multinational corprations in global economy

90
Chương 8 Các tập đoàn đa quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu Các tập đoàn đa quốc gia đóng một vai trò nổi bật và thường gây nhiều tranh cãi trong nền kinh tế toàn cầu. Khi một tập đoàn đặt trụ sở tại một quốc gia lập một cơ sở sản xuất mới tại một nước khác hoặc mua lại một cơ sở sản xuất hiện có, tập đoàn đó mở rộng quyền kiểm soát về quản lý ra khỏi biên giới quốc gia. Quyền kiểm soát quản lý này cho phép tập đoàn đó có thể đưa ra các quyết định về việc sử dụng như thế nào và ở đâu đối với các nguồn lực tạo ra các kết quả cho quốc gia nơi tập đoàn đó đặt trụ sở và cả quốc gia nơi tập đoàn đó đầu tư. Công ăn việc làm, thu nhập, và công nghệ có thể được tạo ra hoặc bị mất đi, và các lịch trình hoạt động kinh tế của chính phủ các nước có thể được đẩy mạnh hoặc tắc nghẽn do kết quả của các quyết định do các tập đoàn đa quốc gia đó đưa ra. Trong nhiều trường hợp,

Upload: huong-zua

Post on 01-Feb-2016

223 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

Phân tích MNCs dưới góc độ kinh tế trong môn kinh tế chính trị quốc tế

TRANSCRIPT

Page 1: Multinational Corprations in Global Economy

Chương 8

Các tập đoàn đa quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu

Các tập đoàn đa quốc gia đóng một vai trò nổi bật và thường gây nhiều tranh

cãi trong nền kinh tế toàn cầu. Khi một tập đoàn đặt trụ sở tại một quốc gia

lập một cơ sở sản xuất mới tại một nước khác hoặc mua lại một cơ sở sản

xuất hiện có, tập đoàn đó mở rộng quyền kiểm soát về quản lý ra khỏi biên

giới quốc gia. Quyền kiểm soát quản lý này cho phép tập đoàn đó có thể đưa

ra các quyết định về việc sử dụng như thế nào và ở đâu đối với các nguồn

lực tạo ra các kết quả cho quốc gia nơi tập đoàn đó đặt trụ sở và cả quốc gia

nơi tập đoàn đó đầu tư. Công ăn việc làm, thu nhập, và công nghệ có thể

được tạo ra hoặc bị mất đi, và các lịch trình hoạt động kinh tế của chính phủ

các nước có thể được đẩy mạnh hoặc tắc nghẽn do kết quả của các quyết

định do các tập đoàn đa quốc gia đó đưa ra. Trong nhiều trường hợp, các

quyết định mà các tập đoàn đa quốc gia đưa ra dựa trên các chiến lược toàn

cầu nhằm tạo thành công cho doanh nghiệp, chứ không chỉ trên cơ sở của

các điều kiện tại bất cứ quốc gia nào mà các tập đoàn đa quốc gia đang thực

hiện kinh doanh. Kết quả là, có lẽ hơn bất cứ yếu tố nào của hệ thống kinh tế

quốc tế, các tập đoàn đa quốc gia đã làm nổi bật những căng thẳng vốn có

trong một nền kinh tế ngày càng có tổ chức theo các dây chuyền thế giới và

các hệ thống chính trị tiếp tục phản ảnh các lãnh thổ quốc gia riêng biệt.

Bởi vì các tập đoàn đa quốc gia hoạt động đồng thời trong các hệ thống

chính trị quốc gia và thị trường thế giới, họ là đối tượng gây ra nhiều tranh

cãi giữa chính phủ các nước và giữa những nhà quan sát của nền kinh tế

chính trị quốc tế. Một số chính phủ và các nhà quan sát coi các tập đoàn đa

Page 2: Multinational Corprations in Global Economy

quốc gia là những công cụ sản xuất của một trật tự kinh tế theo chủ nghĩa tự

do: các tập đoàn đa quốc gia dịch chuyển tư bản đến nơi khan hiếm về tư

bản, chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý từ một nước đến một

nước khác, và thúc đẩy việc phân bổ có hiệu quả đối với các nguồn lực của

nền kinh tế thế giới. Các chính phủ và nhà quan sát khác lại coi các tập đoàn

đa quốc gia là các công cụ thống trị của chủ nghĩa tư bản: các tập đoàn đa

quốc gia kiểm soát các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế tại các nước mà

họ đầu tư, ra quyết định về việc sử dụng các nguồn lực mà hầu như không hề

quan tâm đến các nhu cầu của các nước sở tại, và làm suy yếu các chuẩn

mực lao động và môi trường. Tất cả những gì mà hai quan điểm khác biệt

này cùng thống nhất là các tập đoàn đa quốc gia vừa là các động lực chính

và là các bên hưởng lợi của động lực toàn cầu hóa.

Chương này và chương tiếp theo sẽ nghiên cứu về kinh tế học và chính trị

của các tập đoàn đa quốc gia (MNC). Chương này sẽ tập trung vào một số

vấn đề kinh tế cốt lõi liên quan đến các tổ chức trải dài về mặt địa lý này.

Phần đầu tiên sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về các tập đoàn đa quốc

gia trong nền kinh tế toàn cầu. Chúng tôi định nghĩa về các tập đoàn đa quốc

gia, tìm hiểu sơ lược về các nguồn gốc và quá trình phát triển của các tập

đoàn đa quốc gia, và sau đó tìm hiểu về một số số liệu thống kê mô tả về sự

tăng trưởng nhanh chóng của các tập đoàn đa quốc gia trong vòng 20 năm

qua và các ngành sản xuất mà hoạt động của các tập đoàn đa quốc gia được

tập trung vào nhiều nhất. Phần thứ hai sẽ tìm hiểu về lý thuyết kinh tế chuẩn

mực đã được xây dựng để lý giải cho sự tồn tại của các tập đoàn đa quốc gia.

Lý thuyết này sẽ vừa nâng cao hiểu biết của chúng ta về những sự khác biệt

giữa các tập đoàn đa quốc gia và các công ty khác và giúp chúng ta hiểu

được khi nào chúng ta có thể thấy các tập đoàn đa quốc gia đang hoạt động

Page 3: Multinational Corprations in Global Economy

và khi nào chúng ta có thể thấy các công ty quốc gia. Phần cuối cùng sẽ tìm

hiểu về tác động của các tập đoàn đa quốc gia đối với các nước tiếp nhận

đầu tư nước ngoài từ các tập đoàn này. Trước tiên chúng ta nghiên cứu về

các lợi ích tiềm năng mà các tập đoàn đa quốc gia có thể đem lại cho các

nước mà họ đầu tư và sau đó tìm hiểu xem các hoạt động của các tập đoàn

đa quốc gia đôi khi hạn chế phạm vi mà các quốc gia nhận đầu tư của họ thu

được lợi ích như thế nào.

Các tập đoàn đa quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu

Đối với nhiều người, một tập đoàn đa quốc gia và một công ty tham giam

mạnh mẽ vào các hoạt động quốc tế là một. Tuy nhiên, một tập đoàn đa quốc

gia thì không chỉ là một công ty tham gia vào các hoạt động quốc tế, và

nhiều công ty tham dự nhiều hoạt động quốc tế, nếu hiểu cho thật sát nghĩa,

lại không phải là các tập đoàn đa quốc gia. Các tập đoàn đa quốc gia chỉ là

một tập hợp con của các công ty hoạt động mạnh trên phạm vi quốc tế. Định

nghĩa tiêu chuẩn về một tập đoàn đa quốc gia là một công ty “quản lý và

kiểm soát các cơ sở sản xuất – các nhà máy – tại ít nhất hai quốc gia” (Caves

1996, 1). Định nghĩa này là một xuất phát điểm hữu ích, nhấn mạnh đến hai

khía cạnh quan trọng của các tập đoàn đa quốc gia. Trước tiên, các tập đoàn

đa quốc gia đặt nhiều cơ sở sản xuất dưới quyền kiểm soát của một cơ cấu

doanh nghiệp duy nhất. Do đó, quyền sở hữu của nhiều cơ sở sản xuất là một

yếu tố quan trọng cốt lõi của một tập đoàn đa quốc gia. Nhiều công ty tham

gia vào các hoạt động quốc tế, song lại không sở hữu các nhà máy bên ngoài

đất nước của họ. Các công ty đó không phải là các tập đoàn đa quốc gia.

Thứ hai, các tập đoàn đa quốc gia là các doanh nghiệp đã quốc tế hóa hoạt

động của họ: các cơ sở sản xuất mà mỗi tập đoàn đa quốc gia sở hữu được

Page 4: Multinational Corprations in Global Economy

đặt tại các quốc gia khác nhau trên toàn cầu. Nhiều doanh nghiệp có thể có

nhiều cơ sở sản xuất, song trong một số trường hợp tất cả các cơ sở sản xuất

đó đều được đặt tại một quốc gia. Các doanh nghiệp đó không phải là các

tập đoàn đa quốc gia. Việc kết hợp hai đặc điểm này lại với nhau cho phép

chúng ta phát biểu rằng các tập đoàn đa quốc gia khác với các doanh nghiệp

khác về phạm vi sở hữu doanh nghiệp và quyền ra quyết định kinh doanh

vượt qua biên giới quốc gia.

Tuy vậy, định nghĩa trên không nắm bắt được toàn bộ các hoạt động của một

tập đoàn đa quốc gia. Các tập đoàn đa quốc gia đồng thời tham gia vào việc

sản xuất kinh tế, thương mại quốc tế và đầu tư xuyên quốc gia. Lấy ví dụ

như, hãy xem xét trường hợp của công ty General Electric (GE) có trụ sở đặt

tại Mỹ, thường được xếp hạng là một trong những tập đoàn đa quốc gia lớn

nhất thế giới. Công ty General Electric kiểm soát khoảng 250 nhà máy đặt

tại 26 quốc gia tại Bắc và Nam Mỹ, châu Âu, và châu Á. Mặc dù việc sản

xuất tại các nhà máy này rõ ràng là quan trọng, năng lực tham gia vào hoạt

động thương mại quốc tế cũng có vai trò không kém phần quan trọng đối với

thành công của công ty General Electric. Nhiều hàng hóa do công ty General

Electric sản xuất ra xuyên biên giới quốc gia, dưới dạng thành phẩm hàng

hóa tiêu dùng hoặc dưới dạng các cấu kiện phục vụ cho hoàn thiện các sản

phẩm khác. Lấy ví dụ như, các máy rửa bát, máy sấy và lò vi sóng mà công

ty General Electric sản xuất ra tại châu Á và châu Mỹ La tinh được bán tại

Mỹ và châu Âu. Một số động cơ phản lực do công ty General Electric sản

xuất ra tại Mỹ được bán cho hãng Airbus. Cuối cùng, để tạo ra việc sản xuất

trên phạm vi toàn cầu và mạng lưới thương mại toàn cầu này, công ty

General Electric đã phải thực hiện nhiều khoản đầu tư xuyên biên giới. Mỗi

lần công ty General Electric thành lập một cơ sở sản xuất mới hoặc nâng cấp

Page 5: Multinational Corprations in Global Economy

một cơ sở hiện có tại một nước khác, công ty này đầu tư vào quốc gia đó. Do

vậy, các tập đoàn đa quốc gia là một nguồn vốn nước ngoài quan trọng đối

với các nước có chi nhánh của các tập đoàn đa quốc gia. Vì vậy, mặc dù điều

chắc chắn là công ty General Electric kiểm soát và quản lý các nhà máy tại ít

nhất hai quốc gia, điều này không mô tả đầy đủ về các hoạt động quốc tế của

công ty General Electric. Giống như tất cả các tập đoàn đa quốc gia, công ty

General Electric tham gia đồng thời trong lĩnh vực sản xuất, thương mại và

đầu tư xuyên biên giới.

Các tập đoàn đa quốc gia không phải là các hiện tượng mới xuất hiện gần

đây. Tập đoàn đa quốc gia đã xuất hiện với tư cách là các bộ phận quan

trọng và bền vững của nền kinh tế thế giới trong giai đoạn cuối thế kỷ 19.

Làn sóng đầu tiên của các doanh nghiệp đa quốc gia này có sự nổi trội của

nước Anh, đất nước xuất khẩu tư bản lớn nhất trên thế giới trong thế kỷ đó.

Các công ty của nước Anh đã đầu tư vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên

và các ngành sản xuất trong Đế quốc Anh, nước Mỹ, châu Mỹ La tinh, và

châu Á. Vào năm 1914, các nhà đầu tư Anh đã kiểm soát gần một nửa tổng

khối lượng đầu tư trực tiếp của nước ngoài trên toàn thế giới, và sản xuất đa

quốc gia lúc đó diễn ra trong nhiều ngành công nghiệp, bao gồm cả hóa chất,

dược phẩm, công nghiệp điện, máy móc, ô tô, lốp, và lương thực chế biến

(Jones 1996, 29 – 30). Các công ty của Mỹ đã bắt đầu đầu tư ra nước ngoài

vào cuối thế kỷ 19. Hãng máy khâu Singer đã trở thành công ty đầu tiên của

Mỹ thiết lập một cơ sở sản xuất lâu dài ở nước ngoài khi công ty này mua lại

một nhà máy ở Glasgow, Scotland, vào năm 1867 (Wilkins 1970, 41 – 42).

Vào những năm 1920, nước Mỹ đã vượt qua nước Anh trở thành nguồn đầu

tư trực tiếp từ nước ngoài lớn nhất (xem Jones 1996).

Page 6: Multinational Corprations in Global Economy

Các công ty Mỹ đã chi phối nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài sau

Chiến tranh thế giới thứ hai. Vì bận tâm tái thiết sau chiến tranh và không

muốn mạo hiểm với các kết quả mất cân bằng cán cân thanh toán do để

nguồn vốn chảy ra nước ngoài, chính phủ các nước châu Âu và Nhật Bản đã

không khuyến khích nguồn vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Kết quả là,

các công ty Mỹ chiếm hai phần ba tổng số các chi nhánh tập đoàn đa quốc

gia mới được thành lập trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1960

(Dunning 1996). Khối lượng đầu tư lớn nhất của Mỹ đổ vào châu Âu, trong

lĩnh vực chế tạo. Cú huých của các công ty Mỹ đầu tư vào châu Âu có thêm

động lực là việc hình thành Cộng đồng kinh tế châu Âu vào cuối những năm

1950. Nhiều khoản đầu tư của Mỹ được hướng vào việc dành lấy quyền tiếp

cận đối với thị trường châu Âu mới thống nhất. Các công ty khác của Mỹ đã

đầu tư vào các nước đang phát triển, vào Canada, và vào Australia, và phần

nhiều của các khoản đầu tư này được hướng vào việc khai thác các nguồn tài

nguyên thiên nhiên.

Sự chi phối của các tập đoàn đa quốc gia Mỹ đã giảm dần kể từ năm 1960,

khi các công ty đầu tiên của châu Âu và sau đó là Nhật Bản bắt đầu đầu tư ra

nước ngoài. Trong thời gian gần đây hơn, vai trò gia tăng của các tập đoàn

đa quốc gia có trụ sở đặt tại các quốc gia công nghiệp hóa tiên tiến khác đã

đi kèm với sự xuất hiện của đầu tư trực tiếp của nước ngoài của các tập đoàn

đa quốc gia có trụ sở đặt tại châu Á và châu Mỹ La tinh. Do đó, mặc dù các

công ty Mỹ tiếp tục đóng một vai trò to lớn trong nền kinh tế quốc tế, ngày

nay, họ không còn ở mức chi phối như đã đạt được vào thời kỳ đầu sau

Chiến tranh thế giới thứ hai.

Mặc dù các tập đoàn đa quốc gia không còn là hiện tượng mới xuất hiện

trong thời gian gần đây, điều mới mẻ là tốc độ các công ty chuyển hóa thành

Page 7: Multinational Corprations in Global Economy

các tập đoàn đa quốc gia. Chúng ta có thể thấy sự tăng trưởng chưa từng

thấy của các tập đoàn đa quốc gia trong hai tập hợp số liệu thống kê khác

nhau. Đầu tiên là tập hợp số liệu về số lượng các tập đoàn đa quốc gia đang

hoạt động trong nền kinh tế thế giới. (Xem Hình 8.1.) Vào năm 1969, ngay

tại thời điểm kết thúc sự chi phối của Mỹ, chỉ có khoảng chừng 7.300 công

ty mẹ là tập đoàn đa quốc gia đang hoạt động trong nền kinh tế thế giới. Cho

đến năm 1988, 18.500 công ty đã gia nhập hàng ngũ của các tập đoàn đa

quốc gia, đây là một sự tăng trưởng ấn tượng trong thời gian hai mươi năm.

Tuy nhiên, trong 12 năm tiếp theo, số lượng các tập đoàn đa quốc gia đang

hoạt động trong nền kinh tế toàn cầu đã tăng hơn gấp ba lần, lên đến con số

ước tính là 61.582 công ty mẹ vào năm 2000. Toàn bộ các công ty mẹ này

có tổng cộng là 926.948 chi nhánh đặt tại nước ngoài. Do vậy, chỉ trong

vòng hơn 30 năm, số lượng các công ty tham gia vào sản xuất trên phạm vi

quốc tế đã tăng khoảng 9 lần.

Hình 8.1 Tốc độ tăng trưởng của các công ty mẹ của các tập đoàn đa quốc gia

Nguồn: Gable và Bruner 2003, 3; UNCTAD 2008, Bảng Phụ lục A. 1.8

Page 8: Multinational Corprations in Global Economy

Tập hợp số liệu thứ hai theo dõi về tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư trực tiếp

của nước ngoài trong cùng giai đoạn. Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài

(FDI) xuất hiện khi một công ty có trụ sở tại một quốc gia xây dựng một nhà

máy mới, hoặc mua một nhà máy hiện có, tại một quốc gia khác. Do đó, một

doanh nghiệp quốc gia sẽ trở thành một tập đoàn đa quốc gia bằng cách thực

hiện vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Như bảng 8.1 minh họa, tổng khối

lượng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài đã tăng nhanh chóng trong vòng

17 năm qua. Trong giai đoạn cuối những năm 1980, các dòng chảy vốn đầu

tư trực tiếp của nước ngoài đã tương đương với khoảng 180 tỷ đô la Mỹ mỗi

năm. Đến giữa những năm 1990, con số này đã tăng gần gấp đôi và sau đó

tiếp tục tăng lên trong suốt nửa cuối của những năm 1990. Khối lượng vốn

đầu tư trực tiếp của nước ngoài đạt mức cao nhất là hơn 1 nghìn tỷ đô la Mỹ

mỗi năm trong năm 1999 và 2000, trước khi giảm xuống trong năm năm vừa

qua. Kết quả là, khối lượng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài trên thế giới,

tức là tổng số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài hiện có, đã tăng từ mức

692,7 tỷ đô la Mỹ vào năm 1980 lên đến 8,2 nghìn tỷ đô la Mỹ trong năm

2003, tăng gần gấp 12 lần trong giai đoạn 23 năm (UNCTAD 2004, 376). Cả

hai tập hợp số liệu đều cho thấy một mô hình chung nổi bật: 23 năm vừa qua

đã tạo ra sự gia tăng nhanh chóng số lượng các công ty đã quốc tế hóa hoạt

động của họ.

Do số lượng các tập đoàn đa quốc gia đã tăng lên, tầm quan trọng về vai trò

của họ trong nền kinh tế toàn cầu đã tăng lên tương ứng. Liên hợp quốc đã

ước tính là các tập đoàn đa quốc gia hiện sản xuất khoảng 10 % tổng sản

phẩm quốc nội (GDP) của toàn thế giới và sử dụng khoảng 54,2 triệu lao

động trên toàn thế giới (UNCTAD 2004, 8 - 9). Phần nhiều trong hoạt động

này được tập trung vào một nhóm nhỏ các tập đoàn. Một trăm tập đoàn đa

Page 9: Multinational Corprations in Global Economy

quốc gia lớn nhất (một nửa trong số đó được liệt kê trong bảng 8.2) chiếm

hơn 12 % tổng tài sản nước ngoài do toàn bộ các tập đoàn đa quốc gia kiểm

soát, 14 % tổng doanh thu của các tập đoàn đa quốc gia, và 13 % tổng số

lượng công ăn việc làm của tất cả các tập đoàn đa quốc gia (UNCTAD 2004,

9). Các tập đoàn đa quốc gia cũng thực hiện khoảng 1/3 khối lượng thương

mại trên toàn thế giới (UNCTAD 2004, 9). Phần nhiều trong khối lượng

thương mại đó là thương mại bên trong tập đoàn – có nghĩa là, hoạt động

thương mại đó diễn ra giữa một công ty mẹ và các chi nhánh tại nước ngoài

của công ty đó. Lấy ví dụ như, tại nước Mỹ, 1/3 trong tổng số khối lượng

xuất khẩu là những khoản xuất khẩu phục vụ hoạt động bên trong các tập

đoàn đa quốc gia, và có đến tận 40 % khối lượng nhập khẩu là các khoản

nhập khẩu cho các hoạt động bên trong của các công ty này (Grimwade

2000, 134). Người ta đã ước tính là thương mại bên trong các tập đoàn đa

quốc gia chiếm khoảng 30 đến 40 % thương mại thế giới (Dunning 1996,

77). Do đó, các tập đoàn đa quốc gia đóng một vai trò quan trọng trong nền

kinh tế toàn cầu đương đại, và vai trò này đã ngày càng gia tăng nhanh

chóng trong vòng 25 năm qua.

Page 10: Multinational Corprations in Global Economy

Bảng 8.1 Dòng chảy vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ ra các nước khác, 1986 – 2006

(đơn vị tính: Tỷ đô la Mỹ)

1986 - 1991 1992 - 1997 1998 - 2002 2003 - 2006

Thế giới 80,5 328,2 856,9 872,6

Liên minh châu

Âu

100,4 161,7 566,5 457,0

Bắc Mỹ 31,3 88,6 176,4 180,4

Nhật Bản 33,1 20,2 29,8 38,9

Đông Nam Á 8,3 39,0 46,3 12,6

Đông Âu Không có dữ liệu 1,2 2,4 14,4

Châu Mỹ La tinh Không có dữ liệu 9,5 8,44 33,6

Châu Phi Không có dữ liệu 2,2 0,76 3,5

Nguồn: Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển, “Báo cáo Thương mại thế giới:

Dòng chảy vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tính theo khu vực và nền kinh tế đầu tư, 1970 –

2004” http://stat.UNCTAD.org/FDI

Page 11: Multinational Corprations in Global Economy

Bảng 8.1 50 tập đoàn đa quốc gia phi tài chính hàng đầu thế giới, xếp hạng theo tài sản tại nước ngoài, 2005

Tài sản * Nhân công

Hạng Công ty Quốc gia Ngành sản xuất nước

ngoài

Tổng nước

ngoài

1 General Electric Hoa Kỳ Điện tử 412.692 673.342 155.0002 Vodafone Group PLC Anh Viễn thông 196.396 220.499 51.0523 General Motors Hoa Kỳ Ô tô 175.254 476.078 194.0004 British Petroleum Company PLC Anh Dầu khí 161.174 206.914 78.1005 Royal Dutch / Shell Group Anh, Hà Lan Dầu khí 151.324 219.516 92.0006 Exxon Mobil Hoa Kỳ Dầu khí 143.860 208.335 52.9207 Toyota Motor Corporation Nhật Bản Ô tô 131.676 244.391 107.7638 Ford Motor Hoa Kỳ Ô tô 119.131 269.476 160.0009 Total Pháp Dầu khí 108.098 125.717 64.12610 Electricite de France Pháp Điện tử, Khí đốt, Nước 91.478 202.431 17.80111 France Telecom Pháp 87.186 129.514 82.03412 Volkswagen Đức Ô tô 82.579 157.621 165.84913 RWE Group Đức Điện tử, Khí đốt, Nước 82.569 128.060 42.34914 Chevron Corp Hoa Kỳ Dầu khí 81.225 125.833 32.00015 E.ON Đức Điện tử, Khí đốt, Nước 80.941 149.900 45.82016 Suez Pháp Điện tử, Khí đốt, Nước 78.400 95.085 96.74117 Deutsche Telekom AG Đức Viễn thông 78.378 151.461 75.82018 Siemens AG Đức Điện tử 66.854 103.754 296.00019 Honda Motor Company Limited Nhật Bản Ô tô 66.682 89.923 126.12220 Hutchison Whampoa Hong Kong Đa nghành 61.607 77.018 165.59021 Procter & Gamble Hoa Kỳ Đa ngành 60.251 135.695 69.83522 Sanofi Aventis Pháp Dược phẩm 58.999 102.638 69.18623 Conoco Phillips Hoa Kỳ Dầu khí 55.906 106.999 15.93124 BMW AG Đức Ô tô 55.308 88.316 25.92425 Nissan Motor Company Limited Nhật Bản Ô tô 53.747 97.661 89.33626 Daimler Chrysler Hoa Kỳ, Đức Ô tô 51.342 238.813 103.184

Page 12: Multinational Corprations in Global Economy

27 Nestle SA Thụy Sỹ Đồ ăn và nước giải khát 51.112 78.602 245.77728 Pfizer Inc Hoa Kỳ Dược phẩm 49.909 117.565 64.70129 ENI Ý Dầu khí 46.804 99.312 32.07330 IBM Hoa Kỳ Điện tử 45.662 705.748 195.40631 Telecom Italia Spa Ý Viễn thông 45.494 113.714 13.49732 Mitsubishi Corporation Nhật Bản Thương mại bán buôn 44.827 88.558 18.32233 Fiat Spa Ý Ô tô 44.672 73.971 96.59534 Roche Group Thụy Sỹ Dược phẩm 44.564 52.731 60.35835 Deutsche Post AG Đức Vận tải và lưu kho 41.847 203.590 17.85736 Wal-Mart Stores Hoa Kỳ Bán lẻ 41.474 138.187 500.00037 Mitsui & Company Limited Nhật Bản Thương mại bán buôn 40.335 72.927 8.58738 Anglo American Anh Khai mỏ 39.433 51.890 155.00039 Sony Corporation Nhật Bản Điện tử 38.559 90.230 96.90040 Compagnie de Saint Goban SA Pháp Các sản phẩm phi kim loại 36.525 48.321 137.83741 Hewlett Packard Hoa Kỳ Điện tử 36.243 77.317 85.96242 Glaxo Smith Klein Anh Dược phẩm 34.659 46.802 56.72943 Carrefour Pháp Bán lẻ 33.998 54.778 301.47444 Phillips Electronics Hà Lan Điện tử 32.926 40.105 133.11645 Novartis Thụy Sỹ Dược phẩm 32.146 57.732 47.36546 Repsol YPF SA Tây Ban Nha Dầu khí 32.075 54.224 17.69647 BASF AG Đức Hóa chất 31.272 50.030 35.32548 Altria Group Hoa Kỳ Thuốc lá 30.530 107.949 81.67049 Lafage SA Pháp Các sản phẩm phi kim loại 30.158 33.039 55.54150 Renault SA Pháp Ô tô 30.075 81.026 56.673

Page 13: Multinational Corprations in Global Economy

Đương nhiên là, mặc dù các tập đoàn đa quốc gia có tầm hoạt động trên toàn

thế giới, hoạt động của tập đoàn đa quốc gia chủ yếu được tập trung tại các

nước công nghiệp hóa tiên tiến. Chúng ta có thể thấy mức độ tập trung trong

các hoạt động của các tập đoàn đa quốc gia bằng việc nghiên cứu một số số

liệu về quốc tịch của các công ty mẹ và số liệu về sự phân phối các dòng vốn

vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài trên toàn cầu. Hầu như chẳng lấy gì làm

ngạc nhiên là các nước công nghiệp hóa tiên tiến là nơi đặt trụ sở của các tập

đoàn đa quốc gia lớn nhất trên thế giới và có lượng vốn đầu tư trực tiếp của

nước ngoài lớn nhất trên thế giới. 97 % trong số 100 tập đoàn đa quốc gia

lớn nhất trên thế giới có trụ sở đặt tại Mỹ và Tây Âu, hoặc Nhật Bản, và

khoảng 75 % tổng số các công ty mẹ của các tập đoàn đa quốc gia có trụ sở

đặt tại các quốc gia công nghiệp hóa tiên tiến. (Xem Bảng 8.3.)

Bảng 8.3 Các công ty mẹ và chi nhánh tính theo khu vực, 2007

Năm Công ty mẹ có trụ sở trong nền kinh

tế

Chi nhánh nước ngoài đặt trong

nền kinh tế

Các nền kinh tế phát triển 2007 58,239 259.942

Liên minh châu Âu 2007 43,824 211.806

Nước Mỹ 2002 2,418 24.607

Nhật Bản 2005 4,563 4.500

Các nền kinh tế phát triển khác 2007 6,329 8.658

Các nước đang phát triển 2007 18,521 406.967

Châu Phi 2007 736 6.406

Châu Mỹ La tinh và khu vực

Caribe

2007 2,037 37.728

Châu Á 2007 15,733 362.393

Đông Nam Âu và Cộng đồng các

quốc gia độc lập

2007 1,651 110.738

Nguồn: Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển. “Báo cáo đầu tư thế giới 2007,

Phụ lục Bảng A.5,” www.unctad.org/templates/download.asp?docid=9001lang=1intltemID4361

Page 14: Multinational Corprations in Global Economy

Trong quá khứ, các nước công nghiệp hóa tiên tiến cũng là các nhà cung cấp

lớn nhất về vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Trong phần lớn thời gian

của những năm 1980, nước Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản đã cung cấp tổng cộng

khoảng 90 % vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài. (Xem Bảng 8.1.) Số

lượng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài do các nước này cung cấp đã

giảm xuống còn khoảng 82 % trong giai đoạn đầu những năm 1990 cùng với

sự xuất hiện của các tập đoàn đa quốc gia mới từ khu vực Đông Á với tư

cách là các nhà đầu tư nước ngoài quan trọng. Tuy nhiên, trong vòng năm

năm qua, tỷ lệ đầu tư của các nước đã quay trở lại xu hướng trước đây, với

việc các nước công nghiệp hóa tiên tiến cung cấp 92 % tổng số vốn đầu tư

trực tiếp của nước ngoài trong giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2003

(UNCTAD 2004, 372).

Bảng 8.4 Dòng chảy vốn vào trong nước của đầu tư trực tiếp từ nước

ngoài, 1986 – 2006 (đơn vị tính: tỷ đô la Mỹ)

1986 - 1991 1992 - 1997 1998 - 2002 2003 - 2006

Thế giới 180,5 310,9 842,4 889,5

Tây Âu 100,4 100,8 452,5 369,6

Bắc Mỹ 31,3 68,3 231,4 142,6

Nhật Bản 3,1 1,2 7,9 2,6

Đông Nam Á 8,3 69,6 106,5 38,1

Đông Âu * Không có dữ liệu 11,5 25,4 15,8

Châu Mỹ La tinh Không có dữ liệu 38,2 68,9 74,6

Châu Phi Không có dữ liệu 5,9 12,2 25,5

* Sau năm 1999, các số liệu của Đông Âu được cộng gộp vào Liên minh châu Âu

Nguồn: Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển. “Báo cáo đầu tư thế giới: Dòng

chảy vốn vào trong nước của đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, theo Khu vực và nền kinh tế tiếp

nhận đầu tư, 1970 - 2004

Các nước công nghiệp hóa tiên tiến cũng là những nơi thu hút được lượng

vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài quan trọng nhất trên thế giới. Trong suốt

Page 15: Multinational Corprations in Global Economy

phần lớn thời gian sau Chiến tranh thế giới thứ hai và cho đến tận giai đoạn

cuối những năm 1980, Tây Âu và nước Mỹ thường xuyên thu hút được hơn

¾ tổng các luồng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài của thế giới đổ vào các

nước. (Xem Bảng 8.4.) Tỷ lệ này suy giảm trong giai đoạn những năm 1990,

và cho đến năm 1997 thì tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài đổ vào các

nước Tây Âu và nước Mỹ đã giảm xuống còn khoảng một nửa so với tổng

khối lượng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài. (Xem Hình 8.2.) Tuy nhiên,

đối với tình hình các nguồn vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thì xu hướng

này đã đảo ngược trong giai đoạn năm năm vừa qua: Từ năm 2003 đến năm

2006, châu Âu và Bắc Mỹ đã thu hút được khoảng 60 % tổng số vốn đầu tư

trực tiếp của nước ngoài. Mặc dù sự phát triển trong tương lai của việc phân

chia chính xác tổng số vốn đầu tư nước ngoài giữa các nước công nghiệp

hóa tiên tiến và các nước đang phát triển vẫn còn cần phải theo dõi, điều này

không thể che đậy được sự thực là liệu chúng ta có đang nghiên cứu về các

công ty mẹ hoặc các dòng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài hay không,

chúng ta thấy khá rõ ràng là đại đa số các hoạt động của các tập đoàn đa

quốc gia đều tập trung tại các nước công nghiệp hóa tiên tiến. Điều đó có

nghĩa là, phần lớn các hoạt động đó đều liên quan đến các công ty tại Mỹ và

Nhật Bản đang đầu tư vào châu Âu, các công ty châu Âu và Nhật Bản đang

đầu tư vào nước Mỹ, và các công ty của Mỹ và châu Âu đang đầu tư vào

Nhật Bản.

Mặc dù các hoạt động của các tập đoàn đa quốc gia đều tập trung tại các

nước công nghiệp hóa tiên tiến, hoạt động của các tập đoàn đa quốc gia tại

các nước đang phát triển đã gia tăng nhanh chóng trong giai đoạn 20 năm

vừa qua. Các hoạt động đó đã gia tăng theo hai cách. Trong quá khứ, các

nước đang phát triển đã tiếp nhận các khoản vốn đầu tư từ các tập đoàn đa

Page 16: Multinational Corprations in Global Economy

quốc gia, song khối lượng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài mà các nước

này đã thu hút được tương đối nhỏ. Tuy nhiên, kể từ cuối những năm 1980,

các tập đoàn đa quốc gia đang đầu tư mạnh hơn vào các nước đang phát

triển. Khối lượng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài đổ vào các nước đang

phát triển đã gia tăng từ ¼ lên đến gần ½ tổng số vốn đầu tư trên toàn thế

giới trong giai đoạn từ năm 1980 đến năm 1997. (Xem Bảng 8.4 và Hình

8.2.) Tuy nhiên, các khoản đầu tư gia tăng này không được phân bổ đồng

đều cho các nước đang phát triển mà tập trung nhiều vào một nhóm nhỏ các

nước tại châu Á và châu Mỹ La tinh. Khối lượng vốn đầu tư trực tiếp của

nước ngoài vào châu Á đã tăng gấp đôi từ mức 1/10 lên mức 1/5 tổng số vốn

đầu tư trực tiếp của nước ngoài, trong giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1997,

chỉ riêng Trung quốc đã thu hút hơn một nửa tổng số vốn đầu tư trực tiếp

của nước ngoài đầu tư vào Đông Á trong giai đoạn từ năm 1993 đến năm

1997. Khối lượng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài của thế giới đầu tư

vào châu Mỹ La tinh cũng đã tăng hơn hai lần trong cùng kỳ, tăng từ mức 6

% tổng số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài trên thế giới trong giai đoạn

cuối những năm 1980 lên mức 14 % trong năm 1997. Tuy nhiên, chỉ có 4

nước là Braxin, Ác-hen-ti-na, Chi lê, và Mê hi cô, thu hút được 53 % tổng

khối lượng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài này. Do vậy, đầu tư của các

tập đoàn đa quốc gia tại các nước đang phát triển đã gia tăng trong giai đoạn

20 năm vừa qua, song đa số các khoản đầu tư đó được tập trung vào một

nhóm rất nhỏ các nước đang phát triển. Phần lớn các nước đang phát triển,

và đặc biệt là khu vực châu Phi cận Sahara, hầu như không tăng được thêm

vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài trong giai đoạn này.

Page 17: Multinational Corprations in Global Economy

Hình 8.2 Sự phân phối toàn cầu về các dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước

ngoài chảy vào các nước, giai đoạn 1986 – 2006

Nguồn: http://stats.UNCTAD.org/FDI.

Hai mươi năm vừa qua cũng chứng kiến việc một số nước đang phát triển

nổi lên thành nơi đặt trụ sở của các công ty mẹ của các tập đoàn đa quốc gia.

Theo Liên hợp quốc, một phần tư trong tổng số các công ty mẹ của các tập

đoàn đa quốc gia năm 2002 có trụ sở đặt tại các nước đang phát triển. Tuy

nhiên, một lần nữa thì bước phát triển này chỉ giới hạn trong một số lượng

nhỏ các nước đang phát triển, ví dụ như Hồng Công, Trung quốc, Hàn Quốc,

Singapore, Đài Loan, Venezuela, Mê hi cô, và Braxin. Hơn thế nữa, các tập

đoàn đa quốc gia của các nước đang phát triển này nhỏ hơn nhiều so với các

tập đoàn đa quốc gia có trụ sở tại các nước công nghiệp hóa tiên tiến. Chỉ có

ba tập đoàn đa quốc gia tại các nước đang phát triển (Cemex, một công ty về

vật liệu xây dựng của Mê hi cô; Samsung, một hãng điện tử khổng lồ của

Hàn Quốc; và Hutchinson Whampoa, một công ty đa ngành có trụ sở đặt tại

Hồng Công) nằm trong số 100 tập đoàn đa quốc gia lớn nhất trên thế giới

trong năm 2002. Nhóm 50 tập đoàn đa quốc gia lớn nhất của các nước đang

Page 18: Multinational Corprations in Global Economy

phát triển chỉ kiểm soát tổng cộng 195 tỷ đô la Mỹ tài sản tại nước ngoài, ít

hơn 10 % tài sản tại nước ngoài dưới quyền kiểm soát của các tập đoàn đa

quốc gia có trụ sở đặt tại các nước công nghiệp hóa tiên tiến (UNCTAD

2004, 21 – 23). Mặc dù các tập đoàn đa quốc gia có trụ sở tại các nước đang

phát triển có quy mô nhỏ, sự xuất hiện của các tập đoàn đa quốc gia này là

một sự thay đổi to lớn trong nền kinh tế toàn cầu. Sự xuất hiện đó chỉ ra

rằng, lần đầu tiên trong lịch sử, một số nước đang phát triển đang thực sự

dịch chuyển từ vị trí chỉ là nơi tiếp nhận các chi nhánh của các tập đoàn đa

quốc gia sang vị trí vừa là nơi đặt các chi nhánh của các tập đoàn đa quốc

gia và vừa là nơi đặt trụ sở của các tập đoàn đa quốc gia trong nước.

Sự tăng trưởng nhanh chóng của các tập đoàn đa quốc gia trong vòng 25

năm qua đã khiến các công ty này trở thành tâm điểm của cuộc tranh luận về

toàn cầu hóa. Lấy ví dụ như, Ross Peter đã tuyên bố trong lần tranh cử tổng

thống không thành công của mình vào năm 1992 là Hiệp định Tự do Thương

mại Bắc Mỹ (NAFTA) sẽ tạo ra một “chấn động to lớn” khi các tập đoàn đa

quốc gia của nước Mỹ dịch chuyển các công ăn việc làm từ Mỹ sang các chi

nhánh của họ đặt tại Mê hi cô. Các nhà bình luận khác về toàn cầu hóa cho

rằng các chi nhánh của các tập đoàn đa quốc gia có trụ sở đặt tại các nước

đang phát triển là những công xưởng bóc lột một cách có hệ thống đối với

người lao động tại các nước đang phát triển. Những người khác lại cho rằng

việc các tập đoàn đa quốc gia có thể dịch chuyển sản xuất tới bất cứ nơi đâu

họ muốn đang làm xói mòn dần đối với nhiều quy định của chính phủ được

đề ra nhằm bảo vệ cho người lao động, các khách hàng tiêu dùng, và môi

trường. Chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ các quan điểm đó tại Chương 16. Đối với

các mục đích của chương này, chúng ta chỉ cần lưu ý là sự phê phán đối với

hoạt động của các tập đoàn đa quốc gia đã xuất hiện từ nhận thức ngày càng

Page 19: Multinational Corprations in Global Economy

gia tăng rằng giai đoạn 20 năm qua đã chứng kiến một sự thay đổi về bản

chất của hành vi doanh nghiệp. Việc giảm bớt các rào cản thương mại và các

bước cải tiến công nghệ thông tin liên lạc đã khiến cho các công ty dễ dàng

hơn nhiều trong việc quốc tế hóa các hoạt động của mình. Các công ty đã sử

dụng các thay đổi này để quốc tế hóa hoạt động của họ với tốc độ chưa từng

thấy trong lịch sử.

Các lý giải trên bình diện kinh tế đối với các tập đoàn đa quốc gia

Mặc dù các công ty đã quốc tế hóa hoạt động của mình với tốc độ chưa từng

có trong lịch sử, các nhà kinh tế học theo trường phái tân cổ điển vẫn thấy

lúng túng khi lý giải về sự phổ biến của các tập đoàn đa quốc gia trong nền

kinh tế toàn cầu đương đại. Sự lúng túng này là do các công ty lựa chọn việc

họ sẽ tham gia vào nền kinh tế toàn cầu như thế nào, và lựa chọn thực hiện

một khoản đầu tư lớn ở một đất nước xa xôi rõ ràng không phải là sự lựa

chọn hàng đầu.

Trong thực tế, người ta có thể tự hỏi lý do tại sao tất cả các giao dịch kinh tế

diễn ra giữa các công ty mẹ của các tập đoàn đa quốc gia và các chi nhánh

của chúng tại nước ngoài lại không chỉ đơn thuần là được quản lý thông qua

thị trường. Khi hãng Gap hoặc Limited mua hàng may mặc từ các nhà sản

xuất tại Bangladesh, họ kiểm soát phần lớn các giao dịch này thông qua thị

trường. Họ ký kết hợp đồng với các công ty của Bangladesh để sản xuất các

sản phẩm may mặc và sau đó bán các sản phẩm đó cho các nhà bán lẻ. Công

ty Gap và công ty Limited không sở hữu các công ty sản xuất ra các sản

phẩm may mặc của họ. Tuy nhiên, trong những trường hợp khác, phần lớn

các giao dịch tương tự lại được đưa ra khỏi thị trường. Khi hãng Volkwagen

quyết định lắp ráp một số xe hơi tại Mê hi cô, hãng này có thể đã ký kết hợp

Page 20: Multinational Corprations in Global Economy

đồng với các công ty của Mê hi cô để các công ty này có thể sản xuất ra các

cấu kiện đáp ứng các tiêu chuẩn của công ty Volkwagen; lắp ráp chúng

thành các dòng xe mang thương hiệu Jettas, Beetles, và Golfs; và bán các

sản phẩm xe hơi hoàn thiện cho công ty Volkwagen. Tuy nhiên, công ty

Volkwagen không lựa chọn phương pháp dựa trên cơ sở thị trường này, mà

thay vào đó đó xây dựng một nhà máy lắp ráp tại Mê hi cô. Do đó, công ty

Volkwagen đã đưa các giao dịch kinh tế, đáng nhẽ là sẽ diễn ra giữa các nhà

cung cấp cấu kiện, các nhà lắp ráp, và trụ sở của công ty, ra khỏi thị trường

và đặt các giao dịch kinh tế đó dưới quyền kiểm soát duy nhất của trụ sở

công ty Volkwagen. Tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của các tập đoàn đa

quốc gia cho thấy là ngày càng có nhiều công ty đã lựa chọn đưa các giao

dịch quốc tế của mình ra khỏi thị trường và thực hiện các giao dịch đó trong

khuôn khổ một cấu trúc doanh nghiệp thống nhất. Tại sao các tập đoàn đa

quốc gia lại làm như vậy?

Để tìm câu trả lời cho câu hỏi hóc búa này, chúng ta đào sâu hiểu biết của

mình về việc các tập đoàn đa quốc gia là các thực thể riêng rẽ hơn là chỉ đơn

giản là “các công ty lớn” như thế nào. Nhiều tập đoàn đa quốc gia thực sự có

quy mô lớn, song điều khiến các tập đoàn đó khác biệt với các công ty khác

là việc các tập đoàn đa quốc gia tổ chức và quản lý các hoạt động quốc tế

của họ theo cách rất khác biệt so với cách làm của các công ty khác. Một

công ty theo mô hình truyền thống dựa vào các thị trường; công ty đó mua

các nguyên liệu đầu vào từ các công ty có chủ sở hữu khác và công ty đó

bán các sản phẩm đầu ra của mình cho các công ty thuộc sở hữu của các cá

nhân khác. Ngược lại, một tập đoàn đa quốc gia mua nguyên liệu đầu vào từ

các nhà máy thuộc sở hữu của chính tập đoàn đó, và rồi bán các sản phẩm

đầu ra cho các nhà máy mà tập đoàn đó sở hữu. Và quyết định của một công

Page 21: Multinational Corprations in Global Economy

ty về việc liệu có thực hiện các giao dịch quốc tế thông qua thị trường hay

thay vào đó là thực hiện các giao dịch đó bên trong nội bộ tập đoàn phản ánh

một số đặc điểm của môi trường kinh tế mà tập đoàn đó đang hoạt động. Để

đưa ra khái niệm về việc môi trường này đã định hình nên quyết định của tập

đoàn đó như thế nào, các nhà kinh tế học đã nhấn mạnh nhiều nhất vào mối

quan hệ tương tác giữa các lợi thế về địa điểm và các khiếm khuyết của thị

trường.

Các lợi thế về địa điểm

Đầu tiên, chúng ta cần hiểu được các yếu tố khuyến khích một công ty quốc

tế hóa các hoạt động của mình – có nghĩa là, các yếu tố nào quyết định việc

một công ty sẽ ngừng việc cung cấp tất cả các nguồn nguyên liệu đầu vào và

bán tất cả các sản phẩm đầu ra của mình ở trong nước và bắt đầu mua các

nguyên liệu đầu vào và bán một phần các sản phẩm đầu ra của mình tại thị

trường nước ngoài? Ở cấp độ rất rộng lớn, điều rõ ràng là một công ty sẽ

quốc tế hóa các hoạt động của mình khi công ty đó cho rằng có thể đạt được

lợi nhuận bằng cách làm như vậy. Các lợi thế về địa điểm xuất phát từ các

đặc điểm cụ thể của quốc gia đem lại các cơ hội đó. Trong quá khứ, các lợi

thế về địa điểm đã dựa vào một trong ba đặc điểm cụ thể của quốc gia như

sau: có một nguồn tài nguyên thiên nhiên to lớn, có một thị trường trong

nước rộng lớn, và có các cơ hội để nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.

Một công ty có trụ sở tại một quốc gia sẽ quốc tế hóa các hoạt động của

mình nhằm thu được lợi nhuận từ một trong các đặc điểm này tại một nước

khác.

Các lợi thế về địa điểm trong đầu tư khai thác tài nguyên thiên nhiên xuất

phát từ một trữ lượng lớn của một loại tài nguyên thiên nhiên nhất định tại

Page 22: Multinational Corprations in Global Economy

một nước khác. Mong muốn thu được lợi nhuận từ việc khai thác các tài

nguyên thiên nhiên này có lẽ là động lực đầu tiên để quốc tế hóa các hoạt

động của một công ty. Lấy ví dụ như, các công ty khai thác đồng của Mỹ là

Anaconda và Kennecott đã thực hiện các khoản đầu tư trực tiếp lớn trong

hoạt động khai mỏ tại Chi lê nhằm tìm kiếm các nguồn cung cấp cho sản

xuất tại Mỹ. Các công ty dầu mỏ của Mỹ và châu Âu đã đầu tư nhiều vào

Trung Đông bởi vì các nước tại khu vực này có một lượng lớn dữ trữ dầu mỏ

của thế giới. Nhiều công ty châu Âu đã đầu tư lớn vào các ngành khai mỏ và

các ngành sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên khác tại khu vực châu Phi

cận Sahara và châu Mỹ La tinh trong giai đoạn cuối thế kỷ 19. Và mong

muốn dành được quyền tiếp cận đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên

ngày nay vẫn còn có vai trò quan trọng. Trong thực tế, như Bảng 8.5 đã

minh họa, dầu mỏ và khai khoáng chiếm khoảng 2 % trong số 100 tập đoàn

đa quốc gia lớn nhất hiện đang hoạt động. Các tài sản phụ trợ - có nghĩa là

cơ sở hạ tầng cần thiết hỗ trợ cho việc khoan dầu, khai mỏ, hoặc sản xuất

nông nghiệp – cũng đóng vai trò quan trọng đối với các khoản đầu tư trực

tiếp theo định hướng khai thác tài nguyên thiên nhiên. Các tài sản phụ trợ

bao gồm (1) tình trạng cơ sở hạ tầng của nước chủ nhà nhận đầu tư, ví dụ

như hệ thống đường sắt hoặc các cảng biển, cho phép các công ty vận

chuyển các nguyên liệu thô từ nguồn khai thác đến thị trường sử dụng, và (2)

sự sẵn có và chi phí của các dịch vụ tiện ích, ví dụ như nước và điện.

Các lợi thế về địa điểm đối với các khoản đầu tư theo định hướng thị

trường xuất hiện từ các thị trường tiêu dùng to lớn được kỳ vọng sẽ tăng

trưởng nhanh chóng theo thời gian. Thể loại lợi thế này thường được tạo ra

thông qua các rào cản thuế quan và phi thuế quan khiến các công ty nước

ngoài khó có thể xuất khẩu vào thị trường. Bằng việc đầu tư vào trong nước,

Page 23: Multinational Corprations in Global Economy

các công ty về cơ bản sẽ vượt qua được các rào cản đó để sản xuất và bán

các sản phẩm của họ vào thị trường trong nước. Các công ty đang tìm cách

bán sản phẩm của họ ra các thị trường nước ngoài rõ ràng ưa thích các nước

có nhu cầu to lớn và ngày càng tăng hơn là các nước có nhu cầu thấp và

không thay đổi. Bên cạnh đó, mức độ cạnh tranh sản xuất bên trong nước

được đầu tư là điều quan trọng. Sức cạnh tranh tại thị trường tại một nước

khác càng thấp hơn bao nhiêu thì sẽ càng dễ dàng cho các tập đoàn đa quốc

gia bán các sản phẩm của mình tại thị trường đó bấy nhiêu. Cuối cùng, sự

hiện diện của các rào cản thuế quan và phi thuế quan đối với nhập khẩu là

một cân nhắc quan trọng khác đối với thể loại đầu tư này. Các nước có thị

trường rộng lớn và đang tăng trưởng nhanh chóng, với tương đối ít các công

ty bản địa hoạt động trong ngành của tập đoàn đa quốc gia đang định đầu tư,

và được bảo hộ chống lại sự cạnh tranh quốc tế là những cơ hội đầu tư hấp

dẫn cho các tập đoàn đa quốc gia theo định hướng thị trường. Theo lô-gic

này, Liên minh châu Âu, nước Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ có thể là những

địa điểm hấp dẫn cho các công ty đang dự định đầu tư theo định hướng thị

trường, trong khi đó thì Costa Rica, Madagascar, và Mianma sẽ kém hấp dẫn

hơn nhiều.

Nhiều khoản đầu tư xuyên biên giới vào lĩnh vực sản xuất ô tô tại các nước

công nghiệp hóa tiên tiến phù hợp với lĩnh vực này. Trong giai đoạn những

năm 1960, nhiều tập đoàn đa quốc gia sản xuất ô tô của Mỹ đã thực hiện đầu

tư trực tiếp vào các nước thuộc Liên minh châu Âu để dành quyền tiếp cận

với thị trường chung mới xuất hiện. Trong những năm 1980 và đầu những

năm 1990, các tập đoàn đa quốc gia sản xuất ô tô của Đức và Nhật Bản, ví

dụ như Toyota, Nissan, Honda, BMW và Mercedes, đã xây dựng các cơ sở

sản xuất tại nước Mỹ để thích ứng với sự xuất hiện của các hạn chế xuất

Page 24: Multinational Corprations in Global Economy

khẩu tự nguyện (VER) hạn chế việc nhập khẩu ô tô vào Mỹ. Như Bảng 8.5

đã chỉ ra, giống như lĩnh vực dầu mỏ và khai khoáng, ngành công nghiệp ô

tô có nhiều đại diện trong số các tập đoàn đa quốc gia lớn nhất, chiếm 11 %

trong số một trăm tập đoàn đa quốc gia lớn nhất. Dĩ nhiên là mong muốn

dành được quyền tiếp cận với các thị trường nước ngoài đã không bị giới

hạn trong ngành công nghiệp ô tô, song đã là một động lực quan trọng đối

với nhiều khoản vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất

chế tạo.

Bảng 8.5 Cấu trúc công nghiệp của 100 tập đoàn đa quốc gia hàng đầu (%)

1990 1998 2005

Điện tử/ thiết bị điện/ máy tính 14 17 10

Phương tiện cơ giới và phụ tùng 13 14 11

Dầu khí (thăm dò, tinh lọc, phân phối) và khai mỏ 13 11 12

Đồ ăn, nước giải khát, thuốc lá 9 10 7

Hóa chất 12 8 3

Dược phẩm 6 8 9

Đa dạng hóa 2 6 5

Viễn thông 2 6 9

Thương mại 7 4 3

Bán lẻ 0 3 5

Dịch vụ tiện ích 0 3 3

Kim loại 6 2 4

Truyền thông 2 2 1

Xây dựng 4 1 1

Cơ khí/ máy móc 3 - 1

Khác 7 5 11

Nguồn: UNCTAD 2000, 78; UNCTAD 2007, 229 – 230.

Cuối cùng, các lợi thế về địa điểm trong các khoản đầu tư theo định

hướng hiệu quả xuất hiện từ sự sẵn có ở mức chi phí thấp đối với các yếu tố

sản xuất được sử dụng nhiều trong việc sản xuất một sản phẩm cụ thể. Trong

Page 25: Multinational Corprations in Global Economy

việc đầu tư theo định hướng hiệu quả này, các công ty mẹ phân bổ các công

đoạn sản xuất khác nhau đến các khu vực khác nhau trên thế giới, đáp ứng

mức độ cần có về yếu tố của một công đoạn sản xuất này với sự sẵn có của

yếu tố đó tại các quốc gia cụ thể. Lấy ví dụ như, trong ngành sản xuất máy

tính, đồ điện tự và thiết bị điện, các công đoạn sản xuất sử dụng nhiều vốn

và con người, ví dụ như thiết kế và chế tạo chip, được thực hiện tại các nước

công nghiệp hóa tiên tiến có nhiều vốn, trong khi đó các công đoạn sản xuất

lắp đặt sử dụng nhiều lao động hơn được thực hiện tại các nước đang phát

triển dồi dào về lực lượng lao động. Trong ngành sản xuất ô tô, việc thiết kế

và sản xuất các bộ phận, sử dụng nhiều vốn, lấy ví dụ như các bảng điều

khiển, máy móc, và các hộp truyền động được thực hiện tại các nước công

nghiệp hóa tiên tiến, và việc lắp đặt các cấu kiện rời thành ô tô, sử dụng

nhiều sức lao động hơn, được thực hiện tại các nước đang phát triển. Do đó,

lợi thế về địa điểm xuất phát từ sự sẵn có của yếu tố sản xuất. Khi việc đầu

tư được dự định vào sản xuất sử dụng nhiều sức lao động với kỹ năng thấp,

các nước có lực lượng lao động dồi dào có những lợi thế rõ ràng so với các

nước khan hiếm về lao động. Khi khoản đầu tư dự định dựa nhiều vào công

nghệ tiên tiến, sự sẵn có về đội ngũ các nhà khoa học có trình độ cao là điều

quan trọng. Lấy ví dụ như các công ty Mỹ trong ngành công nghiệp máy tính

đã lựa chọn việc đặt nhiều hoạt động sản xuất tại nước ngoài của họ tại các

nước Đông Nam Á, nơi có mức độ tay nghề bình quân rất cao, hơn là tại

châu Mỹ La tinh, nơi mặt bằng chung về tay nghề ở mức thấp hơn.

Do đó, các lợi thế về địa điểm tạo ra lý do về kinh tế đối với quyết định của

một công ty trong việc quốc tế hóa các hoạt động của mình. Các lợi thế này

có thể xuất hiện từ lợi thế so sánh nền tảng của một quốc gia, như về các mỏ

khoáng sản hay nguồn lao động dồi dào. Các lợi thế đó có thể là một sản

Page 26: Multinational Corprations in Global Economy

phẩm của các chính sách do chính phủ đưa ra, như trong việc thiết lập các

mức thuế quan cao hoặc tạo dựng một cơ sở hạ tầng kinh tế đáng tin cậy. Dù

cho nguồn gốc nền tảng là gì đi nữa, các lợi thế về địa điểm tạo ra một động

cơ thúc đẩy một công ty đặt trụ sở tại một quốc gia tiến hành các giao dịch

kinh tế với một quốc gia khác. Do đó, các lợi thế về địa điểm giúp chúng ta

hiểu được lý do tại sao một số công ty lại lựa chọn quốc tế hóa hoạt động

của họ, trong khi một số công ty khác lại không làm như vậy, bởi vì một số

công ty có thể thu được lợi nhuận từ việc quốc tế hóa các hoạt động của

mình, trong khi các công ty khác lại không thể làm được việc đó. Khái niệm

này cũng giúp chúng ta hiểu được lý do tại sao một công ty lại lựa chọn việc

tham gia vào các giao dịch kinh tế với một quốc gia này hơn là một quốc gia

khác, vì một số nước đưa ra các lợi ích tiềm năng cho việc trao đổi xuyên

biên giới, trong khi các nước khác lại không làm như vậy.

Các khiếm khuyết của thị trường

Các lợi thế về địa điểm giúp chúng ta hiểu được lý do tại sao một số công ty

lại quốc tế hóa các hoạt động của mình, song các lợi thế đó không giúp

chúng ta hiểu được lý do tại sao đôi khi các công ty lại lựa chọn việc đưa các

giao dịch đó ra khỏi thị trường và đặt chúng vào bên trong cơ cấu của một

doanh nghiệp thống nhất. Tại sao các công ty của Mỹ lại không đơn giản là

mua đồng từ các công ty của Chi-lê? Tại sao các công ty máy tính của Mỹ

lại không đơn giản là mua các vi mạch bán dẫn và các cấu kiện máy tính

khác từ các công ty của Đông Á, thay vì việc lập ra các nhà máy sản xuất

chip máy tính tại Đông Á? Tại sao các công ty ô tô của Mỹ lại không đơn

giản là xuất khẩu ô tô sang Liên minh châu Âu và Bra-xin, thay vì việc xây

dựng các nhà máy lắp ráp tại các quốc gia này?

Page 27: Multinational Corprations in Global Economy

Để hiểu được lý do tại sao đối khi các công ty lại đưa các giao dịch kinh tế

của họ ra khỏi thị trường và đặt các giao dịch đó dưới sự kiểm soát của một

cơ cấu doanh nghiệp duy nhất, chúng ta cần tìm hiểu về tác động của các

khiếm khuyết thị trường. Một khiếm khuyết thị trường xuất hiện khi cơ chế

giá bán không thúc đẩy một giao dịch nâng cao phúc lợi. Trong nền kinh tế

toàn cầu, điều này có nghĩa là, trong các điều kiện nhất định, các công ty

không thể thu được lợi nhuận từ một lợi thế địa điểm hiện có trừ khi họ tiến

hành các giao dịch quốc tế trong nội bộ công ty. Hai khiếm khuyết quan

trọng của thị trường đã được sử dụng để hiểu được các thể loại khác nhau

của việc nội bộ hóa giao dịch bên trong một công ty: sự tích hợp theo hàng

ngang và sự tích hợp theo hàng dọc.

Sự tích hợp theo hàng ngang diễn ra khi một công ty thành lập nhiều cơ sở

sản xuất, mỗi cơ sở trong số đó sản xuất ra một hoặc nhiều loại hàng hóa

giống nhau. Trong nền kinh tế quốc tế, các tập đoàn đa quốc gia được tích

hợp theo chiều ngang sản xuất ra cùng một loại sản phẩm cho thị trường của

nhiều quốc gia. Các nhà sản xuất ô tô là một ví dụ điển hình. Mỗi công ty

trong số công ty Ford, General Motors, Volkswagen, và các nhà sản xuất ô

tô lớn của Nhật Bản đều sản xuất về cơ bản các dòng xe giống nhau tại các

nhà máy đặt tại nước Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản. Các công ty tích hợp theo

chiều ngang khi có được một lợi thế về chi phí thông qua việc đặt một số

nhà máy dưới quyền kiểm soát hành chính chung (Caves 1996, 2). Các lợi

thế về chi phí đó thường xuất hiện nhiều nhất khi các tài sản vô hình là

nguồn thu quan trọng nhất của một công ty.

Một tài sản vô hình là thứ mà giá trị của nó bắt nguồn từ tri thức hoặc từ

“một tập hợp các kỹ năng hoặc các cung cách làm việc do yếu tố đầu vào là

con người (và các đầu vào khác) trong nguồn nhân lực của công ty nắm giữ”

Page 28: Multinational Corprations in Global Economy

(Caves 1996, 3). Một tài sản vô hình có thể dựa vào một quy trình sản xuất

hoặc một thiết kế được cấp bằng sáng chế, hoặc có thể bắt nguồn từ “tri thức

được người lao động trong một công ty chia sẻ” (Caves 1996, 3). Lấy ví dụ

như, công ty Coca Cola đã biến một tri thức duy nhất – công thức sản xuất

nước giải khát coca cola – thành một đế chế giải khát coca cola hoạt động

trên quy mô toàn cầu. Thu nhập của phần lớn các công ty dược cũng dựa vào

tri thức, dưới hình thức thành phần hóa học của các loại thuốc mà họ sản

xuất ra. Hãng Microsoft có thể chi phối được ngành công nghiệp phần mềm

máy tính toàn cầu một phần là do các lập trình viên của hãng có một hiểu

biết sâu sắc về hệ điều hành được sử dụng trên phần lớn các máy tính cá

nhân. Các lập trình viên của Microsoft có thể sử dụng tri thức này để phát

triển các phần mềm chạy tốt hơn trên các máy tính sử dụng hệ điều hành

Windows so với phần mềm mà các đối thủ của công ty xây dựng lên. Trong

tất cả các ví dụ vừa nêu, các công ty đều đang có nguồn thu từ một tài sản vô

hình – tri thức, dưới một hình thức nhất định.

Các tài sản vô hình thường làm gia tăng số lượng các công ty tích hợp theo

chiều ngang bởi vì các tài sản đó khó có thể bán hoặc cấp phép được cho các

công ty khác với mức giá bán phản ánh chính xác giá trị thực của chúng. Nói

một cách khác, các thị trường sẽ không thúc đẩy các trao đổi giữa một bên

muốn bán một tài sản vô hình và một bên muốn mua tài sản vô hình. Sự thất

bại của thị trường xuất hiện bởi vì các chủ sở hữu các tài sản tri thức vô hình

phải đối mặt với điều được gọi là “nghịch lý nền tảng của thông tin”: “Giá trị

[của thông tin] đối với người mua không được tiết lộ cho đến khi người mua

có được thông tin, song sau đó, bên mua có được thông tin đó mà không cần

phải chi phí” (Teece 1993, 172). Nói một cách khác, để truyền tải giá trị đầy

đủ của một tài sản vô hình, chủ sở hữu cần phải tiết lộ nhiều thông tin là cơ

Page 29: Multinational Corprations in Global Economy

sở giá trị của tài sản đó đến mức mà bên mua tiềm năng không còn cần phải

trả giá để có được tài sản vô hình đó nữa. Nếu chủ sở hữu không sẵn sàng

tiết lộ thông tin đó, các bên mua tiềm năng sẽ không biết chắc được giá trị

thực sự của tài sản đó và do đó sẽ miễn cưỡng khi phải trả giá để mua tài sản

đó.

Lấy ví dụ như, giả sử tôi đã phát triển được một quy trình sản xuất giảm bớt

một nửa chi phí sản xuất ra xe hơi. Sự đổi mới này hoàn toàn là vấn đề việc

việc quy trình sản xuất được tổ chức và quản lý như thế nào, và không liên

quan gì đến các máy móc và công nghệ thực sự được sử dụng để sản xuất xe

hơi. Tôi cố bán tri thức này cho công ty Ford, song, trong những lần thương

thảo giữa hai bên, Hội đồng quản trị của công ty Ford hoài nghi về tuyên bố

của tôi là tôi có thể cắt giảm chi phí của công ty xuống còn một nửa. Các

thành viên của hội đồng quản trị một mực đòi hỏi tôi phải tiết lộ đầy đủ việc

làm thế nào tôi sẽ thực hiện được việc này trước khi họ xem xét về việc mua

tri thức đó của tôi, và họ muốn biết các chi tiết của quy trình mới đó. Tuy

nhiên, một khi tôi đã tiết lộ tất cả các chi tiết, họ sẽ biết chính xác cần phải

thực hiện những thay đổi gì để giảm chi phí sản xuất. Ngay khi họ có được

tri thức này, họ không còn lý do gì phải trả tiền cho tôi để mua tri thức đó

nữa. Giống như tất cả các chủ sở hữu các tài sản vô hình, tôi sẽ nhận được ít

hơn giá trị thực sự của tài sản mà tôi sở hữu khi tôi bán nó cho một công ty

khác.

Các thất bại như vậy của thị trường tạo ra các động lực khuyến khích đối với

việc tích hợp theo chiều ngang. Giả sử một cá nhân sở hữu một tài sản vô

hình có thể tạo ra nhiều thu nhập hơn là mức cá nhân đó hiện đang kiếm

được, bởi vì nhu cầu đối với các hàng hóa được sản xuất với việc sử dụng tài

sản vô hình đó sẽ lớn hơn mức có thể được đáp ứng từ cơ sở sản xuất hiện

Page 30: Multinational Corprations in Global Economy

tại. Người chủ sở hữu có thể làm thế nào để kiếm được thêm thu nhập mà tài

sản đó sẽ tạo ra? Cách duy nhất mà người chủ sở hữu đó có thể làm được là

lập ra thêm các địa điểm sản xuất – có nghĩa là, tích hợp theo chiều ngang và

cho phép mỗi cơ sở sản xuất trong số đó sử dụng tài sản vô hình mà người

đó sở hữu. Bởi vì công ty đó sở hữu tất cả các địa điểm sản xuất được lập

nên, công ty có thể thực hiện đầy đủ giá trị của tài sản vô hình của mình mà

không cần phải cố gắng bán tài sản vô hình đó ra trên thị trường mở. Do đó,

việc tích hợp theo chiều ngang sẽ nội bộ hóa các giao dịch kinh tế bên trong

một công ty vì các tài sản vô hình.

Tích hợp theo chiều dọc dùng để chỉ đến các trường hợp mà trong đó các

công ty nội bộ hóa các giao dịch của họ vì các hàng hóa trung gian. Một

hàng hóa trung gian là một sản phẩm đầu ra của một quy trình sản xuất phục

vụ làm đầu vào cho một quy trình sản xuất khác. Công ty dầu mỏ Standard

Oil, công ty thống trị ngành dầu mỏ của Mỹ trong thế kỷ 19, là một ví dụ

kinh điển về hình thức công ty tích hợp theo chiều dọc. Công ty Standard Oil

sở hữu các giếng dầu, mạng lưới vận chuyển dầu thô từ giếng về nhà máy

lọc dầu, các nhà máy lọc dầu, và các cửa hàng bán lẻ các sản phẩm xăng

dầu. Do đó, mỗi giai đoạn của quy trình sản xuất đều nằm bên trong một cơ

cấu công ty thống nhất. Tại sao một công ty đơn lẻ lại tích hợp các công

đoạn khác nhau của quy trình sản xuất vào dưới quyền kiểm soát hành chính

duy nhất, thay vì việc mua các nguyên liệu đầu vào của mình từ các nhà sản

xuất độc lập và bán các sản phẩm đầu ra cho các công ty độc lập khác, dưới

dạng các nguyên liệu đầu vào cho các quy trình sản xuất khác hoặc dưới

dạng hàng hóa thành phẩm cho các nhà bán lẻ độc lập?

Để lý giải về việc nội bộ hóa các giao dịch bên trong một công ty được tích

hợp theo chiều dọc, các nhà kinh tế học đã tập trung vào các vấn đề do các

Page 31: Multinational Corprations in Global Economy

tài sản hữu hình tạo ra. Một tài sản hữu hình là một khoản đầu tư được sử

dụng chuyên biệt cho một mối quan hệ kinh tế dài hạn cụ thể. Hãy xem xét

một trường hợp giả định về một chủ công ty vận tải đường biển và một

tuyến đường sắt. Người chủ công ty vận tải đường biển muốn ngành đường

sắt vận chuyển các hàng hóa mà người đó chuyên chở đến các bến tàu ra thị

trường. Người đó liên hệ với ngành đường sắt và đề nghị xây dựng một

nhánh đường sắt từ trục đường chính đến bến tàu để bên công ty tàu biển có

thể dỡ hàng trực tiếp lên các toa tàu. Nếu bên đường sắt đồng ý xây dựng

tuyến đường nhánh đó, thì tuyến đường nhánh này sẽ được sử dụng chuyên

để vận chuyển các hàng hóa của người chủ công ty vận tải đường biển đó ra

trục đường sắt chính. Hơn thế nữa, một khi đã xây dựng xong tuyến đường

sắt nhánh chạy ra bến tàu biển, các nguồn lực được sử dụng để xây dựng

tuyến đường nhánh đó có thể được tái phân bổ chi phí cho ngành đường sắt.

Nói một cách khác, tuyến đường nhánh này là một tài sản – một khoản đầu

tư mà sẽ tạo ra lợi nhuận – tuyến đường đó được dành riêng phục vụ cho

mối quan hệ đang diễn ra giữa chủ công ty vận tải đường biển và chủ sở hữu

ngành đường sắt. Điều đó có nghĩa là, nhánh đường sắt đó là một tài sản hữu

hình.

Các tài sản hữu hình tạo ra các động cơ khuyến khích đối với việc tích hợp

theo chiều dọc bởi vì việc lập và thực hiện các hợp đồng dài hạn là điều khó

khăn. Quay trở lại ví dụ của chúng ta về người chủ công ty vận tải đường

biển và ngành đường sắt, giả sử như theo các điều khoản trong hợp đồng ban

đầu, người chủ công ty vận tải đường biển đồng ý chi trả cho ngành đường

sắt một chi phí nhất định theo mỗi tấn hàng hóa để chuyên chở hàng hóa đó

ra thị trường khi tuyến đường nhánh đó đã được xây dựng xong. Khoản phí

ban đầu này đem lại lợi nhuận cho ngành đường sắt trong việc xây dựng

Page 32: Multinational Corprations in Global Economy

tuyến đường nhánh đó. Tuy nhiên, một khi tuyến đường nhánh đó đã được

xây dựng xong, người chủ công ty vận tải đường biển có một động cơ

khuyến khích thỏa thuận lại về hợp đồng ban đầu để đạt được một mức giá

vận chuyển có lợi hơn. Người chủ công ty vận tải đường biển nhận ra rằng,

bởi vì ngành đường sắt cần phải phát sinh chi phí nếu quyết định tái phân bổ

các nguồn lực mà ngành đó dùng để xây dựng tuyến đường nhánh, người

chủ sở hữu của ngành đường sắt thà chấp nhận các điều khoản thỏa thuận lại

hơn là từ chối chuyên chở các hàng hóa của bên chủ công ty vận tải đường

biển. Do đó, sự tồn tại của một tài sản hữu hình tạo ra các khả năng về hành

vi cơ hội khi khoản đầu tư đó đã được thực hiện: Một bên trong mối quan hệ

dài hạn đó có thể lợi dụng tính chất cụ thể của tài sản đó để thu được nhiều

giá trị hơn từ giao dịch giữa hai bên (Teece 1993, 166 – 169; Williamson

1985).

Vấn đề này sẽ không còn nữa nếu việc thực hiện hợp đồng ban đầu không có

phí tổn. Song thậm chí khi hệ thống tư pháp sẽ thực thi các hợp đồng, các

phí tổn pháp lý liên quan đến tranh chấp, cùng với khoản thu nhập mà ngành

đường sắt bị mất đi khi cuộc tranh chấp được giải quyết thông qua vụ kiện

dân sự, có thể là một khoản tiền lớn. Người chủ công ty đường sắt có thể thà

chấp nhận một hợp đồng được thỏa thuận lại với các mức giá vận chuyển

thấp hơn chút ít còn hơn là chi trả các chi phí phát sinh từ việc thực thi hợp

đồng ban đầu.

Nhận thức rằng tính chất cụ thể của tài sản tạo ra các động cơ khuyến khích

cho hành vi có tính chất cơ hội sau khi đầu tư đã được thực hiện có thể khiến

cho các tác nhân kinh tế từ chối thực hiện các khoản đầu tư. Trong ví dụ của

chúng ta, người chủ công ty đường sắt sẽ nhận ra rằng người chủ công vận

tải đường biển có động cơ để thực hiện hành vi có tính chất cơ hội sau khi đã

Page 33: Multinational Corprations in Global Economy

xây dựng song tuyến đường sắt nhánh; do đó, điều khá hợp lý là người chủ

công ty đường sắt sẽ từ chối xây dựng tuyến đường sắt nhánh đó. Kết quả là,

một giao dịch có lợi cho cả hai bên giữa công ty vận tải tàu biển và công ty

đường sắt – giao dịch về xây dựng một tuyến đường nhánh để chuyên chở

thu phí đối với hàng hóa từ bến cảng ra thị trường – sẽ không được thực

hiện.

Bằng việc kết hợp hai bên vào giao dịch đó trong một cơ cấu sở hữu thống

nhất, việc tích hợp theo chiều dọc loại bỏ các vấn đề phát sinh từ các tài sản

hữu hình. Nếu công ty vận tải tàu biển đã sở hữu tuyến đường sắt (hoặc

ngược lại), sẽ hầu như không có động cơ nào khuyến khích đối với hành vi

có tính chất cơ hội khi tuyến đường sắt nhánh đã được xây dựng xong. Đơn

vị vận tải biển của công ty theo mô hình tích hợp theo chiều dọc này có thể

chi trả cho đơn vị vận tải đường sắt của công ty một khoản phí nhỏ hơn để

vận chuyển các hàng hóa từ tàu biển, song việc này sẽ chỉ đơn giản là việc

dịch chuyển các khoản thu chi giữa các đơn vị trong cùng một công ty; bảng

kết toán chung của công ty vẫn sẽ không đổi. Do đó, bằng việc nội bộ hóa

các giao dịch liên quan đến các tài sản cố định, việc tích hợp theo chiều dọc

cho phép thực hiện các khoản đầu tư cải thiện phúc lợi, nếu không có hình

thức tích hợp này thì sẽ không thể thực hiện được.

Do đó, các công ty thực hiện việc nội bộ hóa các giao dịch của họ - đưa các

giao dịch đó ra khỏi thị trường và đặt chúng vào dưới quyền kiểm soát của

một cơ cấu doanh nghiệp duy nhất – nhằm giải quyết các khiếm khuyết của

thị trường. Khi các công ty đã kiếm được một nguồn thu lớn từ các tài sản vô

hình, họ sẽ đối mặt với các động cơ to lớn thúc đẩy chuyển sang tích hợp

theo chiều dọc – có nghĩa là, đặt tất cả các công đoạn sản xuất khác nhau

dưới quyền kiểm soát của một cơ cấu doanh nghiệp duy nhất. Trong cả hai

Page 34: Multinational Corprations in Global Economy

trường hợp, động cơ khuyến khích việc đưa các giao dịch ra khỏi thị trường

và đặt các giao dịch đó bên trong cơ cấu của một doanh nghiệp duy nhất đều

xuất phát từ việc thị trường không có khả năng định giá chính xác giá trị của

tài sản tạo ra thu nhập của công ty.

Các lợi thế về địa điểm, các khiếm khuyết của thị trường, và các

tập đoàn đa quốc gia

Mặc dù các lợi thế về địa điểm và các khiếm khuyết của thị trường thường

diễn ra không phụ thuộc vào nhau, chúng ta kỳ vọng sẽ thấy xuất hiện các

tập đoàn đa quốc gia – các công ty thực hiện các giao dịch kinh tế nội bộ

trên phạm vi xuyên quốc gia – khi cả hai yếu tố trên đồng thời xuất hiện.

Các lợi thế về địa điểm cho chúng ta biết rằng hoạt động xuyên quốc gia sẽ

đem lại lợi nhuận, trong khi đó các khiếm khuyết của thị trường cho chúng

ta biết rằng công ty có thể tận dụng các cơ hội đó chỉ khi họ đưa các giao

dịch của mình vào bên trong một cơ cấu doanh nghiệp duy nhất.

Bảng 8.6 minh họa việc mối quan hệ tương tác giữa các lợi thế về địa điểm

và các khiếm khuyết của thị trường đã định hình các thể loại công ty chúng

ta sẽ thấy trong nền kinh tế như thế nào. Khi các lợi thế về địa điểm và các

tài sản vô hình đều hiện diện, chúng ta sẽ thấy các tập đoàn đa quốc gia tích

hợp theo chiều ngang đã thực hiện đầu tư nước ngoài để dành được quyền

tiếp cận với thị trường. Do đó, các tập đoàn đa quốc gia tích hợp theo chiều

ngang thường hiện diện trong lĩnh vực chế tạo. Các khoản vốn đầu tư trực

tiếp của nước ngoài của các nhà sản xuất ô tô trong thị trường của các nước

công nghiệp hóa tiên tiến khác có lẽ là một ví dụ điển hình về thể loại tập

đoàn đa quốc gia kiểu này. Trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô, các tài

sản vô hình xuất phát từ tri thức về quá trình sản xuất thường có giá trị lớn

Page 35: Multinational Corprations in Global Economy

đối với từng công ty, song khó định giá chính xác trên thị trường. Cùng với

các lợi thế về địa điểm – đặc biệt là sự sẵn có về các thị trường lớn bên trong

một quốc gia – các tài sản vô hình sẽ thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tây Âu

và nước Mỹ có những thị trường rộng lớn dành cho mặt hàng ô tô, và chính

phủ các nước trong Liên minh châu Âu và tại Mỹ đã sử dụng các hạn chế

xuất khẩu tự nguyện để hạn chế nhập khẩu từ các nhà sản xuất ô tô tại các

nước khác. Do đó, sự kết hợp của các khiếm khuyết thị trường và các lợi thế

về địa điểm trong ngành sản xuất ô tô đã dẫn lợi vốn đầu tư trực tiếp của

nước ngoài ở quy mô đáng kể của tất cả các nhà sản xuất ô tô lớn vào thị

trường châu Âu và nước Mỹ.

Bảng 8.6 Các khiếm khuyết thị trường, lợi thế về địa điểm, và các tập

đoàn đa quốc gia

Khiếm khuyết thị trường

Các tài sản vô hình Các tài sản hữu hình

Các lợi

thế về

địa điểm

Tập đoàn đa quốc gia được tích

hợp theo chiều ngang

Dựa trên cơ sở thị trường

Tập đoàn đa quốc gia được tích

hợp theo chiều dọc

Dựa trên tài nguyên thiên nhiên

Dựa trên chi phí

KhôngCông ty trong nước được tích

hợp theo chiều ngang

Công ty trong nước được tích

hợp theo chiều dọc

Khi các lợi thế về địa điểm kết hợp với các tài sản hữu hình, chúng ta sẽ thấy

các tập đoàn đa quốc gia có sự kết hợp theo chiều dọc, đó là các tập đoàn đa

quốc gia đã đầu tư sang một quốc gia khác để dành được quyền tiếp cận

chắc chắn đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên hoặc để giảm các chi phí

sản xuất của mình. Ví dụ rõ nét nhất về các công ty đầu tư để dành được

quyền tiếp cận chắc chắn với các nguồn tài nguyên thiên nhiên được thấy ở

trong ngành công nghiệp dầu mỏ. Một nhà máy lọc dầu chắc chắn đã nhiều

Page 36: Multinational Corprations in Global Economy

lần giao dịch với các công ty khoan giếng tìm dầu mỏ. Nhà máy lọc dầu đó

dễ gặp phải những đe dọa đóng cửa dòng cung dầu, bởi vì lượng cung không

đồng đều sẽ làm gián đoạn đối với nhà máy lọc dầu đó và các mạng lưới

phân phối dầu của nhà máy. Do đó, chúng ta sẽ thấy có mức độ tích hợp theo

chiều dọc ở mức cao trong ngành công nghiệp dầu mỏ. Kiến thức này giúp

chúng ta hiểu được lý do tại sao các công ty dầu mỏ lại có nhiều đại diện đến

vậy trong số một trăm tập đoàn đa quốc gia lớn nhất trên thế giới.

Ví dụ rõ nét nhất về các công ty đầu tư ra nước ngoài để giảm bớt chi phí

sản xuất có thể được thấy trong các nhà máy được các công ty sản xuất ô tô

xây dựng tại các nước đang phát triển. Các cấu kiện riêng rẽ liên quan đến

quy trình sản xuất ô tô có tính chất phức tạp và cụ thể chi tiết đối với sản

phẩm hoàn thiện: Người ta không thể sản xuất ra một chiếc xe Ford với các

bộ phận được thiết kế cho một chiếc xe Nissan. Do đó, các nhà sản xuất ô tô

cần phải có những mối quan hệ dài hạn với các nhà cung cấp các cấu kiện ô

tô cho họ, và các mối quan hệ này tạo ra các động lực khuyến khích sự tích

hợp theo chiều dọc xuyên biên giới. Do đó, không lấy gì làm ngạc nhiên là

ngành công nghiệp sản xuất ô tô cũng có nhiều đại diện trong số 100 tập

đoàn đa quốc gia lớn nhất trên thế giới.

Ma trận được trình bày trong Bảng 8.6 cũng nhắc đến các ngành sản xuất mà

chúng ta sẽ không thấy có khối lượng hoạt động đáng kể nào của các tập

đoàn đa quốc gia. Khi có các lợi thế về địa điểm, song lại không có tài sản

vô hình lẫn tài sản hữu hình, chúng ta sẽ không thấy có khối lượng hoạt

động đáng kể nào của các tập đoàn đa quốc gia. Thay vào đó, các công ty sẽ

lựa chọn cách mua các nguyên liệu sản xuất đầu vào từ các nhà cung cấp

độc lập và bán các sản phẩm của họ thông qua hoạt động thương mại quốc

tế, hoặc họ sẽ lựa chọn cách ký kết các hợp đồng thầu phụ với các công ty

Page 37: Multinational Corprations in Global Economy

được đặt tại nước ngoài thuộc sở hữu của các doanh nhân nước ngoài. Lĩnh

vực sản xuất hàng may mặc là một trường hợp thuộc về cách phân loại này.

sản xuất hàng may mặc là một hoạt động sử dụng nhiều sức lao động và

ngày càng được thực hiện nhiều hơn tại các nước đang phát triển có nguồn

lao động dồi dào. Các công ty bán lẻ lớn tại các nước công nghiệp hóa tiên

tiến, ví dụ như công ty Gap hay Limited, phụ thuộc nhiều vào các nhà sản

xuất được đặt tại các nước đang phát triển, song họ hiếm khi sở hữu các

công ty sản xuất các mặt hàng may mặc mà họ đang bán. Thay vào đó, họ ký

kết tham gia vào các mối quan hệ hợp đồng với các công ty độc lập với họ.

Chúng ta cũng sẽ không thấy khối lượng hoạt động đáng kể của các tập đoàn

đa quốc gia tại các ngành công nghiệp có tồn tại các khiếm khuyết của thị

trường và thiếu vắng các lợi thế về địa điểm. Trong các trường hợp đó, các

công ty thực sự có động cơ khuyến khích để tích hợp theo chiều ngang và

chiều dọc, song các công ty được tích hợp không thể dễ dàng mở rộng kinh

doanh ra các thị trường nước ngoài, và không phụ thuộc nhiều vào các

nguồn nguyên liệu thô tại nước ngoài, và không thể dễ dàng giảm các chi phí

của mình bằng việc khai thác những chênh lệch về chi phí giữa nước mình

và các quốc gia khác. Kết quả là, các công ty trong các ngành sản xuất này

hầu như không có động cơ khuyến khích nào để mở rộng các hoạt động của

mình ra các nước khác. Các công ty như vậy thường được thấy trong lĩnh

vực hàng hóa phi thương mại của nền kinh tế.

Nói tóm lại, các tập đoàn đa quốc gia thường không chỉ là các công ty có

quy mô lớn. Các tập đoàn đa quốc gia là các công ty đã phản ứng theo

những cách có thể dự đoán được đối với các đặc điểm cụ thể của môi trường

kinh tế mà họ đang hoạt động trong đó. Việc hình thành một tập đoàn đa

quốc gia thường thấy nhiều nhất là kết quả của việc doanh nghiệp xem xét

Page 38: Multinational Corprations in Global Economy

về một lợi thế về địa điểm và một khiếm khuyết của thị trường. Các lợi thế

về địa điểm tạo ra các động cơ khuyến khích mở rộng hoạt động ra các nước

ngoài nhằm khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bán các sản phẩm

làm ra tại các thị trường nước ngoài, hoặc giảm được các chi phí. Các tài sản

vô hình và hữu hình tạo ra các động cơ khuyến khích các công ty dịch

chuyển các giao dịch kinh tế của họ ra khỏi thị trường và đưa vào thực hiện

trong một cơ cấu doanh nghiệp thống nhất. Khi các lợi thế về địa điểm và

các khiếm khuyết của thị trường cùng hiện diện, chúng ta sẽ thấy xuất hiện

các tập đoàn đa quốc gia – các công ty đã thực hiện các giao dịch bên trong

nội bộ công ty trên phạm vi xuyên quốc gia.

Các tập đoàn đa quốc gia và các nước tiếp nhận đầu tư

Đến thời điểm này, chúng ta đã tập trung hoàn toàn vào việc định nghĩa các

tập đoàn đa quốc gia là gì, chúng hoạt động ở đâu, và tại sao lại được thành

lập. Trong khi tập trung đưa ra các định nghĩa đó, chúng ta đã không xem

xét về tác động của các tập đoàn đa quốc gia đối với các nước đặt các chi

nhánh của các tập đoàn đó. Chúng ta sẽ dành phần cuối của chương này để

nghiên cứu về khía cạnh quan trọng này trong hoạt động của tập đoàn đa

quốc gia. Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài tạo ra một tình trạng tiến thoái

lưỡng nan cho các nước tiếp nhận nguồn vốn đó. Một mặt thì vốn đầu tư trực

tiếp của nước ngoài có tiềm năng tạo ra sự đóng góp tích cực đối với phúc

lợi kinh tế của nước tiếp nhận các khoản đầu tư đó thông qua việc cung cấp

các nguồn lực hiện chưa sẵn có từ các nguồn khác. Mặt khác thì bởi vì các

chi nhánh của các tập đoàn đa quốc gia được những người ra quyết định ở tại

các nước khác quản lý, không có gì đảm bảo là vốn đầu tư trực tiếp của nước

ngoài trong thực tế sẽ tạo ra sự đóng góp như trên. Chính trị của nước tiếp

Page 39: Multinational Corprations in Global Economy

nhận vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài – các mối quan hệ với các tập đoàn

đa quốc gia, một chủ đề mà chúng ta sẽ tìm hiểu sâu trong chương tiếp theo,

tập trung nhiều vào các nỗ lực của chính phủ trong việc quản lý tình trạng

tiến thoái lưỡng nan này. Ở đây, chúng ta sẽ xem xét các lợi ích mà vốn đầu

tư trực tiếp của nước ngoài tạo ra cho các nước tiếp nhận đầu tư trên bình

diện lý thuyết, cũng như một số thực tiễn về các tập đoàn đa quốc gia có thể

làm xói mòn các lợi ích đó.

Các tập đoàn đa quốc gia có thể đem lại cho các nước tiếp nhận đầu tư của

họ những nguồn lực quan trọng mà không thể dễ dàng có được từ các nguồn

khác. Do đó, quyền tiếp cận với các nguồn lực này đem lại tiềm năng về các

lợi ích kinh tế to lớn cho các nước tiếp nhận vốn đầu tư trực tiếp của nước

ngoài. Có lẽ ba nguồn lực trong số đó là quan trọng nhất. Trước tiên, vốn

đầu tư trực tiếp của nước ngoài có thể chuyển các khoản tiết kiệm từ một

nước sang một nước khác. Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào đầu tư – bằng

nguồn vốn vật chất (các nhà xưởng và máy móc) và nguồn vốn con người.

Tuy nhiên, để đầu tư thì một xã hội cần phải tiết kiệm, và khi không có một

hình thức đầu tư nước ngoài nào, một xã hội chỉ có thể đầu tư bằng chính

những đồng tiền do xã hội đó tiết kiệm được mà thôi. Đầu tư nước ngoài cho

phép một xã hội sử dụng các khoản tiết kiệm từ các nước khác trên thế giới.

Bằng việc làm như vậy, quốc gia đó có thể đạt được mức tăng trưởng nhanh

hơn so với việc bị buộc phải dựa duy nhất vào các khoản tiết kiệm trong

nước. Hơn thế nữa, bởi vì các tập đoàn đa quốc gia tạo ra các khoản đầu tư

cố định – họ xây dựng các nhà máy mà không dễ dàng di chuyển ra khỏi đất

nước đó được – thể loại dòng vốn xuyên biên giới này không có nhiều vấn

đề như các thể loại dòng vốn khác. Cụ thể là, các khoản đầu tư cố định về cơ

bản có tính chất ổn định hơn so với các dòng vốn tài chính và do đó không

Page 40: Multinational Corprations in Global Economy

tạo ra các chu kỳ bùng nổ và suy thoái mà chúng ta sẽ xem xét đến trong

Chương 14 và Chương 15. Bên cạnh đó, bởi vì các tập đoàn đa quốc gia đầu

tư bằng cách lập ra các chi nhánh tại một quốc gia khác, vốn đầu tư trực tiếp

không làm gia tăng khoản nợ nước ngoài của nước tiếp nhận các khoản đầu

tư đó. Trong số nhiều cách có thể chuyển các khoản tiết kiệm từ nước này

sang nước khác, đầu tư trực tiếp có thể có tính chất ổn định nhất và ít tạo ra

gánh nặng nhất cho các nước tiếp nhận.

Các tập đoàn đa quốc gia cũng có thể đưa công nghệ và kinh nghiệm quản lý

đến các nước tiếp nhận đầu tư trực tiếp của họ. Bởi vì các tập đoàn đa quốc

gia kiểm soát các tài sản vô hình dựa trên tri thức chuyên môn, các khoản

đầu tư mà họ thực hiện tại các quốc gia khác thường có thể dẫn đến việc

chuyển giao tri thức đó cho các công ty tại các quốc gia đó. Lấy ví dụ như,

tại Malaysia, công ty Motorola Malaysia đã chuyển giao công nghệ cần thiết

để sản xuất một loại bo mạch in cho một công ty của Malaysia, công ty này

sau đó đã phát triển năng lực để tự sản xuất các bo mạch này (Moran 1999,

77 – 78). Nếu không có sự chuyển giao công nghệ, công ty này của Malaysia

đã không thể sản xuất được các sản phẩm đó.

Những hoạt động chuyển giao công nghệ đó có thể tạo ra các yếu tố ngoại

lai tích cực quan trọng với nhiều ý nghĩa rộng lớn hơn cho quá trình phát

triển (xem Graham 1996, 123 – 130). Các yếu tố ngoại lai tích cực xuất

hiện khi các tác nhân kinh tế tại nước tiếp nhận đầu tư không trực tiếp tham

gia vào hoạt động chuyển giao công nghệ từ một tập đoàn đa quốc gia cho

một chi nhánh trong nước cũng thu được lợi ích từ giao dịch này. Lấy ví dụ

như, nếu chi nhánh của công ty Motorola tại Malaysia có thể sử dụng công

nghệ mà chi nhánh đó có được từ công ty Motorola để sản xuất ra các sản

phẩm làm nguyên liệu đầu vào cho các công ty khác của Malaysia với mức

Page 41: Multinational Corprations in Global Economy

chi phí thấp hơn so với chi phí của các nguyên liệu đầu vào hiện sẵn có ở các

nơi khác, thì việc chuyển giao công nghệ đó sẽ tạo ra một tác động ngoại lai

tích cực cho nền kinh tế của Malaysia.

Các tập đoàn đa quốc gia cũng có thể chuyển giao các kinh nghiệm chuyên

môn về quản lý cho các nước tiếp nhận vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài

của họ. Kinh nghiệm nhiều hơn trong việc quản lý các công ty có quy mô

lớn cho phép các nhân sự của các tập đoàn đa quốc gia tổ chức sản xuất và

điều phối các hoạt động của nhiều doanh nghiệp một cách hiệu quả hơn so

với khả năng của các nhà quản lý tại nước tiếp nhận đầu tư. Tri thức này

được áp dụng đối với các chi nhánh của tập đoàn đa quốc gia tại nước tiếp

nhận đầu tư, cho phép các chi nhánh đó hoạt động có hiệu quả hơn. Các nhà

quản lý trong nước làm việc tại các chi nhánh này học hỏi các hoạt động

quản lý này và có thể sau đó áp dụng các kinh nghiệm quản lý đó vào các

công ty trong nước. Theo cách này, kinh nghiệm chuyên môn về quản lý

được chuyển giao từ các tập đoàn đa quốc gia sang cho nước tiếp nhận đầu

tư.

Cuối cùng, các tập đoàn đa quốc gia có thể giúp các nhà sản xuất tại nước

tiếp nhận đầu tư tiếp cận được với các mạng lưới marketing. Khi các khoản

đầu tư trực tiếp được thực hiện với tư cách là một phần trong một chiến lược

toàn cầu, các chi nhánh của tập đoàn đa quốc gia và công ty trong nước của

nước tiếp nhận đầu tư, cung cấp nguyên liệu cho các chi nhánh này được

tích hợp vào một mạng lưới marketing toàn cầu. Sự tích hợp đó tạo ra các cơ

hội xuất khẩu mà nhẽ ra không sẵn có đối với các nhà sản xuất trong nước

của nước tiếp nhận đầu tư. Lấy ví dụ như, công ty của Malaysia được hãng

Motorola chuyển giao cho công nghệ sản xuất bo mạch in không những giải

quyết việc cung cấp cho chi nhánh của Motorola tại Malaysia, mà còn bắt

Page 42: Multinational Corprations in Global Economy

đầu cung cấp các cấu kiện cho 11 nhà máy của Motorola trên toàn thế giới.

Các cơ hội này nhẽ ra đã không xuất hiện nếu công ty đó không có được mối

liên hệ với chi nhánh của Motorola tại Malaysia.

Do đó, các tập đoàn đa quốc gia tạo ra các lợi ích to lớn cho các nước mà họ

đặt các chi nhánh. Các tập đoàn đa quốc gia đưa các khoản tiết kiệm nước

ngoài vào nước tiếp nhận đầu tư, thông qua đó giúp cho nước chủ nhà có

được một tỷ lệ đầu tư ở mức cao hơn. Các tập đoàn đa quốc gia chuyển giao

công nghệ và kinh nghiệm chuyên môn quản lý cho nước tiếp nhận đầu tư,

thông qua đó giúp cho nước tiếp nhận đầu tư có được các mức tăng năng

suất đáng kể. Các tập đoàn đa quốc gia cung cấp cho nước tiếp nhận đầu tư

khả năng tiếp cận với các mạng lưới marketing toàn cầu, thông qua đó cho

phép nước tiếp nhận đầu tư mở rộng sản xuất vượt lên mức trước khi tiếp

nhận đầu tư.

Tuy nhiên, các tập đoàn đa quốc gia cung cấp các lợi ích này với một mức

giá nhất định. Để thu được các lợi ích mà các tập đoàn đa quốc gia đưa ra,

một quốc gia cần phải sẵn sàng cho phép các cá nhân ra quyết định trong

doanh nghiệp nước ngoài đưa ra quyết định về việc các nguồn lực sẽ được

sử dụng như thế nào tại nước tiếp nhận đầu tư. Chừng nào mà các nhà quản

lý nước ngoài đưa ra các quyết định về việc bao nhiêu vốn và công nghệ sẽ

được chuyển giao cho nước tiếp nhận đầu tư, về việc các nguồn lực mà các

tập đoàn đa quốc gia đem tới các nước tiếp nhận đầu tư sẽ được kết hợp như

thế nào với các nguyên liệu trong nước, và về việc các nguồn thu do chi

nhánh của tập đoàn đa quốc gia tại nước tiếp nhận đầu tư tạo ra sẽ được sử

dụng như thế nào, sẽ có một xác suất là một khoản đầu tư cụ thể sẽ không

củng cố, và thậm chí còn làm giảm bớt, phúc lợi của nước tiếp nhận đầu tư.

Page 43: Multinational Corprations in Global Economy

Các tập đoàn đa quốc gia có thể làm suy giảm, chứ không phải là gia tăng,

số lượng vốn sẵn có cho đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư, do kết quả của một

số hoạt động khác nhau. Các tập đoàn đa quốc gia đôi khi vay mượn trên thị

trường vốn của nước tiếp nhận đầu tư thay vì việc đưa vốn từ nước họ sang.

Hoạt động này lấy đi các khoản đầu tư trong nước; có nghĩa là, bằng việc sử

dụng các khoản tiết kiệm khan hiếm tại quốc gia sở tại, tập đoàn đa quốc gia

cản trở các công ty trong nước thực hiện các khoản đầu tư. Các tập đoàn đa

quốc gia cũng thường thu lời từ các sản phẩm do họ sản xuất ra và gửi phần

lớn các khoản tiền thu được đó về nước. Kết quả là, các khoản lợi nhuận

thặng dư cuối cùng sẽ nằm tại nước đặt trụ sở của tập đoàn đa quốc gia hơn

là ở tại nước tiếp nhận đầu tư, nơi các khoản lợi nhuận thặng dư đó có thể

được sử dụng để đầu tư thêm.

Bên cạnh đó, các tập đoàn đa quốc gia thường thu các khoản phí cấp phép từ

các chi nhánh mà họ đặt tại các nước khác hoặc các khoản tiền bản quyền để

chuyển giao bất cứ công nghệ nào. Khi chi nhánh của tập đoàn đa quốc gia

trả những loại phí này, thêm các nguồn tiền lại được chuyển gia khỏi nước

tiếp nhận đầu tư đến trụ sở của tập đoàn đa quốc gia. Cuối cùng, các tập

đoàn đa quốc gia thường yêu cầu chi nhánh tại nước khác mua nguyên liệu

từ các chi nhánh khác của mình. Các giao dịch bên trong nội bộ công ty này

diễn ra với các mức giá do công ty mẹ của tập đoàn đa quốc gia quyết định,

một hoạt động được gọi là định giá chuyển giao. Bởi vì các giao dịch đó

diễn ra trong nội bộ tập đoàn đa quốc gia, công ty mẹ có thể định ra các mức

giá ở bất cứ mức nào phù hợp nhất cho chiến lược toàn cầu của họ. Khi công

ty mẹ định ra mức giá cao cho một chi nhánh đối với các hàng hóa mà chi

nhánh đó nhập khẩu từ các chi nhánh đặt tại các nước khác và định giá thấp

cho các hàng hóa xuất khẩu của chi nhánh đó, các nguồn thu được chuyển

Page 44: Multinational Corprations in Global Economy

giao từ chi nhánh đó sang công ty mẹ của tập đoàn đa quốc gia. Đôi khi các

khoản chuyển giao đó có thể có quy mô rất lớn: Một cuộc điều tra đã cho

thấy là Colombia đã chi trả thêm 3 tỷ đô la Mỹ cho các khoản nhập khẩu về

tân dược thông qua các tập đoàn đa quốc gia so với mức nhẽ ra cần chi trả

trong các giao dịch trực tiếp trên thị trường. Tất cả các hoạt động này làm

giảm các nguồn vốn sẵn có cho các dự án mới tại nước tiếp nhận đầu tư.

Trong những trường hợp cực đoan, các tập đoàn đa quốc gia có thể làm giảm

tổng số vốn sẵn có cho đầu tư thay vì việc gia tăng nguồn vốn đó.

Một tập đoàn đa quốc gia cũng có thể khiến cho các doanh nghiệp trong

nước của nước tiếp nhận đầu tư bị phá sản. Giả sử như một tập đoàn đa quốc

gia bước vào một lĩnh vực sản xuất đã có sẵn các công ty trong nước. Và

cũng đặt giả thiết là tập đoàn đa quốc gia đó kiểm soát công nghệ hoặc các

kỹ năng quản lý cho phép tập đoàn đó sản xuất với chi phí thấp hơn so với

các công ty trong nước. Khi chi nhánh của tập đoàn đa quốc gia đó mở rộng

sản xuất tại nước đó, các công ty trong nước hiện có sẽ bắt đầu mất đi doanh

thu trước đối thủ có chi phí thấp mới xuất hiện này. Một vài doanh nghiệp

trong số này cuối cùng sẽ thất bại. Thất bại của các nhà sản xuất thành phẩm

trong nước có thể có tác động thứ cấp đến các công ty cung cấp nguyên liệu

đầu vào ở trong nước. Các công ty trong nước thường mua các nguyên liệu

đầu vào của mình từ các công ty khác trong nước. Ngược lại, phần lớn các

tập đoàn đa quốc gia cung cấp các nguyên liệu đầu vào của mình từ các

mạng lưới cung cấp toàn cầu. Nếu chi nhánh mới của tập đoàn đa quốc gia

khiến cho các công ty trong nước bị phá sản, thì nhu cầu đối với các nguyên

liệu đầu vào do các công ty trong nước cung cấp sẽ giảm đi. Do đó, các nhà

cung cấp nguyên liệu đầu vào trong nước sẽ phải đối mặt với áp lực nghiêm

trọng, và nhiều nhà cung cấp trong số đó dần dần bị các công ty nước ngoài

Page 45: Multinational Corprations in Global Economy

thế chân và các nhà quản lý trong nước bị các nhà quản lý nước ngoài chiếm

chỗ. Nếu việc chuyển giao các kỹ năng và công nghệ từ các nhà sản xuất

nước ngoài cho các nhà sản xuất trong nước là một trong những lợi ích được

nhắm đến của vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, thì một động lực mà các

công ty nước ngoài khiến cho các doanh nghiệp trong nước bị phá sản cho

thấy việc chuyển giao công nghệ hầu như không diễn ra.

Các khoản chuyển giao công nghệ có thể còn bị hạn chế hơn nữa do việc các

tập đoàn đa quốc gia đưa ra động cơ khuyến khích nhằm duy trì quyền kiểm

soát tương đối chặt chẽ đối với công nghệ và các vị trí quản lý. Như chúng ta

đã thấy, một trong những lý do chính để tìm kiếm các khoản đầu tư từ các

tập đoàn đa quốc gia xuất phát từ mong muốn duy trì được quyền kiểm soát

đối với các tài sản vô hình. Với mong muốn này, sẽ là khó hiểu tại sao một

tập đoàn đa quốc gia lại sẽ thực hiện một khoản đầu tư cố định to lớn để duy

trì quyền kiểm soát đối với công nghệ của mình, nhưng sau đó lại chuyển

giao công nghệ đó cho các công ty của nước tiếp nhận đầu tư. Việc chuyển

giao kinh nghiệm quản lý cũng có thể bị hạn chế bởi vì các tập đoàn đa quốc

gia thường miễn cưỡng khi phải thuê các công dân của nước tiếp nhận đầu

tư vào các vị trí quản lý cấp cao. Do đó, lợi ích thứ hai được nhắm đến của

các tập đoàn đa quốc gia – việc chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản

lý – có thể bị ngăn cản bằng chính lô-gic khiến các tập đoàn đa quốc gia tiến

hành thực hiện vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Nếu điều này xảy ra, các

chi nhánh của tập đoàn đa quốc gia sẽ hoạt động giống như các vùng tách

biệt, không được tích hợp chặt chẽ vào trong phần còn lại của nền kinh tế

của nước tiếp nhận đầu tư và không bao giờ tạo ra bất kỳ hiệu ứng lan tràn.

Cuối cùng, các quyết định do các tập đoàn đa quốc gia đưa ra về việc sử

dụng các nguồn thu do các chi nhánh của họ tạo ra như thế nào có thể không

Page 46: Multinational Corprations in Global Economy

liên quan gì đến các mục tiêu kinh tế của chính phủ nước tiếp nhận đầu tư

của họ. Trong một thế giới mà các chính phủ hầu như không quan tâm đến

thể loại hoạt động kinh tế được thực hiện bên trong biên giới quốc gia, điều

này sẽ hầu như không có hậu quả gì. Song khi các chính phủ sử dụng nhiều

công cụ chính sách để cố gắng thúc đẩy những loại hình hoạt động kinh tế

nhất định, dù cho đó là lĩnh vực sản xuất chế tạo tại một nước đang phát

triển hoặc các ngành sản xuất công nghệ cao tại một nước công nghiệp hóa

tiên tiến, quyền kiểm soát của nước ngoài đối với các nguồn thu này có thể

tạo ra các trở ngại nghiêm trọng đối với chính sách của chính phủ. Lấy ví dụ

như, nếu các khoản thu từ xuất khẩu của một quốc gia hoàn toàn là từ việc

xuất khẩu đồng, song một tập đoàn đa quốc gia lại kiểm soát các hoạt động

khai thác đồng của quốc gia đó, thì các quyết định về việc sử dụng các

khoản tiền ngoại hối thu được sẽ do tập đoàn đa quốc gia đó chứ không phải

chính phủ đưa ra. Hoặc, nếu các nguồn thu do chi nhánh của tập đoàn đa

quốc gia tạo ra đủ để tiến hành đầu tư thêm, các quyết định về việc có thực

hiện đầu tư tại nước sở tại hay tại nước khác, và nếu như tại nước sở tại, thì

trong lĩnh vực nào, là do tập đoàn đa quốc gia chứ không phải chính phủ đưa

ra. Nói tóm lại, quyền kiểm soát của các tập đoàn đa quốc gia đối với các

nguồn thu do các chi nhánh của họ tạo ra khiến cho các chính phủ gặp khó

khăn trong việc hướng các nguồn lực vào các hoạt động kinh tế mà có đang

cố gắng khuyến khích.

Page 47: Multinational Corprations in Global Economy

TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU

TÁI PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN DẦU MỎ CỦA VENEZUELA

Mối quan hệ giữa các công ty dầu mỏ quốc tế lớn và Tổng thống Venezuela

là ông Hugo Chavez minh họa rõ nét cho tiềm năng đối với xung đột về

phân phối giữa chính phủ các nước tiếp nhận đầu tư và các tập đoàn đa quốc

gia đối với khoản thu nhập từ khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên

thông qua vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.

Vào năm 1976, chính phủ Venezuela đã quốc hữu hóa lĩnh vực khai thác dầu

khí của mình, thông qua đó chấm dứt sự tham gia của nước ngoài. Tuy

nhiên, chính phủ đã đảo ngược chính sách này trong giai đoạn cuối những

năm 1980 do phải đối mặt với áp lực to lớn về ngân sách. Các nguồn thu từ

dầu mỏ giảm mạnh trong những năm 1980 do sản xuất dầu của Venezuela

đã trì trệ và giá dầu trên thế giới giảm mạnh. Chính phủ Venezuela đã quay

sang Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng thế giới tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính

và chấp nhận một chương trình điều chỉnh cơ cấu rộng lớn. Liên quan đến

các cuộc cải cách này, Venezuela đã mở lại lĩnh vực dầu mỏ tiếp nhận các

khoản đầu tư nước ngoài. Lý do để làm điều đó là khá rõ ràng. Chính phủ hy

vọng các công ty dầu mỏ nước ngoài sẽ đưa vốn và công nghệ cần thiết

nhằm đẩy mạnh việc sản xuất dầu. Mở rộng sản xuất sẽ tạo ra các nguồn thu

làm giảm bớt các thúc ép về ngân sách và cán cân thanh toán của chính phủ.

Vì biết Venezuela có những mỏ dầu với trữ lượng lớn, các công ty dầu trên

thế giới đã đổ xô vào đầu tư. Đến năm 1996, Venezuela đã trở thành địa

điểm hấp dẫn nhất trên thế giới để đầu tư vào khai thác và sản xuất dầu

(Vogel 1996).

Mặc dù các công ty nước ngoài cho rằng việc đầu tư tại Venezuela có mức

Page 48: Multinational Corprations in Global Economy

độ mạo hiểm tương đối thấp (trong thực tế, như một nhà phân tích thị trường

kinh tế đã bình luận vào thời điểm đó, “sự mở cửa này là điều không thể đảo

ngược”; Vogel 1996), cho đến giai đoạn đầu những năm 2000, tân tổng

thống Hugo Chavez đang dịch chuyển theo hướng thương thảo lại các điều

khoản để các công ty nước ngoài tham gia vào lĩnh vực dầu mỏ của

Venezuela. Thực hiện việc này thông qua công ty dầu mỏ quốc doanh của

Venezuela, có tên là Petroleos de Venezuela (PDV), Tổng thống Chavez

trước tiên buộc các công ty nước ngoài phải thương thảo lại các điều khoản

liên quan đến việc đầu tư của họ tại các giếng dầu ở sát biên giới. Thông qua

những điều khoản được thỏa thuận lại này, Chavez đã gây áp lực buộc các

công ty dầu mỏ lớn phải chuyển đổi các chi nhánh tại Venezuela của họ

thành các liên doanh mà trong đó công ty dầu mỏ quốc doanh của

Venezuela, Petroleos de Venezuela, nắm giữ lợi ích kiểm soát (ít nhất 60 %

quyền sở hữu). Kết quả là, khoảng 3,7 tỷ đô la Mỹ thu nhập trong vòng đời

của khoản đầu tư được chuyển từ các công ty nước ngoài cho công ty PDV

(Reed và Ixer 2006).

Sau đó, Tổng thống Chavez đã tập trung vào bốn dự án quan trọng tại khu

vực Vành đai Orinoco của Venezuela. Vành đai Orinoco có một khối lượng

dầu thô chưa được xác định, một loại dầu tựa nhựa đường khó khai thác và

tinh lọc. Chính phủ Venezuela ước tính là khu vực Vành đai Orinoco có thể

có trữ lượng lên đến 275 tỷ thùng dầu, nếu như con số này là chính xác, sẽ

biến Venezuela trở thành một trong những địa điểm có trữ lượng dầu lớn

nhất được biết đến. Sáu công ty dầu mỏ nước ngoài, công ty Total của Pháp,

công ty Statoil của Na Uy, công ty BP của Anh, và các công ty Exxon

Mobil, Chevron, và Conoco Phillips của Mỹ đã cùng nhau đầu tư hơn 15 tỷ

đô la Mỹ vào khu vực này kể từ cuối những năm 1990. Thỏa thuận ban đầu,

Page 49: Multinational Corprations in Global Economy

mà theo đó các công ty này tiến hành đầu tư đòi hỏi họ chỉ phải chi trả 16,7

% tiền thuê mỏ và 34 % thuế thu nhập. Vào đầu năm 2007, Chavez đã công

bố dự định tái khẳng định quyền kiểm soát đối với các nguồn lực này. Tổng

thống Chavez đã nắm quyền kiểm soát điều hành đối với các giếng dầu vào

ngày 1 tháng 5 năm 2007. Trong lúc thực hiện việc này, ông đã tuyên bố,

“Hôm nay chúng ta đang chấm dứt kỷ nguyên bất công.” “Chúng ta đã chôn

vùi chính sách mở cửa nguồn dầu mỏ của chúng ta… một sự mở cửa mà

không phải là gì khác ngoài nỗ lực lấy đi của Venezuela nguồn tài nguyên

lớn nhất và mạnh nhất” (Romeo 2007). Trong năm đó, ông đã tăng mức tiền

cho thuê mỏ lên 30 % và mức thuế thu nhập lên 50 %, và buộc các công ty

nước ngoài cần phải chuyển đổi các chi nhánh của họ tại Venezuela thành

các liên doanh mà trong đó PDV nắm giữ quyền sở hữu đa số. Bất cứ công

ty nào từ chối thành lập liên doanh sẽ bị buộc phải rời khỏi Venezuela.

Do đó, trong vòng chưa đầy hai năm, Tổng thống Chavez đã nhanh chóng

thay đổi việc thu nhập được tạo ra từ các giếng dầu của Venezuela được

phân phối như thế nào giữa các công ty nước ngoài và nhà nước Venezuela.

Hai yếu tố cơ bản đã khiến cho Tổng thống Chavez thành công trong việc tái

phân phối nguồn thu nhập này. Trước tiên, các công ty dầu mỏ lớn hầu như

không có cơ hội lựa chọn đối với Venezuela. Dầu mỏ không được phân bố

đồng đều trên toàn cầu, và phần lớn các nước có trữ lượng dầu lớn đều ít mở

cửa hơn đối với các công ty nước ngoài so với đất nước Venezuela của Tổng

thống Chavez. Chavez cũng thu lợi từ việc các lãnh đạo quốc gia tiền nhiệm

của ông đã mở cửa cho đầu tư nước ngoài. Cho đến năm 2006, các công ty

dầu mỏ nước ngoài đã đầu tư hàng tỷ đô la Mỹ vào Venezuela đến mức mà

họ không đủ sức để từ bỏ và cũng không thể dễ dàng lấy lại từ Venezuela.

Khó có thể có chuyện Tổng thống Chavez lấy một phần lớn các nguồn thu từ

Page 50: Multinational Corprations in Global Economy

dầu mỏ cho Venezuela nếu như ông đã cố gắng thu hút vốn đầu tư mới thay

vì việc thỏa thuận lại các điều khoản của các hợp đồng hiện tại. Chúng ta sẽ

nghiên cứu một cách có hệ thống hơn về việc các yếu tố này đã hình thành

nên việc thỏa thuận như thế nào trong Chương 9.

Câu hỏi mở là việc thỏa thuận lại này sẽ có tác động nào đến việc sản xuất

dầu ở Venezuela. Rủi ro đối với đất nước này là do kết quả của việc thỏa

thuận lại của Tổng thống Chavez, các công ty dầu mỏ quốc tế hiện nay đánh

giá quốc gia này là nơi quá mạo hiểm không nên đầu tư. Nếu họ thực sự có

quan điểm như vậy, họ sẽ đầu tư ít hơn, với các hậu quả tiêu cực tiềm tàng

cho năng suất sản xuất dầu mỏ của Venezuela. Nếu điều này thực sự xảy ra,

người ta có thể nghĩ đến việc Tổng thống Chavez tái phân phối thu nhập từ

các công ty dầu mỏ nước ngoài cho nhà nước Venezuela trong thời điểm

hiện tại sẽ phải trả giá trong tương lai.

Do đó các nước tiếp nhận đầu tư phải đối mặt với một tình trạng tiến thoái

lưỡng nan trong các mối quan hệ của họ với các tập đoàn đa quốc gia. Một

mặt thì các tập đoàn đa quốc gia có thể cung cấp các nguồn lực cho các nước

tiếp nhận đầu tư của họ, bao gồm cả khả năng tiếp cận với các nguồn vốn

mới, các công nghệ cải tiến, các kinh nghiệm quản lý, và các mối quan hệ thị

trường mà không thể có được từ các nguồn khác. Các nguồn lực này có tiềm

năng tạo ra những đóng góp to lớn cho nền kinh tế của nước tiếp nhận đầu

tư, và các nguồn lực đó không thể có ngay nếu không chấp nhận vốn đầu tư

trực tiếp của nước ngoài. Mặt khác, bởi vì vốn đầu tư trực tiếp của nước

ngoài mở rộng quyền kiểm soát quản lý của nước ngoài trong nền kinh tế

của nước tiếp nhận đầu tư, không có gì đảm bảo là một khoản đầu tư cụ thể

trong thực tế sẽ tạo ra các lợi ích như đã đề cập đến ở trên. Một tập đoàn đa

Page 51: Multinational Corprations in Global Economy

quốc gia có thể sử dụng các khoản tiết kiệm khan hiếm của nước tiếp nhận

đầu tư, thay thế các công ty trong nước, từ chối chuyển giao công nghệ, và

gửi về nước tất cả các khoản mà tập đoàn đa quốc gia đó kiếm được. Tình

trạng tiến thoái lưỡng nan này đã dẫn đến việc nhiều người khuyến nghị rằng

chính phủ các nước có thể cần phải đóng một vai trò tích cực trong việc cơ

cấu các điều kiện cho phép các tập đoàn đa quốc gia được hoạt động trong

nền kinh tế của mình. Như chúng ta sẽ thấy trong chương tiếp theo, phần

nhiều chính trị của các tập đoàn đa quốc gia xoay quanh các nỗ lực của

chính phủ nhằm định hình các điều kiện này để thu được càng nhiều lợi ích

từ các tập đoàn đa quốc gia càng tốt và giảm thiểu các chi phí do phải

nhượng bộ quyền kiểm soát quản lý cho các bên ra quyết định ở nước ngoài.

Kết luận

Hai mươi năm qua đã chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng về số lượng

các tập đoàn đa quốc gia hoạt động trong nền kinh tế toàn cầu. Khi chúng ta

tiến vào thế kỷ 21, số lượng của các tập đoàn đa quốc gia cao gấp 9 lần số

lượng các tập đoàn đa quốc gia đang hoạt động trong giai đoạn đầu những

năm 1980. Khi số lượng các tập đoàn đa quốc gia đã gia tăng, vai trò của các

công ty này trong nền kinh tế toàn cầu, sản xuất, thương mại, và đầu tư ra

nước ngoài cũng đã gia tăng. Các hoạt động của các tập đoàn đa quốc gia

hiện nay tập trung nhiều tại các nước công nghiệp hóa tiên tiến. Phần lớn

vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài trong nền kinh tế toàn cầu liên quan đến

việc một công ty có trụ sở tại một nước công nghiệp hóa tiên tiến thành lập

một cơ sở sản xuất tại một nước công nghiệp hóa tiên tiến khác. Mặc dù các

tập đoàn đa quốc gia trong thời gian gần đây đã bắt đầu dịch chuyển nhiều

hoạt động hơn sang các nước đang phát triển, chỉ có một số nhỏ các nước

Page 52: Multinational Corprations in Global Economy

đang phát triển đã nhận được những khoản đầu tư to lớn. Sẽ cần phải mất

thêm nhiều năm đầu tư trước khi số lượng các hoạt động của các tập đoàn đa

quốc gia tại các nước đang phát triển ngang bằng với mức độ các hoạt động

của các tập đoàn đa quốc gia tại các nước công nghiệp hóa tiên tiến.

Các tập đoàn đa quốc gia không chỉ là các công ty có quy mô lớn. Họ là các

công ty tổ chức và quản lý các hoạt động của mình khá khác biệt so với

phương thức tổ chức và quản lý hoạt động của các công ty theo mô hình

truyền thống. Cụ thể là, họ đã lựa chọn cách đưa nhiều giao dịch quốc tế của

mình ra khỏi thị trường và thực hiện các giao dịch đó bên trong cơ cấu nội

bộ của công ty mình. Do đó, mặc dù nhiều công ty tham gia vào các hoạt

động quốc tế, chỉ có một nhóm nhỏ các công ty này – các công ty sở hữu các

cơ sở sản xuất có năng suất ở ít nhất hai quốc gia – mới có thể được xếp

hạng là các tập đoàn đa quốc gia. Các tập đoàn đa quốc gia đã lựa chọn cơ

cấu tổ chức riêng biệt này bởi vì họ phải đối mặt với các cơ hội kiếm lời từ

các giao dịch quốc tế; song bởi vì họ kiếm được phần lớn thu nhập từ các tài

sản vô hình và hữu hình, họ có thể thu được các khoản lợi nhuận này chỉ

bằng cách thực hiện các giao dịch có liên quan trong nội bộ của công ty. Do

đó, tập đoàn đa quốc gia hiện đại đã xuất hiện nhằm đáp ứng về mặt tổ chức

với một vấn đề kinh tế cụ thể trong nền kinh tế toàn cầu.

Phần lớn các nhà phân tích về các hoạt động của tập đoàn đa quốc gia đều

cho rằng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài có thể làm lợi cho nước tiếp

nhận đầu tư cũng như công ty thực hiện đầu tư. Các khoản đầu tư đó có thể

chuyển giao các khoản tiết kiệm, công nghệ và kinh nghiệm quản lý sang

các nước tiếp nhận đầu tư và có thể cho phép các nhà sản xuất trong nước

liên hệ với các mạng lưới marketing toàn cầu. Không có nguồn lực nào trong

số này sẵn có ngay cho các nước tiếp nhận đầu tư – đặc biệt đối với các nước

Page 53: Multinational Corprations in Global Economy

đang phát triển – trừ khi họ sẵn sàng mở cửa cho các tập đoàn đa quốc gia

vào hoạt động. Tuy nhiên, việc mở cửa một quốc gia cho các tập đoàn đa

quốc gia vào hoạt động không đảm bảo là các lợi ích đó sẽ được hiện thực

hóa. Các tập đoàn đa quốc gia là các doanh nghiệp hoạt động vì lợi nhuận,

và các hoạt động của họ được hướng theo mục đích đó và không theo hướng

làm gia tăng phúc lợi cho các nước tiếp nhận đầu tư. Kết quả là, các quốc gia

tiếp nhận đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia phải đối mặt với một tình

trạng tiến thoái lưỡng nan: Họ cần thu hút các tập đoàn đa quốc gia để có

được những lợi ích do vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài có thể đem lại,

song họ cần đảm bảo là các hoạt động của các tập đoàn đa quốc gia thực sự

đem lại các lợi ích như vậy. Như chúng ta sẽ thấy ở chương sau, phần lớn

chính trị về các tập đoàn đa quốc gia xoay quanh các nỗ lực của chính phủ

trong việc quản lý tình trạng tiến thoái lưỡng nan này.

Các thuật ngữ chính

Đầu tư theo định hướng hiệu quả

Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài

Tích hợp theo chiều ngang

Tài sản vô hình

Các lợi thế về địa điểm

Đầu tư theo định hướng thị trường

Đầu tư nhằm khai thác tài nguyên

thiên nhiên

Các yếu tố ngoại lai tích cực

Tài sản hữu hình

Tích hợp theo chiều dọc

Page 54: Multinational Corprations in Global Economy

Các liên kết trang web

Các thông tin chung về các tập đoàn đa quốc gia: Hội nghị Liên Hợp Quốc

về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) xuất bản một ấn phẩm thường

niên, được gọi là Báo cáo đầu tư thế giới, điều tra về các xu hướng trong

vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Nội dung đầy đủ của ấn phẩm này, cũng

như các ấn phẩm khác của Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát

triển có thể được tìm thấy tại địa chỉ

www.unctad.org/wir/contents/wir01content.en.htm.

Nguyệt san Giám sát đa quốc gia có một trang web mà bạn có thể truy cập

vào nhiều bài viết của họ. Hãy ghé thăm trang web

www.essential.org/mornitor/.

Hệ thống Phát triển điện tử và Thông tin môi trường (ELDIS), đặt trụ sở tại

Viện Nghiên cứu Phát triển tại Sussex, England, có một trang web với các

đường liên kết hay về thông tin về các tập đoàn đa quốc gia. Trang này có

thể được thấy tại địa chỉ www.eldis.org

Các gợi ý đọc thêm

Để biết về một nội dung dẫn nhập hay đối với kinh tế học của các tập đoàn

đa quốc gia, hãy đọc tác giả Richard E. Caves, Doanh nghiệp đa quốc gia và

Phân tích kinh tế (Cambridge, UK: Nhà xuất bản đại học Cambridge, 1996).

Một nguồn tư liệu hay khác là John H. Dunning, Các xí nghiệp đa quốc gia

và nền kinh tế toàn cầu (Reading, MA: Addison Wesley, 1993).

Nguồn tư liệu độc lập hay nhất về lịch sử của các tập đoàn đa quốc gia là

Geoffrey Jones, Quá trình tiến hóa của thương mại quốc tế: Dẫn nhập

(London: Routledge, 1996). Nội dung thảo luận toàn diện nhất về các tập

Page 55: Multinational Corprations in Global Economy

đoàn đa quốc gia của nước Mỹ là của tác giả Myra Wilkins, Sự xuất hiện của

xí nghiệp đa quốc gia: Doanh nghiệp Mỹ tại nước ngoài kể từ thời thuộc địa

của Anh đến năm 1914 (Cambridge, MA: Nhà xuất bản đại học Harvard,

1970). Các thách thức hiện tại đối với các tập đoàn đa quốc gia được tác giả

Raymond Vernon tìm hiểu trong tác phẩm Trong mắt bão: Các triển vọng

rắc rối của các tập đoàn đa quốc gia (Cambridge, MA: Nhà xuất bản Đại

học Harvard, 1998).