

Tập trung chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới;

trong đó ưu tiên nguồn lực để thực hiện cac mục tiêu, tiêu chí có khả năng huy động

nguồn lực đóng góp của nhân dân để thực hiện như phong trào làm đường giao

thông nông thôn, xây dựng nhà văn hoa, đồng thời thực hiện chuyển giao cac ứng

dụng tiến bộ khoa học công nghệ cho sản xuất nông nghiệp, phat triển mạnh mô

hình kinh tế tập thể, hợp tac xã gắn với phat triển kinh tế trang trại, làng nghề ở

nông thôn và chương trình nông thôn mới.

Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu trong nội ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng

chăn nuôi và dịch vụ trong nông nghiệp: Triển khai và xây dựng cac đề an, dự an

phat triển cac cây, con có lợi thế, có thị trường tiêu thụ, phat triển sản xuất với quy

mô hợp lý, bền vững, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Chuyển dịch cơ cấu cây

trồng, hình thành vùng sản xuất hàng hoa tập trung. Chuyển dịch cơ cấu vật nuôi

theo hướng đảm bảo an toàn dịch bệnh, tăng gia trị sản xuất hàng hoa, phat triển

theo vùng, gắn với tổ chức giết mổ tập trung, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Tiếp tục đầu tư cac công trình thủy lợi theo hướng đa mục tiêu, nâng cao

năng lực tưới tiêu chủ động cho cac loại cây trồng, trước hết là cho lúa, nuôi trồng

thủy sản và cac loại cây trồng có gia trị kinh tế cao; chú trọng công tac thủy lợi vùng

đồi chủ động tưới cho cây công nghiệp. Tập trung phat triển cây chè và xây dựng

thành vùng nguyên liệu, nâng cao gia trị chế biến, kinh doanh, phat triển ngành chè,

kịp thời phục vụ Festival trà Quốc tế Thai Nguyên - Việt Nam lần thứ 2.

Page 52: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

40

Thực hiện tốt công tac trồng rừng theo kế hoạch, phat triển kinh tế từ rừng

và bảo vệ quản lý tài nguyên rừng, duy trì diện tích rừng để đảm bảo tỷ lệ che phủ

rừng ổn định trên địa bàn; tăng cường cac giải phap nâng cao hiệu quả quản lý, sản

xuất kinh doanh tại cac nông lâm trường trên địa bàn tỉnh

Tiếp tục cải tạo và nâng cấp cac công trình thủy lợi hiện có nhằm phat huy

tối đa công suất xây dựng, hiện đại hoa hệ thống thuỷ lợi, nâng cao hệ số sử dụng

công trình, đap ứng nguồn nước cho sản xuất. Tiếp tục đầu tư xây dựng cac công

trình thủy lợi, hồ chứa trên cơ sở đanh gia xac định rõ hiệu quả; sử dụng tiết kiệm,

hiệu quả nguồn nước, đảm bảo đap ứng tưới tiêu ổn định cho khoảng trên 80% diện

tích lúa và hoa màu. Chú trọng quy hoạch mạng lưới thủy lợi phục vụ nuôi trồng

thủy sản, chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng.

Phat triển mạng lưới cấp nước đồng bộ với qua trình đô thị hóa, ưu tiên nâng

công suất sản xuất nước sạch cho thành phố Thai Nguyên, thị xã Sông Công, cac

khu công nghiệp, khu đô thị mới. Đầu tư có hiệu quả chương trình nước sạch và vệ

sinh môi trường nông thôn, ưu tiên đầu tư cho cac vùng nông thôn môi trường nước

bị ô nhiêm, vùng sâu, vùng xa theo cac chính sach hỗ trợ. Đảm bảo mục tiêu đến

năm 2015 cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho 90% dân số nông thôn và 100% dân

số đô thị; đến năm 2020 có 95% dân số nông thôn và 100% dân số đô thị được sử

dụng nước sinh hoạt đạt tiêu chuẩn quốc gia. Cac khu công nghiệp có hệ thống thoat

nước thải riêng; chỉ cho phép xả nước thải ra mạng thoat nước chung khi đã xử lý

đạt tiêu chuẩn môi trường.

2.1.3.Hiện trạng hệ thống công trình thủy lợi tỉnh Thái Nguyên

Cùng với sự giúp đỡ của Nhà nước, tỉnh Thai Nguyên đã xây dựng được hơn

một nghìn công trình thuỷ lợi lớn nhỏ, trong đó có cac công trình mang tầm cỡ quốc

gia như hồ Núi Cốc, đập Thác Huống.Do đặc thù địa hình miền núi nên cac khu tưới

đều có độ dốc lớn, ruộng canh tác lúa chủ yếu là ruộng bậc thang. Đồng thời các

công trình thuỷ lợi được xây dựng trên địa bàn tỉnh cũng rất đa dạng về quy mô

cũng như hình thức công trình; hầu hết cac công trình được xây dựng ở các huyện

Page 53: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

41

miền núi phía Bắc là các công trình hồ chứa và đập dâng loại vừa và nhỏ, đa phần

được xây dựng từ 40 đến 50 năm trở về trước.

Các công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Thai Nguyên đã góp phần to lớn

trong việc cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp trong địa bàn toàn tỉnh và cấp

nước cho tỉnh Bắc Giang như hồ Núi Cốc và đập Thác Huống. Đây là cac công trình

thuỷ lợi đa mục tiêu gồm: cấp nước tưới cây công nghiệp, cây ăn quả, cấp nước sinh

hoạt, nuôi trồng thuỷ sản, du lịch, góp phần cải tạo môi sinh, môi trường..v..v. Hệ

thống công trình thuỷ lợi đã phat huy hiệu quả, góp phần tăng năng suất cây trồng,

đưa nhiều diện tích canh tác lúa 1 vụ bấp bênh thành 2 đến 3 vụ ăn chắc; đời sống

của nhân dân ngày một nâng cao.

Toàn tỉnh có 1143 công trình, trong đó:

a. Hồ chứa: 395 hồ, trong đó:

- Hồ có diện tích tưới từ 30 ha trở lên: 57

- Hồ có diện tích tưới nhỏ hơn 30 ha: 338

b. Đập dâng các loại: 503 cai, trong đó:

- Đập dâng kiên cố có diện tích tưới theo thiết kế từ 30 ha trở lên có 51 cái;

- Đập dâng kiên cố có diện tích tưới nhỏ hơn 30 ha có 300 cai.

- Phai đập tạm có 203 cái.

c.Trạm bơm: 247 trạm, trong đó: Trạm bơm điện 207 trạm; bơm dầu 35 trạm; Thuỷ

luân 3 trạm phục vụ tưới.

d. Tổng năng lực của các công trình thủy lợi:

Tổng diện tích tưới lúa theo thiết kế là: 29.855 ha.

Năng lực tưới thực tế như sau:

+ Vụ Đông xuân: 23.500 ÷ 2.500 ha

+ Vụ Mùa : ≥33.500 ha

+ Vụ Ngô đông gần: 4.500 ÷ 5.000 ha

+ Rau màu và cây công nghiệp: 11.000 ha

+ Tạo nguồn nước tưới chè gần: >2.500 ha

+ Cấp nước sinh hoạt: Hiện đang cấp là: 4.000.000 m3/năm (tương đương

27,4% thiết kế).

Page 54: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

42

2.2. Giới thiệu về hệ thống công trình Hồ Núi Cốc

Công trình thủy lợi Hồ Núi Cốc nằm ở thượng nguồn sông Công (phụ lưu

của sông Cầu), được hình thành sau khi chặn dòng sông Công ở vị trí Núi Cốchuyện

Đại Từ, kết thúc hồ ở phía Tây Thành phố Thái Nguyên.

Hồ Núi Cốc nằm trên địa bàn của 08 xã, trong đó 05 xã của huyện Đại Từ,

01 xã của huyện Phổ Yên và 02 xã của Thành phố Thái Nguyên. Gần như toàn bộ

hồ và phần thượng lưu của Hồ Núi Cốc nằm trên địa bàn của huyện Đại Từ và chỉ

một phần nhỏ diện tích thuộc huyện Phổ Yên và Thành phố Thái Nguyên. Tiếp giáp

của Hồ Núi Cốc theo cac hướng như sau:

- Phía Bắc của hồ giáp với các xã Bình Thuận và xã Hùng Sơn của huyện

Đại Từ.

- Phía Đông của hồ giáp với xã Phúc Xuân, Thành phố Thái Nguyên và xã

Tân Thái, huyện Đại Từ.

- Phía Tây của hồ giáp với các xã Lục Ba, Vạn Thọ của huyện Đại Từ.

- Phía Nam của hồ giáp với các xã Phúc Tân, huyện Phổ Yên và xã Phúc

Trìu, Thành phố Thái Nguyên.

Lưu vực Sông Công tính đến khu vực hồ Núi Cốc có diện tích tự nhiên

535km2, độ cao bình quân lưu vực là 280m, độ dốc bình quân lưu vực 41,3%, độ

dốc lòng sông 1,62% trải trên diện tích của 5 đơn vị hành chính: huyện Định Hoá,

huyện Đại Từ, thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công, huyện Phổ Yên.

2.2.1. Quá trình đầu tư xây dựng và cải tạo nâng cấp công trình Hồ Núi Cốc

Hệ thống công trình Hồ Núi Cốc là hệ thống công trình Thuỷ nông lớn của

tỉnh Thai Nguyên, được khởi công xây dựng vào năm 1973 theo Quyết định số

324/TTg ngày 16-11-1971 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng

Chính phủ), năm 1978 công trình được đưa vào sử dụng.

Năm 1980 được đào thêm kênh tiếp nguồn cho hệ thống thuỷ nông Sông

Cầu từ K6 + 700 ra tới Sông Cầu. Đến năm 1983 công trình được hoàn tất cả công

trình đầu mối và hệ thống kênh mương đi vào hoạt động chính thức. Ở mực nước

dâng bình thường, diện tích mặt hồ khoảng 25,0km2 với chiều dài lòng hồ khoảng

Page 55: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

43

8km, chiều rộng bình quân từ 3km đến 4km, dung tích chứa nước khoảng 175,5

triệu m3. Đập chính là đập đất đồng chất có chiều cao lớn nhất 27m và chiều dài tại

đỉnh 480m. Có 7 đập phụ, chỗ cao nhất 12,6m. Tràn gồm 3 khoang, mỗi khoang

rộng 8m có cửa. Lưu lượng qua tràn 830m3/s. Cống lấy nước dài 195m, chuyển lưu

lượng 30m3/s. Hệ thống kênh chính và kênh cấp I có tổng chiều dài 72 km.

Hình 2.2: Bản đồ vị trí khu vực Hồ Núi Cốc

Đến năm 1999, công trìnhđược đầu tư xây dựng bổ sung thêm 2 khoang tràn

để có thể xả thêm lưu lượng 585m3/s.

Page 56: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

44

Theo thiết kế, Hồ Núi Cốc có nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho 12.000ha

diện tích đất nông nghiệp, cung cấp nước cho công nghiệp với lưu lượng 7,1m3/s,

cung cấp nước cho sinh hoạt với lưu lượng 0,1m3/s và phòng chống lũ cho hạ lưu

Sông Công.

2.2.2. Vai trò, nhiệm vụ của công trình Hồ Núi Cốc

2.2.2.1. Các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình

1. Lưu vực hồ : Diện tích lưu vực khoảng 535 km2 vớichiều dài lưu vực khoảng 54

km, chiều rộng bình quân lưu vực khoảng 10km; Dung tích hữu ích của Hồ là

168.106 m3, dung tích phòng lũ 230.106 m3

2. Lòng hồ:

Bảng 2.1: Các thông số kỹ thuật Hồ Núi Cốc

Thông số

Chỉ tiêu MNC MNDBT MNL (P=0,5%)

Diện tích mặt hồ 3,5 km2 25,0 km2 32,0 km2

Cao độ 34,0 m 46,2 m 48,25 m

Dung tích 7,5 x 10 6 m 3 175,5 x 10 6 m 3 405,5 x 10 6 m 3

( Nguồn: Công ty TNHH một thành viên Khai thác Thủy lợi Thái Nguyên)

2.2.2.2. Thông số kỹ thuật cơ bản của các công trình đầu mối

1. Cống lấy nước dưới đập:

- Hình thức cống : Cống ngầm, chảy có ap, điều tiết lưu lượng bằng cả cánh

van phẳng thượng lưu và 02 van cung ở hạ lưu

- Kích thước cống : 2 φ 1,7 m

- Chiều dài thân cống : 105 m.

- Chiều dài toàn bộ : 195 m.

- Lưu lượng tháo thiết kế : Qmax = 30 m3/s; QTK = 15 m3/s.

- Cao trình đay cống : +29

- Hành lang kiểm tra : 7 x 4,55m.

Page 57: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

45

2. Tràn xả lũ: Gồm có 2 tràn .

a.Tràn số 1: Gồm 3 khoang tràn, mỗi

khoang rộng 8m (8 m x 3 cửa = 24m);

Điều tiết lưu lượng qua tràn bằng 03 cánh

van cung (Tràn đay).

- Cao trình ngưỡng tràn = 41,2m.

- Lưu lượng xả max : 830 m3/s

- Hình thức tiêu năng: Kiểu máng

phun

- Chiều dài ngưỡng tràn = 17m; Chiều dài

dốc nước = 77,2m;

Hình 2.3: Một khoang tràn xả lũ

b. Tràn số 2: Gồm 2 khoang tràn, mỗi khoang rộng 8m (8 m x 2 cửa = 16m). Điều

tiết lưu lượng qua tràn bằng 02 cánh van cung ( Tràn đay)

- Cao trình ngưỡng tràn = 41,2m.

- Hình thức tiêu năng : Bể tiêu năng đay ;

- Lưu lượng xả max : Qmax = 585 m3/s

- Chiều dài dốc nước = 70,0m;

3. Đập chắn nước: Bao gồm 01 đập chính và 07 đập phụ

a. Đập chính :

- Hình thức đập: Đập đất đồng chất

- Chiều dài theo đỉnh đập: 480 m

- Cao trình đỉnh đập: 49,00m

- Cao trình tường chắn sóng: 50,00m

- Chiều rộng đỉnh đập: 5,0 m

- Độ dốc mái thượng lưu: m = 3; 3,5; 3,75 ( Tính từ đỉnh đập đến chân đập)

- Độ dốc mái hạ lưu : m = 3; 3,75; 4,0. ( Tính từ đỉnh đập đến chân đập)

- Cao trình cơ thượng lưu: 35,0m ; 42,0m.

- Cao trình cơ hạ lưu: 32,0m ; 42,0m.

- Cao trình đay sông chỗ thấp nhất: 24,0m.

Page 58: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

46

Hình 2.4: Đập chính phía thượng lưu

Hình 2.5: Đập chính phía hạ lưu

b..Đập phụ: ( Đập đất đồng chất )

Bảng 2.2: Thông số kỹ thuật đập phụ hồ Núi Cốc

Tên đập

Chiều dài theo đỉnh đập L(m)

Chiều rộng đỉnh đập B(m)

Độ dốc mái thượng lưu

m.T.lưu

Độ dốc mái hạ lưu

m.H.lưu

Cao độ đỉnh (m)

Cao độ chân min

(m) Phụ I 430,0 4,0 3,0 2,5 50,00 37,41

Phụ II 383,0 4,0 3,0 2,5 50,00 39,30

Phụ IIb 37,0 4,0 3,0 2,5 50,00 39,37

Phụ III 260,0 4,0 3,0 2,5 50,00 44,71

Phụ IV 95,0 4,0 3,0 2,5 49,50 47,30

Phụ V 60,0 1,5 3,0 2,5 48,5 45,20

Phụ VI 90,0 4,0 3,0 2,5 50,00 48,50

(Nguồn: Công ty TNHH một thành viên Khai thác Thủy lợi Thái Nguyên)

Đập phụ VI: Chiều dài theo đỉnh đập = 90,0m. (Gồm 2 đoạn, giữa là 1 quả

đồi thấp)

4. Hệ thống kênh

a. Kênh Chính:

- Lưu lượng thiết kế: Qtk = 23 m3/s

- Mực nước thiết kế đầu kênh: Htk = 2,75 m

Page 59: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

47

- Kích thước mặt cắt kênh: Bđay = 6m .

- Chiều dài kênh: L = 18 km

Hình 2.6: Kênh chính Hồ Núi Cốc

b. Các kênh cấp 1:

- Tên các kênh cấp 1 : Kênh Tây; kênh Giữa, kênh Đông

- Tổng chiều dài L = 43,078 km.

c. Kênh tiếp nước Sông Cầu: L = 8,912 km; lưu lượng Q = 10,75 m3/s.

2.2.2.3.Vai trò, nhiệm vụ của công trình

Hệ thống công trình Hồ chứa Núi Cốc đóng vai trò quan trọng trong đời

sống kinh tế xã hội của người dân Thái Nguyên và một số khu vực lân cận. Hồ được

xây dựng với nhiều mục đích như cung cấp nước cho nông nghiệp, công nghiệp,

nuôi trồng thuỷ sản, sinh hoạt và phục vụ cho các ngành kinh tế quốc dân khác.

Ngoài ra còn có nhiệm vụ phòng lũ cho hạ du Sông Cầu và tạo môi trường sinh thái,

khí hậu trong lành để phát triển ngành Du lịch...

Theo thiết kế, Hệ thống công trình Hồ Núi Cốc có nhiệm vụ:

- Cung cấp nước tưới cho 12.000 ha lúa 2 vụ, gồm:

+ Lúa 2 vụ: 12.000 ha.

+ Cây rau màu vụ Đông: 4.000 ha

+ Tưới chè cho 4 xã vùng đồi: 1.000ha

Page 60: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

48

- Cung cấp nước cho công nghiệp, sinh hoạt: 7,2 m3/s, gồm:

+ Gang thép Thái Nguyên: 6,0 m3/s

+ Cán thép Gia Sàng: 0,7 m3/s

+ Nhà may cơ khí Gò Đầm: 0,4 m3/s.

+ Cung cấp nước sinh hoạt cho Thành phố Thái Nguyên: 0,1 m3/s.

-Cắt lũ, phòng chống úng lụt, giảm nhẹ thiên tai cho hạ du Sông Công.

- Kết hợp nuôi thả cá lòng hồ và phát triển du lịch.

Tuy nhiên, thực tế sau khi công trình xây dựng xong, do một số ngành trong

lĩnh vực công nghiệp không có nhu cầu dùng nước của hệ thống công trình Hồ Núi

Cốc, do đó hiện nay nhiệm vụ thực tế của hệ thống công trình Hồ Núi Cốc có thay

đổi như sau:

- Cung cấp nước cho Nông nghiệp, gồm:

+ Lúa 2 vụ: 12.000 ha.

+ Cây rau màu vụ Đông: 4.500 ha

+ Tưới chè cho 4 xã vùng đồi: 2.000ha

- Tiếp nước cho hệ thống nông giang Sông Cầu: 15 - 20 triệu m3/năm.

- Cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp: 12 triệu m3/năm

- Cắt lũ, phòng chống úng lụt, giảm nhẹ thiên tai cho hạ du Sông Công.

- Kết hợp nuôi thả cá lòng hồ và phát triển du lịch.

2.2.3.Tình hình quản lý khai thác vận hành công trình hiện nay

Hiện nay, Công ty TNHH Một thành viên Khai thác thủy lợi Thái Nguyên là

đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý vận hành Hệ thống công trình Hồ Núi Cốc.Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Quyết định số 118/2006/QĐ-BNN ngày

29/12/2006 Về việc Ban hành quy trình vận hành điều tiết Hồ Núi Cốc, tỉnh Thái

Nguyên.

Hồ Núi Cốc hiện đang tiếp nhận nguồn nước chủ yếu từ sông Công và một

số dòng suối khác của huyện Đại Từ như: suối Mỹ Yên (xã Bình Thuận), suối Chấm

(xã Lục Ba), suối Kẻn (xã Vạn Thọ). Nguồn nước Hồ Núi Cốc hiện đang được khai

thác sử dụng tổng hợp như cấp phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, cấp

Page 61: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

49

nước sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch sinh thai, phat điện và phục

vụ các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội khác. Nhiệm vụ chính của hồ Núi Cốc vẫn

là cấp nước chủ động để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, do đó để đảm bảo đap

ứng được nhiệm vụ đó thì việc vận hành điều tiết hồ phải tuân thủ nghiêm túc và

thực hiện đúng theo đúng quy trình điều tiết đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn phê duyệt tại Quyết định số 118/2006/QĐ-BNN ngày 29/12/2006.

Tuy nhiên, trong quá trình quản lý, vận hành khai thac đã nảy sinh một số

vấn đề bất cập cần phải giải quyết. Đó là, việc đô thị hóa đã dẫn đến các hình thức

lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình, lấn chiếm lòng hồ trai phép đang thường

xuyên xảy ra và ngày càng gia tăng, diên biến phức tạp gây ảnh hưởng tiêu cực đến

quy trình vận hành tích nước của hồ và gây khó khăn trong công tac quản lý và có

nguy cơ gây mất an toàn cho công trình. Bên cạnh đó là sự vận hành điều tiết hồ còn

chưa thực hiện đúng theo quy trình đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn phê duyệt. Điều đang quan ngại là nguồn nước thải từ các khu du lịch không

qua xử lý được xả thẳng xuống hồ ngày càng tăng đã gây nên tình trạng ô nhiêm

nguồn nước. Đặc biệt là trong khu vực lòng hồ các vụ viphạm san ủi đất trái phép

của một số đơn vị, cac nhân đã làm thu hẹp đang kể diện tích mặt nước hồ. Trong

khi đó, sự phối hợp giữa các cấp chính quyền với đơn vị quản lý trong việc giải

quyết vi phạm còn hạn chế, do một số vụ vi phạm khi bị phát hiện cũng chỉ dừng lại

ở mức độ lập biên bản xử lý hành mà chưa có biện pháp kiên quyết để giải quyết

triệt để.

Để tháo gỡ được những khó khăn trong công tac quản lý, các cấp chính

quyền cần phải có các giải phap như tuyên truyền sâu rộng, vận động nhân dân sinh

sống quanh khu vực lòng hồ có ý thức giữ gìn môi trường sinh thái, quản lý bảo vệ

và phát triển rừng đầu nguồn, không xâm lấn vi phạm hành lang công trình trái

phép. Khi phát hiện các vụ vi phạm hành lang công trình cần phải có các biện pháp

và chế tài xử phạt mạnh mang tích chất răn đe để từ đó làm giảm thiếu các vụ vi

phạm xâm lấn trái phép hành lang công trình.

Đặc biệt, việc vận hành điều tiết và tích nước trong hồ phải đảm bảo đúng

theo quy trình đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông phê duyệt. Bởi lẽ, Hồ

Page 62: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

50

Núi Cốc có nhiệm vụ chính là cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và cắt lũ,

phòng chống úng lụt, giảm nhẹ thiên tai cho vùng hạ du sông Công. Các mục đích

sản xuất kinh doanh khac như hoạt động du lịch, nuôi trồng thủy sản... chỉ là kết hợp

hoặc tận dụng.

Thời gian gần đây, do nhu cầu dùng nước trong sản xuất nông nghiệp, cấp

nước sinh hoạt, công nghiệp, các nhu cầu dùng nước khac tăng cao trong khi do ảnh

hưởng của biến đổi khí hậu thời tiết có nhiều diên biến bất thường. Chính vì thế,

dẫn đến tổng lượng mưa hàng năm giảm dần, mưa lũ xảy ra dồn dập với cường độ

ngày càng mạnh hơn, hạn han thường xuyên xảy ra trên diện rộng, công trình ngày

càng xuống cấp, diện tích rừng đầu nguồn ngày càng bị thu hẹp, nguồn sinh thủy

ngày càng giảm, lượng nước đến hồ giảm nhiều so với những năm trước đây. Do đó,

cần thiết phải nghiên cứu giải pháp nâng cao mực nước dâng bình thường của hồ

làm tăng dung tích hồ và diện tích mặt nước để đảm bảo đap ứng nhu cầu dùng

nước tổng hợp nhằm phát huy hiệu quả phục vụ đa mục tiêu của công trình.

2.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế của hệ thống công trình Hồ Núi Cốc Để đanh gia hiệu quả kinh tế của công trình sử dụng cac phương phap sau:

• Phương phap dùng hệ thống chỉ tiêu đanh gia từng mặt hiệu quả kinh tế.

• Phương phap dùng nhóm chỉ tiêu phân tích trình độ sử dụng vốn.

• Phương phap phân tích chi phí - lợi ích.

2.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế của hồ theo thiết kế

2.3.1.1. Xác định chi phí đầu tư và quản lí khai thác của hệ thống công trình

Tổng chi phí của công trình là toàn bộ chi phí xây dựng và chi phí trong quá

trình vận hành công trình. Bao gồm tổng vốn đầu tư của công trình (K), chi phí thay

thế (Ctt), chi phí quản lý vận hành (CQLVH) trong vòng đời của công trình.

1. Tổng vốn đầu tư của công trình (K)

Tổng vốn đầu tư công trình bao gồm tổng chi phí xây dựng công trình, gồm:

chi phí xây dựng (gồm cả chi phí phá và tháo dỡ công trình, chi phí công trình tạm,

công trình phụ trợ, chi phí lán trại), chi phí thiết bị, chi phí bồi thường và tai định

cư, chi phí quản lý dự an, chi phí tư vấn xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng.

Page 63: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

51

Tổng vốn đầu tư của công trình sau khi đã quy đổi về thời điểm tính tháng

12/2013 là: 2.556,432*109đồng.

Bảng 2.3: Bảng tổng hợp vốn đầu tư của công trình (K)

Năm xây dựng

Vốn đầu tư ban đầu quy đổi về 12/2013 (109đ)

1973 663,82

1974 503,80

1975 503,80

1976 503,80

1977 183,43

1980 50,57

1981 45,50

1982 40,86

1999 60,84

Cộng 2.556,43

(Nguồn: Công ty TNHH một thành viên Khai thác thủy lợi Thái Nguyên)

2. Chi phí quản lý vận hành hàng năm (CQLVH )

Chi phí quản lý vận hành công trình hàng năm bao gồm các khoản chính

như: chi phí lương và cac khoản tính theo lương của cán bộ và công nhân quản lý

vận hành công trình; nguyên nhiên liệu, năng lượng; chi phí sửa chữa thường xuyên

tài sản cố định; chi phí quản lý doanh nghiệp và các khoản chi phí khác. Theo số

liệu mới nhất của Công ty TNHH một thành viên khai thác thủy lợi Thái Nguyên,

thì chi phí quản lý vận hành hàng năm của hệ thống trước thời điểm 1984 (Nhà

khach công đoàn quản lý làCQLVH = 15*109 đồng) và từ thời điểm 1984 đến này là

30*109 (Tính quy về thời giá tại thời điểm tính toán)

3. Chi phí thay thế (CTT)

Chi phí thay thế là chi phí sửa chữa lớn hoặc thay thế hoàn toàn thiết bị nên

phải đưa vào dòng chi phí của công trình và thường chỉ tính đối với các dự án là

Page 64: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

52

trạm bơm tưới, tiêu. Đối với công trình Hồ Núi Cốc là một dự án hồ chứa, không

cần tính chi phí thay thế trong tổng chi phí quản lý khai thac hàng năm của công

trình.

2.3.1.2. Xác định thu nhập hàng năm của công trình

Thu nhập thực tế hàng năm của công trình (doanh thu) là phần thu nhập

thuần túy tăng thêm dưới sự tac động của công trình, sau khi công trình được xây

dựng và hoạt động theo năng lực thiết kế. Thu nhập thuần túy hàng năm là khoản thu

nhập còn lại sau khi trừ đi tất cả các khoản chi phí cần thiết.

Giá trị thu nhập tăng thêm = thu nhập thuần túy sau khi có công trình -

thu nhập thuần túy trước khi có công trình.

Thu nhập của công trình có thể bao gồm: thu nhập từ tưới, tiêu phục vụ sản

xuất nông nghiệp, cấp nước phục vụ công nghiệp, cấp nước phục vụ sinh hoạt; thu

nhập hàng năm của nhiệm vụ phòng lũ; thu nhập từ nuôi trồng thủy hải sản và dịch

vụ du lịch,… Trong đó, mục tiêu phục vụ tưới cho nông nghiệp là chính. Trong phạm

vi luận văn này tác giả chỉ tính toán thu nhập của công trình đối với sản xuất nông

nghiệp, cấp nước phục vụ công nghiệp và sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản và dịch vụ du

lịch để xac định thu nhập thuần túy tăng thêm dưới tac động của công trình.

1.Thu nhập thuần túy hàng năm từ sản xuất nông nghiệp

Qua các tài liệu đã thu thập được về tình hình sản xuất nông nghiệp, diện

tích, năng suất cây trồng khi không có công trình và khi có công trình ta có:

Bảng 2.4: Diện tích, năng suất, sản lượng nông nghiệp khi không có công trình

(Theo số liệu điều tra ban đầu)

Loại cây trồng Diện tích (ha) Năng suất (T/ha)

Giá bán (103 đ/T)

Sản lượng (T)

Lúa Hè thu 6.200 3,5 5.800 21.700

Lúa Đông xuân 6.200 3,0 5.800 18.600

Hoa màu (quy ngô) 2.000 2,8 4.500 5.600

Chè 500 4,0 6.200 2.000

Page 65: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

53

Bảng 2.5: Diện tích, năng suất, sản lượng nông nghiệp sau khi có công trình

(Theo số liệu điều tra và năng lực thiết kế)

Loại cây trồng Diện tích (ha) Năng suất (T/ha)

Giá bán (103 đ/T)

Sản lượng (T)

Lúa Hè thu 12.000 6,2 5.800 74.400

Lúa Đông Xuân 12.000 5,5 5.800 66.000

Hoa màu (quy ngô) 4.000 4,5 4.500 18.000

Chè 1.000 11,0 6.200 11.000

Thu nhập thuần túy hàng năm Btt (đồng) trên 1 ha cây trồng:

Btt = B0 – C (2. 1)

Trong đó:

B0: Tổng thu nhập tính trên 1 ha cây trồng (đồng)

C: Chi phí phục vụ sản xuất nông nghiệp (đồng)

Để xac định được thu nhập thuần túy hàng năm Btt trên 1 ha cây trồng, ta phải

xac định được các yếu tố đầu vào, đầu ra của sản xuất nông nghiệp.

- Các yếu tố đầu vào của chi phí phục vụ sản xuất nông nghiệp C (đồng) bao

gồm: chi phí lao động (Thuê cày bừa, lao động khác); chi phí đầu vào (giống, phân

bón, thuốc trừ sâu, thủy lợi phí, chi phí thuê máy móc, chi phí khác, …).

- Các yếu tố đầu ra là giá cả của hàng hóa nông nghiệp sản xuất ra.

Chi tiết tính toán Btt trong trường hợp khi không có công trình và khi có

công trình trên 1 ha cây trồng xem Phụ lục số 2.1 và Phụ lục số 2.2

Ta xac định được tổng thu nhập thuần túy tăng thêm hàng năm từ sản xuất

nông nghiệp như bảng 2.6.

Vậy giá trị thu nhập tăng thêm hàng năm của sản xuất nông nghiệp là:

467.42*109(đồng)

Page 66: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

54

Bảng 2.6: Giá trị thu nhập thuần túy tăng thêm hàng năm từ sản xuất nông

nghiệp theo thiết kế

TT Mùa vụ cây trồng Diện tích

(ha)

Thu nhập trên

1ha (1000đ)

Tổng thu nhập

(triệu đ)

I Khi chưa có công trình 82.428,8

1 Lúa Đông Xuân 6.200 4.127 25.587,4

2 Lúa Hè Thu 6.200 7.612 47.194,4

3 Hoa màu (ngô) 2.000 4.161 8.322

4 Chè 500 2.650 1.325

II Khi có công trình 549.848,0

1 Lúa Đông Xuân 12.000 18.142 217.704,0

2 Lúa Hè Thu 12.000 22.912 274.944,0

3 Hoa màu (ngô) 4.000 7.005 28.020,0

4 Chè 1.000 29.180 29.180,0

Giá trị thu nhập thuần túy tăng thêm: (II –I) = 467.419,2

2. Thu nhập thuần túy hàng năm từ cấp nước cho sinh hoạt

Thu nhập thuần túy hàng năm từ cấp nước cho sinh hoạt Gsh:

Gsh = gsh.Wsh (đồng/năm) (2.2)

Trong đó:

- gsh: Mức thu tiền nước cấp cho sinh hoạt, gsh = 900đồng/m3 (Quyết định số

14/2013/QĐ-UBND ngày 05/07/2013 của UBND tỉnh Thái Nguyên)

- Wsh: Tổng lượng nước cấp cho nhà may nước sinh hoạt (m3/năm)

Wsh = 0,1m3/s *365 ngày/năm *86.400 s/ngày = 3.153.600 (m3/năm)

Vậy thu nhập thuần túy hàng năm từ cấp nước cho sinh hoạt:

Gsh = 900 đồng/m3*3.153.600m3/năm = 2,838*109 (đồng/năm)

3. Thu nhập thuần túy hàng năm từ cấp nước cho công nghiệp

Thu nhập thuần túy hàng năm từ cấp nước cho công nghiệp Gcn:

Gcn = gcn.Wcn (đồng/năm) (2.3)

Page 67: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

55

Trong đó:

gcn: Mức thu tiền nước cấp cho công nghiệp, gcn = 900đồng/m3 (Quyết định số

14/2013/QĐ-UBND ngày 05/07/2013 của UBND tỉnh Thái Nguyên)

Wcn: Tổng lượng nước cấp cho công nghiệp (m3/năm)

Wsh = 7,1m3/s *365 ngày/năm* 86.400 s/ngày = 223.905.600 (m3/năm)

Vậy thu nhập thuần túy hàng năm từ cấp nước cho công nghiệp:

Gsh = 900 đồng/m3*223.905.600m3/năm = 201,515*109 (đồng/năm)

4. Thu nhập thuần túy hàng năm từ nuôi trồng thủy sản

- Việc nuôi trồng thủy sản trên hồ do Công ty TNHH Một thành viên Khai

thác thủy lợi Thái Nguyên trực tiếp thực hiện, do đó thu nhập thuần túy hàng năm từ

nuôi trồng thủy sản được xac định theo công thức:

Gts= B1ha x Fmặt hồ(đồng) (2.4)

Trong đó : Fmặt hồ: Diện tích mặt hồ nuôi trồng thuỷ sản, Fmặt hồ = 2.500 ha

B1ha : Thu nhập thuần tuý hàng năm từ nuôi trồng thuỷ sản tính cho 1ha

mặt nước hồ (đồng/ha/năm).

Bảng 2.7:Thu nhập thuần tuý nuôi trồng thuỷ sản tính cho 1ha mặt nước hồ

STT Danh mục chi phí Số lượng Đơn giá

(đồng)

Thành tiền

(đồng/ha/năm)

(1) (2) (3) (4) (5)

1 Chi phí cá giống 2 lần 2.000.000 4.000.000

2 Chi phí thức ăn cho ca 300 kg 30.000 9.000.000

3 Lao động 100 công 150.000 15.000.000

4 Lưới đanh bắt cá 1 1.000.000 1.000.000

5 Chi khác (%) 3.000.000

6 Tổng chi phí (A) 32.000.000

7 Doanh thu (B) 4000 kg 15.500 62.000.000

8 Giá trị thu nhập thuần tuý B - A 30.000.000

Page 68: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

56

Thu nhập thuần túy hàng năm từ thủy sản được tính từ sau khi công trình

được xây dựng hoàn thành theo phương phap nuôi truyền thống với sản lượng trung

bình đạt được khoảng 4tấn/ha/năm,thì thu nhập thuần túy từ thủy sản là: 30 triệu

đồng/1năm/1ha.

Vậy thu nhập thuần túy hàng năm từ nuôi trồng thủy sản là:

Gts= 30x106đồng/ha/năm x 2.500ha = 75x109 đồng/năm.

5. Thu nhập thuần túy hàng năm từ dịch vụ du lịch

Thu nhập thuần túy hàng năm từ du lịch được xac định theo công thức:

Gdl = kdl x GTdl (2.5)

Trong đó:

kdl : Mức thu tiền nước để kinh doanh du lịch, kdl = 10%,

(Quyết định số14/2013/QĐ-UBND ngày 05/07/2013 của UBND tỉnh Thái Nguyên).

GTdl : Tổng doanh thu từ du lịch hàng năm (đồng/năm), theo thống kê của Công ty

Cổ phần Du lịch Thương mại Thái Nguyên, tổng doanh thu từ dịch vụ du lịch năm

2013 đạt 48 tỷ đồng.

Vậy thu nhập thuần túy hàng năm từ dịch vụ du lịch là:

Gdl = 10% x 48*109 đồng/năm = 4,8*109 (đồng/năm)

Bảng 2.8: Tổng hợp thu nhập thuần túy hàng năm của công trình theo thiết kế

STT Nội dung thu nhập thuần túy Đơn vị

Thu nhập

thuần túy

1 Thu nhập thuần túy từ sản xuất nông nghiệp 109 đ 467,42

2 Thu nhập thuần túy từ cấp nướccho sinh hoạt 109 đ 2,84

3 Thu nhập thuần túy từ cấp nước cho công nghiệp 109 đ 201,51

3 Thu nhập thuần túy từ nuôi trồng thủy sản 109 đ 75,00

4 Thu nhập thuần túy từ dịch vụ du lịch 109 đ 4,80

Tổng thu nhập hàng năm 109 đ 751,57

Page 69: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

57

2.3.1.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế theo phương pháp dùng hệ thống chỉ tiêu

đánh giá từng mặt hiệu quả kinh tế

1. Chỉ tiêu về sự thay đổi diện tích đất nông nghiệp

a. Sự thay đổi diện tích đất canh tác: Gọi ωtr, ωs là diện tích đất có khả năng trồng

trọt lớn nhất của hệ thống tính theo vụ.

ωs = 12.000ha+ 4.000ha +1.000ha = 17.000ha;

ωtr = 6.200ha + 2.000ha + 500ha = 8.700ha

* Chỉ tiêu tuyệt đối:

∆ω = ωs- ωtr = 17.000 – 8.700 = 8.300 (ha) (2.6)

* Chỉ tiêu tương đối:

=×−

=×−

=∆ %100700.8

700.8000.17%100%tr

tr

ωωωω s 95,4% (2.7)

Như vậy sau khi có công trình thì diện tích canh tác theo thiết kế sẽ tăng

thêm 8.700 ha, tương ứng tăng thêm 95,4% so với khi không có công trình.

b. Sự thay đổi diện tích đất gieo trồng

Gọi Ftr , Fs là diện tích đất gieo trồng trước và sau khi xây dựng công trình.

Theo thống kê ta có: Ftr = 6.200 + 6.200 + 2.000 + 500 = 14.900 ha

Fs = 12.000 + 12.000 + 4.000 + 1.000 = 29.000 ha

* Chỉ tiêu tuyệt đối

F∆ = Fs – Ftr = 29.000– 14.900 = 14.100 ha (2.8)

Chỉ tiêu tương đối

=×−

=×−

=∆ %100900.14

900.14000.29%100%tr

tr

FFFF s 94,63% (2.9)

Như vậy sau khi có công trình thì diện tích đất gieo trồng đã tăng thêm

14.100 ha, tương ứng tăng thêm 94,63 % so với khi không có công trình.

* Hệ số quay vòng ruộng đất n là tỷ số giữa diện tích đất gieo trồng so với

diện tích đất canh tác. Sau khi có công trình thì hệ số quay vòng ruộng đất là:

000.17000.29

==s

sFnω

= 1,71 vòng (2.10)

Page 70: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

58

Như vậy sau khi có công trình thì diện tích đất nông nghiệp của vùng dự án

đã tăng thêm nhiều và đưa hệ số quay vòng ruộng đất lên 1,71 vòng.

2. Chỉ tiêu về tăng năng suất cây trồng

Năng suất cây trồng tăng thêm được xac định theo công thức:

∆Y = Ys- Ytr (2.11)

Trong đó:

- Ys là năng suất cây trồng sau khi có công trình (Tấn/ha)

- Ytr là năng suất cây trồng trước khi có công trình (Tấn/ha)

- Ys và Ytr được xac định theo phương phap bình quân gia quyền:

i

n

iii

F

FYY

∑== 1

* (2.12)

⇒500000.2200.6200.6

45008,2000.23200.65,3200.6+++

+++=

xxxxYtr = 3,21 (Tấn/ha)

000.1000.4000.12000.1211*000.15,4000.45,5000.122,6000.12

++++++

=xxxxYs = 5,84 (Tấn/ha)

Năng suất cây trồng tăng thêm sau khi có công trình là:

∆Y = trs YY − = 5,84 - 3,21 = 2,63 (Tấn/ ha)

Sau khi có công trình thì diện tích gieo trồng tăng lên là những nhân tố rất

quan trọng góp phần làm cho năng suất cây trồng tăng lên 2,63 (Tấn/ha).

3. Chỉ tiêu về sự thay đổi giá trị tổng sản lượng

Giá trị tổng sản lượng tăng thêm được xac định theo công thức:

∆Mtk = g [ω s.Ys.P + ω s.Ys.β.(1-P)- ω tr.Ytr] (đồng/năm) (2.13)

Tính toán với tần suất thiết kế của công trình P = 85% và Hệ số giảm sản β =

0,5 ta được:

∆Mtk = 5.800x103x[12.000x6,2x0,85 + 12.000x6,2x0,5x(1-0,85) -6.200x3,5]

+ 5.800x103x[12.000x5,5x0,85 + 12.000x5,5x0,5x(1-0,85) - 6.200x3]

+ 4.500x103x[4.000x4,5x0,85 +4.000x4,5x0,5x(1-0,85) - 2.000x2,8]

+ 6.200x103x[1.000x11x0,85+ 1.000x11x0,5x(1-0,85) - 500x4]

= 619,92 x 109 đồng/năm.

Page 71: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

59

Như vậy sau khi có công trình, với sự tăng lên của diện tích sản xuất nông

nghiệp và năng suất cây trồng cũng như sự thay đổi cơ cấu, mùa vụ cây trồng là

những nhân tố rất quan trọng quyết định đến việc giá trị sản lượng tăng thêm gần

620 tỷ đồnghàng năm.

2.3.1.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế bằng phương pháp phân tích chi phí - lợi ích

1. Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng(NPV)

Với mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố hiện nay

là 9%/năm thì NPV của công trình tính đến năm 2013 là: NPV = 3.333,16x

109đồng>0, công trình đạt hiệu quả kinh tế (Chi tiết xem bảng số 2.9).

2. Chỉ tiêu tỷ số lợi ích trên chi phí (B/C)

B/C = 2,44>1, công trình đạt hiệu quả kinh tế.

3. Chỉ tiêu tỷ lệ lợi tức nội bộ (Suất thu hồi nội bộ IRR):

NPVbNPVaI

++=

NPVaIRRa)-(IRRbIRRaRR

(2.14)

Trong đó: IRRa: Là một giá trị NPV nào đó sao cho NPVa> 0;

IRRb: Là một giá trị NPV nào đó sao cho NPVb< 0.

Với IRRa = 9% thì ta có NPVa = 3.333,16 x 109 đồng > 0 (Bảng số 2.10)

Với IRRb = 20% thì ta có NPVb = -97,51 x 109 đồng <0 (Phụ lục số 2.3)

Thay số vào công thức (2.14) ta được kết quả: IRR = 19,68 %

IRR thực chất là lãi suất đồng vốn bỏ ra. Chỉ tiêu này cũng phản ánh mức độ

rủi ro của dự án, nếu IRR quá gần với lãi suất đi vay để đầu tư (rc) thì dự an có độ

rủi ro cao hơn. Vậy giữa lãi suất sinh lời của đồng vốn và lãi suất đi vay của đồng

vốn trong thực tế cần có một khoảng cách nhất định (IRR > rc), đảm bảo cho dự án

đầu tư an toàn về mặt tài chính.

Page 72: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

60

Bảng 2.9: Bảng tính NPV và B/C theo thiết kế (r = 9%/năm)

Năm Vốn đầu tư và chi phí dự

án Thu nhập thuần

tuý (109đ)

Tỷ lệ chiết khấu

1/(1+r)t

Chi phí có chiết

khấu (109đ)

Thu nhập có

chiết khấu (109đ)

Vốn đầu tư

Vận hành khai thác

(109đ)

Tổng chi phí

1973 0 663.82 663.82 - 1.000 663.82 -

1974 1 503.80 503.80 - 0.917 462.20 -

1975 2 503.80 503.80 - 0.842 424.04 -

1976 3 503.80 503.80 - 0.772 389.03 -

1977 4 183.43 183.43 - 0.708 129.95 -

1978 5 15.00 15.00 751.57 0.650 9.75 488.47

1979 6 15.00 15.00 751.57 0.596 8.94 448.14

1980 7 50.57 15.00 65.57 751.57 0.547 35.87 411.13

1981 8 45.50 15.00 60.50 751.57 0.502 30.36 377.19

1982 9 40.86 15.00 55.86 751.57 0.460 25.72 346.04

1983 10 15.00 15.00 751.57 0.422 6.34 317.47

1984 11 15.00 15.00 751.57 0.388 5.81 291.26

1985 12 30.00 30.00 751.57 0.356 10.67 267.21

1986 13 30.00 30.00 751.57 0.326 9.79 245.15

1987 14 30.00 30.00 751.57 0.299 8.98 224.90

1988 15 30.00 30.00 751.57 0.275 8.24 206.33

1989 16 30.00 30.00 751.57 0.252 7.56 189.30

1990 17 30.00 30.00 751.57 0.231 6.93 173.67

1991 18 30.00 30.00 751.57 0.212 6.36 159.33

1992 19 30.00 30.00 751.57 0.194 5.83 146.17

1993 20 30.00 30.00 751.57 0.178 5.35 134.10

1994 21 30.00 30.00 751.57 0.164 4.91 123.03

1995 22 30.00 30.00 751.57 0.150 4.51 112.87

Page 73: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

61

1996 23 30.00 30.00 751.57 0.138 4.13 103.55

1997 24 30.00 30.00 751.57 0.126 3.79 95.00

1998 25 30.00 30.00 751.57 0.116 3.48 87.16

1999 26 60.84 30.00 90.84 751.57 0.106 9.66 79.96

2000 27 30.00 30.00 751.57 0.098 2.93 73.36

2001 28 30.00 30.00 751.57 0.090 2.69 67.30

2002 29 30.00 30.00 751.57 0.082 2.46 61.74

2003 30 30.00 30.00 751.57 0.075 2.26 56.65

2004 31 30.00 30.00 751.57 0.069 2.07 51.97

2005 32 30.00 30.00 751.57 0.063 1.90 47.68

2006 33 30.00 30.00 751.57 0.058 1.75 43.74

2007 34 30.00 30.00 751.57 0.053 1.60 40.13

2008 35 30.00 30.00 751.57 0.049 1.47 36.82

2009 36 30.00 30.00 751.57 0.045 1.35 33.78

2010 37 30.00 30.00 751.57 0.041 1.24 30.99

2011 38 30.00 30.00 751.57 0.038 1.13 28.43

2012 39 30.00 30.00 751.57 0.035 1.04 26.08

2013 40 30.00 30.00 751.57 0.032 0.96 23.93

Tổng 2,316.87 5,650.03

NPV (10^9 đồng) 3,333.16

B/C 2.44

2.3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế thực tế trong giai đoạn quản lý vận hành

Trong giai đoạn quản lý vận hành của hệ thống công trình Hồ Núi Cốc, để

tận dụng nguồn nước dồi dào từ hồ Núi Cốc, năm 2007 Công ty TNHH một thành

viên Khai thác thủy lợi Thái Nguyên và một số cổ đông khac góp vốn thành lập

Công ty cổ phần thủy điện Hồ Núi Cốc, đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện Hồ Núi

Cốc ở đầu Kênh chính (sau cống lấy nước của Hồ Núi Cốc), khởi công từ cuối năm

2007, hoàn thành và phat điện thương phẩm vào cuối năm 2009; với công suất lắp

Page 74: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

62

máy 1,89MW gồm 03 tuabin thủy lực, công suất mỗi tổ máy 630kW, sản lượng phát

điện hàng năm khoảng 7,97 triệu KWh, tổng mức đầu tư 32,5 tỷ đồng. Điều này

không có trong dự án xây dựng Hệ thống công trình Hồ Núi Cốc ban đầu.

Hình 2.7: Nhà máy thủy điện Hồ Núi Cốc ở đầu kênh chính

Do đó, khi đanh gia hiệu quả kinh tế thực tế của Hệ thống công trình Hồ Núi

Cốc, ngoài các khoản mục chi phí, thu nhập đã nêu ở mục 2.3.1 đã nêu ở trên, ta

phải tính thêm cả phần chi phí và thu nhập của Nhà máy thủy điện Hồ Núi Cốc.

Ngoài ra, còn phải xem xét, tính toan đến các vấn đề như năng lực tưới, cấp nước

sạch thực tế hiện nay của hệ thống công trình.

2.3.2.1. Xác định chi phí quản lí khai thác thực tế của hệ thống công trình 1. Tổng vốn đầu tư của công trình (K): Tổng vốn đầu tư công trình bao gồm vốn

đầu tư của hệ thống công trình Hồ Núi Cốc tại thời điểm tháng 12/2013 là:

2.556,432*109 đồng và vốn đầu tư của Nhà máy thủy điện Hồ Núi Cốc quy đổi về

thời điểm tính toán tháng 12/2013 là: 50,04*109 đồng (năm 2008: 34,45*109 đồng;

năm 2009: 15,58*109 đồng).

2. Chi phí quản lý vận hành hàng năm (CQLVH )

Ngoài khoản chi phí quản lý vận hành hàng năm đã nêu ở mục 2.3.1.1 còn

phải tính thêm chi phí quản lý vận hành của Nhà máy thủy điện Hồ Núi Cốc.Theo

số liệu của Công ty cổ phần thủy điện Hồ Núi Cốc, mỗi năm Công ty phải chi trả

gần 1,2*109 đồng chi phí quản lý vận hành công trình.

Page 75: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

63

2.3.2.2. Xác định thu nhập thuần túy thực tế hàng năm của công trình

1. Thu nhập thuần túy hàng năm từ sản xuất nông nghiệp:

Qua các tài liệu đã thu thập được về tình hình sản xuất nông nghiệp, diện

tích, năng suất cây trồng thực tế hiện nay, xac định được Tổng thu nhập thuần túy

tăng thêm hàng năm từ sản xuất nông nghiệp như sau:

Bảng 2.10: Giá trị thu nhập thuần túy tăng thêm hàng năm từ sản xuất nông nghiệp theo hiện trạng

TT Mùa vụ cây trồng Diện tích

(ha) Thu nhập trên

1ha (1000đ) Tổng thu nhập

(triệu đ) I Khi chưa có công trình 82.428,8 1 Lúa Đông Xuân 6.200 4.127 25.587,4 2 Lúa Hè Thu 6.200 7.612 47.194,4

3 Hoa màu (ngô) 2.000 4.161 8.322

4 Chè 500 2.650 1.325

II Khi có công trình 627.689,9

1 Lúa Đông Xuân 13.100 18.142 237.660,2

2 Lúa Hè Thu 13.100 22.912 300.147,2

3 Hoa màu (ngô) 4.500 7.005 31.522,5

4 Chè 2.000 29.180 58.360,0

Giá trị thu nhập thuần túy tăng thêm: (II – I) = 545.261,1

Vậy giá trị thu nhập thuần túy tăng thêm hàng năm của sản xuất nông

nghiệp là: 545.26*109(đồng)

2. Thu nhập thuần túy hàng năm từ cấp nước cho công nghiệp và sinh hoạt:

Nhiệm vụ thực tế hiện nay của công trình là cấp nước cho sinh hoạt và công

nghiệp với tổng lượng nước là 12 triệu m3/năm, do đó

Thu nhập thuần túy hàng năm từ cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp

Gsh,cn = gsh,cn x Wsh,cn= 900 đ/m3 x 12 x 106 m3/năm = 10,8*109(đồng/năm)

3. Thu nhập thuần túy hàng năm từ thủy sản và từ dịch vụ du lịch:

Page 76: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

64

Các khoản thu nhập này đã nêu ở mục 2.3.1.2, không thay đổi.

4. Thu nhập thuần túy hàng năm từ phát điện:

- Thu nhập thuần túy hàng năm từ phát điện được xac định theo công thức:

Gtđ = Gđtp - Xtđ

(2.15)

Trong đó:

+ Gtđ : Thu nhập thuần túy hàng năm từ cấp nước cho thủy điện (đồng/năm)

+ Xtđ: Tổng chi phí quản lý vận hành của nhà máy thủy điện (đồng/năm)

+ Gđtp : Tổng giá trị điện thương phẩm hàng năm (đồng/năm)

Gđtp = Pđtp x gtb, với Pđtp là tổng sản lượng điện thương phẩm hàng năm

(KWh/năm), gtb là gia ban điện bình quân năm (đồng/KWh).

Theo số liệu của Công ty cổ phần thủy điện Hồ Núi Cốc, tổng sản lượng

điện thương phẩm hàng năm của nhà máy thủy điện là: 7,97x106KWh; Gia ban điện

bình quân năm là 1.029,235 đ/kWh và chi phí cho công tác quản lý vận hành

khoảng 1,2 x 109 đồng.

Vậy thu nhập thuần túy hàng năm từ thủy điện là:

Gtđ = 7,97*106*1.029,235 – 1,2*109 = 7,0*109 đồng/năm.

Bảng 2.11: Tổng hợp thu nhập thuần túy thực tế hàng năm của dự án

STT Nội dung thu nhập thuần túy Đơn vị

Thu nhập

thuần túy

1 Thu nhập thuần túy từ sản xuất nông nghiệp 109 đ 545,26

2 Thu nhập thuần túy từ cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp

109 đ 10,80

3 Thu nhập thuần túy từ nuôi trồng thủy sản 109 đ 75,00

4 Thu nhập thuần túy từ dịch vụ du lịch 109 đ 4,80

5 Thu nhập thuần túy từ phat điện 109 đ 7,00

Page 77: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

65

Tổng thu nhập hàng năm 109 đ 642,86

2.3.2.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế thực tế theo phương pháp dùng hệ thống chỉ tiêu đánh giá từng mặt hiệu quả kinh tế 1. Chỉ tiêu về sự thay đổi diện tích đất nông nghiệp

a. Sự thay đổi diện tích đất canh tác

ωs = 13.100ha + 4.500ha + 2.000ha = 19.600ha;

ωtr = 6.200ha + 2.000ha + 500ha = 8.700ha

* Chỉ tiêu tuyệt đối:

∆ω = ωs- ωtr = 19.600 – 8.700 = 10.900 (ha)

* Chỉ tiêu tương đối:

=×−

=×−

=∆ %1008700

870019600%100%tr

tr

ωωω

ω s 125,3%

Như vậy sau khi có công trình thì diện tích canh tác thực tế tăng thêm

10.600 ha, tương ứng tăng thêm 125,3% so với khi không có công trình.

b. Sự thay đổi diện tích đất gieo trồng

Gọi Ftr , Fs là diện tích đất gieo trồng trước và sau khi xây dựng công trình.

Theo thống kê ta có: Ftr = 6.200 + 6.200 + 2.000 + 500 = 14.900 ha

Fs = 13.100 + 13.100 + 4.500 + 2.000 = 32.700 ha

* Chỉ tiêu tuyệt đối

F∆ = Fs – Ftr = 32.700 - 14.900 = 17.800 ha

Chỉ tiêu tương đối

=×−

=×−

=∆ %10014900

1490032700%100%tr

tr

FFF

F s 119,5%

Như vậy sau khi có công trình thì diện tích đất gieo trồng thực tế đã tăng

thêm 17.800 ha, tương ứng tăng thêm 119,5 % so với khi không có công trình.

* Hệ số quay vòng ruộng đất n là tỷ số giữa diện tích đất gieo trồng so với

diện tích đất canh tác:

1960032700

==s

sFn

ω= 1,67 vòng

Page 78: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

66

Như vậy sau khi có công trình thì diện tích đất nông nghiệp của vùng dự án

đã tăng thêm nhiều và đưa hệ số quay vòng ruộng đất lên 1,67 vòng.

2. Chỉ tiêu về tăng năng suất cây trồng

Ta có:

⇒500000.2200.6200.6

45008,2000.23200.65,3200.6+++

+++=

xxxxYtr = 3,21 (Tấn/ha)

000.2500.4100.13100.1311000.25,4500.45,5100.132,6100.13

++++++

=xxxxYs = 5,98(Tấn/ha)

Năng suất cây trồng tăng thêm sau khi có công trình là:

∆Y = trs YY − = 5,98 - 3,21 = 2,77 (Tấn/ ha)

Sau khi có công trình thì diện tích gieo trồng tăng lên là những nhân tố rất

quan trọng góp phần làm cho năng suất cây trồng tăng lên 2,77 (Tấn/ha).

3. Chỉ tiêu về sự thay đổi giá trị tổng sản lượng

Với tần suất thiết kế của công trình P = 85% và Hệ số giảm sản β = 0,5 thì:

∆Mtk = 5.800x103x[13.100x6,2x0,85 + 13.100x6,2x0,5x(1-0,85) -6.200x3,5]

+ 5.800x103x[13.100x5,5x0,85 + 13.100x5,5x0,5x(1-0,85) - 6.200x3]

+ 4.500x103x[4.500x4,5x0,85 +4.500x4,5x0,5x(1-0,85)-2.000x2,8]

+ 6.200x103x[2.000x11x0,85+ 2.000x11x0,5x(1-0,85) - 500x4]

= 761,41 x 109 đồng/năm.

Như vậy sau khi công trình được xây dựng, với sự tăng lên của diện tích sản

xuất nông nghiệp và năng suất cây trồng cũng như sự thay đổi cơ cấu, mùa vụ cây

trồng là những nhân tố rất quan trọng quyết định đến việc giá trị sản lượng tăng

thêm hơn761 tỷ đồnghàng năm.

2.3.2.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế thực tế bằng phương pháp phân tích chi phí - lợi ích 1. Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng (NPV)

Với mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố hiện nay

là 9%/năm thì NPV của công trình tính đến năm 2013 là: NPV =

2,452.91*109đồng>0, công trình đạt hiệu quả kinh tế (Chi tiết xem phụ lục số 2.4).

Page 79: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

67

6. Chỉ tiêu tỷ số lợi ích trên chi phí (B/C)

B/C = 2,06> 1, công trình đạt hiệu quả kinh tế.

7. Chỉ tiêu tỷ lệ lợi tức nội bộ (Suất thu hồi nội bộ IRR):

Với IRRa = 9% thì ta có NPVa = 2,452.91*109 đồng >0 (Phụ lục số 2.4)

Với IRRb = 18% thì ta có NPVb = -134,28*109 đồng <0 (Phụ lục số 2.5)

Tính toán ta được kết quả: IRR = 17,53%

Như vậy, nếu mức lãi suất đi vay để đầu tư dự án nhỏ hơn IRR thì dự án có

hiệu quả kinh tế và ngược lại.

2.4. So sánh hiệu quả kinh tế của công trình theo thực tế và theo thiết kế

Kết quả tính toan đanh gia hiệu quả kinh tế của công trình Hồ Núi Cốc theo

thiết kế và theo thực tế ở trên cho thấy các chỉ tiêu kinh tế đưa ra đều thỏa mãn, tức

là công trình có hiệu quả kinh tế, trong đó hiệu quả thiết kế của công trình cao hơn

nhiều so với thực tế, tuy diện tích tưới cho lúa 2 vụ tăng hơn 1.100ha, tưới cho rau

màu vụ đông hơn 500ha, tưới cho chè hơn 1.000ha, phat điện với sản lượng hàng

năm khoảng 7,97 triệu KWh, góp phần thiết thực và tích cực giảm thiểu khó khăn

cho tình trạng thiếu điện mùa khô khắc nghiệt hiện nay; giá trị thu nhập ròng hiện

tại thực tế (NPVTT = 2,452.91*109đồng ) đạt gần 74% giá trị thu nhập ròng hiện tại

thiết kế (NPVTK = 3.333,16 *109 đồng), chủ yếu do thay đổi nhiệm vụ cung cấp

nước cho sản xuất công nghiệp, thực tế chỉ bằng 5% so với thiết kế. Trước khi có công trình đời sống của người dân trong vùng gặp nhiều khó

khăn, do thiếu nước tưới nên diện tích đất canh tác và gieo trồng bị thu hẹp, năng

suất cây trồng thấp, thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt,… Nhưng sau khi có công

trình thì lợi ích mà công trình đem lại là rất lớn, diện tích đất canh tac được mở

rộng, số vụ gieo trồng trong một năm tăng lên, năng suất cây trồng tăng, nguồn

nước cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt được đảm bảo, dịch vụ du lịch, nuôi trồng

thủy sản phát triển, ... góp phần làm tăng tổng thu nhập của nền kinh tế quốc dân,

nâng cao đời sống của nhân dân trong khu vực.

Việc đanh gia hiệu quả kinh tế của công trình ở trên mới chỉ đanh gia trên

mặt hiệu quả kinh tế mang lại từ các hoạt động cấp nước tưới, tiêu cho sản xuất

Page 80: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

68

nông nghiệp, cấp điện, cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản và

dịch vụ du lịch mà chưa tính đến hiệu quả mang lại từ nhiệm vụ phòng lũ của công

trình. Nhiệm vụ phòng lũ là một trong những nhiệm vụ chính, quan trọng của công

trình; hiệu quả kinh tế từ nhiệm vụ phòng lũ mang lại thể hiện ở việc bảo vệ được

đất đai sản xuất và sinh sống của người dân ven sông vùng hạ lưu đập, giảm thiểu

các thiệt hại về hạ tầng kinh tế xã hội, thiệt hại về tính mạng, tài sản của nhân dân

nếu lũ lụt xảy ra, ... Ngoài ra, khi có công trình thì các hoạt động sản xuất nông

nghiệp, đầu tư phat triển các ngành dịch vụ, kinh tế chắc chắn sẽ tăng lên, mang lại

hiệu quả to lớn về mặt an sinh xã hội. Tuy nhiên, việc tính toán cụ thể hiệu quả

phòng lũ của công trình hồ chứa là một việc hết sức khó khăn, khó tường minh, việc

tính toán phải dựa trên việc phân tích xác suất, tần suất lũ, dựa trên các tài liệu thực

tế thu thập được về thiệt hại do lũ xảy ra và sử dụng lý thuyết rủi ro để xac định

thiệt hại có thể xảy ra, đôi khi để tính toan người ta phải lượng hóa nó.

Hơn nữa, việc tính toan đanh gia hiệu quả kinh tế của công trình ở trên chỉ

giới hạn từ thời điểm xây dựng công trình đến thời điểm tính toan (năm 2013) là

năm thứ 41 trong vòng đời của công trình, thực tế hiện nay công trình vẫn đảm bảo

các yêu cầu kỹ thuật trong vận hành, do đó tuổi thọ của công trình lớn hơn so với

tính toán và hiệu quả của công trình mang lại sẽ còn lớn hơn nữa. Qua đó, có thể

khẳng định việc đầu tư xây dựng hệ thống công trình Hồ Núi Cốc mang lại hiệu quả

cao về mặt kinh tế và cả về mặt xã hội.

2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của công trình Hồ Núi Cốc trong quá trình quản lý vận hành

Hiệu quả kinh tế của công trình phụ thuộc vào mối quan hệ giữa chi phí đầu

tư, quản lý vận hành công trình và thu nhập mang lại từ các hoạt động của công

trình. Để gia tăng hiệu quả kinh tế của công trình thì phải giảm thiểu các chi phí và

gia tăng thu nhập.

2.5.1. Những nhân tố tích cực

Việc quản lý, vận hành công trình Hồ Núi Cốc theo đúng quy trình quản lý

vận hành đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt tại Quyết

Page 81: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

69

định số 118/2006/QĐ-BNN sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của công trình.

Việc quản lý, vận hành theo đúng quy trình trong mùa lũ sẽ góp phần bảo đảm an

toàn cho công trình, làm tăng thời gian sử dụng, khai thác của công trình; trong mùa

kiệt sẽ đảm bảo nguồn nước cung cấp cho phat điện, cho sản xuất nông nghiệp, cho

sản xuất công nghiệp và cho sinh hoạt.

Việc duy tu, sửa chữa thường xuyên công trình tốt sẽ góp phần làm tăng tuổi

thọ, tức là tăng thời gian khai thác sử dụng của công trình, là một nhân tố tích cực

góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của công trình.

Việc chuyển dịch, thay đổi cơ cấu cây trồng trên khu vực hưởng lợi của công

trình theo hướng tăng cường tỷ trọng những loại cây nông nghiệp sử dụng tiết kiệm

nước, có năng suất, giá trị kinh tế cao sẽ nâng cao hiệu quả kinh tế của công trình.

Thực hiện tốt chủ trương vận động nông dân tiến hành dồn điền, đổi thửa, sắp xếp

lại ruộng đồng sẽ tạo điều kiện cho việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp,

hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa chuyên canh, ổn định, lâu dài,

là yếu tố quyết định thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, qua đó góp phần nâng

cao hiệu quả của công trình.

Việc quy hoạch và thực hiện tốt quy hoạch nuôi trồng thủy sản, quy hoạch

du lịch, xây dựng thêm công trình thủy điện của Hồ Núi Cốc cũng là những nhân tố

có ảnh hưởng tích cực đến việc nâng cao hiệu quả của công trình.

2.5.2. Những nhân tố làm giảm hiệu quả kinh tế của công trình

Hồ Núi Cốc là một trong những địa điểm du lịch đẹp, thu hút được lượng lớn

du khach và đem về nhiều doanh thu du lịch cho tỉnh Thai Nguyên. Tuy nhiên hiện

nay diện tích cũng như cảnh quan, môi trường sinh thai của hồ đang bị đe dọa

nghiêm trọng bởi sự ngang nhiên san lấp, xây dựng hàng quan, công trình du lịch tự

phat của người dân và của doanh nghiệp xung quanh khu vực hồ; có nguy cơ pha vỡ

Quy hoạch Vùng du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc đến năm 2020, tầm nhìn 2030 do

UBND tỉnh Thai Nguyên phê duyệt. Việc quản lý không tốt của chính quyền địa

phương cac cấp sẽ tac động làm giảm lượng khach du lịch, giảm nguồn thu từ dịch

vụ du lịch và đương nhiên sẽ tac động xấu đến hiệu quả của công trình.

Page 82: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

70

Chất lượng nước trong hồ Núi Cốc cũng đang diên biến theo chiều hướng

xấu đi, hiện tại nước vẫn đạt tiêu chuẩn loại A, nhưng cac loại ô nhiêm không được

xử lý, trong tương lai không xa sẽ rất phức tạp và chất lượng nước trong hồ sẽ

không đảm bảo cấp cho sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản. Nguyên nhân chính là do

nguồn nước thải, chất thải chưa được khống chế, xử lý triệt để và thải trực tiếp vào

hồ như nước thải của bệnh viện Đại Từ, nước thải sinh hoạt của thị trấn Đại Từ,

nước thải từ cac nhà nghỉ, cac tàu, thuyền khai thac cat trên Hồ…. Khi đó hiệu quả

của công trình sẽ bị giảm sút.

Hiện tượng biến đổi khí hậu đang diên biến phức tạp, mức độ tàn pha rừng

đầu nguồn đang ngày càng gia tăng dẫn đến hiện tượng nguồn nước mùa lũ từ đầu

nguồn đổ về lớn và nhanh chóng, nguồn nước mùa khô ngày càng cạn kiệt là một

yếu tố rất bất lợi, ảnh hưởng đến chế độ vận hành của hồ và làm giảm khả năng

cung cấp nước cho phat điện và cac nhu cầu dùng nước khac, làm giảm hiệu quả

kinh tế của công trình.

Tốc độ đô thị hoa nhanh, diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm dần do

chuyển đổi mục đích sử dụng sang phat triển cac khu công nghiệp, khu dân cư ngày

càng mở rộng, do xây dựng cac công trình hạ tầng kỹ thuật như đường bộ,.. làm

giảm dần diện tích phục vụ tưới được so với hiện nay, làm giảm hiệu quả kinh tế

của công trình.

Kết luận chương 2

Chương 2 tác giả đã nêu được khái quát về tình hình tự nhiên, tình hình kinh

tế xã hội, định hướng về phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên đến năm

2020. Đồng thời, tác giả cũng đã khai quat được hiện trạng, số lượng và năng lực

của các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Đặc biệt, Chương 2 đã

tập trung nghiên cứuđanh gia được hiệu quả kinh tế của Hệ thống công trình đa mục

tiêu Hồ Núi Cốc cả theo thiết kế và theo thực tế quản lý vận hành đối với các nhiệm

vụ của công trình: tưới, tiêu cho sản xuất nông nghiệp; cung cấp nước sạch cho công

nghiệp và sinh hoạt; nuôi trồng thủy sản; phat điện và phát triển dịch vụ du lịch.Qua

kết quả phân tích, tính toán, tác giả đã phân tích được những nhân tố tích cực làm

Page 83: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

71

tăng hiệu quả kinh tế của công trình cũng như các yếu tố tiêu cực làm giảm hiệu quả

kinh tế của công trình trong giai đoạn quản lý vận hành so với những chỉ tiêu đã

được đề ra trong giai đoạn thiết kế. Những kết quả nghiên cứu này sẽ là những gợi ý

giúp tác giả đề xuất được những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế

xã hội của các công trình hồ chứa đa mục tiêu trong quá trình quản lý khai thác.

Page 84: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

72

Chương 3

ĐỀ XUẤT MÔT SỐ GIẢI PHAP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ

CỦA HỆ THỐNG HỒ CHỨA ĐA MUC TIÊU

3.1.Định hướng phát triển công tác thủy lợi trong giai đoạn từ nay đến 2020

Với mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế

độc lập tự chủ, đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện

đại vào năm 2020; muốn vậy trước hết nông nghiệp và nông thôn phải phát triển lên

một trình độ mới bằng việc đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng gia trị thu được

trên một đơn vị diện tích, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; phát triển công

nghiệp, dịch vụ, các làng nghề ở nông thôn, tạo nhiều việc làm mới.

Để đap ứng những mục tiêu đó, công tac thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông-lâm-

ngư-diêm nghiệp và kinh tế nông thôn đang đứng trước những thời cơ và thách thức

mới, trên quan điểm phát triển bền vững tài nguyên nước, công tác thuỷ lợi cần tập

trung vào những giải pháp chủ yếu sau :

1. Nâng cao hiệu quả khai thác các hệ thống thuỷ lợi hiện có

Theo đanh gia, cac công trình thuỷ lợi phục vụ nông nghiệp mới khai thác

được (60-65)% năng lực thiết kế. Cá biệt có công trình mới khai thac được trên 30%

năng lực, việc nâng cao hiệu quả khai thác các công trình thêm 20% sẽ tạo ra một

tiềm năng mới với công suất tưới khoảng 600.000 ha. Để nâng cao hiệu quả cần tập

trung vào những giải pháp sau:

+ Đảm bảo cac công trình đầu mối an toàn làm việc đủ công suất thiết kế.

Chương trình an toàn hồ chứa nước trước hết tập trung cho các hồ có dung tích trên

10 triệu m3 và chiều cao đập trên 15 m là nhằm mục tiêu đó. Hệ thống thuỷ lợi Dầu

Tiếng, Am Chúa... trước đây chỉ được tích nước thấp hơn mực nước dâng bình

thường, sau khi được sửa chữa đã đảm bảo tích đúng thiết kế nhờ đó năng lực được

nâng lên...

+ Tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương. Theo đanh gia ở

các hệ thống đã được kiên cố hoa, năng lực khai thac được nâng cao rõ rệt. Trước

tiên là tính đồng bộ, thông suốt của hệ thống thủy lợi được đảm bảo, lượng nước

Page 85: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

73

thất thoát giảm từ (20-25)%. Bảo đảm đủ độ cao mực nước trên các cấp kênh, tăng

diện tích được tưới tự chảy rút ngắn thời gian tưới nước nên công tác quản lý nước

trên hệ thống chủ động hơn; chi phí sửa chữa, tu sửa thường xuyên giảm trên 60%

so với kênh đất trước đây. Cũng nhờ kiên cố hoá nguồn nước trong kênh sạch sẽ

hơn góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn, cac kênh đi ven trục đường

giao thông sau khi kiên cố được mở rộng và vững chắc hơn. Diện tích canh tác do

kênh mương chiếm chỗ sau khi chiếm chỗ được trả lại đang kể, kênh loại 1 sau kiên

cố dôi ra khoảng 2.000 m2, kênh loại 2 khoảng 1.000 m2 kênh loại 3 khoảng 500 m2.

+ Tổ chức tốt công tác quản lý và phân phối nước trên toàn hệ thống thuỷ lợi.

Đây là một nội dung phức tạp nhưng lại là công đoạn quyết định đến hiệu quả khai

thác của hệ thống. Muốn làm tốt phải nâng cao trách nhiệm và sự phối hợp giữa đơn

vị dịch vụ nước với những người dùng nước. Từ việc xây dựng kế hoạch sản xuất,

kế hoạch dùng nước cần xem xét để bổ sung những nhiệm vụ như nước cho làng

nghề, cho thuỷ sản... trên cơ sở cân bằng nước của hệ thống; xây dựng qui trình vận

hành hệ thống đến tổ chức điều hành và kiểm tra giám sát, nghiệm thu kết quả phục

vụ. Từng bước đưa hệ thống điều hành hiện đại để nâng cao chất lượng quản lý và

phân phối nước trên hệ thống thuỷ lợi.

Nâng cao hiệu quả khai thác các hệ thống thuỷ lợi hiện có phục vụ đa mục

tiêu là giải pháp nhanh và kinh tế nhất phục vụ chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và

kinh tế nông thôn.

Tiếp tục đầu tư xây dựng mới các hệ thống công trình thuỷ lợi đặc biệt là các

hệ thống tưới cho cây trồng cạn, hệ thống thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ sản, làm

muối.

Tập trung đầu tư công trình tạo nguồn nước, hệ thống tưới và công nghệ phù

hợp cho những vùng cây trồng cạn tập trung có hiệu quả kinh tế cao, vùng nguyên

liệu của cac cơ sở công nghiệp chế biến, vùng cây đặc sản có ưu thế cạnh tranh trên

thị trường trong nước và thế giới. Bao gồm: Các loại rau, hoa đặc sản nhiệt đới, á

nhiệt đới, các cây công nghiệp ngắn ngày: mía, lạc, đậu, bông... các cây công nghiệp

dài ngày : cà phê, chè, hồ tiêu... cây ăn quả: vải, thanh long, nho, cam, dứa... trong

xem xét phát triển nguồn nước phải nghiên cứu cả nước mặt, nước ngầm; cùng với

Page 86: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

74

giải phap tưới nước cần nghiên cứu áp dụng các giải pháp giữ ẩm. Đầu tư xây dựng

hệ thống thuỷ lợi cho cây trồng cạn cần nguồn vốn lớn. Nhà nước cần đầu tư công

trình tạo nguồn nước. Hộ nông dân, chủ trang trại tự đầu tư và quản lý hệ thống

phân phối trong phạm vi sản xuất của mình.

Đối với việc xây dựng hệ thống thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ sản, làm

muối cần xem xét kỹ qui hoạch sản xuất và tiến độ chuyển đổi cơ cấu sản xuất trên

cơ sở đó xây dựng qui hoạch hệ thống thuỷ lợi. Hệ thống thuỷ lợi phục vụ cho nuôi

trồng thuỷ sản và làm muối có yêu cầu cao hơn, nghiêm ngặt hơn hệ thống tưới cho

cây trồng. Trong đó vấn đề kiểm soát chất lượng nước đến phải hết sức chặt chẽ.

Vấn đề xử lý nước thải từ các khu nuôi trồng và vấn đề tiêu thoat nước thải đảm bảo

môi trường nước bền vững nhất thiết phải quan tâm đầy đủ.

2. Xây dựng hệ thống kiểm soát và xử lý nước thải ở các làng nghề, các khu dân

cư tập trung

Trước tiên cần có điều tra đanh gia một cách khoa học về tình hình ô nhiêm

nguồn nước của các làng nghề và cac khu dân cư tập trung. Từ đó có phân loại và có

giải phap, bước đi phù hợp. Các làng nghề cần có qui hoạch để xây dựng các khu

sản xuất tách khỏi cac khu dân cư. Nhất là những nghề có nhiều chất độc hại cả phế

thải, chất thải rắn và nước thải ô nhiêm. Xây dựng thí điểm hệ thống kiểm soát và sử

lý nước thải đối với một số loại hình làng nghề để xac định tiêu chuẩn chung để phổ

biến cho các làng nghề. Thực hiện việc kiểm soát chất lượng nước thải vào các

nguồn nước theo đúng Luật tài nguyên nước.

3. Củng cố các doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thủy lợi

Dù thực hiện xã hội hoá công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi, nhưng

chắc chắn các doanh nghiệp nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực này. Vì

thế, việc củng cố các doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi là một trọng tâm

nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn.

Cần rà soát và sắp xếp lại các doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi

thành doanh nghiệp hoạt động công ích. Các doanh nghiệp này được phép kinh

Page 87: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

75

doanh tổng hợp trên lĩnh vực có lợi thế so sánh và pháp luật không cấm. Kinh

nghiệm hoạt động kinh doanh tổng hợp của các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh

vực khai thác công trình thuỷ lợi của Trung Quốc là những kinh nghiệm tốt cần

được nghiên cứu học tập. Với bộ máy tổ chức gọn nhẹ nhưng hiệu quả là mục tiêu

các doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích trong lĩnh vực khai thác công trình

thủy lợi phải phấn đấu và vươn tới.

Trong đầu tư cho công tac phat triển thuỷ lợi cần dành tỷ lệ ưu tiên cho quản

lý khai thac vì đầu tư vào lĩnh vực này hiệu quả nhanh hơn, lớn hơn đầu tư xây dựng

những hệ thống mới. Đầu tư đại tu sửa chữa nâng cấp công trình chống xuống cấp

và đảm bảo an toàn, trong đó thực hiệnviệc kiên cố hoa kênh mương là một nội

dung rất hiệu quả. Đầu tư trang thiết bị, phương tiện quản lý vận hành cho công

trình tương xứng với đầu tư xây dựng công trình. Đưa nhanh những tiến bộ khoa

học công nghệ, tin học vào quản lý để từng bước hiện đại hoá công tác quản lý khai

thác và vận hành.

Tiếp tục bổ sung các thể chế từ qui phạm, qui trình quản lý hệ thống đến từng

công trình cụ thể tạo điều kiện cho cán bộ công nhân trực tiếp vận hành công trình

và hệ thống một cách khoa học và thuận lợi. Cần sớm hoàn thiện cơ chế tài chính

cho doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích trong lĩnh vực khai thác công trình

thuỷ lợi theo nguyên tắc: Các doanh nghiệp phải có đủ kinh phí để trang trải các chi

phí hợp lý. Trong phần thu phải xac định rõ phần nào thu từ người hưởng lợi, phần

nào ngân sach nhà nước hỗ trợ. Thủ tục, trình tự và nguồn hỗ trợ cũng cần có các

thể chế qui định cụ thể để các doanh nghiệp thực hiện. Đây là vấn đề phức tạp nhất

và đang vướng mắc nhất hiện nay cần được tháo gỡ sớm.

Nâng cao năng lực của đội ngũ can bộ công nhân trong các doanh nghiệp

khai thác công trình thuỷ lợi. Đây là một yêu cầu vừa cấp bách vừa lâu dài. Muốn

như vậy từng doanh nghiệp và cac cơ quan quản lý nhà nước phải có kế hoạch đào

tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, tay nghề cho đội ngũ. Từng bước thực hiện tiêu

chuẩn hoa để đội ngũ can bộ công nhân đủ sức thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Trong cac trường đại học, trung học và công nhân cần có sự kết hợp tốt với thực tế

sản xuất để bổ sung cac giao trình giao an giúp cho công tac đào tạo những cán bộ,

Page 88: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

76

công nhân quản lý có đủ những kiến thức cơ bản và bắt kịp những tiến bộ của thực

tiên.

4. Nâng cao vai trò của cộng đồng, từng bước xã hội hoá công tác thuỷ lợi, phục

vụ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp

Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi, tại điều 4 qui định "Nhà

nước có chính sách khuyến khích và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân

trong nước, ngoài nước đầu tư vốn, nghiên cứu khoa học, áp dụng tiến bộ khoa học

công nghệ vào việc xây dựng bổ sung, tu bổ khai thác và bảo vệ công trình thuỷ

lợi".

Đây là những qui định rất phù hợp với quá trình phát triển nền kinh tế thị

trường, nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nói cach khac đây là

chủ trương từng bước xã hội hoá công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi

trong cơ chế kinh tế mới chủ trương này đã được nhiều nước trên thế giới thực hiện.

Ngay từ những năm 1930 nhiều nước đã đặt vấn đề nông dân (người hưởng lợi từ

công trình) tham gia quản lý công trình thuỷ lợi. Từng bước người nông dân được

tham gia vào mọi khía cạnh với qui mô ngày càng lớn trong lĩnh vực này. Tại hội

nghị quốc tế về "Chuyển giao quản lý tưới" tại Vũ Han Trung Quốc thang 9/1994 đã

coi đây là cuộc cách mạng lớn về quản lý công trình thuỷ lợi trên toàn cầu. Theo

các chuyên gia quốc tế việc chuyển giao quản lý tưới sẽ có những ưu điểm sau:

Nâng cao trách nhiệm của người hưởng lợi. Việc quản lý thuỷ lợi sẽ tốt hơn, thường

xuyên và kịp thời hơn thông qua tổ chức tự quản của người nông dân; công tác bảo

vệ, giữ gìn hệ thống công trình tốt hơn dẫn đến tiết kiệm chi phí duy tu bảo dưỡng

và vận hành công trình; công tac điều hành, thu chi tài chính được công khai. Người

nông dân được tham gia ý kiến của mình trong điều hành và giải quyết các tranh

chấp; được trao quyền tự chủ về tài chính nên việc thu tiền nước tốt hơn và chi phí

chặt chẽ tiết kiệm hơn; Nhà nước giảm nhẹ gánh nặng về quản lý cũng như đầu tư.

Ở nước ta, trong một vài năm gần đây một số địa phương đã làm thử việc

chuyển giao cho nông dân quản lý công trình thuỷ lợi trong phạm vi thôn, xã.

Những địa phương làm có kết quả tốt như Tuyên Quang, Lào Cai, Thanh Hoa, Nghệ

Page 89: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

77

An... thực chất là cac địa phương tổ chức lại công tác thuỷ lợi cơ sở thay thế các tổ,

đội thuỷ nông của các hợp tác xã nông nghiệp trước đây. Ở những nơi có điều kiện

thuận lợi (Thanh Hoá, Nghệ An) đã chuyển giao để nông dân tự quản cả công trình

liên xã.

Việc chuyển giao cho nông dân quản lý các công trình thuỷ lợi trong thôn xã

vẫn đòi hỏi sự quan tâm của nhà nước trong hoạch định các thể chế, sự giám sát

giúp đỡ, đặc biệt là sự hỗ trợ về tài chính trong những trường hợp cần thiết. Cùng

với việc chuyển giao nông dân tự quản lý phần thuỷ lợi cơ sở, Nhà nước cần có

những chính sách cụ thể hơn để thu hút được những thành phần kinh tế trong và

ngoài nước đầu tư vào công tac thuỷ lợi.

5. Tăng cường các biện pháp giảm nhẹ thiên tai lũ lụt

Biến đổi khí hậu toàn cầu và khu vực là một trong những thách thức lớn nhất

đối với nhân loại trong thế kỷ 21, đã và sẽ làm trầm trọng thêm cac khó khăn và

mức độ ác liệt của các thiên tai, gây ra những biến đổi mạnh mẽ thông qua các hiện

tượng thời tiết cực đoan, dị thường. Điển hình của kiểu thời tiết dị thường là nhiệt

độ tăng, bão mạnh, mưa lớn, lũ lụt, hạn hán và nước biển dâng cao... Thiên tai lũ lụt

ở nước ta biểu hiện ngày một thường xuyên, ác liệt, bất bình thường hơn. Hiện tại

và tương lai cần phải hướng vào các biện pháp tổng hợp quản lý lưu vực sông và

vùng trọng điểm thường xuyên bị lũ lụt đe dọa. Đối với Bắc Bộ, phương châm chủ

yếu là hạn chế, dần dần đi đến chế ngự từng phần, kết hợp với né tránh và thích nghi

bằng các biện phap công trình và phi công trình. Đối với Miền Trung phương châm

là né tránh, thích nghi và hạn chế lũ lụt, với các biện pháp mở rộng lòng sông thoát

lũ, mở rộng khẩu độ các cầu cống trên những khu vực thường bị ngập lụt, xây dựng

các hồ chứa cắt lũ, xây dựng đê ngăn mặn kết hợp cho lũ tràn qua, xây dựng đê bao

để bảo vệ cac khu dân cư trọng điểm. Đối với đồng bằng Sông Cửu Long phương

châm chủ yếu là thích nghi, né tránh và hạn chế một phần tac động của lũ lụt, trong

đó cần chú trọng xây dựng mùa vụ sản xuất và giống cây trồng thích hợp nhằm lách,

tranh lũ chính vụ; xây dựng các cụm dân cư và tuyến dân cư với cac cơ sở hạ tầng

phục vụ dân sinh để chung sống với lũ; xây dựng các hệ thống tiêu thoat lũ nhanh.

Page 90: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

78

6. Tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế

Mở rộng hợp tác quốc tế trong quản lý nước và công trình thuỷ lợi trên mọi

lĩnh vực từ việc nghiên cứu xây dựng thể chế, chính sach, tăng cường năng lực đến

đầu tư xây dựng, khai thac tài nguyên nước và công trình thuỷ lợi. Hợp tác với các

nước láng giềng để khai thác và chia sẻ lợi ích trên các sông và nguồn nước quốc tế

trên cơ sở đap ứng yêu cầu phát triển bền vững tài nguyên nước và công trình thuỷ

lợi quốc gia, đồng thời bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ theo luật pháp Việt

Nam và cac công ước quốc tế mà nước ta là một bên ký kết hoặc tham gia.

3.2. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp

Căn cứ trên định hướng chung phát triển công tác thủy lợi đến năm 2012 và

kế thừa các kết quả điều tra, khảo sát, các nguồn tài liệu liên quan: Các tài liệu về

quy hoạch, khảo sát, thiết kế trước đây, các tài liệu mà cac cơ quan chuyên môn đã

nghiên cứu, cũng như cac định hướng phát triển kinh tế, các quy hoạch phát triển

kinh tế, xã hội của từng địa phương, các tài liệu về phân vùng quy hoạch sử dụng

đất, cũng như cac chính sach, thể chế, pháp lệnh của nhà nước liên quan đến quản

lý, vận hành hồ chứa đa mục tiêu.

Việc đề xuất các giải pháp phải được dựa trên cac quan điểm, nguyên tắc

kinh tế, xã hội, quản lý sử dụng tổng hợp tài nguyên nước, cần chú ý đầy đủ cả

những chi phí đền bù và tac động tiêu cực do xây dựng các công trình hồ chứa đa

mục tiêu để tính đúng, tính đủ các hạng mục vốn đầu tư xây dựng.

Về giải pháp khắc phục do công trình đã được xây dựng, nên để giảm thiểu

chi phí, cần chú trọng ưu tiên ap dụng các giải phap phi công trình (điều chỉnh các

nhu cầu sử dụng nước, phân loại ưu tiên được cấp nước, tiết kiệm sử dụng nước, giữ

nước và giữ ẩm, chuyển đổi cơ cấu sản xuất cây trồng vật nuôi…) kết hợp cải tạo,

nâng cấp công trình trong điều kiện kinh tế- kỹ thuật cho phép…

Căn cứ trên quan điểm, mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế của từng địa

phương, lấy quy hoạch hệ thống thủy lợi làm cơ sở cho các quy hoạch khác phục vụ

cho sự phát triển kinh tế xã hội của cả vùng chịu tac động của dự án hồ chứa đa mục

tiêu và đảm bảo phù hợp với quy hoạch của cả nước.

Page 91: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

79

Ngoài việc phân tích những nguồn lợi mà dự án xây dựng hồ chứa đa mục

tiêu đem lại, cũng cần phải phân tích, đanh gia những thiệt hại có thể xảy ra do việc

xây dựng công trình gây ra một cách khách quan và trung thực.

Không đơn thuần xem xét hiệu quả kinh tế là mức tăng sản lượng của một

ngành, lĩnh vực nào đó, điều quan trọng là mức tăng sản lượng của tổng hợp tất cả

các ngành, lĩnh vực chịu tac động của công trình (kể cả công nghiệp, sản xuất hàng

hóa, xuất khẩu,…);

Trong trường hợp những công trình hồ chứa đặc biệt, không nên chỉ xem xét

hiệu quả kinh tế của công trình thuần túy là nguồn lợi về kinh tế. Có những khi vì

mục đích chính trị, quốc phòng, nhu cầu cấp thiết của dân sinh, vẫn phải tiến hành

xây dựng công trình. Trong trường hợp này hiệu quả của công trình là hiệu quả tổng

hợp cả về kinh tế và mặt an sinh xã hội, an ninh quốc phòng;

Với các giải phap công trình đề xuất mới khi xây dựng công trình, vừa phải

quan tâm đến lợi ích trước mắt lại vừa phải quan tâm đến lợi ích lâu dài. Không nên

vì lợi ích trước mắt mà không tính đến lợi ích lâu dài, hoặc hạn chế việc phát huy

hiệu quả của công trình trong tương lai;

Phải xem xét hiệu quả kinh tế của công trình cả về mặt kinh tế và về mặt tài

chính. Hay nói cách khác phải đứng trên giac độ nền kinh tế quốc dân và chủ đầu tư

để xem xét tính hiệu quả của dự án. Dự án chỉ khả thi khi đạt hiệu quả cả về mặt

kinh tế lẫn mặt tài chính;

3.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của hệ thống hồ

chứa đa mục tiêu - Ap dụng cho hệ thống công trình Hồ Núi Cốc

3.3.1. Nguyên nhân làm giảm hiệu quả của công trình

3.3.1.1 . Nguyên nhân về quy hoạch

Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng có nhiều biến động, những

chủ trương định hướng phát triển về cây trồng, vật nuôi, cơ cấu kinh tế nông nghiệp

và kinh tế chung của vùng nghiên cứu chưa được xac định chính xac cho tương lai

nên gây khó khăn cho quy hoạch xây dựng, nâng cấp công trình thủy lợi phục vụ

cho các ngành. Việc thay đổi nhu cầu sử dụng nước của các ngành theo quy hoạch

Page 92: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

80

ban đầu như ở Hồ Núi Cốc lượng nước dùng cho công nghiệp hiện tại rất ít gây ra

việc dư thừa lãng phí trong quá trình sử dụng. Về mặt nuôi trồng thủy sản trên hồ

chứa chưa có quy hoạch, bố trí hợp lý để kết hợp nuôi trồng thủy sản trên hồ chứa,

trên các ao hồ nhỏ được kênh mương của hồ chứa cấp, thoat nước mà hầu hết đều

do dân làm tự phát, chắp vá, thiếu đồng bộ, kém ổn định, không chủ động cho việc

cấp thoat nước phục vụ yêu cầu cho các khu nuôi.

Việc quản lý không tốt của chính quyền địa phương cac cấp về hoạt động

kinh doanh các dịch vụ du lịch tự phát của người dân làm phá vỡ cảnh quan, môi

trường sinh thái... sẽ tac động làm giảm lượng khách du lịch, giảm nguồn thu từ

dịch vụ du lịch.

Hệ thống thủy lợi hồ Núi Cốc, bước đầu chỉ có nhiệm vụ tưới cho sản xuất

nông nghiệp. Tuy nhiên, do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ngày càng tăng của

khu vực dẫn đến yêu cầu nước ngày càng tăng, đòi hỏi công trình thủy lợi không chỉ

phục vụ cho nông nghiệp như nhiệm vụ thiết kế ban đầu, mà còn phục vụ cho các

ngành kinh tế khác việc khai thác sử dụng chưa quy hoạch tổng thể, đồng bộ đôi khi

dẫn đến tình trạng mâu thuẫn tranh chấp giữa cac ngành dùng nước khác nhau.

3.3.1.2. Nguyên nhân về đặc điểm điều kiện tự nhiên

Sự phân phối dòng chảy trong năm của khu vực có sự phân mùa rõ rệt. Dòng

chảy được chia thành mùa lũ và mùa kiệt và được phân ra các tiểu vùng khác nhau.

Lượng dòng chảy đến tập trung chủ yếu vào mùa lũ, từ thang 8 đến tháng 11. Tổng

lượng dòng chảy cac thang mùa lũ chiếm khoảng 70% lượng dòng chảy năm, mùa

kiệt thường khan hiếm nước, dòng chảy trung bình nhỏ. Điều kiện tự nhiên khắc

nghiệt, tại vùng này hay xảy ra lũ lụt, bão to, lũ quét... gây tac đông nguy hiểm tới

sự ổn định và an toàn của hồ chứa.

3.3.1.3. Nguyên nhân về đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội

Do sự thay đổi cơ cấu kinh tế chung, cơ cấu nông nghiệp, cơ cấu cây trồng:

gieo trồng những giống cây mới có năng suất cao, ngắn ngày, thời vụ khắt khe, yêu

cầu dùng nước đồng loạt trong thời gian ngắn, phát triển canh tác cây công nghiệp,

Page 93: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

81

lâm nghiệp, cây ăn quả… làm cho công trình thuỷ lợi không đủ năng lực phục vụ.

Hồ Núi Cốc trước đây được thiết kế phục vụ tưới cho nông nghiệp. Ngày nay, trước

sự phát triển kinh tế - xã hội, khi diện tích sản xuất nông nghiệp có xu thế giảm dần

do hiệu quả sản xuất không cao mà nhu cầu cung cấp nước cho các ngành kinh tế

khác khác có hiệu quả cao ngày càng cấp thiết, đòi hỏi phải nâng cấp công trình để

phục vụ đa mục tiêu.

3.3.1.4. Nguyên nhân về thiết kế xây dựng

1. Về khảo sát, thiết kế:

Tài liệu khảo sat, điều tra cơ bản còn thiếu chính xác và nhiều khi còn thiếu

cả tài liệu. Tài liệu quan trắc trước trong quá trình thiết kế và quản lý khai thác rất

thiếu thốn, chắp vá, thậm chí hầu như không đang kể. Một số quy trình, quy phạm

còn lạc hậu, chưa cập nhật, chưa phản ánh kịp tiến bộ kỹ thuật và yêu cầu phát triển

của thực tiên.

2. Nguyên nhân về xây dựng công trình, về trang thiết bị:

Công trình khu đầu mối hồ chứa quan trọng nhất là đập, cống lấy nước và

tràn xả lũ, nhưng cac hạng mục công trình này thường không hoàn chỉnh về thiết kế

và thi công. Các thiết bị phục vụ cho quản lý khai thac không được trang bị đầy đủ

mà thiếu thốn nghiêm trọng do đó gây khó khăn cho việc quản lý sử dụng, như cac

thiết bị cảnh báo, dự báo, quan trắc, đóng mở cửa van còn thiếu, lại thô sơ, đơn điệu,

lạc hậu và bất cập, đa phần vẫn là các thiết bị cũ, lạc hậu. Hầu hết hệ thống kênh

mương không được xây dựng đồng bộ hoàn chỉnh cho tới mặt ruộng, về kết cấu

kênh dẫn trên các hệ thống chủ yếu là kênh đất, sau một số năm sử dụng bị sạt lở,

bồi lấp không được khôi phục kịp thời làm giảm khả năng dẫn nước và khả năng

đảm bảo điều kiện tưới tự chảy đặc biệt là hệ thống kênh nội đồng. Các công trình

trên kênh đã được xây dựng nhưng thiếu đồng bộ, hoàn chỉnh và do thời gian đưa

vào khai thác, sử dụng đã nhiều năm, lại không được đầu tư tu bổ, sửa chữa đầy đủ,

kịp thời và đúng mức nên phần lớn bị xuống cấp nhanh chóng.

Page 94: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

82

3.3.1.5. Nguyên nhân về quản lý khai thác

Chưa thực hiện theo dõi và đanh gia hiệu quả tưới, tiêu thường xuyên qua các

năm khai thac CTTL hồ chứa. Công ty TNHH một thành viên khai thác CTTL Thái

Nguyên chỉ trực tiếp quản lý công trình hồ chứa, hệ thống kênh và công trình trên

kênh chính, kênh cấp 1, các cấp kênh còn lại đến tận mặt ruộng đã giao cho địa

phương trực tiếp quản lý nên còn thiếu cán bộ có chuyên môn. Hệ thống thiết bị

quan trắc đo đạc còn thiếu và lạc hậu nên không thực hiện được thường xuyên việc

kiểm tra theo dõi đo đạc, quan trắc các thông số cần thiết để đanh gia trạng thái hoạt

động của công trình do đó không phat hiện kịp thời cac hư hỏng để có kế hoạch sửa

chữa phù hợp, kịp thời.

Chưa thực hiện kiểm soát tốt nguồn nước thải, chất thải chưa được khống

chế, xử lý triệt để và thải trực tiếp vào hồ như nước thải của bệnh viện Đại Từ, nước

thải sinh hoạt của thị trấn Đại Từ, nước thải từ các nhà nghỉ.. làm ô nhiêm nguồn

nước hồ cũng làm giảm hiệu quả của công trình.

3.3.2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của hệ thống

3.3.2.1. Giải pháp trong giai đoạn quy hoạch

Giai đoạn quy hoạch chuẩn bị đầu tư là giai đoạn căn bản tạo tiền đề và

quyết định sự thành công hay thất bại của dự án. Muốn hiệu quả của dự án trong

giai đoạn này đạt mức tối đa thì ta phải có những giải pháp sau:

+ Dự án phải phù hợp với quy hoạch nhu cầu sử dụng đất, tài nguyên (nếu

có); khả năng giải phóng mặt bằng, khả năng huy động vốn đap ứng tiến độ của dự

án.

+ Nghiên cứu những tài liệu địa hình, địa chất, thuỷ văn, khí tượng là rất

quan trọng. Với những công trình lớn, không được chủ quan, cần tiến hành khảo sát

chi tiết chất lượng thăm dò địa chất phải đảm bảo; nhận thức đầy đủ, đúng đắn tính

chất phức tạp của đặc trưng dòng chảy của sông; số liệu quan trắc thuỷ văn phải dài,

dự tính lưu lượng lũ lớn; việc chỉnh lý thống kê tài liệu thuỷ văn không để sai số

lớn. Tài liệu khảo sát phải đảm bảo tính thống nhất giữa cac giai đoạn để kế thừa;

Page 95: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

83

Áp dụng cac phương pháp và thiết bị khảo sát tiên tiến hiện đại và có giải pháp

thẩm định tài liệu khảo sát.

+ Các tài liệu dân sinh kinh tế khu vực dự định xây dựng công trình và vùng

bị ảnh hưởng phải được thiết lập trên cở sở khoa học, thực tế, chính xac để làm căn

cứ tốt cho công tác quy hoạch, thiết kế.

+ Chọn tổ chức tư vấn có năng lực để nâng cao chất lượng công tác lập dự

an đầu tư nhằm lựa chọn được giải phap và phương an công trình chất lượng, khả

thi và hiệu quả.

+ Nghiên cứu bổ sung, hoàn chỉnh các chỉ tiêu kỹ thuật, kinh tế cho quy

hoạch, thiết kế xây dựng công trình hồ chứa đa mục tiêu trong điều kiện đa dạng

hoá và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn (như tần suất thiết kế đảm

bảo cho tưới, cấp nước cho các ngành kinh tế, hệ số tưới và cấp nước, tần suất và hệ

số tiêu thoat nước cho các ngành,...).

+ Thường xuyên cập nhật, bổ sung, hoàn chỉnh các quy trình, quy phạm, tiêu

chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật về thiết kế, xây dựng công trình thuỷ lợi.

+ Trước những diên biến bất lợi của biến đổi khí hậu, sẽ gây ra những thảm

hoạ lớn mà Việt Nam là một trong 5 nước chịu ảnh hưởng lớn nhất, cần hiệu chỉnh

lại tiêu chuẩn dòng chảy theo xu thế bất lợi so với kết quả xac định theo thống kê do

các hoạt động kinh tế của con người và việc phá rừng, đốt nương làm rẫy, tàn phá

môi trường gây ra.

+ Nghiên cứu xac định mô hình quy hoạch hợp lý tổng thể các công trình

đầu mối hồ chứa, đập dâng cấp nước đa mục tiêu kết hợp tưới nước với cấp nước,

thoat nước cho cac ngành khac trong điều kiện chuyển đổi, đa dạng hoa cơ cấu kinh

tế nông thôn,...

+ Kiểm tra và xac định mới quy mô, kích thước cơ bản, hình thức kiến trúc

của cụm công trình đầu mối đã và sẽ xây dựng ứng với các mục đích, nhiệm vụ

phục vụ nông nghiệp và kết hợp phục vụ đa mục tiêu.

+ Đa dạng hoá các hình thức đập, loại đập. Đối với đập tạo hồ chứa: theo

thống kế gần đây thì chỉ có 1% là đập đất đa hỗn hợp, còn lại là gần 99% là đập đất

Page 96: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

84

các loại, nhưng có thể giảm bớt tỷ lệ cac đập đất, tăng dần tỷ lệ đập đất đa hỗn hợp,

đập bê tông trọng lực, bê tông đầm lăn, đập đa đổ bản mặt bê tông,...

+ Nghiên cứu áp dụng những loại tràn xả lũ mới như đường hầm thao lũ,

cống thao lũ, xi phông thao lũ, ngưỡng thao lũ không nhất thiết là thẳng có thể là

cong hoặc gãy khúc; kết hợp nhiều hình thức tháo khác nhau, nhiều tầng khác nhau.

Công trình thao lũ không chỉ để thao lũ mà còn kết hợp tháo cạn hồ, thao nước phục

vụ các yêu cầu khac (đanh bắt thuỷ sản, nạo vét lòng hồ, duy tu sửa chữa công

trình,...).

+ Sử dụng loại vật liệu mới để tăng tốc độ chảy cho phép, chống han rỉ thiết

bị, chống rỏ rỉ, tăng độ bền vững và tuổi thọ của thiết bị và công trình.

+Bên cạnh đó, với vật liệu địa phương, nghiên cứu những vật liệu pha trộn

hỗn hợp, tính chất đặc thù của đất khu vực xây dựng đập, thiết bị bảo vệ mái, hình

thức nối tiếp với vai đập, đay đập, thiết bị thoat nước, thiết bị chống thấm... để tránh

hư hỏng, sự cố trong quá trình sử dụng.

Tính toán cân bằng nước công trình thuỷ lợi phục vụ đa mục tiêu, xac định

mức thừa, thiếu nước và giải pháp khắc phục, tận dụng mọi nguồn nước phục vụ đa

mục tiêu cho phát triển kinh tế- xã hội (kể cả nước hồi quy, nước thải được xử lý...)

+Cần xét thêm tính chu kỳ của dòng chảy để có những hiệu chỉnh cần thiết

khi xac định tiêu chuẩn dòng chảy theo phương phap truyền thống ngoài quy luật

biến đổi chu kỳ còn có quy luật quán tính.

3.3.2.2. Giải pháp trong giai đoạn đầu tư xây dựng

+ Có chính sach ưu tiên điểm cho các nhà thầu có nhiều công trình đạt tiến

độ, chất lượng. Lấy chất lượng, tiến độ làm yếu tố cơ bản, trên cơ sở giá thành và

biện pháp thi công hợp lý, không vì giá thành thấp nhất để cho phép trúng thầu kể cả

các hạng mục thi công đơn giản. Kiên quyết loại bỏ các nhà thầu có công trình

không đảm bảo tiến độ, chất lượng.

+ Tăng cường đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ can bộ làm chủ đầu tư

và tư vấn, đồng thời có cơ chế tuyển dụng thông thoáng, chế độ đãi ngộ xứng đang

Page 97: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

85

để thu hút cán bộ có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt, có kinh nghiệm lâu năm tham

gia làm công tác quản lý đầu tư xây dựng công trình.

+ Có cơ chế tăng cường sự kiểm soát của người quyết định đầu tư về chất

lượng giai đoạn thiết kế kỹ thuật - thi công các hạng mục công trình đầu mối, các

công trình nhóm A, thông qua cac cơ quan là đầu mối thẩm định dự an đầu tư.

+ Bố trí đủ vốn để thực hiện thi công công trình theo đúng tiến độ đã phê

duyệt, tránh đầu tư dàn trải gây lãng phí lớn.

+ Tăng cường công tác thanh, kiểm tra hướng dẫn trình tự thủ tục xây dựng

cơ bản, sự tuân thủ quy định về pháp luật trong đầu tư xây dựng.

+ Tiếp tục ban hành, sửa đổi các quy chuẩn, tiêu chuẩn cho phù hợp với thực

tế phát triển của xã hội và hội nhập quốc tế tạo khung pháp lý cho quá trình thiết kế,

thi công và nghiệm thu công trình.

+ Tăng cường giáo dục đạo đức trách nhiệm cho đội ngũ can bộ làm công

tác quản lý chất lượng công trình. Thực hiện thưởng phạt nghiêm minh. Cương

quyết đưa ra khỏi ngành các cán bộ không đủ năng lực, tư cach, tac phong trong qua

trình thực hiện nhiệm vụ.

3.3.2.3. Giải pháp trong giai đoạn quản lý vận hành

Giải pháp quản lý nước

+ Cần thiết lập và thực hiện kế hoạch phân phối nước khoa học, hợp lý trên

hệ thống, tiến hành theo dõi, giám sát chặt chẽ các biến động trong quá trình thực

hiện, để có điều chỉnh kịp thời, hợp lý (nhất là với các thời gian khô hạn, lũ bão lụt).

+ Quy trình Vận hành quản lý điều tiết hồ chứa cần được khẩn trương thiết

lập đầy đủ và bổ sung, hoàn chỉnh với tất cả các loại hồ chứa rồi thực hiện nghiêm

các chỉ dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong đó việc an toàn hồ

chứa, điều tiết lũ là rất quan trọng phải được chú ý đặc biệt.

+ Ở mỗi hệ thống thủy lợi, nhất là các hồ chứa phục vụ đa mục tiêu dê xảy ra

cạnh tranh quyền lợi, xung đột giữa cac đối tượng sử dụng nước, để giải quyết công

bằng, hợp lý mang lại hiệu quả cao trong việc sử dụng nước cần thiết xây dựng,

Page 98: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

86

thực hiện kế hoạch phân phối nước hợp lý cho cac ngành, và cac qui định, chế tài xử

lý tranh chấp xung đột.

+ Để đảm bảo nước phục vụ cho sản xuất và đời sống, các Công ty Quản lý

khai thác công trình thủy lợi cần thực hiện các biện pháp cụ thể như sau:

Tăng cường công tác quản lý chống thất thoat nước, kiểm soat được toàn bộ

hệ thống, đề phòng trường hợp bị sự cố gây tổn thất nước.Để làm tốt công tác này

thì công ty phải thường xuyên quán triệt, học tập nâng cao trình độ cán bộ công

nhân trong công ty để nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với hệ thống công trình

mà mình quản lý. Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, tay nghề cho

đội ngũ. Từng bước thực hiện tiêu chuẩn hoa để đội ngũ can bộ công nhân đủ sức

thực hiện tốt nhiệm vụ được giao..

Tổ chức kiểm tra hư hỏng tại công trình thủy lợi do đơn vị mình quản lý,

khai thac để lập kế hoạch sửa chữa nhằm đảm bảo an toàn công trình trước, trong và

sau mùa mưa lũ.

Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương huy động nhân dân trong việc

bảo vệ, duy tu bảo dưỡng, tổ chức nạo vét thông thoang cac kênh mương, gồm cả

kênh mương nội đồng để đảm bảo cung cấp nước cho các diện tích tưới đã hợp

đồng, cùng nhau khắc phục các sự cố trên hệ thống thủy lợi.

Việc điều phối thao nước, trữ nước của hồ chứa trong trường hợp khẩn cấp,

trong mùa bão lũ là rất quan trong, nên cần thiết có sự tham gia tích cực của các cấp

chính quyền địa phương,...

Phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường công tác tuyên truyền,

giáo dục thông qua cac chương trình, phat thanh truyền hình, báo chí chuyển tải các

thông tin cần thiết, các mô hình và những kinh nghiệm quản lý tốt, phổ biến các

chính sách của nhà nước đã ban hành, nâng cao ý thức cộng đồng về: Tham gia

quản lý tài nguyên nước và công trình thủy lợi là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi

của mỗi người dân. Hướng dẫn nông dân thực hiện sử dụng nguồn nước tiết kiệm,

áp dụng thời vụ, cơ cấu cây trồng hợp lý để phòng tránh khô hạn, tận dụng mọi

nguồn nước, nguồn ẩm và áp dụng mọi biện pháp giữ ẩm, giữ nước…

Page 99: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

87

Giải pháp quản lý công trình

+ Phải tiến hành quan trắc, tổng hợp, phân tích khí tượng thủy văn (đo mưa,

đo mực nước, đo lưu lượng) để làm cơ sở cho việc quản lý vận hành công trình, xây

dựng phương an điều tiết nước hồ, phương an phòng chống lụt bão công trình,

phòng lũ cho vùng hạ du công trình, kéo dài liệt thống kê trong tính toán thủy văn

phục vụ cho công tác quản lý, là tài liệu phục vụ nghiên cứu, tính toán trong xây

dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch có liên quan.Kiểm tra, giám sát trạng thái,

kết cấu và các thông số chủ yếu của cụm công trình đầu mối, hệ thống kênh mương

và cac công trình trên kênh, để đanh gia năng lực hoạt động của công trình để phát

hiện kịp thời cac hư hỏng, sửa chữa phù hợp, kịp thời đảm bảo công trình hoạt động

bình thường.

+ Thực hiện nghiêm túc, đúng quy định công tác nghiệm thu bàn giao công

trình sau khi xây dựng, tu sửa, tránh mang tính hình thức.

+ Nâng cao nhận thức và trách nhiệm về sử dụng, quản lý hệ thống thủy lợi

do nhiều người chỉ hiểu và muốn chỉ sử dụng khai thác thuần túy mà ít chú ý đóng

góp cho duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp, phòng chống thiên tai cho công

trình.

+ Để khắc phục tình trạng vi phạm pháp lệnh quản lý khai thác công trình

thủy lợi còn khá phổ biến do người dân thiếu ý thức gây nên cần thiết có chế tài xử

lý phạt thích đang, đi đôi với tổ chức thực hiện được thông qua hình thức giao

khoán bảo vệ công trình thủy lợi, kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để

phòng ngừa, xử lý phạt các vi phạm an toàn công trình thủy lợi.

+ Cần xây dựng cơ sở dữ liệu, thông tin (bản đồ số hóa quản lý hệ thống,

ngân hàng dữ liệu, chương trình điều hành quản ý hệ thống) để phục vụ quản lý khai

thác.

+ Thực hiện định kỳ đanh gia hiệu quả tổng hợp của các hệ thống thủy lợi

thông qua áp dụng hệ các chỉ tiêu xac định đầy đủ hiệu quả công trình thủy lợi cấp

nước cho các ngành.

Page 100: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

88

Giải pháp về tổ chức quản lý công trình thủy lợi

Nhìn chung công tác quản lý xí nghiệp đã đổi mới thực hiện theo mô hình

quản lý như Quyết định số 145/QĐ-UB ngày 17 tháng 1 năm 2003 của UBND tỉnh

giao quản lý khai thác và sử dụng công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Trong quản lý hồ chứa đã tuân theo cac quy định trong nghị định 72/2007/NĐ-CP

về quản lý, duy tu bảo dưỡng đập, đảm bảo an toàn hồ đập. Đã có cac phương an

ứng cứu đập trong mùa mưa bão.

+ Cần tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, chuyển giao quản lý công trình thủy lợi

cơ sở cho các tổ chức, đơn vị dùng nước, cần có cơ chế phân cấp, phân công giao

trách nhiệm, quyền hạn, quyền lợi rõ ràng, minh bạch giữa Công ty, Xí nghiệp khai

thác công trình thủy lợi của Nhà nước và cac đơn vị, tổ chức dùng nước cấp cơ sở

để tránh hiện tượng né tránh trách nhiệm khi các sự cố, thiên tai xảy ra.

+ Các công trình nằm trong phạm vi 1 xã nên chuyển giao hẳn cho xã quản

lý và khai thac, đồng thời có hướng dẫn xây dựng quy trình quản lý vận hành cụ thể.

+ Thành lập các tổ chức quản lý tưới cấp cơ sở thông qua việc bổ sung, hoàn

chỉnh cac văn bản chính sach đồng bộ đi kèm.

+ Nên duy trì các Công ty quản lý khai thác công trình thủy lợi cấp tỉnh làm

vai trò chủ đạo đối với các tỉnh có các hệ thống thủy lợi liên huyện, nếu không có

công trình liên huyện thì không nhất thiết phải có Công ty khai thác công trình thủy

lợi cấp tỉnh.

+ Chức năng quản lý nhà nước về thủy lợi ở cấp huyện có thể thuộc phòng

Kinh tế, phòng Nông nghiệp, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn hoặc cũng

có thể thuộc phòng Nông - công - lâm- thủy sản tùy theo quy mô phát triển kinh tế,

xã hội của huyện đó, quan trọng là phải có đủ cán bộ thủy lợi có năng lực và kinh

nghiệm.

Giải pháp về tổ chức quản lý kinh doanh

Tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi Hồ Núi Cốc nhằm để phục vụ

mục đích kinh doanh ở cac lĩnh vực: Cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công

nghiệp, nuôi trồng thủy sản, phat điện, dịch vụ du lịch và khai thác tổng hợp khác.

Page 101: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

89

Xây dựng cơ chế thu thuỷ lợi phí từ cac ngành dùng nước khác nhau nhằm

tăng nguồn thu và giảm chi phí cấp bù, trên cơ sở vận dụng hướng dẫn của Bộ Nông

nghiệp và PTNT, kết hợp với điều kiện địa phương.

Cac cơ quan quản lý công trình thuỷ lợi cần phải chủ động, linh hoạt và

mạnh dạn đề xuất với các cấp lãnh đạo địa phương để áp dụng và cái biến các chính

sách của Nhà nước cho phù hợp với điều kiện địa phương trong quản lý khai thác

công trình thuỷ lợi đạt hiệu quả cao.

Thực hiện giao khoán chi phí quản lý vận hành dựa trên cơ sở các chỉ tiêu

định mức kinh tế kỹ thuật hợp lý, nhằm triệt để tiết kiệm điện, nước, xăng, dầu,

ngày công và chi phí quản lý. Tăng cường thực hiện cơ chế khoán trong công tác

quản lý, vận hành và duy tu bảo dưỡng công trình thủy lợi.

Với cảnh đẹp được thiên nhiên ưu đãi, Hồ Núi Cốc là hồ nước nhân tạo trên

núi với 89 hòn đảo lớn nhỏ chạy dọc theo chiều dài 17 km hồ. Từ lâu Hồ Núi Cốc

vẫn được ví như một "Vịnh Hạ Long Cạn " trên mảnh đất Thái Nguyên...tiềm năng

phát triển các dịch vụ du lịch rất lớn.Những lợi thế phát triển ngành dịch vụ trong

vùng dự án nhất là du lịch cho đến nay vẫn chưa được khai thác một cách hiệu quả

do chưa tận dụng tốt những ưu thế về vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên cho phát

triển ngành du lịch. Do vậy cần tăng cac dịch vụ chất lượng cao, đặc biệt là dịch vụ

phục vụ cho xuất khẩu tại chỗ; tăng dịch vụ cho khu vực tư nhân cung ứng. Tập

trung phát triển du lịch theo 3 hướng: du lịch sinh thái gắn với cac điều kiện thuận

lợi và lợi thế của cảnh quan thiên nhiên cùng với việc giới thiệu các sản phẩm đặc

sản trên gò đồi; du lịch gắn với các di tích lịch sử, văn hóa khu vực Việt Bắc, đặc

biệt là cụm di tích lịch sử cách mạng ATK; khai thác khu du lịch Núi Cốc trong

chương trình tuyến du lịch quốc gia.

Thực hiện giao khoán chi phí quản lý vận hành dựa trên cơ sở các chỉ tiêu

định mức kinh tế kỹ thuật hợp lý, nhằm triệt để tiết kiệm điện, nước, xăng, dầu,

ngày công và chi phí quản lý. Tăng cường thực hiện cơ chế khoán trong công tác

quản lý, vận hành và duy tu bảo dưỡng công trình thủy lợi. .

Quan tâm đến đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty, tạo mọi điều

kiện để cán bộ công nhân viên trong công ty tự giác hoàn thành tốt công việc của

Page 102: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

90

mình. Thực hiện chế độ khen thưởng kịp thời bên cạnh đó cũng có biện pháp kỷ luật

thích đang đối với những nhân viên không hoàn thành nhiệm vụ được giao.

3.3.2.4. Các giải pháp hỗ trợ Giải pháp quản lý kinh tế, tài chính, giải pháp về chính sách thể chế như:

+ Cần sớm xây dựng được cơ chế thu thủy lợi phí từ cac ngành dùng nước

khác nhau nhằm tăng nguồn thu và giảm chi phí cấp bù, trên cở sở vận dụng Hướng

dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kết hợp với điều kiện địa phương.

+Cần sớm xây dựng và thực hiện cac Định mức kinh tế, kỹ thuật trong quản

lý, khai thác công trình thủy lợi của cac địa phương.

+ Cần thường xuyên theo dõi, đanh gia tình hình thực hiện chính sách miên,

giảm thủy lợi phí để có đề xuất hiệu chỉnh, bổ sung kịp thời căn cứ tình hình thực tế

của địa phương.

+ Sớm ban hành, bổ sung hoàn chỉnh cac văn bản pháp quy về quy hoạch,

xây dựng và quản lý các công trình thủy lợi phục vụ đa mục tiêu sử dụng tổng hợp

nguồn nước trên vùng miền núi, trung du.

+ Pháp lệnh bảo vệ, sử dụng và quản lý hồ chứa nước, đặc biệt là đối với hồ

chứa loại vừa và lớn, cần thiết phải được Nhà nước ban hành.

Kết luận chương 3

Trong chương 3, tac giả đã nghiên cứu và giải quyết được một số vấn đề chủ

yếu sau:

Qua nghiên cứu phân tích thấy rằng để đanh gia hiệu quả của hệ thống công

trình thuỷ lợi đa mục tiêu cần phải được dựa trên cac quan điểm, nguyên tắc kinh tế,

xã hội, quản lý sử dụng tổng hợp tài nguyên nước, coi trọng việc quy hoạch tổng thể

tài nguyên nước là biện pháp quan trọng hàng đầu trong chính sách bảo vệ, bảo tồn

và phát triển bền vững tài nguyên nước; quản lý nghiêm ngặt, quy hoạch toàn diện,

sử dụng tiết kiệm, kết hợp với việc bảo tồn và phát triển bền vững. Dự án hồ chứa

đa mục đã đạt được những hiệu quả kinh tế to lớn. Tuy nhiên vẫn còn những mặt

tồn tại, hạn chế làm ảnh hưởng đến tính hiệu quả kinh tế của công trình.

Page 103: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

91

Theo kết quả nghiên cứu trên, tác giả đã xây dựng được các nguyên tắc đề

xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế của công trình hồ chức đa mục tiêu.

Thông qua đó, đề xuất các giải phap để nâng cao hiệu quả kinh tế của công trình hồ

chứa đa mục tiêu phân theo từng giai đoạn trong cả vòng đời của dự án bao gồm

giai đoạn quy hoạch, giai đoạn xây dựng và giai đoạn quản lý vận hành; cũng như

đề xuất các giải pháp hỗ trợ về kinh tế, tài chính, thể chế chính sach để nâng cao

hiệu quả kinh tế của công trình hồ chứa đa mục tiêu.

KẾT LUẬN VA KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn với đề tài: Nghiên cứu đánh

giá hiệu quả kinh tế của hệ thống hồ chức đa mục tiêu - áp dụng cho hệ thống

Hồ Núi Cốc của tác giả luận văn, luận văn đã có một số đóng góp như sau:

Luận văn đã làm rõ được vai trò, hiệu quả của công trình hồ chứa đa mục tiêu.

Đã nghiên cứu, tổng kết về tình hình xây dựng, quá trình xây dựng cũng như công

tác quản lý xây dựng công trình hồ chứa thủy lợi ở nước ta.

Luận văn đã nghiên cứu, làm rõ các khái niệm về hiệu quả kinh tế của công

trình nói chung và công trình thủy lợi nói riêng, đồng thời phân tích rõ các mặt hiệu

quả, các nguyên tắc xac định cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh

tế của công trình.

Luận văn đã nghiên cứu và tổng kết về cac phương phap đanh gia hiệu quả

kinh tế của công trình thủy lợi nói chung và công trình hồ chứa đa mục tiêu nói

riêng. Việc đanh gia hiệu quả kinh tế của công trình hồ chứa đa mục tiêu cần phải

đanh gia tổng hợp trên các nhiệm vụ của công trình và phải sử dụng tổng hợp một

số phương pháp, do mỗi phương phap chỉ phản anh được một mặt hiệu quả của

công trình hồ chứa đa mục tiêu. Đồng thời, luận văn cũng đã nghiên cứu và tổng kết

được các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của công trình hồ chứa đa mục

tiêu, qua đó giúp cho người quản lý có những quyết sách, giải phap đúng đắn để

nâng cao hiệu quả kinh tế của công trình hồ chứa đa mục tiêu.

Page 104: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

92

Luận văn đã nghiên cứu tổng quan về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã

hội của tỉnh Thai Nguyên cũng như nghiên cứu tổng quan về hệ thống công trình Hồ

Núi Cốc, bao gồm qua trình đầu tư xây dựng và cải tạo nâng cấp, các thông số kỹ

thuật của các hạng mục công trình chính và chức năng, nhiệm vụ của Hệ thống công

trình Hồ Núi Cốc, cả trong giai đoạn thiết kế cũng như trong giai đoạn thực tế quản

lý khai thác hiện nay.

Từ những kết quả đã nghiên cứu về cac phương phap đanh gia hiệu quả kinh tế

của công trình hồ chứa đa mục tiêu, Luận văn đã ứng dụng đanh gia được hiệu quả

kinh tế của công trình Hồ Núi Cốc ở cả hai giai đoạn: giai đoạn thiết kế và giai đoạn

thực tế quản lý vận hành. Qua tính toán đanh gia có thể khẳng định việc đầu tư xây

dựng hệ thống công trình Hồ Núi Cốc đạt hiệu quả cao cả về mặt kinh tế cũng như

về mặt xã hội.

Ngoài ra, Luận văn cũng đã có những nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến

hiệu quả kinh tế của công trình hồ chứa đa mục tiệu, và qua đó có đề xuất những

giải phap để nâng cao hiệu quả kinh tế của công trình hồ chứa đa mục tiêu.

2. Kiến nghị

Do hạn chế về nguồn tài liệu thu thập được trong phạm vi nghiên cứu và do

thời gian thực hiện luận văn có hạn, nên luận văn không tranh khỏi còn một số hạn

chế trong việc đanh gia toàn diện về hiệu quả kinh tế do công trình Hồ Núi Cốc đem

lại.

Thông qua luận văn này, tac giả muốn đề cập đến một số vấn đề sau:

Công trình hồ chứa đa mục tiêu có vai trò rất quan trọng, tạo điều kiện, động

lực để phát triển kinh tế trong khu vực hưởng lợi của dự án. Tuy nhiên, thực tế hiện

nay chưa có hệ thống các chỉ tiêu để đanh gia toàn diện hiệu quả kinh tế của công

trình hồ chứa đa mục tiêu mà mới chỉ đanh gia chủ yếu trên nhiệm vụ tưới, tiêu cho

sản xuất nông nghiệp là chính. Hơn nữa, trong thực tế quản lý khai thác của loại

công trình này, do nhu cầu và lợi ích của cac ngành dùng nước, hưởng lợi thường

xuyên thay đổi, nhiều khi xung đột với nhau, do đó việc đanh gia hiệu quả kinh tế sẽ

chỉ phù hợp với một giai đoạn nhất định.

Page 105: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

93

Để đảm bảo an toàn hồ chứa nhằm phát huy và khai thác hồ chứa một cách an

toàn và hiệu quả cần bổ sung các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn, Sổ tay hướng dẫn Quản lý

an toàn đập để quy định và hướng dẫn thực hiện các nội dung như: Tiêu chuẩn tính

toan và đanh gia tac động do vỡ đập, Tiêu chuẩn hướng dẫn lập kế hoạch chuẩn bị

sẵn sàng ứng phó với tình huống xả lũ khẩn cấp và vỡ đập, tiêu chí đanh gia mức độ

an toàn đập, kiểm định chất lượng đập;

Xây dựng kế hoạch lắp đặt hệ thống giám sát thông tin hồ chứa, phục vụ công

tác quản lý khai thác và chỉ đạo đảm bảo an toàn đập của các cấp quản lý. Từng

bước trang bị các hệ thống giám sát, quản lý tự động, hệ thống giám sát, cảnh báo

xả lũ hạ du cho các hồ chứa lớn để hỗ trợ việc quản lý, vận hành và ra quyết định

chỉ đạo trong những trường hợp ứng phó khẩn cấp;

Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế để nâng cao chất

lượng thiết kế, thi công, quan trắc và làm cơ sở cho việc ban hành các tiêu chuẩn,

quy chuẩn, sổ tay hướng dẫn về an toàn đập;

Tăng cường việc tuyên truyền, phổ biến những quy định pháp luật và thực hiện

nghiêm chỉnh những quy định pháp luật về quản lý an toàn hồ chứa; Đẩy mạnh công

tac đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ, công nhân quản lý hồ; ban hành

thống nhất giáo trình, tài liệu và chương trình đào tạo, đồng thời quy định chặt chẽ

những yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm của cán bộ, công nhân được phép tham gia

quản lý hồ chứa;

Tăng cường công tác kiểm tra an toàn hồ chứa nhằm phát hiện sớm những ẩn

họa có nguy cơ gây sự cố công trình để xử lý sớm; thực hiện nghiêm túc phương

châm “4 tại chỗ” trong xử lý sự cố công trình.

Việc xây dựng công trình hồ chứa đa mục tiêu để phục vụ nhu cầu dùng nước

của các ngành cũng như phòng chống thiên tai là hết sức cần thiết. Tuy nhiên không

phải lúc nào nó cũng mang lại hiệu quả kinh tế thuần túy. Vì vậy, bên cạnh việc

nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật về xây dựng công trình hồ chứa đa mục tiêu, đanh

giá hiệu quả kinh tế của công trình cần xem xét đến các hiệu quả về mặt xã hội do

dự an đem lại.

Page 106: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

94

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Hiếu (2011): Đề tài NCKH cấp bộ ‘‘Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả

công trình thủy lợi các tỉnh trung du miền núi phía Bắc phục vụ đa mục tiêu’’;

2. Dự án thiết kế Hồ Núi Cốc của công ty tư vấn xây dựng Thủy lợi 1 (HEC1);

3. Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ Quy

định chi tiết một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;

4. Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 09 năm 2012 của Chính phủ Sửa

đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11

năm 2003 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh

khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;

5. Nguyên Bá Uân (2012), Bài giảng cao học Kinh tế tài nguyên nước 2;

6. Nguyên Bá Uân, Ngô Thị Thanh Vân, (2006), “Kinh tế thủy lợi”,Nhà xuất bản

Xây dựng;

7. Nguyên Thị Phương Loan (2005), Giáo trình Tài nguyên nước, NXB ĐH Quốc

gia Hà Nội năm;

8. Nguyên Trung Dũng (2010), Kinh tế tài nguyên thiên nhiên, Nhà xuất bản Khoa

học tự nhiên và công nghệ;

9. Ngô Thị Thanh Vân (2012), Bài giảng cao học Kinh tế tài nguyên nước 1;

10. Quyết định số 14/2013/QĐ-UBND ngày 05 thang 07 năm 2013 của UBND tỉnh

Thái Nguyên Ban hành Quy định mức thu thủy lợi phí, tiền nước từ các công

trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;

11.TCVN 8414 :2010 : Công trình thủy lợi - Quy trình quản lý vận hành, khai thác

và kiểm tra hồ chứa nước;

12. TCVN 8213-2009 : Tính toán và đánh giá hiệu quả kinh tế dự án thủy lợi phục

vụ tưới, tiêu.

13. Thông tư liên tịch số 75/2012/TTLT-BTC-BXD-BNNPTNT ngày 15 tháng 05

năm 2012 của liên bộ: Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phat triển

nông thôn Hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định và thẩm quyền quyết

định giá tiêu thụ nước sạch tại các đô thị, khu công nghiệp và khu vực nông thôn.

Page 107: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

95

Phụ lục số 2.1: Giá trị thu nhập thuần túy của 1 ha cây trồng trong điều kiện không có dự án

Khoản mục thu chi Lúa Đông xuân Lúa Hè thu Hoa màu (Ngô) Chè

Đơn giá (103đ)

Số lượng

Thành tiền(103đ)

Số lượng

Thành tiền (103đ)

Số lượng

Đơn giá (103đ)

Thành tiền (103đ)

Số lượng

Đơn giá (103đ)

Thành tiền(103đ)

I. Tổng thu nhập/ha cây trồng 17.400 20.300 12.600 24.800 Tổng thu nhập/ha cây trồng 5.800 3,00 17.400 3,5 20.300 2.80 4.500 12.600 4.00 6.200 24.800

II. Tổng chi phí/ha cây trồng 13.273 12.688 8.439 22.150 1. C/phí lao động (103đ/công) 30 200 6.000 200 6.000 100 30 3.000 450 30 13.500

2. Chi phí đầu vào - Giống (103đ/tấn) 10.000 0,12 1.200 0,12 1.200 0,017 110.000 1.870

- Phân chuồng (103đ/tấn) 150 7,00 1.050 6,00 900 5,00 150 750 6,00 150 900

- Đạm (103đ/tấn) 9.500 0,17 1.615 0,14 1.330 0,10 9.500 950 0,35 9.500 3.325

- Lân (103đ/tấn) 2.400 0,18 432 0,16 384 0,10 2.400 240 0,20 2.400 480

- Kali (103đ/tấn) 7.450 0,07 521 0,06 447 0,04 7.450 298 0,25 7.450 1.862

- Thuốc trừ sâu (103đ/lít) 200 2,00 400 2,00 400 1,00 200 200 4,00 200 800

3. Máy cày bừa (103đ/ha) 850 1,00 850 1,00 850 1,00 500 500

4.Thủy lợi phí (103đ/ha) theo QĐ 14/2013/QĐ-UBND

573 1,00 573 1,00 573 1,00 229 229 1,00 229 229

5. Chi phí khác 5 % (103đ) 632 604 402 1.054

III. Thu nhập thuần túy (103 đ/ha) 4.127 7.612 4.161 2.650

Page 108: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

96

Phụ lục số 2.2 : Giá trị thu nhập thuần túy của 1 ha cây trồng trong điều kiện có dự án

Khoản mục thu chi

Lúa Đông xuân Lúa Hè thu Hoa màu (Ngô) Chè

Đơn giá (103đ)

Số lượng

Thành tiền(103đ)

Số lượng

Thành tiền(103đ)

Số lượng

Đơn giá (103đ)

Thành tiền (103đ)

Số lượng

Đơn giá (103đ)

Thành tiền(103đ)

I. Tổng thu nhập/ha cây trồng 31.900 35.960 20.250 68.200 Tổng thu nhập/ha cây trồng 5.800 5,5 31.900 6,2 35.960 4,5 4.500 20.250 11.00 6.200 68.200

II. Tổng chi phí /ha cây trồng 13.758 13.048 13.245 39.020 1. C/phí lao động (103đ/công) 30 200 6.000 200 6.000 100 30 3.000 780 30 29.400

2. Chi phí đầu vào 23.400 - Giống (103đ/tấn) 10.000 0,12 1.200 0,12 1.200 0,017 110.000 1.870

- Phân chuồng (103đ/tấn) 150 7,00 1.050 7,00 1.050 5,00 150 750 10,00 150 1.500

- Đạm (103đ/tấn) 9.500 0,19 1.805 0,15 1.425 0,13 9.500 1.235 0,65 9.500 6.175

- Lân (103đ/tấn) 2.400 0,20 480 0,17 408 0,15 2.400 360 0,40 2.400 960

- Kali (103đ/tấn) 7.450 0,10 745 0,07 521 0,60 7.450 4.470 0,55 7.450 4.097

- Thuốc trừ sâu (103đ/lít) 200 2,00 400 2,00 400 1,00 200 200 8,00 200 800

3. Máy cày bừa (103đ/ha) 850 1,00 850 1,00 850 1,00 500 500

4.Thủy lợi phí (103đ/ha) theo QĐ 14/2013/QĐ-UBND

573 1,00 573 1,00 573 1,00 229 229 1,00 229 229

5. Chi phí khác 5 % (103đ) 655 621 631 1.859

III. Thu nhập thuần túy (103 đ/ha) 18.142 22.912 7.005 29.180

Page 109: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

Phụ lục số 2.3 : Bảng tính NPV và B/C theo thiết kế ( r = 20%/năm)

Năm Vốn đầu tư và chi phí Thu nhập thuần

tuý (109đ)

Tỷ lệ chiết khấu

1/(1+r)^t

Chi phí có chiết

khấu (109đ)

Thu nhập có chiết

khấu (109đ)

Vốn đầu tư

Vận hành khai thác

(109đ) Tổng

chi phí

1973 0 663.82

663.82 - 1.000 663.82 -

1974 1 503.80

503.80 - 0.833 419.83 -

1975 2 503.80

503.80 - 0.694 349.86 -

1976 3 503.80

503.80 - 0.579 291.55 -

1977 4 183.43

183.43 - 0.482 88.46 -

1978 5 50.57 15.00 65.57 751.57 0.402 26.35 302.04

1979 6 45.50 15.00 60.50 751.57 0.335 20.26 251.70

1980 7 40.86 15.00 55.86 751.57 0.279 15.59 209.75

1981 8

15.00 15.00 751.57 0.233 3.49 174.79

1982 9

15.00 15.00 751.57 0.194 2.91 145.66

1983 10

15.00 15.00 751.57 0.162 2.42 121.38

1984 11

15.00 15.00 751.57 0.135 2.02 101.15

1985 12

30.00 30.00 751.57 0.112 3.36 84.29

1986 13

30.00 30.00 751.57 0.093 2.80 70.24

1987 14

30.00 30.00 751.57 0.078 2.34 58.54

1988 15

30.00 30.00 751.57 0.065 1.95 48.78

1989 16

30.00 30.00 751.57 0.054 1.62 40.65

1990 17

30.00 30.00 751.57 0.045 1.35 33.88

1991 18

30.00 30.00 751.57 0.038 1.13 28.23

1992 19

30.00 30.00 751.57 0.031 0.94 23.52

1993 20

30.00 30.00 751.57 0.026 0.78 19.60

1994 21

30.00 30.00 751.57 0.022 0.65 16.34

1995 22

30.00 30.00 751.57 0.018 0.54 13.61

Page 110: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

98

1996 23

30.00 30.00 751.57 0.015 0.45 11.34

1997 24

30.00 30.00 751.57 0.013 0.38 9.45

1998 25

30.00 30.00 751.57 0.010 0.31 7.88

1999 26 60.84 30.00 90.84 751.57 0.009 0.79 6.57

2000 27

30.00 30.00 751.57 0.007 0.22 5.47

2001 28

30.00 30.00 751.57 0.006 0.18 4.56

2002 29

30.00 30.00 751.57 0.005 0.15 3.80

2003 30

30.00 30.00 751.57 0.004 0.13 3.17

2004 31

30.00 30.00 751.57 0.004 0.11 2.64

2005 32

30.00 30.00 751.57 0.003 0.09 2.20

2006 33

30.00 30.00 751.57 0.002 0.07 1.83

2007 34

30.00 30.00 751.57 0.002 0.06 1.53

2008 35

30.00 30.00 751.57 0.002 0.05 1.27

2009 36

30.00 30.00 751.57 0.001 0.04 1.06

2010 37

30.00 30.00 751.57 0.001 0.04 0.88

2011 38

30.00 30.00 751.57 0.001 0.03 0.74

2012 39

30.00 30.00 751.57 0.001 0.02 0.61

2013 40

30.00 30.00 751.57 0.001 0.02 0.51

Tổng

1,907.19 1,809.68

NPV (109 đồng) (97.51)

B/C 0.95

Page 111: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

99

Phụ lục số 2.4 : Bảng tính NPV và B/C theo hiện trạng (r = 9%/năm)

Năm Vốn đầu tư và chi phí Thu nhập thuần

tuý (109đ)

Tỷ lệ chiết khấu

1/(1+r)^t

Chi phí có chiết

khấu (109đ)

Thu nhập có chiết

khấu (109đ)

Vốn đầu tư

(K) (109đ)

Vận hành khai thác

(109đ) Tổng

chi phí

1973 0 663.82

663.82 - 1.000 663.82 -

1974 1 503.80

503.80 - 0.917 462.20 -

1975 2 503.80

503.80 - 0.842 424.04 -

1976 3 503.80

503.80 - 0.772 389.03 -

1977 4 183.43

183.43 - 0.708 129.95 -

1978 5

15.00 15.00 634.66 0.650 9.75 412.49

1979 6

15.00 15.00 634.66 0.596 8.94 378.43

1980 7 50.57 15.00 65.57 634.66 0.547 35.87 347.18

1981 8 45.50 15.00 60.50 634.66 0.502 30.36 318.51

1982 9 40.86 15.00 55.86 634.66 0.460 25.72 292.22

1983 10

15.00 15.00 634.66 0.422 6.34 268.09

1984 11

15.00 15.00 634.66 0.388 5.81 245.95

1985 12

30.00 30.00 634.66 0.356 10.67 225.64

1986 13

30.00 30.00 634.66 0.326 9.79 207.01

1987 14

30.00 30.00 634.66 0.299 8.98 189.92

1988 15

30.00 30.00 634.66 0.275 8.24 174.24

1989 16

30.00 30.00 634.66 0.252 7.56 159.85

1990 17

30.00 30.00 634.66 0.231 6.93 146.65

1991 18

30.00 30.00 634.66 0.212 6.36 134.54

1992 19

30.00 30.00 634.66 0.194 5.83 123.43

1993 20

30.00 30.00 634.66 0.178 5.35 113.24

1994 21

30.00 30.00 634.66 0.164 4.91 103.89

1995 22

30.00 30.00 634.66 0.150 4.51 95.31

Page 112: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

100

Năm Vốn đầu tư và chi phí Thu nhập thuần

tuý (109đ)

Tỷ lệ chiết khấu

1/(1+r)^t

Chi phí có chiết

khấu (109đ)

Thu nhập có chiết

khấu (109đ)

Vốn đầu tư

Vận hành khai thác

(109đ) Tổng

chi phí

1996 23

30.00 30.00 634.66 0.138 4.13 87.44

1997 24

30.00 30.00 634.66 0.126 3.79 80.22

1998 25

30.00 30.00 634.66 0.116 3.48 73.60

1999 26 60.84 30.00 90.84 634.66 0.106 9.66 67.52

2000 27

30.00 30.00 634.66 0.098 2.93 61.95

2001 28

30.00 30.00 634.66 0.090 2.69 56.83

2002 29

30.00 30.00 634.66 0.082 2.46 52.14

2003 30

30.00 30.00 634.66 0.075 2.26 47.84

2004 31

30.00 30.00 634.66 0.069 2.07 43.89

2005 32

30.00 30.00 634.66 0.063 1.90 40.26

2006 33

30.00 30.00 634.66 0.058 1.75 36.94

2007 34

30.00 30.00 634.66 0.053 1.60 33.89

2008 35 34.45 30.00 64.45 634.66 0.049 3.16 31.09

2009 36 15.58 30.00 45.58 634.66 0.045 2.05 28.52

2010 37

31.20 31.20 642.86 0.041 1.29 26.51

2011 38

31.20 31.20 642.86 0.038 1.18 24.32

2012 39

31.20 31.20 642.86 0.035 1.08 22.31

2013 40

31.20 31.00 642.86 0.032 0.99 20.47

Tổng

2,319.43 4,772.34

NPV (109 đồng) 2,452.91

B/C 2.06

Page 113: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

101

Phụ lục số 2.5 : Bảng tính NPV và B/C theo hiện trạng ( r = 18%/năm )

Năm Vốn đầu tư và chi phí Thu nhập thuần

tuý (109đ)

Tỷ lệ chiết khấu

1/(1+r)t

Chi phí có chiết

khấu (109đ)

Thu nhập có

chiết khấu (109đ)

Vốn đầu tư

K (109đ)

Vận hành khai thác

(109đ)

Tổng chi phí (109đ)

1973 0 663.82

663.82 - 1.000 663.82 -

1974 1 503.80

503.80 - 0.847 426.95 -

1975 2 503.80

503.80 - 0.718 361.82 -

1976 3 503.80

503.80 - 0.609 306.63 -

1977 4 183.43

183.43 - 0.516 94.61 -

1978 5

15.00 15.00 634.66 0.437 6.56 277.42

1979 6

15.00 15.00 634.66 0.370 5.56 235.10

1980 7 50.57 15.00 65.57 634.66 0.314 20.58 199.24

1981 8 45.50 15.00 60.50 634.66 0.266 16.10 168.84

1982 9 40.86 15.00 55.86 634.66 0.225 12.59 143.09

1983 10

15.00 15.00 634.66 0.191 2.87 121.26

1984 11

15.00 15.00 634.66 0.162 2.43 102.76

1985 12

30.00 30.00 634.66 0.137 4.12 87.09

1986 13

30.00 30.00 634.66 0.116 3.49 73.80

1987 14

30.00 30.00 634.66 0.099 2.96 62.55

1988 15

30.00 30.00 634.66 0.084 2.51 53.00

1989 16

30.00 30.00 634.66 0.071 2.12 44.92

1990 17

30.00 30.00 634.66 0.060 1.80 38.07

1991 18

30.00 30.00 634.66 0.051 1.52 32.26

1992 19

30.00 30.00 634.66 0.043 1.29 27.34

1993 20

30.00 30.00 634.66 0.037 1.10 23.17

1994 21

30.00 30.00 634.66 0.031 0.93 19.63

1995 22

30.00 30.00 634.66 0.026 0.79 16.64

Page 114: LUẬN VĂN THẠC SĨ - catalog.tlu.edu.vncatalog.tlu.edu.vn/exlibris/aleph/u22_2/alephe/www... · LUẬN VĂN THẠC SĨ ... Luận văn được thoàn thành tại Trường Đại

102

Năm Vốn đầu tư và chi phí Thu nhập thuần

tuý (109đ)

Tỷ lệ chiết khấu

1/(1+r)t

Chi phí có chiết

khấu (109đ)

Thu nhập có

chiết khấu (109đ)

Vốn đầu tư

K (109đ)

Vận hành khai thác

(109đ)

Tổng chi phí (109đ)

1996 23

30.00 30.00 634.66 0.022 0.67 14.10

1997 24

30.00 30.00 634.66 0.019 0.56 11.95

1998 25

30.00 30.00 634.66 0.016 0.48 10.13

1999 26 60.84 30.00 90.84 634.66 0.014 1.23 8.58

2000 27

30.00 30.00 634.66 0.011 0.34 7.27

2001 28

30.00 30.00 634.66 0.010 0.29 6.16

2002 29

30.00 30.00 634.66 0.008 0.25 5.22

2003 30

30.00 30.00 634.66 0.007 0.21 4.43

2004 31

30.00 30.00 634.66 0.006 0.18 3.75

2005 32

30.00 30.00 634.66 0.005 0.15 3.18

2006 33

30.00 30.00 634.66 0.004 0.13 2.69

2007 34

30.00 30.00 634.66 0.004 0.11 2.28

2008 35 34.45 30.00 64.45 634.66 0.003 0.20 1.93

2009 36 15.58 30.00 45.58 634.66 0.003 0.12 1.64

2010 37

31.20 31.20 642.86 0.002 0.07 1.41

2011 38

31.20 31.20 642.86 0.002 0.06 1.19

2012 39

31.20 31.20 642.86 0.002 0.05 1.01

2013 40

31.20 31.00 642.86 0.001 0.04 0.86

Tổng

1,948.26 1,813.97

NPV (10^9 đồng) (134.28)

B/C 0.93